Tin khắp nơi – 16/08/2018

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin khắp nơi – 16/08/2018

Hơn 300 báo Mỹ tấn công

‘cuộc chiến bẩn thỉu’ của ông Trump

 

Hơn 300 cơ quan báo chí vừa có chiến dịch phản ứng lại các cuộc tấn công của Tổng thống Donald Trump và để cổ súy cho tự do báo chí.

Tờ The Boston Globe ra lời kêu gọi hồi tuần trước, theo đó muốn cả nước lên án “cuộc chiến bẩn thỉu” của tổng thống chống lại truyền thông, với việc sử dụng hashtag #EnemyOfNone (Không phải là kẻ thù của bất kỳ ai).

‘Tổng Biên Tập phải để nhà báo mở miệng’

‘Phải nới rộng không gian quản lý báo chí’

Kinh nghiệm ’50 năm làm báo hai lề’

Ông Trump đã chế giễu những tường thuật trên báo chí là “tin giả” và công kích các phóng viên là “kẻ thù của nhân dân”.

Các chuyên gia của Liên hiệp quốc nói điều này làm dấy lên nguy cơ bạo lực chống lại các phóng viên.

Báo The Boston Globe cam kết viết bài xã luận “về những mối hiểm nguy về việc chính quyền tấn công báo chí” vào hôm 16/8, và đề nghị các báo khác hãy làm điều tương tự.

Lời kêu gọi đã nhận được những phản ứng tích cực, với từ 100 cơ quan báo chí lúc ban đầuđã tăng lên thành có gần 350 báo, trong đó có các tờ báo lớn, tầm cỡ quốc gia của Mỹ, và các báo địa phương, nhỏ hơn, ủng hộ, bên cạnh các báo quốc tế lớn như tờ The Guardian của Anh.

Các báo nói gì?

Bắt đầu từ chính Boston Globe, bài xã luận của báo này với tiêu đề Journalists Are Not The Enemy (Phóng Viên Không Phải Là Kẻ Thù) nói rằng tự do báo chí là một nguyên tắc cốt lõi của Hoa Kỳ từ hơn 200 năm qua

Tờ New York Times chọn tiêu đề A Free Press Needs You (Một Nền Báo Chí Tự Do Cần Các Bạn), gọi các cuộc tấn công của ông Trump là “nguy hiểm cho huyết mạch sống còn của nền dân chủ”

Tờ New York Post – tờ báo hiếm khi nghiêng về cánh tả – đáp lời kêu gọi của tờ Globe bằng việc đặt câu hỏi “Chúng ta không đồng ý với ai?”, và nói thêm: “Thật là bực bội khi phải tranh luận rằng việc chúng ta đăng những sự thật không lấy gì làm dễ chịu không có nghĩa là chúng ta đăng tin giả, và việc làm phóng viên không có nghĩa là chúng ta dự thi trong cuộc đua mức độ được yêu mến. Tất cả những gì chúng ta làm là tường thuật”

Tờ Philadelphia Inquirer nói thành phố Philadelphia là nơi sinh ra nền dân chủ Mỹ, và viết: “Nếu như báo chí không được tự do, nếu như báo chí bị trả đũa, trừng phạt hay bị nghi ngờ về việc đưa ra những quan điểm hay những thông tin không được ưa chuộng, thì cả đất nước cũng sẽ trở nên như vậy. Và cả nhân dân của đất nước đó nữa”

Các cây bút bình luận trên McClatchy ra bài xã luận cho 30 tờ nhật báo mà họ quản lý, trong đó có tờ Miami Herald, nói rằng các báo hiếm khi có chung một tiếng nói, nhưng nay các báo đang làm vậy. Bài xã luận viết rằng “kẻ thù của nhân dân” là “điều mà Phát xít Đức gọi là Do Thái. Đó là cách mà những người chỉ trích Joseph Stalin bị dán nhãn vào để bị đưa đi hành hình”

Một tờ báo khá cũng tham gia chiến dịch này là Topeka Capital-Journal viết về cuộc tấn công của ông Trump lên truyền thông rằng: “Đó là sự ác độc. Là sự hủy hoại. Và điều đó cần phải chấm dứt ngay lúc này.” Báo này là một trong số ít các báo đã ủng hộ ông Trump hồi 2016.

Thực tế là ông Trump đã giành chiến thắng khi không nhận được hậu thuẫn của truyền thông khiến người ta nghi ngờ rằng liệu chiến dịch này của Globe có thực sự làm suy giảm sự ủng hộ dành cho ông hay không.

Cũng đã có một số tiếng nói không đồng tình với chiến dịch của Globe.

Tom Tradup thuộc trang mạng bảo thủ Townhall.com gọi chiến dịch của Globe là “nỗ lực thống thiết nhằm tỏ ra rằng họ vẫn có liên quan”.

Wall Street Journal không tham gia chiến dịch.

Người dân Mỹ nghĩ gì?

Một kết quả thăm dò dư luận được Đại học Quinnipiac công bố hôm thứ Ba cho thấy 51% cử tri theo đảng Cộng hòa nay tin rằng truyền thông là “kẻ thù của nhân dân thay vì là một phần quan trọng của nền dân chủ”, và 52% ủng hộ viên của đảng Cộng hòa được hỏi không thấy quan ngại về việc lời chỉ trích của ông Trump có thể dẫn đến tình trạng bạo lực chống lại giới phóng viên.

Trong số toàn bộ cử tri, có 65% tin rằng tin tức thời sự là một phần quan trọng trong nền dân chủ, kết quả thăm dò cho thấy.

Một cuộc thăm dò dư luận do Ipsos thực hiện, cũng trong tháng này, cho ra kết quả tương tự.

Thêm nữa, cuộc thăm dò này cho thấy 23% thành viên Cộng hòa, và chừng một phần tám cử tri Mỹ nói chung tin rằng ông Trump cần phải đóng cửa các hãng truyền thông chính thống lớn như CNN, Washington Post và New York Times.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-45209502

 

Cựu Giám Đốc CIA: Ông Trump đang tìm cách

bịt miệng những người chỉ trích

Cựu Giám Đốc Cơ quan Tình báo Trung ương Hoa Kỳ John Brennan nói ông tin rằng Tổng thống Trump thu hồi quyền tiếp cận thông tin mật của ông để “bịt miệng những người nào dám thách thức ông ta.”

Trong một bài quan điểm đang trên báo The New York Times hôm thứ Năm, ông Brennan đơn cử các bản tin của truyền thông như bằng cớ cho thấy những lời bình luận của Tổng thống Trump khẳng định rằng “không hề có chuyện thông đồng” (với Nga), là “nói xàm, phi lý”. Cựu Giám Đốc CIA Brennan nói câu hỏi duy nhất hiện nay là liệu những hành vi thông đồng có “cấu thành một âm mưu mang tính hình sự” hay không.

Hôm thứ Tư 15/8, Tổng thống Trump rút lại quyền tiếp cận thông tin mật của ông Brennan, ông bênh vực quyết định này và nói ông tin rằng ông Brennan phải chịu trách nhiệm về cuộc điều tra của công tố viên đặc biệt Robert Mueller.

“Rõ ràng ông Trump đang trở nên tuyệt vọng hơn trong cố gắng bảo vệ mình và những người thân, đó là lý do ông ấy đã ra một quyết định có tính chính trị khi rút lại quyền tiếp cận thông tin mật của tôi, trong một cố gắng nhằm bịt miệng những người cả gan thách thức ông ta.”

Ông Brennan viết: “Rõ ràng ông Trump đang trở nên tuyệt vọng hơn trong cố gắng bảo vệ mình và những người thân cận với ông, đó là lý do ông ấy đã ra một quyết định có tính cách chính trị khi rút lại quyền tiếp cận thông tin mật của tôi, trong một cố gắng nhằm bịt miệng những người cả gan thách thức ông ta.”

Trong một cuộc phỏng vấn dành cho tờ The Wall St. Journal, ông Trump nêu tên ông Brennan là một trong những người mà ông tin “phải chịu trách nhiệm” về cuộc điều tra của công tố viên đặc biệt Robert Mueller.

Tờ báo dẫn lời Tổng thống Trump gọi cuộc điều tra này là “một cuộc săn phù thủy gian trá… một sự giả dối”, ông Trump nói tiếp “và những người dẫn đầu cuộc điều tra. Thế cho nên tôi nghĩ là cần phải làm một điều gì đó.”

