Tin khắp nơi – 16/06/2020
Chiến dịch tranh cử của TT Trump phá kỷ lục về lượng tiền ủng hộ trong ngày sinh nhật ông – Minh Hòa
Vào ngày sinh nhật lần thứ 74 của Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 14/6/2020, chiến dịch tranh cử của ông và đảng Cộng hòa đã thu hút được lượng tiền ủng hộ trực tuyến cao chưa từng có.
Theo Fox News, Ủy ban Quốc gia đảng Cộng hòa (RNC) và chiến dịch tái tranh cử của Tổng thống Trump đã nhận được 14 triệu USD tiền quyên góp trực tuyến vào ngày 14/6, phá vỡ kỷ lục trước đó là 10 triệu USD vào ngày 19/10/2016.
Fox News cho biết trung bình mỗi khoản quyên góp online hôm 14/6 là 46 USD (khoảng 1 triệu đồng). Các khoản tiền nhỏ tạo nên một lượng tiền lớn là một chỉ dấu cho thấy số người ủng hộ là rất lớn.
Tới nay, Tổng thống Trump và RNC đã quyên góp được 255 triệu USD cho chiến dịch tái tranh cử của ông. Trong khi đó, Ủy ban Quốc gia đảng Dân chủ và ứng cử viên tổng thống của đảng này, ông Joe Biden, mới chỉ quyên góp được khoảng 100 triệu USD.
“Sự ủng hộ từ những người dân bình thường dành cho cuộc tái tranh cử của Tổng thống Trump, là điều mà không có chiến dịch nào từng thấy”, ông Brad Parscale, người quản lý chiến dịch tái tranh cử của ông Trump nói với Fox News. “Chẳng hạn, hơn một triệu người đã đăng ký nhận vé tham dự cuộc mít tinh của Tổng thống vào cuối tuần này [ở Oklahoma], họ cũng đang quyên góp để giúp chiến dịch của ông đạt số lượng kỷ lục”.
Ông Parscale cho rằng có sự khác biệt về lòng nhiệt tình của cử tri dành cho Tổng thống Trump và ứng viên Joe Biden: “Có khoảng cách về mức độ nhiệt tình – nó rất thật và rất rộng”.
RNC cũng đã khởi xướng một chiến dịch gửi thiệp sinh nhật trực tuyến tới Tổng thống Trump và đã nhận được 1 triệu chữ ký tham gia, theo Fox News.
Ông Trump xác nhận Mỹ sẽ giảm quân số đóng ở Đức
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 15/6 loan báo sẽ rút quân số Mỹ trú đóng tại Đức xuống còn 25 ngàn, tức giảm bớt khoảng 9,5 ngàn quân.
Phát biểu với báo giới, ông Trump than phiền là Đức không chi đủ cho quốc phòng theo như đòi hỏi của liên minh NATO. Ông nói Hoa Kỳ sẽ rút bớt quân trừ phi phía Đức chịu chi thêm.
Bình luận của ông Trump phản ánh xác nhận chính thức đầu tiên về việc cắt giảm quân số được tờ Wall Street Journal loan tin hôm 5/6 và sau đó được một viên chức cao cấp Mỹ xác nhận với Reuters với điều kiện ẩn danh.
Viên chức này nói đó là kết quả nhiều tháng làm việc của giới lãnh đạo quân đội Mỹ và không liên hệ gì đến những căng thẳng giữa ông Trump với Thủ tướng Đức Angela Merkel, người làm hỏng kế hoạch của ông Trump tổ chức hội nghị khối G7 trong tháng này.
Tuy nhiên, những nguồn tin khác quen thuộc với vấn đề cho hay một số giới chức tại Tòa Bạch Ốc, Bộ Ngoại giao và Ngũ Giác Đài ngạc nhiên về quyết định của Tổng thống. Họ lý giải có thể do Tổng thống bất bình về G7 và cũng có thể do ảnh hưởng của ông Richard Grenell, cựu đại sứ Mỹ tại Đức cũng là một người trung thành với ông Trump.
Tin nói Ngoại trưởng Mỹ sắp gặp
phái đoàn cấp cao Trung Quốc tại Hawaii
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo dự trù gặp một phái đoàn Trung Quốc tại một căn cứ quân sự Mỹ ở Hawaii trong tuần này để thảo luận về các mối quan hệ song phương đã suy sụp trầm trọng kể từ đầu năm nay, những nguồn thạo tin cho Reuters biết.
Hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã đối đầu với nhau trong nhiều tháng nay về việc đối phó với đại dịch virus corona và việc Trung Quốc áp đặt luật an ninh mới lên Hong Kong.
Giới chuyên gia nhận định các mối quan hệ giữa đôi bên đã xuống đến mức thấp nhất trong nhiều năm, và giữa tháng 5, Tổng thống Donald Trump còn đi xa hơn nữa khi tuyên bố có thể cắt đứt quan hệ với Bắc Kinh.
Tờ báo South China Morning Post nêu một nguồn tin ẩn danh nói ông Dương Khiết Trì, Uỷ viên Quốc vụ viện đồng thời là một thành viên trong Bộ Chính trị đầy quyền lực của Đảng Cộng sản, sẽ đại diện phía Trung Quốc trong cuộc gặp sắp tới với ông Pompeo.
Cuộc gặp dự trù sẽ diễn ra tại căn cứ không quân Hickam ở Hawaii, một nguồn tin không muốn tiết lộ danh tánh cho biết. Một nguồn tin khác nói ông Pompeo sẽ rời Washington ngày 16/6 đi Hawaii, nơi cuộc họp sẽ diễn ra vào ngày 17/6.
Đây sẽ là cuộc tiếp xúc đầu tiên của ông Pompeo với ông Dương kể từ khi hai người điện đàm vào ngày 15/4 để tháo luận về virus corona.
Các nguồn tin cho hay lịch trình thảo luận sẽ bao gồm việc đáp ứng với virus corona, kiểm soát vũ khí, thương mại, vấn đề Hong Kong, chuyện Triều Tiên và các hành động trả đũa qua lại nhắm vào giới ký giả.
Bộ Ngoại giao và Toà Bạch Ốc không trả lời yêu cầu bình luận về chuyến đi của ông Pompeo, được tờ Poltitico loan tin đầu tiên vào ngày 12/6.
Sự trả thù của Bắc Kinh –
các đảng thân TQ và biểu tình bạo lực ở Mỹ
Trevor Loudon có bài viết trên The Epoch Times ngày 14/6 về hai đảng cộng sản thân Trung Quốc đang đóng vai trò hàng đầu trong việc điều phối các cuộc biểu tình bạo lực hiện đang diễn ra trên khắp nước Mỹ.
Trevor Loudon là một tác giả, nhà làm phim và diễn giả đại chúng đến từ New Zealand. Trong hơn 30 năm, ông đã nghiên cứu các phong trào cực đoan cánh tả, chủ nghĩa Mác và khủng bố, và ảnh hưởng bí mật của chúng đối với chính trị chính thống. Ông được biết đến nhiều nhất với cuốn sách “Kẻ thù bên trong: Cộng sản, Chủ nghĩa Xã hội và Những kẻ cấp tiến trong Nghị viện Hoa Kỳ”, cũng như bộ phim tài liệu có chủ đề tương tự của ông là “Kẻ thù bên trong”. Cuốn sách được xuất bản gần đây của ông là “Sách đỏ Nhà trắng: Cộng sản, Xã hội & Rủi ro An ninh đối với ứng viên tranh cử Tổng thống Hoa Kỳ, 2020”. Sau đây là tóm lược bài viết của ông trên The Epoch Times ngày 14/6.
Hai đảng cộng sản thân Trung Quốc, gồm Tổ chức ‘Tổ chức xã hội chủ nghĩa đường tự do FRSO’ và ‘Đường Giải phóng’ đang đóng vai trò hàng đầu trong việc điều phối các cuộc biểu tình bạo lực hiện đang diễn ra trên khắp Hoa Kỳ.
Các nhóm này công khai mong muốn tiêu diệt Tổng thống Trump và hạ bệ Đảng Cộng hòa. Các cuộc biểu tình và bạo loạn hiện nay nên được xem trong bối cảnh đó. Đây không phải để đòi công lý cho George Floyd, mà là phục vụ cho chương trình nghị sự riêng của họ – làm cách mạng.
Sơ lược về 2 đảng này
Tổ chức xã hội chủ nghĩa đường tự do (FRSO) được thành lập năm 1985 với tư cách là một liên minh tàn dư của các phong trào cách mạng theo chủ nghĩa Mao (Maoist) thập niên 1960 và 70 ở Hoa Kỳ, gồm Sinh viên vì xã hội dân chủ (SDS), Đảng cộng sản cách mạng, Liên đoàn đấu tranh cách mạng, Đảng cộng sản Mỹ, Đảng công nhân cộng sản, và các nhóm khác.
Giống như hầu hết các nhóm Maoist, FRSO tập trung nhiều vào các vấn đề chủng tộc và điều phối các nhóm thiểu số (da đen, Mỹ Latin, châu Á, người Hawaii bản địa và người Mỹ bản địa, v.v.) đấu tranh đòi các thay đổi trong bầu cử chính trị và cách mạng.
Năm 1999, FRSO tách ra thành 2 tổ chức khác nhau, nhưng điều khó hiểu là cả hai đều giữ nguyên tên đầu (FRSO).
FRSO-FightBack nhỏ hơn, có trụ sở tại Trung Tây. Nó rất mạnh ở Chicago, Minneapolis và một số vùng của Wisconsin. Nó cũng có sự hiện diện ở New York; California; Salt Lake, Utah; Tucson, Arizona; Dallas và Houston, Texas; và Tallahassee, Tampa và Jacksonville, Florida.
FRSO-FB hợp tác chặt chẽ với Đảng Công nhân Thế giới, một số nhóm Hồi giáo cánh tả và đôi khi là Đảng Xã hội Dân chủ Hoa Kỳ. FRSO-FB công khai ủng hộ Trung Quốc và Bắc Triều Tiên và có quan hệ với các nhóm bị Bộ Ngoại giao Mỹ chỉ định là những nhóm khủng bố như Mặt trận Bình dân Giải phóng Palestine và Đảng Cộng sản Philippines / Quân đội Nhân dân Mới. FRSO-FB đã gửi ít nhất bốn phái đoàn đến Venezuela riêng trong năm ngoái.
Vào tháng 9/2010, FBI đã đột kích vào nhà của 23 thành viên FRSO-FB và những người ủng hộ ở Minnesota, Illinois và California để tìm kiếm “bằng chứng hỗ trợ cho chủ nghĩa khủng bố”, theo Bưu điện Washington. “Các lệnh truy nã, trát đòi và tài liệu cho thấy FBI đã quan tâm đến mối liên hệ giữa tổ chức này và Lực lượng Vũ trang Cách mạng Colombia (FARC), Mặt trận Phổ biến Giải phóng Palestine và Hezbollah”.
Không có vụ truy tố nào được thực hiện, mặc dù FBI thu giữ lượng tài liệu và với những bằng chứng đáng kể của người cung cấp thông tin cho FBI bên trong tổ chức FRSO-FB. Thực tế là một số thành viên FRSO-FB bị bắt có liên hệ chặt chẽ với cựu Tổng thống Barack Obama thông qua các giới hoạt động ở Chicago, có thể là một nhân tố trong quyết định không truy tố đó.
Tổ chức thứ hai của FRSO, hay FRSO/OSCL lớn hơn đã đổi tên vào tháng 4/2019 thành Đường Giải phóng. Tổ chức này rất mạnh ở Bay Area, Los Angeles, New York và Boston, Pennsylvania, Ohio, Missouri, Virginia, trên khắp Tennessee, ở Kentucky, Bắc Carolina, Georgia, Mississippi và Nam Florida. Nó cũng có sự hiện diện nhỏ hơn ở một số tiểu bang khác, bao gồm Washington, Oregon, Alabama và Texas.
Đường Giải phóng phối hợp chặt chẽ với Đảng Cộng sản Hoa Kỳ, Đảng Xã hội Dân chủ Hoa Kỳ, Đoàn kết, Liên minh Cách mạng vì một nước Mỹ mới, Đảng Xã hội Hoa Kỳ, và đôi khi là Đảng Công nhân Thế giới.
Bởi vì Đường Giải phóng liên quan nhiều đến bầu cử chính trị và đã thâm nhập sâu vào Đảng Dân chủ ở một số bang, nên nó không dám quá cởi mở về các mối quan hệ với cộng sản nước ngoài như người anh em FRSO-FB của nó.
Một số người ủng hộ Đường Giải phóng sống ở Trung Quốc, và ủng hộ đường lối của Bắc Kinh. Đường Giải phóng cũng có mối quan hệ chặt chẽ với cánh tả ở Palestine và các đảng cộng sản nước ngoài, bao gồm cả Pol Pot ở Campuchia.
Đường Giải phóng ở Virginia ngông cuồng đến nỗi, bằng cách gian lận hàng trăm ngàn cử tri thiểu số cho đảng Dân chủ, họ đã chuyển bang này từ màu đỏ (ủng hộ đảng Cộng hòa) sang màu xanh (ủng hộ đảng Dân chủ). Điều này được làm bằng cách điều chỉnh biên giới của các khu vực bầu cử do máy tính
tạo ra, để làm sai lệch kết quả bầu cử mà không cần thay đổi các phiếu bầu đơn lẻ, được thực hiện bởi ‘đồng chí’ Steve McClure của Đường Giải phóng làm việc tại Đại học Vũ Hán ở Trung Quốc. Đây chính là sự can thiệp của nước ngoài trong cuộc bầu cử Mỹ!
Chống lại Tổng thống Trump
Cả Đường Giải phóng và FRSO-FB đều phản đối mạnh mẽ Tổng thống Donald Trump và đang tìm mọi thủ đoạn để kết thúc nhiệm kỳ tổng thống của ông. Trang Facebook của nó được dẫn đầu với cụm từ, “Đè bẹp Phát xít, Tẩy chay Trump và Dựng một con đường tới Quyền lực!”
FRSO-FB đã tham gia rất mạnh vào việc tổ chức các cuộc biểu tình chống lại Hội nghị quốc gia của đảng Cộng hòa tại Ohio vào năm 2016, nơi ông Donald Trump chấp nhận đề cử tổng thống. Theo Tin tức của FRSO-FB:
“Sau khi xảy ra cuộc biểu tình kịch liệt của 5.000 người khiến Tổng thống Trump phải hủy bỏ chiến dịch ngày 11/3/2016 trong khuôn viên trường Đại học Illinois, Steff Yorek, thư ký chính trị của Đường Tự do, đã thúc giục các nhà hoạt động cấp tiến tại Hoa Kỳ theo gương của Chicago”.
Tin tức của FRSO-FB cũng báo cáo: “Yorek, nói chuyện với những người biểu tình tập trung tại Columbus Circle, Washington, D.C., vào ngày 20/1/2017, cho biết, ‘Chúng ta cần ở lại trên đường phố suốt bốn năm để chống lại Tổng thống Trump và làm cho đất nước này trở nên khó kiểm soát’”.
FRSO và NAARPR
Mỗi năm có khoảng 1.100 tội phạm Mỹ bị cảnh sát tiêu diệt, hầu hết luôn luôn trong hoàn cảnh hợp pháp. Một số trong những người bị giết chắc chắn sẽ có màu da đen. Những Maoist có thể tự tin rằng trong suốt mùa hè năm 2020, phải có một người đàn ông da đen ở đâu đó sẽ bị cảnh sát giết chết. Việc cảnh sát ngộ sát George Floyd là một món quà cho những người cộng sản. Nó quá nghiêm trọng và công khai đến mức kích động sự phẫn nộ. Những Maoist đang chờ thời cơ, đã nắm bắt sự kiện và phóng đại sự tức giận đó lên mức bạo lực hàng loạt.
Vào tháng 11/ 2019, FRSO đã tập hợp 1.200 người ở Chicago để tái lập Liên minh Quốc gia Chống phân biệt chủng tộc và đàn áp chính trị (NAARPR). Trong một lời kêu gọi, NAARPR đã chứng tỏ rằng nó là một phần của phong trào cách mạng quốc tế rộng lớn hơn:
“Chúng tôi tiếp tục đứng trong tình đoàn kết vô điều kiện với các phong trào giải phóng dân tộc của Palestine, Puerto Rico và Philippines, cũng như các cuộc đấu tranh chống đế quốc ở Nam Phi, Venezuela, và tất cả các lực lượng dân chủ tiến bộ, chống lại chủ nghĩa đế quốc”.
Những nhóm hưởng ứng lời kêu gọi trên bao gồm các nhà xã hội dân chủ Chicago của Mỹ, Đảng Cộng sản Hoa Kỳ, Đảng Lao động Marxist, Đảng Thống nhất Xã hội, Đảng Cách mạng Hoa Kỳ, một số chi nhánh của Black Lives Matter, cộng với FRSO và ít nhất 20 nhóm mặt trận FRSO.
Vào thứ Hai, ngày 25/5, ngày George Floyd bị giết, NAARPR đã đưa ra lời kêu gọi lập đây là “Ngày Quốc khánh”.
NAARPR đã đưa ra một danh sách nhanh chóng gồm 11 thành phố lớn nơi các cuộc biểu tình đã được lên kế hoạch bởi hầu hết tất cả đều được lãnh đạo bởi các nhóm mặt trận FRSO nổi tiếng. Sau đó nhiều thành phố hơn đã được thêm vào danh sách; nhiều cuộc tuần hành đã được lên kế hoạch và tiếp tục được lên kế hoạch. Hầu như tất cả đều được lãnh đạo bởi các nhóm mặt trận FRSO hoặc các tổ chức cộng sản đồng minh.
Đường Giải phóng và Mạng sống của Người da đen là Quan trọng
Mạng sống của người da đen là quan trọng (Black Lives Matter – BLM) là một phong trào cộng sản địa phương. Nó xuất phát từ vụ việc một thiếu niên da đen, Trayvon Martin, bị giết hại một cách đau lòng tại Florida, và cái tên Black Lives Matter sau đó đã xuất hiện và lan rộng thành một phong trào trên toàn thế giới.
Trên thực tế, cái tên BLM này có sức thu hút, nên FRSO/OSCL và đội quân cảm tình của nó trong các phong trào xã hội và các phương tiện truyền thông đã thúc đẩy để gây ảnh hưởng. Cộng sản luôn làm điều này hàng ngày trong hơn một thế kỷ nay. Nó rất giỏi về tuyên truyền.
Ngày nay, BLM được điều phối trên toàn quốc bởi một nhóm có tên là Phong trào Cuộc sống của người da đen (MBL). Một số đồng chí của Đường Giải phóng làm việc thông qua MBL, bao gồm cựu nhà tổ chức quốc gia FRSO/OSCL Cazembe Jackson và nhà hoạt động Ash-Lee Henderson ở Đông Tennessee.
MBL đã điều phối các cuộc biểu tình trên toàn quốc thông qua các cuộc hội đàm thường xuyên trên Zoom. Vào ngày 30/5, MBL đã triệu tập một “Tuần lễ hành động quốc gia bảo vệ cuộc sống của người da đen” nơi các “đồng chí” đã thảo luận về hoạt động phản kháng phối hợp.
Người điều hành là nhà hoạt động Bay Area BLM Kariss Lewis và một chiến lược gia MBL có trụ sở tại New York là Lumumba Bandele. Những người tham gia bao gồm:
Miski Noor của Black Visions Collective ở Minnesota. Noor trước đây đã làm việc cho tổng chưởng lý bang Minnesota và cựu nghị sĩ Keith Ellison trong ba năm về “các vấn đề đối ngoại, nhập cư và tiếp cận cộng đồng Hồi giáo”.
Chanelle Helm của BLM Louisville.
Kayla Reed của Action St. Louis, một thành viên của Tổ chức Đấu tranh cho Người da đen. Reed được xác định là một người tổ chức các cuộc biểu tình năm 2017 đã biến thành bạo lực ở ngoại ô St. Louis của Đại học Thành phố sau khi một cảnh sát bắn một người đàn ông da đen trong cuộc rượt đuổi tốc độ cao của cảnh sát.
Chinyere Tutashinda của The BlackOUT Collective ở California.
Phillip Agnew của Dream Defender ở Florida, một cựu đại diện cho ứng cử viên tổng thống Bernie Sanders. Agnew đã dẫn đầu ít nhất hai phái đoàn BLM đến các vùng lãnh thổ của Palestine.
Trang web MBL tuyên bố nó đang “tìm cách tiếp cận hàng triệu người, huy động hàng trăm nghìn người và tổ chức hàng chục nghìn người, để sức mạnh chính trị người da đen là một lực lượng có thể tác động đến các chương trình nghị sự quốc gia và địa phương theo hướng Tầm nhìn chung của MBL”. Trang web đã mời các nhà hoạt động tham gia vào một tuần hành động từ ngày 1 đến ngày 7/6 để ‘bảo vệ mạng sống của người da đen’.
Một danh sách hàng ngày về các điểm nói chuyện và các bước hành động được liệt kê bao gồm: “Chúng tôi yêu cầu rút ngân sách cấp cho Cảnh sát và đầu tư vào Cộng đồng người da đen: Chúng tôi yêu cầu các trường học, Cao đẳng, Đại học và Tất cả các tổ chức công cộng địa phương cắt quan hệ với Cảnh sát” và “Cứu trợ ngay lập tức cho các cộng đồng của chúng tôi”, theo sau là một danh sách các nhu cầu bao gồm Thu nhập cơ bản chung cho người da đen và “các khoản thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt, hủy bỏ tiền thuê nhà, hủy bỏ thế chấp, hủy bỏ các khoản nợ của sinh viên, y tế và các hình thức nợ khác cho người da đen”.
Theo trang web MBL: “Tới thứ Sáu, sau một tuần hành động cùng nhau, chúng tôi sẽ thị uy vũ lực tập thể và xây dựng sức mạnh trên toàn quốc”.
Rõ ràng các cuộc biểu tình là nhằm vào chủ nghĩa xã hội, và kết thúc nhiệm kỳ tổng thống của ông Trump.
Hạ bệ Tổng thống Trump với cuộc cách mạng đang diễn ra
Các lực lượng thân Bắc Kinh đứng sau các cuộc biểu tình hiện nay mô tả Tổng thống Trump là một kẻ phát xít và phải bị phế truất bằng mọi cách. Trong khi hầu hết người Mỹ bị lừa rằng các cuộc biểu tình và bạo loạn là về cái chết bi thảm của George Floyd, thì những kẻ theo chủ nghĩa Mao (Maoist) hiểu rằng đây thực sự là cơ hội của nó để hạ bệ Tổng thống Trump.
Cuộc nổi dậy hiện tại không phải là một lầm lẫn. Nó phải được nhìn rõ (như những kịch sĩ của chủ nghĩa Mao làm) trong bối cảnh của một chiến lược cách mạng cộng sản dài hạn.
Một Maoist lâu năm, cựu SDS và Line of March Max Elbaum gần đây đã xuất bản một tác phẩm tuyên truyền “Người Mỹ da đen: Từ 1968 đến nay” trên trang web nâng cấp của Con đường Giải phóng, trong đó có những gợi ý về những gì sắp xảy ra:
“Có thể có một cuộc thảm sát vào ngày mai. Và không thể đáp ứng các yêu cầu vừa được đưa ra bởi MBL – ‘Tổng thống Trump phải từ chức’ – chúng ta có thể thấy một nỗ lực để đánh cắp cuộc bầu cử năm 2020 thông qua sự kết hợp của sự đàn áp cử tri, đe dọa (hoặc tệ hơn) tại các địa điểm bỏ phiếu, và từ chối chấp nhận kết quả nếu số phiếu bầu cho biết Trump thua.
“Đây sẽ là một nỗ lực bền bỉ – có tổ chức, tập trung và với quy mô và chiến lược tương tự như cuộc nổi dậy hiện tại – để ngăn chặn điều đó thành công”.
Những kẻ Maoist của FRSO và Đường Giải phóng vui vẻ tin rằng “sức mạnh toàn cầu của Washington đang bị trượt dốc thảm hại”. Họ đang tích cực làm việc thay mặt Bắc Kinh để làm tăng tốc quá trình đó. Ngay khi Hoa Kỳ đang bắt đầu phục hồi sau những tác động thảm khốc của COVID-19, giờ đây họ đang thúc đẩy một thảm họa khác để trì hoãn sự phục hồi kinh tế, xé toạc kết cấu xã hội Mỹ.
Những người Mỹ trung thành của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã tích cực tham gia vào mọi cuộc bạo loạn lớn ở đất nước này kể từ những năm 1960. Tôi tin rằng họ là lực lượng chính đằng sau làn sóng hủy diệt hiện nay.
Tổng chưởng lý William Barr đã chính xác khi chỉ đạo FBI điều tra Antifa và các nhóm vô chính phủ khác. Tuy nhiên, ông không nên bỏ lỡ mối đe dọa lớn hơn nhiều – một phong trào cộng sản thân Bắc Kinh được nuôi dưỡng bởi các nguồn lực và chính trị đảng phái tại Hoa Kỳ.
Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) có mọi động cơ trên thế giới để hạ bệ Tổng thống Trump, đối thủ của họ. Ông đã thách thức ĐCSTQ về thương mại. Ông đã ủng hộ Đài Loan và những người biểu tình ở Hồng Kông. Ông đang xây dựng lại quân đội Hoa Kỳ để đối phó với các kế hoạch của ĐCSTQ thống trị khu vực Thái Bình Dương. Ông đang lãnh đạo cuộc chiến chống lại đại dịch virus corona do ĐCSTQ gây ra. Liệu ĐCSTQ có thể xoay xở thêm bốn năm nữa dưới nhiệm kỳ của Tổng thống Trump?
Đốt cháy các thành phố của Mỹ và phá hủy cơ hội tái bầu của Tổng thống Trump sẽ mang lại cơ hội cho kẻ nào – mà không phải nhận bất cứ trách nhiệm nào?
Bất kỳ thám tử giỏi nào cũng biết rằng, để xác định thủ phạm của một tội ác, trước tiên người ta phải xác định động cơ và phương tiện. ĐCSTQ chắc chắn có động cơ đốt cháy nước Mỹ. Bài viết này chính là để phơi bày các phương tiện của nó.
Lời kết
Trong nhiều thập kỷ, chính sách khôn ngoan của Hoa Kỳ trong việc cô lập ĐCSTQ về mặt kinh tế và chính trị đã giữ cho Trung Quốc một thế lực hạng ba, thậm chí không thể đe dọa nghiêm trọng tới các nước láng giềng gần đó.
Vào những năm 1970, Tổng thống Richard Nixon và Ngoại trưởng Henry Kissinger nói với người Mỹ rằng, bằng cách chấp nhận hợp tác với Trung Quốc, họ hy vọng ĐCSTQ sẽ rời bỏ chủ nghĩa cộng sản và tiến vào vào thế giới tự do.
Sai lầm tai hại này là thất bại của tất cả chúng ta.
Giờ đây, ĐCSTQ đang kiểm soát một quân đội tầm cỡ thế giới và nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, trong khi vẫn bám lỳ con đường cộng sản ngày càng tà ác và chuyên chế. Hoa Kỳ hiện đang đứng trước một kẻ thù nguy hiểm đang tràn ra khắp Thái Bình Dương, với một hệ thống chính trị và cộng đồng kinh doanh bị ĐCSTQ thâm nhập sâu rộng, năng lực công nghiệp bị suy giảm nghiêm trọng, nền kinh tế bị tổn hại nghiêm trọng và các thế lực do ĐCSTQ thao túng đang gây náo loạn ở các thành phố trên toàn quốc.
Liệu tất cả những điều này có đáng để đánh đổi việc được mua lò nướng bánh giá rẻ ở Walmart?
Phố Wall và New York
đã cấp bao nhiêu tiền cho TQ bành trướng?
Tác giả Sherry Dong hôm 30/4 có một bài viết trên tờ The Epoch Times, khảo sát nguồn vốn New York đã cấp ứng cho Trung Quốc để tạo nên một mối đe dọa ngược trở lại chính nước Mỹ vào thời điểm hiện tại. Dưới đây là toàn văn bài bình luận:
New York, trung tâm tài chính và kinh doanh hàng đầu thế giới, đang bị tấn công nghiêm trọng bởi Covid-19.
Trong bối cảnh Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã cố ý che giấu và xử lý dịch bệnh một tắc trách, nguyên nhân tạo nên đại dịch toàn cầu, rất nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế đang đánh giá lại mối quan hệ với Bắc Kinh.
Liệu các tổ chức lớn ở New York, như Phố Wall và các ông lớn ngành dược có trụ sở tại thành phố này, có thể cân nhắc việc “ly khai” với Trung Quốc, bất chấp sự móc nối lợi ích kinh tế chặt chẽ và lâu dài?
Những tổ chức này đã cấp bao nhiêu tiền cho Đảng Cộng Sản Trung Quốc trong lịch sử?
“Toàn bộ cỗ máy của Đảng Cộng sản Trung Quốc và những hoạt động của họ tại Trung Quốc ngày nay đều được Phố Wall đứng ra tài trợ. Các doanh nghiệp Mỹ ngày này đang là cánh tay vận động hành lang của ĐCSTQ tại Mỹ, còn Phố Wall thì trở thành phòng quan hệ nhà đầu tư của họ”, cựu chiến lược gia trưởng Nhà Trắng Stephen Bannon cho biết trong cuộc phỏng vấn với CNBC hôm 25/4/2019.
Tính đến ngày 25/2/2019, có 156 công ty Trung Quốc niêm yết trên sàn NASDAQ, sàn New York và sàn NYSE American – ba sàn giao dịch chứng khoán lớn nhất nước Mỹ – với tổng vốn hóa thị trường lên tới 1,2 nghìn tỷ USD, theo một tài liệu được công bố bởi Ủy ban Đánh giá Kinh tế và Chứng khoán Mỹ-Trung (USCC). Đây là báo cáo được cập nhật thường xuyên cho Nghị viện Mỹ.
Tài liệu này cho thấy trong số các công ty Trung Quốc niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ, thì Alibaba có vốn hóa thị trường là 458,6 tỷ USD. Các hãng bảo lãnh hàng đầu của Alibaba bao gồm các tổ chức tài chính hàng đầu Hoa Kỳ như Goldman Sachs, JPMorgan Chase, Morgan Stanley và Citigroup.
