Tin khắp nơi – 16/04/2020
Virus corona: Tổng thống Mỹ ra kế hoạch tái khởi động nền kinh tế – Thanh Phương
Hôm nay, 16/04/2020, tổng thống Donald Trump công bố kế hoạch nhằm khởi động lại nền kinh tế Hoa Kỳ, vào lúc nước Mỹ lại ghi nhận một kỷ lục mới về số người chết vì dịch Covid-19.
Hôm qua, tại Hoa Kỳ lại có thêm gần 2.600 người chết trong vòng 24 tiếng đồng hồ, theo thống kê của trường đại học John Hopkins. Đây là số ca tử vong trong một ngày cao nhất từ trước đến nay tại Mỹ, nâng tổng số người chết vì dịch Covid-19 lên 28.326. Hoa Kỳ hiện có số ca tử vong cũng như số ca lây nhiễm ( hơn 637.000 ) nhiều nhất thế giới.
Trong cuộc họp báo hôm qua, tổng thống Donald Trump đánh giá rằng dịch Covid-19 tại nước Mỹ rất có thể đã qua đỉnh điểm tính về số ca lây nhiễm mới, cho nên hôm nay ông sẽ công bố các nét chính của kế hoạch khởi động lại nền kinh tế. Ông tuyên bố : « Chúng ta sẽ mở cửa lại các bang, một số bang sẽ được mở cửa lại sớm hơn các bang khác ».
Trong khi chờ đợi, hơn 70 triệu dân Mỹ đang chờ nhận ngân phiếu 1.200 đôla mà chính quyền Liên bang đã hứa. Khoản trợ cấp này đã được Quốc Hội thông qua vào cuối tháng 3 trong khuôn khổ kế hoạch cứu vãn nền kinh tế. Nhưng việc gởi các ngân phiếu này có thể bị chậm trễ do một yêu cầu của tổng thống Trump : tên của ông phải được in trên các ngân phiếu.
Từ Washington, thông tín viên Anne Corpet gởi về bài tường trình :
« Trên nguyên tắc đến thứ Năm tuần này, bộ Tài Chính Mỹ phải in xong hơn 70 triệu ngân phiếu nhằm trợ giúp các gia đình đang gặp khó khăn vì khủng hoảng dịch bệnh.
Nhưng thứ Ba vừa qua, bộ phận kỹ thuật của bộ đã phải điều chỉnh hệ thống tin học để in tên Donald Trump trên các ngân phiếu. Đây là lần đầu tiên một tổng thống Mỹ yêu cầu như vậy. Tên của ông Trump sẽ được đặt bên cạnh số tiền cấp cho dân Mỹ.
Theo tờ Washington Post, tổng thống Trump ban đầu muốn ký tên lên các ngân phiếu, nhưng quy định của bộ Tài Chính Hoa Kỳ không cho phép như thế. Theo báo chí Mỹ, yêu cầu của ông Trump có thể khiến cho việc phân phát phải mất thêm một thời gian.
Trên mạng Twitter, lãnh đạo khối nghị sĩ Dân Chủ ở Hạ Viện Nancy Pelosi viết : Sự chậm trễ này sẽ ảnh hưởng đến các gia đình đang gặp khó khăn, và đây là một ví dụ mới đáng xấu hổ về cách thức thảm hại của Donald Trump trong việc xử lý một cuộc khủng hoảng khẩn cấp. Nhưng bộ Tài Chính khẳng định việc thêm tên tổng thống vào ngân phiếu sẽ không có ảnh hưởng gì đến những người được hưởng trợ cấp này. »
Virus corona: Trump nói bệnh dịch
đã vượt đỉnh điểm và Mỹ sắp mở cửa lại
Tổng thống Donald Trump nói rằng Hoa Kỳ đã “vượt qua đỉnh điểm” của các trường hợp nhiễm Covid-19 mới và dự đoán một số tiểu bang sẽ sinh hoạt bình thường lại trong tháng này.
Trong cuộc họp báo về virus hàng ngày của Nhà Trắng, ông Trump cho biết các hướng dẫn mở cửa mới sẽ được công bố vào thứ Năm sau khi ông nói chuyện với các thống đốc.
“Chúng tôi sẽ là những đứa trẻ quay lại, tất cả chúng ta,” tổng thống nói. “Chúng ta muốn lấy lại đất nước của mình.”
Hoa Kỳ có gần 637.716 trường hợp được xác nhận Covid-19 và hơn 30.826 trường hợp tử vong.
Đại dịch virus corona khi nào mới hết?
“Dữ liệu cho thấy rằng trên toàn quốc, chúng ta đã vượt qua đỉnh điểm của các ca nhiễm mới”, ông Trump nói với các phóng viên ở Vườn hồng hôm thứ Tư.
“Hy vọng rằng điều đó sẽ tiếp tục, và chúng ta sẽ tiếp tục đạt được những tiến bộ lớn.”
Bill Gates nói việc Trump ngưng tài trợ cho WHO rất ‘nguy hiểm’
Virus corona: Trump khẳng định có ‘toàn quyền’ dỡ bỏ lệnh phong tỏa
Fauci: Mỹ ‘đã có thể cứu nhiều mạng người’ nếu hành động sớm hơn
Khi được hỏi tại sao Mỹ chiếm tỷ lệ đáng kể trong số người chết trên toàn cầu là 136.908, ông Trump cáo buộc các quốc gia khác nói dối về tỷ lệ tử vong của họ.
“Có ai thực sự tin con số của một số quốc gia này không?” ông nói, đơn cử Trung Quốc.
Chính quyền Trump trước đây đã nhắm vào ngày 1/5 như ngày có thể gỡ bỏ lệnh giãn cách xã hội, nhưng tổng thống cho biết một số tiểu bang có thể trở lại bình thường sớm hơn thế.
Khi được hỏi về sự nguy hiểm của việc mở cửa lại quá sớm, ông Trump nói: “Cũng có người chết liên quan đến việc đóng cửa.”
Ông trích dẫn các vấn đề sức khỏe tâm thần, nói rằng đường dây nóng tự tử đang “bùng nổ” khi nền kinh tế đóng băng.
Hàng triệu người Mỹ đã mất việc làm do các biện pháp phong tỏa trên toàn quốc và con số thất nghiệp đang ở mức kỷ lục.
Theo dữ liệu của chính phủ công bố hôm thứ Tư, doanh số bán lẻ giảm 8,7% trong tháng Ba, mức giảm lớn nhất kể từ khi việc theo dõi dữ liệu bắt đầu vào năm 1992.
Trong khi đó, thống đốc tiểu bang Connecticut, Maryland, New York và Pennsylvania từng ban hành các mệnh lệnh hoặc hướng dẫn rằng cư dân nên đeo khẩu trang khi họ đến nơi công cộng trong những tuần tới.
“Chúng tôi sẽ trở lại bình thường – đó sẽ là một bình thường mới”, Thống đốc bang Connecticut Ned Lamont nói.
Hôm thứ Tư, Thị trưởng Los Angeles Eric Garcetti cho biết các cuộc tụ họp lớn như các hòa nhạc và thể thao có thể sẽ không được phép tổ chức trong thành phố này cho đến năm 2021.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết Trung Quốc phải có “sự minh bạch hoàn toàn” đối với virus corona, trong cuộc gọi với người đồng cấp Bắc Kinh, ông Yang Jiechi, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết.
Ông Pompeo đã nhiều lần cáo buộc Bắc Kinh che đậy quy mô của vụ dịch trong những ngày đầu, điều mà Trung Quốc phủ nhận.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-52292030
Virus Vũ Hán 16/4: Tổng thống Trump nói
Mỹ có thể ‘đã qua đỉnh dịch’
Hải Lam
Theo cập nhật của Worldometers lúc 7h57 ngày 16/4 (giờ Việt Nam), dịch Covid-19 xuất hiện tại 210 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, với 2.082.881 ca nhiễm, trong đó 134.603 người đã tử vong và 510.129 người khỏi bệnh.
Hiện Mỹ là vùng dịch lớn nhất thế giới với 644.089 ca nhiễm và 28.529 ca tử vong. New York là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nhất từ dịch bệnh với hơn 11.500 ca tử vong.
Hai vùng dịch lớn tiếp theo trên thế giới là Tây Ban Nha và Ý. Đây cũng là 2 vùng dịch lớn nhất châu Âu. Hôm 15/4, giới chức Ý báo cáo thêm 2.667 ca nhiễm, mức tăng thấp nhất kể từ ngày 13/3. Số ca tử vong mới cũng giảm.
Tại châu Á, 3 vùng dịch lớn nhất là Trung Quốc, Iran và Ấn Độ.
Khu vực Đông Nam Á ghi nhận hơn 22.000 ca nhiễm nCov, hơn 950 người đã tử vong. Philippines hiện là ổ dịch lớn nhất khu vực trong khi Indonesia là nước có tỷ lệ tử vong cao nhất.
Hiện Việt Nam ghi nhận 268 ca nhiễm viêm phổi Vũ Hán.
Để xem số liệu mới nhất về số ca nhiễm, tử vong và hồi phục tại các nước trên thế giới, quý độc giả có thể truy cập: https://www.worldometers.info/coronavirus/
Dưới đây là một số tin vắn nổi bật về dịch viêm phổi Vũ Hán:
Tổng thống Trump nói Mỹ có thể ‘đã qua đỉnh dịch’
Tổng Trump cho rằng các số liệu cho thấy Mỹ có thể “đã qua đỉnh dịch” và lên kế hoạch mở cửa lại nền kinh tế.
“Rõ ràng là chiến lược quyết liệt của chúng ta đang có hiệu quả”, Tổng thống Mỹ phát biểu tại họp báo ở Nhà Trắng ngày 15/4. “Trận chiến vẫn tiếp tục nhưng dữ liệu cho thấy nước ta đã qua đỉnh dịch với số ca nhiễm mới. Những tiến triển đáng khích lệ này tiếp thêm sức mạnh để chúng tôi hoàn thiện các hướng dẫn về việc mở cửa trở lại đất nước”, ông nói thêm.
Tổng thống Trump cho biết ông sẽ thảo luận về hướng dẫn này trong cuộc họp báo ngày kế tiếp.
New York ra sắc lệnh người dân toàn bang đeo khẩu trang
Theo The Hill, Thống đốc New York Andrew Cuomo hôm 15/4 ra sắc lệnh yêu cầu mọi người dân toàn bang phải đeo khẩu trang hoặc đồ thay thế ở nơi công cộng.
“Nếu bạn chuẩn bị xuất hiện ở nơi công cộng, phải tiếp xúc với mọi người và không thể tiếp tục cách biệt cộng đồng, thì phải đeo khẩu trang, hoặc che mũi, miệng”, ông Cuomo nói tại họp báo hàng ngày.
Đức kéo dài cách ly xã hội đến ít nhất 3/5
Reuters đưa tin, Thủ tướng Đức Angela Merkel hôm 15/4 cho biết lệnh cách ly xã hội sẽ kéo dài ít nhất đến ngày 3/5 nhưng một số cửa hàng có thể mở cửa trở lại vào tuần tới.
Bà Merkel nói thêm rằng chính phủ khuyến nghị người dân đeo khẩu trang trong khi mua sắm và trên các phương tiện giao thông công cộng. Các trường học trên cả nước sẽ dần được mở lại, bắt đầu từ ngày 4/5.
Anh có thể đang đến đỉnh dịch
Theo Reuters, Giám đốc y tế của Anh Chris Whitty hôm 15/4 cho rằng nước này có lẽ đang đạt đến đỉnh dịch nhưng vẫn còn quá sớm để tự tin về điều đó và bắt đầu lên kế hoạch cho các bước tiếp theo.
Bắc Ireland kéo dài các biện pháp hạn chế trong 3 tuần
Bộ trưởng Thứ nhất Bắc Ireland Arlene Foster ngày 15/4 thông báo sẽ kéo dài các biện pháp hạn chế nhằm ngăn dịch Covid-19 lây lan thêm 3 tuần.
Bắc Ireland đã cấm bất cứ ai rời khỏi nhà nếu không có lý do hợp lý, buộc đóng cửa một số địa điểm. Các quan chức cảnh báo sẽ sử dụng quyền lực để yêu cầu đóng cửa hoặc hạn chế các doanh nghiệp không đảm bảo an toàn cho nhân viên.
Mời quý độc giả theo dõi thông tin về tình hình dịch viêm phổi Vũ Hán tại chuyên trang: https://www.dkn.tv/tag/dich-virus-corona
https://www.dkn.tv/the-gioi/virus-vu-han-16-4-tong-thong-trump-noi-my-co-the-da-qua-dinh-dich.html
Quân đội Mỹ đang bị khủng hoảng nặng nề
vì virus COVID-19
Thế giới hiện có hơn 1,8 triệu ca nhiễm virus corona chủng mới gây ra dịch COVID-19, với số tử vong vượt 106.000 người. Trong đó, Mỹ hiện đang dẫn đầu về số người bị nhiễm và số ca tử vong.
Theo thống kê của WorldOMeter, tính đến ngày 12/4, Thế giới hiện có hơn 1,8 triệu ca nhiễm virus corona chủng mới gây ra dịch COVID-19, với số tử vong vượt 106.000 người. Trong đó, Mỹ hiện có 530.037 người nhiễm. Số ca tử vong vì COVID-19 của Mỹ ngày 12/4 đã vượt qua mốc 20.466, đưa quốc gia này trở thành đất nước có nhiều người chết nhất thế giới. Hãng tin Reuters cho biết Mỹ đã ghi nhận khoảng 2.000 ca tử vong mỗi ngày trong vòng 4 ngày qua. Các chuyên gia y tế cảnh báo số bệnh nhân qua đời vì COVID-19 tại đây có thể lên đến 200.000 người vào mùa hè, nếu người dân không nghiêm túc thực hiện các biện pháp hạn chế dịch lây lan.
Bên cạnh việc có số ca nhiễm và ca tử vong lớn nhất thế giới, quân đội Mỹ hiện được cho là lực lượng quốc phòng ảnh hưởng nặng nề nhất. Trang tin Hoa ngữ Đa Chiều (10/4) đưa tin, các số liệu mới nhất cho thấy hơn 150 căn cứ quân sự ở 41 tiểu bang của Hoa Kỳ đã xuất hiện dịch bệnh COVID-19. Lầu Năm Góc ngày 7/4 cũng tuyên bố rằng lực lượng quân đội Mỹ đã có thêm hơn 3.000 ca nhiễm virus Corona mới chỉ trong chưa đầy một tuần, nhiều hơn gấp đôi số ca mắc mới trong tuần trước. Sự phân bố địa lý của các căn cứ quân sự bị dịch bệnh tấn công được cho là đã phản ánh tình hình lây nhiễm của dân chúng các địa phương, nhưng thể hiện tình hình suy giảm lây lan của dịch bệnh ở Mỹ.
Tại các căn cứ của Mỹ ở nước ngoài, dịch bệnh COVID-19 cũng tiếp tục lan rộng trong quân đội. Quân đội Mỹ đã ngừng mọi hoạt động quân sự không thiết yếu, đình chỉ tuyển quân và huấn luyện cơ bản các tân binh. Một số lượng lớn các hoạt động quân sự của Mỹ trên thực tế đã ở trong tình trạng bị đình trệ. Dịch bệnh cũng đặt ra câu hỏi về hệ thống bảo mật. Chế độ giữ bí mật của quân đội Mỹ được thiết lập trên cơ sở lý do giữ an ninh cho quân đội hiện đang hứng chịu sự phản đối mạnh mẽ của cộng đồng xung quanh các căn cứ quân sự. Theo dữ liệu mới nhất từ Bộ Quốc phòng Mỹ cho thấy hiện có 2.120 binh sĩ đã được xác nhận bị bệnh COVID-19. Quân chủng bị dịch tấn công nghiêm trọng nhất là Hải quân, tiếp theo là Lục quân, Không quân và cuối cùng là Thủy quân lục chiến. Trong số 41 tiểu bang được đề cập trong báo cáo của Bộ Quốc phòng, 9 bang đã phát hiện có các căn cứ quân sự lớn có hơn 100 trường hợp được xác nhận bị bệnh. Trong số này, những nơi nghiêm trọng nhất là Căn cứ Hải quân San Diego và Norfolk, căn cứ ở Jacksonville ở Florida, căn cứ San Antonio ở Texas, căn cứ Hải quân ở Washington. Căn cứ Không quân Andrew ở Maryland cũng có số lượng lớn các binh sĩ được xác nhận nhiễm bệnh. Các cơ sở huấn luyện cơ bản cho các tân binh ở San Antonio và San Diego, cũng như cơ sở huấn luyện cơ bản của Lục quân ở Fort Jackson, Nam Carolina, cũng là những điểm nóng về dịch bệnh.
Ngoài ra, tình trạng lây nhiễm trong quân đội Mỹ cũng đặc biệt được chú ý. Gần đây, cả bốn tàu sân bay của Hạm đội Thái Bình Dương đều đã bị dịch tấn công. Tính đến ngày 12/4, USS Theodore Roosevelt đã có hơn 550 ca COVID-19. Hiện con tàu đang cập cảng Guam, tiến hành sơ tán hàng ngàn thủy thủ khỏi tàu và cách ly họ trên các khách sạn của lãnh thổ Mỹ. Thuyền trưởng USS Theodore Roosevelt, Brett Crozier đã bị cách chức sau khi viết thư yêu cầu lãnh đạo hải quân Mỹ nhanh chóng có quyết định giải cứu thủy thủ khỏi con tàu đang bị dịch Covid-19 tấn công. Ba hàng không mẫu hạm khác cũng có ca Covid-19 bao gồm USS Ronald Reagan, đang bảo trì tại Nhật Bản, USS Carl Vinson đang cập cảng bảo trì ở Puget Sound, bang Washington và USS Nimitz đang neo đậu tại “cảng nhà” ở Bremerton, bang Washington.
Trước tình hình khẩn cấp trên, Chính quyền Tổng thống Donald Trump đã thông qua các gói ngân sách và hàng loạt biện pháp khác nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của dịch bệnh. Đáng chú ý, ngày 20/3, ông tuyên bố kích hoạt Đạo luật Sản xuất quốc phòng, cho phép chính phủ Mỹ đẩy nhanh hoạt động sản xuất khẩu trang, máy thở, bộ thông gió cũng như các thiết bị cần thiết khác để chống lại dịch bệnh Covid-19. Lầu Năm Góc (11/4) tuyên bố đang hối thúc việc sản xuất khẩu trang theo tiêu chuẩn N-95 dựa vào Đạo luật sản xuất quốc phòng (DPA) để bảo vệ các nhân viên y tế khỏi virus trong quá trình điều trị cho bệnh nhân. Theo đó, quân đội Mỹ sẽ chi 133 triệu USD để nâng sản lượng khẩu trang N-95 tại thị trường nội địa. Trung tá Mike Andrews cho biết khoản chi này sẽ giúp Mỹ có thêm 39 triệu khẩu trang N-95 trong vòng 90 ngày sắp tới. Đây là lần đầu tiên Bộ Quốc phòng Mỹ sử dụng DPA để giải quyết nhu cầu liên quan đến COVID-19, sau khi thuyết phục thành công Nhà Trắng thông qua. DPA cho phép tổng thống Mỹ mở rộng sản xuất công nghiệp các sản phẩm quan trọng đối với an ninh quốc gia.
Bên cạnh đó, quân đội Mỹ đang dự định xây dựng hàng trăm bệnh viện dã chiến trên cả nước để đối phó với hàng ngàn trường hợp nhiễm virus corona mới. Công binh lục quân Hoa Kỳ, đơn vị đã chuyển đổi một trung tâm hội nghị ở New York thành một bệnh viện với 1.000 giường trong vòng một tuần, hiện đang tìm các khách sạn, ký túc xá, trung tâm hội nghị và những nơi có không gian rộng để xây dựng 341 bệnh viện dã chiến.
Một biện pháp nữa được chính quyền loan báo hôm thứ Ba liên quan đến việc bố trí một tàu bệnh viện của Hải quân Mỹ tại cảng New York. Có phòng bệnh đặc biệt và đủ nhân sự y tế cứu cấp bệnh nhân Covid-19, tàu quân y này sẽ là nơi tiếp nhận các ca giải phẫu nhằm giúp cho các bệnh viện dân y trên đất liền chống dịch bệnh do virus corona gây ra, loại virus mà tổng thống Donald Trump cho đến nay vẫn gọi là siêu vi Trung Quốc.
http://biendong.net/bien-dong/34154-quan-doi-my-dang-bi-khung-hoang-nang-ne-vi-virus-covid-19.html
TT Trump: Mỹ điều tra xem virus corona
có phải lọt ra từ phòng thí nghiệm Vũ Hán
Tối ngày 15/04, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump cho biết chính phủ của ông đang cố gắng xác định xem liệu virus corona có phát ra từ một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán, Trung Quốc hay không. Cùng lúc Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nói rằng Bắc Kinh “cần tường minh” những gì họ biết, theo Reuters.
Nguồn gốc của virus vẫn còn là một bí ẩn. Tướng Mark Milley, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ, hôm 14/04, cho biết cơ quan tình báo Hoa Kỳ lưu ý rằng virus corona có khả năng xuất phát từ thiên nhiên, trái ngược với việc cho rằng virus được tạo ra từ phòng thí nghiệm ở Trung Quốc, nhưng điều này cũng không có gì chắc chắn.
Hôm 15/04, đài Fox News loan tin rằng con virus có nguồn gốc từ một phòng thí nghiệm Vũ Hán không phải là một loại vũ khí sinh học, mà là một phần trong nỗ lực của Trung Quốc để chứng tỏ rằng những nỗ lực của họ trong việc xác định và chống virus phải ngang bằng hoặc lớn hơn khả năng của Hoa Kỳ.
Nguồn tin này cùng với các nguồn tin khác cho thấy phòng thí nghiệm Vũ Hán, nơi diễn ra các thí nghiệm về virus học và các tiêu chuẩn an toàn lỏng lẻo ở có thể đó dẫn đến việc ai đó đã bị nhiễm bệnh và đến một khu chợ “ướt” gần đó, nơi virus bắt đầu lây lan.
Trong một cuộc họp báo tại Nhà Trắng, khi hỏi về các nguồn tin liên quan việc virus thoát ra từ phòng thí nghiệm Vũ Hán, Tổng thống Trump nói rằng ông đã được báo cáo về vụ này.
“Chúng tôi đang điều tra rất kỹ lưỡng về tình huống khủng khiếp này xem điều đó có xảy ra hay không,” ông Trump nói.
Khi được hỏi liệu ông đã nêu vấn đề này trong các cuộc điện đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, ông Trump nói: “Tôi không muốn thảo luận về những gì tôi đã nói với ông ấy liên quan đến phòng thí nghiệm, tôi chỉ không muốn thảo luận điều này, hiện tại nó không phù hợp.”
Cũng hôm 15/04, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo lặp lại lời kêu gọi chính phủ Trung Quốc “mở cửa” và chia sẻ toàn bộ câu chuyện về đại dịch Covid-19 khởi phát ở thành phố Vũ Hán, theo đài Fox News.
“Những gì chúng tôi biết là con virus này có nguồn gốc từ Vũ Hán, Trung Quốc,” ông Pompeo nói trên chương trình The Story của đài Fox News.
Ông Pompeo nói thêm: “Chúng tôi biết Viện Virus Vũ Hán chỉ cách khu chợ ướt vài dặm. Hiện vẫn còn rất nhiều điều để tìm hiểu. Chính phủ Hoa Kỳ đang làm việc chăm chỉ để làm sáng tỏ điều này.”
Người dân đổ xô đi mua tem để giúp đỡ dịch vụ bưu điện
Tin Washington DC – Hàng ngàn người dân trong những ngày qua đã lên mạng xã hội để bày tỏ sự ủng hộ Dịch vụ bưu điện Hoa Kỳ USPS.
Trong bối cảnh Dịch vụ bưu điện đang gặp khó khăn tài chính vì Covid-19. Rất nhiều người dùng Twitter đã kêu gọi nhau đi mua tem để giúp cơ quan này tiếp tục tồn tại. Kể từ khi dịch bệnh bùng phát, công việc kinh doanh của USPS đã gặp trở ngại đáng kể. Lượng thư từ giảm gần 1 phần 3, và USPS dự đoán sẽ bị lỗ khoảng 13 tỷ Mỹ kim trong năm nay. Do đó, dịch vụ bưu điện đã đề nghị quốc hội hỗ trợ 89 tỷ Mỹ kim để vượt qua khủng hoảng tài chính. Tuy nhiên, Tổng Thống Trump đã phản đối đề nghị này.
Theo tờ The Washington Post, tổng thống đã đe dọa sẽ phủ quyết ngân sách kích thích kinh tế 2 ngàn tỷ Mỹ kim, còn có tên là CARES Act, nếu ngân sách này cấp tiền cho dịch vụ bưu điện. Nhiều người dân Hoa Kỳ, bao gồm cả các nhân vật nổi tiếng, đã kêu gọi nhau cùng mua tem để giúp đỡ USPS.
Ngoài ra, nhiều người cũng lo ngại rằng, nếu Dịch vụ bưu điện bị xóa bỏ, những người sống tại những vùng xa xôi hẻo lánh sẽ gặp khó khăn khi gởi và nhận thư từ. Các hãng tư nhân, nếu thay thế USPS, được cho là sẽ không muốn hoặc không có khả năng gởi và nhận thư tại mọi địa chỉ ở Hoa Kỳ.
Ông Bill Prady, nhà biên kịch từng viết kịch bản cho series truyền hình nổi tiếng The Big Bang Theory, nói rằng việc mọi người cùng nhau mua tem là một hành động tích cực hiếm hoi, trong bối cảnh nhiều người đang cảm thấy chán nản vì phải ở yên tại nhà để tránh dịch bệnh. (Ngô Bảo)
https://www.sbtn.tv/nguoi-dan-do-xo-di-mua-tem-de-giup-do-dich-vu-buu-dien/
Tổng thống Trump nghi ngờ
số ca tử vong vì Covid-19 ở Trung Quốc
Hải Lam
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 15/4 bày tỏ nghi ngờ về số ca tử vong vì dịch Covid-19 của một số nước, trong đó có Trung Quốc.
Trong cuộc họp báo tại Nhà Trắng hôm 15/4, một nữ phóng viên của tờ Daily Mail đã hỏi Tổng thống Trump rằng tại sao 20% số ca tử vong vì Covid-19 trên thế giới đến từ Mỹ trong khi nước này chỉ chiếm 4% dân số thế giới.
“Mọi người có nghĩ rằng mình đang nhận được những con số trung thực từ những quốc gia này không? Mọi người có tin vào những con số ở đất nước Trung Quốc rộng lớn không?”, ông Trump đáp.
Tổng thống Trump nói thêm, nước Mỹ có nhiều ca nhiễm Covid-19 vì giới chức nước này báo cáo đầy đủ hơn.
“Chúng ta báo cáo tất cả, chúng ta báo cáo các ca nhiễm và báo cáo của chúng ta là trung thực, chúng ta báo cáo tất cả các ca tử vong”, ông chủ Nhà Trắng phát biểu.
“Một số quốc gia đang gặp khó khăn rất, rất lớn và họ không báo cáo sự thật… Tất cả những gì tôi biết là chúng ta báo cáo sự thật và đất nước chúng ta đang trở nên tốt hơn”, Tổng thống Trump nói thêm.
Tổng thống Trump cũng cho biết một số bang có thể dỡ bỏ lệnh phong toả trước ngày 1/5, và ông sẽ giao quyền đó cho các thống đốc bang. Trong buổi họp báo ông cũng nhắc lại quyết định dừng viện trợ cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vì cáo buộc tổ chức này báo cáo không đúng mức sự nghiêm trọng của bệnh dịch.
https://www.dkn.tv/the-gioi/tong-thong-trump-nghi-ngo-so-ca-tu-vong-vi-covid-19-o-trung-quoc.html
22 triệu người Mỹ xin trợ cấp thất nghiệp,
TT Trump sẽ ra hướng dẫn tái mở cửa kinh tế
Hơn 22 triệu người Mỹ đã nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp kể từ khi Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia cách nay đúng một tháng.
Làn sóng mất việc làm đã nhấn chìm nền kinh tế Hoa Kỳ kể từ khi bị dịch Covid-19 tấn công, buộc 5,2 triệu người Mỹ trong tuần trước phải xin trợ cấp thất nghiệp, AP trích cáo cáo của chính phủ cho biết hôm 16/04.
Có đến 5,2 triệu người đã nộp đơn xin trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp trong tuần lễ kết thúc vào 11/04, báo cáo của Bộ Lao động Hoa Kỳ cho biết hôm 16/04, theo trang Washington Post.
Hãng AP cho biết hiện có gần 12 triệu người Mỹ đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Tổng thống Trump dự kiến hôm 16/4 sẽ ban hành hướng dẫn cho các thống đốc bang về các biện pháp tái mở cửa kinh tế, sau khi hôm 15/04 đã bàn bạc với các lãnh đạo doanh nghiệp về thiệt hại kinh tế do đại dịch gây ra.
Hôm 15/04, Tổng thống Trump cho biết rằng dữ liệu cho thấy Hoa Kỳ đã vượt qua đỉnh dịch, và cho biết ông sẽ công bố hướng dẫn mới về việc mở lại nền kinh tế tại một cuộc họp báo trong ngày 16/04.
“Trận chiến vẫn tiếp tục nhưng dữ liệu cho thấy quốc gia đã vượt qua đỉnh điểm trong các ca bệnh mới,” ông Trump phát biểu tại cuộc họp báo hàng ngày của Nhà Trắng.
Một số nhà kinh tế dự báo rằng tỷ lệ thất nghiệp có thể lên tới 20% vào tháng 4, và đây sẽ là tỷ lệ cao nhất kể từ cuộc Đại khủng hoảng những năm 1930. Theo thống kế, tỷ lệ thất nghiệp chưa bao giờ vượt quá mức 10% trong cuộc Đại suy thoái.
Người Mỹ gốc Việt tham gia kiện Trung Quốc
về đại dịch Covid-19
Băng Thanh
Theo VOA Việt Ngữ, Người Mỹ gốc Việt đang cùng “hàng nghìn nguyên đơn” tham gia kiện chính phủ Trung Quốc và “đòi bồi thường hàng tỷ đôla” cho các thiệt hại về thể xác cũng như tài chính, vì đã để virus Vũ Hán lây lan và hoành hành trên toàn thế giới.
Trước đó, vào tháng 3, Tập đoàn Luật Berman ở thành phố Boca Raton, tiểu bang Florida, Mỹ đã đệ đơn kiện Trung Quốc và một số thực thể khác của chính phủ nước này vì cho rằng họ đã xử lý sai sự bùng phát của Covid-19.
