Tin khắp nơi – 16/10/2018
Nhà Trắng treo tranh vẽ Trump và các cựu TT Mỹ
Chris BellBBC News
Bức tranh vẽ ông Trump treo trên tường Nhà Trắng ngay lập tức nhận được các lời khen, chê.
Nghệ thuật, giống như cái đẹp, nằm trong mắt kẻ si tình.
Một tác phẩm nghệ thuật treo trên tường Nhà Trắng bỗng lọt vào mắt hàng triệu khán giả đang theo dõi chương trình phỏng vấn tổng thống Donald Trump của đài CBS News hôm Chủ Nhật 14/10.
Hoa Kỳ và thế trận Cờ Vây đối với Trung Quốc c
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đến Việt Nam lần hai
Hồi sinh của chống đối Trump: một nước Mỹ phân rẽ
Tổng thống Trump, như khán giả phát hiện, được vẽ đang ngồi cùng một số cựu Tổng thống Mỹ thuộc phe Cộng hòa như Abraham Lincoln, Ronald Reagan và Richard Nixon.
Biên tập viên của Review Journal, Josh Billinson, là một trong số những người viết trên Twitter về sự hiện diện của bức tranh.
“Ôi Chúa ơi! Nó được treo trên tường Nhà Trắng!” ông viết.
Bức tranh có tên gọi Câu lạc bộ đảng Cộng hòa (The Republican Club) của Andy Thomas. Nghệ sỹ này sống ở Missouri, Hoa Kỳ, đã “ngây ngất” khám phá ra rằng tác phẩm nghệ thuật của mình được trưng bày tại Nhà Trắng, ông nói với Time.
Thượng nghị sỹ Darrell Issa của đảng Cộng hòa đã tặng bức tranh này cho Tổng thống Trump.
“Rất nhiều lần các món quà như vậy không được treo lên mà bị cất vào tủ ở đâu đó,” ông Thomas nói.
“Phát hiện ra bức tranh này đang được treo ở Nhà Trắng thực sự là một niềm vui mừng khôn xiết.”
Ông Thomas đã vẽ hàng loạt tranh về các nhân vật và sự kiện lịch sử của nước Mỹ, bao gồm các cuộc nội chiến, và tranh vẽ các cựu Tổng thống Mỹ đang trò chuyện với nhau. Ông cũng vẽ một phiên bản tương ứng các cựu Tổng thống Mỹ đảng Dân chủ đang ngồi cùng nhau và cũng được treo trên tường Nhà Trắng.
Giới chỉ trích nghệ thuật có vẻ rất nhanh đưa ra các bình luận trên mạng xã hội về tranh vẽ này. Một số cho rằng bức vẽ ‘lòe loẹt’, số khác lại ca ngợi tài năng của họa sỹ. Một người dùng mạng xã hội thậm chí còn so sánh nó với nhân vật truyền hình nổi tiếng của Anh, Alan Partridge.
“Bức tranh mà ông Trump treo trong Nhà Trắng chính xác là loại tranh mà Alan Partridge sẽ treo nếu ông ta là tổng thống,” tài khoản Nick Pettigrew viết.
Và, cũng không thể tránh khỏi việc một số người lập tức chế ảnh.
Vào tháng Một, ông Trump đã hỏi mượn bức họa “Landscape with Snow” của danh họa Van Gogh từ bảo tàng Guggenheim ở New York.
Bảo tàng này từ chối, thay vào đó gợi ý cho ông Trump mượn một bồn cầu làm bằng vàng thật.
Ai ngồi quanh bàn với ông Trump trong bức tranh?
Abraham Lincoln là một trong những nhà lãnh đạo nổi tiếng nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Sau khi trở thành tổng thống thứ 16 của Hoa Kỳ vào năm 1861, ông đã công bố Tuyên ngôn Giải phóng Nô lệ năm 1863, nhằm trả tự do cho nô lệ khỏi các khu vực bị phe Liên minh miền Nam kiểm soát trong Nội chiến Hoa Kỳ. Ông bị ám sát năm 1865.
Theodore ‘Teddy’ Roosevelt trở thành tổng thống thứ 26 của Hoa Kỳ vào tháng 9/1901 khi Tổng thống William McKinley bị ám sát. Ông được bầu lại vào năm 1904. Năm 1906, ông được trao giải Nobel Hòa bình vì vai trò của ông trong việc chấm dứt chiến tranh Nga-Nhật.
Dwight Eisenhower là Tư lệnh tối cao của quân đồng minh ở châu Âu trong Thế chiến thứ hai. Ông trở thành tổng thống thứ 34 của Hoa Kỳ năm 1953.
Richard Nixon là phó Tổng thống của Eisenhower. Được bầu làm tổng thống năm 1968, ông là người duy nhất từ chức, sau vụ bê bối Watergate.
Gerald Ford là người kế nhiệm Nixon, và là Tổng thống Mỹ duy nhất không bao giờ thắng một cuộc bầu cử quốc gia dưới bất kỳ hình thức nào. Ông trở thành phó Tổng thống năm 1973 khi Spiro Agnew từ chức giữa các cáo buộc tham nhũng. Sau khi Nixon từ chức vào năm sau, ông trở thành tổng thống thứ 38 của Hoa Kỳ.
Ronald Reagan được bầu làm tổng thống thứ 40 của Hoa Kỳ vào năm 1980. Reagan được xem như một nhân vật chủ chốt trong sự sụp đổ của Liên Xô và sự kết thúc Chiến tranh Lạnh.
George HW Bush đã phục vụ với vai trò phó Tổng thống của Reagan hai nhiệm kỳ trước khi ông được bầu làm người kế nhiệm vào năm 1988. Cùng Mikhail Gorbachev của Nga, hai nhà lãnh đạo tuyên bố chấm dứt Chiến tranh Lạnh vào năm 1989.
Donald Trump đã đánh bại Hillary Clinton để trở thành Tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ vào năm 2016. Tỷ phú và cựu ngôi sao truyền hình thực tế là một nhân vật gây chia rẽ, ông được ủng hộ rộng rãi trong đảng Cộng hòa nhưng cũng nhận mức độ phản đối tương đương từ phe Dân chủ.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-45872654
Đảng Cộng Hòa cáo buộc phe Dân Chủ
dùng chiến thuật đám đông trước kỳ bầu cử
Washington DC – Ủy Ban Cộng Hòa Quốc Gia mới đây vừa phát hành một video quảng cáo, gọi phe cánh tả là một đám đông mất trật tự, cư xử vô văn hóa và thậm chí là bạo lực.
Đoạn quảng cáo dài 56 giây của đảng Cộng Hòa trích lại lời nói của các lãnh đạo Dân Chủ, những người đã kêu gọi quấy rối các chính trị gia đối lập. Trong những tháng gần đây, người biểu tình đã liên tục gây sự, phá rối các nhân viên của chính phủ Trump và chính trị gia Cộng Hòa ở nơi công cộng. Một số người gặp phải tình trạng này bao gồm Cố vấn Tòa Bạch Ốc Stephen Miller, Thượng Nghị Sĩ Texas Ted Cruz, và thư ký báo chí Tòa Bạch Ốc Sarah Sanders. Trong các phiên điều trần tại Thượng Viện về việc bổ nhiệm Thẩm Phán Brett Kavanaugh vào Tối Cao Pháp Viện, người biểu tình đã bám theo các thượng nghị sĩ, sau đó la hét chất vấn, chỉ trích họ trong các hành lang và buồng thang máy.
Lãnh đạo đa số Thượng Viện Mitch McConnell bình luận, hiện nay, chỉ có đảng Dân Chủ là đang dung dưỡng và khuyến khích cho kiểu cư xử quá khích này. Ông McConnell khẳng định ông sẽ không cho phép việc dùng luật đám đông để bịt miệng người dân Hoa Kỳ, những người muốn tham gia quá trình bầu cử một cách ôn hòa và hợp pháp.
Ủy Ban Cộng Hòa Quốc Gia từng làm nhiều video tương tự trong quá khứ. Nhưng hiện nay, lời cáo buộc này ngày càng được nhiều chính trị gia Cộng Hòa tại Quốc Hội nhắc lại và lan truyền.
Đảng Dân Chủ và phe có lập trường tự do khẳng định video quảng cáo mới của Ủy Ban Cộng Hòa Quốc Gia được thiết kế để kích động những người ủng hộ Tổng Thống Donald Trump, đào sâu thêm sự khác biệt về văn hóa giữa người dân Mỹ. (Ngô Bảo)
https://www.sbtn.tv/dang-cong-hoa-cao-buoc-phe-dan-chu-dung-chien-thuat-dam-dong-truoc-ky-bau-cu/
Ông Pompeo đến Ả Rập Xê Út
bàn vụ nhà báo Khashoggi mất tích
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tới thủ đô Riyadh của Ả Rập Xê Út hôm 16/10 để thảo luận với Quốc vương và hoàng tử nước này về việc nhà báo Jamal Khashoggi mất tích. Trước đó Tổng thống Mỹ Donald Trump nói rằng có lẽ “những kẻ giết người xấu xa” là thủ phạm.
Đêm qua, các nhà điều tra tội phạm Thổ Nhĩ Kỳ đã vào lãnh sự quán Ả Rập Xê Út ở Istanbul để điều tra. Đây là lần đầu tiên nhà chức trách Thổ Nhĩ Kỳ điều tra tại tòa lãnh sự và việc khám xét tại đây kéo dài hơn chín giờ. Đây được cho là địa điểm cuối cùng nhà báo Khashoggi được nhìn thấy trước khi bị mất tích vào hôm 2/10.
Trong khi đó, CNN và New York Times loan tin rằng chính quyền Ả Rập Xê Út sắp thừa nhận ông Khashoggi chết do bị tra tấn trong một cuộc thẩm vấn. Trong suốt hai tuần qua Ả Rập Xê Út phủ nhận bất kỳ vai trò nào trong vụ mất tích này.
Ngoại trưởng Ả Rập Xê Út Adel al-Jubeir và đại sứ tại Washington, Hoàng tử Khaled bin Salman, đã ra tận sân bay đón ông Pompeo. Ông Pompeo gặp Quốc vương Salman và sau đó dùng bữa tối với Hoàng tử Mohammed bin Salman.
Vụ nhà báo mất tích đã làm căng thẳng mối quan hệ của Mỹ với Riyadh. Nhà báo Khashoggi, là một thường trú nhân Hoa Kỳ, cộng tác viên của tờ Washington Post và người chỉ trích Hoàng tử Mohammed. Các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng ông đã bị sát hại khi vào tòa lãnh sự Ả Rập Xê Út ở Istanbul và thi thể của ông đã bị phi tang.
Mỹ truy quét các nhóm tội phạm xuyên quốc gia
Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Jeff Sessions ngày 15/10 liệt kê 5 tổ chức trong đó có nhóm Hezbollah và băng đảng MS-13 vào danh sách các tổ chức tội phạm xuyên quốc gia để nhắm mục tiêu tăng cường điều tra và truy tố.
Ông Sessions cho hay 3 tổ chức còn lại trong danh sách này bao gồm băng nhóm tội phạm có tổ chức Sinaloa, băng đảng ma túy Clan de Golfo ở Colombia, đường dây tội phạm Jalisco New Generation ở Mexico. Cả 5 nhóm này sẽ bị một lực lượng đặc nhiệm mới của Mỹ tiến hành truy quét.
MS-13 là băng đảng tội phạm quốc tế hoạt động ở Mỹ, Canada, Mexico, và Trung Mỹ với đa số thành viên có xuất xứ từ El Salvador.
Lực lượng đặc biệt bao gồm các công tố viên giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực truy quét khủng bố, buôn bán ma túy, tội phạm có tổ chức và rửa tiền quốc tế này cũng sẽ điều tra các cá nhân và mạng lưới cung cấp hỗ trợ cho nhóm chủ chiến Hezbollah có trụ sở tại Li-băng, Bộ trưởng Tư pháp Mỹ cho biết.
Ông Sessions nói với lực lượng đặc nhiệm mới, nỗ lực của Mỹ sẽ hiệu quả và xoáy vào trọng tâm hơn bao giờ hết.
Vẫn theo Bộ trưởng Tư pháp Mỹ, trong vòng 3 tháng, lực lượng này sẽ đưa ra các khuyến nghị cụ thể để truy tố và chung cuộc có thể xóa sạch dấu vết của các băng nhóm vừa kể.
https://www.voatiengviet.com/a/my-truy-quet-cac-nhom-toi-pham-xuyen-quoc-gia-/4615222.html
Ngân sách Hoa Kỳ thâm hụt lớn nhất từ 2012
Hoa Kỳ khép lại năm tài khóa 2018 với khoản thâm hụt ngân sách lên tới 779 tỉ đô la, mức cao nhất trong vòng sáu năm qua, giữa lúc luật cắt giảm thuế do phe Cộng Hòa khởi xướng khiến ngân sách thất thu, gánh nặng nợ công gia tăng, theo Bộ Ngân Khố Hoa Kỳ.
Những khoản chi mới của chính phủ cũng góp phần khiến thâm hụt ngân sách phình to liên tục trong một năm, tính tới tháng 9 vừa qua. Đây là năm tài khóa hoàn chỉnh đầu tiên dưới sự điều hành của Tổng thống Donald Trump, và cũng là năm chứng kiến mức thâm hụt lớn nhất kể từ 2012.
Số liệu thống kê của Bộ Ngân Khố cũng cho thấy tháng 9 vừa qua ghi nhận 119 tỉ đô la thặng dư ngân sách. Đây là mức thặng dư cao hơn dự kiến. Thâm hụt ngân sách trong năm qua tính tới cuối tháng 9 cao hơn cùng kỳ năm trước là 17%, tức 113 tỷ đô la.