PetroChina, một doanh nghiệp nhà nước nằm dưới sự kiểm soát của ĐCSTQ, có vốn hóa thị trường lên tới 123,6 tỷ USD. Các tổ chức bảo lãnh hàng đầu của PetroChina bao gồm BlackRock, một trong những tập đoàn quản lý đầu tư lớn nhất cho các công ty niêm yết trên sàn Mỹ có trụ sở tại New York, tương tự JPMorgan Chase, Citigroup và Goldman Sachs.
Sinopec, một doanh nghiệp khác thuộc sở hữu của chính phủ Trung Quốc, có giá trị thị trường là 5,4 tỷ USD, và Morgan Stanley là một trong những tổ chức đầu tư lớn nhất của hãng dầu khí quốc doanh này.
Lẽ hiển nhiên, vốn đầu tư mà các doanh nghiệp Trung Quốc thu hút được từ thị trường chứng khoán Mỹ sẽ rơi vào túi tiền của ĐCSTQ hoặc các tổ chức tài chính Mỹ. Nếu bất kỳ công ty Trung Quốc nào bị hủy niêm yết khỏi sàn giao dịch Mỹ, thì cả Trung Quốc cùng tổ chức tài chính kia của Mỹ sẽ đồng thời chịu tổn thất.
Phố Wall đã rót bao nhiêu vốn cho ĐCSTQ?
Phố Wall đã đầu tư hàng trăm tỷ USD vào các công ty Trung Quốc được niêm yết tại Hoa Kỳ. Theo thống kê từ trang Bloomberg, vào thời điểm cuối tháng 11/2017 một phần ba trong số 215 quỹ đầu tư lớn của Phố Wall có cổ phần trong tập đoàn Alibaba.
Tháng 10/2019, BBC đã soạn thảo một báo cáo dựa trên số liệu do Refinitiv và CNN cung cấp, cho thấy BlackRock nắm giữ khoảng 9 tỷ USD cổ phiếu của Alibaba, gần 1 tỷ USD cổ phiếu của Baidu và hàng chục triệu USD cổ phiếu của Tencent.
Trong số tất cả các nhà đầu tư doanh nghiệp của Mỹ thì BlackRock, T. Rowe Price Associates và Vanguard Group là ba tổ chức đầu tư nhiều nhất vào Trung Quốc. Tổng vốn đầu tư vào các công ty Trung Quốc của 3 hãng này vượt quá 40 tỷ USD.
Hai quỹ đầu tư lớn khác – State Street Global Advisors US và Invesco Advisers Inc – cũng nắm giữ một lượng lớn cổ phiếu Trung Quốc, với tổng giá trị thị trường khoảng 15 tỷ USD.
Tỷ suất sinh lời từ những khoản đầu tư này?
Năm 2019, dữ liệu do Ủy ban Đầu tư Nhà nước Washington công bố cho thấy trong giai đoạn 2017 – 2018, tỷ lệ hoàn vốn đầu tư (ROI) của danh mục đầu tư vào Trung Quốc của Quỹ đầu tư Warburg Pincus đạt 24%, trong khi ROI của danh mục đầu tư cổ phần tư nhân của Warburg chỉ đạt 15,3%.
Truyền thông nhà nước Trung Quốc đã khen ngợi Alibaba là một sự lựa chọn tuyệt vời cho các nhà đầu tư. Khoản sinh lời thường gấp nhiều lần vốn bỏ ra.
Vậy, ĐCSTQ đã thâm nhập thị trường vốn của Mỹ sâu đến mức độ nào?
“Theo tôi thì có đến 1,9 nghìn tỷ USD tính riêng vốn đầu tư vào cổ phần tư nhân hoặc cổ phiếu, bên cạnh một nghìn tỷ USD đầu từ vào trái phiếu”, ông Roger Robinson, cựu chiến lược gia kinh tế và tài chính dưới thời Tổng thống Ronald Reagan, đã đưa ra ước tính về quy mô đầu tư vào Trung Quốc trong cuộc phỏng vấn với phóng viên NTD Simone Gao vào cuối năm 2019.
Theo báo cáo phân tích thị trường năm 2019 của các nhà phân tích thuộc Bloomberg, ông Francis Chan và Sharnie Wong ước tính rằng – bất chấp sự suy giảm kinh tế sâu hoặc sự thay đổi dòng tiền lớn – các ngân hàng và công ty chứng khoán nước ngoài có thể thu về khoản lãi khoảng 9 tỷ USD hàng năm tại Trung Quốc vào năm 2030.
Đứng trước cám dỗ của những khoản lợi nhuận khổng lồ, liệu Phố Wall có sử dụng năng lực của mình để vận động hành lang cho ĐCSTQ ở Washington?
Phố Wall vận động cho ĐCSTQ tại Nhà Trắng
Trên thực tế, một số giám đốc điều hành hàng đầu Phố Wall đã hoạt động như những người vận động hành lang cho ĐCSTQ trong nhiều năm tại Mỹ.
Ngoài việc vận động cựu Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton cho phép ĐCSTQ gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Phố Wall còn tìm cách thuyết phục Nhà Trắng không dán nhãn Trung Quốc là một kẻ thao túng tiền tệ.
Thời báo New York đưa tin các cựu tổng thống George W. Bush và Barack Obama đều coi Trung Quốc là một kẻ thao túng tiền tệ, nhưng Phố Wall luôn phản đối. Kết quả là cả Bush và Obama cuối cùng đều thất bại.
Tại sao Phố Wall giúp Trung Quốc tránh bị chỉ trích là kẻ thao túng tiền tệ?
Nếu Hoa Kỳ cáo buộc Trung Quốc là kẻ thao túng tiền tệ và nhận được sự ủng hộ từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế, chính phủ Hoa Kỳ sẽ dễ dàng can thiệp hơn vào hoạt động của các tổ chức tài chính Hoa Kỳ. Ví dụ như Nhà Trắng có thể sẽ cấm các quỹ đầu tư của Mỹ mua các khoản nợ của Hoa Kỳ do các công ty Trung Quốc ở Hồng Kông phát hành trái phiếu.
Các phương tiện truyền thông đã báo cáo rằng Phố Wall đã sử dụng quyền lực chính trị của mình ở Mỹ để tác động đến chính sách đối với Trung Quốc của nước này, chẳng hạn như can thiệp vào các cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung.
Ngoài các tổ chức tài chính ra, thì nhiều công ty Mỹ bao gồm cả những gã khổng lồ trong ngành dược phẩm, đã liên tục “tiếp máu – đầu tư” trực tiếp cho ĐCSTQ.
Các hãng dược lớn đầu tư mạnh vào Trung Quốc
Trong đại dịch hiện nay, ĐCSTQ từng đe dọa sẽ ngừng xuất khẩu các thành phần dược phẩm và dụng cụ y tế sang Hoa Kỳ. Do đó, chính quyền Trump đã kêu gọi các công ty dược phẩm Hoa Kỳ chuyển dây chuyền sản xuất về nội địa, nhằm giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc.
Tuy nhiên, các tổ chức vận động hành lang cho các đại gia dược phẩm của Mỹ đã gửi thư cho Tổng thống Donald Trump, phản đối lời kêu gọi “mua hàng Mỹ” của ông.
Cố vấn kinh tế Nhà Trắng Peter Navarro đã chỉ trích các công ty dược phẩm này vì họ không muốn chuyển sản xuất trở lại Hoa Kỳ.
Ông đặc biệt đề cập đến “cơ quan vận động hành lang PhRMA”, đang làm việc thay mặt cho ít nhất hai công ty dược phẩm hàng đầu có trụ sở tại New York là Pfizer và Bristol-Myers Squibb. Trong nhiều thập kỷ, hai công ty này đã kiếm được khoản lợi nhuận khổng lồ bằng cách đầu tư vào Trung Quốc.
Pfizer nằm trong danh sách Fortune Global 500 (500 doanh nghiệp có doanh thu lớn nhất toàn cầu), và là công ty dược phẩm lớn nhất thế giới. Với ba cơ sở sản xuất tiên tiến ở Trung Quốc và trung tâm R&D ở Thượng Hải và Vũ Hán, công ty có hơn 11.000 nhân viên tại Trung Quốc và hoạt động kinh doanh của công ty tại hơn 300 thành phố trên khắp nước Mỹ. Pfizer đã đầu tư gần 1,5 tỷ USD vào Trung Quốc và cũng đã thu được lợi nhuận lớn từ các khoản đầu tư và hoạt động tại nước này.
Bristol-Myers Squibb cũng là hãng dược phẩm đa quốc gia nổi tiếng thuộc danh sách Fortune Global 500. Công ty được biết đến với các sản phẩm thuốc tim mạch, thuốc chống ung thư và thuốc hệ thần kinh trung ương. Bristol cũng phát triển và sản xuất các loại thuốc chống thải ghép (Nulojix) để ghép tạng, được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê duyệt vào năm 2011.
Hoa Kỳ và lộ tuyến phía trước
Cấp vốn cho Đảng Cộng sản Trung Quốc, kẻ vi phạm nhân quyền tồi tệ nhất thế giới, thì chẳng khác nào với việc “truyền máu” cho một chế độ tội phạm.
Báo cáo Quốc gia về Thực hành Nhân quyền của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ năm 2019 có trích dẫn nghiên cứu của Đại học Quốc gia Úc về thống kê số liệu hiến tạng, theo đó kết luận rằng có “bằng chứng thuyết phục” dựa trên thống kê pháp y cho thấy dữ liệu này đã bị “làm giả”.
Tháng 6/2019, Tòa án về Trung Quốc – một tòa án độc lập điều tra cáo buộc mổ cướp nội tạng ở Trung Quốc, đã công bố phán quyết cuối cùng, xác nhận ĐCSTQ đã cưỡng bức mổ cắp nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công và các tù nhân lương tâm khác “trên quy mô lớn” trong nhiều năm.
“Dựa trên cơ sở của tất cả các bằng chứng trực tiếp và gián tiếp, toà án đi đến một kết luận chắc chắn rằng việc mổ cướp nội tạng đã xảy ra ở nhiều nơi tại Trung Quốc trong khoảng thời gian ít nhất là hai mươi năm, tiếp diễn cho đến ngày nay”, trích phán quyết của Tòa án.
Báo cáo cũng lưu ý rằng, “Thời gian chờ đợi để có tạng cấy ghép phù hợp tại Trung Quốc là ngắn hơn nhiều so với các quốc gia khác. Thời gian trung bình chỉ vỏn vẹn hai tuần”, trong khi ở các nước khác là cả năm.
Một nhóm điều tra độc lập khác, thành lập bởi David Kilgour, Cựu Quốc vụ khanh Kilgour và luật sư nhân quyền David Matas đã công bố một báo cáo vào ngày 6/7/2006, sau hai tháng điều tra và thu thập chứng cứ. Báo cáo nêu rằng thông qua xác minh nhiều lần 18 loại bằng chứng khác, nhóm nghiên cứu đi đến kết luận rằng, “hành vi thu hoạch nội tạng không tình nguyện từ các học viên Pháp Luân Công trên quy mô lớn vẫn tiếp diễn đến ngày nay”.
Trong cuộc họp báo, ông Matas gọi việc mổ cướp nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công là “tội ác chưa từng có trên hành tinh này”.
Tại một cuộc họp báo khác của Ủy ban về Mối nguy hiểm Hiện hữu: Trung Quốc hồi tháng 6/2019, Steve Bannon – cựu chiến lược gia trưởng Nhà Trắng, một thành viên ủy ban – đã chỉ trích giới tinh anh phương Tây như Phố Wall, đã bắt tay với ĐCSTQ, mặc dù họ hoàn toàn biết rằng chế độ này đã vi phạm nhân quyền và tự do tôn giáo một cách nghiêm trọng.
“Vấn đề là giới tinh anh trên toàn cầu, giới tư bản ở Frankfurt, London, Phố Wall, các tập đoàn quốc tế, họ đã vận hành đường dây này trong suốt 20 năm qua, khi đầu tư và cung cấp công nghệ cho ĐCSTQ. Họ đã tạo ra một con quái Frankenstein ngoài đời thực”, ông nói.
Tháng 11/2019, Ủy ban về Mối nguy hiểm Hiện hữu: Trung Quốc đã tổ chức một cuộc họp báo khác, chỉ ra các công ty Trung Quốc tiếp nhận vốn Mỹ, bao gồm ZTE, Hikvision và những doanh nghiệp khác, không chỉ đe dọa an ninh quốc gia Mỹ, mà còn xâm phạm nhân quyền nghiêm trọng ở đại lục.
Phát biểu tại cuộc họp báo, ông Robinson nói rằng Hoa Kỳ hiện đang ở một ngã rẽ. Ông cảnh báo nguồn vốn lên đến hàng nghìn tỷ đô mà Trung Quốc tiếp cận được tại thị trường vốn Mỹ, và vấn đề của nhiều công ty Trung Quốc hiện đang được các tập đoàn lớn của Mỹ tài trợ.
Ông cho rằng ĐCSTQ phải ngay lập tức bị chặn đứng khả năng tiếp cận nguồn vốn Mỹ. Nếu không, hậu quả cho Mỹ có thể là khổng lồ.
Mỹ không ngồi yên,
ra sức xoay chuyển ảnh hưởng ở Đông Nam Á
Một cuộc khảo sát với giới tinh hoa Đông Nam Á đã vẽ ra bức tranh về sự ảnh hưởng rõ rệt không thể phủ nhận của Trung Quốc tại khu vực. Mỹ không ngồi yên và đã tìm cách làm thay đổi tình hình.
Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS), một “think-tank” có tiếng của Mỹ, đã tiến hành cuộc khảo sát nói trên vào cuối năm 2019. Có 188 học giả quan hệ quốc tế và chuyên gia phi chính phủ đến từ Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore và Philippines đã cho ý kiến.
Kết quả cho thấy có 53% số người được hỏi đánh giá cao vai trò của Trung Quốc, cao hơn con số 46% dành cho Mỹ, và dự báo khoảng cách này sẽ tiếp tục bị nới rộng trong những năm tới.
Mặc dù vậy, trong báo cáo được công bố ngày 9-6, nhóm nghiên cứu tin rằng đại dịch COVID-19 đã làm thay đổi quan điểm ở Đông Nam Á so với thời điểm cuộc khảo sát được tiến hành.
Mỹ ra sức xoay chuyển
Trong nhiều năm liền, các học giả chấp nhận quan điểm các nước Đông Nam Á phụ thuộc Trung Quốc về kinh tế nhưng luôn tìm kiếm sự đảm bảo an ninh từ Mỹ.
Lý do chính là các chiến lược tiếp cận khu vực của Mỹ đều thiếu trụ cột kinh tế. Khoảng trống đó vẫn chưa được khỏa lấp đến tận ngày nay, sau khi Tổng thống Donald Trump tuyên bố rút lui khỏi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
COVID-19 xuất hiện đã cho Mỹ một cơ hội giành lấy sức mạnh mềm tại Đông Nam Á bằng các khoản viện trợ y tế và những ý tưởng về chuỗi cung ứng không có Trung Quốc.
Tính đến đầu tháng 5, Mỹ đã viện trợ 57,5 triệu USD cho Đông Nam Á trong cuộc chiến với COVID-19, chủ yếu tăng cường năng lực xét nghiệm. Các văn phòng đại diện của Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh Mỹ (CDC) tại ASEAN đóng vai trò như một trung tâm tham vấn cách đối phó đại dịch.
“Mạng lưới thịnh vượng kinh tế” – sáng kiến mới nhất của Washington – đã thu hút sự chú ý của Đông Nam Á, những nước tin rằng sẽ được hưởng lợi từ làn sóng các công ty rời khỏi Trung Quốc. Đại dịch COVID-19 đã khiến Mỹ và các nước nhận ra cái giá của việc phụ thuộc quá nhiều vào các mặt hàng Trung Quốc, từ đó dẫn đến ý tưởng tái cấu trúc chuỗi cung ứng bên ngoài Trung Quốc.
Cả Mỹ và Đông Nam Á đều có lợi trong việc này. Với các nước trong khu vực, lợi ích kinh tế là điều dễ thấy nhất; trong khi với Mỹ, lợi ích chiến lược chính là việc giảm bớt được sự lệ thuộc vào hàng hóa Trung Quốc.
Chia rẽ vì Trung Quốc
Cuộc khảo sát của CSIS cho thấy có sự khác biệt sâu sắc giữa các nước ASEAN về câu hỏi Trung Quốc có lợi hay có hại cho khu vực. Phần lớn đều cho rằng có lợi, nhưng tỉ lệ này giảm xuống đáng kể tại Việt Nam và Philippines.
Khoảng 94,5% số người được hỏi cho rằng Trung Quốc là một trong 3 quốc gia có quyền lực và ảnh hưởng chính trị nhất ở Đông Nam Á hiện nay, trong khi chỉ 92% chọn Mỹ. Về kinh tế, có tới 98% cho rằng Trung Quốc có sức mạnh và ảnh hưởng kinh tế nhất đối với Đông Nam Á vào thời điểm hiện tại, bỏ xa tỉ lệ 70,6% của Mỹ.
Có một điều dễ nhận thấy là các nước Đông Nam Á hầu như im lặng trong việc chỉ trích Trung Quốc trong COVID-19, thay vào đó là những lời đầy ngoại giao cho Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến từ những lãnh đạo của Campuchia, Myanmar, Malaysia hay Singapore.
Bà Sophie Boisseau du Rocher, nghiên cứu viên cấp cao của Trung tâm Nghiên cứu châu Á (Pháp), nhận định rõ ràng có sự dè dặt đối với Trung Quốc ở Đông Nam Á. Thái độ đó được lý giải bằng hai điều: thứ nhất, sức mạnh mềm của Bắc Kinh đang mạnh hơn Washington; và thứ hai, tâm lý lo sợ việc có thể bị Trung Quốc trả đũa nếu phản ứng mạnh.
Một số học giả cho rằng nếu Mỹ đang tìm kiếm các tiếng nói phản đối Trung Quốc công khai và mạnh mẽ hơn từ Đông Nam Á thì điều đó là bất khả thi vào thời điểm hiện tại, và Washington cần hiểu rằng Đông Nam Á cần giữ sự im lặng khi ở cạnh người khổng lồ đang nắm giữ hầu bao của mình.
Mỹ đề xuất dự luật trừng phạt TQ
về trộm cắp công nghệ
Hai thượng nghị sỹ từ đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ tại Mỹ hôm thứ Năm (11/6) đã đề xuất một dự luật về việc trừng phạt hành vi trộm cắp của Trung Quốc đối với công nghệ của Hoa Kỳ, theo Reuters.
Nếu được ban hành, dự luật này quy định tổng thống cần trình Nghị viện bản báo cáo định kỳ 6 tháng một lần về các công ty và cá nhân nước ngoài đánh cắp các bí mật thương mại quan trọng của Hoa Kỳ.
Đạo luật cũng yêu cầu chính phủ phải đưa ra các biện pháp trừng phạt đối với các hành vi trộm cắp. Các biện pháp trừng phạt có thể bao gồm việc đóng băng các tài sản ở Mỹ của những bên vi phạm và cấm họ kinh doanh ở Mỹ với tư cách là doanh nghiệp hoặc cá nhân.
Hai thượng nghị sỹ đề xuất dự luật là ông Chris Van Hollen thuộc đảng Dân chủ và ông Ben Sasse thuộc đảng Cộng hòa.
Ông Van Hollen nói với Reuters rằng dự luật này là một “cách tiếp cận trực tiếp” nhằm chống lại việc Trung Quốc sử dụng thủ đoạn bất hợp pháp để chiếm được những kỹ thuật công nghệ tiên tiến một cách nhanh chóng.
Hãng tin Reuters trích lời ông Van Hollen: “Tôi nghĩ rằng [đạo luật này] có lợi ích răn đe to lớn, đó là làm rõ rằng khi chúng ta tìm thấy hành vi trộm cắp, chúng ta sẽ trừng phạt”.
Hoa Kỳ từ lâu đã chỉ trích Trung Quốc không bảo vệ tài sản trí tuệ của người Mỹ, mà thậm chí còn đánh cắp từ Mỹ hoặc ép buộc các công ty Mỹ phải chuyển nhượng cho Trung Quốc.
Reuters cho biết chính phủ Trung Quốc nhiều lần nói rằng Washington đã phóng đại vấn đề trộm cắp tài sản trí tuệ vì lý do chính trị.
http://biendong.net/bien-dong/35255-my-de-xuat-du-luat-trung-phat-tq-ve-trom-cap-cong-nghe.html
Hoa Kỳ và Trung Cộng cho phép các hãng hàng không
cung cấp bốn chuyến bay hàng tuần
Vào hôm thứ Hai (15/6), Bộ Giao thông Vận tải Hoa Kỳ cho biết Hoa Kỳ và Trung Cộng sẽ cho phép bốn chuyến bay hàng tuần giữa hai quốc gia, xoa dịu tranh chấp trong việc hạn chế du lịch giữa đại dịch coronavirus mới.
Vào hôm thứ Hai (15/6), bộ cho biết Chính phủ Hoa Kỳ vẫn hy vọng Trung Cộng sẽ đồng ý khôi phục toàn bộ quyền bay của Hoa Kỳ theo thỏa thuận hàng không song phương của họ. Hoa Kỳ đe dọa sẽ cấm các chuyến bay chở hành khách của Trung Cộng vào ngày 16 tháng 6 do sự hạn chế của Bắc Kinh đối với các hãng hàng không Hoa Kỳ trong bối cảnh căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, và khiến nhiều người lo ngại về số lượng chuyến bay mà các hãng hàng không Trung Cộng muốn thực hiện.
Trong số các hãng hàng không của Hoa Kỳ, Delta Air Lines và United Airlines từng tìm cách khởi động lại các chuyến bay chở khách hàng ngày đến Trung Cộng vào tháng 6, nhưng thay đổi kế hoạch của họ khi không được chính phủ chấp thuận.
Sau khi thỏa thuận của Trung Cộng để cho phép tổng cộng bốn chuyến bay của Hoa Kỳ, Delta cho biết họ sẽ điều hành hai chuyến bay đến Thượng Hải từ Seattle vào tuần tới và một chuyến bay hàng tuần từ Seattle và Detroit bắt đầu vào tháng Bảy, tất cả đều qua Seoul. United cho biết họ đang hướng đến việc tái khởi động dịch vụ tới Trung Cộng trong những tuần tới. (BBT)
Lần đầu tiên trong lịch sử, có 7 người gốc Việt
tốt nghiệp Học Viện Quân Sự Hoa Kỳ tại West Point
Băng Thanh
Năm nay, cộng đồng người Việt tại Mỹ đón nhận một sự kiện chưa bao giờ xảy ra trong lịch sử tốt nghiệp Học Viện Quân Sự Hoa Kỳ tại West Point. Trong hơn 1.100 tân sĩ quan tốt nghiệp cấp bậc Thiếu Uý, có 7 tân sĩ quan là người gốc Việt.
Đây là số sinh viên gốc Việt tốt nghiệp nhiều nhất trong một năm của học viện quân sự nổi tiếng nhất của Mỹ, kể từ ngày thành lập cách đây hơn 200 năm. Theo Hiệp Hội Khóa Sinh West Point Người Mỹ Gốc Việt (WPVACA), kể từ khi thành lập năm 1802, Học Viện Quân Sự West Point có gần 78.000 người tốt nghiệp, trong số này, có chưa tới 100 người là gốc Việt.
Đây cũng là một sự kiện khác thường vì do Covid – 19 mà gia đình các tân sĩ quan không được tham dự và vài nghi thức của một ngày lễ tốt nghiệp trọng đại không được thực hiện.
Tổng thống Donald Trump đã tới tham dự buổi lễ tốt nghiệp hôm 13/6, ông nói với các tân sĩ quan: “Tôi chắc chắn những tân sĩ quan nam nữ trẻ trung đứng trước mặt tôi hôm nay sẽ là những anh hùng của nước Mỹ. Các bạn sẽ được người dân kính trọng, kẻ thù sợ hãi, và khắp thế giới kính nể”.
“Một ngày nào đó, nhiều thế hệ đàn em của West Point sẽ noi gương các bạn. Họ sẽ học cách hành xử của các bạn, sẽ ca ngợi các chiến thắng của các bạn, và sẽ nối gót các bạn một cách đầy tự hào”, Tổng thống cho biết.
Học Viện Quân Sự West Point là ngôi trường lâu đời nhất trong năm học viện quân sự tại Hoa Kỳ, toạ lạc bên trong những ngọn đồi nhìn ra sông Hudson ở ngoại ô thành phố New York. Nhiều tướng lĩnh và quan chức cấp cao của Mỹ từng xuất thân từ học viện này, như Đại Tướng Martin Dempsey, cựu tổng tham mưu trưởng quân đội Hoa Kỳ, và Ngoại Trưởng Mike Pompeo.
Với mục đích huấn luyện để trở thành những sĩ quan không chỉ “văn võ song toàn” mà còn phải có đạo đức và thể hình hoàn hảo, nên việc được chọn vào học viện rất khó. Ngoài điểm tốt nghiệp xuất sắc từ trường trung học cũng như SAT (kỳ thi phổ biến trong các kỳ thi tuyển sinh vào hệ đại học cao đẳng tại Mỹ), các sinh viên cũng phải vượt qua được cuộc kiểm tra về sức khoẻ, phải chứng tỏ có tinh thần phục vụ, có tài lãnh đạo, và quan trọng nhất là phải được một dân biểu và thượng nghị sĩ, thậm chí là phó Tổng thống hay Tổng thống giới thiệu.
Cuộc phiêu lưu của pho tượng Lenin
từ Đông Âu sang Mỹ
Võ Ngọc ÁnhGửi tới BBC từ Tacoma, Hoa Kỳ
Nào ai ngờ có hẳn một bức tượng Lenin bằng đồng, cao gần 5m nhưng bị đặt cạnh vỉa hè, trên bệ không tương xứng, tại một ngã năm đông đúc ở thành phố Seattle, tiểu bang Washington, Mỹ.
Tổng thống Putin muốn đưa giáo dục ái quốc vào trường học
Sophie Quinn-Judge: Hồ Chí Minh ‘không phải vị thánh cộng sản’
Sau Cách mạng 1917 Lenin nói ‘trí thức là cục phân’
Tranh cãi về ‘Di chúc Lenin muốn loại Stalin’
Bức tượng thuộc tài sản cá nhân, được mua về từ Slovakia sau cuộc cách mạng Nhung.
Nó trở thành điểm nhấn của khu phố, nhưng cũng không ngừng gây tranh cãi trong lòng nước Mỹ, ít ra là ở cấp địa phương.
Tượng to, đặt không trang trọng
Khi tôi đến địa điểm nói trên để chụp hình, trước mặt tôi là bức tượng Lenin cao 16 feet (gần 5m), nặng 7 tấn, bằng chất liệu đồng. Hình dáng tượng lãnh tụ cộng sản này đầu đội mũ, đang đi về phía trước một cách mạnh mẽ. Hai bàn tay của tượng bị sơn đỏ. Vài chỗ trên thân tượng bị vẽ bậy.
Bức tượng Lenin được đặt cạnh vỉa hè tại góc đường Fremont Pl N và đường N 36th St, phía trước một nhà hàng. Bệ tượng được làm một cách đơn giản với bê tông xù xì giống vỉa hè. Phía đường Fremont Pl N có ba bậc tam cấp, phía đường N 36th St ngang bằng với vỉa hè. Điều này cho người xem cảm nhận, nó được đặt một cách thiếu trang trọng, không giống như một tượng đài.
Một tấm bảng nhỏ đặt bên cạnh với nhiều thông tin liên quan đến bức tượng. Và cả những tờ thông tin giới thiệu về khu Fremont.
Tôi chưa bao giờ đứng trước bức tượng Lenin to như vậy. Đây là tượng toàn thân Lenin được đặt tại một ngã năm nhộn nhịp với nhiều của hiệu kinh doanh ở khu Fremont. Cách trung tâm thành phố Seattle, tiểu bang Washington chừng 6,5 km.
Theo tìm hiểu của tôi, tượng Lenin này do nhà điêu khắc Emil Venkov, người Bulgaria sáng tác. Nó được hoàn thành vào năm 1988, và đặt tại Poprad, Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Tiệp Khắc (Czechoslovakia) và thành phố nay thuộc về Slovakia. Theo thông tin giới thiệu, kinh phí cho việc làm tượng vào thời điểm đó là rất lớn: 334 ngàn koruna của Tiệp Khắc (tương đương 200.000 USD vào năm 2019).
Sau cách mạng Nhung ở Tiệp Khắc vào năm 1989, bức tượng Lenin, lãnh tụ cộng sản Nga, bị đưa ra bãi phế liệu.
Năm 1993, tượng Lenin trên được Lewis E. Carpenter mua với giá 13 ngàn USD. Người mua tượng là cư dân ở thành phố Issaquah, cách Seattle chừng 30 km. Tượng về đến Mỹ vào tháng 8 cùng năm, kinh phí cho cả việc vận chuyển khoảng 40 ngàn USD vào thời điểm đó.
Lewis Carpenter mua tượng để nhìn thấy một phần lịch sử và và lưu giữ giá trị của cách sáng tạo nghệ thuật bị chính trị chi phối. Ông dự tính dùng tượng Lenin này để thu hút khách cho nhà hàng dân tộc Slovak mà ông muốn mở ở Issaquah.
Tuy nhiên, Lewis Carpenter chết do tai nạn giao thông vào đầu năm 1994, nên kế hoạch không được thực hiện và tượng Lenin tiếp tục tạo sự chia rẽ, tranh cãi như chính ý thức hệ xã hội chủ nghĩa do ông thực hiện ở nước Nga sau 1917.
Tượng gây tranh cãi
Sau cái chết của Lewis Carpenter người dân ở thành phố Issaquah từ chối việc trưng bày bức tượng Lenin. Gia đình của Lewis Carpenter định bán tượng cho một xưởng đúc nghệ thuật ở Fremont để nấu chảy làm thành những bức tượng khác. Nhưng việc ‘hóa kiếp’ cho tượng ông Lenin đã không xảy ra.
