Tin khắp nơi – 16/10/2020
TT Trump vẫn có khả năng thắng cử ra sao? – Anthony Zurcher
Các cuộc thăm dò gần đây cho thấy Joe Biden đang dần bứt lên và bỏ xa đối thủ Donald Trump trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm nay trong cả các điều tra quốc gia và ở các bang dao động chủ chốt.
Nhờ gây quỹ lớn nhất trong lịch sử, đảng Dân chủ cũng có lợi thế tài chính đáng kể, có nghĩa ông Biden sẽ có thể phủ sóng diện rộng với những thông điệp của mình trong những tuần cuối.
Các nhà phân tích phiếu bầu ngày càng nghiêng về khả năng ông Trump sẽ thua cuộc. Trang blog Fivethirtyeight.com của Nate Silver gần đây cho rằng ông Biden có sắc xuất thắng cử là 87%, trong khi trang Decision Desk HQ nhận định khả năng này là 83.5%.
Chọn Tổng thống Trump hay Phó Tổng thống Biden?
Con trai của Trump, Barron, từng nhiễm Covid-19
Nếu như tất cả những điều này là quen thuộc một cách đau đớn với Đảng Dân chủ, thì đó là đều dễ hiểu. Tại thời điểm tương tự bốn năm trước, bà Hillary Clinton cũng được dự đoán sẽ có nhiều khả năng chiến thắng. Và đảng Dân chủ còn nhớ kết cục thế nào.
Liệu lịch sử có lặp lại với một chiến thắng nữa của ông Trump không? Nếu vị tổng thống lại tuyên thệ nhậm chức lần nữa vào tháng Một sang năm, đây là năm lý do vì sao điều đó xảy ra.
Một điều bất ngờ nữa
Cách đây bốn năm, chỉ 11 ngày trước ngày bầu cử, Giám đốc FBI James Comey tuyên bố rằng cơ quan của ông mở lại cuộc điều tra về việc bà Clinton sử dụng một email cá nhân trong khi bà làm ngoại trưởng. Suốt một tuần, các câu chuyện liên quan chủ đề này tràn ngập mặt báo và cho chiến dịch của ông Trump có thời gian để thở.
Chỉ còn hơn hai tuần nữa là các cuộc thăm dò đóng lại năm nay, và một sự kiện chính trị gây chấn động tương tự có thể đủ để đưa ông Trump tới chiến thắng.
Ít ra thì cho tới giờ, những điều bất ngờ lớn nhất của tháng này đều là tin xấu cho ông Trump – chẳng hạn việc ông nộp thuế và phải vào viện vì Covid-19.
Một số người theo phe bảo thủ cho rằng một bài báo của tờ New York Post gần đây có thể gây chấn động cho chiến dịch của ông Biden.
Bài báo viết về một máy laptop bí hiểm có chứa email có thể cho thấy mối liên hệ giữa Joe Biden với nỗ lực vận động một công ty khí Ukraine của con trai ông, Henter Biden.
Nhưng việc bài báo này không nêu được bằng chứng rõ ràng và thiếu các chi tiết cụ thể có nghĩa nó khó có thể thay đổi quan điểm của nhiều cử tri.
Tuy nhiên, ông Trump hứa hẹn rằng sẽ còn nhiều điều bất ngờ nữa. Nếu đây chỉ là màn dạo đầu, việc đưa ra bằng chứng trực tiếp Biden có sai phạm khi làm phó tổng thổng có thể sẽ là câu chuyện rất khác, lớn hơn rất nhiều.
Cũng có thể sẽ có những diễn tiến gây sốc và không ai ngờ được của chiến dịch đang sắp sửa bùng nổ.
Nếu chúng ta dự đoán được, thì còn gì là bất ngờ nữa.
Kết quả thăm dò sai
Thực sự, từ khi ông Biden trở thành ứng cử viên của đảng Dân chủ, các cuộc thăm dò đều cho thấy ông dẫn trước ông Trump. Ngay cả ở các bang do dự, nơi cuộc đua sát nút hơn, Biden cũng thường dẫn trước với tỷ lệ đủ để bù trừ cho sai sót trong thăm dò.
Tuy nhiên, năm 2016 cho thấy ai dẫn đầu thăm dò toàn quốc không có ý nghĩa và các thăm dò cấp tiểu bang cũng có thể sai.
Dự đoán số cử tri đi bầu – những ai thực sự sẽ đi bỏ phiếu – là một thách thức cho mọi cuộc bầu cử, và một số hãng thăm dò dự đoán sai lần trước, họ đã không tính đủ số cử tri da trắng, không có bằng đại học, đã đi bỏ phiếu cho Trump.
Mặc dù tờ the New York Times dự đoán lề chênh lệch hiện nay của Biden sẽ đảm bảo ông không bị thua cho dù thăm dò có sai lầm ở mức độ tương tự như năm 2016, các hãng thăm dò lại có những thách thức mới họ phải đối mặt năm 2020.
Chẳng hạn, nhiều người Mỹ dự định sẽ bỏ phiếu qua bưu điện lần đầu tiên. Đảng Cộng hòa đã thề sẽ thách thức kết quả bỏ phiếu qua bưu điện để đề phòng cái mà họ nói có thể là gian lận diện rộng – điều đảng Dân chủ nói là nỗ lực để đàn áp cử tri.
Nếu các cử tri điền phiếu bầu sai hay không theo đúng quy trình, hoặc nếu dịch vụ bưu điện bị chậm trễ hay gián đoạn, chúng đều có thể dẫn tới các phiếu bầu bị loại bỏ. Các điểm bỏ phiếu thiếu nhân viên cũng có thể khiến việc bỏ phiếu khó khăn hơn trong ngày bầu cử, làm nản lòng những người Mỹ mà các hãng thăm dò cho là “các cử tri nhiều khả năng đi bầu”.
Một tranh biện làm thay đổi tình thế
Mọi chuyện đã lắng xuống sau cuộc tranh biện tổng thống đầu tiên giữa Trump và Biden cách đây hơn hai tuần.
Các thăm dò cho thấy phong cách hung hăng, hay ngắt lời của ông Trump không được phụ nữ thành thị ưa thích, mà họ là một nhóm cử tri chủ chốt trong chiến dịch này. Trong khi đó, Biden đủ khả năng chịu nhiệt, làm dịu lo lắng của một số cử tri – mà đảng Cộng hòa tranh thủ – rằng ông đã mất tinh tường vì tuổi già.
Tranh luận Trump – Biden: Truyền thông thế giới phản ứng thế nào
Trump bỏ lỡ một cơ hội để thay đổi ấn tượng trong tranh biện đầu tiên khi ông từ chối tham gia cuộc tranh biện lần hai theo dự kiến vì nó đã thay đổi cách thức từ tranh luận mặt đối mặt sang tranh luận ‘ảo’. Ông sẽ có thêm một cơ hội trên sân khấu lớn vào thứ Năm tuần sau và ông phải làm tốt lần này.
Nếu Trump thể hiện phong thái bình tĩnh hơn, da dáng tổng thống hơn và Biden bị vào thế bí hay bị ngắc ngứ một cách ngoạn mục, cán cân trông cuộc đua có thể sẽ nghiêng về phía Trump.
Chiến thắng vang dội ở các bang dao động
Ngay cả khi các cuộc thăm dò cho thấy ông Biden có lợi thế, có đủ số tiểu bang hiện ông Trump đang dẫn đầu để nếu mọi chuyện diễn ra có lợi cho vị tổng thống – thuật toán Đại cử tri đoàn có thể giúp ông chiến thắng.
Mặc dù Trump thua số phiếu phổ thông toàn quốc lần trước, ông thắng với chênh lệch thoải mái trong phiếu Đại cử tri đoàn, theo đó mỗi tiểu bang được một số phiếu dựa theo dân số của họ.
Một số tiểu bang dao động ông Trump thắng lần trước – như Michigan và Wisconsin – dường như khó với tới lần này. Nhưng nếu ông có thể giành chiến thắng sát nút ở các bang dao động còn lại, và được nhiều cử tri da trắng không có bằng đại học đi bầu ở những bang như Pennsylvania và Florida, ông sẽ có thể giành 270 phiếu đại cử tri cần thiết để ở lại Nhà Trắng.
Có những bối cảnh như cả hai ông đều được 269 phiếu, dẫn đến kết quả hòa, và như vậy kết quả sẽ được quyết định bởi các đoàn đại biểu của tiểu bang ở Hạ Viện, mà đa số họ có lẽ sẽ ủng hộ ông Trump.
Biden loạng choạng
Ông Biden tới giờ đã có một chiến dịch hết sức có kỷ luật.
Cho dù vì thực chất hay vì bối cảnh do dịch coronavirus tạo ra, một ứng viên hay ngắc ngứ như ông đã tránh không bị rọi đèn và những tình huống mà khả năng nói của ông có thể khiến ông gặp rắc rối.
Nhưng giờ đây ông Biden đang trên đường đi vận động hết mình. Với việc xuất hiện nhiều hơn, có rủi ro cao hơn là ông sẽ nói hay làm điều gì đó ảnh hưởng tới kết quả thăm dò.
Nhược điểm của Trump làm đối thủ yếu Biden trông mạnh
Liên minh các cử tri ủng hộ Biden là những người có quan điểm trung dung ở thành thị, những cử tri Cộng hòa chán nản, đảng viên Dân chủ tầng lớp lao động, các nhóm thiểu số và những người thực sự
tin vào tự do. Đó là nhóm người có những mối quan tâm rất khác và nhiều khi mâu thuẫn nhau và họ có thể tức giận nếu ông Biden cho họ lý do để làm vậy.
Và còn có khả năng, vì mệt mỏi trên đường đi vận động, Biden cho thấy ảnh hưởng của tuổi tác và một lần nữa gây lo ngại liệu ông có đủ sức làm nhiệm vụ của tổng thống không. Nếu ông có dấu hiệu đó, chắc chắn chiến dịch của Trump sẽ chớp ngay cơ hội.
Chiến dịch của Biden có thể nghĩ họ chỉ cần tiếp tục cho đến ngày bầu cử, và Nhà Trắng sẽ thuộc về họ. Nhưng nếu họ vấp ngã, họ sẽ không phải là nhóm chính trị đầu tiên phải chịu thất bại từ một chiến thắng tưởng như là cầm chắc trong tay.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-54574960
Bầu cử Mỹ: Cử tri bầu sớm đông kỷ lục,
Trump-Biden đấu khẩu từ xa
Tú Anh
Hơn 17,5 triệu người Mỹ bỏ phiếu bầu tổng thống theo tổng kết của Đại Học Florida hôm thứ Năm 15/10/2020. Vào thời điểm còn 18 hôm nữa mới đến ngày phòng phiếu chính thức mở cửa, đây là một con số kỷ lục chứng tỏ xu hướng ủng hộ Joe Biden lên cao, theo AFP.
Tổng cộng, trong mùa bầu cử tổng thống năm nay, 43 tiểu bang của Mỹ và thủ đô Washington đã thiết lập hệ thống bầu trước và qua thư tín để đáp ứng yêu cầu của cử tri sợ lây nhiễm siêu vi corona.
Theo tổng kết của Project Election thuộc Đại Học Florida, hơn 17,5 triệu cử tri đã bầu qua thư tín. Đây là một kỷ lục trong cuộc bầu cử được chính trị hóa cao độ giữa nhà tỷ phú Cộng Hòa Donald Trump và cựu phó tổng thống Dân Chủ Joe Biden.
Con đường vào Nhà Trắng còn nhiều bất trắc cho dù xu hướng ủng hộ Joe Biden chiếm thượng phong.
Theo giáo sư Michael McDonald, phụ trách chương trình theo dõi bầu cử của Đại Học Florida, vào thời điểm này, chưa thể nói là Joe Biden sẽ chiến thắng. Gần như chắc chắn là cử tri của phe Cộng Hòa sẽ đi bầu rất đông vào ngày 03/11.
Hai ứng cử viên tiếp tục vận động cử tri
Do sự kiện tổng thống Donald Trump bị nhiễm siêu vi corona, đảng Dân Chủ đề nghị hai bên tranh luận qua hai đài truyền hình khác nhau, cùng một giờ, thay vì trao đổi trực tiếp lần thứ hai.
Trên đài ABC, Joe Biden luôn giữa thái độ trầm tĩnh, tự cho mình có vai trò đoàn kết quốc gia. Trên đài NBC, Donald Trump một lần nữa, tự khen đã đương đầu với Covid-19 một cách tuyệt vời, sắp có vac-xin và thuốc trị liệu.
Theo AFP, chủ nhân Nhà Trắng rất khó chịu trước các câu hỏi chất vấn liên quan đến cách quản lý Covid-19, đến phong trào thuyết âm mưu qua mạng lưới bóp méo thông tin Qanon.
Tổng thống Donald Trump cũng từ chối nhìn nhận phạm sai lầm trong cách đối phó với đại dịch để cho hơn 210.000 người Mỹ tử vong. Ông cũng không dứt khoát chống thuyết âm mưu.
Chuyên gia: Nước Mỹ sẽ khá giống Trung Quốc
nếu rơi vào tay Joe Biden
Hương Thảo
Mục lục bài viết
ĐCSTQ luôn dối trá thế giới để giữ quyền lực
Sự dối trá khác của ĐCSTQ: Chức danh của Tập Cận Bình
Đảng Dân chủ muốn hạ bệ ông Trump bằng mọi thủ đoạn
Chris Ford, cây bút The BL nhận định rằng, nếu Joe Biden đắc cử Tổng thống, dưới sự lãnh đạo của ông, nước Mỹ sẽ giống Trung Quốc hiện tại.
Đảng Cộng sản Cách mạng Hoa Kỳ ủng hộ Joe Biden làm tổng thống. Không có gì ngạc nhiên khi tổ chức Black Lives Matter (Người da đen đáng được sống – BLM), Antifa, và những nhóm cực đoan cánh
tả đã vây quanh ông Biden và muốn nước Mỹ trở thành một nước xã hội chủ nghĩa theo mô hình chủ nghĩa cộng sản.
Đảng Dân chủ Mỹ muốn phá huỷ mô hình quốc gia theo thể chế cộng hòa tự quản, có quyền tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, tự do báo chí và tự do hội họp, với một nền kinh tế thị trường mở. Mô hình này đem đến sự thịnh vượng, tự do cho nước Mỹ, nhưng đảng Dân chủ đang có ý định phá hoại — với động cơ chính là giành lấy quyền lực. Để làm được điều đó, họ cần lật đổ Tổng thống Trump và hủy hoại danh tiếng của ông.
Nhiều cuộc bạo động xảy ra ở Mỹ được tiếp sức bởi các thành viên hàng đầu của đảng Dân chủ, lợi dụng BLM và Antifa, đang tạo ra một kịch bản rất giống cuộc cách mạng cộng sản.
The Washington Post đưa tin, chủ nghĩa cộng sản đã giết chết nhiều người trên toàn thế giới hơn bất kỳ hệ tư tưởng nào khác. Trong suốt 100 năm qua, chủ nghĩa cộng sản đã gây ra cái chết cho 100 triệu người.
Đơn cử, vụ giết người hàng loạt lớn nhất trong lịch sử thế giới xảy ra ở Trung Quốc trong thời Cách mạng Đại Nhảy vọt, dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Mao Trạch Đông, gây ra nạn đói giết chết 45 triệu người. Cho đến nay, ĐCSTQ vẫn không ngừng đàn áp người dân của nó.
ĐCSTQ luôn dối trá thế giới để giữ quyền lực
ĐCSTQ sử dụng bất kỳ phương cách nào để kiểm soát người dân và duy trì quyền lực trên thế giới. Dối trá là bản chất thứ hai của các đảng viên ĐCSTQ, họ có thể làm bất cứ điều gì và để duy trì quyền lực khi ở “bước đường cùng”. ĐCSTQ đã nhiều lần lừa dối thế giới phương Tây.
Vụ thảm sát tại Quảng trường Thiên An Môn xảy ra cách đây 31 năm vào tháng 6/1989. Vài nghìn sinh viên đã thiệt mạng dưới tay ĐCSTQ, nhưng chính quyền này đã thu nhỏ con số xuống còn một vài sinh viên, và quân đội được huy động chỉ để trấn áp một vài tên lưu manh. Đó là lời nói dối trắng trợn để đánh lừa thế giới và giúp ĐCSTQ duy trì quyền lực. Nhiều bà mẹ đã xác minh rằng con họ không bao giờ có thể về nhà sau ngày định mệnh đó. Thế giới đã được xem đoạn video về “Tank Man”, một người biểu tình vô danh đứng trước mặt một đoàn xe tăng quân sự rời Quảng trường Thiên An Môn vào ngày 5/6/1989, ngày mà quân đội Trung Quốc thảm sát hàng ngàn người biểu tình.
Quảng trường Thiên An Môn cũng lại là hiện trường của một lời nói dối khác của ĐCSTQ vào ngày 23/1/2001, khi năm người “được cho là” học viên Pháp Luân Công bị cáo buộc đã tự thiêu tại đây. Vụ việc xảy ra vào thời điểm hai năm sau khi ĐCSTQ phát động cuộc bức hại đối với Pháp Luân Công, một môn tu luyện thuộc trường phái Phật gia theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn được Đại sư Lý Hồng Chí truyền rộng ra công chúng từ năm 1992. Chỉ trong vài năm ngắn ngủi, môn tập đã thu hút hàng chục triệu người thực hành. Cuối cùng, vụ tự thiêu đã bị lật tẩy là một chiêu trò được dàn dựng của ĐCSTQ nhằm bôi nhọ Pháp Luân Công. ĐCSTQ đã trắng trợn ngụy tạo chứng cứ để lừa gạt người dân Trung Quốc và thế giới, lấy cớ gia tăng cuộc bức hại Pháp Luân Công. Hàng loạt học viên đã bị bắt giữ, tra tấn, thậm chí nội tạng của họ cũng bị mổ cướp đem bán, mang lại nguồn tiền khổng lồ cho ĐCSTQ.
ĐCSTQ tiếp tục dối trá trong đại dịch Covid-19. Chính quyền Trung Quốc bị cáo buộc bưng bít thông tin về dịch bệnh, công bố sai số trường hợp nhiễm bệnh và ca tử vong trong nước.
Chính quyền Trump đã nhiều lần chỉ trích Bắc Kinh vì sự thiếu minh bạch, hành động không đủ trong đại dịch, cho phép virus lan ra toàn cầu gây ra những thiệt hại to lớn cả về người và của.
Gần đây, nhà virus học Trung Quốc, tiến sĩ Diêm Lệ Mộng đã đào thoát sang Mỹ và lên tiếng tố cáo tội ác của Bắc Kinh trong đại dịch. Tiến sĩ Diêm từng làm việc tại một trường đại học danh tiếng của Hồng Kông, một trong những trung tâm hàng đầu thế giới nghiên cứu về các bệnh truyền nhiễm và là một mắt xích quan trọng trong mạng lưới dịch tễ học toàn cầu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Cô Diêm cho biết cô là một trong những nhà khoa học đầu tiên nghiên cứu về loại virus corona sau này được gọi là Covid-19. Cô nói rằng, vào cuối tháng 12/2019, cô đã được cấp trên yêu cầu bí mật điều tra một ổ dịch giống SARS xuất hiện ở Trung Quốc.
Nữ tiến sĩ đã công bố báo cáo chứng minh virus corona chủng mới là sản phẩm từ phòng thí nghiệm, và chính quyền Trung Quốc đã cố tình phát tán loại virus này.
Một lời nói dối khác của ĐCSTQ là về vấn đề người Duy Ngô Nhĩ ở khu vực Tân Cương. ĐCSTQ đã giam giữ hơn 1 triệu người Duy Ngô Nhĩ trong các trại cải tạo. Đoạn phim được quay từ máy bay không người lái bị rò rỉ vào tháng 9/2019, cho thấy nhiều người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ bị trói và bịt mắt, đang chờ bị đưa lên toa tàu, Washington Examiner đưa tin. Như thường lệ, ĐCSTQ phủ nhận điều đó. Trong một cuộc phỏng vấn với BBC, đại sứ Trung Quốc tại Vương quốc Anh, Lưu Hiểu Minh phủ nhận các cáo buộc và tuyên bố rằng người Duy Ngô Nhĩ sống trong “hoà bình”. Tuy nhiên, không biết bao nhiêu người trong số họ đã mất mạng, hoặc bị chọn để thu hoạch nội tạng sống.
Hãng Associated Press cũng công bố báo cáo cho thấy ĐCSTQ đã triệt sản người Duy Ngô Nhĩ trong khi tuyên bố sai sự thật rằng tỷ lệ sinh ở Tân Cương đã tăng lên trong vài năm qua.
Sự dối trá khác của ĐCSTQ: Chức danh của Tập Cận Bình
Ông Tập không phải là “president” (tổng thống) Trung Quốc. Trung Quốc không có chức danh này. Hầu hết các phương tiện truyền thông chính thống phương Tây đều gọi ông Tập Cận Bình là “president”, nhưng đó không phải là sự thật. Chức danh “president” là kết quả sự tuyên truyền của ĐCSTQ, bởi ông Tập không được bầu bởi nhân dân Trung Quốc, nên ông ta không phải là “president”.
Trên thực tế, ông Tập nắm giữ ba chức danh: Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương ĐCSTQ; Chủ tịch Quân ủy Trung ương, cơ quan giám sát quân đội; và là người đứng đầu chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Chức danh thứ ba, theo tiếng Trung gọi là chủ tịch, được dịch ra tiếng Anh là President (tổng thống).
Các cơ quan tuyên truyền của Trung Quốc thường dịch từ “chủ tịch” thành “president” (tổng thống), nhưng không có người Trung Quốc nào gọi ông Tập là “tổng thống”.
Theo Chris Ford, bằng cách đề cập ông Tập là “president”, ĐCSTQ có thể xoay chuyển hai tình huống hoàn toàn trái ngược nhau ở trong nước và trên trường quốc tế.
Ở Trung Quốc, Tổng bí thư Tập Cận Bình cai trị một hệ thống được kiểm soát chặt chẽ, phi tự do. Người dân Trung Quốc không có mấy hiểu biết về những người nắm quyền và không có quyền tự do dân sự.
Nhưng trên bình diện quốc tế, cách gọi “president” khiến Tập Cận Bình được nâng lên ngang hàng với chức danh “tổng thống” do dân bầu ở các nước tư bản. Thực tế, chức danh cao nhất của ông Tập ở Trung Quốc là Tổng bí thư, do ông ta lãnh đạo ĐCSTQ. Việc gọi ông ta là “president” mang lại cho ông tính chính danh dân chủ.
Hầu hết các bài báo ở phương Tây viết về ông Tập đều gọi ông ta là “president”, và đây là một sự nhầm lẫn cần sửa lại. Theo Chris Ford, gọi Tập Cận Bình là “Chairman” (chủ tịch) là thích hợp hơn.
Đảng Dân chủ muốn hạ bệ ông Trump bằng mọi thủ đoạn
Tác giả Chris Ford nhận định, đảng Dân chủ có chung hệ tư tưởng với ĐCSTQ. Họ lợi dụng các phương tiện truyền thông cánh tả để nói dối công chúng về những vấn đề mà họ muốn công chúng tin theo, với một chương trình nghị nhằm đoạt lấy quyền lực và hạ bệ Tổng thống Trump.
Trong bài phát biểu tại Đại hội toàn quốc Đảng Cộng Hòa, Tổng thống Trump nói: “Cánh tả cực đoan muốn ép mọi người nói những gì mà mọi người biết là sai và khiến mọi người sợ hãi khi nói những gì là đúng. Rất đáng buồn”.
Ông cũng nói: “Chúng ta đã cùng nhau chấm dứt sự thống trị của giai cấp chính trị thất bại, và họ đang tuyệt vọng giành lại quyền lực của mình bằng mọi biện pháp cần thiết”.
Tổng thống Trump cũng nhấn mạnh: “Chương trình nghị sự của Joe Biden được sản xuất tại Trung Quốc, [Chương trình nghị sự] của tôi được sản xuất tại Mỹ!”.
“Những người trong cuộc ở Washington yêu cầu tôi không đứng lên chống lại Trung Quốc. Họ đã cầu xin để cho phép [ĐCSTQ] tiếp tục ăn cắp công việc của chúng ta, tước đoạt và cướp bóc đất nước của chúng ta trong âm thầm. Nhưng tôi đã giữ lời hứa với Người dân Mỹ. Chúng tôi đã thực hiện hành động khắc nghiệt nhất, mạnh mẽ nhất và cứng rắn nhất chống lại Trung Quốc trong lịch sử Hoa Kỳ”.
“Đây là cuộc bầu cử quan trọng nhất trong lịch sử của đất nước chúng ta”, Tổng thống Trump nói về cuộc bầu cử tháng 11/2020. “Lá phiếu của bạn sẽ quyết định liệu chúng ta có bảo vệ những người Mỹ tuân thủ luật pháp, hay chúng ta cho phép tự do không kiềm chế những kẻ vô chính phủ, những kẻ kích động và tội phạm đang đe dọa đến người dân chúng ta”, ông nói.
Trong cuộc tranh luận phó tổng thống Mỹ, ông Mike Pence nói rằng: “Joe Biden thậm chí còn chưa bao giờ chiến đấu với Trung Quốc”. Ông cũng cáo buộc ứng viên tổng thống đảng Dân chủ cổ vũ cho ĐCSTQ.
Trong cuộc vận động tranh cử hôm 13/10 của Tổng thống Trump ở thành phố Johnstown, bang Pennsylvania hôm 13/10. “Nếu Biden thắng, Trung Quốc thắng. Tất cả các quốc gia khác đều chiến thắng. Chúng ta sẽ bị mọi người xâu xé. Nếu chúng tôi thắng, mọi người cũng thắng, Pennsylvania thắng, và Mỹ thắng. Rất đơn giản như vậy”.
Ông Trump cũng từng nhiều lần nói rằng Trung Quốc sẽ sở hữu nước Mỹ nếu Biden đắc cử.
Bà Kamala Harris hủy lịch trình vận động tranh cử
sau khi 2 nhân viên dương tính với coronavirus
Tin Los Angeles, California – Vào thứ Năm, 15 tháng 10, mọi chuyến đi vận động tranh cử của ứng cử viên phó tổng thống Kamala Harris đã bị hủy cho đến hết ngày Chủ Nhật, sau khi 2 người từng đi cùng với bà dương tính với coronavirus.
Ban tranh cử của ông Joe Biden nói họ được báo tin vào tối thứ Tư rằng bà Liz Allen, giám đốc truyền thông của bà Harris, và một thành viên phi hành đoàn trên một chuyến bay của bà Harris, đã có xét nghiệm dương tính với virus.
Trong thông cáo sáng thứ Năm, quản lý tranh cử của ông Biden, bà Jen O’Malley Dillon, cho biết bà Harris không có tiếp xúc gần với 2 người bệnh trong vòng 2 ngày trước khi họ có xét nghiệm dương tính, do đó, bà Harris không cần phải cách ly. Tuy nhiên, để đề phòng, ban tranh cử vẫn hủy lịch trình hoạt động của bà Harris cho đến Chủ Nhật, và cả chuyến đi của chồng bà Harris, ông Doug Emhoff, vốn dự kiến diễn ra vào thứ Năm.
Trong vài ngày tới, bà Harris sẽ dự các hoạt động tranh cử qua mạng, và sẽ quay lại với các cuộc vận động trực tiếp vào đầu tuần sau. Bà Dillon cũng cho biết thêm rằng, 2 người bệnh không có tiếp xúc với ông Biden, bà Harris, cùng các nhân viên tranh cử khác, trong vòng 48 giờ trước khi nhận kết quả xét nghiệm dương tính.
Theo bà Dillon, trong tuần này, bà Harris đã xét nghiệm Covid-19 hai lần vào thứ Hai và thứ Tư, và đều có kết quả âm tính. Bà Harris ban đầu định đến North Carolina vào thứ Năm để khuyến khích người dân đi bỏ phiếu sớm. (BBT)
Đảng Cộng Hòa California nói rằng
các thùng bỏ phiếu không chính thức của họ
là hợp pháp theo một điều luật năm 2016
Vào thứ tư (ngày 14 tháng 10), các viên chức Đảng Cộng hòa California đã đẩy mạnh nỗ lực trong việc sử dụng các thùng phiếu tư nhân để thu thập phiếu bầu, cho rằng việc làm này nằm trong giới hạn của luật bầu cử tiểu bang và nói rằng họ sẽ tiếp tục sử dụng các thùng bỏ phiếu không chính thức.
Trong một cuộc điện đàm vào chiều thứ Tư, các viên chức Đảng Cộng hòa nói rằng họ đang tham gia thu thập phiếu bầu, sử dụng “cùng các quy tắc và luật” mà Đảng Dân chủ sử dụng. Đảng Cộng hòa cho biết họ đang hoạt động theo luật tiểu bang năm 2016 cho phép thu thập không giới hạn số lượng phiếu bầu đã bầu xong bởi một cá nhân hoặc đảng phái chính trị và chiến dịch tranh cử.
Chủ tịch Đảng Cộng hòa California Jessica Millan Patterson cho biết chính Đảng Dân chủ là những người đã bỏ phiếu cho luật này. (BBT)
Nhiều công ty công nghệ lớn
dồn tiền cho Biden, chống Trump
Lục Du
Các công ty công nghệ lớn đang đóng góp 95% số tiền cho chiến dịch tranh cử của ứng viên tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden, mặc dù họ được cho là đang gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh, WIRED trích dẫn một nghiên cứu cho hay.
Các hãng công nghệ bắt đầu ủng hộ các ứng viên thiên tả từ thời Obama, và họ vẫn tiếp tục truyền thống đó cho đến nay, theo tạp chí xuất bản định kỳ hàng tháng WIRED của Mỹ, số ra ngày 6/10.
Nhân viên của sáu công ty công nghệ, bao gồm Alphabet, Amazon, Apple, Facebook, Microsoft và Oracle, đã ủng hộ 4.787.752 USD cho Biden và 239.527 USD cho Trump. Sự chênh lệch lớn giữa khoản tiền ủng hộ cho hai ứng viên tổng thống phản ánh rõ xu hướng thiên tả của các công ty công nghệ có đại bản doanh ở Thung lũng Silicon.
Ngoài ra, đa số nhân viên của những công ty này còn có lịch sử biểu tình tập thể chống lại chính quyền Trump ngay từ những ngày đầu ông Trump lên nắm quyền.
Hơn 2.000 nhân viên Google từng biểu tình phản đối lệnh cấm nhập cư do Tổng thống Trump ban hành. Một lần nữa vào năm 2018, họ phản đối Dự án Maven, dự án phát triển trí thông minh nhân tạo cho Lầu Năm Góc, WIRED đưa tin.
Cũng có những hành động chống lại chính quyền Trump, các nền tảng mạng xã hội lớn như Facebook bị cáo buộc có chiến dịch kiểm duyệt mạnh mẽ đối với các trang do những cá nhân và tổ chức có quan điểm bảo vệ văn hóa truyền thống điều hành.
Để thực hiện kiểm duyệt, họ áp dụng các thông số và thuật toán của riêng mình, có xu hướng chặn quyền tự do ngôn luận của người dùng, bao gồm cả chính Tổng thống Trump.
Những bất thường lặp đi lặp lại này đã buộc Tổng thống Trump và một số dân biểu Đảng Cộng hòa phải cụ thể hóa hơn nữa những điều khoản của luật hiện hành để hạn chế sự can thiệp của các công ty công nghệ vào các quyền cơ bản của người Mỹ.
Theo The BL, hiện mục 230 của Đạo luật về sự hợp lệ trong giao tiếp, được soạn thảo vào năm 1996, đang được sửa đổi.
https://www.dkn.tv/the-gioi/nhieu-cong-ty-cong-nghe-lon-don-tien-cho-biden-chong-trump.html
Ngoại trưởng Mỹ: ĐCSTQ tước đoạt nhân quyền
cơ bản của 1,4 tỷ người dân Trung Quốc
Vũ Dương
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo đã tuyên bố tại một cuộc họp giao ban hôm thứ Tư (14/10) rằng, một trong những đặc trưng cốt lõi của chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) chính là không ngừng xâm phạm các quyền con người cơ bản của người dân nước mình, theo Epoch Times.
“ĐCSTQ trong lịch sử chính là làm như vậy, còn điều mà Tổng thống Trump đã chỉ thị chúng tôi phải nỗ lực duy trì là: hãy cho mỗi người dân Trung Quốc sự tự do và phẩm giá mà chúng tôi có thể cho họ, bởi họ đang phải đối mặt chính là hành động vi phạm nhân quyền của ĐCSTQ trên cả một phạm vi rộng lớn”, ông Pompeo nói.
