Tin khắp nơi – 16/05/2020

Cac Bai Khac

No sub-categories

Hoa Kỳ siết chặt việc mua chất bán dẫn của Huawei – Văn Thiện

Chính quyền Trump ngày 15/5 đã công bố kế hoạch ngăn chặn Huawei mua chất bán dẫn từ các nhà sản xuất chip toàn cầu sử dụng công nghệ của Hoa Kỳ, trong một động thái mới nhất nhằm trấn áp các công ty công nghệ Trung Quốc gây rủi ro an ninh quốc gia của Mỹ.

Bộ Thương mại Hoa Kỳ cho biết họ đang sửa đổi quy định xuất khẩu, được gọi là quy định về sản phẩm trực tiếp nước ngoài, để “nhắm đến việc Huawei mua lại chất bán dẫn – sản phẩm trực tiếp của một số phần mềm và công nghệ Hoa Kỳ”.

Viện dẫn các mối lo ngại về an ninh quốc gia, chính quyền Trump năm ngoái đã đưa Huawei và 114 chi nhánh vào một “danh sách thực thể” và cấm công ty này làm ăn với các công ty của Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, các quan chức Bộ Thương mại Hoa Kỳ cho biết Huawei có thể đã tìm ra cách đối phó với danh sách đen này bằng cách mua chất bán dẫn từ các công ty chế tạo chip nước ngoài sử dụng công nghệ hoặc phần mềm của Hoa Kỳ.

Bộ trưởng Thương mại của Wilbur Ross nói với Fox Business vào ngày 15/5: “Đã có một lỗ hổng kỹ thuật rất nguy hiểm mà qua đó Huawei vẫn có thể sử dụng công nghệ của Hoa Kỳ thông qua các nhà sản xuất sản phẩm công nghệ cao ở nước ngoài”. Ông gọi quy định đã được thay đổi là “một điều rất phù hợp trong nỗ lực vá lỗ hổng đó”.

Bộ này cho biết quyết định của họ đã “ngăn chặn những nỗ lực của Huawei – nhằm phá hoại sự kiểm soát xuất khẩu của Hoa Kỳ”.

Huawei, nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới, đã bị tăng cường kiểm soát tại Hoa Kỳ vì lo ngại rằng các sản phẩm của họ có thể được Bắc Kinh sử dụng để làm gián điệp hoặc phá hủy các mạng truyền thông của Mỹ. Lo ngại này xuất phát từ việc công ty này có mối quan hệ chặt chẽ với chính quyền Trung Quốc, cũng như luật pháp nước này buộc các công ty hợp tác với các cơ quan tình báo khi được yêu cầu.

Huawei, công ty phụ thuộc vào chất bán dẫn dùng cho điện thoại thông minh và thiết bị viễn thông, đã không đưa ra bình luận ngay đối với quyết định mới của Bộ Thương mại Hoa Kỳ. Trước đó, công ty này cho rằng Bắc Kinh có thể trả đũa Mỹ nếu có nhiều hạn chế hơn đối với họ.

Chủ tịch của Huawei Eric Xu nói với các phóng viên vào ngày 31/3: “Chính phủ Trung Quốc sẽ không chỉ đứng bên cạnh và chứng kiến Huawei bị đưa lên thớt”.

Để đáp lại thông báo phía Hoa Kỳ, phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc Global Times đưa tin vào thứ Sáu (15/5) rằng, Bắc Kinh đã sẵn sàng đưa các công ty của Mỹ vào “danh sách thực thể không đáng tin cậy” như một phần của các biện pháp đối phó với các giới hạn mới đối với Huawei.

Global Times trích dẫn một nguồn tin cho biết, các biện pháp đối phó của Bắc Kinh bao gồm khởi động các cuộc điều tra và áp đặt các hạn chế đối với các công ty của Hoa Kỳ như Apple, Cisco Systems và Qualcomm, cũng như đình chỉ mua máy bay Boeing.

Bắc Kinh lần đầu tiên công bố kế hoạch soạn thảo một “danh sách thực thể không đáng tin cậy” của các công ty nước ngoài để trả đũa danh sách đen của Hoa Kỳ hồi năm ngoái. Tuy nhiên, kể từ đó không có thêm thông tin chi tiết nào được tiết lộ.

Theo quy định mới thay đổi của Bộ Thương mại Hoa Kỳ, các công ty nước ngoài sử dụng công nghệ sản xuất chip của Mỹ sẽ được yêu cầu phải có giấy phép của nước này trước khi cung cấp một số chip nhất định cho Huawei hoặc công ty con của công ty này như HiSilicon.

Để Huawei tiếp tục nhận được một số chipset hoặc sử dụng một số thiết kế bán dẫn gắn liền với phần mềm và công nghệ nhất định của Hoa Kỳ, các công ty nước ngoài cần phải nhận giấy phép từ Bộ Thương mại nước này.

Ngoài ra, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã gia hạn giấy phép tạm thời cho phép một số công ty này, những công ty vận hành mạng không dây ở vùng nông thôn, tiếp tục hợp tác với Huawei cho đến ngày 13/8. Bộ này cảnh báo rằng đây sẽ là lần gia hạn cuối cùng.

Căng thẳng gia tăng

Những hạn chế mới đối với Huawei xuất hiện trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa Washington và Bắc Kinh do những xử lý sai lầm trong đại dịch của chính quyền Trung Quốc. Điều này đã khiến chính quyền Trump đẩy nhanh kế hoạch nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào chuỗi cung ứng ở Trung Quốc.

Trong những tuần gần đây, Hoa Kỳ đã thực hiện một loạt các biện pháp nhằm chống lại các mối đe dọa an ninh đến từ các công ty viễn thông Trung Quốc và để ngăn chặn việc chuyển giao công nghệ nhạy cảm của nước này sang Trung Quốc.

Bộ Thương mại Hoa Kỳ gần đây đã đưa ra các quy định để làm cho các công ty của Mỹ khó khăn hơn trong việc xuất khẩu sang Trung Quốc một số loại công nghệ tiên tiến – có thể hỗ trợ cho quân đội nước này.

Hiện tại, quy định mới yêu cầu các công ty Hoa Kỳ phải có giấy phép để bán một số mặt hàng nhất định, bao gồm cả thiết bị sản xuất chất bán dẫn và cảm biến, cho các công ty ở Trung Quốc mà hỗ trợ quân đội nước này, ngay cả khi các mặt hàng này được sử dụng cho mục đích dân sự.

Ủy ban Truyền thông Liên bang (FCC) Hoa Kỳ tháng trước đã bắt đầu các bước để cấm 3 công ty viễn thông do nhà nước Trung Quốc kiểm soát hoạt động tại Mỹ, với lý do rủi ro an ninh xuất phát từ mối lo ngại rằng các công ty này phải chịu ảnh hưởng từ Bắc Kinh.

Văn Thiện

Theo The Epoch Times

https://www.ntdvn.com/khoa-hoc/hoa-ky-siet-chat-chat-ban-dan-huawei-38136.html

 

Khu trục hạm Hoa Kỳ xuất hiện tại Hoàng Hải

 trong lúc hải quân Trung Cộng chuẩn bị tập trận

Tin Bắc Kinh, Trung Cộng – Vào sáng thứ Sáu, 15 tháng 5, một khu trục hạm của Hải quân Hoa Kỳ đã được nhìn thấy di chuyển ngang qua Hoàng Hải, gần bờ biển thành phố Thượng Hải.

Tàu USS Rafael Peralta, khu trục hạm lớp Arleigh Burke, được nhìn thấy ở cách bờ biển phía đông Trung Cộng 116 hải lý lúc 8 giờ sáng, theo hình ảnh được cung cấp bởi Viện chiến lược biển Đông thuộc Đại học Bắc Kinh. Tàu USS Rafael Peralta đi vào Hoàng Hải từ biển Hoa Đông, và đã hiện diện trong các vùng biển gần Trung Cộng từ ngày 3 tháng 5 đến nay.

Đây cũng là khu trục hạm thứ 2 của Hoa Kỳ xuất hiện tại Hoàng Hải trong vòng chưa đầy 1 tháng. Hạm đội Hoa Kỳ Thái Bình Dương xác nhận hành trình của tàu Peralta bằng một bài đăng trên Twitter vào thứ Sáu, nói rằng khu trục hạm đã đi qua biển Hoa Đông trong tuần này.

Sự xuất hiện của khu trục hạm Hoa Kỳ diễn ra vào 1 ngày sau khi Trung Cộng bắt đầu cuộc tập trận tại Hoàng Hải, với sự tham gia của 2 hàng không mẫu hạm. Cuộc tập trận 11 tuần sẽ kéo dài đến ngày 31 tháng 7, do Hải quân Trung Cộng muốn bù lại các đợt huấn luyện bị hoãn trước đây vì dịch coronavirus.

Trước đó vào ngày 17 tháng 4, một khu trục hạm khác của Hoa Kỳ là chiếc USS McCampbell cũng được nhìn thấy ở cách bờ biển thành phố Uy Hải, tỉnh Sơn Đông, 42 hải lý. Chuyên gia quân sự Châu

Chấn Minh, làm việc tại Bắc Kinh, nói rằng Hoa Kỳ đang đùa với lửa khi đưa các chiến hạm đến quá gần Trung Cộng trong thời điểm nhạy cảm hiện nay. Căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng hiện đang ở mức cao, khi hai nước đối đầu trên nhiều lĩnh vực, bao gồm cả thương mại và quân sự. (Ngô Bảo)

https://www.sbtn.tv/khu-truc-ham-hoa-ky-xuat-hien-tai-hoang-hai-trong-luc-hai-quan-trung-cong-chuan-bi-tap-tran/

 

Hoa Kỳ xem xét việc đưa Cuba

trở lại danh sách các quốc gia tài trợ khủng bố

Tin từ WASHINGTON, DC – Vào hôm thứ Năm (14/5), một viên chức cấp cao của chính quyền tổng thống Trump thông báo với Reuters rằng Hoa Kỳ đang xem xét việc đưa Cuba trở lại danh sách các quốc gia tài trợ khủng bố, một hành động sẽ đánh dấu một đòn tấn công vào mối quan hệ ngày càng căng thẳng giữa Washington và Havana.

Viên chức này cho biết họ có “bằng chứng thuyết phục” rằng Cuba nên được đưa trở lại danh sách đen của Hoa Kỳ, một phần vì sự ủng hộ tiếp diễn của họ đối với Tổng thống xã hội chủ nghĩa Nicolas Maduro của Venezuela và việc nước này cung cấp nơi trú ẩn cho các nhà lãnh đạo của nhóm nổi loạn ELN của Colombia. Viên chức ẩn danh này không loại trừ khả năng quyết định đưa Cuba vào danh sách này có thể được đưa ra vào cuối năm nay.

Vào hôm thứ Tư (13/5), chính quyền tổng thống Trump cho biết họ đưa hòn đảo do Cộng sản cai trị trở lại một danh sách riêng gồm các quốc gia không hợp tác hoàn toàn với những nỗ lực chống khủng bố của Hoa Kỳ. Havana, từ lâu phủ nhận bất kỳ mối liên hệ nào với khủng bố, bác bỏ thông báo vào hôm thứ Tư của Bộ Ngoại giao là “giả dối”.

Việc đưa Cuba trở lại danh sách đen này sẽ đảo ngược nỗ lực xoa dịu căng thẳng mà cựu Tổng thống Barack Obama tạo ra giữa những kẻ thù thời Chiến tranh Lạnh. Quyết định của ông về việc chính thức loại Cuba khỏi danh sách khủng bố năm 2015 là một bước quan trọng để khôi phục quan hệ ngoại giao năm đó. (BBT)

https://www.sbtn.tv/hoa-ky-xem-xet-viec-dua-cuba-tro-lai-danh-sach-cac-quoc-gia-tai-tro-khung-bo/

 

Hoa Kỳ xem xét cấm triển khai

các máy bay gián điệp đến Anh

do nước này cho phép Huawei tham gia mạng 5G

Bình luậnVăn Thiện

Tuần trước, tờ Telegraph của Anh đưa tin rằng Thượng viện Hoa Kỳ đang xem xét việc cấm triển khai các máy bay gián điệp đến Anh do Thủ tướng nước này, ông Boris Johnson cho phép gã khổng lồ viễn thông Trung Quốc Huawei tham gia xây dựng mạng 5G tại đây.

Động thái này, được đề xuất như là một điều khoản của Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng của Hoa Kỳ cho năm tài chính tiếp theo, kêu gọi cấm “triển khai máy bay mới tại các căn cứ ở các nước sở tại mà có các nhà cung cấp mạng 5G hoặc 6G có nguy cơ về an ninh”.

Nếu việc này trở thành luật, thì kế hoạch triển khai hai phi đội máy bay F-35A Lightning II của Hoa Kỳ tại Anh vào năm tới sẽ bị dừng lại. Telegraph thông tin thêm rằng Hoa Kỳ cũng đang tiến hành đánh giá tất cả các cơ sở tình báo và an ninh của họ tại Anh.

Washington đang gây ra sức ép với các đồng minh trong liên minh tình báo Five Eyes (bao gồm Hoa Kỳ, Canada, Anh, New Zealand và Úc) để loại trừ Huawei khỏi việc triển khai mạng 5G của những nước này do lo ngại về bảo mật đến từ việc công ty này có mối liên hệ chặt chẽ với chính quyền Trung Quốc.

Hồi tháng Một, Anh đã cho phép Huawei tham gia xây dựng một phần mạng 5G thế hệ tiếp theo của nước này, trong khi Úc, Hoa Kỳ và New Zealand đã cấm công ty này. Canada vẫn chưa đưa ra quyết định.

Ông Richard Shimooka, một thành viên cao cấp tại Viện Macdonald-Laurier và là chuyên gia về chính sách đối ngoại và quốc phòng của Canada và Mỹ, cho biết động thái của Washington có thể sẽ đẩy cả Anh và Canada về cùng phe.

Ông Shimooka nói trong một cuộc phỏng vấn: “Quyết định của Anh đã dẫn đến việc cấm triển khai máy bay của Hoa Kỳ, do đó với chúng tôi, việc này có thể là một cú hích từ Hoa Kỳ để thay đổi hành vi. Thời hậu Brexit, Anh có lẽ đang tìm kiếm bất kỳ ‘lá bài’ nào họ có thể chơi và tôi nghĩ rằng họ thích làm việc với người Mỹ hơn người Trung Quốc”.

“Động thái của Hoa Kỳ có thể là một lời cảnh báo đối với các quốc gia đồng minh khác, cho thấy rằng nếu họ cho phép Huawei thì sẽ nhận được một hậu quả như vậy”.

Ông nói thêm rằng với những lo ngại về bảo mật, Canada sẽ đủ khôn ngoan để tránh việc cho phép Huawei tham gia vào việc xây dựng mạng 5G của đất nước này.

“Theo các báo cáo, rất nhiều thiết bị của Huawei không được tốt lắm, và những người như cựu Giám đốc Tình báo An ninh Canada (CSIS) Richard Fadden đã nói rằng chúng ta nên cấm Huawei. Và nếu những người ở vị trí đó nói như vậy, thì nhiều khả năng việc cho phép công ty này là một ý tưởng tồi”.

Gần đây Đảng Bảo thủ cầm quyền của Anh đã đưa ra những lời kêu gọi cấm Huawei giữ bất kỳ vai trò nào trong mạng lưới 5G của đất nước này. Sự thúc giục diễn ra trong bối cảnh các kêu gọi rộng rãi hơn trong Đảng Bảo thủ nhằm thiết lập lại mối quan hệ với Trung Quốc do nước này thiếu minh bạch trong vụ dịch COVID-19 và khiến virus lây lan trên toàn cầu.

Chính quyền Trump đã cảnh báo các đồng minh rằng, Hoa Kỳ có thể hạn chế chia sẻ thông tin tình báo với những nước này nếu họ cho phép Huawei tham gia xây dựng mạng 5G do lo ngại rằng dữ liệu của Hoa Kỳ có thể bị đe dọa.

Ông Christian Leuprecht, Giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Queen và là thành viên cao cấp Munk tại Viện MacDonald-Laurier cho biết: “Tất nhiên, do Canada tích hợp với Hoa Kỳ, nên nước này đang dựa rất nhiều vào chúng tôi”.

“Và việc này không chỉ xảy ra với chính quyền của Trump, mà còn cả lưỡng đảng. Cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa, họ đều biết rằng một khi thiết bị Huawei có trong mạng lưới của Canada, nó sẽ làm tổn hại đến toàn bộ lục địa và cơ sở hạ tầng”.

Người phát ngôn của Tổ chức An ninh Truyền thông (CSE), một trong những tổ chức tình báo và an ninh của Canada, nói rằng trong khi CSE không thể đưa ra bình luận về các công ty cụ thể, một cuộc kiểm tra về công nghệ 5G mới nổi và các cân nhắc về an ninh và kinh tế liên quan đang được tiến hành.

