Tin khắp nơi – 16/11/2020
Cảnh triệu người ủng hộ ông Trump: ‘Sự khác biệt giữa có được lòng dân và có được phiếu bầu từ thiết bị điện tử’ – Vũ Dương
Có phóng viên nhận định đây là buổi mít-ting lớn nhất kể từ khi Martin Luther King có bài phát biểu trên quảng trường Tự do năm 1963 đến nay, theo bài viết được đăng trên trang Epoch Times.
Vào trưa ngày 14/11, cuộc diễn hành “Ngăn chặn đánh cắp bầu cử” đã diễn ra tại thủ đô Hoa Kỳ. Hơn 500 nghìn người xuất phát từ quảng trường Tự do ở Washington D.C, một mạch đi đến Tối cao Pháp viện, bày tỏ sự ủng hộ đối với Tổng thống Trump và phản đối gian lận bầu cử. Tại cùng thời điểm đó, thành phố ở nhiều tiểu bang, lượng lớn người dân đã tập trung lại với nhau để truyền đạt những lời kêu gọi tương tự.
Đoạn video cho thấy buổi mít-ting ở thủ đô Washington D.C người đông nghìn nghịt với lượng lớn cờ hoa cùng biểu ngữ và khẩu hiệu “Hãy dừng ngay việc ăn cắp bầu cử”, “Trump 2020” và những tiếng hô “Chúng tôi yêu Trump”, “Thêm bốn năm nữa” và “USA” vang lên không ngớt. Có phóng viên tin rằng đây là cuộc biểu tình lớn nhất kể từ khi Martin Luther King có bài phát biểu trên quảng trường Tự do năm 1963 đến nay.
Trước khi cuộc diễn hành bắt đầu, đoàn xe của Tổng thống Trump đã lái xe ra khỏi Nhà Trắng và đi vòng quanh quảng trường Tự do. Tổng thống ngồi trong xe mỉm cười và giơ ngón tay cái lên chào mọi người. Đám đông xúc động từ bốn phía đổ xô về đoàn xe trong tiếng hò reo, rất nhiều người đã chạy theo xe của Tổng thống.
Khung cảnh diễn hành long trọng, hòa bình như vậy đã được bày ra trước mắt thế giới và làm dấy lên những cuộc thảo luận sôi nổi.
Cư dân mạng Hoa Kỳ nhận xét: “Đây là sự khác biệt giữa việc giành được sự ủng hộ của lòng dân với việc giành được sự ủng hộ từ các thiết bị điện tử”, “Tôi nghĩ tất cả chúng ta đều biết ai mới là Tổng thống”, “Trong cuộc đời mình, tôi chưa bao giờ thấy bất kỳ chính trị gia nào nhận được sự ủng hộ long trọng như vậy”.
Thậm chí còn có người nói: “Không có cướp bóc, không có đốt phá, không có cửa hàng nào bị quấy rối …”, “(Cuộc diễn hành) cảm xúc dâng trào, chấn động lòng người, tràn đầy sự kính trọng và tình yêu đối với Tổng thống Trump của chúng ta”.
Tại buổi mít-ting tại quảng trường chính ở Washington DC, một người đàn ông nói: “Là người Mỹ, chúng tôi có trách nhiệm đứng ra ủng hộ Tổng thống Trump, giống như ông ấy đã dũng cảm đứng lên vì người dân Mỹ”.
Một người đàn ông khác nói: “Truyền thông đã làm rất nhiều điều tồi tệ đối với Tổng thống, điều đó thật tệ hại. Nếu đã như vậy, bây giờ chúng tôi chuyển sang các kênh thông tấn mới, chẳng hạn như NTD, The Epoch Times, Newsmax và OANN. Mọi người đang tẩy chay các kênh truyền thông rác rưởi như Fox News, bản thân tôi cũng đã tẩy chay CNN và các kênh truyền thông khác”.
Một phụ nữ da đen nói rằng bà đã thu thập được chữ ký của 1.500 cử tri da đen bày tỏ sự ủng hộ đối với Tổng thống Trump. “Ông ấy không phải là người phân biệt chủng tộc”.
Một phụ nữ Hoa kiều đến từ thành phố Seattle, Washington nói rằng cô và nhiều bạn bè đã tự bỏ sức bỏ tiền đổ xô đến Washington DC bày tỏ sự ủng hộ đối với Tổng thống Trump, ngăn chặn ĐCSTQ len lỏi vào xã hội Mỹ, bao gồm cả cộng đồng người Hoa.
Tại Atlanta, một phụ nữ nói với phóng viên kênh NTD, rằng “Chúng tôi không chỉ hy vọng giải quyết vấn đề của cuộc tổng tuyển cử, mà còn để vinh danh tất cả những người đã hy sinh mạng sống của mình để bảo vệ quyền bầu cử của người dân Mỹ. Nếu quyền bầu cử bị lạm dụng hoặc bị đánh cắp bất hợp pháp, thế thì sự công bằng trong cuộc bầu cử đã mất đi tính trọng yếu vốn có của nó”.
Trên Internet, cư dân mạng ở Trung Quốc, Vương quốc Anh, Australia và những nơi khác cũng lên tiếng ủng hộ Tổng thống Trump. Có cư dân mạng Trung Quốc đã để lại lời bình: “Tổng thống Trump vì người dân đã từ bỏ cuộc sống giàu sang của mình, đứng ra tranh cử Tổng thống để bảo vệ người dân Mỹ, và làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại.
Trong thời gian đại dịch, ông ấy tổ chức họp báo mỗi ngày. Một người đàn ông 74 tuổi làm việc hơn 10 giờ mỗi ngày, ông ấy đã làm nên một Tổng thống vĩ đại, vậy nên nhất định sẽ phải đương đầu với rất nhiều ma nạn. Tổng thống Trump càng đánh càng hăng, những người chính nghĩa trên khắp thế giới đều yêu mến ngài!”.
Trong cuộc tổng tuyển cử lần này, Tổng thống Trump đã giành được ít nhất 72 triệu phiếu bầu, nhiều hơn bất kỳ tổng thống nào trong lịch sử, hơn nữa ông là người trong đảng Cộng hòa đã giành được nhiều phiếu bầu nhất từ các các dân tộc thiểu số trong suốt 60 năm trở lại đây.
Tuy nhiên, lượng lớn bằng chứng cho thấy cuộc bầu cử Mỹ lần này đã bị phá hoại bởi gian lận có hệ thống và được tính toán trước. Theo các báo cáo, ước tính có hàng triệu phiếu bầu cho Tổng thống Trump đã bị đánh cắp và một lượng lớn phiếu bầu bất hợp pháp đã trộn lẫn với những phiếu bầu hợp pháp.
Cánh tả của đảng Dân chủ đã cấu kết với các kênh truyền thông, dựa vào gian lận để đánh cắp cuộc bầu cử khi Tổng thống Trump thắng cử rõ ràng, hơn nữa cánh tả còn ngang nhiên phá hoại các thủ tục pháp lý. Phe cánh tả đã trắng trợn mô tả các thủ tục pháp lý của chiến dịch Tổng thống Trump và các cuộc biểu tình của những người ủng hộ Tổng thống Trump thành “những kẻ không dám chấp nhận thất bại” và “phá hoại hệ thống dân chủ”.
Các kênh truyền thông cánh tả vừa ra sức che đậy hàng nghìn báo cáo gian lận vừa bao biện cho hành vi gian lận của đảng Dân chủ là “chưa được chứng minh”.
Do đó, cuộc bầu cử lần này không còn là cuộc tranh chấp giữa các đảng phái chính trị, mà là trận giao phong giữa sự thật và dối trá, cuộc chiến giữa chính nghĩa và tội ác.
Lắng nghe tiếng lòng của những người ủng hộ Tổng thống Trump, chúng ta sẽ cảm nhận được một niềm tin quý giá và kiên định, nguyên tắc chỉ đạo này chính là động lực thực sự để duy trì đạo đức xã hội, làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn và làm cho đất nước lớn mạnh hơn.
Cuối tuần trước, cử tri Liz Skogerson của tiểu bang Nevada đã nói với các phóng viên về tầm quan trọng của đức tin. Cô nói: “Niềm tin của Tổng thống Trump vào Chúa rất vững chắc. Ông ấy đã trở thành cốt lõi của các giá trị của người dân Mỹ, giúp mọi người cảm nhận được giá trị của cuộc sống. Ông ấy đã hồi sinh tinh thần của những người yêu nước và cho chúng ta can đảm để bày tỏ tín ngưỡng với Chúa trong cuộc sống hàng ngày, và đây là điều quan trọng nhất”.
Ngày 14/11, Tổng thống Trump đã có lời chúc mừng gửi đến “Lễ hội Ánh Sáng” của đất nước Ấn Độ, ông nói: “Hoa Kỳ là một quốc gia bắt nguồn từ đức tin. Tôi cảm thấy tự hào về chính phủ của tôi vì đã bảo vệ hiến pháp quy định tất cả người dân Mỹ đều có quyền được sống theo lương tâm và cầu nguyện. Bất kể người Mỹ thắp sáng Diyas (đèn dầu) ở nơi đâu, chúng tôi xin gửi lời chúc đến Lễ hội Ánh Sáng, đất nước chúng tôi mãi luôn tỏa sáng rực rỡ với tư cách là ngọn hải đăng của tự do tôn giáo cho tất cả mọi người”.
Cuộc tổng tuyển cử gặp nhiều sóng gió. Tại thời điểm này, những người chính nghĩa đang đứng cùng Tổng thống Trump theo đuổi sự thật, bảo vệ sự công bằng và trang nghiêm của cuộc bầu cử.
Cố vấn cao cấp của Tổng Thống đắc cử Joe Biden cho biết chính phủ Hoa Kỳ phải chấp thuận cho tiến trình chuyển đổi trong tuần này
Chánh văn phòng của Tổng thống đắc cử Joe Biden vào Chủ nhật (15 tháng 11) cho biết chính phủ liên bang cần phê chuẫn cho các tiến trình chuyển đổi trong tuần này để nhóm của ông Biden có thể nhận được các cuộc họp giao ban về an ninh quốc gia và giải quyết đại dịch COVID-19.
Ông Ron Klain nói trên chương trình “Meet the Press” của NBC News rằng điều ông thực sự muốn thấy trong tuần này là Cơ quan Quản lý Dịch vụ Chung – GSA- phải phê chuẫn cho các tiến trình chuyển đối” Ông Klain, chánh văn phòng của tổng thống đắc cử Joe Biden nói rằng dòng tweet của tổng thống Trump thừa nhận chiến thắng của ông Biden và sau đó lại nói rằng ông không chịu thua, điều này không liên quan đến thực tế của cuộc bầu cử. Dòng tweet của tổng thống Trump không làm cho cho ông Joe Biden trở thành tổng thống hay không thành tổng thống. Chính người dân Mỹ đã quyết định điều này.”.
Tưởng cũng nên nhắc lại, ông Klain đã từng được cựu Tổng thống Barack Obama bổ nhiệm vào công tác chống lại mối đe dọa của Ebola virus gây chết người tại Hoa Kỳ và trên toàn cầu. Tổng thống đắc cử Joe Biden xem việc ngăn chận coronavirus là chính sách ưu tiên hàng đầu của ông khi ông hướng tới việc nhậm chức vào tháng Giêng.
Ông đã đề cử Klain với tư cách là chánh văn phòng của mình vào cuối ngày thứ Tư (11/11), và ông Klain dự kiến sẽ đảm nhận vai trò hàng đầu trong việc xây dựng kế hoạch hành động chống COVID-19. (BBT)
Bầu tổng thống Mỹ: Donald Trump gián tiếp nhìn nhận Joe Biden chiến thắng
Tú Anh
Hơn một tuần sau khi kết quả bầu cử được các phương tiện truyền thông loan báo, tổng thống Donald Trump vẫn không công nhận thất bại. Tuy nhiên, qua một vài tuyên bố úp mở và nói vấp, chủ nhân Nhà Trắng tiến gần đến sự thật.
Sáng Chủ Nhật 15/11/2020, trong số các dòng Tweet nóng giận, bực bội, lần đầu tiên tổng thống Mỹ nhắc đến đối thủ Joe Biden : Ông ta thắng vì bầu cử gian lận.
Theo AFP, đúng là Donald Trump một lần nữa lại cáo buộc bầu cử gian lận nhưng không cung cấp một bằng cớ nào để minh chứng cho giả thuyết này. Tuy nhiên, hai từ đầu tiên « He won -Ông ta đã thắng », làm công luận chú ý. Bởi vì đây là lần đầu tiên từ khi kết quả được các phương tiện truyền thông loan báo, tổng thống Donald Trump nhìn nhận chiến thắng của đối thủ.
Hai hôm trước, trong cuộc họp báo tại Nhà Trắng về đại dịch Corona, tổng thống mãn nhiệm đã nửa úp nửa mở tuyên bố, sau ngày 20/01/2021, ông sẽ không quản lý khủng hoảng Covid-19 nữa .
Một giờ sau dòng Tweet « He won… », trước một loạt phản ứng và bình luận, Donald Trump như thói quen, tung đòn trái ngược : « Ông ta thắng trong mắt truyền thông tin giả ».
Được báo chí đặt câu hỏi, Ron Klain, tổng thư ký Nhà Trắng tương lai khi Joe Biden nhậm chức, cho là « nếu tổng thống Trump đã chấp thuận bắt đầu nhìn nhận sự thật thì đó là điều tích cực. Nhưng không phải là tài khoản xã hội của ông ấy bầu Joe Biden làm tổng thống. Chính lá phiếu của người dân Mỹ đã quyết định như thế.»
Trong lãnh vực pháp lý, phe của tổng thống mãn nhiệm vừa lùi một bước. Tại Pennsylvania, hôm thứ Hai 16/11/2020, phe Cộng hòa đã quyết định rút lời cáo buộc có 682.479 phiếu bầu qua thư tín, được kiểm mà không có sự chứng kiến của họ.
Tin nhắn điện thoại về gian lận bầu cử Mỹ cũng bị ‘kiểm duyệt’?
Duy Nghĩa
Trong một video được chia sẻ trên Twitter vừa qua cho thấy, người phụ nữ trong clip đang cố gửi đi các thông tin gian lận bầu cử qua tin nhắn điện thoại, nhưng tất cả đều bị chặn, theo Zerohedge.
“TIN NÓNG: Những tin nhắn liên quan đến gian lận bầu cử đang được kiểm duyệt qua bởi nhà mạng”, người phụ nữ trong video tuyên bố. “Đây là bằng chứng thực 100%!, Google hoặc Apple hoặc Verizon hoặc tất cả các công ty công nghệ đều kiểm duyệt. Cần phải kiểm tra thêm để tìm ra (các) công ty nào đang kiểm duyệt tin nhắn về hành vi gian lận bầu cử! Chúng tôi đã phát hiện ra mạng lưới kiểm duyệt tinh vi này”.
Đoạn clip cho thấy khi gửi tin nhắn văn bản bình thường từ điện thoại Android sang IPhone thì bình thường, nhưng khi cô ấy cố gửi một liên kết về gian lận phiếu bầu từ website thedonald.win, thì tin nhắn không thể gửi đến iPhone, mặc dù điện thoại Android nói rằng nó đã được gửi.
Sau đó, người phụ nữ buộc phải chỉnh sửa đường liên kết mà không dẫn trực tiếp tới website trên thì tin nhắn mới được gửi tới iPhone. Kết quả xảy ra tương tự khi thực hiện ngược lại từ IPhone sang Android .“Điều này là thật, và đã xảy ra. Tôi cùng một người bạn đã thử làm vậy bằng Iphone và điện thoại Android. Tuần trước, người bạn tôi nói rằng Gmail (hay Google) đã coi những thông tin cập về chiến dịch của TT Trump là “thư rác” và cho thẳng vào thư mục này”, một người bình luận chia sẻ.
Nói cách khác, các nhà mạng hoặc Google đều đang kiểm duyệt tất cả các đường dẫn đến từ website thedonald.win. (Donald [Trump] thắng).
Theo báo cáo của summitnews, ứng cử viên Đảng Cộng hòa Laura Loomer vào tháng 8 đã cáo buộc Comcast và công ty con Xfinity vì hành vi chặn tin nhắn và email của bà gửi cho các cử tri.
Loomer cũng giải thích cái cách mà hãng Comcast ở hạt Palm Beach đã cố cản trở chiến dịch của bà khi gửi thông tin đến cử tri, bằng cách dán nhãn cho các thông tin đó là “nội dung nguy hiểm” và không cho phép gửi đi.
https://www.dkn.tv/the-gioi/tin-nhan-dien-thoai-ve-gian-lan-bau-cu-my-cung-bi-kiem-duyet.html
Tín hiệu của Hoa Kỳ khi đặt ĐCSTQ ngang hàng với Iran
Hương Thảo
Sự tấn công của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đối với ĐCSTQ ngày càng mạnh mẽ.
Chuyên gia phân tích Châu Hiểu Huy có bài phân tích về vấn đề này như sau:
Vào ngày 12/11, Tổng thống Trump đã ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia kéo dài trong một năm để đối phó với sự uy hiếp của ĐCSTQ và “Lệnh hành pháp về sự nguy hiểm của đầu tư cho các doanh nghiệp quân sự của ĐCSTQ”. Sau khi khởi động cắt đứt nguồn tiền từ thị trường tài chính Hoa Kỳ vào ĐCSTQ, vào ngày 14/11, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đăng lại trên Twitter video bài phát biểu của Ngoại trưởng Pompeo, nhắm tới ĐCSTQ và thế giới để công bố minh bạch về tín hiệu giải thể ĐCSTQ.
Đoạn video chưa đầy một phút này được trích từ bài phát biểu của Ngoại trưởng Pompeo tại Viện Reagan, Hoa Kỳ vào ngày 10/11. Trong một phút ngắn ngủi này, ông Pompeo nói: “Tổng thống Reagan đã lý giải rất thấu đáo về Tự do. Không có bất kỳ quốc gia nào khác mà từ ‘Tự do’ được khắc sâu như nước Mỹ. Chính tín tâm vào ‘ngoại lệ’ này của Hoa Kỳ đã tạo cho TT Reagan sức mạnh để chống lại lực lượng tà ác Liên Xô”.
Ngoại trưởng Pompeo cũng nhấn mạnh rằng, dựa trên sự tự tin này, “Hoa Kỳ sẽ vượt qua bất kỳ thách thức nào từ Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đến chế độ khủng bố ở Tehran, và đây chính là điều mà người dân tự do nên làm. Chúng ta đoàn tụ cùng nhau, giải quyết các vấn đề, và thúc đẩy chính sách đối ngoại của mình”.
Mục đích của đoạn video được Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ lựa chọn đặc biệt này là hiển nhiên, đó là tuyên bố của chính quyền Trump, giống như chính quyền Reagan, không sợ hãi đối đầu với các thế lực tà ác của ĐCSTQ và chế độ khủng bố Iran. Ẩn ý của việc đặt ĐCSTQ bên cạnh chế độ khủng bố Iran nghĩa là, Hoa Kỳ sớm đã coi ĐCSTQ là một chế độ khủng bố, do đó, hàng loạt biện pháp sẽ được thực hiện để đối phó với chế độ khủng bố này.
Những ai quan tâm có lẽ sẽ nhớ rằng vào ngày 16/8/2019, tài khoản Twitter của Đại sứ quán Mỹ tại Trung Quốc đã đăng lại một tweet do Ngoại trưởng Pompeo gửi và đính kèm một bản dịch tiếng Trung. Nội dung của dòng tweet có đoạn: “Thông tin cho tất cả những thành viên các tổ chức nước ngoài – nếu các vị thuộc Quân đoàn Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC), hoặc thành viên của các tổ chức khủng bố nước ngoài khác, thì việc nhập cảnh vào Hoa Kỳ trong tương lai của các vị sẽ gặp rủi ro”.
Vào thời điểm đó, tác giả phân tích rằng điều này đặc biệt nhắm đến một số người Trung Quốc, đặc biệt là đối với quan chức cấp cao của ĐCSTQ. Vì Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo được đề cập trong tweet đã bị Hoa Kỳ phân loại là tổ chức khủng bố vào đầu tháng 4 năm ngoái, trọng tâm của bản dịch sang tiếng Trung là “các tổ chức khủng bố nước ngoài khác”, và tổ chức khủng bố này có các tàu bị tình
nghi vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ. Rõ ràng, điều này không loại trừ việc Mỹ ám thị rằng ĐCSTQ là một trong những tổ chức khủng bố.
Và ngay trước dòng tweet này, vào ngày 11/8, trước vô số tội ác mà ĐCSTQ đã gây ra trong sự cai trị của nó đối với Trung Quốc trong 70 năm qua, dẫn đến tình hình xấu đi ở Hồng Kông và sự leo thang bạo lực của cảnh sát Hồng Kông, trên trang web thỉnh cầu của Tòa Bạch Ốc “We the People” đã khởi xướng một chiến dịch xin chữ ký, kiến nghị chính phủ Mỹ chính thức chỉ định ĐCSTQ là một tổ chức khủng bố. Việc Đại sứ quán Hoa Kỳ đăng lại dòng tweet của ông Pompeo và bản dịch sang tiếng Trung gần với thời điểm của bản kiến nghị “Chỉ định ĐCSTQ là một tổ chức khủng bố”. Đây rõ ràng không phải là một sự trùng hợp ngẫu nhiên.
So với Al Qaeda và Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo, ĐCSTQ chắc chắn là tổ chức khủng bố lớn nhất thế giới. Nó kiểm soát tất cả các nguồn lực chính trị, kinh tế, năng lượng và văn hóa của Trung Quốc. Nó không chỉ gây hại cho người dân và phá hủy nền văn hóa Trung Hoa tại quê nhà, mà còn bắt cóc 1,4 tỷ người dân Trung Quốc, thúc đẩy hành vi của ĐCSTQ ra toàn thế giới, mang đến họa loạn toàn cầu. Định nghĩa nó là một tổ chức khủng bố là những gì mà người dân mong muốn.
Hơn một năm sau khi chính phủ Mỹ ám chỉ rằng ĐCSTQ là một tổ chức khủng bố, chính quyền Trump, sau khi trải qua những tội ác không thể dung thứ của ĐCSTQ, như việc phát tán virus và can thiệp vào cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ, đã nhận thức rõ hơn bộ mặt tà ác của ĐCSTQ và nhiều nhân vật chính trị Mỹ. Chính quyền Trump đã bắt đầu công khai phân biệt giữa ĐCSTQ với Trung Quốc và người dân Trung Quốc, không thừa nhận danh xưng của Tập Cận Bình, đặt câu hỏi về tính hợp pháp của việc ĐCSTQ nắm quyền, và thực hiện một loạt các cuộc tấn công chống lại ĐCSTQ về thương mại, quân sự, công nghệ, internet và nhân quyền.
Hôm nay, Ngoại trưởng Pompeo đã công khai đặt ĐCSTQ và chế độ khủng bố Iran cùng với nhau. Ông không chỉ tuyên cáo công khai cho thế giới thấy thái độ của Mỹ, rằng Mỹ thực sự coi ĐCSTQ là một tổ chức khủng bố, mà còn tuyên bố rằng Mỹ chuẩn bị sẵn sàng giáng cho ĐCSTQ một đòn sấm sét.
Chẳng bao lâu, những chế tài nào sẽ được đưa ra đối với ĐCSTQ? Sắc lệnh hành pháp mà Tổng thống Trump vừa ban hành để chặn các nguồn tài trợ cho ĐCSTQ chỉ là bước khởi đầu. Có lẽ các hành động tiếp theo có thể tương tự như các hành động của Mỹ sau khi chỉ định Quân đoàn Vệ binh Cách mạng Hồi giáo là một tổ chức khủng bố.
Theo quy định, các công ty và cá nhân Mỹ không được phép cung cấp bất kỳ hình thức hỗ trợ hoặc nguồn lực nào, chẳng hạn như dịch vụ tài chính, thiết bị đào tạo, lời khuyên của chuyên gia, vũ khí hoặc phương tiện vận chuyển của họ cho Quân đoàn Vệ binh Cách mạng Hồi giáo hoặc các doanh nghiệp do lực lượng này kiểm soát. Các quan chức Vệ binh Cách mạng và những người giao dịch với họ sẽ bị truy tố và trừng phạt dân sự hoặc hình sự. Và bất kỳ đại diện nước ngoài nào của tổ chức hoặc các công ty do họ kiểm soát cũng sẽ bị cấm nhập cảnh hoặc lưu trú tại Hoa Kỳ.
Điều chắc chắn là đối với ĐCSTQ, một chế độ còn tà ác hơn nhiều so với Iran, nước Mỹ có nhiều quân bài để chơi, và theo lời của Ngoại trưởng Pompeo, chắc chắn rằng Hoa Kỳ sẽ làm hết sức mình để loại bỏ cái ác.
https://www.dkn.tv/the-gioi/tin-hieu-cua-hoa-ky-khi-dat-dcstq-ben-canh-che-do-khung-bo-iran.html
Ông Biden tập trung vào kinh tế; TT Trump vẫn thách thức về bầu cử
Tổng thống đắc cử Joe Biden ngày 16/11 sẽ tập trung vào việc phục hồi nền kinh tế Mỹ đang bị ảnh hưởng bởi đại dịch khi ông chuẩn bị nhậm chức, trong khi Tổng thống sắp mãn nhiệm Donald Trump hứa hẹn sẽ đưa ra nhiều vụ kiện hơn nữa, mặc dù các vụ kiện của ông cho tới nay vẫn không thể thay đổi thất bại trong cuộc bầu cử của ông, theo Reuters.
Với tình trạng số ca nhiễm virus corona đang gia tăng nhanh chóng, ông Biden dự kiến sẽ có cuộc họp và bài phát biểu tại bang Delaware, quê hương của ông, về việc tái thiết nền kinh tế đã bị mất đi hàng triệu việc làm vì đại dịch và hơn 245.000 người Mỹ thiệt mạng.
Các cố vấn khoa học của ông Biden sẽ gặp nhau trong tuần này với các công ty dược phẩm đang phát triển vaccine phòng ngừa COVID-19 để chuẩn bị cho những thách thức về hậu cần của việc tiêm chủng rộng rãi sau khi ứng viên Đảng Dân chủ lên nhậm chức vào ngày 20 tháng 1, Reuters dẫn lời một trợ lý hàng đầu của tổng thống đắc cử cho biết.
Ông Trump, ứng viên của Đảng Cộng hòa, dường như đã thừa nhận thất bại trong một thời gian ngắn vào Chủ nhật (15/11) và sau đó nói lại trên Twitter rằng ông không thừa nhận gì và lặp lại những cáo buộc vô căn cứ về gian lận bầu cử, theo Reuters.
Sau đó, ông hứa trên Twitter rằng sẽ đệ trình “các vụ việc lớn cho thấy sự vi hiến của Cuộc bầu cử năm 2020”, mặc dù cho đến nay ông vẫn chưa đạt được thành tựu nào với những thách thức pháp lý của mình ở nhiều bang.
Các giới chức bầu cử của cả hai đảng đều nói không có bằng chứng về những bất thường lớn. Các giới chức an ninh bầu cử liên bang đã bác bỏ “những tuyên bố vô căn cứ” và bày tỏ “tin tưởng tuyệt đối” vào tính toàn vẹn của cuộc bầu cử, theo một tuyên bố vào tuần trước của cơ quan an ninh mạng hàng đầu của Hoa Kỳ.
Ông Biden đã đánh bại ông Trump trong cuộc bầu cử ngày 3/11 với tỷ lê số phiếu cử tri đoàn là 306-232. Cựu phó tổng thống cũng giành được phiếu phổ thông toàn quốc ít nhất là 5,5 triệu phiếu, tương đương 3,6 điểm phần trăm khi các lá phiếu vẫn đang được kiểm đếm.
Chính quyền Trump hiện vẫn chưa công nhận ông Biden là tổng thống đắc cử và ngăn cản nhóm của ông tiếp cận không gian văn phòng chính phủ và nguồn ngân quỹ thường được cung cấp cho chính quyền sắp tới.
Các cố vấn hàng đầu của ông Biden cho biết việc ông Trump từ chối bắt đầu việc chuyển đổi có thể gây nguy hiểm cho cuộc chiến chống virus và ngăn cản kế hoạch phân phối vaccine.
Số ca nhiễm virus corona ở Mỹ hiện đã vượt qua 11 triệu ca vào ngày 15/11, tăng một triệu ca trong vòng một tuần và là mức tăng nhanh nhất kể từ khi đại dịch bắt đầu.
Ông Biden hứa sẽ đặt cuộc khủng hoảng về sức khỏe lên ưu tiên hàng đầu trên cương vị tổng thống.
Ông Ron Klain, người sẽ là chánh văn phòng Nhà Trắng khi ông Biden nhậm chức, cho biết các cố vấn khoa học của ông Biden sẽ gặp công ty dược Pfizer và các nhà sản xuất dược phẩm giấu tên khác trong tuần này.
Tuần trước, Pfizer cho biết loại vaccine viên của họ đã chứng minh hiệu quả hơn 90% trong các thử nghiệm ban đầu, mang lại hy vọng cho việc tiêm chủng rộng rãi trong những tháng tới nhằm giúp kiểm soát đại dịch.
Hôm 16/11, công ty Moderna cho biết vaccine thử nghiệm của họ có hiệu quả 94,5% trong việc ngăn ngừa COVID-19, dựa trên dữ liệu tạm thời từ một thử nghiệm lâm sàng giai đoạn cuối.
Các công ty khác cũng đang trong giai đoạn phát triển các loại vaccine đầy hứa hẹn.
Ông Biden cũng sẽ tiếp tục công việc xây dựng đội ngũ điều hành của mình. Mặc dù bổ nhiệm đầu tiên của ông Biden là ông Klain – một người da trắng – nhưng tổng thống đắc cử tuyên bố rằng chính quyền của ông sẽ “giống như nước Mỹ” và được đại diện bởi phụ nữ và người thiểu số.
Khoảng 46% nhân viên trong nhóm chuyển giao của ông là người da màu, 52% là phụ nữ, CNN trích dẫn dữ liệu do nhóm này cung cấp.
Michigan và Washington có biện pháp khi ca nhiễm ở Mỹ vượt 11 triệu
Michigan và Washington là những tiểu bang mới nhất của Hoa Kỳ đang áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt để tìm cách hạn chế sự lây lan của Covid-19.
Các trường trung học và đại học sẽ ngừng giảng dạy tại chỗ, và nhà hàng bị cấm phục vụ ăn uống bên trong nhà ở Michigan từ thứ Tư.
Nhà hàng ăn uống bên trong nhà cũng bị cấm ở tiểu bang Washington, và các phòng tập thể dục, nhà hát và viện bảo tàng sẽ phải đóng cửa.