Tổng thống Trump hạ lệnh tái xét thêm 9 nhân vật khác cũng đang có quyền tiếp cận thông tin mật. Ông nói với tờ The Wall St. Journal rằng ông không tin tưởng “nhiều người có tên trên danh sách đó”, và rằng họ không phải là “người tốt”.

https://www.voatiengviet.com/a/cuu-giam-doc-cia-trump-tim-cach-bit-mieng-nguoi-chi-trich/4531097.html

Bóng dáng Việt Nam trong luật quốc phòng Mỹ

Viễn Đông

Luật quốc phòng của Mỹ, mới được Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump ký ban hành, có nhiều điểm được cho là cứng rắn hơn với Trung Quốc, khiến Bắc Kinh tức giận, nhưng lại giúp Việt Nam “hưởng lợi”.

Luật Chính sách Quốc phòng 2019, được đặt kèm theo tên của thượng nghị sĩ nhiều duyên nợ với Việt Nam, ông John McCain, đề ra mức chi tiêu quốc phòng 716 tỷ đôla mà nguyên thủ Mỹ nói là “khoản đầu tư đáng kể nhất vào quân sự và các binh sĩ trong lịch sử hiện đại”.

Ông Murray Hiebert, chuyên gia cấp cao về Đông Nam Á tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược (CSIS) ở thủ đô Washington, nói với VOA tiếng Việt rằng luật “có một số điều khoản mới liên quan tới các hành động củng cố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông”.

Trung Quốc ngầm cảnh báo Việt Nam?

Quan chức kiểm soát vũ khí Mỹ đi Việt Nam

Nhà nghiên cứu này nói thêm: “Luật này yêu cầu Bộ Quốc phòng phải đệ trình một báo cáo lên Quốc hội cũng như công bố cho công chúng biết bất cứ khi nào Lầu Năm Góc phát hiện sự gia tăng đáng kể các hành động quân sự mang tính cưỡng chế hay các hoạt động bồi lấp đảo và xây dựng cơ sở hạ tầng của Trung Quốc ở Biển Đông. Mục tiêu là soi chiếu hành vi của Trung Quốc với hy vọng rằng nguy cơ gây tổn hại tới danh tiếng sẽ buộc Bắc Kinh phải thay đổi hành vi của mình”.

Mục tiêu là soi chiếu hành vi của Trung Quốc với hy vọng rằng nguy cơ gây tổn hại tới danh tiếng sẽ buộc Bắc Kinh phải thay đổi hành vi của mình.

Chuyên gia Murray Hiebert nói.

Ngoài ra, theo ông Hiebert, “luật mới đề ra yêu cầu rất cao đối với Trung Quốc nếu nước này muốn trở lại tham dự cuộc Diễn tập Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC) mà năm nay Bắc Kinh lần đầu tiên bị cấm tham gia. Trung Quốc bị cấm dự cuộc thao dượt RIMPAC cho tới khi nào nước này ngưng mọi hành động bồi lấp đảo nhân tạo ở Biển Đông, dỡ bỏ mọi vũ khí tại các nơi bồi đắp và thiết lập hồ sơ theo dõi bốn năm, cho thấy nước này có các bước đi nhằm ổn định Biển Đông và khu vực kế cận”.

Hồi tháng Năm, Hải quân Mỹ mời Việt Nam tham dự sự kiện quy mô lớn với sự hiện diện của 47 tàu chiến, 5 tàu ngầm, hơn 200 máy bay và 25 nghìn quân nhân của 26 quốc gia.

Theo quan sát của phóng viên VOA tiếng Việt, Luật Chính sách Quốc phòng của Mỹ còn đổi tên “Sáng kiến An ninh Hàng hải Đông Nam Á” thành “Sáng kiến An ninh Hàng hải Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương”, theo đúng như đường lối chính sách ngoại giao dưới chính quyền của Tổng thống Donald Trump.

Đầu tháng Tám, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo thông báo rằng Mỹ cam kết cung cấp gần 300 triệu đôla nhằm “thúc đẩy an ninh khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương” trong bối cảnh Trung Quốc tăng cường sự hiện diện quân sự trong khu vực.

Khoản tiền được dùng nhằm “củng cố an ninh hàng hải” và “chống lại các mối đe dọa xuyên quốc gia” sẽ được trao cho nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam và Philippines.

Luật mới tạo cơ sở cho Hoa Kỳ giúp đỡ các nước láng giềng của Trung Quốc, trong đó có Việt Nam, Philippines, Malaysia và Indonesia bằng cách thúc đẩy nhận thức về lĩnh vực hàng hải để các nước này có thể nắm rõ hơn về những gì Trung Quốc đang thực hiện ở Biển Đông.

Chuyên gia Murray Hiebert nói.

Nhà nghiên cứu Hiebert nói rằng Việt Nam có thể “hưởng lợi” từ Luật về chính sách quốc phòng 2019 của Mỹ.

Chuyên gia về Đông Nam Á của CSIS nói thêm: “Luật mới tạo cơ sở cho Hoa Kỳ giúp đỡ các nước láng giềng của Trung Quốc, trong đó có Việt Nam, Philippines, Malaysia và Indonesia bằng cách thúc đẩy nhận thức về lĩnh vực hàng hải để các nước này có thể nắm rõ hơn về những gì Trung Quốc đang thực hiện ở Biển Đông. Chiến lược của Mỹ phần lớn dựa trên các hoạt động tự do hàng hải và việc củng cố khả năng cho các nước láng giềng của Trung Quốc”.

Tuy nhiên, ông Hiebert nói thêm rằng “điều không có trong luật này đó là đưa ra một chiến lược toàn diện, rộng hơn về cách thức Hoa Kỳ cùng các quốc gia bạn hữu và đồng minh như Nhật, Australia, Ấn Độ và Liên hiệp châu Âu thách thức các hành động tiếp tục củng cố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông”.

Luật về quốc phòng 2019 của Mỹ còn nhắc đích danh Việt Nam trong phần nói tới các hoạt động tẩy độc dioxin ở sân bay Biên Hòa với việc “không chuyển quá 15 triệu đôla trong năm tài khóa 2019” cho nỗ lực này.

Dự luật Chính sách Quốc phòng của Mỹ được ký thành luật đúng thời gian Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ chuyên trách về Kiểm soát Vũ khí và An ninh Quốc tế, bà Andrea L. Thompson, công du ba nước trong đó có Việt Nam.

Trên Facebook hôm 16/8, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink viết: “Tôi rất vui mừng được gặp gỡ Thứ trưởng Hoa Kỳ chuyên trách về Kiểm soát Vũ khí và An ninh Quốc tế Andrea Thompson để chia sẻ những nỗ lực của Đại sứ quán nhằm hỗ trợ việc phát triển một nước Việt Nam vững mạnh, thịnh vượng và độc lập góp phần vào an ninh quốc tế, tham gia vào thương mại tự do, công bằng và có đi có lại, đồng thời tôn trọng nhân quyền và pháp quyền”.

https://www.voatiengviet.com/a/bong-dang-viet-nam-trong-luat-quoc-phong-my/4531030.html

 

Thổ Nhĩ Kỳ không được bỏ thuế thép

 dù có thả công dân Mỹ

Mỹ ngày 15/8 loại trừ khả năng dỡ bỏ thuế đánh lên thép ThổNhĩ Kỳ cho dù Ankara có phóng thích một mục sư Mỹ đi chăngnữa, trong khi Qatar cam kết đầu tư vào Thổ Nhĩ Kỳ 15 tỷ đôla, hậu thuẫn để đồng lira tăng giá trở lại. Thuế của Mỹ đối vớithép Thổ Nhĩ Kỳ góp phần tạo ra cuộc khủng hoảng tiền tệ củaAnkara.

Quan điểm của Tòa Bạch Ốc dường như không mấy khích lệ đểnhà chức trách Thổ Nhĩ Kỳ phóng thích Andrew Brunson, mụcsư Mỹ bị Ankara xét xử với tội danh khủng bố.

Trong khi tranh cãi với Mỹ không sớm được giải quyết, Tổngthống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan được Qatar chấp thuận mộtgói dự án kinh tế, đầu tư sau khi đôi bên gặp gỡ tại Ankara.

