Tin khắp nơi – 16/02/2017
Liên hệ mờ ám với Nga: một ủy ban điều tra độc lập
có thể gây rắc rối cho TT Trump
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã bác bỏ những cáo buộc cho rằng các phụ tá thân cận và cố vấn của ông trong chiến dịch tranh cử đã có quan hệ chặt chẽ với Nga. Hôm thứ Tư, ông lên tiếng bênh vực ông Michael Flynn, Cố vấn an ninh quốc gia mà ông vừa bãi nhiệm. Ông Trump quy kết vụ tranh cãi về những sự tiếp xúc giữa ông Flynn với các quan chức Nga, là do thông tin “bị rò rỉ bất hợp pháp”.
Tổng thống Trump đổ lỗi cho truyền thông và cộng đồng tình báo về việc ông Flynn bị mất chức. Ông nói:
“Tôi nghĩ rằng rất, rất là bất công những gì đã xảy ra với Tướng Flynn, cách ông bị đối xử và các tài liệu cũng như giấy tờ đã bị tiết lộ bất hợp pháp – tôi nhấn mạnh là đã bị tiết lộ bất hợp pháp. Rất, rất không công bằng”.
Chính phủ của ông Trump còn phải đương đầu với các tin tức mới về các cuộc nghe lén mà tin cho hay đã tiết lộ nhiều cuộc tiếp xúc giữa các giới chức vận động bầu cử cho ông Trump với điện Kremlin.
Phát ngôn viên của Tổng thống Nga, là ông Dmitry Peskov, bác bỏ tin các cuộc thảo luận ấy đã diễn ra.
Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ đã đồng ý thực hiện một cuộc điều tra của quốc hội về sự dính líu của Nga vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, cũng như vể nội dung của các cuộc đàm đạo giữa các giới chức Mỹ và Nga. Nhưng nhà phân tích chính trị Klaus Larres cho rằng các nhà lập pháp đảng Cộng hòa sẽ bảo đảm cuộc điều tra không gây hại cho Tổng thống Trump.
Ông Larres thuộc Viện nghiên cứu Quan hệ Đối ngoại của Đại học Princeton, nói một ủy ban lưỡng đảng độc lập sẽ có nhiều quyền hạn hơn để tiến hành một cuộc điều tra kỹ lưỡng.
Ông nhận định:
“Một ủy ban độc lập có quyền lực hoàn toàn khác và lẽ tất nhiên sẽ nguy hiểm hơn đối với Tổng thống Trump. Vả lại, một ủy ban độc lập sẽ gợi nhớ đến vụ bê bối Watergate và Tổng thống Nixon “.
Cũng trong ngày Thứ tư, một giới chức Tòa Bạch Ốc tố cáo Moscow vi phạm một hiệp ước về phi đạn, mà nhiều người coi là một động thái của Nga để thử bản lĩnh của ông Trump. Nhà phân tích Larres nói kết luận như vậy là quá vội vàng.
Ông nói:
“Ông Trump đúng ở một điểm: chúng ta cần tương tác với Nga và với Tổng thống Putin, nhưng vấn đề phụ thuộc vào cách thức chúng ta tương tác với ông Putin, và Hoa Kỳ sẵn sàng trả giá cho việc đó như thế nào”.
Hai ông Trump, Netanyahu thúc đẩy đoàn kết
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã đánh đi một thông điệp đoàn kết trong một cuộc họp cấp cao ở Tòa Bạch Ốc hôm thứ Tư. Cuộc gặp gỡ diễn ra sau một thời gian quan hệ Hoa Kỳ-Israel gặp sóng gió dưới thời Tổng thống Barack Obama. Đó là cuộc họp đầu tiên của ông Trump với ông Netanyahu kể từ khi nhậm chức.
Một khởi đầu mới trong quan hệ Mỹ-Israel, đó là thông điệp mà Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump chuyển đến Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu hôm thứ Tư.
Ông Trump nói: “Hoa Kỳ một lần nữa tái khẳng định quan hệ bền chặt không thể phá vỡ của chúng tôi với đồng minh thân thiết là Israel”.
Hai nhà lãnh đạo chia sẻ chung quan điểm về lập trường chống chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo cực đoan và đảm bảo Iran không có vũ khí hạt nhân.
Ông Benjamin Netanyahu, Thủ tướng Chính phủ Israel, phát biểu:
“Thưa Tổng thống, ông đã thể hiện lập trường rõ ràng và sự can đảm của ông trong việc trực diện đương đầu với thử thách này. Ông kêu gọi phải đối đầu với chế độ khủng bố ở Iran, ngăn chặn việc Iran hiện thực hóa thỏa thuận ‘tồi tệ này’ để thành lập một kho vũ khí hạt nhân”.
Nhiều người Israel cảm thấy khích lệ về lời hứa hẹn của ông Trump sẽ dời đại sứ quán Hoa Kỳ từ Tel Aviv đến Jerusalem. Nhưng đến nay, ông Trump chưa thực hiện lời hứa này.
Tổng thống Mỹ nói:
“Chúng tôi đang xem xét việc này hết sức cẩn thận, hãy tin ở tôi. Và chúng ta sẽ thấy điều gì sẽ diễn ra”.
Về các khu định cư Israel, ông Trump thay đổi từ quan điểm là “hãy cứ tiếp tục xây” khi còn vận động tranh cử, để chuyển sang hối thúc ông Netanyahu tạm dừng mở rộng các khu định cư.
Ông Trump nói:
“Tôi mong muốn sẽ được chứng kiến ông ngưng chỉ việc xây các khu định cư đôi chút. Chúng ta sẽ tìm ra một giải pháp nhưng tôi muốn thấy chúng ta đạt một thỏa thuận. Tôi tin rằng chúng ta sẽ đạt được thỏa thuận”.
Nhưng hiện vẫn chưa rõ thỏa thuận ấy sẽ như thế nào. Ông Trump hôm thứ Tư bày tỏ rằng ông sẵn sáng cứu xét giải pháp “một nhà nước”, một giải pháp hoàn toàn lật ngược chính sách mà Hoa Kỳ đã duy trì trong nhiều thập niên nay.
http://www.voatiengviet.com/a/hai-ong-trump-netanyahu-thuc-day-doan-ket/3727277.html
Ông Tillerson lần đầu dự phiên họp G20
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Rex Tillerson sẽ lần đầu tham gia các cuộc họp quốc tế lớn hôm Thứ năm, tại hội nghị quy tụ các ngoại trưởng G-20 tổ chức ở Đức.
Lịch làm việc của ông Tillerson bao gồm các cuộc họp bên lề riêng với các bộ trưởng Anh, Thổ Nhĩ Kỳ, Ý, Hàn Quốc, Nhật Bản và Brazil.
Cuộc họp đáng chú ý nhất của ông bên lề các cuộc hội đàm G-20 là với Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov.
Lãnh đạo của ông Tillerson, là Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, đã thúc đẩy tầm nhìn chính sách đối ngoại đặt ưu tiên vào các lợi ích của Mỹ, đặc biệt là khi nói đến thương mại.
Trước cuộc họp với ông Tillerson, Ngoại trưởng A-rập Xê-út Adel al-Jubeir nói rằng nước ông trông mong làm việc với chính quyền ông Trump “về tất cả các vấn đề” và rất lạc quan về triển vọng có thể vượt qua nhiều thách thức ở Trung Đông.
Một quan chức Mỹ cho biết trước chuyến đi của ông Tillerson là cựu Tổng giám đốc của Exxon Mobil sẽ tận dụng các cuộc họp để chủ yếu là lắng nghe các đối tác của ông.
http://www.voatiengviet.com/a/ong-tillerson-lan-dau-du-phien-hop-g20/3727260.html
Quan hệ căng thẳng
giữa Tổng thống Trump và giới truyền thông
Trong tư cách là một ứng cử viên tổng thống, ông Donald Trump đã nhiều lần tấn công giới truyền thông và coi đây như một tâm điểm trong chiến dịch vận động tranh cử của ông. Nhiều người trông đợi ông sẽ có thái độ mềm mỏng hơn với báo giới một khi ông đã lên nắm quyền. Nhưng như lời tường thuật của Thông tín viên Bill Gallo của Đài VOA, thì cho tới nay chưa có chứng cớ nào cho thấy là quan hệ giữa ông Trump với giới truyền thông báo chí sẽ cải thiện.
Phát biểu của ông Donald Trump chê bai một cơ quan truyền thông lớn của Mỹ trong một cuộc họp báo, được đưa ra khi ông từ chối trả lời câu hỏi của một nhà báo của hãng tin liên hệ, nói rằng “cơ quan của ông thật là tệ hại”. Câu nói này thể hiện sự đối đầu giữa ông Trump với truyền thông báo chí, một sự đối đầu mà đôi khi làm ông Trump cảm thấy hưng phấn.
“Tôi sẽ không cho ông đặt câu hỏi. Không, Tôi không cho ông đặt câu hỏi.”
Chỉ vào nhà báo nọ, ông Trump nói:
“Các ông loan tin giả.”
Ông Trump xung đột với giới truyền thông gần như mỗi ngày. Ông thường miêu tả truyền thông là “không đáng tin cậy” và chỉ chực tấn công ông.
