Tin khắp nơi – 15/12/2019
Hoa Kỳ thực hiện 85 cuộc tập trận chung với các nước
ở khu vực Ấn Độ Thái Bình Dương trong năm 2019
Hoa Kỳ đã thực hiện ít nhất 85 cuộc tập trận chung với các nước trong khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương trong năm 2019, theo một báo cáo mới được công bố của Sáng kiến Nghiên cứu tình hình Biển Đông (SCSPI) thuộc Viện Đại học về nghiên cứu Đại Dương Bắc Kinh.
Báo cáo được công bố một ngày sau khi Tham mưu trưởng Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, Đô đốc John C. Aquilino vào ngày 13/12 lên tiếng chỉ trích Trung Quốc đang quân sự hoá Biển Đông, đồng thời cam kết duy trì sự có mặt của Mỹ ở khu vực chiến lược này.
Theo báo cáo của SCSPI, những cuộc tập trận của Mỹ diễn ra từ tháng 1 đến tháng 11 dù có quy mô khác nhau nhưng đều nhắm vào một mục tiêu là mở rộng sự hiện diện của Mỹ ở khu vực và gia tăng khả năng quốc phòng cho các đồng minh của Mỹ.
Báo cáo đánh giá Hoa Kỳ sẽ có thể diễn tập nhiều hơn vào khả năng tác chiến quan trọng để xử lý các vấn đề được coi là mối đe doạ cho an ninh của khu vực.
Cũng theo báo cáo này, Philippines là nước có nhiều cuộc tập trận chung với Hoa Kỳ nhất với 16 cuộc, tiếp theo là Thái Lan với 9 cuộc, Singapore có 6 cuộc tập trận chung với Mỹ.
Hoa Kỳ ngoài ra cũng đã mời các đồng minh khác trong khu vực tham gia các cuộc tập trận ở Biển Đông bao gồm Nhật Bản, Ấn Độ, và Australia, mà báo cáo gọi là “lôi kéo các quốc gia vào vấn đề”.
Vào tháng 9 năm nay, Hoa Kỳ và ASEAN cũng đã có cuộc diễn tập chung đầu tiên ở ngoài khơi Vịnh Thái Lan và gần khu vực mũi Cà Mau của Việt Nam.
Đặc sứ Mỹ về Triều Tiên tới Hàn Quốc
Ông Stephen Biegun, đặc sứ Mỹ về Triều Tiên, hôm 15/12 tới Hàn Quốc, trong bối cảnh Bình Nhưỡng gây áp lực nhằm khiến Mỹ phải nhượng bộ để khôi phục các cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa hiện bị đình trệ trước thời hạn chót cuối năm nay, theo Reuters.
Ông Biegun tới Hàn Quốc một ngày sau khi Triều Tiên tiến hành một cuộc thử nghiệm nữa tại một địa điểm phóng rocket nhằm phát triển một loại vũ khí chiến lược để ngăn chặn các mối đe dọa hạt nhân của Mỹ.
Theo hãng tin Anh, các nhà phân tích nói rằng những cuộc thử nghiệm như vậy có thể giúp Triều Tiên phát triển các loại tên lửa đạn đạo liên lục địa đáng tin cậy hơn, có khả năng bắn tới Mỹ.
Triều Tiên lại thử nghiệm tại địa điểm phóng hỏa tiễn, đưa ra cảnh báo tới Mỹ
Tin cho hay, ông Biegun không có bất kỳ tuyên bố nào khi tới phi trường gần thủ đô Seoul chiều 15/12.
Trong chuyến thăm kéo dài ba ngày, ông Biegun dự kiến sẽ gặp Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in vào ngày 16/12, trước khi tới Tokyo để tham vấn với đối tác Nhật.
Hiện chưa rõ là ông có gặp các quan chức Tiều Tiên tại biên giới liên Triều hay không.
Chuyến thăm của ông Biegun dẫn tới các phán đoán rằng ông có thể tìm cách khôi phục các cuộc đàm phán bằng cách liên hệ với Triều Tiên hoặc công khai phát đi một thông điệp.
Mỹ và Liên minh châu Âu lên án chính quyền TQ
trong ngày Quốc tế nhân quyền
Ngày Quốc tế nhân quyền 10/12, Đại sứ Hoa Kỳ tại Trung Quốc và Liên minh châu Âu (EU) cùng lên án chính quyền Trung Quốc đàn áp các quyền tự do cơ bản của người dân nước này.
“Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (PRC) không thể đạt được sự tôn trọng quốc tế mà họ tìm kiếm bởi họ không tuân thủ cam kết bảo vệ các quyền và tự do cá nhân”, Đại sứ Hoa Kỳ Terry Branstad nói trong một tuyên bố.
Vào ngày 10/12 cách đây 71 năm, Liên Hợp Quốc đã thông qua Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân Quyền. Chính quyền Trung Quốc cũng là một bên ký kết tuyên bố.
Branstad, người từng làm đại sứ kể từ tháng 5/2017, cho biết ông đã “chứng kiến sự thất bại của mô hình quản trị của PRC trong việc bảo vệ các quyền tự do cơ bản” của người dân như được “quy định trong Tuyên ngôn Nhân Quyền và trong luật pháp của PRC”.
Ông nói rằng chính quyền Hoa Kỳ vẫn rất “quan tâm đến việc chính phủ Trung Quốc giam giữ bất hợp pháp các luật sư, nhà báo và các nhà lãnh đạo xã hội dân sự”.
Ông cũng bày tỏ mối quan ngại về tự do tôn giáo ở Trung Quốc như việc bắt giữ những người theo Cơ đốc giáo và Phật giáo Tây Tạng, đóng cửa các nơi thờ cúng của họ và ngược đãi các nhóm thiểu số Hồi giáo.
Ông Terry Branstad cũng chỉ ra cách chính quyền Trung Quốc lợi dụng các quyền tự do ở phương Tây, nhưng lại vi phạm quyền tự do của người dân trong nước: “Các nhà ngoại giao Trung Quốc ở Hoa Kỳ sẵn sàng sử dụng truyền thông xã hội của Hoa Kỳ để nhắm tới công chúng Mỹ…trong khi các nền tảng truyền thông xã hội này, cũng như các bài đăng của chúng tôi trên truyền thông PRC, lại bị kiểm duyệt tại Trung Quốc”.
Trong một tuyên bố vào ngày 10/12 của phái đoàn EU tại Trung Quốc đã nêu tên hơn 10 luật sư và nhà hoạt động Trung Quốc bị kết án, giam giữ, bị quản thúc tại gia. “Tất cả các bị cáo hình sự phải được xét xử công bằng, được quyền tiếp cận với luật sư mà họ chọn, được tiếp cận hỗ trợ y tế và các thành viên gia đình họ, và không nên bị buộc tội một cách cưỡng bức và công khai, bị tra tấn hoặc các hình thức ngược đãi khác”, tuyên bố cho biết và “hy vọng Trung Quốc sẽ chấm dứt” các hành vi như vậy.
Ngoài ra, EU cũng nhấn mạnh một danh sách các vi phạm nhân quyền khác của chính quyền Trung Quốc, như việc kiểm duyệt Internet, quấy rối phóng viên nước ngoài và các hạn chế đối với các tổ chức phi lợi nhuận trong và ngoài nước.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cũng cáo buộc Bắc Kinh phá hoại các quyền tự do của các nhóm tôn giáo và dân tộc, cũng như đối với người Hồng Kông, những người được bảo đảm độc lập chính trị ở mức độ cao khi Hồng Kông được bàn giao trở lại cho Trung Quốc vào năm 1997, theo quy định trong thỏa thuận bàn giao của chính quyền Trung Quốc với Anh.
Cũng trong Ngày Nhân quyền, chính quyền Trung Quốc tổ chức ngày thứ hai của Diễn đàn các luật sư toàn cầu tại thành phố Quảng Châu, Trung Quốc, với sự tham dự của khoảng 800 chuyên gia pháp lý từ 57 quốc gia. Gia đình của các luật sư bị giam giữ và khoảng 20 nhóm quốc tế trong một lá thư chung đã công khai bày tỏ sự phản đối của họ đối với Diễn đàn này, gọi đó là một trò nhạo báng, đồng thời chỉ ra tình cảnh của các luật sư nhân quyền ở Trung Quốc.
Theo The Epoch Times, vào năm 2015, chính quyền Trung Quốc đã phát động một cuộc đàn áp toàn quốc đối với hàng trăm luật sư và người biện hộ nhân quyền, một trong số họ hiện vẫn đang bị giam giữ hoặc giám sát. Theo Tổ chức Luật sư Nhân quyền Trung Quốc phi lợi nhuận có trụ sở tại Hồng Kông, đã có ít nhất 33 luật sư nhân quyền bị đình chỉ hoặc bị thu hồi giấy phép vì công việc của họ.
Như trường hợp của luật sư Dư Văn Sinh (Yu Wensheng) ở Bắc Kinh. Ông bị bắt giam vào tháng 1/2018 vì đã lên tiếng bảo vệ cho những người tập Pháp Luân Công bị đàn áp ở Trung Quốc và lên tiếng bênh vực các luật sư nhân quyền bị bắt giữ khác. Bà Hứa Nghiên (Xu Yan), vợ của luật sư Dư nói rằng ông đã bị xét xử bí mật vào ngày 9/5 với tội danh ‘kích động lật đổ quyền lực nhà nước’ nhưng bà hoàn toàn không được thông báo về buổi xét xử.
