Tin khắp nơi – 17-10-2016

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin khắp nơi – 17-10-2016

Trận chiến Mosul: Quân Iraq và người Kurd chiếm ưu thế

Các lực lượng thân chính phủ ở Iraq đã bước đầu giành ưu thế trong chiến dịch diện rộng nhằm lấy lại Mosul, thành trì chính cuối cùng của tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) ở đất nước này.

Quân của chính phủ Iraq và các chiến binh người Kurd thực hiện đợt tiến đánh đầu tiên về phía thành phố vào sáng sớm ngày thứ Hai 17/10.

IS chiếm giữ được Mosul trong một chiến dịch chớp nhoáng hồi tháng 6/2014.

Cuộc tranh đấu sẽ đầy khó khăn và có thể kéo dài hàng tháng, theo các phóng viên. Liên Hiệp Quốc cũng đã bày tỏ lo ngại đối với dân thường.

Orla Guerin, phóng viên của BBC đang có mặt cùng đơn vị xe tăng của người Kurd từ phía Đông, cho biết nay họ chỉ còn cách các vị trí của IS khoảng 300 mét.

Trong vài giờ giao tranh đầu tiên, quân người Kurd đã lấy lại được một số ngôi làng.

Khi chiến dịch bắt đầu, một tướng người Kurd nói với phóng viên Guerin: “Nếu hôm nay tôi chết, tôi sẽ chết trong hạnh phúc vì tôi đã làm được điều gì đó cho người dân mình.”

Trong khi đó, các lực lượng thân chính quyền cũng giành ưu thế khi tiến vào Mosul từ phía Nam, theo các nguồn tin an ninh.

Lực lượng này hoạt động từ căn cứ không quân Qayyarah – được giành lại từ tháng Tám.

Liên minh do Hoa Kỳ dẫn dắt cũng hỗ trợ bằng các đợt không kích.

Mosul là phòng tuyến chính cuối cùng của tổ chức IS tại Iraq. Việc mất thành phố có thể đánh dấu sự thất bại triệt để tổ chức IS ở nước này, các quan chức cho biết.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter mô tả chiến dịch là “thời khắc quyết định trong chiến dịch đưa ISIL đến sự thất bại cuối cùng,” ông sử dụng cụm từ ISIL để gọi tổ chức IS.

Những ai tham chiến?

Iraqi forces gather at the Qayyarah military base near MosulImage copyrightAFP
Image captionQuân đội Iraq gần đây đã giành ưu thế quan trọng trước IS

Khoảng 30.000 quân thân chính phủ tham gia chiến dịch này. Quân đội Iraq dẫn dắt đợt tấn công chính.

Trong lúc đó, khoảng 4.000 chiến binh người Kurd cố gắng di tản các ngôi làng phía Đông Mosul để quân đội có thể tiến vào.

Nhân sự Chiến dịch Đặc biệt của Hoa Kỳ cũng đang tư vấn cho các lực lượng mặt đất. Lực lượng chống khủng bố tinh nhuệ của Iraq dự kiến sẽ tham gia trong những ngày tới.

Ước tính phía IS có từ 4.000 – 8.000 chiến binh đang phòng thủ quanh thành phố.

Vì sao Mosul quan trọng?

Iraqi Prime Minister Haider al-Abadi, center, surrounded by top military and police officers as he announces the start of the operation to liberate the northern city of Mosul from Islamic State militantsImage copyrightIRAQI PM/AP
Image captionThủ tướng Haider al-Abadi (ngồi giữa) đã phát biểu trên truyền hình

Mosul, thủ đô giàu dầu mỏ của tỉnh Nineveh, là thành phố lớn thứ hai của Iraq, bị dân quân IS chiếm từ tháng Sáu 2014.

Điều này trở thành biểu tượng cho sự trỗi dậy của nhóm như một lực lượng quan trọng và có khả năng kiểm soát lãnh thổ. Cũng chính nơi này lãnh đạo IS Abu Bakr al-Baghdadi tuyên bố là “vương quốc Hồi giáo” (caliphate) ở một số vùng thuộc Iraq và quốc gia Syria láng giềng.

Đây là một trong những thành phố đa dạng nhất của Iraq, gồm tộc người Sunni Ả Rập, người Kurd, Assyrian và người Turkmen, cũng như các dân tộc tôn giáo thiểu số khác.

Trong khi đa số thành viên của những dân tộc thiểu số này đã trốn khỏi IS, nhiều người Sunni Ả Rập ban đầu chào đón IS vì giận giữ trước các chính sách tôn giáo do chính quyền Shia Ả Rập dẫn dắt trước đó.