Ông Evan Koronewski viết trong một email: “Canada sẽ xem xét các vấn đề kỹ thuật và bảo mật, bao gồm lời khuyên từ các cơ quan an ninh của chúng tôi và cũng xem xét các quyết định từ các đồng minh và đối tác”.

Về quan hệ Anh-Trung, Ngoại trưởng Anh Dominic Raab cho biết trong một cuộc họp báo vào ngày 16/4 rằng, khi đại dịch kết thúc, Anh không thể “kinh doanh như bình thường” với Trung Quốc và nước này sẽ đặt ra “những câu hỏi khó” cho Bắc Kinh.

Ông Leuprecht nói rằng đây là thời điểm tốt cho Canada tham gia cùng các đồng minh trong vấn đề Huawei.

Ông nói: “Kể từ khi có sự phản kháng đối với Trung Quốc, tôi nghĩ rằng việc phối hợp trong quyết định về Huawei có thể là khôn ngoan. Với các cuộc thảo luận về vai trò của Trung Quốc trong đại dịch này, có lẽ chúng ta có thể nên có một cuộc thảo luận bên lề về Huawei. Chúng tôi không xây dựng một liên minh chống Huawei, vì thảo luận là về một loại virus, nhưng nó có thể được đưa vào chương trình nghị sự”.

Ông nói thêm: “Về những gì chính phủ nên làm trong tương lai, đó là: chúng ta coi các chế độ độc tài khác như Iran, Nga, là đối thủ và đối với Trung Quốc, chúng ta nên thấy rằng họ cũng trong số những đối thủ này và ngừng chơi đẹp”.

Văn Thiện

Theo The Epoch Times

https://www.ntdvn.com/khoa-hoc/hoa-ky-may-bay-gian-diep-anh-huawei-mang-5g-38005.html

 

Quốc hội Mỹ thượng cờ

vinh danh nhà sáng lập Pháp Luân Công

Bảo Thư

Nhân dịp lễ kỷ niệm “Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới” vào ngày 13/5 vừa qua, Toà nhà Quốc hội Hoa Kỳ đã tổ chức một buổi lễ thượng cờ đặc biệt để vinh danh ông Lý Hồng Chí (Li Hongzhi), người sáng lập pháp môn này, theo NTDTV.

Pháp Luân Công, còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là một môn thiền định gồm các bài tập nhẹ nhàng và nguyên tắc sống theo Chân – Thiện – Nhẫn. Môn tập lần đầu tiên được giới thiệu ra công chúng vào ngày 13/5/1992 tại thành phố Trường Xuân ở đông bắc Trung Quốc, sau đó nhanh chóng phát triển tới hơn 100 quốc gia với với hàng triệu người tập mỗi ngày.

Ngày 13/5 hàng năm được chọn làm ngày Pháp Luân Đại Pháp thế giới, đó cũng là ngày sinh nhật nhà sáng lập Pháp Luân Công, đại sư Lý Hồng Chí. Như vậy, ngày 13/5/2020 là “Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới” lần thứ 21, cũng là sinh nhật lần thứ 69 của ông Lý Hồng Chí, cũng là dịp kỷ niệm 28 năm ngày Pháp Luân Đại Pháp được truyền rộng trên toàn cầu.

Quốc kỳ Mỹ được dâng cao để vinh danh Ngày Pháp Luân Đại Pháp thế giới trước tòa nhà Quốc hội ở Washington vào ngày 13/5/2020 (ảnh: York Du/The Epoch Times).

Hạ nghị sĩ Mỹ, ông Brian Fitzpatrick đã dành lời khen ngợi cho nhà sáng lập Pháp Luân Công, ông Lý Hồng Chí trong thư chúc mừng:

“Cảm ơn ông Lý Hồng Chí, nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp, đã giới thiệu môn tập này ra công chúng và truyền giảng nguyên lý “Chân Thiện Nhẫn” cho mọi người. Sức ảnh hưởng trường kỳ của ông Lý Hồng Chí sẽ tiếp tục là nguồn cảm hứng cho các thế hệ lãnh đạo toàn cầu nối tiếp của chúng ta”.

Trong thư, ông cũng viết:

“Nhân dịp kỷ niệm 28 năm Pháp Luân Đại Pháp được giới thiệu tại bang Philadelphia, Hạ nghị sĩ Mỹ Brian Fitzpatrick đã đề xuất thực hiện lễ thượng cờ tại Tòa nhà Quốc hội Hoa Kỳ để kỷ niệm thời điểm có ý nghĩa đặc biệt này – ngày 13/5/2020”.

Tham khảo NTDTV

https://www.dkn.tv/the-gioi/quoc-hoi-my-thuong-co-vinh-danh-nha-sang-lap-phap-luan-cong.html

 

Chính quyền Trump

sẽ khôi phục một phần tài trợ cho WHO

Băng Thanh

Tổng thống Donald Trump lắng nghe một câu hỏi của phóng viên tại buổi họp báo vào ngày 11/5/2020 tại Vườn Hồng của Nhà Trắng (ảnh: Shealah Craighead/White House/Flickr).

Chính quyền của Tổng thống Trump sẽ sớm nối lại một phần kinh phí cho Tổ chức Y tế thế giới (WHO), một tháng sau khi ông Trump tuyên bố Hoa Kỳ sẽ tạm ngưng tài trợ cho tổ chức này.

Vào hôm 15/5, trong chương trình “Buổi tối với Tucker Carlson” của hãng tin tức Fox News, theo một dự thảo bức thư 5 trang mà hãng này có được, chính quyền Tổng thống Donald Trump sẽ đồng ý cấp kinh phí bằng mức mà Trung Quốc đóng góp cho WHO. Tucker Carlson, người dẫn chương trình cho biết có thông tin Tổng thống Trump đã đồng ý hoặc có thể đã ký bức thư này, song hiện chưa rõ ai đã thuyết phục ông Trump làm điều này.

Một quan chức cấp cao trong chính quyền của Tổng thống Trump đã xác nhận với hãng Fox News rằng, Tổng thống Trump đã đồng ý với kế hoạch được nêu trong bản dự thảo của bức thư.

“Bất chấp những thiếu sót của họ, tôi tin rằng WHO vẫn có tiềm năng to lớn và muốn thấy WHO hoạt động với tiềm năng này, đặc biệt là trong cuộc khủng hoảng toàn cầu này”, nội dung bức thư cho biết.

“Đó là lý do tại sao tôi quyết định Hoa Kỳ sẽ tiếp tục hợp tác và làm việc với Tổ chức Y tế Thế giới”, bức thư cho biết. “Trung Quốc nợ toàn thế giới một khoản nợ lớn, và họ có thể bắt đầu bằng việc thanh toán công bằng với WHO”.

“Nếu Trung Quốc tăng tài trợ cho WHO. Mỹ sẽ cân nhắc mức đóng góp của mình cho tương ứng”, bức thư cho biết.

Dự thảo bức thư cũng kêu gọi cải tổ WHO và cho rằng WHO cùng với Tổng giám đốc của tổ chức này cần phải được bảo vệ khỏi áp lực chính trị liên quan tới các quyết định về y tế công cộng cũng như sự tham gia tại các cuộc họp của WHO. Ngoài ra, dự thảo bức thư cũng kêu gọi thực hiện một đánh giá hoàn toàn độc lập về nguồn gốc virus cũng như công tác đối phó với Covid-19 của WHO.

Theo Reuters, Hoa Kỳ là nhà tài trợ lớn nhất của WHO khi tài trợ 400 triệu USD mỗi năm. Nếu tới đây, Hoa Kỳ chỉ cấp kinh phí bằng mức mà Trung Quốc đóng góp cho WHO, thì mức tài trợ mới của Mỹ hàng năm cho WHO sẽ bằng khoảng một phần mười của 400 triệu USD, tức là khoảng 40 triệu USD mỗi năm.

https://www.dkn.tv/the-gioi/chinh-quyen-trump-se-khoi-phuc-tai-tro-mot-phan-cho-who.html

 

Virus corona:

Ông Trump công bố dự án vaccine ‘thần tốc’

Tổng thống Donald Trump đã hứa rằng Hoa Kỳ sẽ mở cửa trở lại kể cả ‘có vaccine hay không’, khi ông tuyên bố mục tiêu tung ra một loại thuốc tiêm ngừa virus corona vào cuối năm nay.

Ông ví dự án vaccine, được đặt tên ‘Chiến dịch Thần tốc’, với nỗ lực sản xuất vũ khí hạt nhân đầu tiên trên thế giới trong Thế chiến thứ hai có tên ‘Dự án Manhattan’.

Chuyên gia vaccine bị sa thải cảnh báo Mỹ đối diện với ‘mùa đông đen tối nhất’

Thượng viện Mỹ phê chuẩn dự luật trừng phạt quan chức TQ vụ người Uighur

‘Phản ứng thái quá’ giúp Việt Nam chống virus thành công ra sao?

Nhưng ông Trump nói rõ rằng ngay cả khi không có vaccine, người Mỹ phải bắt đầu trở lại cuộc sống như bình thường.

Nhiều chuyên gia nghi ngờ rằng một loại thuốc tiêm ngừa virus corona có thể được phát triển trong vòng một năm.

‘Chiến dịch Thần tốc’ là gì?

Phát biểu tại một cuộc họp báo của Nhà Trắng tại Vườn Hồng vào thứ Sáu, ông Trump cho biết dự án sẽ bắt đầu với các nghiên cứu trên 14 loại vaccine ‘ứng cử viên’ đầy hứa hẹn để tăng tốc nghiên cứu và phê duyệt.

“Điều đó có nghĩa là dự án này lớn và rất nhanh”, ông nói về Chiến dịch Thần tốc. “Một nỗ lực khoa học, công nghiệp và hậu cần khổng lồ không giống như bất cứ điều gì nước ta đã thấy kể từ Dự án Manhattan.”

Ông Trump đã chỉ định một tướng quân đội và một cựu giám đốc y tế để lãnh đạo chiến dịch này, một sự hợp tác giữa chính phủ và khu vực tư nhân để tìm và phân phối vaccine.

Moncef Slaoui, người trước đây đã lãnh đạo bộ phận vaccine tại công ty dược phẩm khổng lồ GlaxoSmithKline, sẽ là dẫn dắt chiến dịch này, trong khi Gen Gustave Perna, người giám sát phân phối cho Quân đội Hoa Kỳ, sẽ làm giám đốc điều hành.

Phát biểu sau ông Trump, ông Slaoui nói rằng ông “tự tin” rằng “vài trăm triệu liều vaccine “sẽ được giao vào cuối năm 2020”.

Ông thừa nhận trong một cuộc phỏng vấn trước đó với New York Times rằng mốc thời gian là tham vọng, nhưng nói rằng ông “sẽ không cam kết trừ khi tôi nghĩ rằng có thể đạt được mục tiêu này”.

Nhiều chuyên gia cho rằng một loại vaccine là thứ duy nhất sẽ mang lại cho người Mỹ niềm tin vào việc mở lại hoàn toàn nền kinh tế trong trường hợp không có xét nghiệm trên diện rộng.

Tổng thống Trump còn nói gì nữa?

“Tôi không muốn mọi người nghĩ rằng tất cả phụ thuộc vào vaccine”, ông nói. “Có vaccine hay không, chúng ta đã trở lại. Và chúng ta đang bắt đầu quá trình mở cửa lại.”

“Trong nhiều trường hợp người ta không có vaccine, hoặc một loại virus xuất hiện hay cúm xảy ra và bạn chiến đấu với nó,” ông nói thêm. “Những thứ khác chưa bao giờ có vaccine và rồi chúng biến mất.”

“Tôi nghĩ rằng các trường học sẽ trở lại vào mùa thu”, ông Trump tiếp tục

Đầu tuần này, Tiến sĩ Anthony Fauci, người phục vụ trong đội đặc nhiệm virus corna của Nhà Trắng xuất hiện với khẩu trang tại hội nghị Vườn Hồng, đã làm chứng trước Thượng viện rằng việc “cho các trường học mở cửa trở lại vào mùa thu” là hành động rất ‘quyết liệt’.

Khi ông Trump phát biểu hôm thứ Sáu, những người lái xe tải đậu quanh Nhà Trắng trong nhiều tuần đã bấm còi để phản đối mức lương thấp, không phải để ủng hộ hay chống lại tổng thống.

“Đó là những người lái xe tải thân thiện. Họ đứng về phía chúng tôi”, ông Trump nói. “Nó gần như là một cách để kỷ niệm.”

Tại một thời điểm, tổng thống – người không đeo khẩu trang – đã hướng dẫn một phóng viên gỡ bỏ khẩu trang để cô có thể được nghe rõ hơn là tiếng còi bấm khi cô đặt câu hỏi cho ông Trump.

Cuối năm 2020 có phải là khung thời gian thực tế?

Tiến sĩ Fauci và các chuyên gia khác cho rằng một loại vaccine tiêm sẽ mất ít nhất một năm để phát triển.

Khi dịch Ebola bùng phát trong khoảng thời gian 2014-16, phải đến tháng 12/2019, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ mới phê chuẩn loại vaccine đầu tiên.

Một số chuyên gia y tế vẫn còn hoài nghi về thời gian phát triển và phân phối nhanh chóng do Nhà Trắng đề xuất.

“Tôi không hiểu điều đó xảy ra như thế nào”, Tiến sĩ Peter Hotez, đồng giám đốc của Nhóm Vaccine Virus Corona tại Baylor College, nói trên CNN sau thông báo của ông Trump.

“Tôi không thấy một con đường nào để bất kỳ loại vaccine nào được cấp phép sử dụng khẩn cấp hoặc nếu không thì đến quý ba năm 2021,” ông nói thêm.

Tiến sĩ Rick Bright, một giám đốc vaccine bị mất chức của Mỹ, người đã cáo buộc Nhà Trắng gây áp lực chính trị xung quanh các phương pháp điều trị virus corona, đã làm chứng trước Quốc hội hôm thứ Năm rằng những vaccine như vậy thường phải mất tới một thập kỷ để phát triển.

Những nỗ lực khác để chống virus corona của Hoa Kỳ?

‘Chiến dịch thần tốc’ là dự án mới nhất trong số nhiều dự án phản ứng với Covid-19 mà Washington đã thực hiện.

Vào tháng Ba, Nhà Trắng đã đưa ra một sáng kiến về xét nghiệm, tranh thủ các nhà bán lẻ dược phẩm lớn như CVS, Walgreen và Rite Aid để thiết lập các địa điểm xét nghiệm từ trong xe trong cả nước. Tuy nhiên, quan hệ đối tác như vậy đã bị đình trệ và Hoa Kỳ đã phải đối mặt với những chỉ trích liên tục vì sự chậm trễ trong xét nghiệm nghiệm.

Trong những tuần gần đây, Nhà Trắng tuyên bố nỗ lực hơn nữa và đã giúp tăng cường xé nghiệm lên gần 10 triệu người vào ngày 15/5, theo cơ sở dữ liệu của Our World in Data.

Bên cạnh sáng kiến mới của Nhà Trắng, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm cũng đang đánh giá các ứng cử viên vaccine cho các thử nghiệm có thể thực hiện trên người.

Vào đêm thứ Sáu, Hạ viện Hoa Kỳ đã bỏ phiếu thông qua dự luật chi thêm hơn 3 nghìn tỷ đô la giải cứu nền kinh tế do đại dịch Covid-19, nhằm phân bổ tiền cho chính quyền địa phương, xét nghiệm mở rộng và chi trả trực tiếp cho người dân.

Nhưng gói cứu trợ này, mà ngay cả một số thành viên đảng Dân chủ cũng phản đối, được đánh giá là không có cơ hội thông qua tại Thượng viện do đảng Cộng hòa kiểm soát.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-52688046

 

FDA khuyến cáo bộ xét nghiệm coronavirus

của công ty Abbott cho ra kết quả không chính xác

Vào thứ năm (ngày 14 tháng 5), Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã ban hành khuyến cáo rằng các dữ kiện ban đầu cho thấy bộ xét nghiệm coronavirus của Abbott Lab có thể cho ra kết quả không chính xác.

Cơ quan cho biết bộ xét nghiệm “ID NOW” có thể đưa ra kết quả âm tính sai. Ông Tim Stenzel, Giám đốc Văn phòng Chẩn đoán và Sức khỏe X quang tại FDA, cho biết hiện tại cơ quan đang đánh giá thông tin về kết quả không chính xác và sẽ tiếp tục làm việc với công ty để tạo ra các cơ chế bổ sung cho việc nghiên cứu.