Số người bị nhiễm virus corona hiện đã lên đến 11 triệu ca ở Mỹ, với hơn 100.000 ca mới mỗi ngày.
Trung bình mỗi ngày có hơn 900 người chết vì virus, và tổng số tử vong hiện nay ít nhất là 246.210 người.
Chính quyền Trump đã có một giọng điệu lạc quan hôm thứ Sáu, nói rằng họ hy vọng sẽ phân phối 20 triệu liều vaccine đã được phê duyệt trong tháng 12 và mỗi tháng sau đó – mặc dù vaccine vẫn chưa được phê duyệt chính thức.
Tổng thống Donald Trump một lần nữa loại trừ việc đưa Mỹ vào tình trạng phong tỏa, nhưng nhiều tiểu bang đang tự đưa ra các hạn chế của riêng họ khi các ca bệnh tăng nhanh đang đe dọa áp đảo hệ thống chăm sóc sức khỏe của tiểu bang.
Thống đốc các tiểu bang lo lắng ra sao?
Cả hai tiểu bang Michigan và Washington đều có số người nhiễm covid tăng gấp đôi trong những tuần gần đây.
Thống đốc Michigan Gretchen Whitmer nói tiểu bang của bà đang ở “bờ vực” và có thể sớm hứng chịu 1.000 ca tử vong liên quan đến virus corona mỗi tuần trừ khi có hành động.
Ngoài việc đình chỉ giảng dạy trực tiếp và ăn uống bên trong nhà hàng, bà Whitmer cũng ra lệnh đóng cửa các địa điểm giải trí công cộng trong thời gian ba tuần.
Các biện pháp kiềm chế lây lan được thông báo ở tiểu bang Washington có hiệu lực tối thứ Hai và sẽ kéo dài một tháng.
Thống đốc Jay Inslee nói: “Hôm nay, Chủ nhật, ngày 15/11/2020, là ngày sức khỏe cộng đồng nguy hiểm nhất trong 100 năm qua trong lịch sử của tiểu bang chúng ta.”
“Một đại dịch đang hoành hành ở tiểu bang. Nếu không được kiểm soát, nó chắc chắn sẽ dẫn đến tình trạng bệnh viện và nhà xác quá tải; và khiến mọi người không có được những săn sóc y tế thông thường nhưng cần thiết cho các bệnh không phải vì Covid.”
Tình hình những nơi khác ở Mỹ ra sao?
Oregon và New Mexico đã đưa ra các biện pháp chặt chẽ hơn hôm thứ Bảy.
California hôm thứ Sáu đã trở thành tiểu bang thứ hai, sau Texas, có một triệu trường hợp nhiễm Covid, khiến các quan chức địa phương phải tạm dừng nỗ lực mở cửa lại.
Các diễn biến khác:
Các thống đốc đảng Cộng hòa ở Iowa, Ohio, West Virginia, Utah và North Dakota ban hành lệnh đeo khẩu trang
Thống đốc Ohio đe dọa đóng cửa các quán bar và phòng tập thể dục nếu dịch bệnh tồi tệ hơn
Tại Minnesota, quán bar và nhà hàng phải đóng cửa lúc 9 giờ tối, giờ địa phương
Dân cư Wisconsin và Nevada được yêu cầu ở nhà trong hai tuần để tránh phải trở lại các hạn chế
Các thống đốc đảng Dân chủ của California, Oregon và Washington State ban hành cảnh báo về du lịch, không khuyến khích việc đi lại không cần thiết, và yêu cầu mọi người cách ly sau khi du lịch
New York yêu cầu các quán bar và nhà hàng phục vụ rượu đóng cửa trước 22:00 giờ địa phương; các cuộc tụ họp được giới hạn trong vòng 10 người; thành phố cũng có thể đóng cửa các trường học hôm thứ Hai
Thành phố Chicago yêu cầu mọi người ở nhà và các doanh nghiệp không thiết yếu phải đóng cửa trước 23:00 giờ địa phương; các cuộc họp chỉ giới hạn cho 10 người
Thành phố Detroit chuyển tất cả học sinh qua học trực tuyến vì virus tăng đột biến
Indiana tạm dừng lệnh mở cửa trở lại và giới hạn các sự kiện và tụ tập xã hội
Maryland yêu cầu các nhà hàng giảm số thực khách bên trong nhà xuống còn 50%
Quan tâm về mùa nghỉ lễ sắp đến
Các đợt bùng phát đã xảy ra vào mùa xuân và mùa hè theo sau kỳ nghỉ xuân của các trường học ở Mỹ và kỳ nghỉ cuối tuần của Lễ Lao động – vì thế hiện các chuyên gia lo ngại rằng khi Lễ Tạ ơn đến gần vào ngày 26/11, mức tăng đột biến sẽ lại trầm trọng hơn.
Đó là tình huống diễn ra trên khắp biên giới ở Canada, nơi mọi người đã tổ chức Lễ Tạ ơn một tháng trước. Các bác sĩ hàng đầu của nước này nói rằng nghỉ lễ là một phần lý do tại sao các tỉnh và thành phố có những ca nhiễm trùng kỷ lục.
Covid-19: Elon Musk ‘có thể bị nhiễm ở mức vừa phải’
Covid-19: ‘Cuộc sống sẽ lại bình thường từ mùa đông tới’
Cuối cùng chúng ta đã có thuốc chủng ngừa Covid?
Virus corona: ‘Khả năng hai triệu người chết’ ngay cả khi có vaccine
Dữ liệu cho thấy phần lớn Hoa Kỳ có “lây lan cộng đồng” – tình huống mọi người bị nhiễm virus corona mà không có bất kỳ tiếp xúc nào được biết đến với người bệnh.
Các cuộc tụ họp trong nhà có nguy cơ lây lan virus rất lớn và khi các ngày nghỉ lễ sắp đến, mọi người tụ họp quanh nhau để ăn uống, tiệc tùng, việc đeo khẩu trang không khả thi.
Một phân tích từ các nhà nghiên cứu của Viện Công nghệ Georgia cho thấy sác xuất có một cá nhân bị dương tính với Covid ngay cả khi chỉ tập hợp mười người, có thể cao gần 100% ở những vùng bị ảnh hưởng nặng nề nhất của Hoa Kỳ.
Hồi tháng 10, Tiến sĩ Fauci cảnh báo rằng truyền thống “thiêng liêng” của người Mỹ là tụ tập cùng nhau vào Lễ Tạ ơn là “một nguy cơ”.
Tiến sĩ Fauci nói với CBS News:
“Bạn có thể phải mạnh dạn hy sinh cuộc tụ tập xã hội đó, trừ khi bạn khá chắc chắn rằng những người mà bạn đang giao dịch không bị nhiễm bệnh”.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-54956972
Vaccine Moderna thành công, thêm hy vọng chặn COVID-19 cho thế giới
Loại vaccine thử nghiệm của công ty Moderna, với hiệu quả 94,5% trong việc ngăn ngừa COVID-19 theo dữ liệu tạm thời từ một thử nghiệm giai đoạn cuối, giúp công ty này trở thành nhà sản xuất dược phẩm thứ hai của Hoa Kỳ báo cáo kết quả vượt xa mong đợi, Reuters dẫn thông tin từ công ty cho biết hôm 16/11.
Cùng với vaccine của Pfizer, cũng có hiệu quả hơn 90% và đang chờ thêm dữ liệu an toàn và xem xét theo quy định, Hoa Kỳ có thể có hai loại vaccine được phép sử dụng khẩn cấp vào tháng 12 với khoảng 60 triệu liều có sẵn trong năm nay.
Năm tới, chính phủ Hoa Kỳ có thể tiếp cận hơn 1 tỷ liều vaccine chỉ từ hai nhà sản xuất trên, nhiều hơn mức cần thiết cho 330 triệu cư dân của nước Mỹ.
Được phát triển bằng công nghệ mới mRNA, cả hai loại vaccine được xem là công cụ mạnh để chống lại đại dịch đã lây nhiễm cho 54 triệu người trên toàn thế giới và giết chết 1,3 triệu người.
Thông tin về thành công của vaccine xuất hiện đúng vào thời điểm số ca lây nhiễm COVID-19 đang tăng vọt, đạt kỷ lục mới tại Hoa Kỳ và đẩy một số quốc gia châu Âu trở lại tình trạng bị phong toả.
“Chúng ta sẽ có một loại vaccine có thể ngăn chặn COVID-19”, Reuters dẫn lời Chủ tịch Moderna, Stephen Hoge, cho biết trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại.
Phân tích tạm thời của Moderna dựa trên 95 ca nhiễm trong số những người tham gia thử nghiệm được tiêm vaccine. Trong số này, chỉ có 5 trường hợp bị lây nhiễm trong số những người được chủng ngừa, và họ được tiêm hai mũi cách nhau 28 ngày.
Reuters dẫn lời giáo sư miễn dịch học và bệnh truyền nhiễm tại Đại học Edinburgh, Eleanor Riley, nói: “Có nhiều hơn một nguồn vaccine hiệu quả sẽ làm tăng nguồn cung toàn cầu và nếu may mắn, chúng sẽ giúp tất cả chúng ta quay trở lại trạng thái bình thường vào năm 2021”.
Moderna dự kiến sẽ có đủ dữ liệu an toàn cần thiết để được Hoa Kỳ cấp phép trong khoảng tuần tới và công ty dự kiến sẽ nộp đơn xin cấp phép sử dụng khẩn cấp (EUA) trong những tuần tiếp theo.
Cổ phiếu của công ty, vốn đã tăng hơn bốn lần trong năm nay, tăng 15% trong giao dịch tiền thị trường trong khi chứng khoán châu Âu và hợp đồng tương lai của Phố Wall tăng vọt nhờ thông tin cập nhật vaccine. Chỉ số S&P 500 tương lai tăng 1,3%, lên mức cao kỷ lục mới, trong khi STOXX 600 toàn châu Âu đạt trở lại mức cao nhất của cuối tháng Hai.
Cổ phiếu của Pfizer đã giảm 1,7% trong giao dịch tiền thị trường trong khi AstraZeneca của Anh, công ty vẫn chưa công bố bất kỳ kết quả nào từ các cuộc thử nghiệm vaccine giai đoạn cuối, lại giảm 0,7%.
Một ưu điểm chính của vacine Moderna là không cần bảo quản siêu lạnh như của Pfizer, giúp cho việc phân phối dễ dàng hơn.
Moderna hy vọng vaccine sẽ ổn định ở nhiệt độ của tủ lạnh thông thường từ 2 đến 8 độ C (36 đến 48°F) trong 30 ngày và có thể được bảo quản đến 6 tháng ở -20C.
Vaccine của Pfizer phải được vận chuyển và bảo quản ở -70C, loại nhiệt độ điển hình của mùa đông Nam Cực. Nó có thể được bảo quản đến 5 ngày ở nhiệt độ tủ lạnh tiêu chuẩn hoặc lên đến 15 ngày trong hộp vận chuyển nhiệt.
Là một phần của chương trình Operation Warp Speed (chương trình nhằm tăng tốc phát triển vaccine) của chính phủ Hoa Kỳ, Moderna dự kiến sản xuất khoảng 20 triệu liều cho nước Mỹ trong năm nay. Hàng triệu liều trong số này đã được sản xuất và sẵn sàng giao hàng nếu được FDA cho phép.
95 trường hợp mắc COVID-19 tham gia thử nghiệm bao gồm nhiều nhóm chính có nguy cơ cao mắc bệnh nặng, bao gồm 15 trường hợp người lớn từ 65 tuổi trở lên và 20 trường hợp thuộc các nhóm đa dạng về chủng tộc.
Một điều còn chưa biết đối với loại vaccine này và tất cả những vaccine khác hiện đang được thử nghiệm là liệu chúng có ngăn chặn sự lây lan của COVID-19 hay không.
“Nhiều khả năng là vaccine có thể ngăn ngừa triệu chứng bệnh, làm giảm thời gian và mức độ lây nhiễm, và do đó giảm sự lây truyền. Nhưng chúng tôi chưa biết liệu tác động này có đủ lớn để tạo ra bất kỳ sự khác biệt có ý nghĩa nào đối với sự lây lan của virus trong cộng đồng hay không”, Reuters dẫn lời Giáo sư Riley tại Đại học Edinburgh cho biết.
Hoa Kỳ có số ca mắc và tử vong do COVID-19 cao nhất thế giới với hơn 11 triệu ca nhiễm và gần 250.000 ca tử vong.
Moderna đã nhận được gần 1 tỷ đô la tài trợ nghiên cứu và phát triển từ chính phủ Hoa Kỳ và ký một thỏa thuận trị giá 1,5 tỷ đô la cho 100 triệu liều. Chính phủ Hoa Kỳ cũng có thêm lựa chọn cho 400 triệu liều khác.
Công ty hy vọng sẽ sản xuất từ 500 triệu đến 1 tỷ liều vào năm 2021, phân chia giữa các cơ sở sản xuất ở Hoa Kỳ và quốc tế, tuỳ theo nhu cầu.
Moderna cũng cho biết họ sẽ sử dụng dữ liệu của mình để xin cấp phép ở châu Âu và các khu vực khác.
Cơ quan quản lý y tế của châu Âu hôm 16/11 cho biết họ đã đưa ra một “đánh giá tổng hợp” trong thời gian thực đối với vaccine của Moderna, sau các đánh giá tương tự đối với vaccine của Pfizer và AstraZeneca.
Các quốc gia khác như Trung Quốc và Nga đã bắt đầu tiêm chủng. Nga đã cấp phép sử dụng vaccine Sputnik-V COVID-19 trong nước vào tháng 8, trước khi công bố dữ liệu từ các thử nghiệm quy mô lớn. Nước này cho biết vào ngày 11/11 rằng vaccine của họ có hiệu quả 92% dựa trên 20 ca nhiễm trong cuộc thử nghiệm lớn của họ.
Pfizer: Vấn đề trữ đông vaccine giải quyết như thế nào?
Bình luận Vũ Phong
Hiệu quả lên tới 90% và tác dụng phụ phổ biến nhất chỉ là nôn nao, tuy nhiên, vaccine từ hãng dược phẩm Mỹ Pfizer cùng đối tác BioNTech của Đức phải bảo quản ở nhiệt độ cực thấp…
Chỉ vài ngày sau khi hãng dược phẩm Mỹ Pfizer công bố hiệu quả lên đến 90% của vaccine ứng cử viên, Sanofi – công ty dược phẩm của Pháp – đã lên tiếng, nhấn mạnh vaccine của Pháp không cần trữ đông.
Ngày 15/11, chủ tịch Olivier Bogillot của Sanofi đã tuyên bố vaccine của công ty dược phẩm này có thể bảo quản ở nhiệt độ bình thường của tủ lạnh.
Phát ngôn này được đưa ra trong bối cảnh vaccine hiệu quả cao của Pfizer đã được nhiều quốc gia đặt hàng, dự kiến cung cấp 50 triệu liều trên toàn cầu vào cuối năm 2020, và sẽ đạt doanh thu 1,3 tỷ liều trong năm tiếp theo.
Cụ thể hơn, liên minh châu Âu (EU) đã đồng ý mua 300 triệu liều vaccine của Pfizer sau những kết quả tốt trong thử nghiệm. Riêng Anh cũng đã ký thỏa thuận với hãng dược phẩm này để mua 40 triệu liều.
Tuy nhiên, vaccine chống virus Vũ Hán của Pfizer cần được bảo quản ở mức nhiệt độ -112℉ (-80℃) và là một thách thức cho nhiều bệnh viện trên thế giới, kể cả các nước tiên tiến.
Theo cảnh báo của chuyên gia Rachel Silverman thuộc Trung tâm Phát triển Toàn cầu, việc duy trì “dây chuyền siêu lạnh” từ nhà máy đến bệnh viện là “thách thức to lớn ngay cả đối với phương Tây”.
Trả lời cho bài toán này, Pfizer cho biết đã tạo ra loại hộp lạnh với kích thước vali, với không gian đủ cho 1.000 đến 5.000 liều vaccine, thời gian bảo quản lên đến 10 ngày. Thời gian bảo quản của sản phẩm vaccine này lâu nhất là 2 ngày sau khi rã đông.
Hãng dược phẩm Mỹ cũng cho biết mình đang tìm cách để sản xuất và đưa ra thị trường vaccine dạng bột, với khả năng lưu trữ trong điều kiện nhiệt độ phù hợp hơn.
Vũ Phong (tổng hợp)
https://www.ntdvn.com/suc-khoe/pfizer-van-de-tru-dong-vaccine-giai-quyet-nhu-the-nao-102569.html
Sáu trận chiến pháp lý Donald Trump phải đối mặt sau khi mãn nhiệm
Joshua Nevett
Là tổng thống Hoa Kỳ, Donald Trump được hưởng sự bảo vệ đặc biệt khỏi các vụ kiện, dù là hình sự hay dân sự.
Giờ đây, sau khi thất bại trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2020, ông Trump sẽ sớm một lần nữa trở thành một người dân thường.
Điều đó có nghĩa là ông sẽ mất các đặc quyền dành cho tổng thống, và phải đối mặt với cáo buộc của những người đã nộp đơn kiện ông và những công tố viên.
“Một khi ông ấy mãn nhiệm, bầu không khí sẽ thay đổi”, Daniel R Alonso, cựu công tố viên liên bang Mỹ và tiểu bang New York, nói với BBC.
“Ông ta sẽ không còn được núp sau các đặc quyền bảo vệ quyền lực tổng thống để ngăn cản các cuộc điều tra.”
Trump lần đầu nói Biden ‘thắng nhờ kỳ bỏ phiếu gian lận’
TT Trump khởi kiện khi con đường chiến thắng thu hẹp
Một loạt các cuộc điều tra hình sự trên diện rộng ở tiểu bang New York là mối quan tâm pháp lý nghiêm trọng nhất đối với Trump và công ty bất động sản của ông, Trump Organization.
Thêm vào đó, là một loạt các vụ kiện từ cáo buộc lừa đảo của một thành viên gia đình đến quấy rối tình dục của một người phụ trách chuyên mục tư vấn.
Một cơn bão pháp lý đang chờ ông.
Ở đây, chúng tôi xét đến sáu trận chiến pháp lý lớn nhất mà Trump phải đối mặt, xem những vụ kiện này có thể phát triển ra sao.
1) Cáo buộc trả tiền để ém miệng
Những gì chúng ta biết: Người mẫu Playboy Karen McDougal, nữ diễn viên phim khiêu dâm Stormy Daniels và những cáo buộc về âm mưu bắt họ im lặng.
Đây là điểm chính của cái gọi là vụ bê bối trả tiền để ém miệng. Cả hai người phụ nữ đều cho biết họ có quan hệ tình ái với ông Trump và đã nhận tiền để giữ im lặng trước cuộc bầu cử tổng thống năm 2016.
Khi lên tiếng năm 2018, họ đã làm rúng động tình hình chính trị dưới nhiệm kỳ của ông Trump, châm ngòi lửa cho hai cuộc điều tra tội phạm.
Cuộc điều tra thứ nhất tập trung vào việc vi phạm luật liên bang, hoặc quốc gia, và vai trò của Michael Cohen, cựu luật sư cá nhân và là “người chuyên thu xếp” mọi việc của ông Trump.
Bị điều tra, Cohen thừa nhận đã thu xếp các khoản thanh toán tiền cho hai người phụ nữ. Các khoản thanh toán tiền này bị truy tố là vi phạm luật tài trợ tranh cử và Cohen bị kết án ba năm tù năm 2018.
Cohen cáo buộc rằng ông Trump đã “chỉ đạo” cho ông thực hiện các khoản thanh toán nhưng cho đến giờ không có cáo buộc nào chống lại cựu tổng thống.
Tại sao?
Thứ nhất, để buộc tội ông Trump, các công tố viên sẽ cần phải chứng minh rằng ông đã thực sự chỉ đạo Cohen lo các khoản thanh toán đó. Thứ hai, ngay cả khi các công tố viên đã có đủ bằng chứng để buộc tội ông Trump, thì việc truy tố một tổng thống đương nhiệm về tội hình sự liên bang đi ngược lại chính sách của chính phủ Mỹ, theo các chuyên gia luật.
Vậy thì hồ sơ này bị dẹp đi, phải không? Không hẳn là như vậy. Dưới đây là những chi tiết kỹ thuật về vụ kiện.
Nói một cách đơn giản, một cuộc điều tra hình sự thứ hai về các khoản thanh toán vẫn đang được tiến hành ở New York.
Chúng ta biết rằng Luật sư Quận Manhattan, công tố viên Cyrus Vance hiện đang điều tra xem Trump Organization có làm giả hồ sơ kinh doanh liên quan đến các khoản thanh toán hay không.
Điều chúng ta không biết là liệu ông Vance có bất kỳ bằng chứng nào để buộc tội hình sự ông Trump hay không. Đó là vấn đề.
Điều gì có thể xảy ra: Làm sai lệch hồ sơ kinh doanh là một tội nhẹ theo luật tiểu bang New York. Tội nhẹ là một tội nhẹ có thể bị phạt tù đến một năm.
Và giờ chúng ta nói đến cái khó cho công tố viên Vance.
Công tố viên New York mở rộng điều tra ‘hành vi phạm tội’ của Trump
‘Cuộc điều tra Trump-Nga vẫn chưa chấm dứt’
Có thời hạn hai năm để nộp các cáo buộc hình sự cho một tội nhẹ ở New York.
“Vì vậy, bởi vì những khoản thanh toán đó đã xảy ra hơn hai năm trước, có vẻ như [các công tố viên] đã không gặp may,” ông Alonso nhận định.
Tuy nhiên, cũng còn những đường binh khác.
Ở New York, làm giả hồ sơ doanh nghiệp có thể bị coi là trọng tội nếu nó được thực hiện để che giấu các tội khác, chẳng hạn như gian lận thuế.
Trọng tội là những tội nghiêm trọng hơn có thể bị truy tố trong thời gian dài hơn và có thể bị trừng phạt bằng các bản án tù khắc nghiệt hơn.
Tuy nhiên, lộ trình truy tố vẫn chưa chắc chắn. Không rõ liệu ông Trump có thể bị truy tố theo luật New York vì vi phạm luật tài trợ tranh cử hay không – đây là tội liên bang mà Cohen đã bị bỏ tù.
Đây là lúc các hướng điều tra khác của ông Vance sẽ có liên quan.
2) Cuộc điều tra gian lận thuế và ngân hàng
Những gì chúng ta biết: Đó là một “tấn công chính trị”, một luật sư của Trump Organization nói thế về cuộc điều tra của công tố viên Vance vào tháng tháng Tám, 2019.
Nhưng văn bản của luật sư thì sôi sục.
Ông Vance vừa đưa ra yêu cầu cung cấp tài liệu, được gọi là trát đòi hầu tòa. Ông yêu cầu xem nhiều năm hồ sơ tài chính, bao gồm cả Chén Thánh – tờ khai thuế của ông Trump, cho tám năm liên tiếp.
Tòa Tối cao Mỹ ra phán quyết về khai báo thuế của Trump
‘Đau đầu lớn nhất của Trump không phải là Mueller’
Sau đó, ông Trump đã tìm cách chặn trát đòi, lập luận trước tòa rằng nó là hành vi quấy rối chính trị. Vào tháng 10, một tòa án phúc thẩm liên bang không đồng ý với ông Trump, nói rằng hồ sơ khai thuế của ông nằm trong phạm vi điều tra của các công tố viên.
Thật vậy, ông Vance đã nhấn mạnh tầm quan trọng của hồ sơ thuế của ông Trump trong các giấy tờ của tòa án.
Khi yêu cầu hồ sơ khai thuế hồi tháng 8, ông Vance đề cập đến “các báo cáo công khai về hành vi phạm tội có thể xảy ra trên diện rộng và kéo dài tại Trump Organization”, bao gồm các cáo buộc về việc gian lận ngân hàng và gian lận bảo hiểm có thể xảy ra. Một hồ sơ khác của tòa án vào tháng 9 đã đề cập đến gian lận thuế như một tội phạm giả định có thể được thiết lập, nếu bằng chứng được tìm thấy để hỗ trợ nó.
Ở New York, một số loại gian lận thuế có thể bị coi là trọng tội, có thể bị kết án tù dài hạn. Tuy nhiên, hiện tại, “các báo cáo công khai” về những tội ác có thể xảy ra mà văn phòng của ông Vance trích dẫn chỉ là cơ sở để điều tra, không có gì khác.
Điều gì có thể xảy ra: Ông Trump dự kiến sẽ kháng cáo yêu cầu nộp hồ sơ khai thuế tại Tối cao Pháp viện. Ở đó, vấn đề có thể được giải quyết.
Đối với ông Trump, tầm quan trọng của vụ này rất lớn.
Jonathan Turley, giáo sư luật tại Đại học George Washington, nói với BBC:
“Các cuộc điều tra tội phạm quan trọng nhất là những cuộc điều tra về hồ sơ thuế và ngân hàng của ông ta. “Nhưng liệu có một vụ án hình sự hay không thì vẫn chưa rõ.”
Nếu ông Vance có được hồ sơ khai thuế của ông Trump, thì có thể có một vụ án hình sự mà cũng có thể không. Dù thế nào thì công tố viên Vance cũng cần những hồ sơ khai thuế đó để chuyển cuộc điều tra về phía trước.
3) Điều tra gian lận bất động sản
Những gì chúng ta biết: Bộ trưởng Tư pháp New York Letitia James là một cái gai khác với phe của ông Trump.
Kể từ tháng 3 năm 2019, bà James đã dẫn đầu một cuộc điều tra dân sự về việc liệu Trump Organization có phạm tội gian lận bất động sản hay không.
Một lần nữa, gốc rễ của cuộc điều tra này lại dính líu đến Cohen, người vào tháng 2 năm 2019, nói với Quốc hội rằng ông Trump đã thổi phồng giá trị tài sản khối bất động sản của mình để đảm bảo các khoản vay nhưng lại đánh giá thấp chúng để giảm thuế.
Lời khai của Cohen cho bà James cơ sở để tìm kiếm thông tin về đế chế tài sản của ông Trump. Giống như ông Vance, bà James đã phải đấu tranh tại tòa án để có được thông tin đó.
Eric Trump, phó chủ tịch điều hành của Trump Organization và là con trai của tổng thống, đã cáo buộc bà thực hiện đòn “trả thù chính trị”. Mặc dù vậy, ông đã tuân thủ yêu cầu ngồi làm chứng với văn phòng của bà vào tháng 10.
Điều gì có thể xảy ra: Bà James cần thêm lời khai và thông tin để tiếp tục điều tra.
Khi đương nhiệm, ông Trump có thể lập luận rằng ông quá bận rộn để giải quyết các vụ kiện. Bây giờ, ông không thể lấy cớ đó.
Bà James có thể đối xử với ông Trump một cách ít tôn kính hơn, buộc ông phải ngồi để thẩm vấn theo lời tuyên thệ, giống như con trai ông đã phải làm.
“Hầu hết các tòa án sẽ rất dễ dãi với một bị đơn là tổng thống – trong những việc như lập lịch trình. Nhưng họ không đối xử như vậy với một người dân thường,” ông Alonso nói:
Các cuộc điều tra dân sự như thế này có thể dẫn đến các hình phạt tài chính, nếu bằng chứng về hành vi sai trái được tìm thấy. Nếu đúng như vậy, sẽ không thể loại trừ một cuộc điều tra tội phạm khác.
4) Các vụ kiện về trục lợi (Emolument)
Những gì chúng ta biết: ‘Emolument’ là một từ cổ xưa ngày nay hiếm khi được sử dụng, ngoại trừ trong bối cảnh pháp lý. Định nghĩa này còn nhiều tranh cãi, nhưng nó thường được hiểu là trục lợi, tận dụng vị trí của mình để kiếm lợi nhuận hoặc những lợi thế khác.
Vậy điều này có liên quan gì đến ông Trump?
Ông Trump đã bị buộc tội vi phạm các quy tắc chống lại “lạm dụng quyền lực” trong nhiệm kỳ tổng thống của mình. Những quy tắc này, đã được viết vào văn bản pháp lý nền tảng của đất nước, Hiến pháp Hoa Kỳ.
Một trong những điều khoản này yêu cầu tất cả các quan chức liên bang, gồm cả tổng thống, phải có sự đồng ý của Quốc hội trước khi chấp nhận bất kỳ lợi ích nào từ các quốc gia nước ngoài.
Ba vụ kiện dân sự riêng lẻ cáo buộc rằng ông Trump đã không tìm kiếm sự đồng ý đó. Một người cho rằng việc tiếp đón các quan chức nước ngoài tại Khách sạn Quốc tế Trump ở Washington DC là một hành vi vi phạm có thể xảy ra.
Bầu cử Mỹ: Ông Trump có thể làm gì sau khi rời Nhà Trắng?
‘Cuộc điều tra Trump-Nga vẫn chưa chấm dứt’
Ông Trump đã nhiếc móc “điều khoản giả mạo này”, nói rằng các tổng thống đương nhiệm khác cũng trục lợi.
Điều gì có thể xảy ra: Bất kể, các vụ kiện về trục lợi có lẽ sẽ bị bác bỏ hoặc bỏ qua, các chuyên gia pháp lý nói. Một vụ kiện trục lợi do Hạ viện, hiện Dân chủ đang nắm đa số, đưa ra đã bị Tối cao Pháp viện bác bỏ.
“Trục lợi không có khả năng sẽ trở thành cơ sở của bất kỳ hành động tội phạm nào,” ông Turley, một chuyên gia về luật hiến pháp nhận định.
“Các vụ kiện trục lợi liên quan đến việc Trump đang nắm giữ chức vụ, vì vậy một khi ông ấy rời nhiệm sở, cuộc tranh cãi chủ yếu trở nên hàn lâm. Nó phần lớn trở thành không liên quan nữa.”
5) Các vụ kiện về sách nhiễu tình dục
Những gì chúng ta biết: Ông Trump đã bị nhiều phụ nữ cáo buộc có hành vi sách nhiễu tình dục với cáo buộc kéo dài hàng thập niên. Ông Trump đã phủ nhận tất cả các cáo buộc, gọi chúng là “tin giả”, những âm mưu bôi nhọ chính trị.
Nhiều người trong số những người tố cáo đã lên tiếng khi ông Trump đắc cử năm 2016. Ông Trump đã thề sẽ kiện tất cả những người này nhưng vẫn chưa làm như vậy.
Trump bị thêm cáo buộc tấn công tình dục
Trump bênh vực TP Kavanaugh trong cáo buộc sách nhiễu tình dục mới
Thay vào đó, một số người tố cáo đã kiện ông Trump. Hai trong số những phụ nữ đó đã đệ đơn kiện ông Trump vì gọi họ là kẻ nói dối.