Ông nói thêm: “Chúng tôi chỉ yêu cầu ĐCSTQ thực hiện giống như yêu cầu của chúng tôi đối với các nước khác, cho phép mỗi công dân của nó được hưởng các quyền tự do cơ bản, phẩm giá con người cơ bản và tự do tôn giáo của riêng mình. Chúng tôi sẽ cố gắng hết sức để xây dựng một liên minh toàn cầu công nhận những điều này. Điều đó quan trọng đối với chúng tôi và ĐCSTQ sẽ phải trả giá khi vi phạm các nguyên tắc tự do cơ bản này”.
1,4 tỷ người Trung Quốc đã bị tước đoạt các quyền cơ bản của một con người
Ông Mike Pompeo gần đây đã nhiều lần chỉ trích ĐCSTQ vi phạm nhân quyền cơ bản của người dân Trung Quốc, ông đề xướng tự do và đạo đức, vốn là nền tảng lập quốc được Hoa Kỳ vẫn luôn được gìn giữ cho đến nay.
Khi tham dự bữa tối của Viện Cộng hòa Quốc tế (International Republican Institute) và lễ trao Giải thưởng Tự do John McCann trực tuyến hôm thứ Tư, ông đã đề cập đến khung cảnh trong chuyến thăm làng Mödlareuth ở Đức vào năm ngoái.
Ông nói rằng, những rào cản ngăn cách Đông và Tây Đức cách đây 30 năm, những tháp canh và hàng rào dây thép gai vẫn còn được bảo tồn; những vật thể lịch sử này là lời nhắc nhở rằng tà ác sẽ tước đoạt quyền tự do làm người của chúng ta.
Nhưng tà ác vẫn chưa biến mất. Ông Pompeo nói rằng hiện nay tà ác bắt ép người dân Tân Cương nơi sa mạc, Tây Tạng trên cao nguyên, mỗi một con phố ở Hồng Kông, cho đến mọi nơi đằng sau bức tường lửa internet của ĐCSTQ đều phải thần phục. ĐCSTQ đã giam giữ hơn một triệu người dân vô tội bên trong các trại tập trung, ép buộc họ phải lao động; đồng thời, bắt buộc họ phải thay đổi đức tin của mình.
“Đừng quên rằng từ Hồng Kông nơi ven biển đến vùng Tân Cương xa xôi, khoảng 1,4 tỷ người đã bị tước đi quyền tự do ngôn luận, hội họp, lập hội, tự do báo chí và lựa chọn tương lai của chính họ”, ông Pompeo nói.
Ông Pompeo nói rằng trong những ngày đầu thành lập ĐCSTQ, sự lãnh đạo của Mao Trạch Đông đều là phỏng theo Stalin, bắt buộc người dân phải từ bỏ tín ngưỡng của mình nhưng tự do tinh thần của con người ta là vĩnh hằng, hơn nữa nó lại là các giá trị phổ quát của thế gian, nó sẽ không thể bị áp chế bởi cái chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa cộng sản tầm thường.
Ông nói rằng Trung Quốc hiện có thể có khoảng hoặc hơn 100 triệu các tín đồ Cơ Đốc, cũng như hàng triệu học viên Pháp Luân Công, người Hồi giáo, Phật giáo và các tín đồ theo đuổi tự do tôn giáo khác.
Ông Pompeo nói: “Họ đang tìm kiếm một thứ gì đó cao hơn rất nhiều so với tư tưởng của Tập Cận Bình hay ‘Mao ngữ lục’ của Mao Trạch Đông để chỉ đạo cuộc sống của họ”.
Hoa Kỳ đã sẵn sàng đối mặt với thách thức của ĐCSTQ
Ông Pompeo nói rằng Hoa Kỳ đã sẵn sàng đối mặt với mọi thách thức của ĐCSTQ.
Hoa Kỳ đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các quan chức ĐCSTQ phạm nhiều tội khác nhau. Đồng thời, chính phủ cũng đang cung cấp thông tin tư vấn cho các công ty Hoa Kỳ để họ hiểu những rủi ro tồn tại khi hợp tác với các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc và chuỗi cung ứng không rõ ràng. Cuối cùng, Hoa Kỳ cũng đang củng cố lợi thế quân sự của mình, cùng các nước đồng minh kiến lập một khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và cởi mở.
Ông Pompeo kêu gọi các nhà lãnh đạo tôn giáo, chính phủ và các nhóm xã hội dân sự trên thế giới hỗ trợ và làm chứng cho các nhóm tín ngưỡng bị áp bức ở Trung Quốc như họ đã làm trong việc theo đuổi tự do trong những năm qua.
Ông nói: “Điều này có nghĩa là chúng ta phải đoàn kết với các quốc gia khác để chống lại mối đe dọa lớn nhất đối với tự do và dân chủ ngày nay – ĐCSTQ”; “Chính vì đạo đức và sức lãnh đạo của các nước phương Tây, cộng với sự dũng cảm dám phá bỏ Bức màn sắt, nhờ đó Liên Xô mới sụp đổ”.
“Các nguyên tắc lập quốc của Hoa Kỳ, chính phủ của chúng tôi và tinh thần tự do của chúng tôi đã trao cho mỗi thế hệ chúng tôi trách nhiệm đảm bảo tự do. Hôm nay, chúng tôi được khảo nghiệm thêm một lần nữa, liệu đất nước vĩ đại của chúng tôi có còn tuân theo truyền thống và lý tưởng cao cả của cha ông chúng tôi nữa hay không. Tôi tin chắc rằng chúng tôi sẽ làm được”, ông Pompeo nói.
Mỹ thu giữ 1.900 đôi găng tay Trung Quốc
bị nghi sử dụng lao động cưỡng bức
Hải Lam
Giới chức Mỹ hôm 15/10 cho biết họ đã thu giữ lô hàng 1.9.00 đôi găng tay nữ bị nghi ngờ có dính líu đến hoạt động cưỡng bức lao động ở Trung Quốc.
AP đưa tin, Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Mỹ cho biết lô hàng sẽ bị giữ tại Cảng Los Angeles nếu Overland, công ty Mỹ nhập khẩu những sản phẩm trên không thể chứng minh rằng chúng được sản xuất từ lao động hợp pháp.
Overland, một nhà bán lẻ có trụ sở tại Fairfield, Iowa, cho biết họ đã cung cấp bằng chứng cho Hải quan Mỹ để xác minh điều trên. Công ty đang chờ phản hồi và hy vọng sẽ lấy lại được lô găng tay.
Hải quan Mỹ cho biết lô găng tay này được sản xuất bởi Công ty sản xuất hàng may mặc Yili Zhuowan ở Tân Cương, phía tây bắc Trung Quốc. Bắc Kinh bị cáo buộc đã giam giữ hơn 1 triệu người Duy Ngô Nhĩ và các dân tộc thiểu số chủ yếu theo đạo Hồi ở khu vực này.
“Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới sẽ không dung thứ cho chế độ nô lệ hiện đại trong thương mại Mỹ”, Brenda Smith, trợ lý ủy viên điều hành của Văn phòng Thương mại, cho biết trong một tuyên bố thông báo về việc tạm giữ lô hàng găng tay Trung Quốc.
Tháng trước, chính quyền Mỹ đã ra lệnh cấm nhập khẩu đối với hàng hoá từ Trung Quốc được sản xuất bằng “lao động cưỡng bức do nhà nước bảo trợ”. Chính quyền Trump đã xác định Yili là một trong số các công ty bị nghi ngờ sử dụng lao động cưỡng bức và cảnh báo sản phẩm từ doanh nghiệp này có thể bị cấm nhập khẩu vào Mỹ.
Theo luật, nếu công ty nhập khẩu không thể chứng minh hàng hoá không được làm từ lao động cưỡng bức trong vòng 3 tháng, các sản phẩm sẽ bị tịch thu, và thường sẽ bị tiêu hủy.
Ông Pompeo tuyên bố sẽ đóng cửa
tất cả các Viện Khổng Tử tại Mỹ trước cuối năm
Vũ Dương
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm qua (15/10) tuyên bố rằng tất cả học viện Khổng Tử ở Hoa Kỳ phải đóng cửa trước cuối năm nay.
Sáng ngày 15/10, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo trong một cuộc phỏng vấn với các kênh truyền thông, bao gồm chương trình phát sóng của bang Florida “Good Morning Orlando” và chương trình phát sóng của bang Indiana “The Morning News“, ông đều đề cập đến vấn đề tiềm ẩn của Viện Khổng Tử bên trong các khu học xá ở Hoa Kỳ.
Ông Pompeo tuyên bố rằng Viện Khổng Tử giả vờ được thành lập để trao đổi văn hóa và dạy tiếng Trung Quốc, nhưng ở đằng sau nó lại là một phần trong cuộc chiến mở rộng sức ảnh hưởng của Bắc Kinh. Thông qua những học viện này, ĐCSTQ đang cố gắng bành trướng ảnh hưởng toàn cầu của mình đối với các trường học ở Mỹ, các học viện này thậm chí còn có thể tồn tại trong các lớp học của trẻ em, đây là điều không thể chấp nhận được.
Ông Pompeo nói: “Chúng tôi yêu cầu tất cả các trường phải đóng cửa học viện Khổng Tử của họ trước cuối năm nay, không chỉ ở các trường cao đẳng và đại học, mà còn các trường ở tất cả các cấp từ trung học và mẫu giáo đến lớp 12 (K-12)”.
Ông nhấn mạnh rằng Viện Khổng Tử là một tổ chức tuyên truyền nằm dưới sự kiểm soát của ĐCSTQ, và nó không nên tồn tại trong các cơ sở giáo dục của Mỹ.
Ngoài ra, ông Pompeo đặc biệt nhấn mạnh rằng đối với những người đã có visa Mỹ, nhưng lại thay mặt ĐCSTQ tham gia vào các hoạt động của Viện Khổng Tử tại đây, Hoa Kỳ cũng muốn đảm bảo rằng họ sẽ không thể đặt chân vào các lớp học của người dân Mỹ thêm nữa.
So với các bài phát biểu trước đó, thái độ của Ngoại trưởng Mỹ đối với vấn đề Viện Khổng Tử vào ngày hôm qua (15/10) rõ ràng đã cứng rắn hơn rất nhiều. Khi được kênh Fox Business Network phỏng vấn hồi tháng 9, ông chỉ nói rằng ông mong muốn đóng cửa tất cả Viện Khổng Tử ở Hoa Kỳ vào cuối năm nay và bày tỏ sự lạc quan về mục tiêu này.
Khi ông Pompeo và Bộ trưởng Giáo dục Betsy DeVos cùng gửi một lá thư tới các cơ sở giáo dục đại học của Hoa Kỳ vào ngày 9/10, ông cũng chỉ ra rằng mặc dù Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ sẽ tiếp quản Trung tâm Viện Khổng Tử Hoa Kỳ (Confucius Institute U.S. Center) tại Hoa Kỳ vào tháng 8, và liệt nó vào “cơ quan đại diện nước ngoài” (foreign missions), nhưng không thể bắt buộc các trường phải thực hiện bất kỳ hành động nào.
Tuy nhiên, hai vị quan chức trong chính quyền Trump đã yêu cầu Ban giám hiệu và thành viên của mỗi trường phải xem xét kỹ lưỡng các hoạt động của Viện Khổng Tử trong khuôn viên trường có ẩn giấu mục đích chính trị của ĐCSTQ, đồng thời xem xét và đánh giá xem việc duy trì các Viện Khổng Tử có giúp duy trì sự an toàn cá nhân, tự do học thuật và minh bạch thông tin của học sinh, sinh viên hay không.
Về việc liệu ông Pompeo có đưa ra yêu cầu chính thức đối với tất cả các cấp trường học ở Hoa Kỳ về việc đóng cửa các Viện Khổng Tử hay không và liệu có hậu quả gì nếu các trường không làm như vậy, Bộ Ngoại giao Mỹ vẫn chưa đưa ra câu trả lời khi được hỏi.
Theo thống kê từ Hiệp hội Học giả Quốc gia (National Association of Scholars), tính đến thời điểm ngày 7/9 có tổng cộng 67 Viện Khổng Tử trên khắp nước Mỹ, 5 trong số đó dự kiến sẽ đóng cửa trước cuối năm, ít hơn rất nhiều so với thống kê hồi tháng 4/2017 là 103 viện.
Tổng thống Trump
không muốn nói chuyện với Chủ tịch Tập
Thanh Hải
Reuters đưa tin, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump ngày 15/10 đã nhắc lại những lo ngại của ông về cách Bắc Kinh xử lý đại dịch viêm phổi Vũ Hán, và thêm rằng ông đã không nói chuyện với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
“Tôi đã không nói chuyện với ông ấy trong một thời gian vì tôi không muốn”, Tổng thống Trump phát biểu trong một cuộc phỏng vấn với Fox Business hôm 15/10.
Ông chủ toà Bạch Ốc cho biết thêm Trung Quốc đang tiếp tục đặt hàng của Mỹ theo thỏa thuận thương mại được hai bên ký vào tháng 1.
Trong cuộc phỏng vấn, Tổng thống Trump đã từ chối bình luận khi được hỏi liệu Tập Cận Bình có liên hệ với ông hay không.
https://www.dkn.tv/the-gioi/tong-thong-trump-khong-muon-noi-chuyen-voi-chu-tich-tap.html
Mỹ cảnh báo trừng phạt các ngân hàng
liên quan đến đàn áp Hồng Kông:
Trung Quốc đe doạ trả đũa
Thanh Hải
Khi được hỏi về lời cảnh báo của Hoa Kỳ đối với các ngân hàng về cuộc đàn áp ở Hồng Kông, Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 15/10 cho biết họ sẽ thực hiện các biện pháp đáp trả nếu Hoa Kỳ kiên quyết đi theo “con đường sai lầm”, theo Reuters.
Trước đó, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ngày 14/10 cảnh báo các tổ chức tài chính quốc tế làm ăn với các cá nhân bị coi là chịu trách nhiệm cho cuộc đàn áp của Trung Quốc ở Hồng Kông, nói rằng họ có thể sớm phải đối mặt với các lệnh trừng phạt cứng rắn.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên ngày 15/10 trong buổi họp báo ở Bắc Kinh cho biết Hoa Kỳ nên sửa chữa sai lầm của mình và ngừng can thiệp công việc nội bộ của Trung Quốc.
15 Dân biểu Hoa Kỳ thúc giục Bộ Ngoại giao Mỹ
có báo cáo về vụ Đồng Tâm
15 Dân biểu Hoa Kỳ vào hôm 14/10 đã gửi một bức thư tới Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, bay tỏ quan ngại về vụ tranh chấp đất đai ở Đồng Tâm và phiên toà xử 29 người dân Đồng Tâm mới đây, đồng thời yêu cầu Bộ Ngoại giao Mỹ sớm có báo cáo cập nhật trước Quốc hội Mỹ về vụ việc này.
Theo bức thư, các Dân biểu Mỹ ghi nhận vụ tranh chấp đất đai giữa người dân Đồng Tâm và chính quyền đã bắt đầu từ năm 2017 khi chính quyền quyết định thu hồi đất của người dân Đồng Tâm với lý do là đất quốc phòng. Vụ tranh chấp đã dẫn đến xung đột vào ngày 9/1/2020 khi chính quyền điều động khoảng 3000 công an tấn công vào Đồng Tâm, bắn chết cụ Lê Đình Kình, 84 tuổi, người được coi là thủ lĩnh của những người dân đòi bảo vệ đất. 3 công an cũng thiệt mạng trong vụ tấn công này.
29 người dân Đông Tâm đã bị bắt giữ và xét xử trong một phiên toà ở Hà Nội hôm 7/9/2020. 2 người dân Đồng Tâm đã bị kết án tử hình, một người chung thân vì tội giết người. Những người còn lại bị kết án từ 15 tháng tù treo đến 16 năm tù về tội giết người và chống người thi hành công vụ.
Các Dân biểu nhìn nhận: “Những vụ tranh chấp đất đai khá phổ biến ở Việt Nam và thường là bạo lực khi chính quyền thi hành cưỡng chế đất dưới vỏ bọc vì lợi ích công, và có một lịch sử lâu dài những phản kháng của người dân chống lại những gì họ xem là tham nhũng”.
Trong bức thư, các Dân biểu Mỹ đã gọi những bản án tử hình đối với hai người con của cụ Kình là Lê Đình Công và Lê Đình Chức là những bản án nhằm “tuyệt tự” gia đình cụ Kình và “không có tính người”.
Các Dân biểu cũng nói đến những sai phạm trong quá trình xét xử 29 người dân Đồng Tâm khi chủ toạ phiên toà bác bỏ yêu cầu triệu tập nhân chứng của các luật sư bào chữa, rút ngắn thời gian xét xử.
“Cũng giống như những trường hợp tranh chấp đất đai khác ở Việt Nam, vụ việc này và các phiên toà vội vã là kết quả sau đó có đầy tham nhũng và bất công”, bức thư có đoạn viết.
Kèm theo bức thư, các Dân biểu Mỹ đã gửi báo cáo Đồng Tâm do Will Nguyễn và nhà báo Phạm Đoan Trang Viết.
Các Dân biểu “thúc giục chính phủ Việt Nam điều tra cái chết của cụ Lê Đình Kình”, đồng thời yêu cầu chính phủ Mỹ “bao gồm vụ Đồng Tâm trong các cuộc gặp song phương với quan chức chính phủ Việt Nam để bày tỏ cam kết của Mỹ về các quyền căn bản, trình tự pháp lý, pháp quyền và tự do bày tỏ ý kiến”.
Mỹ bắt giữ cựu Bộ trưởng quốc phòng Mexico
Nhà chức trách Mỹ đã bắt giữ Bộ trưởng quốc phòng Mexico phục vụ dưới thời cựu Tổng thống Enrique Pena Nieto, tại phi trường Los Angeles hôm thứ Năm 15/10 theo trát của Cơ quan Phòng chống Ma túy Hoa Kỳ, một nữ phát ngôn viên của cơ quan này nói với Reuters.
Trong cương vị Bộ trưởng quốc phòng, Tướng Salvador Cienfuegos từng là một nhân vật quyền uy trong cuộc chiến chống ma túy, trong đó quân đội trực tiếp chiến đấu với các tổ chức tội phạm trên khắp nước. Nhiều cựu quan chức hàng đầu trong chiến dịch bài trừ ma túy của Mexico đã bị tố cáo là có dính líu trong các hoạt động ma túy.
Vụ bắt giữ Tướng Cienfuegos diễn ra trong khi còn chưa đầy 3 tuần nữa là tới ngày bầu cử Tổng Thống Hoa Kỳ. Đang vận động để duy trì chiếc ghế trong Tòa Bạch Ốc, Tổng Thống Trump coi việc trấn dẹp hoạt động của các tổ chức ma túy là một mục tiêu về chính sách quan trọng, mặc dù chiến dịch này không đạt thành tích đáng kể nào từ khi ông lên nắm quyền năm 2017.
Ngoại trưởng Mexcico Marcelo Ebrard nói trên trang Twitter rằng ông đã được Đại sứ Mỹ ở Mexico loan báo về vụ bắt giữ ông Cienfuegos.
Một nguồn tin ngoại giao Mexico cho biết các thành viên trong gia đình Tướng Cienfuegos cùng đi với ông lúc ông bị câu lưu, đã được trả tự do.
Người phát ngôn của DEA nói với Reuters rằng bà không có thêm chi tiết nào khác về tình hình quanh vụ bắt giữ ông Cienfuegos.
Bộ Quốc phòng cũng không hồi đáp tức thời yêu cầu bình luận của Reuters.
https://www.voatiengviet.com/a/my-bat-giu-cuu-bo-truong-quoc-phong-mexico/5624128.html
Nghiên cứu của CDC: 85% bệnh nhân COVID-19
‘luôn’ hoặc ‘thường’ đeo khẩu trang
Đại Nghĩa
Một nghiên cứu bị bỏ qua do Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) công bố gần đây, cho thấy rằng khẩu trang hầu như không hiệu quả trong việc ngăn chặn sự lây lan của virus viêm phổi Vũ Hán (SARS CoV 2) như các quan chức y tế công cộng khuyến nghị, theo Breitbart.
Nghiên cứu của CDC, phần lớn bị giới truyền thông phớt lờ, đã tiến hành tại Mỹ vào tháng 7 và công bố kết quả vào tháng 9. Nó so sánh 154 người có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19 và một nhóm gồm 160 người tham gia đối chứng, những người có triệu chứng nhưng xét nghiệm âm tính.
Các nhà nghiên cứu của CDC đã kiểm tra những người tham gia. Họ cho biết đã đeo khăn che mặt hoặc khẩu trang ít nhất 14 ngày trước khi phát bệnh, giai đoạn này rơi vào thời gian ủ bệnh từ 2–14 ngày theo ước tính của cơ quan này.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng 71% trường hợp bệnh nhân nhiễm virus mặc dù báo cáo luôn đeo khăn che mặt hoặc khẩu trang ít nhất 14 ngày trước khi phát bệnh. 14% người nhiễm virus mặc dù báo cáo thường đeo ít nhất 14 ngày trước khi bệnh khởi phát.
Điều đó cho thấy 85% những người tham gia nghiên cứu COVID-19 đã nhiễm virus ngay cả khi luôn (71%) hoặc thường (14%) đeo khăn che mặt hoặc đeo khẩu trang. Nó cho thấy khẩu trang không hoàn toàn hiệu quả trong việc ngăn chặn sự lây lan của coronavirus.
CDC báo cáo: “Trong 14 ngày trước khi phát bệnh, 71% bệnh nhân và 74% người đối chứng cho biết họ luôn sử dụng khăn che mặt hoặc các loại khẩu trang khác khi ở nơi công cộng.
Trong số những bệnh nhân dương tính khác, 7% cho biết thỉnh thoảng đeo khăn che mặt hoặc khẩu trang, 4% hiếm khi và 4% không bao giờ đeo.
Thừa nhận những hạn chế của nghiên cứu, CDC đã chỉ ra rằng “Những người trong nghiên cứu đến từ một trong 11 cơ sở chăm sóc sức khỏe và có thể không phải là đại diện của dân số Hoa Kỳ”.
Đeo khẩu trang tại “các cuộc tụ tập có trên dưới 10 người trong một phòng; mua sắm; ăn uống tại nhà hàng; đi đến một văn phòng, thẩm mỹ viện, phòng tập thể dục, quán bar/quán cà phê, hoặc nhà thờ/tụ tập tôn giáo; hoặc sử dụng phương tiện giao thông công cộng, “không ngăn họ bị nhiễm bệnh”, nghiên cứu của CDC chỉ ra.
Tuy nhiên, Tiến sĩ Anthony Fauci và Giám đốc CDC – Tiến sĩ Robert Redfield, cả hai thành viên nổi bật của Lực lượng Đặc nhiệm Coronavirus của Nhà Trắng và các quan chức y tế công cộng khác đã thúc giục mọi người đeo khẩu trang.
Beribart cho rằng ông Redfield đã đi xa hơn khi nói với một hội đồng của Thượng viện vào tháng trước rằng khẩu trang “đảm bảo hơn” một loại vắc-xin tiềm năng để bảo vệ chống lại coronavirus.
Thống đốc California Gavin Newsom’s (đảng Dân chủ) đã bắt buộc mọi người sử dụng khẩu trang ở tiểu bang của mình. Điều đó đã khiến văn phòng thống đốc hối thúc những người khách quen đi nhà hàng, thông qua Twitter vào tháng 10 đeo khẩu trang khi dùng bữa:
“Đi ăn với các thành viên trong gia đình của bạn vào cuối tuần này? Đừng quên đeo khẩu trang của bạn giữa các miếng ăn. Hãy làm phần việc của bạn để giữ cho những người xung quanh bạn khỏe mạnh”, dòng tweet cho biết.
Going out to eat with members of your household this weekend? Don’t forget to keep your mask on in between bites.
Do your part to keep those around you healthy. #SlowtheSpreadhttps://t.co/snYe5v55Rw pic.twitter.com/Y4fcDO5Zke
— Office of the Governor of California (@CAgovernor)
October 3, 2020
Bất chấp những phát hiện mới nhất của CDC rằng khẩu trang có thể không có tác dụng chống lại virus, việc đeo khẩu trang vẫn đang được yêu cầu trên hầu hết bang California và các khu vực khác, các nhà lãnh đạo yêu cầu các cá nhân đeo khẩu trang khi không thể giữ khoảng cách ít nhất sáu feet (khoảng 1,8 mét) giữa các cá nhân.
Nghiên cứu của CDC cho thấy những người khảo sát dương tính có xu hướng đi ăn ngoài nhiều hơn so với những người có kết quả âm tính. Nó thừa nhận rằng việc đeo khăn che mặt khi ăn uống là hầu như không thể.
CDC lưu ý: “Số người dương tính COVID-19 đi ăn nhà hàng nhiều gần gấp đôi so với những người tham gia đối chứng trong 14 ngày trước khi bị bệnh. Tuy nhiên, cơ quan y tế thừa nhận rằng không có cách chính xác để xác định liệu những người bị nhiễm COVID-19 có mắc bệnh khi họ bỏ khẩu trang để ăn hoặc uống hay không.
CDC chỉ ra: “Đặc điểm của phơi nhiễm trong cộng đồng có thể khó đánh giá khi [sự] lây truyền lan rộng đang xảy ra, đặc biệt là từ những người không có triệu chứng trong các cộng đồng vốn có liên kết với nhau”.
Cơ quan này đề xuất thêm rằng “hướng, thông gió và cường độ của luồng không khí có thể ảnh hưởng đến việc lây truyền virus, ngay cả khi các biện pháp ngăn cách xã hội và sử dụng khẩu trang được thực hiện theo hướng dẫn hiện hành”.
CDC cho biết thêm: “Hầu hết các trường hợp phơi nhiễm tiếp xúc gần với các thành viên trong gia đình, phù hợp với việc lây truyền COVID-19 trong gia đình”.
Cuộc điều tra của CDC được thực hiện trên những người lớn trên 18 tuổi đã được xét nghiệm vi rút tại một trung tâm xét nghiệm và chăm sóc sức khỏe ngoại trú tại một trong 11 trung tâm y tế trong suốt hầu hết tháng 7.
Cùng tháng đó, Tiến sĩ Fauci, Giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia, đã phản đối việc tiến hành một nghiên cứu có kiểm soát, về hiệu quả của khẩu trang trong việc ngăn chặn sự lây lan của virus Vũ Hán.
“Ngay bây giờ, tôi đã có đủ sự thuyết phục với sự tổng kết và tổng thể của dữ liệu đã được phân tích tổng hợp và tôi tin rằng lợi ích của việc đeo khẩu trang rõ ràng là có và tốt hơn là không đeo khẩu trang”, ông nhấn mạnh trong một sự kiện do Viện Chính trị và Dịch vụ Công của Đại học Georgetown tài trợ.
Vào thời kỳ đầu của đại dịch, ông Fauci và các quan chức y tế công cộng khác đã khuyến cáo những người không làm trong lĩnh vực y tế không nên đeo khẩu trang và sau đó họ đã thay đổi ý định, kêu gọi mọi người đeo khẩu trang.
Mỹ: COVID tăng kỷ lục ở các bang Trung Tây
Wisconsin và các bang khác ở vùng Trung Tây Hoa Kỳ đang chống chọi trước một đợt tăng COVID, số ca nhiễm và nhập viện tăng tới mức kỷ lục báo hiệu một đợt tái bùng phát toàn quốc khi thời tiết bắt đầu lạnh dần.
Hơn 22 ngàn ca mới được báo cáo hôm 14/10 trên khắp khu vực Trung Tây. Các ca nhập viện tại những bang này lên mức cao kỷ lục trong ngày thứ mười liên tiếp.
Hơn 86% giường bệnh tại các khu chăm sóc hồi sức ở Wisconsin có bệnh nhân, tính tới ngày 14/10.
Trên 1 ngàn người nhập viện vì COVID tại Wisconsin hôm 14/10, cơ quan phụ trách y tế của tiểu bang cho biết. Giới hữu trách ghi nhận số ca nhập viện trong bảy ngày qua tăng gần 25% so với tuần trước đó.
Từ đầu tháng 10 tới nay, North Dakota và South Dakota báo cáo số ca nhiễm mới tính trên đầu người cao gấp ba lần so với Anh, Tây Ban Nha và Pháp vốn là những nơi cũng có COVID tăng, theo phân tích của Reuters.
Số người nhập viện vì COVID cũng tăng kỷ lục tại Iowa hôm 14/10.
Hoa Kỳ được tặng đất làm căn cứ quân sự
ở Thái Bình Dương để đối phó với Trung Quốc
Bình luậnNguyễn Minh
Sau khi bị Bắc Kinh gây áp lực kinh tế do có quan hệ với Đài Loan, quốc đảo Palau đã tặng đất cho Hoa Kỳ để Washington tăng cường hiện diện quân sự trong khu vực Thái Bình Dương.
Palau là một quốc đảo ở Thái Bình Dương, giáp phía tây nam đảo Guam của Hoa Kỳ.
Trong chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ – ông Mark Esper vào tháng 9/2019, Tổng thống của Palau là ông Tommy Remengesau Jr., đã đề nghị Hoa Kỳ sử dụng đất của quốc gia mình để xây dựng cảng, căn cứ quân sự và sân bay.
Tờ Wall Street Journal đưa tin rằng, Tổng thống Remengesau có yêu cầu rất đơn giản với Hoa Kỳ, đó là: “Hãy xây dựng các cơ sở sử dụng chung, rồi đến và sử dụng chúng thường xuyên”.
Tướng Kenneth Wilsbach phụ trách khu vực Thái Bình Dương đã bày tỏ sự hoan nghênh với đề nghị này của quốc đảo Palau, nói rằng lực lượng không quân “rất mong chờ” việc mở rộng sự hiện diện quân sự của Hoa Kỳ ở Palau.
Ông Wilsbach nói: “Đó là một vị trí khá tốt để hoạt động, mặc dù các sân bay sẽ không thể chứa nhiều hơn vào thời điểm này ngoài máy bay loại C-130. Nhưng đó là điều mà chúng tôi rất mong chờ. Thành thật mà nói, chúng tôi đánh giá cao việc chính phủ Palau đề nghị chúng tôi tham gia”.
Đề nghị của quốc đảo Palau được đưa ra sau khi quốc gia này phải chịu áp lực kinh tế gia tăng từ Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Chế độ này đã cấm các công ty lữ hành Trung Quốc bán các gói du lịch đến quốc đảo này từ năm 2017 khi Palau được cho là từ chối cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan.
Hiện tại, chỉ có 4 quốc gia ở khu vực Thái Bình Dương tiếp tục có quan hệ ngoại giao với Đài Loan. ĐCSTQ luôn tự cho rằng Đài Loan là một tỉnh ly khai của mình, cần phải được sáp nhập để chịu sự kiểm soát của Bắc Kinh.
Nguồn thu kinh tế chính của Palau đến từ ngành du lịch, chiếm 80% GDP hàng năm, theo Ngân hàng Lloyds. ĐCSTQ đã đưa ra lệnh cấm sau 2 năm bùng nổ du lịch từ Trung Quốc đến quốc gia Thái Bình Dương này. Sự thiệt hại về ngành du lịch đã khiến nhiều người dân ở Palau vật lộn để trả nợ cho các khoản vay đầu tư phát triển.
Bà Leilani Reklai là cựu Chủ tịch Hiệp hội du lịch Palau, cho biết, một số người dân Palau đã thấy rủi ro từ việc đầu tư vào kinh doanh du lịch dựa vào đa phần khách du lịch từ Trung Quốc. Tuy vậy, vẫn có nhiều người tận dụng dòng tiền nên đã vay để đầu tư vào du lịch và kết cục là nợ nần chồng chất.
“Đây là chiến lược của Trung Quốc, đây là những gì họ làm, họ sẽ đổ rất nhiều tiền vào đây, khiến bạn bị nghiện như nghiện nước giải khát Coca và sau đó đóng nó lại”.
Nhà phân tích châu Á – Thái Bình Dương tại Stratfor tên là Evan Rees, nói với The Guardian rằng, Trung Quốc sử dụng lệnh cấm du lịch như một phần của biện pháp rộng lớn hơn nhằm ép buộc quốc gia khác tuân theo yêu cầu của ĐCSTQ.
Ông Michael Shoebridge từ Viện Chính sách Chiến lược Úc cũng có cùng nhận định.
Trả lời Epoch Times vào tháng Năm, ông nói: “Ý tưởng về việc nhà nước Trung Quốc sử dụng sức mạnh chi tiêu của người tiêu dùng như một vũ khí kinh tế, không phải là mới, mà đã tồn tại”.