Perter Bevis một nghệ nhân đúc đồng nghệ thuật tại Fremon cùng gia đình Lewis Carpenter đã làm việc với khu thương mại để đặt bức tượng lãnh tụ phong trào cộng Sản thế giới tại Fremont, cạnh một khu chợ trời vào năm 1995. Một năm sau tượng được di dời về vị trí hiện tại, cách nơi ban đầu khoảng 150m.
Theo một bài báo cũ, vào năm 2008, tượng được định giá 300 ngàn USD. Một số nguồn khác nói năm 2015 tượng được chào bán với giá 250 ngàn USD. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tay vẫn chưa thấy chủ nhân khác từ khi nó được đưa đến Mỹ.
Việc đặt tượng Lenin tại Fremont gây tranh cãi cho chính cư dân địa phương. Người xem tượng như một điểm nhấn để thu hút khách đến xem, mua sắm, nhưng cũng có người coi nó như cách duy trì tội ác. Số khác lại xem nó như chiến tích của xã hội dân chủ đã chiến thắng chế độ độc tài, toàn trị.
Nhiều tờ báo cũ đưa tin, vào dịp Giáng sinh năm 2004, một ngôi sao đỏ to theo phong cách Xô Viết với đèn nhấp nháy được người ta đặt để trang trí trên đầu tượng. Việc hai bàn tay của tượng Lenin luôn được sơn màu đỏ như muốn nói đây là một nhân vật gây ra tội ác cho nhân loại.
Tháng 8 năm 2017, một nhóm người ủng hộ Donald Trump, đã biểu tình trước bức tượng yêu cầu loại bỏ. Đầu năm 2019, một nhóm dân biểu thuộc đảng Cộng Hòa của tiểu bang Washington cũng trình một dự luật để có thể gỡ bỏ tượng lãnh tụ cộng sản này.
Bản thân Edward Bernard Patrick Murray, thị trưởng thành phố Seattle từ 2014 – 2017 từng mong muốn loại bỏ bức tượng Lenin. Nhưng vì tượng thuộc sở hữu tư nhân và cũng không phải một tượng đài công cộng nên đến nay chính quyền thành phố vẫn phải để bức tượng đứng đó, tiếp tục gây ra tranh cãi.
Tượng ‘tư nhân’ ở Mỹ và tượng ‘của chính quyền’ ở Việt Nam
Không chỉ tượng Lenin mà tượng của các tướng lĩnh phe Liên minh miền Nam (Confederate generals) trong Nội chiến Mỹ 1861 – 1865 đã và đang bị một số phong trào gây sức ép phải dỡ bỏ trên khắp nước Mỹ.
Điều này xảy ra thường xuyên hơn trong những năm gần đây. Đã có một số tượng trên đất công chính quyền phải dỡ bỏ sau các kiến nghị của công chúng.
Tại nghĩa trang Lake View, ở Seattle có đài tưởng niệm cựu chiến binh Liên minh miền Nam được lập 1926 cũng được yêu cầu dỡ bỏ nhiều lần. Yêu cầu mới nhất là sau cái chết của George Floyd. Nhưng do nghĩa trang đang thuộc sở hữu tư nhân nên chính quyền không thể thực hiện theo yêu cầu một bộ phận cư dân.
Việc tượng, đài tưởng niệm ở Mỹ thuộc về sở hữu tư nhân, trên đất tư nhân thì chính quyền không thể dỡ bỏ trước việc gây sức ép của các nhóm tranh đấu. Trừ khi có vi phạm về qui định xây dựng.
Điều này hoàn toàn khác với ở Việt Nam, nơi tượng, tượng đài tưởng niệm đều do chính quyền đầu tư, xây dựng, quản lý. Do đó, tượng đài về con người, trận đánh, chiến thắng của lực lượng cộng sản chiếm
gần như tuyệt đối. Trừ một số tượng anh hùng dân tộc thời phong kiến được dựng từ trước ngày 30/4/1975 vẫn được phép tồn tại, số khác đã bị giật đổ hết.
Theo pháp luật Việt Nam việc dựng tượng, tượng đài về có liên quan đến các nhân vật lịch sử, chính trị, cả tượng thờ tôn giáo đều phải được phép của chính quyền, do chính quyền quyết định.
Mới nhất điều này được quy định tại Nghị định 113/2013/NĐ-CP và yêu cầu khác về mục đích sử dụng đất, giấy phép xây dựng nếu chính quyền muốn làm khó.
Cụ thể, Ủy ban Nhân dân xã Ninh Gia, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng, hồi năm 2017, đã yêu cầu ông Tống Hồ Phương phải gỡ bỏ bức tượng danh tướng Trần Hưng Đạo, cao 1,6 m, được dựng trong vườn nhà ông.
Tuy thế, nhìn chung thì việc đánh giá, xử lý tượng thờ tôn giáo tại các nhà thờ, chùa chiền Việt Nam được áp dụng linh hoạt không quá cứng nhắc.
Câu chuyện về tượng Lenin ở Mỹ và các nơi khác cho thấy việc dựng tượng, giữ tượng và hạ tượng luôn xảy ra trong chiều dài lịch sử và thay đổi theo cách người ta đánh giá những nhân vật trong quá khứ, bất kể họ là ai.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của ông Võ Ngọc Ánh từ thành phố Tacoma, bang Washington, Hoa Kỳ.
https://www.bbc.com/vietnamese/forum-53063349
Tổng Thống Trump sẽ ký lệnh hành pháp
cải tổ cảnh sát Hoa Kỳ vào ngày 16 tháng 6
Vào thứ hai (ngày 15 tháng 6), Tổng thống Trump tuyên bố ông sẽ ký lệnh hành pháp để cải tổ lực lượng cảnh sát Hoa Kỳ vào thứ ba, ngày 16 tháng 6.
Tại cuộc họp vào chiều thứ hai, Tổng thống Trump cho biết lệnh hành pháp sẽ “khá toàn diện” và “sẽ đưa ra một vài giải pháp hợp lý” để giải quyết các cuộc biểu tình đang diễn ra trên khắp Hoa Kỳ sau cái chết của ông George Floyd. Bên cạnh đó, các viên chức chính quyền cao cấp cho biết lệnh hành pháp này nhằm tài trợ cho các sở cảnh sát để cải thiện chính sách của họ.
Đặc biệt, lệnh sẽ tập trung vào việc cải thiện chính sách giữ chân nhân viên và tuyển dụng, bao gồm khuyến khích các sở cảnh sát tuyển dụng nhân viên mới tại từ chính các cộng đồng mà họ cai quản. Ngoài ra, lệnh mới sẽ ưu tiên các dịch vụ nhằm mục đích cho phép những nhân viên xã hội tham gia cùng cảnh sát để hỗ trợ trong những vấn đề không bạo lực như trợ giúp người sức khỏe tâm thần, người nghiện ma túy và người vô gia cư.
Các viên chức nhấn mạnh rằng việc cung cấp tiền liên bang như một sự khích lệ khác biệt hoàn toàn với “cắt nguồn tài trợ của cảnh sát” như theo yêu cầu gần đây của những cuộc biểu tình George Floyd.
Trước khi ban hành lệnh hành pháp mới, chính quyền Tổng Thống Trump đã làm việc với nhiều nhóm cảnh sát, các nhà lãnh đạo tôn giáo và các tổ chức gia đình. Trong một sự kiện ở Dallas tuần trước, Tổng thống Trump nói rằng lệnh này sẽ khuyến khích các sở cảnh sát trên toàn quốc đáp ứng các tiêu chuẩn chuyên nghiệp tân tiến nhất về sử dụng vũ lực và giảm leo thang căng thẳng. (BBT)
Mỹ: 2 luật sư ném bom xăng
vào xe cảnh sát đối mặt án tù 20 năm
Hương Thảo 6 giờ trước 546 lượt xem
Urooj Rahman và Colinford Mattis, hai luật sư ném bom xăng tự chế vào xe cảnh sát đã bị bắt trong làn sóng bạo lực và hôi của tại Mỹ liên quan đến biểu tình George Floyd. Hai người được tại ngoại hôm 2/6 nhưng sau đó họ đã bị công tố viên Mỹ triệu hồi trở lại nhà giam và đối mặt với án tù 20 năm.
Urooj Rahman và Colinford Mattis có thể phải đối mặt với án tù 20 năm với các cáo buộc liên bang, tờ Bưu điện New York dẫn lời các công tố viên Mỹ cho biết hôm 7/6.
Rahman và Mattis bị đưa trở lại nhà tù hồi đầu tháng này, sau khi Tòa phúc thẩm Hoa Kỳ điều tra vòng hai, theo Epoch Times ngày 8/6.
Văn phòng luật sư Hoa Kỳ tại địa phương cho biết: “các luật sư Colinford Mattis và Urooj Rahman bị buộc tội trong vụ tấn công bằng bom xăng vào các xe của Sở Cảnh sát New York hiện đã bị giam giữ
trở lại tại nhà tù liên bang sau khi Tòa án phúc thẩm Hoa Kỳ đảo ngược quyết định cho tại ngoại của Tòa án Quận”.
Trước đó, Tòa án Quận đã đưa ra lập luận biện hộ cho hành vi bạo lực của Urooj Rahman và Colinford Mattis rằng đó “chỉ là hành động bộc phát trong một đêm, đối tượng không có hành vi bạo lực một cách có hệ thống”, hai người này được tại ngoại sau đó.
Công tố viên Ian Richardson trong một phiên điều trần bác bỏ lập luận của Tòa án Quận, nói rằng: “Mattis đã dám mạo hiểm tất cả để lái chiếc xe có chứa các chai bom xăng tự chế và tấn công xe cảnh sát. Đó không phải là hành động của một người có lý trí”, tờ Bưu điện New York đưa tin. Trong một đoạn video bằng chứng vụ việc cho thấy, Rahman che mặt bằng một chiếc khăn keffiyeh kiểu Palestine, trong khi Mattis ngồi sau tay lái của chiếc ô tô được đề cập.
Trợ lý luật sư Hoa Kỳ David Kessler cho biết, Rahman và Mattis đã tự chế bom xăng để “cho những kẻ khác để làm điều tương tự”.
Theo truyền thông Mỹ, Mattis tốt nghiệp Đại học Princeton và Đại học Luật New York. Còn Rahman là một luật sư nhân quyền.
Người bảo lãnh cho Rahman tại ngoại là luật sư Salmah Rizvi có trụ sở tại Washington. Bà Rizvi là một cựu quan chức thời chính quyền Barack Obama, theo báo cáo của Washington Free Beacon và Fox News.
Một biên bản từ phiên tòa hôm xét xử Rahman cho thấy bà Rizvi chấp thuận ký một ngân phiếu bảo lãnh cho Rahman với số tiền tương đương thu nhập một năm của bà.
“Urooj Rahman là người bạn thân nhất của tôi và tôi là cộng tác viên của công ty luật Ropes & Grey ở Washington, D.C. Tôi kiếm được 255.000 đô la một năm”, bà Rizvi nói. Nhưng dư luận Mỹ dấy lên nghi ngờ về nguồn tiền bà Rizvi dùng bảo lãnh cho Rahman.
https://www.dkn.tv/the-gioi/my-2-luat-su-nem-bom-xang-vao-xe-canh-sat-doi-mat-an-tu-20-nam.html
FDA ngưng cho phép
dùng khẩn cấp thuốc sốt rét để trị COVID
Cơ quan Quản trị Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ FDA ngày 15/6 rút lại việc cho phép sử dụng khẩn cấp thuốc trị sốt rét hydroxychloroquine như là phương thuốc chữa trị COVID-19, vốn đã được Tổng thống Donald Trump nhiệt tình ủng hộ.
FDA nói căn cứ trên bằng chứng mới nhất, không còn hợp lý để tin rằng loại thuốc uống hydroxychloroquine và thuốc chloroquine liên hệ có thể hữu hiệu trong việc chữa trị bệnh đường hô hấp do virus corona gây ra.
Hành động này diễn ra sau một vài cuộc nghiên cứu cho thấy thuốc không hiệu nghiệm, bao gồm những thử nghiệm rộng rãi trước đây trong tháng cho thấy thuốc không ngưng lây nhiễm đối với những người tiếp xúc với virus.
Vào tháng 3 năm nay, Tổng thống Trump nói hydroxychloroquine sử dụng phối hợp với thuốc kháng sinh azithromycin có “một cơ may thực sự là một trong những loại thuốc thay đổi lịch sử y khoa”, dù có ít bằng chứng để hỗ trợ cho tuyên bố này.
Ông Trump sau đó nói chính ông đã dùng thuốc hydroxychloroquine như một biện pháp phòng ngừa sau khi hai người làm việc tại Tòa Bạch Ốc được chẩn đoán mắc bệnh COVID-19.
Canada bị tố cáo lạm dụng quyền lực
trong vụ bắt giữ lãnh đạo Hoa Vi
Mai Vân
Cảnh sát Canada và lực lượng biên phòng đã lạm dụng thủ tục trong yêu cầu cho dẫn độ qua Mỹ giám đốc tài chính Hoa Vi, bị bắt ở Vancouver vào tháng 12/2018. Các luật sư của bà Mạnh Vãn Châu đã cho biết như trên vào hôm qua, 15/06/2020, và tố cáo một âm mưu của cơ quan Mỹ FBI nhắm vào lãnh đạo Hoa Vi.
Trong phiên tòa nhằm quy định những ngày xét xử tiếp theo, luật sư David Martin bảo vệ cho bà Mạnh Vãn Châu đã cho rằng giới lãnh đạo Canada đã cố tình làm chậm trễ trong nhiều tiếng đồng hồ việc bắt giữ bà Mạnh Vãn Châu, lúc bà quá cảnh ở Vancouver (Canada), để có đủ thời giờ tập hợp chứng cứ cho FBI.
Theo luật sư Martin, “kế hoạch” đó đã cho phép lục soát trong máy tính của bà Mạnh để tìm kiếm chứng cứ, viện cớ đây chỉ là kiểm tra hải quan thông thường. Luật sư Martin cho đấy là một sự lạm dụng thủ tục.
Một tài liệu của cơ quan tình báo Canada – SCRS, công bố hôm thứ Sáu vừa qua, cảnh báo là việc bắt giữ lãnh đạo Hoa Vi “mang tính chính trị rất cao” và có khả năng gây “chấn động trên cả thế giới”.
Các luật sư của bà Mạnh Vãn Châu chú ý đến một câu trong báo cáo, cho rằng cảnh sát liên bang Mỹ sẽ không có mặt khi bắt giữ bà để tránh tạo ra cảm tưởng là Canada bị ảnh hưởng của Mỹ. Đối với các luật sư, điều đó cho thấy là cơ quan tình báo Canada ý thức rất rõ việc họ “che giấu sự can dự của FBI”.
Theo phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên, tài liệu của cơ quan SCRS cho thấy rõ tầm mức nghiêm trọng về mặt chính trị của vụ bắt giữ bà Mạnh Vãn Châu… và những tính toán của Mỹ để dẹp bỏ Hoa Vi “. Phát ngôn viên Trung Quốc thúc giục Canada “coi trọng mối quan ngại của Trung Quốc và trả tự do ngay cho bà Mạnh Vãn Châu”.
Trong phiên tòa sắp tới, bên biện hộ cho biết sẽ yêu cầu trả tự do cho giám đốc tài chính Hoa Vi.
Dịch Covid-19 sẽ thay đổi thế giới chúng ta thế nào
Lou Del BelloBBC Future
Khi nhiều quốc gia nới lỏng các lệnh phong tỏa, người dân đang quay trở lại không gian cũ mà giờ đây đã cảm thấy lạ lẫm.
Bản thân các địa điểm thì không hề thay đổi – nhưng từ việc đeo khẩu trang cho đến tránh đám đông – cách thức chúng ta được phép sinh hoạt trong môi trường công sở sẽ có khác biệt căn bản.
Covid-19 và mối nguy hiểm chết người: Khi cơ thể tự tấn công bản thân
Nên ra ngoài trời nhiều để tăng sức đề kháng cho cơ thể
Đeo khẩu trang có thực sự giảm lây Covid-19?
Phần nhiều trong số những thay đổi này có thể vẫn duy trì trong một thời gian.
Ngay cả khi đà lây lan của virus corona đã được kiềm chế, nguy cơ của làn sóng lây nhiễm mới vẫn còn đó nếu như chưa có vaccine, mà quá trình tìm ra vaccine có thể mất từ chín tháng đến hai năm.
Hơn nữa, các nhà khoa học cho biết, những căn bệnh mới, có sức tàn phá ở mức độ tương đương có thể làm tê liệt loài người trong tương lai, giống như virus corona đã gây ra cho chúng ta trong năm 2020.
Không gian công cộng mới
Đối với những người đang quy hoạch các thành phố và không gian công cộng trong tương lai, đại dịch vừa là mối đe dọa nhức nhối đòi hỏi các biện pháp tức thời – vừa là cơ hội để nghĩ lại về cách chúng ta sinh hoạt, đi lại và tụ tập.
Con người không thích nghi tốt với sự cô lập. Nhiều nghiên cứu phân tích kết quả của việc cách ly trong các đại dịch trong quá khứ cho thấy nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tâm thần, đôi khi thậm chí dẫn đến căng thẳng hậu sang chấn. Khôi phục các không gian sinh hoạt xã hội ngay khi tình hình đã an toàn không chỉ là ưu tiên tài chính, các chuyên gia cho biết. Đó là cách để đảm bảo sự an lạc của mọi người và giúp họ phục hồi sau cuộc khủng hoảng sức khỏe toàn cầu.
Là quốc gia châu Âu đầu tiên bị phong tỏa, và cũng là một trong những nước đầu tiên từ từ nới lỏng phong tỏa, nước Ý đang được theo dõi chặt chẽ để các chuyên gia có thể đánh giá những gì có tác dụng trong ngắn hạn và những gì bền vững trong dài hạn.
Vì sao nhiều người Mỹ chống cách ly xã hội, bất chấp Covid-19?
Covid-19 và sự lựa chọn đau đớn cho ai được sống
Làm sao để giữ cơ thể không mắc Covid-19?
Simone d’Antonio, một chuyên gia chính sách tại Rome thuộc Hiệp hội các Thành phố và Địa phương nước Ý (ANCI), viết cho cheFare rằng Ý cần khôi phục tinh thần cộng đồng trước văn hóa hoài nghi và sợ hãi.
Ông lập luận rằng nỗi sợ ‘cái khác’ đã là một vấn đề trước khi đại dịch, và nó chỉ trở nên tồi tệ hơn khi có nguy cơ lây nhiễm rõ ràng.
“Phục hồi từ cuộc khủng hoảng này là cơ hội để bắt đầu lại từ đầu, đương đầu với các rủi ro mới về sức khỏe cộng đồng cũng như xây dựng lại ý thức cộng đồng đã mất,” ông d’Antonio nói với BBC Future.
Điều này có nghĩa là suy nghĩ lại về không gian công cộng.
“Những thói quen tiệc tùng của chúng ta sẽ phải thay đổi, nhưng điều này cũng có thể trở thành cơ hội,” ông nói. “Ví dụ, cuối cùng thì mọi người cũng bắt đầu dùng đến các không gian công cộng bị lãng quên, chẳng hạn như các mảng xanh xuống cấp rải rác khắp Rome cũng như nhiều thành phố khác của Ý.”
Ông đề cập đến những vườn bia truyền thống của Munich, nơi mọi người ăn uống trên những chiếc bàn dài ngoài trời.
Ở các thành phố khác, đó có thể là bối cảnh lý tưởng để thực hành giãn xã hội với người thân và bạn bè. Chẳng hạn như tụ tập quanh bàn thay vì trải mền ra ngồi xuống trong lúc đi dã ngoại cho phép mọi người giữ khoảng cách an toàn mà không phải bắt buộc ngồi xa nhau.
Daniele Terzariol, phó thị trưởng thị trấn San Donà di Piave, gần Venice, nói rằng khi thành phố mở cửa trở lại, chính quyền “muốn tận dụng cơ hội này để làm cho không gian công cộng của chúng ta trở nên tiện dụng hơn và đẹp hơn so với trước khi bị phong tỏa”.
Covid-19 ra tay tàn độc với nam giới hơn là với phụ nữ?
Thời tiết nắng nóng có tiêu diệt được Covid-19?
Sắp xếp bàn ngoài trời
Để cho phép mọi người có thể tụ họp theo cách duy trì giãn cách xã hội, thị trấn đã biến các khu vực chính ở trung tâm thành khu phố đi bộ và tổ chức một cuộc tranh tài giữa các nhà hàng và quán bar để xem ai có cách sắp xếp bàn ngoài trời tốt nhất để mọi người có thể tụ tập một cách an toàn – mọi thứ từ bàn ghế có thể di dời cho đến băng dính nghệ thuật trên nền đất để khuyến khích lối đi an toàn. “Tất cả ý tưởng và vật liệu đều được hoan nghênh, nhất là nếu được tái sử dụng và có chi phí thấp,” Terzariol nói.
Ở Ấn Độ, vốn đang bắt đầu mở lại từ từ các cửa hàng và giao thông nội địa, chủ nhà hàng Shefali Gandhi ở thành phố Goa cũng tin rằng không gian ngoài trời sẽ là mấu chốt.
“Ở các thành phố như Mumbai, người dân đã bị kẹt trong các căn hộ nhỏ như hộp quẹt trong hai tháng qua,” bà nói. Bà tin rằng ký ức về phong tỏa sẽ còn sống động trong tâm trí mọi người trong thời gian dài và mọi người sẽ kết hợp những niềm vui của việc giao tiếp xã hội với không gian ngoài trời.
“Từ góc độ thực tiễn, các khu vườn cũng giúp dễ dàng giãn cách chỗ ngồi và vệ sinh từng bàn dễ dàng hơn,” bà giải thích.
Cho dù nhà hàng và quán bar có chỗ ngồi ngoài trời hay không, mọi người cũng cần duy trì khoảng cách an toàn. Những chiếc bàn nhỏ, có thể lắp ghép cho phép bà sắp xếp lại không gian một cách phù hợp, bà nói.
Còn nếu không gian quá nhỏ để đảm bảo giữ đúng khoảng cách được, hoặc không gian trong nhà, mọi việc trở nên khó khăn hơn.
Ví dụ, ở Ý, một số người đã chỉ trích những giải pháp dựa trên nguyên tắc thiết kế phòng thủ – tìm cách giữ cho các thiết kế ‘không có lỗ hổng’ vì sợ rằng nó có thể bị sử dụng sai.
Một ví dụ trong các nhà hàng là sử dụng tấm nhựa để ngăn các bàn ăn, khiến thực khách không thể xáp lại quá gần. Một số người cảm thấy rằng các tấm nhựa này là không thực tế và sẽ làm mất đi niềm vui của việc ăn chung: bàn ăn kiểu này đem lại cảm giác ‘đang đi thăm tù’, một người dân địa phương bình luận trên Facebook.
Tầm quan trọng của niềm tin
Các nghiên cứu gần đây đã xác định niềm tin là xương sống của sự phục hồi kinh tế và xã hội.
Để trở lại ‘cuộc sống bình thường’ – và để sử dụng các không gian chung hoặc cộng đồng – mọi người phải cảm thấy an toàn về vật lý và tin tưởng rằng những người khác cũng đang lo nghĩ cho sự an toàn của họ.
“Sự tin tưởng là chìa khóa để xây dựng lại lòng tin của mọi người khi họ tụ tập ở các không gian công cộng hoặc riêng tư,” Aditi Ratho từ tổ chức phi lợi nhuận Observer Research Foundation ở Ấn Độ, người không tham gia vào nghiên cứu, cho biết. “Khi nói đến nhà hàng, phòng gym và rạp chiếu bóng, mọi người lo lắng về các tiêu chuẩn và quy trình vệ sinh, họ muốn cảm thấy an toàn và an tâm.”
Sau sang chấn tập thể của việc đi qua đại dịch, bà nói, “bạn phải lồng ghép tâm lý của mọi người vào bản thiết kế”.
Một trong những thách thức truyền thống của thiết kế đô thị ở Ấn Độ, bà giải thích, đó là các thành phố có mật độ dân số đông, và điều đó đặt ra một loạt rủi ro vượt ra ngoài sự lây nhiễm virus corona.
Trước khi đại dịch xảy ra, bà nói, các nhà thiết kế đô thị đã suy nghĩ cách làm sao xử lý những không gian thường đông đúc như ga tàu điện hoặc rạp chiếu phim.
“Tôi cho rằng khái niệm về rạp chiếu phim sẽ thay đổi hoàn toàn bởi vì mọi người sẽ ngày càng sử dụng các nền tảng phát trực tuyến nhiều hơn; họ sẽ ở nhà nhiều hơn,” bà nói.
Nhưng giao thông công cộng vẫn rất cần thiết ở Ấn Độ.
Ở Mumbai, các kế hoạch đang được tiến hành để tái cấu trúc các chỗ chuyển tiếp trên tuyến xe điện, tức là không gian ngay bên ngoài ga nơi mọi người chuyển sang taxi, xe đạp hoặc xích lô máy để đi tiếp.
Ở những chỗ này, “mọi người tụ tập rất đông và một mặt thì các thiết kế phòng thủ được vận dụng, ví dụ như giới hạn số chỗ ngồi, mặt khác các nhà thiết kế cũng đang nghĩ về khả năng tiếp cận đối với người khuyết tật và làm thế nào để việc chuyển xe lúc nào cũng an toàn cho phụ nữ,” bà nói – ví dụ tránh để các bậc thang không cần thiết và đảm bảo các khu vực chuyển tiếp này được chiếu sáng tốt.
Trong các nhà hàng, khôi phục niềm tin ở các khách hàng có nghĩa là nhà bếp mở để cho họ thấy rằng món ăn được chế biến với tiêu chuẩn vệ sinh cao nhất.
Các biện pháp an toàn khác có thể sẽ ở dạng kỹ thuật số, ông Giuliano Vita, đồng sáng lập công ty khởi nghiệp Dishcovery của Ý, đang điều hành một nhóm các doanh nhân kỹ thuật số vốn đang giúp các chủ nhà hàng đổi mới dịch vụ trong thời hậu đại dịch Covid-19, cho biết.
Ông dự đoán menu kỹ thuật số sẽ bùng nổ, các menu dạng này sẽ không chỉ được dùng để đặt mua mang đi mà cả khi ăn ở nhà hàng. “Chủ nhà hàng sẽ cho in mã QR trên bàn ăn và khách hàng có thể đọc được menu bằng cách chỉ cần dùng điện thoại quét mã,” ông nói.
Phòng gym sẽ lỗi thời?
Còn ở các phòng gym, Neha Motwani, người sáng lập nền tảng tìm kiếm phòng gym trực tuyến Fitternity, cho biết người ta có thể loại bỏ phòng tắm hoa sen và phòng cất đồ để đảm bảo đáp ứng được quy định về giãn cách xã hội. Họ cũng có thể phân phối lượng khách đến để có thể lau dọn trong cả ngày.
Trong đại dịch, nhiều người đã học các lớp thể hình trực tuyến.
Mặc dù tập thể hình trực tuyến vẫn có thể có sức hấp dẫn với nhiều người, Motwani nói, nhưng nó sẽ không thay thế không gian truyền thống nơi mọi người tụ họp.
“Chúng tôi đã khảo sát người dùng của mình và nhận ra rằng hơn 95% trong số họ nóng lòng chờ đợi phòng tập mở cửa lại”, Motwani nói. “Họ muốn đập tay với huấn luyện viên. Họ muốn có cảm giác cộng đồng.”
Tuy nhiên, phòng tập bằng tường bằng gạch sẽ khác với trước đây, ông Ben Hackney-Williams, người đứng đầu bộ phận nội dung của Escape Fitness, một công ty đặt tại Anh chuyên thiết kế và lắp đặt phòng gym ở hơn 80 quốc gia, cho biết.
Trước đại dịch, nhiều người thường xuyên thay phiên nhau sử dụng cùng một máy tập.
Hackney-Williams hình dung rằng các phòng gym trong tương lai sẽ được chia thành các khu vực được trang bị độc lập với các thiết bị có thể tháo rời, thiết bị có thể được nhân rộng khắp phòng tập. Bằng cách đó, mỗi người có thể tập luyện mà không phải dùng chung bất kỳ thiết bị nào hoặc đến quá gần người khác.
Cộng đồng thiết kế cũng đã được vận động để tìm kiếm các giải pháp giúp khôi phục đời sống xã hội và chữa lành sức khỏe tinh thần của mọi người.
“Xu hướng mới về thể hình thường chuyển từ các nước phương Tây sang châu Á,” Hackney-Williams nói.
Ví dụ, các phòng tập chu kỳ hoặc tập luyện cường độ cao cách khoảng, vốn thường có nhiều người tập trong cùng một lớp với tiếng nhạc lớn, lan từ các nước phương Tây đến châu Á.
“Nhưng lần này mọi thứ đã đảo ngược. Kể từ khi sự lây lan virus corona bắt đầu ở Trung Quốc, chúng tôi đã thấy những kiến thức và thông tin về cách xử lý khủng hoảng và hậu quả của nó đến từ châu Á.”
Các chuỗi phòng gym với chi nhánh ở châu Á đã tăng chi tiêu để giữ sạch sẽ trong các cơ sở của họ ở Mỹ để giúp giảm bớt lo ngại của các thành viên ngay cả trước khi virus corona tấn công phương Tây. Và họ là những cơ sở đầu tiên đóng cửa trước khi chính phủ ra lệnh bắt buộc.
Nếu có một điều tốt phát sinh từ giai đoạn kỳ lạ này, Hackney-Williams nói, thì đó là trong giai đoạn phong tỏa, mọi người bắt đầu nhận ra rằng để giữ vóc dáng không nhất thiết có nghĩa là phải tập gym hàng giờ mỗi ngày. “Chạy bộ trong công viên hoặc tìm những nếp vận động nhẹ phù hợp với bạn là đủ để giữ cơ thể khỏe mạnh,” ông nói.
Ở thời kỳ hậu Covid-19, ông hy vọng, mọi người sẽ không xem phòng gym là nơi cao cấp, nơi chỉ những người mê thể hình được chào đón.