Đơn kiện cáo buộc chính phủ Trung Quốc đã không xử lý tốt virus khiến nó lây lan ra toàn cầu và trở thành đại dịch.
Đơn kiện này cho rằng “thay vì cung cấp thông tin chính xác cho các nước khác trên thế giới, Trung Quốc tích cực che giấu mối nguy hiểm, bóp méo thông tin quan trọng và bịt miệng các y bác sĩ lên tiếng về sự nghiêm trọng của virus này” và “vì thế, virus đã gây ra sự tàn phá ở phần còn lại của thế giới”.
Tiếp theo, vào tháng 4, Tập đoàn Luật Berman lại nộp đơn kiện thứ hai “thay mặt cho tất cả các nhân viên chăm sóc y tế đang ở tuyến đầu chống đại dịch Covid-19”.
Nội dung đơn kiện cho rằng “khi các người hùng này gấp rút tới tuyến đầu để cứu người thì Đảng Cộng sản Trung Quốc và Trung Quốc trực tiếp làm tổn hại tới sức khỏe và sự an toàn của họ bằng cách tích trữ và cố tình chèn ép thị trường đồ bảo hộ” và “trực tiếp cấm các nhà máy ở Trung Quốc, kể cả các nhà máy do các tập đoàn Mỹ sở hữu, xuất khẩu đồ bảo hộ sang Hoa Kỳ”.
Ông Vinh Vương, phát ngôn viên về hai vụ kiện của Công ty Luật Berman, “xác nhận” với VOA Việt Ngữ rằng, cũng có người Mỹ gốc Việt tham gia vụ kiện này, đồng thời nói thêm rằng “vụ kiện đầu tiên đã có hơn 5 nghìn nguyên đơn, trong khi vụ thứ hai đã có hàng trăm y tá và bác sĩ tham gia”.
Phóng viên VOA Việt Ngữ không thể kiểm chứng độc lập con số “hơn 5 nghìn nguyên đơn” mà ông Vinh nêu lên.
Theo ông Vinh, hai vụ kiện nhắm mục tiêu buộc chính quyền Trung Quốc phải “công bố hơn 20 tài liệu và dữ liệu quan trọng họ đang giữ, mà chính phủ các nước và lãnh đạo y tế đang cần để hiểu rõ hơn về virus corona” cũng như phải “bồi thường cho các hành động sai trái của họ cho các nạn nhân ở Mỹ”.
Theo hồ sơ vụ kiện, Tập đoàn Luật Berman sử dụng Đạo luật Miễn trừ Chủ quyền Nước ngoài (FSIA) – vốn cho phép các tòa án Hoa Kỳ thụ lý và xét xử ở Mỹ các vụ kiện chính phủ nước ngoài, làm căn cứ pháp lý để đâm đơn kiện chính quyền Trung Quốc.
Theo ABC News 4, trong khi chính phủ Trung Quốc có thể phớt lờ vụ kiện, một chuyên gia tư vấn của Tập đoàn Berman nói với các phóng viên rằng, có những cách để đảm bảo chính phủ Trung Quốc tuân thủ quy trình của tòa án, bao gồm nhắm mục tiêu vào các tài khoản ngân hàng khác nhau và dựa vào các hiệp ước giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.
https://www.dkn.tv/the-gioi/nguoi-my-goc-viet-tham-gia-kien-trung-quoc-ve-dai-dich-covid-19.html
Các nhà lập pháp khen ngợi Tổng thống Trump
vì dừng tài trợ cho WHO
Băng Thanh
Tổng thống Donald Trump đã nhận được nhiều lời khen ngợi từ các nhà lập pháp Hoa Kỳ khi quyết định tạm dừng tài trợ cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Theo NTD, vào ngày 15/4, Tổng thống Trump tuyên bố tạm dừng tài trợ cho WHO từ 60 đến 90 ngày trong khi xem xét “đánh giá vai trò của Tổ chức Y tế Thế giới trong việc quản lý nghiêm trọng và che đậy sự lây lan của virus corona”.
Theo thống kê của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Mỹ là nhà tài trợ lớn nhất cho WHO với hơn 400 triệu USD trong năm 2019, chiếm gần 12% ngân sách của WHO.
Việc Mỹ dừng tài trợ cho WHO đã nhận được sự ủng hộ từ một số nhà lập pháp của Đảng Cộng hòa và các nhà hoạt động nhân quyền.
“Thế giới sẽ tốt hơn bao nhiêu nếu Trung Quốc trung thực? Hoặc nếu WHO không lặp lại lời dối trá của chính quyền này”, các thành viên đảng Cộng hòa của Ủy ban giám sát Hạ Viện Mỹ viết trên Twitter. “Tổng thống có quyền dừng tài trợ của WHO cho đến khi chúng ta kết thúc dịch bệnh và xem xét lại mối quan hệ với Bắc Kinh”.
“Đô la của người đóng thuế Mỹ không nên đóng góp cho một tổ chức quan tâm đến việc xoa dịu Đảng Cộng sản Trung Quốc nhiều hơn là bảo vệ sức khỏe toàn cầu”, Dân biểu Guy Reschenthaler viết trên Twitter.
Marion Smith, giám đốc điều hành của một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại Washington nói rằng Hoa Kỳ không nên khôi phục tài trợ cho WHO cho đến khi tổng giám đốc Tedros Ghebreyesus được thay thế.
“Trung Quốc đã lừa gạt phần còn lại của thế giới về dịch bệnh bắt nguồn từ Vũ Hán và chỉ có thể thoát khỏi nó khi cùng đồng lõa với WHO trong việc che đậy những lời dối trá”, ông Smith nói.
WHO đang đối mặt với làn sóng chỉ trích trên khắp thế giới, sau nhiều lần tuyên bố sai lầm theo thông tin từ chính quyền Trung Quốc về Covid-19. Ban đầu WHO tin theo lời nói dối của Bắc Kinh rằng dịch bệnh không lây lan từ người sang người mà chỉ lây từ động vật sang người. Ngày 23/1, WHO từ chối công nhận dịch cúm Vũ Hán là trường hợp khẩn cấp gây nguy hại cho sức khỏe của người dân thế giới. Mãi đến ngày 11/3, WHO mới tuyên bố virus Vũ Hán là “đại dịch toàn cầu”.
Trước đó, vào hôm 9/4, trong một bức thư gửi tổng giám đốc WHO, ông Tedros, một số thành viên của Đảng Cộng hòa của Ủy ban Giám sát Hạ viện Mỹ đã yêu cầu ông tiết lộ mối quan hệ với các quan chức Trung Quốc.
“Trong suốt cuộc khủng hoảng, WHO đã tránh đổ lỗi cho chính phủ Trung Quốc, hay còn gọi là Đảng Cộng sản Trung Quốc”, bức thư viết. “Ông, với tư cách là lãnh đạo của WHO, thậm chí đã đi xa đến mức ca ngợi sự ‘minh bạch’ của chính phủ Trung Quốc trong cuộc khủng hoảng, trong khi, trên thực tế, chính quyền này đã liên tục nói dối với thế giới bằng cách báo cáo thấp số liệu thống kê về số người nhiễm bệnh và tử vong thực sự của họ”.
https://www.dkn.tv/the-gioi/cac-nha-lap-phap-khen-ngoi-tong-thong-trump-vi-dung-tai-tro-cho-who.html
TT Trump: ‘WHO là công cụ của Trung Quốc’
Tối ngày 15/04, tại cuộc họp báo ở Nhà Trắng, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump chỉ trích Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), gọi tổ chức này là “công cụ của Trung Quốc,” theo trang Daily Telegraph.
“Giống như họ kiểm soát nhóm này,” Tổng thống Trump nói, cáo buộc rằng tổ chức này dễ bị Bắc Kinh tác động.
Ông Trump nói rằng việc xử lý đại dịch COVID-19 của WHO là một sự ô nhục. “Có một điều gì đó đang xảy ra. Điều gì đó đang xảy ra rất xấu,” ông nói tại cuộc họp báo được Nhà Trắng phát đi trực tiếp trên mạng xã hội.
“Chúng tôi chi ra 500 triệu đôla cho Tổ chức Y tế Thế giới và có điều gì đó rất tồi tệ đang diễn ra. Nó đã diễn ra trong một thời gian dài và chúng tôi không muốn tiếp tục bị lạm dụng nữa,” ông Trump nói.
Trước đó Tổng thống Trump quyết định dừng tài trợ cho WHO, và ông nhắc lại rằng tổ chức này từ trước đến nay lấy Trung Quốc làm trọng tâm trong việc ứng phó với dịch bệnh COVID-19.
https://www.voatiengviet.com/a/trump-who-cong-cu-cua-trung-quoc/5374540.html
Giới nghị sỹ Mỹ liên tục đưa ra tuyên bố
lên án hành động bất lương của TQ trên Biển Đông
Sau khi Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng Mỹ ra tuyên bố lên án tàu Hải cảnh Trung Quốc cố tình đâm chìm tàu cá Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa, giới nghị sỹ Mỹ cũng đã đưa ra các tuyên bố tương tự.
Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Jim Risch, Chủ tịch Tiểu ban Đông Á – Thái Bình Dương và Chính sách An ninh mạng Quốc tế của Thượng viện Cory Gardner cùng 2 thượng nghị sĩ Bob Menendez, Ed Markey ra Tuyên bố chung lên án vụ việc tàu hải cảnh Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa.
Theo Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Jim Risch, thông tin về việc tàu hải cảnh Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam và các hoạt động khác của Trung Quốc trên các thực thể được cải tạo trái phép trên Biển Đông là rất đáng lo ngại; nhấn mạnh đây là những ví dụ mới nhất về việc Trung Quốc đe dọa các nước láng giềng nhằm áp đặt tuyên bố chủ quyền trên biển quá đáng của mình; khẳng định Trung Quốc đang cản trở ổn định khu vực tại thời điểm cộng đồng quốc tế cần đoàn kết để đối phó với dịch Covid-19. Trong khi đó, thượng nghị sĩ Menendez chỉ trích Trung Quốc tiếp tục cách hành xử gây hấn và gây chia rẽ ở biển Đông và nhấn mạnh mọi quốc gia trong khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương phải được tự do, không bị cưỡng ép trong một khu vực được quản trị bởi luật pháp, các quy chuẩn và thể chế quốc tế.
Chủ tịch Tiểu ban Đông Á – Thái Bình Dương và Chính sách An ninh mạng Quốc tế của Thượng viện Cory Gardner cũng lên án hành vi của tàu hải cảnh Trung Quốc và cho rằng đây là một sự vi phạm trắng trợn luật pháp quốc tế, đồng thời kêu gọi chính quyền Mỹ lên tiếng trước các hành động của Trung Quốc và tiếp tục tái khẳng định quyền tự do hàng hải và hàng không trên Biển Đông. Thượng nghị sĩ Markey cho rằng Mỹ cần tiếp tục hỗ trợ các đối tác và đồng minh khu vực của mình bảo vệ tự do hàng hải, dòng chảy thương mại tự do và tuân thủ các thỏa thuận quốc tế, cho biết “khi những người độc đoán lợi dụng đại dịch làm xói mòn pháp quyền, chúng ta phải tiếp tục vạch trần những ý đồ của Bắc Kinh củng cố yêu sách biển quá đáng ở biển Đông”.
Thượng nghị sĩ Cộng hòa của bang Arkansas Tom Cotton là Thượng nghị sĩ Mỹ thứ 5 lên tiếng về việc Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam và triển khai máy bay quân sự ở Biển Đông. Tuyên bố của ông Tom Cotton lên án vụ việc, cho rằng Trung Quốc đã tấn công những ngư dân ôn hòa để thực thi yêu sách bất hợp pháp ở Biển Đông. Mỹ ủng hộ các đồng minh và đối tác của chúng tôi ở Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam, khi họ bảo vệ công dân và chủ quyền của mình khỏi sự hung hăng của Trung Quốc.
Được biết, giới nghị sỹ Mỹ thường xuyên lên án các hoạt động phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông và Hoa Đông, chỉ trích Trung Quốc điều tàu hoạt động trái phép trong vùng biển của Việt Nam.
Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ Eliot L.Engel (26/7/2019) đã ra Tuyên bố về sự can thiệp trái phép của Trung Quốc trên vùng biển của Việt Nam. Tuyên bố trên chỉ trích việc Trung Quốc điều tàu thăm dò địa chất và nhiều tàu chấp pháp hoạt động trong Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa của Việt Nam. Tuy bố cho biết: “Sự hung hăng gần đây ở Biển Đông là minh chứng đáng lo ngại về một quốc gia công khai coi thường luật pháp quốc tế. Theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển, các hành động của Trung Quốc đã cấu thành việc vi phạm chủ quyền của Việt Nam và các quyền hợp pháp của Việt Nam trong EEZ; cho biết, tuần trước, khi có các thông tin về các tàu thăm dò dầu khí của Trung Quốc vào vùng EEZ của Việt Nam, Hà Nội đã nhiều lần yêu cầu Trung Quốc rút tàu ra khỏi vùng EEZ của Việt Nam, nhưng Trung Quốc đã cố tình bỏ qua. Hành vi gây rối này là một mối đe dọa đối với Việt Nam và là bằng chứng cho thấy Trung Quốc sẵn sàng bắt nạt các nước láng giềng. Cũng quan trọng không kém, hành vi của Trung Quốc đã đe dọa lợi ích của các công ty Mỹ hoạt động ở khu vực”. Theo ông Eliot L.Engel, những sự việc như vậy chứng tỏ sự ngang nhiên coi thường luật pháp và ngoại giao quốc tế của Trung Quốc. Ngoài ra, tuyên bố nhấn mạnh: “Tôi đứng về phía Việt Nam và các đối tác khác của chúng ta trong khu vực để lên án hành động hung hăng này. Cộng đồng quốc tế phải duy trì trật tự dựa trên luật lệ và luật pháp quốc tế. Tôi kêu gọi Trung Quốc rút ngay lập tức bất kỳ và toàn bộ các tàu khỏi lãnh hải của các nước láng giềng, và chấm dứt các chiến thuật bắt nạt bất hợp pháp này”.
Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ, Thượng nghị sĩ Jim Risch; Thượng nghị sĩ Bob Menendez; Thượng nghị sĩ Cory Gardner và Thượng nghị sĩ Edward Markey thuộc Tiểu ban các vấn đề Đông Á – Thái Bình Dương (1/8/2019) cũng ra tuyên bố lên án các hoạt động phi pháp gần đây của Trung Quốc ở Biển Đông. Trong tuyên bố, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ, Thượng nghị sĩ Jim Risch cho biết, hoạt động khảo sát của tàu Trung Quốc ở trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam và việc triển
khai các tàu hải cảnh là bằng chứng mới nhất cho thấy Trung Quốc sẵn sàng sử dụng biện pháp áp chế để khẳng định yêu sách chủ quyền phi pháp ở Biển Đông. Theo Thượng nghị sĩ Jim Risch, việc xác định cụ thể các biện pháp để đẩy lùi những hành động gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông nên là trọng tâm chương trình nghị sự của Mỹ trong các cuộc gặp với ASEAN tuần này tại Bangkok. Ngoài vai trò của Mỹ, điều quan trọng là các đối tác trong khu vực, nhất là ASEAN cần sát cánh bên nhau và vững vàng trước sự áp chế của Trung Quốc. Nếu không có sự phản đối mạnh mẽ với kiểu hành xử này, Trung Quốc sẽ tiếp tục hành động trái phép ở Biển Đông, làm suy yếu các lợi ích chung của Mỹ trong nỗ lực thúc đẩy một khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và cởi mở, cũng như thượng tôn pháp luật. Thượng nghị sĩ Bob Menendez cho rằng, điều quan trọng là Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về hành xử của họ ở Biển Đông. Chúng ta cần một chiến lược phản ánh những lợi ích sâu sắc và lâu dài của Mỹ khi hợp tác với các đồng minh và đối tác để giúp xây dựng Biển Đông thành nơi luật pháp quốc tế được tôn trọng, tự do hàng hải được đảm bảo, các dòng chảy thương mại tự do, các tổ chức đa phương trong khu vực là trung tâm và các nước trong khu vực không bị áp chế. Theo Thượng nghị sĩ Cory Gardner, việc quân sự hóa của Trung Quốc ở Biển Đông và các hành động gây hấn với những quốc gia tuyên bố chủ quyền khác là bất hợp pháp, gây bất ổn và trái với luật pháp quốc tế; nhấn mạnh mong đợi Ngoại trưởng Pompeo sẽ dùng cơ hội này để nhấn mạnh rằng Mỹ luôn sát cánh với các đối tác ASEAN, đồng thời kêu gọi một chính sách phối hợp trong khu vực nhằm đối phó với Bắc Kinh. Trong khi đó, Thượng nghị sĩ Edward Markey cho rằng, các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông – một trong những vùng biển quan trọng nhất hành tinh – gây bất ổn sâu sắc; khẳng định ủng hộ mạnh mẽ các nỗ lực ngoại giao để duy trì hòa bình tại đây và ủng hộ các đồng minh Đông Nam Á cũng như đối tác thực hiện các nỗ lực của họ, bao gồm cả ở Diễn đàn khu vực ASEAN tuần này. Theo Thượng nghị sĩ Edward Markey, Tòa án Trọng tài Thường trực ở The Hague đã ra phán quyết rõ ràng rằng việc xây dựng đảo nhân tạo của Trung Quốc vi phạm luật pháp quốc tế, và tất cả phải tôn trọng tự do hàng hải.
Một số thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Mỹ như thượng nghị sĩ Bob Menendez của bang New Jersey, thượng nghị sĩ Ed Markey của bang Massachusetts, thượng nghị sĩ Patrick Leahy bang Vermont và thượng nghị sĩ Brian Schatz bang Hawaii (29/7/2019) đã ký tên vào bức thư hối thúc Ngoại trưởng Mike Pompeo khi dự Diễn đàn Khu vực ASEAN ở Bangkok ngày 2/8/2019 hãy ưu tiên thảo luận việc Trung Quốc gây hấn ở Biển Đông. Mở đầu bức thư gửi ông Pompeo đề ngày 29/7, nhóm nghị sỹ Mỹ khẳng định các hành vi hung hăng của Trung Quốc ở vùng đặc quyền kinh tế của các nước khác, các tuyên bố chủ quyền vô lý, hành động quân sự hóa các thực thể, phớt lờ Phán quyết của Tòa Trọng tài thường trực bác bỏ dứt khoát yêu sách “đường lưỡi bò” ở Biển Đông cũng như việc Bắc Kinh gây áp lực buộc các nước ASEAN đàm phán Bộ Quy tắc Ứng xử của các bên trên Biển Đông (COC) theo hướng có lợi cho mình là các vấn đề mà Mỹ cần ưu tiên lưu tâm vào thời điểm hiện tại. Giới thượng nghị sĩ Mỹ cho rằng Biển Đông, nơi luật pháp quốc tế được tôn trọng, tự do hàng hải, thương mại được đảm bảo, các quốc gia trong khu vực không phải chịu các hành vi bắt nạt là các vấn đề quan trọng đối với các lợi ích của Mỹ ở Ấn Độ-Thái Bình Dương. Các hành động hăm dọa, ép buộc, phớt lờ các cơ chế trọng tài ngoại giao hòa bình và đe dọa sử dụng vũ lực của Trung Quốc trong vài năm qua đang đe dọa tới các lợi ích này; khẳng định “việc Trung Quốc dọa nạt, cưỡng ép, chối bỏ việc giải quyết tranh chấp bằng ngoại giao, hòa bình và cơ chế trọng tài, và đe dọa dùng vũ lực trong những năm gần đây là thách thức nghiêm trọng cho các lợi ích của Mỹ trong khu vực”. Ngoài ra, các thượng nghị sĩ trên còn đánh giá cao lập trường của chính quyền Mỹ lên án hành động quân sự hóa Biển Đông của Trung Quốc và đồng tình với các cuộc tuần tra tự do hàng hải (FONOP) của Hải quân Mỹ trong khu vực, nhưng cũng cho rằng “cần hành động nhiều hơn để đẩy lui các hoạt động gây hấn và ngăn chặn xu hướng hành xử bất chấp của Trung Quốc”.
Được biết, khoảng 3h ngày 02/4, tàu cá QNg 90617 TS công suất 420 CV của ông Trần Hồng Thọ (33 tuổi, trú xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi) đang hoạt động tại vùng biển Hoàng Sa thì bị tàu Trung Quốc đâm chìm. 8 ngư dân bị Trung Quốc bắt giữ suốt 15 tiếng đồng hồ. Sáng cùng ngày, nhận được tin báo, các tàu cá QNg 90929 TS của ông Nguyễn Thanh Linh, QNg 90045 TS của ông Đặng Tằm và QNg 90399 TS của ông Đặng Dũng liền chạy đến cứu và bị tàu Trung Quốc truy đuổi. Tàu của ông Linh và ông Dũng bị bắt, lai dắt về khu vực tàu QNg 90617 TS lâm nạn. Khoảng 18h ngày 2/4, Trung Quốc giao 8 ngư dân của tàu QNg 90617 TS cho 2 tàu cá của ông Linh, ông Dũng và thả cho họ về.
Trước hành động trên của Trung Quốc, gười phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đã ra tuyên bố phản đối, nhấn mạnh Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế. Hành động trên
của tàu công vụ Trung Quốc đã xâm phạm chủ quyền Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, gây thiệt hại về tài sản, đe dọa an toàn tính mạng và lợi ích hợp pháp của ngư dân Việt Nam. Hành động này cũng đi ngược lại nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước về việc đối xử nhân đạo với ngư dân và Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc, trái với tinh thần Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), gây phức tạp tình hình và không có lợi cho quan hệ hai nước cũng như việc duy trì hòa bình, ổn định và hợp tác ở Biển Đông.
Truy cứu trách nhiệm dịch bệnh,
Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ đưa ra 10 sách lược
đánh thẳng vào tử huyệt của ĐCSTQ
Vũ Dương
Ngày 10 tháng 4, Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Tom Cotton đã đăng tải một bài viết có tiêu đề “Coronavirus – Làm thế nào để khiến Trung Cộng trả giá cho đại dịch COVID-19” trên trang Fox News.
Ở phần đầu của bài viết ông Tom Cotton chỉ ra rằng, tại thời điểm khi mà đại dịch virus ĐCSTQ (viêm phổi Vũ Hán) đang lan rộng, nhiệm vụ chính phải được ưu tiên hàng đầu với các quốc gia là ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh để đảm bảo an toàn sức khỏe và tính mạng cho người dân. Sau khi tình hình dịch bệnh dịu bớt lại, “ưu tiên tiếp theo của chúng ta là truy cứu trách nhiệm của ĐCSTQ vì đã gieo rắc dịch bệnh này trên khắp thế giới”.
Sau đó, ông Tom Cotton đã lập một chuỗi danh sách các tội ác của ĐCSTQ trong lần đại dịch này.
Tội ác của ĐCSTQ: Trúc Nam Sơn không ghi hết tội
Khi dịch bệnh chết người bùng phát ở Vũ Hán vào cuối năm ngoái, ĐCSTQ không những không đưa ra thông báo kịp thời, ngược lại còn che đậy tình hình dịch bệnh và ra sức trấn áp “những người thổi còi” dũng cảm như bác sĩ Lý Văn Lượng. Đồng thời, ĐCSTQ còn tiêu hủy các mẫu vật trợ giúp điều tra về nguồn gốc của virus và đóng cửa phòng thí nghiệm trước đó chia sẻ trình tự gen của virus trên Internet.
Đối với người dân Trung Quốc và người dân thế giới mà nói, mãi cho đến giữa tháng 1 năm nay ĐCSTQ mới bắt đầu thực hiện các biện pháp nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus nhưng đã quá chậm trễ vì đã để vụt mất cơ hội vàng. Tiếp theo, các quan chức của ĐCSTQ đã thực hiện các biện pháp hà khắc vô nhân đạo, ví như phong tỏa cửa nhà của người dân để kiểm soát sự lây lan của dịch bệnh, mặc kệ người dân sống chết.
Thượng nghị sĩ Tom Cotton trích dẫn một báo cáo nghiên cứu từ trường đại học Southampton rằng nếu ĐCSTQ công khai đưa ra phương sách ứng phó trước đó một tuần, số ca lây nhiễm trên thế giới có thể giảm đến 2/3; còn nếu trước ba tuần sẽ có thể tránh được 95% trường hợp lây nhiễm.
Tuy nhiên, ĐCSTQ lại quan tâm đến việc “giữ thể diện” của bản thân hơn là chống lại virus để cứu lấy tính mạng người dân. Ngay sau khi dịch bệnh bùng phát không lâu, ĐCSTQ đã phát động một cuộc chiến quy mô trên các phương tiện truyền thông và tìm kiếm sự ủng hộ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trong chiến dịch tuyên truyền.
Gần đây, đại chiến truyền thông của ĐCSTQ đã bước vào một lĩnh vực mới – rũ bỏ trách nhiệm của mình. Tháng trước, một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã ám chỉ rằng quân đội Hoa Kỳ đã mang virus đến Vũ Hán.
“Chúng ta không nên để ĐCSTQ rũ bỏ trách nhiệm gây ra trận đại dịch lần này, chúng ta cũng không nên để mình trở thành nạn nhân (bị ĐCSTQ bôi nhọ) thêm một lần nào nữa”, ông viết.
“Trước hết, điều này có nghĩa là chúng ta không chỉ nên xem đại dịch này là một cuộc chiến với mầm bệnh chết người, mà còn là chiến tranh truyền thông với ĐCSTQ”, ông nói.
Sau đây là 10 chiến lược hàng đầu được ông đưa ra để truy cứu trách nhiệm của ĐCSTQ. Trong đó 5 phương án sẽ được áp dụng ở Mỹ và 5 phương án sẽ được áp dụng ở cộng đồng quốc tế.
Năm phương án đối phó ĐCSTQ để thực thi ở Mỹ
Thứ nhất, mặc kệ chiêu trò đổi trắng thay đen cũng như những ngụy biện đánh lừa dư luận của ĐCSTQ, đặc biệt là những cáo buộc chỉ trích chính phủ Tổng thống Trump gọi mầm bệnh gây ra đại dịch là virus ĐCSTQ, cho đó là tâm lý căm thù nước ngoài hoặc phân biệt chủng tộc của Mỹ.
Thứ hai, chính phủ Hoa Kỳ phải điều tra các quan chức ĐCSTQ đã che đậy dịch bệnh và áp dụng các biện pháp trừng phạt nghiêm khắc đối với họ. Ông nói rằng ông và Thượng nghị sĩ Josh Hawley vào cuối tháng 3 đã đề xuất một dự luật yêu cầu trừng phạt các quan chức nước ngoài có liên quan đến việc đàn áp hoặc bóp méo thông tin về khủng hoảng y tế cộng đồng.
Thứ ba, hạn chế các cơ quan tuyên truyền của ĐCSTQ (như các kênh truyền thông chính thức của ĐCSTQ và Viện Khổng Tử) truyền bá thông tin sai lệch ở Hoa Kỳ.
Thứ tư, đổi tên đường phố nơi đại sứ quán Trung Quốc đang đóng trụ sở tại Washington thành họ tên của những “người thổi còi” dũng cảm như tên của bác sĩ Lý Văn Lượng, để các nhân viên công tác trong đại sứ quán Trung Quốc mỗi ngày đi làm đều phải đối mặt với tên của các nạn nhân lương tâm đã bị ĐCSTQ bức hại.
Thứ năm, chúng ta cần phải ghi chép tường tận chi tiết về sự lây lan liên quan đến đại dịch “viêm phổi ĐCSTQ” một cách chân thật trong tư liệu lịch sử và chắc chắn ĐCSTQ sẽ phải trả giá đắt cho sự bất trắc của mình.
Năm cách đối phó ĐCSTQ trong cộng đồng quốc tế
Thượng nghị sĩ Tom Cotton còn chủ trương rằng nếu trận đại dịch này đã phơi bày tất cả, Hoa Kỳ cần phải có những hành động ngay lập tức để thay đổi vị thế của ĐCSTQ trong cộng đồng quốc tế, bao gồm:
Thứ nhất, hạ thấp vị thế của ĐCSTQ trong các tổ chức quốc tế như Liên Hợp Quốc và các cơ quan đánh giá tiêu chuẩn kỹ thuật.
Thứ hai, vì ĐCSTQ đe dọa cắt đứt nguồn cung cấp vật tư y tế mà Hoa Kỳ rất cần trong giai đoạn dịch bệnh hoành hành, Hoa Kỳ nên kiện ĐCSTQ lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và hủy bỏ những đãi ngộ thương mại đặc biệt mà Hoa Kỳ cấp cho ĐCSTQ.
Thứ ba, tiêu giảm ảnh hưởng của ĐCSTQ đối với WHO, ví như chức vụ của các quan chức WHO mà thân ĐCSTQ như Bruce Aylward phải do một quan chức công bằng chính trực đảm nhiệm.
Thứ tư, cần ủng hộ… và ủng hộ Đài Loan gia nhập WHO. Dưới sự khăng khăng của ĐCSTQ mãi cho đến nay Đài Loan vẫn chưa gia nhập được WHO, nhưng trong việc ứng phó với thảm họa đại dịch lần này, biểu hiện của Đài Loan đã vượt trội so với các nước khác.
Thứ năm, chiến lược quan trọng nhất để đáp trả ĐCSTQ là triệt tiêu chuỗi cung ứng hàng hóa của Trung Quốc, bao gồm chuỗi cung ứng thuốc men, mặt nạ phòng độc và các mặt hàng trọng yếu mang tính chiến lược khác. Giờ đã đến lúc Hoa Kỳ phải đặt dấu chấm hết về việc lệ thuộc quá nhiều vào thị trường Trung Quốc, bắt đầu gây dựng lại năng lực sản xuất trong nước.
“Cuộc khủng hoảng lần này đã chứng minh rằng chủ nghĩa cộng sản Trung Quốc là khổ nạn thảm khốc, người dân Trung Quốc và thế giới đang phải chịu đựng nỗi đau mà nó mang lại”, phần cuối của bài ông Cotton viết rằng: “Chúng ta cần phải ứng phó với ĐCSTQ hệt như ứng phó với bất cứ mầm bệnh quái ác nào: Tích cực ứng phó ngay… và ngay lập tức”.
Theo Li Yuan, epochtimes.com,
Vũ Dương dịch và biên tập
Thượng nghị sĩ Mỹ: Trung Quốc là ‘mối đe dọa
đối với an ninh quốc gia và sức khỏe toàn cầu’
Thiện Lan
Thượng nghị sĩ Mỹ Ted Cruz hôm thứ Tư (15/4) đã kêu gọi phải khiến Trung Quốc chịu trách nhiệm về vai trò của họ trong đại dịch virus Vũ Hán trên truyền hình. Ông cho rằng virus này đã có thể được kiềm chế trong một “ổ dịch mang tính khu vực” nếu chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) hành động kịp thời, theo Fox News.