Ông Clifford May cho rằng Mỹ phải ngừng
giúp Trung Quốc trở nên giàu có và tàn bạo hơn
Ông Clifford May, chủ tịch Quỹ Quốc phòng Dân chủ, nhận xét Trung Quốc là một quốc gia, có những đặc tính đáng ghét giống như một người hàng xóm, thường xuyên đánh vợ, ngược đãi con cái và thực hiện các tội ác bạo lực, theo Washington Times hôm 10/12.
Minh chứng cho nhận định này, ông Clifford đã liệt kê một số các hoạt động ghê tởm mà chính quyền Trung Quốc đã hoặc đang tiến hành như: Giam giữ người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ trong “các trại cải tạo giáo dục”; chiếm đoạt Tây Tạng làm thuộc địa; mổ cướp nội tạng từ tù nhân lương tâm; đàn áp người dân Hồng Kông khi vi phạm nghĩa vụ hiệp ước; đánh cắp hàng trăm tỷ đô la tài sản trí tuệ của Mỹ mỗi năm, bao gồm cả bí mật quốc phòng; ép buộc các tập đoàn Mỹ phải khúm núm, quỵ lụy và tự kiểm duyệt; (vi) gia tăng số lượng vũ khí hạt nhân và công nghệ tên lửa đạn đạo; (vii) theo đuổi các chính sách bóc lột và chủ nghĩa đế quốc ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh; và xây dựng năng lực quân sự với mục tiêu đe dọa và cuối cùng đánh bại Mỹ.
Ông Clifford cho rằng chính sách về Trung Quốc của Mỹ trước đây kể từ thời chính quyền của Tổng thống Mỹ Nixon, là dựa trên sự cam kết và hòa giải. Công bằng mà nói, trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh với Liên Xô, quan hệ Trung-Mỹ lắng dịu mang lại một số lợi ích cho cả 2 phía. Nhưng cũng có một đặc điểm, đó là cả 2 đảng Cộng hòa và Dân chủ đều tin rằng bằng cách giúp Trung Quốc giàu hơn, Mỹ sẽ giúp Trung Quốc tự do hóa.
Chính quyền Trump: Thảm họa nhân quyền Trung Quốc là ‘vết nhơ thế kỷ’
Theo ông Clifford, tăng trưởng kinh tế, sẽ tạo ra một giai cấp tư sản phát triển nhanh, vốn đòi hỏi quyền lực chính trị và tự do gia tăng. Tầng lớp cai trị sẽ đáp lại bằng cách cho người dân những gì họ mong muốn, có lẽ “chậm mà chắc”. Theo thời gian, Mỹ hy vọng Trung Quốc sẽ trở thành một thành viên có trách nhiệm “của cộng đồng quốc tế”.
“Đó là một lý thuyết tốt đẹp, nhưng nó đã không được chứng minh bằng thực tế. Trung Quốc đã không trở thành tư bản như nhiều người đã tin tưởng. Thay vào đó, Trung Quốc đã phát triển một thương hiệu xã hội chủ nghĩa hám lợi, theo thuyết trọng thương, thay thế sự kiểm soát của nhà nước đối với các phương tiện sản xuất bằng việc sở hữu nhà nước đối với phương tiện sản xuất, trong khi bắt buộc ‘hợp nhất quân sự-dân sự’”, ông Clifford nhận xét.
Chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ
Công nhận công lao cho người xứng đáng, ông Clifford đánh giá cao những nỗ lực của Tổng thống Trump trong việc ngăn chặn sự đe dọa của Trung Quốc.
Không giống như những người tiền nhiệm của mình, ông Trump đã nhận ra mối đe dọa ngày càng gia tăng mà chính quyền Trung Quốc hiện đang gây ra.
Được soạn thảo khi tướng Herbert Raymond McMaster còn là cố vấn an ninh quốc gia, Chiến lược An ninh Quốc gia (NSS) của Tổng thống Trump, tuyên bố rõ ràng rằng Trung Quốc là một thế lực “xét lại” khi họ coi Mỹ là đối thủ địa chính trị. Trung Quốc là một thách thức mà Mỹ phải đáp trả hơn là hy vọng rằng Trung Quốc sẽ thay đổi.
NSS cảnh báo Trung Quốc sử dụng các mối đe dọa có hàm ý quân sự, để thuyết phục các quốc gia khác thực hiện chương trình nghị sự chính trị và an ninh của mình”; Trung Quốc ngày càng tham gia vào “cuộc chiến kinh tế, được thực hiện trên mạng”, trong đó vũ khí công nghệ cao được sử dụng để làm suy yếu nền kinh tế của Mỹ, hòng làm tê liệt nước Mỹ về mặt quân sự.
2 câu hỏi chính và câu trả lời
Theo ông Clifford, khi xem xét NSS, mọi người có thể đặt ra 2 câu hỏi:
Câu hỏi thứ 1: Có lý do đạo đức nào để tiếp tục giao thương nền kinh tế Mỹ với Trung Quốc, giúp cho chế độ Trung Quốc thịnh vượng? Câu trả lời của ông Clifford là không.
Câu hỏi thứ 2: Có dễ dàng và ít đau đớn để tách rời nền kinh tế Mỹ khỏi Trung Quốc không? Câu trả lời của ông Clifford, là không; không hề dễ dàng.
Tuy nhiên, ông James Rickards, một cố vấn lâu năm về kinh tế quốc tế và các mối đe dọa tài chính của Bộ Quốc phòng và cộng đồng tình báo Mỹ, lại có một câu trả lời khác.
Trong một cuộc trò chuyện qua email với ông Clifford, ông Rickards viết: “Chúng ta phải trả giá như thế nào cho cuộc sống của những nạn nhân vô tội, bị tra tra tấn, bị sát hại và kiểm soát tư tưởng? Đến một lúc nào đó bạn sẽ phải từ bỏ quan hệ kinh tế với Trung Quốc”.
Sau khi suy ngẫm, ông Rickards nói thêm: “Có lẽ nó sẽ không tệ. Nếu cắt đứt quan hệ có nghĩa là chúng ta không mất đi 300 tỷ đô la mỗi năm vì hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ; chúng ta không mất việc làm cho lao động nô lệ, chúng ta không làm giàu cho giới tinh hoa Cộng sản vô thần, chúng ta không từ bỏ quyền kiểm soát thế kỷ 21, và không để Trung Quốc gây ra một cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu mới. Vậy thì điều đó dường như hoàn toàn tích cực đối với nền kinh tế Mỹ”.
Ông Clifford cho rằng các nhà hoạch định chính sách không phải là những người duy nhất cần cân nhắc vấn đề nan giải về đạo đức hay kinh tế này, mà những người tiêu dùng cũng vậy; Họ có thể muốn suy nghĩ kỹ trước khi mua sản phẩm sản xuất tại Trung Quốc.
Dưới góc độ này, trong một bài xã luận trên tờ New York Times vào tuần trước, các học giả Danielle Pletka và Derek Scissors của Viện Doanh nghiệp Mỹ đã lưu ý: “Vì lý do đạo đức, các tổ chức tài chính lớn và quỹ hưu trí của Mỹ trong những năm gần đây đã tránh xa việc đầu tư vào lĩnh vực sản xuất các nhiên liệu hóa thạch, súng và các khoản đầu tư khác. Tuy nhiên, liên quan đến việc cung cấp vốn cho các công ty Trung Quốc, bao gồm cả những tổ chức trực tiếp tham gia giám sát hoặc hỗ trợ quân đội Trung Quốc, thì rất nhiều tổ chức của Mỹ đã không chống lại sự đầu tư này”.
Nếu Mỹ nói rõ rằng sự tiếp cận của Trung Quốc đến người tiêu dùng và nhà đầu tư Mỹ, hiện lâm vào hoàn cảnh nguy hiểm, thì liệu chính quyền Trung Quốc có thể thay đổi hành vi của mình hay không?
Ông Rickards cho rằng mặc dù Trung Quốc có vẻ là “gã khổng lồ không thể ngăn cản” (monolithic juggernaut), thì trên thực tế, nó rất “mỏng manh” và có thể rơi vào hỗn loạn.
Tuy nhiên, theo ông Clifford, việc biến các “đối tượng” thù địch thành “những hàng xóm” hòa bình, thịnh vượng và hợp tác, là rất khó khăn. Hãy xem xét Nga, Bắc Triều Tiên, Iran và Cuba. Điều gì sẽ ít khó khăn hơn? Đó là việc nhận ra khi các chính sách trước đây đã tạo ra những hậu quả không lường trước và có hại, cần kịp thời thay đổi đường lối.
“Một quy tắc chiến lược cần rõ ràng là: ‘Đừng làm giàu cho kẻ thù của mình’; hoặc để diễn giải một câu trích dẫn được gán cho Lê Nin: ‘Đừng bán cho kẻ thù của bạn sợi dây để nó treo cổ bạn, hoặc để anh ta đánh cắp từ bạn công nghệ xây dựng giá treo cổ’”, ông Clifford kết luận.
Không quân Mỹ, Nga và TQ:
Nước nào thống trị bầu trời?
Một báo cáo mới đây đã cho thấy quy mô của các lực lượng không quân trên thế giới mà theo đó Mỹ, Nga và Trung Quốc là những nước đứng đầu.