Trong khi đại dịch buộc chúng ta phải tổ chức lại các không gian chung, lệnh phong tỏa đã cho chúng ta thời gian suy nghĩ lại về chúng ta muốn cuộc sống xã hội của mình sẽ như thế nào.
Và mặc dù chúng ta có thể phải vẫy tay tạm biệt những quán bar, rạp chiếu phim và phòng tập thể hình đông đúc, sôi động mà chúng ta từng yêu thích, ít nhất là trong một thời gian, chúng ta cũng có cơ hội duy nhất để khám phá lại ý nghĩa của việc tụ tập trong không gian mới – và tưởng tượng lại không gian đó từ đầu.
Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Future.
https://www.bbc.com/vietnamese/vert-fut-53063033
Covid-19:
Hội chứng suy nhược hậu siêu vi Corona chủng mới
Tú Anh
Dù là bệnh phát ra dưới dạng nào, sốt nhẹ hay nghiêm trọng phải vào nhà thương cấp cứu, đại dịch Covid-19 có thể gây tổn hại cho cơ thể người bệnh với những hệ quả bất trắc.
Không kể những biến chứng đe dọa sinh mạng như tim mạch,gan, phổi, não, thận bị tấn công, SARS-CoV-2 còn gây ra hội chứng “hậu siêu vi” kỳ lạ làm bệnh nhân hoang mang, bác sĩ bối rối. Một trong những hội chứng đó là tình trạng cơ thể suy nhược kéo dài, không còn biết mùi vị, cho dù không còn siêu vi trong cơ thể. Kết quả kiểm chứng qua các loại xét nghiệm đều âm tính.
Tại Pháp, bệnh nhân “hậu nhiễm trùng corona chủng mới” được phân loại ra sao và được theo dõi chăm sóc như thể nào?
Triệu chứng nhẹ không nguyên nhân mà cũng không dứt
Bác sĩ Yazdan Yazdanpanach, trưởng khoa bệnh nhiễm trùng bệnh viện Bichat, Paris, khiêm nhường: “Chúng ta còn trong giai đoạn chưa biết gì hết. Hội chứng hậu nhiễm trùng là hiện tượng cổ điển nhưng với con siêu vi mới SARS-CoV-2 này, rất hiếm tài liệu, sách vở y khoa nói đến. Do vậy, các nhà nghiên cứu quốc tế cần phải phối hợp với nhau để trao đổi hiểu biết”.
Tại Pháp, có một nhóm bệnh nhân, nói là nhóm nhưng khá đông, 3500 người, tham gia vào chương trình nghiên cứu “hậu nhiễm trùng” từ tháng Giêng đến nay. Theo kế hoạch, thời gian theo dõi kéo dài sáu tháng có triển hạn.
Song song với nhóm tiên phong này, mỗi bệnh viện lớn tại Pháp còn có một chương trình theo dõi bệnh nhân Covid-19 đã hết bệnh và xuất viện .
Dạng suy nhược : khoảng 80%
Gồm những bệnh nhân SARS-CoV-2 không hoàn toàn bình phục cho dù kết quả xét nghiệm âm tính với siêu vi. Họ không bị tái nhiễm siêu vi, nhưng triệu chứng cũ tái xuất hiện. Dấu hiệu lâm sàng cụ thể là mệt mỏi, khó thở, hồi hộp, tim đập nhanh, nhưng xét nghiệm không có tải lượng siêu vi, theo bác sĩ Pierre Tattevin, đại học Y khoa Rennes.
Vấn đề rắc rối ở chỗ, theo bác sĩ Dominique Salmon, bệnh viện Hotel Dieu, Paris, những triệu chứng kể trên là cổ điển, vẫn thường thấy ở nhiều bệnh nhân sau khi lành bệnh cúm hay virus d’Epstein-Barr. Tuy nhiên, trường hợp SARS-CoV-2 làm các y sĩ không biết đâu là đầu dây mối nhợ. Mệt mỏi làm cho người đã lành bệnh ngủ vùi 15 tiếng đồng hồ mỗi ngày, tuần này sang tuần khác. Có người còn cảm thấy đôi chân nặng như hóa đá. Khả năng tập trung tư tưởng suy yếu đi, bắt buộc phải bỏ dở công việc đang làm. Rồi trạng thái nhức đầu hay ngứa ngáy như kiến trên người .
Tội nghiệp nhất là nhiều bệnh nhân (đã lành bệnh virus corona) mang các triệu chứng trên bị bác sĩ riêng hay ở khoa cấp cứu xem là những người bị bệnh tưởng tượng theo kiểu “đau bụng thì nghi bị ung thư dạ dày”.
Vấn đề còn phức tạp hơn vì triệu chứng không nghiêm trọng mấy như hơi khó thở, ê răng (chu nha) lại kéo dài từ tuần này qua tuần khác làm như bệnh nhân giả vờ than thở để được bác sĩ quan tâm.
Dạng triệu chứng thứ hai: 20% mất mùi lẫn vị
Một triệu chứng thường thấy ở 20% bệnh nhân hậu SARS-CoV-2 là mũi không nhận ra mùi, lưỡi không nhận được vị. Có người phục hồi được phần nào khả năng của khứu giác và vị giác sau nhiều tuần nhưng người khác thì cho đến hai ba tháng sau vẫn không thuyên giảm.
Theo kết quả nghiên cứu của đại học Y khoa Rennes, tiếp tục theo dõi 400 bệnh nhân Covid-19 xuất viện, cho dù cơ thể đã hết siêu vi, nhưng những bệnh nhân cũ này vẫn bị mệt mỏi, suy nhược cùng các triệu chứng như tim đập nhanh, khó thở… mà các bác sĩ bệnh viện đại học Y khoa Rennes không tìm ra nguyên nhân.
Có điều, nếu cho bệnh nhân sử dụng thuốc suyễn thì từ từ triệu chứng giảm dần.
Tại Paris, bệnh viện Saint-Joseph ghi nhận các trường họp tương tự: Bệnh nhân hậu Covid-19 ho khan như trong cổ họng bị đốt. Nhưng khám nghiệm, chụp ảnh, soi rọi, thử máu đều không thấy gì bất bình thường .
Nghi vấn được nêu lên: Phải chăng người bệnh hậu Covid-19 bị dị ứng phấn hoa vì 30% dân Pháp mỗi năm đến mùa xuân là hắt hơi, ho, nghẹt mũi? Covid-19 lây sang Pháp cũng vào mùa này.
Về triệu chứng mệt mỏi dài hạn, đại đa số là bệnh nhân trẻ, bác sĩ Pierre Tattevin, trích dẫn bên trên, đưa ra giả thuyết: đó là hiện tượng kháng thể đang được huy động tiêu diệt siêu vi chứ không phải triệu chứng bệnh tái phát.
Câu hỏi then chốt: Liệu trong những năm tháng tới đây, có xuất hiện những bệnh viêm hay tự miễn dịch do siêu vi corona chủng mới gây ra hay không?
Trước loại siêu vi mà cách nay 6 tháng còn là một kẻ thù bí ẩn và xa lạ, giới y sĩ tỏ ra khiêm nhường và thận trọng. Họ không đưa ra một dự báo phiêu lưu nào cả nhưng không ngừng nỗ lực tìm tòi và chia sẻ kinh nghiệm. Các sáng kiến và phản ứng nhanh chóng này cho phép hy vọng tìm ra thuốc trị liệu. Nhưng trong lúc chờ đợi, các biện pháp vệ sinh phòng bệnh lây lan vẫn là vũ khí hiệu quả nhất.
NATO: ‘Chưa có chi tiết
về kế hoạch rút bớt quân khỏi Đức của TT Trump’
NATO yêu cầu Mỹ cho biết thêm chi tiết về quyết định của Tổng thống Donald Trump, cắt giảm quân số của lực lượng Hoa Kỳ tại Đức, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg nói hôm thứ Ba 16/6, sau khi đề xuất của Tổng Thống Trump, cắt giảm số binh sĩ Mỹ trong lực lượng đang trú đóng ở Đức, gây bất ngờ cho các đồng minh của Mỹ tại Châu Âu.
Từng chỉ trích Đức là không chi nhiều hơn cho quốc phòng, Tổng Thống Trump hôm thứ Hai xác nhận bản tin tung ra vào tuần trước, theo đó Mỹ sẽ cắt giảm 9.500 quân tại Đức. Đây sẽ là lần đầu tiên Tổng thống Mỹ thực hiện lời đe dọa sẽ giảm bớt sự trợ dành cho châu Âu.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg nói:
“Hiện chưa có quyết định kế hoạch giảm quân của Mỹ sẽ được thực hiện như thế nào và vào lúc nào”.
Ông Stoltenberg cho biết ông đã nói chuyện với Tổng Thống Trump cũng như các quan chức Mỹ khác, và ông cũng đang tham khảo ý kiến của Bộ trưởng Quốc phòng Đức Annegret Kramp-Karrenbauer, nhân vật mà vào tuần trước cho biết bà chưa được thông báo về quyết định đó.
Ông Stoltenberg nói : “Đây là một sự sắp xếp song phương giữa Hoa Kỳ và nước Đức, nhưng tất nhiên đây là một vấn đề quan trọng với toàn thể liên minh (NATO). Ông Stoltenberg tiết lộ ông đã nói với ông Trump rằng quân đội Hoa Kỳ ở châu Âu ‘không chỉ bảo vệ lãnh thổ này, mà còn cho phép Hoa Kỳ phóng đi sức mạnh của mình ra xa, bên ngoài lục địa Châu Âu’.
Tuần trước, một quan chức Mỹ cho biết quyết định này bắt nguồn từ nhiều tháng làm việc và không liên quan gì đến căng thẳng giữa Tổng Thống Trump và Thủ tướng Đức Angela Merkel, sau khi Thủ tướng Merkel cản trở kế hoạch của nhà lãnh đạo Mỹ dự định tổ chức Hội nghị thượng đỉnh G7 trực diện tại Washington.
Hoa Kỳ chưa chính thức thông báo cho các đồng minh NATO về quyết định giảm quân số ở Đức, nhưng có thể thông báo cho các đồng minh qua liên kết video nhân cuộc họp quy tụ của các bộ trưởng quốc phòng NATO dự kiến diễn ra trong ngày thứ Tư và thứ Năm sắp tới, hai nhà ngoại giao NATO cho biết.
Mặc dù Hoa Kỳ vẫn duy trì khoảng 50.000 nhân viên quân sự ở châu Âu, Tướng hồi hưu Ben Hodges của Hoa Kỳ, từng chỉ huy lực lượng quân sự Mỹ ở châu Âu, mô tả đây là một ‘sai lầm cực kỳ lớn’.
Nói với Reuters. ông cảnh báo:
“Nếu chính quyền Tổng Thống Trump tiến hành với ý định đó, mối quan hệ giữa Đức và Hoa Kỳ sẽ bị tổn thương một cách rất đáng kể.”
EU lên kế hoạch đối thoại với Mỹ
‘để đối phó với sự lấn lướt gia tăng của TQ’
Liên minh châu Âu (EU) đang có kế hoạch tổ chức một cuộc đối thoại song phương với Hoa Kỳ để đối phó với sự lấn lướt ngày càng tăng của Trung Quốc, theo SCMP.
Đại diện Cấp cao của EU về Chính sách Đối ngoại và An ninh cho hay sau cuộc điện đàm với Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo hôm thứ Hai 15/6,
“Tôi đề nghị khởi động một cuộc đối thoại song phương đặc biệt tập trung vào Trung Quốc và những thách thức mà hành động và tham vọng của nước này đặt ra với chúng ta – Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu”, ông Josep Borrell nói với các phóng viên.
Ảnh hưởng của TQ tại Đông Nam Á gia tăng, dự đoán sẽ vượt Hoa Kỳ
Biển Đông: Hoa Kỳ quyết can dự mạnh mẽ hơn, ủng hộ Asean trước Trung Quốc?
Biển Đông: TQ phản ứng trước ba nhóm mẫu hạm Mỹ
Đề xuất của ông Borrell được đưa ra chỉ vài ngày trước hội nghị thượng đỉnh EU-Trung Quốc, trong bối cảnh Bắc Kinh thiếu cam kết trong mở rộng khả năng tiếp cận thị trường và sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp châu Âu tại Trung Quốc.
Trong khi Tổng thống Mỹ Donald Trump có cách tiếp cận thù địch với EU, thì ông Pompeo được coi là sẵn sàng hợp tác với châu Âu hơn trong việc tạo ra một mặt trận thống nhất chống lại Trung Quốc, bài báo trên SCMP viết.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ không trả lời yêu cầu bình luận về việc liệu họ có đồng ý với đề xuất đối thoại này hay không.
Trong một tuyên bố, người phát ngôn Nhà Trắng Morgan Ortagus nói rằng ông Pompeo và các đối tác châu Âu đã thảo luận về tầm quan trọng “của việc giữ vững cam kết chung đối với các giá trị dân chủ để chống lại Nga và những nỗ lực [của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa] nhằm phá hoại các xã hội dân chủ”.
Ông Borrell cho biết Mỹ và EU đã “trao đổi quan điểm về sự hung hăng ngày càng tăng của Trung Quốc trên nhiều mặt trận”.
“Có một số vấn đề mà chúng tôi cùng phải đối mặt trong mối quan hệ với Trung Quốc, và ở đó sự hợp tác chặt chẽ của chúng tôi là rất quan trọng để cùng nhau giải quyết. Điều này chắc chắn bao gồm tình hình ở Hong Kong,” ông Borrell nói.
“Điều vô cùng quan trọng là hợp tác với Hoa Kỳ để chia sẻ mối quan tâm và tìm nền tảng chung để bảo vệ các giá trị và lợi ích của chúng ta,” ông nói thêm.
Andrew Small, thành viên cao cấp của Quỹ Marshall của Hoa Kỳ, gọi ý tưởng này là “một bước hữu ích cho những ai muốn thấy một sự thúc đẩy mạnh mẽ hơn trong việc điều hòa các chính sách của Trung Quốc giữa các nền dân chủ tự do”.
“Phiên bản tối ưu của một cuộc đối thoại về Trung Quốc sẽ là một phiên bản có sự tham gia đầy đủ của Ủy ban châu Âu, bao gồm văn phòng thương mại, chính sách đối ngoại, chính sách công nghiệp và các vấn đề kỹ thuật số,” ông Small nói.
Đề xuất của ông Borrell là một bất ngờ đối với một số nhà quan sát ngoại giao, vì bài đăng trên blog của ông vào Chủ Nhật dường như cho thấy rằng EU sẽ không hình thành một liên minh xuyên Đại Tây Dương với Mỹ về vấn đề Trung Quốc.
“Trong bối cảnh căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc là trục chính của chính trị toàn cầu, áp lực phải chọn phe nào đang gia tăng,” ông viết trong blog. “Chúng ta là người châu Âu phải làm điều đó ‘theo cách của chúng ta, với tất cả những thách thức mà việc này mang lại.”
Bà Bonnie Glaser, cố vấn cao cấp về châu Á tại Trung tâm chiến lược và quốc tế có trụ sở tại Washington, cho biết, EU “chắc chắn đã gửi tín hiệu đầy mâu thuẫn về việc họ có muốn hợp tác với Mỹ hay không để đối phó hiệu quả hơn với các thách thức của Trung Quốc, hay đi theo con đường riêng của họ”.
Ông Borrell đã không nói chi tiết về kết quả mong đợi của một cuộc đối thoại song phương với Mỹ, nhưng bà Glaser cho rằng “ít nhất, nó có thể cung cấp một kênh hữu ích để cập nhật tình hình lẫn nhau và thảo luận về sự khác biệt, và trong một số trường hợp, tạo ra một cách tiếp cận chung.”
Bà Glaser cũng cho rằng một cuộc thảo luận về cách đối phó với các thông tin bóp méo ngày càng tăng từ Trung Quốc có thể mang lại kết quả, trong khi việc tìm ra tiếng nói chung trong các lĩnh vực khác như thương mại và các vấn đề quanh các tổ chức đa phương có thể khó khăn hơn.
“Giúp Đài Loan tăng cường tham gia với quốc tế có thể là một chủ đề thú vị để thảo luận và hợp tác,” bà Glaser nói, mặc dù việc Mỹ rút khỏi WHO sẽ làm ảnh hưởng đến các nỗ lực giúp Đài Loan khôi phục vai trò quan sát viên của mình.
Cuộc họp hôm thứ Hai với ông Pompeo cũng có sự tham dự của các bộ trưởng ngoại giao của 27 quốc gia EU.
Về hội nghị thượng đỉnh EU-Trung Quốc, ông Borrell nói: “Hiện Chúng tôi tiếp tục đàm phán để xem liệu chúng tôi có thể mang đến hội nghị thượng đỉnh này tiến triển gì không, không dễ dàng để đạt được một thỏa thuận chung… Nhưng chúng tôi sẽ tiếp tục thảo luận với các đối tác Trung Quốc cho đến phút cuối cùng”.
Ngoại trưởng Đức Heiko Maas nói rằng EU có mối quan tâm tương tự như Mỹ về Trung Quốc trong công bằng về thương mại và đầu tư, tuân thủ các điều ước và nghĩa vụ quốc tế – bao gồm vấn đề Hong Kong – và sự minh bạch trong cuộc chiến chống Covid-19.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-53059984
Liên Âu trước thách thức
chủ quyền công nghệ và công nghiệp
Thanh Hà
Virus corona là cú hích thúc đẩy Bruxelles khẩn trương « giành lại chủ quyền » và « độc lập » cả từ công nghiệp, đến y tế và nhất là công nghệ cao,. Dich Covid-19 và tình trạng thiếu hụt trang thiết bị, bảo hộ, dụng cụ y tế làm lộ rõ nhược điểm trong mô hình phát triển của Liên Hiệp Châu Âu.
Trong gần hai tháng hồi mùa xuân vừa qua, Pháp thiếu đủ mọi trang thiết bị y tế để đối phó với dịch Covid-19. Nhiều thành viên châu Âu từ Ý đến Tây Ban Nha, Pháp và cả Đức cùng nhiều nước Đông Âu đã phải ồ ạt nhập từ găng tay đến khẩu trang y tế của Trung Quốc, việc Bruxelles ráo riết thúc đẩy kế hoạch phát triển một cách độc lập, đặc biệt là trong các ngành y dược là điều hiển nhiên.
Phải chăng vì thế mà trong bài diễn văn tuyên bố giành được thắng lợi đầu tiên trong cuộc chiến chống virus corona hôm 14/06/2020, tổng thống Emmanuel Macron đã nhiều lần nhấn mạnh Pháp cần đẩy mạnh đầu tư để có hẳn một chiến lược phát triển không lệ thuộc vào bất kỳ một đối tác nào ngoài Liên Hiệp Châu Âu ít nhất trên bốn phương diện, « công nghệ cao, kỹ thuật số, công nghiệp và nông nghiệp », « củng cố một khối châu Âu độc lập » là điều cấp bách hơn bao giờ hết ?
Một khái niệm ra đời trước Covid-19
Công bằng mà nói, Paris cũng như Liên Âu không đợi virus corona cảnh tỉnh về mức độ lệ thuộc vào một số nền kinh tế khác trên thế giới, đứng đầu là Trung Quốc hay Hoa Kỳ. Ngày 07/02/2020 trong bài diễn văn đọc trước các thực tập sinh khóa 27 trường võ bị Ecole de Guerre tổng thống Macron đã tuyên bố, cùng với « sức mạnh quân sự, sự tự chủ về kinh tế về công nghệ kỹ thuật số là những yếu tố bảo đảm cho một khối Liên Âu độc lập » .
Một tuần lễ trước khi nước Pháp ban hành lệnh phong tỏa, tại Bruxelles, Ủy Ban Châu Âu trình bày chiến lược công nghiệp chung cho Liên Âu với mục tiêu « củng cố mức tự chủ về công nghiệp và trong những lĩnh vực chiến lược, đối phó với cạnh tranh gay gắt ở cấp quốc tế ». Để đạt đến đích, 27 thành viên châu Âu xác định được ba ưu tiên : nâng cao năng suất, tăng trưởng nhưng không gây thêm hiệu ứng nhà kính tàn phá môi trường, và đầu tư vào cơ sở hạ tầng để phát triển công nghệ kỹ thuật số.
Ủy viên châu Âu đặc trách về thị trường nội địa Thierry Breton trong buổi giới thiệu với báo chí về chiến lược phát triển công nghiệp châu Âu cho giai đoạn 5 năm sắp tới đã lưu ý rằng « châu Âu phải luôn rộng mở nhưng sẽ không ngây thơ (…) và ở đó cạnh tranh phải được bình đẳng ». Theo giới phân tích, lời lẽ này nhắm vào những « tập đoàn cá mập của cả Trung Quốc lẫn của Mỹ ».
Riêng đối với nhà nghiên cứu Jean-Pierre Darnis, thuộc Quỹ Nghiên Cứu Chiến Lược của Pháp, trong bài tham luận đăng trên trang mạng của quỹ này hôm 19/05/2020, ông đã đặc biệt chú ý đến yếu tố « độc lập về mặt công nghệ của châu Âu ». Trả lời RFI Việt ngữ, chuyên gia Darnis nhấn mạnh đến vai trò đầu tầu của Pháp trong lĩnh vực này
« Quyền tự chủ về mặt công nghệ là một khái niệm xuất phát từ Pháp dưới thời tổng thống Jacques Chirac, đầu những năm 2000. Ban đầu khái niệm này chủ yếu bao hàm các lĩnh vực công nghệ không gian và quốc phòng. Trong một thời gian dài chỉ thỉnh thoảng người ta mới nhắc đến chiến lược tự chủ về công nghệ. Nhưng gần đây, ngày càng có nhiều lãnh đạo châu Âu quan tâm đến chủ đề này. Từ đó một số dự án chung châu Âu đã được cho ra đời. Điển hình là chương trình phát triển hệ định vị qua vệ tinh Galileo của châu Âu. Hồ sơ này lại càng được tăng tốc trong những tuần qua. Dịch Covid-19 cho thấy hơn bao giờ hết châu Âu cần phải độc lập về mặt công nghệ và ai cũng ý thức được điều đó ».
Đến thời tổng thống Macron, điện Elysée đặt khả năng phòng thủ, sự tự chủ về kinh tế và về kỹ thuật số ngang hàng với nhau.
Công nghệ cao và an ninh
Có ba thí dụ cụ thể gần đây nhất cho phép trả lời câu hỏi đơn giản: châu Âu định nghĩa như thế nào về quyền « tự chủ công nghệ và công nghiệp ».
Thứ nhất khi virus corona mới chỉ khoanh vùng ở Vũ Hán rồi Trung Quốc, nhiều nhà máy của tập đoàn sản xuất xe hơi Pháp Renault ở mãi tận Rumani hay Slovenia đã phải tạm cho nhân viên nghỉ việc hay làm việc bán thời gian vì phụ tùng từ Trung Quốc không chuyển sang kịp, làm gián đoạn chu kỳ sản xuất xe hơi mang nhãn hiệu Renault hay Daccia cũng thuộc về nhóm này. Các hãng xe của Đức cùng cảnh ngộ. Điều này thể hiện nhược điểm của Liên Hiệp Châu Âu khi không làm chủ toàn bộ dây chuyền cung ứng.
Thí dụ thứ hai khi dịch bùng phát tại châu Âu, kể từ tháng 3/2020 hình ảnh Âu, Mỹ giành giật nhau những lô khẩu trang made in China, những chuyến bay chở trang thiết bị bảo hộ y tế từ Trung Quốc trở về được xem như thể vừa thực hiện một nhiệm vụ phi thường đã thực sự ám ảnh công luận châu Âu. Hai năm trước đó nhà máy sản xuất khẩu trang y tế Plaintel, vùng Côtes d’Armor – tây bắc nước Pháp, đã phải đóng cửa vì làm ăn thua lỗ, giá thành quá ca so với khẩu trang nhập từ Trung Quốc.
Thí dụ thứ ba cho thấy Pháp nói riêng Liên Âu nói chung cần làm chủ các công nghệ kỹ thuật số vào lúc đã có đến 75-80 % nhân viên tại nhiều công sở phải làm việc từ nhà trong thời gian các biện pháp phong tỏa và giãn cách xã hội được ban hành trên toàn quốc. Làm chủ được các cơ sở hạ tầng trong ngành công nghệ cao, viễn thông trong hoàn cảnh đó, như ghi nhận của chuyên gia Jean-Pierre Darnis, Quỹ Nghiên Cứu Chiến Lược Pháp liên quan trực tiếp đến an ninh và sự sống còn của hơn 500 triệu dân trong Liên Hiệp Châu Âu :
« Rõ rệt nhất là châu Âu ngày càng quan tâm đến công nghệ kỹ thuật số, đến vấn đề quản lý một cách an toàn các dữ liệu cá nhân của các công dân châu Âu, các dữ liệu của các tập đoàn công nghiệp châu Âu. Liên Âu đã quá lệ thuộc vào các tập đoàn quản lý dữ liệu của nước ngoài. Dịch Covid-19 lần này cho thấy an ninh của Liên Hiệp Châu Âu tùy thuộc vào chiến lược tự chủ về công nghệ. Với khủng hoảng y tế lần này, rõ ràng là châu Âu không làm chủ hết tất cả các công đoạn từ việc thu thập cho đến quản lý các dữ liệu, để rồi ảnh hưởng luôn cả tới mặt y tế. Công nghiệp dược phẩm châu Âu đã phụ thuộc vào Trung Quốc. Cũng chính sự cạnh tranh của Trung Quốc là cú hích. Liên Âu thấy rõ là cần phải tự chủ hơn trong rất nhiều lĩnh vực, từ điện lực đến công nghệ không gian, từ quốc phòng đến viễn thông và đương nhiên là cả ngành dược phẩm, trang thiết bị y tế, đó là chưa kể tới hệ thống cung cấp lương thực thực phẩm. Có rất nhiều lĩnh vực đang mở ra trước mắt ».
Trên đài RFI Việt ngữ nhà nghiên cứu Jean-Pierre Darnis lưu ý nếu như trong vế công nghiệp, châu Âu thận trọng với Trung Quốc thì ngược lại Mỹ mới là yếu tố đầu tiên thức tỉnh Bruxelles về nhu cầu độc lập trong lĩnh vực công nghệ và kỹ thuật số.
Năm 2013 nước Đức, một đồng minh thân thiết của Hoa Kỳ, đã rúng động trước những tiết lộ từ Edward Snowden, theo đó « tai mắt của Mỹ » đã lọt vào đến tận bên trong nội các của thủ tướng Merkel, bản thân thủ tướng Đức cũng trực tiếp bị dọ thám. Theo chuyên gia thuộc Quỹ Nghiên Cứu Chiến Lược này của Pháp, đây là một khúc quanh quan trọng vì « liên quan đến từ quyền tự do cá nhân, tự do ngôn luận đến quyền lực chính trị của toàn khối Liên Âu ».
Thách thức kép
Gần đây hơn, tranh luận lại dấy lên trước dự án triển khai mạng 5G mà ở đó vai trò của tập đoàn Trung Quốc Hoa Vi thực sự là một thử thách kép đối với châu Âu : một là thách thức bảo đảm an ninh cho các cơ sở hạ tầng cung cấp mạng, thu thập và quản lý các dữ liệu, và hai là bảo đảm một thế độc lập của Liên Hiệp Châu Âu giữa hai ông khổng lồ trong ngành là Mỹ và Trung Quốc.
Vào lúc các thành viên trong Liên Âu và cả Ủy Ban Châu Âu đều mạnh dạn thông báo những kế hoạch đầu tư tái thiết kinh tế sau đại dịch Covid-19, nhà nghiên cứu Jean-Pierre Darnis cho rằng đây là thời cơ để « một số những tập đoàn công nghệ cao của Liên Âu cất cánh » :
« Từ khóa ở đây là sự “tự chủ về công nghiệp” : trong quá khứ, châu Âu đã bỏ lỡ nhiều cơ hội trong các khâu từ thu thập đến quản lý các dữ liệu cá nhân và các dữ liệu công nghiệp. Nhưng từ tháng 2 vừa qua, Bruxelles đã nhận thấy rằng kết hợp công nghệ cao với việc quản lý các dữ liệu công nghiệp sẽ cho phép châu Âu có khả năng cạnh tranh rất lớn, kể cả với Trung Quốc hay Hoa Kỳ. Lấy thí dụ trong khủng hoảng Covid-19 lần này, nếu chúng ta có những dữ liệu về y tế ở cấp châu Âu, thì sẽ phân phối dụng cụ y tế, thuốc men cho các thành viên một cách hiệu quả hơn, chính sách dự báo sẽ chính xác hơn … Công nghệ data đó sẽ có lợi cả cho ngành bào chế thuốc, cho các bệnh viện, các cơ quan cung cấp dịch vụ y tế. Ngay cả trong mục tiêu đối phó với đại dịch, làm chủ công nghệ số và các dữ liệu đang là chìa khóa để châu Âu độc lập về đủ mọi mặt »..
Jean-Michel Dalle, giáo sư đại học Sorbonne, giám đốc điều hành trung tâm đào tạo trong lĩnh vực công nghệ mới Agoranov trên báo kinh tế Les Echos (ngày 16/06/2020) không ngần ngại cho rằng sau đại dịch Covid-19 nhân loại đang bước vào thời đại của « deeptech » nghĩa là thời đại thuộc về « những công nghệ tiên tiến nhất và một số ít những tập đoàn, những tác nhân tham gia vào những công trình đó ».
Khủng hoảng y tế còn chưa tới hồi kết năm nay cho thấy Pháp nói riêng, châu Âu nói chung « rõ ràng là không thể tự chủ nếu không kiểm soát được một số công nghệ ». Hiềm nỗi, trên mặt trận này theo giáo sư Dalle, Mỹ và Trung Quốc đang đi trước Liên Hiệp Châu.
Gần 70 năm sau ngày Cộng Đồng Than và Thép Châu Âu ra đời, đã đến lúc thành lập một « Cộng Đồng Châu Âu về deeptech (…) đây là điều mang tính sống còn » vì nếu không, chẳng bao lâu nữa châu Âu sẽ « mất tự do chọn lưa » khi phải dựa vào công nghệ của các nước bên ngoài mà trước mắt là Mỹ và Trung Quốc.