“Bạn biết đấy, Trung Quốc từ lâu đã là mối đe dọa địa chính trị quan trọng nhất mà Hoa Kỳ phải đối mặt”, ông Cruz nói. “Và chúng tôi luôn xem đó là một hành vi vi phạm nhân quyền khi họ kiểm duyệt và chèn ép tự do ngôn luận”.
“Bây giờ chúng tôi thấy rằng đó không chỉ là mối đe dọa nhân quyền, mà còn là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia và sức khỏe toàn cầu khi … dịch virus Vũ Hán này xảy ra”, ông nói thêm.
Ông Cruz cho rằng Trung Quốc “có trách nhiệm trực tiếp” trong việc che đậy sự bùng phát của dịch bệnh.
“Khi bạn có những bác sĩ dũng cảm thổi còi cảnh báo sớm cho công chúng về Covid-19, chính quyền Trung Quốc đã túm lấy họ, và bịt miệng họ”, ông Cruz nói. “Họ đã làm tất cả những gì có thể để phong tỏa thông tin. Nếu họ hành động kịp thời để ngăn chặn virus, rất có thể đây sẽ chỉ là một ổ dịch mang tính cục bộ. Thay vào đó, nó … trở thành một đại dịch toàn cầu cướp đi rất nhiều sinh mạng của người dân thế giới”.
Thượng nghị sĩ cho biết ông đã trình một dự luật hôm thứ Tư nhằm trừng phạt các quan chức Trung Quốc “tích cực kiểm duyệt và chèn ép các luồng thông tin y tế toàn cầu, từ đó gây nguy hiểm đến tính mạng của người Mỹ và người dân toàn thế giới”.
Bên cạnh đó có nhiều chỉ trích đối với tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới WHO Tedros Ghebreyesus và bản thân tổ chức này vì có nhiều xử lý sai sót trong đại dịch này, thiên vị và quỵ lụy trước Trung Quốc.
Ngày 15/4 tổng thống Mỹ Donald Trump đã tuyên bố tạm ngừng tài trợ cho WHO khi họ “không thể làm tròn nghĩa vụ cơ bản của mình và tổ chức này phải chịu trách nhiệm”.
“Dịch bệnh lẽ ra phải được ngăn chặn từ nguồn khởi phát của nó nếu tổ chức này sớm có phản ứng hợp lý”, Tổng thống Trump nói trong cuộc họp báo.
Tham khảo Fox News
Thiện Lan dịch & biên tập
Chuyên gia Mỹ: ‘Thành thật là điều
ĐCSTQ không bao giờ có thể làm được’
Vũ Dương
Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) gây dựng chính quyền dựa trên những lời dối trá, ngay cả khi cả thế giới phải đối mặt với tình hình dịch bệnh nghiêm trọng, hàng trăm nghìn người đã mất mạng vì sự giả dối, nhưng ĐCSTQ vẫn không ngừng gieo rắc những lời dối trá và những thông tin dữ liệu giả tạo về tình hình dịch bệnh.
Thế giới gặp nạn, ĐCSTQ vẫn đang nói dối
Giáo sư Walter Russell Mead, tác giả của chuyên mục “Nhìn ra thế giới” của “Tạp chí Phố Wall”, ngày 13 tháng 4 đã đăng tải bài viết có tiêu đề: “Trung Quốc vẫn đang đánh lừa thế giới về virus Corona”. Bài viết chỉ ra rằng ĐCSTQ đã lừa dối và giễu cợt thế giới trong nhiều thập kỷ, hành động che giấu dịch bệnh lần này chỉ đơn giản là lần mới nhất dẫn đến thảm họa mang tính toàn cầu.
Các chuyên gia dự đoán có 2,9 triệu ca nhiễm bệnh tại Trung Quốc
Bài viết chỉ ra rằng có nhiều nguồn thông tin chứng minh rằng ĐCSTQ vẫn đang che đậy tình hình dịch bệnh. Cơ quan tình báo Hoa Kỳ, trong một báo cáo bí mật với Nhà Trắng, đã đi đến kết luận rằng con số nhiễm bệnh và số ca chết vì dịch bệnh mà ĐCSTQ đưa ra thảy đều là giả.
Sau khi so sánh số liệu thống kê của ĐCSTQ và các quốc gia khác, tạp chí “The Economist” nhận thấy rằng dữ liệu của ĐCSTQ thuận theo các sự kiện chính trị ở Trung Quốc (ví như bãi nhiệm và thay thế quan chức ở Vũ Hán) mà có sự thay đổi đáng kể.
Derek Scissors, một nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Doanh nghiệp Mỹ, trong một báo cáo khác đã chỉ ra rằng dựa trên các giả định và ước tính thấp nhất, tổng số ca nhiễm bệnh ở Trung Quốc là 2,9 triệu. Dữ liệu này vượt xa tổng số ca bệnh toàn thế giới hiện nay (gần 1,98 triệu ca nhiễm tính đến ngày 14/3).
Không có dữ liệu chính xác, công tác phòng dịch ở các nước gặp nhiều khó khăn
“Những dữ liệu này rất quan trọng. Nếu không có thông tin chính xác về số ca nhiễm bệnh và khu vực bùng phát (bao gồm cả các trường hợp không có triệu chứng ở Trung Quốc), thì sẽ rất khó để các khu vực khác trên thế giới hiểu được sự thật cơ bản của căn bệnh này cũng như mức độ lây lan của nó”. Ông Walter Russell Mead viết rằng, “bởi thiếu thông tin chính xác từ Trung Quốc, nên rất khó có thể biết được khi nào có thể được gỡ bỏ phong tỏa một cách an toàn”.
Ông chỉ ra rằng kể từ khi dịch bệnh bùng phát vào năm ngoái, ĐCSTQ vẫn luôn che giấu thông tin quan trọng với người dân Trung Quốc và người dân thế giới, đàn áp bác sĩ, nhà khoa học và nhà báo độc lập ở Trung Quốc, những người dũng cảm đưa thông tin ra ngoài. Điều khiến người ta bất mãn hơn là Bắc
Kinh đã giấu nhẹm sự thật trong thời gian mấy tuần trước khi thừa nhận rằng virus có thể lây từ người sang người và áp dụng các biện pháp phòng ngừa”.
Không dừng ở đó, ĐCSTQ đã triển khai chiến dịch tuyên truyền ra các nước, kích động tinh thần chủ nghĩa dân tộc hòng đùn đẩy nguồn gốc của virus cho các nước khác, và tùy tiện cho phép các công ty Trung Quốc bán vật liệu y tế bị lỗi ra nước ngoài với giá cao. Động thái này của ĐCSTQ khiến cộng đồng quốc tế càng thêm phẫn nộ.
Walter Russell Mead đã viết ở cuối bài báo rằng, điều mà thế giới cần nhất bây giờ không phải là tuyên truyền giả dối hay các thiết bị y tế bị lỗi không thể sử dụng của ĐCSTQ, mà là “thái độ thành thật của Bắc Kinh”. Thật không may, đó lại là “điều mà ĐCSTQ sẽ không bao giờ có thể làm được”.
Theo Lin Yan, epochtimes.com, ngày 15/4
Vũ Dương dịch và biên tập
Virus corona, đối thủ nguy hiểm nhất
từ trước đến nay của Donald Trump
Thụy My
Donald Trump rốt cuộc đã tìm được đối thủ xứng tầm. Từ « Joe ngủ gục » đến « Bernie khùng », chừng như không có khuôn mặt Dân Chủ nào làm ông lo ngại trong cuộc đua vào Nhà Trắng.
Bernie Sanders có bất lợi lớn là công khai chủ trương xã hội chủ nghĩa, mà đa số người Mỹ vẫn dị ứng ; còn Joe Biden thì nhạt nhòa. Tuy Sanders tuyên bố rút lui, nhưng Biden tỏ ra không có sức thu hút công chúng, nhất là trong bối cảnh cuộc khủng hoảng chưa từng có này.
Tuy nhiên theo Les Echos, virus corona đã trở thành đồng minh tốt nhất của họ. Đó là « ứng cử viên » duy nhất có khả năng đánh bại ông Trump. Hiện nay tỉ lệ tín nhiệm của tổng thống vẫn ở mức cao một cách kỳ diệu, nhưng con virus đến từ Vũ Hán rất có thể tước đi ưu thế lớn nhất của Donald Trump : các thành công về kinh tế.
Tỉ lệ thất nghiệp thấp nhất từ nửa thế kỷ nay bỗng tăng vọt : thêm gần 1 triệu người không việc làm. Thị trường chứng khoán trước đây đi từ kỷ lục này đến kỷ lục khác, trở nên suy sụp. Nước Mỹ chưa bao giờ tăng trưởng kéo dài như thế, nay đối mặt với một trong những trận suy thoái tệ hại nhất trong lịch sử.
Là nạn nhân của khủng hoảng, nhưng ông Trump cũng phải chịu một phần trách nhiệm, khi đánh giá thấp tầm mức phá hoại của đại dịch.
Khi điên cuồng gieo tang tóc trên hành tinh, con virus cũng lần lượt làm bộc lộ những lỗ hổng của tất cả các mô hình quản lý.
Tại Trung Quốc, đó là thói quen giấu diếm thông tin, tập trung quyền lực vào trung ương và kiểm duyệt, đàn áp, làm mất đi những tuần lễ quý giá cho cộng đồng khoa học. Tại châu Âu, truyền thống tôn trọng các quyền tự do, bảo vệ dữ liệu cá nhân khiến không thể có biện pháp triệt để trước đại dịch. Còn tại Hoa Kỳ, hệ thống xã hội càng yếu kém hơn từ ba năm qua, đã giúp dịch bệnh lan nhanh.
Hãy còn quá sớm để tổng kết các nạn nhân chính trị của đại dịch, nhưng chắc chắn không phải là ít.
Le Figaro kể ra một số chính khách đã bị nhiễm virus hay bị cách ly. Tổng thống dân túy Bolsonaro chẳng những làm ngơ trước sự nguy hiểm của con virus corona mà còn kêu gọi người dân Brazil không tuân theo chủ trương phong tỏa, các bài loại này của ông đã bị mạng Twittter xóa. Thủ tướng Anh với chủ trương « miễn dịch cộng đồng », đã bị con virus tặng cho một bài học đích đáng, phải nhập viện khoa điều trị tích cực.
Về phần Donald Trump thì vẫn tiếp tục là Donald Trump – theo nhà sử học Ran Halévi – thường xuyên nói đi rồi nói lại, đả kích cùng những kẻ thù : truyền thông, phe Dân Chủ…Ông hành động thực dụng, nhắm đến bầu cử.
Dù đã tung ra gói cứu trợ khổng lồ, đại dịch như cơn sóng thần cuốn trôi tất cả những thành quả kinh tế kể từ khi ông Trump nhậm chức. Phong tỏa càng kéo dài, thiệt hại càng to lớn. Mối đe dọa suy thoái liệu có thể ngăn Donald Trump tái đắc cử ?
Giáo sư Halévi ghi nhận, các vùng bị thiệt hại nhiều nhất trong đó có tiểu bang New York và California, là những thành trì Dân Chủ. Chiến dịch tranh cử tổng thống đang bị khựng lại vì đại dịch khiến ông Trump cũng được lợi so với các đối thủ.
Trong khi tổng thống hàng ngày họp báo tại Nhà Trắng về đại dịch, bao quanh là các chuyên gia – mà nay ông cho phép phát biểu – thì đối thủ Joe Biden phải giam mình trong nhà ở Delaware do lệnh phong tỏa. Ê-kíp của Biden vừa sửa sang dưới tầng hầm một studio để ông lên tiếng với cử tri toàn quốc, nhưng những bài diễn văn đầu tiên không được hưởng ứng bao nhiêu.
Đối mặt với một kẻ thù vô hình, một cuộc chiến không quân đội, không biên giới, ông Donald Trump liệu có khả năng chiến thắng lần nữa ?
Mỹ, Trung ráo riết chạy đua
tìm vaccine cho COVID-19
Ba loại vaccine có tiềm năng ngừa COVID-19 đang tiến bộ nhanh chóng trong thử nghiệm đầu tiên lên những người tình nguyện tại Trung Quốc và Mỹ nhưng còn một con đường dài để chứng tỏ vaccine hiệu nghiệm.
Công ty Trung Quốc CanSino Biologics đã bắt đầu giai đoạn 2 thử nghiệm một loại vaccine, Bộ Khoa học và Công nghệ Trung Quốc ngày 14/4 cho biết.
Tại Mỹ, vaccine do Viện Y tế Quốc gia NIH và công ty Moderna sản xuất cũng đang được thử nghiệm rốt ráo. Người đầu tiên nhận vaccine thử nghiệm tháng trước đã trở lại một bệnh viện ở Seattle ngày 14/4 để nhận liều thứ hai.
Người đứng đầu bệnh truyền nhiễm của NIH, bác sĩ Anthony Fauci, nói với AP là cho tới nay “chưa có báo động đỏ” và ông hy vọng giai đoạn thử nghiệm kế tiếp, lớn hơn, có thể bắt đầu vào khoảng tháng 6.
Một ứng viên vaccine thứ ba của Inovio Pharmaceuticals, bắt đầu thử nghiệm bước đầu về an toàn từ tuần trước tại Mỹ và hy vọng mở rộng các cuộc nghiên cứu tại Trung Quốc.
Những thử nghiệm ban đầu chú trọng đến an toàn và các nhà nghiên cứu tại cả hai nước đang nỗ lực thử những liều khác nhau của những loại vaccine khác nhau.
Tuy nhiên tiến đến giai đoạn thứ hai là một bước quan trọng cho phép vaccine được thử nghiệm trên nhiều người để tìm dấu hiệu chứng minh là vaccine có khả năng bảo vệ chống lây nhiễm.
Tuần qua, CanSino báo cáo đặt mục tiêu tuyển mộ 500 người trong cuộc thử nghiệm kế tiếp. Tính đến đầu tuần này, 237 trong số những người tình nguyện đã được chích vaccine, truyền thông nhà nước nói.
Nhìn về phía trước, ông Fauci nói nếu virus corona chủng mới tiếp tục lưu chuyển rộng rãi cho đến mùa hè và mùa thu, thì có thể kết thúc những cuộc nghiên cứu rộng rãi sớm hơn thời hạn 12 đến 18 tháng ông tiên đoán trước đây—có thể là “giữa hay cuối mùa đông năm tới.”
“Cho phép tôi nói rõ: Đó là giả dụ vaccine hiệu nghiệm. Đó là nếu,” ông Fauci nhấn mạnh. “Cần phải hữu hiệu và cần phải an toàn.”
Trong một cuộc họp báo tại Trung Quốc, nhà chức trách cũng dè dặt là các cuộc nghiên cứu phải được thực hiện đúng đắn.
“Dù chúng ta đang trong tình trạng khẩn cấp, chúng ta không thể hạ thấp tiêu chuẩn an toàn và hiệu quả của vaccine,” ông Wang Junzhi, một chuyên gia sinh dược học Trung Quốc, nói. “Công chúng đang hết sức quan tâm.”
Tổ chức Y tế Thế giới tuần này đếm được hơn năm chục ứng viên vaccine khác trong giai đoạn đầu của việc phát triển đang được theo đuổi trên toàn cầu. Nhiều nhóm nghiên cứu đang đẩy mạnh việc này.
Trên danh sách của WHO là một loạt các phương cách khác nhau để chế tạo vaccine—do đó nếu một phương thức không thành công thì hy vọng sẽ có cách khác thành công.
Vaccine của CanSino căn cứ trên một loạt thuốc vận dụng gen đã được chế tạo để ngừa Ebola. Những vaccine ứng viên hàng đầu của Mỹ dùng phương thức khác, chế tạo vaccine bằng cách sao chép mã số gen của virus corona.
Khoa học gia NASA thăm dò Sao Hỏa từ…nhà
Như nhiều nhân viên khác trên thế giới bị ảnh hưởng do lệnh đóng cửa vì COVID-19, toán khoa học gia điều khiển xe tự hành Curiosity thăm dò Sao Hỏa thuộc cơ quan không gian NASA Mỹ cũng phải làm việc ở nhà.
Đội ngũ thường làm việc tại Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực của NASA ở miền Nam California, kể từ ngày 20/3 tới nay đã phải điều khiển xe tự hành trên Sao Hỏa từ tư gia của họ.
Lập trình cho mỗi chuỗi hoạt động của xe tự hành có thể liên hệ đến 20 người hay hơn nữa để phát triển và thử nghiệm các lệnh chỉ huy tại một chỗ trong khi phải nói chuyện với những người khác ở các nơi. Để dự đoán những gì cần phải làm tại nhà, toán đã tập họp trước các máy đeo tai, màn ảnh máy vi tính và những trang bị khác nữa.
Một số các máy charge điện cũng được cần đến. Công việc điều khiển xe tự hành Curiosity trên bề mặt Sao Hỏa phải dựa vào kính ba chiều đặc biệt. Tuy nhiên việc này chỉ có thể hoạt động được bằng máy vi tính JPL, do đó các nhà nghiên cứu buộc phải dựa vào kính 3 chiều thông thường, tương tự như loại chúng ta xem phim 3 chiều, để xem các hình ảnh trên máy tính xách tay.
Họ phối hợp công việc qua hội thoại video và những ứng dụng tin nhắn. Hai ngày sau khi được thiết lập từ xa, toán điều khiển đã ‘chỉ đạo’ cho Curiosity khoan lấy một mẫu đá tại một địa điểm trên Sao Hỏa có tên “Edinburg.”
Trưởng vận hành khoa học của nhóm, bà Carrie Bridge, cho biết vẫn kiểm tra công việc của nhóm thường xuyên để đảm bảo mọi việc tiến hành tốt đẹp, nhưng làm trên mạng, triệu tập một lúc tới 4 cuộc họp trực tuyến qua video.
Facebook sửa bản đồ
có Hoàng Sa và Trường Sa thuộc Trung Quốc
Người dùng Facebook Việt Nam phát hiện rằng mạng xã hội này đã dùng bản đồ không có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong lãnh thổ Việt Nam nhưng lại đưa chúng vào bên trong đường biên giới của Trung Quốc.
Theo truyền thông trong nước, bản đồ “mô tả sai về chủ quyền của hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa” mà Việt Nam nói thuộc lãnh thổ của mình được người dùng mạng Facebook phát hiện tối ngày 15/4.
Trong phần tạo quảng cáo của mạng xã hội này, theo VnExpress và Thanh Niên cho biết, nếu xác định khu vực là Việt Nam thì sẽ không có Hoàng Sa và Trường Sa trên bản đồ nhưng khi xác định khu vực là Trung Quốc thì hai quần đảo này lại xuất hiện.
Có hơn 60 triệu người dân Việt Nam đang dùng mạng xã hội phổ biến nhất thế giới này.
Trước sự phản đối mạnh mẽ của cộng đồng mạng Việt Nam lần này cũng như những động thái đấu tranh quyết liệt của Bộ Thông tin và Truyền thông, Facebook đã phải lập tức gỡ bỏ Hoàng Sa và Trường Sa ra khỏi bản đồ xác định thị trường quảng cáo của Trung Quốc, theo Tuổi Trẻ.
Ông Lê Quang Tự Do, cục phó Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin Điện tử thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, được VnExpress trích lời cho biết Cục đã yêu cầu Facebook sửa. “Họ đã kiểm tra và thông báo đây là lỗi khi cập nhật bản đồ,” ông Tự Do nói.
Tuy nhiên, bản cập nhật của Facebook, theo VietNamNet, chỉ không làm nổi bật đường biên giới của các quốc gia và hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đều không thuộc về Việt Nam hay Trung Quốc khi chọn xác định khu vực quảng cáo.
“Facebook giữ quan điểm trung lập tại những khu vực tranh chấp lãnh thổ hoặc các vùng địa lý nhạy cảm khác,” người phát ngôn của mạng xã hội này cho VnExpress biết như vậy.
Đây không phải lần đầu tiên Facebook dùng sai bản đồ về lãnh thổ Việt Nam.
Cuối năm 2018, người dùng Facebook Việt Nam cũng phát hiện rằng mạng xã hội này đưa thông tin sai lệch về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo mà Việt Nam và Trung Quốc luôn có tranh chấp trong nhiều thập kỷ qua. Đại diện mạng xã hội này lúc đó đã thừa nhận đây là lỗi kỹ thuật và sửa lại bản đồ.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc từng yêu cầu Bộ TTTT chỉ đạo, giám sát chặt chẽ việc xử lý của Facebook, kiên quyến không để xảy ra các trường hợp tương tự.
Một nghị định nhằm xử phạt việc phát tán thông tin sai lệch trong đó áp dụng cả cho những ai dùng mạng xã hội để “cung cấp, chia sẻ hình ảnh bản đồ Việt Nam nhưng không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia” đã có hiệu lực hôm 15/4. Theo đó những ai hoặc tổ chức nào vi phạm có thể nhận mức phạt lên đến 30 triệu đồng.
Mỹ: Trung Quốc có thể
đã thử nghiệm hạt nhân cấp thấp
Trung Quốc có thể đã bí mật kích hoạt các vụ nổ thử nghiệm hạt nhân dưới lòng đất ở mức độ thấp dù tuyên bố tuân thủ một hiệp ước quốc tế cấm các vụ nổ như vậy, Bộ Ngoại giao Mỹ nói trong một báo cáo hôm 15/4.
Phát hiện này, được báo The Wall Street Journal đưa tin đầu tiên, có thể làm xấu đi mối quan hệ vốn đã bị căng thẳng bởi các cáo buộc của Mỹ rằng đại dịch COVID-19 toàn cầu là kết quả của việc Bắc Kinh xử lí sai trái đợt bùng phát virus corona vào năm 2019 tại thành phố Vũ Hán.
Lo ngại của Mỹ về việc Bắc Kinh có thể vi phạm tiêu chuẩn “năng suất zero” đối với các vụ nổ thử nghiệm xuất phát từ các hoạt động tại địa điểm thử hạt nhân Lop Nur của Trung Quốc trong suốt năm 2019, Bộ Ngoại giao nói.
Năng suất zero nghĩa là một vụ thử hạt nhân mà trong đó không có phản ứng nổ dây chuyền theo kiểu được kích hoạt bởi việc kích nổ đầu đạn hạt nhân.
“Việc Trung Quốc có thể đang chuẩn bị vận hành khu thử nghiệm Lop Nur quanh năm, việc nước này sử dụng buồng kìm hãm nổ, hoạt động khai quật rộng lớn tại Lop Nur và sự thiếu minh bạch trong các hoạt động thử nghiệm hạt nhân của mình … làm gia tăng lo ngại về việc nước này tuân thủ tiêu chuẩn năng suất zero,” báo cáo nói mà không cung cấp bằng chứng về một vụ thử nghiệm năng suất thấp.
Sự thiếu minh bạch của Bắc Kinh bao gồm việc chặn truyền dữ liệu từ các cảm biến được liên kết với một trung tâm giám sát do cơ quan quốc tế vận hành nhằm xác minh việc tuân thủ một hiệp ước cấm các vụ nổ thử nghiệm hạt nhân.
Hiệp ước Cấm Thử nghiệm Toàn diện năm 1996 (CTBT) cho phép các hoạt động được thiết kế để đảm bảo sự an toàn của vũ khí hạt nhân.
Người phát ngôn của Tổ chức Hiệp ước Cấm Thử nghiệm Toàn diện, cơ quan xác minh việc tuân thủ hiệp ước này, nói với tờ The Wall Street Journal rằng không có sự gián đoạn nào trong việc truyền dữ liệu từ năm trạm cảm biến của Trung Quốc kể từ cuối tháng 8 năm 2019 sau khi có một sự gián đoạn bắt đầu vào năm 2018.
Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận, Reuters cho biết.
Nga, Pháp và Anh – ba trong số năm cường quốc hạt nhân được quốc tế công nhận – đã kí và phê chuẩn Hiệp ước Cấm Thử nghiệm Toàn diện, vốn vẫn cần 44 quốc gia phê chuẩn để trở thành luật quốc tế.
Trung Quốc và Mỹ nằm trong số tám bên kí kết nhưng chưa phê chuẩn. Nhưng Trung Quốc đã tuyên bố tuân thủ các điều khoản của mình, trong khi Mỹ vẫn chấp hành một lệnh cấm thử nghiệm đơn phương kể từ năm 1992.
https://www.voatiengviet.com/a/my-trung-quoc-co-the-da-thu-nghiem-hat-nhan-cap-thap/5373749.html
Để đối phó với mối đe dọa an ninh,
Mỹ và đồng minh liên tục hạ thủy siêu tàu ngầm
Từ đầu năm đến nay, Mỹ, Nhật Bản và Anh liên tục hạ thủy các lọa tàu ngầm hạt nhân nhằm tăng cường năng lực quốc phòng và khả năng răn đe trên biển.
Hải quân Anh (7/4) vừa hạ thủy siêu tàu ngầm hạt nhân tối tân lớp Astute, được trang bị tên lửa hành trình Tomahawk và ngư lôi Spearfish. Theo đó, Hải quân Hoàng gia Anh đã ra mắt tàu ngầm hạt nhân HMS Audaciou. Đây là tàu ngầm tàng hình lớp Astute, có tổng trị giá 1,6 tỷ bảng Anh (gần 2 tỷ USD). Tàu HMS Audacious là chiếc thứ 4 trong số 7 tàu ngầm tối tân theo kế hoạch phát triển của Hải quân Anh. Trước đó, 3 tàu ngầm lớp Astute đầu tiên (HMS Astute, HMS Ambush và HMS Artful) đã được đưa vào biên chế. Về thiết kế, tàu ngầm tiến công lớp Astute là lớp tàu mới nhất của hải quân Hoàng gia
Anh, nó được cho là sở hữu những tính năng cực kỳ hiện đại. Tàu ngầm được trang bị thêm hệ thống định vị thủy âm Sonar 2076 cho phép phát hiện ra các mục tiêu cách đó 3.000 hải lý (tương đương khoảng 5.500 km).Hệ thống này sở hữu 13.000 ống nghe dưới nước dọc theo mũi, 2 bên sườn và khắp thân tàu, nhiều hơn bất kỳ hệ thống sonar hiện đại nào khác.
Hải quân Mỹ vừa biên chế và đưa vào hoạt động tàu ngầm chạy năng lượng hạt nhân USS Delaware (SSN-791) tại căn cứ hải quân ở bang Virginia. Tàu USS Delaware là một trong số những tàu ngầm hiện đại nhất trên thế giới về công nghệ và cả vũ khí sẽ tăng cường đáng kể khả năng tấn công ngầm cho Mỹ. Tàu có chiều dài 115m, lượng giãn nước 8.000 tấn. Thủy thủ đoàn của tàu lớp Virginia gồm 113 người. Tàu Virginia sử dụng lò phản ứng hạt nhân General Electric S9G. Trên tàu ngầm hạt nhân SSN-791 thuộc phiên bản mới nhất Block III Virginia, khoảng 20% bộ phận được thiết kế lại, chủ yếu đối với phần đầu tàu. Ở phần đầu, ngoài 12 ống bắn tên lửa hành trình Tomahawk độc lập, thay thế bằng 2 ống bắn VPT cỡ lớn, 2 ống bắn này không chỉ có thể lắp tên lửa Tomahawk, còn có thể lắp nhiều loại vũ khí khác, bộ cảm biến và tàu lặn. USS Delaware đạt tốc độ dưới 25 hải lý/h, có thể lặn sâu tối đa hơn 240m. Do hoạt động bằng năng lượng hạt nhân nên thời gian hoạt động của Virginia không giới hạn. Nó chỉ bị giới hạn về nguồn cung cấp thực phẩm và nhu yếu phẩm phục vụ cho các thủy thủ trên tàu. Tàu ngầm USS Delaware được trang bị các hệ thống kính tiềm vọng tiên tiến nhất của Hải quân Mỹ. Về hệ thống hỏa lực, USS Delaware được trang bị hệ thống ống phóng thẳng đứng (12 ống) và 4 ống phóng ngư lôi 533mm. Dù có khả năng được trang bị vũ khí hạt nhân nhưng nó chỉ được trang bị các loại vũ khí răn đe thông thường. Ngoài nhiệm vụ tấn công, tàu ngầm được biên chế thêm các lực lượng biệt kích hoạt động cho các nhiệm vụ trên bờ. Theo giới chuyên gia Mỹ, USS Delaware có khả năng hoạt động gần như tàng hình dưới lòng biển, khả năng chạy liên tục, hỏa lực và module cảm biến xuất sắc làm cho nó có thể hoàn thành 5 trong số 6 năng lực cốt lõi chiến lược trên biển: quyền kiểm soát biển, điều động lực lượng, triển khai tuyến đầu, bảo đảm an toàn hàng hải và răn đe. Tuy nhiên, điểm yếu của USS Delaware là nó không được trang bị tên lửa chống hạm. Việc diệt hạm đối phương phải dựa hết vào ngư lôi MK-48 với tầm tác chiến không quá 40km. Vì vậy, khi làm nhiệm vụ con tàu này có thể đối mặt với nguy hiểm lớn trước khi kịp khai hỏa tấn công tàu đối phương.