Ông thừa nhận là có hiềm khích với giới truyền thông:
“Như các bạn biết đấy, tôi đang trong một cuộc chiến kéo dài với truyền thông. Họ nằm trong số những kẻ bất lương nhất trên trái đất.”
Các Tổng thống Mỹ thường đối đầu với báo giới, nhưng nỗi ám ảnh của ông Trump liên quan tới giới truyền thông đã được nâng lên một tầm cao mới, theo Giáo sư Steven Roberts thuộc trường đại học George Washington.
“Tôi đã tường thuật về các vấn đề chính trị ở Washington từ năm 1964, phải nói là tôi chưa từng gặp bất cứ một nhân vật của công chúng nào bị ám ảnh tới dường này về những tường trình của truyền thông báo chí.”
Ông Trump có một quá trình lâu dài là tâm điểm thu hút sự chú ý của truyền thông, và thường sử dụng sự chú ý đó vào các mục đích riêng của ông.
Trong cuốn sách “The Art of the Deal”, tạm dịch là “Nghệ thuật Thương lượng”, xuất bản vào năm 1987, ông Trump nói:
“Một điều mà tôi đã học về truyền thông báo chí là họ luôn luôn khát tin, một câu chuyện hấp dẫn, và càng tình tiết ly kỳ chừng nào, tốt chừng ấy.”
Ông Trump nói ông chỉ trả đũa, và chỉ tấn công giới truyền thông khi nào ông bị họ tấn công trước mà thôi. Nhưng sẽ là một sai lầm nếu ta nhìn sự việc theo quan điểm đó của ông, theo bà Gwenda Blair, người viết tiểu sử ông Trump, trong một cuộc trao đổi qua Skype với VOA.
“Điều rất dễ quên là ông Trump yêu thích đấu tranh. Ông thích các vụ đối đầu. Ông ta yêu cái môi trường đầy xung đột, hung hăng, căng thẳng này. Thế cho nên nhiều người cứ tin là “ồ, ông ta phải đáp lại một động thái nào đó, rồi mọi sự theo cách nào đó, sẽ trở lại bình thường”. Không, không phải vậy đâu. Đối với ông Trump, đó là điều bình thường. Đó là môi trường trong đó ông cảm thấy thoải mái.”
Hiện không rõ liệu chiến lược đó của ông Trump có sẽ thành công trong Toà Bạch Ốc hay không. Từ khi lên nắm quyền, mức độ ủng hộ dành cho ông đã tuột dốc. Tuy vậy một cuộc thăm dò thực hiện hồi gần đây cho thấy là có nhiều người Mỹ hơn tin vào chính quyền của ông Trump, hơn là tin truyền thông báo chí.
Nga khẳng định không trao trả lại Crimea
Nga ngày 15/2 tuyên bố sẽ không trả Crimea cho Ukraine hay thảo luận về vấn đề này với các đối tác nước ngoài sau khi Tòa Bạch Ốc lên tiếng rằng Tổng thống Donald Trump kỳ vọng bán đảo ở Hắc Hải bị Nga sáp nhập này sẽ được trả lại.
Nga nói đại đa số người dân Crimea đã bỏ phiếu trở thành một phần của Nga trong cuộc trưng cầu dân ý vào năm 2014.
Ukraine nói cuộc trưng cầu dân ý đó là giả hiệu, được tổ chức dưới họng súng sau khi binh sĩ Nga sáp nhập bán đảo Crimea bất hợp pháp và rằng Moscow nên trao trả lại cho Ukraine.
“Chúng tôi không trả lại lãnh thổ của chính mình. Crimea là lãnh thổ thuộc Liên bang Nga,” phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Nga, Maria Zakharova, khẳng định tại cuộc họp báo ngày 15/2.
Một ngày trước, phát ngôn nhân Tòa Bạch Ốc Sean Spicer cho biết Tổng thống Trump muốn quan hệ tốt đẹp với Nga nhưng kỳ vọng Moscow giao trả Crimea lại cho Ukraine.
Đáp lại, người phát ngôn điện Kremlin, Dmitry Peskov, nói Tổng thống Nga Vladimir Putin đã giải thích tại sao Crimea lại quay về phía Nga.
“Chủ đề trả lại Crimea sẽ không được thảo luận… Nga không bàn về toàn vẹn lãnh thổ với các đối tác nước ngoài,” ông Peskov khẳng định.
http://www.voatiengviet.com/a/nga-khang-dinh-khong-trao-tra-lai-crimea/3727033.html
Ứng viên Bộ trưởng Lao động Mỹ rút lui
Ứng viên được Tổng thống Mỹ đề cử làm Bộ trưởng Lao động ngày 15/2 rút tên ra khỏi danh sách được cất nhắc giữa những quan ngại rằng ông có thể không hội đủ phiếu của Thượng viện để được chuẩn thuận.
Quyết định của ông Andrew Puzder là một ‘đòn giáng’ mới cho tân Tổng thống Donald Trump sau vụ cố vấn an ninh quốc gia Michael Flynn từ chức đầu tuần này, chưa đầy 1 tháng sau khi nhận nhiệm sở.
Ông Puzder, giám đốc điều hành chính của chuỗi nhà hàng CKE, là tâm điểm của một loạt các tranh cãi và khiếu nại.
Trước đây trong tháng này, ông đã thừa nhận rằng ông cùng vợ đã thuê mướn một người giúp việc nhà không có giấy tờ.
Thời gian gần đây, ông cũng đối mặt với nhiều khiếu nại và các vụ kiện tụng từ các công nhân phản đối công việc kinh doanh của ông.
“Sau khi cân nhắc kỹ lưỡng và bàn thảo với gia đình, tôi rút lui khỏi vị trí đề cử làm Bộ trưởng Lao động,” ông Puzder loan báo trong một thông cáo.
Quyết định này được đưa ra chỉ một ngày trước khi diễn ra buổi điều trần tại Thượng viện để biểu quyết chuẩn thuận ông.
http://www.voatiengviet.com/a/ung-vien-bo-truong-lao-dong-my-rut-lui/3727021.html
Mỹ giảm hậu thuẫn
nếu NATO không tăng chi phí quốc phòng
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ ngày 15/2 cảnh báo các đồng minh NATO phải tôn trọng cam kết chi tiêu quốc phòng sao cho liên minh không bị Hoa Kỳ giảm bớt hỗ trợ.
Bộ trưởng Jim Mattis, trong chuyến đi thăm đầu tiên Brussels với tư cách người đứng đầu Ngũ Giác Đài, cũng tố cáo rằng một số thành viên NATO đang làm ngơ trước các mối đe dọa trong đó có Nga.
Theo diễn văn được soạn trước cung cấp cho báo giới, ông Mattis phát biểu trong phiên họp kín của các Bộ trưởng quốc phòng NATO rằng “Hoa Kỳ không thể lo cho tương lai an ninh của con cháu quý vị nhiều hơn quý vị.”
Bình luận này là một trong những chỉ trích mạnh mẽ nhất trong lịch sử các nước đồng minh chưa đạt được các mục tiêu chi tiêu quốc phòng.
Chi tiêu thấp của châu Âu từ lâu là một ‘cái gai’ đối với Hoa Kỳ, nước đã đóng góp đến 70% phần quỹ của liên minh. Tuy nhiên, Tổng thống Trump đã đặt nặng vấn đề thay đổi, nói rằng liên minh “đã không công bằng với chúng ta” vì không chịu chi thêm .
Trong suốt cuộc vận động tranh cử ông Trump đã mạnh mẽ chỉ trích NATO, khiến cho đồng minh châu Âu lo ngại vì ông đã gọi liên minh NATO là lỗi thời và ca ngợi Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Kể từ khi nhậm chức vào ngày 20 tháng 1 năm nay, ông Trump lại lên tiếng mạnh mẽ ủng hộ NATO, được phản ánh qua lời phát biểu của ông Mattis tại trụ sở NATO ở Brussels. Ông Mattis gọi NATO là “liên minh quân sự mạnh mẽ và thành công nhất trong lịch sử cận đại” và chứng tỏ việc này qua những cái bắt tay với từng Bộ trưởng Quốc phòng các nước châu Âu lúc khai mạc cuộc họp.
Tuy nhiên ông Mattis tuyên bố sự hậu thuẫn của Hoa Kỳ không nên xem như là một việc sẵn có.
Ông Mattis cũng không đưa ra một tối hậu thư rõ ràng hay nói Hoa Kỳ sẽ giảm bớt những hậu thuẫn như thế nào. Ông nói trong nhiều năm, Hoa Kỳ đã kêu gọi các nước đồng minh châu Âu chi tiêu 2% giá trị kinh tế vào quốc phòng.
Vẫn theo lời tân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, các nước đồng minh NATO phải chứng tỏ tiến bộ trong năm 2017, thông qua một kế hoạch với ngày giờ cụ thể về các mục tiêu chi tiêu quốc phòng.
http://www.voatiengviet.com/a/my-giam-hau-thuan-neu-nato-khong-tang-chi-phi-quoc-phong/3726070.html
Phó Đô đốc Harward được đề cử thay Flynn
Chính quyền ông Trump đã đề nghị Phó Đô đốc Robert Harward điền thế ông Michael Flynn, người vừa từ chức cố vấn an ninh quốc gia Tòa Bạch Ốc, hai giới chức thạo tin cho Reuters biết hôm 15/2.