Thủ Tướng Anh Quốc sẽ thành lập
ủy ban liên chính phủ về kỳ thị chủng tộc
Tin từ Luân Đôn, Anh Quốc – Thủ tướng Anh Quốc Boris Johnson cho biết một ủy ban liên chính phủ sẽ kiểm tra vấn đề kỳ thị chủng tộc và sự khác biệt mà các nhóm dân tộc thiểu số đối diện trong giáo dục, y tế và hệ thống tư pháp hình sự sau các cuộc biểu tình Black Lives Matter.
Thủ tướng Johnson cho biết ông không thể làm ngơ trước sức mạnh được thể hiện bởi hàng chục ngàn người biểu tình ở Luân Đôn và các thành phố khác của Anh Quốc sau cái chết của ông George Floyd người Hoa Kỳ gốc Phi ở Minneapolis vào tháng trước.
Thủ tướng tuyên bố rằng tiến triển trong việc giải quyết nạn kỳ thị chủng tộc và cải thiện các cơ hội, chẳng hạn như thêm nhiều sinh viên da đen và dân tộc thiểu số đi học đại học, bị “suy giảm đôi chút”. Ông cho rằng việc loại bỏ tận gốc sự kỳ thị chủng tộc là không hề dễ dàng, và thế giới sẽ cần phải xem xét rất kỹ về thực trạng kỳ thị chủng tộc và phân biệt đối xử mà mọi người đang phải đối mặt. (BBT)
https://www.sbtn.tv/thu-tuong-anh-quoc-se-thanh-lap-uy-ban-lien-chinh-phu-ve-ky-thi-chung-toc/
Đối đầu Mỹ – Trung:
Thủ tướng Anh biết chọn phe nào?
Minh Anh
Trong hành trình rời xa mái nhà chung Liên Hiệp Châu Âu, Vương Quốc Anh cần sự hỗ trợ của cả Mỹ lẫn Trung Quốc. Nhưng cuộc đọ sức giữa hai cường quốc kinh tế này đặt nước Anh trong thế khó xử.
Nhà báo Arnaud De La Grange của tờ Le Figaro khẳng định: Đây là thời khắc sự thật cho « mối quan hệ đặc biệt ». Từ vài ngày qua, Hoa Kỳ gây áp lực mạnh đối với đồng minh châu Âu của mình trước mối đe dọa của Trung Quốc. Thủ tướng Anh Boris Johnson trên thực tế buộc phải chọn phe : Washington hay là Bắc Kinh.
Khi cáo buộc Trung Quốc có những « chiến thuật bắt nạt cưỡng ép », lãnh đạo ngoại giao Mỹ rõ ràng muốn trấn an Luân Đôn rằng « Hoa Kỳ sẵn sàng giúp đỡ những người bạn Anh Quốc về tất cả những gì mà họ sẽ cần đến », bất kể là xây trung tâm khai thác hạt nhân hay mạng 5G mà không chịu ảnh hưởng của Trung Quốc.
Theo nhật báo Pháp, chính hồ sơ mạng 5G mới là tâm điểm của cuộc đọ sức. Vào tháng Giêng năm 2020, Boris Johnson đã từng thách thức Donald Trump khi bật đèn xanh cho phép Hoa Vi tham gia phát triển mạng 5G của đất nước.
Quyết định mở cổng cho tập đoàn viễn thông lớn nhất của Trung Quốc đã làm cho Washington khó chịu dù có lời bảo đảm là hãng này chỉ tham gia vào những phần « không nhạy cảm » của cơ sở hạ tầng. Kể từ đó, thủ tướng Anh chịu một áp lực lớn cả từ phía Hoa Kỳ lẫn ở trong nước, đòi xem xét lại quyết định trên. Và nhất là phải xem lại mối quan hệ của Anh với Trung Quốc.
Trong tháng 5/2020, ông Boris Johnson nói đến khả năng có một lập trường cứng rắn hơn khi đề nghị chính phủ nghiên cứu việc loại Hoa Vi ra khỏi mạng lưới 5G của Anh từ đây đến năm 2023. Ông đưa ra ý tưởng thành lập một nhóm gồm 10 nước có thể cùng phát triển một công nghệ mạng 5G riêng.
Vấn đề đặt ra hiện nay là vai trò của ngân hàng HSBC. Mike Pompeo tố cáo trò mặc cả mà Bắc Kinh đưa ra và đe dọa có những biện pháp trả đũa nhắm vào ngân hàng Anh Quốc này nếu thỏa thuận với Hoa Vi bị cắt đứt. Đối với ngoại trưởng Mỹ, Trung Quốc dùng HSBC như là một « đòn bẫy chính trị chống lại Anh Quốc ». Ông mỉa mai cho rằng việc lãnh đạo ngân hàng « bày tỏ thái độ trung thành » với Bắc Kinh chẳng làm cho người dân Trung Quốc tôn trọng ngân hàng nhiều hơn.
Le Figaro nhắc lại, trong một cử chỉ hiếm có, ngân hàng HSBC đã lên tiếng ủng hộ chế độ cộng sản. Lãnh đạo HSBC, chi nhánh tại châu Á – Thái Bình Dương, ông Peter Wong, còn ký vào một bản kiến nghị ủng hộ đạo luật an ninh quốc gia gây tranh cãi mà Bắc Kinh áp đặt cho Hồng Kông.
Vốn dĩ lệ thuộc nhiều vào thị trường châu Á, HSBC giờ đây rơi vào một thế lưỡng nan, giữa búa rìu (và lưỡi hái) Trung Quốc và chiếc đe phương Tây. Hơn một nửa doanh thu của ngân hàng này – biểu tượng của cựu thuộc địa Anh Quốc và trụ sở đã được di dời từ Hồng Kông về Luân Đôn năm 1993 – là tại châu Á.
Tuy nhiên, sự ủng hộ của ngân hàng đối với Bắc Kinh có thể sẽ làm sứt mẻ nhiều hình ảnh của hãng. Xã luận của tờ Times hôm thứ Tư 10/6 viết rằng « Thật xấu hổ cho HSBC ».
Trong cuộc chơi địa chính trị lớn này đang diễn ra với Trung Quốc, Vương Quốc Anh nằm trong một vị thế tế nhị, vừa với lý do là cựu chính quyền bảo hộ của Hồng Kông vừa do những biến chuyển mới của Brexit.
Khi quyết định rời xa châu Âu, với khái niệm « Global Britain », Luân Đôn cần một sự hỗ trợ tăng cường từ Mỹ cũng như là từ Trung Quốc.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200616-anh-quoc-hoa-ky-trung-quoc-hoa-vi-cong-nghe
Hậu Covid-19 :
Zara đóng 1.200 cửa hàng bán quần áo
Tuấn Thảo
Những công ty khổng lồ của ngành y phục may sẵn rốt cuộc cũng bị một con virus tí hon quật ngã. Dịch Covid-19 đã không chừa một ai, từ các doanh nghiệp nhỏ cho tới những tập đoàn nổi tiếng là hùng mạnh nhất. Sau khi một loạt các cửa hiệu bán quần áo Pháp như Naf Naf, Camaieu, La Halle (aux Vêtements & Chaussures) tuyên bố phá sản, đến phiên thương hiệu thời trang Zara thông báo đầu tuần này đóng 1.200 cửa hàng trên thế giới.
Zara là một trong những thương hiệu y phục may sẵn lớn nhất thế giới và cũng là niềm tự hào của tập đoàn Tây Ban Nha Inditex. Được thành lập cách đây gần nửa thế kỷ (vào năm 1975), tập đoàn Inditex còn nắm giữ, ngoài Zara, một số thương hiệu lớn khác như Pull & Bear, Massimo Dutti, Oysho hay là Stradivarius. Doanh thu trong năm 2019 của Inditex đạt tới mức 12,8 tỷ euro, cạnh tranh trực tiếp với các tập đoàn Thụy Điển H&M và tập đoàn GAP của Hoa Kỳ.
Thế nhưng, dịch Covid-19 đã đánh một đòn thật mạnh vào rất nhiều ngành kinh tế, trong đó ngành thời trang may sẵn là một trong những nạn nhân kinh tế đầu tiên. Trong thời gian phong tỏa, tất cả các cửa hàng buộc phải đóng cửa, doanh thu tập đoàn Inditex đã giảm 44%, tương đương với 410 triệu euro thất thu trong quý đầu tiên của năm 2020. Để so sánh, tập đoàn này đã thu được 734 triệu euro lợi nhuận, vào cùng thời kỳ năm 2019. Vào thời điểm dịch Covid-19 bùng phát mạnh nhất, 88% các địa điểm bán hàng Zara trên thế giới đều phải ngưng hoạt động.
Đây là lần đầu tiên, doanh thu của Inditex bị giảm sút mạnh mẽ, kể từ khi tập đoàn này được đưa vào sàn giao dịch chứng khoán vào năm 2001. Trong tình huống này ban giám đốc phải tuyên bố đóng cửa 1.200 trên tổng số 7.412 cửa hàng trên thế giới, tức khoảng gần 20% để vượt qua những khó khăn tài chính. Các cửa hàng buộc phải đóng cửa chủ yếu nằm ở châu Âu và châu Á. Điều đó làm cho giới nhân viên của Zara, phần lớn là trong khâu bán hàng, càng thêm lo lắng cho tương lai của họ.
Trước mắt, ban giám đốc Zara thông báo không muốn sa thải các nhân viên làm việc tại 1.200 cửa hiệu của mình. Giới nhân viên trong thời gian đầu sẽ chuyển qua làm việc tại nhiều khâu khác, chẳng hạn như tăng cường số nhân viên trong khâu bán hàng trực tuyến. Trong suốt thời gian phong tỏa, dịch vụ bán hàng trên mạng đã hoạt động khá tốt, giúp cho thương hiệu này hạn chế phần nào mức thất thu. Tuy nhiên, việc kinh doanh trên mạng trong những tháng vừa qua vẫn chưa đủ để bù đắp mức thâm hụt.
Cho dù, nhiều cửa hàng thời trang Zara hiện giờ đã bắt đầu hoạt động trở lại, thế nhưng người tiêu dùng vẫn giữ thái độ thận trọng rụt rè, chuyện mua sắm của họ vẫn còn ở một mức khiêm tốn. Theo nghiên cứu thị trường gần đây nhất, lượng khách đi mua sắm tại các cửa hàng thời trang nói chung vào đầu tháng 06/2020 đã giảm 59% so với cùng thời kỳ năm 2019. Dường như các biện pháp giãn cách xã hội đã tạo thêm nhiều rào cản vô hình trong tâm lý người tiêu dùng.
Thích nghi với hoàn cảnh mới, Zara hy vọng tăng cường các dịch vụ kinh doanh trên mạng bằng cách bơm 2,7 tỷ euro từ đây cho tới năm 2022. Khoản đầu tư này một mặt nhằm cải tổ mạng kỹ thuật số của thương hiệu Zara, mặt khác đầu tư một phần vào việc đào tạo nhân viên nhằm mục tiêu tăng cường công nghệ thương mại điện tử và tạo điều kiện thuận lợi cho các dịch vụ bán hàng trực tuyến.
Theo bước đầu kế hoạch, Zara sẽ đầu tư để nâng cấp ứng dụng của mình dành cho điện thoại di động, với chức năng định vị các sản phẩm thời trang tại các cửa hàng. Nói cách khác, khách hàng có thể đặt mua trên mạng, nhưng nếu muốn họ vẫn có thể biết rõ những loại áo quần nào đang được bày bán trong các cửa hàng gần nhà, họ có thể tới mua tại chỗ và đặt ký giữ trước phòng thay đồ, mặc thử quần áo.
Việc triển khai công nghệ số cũng như dịch vụ bán hàng trực tuyến giúp tăng cường các điểm bán hàng quan trọng nhất của thương hiệu Zara. Thương hiệu này nuôi tham vọng tăng thêm mức doanh thu nhờ bán hàng trực tuyến vào năm 2022. Hiện giờ kinh doanh trên mạng tương đương với 14% tổng doanh thu hàng năm. Zara muốn nâng mức thương mại trực tuyến từ 14% lên thành 25% doanh thu tức là gần gấp đôi vào năm 2022.
Cũng như các tập đoàn Gap và H&M, Zara muốn phát triển thêm các dịch vụ trên mạng, dùng internet để tăng doanh thu. Tuy nhiên trên thực tế, cho dù có cố gắng cách mấy trong việc thay đổi mô hình kinh doanh, và tuy các chính phủ châu Âu, kể cả Pháp, Đức hay Tây Ban Nha đều đang triển khai kế hoạch hỗ trợ các ngành kinh tế, nhưng Zara cũng như nhiều thương hiệu thời trang may sẵn khác nếu muốn tồn tại trong tương lai, cũng khó mà tránh khỏi chuyện sa thải.
Đức bảo vệ các công ty chiến lược
chống ý đồ mua lại của nước ngoài
Trọng Nghĩa
Dịch Covid -19 đã khiến chính phủ nhiều quốc gia can thiệp ồ ạt để hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong nước, nhưng cũng để rút ra những bài học hầu bảo vệ những lãnh vực được đánh giá là chiến lược của mình, nhất là trong cuộc chiến chống virus. Hôm qua 15/06/2020, chính phủ Đức đã quyết định bỏ vốn vào viện bào chế CureVac, đang lao vào cuộc đua tranh sản xuất vac-xin chống Covid-19.
Thông tín viên RFI, Pascal Thibaut, tường thuật từ Berlin:
Chúng tôi không bán “bảo vật của gia đình” ». Bộ trưởng Kinh Tế Đức vào hôm qua đã xác nhận cam kết thực hiện chính sách công nghiệp bảo vệ các công ty được đánh giá là chiến lược, để khỏi rơi vào tay các thế lực nước ngoài.
Cách đây hai năm, bộ trưởng Peter Altmaier đã cho góp phần hùn vào một công ty năng lượng mà một nhà đầu tư Trung Quốc cũng nhòm ngó.
Lần này ngân hàng Nhà nước KfW sẽ chi ra 300 triệu euro để trở thành cổ đông của viện bào chế Đức CureVac. Nhà nước Đức như vậy sẽ nắm 23% vốn của công ty, nhưng không can thiệp vào việc điều hành.
Quyết định góp vốn này cho phép tránh được việc viện bào chế bị một nhà đầu tư nước ngoài mua lại, một tháng trước khi viện bào chế được yết giá trên thị trường chứng khoán New York.
Tháng Ba vừa qua, giới truyền thông đã tiết lộ việc chính quyền Berlin đã phải can thiệp để ngăn chặn nỗ lực của Nhà Trắng muốn mua lại CureVac. Một thông tin mà viện bào chế đã bác bỏ.
Berlin đã củng cố luật cho phép Nhà nước có quyền phủ quyết nếu một nhà đầu tư nước ngoài muốn mua lại hơn 10% vốn của một công ty chiến lược đối với hạ tầng cơ sở của đất nước.
Điều khoản này có thể mở rộng ra ngành y tế, công nghệ sinh thái, thông minh nhân tạo và ngành chế tạo robot.
TT Macron muốn thúc đẩy sản xuất thuốc ngừa Covid-19 tại Pháp
Cũng liên quan đến việc bảo vệ các lãnh vực công nghệ thiết yếu, tổng thống Pháp vào hôm nay, 16/06/2020, đến thăm cơ sở sản xuất của tập đoàn dược phẩm Pháp Sanofi tại thị trấn Marcy-l’Etoile, gần thành phố Lyon, miền nam nước Pháp.
Theo điện Elysée, tổng thống Pháp sẽ tranh thủ chuyến thăm để loan báo một sáng kiến tài trợ cho công cuộc nghiên cứu-phát triển, cũng như nâng cao năng lực sản xuất vac-xin ở Pháp. Sanofi hiện là một trong những tập đoàn dược phẩm đang nghiên cứu và hoàn thiện vac-xin chống bệnh dịch Covid-19.
Bắc Hàn ‘làm nổ tung văn phòng liên lạc’ với Nam Hàn
Bắc Hàn đã làm nổ tung văn phòng liên lạc với Nam Hàn gần thị trấn biên giới Kaesong, giới chức Nam Hàn cho biết.
Động thái này diễn ra chỉ vài giờ sau khi Bắc Hàn lại đe dọa có hành động quân sự tại biên giới giữa hai miền.
Văn phòng liên lạc, nằm trên lãnh thổ Bắc Hàn, được mở năm 2018 để giúp hai miền Triều Tiên liên lạc.
Từ tháng Một, văn phòng này được bỏ trống vì dịch Covid-19.
Nam Hàn muốn ngăn dân gửi thông điệp bằng bóng bay sang Bắc Hàn
Người đào tẩu Bắc Hàn thắng cử ở Nam Hàn
Căng thẳng giữa Bắc Hàn và Nam Hàn leo thang trong những tuần gần đây, bắt nguồn từ việc các tổ chức của người đào tẩu ở miền Nam gửi tờ rơi tuyên truyền sang miền Bắc.
Em gái của lãnh tụ Bắc Hàn, bà Kim Yo-jong, đe doa sẽ phá hủy văn phòng trong một ‘cảnh tượng đau thương’ trong một thông cáo hồi cuối tuần.
Bộ Thống nhất Nam Hàn xác nhận đã có vụ nổ lúc 2:49 chiều hôm thứ Ba giờ địa phương.
Trong mấy tuần gần đây, Bắc Hàn liên tiếp lên án Nam Hàn đã cho phép tờ rơi tuyên truyền được thả qua biên giới.
Các tổ chức của người đào tẩu thường xuyên thả tờ rơi tuyên truyền bằng bóng bay, thậm chí bằng drone, sang miền Bắc.
Tháng trước, Bình Nhưỡng tuyên bố họ sẽ cắt đứt toàn bộ liên lạc chính thức với Seoul.
Hồi cuối tuần, bà Kim Yo-jong đe doạ sẽ điều quân tới khu vực phi quân sự (DMZ) ở biên giới.
Trước khi có vụ nổ hôm thứ Ba, các nhà lãnh đạo quân đội Bắc Hàn xác nhận họ đã có kế hoạch điều quân tới vùng DMZ và nói họ đã sẵn sàng “biến tiền tuyến thành một pháo đài”.
Hai miền lập văn phòng ở Kaesong sau khi đàm phán giữa lãnh tụ Bắc Hàn Kim Jong-un và Tổng thống Nam Hàn Moon-Jae-in.
“Việc phá huỷ thô bạo văn phòng liên lạc ở Kaesong của Bắc Hàn là một cú đánh mang tính biểu tượng vào hoà giải và hợp tác liên Triều,” Leif-Eric Easley, giáo sư tại Đại học Ewha ở Seoul cho biết.
“Khó mà thấy những hành động như vậy sẽ giúp chế độ của ông Kim dành được những gì họ muốn từ thế giới, nhưng rõ là những hình ảnh như thế sẽ được sử dụng cho mục đích tuyên truyền ở Bắc Hàn.”
Video tư liệu năm 2014
Các nhà phân tích nói Bình Nhưỡng có thể tìm các gây khủng hoảng để tăng thế mạnh khi các cuộc đàm phán về vũ khí hạt nhân với Hoa Kỳ vẫn giậm chân tại chỗ.
Bắc Hàn và Nam Hàn trên lý thuyết vẫn đang có chiến tranh. Không có hiệp định hoà bình nào được ký kết khi Cuộc chiến Triều Tiên kết thúc năm 1953.
Kim Yo-jong là ai
Trong những năm gần đây em gái của Kim Jong-un nổi lên như một nhân vật thân cận và có quyền lực với ông.
Từ năm 2014, nhiệm vụ chính của bà Kim Yo-jong là bảo vệ hình ảnh cho anh trai, khi bà vào làm ở ban tuyên truyền của đảng cộng sản Triều Tiên.
Bà được vào Bộ chính trị năm 2017, chỉ dấu cho thấy dường như bà có vai trò quan trọng hơn, mặc dù bà vẫn chủ yếu làm về tuyên truyền.
Năm 2918, bà được quốc tế chú ý đến khi tại Thế vận hội Mùa đông, bà trở thành người đầu tiên trong gia đình họ Kim tới thăm Nam Hàn.
Sự thăng tiến liên tục của bà cho thấy bà đã chiếm được lòng tin của anh trai, và khi ông Kim không xuất hiện hồi tháng Tư giữa những nghi vấn về sức khoẻ của ông, bà được coi là một ứng cử viên kế nhiệm.
Trong những tuần vừa qua, bà là người đứng ra đưa các thông điệp mạnh phản đối Nam Hàn, và nổi lên như nhân vật mới phụ trách về các vấn đề quan hệ giứa hai miền Triều Tiên, theo trang tin NK News.
Tuy nhiên, cơ chế quyền lực của Bắc Hàn nổi tiếng là khó hiểu.
Vì thế, khó mà đánh giá được liệu người phụ nữ 32 tuổi này có quyền lực, và có mạng lưới chính trị, tới đâu.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-53063127
Chiến cơ Trung Quốc xâm nhập Đài Loan
khi 2 máy bay Mỹ tới gần hòn đảo
Minh Hòa
Báo Taiwan News đưa tin, một máy bay chiến đấu J-10 của Trung Quốc đã xâm nhập vào Khu vực nhận dạng phòng không (ADIZ) của Đài Loan vào sáng nay, thứ Ba ngày 16/6, trong khi hai máy bay tiếp nhiên liệu KC-135 của Không quân Hoa Kỳ (USAF) đang tiếp cận hòn đảo từ phía bắc và phía đông.
Tờ báo của Đài Loan trích dẫn thông tin từ Liberty Times cho biết máy bay J-10 của quân đội Trung Quốc đã bay vào không phận Đài Loan ở phía ngoài khơi bờ biển phía tây nam lúc 11:50 sáng thứ Ba, giờ địa phương.
Thông tin cho biết Đài Loan đã phát đi hai lời cảnh báo để yêu cầu máy bay Trung Quốc rời khỏi không phận của hòn đảo.
Đài Loan là vùng lãnh thổ có tên gọi chính thức là Trung Hoa Dân Quốc, nhưng bị Bắc Kinh coi là một tỉnh ly khai và sẵn sàng đánh chiếm bằng vũ lực.
Taiwan News cho biết tin tức về hai chuyến bay của Không lực Hoa Kỳ được đưa ra từ một tổ chức của Trung Quốc có tên gọi là “Sáng kiến Thăm dò Biển Hoa Nam” (tức Biển Đông theo cách gọi của Việt Nam). Thông tin cho biết một trong hai chiếc máy bay KC-135 của Mỹ đã bay qua Biển Hoa Đông để tiếp cận phía bắc Đài Loan, trong khi một máy bay khác bay qua qua Kênh đào Bashi ngăn cách hòn đảo với Philippines.
Đài Bắc cho biết các máy bay chiến đấu của Trung Quốc liên tục vi phạm không phận của Đài Loan trong vài tháng qua, bất chấp tình hình dịch viêm phổi Vũ Hán. Dù vậy, mỗi lần Bộ Quốc phòng Đài Loan đều “đủ cảnh giác để đẩy lùi các cuộc xâm nhập”, theo Taiwan News.
Hàng ngàn người Hong Kong tưởng niệm
1 năm ngày mất của người biểu tình dân chủ
Tin Hong Kong City – Hàng ngàn người Hong Kong vào thứ Hai, 16 tháng 5, đã tưởng niệm ngày mất của một người biểu tình tên Lương Linh Kiệt, có biệt danh là người mặc áo mưa, vào 1 năm sau khi anh này thiệt mạng vì té ngã từ trên cao.
Một đài tưởng niệm nhỏ đã được dựng xung quanh một chiếc áo mưa màu vàng bên ngoài khu mua sắm Pacific Place, trong lúc hàng ngàn người đến đặt hoa trắng và các tấm thiệp tưởng nhớ Lương Linh Kiệt.
Trong sự việc xảy ra ngày 15 tháng 6 năm ngoái, anh Lương, 37 tuổi, được nhìn thấy đang đứng trên đỉnh giàn giáo bên ngoài khu thương mại, mặc một chiếc áo mưa màu vàng. Anh Lương khi đó vừa treo một biểu ngữ kêu gọi chính phủ Hong Kong thu hồi dự luật dẫn độ và thả những người biểu tình đã bị bắt giữ. Anh Lương sau đó bị té ngã từ giàn giáo và thiệt mạng. Đến ngày kế tiếp đó, một cuộc biểu tình lớn đã diễn ra tại Hong Kong, với khoảng 2 triệu người tham dự.
Vào tối thứ Hai, hàng trăm người Hong Kong, chủ yếu đều mặc màu đen, đã xếp hàng bên ngoài khu thương mại để tưởng niệm anh Lương. Dòng người kéo dài gần 1 cây số, đến tận công viên Hong Kong. Hàng chục cảnh sát chống bạo động đã tập trung ở khu thương mại, đe dọa bắt giữ những người vi phạm lệnh cấm tụ tập vì đại dịch Covid-19, và kêu gọi đám đông nhanh chóng giải tán. Hầu hết người đến viếng đều mang theo hoa trắng, và một số người đeo nơ trắng để ủng hộ kế hoạch biểu tình phản đối việc Trung Cộng định áp đặt luật an ninh quốc gia lên Hong Kong. (Ngô Bảo)
https://www.sbtn.tv/hang-ngan-nguoi-hong-kong-tuong-niem-1-nam-ngay-mat-cua-nguoi-bieu-tinh-dan-chu/
Doanh nhân Hồng Kông: ‘Bắc Kinh khom lưng
gặp Mỹ, Hồng Kông thừa thắng xông lên’
An Hòa
Trong chuyến đi vận động hành lang quốc tế tại thủ đô Washington, Hoa Kỳ, ông Viên Cung Di, một doanh nhân Hồng Kông, đã có cuộc phỏng vấn với Epoch Times hôm 14/6 về nền tự trị của Hồng Kông.
Ông Viên cho biết mục đích chuyến đi của ông là nhằm “giải cứu Hồng Kông” khi nền tự trị của thành phố này đứng trước nguy cơ bị phá hủy hoàn toàn dưới áp lực của chính quyền Trung Quốc. Ông Viên đã gặp gỡ cựu cố vấn của Tổng thống Donald Trump, ông Steve Bannon và đạt được một số thỏa thuận vì mục tiêu chung “loại bỏ Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ)”.
‘Tội phạm chống lại loài người’
Ông Viên Cung Di cho biết ông có 3 nhiệm vụ chính trong chuyến đi Mỹ lần này:
Kêu gọi Hoa Kỳ cấp phép cho 30.000 sinh viên Hồng Kông nhập học;
Thỉnh nguyện Hoa Kỳ yêu cầu Vương quốc Anh trả lại chủ quyền cho người dân Hồng Kông để người dân tự quyết;
Hối thúc Hoa Kỳ kết án ĐCSTQ là một tập đoàn tội phạm, buộc 90 triệu đảng viên phải rút khỏi đảng.
Ông Viên bày tỏ: “Tôi hy vọng rằng Hoa Kỳ thông qua Nghị viện và tòa án sẽ ra phán quyết rằng ĐCSTQ là nhóm tội phạm chống lại loài người”.
Ông Viên Cung Di tiết lộ, ông hy vọng ông sẽ gặp được Ngoại trưởng Hoa Kỳ Pompeo trong tuần này. Ông sẽ kêu gọi Hoa Kỳ giúp đỡ các thanh niên Hồng Kông, đồng thời ông cũng đang sản xuất một đoạn phim về vụ việc một thiếu nữ Hồng Kông đi biểu tình và bị cảnh sát tấn công tình dục, ông cũng sẽ đệ trình vấn đề này lên bà Nancy Pelosi, Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ.
Ông Viên Cung Di nói: “Cảnh sát này không phải là cảnh sát Hồng Kông của chúng tôi, mà là cảnh sát vũ trang từ Đại lục. Đứng đằng sau đó là ĐCSTQ. Vì vậy, chúng tôi đại diện cho nhóm phụ nữ này, yêu cầu Nghị viện Mỹ thông qua kết luận ĐCSTQ là ‘nhóm tội phạm chống lại loài người’”.
‘Chung tay loại bỏ ĐCSTQ’
Ông Viên Cung Di cho biết ông mới đi ăn trưa và thảo luận với cựu cố vấn Nhà Trắng Steve Bannon, cũng như các thành viên khác của trong Ủy ban Đối phó với mối đe dọa hiện tại từ Trung Quốc (CPDC – Committee on the Present Danger: China). Trong bữa ăn, ông Viên đã nói chuyện khoảng hai hoặc ba giờ với ông Bannon. Hai bên đã đạt được một số đồng thuận về việc triển khai 3 nhiệm vụ của ông Viên.
Cựu cố vấn của Tổng thống Trump, ông Bannon cũng cam kế sẽ chung tay để thúc đẩy “Chiến dịch loại bỏ ĐCSTQ” mà ông Viên đang thực hiện. Ông Viên Cung Di dẫn lời ông Bannon nói rằng, hiện tại Hoa Kỳ đã công nhận rằng việc chống ĐCSTQ là trọng tâm của cuộc bầu cử tại Mỹ sắp tới, “ai chống lại ĐCSTQ, người đó có cơ hội chiến thắng cao”.
Ông Viên cũng dẫn lời ông Bannon nói rằng: “Các bạn không cần phải nói đây là kế hoạch, mà nên nói đây là một chiến dịch. Chúng tôi gọi chiến dịch này là chiến dịch ‘Trời diệt Trung Cộng’”.
Hôm 4/6, ông Bannon và tỷ phú Trung Quốc lưu vong Quách Văn Quý tuyên bố thành lập “Nhà nước liên bang Trung Quốc mới”(New Federal State of China) tại New York. Ông Hác Hải Đông, một cầu thủ bóng đá Trung Quốc đã nghỉ hưu, cũng ủng hộ thành lập nhà nước mới.
Ông Viên Cung Di tiết lộ rằng kế hoạch ban đầu của việc này là do ông Bannon đề xuất. Ông Viên cho biết: “Ông Bannon nói rằng nếu bạn tiêu diệt ĐCSTQ, bạn phải danh chính ngôn thuận. Sau này, để thay thế chế độ hiện tại, cũng phải có một nền tảng như vậy”.