Bất chấp những lo ngại nói trên, ID NOW vẫn có thể tiếp tục được sử dụng để xác định chính xác các trường hợp dương tính, nhưng kết quả âm tính có thể cần xác nhận lại. Khuyến cáo của FDA được đưa ra một ngày sau khi các nhà khoa học tại đại học New York University công bố một nghiên cứu khẳng định xét nghiệm ID NOW đã không thể đưa ra kết quả đúng cho 1/3 số mẫu thử dương tính mà bộ xét nghiệm từ công ty đối thủ Cepheid đã phát hiện ra.

Abbott Labs đã bác bỏ nghiên cứu của NYU, tuyên bố rằng “kết quả xét nghiệm phụ thuộc vào một số yếu tố bao gồm lựa chọn bệnh nhân, loại mẫu bệnh phẩm, thu thập, giải quyết, lưu trữ, vận chuyển và ID NOW được thiết kế để sử dụng cho bệnh nhân với phương pháp lấy mẫu thử trực tiếp.” (BBT)

https://www.sbtn.tv/fda-khuyen-cao-bo-xet-nghiem-coronavirus-cua-cong-ty-abbott-cho-ra-ket-qua-khong-chinh-xac/

 

Chính Phủ Trump cân nhắc

đình chỉ chương trình thực tập dành cho du học sinh

Tin Washington DC – Đài NBC News vào thứ Sáu, 15 tháng 5, cho biết, theo yêu cầu của Tòa Bạch Ốc, Bộ Nội An gần đây đã đưa ra các đề nghị mới để hạn chế số người nhập cư hợp pháp trong giai đoạn đại dịch Covid-19.

Một trong các đề nghị này là đình chỉ chương trình việc làm Optional Practical Training, gọi tắt là OPT, là chương trình cho phép du học sinh được ở lại Hoa Kỳ để thực tập làm việc từ 1 đến 2 năm. Chương trình OPT vốn là một trong các lợi thế để thu hút sinh viên nước ngoài ghi danh tại đại học Hoa Kỳ. Do đó, ý tưởng đình chỉ chương trình OPT đã ngay lập tức bị cộng đồng đại học và các công ty phản đối.

Nhiều viên chức Hoa Kỳ, như cố vấn Stephen Miller của Tổng Thống Trump và quyền Bộ Trưởng Nội An Chad Wofl, nói rằng chương trình OPT lâu nay đã bị lợi dụng, đặc biệt là bởi các sinh viên Trung Cộng. Tuy nhiên, bà Julie Schmid, giám đốc Hiệp hội các giáo sư đại học Hoa Kỳ, cho rằng việc đình chỉ OPT không có ý nghĩa thực tế. Bà Schmid nói sinh viên quốc tế đóng góp gần 41 tỷ Mỹ kim một năm cho kinh tế Hoa Kỳ, và việc đình chỉ OPT không liên quan gì đến việc bảo đảm sức khỏe cho công dân Mỹ trong cuộc khủng hoảng Covid-19.

Các đề nghị của Bộ Nội An dự kiến sẽ được thực hiện trong tháng này thông qua một sắc lệnh hành pháp, tiếp tục mở rộng kế hoạch giảm bớt số người nhập cư hợp pháp, vốn đã được Tòa Bạch Ốc thông báo vào tháng 4. Chính phủ được cho là sẽ giải thích rằng hành động này là biện pháp bảo vệ kinh tế cho hàng triệu người Mỹ đang bị mất việc làm. (BBT)

https://www.sbtn.tv/chinh-phu-trump-can-nhac-dinh-chi-chuong-trinh-thuc-tap-danh-cho-du-hoc-sinh/

 

Hạ Viện chuẩn bị bỏ phiếu

cho dự luật 3 ngàn tỷ của Đảng Dân Chủ

Tin Washington DC – Hạ Viện vào chiều thứ Sáu, 15 tháng 5, sẽ bỏ phiếu cho dự luật hỗ trợ trị giá 3 ngàn tỷ Mỹ kim, được soạn thảo bởi đảng Dân Chủ, dự kiến sẽ cấp thêm một đợt tiền tài trợ 1,200 Mỹ kim nữa cho người dân Mỹ.

Đạo luật HEROES dài 1,815 trang được các lãnh đạo Dân Chủ công bố hôm thứ Tư, khiến các nhà lập pháp Cộng Hòa chỉ có gần 3 ngày để đọc dự luật khổng lồ này trước phiên bỏ phiếu. Tương tự như đạo luật CARES trị giá 2 ngàn tỷ được phê chuẩn vào cuối tháng 3, dự luật mới của Dân Chủ sẽ cung cấp tối đa 1,200 Mỹ kim mỗi người, với thêm 1,200 Mỹ kim nữa cho mỗi người phụ thuộc, với tối đa là 3 người.

Để giúp người nhập cư cũng nhận được tài trợ, dự luật HEROES hủy yêu cầu về số An Sinh Xã Hội, và cho phép người dân được nộp hồ sơ thuế bằng số nhận dạng người khai thuế, gọi tắt là TIN. Dự luật HEROES còn bao gồm một số điều khoản như cấp gần 1 ngàn tỷ Mỹ kim cho các tiểu bang và chính quyền địa phương, kéo dài thời gian phụ cấp thất nghiệp 600 Mỹ kim một tuần đến tháng 1, 2021, mở rộng việc xét nghiệm coronavirus, tài trợ các chủ cơ sở kinh doanh, đồng thời hỗ trợ người thuê nhà và chủ nhà trả tiền thuê và tiền góp mua nhà hàng tháng.

Dự luật sẽ cấp 10 tỷ Mỹ kim cho chương trình hỗ trợ thực phẩm, và 3.6 tỷ Mỹ kim cho các tiểu bang để chuẩn bị cho đợt bầu cử liên bang. Dự luật HEROES dự kiến sẽ được thông qua tại Hạ Viện nơi đảng Dân Chủ nắm quyền kiểm soát.

Trong khi đó, Lãnh đạo đa số Thượng Viện Mitch McConnell nói rằng dự luật mới chỉ chứa toàn những điều ưu tiên của phe Dân Chủ, và không có nhiều hiệu quả thực tế cho cuộc khủng hoảng hiện nay. (BBT)

https://www.sbtn.tv/ha-vien-chuan-bi-bo-phieu-cho-du-luat-3-ngan-ty-cua-dang-dan-chu/

 

Thống Đốc Newsom đề nghị

cắt giảm hàng tỷ Mỹ kim

để đối phó với thâm thủng ngân sách 54 tỷ Mỹ kim

Hôm thứ Năm (14/05/2020) thống đốc California, Gavin Newsom đã đề nghị cắt 14 tỷ Mỹ kim ngân sách vì coronavirus, mà trong đó hơn một nửa là chi tiêu cho các trường công lập. Quyết định cắt giảm nằm trong kế hoạch bù đắp thâm hụt ngân sách 54.3 tỷ Mỹ kim, do doanh thu tiểu bang giảm mạnh sau khi lệnh bắt buộc ở nhà khiến hầu hết các công ty phải đóng cửa và hơn 4.7 triệu người mất việc.

Thống đốc Newsom đề nghị lấp thâm hụt đó với việc kết hợp cắt giảm, tăng thu thuế, cắt giảm chi tiêu, vay nội bộ và khai thác tiền dự trữ tiểu bang. Đề nghị cũng bao gồm việc cắt giảm 10% lương mọi công nhân viên của tiểu bang, kể cả chính thống đốc. Nhìn chung, kế hoạch chi tiêu 203 tỷ Mỹ kim thấp hơn khoảng 5% so với ngân sách được các nhà lập pháp phê duyệt năm ngoái.

Thống đốc Newsom cho biết có thể tránh được việc cắt giảm nếu chính phủ liên bang phê duyệt gói viện trợ trị giá 1 ngàn tỷ Mỹ kim cho chính quyền tiểu bang và địa phương. California sẽ cần số tiền đó trước

ngày 01/07/2020 để ngăn việc cắt giảm ngân sách, một nhiệm vụ khó khăn do sự bất đồng giữa Hạ viện và Thượng viện.

Giáo dục công lập chiếm 40% tổng chi tiêu ngân sách tiểu bang bị thiệt hại nặng nhất. Nhưng ông Newsom muốn bổ sung 4 tỷ Mỹ kim từ Quỹ cứu trợ coronavirus liên bang để bù đắp cho các học khu. Ông muốn tạm thời loại bỏ một số khoản miễn thuế doanh nghiệp để có thêm 4.5 tỷ Mỹ kim doanh thu. Bất chấp những thay đổi đó, các trường học vẫn sẽ mất $7.5 tỷ Mỹ kim so với ngân sách được ông Newsom đề nghị hồi tháng 01/2020.

Việc cắt giảm 10% lương của hơn 233,000 công nhân viên tiểu bang sẽ tiết kiệm khoảng 2.8 tỷ Mỹ kim, bao gồm cả lính cứu hỏa và nhân viên y tế. Tuy nhiên, những người lao động được trả lương thấp nhất vẫn sẽ được tăng lương theo kế hoạch, để được trả tối thiểu 15 Mỹ kim/giờ theo luật tiểu bang. (BBT)

https://www.sbtn.tv/thong-doc-newsom-de-nghi-cat-giam-hang-ty-my-kim-de-doi-pho-voi-tham-thung-ngan-sach-54-ty-my-kim/

 

Tòa Bạch Ốc nhiều khả năng

sẽ ủng hộ gói kích thích kinh tế mới

Vào thứ năm (ngày 14 tháng 5), hai viên chức cao cấp thuộc chính quyền Tổng Thống Trump cho biết Tòa Bạch Ốc có nhiều khả năng sẽ ủng hộ các gói kích thích kinh tế mới. Trong một tuyên bố, Tòa Bạch Ốc cho biết chính phủ sẽ đảm bảo mọi người dân Hoa Kỳ nhận được sự quan tâm cần thiết để có thể vực lại  kinh tế sau đại dịch, vì vậy “Tòa Bạch Ốc sẽ ủng hộ sự phát triển, giảm thuế cho tầng lớp trung lưu và tung ra các gói cứu trợ.”

Vào thứ sáu (ngày 15 tháng 5), Hạ viện dự kiến sẽ bỏ phiếu về gói kích thích trị kinh tế trị giá 3 ngàn tỷ mỹ kim để giảm bớt tác động của đại dịch coronavirus đối với nền kinh tế và hệ thống chăm sóc sức khỏe. Theo dữ kiện mới nhất từ Bộ Lao Động Hoa Kỳ, số lượng người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp đã tăng thêm 3 triệu so với đợt báo cáo trước đó, nâng tổng số thất nghiệp lên đến 36 triệu.

Trước tình hình đại dịch, Quốc hội đã thông qua một gói kích thích kinh tế đầu tiên trị giá 2 ngàn tỷ mỹ kim. Gói này sử dụng các khoản khai thuế trong năm 2018 hoặc 2019 để xác định liệu một cá nhân được nhận hỗ trợ hay không. Các khoản thanh toán lên tới 1,200 mỹ kim cho các cá nhân hoặc 2,400 mỹ kim cho các cặp vợ chồng cùng khai thuế chung, cộng thêm 500 mỹ kim cho con cái phụ thuộc đủ điều kiện.

Các khoản thanh toán được nhắm mục tiêu vào các cá nhân có thu nhập lên đến 75,000 mỹ kim và các cặp vợ chồng kiếm được đến 150,000 mỹ kim. Những cá nhân hay cặp vợ chồng có thu nhập cao hơn sẽ nhận được ít tiền hơn. (BBT)

https://www.sbtn.tv/toa-bach-oc-nhieu-kha-nang-se-ung-ho-goi-kich-thich-kinh-te-moi/

 

Ông Trump thắt chặt kiểm soát

cổ phiếu Trung Quốc trên các sàn giao dịch Hoa Kỳ

Hương Thảo

Vào ngày 14/5, Tổng thống Donald Trump cho biết chính quyền của ông đang giám sát chặt chẽ các vấn đề liên quan đến các công ty Trung Quốc được niêm yết trên các sàn giao dịch chứng khoán Mỹ mà không tuân theo các tiêu chuẩn kế toán của Hoa Kỳ.

“Chúng tôi đang giám sát chặt chẽ”, Tổng thống nói với phóng viên Maria Bartiromo trong một cuộc phỏng vấn với Fox Business Network.

Tổng thống Trump cũng lưu ý rằng có sự cạnh tranh gay gắt giữa các sàn giao dịch chứng khoán toàn cầu.

“Ở đây có vấn đề là, nếu chính phủ Hoa Kỳ yêu cầu các công ty Trung Quốc phải tuân theo các quy tắc của Sàn giao dịch chứng khoán New York hoặc NASDAQ, họ sẽ làm gì? Họ sẽ nói, ‘Được rồi, chúng tôi sẽ chuyển đến London hoặc chúng tôi sẽ tới Hồng Kông’”, Tổng thống Trump nói.

Các công ty niêm yết của Trung Quốc hiện đang công bố thông tin thấp hơn yêu cầu của các nhà đầu tư của họ, khiến các nhà đầu tư Hoa Kỳ phải đối mặt với rủi ro và thua lỗ. Theo báo cáo thường niên của Ủy ban Đánh giá Kinh tế và An ninh Hoa Kỳ – Trung Quốc, tính đến tháng 9/2019, có 172 công ty Trung Quốc được niêm yết trên các sàn giao dịch của Hoa Kỳ với tổng trị giá hơn 1 nghìn tỷ USD.

“Chính phủ Trung Quốc tiếp tục ngăn chặn Hội đồng Giám sát Kế toán Công ty Công cộng kiểm tra các giấy tờ kiểm toán ở Trung Quốc, bất chấp nhiều năm đàm phán”, báo cáo nêu.

Tháng trước, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Jay Clayton đã chỉ trích sự thiếu minh bạch của các công ty Trung Quốc được niêm yết trên sàn NYSE.

“Chúng tôi rất thất vọng, bởi vì chúng tôi không có được sự giám sát tương tự đối với các hoạt động ở Trung Quốc theo quan điểm báo cáo tài chính ở hầu hết các nơi khác trên thế giới”, Clayton nói trong một cuộc phỏng vấn với Fox Business vào tháng tư.

Bình luận của ông được đưa ra sau vụ bê bối của chuỗi cửa hàng cà phê Trung Quốc Luckin Coffee, khi giá cổ phiếu sụp đổ hơn 80% trong vòng chưa đầy một tháng. Chuỗi cửa hàng cà phê này hiện đang bị cấm giao dịch do gian lận liên quan đến việc giả mạo tăng doanh số bán hàng năm 2019.

Qũy kế hoạch tiết kiệm (Thrift Savings Plan – TSP)

Trả lời phỏng vấn của hãng Fox News, Tổng thống Trump cũng nói đến việc quỹ hưu trí liên bang TSP đầu tư vào các doanh nghiệp Trung Quốc. Nhìn chung, các quỹ hưu trí công của Hoa Kỳ hiện đã bị kiểm soát gắt gao vì các khoản đầu tư của họ vào các công ty Trung Quốc, bao gồm cả các quỹ đầu tư hỗ trợ cho các hoạt động quân sự, gián điệp và các vi phạm nhân quyền của Bắc Kinh.

Sau áp lực từ chính quyền Trump, Ủy ban Đầu tư Quỹ Hưu trí Liên bang (FRTIB) vào ngày 13/5 đã bỏ phiếu nhất trí dừng đầu tư vào các công ty Trung Quốc có vấn đề. FRTIB được biết tới là tổ chức điều hành quỹ hưu trí của nhân viên liên bang (TSP).

Trong những năm gần đây, các nhà cung cấp chỉ số chứng khoán toàn cầu như MSCI và FTSE đã đưa thêm chứng khoán Trung Quốc vào các chỉ số thị trường toàn cầu và mới nổi của họ, khiến cho hàng tỷ đô la từ quỹ hưu trí của Hoa Kỳ chảy vào cổ phiếu Trung Quốc.

Trong cuộc phỏng vấn, Tổng thống Trump cũng chỉ trích chính quyền Trung Quốc đã khiến dịch bệnh lây lan toàn cầu gây ra thiệt hại to lớn.

“Đó có thể là do sự ngu ngốc, bất tài, hoặc có thể là họ cố tình, một trong hai thứ”, ông Trump trả lời khi được hỏi liệu đó có phải là một cuộc tấn công có chủ ý vào Hoa Kỳ.

Ông Trump trước đó từng mô tả đại dịch là một cuộc tấn công “nghiêm trọng hơn so với cuộc tấn công Trân Châu Cảng”.

Ông nói: “Chúng tôi có thể cắt đứt toàn bộ mối quan hệ” với Trung Quốc và thêm rằng một động thái như vậy sẽ tiết kiệm cho Hoa Kỳ 500 tỷ USD, đề cập đến thâm hụt thương mại hàng năm của Hoa Kỳ khi làm ăn với Trung Quốc.

Khi được hỏi liệu ông có muốn nói chuyện với nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình không, ông Trump nói: “Ngay bây giờ, tôi không muốn nói chuyện với ông ta”.