Ông Harward là một cựu phó Tư lệnh Bộ chỉ huy quân sự Hoa Kỳ vùng Trung Đông-Bắc Phi-Trung Á có nhiều kinh nghiệm chiến đấu trong lực lượng SEAL của Hải quân. Chưa rõ ông có chấp thuận đề nghị của ông Trump hay chưa.
Phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc cũng chưa đưa ra bình luận về việc này.
Ông Flynn từ chức hôm thứ Hai sau khi có tiết lộ là ông đã thảo luận với Đại sứ Nga tại Mỹ về việc chế tài đối với Moscow trước khi Tổng thống Donald Trump nhậm chức.
Cố vấn an ninh quốc gia từ chức chẳng bao lâu sau khi nhậm chức gây khó xử cho tân Tổng thống Trump, người đặt vấn đề an ninh quốc gia làm ưu tiên hàng đầu trong nghị trình làm việc.
Phó Đô đốc Harward, sinh quán tại tiểu bang Rhode Island đã đi học tại Tehran trước khi Quốc vương nước này bị lật đổ vào năm 1979. Ông Harward đã phục vụ tại Hội đồng An ninh Quốc gia dưới thời Tổng thống Cộng hòa George W. Bush với trách vụ chống khủng bố. Ông cũng có kinh nghiệm chiến đấu với những toán SEAL, cũng như từng phục vụ tại Iraq và Afghanistan.
Ông Harward hiện là một giám đốc của nhà thầu quốc phòng Lockheed Martin với trách nhiệm điều hành công việc của công ty tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất ở Trung Đông.
http://www.voatiengviet.com/a/pho-do-doc-harward-duoc-de-cu-lam-co-van-an-ninh-quoc-gia/3726028.html
Tôn giáo có thể ảnh hưởng đến bầu cử Thủ hiến Jakarta
Vòng hai của cuộc bầu cử Thủ hiến Jakarta, thủ đô của Indonesia, sẽ diễn ra ngày 18/4.
Hai đối thủ tranh cử là thủ hiến đương nhiệm người gốc Hoa theo Công giáo được nhiều người ủng hộ, người đang bị xét xử về tội báng bổ tôn giáo; và đối thủ của ông là một nhân vật Hồi giáo ôn hòa.
Một số người xem đây là bài thử đối với quốc gia Hồi giáo lớn nhất thế giới về sự khoan dung sắc tộc và tôn giáo.
Thủ hiến Basuki Tjahaja Purnama giành được khoảng 43% phiếu trong vòng bỏ phiếu đầu tiên hôm thứ Tư, trong khi cựu bộ trưởng giáo dục Anies Baswedan giành được khoảng 40%, 17% còn lại thuộc về ứng cử viên thứ ba, đó là Agus Yudhoyono, con trai của cựu tổng thống Yudhoyono, ông này đã bị loại.
Cuộc bầu cử đã bị phủ bóng đen bởi vụ xét xử ông Purnama về cáo buộc cho rằng ông đã xúc phạm cuốn kinh Koran thiêng liêng của Hồi giáo. Ông phủ nhận cáo buộc này. Vụ việc đã làm bùng lên các cuộc biểu tình của một số nhóm Hồi giáo.
Nhà quan sát Indonesia lâu năm Peter McCawley thuộc Đại học Quốc gia Australia nói với VOA rằng Hồi giáo sẽ đóng một vai trò và có nhiều khả năng là ông Baswedan cuối cùng sẽ thắng thế.
http://www.voatiengviet.com/a/ton-giao-co-the-anh-huong-den-bau-cu-thu-hien-jakarta/3727321.html
Số tử vong vì cúm gia cầm tăng vọt ở Trung Quốc
Số tử vong vì cúm gia cầm đã tăng ở Trung Quốc, với 79 ca tử vong trong số 192 ca được báo cáo hồi tháng trước là đã nhiễm H7N9. Chủng cúm này lần đầu tiên xuất hiện ở Trung Quốc vào năm 2013 và kể từ đó mùa đông nào cũng có dịch cúm này. Tính trên toàn Trung Quốc từ tháng 10/2016, 100 người đã tử vong do cúm gia cầm. Các cơ quan y tế nhà nước cho biết đã có 106 trường hợp nhiễm bệnh và 20 trường hợp tử vong riêng trong tháng 12/2016.
Báo nhà nước Global Times hôm 15/2 cho biết một số tỉnh đã triển khai các biện pháp để ngăn chặn sự lây lan của virus, cùng lúc việc bán gia cầm sống đã bị đình chỉ tại các thành phố của tỉnh Tứ Xuyên ở miền tây nam, tỉnh Hồ Nam ở miền trung và tỉnh Chiết Giang ở miền đông. Nhân dân Nhật báo cho biết việc đình chỉ có hiệu lực cho đến ngày 28/2 và tất cả các chợ gia cầm đã nhận lệnh phải vệ sinh và khử trùng kỹ lưỡng.
Ông Ian MacKay, một giáo sư về virus học tại Đại học Queensland, nói với VOA rằng những con số do chính quyền Trung Quốc công bố dường như cho thấy đây là mùa dịch cúm gia cầm tồi tệ nhất từng được ghi lại.
Ông MacKay nói chủng H7N9 khó phát hiện ở các loài gia cầm và chim vì chúng không có nhiều biểu hiện bị bệnh. Ông nói sự tăng vọt các trường hợp bị nhiễm có thể là do sự phản ứng chậm chạp về đợt dịch mới nhất, và ông kêu gọi người tiêu dùng ở Trung Quốc hãy mua gà ướp lạnh hoặc đông lạnh hơn là mua gà mới được giết mổ.
http://www.voatiengviet.com/a/so-tu-vong-vi-cum-gia-cam-tang-vot-o-trung-quoc/3727305.html
Bắc Triều Tiên: một nhà nước mafia?
Vụ ông Kim Jong Nam, anh cùng cha khác mẹ của chủ tịch Bắc Hàn Kim Jong Un, hình như đã bị ám sát, càng củng cố lập luận cho rằng Bắc Hàn là một nhà nước mafia hoạt động trong bóng tối, bất chấp luật pháp, trắng trợn thủ tiêu các kẻ thù, và lệ thuộc vào các băng nhóm tội phạm để tồn tại. Từ Seoul, thông tín viên Brian Padden của đài VOA gởi về bài tường trình chi tiêt sau đây.
Cảnh sát Malaysia hôm thứ Năm 16/2 đã bắt giữ một phụ nữ thứ hai mang hộ chiếu Indonesia bị tình nghi có dính líu trong vụ ám sát ông Kim Jong Nam hồi đầu tuần này tại Phi trường Quốc tế Kuala Lumpur.
Ngày hôm trước, một phụ nữ mang giấy thông hành Việt Nam đã bị cảnh sát bắt giữ và cũng bị nghi có liên quan quan đến vụ này.
Các giới chức Nam Triều Tiên nói hai nữ điệp viên Bắc Hàn đã dầu độc ông Kim Jong Nam tại phi trường, có tin nói họ đã xịt một chất lỏng không rõ là gì vào mặt ông Kim, rồi dùng khăn bịt mặt nạn nhân. Máy thu hình an ninh của phi trường đã ghi được hình ảnh của các nghi can.
Một nguồn tin từ chính phủ Malaysia xác nhận với hãng thông tấn Reuters rằng nghi can bị bắt mang hộ chiếu Việt Nam đúng là người phụ nữ mà camera an ninh đã ghi hình, mặc áo màu trắng trước ngực có in chữ “LOL.”
Tin cho hay giới hữu trách Malaysia đã từ chối yêu cầu của Bắc Hàn đòi ngưng giảo nghiệm tử thi nạn nhân.
Gia đình trị mafia
Các nhà phân tích Bắc Triều Tiên xem chế độ Kim là một băng nhóm tội phạm gia đình trị cực kỳ tham nhũng, bất chấp luật pháp quốc tế, có các hoạt động buôn lậu, buôn bán vũ khí, kể cả vật liệu hạt nhân và bộ phận tên lửa, buôn lậu ma túy, làm tiền giả, và đủ mọi hành vi tội phạm cốt để kiếm tiền về cho giới cai trị chóp bu giàu sụ.
Năm 2012 các nhà ngoại giao của Liên hiệp quốc phát hiện các xylanh làm bằng than chì do Bắc Triều Tiên chế tạo được vận chuyển trên một tàu chở hàng của Trung Quốc trên đường đến Syria. Năm 2005, một giới chức Ireland bị bắt vì hành vi tiêu thụ các tờ bạc giả mệnh giá 100 đôla Mỹ do Bắc Triều Tiên làm. Và năm 2016, một người mang quốc tịch Anh bị kết án 15 năm tù can tội âm mưu nhập 100 kilôgram chất ma túy methamphetamine vào Hoa Kỳ.