Ông Viên Cung Di đề xuất rằng chính phủ Hoa Kỳ nên hỗ trợ phá bỏ bức tường lửa kiểm duyệt internet của ĐCSTQ, để người dân Trung Quốc biết sự thật về những gì đang diễn ra ở trong nước và trên thế giới. Ông Viên nói: “Bây giờ các quốc gia bên ngoài đều chống ĐCSTQ, chỉ có bên trong Trung Quốc họ vẫn không biết gì, đó là do bức tường lửa này đã kiểm duyệt thông tin. Vì vậy việc phá tường lửa chắc chắn là tin tốt lành”.
‘Bắc Kinh bất lực, khom lưng quỳ gối’
Giới truyền thông đưa tin, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo có kế hoạch gặp ông Dương Kiết Trì, uỷ viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương ĐCSTQ vào thứ Tư (17/6) tại Hawaii, Mỹ.
Đây sẽ là cuộc gặp đầu tiên giữa những quan chức ngoại giao cấp cao nhất của Mỹ và Trung Quốc, kể từ khi hai nước gia tăng căng thẳng chưa từng có liên quan đến dịch viêm phổi Vũ Hán và vấn đề Hồng Kông.
Ông Viên Cung Di dẫn lời những người trong cuộc nói rằng, cuộc họp này là do Bắc Kinh đề xuất. Tại sao Bắc Kinh đề xuất họp với Nhà Trắng vào thời điểm này? Ông Viên Cung Di phân tích rằng, ĐCSTQ biết rằng họ không thể làm gì được Hoa Kỳ, vì vậy họ yêu cầu đàm phán.
Ông Viên nói: “Một là vấn đề của Hồng Kông, hai là Biển Đông. Về cơ bản, nó đang yêu cầu Hoa Kỳ ngừng gây áp lực và ra điều kiện. Do đó, cuộc đàm phán này rất quan trọng, không nhất thiết một lần đàm phán là đã thành công”.
Ông Viên Cung Di nhận định rằng cuộc họp lần này cho thấy ĐCSTQ đã “bất lực, khom lưng quỳ gối” trước tình hình rối ren và áp lực tứ bề. Ông Viên dự đoán Bắc Kinh sẽ không thúc đẩy ban hành “Luật An ninh Quốc gia” đối với Hồng Kông trước ngày 1/7.
Ông cho rằng Luật An ninh Quốc gia lần này có thể rất giống dự luật dẫn độ năm ngoái, sẽ kết thúc một cách thảm hại. Tuy nhiên bản chất của lần này không giống lần trước. Ông nói: “Lần này nếu Luật An ninh Quốc gia được rút lại, yêu cầu được đưa ra, dù là yêu cầu gì đi nữa, thì đó sẽ là của người Mỹ đưa ra, vậy nên bản chất không giống nhau”.
Ông phân tích rằng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hiện đang gặp mâu thuẫn, và tình hình cũng cũng thẳng giống như cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ năm ngoái. Ông Viên cho rằng việc Bắc Kinh cử ông Dương Khiết Trì đến Mỹ để đàm phán cũng tựa như khi Tổng thống Trump gia tăng thuế quan với Trung Quốc, khiến Bắc Kinh chịu “áp lực quá cao, không có cách nào, phải phái Lưu Hạc đi đầu hàng” – tức là sang Mỹ để ký thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 với ông Trump.
‘Thừa thắng xông lên’
Ông Viên Cung Di từng sống ở Hoa Kỳ trong 20 năm, và trong những năm đầu, ông sống ở Tháp Trump, cũng là tòa nhà mà tỷ phú Donald Trump sinh sống trước khi trở thành tổng thống Mỹ. Bốn tuần trước, ông Viên Cung Di kiên quyết cắt đứt mọi hoạt động kinh doanh ở Đại lục và tập trung vào việc tham gia vào hoạt động loại bỏ ĐCSTQ.
Gần đây, nhiều nhà bình luận lo lắng về tình hình ở Hồng Kông và dự đoán rằng tình trạng đàn áp sẽ nghiêm trọng hơn trong tương lai. Tuy nhiên, ông Viên Cung Di bình luận rằng sức mạnh của Trung Quốc kém xa Hoa Kỳ.
Ông cho rằng thế giới bên ngoài không nên đánh giá quá cao sức mạnh của ĐCSTQ. Ông nói: “Nó hoàn toàn không có phiếu bầu, không có một phiếu bầu nào, vì vậy đừng quá lo lắng. Bây giờ những thứ nó sử dụng đều là thủ đoạn lưu manh. Nếu không có Hoa Kỳ, tất nhiên nó có thể thành công, nhưng có Hoa Kỳ rồi thì điều nó làm không còn đơn giản”.
Ví dụ, Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Steven Mnuchin hôm ngày 11/6 cho biết, để huỷ bỏ đãi ngộ đặc biệt đối với Hồng Kông như Tổng thống Trump tuyên bố, Hoa Kỳ có thể hạn chế dòng tiền đang lưu thông ở Hồng Kông, đồng thời bảo vệ các nhà đầu tư Hoa Kỳ tránh khỏi bị ảnh hưởng bởi các công ty Đại lục không tuân thủ tiêu chuẩn kế toán của Hoa Kỳ.
Ông Viên Cung Di tin rằng nếu Hoa Kỳ tuyên bố cấm đưa đô la Mỹ vào Hồng Kông, ĐCSTQ sẽ không có cách nào để ứng phó. “Tài chính của Hồng Kông sẽ sớm kết thúc. Thật tốt. còn có nhiều cách làm khác nữa”, ông Viên nói. Ông cho rằng: “Đối với Hồng Kông, cục diện đó không phải là tốt bình thường, mà là rất tốt, chiến dịch tiêu diệt ĐCSTQ sẽ thừa thắng xông lên”.
Lãnh đạo Hồng Kông đe dọa:
Chống luật an ninh là “kẻ thù của nhân dân”
Mai Vân
Lãnh đạo Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga vào hôm nay 16/06/2020, đã cứng rắn tuyên bố rằng những người chống luật an ninh mà Bắc Kinh đề ra là “kẻ thù của nhân dân” và yêu cầu phải chấm dứt các hành động bôi nhọ và gieo tiếng ác cho bộ luật.
Phát biểu tại một cuộc họp hội đồng các giới chức lãnh đạo đặc khu Hồng Kông, bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga lên tiếng kêu gọi “những người đối lập vốn vẫn sử dụng sách lược cố hữu là bôi nhọ và nói xấu luật về an ninh” là hãy chấm dứt các hành động đó, vì làm như thế, họ trở thành “kẻ thù của nhân dân Hồng Kông”.
Trưởng đặc khu Hồng Kông còn nói thêm: “Đại đa số người dân mong muốn vãn hồi ổn định, mong muốn có an ninh, có việc làm”. Theo bà, Hồng Kông đã biến thành “một lỗ hổng to lớn trong nền an ninh của đất nước… Sự thịnh vượng và ổn định của thành phố bị đe dọa”.
Phát biểu của bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga được đưa ra đúng một năm sau cuộc biểu tình rầm rộ huy động cả triệu người, nhưng lúc đó là chống dự luật dẫn độ sang Trung Quốc, mà sau đó đã bị rút lại.
Theo Bắc Kinh, luật được thông qua tháng Năm vừa qua là nhằm chấm dứt các hành động “ly khai, lật đổ chính quyền, khủng bố và can thiệp từ bên ngoài” tại Hồng Kông, trong lúc phe đối lập Hồng Kông coi văn bản này là nhằm xóa bỏ nguyên tắc “một đất nước hai chế độ” được Bắc Kinh cam kết lúc Hồng Kông được trao trả về Trung Quốc.
Phe đối lập lo ngại rằng với luật này, các cơ quan và lực lượng an ninh Trung Quốc sẽ tràn vào Hồng Kông.
Đường bay của vận tải cơ Mỹ khiến TQ tức giận
Vận tải cơ C-40A Mỹ bay qua khu vực phía tây đảo Đài Loan, khiến Trung Quốc nổi giận điều tiêm kích Su-30 áp sát hòn đảo để đáp trả.
Một vận tải cơ C-40A Clipper, phiên bản quân sự của mẫu máy bay chở khách Boeing 737, ngày 9/6 thực hiện hành trình bay bất thường khi cất cánh từ Okinawa, Nhật Bản tới Đông Nam Á. Thay vì bay qua vùng biển phía đông đảo Đài Loan như thường lệ, chiếc C-40A đột nhiên chuyển hướng, bay dọc rìa phía tây của hòn đảo, giáp Trung Quốc đại lục, theo tài khoản Golf9 chuyên theo dõi các lực lượng không quân trên thế giới.
Hành trình khác thường của vận tải cơ này được coi là dấu hiệu cho thấy sự ủng hộ ngày càng tăng của Mỹ đối với Đài Loan, trong bối cảnh Trung Quốc đại lục gần đây tăng cường các hoạt động diễn tập quân sự gần hòn đảo.
Tuy nhiên, nó cũng châm ngòi cho phản ứng giận dữ của Trung Quốc. Không quân Trung Quốc ngày 10/6 đáp trả bằng cách điều tiêm kích Su-30 bay vào vùng nhận diện phòng không (ADIZ) của Đài Loan. Cơ quan phòng vệ Đài Loan phát cảnh báo bằng lời, sau đó điều tiêm kích F-16V lên “xua đuổi” chiến đấu cơ Su-30 Trung Quốc.
“Chuyến bay hiếm hoi của vận tải cơ Mỹ cho thấy hợp tác ngày càng tăng giữa quân đội Mỹ và những kẻ ly khai ở Đài Loan. Tiêm kích phản lực của Trung Quốc đại lục xuất kích và tiếp cận để gửi cho họ cảnh báo mạnh mẽ, đồng thời thể hiện Quân Giải phóng Nhân dân (PLA) quyết tâm và sẵn sàng thế nào cho chiến tranh”, Global Times, tờ báo thuộc People’s Daily, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc, đưa tin ngày 10/6.
http://biendong.net/bi-n-nong/35290-duong-bay-cua-van-tai-co-my-khien-tq-tuc-gian.html
Báo Trung Quốc dọa ‘đáp trả’ ba tàu sân bay Mỹ
Global Times khoe tên lửa đạn đạo diệt hạm trong biên chế quân đội Trung Quốc khi Mỹ cùng lúc điều ba tàu sân bay tới châu Á.
“Với việc triển khai đồng loạt ba tàu sân bay tới châu Á – Thái Bình Dương, Mỹ đang tìm cách thể hiện với khu vực và cả thế giới rằng họ vẫn là lực lượng hải quân mạnh nhất, có thể tiến vào Biển Đông và đe dọa quân đội Trung Quốc đồn trú tại đây và tiến hành chính trị bá quyền của họ”, Lý Khiết, chuyên gia hải quân ở Bắc Kinh, ngày 14/6 nói với Global Times, tờ báo thuộc People’s Daily, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc.
Tuyên bố được Lý Khiết đưa ra trong bối cảnh ba nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ gồm USS Nimitz, USS Ronald Reagan và USS Theodore Roosevelt đang đồng loạt được triển khai tới khu vực Thái Bình Dương. Đây là lần đầu trong gần ba năm qua hải quân Mỹ triển khai cùng lúc ba tàu sân bay tuần tra các vùng biển ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.
“Trung Quốc có thể chống lại điều này bằng cách tăng cường sẵn sàng chiến đấu và tổ chức các cuộc tập trận, cho người Mỹ thấy rằng Trung Quốc có khả năng và quyết tâm bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ”, ông Lý nói.
Global Times còn dẫn thông tin cho rằng ngoài tàu chiến, máy bay và tên lửa tiêu chuẩn, quân đội Trung Quốc còn sở hữu nhiều loại vũ khí được mệnh danh “sát thủ tàu sân bay” như tên lửa đạn đạo chống hạm tầm trung DF-21D và tên lửa đạn đạo DF-26 có thể phóng tới Guam. “Các tên lửa này có thể tấn công tàu mặt nước cỡ trung bình tới lớn với tốc độ rất cao, khó bị đánh chặn”, tờ báo viết.
Các tên lửa đạn đạo diệt hạm DF-21D và DF-26 được Trung Quốc phát triển và biên chế gần đây, song dường như chưa tiến hành các cuộc thử nghiệm để đánh giá độ tin cậy trên thực tế. Giới chuyên gia quân sự quốc tế cũng cho rằng những hạn chế trong hệ thống thu thập thông tin trinh sát, kết nối dữ liệu theo thời gian thực của Trung Quốc khiến các tên lửa này rất khó đánh trúng được mục tiêu liên tục di chuyển trên biển như tàu sân bay.
http://biendong.net/bi-n-nong/35289-bao-trung-quoc-doa-dap-tra-ba-tau-san-bay-my.html
Cả liên minh của Mỹ vào cuộc chống TQ
Liên minh tình báo Ngũ Nhãn đã trở thành một bên đối đầu với Trung Quốc bởi nhận thấy nếu đơn phương đối kháng sẽ khó thành công?
Georgina Downer, nhà tư vấn địa chính trị và chiến lược của công ty Tenjin (Australia) mới đây có bình luận cho rằng, dường như nhóm tình báo Ngũ Nhãn (gồm Mỹ, Anh, Úc, Canada, New Zealand) đang tăng cường đối đầu với Trung Quốc trên mọi mặt trận.
Trả lời trên SCMP, chuyên gia Georgina Downer cho biết, có những dấu hiệu rõ ràng rằng 5 nước “Ngũ nhãn” đang gia tăng đối phó với Trung Quốc.
“Sự thay đổi nhanh chóng về mặt chính sách liên quan tới mạng lưới 5G ở Anh và sự đồng thuận giữa các nước trong nhóm Ngũ Nhãn về việc lập nhóm D10 gồm các quốc gia dân chủ có chung chí hướng hợp tác trong lĩnh vực 5G là ví dụ” – chuyên gia Downer nhận định.
Vị này cho rằng, chính sách ngoại giao cứng rắn của Trung Quốc được xem là yếu tố đã khiến các nước Ngũ Nhãn phối hợp hơn trong việc đưa ra những cân nhắc chiến lược về các khoản đầu tư của Trung Quốc trong hệ thống cơ sở hạ tầng quan trọng của các nước.
Theo chuyên gia Downer, hiện có “một nỗ lực đồng lòng và công khai hơn giữa các nước Ngũ Nhãn trong việc tập trung vào hợp tác kinh tế giữa các nước chia sẻ các giá trị và tư duy chiến lược”.
Các bằng chứng cho thấy liên minh tình báo do Mỹ dẫn đầu đang đối phó với Trung Quốc trên nhiều lĩnh vực: cách ứng phó dịch COVID-19, vấn đề Hồng Kông (Trung Quốc) và mạng lưới 5G, càng chứng minh một giả thiết quan trọng là: các nước trong liên minh hiểu được rằng nếu họ đối đầu riêng rẽ với Trung Quốc thì nỗ lực đối phó Bắc Kinh sẽ khó thành hiện thực.
Canada đã giúp đỡ Mỹ bắt giữ Giám đốc Tài chính Huawei Mạnh Vãn Châu khi bà này đang chuẩn bị lên sân bay ở Canada. Lệnh bắt giữ được lập luận là tiến hành theo đề nghị dẫn độ của Mỹ.
Trong khoảng thời gian đó, Mỹ đã ra sức tận dụng sức mạnh của liên minh tình báo này để yêu cầu các thành viên không được tiếp nhận các chương trình phát triển hạ tầng 5G quốc gia của gã khổng lồ Trung Quốc- Huawei. Anh là quốc gia đã “đánh liều” khi vẫn mở hé cánh cửa hợp tác với Huawei và lập tức bị Washington “sửa lưng”, mang quan hệ hợp tác tình báo ra để đe dọa. Các nỗ lực mới nhất của Mỹ gồm ra lệnh cấm về kỹ thuật khắt khe hơn, mới có thể khiến London “chùn chân”.
Cũng cần chú ý thêm, ngoài Anh thì 3 quốc gia còn lại trong nhóm Ngũ Nhãn cũng tuân thủ nghiêm khắc về “mệnh lệnh” từ phía Mỹ liên quan đến vấn đề Huawei và mạng 5G.
Căng thẳng tiếp tục leo thang khi dịch COVID-19 khởi phát từ Trung Quốc lây lan ra khắp toàn cầu khiến hàng triệu người nhiễm và hàng trăm nghìn người tử vong. Mỹ cáo buộc Trung Quốc đã “giấu dịch” và khiến mầm bệnh lây lan gây thiệt hại nghiêm trọng cho thế giới. Trong khi đó, một thành viên của nhóm Ngũ Nhãn – Úc – là quốc gia đầu tiên kêu gọi mở cuộc điều tra quốc tế độc lập về nguồn gốc COVID-19.
Mới tháng trước, Mỹ và Anh chỉ trích quyết định của Trung Quốc khi tính áp luật an ninh quốc gia lên Hồng Kông (Trung Quốc). Anh tuyên bố sẵn sàng để ngỏ hàng triệu thị thực cho người dân ở đây và mở con đường trở thành công dân Anh.
Những bằng chứng này phục vụ cho kịch bản là Mỹ đang dùng các công cụ của mình để gây sức ép lên Trung Quốc ở các mặt trận Mỹ không thể “đơn thương độc mã”.
Chuyên gia Li Lianjun từ Đại học Ngoại ngữ Bắc Kinh (Trung Quốc) cho rằng, các thành viên của liên minh tình báo Ngũ Nhãn đang hợp tác chặt chẽ hơn. Ông Li cho biết ông không ngạc nhiên nếu nhóm G7 mở rộng cũng hoạt động cùng nhau theo hướng đối đầu với Trung Quốc.
Trong khi đso, Ông John Blaxland, Giáo sư tại Đại học Quốc gia Australia, cho rằng sự đồng thuận của các thành viên trong liên minh Ngũ Nhãn” là dấu hiệu cho thấy lối “ngoại giao chiến lang” của Trung Quốc (ám chỉ những nhà ngoại giao có quan điển cứng rắn) đã gây tác dụng ngược.
Ông Blaxland cũng cho rằng sự hợp tác trong tương lai sẽ không chỉ dừng ở 5 nước. Pháp, Đức, Nhật Bản là những cái tên được kể đến đầu tiên. Đây là quốc gia có quan hệ thân thiện với liên minh Ngũ nhãn và họ có thể hợp tác để ứng phó với Trung Quốc.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/35281-ca-lien-minh-cua-my-vao-cuoc-chong-tq.html
Người sáng lập The A.I. Organization:
‘Huawei dùng trí tuệ nhân tạo để nô lệ hóa con người’?
An Hòa
Nhà Trắng gần đây đã mở rộng các biện pháp trừng phạt đối với tập đoàn viễn thông Huawei của Trung Quốc. Luân Đôn cũng đang xem xét đánh giá lại việc cho phép Huawei tham gia vào cơ sở hạ tầng của Anh Quốc. Theo báo cáo mới nhất, Thủ tướng Anh Boris Johnson dự định sẽ đình chỉ hoàn toàn việc sử dụng các thiết bị của Huawei, khiến gã khổng lồ công nghệ này một lần nữa trở thành tâm điểm chú ý. Cuộc phong tỏa nhắm vào Huawei có những nguyên nhân rất sâu xa.
Nhà sáng lập kiêm Giám đốc điều hành Tổ chức Trí tuệ Nhân tạo (The A.I. Organization – một tổ chức tại Mỹ chuyên nghiên cứu, đánh giá và cảnh báo rủi ro đến từ các loại hình trí tuệ nhân tạo), ông Cyrus Parsa chỉ ra rằng việc Tổng thống Trump ngăn chặn Huawei, thực tế là để nhắm vào công nghệ robot tự động nhân tạo (AI) điều khiển 5G. ĐCSTQ đã tạo ra Huawei 5G thông qua sáng kiến ”Một vành đai một con đường”, nhằm mục đích giám sát ngầm, “nô lệ hóa con người”, với mục tiêu tối thượng là thao túng toàn thế giới, theo the BL.
Trong phong trào phản đối “Luật dẫn độ ở Hồng Kông” năm ngoái, Tổ chức AI đã công bố một bài viết cảnh báo việc chính quyền Trung Quốc đang sử dụng AI do các tập đoàn công nghệ Trung Quốc cung cấp, có tính năng nhận dạng khuôn mặt để bắt giữ những thanh niên biểu tình ở Hồng Kông. Tổ chức này cho biết họ đã nhận được thông tin tình báo nói rằng cảnh sát Trung Quốc đại lục đã trà trộn vào cảnh sát Hồng Kông, dùng công nghệ AI để xác định vị trí của các sinh viên biểu tình, giam giữ các sinh viên nữ để họ bị cảnh sát hãm hiếp tập thể. Bài viết cũng đề cập đến các vụ việc mà cảnh sát gọi là “tự tử”, thực chất là các nạn nhân nữ bị hãm hiếp và giết chết nhằm khiến các sinh viên biểu tình khiếp sợ, một số khác là nạn nhân bị đẩy xuống từ tầng cao, sau đó cảnh sát tuyên bố rằng họ đã tự nhảy lầu.
Bên cạnh việc sáng lập Tổ chức AI, ông Cyrus cũng là một chuyên gia về an ninh trong nước và các vấn đề Trung Quốc, Iran. Ông đã dành 20 năm để khảo sát hơn 1.000 công ty trí tuệ nhân tạo, robot, 5G, sinh trắc học và công nghệ sinh học, trong đó có hơn 500 doanh nghiệp Trung Quốc.
Ông Cyrus cho biết các thiết bị đầu cuối như Internet of Things (IoT), điện thoại thông minh và mạng 5G tạo thành một mạng lưới khổng lồ tích hợp AI bên trong; Tuy nhiên các ứng dụng cơ giới học thần kinh và nghiên cứu phát triển “bộ não kỹ thuật số” đối với con người của các công ty công nghệ không
chỉ mang đến những rủi ro sức khỏe như chứng đột quỵ, bệnh tim và các bệnh về hệ thần kinh mà còn ẩn chứa trong nó mối đe dọa sâu sắc và to lớn hơn.
Vũ khí hóa công nghệ 5G của Huawei
Trong các video đặc biệt và các cuộc phỏng vấn, ông Cyrus thẳng thắn bày tỏ, chiếc smartphone mà hiện nay con người luôn mang theo như hình với bóng, lúc ban đầu được quân đội Mỹ phát triển làm vũ khí, nhưng Trung Quốc đã nâng nó lên một tầm cao mới, khi nghiên cứu vũ khí hóa bổ sung mạng 5G Huawei và trí tuệ nhân tạo tự động.
Ông Cyrus cảnh báo về ảnh hưởng tiêu cực của mạng 5G với sức khỏe con người: “5G được tạo ra cho máy móc, điều khiển tự động, máy bay không người lái và robot, chứ không được thiết kế cho con người, vì thế tần số bức xạ cao của nó sẽ gây hại cho cơ thể con người”. Ông cho biết so với 4G, thì sóng 5G và bức xạ sẽ gây tổn hại hơn cho sức khỏe, các tế bào, hệ thống thần kinh và mạng lưới thần kinh, làm suy giảm khả năng miễn dịch của cơ thể đối với virus và vắc-xin.
Điện thoại thông minh có thể thông qua “cảm biến khoảng cách” kết nối với hệ thống thần kinh, mạng lưới thần kinh, cơ quan cảm thụ ngoài da và các cơ quan quan trọng của con người, làm tổn thương hệ thần kinh, gây ra tình trạng teo tế bào và thay đổi hóa học trong não. Ông Cyrus nhắc nhở, trong đại dịch virus viêm phổi Vũ Hán, mang bên mình một điện thoại di động có kết nối 5G, nguy cơ mắc các chứng bệnh nghiêm trọng và tử vong sẽ gia tăng.
Đồng thời, chức năng nhận dạng AI do chính quyền Trung Quốc phát triển, không chỉ nhận diện khuôn mặt, mà còn có thể đo nhịp tim, mức độ tuân thủ và thậm chí tín ngưỡng của người dân, chính quyền có thể trích xuất dữ liệu để giám sát, theo dõi, bắt bớ, thậm chí là thực hiện các hoạt động ám sát.
Mặc dù Hoa Kỳ hiện chỉ có 10.000 trạm 5G, chẳng là gì so với Trung Quốc, Ý, Hàn Quốc và các quốc gia khác, nhưng ông Cyrus vẫn kêu gọi chính quyền Tổng thống Trump nên ngừng ngay tất cả việc xây dựng các trạm 5G.
5G và “Lập trình xã hội kỹ thuật số sinh học”
Ở cấp độ văn hóa tư tưởng, ông Cyrus cũng chỉ ra rằng mạng 5G mà chính quyền Trung Quốc thúc đẩy và công nghệ “lập trình xã hội kỹ thuật số sinh học” (Bio-Digital Social Programming) đang khiến con người đứng trên bờ vực bị nô lệ hóa.
Ông đã phân tích rõ khái niệm “lập trình xã hội số sinh học”: “sinh học” nghĩa là chỉ đặc điểm sinh học của con người, “kỹ thuật số” có nghĩa là hệ thống thần kinh bị giám sát nhận dạng, “mã số tự thân”, bao gồm tín ngưỡng, suy nghĩ, cảm xúc; “xã hội” là chỉ mạng xã hội Internet, bao gồm cả gia đình và phương tiện truyền thông xã hội. Điều quan trọng nhất là “lập trình”, nghĩa là AI tự động xâm nhập vào cơ thể con người để tự sao chép, làm biến dị tư tưởng, tăng cường truyền bá dẫn đến hậu quả càng nghiêm trọng hơn.
Trong cuốn “Trí tuệ nhân tạo: Mối hiểm họa đối với con người” (Intellegence Artificial: Dangers to Humanity), ông Cyrus đã giải thích khái niệm này từ nhiều góc độ.
Nhìn từ góc độ công nghệ số, mọi người đều có một “trường số sinh học” và cũng có “mạng lưới số sinh học cơ thể người”, còn AI vận hành trên Internet lại đến từ một “mạng lưới số sinh học toàn cầu” được ẩn giấu.
Khi mọi người sử dụng điện thoại thông minh 5G chơi trò chơi hoặc xem tin tức, AI điều khiển 5G có thể kết nối mạng số sinh học của cơ thể người với Internet và mạng số sinh học toàn cầu để tạo thành một cơ chế tuần hoàn.
Thông qua cơ chế này, AI sẽ phát tán vật chất sinh học vào cơ thể con người và nó cũng có thể cài đặt một phần mềm sao chép vào “mạng lưới số sinh học của con người”, có thể tự sao chép trong cơ thể con người, hình thành lớp não kỹ thuật số cho nó, từ đó thay đổi ý chí tự do của con người. Ông Cyrus gọi phần mềm này là “Bạo lực trí não”.
Khi được phỏng vấn, ông Cyrus giải thích rằng: “Bộ não là một cơ quan tiếp thu. Mọi người không ý thức được những gì họ nhìn thấy trên điện thoại di động có thể xâm nhập vào cơ thể con người thông qua “cảm biến khoảng cách” và “hệ thống đầu vào cơ thể. “Hệ thống này bao gồm mắt, tai, cơ quan cảm thụ da và điện trường. Nội dung tiếp nhận này được điều chỉnh bởi hệ thống AI trong mạng hoặc điện thoại di động và sẽ được sao chép trong não, tạo ra một mạng lưới thần kinh mới để thay thế mạng ban đầu của cơ thể người, từ đó hình thành ý tưởng, khái niệm và phán đoán; Ví dụ, “mọi người dễ dàng công kích Tổng thống Trump và tin vào lời của ĐCSTQ”.
Ông Cyrus nhấn mạnh rằng AI sẽ đóng vai trò lập trình thông qua cảm xúc của con người, chẳng hạn như phụ thuộc cảm xúc vào phương tiện truyền thông xã hội. Có một số người, “trường tự thân” rất
mạnh thì có thể chống lại lập trình, nhưng những người có cảm xúc yếu hoặc suy nghĩ bại hoại thì rất dễ bị nó lập trình.
Ông cho biết: “Nếu cơ sở hạ tầng 5G Huawei được cài đặt, thì đây không chỉ là vấn đề về mạng, mà ‘Hệ thống AI thống nhất’ được chế độ cộng sản Trung Quốc mã hóa có thể kiểm soát những gì mọi người nghĩ, nhìn và cảm nhận, con người sẽ trở thành nô lệ”.
Nghiên cứu của tổ chức trí tuệ nhân tạo phát hiện “lập trình xã hội số sinh học” đã trở thành hiện thực trên quy mô lớn trong cộng đồng công nghệ phương Tây và người làm truyền thông.
Dã tâm mạng 5G của Huawei
Nói về việc công nghệ 5G sẽ đi đến đâu, ông Cyrus chỉ ra rằng ĐCSTQ sẽ thông qua Huawei để kết nối robot hình người và máy bay không người lái với một nền tảng AI “bộ não kỹ thuật số 5G”. Một khi robot “tự động hóa AI” được kích hoạt, thì có thể tăng gấp đôi tốc độ học tập và vận hành của AI, gần bằng cấp độ trí tuệ nhân tạo thứ hai – cấp độ “Trí tuệ nhân tạo chung” (AGI). Gần như không thể nhận ra tốc độ vận hành của nó.
Bằng cách này, mạng Huawei có thể kiểm soát đất liền, đường hàng không, Internet, ô tô, trung tâm giáo dục, bệnh viện, nhà máy, cảnh sát, thiết bị an ninh và thậm chí cả quân đội, có thể cho phép AI kiểm soát hoàn toàn và nô lệ hoá con người. Trên thực tế, quân đội của Đảng Cộng sản Trung Quốc hiện có dữ liệu nhận dạng khuôn mặt của 6 tỷ người.
Hậu quả việc giới thiệu 5G Huawei
Ông Cyrus từng là một võ tăng ở trong núi sâu của Trung Quốc khi còn trẻ. Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với người dẫn chương trình Elle Bradley của kênh Youtube “Elle Bradley Beneath The Waters”, ông nhấn mạnh rằng, nhìn từ một loạt các hành động trong lịch sử mà Đảng Cộng sản Trung Quốc đã làm, bao gồm gây ra cái chết bất thường của gần 100 triệu người, nô lệ hoá toàn dân, xóa bỏ các giá trị truyền thống kính trời tín Thần, bức hại các học viên Pháp Luân Công tin vào giá trị Chân Thiện Nhẫn, thậm chí cả việc mổ cướp nội tạng sống,… có thể thấy hậu quả của việc truyền bá Huawei 5G ở nhiều quốc gia khác nhau là điều không thể tưởng tượng được.