Động thái từ đồng minh Vùng Vịnh là một sự hậu thuẫn chođồng lira Thổ Nhĩ Kỳ sau khi tiền tệ này bị mất gần 40% giá trịtrước đồng Mỹ kim trong năm nay.

Tổng thống Mỹ Donald Trump tăng đôi thuế lên kim loại ThổNhĩ Kỳ xuất sang Mỹ hồi tuần trước khiến Ankara tăng thuếđáp trả lên ô tô, rượu, và thuốc lá của Hoa Kỳ.

Tòa Bạch Ốc gọi hành động trả đũa này là sai lầm.

Phát ngôn nhân Sarah Sanders nhấn mạnh Washington khôngcó ý định bỏ thuế thép cho Thổ Nhĩ Kỳ dù mục sư Brunson cóđược phóng thích đi chăng nữa. “Các mức thuế đó là đặc biệtcho an ninh quốc gia,” bà Sanders nói.

Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ cho biết nước ông sẵn sàng thảo luận các vấn đề với Mỹ miễn là không có sự đe dọa nào.

https://www.voatiengviet.com/a/tho-nhi-ky-khong-duoc-bo-thue-thep-du-co-tha-cong-dan-my-/4530355.html

 

Cựu phụ tá của Trump

bị tố lừa dối ngân hàng, thuế vụ

Ông Paul Manafort nói dối “hết ngân hàng này sang ngân hàng khác” để vay tiền và khai gian thuế, một công tố viên ngày 15/8 cho biết vào lúc vụ xử cựu chủ tịch ban vận động tranh cử của ông Trump về tội gian lận tài chánh sắp kết thúc.

Vụ xử tại Alexandria, bang Virginia, là kết quả đầu tiên của cuộc điều tra do Công tố viên Đặc biệt Robert Mueller dẫn đầu về việc Nga can thiệp vào bầu cử Tổng thống Mỹ 2016. Ông Manafort bị truy tố về tội trốn thuế và gian lận ngân hàng, không liên hệ đến khả năng thông đồng giữa Nga và chiến dịch vận động tranh cử Tổng thống của ông Trump.

Việc kết án ông Manafort sẽ phá hoại những nỗ lực của ông Trump và một số nhà lập pháp Cộng hòa cho rằng cuộc điều tra Nga của ông Mueller là một cuộc truy bức chính trị, trong khi việc tha bổng ông Manafort sẽ là một bước lùi của ông Mueller.

Các công tố viên nói ông Manafort, 69 tuổi, đã nỗ lực ‘đánh lạc hướng’ các ngân hàng với những công bố tài chánh được dàn dựng vào năm 2015 và 2016 để mượn tiền mua địa ốc.

Các luật sư biện hộ quyết định không gọi thêm nhân chứng trong vụ xử và ông Manafort cũng sẽ không tự làm chứng.

https://www.voatiengviet.com/a/c%E1%BB%B1u-ph%E1%BB%A5-t%C3%A1-c%E1%BB%A7a-trump-b%E1%BB%8B-t%E1%BB%91-l%E1%BB%ABa-d%E1%BB%91i-ng%C3%A2n-h%C3%A0ng-thu%E1%BA%BF-v%E1%BB%A5/4530367.html

 

Thêm một đại học Mỹ dẹp Viện Khổng tử

Trường đại học North Florida sẽ đóng cửa một viện văn hóa do Trung Quốc điều hành tại một chi nhánh của trường. Đây là trường đại học gần đây nhất có quyết định này giữa những chỉ trích từ các nhà lập pháp Mỹ là Trung Quốc dùng các Viện Khổng Tử để ảnh hưởng giáo dục bậc cao tại Mỹ.

Trường đại học có trụ sở tại Jacksonville này hôm 14/8 loan báo đã quyết định sau khi “xem xét cẩn thận” là Viện Khổng Tử không đáp ứng với sứ mạng của trường. Viện này mở một chi nhánh ở đây vào năm 2014 để quảng bá ngôn ngữ và văn hóa Trung Hoa.

Trường không nêu lý do chấm dứt đối tác nhưng cho biết Viện sẽ bị đóng cửa vào tháng 2 sang năm, hoàn tất một nghĩa vụ pháp lý thông báo trước 6 tháng để chấm dứt hợp đồng.

Viện Khổng Tử có trụ sở tại Bắc Kinh và Bộ Ngoại giao Trung Quốc không trả lời yêu cầu bình luận.

Trong quá khứ, Viện Khổng Tử nói mục đích của Viện là gia tăng hiểu biết hỗ tương, và kêu gọi bất cứ ai nghi ngờ về những chương trình của Viện hãy từ bỏ “những ý nghĩ lỗi thời.”

Thượng nghị sĩ Marco Rubio, một trong các nhà lập pháp Mỹ cảnh báo Viện Khổng Tử là một nỗ lực của Trung Quốc nhằm bành trướng ảnh hưởng chính trị ra nước ngoài, hoan nghênh quyết định của trường đại học North Florida.

Ông Rubio và những nhà lập pháp khác đang theo đuổi một dự luật yêu cầu các trường đại học tiết lộ các quà tặng quan trọng của nước ngoài, vào lúc các chính trị gia Mỹ, trong đó có Tổng thống Donald Trump cùng nhiều đảng viên Dân chủ thúc đẩy một lập trường cứng rắn đối với Trung Quốc.

Một vài trường đại học tại Florida vẫn còn Viện Khổng Tử, trong số hơn 100 trung tâm như vậy trên toàn nước Mỹ.

Những trường đại học lớn khác bao gồm trường đại học bang Pennsylvania và trường đại học Chicago đã cắt đứt quan hệ với Viện Khổng Tử sau khi các giáo sư than phiền là những chương trình của Viện là tuyên truyền của Trung Quốc ngụy trang dưới hình thức giáo dục ngôn ngữ và văn hóa.

https://www.voatiengviet.com/a/th%C3%AAm-m%E1%BB%99t-%C4%91%E1%BA%A1i-h%E1%BB%8Dc-m%E1%BB%B9-d%E1%BA%B9p-vi%E1%BB%87n-kh%E1%BB%95ng-t%E1%BB%AD-/4530328.html

 

Mỹ phủ nhận thay đổi chính sách

về ‘Một Trung Quốc’

Chính quyền Mỹ ngày 14/8 phủ nhận không có thay đổi trong chính sách “Một Trung Quốc” sau khi Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn đọc diễn văn tại Mỹ. Đây là lần đầu tiên trong 15 năm qua một nhà lãnh đạo Đài Loan diễn thuyết tại Mỹ.

Bắc Kinh cho biết đã phản đối chính thức với Hoa Kỳ về bài diễn văn của bà Thái ngày thứ Hai 13/8 tại Los Angeles, nơi bà nói tự do và tương lai của Đài Loan là điều không thể thương thảo.

Bà Thái nói chuyện tại Thư viện Tổng thống Ronald Reagan khi quá cảnh nước Mỹ trong chuyến đi thăm Paraguay và Belise, hai trong số ít quốc gia tiếp tục công nhận chính phủ tại Đài Bắc.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Heather Nauert nói bài diễn văn không biểu hiện bất cứ động thái nào của chính phủ Trump thay đổi lập trường chính thức của Mỹ công nhận Bắc Kinh là chính phủ duy nhất tại Trung Quốc, cũng như không chính thức công nhận chính phủ Đài Loan.

Các chính quyền Mỹ trước đây đã ngăn không cho các nhà lãnh đạo Đài Loan đọc diễn văn tại Mỹ mà qua đó có thể nâng cao tình trạng ngoại giao giữa Washington với Đài Bắc và làm Bắc Kinh phẫn nộ.

Chuyến quá cảnh của bà Thái tại Los Angeles là chuyến ghé lại Mỹ của một nhân vật cao cấp nhất của Đài Loan kể từ khi cựu Tổng thống Trần Thủy Biển ghé thăm New York để nhận một giải thưởng nhân quyền và đọc một vài bài diễn văn trước công chúng.

Chặng dừng chân của bà Thái diễn ra vào lúc căng thẳng leo thang giữa Trung Quốc với Đài Loan gây quan ngại tại Washington.