Những hành động bất hợp pháp đó giúp chế độ Kim tránh né các lệnh chế tài của quốc tế trừng phạt Bắc Triều Tiên vì nỗ lực không ngừng nhắm phát triển vũ khí hạt nhân và phi đạn đạn đạo bị Liên hiệp quốc cấm.
Ông Robert Kelly của Đại học Quốc gia Pusan bình luận rằng việc ra lệnh ám sát một người chống đối và bị xem là đối thủ như ông Kim Jong Nam, cho dù có liên hệ ruột thịt, không phải là chuyện ngoài dự kiến của giới lãnh đạo Bắc Triều Tiên chuyên hành động trong bóng tối.
Giáo sư Kelly nói:
“Họ không tôn trọng luật pháp trong nước lẫn quốc tế. Họ cư xử tàn bạo với chính người dân của họ. Còn ở nước ngoài, họ chủ yếu hoạt động kinh tế phi pháp ở tầm mức lớn. Và không có gì đáng ngạc nhiên kể cả nhưng hành động chính trị bất hợp pháp như ám sát.”
Còn hơn cả tiểu thuyết
Nếu đúng sự thật thì việc lãnh tụ Bắc Triều Tiên ra lệnh giết ông Kim Jong Nam vượt xa cung cách hành sử của các băng mafia đã được thể hiện qua loạt phim “Godfather-Bố Già” vào thập niên 1970.
Người anh cùng cha khác mẹ của ông Kim Jong Un từng được chọn để lên kế vị, nhưng đã làm phật lòng cha là cố lãnh tụ Kim Jong Il, sau khi ông tìm cách nhập cảnh Nhật Bản bằng một hộ chiếu giả với ý định đi chơi công viên Disneyland ở Tokyo hôm năm 2001. Ông Kim Jong Nam đã sống lưu vong, chủ yếu là ở Macau, nơi mà sau này ông đã công khai chỉ trích cách cai trị của người em trai nửa dòng máu với ông.
Năm 2012, ông gởi một tin nhắn cho nhà báo Yoji Gomi người Nhật Bản, nói rằng: “Chế độ Kim Jong Un sẽ không tồn tại lâu. Nếu không thay đổi.”
Cũng xuất hiện những đồn đoán rằng chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình muốn ông Kim Jong Nam làm lãnh tụ Bắc Triều Tiên hơn là ông Kim Jong Un.
Một báo cáo của Cơ quan Tình báo Quốc gia gởi cho các nhà lập pháp của của nước này nói rằng ông Kim Jong Un khi lên cầm quyền vào năm 2012 đã ra một “lệnh thường trực” ám sát người anh có nửa dòng máu với ông.
Đầu óc tội phạm
Các nhà phân tích xem Bắc Triều Tiên như một nhà nước mafia bình luận rằng hiểu được tâm tính tội phạm của chính phủ gia đình trị họ Kim có thể giúp cho cộng đồng quốc tế vạch ra được những chiến lược hữu hiệu để ngăn chặn mối đe dọa của chương trình hạt nhân Bình Nhưỡng và chấm dứt hành động đàn áp nhân quyền tràn lan trên đất nước này.
Giáo sư Kelly của Đại học Quốc gia Pusan bình luận rằng nỗ lực làm việc với một nhà nước tội phạm thường xuyên nói dối và vi phạm các thỏa thuận trong quá khứ rốt cuộc chỉ đi đến thất bại.
“Thực tế là họ không có thái độ hợp tác cho tới cùng, và chúng ta luôn thấy họ dối trá.”
Ông Kelly nói tiếp rằng bằng cách cắt đứt nguồn thu nhập bất hợp pháp của những kẻ chóp bu và tìm cách truy tố giới lãnh đạo tham gia các hoạt động tội phạm có thể tăng áp lực buộc chế độ Bắc Triều Tiên phải thay đổi. Nhưng nỗ lực đó đòi hỏi sự hợp tác nhiều hơn từ Trung Quốc, đối tác thương mại hàng đầu và là nước ủng hộ Bắc Triều Tiên lớn nhất. Bắc Kinh đã miễn cưỡng ủng hộ các biện pháp chế tài cứng rắn có thể đe dọa đến việc nắm giữ quyền lực của gia đình họ Kim và có thể gây ra tình trạng bất ổn trong khu vực.
Tính đến sáng thứ Năm 16/2 ở Bình Nhưỡng, truyền thông nhà nước Bắc Triều Tiên vẫn không đề cập gì đến cái chết của ông Kim Jong Nam. Vào lúc nửa đêm trước đó, lãnh tụ Kim Jong Un đã đến viếng Lăng Kim Nhật Thành nhân ngày sinh của thân phụ Kim Jong Il của ông, người đã qua đời năm 2011.
http://www.voatiengviet.com/a/bac-trieu-tien-mot-nha-nuoc-mafia/3727211.html
TQ tăng binh sĩ ở biên giới Bắc Triều Tiên sau vụ ám sát
Trung Quốc nói nước này đang nâng cao cảnh giác và theo dõi sát vụ ám sát anh trai của lãnh tụ Bắc Triều Tiên Kim Jong Un. Hãng tin UPI tường thuật Bắc Kinh hình như đã điều thêm binh sĩ đến khu vực biên giới với Bắc Triều Tiên như một biện pháp phòng hờ.
Tại cuộc họp báo thường kỳ hôm thứ Tư (15/2), phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng nói rằng chính quyền Trung Quốc “đang theo dõi sát các thông tin” liên quan đến vụ ám sát ông Kim Jong Nam.
Ông Cảnh Sảng phát biểu:
“Chúng tôi rất quan tâm đến diễn tiến của vụ án”, phát ngôn viên Trung Quốc nói thêm rằng ông không thể xác nhận liệu gia đình ông Kim có mặt ở Macau, cũng là một đặc khu hành chính của Trung Quốc, hay không.
Theo cơ quan tình báo quốc gia Hàn Quốc thì ông Kim Jong Nam, 45 tuổi, có 2 gia đình riêng rẽ ở Trung Quốc, Người vợ đầu tiên của ông và con trai sống ở Bắc Kinh, trong khi người bạn đời thứ hai sống với hai con, một trai và một gái, ở Macau.
Theo Trung tâm Thông tin Nhân quyền và Dân chủ, một tổ chức phi chính phủ tại Hồng Kông, quyết định tăng quân của Trung Quốc tại biên giới với Bắc Triều Tiên là vì Trung Quốc lo ngại bất ổn có thể xảy ra sau vụ án mạng này.
Tờ báo Oriental Daily News của Hồng Kông đưa tin Trung Quốc đã triển khai 1.000 binh sĩ tới khu vực. Tin này đã được người dân địa phương xác nhận. Nhưng Bắc Kinh không có thông báo chính thức gì về động thái quân sự
http://www.voatiengviet.com/a/tq-tang-binh-si-o-bien-gioi-bac-han-sau-vu-am-sat/3727113.html
Trung Quốc ‘theo dõi sát’ vụ Kim Jong Nam
Trung Quốc tuyên bố đang rất cảnh giác và theo dõi sát vụ ám sát anh trai lãnh tụ Bắc Triều Tiên Kim Jong Un.
Tại cuộc họp báo thường kỳ hôm 15/2, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng cho báo giới biết chính quyền Trung Quốc “đang theo dõi các thông tin” liên quan đến vụ ám sát ông Kim Jong Nam, UPI dẫn nguồn từ hãng tin Yonhap của Hàn Quốc cùng ngày cho biết.
“Chúng tôi rất quan tâm đến diễn tiến vụ án này”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói thêm rằng ông không thể xác nhận liệu gia đình ông Kim có ở Macau, đặc khu hành chính của Trung Quốc, hay không.
Ông Kim Jong Nam, 45 tuổi, được cho là có 2 gia đình ở Trung Quốc, theo cơ quan tình báo quốc gia Hàn Quốc. Người vợ đầu tiên của ông Kim Jong Nam và con trai sống ở Bắc Kinh, trong khi người bạn đời thứ hai sống với hai con, một trai và một gái, tại Macau.
Cũng trong ngày thứ Tư (15/2), cảnh sát Malaysia đã bắt giữ một phụ nữ mang giấy tờ thông hành Việt Nam bị tình nghi là một trong những hung thủ của vụ ám sát.
Giấy thông hành của nghi can ghi tên Doan Thi Huong, 28 tuổi, quê quán tại Bình Định. Tuy nhiên, cảnh sát Malaysia đang điều tra xem liệu nghi can trên có phải là công dân của Việt Nam hay không.
Trả lời VOA Việt ngữ tối 15/2, Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam Tô Lâm cho biết Việt Nam chưa nhận được thông tin chính thức từ Malaysia về vụ này, đồng thời khẳng định công dân Việt Nam không mang hộ chiếu giả.
Tin Yonhap cho hay cảnh sát Malaysia đang theo dõi 5 nghi phạm khác, trong đó có 4 người đàn ông và 1 người phụ nữ được cho là đã có mặt tại hiện trường vụ sát hại.
Trước đó, các nhà lập pháp Hàn Quốc và giới chức chính phủ Mỹ cho rằng hung thủ là các điệp vụ Bắc Triều Tiên.