Lực lượng phòng vệ hàng hải Nhật Bản (JMSDF, 05/3) đã đưa vào hoạt động tàu ngầm tấn công diesel-điện lớp Soryu (SSK) đầu tiên được trang bị pin lithium-ion. Đây được coi là một trong những động thái quan trọng của Nhật Bản nhằm đối phó với các mối đe dọa về an ninh, chủ quyền trên biển Hoa Đông. S Oryu (với số hiệu SS 511) là tàu ngầm tấn công diesel-điện, dài 84m, rộng 9,1m, cao 8,4m đã chính thức đi vào hoạt động tại đơn vị Tàu ngầm Flotilla 1 của JMSDF, có trụ sở tại Kure, tỉnh Hiroshima. JS Oryu là tàu ngầm thứ 11 của lớp Soryu được JMSDF cho vào hoạt động và là chiếc thứ 6 do nhà máy đóng tàu Mitsubishi Heavy Industries chế tạo, Oryu đã được hạ thủy vào tháng 3/2015 và ra mắt vào tháng 10/2018. Tổng chi phí để sản xuất tàu ngầm lên tới 66 tỷ JPY (615 triệu USD), người phát ngôn cho biết. Tàu ngầm JS Oryu được trang bị công nghệ pin lithium-ion mới, giúp kéo dài thời gian hoạt động dưới nước, cùng một số công nghệ khác đưa nó trở thành tàu ngầm hiện đại nhất của lớp Soryu. Nhật Bản trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới trang bị pin lithium-ion thay cho pin axit-chì trên tàu ngầm. JS Oryu có độ giãn nước 4.200 tấn khi lặn và 2.900 tấn khi nổi, tầm hoạt động lên tới 11.300km, tốc độ khi nổi 22km/h, tốc độ khi lặn 37km/h. Điểm đáng chú ý nhất của tàu ngầm chính là hệ thống động cơ mạnh mẽ, bao gồm 2 động cơ diesel Kawasaki 12V 25S, 1 động cơ điện Toshiba, 4 động cơ Stirling V4-275R Mk-III hoạt động không cần không khí giúp tàu hoạt động yên lặng dưới mặt nước. Về hệ thống vũ khí-trang thiết bị, tàu ngầm lớp Soryu được trang bị 6 ống phóng ngư lôi 533mm, có thể triển khai ngư lôi điều hướng hạng nặng Type 89, tên lửa UGM-84 Harpoon của Mỹ, hệ thống tác chiến điện tử ZLR-3-6, radar phòng không ZPS-6F…
Trong khi đó, Trung Quốc – đối thủ và mối đe dọa an ninh chính của Mỹ và đồng minh hiện đứng thứ ba trên thế giới về số lượng tàu ngầm với 69 tàu, trong đó có 5 tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo và khoảng 64 tàu diesel-điện. Số tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc tuy không được thiết kế và tính năng ưu việt như tàu ngầm Mỹ, Anh, nhưng tàu ngầm tên lửa đạn đạo chiến lược của Trung Quốc vẫn có thể bắn những tên lửa hạt nhân tầm xa. Các tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc mang 12 tên lửa đạn đạo chiến lược, chiếm 1,1% số tên lửa này của Trung Quốc. Các tàu ngầm khác mang 146 tên lửa chống hạm (chiếm 9,9%), 1.182 ngư lôi (chiếm 82,4%) và 2.608 thủy lôi (31,5%). Hiên nay, nổi bật nhất trong các tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc là tàu ngầm Type 094, đây là tàu ngầm lớp Tấn có chiều dài 135 m, lượng choán nước 11.000 tấn khi lặn. Trung Quốc có 5 tàu lớp Type 094 được đưa vào hoạt động, 3 chiếc khác đang trong kế hoạch triển khai. Mỗi tàu Type 094 mang theo 12 tên lửa đạn đạo JL-12 với tầm bắn 7.500-8.000 km, điều này có nghĩa là Type 094 có thể tấn công nhiều địa điểm trên đại lục nước Mỹ từ căn cứ Ngọc Lâm trên đảo Hải Nam.
Theo đánh giá của Nga và phương Tây, thế hệ tàu ngầm tên lửa đạn đạo kế tiếp của Trung Quốc, tàu Type 096 Đường, có thể sẽ được khởi đóng trong giai đoạn đầu thập niên 2020, nhiều khả năng sẽ được trang bị tên lửa JL-3, tầm bắn khoảng 9.000 km. Type 096 được Trung Quốc kỳ vọng có năng lực khả dĩ cạnh tranh được với các tàu ngầm tiên tiến nhất của Nga và Mỹ. Tàu mới được nói là có thể mang 24 tên lửa đạn đạo JL-3, dựa trên phiên bản tên lửa đạn đạo trên bộ DF-41.
Medecins Sans Frontieres lên kế hoạch
cho dự án đầu tiên ở Canada
khi COVID-19 đe dọa người vô gia cư
Tin từ TORONTO, Canada – Vào hôm thứ ba (14/4), một viên chức hàng đầu cho biết Tổ chức Medecins Sans Frontieres (MSF) đang thiết kế một bệnh viện 400 giường cho người vô gia cư ở Toronto trong dự án đầu tiên của họ ở Canada, được thúc đẩy bởi những rủi ro do coronavirus gây ra cho các khu vực dễ bị tổn thương trong xã hội.
Hành động của MSF diễn ra khi những người ủng hộ đang kêu gọi hành động nhanh hơn để ngăn chặn sự lây lan của virus đường hô hấp trong cộng đồng đặc biệt có nguy cơ mắc bệnh và lây nhiễm cho người khác.
Một phát ngôn viên của Inner City Health Associates, nơi sẽ cung cấp các dịch vụ lâm sàng tại bệnh viện, cho biết bệnh viện này sẽ bắt đầu hoạt động trong khoảng 10 ngày. Thành phố và tỉnh Ontario đang chia sẻ chi phí, hiện vẫn chưa được xác định. MSF đang chia sẻ chuyên môn của họ với các nhân viên y tế địa phương để thiết kế cơ sở coronavirus cho người vô gia cư. Nhóm này cũng đang xem xét việc thực hiện các dự án với các nhóm dân số dễ bị tổn thương khác ở Canada – cộng đồng bản địa và người cao niên trong các cơ sở chăm sóc dài hạn, bị ảnh hưởng nặng nhất bởi COVID-19, căn bệnh gây ra bởi coronavirus mới.
Vào hôm thứ ba (14/4), Toronto cho biết ba mươi người vô gia cư ở thành phố này thử nghiệm dương tính với COVID-19, bao gồm 11 người trong một nơi trú ẩn dành riêng cho người tị nạn. Theo dữ kiện mới nhất của chính phủ, số người chết ở Canada từ đại dịch coronavirus lên đến 823. (BBT)
Đại dịch Covid-19: Các cường quốc G20
hoãn một phần nợ cho 77 nước nghèo
Trọng Thành
Đại dịch Covid-19 có nguy cơ đẩy hàng chục quốc gia nghèo nhất hành tinh vào tình trạng khốn cùng. Hôm qua, 15/04/2020, nhóm 20 cường quốc kinh tế thế giới (G20) đã quyết định hoãn trả nợ 14 tỉ đô la, cho 77 quốc gia nghèo.
Theo AFP, khoảng 14 tỉ đô la, trên tổng số 32 tỉ đô la tiền nợ, đã được khối G20 chấp nhận hoãn trả. Việc trả nợ năm nay sẽ được triển hạn đến năm 2022. Trước đó, ngày thứ Hai, 13/04, tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã đề nghị các cường quốc hủy phần lớn các khoản nợ với các nước nghèo ở châu Phi, tuy nhiên đề nghị của Pháp hoàn toàn không có mặt trong thông cáo cuối cùng của hội nghị G20.
Dù sao, theo bộ trưởng Tài Chính Pháp Bruno Le Maire, đây cũng là một ‘’bước tiến quan trọng’’. Đây là lần đầu tiên, từ hàng chục năm nay, các quốc gia thuộc Câu lạc bộ Paris và một số nước khác, bao gồm Trung Quốc, cùng nhau đưa ra một quyết định như vậy. Quyết định này được giới quan sát đánh giá là một ‘‘cử chỉ nhỏ’’ đối với các quốc gia nghèo nhất hành tinh.
Một nguồn tin gần gũi với hồ sơ này cho Le Monde biết ‘‘việc hoãn trả nợ có thể được thực hiện ngay lập tức, trong khi việc hủy nợ đòi phải nhiều thời gian đàm phán, cho từng trường hợp một’’.
Covid-19 có thể chặn đứng tăng trưởng của châu Á
Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế dự báo, do Covid-19, tăng trưởng của toàn bộ châu Âu có thể là 0% năm 2020. Số liệu được công bố hôm nay, 16/04. Tăng trưởng của Trung Quốc, nền kinh tế thứ hai thế giới, ước tính 1,2%, so với 6% dự kiến.
Theo IMF, cho dù khu vực châu Á ít bị hậu quả của đại dịch hơn nhiều khu vực khác, tình hình khủng hoảng lần này vẫn tồi tệ hơn nhiều so với các đợt khủng hoảng trước tại châu Á. Nghiêm trọng nhất trước đó là khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997, khiến tăng trưởng khu vực chỉ còn 1,3%.
Tổng giám đốc WHO ca ngợi Mỹ ‘hào phóng’,
kêu gọi ông Trump gỡ bỏ lệnh dừng tài trợ
Minh Hòa
Người đứng đầu Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm thứ Tư (15/4) ca ngợi sự hào phóng của Hoa Kỳ và kêu gọi Tổng thống Donald Trump xem xét lại việc đóng băng hàng triệu USD tài trợ cho tổ chức này.
Hãng tin CNBC trích lời ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng giám đốc WHO, phát biểu trong một cuộc họp báo hôm thứ Tư: “Hoa Kỳ là một người bạn lâu năm và hào phóng với WHO và chúng tôi hy vọng họ sẽ tiếp tục như vậy”.
Ông Tedros bày tỏ: “Chúng tôi rất tiếc về quyết định của tổng thống Hoa Kỳ trong việc tạm dừng tài trợ” cho WHO.
Một ngày trước đó, Tổng thống Trump thông báo ông đã ra lệnh đình chỉ số tiền Hoa Kỳ tài trợ cho WHO để trừng phạt sự thất bại của WHO trong việc ứng phó với virus viêm phổi Vũ Hán và sự thiên vị của cơ quan này dành cho Trung Quốc.
Đáp lại động thái của ông Trump, chính quyền Trung Quốc hôm thứ Tư kêu gọi Hoa Kỳ phải “thực thi nghĩa vụ” và tiếp tục tài trợ cho WHO.
Bình luận về phản ứng của Bắc Kinh, ông Alex Marlow, tổng biên tập báo Breitbart News viết trên Twitter hôm thứ Tư: “Trung Quốc yêu cầu Mỹ đảo ngược quyết định ngừng tài trợ cho WHO. Điều này khiến tôi càng thêm tin tưởng rằng đó là động thái đúng đắn”.
Nếu Hoa Kỳ chấm dứt tài trợ cho WHO, các nhà phân tích nhận định rằng nhiều khả năng WHO sẽ đi đến giải thể. Năm 2019, Hoa Kỳ đóng góp gần 400 triệu USD, gấp đôi quốc gia tài trợ lớn thứ hai và gấp gần 10 lần Trung Quốc.
Quyết định của Tổng thống Trump đối với WHO cũng là một lời cảnh báo đối với các tổ chức khác thuộc Liên Hợp Quốc, theo ông John Bolton, cựu cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Trump. Ông Bolton viết trên Twitter hôm thứ Tư: “Việc Mỹ ngừng tài trợ cho WHO là phản hồi đúng đắn để đáp lại sự thất bại của họ trong dịch virus corona và ảnh hưởng của Trung Quốc. Điều này cũng là lời cảnh báo đối với toàn thể hệ thống của Liên Hợp Quốc, rằng Hoa Kỳ sẽ không để yên cho tình trạng làm việc yếu kém”.
Cuối tháng 12 năm 2016, trước khi chính thức nắm quyền tổng thống Mỹ, tỷ phú Donald Trump từng lên án Liên Hợp Quốc là “câu lạc bộ ngồi chơi xơi nước”.
Ông Trump viết trên Twitter: “Liên Hợp Quốc có tiềm năng lớn như vậy nhưng giờ đây nó chỉ là một câu lạc bộ để người ta tụ tập, tán gẫu và ngồi chơi xơi nước. Thật đáng buồn thay!”
Dịch bệnh Viêm đường hô hấp cấp
do vi rút Covid-19 gây ra
đang tác động nghiêm trọng đến cộng đồng thế giới
Covid-19, bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona được phát hiện lần đầu tiên tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc vào tháng 12/2019. Đến nay, hầu hết các quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới đã ghi nhận trường hợp mắc.
Nặng nề ở châu Âu và Mỹ
Theo số liệu thống kê đến ngày 13/4, thế giới có 1.853.183 người mắc; 114.248 người tử vong, trong đó: Mỹ có 560.433 người mắc; 22.115 người tử vong; Tây Ban Nha có 166.831 người mắc; 17.209 người tử vong; Italy có 152.271 người mắc; 19.899 người tử vong; Pháp có 132.591 người mắc; 14.393 người tử vong.
Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), tâm dịch Covid-19 hiện nay đã chuyển từ châu Á sang châu Âu. Lý giải về sự bùng phát mạnh mẽ ở châu Âu, một số nhà khoa học hiện nay cho rằng: Thứ nhất, châu Âu và Mỹ là nơi có khí hậu lạnh, mà khí hậu lạnh lại rất thích hợp với sự phát triển của Covid-19.
Thứ hai, so với các nước ở châu Á, các nước ở phương Tây nhìn chung dân số già hóa, tỷ lệ người già cao, mà qua thống kê số người tử vong vì bệnh Covid-19, những người già thường khó qua khỏi so với người trẻ tuổi.
Thứ ba, hệ thống y tế công cộng ở một số nước châu Âu như: Italia, Pháp vấp phải sự quá tải, thiếu thốn nhân lực, tài lực và thiết bị.
Thứ tư, tâm lý chủ quan, khinh suất ở châu Âu rất lớn. Lãnh đạo các nước châu Âu cho rằng dịch bệnh Covid-19 chỉ là cúm mùa thể nặng đã gây tử vong cho nhiều người dân châu Âu trong nhiều năm qua, Vì vậy, họ coi dịch Covid-19 là rất bình thường. Thậm chí chính phủ Anh còn cho rằng nước Anh có cách tiếp cận “miễn dịch cộng đồng”, người dân “tự do phóng nhiễm” (không can thiệp, để thả tự do)… Khi dịch bệnh đã lây lan nhanh chóng khắp các nước châu Âu, một số giới chức lãnh đạo ở châu Âu còn tỏ ra thụ động phòng chống dịch bệnh, không quyết tâm ngăn chặn dịch bệnh mà chỉ chủ trương “từ từ làm chậm đà phát triển của dịch”. Các nước châu Âu còn thiếu biện pháp kiểm soát dịch bệnh đang tràn lan…
Thứ năm, Hiệp ước tự do đi lại (Hiệp ước Schengen) của EU cho phép người dân các nước trong Liên minh châu Âu được tự do đi lại, cư trú, mà Covid-19 là loại bệnh truyền nhiễm, dễ lây lan do tiếp xúc thông thường.
Thứ sáu, châu Âu luôn đề cao quyền riêng tư và tự do cá nhân, trong khi châu Á luôn đề cao tính cộng đồng, yếu tố tập thể hơn, vì vậy theo phong tục tập quán ở phương Tây, châu Âu sẽ rất khó có những hành động quyết liệt trong việc chống lại dịch bệnh vi-rút chủng mới Covid-19, bởi vì các biện pháp chống dịch được thực hiện sẽ hạn chế sự thoải mái và sự tự do cá nhân của người dân châu Âu.
Thứ bảy, các nước châu Âu dường như chú trọng vào yếu tố kinh tế và chính trị nhiều hơn, họ lo ngại, nếu mạnh tay chống dịch sẽ làm tổn thương đến kinh tế và động chạm đến các vấn đề chính trị nhạy cảm.
Theo các chuyên gia, hiện nay, việc xét nghiệm cho tất cả các đối tượng nghi lây nhiễm Covid-19 là thách thức với mọi quốc gia vì trong thời gian đầu không có kít thử, sau này có kít thì các nước đang phát triển không có đủ phòng xét nghiệm. Việc điều trị đến nay chưa có thuốc đặc hiệu và phác đồ điều trị chuẩn. Việc nghiên cứu vắc xin rất khẩn trương, tuy nhiên, để có thể đưa vắc xinvào sử dụng phải mất tối thiểu 01 năm. Đặc biệt, do sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội nên tình trạng khủng hoảng tâm lý xã hội; khủng hoảng trang thiết bị, vật tư y tế liên quan đến chống dịch trong đó có khẩu trang, máy thở, kit thử… diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới. Vì vậy, tất cả các nước đều phải đứng trước sự tính toán, cân nhắc giữa việc ưu tiên các biện pháp phòng, chống dịch, đặc biệt là kiểm soát, hạn chế giao lưu với yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội và đối ngoại trong thời kỳ toàn cầu hóa.
Tác động của dịch bệnh đối với nền kinh tế thế giới
Tác động tiêu cực từ các biện pháp ngăn chặn đại dịch. Hai yếu tố này tác động rất lớn đến kinh tế toàn cầu, từ tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng, quan hệ cung – cầu, đến việc giảm nhu cầu, thay đổi thói quen chi tiêu, đi lại của người tiêu dùng, dẫn đến sản xuất đình trệ, thất nghiệp gia tăng, kéo theo nguy cơ vỡ nợ, phá sản của doanh nghiệp và tâm lý lo ngại rủi ro, thậm chí hoảng sợ của các nhà đầu tư tài chính.
Việc các nước lần lượt phong tỏa, hạn chế đi lại cũng làm giảm khả năng hợp tác, phối hợp quốc tế trong ứng phó với đại dịch. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm lại, dịch bệnh xuất hiện đầu năm 2020 tạo nên một sự cộng hưởng các yếu tố dẫn đến những biến động sâu rộng trên thị trường hàng hóa và tài chính toàn cầu. Chỉ số chứng khoán của các nền kinh tế lớn Mỹ, EU, châu Á liên tục sụt giảm ; giá dầu thế giới giảm 26% xuống mức thấp nhất trong 18 năm qua ; nhiều ngành kinh tế chủ chốt, trong đó có hàng không chịu thiệt hại nặng ; hoạt động sản xuất và dịch vụ tại nhiều nước bị “tê liệt”, có thể làm 25 triệu người mất việc làm. Kinh tế thế giới được dự báo sớm rơi vào suy thoái. Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2020 chỉ ở mức 2,4%, giảm 0,5% so với dự báo trước đó. Theo Bloomberg, trong kịch bản xấu nhất, GDP toàn cầu có thể giảm về 0% năm 2020. Ước tính, cần tới 26.000 tỷ USD, tương đương 30% GDP toàn cầu, để khôi phục kinh tế thế giới. Mỹ, EU, Nhật Bản và các định chế tài chính quốc tế đã công bố các gói hỗ trợ tài chính giúp các nước ứng phó dịch bệnh và khôi phục kinh tế.
Với kinh tế Mỹ, các chuyên gia nhận định kinh tế Mỹ sẽ bị ảnh hưởng đáng kể từ tháng 3/2030 khi dịch Covid-19 lan rộng tại Mỹ. Tăng trưởng GDP của Mỹ quý 2/2020 được dự báo chỉ đạt 0% hoặc thậm chí âm. Để phòng chống dịch, hạn chế tiếp xúc đông người, nhiều doanh nghiệp, trung tâm bán lẻ lớn tại Mỹ như Macy’s, TJ Max, Walmart, Target… đã thông báo giảm thời gian mở cửa hoặc tạm thời đóng cửa đến cuối tháng 3/2020. Nhiều doanh nghiệp đang ưu tiên giảm lượng hàng tồn kho, chú trọng nhập thêm các sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng hàng ngày, chống dịch Covid-19. Nếu tình hình dịch bệnh tại Mỹ kéo dài, việc xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam, trong đó có mặt hàng may mặc, sẽ bị ảnh hưởng đáng kể. Việc các đối tác nhập khẩu của Mỹ tiếp tục đề nghị hoãn hoặc hủy các đơn hàng là khó tránh khỏi.
Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc và Cục dự trữ liên bang Mỹ tối 19/3 ký Hiệp định hoán đổi tiền tệ quy mô 60 tỷ USD, thời hạn tối thiểu 6 tháng (đến 19/9) và có thể gia hạn tùy tình hình. Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc cho biết hai nước ký Hiệp định trên để có thể hoán đổi tiền USD ngay lập tức, nhằm giải quyết tắc nghẽn trên thị trường tiền USD gần đây. Tuy nhiên, giới chuyên gia nhận định do dịch Covid-19 đang có xu thế lây lan mạnh ở Mỹ và Châu Âu, những tác động tích cực từ Hiệp định hoán đổi tiền tệ Hàn – Mỹ có thể sẽ chỉ ở mức giới hạn.
Ngân hàng Unicredit Bank Austria dự báo, GDP Áo sẽ giảm 0,6%, chủ yếu do Covid-19; nền kinh tế Áo sẽ suy giảm trong nửa đầu năm, sau đó hồi phục và phát triển trong nửa cuối năm nay. Theo thông tin của Hiệp hội Thương mại Áo, khoảng 80% các nhà bán lẻ trong các lĩnh vực liên quan đến thời trang, điện từ và trang sức đã bị lỗ trung bình khoảng 25% kể từ đầu tháng 3/2020. Ngành xây dựng của Áo cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng; ngày 18/3, tập đoàn Strabag, công ty xây dựng lớn nhất tại Áo, đã quyết định ngừng khoảng 1.000 công trình đang được triển khai tại Áo, gây ảnh hưởng tới việc làm của hơn 11.000 lao động.
Nhiều chuyên gia kinh tế nhận định kinh tế toàn cầu đang trong tình trạng suy thoái do tác động nghiêm trọng của dịch bệnh. Thị trường tài chính thế giới biến động mạnh, bất chấp những biện pháp kích cầu khẩn cấp quy mô lớn của các ngân hàng châu Âu, châu Mỹ, châu Á và Australia; triển vọng tăng trưởng kinh tế thê giới liên tục được điều chỉnh giảm trong 2 tháng qua, từ 3,1% xuống 1,6%; hầu hết các nền kinh tế lớn bước vào giai đoạn suy thoái. Tổng Thư ký Liên hợp quốc Guterres kêu gọi cộng đồng quốc tế tăng cường phối hợp chính sách, hành động quyết liệt và sáng tạo với đầu tàu là những nền kinh tế lớn và các tổ chức tài chính thế giới.
Với kinh tế khu vực, các chuyên gia đánh giá các nền kinh tế trong khu vực đều chịu ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch Covid-19: kinh tế Trung Quốc có thể tăng trưởng âm trong Quý 1/2020 do các thị trường đầu ra cùa ngành sản xuất Trung Quốc như Mỹ, EU đang chịu ảnh hưởng của dịch bệnh; theo đó, OECD nhận định các đối tác có quan hệ thương mại chặt chẽ với Trung Quốc như Hàn Quốc, Australia và Nhật Bản sẽ bị ảnh hưởng đáng kể. CNBC cho rằng suy giảm sản xuất tại Trung Quốc sẽ ảnh hưởng các nền kinh tế châu Á – Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam, Singapore và Hàn Quốc.
ASEAN chịu tác động lớn khi hoạt động giao thương, du lịch với Trung Quốc, Mỹ, EU bị gián đoạn. Một số bài báo tại Mỹ trích dẫn các số liệu, nhận định ngành du lịch Việt Nam sẽ thiệt hại nặng do lượng du khách quốc tế giảm đột ngột. Hoạt động sản xuất công nghiệp, bán lẻ và xuất khẩu cũng sẽ chậm lại. Dòng vốn đầu tư nước ngoài vào khu vực sẽ giảm đáng kể do nhu cầu rút vốn của các quỹ đầu tư nước ngoài trong bối cảnh lo ngại về dịch bệnh và suy thoái toàn cầu vẫn tiếp diễn.
Tuy nhiên, một số chuyên gia nhận định đây là cơ hội để các nước trong khu vực chuyển đổi đầu tư, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh để thích ứng với tình hình mới. Xu hướng dịch chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc sẽ tiếp diễn khi các nước và tập đoàn quốc tế thấy rõ các tác động, rủi ro của việc phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc.
Tác động đến quan hệ chính trị, ngoại giao giữa các nước
Nếu dịch bệnh tiếp tục kéo dài, quan hệ chính trị, ngoại giao giữa các nước và đối tác trên thế giới sẽ chịu ảnh hưởng lớn.Việc phân biệt đối xử với những người đến từ vùng dịch bệnh và công dân của các nước bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, sẽ có tác động xấu đến quan hệ chính trị, ngoại giao giữa các nước. Đây là vấn đề khó có thể giải quyết trong một sớm một chiều do liên quan đến sự khác biệt về chính sách, chủ trương, biện pháp xử lý khủng hoảng và chống dịch bệnh của từng nước. Thậm chí, nhiều chuyên gia cho rằng, giải quyết vấn đề này còn khó khăn, phức tạp và lâu dài hơn cả việc xử lý vấn đề kinh tế do tác động của dịch bệnh.
Đối với quan hệ Mỹ – Trung, theo các chuyên gia, Mỹ có thể sẽ không lợi dụng tình hình khó khăn hiện nay ở Trung Quốc để gia tăng sức ép đối với Trung Quốc trong cuộc cạnh tranh chiến lược nói chung và cuộc chiến thương mại giữa hai nước trong thời gian tới nói riêng, nhưng cũng không vì thế mà Mỹ sẽ giảm cạnh tranh với Trung Quốc.
Nhìn chung, dịch bệnh Covid-19 vẫn đang có diễn biến phức tạp, đặc biệt là tại Mỹ và châu Âu. Để ứng phó với tình hình dịch bệnh, các nước cần thực hiện nghiêm các biện pháp cách ly, tránh lây nhiễm chéo; tăng cường phối hợp, nhất là trong lĩnh vực chia sẻ trang thiết bị, vật tư y tế.
Truy tìm tiếp xúc giúp chống virus corona thế nào?
Việc truy tìm tiếp xúc đã được dùng nhiều thập niên nay để kiểm soát sự lây lan của các bệnh truyền nhiễm. Ý niệm căn bản thật đơn giản: truy tìm những người mắc bệnh, rồi tìm những người đã từng gần gũi những người này và khuyến khích họ ở nhà cho tới khi rõ ràng là họ không bị bệnh.
Hiện nay, lệnh ở nhà được áp dụng trên toàn thế giới để giảm thiểu khả năng những người bị lây nhiễm virus corona làm cho virus lây lan. Khi những hạn chế được gỡ bỏ và những sinh hoạt bình thường được tái tục, cần phải tính cực truy tìm tiếp xúc để ngăn ngừa bùng phát mới.
Đây là những điều bạn cần biết về truy tìm tiếp xúc:
Truy tìm tiếp xúc vận hành thế nào?
Trước tiên các nhà điều tra y tế công cộng phải lần ra tất cả những người mà bệnh nhân đã tiếp xúc, tất cả những nơi nào bệnh nhân đến trong vòng vài ngày trước đó.
“Hầu hết mỗi ca lây nhiễm đều có một giai đoạn thời gian mà trong lúc này bệnh nhân bị coi như truyền nhiễm,” bác sĩ Prathit Kulkarni thuộc Trường Y Baylor ở Houston, nói. “Truy tìm tiếp xúc là tiến trình tìm hiểu một người nào đó tiếp xúc với một bệnh nhân trong thời gian lây bệnh mà họ đã phơi nhiễm.”
Nếu các nhà điều tra tìm thấy những người có triệu chứng, họ có thể yêu cầu những người này tự cách ly trong 2 tuần và cung cấp danh sách tiếp xúc của họ.
Những người không có triệu chứng cũng có thể được yêu cầu tự cách ly và được theo dõi.
Tại sao vẫn cần truy tìm tiếp xúc một khi lệnh ở nhà chấm dứt?
Trong khi lệnh ở nhà có hiệu lực, những người bị lây nhiễm không tiếp xúc với nhiều người khác. Tại San Francisco, chẳng hạn, mỗi ca mới chỉ có khoảng 5 tiếp xúc cần được truy tìm, bác sĩ George Rutherford thuộc đại học San Francisco Caliornia nói. Bác sĩ Rutherford đang làm việc với thành phố để truy tìm những người bị lây nhiễm virus corona chủng mới.
Nhưng một khi mọi người trở lại trường học hay nơi làm việc, một người bị lây nhiễm có thể dễ dàng tiếp xúc với 1.000 người khác, ông nói.
“Đây là tuyến bảo vệ đầu tiên chống virus corona một khi mọi chuyện mở cửa trở lại,” ông Rutherford cho biết.
Làm sao để việc truy tìm tiếp xúc thành công?
Mỹ sẽ cần có hàng trăm ngàn nhà điều tra dịch bệnh để truy tìm tiếp xúc một khi lệnh ở nhà được gỡ bỏ, ông Rutherford nói.
Một số nhà điều tra dịch bệnh đã có việc làm tại Trung tâm Kiểm sóat và Phòng ngừa Dịch bệnh liên bang và các sở y tế tiểu bang và địa phương. Số những nhà điều tra còn lại có thể là một tổng hợp những sinh viên mới ra trường từ những chương trình y tế công cộng, những người tình nguyện, và những người coi thư viện hay những nhân viên chính phủ khác đã tạm thời nghỉ việc.
Cũng sẽ cần thực hiện việc tích cực xét nghiệm để nhận ra những người bị nhiễm bệnh, bác sĩ Ranu Dhillon thuộc Bênh viện Brigham và Phụ nữ và Trường Y Harvard ở Boston, nói.
“Xét nghiệm nhiều và truy tìm tiếp xúc… sẽ là thiết yếu trong việc chế ngự việc lây nhiễm COVID-19 và tránh virus này lây lan không kiểm soát được.”
Chống Covid-19,
phụ nữ được tiếng lãnh đạo giỏi hơn đàn ông
Tú Anh
Một bài báo của tạp chí “Forbes” lược kê chính sách chống đại dịch Covid-19 có kết quả tốt, tại một số nước đang gây tiếng vang trong giới truyền thông quốc tế. Tất cả đều do phụ nữ lãnh đạo. Nhận định “đàn bà giỏi hơn đàn ông” của một tờ báo có tiếng nghiêm túc nghe rất hấp dẫn nhưng nếu phân tích kỹ thì ngay trong giới phụ nữ cũng không mấy người hài lòng.
Tựa báo phải nói rất hấp dẫn người đọc : “Mẫu số chung của những nước đáp trả hiệu quả virus Corona? Phụ nữ lãnh đạo.”
Các tấm ảnh minh họa cũng hấp dẫn không kém: Các nguyên thủ Đức, Island, Đài Loan Trung Hoa Dân Quốc, New-Zealand , Phần Lan, Na Uy và Đan Mạch đều khống chế được siêu vi.
Trong số báo phát hành hôm thứ Hai 12/04/2020, tạp chí Mỹ Forbes lưu ý cách sử dụng, huy động công nghệ là vũ khí cốt lõi yểm trợ cho cuộc chiến chống đại dịch truyền nhiễm và làm nổi bật tính quan trọng của lòng chân thành, quyết đoán và tình yêu nước thương dân.
Ba phẩm chất tạp chí Mỹ ca ngợi có làm phụ nữ quốc tế thấy ngất ngây trong lòng?
Cho dù Forbes có thành ý dựa vào các số liệu thống kê đàng hoàng nhưng lý giải theo thuyết “hiện sinh” của tạp chí Mỹ bị giới phụ nữ dấn thân tranh đấu cho nữ quyền phản bác.
Trước hết là tạp chí mạng Les Glorieuses, tiếng nói “phụ nữ vinh quang” tỏ ra mỉa mai : “Toàn là phụ nữ số một. Định đề cũng rất hấp dẫn khen ngợi các xứ do phụ nữ lãnh đạo đều ban hành một chính sách y tế công cộng hiệu quả cho phép chận đứng siêu vi lây nhiễm. Nói tóm lại, đàn bà chúng ta giỏi hơn đàn ông. Vấn đề là lập luận của Forbes sai bét khi khẳng định ba phẩm chất- chân thật, quyết đoán và nhân ái- là tư chất của phụ nữ, nhờ đó mà phụ nữ thành công ở nơi mà đàn ông thất bại”.