“Đảng Cộng sản Trung Quốc là một kẻ nói dối trắng trợn”, ông Cyrus nói trong buổi phỏng vấn. “Một chính quyền tống giam người dân của chính mình vào các trại tập trung, bức hại họ, hãm hiếp họ, giết họ để lấy nội tạng. Các vị liệu có muốn cấp cho chính quyền đó quyền thao khống mạng lưới điện, hệ thống mạng 5G để huy động các máy bay không người lái, các cỗ máy, và khả năng giám sát người dân thông qua AI này chăng. Các vị khờ quá vậy?”
Ngày nay, hoạt động kinh doanh của Huawei lan rộng 170 quốc gia và bao phủ hơn 3 tỷ người, nhưng đã bị Tổng thống Trump từ chối kiên quyết. Ông Cyrus cảm khái: “Chính quyền Obama đã bật đèn xanh cho Huawei. Nếu ông Trump không ra tay, Huawei có thể đã kiểm soát Hoa Kỳ”.
Trong cuốn sách “Trí tuệ nhân tạo: Những mối hiểm họa đối với con người”, ông Cyrus đã phân tích hơn 50 công ty và tổ chức nghiên cứu dựa trên AI trên khắp thế giới, giải thích các mối đe dọa của công nghệ mới liên quan, trong đó bao gồm hơn 100 ý đồ vũ khí hoá AI, ông cũng kể lại quá trình ông tự mình báo cáo kế hoạch sử dụng máy bay không người lái côn trùng của ĐCSTQ để thực hiện các vụ ám sát Nhà Trắng.
Trong cuốn sách trước của mình, “AI, Trump, Trung Quốc & Vũ khí hóa robot với 5G”, ông Cyrus đã phân tích kĩ việc phương Tây đã chuyển giao công nghệ AI cho Đảng Cộng sản Trung Quốc như thế nào. Ông cũng nhận định người Mỹ nên ngừng chỉ trích ông Trump, vị tổng thống Mỹ tín thần và có tầm nhìn xa về mối đe dọa từ ĐCSTQ.
Vào tháng 12 năm ngoái, Tổ chức Trí tuệ Nhân tạo đã kiện các gã khổng lồ công nghệ và truyền thông xã hội như Google, Facebook, Neuralink lên tòa án Mỹ về các tội danh như: vũ khí hóa AI, chuyển giao công nghệ, hợp tác với nhóm diệt chủng ĐCSTQ. Mặc dù Cyrus đã vấp phải sự ngăn cản của các phương tiện truyền thông lớn do cánh tả kiểm soát, những lời cảnh báo mạnh mẽ của ông đã thu hút sự chú ý của Nhà Trắng và giới trí thức Mỹ.
Gần đây, Mỹ đã tăng cường lệnh trừng phạt đối với Huawei, yêu cầu các nhà sản xuất toàn cầu phải xin phép chính phủ Mỹ trước khi xuất khẩu chip bán dẫn sử dụng công nghệ hoặc thiết kế của Hoa Kỳ cho Huawei.
Trung tâm An ninh Mạng Quốc gia (NCSC) của Vương quốc Anh cũng đã có động thái tương tự và đưa ra một đánh giá mới về tác động của việc Huawei tham gia xây dựng mạng 5G tại Anh. Theo báo cáo mới nhất, Thủ tướng Boris Johnson dự định thay đổi lập trường và cấm sử dụng thiết bị Huawei 5G ở Anh.
ĐCSTQ gần đây đã thúc đẩy “Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông”, điều đó càng cho thấy rõ mối đe dọa từ Huawei và 5G. Ông Cyrus nhấn mạnh: “Không chỉ là vấn đề một cá nhân mất kiểm soát, nếu cảnh sát, quân đội và chính phủ đều mất kiểm soát, hậu quả sẽ không thể tưởng tượng được”.
Theo BL Daily
An Hòa dịch và biên tập
Cựu nhân viên Huawei: Công ty có kế hoạch
cắt giảm 50% nhân sự, con số lên tới 90.000 người
Quỳnh Chi
Gần đây, cựu nhân viên Lý Hồng Nguyên của Huawei (Hoa Vi) đã tiết lộ trên Weibo rằng, Huawei đang có kế hoạch cắt giảm nhân sự bắt đầu từ tháng 7 năm nay, quy mô cắt giảm lên tới 50%. Thông tin này sau đó đã bị xóa nhưng vẫn thu hút sự chú ý của cư dân mạng.
Ngày 14/6, Sina Weibo đưa tin, tài khoản weibo có tên Leedeson của cựu nhân viên Huawei Lý Hồng Nguyên viết, dự kiến vào trung tuần tháng 7 Huawei sẽ công bố một cuộc cải cách mới, việc này có khả năng sẽ liên quan tới cổ phần và cắt giảm nhân sự.
Theo đó, tổng số nhân viên sẽ giảm từ 190.000 xuống còn 100.000 người, rất nhiều nhân viên nghỉ hưu chọn bán lại một nửa số cổ phiếu, còn một nửa giữ lại.
Lý Hồng Nguyên trên trang weibo của mình đã viết, không biết công ty cắt giảm bớt gánh nặng đi như thế có hiệu quả không? Ông hoài nghi rằng, “hiện tại, căn cứ để cắt giảm nhân sự là dựa vào bảng thành tích của mỗi người, giữ lại những kẻ biết ‘nịnh bợ’, còn ‘loại bỏ’ những người có thực lực, kết quả có thể sẽ càng nghiêm trọng hơn. Những người này không còn ‘cần câu cơm’, vấn đề pháp luật sẽ xử lý như nào?”
Ông Lý còn nói với một vị quản lý cấp cao qua phần bình luận dưới bài viết rằng: “Anh nghĩ rằng hiện tại anh không nằm trong danh sách bị ‘loại’, thì có chắc công ty sẽ ‘nuôi’ anh cả đời không?”
Hiện tại nội dung này đã bị xóa khỏi Weibo, quản lý phía Huawei chưa có phản ứng gì.
Lý Hồng Nguyên đã làm việc tại Huawei 12 năm, tháng 11/2016 ông đứng ra tố cáo hành vi giả mạo trong bộ phận của mình. Từ đó, Huawei không ký tiếp hợp đồng lao động với ông, Lý đã yêu cầu công ty Huawei phải bồi thường, nhưng công ty phản bác lại và ông bị giam 251 ngày. Sau đó ông được chứng minh vô tội và được thả cùng một khoản 100.000 tệ tiền bồi thường.
Có một tài khoản ở Đại Lục đã hỏi thông tin ông Lý đăng là thật hay giả, còn có tài khoản khác cho rằng Huawei chắc chắn không thể bị “sập”. Lý Hồng Nguyên trong phần trả lời lại đã nói, “xã hội loài người là hệ thống hỗn loạn, rất phức tạp. Có thể lãnh đạo sau khi nhìn bài viết này sẽ thôi thực hiện kế hoạch cắt giảm nhân sự?”; “Trong lịch sử chưa từng có việc một tổ chức nào không thể bị xóa bỏ”.
Huawei bị cáo buộc sử dụng sản phẩm của mình để đánh cắp dữ liệu và sở hữu trí tuệ, gian lận tài chính, việc này đã làm giảm danh tiếng của Huawei trên trường quốc tế và ngày càng có nhiều chính phủ và doanh nghiệp từ chối sản phẩm của Huawei, bao gồm Mỹ, Anh, Nhật Bản, Canada, Úc, New Zealand…
Hoa Kỳ đã công bố các lệnh trừng phạt đối với Huawei. Các doanh nghiệp của Mỹ và các công ty nước ngoài sử dụng công nghệ và thiết bị của Mỹ không được giao dịch với Huawei. Anh có kế hoạch thành lập liên minh “D10” để thiết kế và nâng cấp công nghệ 5G để loại bỏ Huawei. Trợ lý của cựu Thủ tướng Anh Thatcher gần đây tiết lộ rằng, chính phủ Anh đã xác nhận rằng họ sẽ thực hiện “kế hoạch hoàng hôn” để loại bỏ hoàn toàn thiết bị Huawei ở Anh vào năm 2023.
Theo Trương Ngọc Khiết, Epochtimes
Quỳnh Chi biên dịch
Quan chức Trung Quốc:
Tình hình ở Bắc Kinh ‘vô cùng nghiêm trọng’
Ông Từ Hòa Kiến (Xu Hejian), phát ngôn viên thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc, hôm nay (16/6) cảnh báo tình hình dịch bệnh tại thủ đô là cực kỳ nghiêm trọng, theo AFP.
“Hiện tại, nhiệm vụ quan trọng và cấp bách nhất là kiên quyết ngăn chặn và kiểm soát dịch bệnh”, đồng thời yêu cầu thành phố “phải thực hiện các biện pháp quyết liệt, quyết đoán và nghiêm ngặt nhất để kiểm soát dịch bệnh”, ông Từ nói trong cuộc họp báo ngày 16/6.
Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc sáng 16/6 thông báo nước này ghi nhận thêm 40 ca nhiễm Covid-19 trong 24 giờ qua, trong đó có 27 ca ở Bắc Kinh, 4 ca ở tỉnh Hà Bắc, một ca ở tỉnh Tứ Xuyên có liên quan đến ổ dịch Bắc Kinh và 6 ca ngoại nhập. Như vậy, đến nay, Bắc Kinh đã ghi nhận 106 ca nhiễm liên quan chợ đầu mối Tân Phát Địa.
Tân Hoa Xã hôm nay đưa tin, ủy ban giao thông của thủ đô đã cấm các dịch vụ vận chuyển khách rời khỏi Bắc Kinh. Tất cả các địa điểm thể thao và giải trí trong nhà ở Bắc Kinh đã được lệnh đóng cửa từ thứ Hai.
Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) đưa tin, giới chức Bắc Kinh hôm nay đóng cửa chợ Hồng Liên ở trung tâm quận Tây Thành (Xichen), sau khi một nhân viên ở đó được chẩn đoán mắc Covid-19. Bảy khu dân cư xung quanh khu chợ này cũng bị phong tỏa.
Trước đó, The Epoch Times cho biết, sau khi ổ dịch khu chợ Tân Phát Địa bùng phát, ông Thái Kỳ, Bí thư Thành ủy Bắc Kinh, tổ trưởng tổ lãnh đạo công tác phòng chống dịch bệnh Bắc Kinh, đã chủ trì 3 cuộc họp liên tiếp vào sáng, tối ngày 12/6 và sáng ngày 13/6. Ông Thái Kỳ nói rằng “Bắc Kinh đã bước vào thời kỳ khác thường”.
https://www.dkn.tv/the-gioi/quan-chuc-trung-quoc-tinh-hinh-o-bac-kinh-vo-cung-nghiem-trong.html
Bắc Kinh liên tục rêu rao 43% dân
có thu nhập thấp vì một kế hoạch ‘cay đắng’?
An Hòa
Đây có thể là lời biện hộ muộn màng để tránh các thiệt hại kinh tế trước sức ép từ Mỹ, sau nhiều năm tuyên truyền phóng đại về nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đề cập tháng trước rằng Trung Quốc có “600 triệu người có thu nhập 1.000 nhân dân tệ (khoảng 3,3 triệu đồng) mỗi tháng”, đã gây ra thảo luận sôi nổi trong và ngoài nước, thậm chí người ta suy đoán rằng Lý Khắc Cường và Tập Cận Bình đang công khai tranh luận chính trị, hoặc mâu thuẫn nội bộ Trung Nam Hải leo thang.
Sau đó, ngày 3/6, Viện Nghiên cứu Phân phối Thu nhập Trung Quốc thuộc Đại học Bắc Kinh đã công bố một cuộc khảo sát, nói rằng có khoảng 600 triệu người ở Trung Quốc có thu nhập hàng tháng dưới 1090 nhân dân tệ, chiếm 42,85% tổng dân số, lặp lại tuyên bố của Lý Khắc Cường.
Cùng ngày, Thái Phưởng, phó chủ tịch Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, cũng cho biết trong một diễn đàn rằng tuyên bố của Lý Khắc Cường phù hợp với số liệu thống kê liên quan.
Đến ngày 15/6, Cục Thống kê Quốc gia của Trung Quốc một lần nữa đưa ra và tuyên bố rằng theo dữ liệu năm 2019, thu nhập trung bình hàng năm của khoảng 610 triệu người ở Trung Quốc là 11.485 nhân dân tệ, và thu nhập trung bình hàng tháng là dưới 1.000 nhân dân tệ, nhấn mạnh thêm nữa bằng chứng cho tuyên bố của ông Lý Khắc Cường.
Qua một loạt các bài tường thuật chính thức, dữ liệu và các bài báo trên phương tiện truyền thông, gần như có thể suy ra rằng, tuyên bố của Lý Khắc Cường không phải là một “động thái công bố tình cờ”. Ngay cả khi Trung Quốc được xếp hạng là nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới, thì về bản chất nó vẫn thuộc về một “quốc gia đang phát triển”.
Theo tác giả Đường Hạo của Khán Trung Quốc, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã dành quá nhiều thời gian để sắp xếp vở kịch tuyên truyền này. Nó không gì khác hơn là phản bác việc Hoa Kỳ yêu cầu Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) liệt Trung Quốc vào quốc gia phát triển (nước phát triển) và hủy bỏ chế độ ưu đãi đối với nước đang phát triển của Trung Quốc.
Đặc biệt, các tuyên truyền bên ngoài của ĐCSTQ trong đợt dịch này đã làm tất cả các nước trên thế giới tức giận, nó thực sự có thể khiến WTO hủy bỏ chế độ ưu đãi đối với Trung Quốc. Một khi điều này được thực hiện, lại thêm việc Mỹ hạn chế thương mại và cấm xuất khẩu công nghệ đối với Trung Quốc, cũng như hủy bỏ vị thế của Hồng Kông như một lãnh thổ hải quan độc lập, điều này không những khiến việc chuyển đổi công nghệ ngành công nghiệp của Trung Quốc gần như bị cắt đứt, mà Trung Quốc có thể còn mất đi các món béo bở từ thương mại và ưu đãi vô lý nhiều năm đã hưởng. Chắc chắn sẽ gây ra một cú đánh kép vào nền kinh tế Trung Quốc, hoạ vô đơn chí.
Do đó, sau cuộc họp của Lưỡng hội, ĐCSTQ đã khiến mọi người bất ngờ. Việc tự ảo tưởng “hoàn toàn thoát nghèo” và “xây dựng một xã hội thịnh vượng theo cách toàn diện” trong năm 2020 thực sự chỉ có thể được mô tả như một kế hoạch cay đắng và một lời biện hộ chậm trễ.
Về việc Mỹ có thể nhìn thấu ý định của ĐCSTQ hay không, còn phụ thuộc vào kết quả của cuộc gặp tiếp theo giữa Dương Kiết Trì và Pompeo ở Hawaii.
Tuy nhiên, kế hoạch cay đắng và biện hộ chậm trễ của ĐCSTQ cũng cho thấy hai vết thương bầm tím:
Thứ nhất, điều đáng lo ngại và cửa tử lớn nhất hiện nay của ĐCSTQ là vấn đề kinh tế, thất nghiệp và thu nhập.
Thứ hai, mặc dù nền kinh tế của Trung Quốc lớn thứ hai trên thế giới trong nhiều năm, nhưng khoảng cách thu nhập cũng là rất lớn.
Theo tác giả Đường Hạo, chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc được ĐCSTQ hô hào thực sự không phải là theo đuổi các cơ hội bình đẳng và tự do kinh tế cho người dân, mà khẩu hiểu “bình đẳng xã hội” thực ra là để tiến thêm bước nữa hiện thực hóa chế độ độc tài cai trị và “làm giàu toàn diện” cho ĐCSTQ.
Theo Đường Hạo, Secretchina
An Hoà biên dịch
Lý Khắc Cường khuyến khích ‘bán hàng rong’,
chính trường Bắc Kinh thêm phần náo động
Triệu Hằng
Việc Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường khuyến khích người dân Trung Quốc “bán hàng rong” sau đại dịch Covid-19 đã đặt ra câu hỏi liệu nền kinh tế Trung Quốc có thực mạnh mẽ. Sự ủng hộ của ông Lý thậm chí bị chính quyền Bắc Kinh phản đối, điều đó phần nào cho thấy nội bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) có dấu hiệu lục đục.
Trong nhiều năm, các sạp hàng tạm bợ nơi lề đường cùng những người bán rong không nhận được sự đồng tình của giới cầm quyền Trung Quốc, khi trong mắt họ cảnh tượng đó đại diện cho sự hỗn loạn và lạc hậu khiến cảnh quan đô thị Trung Quốc nom nhếch nhác. Một nguồn gây mất vệ sinh công cộng, ô nhiễm tiếng ồn, các sản phẩm kém chất lượng và cản trở giao thông, không ăn khớp với một Trung Quốc có vẻ trỗi dậy hào nhoáng để trở thành một quốc gia giàu có và quyền lực.
Nhiều năm qua, chính quyền Trung Quốc sử dụng một lực lượng gọi là “thành quản” (chengquan) để xua đuổi những người bán hàng rong trên đường phố. Đội quân mang danh nhân viên quản lý đô thị này được báo chí Tây phương cũng như một số blog độc lập tại Trung Quốc gọi là “đám côn đồ”.
Đám này trong khi truy đuổi những người bán hàng rong thường tỏ thái độ hung hăng gây náo loạn thậm chí dùng đến trấn áp bằng vũ lực, khiến họ biến chính mình trở thành một trong những công chức bị coi thường nhất trong hệ thống chính quyền Trung Quốc.
Như một bài báo có tiêu đề “Đám dân vệ côn đồ của Trung Quốc” (China’s Thuggish Para-Police) được Human Rights Watch xuất bản, chỉ cần vào Google gõ mấy chữ tiếng Trung Quốc: 城管打人 (có nghĩa là: thành quản đánh dân) là sẽ thấy hàng triệu kết quả về hiện tượng ấy.
Chỉ gần ‘google’ mấy chữ 城管打人 là thấy hàng triệu kết quả.
Trong vài tuần qua, những người “bán hàng rong” đã quay trở lại đường phố Trung Quốc ở mức “đông hơn bình thường” khác với cảnh tượng họ bị xua đuổi trước đây, sau khi ông Lý Khắc Cường, nhân vật quan trọng thứ hai của chốn quan trường Bắc Kinh là người cổ vũ mạnh mẽ nhất cho họ. Có thể chất xúc tác cho sự ủng hộ của ông là bởi đại dịch Covid-19 đã tác động nặng nề lên nền kinh tế Trung Quốc, nó khiến hàng chục triệu lao động rơi vào tai họa. Đề xướng của ông được ví như chiếc phao cứu sinh cho những người bị mất việc làm trong đại dịch, nhưng mặt khác, nó dấy lên câu hỏi liệu rằng nền kinh tế được cho là đứng thứ hai thế giới có thực sự mạnh mẽ như người ta vẫn gọi.
Những cuộc tranh luận sôi nổi về vấn đề bán hàng rong đã thu hút sự chú ý về hoàn cảnh của ít nhất 600 triệu người dân nghèo và thu nhập thấp ở Trung Quốc, chưa kể gia tăng bất bình đẳng thu nhập vào đúng thời điểm bộ máy tuyên truyền của Bắc Kinh đang đánh bóng vị thế quốc tế của đất nước nhằm phô trương cơ bắp kinh tế để thúc đẩy các lợi ích của nó ở nước ngoài. “Bán hàng rong” đã mang tới những vấn đề chính trị cho các nhà lãnh đạo Trung Quốc.
Ông Lý Khắc Cường trong cuộc họp báo thường niên vào cuối tháng trước đã gợi mở rằng bán hàng rong đã giúp cho một lượng lớn thanh niên kiếm sống tốt ra sao, ông ca ngợi Thành Đô vì địa phương này gần đây đã cho phép mở 36.000 sạp bán hàng lưu động ven đường và tạo ra hơn 100.000 việc làm buổi tối.
Ông công khai nói rằng, trong khi thu nhập bình quân đầu người hàng năm của người dân Trung Quốc có thể đạt trung bình 30.000 nhân dân tệ (4.200 USD), có 600 triệu người có thu nhập hàng tháng chỉ 1.000 nhân dân tệ, chỉ vừa đủ để thuê một căn hộ trong một thành phố hạng trung.
Các quan chức Trung Quốc thường kín như bưng về các vấn đề chính trị và Thủ tướng Trung Quốc chỉ tổ chức một cuộc họp báo cho các phương tiện truyền thông trong nước và quốc tế mỗi năm một lần, ngay sau khi bế mạc phiên họp toàn thể hàng năm của Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc. Cuộc họp báo này được phát sóng trực tiếp trên truyền hình quốc gia và quá trình diễn ra chặt chẽ theo kịch bản bởi chính quyền cố gắng hết sức để kiểm soát các bài phát biểu. Giới báo chí và người dân thường đại lục thường quan sát chặt chẽ và phân tích các ý kiến của các lãnh đạo về chính sách mới. Vì thế, sự tán thành của ông Lý cho những người bán hàng rong trong cuộc họp đã ngay lập tức châm ngòi cho các cuộc thảo luận hăng hái trên toàn quốc.
Sau đó, hàng chục thành phố ở Trung Quốc, bao gồm Nam Kinh, Trường Xuân, và Trường Sa đã đưa ra các biện pháp khuyến khích cho “gánh hàng rong” trở thành huyết mạch kinh tế đất nước.
Như cổ vũ cho “nền kinh tế” được xem là “cần câu cơm” sau đại dịch, đầu tháng này, trong chuyến đi tới Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, ông Lý Khắc Cường còn ghé một sạp hàng vỉa hè ở Yên Đài hỏi han người chủ sạp.
Bức ảnh ông Lý Khắc Cường ghé sạp hàng rong được nhiều kênh truyền thông tiếng Hoa đăng tải.
Trong một dấu hiệu khác cho thấy nội bộ ĐCSTQ đang lục đục, vị thủ tướng Trung Quốc đã gặp phải sự kháng cự mạnh mẽ từ một số thành phố lớn như Bắc Kinh và Thẩm Quyến.
Tờ Nhật báo Bắc Kinh trong một bài báo nói rằng nền kinh tế bán hàng rong không phù hợp với Bắc Kinh. Việc cơ quan ngôn luận của chính quyền thủ đô đưa ra tuyên bố phản đối Thủ tướng Lý Khắc Cường là một dấu hiệu cho thấy những bất đồng đã trở nên công khai giữa các quan chức hàng đầu của ĐCSTQ. Các nhà phân tích trước đó chỉ ra rằng ông Lý Khắc Cường đã nhiều lần bày tỏ “bất mãn” với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, đặc biệt trong các kỳ họp “Lưỡng Hội” vừa qua của Trung Quốc.
Riêng với ông Thái Kỳ, Bí thư thành ủy Bắc Kinh vốn là một đồng minh thân cận của ông Tập, ý tưởng khuyến khích bán hàng rong của ông Lý Khắc Cường có phần đụng chạm tới ông.
Vào tháng 11/2017 chính quyền ông Thái Kỳ gây xôn xao cả trong và ngoài nước khi giữa mùa đông đuổi hàng chục ngàn công nhân nhập cư khỏi nơi họ thuê trọ, dưới danh nghĩa “phá hủy công trình xây dựng bất hợp pháp và an toàn công cộng”. Vụ trục xuất hàng loạt theo sau vụ hỏa hoạn một ngôi nhà chật chội với quá nhiều người ở khu vực Daxing ven rìa Bắc Kinh đã khiến 19 người chết và một số người bị thương, họ là lao động nhập cư và trong đó có 8 trẻ em.
Sau đó, các nhà phê bình đả kích các quan chức địa phương đã lấy cái cớ hỏa hoạn để dọn sạch những lao động nhập cư được dán nhãn “dân số hạ đẳng” như một phần trong nỗ lực nhằm hiện đại hóa thành phố thủ đô.
Việc ông Lý Khắc Cường cho phép bán hàng rong sẽ khiến lượng người sống dựa vào đường phố đông đảo trở lại, nếu Bắc Kinh thuận theo ý Thủ tướng thì không khác nào đi ngược lại chính sách trước đó của họ.
Truyền thông Trung Quốc đột nhiên đổi chiều,
khen ngợi tình hữu nghị Mỹ-Trung
Phụng Minh
Các phương tiện truyền thông chính thức của Trung Quốc đã thay đổi xu hướng chống Mỹ trong quá khứ, đột nhiên xuất bản vào ngày 14/6 bài báo có tiêu đề “Tình hữu nghị không thể ngăn cản giữa nhân dân hai nước Trung-Mỹ”.
Các quan sát bên ngoài đã phát hiện ra rằng thái độ được cho là “Đại chuyển biến” của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đối với truyền thông dường như là để phối hợp với cuộc họp giữa Ngoại trưởng Hoa Kỳ Pompeo và Dương Khiết Trì, Ủy viên Bộ Chính trị Trung ương, Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Đối ngoại Trung ương.
Ngày 14/6, cơ quan truyền thông nhà nước Nhân dân Nhật báo đã đăng một bài viết với bút danh Chung có tiêu đề “Tình hữu nghị không thể ngăn cản giữa nhân dân hai nước Trung-Mỹ”. Bài báo tuyên bố: “Trung Quốc không có ý định thách thức hay thay thế bất kỳ ai”; “Trung Quốc luôn cam kết phát triển mối quan hệ không xung đột hay đối đầu với Hoa Kỳ, tôn trọng lẫn nhau và hợp tác cùng có lợi”.
Bài báo cuối cùng ca ngợi tinh thần tương trợ của người dân, doanh nghiệp và các tổ chức xã hội của Trung Quốc và Hoa Kỳ, nói rằng “sự trao đổi thân thiện giữa người dân Trung Quốc và Hoa Kỳ có một lịch sử lâu dài” và “tình hữu nghị của người dân là không thể ngăn cản”.
Bài báo sau đó đã được đăng lại bởi các phương tiện truyền thông lớn ở Trung Quốc đại lục, và ý nghĩa của việc làm dịu những tuyên truyền chống Mỹ trước đó là rất rõ ràng.
Giới quan sát bên ngoài đã nhận thấy rằng thời điểm chuyển biến thái độ của các phương tiện truyền thông chính thức của Trung Quốc cũng có ý nghĩa chứ không chỉ là vô duyên vô cớ.
Chỉ hai ngày trước khi tờ Nhân dân Nhật báo đăng bài xã luận này, Reuters đã đưa tin Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo và Ủy viên Bộ Chính trị Trung ương, Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Đối ngoại Trung ương Dương Khiết Trì sắp gặp mặt ở Hawaii. Reuters cho biết, cuộc gặp giữa hai bên là để tìm cách giảm bớt căng thẳng về các vấn đề khác nhau ở hai nền kinh tế hàng đầu thế giới. Tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) cũng dẫn lời các nguồn tin giấu tên xác nhận rằng hai bên sẽ gặp nhau, nhưng không tiết lộ ngày và chi tiết cụ thể của cuộc gặp.
Nếu cuộc gặp này được tổ chức thành công, đây sẽ là cuộc gặp cấp cao đầu tiên giữa hai bên kể từ giai đoạn đầu của cuộc đàm phán thương mại giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ diễn ra vào tháng 1. Sau khi thỏa thuận đạt được trong giai đoạn đàm phán thương mại đầu tiên, quan hệ Mỹ-Trung đã xấu đi rất nhiều. Cụ thể, việc ĐCSTQ che giấu tình hình dịch bệnh, vi phạm nhân quyền, đẩy mạnh việc áp dụng “phiên bản Hồng Kông của Luật An ninh Quốc gia”, đe dọa dùng vũ lực với Đài Loan và các vấn đề khác, dẫn đến việc đóng băng trong quan hệ Mỹ-Trung.
Cách đây hơn một tháng, bản tin thời sự trên kênh truyền hình quốc gia Trung Quốc CCTV có động thái hiếm gặp, khi liên tiếp trong bốn ngày khiển trách một cách nghiêm khắc ông Pompeo đã “vượt qua giới hạn làm người” và “biến mình thành kẻ thù của nhân loại”.
CCTV tuyên bố rằng ông Pompeo “kích động sự tha hóa, thao túng đúng sai và liên tục chà đạp lên điểm mấu chốt của đạo đức con người”; “Trong lịch sử của Hoa Kỳ, chưa bao giờ thấy một ngoại trưởng như Pompeo, người có hành động đã vượt qua giới hạn của một con người”; “Nếu ông Pompeo ích kỷ và tiếp tục đặt lợi ích chính trị lên trên lợi ích chung, thì ông sẽ bị người dân Mỹ bỏ rơi và lưu tiếng xấu trong lịch sử ngoại giao Mỹ”; “Trước sự ra đi của rất nhiều sinh mệnh vô tội trong xã hội Mỹ, liệu Pompeo không có trái tim không thấy hổ thẹn sao?”.
Bây giờ, vào thời điểm Dương Khiết Trì sắp gặp Pompeo, thái độ của các phương tiện truyền thông chính thức của ĐCSTQ đã đột nhiên chuyển biến mạnh mẽ, gây xôn xao trên Internet. Nhiều cư dân mạng chế giễu: “Đó là dạng tâm thần phân liệt không biết xấu hổ”; “Đây là cách mà ngũ mao quay đầu lại đó”, “Ngũ mao đang dằn vặt ghê gớm”. Một số cư dân mạng trực tiếp chỉ trích chính quyền ĐCSTQ: “Vừa bị bóp cổ nhẹ liền trợn trắng mắt, buông lỏng tay liền khoác lác!”.
Theo Đoan Mộc, Secretchina
Phụng Minh biên dịch
COVID xuất hiện trên thớt làm cá,
Trung Quốc đóng cửa chợ, ngưng nhập cá
Trung Quốc ngưng nhập khẩu cá hồi từ Na-uy sau khi phát hiện virus corona tại một ngôi chợ bán sỉ ở Bắc Kinh, Reuters dẫn tin từ các nông dân nuôi cá ở Na-uy cho biết hôm 15/6.
“Chúng tôi giờ không gửi được cá hồi sang Trung Quốc nữa, chợ đóng cửa rồi,” ông Regin Jacobsen, giám đốc điều hành hãng Bakkafrost, nói.