Ông Kim Jong Nam bị sát hại khi đang ở phi trường Kualar Lumpur, Malaysia, chờ chuyến bay về Macau vào sáng 14/2.
Theo hãng tin Yonhap, ông Kim Jong Nam trước đây đã từng lên tiếng chống lại việc cha ông truyền quyền lực lại cho ông Kim Jong Un. Ông Kim Jong Nam sinh ra từ mối quan hệ không giá thú của cha ông với nữ diễn viên Sung Hae-rim, người đã qua đời ở Moscow.
Vẫn theo nguồn tin này, ông Kim Jong Nam đã sinh sống ở nước ngoài trong nhiều năm sau khi bị cha ‘ghẻ lạnh’vì tìm cách vào Nhật với passport giả hồi năm 2001.
Tờ Yonhap hôm thứ Tư dẫn lời ông Lee Byong-ho, giám đốc cơ quan tình báo quốc gia Hàn Quốc cho biết năm 2012, ông Kim Jong Nam đã từng viết thư xin người em mình tha mạng cho ông và gia đình.
Người đứng đầu cơ quan tình báo Hàn Quốc còn cho hay ông Kim Jong Nam đã thoát ít nhất là một lần bị đoạt mạng.
http://www.voatiengviet.com/a/tq-theo-doi-sat-vu-am-sat-anh-trai-ong-kim-jong-nam/3726265.html
Lập pháp Đài Loan thăm Ấn, TQ phản đối
Trung Quốc phản đối ngoại giao với Ấn Độ về chuyến thăm của một phái đoàn Quốc hội Đài Loan tới Ấn, Bộ Ngoại giao Trung Quốc loan báo ngày 14/2.
Ba thành viên Quốc hội Đài Loan do nhà lập pháp Quan Bích Linh thuộc Đảng Dân Tiến cầm quyền dẫn đầu khơi sự chuyến thăm New Delhi đầu tuần này.
Phát biểu tại cuộc họp báo thường kỳ, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Cảnh Sảng, nhấn mạnh Trung Quốc “đã chính thức phản đối” chính phủ Ấn Độ về vấn đề này.
Bộ Ngoại giao Ấn nói chuyến thăm này không chính thức.
Một giới chức của Đảng Dân Tiến tại Đài Bắc cho hay phái đoàn lập pháp Đài Loan dự trù về nước ngày 16/2 và rằng họ đến Ấn cũng là để thăm những công ty Đài Loan đang hoạt động tại Ấn.
Dù Trung-Ấn có những nỗ lực cải thiện quan hệ trong những năm gần đây, nhưng vẫn còn nghi ngờ sâu sắc, đặc biệt về tranh chấp biên giới giữa hai nước.
Trung Quốc xem Đài Loan là một tỉnh khó trị, không có quyền có quan hệ ngoại giao chính thức với các nước khác.
Bắc Kinh cũng gia tăng bóp nghẹt các quan hệ quốc tế của Đài Loan sau khi bà Thái Anh Văn đắc cử Tổng thống vào năm ngoái.
Trung Quốc nghi bà Thái muốn đẩy mạnh độc lập chính thức cho Đài Loan trong khi Tổng thống Đài Loan khẳng định muốn duy trì hòa bình với Trung Quốc.
http://www.voatiengviet.com/a/lap-phap-dai-loan-tham-an-tq-phan-doi/3726091.html
Có đề nghị EU siết luật đầu tư, tránh chảy máu công nghệ
Pháp, Đức, và Italy yêu cầu Hội đồng Châu Âu xem xét lại quy định về đầu tư nước ngoài vào EU giữa các quan ngại rằng kiến thức kỹ thuật đang bị rò rỉ ra nước ngoài.
Trong thư chung, Bộ trưởng Kinh tế Pháp, Đức và Bộ trưởng Công nghiệp Italy bày tỏ lo lắng trước việc ngày càng có nhiều nhà đầu tư ngoài EU thâu tóm công nghệ của Châu Âu vì các mục đích chiến lược của quốc gia họ.
Trong khi đó, giới đầu tư Châu Âu lại thường gặp phải những rào cản khi tìm cách đầu tư ra các nước bên ngoài, thư gửi Ủy viên Thương mại EU, Cecelia Malmstrom, nêu rõ.
Pháp, Đức, và Italy đề nghị Hội đồng Châu Âu nên cân nhắc đến việc các nước thành viên EU có thể thẳng thừng ngăn cản một nhà đầu tư nước ngoài nào đó hoặc đặt điều kiện buộc họ phải tuân thủ.
“Luật lệ Châu Âu cho phép các nước thành viên cấm các nguồn đầu tư nước ngoài có thể đe dọa an ninh và trật tự công cộng”, “điều cần thiết bây giờ là có thêm sự bảo vệ dựa trên các phạm trù kinh tế,” Bộ trưởng của ba nền kinh tế lớn nhất EU nhấn mạnh.
Bức thư cũng đơn cử các trường hợp đặc biệt mà các công ty EU buộc phải lập các liên doanh địa phương và trường hợp các nước cấm hoàn toàn giới đầu tư nước ngoài không được nhúng tay làm ăn trong một số lĩnh vực nhất định.
Pháp lâu nay có chính sách rà soát và có thể chặn các công ty nước ngoài mua lại các doanh nghiệp của Pháp dưới một số điều kiện nhất định.
Tại Đức cũng đang xuất hiện quan điểm tương tự sau làn sóng đầu tư ồ ạt gần đây từ Trung Quốc.
Hiệp định tên lửa Mỹ-Nga 1987 bên bờ tan vỡ ?
Hôm thứ Ba, 13/02/2017, Hoa Kỳ một lần nữa lại cáo buộc Nga vi phạm hiệp định cấm tên lửa tầm trung 1987, tiếp theo các thông tin trên báo chí cho biết Matxcơva có thể đã bí mật triển khai loại vũ khí này trong thời gian gần đây. Tờ New York Times, dẫn lời một số giới chức Hoa Kỳ, cho biết Matxcơva đã cho triển khai loại tên lửa bị cấm, đặc biệt tại miền đông nam nước Nga. Theo nhiều nhà quan sát, Hoa Kỳ và Nga có thể đang ở điểm khởi đầu cho một cuộc chạy đua hạt nhân mới.
Hiệp định về vũ khí hạt nhân tầm trung (Intermediate-Range Nuclear Forces Treaty/INF hay FNI) được Liên Xô và Hoa Kỳ ký ngày 08/12/1987, là một đóng góp quan trọng trong việc chấm dứt cuộc Chiến tranh lạnh kéo dài gần nửa thế kỷ giữa hai siêu cường. Hiệp định do tổng thống Mỹ thời đó, do Ronald Reagan và chủ tịch Liên Xô Mikhail Gorbachev chủ trì, cam kết phá hủy toàn bộ các tên lửa trên đất liền, có tầm bắn từ 500 đến 5.500 km. Thể theo Hiệp ước này, Hoa Kỳ và Liên Xô đã phá hủy tổng cộng hơn 2.600 tổ hợp tên lửa như vậy.
Năm 2014, Hoa Kỳ từng lên án Nga về một vụ thử tên lửa bị cấm theo Hiệp định tên lửa tầm trung trên bộ. Để trả đũa hồi 2015, Lầu Năm Góc dự định triển khai hàng loạt tên lửa mới tại châu Âu. Kể từ đó đến nay, đây là một vấn đề thường xuyên khuấy động căng thẳng giữa Hoa Kỳ và NATO nói chung với Nga (xem thêm : “Vũ khí hạt nhân : Mỹ lo ngại Nga « bốc đồng » hơn Liên Xô cũ”).
Khi được AFP đề nghị phỏng vấn, người phát ngôn bộ Ngoại Giao Mỹ Mark Toner, theo thông lệ, đã từ chối “bình luận về những vấn đề liên quan đến tình báo” quân sự. Tuy nhiên, đại diện bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cũng nhắc lại rằng, về phần mình, “Mỹ đã nghiêm chỉnh tuân thủ các cam kết quốc tế và nghĩa vụ kiểm soát vũ khí”. Nhà ngoại giao Mỹ cũng nhấn mạnh: Washington rõ ràng rất lo ngại về các vi phạm của Nga, và những nguy cơ của việc này đối với an ninh châu Âu và quốc tế, đồng thời đề nghị Matxcơva tuân thủ hiệp định.
Đọc thêm : Chiến tranh lạnh Mỹ-Nga theo chiến lược Putin
Theo người phát ngôn bộ Ngoại Giao Mỹ, năm 2016 Hoa Kỳ đã ra một báo cáo, cáo buộc Nga vi phạm các quy định “không cho phép sở hữu, sản xuất hay thử nghiệm một tên lửa hành trình có tầm bắn từ 500 đến 5.500 km”, có thể dùng để tấn công các nước châu Âu.
Lo ngại kịch bản “tên lửa châu Âu” 1980 tái diễn
Theo nhiều nhà quan sát, Hoa Kỳ và Nga có thể đang ở điểm khởi đầu cho một cuộc chạy đua hạt nhân mới. Các chuyên gia lo ngại một kịch bản như kiểu đầu những năm 1980 sẽ tái diễn, với châu Âu là đấu trường chính.