Úc cũng đã bị ĐCSTQ gây áp lực kinh tế theo cách tương tự vào đầu năm 2020 khi Bắc Kinh ra lệnh cấm nhập khẩu thịt bò, lúa mạch và rượu vang từ Úc, đồng thời cảnh báo sinh viên Trung Quốc không được đến nước này.
Chiến lược cho các Mục tiêu Thái Bình Dương của Mỹ và Úc
Lời đề nghị này của Palau là một chiến lược tốt cho Hoa Kỳ và các quốc gia đồng minh như Úc vì quốc đảo này nằm ở vị trí được coi là “đám mây đảo thứ hai”. Vị trí này sẽ cho phép Hoa Kỳ và các quốc gia đồng minh nắm giữ khu vực Thái Bình Dương nếu Trung Quốc tiếp tục có các hành động gây hấn ở Biển Đông.
Trong 6 tháng qua, Bắc Kinh đã gia tăng các động thái bành trướng hung hãn, bao gồm hoạt động ở Biển Đông, những chuyến bay quân sự ở eo biển Đài Loan, giao tranh ở biên giới với Ấn Độ và ban hành luật an ninh quốc gia để hạn chế quyền tự trị của Hong Kong.
Palau cũng có vị trí chiến lược gần Darwin, Úc, đảo Guam, Philippines, và Nhật Bản, nơi Hoa Kỳ có các cơ sở quốc phòng đang hoạt động.
Gần đây Úc và Hoa Kỳ đã tăng cường sự hiện diện của lực lượng quốc phòng ở khu vực Thái Bình Dương sau khi các chuyên gia cảnh báo rằng khu vực này có nguy cơ bị Trung Quốc thâu tóm.
Vào tháng Chín, lực lượng quốc phòng của Hoa Kỳ và Úc đã tiến hành tập trận máy bay ném bom ở Lãnh thổ phía Bắc với các máy bay bay từ đảo Guam để kiểm tra khả năng tích hợp giữa hai lực lượng quốc phòng và thể hiện năng lực của lực lượng này trong khu vực.
Trong khi vào tháng Bảy, 2 quốc gia này cũng đã tiến hành hoạt động tự do hàng hải khi trên đường đến tập trận chung Rimpac cùng với thành viên của Bộ Tứ là Nhật Bản qua biển Philippines.
Trong khuôn khổ Chương trình An ninh Hàng hải Thái Bình Dương, Úc đã và đang cung cấp cho quốc đảo Palau một đội tàu tuần tra để bảo vệ tuyến hàng hải. Khi bàn giao tàu tuần tra gần đây nhất vào ngày 18/9, Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng kiêm Bộ trưởng Bộ Phát triển Quốc tế và Thái Bình Dương từ Úc, ông Alex Hawke cho biết tàu tuần tra rất quan trọng đối với an ninh khu vực.
Nguyễn Minh
Theo Epoch Times tiếng Anh
Ủy ban Tư Pháp Thượng Viện
chọn ngày bỏ phiếu cho Thẩm Phán Barrett
Tin Washington DC – Vào thứ Năm, 15 tháng 10, Ủy Ban Tư Pháp Thượng Viện đã kết thúc ngày thứ 4 và cũng là ngày cuối cùng trong thủ tục điều trần của Thẩm Phán Amy Coney Barrett trước khi được đề cử vào Tối Cao Pháp Viện. Hai đại diện từ Hiệp hội luật sư Hoa Kỳ đã được mời đến Ủy Ban Tư Pháp, và cả hai người đều xác nhận bà Barrett là một thẩm phán tài giỏi, được đồng nghiệp kính trọng vì sự chính trực.
Đảng Cộng Hòa muốn Ủy Ban Tư Pháp nhanh chóng bỏ phiếu phê chuẩn cho bà Barrett, để sau đó đi tiếp tới thủ tục bỏ phiếu tại toàn Thượng Viện. Tuy nhiên, Chủ tịch Ủy Ban Tư Pháp, Thượng Nghị Sĩ Lindsey Graham thông báo việc bỏ phiếu đề cử bà Barrett sẽ diễn ra trong 1 tuần nữa, theo như truyền thống của ủy ban.
Vòng bỏ phiếu tại Ủy Ban Tư Pháp về việc đề cử bà Barrett vào Tối Cao Pháp Viện sẽ diễn ra lúc 1 giờ trưa ngày 22 tháng 10. Sau đó, đề nghị đề cử sẽ được chuyển lên Thượng Viện. Các thượng nghị sĩ Dân Chủ đã tìm cách hoãn bỏ phiếu và đình chỉ vô thời hạn việc đề cử bà Barrett, nhưng không thành công.
Phe Dân Chủ chỉ trích rằng, việc đảng Cộng Hòa đẩy nhanh việc phê chuẩn cho bà Barrett trong lúc gần đến ngày bầu cử là một điều đáng xấu hổ, vì lẽ ra người chiến thắng trong cuộc bầu cử nên được quyền chọn thành viên mới cho tòa án cao nhất Hoa Kỳ. Do đảng Cộng Hòa đang chiếm thế đa số tại Thượng Viện, việc đề cử bà Barrett gần như chắc chắn sẽ được phê chuẩn. (Ngô Bảo)
https://www.sbtn.tv/uy-ban-tu-phap-thuong-vien-chon-ngay-bo-phieu-cho-tham-phan-barrett/
TT Trump: Nữ thẩm phán mới của Tòa án Tối cao
là đoàn tàu bất khả chiến bại
Đại Nghĩa
Tổng thống Donald Trump đã hoan nghênh phiên điều trần xác nhận đang diễn ra tại Thượng viện đối với Thẩm phán Amy Coney Barrett, ứng cử viên của ông cho Tòa án Tối cao, theo Breibart.
Tổng thống ghi nhận thông báo của Chủ tịch Tư pháp Thượng viện Lindsey Graham rằng cuộc bỏ phiếu cuối cùng, đầy đủ của Thượng viện để chính thức xác nhận bà Barrett giữ cương vị mới sẽ diễn ra trong một tuần nữa.
“Tôi không biết điều gì có thể ngăn chặn nó, bởi vì cô ấy quá tốt… đó là một đoàn tàu bất khả chiến bại”, ông Trump nói.
Tổng thống đã nói về bà Barrett trong một cuộc vận động tranh cử ở Bắc Carolina, nơi ông đề cử ba thẩm phán khác nhau vào Tòa án Tối cao, bao gồm Thẩm phán Neil Gorsuch và Thẩm phán Brett Kavanaugh.
“Họ là những người tuyệt vời, trí tuệ, những con người tuyệt vời, và bây giờ chúng tôi có Amy đồng hành cùng điều đó, và tương lai sẽ rất sáng sủa”, ông Trump nói.
Tổng thống Trump cho rằng nhiệm kỳ tổng thống 4 năm tiếp theo có thể có thêm từ một đến bốn đề cử vào Tòa án Tối cao.
Vị tổng thống Đảng Cộng hòa nhớ lại chiến dịch năm 2016 của ông thành công như thế nào sau khi ông đề xuất một danh sách các thẩm phán Tòa án Tối cao tiềm năng mà ông sẽ chọn.
“Họ tin vào một điều gọi là Hiến pháp,” ông Trump nói.
Tổng thống nói rằng danh sách đề cử của ông rất quan trọng, bởi nó khiến những người bảo thủ [1] vẫn còn hoài nghi về chiến dịch của ông bỏ phiếu cho ông.
“Họ nói rằng đó là điều đã giúp tôi thắng cử. Tôi không biết điều đó có đúng không ”, ông Trump nói.
Ông thách thức cựu Phó Tổng thống Joe Biden làm điều tương tự, nhưng lưu ý rằng Biden sẽ bị buộc phải đưa ra một danh sách các thẩm phán cực tả.
“Mọi người phải được biết ông ấy sẽ chọn ai. Bạn không thể để ai đó lên và đưa thứ công lý điên cuồng, cấp tiến, thiên tả vào Tòa án Tối cao”, ông Trump nói.
Chú thích:
[1] Từ conservative thường được dịch là “bảo thủ” trong tiếng Việt và có thể gây hiểu nhầm nghĩa, trong khi từ này có hàm nghĩa là là bảo vệ, duy trì các giá trị truyền thống như tín ngưỡng, phản đối quan hệ đồng tính, phản đối phá thai… Tại Mỹ, những người conservative thường là các đảng viên Cộng hòa và những người ủng hộ đảng Cộng hòa. Đối lập với trường phái này là liberal, thường được dịch là “tự do”, với những quan điểm phản truyền thống như ủng hộ hôn nhân đồng tính, ủng hộ phá thai.
Tỷ lệ thành viên Đảng Dân chủ
ủng hộ thẩm phán do ông Trump đề cử tăng mạnh
Đại Nghĩa
Sau biểu hiện đầy thuyết phục trong buổi chất vấn dài, với không một dòng ghi chú nào được viết trước, bà Barrett đã nhận được sự công nhận của nhiều người.
Sự ủng hộ việc chấp nhận đề cử của Thẩm phán Amy Coney Barrett tiếp tục tăng trong tất cả các cử tri, bao gồm cả đảng viên Dân chủ, tờ Breitbart dẫn kết quả một cuộc khảo sát của Morning Consult được công bố hôm thứ Tư (14/10).
Cuộc khảo sát được thực hiện từ ngày 9-11 tháng 10 trong số khoảng 2.200 cử tri. Kết quả cho thấy 48% số cử tri đã đăng ký ủng hộ việc chấp thuận vị trí thẩm phán trong Tòa án Tối cao Hoa Kỳ của bà Barrett – tăng 11% so với ngày 26/9 và tăng hai điểm so với 46% vào tuần trước.
Trong cuộc khảo sát vào cuối tháng 9, chỉ có 14% đảng viên Đảng Dân chủ chỉ ra rằng Thượng viện nên chấp nhận Barrett. Con số đó đã tăng 10%, lên 24%, một tuần sau đó. Cuộc khảo sát tuần này cho thấy con số tăng 3%, với hơn một phần tư đảng viên Dân chủ, tương đương 27%, bày tỏ niềm tin rằng Thượng viện nên chấp thuận Barrett.
Sự ủng hộ của các cử tri độc lập đã tăng từ 36% trong cuộc thăm dò ngày 2-4 tháng 10 lên 38% trong cuộc khảo sát gần đây nhất và sự ủng hộ của Đảng Cộng hòa vẫn ổn định ở mức 77%.
Theo Morning Consult, cuộc khảo sát cho thấy “một phần lớn các đảng viên Cộng hòa và Dân chủ đang lên tiếng ủng hộ đề cử của Barrett hơn là họ đã làm cho Kavanaugh”.
Cuộc khảo sát cũng tiết lộ rằng đa số cử tri, 44%, tin rằng Thượng viện nên “bỏ phiếu xác nhận bà ấy càng sớm càng tốt, bất kể ai thắng cử [cuộc bầu cử tổng thống]”.
Con số này tăng so với 39% người nói cùng ngày 26/9. 36% tin rằng Thượng viện chỉ nên bỏ phiếu xác nhận bà nếu Trump thắng cử tổng thống.
Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ lặng lẽ kết thúc cuộc điều tra
về việc chính quyền Tổng Thống Obama
có phạm pháp khi “điều tra” đồng minh
của Tổng Thống Trump hay không
Tin từ Washington, D.C. – Vào thứ tư (ngày 14 tháng 10), Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ đã kết thúc cuộc điều tra về việc liệu các viên chức chính quyền cựu Tổng thống Obama có phạm pháp không khi cố gắng “điều tra” đồng minh của Tổng thống Trump được đề cập trong các báo cáo tình báo.
“Điều tra” đề cập đến việc nêu tên những công dân Hoa Kỳ có danh tính bị bôi đen trong các báo cáo từ Cơ quan An ninh Quốc gia liên quan đến việc họ liên lạc với một công dân ngoại quốc. Tổng thống Trump và các đồng minh của ông đã tìm cách mô tả việc sử dụng tiến trình này của chính quyền người tiền nhiệm đảng Dân chỦ, Cựu Tổng thống Barack Obama, là một hành vi lạm dụng quyền lực chính phủ. Việc này xảy ra thường xuyên và các viên chức chính quyền Tổng thống Trump đã đưa ra hàng nghìn yêu cầu như vậy.
Bộ Tư pháp vào tháng 5 đã chỉ định ông John Bash, một công tố viên liên bang từ Texas, dẫn đầu cuộc điều tra sau khi các thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa tiết lộ danh sách đã giải mật bao gồm tên của các viên chức Hoa Kỳ đưa ra yêu cầu tiết lộ các cuộc trò chuyện bị chặn giữa cựu cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Trump là Michael Flynn và đại sứ Nga. Ông Flynn sau đó bị buộc tội nói dối Cơ quan FBI về những cuộc trò chuyện đó và Bộ Tư pháp hiện đang yêu cầu thẩm phán liên bang bác bỏ cáo buộc nói trên.
Trong khi đó, ông Bash đã từ chức trong tháng này mà không đề cập đến những phát hiện của cuộc điều tra. Washington Post, tờ báo đầu tiên đưa tin về kết quả cuộc điều tra của ông Bash, cho biết Bộ Tư pháp không có ý định công bố kết quả. Những ngày gần đây, Tổng thống Trump đã phàn nàn về việc Bộ Tư pháp không có các cáo trạng chống lại các đối thủ chính trị của ông. (BBT)
Ủy ban Tư pháp Thượng viện Hoa Kỳ
yêu cầu CEO của Twitter ra điều trần
vì chặn các bài đăng về bê bối của Hunter Biden
Bình luậnThùy Minh
Ủy ban Tư pháp Thượng viện sẽ ban hành trát yêu cầu Giám đốc điều hành Twitter Jack Dorsey ra điều trần sau khi các bài viết của trang New York Post về Hunter Biden bị chặn ở trên nền tảng này. Ủy ban cho rằng hành động này có thể góp phần can thiệp đến cuộc bầu cử trong vòng 19 ngày tới, ngày 3/11.
Thượng nghị sĩ Ted Cruz nói với các phóng viên vào ngày 15/10 rằng Ủy ban Tư pháp “sẽ đưa ra trát triệu tập Jack Dorsey” điều trần vào ngày 23/10. Ông Cruz và Chủ tịch Ủy ban Tư pháp Thượng viện Lindsey Graham cho biết họ sẽ tiến hành tổ chức một cuộc bỏ phiếu vào ngày 20/10 về việc ban hành triệu tập điều trần với ông Dorsey.
Ông Cruz cáo buộc ông Dorsey và Twitter “lạm dụng quyền lực công ty của họ” để kiểm duyệt bài đăng của New York Post về nội dung các email của ông Hunter Biden mô tả chi tiết các giao dịch béo bở liên quan đến công ty năng lượng tư nhân lớn nhất Trung Quốc.
Cả ông Cruz và ông Graham đều cho biết họ không chắc liệu các bài viết của New York Post có đúng không, nhưng họ nhấn mạnh rằng đây là vấn đề kiểm duyệt. Chiến dịch tranh cử tổng thống của ông Joe Biden đã phủ nhận các cáo buộc trong các bài viết của New York Post.
Ông Graham nhấn mạnh rằng thông tin gây mất uy tín từ hồ sơ do cựu điệp viên Christopher Steele của Vương quốc Anh cung cấp đã không bị Twitter chặn. Trong khi đó, liên quan đến các cáo buộc rằng Tổng thống Donald Trump thông đồng với Nga, thì lại “không có ai chặn điều đó”.
Ông lập luận rằng các công ty truyền thông xã hội “có vị trí thống trị trong cuộc sống của chúng ta… họ là những nhà xuất bản” giống như báo chí hoặc đài truyền hình. Nhưng những hành động gần đây của Twitter trong việc “thắt chặt” sự kiểm duyệt là “nhiều hơn bất cứ điều gì tôi có thể nghĩ đến cho người dân Mỹ,” ông nói.
Ông Jack Dorsey làm chứng trong phiên điều trần về tính minh bạch và trách nhiệm giải trình của Twitter, ở Washington vào ngày 5/9/2018. (Drew Angerer / Getty)
Ông Jack Dorsey làm chứng trong phiên điều trần về tính minh bạch và trách nhiệm giải trình của Twitter, ở Washington vào ngày 5/9/2018. (Drew Angerer / Getty)
Những người thuộc bảo thủ truyền thống, bao gồm cả Tổng thống Donald Trump, đã nói rằng các công ty công nghệ lớn như Twitter, Google và Facebook đã kiểm duyệt phát ngôn của họ, nhưng lại “nới lỏng” các phát ngôn của phe cánh tả.
“Sức mạnh đằng sau những nền tảng này” đã được “đẩy đến mức thực sự nguy hiểm”, ông Graham nói, khi nhấn mạnh với những người thuộc phe cánh tả rằng: “Ngày mai có thể là các vị [là nạn nhân]”.
Thượng nghị sĩ Josh Hawley cho biết “nỗ lực can thiệp một cuộc bầu cử… của các công ty độc quyền là điều chưa từng có trong lịch sử Hoa Kỳ”.
Twitter đã không phản hồi ngay lập tức yêu cầu bình luận từ the Epoch Times.
Ngày 14/10, ông Dorsey, trong một tuyên bố hiếm hoi trên Twitter, đã xin lỗi sau khi New York Post cho biết tài khoản của họ đã bị khóa.
“Hành động của chúng tôi về bài báo của [New York Post] không được tốt. Và việc chặn chia sẻ URL qua tweet hoặc DM mà không đưa ra lý do tại sao là không thể chấp nhận được”, ông Dorsey viết.
Vào ngày 15/10, các quan chức Chiến dịch tái tranh cử của tổng thống Trump cho biết Twitter đã khóa tài khoản chính của họ, vì cáo buộc là họ vi phạm các quy tắc khi đăng thông tin về ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ Joe Biden.
“Tài khoản của bạn đã bị khóa”, thông báo trên Twitter nêu rõ. “Chuyện gì đã xảy ra? Chúng tôi đã xác định rằng tài khoản này đã vi phạm Quy tắc của Twitter. Cụ thể, vì: Vi phạm các quy định của chúng tôi về việc đăng thông tin cá nhân”.
Giám đốc truyền thông Chiến dịch tranh cử của tổng thống Trump, ông Tim Murtaugh cho biết: “Rõ ràng đây là sự can thiệp đến cuộc bầu cử. Đối với Twitter việc khóa tài khoản chính của Chiến dịch tranh cử của Tổng thống Hoa Kỳ là một sự can thiệp chính trị ngoạn mục nhằm gian lận bầu cử”.
Thùy Minh
Theo The Epoch Times tiếng Anh
Twitter xuống nước sau các chỉ trích
vì chặn bài New York Post về Hunter Biden
Twitter mới đây nới lỏng các chính sách của họ đối với việc chia sẻ dữ liệu bị đánh cắp, sau khi có những phản ứng dữ dội về quyết định của họ chặn một bài của báo New York Post nói về con trai của ông Joe Biden, The Guardian và Fox News cho biết.
Các thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa tuyên bố rằng họ có ý định triệu tập người đồng sáng lập Twitter, Jack Dorsey, vào tuần tới để buộc ông phải giải thích về quyết định đó, sau khi ông xin lỗi là đã không trao đổi thông tin đầy đủ liên quan đến việc chặn bài, theo tin của The Guardian và Fox News.
Báo New York Post hôm 14/10 tung ra một phóng sự gây chấn động, chỉ vài tuần trước cuộc bầu cử tổng thống, trong đó tiết lộ nội dụng các email giữa ông Hunter Biden, con trai của ứng cử viên tổng thống thuộc đảng Dân chủ Joe Biden, và một quan chức của hãng Burisma vào lúc ông Joe Biden là phó tổng thống dưới thời ông Barack Obama, The Guardian và Fox News tường thuật.
Những người không có thiện cảm với ông Joe Biden nói rằng các email mà New York Post thu thập được ít ra cũng nêu lên những câu hỏi mới về phẩm chất của cựu phó tổng thống.
Ông Joe Biden khẳng định rằng ông không đóng vai trò gì trong sự nghiệp kinh doanh của con trai mình và chưa bao giờ nói chuyện với “con trai về các giao dịch kinh doanh ở nước ngoài”.
Những email nêu trên có thể làm khó cho những tuyên bố đó của ông Joe Biden.
Andrew Bates, phát ngôn viên cho Ban vận động bầu cử của ông Joe Biden, cho biết trong một tuyên bố với Wall Street Journal rằng tờ New York Post “chưa bao giờ hỏi Ban vận động của ông Joe Biden về các yếu tố quan trọng trong câu chuyện này”.
Theo The Guardian và Fox News, bài phóng sự của New York Post được cho là dựa vào dữ liệu bị đánh cắp từ máy tính xách tay của ông Hunter Biden, sự việc xảy ra ở một cửa hàng sửa chữa máy tính.
The Guardian và Fox News dẫn lời Twitter cho hay hãng này chặn bài báo đó vì hai lý do. Thứ nhất, nó chứa thông tin riêng tư, chẳng hạn như các địa chỉ email cá nhân; và thứ hai, nó chứa thông tin, dữ liệu bị đánh cắp, vi phạm chính sách được hãng đưa ra vào năm 2018 nhằm cố gắng hạn chế các hoạt động “tin tặc và rò rỉ” thông tin có tính chất giống như những gì nhà nước Nga đứng sau hồi năm 2016.
Chính sách thứ hai đó giờ đây được nới lỏng. The Guardian và Fox News trích lời Giám đốc mảng chính sách của Twitter, Vijaya Gadde, viết lên mạng xã hội vào tối thứ Năm 15/10 rằng:
“Chúng tôi sẽ không xóa nội dung bị đánh cắp nữa trừ khi nó bị tin tặc trực tiếp phát tán hoặc bị những kẻ hoạt động chung với tin tặc làm như vậy. Chúng tôi sẽ gắn nhãn các bài đăng để cung cấp ngữ cảnh thay vì chặn các đường link được chia sẻ trên Twitter”.
Chính sách chống lại các dữ liệu bị tin tặc đánh cắp đã dẫn đến mối lo ngại, không chỉ ở trong giới các chính trị gia đảng Cộng hòa và các nhà hoạt động, là Twitter có thể chặn việc đưa tin về các vụ đánh cắp dữ liệu, hạn chế hoạt động báo chí chính đáng, bà Gadde nói.
“Chúng tôi muốn xử lỷ những mối lo ngại rằng có thể có nhiều hậu quả không mong muốn đối với các nhà báo, những người tố cáo và những người khác theo những cách thức trái ngược với mục đích của Twitter là phục vụ cho các cuộc đối thoại của công chúng”.
Các chuyên gia nghiên cứu về hoạt động thông tin từ lâu đã cảnh báo rằng các cuộc tấn công tin tặc và rò rỉ thông tin có thể cực kỳ nguy hiểm, một phần là do những lợi lộc hấp dẫn đặt ra cho các tổ chức truyền thông chính thống.
Khi có những lượng lớn dữ liệu bị đánh cắp bị lộ ra, chúng có thể làm thay đổi những gì công chúng thảo luận. Nhưng khi dữ liệu bị rò rỉ một cách có chọn lọc hoặc kết hợp với các vụ tung tin giả, điều đó có thể trở nên đặc biệt nguy hiểm, The Guardian và Fox News dẫn lời các chuyên gia.
“Điểm mấu chốt là: mọi dữ kiện nhỏ nhặt – mọi email, mọi chi tiết được đề cập trong email – phải được kiểm chứng khi dữ liệu xuất hiện theo một cách thức đáng ngờ như vậy, không chỉ là một thông tin, mà một bức ảnh cũng vậy”, nhà nghiên cứu Thomas Rid thuộc Trường Nghiên cứu Quốc tế Cao cấp, Đại học Johns Hopkins, bày tỏ ý kiến. “Có vẻ như New York Post đã không làm điều đó trong vụ này”, ông Rid đưa ra quan điểm, theo tin của The Guardian.
“Xin nói với các nhà báo đang tính viết về câu chuyện độc hại này: Đừng làm vậy – trừ khi bạn có thể kiểm chứng độc lập thêm về các chi tiết. Và ngay cả khi bạn có thể kiểm chứng điều này điều khác, hãy thừa nhận là có nguy cơ thông tin bị sai lệch ngay từ đầu, đặc biệt là xét đến bối cảnh của năm 2016. Không làm như vậy chính là cách làm kém cỏi”, vẫn theo lời nhà nghiên cứu Thomas Rid trong bài báo của The Guardian.
Phóng sự của New York Post không phải là bài duy nhất bị Twitter chặn và gây ra tranh cãi.
Tài khoản của Ban vận động tái tranh cử của ông Donald Trump cũng bị hạn chế một thời gian ngắn hôm thứ Năm 15/10, gây ra những phản đối kịch liệt khác từ các nhà lập pháp đảng Cộng hòa, những người cáo buộc các hãng truyền thông xã hội đang hoạt động như thể là “cảnh sát ngôn luận”.
Twitter tạm thời chặn, không cho tài khoản @TeamTrump đăng bài sau khi tài khoản này đăng một video đề cập đến phóng sự của New York Post.
“Rồi kết cục sẽ là một vụ kiện lớn và có những điều rất nghiêm trọng có thể xảy ra mà tôi không muốn xảy ra, nhưng có lẽ sẽ phải vậy”, ông Trump nói khi được hỏi về động thái của Twitter.
Quỹ nhà Clinton bị buộc tội trốn thuế
lên tới 2,5 tỷ USD
Lục Du
Một thẩm phán liên bang Hoa Kỳ đã ra phán quyết rằng khiếu nại trốn thuế chống lại Quỹ Clinton nên được tiếp tục xem xét, The BL đưa tin.
Quỹ Clinton được thành lập vào năm 1997 bởi vợ chồng cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton với mục tiêu phục vụ các hoạt động từ thiện. Tuy nhiên, theo một báo cáo của Just The News, quỹ này bị cáo buộc trốn khoản tiền thuế lên tới 2,5 tỷ đô la.
Thẩm phán Tòa án Thuế Hoa Kỳ David Gustafson đã từ chối quyết định hôm 8/10 miễn truy cứu Quỹ Clinton của Sở Thuế vụ (IRS), sau khi hai chuyên gia thuế nộp đơn khiếu nại quỹ của gia đình Clitn vì nó vi phạm các điều khoản miễn thuế.
Thẩm phán Gustafson nói rằng hai người tố cáo quỹ Clinton, John Moynihan, một cựu quan chức Cơ quan Thực thi Ma túy và Larry Doyle, một chuyên gia thuế doanh nghiệp, “đã cung cấp‘ tài liệu đáng tin cậy, cụ thể ’hỗ trợ cho các cáo buộc của họ”.
Thẩm phán Gustafson cho rằng, IRS đã “lạm dụng quyền quyết định của mình” trong việc cố gắng bác bỏ các cáo buộc chống lại Quỹ Clinton.
Ông Gustafson cho biết Cục Khiếu nại (WB) của IRS đã bác bỏ cáo buộc của Moynihan và Doyle một cách nhầm lẫn đơn giản vì văn phòng Điều tra Hình sự (CI) của IRS đã gửi một email nói rằng các vấn đề trong đơn khiếu nại đã được khép lại.
Theo một báo cáo của nhà nghiên cứu nổi tiếng John Solomon, Moynihan và Doyle là những nhà điều tra tài chính đã nộp đơn khiếu nại lên IRS với cáo buộc rằng Quỹ Clinton đã vi phạm luật thuế quản lý các tổ chức từ thiện miễn thuế.
Các nhà điều tra đã xem xét các bản khai thuế của Quỹ Clinton, các dữ liệu công khai khác và phỏng vấn một số nhân viên của quỹ này. Họ cũng cố gắng so sánh số tiền được chi cho các khoản quyên góp từ thiện và số tiền được dành cho các khoản như đi lại, tiền lương và chi phí hành chính.
Ngoài những thứ khác, họ nhận thấy rằng khoảng 60% thu nhập của quỹ được chi cho các khoản như lương, du lịch và trợ cấp. Moynihan cho biết anh tin rằng một tổ chức từ thiện đúng nghĩa sẽ chỉ dành khoảng 15% cho những khoản chi tiêu đó.
Do đó, Doyle và Moynihan đã phân loại Quỹ Clinton thuộc nhóm “quan hệ đối tác chặt chẽ” thay vì là một tổ chức từ thiện như điều mà quỹ này tự xưng.
Các nhà nghiên cứu tin rằng gia đình Clintons nợ từ 400 triệu đến 2,5 tỷ USD tiền thuế. Họ cũng cho biết họ đã tìm thấy các trường hợp mượn việc ủng hộ quỹ để thực hiện những hành vi mờ ám.
Dựa trên một cuộc phỏng vấn với một nhân viên cũ, những người tố cáo nói rằng cựu Tổng thống Bill Clinton thường xuyên “trộn lẫn và kết hợp, trên cơ sở liên tục, công việc kinh doanh của ông với hoạt động của quỹ”.
Trong khi Quỹ Clinton phủ nhận các cáo buộc của những người khiếu nại, quyết định của thẩm phán có nghĩa là vụ việc sẽ được tiếp tục, vì ông Gustafson đã đề nghị thời gian biểu cho các bước xử lý tiếp theo lên Bộ Tài chính Hoa Kỳ và những người khiếu nại.
https://www.dkn.tv/the-gioi/quy-nha-clinton-bi-buoc-toi-tron-thue-len-toi-25-ty-usd.html
Báo Mỹ tung ‘bom tấn’ thứ hai, phơi bày quan hệ
mờ ám của con trai Biden với Trung Quốc
Hải Lam
Sau vụ bê bối giữa gia đình Biden và công ty năng lượng Ukraine, New York Post ngày 15/10 tiếp tục tiết lộ những giao dịch triệu đô giữa con trai Joe Biden và một công ty Trung Quốc.
Hunter Biden, con trai ứng viên tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden, đã theo đuổi hàng loạt các hợp đồng béo bở liên quan đến công ty năng lượng tư nhân lớn nhất Trung Quốc, trong đó có một công ty mà ông nói sẽ “có lợi với tôi và gia đình tôi”, theo các email mà New York Post đăng tải.
Một email được gửi đến Hunter vào ngày 13/5/2017 với tiêu đề “Kỳ vọng”, bao gồm chi tiết về “gói thù lao” cho 6 người tham gia vào một thương vụ kinh doanh không nêu tên. Hunter được đề cập đến trong vai trò “Chủ tịch / Phó Chủ tịch tùy thuộc vào thỏa thuận với CEFC”. CEFC là chữ viết tắt chỉ tập đoàn năng lượng CEFC China Energy Co. có trụ sở tại Thượng Hải hiện đã phá sản.
Thù lao của Hunter được chốt ở mức “850”, và email cũng nhấn mạnh rằng: “Hunter có một số kỳ vọng về công việc và anh ấy sẽ nêu rõ sau”.
Ngoài ra, email phác thảo một “thỏa thuận tạm thời”, theo đó 80% “vốn chủ sở hữu” hoặc cổ phần trong công ty mới sẽ được chia đều cho 4 người. Bốn người này có tên viết tắt tương ứng với người gửi và 3 người nhận email, với chữ “H” được cho là chỉ Hunter Biden.
Thỏa thuận cũng liệt kê “10 Jim” (Jim là từ viết tắt của James) và “10 do H nắm giữ cho ông lớn?”. Cả “Jim” và “ông lớn” ở đây đều không được giải thích thêm là chỉ về ai trong thư.
Người gửi email này là ông James Gilliar thuộc công ty tư vấn quốc tế J2cR. Ông Gilliar nhấn mạnh: “Tôi rất vui được nêu ra bất kỳ chi tiết nào với Zang nếu có thiếu sót?”.
Chữ “Zang” này ám chỉ ông Zang Jian Jun, cựu giám đốc điều hành của CEFC Trung Quốc.
Email này thuộc kho dữ liệu mà chủ một cửa hàng sửa chữa máy tính ở Delaware cho biết đã khôi phục được từ một máy tính xách tay MacBook Pro. Chiếc máy tính này bị bỏ tại cửa hàng của ông từ tháng 4/2019 và không có người đến lấy lại.
FBI đã thu giữ chiếc máy tính này, và một bản sao ổ cứng do chủ cửa hàng thiết lập đã được cựu Thị trưởng thành phố New York là ông Rudy Giuliani chia sẻ cho New York Post trong.
Hunter Biden đã gửi một email khác vào ngày 2/8/2017 như một phần nối tiếp trong loạt email. Email này liên quan đến một thỏa thuận mà Hunter đã ký với chủ tịch CEFC Ye Jianming, để có một nửa quyền sở hữu của một công ty mẹ (công ty holding). Công ty này dự kiến sẽ trả cho Biden hơn 10 triệu USD một năm.