Ngày càng nhiều các quốc gia yêu cầu một cuộc điều tra về việc Bắc Kinh xử lý dịch bệnh. Khi cuộc khủng hoảng sức khỏe gây tổn thất về kinh tế và khiến nhiều người mất mạng, nhiều quốc gia cũng đang đánh giá lại mối quan hệ của họ với Bắc Kinh.

Theo The Epoch Times

Hương Thảo dịch và biên tập

https://www.dkn.tv/the-gioi/ong-trump-that-chat-kiem-soat-co-phieu-trung-quoc-tren-cac-san-giao-dich-hoa-ky.html

 

Cố vấn của ông Trump:

Trung Quốc phải bồi thường thiệt hại từ COVID-19

Minh Hòa

Cố vấn thương mại Nhà Trắng, ông Peter Navarro cho rằng Trung Quốc cần phải bồi thường vì đã khiến virus corora lây lan ra toàn thế giới.

Phát biểu trên chương trình FOX Business hôm thứ Sáu (15/5), ông Navarro cho biết: “Tôi nghĩ rằng cần phải có một cuộc thảo luận quốc gia, từ cả lưỡng đảng, về những thiệt hại mà quốc gia gây ra đại dịch này trên thế giới phải bồi thường”.

Ông Navarro nói: “Bạn có thể thấy chúng ta đã phải bỏ ra gần 10 nghìn tỷ USD vào chính sách tài khóa và tiền tệ. Bạn có thể thấy những thiệt hại trực tiếp đối với nền kinh tế của chúng ta. Những sinh mạng người Mỹ đã bị tước đoạt và những giá trị đi kèm đó, dù không có giá trị nào có thể đo lường sinh mạng một cách chính xác. Nó phải lên đến hàng nghìn tỷ USD.”

Ông Navarro nhận định: “Chúng ta cần có một cuộc thảo luận quốc gia về cuộc khủng hoảng này và vai trò của Trung Quốc trong việc gần như tạo ra toàn bộ cuộc khủng hoảng này.”

Ông Navarro cũng đưa ra lời buộc tội rằng chắc chắn chính quyền Trung Quốc đã sớm biết được mức độ nguy hiểm của virus corona nhưng cố tình khiến nó lây lan ra các nước khác.

“Đó là thực tế, không có gì phải bàn cãi”, ông Navarro nhấn mạnh. “Câu hỏi đặt ra hiện giờ chỉ là liệu có phải nó đến từ phòng thí nghiệm P4 hay không, và virus đó phải là đã được biến đổi gen để trở thành một loại virus vũ khí hay không?”

Ông Navarro lập luận: “Lý do mà virus này trở nên quá nguy hiểm là vì nó lây lan mà không có triệu chứng, nghĩa là những người không có triệu chứng có thể thật sự lây lan virus này. Điều đó rất bất thường.”

Nhìn về tương lai, ông Navarro tin rằng người Mỹ cần rút ra bài học từ cuộc khủng hoảng COVID-19, đó là các doanh nghiệp Mỹ cần ngưng sản xuất ở nước ngoài và đưa công ăn việc làm trở lại Hoa Kỳ.

Ông Navarro là một trong số những thành viên có lập trường “chống Trung Quốc” mạnh mẽ nhất trong chính quyền Trump. Ông là tác giả một cuốn sách cảnh báo sự nguy hại của Bắc Kinh có tên “Death by China” (tạm dịch: Chết bởi Trung Quốc).

https://www.dkn.tv/the-gioi/co-van-cua-ong-trump-trung-quoc-phai-boi-thuong-thiet-hai-tu-covid-19.html

 

Ông Trump tiết lộ

tên lửa ‘siêu siêu hạng’ vượt xa Trung Quốc và Nga

Minh Hòa

Tổng thống Donald Trump cho biết Hoa Kỳ đang phát triển một “tên lửa siêu siêu hạng” nhằm vượt xa các đối thủ quân sự gồm Nga và Trung Quốc.

Business Insider trích lời ông Trump tuyên bố khi ông đang ngồi tại Bàn Kiên Định (Resolute Desk), chiếc bàn làm việc nổi tiếng của các đời tổng thống Mỹ: “Chúng tôi đang xây dựng một thiết bị quân sự siêu thường mà chưa ai từng thấy trước kia. Chúng tôi không có lựa chọn nào khác, chúng tôi phải làm điều đó vì những đối thủ của chúng tôi ngoài kia”.

Ông cho biết: “Tôi gọi nó là tên lửa siêu siêu hạng, đêm hôm nọ tôi nghe nói nó bay nhanh hơn 17 lần so với cái mà họ đang có hiện giờ”.

The Guardian cho biết, Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper đứng bên cạnh Bàn Kiên Định đã xác nhận lời Tổng thống Trump: “Đúng như vậy”.

Ông chủ Nhà Trắng nói rằng Nga đang có tên lửa nhanh hơn 5 lần các tên lửa thông thường, Trung Quốc đang sản xuất loại tên lửa nhanh hơn 5 hoặc 6 lần, còn “chúng tôi thì có tên lửa nhanh hơn 17 lần, nó đúng là vượt lên hàng đầu”.

Theo Business Insider, các phóng viên đã hỏi thông tin chi tiết về tuyên bố của Tổng thống Trump, tuy nhiên người phát ngôn Lầu Năm Góc Jonathan Hoffman nói: “Tôi không có bất kỳ thông tin nào mới để cung cấp cho các bạn về điều đó.”

Vào tháng 2, Tổng thống Trump cũng từng đề cập đến “các tên lửa siêu tốc” của Mỹ. Ông nói: “Chúng tôi có các tên lửa siêu tốc – số lượng cực lớn. Chúng tôi gọi chúng là ‘siêu tốc’, trong đó chúng bay nhanh hơn gấp 4, 5, 6 hoặc thậm chí là 7 lần so với tên lửa thông thường”.

Tổng thống Trump nói thêm rằng: “Chúng tôi cần chúng vì Nga có một số [tên lửa như vậy]. Và Trung Quốc, như các bạn biết đó, họ cũng đang chế tạo nó”.

https://www.dkn.tv/the-gioi/ong-trump-tiet-lo-ten-lua-sieu-sieu-hang-vuot-xa-trung-quoc-va-nga.html

 

Thêm một quan chức giám sát độc lập hàng đầu

bị TT Trump sa thải

Tổng thống Mỹ Donald Trump cuối ngày thứ Sáu loan báo sa thải Tổng thanh tra Bộ Ngoại giao Steve Linick. Ông là quan chức mới nhất thuộc giới giám sát độc lập trong các cơ quan chính phủ Mỹ bị nhắm mục tiêu trong những tháng qua.

Ông Trump nói trong một lá thư gửi Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi rằng ông không còn tín nhiệm khả năng phục vụ của vị tổng thanh tra, mặc dù ông không nêu lí do cho sự mất tín nhiệm của ông.

“Thư này là để thông báo rằng tôi đang thực thi quyền hành của mình trong tư cách là Tổng thống cách chức Tổng Thanh tra Bộ Ngoại giao, có hiệu lực sau 30 ngày kể từ ngày hôm nay,” ông nói.

Bộ Ngoại giao Mỹ nói rằng ông sẽ được thay thế bởi Stephen Akard, giám đốc Văn phòng Phái bộ Ngoại giao, theo Reuters.

Các nhà lập pháp Đảng Dân chủ lên án việc cách chức ông Linick. Dân biểu Eliot Engel, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện, nói rằng việc cách chức có liên quan tới một cuộc điều tra mà tổng thanh tra đã mở nhắm vào Ngoại trưởng Mike Pompeo.

Tháng trước, ông Trump bãi chức quan chức giám sát hàng đầu về virus corona, Glenn Fine, người mà lẽ ra sẽ giám sát cách thức mà gói cứu trợ tài chính COVID-19 của chính phủ được sử dụng.

Hồi đầu tháng 5, ông Trump sa thải Christi Grimm, người lãnh đạo Văn phòng Tổng thanh tra của Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ sau khi cáo buộc bà trưng ra “hồ sơ giả tạo” về việc các bệnh viện ở Mỹ lâm vào tình trạng thiếu hụt vật phẩm y tế ở tuyến đầu chống lại vụ bùng phát virus corona.

Vào tháng 4, tổng thống thông báo với Quốc hội rằng ông đã sa thải tổng thanh tra của cộng đồng tình báo Hoa Kỳ, Michael Atkinson, người có liên quan đến việc kích hoạt một cuộc điều tra luận tội nhắm vào ông Trump vào năm ngoái.

https://www.voatiengviet.com/a/them-mot-quan-chuc-giam-sat-doc-lap-hang-dau-bi-tong-thong-trump-sa-thai/5422642.html

 

Cố vấn Nhà Trắng:

Thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung không đổ vỡ

Thỏa thuận thương mại “Giai đoạn 1” giữa Mỹ và Trung Quốc đạt được vào tháng 1 không phải đang đổ vỡ và hai nước vẫn đang nỗ lực thi hành nó, cố vấn kinh tế hàng đầu của Nhà Trắng nói ngày thứ Sáu, nhưng Tổng thống Donald Trump nói thêm rằng ông không “hào hứng” với thỏa thuận này.

Ông Larry Kudlow nói với các phóng viên tại Nhà Trắng rằng thỏa thuận thương mại “vẫn tiếp tục,” một ngày sau khi ông Trump nói ông có thể cắt đứt quan hệ với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Trong một cuộc phỏng vấn với đài Fox Business phát sóng hôm thứ Năm, ông Trump nói ông rất thất vọng về việc Trung Quốc không làm gì để khống chế vụ bùng phát virus corona và rằng đại dịch đã phủ bóng đen lên thỏa thuận thương mại với Bắc Kinh mà ông coi là một thành tựu lớn.

Căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã tăng vọt trong những tuần gần đây, với các quan chức của cả hai bên nói rằng thỏa thuận thương mại khó khăn lắm mới đạt được nhằm hóa giải cuộc chiến thương mại kéo dài 18 tháng nay có thể bị từ bỏ.

Ông Kudlow, giám đốc Hội đồng Kinh tế Quốc gia, được hỏi liệu thỏa thuận thương mại có bị sụp đổ hay không. “Hoàn toàn không,” ông nói.

Phía Trung Quốc đang nỗ lực thi hành các điều khoản thỏa thuận, ông Kudlow nói. Thỏa thuận kêu gọi Bắc Kinh tăng cường mua nông sản, hàng công xưởng, năng lượng và dịch vụ của Mỹ thêm 200 tỉ đôla nữa trong hai năm.

“Họ mua hàng hóa hơi chậm một chút. Tôi nghĩ chuyện này liên quan nhiều đến vị thế kinh tế và thị trường,” ông nói.

Những phát biểu của ông Kudlow được đưa ra trong khi ông Trump cả tuần nay liên tục phàn nàn về cách thức Trung Quốc ứng phó vụ bùng phát virus corona lúc ban đầu, và các bước riêng biệt của chính phủ Mỹ nhằm trấn áp đại công ty viễn thông của Trung Quốc là Huawei Technologies và hạn chế đầu tư của Mỹ vào một số công ty Trung Quốc.

Hôm thứ Năm, ông Trump nói bây giờ ông cảm thấy khác về thỏa thuận thương mại và thậm chí có thể cắt đứt quan hệ kinh tế với Bắc Kinh.

Khi được hỏi tại một sự kiện ở Vườn Hồng Nhà Trắng vào ngày thứ Sáu là liệu ông có định áp thuế quan bổ sung đối với Trung Quốc hay xé bỏ thỏa thuận thương mại hay không, ông Trump nói: “Tôi không muốn nói về chuyện đó. Tôi có thể nói Trung Quốc đang mua rất nhiều sản phẩm của chúng ta. Nhưng thỏa thuận thương mại vừa ráo mực thì virus này xuất phát từ Trung Quốc, vì thế chúng tôi không hào hứng.”

https://www.voatiengviet.com/a/co-van-nha-trang-thoa-thuan-thuong-mai-my-trung-khong-do-vo/5422577.html

 

Hoa Kỳ bắt giữ nhà nghiên cứu gốc Hoa –

Qing Wang với cáo buộc

liên quan đến chương trình Thousand Talents

Vào hôm thứ Năm (14 tháng 05), FBI cho biết một cựu nhân viên gốc Hoa của bệnh viện Cleveland Clinic đã bị bắt vì tội gian lận liên quan đến khoản trợ cấp liên bang 3.6 triệu Mỹ kim.  Đây là sự việc mới nhất của nỗ lực ngăn Trung Cộng đánh cắp những tiến bộ khoa học của Hoa Kỳ.

FBI và các cơ quan hành pháp liên bang khác đã tìm đến nhà của tiến sĩ Qing Wang ở Shaker Heights, Ohio và bắt giữ ông với cáo buộc nói dối và lừa đảo hôm thứ Tư (13/05/2020). Theo các công tố viên, ông Wang nhận tài trợ từ Viện Y tế Quốc gia mà không tiết lộ rằng ông cũng đang giữ chức hiệu trưởng của Trường Cao đẳng Khoa học và Công nghệ Sinh học thuộc Đại học Khoa học và Công nghệ Huazhong, vi phạm điều khoản nhận tài trợ liên bang.

FBI cho hay ông Wang là một công dân Hoa Kỳ gốc Hoa, chuyên về di truyền và bệnh tim mạch, làm việc ở bệnh viện Cleveland Clinic từ năm 1997. Các điều tra viên Hoa Kỳ nói rằng từ lâu, Trung Cộng cùng công dân của họ để nỗ lực đánh cắp công nghệ bí mật của Hoa Kỳ, từ các tài liệu quân sự đến nghiên cứu y học, nhưng đến năm 2018 các cơ quan Hoa Kỳ mới nỗ lực ngăn chặn gián điệp của Trung Cộng ở Hoa Kỳ.

FBI cáo buộc ông Wang đã tham gia chương trình Thousand Talents, một kế hoạch do chính phủ Trung Cộng tạo ra để tiếp cận với các cá nhân có quyền truy cập vào công nghệ của nước ngoài hoặc thông tin có giá trị. (BBT)

https://www.sbtn.tv/hoa-ky-bat-giu-nha-nghien-cuu-goc-hoa-qing-wang-voi-cao-buoc-lien-quan-den-chuong-trinh-thousand-talents/

 

Nuôi thú cưng ở Mỹ tăng đột biến

trong đại dịch Covid-19

Băng Thanh

Trong khi dịch bệnh đang hoành hành trên khắp thế giới, nhiều người Mỹ đã tìm kiếm sự bình an khi chuyển sang nuôi thú cưng.

Matt Bershadker, chủ tịch và Giám đốc điều hành của Hiệp hội phòng chống hành vi tàn ác đối với động vật Mỹ (ASPCA) cho biết, kể từ ngày 15/3/2020, các đơn xin nuôi thú cưng đã tăng 400% so với năm 2019.

Rich Anderson, Giám đốc điều hành của Hiệp hội cứu hộ động vật Peggy Adams ở thành phố West Palm Beach, tiểu bang Florida cho biết, vào tháng 3, Peggy Adams đã có số động vật được nhận nuôi cao thứ hai trong lịch sử 90 năm của hiệp hội.

Theo Fox News, trong suốt tuần đầu tiên của tháng 3, khi cuộc khủng hoảng Covid-19 bắt đầu ở Hoa Kỳ, đã có 17.930 thú cưng được nhận nuôi. Nhưng trong tuần từ ngày 26/4 đến ngày 2/5, chỉ có 11.938 thú cưng được nhận nuôi, giảm 33% số lần nhận nuôi kể từ khi bắt đầu đại dịch.

Cô Jane Chiavelli, một người kiểm dịch, chia sẻ với Fox News rằng, thời gian diễn ra dịch bệnh là thời gian tốt để nhận nuôi một con chó.

“Tôi đã lớn lên cùng với những con chó và vì tôi hiện đang làm việc tại nhà, tôi muốn làm một điều gì đó tốt và khác biệt”, Chiavelli nói với Fox News.

Và cô đã quyết định nhận nuôi một con chó và đặt tên cho nó là Gus. “Tôi nhận ra Gus gắn bó đối với tôi như thế nào và không thể tưởng tượng được việc phải rời xa nó”, cô chia sẻ.