Phần lớn khoản tăng thâm hụt ngân sách xuất phát từ việc chi nhiều hơn cho các khoản lãi của nợ quốc gia. Trong năm vừa qua, nợ công của Mỹ tăng, một phần là để bù đắp cho khoản thất thu ngân sách do cắt giảm thuế, trong khi chi phí quốc phòng cũng tăng.
https://www.voatiengviet.com/a/ngan-sach-hoa-ky-tham-hut-lon-nhat-tu-2012/4615216.html
Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ
thề “mạnh tay” với Trung Quốc
Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ John Bolton quyết tăng cường hơn nữa chính sách cứng rắn của chính quyền Mỹ đối với Trung Quốc. Ông Bolton nói rằng “hành vi của Bắc Kinh trong các lĩnh vực thương mại, quốc tế, quân sự, chính trị cần phải được chỉnh đốn.”
Trả lời phỏng vấn radio trên chương trình Hugh Hewitt phát cuối tuần rồi, ông Bolton cho biết Tổng thống Trump quả quyết rằng Trung Quốc đã lợi dụng luật pháp quốc tế quá lâu rồi mà nước Mỹ chưa hành động đủ.
“Đã tới lúc phải hành động,” cố vấn an ninh quốc gia John Bolton nói.
Ông Bolton nhận xét cách tiếp cận cứng rắn của chính quyền Trump đã khiến Bắc Kinh “hoang mang.”
“Trước đây họ chưa từng thấy một vị Tổng thống Mỹ nào cứng rắn như thế,” ông Bolton nói.
Cũng trong cuộc phỏng vấn này, cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ cũng vạch rõ hành vi của Trung Quốc ở Biển Đông là “nguy hiểm” và nhấn mạnh rằng Mỹ kiên quyết giữ cho các tuyến đường biển quốc tế mở rộng.
“Người Trung Quốc cần phải hiểu điều này”, ông Bolton nói, đồng thời nhấn mạnh rằng các quốc gia đồng minh của Mỹ như Anh, Úccũng cho tàu bè đi qua Biển Đôngđể khẳng định lập trường đó.
“Chúng tôi sẽ tăng cường hơn nữa việc này,” ông Bolton khuyến cáo.
“Theo tôi, chúng ta cần có nhiều hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản trên Biển Đông, dù có hay không có sự hợp tác từ Trung Quốc. Họ cần hiểu rằng họ không thể đạt được tình trạng ‘đặt mọi chuyện đã rồi’ trên Biển Đông. Biển Đông không phải là một tỉnh của Trung Quốc, và sẽ không bao giờ là như thế.”
Cố vấn an ninh quốc gia Bolton không giải thích cụ thể ý về khai thác khoáng sản trên vùng biển chiến lược mà Trung Quốc nhận chủ quyền gần như toàn bộ dù các nước khác cũng có tuyên bố chủ quyền một phần.
https://www.voatiengviet.com/a/co-van-an-ninh-quoc-gia-my-the-manh-tay-voi-trung-quoc/4614828.html
Trump: ‘Không có thỏa thuận’ với Thổ Nhĩ Kỳ
trong việc phóng thích mục sư Mỹ
Tổng thống Mỹ Donald Trump nhắc lại Hoa Kỳ không hề đàm phán một thỏa thuận nào với Thổ Nhĩ Kỳ cho việc phóng thích mục sư người Mỹ Andrew Brunson.
“Chúng tôi không có thỏa thuận với Thổ Nhĩ Kỳ”, ông Trump nói hôm 15/10 tại Tòa Bạch Ốc.
“Cảm nhận của tôi về Thổ Nhĩ Kỳ hôm nay đã khác biệt nhiều so với cách đây hai ngày. Tôi có một cảm nhận rất tốt về Thổ Nhĩ Kỳ. Hai ngày trước thì không”, Tổng thống Hoa Kỳ nói thêm.
Mục sư Tin Lành Andrew Brunson đã bị cầm tù ở Thổ Nhĩ Kỳ trong hai năm trước khi được thả ra vào tuần trước.
Việc phóng thích ông Brunson đánh dấu sự kết thúc một cuộc tranh chấp ngoại giao gay gắt giữa Washington và Ankara.
Ông Brunson đã phải đối mặt với 35 năm tù nếu ông bị kết án về tội khủng bố và gián điệp, một cáo buộc mà Washington nói là vô căn cứ.
Trả lời câu hỏi của VOA hôm thứ Sáu rằng điều gì đã dẫn đến việc phóng thích ông Brunson, Tổng thống Trump nói: “Chúng tôi đã nói chuyện với Thổ Nhĩ Kỳ, và ông ấy đã phải trải qua cả một hệ thống và chúng tôi đã đưa ông ấy ra. Chúng tôi đã cố gắng trong một thời gian dài đưa ông ta ra khỏi tù”.
Ông Trump, trong một phần kế hoạch trả đũa việc truy tố ông Brunson, đã đánh thuế thương mại lên Thổ Nhĩ Kỳ hồi tháng Tám. Hành động này đã góp phần dẫn đến sự sụp đổ của đồng tiền Thổ Nhĩ Kỳ.
Mục sư Mỹ Brunson đã sống ở Thổ Nhĩ Kỳ từ những năm 1990.
Nhân chuyện VTV ở Việt Nam đăng sai logo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (International Monetary Fund – IMF), mời quý vị tìm hiểu thêm về cơ quan này:
Venezuela hoãn đổi tiền đến tháng Giêng
Hoa Kỳ và thế trận Cờ Vây đối với Trung Quốc
5 điều cần biết về tiền Trung Quốc
‘Bảy lập luận sai về việc dùng tiền TQ ở VN’
Lịch sử thành lập
Ra đời ở Hội nghị Bretton Woods, New Hampshire Hoa Kỳ vào năm 1944 từ ý tưởng tái thiết thế giới khi Thế Chiến 2 sắp kết thúc, IMF bắt đầu hoạt động từ tháng 12/1945.
Đây là một cơ quan thuộc Liên Hiệp Quốc, IMF có nhiệm vụ thúc đẩy hợp tác tiền tệ, đảm bảo ổn định tài chính trên toàn cầu, và nay có 189 quốc gia tham gia.
Cùng Ngân hàng Thế giới (World Bank), IMF có nhiệm vụ duy trì ‘trật tự Bretton Woods’, do Hoa Kỳ và Phương Tây lập ra.
IMF can thiệp vào các nền kinh tế bằng cách thiết kế ra các dự án tài chính nhằm giúp các quốc gia thành viên điều chỉnh kinh tế vĩ mô của họ.
IMF và World Bank cũng chi tiền vào các gói cứu trợ đi kèm điều kiện là nước nhận phải cải cách mang tính tái cấu trúc để có năng lực tài chính.
Tổ chức của IMF
Từ tháng 7/2011, bà Christine Lagarde là CEO của IMF, có trụ sở ở Washington, D.C., Hoa Kỳ.
Cơ quan này có hội đồng các thống đốc, đại diện cho các quốc gia thành viên. Họ thường là bộ trưởng tài chính hoặc thống đốc ngân hàng trung ương.
Nhưng công việc hàng ngày của IMF do Hội đồng Điều hành (Executive board) gồn 24 giám đốc, họp với nhau ít nhất một tuần ba lần.
Tám giám đốc đại diện cho tám nước: Hoa Kỳ, Anh, Trung Quốc, Pháp, Đức, Nhật Bản, Nga, Ả Rập Saudi, và 16 người nữa thì đại diện cho các khu vực.
IMF có 2700 nhân viên.
Quan điểm về Vành đai và Con đường
Trong hội nghị ở Bali, Indonesia gần đây, giám đốc đại diện Trung Đông và Trung Á của IFM, ông Jihad Azour nói “một số nước, nhất là tại Trung Á và vùng Caucasus đã hưởng lợi từ dự án Vành đai và Con đường (của Trung Quốc), như cải thiện cơ sở hạ tầng, thúc đẩy thương mại vùng”.
Sierra Leone hủy dự án sân bay 400 triệu đô tiền TQ
Tiền chính phủ TQ tới Việt Nam bao nhiêu?
TQ chi cho châu Phi thêm 60 tỷ đôla
Kinh tế VN rủi ro nếu quá dựa vào xuất khẩu cho TQ
Theo ông, “Trung Á sẽ hưởng lợi nhiều nhất từ khoản đầu tư gia tăng giúp cho hội nhập”.
Nhưng quan chức IMF cũng cảnh báo về việc chi tiêu phải thận trọng và minh bạch, để tránh “bẫy nợ” khi nói về đầu tư của Trung Quốc qua dự án khổng lồ này.
Làn sóng chống IMF
Kênh VTV1 của Việt Nam hôm 14/10 chèn nhầm logo IMF bằng một logo tục (International Mother F*ckers trong chương trình Toàn cảnh thế giới) chỉ là một sự cố kỹ thuật.
Nhưng các phong trào chống toàn cầu hóa từ lâu đã lên án IMF và cả World Bank, coi các cơ quan này là “bàn tay” của chủ nghĩa tư bản đế quốc.
Bản thân logo và khẩu hiệu biến IMF thành International Mother F*ckers đã xuất hiện cả ở châu Phi, và một số cuộc biểu tình tại châu Âu.
Ngay trong tuần IMF họp ở Bali Nusa Dua, Indonesia (08-14/10/2018), một số nhóm vận động tại Hong Kong đã cho phát hành video phê phán cơ quan này.
Theo các nhà bình luận, dù nhiều nước đã và sẽ còn cần tiền của IMF, các gói cứu trợ (bail out) cũng bị phê phán là tạo sự lệ thuộc tài chính quốc gia vào IMF.
Một số nhà chỉ trích nói IMF hay “cứu các nhà băng vốn là những kẻ tạo ra nợ xấu” và qua đó, chỉ khuyến khích họ “tiếp tục gây rủi ro qua đầu tư”.
https://www.bbc.com/vietnamese/business-45869258
Nga-Ukraine: Chính thống giáo hoàn toàn chia rẽ
Yaroslava KiryukhinaBBC Monitoring
Giáo hội Chính thống Nga (Russcian Orthodox Church – ROC) đang rung động vì kế hoạch của Đức Thượng phụ Constantinople cho phép Giáo hội Ukraine tách ra khỏi Giáo hội từ lâu nay do Moscow lãnh đạo.
Truyền thông Nga cũng lên tiếng ngày càng mạnh sau quyết định hôm 11/10/2018, xóa thỏa thuận có từ trên ba thế kỷ, theo đó, Giáo hội Ukraine thuộc quyền quản lý của Moscow, và đảo ngược lại các lệnh rút phép thông công với hai vị tu sỹ cao cấp, gồm một người cổ vũ cho xu thế lập ra Giáo hội Ukraine độc lập.
Vấn đề hiện nay là liệu Giáo hội Ukraine sẽ có chính thức ly khai khỏi vòng tay của Nga, và được công nhận như một dòng mới, tự trị của Chính thống giáo Phương Đông (Eastern Orthodoxy) hay là không.
Giáo hội Chính thống Ukraine chia tay Moscow
Ukraine bắt 20 người Việt vượt biên trái phép
Quan chức Ukraine có nhiều tiền mặt
Hoa Kỳ ‘có thể cấp vũ khí’ cho Ukraine
Trong ngày 15/10/2018, Giáo hội Chính thống Nga đã chính thức tuyên bố cắt đứt quan hệ với Constantinople tại cuộc họp của Đại Hội đồng Giám mục ở Minsk.
Cạnh tranh ngôi vị tối cao
Giáo hội Chính thống Nga thường nhấn mạnh họ có 180 triệu tín đồ và chống lại sự lãnh đạo của Constantinople – đại giáo phận trụ sở của Chính thống giáo Đông La Mã, hiện là thành phố Istanbul của Thổ Nhĩ Kỳ – vốn có gần 300 triệu tín đồ toàn cầu.
Cả hai đều nêu lịch sử ra để viện dẫn cho quyền lãnh đạo tối cao về Giáo hội ở Ukraine.
Moscow nói về quyền được trao quản lý Đại Giáo phận cổ đại (Kievan archdiocese) từ 1686, khi Giáo chủ công đồng đại kết Dionisy (Constantinople) cho Thượng phụ Moscow được bổ nhiệm các chức giám mục ở Kiev.
Giáo hội Chính thống phương Đông từ Cận Đông và Hy Lạp truyền sang vùng Balkans, Caucacus và Đông Âu, nay gồm các giáo hội độc lập:
Hy Lạp, Bắc Phi (Alexandria); Syria, Jerusalem, Nga, Ukraine, Georgia, Armenia, Serbia, Romania, Bulgaria, Cyprus, Albania, Ba Lan, Czech, Estonia, Slovakia, Hoa Kỳ.
Các giáo phận nhỏ có mặt ở Pháp, Anh, Phần Lan…
Tên của giáo hội ‘Orthodox’ ghép từ hai từ Hy Lạp: ‘orthos: chính thống, đúng đắn; và doxa: tín ngưỡng, niềm tin.
Đại giáo phận Constantinople, hiện ở Istanbul, có danh hiệu cao nhất, vì đây từng là thủ đô của đế quốc La Mã phía Đông sau khi Ky Tô giáo phía Đông tách ra khỏi Rome, Ý hồi thế kỷ 11.
Nay các vị chủ chăn ở Moscow nói Constantinople “gây hấn” để chen vào lãnh hạt quản trị tôn giáo của họ.
Ngay từ hôm 09/10, Đại Thượng phụ Kirill ở Moscow nói vị Thượng phụ công đồng đại kết Bartholomew ở Constantinople đã tự cho mình quyền vượt quá phạm vị để “giành quyền toàn cầu”.