Một nghiên cứu vừa được FlightGlobal – trang web trực tuyến của tạp chí hàng đầu về hàng không vũ trụ Flight International công bố đã cho thấy lực lượng không quân Mỹ đứng đầu trong các hạng mục, trong khi xếp thứ 2 và thứ 3 lần lượt là Nga và Trung Quốc.
Với khoảng 13.266 máy bay chiến đấu và trực thăng các loại, Mỹ rõ ràng là quốc gia dẫn đầu trong các hạng mục liên quan đến không lực và chiếm khoảng 1/4 toàn bộ số lượng các chiến đấu cơ trên thế giới. Vị trí dẫn đầu của Lầu Năm Góc vẫn được duy trì trong 6 hạng mục gồm có: máy bay chiến đấu, máy bay thực hiện nhiệm vụ đặc biệt, xe tăng, máy bay vận chuyển, trực thăng chiến đấu cùng với trực thăng và máy bay huấn luyện.
Nga đứng ở vị trí thứ 2 với 4.163 máy bay và trực thăng quân sự trong khi vị trí thứ 3 thuộc về Trung Quốc với 3.210 máy bay như vậy. Các quốc gia có số lượng máy bay xếp sau đó gồm Ấn Độ (2.123), Hàn Quốc (1.649), Nhật Bản (1.561), Pakistan (1.372), Pháp (1.229), Thổ Nhĩ Kỳ (1.055), Ai Cập (1.054)…
Mặc dù Mỹ là quốc gia đứng đầu nhưng khu vực Bắc Mỹ – nơi các máy bay của Mỹ chiếm 97% tổng số máy bay của khu vực đã giảm 1% về số lượng các chiến đấu cơ trong năm vừa qua. Châu Phi cũng giảm 1% số lượng các máy bay trong khi lực lượng không quân Mỹ Latin giảm 4% cùng thời gian.
Khu vực châu Âu và châu Á – Thái Bình Dương gần như không có thay đổi gì trong khi Trung Đông tăng 1% số lượng các máy bay và Nga cùng với Cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS) chứng kiến sự gia tăng số lượng các máy bay lớn nhất với tỷ lệ là 2%.
Những diễn biến mới trong báo cáo này đã phản ánh những thay đổi về địa chính trị trên thế giới. “Những xung đột trong chính sách ngoại giao đã định hình lại các quan hệ quốc phòng trong năm 2019 với căng thẳng quốc tế giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ ngày càng gia tăng”, báo cáo trên nhận định, đồng thời dẫn ra việc Ankara không được tham gia chương trình tiêm kích F-35 của Lầu Năm Góc sau khi Thổ Nhĩ Kỳ phớt lờ cảnh báo của Mỹ về việc mua hệ thống tên lửa đất đối không S-400 từ Nga.
Một minh chứng nữa cho nhận định mà báo cáo này miêu tả là “sự dịch chuyển về các liên minh” là việc Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan – một thành viên của liên minh quân sự NATO do Mỹ dẫn đầu, công khai cân nhắc đến khả năng sẽ mua tiêm kích Su-35 và Su-57 của Nga để thay thế cho F-35.
Thủ tục chuyển giao các phần của S-400 đến Thổ Nhĩ Kỳ đã hoàn tất và nếu Ankara tiếp tục mua các chiến đấu cơ từ Moscow, nước này có thể sẽ vấp phải các lệnh trừng phạt của Mỹ.
Thượng nghị sĩ Mỹ Jim Risch – Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện trong một tuyên bố ngày 11/12 đã nhận định: “Chừng nào mà S-400 vẫn còn ở Thổ Nhĩ Kỳ và do Thổ Nhĩ Kỳ kiểm soát thì sẽ không có chiếc F-35 nào đến nước này. Đó là lựa chọn của ông Erdogan và ông ấy nhận thức rõ về những hậu quả này”.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/32101-khong-quan-my-nga-va-tq-nuoc-nao-thong-tri-bau-troi.html
Mỹ thiếu vốn làm hạ tầng, TQ liền ‘cà khịa’
Trung Quốc đã đề nghị tham gia vào kế hoạch trị giá 1,5 nghìn tỉ USD để sửa chữa và nâng cấp hạ tầng ở Hoa Kỳ.
Trung Quốc – nhà đầu tư hạ tầng vào nước ngoài gần như lớn nhất thế giới với sức lan toả rộng khắp các châu lục và quốc gia, đã đề nghị tham gia vào kế hoạch trị giá 1,5 nghìn tỉ USD để sửa chữa và nâng cấp hạ tầng ở Hoa Kỳ.
Lời đề nghị này do ông Yang Chuantang, quan chức Bộ Giao thông Trung Quốc đưa ra tại diễn đàn Giao thông Mỹ – Trung diễn ra tại Bắc Kinh, với sự tham gia của Bộ trưởng Bộ Giao thông Mỹ Elaine Chao.
“Chúng tôi sẵn sàng phối hợp với phía Mỹ, theo khung làm việc của Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc và kế hoạch tái thiết hạ tầng của Hoa Kỳ”, ông Yang nói.
Mỹ kêu bất công
Lời đề nghị của ông Yang Chuantang được đưa ra ngay sau khi Tổng thống Mỹ cho rằng, Ngân hàng Thế giới (WB) không nên cho Trung Quốc vay tiền bởi nước này có rất nhiều tiền.
“Tại sao WB cho Trung Quốc vay tiền? Điều này có thể được sao? Trung Quốc có rất nhiều tiền và nếu không có, họ sẽ tạo ra. Hãy dừng ngay lại”, Tổng thống Mỹ Donald Trump đăng Twitter hôm 6/12.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin cũng đồng tình rằng, Ngân hàng Thế giới (WB) nên loại trừ Trung Quốc khỏi danh sách các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình được hưởng các khoản vay ưu đãi của tổ chức này.
Tuyên bố của các quan chức Mỹ được đưa ra sau khi WB thông qua kế hoạch hỗ trợ Trung Quốc 1-1,5 tỷ USD cho các khoản vay lãi suất thấp hàng năm đến tháng 6/2025.
Mỹ cáo buộc các khoản vay của Trung Quốc tại World Bank sẽ được phục vụ cho việc Trung Quốc cho các nước nghèo hơn vay tiền để xây dựng hạ tầng theo sáng kiến “Vành đai- Con đường” của họ, siết các quốc gia vào bẫy nợ và buộc họ trao đổi các ưu thế chính trị.
Các nhà lập pháp tại Mỹ cũng đang ngày càng bày tỏ lo ngại rằng các khoản tài trợ từ World Bank cho Trung Quốc sẽ vi phạm những vấn đề về nhân quyền và công bằng trong cạnh tranh kinh tế.
“Giả nghèo giả khổ”
Hồi tháng 7/2019, Tổng thống Mỹ cho rằng Trung Quốc đáng ra không còn hội đủ điều kiện để nhận các lợi ích từ trạng thái nước ‘đang phát triển’, bao gồm trợ cấp xuất khẩu và một số lợi thế về thủ tục của WTO trong các tranh chấp thương mại.
“WTO đang bị đổ vỡ khi những nước GIÀU NHẤT trên thế giới tự tuyên bố mình là nước đang phát triển để tránh quy định của WTO và nhận đối xử đặc biệt. KHÔNG còn chuyện đó nữa”, ông Trump viết trên twitter.
Theo Chủ tịch Ủy ban Tài chính Thượng viện Mỹ Chuck Grassley, hiện nay Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, và thu nhập bình quân đầu người của nước này đã cao hơn nhiều so với mức tiêu chuẩn của quốc gia được WB cho vay ưu đãi. Trong khi đó, Mỹ lại là nước có đóng góp nhiều nhất cho WB.
Đồng quan điểm, cựu cố vấn thương mại của Nhà Trắng Clete Willems bình luận, những gì đang diễn ra, về cơ bản là Mỹ và các quốc gia khác đang gián tiếp góp vốn cho tham vọng ‘Vành đai và Con đường’ của Trung Quốc – một trong những bàn đạp giúp nước này đạt được các mục tiêu địa chính trị của mình.
“Trung Quốc nói rằng họ muốn đứng ngang hàng với Mỹ trên thị trường kinh tế thế giới. Nếu họ muốn vậy, thì họ phải chấp nhận được đối xử giống như Mỹ. Họ không thể tiếp tục làm một quốc gia đang phát triển được nữa”, ông Willems nói.
Trung Quốc khó có cơ hội
Trở lại với kế hoạch sửa chữa và nâng cấp hạ tầng ở Mỹ, Tổng thống Trump đã công bố chi tiêu 1,5 nghìn tỉ USD vào kế hoạch nâng cấp hạ tầng nhưng sẽ chỉ chi 200 tỉ USD đến từ nguồn ngân sách trực tiếp của liên bang. Như vậy, việc Mỹ phải trông cậy vào nguồn vốn xã hội hoá hoặc đầu tư từ nước ngoài là không thể tránh khỏi.
“Nhu cầu hạ tầng của Mỹ rất cấp thiết, không thể làm ngơ. Nếu Mỹ hợp tác với các tổ chức khác như chính quyền bang và địa phương cũng như cho phép tư nhân tham gia vào kế hoạch nâng cấp hạ tầng thì việc giải quyết nhu cầu là hoàn toàn có thể”, bà Chao nói.