E Jean Carroll, người phụ trách chuyên mục lâu năm của tạp chí Elle, là một trong số này. Bà từng cáo buộc Trump cưỡng hiếp mình trong phòng thay đồ tại một cửa hàng bách hóa sang trọng ở Manhattan vào những năm 1990. Ông Trump phủ nhận điều đó và đang phản đối cáo buộc phỉ báng.
Trong đơn kiện của mình, bà Carroll lập luận rằng ông Trump đã nói xấu bà bằng việc nói rằng ông đã không cưỡng hiếp bà vì “bà ấy không phải là mẫu người của tôi”. Vụ kiện của bà nhằm tìm kiếm những thiệt hại không xác định và rút lại các tuyên bố của ông Trump.
Vụ kiện giữa bà Carroll và ông Trump dường như khá đơn giản cho đến tháng 9, khi Bộ Tư pháp Hoa Kỳ xen vào.
Bộ Tư pháp thực hiện một bước bất thường khi tìm cách thay thế bị đơn trong vụ kiện từ ông Trump thành Hoa Kỳ.
Cuối cùng, một thẩm phán liên bang đã ra phán quyết chống lại sự can thiệp của bộ, cho rằng “các cáo buộc không liên quan đến hoạt động chính thức của Hoa Kỳ”.
Điều gì có thể xảy ra: Vụ việc hiện có thể được tiến hành, cho phép các luật sư của Carroll thu thập bằng chứng.
Ví dụ, họ có thể gây áp lực bằng cách đòi xem DNA của ông Trump có trên chiếc váy mà bà Carroll nói rằng bà đã mặc vào thời điểm bị cáo buộc hành hung hay không. Để làm được điều đó, họ sẽ cần mẫu DNA từ ông Trump.
Một vụ kiện phỉ báng tương tự nhưng riêng biệt do Summer Zervos, một cựu thí sinh trong chương trình truyền hình The Apprentice của ông Trump, nộp đơn, cũng có thể đi theo hướng tương tự.
Bà Zervos cáo buộc ông Trump tấn công tình dục bà trong cuộc họp bàn về cơ hội việc làm tại một khách sạn ở Beverly Hills vào năm 2007.
Ông Trump bác bỏ cáo buộc này là “rởm”, cáo buộc bà Zervos bịa đặt để nổi tiếng. Bà Zervos sau đó đã kiện ông tội phỉ báng vào năm 2017, yêu cầu bồi thường thiệt hại ít nhất 3.000 USD.
Ông Trump đã cố gắng bác bỏ vụ việc trong nhiệm kỳ tổng thống. Các luật sư của ông cho rằng, với tư cách là tổng thống, ông nên được miễn nhiễm với các vụ kiện tại tòa án tiểu bang.
“Lập luận đó hoàn toàn bốc hơi vào ngày 20 tháng 1”, Barbara L McQuade, giáo sư luật tại Đại học Michigan, nói với BBC.
“Một khi điều đó xảy ra, chúng tôi chuyển sang giai đoạn khám phá vụ việc và có thể có một số chuyển động ở đó.”
6) Vụ kiện Mary Trump
Những gì chúng ta biết: “Gian lận không chỉ là công việc kinh doanh của gia đình – đó là một cách sống”, đọc dòng đầu tiên trong vụ kiện của Mary Trump chống lại người chú Donald của bà.
Như một câu mở màn, khó có tuyên bố nào có tính cách khinh miệt hơn.
Nó phản ánh sự thù ghét trong cuốn hồi ký mới phát hành của bà Mary Trump, trong đó bà chỉ trích chú của mình là “yêu bản thân quá độ”, kẻ đe dọa cuộc sống của mọi người Mỹ.
Xích mích gia đình cũng mang tính cá nhân và đơn kiện của bà Trump, được đệ trình vào tháng 9, phản ánh sự gay gắt đó.
Trong đó, bà Mary cáo buộc ông Trump và hai anh anh em của ông ta đã lừa gạt đẩy bà ra khỏi tài sản thừa kế đồng thời gây áp lực buộc bà phải từ bỏ lợi ích từ kinh doanh của gia đình.
Bà Trump được thừa hưởng những lợi ích quý giá trong kinh doanh của gia đình khi Fred Trump Jr – cha bà và cũng là anh trai quá cố của cựu tổng thống – qua đời năm 1981 ở tuổi 42. Khi đó bà Trump 16 tuổi.
Theo đơn kiện, ông Trump và các anh chị em của ông “cam kết theo dõi” lợi ích của bà Trump.
“Họ đã nói dối”, đơn kiện nói. “Thay vì bảo vệ lợi ích của Mary, họ đã thiết kế và thực hiện một kế hoạch phức tạp để bòn rút tiền từ lợi ích của bà ấy, che giấu mưu đồ [gian lận] của họ, và lừa dối bà ấy về giá trị thực của những gì bà được thừa kế.”
Vụ kiện đòi bồi thường ít nhất 500.000 đôla.
Điều gì có thể xảy ra: Nhà Trắng nói cuốn sách của bà Trump chứa đầy “sự giả dối”, nhưng ông Trump vẫn chưa trả lời vụ kiện.
Nếu các yêu cầu cung cấp tài liệu và lời khai được đưa ra, ông Trump không thể viện dẫn nhiệm vụ tổng thống của mình như một lý do để từ chối chúng.
Không có công dân Mỹ nào, thậm chí cả tổng thống, có thể đứng trên luật pháp.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-54949603
Chiến dịch tranh cử của ông Trump thu hẹp vụ kiện bầu cử ở Pennsylvania
Chiến dịch tranh cử của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm 15/11 đã bỏ đi một phần quan trọng của vụ kiện mà họ đưa ra nhằm trì hoãn bang Pennsylvania chứng nhận kết quả cuộc bầu cử tổng thống, thu hẹp vụ việc xuống chỉ một số lượng nhỏ phiếu bầu, theo Reuters.
Trong đơn kiện đã được sửa đổi gửi lên tòa án liên bang, chiến dịch tranh cử của ông Trump bỏ đi phần khiếu nại cho rằng các giới chức bầu cử đã ngăn chặn trái phép các quan sát viên theo dõi việc kiểm phiếu gửi qua thư ở Philadelphia và Pittsburgh.
Vụ kiện giờ đây chỉ tập trung vào khiếu nại rằng các quận nghiêng về đảng Dân chủ đã cho phép cử tri sửa lỗi trong các phiếu bầu gửi qua thư của họ và điều này là bất hợp pháp và vi phạm luật của bang. Các giới chức cho biết tranh chấp chỉ ảnh hưởng đến một số lượng nhỏ các lá phiếu trong bang, nơi ứng viên đảng Dân chủ Joe Biden được dự đoán sẽ giành chiến thắng với hơn 60.000 phiếu bầu.
Các giới chức Pennsylvania đã yêu cầu một thẩm phán bãi bỏ vụ kiện của ông Trump, nói rằng các quan sát viên bầu cử được cho phép tiếp cận quá trình xử lý các lá phiếu gửi qua thư và tất cả các quận của bang đều được phép thông báo cho cử tri nếu lá phiếu gửi qua thư của họ bị thiếu, ngay cả khi điều này không bắt buộc phải làm.
Tại Quận Montgomery đông dân của Pennsylvania, chưa đến 100 cử tri đã sửa phiếu bầu bị lỗi kỹ thuật, Reuters dẫn lời chứng của một giới chức quận cho biết tại phiên tòa vào ngày 4/11.
Chiến dịch tranh cử của ông Trump hiện vẫn tiếp tục tìm kiếm lệnh của toà án để ngăn Bộ trưởng Ngoại vụ bang Pennsylvania phê chuẩn kết quả.
Truyền thông và công ty Edison Research nói ông Biden là người chiến thắng ở Pennsylvania, khi số phiếu ở bang này đã giúp ông vượt qua con số 270 phiếu đại cử tri cần thiết để giành chiến thắng. Edison Research hôm 13/11 nói rằng ông Biden đã giành được tổng số 306 phiếu đại cử tri so với ông Trump là 232 phiếu.
Vào Chủ nhật (15/11), ông Trump đưa ra một phát biểu ngắn gọn có vẻ như thừa nhận chiến thắng của ông Biden, nhưng sau đó rút lại và tuyên bố ông sẽ sớm đưa ra những thách thức mới. Chiến dịch của ông Trump đã đưa ra một loạt các vụ kiện kéo dài ở một số bang chiến trường.
Trên trang Twitter hôm Chủ nhật, ông Trump nói nhiều vụ kiện được đệ trình không phải là từ chiến dịch tranh cử của ông.
“Các vụ kiện chính của chúng tôi cho thấy tính vi hiến của cuộc bầu cử năm 2020, và sự phẫn nộ về những điều đã được làm để thay đổi kết quả, sẽ sớm được đệ trình!”, Reuters dẫn lời tổng thống Mỹ viết.
Các chuyên gia pháp lý cho rằng các vụ kiện có rất ít khả năng thay đổi kết quả của cuộc bầu cử. Một cố vấn pháp lý cấp cao của ông Biden gọi các vụ kiện tụng là “sân khấu kịch, không thực sự là các vụ kiện”.
Dự kiến bang Pennsylvania sẽ chứng nhận kết quả bầu cử vào ngày 23/11.
Nhà báo Adam: Hàng triệu người Mỹ sẵn sàng bảo vệ tổng thống Trump và nền cộng hòa
Đại Nghĩa
Nhà báo Mike Adams cho biết ông đã hỏi tất cả những người mà ông gặp rằng họ sẽ đi bao xa để bảo vệ Tổng thống Trump và nền cộng hòa trước sự gian lận phiếu bầu rõ ràng, có tổ chức, bất chấp luật pháp của đảng Dân chủ. Câu trả lời mà ông nhận được không nằm ngoài dự tính, theo Natural News.
“Trong số khoảng 30 người mà tôi đã hỏi trong vài ngày qua – bao gồm một số người mà trước đây tôi không biết – mỗi người trong số họ đều nói với tôi rằng họ sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ nước Mỹ chống lại sự gian lận phiếu bầu trơ trẽn của đảng Dân chủ”, ông Adam cho biết.
Nhà báo của Natural News chia sẻ thêm rằng có người nói với ông: “‘Tôi sẵn sàng bỏ mạng trên đường phố’ để chống lại sự tham nhũng của Đảng Dân chủ và bảo vệ Tổng thống Trump. Khi tôi hỏi tại sao làm thế, người đó trả lời: ‘Nếu chủ nghĩa xã hội chiến thắng, chúng ta đã mất tất cả mọi thứ”.
Theo nhà báo Adams, những người này hoàn toàn hiểu được rằng trong tay chính quyền Biden/Harris, Mỹ sẽ nhanh chóng trở thành Venezuela. Họ hiểu rằng cần phải chiến đầu ngay bây giờ thay vì chờ đợi để bị kiểm soát bởi cộng sản Trung Quốc, thế lực đứng sau đảng Dân chủ tham nhũng.
Tác giả của cuốn sách Food Forensics bán chạy trên Amazon cho hay, những người ông hỏi là cựu quân nhân, nhân viên văn phòng. Ông tin rằng còn hàng triệu người khác chưa từng tham gia chiến đấu nhưng sẵn sàng cầm vũ khí ngay bây giờ để bảo vệ nền Cộng hòa này. Những người đó bao gồm tài xế xe tải, chủ doanh nghiệp và thậm chí cả các chuyên gia cổ cồn trắng trên khắp nước Mỹ.
“Nhiều người trong chúng ta sẵn sàng đặt mạng sống của mình để bảo vệ Hợp chúng quốc Hoa Kỳ chống lại nạn lừa đảo, tham nhũng tràn lan và tệ nạn quỷ quyệt mà đảng Dân chủ đang đại diện. Chúng ta không thể cùng tồn tại với đảng Dân chủ, vì họ là đảng của hận thù, tham nhũng, hủy diệt và không thể hi vọng. Họ sống dựa vào xác chết và sự khủng bố, các phương tiện truyền thông cánh tả không là gì khác ngoài một mặt trận truyền thông khủng bố có tổ chức”, ông Adams viết.
“Chúng ta không muốn thương lượng với cái ác. Chúng ta phải tiêu diệt nó về mặt chính trị và loại bỏ cái ác khỏi xã hội của chúng ta nếu chúng ta muốn được sống trong hòa bình. Tôi sẽ tham gia nỗ lực để bảo vệ quốc gia này”, nhà báo Adams cho biết thêm.
“Giống như hầu hết những người tôi đã hỏi, tôi thà thể hiện lập trường ngay bây giờ cho nhà nước pháp quyền, hơn là cuối cùng sống dưới chế độ chuyên chế của chủ nghĩa xã hội cánh tả. [Để rồi] bị động trước những kẻ côn đồ của chính phủ [thiên tả] lấy cảm hứng từ AOC [Alexandria Ocasio-Cortez, nghị
sĩ đảng Dân chủ cánh tả, kêu gọi lập danh sách những người ủng hộ TT Trump để thanh trừng sau bầu cử] săn lùng [và bắn] tôi bằng một phát đạn vào đầu vì dám yêu tổ quốc”, ông Adams viết.
Ở phần tiếp theo của bài viết, nhà báo Adam tiết lộ, tỷ lệ mua súng để tự vệ theo Tu chính án thứ hai trong mười tháng qua đã tăng đột biến. Có hiện tượng này đơn giản vì những người Cộng hòa biết điều gì sẽ xảy ra nếu chế độ chuyên chế có được chỗ đứng trong quốc gia này, và họ sẽ quyết bảo vệ nước Mỹ tới cùng thay vì đầu hàng chế độ thiên tả.
“Chúng tôi đã sẵn sàng chiến đấu cho nước Mỹ. […]. Hãy gọi cho chúng tôi khi cần thiết. Ngài [Tổng thống] sẽ ngạc nhiên về mức độ sẵn sàng và cam kết của chúng tôi”, nhà báo Adam nhắn nhủ Tổng thống Trump.
It nhất 20 người bị bắt khi những người biểu tình ủng hộ và chống Tổng Thống Trump đụng độ ở Washington
Căng thẳng bùng lên vào đêm thứ Bảy (14/11) khi những người ủng hộ Tổng thống Trump tuần hành phản đối kết quả bầu cử đã đụng độ với những người phản đối tổng thống Trump trên đường phố của thủ đô.
Hàng nghìn người ủng hộ tổng thống Trump đã tập trung trước đó trong ngày và tuần hành vào buổi chiều từ Freedom Plaza đến Tối Cáo Pháp viện. Tại đây các nhà lãnh đạo và lập pháp đảng Cộng hòa đã nói chuyện trước đám đông hầu như không ai đeo khẩu trang.
Vào buổi tối, người ta thấy các nhân viên cảnh sát địa phương mặc đồ chống bạo động, và ít nhất một người đã bị đâm khi một cuộc ẩu đả nổ ra giữa hai nhóm chống và ủng hộ tổng thống Trump, và nạn nhân đang trong tình trạng nguy kịch. Ít nhất 20 người đã bị bắt trong ngày, và hai cảnh sát bị thương. Không rõ liệu những người bị bắt thuộc phe ủng hộ hay chống tổng thống Trump.
Tổng thống Trump dường như theo dõi các diễn biến xảy ra vào ban đêm, và khuyến khích cảnh sát địa phương trong một dòng tweet “hãy tiếp tục làm nhiệm vụ của các bạn và đừng chần chừ !!!”
Trong khi các phụ tá nói rằng tổng thổng Trump bắt đầu nhìn nhận một thực tế rằng ông đã thua Joe Biden, nhưng hành động của tổng thống tấn công vào tính hợp lệ của kết quả bầu cử và việc ông lên tiếng chịu thua đã thúc đẩy các thuyết âm mưu và thông tin sai lệch nở rộ, đặt biệt là trong số những người hâm mộ và ủng hộ ông. (BBT)
https://www.sbtn.tv/it-nhat-20-nguoi-bi-bat-khi-nhung-nguoi-bieu-bie/
Người ủng hộ TT Trump bị đâm vào đầu trong cuộc ‘Tuần hành triệu MAGA’
Bình luận Nguyễn Minh
Một người ủng hộ Tổng thống Trump đã bị tấn công ở quận Columbia, trong cuộc biểu tình ôn hoà lớn ủng hộ vị Tổng thống đương nhiệm của Hoa Kỳ Donald Trump…
“Một trong những người ủng hộ [Tổng thống] Trump bị một người đàn ông mặc đồ đen tấn công tại một cuộc tuần hành. Cảnh sát DC ngay lập tức vào cuộc”, phóng viên độc lập Brendan Gutenschwager viết trong một bài đăng trên Twitter.
Một video clip được phóng viên Gutenschwager chia sẻ, cho thấy một người đàn ông với máu chảy trên mặt cố gắng đứng dậy nhưng không thể.
Một số nhân viên cảnh sát ngay lập tức chạy đến chỗ nạn nhân.
Hàng chục nghìn người đã tham gia vào cuộc biểu tình ôn hòa hay còn gọi là cuộc tuần hành để ủng hộ ông Trump. Vụ tấn công này được cho là hành động bạo lực đầu tiên chống lại những người ủng hộ ông Trump trong cuộc biểu tình.
Phóng viên Jonathan Landay của Reuters cho biết, người đàn ông này đã bị những người phản đối ông Trump đâm vào đầu.
“Những người phản đối đã tấn công một người ủng hộ [Tổng thống] Trump bên ngoài ga tàu Union, đâm vào đầu anh này. Các nhân viên y tế đã điều trị cho [nạn nhân] và anh ấy đã ổn định trở lại”, phóng viên Landay đã đăng trên Twitter.
Hiện chưa có thông tin về danh tính và tổ chức hay nhóm của kẻ tấn công bị nghi ngờ.
Có thông tin cho rằng, những người biểu tình thuộc nhóm Black Lives Matter và Antifa cũng đang tuần hành ở quận Columbia.
Cũng có thông tin về một số cuộc tấn công đơn lẻ chống lại những người ủng hộ Tổng thống Trump, cũng như đã có căng thẳng nảy sinh giữa những người tham gia cuộc tuần hành “Triệu MAGA” và những người phản đối.
Sở Cảnh sát của Washington đã không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận từ The Epoch Times.
Đông đảo người dân đã hội tụ tại Freedom Plaza ở Washington vào thứ Bảy ngày 14/11. Trong khi đó, trên khắp nước Mỹ, các cuộc biểu tình khác cũng diễn ra để thể hiện sự ủng hộ đối với Tổng thống Donald Trump và yêu cầu sự công bằng trong quá trình bầu cử.
Những người tham gia đã tuần hành từ Freedom Plaza đến Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ, cầm các tấm biển với những nội dung khác nhau như: “Ngăn chặn hành vi đánh cắp [bầu cử]”, “Làm cho nước Mỹ công bằng trở lại” và “Trump 2020”.
Trước khi bắt đầu cuộc tuần hành, đám đông đã lắng nghe bài phát biểu của những người ủng hộ Tổng thống Trump bao gồm Dân biểu Louie Gohmert từ bang Texas và người sáng lập thương hiệu My Pillow Mike Lindell. Một số nhân vật nổi bật khác bao gồm Dân biểu Paul Gosar từ Arizona và cựu cố vấn của Tổng thống Trump Sebastian Gorka cũng có trong danh sách phát biểu.
Những người tham gia cuộc tuần hành đã hô vang khẩu hiệu kêu gọi “ngăn chặn đánh cắp [bầu cử]” – đây cũng là tên của phong trào tổ chức sự kiện này. Người tổ chức sự kiện Ali Alexander cho biết, sự kiện là một nỗ lực của một liên minh gồm khoảng một trăm nhà hoạt động và những người có ảnh hưởng nhằm thể hiện “sự ủng hộ đối với Tổng thống Trump cùng các cuộc bầu cử công bằng và kiểm phiếu minh bạch”.
Các sự kiện tương tự, có quy mô nhỏ hơn, đã được tổ chức ở khoảng 50 bang khác trong cùng ngày.
Tổng thống Trump đã viết về các cuộc biểu tình ôn hoà trên Twitter vào ngày 14/11 (giờ Mỹ) rằng, thật cảm động khi “thấy tất cả sự ủng hộ to lớn ở đó, đặc biệt là các cuộc biểu tình ôn hoà đang diễn ra trên khắp đất nước, và một cuộc biểu tình lớn vào thứ Bảy ở D.C”.
Ông Trump đã đi đến sự kiện cùng đoàn xe mô tô của Tổng thống. Ông đã giơ hai ngón tay cái lên để chào những người tham gia cuộc tuần hành.
Nguyễn Minh
Theo Epoch Times tiếng Anh
Luật sư TT Trump: Kết quả bầu cử sẽ bị đảo ngược
Đại Nghĩa
Luật sư Rudy Giuliani của Tổng thống Trump hôm Chủ nhật (15/11) khẳng định rằng kết quả cuộc bầu cử sẽ bị “đảo ngược” và ông có bằng chứng cho thấy “những cỗ máy tham nhũng” đã xóa hàng triệu phiếu bầu cho Tổng thống Trump, New York Post đưa tin.
Trong một cuộc phỏng vấn trên “Sunday Morning Futures” của Fox News, ông Giuliani tuyên bố rằng tổng thống đã thực sự giành được chiến thắng quan trọng ở các tiểu bang mà trước đó giới truyền thông đã xướng tên đối thủ Joe Biden.
“Ở mỗi tiểu bang đó, chúng tôi có quá đủ số phiếu bất hợp pháp được ghi lại để đảo ngược kết quả ở tiểu bang đó”, luật sư Giuliani nói. Ông tuyên bố rằng cuộc bỏ phiếu qua thư không hợp lệ vì thành viên của đảng Cộng hòa không được phép quan sát cuộc kiểm phiếu.
Chiến dịch tái tranh cử của Tổng thống Trump đã gửi một loạt các đơn kiện về việc kiểm phiếu ở các tiểu bang chiến trường. Nhưng một số vụ kiện đã bị bác bỏ vì các thẩm phán tuyên bố cáo buộc gian lận của họ là vô căn cứ hoặc là “tin đồn”.
Nhóm pháp lý của Tổng thống Trump đã gặp khó khó khăn trong một vụ kiện ở Arizona vào thứ Sáu (13/11).
Tuy nhiên, ông Giuliani cho biết chiến dịch đã có đủ bản khai từ các nhân chứng chứng kiến gian lận để làm vô hiệu hàng trăm nghìn phiếu bầu cho đối thủ Joe Biden.
Ông nói: “Chúng tôi đã thu thập đủ bản tuyên thệ từ những người bị đẩy ra ngoài không thể quan sát được (cuộc kiểm phiếu), vì vậy ở mỗi tiểu bang mà Tổng thống thua sít sao, đáng lẽ ra ông ấy đã thắng”.
Tổng thống Trump và các đồng minh của ông liên tiếp cáo buộc về gian lận bầu cử. Ông chủ Tòa Bạch Ốc cáo buộc Dominion Voting Systems, công ty cung cấp thiết bị bầu cử cho 28 tiểu bang, đã xóa hoặc chuyển phiếu bầu của ông sang cho Biden.
“Chúng tôi có bằng chứng nhưng tôi chưa thể tiết lộ”, luật sư Giuliani nói. “Điều này phải được xác thực”, ông cho biết thêm.
Sidney Powell, một luật sư khác của Tổng thống Mỹ, cũng nói rằng ông Trump đã thắng với “hàng triệu phiếu bầu”.
“Tổng thống Trump đã chiến thắng không chỉ bởi hàng trăm nghìn phiếu bầu mà là hàng triệu phiếu bầu”. Tuy nhiên, theo bà Powell, hàng triệu phiếu bầu đó đã bị hệ thống Dominion chuyển đổi sang cho Biden.
“Chúng tôi có rất nhiều bằng chứng”, bà cho biết.
https://www.dkn.tv/the-gioi/luat-su-tt-trump-ket-qua-bau-cu-se-bi-dao-nguoc.html
Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đang hiện thực hóa lời hứa của TT Trump
Đại Nghĩa
Ngay sau khi Bộ trưởng Quốc phòng bị sa thải, người kế nghiệm ông đã có hành động để thực hiện lời hứa của ông Trump.
Có vẻ như cuối cùng đã đến lúc Hoa Kỳ chấm dứt can dự quân sự ở Trung Đông và đưa quân về nước, theo Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Christopher C. Miller vào hôm thứ Bảy (14/11). Người đứng đầu Bộ Quốc phòng mới cho biết sẽ nỗ lực hướng tới việc thực hiện lời hứa của Tổng thống Trump là để Hoa Kỳ thoát khỏi “những cuộc chiến tranh bất tận”, theo tờ Red State.
Trong một tuyên bố bằng văn bản, ông Miller, người được bổ nhiệm sau khi Tổng thống Trump sa thải ông Mark Esper, giải thích rằng Mỹ sẽ tiếp tục cuộc chiến chống lại các tổ chức khủng bố Hồi giáo cực đoan như Al Qaeda và những tổ chức khác, nhưng sẽ ngừng các hoạt động quân sự lớn ở Afghanistan và Iraq, theo Washington Times.
“Nhưng ông ấy cũng nói rõ rằng sứ mệnh của Mỹ phải thay đổi và quân đội Mỹ phải áp dụng vai trò hỗ trợ nhiều hơn ở nước ngoài. Những bình luận này cho thấy ông và các nhà lãnh đạo Lầu Năm Góc khác sẽ nỗ lực tích cực trong vài tháng tới để đưa phần lớn lực lượng Mỹ từ Afghanistan và các quốc gia khác trở về nhà”.
Miller viết: “Khi chúng ta chuẩn bị cho tương lai, chúng ta vẫn cam kết kết thúc cuộc chiến mà Al Qaeda mang đến đất nước chúng ta vào năm 2001. Cuộc chiến này vẫn chưa kết thúc. Chúng ta đang trên đà đánh bại Al Qaeda và các cộng sự của nó, nhưng chúng ta phải tránh sai lầm chiến lược trong quá khứ, là không thể nhìn thấy cuộc chiến đi đến kết thúc. Thật vậy, cuộc chiến này đã kéo dài, sự hy sinh của chúng ta là rất lớn, và nhiều người đang mệt mỏi vì chiến tranh – tôi là một trong số họ – nhưng đây là giai đoạn quan trọng mà chúng tôi chuyển nỗ lực của mình từ vai trò lãnh đạo sang vai trò hỗ trợ”.
“Chúng ta không phải là một dân tộc của chiến tranh vĩnh viễn – nó là phản đề của mọi thứ mà chúng ta và tổ tiên của chúng ta đã chiến đấu”, ông tiếp tục. “Tất cả các cuộc chiến tranh đều phải kết thúc. Chiến tranh kết thúc đòi hỏi sự thỏa hiệp và hợp tác. Chúng tôi đã gặp thử thách; chúng tôi đã cống hiến tất cả. Bây giờ, đã đến lúc trở về nhà”.
Có vẻ như kế hoạch của Tổng thống Trump là cố gắng đưa càng nhiều binh sĩ về nhà càng tốt. Việc tổng thống muốn đưa quân về nước đã vấp phải sự phản đối của các nhà lãnh đạo quân đội. Một số người đã suy đoán rằng chính mâu thuẫn này đã dẫn đến việc Esper bị sa thải. Cựu Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis trước đó cũng đã từ chức vì quyết định rút binh sĩ Mỹ khỏi Syria của Tổng thống Trump.
Vào tháng 2, chính quyền Tổng thống Trump đã ký kết một thỏa thuận hòa bình với Taliban ở Afghanistan. Thỏa thuận nêu rõ Mỹ sẽ rút quân khỏi khu vực chừng nào Taliban không cung cấp nơi trú ẩn an toàn cho những kẻ khủng bố Hồi giáo cực đoan. Mỹ có 12.000 binh sĩ trong nước vào thời điểm thỏa thuận được ký kết. Bây giờ còn khoảng 4.500. Chính phủ tuyên bố rằng con số sẽ là gần 2.500 vào đầu năm tới.
Tuy nhiên, Tổng thống Trump đã tuyên bố rằng ông muốn tất cả các lực lượng trong nước được về nhà vào Giáng sinh, sớm hơn nhiều so với khung thời gian được nêu trong thỏa thuận.
Ứng cử viên tổng thống của Đảng Dân chủ Joe Biden cũng đã nói rằng sẽ làm việc để đưa quân đội về nước nếu ông được bầu. Tuy nhiên, không dễ để tin vào lời hứa này khi các lực lượng ủng hộ chiến tranh trong các Đảng Dân chủ và cả Cộng hòa chắc chắn sẽ gây áp lực buộc ông phải để Mỹ tham gia vào “các cuộc chiến tranh bất tận”.
4 thủ đoạn bất chính của truyền thông khuynh tả nhằm hạ bệ TT Trump
Thanh Ngọc
Mục lục bài viết
Tình trạng tả khuynh ở các chuyên gia truyền thông
Truyền thông chủ lưu đã công kích TT Trump như thế nào?
Thủ đoạn 1: Bôi nhọ, phỉ báng TT Trump và những người ủng hộ ông
Thủ đoạn 2: Làm ngơ trước những thành tích của chính quyền Trump
Thủ đoạn 3: Buộc tội vô căn cứ
Thủ đoạn 4: Tung tin giả
Dân chúng thức tỉnh
Khôi phục trách nhiệm của ngành truyền thông
Truyền thông là tiếng nói của xã hội, chức trách của nó là đưa tin một cách công chính, chuẩn xác và kịp thời về những đại sự trên thế giới, khuông phù chính nghĩa, ức chế cái ác, biểu dương cái thiện. Sứ mệnh đó vượt khỏi tư lợi của cá nhân, công ty và đảng phái. Vậy mà, trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2020, truyền thông chủ lưu đã hoàn toàn thiên vị Joe Biden, câm lặng trước tội ác, vùi dập tiếng nói lương tri. Từ đây, người ta có dịp nhìn nhận lại những thủ đoạn bẩn mà truyền thông khuynh tả bấy lâu nay đã sử dụng để công kích TT Donald Trump.
Joseph Pulitzer, một nhà phát hành báo và là người sáng lập Giải Pulitzer, từng nói: “Nền cộng hòa của chúng ta và báo chí là cùng nhau hưng suy. Báo chí nếu có năng lực, không vụ lợi, hướng đến công chúng, lại có những trí giả được đào tạo tốt, biết lẽ phải và dũng khí để làm theo lẽ phải thì có thể giữ gìn đạo đức công chúng; không có đạo đức công chúng ấy thì cái gọi là chính phủ của dân đều là giả tạo, là trò hề mà thôi. Báo chí mà mỉa mai, yếm thế, vụ lợi, mị dân thì đến một lúc nào đó cũng sẽ tạo nên một dân tộc quỵ lụy, đê hèn như chính nó. Quyền lực xây đắp nên tương lai nền Cộng hòa nằm trong tay chính người làm báo của các thế hệ tương lai”. [1]
Ở xã hội phương Tây ngày nay, truyền thông bị ăn sâu tư tưởng cực tả mà trở thành đại diện chính cho các trào lưu phản truyền thống, phản đạo đức và những xu thế bại hoại như: giải phóng tình dục, phá thai, tôn sùng bạo lực và sử dụng ma tuý… Nó truyền bá những dối trá thù hận, đổ dầu vào lửa cho thói đời xuống dốc. Nhiều hãng truyền thông đã vứt bỏ trách nhiệm đưa tin chân thực, bảo vệ đạo đức, lương tri của xã hội.