Nhưng như một chuyên gia tôn giáo là Sergei Chapnin ghi nhận, Constantinople chưa bao giờ đem lãnh địa Ukraine cho Giáo hội Chính thống Nga quản lý, mà chỉ công nhận quyền tấn phong giám mục và thẩm quyền này không mang tính vĩnh viễn.
Gần đây, tự điển toàn thư Chính thống giáo của Giáo hội Moscow đã công bố các bình luận không tích cực về nghiên cứu của Thượng phụ Constantinople liên quan đến cơ chế cho Ukraine tách ra, và phán rằng trình độ của nghiên cứu “rất thấp”.
Các sử gia của Giáo hội Nga còn nói, Toà Thượng phụ Constantinople ở Thổ Nhĩ Kỳ rất yếu và chỉ đại diện cho một thiểu số tín đồ bên đó.
Truyền thông Nga nay cũng nêu là ý kiến tương tự.
Trong một cuộc thảo luận truyền hình, biên tập viên nổi tiếng Vladimir Solovyov nói, “ảnh hưởng của Thượng phụ Constantinople bằng con số không ở ngay nước mà ông ta đóng”.
Bôi nhọ và cảnh cáo
Các đài truyền hình chính của Nga đã bỏ ra nhiều tuần để bôi nhọ Đức Thượng phụ Bartholomew (người thiểu số Hy Lạp ở Thổ Nhĩ Kỳ) và các giáo phẩm Ukraine vì “ham muốn độc lập”.
Một số cơ quan truyền thông Nga thường nêu ra giải thích rằng tranh chấp giữa các giáo hội này là một mưu đồ của Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko để đánh lạc hướng người Ukraine khỏi các vấn đề của đất nước.
Lập luận chính trên các chương trình TV là Ngài Bartholomew nhận chỉ thị từ chính quyền Mỹ, và rằng Giáo hội Chính thống Ukraine thuộc Toà Thượng phụ Kiev là “cơ quan thân Mỹ”.
Chức sắc của Giáo hội Chính thống Nga cũng nói tương tự.
Hôm 8/10, Kirill Frolov, chủ tịch Hội chuyên gia Chính thống giáo, tổ chức người ta cho là gần với Giáo hội Nga, cáo buộc hai đại diện mà Ngài Bartholomew cử đến Kiev từ Nga và Canada để chuẩn bị cho bước đi độc lập, là “những tay Banderovites cộng tác chặt với CIA”, và ví họ như “cuộc xâm lăng của Đức đánh vào Liên Xô năm 1941”. (Banderovite là cách gọi chỉ những người theo đường lối chống Liên Xô cũ của Stefan Bandera, một lãnh tụ dân tộc Ukraine).
Cảnh báo về hậu quả nghiêm khắc
Tổng Giám mục Moscow Ilarion, người có hàm ngang bộ trưởng ngoại giao của Giáo hội Nga, thì nói về “khả năng chia rẽ đầy bi kịch, không hàn gắn nổi của cả cộng đồng Chính thống giáo”, và cảnh báo quyền độc lập cho Giáo hội Ukraine sẽ làm nảy sinh các vụ chia tách những nơi khác.
Ngài cũng so sánh quyết định cho Giáo hội Ukraine tách ra giống như cuộc Đại chia tách (schism) giữa Công giáo La Mã và Chính thống giáo năm 1054.
Các đài truyền hình Nga thì đang vẽ ra bức tranh đen tối, cho là có thể sẽ xảy ra đổ máu, và gợi ý rằng đang có “các vụ tấn công” vào những nhà thờ, giáo phận hướng về Moscow, do những kẻ cực đoan, phát-xít, gây ra.
Đài truyền hình Ngôi sao (Zvezda) của Bộ Quốc phòng Nga nói thanh thiếu niên Ukraine bị “phái cực đoan tuyên truyền trong các trại huấn luyện” để chuẩn bị cướp các nhà thờ.
Ngài Ilarion nói trên truyền hình RT, chương trình World Apart rằng những kẻ chia rẽ giáo hội “sẽ giành quyền kiểm soát những tu viện chính, như Kiev Pechersk Lavra (Tu viện Hang động).
Một cáo buộc nữa là Tổng Giám mục Filaret của Kiev vốn đã bị Moscow rút phép thông công, đang tung ra đồn thổi rằng sẽ có vụ ám sát một tu sỹ cao cấp theo Mosow cùng các giáo phẩm thuộc Giáo hội thần phục Moscow ở Ukraine.
Sắp tới là gì?
Trước đó, phát ngôn viên của Giáo hội Nga, Vladimir Legoyda lên án quyết định của Constantinople và nói Hội đồng Tôn giáo sẽ họp ngày 15/10 ở Minsk, Belarus để có phản hồi.
Tin chính thức từ Minsk tối 15/10 cho hay Giáo hội Nga nói sẽ chính thức cắt toàn bộ quan hệ với Constantinople.
Tháng trước, Giáo hội Nga đã cắt quan hệ ngoại giao với Constantinople và nay thì sẽ cắt cả quan hệ tôn giáo.
Năm 1996, sau khi ngài Bartholomew cho phép các giáo phận Chính thống giáo ở Estonia được độc lập khỏi Moscow, Giáo hội Nga đã cắt quan hệ hiệp thông với Constantinople.
Giáo hội Nga khi đó đã ra thông cáo nói vai trò “Thượng phụ Đại kết” (Ecumenical title) của ngài Bartholomew không có nghĩa là “ông ta có thẩm quyền về các giáo hội độc lập khác”.
Nhưng ba tháng sau đó, Moscow đã phục hồi quan hệ hiệp thông.
Thế nhưng, Giáo hội Tông đồ Chính thống giáo Estonia chỉ có vài nghìn tín đồ, còn Giáo hội Ukraine có hàng triệu người đi theo.
Tại Nga hiện có cả những đề nghị tước quyền của ngài Bartholomew và theo nhà bình luận tôn giáo Nikolai Mitrokhin, Giáo hội Nga có thể tự mở nhà thờ mới ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Quyền độc lập cho Giáo hội Ukraine có thể thúc đẩy Giáo hội Nga ủng hộ cho các nhóm cực đoan ở những nước, lãnh thổ mà hiện Thượng phụ Constantinople có quyền, và tạo ra xu hướng ly khai của số tu viện, như ở Núi Athos, nơi người ta không thích ngài Bartholomew.
Nhưng chuyên gia Alexandr Soldatov, trong một bài trên báo Novaya Gazeta theo xu hướng cởi mở, thì dự báo rằng cuộc phân chia toàn cầu sẽ chỉ khiến cho Tòa Thượng phụ Moscow (Moscow Patriarchate) thêm bị cô lập.
Còn ông Chapnin thì dự báo vấn đề sẽ gây chấn động lớn cho cả ba ngôi vị, Moscow, Constantinople và Kiev nhưng Moscow là bên thua thiệt nhất, và đây là sự thất bại cá nhân của Thượng phụ Kirill.
Bài của Yaroslava Kiryukhina do BBC Monitoring tại London ấn hành hôm 15/10, và ban biên tập đã bổ sung những tin mới nhất về cuộc họp ở Minsk.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-45866498
Pháp có thể giúp phi hạt nhân hóa Triều Tiên
Pháp sẵn sàng hỗ trợ các nỗ lực phi hạt nhân hóa của Triều Tiên, nhưng Bình Nhưỡng trước tiên phải chứng tỏ một số cam kết cụ thể và nguyện vọng thật sự muốn giải giới kho hạt nhân và phi đạn đạn đạo, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tuyên bố ngày 15/10.
Pháp, cường quốc hạt nhân và là một thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc, không trực tiếp tham gia vào các cuộc thương lượng giữa Triều Tiên, Hàn Quốc, và Mỹ hướng tới phi hạt nhân hóa khu vực.
Tuy nhiên, theo giới ngoại giao, với hiểu biết của Paris về hạt nhân, Pháp có thể đóng góp vai trò trong việc giải giới các đầu đạn hạt nhân hoặc trong việc thu nhận nguyên liệu hạt nhân.
https://www.voatiengviet.com/a/phap-co-the-giup-phi-hat-nhan-hoa-trieu-tien/4615208.html
Pháp: cải tổ nội các sâu rộng sau hai tuần bế tắc
Sau hai tuần chờ đợi và đàm phán, nước Pháp có một chính phủ mới, cải tổ khá sâu rộng, sau vụ từ chức vì thất vọng của bộ trưởng Nội Vụ Gerard Collomb, một nhân vật thân cận của tổng thống Macron.
Theo điện Elysée, chính phủ mới, vẫn do thủ tướng Edouard Philippe điều hành, là một nội các « được đổi mới » nhưng nhiệm vụ chính trị không thay đổi, tiến hành các chủ trương cải cách đã được hoạch định.
Ngoài thủ tướng Edouard Philippe, tân chính phủ Pháp có 34 thành viên, phân nửa là phụ nữ, đúng theo tinh thần nam nữ bình quyền.
Chức vụ quan trọng, bộ Nội Vụ, được trao cho một người thân cận của tổng thống Macron : ông Christophe Castaner 52 tuổi, cho đến nay đặc trách quan hệ với Quốc Hội kiêm lãnh đạo đảng cầm quyền Cộng Hoà Tiến Bước.
Phản ứng đầu tiên từ đảng đối lập Người Cộng Hoà là « không tin an ninh nước Pháp sẽ được bảo đảm » với tân bộ trưởng Christophe Castaner.
http://vi.rfi.fr/phap/20181016-phap-cai-to-noi-cac-sau-rong-sau-hai-tuan-be-tac
Tổng thống Macron : Pháp
chưa thể có quan hệ ngoại giao với Bình Nhưỡng
Hôm qua, 15/10/2018, trong buổi tiếp tổng thống Hàn Quốc Moon Jae in tại Paris, tổng thống Pháp yêu cầu Bình Nhưỡng phải có « những cam kết » cụ thể về giải trừ hạt nhân. Về phần tổng thống Hàn Quốc, ông Moon Jae-in kêu gọi Pháp ủng hộ lãnh đạo Bắc Triều Tiên trong các nỗ lực vì hòa bình.
Tuy đánh giá cao các biến chuyển tích cực đang diễn ra trên bán đảo Triều Tiên, tổng thống Pháp khẳng định vào thời điểm này Paris chưa tính đến quan hệ ngoại giao với Bình Nhưỡng. Sau cuộc hội đàm với người đồng cấp Hàn Quốc, tổng thống Emmanuel Macron tuyên bố với báo chí về lập trường của Pháp như sau :
« Chúng tôi có văn phòng hợp tác mở tại Bình Nhưỡng năm 2011, phụ trách lĩnh vực hợp tác văn hóa và nhân đạo. Nước Pháp chưa cam kết thiết lập quan hệ ngoại giao với Bình Nhưỡng ở giai đoạn này. Mối quan hệ này được xem xét, đánh giá tùy theo những tiến bộ trong hồ sơ hạt nhân và đạn đạo, tùy theo mức độ tiến triển quan hệ Liên Triều và tình hình nhân quyền. Như vậy, tùy theo những biến chuyển được ghi nhận trên thực địa, mà chúng tôi sẽ tính tới, một mặt, những tiến triển trong quan hệ ngoại giao song phương và mặt khác những chuyển biến trong chính sách trừng phạt trên bình diện quốc tế. Tôi cho rằng nên giữ trong tay những lá bài thúc đẩy để bảo đảm là sẽ có những thay đổi. Không thể chỉ vì có những cuộc gặp đầu tiên này mà nước Pháp thay đổi lập trường.»
Vụ nhà báo mất tích : Nhà điều tra Thổ Nhĩ Kỳ
và Ả Rập Xê Út khám soát tòa lãnh sự của Riyad
Cuộc điều tra về vụ nhà báo đối lập Ả Rập Xê Út, Jamal Khashoggi, mất tích từ gần hai tuần nay sau khi tới tòa lãnh sự của Riyad ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, làm giấy tờ, đã có bước tiến mới. Tối hôm qua, 15/10/2018, cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ đã vào trong tòa lãnh sự Ả Rập Xê Út. Cuộc khám soát do các thành viên trong nhóm làm việc chung mà cả hai nước thành lập cuối tuần qua tiến hành.
Từ Istanbul, thông tín viên RFI Anne Andlauer cho biết chi tiết :
« Cuộc khám soát bắt đầu khi màn đêm buông xuống ở Istanbul. Đây là một thủ tục bất thường, báo hiệu là Thổ Nhĩ Kỳ thấy cần khẩn trương thúc đẩy cuộc điều tra.
Các nhà điều tra Thổ Nhĩ Kỳ đã lập hàng rào an ninh xung quanh tòa lãnh sự của Ả Rập Xê Út. Khám soát cùng họ có các thành viên của phái đoàn Ả Rập Xê Út đến Istanbul hôm thứ Sáu tuần trước. Đó là bằng chứng cho thấy là sau các cuộc thương lượng căng thẳng với Thổ Nhĩ Kỳ, Ả Rập Xê Út chắc hẳn đã đồng ý cho các nhà điều tra Thổ Nhĩ Kỳ khám soát tòa lãnh sự, nhưng đó là một cuộc khám soát chung, nếu không muốn nói rằng cuộc khám xét là do Ả Rập Xê Út giám sát. Văn phòng của lãnh sự cũng nằm trong danh sách các phòng bị khám soát kỹ lưỡng.
Riyad ngay từ đầu đã phủ nhận có liên quan đến vụ nhà báo Jamal Khashoggi mất tích, trong khi nhà chức trách Thổ Nhĩ Kỳ nhiều lần bắn tin qua báo chí là nhà báo chỉ trích chính quyền Riyad đã bị sát hại bởi một nhóm gồm 15 người đặc biệt đến từ Ả Rập Xê Út.