Bình luận trước khả năng Mỹ có thể huy động vốn từ Trung Quốc, ông Anthony Foxx – người tiền nhiệm của bà Elaine Chao bác bỏ vì cho rằng chiến tranh thương mại Mỹ – Trung đang ngày càng khốc liệt cũng như các quy định trong chiến lược “Mua của nước Mỹ” do ông Trump lập ra ngay sau khi nhậm chức sẽ chặn đứng nguồn đầu tư tài chính của Trung Quốc vào hạ tầng Mỹ.
Ngoài ra, theo ông Foxx, việc Mỹ huy động nguồn vốn trong nước đồng thời sử dụng công nhân Mỹ vào xây dựng hạ tầng sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho Mỹ hơn cả về phát triển kinh tế, tạo việc làm cho người dân, thay vì trông chờ vào Trung Quốc.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/32110-my-thieu-von-lam-ha-tang-tq-lien-ca-khia.html
Thống đốc California từ chối
kế hoạch phá sản của công ty điện lực PG&E
Vào tối thứ sáu (ngày 13 tháng 12), Thống Đốc tiểu bang California Gavin Newsom đã từ chối kế hoạch phá sản mà công ty điện lực Pacific Gas & Electric (PG&E) đã gửi cho ông, nói rằng công ty vẫn chưa thực hiện “những thay đổi cần thiết trong khâu quản trị.” Đối mặt với những khoản bồi thường trị giá
hàng tỷ mỹ kim vì chịu trách nhiệm cho những đám cháy rừng ở California vào năm ngoái, vào tháng 1 năm nay, PG&E đã tuyên bố phá sản và cho biết vào tuần trước rằng công ty sẽ chấp nhận bồi thường khoản tiền 13.5 tỷ mỹ kim cho những người nộp đơn kiện.
Thống đốc Newsom đã nhắc nhở rằng tiểu bang California có một quỹ bảo hiểm trị giá 21 tỷ mỹ kim để giúp các công ty điện lực bồi thường khi thiết bị của họ gây ra cháy rừng, tuy nhiên PG&E phải chứng minh rằng công ty phải ra khỏi tình trạng phá sản trước ngày 30 tháng 6 để được tham gia quỹ bảo hiểm nói trên. Tuy nhiên, sau khi nhận được kế hoạch của công ty, thống đốc cho biết PG&E không tuân thủ các yêu cầu của quỹ bảo hiểm, bao gồm “các yêu cầu quản trị và quản lý nghiêm ngặt, cũng như thay đổi cơ chế thực thi và cơ cấu vốn cho phép công ty thực hiện các khoản đầu tư quan trọng một cách an toàn”. Bên cạnh đó, thống đốc Newsom cho biết những đợt cắt điện gần đây mà công ty phải thực hiện để phòng ngừa cháy rừng cũng gây ảnh hưởng xấu đến khách hàng. Trong một bức thư gửi Giám Đốc Điều Hành PG&E Bill Johnson, thống đôc Newsom cho biết “mặc dù những đợt cắt điện là để đảm bảo các thiết bị điện sẽ không gây cháy rừng trong thời tiết khô và lộng gió, nhưng nó cũng khiến người dân lo ngại và gây ảnh hưởng đến hàng triệu người California phải dựa vào điện lực để chăm sóc sức khỏe.” Cuối thư, thống đốc kêu gọi PG&E phải trải qua quá trình tái cấu trúc và thay đổi hoàn toàn.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/thong-doc-california-tu-choi-ke-hoach-pha-san-cua-cong-ty-dien-luc-pge/
Canada thành lập ủy ban ‘giám sát’ quan hệ với TQ
Đảng Bảo thủ hôm thứ ba (10/12) tiếp tục thúc giục chính phủ liên bang áp dụng một đường lối cứng rắn hơn đối với Trung Quốc.
Hãng tin Global News cho hay, các thành viên Nghị viện đã bỏ 171 phiếu thuận và 148 phiếu chống, ủng hộ thành lập một ủy ban đặc biệt để đánh giá lại tất cả các khía cạnh trong mối quan hệ Canada – Trung Quốc.
Đề xuất được đưa ra bởi Phe đối lập, là cú hích mới nhất từ các nghị sĩ Đảng Bảo thủ nhằm thúc đẩy chính phủ có một lập trường cứng rắn hơn.
Tất cả các nghị sĩ đối lập từ các Đảng Bloc Quebecois, Đảng NDP và Đảng Xanh đều ủng hộ đề xuất này. Cựu thành viên nội các đảng Tự do và nghị sĩ độc lập Jody Wilson-Raybould cũng đã bỏ phiếu ủng hộ thành lập Ủy ban này. Ủy ban này sẽ gồm sáu ghế cho đảng Tự do, bốn ghế cho đảng Bảo thủ, một ghế cho ĐảngBloc Quebecois và một ghế cho đảng Dân chủ mới.
Đề xuất này được đưa ra vào thời điểm tròn một năm Trung Quốc giam giữ hai công dân Canada là Michael Kovrig và Michael Spavor, để trả đũa việc Canada bắt giữ Giám đốc tài chính Huawei Mạnh Văn Châu chiểu theo hiệp ước dẫn độ với Mỹ.
Trong thời gian giam giữ, cả Kovrig và Spavor đều không được phép tiếp xúc luật sư và liên lạc với gia đình. Trong khi đó, bà Mạnh thì đang sống tại một trong hai căn biệt thự của mình ở Vancouver. Hai người Canada khác cũng đã bị kết án tử hình do buôn lậu ma túy, không lâu sau vụ bắt giữ bà Mạnh Vãn Châu. Đây được coi là một vụ án chính trị.
Đảng Bảo thủ cho rằng Thủ tướng Trudeau cần loại bỏ khoản đầu tư 250 triệu đô la Canada (4.378 tỷ đồng) vào Ngân hàng Đầu tư hạ tầng châu Á do Trung Quốc khởi xướng. Đảng này cũng phản đối sử dụng công nghệ của Huawei trong việc xây dựng mạng 5G tại nước này.
Canada thành lập ủy ban ‘giám sát’ quan hệ với Trung Quốc
“Hôm nay, Hạ viện đang tranh luận xoay quanh chính sách đối ngoại thách thức nhất mà Canada hiện đang có – Trung Quốc”, nhà phê bình chính sách đối ngoại Đảng Bảo thủ Erin O’Toole tuyên bố.
“Chính phủ Canada đã có những sai lầm nghiêm trọng trong các vấn đề an ninh và thương mại với chính phủ Trung Quốc, và đang tránh né các quyết định khó khăn liên quan đến Huawei và các vấn đề khác. Vậy liệu ngài Thủ tướng có đồng ý thành lập một ủy ban đa đảng đặc biệt để xem xét tất cả các khía cạnh trong mối quan hệ Canada – Mỹ hay không?”, ông Erin O’Toole nói thêm.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/32114-canada-thanh-lap-uy-ban-giam-sat-quan-he-voi-tq.html
Cuba : Liên minh Bolivar
lên án “chính sách hung hăng” của Mỹ
Tại thượng đỉnh ALBA hay còn gọi là Liên minh Bolivar vì các dân tộc Mỹ Latinh lần thứ 17 diễn ra tại thủ đô La Habana ngày 14/12/2019, thủ tướng Cuba, Bruno Rodriguez một lần nữa lên án « chính sách hung hăng » và can thiệp của Hoa Kỳ tại nhiều nước Nam Mỹ.
Liên minh ALBA được thành lập cách nay 15 năm theo sáng kiến của Cuba và Venezuela, quy tụ 9 nước vùng Caribê và châu Mỹ Latinh. Tuy nhiên tổ chức này cũng đang mất dần ảnh hưởng do những thay đổi chính trị trong khu vực.
Theo ghi nhận của thông tín viên đài RFI, Domitille Piron, từ La Habana, cuộc họp ngày hôm qua là dịp để tổ chức này tái khẳng định vị thế của mình.
« Evo Morales đã nhỡ cuộc hẹn ngày hôm qua ở La Habana, bởi vì cựu tổng thống Bolivia kể từ giờ đến tị nạn ở Achentina và chính phủ Bolivia gần đây đã quyết định rút ra khỏi ALBA, liên minh Bolivar vì các dân tộc châu Mỹ. Giống như Ecuador cách nay một năm khi tổng thống Lenin Moreno lên cầm quyền.
Thượng đỉnh Alba lần thứ 17 tập hợp các lãnh đạo chủ tịch Cuba – Miguel Diaz Canel, tổng thống Venezuela – Nicolas Maduro, tổng thống Nicaragua – Daniel Ortega cũng như là nhiều lãnh đạo chính phủ các tiểu quốc vùng Caribe.
Tất cả đồng thanh lên án cuộc đảo chính ở Bolivia và các căng thẳng tại châu Mỹ Latinh là có sự can thiệp từ Mỹ. Trong tuyên bố sau cùng, do chính thủ tướng Cuba, Bruno Rodriguez đọc, giọng điệu mang hơi hướm chống đế quốc Mỹ.
ʺChúng tôi lên án chính sách hung hăng và can thiệp của chính quyền Mỹ, cùng với sự đồng lõa của giới tài phiệt trong nước và giới truyền thông, vốn bảo vệ một mô hình tân tự do bất nhân và là nguồn cội cơ bản của sự bất ổn nguy hiểm cho khu vực”.