Vào tháng 4 năm nay, quân đội Trung Quốc tổ chức diễn tập bắn đạn thật tại eo biển Đài Loan được dư luận rộng rãi xem như là một động thái đe dọa Đài Loan.

Tại Singapore vào tháng 6 năm nay, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis cảnh báo Trung Quốc chớ có thay đổi nguyên trạng trong vùng.

Tháng trước. Bắc Kinh buộc một vài hãng hàng không quốc tế, trong đó có các hãng của Hoa Kỳ, bắt đầu liệt kê Đài Loan là một lãnh thổ của Trung Quốc trong các quảng cáo dịch vụ.

https://www.voatiengviet.com/a/m%E1%BB%B9-ph%E1%BB%A7-nh%E1%BA%ADn-thay-%C4%91%E1%BB%95i-ch%C3%ADnh-s%C3%A1ch-v%E1%BB%81-m%E1%BB%99t-trung-qu%E1%BB%91c-/4530288.html

 

Ông Trump và cam kết không rõ ràng

với đông nam Á

Những chính sách và bước đi đơn phương của Tổng thống Mỹ Donald Trump khiến cho vai trò của Washington ở đông nam Á ngày càng trở nên yếu đi, một học giả Trung Quốc nhận định.

Ông Nhậm Viễn Triết, giáo sư Học viện Ngoại giao Trung Quốc, đã đưa ra nhận định này trên tờ Hoàn cầu Thời báo.

Từ ngày 1 đến ngày 5/8, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã có chuyến công du đầu tiên đến đông nam Á kể từ khi ông trở thành người đứng đầu ngành ngoại giao Mỹ. Chuyến thăm này nằm trong nỗ lực của Washington nhằm tái định hình khu vực và mở rộng ảnh hưởng của Mỹ ở châu Á mà trong đó mục tiêu quan trọng là đưa đông nam Á trở lại quỹ đạo địa chiến lược của Mỹ vốn đang mất dần về tay Trung Quốc.

So với người tiền nhiệm Barack Obama, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã không đưa ra được một chính sách rõ ràng đối với đông nam Á. Trong bối cảnh chiến lược của chính sách tái cân bằng sang khu vực Thái Bình Dương mà chính quyền ông Obama đưa ra, đông nam Á là một trụ cột hàng đầu và không thể thiếu. Bản thân ông Obama đã đến thăm hầu hết các nước đông nam Á, đưa ra một số dự án mới và dành nhiều nguồn lực cho khu vực.

Tuy nhiên, dưới chính quyền Trump, các quốc gia đông nam Á đã nhận thấy khả năng Mỹ có sự thụt lùi đáng kể ra khỏi khu vưc. Tất cả các nước trong khu vực đều lo ngại nghiêm trọng về chính sách bảo hộ mậu dịch của chính quyền Trump. Quyết định của ông Trump rút Mỹ ra khỏi Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã gửi đi một thông điệp mạnh mẽ và rõ ràng cho thấy tầm nhìn của Trump về việc triệt thoái khỏi khu vực. Giới nghiên cứu đều cho rằng so với đông bắc Á thì khu vực đông nam Á chỉ xếp hàng thứ yếu trong những bận tâm về kinh tế và an ninh của chính quyền Trump.

Bản thân ông Trump cho đến nay đã đi thăm đông nam Á hai lần. Chuyến công du đầu tiên hồi tháng 11 năm ngoái là chuyến đi dài để tham dự các cuộc gặp thượng đỉnh APEC và Asean và được mô tả là để tái khẳng định Mỹ sẽ tiếp tục đường lối ngoại giao tại khu vực vốn đã được định hình qua nhiều thập kỷ. Lần thứ hai là khi ông Trump đến Singapore hồi tháng Sáu năm nay để tham dự hội nghị thượng đỉnh với nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un. Tiến trình và kết quả của chuyến thăm này không thể hiện rằng ông Trump muốn quan tâm trở lại đối với khu vực. Mặc dù Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đã mời ông Trump đến Singapore để dự Thượng đỉnh Đông Á lần thứ 13, vẫn chưa rõ liệu ông Trump có đến hay không.

Trong bối cảnh đó, chuyến công du của Ngoại trưởng Pompeo đến đông nam Á mang ý nghĩa biểu tượng cao. Ông dừng chân ở Malaysia để bàn về ‘phát triển quan hệ song phương’ với chính quyền mới của Thủ tướng Mahathir Mohammad, sau đó ông bay đến Singapore để dự các cuộc họp đa phương. Tại các cuộc gặp này, ông Pompeo đã đề cập đến nhiều vấn đề khu vực, từ vấn đề hạt nhân của Bắc Triều Tiên, Biển Đông, chống khủng bố, cuộc khủng hoảng người Rohingya ở Myanmar, an ninh mạng. Ông nhấn mạnh vào hợp tác an ninh trên toàn khu vực và củng cố mối quan hệ đối tác chiến lược Mỹ-Asean. Sau cùng, ông đến Indonesia để bàn về quan hệ song phương với Tổng thống Joko Widodo.

Vậy thì, với hoạt động ngoại giao dày đặc lấy Asean làm trọng tâm của ông Pompeo trong chuyến công du này, liệu chúng ta có thể cho rằng chính quyền Trump đã nâng cấp và đưa khu vực đông nam Á – vốn có vị trí chiến lược trong ván cờ quyền lực Mỹ-Trung – lên vị trí hàng đầu trong chính sách đối ngoại của ông hay không?

“Câu trả lời của tôi là không. Đánh chìm TPP và các bước đi đơn phương đã khiến chính quyền Trump rơi xuống hố sâu trong chính sách đối với khu vực. Ông Pompeo cần phải làm nhiều để đưa Mỹ thoát ra,” ông Nhậm viết.

Chủ đề chính của ông Pompeo là chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương mở và tự do mà Mỹ mới đưa ra để thay thế cho chính sách tái cân bằng của ông Obama và tầm nhìn của Mỹ về khu vực đông nam Á mở, minh bạch và dựa trên luật lệ và tìm hiểu cơ hội về tiềm năng to lớn của kinh tế khu vực. Tuy nhiên, các nỗ lực của ông Pompeo đã bị thùng thuốc súng bảo hộ mậu dịch của ông Trump phủ bóng đen.

Chỉ riêng tại Diễn đàn Sáng kiến Hạ lưu sông Mekong (LMI), nhiều quốc gia trên lưu vực sông Mekong đã cho rằng tình trạng biến đổi khí hậu đã gây nên các thảm họa thiên tai trong khu vực trong Trump đã bác bỏ biến đổi khí hậu do đó Mỹ sẽ khó lòng thuyết phục các đối tác tin tưởng vào sự nghiêm túc của mình đối với sáng kiến sông Mekong.

Giáo sư Nhậm cũng nhắc lại rằng cựu đại sứ Mỹ tại Asean, bà Nina Hachigian, đã viết một bài báo có tựa đề “Làm sao Trump có thể thành công ở đông nam Á” trên tạp chí Foreign Policy. Thông điệp chính của bà là Asean và những lợi ích và sự cần thiết của ngoại giao đa phương mà khối này đại diện là chìa khóa để Mỹ làm mới vai trò lãnh đạo ở khu vực. Những gì mà ông Pompeo phát biểu trong chuyến công du này được nhiều nhà quan sát cho là bước đi đúng hướng, nhưng vẫn còn có khoảng cách quá lớn giữa những gì mà ông phát biểu về mục đích – khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương mở và tự do vốn chiếm 67% bề mặt Trái đất – và phương tiện để đạt được mục đích đó khi mà chính quyền Trump không có kế hoạch gì thay thế TPP và những chương trình phát triển tương đối khiêm tốn.

https://www.voatiengviet.com/a/%C3%B4ng-trump-v%C3%A0-cam-k%E1%BA%BFt-kh%C3%B4ng-r%C3%B5-r%C3%A0ng-v%E1%BB%9Bi-%C4%91%C3%B4ng-nam-%C3%A1/4530381.html

 

Tiền Thổ Nhĩ Kỳ mất giá

ảnh hưởng đến bạn thế nào?

Đồng nội tệ của Thổ Nhĩ Kỳ mất giá mạnh khiến thế giới lo lắng; giới đầu tư sợ rằng đây là chỉ dấu đầu tiên cho thấy sắp có cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu.