Mục đích cuộc khám soát mà Thổ Nhĩ Kỳ đặt cược vào là để thu thập chứng cớ, nhất là để lấy được các dấu ADN, trong khi vụ việc đã xảy ra cách nay 2 tuần.
Có một chi tiết khiến người ta phải tò mò : Vài giờ trước khi cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ đến, các nhóm dọn dẹp, lau chùi đã vào trong tòa lãnh sự Ả Rập Xê Út mà không cần giấu giếm. »
Theo Reuters, hôm qua kênh truyền hình Mỹ CNN trích dẫn hai nguồn tin cho biết Ả Rập Xê Út đang chuẩn bị thông báo thừa nhận nhà báo đối lập Jamal Khashoggi đã chết sau một cuộc xét hỏi kết thúc tồi tệ. Một trong hai nguồn tin trên khẳng định với CNN là thông báo của Ả Rập Xê Út đang được soạn thảo và có thể có thay đổi. Nguồn tin còn lại cho biết thêm là vụ xét hỏi đã diễn ra mà không có sự cho phép cần thiết của chính quyền.
Trước đó, tổng thống Mỹ Donald Trump, sau khi điện đàm với quốc vương Ả Rập Xê Út, đã phát biểu là vụ mất tích của nhà báo Jamal Khashoggi có thể là do « những yếu tố không thể kiểm soát được ».
Hôm nay, theo yêu cầu của ông Trump, ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã đến Riyad để trao đổi với quốc vương Ả Rập Xê Út và thái tử kế nhiệm ông về cuộc khủng hoảng liên quan đến vụ mất tích của nhà báo Khashoggi.
Thời Tổng thống Trump – Thời bế tắc nhất của TQ
Kể từ khi Tổng thống Trump phát động cuộc chiến thương mại, Trung Quốc dường như chưa có một ngày yên ổn. Sau bảy tháng trải qua cuộc chiến trên mặt trận không tiếng súng, căng thẳng Mỹ – Trung không hề có dấu hiệu suy giảm, thậm chí còn lan rộng sang nhiều lĩnh vực khác.
Dưới thời Tổng thống Trump, Mỹ dường như đã thách thức mọi tham vọng mà Trung Quốc đặt ra, từ kế hoạch Made in China 2025, Vành đai – Con đường cho đến hành vi tuyên bố chủ quyền phi pháp trên Biển Đông.
“Hành vi của Bắc Kinh cần được điều chỉnh trong lĩnh vực thương mại, quốc tế, quân sự và chính trị”, cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ John Bolton đã thẳng thừng tuyên bố trong một cuộc phỏng vấn hôm 11/10.
Cố vấn An ninh Quốc gia John BoltonCố vấn An ninh Quốc gia John Bolton tại Nhà Trắng vào ngày 2 tháng 8 năm 2018. (Ảnh: Mark Wilson / Getty Images)
Dõi theo dòng sự kiện diễn ra nhiều ngày qua, có thể nhận thấy rõ ràng sự tăng tốc đầy kịch tính của chính quyền Trump trong cuộc tấn công nhắm thẳng vào Trung Quốc.
Trong một bài viết đăng trên tờ CNBC ngày 6/10, ông Fred Kempe, người đứng đầu cơ quan nghiên cứu nổi tiếng Atlantic Council nhận định, sau khi tiến hành một loạt nghiên cứu và kế hoạch, chính phủ Donald Trump đã hoạch định ra những đòn tấn công Trung Quốc một cách chính xác và toàn diện.
Chỉ trong một thời gian ngắn, chính quyền Trump đã tung “bốn chiêu liên hoàn” nhắm vào Trung Quốc, bao gồm: bài phát biểu vạch rõ mối quan hệ với Trung Quốc của Phó Tổng tống Mike Pence ngày 4/10; báo cáo của Lầu Năm Góc xem Trung Quốc là mối uy hiếp lớn đối với công nghiệp quốc phòng Mỹ; hiệp định thương mại ba bên Mỹ – Mexico – Canada (USMCA), với điều khoản “cấm chơi” với Trung Quốc; và kế hoạch tập trận trong tháng 11 ở Biển Đông và eo biển Đài Loan nhằm gửi thông điệp tới Trung Quốc.
Các quan chức chính phủ Mỹ cho rằng, trong mấy tuần tới đây phía Mỹ sẽ còn có thêm nhiều động thái nữa.
Tổng thống Donald Trump phát biểu tại một cuộc mít tinh Make America Great Again tại Tampa, Florida vào ngày 31 tháng 7 năm 2018. (Ảnh: Charlotte Cuthbertson / Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh)Tổng thống Donald Trump phát biểu tại một cuộc mít tinh Make America Great Again tại Tampa, Florida vào ngày 31 tháng 7 năm 2018. (Ảnh: Charlotte Cuthbertson / Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh)
Ông Kempe cho hay, cuộc tấn công rõ ràng và toàn diện nhất của chính quyền Trump nhắm vào Trung Quốc không phải là một ý tưởng nhất thời, nó là một chương trình kéo dài “hàng ngàn giờ” nghiên cứu và lập kế hoạch, theo cách gọi của giới chức Hoa Kỳ.
Đó sẽ một kế hoạch huy động toàn chính phủ Hoa Kỳ, không bỏ sót một đơn vị nào, từ Lầu Năm Góc cho đến Đại diện Thương mại Hoa Kỳ. Và mục tiêu đặt ra không chỉ là trước mắt mà còn là tiềm tàng cho các vấn đề kinh tế và an ninh toàn cầu về sau.
Giới chức Bắc Kinh vốn đã lo ngại rằng Tổng thống Donald Trump, với chính sách thuế quan của mình, không đơn giản chỉ là một thương nhân tìm kiếm thỏa thuận đòn bẩy có lợi cho thị trường nước nhà. Hơn thế, họ nghi ngại có một sự thay đổi đang diễn ra ở Washington nhằm giải quyết cơ bản những thách thức từ Trung Quốc.
Và giờ thì Trung Quốc đã có lời giải đáp cho nghi vấn của họ.
Phía sau một loạt các tuyên bố và hành động của chính quyền Trump là nét vẽ tô đậm một niềm tin sâu sắc rằng những người tiền nhiệm của ông Trump đã quá dung túng Trung Quốc suốt những năm qua, họ đã có quá ít hành động để chống lại những hành vi giao dịch không công bằng, tấn công mạng, củng cố quân sự, phát triển công nghệ, và những hậu quả chiến lược cơ bản của sáng kiến Vành đai – Con đường. Ông Bolton cho biết Tổng thống Donald Trump tin rằng Trung Quốc đã lợi dụng trật tự quốc tế quá lâu trong khi có quá ít người Mỹ dám đứng lên chống lại thực tế. “Bây giờ là lúc để làm điều đó”, ông Bolton tuyên bố.
Quan hệ Mỹ – Trung – “quỹ đạo đối kháng mạnh mẽ”
Ngày 8/10, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đến thăm Bắc Kinh và có cuộc hội đàm với người đồng cấp Vương Nghị, trái với không khí cần có trong một lễ nghi ngoại giao thông thường, cuộc gặp giữa hai nhà ngoại giao cấp cao diễn ra trong không khí lạnh giá và căng thẳng.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị trong cuộc gặp ngày 8/10. (Ảnh: AFP)
Tại cuộc gặp với Ngoại trưởng Pompeo, ông Vương trực tiếp buộc tội Mỹ leo thang căng thẳng thương mại, gây rắc rối về Đài Loan và chỉ trích một cách vô lý chính sách trong và ngoài nước của Trung Quốc.
“Chúng tôi yêu cầu Mỹ ngừng hành động sai lầm này lại” – ông Vương nói. Đáp lại, ông Pompeo nói Mỹ có một “sự bất đồng cơ bản” với Bắc Kinh về các vấn đề mà ông Vương đề cập.
Chuyến thăm chớp nhoáng chỉ 3 giờ đồng hồ của ông Mike Pompeo diễn ra đúng lúc quan hệ Trung – Mỹ đang rất căng thẳng.
Trước đó ngày 4/10, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence có một bài phát biểu mang tính bước ngoặt tại Viện Hudson, nhấn mạnh Trung Quốc là mối đe dọa hàng đầu của Mỹ, hơn cả Nga, về cả phạm vi và mức độ hoạt động ở cả trong và ngoài nước Mỹ.
Bài phát biểu của ông Pence cũng cho thấy chiến lược mới của Mỹ, chuyển từ hợp tác sang đối đầu với Trung Quốc, buộc tội Bắc Kinh phá hỏng lợi ích của Mỹ trên nhiều lĩnh vực, bao gồm can thiệp vào các cuộc bầu cử ở Mỹ.
Bài diễn văn của Phó Tổng thống Mike Pence được coi là “mang tính bước ngoặt” về chính sách đối với Trung Quốc (Ảnh: AP)
Tuy cuộc trao đổi giữa ông Pompeo và ông Vương Nghị hàm chứa những lời lẽ ngoại giao khách sáo điển hình, hai người đều nhấn mạnh tính cần thiết của việc hợp tác, nhưng những lời lẽ của họ với giới báo chí trước khi bắt đầu hội đàm tại nhà khách Điếu Ngư Đài lại bộc lộ sự gay gắt khác thường.
Tờ VOA dẫn lời ông Victor Cha, Giáo sư Đại học George Town, cựu Chủ nhiệm Ủy ban sự vụ châu Á của Hội đồng An ninh Quốc gia Nhà Trắng, nhận đinh: “Tôi cho rằng thái độ giận dữ mà ông Vương Nghị bộc lộ đã chứng tỏ sự bất an của người Trung Quốc về cuộc chiến thương mại. Họ luôn cho rằng Mỹ sẽ ngừng tay. Nhưng rõ ràng đó không phải là điều Mỹ đang làm”.
Ông dự đoán quan hệ Mỹ – Trung đang đi vào “quỹ đạo có tính đối kháng mạnh mẽ”, chí ít kéo dài đến cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ ở Mỹ vào tháng 11 tới, thậm chí còn lâu hơn.
Nền kinh tế “nói một đường làm một nẻo” và nguy cơ bị cô lập
Kinh tế Trung Quốc tuần qua diễn ra trong không khí ảm đảm, in đậm thêm những sụt giảm được ghi nhận trước đó.
Trong Sách Trắng 71 trang công bố vào tháng 9, Bắc Kinh nhấn mạnh nền kinh tế nước nhà đang “rất kiên cường” và Bắc Kinh không sợ cuộc chiến thương mại với Mỹ!
Thế nhưng, một ngày trước cuộc gặp giữa ông Pompeo và ông Vương Nghị, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) đã có hành động mà theo tờ CNBC là “nói một đằng, làm một nẻo” khi cắt giảm mạnh tỉ lệ dự trữ bắt buộc
Hành động này nhằm bơm thanh khoản vào hệ thống tài chính, giảm lãi suất cho vay trong bối cảnh xuất hiện nhiều mối lo về tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế từ cuộc chiến thương mại leo thang với Mỹ.
Giới phân tích cho rằng động thái của PBOC cho thấy tình hình của Trung Quốc có lẽ không lạc quan như những gì họ tuyên bố: “Trung Quốc có thể đang phải đối mặt với tình trạng tồi tệ nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu”, nhà phân tích Fraser Howie nhận định.
Theo các chuyên gia, một cuộc chiến thương mại kéo dài cùng với việc kinh tế Mỹ đang mạnh lên có thể dẫn tới làn sóng rút vốn đầu tư khỏi Trung Quốc. Chính quyền Bắc Kinh đang thực hiện những bước đi để tránh luồng tiền khổng lồ bị rút khỏi hệ thống tài chính nước này.
“Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc đang chậm lại và bạn sẽ thấy chính phủ nước này chủ động hơn trong việc cung cấp thanh khoản cho hệ thống ngân hàng”, nhà phân tích Cindy Ponder-Budd thuộc công ty nghiên cứu View from the Peak nhận định.
Tuy vậy, quyết định của PBOC đưa ra vào ngày cuối cùng của kỳ nghỉ lễ Quốc khánh có vẻ không đủ trấn an giới đầu tư. Thị trường chứng khoán Trung Quốc hứng chịu phiên hậu nghỉ lễ tồi tệ chưa từng thấy trong 10 năm qua khi mở cửa hôm 8/10.
Trái với lệ thường là chứng khoán Trung Quốc hay tăng điểm sau kỳ nghỉ lễ, các chỉ số quan trọng lại sụt giảm mạnh. Chỉ số CSI 300 chốt phiên 8-10 giảm 4,3%, Shanghai Composite Index mất 3,7%… trong khi đồng nhân dân tệ mất giá 0,5% so với USD, xuống thấp nhất kể từ giữa tháng 8.
Không dừng lại ở đó, kinh tế Trung Quốc còn đang phải đối mặt với nguy cơ bị cô lập khi Mỹ vừa đạt được thỏa thuận thương mại mậu dịch tự do ba bên với Mexico và Canada (USMCA) với điều khoản quy định rằng nếu một trong những đối tác trong hiệp định tham gia một thỏa thuận thương mại tự do với một nước “phi thị trường” như Trung Quốc, thì phải thông báo cho những quốc gia khác 3 tháng trước khi tham gia vào các cuộc đàm phán đó.
Hiệp nghị mậu dịch tự do Mỹ – Mexico – Canada (USMCA) được dư luận cho là hàm chứa ý đồ cô lập
Đồng thời, hai quốc gia còn lại có thể rút khỏi hiệp định và hình thành hiệp ước thương mại song phương của riêng họ, tức loại bỏ nước kia ra khỏi hiệp định.