Ông Ye là người có mối quan hệ với quân đội và tình báo của Bắc Kinh. Ông đã biến mất kể từ khi bị chính quyền Trung Quốc bắt giam vào đầu năm 2018 để điều tra, và CEFC đã tuyên bố phá sản vào đầu năm nay.
Hunter Biden viết trong email rằng, Ye đã “làm ngọt” các điều khoản của hợp đồng tư vấn kéo dài 3 năm với CEFC, đó là trả cho Hunter 10 triệu USD mỗi năm “chỉ cho phần môi giới”.
“Chủ tịch đã thay đổi thỏa thuận đó sau khi chúng tôi gặp mặt ở Miami để đạt được nhiều thoả thuận lâu dài và có lời hơn, từ đó tạo ra một công ty mẹ do TÔI sở hữu 50% và 50% thuộc sở hữu của anh ấy”, Hunter Biden viết.
“Phí tư vấn là một phần trong nguồn thu nhập của chúng tôi, nhưng lý do khiến đề xuất này của chủ tịch làm tôi và gia đình tôi hứng thú hơn nhiều là vì chúng tôi cũng sẽ là đối tác nắm vốn chủ sở hữu và lợi nhuận trong các khoản đầu tư của liên doanh”.
Một bức ảnh chụp ngày 1/8/2017 cho thấy một sơ đồ viết tay phác thảo quyền sở hữu “Hudson West”, theo đó hai thực thể được kiểm soát bởi Hunter Biden và một người nào đó được xác định là “Chủ tịch” mỗi bên sẽ sở hữu một nửa cổ phẩn.
Theo báo cáo về các thương vụ ở nước ngoài của Hunter Biden do Thượng nghị sĩ Ron Johnson và Chuck Grassley công bố vào tháng trước, có một công ty tên là Hudson West III đã mở hạn mức tín dụng vào tháng 9/2017.
Các thẻ tín dụng đứng tên công ty này được Hunter, chú của Hunter là James Biden và vợ của James là Sara Biden sử dụng. Họ sử dụng các thẻ này để mua “những món hàng xa xỉ trị giá hơn 100.000 USD, bao gồm vé máy bay và các sản phẩm tại cửa hàng Apple, hiệu thuốc, khách sạn và nhà hàng”, báo cáo cho biết.
Nhưng sau đó, công ty Hudson West III giải thể.
Ngoài ra, Hunter còn gửi email tới Gongwen Dong, người có dính líu tới thương vụ mua 2 căn hộ sang trọng ở Manhattan với tổng giá trị lên tới 83 triệu USD của hai công ty có liên kết với Ye, tờ Wall Street Journal hồi năm 2018 tiết lộ. Ông Dong sở hữu một biệt thự rộng lớn ở Great Neck, Long Island, New York và đã được xác nhận trong các báo cáo là Giám đốc tài chính của Tập đoàn Kam Fei, một công ty đầu tư có trụ sở tại Hồng Kông.
Các tài liệu mà New York Post thu thập được cũng bao gồm một “Thư cam kết với luật sư” được ký vào vào tháng 9/2017. Trong đó, một trong những trung úy hàng đầu của Ye là cựu quan chức chính phủ Hồng Kông Chi Ping Patrick Ho, đã đồng ý trả cho Hunter Biden 1 triệu USD. Đây là phí “tư vấn về các vấn đề liên quan đến luật pháp Hoa Kỳ, cùng lời khuyên liên quan đến việc tuyển dụng và phân tích pháp lý của bất kỳ Công ty Luật hoặc Luật sư nào của Hoa Kỳ”.
Vào tháng 12/2018, một bồi thẩm đoàn liên bang ở Manhattan đã kết tội ông Ho vì 2 kế hoạch hối lộ 3 triệu USD cho các quan chức chính phủ cấp cao ở châu Phi để có quyền khai thác dầu ở Chad và hưởng các giao dịch kinh doanh béo bở ở Uganda.
Những thông tin bất lợi với gia đình Biden được đưa ra giữa lúc cuộc bầu cử tổng thống ở Mỹ đã bước vào giai đoạn cuối. Trước đó, New York Post đã công bố các email tiết lộ Hunter Biden đã giới thiệu cha mình với một giám đốc điều hành của công ty khí đốt tự nhiên Ukraine Burisma Holdings. Điều này mâu thuẫn với tuyên bố của ứng viên tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden rằng ông “chưa bao giờ nói chuyện với con trai về các giao dịch kinh doanh ở nước ngoài của con”.
Ông Trump đăng lại 2 lần lời tố giác chấn động
của nhân viên CIA liên quan tới
chính quyền tiền nhiệm
Phụng Minh
Cuộc bầu cử Hoa Kỳ đang đến gần và thường xuyên có những tin tức bất lợi về ứng cử viên Đảng Dân chủ Joe Biden. Mới đây nhân viên Cơ quan Tình báo Trung ương Hoa Kỳ (CIA) đã tung tin, chính phủ Obama – Biden đã phản bội đội đặc nhiệm Seal 6 trong vụ xử tử Osama bin Laden, và phải trả một khoản tiền khổng lồ cho Iran. Tổng thống Trump đã tweet lại thông tin này. Sự kiện hiện tại vẫn đang trong quá trình lan tỏa và tính xác thực của tin tức vẫn chưa được xác minh.
Vào ngày 11/10, hai người tìm kiếm sự thật ở Benghazi (thành phố lớn thứ 2 ở Libya), anh Nicholas Noe và Charles Woods (cha của Ty Woods, một thành viên đội Seal bị giết ở Benghazi), đã tung ra một video trò chuyện trực tuyến với người tố giác Alan Howell Parrot của CIA, thu hút sự chú ý của dư luận, theo NTDTV.
Parrot là một cựu nhân viên CIA với nhiều kinh nghiệm trong cộng đồng tình báo, ông dự định công bố những gì ông nói trong tuần này, để phơi bày “nhiều tài liệu tội phạm ngông cuồng”.
Trong đoạn video, Parrot nói rằng: “Quân đội của chúng tôi được đào tạo rất tốt và công việc của họ được thực hiện rất ngăn nắp, chính những người đứng đầu đã đưa ra quyết định, và Ty Woods đã chết một cách không cần thiết, dưới tay của Hillary Clinton, Joe Biden và John Brennan (cựu Giám đốc CIA)“.
“Câu chuyện bắt đầu vào những năm 1970 khi họ bắt đầu thành lập một chương trình thay thế CIA có tên Safari, được tài trợ bởi các ngân hàng và tài khoản ngân hàng nước ngoài. Tôi có những con số đó và Osama Bin Laden là một trong những người được hưởng lợi từ nguồn tài trợ của những người tham gia Safari”, Parrot nói, “họ đang lật đổ sự kiểm soát giám sát của người kế nhiệm ủy ban giáo hội, tức là ủy ban tình báo Thượng viện“.
Parrot cho rằng kết quả thực hiện kế hoạch nói trên không tốt nên đã bị hủy bỏ, sau đó họ lập một kế hoạch bí mật để bắt và tiêu diệt Bin Laden. Brennan, Clinton, Biden và những người khác đã đạt được một thỏa thuận bí mật với Iran, yêu cầu Iran chuyển Bin Laden đến Pakistan, nơi hắn chờ đợi để bị giết.
Parrot cho biết ông là người đã đàm phán với Iran để chuyển Osama Bin Laden sang một khu vực trung lập và ông cho biết mình có băng ghi âm rằng điều đó đã được chấp thuận.
Tuy nhiên, dù Iran đã chuyển Bin Laden đến Pakistan nhưng nước này đã giải cứu hắn vào giây phút cuối cùng. Đội Seal 6 của Mỹ chịu trách nhiệm về vụ ám sát Bin Laden cuối cùng chỉ giết được thế thân của Bin Laden. Bin Laden sau đó được chuyển trở lại Iran, và nước này đã tống tiền Obama 152 tỷ USD.
Parrott nói rằng cựu giám đốc CIA John Brennan cũng tham gia vào kế hoạch này, ông ta yêu cầu mọi người nói dối sau đó, khẳng định rằng ông ta đã hoàn thành nhiệm vụ ám sát mà thực ra chỉ là giết được kẻ thế thân Bin Laden mà thôi.
Parrott cũng đề cập rằng chính quyền Obama-Biden sau đó đã phản bội các thành viên đội Seal 6 thực hiện nhiệm vụ, dẫn đến việc họ bị giết.
“Vậy có phải Seal 6 đã bị thủ tiêu không?” Nicholas Noy hỏi.
“Đúng. Obama đã trả giá bằng tiền. Biden đã trả giá bằng máu của Seal 6. Chính ông ta đã để họ chết“, Parrot trả lời.
Trong video, Parrott nói rằng ông có rất nhiều thông tin, video, ghi âm và hình ảnh để hỗ trợ tiết lộ của mình.
Vào ngày 12/10, trong một video tiết lộ khác, một phóng viên về vụ việc ở Benghazi đã chỉ ra rằng Obama, Biden và Clinton đã cùng với Iran che giấu Bin Laden, và một số cựu giám đốc CIA đều đã biết và hợp tác. Họ muốn Iran đưa Osama Bin Laden đến Palestine để bị giết nhằm tạo đà cho chiến dịch, nhưng rất có thể người bị giết là một thế thân của Osama Bin Laden. Ông cũng đề cập đến sự hy sinh kỳ lạ của đội Seal 6 thực hiện nhiệm vụ, có liên quan đến việc thanh toán 152 tỷ đô la Mỹ cho Iran.
Người tố cáo nói rằng một số lượng lớn video, âm thanh và tài liệu có liên quan đã được chuyển đến các nhân viên của Quốc hội để đánh giá.
Ông Trump đã tweet lại các tweet liên quan hai lần
Vào ngày 13/10, ông Trump đã đăng một dòng tweet từ tài khoản Twitter “Oscar the Midnight Rider 1111” về báo cáo này. Tuy nhiên, tài khoản này nhanh chóng bị Twitter cấm và nội dung được ông Trump đăng lại trên Twitter đã biến mất.
Vào buổi tối cùng ngày, ông Trump đã tweet lại một tweet liên quan khác.
Cái chết kỳ lạ của lính Seal và sự cố Benghazi
Seal là một trong những lực lượng đặc biệt hàng đầu nước Mỹ, tháng 5/2011, họ lại một lần nữa gây chấn động thế giới do thực hiện kế hoạch “Ám sát Bin Laden”. Tuy nhiên, trên chiến trường Afghanistan vào tháng 8 năm đó, Đội Seal 6 đã bị giáng một đòn nặng nề do một “vụ rò rỉ thông tin tình báo” kỳ lạ.
Vào đầu tháng 8/2011, các quan chức quân sự hàng đầu của Mỹ đã nhận được một “thông tin tình báo tối mật” từ CIA cho biết rằng tất cả các thủ lĩnh Taliban sẽ tổ chức một cuộc họp bí mật tại một thung lũng ở tỉnh Wardak, Afghanistan. Quân đội Hoa Kỳ ngay lập tức cử một đội Seal để tấn công bất ngờ. Tuy nhiên, khi chiếc trực thăng CH47 chở các thành viên đội Seal 6 đến nơi thì gặp phải ổ phục kích ngay khi chuẩn bị hạ cánh. Các chiến binh mặc đồ đen đã bắn trúng thân máy bay bằng một tên lửa RPG, sau đó bắn điên cuồng vào chiếc trực thăng đang hạ cánh, khiến 38 người thiệt mạng, 15 người trong số đó là thành viên của đội Seal 6. Vụ việc này đã trở thành một trường hợp kỳ lạ trong lịch sử đương đại của quân đội Mỹ.
Sau đó, chính quyền Obama quy vụ việc là một cuộc tấn công của Taliban. Tuy nhiên, nhiều người trong quân đội Mỹ và CIA tin rằng có điều gì đó mờ ám.
Ngoài ra, vào tối ngày 11/9/2012, đại sứ quán Hoa Kỳ tại Benghazi, một thành phố quan trọng của Libya, bất ngờ bị tấn công bởi những kẻ khủng bố. Một đội lính đặc nhiệm Seal đang nghỉ từ một căn cứ do CIA của Hoa Kỳ liên kết gần đó đã đến đại sứ quán để giải cứu và đưa những người sống sót trở về căn cứ, nhưng họ không thể chờ lực lượng tiếp viện của chính phủ Hoa Kỳ, kết quả là nhiều người đã chết trong cuộc bao vây của bọn khủng bố, bao gồm đeại sứ Mỹ và các thành viên Seal.
Sau vụ việc, Obama và Hillary cho rằng họ không nhận được báo cáo về việc Đại sứ quán cần cứu hộ kịp thời. Tuy nhiên, nhiều người trong các đảng cầm quyền và đối lập của Mỹ nghi ngờ rằng chính quyền Obama cố tình trì hoãn việc giải cứu, vì vậy nhiều người đã nỗ lực để truy tìm sự thật của vụ việc trong nhiều năm qua.
Joe Biden đòi con trai Hunter phải ‘cưa đôi’
các khoản thu nhập kiếm được cho ông ta?
Bình luậnĐông Bắc
Trong vô số ảnh, video, email… được lấy ra từ chiếc máy tính xách tay của Hunter Biden, có một tin nhắn anh ta đã gửi cho cô con gái của mình với tâm trạng bực dọc, vì bị cha là Joe Biden đòi hưởng một nửa các khoản lương mà anh ta kiếm được.
Trong rất nhiều các email thu được từ chiếc Macbook của Hunter Biden, không chỉ có những email giao dịch đáng ngờ theo các điều khoản làm việc của anh ta với Burisma (Công ty dầu mỏ Ukraine), những bức ảnh, video quay lại cảnh Hunter Biden tham gia vào các hành vi tình dục, hút thuốc và khêu gợi, mà còn có một tin nhắn Hunter Biden gửi cho cô con gái của anh ta.
Luật sư Rudy Giuliani đã tiết lộ tin nhắn Hunter Biden gửi cho con gái Naomi Biden của anh ta, trong đó Hunter viết rằng “Pop” – tên biệt danh trong gia đình của Joe Biden – buộc Hunter và các thành viên khác trong gia đình phải trả cho Joe Biden một nửa tiền lương từ các giao dịch kinh doanh khác nhau của họ.
Luật sư Rudy Giuliani tweet như sau:
“Ảnh dưới đây là ảnh chụp màn hình tin nhắn văn bản của Hunter Biden gửi cho con gái anh ta, Naomi Biden, vào ngày 3 tháng 1 năm 2019.
Điều này mô tả số tiền được trích lại cho Ông chủ, Joe Biden, như chuyện xảy ra thông thường trong mọi nhóm tội phạm có tổ chức.”
Đoạn tin nhắn đó có nội dung như sau:
“Bố yêu các con. Nhưng bố không nhận được sự tôn trọng và bố đoán vậy cũng ổn thôi – rõ ràng là bố đang làm việc vì các con. Bố hy vọng các con có thể làm những gì bố đã làm và trả tiền cho mọi thứ cho cả gia đình Fro suốt 30 năm qua. Điều đó thật sự khó. Nhưng đừng lo lắng, không giống như Pop, bố sẽ không bắt các con của bố trả (cho bố) một nửa tiền lương mà con kiếm được.”
Trong video bên dưới, luật sư Rudy Giuliani đã thảo luận về các email lấy được từ ổ cứng máy tính của Hunter Biden, trong đó tiết lộ cho thấy ứng viên Tổng thống Joe Biden đã nói dối về công ty Burisma. Đây chỉ là phần nổi của tảng băng, còn nhiều điều nữa sẽ xảy ra!
Gần đây, Big Tech trong đó Twitter tuyên bố rằng các tài liệu được phát hành từ máy tính xách tay của Hunter Biden đã bị “tấn công”. Nhưng thực tế là Twitter đã nói dối, và dựa vào đó để chặn tất cả các bài viết đưa tin xung quanh vụ bê bối động trời của gia đình ứng viên Tổng thống Joe Biden.
Tờ New York Post đã đăng một hóa đơn mà Hunter Biden đã ký khi giao máy tính Mac của anh ta cho chủ cửa hàng sửa chữa máy tính, bao gồm cả chữ ký của anh ta.
Theo các điều khoản của hợp đồng mà Hunter Biden đã ký với chủ cửa hành Paul MacIsaac, về mặt pháp lý, anh ta đồng ý sẽ bị mất quyền sở hữu chiếc máy tính xách tay bị hỏng do dính nước sau 90 ngày, kể từ ngày hoàn thành sửa chữa nếu anh ta không thanh toán các khoản tiền dịch vụ và nhận lại quyền sở hữu thiết bị.
Hunter Biden không lấy lại máy tính xách tay của mình nên đã “giao” thiết bị cho chủ cửa hàng theo các điều kiện đã thỏa thuận như sau:
“Thiết bị để lại cho [chủ cửa hàng] sau 90 ngày kể từ ngày thông báo dịch vụ hoàn thành sẽ được coi là bị bỏ rơi và bạn đồng ý giữ [chủ cửa hàng] vô hại đối với bất kỳ thiệt hại nào do mất tài sản.”
Đông Bắc
“FBI nói: Hãy giữ im lặng”: Thợ sửa máy tính
của Hunter Biden lo sợ bị thủ tiêu
Bình luậnĐông Bắc
Chủ cửa hàng máy tính Mac là John Paul MacIsaac cho biết anh là người đã chuyển email của Hunter Biden cho FBI và luật sư Rudy Giuliani của Tổng thống Trump. Nhưng trước khi giao máy tính, anh đã “tự vệ” bằng cách giữ một bản sao vì lo sợ mình sẽ bị thủ tiêu bởi đã nắm giữ những tình tiết mờ ám động trời của gia đình nhà Biden…
Nắm giữ bí mật động trời của nhà Biden
Theo dailymail.co.uk, John Paul MacIsaac (44 tuổi) ở Wilmington, Delaware cho biết ban đầu anh không nhận ra khách hàng của mình là ai. Nhưng khi anh ấy nhập tên vào máy tính, Paul MacIsaac hiểu rằng anh đã trở nên ‘nổi tiếng’ theo cách không mong muốn.
Tháng 4/2019, có một người đàn ông đến cửa hàng của John Paul MacIsaac và yêu cầu sửa máy tính xách tay. Chủ cửa hàng máy tính cho biết anh đã rất sợ hãi khi thấy tên Hunter xuất hiện dày đặc trên truyền thông vào mùa hè năm 2019.
Hunter Biden đã để lại ba chiếc máy tính xách tay Apple bị hỏng tại cửa hàng sửa chữa nhưng đã không đến để lấy lại máy tính, cũng như thanh toán hóa đơn 85 đô la để khôi phục dữ liệu trong máy tính. Hai
chiếc máy tính trong tình trạng bị ngấm nước và một chiếc bị hỏng bàn phím. Người sửa máy tính Paul MacIsaac cho biết ‘thông tin cá nhân’ ở trong máy tính khá ‘lộn xộn’.
Paul MacIsaac xác nhận rằng anh đã giao máy tính xách tay cho FBI vào tháng 12/2019, khi tuyên bố rằng Hunter Biden “chỉ là một khách hàng bình thường muốn để sửa máy tính”, nhưng sau đó MacIsaac đã nhận ra anh ta có người cha là ứng cử viên Tổng thống Đảng Dân chủ.
Trong suốt mùa hè, Paul MacIsaac bắt đầu quan tâm đến ổ cứng với những bí mật của Hunter Biden đang vô tình “nằm” trong cửa hàng của anh. Trước khi giao cho FBI, Paul MacIsaac đã tạo một bản sao, truy xuất dữ liệu và hình ảnh nội dung trong máy tính vào một ổ cứng riêng biệt để “bảo vệ bản thân”.
Anh cũng cho biết đã cố gắng liên lạc với Hunter Biden “nhiều lần, nhưng không có kết quả”.
Khi Hunter Biden không quay lại cửa hàng để trả chi phí mà Paul MacIsaac đã sửa chữa thiết bị, đương nhiên chủ cửa hàng máy tính đã trở thành chủ tài sản hợp pháp của 3 chiếc máy tính Mac theo các điều khoản của thỏa thuận sửa chữa với Hunter Biden. Điều này trái ngược với thông tin sai lệch từ Twitter và những người theo chủ nghĩa tự do cho rằng, nội dung của máy tính xách tay đã bị “tấn công”.
Paul MacIsaac đã tiết lộ các giao dịch email của Hunter và Joe Biden với một giám đốc điều hành của Công ty Burisma và nói với các phóng viên rằng, FBI đã yêu cầu anh giữ im lặng về việc sở hữu những chiếc máy tính xách tay của Hunter Biden sau khi họ thu hồi chúng thông qua trát đòi hầu tòa liên bang.
Tự vệ vì lo sợ bị thủ tiêu
Paul MacIsaac tiết lộ: “Giữa mùa hè, tôi bắt đầu lo lắng vì thấy những tin tức trên các tờ báo và mạng trực tuyến, và tôi nghĩ rằng tôi đã nhận ra cái tên đó”. Anh nhắc đến Hunter Biden khi đọc các nghi vấn về mối liên kết của Hunter Biden với vụ Ukraine.
Trong tâm trạng bất an, Paul MacIsaac kể rằng anh đã tìm đến một người bạn đáng tin cậy để xin lời khuyên.
Ngày 9/12/2019, hai đặc vụ của FBI – có thể là từ văn phòng ở Baltimore – đã đến nhận máy tính xách tay kèm theo trát đòi hầu tòa. Paul MacIsaac kể rằng ngày hôm sau, FBI đã gọi điện cho anh để yêu cầu giúp máy tính khởi động.
MacIsaac kể rằng lần tiếp theo anh lại nhận được một cú gọi từ FBI: “Một trong những nhân viên đã gọi cho tôi ba tuần sau đó và nói rằng người đại diện đã cảnh báo không được nói chuyện với bất kỳ ai đến hỏi về chiếc máy tính xách tay”. Thay vào đó, FBI bảo chủ cửa hiệu máy tính giữ im lặng về việc anh ta phát hiện ra nội dung của chiếc máy tính xách tay.
Khi được hỏi “Đó sẽ là ai?”, Paul MacIsaac thuật lại rằng FBI nói: ‘Biden, bất kỳ ai đại diện cho Hunter’.
Paul MacIsaac cho biết anh đã chuyển máy tính xách tay cho luật sư Rudy Giuliani vì lo sợ bị thủ tiêu vì những thứ quan trọng anh đang sở hữu: ‘Tôi khá mạnh miệng về việc không muốn bị sát hại.’
MacIsaac đặt câu hỏi: “Bạn có thực sự nghĩ rằng Joe Biden sẽ khiến cuộc sống của bạn gặp nguy hiểm không? Chắc chắn là những người làm việc cho ông ấy”.
Anh đề cập đến vụ sát hại Seth Rich, một cộng sự chính trị của đảng Dân chủ đã chết một cách bí ẩn ở Washington DC vào năm 2016, và cho đến nay vẫn chưa được làm sáng tỏ. Có nguồn tin cho rằng, Seth Rich bị thủ tiêu vì ông này đã đóng một vai trò trong việc làm rò rỉ email của Hillary Clinton.
Khi được hỏi anh nghĩ ai sẽ giết anh, Paul MacIsaac nói: “Epstein không thực sự treo cổ tự tử, anh chàng này bị bắn khi chạy bộ. ‘Tôi nghĩ rằng đó không phải là toàn bộ do chính phủ, nhưng tôi nghĩ có một phần của những người có động cơ chính trị ở đất nước này đã làm những điều khủng khiếp. Tôi không muốn chịu kết cục giống như vậy”.
MacIsaac nói thêm: “Họ có thể biết tôi có một bản sao bởi vì tôi đã lên tiếng về việc không muốn bị sát hại”.
Khi có những nghi vấn về các vụ “giết người diệt khẩu” có liên quan tới gia đình Clinton được phổ biến rộng rãi trên các kênh tin tức và mạng xã hội, MacIsaac cũng lo sợ mình sẽ bị thêm vào danh sách khá
dài những kẻ thù chính trị của Đảng Dân chủ, những người đột ngột qua đời trong những hoàn cảnh bí ẩn.
“Tôi sợ, tôi đã liên hệ với một số người mà tôi tin tưởng, điều đó có thể giúp tôi liên lạc với FBI,” MacIssac nói với Daily Beast. “Sau đó, họ (FBI) xuất hiện”.
Ngoài việc Pau MacIssac báo cáo việc sở hữu máy tính xách tay của mình cho FBI, anh cũng đã đưa thông tin có trong máy tính xách tay cho Thượng nghị sĩ Mike Lee của bang Utah và cựu Thị trưởng Thành phố New York, luật sư Rudy Giuliani. Luật sư Rudy Giuliani đã cung cấp một số thông tin nội dung cho tờ New York Post, và dẫn đến vụ scandal động trời này.
Đông Bắc
Theo New York Post & Daily Mail
Các nhà nước độc tài đang ngày càng mạnh bạo?
Việc các nhà nước khét tiếng về đàn áp như Trung Quốc, Nga và Cuba được bầu chọn để phán xử về nhân quyền trên thế giới khiến các tổ chức nhân quyền phẫn nộ trong khi có ý kiến cho rằng chính sách ‘Nước Mỹ trước tiên’ khiến các nước độc tài ngày càng mạnh bạo.
Hôm 13/10, Trung Quốc, Nga, Cuba, Pakistan và Uzbekistan được bầu trong số 15 thành viên mới của Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc. Điều này gióng lên hồi chuông báo động với các tổ chức nhân quyền vốn cho rằng việc đàn áp ở các nước đó đe dọa tính hợp pháp của Hội đồng Nhân quyền.
‘Không đủ tư cách’
Cơ quan này lâu nay đã bị chỉ trích là ‘đạo đức giả’ và ‘chính trị hóa’ vì đã đưa đại diện của các nước có những vi phạm nhân quyền trắng trợn vào các vị trí lãnh đạo, theo Al Jazeera.
Luis Charbonneau, Giám đốc phụ trách Liên hiệp quốc tại Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, nói với Đài Al Jazeera rằng ‘những nước vi phạm nhân quyền hàng loạt không nên được có ghế trong Hội đồng Nhân quyền’.
“Điều nhức nhối là việc các chế độ chuyên chế như Ả Rập Xê-út, Trung Quốc và Cuba thậm chí còn đủ tư cách ra ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền là sự phỉ báng và là lời lên án đối với chính sự tồn tại của cơ quan nhân quyền này,” ôngThor Halvorssen, chủ tịch của tổ chức phi lợi nhuận Quỹ Nhân quyền (HRF), tuyên bố hồi tuần trước trong thông cáo báo chí được The Hill dẫn lại.
HFR phối hợp với các tổ chức như UN Watch và Trung tâm Nhân quyền Raoul Wallenberg công bố một phúc trình dài 30 trang đánh giá hồ sơ nhân quyền của các quốc gia tranh cử trước cuộc bỏ phiếu. Phúc trình chỉ ra các nước Trung Quốc, Cuba, Pakistan, Nga và Uzbekistan có thành tích tồi tệ về nhân quyền và cho rằng họ không xứng tham gia Hội đồng.
Trung Quốc đang bị quốc tế săm soi về sự đàn áp người Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi ở khu tự trị Tân Cương cũng như việc áp đặt Luật An ninh Quốc gia ở Hong Kong và việc đẩy lùi các quyền tự do ở vùng lãnh thổ này.
Nga đối mặt những quan ngại tiếp diễn về cáo buộc họ đứng sau vụ đầu độc nhà lãnh đạo đối lập Alexi Navalny, việc Moscow chiếm đóng bất hợp pháp bán đảo Crimea của Ukraine, và sự tham gia của Moscow vào cuộc nội chiến Syria để hỗ trợ cho chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad.
Riêng Pakistan cũng có những vi phạm nhân quyền nghiêm trọng, bao gồm giết người bất hợp pháp hoặc tùy tiện; giam giữ và tra tấn; hạn chế quyền tự do ngôn luận, tự do tôn giáo và bạo lực nhắm vào các sắc tộc thiểu số cũng như cộng đồng LGBTQ.
Còn ở Uzbekistan, phúc trình của HRF được tờ The Hill dẫn lại cho biết các vi phạm nhân quyền bao gồm giết ngườikhông thông qua xét xử; tra tấn; điều kiện nhà tù khắc nghiệt và đe dọa tính mạng; hạn chế quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và đàn áp một cách bạo lực các cuộc biểu tình ôn hòa và sự tham gia chính trị.
Cuba bị chỉ trích là đang thực hiện một chiến dịch trấn áp liên tục những người bất đồng và những người chỉ trích công khai.
‘Mỹ rút ra là đúng’
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã rút Mỹ ra khỏi Hội đồng Nhân Quyền hồi năm 2018 trước những lời phàn nàn rằng các chính phủ vi phạm nhân quyền tránh khỏi sự lên án do họ có ghế trong Hội đồng và rằng cơ quan này có ‘thành kiến kinh niên’ đối với Israel.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nói rằng kết quả bầu cử vào Hội đồng là minh chứng cho quyết định của Washington rút ra khỏi cơ quan này hồi năm 2018.
Ít nhất sáu nước mới được bầu vào Hội đồng – Bờ Biển Ngà, Bolivia, Nepal, Malawi, Mexico, Senegal và Ukraine – được phúc trình nêu ra là có hồ sơ nhân quyền ‘có vấn đề’ hoặc có lịch sử bỏ phiếu có vấn đề tại Liên hiệp quốc.
Chỉ có Anh và Pháp, đều mới được bầu vào Hội đồng, được phúc trình đánh giá là ‘xứng đáng’ có ghế.
“Thật là phẫn nộ khi các chế độ vi phạm một cách có hệ thống các quyền con người mà đáng ra họ phải bảo vệ lại được trao cơ hội trở thành người bảo vệ và quan tòa phán xử nhân quyền trên thế giới,” ông Halvorssen nói trong thông cáo báo chí. “Thật không còn lời nào để nói, không thể tưởng tượng được và hết sức gây ức chế cho những người đấu tranh cho nhân quyền ở khắp mọi nơi.”
Riêng Ả Rập Xê-út không hội đủ số phiếu để vào Hội đồng.
Các nước vừa được bầu này sẽ có nhiệm kỳ ba năm. Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc với 47 nước thành viên có nhiệm vụ duy trì các chuẩn mực nhân quyền, xử lý các vi phạm trên khắp thế giới và đưa ra các khuyến nghị để các nước tăng cường tính giải trình.
‘Nhường sân khấu cho Trung Quốc’
Có thêm Nga, Cuba, Pakistan, Uzbekistan và các nước vi phạm nhân quyền khác cùng tham gia thì Trung Quốc ‘càng có thêm đồng minh và vây cánh’ trong Hội đồng Nhân quyền, nhà hoạt động Nancy Nguyễn từ California, người tích cực tranh đấu cho các phong trào nhân quyền trên thế giới, nhận định với VOA.
“Mỹ cho rằng Trung Quốc thao túng các cơ quan Liên hiệp quốc nên họ tẩy chay, nhưng đó là quyết định rất đáng tiếc,” cô Nancy lý giải. “Nếu đối thủ đứng lên giành thế chủ đạo thì mình nên đấu tranh để giành lại vị thế của mình thay vì rút lui nhường cả sân khấu cho họ.”
Nhà hoạt động này cho rằng phương châm ‘Nước Mỹ trên hết’ của chính quyền Tổng thống Donald Trump ‘đi ngược lại việc thúc đẩy dân chủ, nhân quyền trên thế giới’.
“Khi Mỹ chỉ tập trung vào bản thân mình thì không thể nào quan tâm đến tình hình nước khác,” và “kết quả nhãn tiền là Hong Kong đã rơi vào tay Trung Quốc trong khi Bắc Kinh mạnh bạo hơn trong nhiều vấn đề,” cô Nancy nói.
“Không một quốc gia nào có thể tự mình giải quyết vấn đề của quốc mình mà không có sự giúp đỡ của nước ngoài,” cô nhận định và đưa ra dẫn chứng là nhờ có sức ép phối hợp của Mỹ và các đồng minh châu Âu, Úc và Canada mà tập đoàn quân phiệt Miến Điện đã phải dân chủ hóa đất nước cách nay gần 10 năm.
Từng sang Hong Kong ủng hộ phong trào dân chủ Hong Kong, cô Nancy Nguyễn bày tỏ bi quan rằng ‘tình hình Hong Kong đang gặp bế tắc lớn mà chính các bạn Hong Kong cũng không biết làm thế nào’.
“Từ Luật Dẫn độ cho đến Luật An ninh Quốc gia là một bước nhảy quá lớn, quá bất ngờ,” Nancy nói và cho rằng trong tương lai trước mắt phong trào dân chủ Hong Kong khó mà vận động quốc tế đứng ra bảo vệ cho họ.