Nhưng sau hai năm dưới sự trị vì tàn bạo của IS, sự đối lập ngày càng lớn mạnh bên trong Mosul.

Lo ngại lớn nhất của những người còn ở lại thành phố là sự tham gia của dân quân Shia trong chiến dịch, sau khi họ bị cáo buộc lạm dụng giáo phái ở các thành phố khác đã chiếm lại được.

Thủ tướng Haider al-Abadi tìm cách trấn an người dân với tuyên bố chỉ có lực lượng an ninh của Iraq được phép vào Mosul.

Nhưng ngay cả khi IS bị đánh đuổi khỏi Mosul, nhóm này vẫn kiểm soát các khu vực ở phía Bắc và Đông Iraq. – BBC

Map of Mosul and Iraq
Image captionBản đồ Mosul và Iraq

Không gian: Mối họa một cuộc chạy đua vũ trang mới

media

Ảnh tên lửa Trung Quốc Trường Chinh mang tàu vũ trụ Thần Châu -11, tại trung tâm phóng về tinh Tửu Tuyền, ngày 10/10/2016.Reuters

Ming Anh

Phải chăng không gian đang trở thành nơi để các cường quốc phô diễn sức mạnh? Vệ tinh “sát thủ”, tia laze làm mù mắt, hệ thống gây nhiễu sóng tinh vi: các cường quốc đang âm thầm chuẩn bị một cuộc chiến không gian, có nguy cơ dẫn đến một cuộc chạy đua vũ trang nguy hiểm.

Không gian xưa kia được xem như là địa phận của Mỹ và Nga, nay thì bất kỳ tác nhân nào: nhà nước hay tư nhân cũng đều có thể tiếp cận được. Và việc Matxcơva và Bắc Kinh những năm gần đây chứng tỏ khả năng tấn công không gian của họ đã làm cho các chiến lược gia Hoa Kỳ quan ngại.

Bà Deborah Lee James, phụ trách mảng dân sự của US Air Force hồi trung tuần tháng 9/2016 có nêu lên vấn đề này : “Chuyện gì sẽ xảy ra nếu như xung đột trên Trái Đất lan rộng ra cả không gian? Làm thế nào chúng ta bảo vệ được các vệ tinh của chúng ta?

Mối lo đó của Hoa Kỳ không phải là vô cớ. Năm 2015, một vệ tinh của Nga có cách thức hoạt động bí ẩn đã làm dấy lên các tin đồn thổi cho rằng Matxcơva có thể đang phát triển một vệ tinh tấn công có khả năng di chuyển và hoạt động trong không gian để tiến gần đến vệ tinh khác.

Không giải thích cũng không một lời báo trước, vệ tinh bí ẩn của Nga đã được đặt giữa hai vệ tinh thương mại Intelsat trên quỹ đạo địa tĩnh trong nhiều ngày liền, rồi xích lại gần ít nhất là 10 km một trong hai vệ tinh trước khi rời đi.

Quân sự hóa không gian

Trung Quốc những năm gần đây trỗi dậy để chứng tỏ vai trò cường quốc của mình trong lĩnh vực này. Năm 2013, Bắc Kinh phóng một vệ tinh nhỏ lên quỹ đạo thấp; có khả năng điều khiển một thiết bị không gian khác. Gây ấn tượng nhất là việc nước này trong cùng năm phóng thử một tên lửa tấn công vệ tinh nằm trên quỹ đạo địa tĩnh cách xa Trái Đất đến 36.000 km.

Trong bối cảnh đó, các vệ tinh của quân đội Mỹ có nguy cơ trở thành một mắt xích yếu. Lầu Năm Góc và một số chuyên gia sốt sắng cho rằng Hoa Kỳ nên thúc đẩy nhanh hơn nữa các nỗ lực quân sự trong không gian để bảo vệ các vệ tinh của mình.

Hoa Kỳ phải phát triển các loại thiết bị có năng lực phòng thủ “hiệu quả nhưng cũng có thể tấn công trong không gian, đặc biệt là những loại ‘vũ khí không động cơ đẩy như tia laze hay các thiết bị gây nhiễu sóng”, theo như giải thích của ông Elbridge Colby, thuộc trung tâm nghiên cứu Quốc Phòng CNAS tại Washington. Ông khẳng định: “Không gian sẽ bị quân sự hóa (…) Chúng ta phải thực tế”.