Chiavelli khuyến khích mọi người nên nhận nuôi động vật: “Hãy làm điều đó. Tôi nghĩ rằng đó là một cơ hội tuyệt vời để làm điều gì đó tốt và cũng là cơ hội để có một cuộc sống tuyệt vời”.

https://www.dkn.tv/the-gioi/nuoi-thu-cung-o-my-tang-dot-bien-trong-dai-dich-covid-19.html

 

Thủ tướng Canada cho rằng thế giới thay đổi

ngay cả khi đại dịch kết thúc

Tin từ OTTAWA/TORONTO, Canada – Vào hôm thứ Năm (14/5), Thủ tướng Justin Trudeau cho biết người dân Canada nên chấp nhận rằng thế giới sẽ thay đổi ngay cả khi vaccine được tìm thấy và đại dịch coronavirus kết thúc, đồng thời kêu gọi mọi người thích nghi với một tiêu chuẩn bình thường mới để sửa đổi hành vi. Ông Trudeau tiết lộ các biện pháp mới để hỗ trợ các ngành bị ảnh hưởng nặng nề, bao gồm 334 triệu mỹ kim cho ngư nghiệp, và việc mở cửa một phần đối với một số vườn quốc gia.

Vào hôm thứ Tư (13/5), chuyên gia khẩn cấp Mike Ryan của Tổ chức Y tế Thế giới cho biết rằng coronavirus gây ra COVID-19 có thể trở thành đặc hữu như HIV và “có thể không bao giờ biến mất”. Nhiều tỉnh của Canada đang hủy bỏ các hạn chế và đưa ra hành động để khởi động lại nhiều hoạt động kinh tế hơn, trong khi thời tiết ấm đang thúc đẩy nhiều người ra ngoài trời.

Ontario, tỉnh bang đông dân nhất của Canada, sẽ cho phép một số cửa hàng bán lẻ cũng như đại lý xe và công trường xây dựng mở cửa trở lại vào ngày 19 tháng 5. Đây là giai đoạn đầu tiên trong ba giai đoạn để khởi động lại nền kinh tế của tỉnh.

Thủ hiến Ontario Doug Ford cho biết việc định ngày cho giai đoạn tiếp theo là bất khả thi, và cho biết thêm rằng việc này phụ thuộc vào một đợt sụt giảm ca bệnh liên tục. Theo dữ kiện của cơ quan y tế công cộng, số người thiệt mạng do coronavirus ở Canada tăng 2.5% lên 5,337 người từ hôm thứ Tư, một trong những mức tăng hàng ngày thấp nhất. (BBT)

https://www.sbtn.tv/thu-tuong-canada-cho-rang-the-gioi-thay-doi-ngay-ca-khi-dai-dich-ket-thuc/

 

Tử vong vì COVID tăng,

Brazil xây hàng ngàn ngôi mộ đứng

Bang Sao Paulo của Brazil đang xây hàng ngàn ngôi mộ thẳng đứng để đáp ứng nhu cầu trước tình trạng nạn nhân virus corona tăng mạnh.

Ông Herber Vila, giám đốc Evolution Technology Funderaria chuyên xây dựng những nghĩa trang thẳng đứng, nói các mộ phần được xây bằng vật liệu tái chế, an toàn vì ngăn được việc tiếp xúc giữa người viếng nghĩa trang với dịch hay hơi xuất phát từ các thi thể.

Có khoảng 13.000 phần mộ thẳng đứng được xây tại 3 nghĩa trang thuộc bang Sao Paulo, một trong những nơi bị virus corona tác hại nặng nề nhất.

Ảnh hưởng của virus đối với Sao Paulo khiến Thống đốc Joao Doria phải nhắc lại lập trường của ông là nới lỏng những hạn chế phong toả một cách từ từ dù Tổng thống Jair Bolsonaro than phiền là những biện pháp đóng cửa để chế ngự virus lảm thiệt hại nền kinh tế.

Brazil đứng đầu các nước Châu Mỹ Latin về số ca nhiễm virus corona, với hơn 200.000 người được xác nhận nhiễm virus và gần 14.000 người chết vì COVID.

https://www.voatiengviet.com/a/t%E1%BB%AD-vong-v%C3%AC-covid-t%C4%83ng-brazil-x%C3%A2y-h%C3%A0ng-ng%C3%A0n-ng%C3%B4i-m%E1%BB%99-%C4%91%E1%BB%A9ng-/5422355.html

 

Các nhà lập pháp thế giới

 chúc mừng ngày Pháp Luân Đại Pháp thế giới

Quý Khải

Quan chức Mỹ gửi thư khen ngợi sự dũng cảm của nhóm tín ngưỡng bị đàn áp tại Trung Quốc

Các nhà lập pháp từ Mỹ, Canada, Đức, Úc đã gửi thư chúc mừng ngày Pháp Luân Đại Pháp thế giới và bày tỏ sự ủng hộ đối với Pháp Luân Công, môn khí công theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn có hơn 100 triệu người theo tập tại trên 100 quốc gia.

Pháp Luân Công, còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là một môn thiền định gồm các bài tập nhẹ nhàng và nguyên tắc sống theo Chân – Thiện – Nhẫn. Môn tập lần đầu tiên được giới thiệu ra công chúng vào ngày 13/5/1992 tại thành phố Trường Xuân ở đông bắc Trung Quốc, sau đó nhanh chóng phát triển tới hơn 100 quốc gia với với hàng triệu người tập mỗi ngày.

Ngày 13/5 hàng năm được chọn làm ngày Pháp Luân Đại Pháp thế giới, đó cũng là ngày sinh nhật nhà sáng lập Pháp Luân Công, đại sư Lý Hồng Chí.

Hàng năm, các học viên tại nhiều quốc gia thường tổ chức các sự kiện tập thể như diễu hành, luyện công chung, xếp hình, v.v. để kỷ niệm ngày Pháp Luân Đại Pháp thế giới. Đặc biệt, tại thành phố New York, Mỹ, thường diễn ra cuộc diễu hành quy mô lớn với hàng ngàn học viên Pháp Luân Công tham dự.

Nhưng năm nay, do tình hình dịch viêm phổi Vũ Hán diễn ra phức tạp tại nhiều quốc gia nên các hoạt động mừng ngày Pháp Luân Đại Pháp thế giới không được tổ chức rộng rãi như mọi năm.

Tuy vậy, các nhà lập pháp từ các quốc gia như Mỹ, Canada, Đức và Úc vẫn gửi thư chúc mừng ngày Pháp Luân Đại Pháp thế giới để chia sẻ niềm vui của họ với các học viên Pháp Luân Công nhân sự kiện này, theo The Epoch Times.

“Ngày hôm nay (13/5) ghi nhận hàng triệu người dân thế giới hưởng lợi từ môn tập có xuất xứ từ văn hóa Trung Quốc cổ xưa này. Nhờ môn tập, họ đã có thể giải quyết những căng thẳng và lo âu trong cuộc sống hiện đại”, theo The Epoch Times trích dẫn lá thư của Hạ nghị sĩ Mỹ Dwight Evans.

Bà Tamara Jansen, nghị sĩ Đảng Bảo thủ ở Canada, đã viết: “Tuy rằng dịp kỷ niệm năm nay được tổ chức dưới một hình thức khác, nhưng các nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn của Pháp Luân Đại Pháp đều đang được tôn vinh và đề cao”.

Thượng nghị sĩ Tom Killion từ bang Pennsylvania (Mỹ) gọi Pháp Luân Công là “một phương thức mạnh mẽ để giảm thiểu căng thẳng và chữa bệnh”, đồng thời đánh giá cao thành quả của cộng đồng Pháp Luân Công trong việc làm phong phú thêm tính đa dạng trong nền văn hóa của bang này.

Thượng nghị sĩ John Cornyn từ bang Texas thì nhìn nhận Pháp Luân Công đóng vai trò như “một hình mẫu tích cực cho thế giới”.

Trong khi đó, Hạ nghị sĩ Brian Fitzpatrick, đã yêu cầu Nghị viện Mỹ giương cao quốc kỳ trước trụ sở chính trên đồi Capitol, thủ đô Washington để chào mừng và vinh danh Ngày Pháp Luân Đại Pháp vào 13/5.

“Vào ngày Pháp Luân Đại Pháp, chúng ta hãy cố gắng duy trì và đề cao các giá trị phổ quát Chân – Thiện – Nhẫn, những nguyên lý nền tảng của tín ngưỡng Pháp Luân Công”, ông Sam Brownback, đại sứ Hoa Kỳ vì tự do tôn giáo quốc tế, đã viết trong một thông điệp ủng hộ trên Twitter cá nhân vào ngày 13/5.

Ông Pat McGrail, thị trưởng thành phố Keller ở bang Texas, nhìn thấy sự tương đồng trong chính sách bức hại tín ngưỡng và cách thức xử lý đại dịch của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

“Bản chất tà ác của ĐCSTQ đang được phơi bày đầy đủ trên trường quốc tế. Các hành vi che đậy sự bùng phát dịch Covid-19 ban đầu, thậm chí trừng phạt những người Trung Quốc lương thiện, những người muốn cảnh báo sớm cho công chúng về dịch bệnh, tiếp tục chứng tỏ thái độ coi thường quyền con người của chính thể này”, ông viết.

Một số nhà lập pháp cũng kêu gọi sự quan tâm đến tính tàn bạo của vấn nạn mổ cướp nội tạng đang diễn ra ở Trung Quốc. Năm ngoái, một tòa án độc lập ở London (Anh) đã điều tra và đi đến kết luân đoàn thể tín ngưỡng này là nguồn cung nội tạng chính cho ngành cấy ghép tạng do chính quyền Trung Quốc hậu thuẫn, và việc cưỡng bức thu hoạch tạng đã diễn ra “trên một quy mô khổng lồ” trong hàng chục năm.

Năm 2016, Hạ viện Hoa Kỳ nhất trí thông qua nghị quyết lên án hành vi vi phạm nhân quyền, gọi đây là “một trong những tội ác lớn của thế kỷ 21”.

Hạ nghị sĩ Ron Wright cho biết ông hy vọng có thể giúp đỡ các học viên Pháp Luân Công “chấm dứt cuộc đàn áp tôn giáo và vấn nạn mổ cướp nội tạng của ĐCSTQ”.

Sylvester Turner, thị trưởng thành phố Houston, Texas, nhìn nhận “sự quyết tâm và lòng can đảm” của các học viên, dám đứng lên để bảo vệ các giá trị tín ngưỡng của họ, “đã cho thế giới thấy giá trị của cuộc sống và vẻ đẹp của nhân phẩm con người”.

Theo The Epoch Times

Quý Khải dịch & biên tập

https://www.dkn.tv/the-gioi/cac-nha-lap-phap-the-gioi-chuc-mung-ngay-phap-luan-dai-phap-the-gioi.html

 

Anh muốn Ireland dẫn độ một người đàn ông

 có liên quan vụ 39 người Việt chết trong thùng xe lạnh

Một người Ireland tên Ronan Hughes, 40 tuổi, phải đối mặt với biện pháp bị dẫn độ sang Anh do thuộc nhóm các tài xế trong vụ tổ chức đưa lậu 39 người Việt Nam vào Anh và những người này chết ngạt trong thùng xe đông lạnh của chiếc xe tải chở họ đến London vào tháng 10 năm ngoái.

AFP trích dẫn nội dung phiên xử của Tòa Công Lý Hình sự Dublin, Ireland vào ngày 15/5 và loan tin cùng ngày.

Theo AFP, ông Ronan Hughes bị cáo buộc có liên quan đến đường dây buôn lậu 31 người đàn ông và 8 phụ nữ Việt Nam. Số này được phát hiện đã chết trong thùng một chiếc xe tải đông lạnh tại một khu công nghiệp ở Grays, phía đông London.

Chiếc xe tải đã đến Anh trên một tàu phà từ cảng Zeebrugge của Bỉ và phía chính quyền Anh đã buộc tội nhiều tài xế xe tải trong cuộc điều tra mở rộng.

Phát biểu trong phiên tòa ngày 15/5, Luật sư Ronan Kennedy nói với Tòa án Công lý hình sự Dublin rằng ông Ronan Hughes bị cho đã tổ chức và kiểm soát các tài xế trong đường dây buôn người.

Cảnh sát Ireland đã bắt giữ ông Hughes vào tháng Tư vừa qua theo trát bắt giữ của châu Âu về tội ngộ sát 39 người và tội âm mưu thực hiện nhập cư bất hợp pháp.

Xuất hiện qua video, ông Ronan Hughes đã giữ im lặng trong khi luật sư của ông tranh cãi phản đối trát bắt, tranh luận về vấn đề quyền tài phán và lãnh thổ hợp pháp của vụ bị cáo buộc là một âm mưu mang tính quốc tế.

Vụ án đã được hoãn lại đến ngày 12 tháng 6 và ông Hughes hiện vẫn bị giam giữ.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/man-wanted-in-britain-over-39-lorry-deaths-organised-trafficking-05152020140725.html

 

Covid-19: Trẻ em đầu tiên tại Pháp chết

với các triệu chứng gần giống Kawasaki

Thanh Phương|Thùy Dương

Tại Pháp, một trẻ em 9 tuổi đã chết hôm thứ Bảy tuần trước, 09/05/2020, với các triệu chứng gần giống như bệnh viêm mạch Kawasaki. Nạn nhân này đã có tiếp xúc với virus corona. Giáo sư Fabrice Michel, trưởng khoa hồi sức nhi bệnh viện La Timone ở Marseille, thông báo tin này với hãng tin AFP hôm qua, 15/05/2020. Đây là trẻ em đầu tiên chết vì bệnh nói trên tại Pháp.

Theo lời giáo sư Michel, kết quả xét nghiệm cho thấy bệnh nhân, sống tại Marseille, đã có tiếp xúc với virus corona, nhưng không có các triệu chứng của Covid-19.

Trong ba tuần qua, nhiều nước đã thông báo những ca trẻ bị một dạng bệnh với những triệu chứng gần giống với một loại bệnh viêm mạch hiếm nơi trẻ em, có tên là Kawasaki. Các triệu chứng đó là sốt cao, đau bụng, rối loạn tiêu hóa, da nổi mẩn ngứa đỏ, viêm kết mạc và lưỡi sưng đỏ. Riêng tại Pháp, theo thống kê của Tổng cục Y tế, có 135 ca được ghi nhận. Ngày 14/05 vừa qua, Trung tâm Phòng chống dịch bệnh của Mỹ (CDC) cũng đã phát lời cảnh báo đến giới y tế ở Hoa Kỳ về một căn bệnh viêm hiếm ở trẻ em với những triệu chứng giống bệnh Kawasaki, có thể gây tử vong và rất có thể liên quan đến Covid-19.

Tuy nhiên, giáo sư Michel trấn an rằng có rất ít trẻ em mắc bệnh này và hiện chỉ mới có một ca tử vong, cho nên không phải lo lắng quá mức. Nhưng ông khuyên các bậc cha mẹ là nên đưa con đi khám bác sĩ ngay, nếu trẻ sốt hai ngày liên tiếp.

Hôm qua, trong cuộc họp báo tại Genève, tổng giám đốc Tổ Chức Y Tế Thế Giới Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết tổ chức này đang nghiên cứu về mối liên hệ có thể có giữa bệnh Covid-19 và bệnh Kawasaki.

Về tình hình dịch Covid-19 tại Pháp, theo số liệu chính thức được công bố hôm qua, trong vòng 24 giờ đã có thêm 104 ca tử vong tại Pháp, nâng tổng số người chết do bị nhiễm virus corona lên thành 27.529 người tính từ ngày 01/03. Nhưng áp lực lên các khoa hồi sức tiếp tục giảm, với các ca bệnh nặng bớt đi 96 người, nay chỉ còn 2.203 người.

Hôm nay là ngày cuối tuần đầu tiên mà dân Pháp được tự do đi lại sau 8 tuần lễ phong tỏa và với một số điều kiện, có thể đi dạo trên bãi biển và trong rừng. Tuy được tự do trở lại, nhưng dân Pháp không được đi quá 100 km tính từ nhà, nếu đi từ tỉnh này sang tỉnh kia. Bộ Nội Vụ Pháp cho biết sẽ tăng cường kiểm tra trên các trục lộ chính, để bảo đảm việc tuân thủ quy định đó.

Anh Quốc : Gần 34.000 người chết vì Covid-19

Theo thông báo chính thức của bộ Y Tế Anh chiều hôm qua 15/05/2020, tổng số ca tử vong ở Anh Quốc vì virus corona đã lên đến 33.998 người tính đến 16h giờ quốc tế ngày thứ Năm 14/05.

Theo số liệu của Cơ quan thống kê quốc gia (ONS), trong số gần 34.000 nạn nhân qua đời vì Covid-19 tại Anh Quốc, có 12.526 người là bậc cao niên sống trong các nhà dưỡng lão. Bị chỉ trích không quan tâm đến người cao tuổi sống ở trung tâm dưỡng lão, chính phủ Anh hôm qua hứa từ nay đến đầu tháng

Sáu, sẽ cho xét nghiệm tầm soát toàn bộ người sống trong các nhà dưỡng lão trên toàn quốc. Hôm thứ Tư 13/05, thủ tướng Anh Boris Johnson đã thừa nhận trước Hạ Viện là số người tử vong trong các trại dưỡng lão là « quá cao ». Theo ONS, hơn một phần tư số ca tử vong ở các nhà dưỡng lão trong giai đoạn này là do virus corona.