Tình trạng tả khuynh ở các chuyên gia truyền thông
Nhà khoa học chính trị Mỹ Tim Groseclose, trong cuốn sách xuất bản năm 2012 mang tên “Dịch chuyển về phía tả: Truyền thông phái Tự do bẻ cong tư tưởng người Mỹ như thế nào” (Left Turn: How Liberal Media Bias Distorts the American Mind), đã dùng phương pháp khoa học chính xác để phân tích khuynh hướng chính trị của truyền thông Mỹ. Các phát hiện của ông cho thấy, khuynh hướng chính trị bình quân của truyền thông Mỹ đã tiến quá gần về phía tự do và cấp tiến – cực kỳ tả khuynh so với khuynh hướng chính trị của người bỏ phiếu thông thường. So với mức bình quân này, những kênh truyền thông được gọi là “chủ lưu” lại tả khuynh còn nghiêm trọng hơn nữa. [2]
Cuốn sách còn giải thích, do đại bộ phận người làm truyền thông đều theo phái tự do, nên khách quan mà nói, đã tạo thành áp lực đối với phái truyền thống trong giới truyền thông. Thiểu số những người theo phái bảo thủ làm trong các công ty truyền thông của phái tự do thì bị coi là “có hơi chút tà ác và không giống người” (mildly evil or subhuman), Groseclose cho biết. Cho dù không bị ép thôi việc, nhưng cũng không dám công khai biểu đạt quan điểm chính trị của mình, càng không thể truyền đạt quan điểm của phái bảo thủ dù là trong báo giấy hay trên truyền hình. [3]
Do xu hướng tả khuynh trên diện rộng của truyền thông, nên những sinh viên mang quan điểm của phái bảo thủ không muốn chọn học ngành báo, tốt nghiệp xong cũng không muốn xin việc trong ngành truyền thông. Những người làm truyền thông loại trừ những quan điểm không phù hợp với khuynh hướng tự do của họ, bởi vậy mà hình thành nên sự cộng hưởng về quan điểm chính trị tả khuynh giữa họ với nhau trong một vòng tròn khép kín. Người trong giới truyền thông coi dân chúng phổ thông là phàm phu tục
tử, ngoan cố, không thay đổi, còn bản thân họ mới là những tinh anh dẫn dắt trào lưu thời đại, có lòng đồng cảm và là phần tử trí thức có lương tri.
Trong những tờ báo và kênh truyền hình lớn, cánh tả chiếm đại đa số, từ chủ sở hữu đến phóng viên và bình luận viên. Khuynh hướng đưa tin đều thể hiện rõ tả khuynh. Trong kỳ bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016, trong 100 tờ báo lớn nhất nước Mỹ, có 57 tờ – với số lượng phát hành vượt quá 13 triệu – công khai ủng hộ ứng viên tổng thống của Đảng Dân chủ, còn ủng hộ ứng viên tổng thống của Đảng Cộng hòa chỉ có hai tờ báo với lượng phát hành chỉ vỏn vẹn 300.000 bản. [4]
Song, truyền thông chủ lưu không nhất định là đại biểu cho ý dân trong giới chủ lưu của xã hội. Một cuộc điều tra vào năm 2016 của Gallup đã chứng minh điểm này. Cuộc điều tra cho thấy, trong dân chúng nước Mỹ thì phái bảo thủ chiếm 36%, vẫn cao hơn phái tự do chiếm 25%. [5] Cũng có nghĩa là, nếu như truyền thông phản ánh chính xác quan điểm của đại bộ phận dân chúng thì truyền thông tổng thể hẳn sẽ không phải là tả khuynh.
Tại sao truyền thông lại tả khuynh đến vậy? Một nguyên nhân rất quan trọng chính là thời những năm 1960, nước Mỹ chịu ảnh hưởng của trào lưu tư tưởng cấp tiến, ồ ạt xảy ra những phong trào xã hội cánh tả quy mô lớn. Những sinh viên phái cấp tiến thời đó sau này tiến vào những lĩnh vực như truyền thông, giới học thuật, xã hội thượng lưu, các cơ quan chính phủ, giới nghệ thuật, từ đó giành được quyền kiểm soát dư luận.
Truyền thông chủ lưu đã công kích TT Trump như thế nào?
Trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016, ứng viên Donald Trump phản đối “đúng đắn chính trị” (political correctness), tuyên bố chủ trương đưa Mỹ từ phía cực tả quay về cánh hữu: quay về với giá trị truyền thống, chế độ pháp trị, giảm thuế để chấn hưng nền kinh tế, khôi phục sự tôn kính và khiêm cung của con người đối với Thần… Những phát ngôn thẳng thắn của ông đã khiến phái tự do hoảng sợ. Bởi vậy, phái tự do, sẵn có truyền thông chủ lưu dưới sự khống chế của nó, đã phát động cuộc công kích TT Trump về mọi mặt trên quy mô lớn.
Thủ đoạn 1: Bôi nhọ, phỉ báng TT Trump và những người ủng hộ ông
Trong chiến dịch tranh cử, truyền thông cánh tả lợi dụng đủ loại phương pháp, vừa cố ý bôi nhọ, phỉ báng Donald Trump, vừa tẩy chay những người ủng hộ ông, gọi họ là kẻ phân biệt chủng tộc, kỳ thị giới tính, kẻ bài ngoại kỳ thị dân nhập cư, lũ da trắng vô giáo dục. Truyền thông làm vậy để thao túng dư luận, hòng chi phối kết quả bầu cử. Trừ một số ít hãng truyền thông, thì gần như 95% các hãng truyền thông liên tục dự đoán Trump nhất định sẽ thua cuộc. Nào ngờ, ông Trump cuối cùng đã đánh bại đối thủ và đắc cử vị trí tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ.
Thủ đoạn 2: Làm ngơ trước những thành tích của chính quyền Trump
Thông thường, cho dù cuộc vận động tranh cử có kịch liệt đến đâu, thì sau khi bầu cử kết thúc, các đảng phái, các nhóm đều nên quay về hoạt động bình thường, truyền thông lại càng nên duy trì chuẩn tắc công chính, lấy lợi ích quốc gia làm trọng, bảo trì nguyên tắc trung lập của truyền thông. Tuy nhiên, sau khi cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016 kết thúc, điều người ta thấy lại là, truyền thông vẫn tiếp tục cuộc vận động tranh cử một cách điên cuồng, thậm chí ôm giữ thái độ một mất một còn, cho dù có tự hủy đi hình tượng của mình trước công chúng.
Đa số kênh truyền thông đều cố ý làm ngơ trước những thành tích của chính quyền Trump, như thị trường cổ phiếu đạt mức cao kỷ lục, thành tựu về ngoại giao của nước Mỹ, tiêu diệt gần như toàn bộ ISIS, tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ xuống mức thấp nhất trong vòng 18 năm qua, nền kinh tế Mỹ khôi phục sức sống…
Thủ đoạn 3: Buộc tội vô căn cứ
Không chỉ có vậy, các hãng truyền thông này còn tận hết mọi khả năng để hạ bệ chính quyền Trump khi đưa ra những buộc tội vô căn cứ. Chẳng hạn, cái gọi là “thông đồng với Nga” được truyền thông khuấy động rùm beng cả lên, nhưng cuộc điều tra của công tố viên đặc biệt cho đến nay vẫn chưa tìm thấy bất kể chứng cớ nào, còn báo cáo của quốc hội đã trực tiếp chỉ ra rằng ông Trump không hề có sự thông đồng nào với Nga. [6]
Thủ đoạn 4: Tung tin giả
Vì để đạt được mục đích công kích TT Trump, truyền thông còn tung ra lượng lớn tin giả. Tháng 12 năm 2017, một hãng truyền hình tin tức lớn đã đình chỉ hai phóng viên kỳ cựu tới bốn tuần không lương và hiệu đính bài báo của họ vì đã ngụy tạo tin giả rằng Trump lệnh cho Michael Flynn liên lạc với Nga. [7] Cuối cùng, hai phóng viên kia bị cưỡng chế rời khỏi đài truyền hình nọ. Nhóm của phóng viên kia trước đây từng đạt thành tích huy hoàng, từng đoạt bốn giải Peabody, 17 giải Emmy, nhưng tin giả đã khiến họ tự hủy hoại thanh danh mà kết thúc chóng vánh.
Khi chỉ trích băng đảng MS-13 khét tiếng, nhất là những thành viên đã vào Hoa Kỳ dưới diện dân nhập cư bất hợp pháp, TT Trump nói: “Chúng không phải là người. Chúng là thú vật, và chúng ta phải hết sức cứng rắn”. Tuy nhiên, các hãng truyền thông lớn ở Mỹ lại lập tức lấy tuyên bố của TT Trump khỏi ngữ cảnh này mà cáo buộc ông nói dân nhập cư bất hợp pháp là thú vật.
Tháng 6 năm 2018, bức ảnh một bé gái người Honduras đang khóc được lưu truyền rộng khắp trên truyền thông và mạng internet. Bé gái này và người mẹ bị Đội Tuần tra Biên giới chặn lại khi tìm cách vượt biên vào Mỹ. Truyền thông loan báo bé gái bị cưỡng chế rời xa mẹ, thừa cơ chỉ trích không kiêng dè TT Trump về chính sách biên giới và không khoan nhượng với dân nhập cư phi pháp. Sau đó, tạp chí Time ghép ảnh bé gái này và ảnh TT Trump làm trang bìa cho cuốn tạp chí, với câu chú thích “Chào mừng đến nước Mỹ”, ý đồ mượn dịp chế giễu ông Trump. Nhưng sau đó, trong một cuộc phỏng vấn, bố của bé gái cho biết, bé gái không hề bị tách khỏi mẹ. [8]
Theo các nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Truyền thông (Media Research Center) về chương trình tin tức buổi tối của ba công ty truyền thông lớn chủ yếu ở Mỹ trong hai năm gần đây phát hiện, ông Trump là trọng tâm trong các bản tin tối của ba hãng truyền hình lớn trong hai năm trước đó, chiếm 1/3 tổng thời lượng các bản tin tối. Trong năm 2017, 90% tin tức về Trump là tiêu cực. Năm 2018, tỷ lệ đưa tin tiêu cực còn lên đến 91%. Báo cáo này kết luận: “Không còn nghi ngờ gì nữa, không một vị tổng thống nào phải hứng chịu tin tức thù địch trong thời gian dài liên tục như vậy như Trump.” [9]
Dân chúng thức tỉnh
Tuy nhiên, dân chúng Mỹ đã nhìn ra dấu hiệu của tin giả. Theo một thăm dò dư luận do Đại học Monmouth tiến hành vào tháng 4/2018, tỷ lệ người Mỹ cho rằng các hãng truyền thông lớn đang đưa tin giả có thời điểm đã tăng từ 63% vào năm trước lên 77%. [10] Năm 2016, một cuộc thăm dò dư luận của Gallup phát hiện, độ tín nhiệm của người Mỹ đối với truyền thông giảm đến mức thấp kỷ lục, số người có sự tín nhiệm “rất cao” hoặc ở mức độ “tương đối” đối với truyền thông chỉ đạt 32%, giảm 8% so với năm trước. [11] Không lạ gì, chủ sở hữu của một hãng truyền thông lớn đau lòng nói: “Tin giả là căn bệnh ung thư của thời đại chúng ta”. [12]
Dựa trên kết quả bầu cử Mỹ mà nhận định thì ông Trump được một nửa dân Mỹ ủng hộ, song truyền thông lại chỉ đứng về một phía; đây là hiện tượng bất bình thường. Trong hoàn cảnh đó, ông Trump bị công kích và lăng mạ vì ông chủ trương quyết liệt khôi phục truyền thống, tư tưởng của ông và tư tưởng phản truyền thống của cánh tả là không thể cùng tồn tại. Sự công kích của truyền thông, nếu có thể khiến công chúng mất tín nhiệm đối với TT Trump, thì họ sẽ đạt được mục đích đằng sau ─ đó là ngăn cản xã hội quay về với truyền thống.
Điều càng khiến người ta lo lắng là, nhiều kênh truyền thông đã trở thành chất xúc tác để khuếch đại ngôn luận của phái cấp tiến, gia tăng mâu thuẫn xã hội, khơi dậy đối lập thù hận, gây chia rẽ trong dân chúng, theo đó mà càng khắc sâu rạn nứt trong xã hội. Cách làm đó có thể nói là đã đi đến mức không kể gì đến luân lý căn bản, không tính đến hậu quả, không ngại dùng phương kế chết thì cùng chết mà tự hủy, để khiến quốc gia lâm vào cảnh cực kỳ hỗn loạn và nguy hiểm.
Khôi phục trách nhiệm của ngành truyền thông
Ma quỷ có thể thống trị truyền thông đến mức độ như thế là vì nó đã lợi dụng các khiếm khuyết về đạo đức của con người: truy cầu danh lợi, vô tri, lười biếng, ích kỷ, lòng trắc ẩn đặt không đúng chỗ, thích tranh đấu v.v. Có những nhà báo tự cho mình là đúng, tự tạo cho mình cái vỏ bọc biết rõ sự thật mà đi ngược lại giá trị truyền thống. Có người vì để thu hút độc giả mà hùa theo cái “nhu cầu của đại chúng” đã sa đọa về đạo đức. Có người vì tiền đồ nghề nghiệp của mình mà hạ thấp tiêu chuẩn. Có người xuất phát từ đố kỵ, thù địch mà biên tạo tin giả. Có người vì vô tri, lười biếng mà nghe theo tin giả. Có người lợi dụng sự thiện lương và lòng trắc ẩn của người khác mà cổ xúy cho cái gọi là công bằng xã hội, dẫn động cả xã hội chuyển dịch sang cánh tả. Có người vì mục đích chính trị, kinh tế mà không từ thủ đoạn nào.
Khôi phục sứ mệnh của truyền thông nghĩa là truyền thông cần theo đuổi cái Chân (chân thực, sự thật). Việc đưa tin về sự thật của truyền thông phải toàn diện và xuất phát từ thành ý. Rất nhiều kênh truyền thông, khi đưa tin về các hiện tượng xã hội, chỉ trình bày một phần sự thật, cách đưa tin cũng khiến dư luận bị lạc hướng, như vậy còn có hại hơn cả nói dối trắng trợn.
Khôi phục sứ mệnh truyền thông nghĩa là truyền thông cần theo đuổi cái Thiện. Cái thiện của truyền thông không phải là lạm dụng lòng trắc ẩn, cũng không phải là phải đạo chính trị, mà là vì lợi ích chân chính lâu dài của nhân loại. Lối thoát của nhân loại không nằm ở thu được bao nhiêu lợi ích kinh tế trong thời gian ngắn, càng không phải những điều không tưởng (utopia). Lối thoát ấy là đi theo con
đường truyền thống của nhân loại có đức tin, nâng cao chuẩn mực đạo đức, cuối cùng có thể “phản bổn quy chân”, quay trở về khởi nguồn tốt đẹp, chân chính của sinh mệnh.
Một kênh truyền thông khiến xã hội coi trọng và gìn giữ đạo đức mới là hành Thiện. Xã hội nhân loại là thiện ác đồng tồn. Trách nhiệm của truyền thông là truyền bá chân tướng, vạch trần tà ác, tuyên dương cái thiện, ức chế cái ác.
Tại Trung Quốc, một đất nước có nền văn hóa cổ xưa, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) từ năm 1999 đã phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công vốn tín ngưỡng vào giá trị phổ quát “Chân – Thiện – Nhẫn”. Cuộc bức hại này đã ảnh hưởng đến hàng triệu người ở quốc gia đông dân nhất thế giới này; nó đã kéo dài gần hai thập kỷ, mức độ thảm khốc không gì trong lịch sử nhân loại có thể so sánh được. Đây không chỉ là cuộc bức hại đối với Pháp Luân Công, mà còn là bức hại đối với giá trị cốt lõi của văn minh nhân loại, là sự tước đoạt tàn ác tự do tín ngưỡng của nhân loại. Song, số lượng và cường độ đưa tin của truyền thông phương Tây lại còn kém rất xa mới tương xứng. Đại đa số kênh truyền thông chủ lưu bị chính quyền ĐCSTQ uy hiếp, dụ dỗ, về đưa tin thì tự kiểm duyệt, giữ im lặng trong cuộc bức hại tín ngưỡng lớn nhất thời đại này, có kẻ thậm chí còn phát tán những vu khống và dối trá của ĐCSTQ, thêm dầu vào lửa cho tà ác, trợ Trụ vi ngược.
Trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2020 có ý nghĩa trọng đại, truyền thông dòng chính phương Tây một lần nữa lại câm lặng trước tội ác đánh cắp bầu cử với quy mô và thủ đoạn chưa từng thấy trong lịch sử, thậm chí còn kiểm duyệt các thông tin tố giác hành vi gian lận, tham nhũng, truỵ lạc của gia đình Biden, nỗ lực vùi dập đương kim TT Donald Trump trong biển thông tin giả dối. Người xưa nói: “Vật cực tất phản”, sự hủ bại của truyền thông dường như đã đến cực điểm, đây cũng chính là lúc sức mạnh chính nghĩa thức tỉnh, mở ra một kỷ nguyên mới cho nước Mỹ và nhân loại.
Tham khảo
[1] Joseph Pulitzer, “Why Schools of Journalism?” The New Republic, October 9, 1930, 283.
[2] Tim Groseclose, Left Turn: How Liberal Media Bias Distorts the American Mind (New York: St. Martin’s Press, 2011).
[3] Như trên, “The Second-Order Problem of an Unbalanced Newsroom,” Chapter 10.
[4] “2016 General Election Editorial Endorsements by Major Newspapers,” The American Presidency Project, http://www.presidency.ucsb.edu/data/2016_newspaper_endorsements.php.
[5] Lydia Saad, “U.S. Conservatives Outnumber Liberals by Narrowing Margin,” Gallup, January 3, 2017, https://news.gallup.com/poll/201152/conservative-liberal-gap-continues-narrow-tuesday.aspx.
[6] Erin Kelly, “Speaker Paul Ryan: ‘No Evidence of Collusion’ between Trump Campaign and Russians,” USA Today, June 7, 2018, https://www.usatoday.com/story/news/politics/2018/06/07/paul-ryan-no-evidence-collusion-between-trump-campaign-russians/681343002/.
[7] Julia Manchester, “Trump: ABC Should Have Fired ‘Fraudster’ Brian Ross,” The Hill, December 8, 2017, http://thehill.com/homenews/administration/364061-trump-abc-should-have-fired-fraudster-brian-ross.
[8] Samantha Schmidt and Kristine Phillips, “The Crying Honduran Girl on the Cover of Time Was Not Separated from Her Mother,” Washington Post, June 22, 2018, https://www.washingtonpost.com/news/morning-mix/wp/2018/06/22/the-crying-honduran-girl-on-the-cover-of-time-was-not-separated-from-her-mother-father-says/?noredirect=on&utm_term=.bd08dbdaf5bc.
[9] Rich Noyes, “TV vs. Trump in 2018: Lots of Russia, and 91% Negative Coverage (Again!),” NewsBusters, March 6, 2018, https://www.newsbusters.org/blogs/nb/rich-noyes/2018/03/06/tv-vs-trump-2018-lots-russia-and-91-negative-coverage.
[10] “‘Fake News’ Threat to Media; Editorial Decisions, Outside Actors at Fault,” Monmouth University Polling Institute, April 2, 2018, https://www.monmouth.edu/polling-institute/reports/monmouthpoll_us_040218/.
[11] Art Swift, “Americans’ Trust in Mass Media Sinks to New Low, Politics,” Gallup, September 14, 2016, https://news.gallup.com/poll/195542/americans-trust-mass-media-sinks-new-low.aspx.
[12] Polina Marinova, “New L.A. Times Owner Tells Readers: ‘Fake News Is the Cancer of Our Times,’” Fortune, June 18, 2018, http://fortune/2018/06/18/los-angeles-times-owner/.
(Bài viết sử dụng tư liệu từ cuốn sách “Ma quỷ đang thống trị thế giới chúng ta” – Chương 13: Truyền thông)
https://www.dkn.tv/the-gioi/4-thu-doan-bat-chinh-cua-truyen-thong-khuynh-ta-nham-ha-be-tt-trump.html
Thông tin về cuộc tuần hành ủng hộ ông Trump: ‘Truyền thông Hoa Kỳ học từ ĐCSTQ rất nhanh’
Tâm Thanh
Vào trưa ngày 14/11, một cuộc tuần hành đông người nhất kể từ khi dịch bệnh xuất hiện, đã diễn ra tại Quảng trường Tự do ở Washington, DC. Hàng trăm nghìn người cho tới triệu người từ khắp nước Mỹ ủng hộ Tổng thống Trump đã kêu gọi chấm dứt đánh cắp cuộc bầu cử.
Khi bằng chứng gian lận trong cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ liên tục được phơi bày, người dân Mỹ đã rất bất bình trước hành vi gian lận của ứng cử viên Đảng Dân chủ Joe Biden và những báo cáo thiên vị của các phương tiện truyền thông chính thống Hoa Kỳ. Do đó, vào thứ Bảy ngày 14/11, người dân từ 50 tiểu bang của Hoa Kỳ đã tập trung tại trung tâm thủ đô Washington DC của Hoa Kỳ để tổ chức một cuộc diễn hành lớn nhằm phản đối cuộc bầu cử bất công và yêu cầu phe cánh tả “ngừng đánh cắp [cuộc bầu cử]” và ủng hộ Tổng thống Trump tái đắc cử.
Những người xuống đường tham gia cuộc diễn hành chống gian lận bầu cử và ủng hộ Tổng thống Trump đến từ các tiểu bang khác nhau, với hy vọng cùng nhau bảo vệ các giá trị truyền thống của nước Mỹ. Toàn bộ sự kiện chật cứng người. Theo sở cảnh sát Washington ước tính rằng, có khoảng 200.000 người. Tuy nhiên, Washington Post đưa tin rằng, “hàng nghìn người ủng hộ Trump đã xuống đường ở trung tâm thành phố Washington hôm nay”.
Vương Đan, một nhà hoạt động dân chủ người Trung Quốc tỏ ra khá bất bình với thông tin mà truyền thông Mỹ đã đưa, theo Sound of Hope.
Ông đã lên tiếng chỉ trích trên Facebook, rõ ràng là hàng trăm nghìn người đã xuống đường biểu tình. Các phương tiện truyền thông chính thống cánh tả ở Hoa Kỳ đã cố tình giảm thiểu số lượng người tham gia biểu tình, giống như cách làm của cảnh sát Hồng Kông. Ông chế nhạo rằng, các phương tiện truyền thông chính thống của Mỹ đã học được từ ĐCSTQ khá nhanh.
Vương Đan cũng chỉ ra rằng, hãng thông tấn Trung ương của Đài Loan cũng đã noi theo báo cáo của Associated Press (AP) , nói rằng “hàng nghìn người ủng hộ Tổng thống Trump đã tuần hành trên các đường phố ở trung tâm Washington DC hôm nay”.
Vương Đan cho biết, video ai cũng có thể xem, ai có kinh nghiệm tụ tập quy mô lớn cũng có thể đánh giá được, chắc chắn không phải chỉ vài nghìn người.
Ông chia sẻ, một số bạn bè của ông đã đến hiện trường, nói rằng có ít nhất hàng trăm nghìn người đã tham gia biểu tình.
Vương Đan cho rằng, các phương tiện truyền thông cánh tả chính thống ở Hoa Kỳ đã hoàn toàn coi thường tư cách và đạo đức nghề nghiệp chỉ vì lập trường đảng phái. Rõ ràng là số phiếu thăm dò của họ trước cuộc bầu cử quá khác biệt so với kết quả thực tế. “Họ đã đánh mất lòng tin của nhiều người, trong đó có tôi”, ông Vương bày tỏ.
Ngoài ra, nhân viên truyền thông kỳ cựu của Đài Loan, bà Tô Thập Ánh cũng chỉ trích trên Facebook rằng, đoàn diễu hành ở Washington DC ủng hộ Tổng thống Trump khá đông “Không có hàng triệu người nhưng cũng có hàng trăm nghìn người tham gia. Nói tóm lại không phải chỉ có vài nghìn người”. Tuy nhiên, truyền thông Mỹ CNN đưa tin “có hàng nghìn người”, và truyền thông Đài Loan cũng theo đó báo cáo “hàng nghìn người”. Bà Tô tố cáo rằng, không lẽ truyền thông Đài Loan khó xác minh tin tức đến như vậy? Có rất nhiều báo cáo và video tự phát trên Internet của người Mỹ gốc Hoa dân chủ, chúng ta đều có thể đánh giá được.
“Ngay cả khi truyền thông Đài Loan không có phóng viên ở Hoa Kỳ, tại sao họ không xem thông tin trên Epoch Times? Tại sao họ phải hòa cùng với tập thể truyền thông cánh tả Mỹ để truyền đạt điều gian dối?”, bà Tô kêu gọi truyền thông Đài Loan không nên chạy theo truyền thông vô lương tâm nữa, nếu không sẽ ngày càng đi chệch hướng, rời xa đạo đức nghề nghiệp.
CNN và Fox News bị người biểu tình ‘xua đuổi’ vì đưa tin sai sự thật
Bình luận Ngọc Trân
Hôm 14/11, hàng chục nghìn người từ nhiều tiểu bang trên khắp Hoa Kỳ đã đến Washington để biểu tình. Ngoài việc ủng hộ Tổng thống Trump và ngăn chặn gian lận bầu cử, người dân cũng đứng lên phải đối các kênh truyền thông chủ lưu đưa tin giả như CNN và Fox News.
Tại cuộc biểu tình hôm 14/11, việc phản đối các kênh truyền thông chính thống của Hoa Kỳ đưa tin giả đã trở thành một chủ đề được nhiều người quan tâm. Người tổ chức cuộc biểu tình nói rằng, các kênh truyền thông đưa tin sai sự thật chính là kẻ thù của người dân. Chỉ có người dân mới có thể quyết định ai là Tổng thống.
Ông nói: “Hiện tại bản chất của Fox News là gì? Là kênh truyền thông giả, các vị không thể quyết định ai là Tổng thống Mỹ, người dân chúng tôi mới có thể quyết định”.
Phát biểu này đã được những người tham gia biểu tình ủng hộ mạnh mẽ bằng cách hô lớn hoặc vỗ tay nhiệt liệt hưởng ứng.
Cũng có người cầm trên tay tấm biển ghi rằng: Hunter ở đâu rồi? hoặc CNN và Fox News thối nát! hoặc những nội dung chất vấn các kênh truyền thông không đưa tin chân thực.
Khi thấy người quay phim của MSNBC không quay cảnh hoành tráng của cuộc biểu tình, mà lại quay cảnh một phóng viên hiện trường ở phía đường ít người, những người biểu tình đã lập tức vây quanh họ và hét lên rằng “tin giả” để bày tỏ sự bất mãn.
Ngoài ra, khi một nhóm phóng viên của CBS phỏng vấn một người cầm lá cờ lớn với nội dung ‘Trump 2020’ rộng khoảng 3m, người dân cũng vây lại chất vấn rằng: Vì sao khi phỏng vấn lại không cho mở cờ ra?
Người đàn ông cầm chiếc cờ lớn có nội dung Trump 2020 đã bị phóng yêu cầu thu cờ phỏng vấn
Khi một nhóm phóng viên của CBS phỏng vấn một người cầm lá cờ lớn với nội dung ‘Trump 2020’ rộng khoảng 3m, người dân cũng vây lại chất vấn rằng: Vì sao khi phỏng vấn lại không cho mở cờ ra?
Ngược lại, nhiều người biểu tình lại giơ ngón trỏ với các phóng viên của hai kênh truyền thông đưa tin trung thực như The Epoch Times và NTD để bày tỏ sự ủng hộ và ngưỡng mộ.
Một người tham gia biểu tình chạy đến ôm phóng viên của The Epoch Times và nói: “Tôi thích những người này, những người này là giỏi nhất”. “Chúa phù hộ nước Mỹ, Chúa phù hộ ông Trump, Chúa phù hộ những người này và The Epoch Times”.
Một người tham gia biểu tình chạy đến ôm phóng viên của The Epoch Times và nói: “Tôi thích những người này, những người này là giỏi nhất”. “Chúa phù hộ nước Mỹ, Chúa phù hộ ông Trump, Chúa phù hộ những người này và The Epoch Times”.
Còn có người dân bày tỏ bất ngờ: “Ồ! Là The Epoch Times”.
Ngọc Trân
Theo NTDTV tiếng Trung
TT Trump chỉ trích Antifa vì tấn công người ủng hộ ông
Thuần Dương
Hàng chục vạn người ủng hộ Tổng thống Trump đã đến với cuộc diễu hành #StopTheSteal (chặn đứng ăn cắp bầu cử) ở Washington, D.C., thu hút sự chú ý đến các vấn đề về việc kiểm phiếu, và bày tỏ sự ủng hộ đối với Tổng thống Donald Trump.
Vào ban ngày, cuộc diễu hành phần lớn diễn ra yên bình với rất nhiều người đến, và Tổng thống đã ghé thăm những người tuần hành. Nhưng đã có một số cuộc tấn công và quấy rối bởi các nhóm Antifa / BLM, bao gồm cả việc quấy rối một gia đình đa chủng tộc có con nhỏ.
Nhưng sau đó khi mặt trời lặn và mọi người bắt đầu chia tay nhau để về nhà, đó là lúc nhiều kẻ thuộc nhóm Antifa / BLM khác nhau bắt đầu thực sự phát điên. Những kẻ đánh nguội cướp cờ, điện thoại hoặc mũ của những người ủng hộ Trump, thậm chí tấn công thực khách trong nhà hàng bằng chai lọ và pháo hoa.
Nhưng sau đó khi tối muộn, các Proud Boys (các chàng trai tự hào) cũng ở trong khu vực bắt đầu chống trả lại các cuộc tấn công của Antifa và xảy ra một số cuộc ẩu đả với họ. Họ thậm chí còn ngăn một người cầm dao và giao cô ta cho cảnh sát.