Điều khoản này được cho là phù hợp với nỗ lực của Tổng thống Mỹ Donald Trump nhằm cô lập Trung Quốc về mặt kinh tế và ngăn chặn các công ty Trung Quốc sử dụng Canada hoặc Mexico làm “cửa hậu” để xuất khẩu hàng hóa sang Hoa Kỳ.
Tờ Reuters dẫn lời ông Derek Scissors, một học giả Trung Quốc tại Viện Doanh nghiệp Mỹ ở Washington, nói rằng điều khoản này đã cho phép chính quyền Tổng thống Trump có quyền phủ quyết hiệu quả đối với bất kỳ thỏa thuận thương mại nào của Canada hay Mexico với Trung Quốc.
Nếu điều khoản này được lặp lại trong các cuộc đàm phán khác của Hoa Kỳ với Liên minh châu Âu và Nhật Bản, nó có thể khởi tác dụng cô lập chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc trong hệ thống thương mại toàn cầu.
Kịch bản Vành Đai – Con Đường đang nguy kịch
5 năm sau khi được khởi xướng, sáng kiến “Vành Đai, Con Đường” của Trung Quốc đã vươn đến 65 quốc gia nhưng đi kèm đó là những chỉ trích về tính minh bạch và bền vững, tờ South China Morning Post (SCMP) bình luận.
Những thay đổi trong môi trường chiến lược cuối cùng đã khiến các nhà lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc tự vấn lại về triển vọng của đại sáng kiến “Vành Đai, Con Đường”.
SCMP dẫn lời một nguồn tin thân cận cho biết cảm giác nghi ngại rõ đến nỗi trong một cuộc họp hồi đầu năm nay, Chủ tịch Tập đã yêu cầu các quan chức phụ trách triển khai sáng kiến phải báo cáo cho ông về những nguy cơ mà nhiều dự án đang đối mặt.
Trong lúc các quan chức đang định gây ấn tượng trước ông bằng việc miêu tả tiến độ của chương trình, chủ tịch Trung Quốc đã cắt ngang lời họ và yêu cầu thông tin về các nguy cơ và khó khăn của chiến lược này.
Bên trong Trung Quốc, sáng kiến “Vành Đai, Con Đường” làm dấy lên quan ngại và ngờ vực về chuyện nó có thể cải thiện hệ thống phúc lợi của họ.
Ngoài thế giới, chiến lược này phải đối mặt với những lời cáo buộc dùng hình thức ngoại giao “bẫy nợ” đề gài các nước nhỏ hơn và tăng cường sự phụ thuộc của họ vào Trung Quốc.
Lo sợ phải chịu chung số phận với Sri Lanka, khi phải nhượng quyền sở hữu cảng Hambantota cho Trung Quốc trong 99 năm vì không trả nổi nợ, các nước đang bắt đầu xem xét lại dự án đầu tư của Trung Quốc ở nước họ.
Cảng Hambantota của Sri Lanka trở lại biểu tượng cho hậu quả của những khoản vay thuộc sáng kiến Vành Đai, Con Đường. (Ảnh: Reuters)
Đơn cử, Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad đã hủy bỏ các dự án khổng lồ có vốn Trung Quốc ở nước này như công trình đường sắt 20 tỷ USD và 2 đường ống dẫn dầu trị giá 2,3 tỷ USD. Pakistan cũng xem xét cắt giảm 2 tỷ USD trong dự án đường sắt với Trung Quốc vì lo ngại khoản nợ lớn.
BBC ngày 10/10 đưa tin, Sierra Leone quyết định hủy dự án xây sân bay quốc tế Mamamah có vốn đầu tư 318 triệu USD với Trung Quốc, đánh dầu lần đầu tiên một chính phủ châu Phi hủy dự án lớn được Trung Quốc tài trợ và công bố rộng rãi.
Thách thức sẽ không dừng lại trên Biển Đông
Tuần trước, Trung Quốc đã phải đối mặt với áp lực nặng nề khi các nước liên tục điều tàu chiến tới Biển Đông, nhằm thách thức hành vi tuyên bố chủ quyền phi pháp của Bắc Kinh. Với kế hoạch điều quân của Mỹ trong tháng 11, sức ép nhắm vào Trung Quốc sẽ còn tiếp diễn trong tương lai.
CNN ngày 3/10 dẫn nguồn giới chức quân sự Mỹ cho hay, Hạm đội Thái Bình Dương của Hải quân Mỹ đã chuẩn bị một đề xuất mật nhằm thực hiện một cuộc phô trương sức mạnh toàn cầu, như một lời cảnh báo gửi tới Trung Quốc và cho thấy nước Mỹ sẵn sàng ngăn chặn, cũng như đối phó với những động quân sự từ phía họ.
Các tàu sân bay USS John C. Stennis và USS Ronald Reagan thực hiện các hoạt động diễn tập nhằm hỗ trợ an ninh và ổn định ở khu vực Ấn Độ – châu Á – Thái Bình Dương. (Ảnh: US Navy)
Theo kế hoạch, Hải quân Mỹ đề xuất đưa tàu chiến và máy bay vào gần khu vực mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trái phép trên Biển Đông và eo biển Đài Loan để thực hiện hoạt động tự do hàng hải, nhằm thể hiện quyền di chuyển tự do trong vùng biển quốc tế.
Mục tiêu là tổ chức một loạt tập trận tập trung với các tàu chiến, máy bay chiến đấu và binh lính để thể hiện rằng Mỹ có thể đối phó với các đối thủ tiềm tàng một cách nhanh chóng trên vài mặt trận.
Nỗ lực gián điệp khiến cả thế giới quay lưng
“Theo nhiều cách, Trung Quốc là mối đe dọa lớn nhất, phức tạp nhất và là quốc gia có chiến dịch phản gián lâu dài nhất tại Mỹ”, Giám đốc Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) Christopher Wray phát biểu trong phiên điều trần hôm 10/10 trước các thượng nghị sĩ thuộc Ủy ban An ninh Nội địa.
“Nga đang phải đấu tranh bằng nhiều cách để tiếp tục trụ lại sau khi Liên Xô tan rã. Đất nước này đang chiến đấu trong cuộc chiến hôm nay. Còn Trung Quốc đang chiến đấu cho cuộc chiến ngày mai”, ông Wray trả lời khi được yêu cầu so sánh sự nguy hiểm của Nga và Trung Quốc đối với Mỹ.
Giám đốc Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) Christopher Wray /// Ảnh: ReutersGiám đốc Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) Christopher Wray (Ảnh: Reuters)
Cũng trong tuần này, một điệp viên Trung Quốc tìm cách lấy cắp bí mật thương mại từ các công ty hàng không của Mỹ đã bị dẫn độ sang Hoa Kỳ, các quan chức liên bang cho hay. Người đàn ông bị bắt giữ là Yanjun Xu, được xác định trong các giấy tờ tòa án là một phó trưởng phòng trong Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc, theo Wall Street Journal.
Vụ dẫn độ ông Xu là một động thái “chưa từng có” và “cho thấy chính phủ Trung Quốc giám sát trực tiếp hoạt động gián điệp kinh tế chống lại Hoa Kỳ”, tờ Fox News trích lời ông Bill Priestap, thuộc bộ phận Phản gián của FBI.
Reuters ngày 11/10 đưa tin, liên minh tình báo Five Eyes gồm 5 nước, Australia, Anh, Canada, New Zealand và Mỹ đang cùng hợp tác để trao đổi các thông tin bí mật liên quan đến hoạt động của Trung Quốc ở nước ngoài, cũng như các quốc gia có tư tưởng tương tự từ hồi đầu năm nay.
Các quan chức 5 nước thành viên liên minh Five Eyes nhóm họp tại Úc hồi cuối tháng 8 qua. (Ảnh: Twitter)
“Các cuộc thảo luận với đồng minh về cách phản ứng với chiến lược quốc tế của Trung Quốc diễn ra thường xuyên và đang tạo ra nhiều hiệu ứng. Mở đường cho những cuộc đối thoại chi tiết hơn và quan hệ hợp tác lớn hơn trong tương lai”, một quan chức từ Mỹ cho biết vào hôm 12-10.
Sự tăng cường hợp tác của Five Eyes cho thấy, mặc dù Tổng thống Trump tuyên bố ông sẵn sàng một mình chống lại Trung Quốc, nhưng các thành viên trong chính quyền Washington lại vẫn cố gắng kêu gọi đồng minh cùng chống lại Bắc Kinh.
Ngoài ra, nó cũng chứng minh sự thất bại của Trung Quốc trong việc thuyết phục các nước phương Tây cùng chống lại chính sách “Nước Mỹ trên hết” của Tổng thống Trump.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/24173-thoi-tong-thong-trump-thoi-be-tac-nhat-cua-tq.html
Chiến tranh thương mại Trung-Mỹ:
Cứ chờ núi lửa phun hết rồi mới giải quyết!
Mối quan hệ Trung-Mỹ tồn tại sự mâu thuẫn mang tính kết cấu và chiến tranh thương mại là một trong những nút thắt quan trọng trong chuỗi mâu thuẫn đó.
Theo báo tiếng Hoa Đa chiều, sau bài phát biểu chỉ trích gay gắt Trung Quốc mới đây của Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence thì thái độ của giới chức Bắc Kinh đối với chiến tranh thương mại đã dần trở nên rõ ràng hơn.
Thứ nhất: Mâu thuẫn mang tính kết cấu
Đối với giới chức Bắc Kinh, sự mâu thuẫn giữa Trung Quốc và Mỹ không đơn thuần là thâm hụt thương mại như Tổng thống Donlad Trump cáo buộc, cũng không thuần túy là xung đột về ý thức hệ mà một số nhân vật “diều hâu” Mỹ tuyên bố. Đội ngũ quan chức cấp cao Trung Quốc luôn có nhận thức rõ ràng về cấu trúc của sự mâu thuẫn song phương.
Họ cho rằng, sự khác biệt về thể chế chính trị, kinh tế, văn hóa lịch sử, tính cách dân tộc đã khắc họa nên sự va chạm giữa hai nền văn minh. Trong logic của người Mỹ, họ tự cho mình là lãnh tụ của “thế giới tự do”, người đặt ra các quy tắc, quy phạm và chuẩn mực quốc tế…
Rõ ràng, với một Trung Quốc đang trỗi dậy, họ không thể chấp nhận thái độ đó. Ngày nay, khi Mỹ và Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế lớn thứ nhất, thứ hai thế giới, Mỹ đang cảm thấy áp lực bị Trung Quốc vượt lên, điều này khiến mâu thuẫn có tính kết cấu càng trở nên nổi bật hơn.
Bắc Kinh hiểu rõ rằng, phía sau cuộc chiến thương mại song phương cũng như các cuộc xung đột trên các lĩnh vực khác, thực chất là mâu thuẫn giữa hai nước.
Vì vậy, họ không giải quyết riêng rẽ xung đột thương mại với các vấn đề khác, bởi Bắc Kinh có thể nhượng bộ ở một vấn đề đơn lẻ nhưng với mâu thuẫn có tính kết cấu thì dù nhượng bộ trong xung đột thương mại cũng không có khả năng giải quyết được vấn đề cốt lõi của mâu thuẫn song phương.
Thứ hai: Mâu thuẫn đã tới đỉnh điểm bùng phát
Giới chức Trung Quốc cho rằng, mâu thuẫn Trung-Mỹ đã tích lũy từ rất lâu. Sau khi Trung Quốc tiến hành mở cửa cải cách, tuy hai nước thành công trong thiết lập quan hệ ngoại giao và trở thành đối tác hợp tác của nhau nhưng sự tích lũy mâu thuẫn vẫn tiếp tục.
Đặng Tiểu Bình từng nói, “quan hệ Trung-Mỹ tốt cũng không tốt đến mấy, xấu cũng không xấu đến mấy”, ý chỉ Trung-Mỹ cùng tồn tại trong mâu thuẫn, biểu hiện biến thiên của “tốt-xấu” chính là quá trình của tích lũy và bùng phát mâu thuẫn.
Hiện nay, Nhà Trắng đe dọa sẽ tăng thuế đối với tất cả hàng hóa của Trung Quốc, thắt chặt đầu tư nước ngoài thông qua luật pháp, tăng cường trao đổi với Đài Loan. Các văn kiện như Báo cáo chiến lược an ninh quốc gia, Báo cáo chiến lược quốc phòng… của Mỹ đều coi Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh chiến lược, định vị Bắc Kinh là cường quốc xét lại và bài phát biểu của ông Pence càng làm sáng tỏ quan điểm này.
Trung Quốc hiểu rõ rằng, sự tích lũy mâu thuẫn không ngừng gia tăng trong 30 năm qua phần lớn xuất hiện trong các vấn đề thương mại, Tây Tạng, Tân Cương… Những mâu thuẫn này sẽ có ngày tập trung bùng phát, không sớm thì muộn và không thể tránh khỏi.
Và thời điểm đó đã tới. Nút thắt này không phải xuất phát từ chính sách của chính phủ Mỹ hay cá nhân Tổng thống Trump, cũng không hoàn toàn chịu ảnh hưởng từ sự tồn tại lâu dài của phái “diều hâu” Mỹ.
Mối quan hệ Trung-Mỹ đang đối diện với thời điểm lịch sử, bất luận chiến tranh thương mại hay xung đột trong các lĩnh vực khác, xét cho cùng chúng đều sẽ trở thành một cuộc chiến lâu dài về mọi phương diện, đòi hỏi sức mạnh và sự nhẫn nại.