Thủ tướng Đức Angela Merkel được xem là có phẩm chất thứ nhất, ngay từ đầu đã nói thật với dân Đức về nguy cơ nghiêm trọng của siêu vi Corona. Chúng ta còn nhớ lúc đó tổng thống Mỹ Donald Trump còn tuyên bố “nước Mỹ bất khả xâm phạm“.
Phẩm chất thứ hai, có tính thuyết phục nhất, là ban hành các biện pháp đối phó thật nhanh chóng trước khi đại dịch lây cho nạn nhân đầu tiên.Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn là người phản ứng rất nhanh, cấm cửa du khách đến từ Hoa Lục khi thấy Bắc Kinh trấn áp giới bác sĩ ở Vũ Hán. Đài Bắc vì có kinh nghiệm “không nghe những gì cộng sản Trung Quốc nói mà nhìn những gì họ làm”.
Nhưng điểm này cũng không phải là phẩm chất riêng của phụ nữ bởi vì tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In cũng hành động như thế, với kinh nghiệm tương tự với chế độ Bình Nhưỡng. Có lẽ phải dành huy chương cho chuyên gia phân tích tình báo thì đúng hơn.
Phẩm chất thứ ba là lòng nhân ái. Nữ thủ tướng Na uy Erna Solberg được xem là nhà lãnh đạo thể hiện yêu thương của người mẹ khi quyết định tổ chức họp bao dành riêng cho trẻ em, không một người lớn nào được tham dự.
Lý giải của phái nữ: Tài năng không tùy thuộc vào ADN
Không phủ nhận nỗ lực của các vị nữ tổng thống, nữ thủ tướng, lá thư phụ nữ Les Glorieuses phân tích thêm: “Trong bối cảnh khủng hoảng y tế kinh khiếp này, lãnh đạo 7 nước kể trên không đem tấm thân nhi nữ với phẩm chất nữ nhi để đương đầu với thử thách. Họ đem tài ba, khả năng cần thiết để lãnh đạo quốc gia.
Thêm vào đó, còn nhiều yếu tố khác, nhiều thông số khác cần phải đưa vào phương trình để tìm đáp án do đâu mà đại dịch được khống chế tốt ở 7 xứ này: Diện tích lớn nhỏ, hệ thống y tế công cộng, kho dự trữ trang thiết bị y khoa, y phục bảo hộ, khẩu trang, găng tay có sẵn khi tình hình đòi hỏi. Nếu thêm một nước thứ 8 cũng lập được thành tích khả quan là Hàn Quốc, do đàn ông lãnh đạo, thì kết luận càng khập khễnh”, Les Glorieuse kết luận.
Cùng quan điểm với Forbes, lá thư phụ nữ This week in Patriarchy của báo Anh The Guardian cũng nhận định với tựa : “Phụ nữ lãnh đạo làm việc xuất sắc”. Tuy nhiên, nữ tổng biên tập của This week in Patriarchy, bà Arwa Mahdala khuyến cáo: Không có quan hệ nhân quả giữa phụ nữ và hiệu năng chống dịch.
Kết quả tùy thuộc vào quy mô mua sắm khẩu trang, diện tích đất nước, dân số ít hay nhiều, có xét nghiệm đại trà hay không, có đủ số giường cấp cứu hay không. Đó là chưa kể một số chính phủ kể trên may mắn có thời giờ quan sát khủng hoảng xảy ra trước ở nước khác để điều chỉnh chính sách. Nhờ đó mà dân không bị chết như rạ như ở Ý, truờng học không đóng của, dân không bị hạn chế đi lại đến hai tháng như ở Pháp. Hay tình trạng nước Mỹ của Donald Trump.
Do vậy, thứ nhất không thể nói là chỉ có phụ nữ mới có ADN lãnh đạo giỏi khi đất nước gặp nguy biến còn đàn ông thì tồi. Thứ hai, liệu có nên kết luận vội như quan điểm của tạp chí Mỹ: Đã đến lúc phải bầu phụ nữ càng đông càng tốt vào ghế lãnh đạo ?
Đài phát thanh Pháp France Inter, trong chương trình cuối tuần, đặt câu hỏi này với bà Christiane Taubira. Cựu bộ trưởng Tư Pháp của cựu tổng thống François Holland, có chủ trương giáo dục hơn là trừng phạt, phân tích rõ ràng hơn, cho phép thấy được phần nào căn nguyên nguồn cội, vì sao quyền lực khi vào tay một số người phụ nữ lại được thi hành một cách hơp tình hợp lý.
Theo bà Christiane Taubira, thay vì dùng biện pháp mạnh, người phụ nữ nhìn vấn đề một cách xuyên suốt, thấy rõ đầu dây mối nhợ vận hành xã hội. Từ lâu rồi, họ chiếm đa số trong ngành y tế và tận tụy săn sóc bệnh nhân không thua đồng nghiệp nam giới.
Do vậy, phụ nữ là những nhà lãnh đạo lỗi lạc nhất trong bối cảnh đại dịch. Nhưng không phải vì họ là phụ nữ mà là vì họ có khả năng. Cho nên chưa phải lúc bầu phụ nữ lên cầm quyền như tạp chí Forbes của Mỹ đề xuất mà phải bầu thật nhiều người có khả năng.
Dù sao đi nữa, tình hình khủng hoảng hiện nay cho phép có thêm một nhận xét: Dù có quyền lực hay không, người phụ nữ đóng vai trò cốt lõi trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19.
Diễn tiến COVID-19
COVID-19 ‘thảm sát’ tới mức nào?
Còn quá sớm để biết được mức độ ‘thảm sát’ của đại dịch COVID-19 sẽ tới mức nào, nhưng các con số ước tính cho thấy tỷ lệ tử vong trong số những người bị nhiễm virus corona là từ 0.5% đến 3.4%.
Có cách biệt giữa các con số ước tính do nhiều yếu tố, trong đó có sự khác biệt trong cách kiểm đếm và báo cáo tử vong trên thế giới cũng như khó khăn trong việc xác định tổng số người nhiễm virus. Rốt cuộc thế giới có bao nhiêu người thiệt mạng vì COVID-19 phụ thuộc vào việc có bao nhiêu người trong dân số toàn cầu bị phơi nhiễm với virus này.
Tới nay, hơn 130.000 người trên thế giới đã tử vong trong đại dịch corona.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, bệnh về tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới, với gần 9,5 triệu người chết hàng năm. Tiếp theo là đột quỵ, rồi tới nhóm bệnh về phổi gọi là bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD, và nhiễm trùng hô hấp bao gồm sưng phổi và cúm.
Ba trong số sáu bệnh gây tử vong hàng đầu trên thế giới có liên quan tới phổi hay các vấn đề về hô hấp, cũng tương tự như các vấn đề mà những người bị COVID-19 nặng phải đương đầu.
Trong ngày 14/4 thế giới có thêm 6.502 người chết vì COVID-19.
Hoa Kỳ
Số người chết vì virus corona tại Mỹ, quốc gia đang dẫn đầu thế giới về số tử vong vì COVID-19, tính tới ngày 14/4 lên tới trên 30.000 trường hợp. Số ca nhiễm hiện là 630.000, theo thống kê của Reuters.
Hôm 29/2 Mỹ có ca tử vong đầu tiên vì virus corona. Ba mươi tám ngày sau, số này lên tới 10.000 và chỉ trong 9 ngày, tăng lên thành 30.000 ca.
Theo cách tính của Đại học Washington thường được Toà Bạch Ốc trích dẫn, tới đầu tháng 8, tổng số người chết tại Mỹ trong đại dịch này có thể lên tới gần 69.000 người.
New York, tâm dịch tại Mỹ, trong ngày qua có 752 người chết, giảm một chút so với ngày hôm trước nhưng vẫn còn cao dù số ca nhập viện có giảm. Thống đốc yêu cầu dân che mặt tại những nơi mà người dân không thể giữ khoảng cách 2m an toàn với nhau.
Mỹ làm gì sau khi ngưng tài trợ WHO?
Hoa Kỳ có thể chuyển 400 triệu đô la định tài trợ cho Tổ chức Y tế Thế giới trong năm nay sang cho các tổ chức viện trợ quốc tế khác, giới chức cấp cao trong chính quyền Trump cho biết sau khi Tổng thống loan báo quyết định ngưng tài trợ cho WHO vì cách tổ chức này xử lý dịch COVID-19.
Châu Âu
Ý, với hơn 21.000 người chết, là nước có số tử vong cao hàng nhì thế giới vì virus xuất phát từ Vũ Hán cuối năm ngoái.
Quốc gia có số người chết vì virus corona cao hàng thứ ba hiện là Tây Ban Nha, với hơn 18.500 người chết.
Dịch corona ở Anh có lẽ đang lên tới đỉnh điểm nhưng vẫn còn quá sớm để bắt đầu nới lỏng các hạn chế, giới chức nước này cho hay.
Châu Á
Cuộc thử nghiệm ở Trung Quốc để thử thuốc chống virus, remdesivir, của tập đoàn Gilead Sciences với những người có triệu chứng COVID-19 nhẹ phải tạm ngưng vì thiếu bệnh nhân thích hợp, theo thông tin trên website của chính phủ.
Trước đó, một cuộc thử nghiệm khác ở Trung Quốc thử thuốc remdesivir lên những bệnh nhân COVID-19 nặng cũng bị đình chỉ vì không quy tụ được bệnh nhân đáp ứng tiêu chuẩn.
https://www.voatiengviet.com/a/di%E1%BB%85n-ti%E1%BA%BFn-covid-19/5373680.html
Covid-19:
Ủy Ban Châu Âu công bố lộ trình gỡ bỏ phong tỏa
Trọng Thành
Đại dịch Covid-19 có chiều hướng chững lại tại châu Âu, tuy vẫn đang làm hàng nghìn người thiệt mạng mỗi ngày. Nhiều quốc gia tính đến chuyện ra khỏi phong tỏa. Hôm qua, 15/04/2020, Ủy Ban Châu Âu công bố ‘‘lộ trình gỡ bỏ phong tỏa’’, nhằm ‘‘phối hợp hành động’’ giảm thiểu ‘‘các hệ quả tiêu cực’’ của quá trình này đối với các thành viên.
Ủy viên châu Âu phụ trách Y tế và An toàn Thực phẩm, Stella Kyriakides, lưu ý : ‘‘Quá trình trở lại bình thường sau giai đoạn phong tỏa đòi hỏi một tiếp cận chung của châu Âu, với sự phối hợp cẩn trọng giữa các quốc gia thành viên, được thiết lập trên các cơ sở khoa học và được tiến hành với tinh thần đoàn kết… Chúng ta biết là con đường này sẽ dài, và tiến từng bước một, và các hệ quả của cuộc khủng hoảng y tế chưa từng có này sẽ còn kéo dài. Chúng ta phải học cách sống với virus này chừng nào chưa có được các biện pháp trị liệu và một vác-xin hiệu quả’’.
Ủy Ban Châu Âu đặc biệt nhấn mạnh đến đòi hỏi gỡ bỏ dần dần các biện pháp phong tỏa, để có đủ thời gian đánh giá tác động của mỗi biện pháp dỡ bỏ, trước khi chuyển qua giai đoạn tiếp theo. Các biện pháp phong tỏa chung nhường chỗ dần dần cho các biện pháp phong tỏa có trọng điểm, nhắm và các nhóm cư dân dễ tổn thương nhất. Các hoạt động kinh tế cũng cần được nối lại từ từ.
Các nỗ lực ngăn chặn sự lây lan của virus cũng phải được duy trì, thông qua các chương trình thông tin đến người dân, cổ vũ mọi người duy trì các thói quen bảo đảm vệ sinh và giãn cách xã hội nghiêm ngặt.
Lộ trình gỡ bỏ phong tỏa của Ủy Ban Châu Âu thảo ra, phối hợp với chủ tịch Hội Đồng Châu Âu, là kế hoạch chung của khối, đáp ứng với Lời kêu gọi của Hội Đồng Châu Âu hôm 26/03/2020, về một chiến lược phối hợp ra khỏi khủng hoảng.
Nước Đức thận trọng, tiếp tục duy trì đóng cửa trường học đến ngày 04/05
Thủ tướng Angele Merkel có cuộc họp với lãnh đạo các vùng ngày hôm qua. Trong cuộc họp này, chính quyền Đức đã chọn phương thức hành động thận trọng. Các biện pháp nghiêm ngặt hiện nay, như không tập hợp hơn hai người tại không gian công cộng, hay đóng cửa trường học, sẽ được kéo dài. Thông tín viên RFI Pascal Thibaut cho biết cụ thể :
Ám ảnh của các lãnh đạo chính trị Đức là việc giảm quá nhanh và quá nhiều các hạn chế đang được áp dụng hiện nay có thể gây tổn hại cho kết quả tốt của nước Đức trong cuộc chiến chống đại dịch. Các biện pháp hiện nay, như vậy, sẽ được kéo dài thêm hai tuần nữa, cho đến ngày 04/05.
Thủ tướng Angela Merkel nói :Cho đến nay, hệ thống y tế của chúng ta vận hành bình thường. Tuy nhiên, đây là một thành công mong manh. Chính vì vậy, chúng tôi không muốn dỡ bỏ quá nhanh các biện pháp siết chặt hiện nay. Chúng ta cần phải hết sức thận trọng, bởi đây là vấn đề sinh mạng.
Chỉ duy nhất có một giảm nhẹ từ đây đến ngày 04/05, đó là các cửa hàng có diện tích dưới 800 mét vuông sẽ có thể được mở lại kể từ thứ Hai tuần tới, với điều kiện có các biện pháp bảo đảm an toàn. Đây là một quyết định bị Liên đoàn bán lẻ quốc gia Đức phê phán. Ngành bán lẻ muốn hoạt động trở
lại bình thường. Trong khi đó, các đại lý xe hơi, xe máy, các cửa hàng bán xe đạp, các hiệu sách, bất luận lớn nhỏ, sẽ có thể được mở cửa lại ngay từ tuần tới.
Sau ngày 04/05, chúng ta biết là các trường học sẽ được mở cửa từ từ : trước hết là các học sinh các lớp lớn, và các học sinh phải thi cử. Các cuộc tập hợp lớn, như các trận đá bóng với khán giả, các hội chợ hay các buổi hòa nhạc sẽ bị cấm ít nhất cho đến ngày 31/08.
Thủ tướng Merkel và lãnh đạo các vùng sẽ họp vào cuối tháng này để kiểm điểm lại tình hình và đưa ra một số quyết định liên quan đến ngành khách sạn và ẩm thực. Chính quyền cũng khuyến cáo mang khẩu trang trong các phương tiện công cộng, hay khi đi chợ. Tuy nhiên, đây không phải là điều bắt buộc.
Pháp triệu đại sứ Trung Quốc vì tung tin thất thiệt
Triệu Hằng
Pháp đã triệu mời đại sứ Trung Quốc tại Pháp sau khi đại sứ quán Trung Quốc công bố một bài viết trên trang web của họ chỉ trích cách xử lý dịch Covid-19 của phương Tây.
Ngoại trưởng Pháp, Jean-Yves Le Drian phản đối việc đăng tải những bài viết trên trang web của đại sứ quán Trung Quốc tại Paris trong một thông cáo: “Một số quan điểm công khai mới đây của các đại diện Trung Quốc tại Pháp không phù hợp với tính chất mối quan hệ song phương giữa hai nước”.
Theo Reuters, trang web của đại sứ quán Trung Quốc đã đăng tải những bình luận cho rằng các nước phương Tây đã “bỏ mặc những người hưu trí đến chết trong các viện dưỡng lão”.
Còn RFI cho hay, bài viết đề ngày 12/4 của một nhà ngoại giao Trung Quốc không ký tên đã dùng những từ ngữ thô bạo trả đũa người Mỹ và châu Âu, do phương Tây đã phê phán Trung Quốc về việc xử lý dịch bệnh.
Theo RFI, thông cáo của bộ Ngoại giao Pháp công bố vào tối thứ Ba (14/4) chỉ tiết lộ thông tin chính ở những dòng cuối. Cụ thể là ông Lô Sa Dã, đại sứ Trung Quốc tại Pháp đã bị chánh văn phòng Bộ Ngoại giao Pháp François Delattre chất vấn qua điện thoại, trong tình hình phong tỏa vì dịch bệnh.
https://www.dkn.tv/the-gioi/phap-trieu-dai-su-trung-quoc-vi-tung-tin-that-thiet.html
Covid-19 : Thêm một tia hy vọng tại Pháp
Thanh Phương
Lần đầu tiên kể từ khi lệnh phong tỏa toàn quốc được ban hành, số người nhập viện cho bị nhiễm virus corona tại Pháp đã giảm đi, theo các số liệu được công bố hôm qua, 15/04/2020.
Tổng số người đang nằm bệnh viện để được điều trị vì Covid-19 đã giảm 513 người so với hôm thứ Ba, cho dù vẫn có gần 31.800 người nằm viện. Trong ngày thứ 7 liên tiếp, số bệnh nhân nặng phải nằm trong các phòng hồi sức tiếp tục giảm, chỉ còn 6.457 người, tức là ít hơn 273 người so với hôm thứ Ba.
Nhưng giới y tế ở Pháp vẫn còn rất thận trọng về diễn tiến của dịch bệnh, đã khiến tổng cộng 17.167 người chết tính từ đầu tháng 3, với 10.643 ca tử vong trong các bệnh viện, phần còn lại là trong các viện dưỡng lão và các cơ sở y tế xã hội, nhưng chưa tính đến số người chết tại nhà.
Dịch Covid-19 còn hoành hành cả trên hàng không mẫu hạm Charles de Gaulle với hơn một phần ba thủy thủ được xét nghiệm dương tính kể từ khi họ được trở về sớm hôm Chủ Nhật vừa qua, theo bản tổng kết tạm thời.
Lệnh phong tỏa nhằm kềm hãm đà lây lan của dịch Covid-19 đã được triển hạn đến ngày 11/05 và kể từ thời điểm đó lệnh phong tỏa sẽ được dỡ bỏ dần dần theo thông báo của tổng thống Emmanuel Macron hôm thứ Hai vừa qua. Nhưng hôm qua, chủ tịch Hội đồng Khoa học của chính phủ, giáo sư Jean-François Delfraissy, cảnh báo « chúng ta sẽ không chuyển từ đen sang trắng, mà sẽ chuyển từ đen sang xám đậm », ý muốn nói không phải là sau ngày 11/05, mọi chuyện sẽ trở lại như trước. Giáo sư Delfraissy còn nói thêm là gần 18 triệu người có nguy cơ cao sẽ phải tiếp tục ở trong nhà.
Theo hãng tin AFP, các chuyên gia hiện vẫn chưa thể dự báo diễn tiến của dịch bệnh. Đối với giáo sư Delfraissy, việc dỡ bỏ lệnh phong tỏa có thể sẽ phải bị dời lại nếu không hội đủ các điều kiện cần thiết : thực hiện đủ các xét nghiệm và thiết lập hệ thống xác định những người đã tiếp xúc với các ca nhiễm mới.
Quyết định của tổng thống Emmanuel Macron kể từ ngày 11/05 cho mở cửa trở lại dần dần các trường từ mẫu giáo đến trung học tiếp tục gây nhiều tranh cãi, nhất là bởi vì sau ngày đó, các quán bar, các nhà hàng và các rạp chiếu phim vẫn tiếp tục đóng cửa.
Trong khi đó, hôm qua, trong cuộc điều trần của ngoại trưởng Jean-Yves Le Drian, các thượng nghị sĩ Pháp đã yêu cầu giải thích vì sao một bài viết với những thông tin sai lạc vẫn còn nằm trên trang web của đại sứ quán Trung Quốc ( hôm nay, 16/04, bài này vẫn chưa được gỡ đi ). Trong bài viết bằng tiếng Pháp này, một nhà ngoại giao Trung Quốc, không được nêu tên, khẳng định những nhân viên làm việc trong các viện dưỡng lão ở Pháp đã bỏ việc, để mặc cho người già chết vì dịch Covid-19.
Hôm thứ Ba, ngoại trưởng Le Drian đã triệu đại sứ Trung Quốc tại Paris lên để bày tỏ sự bất bình về nội dung bài viết đó. Các thượng nghị sĩ muốn biết ông Le Drian đã nói gì với đại sứ Trung Quốc. Ngoại trưởng Pháp không trả lời thẳng, mà chỉ trích dẫn tuyên bố của phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc khẳng định phía Trung Quốc không bao giờ có bình luận tiêu cực về cách xử lý khủng hoảng dịch bệnh của Pháp.
Cảnh sát Đức bắt giữ bốn thành viên
nhà nước Hồi giáo bị tình nghi
lập kế hoạch tấn công các căn cứ của Hoa Kỳ
Cảnh sát Đức cho biết họ vừa bắt giữ bốn thành viên bị tình nghi thuộc nhóm Nhà nước Hồi giáo, và bị cáo buộc lập kế hoạch tấn công các cơ sở quân sự của Hoa Kỳ.
Các công tố viên liên bang Đức cho hay các nghi can bị bắt vào đầu hôm thứ Tư (15 tháng 4), tại nhiều địa điểm khác nhau ở tiểu bang North Rhine-Westphalia miền tây Bắc. Họ xác định những người đàn ông này là Azizjon B., Muhammadali G., Farhodshoh K. và Sunatullokh K. – tất cả đều là công dân của Tajikistan. Cảnh sát không công bố họ của các nghi can vì lý do riêng tư.
Tuần báo Der Spiegel của Đức đưa tin rằng, người được cho là thủ lĩnh của nhóm này là một người đàn ông Tajik 30 tuổi, được xác định là Ravsan B. Người này ở tù kể từ năm ngoái vì các cáo buộc liên quan đến súng.
Các công tố viên cho hay những người đàn ông này thề trung thành với ISIS vào đầu năm 2019 và có liên hệ với các nhân vật cao cấp trong nhóm. Đầu tiên, họ lập kế hoạch thực hiện một cuộc tấn công ở Tajikistan, nhưng sau đó chuyển mục tiêu sang Đức, bao gồm các căn cứ của Không quân Hoa Kỳ ở nước này và những người bị xem là chỉ trích Hồi giáo. (BBT)
Covid-19 tăng tốc lây lan,
hệ thống y tế Nga trước nguy cơ vỡ trận
Mai Vân
Vào hôm qua, 15/042020, Nga đã ghi nhận con số kỷ lục là thêm 3.388 ca nhiễm virus corona, nâng tổng số người bị Covid-19 lên thành gần 25.000 người, tăng gần gấp đôi trong không đầy một tuần. Số tử vong ghi nhận chính thức là 198 người. Matxcơva, thủ đô Nga, lãnh phần lớn gánh nặng của dịch bệnh – gần 15.000 trường hợp – trong lúc virus corona đã lan rộng ra toàn bộ các vùng, ngoại trừ vùng Altai ở Siberia, một nơi thưa dân nhất nước.
Tình hình đáng lo ngại đến mức mà tổng thống Nga Vladimir Putin đã mất hẳn vẻ cao ngạo như từng thấy chỉ mới đây thôi, khi ông còn khẳng định dịch bệnh ở trong tầm kiểm soát, và Nga còn gởi các đơn vi quân y qua Ý phụ chống dịch, hay gởi vật tư y tế qua giúp Mỹ.
Số liệu chính thức về dịch bệnh thấp hơn nhiều so với thực tế
Hôm thứ Hai, 13/04, tổng thống Putin đã phải công khai thừa nhận trên truyền hình Nga: “Tình hình mỗi ngày mỗi thay đổi, và không theo chiều hướng tốt”. Ông đồng thời cảnh báo là dịch bệnh chưa đạt đến đỉnh và đã ra lệnh cho phần lớn doanh nghiệp ngưng hoạt động cho đến cuối tháng Tư.
So với các nước như Mỹ, Ý, Tây Ban Nha, Đức hay Pháp, con số 25.000 ca nhiễm và gần 200 người chết còn tương đối khiêm tốn, nhưng bản thân chính quyền Nga cũng công nhận rằng thống kê kể trên có thể không đúng thực tế và quá thấp.
Theo thông tín viên báo Le Monde tại Nga, nhiều chuyên gia đã tỏ ý nghi ngờ những xét nghiệm không đáng tin cậy được thực hiện ở Nga, mà một chuyên gia của bộ Y tế thừa nhận là có thể sai đến 30%.
Bệnh viện Matxcơva có nguy cơ bị bão hòa
Thủ đô Matxcơva là nơi gánh chịu phần lớn nỗ lực chống dịch, tập trung khoảng 2/3 ca nhiễm Covid-19. Hôm thứ Sáu, 10/04, phó đô trưởng Anastasia Rakova đã báo động: “Các bệnh viện và lực lượng cứu thương đã hoạt động đến mức tối đa rồi”.
Phát ngôn viên điện Kremlin, Dmitri Peskov cũng đánh giá: “Tình hình ở Matxcơva và Saint-Pétersbourg, nhưng nhất là ở thủ đô, khá căng thẳng do số người bệnh rất đông và tăng nhanh”.
Những phát biểu trên được minh chứng bằng hình ảnh xe cứu thương nối đuôi nhau trên hàng chục mét trước các bệnh viện ở Matxcơva. Hình ảnh hay video trên các mạng xã hội trong những ngày cuối tuần qua cho thấy bệnh viện ở Matxcơva bị tràn ngập và quá tải.
Trả lời hãng tin Anh Reuters, một tài xế xe cứu thương cho biết là anh có khi phải đợi đến 15 tiếng đồng hồ mới trao được một bệnh nhân Covid-19 cho bộ phận cấp cứu.
Tuy nhiên, Andreï M, một bác sĩ bệnh viện Matxcơva, sau đó đã nhiễm bệnh, đã tương đối hóa tình hình, cho rằng: “Có những bệnh viện chưa được huy động cho nên vẫn còn chỗ dự phòng. Có điều là tại những nơi đã được huy động thì tình hình rất căng thẳng. Như tại bệnh viện của tôi, hàng chục nhân viên y tế đã từ chức vào đầu nạn dịch vì không có trang bị bảo hộ, lương lại rất thấp, trong lúc tình hình rất nguy hiểm”.
Hôm thứ Tư, 08/04, bên cạnh những biện pháp hỗ trợ kinh tế, tổng thống Nga còn thông báo những khoản tiền thưởng quan trọng cho bác sĩ và nhân viên y tế tham gia chống dịch.
Hạ tầng cơ sở y tế cũ kỹ tại các địa phương
Một trong những hậu quả của tình hình dịch bệnh nghiêm trọng thêm ở thủ đô Nga với hơn 12 triệu dân cư, là các biện pháp phong tỏa đã được tăng cường, với chế độ giấy thông hành điện tử áp dụng cho những trường hợp phải ra khỏi nơi cư trú.
Tại các tỉnh thì biện pháp phong tỏa ít nhiều nghiêm ngặt tùy theo địa phương, cho dù phần lớn đều theo gương Matxcơva. Tình hình những nơi này được theo dõi kỹ vì chất lượng bệnh viện rất đáng lo ngại: không những hạ tầng cũ kỹ, mà còn thua xa thủ đô về số lượng bác sĩ và phương tiên chữa trị như máy trợ hô hấp chẳng hạn.
Nhiều tin không lành đã đến dồn dập từ khu vực Saint-Pétersbourg, Nijni-Novgorod, Crimée… Tại nhiều vùng, chính bệnh viện lại là tâm dịch, như ở Cộng hòa Komis tại miền bắc nghèo khó, chính quyền đã phải cách ly 6 bệnh viện cho dù đó không phải là nơi được huy động vào việc chống Covid-19.
Căng thẳng xã hội bùng lên theo đà dịch bệnh
Virus corona lây lan cũng đã gây ra tình hình căng thẳng trong quan hệ xã hội, được thấy rõ trên các mạng xã hội: Tại nhiều vùng những người mang virus đến đã vạch mặt chỉ tên và bị kỳ thị. Những thành phần “giàu có”, tức có khả năng để đi Matxcơva hay ra nước ngoài, cũng bị chỉ trích, nhất là khi giới này không tôn trọng các biện pháp cách ly đưa ra từ đầu dịch nhắm vào những người từ nước ngoài trở về.
Tại Tchetchenia, một cuộc điều tra do báo Novaïa Gazeta công bố hôm thứ ba, 14/04, hàm ý cho rằng số 64 trường hợp được ghi nhận chính thức (do những người hành hương ở Mecca mang về) thấp hơn nhiều so với thực tế.
Trên vấn đề này, các tuyên bố của tổng thống Tchetchenia Ramzan Kadyrov, đồng hóa những người nhiễm virus với quân “khủng bố” đã gây lo sợ và khiến cho nhiều bệnh nhân không dám khai báo với cơ quan y tế. Cho dù vậy, nhiều bệnh viện ở Cộng Hòa này đã bị cách ly.
Tàu Iran bám sát tàu quân sự Mỹ trong cự ly nguy hiểm
Mười một tàu của Hải quân thuộc Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGCN) đã tiến đến gần các tàu Hải quân và Tuần duyên của Hoa Kỳ ở vùng Vịnh trong cự ly rất nguy hiểm, Reuters dẫn lời quân đội Hoa Kỳ cho biết hôm 15/04.
Tuyên bố của quân đội Hoa Kỳ cho biết các tàu Iran đã tiếp cận sáu tàu quân sự của Hoa Kỳ trong khi họ thao dượt hành quân phối hợp với trực thăng vũ trang trong hải phận quốc tế.
Có lúc các tàu Iran chỉ cách tàu tuần tra Maui của Lực lượng Tuần duyên Hoa Kỳ trong phạm vi khoảng 9 mét.
Các tàu của Hoa Kỳ đã cảnh báo thông qua hệ thống phát thanh, còi hụ và các thiết bị tạo âm thanh tầm xa.
Các tàu Iran đã rời đi khoảng một giờ sau đó, tuyên bố cho biết thêm.
Tuyên bố của quân đội Hoa Kỳ cho biết thêm: “Các hành động nguy hiểm và khiêu khích của IRGCN làm tăng nguy cơ tính toán sai lầm và va chạm, (và) không phù hợp với Công ước quốc tế về ngăn chặn va chạm trên biển.”
Cơ quan Thông tấn Cộng hòa Hồi giáo Iran (IRNA) đã phát đi một bản tin ngắn bằng tiếng Farsi về tuyên bố của quân đội Hoa Kỳ, nhưng chính quyền Iran chưa đưa ra phản ứng chính thức.
https://www.voatiengviet.com/a/tau-iran-bam-sat-tau-quan-su-my-trong-cu-ly-nguyen-hiem/5374563.html
Kinh nghiệm của một số nước châu Á
trong nỗ lực kiểm soát, ngăn chặn dịch COVID-19
Tình hình dịch bệnh COVID-19 bùng phát mạnh tại châu Âu và Mỹ, song đang được kiểm soát và ngăn chặn tốt ở khu vực châu Á. Một số nước trong khu vực đã triển khai các biện pháp đóng cửa biên giới, cách ly người bệnh và người nghi nhiễm, ắp đặt lệnh giới nghiêm… để hạn chế sự lây lan của dịch bệnh.