Nhóm có liên quan đến việc đánh nguội người đàn ông lớn tuổi và ăn cắp điện thoại của ông đã bị bắt giữ, đó là một tin tuyệt vời vì họ đã tham gia vào rất nhiều vụ hành hung theo các video.
Tất nhiên, truyền thông chủ lưu hoàn toàn phớt lờ các cuộc tấn công hoặc gọi đó là “những cuộc ẩu đả” nổ ra giữa những người ủng hộ Trump và “những người phản đối”. Sau đó, khi Proud Boys chống trả lại, truyền thông cố gắng đổ lỗi cho họ gây ra bạo lực.
Xem video : https://twitter.com/i/status/1327757356709634050
Nhưng Tổng thống Donald Trump đã rất tức giận, cáo buộc Antifa và chỉ đích danh Thị trưởng Muriel Bowser đã không làm đủ để bảo vệ người dân vì đó là trách nhiệm của bà ở Washington, và có vẻ như cảnh sát có thể đã làm nhiều hơn hoặc tốt hơn ở các điểm khác nhau trong suốt buổi tối. Cảnh sát đã có mặt ở đó sớm hơn vào ban ngày và ở đó muộn hơn vào buổi tối nhưng trong lúc đó, rất nhiều người đã bị hành hung. Cũng có sự cố này khi cảnh sát bắt những người ủng hộ Trump chống trả lại BLM / Antifa và bị tấn công hết lần này đến lần khác khi cố gắng rời khỏi khu vực.
https://www.dkn.tv/the-gioi/tt-trump-chi-trich-antifa-vi-tan-cong-nguoi-ung-ho-ong.html
Tranh cử Thượng Viện Mỹ: Ứng viên
Cộng Hòa ở Georgia từ chối tranh luận
Trọng Thành
3 phút
Ngày 05/01/2021, tại bang Georgia, Hoa Kỳ, sẽ diễn ra hai cuộc bầu cử quan trọng, quyết định xem phe Cộng Hòa hay phe Dân Chủ kiểm soát được Thượng Viện. Hôm qua, ứng cử viên Cộng Hòa David Perdue tuyên bố từ chối tranh luận với đối thủ.
Thông tín viên Loubana Anaki tường trình từ New York phân tích lý do:
« Cuộc tranh luận trực tiếp lẽ ra sẽ được tổ chức vào ngày 06/12 tới giữa ứng viên Cộng Hòa David Perdue và đối thủ Jon Ossoff. Rút cuộc, thượng nghị sĩ Cộng Hòa đã từ chối lời mời tranh luận, tương tự như ông đã làm cho cuộc bỏ phiếu vòng một ngày 03/11. Quyết định của thượng nghị sĩ Cộng Hòa là đáng chú ý, đó là vì đây là cuộc bỏ phiếu quan trọng đối với bốn năm nhiệm kỳ tổng thống sắp tới, việc phe nào kiểm soát Thượng Viện phụ thuộc vào cuộc bầu cử này.
Đối với một số nhà quan sát, việc từ chối tranh luận là một dấu hiệu cho thấy ứng cử viên thượng nghị sĩ Cộng Hòa không muốn có bất cứ một động thái mạo hiểm nào trước đối thủ. Trong cuộc bỏ phiếu vòng một, ứng cử viên David Perdue về đầu với khoảng cách rất sít sao, không đủ để tuyên bố chiến thắng trước ứng cử viên Jon Ossoff.
Ngày 05/01/2021, mọi cặp mắt đều hướng về bang Georgia, nơi diễn ra hai cuộc bỏ phiếu giành hai ghế thượng nghị sĩ. David Perdue đấu với Jon Ossoff và Kelly Loeffler đấu với Raphaël Warnock.
Hiện tại, phe Cộng Hòa có 50 ghế ở Thượng Viện, phe Dân Chủ có 48 ghế. Nếu đảng Dân Chủ giành thắng lợi trong hai cuộc bỏ phiếu ở Georgia, phó tổng thống tân cử Kamala Harris sẽ là người quyết định cuối cùng, trong trường hợp bỏ phiếu cân bằng tại Thượng Viện. Ngược lại, nếu Thượng Viện nằm trong tay phe Cộng Hòa thì khả năng hành động của chính quyền Biden sẽ bị hạn chế ».
Trước cuộc bỏ phiếu vòng 1 ngày 03/11, ứng cử viên Cộng Hòa bị chỉ trích mạnh mẽ, do rút khỏi cuộc tranh luận với đối thủ Dân Chủ. Thay vì tranh luận, ông David Perdue tham dự một cuộc mít-tinh ủng hộ Donald Trump ở Georgia.
Hôm qua, trả lời CNN, người phụ trách chương trình tranh cử của David Perdu, khẳng định : « Vòng hai của cuộc bầu cử thượng nghị sĩ ở Georgia là phần nối dài của cuộc bỏ phiếu ngày 03/11 », với kết quả ứng viên Cộng Hòa dẫn trước đối thủ hơn 85.000 phiếu.
Về phần mình, ứng viên Dân Chủ tuyên bố trên CNN, là đã chấp nhận lời mời tranh luận của Press Club Atlanta. Trong cuộc mít tinh vận động tranh cử hôm qua, ứng viên Jon Ossoff khẳng định cử tri trông đợi hai ứng viên có một cuộc tranh luận, dù chỉ là tối thiểu.
Thu về hàng triệu đô, Quỹ từ thiện nhà Biden
không chi tiền cho nghiên cứu
Ngọc Mai
Theo New York Post, tổ chức từ thiện ung thư The Biden Cancer Initiative (TBCI) thành lập năm 2017 của cựu phó tổng thống Joe Biden và vợ đã chi hàng triệu đô la Mỹ để trả lương cho nhân viên, nhưng lại không chi tiền để nghiên cứu.
New York Post đưa tin, tổ chức từ thiện The Biden Cancer Initiative đã thu về 4,809,619 USD trong năm tài chính 2017 và 2018 và sử dụng 3.070.301 USD để trả lương trong 2 năm đó. Gregory Simon, chủ tịch của quỹ này, nhận được 429.850 USD trong năm tài chính 2018 (từ 1/7/2018 đến 30/6/2018), theo hồ sơ thuế liên bang gần đây nhất của tổ chức này.
TBCI đã thuê các cựu trợ lý từng làm việc trong đội đặc nhiệm về ung thư của Nhà Trắng dưới thời chính quyền Obama như Simon, người đứng đầu đội đặc nhiệm hoặc Danielle Carnival, cựu tham mưu trưởng đội đặc nhiệm Cancer Moonshot của Obama. Sau khi chuyển sang tổ chức từ thiện của Biden, tiền lương của Simon đã tăng lên gấp đôi, Danielle cũng nhận được số tiền là 258,207 USD vào năm 2018.
Trong 2 năm đầu tiên, tổ chức này đã sử dụng hầu hết số tiền quyên góp thu được để trả lương cho nhân viên, tổ chức hội thảo và chi phí đi lại nhưng không có xu nào được trả để nghiên cứu. Hai năm sau, tổ chức “tạm dừng” hoạt động khi Biden bắt đầu chạy đua tranh cử tổng thống, theo New York Post.
Biden được nhiều kênh truyền thông lớn xướng tên là đắc cử tổng thống 2020 mặc dù các cáo buộc về gian lận bầu cử vẫn chưa được giải quyết thỏa đáng ở nhiều bang chiến trường.
Biden đã công bố một đội đặc nhiệm chống virus Vũ Hán “dưới chính quyền của mình” bao gồm nhiều bác sĩ và chuyên gia. Trong số họ, một vài người từng có những phát biểu đáng lo ngại về các vấn đề sức khỏe.
Ví dụ, tiến sĩ Ezekiel Emanuel, người được chỉ định là cố vấn đội đặc nhiệm chống virus viêm phổi Vũ Hán của Biden, từng viết một bài luận năm 2014, nêu quan điểm rằng, cuộc sống không còn ý nghĩa sau khi bạn 75 tuổi và “sẽ tốt hơn” nếu xã hội và người thân nên để quá trình tự nhiên diễn ra “nhanh chóng và đúng thời điểm”.
Ron Klain, một nhà tư vấn chính trị lâu năm và từng là nhà vận động hành lang, được bổ nhiệm làm chánh văn phòng của Biden. Năm 2014, ông từng phát biểu các cuộc bầu cử ở Mỹ là “gian lận” và hạ thấp mức độ nguy hiểm của đại dịch viêm phổi Vũ Hán đầu năm 2020.
Klain đã ca ngợi Đảng Cộng sản Trung Quốc vì “minh bạch” và “thẳng thắn” trong phản ứng với đại dịch và phản đối lệnh cấm du lịch tới Trung Quốc sớm của Tổng thống Trump trong bối cảnh đại dịch bùng phát.
Hoa kiều ở Canada: ‘Lần này nếu không ủng hộ công lý,
sẽ không có cơ hội thêm nữa!’
Vũ Dương
Hôm thứ Bảy (14/11), người dân tại nhiều tiểu bang của Hoa Kỳ đã tổ chức một cuộc mít-tinh quy mô lớn trên toàn quốc lên án hành vi đánh cắp bầu cử của đảng Dân chủ và nhận được hưởng ứng của người dân trên khắp thế giới. Cùng ngày, hàng chục người Canada gốc Hoa đã tụ tập tại quảng trường Robson bày tỏ sự ủng hộ đối với Tổng thống Trump, theo Epoch Times.
Những người tham gia tuần hành đã giơ cao ngọn cờ Canada, cờ Mỹ, các khẩu hiệu như “Trump 2020” để bày tỏ cảm xúc và nguyện vọng trong tâm của mình. Những người tham gia nhiệt tình và ôn hòa, họ hô vang khẩu hiệu như “Trump tái nhiệm thêm 4 năm nữa”, “Trump 2020”, “Biden phải vào tù”, “Trump tái đắc cử, ĐCSTQ rớt đài”, “Đả đảo ĐCSTQ”. Mọi người phất cờ ủng hộ Tổng thống Trump và diễn hành vòng quanh quảng trường. Cũng có người Tây phương tham dự sự kiện này.
‘Sự việc này liên quan đến thế hệ sau của chúng tôi’
Ông Trương đến từ Trung Quốc đại lục nói với The Epoch Times rằng, mặc dù bản thân ông là công dân Canada, nhưng lần này ông tham gia diễn hành, ủng hộ công lý một cách tự nguyện. Ông cảm khái rằng sau khi đến Bắc Mỹ, được hưởng quyền tự do dân chủ đặc biệt tại nơi đây, nhưng hiện tại bầu cử Mỹ lại có nhiều hiện tượng gian lận, mờ ám và bất công như vậy, hoàn toàn không giống một đất nước dân chủ.
Ông tin rằng Bắc Mỹ đang ở trong một thời kỳ đen tối, nơi mà các phương tiện truyền thông bị thao túng và nhiều người trẻ tuổi bị lừa dối. Ông lo ngại: “Hầu như tất cả các phương tiện truyền thông đều nằm trong tay của cánh tả, và nó không cho phép người dân biết tình hình thực tế! Điều này không khác gì các phương tiện truyền thông của ĐCSTQ?!”.
Vì đã sống ở Trung Quốc hàng chục năm, ông nói rằng ông có kinh nghiệm sâu sắc và có thể phân biệt đúng sai, vì vậy ông sẽ đứng lên và ủng hộ Tổng thống Trump. Ông nhìn nhận rằng: “Nhiều nhóm lợi ích đã cấu kết với nhau để tấn công Tổng thống Trump và bí mật ủng hộ ĐCSTQ, bởi họ phải làm như vậy, thông đồng với ĐCSTQ mới có thể bóc lột 1,4 tỷ người Trung Quốc, bòn rút xương máu của 1,4 tỷ người dân Trung Quốc”.
Đề cập đến ông Trump, người chỉ nhận 1 USD mỗi năm và làm việc hơn 10 giờ đồng hồ mỗi ngày, ông Trương cảm thấy rằng Tổng thống Trump hiện đang ở trong thời điểm khó khăn nhất và cũng là thời điểm đau buồn nhất. Vì những gì Tổng thống Trump làm đều là vì các cử tri, vì lợi ích của nước Mỹ, cũng là vì thế hệ tiếp theo, nhưng hiện ông lại bị tấn công.
“Người như vậy mà chúng tôi không ủng hộ, thế thì chúng tôi ủng hộ ai đây?!”, ông nói, “Lần này nếu chúng tôi không ủng hộ công lý, thì sẽ không có cơ hội thêm nữa!”.
Chặn tin tức, những gã khổng lồ công nghệ giống như công cụ tuyên truyền của ĐCSTQ
David Yan đến từ Trung Quốc và nói rằng, tất cả họ mong muốn ủng hộ Tổng thống Trump bằng hành động, như diễn hành, quyên góp cá nhân ủng hộ đội ngũ Tổng thống Trump, thông qua các phương tiện truyền thông cất lên tiếng nói của người dân.
Sau Ngày Bầu cử 3/11, xuất hiện nhiều cáo buộc gian lận trong kiểm phiếu. Ứng cử viên đảng Dân chủ Joe Biden đã tự tuyên bố thắng cử vào ngày 7/7. Các hãng truyền thông lớn đã kiểm soát dư luận, kiểm duyệt tin tức.
Về việc một số gã khổng lồ công nghệ Internet kiểm duyệt phát biểu của Tổng thống Trump, David Yan nói: “Là một nền tảng trực tuyến, họ không nên chặn tiếng nói của mọi người, nếu không nó giống như công cụ tuyên truyền của ĐCSTQ”.
“Tổng thống Trump không chỉ đối mặt với các kiểm duyệt trực tuyến và sự bao vây của đảng Dân chủ, mà còn bị làm khó dễ bởi các tập đoàn lớn trên thế giới, ĐCSTQ, tinh anh trong giới truyền thông, giới tinh anh trong Hollywood… khiến mọi thứ trở nên khó khăn hơn”, ông lo ngại.
Ông David cho rằng: “Tổng thống Trump lúc này rất cần đến sự ủng hộ của người dân cũng như sự ủng hộ của cả thế giới!”.
Tại sao phải ủng hộ Tổng thống Trump? Ông giải thích: “Không phải chúng tôi ủng hộ bất kỳ đảng phái nào. Hoa Kỳ đã lập quốc hơn 200 năm, xưa nay đều là hai đảng lần lượt nắm quyền, đó là điều bình thường theo sự lựa chọn của cử tri. Nhưng cuộc bầu cử năm nay của Hoa Kỳ hết sức đặc biệt”.
Ông nói tiếp: “Nhiều bằng chứng cho thấy hệ thống kiểm phiếu điện tử trong bầu cử lần này là do ĐCSTQ tạo ra, lãnh sự quán lợi dụng người Hoa lôi kéo phiếu bầu… Như vậy, đó không phải là bầu cử dân chủ nữa, nó cũng giống như ĐCSTQ vậy, chỉ một đảng nắm quyền mà thôi!”.
Ông thở dài: “Mặc dù chúng tôi đang ở Canada, nhưng là người Hoa chúng tôi nên đóng góp một phần sức lực! Nếu không, thế giới này thật sự rất nguy hiểm!”.
Chính phủ lâm thời Peru đối diện với áp lực từ chức
sau khi hai người chết trong các cuộc biểu tình
Tin từ Lima – Vào hôm Chủ nhật (15/11), Tổng thống tạm thời của Peru, ông Manuel Merino đang chịu áp lực từ chức sau khi một nửa thành viên trong chính quyền mới của ông từ chức. Nguyên nhân là đã có hai người chết trong các cuộc biểu tình do chính quyền tổng thống tiền nhiệm Martin Vizcarra bất ngờ bị lật đổ. Đây là các biểu tình lớn nhất trong nhiều thập niên qua, chủ yếu là các cuộc biểu tình ôn hòa nhưng một số đã bị chính quyền đàn áp.
Trước đó quốc hội đã bỏ phiếu vào hôm thứ Hai (9/11) nhằm truất phế tổng thống Vizcarra vì các cáo buộc tham nhũng mà ông phủ nhận. Cuộc rung chuyển chính trị diễn ra trong bối cảnh Peru đang chiến đấu với đại dịch coronavirus và kinh tế nước này được dự đoán sẽ rơi vào khủng hoảng tồi tệ nhất trong một thế kỷ qua.
Những người biểu tình đã tụ tập ở quảng trường trung tâm thành phố Lima chiều hôm thứ Bảy (14/11). Các cuộc biểu tình bắt đầu một cách ôn hòa nhưng xung đột xảy ra khi trời tối. Hai người biểu tình trẻ tuổi đã thiệt mạng trong vụ đụng độ. Sau vụ bạo lực, ít nhất 9 bộ trưởng trong chính quyền tuyên thệ nhậm chức hôm thứ Năm (12/11) đã tuyên bố từ chức.
Trong khi đó ngày càng nhiều người đòi truất phế ông Merino, người từng đứng đầu Quốc hội đã góp phần lật đổ ông Vizcarra và đứng lên nắm quyền hôm thứ Ba (10/11). Chính quyền các khu vực ở Peru đưa ra tuyên bố yêu cầu ông Merino từ chức và chịu trách nhiệm về các hành vi bạo lực đã xảy ra. Ông Merino đã kêu gọi người dân bình tĩnh và cam kết sẽ tổ chức cuộc bầu cử tổng thống mới vào tháng 4/2021. (BBT)
Covid-19 : Thế giới đạt kỷ lục về số ca lây nhiễm
Thanh Hà
Tổ Chức Y Tế Thế Giới báo động số ca lây nhiễm trong một ngày tăng cao kỷ lục : thêm hơn 660.000 bệnh nhân dương tính với virus corona được phát hiện trong ngày 14/11/2020. Trong một tuần lễ hơn 9.500 người trên toàn cầu thiệt mạng vì dịch Covid-19.
Từ đầu mùa dịch tới nay trên thế giới đã có gần 54 triệu bệnh nhân Covid-19, hơn 1,3 triệu ca tử vong. Tại Hoa Kỳ, đại học Johns Hopkins báo động trong chưa đầy một tuần lễ đã có thêm 1 triệu người nhiễm virus corona. Trên toàn quốc có tổng cộng hơn 11 triệu bệnh nhân, và thiệt hại nhân mạng đã vượt ngưỡng 246.000. Thành phố lớn thứ ba của Mỹ là Chicago kể từ hôm nay ban hành trở lại biện pháp phong tỏa.
Tình hình y tế nóng bỏng không kém tại Mêhicô. Quốc gia này vừa thông báo đã có 1 triệu ca nhiễm và đang cận kề ngưỡng 100.000 ca tử vong. Chính quyền vội vã ban hành thêm các biện pháp kiểm soát và ngăn chận dịch khắc khe hơn. Thông tín viên Alix Hardy từ Mêhicô tường trình :
« Đô trưởng Mêhicô ngừng chương trình cho các quán bar mở cửa trở lại tránh để xảy ra tình trạng các bệnh viên bị quá tải. Đây là điều mà đến nay chính quyền đã tránh được.
Mặc dù có dấu hiệu đầu tiên, tương tự như ở châu Âu là số ca lây nhiễm tăng lên thêm vào mùa đông, nhưng các giới chức ở Mêhicô vẫn loại trừ khả năng ban hành lệnh giới nghiêm hay phong tỏa như ở Pháp. Mêhicô là nơi hơn một nửa dân số sống trong hoàn cảnh rất bấp bênh.
Chính vì muốn tránh để kinh tế của cả nước bị tê liệt, thành phố Mêhicô đã rút ra được ba bài học từ sau đợt phong tỏa lần đầu và chọn giải pháp theo dõi, phát hiện các nguồn lây nhiễm. Thí dụ như là theo dõi những người lui tới nhà hàng, đến hỏi từng nhà tại các khu có tỷ lệ lây nhiễm cao để phát hiện các trường hợp và đưa vào bệnh viện càng sớm càng tốt, gia tăng các xét nghiệm. Từ đầu mùa dịch đến nay biện pháp này còn ít phổ biến ở Mêhicô.
Xét nghiệm bằng kháng nguyên là giải pháp nhanh và gọn hơn xét nghiệm PCR và điều này có thể giúp Mêhicô ngăn chặn virus lây lan tốt hơn mà không phải hy sinh các hoạt động kinh tế hay bắt ngành giáo dục tiếp tục phải tạm ngừng hoạt động. Vì tới nay các các trường học vẫn đóng phải đóng cửa tại một quốc gia mà nhiều học sinh không có phương tiện để theo học từ nhà ».
Anh ‘sẽ thịnh vượng’
mà không cần đạt thỏa thuận với EU
Thủ tướng Boris Johnson lặp lại rằng ông “tự tin là Anh Quốc sẽ thịnh vượng” khi đứng ngoài khối EU nếu như một thỏa thuận thương mại hậu Brexit không đạt được với khối này.
Các cuộc đàm phán đã lại bắt đầu tại Brussels hôm thứ Hai, với trưởng đoàn đàm phán Anh nói rằng đã có “tiến triển theo hướng tích cực”.
Brexit: EU và Anh quyết tâm đạt thỏa thuận vào giữa tháng 11
Công dân Anh ‘thích quốc tịch Cyprus vì vấn đề Brexit’
Nhưng Huân tước David Frost nói rằng các “thành tố quan trọng” vẫn chưa đạt được.
Người tương nhiệm của ông, đại diện cho EU, Michel Barnier, nói rằng ông muốn “sự hợp tác trong tương lai phải là cởi mở nhưng công bằng” với Anh Quốc.
Đăng trên Twitter khi các cuộc đàm phán bắt đầu, ông nói thêm: “Chúng tôi vẫn rất quyết tâm, kiên nhẫn và tỏ thái độ tôn trọng”.
Những điểm vướng mắc chính giữa hai bên tập trung vào các quy định cạnh tranh và việc trợ giá của nhà nước đối với các doanh nghiệp, cũng như như quyền đánh bắt cá.
Ngoại trưởng Ireland Simon Coveney nói rằng vẫn còn một “khoảng cách rất rất rộng lớn” trong vấn đề đánh bắt cá mà chưa đạt tiến triển gì kể từ mùa hè tới nay.
Ông nói với RTE: “Cho tới khi chúng tôi có thể tìm được hướng giải quyết cho vấn đề này thì sẽ không thể có được thỏa thuận nào.”
Anh Quốc rời EU vào ngày 31/1 nhưng tiếp tục tuân thủ các quy định của khối cho tới cuối năm nay, trong lúc các cuộc đàm phán vẫn đang diễn ra.
Bất kỳ thỏa thuận nào giữa Anh và EU cũng đều cần được quốc hội các bên chuẩn thuận, do vậy thời gian đang cạn kiệt dần đối với việc đạt và ký kết được thỏa thuận trước ngày 31/12.
Nếu không đạt được thỏa vào thời điểm đó, thương mại giữa hai bên sẽ tuân theo các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), với việc các biểu thuế quan sẽ được áp lên nhiều mặt hàng nhập khẩu và xuất khẩu, khiến chi phí có thể tăng cao.
“Chủ quyền quốc gia”
Chính phủ Anh đang có kế hoạch tái đưa ra chính sách trong tuần này sau khi có những tranh cãi trong nội bộ Downing Street và sự ra đi của một số thành viên chủ chốt, trong đó có ông Dominique Cummings, cố vấn trưởng của Thủ tướng Johnson.
Số 10 Downing Street nói rằng các cuộc thương thuyết tuần này sẽ có mang tính rất “thiết yếu”.
Tuyên bố của chính phủ nói thêm Thủ tướng đã tỏ rõ lập trường rằng, “Chúng ta sẽ không chấp nhận bất kỳ đề xuất nào trong quá trình đàm phán, nếu đó là đề xuất làm suy yếu vị thế của chúng ta như một quốc gia độc lập có chủ quyền.
“Nếu EU không tôn trọng chủ quyền quốc gia của Anh, chúng ta sẽ ra khỏi EU theo các điều khoản Australia, và Thủ tướng tin tưởng rằng chúng ta sẽ thịnh vượng.”
Ông Johnson hiện đang phải tự cách ly trong thời gian 14 ngày sau khi họp với một dân biểu, người sau đó có kết quả xét nghiệm dương tính với Covid-19.
Trong một video do Downing Street thực hiện, ông nói ông đang “trong tình trạng sức khỏe tốt’, “không có triệu chứng gì”, và sẽ “tiếp tục dẫn dắt” từ căn hộ của mình.
https://www.bbc.com/vietnamese/business-54953582
COVID-19: Nguy cơ tử vong cao gấp 30 lần
đối với nhóm người đáng thương tại Anh Quốc
Bình luậnMinh Nhật
Là một cộng đồng vốn chịu nhiều thiệt thòi trong xã hội, nhưng họ chỉ có thể hứng chịu khi đại dịch toàn cầu ập đến…
Theo báo cáo của cơ quan Y tế Công cộng Vương quốc Anh (PHE), người bị thiểu năng trí tuệ có nguy cơ tử vong do virus Corona Vũ Hán cao gấp 30 lần bình thường.
Cụ thể hơn, tỷ lệ tử vong do COVID-19 là 1,2/100.000 người đối với dân số chung; nhỏ hơn rất nhiều so với con số 36,3/100.000 người ở nhóm thiểu năng trí tuệ. Các chuyên gia cho biết đây là so sánh ở độ tuổi từ 18 đến 34.
Nhóm người bị thiểu năng trí tuệ bao gồm người thuộc hội chứng Down, người gặp khó khăn nghiêm trọng trong các vấn đề đọc hiểu, rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD). Các tổ chức từ thiện ước tính có khoảng 1,5 triệu người thiểu năng trí tuệ ở riêng Vương quốc Anh.
Các quan chức cho biết tỷ lệ béo phì và tiểu đường cao hơn rõ rệt ở các nhóm khuyết tật này và làm gia tăng nguy cơ tử vong nếu họ nhiễm virus. Thêm vào đó, những khó khăn đối với họ có thể bao gồm: khó khăn trong việc nhận biết các triệu chứng ban đầu, tuân thủ các biện pháp cách ly xã hội, đeo khẩu trang, cũng như các biện pháp khác
Sau khi COVID-19 bùng phát lần thứ nhất, từ tháng 3 đến tháng 6, các quan chức PHE đã chỉ ra tỷ lệ tử vong chung trong nhóm khuyết tật là 692/100.000. Tỷ lệ này cao gấp 6 lần so của toàn bộ dân số trên nước Anh, 109/100.000 người.
Thống kê trên cũng cho thấy COVID-19 là nguyên nhân dẫn tới 50% số ca tử vong ở nhóm thiểu năng trí tuệ. Cụ thể hơn, trong độ tuổi 18-34, có 38 trường hợp tử vong do COVID-19 (46%) – so với 44 trường hợp tử vong do các nguyên nhân khác; đối với những người trên 75 tuổi, tỷ lệ tương ứng là 123 (58%) so với 89 – vì virus tấn công chủ yếu nhóm người lớn tuổi.
Đáng chú ý là ⅓ số ca tử vong do COVID-19 ở người khuyết tật cũng được ghi nhận tại các cơ sở chăm sóc sức khỏe, báo cáo cho biết.
James Taylor là thành viên cấp cao của tổ chức từ thiện về quyền lợi người khuyết tật Scope, đã nhấn mạnh các con số này là: “kết quả đáng tiếc của việc người khuyết tật bị lãng quên và không được bảo vệ đầy đủ trong cơn khủng hoảng”.
Giáo sư John Newton, giám đốc cải thiện sức khỏe tại PHE, cũng đồng quan điểm: “Thật đáng lo ngại khi một trong những nhóm dễ bị tổn thương nhất của xã hội đã phải chịu đựng quá nhiều trong đợt đại dịch đầu tiên. Chúng ta phải làm mọi thứ có thể để ngăn điều này xảy ra một lần nữa”.
Minh Nhật
– Theo Daily Mail.
Nước Pháp gần chạm ngưỡng
2 triệu ca dương tính Covid-19
Trọng Thành
Cho dù dịch bệnh Covid-19 tại Pháp có chiều hướng chững lại sau hai tuần phong tỏa, tuy nhiên nước Pháp vẫn cảnh giác. Tính cho đến hôm qua,15/11/2020, tổng cộng gần 2 triệu người dương tính với virus corona chủng mới. Chính quyền đang chuẩn bị kế hoạch sớm tiêm chủng cho trên 40 triệu người Pháp.
Tính đến 14 giờ hôm qua, tổng cộng đã có hơn 1,981 triệu người dương tính với virus tại Pháp. Tuy nhiên, theo giới chuyên gia, đa số các chỉ số liên quan đến Covid-19 có chiều hướng cải thiện. Theo số liệu của bộ Y Tế, liên tục từ 10 ngày nay, số lượng ca nhiễm mới liên tục sụt giảm, tỉ lệ người dương tính so với tổng số xét nghiệm cũng giảm xuống. Trên BFMTV hôm nay, bộ trưởng Y Tế Olivier Véran cho biết rất nhiều dấu hiệu có thể cho thấy nước Pháp « đã vượt qua đỉnh dịch ».
Hôm qua, trên toàn quốc, có tổng cộng hơn 27 nghìn ca nhiễm mới, 302 người chết do Covid. Tại Paris, số lượng người phải điều trị tại các khoa hồi sức tiếp tục giảm nhẹ, ngày thứ hai liên tiếp.
Theo báo chí Pháp, hôm nay, chính phủ Pháp đang chuẩn bị kế hoạch đặt 90 triệu liều vac-xin, cho quý một năm 2021, và dự trù 1,5 tỉ euro cho vac-xin trong năm 2021. Vac-xin được coi là phương tiện duy nhất cho phép khống chế về cơ bản dịch bệnh. Ước tính từ 40 đến 47 triệu dân Pháp, tương đương từ 60 đến 70% dân số, phải được tiêm chủng, để bảo đảm dịch bệnh được đẩy lùi.
Covid-19: Ngành sản xuất hoa tươi ở Pháp cầu cứu
Tuấn Thảo
Cũng như ngành khách sạn, ngành trồng hoa ở Pháp nhằm cung cấp cho các tiệm hoa tươi hay các siêu thị lớn đã bị hai đợt phong tỏa tác hại nặng nề. Giới chuyên gia trong ngành đang lo lắng về sự tồn tại của các doanh nghiệp sản xuất cũng như về khối lượng hoa tươi khổng lồ đành phải vứt bỏ sau mỗi tuần bị đóng cửa.
Nửa buồn bã, nửa tức giận. Đó là tâm lý chung, theo nhật báo Le Parisien, của giới sản xuất cũng như các nhà phân phối hoa tươi. Tất cả đều cảm thấy bất lực, khi chứng kiến những cố gắng của họ đều trở nên vô ích, sau khi chính phủ Pháp ban hành quy định buộc các cửa hàng kinh doanh phải đóng cửa, các siêu thị lớn được phép hoạt động nhưng chỉ để bán ‘‘nhu yếu phẩm’’. Riêng tại Pháp, sách truyện cũng như hoa tươi không nằm trên danh sách các sản phẩm ‘‘không thể thiếu’’ trong cuộc sống thường nhật.