Thổ Nhĩ Kỳ nằm trong số các nền kinh tế đang nổi quan trọng, trong đó gồm cả Brazil, Indonesia, Nam Phi, Thái Lan và các nước khác.

Chứng khoán VN nhiều khả năng ‘sẽ còn giảm’

Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung và kinh tế VN

Chứng khoán VN: ‘Hạ sốt hay hoảng loạn’?

‘VN: Chứng khoán sụt chưa hẳn vì bất ổn xã hội’

Các thị trường đang nổi vay rất nhiều đô la Mỹ để tài trợ các dự án cơ sở hạ tầng lớn. Chẳng hạn như Thổ Nhĩ Kỳ đang xây một trong các sân bay lớn nhất thế giới ở gần Istanbul. Khung cảnh thành phố thay đổi do tình trạng bùng nổ xây dựng văn phòng và căn hộ cao cấp.

Nay, đồng lira tuột dốc khiến khoản nợ bằng đô la của nước này phình to ra.

Khi cuộc khủng hoảng tiền tệ ở một nền kinh tế đang nổi biến thành vấn đề nợ nghiêm trọng thì giới đầu tư sẽ bán tháo các khoản họ đang có bằng nội tệ của các thị trường đang nổi khác.

Việc con nợ không trả được nợ cũng khiến các chủ nợ lâm vào thế khó khăn. Đây là điều từng xảy ra trong cuộc khủng hoảng tài chính của Hy Lạp.

Cho đến nay, chưa ai có thể nói liệu Thổ Nhĩ Kỳ có đi đến mức độ như Hy Lạp hay không, nhưng tình hình đang xấu đi đã khiến cổ phiếu một số ngân hàng châu Âu bị ảnh hưởng nặng nề.

https://www.bbc.com/vietnamese/business-45209519

 

Qatar hứa đầu tư 15 tỉ đô la vào Thổ Nhĩ Kỳ

Thùy Dương

Qatar hôm qua 15/08/2018 hứa đầu tư 15 tỉ đô la vào Thổ Nhĩ Kỳ để hỗ trợ nền kinh tế nước này, nhất là ngành ngân hàng và thị trường tài chính. Kế hoạch được đưa ra trong lúc quan hệ Mỹ-Thổ ngày càng căng thẳng.

Theo thông cáo của chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ, kế hoạch đầu tư được thông báo sau cuộc họp giữa quốc vương Qatar Tamim bin Hamad al Thani và tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Erdogan tại Ankara. Kế hoạch trên được đưa ra trong bối cảnh đồng lira của Thổ đã mất 40% giá trị so với đồng đô la Mỹ và quan hệ chính trị, thương mại Mỹ-Thổ đang xuống cấp.

Phát ngôn viên của tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ viết trên Twitter là Thổ Nhĩ Kỳ và Qatar có tình hữu nghị vững bền và tình đoàn kết thực sự. Thổ Nhĩ Kỳ có một căn cứ quân sự đặt tại Qatar và hồi năm ngoái đã ủng hộ Qatar trong vụ khủng hoảng ngoại giao vùng Vịnh. Kể từ đó, Qatar đã xích lại gần hơn với Thổ Nhĩ Kỳ.

Trong khi đó, Hoa Kỳ hôm qua loại trừ khả năng bỏ mức thuế mới đánh vào mặt hàng thép, vốn đã góp phần gây ra cuộc khủng hoảng tiền tệ ở Thổ Nhĩ Kỳ, ngay cả khi Ankara đã trả tự do cho mục sư người Mỹ Andrew Brunson.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180816-qatar-hua-dau-tu-15-ti-do-la-vao-tho-nhi-ky

 

Đi tìm nguyên nhân thảm họa sập cầu ở Ý

Trọng Thành

Cây cầu Morandi, thành phố Genova, một trong các trung tâm kinh tế của nước Ý, đột ngột đổ sụp hôm thứ Ba, 14/08/2018, khiến ít nhất 39 người thiệt mạng. Công việc cứu nạn vẫn còn tiếp tục. Thảm họa sập cầu Genova gây bàng hoàng, bởi đây là một trong các cây cầu lớn của khu vực Địa Trung Hải, một cửa ngõ của hành lang giao thông giữa Ý và Pháp, với ước tính hàng chục triệu xe cộ qua lại hàng năm. Lý do vì sao cầu sập ?

Do sét đánh hay mưa lớn

Vụ sập cầu Morandi xảy ra trong bối cảnh thời tiết bất thường, ngay trước lúc tai nạn xảy ra một trận cuồng phong dữ dội xảy ra, kèm theo mưa rất lớn. Một số nhân chứng cho báo Ý Repubblica, biết đã nhìn thấy một cú sét đánh vào một mố cầu, vào lúc 10 giờ 35 phút, sáng thứ Ba, khiến xi măng tại vị trí này rã ra, rồi tất cả sụp xuống. Một số người khác thì nêu nghi vấn : có thể chính sét đã làm đứt các dây néo bằng kim loại, và đây là nguyên nhân trực tiếp khiến cầu sập.

Tuy nhiên, chính phủ dân túy Ý dường như đang muốn gạt vấn đề thời tiết bất thường sang một bên, để nhanh chóng tìm ra các thủ phạm con người. Sau đây là phát biểu của bộ trưởng Nội Vụ Ý Matteo Salvini, sau khi thảm họa xảy ra :

« Trước hết tôi muốn cảm ơn 250 nhân viên cứu hỏa, cứu nạn, những người tình nguyện đã ngay lập tức có mặt tại nơi xảy ra thảm họa. Hiện tại, chúng ta đang trong thời gian tìm kiếm, cấp cứu…. Tiếp theo đó sẽ là giai đoạn tìm kiếm những ai phải chịu trách nhiệm. Bởi vì, người ta không thể chết dễ dàng như vậy, chỉ trong một buồi chiếu mùa hè, không thể làm việc trong môi môi trường đầy bất trắc như vậy. Chiếc cầu này, cũng như rất nhiều cầu khác, tôi đã sử dụng hàng trăm lần. Không thể có sự hoài nghi ở đây.

Chuyện quá khứ tôi không quan tâm. Mục đích của tôi là làm mọi điều để đưa ra ánh sáng tên tuổi của những người phải chịu trách nhiệm về thảm kịch năm 2018 không thể chấp nhận được này. Tôi sẽ đến Genova. Trước hết để gặp các gia đình… và để đến cùng của sự việc, để hiểu là điều gì đáng lẽ phải làm, nhưng đã không được làm. Bởi một cây cầu như vậy không thể tự nhiên đổ sụp ».

Trách nhiệm trước hết là con người

Người phụ trách công tố của thành phố Genova, ông Francesco Cozzi, có mặt trực tiếp tại nơi xảy ra thảm họa cũng cho rằng, vụ sập cầu này không phải là một định mệnh, không tránh khỏi, mà do trách nhiệm của con người.

Chính quyền Ý ngay lập tức hướng các chỉ trích về phía Autostrade per l’Italia, công ty đặc quyền khai thác vận chuyển, trực tiếp quản lý cầu Morandi. Autostrade per l’Italia là công ty quản lý gần một nửa trong tổng số 6.000 cây số đường xá tại Ý. Chính quyền cáo buộc Autostrade per l’Italia không thực hiện tốt khâu bảo dưỡng. Bộ trưởng Nội Vụ Ý nhận xét là, công ty này tuy kiếm được « hàng tỉ euro » từ bán vé đường, nhưng đã không chi đủ tiền cho bảo dưỡng.

Bên cạnh nghi vấn sập cầu do bảo dưỡng kém, một hướng khác cũng được nói đến. Đó là việc cây cầu đã có khuyết tật ngay từ thời điểm xây dựng ban đầu. Đây là quan điểm của một chuyên gia về vật liệu bê tông. Ông là người đã từng đưa ra báo động về cầu Genova chất lượng kém, khá lâu trước khi tai nạn xảy ra.