Cô dẫn giải những sự hỗ trợ của Mỹ dành cho Hong Kong như đạo luật Dân chủ và Nhân quyền Hong Kong vốn áp đặt chế tài lên các quan chức Hong Kong đàn áp biểu tình ‘là không đủ’ mà cần phải có sự phối hợp của các đồng minh như trong áp lực đối với Miến Điện trước đây.
“Kết quả rất nhãn tiền là Luật An ninh ra rồi cho nên không thể nói rằng những đạo luật ủng hộ Hong Kong của Mỹ là có kết quả khả quan,” nhà hoạt động gốc Việt chia sẻ.
Thượng đỉnh Châu Âu : Bruxelles kêu gọi
Luân Đôn tìm đồng thuận về Brexit
Thanh Hà
Trong ngày họp đầu tiên tại thượng đỉnh Bruxelles hôm 15/10/2020, lãnh đạo 27 nước Liên Hiệp Châu Âu cho rằng quả bóng đang ở bên sân của Anh Quốc để đạt được thỏa thuận thương mại giữa Luân Đôn và các đối tác châu Âu cho giai đoạn hậu Brexit.
Thủ tướng Anh thất vọng vì 27 thành viên Liên Hiệp Châu Âu không « vội vàng » chấp nhận thỏa thuận về quan hệ giữa Luân Đôn và Bruxelles cho giai đoạn hậu Brexit cho thời kỳ mở ra kể từ ngày 01/01/2021, một khi chấm dứt giai đoạn chuyển tiếp.
Thông tín viên đài RFI từ Bruxelles giải thích về những khúc mắc chính hiện tại trong đối thoại giữa Liên Âu với một thành viên cũ là Anh Quốc :
“Đối với Liên Âu, chính quyền của thủ tướng Boris Johnson cần có những hành động cần thiết để đạt được một thỏa thuận về quan hệ giữa Liên Hiệp Châu Âu và Anh Quốc trong tương lai và nhất là Luân Đôn cần tôn trọng cam kết, thực thi thỏa thuận ra khỏi Liên Âu đã được ký kết. Theo trưởng đoàn đàm phán của Liên Âu, Michel Barnier thì cần tạo một đà mới cho các vòng thương thuyết. Tuần sau ông Barnier sẽ đến Luân Đôn để tiếp tục công việc này. Giờ đây Michel Barnier nêu bật vấn đề cần phải có nhượng bộ trên hồ sơ đánh bắt hải sản. Đây là trở lực chính trong đối thoại song phương.
Ông Michel Barnier cho biết: « từ tháng 7 vừa qua tôi đã yêu cầu mở đàm phán về hồ sơ này nhưng không thực sự được đáp lại. Chúng ta biết rằng đôi bên cùng phải nỗ lực. Nỗ lực đó phải hợp lý để bảo vệ và duy trì các hoạt động đánh bắt hải sản của các doanh nghiệp Liên Âu. Điều mà chúng tôi yêu cầu Luân Đôn là hãy cho phép các doanh nghiệp đánh bắt hải sản châu Âu vào hoạt động trong vùng biển của Anh Quốc, đổi lại một cách tương xứng và theo nguyên tắc có đi có lại, châu Âu sẽ mở cửa thị trường duy nhất cho các doanh nghiệp Anh Quốc.
Ngoài ra còn có hai chủ đề gây tranh cãi khác, đó là việc xử lý trong tương lai các tranh chấp trong khuôn khổ hiệp định tự do mậu dịch, và những bảo đảm cho nguyên tắc cạnh tranh bình đẳng.
Tất cả đều hy vọng tìm được một giải phát trước ngày 31 tháng 12, thế nhưng nhiều người lưu ý rằng, Liên Âu giờ đây phải chuẩn bị tinh thần không đạt được thỏa thuận với Anh Quốc”.
Covid-19 : Anh Quốc siết chặt
các biện pháp chống dịch
Thanh Hà
Tổ Chức Y Tế Thế Giới ngày 15/10/2020 báo động trước chuyển biến « rất đáng quan ngại » của dịch Covid-19 tại châu Âu. Chính phủ của thủ tướng Boris Johnson vừa nâng mức báo động đối với thủ đô Luân Đôn và một số các vùng. Các biện pháp mới nhằm ngăn ngừa virus corona lây lan sẽ có hiệu lực kể từ ngày Thứ Bảy 17/10/2020 thế nhưng công luận tại một số nơi mạnh mẽ phản đối kế hoạch tái lập một phần các biện pháp phong tỏa do chính phủ ban hành.
Thông tín viên đài RFI Muriel Delcroix từ Luân Đôn cho biết thêm
“Hơn một nửa dân Anh từ nay sống trong các vùng có mức báo động « cao » hoặc « rất cao ». Đối với thủ đô Luân Đôn và 7 vùng khác, điều này đồng nghĩa với việc cấm gặp gỡ bạn bè và gia đình trong các không gian kín, tức là ở trong nhà, các quán rượu hay nhà hàng quán. Đây là thay đổi chính do mức độ báo động cấp 2, và không làm một ai hài lòng, nhưng là điều không thể tránh khỏi.
Ngược lại, tranh cãi đang thực sự diễn ra tại các vùng ở miền tây bắc nước Anh. Những nơi này tuyệt đối không muốn bị chuyển thành vùng có mức báo động cao hơn với các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt hơn và cho đến lúc này, mới chỉ có Liverpool ở trong tình trạng như vậy. Thị trưởng Grand Manchester, Andy Burnham, bác bỏ những hạn chế khắc nghiệt hơn mà ông cho là bất công.
Ông nói : « Họ yêu cầu chúng tôi chấp nhận may rủi đối với công ăn việc làm, đối với gia đình các cư dân ở đây để thực hiện chiến lược chống dịch mà chính các chuyên gia của họ cũng nghi ngờ thành
công. Chính quyền trung ương sẵn sàng hy sinh việc làm và các doanh nghiệp ở đây để cứu vãn tình hình cho những nơi khác. Chúng tôi không bao giờ chấp nhận điều đó ».
Các dân biểu tại những khu vực kém phát triển về kinh tế này đòi chính phủ phải giúp đỡ tài chính một cách đáng kể và cho biết trong mọi trường hợp, họ thiên về giải pháp tái áp dụng phong tỏa ngắn hạn trên toàn quốc.
Công đảng thuộc phe đối lập và nhiều nhà khoa học cũng có khuynh hướng chọn giải pháp đóng cửa toàn bộ các hoạt động được cho là hiệu quả hơn. Trước mắt thủ tướng Boris Johnson và bộ trưởng Kinh Tế đang cưỡng lại áp lực đó nhưng cũng có thể rồi đây sẽ phải nhượng bộ vào lúc kỳ nghỉ lễ Toussaint đang gần kề”.
Pháp áp đặt lệnh giới nghiêm
để phòng chống coronavirus
Tin từ PARIS, Pháp – Vào hôm thứ Tư (14/10), tổng thống Pháp Emmanuel Macron ra lệnh đặt một phần ba dân số Pháp vào lệnh giới nghiêm hàng đêm để đối phó với làn sóng coronavirus thứ hai đang gia tăng, đồng thời tuyên bố rằng đây không phải là lúc để vui chơi.
Tổng thống cho biết, virus này lây lan tại các bữa tiệc và các cuộc tụ họp riêng tư, và cần phải hành động ngay tại Paris cùng 8 thành phố lớn khác của Pháp để làm chậm tốc độ lây nhiễm, hoặc các bệnh viện sẽ có nguy cơ bị tràn ngập.
Tổng thống Macron cho biết lệnh giới nghiêm là để tạm dừng “các bữa tiệc, những khoảnh khắc vui chơi nơi có 50 hoặc 60 người, những buổi tối lễ hội, bởi vì đây là những yếu tố cho sự gia tăng của dịch bệnh”. Ông Macron công bố lệnh giới nghiêm, sẽ có hiệu lực từ thứ Bảy và áp dụng hàng đêm từ 9 giờ tối đến 6 giờ sáng hôm sau, vài giờ sau khi chính phủ ban bố tình trạng khẩn cấp mới.
Ban đầu, lệnh giới nghiêm sẽ kéo dài 4 tuần, nhưng tổng thống Macron cho biết chính phủ sẽ yêu cầu nghị viện gia hạn thêm hai tuần, có nghĩa là các biện pháp sẽ được áp dụng cho đến ngày 1 tháng 12.
Pháp, giống như các quốc gia châu Âu khác, đang gặp khó khăn trong việc tìm cách làm chậm sự lây lan của virus và giảm bớt áp lực lên hệ thống chăm sóc sức khỏe một lần nữa đang căng thẳng, trong khi giữ cho nền kinh tế 2.3 nghìn tỷ euro (2.71 nghìn tỷ mỹ kim) mở cửa và bảo vệ việc làm. (BBT)
https://www.sbtn.tv/phap-ap-dat-lenh-gioi-nghiem-de-phong-chong-coronavirus/
Pháp-Covid-19: 24 giờ trước giới nghiêm,
Pháp ghi nhận 30.000 ca lây nhiễm mới
Tú Anh
Paris, ngoại ô và 8 tỉnh thành đang ở trong tình trạng báo động tối đa, còn một buổi tối tự do cuối cùng trước khi lệnh giới nghiêm đi vào hiệu lực, từ 21 giờ đến 6 giờ kể từ thứ Bảy 17/10/2020 trong một tháng. Các chỉ số Covid-19 đều xấu, trong 24 giờ qua, hơn 30 ngàn trường hợp lây nhiễm mới được phát hiện.
Lệnh giới nghiêm, trong đêm đầu tiên, bắt đầu lúc 00 giờ thứ Bẩy 17/10 đến 6 giờ sáng tại thủ đô Paris, vùng ngoại ô vành đai, cùng với 8 tỉnh lớn trong tình trạng báo động tối đa gồm Lyon, Lille, Toulouse, Montpellier, Saint-Etienne, Aix-Marseille, Rouen và Grenoble.
Tổng cộng khoảng 20 triệu dân sẽ phải ở nhà mỗi đêm từ 21 giờ đến 06 giờ sáng trong vòng bốn tuần và chỉ được phép ra đường với lý do bất khả kháng hoặc có chứng nhận đặc miễn.
Sau bốn tuần, lệnh giới nghiêm sẽ được triển hạn nếu Quốc Hội chấp thuận.
Tình hình dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến theo chiều hướng nghiêm trọng. Một lần nữa, số trường hợp lây nhiễm đạt kỷ lục mới với hơn 30.000 ca ghi nhận trong 24 giờ qua, tính đến 14 giờ ngày 15/10/2020. Tỷ lệ số ca dương tính với siêu vi so với số người làm xét nghiệm cũng tăng, số bệnh nhân vào phòng chăm sóc khẩn cấp cũng tăng đều mỗi ngày: 171 hôm thứ Hai, 219 ngày thứ Năm. Các chỉ số này xác nhận mối lo ngại đợt hai đã xuất hiện.
Nhiều bộ trưởng bị điều tra về trách nhiệm trong đợt một
Vào lúc hành pháp cố gắng kiểm soát tình hình dich qua biện pháp giới nghiêm với hệ quả là gây ra một làn sóng phản đối trong nhiều ngành nghề sống về đêm, thì bốn vị cựu bộ trưởng trong nội các Edouard Philippe bị tư pháp chiếu cố.Ngày hôm qua, trong khuôn khổ cuộc điều tra về trách nhiệm của chính phủ trong đợt một đại dịch coronavirus, do Toà Án Công Lý Cộng Hòa thụ lý, cảnh sát khám xét nhà và máy điện toán của bốn cựu bộ trưởng trong đó có cả cựu thủ tướng Edouard Philippe, cựu bộ trưởng Y tế Agnès Buzyn, cựu phát ngôn viên chính phủ Sibeth Ndiaye, và đương kim bộ trưởng Y tế Olivier Véran.
Tòa Án Công Lý Cộng Hòa Pháp là một định chế đặc biệt, chuyên xét xử các vi phạm mà các thành viên chính phủ phạm phải khi thi hành chức vụ. Tổng thống được miễn trừ tư pháp.
Nếu có sai trái trong nhiệm vụ đối phó và quản lý đại dịch, các nhân vật này có thể bị khởi tối với tội danh « thiếu bổn phận chống thảm họa ».
Pháp thúc đẩy chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương,
Trung Quốc trong tầm nhắm
Trọng Nghĩa
Ngay từ năm 2018, ít lâu sau khi nhậm chức, nhân chuyến đi thị sát vùng lãnh thổ Nouvelle-Calédonie và công du nước Úc, tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã loan báo một chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương mới. Từ một khái niệm chung chung, chiến lược này ngày càng có da có thịt, và bước tiến cụ thể mới nhất là sự kiện ngày hôm qua, 15/10/2020, đại sứ Pháp đầu tiên phụ trách vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương đã chính thức nhận nhiệm vụ.
Được bổ nhiệm nhân cuộc họp Hội Đồng Bộ Trưởng Pháp ngày 16/09 vừa qua, tân đại sứ Pháp tại Ấn Độ-Thái Bình Dương Christophe Penot, 65 tuổi, là một nhà ngoại giao được đánh giá là có nhiều hiểu biết về Trung Quốc, với tiếng Hoa là một trong hai ngoại ngữ ông nắm vững và nhiều kinh nghiệm về khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Ông từng làm việc tại đại sứ quán Pháp ở Việt Nam vào giữa thập niên 1980, sau đó hai lần phục vụ tại Nhật Bản trong khoảng một chục năm, trước khi làm đại sứ Pháp tại Malaysia và Úc. Văn phòng của đại sứ phụ trách Ấn Độ – Thái Bình Dương trước mắt đặt ở Paris.
Bước chuyển rõ rệt trong chiến lược của Paris
Theo các nhà quan sát, việc ngành ngoại giao Pháp lần đầu tiên trong lịch sử của mình bổ nhiệm một đại sứ chuyên trách vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương là bước chuyển rõ rệt nhất trong chiến lược của Paris đối với khu vực này.
Nhật báo Úc The Sydney Morning Herald ngày 12/10 đã lồng sự kiện này vào trong bối cảnh “các mối quan ngại ngày càng tăng trong vùng trước ảnh hưởng ngày càng lớn của đảng Cộng Sản Trung Quốc”. Theo tờ báo Úc, việc Paris đề bạt đại sứ Pháp tại Canberra qua phụ trách toàn vùng là “bước leo thang rõ nét nhất trong chiến lược của Pháp tại khu vực tranh chấp từ trước đến nay, vào lúc Đức và Pháp đang thúc đẩy Liên Hiệp Châu Âu quyết đoán hơn trong chính sách đối với Trung Quốc”.
Nhật báo Ấn Độ Hindustan Times ngày 14/10 cũng không nói gì khác hơn khi cho rằng sự kiện tân đại sứ Pháp tại Ấn Độ-Thái Bình Dương nhậm chức là “dấu hiệu cho thấy Paris đang tập trung nhiều hơn vào vùng Ấn Độ Dương và vào những hành vi ngày càng quyết đoán của Trung Quốc trong khu vực”.
Vào hôm qua, 15/10, đến lượt báo Economic Times, cũng tại Ấn Độ, nêu bật ý nghĩa của quyết định từ Paris: Pháp, một cường quốc châu Âu đồng thời là thành viên thường trực của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc đang chống lại hành vi xâm lấn của Trung Quốc.
Tờ báo nhắc lại rằng mới đây – cụ thể là ngày 09/09 vừa qua – Pháp đã khai mạc một cơ chế đối thoại ba bên với Úc và Ấn Độ để bảo đảm một vùng Ấn Độ – Thái Bình Dương tự do và rộng mở.
Trung Quốc công cụ hóa các định chế chung để phục vụ lợi ích riêng
Trong thời gian gần đây, phải nói là Paris càng lúc càng có thái độ quyết đoán hơn với Trung Quốc, từ vấn đề Tân Cương, Hồng Kông, cho đến Biển Đông. Gần đây nhất, ngoại trưởng Pháp đã không ngần ngại nêu đích danh Trung Quốc là một trong những mối đe dọa cho chủ nghĩa đa phương quốc tế.
Trong diễn văn đọc ngày 08/10 vừa qua tại diễn đàn an ninh GLOBSEC 2020 ở Bratislava (Slovakia), ngoại trưởng Jean-Yves Le Drian đã nhận xét rằng chủ nghĩa đa phương mà Pháp và châu Âu bảo vệ đang bị ba xu hướng phá hoại: chủ nghĩa đơn phương của chính quyền Donald Trump, hành vi cản trở có hệ thống của Nga và nỗ lực công cụ hóa các định chế chung để phục vụ lợi ích riêng tư của Trung Quốc.
Riêng đối với Trung Quốc, ngoại trưởng Pháp cho rằng châu Âu cần phải có một cách tiếp cận vừa mang tính đối thoại, vừa kiên định, bởi vì Bắc Kinh vừa là đối tác không thể thiếu trong việc giải quyết các thách thức khẩn cấp về môi trường và khí hậu, vừa là một đối thủ cạnh tranh, đặc biệt trong các lĩnh vực kinh tế và công nghệ, và thậm chí còn là một “đối thủ hệ thống” như cách gọi của Ủy Ban Châu Âu, trong cuộc chiến về các mô hình phát triển.
Theo ông Le Drian, châu Âu không thể không nói chuyện với Trung Quốc, nhưng cần phải có một tiếng nói duy nhất, không ngây thơ hoặc úy kỵ, trên tất cả các chủ đề quan trọng.
Đối với ngoại trưởng Pháp, trong lãnh vực kinh tế và thương mại, nguyên tắc là phải có đi có lại, và theo ngoại trưởng Pháp, sẽ “không có chỗ cho con đường một chiều – tôi nghĩ đến Con Đường Tơ Lụa”.
Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng cần phải thực hiện các cam kết quốc tế, và ông Le Drian nêu bật hai trường hợp Hồng Kông và đặc biệt là Tân Cương “nơi đã có những vi phạm nhân quyền hàng loạt nhắm vào quyền của người Duy Ngô Nhĩ”.
Thái độ kiên quyết của Pháp đối với Trung Quốc về vấn đề Biển Đông
Liên quan trực tiếp đến chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương và thái độ đối với Trung Quốc, giới quan sát đều ghi nhận động thái kiên quyết vào tháng 9 vừa qua của Pháp, trong sự phối hợp với Đức và Anh, lần đầu tiên đã gửi công hàm chung lên Liên Hiệp Quốc, “chống lại” 7 công hàm về Biển Đông mà Trung Quốc đã cho lưu hành trước đó.
Đây là một động thái công khai bác bỏ cách giải thích đơn phương của Trung Quốc về luật biển quốc tế để yêu sách chủ quyền một cách phi lý trên Biển Đông, đồng thời khẳng định tính chất toàn vẹn của Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982, cũng như xác định trở lại giá trị của phán quyết về Biển Đông của Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye mà Bắc Kinh phủ nhận.
Công hàm gởi Liên Hiệp Quốc là một bước dứt khoát hơn của ba cường quốc châu Âu đối với Bắc Kinh trên vấn đề Biển Đông, nêu đích danh Trung Quốc, khác với bản Tuyên Bố Chung Pháp-Đức-Anh, công bố ngày 30/08/2019, chỉ nêu lên thái độ “quan ngại” trước tình hình Biển Đông, mà theo ba nước có nguy cơ “tạo nên tình trạng mất an ninh và ổn định trong khu vực”.
Chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương của Pháp tuy nhiên, không chỉ nhắm vào các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông, mà có phạm vi trải rộng ra toàn khu vực.
Quan ngại trước sự bành trướng của Trung Quốc trong toàn vùng
Theo nhật báo Ấn Độ Hindustan Times, nhiều quan chức Pháp cấp cao cho rằng sự hiện diện của Trung Quốc tại một loạt cơ sở vừa dân sự, vừa quân sự, từ cảng Hambantota ở Sri Lanka, Gwadar ở Pakistan cho đến Djibouti ở vùng Sừng Châu Phi, sẽ tác động đến vấn đề an ninh toàn khu vực Ấn Độ Dương.
Điều đó giải thích vì sao Paris thúc đẩy việc hình thành một trục liên minh giữa ba nước Pháp, Úc và Ấn Độ, một cơ chế trong đó Pháp và Châu Âu có tiếng nói, song song với nhóm Bộ Tứ kết hợp 4 nước Mỹ, Nhật, Ấn và Úc.
Cuối cùng, ngoài mục tiêu đối phó với khả năng thống trị của Trung Quốc, việc Pháp thúc đẩy chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương còn nhằm bảo vệ con số 1,5 triệu công dân Pháp trên các vùng lãnh thổ hải ngoại, và 93% của một vùng đặc quyền kinh tế 11 triệu cây số vuông, lớn thứ hai trên thế giới. Pháp cũng có 8.000 binh sĩ đóng quân trong khu vực.
Pháp đã ký một thỏa thuận hỗ trợ hậu cần quốc phòng với Ấn Độ vào năm 2018, để bảo vệ lợi ích của cả hai nước và đảm bảo trật tự dựa trên luật lệ.
Thời trang Chanel : Sức hấp dẫn vượt thời gian
Thu Hằng
Dịch Covid-19 và cái lạnh đầu mùa không làm nản lòng những người hâm mộ « Coco » đến xem triển lãm Gabrielle Chanel. Manifeste de mode (tạm dịch : Gabrielle Chanel. Tuyên ngôn thời trang, từ 01/10/2020 đến 14/03/2021). Sau hai năm đóng cửa để mở rộng, Bảo tàng Thời trang Paris (Musée de la Mode de la Ville de Paris, Palais Galliera) đã dành cuộc triển lãm đầu tiên cho « Coco », người làm cách mạng thời trang nữ giới.
Có một điều chắc chắn, đó là thời trang và sáng tạo của nhà thiết kế Pháp vẫn giữ sức hấp dẫn vượt thời gian. Dù phải đăng ký trước trên internet, theo khung giờ ấn định, nhưng dòng người vẫn nối nhau từ hành lang vòng cung trong sân của bảo tàng ra đến vỉa hè. Tất cả kiên nhẫn chờ, do phải tuân thủ hàng loạt biện pháp phòng ngừa vì nguy cơ khủng bố chưa qua, dịch bệnh vẫn còn đó.
Triển lãm dành 1.500 m2, trong đó có nhiều gian trưng bày mở dưới tầng hầm, giới thiệu hơn 350 tác phẩm của nhà thiết kế số 31 phố Cambon, Paris, nằm trong các bộ sưu tập của bảo tàng Galliera, Di sản Chanel và nhiều bảo tàng quốc tế (Victoria & Albert Museum ở Luân Đôn (Anh), De Young Museum ở San Francisco (Mỹ), Museo de la Moda ở Santiago (Chilê), MoMu ở Anvers (Bỉ)…), cũng như từ nhiều bộ sưu tập tư nhân.
Trả lời đài France 24, bà Miren Arzaluz, giám đốc Bảo tàng Thời trang, giải thích :
« Chúng tôi chọn tên Fashion manifesto bởi vì chúng tôi nhận thấy có hai giai đoạn trong sự nghiệp của Chanel hoàn toàn trái ngược với xu hướng thời trang đương thời. Đó là giai đoạn đầu sự nghiệp khi Gabrielle 19 tuổi và khi bà trở lại với thế giới thời trang vào thập niên 1950. Chanel đã thực sự đặt người phụ nữ làm trọng tâm cho những thiết kế của bà. Tất cả những gì bà thiết kế đều cho thấy người phụ nữ rất tự nhiên và tự do. Và đó là điều gì đó mang tính cách mạng đối với một nhà thiết kế còn rất trẻ, cũng như vào thời kỳ đó ».
Tầng trệt của bảo tàng như biến thành sàn diễn thời trang của Chanel trong nửa đầu thế kỷ XX với những thiết kế làm xoay chuyển thế giới thời trang, được xếp thành « 10 chương ». Bắt đầu từ chiếc áo thắt eo Marinière Hè 1916, tiếp theo là một loạt mẫu váy thuôn, thiết kế đơn giản, nhẹ nhàng nhưng tôn lên nét uyển chuyển, sự năng động của người phụ nữ, nhờ chất liệu mềm mại, từ lụa Jersey, đến lụa, nhiễu (lụa kếp Trung Quốc), hay taffeta, mousseline… Gabrielle Chanel hoàn toàn có lý khi nói rằng « chính chất liệu mới làm nên chiếc váy, chứ không phải những phụ kiện mà người ta có thể đính kèm ».
1/5
Cuộc cách mạng thời trang nữ giới mang tên Chanel
Rất nhiều mẫu váy của Chanel từ đầu thế kỷ XX vẫn hoàn toàn hợp thời trang một thế kỷ sau đó. Và đây chính là một trong những nguyên tắc sáng tạo của Chanel, theo giải thích của bà Miren Arzaluz, giám đốc Bảo tàng Galliera :
« Tính hiện đại trong tác phẩm của Chanel đến từ sự đơn giản trong thiết kế và từ việc bà luôn dựa vào khái niệm không lỗi thời. Đó chính là những tiêu chí thuận tiện, đơn giản, nhẹ nhàng và trẻ trung. Những khái niệm này đã định hướng cho thiết kế của Chanel và giúp bà nổi tiếng đến như vậy. Điểm mạnh của bà, đó chính là đưa kỹ thuật phục vụ cho sự tự do trong cử động và sự thoải mái. Và bà không bao giờ đi chệch những nguyên tắc này ».
Sau những thiết kế váy nhẹ nhàng, nhưng đầy tính năng động cho trang phục hàng ngày của một phụ nữ trẻ như « Coco » thời đó, là những bộ váy sang trọng, những chiếc áo khoác lịch lãm và những bộ đầm dạ hội kiều diễm. Lưng và bờ vai trần của người phụ nữ luôn được Chanel chú trọng, vì vậy những thiết kế váy dạ hội của bà luôn có gì đó mỏng manh nhưng tôn lên vẻ sang trọng, quyến rũ của người mặc, như nhận xét với RFI Tiếng Việt của Théo Veyrat-Parisien, một sinh viên ngành thiết kế thời trang, Viện Thời trang Pháp (Institut français de la Mode) :
« Đúng thế ! Với chúng ta hiện giờ thì điều đó rất đỗi bình thường và tự nhiên, đôi khi không phải là có gì đó đặc biệt. Nhưng cần phải đặt mình vào bối cảnh và khi nhìn lại những gì có trước thời kỳ Chanel và những gì mà Chanel đã làm, thì đó là cả một cuộc cách mạng và phát động cho thời trang giai đoạn đó. Nhưng cần phải đánh giá theo cách nhìn lịch sử và mới thấy được điểm thú vị ».
Phần thứ hai của triễn lãm giúp người xem giải mã những quy tắc trang phục của « Coco » Chanel : những bộ suit nữ bằng vải tweed, đôi giầy cao 5 cm với hai tông huyền thoại, mẫu túi 2.55 (viết tắt của ngày ra mắt tháng 2/1955) làm điên đảo tín đồ thời trang, tạo nên phong cách lịch lãm rất riêng của Chanel.
« Coco » đã phá vỡ mọi quy tắc cứng nhắc, bó buộc vẫn được áp dụng trong thời trang nữ giới. Bà biến mầu đen « buồn bã » thành biểu tượng của sang trọng, dùng chất liệu vải tweet, chỉ dành cho âu phục nam giới, làm chiếc áo khoác biểu tượng cho người phụ nữ hiện đại, tự tin, thành đạt. « Coco » đã làm một cuộc cách mạng xoay chuyển thời trang của nữ giới. Và chính sự sáng tạo của Chanel trong nửa thập kỷ đầu thế kỷ XX đã thu hút Théo Veyrat-Parisien :
« Tôi thấy giai đoạn đầu của Gabrielle Chanel là thời kỳ thú vị nhất, từ những năm 1930 cho đến Thế Chiến. Tại vì đối với tôi, đó là thời kỳ sáng tạo nhất của bà và có rất nhiều tiểu tiết kỹ thuật. Tôi là sinh viên thời trang nên rất quan tâm đến những điểm đó. Phải nói là có rất nhiều chi tiết kỹ thuật rất thú vị và được nhìn tận mắt, rồi được lại gần ngắm những bộ váy, vẫn thích hơn là ngắm chúng qua ảnh hay qua những cuộc trình diễn thời trang. Đó là những chi tiết rất thông thường như là đường may, lên gấu, cách sắp xếp từng chi tiết của chiếc váy hoặc những đường cắt để váy ôm trọn cơ thể người phụ nữ thời đó để giải phóng cử động giúp họ. Rất thú vị khi nhìn được những chỉ tiết này và đây là điểm thu hút tôi trong các cuộc triển lãm ».
1/5
Gian trưng bày chính dưới tầng hầm của bảo tàng được dành cho những phụ kiện (từ những chuỗi hạt trai giả, vòng tay đến khuyên tai, nhẫn, ghim cài áo…) được thiết kết độc đáo đa mầu sắc và đồ nữ trang cao cấp của Chanel từ những năm 1920. Một gian khác dành cho thiết kế nước hoa, đặc biệt là không thể bỏ qua Chanel N°5 huyền thoại.
Bên cạnh đó là những bộ sưu tập từ năm 1956 cho đến bộ sưu tập cuối cùng, Xuân-Hè 1971, vẫn trung thành theo nguyên tắc : đơn giản nhưng sang trọng. Những mẫu váy kèm áo khoác bằng vải tweet, những chiếc váy dạ hội mầu đen tinh tế và quý phái, ngược với xu hướng óng ánh và gắn đá trang trí được nhiều nhà may nổi tiếng đương thời ưa chuộng. Tuy nhiên, rất dễ nhận thấy là những thiết kế của Chanel cũng thay đổi theo độ tuổi của bà, như nhận xét của Théo Veyrat-Parisien :
« Đúng, có sự khác biệt lớn vì tôi biết được rất nhiều thiết kế của Chanel nhờ những cuốn sách và tạp chí sưu tập được. Chanel tự thiết kế trang phục cho mình, bà từng trả lời phỏng vấn một tạp chí là bà sẽ không dám du lịch nếu không mặc trang phục do chính mình thiết kế. Vào cuối đời, bà vẫn tìm cách tạo ra phong cách riêng, dù đã 80 tuổi, khi mà vẫn muốn được nhắc đến. Tuy nhiên, việc này phức tạp hơn khi phong trào của giới trẻ ghi lại dấu ấn sâu sắc trong những năm 1960. Vì thế, có thể nhận thấy là thời trang của bà trở nên già đi vào thời kỳ cuối. Điều này cũng rất thú vị khi xem trong triển lãm. Còn về mặt sáng tạo thì thật sự là tôi thích thời kỳ đầu của Chanel hơn là giai đoạn cuối ».
Dù nhiều mẫu bị lãng quên, nhưng những thiết kế huyền thoại nhất, hiện vẫn có sức ảnh hưởng, cho thấy sự trường tồn của phong cách Chanel, cũng như tầm nhìn xa mà nhà thiết kế Pháp đã có từ cách đây gần một thế kỷ.
Armenia và Azerbaijan
chưa thể đạt được thỏa thuận đình chiến
Tin Baku, Azerbaijan – Hy vọng về một hiệp ước ngừng bắn, nhằm kết thúc chiến sự tại vùng Nagorno-Karabakh, đã trở nên mờ nhạt vào thứ Năm, 15 tháng 10, khi số người chết tiếp tục tăng cao, còn Armenia cùng Azerbaijan vẫn cáo buộc lẫn nhau gây ra các cuộc tấn công mới.
Tổng thống Azerbaijan nói quân đội của ông sẽ kiểm soát toàn bộ khu vực xung quanh vùng lãnh thổ ly khai, nếu Armenia tiếp tục gây chiến. Ngược lại, Armenia cáo buộc Thổ Nhĩ Kỳ, đồng minh của Azerbaijan, đã không cho phép máy bay chở hàng viện trợ khẩn cấp đi vào không phận quốc gia này, bất chấp nguy cơ xảy ra thảm họa nhân đạo.
Lệnh ngừng bắn do Nga làm trung gian vào thứ Bảy trước chỉ nhằm để hai bên trao đổi tù nhân và thi thể người chết, nhưng không có nhiều ảnh hưởng đối với các trận chiến bên trong và xung quanh vùng Nagorno-Karabakh. Khu vực này được quốc tế công nhận là lãnh thổ Azerbaijan, nhưng lại có cư dân và chính phủ là người thuộc chủng tộc Armenia.