Đợt phong tỏa lần thứ nhì kể từ ngày 03/11/2020, theo thời báo kinh tế Les Échos, lại gây nhiều thiệt hại hơn cả lần trước (tính từ trung tuần tháng 03 đến cuối tháng 05/2020), phần lớn cũng vì doanh thu của ngành trồng hoa tươi (cũng như ngành sản xuất cây xanh và hoa kiểng) tuy khá quan trọng vào đầu mùa xuân, nhưng vẫn chưa có thể sánh bằng doanh thu khổng lồ của các dịch vụ ngành hoa tươi nhân dịp những ngày lễ cuối năm.
Noël : Mùa kinh doanh quan trọng nhất trong năm
Đối với ngành sản xuất và phân phối hoa tươi, lịch kinh doanh có một số thời điểm rất quan trọng không thể nào bỏ qua, trong đó có giai đoạn đặc biệt, tuy chỉ diễn ra trong vòng hai tháng (11 và 12) nhưng lại chiếm tới một phần tư doanh thu của cả năm. Nói cách khác, đối với các doanh nghiệp trong ngành, những khoản thất thu trong một năm vẫn có thể gỡ gạc được nhờ các hoạt động buôn bán cuối năm. Thế nhưng, đợt phong tỏa lần này đã làm tiêu tan niềm hy vọng ấy.
Tình trạng bế tắc này đã khiến cho giới chuyên ngành lên tiếng báo động và cầu cứu, yêu cầu chính phủ Pháp giúp đỡ họ một cách hữu hiệu hơn. Theo ông Nicolas Bigot, giám đốc của tập đoàn ‘‘Bigot Fleurs’’, các nhà sản xuất hầu như đã mất hết khách hàng. Các doanh nghiệp nói chung kể cả giới cung cấp (ở khâu thượng nguồn) và các nhà phân phối (khâu hạ nguồn) như ‘‘Monceau Fleurs’’ với hơn 300 cửa hàng bán hoa tươi tại Pháp, đã mất từ 75% đến 90% doanh thu, tức là còn tồi tệ hơn so với lần phong tỏa đầu tiên.
Từ ba đời nay, gia đình của ông Nicolas Bigot làm việc trong ngành trồng hoa, tập đoàn ‘‘Bigot Fleurs’’ quản lý hơn 1.200 nhân viên, nằm trong số 10 doanh nghiệp sản xuất hoa tươi lớn nhất ở Pháp. Tập đoàn này hiện có hai cơ sở hoạt động nằm gần thành phố Le Mans ở vùng Sarthe, chuyên trồng hoa tulip, muguet và hoa huệ. Ngoài ra, ‘‘Bigot Fleurs’’ còn khai thác thêm một đồn điền ở Kenya, cơ sở thứ ba này chủ yếu trồng hoa hồng quanh năm, để cung cấp cho thị trường Pháp.
Bán hàng trực tuyến : liều thuốc chữa bách bệnh ?
Theo báo Le Figaro, trong đợt phong tỏa đầu tiên, riêng trong ngành này, chỉ có các cửa hàng bán hoa tươi bị đóng cửa. Do vậy, các công ty sản xuất vẫn có thể cung cấp cho các nhà bán sỉ và các siêu thị lớn. Nhưng trong đợt phong tỏa thứ nhì, giới sản xuất mất gần như toàn bộ ‘‘nguồn tiêu dùng’’, do 70% khối lượng hoa tươi được đại đa số khách hàng mua tại các siêu thị lớn.
Trong trường hợp của các doanh nghiệp sản xuất hoa tươi, khi lệnh phong tỏa lần thứ nhì được áp dụng kể từ đầu tháng 11, cứ mỗi tuần các công ty này phải vứt bỏ khoảng 200.000 nhánh hoa tươi. Lệnh phong tỏa có khả năng kéo dài thêm và được triển hạn, riêng đối với ‘‘Bigot Fleurs’’, tập đoàn này sẽ buộc phải bán đổ bán tháo cho ngành sản xuất khí sinh học khoảng 6 triệu nhánh tulip và hoa hồng, tức là phải đành chịu thua lỗ đến một triệu rưỡi euro, trong khi doanh thu hàng năm của công ty là 25 triệu euro.
Nếu như trong nhiều ngành khác, các công ty chuyển qua khai thác việc bán hàng trên mạng, thì các dịch vụ trực tuyến vẫn không đủ để bù đắp thiệt hại cho các cửa hiệu bán hoa tươi, nhất là mặt hàng này không thể giữ được lâu. Theo ông Alban Bricout, Phó chủ tịch Liên đoàn các chủ tiệm hoa (FFAF), đa số các công ty do buộc phải đóng cửa cho nên chỉ có thể khuyến khích người mua trên mạng và tặng phí giao hàng tận nhà, hoặc là các cửa hiệu áp dụng hình thức ‘‘click & collect’’ theo đó khách hàng mua hoa trực tuyến rồi đến cửa tiệm để lấy hàng theo khung giờ ấn định. Thế nhưng, việc kinh doanh bằng công nghệ số không phải là liều thuốc chữa bách bệnh. Cho dù có cố gắng cách mấy, các tiệm hoa ở Pháp cũng chỉ thực hiện từ 10% đến 20% doanh thu so với mức bình thường.
2.500 tiệm hoa tại Pháp bị đóng cửa luôn
Theo khảo sát gần đây của Val’hor, liên đoàn quốc gia ngành cung cấp và phân phối hoa tươi và cây kiểng, sau đợt phong tỏa lần đầu tiên vào tháng 03/2020, đã có khoảng 2.500 tiệm hoa, tức 20% trên tổng số 13.000 tiệm hoa tại Pháp đã buộc phải đóng cửa vĩnh viễn. Đợt phong tỏa lần thứ nhì hẳn chắc một lần nữa sẽ gây thêm nhiều nạn nhân kinh tế, ít hay nhiều là còn tùy thuộc vào thời hạn phong tỏa, kéo dài trong bao lâu.
Tình hình lại càng đáng lo ngại vì so với các ngành nghề khác, giới cung cấp và phân phối hoa tươi, cho tới giờ này, cũng ít nhận được trợ cấp của nhà nước. Giá hoa tươi dành cho xuất khẩu cũng tuột dốc dữ dội, Hà Lan Bỉ cũng như Pháp, các thị trường hoa tươi lớn nhất châu Âu, đều không còn nguồn khách hàng, dẫn đến tình trạng dư thừa, hàng tồn kho quá tải, bị mất giá do không còn bán được.
Tình trạng bi quan ấy đã buộc ông Mikael Mercier, chủ tịch liên đoàn quốc gia Val’hor phải lên tiếng. Theo ông, câu hỏi đặt ra không phải là liệu mùa Noël năm nay sẽ còn đủ hoa tươi hay cây kiểng để trang trí trong nhà. Câu hỏi chính là một khi guồng máy vận hành ngành sản xuất và phân phối hoa tươi tại Pháp bị tê liệt đến mức sụp đổ, thì liệu có còn bao nhiêu kẻ bán cho dù có lắm người mua.
Moldova : Ứng cử viên thân châu Âu đắc cử tổng thống
Tú Anh
Bà Maia Sandu, 48 tuổi, trở thành nữ tổng thống đầu tiên của Moldova độc lập vào năm 1991, khi Liên Xô tan rã. Theo kết quả vòng chung kết hôm Chủ Nhật 15/11/2020, nhà chính trị thân Liên Âu được
57% số phiếu so với 43% của đối thủ thân Kremlin, tổng thống mãn nhiệm Igor Dodon. Hơn 90% phiếu của kiều dân Moldova dành cho nữ ứng cử viên đã tạo ra khoảng cách biệt to lớn này.
Từ thủ đô Chisinau, đặc phái viên Sébastien Gobert phân tích :
“Tiếng nổ của pháo hoa vang rền cho đến thật khuya trong đêm Chủ Nhật ở thủ đô Chisinau, thành phố mà Maia Sandu chiếm tỷ lệ cao nhất . Tốt nghiệp đại học Mỹ Harvard, cựu chuyên gia kinh tế của Ngân Hàng Thế Giới, bà đã gây bất ngờ khi đánh bại Igor Dodon, một nhân vật rất năng động.
Chiến thắng này cho thấy cương lĩnh cải cách tự do và bài trừ tham nhũng đã thu hút được đa số cử tri, trong nước cũng như cộng đồng định cư ở hải ngoại. 260.000 người Moldova ở khắp địa cầu, một con số kỷ lục, đã tham gia bỏ phiếu.
Tuy hai bên đều cáo buộc nhau có hành động bất hợp pháp, nhưng kết quả vòng chung kết chứng tỏ bầu cử tại Moldova diễn ra tốt đẹp. Moldova cũng chứng tỏ gắn bó với nền dân chủ và khát vọng đổi mới.
Vấn đề là Maia Sandu phải thực hiện một số công việc khó khăn mà không có đa số tại Quốc Hội : cải cách guồng máy Nhà nước, hệ thống tư pháp, bài trừ tham nhũng, chấn hưng kinh tế, giải quyết xu hướng ly khai ở Transnistria, hội nhập vào Liên Âu và bảo vệ được mối giao hảo với Nga.
Đối với tổng thống tân cử, đắc cử tổng thống chỉ là bước đầu trên con đường dài.”
Vào trưa nay, tổng thống mãn nhiệm Igor Dodon nhìn nhận thất cử và gửi lời chúc mừng đối thủ Maia Sandu.
Tại Litva, đối lập Belarus biểu tình tưởng niệm
người thiệt mạng do bạo lực cảnh sát
Trọng Thành
Hôm qua, 15/11/2020, những người Belarus tham gia phong trào đòi dân chủ biểu tình trước sứ quán Belarus tại Litva, tưởng niệm một người tranh đấu, thiệt mạng do bạo lực cảnh sát hồi tuần trước.
Phóng sự của thông tín viên Marielle Vitureau từ Vilnius :
« Tất cả đều im lặng. Các công dân Belarus tại Litva, với lá cờ Đỏ Trắng, biểu tượng của phong trào tranh đấu quấn quanh mình, một lần nữa tập hợp trên vỉa hè, đối diện với sứ quán Belarus, để phản đối chính quyền của ông Alexandre Loukachenko, bị coi là thủ phạm. Kể từ khi có thông báo về cái chết của người thanh niên Roman Bondarenko, sau khi bị cảnh sát câu lưu, nến được thắp lên dọc theo hàng rào sứ quán Belarus. Một số người mang đến cả hoa hồng màu đỏ và màu trắng.
Anna, một người Belarus tị nạn tại Litva từ hai tuần này, đặt tại đây một tấm chân dung của người thanh niên, mà cô vừa vẽ. Cô cho biết : Tại Minsk, tôi cũng như anh ấy sống gần sát địa điểm được mệnh danh là ‘‘Quảng trường Thay Đổi’’ (nơi phong trào tranh đấu tập hợp hàng tuần). Anh ấy có thể là một người láng giềng của tôi, có thể là một người bạn của tôi. Tôi cảm thấy như mất một người thân thiết.
Anna đến đây biểu tình phản đối, bởi vì cô không thể biểu tình ở tại Minsk. Cô gái Belarus lưu vong tại Litva cho biết : hàng xóm của cô, qua cửa sổ, nhìn thấy lực lượng an ninh mang trang phục màu đen, đón bắt những người chạy trốn. Thật là kinh khủng ! Không thể nào tuần hành được, đàn áp thật là khốc liệt.
Từ Vilnius, lãnh đạo đối lập Svetlana Tikhanovskaia liên tục có các cuộc gặp gỡ với các lãnh đạo châu Âu. Bà kêu gọi thành lập một tòa án nhân dân để xét xử về các tội ác của tổng thống Alexandre Loukachenko ».
Về phía chính quyền Minsk, hôm qua tổng thống Alexandre Loukachenko có lời chia buồn về cái chết của người thanh niên Roman Bondarenko và ra lệnh tiến hành một cuộc điều tra « trung thực và khách quan ».
Bất chấp các đàn áp, biểu tình đòi dân chủ vẫn diễn ra tại Belarus. AFP cho hay, hôm qua, Chủ Nhật 15/11, hàng nghìn người tiếp tục xuống đường tại thủ đô Minsk. Theo truyền thông tại chỗ, cảnh sát đã can thiệp giải tán biểu tình gần như ngay lập tức, vào khoảng 12 giờ, với hơi cay và lựu đạn gây choáng. Theo tổ chức bảo vệ nhân quyền Belarus Viasna, ít nhất 388 người bị cảnh sát câu lưu, trong đó có hai nhà báo.
Người Armenia đốt nhà của mình trước khi
bàn giao ngôi làng của họ cho Azerbaijan
Tin từ Charektar, Azerbaijan – Vào hôm thứ Bảy (14 tháng 11), người dân Armenia tại ngôi làng Charektar đã đốt nhà của chính mình trước khi bàn giao khu vực này cho Azerbaijan. Đây là thỏa thuận hòa bình do Nga làm trung gian sau sáu tuần xung đột giữa các lực lượng dân tộc Armenia và quân đội Azerbaijan trên vùng đất Nagorno-Karabakh và các khu vực xung quanh.
Anh Arsen, một người Armenia tham gia cuộc chiến đấu với quân đội Azerbaijan đã đốt nhà của mình. Charektar là một ngôi làng nhỏ ở huyện Kalbajar của Azerbaijan, giáp với Nagorno-Karaba. Anh cho biết mình và những người khác sẽ không để lại bất cứ thứ gì cho Azerbaijan.
Nagorno-Karabakh được quốc tế công nhận là một phần lãnh thổ của Azerbaijan, nhưng đã bị người Armenia kiểm soát kể từ cuộc xung đột tranh chấp khu vực này vào những năm 1990s. Vào hôm Chủ nhật (15/11), Azerbaijan sẽ quay lại và giành lại quyền kiểm soát khu vực.
Các phóng viên Reuters đã chứng kiến sáu ngôi nhà đã bị đốt ở làng Charektar vào hôm thứ Bảy. Một người đàn ông không tiết lộ tên đã cho biết người Armenia đang di tản nhiều thứ nhất có thể, bao gồm bia mộ của người thân họ.
Hôm thứ Bảy, một số người dân Armenia đã đến thăm khu vực này và đây có thể là lần cuối cùng họ được tới đây. Một phụ nữ đã rơi nước mắt khi chứng kiến cảnh những ngôi nhà bị thiêu rụi. Anh Arsen và vợ dự định cùng 4 đứa con của họ đến Armenia và thuê một căn nhà ở đó để sinh sống. Khi được hỏi tại sao anh và những người dân làng khác phải di tản, anh cho biết mọi người đều sợ Azerbaijan sẽ giết họ. (BBT)
Ý kiến: Campuchia và Lào có thể bị loại khỏi ASEAN
nếu vẫn theo Bắc Kinh
Đại Nghĩa
Hôm 13/11, Nikkei cho đăng bài viết của tác giả Shaun Turton dẫn các bình luận về khối ASEAN và các thành viên mới của tổ chức này như Lào và Campuchia. Theo đó hai quốc gia láng giềng của Việt Nam có thể bị loại nếu theo Bắc Kinh đi ngược lại quyền lợi của khối.
Dưới đây chúng tôi xin gửi tới quý độc giả phần chuyển ngữ những nội dung chính của bài viết này.
Trong cuộc gặp gỡ các nhà ngoại giao Hoa Kỳ vào năm 2007, cố thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu đã đưa ra đánh giá thẳng thắn về một số thành viên mới của ASEAN.
Ông Lý nói, Lào chỉ là “tiền đồn của Trung Quốc” và chính trị của Campuchia đã “quá cá nhân hóa” xoay quanh Thủ tướng kỳ cựu Hun Sen.
Ông Lý nói rằng, ASEAN được thành lập vào năm 1967 với tư cách là một chiến lũy chống lại sự lan rộng của chủ nghĩa cộng sản ở châu Á, vì thế vào những năm 1990 khối không nên vội vàng mở rộng ra ngoài 5 thành viên sáng lập, theo nội dung một bức điện ngoại giao được WikiLeaks công bố.
Năm thành viên sáng lập ASEAN mà ông Lý nói tới là: Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan.
Ông Lý lập luận rằng, trong khi những thành viên mới gia nhập làm “xáo trộn” các giá trị của ASEAN, thì sự trỗi dậy của Trung Quốc đang trở thành một vấn đề lớn. Họ quảng cáo lợi ích từ việc “chia sẻ sự phát triển” của họ để buộc các nước phải lựa chọn trở thành “bạn hay thù”.
Nhiều điểm yếu của ASEAN được ông Lý xác định cách đây 13 năm đã chứng tỏ cố Thủ tướng Singapore là người có tư duy đi trước thời đại. Bởi thực tế cho thấy khi tham vọng của chính quyền Trung Quốc trong khu vực tiếp tục phát triển theo tiên lượng của ông Lý thì căng thẳng giữa các thành viên ASEAN chỉ thêm gia tăng.
Cuối tháng trước, một cựu quan chức cấp cao nổi tiếng của Singapore, ông Bilahari Kausikan, đã khiến các quan chức Campuchia tức giận khi cho rằng nước này và Lào có thể bị loại khỏi ASEAN vì chịu nhận ảnh hưởng của quốc gia ngoài khối, ám chỉ Trung Quốc.
Năm 2012, Campuchia đã có hành động chưa từng có và gây sốc đối với các thành viên ASEAN khi nước này phản đối một tuyên bố chung của khối chỉ vì nó ảnh hưởng tới lợi ích của Bắc Kinh trên Biển Đông.
Theo ông Kausikan, Lào tỏ ra sẵn sàng mềm dẻo hơn thì Thủ tướng Campuchia Hun Sen lại thể hiện rằng ông ta không quan tâm đến lợi ích khu vực.
Nếu Campuchia tiếp tục vượt qua “lằn ranh đỏ” của năm 2012, nước này có thể buộc các đối tác ASEAN phải đưa ra một “quyết định rất cứng rắn”, ông Kausikan dự đoán.
“Nếu bạn muốn trở thành một phần của một tổ chức khu vực, thì bạn không thể hoàn toàn ích kỷ. Sự kiên nhẫn của các thành viên khác không phải là không có giới hạn, và trước nhiều thách thức mà ASEAN đang phải đối mặt, nếu một chi trở nên hoại tử, [thì việc] phải cắt cụt nó có thể là lựa chọn duy nhất để cứu sống [cơ thể]”, ông Kausikan bày tỏ quan điểm.
Trong cuốn sách gần đây của mình, “In the Dragon’s Shadow: Southeast Asia in the Chinese Century” (Dưới bóng Rồng: Đông Nam Á trong kỷ nguyên Trung Quốc), tác giả kiêm nhà báo Sebastian Strangio chỉ ra rằng ảnh hưởng của Trung Quốc đã làm lộ ra những thiếu sót của ASEAN.
Phát biểu với Nikkei Asia, ông Strangio nói rằng nếu xung đột Mỹ-Trung không xảy ra, hiện trạng của ASEAN khó có thể thay đổi nhanh chóng.
Ông Kausikan cho biết ASEAN đã có những thay đổi trong việc biểu quyết sự đồng thuận về vấn đề Biển Đông trong những năm gần đây, từ chỗ nhấn mạnh sự đồng thuận dựa trên tuyệt đối, chuyển sang trạng thái sự đồng thuận sẽ đạt được dựa trên đa số.
ASEAN “đang bắt đầu xác định lại sự đồng thuận để không để một hoặc hai thành viên có quyền phủ quyết”, Kausikan nói. “Đặc biệt là Campuchia nên lưu ý điều này”.
Nhật – Úc chuẩn bị ký kết hiệp ước quốc phòng
Trọng Thành
Nhật – Úc siết chặt hợp tác quốc phòng. Ngày mai, 17/11/2020, lãnh đạo hai bên sẽ chính thức ký kết một thỏa thuận quốc phòng, sau 6 năm thương lượng. Theo giới quan sát, thỏa thuận này sẽ cho phép hai đồng minh trụ cột của Hoa Kỳ tại châu Á, phối hợp chặt chẽ hơn, để đối phó với tham vọng quân sự của Trung Quốc.
Theo hãng tin Anh Reuters, thủ tướng Úc Scott Morrison tới Nhật Bản vào ngày mai, để cùng đồng nhiệm Yoshihide Suga ký kết một thỏa thuận quốc phòng « lịch sử », cho phép quân đội hai bên có các cuộc huấn luyện chung trên lãnh thổ của nhau, cũng như nhiều hoạt động quân sự phối hợp khác.
Thỏa thuận mang tên Hiệp định Tiếp cận Tương hỗ (Reciprocal Access Agreement – RAA). Đây là thỏa thuận quốc phòng đầu tiên của Nhật Bản với một quốc gia khác, với mức độ hợp tác mật thiết, tiếp theo thỏa thuận quân sự với Hoa Kỳ năm 1960, cho phép quân đội Mỹ bố trí các lực lượng hải quân, không quân và lục quân trên lãnh thổ Nhật Bản và nhiều khu vực xung quanh.
Theo một quan chức bộ Ngoại Giao Nhật Bản xin ẩn danh được Reuters trích dẫn, thì « sẽ có thông báo quan trọng từ cuộc hội đàm giữa hai lãnh đạo ». Tokyo và Canberra thắt chặt quan hệ vì lo ngại hoạt động của Trung Quốc trong khu vực, bao gồm việc quân sự hóa ở Biển Đông, tập trận quanh các đảo tranh chấp ở biển Hoa Đông, cũng như nỗ lực gia tăng ảnh hưởng tại nhiều đảo quốc khu vực tây nam Thái Bình Dương. Nhật Bản và Úc là thành viên của liên minh không chính thức Bộ Tứ Ấn Độ – Thái Bình Dương, cùng với Hoa Kỳ và Ấn Độ, với chủ trương bảo vệ một vùng biển « tự do và rộng mở », chống lại tham vọng bành trướng của Trung Quốc.
Chính quyền Bắc Kinh theo dõi sát các động thái hợp tác quốc phòng Nhật – Úc. Tờ Hoàn Cầu Thời Báo, ấn bản Anh Ngữ, hôm 11/11, cũng thừa nhận kể từ khi ông Suga đảm nhiệm chức thủ tướng, từ hai tháng nay, các hợp tác an ninh – quốc phòng Nhật – Úc tiếp tục được đẩy mạnh, và trong cuộc thượng đỉnh giữa thủ tướng hai nước trong tháng này, hai bên sẽ đưa ra các quyết định quan trọng.
Qualcomm nhận được giấy phép từ chính phủ Hoa Kỳ
để bán chip 4G cho công ty Huawei của Trung Cộng
Vào thứ sáu (ngày 13 tháng 11), Qualcomm đã nhận được giấy phép từ chính phủ Hoa Kỳ để bán chip điện thoại di động 4G cho công ty Huawei của Trung Cộng, một sự miễn trừ đối với các hạn chế thương mại mà Hoa Kỳ áp đặt trong bối cảnh căng thẳng gia tăng với Trung Cộng.
Qualcomm và tất cả các công ty bán dẫn khác của Hoa Kỳ đã buộc phải ngừng bán hàng cho Huawei vào tháng 9 sau khi các hạn chế thương mại của Hoa Kỳ đối với Trung Cộng có hiệu lực. Trước đây, Huawei là một khách hàng tương đối nhỏ của Qualcomm. Huawei đã sử dụng chip do chính họ thiết kế trong các thiết bị cầm tay flagship của họ, nhưng lại sử dụng chip Qualcomm trong các mẫu mã giá thấp hơn.
Tiềm năng của Huawei trong việc tự thiết kế chip đã bị cản trở vào tháng 9 khi các hạn chế thương mại của Hoa Kỳ đã chặn quyền truy cập của công ty này đến các phần mềm thiết kế chip và các công cụ chế tạo khác.
Các nhà phân tích trong ngành tin rằng kho dự trữ chip của Huawei được mua trước khi lệnh cấm hết hiệu lực vào đầu năm sau, làm tê liệt hoạt động kinh doanh điện thoại thông minh của hãng.
Nhà phân tích Stacy Rasgon của Bernstein cho biết giấy phép của Qualcomm sẽ có “tác động hạn chế” vì nó chỉ bao gồm chip 4G trong khi người tiêu dùng đang chuyển sang các thiết bị 5G mới hơn. Ông Rasgon cho biết vẫn chưa rõ liệu các viên chức Hoa Kỳ có cấp giấy phép cho chip điện thoại thông minh 5G của Qualcomm hay không. Intel cũng cho biết họ đã có giấy phép bán cho Huawei. (BBT)
Đài Loan và Hồng Kông: Hậu thuẫn của Trump
thách thức chính sách TQ của Biden
Mai Vân
Những hành động được đánh giá là quyết liệt đối với Trung Quốc của tổng thống Mỹ Donald Trump trên vấn đề Đài Loan và Hồng Kông đã được dư luận tại hai vùng lãnh thổ này rất tán thưởng, đặc biệt là Đài Loan.
Theo giới quan sát, những gì mà chính quyền Trump đã làm cho Đài Loan và Hồng Kông sẽ “sớm đặt ra những thách thức cho ông Joe Biden”, như nhận định của hãng tin Mỹ Bloomberg ngày 13/11/2020, trong việc triển khai chính sách Trung Quốc. Lý do là vì ông không thể tỏ ra yếu đuối hơn người tiền nhiệm.
Trong cuộc điều tra dư luận của hãng thăm do Anh Quốc YouGov, công bố ngày 15/10 vừa qua trước cuộc bầu cử tại Mỹ, có đến 42% người Đài Loan được hỏi hy vọng ông Trump đắc cử, trong lúc người chọn ông Biden chỉ là 30%.
Tại Hồng Kông, tỷ lệ ủng hộ ông Trump – dù không bằng ông Biden – cũng lên đến 36%, cao hơn hẳn so với phần còn lại ở Châu Á, chỉ từ 24% ở Philippines, cho đến 9% ở Malaysia.
Một số người thuộc phe dân chủ Hồng Kông cuồng nhiệt ủng hộ Trump
Một chi tiết lý thú được nhật báo Anh Quốc The Guardian ngày 12/11 ghi nhận, là sau ngày bầu cử 03/11, một số người thuộc các nhóm đấu tranh cho dân chủ tại Hồng Kông đã tỏ thái độ hoàn toàn ủng hộ ông Trump trong cố gắng phủ nhận thắng lợi của ông Biden và ồ ạt tấn công những ai dám nghi ngờ “chiến thắng” của đương kim chủ nhân Nhà Trắng.
Nhật báo Anh Ngữ The Hong Kong Free Press của phe dân chủ Hồng Kông chẳng hạn, đã bị “ném đá” dữ dội vì đã đăng một bài xã luận ngày 10/11 khen ông Biden: “Tổng thống Biden sẽ sát cánh cùng Hồng Kông hiệu quả hơn Trump từng làm”.
Ngược lại, tờ báo Apple Daily của tỉ phú Lê Trí Anh (Jimmy Lai), một gương mặt của phong trào dân chủ Hồng Kông thì công khai ủng hộ ông Trump, và từng dự doán ông đắc cử. Tuy nhiên, khi đưa tin về bầu cử Mỹ sau đó một cách khách quan thì nhiều nhà báo của tờ này lại bị đả kích là “lộ mặt thật”, bám theo Biden.
Trả lời Bloomberg, một nhà đấu tranh dân chủ Hồng Kông 27 tuổi cho biết: “Ông Trump đã khởi động cuộc chiến thương mại với Trung Quốc, áp đặt thuế quan trên các sản phẩm Trung Quốc và chúng tôi, người Hồng Kông, coi kẻ thù của kẻ thù là đồng minh của mình.”
Về ông Biden, nhà hoạt động này khẳng đinh: “Rất nhiều người trong chúng tôi đang mất hy vọng, vì chúng tôi thấy Biden tỏ ra mềm mỏng với Trung Quốc”.
Hành động dứt khoát đối với Đài Loan
Về Đài Loan, phải công nhận rằng ông Donald Trump đã có những hành động rất dứt khoát, mở đầu bằng động thái chưa từng thấy ngay vào năm 2016, khi trong tư cách tổng thống tân cử của Hoa Kỳ, ông Donald Trump đã nhận cú điện thoại từ lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn, khiến Trung Quốc nổi giận.
Theo Bloomberg sau khi lên làm tổng thống, ông Trump đã bớt nhiệt tình với Đài Loan để tìm kiếm sự giúp đỡ của Tập Cận Bình trên vấn đề Bắc Triều Tiên, và đã nói rằng ông sẽ hỏi chủ tịch Trung Quốc trước khi nhận một cuộc gọi khác từ bà Thái Anh Văn.
Cho dù vậy chính quyền Mỹ vẫn được đông đảo người ủng hộ trong giới dân chủ ở Hồng Kông và Đài Bắc, nhờ các biện pháp gây sức ép lên Bắc Kinh.
Đối với Bloomberg, giờ đây, những người chống Bắc Kinh đang chờ xem tổng thống tân cử Joe Biden, từng hứa là sẽ có đường lối cứng rắn với Trung Quốc, liệu sẽ có thể hiên thái độ ủng hộ Đài Loan như ông Trump từng làm và nhận nói chuyện qua điện thoại với bà Thái Anh Văn hay không.
Biden lâm vào tình thế tế nhị trong đối sách chống Trung Quốc
Theo Bloomberg, thách thức đối với ông Biden là làm sao xây dựng được một chính sách Trung Quốc của riêng mình sau 4 năm dưới thời Trump: Nếu khôi phục nguyên trạng trước đó, ông Biden sẽ phải đối mặt với những cáo buộc là mềm yếu, nhưng nếu tiếp tục các hành động cứng rắn như ông Trump thì lại có nguy cơ không lôi kéo được Bắc Kinh vào việc giải quyết các vấn đề trọng đại hơn như thương mại và biến đổi khí hậu.
Sau nhiều thập kỷ là người trong một guồng máy đối ngoại chủ trương thay đổi Trung Quốc bằng chính sách lôi kéo mềm mỏng, ông Biden sẽ nhậm chức vào thời điểm phương Tây ngày càng ủng hộ phương pháp tiếp cận cứng rắn hơn.
Bên cạnh đó, chính quyền Donald Trump vẫn tiếp tục tấn công Trung Quốc, tạo thêm sức ép trên ông Biden. Tuần này, ngoại trưởng Pompeo khẳng định chính quyền hiện tại vẫn “chưa kết thúc” với Bắc Kinh. Chính quyền Mỹ còn loan báo các cuộc đàm phán về “quan hệ đối tác kinh tế” với Đài Loan và ban hành lệnh trừng phạt đối với 4 quan chức Trung Quốc khác vì vai trò của họ ở Hồng Kông.