“Thất bại kỹ thuật”

Ngay từ năm 2016, giáo sư Antonio Brencich, Đại học Genova, đã nói đến « thất bại kỹ thuật » của cầu Morandi, một công trình tuy được coi là mang tính cách tân vào thời điểm được xây dựng, nhưng đã nhanh chóng cho thấy các giới hạn. Cầu cáp treo Morandi mang tên kỹ sư Ý Riccardo Morandi, là một niềm tự hào của kiến trúc Ý trong thập niên 1960. Cầu được treo bằng cáp, với ba chiếc trụ lớn cao 90 mét. Kiến trúc cầu nói trên được sử dụng rộng rãi tại châu Âu vào thời điểm đó. Giáo sư Antonio Brencich nhận xét :

« Vấn đề ở đây không phải là vật liệu. Không phải là vật liệu chất lượng kém. Mà là do các lựa chọn công nghệ cho dự án này. Công trình này đã sử dụng kỹ thuật nén sơ bộ (kỹ thuật nén bê tông sơ bộ, mà giáo sư Antonia Brencich, nêu ra ở trên, về nguyên tắc, cho phép tăng độ chắc chắn, dẻo dai của bê tông). Kỹ thuật này đã dẫn đến các vật liệu bị ăn mòn rất nhanh, điều đã không được dự báo trước. Hãy hình dung là vào năm 1990, khi cây cầu mới có 23 tuổi đời, một thời gian chưa ăn thua gì với một công trình kiểu này, người ta đã phải thay thế hệ thống dây néo của cây cầu, vì rất lo ngại chúng không bảo đảm an toàn ».

Về câu hỏi phải chăng các cáp treo bị hỏng là nguyên nhân chính của tai nạn ? Theo giáo sư Antonio Brencich, lý do này không giải thích được cho toàn bộ vấn đề, bởi nếu chỉ có việc cáp đứt, thì cột trụ chính vẫn phải đứng nguyên tại chỗ.

Cầu Morandi đã nhiều lần trùng tu

Theo nhiều chuyên gia, cây cầu Morandi dài 1,18 km, được xây dựng trong thập niên 1960, sau hơn 20 năm tồn tại, đã phải nhiều lần trùng tu, với tổng số tiền lên đến 80% chi phí xây dựng, đặc biệt do bê tông bị xuống cấp và xuất hiện nhiều rạn nứt.

Năm 2009, đã từng có dự kiến thay thế hoàn toàn cây cầu này. Theo một báo cáo của ngành đường bộ nước Ý vào năm 2011, số lượng xe cộ lưu thông qua cầu Morandi lên đến 25,5 triệu người/năm, khiến chất lượng của cầu sụt giảm nhanh chóng.

Kể từ đó đến nay, viễn cảnh đóng cửa cầu Morandi lại được nêu lên nhiều lần. Nhiều sửa chữa quan trọng đã được tiến hành trong năm 2016, và một kế hoạch sửa chữa lớn khác dự kiến sẽ được bắt đầu vào mùa thu. Với các kế hoạch sửa chữa dày đặc như vậy, công ty Autostrade per l’Italia khẳng định là họ không hề bất cẩn, và không có lý do gì để cáo buộc cây cầu này ở trong tình trạng nguy hiểm.

Sập cầu liên tục từ năm năm nay

Tuy nhiên, vấn đề là : thảm họa sập cầu Morandi không phải là tai nạn duy nhất ở Ý trong thời gian gần đây.

Trước vụ sập cầu nói trên, theo truyền thông Ý, có ít nhất 10 vụ sập cầu tại Ý trong 5 năm vừa qua, trong đó có nhiều cầu cáp treo có cấu trúc tương tự như cầu Morandi. Năm ngoái, hai vụ cầu cáp treo bị sập, còn vào năm 2014, nạn nhân là một chiếc cầu cáp treo vừa khánh thành tại Sicilia.

Vụ sụp cầu Genova là một bằng chứng nữa cho thấy đã đến lúc phải xem lại hệ thống cầu được xây dựng trong những năm 60-70 tại Ý và nhiều nơi khác, với cùng một công nghệ. Khoảng 70% trong số 15.000 cây cầu ở Ý được xây dựng trong khoảng thời gian này. Chính quyền Bulgari hôm nay ra thông báo kế hoạch trùng tu lại toàn bộ hệ thống cầu tại nước mình.

http://vi.rfi.fr/xa-hoi/20180816-di-tim-nguyen-nhan-tham-hoa-sap-cau-o-y

 

Vụ sập cầu ở Genova :

Thủ tướng Ý ban bố tình trạng khẩn cấp

Thùy Dương

Ngay sau cuộc họp bất thường với Hội đồng bộ trưởng ở Genova, hôm qua 15/08/2018, thủ tướng Ý Giuseppe Conte ban bố tình trạng khẩn cấp tại vùng Genova trong vòng 12 tháng. Chính quyền Ý cũng quyết định lấy ngày thứ Bảy 18/08 làm ngày quốc tang.

Từ Roma, thông tín viên RFI Eric Senanque giải thích :

« Tình trạng khẩn cấp đã được chính quyền ban bố dựa theo đề xuất của vùng Liguria, mà thành phố Genova là thủ phủ. Tình trạng khẩn cấp sẽ cho phép giải ngân ngay lập tức 5 triệu euro từ ngân sách quốc gia. Một quan chức sẽ sớm được bổ nhiệm để điều phối việc tái thiết. Khối lượng công việc sẽ rất lớn. Người ta sẽ phải dọn dẹp, phá bỏ, xây dựng lại và tái bố trí chỗ ở cho hơn 300 hộ gia đình. Công việc này đòi hỏi nhiều thời gian. Tình trạng khẩn cấp sẽ tạo điều kiện thuận lợi để Nhà nước quản lý mọi việc nơi xảy ra thảm họa và trợ giúp những người bị ảnh hưởng do vụ sập cầu.

Chính phủ Ý cũng không chậm trễ trong việc chỉ ra các thủ phạm gây ra vụ sập cầu, bất chấp nguy cơ gây nhiều tranh cãi. Hôm thứ Ba, bộ trưởng Nội Vụ Ý Matteo Salvini chỉ trích Ủy Ban Châu Âu, vì những ràng buộc về ngân sách đã ngăn cản Roma đầu tư nhiều hơn cho hạ tầng cơ sở. Tiếp theo đó, đến lượt Autostrade per l’Italia, công ty đặc quyền khai thác vận chuyển, đang hứng chịu mọi chỉ trích.

Thủ tướng Ý Giuseppe Conte thậm chí còn giải thích là chính phủ của ông sẽ không cần chờ tư pháp xác định những người phải chịu trách nhiệm về vụ sập cầu cầu. Đây là một lập luận mỵ dân thường thấy trong chiến dịch tranh cử vừa qua. Tập đoàn Benetton nắm giữ cổ phần của công ty quản lý cầu đường đang bị chỉ trích hết sức dữ dội trên mạng xã hội ».

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180816-vu-sap-cau-o-genova-thu-tuong-y-ban-bo-tinh-trang-khan-cap

 

Lãnh tụ tối cao Iran nhận khuyết điểm

về thỏa thuận hạt nhân

Lãnh tụ tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei công nhận đã sai lầm khi cho phép Bộ trưởng Ngoại giao Iran nói chuyện với người tương nhiệm Mỹ trong các cuộc thương thuyết đưa đến thỏa thuận hạt nhân quốc tế 2015.

Các chế tài quốc tế đối với Iran được gỡ bỏ khi hiệp ước với các cường quốc thế giới có hiệu lực vào năm 2016, nhưng những kỳ vọng về mức độ đầu tư nước ngoài giúp vực dậy nền kinh tế Iran chưa bao giờ được thành hình. Sau đó vào tháng 5 năm nay, Tổng thống Donald Trump rút Mỹ khỏi thỏa thuận và hiện tái áp đặt các chế tài theo từng giai đoạn.

Dù ít khi công khai nhận lỗi lầm, nhưng ông Khamenei thừa nhận đã phạm sai lầm về những cuộc đàm phán hạt nhân. Ông nói “Về vấn đề thương thuyết hạt nhân, tôi đã phạm sai lầm khi cho phép Bộ trưởng Ngoại giao nói chuyện với họ. Đây là một mất mát đối với chúng ta.”

Bình luận của ông Kamenei, giới chức quyền lực cao nhất của Iran, được báo Khat-e Hezbollah, một tuần báo có liên hệ với trang mạng chính thức của ông Khamenei đưa lên Twitter vào ngày 15/8.