Thứ ba: Chờ núi lửa phun hết
Sự bất mãn và chỉ trích của Mỹ hiện nay đối với Trung Quốc có thể được mô tả như một vụ phun trào núi lửa. Từ vấn đề vốn, doanh nghiệp đến du học sinh, chuyên gia nghiên cứu, thậm chí đội ngũ quan chức cấp cao quân đội Trung Quốc đều bị Mỹ đe dọa trừng phạt.
Thái độ của Bắc Kinh hiện nay chính là để “núi lửa phun hết”, để cho tất cả mọi mâu thuẫn giữa hai nước lộ ra rồi mới giải quyết.
Ngày 8/10, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo thăm Trung Quốc nhưng không gặp được Chủ tịch Tập Cận Bình hoặc Thủ tướng Lý Khắc Cường, chỉ lưu lại Bắc Kinh vỏn vẹn 3 giờ đồng hồ có thể cho thấy, hai bên đều nhận ra rằng, trong bối cảnh hiện tại, hai nước không có cơ sở để đàm phán.
Tuy nhiên, cuộc tiếp xúc của Ngoại trưởng Mỹ với người đồng cấp Vương Nghị và Chủ nhiệm Văn phòng ủy ban công tác đối ngoại trung ương Trung Quốc Dương Khiết Trì lại chứng tỏ, hai bên dường như lại không muốn đóng kín cánh cửa đối thoại.
Có thể Bắc Kinh cho rằng, sự tập trung bùng phát mâu thuẫn song phương hiện mới chỉ bắt đầu nhưng mục đích cuối cùng của nước Mỹ vẫn là đàm phán với Trung Quốc, nhận được sự thỏa hiệp lớn nhất của Bắc Kinh.
Trong khi những hành động của Trung Quốc lại là, một mặt tiếp tục phát triển theo chiến lược đã đề ra, mở cửa cải cách theo chiều sâu, một mặt đưa ra phản ứng phù hợp đồng thời giữ bình tĩnh và ổn định, im lặng chờ cơ hội đàm phán.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc khi trả lời các vấn đề liên quan đến quan hệ Trung-Mỹ luôn nhấn mạnh, cánh cửa đàm phán luôn được mở ra nhưng các cuộc đàm phán phải dựa trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau.
Nói cách khác, sự tức giận và bất mãn hiện nay của Mỹ sẽ dịu lại khi Trung Quốc không làm gì, giống như ngọt núi lửa sẽ tắt ngấm sau khi phun trào. Vào thời điểm đó, các cuộc đàm phán Trung-Mỹ có thể được tiến hành trong bầu không khí bình tĩnh.
Trung Quốc thúc giục Mỹ ngừng ‘qua lại’ với Đài Loan
Bộ Ngoại giao Trung Quốc thúc giục Hoa Kỳ ngưng các hoạt động trao đổi chính thức với Đài Loan, phát ngôn nhân Lục Khảng tuyên bố tại cuộc họp báo thường kỳ ở Bắc Kinh ngày 15/10.
Đáp tố cáo của Mỹ rằng Trung Quốc ‘đe dọa’ hòa bình khu vực khi thuyết phục ba nước châu Mỹ Latin cắt đứt quan hệ với Đài Loan, ông Lục cáo buộc Hoa Kỳ đảo lộn thực tế về các mối quan hệ xuyên eo biển Đài Loan.
Ông Lục nói “Cách đây 40 năm trước, Mỹ thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc theo nguyên tắc một nước Trung Hoa thống nhất, nhưng giờ đây lại chỉ tay và thậm chí còn can thiệp vào khi các nước khác làm đúng như vậy, thật phi lý.”
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc còn tố cáo rằng những phần tử ly khai và các hoạt động của họ tại Đài Loan mới chính là đe dọa lớn nhất cho hòa bình-ổn định khu vực và làm cản trở sự phát triển ôn hòa của các mối quan hệ xuyên eo biển Đài Loan.
Vẫn theo lời ông Lục, Mỹ đã thực hiện một loạt các hành động sai lầm về vấn đề Đài Loan và kêu gọi Washington sửa sai, ngưng tham gia vào bất kỳ hoạt động trao đổi chính thức nào hoặc các mối quan hệ quân sự nào với Đài Loan.
https://www.voatiengviet.com/a/trung-quoc-thuc-giuc-my-ngung-qua-lai-voi-dai-loan/4614818.html
Lãnh đạo Tân Cương ca ngợi ‘trung tâm giáo dục’
Quan chức hàng đầu vùng Tân Cương mới đây đã cho biết chi tiết về các nơi bị cho là trại giam giữ người Hồi giáo Uighur.
Trong cuộc phỏng vấn với truyền thông nhà nước, Shohrat Zakir nói rằng các trung tâm “giáo dục dạy nghề” là nhằm dập tắt một cách hiệu quả chủ nghĩa khủng bố.
Tìm hiểu chuyện ‘người Hồi giáo ở TQ bị trấn áp’
Trung Quốc chặn các học giả nước ngoài ra sao?
TQ: Bắc Kinh phủ nhận giam giữ một triệu người Hồi giáo Uighur
Ông nói “các học viên” rất biết ơn về việc có cơ hội để thay đổi mình và để làm cho cuộc đời họ “có sắc màu” hơn.
Cuộc trấn áp trên quy mô lớn của Trung Quốc tại Tân Cương đã làm dấy lên tình trạng báo động rộng khắp.
Các nhóm hoạt động nhân quyền nói người Hồi giáo đang bị giam giữ vô thời hạn mà không bị kết án về các tội như từ chối nộp mẫu DNA, dùng tiếng mẹ đẻ hoặc chỉ do cãi lại giới chức.
Các quan chức bác bỏ cáo buộc theo đó nói có tới một triệu người Hồi giáo Uighur và các nhóm thiểu số khác bị giam giữ, nhưng nói rằng việc giam giữ là cần thiết để ngăn ngừa chủ nghĩa khủng bố.
Là chủ tịch Khu tự trị Tân Cương, ông Shohrat Zakir là quan chức cao cấp nhất của vùng này bình luận về vụ trấn áp.
Cuộc trả lời phỏng vấn dài của ông được công bố trên trang tin Tân Hoa Xã, dường như là một nỗ lực thêm nữa của Trung Quốc nhằm đối phó với những lời chỉ trích ngày càng tăng về các hoạt động của chính quyền tại Tân Cương.
Ông Zakir nói vùng này đang phải đối diện với “ba thế lực đen tối”: chủ nghĩa khủng bố, chủ nghĩa cực đoan và chủ nghĩa ly khai, từ thập niên 1990 tới nay.
Vì thế, ông nói chính quyền đã phải có hành động nhằm xử lý “tận gốc rễ”.
“Chương trình giáo dục và đào tạo học nghề” – nay được ghi rõ trong luật Trung Quốc – cho phép “các học viên” có cơ hội “suy ngẫm về những sai lầm của mình và thấy rõ bản chất và sự nguy hại của chủ nghĩa khủng bố, chủ nghĩa cực đoan trong tôn giáo”, ông nói.
Trong phần mô tả chi tiết nhất từ trước tới nay, tuy nhiên vẫn không nói rõ về những gì diễn ra bên trong các trung tâm, ông nói các lớp học được giảng về lịch sử, ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc, giúp các học viên “nhận thức được về quốc gia, công dân và pháp quyền”.
Theo ông, các quán hàng bên trong trung tâm cung cấp “đồ ăn đủ chất dinh dưỡng, miễn phí”, các phòng ở tập thể “được trang bị đầy đủ” và người ta thường xuyên tổ chức các cuộc thi và sự kiện thể thao.
‘Tôi đã lấy lại được sự tôn trọng’
Trong cuộc phỏng vấn, có một số đoạn trích dẫn lời nói của những người được coi là “học viên đã tốt nghiệp”, trong đó người nói ca ngợi chính phủ là đã cho họ cơ hội để thay đổi.
TQ: ‘Giam triệu người Uighur’, phá đền thờ Hồi giáo
Nhóm người Uighur trốn khỏi nhà tù Thái Lan
TQ: cấm râu dài, mạng che mặt ở Tân Cương
“Chính quyền đã không bỏ rơi tôi, đã chủ động cứu giúp, giúp đỡ tôi, cho tôi ăn, ở, học hành miễn phí,” một người nói. “Tôi sẽ ghi nhớ cơ hội này và sẽ trở thành một người hữu ích cho đất nước, cho xã hội.”
Một người khác nói rằng thu nhập của anh đã “tăng rất nhiều” sau khi được học nghề. “Tôi trở thành người kiếm tiền chính cho gia đình. Tôi có thể đứng lên và bắt đầu nhận được sự khen ngợi từ người lớn trong gia đình. Vợ tôi trở nên quan tâm tới tôi hơn. Các con tôi tự hào về tôi. Tôi đã lấy lại được sự tôn trọng và niềm tin.”
Ông Zakir không nói có bao nhiêu người đã được học nghề, nhưng nói những người hoàn thành khóa học đã “tăng đáng kể tinh thần dân tộc” và Tân Cương nay “không chỉ đẹp đẽ mà còn an toàn và ổn định”.
“Nhiều học viên nói rằng họ trước đó bị ảnh hưởng bởi cách suy nghĩ cực đoan và chưa bao giờ tham dự kiểu hoạt động nghệ thuật, thể thao thế này, và nay họ nhận ra rằng cuộc sống thật là nhiều sắc màu,” ông nói.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-45866594
Hàng ngàn người TQ tị nạn ở Mỹ
đối mặt nguy cơ bị trục xuất
Khoảng 13.500 người di cư tị nạn tại Hoa Kỳ trước tháng 12/2012 – hầu hết là người Trung Quốc – đang đối mặt nguy cơ bị trục xuất vì đã ngụy tạo lý do xin tị nạn.
Các quan chức nhập cư Mỹ đang xem xét khoảng 3.500 trường hợp tị nạn và 10.000 trường hợp “tị nạn phái sinh”, bao gồm người thân của người tị nạn, theo một báo cáo ngày 28/9 của Đài Phát thanh Công cộng Quốc gia Hoa Kỳ (NPR).
Các đơn xin tị nạn cần xem xét lại là những trường hợp được xử lý bởi những người bị kết án trong Chiến dịch Fiction Writer (tác giả chuyện giả tưởng).
Năm 2012, các công tố viên liên bang ở New York đã điều tra khoảng 30 luật sư di trú, trợ lý luật sư, và phiên dịch viên vì nghi ngờ gian lận hồ sơ nhập cư. Những người này đã giúp công dân các nước được cấp quyền tị nạn tại Flushing và phố người Hoa ở Manhattan bằng những câu chuyện bịa đặt rằng họ là nạn nhân của các cuộc đàn áp ở Trung Quốc.
Chiến dịch Fiction Writer
Chi tiết về cách giả mạo đơn xin tị nạn đã được NPR tiết lộ. Một người đàn ông Trung Quốc, tự xưng là Lawrence, là một trong nghi phạm trong Chiến dịch Fiction Writer. Ông đã hỗ trợ FBI trong cuộc điều tra năm 2012 để tìm ra bằng chứng chống lại hành vi gian lận của các luật sư di trú từ năm 2011 đến 2014.
Lawrence là một người nhập cư đến New York vào năm 2005. Ông cho biết, trong thời gian làm việc cho một luật sư tên là Ken Giles đầu năm 2007, ông đã được học hỏi những chiêu trò của doanh nghiệp gian lận tị nạn.
Khoảng một năm sau, ông bắt đầu làm việc cho một công ty khác do một người phụ nữ tên là Liu Fengling điều hành. Tại công ty của Liu, Lawrence giữ vai trò là người viết truyện: công việc của ông là bịa ra những câu chuyện giả mạo về sự đau khổ mà khách hàng của công ty đã trải qua.
Lawrence cho biết đã viết khoảng 500-600 câu chuyện khi làm việc cho Liu. Ông thậm chí còn đưa ra một giáo trình hướng dẫn, bao gồm thông tin của các viên chức văn phòng tị nạn, cùng với những câu hỏi và câu trả lời nào sẽ được từng viên chức ưu tiên trong quá trình phỏng vấn xin tị nạn.
Năm 2014, Liu bị xét xử và bị kết tội âm mưu gian lận nhập cư. Giles đã bị kết án hai năm tù sau khi nhận tội. Lawrence chỉ bị kết án sáu tháng quản chế vì sự hợp tác của ông với FBI.
Theo NPR, những người nhập cư Trung Quốc được cấp tị nạn ở Hoa Kỳ nhiều hơn bất kỳ quốc tịch nào khác. Cụ thể, năm 2016, có 20.455 cá nhân đã được cấp tị nạn, trong đó, 22% là người Trung Quốc, tiếp theo là Salvador với 10%, và Guatemala với 9%.
Người nhập cư từ Trung Quốc (phải) trên tổng số người nhập cư vào Hoa Kỳ (trái) tính theo thời gian đến, 2016. (Nguồn dữ liệu MPI từ Cục điều tra dân số Hoa Kỳ 2016 ACS. Ảnh: migrationpolicy)
Thông thường, những câu chuyện khẳng định rằng khách hàng của họ đã trở thành mục tiêu bức hại của chính quyền Trung Quốc vì lý do tín ngưỡng hoặc chính trị, hoặc là nạn nhân của chính sách kế hoạch hóa gia đình của Trung Quốc.
Trước khi Bắc Kinh nới lỏng chính sách một con vào năm 2016, phụ nữ có thai mà “chưa được chấp thuận” phải nộp phạt để giữ con, nếu không sẽ bị cưỡng chế phá thai.