Một số chuyên gia khác thì tỏ ra chừng mực hơn khẳng định Hoa Kỳ có sẵn những khả năng tấn công mà Nga và Trung Quốc đang tìm cách sở hữu. Hiện Hoa Kỳ đã đưa lên quỹ đạo địa tĩnh bốn vệ tinh cho các hoạt động thăm dò và giám sát một vệ tinh khác. Từ năm 2004, Mỹ cũng đã đưa vào hoạt động một trạm gây nhiễu di động từ Trái Đất có thể làm nhiễu sóng một vệ tinh. Và họ cũng đã tiến hành thử nghiệm phá hủy một vệ tinh bằng tên lửa.

Quy tắc ứng xử quốc tế

Dẫu sao thì cuộc chạy đua không gian giữa ba cường quốc đó chỉ mới dừng ở giới hạn phô diễn “công nghệ”. Tuy nhiên, Trung Quốc và Nga rồi cũng sẽ bắt kịp được các tiến bộ của Hoa Kỳ như cảnh báo của Theresa Hitchens.

Bà Hitchens cũng lấy làm tiếc rằng trong mối nguy xảy ra cuộc chạy đua vũ trang không gian đó lại thiếu “các sáng kiến ngoại giao”. Một rủi ro cực kỳ cao cho nhân loại. Bà lo ngại xảy ra một cuộc chiến có sự can dự của các loại vũ khí “phá vệ tinh”, làm phát tán hàng loạt mảnh vỡ, “gây tổn hại không gian” và như vậy con người sẽ khó mà tiếp tục “khai thác các vệ tinh”.

Do đó, theo ông Michael Krepon, cựu chuyên gia Mỹ cho các cuộc đàm phán quốc tế về giải trừ vũ khí, thế giới nên có một bộ quy tắc ứng xử quốc tế trong không gian, bao gồm cả mục đích quân sự.

Có lẽ chúng ta chẳng cần phải đợi một cuộc tấn công nào từ những người ngoài hành tinh như trong các phim ảnh Mỹ, bởi vì kẻ thù đang lơ lửng trên đầu chúng ta. – RFI

Miến Điện: Đã tìm thấy 32 thi hài nạn nhân vụ chìm phà ở sông Chindwin

Các toán cứu hộ đã tìm thấy 32 thi hài những người xấu số, nạn nhân của vụ chìm phà xảy ra trên sông Chindwin ở Miến Điện hôm thứ Bảy tuần trước.

Ông Sa Willy Frient, Giám Đốc Chương Trình Cứu Hộ địa phương nói rằng số người thiệt mạng có thể sẽ lên cao hơn khi chiếc phà được trục lên khỏi mặt nước.

Ông Sa nói thêm là chiếc phà này chở quá tải, có tới 250 hành khách trên phà chưa kể những kiện hàng rất nặng. Theo quy định, phà chỉ được chở tối đa 150 người.

Xin nhắc lại sau khi chiếc phà lâm nạn, chỉ có 154 người may mắn sống sót, trong đó có 4 nhân viên làm việc trên phà. Cả 4 người này đã bị tạm giữ, đồng thời cảnh sát đang truy lùng người chù phà. – RFA

Thái Lan vẫn tổng tuyển cử vào năm tới dù Quốc Vương băng hà

Người dân Thái trên con đường dẫn tới Cung điện Hoàng gia hôm 14/10/2016.

Người dân Thái trên con đường dẫn tới Cung điện Hoàng gia hôm 14/10/2016.

 AFP photo

Mặc dù cả nước đau buồn trước việc Quốc Vương băng hà, nhưng chính phủ lâm thời Thái vẫn duy trì quyết định sẽ tổ chức tổng tuyển cử vào cuối năm tới.

Tin này được nhật báo The Bangkok Post loan tải ngày hôm nay, viết rằng kế hoạch tổ chức bầu cử vẫn được chính phủ lâm thời tiến hành như đã dự tính.

Bản tin của hãng thông tấn Reuters cho biết đã liên lạc với chính phủ Bangkok để yêu cầu xác nhận tin vừa nêu, nhưng phát ngôn viên chính phủ trả lời đây không phải là lúc nói chuyện chính trị.

Ngay sau khi Quốc Vương Bhumibol Adulyadej băng hà, chính phủ Thái Lan nêu rõ là quốc gia vẫn hoạt động như bình thường, trong suốt thời gian dân chúng để tang kéo dài một năm.

Các bản tin chúng tôi thu thập được cho hay cuối tuần trước, sinh hoạt kinh tế, tài chánh của Thái có phần suy giảm, nhưng hôm nay đã ổn định trở lại. – RFA

Tàu vũ trụ Thần Châu 11 được phóng lên không trung

Phi hành gia Cảnh Hải Bằng (phải) và Trần Đông hôm 16/10/2016Image copyrightAP
Image captionPhi hành gia Cảnh Hải Bằng (phải) và Trần Đông sẽ ở trên vũ trụ 30 ngày

Trung Quốc vừa phóng hai phi hành gia vào quỹ đạo trong một dự án phát triển khả năng khám phá không gian của nước này.