Vào thời điểm đó, Liên Xô đã cho triển khai các tên lửa mang đầu đạn hạt nhân SS-20, nhắm thắng vào thủ đô các nước Tây Âu. Khối NATO trả đũa bằng cách triển khai các tên lửa hạt nhân Pershing của Hoa Kỳ, có tầm bắn khoảng 2.000 km.
Cuộc chạy đua vũ trang đã gây nên một làn sóng phản đối mạnh mẽ tại châu Âu, lấy khẩu hiệu của các nhà tranh đấu cho hòa bình người Đức “thà bị Đỏ (tức bị cộng sản hóa), còn hơn là bị chết”, làm phương châm dẫn đường. Hàng loạt các cuộc biểu tình khổng lồ vì hòa bình nổ ra khắp châu Âu.
Hiệp định về tên lửa tầm trung được ký kết năm 1987 cho phép chấm dứt “cuộc khủng hoảng tên lửa châu Âu”.
Trở lại hiện tại, theo AFP, cho đến nay, chính quyền Mỹ chưa có thông báo chính thức nào về việc Nga triển khai trên bộ các tên lửa, vi phạm Hiệp định 1987, nhưng liên tục lên án Matxcơva kể từ năm 2014. Về phần mình, Nga cũng liên tục bác bỏ (xem thêm : “Nga đặt tên lửa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân sát nách NATO“).
Tại Hoa Kỳ, các thành phần diều hâu, như thượng nghị sĩ Arkansas Tom Cotton, cho rằng các thông tin trên đã đủ là bằng chứng để Hoa Kỳ gia tăng sức mạnh hạt nhân tại châu Âu. Về phần mình, chủ tịch Ủy ban quân lực Thượng Viện John McCain cũng nhấn mạnh “Hoa Kỳ phải bảo đảm là các lực lượng răn đe hạt nhân của NATO đủ sức đề kháng, được huấn luyện tốt, để sẵn sàng ngăn chặn vũ khí hạt nhân Nga”.
Dù sao, các nhà quan sát ghi nhận một thực tế là dư luận châu Âu chắc chắn sẽ không chấp nhận việc Hoa Kỳ phá cam kết, triển khai tên lửa tại châu Âu, để lập lại thế cân bằng với Nga.
Trên lĩnh vực ngoại giao, các thương lượng về vấn đề này dường như đã không mang lại kết quả, theo chuyên gia về giải trừ vũ khí có tiếng Jeffrey Lewis, với trang mạng “Armscontrolwonk”.
Kẽ hở của hiệp định : Tên lửa trên biển và trên không
Đối với ông Jeffrey Lewis và một số chuyên gia khác, Hoa Kỳ một mặt phải duy trì Hiệp định 1987, bởi đây là một trong các nền tảng quan trọng của thế cân bằng chiến lược đã đạt được, tránh cho các nước không bị rơi vào một cuộc chạy đua vũ trang mới, nguy hiểm và hết sức tốn kém. Cần phải tiếp tục để ngỏ kênh ngoại giao với Matxcơva, nhưng mặt khác phải cho triển khai tại châu Âu nhiều vũ khí tối tân mới, vốn không bị cấm theo hiệp định 1987.
Các kẽ hở mà hiệp định để ngỏ là không cấm các tên lửa cùng loại được bố trí trên tàu chiến hay trên máy bay. Nga đã từng triển khai tên lửa hành trình Kalibr, trên tàu chiến, để sử dụng các các cuộc tấn công nhắm vào phiến quân tại Syria mới đây. Theo chuyên gia Jeffrey Lewis, đây là phiên bản tương đương với tên lửa mà Nga mới triển khai trên bộ, vốn bị cấm theo hiệp định 1987. Các tên lửa như vậy dễ dàng mang đầu đạn hạt nhân.
Về phía nước Nga, theo Russia Beyond The Headlines, nhật báo nổi tiếng thân điện Kremlin, thì thông tin mà tờ New York Times vừa tiết lộ về việc Nga triển khai tên lửa có thể mang đầu đạn hạt nhân, vi phạm Hiệp định 1987, có thể xuất phát từ một số phe phái trong trong chính quyền Mỹ, được tung ra trong lúc các tranh chấp nội bộ đang hồi quyết liệt.
Hiệp định tên lửa và quan hệ Mỹ-Nga nhiều bất trắc
Một chuyên gia Nga, ông Timofei Bordatchev, giám đốc một trung tâm nghiên cứu về châu Âu và quốc tế của Nga, thậm chí cho rằng bài báo của New York Times có thể chứa các thông tin bịa đặt, do các thành phần trong chính quyền Mỹ, có thái độ cứng rắn với Nga, tạo ra không khí chính trị bất lợi cho mọi khả năng xích gần lại nhau nhau giữa Nga và Hoa Kỳ (xem bài : “Vụ Flynn móc nối với Nga: Nhà Trắng cố bảo vệ TT Trump“).
Báo Nga đặt câu hỏi : Tại sao vấn đề Hiệp định 1987 về tên lửa tầm trung Mỹ-Nga lại được nên lên trước thềm hội nghị Munich về an ninh châu Âu và quốc tế lần thứ 53, sắp diễn ra từ ngày 17 đến 19/02 ?
Theo các nhà quan sát, vấn đề Hiệp định 1987 về vũ khí hạt nhân một lần nữa được khơi lên khi quan hệ Nga – Mỹ dưới thời tân tổng thống D. Trump đang bước vào một khúc quanh mới, sau khi cố vấn an ninh quốc gia Michael Flynn của tổng thống bị sa thải, vì có những tiếp xúc bị coi là mờ ám với Nga, vào cuối nhiệm kỳ của tổng thống Obama. Quan hệ Mỹ – Nga mà Donald Trump hứa hẹn sẽ khởi sắc, đang rơi vào tình trạng khó lường đoán.
Hôm qua, 15/02, tân tổng thống Mỹ đột ngột tỏ ra cứng rắn hơn với Matxcơva, khi tung lên mạng twitter một bình luận, chê trách tổng thống tiền nhiệm Obama đã quá mềm yếu khi để Nga sáp nhập bán đảo Crimée của Ukraina (1).
Liên Hiệp Quốc hướng đến một thế giới không vũ khí hạt nhân
Dù quan hệ Nga Mỹ thế nào, cụ thể là trong vấn đề vũ khí hạt nhân, thế giới giờ đây đã khác nhiều so với đầu thập niên 1980. Phong trào chống vũ khí hạt nhân dường như đã ngày càng được cộng đồng quốc tế cổ vũ.
Tiếp theo các thỏa thuận cấm vũ khí sinh học và hóa học, cuối năm ngoái Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã thông qua một nghị quyết không mang tính cưỡng chế, được nhiều người đánh giá là « lịch sử » (nghị quyết L41), với 123 phiếu thuận (38 phiếu chống), trên tổng số 193 thành viên, kêu gọi giải trừ hoàn toàn vũ khí hạt nhân.
Theo đó, Đại hội đồng « quyết định sẽ tổ chức trong năm 2017 một hội nghị Liên Hiệp Quốc nhằm thương lượng về một công cụ pháp lý mang tính cưỡng chế, nhằm cấm vũ khí hạt nhân và tiến tới loại trừ hoàn toàn ».
Một số nước sở hữu vũ khí hạt nhân như Mỹ, Nga, Pháp phản đối mạnh sáng kiến này, khi cho rằng việc giải trừ hạt nhân không thể tách khỏi « các bảo đảm về an ninh rất cụ thể », mà cộng đồng quốc tế phải giải quyết, và chỉ có « một tiếp cận từng bước một » mới có thể « cho phép kết hợp được mục tiêu giải trừ vũ khí hạt nhân và việc bảo vệ sự ổn định của thế giới ». Mặt khác, các quốc gia nói trên lưu ý trước hết đến các tiêu chí thẩm định giải trừ hạt nhân, mà theo họ, sẽ ngày càng « trở nên bó buộc hơn », và chính chúng sẽ trở thành « các chuẩn mực… rất hiệu quả », giúp cho việc giải trừ (hoàn toàn) vũ khí hạt nhân sau này (theo thông cáo báo chí của Liên Hiệp Quốc, ngày 27/10/2016).
—-
(1) Ngày 26/01/2017, ít hôm sau ngày, Donald Trump nhậm chức tổng thống Mỹ, các khoa học đại học Chicago, thuộc nhóm Bulletin of Atomic Scientists, phụ trách Đồng hồ Tận thế (“Doomsday Clock”) đã quyết định đưa kim nhích thêm nửa phút (ở phút thứ 57’30, có nghĩa là cách thời điểm tận thế 2’30 giây), trở về đúng cái mốc năm 1953, với lý do đơn giản Donal Trump trở thành tổng thống Hoa Kỳ.