Bộ trưởng Ngoại giao Iran, Mohammad Javad Zarif, đã thương thuyết về thỏa thuận hạt nhân 2015 với các đối tác thuộc 6 cường quốc trong đó có Ngoại trưởng Mỹ John Kerry lúc bấy giờ.

Những chế tài mới của Hoa Kỳ đối với Iran có hiệu lực vào tuần trước, và ông Trump nói các công ty giao dịch với nước này sẽ bị Hoa Kỳ cấm. Washington nói cơ may duy nhất của Iran để tránh các chế tài sẽ là việc chấp nhận đề nghị của ông Trump thương thuyết về một thỏa thuận hạt nhân nghiêm ngặt hơn.

Các giới chức Iran từ ông Khamenei trở xuống bác bỏ đề nghị này. Phó Tổng thống Eshaq Jahangiri ngày 15/8 nói Hoa Kỳ đang nỗ lực làm cho Tehran đầu hàng bằng cách áp đặt chế tài.

Chế tài mới nhắm vào việc mua đô la của Iran, buôn bán kim loại, than, các nhu liệu công nghiệp và lãnh vực ô tô, dù những biện pháp khắc nghiệt nhất nhắm vào việc xuất khẩu dầu của Iran chỉ có hiệu lực trong 4 tháng tới.

Ít có công ty Mỹ giao dịch với Iran nên ảnh hưởng của các chế tài phần lớn phát xuất từ khả năng của Washington ngăn chặn các công ty châu Âu và châu Á làm ăn buôn bán tại đây.

https://www.voatiengviet.com/a/l%C3%A3nh-t%E1%BB%A5-t%E1%BB%91i-cao-iran-nh%E1%BA%ADn-khuy%E1%BA%BFt-%C4%91i%E1%BB%83m-v%E1%BB%81-th%E1%BB%8Fa-thu%E1%BA%ADn-h%E1%BA%A1t-nh%C3%A2n-/4530384.html

 

Malaysia bị nguy cơ tin tặc

 khi xét lại đầu tư của Trung Quốc

Các tin tặc do nhà nước Trung Quốc bảo trợ có thể đang nhắm vào các công ty và cơ quan nhà nước tại Malaysia trong khi nước này muốn duyệt xét lại một vài dự án quan trọng có liên hệ đến Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc, công ty an ninh mạng FireEye cho biết ngày 15/8.

Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad lên cầm quyền sau khi thắng cuộc bầu cử tháng 5 năm nay, sẽ có mặt tại Trung Quốc vào ngày thứ Sáu 17/8 để tìm cách tái thương thuyết và có thể hủy bỏ hàng tỉ đô la đầu tư của Trung Quốc vào các dự án được Thủ tướng tiền nhiệm Najib Razak cho phép.

Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc (BRI) được đưa ra vào năm 2013, nhằm phát triển một mạng lưới các liên kết trên bộ và dưới biển nối liền với Đông Nam Á, Trung Á, Trung Đông và châu Phi.

FireEye cho biết đã tìm ra những chỉ dấu là những hoạt động gián điệp trên mạng gia tăng tại Đông Nam Á, vào lúc những tổ chức có trụ sở tại Trung Quốc và những tổ chức khác tìm cách có được thông tin và những thỏa thuận về những dự án BRI.

Những thay đổi chính trị mới đây tại Malaysia và việc tái đánh giá những dự án được Trung Quốc hỗ trợ làm cho Malaysia có nguy cơ bị tin tặc tấn công cao, bà Sandra Joyce, người đứng đầu các hoạt động tình báo toàn cầu của FireEye, cho biết tại một cuộc họp báo.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc không trả lời yêu cầu bình luận. Trung Quốc thường xuyên bác bỏ những cáo buộc liên hệ đến tin tặc và cho rằng chính Trung Quốc là nạn nhân.

Văn phòng của Thủ tướng Malaysia chưa trả lời yêu cầu bình luận.

Bà Joyce nói các công ty Malaysia bị nhắm đến có thể bao gồm bất cứ công ty hay cơ quan nào liên hệ đến dự án Đường Ray Bờ biển phía Đông trị giá 20 tỉ đô la.

Dự án dài 688 kilômét nối liền bờ biển phía tây của Malaysia với các cảng ở phía đông đã bị ngưng lại chờ thảo luận về giá cả và những cáo buộc hối lộ.

Chính phủ của ông Mahathir cũng ngưng công việc tại hai dự án trị giá hơn 2,3 tỉ đô la được giao cho công ty Trung Quốc Petroleum Pipeline Bureau.

https://www.voatiengviet.com/a/malaysia-b%E1%BB%8B-nguy-c%C6%A1-tin-t%E1%BA%B7c-khi-x%C3%A9t-l%E1%BA%A1i-%C4%91%E1%BA%A7u-t%C6%B0-c%E1%BB%A7a-trung-qu%E1%BB%91c-/4530309.html

 

Ấn Độ sẽ đưa người lên không gian trước 2022

Ấn Độ sẽ phóng một phi thuyền không gian có người lái vào năm 2022, Thủ tướng Narendra Modi loan báo hôm 15/8 nhân kỷ niệm ngày độc lập của Ấn Độ.

Ông nói Ấn Độ sẽ là quốc gia thứ tư sau Nga, Hoa Kỳ và Trung Quốc đạt được thành tích này và phi hành gia của Ấn Độ có thể là nam hay nữ. Phi thuyền không gian chở các phi hành gia của Ấn Độ đã được thử nghiệm vài ngày trước đó.

Rakesh Sharma là người Ấn Độ đầu tiên du hành trong không gian trên một rocket của Nga vào năm 1984. Trong khuôn khổ chương trình không gian được tiến hành vào những năm 1960, Ấn Độ đã tự phóng một loạt các vệ tinh cho mình và cho những nước khác và đã thành công đặt một vệ tinh vào quỹ đạo xung quanh Sao Hỏa vào năm 2014.

Ấn Độ hy vọng sẽ trình diễn khả năng công nghệ thăm dò hệ mặt trời trong khi cũng dùng các cuộc nghiên cứu từ không gian và các nơi khác để giải quyết các vấn đề trong nước. Chương trình không gian tiêu tốn 1 tỉ đô la một năm giúp phát triển vệ tinh, thông tin và công nghệ cảm ứng từ xa hiện đã được dùng để do lường mực nước dưới lòng đất, tiên đoán thời tiết tại quốc gia có những chu kỳ hạn hán và lụt lội như Ấn.

Ấn Độ dành được độc lập từ tay Anh quốc vào năm 1947. Bài diễn văn dài 80 phút của ông Modi được phát trực tiếp từ Red Fort ở New Delhi diễn ra vài tháng trước cuộc tổng tuyển cử.

Ông Modi trở thành Thủ tướng khi đảng Bharatiya Janata theo chủ nghĩa dân tộc Hindu của ông thắng áp đảo trong cuộc bầu cử năm 2014. Ông sẽ tìm một nhiệm kỳ 5 năm nữa cho đảng của ông tại cuộc bầu cử được tổ chức vào tháng 3, tháng 4 năm tới.

https://www.voatiengviet.com/a/%E1%BA%A5n-%C4%91%E1%BB%99-s%E1%BA%BD-%C4%91%C6%B0a-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-l%C3%AAn-kh%C3%B4ng-gian-tr%C6%B0%E1%BB%9Bc-2022/4530257.html

 

Bà Thái Anh Văn thăm tiệm 85C Bakery Cafe

ở Los Angeles – Trung Cộng dọa tẩy chay

Đài Bắc, Đài Loan – 85C Bakery Café- một hãng kinh doanh bánh ngọt và thức uống nổi tiếng của Đài Loan tại Hoa Kỳ- đã phải nhượng bộ trước áp lực từ Bắc Kinh, sau khi bị Trung Cộng đe dọa tẩy chay, vì nữ Tổng Thống Đài Loan Thái Anh Văn đã đến thăm một cửa tiệm của hãng này tại Hoa Kỳ.