Tại Ý, chính phủ hôm qua quyết định cho phép các chuyến đi ra nước ngoài và từ nước ngoài đến Ý kể từ ngày 03/06. Ở trong nước, việc di chuyển giữa các vùng cũng được phép kể từ ngày 03/06. Tuy nhiên, thủ tướng Ý lưu ý dân chúng chỉ nên quay trở lại cuộc sống bình thường từng bước để tránh nguy cơ bùng lên đợt dịch thứ hai. Các cửa hàng được phép mở lại vào ngày 18/05, việc di chuyển trong nội bộ vùng cũng tương tự. Hôm qua, Ý ghi nhận thêm 242 ca tử vong vì virus corona trong vòng 24 giờ, giảm 20 người so với một hôm trước đó. Số người mới bị nhiễm virus và số ca bệnh nặng phải nằm điều trị ở khoa hồi sức tích cực cũng giảm. Tổng cộng, cho đến hôm qua, Ý có 31.610 ca tử vong vì Covid-19.

Còn tại Đức, giải vô địch bóng đá hôm nay được mở lại, cho dù tối hôm qua chính quyền thông báo có thêm khoảng 620 người nhiễm virus corona trong vòng 24 giờ. Theo AFP, các trận đấu đầu tiên dự kiến diễn ra vào 15h30 tại 5 sân vận động, nhưng khán giả không được đến xem. Còn từ hôm qua, Berlin cho phép mở lại nhà hàng, quán cà phê.

http://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20200516-covid-19-tr%E1%BA%BB-em-%C4%91%E1%BA%A7u-ti%C3%AAn-t%E1%BA%A1i-ph%C3%A1p-ch%E1%BA%BFt-v%C3%AC-c%C3%A1c-tri%E1%BB%87u-ch%E1%BB%A9ng-g%E1%BA%A7n-gi%E1%BB%91ng-kawasaki

 

Nhà sản xuất chất bán dẫn Đài Loan lên kế hoạch

di dời khỏi Trung Quốc, xây nhà máy 12 tỷ USD ở Mỹ

Bình luậnVăn Thiện

Tập đoàn Sản xuất Chất bán dẫn Đài Loan (TSMC), nhà sản xuất chip hợp đồng lớn nhất thế giới, cho biết họ sẽ xây dựng một nhà máy trị giá 12 tỷ USD ở Arizona, Hoa Kỳ, tạo ra hơn 1.600 việc làm và hỗ trợ chính quyền của Tổng thống Trump trong nỗ lực giảm thiểu sự phụ thuộc vào chuỗi cung ứng công nghệ quan trọng ở nước ngoài.

Trong một tuyên bố, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Mike Pompeo cho biết: “Nhà máy TSMC ở Arizona sẽ giúp tăng cường sự độc lập kinh tế, sự an toàn và khả năng cạnh tranh của Hoa Kỳ; và củng cố sự dẫn đầu của chúng tôi trong sản xuất công nghệ cao”.

Công ty Đài Loan, với mức vốn hóa thị trường ước tính hơn 255 tỷ USD là nhà sản xuất chất bán dẫn lớn nhất thế giới, cho biết họ dự định bắt đầu đầu tư vào năm 2021 và sẽ phát triển một xưởng chế tạo bán dẫn 5 nanomet hiện đại. Các chip mà xưởng này tạo ra có thể được sử dụng trong các thiết bị liên lạc và quốc phòng cao cấp.

Ông Pompeo cho biết: “Với sự cam kết của TSMC, các chip công nghệ cao sẽ lại được sản xuất tại Mỹ – nơi phát minh ra ngành công nghiệp bán dẫn”.

Ông nói thêm: “Những con chip này sẽ được sử dụng trong mọi thứ, từ trí thông minh nhân tạo cho đến các trạm cơ sở 5G và thậm chí cả máy bay F-35”.

Ông Pompeo cũng cho biết thỏa thuận này củng cố mối quan hệ song phương với Đài Loan, nơi ông gọi là “một nền dân chủ sôi động và phục vụ lợi ích toàn thế giới”.

Nhà sản xuất chip Đài Loan cho biết theo kế hoạch, việc xây dựng nhà máy sẽ mất hơn 9 năm và khi hoàn thành, nó có thể xử lý tới 20.000 tấm silicon mỗi tháng.

TSMC cho biết trong một tuyên bố: “Dự án này có tầm quan trọng chiến lược đối với một hệ sinh thái bán dẫn sôi động và cạnh tranh của Hoa Kỳ, cho phép các công ty hàng đầu của Mỹ chế tạo các sản phẩm bán dẫn tiên tiến của họ trong nước”.

Động thái này dường như là một chiến thắng cho chính quyền Trump trong nỗ lực di dời các chuỗi cung ứng công nghệ toàn cầu khỏi Trung Quốc.

Việc này xuất hiện khi Tổng thống Donald Trump đã tăng cường chỉ trích các hoạt động thương mại và sự vô trách nhiệm trong việc xử lý sự bùng phát virus Corona Vũ Hán (COVID-19) của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Tổng thống Trump từ lâu đã cam kết sẽ di chuyển chuỗi sản xuất ở nước ngoài trở về Mỹ. Hiện tại, sự suy thoái kinh tế mạnh mẽ do đại dịch toàn cầu gây ra càng thúc đẩy chính phủ Hoa Kỳ chấm dứt hoạt

động của các công ty Mỹ ở Trung Quốc và rộng hơn là giảm sự phụ thuộc vào chuỗi cung ứng ở nước ngoài.

Trong một cuộc phỏng vấn với phóng viên Maria Bartiromo của đài Fox Business hôm thứ Năm (14/5), Tổng thống Trump nói : “Chúng tôi có một chuỗi cung ứng mà mọi thứ được sản xuất ở tất cả các nơi khác nhau trên thế giới”.

Tổng thống nói thêm: “Và khi một phần nhỏ của thế giới trở nên tồi tệ thì toàn bộ sự việc bị rối tung. Do đó, chúng ta nên có tất cả ở Hoa Kỳ”.

Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ Wilbur Ross coi thỏa thuận này như “một dấu hiệu khác cho thấy chương trình nghị sự chính sách của Tổng thống Trump đã dẫn đến sự phục hưng trong sản xuất của Mỹ”.

Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ Wilbur Ross lắng nghe trong một cuộc họp tại Phòng Nội các của Nhà Trắng ở Washington, vào ngày 21/102019.

TSMC là nhà cung cấp chính cho những gã khổng lồ công nghệ Hoa Kỳ như Apple và Qualcomm, cũng như các công ty Trung Quốc như Huawei. Washington đã liệt Huawei, công ty có mối liên hệ chặt chẽ với ĐCSTQ, vào danh sách đen về thương mại do những cáo buộc về mối đe dọa an ninh do công ty này gây ra.

Theo Reuters, các nhà phân tích của Credit Suisse và JP Morgan tin rằng bằng cách tuyên bố đầu tư vào Hoa Kỳ, nhà sản xuất chip Đài Loan hy vọng chính quyền Trump có thể bỏ hoặc trì hoãn kế hoạch yêu cầu giấy phép xuất khẩu chất bán dẫn được sản xuất bởi công nghệ sản xuất chip do Mỹ thiết kế. Quy tắc mới được đề xuất sẽ cho phép Bộ Thương mại ngăn chặn việc bán chip do TSMC sản xuất cho Huawei, chiếm khoảng 14% doanh số của công ty Đài Loan.

Ông Eric Sayers, một chuyên gia an ninh châu Á và là trợ lý cao cấp tại Trung tâm tư vấn An ninh Mới của Mỹ, nói với tờ Financial Times rằng quyết định của TSMC đã nhấn mạnh ý định của công ty – hỗ trợ phát triển hệ sinh thái vi điện tử tiên tiến tại Hoa Kỳ.

Ông cho biết: “Việc duy trì đứng đầu trong ngành này sẽ rất quan trọng đối với khả năng cạnh tranh kinh tế và quân sự trong tương lai. Ở cấp độ địa chính trị, tôi không thể nghĩ ra một ý tưởng nào để gắn kết Hoa Kỳ và Đài Loan tốt hơn việc hợp tác để đảm bảo thế giới tự do luôn dẫn đầu”.

Văn Thiện

Theo The Epoch Times

https://www.ntdvn.com/khoa-hoc/san-xuat-chat-ban-dan-dai-loan-hoa-ky-trung-quoc-38012.html

 

Đài Loan bác điều kiện của Trung Quốc

để tham gia WHO

Bộ trưởng Y tế Đài Loan hôm 15/5 gạt bỏ điều kiện chủ yếu của Trung Quốc cho phép Đài Loan tham gia Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Điều kiện đó là: Đài Loan phải chấp nhận mình là một phần thuộc lãnh thổ Trung Quốc – trước hội nghị WHO được tổ chức giữa đại dịch corona.

Đài Loan đã ráo riết vận động để được tham gia hội nghị trong tư cách quan sát viên và dự cuộc họp trực tuyến của Hội đồng Y tế Thế giới (WHA) vào tuần tới. WHA là cơ quan ra quyết định của WHO.

Trung Quốc chống đối việc này, vì coi Đài Loan là một tỉnh nổi loạn thuộc Trung Quốc.

Đài Loan nói đại dịch corona đã nêu bật tính cấp bách của việc Đài Loan phải được đại diện tại Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Trung Quốc nói Đài Loan chỉ có thể tham gia nếu đảo quốc này theo nguyên tắc Một Trung Quốc, tức là chấp nhận Đài Loan là lãnh thổ của Trung Quốc.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 14/5 nói rằng Đảng Dân chủ Tiến bộ đương quyền ở Đài Loan đã khước từ điều kiện của Bắc Kinh, và vì vậy nền tảng chính trị để Đài Loan tham gia Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) “không còn tồn tại”.

Tại một cuộc họp báo ở Đài Bắc, Bộ trưởng Y tế Đài Loan Chen Shih-chung bác bỏ đòi hỏi của Trung Quốc. Ông nói Đài Loan sẽ không từ bỏ nỗ lực tham gia WHA mặc dù đảo quốc này chưa nhận được lời mời.

Trung Quốc lưu ý rằng Bắc Kinh có quyền đại diện cho Đài Loan trên trường quốc tế. Đài Loan thì khẳng định chỉ có một chính phủ dân cử được bầu lên một cách dân chủ mới có thể đại diện cho 23 triệu người dân Đài Loan.

Vấn đề này khoác lên một ý nghĩa ngoại giao bao quát hơn vì sự hậu thuẫn mạnh mẽ từ Hoa Kỳ và Nhật Bản, ủng hộ Đài Loan tham gia Hội đồng Y tế Thế giới (WHA).

Các cơ sở lãnh sự đại diện cho Anh và Đức tại Đài Bắc cũng ra tuyên bố hậu thuẫn Đài Loan tham gia WHA.

Tại Geneva, nơi đặt trụ sở của WHO, phái đoàn Hoa Kỳ ra thông cáo nói rằng sự thành công của Đài Loan trong việc ứng phó với dịch Covid-19 sẽ giúp ích cho phần còn lại của thế giới, và rằng Trung Quốc không muốn chia sẻ sự thành công đó, để tránh những sự so sánh bất lợi cho họ.

Đài Loan từng tham gia WHA với tư cách quan sát viên từ năm 2009-2016 nhưng sau đó bị Trung Quốc chặn, không cho tham gia khi bà Thái Anh Văn, nhân vật bị Bắc Kinh coi là một kẻ ly khai, đắc cử vào chức Tổng thống Đài Loan.

WHO nói rằng tổ chức quốc tế này không được ủy nhiệm để mời Đài Loan tham gia WHA, và chỉ các quốc gia thành viên mới có thể làm quyết định này.

https://www.voatiengviet.com/a/5421973.html

 

Biểu tình Hong Kong:

Cơ quan giám sát ‘giải tội’ cho cảnh sát

Cơ quan giám sát của cảnh sát Hong Kong đã hầu như ‘gỡ tội’ cho các cảnh sát liên quan đến cách họ xử lý các cuộc biểu tình dân chủ vào năm ngoái.

Báo cáo được chờ đợi của Hội đồng Khiếu nại Cảnh sát Độc lập (IPCC) mới đây kết luận rằng các cảnh sát đã hành động theo quy định nhưng kêu gọi xem xét lại việc sử dụng hơi cay.

Báo cáo chỉ trích những người biểu tình đã phàn nàn về sự tàn bạo của cảnh sát trong khi bỏ qua hành động sai trái của chính họ.

Hong Kong khởi đầu 2020 với đợt biểu tình mới

Nhìn lại 6 tháng biểu tình ở Hong Kong qua hình ảnh

Hong Kong: Người biểu tình biết ơn Mỹ

Báo cáo đã được lãnh đạo Hong Kong Carrie Lam hoan nghênh, nhưng các nhóm đối lập và nhân quyền đã bác bỏ nó và cho rằng đó là sự bao biện.

Các cuộc biểu tình bắt đầu vào tháng Sáu năm ngoái chống lại các kế hoạch cho phép dẫn độ sang Trung Quốc đại lục, nhưng đã bùng lên thành lời kêu gọi thay đổi chính trị rộng lớn hơn.

Các cuộc đụng độ giữa cảnh sát và các nhà hoạt động ngày càng trở nên dữ dội. Cảnh sát bắn đạn thật và người biểu tình tấn công cảnh sát và ném bom xăng.

Báo cáo rất được mong đợi của Hội đồng Khiếu nại Cảnh sát Độc lập (IPCC) cũng không tìm thấy bằng chứng nào về sự thông đồng của cảnh sát với các thành viên băng đảng trong vụ tấn công người biểu tình ngày 21/7 tại một nhà ga ở quận Yuen Long.

Các nhà lập pháp đối lập nói rằng cảnh sát án binh bất động đã cho phép tội phạm đánh gục những người biểu tình ôn hòa sau một cuộc biểu tình.

Những người đàn ông đeo mặt nạ, có vũ trang – mặc áo trắng và bị nghi là băng đảng xã hội đen – đã tấn công những người biểu tình ủng hộ dân chủ và người qua đường trong khu vực nói trên.

IPCC đã không nói tới các cáo buộc hành vi sai trái của các cảnh sát trong nhiều tháng bất ổn, trong đó hơn 8.000 người biểu tình đã bị bắt giữ.

Tổ chức này nói rằng những lời buộc tội về sự tàn bạo của cảnh sát không được sử dụng như là “vũ khí phản kháng chính trị”.

Đáp lại báo cáo, những người biểu tình ủng hộ dân chủ và chính trị gia cho biết IPCC đã nhắm mắt làm ngơ và yêu cầu một cuộc điều tra độc lập do các thẩm phán chỉ đạo.

“Những người đã viết báo cáo này, họ chỉ đơn giản chọn cách nhìn theo cách khác”, nhà lập pháp ủng hộ dân chủ, bà Claudia Mo, nói.

“Đó là lý do tại sao chúng tôi đã kiên quyết yêu cầu phải có một cuộc điều tra độc lập, chân thực, đúng đắn về tất cả sự tàn bạo của cảnh sát được nhìn thấy rất rõ ràng, minh bạch ở Hong Kong”

Một hội đồng chuyên gia quốc tế đã từ chức khỏi vai trò cố vấn cho IPCC năm ngoái, nói rằng cơ quan này không có khả năng tiến hành một cuộc điều tra thích hợp.

Nhưng bà Carrie Lam khẳng định rằng IPCC có khả năng tiến hành một cuộc điều tra độc lập và đã khước từ các lời kêu gọi một cuộc điều tra độc lập.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-52688047

 

Ý đồ của TQ sau lệnh cấm đánh bắt ở Biển Đông

Trung Quốc đơn phương áp đặt lệnh cấm đánh bắt mùa hè nhằm độc chiếm ngư trường ở Biển Đông và thách thức luật pháp quốc tế.

Trung Quốc đơn phương áp đặt lệnh cấm đánh bắt cá mùa hè từ ngày 1.5 – 16.8 trên Biển Đông, trong đó có khu vực quanh quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Cảnh sát biển và Bộ Nông nghiệp – Nông thôn của Trung Quốc còn ngang nhiên đe dọa tiến hành chiến dịch “trấn áp” tất cả tàu vi phạm.

 Độc chiếm ngư trường

Thông qua lệnh cấm đánh bắt, Trung Quốc đang cố ý sử dụng sai hoặc lạm dụng hệ thống và nguyên tắc pháp lý để đạt được mục đích chính trị, độc chiếm ngư trường ở Biển Đông, theo nhận định của giới chuyên gia.