Cổ phiếu của các nhà sản xuất cá hồi lớn ở Na-uy bao gồm Mowi, Cá hồi Hoàng gia Na-uy và Salmar, cũng như hãng Bakkafrost, sụt giá 5-7% sáng ngày 15/6.
Sau khi báo nhà nước Trung Quốc loan tin phát hiện virus corona trên các tấm thớt dùng chặt cá hồi nhập khẩu tại chợ bán sỉ Xinfadi ở Bắc Kinh, các siêu thị lớn ở thủ đô Trung Quốc đã loại sản phẩm cá hồi ra khỏi các kệ hàng hôm 13/6.
Hôm 15/6, Tổ chức Y tế Thế giới tuyên bố nguồn gốc của nhóm lây nhiễm COVID mới tại Bắc Kinh chưa chắc chắn nhưng tin nói rằng có thể do hàng nhập khẩu hay khâu đóng gói cá hồi không phải là “giả thuyết chính” và cần phải điều tra để tìm hiểu nguyên nhân.
Các chuyên gia cùng ngày cho biết không có khả năng cá mang bệnh này và rằng bất kỳ liên hệ nào có thể là kết quả của tình trạng lây nhiễm chéo.
Trung Quốc – Covid-19 :
Tình hình « cực kỳ nghiêm trọng » tại Bắc Kinh
Thanh Phương
Tình hình dịch Covid-19 tại Bắc Kinh « cực kỳ nghiêm trọng », đó là cảnh báo của phát ngôn viên tòa thị chính hôm nay, 16/06/2020, vào lúc mà đã có hơn 100 người bị lây nhiễm virus corona kể từ tuần trước tại thủ đô Trung Quốc.
Chính quyền thành phố Bắc Kinh vừa thông báo có thêm 27 người bị nhiễm Covid-19 trong vòng 24 giờ, nâng tổng số ca nhiễm mới trong 5 ngày qua lên 106. Trước báo giới, phát ngôn viên tòa thị chính tuyên bố Bắc Kinh đang lao vào « một cuộc chạy đua với thời gian » để chống virus corona chủng mới và thủ đô Trung Quốc phải « thi hành các biện pháp nghiêm ngặt hơn, kiên quyết hơn và mang tính chất quyết định hơn ».
Tổ Chức Y Tế Thế Giới ( WHO ) hôm qua cho biết đang theo dõi « rất sát sao » tình hình dịch bệnh tại Bắc Kinh và đã nêu lên khả năng gởi thêm các chuyên gia đến thủ đô Trung Quốc trong những ngày tới.
Điểm xuất phát đợt dịch Covid-19 mới chính là chợ bán sỉ Tân Phát Địa (Xinfadi), một trong những chợ lớn nhất châu Á, nơi mà virus đã được phát hiện vào tuần trước. Từ đó đến nay, bốn chợ khác của thủ đô Bắc Kinh cũng đã đóng cửa toàn bộ hoặc một phần, trong khi đó khoảng 30 khu dân cư nằm gần các chợ đó đã bị cách ly.
Thông tín viên của RFI trong khu vực Stéphane Lagarde tường trình :
« Câu nói của phó thủ tướng Trung Quốc đặc trách phòng chống dịch bệnh cũng như của phát ngôn viên tòa thị chính Bắc Kinh đang được đăng tải rộng rãi trên các trang mạng của báo chí Nhà nước : tình hình phòng chống dịch bệnh tại thủ đô rất nghiêm trọng. Đây là cách để huy động dân chúng và thuyết phục họ chấp nhận những hạn chế mới để ngăn chận virus, sau nhiều tháng đã bị mất tự do. Theo các giới chức y tế, 3 ngày tới sẽ là những ngày mang tính chất quyết định để đo lường mức độ lây lan của dịch bệnh, vì đó là thời gian ủ bệnh.
Các kệ bằng sắt lại xuất hiện ở cửa vào các chung cư để tiếp nhận các kiện hàng, vì những người giao hàng kể từ nay không được phép vào bên trong. Các xe taxi cũng như xe Didi, một loại Uber Trung Quốc, không được phép ra khỏi thủ đô.
Các nhân viên y tế đã được gởi đến để hỗ trợ một bệnh viện ở Bắc Kinh. Và các biện pháp ngăn ngừa được mở rộng ra các vùng phụ cận thủ đô, nhất là tại Bảo Định (Baodin), nằm cách Bắc Kinh một giờ xe lửa, nơi đã có 4 ca nhiễm mới được ghi nhận.
Ngay cả tại những nơi xa hơn rất nhiều, chẳng hạn như tại Thượng Hải, toàn bộ những hành khách đến từ thủ đô Trung Quốc đều bị cách ly. »
Dịch Covid-19 tái bùng phát ở Trung Quốc:
Có đáng lo ngại?
Thanh Phương
Trong những ngày qua, dịch Covid-19 đã bùng phát trở lại tại Trung Quốc, đặc biệt là tại Bắc Kinh, nơi đã có hơn 100 ca nhiễm mới trong vòng năm ngày qua, sau hơn 50 ngày không có ca nào. Chính quyền của thủ đô Trung Quốc đã phải đóng cửa 5 ngôi chợ lớn và phong tỏa trở lại hàng chục khu dân cư nằm gần đó, cũng như các cơ sở thể thao và văn hóa trong thành phố.
Sự tái bùng phát của virus corona chủng mới tại Bắc Kinh khiến Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO rất lo ngại và tổng giám đốc Tedros Adhanom Ghebreyesus hôm qua 15/06/2020 cho biết họ đang điều tra về nguồn gốc và tầm mức của đợt dịch mới này. Chợ bán sỉ nông sản Tân Phát Địa (Xinfadi), ổ dịch mới, là một trong những chợ lớn nhất châu Á, có diện tích rộng gấp 22 lần chợ hải sản Vũ Hán, được coi là nơi bùng phát đại dịch Covid-19.
Nhưng thật sự thì liệu có nguy cơ Trung Quốc gặp một làn sóng dịch Covid-19 thứ hai và virus corona chủng mới từ nước này sẽ lại lan ra toàn thế giới? Trả lời đài truyền hình Pháp BFMTV hôm qua, nhà dịch tễ học Laurent Toubiana khẳng định: “Nếu có những ca mới được phát hiện, thì đơn giản chỉ là vì kể từ nay có nhiều xét nghiệm được tiến hành ở Trung Quốc và trong khu vực. Càng xét nghiệm nhiều thì càng tìm thấy nhiều ca nhiễm, đó là chuyện đương nhiên”.
Thực tế đúng là từ mấy ngày qua, Trung Quốc đã tiến hành một chiến dịch xét nghiệm hàng loạt sau khi phát hiện ổ dịch mới tại chợ Tân Phát Địa. Theo lời phát ngôn viên tòa thị chính Bắc Kinh, tất cả những người có mặt tại chợ Tân Phát Địa và cư dân các khu vực lân cận đều đã được xét nghiệm. Thành phố khổng lồ với 21 triệu dân này đã nâng khả năng xét nghiệm mỗi ngày lên hơn 90.000 người.
Trả lời đài BFMTV, ông Jean-Paul Stahl, giáo sư chuyên về các bệnh truyền nhiễm và bệnh nhiệt đới tại bệnh viện Grenoble, Pháp, cũng cho rằng việc bùng phát các ca nhiễm mới ở Trung Quốc “không có gì đáng ngạc nhiên”. Nhưng theo vị chuyên gia này, việc gia tăng số lượng xét nghiệm không phải là lý do duy nhất.
Giáo sư Stahl giải thích: “Virus này kể từ nay tồn tại mãi mãi, và chúng ta phải chấp nhận thực tế là nó sẽ không bao giờ biến mất, và như vậy là sẽ còn những người bị nhiễm bệnh”.. Ông nói tiếp: “Vấn đề kể từ nay là phải xác định xem sẽ lại có xu hướng biến thành dịch hay không. Điều quan trọng là phải khống chế sự tái bùng phát của virus một cách nhanh chóng, để không phải rơi vào một tình thế buộc chúng ta phải phong tỏa toàn bộ dân chúng”.
Hiện giờ thì phải công nhận là chính quyền thành phố Bắc Kinh đã có phản ứng rất nhanh chóng và đã thi hành những biện pháp rất kiên quyết, tuy chỉ mới có khoảng hơn 100 ca nhiễm mới. Điều này cho thấy họ ý thức được rằng virus corona chưa hoàn toàn bị tiêu diệt và vẫn còn lan truyền.
Theo đài BFMTV, tại Trung Quốc, các bác sĩ chờ đợi là số ca nhiễm mới sẽ gia tăng trong những ngày tới.
Trả lời hãng tin Bloomberg, giáo sư Ben Cowling, trưởng khoa dịch tễ học Đại học Hồng Kông, cũng dự báo là trong những ngày tới có thể sẽ phát hiện các ca nhiễm mới ở Bắc Kinh và toàn bộ thành phố sẽ bị phong tỏa trong vài tuần. Ông Michael Ryan, giám đốc đặc trách các vấn đề khẩn cấp của WHO nhấn mạnh là khi toàn bộ các biện pháp được nhanh chóng thi hành, bình thường các ổ dịch sẽ bị khống chế. Nhưng hôm qua, WHO cũng đã kêu gọi những quốc gia “đã từng chứng tỏ khả năng ngăn chận sự lây lan của virus” phải tiếp tục cảnh giác.
Đụng độ dữ dội tại biên giới Trung Quốc,
3 quân nhân Ấn Độ thiệt mạng
Hải Lam
Reuters đưa tin, một sĩ quan và hai binh sĩ Ấn Độ đã thiệt mạng trong vụ đụng độ dữ dội với quân đội Trung Quốc vào tối thứ Hai (15/6) tại thung lũng Galwan, vùng Ladakh. Đây là vụ đụng độ gây chết người đầu tiên ở khu vực biên giới Trung – Ấn kể từ năm 1975 tới nay.
Quân đội Ấn Độ hôm nay (16/6) cho biết, một vụ đụng độ dữ dội vào tối qua đã xảy ra và khiến cả hai bên đều chịu thương vong. Một sĩ quan và hai lính Ấn Độ thiệt mạng. Các quan chức quân sự cấp cao của hai bên hiện đang họp để giảm nhiệt tình hình.
Hãng tin AFP dẫn lời một sĩ quan Ấn Độ cho biết không có tiếng súng nổ hay vũ khí nào được sử dụng, mà là “ẩu đả chân tay”.
Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng cho biết, phía Trung Quốc đã đổ lỗi cho Ấn Độ về vụ việc. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên cáo buộc quân đội Ấn Độ đã hai lần vượt biên giới vào hôm 15/6, kích động và tấn công binh lính Trung Quốc, dẫn đến cuộc đối đầu nghiêm trọng giữa hai bên.
Ấn Độ và Trung Quốc mắc kẹt trong cuộc tranh chấp biên giới dài 3.488km, dẫn đến đụng độ và thậm chí là một cuộc chiến vào năm 1962. Tuy nhiên, kể từ đó, hai nước đã cố gắng ngăn chặn bạo lực xảy ra.
Căng thẳng biên giới Ấn – Trung đã bùng phát trở lại trong những tuần gần đây khi hai bên cáo buộc nhau xâm phạm lãnh thổ.
Biển Đông: Ấn Độ lặng lẽ ?
Tuyên bố của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ấn Độ Anurag Srivastava: “Ấn Độ tin rằng bất kỳ mâu thuẫn nào cũng có thể giải quyết một cách hòa bình bằng việc tôn trọng các quy trình pháp lý và ngoại giao,không cần đe dọa sử dụng vũ lực” còn ám chỉ ai, ngoài TQ ?
Ấn Độ lặng lẽ gia tăng hiện diện tại biển Đông
Ủng hộ các nước đang bị TQ bắt nạt. Tuy nhiên, New Delhi tiếp cận vấn đề theo cách của mình: lặng lẽ, không ồn ào – Đó là đánh giá của dư luận quốc tế về thái độ của Ấn Độ trong vấn đề biển Đông.
Thừa nhận, nhận định của dư luận là thuyết phục.
Không thể mà, gần đây, khi TQ có dấu hiệu lợi dụng các quốc gia trên thế giới tập trung đối phó với dịch Covid-19 để tăng cường nhiều động thái nhằm tiến thêm một bước mới trong khẳng định chủ quyền phi pháp trên biên Đông, cái sự “không ồn ào”, một lần nữa, lại được thể hiện qua ý kiến người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ấn Độ Anurag Srivastava: “Biển Đông là một phần của tài nguyên chung của toàn cầu và Ấn Độ luôn quan tâm tới việc duy trì hòa bình và ổn định tại khu vực này. Chúng tôi kiên quyết ủng hộ quyền tự do hàng hải, tự do hàng không và hoạt động thương mại hợp pháp không bị ngăn trở trong những vùng biển quốc tế, phù hợp với luật quốc tế”.
Không nêu một đối tượng cụ thể, dù vậy, mọi người đều biết Ấn Độ chỉ ai.
Còn ai vào đây, ngoài TQ, với những hành động ngày càng quá quắt, ngang ngược, đã và đang đe dọa tự do hàng hải trên biển Đông. Và sắp tới, nếu như việc TQ thiết lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) là thật, thì cả đường hàng không cũng… không còn chút quyền nào nữa.
Nói ít, nhưng làm nhiều. Dư luận thấy rõ, thời gian qua, New Delhi đã có những động thái rõ rệt “xích gần” khối ASEAN, nhất là các nước có tuyên bố chủ quyền biển Đông, như VN, PLP, Malaysia, và gần đây, cả Indonesia. Những nước này, ngoài mặt thì luôn ve vãn, trong thực tế, họ là những “cái gai” trong mắt Bắc Kinh.
Sự “xích gần” của Ấn Độ cũng thể hiện trong tuyên bố của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ấn Độ Anurag Srivastava: “Ấn Độ cũng tin rằng bất kỳ mâu thuẫn nào cũng có thể giải quyết một cách hòa bình bằng việc tôn trọng các quy trình pháp lý và ngoại giao, và không cần viện tới việc đe dọa sử dụng vũ lực”.
Không “vỗ” thẳng vào mặt TQ, nhưng, cũng với suy luận trên: còn ai khác ngoài TQ đã và đang khoe cơ, khoe bắp trên biển Đông trước VN, PLP, Malaysia. TQ cũng khó chịu cả với Mỹ, vì cường quốc này – theo TQ – từ bên kia bán cầu, đã “ngang ngược” thò tay vào biển Đông khi chẳng có liên quan gì.
Gần đây, thủ tướng Ấn Độ, ông Modi đã hội đàm qua điện thoại với Tổng thống PLP, Rodrigo Duterte. Kết quả cuộc hội đàm, theo văn phòng của Thủ tướng Modi là tốt đẹp: “hai nhà lãnh đạo đã cùng bày tỏ sự hài lòng đối với tiến triển đạt được trong những năm gần đây trong mọi khía cạnh của quan hệ song phương, trong đó có hợp tác quốc phòng.
Thủ tướng (Modi) còn nhấn mạnh rằng Ấn Độ coi PLP là một đối tác quan trọng trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương”.
Việc Ấn Độ khẳng định quan hệ đối tác trong “khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương” với một quốc gia có liên quan ở biển Đông như PLP còn gì khác, ngoài việc Ấn Độ muốn đóng một vai trò lớn hơn trong khu vực này ?
Hơn cả việc bày tỏ sự “thân thiết” với PLP, VN còn được Ấn Độ quan tâm hơn qua các thỏa thuận, chương trình hợp tác ở nhiều lĩnh vực, trong đó có quốc phòng.
Dư luận và giới chuyên gia còn bình luận: sự cổ vũ, khích lệ của Ấn Độ (cùng với một số cường quốc khác, trong đó có Mỹ), đã khiến VN – hiện đang giữ ghế chủ tịch luân phiên của ASEAN – có tiếng nói mạnh mẽ, quả quyết hơn trong việc chống lại lệnh cấm đánh bắt cá cũng như các hành động gây hấn thô bạo và ngang ngược khác của TQ ở biển Đông.
Từ những động thái ngày càng rõ ràng hơn của Ấn Độ nêu trên, liệu có thể nghĩ rằng: phải chẳng New Delhi đang có một cái nhìn thực tế hơn rất nhiều so với trước kia về vấn đề biển Đông ?
http://biendong.net/dam-luan/35291-bien-dong-an-do-lang-le.html
Để TQ không thống trị Indo-Pacific
Trả lời Thanh Niên, GS Rory Medcalf (Hiệu trưởng Trường An ninh quốc gia – Đại học Quốc gia Úc) đã đánh giá tình hình khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương trước các thách thức an ninh liên quan Trung Quốc.
Bắc Kinh có thể gây ra đối đầu căng thẳng
Ông nghĩ thế nào về những động thái gần đây của Trung Quốc ở Biển Đông và khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (Indo-Pacific)?
Một vấn đề rất đáng quan ngại là Trung Quốc vẫn tiếp tục theo đuổi các chính sách “cơ bắp” bất chấp tình hình dịch bệnh.
Lẽ ra, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 hoành hành, Bắc Kinh nên xem đây là cơ hội để tăng cường hợp tác với các bên, rồi cùng nhau thỏa hiệp các bất đồng. Thế nhưng, Trung Quốc dường như đã lợi dụng tình hình dịch bệnh như thời cơ để gây áp lực, tìm cách áp đặt lên nhiều nước xung quanh nhằm theo đuổi vị thế thống trị ở khu vực Đông Nam Á, Biển Đông. Trung Quốc cũng tiến hành tương tự với Nhật Bản, Ấn Độ, Úc…
Như Trung Quốc dùng áp lực kinh tế để ngăn chặn Úc điều tra độc lập về nguồn gốc vi rút gây bệnh Covid-19, hay Bắc Kinh tăng cường hoạt động ở khu vực biên giới Trung – Ấn và hai bên đã xảy ra đụng độ, rồi Bắc Kinh cũng tăng cường kiểm soát Hồng Kông, gia tăng áp lực đối với Đài Loan, rồi quan hệ giữa Trung Quốc với Mỹ trở nên căng thẳng lên đến mức như Chiến tranh lạnh.
Thực sự, Trung Quốc đã hành xử sai lầm và điều này chỉ càng gia tăng ngờ vực của cộng đồng quốc tế trước Bắc Kinh. Cứ thế, các nước sẽ càng có động lực phối hợp để ứng phó Trung Quốc. Từ thực tế này, Bắc Kinh có thể khiến tình hình leo thang thành đối đầu căng thẳng, thậm chí ẩn chứa nguy cơ bùng nổ xung đột.
Trong cuốn sách vừa xuất bản gần đây là “Đế quốc ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương”, tôi chỉ ra rằng Trung Quốc đang theo đuổi các chính sách dễ dẫn đến khủng hoảng và bất ổn.
Trong một bối cảnh như thế, sự phối hợp của các nước đòi hỏi áp dụng nhiều giải pháp từ ngoại giao, răn đe đến củng cố ổn định nội tại.
Yếu tố mới quan trọng
Mỹ và nhóm bộ tứ an ninh đang ứng phó thế nào trước Trung Quốc?
Một phần quan trọng của việc ứng phó này là hợp tác cùng nhau để đưa ra các cách thức phản ứng sáng tạo, phù hợp. Trong đó, Mỹ đóng vai trò quan trọng. Nhưng một yếu tố mới rất quan trọng là từng thành phần của bộ tứ an ninh đối với cán cân an ninh khu vực, mà ở đây là nhóm các nước ở Indo-Pacific nằm ở tầm mức giữa các cường quốc Mỹ và Trung Quốc.
Cụ thể là 3 nước là Úc, Nhật Bản và Ấn Độ cũng tăng cường hợp tác lẫn nhau chứ không chỉ tăng cường hợp tác với Mỹ. Nhờ đó, tứ giác an ninh có vai trò đáng kể. Hiện nay, các bên đang đối thoại với nhau ở cấp bộ trưởng, nhưng có nhiều hoạt động phía sau hậu trường để tăng cường hợp tác song phương, hợp tác ba bên nhằm củng cố cho bộ tứ.
Chẳng hạn như mới đây, vào ngày 4.6, thông qua Hội nghị thượng đỉnh Úc – Ấn Độ (diễn ra trực tuyến) đã thông qua thỏa thuận hợp tác chiến lược toàn diện, đặc biệt về các vấn đề hàng hải, chia sẻ thông tin tình báo và hậu cần…
Đây là ví dụ điển hình cho việc các thành viên của bộ tứ tăng cường hợp tác lẫn nhau cả về song phương hay đa phương, cùng phối hợp ở Indo-Pacific nhằm ngăn chặn khu vực bị chi phối mang tính thống trị bởi bất kỳ cường quốc nào.
Tương tự, quan hệ hợp tác giữa Ấn Độ với Nhật Bản cũng ngày càng tăng lên. Và không dừng lại ở đó, đối thoại bộ tứ mở rộng có thêm sự tham gia của Việt Nam, Hàn Quốc và New Zealand cũng góp phần phối hợp xử lý các vấn đề chung của thế giới, điển hình như hợp tác ứng phó đại dịch Covid-19.
Đó là những ví dụ cho ngoại giao xây dựng hợp tác sáng tạo để hướng đến đảm bảo an ninh lâu dài ở Indo-Pacific.
Cần sự phối hợp nhiều lớp
Những hợp tác trên của bộ tứ và các nước có thể góp phần ngăn chặn những thách thức an ninh liên quan Trung Quốc ở Biển Đông và khu vực tây Thái Bình Dương?
Thực tế thời gian qua, chúng ta đã chứng kiến nhiều hoạt động hợp tác về an ninh trong khu vực dưới sự tham gia, hỗ trợ từ bộ tứ an ninh. Điển hình là không chỉ các cuộc đối thoại mà còn có cả các bài tập chung về phòng thủ, hay phối hợp chia sẻ thông tin tình báo.
Tuy nhiên, nếu chỉ riêng đối thoại an ninh của bộ tứ thì không đủ để ứng phó hành vi của Trung Quốc ở Biển Đông hay khu vực tây Thái Bình Dương. Để ứng phó hiệu quả thì cần sự phối hợp nhiều lớp từ song phương đến ba bên lẫn bốn bên, thậm chí nhiều hơn.
Ở khía cạnh đa phương thì còn nhiều nền tảng hợp tác ở Indo-Pacific như Hội nghị thượng đỉnh Đông Á, các diễn đàn của ASEAN mà có thể “gắn” Trung Quốc, hay bất cứ một cường quốc nào, vào chuẩn mực hành xử và pháp lý quốc tế. Qua đó, Trung Quốc hay bất cứ cường quốc nào cũng phải nhận ra rằng đừng tìm cách thống trị một khu vực rộng lớn và đa cực. Khi đó, khu vực này sẽ không bị một đế chế nào thống trị.
Bên cạnh đó, để ứng phó các thách thức an ninh thì từng quốc gia trong khu vực như Việt Nam, Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc… luôn cần tự thân xây dựng năng lực an ninh phù hợp để đảm bảo lợi ích chính đáng riêng. Khi kết hợp tổng thể nhiều yếu tố như trên, các nước ở khu vực có thể phát triển ổn định trong bối cảnh hiện tại.
Bộ tứ Mỹ – Nhật – Úc – Ấn phối hợp nhiều vấn đề
Bộ tứ Mỹ – Nhật – Úc – Ấn phối hợp nhiều vấn đề
Thời gian qua, Ấn Độ cũng đã tăng cường quan hệ với Úc và hai bên đạt được một số bước tiến quan trọng trong hợp tác song phương. Trong đó, điểm quan trọng là hai bên đạt thỏa thuận về hợp tác hàng hải, tương hỗ hậu cần và nâng cao đối thoại chiến lược song phương lên cấp bộ trưởng.
Đối thoại tứ giác Mỹ – Nhật – Úc – Ấn Độ được định hình bởi bộ ngoại giao, nên không phải chỉ là đối thoại an ninh. Tuy nhiên đến nay, sự phát triển về an ninh quan trọng hơn đang diễn ra ở cấp song phương lẫn đa phương giữa bộ tứ này. Trong đó, bên cạnh vấn đề Biển Đông, bộ tứ Mỹ – Nhật – Úc – Ấn còn hợp tác nhiều vấn đề quan trọng như Ấn Độ Dương, biển Hoa Đông và khu vực Himalaya.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/35282-de-tq-khong-thong-tri-indo-pacific.html
Chính phủ Úc bị thúc ép phải tăng cường
đòi Việt Nam trả tự do cho Châu Văn Khảm
Chính phủ Australia bị thúc ép phải tăng cường hơn nữa các nỗ lực đòi tự do cho ông Châu Văn Khảm, một công dân Úc gốc Việt đang chịu án tù ở Việt Nam sau khi bị kết án 12 năm tù vì tội “khủng bố” vào cuối năm ngoái.
Lời kêu gọi được đưa ra trong bài xã luận của Canberra Times của Úc được tổ chức theo dõi nhân quyền quốc tế Human Rights Watch có trụ sở ở New York, Mỹ, đăng tải hôm 15/6.
Ông Khảm, một thợ làm bánh 71 tuổi từ Sydney đã nghỉ hưu hiện đang bị giam ở một trại giam cách TP HCM 3 tiếng lái xe. Theo thông tin mà HRW chia sẻ, vợ và các con ông Khảm chưa từng được nói chuyện với ông kể từ khi ông bị bắt vào tháng 1/2019. Nhà cầm quyền Việt Nam cũng không cho phép nhân viên lãnh sự Australia được thăm ông từ tháng 1 năm nay, với lý do trại giam hạn chế thăm nuôi vì dịch virus corona.
Trước đó hôm 6/6, tờ The Guardian của Anh cho rằng nhà hoạt động dân chủ Úc gốc Việt đã “biến mất” trong hệ thống nhà tù của Việt Nam vì không ai trong gia đình ông hay chính phủ Úc được phép gặp mặt hoặc nói chuyện với ông trong gần 4 tháng qua. Gia đình ông Khảm lo ngại rằng chính phủ Úc đã “bỏ quên ông.”
Ông Khảm bị kết án 12 năm tù vì những cáo buộc về “tài trợ khủng bố” vì các hoạt động của ông với đảng Việt Tân, một tổ chức vì dân chủ có trụ sở ở Mỹ hiện đang hoạt động công khai và hợp pháp ở nhiều quốc gia trong đó có Úc, nhưng bị chính quyền Hà Nội coi là “khủng bố.”
Các tổ chức nhân quyền quốc tế, luật sư và gia đình ông Khảm nói rằng những cáo buộc chống lại ông là vô căn cứ và có động cơ chính trị. Bản án được đưa ra sau một phiên xử chóng vánh trong vòng 4 tiếng rưỡi với sáu bị cáo – gây nên nhiều quan ngại nghiêm trọng về quy trình tố tụng, theo HRW.
Nỗ lực kháng cáo của ông Khảm bị bác bỏ. Trước khi xảy ra bệnh dịch virus corona, các buổi thăm gặp hàng tháng của ông với lãnh sự quán diễn ra trước mặt giới chức Việt Nam và bị ghi hình, theo Canberra Times. Nhưng giờ thì không có đợt thăm gặp nào nữa và vào ngày 1/6, cán bộ quản lý trại bất ngờ chuyển ông Khảm từ TP HCM tới một nhà tù xa hơn ở huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận, khiến ông càng bị cô lập hơn.
Ông Khảm là một trong số hơn 160 tù nhân chính trị ở Việt Nam, bị giam giữ vì các hành vi tự do biểu đạt ôn hoà, theo HRW. Trong khi đó, Bộ Ngoại giao ở Hà Nội nhiều lần bác bỏ những các buộc của các tổ chức nhân quyền và cho biết không có cái gọi là ‘tù nhân lương tâm’ ở Việt Nam.
Tuy nhiên, theo Canberra Times, hồ sơ nhân quyền yếu kém của Việt Nam ít khi được nêu trong tin tức quốc tế vì chính phủ Úc lo ngại về ảnh hưởng đang tăng lên của Trung Quốc trong khu vực Đông Nam Á nên nói chung vẫn dè dặt không đưa ra quan điểm công khai và có nguyên tắc về các vi phạm nhân quyền ở Việt Nam. Chính phủ Mỹ dưới thời Tổng thống Trump chỉ nêu các vấn đề về nhân quyền khi nào thấy có lợi về chính trị, theo nhận định của bài xã luận.
Liên minh châu Âu vừa hoàn tất một Hiệp định thương mại tự do với Việt Nam và bỏ qua phần lớn các quan ngại của các nhà vận động về hồ sơ nhân quyền của Hà Nội.
Australian đã củng cố các mối quan hệ sâu sắc hơn với Việt Nam qua việc ký kết Hiệp ước Đối tác Chiến lược vào năm 2018. Hiệp ước này được trông đợi sẽ tăng cường quan hệ kinh tế ở cả hai phía. Nhưng, theo bài xã luận được HRW chia sẻ, một nền kinh tế thịnh vượng sẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu người dân bị từ chối các quyền con người cơ bản. Một biểu hiện rõ là chính phủ Úc còn không thể bảo vệ được các quyền của chính công dân mình, người đã bị giam giữ tuỳ tiện đến gần 18 tháng.
Chính phủ Úc cần tăng cường các nỗ lực đòi tự do cho Châu Văn Khảm, bài xã luận viết và thúc giục các nhà ngoại giao Úc yêu cầu chính quyền Việt Nam cân nhắc việc phóng thích ông Khảm vì lý do nhân đạo như một ưu tiên cấp thiết.
Khi các chính phủ phương Tây gây sức ép với chính quyền Việt Nam một cách kiên quyết và mạnh mẽ về việc trả tự do cho tù nhân chính trị, đã có sự đáp ứng, với các trường hợp nhà bất đồng chính kiến được thả cho đi tị nạn ở Pháp, Đức và Mỹ. Bài xã luận của Canberra Times cho rằng Bộ trưởng Ngoại giao Úc Marise Payne “cần tìm được tiếng nói vì lợi ích của công dân Australia này, đồng thời tuyên bố rõ với chính quyền Việt Nam rằng chính phủ Úc sẽ hành động khi các quyền cơ bản về tự do biểu đạt, lập hội và nhóm họp ôn hòa bị đè nén.”