Những phát biểu đầy ngẫu hứng của ông Trump về vũ khí hạt nhân là một trong số những điều để lại các ấn tượng tệ hại nhất. Với hành động nói trên, các nhà khoa học phụ trách Đồng hồ Tận thế muốn nhắc nhở với công chúng về không khí vô cùng căng thẳng của thế giới hiện nay, giống như cách nay 63 năm, khi Liên Xô thử bom nhiệt hạch đầu tiên. Thế giới bước vào cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20170216-thoa-thuan-ten-lua-my-nga-1987-co-bi-de-doa
Pháp: Tư pháp sẽ tiếp tục điều tra về ứng cử viên Fillon
Ngành tư pháp của Pháp, hôm nay 16/02/2017, thông báo sẽ tiếp tục điều tra về ứng cử viên tổng thống của cánh hữu François Fillon, bị tình nghi đã tạo việc làm giả cho vợ.
Trong một thông cáo, Viện Công tố Tài chính Quốc gia, đặc trách vụ Fillon, cho biết là các yếu tố thu thập được hiện giờ chưa đủ để xếp hồ sơ lại, cho nên họ sẽ tiếp tục điều tra.
Viện công tố này ngày 25/01 vừa qua đã mở cuộc điều tra sơ bộ về tội danh biển thủ công quỹ và lạm dụng tài sản xã hội, sau khi báo chí tiết lộ rằng vợ của ông Fillon, bà Penelope Fillon, đã lãnh hàng trăm ngàn euro với tư cách trợ lý nghị sĩ, nhưng đã không làm gì hoặc làm rất ít.
Hôm nay, các luật sư của ứng cử viên đảng Những người Cộng hòa (LR) vẫn cho rằng Viện Công tố Tài chính Quốc gia không có thẩm quyền để điều tra về ông Fillon và viện này đang “vi phạm nguyên tắc phân quyền”, cụ thể là giữa tư pháp và lập pháp.
Dầu sao vụ tai tiếng được mệnh danh Penelopegate đã khiến uy tín của ứng cử viên Fillon sụt giảm mạnh. Theo kết quả một cuộc thăm dò dư luận mới nhất, vừa được công bố hôm nay, ứng cử viên cánh hữu vẫn về hạng ba trong vòng đầu bầu cử tổng thống Pháp, chỉ thu được 17,5 đến 18,5% ý định bỏ phiếu, thua lãnh đạo cực hữu Marine Le Pen ( 25 đến 26% ) và ứng cử viên độc lập Emmanuel Macron ( 20 đến 23% ).
Hôm qua, ông Fillon đã ăn trưa với ông Nicolas Sarkozy mong nhận được sự ủng hộ của cựu tổng thống Pháp, vào lúc mà trong nội bộ đảng Những người Cộng hòa, một số nhân vật đang yêu cầu ông Fillon rút lui, để người khác thay thế ra tranh cử.
http://vi.rfi.fr/phap/20170216-phap-tu-phap-se-tiep-tuc-dieu-tra-ve-ung-cu-vien-fillon
Trump :« Hai nhà nước Israel-Palestin
không là giải pháp duy nhất »
Trong cuộc buổi họp báo ngắn gọn hôm qua, 15/02/2017, với thủ tướng Israel, tổng thống Mỹ tuyên bố « giải pháp hai Nhà nước » để giải quyết cuộc xung đột Israel-Palestine không phải là con đường duy nhất để tái lập hòa bình. Cuộc họp báo được đánh giá là rất khôn khéo, tổ chức trước cuộc làm việc song phương, đã cho phép lãnh đạo hai bên né tránh được nhiều câu hỏi của báo giới.
Thông điệp nổi bật mà tổng thống Donald Trump muốn truyền đi qua buổi họp báo tại Nhà Trắng là « tình hữu nghị không hủy hoại được » giữa Israel và Hoa Kỳ, cũng như quan hệ thân hữu cá nhân với thủ tướng Benjamin Netanyahu. Từ Washington, thông tín viên RFI Anne-Marie Capomaccio tường trình :
« Hai nhà lãnh đạo đánh giá cao nhau và không ngừng thể hiện điều này trước báo giới và toàn thế giới. Bầu không khí đã thay đổi đối với ông Benyamin Netanyahu ở Nhà Trắng và trong cả bài diễn văn của tổng thống Mỹ. Qua rồi những lời phát biểu của Barack Obama hay George Bush, mang chút hơi hướng giáo huấn về việc cần phải tính đến những mong mỏi của người dân Palestine.
Giải pháp « hai nhà nước » không còn là một đòi hỏi nữa, như lời phát biểu của tổng thống Donald Trump : « Tôi nghĩ đến hai nhà nước hay một nhà nước… và tôi thích giải pháp mà hai bên sẽ lựa chọn… Tôi sẽ hài lòng với quyết định mà hai bên thỏa mãn… ».
Trong khi tổng thống Donald Trump phát biểu, thủ tướng Benjamin Netanyahu cười tươi, tỏ ra thuyết phục.
Dĩ nhiên, tổng thống Mỹ yêu cầu vị khách mời của Nhà Trắng « giảm tốc độ xây dựng các khu định cư », dù không đưa ra giải thích cụ thể. Một câu nói có thể phục vụ chính sách đối nội của thủ tướng Israel…
Sự tâm đầu ý hợp được thể hiện rõ, hai phu nhân và cô con gái Ivanka Trump của tổng thống Mỹ đứng hàng đầu bên cạnh người chồng Jared Kushner, xuất thân từ một gia đình thân với nhà Netanyahu.
Điều này được khẳng định qua lời phát biểu của thủ tướng Israel : « Jared, liệu bác có thể nói là bác biết cháu từ khi nào không nhỉ ? Cậu ấy chưa bao giờ bé nhỏ cả ! Cậu ấy luôn lớn hơn so với tuổi ».
Jared Kushner có thể sẽ phụ trách hồ sơ Israel-Palestine ở Nhà Trắng. Chính người con rể của tổng thống Mỹ chuẩn bị cuộc gặp này và dường như cũng là người đã yêu cầu hoãn việc chuyển sứ quán Mỹ đến Jerusalem. Đây là một nhượng bộ nhỏ để tránh cản trở tương lai ».
Những nữ sát thủ quyến rũ của chế độ Bắc Triều Tiên
Các nữ sát thủ của Bắc Triều Tiên, có ngoại hình đẹp và được trang bị vũ khí tẩm độc, hiện là lợi khí cho một chế độ tàn nhẫn luôn rình rập đối thủ của mình. Đây là nhận xét của một quan chức cao cấp đào thoát Bắc Triều Tiên với hãng tin AFP ngày 16/02/2017, sau vụ ám sát Kim Jong Nam, người anh cùng cha khác mẹ của Kim Jong Un.
Các quan chức tình báo Hàn Quốc tin rằng Kim Jong Nam đã bị hất chất độc vào mặt khi ông này đang đi bộ ở sân bay quốc tế Kuala Lumpur. Theo An Chan Il, cựu quan chức cao cấp của Bình Nhưỡng, hiện đang được Hàn Quốc bảo vệ nghiêm ngặt, số người chết vì bị ám sát đã lên đến 20 người, tính cả người anh cùng cha khác mẹ của nhà độc tài Kim Jong Un.
Ông An Chan Il nhận xét các điệp viên nam cường tráng, tay cầm súng hay dao đã đi vào quá khứ, thay vào đó là những nữ điệp viên . Ông nói : « Chúng tôi luôn ý thức rằng những phụ nữ trẻ chủ động tiếp xúc, có thể là để sát hại chúng tôi ».
Trong những năm gần đây, các điệp viên nam Bắc Triều Tiên ngày càng bị tách khỏi các hoạt động thu thập thông tin và xây dựng quan hệ với các điệp viên khác. Vẫn theo ông An Chan Il, « điệp viên phái đẹp hiện được huấn luyện giết người và sử dụng chất độc. Họ dễ dàng giấu các ống xịt chất độc bằng nhựa, hoặc trong son, hoặc trong mỹ phẩm hay dưới lớp quần áo ». Ông nhấn mạnh là các ống bằng nhựa không bị phát hiện ở sân bay.
Hình thức quyến rũ, lý lịch trong sạch
Các ứng viên tình báo thường được tuyển chọn nghiêm ngặt dựa trên hình thức và lý lịch gia đình. Hình thức đẹp là điều kiện tiết quyết, nhưng khác hoàn toàn với tiêu chí của các cuộc thi sắc đẹp. Vì theo giải thích của ông An Chan Il, « một phụ nữ có thân hình thắt đáy lưng ong không phải là ứng viên sát thủ lý tưởng, vì họ sẽ phải tiếp xúc trực tiếp với mục tiêu ».
Trước khi bắt đầu sự nghiệp, những nữ điệp viên trúng tuyển còn phải vượt qua nhiều tháng đào tạo, trong đó có cả lao động công ích, kỹ năng chiến đấu, theo dõi và sử dụng vũ khí và đặc biệt là biết nói nhiều ngoại ngữ.
Cựu quan chức cao cấp Bắc Triều Tiên thấy « kỳ lạ » vì cảnh sát Malaysia bắt được hai phụ nữ bị tình nghi tham gia giết Kim Jong Nam. Vì theo ông, một điệp viên của Bình Nhưỡng, « nếu cô ấy là nhân viên Bắc Triều Tiên, thì cô ấy đã phải biến mất hoặc tự sát ngay khi thấy có nguy cơ bị bắt ». Hành động của người phụ nữ mang hộ chiếu Việt Nam bị bắt tại sân bay là « không thể hiểu nổi trong luật chơi điệp viên » đối với ông An Chan Il.