Riêng tổng thống Trump đã ký một sắc lệnh cấm các khoản đầu tư của Hoa Kỳ vào các công ty Trung Quốc do quân đội nước này sở hữu hoặc kiểm soát.
Biden đã tỏ rõ dấu hiệu cứng rắn với Trung Quốc
Mặc dù cho đến nay những lời hứa của Biden với các nước đồng minh châu Á chỉ mang tính chất chung chung hơn là cụ thể, nhưng ông cũng đã để lộ một đường lối cứng rắn.
Ông đã gọi ông Tập là một “kẻ côn đồ”. Ông cũng đã cam kết “thực thi đầy đủ” Đạo Luật Nhân Quyền và Dân Chủ Hồng Kông do tổng thống Trump ký vào năm ngoái, và coi chương trình cải tạo và giam giữ người thiểu số Hồi Giáo Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương là “tội ác diệt chủng”.
Một danh sách các cố vấn được ông Biden công bố trong tuần bao gồm một số chuyên gia về Trung Quốc, trong đó có những người đã có lời lẽ cứng rắn. Ely Ratner, người từng là phó cố vấn an ninh quốc gia cho ông Biden và hiện là thành viên trong nhóm đánh giá Bộ Quốc Phòng, đã cảnh báo là không nên “ảo tưởng” về Trung Quốc và hứa rằng Đài Loan sẽ ở “đỉnh cao nhất” trong chương trình nghị sự của tổng thống tân cử.
Tuy nhiên, các cố vấn đó cũng nói rõ rằng họ muốn tránh một cuộc Chiến Tranh Lạnh mới. Cựu thứ trưởng Ngoại Giao Antony Blinken, thường được cho là ứng viên hàng đầu cho vị trí ngoại trưởng trong chính quyền Biden, đã nói rằng Washington cần khôi phục “sự cân bằng” trong mối quan hệ với Bắc Kinh và Đài Bắc. Thậm chí một cố vấn khác, Brad Setser, còn cáo buộc Đài Loan thao túng tiền tệ hơn cả Trung Quốc.
Đài Loan và Hồng Kông chờ đợi Mỹ tiếp tục cứng với Bắc Kinh
Tất nhiên, những người chống Bắc Kinh ở Đài Loan và Hồng Kông có không có lựa chọn nào khác ngoài việc phối hợp với tân chính quyền ở Nhà Trắng.
Các nhà hoạt động ở Hồng Kông hy vọng Biden sẽ theo đuổi các chương trình tị nạn chính trị cho những người tìm cách chạy trốn khỏi đặc khu và nghiêm khắc đối với các công ty đồng lõa trong việc phá hoại quyền tự trị của Hồng Kông.
Bà Mao Mạnh Tĩnh (Claudia Mo), một trong những nghị sĩ Hồng Kông đã từ chức hôm 11/11 để phản đối Bắc Kinh, hy vọng rằng ông Biden sẽ có cách tiếp cận tương tự như ông Trump: “Trong giới ngoại giao ở đây, một thông điệp đã rõ ràng – đó là lập trường “ngăn chặn Trung Quốc” của Mỹ mang tính đồng thuận lưỡng đảng”.
Đài Loan thì muốn ông Biden tiếp tục bán các hệ thống vũ khí mà họ cho rằng cần thiết để ngăn chặn một cuộc tấn công của Trung Quốc, đồng thời tiếp tục xây dựng quan hệ đối tác giữa các nước trong Bộ Tứ “Quad” bao gồm Ấn Độ, Nhật Bản, Hoa Kỳ và Úc.
Tổng thống Đài Loan, Thái Anh Văn, cũng hy vọng là mối quan ngại chung về sự thống trị của Trung Quốc có thể giúp bà đạt được thỏa thuận thương mại với Mỹ.
Giáo sư chính trị học Trương Thiện Chính (Simon Chang) tại Đại Học Quốc Gia Đài Loan cho biết: “Nhiều người ở Đài Loan đang lo lắng về chiến thắng của Biden vì Trump đã sẵn lòng chấp thuận nhiều thương vụ bán vũ khí cũng như thông qua nhiều đạo luật có lợi cho Đài Loan… Vấn đề là liệu chính phủ tiếp theo tại Mỹ có tiếp tục chính sách tương tự hay không”.
Đài Loan điện đàm với cố vấn của Biden,
hy vọng tiếp tục hợp tác với Mỹ
Đài Loan bày tỏ hy vọng tiếp tục hợp tác chặt chẽ với Hoa Kỳ, đại diện của Đài Bắc tại Mỹ nói với ông Antony Blinken, một người thân tín của Tổng thống đắc cử Joe Biden, theo Reuters.
Hãng tin Anh nói rằng Đài Loan đã nhận được sự hậu thuẫn chưa có tiền lệ dưới thời kỳ nắm quyền của Tổng thống Donald Trump, bao gồm việc mua bán vũ khí và các chuyến thăm của quan chức hàng đầu Hoa Kỳ.
Reuters cho rằng việc ông Biden đắc cử đã gây ra tâm lý lo ngại ở Đài Loan.
Viết trên Twitter, bà Hsiao Bi-khim, đại diện Đài Loan ở Washington và là một người thân cận với Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn, trao đổi với ông Blinken qua điện thoại để chuyển lời chúc mừng của Đài Loan.
Reuters dẫn lời bà Hsiao cho biết “đánh giá cao sự ủng hộ lưỡng đảng đối với mối quan hệ của Mỹ với Đài Loan và hy vọng sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với Mỹ trong những năm tới”.
Bà Thái gặp ông Blinken năm 2015 tại Bộ Ngoại giao Mỹ khi ông còn làm thứ trưởng ngoại giao Mỹ, trong khi bà là ứng viên tổng thống của Đảng Dân Tiến của Đài Loan.
Bà Thái khi đó cũng trở thành ứng viên tổng thống Đài Loan đầu tiên tới thăm Nhà Trắng và gặp ông Evan Medeiros, giám đốc phụ trách các vấn đề châu Á của Tổng thống Obama.
RCEP: Trung Quốc nói Hoa Kỳ ‘không thể phá bĩnh’
Thủ tướng Lý Khắc Cường nói về thắng lợi mậu dịch trong khi báo bảo thủ Trung Quốc nói Mỹ không thể phá bĩnh.
15 nước vừa hình thành khối trao đổi thương mại lớn nhất thế giới với qui mô chiếm một phần ba nền kinh tế toàn cầu.
Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) được ký kết ngày 15/11 với 10 thành viên ASEAN cùng năm nước là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand.
Hiệp định này được xem là nỗ lực mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực.
“Trong bối cảnh toàn cầu hiện nay, việc RCEP được ký kết sau tám năm đàm phán mang lại tia sáng và hy vọng giữa những đám mây,” Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường nói.
Về lâu dài, ông Lý mô tả thỏa thuận này là “một chiến thắng của chủ nghĩa đa phương và thương mại tự do”.
Thông điệp này cũng được chia sẻ trên Thời báo Hoàn Cầu, cơ quan ngôn luận có lập trường cứng rắn và bảo thủ của Bắc Kinh.
Bài của Giáo sư Thành Hán Bình, thuộc Đại học Nam Kinh, Trung Quốc đăng vào ngày 15/11 mô tả việc ký kết RCEP là một thắng lợi lớn của chủ nghĩa đa phương trước chủ nghĩa đơn phương, ý muốn nói tới các quyết định của Washington xa rời các cơ chế hợp tác mậu dịch tự do.
15 nước ký hiệp định đối tác kinh tế RCEP
Biden, Brexit và khả năng ‘Anh, Mỹ cùng vào CPTPP’
Việt Nam và Mỹ ký 7 thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ đôla
RCEP sẽ giúp Trung Quốc và ASEAN tăng cường sự tin cậy lẫn nhau và hợp tác chiến lược,… có trách nhiệm cùng nhau đấu tranh chống lại thực trạng chống toàn cầu hóa và bảo hộ mậu dịch.
Theo tác giả mặc dù có những tác động kinh tế nghiêm trọng của đại dịch COVID-19, kim ngạch thương mại giữa Trung Quốc và ASEAN vẫn tăng theo đó trên thực tế, ASEAN đã vượt qua EU để trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2020.
Điểm đáng chú ý trong bài bình luận này là việc tác giả, nghiên cứu viên cao cấp của Trung tâm Nghiên cứu biển Đông thuộc Đại học Nam Kinh nhắc tới lợi ích của RCEP với Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc.
“Dựa trên Tuyên bố chung của các nhà lãnh đạo về RCEP được công bố vào tháng 11/2019, các bên đã nhất trí thúc đẩy trực tiếp việc kết nối các cơ sở với kế hoạch xây dựng BRI.
“Người ta tin rằng tuyến đường sắt Trung Quốc-Lào và tuyến đường sắt cao tốc Jakarta-Bandung do Trung Quốc xây dựng sẽ sớm mang lại lợi ích cho người dân trong khu vực”.
Tác giả mô tả việc ký kết RCEP “sẽ là một đòn giáng mạnh vào chính quyền Trump, vốn đã thổi phồng những xung đột thương mại bằng mọi giá.
Tác giả biện luận rằng yếu tố “Toàn diện” và “tiến bộ” của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) so với Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), mà cựu tổng thống Barack Obama từng thúc đẩy, là ở chỗ TPP chủ yếu tập trung vào thương mại, còn CPTPP có cả đầu tư.
“Nếu Hoa Kỳ, dưới thời Joe Biden, chọn quay lại quan hệ đối tác với CPTPP, họ có sẵn sàng chấp nhận vị trí của bên mới tham gia không? Hay sẽ lại thể hiện sự kiêu ngạo của mình?” tác giả đặt câu hỏi. “Hoa Kỳ rất có thể sẽ dùng mọi cách, kể cả đối đầu, thù địch và các chiến dịch bôi nhọ để can thiệp vào hoạt động của RCEP.”
Theo Giáo sư Thành Hán Bình, tác giả bài viết, nếu Hoa Kỳ quay lại CPTPP, Washington sẽ cố gắng biến nó thành nền tảng chống lại RCEP.
“Hoa Kỳ có khả năng tiếp tục cuộc chiến tranh lạnh mới về kinh tế và thương mại với Trung Quốc. Nhưng quyền lựa chọn không nằm trong tay Mỹ, mà nằm trong tay các thành viên CPTPP.
“Trong thời đại toàn cầu hóa mới với những chiến lược hợp tác các bên cùng có lợi, người ta phải đặt câu hỏi, liệu họ có từ bỏ chủ nghĩa đa phương và chuyển sang chủ nghĩa đơn phương hay không?” tác giả viết.
https://www.bbc.com/vietnamese/business-54962497
RCEP thắng lợi gần như trọn vẹn của Trung Quốc
Thanh Hà
Sau tám năm đàm phán, 14 quốc gia châu Á, trong đó có nhiều đồng minh của Hoa Kỳ đã hưởng ứng sáng kiến của Bắc Kinh, cùng với Trung Quốc tham gia Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Khu Vực RCEP. Vào lúc Washington đã rút lui khỏi Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương TPP, thắng lợi của Bắc Kinh gần như trọn vẹn.
Thuần túy về kinh tế, thắng lợi đầu tiên của Trung Quốc là RCEP vẫn được ký trong bối cảnh đang diễn ra các xung đột thương mại, đối đầu về công nghệ với Mỹ. Các đồng minh thân thiết nhất của Washington tại châu Á-Thái Bình Dương, từ Úc, Nhật Bản và Hàn Quốc đến những đối tác thân thiện với Mỹ hơn cả trong Hiệp Hội ASEAN, tất cả đều tham gia hiệp định này.
Bất chấp những nỗ lực của Mỹ thuyết phục các đối tác châu Á giữ khoảng cách với Trung Quốc, ngoại trừ Ấn Độ, không mấy ai muốn bỏ lỡ cơ hội tham gia vào một khu vực tự do mậu dịch lớn nhất thế giới, bao gồm 30 % dân số toàn cầu gần 1/3 tổng sản lượng của thế giới. Điều đó cũng cho thấy, thị trường Trung Quốc vẫn có sức hấp dẫn rất lớn. Ngay cả Canberra vốn đang căng thẳng với Bắc Kinh cả về ngoại giao lẫn kinh tế vẫn đặt bút ký.
Điểm thứ nhì đáng chú ý là chính sách bảo hộ của tổng thống Donald Trump trong bốn năm qua, việc Mỹ rút khỏi Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương ngay từ năm 2017, càng hối thúc các nước Á châu đẩy mạnh tiến trình hội nhập. Sự thoái lui của Hoa Kỳ đã tạo thuận lợi cho Trung Quốc.
Như chính thủ tướng Lý Khắc Cường đã tuyên bố nhân lễ ký kết hiệp định RCEP : đây không chỉ là một là dấu hiệu rõ rệt nhất về hợp tác của khu vực mà còn là « thắng lợi của chủ nghĩa đa phương và mậu dịch tự do ». Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga cũng khẳng định điều này qua phát biểu trên cầu truyền hình vào hôm 15/11/2020, cho dù sau khi Washington rút khỏi TPP, Tokyo đã đóng vai trò đầu tàu để cứu hiệp định xuyên Thái Bình Dương lấp chỗ trống do Hoa Kỳ để lại.
Thắng lợi thứ ba của Bắc Kinh là hiệp định RCEP cho phép Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng với các nước Đông Nam Á. Theo chuyên gia Alexander Capri Đại Học Kinh Doanh Singapore, vào lúc từ Indonesia đến Philippines cùng lâm vào suy thoái do dịch Covid-19, những nước này vẫn tin rằng Trung Quốc sẽ là một « giải pháp » giúp thoát khỏi khó khăn.
Deborah Elms giám đốc Asian Trade Center, trung tâm kinh doanh châu Á tại Singapore được báo South China Morning Post trích dẫn cũng nhận định, ASEAN tin rằng RCEP là chìa khóa cho phép các nước này « quay trở lại với con đường tăng trưởng ». Điều này không hẳn hoàn toàn vô lý vì hiện nay, Trung Quốc là một trong những nền kinh tế hiếm hoi trên thế giới không bị đại dịch đẩy vào suy thoái.
Điểm quan trọng thứ tư đối với Bắc Kinh là nhờ hiệp định RCEP mà lần đầu tiên Trung Quốc đạt được một thỏa thuận về tự do mậu dịch với hai nước Đông Bắc Á là Nhật Bản và Hàn Quốc. Cả hai vừa là những đối tác vừa là những đối thủ cạnh tranh đáng gờm.
Cuối cùng, ngoài những lợi thế về kinh tế và thương mại, Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Khu Vực còn là một thành công về ngoại giao và chiến lược quan trọng của Bắc Kinh.
Bất chấp những nỗ lực cho đến tận những ngày cuối cùng trong nhiệm kỳ của tổng thống Donald Trump để thuyết phục các đồng minh châu Á đoàn kết trước mối đe dọa Trung Quốc, hai thành viên Bộ Tứ QUAD là Nhật và Úc đã hưởng ứng sáng kiến của Trung Quốc, ký kết vào một hiệp định đã được cho ra đời để làm đối trọng với TPP.
Cần nhắc lại là Hiệp định mậu dịch xuyên Thái Bình Dương từng được chính quyền Obama thúc đẩy nhằm kềm tỏa ảnh hưởng ngày càng lớn của Bắc Kinh cả về mặt ngoại giao, chiến lược lẫn kinh tế và thương mại. Việc tổng thống Trump rút Hoa Kỳ khỏi TPP dường như càng thúc đẩy nhiều nước châu Á –Thái Bình Dương rơi vào quỹ đạo của Trung Quốc.
Tuy nhiên, thành công của Bắc Kinh chưa được trọn vẹn vì Ấn Độ đã rút khỏi các vòng đàm phán từ năm 2019. Bất chấp những lời đường mật của Trung Quốc, thiện chí của Nhật Bản, chính quyền New Delhi vẫn chưa có dấu hiệu muốn quay trở lại. Trung Quốc thất vọng vì sự vắng mặt của Ấn Độ, một đối thủ nặng ký tại Nam Á và cũng là một đồng minh quan trọng của Hoa Kỳ.
Chính quyền của thủ tướng Modi đã rút lui vào giờ chót trước lo ngại « hàng rẻ của Trung Quốc » gây ra những hậu quả tàn khốc cho nền công nghiệp của Ấn Độ. Thái độ dè dặt đó của Ấn Độ phải chăng là một lời cảnh báo nhắm tới nhiều đối tác thương mại của Trung Quốc nhất là các nước Đông Nam Á kém phát triển nhất ?
Giám đốc trung tâm Asian Trade Center tại Singapore, Deborah Elms cho rằng, với RCEP, một khi « ván đã đóng thuyền », ASEAN sẽ khó mà cưỡng lại trước sức mạnh của Trung Quốc. Không còn Mỹ và cũng không một cường quốc kinh tế nào của thế giới có thể can thiệp hay bênh vực cho những bên thấp cổ bé miệng.
Trả lời báo Hồng Kông, South China Morning Post giáo sư Peter Petri đại học Brandeis, Boston –Hoa Kỳ, nhận định rằng RCEP là công cụ để Bắc Kinh xây dựng mô hình và trật tự thương mại tại châu Á trong tương lai.
TQ ‘lạc quan thận trọng’ và ông Tập
chưa chúc mừng ông Biden
BBC Monitoring
Hôm 13/11/2020, hơn một tuần sau bầu cử tổng thống Hoa Kỳ, Bộ Ngoại giao Trung Quốc mới gửi lời chúc mừng đến ứng viên tổng thống và phó tổng thống của Đảng Dân chủ Mỹ.
Dù là lời chúc mừng, chính phủ Trung Quốc lại không chúc ông Joe Biden và bà Kamala Harris ‘trúng cử’, mà chỉ chúc họ chung chung, không nói lý do vì sao.
Báo Anh nói Biden chiến thắng, ‘Trump đã bị sa thải’
Vì sao Việt Nam chưa chúc mừng ông Joe Biden?
Những lãnh đạo quốc tế nào chưa chúc mừng Joe Biden?
Thú vị hơn, người phát ngôn Bộ Ngoại giao CHND Trung Hoa, Vương Văn Bân nói thêm rằng Trung Quốc “hiểu rằng kết quả bầu tổng thống Mỹ sẽ được quyết định bằng thủ tục đúng pháp luật Mỹ”, theo Tân Hoa Xã.
Sang ngày 15/11, tờ Hoàn cầu Thời báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc nói về một tân chính quyền Mỹ khác trước, tuy không nói thẳng ra là chính quyền của Tổng thống tân cử Biden:
“Các tiếng nói lý trí đã xuất hiện, và có thể là dấu hiệu của một thay đổi trong quan hệ Mỹ -Trung khi tân chính quyền bắt đầu hình thành ở Washington.”
Thế nhưng, cần chú ý rằng Chủ tịch nước Tập Cận Bình chưa chính thức chúc mừng ông Joe Biden và báo đài chính thống Trung Quốc tiếp tục đưa tin, phần lớn là các bài tin, không bình luận, về các vụ kiện mà TT Donald Trump tung ra để thách thức kết quả bỏ phiếu.
Trung Quốc nghĩ gì về Joe Biden?
Sự chậm trễ của Trung Quốc trong việc chúc mừng ông Joe Biden cho thấy quan hệ hai nước có nhiều điểm trầm, từ thương chiến thời Trump đến vụ Huawei, quan hệ Mỹ – Đài Loan và các tuyên bố của Hoa Kỳ về Hong Kong và về chính phủ Trung Quốc.
Năm 2016, ông Tập Cận Bình chúc mừng tổng thống tân cử Donald Trump chỉ một ngày sau khi các cơ quan truyền thông Mỹ công bố ông Trump thắng phiếu.
Tuy đắn đo, dè dặt nhìn tân chính quyền Biden, Trung Quốc có thể đang tính rằng quan hệ hai bên sẽ ổn định hơn, theo tờ South China Morning Post ở Hong Kong.
Tờ báo tin rằng quan hệ Mỹ – Trung thời Biden sẽ không đảo ngược xu thế hiện nay, nhưng “chắc chắn Mỹ sẽ tiếp cận Trung Quốc có chừng mực hơn, yên ổn hơn cả về địa chính trị, về thuế quan, về mở cửa thị trường”.
Tờ Hoàn cầu Thời báo thì khẳng định rằng “nhiều chính sách thời Trump vẫn còn chưa được quyết định xong, nhất là chiến lược Ấn Độ – Thái Bình Dương”.
Theo báo này, “thảo luận về việc chính sách nào chính quyền Biden sẽ áp dụng đối với khu vực và với TQ đang bắt đầu hình thành”.
Hoàn cầu cũng là tờ báo đăng nhiều tin về chiến thắng của ông Biden, nay cho rằng “Biden sẽ là một thứ bình cũ rượu mới, và vẫn tìm cách hóa giải sức mạnh Trung Quốc.”
Mạng xã hội Trung Quốc rộn ràng hơn
Vì chủ tịch Tập chưa lên tiếng, báo chí chính thống tại Trung Quốc không bình luận gì về bầu cử Mỹ và các tuyên bố của tổng thống đắc cử Joe Biden, và chủ yếu trích theo Tân Hoa Xã, và CCTV.
Đài CCTV, phát hình cả ở hải ngoại, đăng tin bài khá dày về các phát biểu của ông Biden.
Trang Yicai hôm 09/11 thì cho biết rằng tại Hội nghị Thượng đỉnh về Tài chính Quốc tế ở Thượng Hải (2nd Bund Finance Summit), đa số các khách tới dự đều “phấn chấn và lạc quan trước tin Biden thắng cử”.
Bài trên trang web này cũng tin tưởng rằng ông Biden “không bảo hộ mậu dịch và sẽ mở lại đàm phán đa phương sớm và sẽ làm việc với các đồng minh”.
Theo các báo Hong Kong, truyền thông Trung Quốc tỏ ra ‘lạc quan thận trọng’ về chính quyền Biden trong quan hệ Mỹ – Trung giai đoạn tới.
Mạng xã hội Trung Quốc thì sôi nổi hơn trong cuộc tranh luận ‘Ai thắng ai’ ở Mỹ.
Tin ban đầu từ truyền thông Mỹ nói ông Biden trên đà thắng, được chia sẻ hàng triệu lượt trên các mạng xã hội tiếng Trung.
Mạng Sina Weibo ngay hôm 04/11 đã chia sẻ tin ông Biden “thắng cử” và một số người nói đùa là ‘Chào nhé Đồng chí Chuan’.
Chuan Jianguo – Xuyên Kiến Quốc – là ‘nick’ mà mạng xã hội gọi ông Trump.
Hôm 09/11, hashtag “Trump nói là còn lâu mới xong bầu cử” được 140 triệu lượt xem, 7956 bình luận.
Một số dân mạng Weibo phê phán ông Trump về cách chống dịch Covid:
“Chuan sai lầm rồi. Ông ta mất ít nhất 240 nghìn phiếu. Đây là số người Mỹ tin lời ông ta, không đeo khẩu trang và đã chết vì Covid.”
BBC Monitoring là cơ quan theo dõi tin tức trên các kênh truyền hình, truyền thanh, báo chí và mạng xã hội toàn cầu. Xem thêm tại địa chỉ: https://monitoring.bbc.co.uk/
https://www.bbc.com/vietnamese/world-54959972
Bắc Kinh chúc mừng Biden để phản ứng
với động thái cứng rắn mới
của chính quyền TT Trump
Đại Nghĩa
Nhà bình luận Tang Hao nhận định: “Thông điệp chúc mừng năm nay rất mơ hồ”.
Một người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc gần đây đã bày tỏ lời chúc mừng đến ứng cử viên tổng thống Mỹ Joe Biden, thay đổi so với tuyên bố trước đó của họ rằng sẽ đợi kết quả bầu cử tổng thống Mỹ có kết quả chung cuộc trước khi chúc mừng người chiến thắng. Các nhà bình luận Trung Quốc đã phân tích lý do khiến Bắc Kinh đưa ra động thái này, theo The Epoch Times.
Kết quả bầu cử Mỹ vẫn chưa ngã ngũ vì một số bang đang chờ kiểm phiếu lại trong khi những bang khác gặp thách thức pháp lý.
Tuy nhiên, ứng cử viên Đảng Dân chủ và cựu Phó Tổng thống Joe Biden đã tuyên bố chiến thắng vào ngày 7/11. Tổng thống Trump (TT Trump) không nhượng bộ và cáo buộc rằng hành vi gian lận cử tri lan tràn dẫn đến sai lệch số phiếu bầu.
Vào ngày 9/11, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân đã nói trong một cuộc họp báo hàng ngày ở Bắc Kinh rằng, Trung Quốc sẽ đợi cho đến khi kết quả bầu cử được “xác định theo quy trình và luật pháp của Hoa Kỳ”.
Nhưng trong cuộc họp báo hàng ngày vào 13/11, ông Uông lại được một phóng viên hỏi tại sao các nhà lãnh đạo Trung Quốc không chúc mừng Biden.
Ông Uông trả lời : “Chúng tôi đã theo dõi phản ứng của cộng đồng về cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ trong và ngoài nước Mỹ. Chúng tôi tôn trọng sự lựa chọn của người dân Hoa Kỳ. Chúng tôi xin chúc mừng ông Biden và bà Harris”.
Ông Uông nhấn mạnh: “Chúng tôi hiểu rằng kết quả của cuộc bầu cử Hoa Kỳ sẽ được xác định theo quy trình và luật pháp Hoa Kỳ”.
Sau khi ông Uông đưa ra câu trả lời, đài truyền hình nhà nước Trung Quốc CCTV đã không đề cập đến lời chúc mừng này của ông Uông khi đưa tin về cuộc họp báo. Trong khi đó, hãng truyền thông nhà nước Tân Hoa Xã sử dụng dòng tiêu đề: “Bộ Ngoại giao xin chúc mừng ông Biden và bà Harris” để nhấn mạnh rằng câu trả lời chỉ là của Bộ Ngoại giao.
Nhà bình luận các vấn đề Trung Quốc tại Hoa Kỳ, Tang Hao lưu ý rằng, bốn năm trước, khi Tổng thống Trump thắng cử “Bắc Kinh ngay lập tức thông báo rằng, lãnh đạo hàng đầu của họ Tập Cận Bình đã chính thức gửi thư chúc mừng tới tổng thống đắc cử Donald Trump. Tân Hoa Xã sau đó đã đăng một bài báo dài để tường thuật về bức thư này,… Nhưng thông điệp chúc mừng năm nay rất mơ hồ”.
Tang Hao cũng nhận thấy rằng ông Uông Bân chỉ đề cập đến Biden và Harris bằng tên của họ, nhưng không nói rằng họ được công nhận là “tổng thống và phó tổng thống được bầu”.
Tang Hao phân tích rằng, điều đó là bởi vì trong khi Bắc Kinh muốn Biden giành chiến thắng, nhưng họ không muốn chọc giận ông Trump, người có thể tiếp tục đưa ra các chính sách cứng rắn hơn với Trung Quốc.
Nhà bình luận Tang Jingyuan tin rằng, Đảng Cộng sản Trung Quốc đang phát tín hiệu “cho thấy họ đang phản ứng lại các chính sách mới nhất của Tổng thống Trump”. Ông nói thêm rằng việc lãnh đạo ĐCSTQ Tập Cận Bình không đưa ra lời chúc mừng chính thức là điều bất thường, nếu Bắc Kinh thực sự công nhận Biden là người chiến thắng.
TT Trump đã ban hành một lệnh hành pháp vào ngày 12/11 để chặn các khoản đầu tư của Mỹ vào các công ty Trung Quốc có liên hệ với quân đội Trung Quốc, với lý do các mối đe dọa đối với an ninh quốc gia, chính sách đối ngoại và nền kinh tế Mỹ.
Cùng ngày hôm đó, Ngoại trưởng Mike Pompeo đã nói về mối đe dọa của chính quyền Trung Quốc đối với Đài Loan trong khi trả lời phỏng vấn của Hugh Hewitt Show.
Ông Pompeo nói rằng Đài Loan chưa bao giờ là một phần của Trung Quốc (Đảng Cộng sản Trung Quốc).
“Chúng ta phải tôn trọng những cam kết đã được thực hiện và chúng ta có một số nghĩa vụ. Quí vị đã thấy các thông báo của chúng tôi liên quan đến việc bán vũ khí cho Đài Loan để hỗ trợ khả năng quốc phòng của họ”, Ngoại trưởng Pompeo nói.
Trong khi Trung Quốc coi Đài Loan là một phần lãnh thổ của mình và coi những thách thức đối với tuyên bố chủ quyền của họ đối với Đài Loan là vượt qua lằn ranh đỏ.
Nhà bình luận Tang Hao phân tích rằng, bằng những lời chúc mừng chung chung, Bắc Kinh đang muốn bày tỏ sự không hài lòng với lập trường cứng rắn của chính quyền TT Trump đối với chế độ Trung Quốc.
Chuyên gia Trung Quốc: Bắc Kinh hài lòng
với việc một số hãng tin xướng danh Biden ‘chiến thắng’
Triệu Hằng
Newsmax dẫn lời chuyên gia về Trung Quốc Gordon Chang nhận định rằng Bắc Kinh hài lòng với việc một vài hãng tin xướng danh ứng viên Dân chủ Joe Biden trong cuộc đua tổng thống năm 2020.
Phát biểu trên chương trình radio “The Cats Roundtable” trên WABC 770AM với người dẫn chương trình John Catsimatidis, chuyên gia Chang nêu nhận định của mình: “Tôi nghĩ Trung Quốc rất vui với cách mọi thứ diễn ra, bởi vì Bắc Kinh đã làm việc rất siêng năng để có được phó tổng thống được bầu “bằng các cuộc tấn công ác ý và quy mô vào Tổng thống Donald Trump thông qua một chiến dịch thông tin sai lệch công khai.”
Chuyên gia Chang cho biết: “Twitter đã gỡ xuống 174.000 tài khoản giả mạo của Trung Quốc chỉ trong tháng Sáu, điều này cho quý vị thấy được quy mô những nỗ lực của Trung Quốc. Và họ đã làm việc cho Biden ngay cả trong quá trình đề cử của Đảng Dân chủ, bởi vì họ ưu ái ông này hơn ông Bernie Sanders”.
Ông Chang đề cập đến Thượng Nghị sĩ Bernie Sanders, đại diện bang Vermont, người đã quyết định ngừng tranh cử tổng thống Mỹ 2020 vào sáng 8/4. Quyết định của ông Sanders mở đường mang lại tấm vé đại diện đảng Dân chủ cho đối thủ duy nhất còn lại trên đường đua của đảng này là ông Joe Biden.