Khoảng vài trăm người đã chết kể từ khi chiến sự bùng phát, và đây cũng là vụ đụng độ gây chết người nhiều nhất kể từ khi cuộc chiến trong thập niên 90 tại Nagorno-Karabakh khiến 30,000 người thiệt mạng. Chiến sự kéo dài đã gây lo ngại cho đường ống dẫn khí đốt và dầu từ Azerbaijan đến châu Âu, và cũng gây nguy cơ rằng Thổ Nhĩ Kỳ và Nga có thể bị kéo vào cuộc chiến. Chính quyền Armenia nói, đàm phán hòa bình chỉ có thể bắt đầu nếu Thổ Nhĩ Kỳ cũng tham gia thảo luận, cùng với các bên trung gian là Nga, Pháp, và Hoa Kỳ. (BBT)
https://www.sbtn.tv/armenia-va-azerbaijan-chua-the-dat-duoc-thoa-thuan-dinh-chien/
Putin đề nghị Nga, Mỹ gia hạn
Hiệp ước New START thêm một năm
Tổng Thống Nga Vladimir Putin hôm 16/10 đề nghị Nga và Hoa Kỳ gia hạn Hiệp ước Cắt giảm Vũ khí Chiến lược mới- New START, sẽ hết hạn vào tháng Hai năm tới, trong ít nhất 1 năm mà không áp đặt thêm bất cứ điều kiện nào, Reuters loan tin.
Hiệp ước Cắt giảm Vũ khí Chiến lược mới – New START được ký kết năm 2010, hạn chế con số đầu đạn hạt nhân chiến lược, các tên lửa và máy bay ném bom hạng nặng mà Nga và Hoa Kỳ có thể triển khai.
Nếu hai nước không gia hạn hiệp ước này thì mọi hạn chế đối với việc triển khai các vũ khí hạt nhân chiến lược cũng như các hệ thống để phóng đầu đạn hạt nhân của Nga cũng như của Mỹ sẽ được tháo gỡ, châm ngòi cho một cuộc thi đua vũ khí hậu Chiến tranh lạnh, làm leo thang những căng thẳng giữa Moscow và Washington.
Phát biểu tại một cuộc họp qua nối kết video với Hội đồng An ninh quốc gia Nga được phát hình trên đài truyền hình nhà nước, ông Putin nói hiệp ước START mới đã hoạt động hữu hiệu cho tới bây giờ, và sẽ là điều ‘vô cùng buồn bã” nếu hiệp ước này ngưng hoạt động.
“Vý lý do đó, tôi xin đề nghị…gia hạn hiệp ước hiện hành mà không có bất kỳ điều kiện nào ít nhất trong một năm, để các cuộc thương thuyết có ý nghĩa được tiến hành về tất cả các phạm vi của các vấn đề…” ông nói.
Trước đây Nga và Hoa Kỳ có vẻ như vẫn đối đầu nhau về việc gia hạn hiệp ước START mới bất chấp nhiều tháng đàm phán.
Hôm 14/10, Moscow bác bỏ khẳng định của Hoa Kỳ rằng hai bên đã đạt được một thỏa thuận trên nguyên tắc.
Hoa Kỳ lâu nay vẫn kêu gọi Trung Quốc tham gia hiệp ước cắt giảm vũ khí này.
Làn sóng phản đối ĐCSTQ của giới trẻ châu Á
đang nở rộ
Tâm Tuệ
Trong những năm gần đây, thanh niên ở Hồng Kông, Đài Loan, Thái Lan và những nơi khác đã xuống đường đấu tranh cho dân chủ và phản đối chế độ chuyên chế của ĐCSTQ, hoạt động đã nở rộ khắp nơi ở châu Á, theo NTDTV.
Giới trẻ châu Á lập liên minh
Cùng với sự “hội nhập”, những người trẻ tuổi từ nhiều quốc gia khác nhau đã dấy lên một làn sóng chống ĐCSTQ mới. Từ Phong trào Sinh viên Hướng dương ở Đài Loan, Phong trào Phản tống Trung (chống dẫn độ về đại lục) ở Hồng Kông đến Phong trào Sinh viên ở Thái Lan, những năm gần đây, các hoạt động biểu tình do giới trẻ lãnh đạo đã nở rộ ở châu Á.
Trong số đó phải kể đến những cuộc chiến trên không gian ảo của “Liên minh trà sữa” (Milk Tea Alliance) gồm các bạn trẻ ở Hồng Kông, Đài Loan, Thái Lan, Úc, Hàn Quốc… Ngoài ra còn có những cuộc biểu tình phản kháng bị đàn áp khốc liệt, trong đó những người trẻ tuổi ở Hồng Kông đã xuống đường với điểm chung là bảo vệ tự do dân chủ và phản đối những hành động tàn bạo độc đoán của ĐCSTQ.
Tổ chức Ân xá Quốc tế đã tuyên bố trong Báo cáo Nhân quyền ở châu Á vào đầu năm rằng quyền tự do ngôn luận và hội họp đã bị đàn áp ở nhiều nơi ở Châu Á vào năm ngoái, nhưng các cuộc biểu tình do giới trẻ lãnh đạo đã xuất hiện khắp châu Á.
Joyce Ho, người sáng lập Phong trào Khẩu trang Đen của Hồng Kông (HK Black Mask Project), mới 18 tuổi, tin rằng những người trẻ tuổi là tương lai của thế giới. “Nếu những người trẻ tuổi can đảm lên tiếng, họ có thể bảo vệ vị thế của mình và tránh trở thành một Hồng Kông hay Tây Tạng tiếp theo“.
Cô nói, “Thế giới này một ngày nào đó sẽ là thế giới của những người trẻ tuổi của chúng ta và nó không thể bị chiếm đoạt bởi chế độ muốn kiểm soát chúng ta… Thế hệ trẻ có nhận thức về chính trị nhiều hơn, quan tâm hơn về quản trị và cách thế giới sẽ phát triển trong tương lai“.
Trước đó, He Zaisi đã tuyên bố trong bài phát biểu của mình về “Chống ĐCSTQ: Tự do ngay bây giờ!” nhân “Ngày toàn cầu chống ĐCSTQ 1/10” ở Washington, Hoa Kỳ: “Khi bạn chứng kiến số lượng người ủng hộ cuộc đấu tranh của người Hồng Kông, bạn sẽ nhận ra rằng thế giới đang đấu tranh cho tự do, không chỉ cho Hồng Kông, và ĐCSTQ sẽ không thể chiến thắng“.
Thanh niên từ khắp châu Á cũng đã tham gia làn sóng đấu tranh chống ĐSTQ vì dân chủ. Cuộc chiến bàn phím Trung-Thái hồi tháng 4 đã biến thành “Liên minh trà sữa” ủng hộ nền dân chủ toàn châu Á. Những người trẻ tuổi từ ba vùng ở Thái Lan đã tập hợp phản đối ĐCSTQ và ủng hộ các phong trào dân chủ ở nhiều nơi.
Vào ngày Quốc khánh Đài Loan, việc Đại sứ quán Trung Quốc đe dọa giới truyền thông Ấn Độ không đưa tin tức liên quan bị phanh phui, và điều này khiến một lượng lớn cư dân mạng bất bình.
Không chỉ ở châu Á, phong trào chống ĐCSTQ đã lan rộng ra thế giới
Se Hoon Kim, một sinh viên người Mỹ gốc Hàn tại Đại học Rochester ở bang New York, từ lâu đã quan tâm đến các vấn đề Trung Quốc, anh nói rằng các nước trên thế giới đã bắt đầu chú ý đến mối đe dọa từ ĐCSTQ.
Anh nói, “Liên minh trà sữa đã trở thành một biểu tượng. Đối với chúng tôi, chiến thuật của ĐCSTQ trên khắp thế giới không còn hiệu quả nữa, mọi người bắt đầu nghi ngờ. Và nó cũng tượng trưng cho việc mọi người đang thất vọng với những gì ĐCSTQ đang làm“.
Anh nói rằng Liên minh trà sữa do những người trẻ thành lập đã trở thành đại diện cho sự mất lòng tin của người dân trên thế giới đối với ĐCSTQ, đồng thời cũng thể hiện sự không sợ hãi của những người trẻ trước sự chuyên quyền của ĐCSTQ.
Kể từ đầu năm 2020, ĐCSTQ đã che giấu đại dịch và đưa ra hàng loạt quyết định sai lầm như Luật An ninh Quốc gia Hồng Kông, khiến quan hệ Mỹ – Trung xuống dốc. Hoa Kỳ phát động một cuộc đối đầu và kêu gọi thành lập một liên minh quốc tế chống ĐCSTQ trên toàn thế giới. Châu Âu đã bị ĐCSTQ đe dọa vì chuyến thăm Đài Loan của một quan chức Cộng hòa Séc và buộc phải lựa chọn, nên đã bày tỏ sự bất mãn mạnh mẽ đối với ĐCSTQ. Nước Đức sau đó đã đưa ra chính sách mới đối với Trung Quốc.
Để phòng thủ trước mối đe dọa của ĐCSTQ, Hoa Kỳ sẽ thành lập một “NATO châu Á” với bốn thành viên nữa.
Các chuyên gia chỉ ra rằng tình hình quốc tế hiện nay về cơ bản liên quan đến quan điểm của chính quyền Trump đối với ĐCSTQ. Môi trường quốc tế tổng thể có sự hiểu biết rõ ràng hơn về bản chất và ảnh hưởng của ĐCSTQ trên phạm vi quốc tế, cho dù trong chiến tranh thương mại hay sự lây lan của bệnh dịch. Hoa Kỳ hiện đã bắt đầu chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, và một liên minh mới chống lại ĐCSTQ trên toàn cầu đã được hình thành.
https://www.dkn.tv/the-gioi/lan-song-phan-doi-dcstq-cua-gioi-tre-chau-a-dang-no-ro.html
Thủ tướng Nhật sẽ thăm Việt Nam và Indonesia
để thắt chặt quan hệ an ninh
Thanh Phương
Theo thông báo của chánh văn phòng nội các Nhật Bản Katsunobu Kato hôm nay, 16/10/2020, thủ tướng Yoshihide Suga sẽ công du hai nước Việt Nam và Indonesia trong 4 ngày kể từ ngày Chủ nhật 18/10. Như vậy là trong chuyến công du ngoại quốc đầu tiên kể từ khi nhậm chức giữa tháng 9, tân thủ tướng Nhật chọn Việt Nam, quốc gia hiện giữ chức chủ tịch ASEAN và Indonesia, nền kinh tế lớn nhất trong khối Đông Nam Á.
Theo lời chánh văn phòng nội các Nhật trong cuộc họp báo hôm nay, trong chuyến viếng thăm hai nước Đông Nam Á này, thủ tướng Suga sẽ gặp thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc và tổng thống Joko Widodo để thảo luận về các vấn đề khu vực, trong đó có việc thiết lập một « vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và rộng mở » và tình hình Bắc Triều Tiên.
Chuyến công du Việt Nam và Indonesia của thủ tướng Suga là nhằm tăng cường quan hệ an ninh với hai nước Đông Nam Á này, trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa Hoa Kỳ, đồng minh chủ chốt về an ninh của Nhật Bản với Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của nước này, cũng như trong bối cảnh Bắc Kinh ngày càng có nhiều hành động nhằm xác quyết của chủ quyền của họ ở Biển Đông, nhất là đối với Việt Nam.
Theo hãng tin Kyodo, trích các nguồn tin từ chính phủ Nhật, nhân chuyến viếng thăm Việt Nam lần này, thủ tướng Suga và thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có thể sẽ ký hiệp định chuyển giao công nghệ và thiết bị quốc phòng, cho phép Tokyo xuất khẩu máy bay tuần tra và radar cho Hà Nội để tăng cường khả năng giám sát của Việt Nam.
Theo lời chánh văn phòng nội các Nhật Kato, khi đến thăm Indonesia, thủ tướng Suga sẽ thảo luận với tổng thống Joko Widodo về tăng cường quan hệ song phương, trong đó việc hợp tác phòng chống dịch Covid-19.
Còn theo nhận định của hãng tin Reuters, chuyến công du của thủ tướng Suga đến Việt Nam và Indonesia cũng diễn ra vào lúc Nhật Bản đang gia tăng nỗ lực đa dạng hóa các nguồn cung ứng và giảm sự lệ thuộc vào Trung Quốc, bằng cách đưa các cơ sơ sản xuất về nước hoặc sang các nước Đông Nam Á.
Kỳ vọng gì trong chuyến thăm Việt Nam
của Thủ tướng Nhật Suga?
Giới quan sát nhận định rằng chuyến thăm Việt Nam của tân Thủ tướng Nhật Yoshihide Suga sẽ nhằm tăng cường quan hệ an ninh quốc phòng trong bối cảnh khu vực ngày càng lo ngại về sự hung hăng của Trung Quốc, nhưng ông sẽ mềm mỏng hơn những người đồng cấp Hoa Kỳ. Cùng lúc, cộng đồng người gốc Việt tại Nhật cũng kêu gọi ông Suga gây áp lực với Hà Nội về vấn đề nhân quyền.
Biển Đông và An ninh khu vực
Hãng tin Reuters hôm 16/10, dẫn lời cựu nhà giao Nhật Kunihiko Miyake, cố vấn đặc biệt của Suga, nêu ý kiến về chuyến thăm Việt Nam và Indonesida của ông Suga từ ngày 18/10: “Tôi nghĩ điều quan trọng là phải cho thấy… chúng ta đặt tầm quan trọng hơn đến khu vực đó và chúng ta quan tâm đến tình hình an ninh, đặc biệt là ở Biển Đông.”
Ông Scott Harold, Phó Giám đốc Trung tâm Chính sách Châu Á – Thái Bình Dương của Tập đoàn Rand của Hoa Kỳ, cho Reuters biết rằng cách tiếp cận của Nhật là “kiên định, bình tĩnh và thúc đẩy lợi ích của mình mà không yêu cầu các nước đẩy lùi Trung Quốc một cách rõ ràng.”
Tăng cường hợp tác quốc phòng sẽ là “điểm mấu chốt” trong chuyến đi của ông Suga tới Việt Nam sau chuyến thăm cảng Cam Ranh vào tuần trước của ba tàu chiến Nhật, Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp thuộc Viện ISEAS-Yusof Ishak có trụ sở tại Singapore cho biết.
Trong tuần, tờ Nikkei đưa tin rằng Nhật có kế hoạch ký một thỏa thuận với Việt Nam để cho phép nước này xuất khẩu thiết bị và công nghệ quốc phòng sang Việt Nam. Một quan chức Nhật cho biết Nhật đang thảo luận về việc tăng cường hợp tác quốc phòng với cả Hà Nội và Jakarta nhưng không thể bình luận về kết quả.
Hãng tin Mainichi hôm 15/10 cho biết thỏa thuận với Việt Nam về chuyển giao thiết bị và công nghệ quốc phòng sẽ cho phép Nhật xuất khẩu máy bay tuần tra và radar cùng nhiều thiết bị khác, điều này có thể giúp Việt Nam đối phó tốt hơn với các yêu sách lãnh thổ ngày càng tăng của Trung Quốc ở các khu vực tranh chấp ở Biển Đông.
Hôm 16/10, hãng tin Nippon dẫn lời Chánh Văn phòng Nội các Nhật Katsunobu Kato cho biết: “Thủ tướng Suga sẽ trao đổi quan điểm với các nhà lãnh đạo hai nước về hợp tác nhằm hiện thực hóa tầm nhìn Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở.”
Chuyến đi của ông Suga diễn ra sau cuộc họp tuần trước tại Tokyo của nhóm QUAD (còn gọi là Bộ Tứ – một nhóm không chính thức gồm Ấn Độ, Úc, Nhật Bản và Hoa Kỳ) mà Washington coi như một bức tường thành chống lại Trung Quốc.
Bắc Kinh từng lên án nhóm Bộ Tứ này là một “NATO nhỏ” nhằm kiềm chế Trung Quốc.
Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp cho biết Việt Nam có thể ủng hộ nhóm Bộ Tứ khi nhóm này trở nên bao trùm hơn và khi Bắc Kinh trở nên hung hăng hơn ở Biển Đông.
Chuyến thăm Việt Nam và Indonesia của ông Suga diễn ra trong bối cảnh Nhật Bản đang đẩy mạnh năng lực quốc phòng của các nước trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nhằm đối trọng với những lợi thế hàng hải của Trung Quốc.
Giảm lệ thuộc vào chuỗi cung ứng Trung Quốc
Hôm 16/10, báo Tuổi Trẻ dẫn nguồn tin từ Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam cho biết Thủ tướng Suga và phu nhân sẽ đến thăm Việt Nam từ ngày 18 tới 20-10.
Theo thông tin của Đại sứ quán Nhật Bản, dự kiến phu nhân Thủ tướng Suga sẽ thăm Văn Miếu vào sáng 19/10 và thăm Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam.
Chuyến thăm của ông Suga cũng đồng thời với nỗ lực của Nhật nhằm đa dạng hóa chuỗi cung ứng và giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc bằng cách đưa hoạt động sản xuất về nước hoặc đặt trụ sở nhiều hơn ở Đông Nam Á.
Hãng tin Nikkei cho biết ông Suga có thể sẽ thông báo về việc mở rộng trợ cấp của Nhật cho ngành sản xuất ở Đông Nam Á trong chuyến công du này.
Hôm 15/10, hãng tin Mainichi dẫn các nguồn tin chính phủ Nhật cho biết Nhật và Việt Nam có kế hoạch đồng ý tạo thuận lợi cho dòng chảy qua biên giới đối với thiết bị y tế và các hàng hóa khác khi Thủ tướng Suga thăm Hà Nội vào tuần tới, một phần trong nỗ lực đa dạng hóa chuỗi cung ứng do bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 và giảm sự lệ thuộc vào chuỗi cung ứng từ Trung Quốc.
Trong nỗ lực giảm bớt sự phụ thuộc vào Trung Quốc, Nhật đang trợ cấp cho các công ty chuyển hoạt động sản xuất sang Đông Nam Á, nơi vừa có vị trí địa lý tốt và có thể cung cấp lao động tương đối rẻ.
Trong số 30 công ty đã được chọn để nhận trợ cấp, bao gồm các nhà sản xuất hàng hóa từ áo choàng y tế đến các bộ phận động cơ ô tô, một nửa đang có kế hoạch thành lập tại Việt Nam, cũng theo Mainichi.
Còn theo Reuters, một nửa trong số 30 công ty Nhật đã tận dụng kế hoạch trợ cấp trị giá 23,5 tỷ yên (223,28 triệu USD) của chính phủ nhằm đa dạng hóa chuỗi cung ứng ở Đông Nam Á đã nhắm mục tiêu đến Việt Nam, vốn đã tích cực thu hút đầu tư của Nhật.
Tuyệt thực nhân quyền
Chính phủ Nhật ít khi lên tiếng chính thức về tình hình vi phạm nhân quyền ở Việt Nam. Tuy nhiên, cộng đồng người gốc Việt và các nhóm nhân quyền tại Nhật thường kêu gọi lãnh đạo Nhật nêu vấn đề này mỗi khi gặp gỡ chính giới ở Hà Nội.
Trong nhiều năm qua, Nhật đã trở thành đối tác kinh tế quan trọng của Việt Nam, đặc biệt là kim ngạch viện trợ ODA của Nhật Bản dành cho Việt Nam dẫn đầu danh sách các nước tài trợ trên thế giới.
“Tuy nhiên, một số vụ việc tham nhũng hối lộ và thi công giả dối xảy ra của nhà nước Việt Nam đã đặt nhiều nghi vấn đối với việc sử dụng hiệu quả và minh bạch nguồn vốn quý báu này. Phát triển bền vững và thực thi dân chủ hóa được xem là 2 mục tiêu quan trọng nhất và cũng là tiền đề cho Nhật Bản khi hợp tác viện trợ một quốc gia khác bằng tiền thuế mồ hôi nước mắt của người dân mình,” Hiệp hội Người Việt tại Nhật cho biết trong một thông báo tuyệt thực nhân quyền.
Bà Hoàng Dung, đại diện cho ban tổ chức đợt tuyệt thực, nói với VOA:
“Mục đích của cuộc tuyệt thực là xóa bỏ tất cả những bản án phi lý đối với người dân Đồng Tâm, bồi thường thiệt hại vật chất lẫn tinh thần cho họ; trả tự do và vô điều kiện cho tất cả tù nhân lương tâm, các nhà báo độc lập, bao gồm cả nhà báo Phạm Đoan Trang vừa bị bắt… Chúng tôi muốn chuyển thông điệp này đến ông Suga trước khi ông lên đường đi thăm Việt Nam.”
Theo ban tổ chức buổi tuyệt thực diễn ra từ 18h00 ngày16/10 đến 18h00 ngày 17/10, trước tòa Quốc Hội và Dinh Thủ tướng ngay trước khi ông Suga rời Tokyo đi Hà Nội.
Trong thỉnh nguyện thư gửi đến Thủ tướng Suga ngày 16/10, Cộng đồng người Việt tại Nhật viết: “Nhân chuyến đi mang đầy ý nghĩa ngoại giao này, chúng tôi muốn đề nghị Thủ tướng Suga mạnh dạn trình bày quan điểm của Nhật Bản rằng Việt Nam cần phải tăng cường cải thiện và giải quyết từ gốc rễ vấn đề nhân quyền.”
https://www.voatiengviet.com/a/ky-vong-gi-trong-chuyen-tham-viet-nam-cua-thu-tuong-nhat/5623999.html
Đài Loan đang truy tìm 48 công dân mất tích
không dấu vết ở Trung Quốc
Lục Du
Hội đồng Các vấn đề Đại lục của Đài Loan (MAC) hôm thứ Năm (15/10) cho biết, các nhà chức trách đã không nhận được bất kỳ thông tin nào về 48 công dân Đài Loan mất tích từ năm 2016 đến năm 2019 sau khi họ đi du lịch Trung Quốc, theo Taiwan News.
Người phát ngôn của MAC Khâu Thùy Chính nói trong một cuộc họp báo thường kỳ rằng trường hợp 48 công dân Đài Loan mất tích ở Trung Quốc vẫn chưa được giải quyết. Ông cho biết các vụ việc đang được điều tra và chính phủ đã liên hệ với những cá nhân có báo cáo về những trường hợp mất tích.
Theo ông Khâu, Quỹ trao đổi eo biển của Đài Loan đã nhận được 149 báo cáo về việc người Đài Loan mất tích ở Trung Quốc kể từ ngày 20/5/2016. Trong số những người mất tích, 101 người đã trở về nhà hoặc thông báo cho giới chức Đài Loan về việc họ bị chính quyền Trung Quốc giam giữ, trong khi vẫn chưa rõ tung tích của 48 người còn lại.
Ông Khâu nhấn mạnh rằng chính phủ Trung Quốc đã nhiều lần bắt giữ công dân Đài Loan trên cơ sở những cáo buộc không có căn cứ và thao túng họ để phá vỡ hòa bình xuyên eo biển. Ông kêu gọi Bắc Kinh dừng ngay những việc làm ác ý như vậy.
Ông Khâu cũng một lần nữa cảnh báo người Đài Loan về nguy cơ bị chính quyền Trung Quốc bắt giam tùy tiện khi tới Đại Lục du lịch và cho hay nhiều người Đài Loan bị gán nhãn là gián điệp và bị giam giữ khi đang trong quá trình trao đổi học thuật bình thường.
Ông cho biết thêm rằng MAC đã hỗ trợ các gia đình của những người Đài Loan bị Bắc Kinh cầm tù và sẽ tiếp tục theo dõi các diễn biến, CNA đưa tin.
Hồng Kông ép công chức thề trung thành với
chế độ, dân nói người chủ thực sự là nhân dân
Vũ Dương
Mới đây, chính phủ Hồng Kông đã yêu cầu các nhân viên chính phủ của mình phải tuyên thệ tuân thủ Luật Cơ bản và trung thành với chính quyền Đặc khu, khiến các tổ chức và đoàn thể dân chủ lo ngại rằng đây là hành vi tước đi quyền tự do ngôn luận của nhân viên chính phủ, tạo ra khủng bố trắng, đồng thời thúc giục chính phủ Hồng Kông rút lại các quyết định của mình, theo SOH.
Kể từ khi phong trào phản đối Luật Dẫn độ bắt đầu vào nửa cuối năm ngoái đến nay, đã có ít nhất 46 công chức đã bị bắt vì tham gia các hoạt động liên quan.
Sau khi “Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông” có hiệu lực, Cục Dân sự Hồng Kông đã đề xuất một yêu cầu mới buộc các nhân viên chính phủ phải tuyên thệ trung thành, bao gồm tất cả nhân viên chính phủ mới được tuyển dụng từ ngày 1/7, các công chức hiện có đã được thăng chức, giám đốc, bảo vệ và cán bộ hành chính… tất cả đều phải tuyên thệ hoặc ký vào các văn bản xác nhận ủng hộ Luật Cơ bản và trung thành, cống hiến hết mình với Đặc khu Hành chính Hồng Kông.
Cục trưởng Cục Dân sự Nhiếp Đức Quyền cho biết, gần đây chính quyền Hồng Kông đang nghiên cứu việc tuân thủ các yêu cầu của Luật An ninh Quốc gia, bắt buộc các nhân viên công chức tuyên thệ ủng hộ Luật Cơ bản và trung thành với chính quyền Đặc khu.
Các nghị sĩ đảng Dân chủ và các tổ chức xã hội dân sự đã tổ chức một cuộc họp báo chung vào thứ Tư (14/10) lên án chính quyền Đặc khu đã dùng mọi cách để trả thù những công dân Hồng Kông bất mãn với hành vi của họ.
Liên quan đến việc chính quyền Hồng Kông cố gắng bịt miệng người dân bằng cách thay đổi chế độ và ban hành các quy định mới, các đoàn thể chỉ trích chính quyền Đặc khu đã tước bỏ tất cả các quyền tự do và quyền lợi của nhân viên chính phủ, ép buộc họ phải ký vào văn kiện biểu đạt sự trung thành.
Ủy viên Hội đồng Lập pháp Mao Mạnh Tịnh lên án chính phủ Hồng Kông vì đã tạo ra khủng bố trắng, cô nói: “Vấn đề lớn nhất ở đây là ‘người chủ’ này cũng không phải ‘người chủ’ thật sự, nó chỉ là ‘lấy lông gà làm thẻ lệnh’, ông chủ thực sự của nhân viên chính phủ chính là người dân Hồng Kông, là những người đã đóng thuế nuôi sống chúng tôi. Họ hoàn toàn phớt lờ quan điểm của người Hồng Kông về vấn đề này, và không cần thảo luận gì cả. Họ cho rằng hành động đó là có thể giải quyết dứt khoát mọi chuyện và có thể làm được những gì họ có thể làm. Loại thái độ muốn sao làm vậy này, chắc chắn là khủng bố trắng, nhưng nó không phải là mới được ‘tạo ra’, mà là ‘làm mạnh hơn thêm’“.
Cô Mao Mạnh Tịnh lo lắng rằng, điều đó sẽ ảnh hưởng thêm nữa đến quyền tự chủ biên tập của đài truyền hình Hồng Kông vốn đã chịu đủ sự đàn áp trước đó.
Cô Mao nói: “Khủng bố trắng đã tồn tại. Điều chúng tôi lo lắng hơn là một số cơ quan của chính phủ Hồng Kông, nhất là đài truyền hình Hồng Kông, có nhiều nhân viên chính phủ làm việc trong đó, sau này liệu họ có nhất nhất nghe theo chính phủ, phục tùng tuyệt đối mệnh lệnh của cấp trên hay không? Nếu thế thì còn gì là quyền tự chủ biên tập? Điều này thật khủng khiếp“.
Thành viên Hội đồng Lập pháp của Đảng Dân chủ Hứa Trí Phong đã chỉ trích việc chính phủ Hồng Kông yêu cầu các nhân viên chính phủ phải tuyên thệ trung thành là “cách làm rất xấu xa và là hành vi thao túng chính trị”.
Anh nhấn mạnh rằng, đối tượng mà nhân viên chính phủ phục vụ là người dân Hồng Kông, “Nhân viên chính phủ trung thành với Luật Cơ bản, trung thành với đất nước, không có vấn đề gì. Nhưng nhà chức trách lại kèm theo một thông điệp rõ ràng hơn cho các nhân viên chính phủ, rằng họ phải trung thành tuyệt đối với chế độ Đặc khu, không thể nói những điều mà chế độ không thích“.
Anh lên án chính phủ đã thiết lập nên một lằn ranh đỏ vốn nằm ngoài quy tắc tuyên thệ của nhân viên chính phủ. Lằn ranh đỏ có thể được chế độ tùy tiện đặt ra để trừng phạt những hành động, ngôn luận và cả những người mà chính quyền không thích.
Anh lo lắng rằng, một khi nhân viên chính phủ vi phạm lời thề, họ không chỉ bị mất việc mà thậm chí còn bị truy tố hình sự, trách nhiệm pháp lý liên quan đến là rất lớn.
Các đoàn thể yêu cầu chính phủ Hồng Kông rút lại quyết định tai hại này, dừng cương trước vực thẳm, chấm dứt ngay hành vi chà đạp lên quyền lợi và tự do biểu đạt ý kiến của nhân viên chính phủ.
Trung Cộng tuyên bố rằng Hoa Kỳ đang phá hoại
sự ổn định của eo biển Đài Loan
Tin từ Bắc Kinh/Đài Bắc – Vào hôm thứ Năm (15 tháng 10), Trung Cộng cho biết Hoa Kỳ đang phá hoại nghiêm trọng hòa bình và ổn định ở eo biển Đài Loan, sau khi một tàu khu trục của Hải quân Hoa Kỳ đi qua vùng biển này trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa Bắc Kinh và Đài Bắc.
Phát ngôn viên Zhang Chunhui của Chiến khu Đông bộ của Trung Cộng cho biết quân đội Trung Cộng theo dõi và giám sát chiến hạm USS Barry khi tàu khu trục này đi qua eo biển Đài Loan” vào hôm thứ Tư (14 tháng 10).
Trung Cộng xem Đài Loan là một tỉnh cần được thống nhất với đại lục, bằng vũ lực nếu cần thiết. Mặt khác, chính phủ Hoa Kỳ tăng cường hỗ trợ cho hòn đảo trong thời gian gần đây để ủng hộ một tiền đồn dân chủ quan trọng. Bắc Kinh cáo buộc Washington và Đài Bắc “thông đồng” nhằm hướng đến việc hòn đảo tuyên bố độc lập chính thức, và gần đây tăng cường hoạt động không quân gần Đài Loan để phô trương lực lượng.
Vào hôm thứ Tư (14 tháng 10), các nguồn tin thân cận thông báo với Reuters rằng Tòa Bạch Ốc đang thúc đẩy việc bán cho Đài Loan các thiết bị quân sự tinh vi bao gồm máy bay không người lái MQ-9 và hệ thống hỏa tiễn phòng thủ bờ biển, làm gia gia tăng thêm căng thẳng trong mối quan hệ Trung Cộng – Hoa Kỳ vốn ngày càng đối địch.
Ông Zhang cho biết Hoa Kỳ nên dừng những tuyên bố và hành động khiêu khích ở eo biển Đài Loan, đồng thời cho biết thêm rằng quân đội Trung Cộng sẽ kiên quyết bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của đất nước và duy trì sự hòa bình và ổn định ở eo biển Đài Loan. (BBT)
https://www.sbtn.tv/trung-cong-tuyen-bo-rang-hoa-ky-dang-pha-hoai-su-on-dinh-cua-eo-bien-dai-loan/
Lập đặc khu Tập Trọng Huân tìm ra đường thoát,
đến Thâm Quyến Tập Cận Bình không có đường lui
Tâm Tuệ
Mục lục bài viết
Công lao của đặc khu kinh tế Thâm Quyến quy về ai?
Tương lai của đặc khu kinh tế Thâm Quyến ở đâu?
“Một quốc gia, hai chế độ” đã chính thức trở thành lịch sử
Ngày 14/10, tại lễ kỷ niệm 40 năm thành lập Đặc khu Kinh tế Thâm Quyến, Tập Cận Bình đã có một bài phát biểu với nội dung đầy mâu thuẫn. Một mặt, ông nói rằng sẽ kiên định cải cách và mở cửa, mặt khác, ông kêu gọi đẩy mạnh tuần hoàn nội bộ. Một mặt, ông nhấn mạnh vào “một quốc gia, hai chế độ”, mặt khác, ông lại muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Thâm Quyến, Hồng Kông và Ma Cao. Một mặt tự nói muốn vươn tới mục tiêu mau lẹ, mặt khác lại tiếp tục “dò đá qua sông”…
Chuyên gia Zhong Yuan đã có bài phân tích trên Epoch Times về chủ đề này như sau:
42 năm trước, cha của Tập Cận Bình là ông Tập Trọng Huân đang nắm quyền ở Quảng Đông. Ông thấy chủ nghĩa xã hội của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã đi đến ngõ cụt, ông bèn muốn sử dụng Hồng Kông như một con đường thu hút thế giới chủ nghĩa tư bản phương Tây nhằm tìm lối ra. Đây là lịch sử của Thâm Quyến đã qua 40 năm. Sau khi thoát khỏi một phần kiểm soát của cái chế độ độc tài ĐCSTQ, các doanh nghiệp tư nhân nới lỏng đã sáng tạo nên sức sống kinh tế cự đại… Đặng Tiểu Bình đã phải biên soạn một lý thuyết về “Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc” để che đậy sự thật quá ư mất mặt này.