Tính đến 6h sáng ngày 13/4, giờ Việt Nam, theo trang worldometers.info, trên thế giới có hơn 1,8 triệu ca nhiễm, hơn 114.000 người chết vì bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19. Có nhiều ca bệnh nhất thế giới là Mỹ. Sau đó lần lượt là các nước Tây Ban Nha, Ý, Pháp, Đức, Anh, Trung Quốc, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ và Bỉ.
Theo Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc, nước này ghi nhận thêm 25 ca nhiễm và 3 ca tử vong mới, đưa tổng số ca nhiễm và tử vong ở nước này lên lần lượt 10.537 trường hợp và 217 trường hợp. Theo hãng thông tấn Yonhap, đây là lần thứ hai kể từ cuối tháng 2, Hàn Quốc có dưới 30 ca nhiễm virus mới. Tuy nhiên nhà chức trách vẫn cảnh giác cao với những ổ dịch ở nhà thờ và bệnh viện cũng như các ca bệnh đến từ nước ngoài. Trong khi đó, Trung Quốc đại lục có thêm 108 ca nhiễm virus corona mới và thêm 2 ca tử vong, trong khi ngày trước đó chỉ có 99 ca nhiễm và không có trường hợp tử vong nào. Riêng tỉnh Hồ Bắc tiếp tục không có ca nhiễm mới. Ngoài ra, trong ngày 12/4, Trung Quốc ghi nhận 61 ca dương tính nhưng không có triệu chứng. Trung Quốc là nước xuất hiện các ca bệnh COVID-19 đầu tiên trên thế giới nhưng hiện đã kiểm soát thành công dịch bệnh. Tổng số ca nhiễm bệnh của nước này là 82.160 và 3341 ca tử vong.
Trong nhiều tháng qua, Singapore, Hàn Quốc, Hong Kong và Đài Loan (Trung Quốc) luôn được thế giới khen ngợi vì kiểm soát tốt dịch COVID-19. Tại các khu vực này, số người tử vong thấp, thiệt hại kinh tế do các biện pháp đóng cửa và cách ly không quá lớn, công nghệ theo dõi tiếp xúc trình độ cao, sớm đóng cửa biên giới và áp đặt quy định đeo khẩu trang. Tất cả những biện pháp trên giờ đã trở thành tiêu chuẩn chung cho cả thế giới trong phòng chống COVID-19.
Tại Hong Kong, vùng lãnh thổ này đã áp dụng chiến lược “nén và xả”. Có nghĩa là chính quyền sẽ thực thi các biện pháp mạnh tay hơn khi tình trạng lây nhiễm COVID-19 ở mức cao và sẽ nới lỏng kiểm soát khi tỷ lệ lây nhiễm giảm xuống đến ngưỡng chấp nhận được. Các trường học, trung tâm thể hình, quán bar và nhiều địa điểm giải trí bị đóng cửa một phần.
Tại Đài Loan, Chính quyền Đài Loan đã áp dụng các biện pháp kiểm soát bệnh dịch từ rất sớm và quyết liệt, trong đó nổi bật là quyết định đóng cửa biên giới. Nhờ đó, Đài Loan đã tránh được kịch bản lây lan diện rộng từ Trung Quốc và giữ số ca nhiễm bệnh tại hòn đảo này ở mức dưới 400. Bên cạnh đó, Đài Loan đã mở rộng chiến dịch xét nghiệm quy mô và giãn cách xã hội, chuẩn bị hàng nghìn giường bệnh, và chỉ xem xét mở cửa biên giới khi dịch bệnh tại Mỹ và châu Âu được kiểm soát, có thể phải tới tháng
8 hoặc tháng 9. Giới chức Đài Loan cho biết họ sẽ phải duy trì các biện pháp phòng dịch thêm nhiều tháng nữa. Đài Loan phải theo đuổi cách tiếp cận cân bằng giữa ngăn ngừa dịch với bảo vệ cuộc sống của người dân.
Tại Hàn Quốc, nước này theo đuổi cách tiếp cận phản ánh đúng thực trạng nền kinh tế phục thuộc vào ngoại thương khi đối diện khủng hoảng y tế: Chính quyền sẽ tìm cách duy trì mạch sống của nền kinh tế bị tác động tiêu cực nhưng không làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm COVID-19 trong nội địa. Với các biện pháp kiểm soát hiệu quả, nhất là xét nghiệm trên diện rộng, tỉ lệ các ca nhiễm mới tại Hàn Quốc trong tháng 3 chỉ dao động từ 30-100 ca/ngày, giảm nhiều so với mức 900 trường hợp dương tính tại thời điểm dịch bùng phát cao điểm. Ngoài ra, Hàn Quốc cũng đưa ra biện pháp ngừng miễn visa cho các nước áp dụng lệnh cấm đi lại với người Hàn Quốc và hạn chế đi lại không cần thiết với người nước ngoài, ở chiều ngược lại, quan chức ngoại thương và ngoại giao Hàn Quốc lại tìm cách thu hút sự ủng hộ quốc tế về miễn trừ với giới doanh nhân.
Tại Trung Quốc, ngay từ khi phát hiện dịch bệnh, Chính phủ Trung Quốc đã triển khai nhiều biện pháp cứng rắn nhằm khoanh vùng, cách ly dịch bệnh. Những biện pháp này bao gồm cô lập hoặc cách li những người có triệu chứng nhẹ nhằm cắt đứt sớm khả năng virus lây lan, các cách điều trị kết hợp cho bệnh nhân đã dương tính với virus và kiểm tra thân nhiệt diện rộng đối với người dân tại các địa điểm công cộng; xây dựng hàng loạt bệnh viện dã chiến chuyên điều trị người nhiễm bệnh; triển khai các biện pháp cứng rắn phong tỏa toàn bộ các địa phương nhiễm dịch nặng; dừng hệ thống giao thông công cộng, đóng cửa biện giới, hạn chế di chuyển ở các vùng ít chịu ảnh hưởng…
Tại Campuchia, sau khi tham khảo ý kiến các chuyên gia Trung Quốc, việc cấp visa cho du khách quốc tế đã nhanh chóng bị tạm dừng. Campuchia cũng đang cân nhắc khả năng cải tạo các khách sạn và trường học thành nơi cách li cho người hồi hương nếu cần thiết.
Tại Việt Nam, tập trung phòng, chống dịch bệnh theo nguyên tắc: Ngăn chặn, hạn chế tối đa các nguồn lây nhiễm, nhất là từ nước ngoài; phát hiện sớm các trường hợp nhiễm bệnh; điều tra dịch tễ, phân loại, sàng lọc, cách ly chặt chẽ; khoanh vùng, dập dịch; điều trị kịp thời, hiệu quả. Tuyên truyền, vận động người dân nâng cao ý thức tự bảo vệ mình, bảo vệ cộng đồng, thực hiện theo quy định của pháp luật, hướng dẫn của Bộ Y tế và chính quyền địa phương, khai báo y tế tự nguyện, thông báo kịp thời với cơ sở y tế về tình hình sức khoẻ nếu có yếu tố, biểu hiện nghi nhiễm bệnh COVID-19. Hoàn thiện các phương án, kịch bản chống dịch bệnh ở các quy mô khác nhau; bảo đảm đầy đủ các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, vật tư và nhân lực để phòng, chống dịch trong tình huống dịch bùng phát mạnh. Tập trung tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong việc mua sắm trang thiết bị, vật tư phòng, chống dịch. Có chính sách động viên, hỗ trợ kịp thời những người tham gia phòng, chống dịch. Các địa phương có dịch phải ưu tiên mọi điều kiện, nguồn lực để chống dịch, dập dịch. Tuyên truyền, thông tin kịp thời, minh bạch tới người dân về tình hình dịch bệnh, xử lý nghiêm những người đưa thông tin sai sự thật, ảnh hưởng tới công tác phòng, chống dịch bệnh. Động viên nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp phát huy tinh thần yêu nước, lòng nhân ái, trách nhiệm xã hội, cùng tham gia phòng, chống dịch, ủng hộ các lực lượng chức năng hoàn thành tốt nhiệm vụ. Kịp thời chia sẻ, hỗ trợ những người có hoàn cảnh khó khăn, những người lao động phải tạm ngừng việc, những người trong vùng dịch; phối hợp với các nước hỗ trợ kịp thời người Việt Nam ở nước ngoài. Thực hiện tốt các hoạt động đối ngoại, ngoại giao, đặc biệt là các hoạt động ngoại giao của ASEAN.Thường xuyên trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, hợp tác phòng, chống dịch bệnh; thông tin kịp thời, thường xuyên để các nước hiểu được chủ trương, chính sách của Việt Nam trong quá trình phòng, chống dịch bệnh.
Hokkaido lại ban bố tình trạng khẩn cấp
do virus corona
Rupert Wingfield-HayesBBC News, Tokyo
Nơi đây từng được coi là một câu chuyện thành công – thành phố đã tích cực khống chế, lần tìm dấu vết và cô lập virus corona – khiến cho số người nhiễm bệnh giảm mạnh.
Nhưng Hokkaido nay lại nằm vào tâm điểm chú ý, do đang phải vật lộn đối phó với làn sóng lây nhiễm thứ nhì.
Hà Nội, TP HCM tiếp tục cách ly chống dịch
Thời tiết nắng nóng có tiêu diệt được Covid-19?
Vì sao tỷ lệ tử vong do virus corona mỗi nước mỗi khác?
Hồi cuối tháng Hai, Hokkaido trở thành nơi đầu tiên ở Nhật tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia do Covid-19.
Trường học đóng cửa, các cuộc tụ tập đông người đều bị hủy, và người dân “được khuyến khích” ở trong nhà.
Chính quyền địa phương quyết tâm khống chế bệnh dịch – quyết liệt truy tìm dấu vết và cách ly bất kỳ ai có tiếp xúc với bệnh nhân.
Chính sách này đã tỏ ra hiệu quả, và tới giữa tháng Ba, số vụ nhiễm mới giảm xuống chỉ còn khoảng một, hai vụ mỗi ngày.
Vào ngày 19/3, tình trạng khẩn cấp quốc gia được gỡ bỏ tại đây, và từ đầu tháng Tư, các trường học mở cửa trở lại.
Thế nhưng chỉ 26 ngày sau khi lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia được đỡ bỏ thì một lệnh mới lại được đưa ra.
Gần như là một câu chuyện thành công
Tuần trước, Hokkaido có số vụ nhiễm mới cao kỷ lục, 135 trường hợp.
Khác với đợt bùng phát đầu tiên hồi tháng Hai, lần này không có bằng chứng nào cho thấy virus đã được tái nhập khẩu từ bên ngoài nước Nhật vào đây.
Không có trường hợp nhiễm mới nào là người nước ngoài, cũng không có ai có kết quả xét nghiệm dương tính đi ra ngoài Nhật Bản trong vòng tháng trước.
Điều này cho ta biết gì về cách xử lý tình trạng bùng phát dịch bệnh ở Hokkaido?
Trước hết, nếu bạn làm tốt ngay từ đầu, bạn sẽ có thể khống chế được tình hình.
“Khá là đơn giản để xử lý các ổ dịch, tìm ra những người có liên hệ và tiến hành cách ly,” Giáo sư Kenji Shibuya từ Đại học King’s College London nói.
“Giới chức đã khá thành công trong cách tìm ra và khống chế các ổ dịch. Nhật Bản khi đó đang trong giai đoạn đầu của đợt bùng phát dịch bệnh. Đó là một câu chuyện khá thành công.”
Trong khía cạnh này, Hokkaido có những điểm rất giống với những gì xảy ra tại thành phố Daegu của Hàn Quốc.
Tại đó, đợt bùng phát lớn từ một giáo phái tôn giáo đã được truy tìm dấu vết một cách quyết liệt.
Covid-19: Bay cùng khách Nhật ‘dương tính’, 5 người vào VN
Anh Quốc có ca tử vong đầu tiên vì virus corona
Những người bị nhiễm virus được cách ly và dịch bệnh đã được khống chế.
Tuy nhiên, bài học thứ hai từ Hokkaido ít dễ chịu hơn nhiều.
Sau trận bùng phát ở Daegu, chính phủ Hàn Quốc bắt đầu tiến hành xét nghiệm diện rộng để tìm và nhận biết quy mô bệnh dịch. Nhật Bản thì làm điều ngược lại.
Ngay cả lúc này, sau hơn ba tháng kể từ khi Nhật ghi nhận trường hợp dương tính đầu tiên, nước này mới chỉ làm xét nghiệm đối với một tỉ lệ nhỏ dân chúng.
Ban đầu, chính phủ nói rằng việc xét nghiệm diện rộng là “lãng phí tài nguyên”.
Nay, giới chức đã ít nhiều thay đổi quan điểm và nói sẽ đẩy mạnh việc làm xét nghiệm, nhưng có những lý do khiến việc này bị chậm trễ.
Trước tiên, Bộ Y tế Nhật sợ rằng các bệnh viện sẽ quá tải do nhiều người có kết quả xét nghiệm dương tính nhưng chỉ có các triệu chứng nhẹ. Xét trên bình diện rộng lớn hơn, thì việc xét nghiệm là trách nhiệm của các trung tâm y tế địa phương chứ không phải của cấp trung ương.
Một số các trung tâm địa phương đó thì đơn giản là không có đủ nhân viên hoặc trang thiết bị để tiến hành làm xét nghiệm trên diện rộng.
Các đường dây nóng địa phương đã bị gọi liên tục, và thậm chí việc lấy được thư giới thiệu của bác sĩ để đi làm xét nghiệm cũng trở thành việc khó.
Khi kết hợp các lý do đó lại với nhau thì có thể thấy là giới chức Nhật Bản đã không có ý tưởng rõ ràng về việc virus lây lan trong dân chúng như thế nào, Giáo sư Shibuya nói.
“Chúng tôi đang ở chính giữa một giai đoạn bùng nổ dịch bệnh,” ông nói.
“Bài học lớn từ Hokkaido là thậm chí bạn thành công trogn việc khống chế dịch bệnh ở vòng đầu tiên thì vẫn rất khó để cách ly và duy trì việc khống chế dịch trong một giai đoạn dài. Trừ phi quý vị nâng năng lực xét nghiệm, nếu không sẽ rất khó để xác định ra được tình trạng lây nhiễm trong cộng đồng và tại các bệnh viện.”
Đường còn dài
Bài học thứ ba là “thực tế mới” này sẽ diễn ra trong một thời gian dài hơn nhiều so với dự tính của hầu hết mọi người.
Hokkaido nay đã tái áp lệnh hạn chế, tuy việc “phong tỏa” để chống Covid-19 theo phiên bản Nhật Bản thì nhẹ nhàng hơn nhiều so với việc phong tỏa ở nhiều nơi khác trên thế giới.
Hầu hết mọi người vẫn đi làm. Trường học có thể đóng cửa, nhưng các cửa hàng và thậm chí các quán bar vẫn mở cửa.
Nhưng Nhật Bản đã cấm việc nhập cảnh từ Mỹ, châu Âu và hầu hết các nước ở châu Á – cô lập hoàn toàn thành phố vốn phụ thuộc rất nhiều vào ngành du lịch.
Tôi có một người bạn, là chủ quán bar tại thành phố Chitose, người buộc phải đóng cửa quán và cho nhân viên nghỉ việc.
Ở thành phố Asahikawa nằm xa hơn về phía bắc, Naoki Tamura nói với chúng tôi rằng quán bar của ông vẫn ở, nhưng hầu như không có khách hàng.
“Mỗi tối chỉ có một hoặc hai khách,” ông nói.
“Thường thì nơi này rất đông du khách từ Trung Quốc và Đông Nam Á đến. Họ giờ đây vắng bóng hoàn toàn. Chúng tôi không nghe thấy bất kỳ một ngôn ngữ nước ngoài nào trên đường phố nữa.”
“Các nhà trọ nhỏ đều đang phải đóng cửa. Ngành du lịch thực sự gặp khó khăn.”
Lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia mới chính thức có hiệu lực đến ngày 6/5, thời điểm bắt đầu của kỳ nghỉ “Tuần lễ Vàng” của Nhật.
Nhưng một viên chức địa phương nói với chúng tôi rằng họ nay có thể sẽ phải duy trì các biện pháp hạn chế trong thời gian dài hơn thế nhiều.
“Chúng tôi cảm thấy là mình phải tiếp tục làm vậy,” ông nói. “Mục tiêu là giảm thiểu liên hệ giữa mọi người, để chặn việc virus lây lan.”
Trong bao lâu nữa?
“Cho tới khi chúng tôi tìm ra vaccine,” ông nói. “Chúng tôi phải nỗ lực chặn việc lây lan bệnh dịch.”
Tham gia đóng góp cho bài viết: Miho Tanaka
https://www.bbc.com/vietnamese/world-52308416
Người đào tẩu Bắc Hàn đầu tiên thắng cử
vào quốc hội Nam Hàn
Thae Yong-ho đã trở thành người đào tẩu Bắc Hàn đầu tiên giành ghế trong quốc hội ở Nam Hàn.
Ông Thae từng là phó đại sứ Bắc Hàn ở Anh, nhưng năm 2016 đã đào tẩu cùng gia đình, và trở thành quan chức Bắc Hàn cao cấp nhất từng đào tẩu.
Ông ra tranh cử với tư cách ứng viên chính của đảng đối lập Đảng Tương lai Thống nhất (United Future Party) tại quận Gangnam sầm uất của thủ đô Seoul.
Ông giành chiến thắng với 58,4% phiếu và đã khóc khi được tuyên bố là người thắng cử.
Bắc Hàn phản ứng dữ dội việc Nam Hàn làm phim ‘sỉ nhục’
Con trai cựu ngoại trưởng Nam Hàn chạy sang Bắc Hàn
Trước đó, ông nói ông hy vọng việc ông ra tranh cử sẽ gửi một thông điệp tới giới tinh hoa ở Bắc Hàn về những điều có thể xảy ra nếu họ quay lưng với chế độ.
“Tôi muốn cho họ biết có một con đường khác cho tương lai của họ,” ông nói.
Nam Hàn tổ chức bầu cử quốc hội hôm thứ Tư 15/4, với số người đi bỏ phiếu là 66,2% mặc dù cuộc bầu cử diễn ra giữa đại dịch virus corona.
Đảng của Tổng thống Moon Jae-in – Đảng Dân chủ – dành chiến thắng vang dội, chiếm 163 trong số 300 ghế tại Quốc hội.
Quận Gangnam nổi danh thế giới nhờ bài hit Gangnam Style năm 2012 của Psy.
Ông Thae là người tị nạn miền Bắc đầu tiên trở thành đại biểu quốc hội ở Hàn Quốc.
Giới chỉ trích đã đặt câu hỏi về tài sản ông Thae, khi ông tiết lộ có 1,8 tỉ won, tương đương 1,5 triệu USD.
Ông Thae nói ông có tiền nhờ đi giảng bài, viết sách, và mỗi năm đóng thuế 100 triệu won (81.000 USD).
Hai hồi ký của ông đã ăn khách tại Hàn Quốc.
Cuốn đầu tiên bán hơn 200.000 bản tại Hàn Quốc, dịch ra nhiều thứ tiếng.
Một thắng lợi đặc biệt
Laura Bicker, Phóng viên BBC News, Seoul
Thae Yong-ho có thể chọn một cuộc sống bình yên ở Nam Hàn. Thay vào đó, ông dùng vị thế của mình để công khai công kích tố cáo chế độ của Kim Jong-un và nêu bật những thách thức mà 33.000 người Bắc Hàn đào tẩu sang Nam Hàn phải đối mặt.
Ông thậm chí còn đổi tên thành Ku-min, có nghĩa “cứu dân”.
Trong chiến dịch tranh cử, ông đóng vai một nhân vật màu mè và rap bài hát tranh cử diện chiếc mũ baseball màu hồng. Khi không vận động trên đường phố ở quận Gangnam, ông tổ chức các buổi tọa đàm trên mạng xã hội.
Cái ghế của ông là chắc thắng. Tuy nhiên, chiến thắng của Thae ngay tại quận giàu có nhất của Nam Hàn vẫn thật là đáng nể.
Cho dù chiến thắng của ông có ý nghĩa chính trị như thế nào, đây cũng là một dấu hiệu tích cực cho những người đào tẩu khác, những người đã bất chấp nguy hiểm tính mạng để vào Nam Hàn.
Chúng ta cũng phải tự hỏi chính quyền Bắc Hàn đang nghĩ gì ở Bình Nhưỡng ngay lúc này khi một người từng làm trong chế độ của họ đã bước chân vào Quốc hội Nam Hàn.
Nam Hàn nói một lính Bắc Hàn vượt qua DMZ
Ông Thae đào tẩu vào tháng Hai 2016, và nói ông ngày càng hiểu rõ hơn về “thực tế tàn khốc” của cuộc sống tại Bắc Hàn.
Phát biểu trước một ủy ban quốc hội Nam Hàn, ông nói người Bắc Hàn đang sống trong điều kiện chẳng khác gì chế độ nô lệ.
Sau khi ông đào tẩu, Bắc Hàn gọi ông là “đồ cặn bã”.
Truyền thống nhà nước Bắc Hàn nói vị phó đại sứ phạm tội rò rỉ bí mật, biển thủ và cưỡng hiếp trẻ em.
Mỗi năm, có chừng 1000 người Bắc Hàn đào tẩu, chạy trốn khỏi một nhà nước đàn áp đang bị nhiều cáo buộc lạm dụng nhân quyền.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-52309664
Bầu cử Quốc Hội Hàn Quốc :
Đảng cầm quyền chiếm đa số tuyệt đối
Thanh Hà
Theo kết quả kiểm phiếu gần như toàn bộ cho đến trưa ngày 16/04/2020, đảng Dân Chủ Đồng Hành (Minju) của tổng thống Moon Jae In chiếm đa số tuyệt đối trong cuộc bầu cử Quốc Hội ngày 15/04/2020 với ít nhất 163 trên tổng số 300 ghế, số cử tri tham gia cao ngoài mong đợi. Một thắng lợi vẻ vang của tổng thống Hàn Quốc trong bối cảnh Seoul phải đối mặt với Covid-19.
Thông tín viên Frédéric Ojardias từ Seoul:
Đây là một thắng lợi vẻ vang của tổng thống Moon Jae In thuộc cánh trung tả và một bài học về dân chủ tuyệt đẹp. Bất chấp đại dịch, vẫn có hơn 66 % cử tri Hàn Quốc đeo khẩu trang, găng đến các phòng phiếu. Đây là tỷ lệ cử tri đi bầu cao nhất kể từ năm 1992.
Qua việc ồ ạt dồn phiếu cho đảng Dân Chủ Đồng Hành của tổng thống Moon, cử tri Hàn Quốc ủng hộ mạnh mẽ chính sách của ông trong việc đối phó với dịch bệnh.
Với một đa số tuyệt đối tại Quốc Hội, ông Moon Jae In giờ đây dễ dàng điều hành đất nước trong hai năm cuối nhiệm kỳ duy nhất của mình. Thách thức đang ở trước mặt vào lúc đại dịch đang tác động nghiêm trọng đến kinh tế Hàn Quốc.
Kết quả cuộc bỏ phiếu hôm qua cũng là một vố đau đối với cánh bảo thủ. Đảng Hợp Nhất Tương Lai chỉ trích chính phủ mà không đưa ra được những giải pháp thay thế có sức thuyết phục.
Tuy nhiên cần chú ý đến thắng lợi của ứng viên thuộc cánh bảo thủ ở quận Gangnam tại Seoul của nhà cựu ngoại giao Bắc Triều Tiên Thae Young Ho. Ông là người tị nạn Bắc Triều Tiên đầu tiên đắc cử tại Hàn Quốc.
Đài Loan bác bỏ chỉ trích của Tổng Giám đốc WHO,
người được TQ bảo vệ
Sau khi tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới, Tedros Adhanom Ghebreyesus lên tiếng tại Geneva rằng ông bị “tấn công phân biệt chủng tộc trên mạng”, chính phủ Đài Loan đã lên tiếng phản bác.
Virus corona: Giám đốc WHO kêu gọi chấm dứt ‘chính trị hóa’ virus
Virus corona: ‘Bùng phát chết người’ nếu dỡ bỏ các lệnh phong tỏa quá sớm
Bill Gates nói việc Trump ngưng tài trợ cho WHO rất ‘nguy hiểm’
Virus corona: Mỹ sẽ tạm dừng tài trợ cho WHO
Theo phóng viên Cindy Sui của BBC từ Đài Bắc hôm 16/04/2020, chính quyền Đài Loan bất bình trước chỉ trích không rõ ràng của ông Tedros và cáo buộc ông bị “tấn công mạng” từ Đài Loan.
Bộ Ngoại giao Đài Loan, trả lời câu hỏi của BBC News, đã cho rằng họ không hề tìm thấy các bình luận mang tính phân biệt chủng tộc nhắm vào ông Tedros (người Ethiopia) trong các chatroom ở Đài Loan.
Họ cũng nói rằng có “các công dân mạng Trung Quốc giả làm người Đài Loan vào các trang đó để xin lỗi ông Tedros”.
Trước đó, chính quyền Đài Loan nói họ tin rằng cách viết Trung văn giản thể mà những người tấn công ông Tedros sử dụng là ngôn ngữ phổ biến ở Trung Quốc cộng sản.
Các câu chữ cũng lặp đi lặp lại giống nhau, cho thấy đây là một dạng “dư luận viên” do Bắc Kinh chỉ đạo chứ không phải người dân Đài Loan, theo các báo quốc tế.
Nay, theo Bộ Ngoại giao Đài Loan thì các cáo buộc của ông Tedros là “thiếu trách nhiệm vì ông ta không nêu ra bằng chứng gì về việc ông bị tấn công trên mạng từ những cá nhân liên quan đến chính phủ Đài Loan”.
Đài Loan cũng không nói họ không liên quan đến các bình luận, hay chỉ trích, công kích trên mạng quốc tế mà ông Tedros “có thể đã phải đón nhận”, và yêu cầu Giám đốc WHO “xin lỗi Đài Loan ngay lập tức”.
Tổng thống Đài Loan, bà Thái Anh Văn vừa đăng trên trang Facebook lời phản đối trước các cáo buộc của ông Tedros Adhanom Ghebreyesus và mời ông tới Đài Loan để chứng kiến cách người Đài Loan “ngẩng cao đầu, đóng góp vào cộng đồng quốc tế” dù họ bị phân biệt đối xử, cô lập đã lâu, theo phóng viên Cindy Sui.
Vẫn xoay quanh chuyện Trung Quốc
Vụ việc tranh cãi liên quan đến cáo buộc “bị tấn công mạng” của Tổng giám đốc WHO còn có liên quan đến Trung Quốc.
Tuần trước, chính phủ Trung Quốc lên tiếng bảo vệ ông Tedros và cho rằng “đội quân mạng mang màu xanh của Dân Tiến Đảng đang cầm quyền ở Đài Loan đứng đằng sau các bình luận phân biệt chủng tộc, độc như rắn nhắm vào ông”, theo trang The Independent ở Anh.
Đài Loan không được vào WHO vì bị Bắc Kinh ngăn, và chính phủ Đài Loan đã cáo buộc WHO “để họ một mình chống lại dịch Covid-19 mà không có quyền tiếp cận các thông tin quan trọng, ̣đúng lúc”.
Ông Tedros Ghebreyesus nói trong mấy tháng liền ông bị “công kích phân biệt chủng tộc trên mạng, từ Đài Loan”, thậm chí “bị dọa giết”.
Trung Quốc cáo buộc Đài Loan dùng câu chuyện về dịch Covid-19 để “thúc đẩy nghị trình độc lập”.
Một số báo phương Tây gần đây ca ngợi ví dụ kiểm soát dịch bệnh virus corona ở Đài Loan.
Có cáo buộc từ Đài Bắc rằng quan chức WHO đã hỏi Trung Quốc để lấy số liệu y tế và cách phòng chống dịch của Đài Loan chứ không hỏi thẳng Đài Bắc.
Bắc Kinh coi Đài Loan là một phần lãnh thổ của họ dù kể từ 1949 chưa bao giờ quản trị hòn đảo.
Chính quyền Đài Loan vốn do các lực lượng bị thua trong Nội chiến Quốc – Cộng chạy ra thành lập và sau nhiều thập niên, đã trải qua cải cách dân chủ để có hệ thống chính trị đa đảng, khác Trung Quốc.
Đài Loan vẫn nhận là quốc gia kế thừa của Trung Hoa Dân Quốc do Tôn Trung Sơn thành lập năm 1912 trên lãnh thổ Trung Hoa, sau cách mạng năm 1911 lật đổ nhà Thanh.
Hiện Dân Tiến Đảng của bà Thái Anh Văn đang cầm quyền ở Đài Loan, điều khiến Bắc Kinh không hài lòng.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-52311283
Tàu tư nhân bắt tàu TQ:
Khó thực thi vì Bắc Kinh quá hung hăng
Việc giới chuyên gia Mỹ đề xuất chính quyền Tổng thống Donald Trump cấp giấy ủy quyền cho các tàu tư nhân tấn công, bắt giữ hoặc tiêu diệt tàu thương mại của đối thủ là một đề xuất hay, nhưng khó triển khai trên thực tế vì Trung Quốc quá hung hăng và sẵn sàng sử dụng mọi thủ đoạn trên biển.
Theo thông tin trên, chuyên gia Mark Cancian và Brandon Schwartz thuộc Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế Mỹ cho rằng trong bối cảnh Mỹ và Trung Quốc tiếp tục đối đầu căng thẳng ở Biển Đông, Washington nên cấp giấy ủy quyền cho các tàu tư nhân tấn công, bắt giữ hoặc tiêu diệt tàu thương mại của đối thủ. Theo đó, chiến lược dùng tàu tư nhân vừa “hợp pháp và tốn chi phí thấp” lại giúp kiềm chế hiệu quả việc Trung Quốc tăng cường sức mạnh trên biển thay vì kích động dẫn đến chiến tranh toàn diện. Bên cạnh đó, đội tàu thương mại là điểm yếu của Trung Quốc và nếu chúng bị tấn công sẽ làm suy yếu toàn bộ nền kinh tế và đe dọa sự ổn định của nước này.