Biển Đông: Trung Quốc soạn luật
phối hợp quân sự, sẵn sàng chiến tranh
Tâm Tuệ
Trung Quốc soạn luật cho phép Hải cảnh nước này phá hủy công trình trên biển và bắn tàu nước khác. Đây được xem là dấu hiệu leo thang của Bắc Kinh ở khu vực biển Đông , theo Philstar.
Sãn sàng chiến tranh
Hôm 14/11, tờ Hoàn Cầu thời báo đưa tin Quân ủy trung ương Trung Quốc (CMC) đã công bố đề cương về việc phối hợp các lực lượng của quân đội nước này (PLA) nhằm chuẩn bị năng lực sẵn sàng chiến tranh khi căng thẳng dâng cao ở một số khu vực.
Đã có hiệu lực từ ngày 7/11, đề cương trên thiết lập các khái niệm, nguyên tắc cơ bản về sự phối hợp của các lực lượng của PLA khi bùng nổ chiến tranh. Tờ Hoàn Cầu thời báo dẫn lời giới chuyên gia quân sự Trung Quốc cho rằng đề cương là sự sẵn sàng để PLA tác chiến không chỉ nhằm vào Đài Loan, mà còn để bảo vệ cái mà Bắc Kinh gọi là “lợi ích quốc gia” ở Biển Đông, biển Hoa Đông, biên giới với Ấn Độ…
Tờ Philstar (Philippines) nói rằng đạo luật mới có thể làm gia tăng các hành động chèn ép của Trung Quốc trên biển Đông, bởi “vùng nước thẩm quyền” mà Bắc Kinh định nghĩa bao gồm vùng đặc quyền kinh tế của các nước láng giềng, mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trái phép thông qua cái gọi là “đường chín đoạn”.
“[Đạo luật mới] mở ra khả năng các tàu Hải cảnh Trung Quốc sử dụng lực lượng vũ trang rõ ràng hơn ở những khu vực tranh chấp trên biển Đông,” tổ chức nghiên cứu Global Security nêu trong báo cáo cuối tuần trước. Súng trường và vũ khí gắn trên boong tàu của Trung Quốc có thể được sử dụng tự do.
Bắc Kinh sẽ càng thêm hiếu chiến
Trả lời Thanh Niên hôm nay 15/11, TS.Satoru Nagao (Viện Nghiên cứu Hudson, Mỹ) cho rằng việc CMC đưa ra đề cương phối hợp tác chiến chung cho PLA là chuyển biến quan trọng của quân đội nước Trung Quốc vì các yếu tố sau.
Thứ nhất, khả năng tác chiến tổng hợp đóng vai trò then chốt để khai thác sức mạnh tác chiến khi lục quân, không quân và hải quân phối hợp như một lực lượng hợp nhất. Điển hình tác chiến đổ bộ, lực
lượng từ tàu đổ bộ cần được không quân oanh kích và tàu chiến tấn công nhằm vào đối phương để mở đường. Quá trình này cần sự phối hợp chặt chẽ nhằm tránh trường hợp lực lượng tác chiến mở đường tấn công nhầm lực lượng đổ bộ. Việc phối hợp các lực lượng là một yếu tố quan trọng về khả năng tác chiến của nhiều quốc gia, bao gồm cả Trung Quốc.
Thứ hai, đề cương của CMC đã đạt được bước tiến nhất định để phối hợp các lực lượng. Từ năm 2013, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã yêu cầu cải tổ quân đội nước này. Trọng điểm cải tổ là xây dựng khả năng phối hợp tác chiến. Như vậy, Trung Quốc đã có 7 năm xây dựng nguyên tắc phối hợp tác chiến.
Thứ ba, việc dần đạt sự phối hợp hoạt động chung các lực lượng thì năng lực tác chiến của PLA đã được tăng cường. Kể từ cuối những năm 2000, Bắc Kinh dần đẩy mạnh hoạt động khiêu khích các nước láng giềng. Vì thế, khi Trung Quốc tăng cường khả năng phối hợp các lực lượng của PLA thì sự hiếu chiến của nước này sẽ càng tăng lên.
https://www.dkn.tv/thoi-su/bien-dong-trung-quoc-soan-luat-phoi-hop-quan-su-san-sang-chien-tranh.html
Phân tích: Tại sao gần đây ông Tập Cận Bình
thường xuyên đi khảo sát các khu kinh tế ven biển?
Bình luậnĐông Phương
Gần đây, việc ông Tập thường xuyên đi kiểm tra các khu kinh tế ven biển như Thượng Hải, Giang Tô, và cả lần đi dự lễ kỷ niệm 40 năm thành lập Đặc khu Kinh tế Thâm Quyến trước đó, đã gây nhiều chú ý.
Truyền thông Trung Quốc đưa tin, vào ngày 12/11, ông Tập Cận Bình đã phát biểu tại buổi lễ kỷ niệm 30 năm mở cửa và phát triển Phố Đông ở Thượng Hải. Ông nói rằng Phố Đông phải đi sâu vào việc cải cách hệ thống cải tiến khoa học công nghệ, đột phá một lượng lớn bộ phận máy cốt lõi, đồng thời tung ra một lượng lớn sản phẩm cao cấp.
Ông Tập Cận Bình cũng nhấn mạnh rằng phải xây dựng một “mô hình phát triển mới xoay quanh công cuộc duy trì tăng trưởng kinh tế nội tuần hoàn (lưu thông nội bộ) và tuần hoàn kép (thị trường nội địa và thị trường bên ngoài thúc đẩy lẫn nhau)”.
Sau chuyến đi đến Thượng Hải, ông Tập đã đến Giang Tô để thị sát sự phát triển tổng hợp của đồng bằng sông Trường Giang. Các kênh truyền thông chính thức đã đưa tin rầm rộ về chuyến đi này. Cách đây không lâu, ông Tập Cận Bình đã đến thăm Quảng Đông và dự lễ kỷ niệm 40 năm thành lập Đặc khu kinh tế Thâm Quyến.
Về vấn đề này, Đài Châu Á Tự do (RFA) dẫn lời các học giả phân tích và cho rằng việc ông Tập Cận Bình thường xuyên tham gia các hoạt động kỷ niệm và kết hợp đi khảo sát có ba ý nghĩa sau:
Thứ nhất, “thực tế là trước tình hình quan hệ Trung-Mỹ ngày một xấu đi, [việc ông Tập] đi khảo sát ba khu vực có nền kinh tế thịnh vượng nhất và công nghệ tiên tiến nhất Trung Quốc có vẻ như là muốn tìm hiểu một chút tình hình thực tế để thể hiện phong thái ‘đối đầu cứng rắn với Mỹ’ trong nội bộ đảng”.
Thứ hai, việc ông Tập tiếp xúc trực tiếp với các quan chức cấp cao ở đồng bằng sông Trường Giang, chẳng hạn như ở Thượng Hải, thực chất là một cuộc mặc cả, giao quyền cho các quan chức địa phương để đổi lấy sự ủng hộ.
Thứ ba, ông Tập coi những khu vực phát triển này là cơ sở cầm quyền của cá nhân và muốn chuẩn bị cho nhiệm kỳ kế tiếp.
Ông Tống Dương (Song Yang), một học giả Trung Quốc sống lâu năm tại Mỹ, phân tích rằng theo truyền thống của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), nếu trong một khoảng thời gian ngắn mà lãnh đạo cao nhất thường xuyên đến các địa phương để khảo sát, điều tra và nghiên cứu thì rất có thể mối quan hệ giữa chính quyền trung ương và địa phương có vấn đề; ngoài ra, người giữ quyền lực cao nhất có thể đang ấp ủ một chính sách quan trọng nên đi đến địa phương để điều tra, nghiên cứu và tìm hiểu, v.v.
Nhà bình luận các vấn đề thời sự Lưu Duệ Thiệu (Liu Ruishao) nói với Apple Daily rằng, vì ĐCSTQ bị ngoại giới nghi ngờ về mức độ mở cửa của họ, nên ông Tập Cận Bình đã đến thăm Thâm Quyến và Thượng Hải để lấy lại lòng tin của ngoại giới. Tuy nhiên, ĐCSTQ chỉ đơn giản là mở cửa nền kinh tế chứ thể chế của nó không có chút thay đổi nào, trong những năm gần đây, đời sống người dân Trung Quốc ngày càng sa sút, cộng với việc chính quyền thu nạp các doanh nghiệp tư nhân vào biên chế, thúc đẩy chính sách “tuần hoàn kép”, nên lại càng khó giành được lòng tin của ngoại giới.
Thông cáo của Phiên họp toàn thể lần thứ năm của Ban Chấp hành Trung ương ĐCSTQ cũng đề cập rằng, chính sách kinh tế “tuần hoàn kép” do ông Tập Cận Bình xúc tiến đã chính thức trở thành chiến lược kinh tế trong tương lai của chính quyền này.
Ông Trịnh Trung Nguyên (Zheng Zhongyuan), cây bút chuyên đề của tờ Vision Times, cho rằng việc ông Tập nhiều lần nhắc đến “nội tuần hoàn”, rồi sau đó lại đề cập đến “tuần hoàn kép” với “nội tuần hoàn” làm chủ chốt, cho thấy rốt cuộc thì Trung Quốc vẫn chủ yếu phụ thuộc vào tiêu dùng trong nước. Nhưng hiện nay người dân Trung Quốc đã tiêu hết tiền tiết kiệm vào việc mua nhà, đặc biệt là dưới tác động của dịch bệnh, họ chỉ có thể duy trì một cuộc sống tối thiểu, thì lấy đâu ra tiền để tiêu?
Ông Ngô Minh Đức (Wu Mingde), cựu Phó chủ tịch cấp cao của công ty dịch vụ tài chính Bank of America, nói với truyền thông Hong Kong rằng, thực chất “nội tuần hoàn” là tự lực cánh sinh và không kiếm được tiền của người nước ngoài. Nền kinh tế của ĐCSTQ chắc chắn sẽ trượt dốc không phanh và mức sống của người Trung Quốc cũng sẽ giảm mạnh. Ông mô tả “tuần hoàn kép” là một con đường một đi không trở lại, và giới chức sắc Trung Quốc sẽ lại bế quan tỏa cảng để tranh đấu nội bộ nhằm chuyển dịch sự chú ý.
Đông Phương
Theo NTD tiếng Trung
Tăng trưởng kinh tế của Bắc Kinh bất lợi
so với Mỹ vì thất bại trong chính sách dân số
Bình luậnTrần Đức
Năm ngoái, số trẻ sơ sinh ở Trung Quốc giảm xuống mức thấp nhất kể từ Nạn đói lớn cách đây 6 thập kỷ và dân số nước này đang già đi nhanh chóng. Đây là nguyên nhân nền kinh tế Trung Quốc ngày càng bất lợi hơn so với nền kinh tế Mỹ.
Đây không phải lần đầu mà Bắc Kinh phát đi thông điệp từ bỏ chính sách một con khắc nghiệt nhất thế giới – chính sách cướp đi hàng trăm triệu sinh mệnh bào thai, đặc biệt là các thai nhi bé gái – kể từ khi chính sách này xuất hiện. Wikipedia trích nguồn một báo cáo của chính phủ Trung Quốc thừa nhận rằng “chính sách một con” đã ngăn ngừa sự ra đời của 400 triệu bào thai kể từ năm 1975 -2015.
Dỡ bỏ chính sách một con từ năm 2016 nhưng vẫn thất bại
Trước các bất ổn của chính sách một con như sự già đi nhanh chóng của dân số, tinh thần chiến đấu yếu ớt trong quân đội và cơ cấu dân số bất lợi cho tăng trưởng; năm 2015, Trung Quốc tuyên bố từ bỏ chính sách một con sau hàng thập kỷ, chính sách mới có hiệu lực từ năm 2016.
Nhưng có vẻ như, sau gần 5 năm tuyên bố từ bỏ chính sách này, Trung Quốc chưa kịp tái tạo lại cấu trúc dân số cân đối và bền vững hơn nhằm phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng dài hạn. Chính sách dân số mới đã không phát huy tác dụng tại Trung Quốc sau 4 năm thực thi.
Năm ngoái, số trẻ sơ sinh ở Trung Quốc đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ Nạn đói lớn cách đây 6 thập kỷ. Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, các bà mẹ ở Trung Quốc đã sinh 14,65 triệu trẻ sơ sinh vào năm 2019, giảm so với mức 15,23 triệu vào năm 2018.
Cụm từ “kế hoạch hóa gia đình” đã bị loại khỏi kế hoạch 5 năm lần thứ 14 và tầm nhìn năm 2035 của Trung Quốc. Thay vào đó, Trung Quốc sẽ “cải thiện chính sách sinh sản” để làm cho nó trở nên “toàn diện hơn”.
Yi Fuxian, một nhà khoa học cấp cao tại Đại học Wisconsin-Madison và là một nhà phê bình lâu năm về chính sách kế hoạch hóa gia đình của Trung Quốc, cho biết: “Chính phủ không nói rõ ràng là ngừng kế hoạch hóa gia đình”.
Trung Quốc đã thực hiện chính sách một con gây tranh cãi cách đây 4 thập kỷ và thực thi nó một cách tàn nhẫn thông qua việc cưỡng bức phá thai, triệt sản bắt buộc, giết người và phạt nặng. Trương Nghệ Mưu, một đạo diễn điện ảnh nổi tiếng của Trung Quốc, đã bị phạt khoảng 1,2 triệu USD vì vi phạm quy tắc vào năm 2014.
Trung Quốc cũng có thể bãi bỏ các chính sách phân biệt đối xử đối với cha mẹ đơn thân và trẻ em ngoài giá thú, theo một bài báo được xuất bản trong tuần này. Các nhà nghiên cứu cho biết thêm, để khuyến khích những ca sinh mới, chính phủ có thể tiến thêm một bước nữa và cung cấp trợ cấp cho các bậc cha mẹ dựa trên số lượng con cái mà họ có.
Ningbo, một thành phố cảng trên bờ biển phía đông của Trung Quốc với 8,5 triệu cư dân, dự đoán số ca sinh vào tháng 9/2020 có thể giảm 27% vào năm 2020 so với một năm trước đó.
Trung Quốc cũng đang phải đối mặt với tình trạng dân số già đi nhanh chóng. Quỹ Nghiên cứu Phát triển Trung Quốc cho biết trong một báo cáo đầu năm nay rằng cứ bốn người Trung Quốc thì có một người trên 65 tuổi vào năm 2035. Tỷ lệ này có thể tăng lên 28% vào năm 2050 – tương tự như bức tranh nhân khẩu học của Nhật Bản hiện nay, theo Ngân hàng Thế giới.
Phát triển nền kinh tế ‘tóc bạc’
Trong kế hoạch 5 năm lần thứ 14 cho giai đoạn 2021-2025, Trung Quốc sẽ thực hiện “chiến lược quốc gia” để đối phó với vấn đề “già hóa” dân số bằng cách “khai thác nguồn nhân lực ở độ tuổi cao và phát triển nền kinh tế tóc bạc”.
Tuy nhiên, một số học giả vẫn tranh luận về việc liệu dân số Trung Quốc có quá đông hay không.
Li Tie, cựu quan chức cấp cao của Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia, cơ quan lập kế hoạch kinh tế, cho biết lực lượng lao động của Trung Quốc đang đối mặt với tình trạng dư cung dài hạn chứ không phải là thiếu hụt. Ông nói rằng chính phủ nên tập trung vào việc thúc đẩy thu nhập, giáo dục kỹ năng của người dân.
Chưa đến 20% trong số hơn 242 nhà kinh tế Trung Quốc – được khảo sát vào tháng trước bởi nhà nhân khẩu học Liang và cổng thông tin Trung Quốc Sina.com – tin rằng Trung Quốc đang quá đông dân số. Hơn 70% ủng hộ chính sách tự do hóa hoàn toàn việc sinh sản.
Trung Quốc bắt đầu điều tra dân số quốc gia lần thứ bảy trong tháng này để tìm một bức tranh chi tiết hơn về tình hình nhân khẩu học của mình.
Dân số già nhanh tác động đến tăng trưởng dài hạn của Trung Quốc so với Mỹ như thế nào
Gần đây nhà kinh tế Matthew Klein đã nhận định về việc nền kinh tế Trung Quốc sẽ không thể đuổi kịp Mỹ vì nhiều lý do; trong đó, quan trọng là khủng hoảng nhân chủng học, dân số già nhanh.
Khoảng cách tăng trưởng này sẽ kéo dài chừng nào người lao động Trung Quốc và các doanh nghiệp còn có khả năng đuổi kịp đối thủ Mỹ thông qua tăng trưởng năng suất lao động, nhưng sự khác biệt tăng trưởng sẽ phải giảm dần đều.
Theo ông Tập Cận Bình, khoảng cách tăng trưởng sẽ bằng 0 vào năm 2049, khi mà nước Trung Quốc ăn mừng đạt được mục tiêu “một nước xã hội chủ nghĩa hiện đại và thịnh vượng”.
Tăng và giảm: GDP Trung Quốc so với Mỹ – Tăng trưởng chậm dần của Trung Quốc và cơ cấu dân số lao động suy giảm sẽ làm GDP Trung Quốc/Mỹ nhỏ đi so với hiện nay – Nguồn: Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF)
Tăng và giảm: GDP Trung Quốc so với Mỹ – Tăng trưởng chậm dần của Trung Quốc và cơ cấu dân số lao động suy giảm sẽ làm GDP Trung Quốc/Mỹ nhỏ đi so với hiện nay – Nguồn: Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Triển vọng Dân số Thế giới theo Liên Hiệp Quốc – tính toán của Barrons
Xô Viết: “Chúng tôi sẽ chôn vùi họ” – GDP Xô Viết so với Mỹ – Sản lượng Xô Viết gấp đôi so với Mỹ trong khoảng thời gian từ cuối Thế chiến II cho đến giữa những năm 1970 sau đó về mức cực thấp ban đầu – Nguồn: Dữ liệu Dự án Maddison/Trung tâm Phát triển và Tăng trưởng Groningen; tính toán của Barrons
Xô Viết: “Chúng tôi sẽ chôn vùi họ” – GDP Xô Viết so với Mỹ – Sản lượng Xô Viết gấp đôi so với Mỹ trong khoảng thời gian từ cuối Thế chiến II cho đến giữa những năm 1970 sau đó về mức cực thấp ban đầu – Nguồn: Dữ liệu Dự án Maddison/Trung tâm Phát triển và Tăng trưởng Groningen; tính toán của Barrons
Giả sử điều đó xảy ra. Hãy xem dự báo cơ sở của Phòng Dân số Thế giới thuộc Liên Hiệp Quốc cho thấy lực lượng lao động của Trung Quốc sẽ giảm một nửa từ nay đến năm 2100, trong khi lực lượng lao động Mỹ sẽ tăng 15%.
Đây là những giả định đơn giản, nhưng nếu kết hợp lại thì nền kinh tế Trung Quốc sẽ đạt đỉnh so với nền kinh tế Mỹ vào năm 2040, tương đương 76% GDP Mỹ.
Nếu không có thay đổi đột biến về năng suất lao động, hay thay đổi bất ngờ về triển vọng cơ cấu dân số, thì Trung Quốc sẽ mất dần vị trí so với Mỹ, thực sự sẽ giảm về mức năm 2011, ngay trước khi ông Tập lên nắm quyền.
Cơ cấu dân số không phải là số phận định trước, và Đài Loan cho thấy là người Trung Quốc có thể thịnh vượng như người châu Âu hay Mỹ. Nhưng các nhà đầu tư và các nhà hoạch định chính sách cần xem xét nghiêm túc khả năng nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã gần đỉnh quyền lực của mình và sẽ sớm bước vào giai đoạn suy giảm dài hạn.
Trần Đức
Trung Nam Hải thừa nhận: Dịch bệnh
rất nghiêm trọng, mùa đông năm nay sẽ khó khăn
Bình luậnĐông Phương
Hôm 12/11, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc La Chiếu Huy (Luo Zhaohui) thừa nhận rằng, số ca nhiễm virus Corona Vũ Hán mới xuất hiện ở Trung Quốc đã tăng nhanh chóng kể từ tháng Mười. Đợt dịch thứ hai sẽ rất nghiêm trọng và “mùa đông năm nay thực sự không dễ dàng”.
Truyền thông Đại lục cho biết hôm 12/11, tại cuộc họp báo do Quốc vụ viện Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tổ chức cùng ngày hôm đó, Thứ trưởng Ngoại giao La Chiếu Huy đã công bố một số biện pháp mới mà Trung Quốc sẽ áp dụng để đối phó với dịch bệnh.
Ông nói rằng, làn sóng COVID-19 thứ hai trên phạm vị toàn cầu sẽ rất khốc liệt và là mối đe dọa cực kỳ nghiêm trọng. Áp lực ở Trung Quốc sẽ không ngừng tăng lên khi vừa phải phòng chống các ca nhiễm nhập khẩu, vừa phải đối phó với dịch bệnh tái bùng phát ở trong nước. Trung Quốc sẽ rơi vào thế gọng kìm, “mùa đông năm nay thực sự không dễ dàng”.
Ông Lý Bân (Li Bin), Phó Chủ nhiệm Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc, cũng cho biết trong một buổi họp rằng, vào mùa đông này, dịch bệnh có thể xuất hiện cục bộ ở một số khu vực của Trung Quốc, đồng thời các bệnh lây truyền qua đường hô hấp khác cũng đang bước vào mùa lây nhiễm cao điểm, vậy nên công tác phòng chống dịch bệnh tuyệt đối không thể lơi lỏng.
Dịch bệnh đã từng bùng phát tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc vào tháng 12 năm ngoái. Do Bắc Kinh che giấu tin tức nên đã khiến bệnh dịch lây lan nhanh chóng ra khắp thế giới. Dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán đã gây ra những thiệt hại to lớn về sức khỏe, đời sống, kinh tế, chính trị và văn hoá của người dân các nước.
Tính đến ngày 16/11 theo giờ Bắc Kinh, số ca lây nhiễm trên toàn cầu đã vượt quá 54,8 triệu người, số người chết vượt quá 1,3 triệu người (Lưu ý: ĐCSTQ luôn che giấu dữ liệu dịch bệnh nên số liệu thực sẽ cao hơn nhiều so với con số công khai). Gần đây, số ca nhiễm mới đã vượt quá 600.000 ca trong 24 giờ, gấp 6 lần số ca nhiễm đỉnh điểm trong một ngày của đợt bùng phát lần trước.
Ông Trương Bác Lễ (Zhang Boli), Hiệu trưởng Đại học Y học cổ truyền Trung Quốc – Thiên Tân, cho biết virus Corona Vũ Hán đã đột biến và khả năng lây nhiễm của virus ngày càng tăng, dẫn đến việc ngày càng xuất hiện nhiều ca nhiễm không triệu chứng.
Trả lời phỏng vấn của truyền thông Đại lục, bác sĩ Trương Văn Hồng (Zhang Wenhong) ở Thượng Hải nói rằng, đợt dịch thứ hai ở Trung Quốc sẽ bùng phát mạnh hơn đợt thứ nhất. Ông cũng cho biết, đợt dịch thứ hai xảy ra vào mùa đông năm nay là việc không thể tránh khỏi, và 80% người nhiễm bệnh sẽ không có triệu chứng, điều này rất đáng sợ.
Kể từ ngày 14/10, Trung Quốc liên tục xuất hiện ca nhiễm mới ở các tỉnh thành như Tân Cương, Thanh Đảo, Thượng Hải, Tứ Xuyên, Giang Tây, Chiết Giang, v.v. Nhưng chính quyền Trung Quốc đều đổ vạ rằng nguồn lây nhiễm đến từ thực phẩm nhập khẩu đông lạnh. Khi dịch bùng phát ở Bắc Kinh hồi tháng Sáu, chính quyền đã đổ tội cho cá hồi nhập khẩu; vào tháng Tám, Thâm Quyến xuất hiện ca nhiễm mới và cánh gà đông lạnh của Brazil đã trở thành “tội đồ”.
Vào ngày 17/10, dịch bệnh tái phát ở thành phố Thanh Đảo thuộc tỉnh Sơn Đông, sau đó chính quyền lại đổ vạ cho cá tuyết đông lạnh. Trường hợp tương tự xảy ra ở Sơn Tây, Thiên Tân, Hà Nam và các nơi khác, chính quyền đều thông báo rằng nguồn gốc lây nhiễm đến từ thực phẩm đông lạnh nhập khẩu, bao gồm cá chim đông lạnh Ecuador, chân giò đông lạnh Đức, cá hố đông lạnh Ấn Độ, các sản phẩm thịt lợn và cá bơn Brazil.
Ông Chu Vĩ (Zhu Wei), Tổng thanh tra y tế của một công ty dược phẩm ở Hoa Kỳ, nói với NTDTV rằng, không có bằng chứng chắc chắn nào xác minh thời gian tồn tại của virus Corona Vũ Hán trên bao bì, vì vậy rất khó để xác nhận việc virus có đến từ thực phẩm đông lạnh nhập khẩu hay không. Tất nhiên, không loại trừ trường hợp công nhân Trung Quốc bị nhiễm virus và đã làm virus dính lên bao bì bên ngoài của thực phẩm đông lạnh khi ho hoặc hắt xì.
Vì ĐCSTQ luôn che giấu sự thật về dịch bệnh và có thói quen đổ lỗi cho nước ngoài, nên các tuyên bố và dữ liệu chính thức của họ thường bị ngoại giới nghi ngờ.
Ông Chu Vĩ nói rằng: “Tình hình dịch bệnh hiện tại mà ĐCSTQ công bố là hoàn toàn không đáng tin cậy, mục đích duy nhất của họ là để duy trì ổn định, vậy nên người dân vẫn cần tìm hiểu thêm về tình hình thực tế và không được buông lỏng cảnh giác”.
Trong thời gian tiến hành xét nghiệm axit nucleic ở Thanh Đảo, một vụ lây nhiễm hàng loạt đã xảy ra ở khu vực địa phương. Một tài xế taxi họ Thiệu được xác chẩn nhiễm Corona Vũ Hán đã chở 231 hành khách nhưng chính quyền lại thông báo rằng chỉ có 52 người tiếp xúc gần với bệnh nhân này.
Ông Chu Vĩ cho rằng, nếu vẫn còn một lượng lớn hành khách chưa được tìm ra, rất có thể họ sẽ là nguyên nhân dẫn đến đợt bùng phát lớn sắp tới trên khắp các tỉnh thành. Và khi chưa điều chế ra được một loại vaccine thực sự hiệu quả, chắc chắn sẽ liên tục xuất hiện các ca nhiễm bệnh mới.
Đông Phương
Theo NTD tiếng Trung
Cựu Thủ tướng Turnbull:Úc nên giữ vững
lập trường cứng rắn với Bắc Kinh
Đại Nghĩa
Cựu thủ tướng Úc Malcolm Turnbull nói rằng Canberra không nên “chịu áp lực” trước các hành động thương mại từ Bắc Kinh và cần giữ vững lập trường về các vấn đề song phương với chính quyền Trung Quốc, SCMP đưa tin.
Chính quyền Trung Quốc đang tiếp tục gây khó đối với hàng xuất khẩu của Úc bằng các lệnh cấm không chính thức hoặc tăng thuế nhập khẩu nhắm vào các sản phẩm từ than đá, bông và gỗ cho đến rượu vang, tôm hùm và thịt bò của nước này.
Ông Turnbull là thủ tướng Úc từ năm 2015 đến 2018, khi quan hệ với chính quyền Trung Quốc bắt đầu xấu đi, ngay cả khi thương mại giữa Úc-Trung tăng vọt sau khi hai nước ký kết một thỏa thuận thương mại tự do song phương vào năm 2015.
“Tôi đã trải qua một đoạn chính xác như thế này vào năm 2017 và 2018. Và chúng tôi đã cố gắng giữ vững quan điểm của mình, chúng tôi không khuất phục trước áp lực. Một khi Bắc Kinh đã rõ ràng rằng áp lực không mang lại kết quả như họ mong muốn, họ đã [phải] lùi bước. Vì vậy, tôi nghĩ Úc chỉ cần giữ vững lập trường của mình”, cựu thủ tướng Turnbull nói.
Trong nhiệm kỳ của ông Turnbull, Bắc Kinh đã tấn công Canberra do chính phủ Úc lúc đó ủng hộ phán quyết của tòa án quốc tế La Hay rằng Trung Quốc không có chủ quyền đối với các đảo tranh chấp ở Biển Đông. Ngoài ra, vào thời gian đó, Úc cũng cấm các công ty công nghệ Trung Quốc như Huawei Technologies Co. và ZTE tham gia mạng 5G của mình.
Trong thời gian tại vị, ông Turnbull cũng cho thông qua luật can thiệp nước ngoài được coi là nhắm vào việc hạn chế ảnh hưởng của chính quyền Trung Quốc đối với chính trường Úc.
Trong những ngày gần đây, một loạt quan chức chính phủ Trung Quốc cho biết Úc cần phải có động thái để hàn gắn mối quan hệ song phương vốn đã rạn nứt kể từ khi nước này đưa ra lời kêu gọi điều tra quốc tế vào tháng 4 về nguồn gốc của virus viêm phổi Vũ Hán.
Hôm thứ Tư (11/11), trợ lý bộ trưởng thương mại Trung Quốc Li Chenggang nói rằng Canberra biết “mình cần làm gì để cải thiện mối quan hệ này”. Hôm thứ Năm, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Uông Văn Bân tuyên bố, Úc nên ngừng thực hiện “các bình luận khiêu khích về các vấn đề trong nước của Trung Quốc liên quan đến Hồng Kông, Tân Cương và Đài Loan”.
Về vấn đề này, ông Turnbull cho rằng không cần quan tâm tới những lời kêu gọi như vậy, và khuyến khích những người kế nhiệm ông trong chính phủ “giữ vững lập trường”.
Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Úc, thị trường Đại luc mua tới 39% hàng xuất khẩu của đất nước chuột túi.
“Tôi không nghĩ rằng áp lực mà chúng ta đang thấy trong quan hệ thương mại với Trung Quốc vào lúc này sẽ kéo dài, nó [quan hệ thương mại] hoàn toàn là chỉ là một công cụ. Đến một lúc nào đó, những người bạn của chúng ta ở Bắc Kinh sẽ nhận ra áp lực sẽ không mang lại kết quả”, ông Turnbull nói.
Cựu Thủ tướng Turnbull nói rằng các diễn biến cho thấy Australia cần đa dạng hóa các mối quan hệ thương mại và mở rộng mạng lưới các thỏa thuận thương mại tự do hiện có để tránh bị phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc.
https://www.dkn.tv/the-gioi/ong-turnbull-uc-nen-giu-vung-lap-truong-cung-ran-voi-trung-quoc.html