Trả lời Thanh Niên, đại tá hải quân Mỹ Christopher Howard Sharman, chuyên gia tại Viện Nghiên cứu Hoover thuộc Đại học Stanford, nhận định: “Bắc Kinh đang áp dụng luật pháp trong nước để thực thi quy định hạn chế đối với hoạt động đánh bắt cá của Trung Quốc lẫn nước ngoài. Đây là hành động phi pháp nguy hiểm và khiêu khích”. Ông Sharman đánh giá Trung Quốc áp đặt luật riêng đối với chuẩn mực chung về hàng hải quốc tế là nhằm thể hiện mức độ kiểm soát hành chính của Bắc Kinh đối với phần lớn Biển Đông, mở rộng sức ảnh hưởng, thách thức luật pháp quốc tế, vi phạm Công ước Liên Hiệp Quốc về luật Biển (UNCLOS) và đe dọa quyền đánh bắt của ngư dân các nước láng giềng. “Chính quyền Trung Quốc muốn chứng tỏ tất cả thực thể bị nước này chiếm đóng phi pháp ở Biển Đông đều đang nằm trong sự quản lý, kiểm soát nội bộ và không có tranh chấp”, theo ông Sharman.

Cũng trả lời Thanh Niên, chuyên gia Lucio III Pitlo thuộc Tổ chức Asia Pacific Pathways to Progress Foundation (Philippines) nói: “Lệnh cấm đánh bắt cùng với động thái thành lập 2 đơn vị hành chính cấp quận – huyện bất hợp pháp để kiểm soát quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa gần đây là nỗ lực của Bắc Kinh nhằm thể hiện với dư luận trong nước này rằng Trung Quốc vẫn mạnh mẽ bất chấp đại dịch Covid-19”. Chuyên gia này nhấn mạnh hành động của Trung Quốc cũng nhằm gây cản trở hoạt động đánh bắt và thăm dò dầu khí của các nước láng giềng.

Kể từ đầu năm 2020, tàu hải cảnh Trung Quốc liên tục có hành động quấy rối tàu cá của các nước láng giềng, ngang ngược đâm chìm tàu cá Việt Nam gần quần đảo Hoàng Sa, dọa dẫm và ngăn chặn láng giềng thăm dò, khai thác tài nguyên ngoài khơi. “Tàu Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam là hành động mới nhất trong chuỗi hành động của Trung Quốc nhằm khẳng định yêu sách chủ quyền “đường lưỡi bò” phi pháp nuốt trọn gần cả Biển Đông”, ông Sharman lưu ý.

Trong khi đó, chuyên gia Sumathy Permal, Giám đốc Trung tâm vì Eo biển Malacca thuộc Viện Nghiên cứu hàng hải Malaysia, đánh giá với Thanh Niên rằng việc Trung Quốc điều lực lượng tàu chấp pháp xâm nhập vùng đặc quyền kinh tế của nước khác gần đây giữa lúc đại dịch Covid-19 hoành hành cho thấy Bắc Kinh vẫn giữ cách hành xử “bắt nạt” láng giềng, bất kể tiến trình đàm phán về Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) đang diễn ra.

http://biendong.net/goc-nhin-moi/34702-y-do-cua-tq-sau-lenh-cam-danh-bat-o-bien-dong.html

 

Trung Quốc phát triển tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm,

 tầm bắn 12.000km

Đội ngũ nghiên cứu vụ bắn thử tên lửa đạn đạo JL-3 phóng từ tàu ngầm nằm trong số 10 ứng cử viên được đề cử Giải thưởng Sáng tạo quốc gia Trung Quốc.

Trung Quốc chưa chính thức xác nhận họ đang phát triển tên lửa JL-3 (hay Big Wave), nhưng hải quân Trung Quốc đã thử nghiệm tên lửa này, theo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP).

Quân đội Giải phóng nhân dân (PLA) đang phát triển thế hệ JL-3 thứ 3, với tầm bắn hơn 12.000km, có khả năng bay thẳng tới Mỹ nếu phóng từ bờ biển Trung Quốc. Bắc Kinh đã thực hiện vài đợt phóng thử trong năm 2018 và 2019.

Phía Trung Quốc cho biết đợt thử tên lửa JL-3 phóng từ tàu ngầm không nhằm vào quốc gia nào, chỉ phục vụ mục đích phòng thủ.

JL-3 được phát triển từ tên lửa đạn đạo xuyên lục địa DF-41, dự kiến trở thành vũ khí chính của tàu ngầm hạt nhân chiến lược Type-096 vào năm 2025 của Trung Quốc. JL-3 mang được 5-7 đầu đạn với tổng sức công phá tương đương 240.000 tấn thuốc nổ TNT.

Tên lửa đời trước là JL-2 có tầm bắn 7.400km, được triển khai trên các tàu ngầm hạt nhân Type-094A để tuần tra vào năm 2015.

Bên cạnh nhóm nghiên cứu vụ phóng JL-3, nhiều cá nhân từ các tổ chức nghiên cứu quân sự và không gian cũng được đề cử cho giải thưởng khoa học hàng đầu Trung Quốc, trong đó nổi bật là động cơ hàng không vũ trụ tiên tiến, có thể được dùng để cung cấp năng lượng cho tên lửa hành trình và máy bay siêu âm.

Mức độ tiến bộ của Trung Quốc trong các công nghệ như vậy vẫn chưa được làm rõ, nhưng việc đề cử giải thưởng khoa học cho thấy công tác nghiên cứu quan trọng đã được hoàn thành.

Các nhà khoa học nghiên cứu hệ thống lắp ghép trạm vũ trụ đã giành được giải thưởng khi tìm ra cách kết nối tàu vũ trụ một cách an toàn và hiệu quả với trạm vũ trụ trên quỹ đạo, khi cả hai đang di chuyển với vận tốc 7,9 km/s.

Tuần trước, một tàu vũ trụ có thiết kế mới đã được phóng lên vũ trụ rồi quay về, một bước tiến của Trung Quốc trong việc xây dựng trạm vũ trụ của Trung Quốc, dự kiến hoàn thành vào năm 2022.

Giải thưởng Sáng tạo quốc gia lập ra vào năm 2017 và tổ chức 3 năm một lần. Những người chiến thắng đầu tiên bao gồm đội nghiên cứu vệ tinh BeiDou, tên lửa Long March-5 và tàu chiến tích hợp hệ thống điện tại Đại học Kỹ thuật hải quân PLA.

http://biendong.net/bi-n-nong/34686-trung-quoc-phat-trien-ten-lua-dan-dao-tu-tau-ngam-tam-ban-12000km.html

 

Trung Quốc kêu gọi Mỹ hợp tác

sau khi ông Trump dọa cắt quan hệ

Hải Lam

Hãng tin AFP cho biết, chính quyền Trung Quốc hôm 15/5 kêu gọi Mỹ tăng cường hợp tác trong cuộc chiến chống dịch Covid-19, sau khi Tổng thống Trump đe dọa cắt đứt mối quan hệ song phương.

“Việc duy trì sự phát triển ổn định trong quan hệ Trung – Mỹ là một việc thuộc phạm trù lợi ích cơ bản của người dân hai nước, có lợi cho hòa bình và ổn định thế giới”, ông Triệu Lập Kiên, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói trong cuộc họp báo ngày 15/5.

“Hiện tại, Trung Quốc và Mỹ cần tiếp tục tăng cường hợp tác chống dịch Covid-19, đẩy lùi đại dịch, điều trị bệnh nhân, khôi phục sản xuất kinh tế. Tuy nhiên, điều này yêu cầu phía Mỹ thực sự mong muốn phối hợp với chúng tôi”, ông Triệu nhấn mạnh.

Trước đó, trong cuộc phỏng vấn với Fox News hôm 14/5, Tổng thống Trump cho biết ông rất thất vọng về Trung Quốc trong cách xử lý đại dịch viêm phổi Vũ Hán và dọa cắt toàn bộ quan hệ với Bắc Kinh.

Theo Reuters, quan hệ ngoại giao Mỹ – Trung đã xấu đi nhanh chóng trong những tháng gần đây, khi ông Trump và nhiều quan chức cấp cao khác của Mỹ chỉ trích cách thức Bắc Kinh xử lý dịch Covid-19 và đe dọa áp nhiều biện pháp trừng phạt khác nhau.

https://www.dkn.tv/the-gioi/trung-quoc-keu-goi-my-hop-tac-sau-khi-ong-trump-doa-cat-quan-he.html

 

Rò rỉ dữ liệu của Học viện Quân sự Trung Quốc

 cho thấy có 640.000 người nhiễm dịch,

gấp 6 lần số công bố

Bình luậnMinh Thanh

Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bị nghi ngờ che giấu dịch bệnh nghiêm trọng trong nước. Gần đây, truyền thông Hoa Kỳ đã tiết lộ bản đồ dữ liệu lớn về tình hình dịch bệnh của Đại học Khoa học và Công nghệ Quốc phòng, trong đó phát hiện có hơn 640.000 ca nhiễm dịch ở trên khắp 230 thành thị cả nước Trung Quốc. Hơn nữa, đây mới là dữ liệu thống kê chưa đầy đủ.

Vào ngày 13/5, Chính sách đối ngoại (Foreign Policy) của Hoa Kỳ công bố dữ liệu nghi ngờ là “tham chiếu nội bộ” của ĐCSTQ do một người đưa tin ẩn danh cung cấp. Dữ liệu được Đại học Khoa học và Công nghệ Quốc phòng ở Trường Sa, Trung Quốc làm ra. Trường này thuộc Quân ủy Trung ương của ĐCSTQ. Cơ sở dữ liệu này đã được tích hợp vào bản đồ trang web có tên “Dữ liệu lớn chống dịch để

quay trở lại làm việc” (URL: https://www.nudtdata.com.cn/). Mặc dù bản đồ để công khai, nhưng nó không được biết đến rộng rãi.

Theo Foreign Policy mặc dù dữ liệu không toàn diện, nhưng nó rất phong phú, bao gồm hơn 640.000 thông tin cập nhật phủ rộng tới ít nhất 230 thành phố. Nói cách khác, có hơn 640.000 thông tin hiển thị số trường hợp bệnh nhân với địa điểm cụ thể. Mỗi dữ liệu cập nhật đều có vĩ độ, kinh độ của vị trí và số trường hợp được xác nhận nhiễm dịch trong khoảng thời gian từ đầu tháng 2 đến cuối tháng 4.

Vào ngày 15/5, trang UP Media của Đài Loan đã kiểm tra trang web trên, khi phóng to bản đồ dữ liệu có thể thấy dữ liệu tình hình dịch bệnh của mỗi tiểu khu, bao gồm số ca chẩn đoán, số ca nghi nhiễm, số ca tử vong, số ca được chữa khỏi và số ca nhiễm bệnh không triệu chứng… Tuy nhiên, khi nhấp vào hàng trăm ký hiệu dịch bệnh trên bản đồ đều không cho thấy “số ca tử vong”. Ngoài ra, có nhiều địa điểm chỉ hiển thị “đã từng có dịch”, nhưng không có số liệu ca nhiễm cụ thể.

Dữ liệu dịch bệnh trên bản đồ có thể hiển thị chính xác từng tiểu khu. (UP Media lấy từ bản đồ trang web “Dữ liệu lớn về chống dịch để trở lại làm việc”)

Nhiều địa điểm chỉ hiển thị “đã từng có dịch” mà không có dữ liệu. (UP Media lấy từ bản đồ trang web “Dữ liệu lớn về chống dịch để trở lại làm việc”)

Góc dưới bên trái của bản đồ hiển thị nhóm nghiên cứu, phát triển và đơn vị sản xuất của cơ sở dữ liệu, đồng thời tuyên bố rằng bản đồ đã thu thập thông tin từ nhiều tỉnh và ủy ban xây y tế thành phố, Tencent và các kênh khác, nhưng cho biết không đảm bảo dữ liệu là hoàn toàn chính xác.

Hiện tại, các phóng viên NTDTV đã cố gắng truy cập bản đồ và phát hiện trang web không thể mở được.

Trên bản đồ vẫn hiển thị số ca chẩn đoán được xác nhận tại các tỉnh do ĐCSTQ thông báo chính thức. Tuy nhiên, hơn 640.000 dữ liệu cập nhật cho thấy dữ liệu này lớn hơn nhiều so với số liệu thông báo chính thức. Mặc dù 640.000 thông tin cập nhật không thể hiện chính xác là 640.000 trường hợp được xác nhận, nhưng chúng cũng phản ánh một phần dữ liệu ca lây nhiễm thực sự.

Bản đồ vẫn hiển thị dữ liệu chính thức được công bố (Up Media lấy từ bản đồ trang web “Dữ liệu lớn chống dịch để quay trở lại làm việc”)

Trên bản đồ có nhiều ký hiệu ‘đã từng có dịch’, cho thấy cơ sở dữ liệu vẫn chưa thống kê hoàn toàn số liệu các ca được xác nhận nhiễm dịch. Hơn nữa, cái gọi là “người nhiễm bệnh không triệu chứng” (dương tính nhưng không có triệu chứng) không được đưa vào dữ liệu công bố chính thức của ĐCSTQ. Vì vậy, có thể phán đoán số ca nhiễm bệnh thực tế ở Trung Quốc lớn hơn nhiều so với dữ liệu 640.000 này.

Vào cuối tháng 3, các cố vấn khoa học của Anh đã thông báo cho Thủ tướng Johnson rằng số ca nhiễm bệnh ở Trung Quốc đã bị ĐCSTQ che giấu và làm giảm đi từ 15 đến 40 lần. Nói cách khác, dựa trên 80.000 chẩn đoán được xác nhận mà ĐCSTQ công bố tại thời điểm đó, số ca nhiễm bệnh thực tế ở Trung Quốc là từ 1,2 triệu đến 3,2 triệu. Và đây mới chỉ là một ước tính cho tháng Ba.

Minh Thanh

Theo NTDTV

https://www.ntdvn.com/the-gioi/ro-ri-du-lieu-cua-hoc-vien-quan-su-trung-quoc-cho-thay-co-640000-nguoi-nhiem-dich-gap-6-lan-so-cong-bo-38117.html

 

Trung Quốc thừa nhận đã tiêu hủy các mẫu xét nghiệm

virus Corona Vũ Hán vì lý do ‘an toàn’

Bình luậnDu Miên

Ngày 15/5, Trung Quốc đã lên tiếng xác nhận có ra lệnh cho các phòng thí nghiệm trái phép ở nước này tiêu hủy các mẫu xét nghiệm virus Corona Vũ Hán ngay từ khi dịch bệnh mới bùng phát, New York Post (NYP) đưa tin.

Trao đổi với tờ South China Morning Post (SCMP), Liu Dengfeng, một quan chức thuộc phòng Giáo dục và Khoa học của Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc, nói rằng các phòng thí nghiệm trái phép bắt buộc phải tiêu hủy các mẫu xét nghiệm để “ngăn chặn nguy cơ đối với an toàn sinh học trong phòng thí nghiệm và ngăn ngừa thảm họa thứ cấp do mầm bệnh không xác định được” gây ra.

Ông Liu nhấn mạnh việc tiêu hủy mẫu phẩm của bệnh nhân viêm phổi Vũ Hán (COVID-19) được thực hiện vì lý do an toàn sinh học, chứ hoàn toàn không phải để che đậy thông tin với Mỹ và các nước khác.

Ông cũng cho biết rằng khi virus Corona Vũ Hán xuất hiện lần đầu tại thành phố Vũ Hán, “viện nghiên cứu chuyên nghiệp cấp quốc gia” đã làm việc để xác định mầm bệnh gây ra nó.

Trong một cuộc họp báo ngắn, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Pompeo đã cáo buộc chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) từ chối cung cấp các mẫu xét nghiệm virus Corona Vũ Hán lấy từ bệnh nhân khi bệnh dịch vừa khởi phát ở Trung Quốc vào cuối năm 2019 và ĐCSTQ đã tiêu hủy các mẫu bệnh phẩm ban đầu này.

Ông Pompeo khẳng định: “Chúng tôi tin tưởng mạnh mẽ rằng ĐCSTQ đã không báo cáo sự bùng phát của chủng virus corona mới một cách kịp thời tới Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Ngay cả khi ĐCSTQ đã thông báo cho WHO về sự bùng phát của virus corona, Trung Quốc đã không chia sẻ toàn bộ thông tin mà họ có”.

Trong một cuộc phỏng vấn với Fox Business Network hôm thứ Năm (14/5), Tổng thống Trump bày tỏ sự thất vọng đối với sự thất bại của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) trong việc ngăn chặn chủng virus corona nguy hiểm mới, dẫn đến thảm cảnh đại dịch lây lan toàn cầu. Đại dịch này cũng đã phủ bóng u ám lên thỏa thuận thương mại ký kết giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc hồi tháng Một – vốn được Tổng thống Trump coi là một thành tựu lớn, Reuters đưa tin.