Chương trình tình liên đới y tế và giáo dục đối với các nước anh em của Cuba cũng được ủng hộ mạnh mẽ nhưng thượng đỉnh lần này còn được đánh dấu bởi sự vắng mặt của nhiều lãnh đạo tinh thần của liên minh : cố chủ tịch Fidel Castro và cố tổng thống Hugo Chavez. Các lãnh đạo cũng như là giới báo chí khu vực tập trung bàn thảo nhiều về di sản do hai nhân vật này để lại hơn là suy nghĩ về những hướng đi cho tương lai ».
Bầu cử Anh có làm thức tỉnh phe Dân chủ của Mỹ?
Jon SopelBiên tập viên Bắc Mỹ
Phần lớn chính trị Mỹ tồn tại trong bong bóng của riêng mình với những mối bận tâm riêng. Nhưng khi có một chuyện gì đó có tính quan trọng xảy ra ở một nơi khác trên thế giới, nó cũng sẽ buộc phải nghía vào. Và lần này nó càng phải để ý.
Cuộc tổng tuyển cử ngày 12/12 của Vương quốc Anh có thể là một sự kiện quan trọng như vậy đối với Đảng Dân chủ Hoa Kỳ – giống như cái cách chính trị Anh soi chiếu phần nào lên cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào 23/6/2016, sau khi người dân Anh bỏ phiếu chọn Brexit.
Thật trùng hợp, Donald Trump cũng đến Scotland vào một ngày sau đó (24/6 – chứ không phải ngày hôm trước như ông đã nhiều lần tuyên bố) và những gì người dân Anh đã quyết định là một khoảnh khắc đáng sợ trong chiến dịch của ông, một khoảnh khắc ánh đèn bật sáng, khi ông chuẩn bị đối mặt với người dân Mỹ 5 tháng sau đó.
Hạ viện Mỹ công bố hai điều khoản luận tội Trump
Ai đang dẫn đầu cuộc đua vào Nhà trắng của đảng Dân chủ?
Thủ tướng Anh làm gì trong ngày đầu?
Vậy phe Dân chủ Hoa Kỳ nên học được gì từ sự thất bại thê thảm của Đảng Lao động vào tối thứ Năm tuần trước? Và đặc biệt hơn, liệu nếu họ chọn Bernie Sanders hoặc Elizabeth Warren trở thành ứng viên của mình thì họ có cơ hội đánh bại Donald Trump vào năm 2020 không? Nhất là sau khi Jeremy Corbyn,
lãnh đạo Đảng Lao động Anh và các chính sách thương hiệu cực đoan, cánh tả của ông đã thất bại thảm hại?
Rối trí, khó hiểu
Tôi muốn bắt đầu từ Sedgefield thuộc Hạt Durham, một khu vực cử tri từng là vùng mỏ than, nhưng các mỏ đã đóng cửa kể từ hồi thập niên 1970 và 1980.
Đây là một khu vực hầu hết là tầng lớp lao động da trắng. Nơi đây được cho là tiền đồn vững chắc của Đảng Lao động kể khi khủng long còn biết đi trên Trái Đất. Nó không giống như bất kỳ thị trấn nào bạn có thể tìm thấy ở cùng Appalachian ở Pennsylvania.
Tôi đã dành một chút thời gian ở đó từ khi tôi viết về tiểu sử của cựu Thủ tướng Anh Tony Blair từ giữa những năm 1990 cho đến khi ông trở thành thủ tướng.
Trong làng Trimdon là Câu lạc bộ Đảng Lao động. Lần cuối cùng tôi ở đó, Tony Blair bốc thăm trúng số trong một cuộc xổ số: giải thưởng chính là một con gà tây, giải nhì một cân Anh (khoảng gần nữa ký lô)xúc xích.
Những người tôi gặp ở đó là những người đàng hoàng, chăm chỉ, thẳng tính – và hơi chút bảo thủ. Họ đã chọn Tony Blair làm ứng cử viên cho cuộc bầu cử năm 1983 bởi vì ông không ở phe “thiên tả ngớ ngẩn” của đảng, theo như nhân viên trong nhóm tổ chức tranh cử của ông giải thích cho tôi trong lúc ngồi uống bia ở quán Dun Cow Inn trong khu vực bầu cử.
Vào 2005, tôi cũng ở cách đó không xa khi đưa tin Tony Blair giành được đa số ghế rất lớn cho Đảng Lao động và giành chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử thứ ba liên tiếp. Người dân của Sedgefield cho ông một đa số phiếu bầu với hơn 18.000 phiếu, chiếm 58%. Tất cả những người khác chỉ đạt được số phiếu thấp hơn cực nhiều.
Nhưng thứ Năm vừa rồi là một đêm vô cùng rung chấn đến mức không thể tin được. Sedgefield bỏ phiếu cho phe Bảo thủ. Sedgefield. Bảo thủ. Thật không thể hiểu được.
Hãy nhớ rằng, khi Blair giành chiến thắng với số đông khổng lồ đó vào 2005, sự yêu mến dành cho ông đang ở mức thấp nhất.
Cuộc chiến tranh Iraq gây tranh cãi đã xảy ra hai năm trước đó và có một cảm nhận mạnh mẽ rằng Anh đã lao vào cuộc chiến này dựa trên một cáo bạch sai trái. Không có vũ khí hủy diệt hàng loạt nào được tìm thấy, và – cực kỳ khó chịu cho Blair – cha của một người lính Anh hi sinh trong cuộc chiến đó đã ra tự ứng cử như một ứng viên phản chiến.
Blair, khí đó đã không còn được coi là một niềm hy vọng lớn lao, mà là một con chó xù của Tổng thống George W Bush, nằm gọn trong túi tiền của doanh nghiệp lớn – và là một tội phạm chiến tranh. Đã rất xấu xí.
Tuy nhiên, ông vẫn đắc cử nhờ đi theo “con đường thứ ba”, không quá lệch trái về phe cánh tả, và vẫn là một ứng viên cấp tiến. Và ông được trở lại làm thủ tướng với mức phiếu ủng hộ khá tốt: chiến thắng bầu cử lần thứ ba liên tiếp, một kỳ tích mà không một chính trị gia Đảng Lao động nào trong lịch sử đạt được.
Thay đổi địa chấn
Nhưng các chính sách của Đảng Lao động trong cuộc bầu cử năm 2019 rất khác so với các chính sách năm 2005 của Tony Blair.
Đảng Lao động vào thứ Năm tuần trước đã đi tranh cử với một loạt các chính sách mang tính chất xã hội chủ nghĩa, hứa hẹn một sự gia tăng lớn trong ngân sách chi tiêu của chính phủ, và tăng một khoản thuế lớn đối với người khá giả.
Quốc hữu hóa một số ngành công nghiệp cũng ở trong chương trình nghị sự. Sẽ có một sự gia tăng lớn trong chi tiêu cho Dịch vụ Y tế Quốc gia – và cung cấp băng thông rộng miễn phí cho mọi người.
Thế sao không cấp chó con miễn phí cho tất cả luôn đi, một người hỏi một cách nhạo báng.
Vấn đề là những người thực dụng, thuộc tầng lớp lao động của Sedgefield – và bất kỳ khu vực bầu cử nào khác trên khắp các thị trấn và thành phố công nghiệp của Vương quốc Anh – đều nói rằng ‘Anh đang đùa đấy à? Đây là những người thông minh, hiểu biết. Họ biết rằng không có cái gì là cho không.
Những khu vực bầu cử từ hàng chục năm nay đều chọn đảng Lao động – Thung lũng Blyth, Bolsover, Thung lũng Rovers, Newcastle-under-Lyme, Dudley, Grimsby – giờ đều do đảng Bảo thủ nắm giữ.
Thật khó để nói quá rằng địa chấn này là như thế nào. Và hãy nhớ rằng tầng lớp xã hội ở Anh luôn là một yếu tố quyết định lớn về cách người dân bỏ phiếu so với tầng lớp xã hội ở Mỹ. Nó giống như một hệ thống giai cấp, nói thẳng là như vậy. Một số khu vực bầu cử này còn chưa bao giờ đoái hoài đến phe cánh hữu.
Phần Lan sẽ có nữ Thủ tướng trẻ nhất thế giới hiện nay
Vladimir Putin: 20 năm trong 20 bức ảnh
Tất nhiên, cũng nên cẩn thận khi cho rằng những gì xảy ra ở Anh sẽ có thể xảy ra ở Mỹ.
Một Brexit, không có thỏa thuận, và Thỏa thuận Rút khỏi Liên minh châu Âu sẽ không xuất hiện trên lá phiếu bầu cử tổng thống Mỹ năm 2020.
Vấn đề trên bàn bếp
Sẽ là khôn ngoan cho Đảng Dân chủ để tìm hiểu sâu hơn về lý do thất bại thảm hại của Đảng Lao động Anh. Nếu bạn đang vạch ra một con đường đứa đến chiến thắng vào 2020, thì nó sẽ đưa bạn qua Pennsylvania, Michigan và Wisconsin – ba tiểu bang mà đảng Dân chủ đã mất năm 2016 bởi một số phiếu bầu chênh lệch ít ỏi đem lại chiến thắng cho Donald Trump.
Và chúng ta sẽ thấy rất nhiều điểm tương đồng giữa những tiểu bang này với các khu trung tâm công nghiệp cũ của Anh làm mà Đảng Lao động vừa mất phiếu.