Ngày hôm nay, sau 40 năm, con đường này dường như cũng đã lại đi đến ngõ cụt, ĐCSTQ không chịu từ bỏ bản chất độc tài, hơn nữa còn đang gắng sức kiểm soát xã hội Trung Quốc, và cố gắng mở rộng sự kiểm soát này ra toàn thế giới, kết quả là nó đã bị các nước phương Tây tẩy chay, chính quyền ĐCSTQ cũng đã tự cắt đứt đường ra với thế giới của đặc khu.
Các nước phương Tây cắt đứt với chính quyền Trung Quốc, và các lãnh đạo cao nhất của ĐCSTQ vì quyền uy của mình cũng bị buộc phải cắt đứt với các nước phương Tây. Tập Cận Bình vì để duy hộ đảng, duy hộ chính quyền, đã lựa chọn quay về phương cách “tự lực cánh sinh” của thời đại Mao Trạch Đông, thực tế là đã không còn lối thoát.
Công lao của đặc khu kinh tế Thâm Quyến quy về ai?
Tập Cận Bình mở đầu bài phát biểu bằng câu: “Tháng 4/1979, người phụ trách Tỉnh ủy Quảng Đông đề xuất thành lập khu chế xuất và thúc đẩy cải cách, mở cửa”. “Người phụ trách Tỉnh ủy Quảng Đông” này chính là Tập Trọng Huân, cha Tập Cận Bình.
Trong những ngày đó, chứng kiến sự thịnh vượng của Hồng Kông và đối mặt với một số lượng lớn người Quảng Đông buôn lậu vào Hồng Kông, Tập Trọng Huân biết rằng cái gọi là tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội đã biến mất, và tuyên truyền hoàn toàn vô dụng, nếu tiếp tục, chế độ ĐCSTQ sẽ không thể duy trì tỉnh này. Tập Trọng Huân nhận ra rằng chỉ khi tích cực đón nhận chủ nghĩa tư bản phương Tây thì mới có thể có sức sống và lối thoát.
Ông Tập Cận Bình cũng nhắc lại rằng Đặng Tiểu Bình đã chỉ thị “nên gọi là đặc khu, chính quyền trung ương có thể đưa ra một số chính sách, bản thân địa phương có thể tự làm và khai phá một con đường riêng”.
Công thức của Tập Trọng Huân phù hợp với lý thuyết “mèo trắng và mèo đen” của Đặng Tiểu Bình. Tất cả đều nhận ra rằng chế độ ĐCSTQ không còn có thể đi trên con đường cũ, và chỉ có thể tìm ra một con đường mới…
Ông Tập Cận Bình đã mô tả những thành tựu của đặc khu trong 40 năm qua, nói một cách cứng rắn là “kết quả của sự lãnh đạo mạnh mẽ của Ban Chấp hành Trung ương Đảng”.
Theo tuyên bố của Đặng Tiểu Bình, Trung ương chỉ đưa ra một số “chính sách” còn địa phương “tự thực hiện”. Cái gọi là chính sách ưu đãi không gì khác ngoài việc dỡ bỏ một phần chế độ độc tài của ĐCSTQ và phá bỏ một số gông cùm áp đặt lên các chủ doanh nghiệp tư nhân. Chuỗi cung ứng đã tiến vào Trung Quốc, và Trung Quốc trở thành công xưởng của thế giới.
Sự phát triển của Đặc khu kinh tế Thâm Quyến hoàn toàn không có quyền lực của ĐCSTQ. Anh hùng thực sự là một số lượng lớn doanh nhân tư nhân dám chấp nhận rủi ro, một phần được hòa nhập vào hệ thống kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa phương Tây. Đây là yếu tố cơ bản của hoạt động kinh tế thị trường.
Theo số liệu do “Đặc khu Thâm Quyến” công bố vào tháng 9/2019, tổng số doanh nghiệp tư nhân ở Thâm Quyến chiếm 96,29% tổng số doanh nghiệp của thành phố, đây chính là bí mật thực sự về sự phát triển của Đặc khu Thâm Quyến.
40 năm thành lập Đặc khu kinh tế Thâm Quyến đã chứng minh rằng kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa là lối thoát cơ bản cho sự phát triển kinh tế của Trung Quốc.
Tương lai của đặc khu kinh tế Thâm Quyến ở đâu?
Tuy nhiên, Tập Cận Bình đã không thừa nhận sự thất bại của ĐCSTQ, trong bài phát biểu của mình, ông tiếp tục áp dụng “chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc” cho chế độ độc tài Trung Quốc. Điều này cũng phủ bóng lên tương lai của Đặc khu kinh tế Thâm Quyến.
Ông Tập Cận Bình tiếp tục nhấn mạnh rằng “phải giữ vững sự lãnh đạo của Đảng đối với việc xây dựng các đặc khu kinh tế” và phải giữ vững “hệ thống xã hội chủ nghĩa”.
Đặc khu kinh tế Thâm Quyến nếu thực sự triển khai hai hạng mục này thì nó sẽ đi lùi và mất động lực tiếp tục phát triển.
Đặc khu kinh tế Thâm Quyến một lần nữa đứng trước ngã ba đường của lịch sử, và một lần nữa đứng trước sự lựa chọn “xã hội tư bản của họ”. Sau 40 năm, Đặc khu kinh tế Thâm Quyến lại phải đối mặt với những câu hỏi trắc nghiệm tương tự, quả thật là một nỗi niềm, đây cũng là nỗi đau mà chế độ ĐCSTQ đã cố gắng đeo bám và mang lại cho người dân.
Sự lựa chọn của Đặc khu Kinh tế Thâm Quyến ngày nay là một mô hình thu nhỏ của những lựa chọn mà Trung Quốc phải đối mặt.
Toàn thể nhân dân Trung Quốc đang đứng trước hai sự lựa chọn: một là hoàn toàn thoát khỏi xiềng xích của chế độ ĐCSTQ, hội nhập hoàn toàn vào chu kỳ của nền kinh tế thị trường quốc tế, và mở ra một kế hoạch mới cho sự phát triển kinh tế của Trung Quốc;
Tương lai của Đặc khu Kinh tế Thâm Quyến và Trung Quốc nằm ở chỗ liệu người dân Trung Quốc có chịu cai trị bởi chế độ ĐCSTQ hay không. Chế độ Đảng Cộng sản Trung Quốc đã là trở ngại lớn nhất cho sự phát triển kinh tế của Trung Quốc và là cái gai lớn nhất trong quá trình toàn cầu hóa của Trung Quốc.
Bài phát biểu của ông Tập Cận Bình làm bối rối nhiều người Trung Quốc trong bối cảnh đất nước Trung Quốc đang đứng trước sự lựa chọn để bước vào một kỷ nguyên lịch sử mới!
“Một quốc gia, hai chế độ” đã chính thức trở thành lịch sử
Ông Tập Cận Bình nói rằng “một quốc gia, hai chế độ” được thực hiện đầy đủ, nhưng nó còn được gọi là “thúc đẩy xây dựng Khu vực Vịnh lớn Quảng Đông-Hồng Kông-Macao” và “đi đầu trong việc hiện đại hoá xã hội chủ nghĩa”.
Một bài phát biểu cởi mở như vậy tương đương với việc chính thức chấm dứt lý tưởng “Một quốc gia, hai chế độ” trong suy nghĩ của một số người. Trong từ điển của ĐCSTQ, không thể dung thứ cho sự tồn tại chung của hai chế độ, lúc này, toàn bộ thế giới phương Tây dường như đã hoàn toàn minh bạch.
Vì khủng hoảng về tính chính danh của ĐCSTQ, Đặng Tiểu Bình lo lắng rằng mình không thể được tất cả các nước trên thế giới chấp nhận, nên ông ta đã bịa ra cái gọi là “Một quốc gia, hai chế độ” để lừa bịp thế giới.
Năm 1974, Đặng Tiểu Bình cũng đã phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc: “Nếu một ngày nào đó ĐCSTQ đổi màu, trở thành siêu cường, và cũng thống trị thế giới, bắt nạt, xâm lược và bóc lột người dân khắp nơi, thì nhân dân thế giới sẽ gán cho Trung Quốc một cái mác là chủ nghĩa đế quốc xã hội chủ nghĩa. Nó nên bị vạch trần, chống đối, và bị đánh bại bởi người dân Trung Quốc”.
Đoạn văn này cách đây 46 năm đã trở thành hiện thực ngày nay. Vào ngày 23/7, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Pompeo đã có bài phát biểu tại Thư viện Phủ Tổng thống Nixon ở California, ông tuyên bố rằng ông sẽ giúp nhân dân Trung Quốc đánh bại chế độ chuyên chế của ĐCSTQ.
Trước sự cô lập của quốc tế, ông Tập Cận Bình gọi đó là “một sự thay đổi lớn chưa từng thấy trong một thế kỷ”. Ông tiếp tục giả vờ rằng “cải cách sẽ không dừng lại và mở cửa sẽ không dừng lại”. Bài phát biểu không có một nội dung cụ thể nào, và tất nhiên sẽ không ai tin vào điều đó nữa. Vì chính bản thân ông cũng cho rằng, đặc khu kinh tế Thâm Quyến “dựa nhiều hơn vào thị trường nội địa để sản xuất, phân phối, lưu thông và tiêu dùng”.
“Một quốc gia, hai chế độ” của Hồng Kông đã biến mất và đặc khu kinh tế Thâm Quyến cũng đang bị đe dọa. Tập Cận Bình thậm chí còn nói rằng “nắm cả hai tay và cả hai tay đều phải chặt”. Câu nói lạc hậu không ai nói đến này nhiều năm nay lại được ông Tập Cận Bình nhắc lại, nếu thành sự thật thì tương lai của đặc khu kinh tế Thâm Quyến sẽ bị hủy hoại.
Nếu đây là điều mà Tập Cận Bình gọi là “thiết kế cấp cao nhất”, thì điều đó cho thấy rằng ĐCSTQ không còn đường để đi. Tập Cận Bình cũng nhắc lại câu nói “qua sông dò đá” của Đặng Tiểu Bình, đó cũng phải là một bức chân dung chân thực trong tâm trí ông.
Ngày trước, khi Tập Trọng Huân cảm thấy chế độ ĐCSTQ khó duy trì và phải tìm lối thoát ra với chủ nghĩa tư bản phương Tây, 40 năm sau tại Đặc khu kinh tế Thâm Quyến, Tập Cận Bình một lần nữa đối mặt với tình huống chế độ ĐCSTQ gặp gian nan và không lối thoát.
‘Hồng nhị đại’ chia rẽ, tướng lĩnh có khả năng
thực chiến không hài lòng với Tập Cận Bình?
Hương Thảo
Hiện tại, cuộc tranh giành quyền lực cao tầng của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) rất khốc liệt, Vương Quân Đào, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Đảng Dân chủ Trung Quốc, tiết lộ với Epoch Times rằng các tướng lĩnh trong quân đội ĐCSTQ có thể chiến đấu thì đều không hài lòng với Tập Cận Bình.
Vào ngày 13/10, ông Vương Quân Đào, tiến sĩ Đại học Columbia Hoa Kỳ, tiết lộ với Epoch Times rằng các tướng lĩnh trong quân đội ĐCSTQ có thể chiến đấu đều không hài lòng với Tập Cận Bình. Hiện nay Tập Cận Bình dùng những người “trung thành chính trị”, nhưng các tướng lĩnh có thể chiến đấu đều là vì cá nhân họ và không muốn tham gia vào “lòng trung thành chính trị”.
“Do đó những kẻ không nghe lời sẽ bị Tập Cận Bình thanh trừng. Tôi biết hoặc gián tiếp biết những người này, họ rất tức giận“, ông Vương Quân Đào nói.
Vương Quân Đào nói rằng Tập Cận Bình thời gian trước đang theo đuổi một cuộc thanh trừng trong quân đội. Ông ta nói rằng chống tham nhũng, thực tế ông ta chủ yếu là huấn luyện người của mình. “Nhóm tướng lĩnh mà ông ta đề bạt bây giờ, có lẽ chiếm một nửa bộ đội Hạ Môn ban đầu. Bộ đội đó là quân đoàn loại B. Mặt khác, quân đoàn loại B được tổ chức thiếu chặt chẽ, vũ khí lạc hậu và không có các cuộc tập trận thông thường. Những người này không thể chiến đấu, họ chỉ có thể trông coi Tập Cận Bình“.
Vương Quân Đào cũng thuộc nhóm “hồng nhị đại” (thế hệ đỏ thứ hai). Cha của ông là chính ủy của Phòng Nội vụ Trường Cao đẳng Chính trị của Đại học Quốc phòng ĐCSTQ. Trong Phong trào Dân chủ ngày 4/6/1989, Vương Quân Đào bị kết án vì bị buộc tội tham gia Phong trào Dân chủ Thiên An Môn ngày 4/6. Năm 1994, ông được đưa thẳng từ nhà tù sang Hoa Kỳ để được tại ngoại chăm sóc y tế.
Hiện tại, vào thời điểm mà nhiều hồng nhị đại của ĐCSTQ và Tập Cận Bình đang chia rẽ, các tướng lĩnh của ĐCSTQ cũng không hài lòng với Tập Cận Bình. Điều này chắc chắn đang làm xấu đi tình hình của chính quyền ĐCSTQ, bởi vì ĐCSTQ luôn nhấn mạnh rằng “sức mạnh chính quyền đến từ nòng súng”.
Vào ngày 22/9, Nhậm Toàn Sinh, con trai của cựu Thứ trưởng Bộ Thương mại ĐCSTQ và Nhậm Chí Cường, một nhà phát triển bất động sản nổi tiếng, đã bị kết án 18 năm tù. Nhậm Chí Cường có thể nói là người có quan hệ rộng, không chỉ có thân phận hồng nhị đại mà còn có thân thế của một doanh nhân nổi tiếng, được nhiều người biết đến, là bạn thân của Vương Kỳ Sơn, Phó Chủ tịch nước.
Thế giới bên ngoài nhìn chung tin rằng bản án nặng nề của Nhậm Chí Cường sẽ đẩy nhanh sự chia rẽ giữa tầng lớp hồng nhị đại, trí thức đỏ, doanh nhân với chính quyền ĐCSTQ, và nó cũng cho thấy mối quan hệ giữa Vương Kỳ Sơn và Tập Cận Bình không còn tốt như trước.
Ngày 2/10, Đổng Hồng, người đã theo Vương Kỳ Sơn hàng chục năm và là cựu Thứ trưởng Ủy ban Kiểm tra Bộ của Đoàn Kiểm tra Trung ương, đã bị điều tra. Phân tích cho rằng việc điều tra “tuyệt mật” của Vương Kỳ Sơn cho thấy mối quan hệ giữa Tập Cận Bình và Vương Kỳ Sơn, những người từng thân thiết, có thể rạn nứt, và thậm chí triển vọng của Vương Kỳ Sơn có thể xấu đi.
Vào ngày 17/8, bà Thái Hà, một hồng nhị đại của ĐCSTQ và là cựu giáo sư tại Trường Đảng Trung ương, đã bị khai trừ khỏi đảng và hủy bỏ mọi quyền lợi nghỉ hưu vì nhận xét rằng ĐCSTQ là một thây ma chính trị và Tập Cận Bình là trùm băng đảng tội phạm. Sau đó, tài khoản ngân hàng của bà ở Trung Quốc cũng bị đóng.
Thái Hà hiện đang ở Hoa Kỳ, sau đó đã chỉ trích ĐCSTQ là tà ác hơn phát-xít. Bà cũng tiết lộ rằng trong những năm 1950 và 1960, những hồng nhị đại ở cấp quân và cấp trên sư đoàn chính quy, đã có rất nhiều người đặt câu hỏi về tính hợp pháp của chế độ Cộng sản Trung Quốc.
Akio Yaita, giám đốc chi nhánh Đài Bắc của Sankei Shimbun Nhật Bản, nói với truyền thông Mỹ rằng Nhậm Chí Cường và Vương Kỳ Sơn có quan hệ mật thiết với nhau. Nhậm Chí Cường đã bị kết án nghiêm khắc. Hiện bà Thái Hà, thuộc thế hệ thứ hai của ĐCSTQ, đang tràn đầy hỏa lực công kích Tập Cận Bình. Đây là sự chia rẽ triệt để giữa rất nhiều hồng nhị đại và Tập Cận Bình.
Yaita Akio cho rằng, Tập Cận Bình đã hoàn toàn mất đi bộ khung gầm chống đỡ của chính ông ta. Điều này cũng giống như Mao Trạch Đông khi xưa, thậm chí Mao Trạch Đông còn đánh giá thấp lực lượng các lão soái. Cuối cùng khi Mao Trạch Đông chết, Diệp Kiến Anh và Đặng Tiểu Bình đã lật ngược tấm ván.
Akio Yaita cho biết: “So với các nhà lãnh đạo quân sự trước đây, thế hệ đỏ thứ hai (hồng nhị đại) hiện tại không có sức mạnh quân sự, nhưng họ cũng rất mạnh về mọi mặt. Hiện nay Tập Cận Bình và hồng nhị đại đã trở thành kẻ thù, và thiệt hại cho ông ta và chế độ là rất nghiêm trọng“.
Tập Cận Bình thừa nhận ĐCSTQ gặp nhiều
khó khăn, chính sách đối phó bị nói bất khả thi
Hương Thảo
Ngày 14/10, Tổng Bí thư ĐCSTQ Tập Cận Bình đã tuyên bố tại lễ kỷ niệm 40 năm thành lập Đặc khu Kinh tế Thâm Quyến rằng công cuộc cải tổ của ĐCSTQ đã gặp phải “những vấn đề mới chưa từng có” về mức độ phức tạp, nhạy cảm và khó khăn so với 40 năm trước.
Ông Tập cũng nói rằng thế giới ngày nay đang trải qua những thay đổi lớn chưa từng thấy trong một thế kỷ, theo Epoch Times ngày 15/10.
Phân tích ngoại giới cho rằng điều mà Tập Cận Bình gọi là “những vấn đề mới chưa từng có” ám chỉ đến việc ĐCSTQ phải đối mặt với sự bao vây, phản đối và áp chế của xã hội phương Tây do Hoa Kỳ đứng đầu.
Các hành động khác nhau của ĐCSTQ đã dẫn đến bị bao vây quốc tế
Tập Cận Bình phát biểu tại lễ kỷ niệm rằng đại dịch toàn cầu COVID-19 đã thúc đẩy sự tiến triển của sự thay đổi lớn này; thương mại cùng đầu tư quốc tế đã thu hẹp đáng kể, và nền kinh tế, công nghệ, văn hóa, an ninh, chính trị quốc tế đang phát sinh những điều chỉnh sâu sắc. Thế giới đã bước vào thời kỳ biến đổi hỗn loạn.
Bối cảnh của những nhận xét trên của ông Tập là sự dần dần hình thành của trào lưu chống Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) trên toàn cầu. Ngoại trưởng Mỹ Pompeo hôm 9/10 tuyên bố rằng tình thế đã xoay chuyển, và giờ đây người dân bình thường và các nhà lãnh đạo trên toàn thế giới đang đoàn kết lại, nghiêm túc đối đãi với sự uy hiếp của ĐCSTQ.
Sau khi đại dịch bùng phát ở Vũ Hán vào năm ngoái, ĐCSTQ đã che giấu dịch bệnh và tuyên truyền rằng virus không “lây truyền từ người sang người” cùng các thông tin sai lệch khác. Điều này đã khiến dịch bệnh lan nhanh trên toàn thế giới. Tính đến nay, hơn 38,54 triệu người đã bị nhiễm bệnh và hơn 1,09 triệu người đã chết.
Vì lý do này, các tổ chức và cá nhân ở nhiều quốc gia trên thế giới đã bắt đầu truy cứu trách nhiệm của ĐCSTQ về che giấu dịch bệnh, và yêu cầu chính phủ ĐCSTQ bồi thường. Trong số đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nhiều lần tuyên bố rõ ràng rằng ĐCSTQ phải chịu trách nhiệm đối với đại dịch.
Thượng nghị sĩ Úc Amanda Stoker cho biết, các quốc gia trên thế giới có thể nộp đơn kiện lên Tòa án Công lý Quốc tế, theo cách thức tương tự như Phiên tòa Nuremberg, buộc nhà cầm quyền ĐCSTQ ra xét xử trước công lý.
ĐCSTQ mong muốn đảo ngược hình ảnh của nó trong khủng hoảng đại dịch, bắt đầu thực thi cái gọi là “ngoại giao khẩu trang” ở nhiều quốc gia khác nhau. Tuy nhiên, nó đã phản tác dụng và chính sách “ngoại giao khẩu trang” của ĐCSTQ nhanh chóng bị phá sản. Có hai lý do chính cho sự thất bại.
Thứ nhất, có quá nhiều khẩu trang giả và kém chất lượng được sản xuất ở Trung Quốc, nhiều khẩu trang không đạt tiêu chuẩn quốc gia và bị trả về với số lượng lớn; Thứ hai, “ngoại giao khẩu trang” của ĐCSTQ luôn đi kèm các điều kiện giao dịch khiến nhiều nước khó chấp nhận.
Đồng thời, ĐCSTQ lợi dụng đại dịch toàn cầu để thường xuyên tham gia các hoạt động quân sự ở Biển Đông, Biển Hoa Đông và eo biển Đài Loan, làm gia tăng căng thẳng ở Biển Đông và eo biển Đài Loan. ĐCSTQ cũng bộc phát xung đột quân sự ở biên giới với Ấn Độ, dẫn đến thương vong cho quân đội cả hai nước.
ĐCSTQ cũng đơn phương từ chối thừa nhận “Tuyên bố chung Trung-Anh” và cưỡng chế “Luật An ninh Quốc gia” lên Hồng Kông, tước bỏ quyền tự chủ mức độ cao của người dân Hồng Kông.
Các hành động nêu trên của ĐCSTQ đã gây ra các biện pháp đối phó rộng rãi trong cộng đồng quốc tế. Nhiều quốc gia đã bãi bỏ hiệp ước dẫn độ đã ký với Hồng Kông. Hoa Kỳ cũng hủy bỏ quy chế đặc biệt mà Hồng Kông được hưởng và trừng phạt nhiều công ty công nghệ cao ở Trung Quốc, chẳng hạn như cấm cung cấp chip cho Huawei và đóng cửa lãnh sự quán Trung Quốc tại Houston – một “trung tâm gián điệp của ĐCSTQ” theo cách gọi của Hoa Kỳ. Hoa Kỳ cũng cấm các nghiên cứu sinh liên quan đến quân đội Trung Quốc đến Hoa Kỳ học tập và gần đây nhất là cấm các thành viên ĐCSTQ nhập quốc tịch Hoa Kỳ.
Đồng thời, các quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã thường xuyên đến châu Âu, Nam Mỹ, Trung Đông, châu Á và các khu vực khác để đoàn kết đồng minh chống lại chế độ toàn trị của ĐCSTQ. Trong số đó, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ đã đến thăm Đài Loan vào tháng 9, và Ngoại trưởng Pompeo đã đến thăm Nhật Bản vào ngày 6/10, tổ chức các cuộc hội đàm 4 bên với các ngoại trưởng của Nhật Bản, Úc và Ấn Độ để thảo luận về các chiến lược đối phó với ĐCSTQ.
Học giả: Cuộc khai phóng của ĐCSTQ sẽ không thành công
Ông Tập Cận Bình cũng đề cập tại cuộc họp rằng ĐCSTQ sẽ tiếp tục chính sách mở cửa, và Đặc khu kinh tế Thâm Quyến sẽ tiếp tục hoạt động. Tuy nhiên, ông đã minh xác yêu cầu Thâm Quyến điều chỉnh hướng phát triển tập trung vào xuất khẩu trong quá khứ để tập trung vào lưu thông nội bộ trong tương lai, và kêu gọi sự phân bố công nghiệp của nó tập trung nhiều hơn vào thị trường nội địa ở Trung Quốc.
Dưới sự bao vây và áp chế của liên minh đồng minh Hoa Kỳ, kinh tế Trung Quốc buộc phải tìm kiếm động lực từ thị trường nội địa và đưa ra “tuần hoàn nội tại”. “Kế hoạch 5 năm lần thứ 14” cũng lấy cái gọi là chiến lược lưỡng tuần hoàn làm nòng cốt. Việc điều chỉnh hướng công nghiệp của Đặc khu kinh tế Thâm Quyến là một phần quan trọng trong đó.
Nhà bình luận chính trị độc lập của Trung Quốc Ngô Cường nói với BBC rằng, từ bài phát biểu của Tập Cận Bình mà đánh giá, việc xây dựng đặc khu trong tương lai không phải là một “cải cách và mở cửa” toàn diện theo đúng nghĩa.
“Càng cường điệu đặc khu, kỳ thực là càng hàm ý rằng hầu hết các địa phương ngoài đặc khu cần thực hành quản lý tập trung khép kín nghiêm ngặt. Quyền tự chủ cấp phép số lượng lớn của Thâm Quyến đồng nghĩa là các địa phương khác rất khó để có được [không gian] như vậy”, Ngô Cường nói.
Trên thực tế, điều đó càng có nghĩa là hầu hết các địa phương ngoài đặc khu phải thực hiện quản lý tập trung khép kín nghiêm ngặt.
Vũ Cường cũng tin rằng Thâm Quyến và các đặc khu kinh tế khác sẽ phải đối mặt với một thách thức khó khăn trong tương lai. “Thâm Quyến với vai trò là một đặc khu, hiện tại nó đã không còn hướng về vốn đầu tư, mà hướng về công nghệ. Nhưng Trung Quốc hiện đang đối mặt với phong tỏa về công nghệ. Hoạt động làm sao đây?”
Nhà bình luận kinh tế của “Golden Mountain” nói với Đài Á Châu Tự Do rằng, tiền đề của mở cửa là một xã hội pháp quyền, một chính phủ pháp quyền, và một thị trường dưới nền pháp quyền, như một bảo đảm để đạt được sự thịnh vượng của kinh tế thị trường. Tuy nhiên, Thâm Quyến không có đủ điều kiện này, nên đặc khu kinh tế Thâm Quyến “không phải là kinh tế thị trường thực sự, cũng không thể mang lại sự thịnh vượng cuối cùng”.
Về cái gọi là “cục diện phát triển mới lưỡng tuần hoàn” do ĐCSTQ đề xuất, ông George Magnus, nhà nghiên cứu tại Trung tâm Trung Quốc thuộc Đại học Oxford, nói với VOA rằng chiến lược lưỡng tuần hoàn tự nó mâu thuẫn. “Vừa duy trì xuất khẩu và ngoại thương của Trung Quốc, vừa đồng thời nâng cao sản xuất và tiêu dùng trong nước, hai chiến lược phát triển kinh tế này không tương thích với nhau, vì chiến lược phát triển kinh tế thứ hai đòi hỏi tăng tỷ trọng tiêu dùng và tiền lương trong GDP, trong khi chiến lược thứ nhất yêu cầu hạ hoặc giảm tỷ trọng này ở mức tương đối thấp. Tập Cận Bình không thể một lúc có được cả hai”.
Giám đốc Điều hành Huawei:
Mạng 5G của Trung Quốc ‘hữu danh vô thực’
Bình luậnĐông Phương
Huawei là nhà cung cấp trạm gốc chính cho mạng 5G ở Trung Quốc. Tuy nhiên mới đây, ông Đinh Vân (Ding Yun), Giám đốc Điều hành của Huawei và là Chủ tịch của Nhà điều hành BG, đã thừa nhận rằng tốc độ mạng 5G ở Trung Quốc đại lục chưa bằng một nửa so với Hàn Quốc và “hữu danh vô thực”.
Ông Đinh Vân đã đề cập trong bài phát biểu tại lễ khai mạc “Triển lãm Thông tin và Truyền thông Quốc tế Trung Quốc 2020” ở Bắc Kinh vào ngày 14/10 rằng, mặc dù đại lục đã xây dựng mạng 5G lớn nhất thế giới, nhưng so với nước ngoài, nó vẫn thua kém về mặt trải nghiệm người dùng, vùng phủ sóng và lợi nhuận, v.v.
Dịch vụ 5G của Trung Quốc là “hữu danh vô thực”
Ông Đinh Vân nói rằng, dịch vụ 5G của đại lục là “hữu danh vô thức”, giả và kém chất lượng…
Mặc dù số lượng người dùng 5G ở Trung Quốc đại lục đã đạt 150 triệu người nhưng tỷ lệ tương thích giữa mạng lưới, điện thoại di động và gói 5G của người dùng rất thấp. Nhiều người dùng đã mua gói 5G nhưng điện thoại của họ vẫn là loại 4G.
Nhiều người dùng có điện thoại di động 5G, nhưng không nằm trong vùng phủ sóng 5G, nên thực tế là họ vẫn đang dùng 4G.
Mặc dù một số nơi có vùng phủ sóng 5G, cũng có trạm gốc 4G, nhưng các điểm 4G lại nằm ở nơi giao nhau của nhiều khu dân cư, khiến tín hiệu người dùng bị chuyển đổi liên tục giữa 4G và 5G, làm cho trải nghiệm người dùng rất kém.
Tốc độ 5G của Trung Quốc chậm, lợi nhuận kinh doanh thấp
Về tốc độ 5G, ông Đinh Vân lấy ví dụ về Hàn Quốc, tốc độ tải xuống (download) trung bình của đường truyền Internet 5G ở Hàn Quốc là khoảng 600Mbps, trong khi ở Trung Quốc đại lục chỉ là 270Mbps, chưa bằng một nửa so với Hàn Quốc.
Vào cuối tháng Chín, tỷ lệ người dùng 5G ở Hàn Quốc là 25%, trong khi ở Trung Quốc chỉ là 8%.
Ngoài ra, từ góc độ lợi nhuận thương mại, sau khi Hàn Quốc ra mắt mạng 5G thương mại, doanh thu trung bình trên mỗi người dùng của họ đã tăng khoảng 37%. Ba công ty viễn thông Hàn Quốc đã có mức tăng trưởng lợi nhuận hai con số trong nửa đầu năm nay; trong khi hoạt động kinh doanh mạng 5G ở đại lục chưa có lợi nhuận rõ rệt.
Công nghệ 5G của Trung Quốc đã lạc hậu
Ông Đinh Vân cho rằng, thiết bị 5G sẽ làm tăng mức tiêu thụ điện của các trạm gốc và tăng gánh nặng cho hệ thống cung cấp điện. Tuy nhiên, khoảng 32% trạm gốc ở Trung Quốc đại lục hiện không đủ công suất điện, dung lượng pin của các trạm gốc ở một số khu vực cũng không đủ.
Theo các kênh truyền thông nước ngoài đưa tin gần đây, giới công nghiệp không mấy lạc quan về sự phát triển trong tương lai của công nghệ trạm gốc 5G của Huawei. Tờ Nikkei của Nhật Bản trích dẫn dữ liệu cho biết, trong số các bộ phận và linh kiện của thiết bị trạm gốc 5G của Huawei, các sản phẩm được sản xuất tại Hoa Kỳ chiếm 30%, tiếp theo là được sản xuất tại Hàn Quốc và Nhật Bản, trong khi các bộ phận được sản xuất tại Trung Quốc chỉ chiếm chưa đến 10%; hơn nữa, trong các bộ phận do đại lục thiết kế thì 60% là phụ thuộc vào TSMC của Đài Loan.
Trong khi đó, Huawei đang bị Hoa Kỳ trừng phạt vì làm gián điệp thương mại cho ĐCSTQ, TSMC đã thông báo rằng họ sẽ ngừng cung cấp cho Huawei.
Ngoài các biểu hiện yếu kém ở đại lục, thiết bị 5G của Huawei cũng đang phải đối mặt với việc bị tẩy chay ở nước ngoài. Hoa Kỳ, Ấn Độ, Úc, Nhật Bản, Canada, Vương quốc Anh, Ý, Bỉ và Hà Lan đều có các nhà mạng riêng hoặc chính phủ nước đó công khai tuyên bố rằng họ sẽ không còn hợp tác với Huawei trong lĩnh vực 5G nữa, mà thay thế Huawei bằng các công ty viễn thông như Samsung, Ericsson và Nokia.