Trong quá khứ, hai nhân viên tình báo của Bắc Triều Tiên đã cố tự sát bằng cách cắn viên xyanua giấu trong thuốc lá, khi họ bị bắt ở Bahrain năm 1987, sau khi cho nổ tung một phi cơ của Hàn Quốc. Người đàn ông chết ngay tại chỗ, còn người thứ hai, tên là Kim Hyon Hee, sống sót. Sau đó, nữ điệp viên được đưa đến Seoul và thú nhận là vụ khủng bố đó nhằm phá hoại Thế Vận Hội mùa hè 1988 tại Seoul.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20170216-nhung-nu-sat-thu-quyen-ru-cua-che-do-bac-trieu-tien
Bầu cử TT Pháp : Hollande báo động nguy cơ tấn công mạng
Tổng thống François Hollande ngày 15/02/2017 đã yêu cầu một bản báo cáo chi tiết về các mối đe dọa tấn công mạng nhắm vào cuộc bầu cử tổng thống Pháp. Ngoại trưởng Pháp Jean-Marc Ayrault cũng tuyên bố nước Pháp « sẽ không chấp nhận bất kỳ hình thức can thiệp nào vào quá trình bầu cử của mình ». Một lần nữa, mọi ánh mắt lại hướng về Matxcơva.
Khi yêu cầu « những biện pháp bảo vệ và cảnh giác đặc biệt », điện Elysée muốn chú trọng đến tính chính xác về bản chất và nguồn gốc các mối đe dọa này. Về phần nước Nga, từng bị chỉ đích danh khuấy đảo cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, lần này điện Kremlin đã bác bỏ mọi cáo buộc can thiệp vào chiến dịch tranh cử của ứng viên phong trào « Tiến bước » (En Marche) Emmanuel Macron.
Trên nhật báo Le Monde ra ngày 15/02, thư ký của phong trào « Tiến bước » đã cáo buộc đích danh Nga phá hoại chiến dịch của cựu bộ trưởng Kinh Tế Pháp và phần lớn các cuộc tấn công xuất phát từ Ukraina. Tuy nhiên, theo thông tín viên RFI Sébastien Gobert, từ Kiev, khó có thể xác định được mối quan hệ giữa điểm xuất phát các vụ tin tặc và kẻ chủ mưu.
« Tại sao Ukraina lại nằm trong vòng xoáy vụ scandal tin tặc Pháp ? Chính nhờ điều kiện truy cập internet dễ dàng và thiếu quy chế quản lý, Ukraina trở thành một cứ địa của tin tặc quốc tế. Nhưng các vụ tấn công tin học xuất phát từ máy tính Ukraina, không có nghĩa là chúng được quyết định từ nước này. Và như vậy không thể phát hiện được danh tính của những kẻ điều khiển các vụ tấn công đó.
Theo giải thích của ông Serguei Smitienko, một chuyên gia Ukraina về bảo vệ mạng, đúng là máy tính nằm ở Ukraina, nhưng Trung tâm điều khiển và kiểm soát máy tính lại nằm ở Kenya và những người kiểm soát trung tâm này lại ở Thái Lan.
Nói một cách khác, rất khó để có thể tìm ra được đích danh kẻ chủ mưu những vụ tấn công vào website của ứng viên Pháp Emmanuel Macron. Khó, nhưng không có nghĩa là không làm được, theo lời giải thích của một chuyên gia bảo mật mạng thuộc tình báo Ukraina, xin ẩn danh. Ông giải thích rằng phía nạn nhân phải yêu cầu các cơ quan Ukraina có thẩm quyền ủy quyền pháp lý mở điều tra. Không có ủy quyền này, họ không làm gì được.
Theo đội ngũ của ứng cử viên tổng thống Pháp Emmanuel Macron, các vụ tấn công tăng nhanh từ tháng 11/2016. Thế nhưng, các cơ quan tình báo Ukraina không nhận được bất kỳ yêu cầu nào từ phía Pháp. Vì thế, cho đến nay, thủ phạm các vụ tin tặc vẫn chưa bị nhận dạng ».
Pháp : Biểu tình phản đối bạo lực cảnh sát tiếp diễn
Tối hôm qua 15/02/2017, đụng độ giữa lực lượng an ninh và người biểu tình chống lại bạo lực của cảnh sát đã diễn ra ở Paris và ở thành phố Rouen, miền bắc nước Pháp.
AFP cho biết là tại Paris, vào đầu giờ tối hôm qua, khoảng 400 người biểu tình tập trung tại bến tầu điện Barbès để phản đối nạn bạo lực của cảnh sát, liên quan tới việc cảnh sát gây trọng thương cho thanh niên Théo vào ngày 02/02/2017 khi kiểm gia giấy tờ của người này.
Nhiều người giơ biểu ngữ : « Trước nạn bạo lực của cảnh sát, chúng ta đừng để bị cai trị », « Tất cả mọi người đều ghét cảnh sát », « Cảnh sát kỳ thị ». Một số người bịt mặt hoặc đeo mặt nạ, tung lựu đạn khói, đốt cháy các thùng rác và ném chai lọ vào người cảnh sát. Cảnh sát đã đáp trả bằng cách xịt hơi cay về phía người biểu tình. Nhà chức trách đã phải ra lệnh đóng cửa bến tàu, giao thông bị đình trệ. Đến khoảng 20 giờ, đám đông giải tán, trật tự ổn định trở lại.
Còn tại thành phố Rouen ở miền Bắc nước Pháp, cuộc biểu tình của 150 người cũng đã biến thành đụng độ : khoảng 70 người đã đập phá nhiều cửa hàng và đốt cháy nhiều thùng rác, 2 người bị thương. Cảnh sát đã thẩm vấn 21 người.
Còn tại thành phố Lille, khoảng 500 người biểu tình cũng đã gây ra một số thiệt hại. Một phụ nữ trẻ đã bị thẩm vấn. Còn các cuộc biểu tình quy mô nhỏ ở hai thành phố Rennes và Toulouse thì không gây thiệt hại gì.
Vụ sát hại anh Kim Jong-Un: Malaysia bắt thêm hai nghi phạm
Thêm hai nghi phạm bị bắt giữ hôm nay, 16/02/2017, tại Malaysia trong khuôn khổ cuộc điều tra về vụ ám sát người anh cùng cha khác mẹ của lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-Un.
Ông Kim Jong-Nam đã chết hôm thứ Hai vừa qua sau khi bị hai phụ nữ tấn công, dường như bằng cách phun một chất lỏng vào mặt tại sân bay quốc tế Kuala Lumpur.
Hôm qua, cảnh sát Malaysia thông báo đã bắt được nữ nghi phạm đầu tiên mang hộ chiếu Việt Nam với tên Doan Thi Hương, 29 tuổi, khi cô này trở lại sân bay Kuala Lumpur. Hôm nay, một nữ nghi phạm thứ hai mang hộ chiếu Indonesia với tên Siti Aishah, 25 tuổi, cũng đã bị bắt giữ. Cả hai nữ nghi phạm này đều đã được nhận dạng từ các hình ảnh của camera an ninh của sân bay. Cảnh sát Malaysia hôm nay cũng vừa thông báo bắt một nghi phạm thứ ba, bạn trai của nữ nghi phạm thứ hai.
Theo nhật báo The Star, nữ nghi phạm mang hộ chiếu Việt Nam khai với cảnh sát rằng cô bị 4 người đàn ông lừa, nói rằng họ muốn chơi khăm một trong những hành khách, nên nhờ cô phun chất lỏng vào mặt Kim Jong-Nam. Người phụ nữ kia thì chụp khăn tay vào mặt nạn nhân. Theo nguồn tin cảnh sát, sau khi tấn công, hai cô gái đã rời sân bay bằng taxi, 4 người đàn ông tách thành hai nhóm cũng rời khỏi sân bay. Họ gặp lại nhau tại một khách sạn không xa sân bay.
Một ngày sau khi gây án, bạn nghi phạm và 4 người đàn ông bỏ nữ nghi phạm này một mình ở khách sạn, nên cô này bèn quay trở lại sân bay quốc tế Kuala Lumpur để tìm đường bay về Việt Nam, thì bị bắt tại sân bay.
Hôm nay, phó thủ tướng Ahmad Zahid Hamidi vừa cho biết là Malaysia sẽ trao thi hài của Kim Jong-Nam cho Bắc Triều Tiên, theo yêu cầu của Bình Nhưỡng. Hiện giờ thi hài người anh cùng cha khác mẹ của Kim Jong-Un vẫn nằm ở một bệnh viện của Kuala Lumpur. Bác sĩ pháp y đã tiến hành khám nghiệm tử thi, mặc dù phía Bắc Triều Tiên không đồng ý. Tuy nhiên, kết quả khám nghiệm chưa được công bố.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20170216-vu-sat-hai-anh-kim-jong-un-malaysia-bat-them-hai-nghi-pham