Đảng Dân chủ Michigan đã giành lại kiểm soát trong cuôc bầu cửa giữa kỳ vào 2018 và Thống đốc mới đắc cử, Gretchen Whitmer, rất thẳng thắn về lý do tại sao họ có thể xoay chuyển vận may của Đảng Dân chủ sau cú sốc năm 2016. Họ không hứa cả bầu trời, họ hứa sẽ sửa đường. Những vấn đề hay đề cập trên bàn bếp.
Nhưng trong số các phe cấp tiến / xã hội chủ nghĩa / tiến bộ / tự do (hay cái từ nào mà bạn muốn) của Đảng Dân chủ, có một tham vọng, một khao khát với những cam kết rung chuyển trái đất. The Green New Deal (Thỏa thuận nhằm giải quyết biến đổi khí hậu) hay Medicare cho tất cả mọi người (vốn là một thứ quá đỗi bình thường với châu Âu) là những chính sách đầy tham vọng, kèm theo những cái giá cũng rất đắt.
Nhưng liệu những ý tưởng này có thể sinh sôi ở một đất nước mà trọng tâm chính trị của họ lệch phải hơn nhiều so với Anh không? Hứa hẹn một chính phủ lớn hơn và thuế cao hơn có thể không phải là không thể. Nhưng những ý tưởng này không dễ để bán.
Tôi thấy hai bộ số liệu thống kê thực sự gây ấn tượng với tôi.
Trong cuộc bầu cử vào thứ Năm tuần trước, có vẻ như 58% trong số 18-24 tuổi đã bỏ phiếu cho Đảng Lao động. Chỉ có 16% những người trên 60 tuổi, theo ước tính, bỏ phiếu cho Đảng Lao động.
Tương tự, tỷ lệ người theo phe Dân chủ dưới 30 tuổi và đủ điều kiện để bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử sơ bộ đang ủng hộ Bernie Sanders hoặc Elizabeth Warren là rất lớn. Gần như 70%. Nhưng khi nhìn vào bất kỳ số liệu thống kê nào về tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu, thì tầng lớp trung niên giận dữ mới là nhóm cử tri có tỷ lệ đi bầu cao nhất.
Châu chấu và bò
Và đối với những người theo đảng Dân chủ ở Hoa Kỳ, những người chỉ vào số lượng likes và retweet trên Twitter để dánh giá xu hướng thì hãy để cuộc bầu cử ở Anh năm 2019 là một lời cảnh báo cho bạn.
Đối với một số nhà hoạt động Đảng Lao động, kết quả của cuộc bầu cử dường như là một cú sốc lớn, bởi vì trong những không gian đầy tiếng vọng mà chúng ta đang sống ở trong, dù ít hay nhiều, bạn sẽ có một ấn tượng rằng mọi người đều nghĩ giống bạn. Twitter không phải là thế giới thực. Không hề giống một chút nào.
Trong những năm 1980 và 1990, khi những người biểu tình xuống đường ở London vì thuế đường hay việc đặt tên lửa hành trình của Mỹ tại Greenham Common hoặc gần đây là Chiến tranh Iraq, và gần đây nhất là cuộc biểu tình khổng lồ ủng hộ việc ở lại EU (Remain), những người tham gia cho rằng vì có rất nhiều người xuống đường nên đây là quan điểm của người dân Anh.
Thế nhưng so với hàng triệu người xuống đường thì có 59 triệu người ngồi trong nhà.
Đảng Dân chủ Mỹ cần lưu tâm về điều này.
Những người như nữ nghị sĩ Alexandria Ocasio-Cortez có thể là một thiên tài về mạng xã hội (và đúng là như vậy), và cô có thể có một lượng lớn người theo dõi (và đúng là cô ấy có), và có sức lôi cuốn (và cô ấy có thừa điều đó) – nhưng nước Mỹ thì một đất nước rộng lớn với rất nhiều cử tri không hề quan tâm tới những điều mà cô hay những người khác ủng hộ.
Nhà triết học người Anh thế kỷ 18, Edmund Burke đã viết:
“Bởi vì một nửa tá châu chấu dưới dương xỉ làm cho cánh đồng reo lên với tiếng ríu rít của chúng, trong khi hàng ngàn gia súc lớn, bị nhốt dưới bóng cây sồi Anh, nhai ngấu nghiến trong im lặng, cầu nguyện không phải tưởng tượng rằng những người gây ra tiếng động là những cư dân duy nhất của cánh đồng. “
Đảng Lao động ở Anh đã mất tầng lớp lao động, nhưng có được nhóm “thức tỉnh”. Và điều đó sẽ mang lại cho đảng này những đêm không ngủ trong những tháng và năm tới. Đó là thất bại tồi tệ nhất của họ kể từ năm 1935.
Tôi đã xem cuộc bầu cử ở Anh vào tối thứ Năm từ Đại sứ quán Anh ở Washington. Một người bạn của tôi đã phải rời đi sớm để đi đến một sự kiện khác. Cô ấy liên lạc với tôi vào ngày hôm sau để nói rằng cô ấy đã đi ăn tối và ngồi cạnh một thượng nghị sĩ Đảng Dân chủ.
Khi cô ngồi xuống, ông ấy ngả người qua và nói “Cô có đang theo dõi những gì đang xảy ra ở Anh không? Đảng Lao động bị đánh bại? Đám Dân chủ chúng tôi ở Mỹ chắc phải chú ý hơn.”
https://www.bbc.com/vietnamese/world-50799333
Vụ 39 người Việt chết ở Anh:
Tòa án sắp ra phán quyết về dẫn độ
Tòa án Tối cao Ireland hôm 13/12 thông báo sẽ ra quyết định vào ngày 24/1 về việc dẫn độ một nghi phạm người Bắc Ireland sang Anh để đối mặt với các tội danh ngộ sát trong vụ xác 39 người Việt được tìm thấy trong thùng xe tải gần London vào tháng 10, theo Reuters.
Nghi can này bị truy tố các tội danh liên quan tới buôn người và nhập cư trái phép, cũng như 39 tội danh ngộ sát.
Giới hữu trách Anh muốn Eamonn Harrison, 22 tuổi, bị dẫn độ sang Anh.
Nhưng luật sư của nghi phạm cho rằng việc thiếu thông tin về nơi xảy ra chết người cũng như cách thức Harrison có liên quan khiến cho yêu cầu dẫn độ này “thực sự có thiếu sót”.
Tất cả 39 thi hài nạn nhân xe tải ở Anh đã được đưa về Việt Nam
Trong khi đó, dẫn thông tin phân tích dữ liệu điện thoại di động và các hình ảnh từ máy quay an ninh, các quan chức Anh cáo buộc rằng Harrison đưa chiếc xe tải, mà xác những người Việt được tìm thấy trong thùng, tới một cảng ở Bỉ trước khi nó lên đường tới Anh.
Anh đã bắt đầu việc yêu cầu dẫn độ hôm 1/11, một tuần sau khi phát hiện ra thi thể 39 người Việt.
Theo Reuters, cảnh sát ở Việt Nam đã bắt giữ 10 người có liên quan tới vụ việc.
Lãnh đạo Scotland
thúc đẩy nỗ lực độc lập khỏi Vương quốc Anh
Thủ tướng Anh Boris Johnson cần “tập trung vào thực tế” và nhận ra rằng Đảng Quốc gia Scotland (SNP) đã được trao thẩm quyền để tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý độc lập lần thứ hai, Thủ hiến Scotland Nicola Sturgeon phát biểu hôm thứ Bảy.
SNP giành được 48 trên 59 ghế của Scotland trong Nghị viện Anh trong cuộc bầu cử toàn quốc hôm thứ Năm. Kết quả này càng khiến bà Sturgeon gia tăng đòi hỏi tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý khác về nền độc lập của Scotland.
Tuy nhiên, ông Johnson, được củng cố quyền hành bởi chiến thắng áp đảo của Đảng Bảo thủ của chính ông trong cuộc bầu cử, nói với bà Sturgeon qua điện thoại vào ngày thứ Sáu rằng ông phản đối một cuộc trưng cầu dân ý độc lập khác.
“Tôi đã kiên quyết nói với ông ấy rằng tôi có thẩm quyền trao cho người dân một lựa chọn. Ông ấy nhắc lại sự phản đối của ông ấy về điều đó,” bà Sturgeon nói với Sky News sau khi đến thăm những người ủng hộ ở Dundee vào ngày thứ Bảy.
“Bạn biết đấy, hãy tập trung vào thực tế ở đây – cuộc bầu cử tuần này là một bước ngoặt đối với Scotland,” bà nói.
Người dân Scotland đã bỏ phiếu trong một cuộc trưng cầu dân ý độc lập vào năm 2014 chọn ở lại Liên hiệp Vương quốc Anh, nhưng họ cũng bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu dân ý Brexit 2016 để ở lại trong Liên minh Châu Âu, trong khi đa số cử tri Anh và Wales ủng hộ rời khỏi khối này.
Kể từ đó, bà Sturgeon đã lập luận rằng Scotland xứng đáng có được một cuộc bỏ phiếu khác về việc trở thành một quốc gia độc lập bởi vì Scotland bị đưa ra khỏi EU trái với mong muốn của mình.