Phi hành gia cất cánh từ Trung tâm Phóng vệ Tinh Tửu Tuyền ở miền bắc Trung Quốc.

Họ sẽ kết nối với phòng thí nghiệm không gian Thiên Cung 2 và sống 30 ngày trên trạm, đây là thời gian ở trong không gian lâu nhất với phi hành gia Trung Quốc.

Đợt phóng này và trước đó được xem là chỉ dấu cho thấy những nhiệm vụ có phi hành gia có thể được đưa tới Mặt Trăng hoặc Sao Hỏa.

Trạm không gian Thiên Cung 1 vừa ngừng hoạt động đầu năm nay sau khi đón ba đợt tàu vũ trụ.

Các phi hành gia trong phi vụ không gian lần này là Cảnh Hải Bằng, 49 tuổi, đã từng du hành vũ trụ hai lần; và phi hành gia 37 tuổi Trần Đông.

Tàu Thần Châu 11 được tên lửa Trường Chinh 2F đưa lên vũ trụImage copyrightAP
Image captionTàu Thần Châu 11 được phóng lên sáng thứ Hai tại tỉnh Cam Túc

Phóng viên Stephen McDonell của BBC News ở Tửu Tuyền mô tả: “Từ một trạm phóng tàu vũ trụ ở vùng Nội Mông, tôi đang theo dõi một hoả tiễn bay xé qua bầu trời. Nó sẽ mang theo các phi hành gia bay hai ngày để tới phòng thí nghiệm trong quỹ đạo, nơi họ sẽ sống ở đó một tháng.”

“Khi lên tàu, hai phi hành gia sẽ tiến hành những thí nghiệm như trồng cây trong không gian. Họ cũng sẽ sử dụng các thiết bị sóng siêu âm để kiểm tra cơ thể của chính họ.”

“Nhiệm vụ đem lại nhiều sự tự hào dân tộc. Phần nhiều vì lý do đó mà truyền thông quốc tế được phép đến căn cứ quân sự này để quan sát vụ phóng,” Stephen McDonell của BBC nói.

Tàu Vũ trụ Thần Châu 11, cất cánh từ 07:30 giờ địa phương hôm thứ Hai (06:30 sáng giờ Việt Nam), sử dụng tên lửa đẩy Trường Chinh-2F.

Các phi hành gia sẽ ở trên trạm Thiên Cung 2 trong tháng tới và tiến hành các thí nghiệm.

Ảnh lớn mô tả các phi hành gia Trung QuốcImage copyrightEPA
Image captionChương trình vũ trụ của Trung Quốc đã nhận được nhiều chú ý

Trong một thông cáo chúc mừng các phi hành gia được truyền thông Trung Quốc đưa tin, Chủ tịch Tập Cận Bình nói ông hi vọng họ “mạnh mẽ nâng cao tinh thần du hành vũ trụ”.

Ông cũng nói nhiệm vụ sẽ “đưa Trung Quốc tiến những bước dài và xa hơn trong việc khám phá không gian, và có những đóng góp mới trong việc xây dựng Trung Quốc thành một cường quốc không gian.”

Trung Quốc đã dành nhiều chi tiêu và nỗ lực vào chương trình không gian, và dự định sẽ thực hiện ít nhất 20 đợt phóng tàu vũ trụ nữa trong năm nay.

Tên lửa Trường Chinh 7 mang Thiên Cung 2 lên quỹ đạoImage copyrightAP
Image captionTrạm không gian Thiên Cung 2 được phóng lên tháng Chín năm ngoái

Đây chỉ là quốc gia thứ ba, sau Nga và Hoa Kỳ, tự đưa người lên vũ trụ. Năm 2013, Trung Quốc đã đáp thành công tàu Yutu (Thỏ Ngọc) không người lái, xuống Mặt Trăng.

Trung Quốc không được tiếp cận Trạm Không gian Quốc tế vì có lo ngại với tính chất quân sự trong các tham vọng không gian của nước này.

Trung Quốc từ đó đã bắt tay vào kết hoạch tự xây dựng trạm không gian riêng, mở rộng trạm Thiên Cung 2 trong vài năm qua với một số module được phóng lên. Trạm không gian này được kỳ vọng sẽ đi vào hoạt động toàn phần từ năm 2022.

Các nhà chức trách Trung Quốc nói vào tháng trước, tàu Thiên Cung 1, sẽ quay trở về và rơi xuống Trái Đất năm 2017. – BBC