Bà Thái Anh Văn đã ghé qua một tiệm 85C Bakery Cafe tại Los Angeles trong tuần này, khi bà dừng chân tại Hoa Kỳ trong chuyến công du Nam Mỹ. Trên mạng internet tại Trung Cộng ngay sau đó lập tức chỉ trích dữ dội hãng 85C vì chuyến thăm của bà Thái, và đe dọa sẽ tẩy chay hãng này. Đài Loan, Trung Cộng, và Hoa Kỳ, là các thị trường chính của 85C. Ngoài ra, hãng cũng có một số cửa hàng tại Úc và Hong Kong.

Trước sự giận dữ của Trung Cộng, vào Thứ Tư 15 tháng 8, hãng 85C tuyên bố hãng này luôn ủng hộ chính sách Một Trung Hoa, và gọi bà Thái Anh Văn là lãnh đạo của chính quyền Đài Loan, một thuật ngữ thường được chính phủ và truyền thông Trung Cộng sử dụng. 85C nói, hãng này phản đối mọi hành động chia rẽ tinh thần đồng hương giữa 2 bên, và sẽ phục vụ khách hàng với niềm tin rằng cả 2 bên đều thuộc cùng một gia đình.

Trước đó, nhiều công ty quốc tế, bao gồm nhiều hãng hàng không và khách sạn, đã phải nhượng bộ trước yêu cầu của Bắc Kinh, gọi Đài Loan là một phần của Trung Cộng.

Phản ứng trước sự việc của hãng 85C, văn phòng tổng thống Đài Loan gọi đây là một chiến thuật phi pháp, nhằm phá hoạt trật tự thị trường, và cản trở quyền tự do ngôn luận. (Mộc Miên)

https://www.sbtn.tv/ba-thai-anh-van-tham-tiem-85c-bakery-cafe-o-los-angeles-trung-cong-doa-tay-chay/

 

TC: Phát Triển Hạ Tầng Cơ Sở Bùng Nổ

Gây Ra Núi Nợ Công

BEIJING  –   Chủ trương phát triển hạ tầng cơ sở là động lực kích thích tăng trưởng kinh tế hơn 1 thập niên qua tại Hoa Lục, nhưng để lại nợ công cao như núi.

Tại thành phố Changde ở góc cực bắc tỉnh Hunan 4 năm trước, tiểu chủ Ma Hushei cùng bạn bè lập nông trai trồng nho làm ruợu giữa đồng luá, cách ga xe lửa chỉ 3 kilomét. Khu vực phát triển nhanh, với dân số 6 triệu, 1 trung tâm đô thị nổi lên, với bệnh viện, toà thị chính mới gần bên toà nhà 2 tầng là bản doanh của tập đoàn tài chính Changde Caixin, công cụ huy động vốn lớn nhất của thành phố.

Phóng viên Hong Kong tới, thấy là ngoài sức tưởng tượng – nhưng 1 cư dân địa phương 44 tuổi thấy việc xây dựng các công trình đã chậm hẳn lại trong thời gian gần đây, vì thực tế là cạn tiền.

Changde không là thành phố duy nhất chứng kiến hiện tượng này sau những dự án hạ tầng ồ ạt thúc đẩy bởi giới chức địa phương nhận đuợc tài trợ dễ dãi từ ngân hàng nhà nước.

Giờ đây, nhóm lãnh đạo Beijing đứng trước núi nợ công.

Bank for International Settlements ước luợng nợ công giữa năm 2017 của chính quyền Hoa Lục là bằng 256% GDP.

Lãnh tụ Tập Cận Bình muốn giảm nợ công nói chung để hạn chế bất ổn tài chính – tiến trình này sẽ là đau đớn, theo nhận xét của nhà báo Hong Kong.

Với những nơi như Changde, nhiều dự án sẽ bỏ dở giữa chừng. Không là hàng ngàn, nhưng có đến hàng trăm thành phố tương tự khắp Hoa Lục muốn nhanh chóng trở thành phủ phủ kinh tế của vùng – nên, khi trung ương xiết chặt kiểm soát tài trợ của các dự án phối hợp công-tư, ảnh hưởng có thể cảm thấy ngay.

Tại Changde, 7 dự án chính tiếp tục khai triển và hàng chục dự án không kịp thời hạn, theo tài liệu từ Ban kế hoạch của thành phố. Nhưng, thông tin từ Ban tài chính vẫn khẳng định “Kinh tế địa phương diễn biến bình thường”. Hồ sơ chính thức cuối năm 2016 ghi: nợ công là 34.6 tỉ yuan.

Giới phân tích nhắc nhở: thiếu trong sáng là 1 phần của nan đề.

Biên bản mới nhất của Kiểm Toán Quốc Gia ghi tổng số nợ công của địa phuơng là 15,400 tỉ yuan không kể nợ cũ tính vào cuối năm 2014 là 8,600 tỉ yuan… Tổng cộng lên tới 3,461 tỉ đô la.

Trong lúc đối đầu với Washington tiếp diễn, HĐ Nhà Nước loan báo hôm 23-7 sẽ phát hành 1 đợt công trái mới trị giá 1,300 tỉ yuan, và khuyến khích ngân hàng tiếp tục cấp tín dụng cho “các cỗ xe tài trợ” xây dựng hạ tầng cơ sở để bảo đảm sự tiếp tục của các công trình xây dựng, nghĩa là núi nợ cao hơn.

https://vietbao.com/p122a284434/tc-phat-trien-ha-tang-co-so-bung-no-gay-ra-nui-no-cong

 

TT Hàn Quốc kêu gọi Quốc Hội phê chuẩn

 Tuyên bố chung Bàn Môn Điếm

Thùy Dương

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In hôm nay 16/08/2018 kêu gọi dân biểu của 5 đảng phái chính trị, cùng nỗ lực cải thiện quan hệ liên Triều và phê chuẩn thỏa thuận mà ông đã ký với lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un hồi tháng Tư tại Bàn Môn Điếm.

Lời kêu gọi trên được đưa ra trong bối cảnh tổng thống Moon Jae In và lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un đang có kế hoạch tổ chức thượng đỉnh lần thứ ba vào tháng 09/2018 tại Bình Nhưỡng. Ông Moon hy vọng Quốc Hội Hàn Quốc sẽ phê chuẩn Tuyên bố Bàn Môn Điếm trước khi diễn ra thượng đỉnh Bình Nhưỡng.

Hãng tin Yonhap cho biết tổng thống Moon Jae In cũng đề nghị cử các dân biểu đại diện cho các đảng chính trị Hàn Quốc cùng ông sang Bình Nhưỡng và tổ chức đối thoại Quốc Hội liên Triều. Cũng trong ngày hôm nay, bộ Thống Nhất Hàn Quốc thông báo sẽ đầu tư ngay trong năm 2018 gần 3,5 tỉ won (3,1 triệu đô la) vào Quỹ hợp tác liên Triều. Khoản tiền này dành cho hoạt động của văn phòng liên lạc liên Triều dự kiến được mở ở thành phố biên giới Kaesong.

Trong khi đó, vào ngày hôm qua, bộ Quốc Phòng Hàn Quốc cho biết hai miền Nam – Bắc Triều Tiên đã khôi phục lại đường dây liên lạc quân sự Donghae, tại miền đông bán đảo Triều Tiên, vốn bị ngắt sau một vụ hỏa hoạn hồi năm 2010. Đây được coi là một bước tiến để xây dựng niềm tin và giảm căng thẳng ở khu vực biên giới hai nước.

Việc khôi phục hoàn chỉnh các tuyến đường liên lạc qua điện thoại và fax là một phần của thỏa thuận được ký kết trong một cuộc họp quân sự cấp tướng hồi tháng 06/2018, cuộc gặp gỡ đầu tiên sau hơn một thập niên. Hồi tháng 07/2018, hai bên đã nối lại đường dây liên lạc Seohae, ở miền tây bán đảo Triều Tiên.

Trong khi tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In đang nỗ lực cải thiện quan hệ với Bình Nhưỡng thì hôm nay tờ Rodong Sinmun, cơ quan ngôn luận của Đảng Lao Động đang cầm quyền ở Bắc Triều Tiên lại một lần nữa kêu gọi Seoul không áp dụng các lệnh trừng phạt quốc tế chống Bình Nhưỡng vì sức ép từ các lệnh trừng phạt sẽ không giúp cải thiện quan hệ liên Triều.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20180816-tt-han-quoc-keu-goi-quoc-hoi-phe-chuan-tuyen-bo-chung-ban-mon-diem