Bà Sturgeon ngày thứ Sáu nói rằng chính phủ bán tự trị của bà ở Edinburgh tuần sau sẽ công bố lập luận chi tiết về việc chuyển giao quyền lực từ London cho phép bà tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý độc lập lần thứ hai.
“Scotland rất rõ ràng muốn có một tương lai khác với tương lai đã được lựa chọn bởi phần lớn phần còn lại của Liên hiệp Vương quốc Anh và Scotland muốn có quyền lựa chọn tương lai của riêng mình,” bà nói vào ngày Bảy.
Nhập cư : Đức chuẩn bị công luận
đón lao động Châu Á và Nam Mỹ
Để giải quyết tình trạng thiếu lao động có tay nghề vững chắc, chính phủ Đức đã thông qua một đạo luật, có hiệu lực kể từ tháng 3/2020, cho phép tuyển dụng nhân viên ngoài Liên Hiệp Châu Âu. Để chuẩn bị công luận, trong bối cảnh phe cực hữu lên điểm, thủ tướng Merkel triệu tập một cuộc hội thảo gồm giới lãnh đạo chính trị và công đoàn vào ngày 16/12/2019.
Thành phần lao động nào cần thiết cho Đức, điều kiện tuyển dụng ra sao ?Từ Berlin, thông tín viên Pascal Thibaut tường thuật :
“Trợ tá điều dưỡng, chuyên viên điện tóan, kỹ sư và nghệ nhân : một danh sách rất dài về nghề nghiệp và các lãnh vực công nghiệp mà nước Đức khan hiếm nhân viên chuyên môn. Với tỷ lệ thất nghiệp rất thấp, Đức đã tuyển dụng một lực lượng nhân công 2,5 triệu người đến từ các nước Liên Hiệp Châu Âu mà vẫn không đủ cung ứng cho thị trường lao động. Kể từ đầu tháng 3/2020, đạo luật mới về lao động nhập cư bắt đầu có hiệu lực.
Để chuẩn bị áp dụng luật mới, một cuộc họp cấp lãnh đạo chính trị, công đoàn, chủ nhân được triệu tập vào chiều ngày mai. Thủ tướng Angela Merkel cảnh báo : « Nước Đức có nguy cơ mất tính hấp dẫn nếu không tuyển dụng lao động giỏi người nước ngoài. Các hãng xưởng của Đức sẽ dời sang các quốc gia có nhiều tay nghề. Do vậy, Đức phải cấp visa lao động một cách nhanh chóng.Thông tin cũng phải được loan truyền giữa các công ty cần nhân công và các quốc gia có nhân tài muốn qua Đức làm việc ».
Châu Á và Châu Mỹ Latinh là hai nơi ưu tiên nằm trong dự án này. Tại châu Âu, giới y tế ở Balkan cũng rất được ưa chuộng. Để hỗ trợ cho chính sách di dân có chọn lọc, chương trình dạy tiếng Đức ở nước ngoài sẽ được mở rộng qua viện ngôn ngữ và văn hóa Goeth. Cơ quan phụ trách việc làm sẽ liên lạc, hợp tác với một số nước.Với luật mới, không cần thiết phải kiểm chứng trước xem có một công dân Đức hay công dân Châu Âu nào đang chờ tuyển dụng hay không”.
Xã hội công dân Ý biểu dương lực lượng chống cực hữu
Ngày 14/12/2019 hàng chục ngàn người tự nhận thuộc phong trào Cá Mòi tập hợp tại thủ đô Roma biểu dương lực lượng chống đảng cực hữu La Liga do ông Salvini lãnh đạo và các đảng phái bảo thủ có chủ trương bài ngoại. Theo ban tổ chức đã có 100.000 người ghi danh tham gia cuộc tập hợp ôn hòa tại quảng trưởng Saint Jean de Latran ở thủ đô nước Ý. Đúng một tháng trước phong trào mang tên Cá Mòi được khai sinh tại thành phố Bologna, miền đông bắc nước Ý.
Thông tín viên đài RFI Anne Le Nir từ Roma tường thuật :
« Tất cả các thế hệ đều được đại diện trên quảng trưởng Saint Jean de Latran, với muôn vàn những tấm biểu ngữ vẽ hình con cá mòi và trên nền nhạc của bản Bella Ciao, biểu tượng của những người kháng chiến chống lại chủ nghĩa phát xít.
Cuộc tuần hành tại Roma cho thấy rõ thành công vượt bực của phong trào được khai sinh cách nay đúng một tháng. Cô Teresa, một người Y gốc Pháp không thể nào bỏ lỡ cơ hội đến dự cuộc tập hợp này. Teresa nói : “Tôi muốn bằng mọi giá phải tham gia phong trào, để phản đối chính sách kỳ thị của Ý hiện nay. Hơn nữa Cá Mòi là một phong trào phản kháng bất bạo động. Đây là một điều rất hay. Chính sách của ông Salvini làm tôi khiếp sợ và ảnh hưởng của Salvini hiện vẫn còn rất lớn”.
Trên sân khấu lưu động, đại diện của phong trào Cá Mòi, Mattia Santori bác bỏ tư tưởng một chiều và thô thiển của phe dân túy. Nhiều sinh viên đứng lên đọc một vài chương trong bản Hiếp Pháp của Ý. Một nghị viên châu Âu, bác sĩ Pietro Bartolo từ Lampedusa đến Roma đã nhấn mạnh tới nhu cầu cần phục hồi danh dự cho những người nhập cư. Có những người cho rằng, sự hiện diện đông đảo hôm qua trong cuộc tập hợp ở Roma là “phân bón” tốt nhất để nền dân chủ lớn mạnh. Có một điều chắc chắn, đó là phong trào Cá Mòi không dừng lại ở đây ».
Iran Đã Giết Ít Nhất Hơn 1,000 Người Biểu Tình
tại 189 Thành Phố Gần Đây
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm, một ngày sau khi chính quyền ở Cộng hòa Hồi Giáo thừa nhận rằng những người biểu tình đã bị bắn và giết trong tình trạng bất ổn.
Brian Hook, đặc phái viên của Hoa Kỳ tại Iran, nói với các phóng viên của Bộ Ngoại Giao rằng các quan chức Mỹ đã xem một đoạn video về một sự kiện trong đó Quân Đoàn Vệ Binh Cách Mạng Iran đã bắn chết ít nhất 100 người bằng súng máy. Ông nói rằng Hoa Kỳ đã nhận và xem lại video về vụ việc đó ở thành phố Noshahr.
“Chỉ trong sự kiện này thôi, chế độ đã giết tới 100 người Iran và có thể còn nhiều hơn nữa,” theo Hook nói với các phóng viên.
Tổ Chức Ân Xá Quốc Tế tin rằng có ít nhất 208 người đã bị giết trong các cuộc biểu tình và lực lượng an ninh đã đàn áp sau đó. Những nhóm khác, như National Council of Resistance of Iran, cho rằng 1,029 người đã bị giết trong các cuộc biểu tình tại 189 thành phố.
Iran tranh chấp các số liệu của Tổ Chức Ân Xá, nhưng cho đến nay đã từ chối công bố bất kỳ số liệu thương vong hoặc bắt giữ trên toàn quốc. Hook, người đã trích dẫn các báo cáo không xác định vào Thứ Năm và không cung cấp bất kỳ bằng chứng nào về số người chết, cho biết lực lượng Iran có thể đã giết chết hơn 1,000 người để đáp trả các cuộc biểu tình.
Thủ tướng Nhật khánh thành sân vận động tỷ đô
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe hôm 15/12 đã khánh thành sân vận động quốc gia phục vụ cho Olympics Tokyo 2020, với giá thành xây dựng lên tới 1,44 tỷ đôla, theo Reuters.
Tin cho hay, sân vận động này có sức chứa là 68 nghìn người. Lễ khai mạc Olympics mùa hè sẽ diễn ra tại đó từ ngày 24/7 năm sau.
Đó cũng là nơi sẽ diễn ra các sự kiện thi đấu cũng như các trận đấu bóng đá và lễ bế mạc.
Tokyo tranh đăng cai Olympic 2020: Một dấu hiệu hồi phục sau thiên tai 11/3
Trong bài phát biểu của mình, ông Abe nhắc tới các thách thức mà những nhà tổ chức phải đối mặt khi thiết kế ban đầu bị hủy bỏ vì sự phản đối của công chúng vì giá thành xây dựng tăng cao.
Theo Reuters, điều đó đồng nghĩa với việc xây dựng không thể bắt đầu cho tới tháng 12 năm 2016, và vì thế, sân vận động không sẵn sàng tổ chức các trận đấu của giải Rugby vô địch thế giới năm nay như đã ấn định.
Tin cho hay, buổi lễ hôm 15/12 chỉ dành riêng cho một nhóm nhỏ các quan chức và sự kiện đầu tiên dành cho công chúng sẽ diễn ra vào ngày 21/12.
Olympics 2020 sẽ diễn ra từ ngày 24/7 tới 9/8 năm sau.
Tố Mỹ ‘ngu ngốc’, Triều Tiên dọa đáp trả tương xứng
Bộ Ngoại giao Triều Tiên chỉ trích Mỹ “ngu dại” đã triệu tập cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc do lo ngại về các tên lửa tầm ngắn được bắn đi từ một đất nước bị cô lập.