Sự tàn bạo của chính sách này có lẽ được biểu hiện rõ nhất vào năm 2013, khi chính quyền tỉnh Hồ Nam đã buộc một người phụ nữ mang thai bảy tháng làm nhân công lao động, sau đó giết đứa bé. Người phụ nữ này được ghi trong báo cáo là sảy thai do sự cố.
Giả mạo học viên Pháp Luân Công
Để được cấp quyền tị nạn, người tị nạn phải chứng minh được mình là nạn nhân bị chính phủ nước nhà bức hại. Do đó, nhiều người nhập cư bất hợp pháp của Trung Quốc đã giả vờ tuyên bố họ bị bức hại do tham gia vào các hoạt động dân chủ ở Trung Quốc, hoặc giả mạo các học viên Pháp Luân Công.
Pháp Luân Công, môn khí công được yêu thích rộng rãi trên thế giới vì đem lại lợi ích đáng kể về sức khỏe và tinh thần cho người tập, là nạn nhân của một cuộc bức hại tàn bạo và phi lý của Trung Quốc từ năm 1999 cho đến nay.
Theo thống kê chính thức của Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp, hơn 4.000 người đã chết vì bị tra tấn và lạm dụng trong quá trình giam giữ. Con số thực tế có thể còn cao hơn rất nhiều. Chưa kể số lượng lớn học viên bị chính quyền đương nhiệm mổ cướp nội tạng nhằm mục đích mưu lợi trong ngành công nghiệp cấy ghép tỷ đô của Trung Quốc.
Dưới áp lực của cuộc đàn áp, nhiều học viên Pháp Luân Công từ Trung Quốc đại lục đã phải bỏ trốn sang các nước khác tìm kiếm tị nạn. Tuy nhiên, cũng có không ít người nhập cư bất hợp pháp của Trung Quốc lợi dụng lý do này, giả mạo là học viên Pháp Luân Công để có được quyền tị nạn.
Những người này sử dụng hình ảnh họ xuất hiện trong các sự kiện công cộng do Pháp Luân Công tổ chức, hoặc là học thuộc một đoạn bài giảng trong sách Chuyển Pháp Luân, tác phẩm chính của Pháp Luân Công, để chứng minh họ là học viên Pháp Luân Công.
Ví dụ về những người giả mạo học viên Pháp Luân Công đã được đưa tin trong một bài báo đăng trên Đại Kỷ Nguyên phiên bản tiếng Trung hồi tháng 4/2017. Hai công dân người Trung Quốc đi du lịch đến đảo Jeju ở Hàn Quốc theo chương trình miễn thị thực và đã nộp đơn xin tị nạn ở đó.
Khi hai người này đi du lịch đến một thành phố khác của Hàn Quốc, nơi chống lại quy tắc đơn xin tị nạn, họ đã bị cảnh sát địa phương bắt giữ, tại đây, các cơ quan phát hiện ra họ đã nói dối rằng họ là học viên Pháp Luân Công trong đơn xin tị nạn của họ.
Hai người này thú nhận đã trả 5 triệu won (khoảng 4,464 USD) cho một “người trung gian” để khẳng định trong đơn xin tị nạn rằng họ là học viên Pháp Luân Công đang chịu đàn áp của chính phủ Trung Quốc.
Giám mục TQ mời Đức Giáo Hoàng
thực hiện chuyến thăm lịch sử
Hai giám mục Công giáo Trung Quốc lần đầu tiên được chính phủ Bắc Kinh cho phép dự họp ở Vatican đã mời Đức Giáo Hoàng Phanxicô đến thăm quốc gia của họ, Reuters dẫn lại nguồn tin từ một tờ báo Công giáo cho biết hôm 16/10.
Giám mục Joseph Guo Jincai và John Baptist Yang Xiaoting đã tham dự hai tuần đầu tiên của cuộc họp các giám mục trên toàn thế giới, được gọi là Thượng Hội đồng Giám mục, và được gặp Đức Giáo Hoàng hàng ngày.
Sự hiện diện của họ là dấu hiệu cụ thể đầu tiên của sự “tan băng” trong quan hệ giữa Tòa Thánh và Bắc Kinh, sau một thỏa thuận mang tính bước ngoặt hồi tháng trước về việc bổ nhiệm giám mục ở quốc gia Cộng sản.
“Trong khi ở đây, chúng tôi đã mời Đức Giáo Hoàng Phanxicô đến thăm Trung Quốc”, Giám mục Guo cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Avvenire, tờ nhật báo của hội đồng giám mục Ý.
“Chúng tôi đang chờ Ngài trả lời”, GM Guo nói.
Thỏa thuận giữa Bắc Kinh và Vatican ký hôm 22/9 cho phép Vatican thỏa lòng mong ước bấy lâu nay trong việc bổ nhiệm giám mục ở Trung Quốc, mặc dù những người chỉ trích gán cho thỏa thuận này là bán mình cho chính phủ Cộng sản.
Trung Quốc có khoảng 12 triệu người Công giáo bị chia rẽ giữa một bên là Giáo hội ngầm cam kết trung thành với Vatican và một bên là Hiệp hội Yêu nước Công giáo do nhà nước giám sát.
Giám mục Guo có quan hệ mật thiết với chính phủ vì ông đã được thụ phong linh mục trong Hiệp hội Yêu nước Công giáo, tổ chức không được sự cho phép của Giáo hoàng và đã bị Vatican dứt phép thông công.
Trong một phần thỏa thuận ngày 22/9, Đức Giáo Hoàng đã gỡ bỏ việc dứt phép thông công và công nhận tính chính danh của Giám mục Guo, khiến ông trở thành người đối thoại quan trọng giữa hai bên.
Giám mục Guo nói ông không biết khi nào chuyến thăm có thể diễn ra nhưng ông và giám mục Yang tin rằng điều đó khả thi và đang cầu nguyện cho việc này.
“Sự hiện diện của chúng tôi ở đây vốn được xem là không thể nhưng nó đã trở nên có thể”, ông nói.
Giáo hoàng dự kiến sẽ đến thăm Nhật Bản vào năm tới.
Vào thứ Năm, ông sẽ gặp Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in, người đã nhận chuyển lời của lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un mời Giáo hoàng đến thăm Bình Nhưỡng.
Các giới chức Vatican nhấn mạnh rằng thỏa thuận hồi tháng trước giữa Tòa Thánh và Trung Quốc chỉ là về mục vụ, không liên quan đến chính trị. Nhưng nhiều người tin rằng đó là tiền thân của việc khôi phục quan hệ ngoại giao giữa Vatican và Bắc Kinh sau hơn 70 năm.
Điều này cũng có nghĩa là quan hệ của Vatican với Ðài Loan có nguy cơ bị phá vỡ.
Vatican là đồng minh ngoại giao cuối cùng còn lại ở châu Âu của hòn đảo tự trị mà Bắc Kinh luôn xem là một tỉnh ly khai của Trung Quốc.
Đài Loan hiện có quan hệ chính thức với 16 quốc gia. Nhiều nước trong số này là các quốc gia nhỏ, kém phát triển ở Trung Mỹ và Thái Bình Dương.
Nhật lo Trung Quốc thành chủ nợ của Thái Bình Dương
Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản hôm 15/10 bày tỏ quan ngại về những khoản nợ khổng lồ mà một số đảo quốc Thái Bình Dương đang gánh chịu và cho biết Tokyo muốn giúp giải quyết tình trạng này.
Lời đề nghị được đưa ra trong chuyến thăm của Ngoại trưởng Taro Kono tới New Zealand, nơi ông gặp người đồng cấp Winston Peters.
Trong thời gian gần đây, một vài nhà quan sát báo động về sự gia tăng các khoản vay mà Trung Quốc dành cho các đảo quốc Thái Bình Dương như Tonga hay Vanuatu, biến các quốc gia này thành các con nợ khổng lồ của Bắc Kinh.
Ông Kono không đề cập trực tiếp đến Trung Quốc trong bài phát biểu của mình, nhưng nhấn mạnh rằng khu vực Thái Bình Dương mang tính quan trọng chiến lược đối với cả Nhật Bản và New Zealand.
Đồng quan điểm với người đồng cấp phía Nhật Bản, ông Peters, Ngoại trưởng New Zealand cho biết nước này cũng quan ngại về các khoản vay, cũng như khả năng trả nợ của các quốc đảo nhỏ trong khu vực. Tuy nhiên, ông cho biết cả Nhật Bản và New Zealand chưa đề nghị trực tiếp giúp các quốc gia này trả nợ.
“Chúng tôi hiểu rõ vấn đề,” Ngoại trưởng Peters cho biết.
Đây là lần đầu tiên sau năm năm, một vị Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản có chuyến thăm chính thức tới New Zealand. Chuyến đi đánh dấu mối quan hệ đang ấm dần lên giữa hai quốc gia trong suốt một năm qua, kể từ khi bà Jacinda Ardern trở thành Thủ tướng New Zealand.
https://www.voatiengviet.com/a/nhat-lo-trung-quoc-thanh-chu-no-cua-thai-binh-duong/4615206.html
Tổng thống Nam Hàn: phải tưởng thưởng
Kim Jong Un vì chân thành hủy bỏ vũ khí nguyên tử
Bắc Hàn – Trả lời phỏng vấn với một tờ báo Pháp, Tổng thống Nam Hàn Moon Jae-in cho biết, chủ tịch Bắc Hàn Kim Jong Un rất chân thành, và thực sự có ý định từ bỏ vũ khí nguyên tử, đồng thời cho rằng cộng đồng quốc tế cần phải tưởng thưởng chủ tịch Kim vì điều này.
Tại một hội nghị thượng đỉnh ở Singapore hồi tháng Sáu, chủ tịch Kim và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã cam kết cùng hợp tác để hướng tới phi nguyên tử hóa bán đảo Triều Tiên. Nhưng sau đó, các cuộc đàm phán về thỏa thuận có rất ít tiến triển. Bắc Hàn từ chối công bố về các cơ sở và vũ khí nguyên tử của họ, cũng như không đồng ý với các mốc thời gian cụ thể để tiến hành khử nguyên tử. Dù trong năm nay, Bình Nhưỡng đang cho ngừng các cuộc thử nghiệm nguyên tử và hỏa tiễn, nhưng nước này đã không giữ lời hứa về việc cho phép tiến hành các cuộc kiểm tra quốc tế, đối với việc tháo dỡ khu vực Punggye-ri của Bắc Hàn vào tháng Năm. Sự nuốt lời của Bắc Hàn làm dấy lên nhiều lời chỉ trích.
Tuy nhiên, tổng thống Moon khẳng định rằng, chủ tịch Kim rất “chân thành, bình tĩnh và lịch sự”. Bên cạnh đó, ông Moon còn bày tỏ sự thất vọng trước những ngờ vực không dứt của cộng đồng quốc tế.
Về phía Hoa Kỳ, Washington muốn có hành động cụ thể, chẳng hạn như Bắc Hàn đồng ý tiết lộ đầy đủ các cơ sở nguyên tử và hỏa tiễn họ, trước khi Hoa Kỳ đáp ứng các yêu cầu của Bình Nhưỡng, bao gồm sự kết thúc chính thức đối với chiến tranh Triều Tiên, và giảm bớt các biện pháp trừng phạt quốc tế đối với Bắc Hàn.
Tổng thống Moon bày tỏ hi vọng rằng, hội nghị thượng đỉnh lần thứ hai giữa tổng thống Trump và chủ tịch Kim, sẽ giúp đem lại nhiều tiến triển đáng kể hơn về việc phi nguyên tử hóa. (Mộc Miên)
Hai miền Triều Tiên và LHQ
bàn biện pháp phi quân sự hóa biên giới
Hôm 16/10, Triều Tiên và Hàn Quốc đã tổ chức các cuộc đàm phán ba bên lần đầu tiên với Bộ Chỉ huy LHQ (UNC) để thảo luận các phương thức phi quân sự hóa khu vực biên giới, hãng tin Reuters dẫn nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết.
Trước đó, trong tuần này hai miền Triều Tiên đã đồng ý để bắt đầu kết nối lại tuyến đường sắt và đường bộ, bất chấp mối lo ngại của Mỹ rằng mối quan hệ ấm lên nhanh chóng như thế có thể làm suy yếu nỗ lực buộc Bình Nhưỡng phải từ bỏ vũ khí hạt nhân.
Cuộc họp hôm 16/10 diễn ra tiếp theo sau thỏa thuận giữa hai miền Triều Tiên tại hội nghị thượng đỉnh ở Bình Nhưỡng hồi tháng trước.
Một tuyên bố đưa ra sau cuộc họp nêu: “Các bên đã thảo luận về các vấn đề thực tế liên quan đến các bước phi quân sự sẽ được tiến hành trong tương lai.”
Hoa Kỳ kêu gọi tiếp tục thực thi các lệnh trừng phạt LHQ đối với Triều Tiên trong khi Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in tìm cách nối lỏng các biện pháp trừng phạt quốc tế đối với Bình Nhưỡng.
Washington nói rằng các biện pháp trừng phạt đối với Triều Tiên sẽ vẫn tồn tại cho đến khi Bình Nhưỡng từ bỏ vũ khí hạt nhân và các chương trình tên lửa đạn đạo.
Nhưng Tổng thống Moon nói với tờ Le Figaro của Pháp trước khi công du châu Âu hồi đầu tuần rằng trong suốt quá trình trao đổi với Lãnh tụ Kim Jong Un, “các cuộc họp hai bên làm tôi tin rằng ông ấy đã đưa ra một quyết định chiến lược từ bỏ vũ khí hạt nhân.”
Mỹ-Triều : Bình Nhưỡng tố cáo
« quỷ kế » của Washington
Bắc Triều Tiên, qua cơ quan tuyên truyền KCNA, công kích chính quyền Donald Trump có ý đồ đen tối duy trì lệnh trừng phạt Bình Nhưỡng và ngăn chận tiến trình hoà giải giữa hai miền Nam-Bắc .