Tổng thống Trump cho biết, ông không muốn nói chuyện với Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình vào lúc này. Thậm chí, ông Trump còn khẳng định có thể cắt đứt các mối liên hệ với quốc gia có nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới này.

Du Miên

https://www.ntdvn.com/trung-quoc/tq-thua-nhan-da-tieu-huy-cac-mau-xet-nghiem-virus-corona-vu-han-vi-ly-do-an-toan-38027.html

 

Covid-19 :

Trung Quốc đang thử nghiệm 5 vac-xin trên người

Trung Quốc đang thử nghiệm 5 loại vac-xin trị Covid-19 trên người, theo thông tin của bộ Y Tế Trung Quốc. Trong số hơn 2.500 người tham gia thử nghiệm, cơ quan y tế Trung Quốc khẳng định chưa ghi nhận bất cứ dấu hiệu đáng ngại lớn nào.

Thông tín viên Simon Leplâtre tường trình từ Thượng Hải :

« Trung Quốc đã không để mất thời gian. Ngay khi vừa lập được bản đồ về hệ mã di truyền virus corona mới hồi tháng Giêng 2020, các phòng thí nghiệm tại Trung Quốc đã bắt đầu tham gia vào tiến trình phát triển vac-xin. Theo một nhà khoa học nước ngoài ở Thượng Hải, nhiều dự án nghiên cứu về các vac-xin chống những căn bệnh khác đã bị đình chỉ để dồn toàn bộ nguồn lực cho việc chế tạo một vac-xin chống virus SARS-CoV-2. 

Hiện nay, có 5 vac-xin khác nhau đang trong giai đoạn thử nghiệm trên người, trong đó có nhiều vac-xin đã bước vào giai đoạn hai, tức là giai đoạn thử nghiệm trên một nhóm lớn hơn, sau giai đoạn một, với khoảng 100 người tham gia. Hôm qua, một thứ trưởng bộ Y Tế Trung Quốc tuyên bố, với tổng cộng 2.575 người được chích vac-xin, ‘’đã không có bất cứ một hệ quả tiêu cực lớn nào được ghi nhận’’. 

Một trong các vac-xin hứa hẹn nhất được các nhà khoa học trong quân đội Trung Quốc, tại Vũ Hán, phát triển. Các thử nghiệm đã bắt đầu từ tháng Ba vừa qua, cùng lúc với đợt thử nghiệm đầu tiên trên người tại Mỹ. 

Trung Quốc đang tiến nhanh trong việc chế tạo vac-xin, nhưng sẽ còn phải có một giai đoạn thử nghiệm thứ ba, trước khi phát triển các phương tiện sản xuất vac-xin trên quy mô lớn. Có thể nói một vac-xin được đưa ra sử dụng đại trà sẽ không thể có trước đầu năm tới ».

http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200516-covid-19-trung-qu%E1%BB%91c-%C4%91ang-th%E1%BB%AD-nghi%E1%BB%87m-5-vac-xin-tr%C3%AAn-ng%C6%B0%E1%BB%9Di

 

Trung Quốc lạm dụng tư thế

ở thượng nguồn các con sông châu Á

Trọng Nghĩa

Tuần báo Anh The Economist ngày 16/05/2020 đã có bài viết phê phán việc Trung Quốc lạm dụng tư thế quốc gia nằm ở thượng nguồn hai con sông lớn tại châu Á để bắt chẹt các láng giềng.

Trong bài bình luận “Nếu không bớt xây đập trên thượng nguồn, thì ít ra Trung Quốc nên chia sẻ thông tin”, The Economist đã nêu lên trường hợp sông Brahmaputra chảy qua Ấn Độ, và sông Mêkông chảy xuống 5 nước Đông Nam Á (Miến Điện, Lào, Thái Lan, Cam Bốt và Việt Nam) để chỉ trích việc Bắc Kinh cố tình giữ kín các thông tin về hoạt động của các con đập giữ nước mà họ xây trên thượng nguồn, khiến cho nông dân và ngư dân ở các nước hạ nguồn không thể có được kế hoạch tốt để canh tác hay đánh bắt.

Ghi nhận trước tiên của The Economist là các dòng sông xuất phát từ cao nguyên Tây Tạng là nguồn lý tưởng cho biết bao kế hoạch thủy điện. Do việc Tây Tạng trở nên  một vùng lãnh thổ của Trung Quốc, các kỹ sư nước này đã khai thác triệt để nguồn này, không chỉ xây dựng những con đập khổng lồ trên các sông Hoàng Hà, Dương Tử, chảy qua Trung Quốc, mà trên cả các con sông lớn khác như sông Brahmaputra và Mêkông đi qua nhiều nước khác trên đường ra biển.

Bắc Kinh có quyền, nhưng không nên lạm dụng

Theo The Economist, đúng là Trung Quốc có quyền làm như thế. Các quốc gia có được quyền kiểm soát các thượng nguồn các con sông lớn thường sử dụng nguồn nước này cho thủy điện hay thủy lợi. Những nước láng giềng ở hạ nguồn phải chịu thiệt.

Tuy nhiên, nếu quốc gia thượng nguồn khai thác quá mức hay ngăn chặn dòng nước, các vùng bên dưới phải chịu nạn mùa màng khô cằn, ngư nghiệp phá sản, đất trồng trọt nhiễm mặn. Trong những trường hợp tốt nhất, thì các quốc gia liên can có thể tìm cách ký thỏa thuận về việc sử dụng dòng sông, trường hợp tệ nhất là các bên tranh chấp với nhau, gây nên căng thẳng. Đó là tình hình hiện nay giữa Trung Quốc và các nước láng giềng, như trong trường hợp sông Mêkông.

Trung Quốc đã xây 11 con đập trên dòng chính và đang dự kiến xây thêm 8 đập khác, còn các nước ở hạ nguồn đã xây hai đập và đang muốn xây thêm 7 đập khác.

Năm ngoái vào lúc hạn hán, sông Mêkông chảy chậm đến nỗi Cam Bốt phải cho một trung tâm thủy điện lớn ngưng hoạt động. Ngay cả khi mưa bình thường, dòng chảy con sông yếu đi đến mức nước mặn tràn vào vùng châu thổ sông Mêkông, tác hại đến cả Việt Nam lẫn Cam Bốt, phá hoại nguồn cá nuôi sống hàng triệu dân nghèo xứ Chùa Tháp.

Trung Quốc luôn phản đối mọi thỏa thuận, cam kết chính thức về việc giảm xây đập hay bảo đảm cho các láng giềng một lượng nước tối thiểu. Trung Quốc cũng không gia nhập Ủy Hội Sông Mê Kông, một cơ cấu giúp các nước giải quyết tranh chấp.

Vấn đề không chỉ là Trung Quốc cảm thấy khó chịu trước những gì được xem là can thiêp của bên ngoài vào “công việc nội bộ”, mà còn là việc lãnh đạo Trung Quốc bị những đề án kỹ thuật lớn mê hoặc, không quan tâm đến tình cảnh của người dân bị di dời hoặc bị thiệt hại, kể cả khi đó là công dân của họ.

Xây đập ngăn nước, nhưng thiếu chia sẻ thông tin cho láng giềng

Trung Quốc rất thích và giỏi về xây các con đập lớn, họ đã giúp Pakistan xây đập trên sông Indus, đang cố cổ vũ Miến Điện xây một đập lớn trên sông Irrawaddy mà phụ lưu chỉ chảy qua Trung Quốc trên vài cây số.

Thế nhưng cho dù Trung Quốc không thể tự kềm chế trong việc xây đập, thì ít ra họ cũng nên cố gắng thêm để trấn an các láng giềng, chia sẻ thông tin thường xuyên về lưu lượng sẽ là một khởi đầu tốt.

Năm 2017, trong lúc tranh chấp với Ấn Độ, Trung Quốc đã không cung cấp thông tin về lưu lượng sông Brahmaputra, được sử dụng để cảnh báo cho nông dân ở hạ nguồn về lũ lụt. Và hai bên đã phải tổ chức một cuộc gặp thượng đỉnh, để có lại những thông tin.

Đối với The Economist, viêc chia sẻ thông tin sẽ được các quốc gia hạ nguồn tán thưởng vì biết được lúc nào thì các đập thủy điện Trung Quốc muốn giữ hay xả nước để nông dân và ngư dân của họ có thời gian chuẩn bị. Trung Quốc cũng không bị thiệt gì, nếu giúp giảm nhẹ hạn hán khi có thể. Và như thế họ sẽ được biết bao lời biết ơn.

http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200516-trung-qu%C3%B4%CC%81c-la%CC%A3m-du%CC%A3ng-t%C6%B0-th%C3%AA%CC%81-%C6%A1%CC%89-th%C6%B0%C6%A1%CC%A3ng-ngu%C3%B4%CC%80n-ca%CC%81c-con-s%C3%B4ng-ch%C3%A2u-a%CC%81

 

Chương trình ‘Wow Trung Quốc’ trên sóng quốc gia

khiến người Philippines phẫn nộ

Phụng Minh

Chương trình có tuổi đời 2 năm phát trên kênh sở hữu nhà nước của Philippines đang gây ra phản ứng dữ dội tại quốc đảo này.

Những chữ cái màu đỏ nổi bật trên nền trắng xanh kèm giọng đọc đánh vần các từ “Wow Trung Quốc”, tất cả được trình bày trên nền giai điệu của một bản nhạc Trung Quốc. Đó là phần mở đầu của một chương trình phát thanh được phát trên Radyo Pilipinas do chính phủ Philippines điều hành phối hợp với Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc (China Radio International).

Chương trình được thực hiện từ năm 2018, đã khiến công chúng phản ứng dữ dội vào thứ Hai (11/5), sau khi người dùng internet đưa ra nhiều bình luận cho thấy chương trình đã phát sóng những điều có vẻ giống như ủng hộ những tuyên truyền của Trung Quốc giữa đại dịch COVID-19.

Nhiều người dùng internet cũng mỉa mai khi Wow China được lên sóng trong khi chính phủ Philippines vừa ra lệnh ngừng và hủy bỏ kênh tin ABS-CBN, mạng truyền thông lớn nhất của quốc gia này.

Vào chiều 11/5, “Wow China” đã xuất hiện trên các hashtag xu hướng hàng đầu trên mạng xã hội Twitter tại Philippines, với hơn 6.400 lượt tweet.

Cùng điểm qua một vài bình luận của người dân Philippine trên Twitter:

“Tôi không biết nhiều về Wow Trung Quốc của Radyo Pilipinas nhưng thực tế đây là một đài phát thanh thuộc sở hữu của chính phủ mà lại cho phép loại chương trình phát sóng xấu xa này. Kiểu áp chế mà chính phủ này đang tuyên truyền là hết sức bệnh hoạn”.

“Đài phát thanh DZRB (738 AM) Radyo Pilipinas (RP1, thường được phát sóng với tên Radyo Pilipinas) là đài AM hàng đầu của Dịch vụ phát thanh truyền hình Philippines thuộc Tập đoàn truyền thông Tổng thống. Bây nó giờ đang được điều hành bởi Trung Quốc hay sao? WOW Trung Quốc? Nó nên bị đình chỉ”.

“Bãi bỏ một mạng lưới “phục vụ người Philippines” (ý nói kênh ABS-CBN) và đột nhiên nhường chỗ cho một chương trình có tên “wow Trung Quốc” phát sóng tuyên truyền ủng hộ Trung Quốc… và chương trình này chạy trên đài phát thanh của chính phủ… có nghĩa là nó được trả bằng tiền của người nộp thuế. Tôi thật không còn lời nào để nói”.Wow Trung Quốc là một chương trình văn hóa, tập trung vào truyền thống, văn hóa, lịch sử của Trung Quốc và Philippines, cũng như sự khác biệt và tương đồng giữa hai quốc gia này.

Theo Rappler

Phụng Minh biên dịch

https://www.dkn.tv/the-gioi/chuong-trinh-wow-trung-quoc-tren-song-quoc-gia-khien-nguoi-philippines-phan-no.html

 

Singapore bỏ tù phi công Mỹ vì vi phạm lệnh cách ly

Một phi công máy bay chở hàng của Mỹ thừa nhận đã “thiếu suy xét” khi vi phạm lệnh cách ly để đi mua vật phẩm y khoa và trở thành người nước ngoài đầu tiên bị bỏ tù tại Singapore vì vi phạm các hạn chế nhằm ngăn virus corona, theo lời luật sư ngày 15/5.

Phi công hãng FedEx, Brian Yeargan, 44 tuổi, cư dân Alaska, hôm 13/5 bị kết án 4 tuần tù giam sau khi nhận tội rời phòng khách sạn trong 3 giờ để đi mua khẩu trang và nhiệt kế, luật sư biện hộ Ronnie Tan nói.

Singapore là một trong những nước có nhiều người nhiễm COVID nhất Châu Á, với 26.000 ca. Hơn 90% những người bị nhiễm là công nhân nước ngoài sống tại những khu nhà trọ đông đúc, trong khi chính phủ bắt đầu nới lỏng những hạn chế cho cư dân địa phương.

Thành phố-quốc gia nhỏ bé này phạt nặng những người vi phạm lệnh cách ly, không mang khẩu trang tại nơi công cộng và không tôn trọng những biện pháp cách ly xã hội. Những người vi phạm lệnh cách ly đối mặt tới 6 tháng tù, bị phạt tiền đến 10.000 đô la Singapore (7.000 đô la Mỹ), hay cả hai.

Luật sư Tan nói phi công Yeargan và hai phi công phụ được đưa đến một khách sạn tại phi trường để cách ly 14 ngày sau khi đáp tới đây từ Sydney hôm 3/4. Việc cách ly này là bắt buộc vì trong tờ khai y tế, những người này nói họ đã ghé Trung Quốc, Hong Kong, Macau, Nhật và Mỹ trong thời gian hai tuần trước khi đến Singapore, ông Tan nói.

Các giới chức y tế hôm 5/4 khi đến kiểm tra sức khoẻ cho phi công Yeargan phát hiện là ông không có trong phòng. Ông Yeargan khai với tòa đã lên xe điện ngầm xuống phố mua nhiệt kế và một ít hộp khẩu trang trước khi trở về Mỹ ngày 6/4.

Ông Tan nói phi công Yeargan cần những thứ này vì tại Mỹ đang thiếu và vợ ông bị bệnh. Vợ ông Yeargan bị khó thở nhưng xét nghiệm âm tính với virus corona vào tháng 3, luật sư cho biết.

Vẫn theo lời luật sư Tan, phi công Yeargan mất con gái trong một tai nạn thảm khốc cách đây 4 năm và một cái chết có thể xảy ra nữa làm ông sợ. Ông Yeargan nói với tòa là hai phi công phụ đã bay ra khỏi Singapore hôm 6/4 như dự trù nhưng ông bị kẹt ở lại. Ông cũng nói rằng ông đã phải bỏ một chuyến bay cứu trợ nhân đạo của Không lực Mỹ đến những nước bị COVID-19 tác hại vì bị giữ tại Singapore.

“Phát biểu trước tòa, ông Yeargan nói ông rất tiếc, ông đã phán đoán kém, và lẽ ra ông không nên đi ra ngoài,” luật sư Tan cho hay. Công dân Mỹ này cũng khẳng định “tôn trọng người dân Singapore và luật lệ ở đây,” ông Tan nói thêm.

Tòa án nói đáng lẽ phi công Yeargan nên nhờ người nào đó mua những thứ cần dùng này cho ông.

Luật sư Tan nói ông Yeargan cảm thấy nhẹ nhõm vì các công tố viên đề nghị giam đến 8 tuần. Ông nói ông sẽ đệ đơn xin giảm án vì hạnh kiểm tốt để được trả tự do trong 3 tuần.

Tờ Anchorage Daily News nói ông Yeargan thuộc cộng đồng Eagle River và phục vụ trong Vệ binh Quốc gia Không lực Alaska.

Phát ngôn viên hãng FedEx, Davina Cole, nói với tờ báo này là công ty tuân thủ các qui luật của các nhà cầm quyền liên hệ đến việc chế ngự virus corona.

Ông Yeargan là người nước ngoài đầu tiên bị kết án vì vi phạm lệnh cách ly, nhưng một vài người Singapore đã bị tù từ 5 đến 6 tuần vì ra khỏi nhà.

Singapore áp dụng đóng cửa một phần vào ngày 7/4 và nới lỏng hạn chế vào ngày 12/5 để cho phép các nhà sản xuất thực phẩm, tiệm hớt tóc, tiệm giặt ủi mở cửa trước khi lệnh đóng cửa chấm dứt vào ngày 1/6.

https://www.voatiengviet.com/a/singapore-b%E1%BB%8F-t%C3%B9-phi-c%C3%B4ng-m%E1%BB%B9-v%C3%AC-vi-ph%E1%BA%A1m-l%E1%BB%87nh-c%C3%A1ch-ly/5422348.html