Được biết chiến lược trên đã từng có tiền lệ trong lịch sử. Cụ thể, từ giữa thế kỷ 16 cho đến thế kỷ 18, tàu tư nhân được một số chính quyền phương Tây nâng cấp thành tàu chiến. Tuy nhiên, việc làm này sau đó bị một loạt các hiệp ước quốc tế khác nhau ra đời vào giữa thế kỷ 19 đến thế kỷ 20 không công nhận. Điểm đáng chú ý là Washington chưa chính thức ký kết bất kỳ hiệp ước nào nói trên. Đồng thời, hiến pháp Mỹ cũng có điều khoản cho phép cho Quốc hội trao quyền cho tàu tư nhân bắt giữ tàu thương mại của đối thủ. Mỹ chưa ban hành bất kỳ giấy ủy quyền bắt giữ nào cho tàu tư nhân kể từ năm 1907 vì lý do chiến lược và điều kiện chính sách lúc bấy giờ chứ không phải xem đây là điều bất hợp pháp.
Theo nhà bình luận quân sự Hông Kông Tống Trung Bình, việc cổ súy sự phân ly kinh tế như cách mà giới lãnh đạo bảo thủ của Mỹ đang làm hiện nay sẽ đẩy nước này vào nguy cơ đối đầu trực diện, thậm chí là xung đột với Trung Quốc. Khi người Mỹ đã quyết định hành động cứng rắn chống lại cái gọi là đối thủ hoặc kẻ thù thì họ sẽ không hạn chế hay loại trừ bất kỳ biện pháp nào. Giáo sư Julia Xue – Trưởng bộ môn Luật Quốc tế tại ĐH Giao thông hàng hải (Trung Quốc) khẳng định hai tác giả người Mỹ đã diễn giải sai luật pháp quốc tế. Ngoài ra, những vấn đề mà hai ông đề cập thuộc về phạm trù tập quán quốc tế mà cả nước Mỹ cũng bị ràng buộc.
Trong khi đó, TS Collin Koh thuộc Trường Nghiên cứu quốc tế S.Rajaratnam (Singapore) cho rằng đây là một ý tưởng sai lầm về mặt chính trị. Chiến lược dùng tàu tư nhân là một hành động khiêu khích châm ngòi cho sự trả đũa từ Trung Quốc. Bên cạnh đó, theo Hiến chương Liên Hiệp Quốc, hành vi này thậm chí còn có thể được xem là cố ý sử dụng vũ lực và sẽ khiến Mỹ bị cả cộng đồng quốc tế lên án. Cũng vì lý do này, chuyên gia trên nhận định Washington khó có khả năng xem xét nghiêm túc một đề xuất như vậy và những bài viết dạng này chỉ nên được xem là ý kiến chủ quan của một số nhà nghiên cứu có quan điểm tiêu cực về Trung Quốc.
Cùng quan điểm trên, có ý kiến cho rằng đề xuất trên sẽ khó khả thi và kể cả trong trường hợp được Mỹ thông qua, thì nó cũng không thể thực hiện được. Vì hiện Trung Quốc đã trở thành một cường quốc trên biển, có số lượng tàu hàng, tàu chiến vào loại nhiều nhất thế giới. Ngoài ra, Trung Quốc được biết đến là một nước sẵn sàng sử dụng mọi thủ đoạn để bảo vệ cái gọi là “lợi ích” và “chủ quyền” trên biển. Điển hình là việc nước này bất chấp luật pháp quốc tế, sự phản đối của các nước, ngang nhiên sử dụng vũ lực đánh chiếm trái phép quần đảo Hoàng Sa và một phần quần đảo Trường Sa của Việt Nam; tiến hành cải tạo, quân sự hóa các thực thể chiếm đóng trái phép trên Biển Đông; liên tục sử dụng lực lượng chấp pháp càn phá, tấn công tàu cá, tàu công vụ của Việt Nam; đưa các loại tàu thăm dò, khảo sát vào hoạt động trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam; hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981trong vùng biển của Việt Nam… Không những vậy, Trung Quốc còn là nước có thói quen không tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS). Điển hình là tuyên bố, thái độ của Trung Quốc về phán quyết mang tính lịch sử của Tòa Trọng tài (12/7/2016) khi xét xử vụ Philippines kiện Trung Quốc liên quan vấn đề Biển Đông.
Do đó, nếu đề xuất trên được thông qua, Trung Quốc sẽ không từ thủ đoạn để tấn công trả đũa Mỹ, bao gồm việc sử dụng lực lượng hải quân, hải cảnh… tấn công các tàu hàng của Washington.
Liêu Ninh ra Thái Bình Dương:
Tham vọng của TQ sắp thành hiện thực
Bộ Quốc phòng Nhật Bản (12/5) cho biết tàu sân bay Liêu Ninh và 5 tàu khu trục tên lửa khác của Trung Quốc đã di chuyển qua vùng biển nằm giữa đảo lớn Okinawa và đảo Miyako khi tiến từ biển Hoa Đông ra Thái Bình Dương.
Theo thông tin trên, nhóm tác chiến tàu sân bay Liêu Ninh gồm tổng cộng 6 chiến hạm. Ngoài tàu Liêu Ninh, các tàu còn lại là 2 tàu khu trục Tây Ninh (117) và Quý Dương (119) cùng loại Type-052D (lớp Lữ Dương 3), 2 tàu hộ tống Tảo Trang (542) và Nhật Chiếu (598) cùng loại Type-054A (lớp Giang Khải 2), tàu hậu cần Hồ Hô Luân (965) loại Type-901.
Các tàu khu trục và tàu hộ tống trong nhóm tác chiến này đều thuộc thế hệ mới với nhiều trang bị khí tài hiện đại. Thậm chí, tàu khu trục lớp Lữ Dương 3, độ choán nước 7.500 tấn, được Bắc Kinh tự hào giới thiệu đã tích hợp hệ thống phòng thủ tên lửa tương đương hệ thống Aegis trên các khu trục hạm lớp Arleigh Burke và tuần dương hạm lớp Ticonderoga của Mỹ. Tàu khu trục lớp Lữ Dương 3 còn được trang bị 64 ống phóng thẳng đứng có thể khai hỏa nhiều loại tên lửa khác nhau như tên lửa phòng không HHQ-9, tên lửa tấn công tàu chiến hoặc mục tiêu trên đất liền YJ-18, tên lửa chống tàu ngầm CY-5. Kèm theo đó còn có nhiều loại vũ khí và radar, tác chiến điện tử… Tàu hộ tống lớp Giang Khải 2, độ choán nước 4.000 tấn, được trang bị 32 ống phóng thẳng đứng dùng khai hỏa tên lửa đối không HQ-16 và tên lửa chống tàu ngầm Yu-8, kèm theo còn có hệ thống pháo cận chiến, ngư lôi…
Ngay sau khi nhóm tàu tác chiến sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc di chuyển qua, Bộ Quốc phòng Nhật Bảnđã chỉ thị các lực lượng liên quan theo dõi hành trình của nhóm tàu Trung Quốc; cho rằng có thể Hải quân Trung Quốc đang tập luyện nâng cao khả năng triển khai tới các vùng biển xa hơn hoặc để răn đe đơn vị tên lửa đất đối không, đất đối hạm mà Nhật Bản vừa triển khai tại đảo Miyako từ hôm 26/3. Trong khi đó, Đài Loan cho biết lực lượng phòng vệ vùng lãnh thổ này thông báo nhóm tàu trên vừa tổ chức tập trận ở vùng biển Đài Loan và Đài Bắc đang giám sát chặt chẽ cuộc tập trận trên. Bên cạnh đó, quân đội nước này cũng đã tiến hành hoạt động giám sát và trinh sát trên vùng biển và trên không quanh đảo Đài Loan.
Truyền thông Trung Quốc có nhiều bài viết tuyên truyền, đánh bóng hình ảnh và hoạt động tàu sân bay Liêu Ninh. Tờ Hoàn cầu Thời báo còn “khoe” rằng trong khi nhóm tàu sân bay Trung Quốc đang thực hiện nhiệm vụ thì 4 tàu sân bay của hải quân Mỹ – gồm các chiếc USS Theodore Roosevelt, USS Ronald Reagan, USS Carl Vinson và USS Nimitz – bị gián đoạn hoạt động do xuất hiện các trường hợp nhiễm Covid-19 trên tàu; cho rằng suốt hành trình, tàu Liêu Ninh cho thấy Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) đã làm rất tốt trong công tác phòng chống dịch bệnh, và đại dịch Covid-19 không ảnh hưởng đến việc triển khai và hoạt động của tàu. Điều đó cho thấy PLA có thể điều động lực lượng đến bất cứ nơi nào và vào bất cứ thời điểm nào, với quân đội luôn duy trì khả năng chiến đấu mạnh mẽ. Người dân Trung Quốc luôn có thể tin tưởng vào họ.
Trong khi đó, giới học giả quốc tế nhận định Trung Quốc điều nhóm tàu tác chiến sân bay Liêu Ninh tiến hành tập trận ở Thái Bình Dương là nhằm thể hiện tham vọng, quyết tâm của Bắc Kinh trong việc phá vỡ vòng vây của Mỹ và đồng minh. Phó Giáo sư Stephen Robert Nagy (Đại học Cơ Đốc giáo quốc tế – Nhật Bản, Học giả tại Quỹ Châu Á – Thái Bình Dương ở Canada) nhận định, Bắc Kinh đang sử dụng cuộc tập trận của tàu sân bay Liêu Ninh ở eo biển Đài Loan để gửi thông điệp đến Đài Bắc rằng quân sự vẫn là một trong các chọn lựa để thống nhất Đài Loan nếu Đài Bắc tiếp tục tìm cách độc lập. Không những vậy, khi cho tàu sân bay tập trận ở Biển Đông, Bắc Kinh cũng gửi thông điệp đe dọa đến các nước ASEAN liên quan tranh chấp chủ quyền tại vùng biển này. Bởi dù đưa ra tuyên bố chủ quyền phi pháp, nhưng Trung Quốc vẫn tự cho rằng Biển Đông là lợi ích cốt lõi của nước này. Vì thế, cuộc tập trận của tàu Liêu Ninh còn ẩn chứa cả tín hiệu rằng Bắc Kinh sẵn sàng dùng vũ lực để bảo vệ “lợi ích cốt lõi”. Cùng quan điểm trên, Tiến sỹ Satoru Nagao (Viện Nghiên cứu Hudson, Mỹ) cho rằng nhóm tác chiến tàu sân bay Liêu Ninh có thể sẽ triển khai một cuộc tập trận ở khu vực Thái Bình Dương và có thể ở khu vực gần đảo Guam hoặc Hawaii. Có nhiều lý do để củng cố cho dự báo này. Đó là cuối tháng 2, nhóm 4 tàu chiến Trung Quốc, trong đó có tàu khu trục Hô Hào Hạo Đặc (161) cũng thuộc lớp Lữ Dương 3 và 1 tàu hậu cần, đã tổ chức cuộc tập trận gần Hawaii. Sau khi Bắc Kinh công bố nội dung cuộc tập trận, giới chuyên gia quốc tế nhận xét đây là hoạt động tiền trạm để Bắc Kinh tiến hành một tập trận của nhóm tác chiến tàu sân bay ở vùng Thái Bình Dương và địa điểm thậm chí có thể nằm gần Guam hoặc Hawaii – đều là những nơi mà Mỹ đồn trú lực lượng quân sự khá đông. Trong cuộc tập trận hồi tháng 2, khi quay về đến biển Philippines thì gặp máy bay săn ngầm P-8A Poseidon của Mỹ. Khi đó, tàu Trung Quốc đã chiếu laser vào máy bay Mỹ khiến Washington kịch liệt phản đối vì gây nguy hiểm và “thiếu chuyên nghiệp”. Thêm vào đó, việc tàu sân bay Mỹ USS Theodore Roosevelt đang gặp khó khăn vì ứng phó dịch bệnh Covid-19 thì đây là cơ hội để Trung Quốc thể hiện sức mạnh. Cũng nhân cơ hội này, việc tổ chức tập trận như thế sẽ giúp Bắc Kinh đạt được bước ngoặt trong chiến lược dần tăng cường hoạt động ra ngoài chuỗi đảo thứ nhất và thứ hai. Chính vì thế, nhiều khả năng hoạt động lần này của nhóm tàu sẽ là bước chuyển mới của hải quân Trung Quốc để theo đuổi tham vọng mà Bắc Kinh đã đề ra.
Được biết, đây không phải là lần đầu tiên tàu Liêu Ninh hoạt động ở khu vực tây Thái Bình Dương. Trước chuyến hải trình này, tàu Liêu Ninh cùng các tàu làm nhiệm vụ hộ tống đã có 3 lần hoạt động ở vùng tây Thái Bình Dương lần lượt vào tháng 12/2016, 4/2018 và 6/2019. Trong đó, ở lần hoạt động vào tháng 6/.2019, tàu sân bay Liêu Ninh di chuyển đến gần khu vực đảo Guam – nơi có căn cứ quân sự cực lớn của Mỹ. Chính vì thế, hải trình lần này của tàu Liêu Ninh có thể sẽ đi xa hơn, thậm chí đến gần Hawaii.
Virus corona: Huawei cảnh báo Anh quốc
đừng đổi ý về 5G sau đại dịch
Công ty viễn thông Trung Quốc Huawei nói rằng việc phá vỡ sự tham gia của Anh vào quá trình triển khai 5G sẽ là ”điều bất lợi” cho nước này.
Vào tháng Giêng, chính phủ Anh đã phê duyệt một vai trò hạn chế cho Huawei trong việc xây dựng các mạng dữ liệu mới của Anh.
Nhưng đến tháng Ba, một loạt phản ứng trong đảng Bảo thủ đã báo hiệu những nỗ lực lật đổ động thái này.
Trong một bức thư ngỏ, công ty Huawei cho biết họ tập trung vào việc giữ cho Vương quốc Anh được kết nối trong cơn khủng hoảng Covid-19.
Nhưng đại dịch có thể làm tăng áp lực lên chính phủ là phải có một đường lối cứng rắn hơn đối với Huawei.
‘Làn đường chậm’
Trong lá thư nói trên, Victor Zhang, người đứng đầu Huawei tại Vương quốc Anh, cho biết việc sử dụng dữ liệu tại nhà đã tăng ít nhất 50% kể từ khi virus này tấn công nước này, gây “áp lực đáng kể” cho các hệ thống viễn thông.
Huawei cho biết đã hợp tác với các đối tác như BT, Vodafone và EE để đối phó với nhu cầu tăng cao, và cũng đã thiết lập ba nhà kho mới trên toàn quốc, để đảm bảo việc có thể sẵn sàng cung cấp các phụ tùng thay thế.
Ông Zhang cũng nói rằng cuộc khủng hoảng hiện nay đã cho thấy rõ có bao nhiêu người, đặc biệt là ở các vùng nông thôn, “bị kẹt trong làn đường chậm của kỹ thuật số”. Và ông cảnh báo rằng loại Huawei khỏi vai trò tương lai trong 5G của nước Anh sẽ là một sai lầm.
“Có những người chọn tiếp tục tấn công chúng tôi mà không đưa ra bất kỳ bằng chứng nào”, ông viết.
“Làm gián đoạn sự tham gia của chúng tôi trong việc triển khai 5G sẽ khiến tạo cho Anh nhiều bất lợi.”
Chính phủ Anh đã loại Huawei khỏi các bộ phận nhạy cảm nhất trong các mạng di động của nước này và giới hạn Huawei chỉ được cung cấp ở mức 35% “vùng ngoại biên” của mạng 5G, bao gồm các cột sóng radio.
Nhưng các nhà phê bình cho rằng cho phép công ty Trung Quốc này đóng bất kỳ vai trò nào tại Anh cũng là một rủi ro an ninh vì lo ngại Huawei có thể được Bắc Kinh sử dụng để do thám hoặc thậm chí phá hoại truyền thông.
Đầu tháng Ba, 38 nghị sĩ đảng Bảo thủ phản đối quyết định cho Huawei tham dự vào việc xây dựng các mạng dữ liệu mới của Anh.
Số nghị sĩ tỏ sự bất bình cao hơn dự kiến. Điều đó chỉ ra một kết quả đảo ngược tiềm tàng khi Dự luật cơ sở hạ tầng viễn thông xuất hiện trước Quốc hội, dự kiến sẽ diễn ra vào cuối năm nay.
Cuộc khủng hoảng virus corona nhấn mạnh sự căng thẳng giữa các vấn đề an ninh kinh tế và quốc gia khiến chủ đề này càng trở nên gây tranh cãi.
Một vế của cuộc tranh cãi là nhu cầu kết nối lớn hơn để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Phe ủng hộ vai trò của Huawei lập luận rằng việc loại trừ nó sẽ làm chậm đi và tăng chi phí của việc cung cấp các mạng nhanh hơn và đáng tin cậy hơn.
Vế kia là sự tức giận nhắm vào Trung Quốc từ một số thành phần vì đánh già là nước này không xử lý bệnh dịch Covid-19 từ lúc ban đầu, cũng như mối lo ngại ngày càng tăng đối với sự phụ thuộc ngày càng nhiều vào công nghệ và công ty của Trung Quốc.
Một số các bộ trưởng và quan chức cấp cao giấu tên gần đây đã được trích dẫn nói rằng sẽ phải có một sự “xét lại” sau khi cuộc khủng hoảng hiện tại đã kết thúc.
Một phần của việc xét lại này có thể liên quan đến việc đảo ngược quyết định của tháng Giêng – một mối quan tâm có thể giải thích cho quyết định viết thư của Huawei.
Vào ngày 4/4, một nhóm gồm 15 nghị sĩ bảo thủ kêu gọi Anh quốc suy nghĩ lại về mối quan hệ với Trung Quốc trong lá thư họ gửi Thủ tướng Boris Johnson, viết một ngày trước khi ông được đưa vào bệnh viện.”Theo thời gian, chúng ta đã để cho mình phụ thuộc vào Trung Quốc và đã không thất bại trong việc có một cái nhìn chiến lược về nhu cầu kinh tế, kỹ thuật và an ninh dài hạn của Anh”, nhóm này viết. Trong số những người ký tên có Iain Duncan Smith, David Davis và Bob Seely.
Được biết Huawei đã đợi cho đến khi Thủ tướng ra khỏi bệnh viện trước công bố bức thư.
Phản ứng với đại dịch phơi bày mặt tối của Bắc Kinh
Hương Thảo
Chính quyền Trung Quốc đã đối phó với đại dịch bằng cách che đậy và bịt miệng những người tố giác, sau đó khi không thể lờ đi, các quan chức đã ban hành các biện pháp hà khắc, tàn bạo đối với công dân của chính mình, trong khi thao túng các phương tiện truyền thông nhà nước.
Nhắc lại, khi virus corona chủng mới lần đầu tiên xuất hiện ở Vũ Hán vào tháng 12, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã bịt miệng và đe dọa các bác sĩ “thổi còi”, bắt bớ các nhà báo công dân, các học giả và doanh nhân tìm cách phơi bày sự thật về virus này.
Li Zehua, cựu phóng viên Đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV, là video blogger thứ ba bị bắt tại tâm chấn dịch Vũ Hán. Câu chuyện của anh chỉ là một trong nhiều câu chuyện kiểm duyệt tương tự, được ghi lại bởi The Epoch Times.
“Tôi không muốn nhắm mắt và bịt tai lại [trước sự thật]… Tôi cần làm điều này để những người trẻ tuổi như tôi có thể đứng lên”, Li, 25 tuổi, nói trong một video live-stream trên youtube trước khi cảnh sát đột nhập vào khách sạn mà anh đang ở.
“Tôi cảm thấy rất khó để tôi không bị bắt và bị tống giam”, anh nói, ngay trước khi đi ra mở cửa. Cảnh sát đã tịch thu điện thoại và máy tính xách tay của anh và ngắt tín hiệu live-stream.
Ông Justin Haskins, thành viên nghiên cứu tại Viện Heartland cho biết Bắc Kinh luôn đặt lợi ích của họ lên trên hạnh phúc của người dân Trung Quốc và phần còn lại của thế giới.
“Cuộc khủng hoảng virus corona này cũng không hề khác biệt”, ông nói với The Epoch Times. “Bằng chứng rõ ràng cho thấy ĐCSTQ đã trấn áp những người lo ngại về sự lây lan của virus để bảo vệ lợi ích của chính họ, và kết quả là, rất có thể hàng chục ngàn người [Trung Quốc] đã chết mà lẽ ra không phải chết”.
Trấn áp hà khắc
Có vô số ví dụ về các hành động hà khắc của chính quyền Trung Quốc đối với công dân của mình.
Cụ thể, vào tháng 3, trong một cảnh quay cho thấy, tại khu thương mại của thị trấn Humen ở thành phố Đông Quan, nơi có nhiều cửa hàng thuộc các thương hiệu thời trang cao cấp, cảnh sát chống bạo động đã được triển khai để “chăm sóc” các thương nhân, trừng phạt họ khi họ vẫn hoạt động.
Tương tự, tại thành phố Xiaogan, tỉnh Hồ Bắc, người dân phải ủy quyền mua thực phẩm thông qua các nhà quản lý cộng đồng, nhưng một số người đã mua rau rẻ hơn thông qua mạng lưới cá nhân của họ. Một quản lý cộng đồng đã mật báo giao dịch của những cư dân này và cảnh sát đã đến, bắt giữ họ. Người dân đã phẫn nộ khi trông thấy cảnh sát và đã tổ chức một cuộc biểu tình.
Ngoài ra, công dân Trung Quốc cũng phàn nàn về việc bị đối xử như động vật tại nhiều trạm kiểm soát ở Vũ Hán. Ví như, trong một đoạn phim cho thấy, một cụ ông đã bị lực lượng an ninh Trung Quốc đánh đập vì ông cố vượt qua trạm kiểm soát sau khi không cung cấp mã QR.
Vào ngày 14/2, một gia đình bốn người ở thành phố Anlu, tỉnh Hồ Bắc, đã bị cảnh sát bắt đi diễu hành trên đường phố vì chơi đánh bài ở nhà. Cảnh sát cũng yêu cầu gia đình này đọc công khai một bức thư “hối lỗi”. Sau khi đọc thư xong, gia đình này buộc phải đứng một thời gian dài sau đó mới được phép trở về nhà.
Ông Haskins cho biết, khi một chính phủ luôn đặt lợi ích của họ lên trên quyền của người dân, thì “vi phạm nhân quyền luôn luôn đi theo, và đó chính xác là những gì đã xảy ra ở Trung Quốc”.
“Các vị có thể thấy các quan chức cầm quyền nói và làm bất cứ điều gì họ muốn, kể cả nói dối, để tránh mọi người nghi ngờ về vai trò của họ trong xã hội”, ông nói.
Tự do ngôn luận
Sarah Repucci, phó chủ tịch nghiên cứu và phân tích tại Freedom House, tổ chức nhân quyền có trụ sở tại Hoa Kỳ, cho biết trong tình huống khẩn cấp, “tự do ngôn luận” cho phép chính phủ tìm hiểu về những gì đang xảy ra và phản hồi nhanh hơn.
“Nếu mọi người không cảm thấy an toàn khi nói ra, họ ít có khả năng truyền bá thông tin quan trọng để giúp ngăn chặn đại dịch”, bà nói với The Epoch Times.
Trung Quốc xếp hạng 177 trên 180 nước về Chỉ số Tự do Báo chí Không Biên giới năm 2019. Bắc Kinh cũng trục xuất các nhà báo Hoa Kỳ có trụ sở tại Trung Quốc làm việc cho tờ The New York Times, Tạp chí Phố Wall và The Washington Post.
Các nước tự do
Michael Barone, một nhà phân tích chính trị Mỹ cho biết các nước như Đài Loan và Hàn Quốc đã nhanh chóng ban hành các biện pháp nghiêm ngặt nhưng không hà khắc để ngăn chặn sự lây lan của virus Vũ Hán “với một sự minh bạch”, tương phản hoàn toàn trước sự che giấu và dối trá, vốn là chuyện bình thường ở Trung Quốc.
Tại Mỹ, các biện pháp ngăn chặn sự lây lan của virus Vũ Hán có tính nhân văn hơn nhiều so với Trung Quốc, với việc Tổng thống Trump gần đây đã ký một dự luật kích thích kinh tế trị giá 2,2 nghìn tỷ USD, nhằm thúc đẩy cuộc chiến chống lại đại dịch và duy trì nền kinh tế. Đây được cho là gói kích thích kinh tế lớn nhất trong lịch sử hiện đại của Hoa Kỳ.
Theo Bowen Xiao / The Epoch Times
Hương Thảo dịch và biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/phan-ung-voi-dai-dich-phoi-bay-mat-toi-cua-bac-kinh.html
Bị bắt hoạt động trở lại,
hàng loạt doanh nghiệp Trung Quốc tự đốt nhà xưởng
Vũ Dương
Dư luận Trung Quốc cho rằng đây là hệ quả của việc chính quyền bắt ép các doanh nghiệp hoạt động trở lại trong khi không có đơn đặt hàng, để duy trì tỷ lệ thất nghiệp không tăng cao.
Dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán kéo dài gần 4 tháng đã làm suy yếu nền kinh tế Trung Quốc. Trong tình hình dịch bệnh, chính phủ Trung Quốc đã buộc người dân phải quay lại làm việc và các cơ sở sản xuất phải hoạt động trở lại. Nhưng các nhà máy và doanh nghiệp nhiều nơi trên cả nước vì không có đơn đặt hàng, vừa mới mở cửa thì đã phải ngưng việc sản xuất, thậm chí phải đóng cửa. Dưới áp lực to lớn, trong nhiều ngày qua, nhiều nhà máy và xí nghiệp ở Trung Quốc đã bốc cháy một cách kỳ lạ, có thể nói là đã đến bước khói lửa ngập trời.
Ngày 15/4, có cư dân mạng đã đăng một đoạn video nói rằng đoạn thời gian này các vụ hỏa hoạn tăng thêm đáng kể. “Dù sao, việc làm ăn cũng đã không thể tiếp tục được nữa, chi bằng hãy thiêu rụi tất cả bằng một mồi lửa, vừa nhận được tiền bảo hiểm, giữ lại được vốn là được rồi! Việc thiêu rụi nhà máy và kho lương thực có thể sẽ trở thành dấu ấn lớn của Trung Quốc trong tương lai!”
Cùng ngày, có cư dân mạng đã đăng tải đoạn video tương tự, nói thêm rằng một nhà máy phụ tùng ô tô ở Khu công nghiệp Quảng Lăng, Dương Châu, Giang Tô, đã bốc cháy.
Người này bình luận rằng: “Phóng hỏa thành công, hẳn ông chủ đã có thể ngủ ngon giấc rồi. Thật là một năm lửa đỏ (ý mỉa mai từ thịnh vượng)”!
Một video khác cho thấy nhà máy sản xuất áo lông cừu lớn nhất cả nước ở Thiệu Hưng, Chiết Giang đã bốc cháy. Tất cả các đơn đặt hàng đều là xuất khẩu sang nước ngoài. “Chính quyền buộc nhà máy phải tái khởi động sản xuất, nhưng không có đơn đặt hàng. Một ngọn lửa lớn coi như xong hết”.
Sáng 14/4, một đám cháy đã bùng phát tại Công ty TNHH Thực phẩm Tế Dân ở Tụ Bảo Sơn, huyện Khang Bảo, thành phố Trương Gia Khẩu.
Cùng ngày, một vụ hỏa hoạn khác đã xảy ra tại Nhà máy gốm sứ Kim Thuận Thông ở Nhạc Thành, Triệu Khánh, tỉnh Quảng Đông.
Nhiều nhà máy và doanh nghiệp ở Quảng Đông cũng chìm trong biển lửa.
Hơn 5 giờ chiều ngày 14/4, một đám cháy đã bùng phát tại nhà máy phụ tùng ô tô ở Khu công nghiệp Quảng Lăng, thành phố Dương Châu. Nơi hiện trường thế lửa hung hãn, khói đen mù mịt, có thể nhìn thấy đám khói bốc lên cách đó vài km.
Vào chiều ngày 12/4, một đám cháy đã bùng phát tại nhà kho ở bến cảng Tần Hoàng Đảo, hiện trường khói lửa dày đặc.
Cũng trong ngày 12/4, một vụ hỏa hoạn đã xảy ra tại Tòa nhà Chứng khoán Trung Tín ở Phúc Điền, Thâm Quyến, ngọn lửa đã thiêu rụi sổ sách của các nhà đầu tư, và người chịu trách nhiệm đã trốn thoát.
Có cư dân mạng cảm thán “Cháy! Cháy! Cháy! Đâu đâu cũng thấy cháy! Năm 2020 còn có thảm họa nào nữa đây?”
Người sử dụng mạng Trung Quốc thảo luận rất nhiều về nguyên nhân của các vụ cháy. Hầu hết mọi người đều nghi ngờ hỏa hoạn là do con người ta cố tình làm ra:
“Đã không có đơn đặt hàng, lại còn bị ép phải hoạt động trở lại. Thế thì phải liều một phen thôi, dù sao vẫn lấy về được một ít tiền bảo hiểm”.“Cứ thế thiêu rụi thôi để còn lấy được tiền bảo hiểm. Dù sao cũng đã không có đơn đặt hàng nữa rồi!”. “Kết quả khi không có đơn hàng mà lại ép người ta sản xuất”.
“Chính quyền bắt ép các chủ doanh nghiệp phải mở cửa sản xuất trở lại, nhưng công ty không những không có đơn đặt hàng mà còn phải đối mặt với rủi ro lây nhiễm dịch bệnh từ các nhân viên, hơn nữa sau khi bị lây nhiễm thì các công ty bảo hiểm y tế lại không chịu chi trả khoản các chi phí y tế và chi phí cách ly cao ngất ngưỡng! Vì vậy, hỏa hoạn là cách tốt nhất để tránh áp lực từ phía Đảng Cộng sản Trung Quốc, còn có thể yêu cầu công ty bảo hiểm bồi thường, thật đúng là một mũi tên trúng hai đích!”
Nhà hoạt động dân chủ nổi tiếng Đường Bách Kiều nói rằng hiện tượng này sẽ hình thành một “chuỗi dây truyền” mới trong tương lai: “Người thì chịu trách nhiệm phóng hỏa, các công ty bảo hiểm chịu trách nhiệm bồi thường, người thì chịu trách nhiệm tái thiết, như vậy vấn đề tỷ lệ thất nghiệp được giải quyết rồi. Để có được con số thống kê bắt mắt, người dân cả nước thay nhau vùng lên. Muốn chơi thì sẽ chơi đến cùng”.
Do sự lây lan của dịch bệnh trên khắp thế giới, lượng lớn các đơn đặt hàng thương mại từ các công ty nước ngoài đã biến mất, nhiều công ty ở Trung Quốc đã đóng cửa hoặc phá sản. Ngoài lượng lớn các sự cố nhà máy bốc cháy, cũng có video cho thấy người chủ doanh nghiệp Thâm Quyến vì quá phẫn nộ tuyệt vọng mà đập phá máy móc.