Hôm nay 16/10/2018, trong một bài xã luận dài 1700 chữ, hãng thông tấn KCNA đe dọa trả đũa « chiến thuật nước đôi, đáp ứng thiện chí bằng ác ý » của Hoa Kỳ.
Bài xã luận được công bố vài ngày sau khi ngoại trưởng Mỹ đến Bình Nhưỡng thảo luận với chủ tịch Bắc Triều Tiên Kim Jong Un về bốn điểm trong tuyên bố chung tại thượng đỉnh Singapore 12/06. Theo ngoại trưởng Pompeo, hai bên đạt được « tiến triển » trên hồ sơ phi hạt nhân hóa.
Dù vậy, vài giờ sau khi ngoại trưởng Mỹ rời Bắc Triều Tiên, Bình Nhưỡng lên tiếng tố cáo Washington sử dụng « phương pháp côn đồ » đòi Bắc Triều Tiên đơn phương giải trừ vũ khí hạt nhân.
Theo phân tích của AFP, thái độ tức giận của Bình Nhưỡng đã gây ít nhiều lo ngại bước đàm phán kế tiếp gặp bất trắc. Tuy nhiên, phản ứng sáng thứ Ba hôm nay đi xa hơn, gián tiếp công kích tổng thống Donald Trump. Nhắc lại tuyên bố của tổng thống Mỹ « Seoul sẽ không bỏ trừng phạt Bình Nhưỡng nếu không có sự chấp thuận của Washington », KCNA cảnh báo: « Không những người Hàn Quốc mà tất cả người Triều Tiên khác đều căm giận ».
http://vi.rfi.fr/chau-a/20181016-my-trieu-binh-nhuong-to-cao-%C2%AB-quy-ke-%C2%BB-cua-washington-0
Miến Điện : Nhiều trang Facebook của quân đội
mang thông điệp thù hận bị đóng
Tập đoàn Facebook thông báo nhiều biện pháp mới nhằm hạn chế các thông điệp thù hận trên mạng xã hội ở Miến Điện nhắm vào người Hồi Giáo. Hôm qua 15/10/2018, 13 trang Facebook ở Miến Điện đã bị xóa.
Đây là phản ứng của tập đoàn Facebook sau khi nhật báo New York Times hôm qua tiết lộ nhiều trang Facebook, chẳng hạn chuyên về mỹ phẩm hay các nhân vật nổi tiếng ở nước này, trên thực tế là do các quân nhân Miến Điện tạo ra với mục đích tuyên truyền.
Từ Rangun, thông tín viên RFI Eliza Hunt cho biết chi tiết :
« Theo nhật báo New York Times, vài trăm người làm việc cho quân đội Miến Điện ở thủ đô Naypyidaw được giao nhiệm vụ tạo các trang Facebook mà họ gọi là các trang độc lập, nhất là về các nhân vật nổi tiếng, rồi sau đó đăng tải các thông điệp thù hận, mà thường là nhắm vào người theo đạo Hồi. Trên các trang này, người ta có thể đọc được câu: Đạo Hồi là mối đe dọa cho Phật Giáo trên toàn thế giới, hay những tin giả, chẳng hạn về vụ một người đàn ông theo đạo Hồi hãm hiếp một nữ Phật tử … Vẫn theo nhật báo New York Times, nhiều viên chức quân đội chỉ trích tất cả những thông tin bất lợi cho quân nhân Miến Điện.
Các thông tin trên được nhật báo Mỹ tiết lộ trong bối cảnh mạng xã hội Facebook trong những tháng qua bị chỉ trích là đã kích động thù hận chống người Rohingya. Sắc tộc Hồi Giáo thiểu số này là nạn nhân là nạn diệt chủng ở Miến Điện, theo cách nói của Liên Hiệp Quốc. Facebook, sau khi bị tố cáo là phản ứng chậm chạp, đã đóng vài chục tài khoản và trang Facebook ở nước này, kể cả trang của lãnh đạo quân đội Miến Điện. Mạng xã hội ở Miến Điện đặc biệt phổ thông. Đối với nhiều người Miến Điện, Facebook là nguồn thông tin chính. »
Úc tìm thế quân bình giữa đồng minh Mỹ
và đối tác thương mại TQ
Chuyến đi hiếm hoi của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis tới thăm Việt Nam lần thứ nhì trong vòng 1 năm được cho là một dấu hiệu thể hiện quyết tâm của Washington muốn đẩy lùi hoặc ít nhất, kiềm hãm chính sách bành trướng của Trung Quốc trong khu vực. Giới phân tích cho rằng đó là lý do chính đằng sau các nỗ lực của Washington hồi gần đây nhằm ve vãn, lôi kéo các nước nhỏ hơn hãy chống lại tham vọng bá quyền của Bắc Kinh, đồng thời hối thúc các đồng minh của Mỹ như Australia, Nhật Bản… hãy tiếp sức với Hoa Kỳ để phần nào ‘tái lập trật tự’ và cân bằng lại các lực lượng trong khu vực.
Hôm thứ Hai 15/10/2018, Ngoại trưởng Úc Marise Payne nói rằng liên minh Úc-Mỹ chưa bao giờ quan trọng như trong lúc này, khi mà khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương phải đối mặt với những thách thức ngày càng phức tạp hơn.
Trong bài diễn văn quan trọng về chính sách đầu tiên của bà từ khi lên làm ngoại trưởng hồi tháng 8/2018, bà Marise Payne nói tại một hội nghị của Viện Nghiên cứu Australia về các vấn đề quốc tế rằng nước Úc cần phải bảo vệ các quyền lợi của mình trong “một thời kỳ có nhiều bất định về chiến lược.”
Bà Payne, nguyên Bộ trưởng Quốc phòng Úc, tuyên bố lập trường của bà hậu thuẫn Hoa Kỳ, đồng minh và đối tác quốc phòng của Mỹ từ năm 1951 sau khi tờ China Daily của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong một bài xã luận tố cáo Úc và Nhật Bản là “adua theo Mỹ để kiềm hãm Trung Quốc”.
Bà Payne nói: “Chúng tôi chắc chắn là Hoa Kỳ sẽ duy trì sự hiện diện lâu dài trong khu vực của chúng ta. Các cường quốc khác sẽ nổi lên, những sự cạnh tranh sẽ trở nên ráo riết hơn, nhưng Hoa Kỳ sẽ vẫn có mặt ở đây.”
Bà Payne nói thêm rằng “Những thách thức trong khu vực Ấn Độ -Thái Bình Dương càng khiến cho liên minh Úc-Mỹ càng thiết yếu hơn bao giờ hết.”
Các cường quốc khác sẽ nổi lên, những sự cạnh tranh sẽ trở nên ráo riết hơn, nhưng Hoa Kỳ sẽ vẫn có mặt ở đây.”
Ngoại Trưởng Úc Marise Payne
Ngoại Trưởng Payne tái khẳng định sự cam kết của Úc đối với mối quan hệ hợp tác xây dựng với Trung Quốc, đối tác thương mại quan trọng nhất của Úc.
Nhưng bà nói rằng khu vực này sẽ an toàn hơn và thịnh vượng hơn nếu những khác biệt quan điểm được xử lý dựa trên pháp quyền hơn là sử dụng vũ lực – ám chỉ việc Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông.
Trong khi đó, tờ China Daily hối thúc Úc và Nhật Bản hãy hợp tác với Trung Quốc để giải quyết những thách thức về an ninh, thay vì để Mỹ “xỏ lỗ mũi” kéo đi.
Nhưng cùng lúc, Ngoại Trưởng Marise Payne tỏ ra dè dặt hơn trong về các cuộc tuần tra khẳng định tự do hàng hải, sau khi Cố vấn an ninh quốc gia ‘diều hâu’ của Mỹ, John Bolton, tuyên bố “Hoa Kỳ và các đồng minh sẽ làm nhiều hơn nhiều” trong các vùng biển đang trong vòng tranh chấp ở Biển Đông.
Cuối tuần vừa rồi, ông John Bolton nói Hoa Kỳ sẽ “phải làm nhiều hơn” để chứng tỏ là Washington không công nhận tính chính đáng của các đảo nhân tạo mà Bắc Kinh đã xây dựng và đang sử dụng để kiểm soát Biển Đông. Ông nói các đồng minh như Anh và Úc đang đưa tàu qua lại trên Biển Đông và nói thêm rằng “chúng tôi sẽ còn làm nhiều hơn như vậy”, ám chỉ là Mỹ và các đồng minh có thể có những hoạt động chung chống lại sự bành trướng của Trung Quốc, khiến Bắc Kinh giận dữ.
Được hỏi về những phát biểu này, bà Payne nói từ lâu bà đã nói rằng nước Úc đang tham gia nhiều hơn vào tình hình khu vực, bà đơn cử các cuộc diễn tập quân sự rộng rãi hơn, nhưng tránh phát biểu trực tiếp vào các cuộc tuần tra hàng hải hoặc diễn tập trong Biển Đông.
Thay vào đó, Ngoại Trưởng Payne nhấn mạnh rằng Úc luôn luôn “lên tiếng nêu rõ lập trường của mình về quyền tự do hàng hải, hàng không” trên Biển Đông. Mặc dù Hoa Kỳ gần đây tăng sức ép, yêu cầu Úc tham gia các hoạt động biểu dương lực lượng để thách thức tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với các hòn đảo nhân tạo mà nước này đã xây trong Biển Đông, nhưng Úc vẫn tránh đưa tàu vào phạm vi 12 hải lý cách các hòn đảo đó.
Các quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đã xấu đi trong bối cảnh các cuộc xung đột về thương mại và các hoạt động quân sự hồi gần đây, cũng như quyết định của Washington bán thiết bị quân sự cho Đài Loan.
Trung Quốc phản đối Hoa Kỳ đưa máy bay ném bom B52 có khả năng hạt nhân vào Biển Đông, và mô tả các chuyến bay của Mỹ là có tính cách “khiêu khích”.
Úc: Liên minh với Mỹ quan trọng hơn bao giờ hết
Ngoại trưởng Úc hôm 15/10 tuyên bố liên minh Úc – Mỹ quan trọng hơn bao giờ hết trong kỷ nguyên leo thang căng thẳng trong khu vực Ấn Độ Dương – thái Bình Dương.
Trong bài phát biểu quan trọng đầu tiên kể từ khi nhận chức hồi tháng Tám, trước cử tọa tại Viện Quan hệ Quốc tế Úc, bà Marise Payne nhấn mạnh Úc cần phải bảo vệ lợi ích của mình trong thời kì “bất ổn chiến lược này”.
Tuyên bố của bà Payne ủng hộ Hoa Kỳ được đưa ra sau khi tờ Trung Quốc Nhật Báo của đảng cộng sản Trung Quốc cáo buộc Úc và Nhật “vào hùa với Mỹ nhằm kiềm chế Trung Quốc.”
“Không nghĩ ngờ gì nữa, Hoa Kỳ sẽ tiếp tục củng cố sự hiện diện trong khu vực của chúng ta,” bà Payne cho biết.
“Các cường quốc khác sẽ nổi lên, sự thù địch có thể leo thang, nhưng Hoa Kỳ sẽ vẫn ở đây.” “Những thách thức trong khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương khẳng định liên minh của chúng taquan trọng từ trước tới nay,” bà Payne nói thêm.
Nước Úc cũng cam kết duy trì mối quan hệ mang tính xây dựng, hợp tác với Trung Quốc, đối tác thương mại quan trọng nhất của nước này, bà Payne nói. Tuy nhiên, Ngoại trưởng Úc cho rằng khu vực này sẽ trở nên an toàn và thịnh vượng hơn nếu các khác biệt được dàn xếp thông qua đàm phán, chứ không phải là bằng vũ lực. Phát biểu của bà Payne dường như nhắm đến quá trình quân sự hoá Biển Đông mà Trung Quốc đang tiến hành.
https://www.voatiengviet.com/a/uc-lien-minh-voi-my-quan-trong-hon-bao-gio-het/4615202.html
Úc xem xét chuyển tòa đại sứ đến Jerusalem
Thủ tướng Úc Scott Morrison nói rằng ông đang cân nhắc việc công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel và xem xét việc di chuyển đại sứ quán Úc từ Tel Aviv đến Jerusalem.
Hôm 16/10, Thủ tướng Morrison nói với các phóng viên rằng ông “sẵn sàng tiếp nhận và thuận theo” đề xuất này của ông Dave Sharma, cựu đại sứ Úc tại Israel.
Thủ tướng Morrison cho biết ông đã quyết định xem xét chính sách đối ngoại của Úc trong khu vực chứ không phải thỏa theo yêu cầu của Hoa Kỳ, mặc dù Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chuyển đại sứ quán Mỹ từ Tel Aviv đến Jerusalem vào năm ngoái, theo trang The Australian.com.au.
Vào tháng 12, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã chính thức công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel, phá vỡ chính sách lâu dài về tình trạng của Jerusalem nên được giải quyết như một phần của giải pháp hai nhà nước giữa Israel và Palestine. Vào tháng 5, Đại sứ quán Hoa Kỳ đã được chính thức khai trương tại Jerusalem.
Ông Morrison nói: “Chúng tôi sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với các đồng minh và các đối tác trên khắp thế giới về những vấn đề này.”
Trong một Twitter hôm thứ Ba 16/10, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu nói ông “rất biết ơn” đối với quyết định của đối tác Úc.
https://www.voatiengviet.com/a/uc-xem-xet-chuyen-toa-dai-su-den-jerusalem/4615855.html