Vương quốc Anh cũng đã thông báo vào đầu tháng này rằng, thời điểm gỡ bỏ hoàn toàn thiết bị Huawei khỏi mạng 5G sẽ được đẩy nhanh lên năm 2025, kế hoạch ban đầu của họ là năm 2027. Nguyên nhân là do có bằng chứng cho thấy Huawei có mối liên hệ với ĐCSTQ.
Đông Phương
Theo Epoch Times tiếng Trung
Dị tượng: Hắc Long Giang (Trung Quốc)
lại xuất hiện 3 mặt trời
Bình luậnĐông Phương
Sáng ngày 15/10, ba mặt trời xuất hiện trên bầu trời thành phố Mạc Hà (Mohe) thuộc địa khu Đại Hưng An Lĩnh, tỉnh Hắc Long Giang.
Sichuan Observation đưa tin, vào lúc 6h30 sáng ngày 15/10 tại thành phố Mạc Hà thuộc địa khu Đại Hưng An Lĩnh, tỉnh Hắc Long Giang, tại vị trí Cục Lâm nghiệp Đồ Cường có thể quan sát thấy trên bầu trời có 2 ‘mặt trời nhỏ’ xuất hiện hai bên cạnh Mặt trời lớn.
Theo báo cáo, hiện tượng này là do sau trận tuyết rơi ở Đại Hưng mấy ngày gần đây, nhiệt độ giảm đột ngột và không khí khô lạnh, sau đó tạo thành “ảo ảnh mặt trời”.
Tin tức về “Mặt trời ảo trên bầu trời Mạc Hà” lan truyền với tốc độ chóng mặt trên WeChat của Trung Quốc Đại lục. Từ video trên mạng cho thấy, hai mặt trời nhỏ nằm ở hai bên của mặt trời lớn, tạo thành một vầng quang lớn.
Hiện tượng “mặt trời ảo” cũng xuất hiện vào thời cổ đại. Nổi tiếng nhất là câu chuyện “thập nhật bính xuất” thời Đế Nghiêu được nhắc đến trong sách cổ của Trung Quốc. “Thập nhật bính xuất” nghĩa là 10 mặt trời đồng thời xuất hiện, cũng là điềm báo xảy ra bạo loạn.
Về nguyên nhân của hiện tượng ‘mặt trời ảo’, các chuyên gia liên quan đều không thể đưa ra lời giải thích thuyết phục. Ở Trung Quốc cổ đại, các thầy xem quẻ phụ trách việc chiêm tinh thiên văn trong triều đình đã tiên đoán điềm lành và xui xẻo dựa trên các loại hiện tượng thiên văn đặc biệt để cảnh báo những người nắm quyền đương triều.
Ngoài xuất hiện “mặt trời ảo”, trận mưa tuyết vừa qua ở tỉnh Hắc Long Giang đã phá sạch mùa màng của bà con nông dân, khiến họ rất đau khổ.
Một đoạn video đăng trên Internet cho thấy, sau khi tuyết rơi dày ở thành phố Giai Mộc Tư, tỉnh Hắc Long Giang, lúa chín trên đồng đã bị dập nát. Người nông dân nói: “Hỏng hết rồi. Xong rồi, bị vùi dạt hết rồi. Cả cánh đồng đều thế, không cây nào đứng được. Đó là do đêm qua tuyết rơi dày. Hãy nhìn những cây lúa này đi, ở trên toàn là tuyết”.
Truyền thông đại lục đưa tin, vào ngày 11/10, thành phố Mạc Hà, tỉnh Hắc Long Giang đã đón trận tuyết đầu tiên của năm 2020. Vào ngày 13/10, Đài quan sát khí tượng Phú Cẩm Giai Mộc Tư đã phát tín hiệu cảnh báo màu vàng về tình trạng mặt đường đóng băng, cho thấy nhiệt độ trên mặt đường xuống dưới 0 độ C vào đêm hôm đó. Cùng ngày, Đài quan sát khí tượng Cáp Nhĩ Tân cũng đưa ra cảnh báo màu vàng về tình trạng mặt đường đóng băng và tuyết rơi tại một số khu vực.
Ngoài ra tại khu vực tỉnh Hắc Long Giang, cũng có tuyết rơi ở Cáp Nhĩ Tân, Đại Khánh và những nơi khác, nhiệt độ đều xuống mức âm.
Tháng trước, khu vực Đông Bắc Trung Quốc đã bị 3 cơn bão tấn công là bão Bavi, bão Maysak và bão Haishen. Vào thời điểm đó, có một đoạn video cho thấy sau trận cuồng phong, ngô ở các tỉnh Hắc Long Giang và Cát Lâm bị đổ dạt xuống đất. Người nông dân chỉ có thể nhìn những bắp ngô đã tới ngày thu hoạch bị đổ rạp xuống mà khóc lớn.
Đông phương
Theo Epoch Times tiếng Trung
Thái Lan: Hàng chục nghìn người biểu tình
bất chấp lệnh cấm của chính phủ
Hàng chục nghìn người biểu tình ủng hộ dân chủ đã tụ họp trở lại ở thủ đô Bangkok của Thái Lan hôm thứ Năm bất chấp việc chính phủ ban hành sắc lệnh cấm biểu tình.
Những người biểu tình hò reo và hô vang một cách ôn hòa. Cuối cùng, họ giải tán vài giờ sau giờ giới nghiêm mới từ 6 giờ tối.
Biểu tình Bangkok: Chính phủ ban lệnh khẩn cấp cấm tụ tập đông người
Vua Thái chạm trán người biểu tình ở thủ đô Bangkok
Đám đông kêu gọi thả tự do cho ít nhất 20 nhà hoạt động bị bắt vào thứ Năm trong một cuộc đàn áp và truy quét của cảnh sát.
Nhiều người giơ cao ba ngón tay – một biểu tượng của phong trào biểu tình.
Sau khi rời khỏi địa điểm diễn ra cuộc biểu tình tại Giao lộ Ratchaprasong của Bangkok một cách ôn hòa, những người biểu tình thề sẽ quay trở lại vào thứ Sáu lúc 17:00 giờ (giờ địa phương 10:00 GMT).
Những cuộc biểu tình đầu tiên của phong trào phản đối nổi ra tuần này – trong khi Vua Maha Vajiralongkorn đang ở Thái Lan – đã làm tăng đáng kể tính khẩn cấp của phong trào. Nhà vua, người hiện dành phần lớn thời gian ở nước ngoài, đã trở về từ Đức trong vài tuần nay.
Vào sáng thứ Năm, chính phủ đã ban bố sắc lệnh khẩn cấp cấp tụ tập đông người, và bắt khoảng 20 nhà hoạt động, đưa tổng số bị bắt lên khoảng 40.
Một số nhà lãnh đạo biểu tình chủ chốt nằm trong số những người bị bắt, bao gồm luật sư nhân quyền Anon Nampa, nhà hoạt động phong trào sinh viên Parit Chiwarak – người được biết đến nhiều với biệt danh “Penguin” – và Panusaya Sithijirawattanakul.
Trong một video phát trực tiếp được xem rộng rãi, cảnh sát đọc những lời buộc tội cô Panusaya trong một phòng khách sạn. Một video khác cho thấy cảnh sát đưa Panusaya vào một chiếc xe hơi khi cô và những người ủng hộ cô đang hô khẩu hiệu.
Phong trào phản đối mà họ dẫn dắt bắt đầu bằng việc kêu gọi Thủ tướng Prayuth Chan-ocha từ chức. Ông là một cựu tư lệnh quân đội đã chiếm quyền trong cuộc đảo chính năm 2014 và được bổ nhiệm làm thủ tướng sau cuộc bầu cử gây tranh cãi năm ngoái. Cuộc biểu tình đã mở rộng từ đó để kêu gọi kiềm chế quyền hạn của nhà vua.
Những lời kêu gọi cải cách hoàng gia đặc biệt nhạy cảm ở Thái Lan, nơi những lời chỉ trích đối với chế độ quân chủ có thể bị trừng phạt bằng các bản án tù nặng nề.
‘Chúng tôi sẽ chiến đấu cho đến chết’
Các cuộc biểu tình kéo dài nhiều tháng, dẫn đến sắc lệnh khẩn cấp được ban hành hôm thứ Năm, biểu trưng cho những thách thức chính nhiều năm qua trong việc thiết lập đất nước Thái Lan, quốc gia chịu sự chi phối của quân đội và hoàng gia. Hôm thứ Tư, những người biểu tình đã chế nhạo và giơ ba ngón tay chào khi một đoàn xe chở nữ hoàng đi qua Bangkok.
Chính phủ dẫn việc đoàn biểu tình đối đầu với đoàn xe hoàng gia là một trong những lý do ban hành sắc lệnh khẩn cấp. Nhưng những người biểu tình đã phớt lờ các quy định mới vào chiều thứ Năm để tụ tập cả hàng nghìn người một lần nữa.
Cô sinh viên dám thách thức chế độ quân chủ Thái Lan
Chụp lại video,
Người dân Thái biểu tình rầm rộ đòi thủ tướng từ chức
“Giống như những con chó bị dồn vào chân tường, chúng ta chiến đấu cho đến chết”, Panupong “Mike Rayong” Jadnok, một trong những nhà lãnh đạo biểu tình nổi tiếng hiện vẫn tự do, nói với đám đông. “Chúng ta sẽ không lùi bước. Chúng ta sẽ không bỏ chạy. Chúng ta sẽ không đi đâu cả.”
Cảnh sát kêu gọi đám đông giải tán, cuối cùng đặt giờ giới nghiêm lúc 18 giờ. Phát ngôn viên cảnh sát Kissana Phathanacharoen cho biết: “Những người đến đây biết rằng có lệnh cấm tụ tập công khai từ 5 người trở lên. “Chúng tôi sẽ thực hiện từng bước một.”
Jonathan Head của BBC News phân tích
Rất ít người ở Thái Lan sẽ ngạc nhiên trước việc bắt giữ các nhà lãnh đạo biểu tình chủ chốt và những hạn chế khắt khe hơn đối với quyền tự do hội họp và ngôn luận. Một số người thậm chí có thể cảm thấy nhẹ nhõm vì cuộc biểu tình không kết thúc bằng máu đổ, như thường thấy trước đây trong các cuộc khủng hoảng chính trị ở Thái Lan.
Khi Anon Nampa, một luật sư có vẻ ngoài ôn hòa, lần đầu tiên kêu gọi một cuộc thảo luận thành thật về chế độ quân chủ, vào ngày 3/8, bạn gần như có thể nghe thấy những trên khắp đất nước về sự liều lĩnh của anh. Khi Panusaya Sithijirawattanakul đọc lớn 10 yêu cầu cải cách hoàng gia và trách nhiệm giải trình từ sân khấu của trường đại học một tuần sau đó, Thái Lan đã chuẩn bị tinh thần cho sự phản ứng dữ dội. Tại một đất nước mà mọi hiến pháp đều yêu cầu nhà vua phải “được đảm bảo một vị trí được tôn kính”, điều này giống như một sự báng bổ.
Sự phản ứng dữ dội đã không xảy đến. Một chính phủ đang vật lộn dưới sức nặng của nhiều thách thức, từ tình hình kinh tế tồi tệ đến hàng loạt vụ bê bối, có vẻ lưỡng lự trong việc mạo hiểm để kích động thêm sự tức giận của công chúng.
Nhưng sự bền gan của các cuộc biểu tình quy mô lớn, nơi những người biểu tình chế nhạo thể chế hoàng gia, là điều không thể dung thứ được lâu, đặc biệt là khi nhà vua đã trở về Thái Lan để ở lại lâu dài.
Với việc các lãnh đạo bị nhốt bên ngoài Bangkok và bất kỳ cuộc tụ tập công cộng nào đều bị cấm, phong trào sẽ khó tiếp tục. Các nhà chức trách cũng có thể truy tìm những người mà họ tin rằng đã tài trợ cho các cuộc biểu tình.
Nhưng những gì đã được nói về chế độ quân chủ không thể rút lại. Một điều cấm kỵ đã bị phá vỡ. Mọi người ở mọi lứa tuổi, từ mọi miền của đất nước, ngoại trừ những người theo chủ nghĩa bảo hoàng cứng nhắc, giờ đây đồng tình với các thủ lĩnh sinh viên rằng chế độ quân chủ là mục tiêu hợp lý để chỉ trích trong bất kỳ cuộc đại tu thể chế nào của Thái Lan. Chỉ còn là vấn đề thời gian trước khi chúng ta lại chứng kiến các cuộc biểu tình tương tự.
Phong trào biểu tình bắt đầu thế nào?
Thái Lan vốn có lịch sử lâu dài về biểu tình và bạo loạn chính trị, nhưng làn sóng mới này bắt đầu từ hồi tháng Hai năm nay, sau khi tòa án ra lệnh giải thể một đảng đối lập non trẻ ủng hộ dân chủ.
Lệnh này được đưa ra sau cuộc bầu cử vào tháng Ba năm ngoái – cuộc bầu cử đầu tiên kể từ khi quân đội nắm quyền vào năm 2014 và là cơ hội bỏ phiếu đầu tiên của nhiều người trẻ và những cử tri bỏ phiếu lần đầu. Cuộc bầu cử được coi là cơ hội để thay đổi sau nhiều năm cầm quyền của quân đội.
Hàng ngàn người biểu tình ở Bangkok đòi dân chủ
Với sự hỗ trợ hết sức quan trọng của quân đội, Prayuth Chan-ocha được tái bổ nhiệm làm thủ tướng. Đảng Tương lai ủng hộ dân chủ (FFP), với nhà lãnh đạo đầy thu hút Thanathorn Juangroongruangkit, đã giành được số ghế lớn thứ ba và được giới trẻ, cử tri bỏ phiếu lần đầu, đặc biệt yêu thích.
Nhưng vào tháng Hai, một tòa án phán quyết FFPnhận một khoản vay từ Thanathorn, một khoản tài trợ được coi là khoản quyên góp – khiến nó bất hợp pháp – và đảng này buộc phải giải thể, dẫn đến hàng nghìn thanh niên Thái xuống đường tham gia các cuộc biểu.
Các cuộc biểu tình đã bị tạm ngưng do các hạn chế liên quan đến Covid-19 là cấm tụ tập, nhưng phong trào bắt đầu trở lại vào tháng Sáu khi một nhà hoạt động ủng hộ dân chủ nổi tiếng mất tích.
Wanchalearm Satsaksit, người sống lưu vong ở Campuchia từ năm 2014, được cho là đã bị bắt trên đường phố và tống lên xe. Những người biểu tình cáo buộc nhà nước Thái Lan dàn dựng cuộc bắt cóc – cảnh sát và các quan chức chính phủ phủ nhận cáo buộc này.
Trong những tháng gần đây, những người biểu tình phản đối quyết định của nhà vua khi tuyên bố tài sản của Hoàng gia là tài sản cá nhân ông, khiến ông trở thành người giàu nhất Thái Lan tính đến hiện tại. Cho đến nay, việc này vẫn được tin tưởng dưới danh nghĩa là vì lợi ích của người dân.
Cũng có nhiều nghi vấn về quyết định của nhà vua trong việc nắm quyền chỉ huy đối trực tiếp với tất cả các đơn vị quân đội đóng tại Bangkok – việc tập trung sức mạnh quân sự vào tay hoàng gia chưa từng có tiền lệ trong lịch sử hiện đại Thái Lan.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-54565136
Đoàn xe của Hoàng Hậu Thái Lan
bị người biểu tình chống chính phủ vây quanh
Hôm thứ tư (14/10), đoàn xe hoàng gia của Hoàng hậu Suthida và Hoàng tử Dipangkorn đã bị cản đường bởi đám đông biểu tình chống chính phủ, khi họ đang trên đường trở về sau một buổi lễ tại cung điện lớn.
Trong một video đăng trên mạng xã hội, những người biểu tình đã chế nhạo và đưa ra kiểu chào bằng ba ngón tay được lấy cảm hứng từ loạt phim “Hunger Games”, một biểu tượng đồng nghĩa với các cuộc biểu tình chống chính phủ.
Trong video trên, hoàng hậu Suthida mỉm cười và vẫy tay từ cửa sổ xe hơi. Hôm thứ năm (15/10), Chính phủ Thái Lan đã đưa ra sắc lệnh cấm các cuộc biểu tình và việc công bố tin tức nhạy cảm, trong bối cảnh các cuộc biểu tình leo thang nhắm vào nhà vua Maha Vajiralongkorn và Thủ tướng Prayuth Chan’ocha.
Trong vòng 30 phút sau khi sắc lệnh khẩn cấp có hiệu lực vào lúc 4 giờ sáng, cảnh sát chống bạo động đã tiến đến tiếp cận những người biểu tình cắm trại bên ngoài văn phòng của ông Prayuth. Để biện minh cho các biện pháp khẩn cấp bao gồm lệnh cấm tụ tập từ 5 người trở lên, chính phủ viện dẫn sự cản trở của đoàn xe hoàng gia cũng như tình trạng bất ổn ngày càng gia tăng, thiệt hại kinh tế và nguy cơ lây lan coronavirus. (BBT)
https://www.sbtn.tv/doan-xe-cua-hoang-hau-thai-lan-bi-nguoi-bieu-tinh-chong-chinh-phu-vay-quanh/
Thái Lan : 10 ngàn người biểu tình tại Bangkok
thách thức chính quyền
Thanh Hà
Đúng vào lúc tình trạng khẩn cấp do chính phủ Thái Lan ban hành có hiệu lực hôm 15/10/2020 đã có khoảng 10.000 người tập hợp tại thủ đô Bangkok. Phong trào chống đối tiếp tục đòi thủ tướng Prayout Chan Ocha từ chức và cải tổ chế độ quân chủ. Hai người biểu tình bị câu lưu vì tội danh « bạo hành nhắm vào hoàng hậu » Thái Lan khi đoàn xe của bà đi qua. Với tội danh này hai nghi can có thể lãnh án chung thân.
Từ thủ đô Bangkok thông tính viên đài RFI Carol Isoux gửi về bài phóng sự :
« Họ đến đây để thách thức chính quyền đương nhiệm. Tối qua, hàng ngàn người biểu tình tập hợp để nói với chính phủ rằng họ không sợ tình trạng khẩn cấp được ban hành tại thủ đô Thái Lan. Tình trạng khẩn cấp cấm mọi cuộc tụ tập trên 5 người và cấm phát tán những thông tin liên quan đến các cuộc biểu tình.
Đoàn người tập hợp trong lúc mà hầu hết các lãnh đạo của phong trào phản kháng đã bị cảnh sát câu lưu từ sáng ngày hôm qua. Mọi người lo lắng nhưng cương quyết đấu tranh đòi thay đổi chính phủ, đòi một bản Hiến Pháp mới và điều mà tới nay chưa một ai dám làm đó là đòi cải tổ chế độ quân chủ.
Những người biểu tình còn trẻ, thậm chí là rất trẻ. Có nhiều học sinh trung học hãy còn trong các bộ đồng phục nhà trường. Trong số này có Tian, 16 tuổi. Cậu ta nói «Chính phủ không hề lắng nghe nguyện vọng của người dân. Họ coi khinh chúng tôi. Không thể tiếp tục chấp nhận điều đó. Nhà vua cũng vậy, ông lấy tiền của dân để sống sa hoa ở Đức, trong lúc mà kinh tế nước nhà suy sụp. Một ông vua sống ở hải ngoại và vẫn xài tiền thuế của dân nghĩa là thế nào ? Chúng tôi không thể tiếp tục chấp nhận chuyện đó nữa và đây là thông điệp chúng tôi muốn gửi tới chính phủ ».
Cho đến lúc này, chính quyền Thái Lan chưa sử dụng đến vũ lực, tuy nhiên cuộc biểu tình chống chế độ quân chủ là bất hợp pháp và phong trào phản kháng này đụng phải một bộ phận dân chúng cực kỳ bảo hoàng. Thế nhưng các sinh viên Thái Lan không có ý định buông xuôi. Họ tiếp tục kêu gọi tập hợp vào tối nay tại một trong những khu vực sầm uất nhất của thủ đô Bangkok ».
Thái Lan: Người biểu tình bất tuân lệnh cấm,
Thủ tướng tuyên bố không từ chức
Thủ Tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha hôm thứ Sáu 16/10 nói ông không có ý định từ chức sau khi hàng chục ngàn người biểu tình chống chính phủ bất tuân lệnh cấm tụ tập. Ông Chan-ocha khuyến cáo họ chớ nên tiếp tục phản kháng, theo Reuters.
Lệnh cấm tụ tập hơn 5 người được ban hành sớm ngày thứ Năm sau gần 3 tháng biểu tình để đòi Thủ tướng Prayuth từ chức và hạn chế các quyền của nền quân chủ dưới triều Vua Maha Vajiralongkorn.
Những người biểu tình đã thách thức lệnh cấm và tổ chức một trong các cuộc biểu tình rầm rộ nhất ở Bangkok vào chiều tối ngày 15/10.
Nói chuyện với các nhà báo sau phiên họp khẩn của nội các Thái Lan, ông Prayuth nói:
“Tôi không từ chức. Chính phủ phải dùng sắc lệnh khẩn cấp. Chúng ta phải hành động thôi bởi vì tình hình đã trở nên bạo động…Luật khẩn cấp sẽ được sử dụng trong 30 ngày, hoặc ít hơn, nếu tình hình cải thiện.”
Ông Prayuth khuyến cáo dân chúng chớ nên vi phạm các biện pháp khẩn cấp:
“Hãy chờ xem… Nếu quý vị làm điều sai trái, chúng tôi sẽ dùng tới luật pháp.”
Những người biểu tình đòi lật đổ ông Prayuth, người đã lên nắm quyền trong cuộc đảo chánh năm 2014, họ nói chính ông Prayuth đã đạo diễn cuộc bầu cử năm ngoái để tiếp tục duy trì quyền lực. Thủ tướng Prayuth thì khẳng định đó là một cuộc bầu cử công bằng.
Những người biểu tình còn muốn có một hiến pháp mới để thay thế cho văn bản hiến pháp được soạn thảo dưới chế độ quân phiệt.
Nhiều tiếng nói kêu gọi cải cách chế độ quân chủ, bị người biểu tình tố cáo là giúp củng cố ảnh hưởng của quân đội trên chính trường Thái Lan trong nhiều thập niên.
Về phần lớn các cuộc biểu tình đều ôn hòa. Sự cố cụ thể duy nhất được chính quyền viện dẫn để áp đặt các biện pháp khẩn cấp là vụ đoàn xe của Hoàng hậu Suthida chạy ngang qua đã bị người biểu tình la ó phản đối, nhưng chính quyền Thái Lan nói thêm rằng các cuộc biểu tình phương hại tới nền kinh tế và an ninh quốc gia.
Cảnh sát Thái Lan hôm thứ Sáu cho biết hai người đàn ông sẽ bị truy tố về tội âm mưu gây ra bạo động chống lại Hoàng Hậu Suthida, một tội danh có thể đi kèm với bản án tử hình.
Những người biểu tình lên án các biện pháp khẩn cấp và việc bắt giữ khoảng 40 người biểu tình trong tuần qua. Họ đang lên kế hoạch để tổ chức thêm một cuộc biểu tình vào 5g chiều thứ Sáu 16/10, giờ Bangkok.
Các đảng đối lập cũng lên án các biện pháp khẩn cấp.
Philippines bỏ lệnh cấm thăm dò dầu khí
Biển Đông để dọn đường cho Trung Quốc?
Thanh Phương
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte vừa bãi bỏ lệnh cấm thăm dò dầu khí ở Biển Đông, mà Manila gọi là Biển Tây Philippines, mở đường cho việc khởi động lại 3 dự án, kể cả một dự án có thể là liên doanh với Trung Quốc.
Hôm qua, 15/10/2020, bộ trưởng Năng Lượng Philippines Alfonso Cusi thông báo là các công ty dịch vụ dầu khí của Philippines đã được thông báo về việc mở lại các hoạt động liên quan đến năng lượng trong khu vực, đã bị đình chỉ từ nhiều năm qua. Ông Cusi còn cho biết ngoài 3 dự án được phép khởi động lại, 3 dự án thăm dò dầu khí khác ở Biển Đông cũng đang được bộ Năng Lượng Philippines xem xét.
Manila đã ban hành lệnh cấm khai thác dầu khí trên Biển Đông từ năm 2014, tức là dưới thời tổng thống Benigno Aquino III, trong khi chờ Tòa Trọng Tài Thường Trực ra phán quyết trong vụ kiện của Philippines đối với Trung Quốc về chủ quyền Biển Đông. Vào năm 2016, Tòa ra đã phán quyết xem các đòi hỏi chủ quyền của Bắc Kinh trên Biển Đông là trái với luật pháp quốc tế, đặc biệt là trái với Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển.
Trung Quốc đã bác bỏ phán quyết của Tòa Trọng Tài, trong khi tổng thống Duterte trước Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc vào tháng 9 đã tuyên bố ủng hộ mạnh mẽ phán quyết đó. Tuy tỏ thái độ kiên quyết như vậy, nhưng nay Manila buộc phải dỡ bỏ lệnh cấm thăm dò dầu khí Biển Đông để có thể tiếp tục đáp ứng nhu cầu về năng lượng của nước này, trong bối cảnh trữ lượng khí đốt của mỏ khí Malampaya, phía tây Philippines, đang cạn dần.
Vào năm ngoái, tổng thống Duterte cho biết Bắc Kinh đã đề nghị cho Manila tham gia vốn với quyền kiểm soát ( 60% ) trong một liên doanh dầu khí với Trung Quốc ở vùng Biển Đông, nếu Philippines chấp nhận để phán quyết Biển Đông sang một bên. Như vậy phải chăng với việc bãi bỏ lệnh cấm thăm dò dầu khí ở Biển Đông, tổng thống Philippines gián tiếp đáp ứng đề nghị nói trên?
Theo lời bộ trưởng Năng Lượng Cusi, quyết định bãi bỏ lệnh cấm không ảnh hưởng gì đến các đàm phán hiện nay giữa Philippines và Trung Quốc, cụ thể là giữa công ty Forum Ltd của Philippines và Tổng Công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) về khả năng phát triển và thăm dò dầu khí chung. Là một đơn vị của tập đoàn Philippines PXP Ernergy, Forum nay có thể khởi động lại dự án thăm dò dầu khí ở Bãi Cỏ Rong (Reed Bank), khu vực tranh chấp giữa Philippines với Trung Quốc. Ông Cusi còn nhấn mạnh việc bãi bỏ lệnh cấm thăm dò dầu khí ở Biển Đông là một hành động “đơn phương” của Philipinnes mà Trung Quốc chắc là sẽ tôn trọng. Ông bày tỏ tin tưởng là các công ty Philippines sẽ không gặp cản trở từ phía Trung Quốc, vì đó là “các quyền kinh tế” của Philippines.
Trước mắt, Bắc Kinh không có phản ứng gì khó chịu về quyết định của Manila, mà trái lại có vẻ hoan nghênh. Trong cuộc họp báo hôm nay, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên vừa tuyên bố là Bắc Kinh “hy vọng sẽ hợp tác với Philippines trong các dự án phát triển năng lượng ở Biển Đông”. Ông Triệu Lập Kiên còn nhấn mạnh “ Trung Quốc và Philippines đã đạt được đồng thuận về phát triển chung các nguồn dầu khí ở vùng biển Hoa Nam (Biển Đông) và đã thiết lập một cơ chế hợp tác cho các cuộc thảo luận”. Như vậy, có vẻ như Bắc Kinh muốn tỏ cho thấy họ đang nắm lợi thế về khả năng liên doanh phát triển dầu khí với Philippines. Nói cách khác, quyết định bãi bỏ lệnh cấm thăm dò dầu khí trên Biển Đông coi như mở đường cho Trung Quốc mở rộng khai thác tại vùng giàu nguồn năng lượng này.
Lãnh đạo CPP kêu gọi tấn công ‘khủng bố’
các công ty Trung Quốc ở Philippines
Quý Khải
CPP (Đảng Cộng sản Philippines), hôm thứ Tư (14/10) đã ‘tuyên bố mị dân’ là sẽ tấn công du kích chống lại các công ty Trung Quốc tham gia vào các dự án cơ sở hạ tầng địa phương ở Philippines, Breitbart dẫn thông tin từ RFA.
CPP không nói cụ thể về những công ty Trung Quốc mà họ muốn các chiến binh của mình tấn công. Trong tuyên bố, họ cáo buộc các công ty này “cướp bóc và phá hủy các nguồn tài nguyên biển của Philippines ở Biển Đông, vi phạm chủ quyền của Philippines”.
“Một số công ty Trung Quốc tương tự như vậy tham gia vào một số dự án cơ sở hạ tầng quy mô lớn để xây dựng các tuyến đường khai thác mỏ và các con đập, vốn đang ngày càng lấn sâu vào khu vực đất tổ tông của các dân tộc thiểu số và nhiều vùng rừng ở nhiều khu vực khác nhau trên cả nước. Các dự án cơ sở hạ tầng này không chỉ khiến hàng nghìn nông dân và dân tộc thiểu số phải di dời khỏi vùng đất của họ mà còn tàn phá hệ sinh thái tự nhiên của những khu rừng còn sót lại của đất nước”, Đài Á Châu Tự do (RFA) dẫn lời CPP.
Một phát ngôn viên của CPP cho biết các công ty không Trung Quốc và đội an ninh của họ sẽ bị nhắm mục tiêu. Các chỉ huy du kích địa phương sẽ quyết định làm thế nào để “đánh đỏ tốt nhất kế hoạch và các hoạt động cướp bóc của các công ty này” bằng các cuộc tấn công bạo lực.
RFA lưu ý rằng Trung Quốc từng là đồng minh và một thế lực ủng hộ CPP, nhưng tổ chức đặt tại Philippines “từ lâu đã từ chối các kết nối với học thuyết cộng sản Trung Quốc để ủng hộ ý thức hệ riêng của họ”.
Trong tuyên bố hôm thứ Tư, CPP tin rằng Trung Quốc đã trở thành một cường quốc đế quốc hung hãn.
CPP cũng không hài lòng khi cho rằng tiền Trung Quốc đang chảy vào chính phủ Philippines và tiếp tay cho Tổng thống Rodrigo Duterte. Ông Duterte thì thường xuyên thay đổi lập trường khi lúc thì tuyên bố sẽ tiêu diệt CPP lúc thì cố gắng đàm phán hòa bình với nó.
Sau một khoảnh khắc ngắn ngủi khi CPP có vẻ sẽ trở thành một đồng minh khó chịu trước mối đe dọa ngày càng tăng của Nhà nước Hồi giáo, ông Duterte đã quay trở lại xếp CPP là “mối đe dọa số một” đối
với an ninh quốc gia Philippines và thề sẽ tiêu diệt chúng. Vào tháng 6, ông nói rằng CPP đại diện cho một mối đe dọa khủng bố tồi tệ hơn nhiều so với các chiến binh Hồi giáo.
Về phần mình, CPP đã trải qua một số cuộc chiến phe phái căng thẳng khi làm việc với ông Duterte. Một số nhà lãnh đạo CPP coi ông Duterte là “phát xít” hoặc công cụ của “chủ nghĩa đế quốc” không thể mặc cả.
Về mặt kỹ thuật, CPP là phe cánh “chính trị” của phong trào Cộng sản ở Philippines. Cánh vũ trang này được thành lập vào năm 1969, với tên gọi Quân đội Nhân dân Mới (NPA). Trong tuyên bố hôm thứ Tư, CPP ra lệnh cho NPA “tăng cường các cuộc tấn công chiến thuật thường xuyên hơn” chống lại các công ty Trung Quốc và chính phủ Philippines, sử dụng mọi thứ từ “súng trường và chất kích nổ, cho đến giáo mác và bẫy chông”.
Chính quyền Duterte đã chống lại áp lực của Mỹ trong việc ngừng kinh doanh với Trung Quốc, đặc biệt khi tuyên bố rằng các công ty Trung Quốc bị Mỹ đưa vào danh sách đen sẽ vẫn được phép tiếp tục hoạt động trong các dự án cơ sở hạ tầng ở Philippines.
Tuy nhiên, chưa đầy hai tháng trước, ông Duterte đã đe dọa sẽ đánh một trận hải chiến chống lại Trung Quốc và kêu gọi Hải quân Mỹ giúp đỡ trong trường hợp cần thiết. Năm ngoái, ông đã đe dọa sẽ cử binh sĩ của mình tiến hành các chiến dịch tấn công liều chết chống lại Trung Quốc nếu nước này cố gắng chiếm quyền kiểm soát các đảo ở Biển Đông mà Philippines tuyên bố chủ quyền.