Ông Nhiễm, một công dân Trung Quốc xác nhận với một đài truyền hình quốc tế rằng việc đập phá máy móc là hoàn toàn có thật. Các doanh nghiệp nhỏ lẻ ở nhiều nơi đã ngừng sản xuất và rơi vào tình cảnh phá sản. Một số chủ doanh nghiệp đã không thể đủ khả năng vay mượn, thế chấp, thuê mặt bằng và chi trả tiền lương cho nhân viên. Vì vậy có những hành động cực đoan.
Một chủ doanh nghiệp cũng nói rằng làm ăn nhiều thập kỷ làm như vậy, nhưng chưa bao giờ rơi vào tình huống số đơn đặt hàng ít ỏi như vậy. Công ty đang đứng trước nguy cơ phải ngừng hoạt động, công nhân đang phải đối mặt với cảnh thất nghiệp. Mỗi ngày ngay khi bạn vừa mới mở mắt, một chuỗi các khoản tiền như tiền mặt bằng, tiền xe, tiền thuê nhà, tiền nước và tiền điện đang lởn vởn trong đầu bạn, khiến bạn quay cuồng choáng váng.
Cũng có người ở Trung Quốc nói rằng châu Âu và Hoa Kỳ đã rút đơn hàng, Hoa Kỳ và Nhật Bản rút vốn, việc làm ăn của các chủ doanh nghiệp trở nên tiêu điều, đã không có đơn đặt hàng, thế mà chính phủ lại cưỡng chế doanh nghiệp phải sản xuất trở lại. Không có cách nào, chỉ còn cách phóng hỏa thiêu rụi tất cả mới mong ngăn được tổn thất! Từ kho lương đến nhà máy, đến cuối cùng, chẳng còn lại gì cả.
Ông Tập, một công dân ở Hồ Nam, ước tính rằng rất nhiều doanh nghiệp Trung Quốc sẽ tuyên bố phá sản trong năm nay, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài sẽ chịu ảnh hưởng lớn hơn. Ông nói rằng mục tiêu của năm 2020 là làm sao để sống sót, chứ không mong tưởng gì hơn.
NTDV trích nguồn tin từ các nhân sĩ trong giới doanh nghiệp cho biết do chuỗi cung ứng bị gián đoạn, trước mắt tỷ lệ các doanh nghiệp mở cửa hoạt động chỉ từ 20% đến 25%, sau mấy tháng nữa có thể 80% các nhà máy xí nghiệp sẽ phải đóng cửa.
Theo Li Yun, NTDTV
Vũ Dương biên dịch
Thư ngỏ: Chính sách cai trị bằng nắm đấm của ĐCSTQ
đe dọa người dân Trung Quốc và cả thế giới
Quý Khải
Hơn 100 nghị sĩ Quốc hội, học giả, nhà hoạch định chính sách và những nhân sĩ quan tâm đến tình hình Trung Quốc trên khắp thế giới đã đăng một bức thư ngỏ gửi đến người dân Trung Quốc cùng bạn bè trên khắp các châu lục liên quan đến dịch Covid-19, theo tờ Hong Kong Free Press.
Dưới đây là nội dung đăng tải trên tờ Hong Kong Free Press:
Đại dịch toàn cầu hiện tại là hệ quả từ cái chính phủ mà các bạn đã phải chịu đựng hay ủng hộ trong nhiều thập kỷ qua.
Ngày 2 tháng 4 năm 2020, một trăm học giả nghiên cứu về Trung Quốc đã viết một bức thư ngỏ phê phán “những tiếng nói đã chính trị hóa đại dịch COVID-19”. Họ tuyên bố rằng, “tại giai đoạn này của đại dịch, nguồn gốc chính xác của COVID-19 vẫn chưa rõ ràng, nhưng những nghi vấn này là không quan trọng và việc đổ lỗi hay quy chụp là không cao thượng và gây tổn hại cho tất cả mọi người”. Họ cũng phản đối việc mà họ cáo buộc là những hành vi chính trị hóa dịch bệnh.
Nội dung bức thư ngỏ này là đặc trưng rõ nét của cái mà Giáo sư Luật tại Đại học Thanh Hoa Hứa Chương Nhuận (Xu Zhangrun) gọi là “sự lố bịch của “Văn hóa Đỏ” và sự lăng xê phát ngấy mà thể chế này huy động được từ các văn sĩ đê hèn ủng hộ Đảng mà không biết xấu hổ, những kẻ ca hát tâng bốc không ngừng”.
Giáo sư Hứa, hiện đang bị quản thúc tại gia, đã kêu gọi đồng bào của mình chấm dứt sự ủng hộ thiếu lý trí của họ đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), và thay vào đó cần “vùng lên chống lại sự bất công này; hãy để bạn bùng lên những ngọn lửa của sự đường đường chính chính; phá vỡ bóng tối ngột ngạt để chào đón bình minh”.
Mặc dù nguồn gốc chính xác của Covid-19 chưa rõ ràng nhưng câu hỏi này rất quan trọng, đối với người dân Trung Quốc và toàn nhân loại: chỉ khi hiểu rõ cách thức thảm họa toàn cầu này xuất hiện, chúng ta mới có thể ngăn chặn nó xảy ra lần nữa.
Sự bùng phát của đại dịch toàn cầu là do sự che đậy tình hình ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc của ĐCSTQ. Dưới ảnh hưởng của ĐCSTQ, Tổ chức Y tế Thế giới WHO lúc đầu đã không xem trọng dịch bệnh. Các quan chức y tế Đài Loan cũng cho biết WHO đã bỏ qua cảnh báo của họ về khả năng virus có thể lây từ người sang người vào cuối tháng 12. Dưới áp lực của ĐCSTQ, xã hội dân chủ Đài Loan – vốn đã đối phó với đại dịch với một phong thái rất mẫu mực – đã không được phép gia nhập WHO.
Chúng ta đừng bao giờ quên rằng khoảnh khắc Chernobyl này của Trung Quốc là một vết thương tự gây ra của chính họ. ĐCSTQ đã bịt miệng các bác sĩ Trung Quốc muốn cảnh báo các chuyên gia y tế khác trong giai đoạn đầu của dịch bệnh: Bác sĩ Ai Fen không thấy xuất hiện trước công chúng sau khi phỏng vấn với một kênh truyền thông trong nước; đồng nghiệp của cô, bác sĩ Lý Văn Lượng đã chết trong khi chiến đấu với chính con virus này. Vào những thời khắc cuối cùng trên giường bệnh, bác sĩ Lý đã có một câu nói nổi tiếng rằng, “một xã hội khỏe mạnh không nên chỉ có một tiếng nói”.
Tài phiệt người Trung Quốc Nhậm Chí Cường (Ren Zhiqiang) gần đây có viết, “trong bối cảnh không có phương tiện truyền thông nào đại diện cho lợi ích của nhân dân với các thông tin chân thực, thì cuộc sống của người dân đang bị tàn phá bởi cả virus và sự yếu kém của toàn bộ hệ thống”. Ông Nhậm đã biến mất vào ngày 12/3.
Các nhà báo công dân can đảm như Trần Thu Thực (Chen Qiushi), Phương Bân (Fang Bin) và Lý Trạch Hoa (Li Zehua), đã cố gắng báo cáo chân thực về tình hình dịch bệnh ở Vũ Hán, hiện cũng đã mất tích.
Nền chính trị không hiệu quả ở Trung Quốc Đại lục vượt quá phạm vi trách nhiệm lãnh đạo của cá nhân Tập Cận Bình. Trong một tin nhắn video gần đây, một sinh viên trẻ tên Zhang Wenbin đã tâm sự về sự thay đổi trong nhận thức của anh, từ một người ủng hộ ĐCSTQ thành một công dân biết phê phán bằng lương tâm của chính mình:
“Từ khi tôi đột phá tường lửa kiểm duyệt, tôi dần nhận ra rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc đã vươn xúc tu đến mọi khía cạnh trong cuộc sống người dân Trung Quốc, bao gồm hợp tác xã nông nghiệp [1950], Cách mạng văn hóa [1966-1976], Nạn đói lớn [1958-1961], Chính sách một con, vụ thảm sát Thiên An Môn [1989], cũng như cuộc đàn áp Pháp Luân Công [những người tu luyện], và các dân tộc Tây Tạng, Hồng Kông và Tân Cương … Tuy nhiên mọi người vẫn tiếp tục nhắm mắt làm ngơ, ca hát những lời ca ngợi ĐCSTQ. Tôi không thể chịu đựng được việc này”.
Cậu Zhang đã biến mất không lâu sau khi thu âm thông điệp của mình. Bạn bè của cậu sợ cậu sẽ phải đối mặt với sự thẩm vấn và tra tấn của cảnh sát chìm.
Đại dịch toàn cầu buộc tất cả chúng ta phải đối mặt với một sự thật cay đắng: bằng cách chính trị hóa mọi khía cạnh của cuộc sống, bao gồm sức khỏe người dân, thể chế cai trị độc đảng lâu dài tại Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc đã gây nguy hiểm cho mọi người. Thay vì đặt lòng tin vào các tuyên bố của ĐCSTQ và thái độ tiếp thụ không phê phán các chính sách của ĐCSTQ, chúng ta nên chú ý nhiều hơn đến tiếng nói của nhóm người ‘phi chủ lưu’ ở Trung Quốc. Những học giả, bác sĩ, doanh nhân, nhà báo công dân, luật sư vì lợi ích công và các sinh viên trẻ không còn chấp nhận sự cai trị bằng nắm đấm của chính quyền. Và bạn cũng nên như vậy.
Là một nhóm nhân sĩ quốc tế gồm các nhân vật công chúng, các nhà phân tích chính sách an ninh và những người quan tâm đến Trung Quốc, chúng ta cần đoàn kết với các công dân Trung Quốc can đảm và có lương tri như Hứa Chương Nhuận, Ai Fen, Lý Văn Lượng, Nhậm Chí Cường, Trần Thu Thực, Phương Bân, Lý Trạch Hoa, Xu Ziyong, và Zhang Wenbin – một trong số rất nhiều những anh hùng thực sự, những người dám đánh đổi mạng sống và sự tự do cá nhân cho một Trung Quốc tự do và cởi mở. Từng tiếng nói cá nhân của họ đã tạo nên một dàn hợp xướng. Họ không đòi hỏi gì hơn ngoài một sự đánh giá mang tính biện chứng về tác động của các chính sách của ĐCSTQ đối với cuộc sống người dân Trung Quốc và thế giới. Chúng tôi khuyến khích bạn tham gia cùng họ.
Những người ký tên (theo thứ tự bảng chữ cái):
Judith Abitan, Giám đốc điều hành Trung tâm Nhân quyền Raoul Wallenberg
Nghị sĩ Mantas Adomėnas, Quốc hội Litva
Nghị sĩ Yoko Alender, Quốc hội Estonia
Thượng nghị sĩ Alton, Thượng viện Anh
Thượng nghị sĩ Andrew Adonis, Thượng viện Anh
Dibyesh Anand, Đại học Westminster
V.v…
(Tổng cộng có 112 chữ ký. Xem danh sách đầy đủ ở đây)
Chính quyền Trung Quốc dỡ bỏ Thánh giá
khỏi nhà thờ vì chúng ‘cao hơn cả quốc kỳ’
Ngọc Mai
Mặc dù đang bận rộn đối phó với đại dịch virus corona, chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vẫn tiếp tục đàn áp Cơ Đốc giáo.
Vào tháng 3, các quan chức ĐCSTQ đã gỡ bỏ nhiều cây Thánh giá tại các nhà thờ ở các tỉnh phía Đông của Giang Tô, An Huy và Sơn Đông, vì cho rằng các biểu tượng tôn giáo không thể “cao” hơn quốc kỳ Trung Quốc, The Christian Post đưa tin.
Một tín đồ địa phương chia sẻ với trang Bitter Winter: “Chính phủ đã không hỗ trợ (chúng tôi) đầy đủ trong dịch bệnh này, mà thay vào đó là phá hủy các cây Thánh giá”.
Quan chức chính phủ nói với các lãnh đạo nhà thờ rằng, các cây Thánh giá bị gỡ bỏ vì chúng “quá bắt mắt” và sẽ “thu hút mọi người đến nhà thờ”.
Vào tháng 2, ĐCSTQ đã gỡ bỏ cây Thánh giá tại một nhà thờ Tam Tự ở làng Hexi, mặc dù nhà thờ này đã hủy bỏ các buổi cầu nguyện do COVID-19.
Mục sư Jian Zhu, giám đốc Viện Trung Quốc tại Đại học Lincoln Christian ở Illinois, bày tỏ, cuộc đàn áp của Trung Quốc đối với các nhà thờ tại gia là điều tồi tệ nhất mà ông thấy trong nhiều thập kỷ. Hàng xóm được yêu cầu do thám lẫn nhau, trong khi giáo viên và học sinh phải ký cam kết từ bỏ đức tin của mình.
“Bây giờ, họ đang cố gắng loại bỏ Cơ Đốc giáo khỏi cuộc sống cộng đồng”, ông Zhu giải thích. “Camera có mặt khắp nơi để theo dõi các nhà thờ và các tín đồ Cơ Đốc đi buổi lễ Chủ Nhật. Các gia đình bị đe dọa không được đến nhà thờ, nếu không họ sẽ bị trừng phạt hoặc người thân của họ có thể gặp rắc rối”.
Theo giới quan sát, ĐCSTQ tiếp tục bị liệt vào một trong những tổ chức đàn áp tín đồ Cơ đốc cũng như các nhóm tôn giáo thiểu số khác tàn bạo nhất.
Theo Fox News
Ngọc Mai dịch và biên tập
Video xem thêm: Những cuộc đàn áp đức tin tàn khốc nhất trong lịch sử
‘Khẩu chiến’ Thái-Trung: Ngoại giao ‘Chiến lang’
và ngũ mao Trung Quốc đuối lý
Trương Thanh
Ảnh minh họa: Shutterstock.
Một cuộc tranh luận kéo theo rất nhiều cư dân mạng ở cả Trung Quốc, Thái Lan, Đài Loan, Hồng Kông… vào cuộc.
Nguồn cơn bắt đầu từ việc bạn gái của nam diễn viên người Thái đang được ưa chuộng tại Trung Quốc, Vachirawit Chivaaree (còn gọi là Bright), thích một bài viết trên mạng nói về virus Vũ Hán mà người Trung cho là bôi nhọ họ. Thêm vào đó, khi Bright khen ngợi bạn gái xinh như cô gái Trung Quốc thì cô tỏ ý không hài lòng. Và khi một người khác hỏi phong cách cô đang mặc là gì, cô trả lời đó là phong cách Đài Loan. Trước đó, Bright đã thích một bức ảnh trên Twitter liệt kê Hồng Kông là một quốc gia, khiến người hâm mộ Trung Quốc tấn công anh trên mạng, đòi “sửa sai” cho nam diễn viên này.
Mặc dù Bright đã có lời xin lỗi, nhưng cư dân mạng Trung Quốc vẫn chưa nguôi tức giận. Lòng tự tôn dân tộc thái quá và lệch lạc bắt đầu động tới những vấn đề chính trị và dân tộc của Thái Lan và Đài Loan, khiến người dùng mạng của hai quốc gia này cũng như Hồng Kông vào cuộc.
Một cuộc khẩu chiến xảy ra và người theo dõi dễ dàng nhận thấy sự khác biệt quá xa giữa người sử dụng mạng Trung Quốc với thế giới văn minh còn lại.
Người dùng mạng Trung Quốc chủ yếu dùng những lời lăng mạ hạ thấp Thái Lan và các nước Đông Nam Á nói chung. Khi tìm cách lăng mạ người Thái, họ chuyển tới những chủ đề tồi tệ nhất mà họ có thể tưởng tượng, nhưng tầm hiểu biết của họ thể hiện rõ sự giới hạn đằng sau bức tường lửa kiểm duyệt Internet. Họ bắt đầu thóa mạ chính phủ Thái Lan, nhưng thay vì phẫn nộ như họ mong chờ, người dùng mạng Thái Lan nói rằng họ đã lên án chính phủ của mình từ lâu rồi, không cần người Trung Quốc nói hộ.
Nhà lập pháp Hồng Kông Nathan Law đã viết: “Thật buồn cười khi xem quân đội trực tuyến thân Đảng Cộng sản Trung Quốc (ý nói lực lượng ngũ mao – 5 hào – chuyên định hướng dư luận để nhận lương) đang cố tấn công Bright. Họ nghĩ rằng mọi người dân Thái Lan đều phải như họ, những người yêu hoàng đế Tập (chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình). Điều họ không hiểu là, những người hâm mộ của Bright rất trẻ và tiến bộ, và lực lượng ngũ mao luôn thực hiện các cuộc tấn công sai lầm”.
Một số ví dụ cho thấy sự khác biệt giữa người dùng mạng Thái Lan và Trung Quốc trong cuộc khẩu chiến này: Khi người Trung Quốc nói “chính phủ của các người thật sự tồi tệ”, người Thái đáp trả “chúng tôi biết điều đó 6 năm trước rồi”. Người Trung Quốc nói “Các người không hiểu biết lịch sử”, người Thái đáp lời “Bạn đang nói về sự kiện Thiên An Môn 1989?”. Người Trung Quốc nói “Vua của các người xấu tệ”, người Thái nói “Gấu Pooh của các bạn thật dễ thương” (gấu Pooh là một nhân vật hoạt hình bị cấm tại Trung Quốc chỉ vì có người đã để hình của chú gấu này cạnh hình ông Tập cho thấy sự giống nhau về ngoại hình). Khi người Trung Quốc nói “Đài Loan là một phần của Trung Quốc”, người Thái nói “Pattaya là một phần của Thái và chúng tôi không cần visa để đến đó” (ngụ ý châm biếm người Trung Quốc phải xin visa nếu muốn đến Đài Loan).
Tác giả James Griffiths đã viết trên trang CNN rằng, “trong nhiều năm, những người theo chủ nghĩa dân tộc trên Internet ở Trung Quốc đã vượt qua Bức tường lửa vĩ đại để theo đuổi những lời chỉ trích về đất nước họ trên các trang truyền thông xã hội bị cấm (ở Trung Quốc) như Facebook và Twitter. Họ đã tấn công các trang được điều hành bởi chính phủ Đài Loan, các nhóm ủng hộ người Duy Ngô Nhĩ và các doanh nghiệp được coi là đã xúc phạm Trung Quốc, bằng các bài viết mang tính bắt nạt và làm tắc nghẽn các tài khoản mạng xã hội”.
Theo Griffiths, trên nền tảng xã hội của Trung Quốc, cuộc đấu khẩu này đã thu hút hơn 1,4 triệu bài đăng và khoảng 4 tỷ lượt xem. Hoàn cầu Thời báo (Global Times), một tờ báo được nhà nước hậu thuẫn cũng vào cuộc: “Không có gì gọi là thần tượng khi nói đến những vấn đề quan trọng của đất nước chúng ta”.
Tác giả phân tích rằng, thái độ giận dữ của những “tiểu phấn hồng” (cách nói về thế hệ thứ hai của hồng vệ binh, những người có tinh thần dân tộc cực đoan) thể hiện một chủ nghĩa dân tộc dễ bị xúc phạm, liên kết tình yêu đất nước với yêu Đảng Cộng sản Trung Quốc và các nhà lãnh đạo của họ. Và lực lượng này đang gia tăng đáng kể trong những năm gần đây với sự hỗ trợ của cơ quan kiểm duyệt.
Lực lượng này không thể hiểu được rằng ở thế giới bên ngoài bức tường lửa, người dân các nước hầu hết đều không cảm thấy bị xúc phạm khi chính phủ của họ bị chế giễu.
James Griffiths, CNN.
Griffiths cho rằng “giới hạn của trí tưởng tượng chính trị đã bị hạn chế bởi sự kiểm duyệt và tuyên truyền”.
Và không chỉ các “tiểu phấn hồng”, quan chức ngoại giao Trung Quốc gần đây cũng đang thể hiện các chính sách ngoại giao “Chiến lang” rất kỳ dị. Họ hoạch họe các chính khách phương Tây, các cơ quan truyền thông nước ngoài cất tiếng nói tự do về dịch bệnh Vũ Hán.
Đối với sự việc khẩu chiến Thái-Trung lần này, Đại sứ quán Trung Quốc tại Bangkok cũng không ngồi yên. Hôm 13/4, tài khoản mạng xã hội của Đại sứ quán đã đăng một dòng trạng thái dài bằng 3 thứ tiếng (Trung, Anh, Thái) bày tỏ quan điểm, nhưng lại nhận về lượng lớn bình luận chê trách.
Đại sứ quán khẳng định nguyên tắc Một Trung Quốc là bất di bất dịch, người dùng mạng Thái nói lại: “Người một nhà sẽ không bao giờ đe dọa nhau, nhưng các vị đã chọn cách đàn áp tự do ngôn luận..” (ý nói ở Đài Loan, Hồng Kông) – (Jeffrey Mais).
Đại sứ quán Trung Quốc ca ngợi tình bạn giữa Trung Quốc và Thái Lan, người Thái lại nói rằng: “Thật tốt khi có bạn bè, nhưng các vị có chắc là mình luôn đúng không? Tự do tư tưởng của chúng tôi đâu? Tự do ngôn luận của chúng tôi đâu? Các vị nên xấu hổ về bài đăng này” – (Jazz Suksathapron).
Cho tới bây giờ, cuộc tranh luận vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, nhưng có vẻ trong con mắt công luận quốc tế, ai là người thua cuộc đã rõ ràng.
Người Thái đổ xô bán vàng
thời kinh tế khó khăn do dịch bệnh
Hôm 16/04, nhiều người dân ở Thái Lan vội vàng đi bán vàng tại khu phố người Hoa ở Bangkok, để lấy tiền mặt vì vàng đang có giá, giữa lúc nền kinh tế nước này rơi vào suy thoái với hàng triệu người mất việc vì dịch bệnh Covid-19, theo Reuters.
“Vì tình hình COVID-19, tôi không thể kiếm ra thu nhập và tôi vẫn phải trả lương cho nhân viên của mình. Đó là lý do tại sao tôi cần bán vàng,” ông Tippawan Saen-USA, 28 tuổi, một người bán quần áo trên mạng cho Reuters biết.
Chủ doanh nghiệp Wutthichai Suwannaro cho biết ông đã bán vàng được 120.000 baht (khoảng 3.673 đô la). “Hiện tại, khu chợ nơi tôi làm việc đã đóng cửa, đó là lý do vì sao tôi cần bán vàng để trang trải chi phí cho gia đình,” ông nói.
Giá vàng giao ngay tính theo đồng baht Thái đã tăng hơn 24% từ đầu năm 2020 cho đến nay, so với mức tăng 13% tính theo giá đôla Mỹ.
Cho đến nay Thái Lan báo cáo có 2.672 trường hợp nhiễm bệnh và 46 trường hợp tử vong vì Covid-19. Nước này đã áp đặt lệnh giới nghiêm đêm trên toàn quốc, đóng cửa các trung tâm mua sắm và các quán bar, đồng thời cấm các chuyến bay chở khách để hạn chế sự lây lan của dịch bệnh.
Ngân hàng trung ương Thái Lan dự báo nền kinh tế sẽ chựng lại ở mức 5,3% trong năm nay, mức tăng trưởng tồi tệ nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1998.
Từ trước đến nay, các hộ gia đình Thái Lan đã đầu tư rất nhiều vào vàng và sẽ bán vàng ra khi nào giá vàng tăng hoặc trong thời kỳ kinh tế khó khăn.
Mỹ thu hồi thêm cho Malaysia
300 triệu đôla tiền biển thủ từ quỹ 1MDB
Thanh Phương
Hôm qua, 15/04/2020, bộ Tư Pháp Mỹ thông báo đã thu hồi và chuyển lại cho Malaysia khoảng 300 triệu đôla tiền biển thủ từ quỹ đầu tư công 1MDB và được rửa qua hệ thống tài chính quốc tế.
Từ Kuala Lumpur, thông tín viên Gabrielle Maréchaux giải thích :
Đây là nút thắt đầu tiên được gỡ trong một vụ vẫn rất phức tạp. Số tiền 300 triệu đôlà là khoản tiền thứ hai mà Hoa Kỳ chuyển cho Malaysia sau khi tịch biên tài sản của Jho Low. Nhân vật này, hiện đang trốn tại một nơi không ai biết, bị tình nghi là người đã chỉ đạo vụ tham nhũng tại quỹ đầu tư công của Malaysia được thành lập năm 2009 theo sáng kiến của ông.
Rất mê lối sống vương giả của dân nhà giàu bên Mỹ, ông đã tiêu xài thả cửa ở bờ Đông và bờ Tây Hoa Kỳ vào đầu thập niên 2010. Với việc tịch biên các tài sản của nhân vật này, gồm du thuyền, một phần khách sạn Park Lane, các tranh của Picasso và Basquiat tặng cho nam tài tử Leonardo Di Caprio, bộ Tư Pháp Mỹ đã giúp Malaysia thu hồi 620 triệu đôla.
Nhưng số tiền khổng lồ này chỉ là một phần nhỏ của tổng số tiền biển thủ từ quỹ đầu tư được thành lập nhằm phát triển Malaysia, được ước tính là khoảng hơn 4,5 tỷ đôla, mà một phần đã được dùng để mua sắm hàng xa xỉ và chi tiêu cho cuộc sống xa hoa.
Máy bay Úc chở hàng viện trợ cho Vanuatu
phải quay đầu do máy bay Trung Cộng chắn phi đạo
Tin Sydney, Úc – Theo bản tin từ Reuters, một máy bay của Không quân Úc chở hàng viện trợ nhân đạo cho đảo quốc Vanuatu đã phải quay về vào Chủ Nhật, 12 tháng 4, do một máy bay Trung Cộng chở thiết bị y tế đậu chắn phi đạo. Không quân Úc quyết định cho máy bay quay về dù cơ quan không lưu Vanuatu cho phép máy bay hạ cánh. Sự việc xảy ra giữa lúc sự đối đầu giữa Úc và Trung Cộng đang ngày càng tăng, do cạnh tranh ảnh hưởng tại các đảo quốc Thái Bình Dương.
Một máy bay Trung Cộng, chở theo thiết bị y tế được tỉnh Quảng Đông tặng Vanuatu để đối phó Covid-19, đã hạ cánh tại phi trường ở Port Vila vào thứ Bảy. Ông Jason Rakau, giám đốc phi trường Vanuatu, nói rằng máy bay Trung Cộng đậu ở một đầu phi đạo, và phi đạo vẫn còn 2,000 mét đường để máy bay Úc hạ cánh, tuy nhiên Canberra vẫn triệu hồi máy bay trở về.
Trong khi đó, phát ngôn viên của Bộ Quốc Phòng Úc vào thứ Tư, 15 tháng 4, cho biết chiếc Airbus A320 của Trung Cộng đã chậm trễ trong việc dỡ hàng xuống phi trường ở Port Vila, khiến vận tải cơ C-17A của Không quân Úc không thể hạ cánh an toàn.
Bộ Quốc Phòng Úc cũng cho biết đang thảo luận về sự việc với mọi bên liên quan, để tình huống tương tự không tái diễn. Vận tải cơ của Úc sau đó quay lại Vanuatu vào thứ Hai, chở theo lều bạt, mền, và đèn pin năng lượng mặt trời, là một phần của chương trình cứu trợ trị giá 2.53 triệu Mỹ kim của chính phủ Canberra cho Vanuatu.
Bão Harold đã quét qua đảo quốc này vào ngày 6 tháng 4, phá hủy hơn 1,000 trường học và 90% nhà cửa tại vùng Sanma. Truyền thông địa phương cho biết 2 người đã thiệt mạng vì thiên tai. (Ngô Bảo)
Thành phố ở Úc chấm dứt quan hệ
với thành phố ở Trung Quốc vì dịch Covid-19
Hải Lam
Hội đồng thành phố Wagga Wagga, bang New South Wales tối 14/4 đã bỏ phiếu thông qua việc cắt quan hệ với thành phố kết nghĩa Côn Minh, thủ phủ tỉnh Vân Nam, Trung Quốc với 4 phiếu thuận và 3 phiếu chống. Các quan chức cho rằng Bắc Kinh phải chịu trách nhiệm về dịch Covid-19 và không nên quan hệ với chính quyền này.
Hãng tin ABC cho biết, Paul Funnel, ủy viên hội đồng thành phố, cựu chủ tịch đảng Lao động Dân chủ (DLP) Úc đã đệ trình bản kiến nghị trong cuộc họp hội đồng vào tối 14/4, đề xuất chấm dứt quan hệ kết nghĩa với thành phố Côn Minh cũng như các quan hệ thân thiện với thị xã Thiết Lĩnh, tỉnh Liêu Ninh và tỉnh Giang Tô. Thành phố Wagga Wagga thiết lập quan hệ với thành phố Côn Minh từ năm 1988.
Ông Funnel viết: “Chính quyền đảng Cộng sản Trung Quốc thích nói dối, trốn tránh trách nhiệm và che giấu sự thật”.
“Chính chế độ này mang đến cái chết và sự huỷ diệt cho toàn thế giới vì Covid-19”, ủy viên Funnel đề cập trong bản kiến nghị.
The Guardian trích dẫn lập luận của ông Funnel: “Nếu chúng ta không dừng mối quan hệ chặt chẽ với các tổ chức chống dân chủ được đề cập ở trên, điều đó có nghĩa là chúng ta đang ngầm chấp thuận với Trung Quốc rằng những gì họ đang làm là đúng”.
“Chúng ta phải thể hiện tình đoàn kết với tất cả các nạn nhân của dịch Covid-19, các nhân viên y tế, các dịch vụ tuyến đầu, và cả các thành phố kết nghĩa và bạn bè chúng ta ở những nơi như Fort Leavenworth, bang Kansas, Mỹ. Chúng ta không phải thể hiện sự đoàn kết với chính chế độ phải chịu trách nhiệm cuối cùng về dịch bệnh”, bản kiến nghị có đoạn.
Vì thế, ông Funnel cho rằng: “Hội đồng thành phố cần làm điều đúng đắn và giữ lập trường nhằm thể hiện sự từ chối với một chính phủ yếu kém đã gây ra cái chết, sự hủy diệt và hỗn loạn trên toàn thế giới”.
Ông Funnel nói rằng hành động của ông không mang sự phân biệt chủng tộc. Ông giải thích, đây là mối quan hệ giữa hai thành phố, cụ thể là giữa Hội đồng thành phố Wagga Wagga và chính quyền tỉnh Côn Minh.
“Đây không phải vấn đề nói về người dân Trung Quốc… Bạn không đối phó với người dân, mà là đối phó với chế độ cầm quyền”, hãng tin ABC trích lời ông Funnel