Washington, hôm 11/12, đã sử dụng cuộc họp của Hội đồng bảo an để cảnh báo những hậu quả dành cho Triều Tiên nếu nước này hành động như đe dọa về một “món quà Giáng sinh” đáng ngại trong trường hợp Mỹ không đưa ra nhượng bộ vào cuối năm nay.
“Bằng cách sắp đặt cuộc họp, Mỹ đã làm điều ngu ngốc ‘gậy ông đập lưng ông’, giúp chúng tôi đưa ra một quyết định dứt khoát về con đường phải chọn”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Triều Tiên nói trong một tuyên bố được hãng thông tấn KCNA đăng tải.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã gặp nhau 3 lần để bàn về chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng. Tuy nhiên, hai bên chưa gạt bỏ được bất đồng liên quan đến giải giáp và cấm vận.
“Mỹ thường nói về đàm phán bất cứ khi nào mở miệng, nhưng quá thường xuyên Mỹ không có gì để đưa ra cho chúng tôi dù đối thoại được mở”, thông điệp của Bộ Ngoại giao Triều Tiên nhấn mạnh thêm.
Triều Tiên tuyên bố nước này “không có gì để mất thêm, và chúng tôi sẵn sàng thực hiện biện pháp đáp trả tương xứng với bất cứ lựa chọn nào của Mỹ”.
Tại cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc mà Mỹ triệu tập với tư cách Chủ tịch, Đại sứ nước này Kelly Craft bày tỏ lo ngại Triều Tiên ngụ ý sẽ thử tên lửa đạn đạo liên lục địa “được thiết kế để tấn công đất Mỹ bằng vũ khí hạt nhân”. Nhưng bà cũng khẳng định Washington muốn làm việc hướng tới một thỏa thuận.
Tuy vậy, Kelly Craft dường như loại trừ việc đáp ứng các yêu sách của Triều Tiên rằng Mỹ phải thay đổi vào những ngày cuối năm 2019 khi tuyên bố: “Hãy để tôi nói rõ: Mỹ và Hội đồng Bảo an có một mục tiêu – chứ không phải một thời hạn chót”.
http://biendong.net/bi-n-nong/32111-to-my-ngu-ngoc-trieu-tien-doa-dap-tra-tuong-xung.html
Lãnh đạo Hong Kong Carrie Lam
thăm Bắc Kinh giữa áp lực gia tăng
Nhà lãnh đạo Hong Kong Carrie Lam đến thăm Bắc Kinh vào ngày thứ Bảy trong chuyến đi đầu tiên tới thủ đô của Trung Quốc kể từ khi chính phủ của bà thất bại nặng nề trong cuộc bầu cử địa phương hồi tháng trước, khơi lên những suy đoán về những thay đổi trong đội ngũ lãnh đạo của bà.
Trong chuyến thăm bốn ngày, bà Lam dự định sẽ thảo luận về tình hình chính trị và kinh tế ở lãnh thổ Hong Kong do Trung Quốc cai trị với các quan chức Trung Quốc. Bà sẽ hội kiến Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào ngày thứ Hai.
Hong Kong đã bị chấn động vì các cuộc biểu tình hàng ngày và đôi khi trở nên bạo lực trong sáu tháng qua khi các cuộc biểu tình chống lại dự luật dẫn độ giờ đã được rút lại mở rộng thành đòi hỏi tự do dân chủ lớn hơn.
Hàng trăm ngàn người tuần hành vào Chủ nhật tuần trước để phản đối điều mà họ xem là Bắc Kinh làm suy yếu các quyền tự do được bảo đảm khi cựu thuộc địa này của Anh được trao trả lại cho Trung Quốc vào năm 1997. Nhiều người biểu tình trẻ tuổi cũng tức giận với chính phủ của bà Lam, cáo buộc nhà chức trách không giải quyết các vấn đề bất bình đẳng xã hội ở một trong những thành phố đắt đỏ nhất thế giới.
“Sự thành tâm của chúng tôi đối thoại với người dân vẫn không thay đổi,” bà Lam nói trong một thông điệp đăng trên Facebook vào ngày thứ Bảy. Bà cho biết đội ngũ điều hành của bà sẽ tiếp tục theo đuổi “các dạng thức đối thoại khác nhau để lắng nghe người dân một cách chân thành.”
Tuần này bà Lam nói rằng một cuộc cải tổ nội các không phải là “nhiệm vụ tức thì” và bà sẽ tập trung nỗ lực của mình vào việc khôi phục luật pháp và trật tự cho Hong Kong. Vẫn còn những nghi ngờ về việc Bắc Kinh sẵn lòng hậu thuẫn bà tới chừng nào, đặc biệt là sau khi các ứng cử viên ủng hộ dân chủ giành được gần 90% số ghế trong cuộc bầu cử địa phương vào tháng trước.
Trung Quốc lên án tình trạng bất ổn và quy trách nước ngoài can thiệp. Họ phủ nhận xen vào những chuyện nội bộ ở Hong Kong. Trong một bài xã luận tuần này, tờ nhật báo chính thức của Trung Quốc kêu gọi chính phủ Hong Kong duy trì pháp trị.
TQ bỏ phát sóng trận Arsenal-ManCity
sau bình luận về người Uighur
Kênh truyền hình nhà nước Trung Quốc CCTV đã xóa khỏi chương trình phát sóng trận đấu hôm Chủ Nhật giữa hai đội thuộc giải Ngoại hạng Anh, Arsenal-Manchester City, sau khi một cầu thủ của Arsenal đưa ra những lời bình luận, truyền thông nước này tường thuật.
Tiền vệ Mesut Ozil của đội Pháo thủ đã đăng trên mạng xã hội những nhận xét về việc giới chức đối xử với người Hồi giáo Uighur tại Trung Quốc.
TQ ‘nhập’ cầu thủ ngoại mong vào World Cup 2022
Lộ tài liệu TQ ‘tẩy não’ cả dân tộc ở Tân Cương
Mỹ liệt 28 tổ chức TQ vào danh sách đen vì người Uighur
TQ ‘nhập’ cầu thủ ngoại mong vào World Cup 2022
Câu lạc bộ Arsenal đã giữ khoảng cách với quan điểm cá nhân của cầu thủ người Đức, và nói họ là một tổ chức không dính dáng đến chính trị.
Hoàn cầu Thời báo gọi các bình luận của Ozil là “sai trái” và nói anh đã “làm thất vọng” giới chức bóng đá.
Thêm nữa, Liên đoàn Bóng đá Trung Quốc nói các bình luận của Ozil là “không chấp nhận được” và đã “tổn thương tình cảm” của các cổ động viên Trung Quốc.
CCTV chuyển sang phát sóng trận đấu giữa đội Tottenham và Wolves thay vì phát trực tiếp trận đá trên sân nhà của Arsenal trước đội khách, đương kim vô địch Premier League, Man City.
Trong một tin đăng trên mạng xã hội, Ozil, một người Hồi giáo, gọi người Hồi Uighur là “các chiến binh chống lại sự đàn áp” và chỉ trích cách Trung Quốc lẫn sự im lặng của người Hồi giáo trong chuyện này.
Trung Quốc liên tục bác bỏ các cáo buộc người Hồi giáo Uighur bị đối xử tàn tệ ở nước này.
Các nhóm hoạt động nhân quyền nói khoảng một triệu người, hầu hết thuộc cộng đồng Hồi giáo Uighur, được cho là đã bị giam giữ không qua xét xử tại các nhà tù được canh gác cẩn mật.
Trung Quốc nói đó là những người đang được giáo dục trong “các trung tâm đào tạo dạy nghề” để chống lại chủ nghĩa cực đoan tôn giáo đầy bạo lực.
Hồi tháng Mười, Liên đoàn Bóng rổ Quốc gia Hoa Kỳ (NBA) đã bị những tổn thất tài chính to lớn do bình luận online của một quan chức trong một đội; nội dung bình luận đã dẫn tới cuộc khủng hoảng trong quan hệ của liên đoàn đối với Trung Quốc.
Ông bầu Daryl Morey của đội Houston Rockets khi đó đã viết tweet ủng hộ người biểu tình đòi dân chủ ở Hong Kong.
Kết quả là các hãng Trung Quốc đã rút lại các thỏa thuận tài trợ và phát sóng với NBA.
Robin Brant, phóng viên BBC từ Bắc Kinh, bình luận:
Vài tuần trước, tôi hỏi chuyện một người là chuyên gia trong quan hệ Trung-Anh là liệu giải Ngoại hạng Anh có đối diện với một “thời điểm NBA” hay không nếu như có một cầu thủ của giải công khai chỉ trích Trung Quốc.
Giải bóng đá Anh là một hiện tượng toàn cầu, với thành phần cầu thủ tham dự rất đa dạng, và được rất nhiều loại hình khán giả trên thế giới theo dõi.
Câu trả lời cho câu hỏi của tôi là “có”, rất rõ ràng.
Cuộc khủng hoảng NBA tại Trung Quốc cho thấy tác động đối với lợi ích thương mại, kinh tế là nghiêm trọng và xảy ra nhanh chóng tới mức nào.
Cho nên điều rất quan trọng đối với bóng đá Anh và quyền lực mềm của Anh là các quan chức ngoại giao cao cấp của Anh cần phải cân nhắc tác động của những chuyện như thế đối với mối quan hệ Anh-Trung.
Sự phản ứng đối với các bình luận của Ozil có vẻ khác hơn nhiều nếu ta so sánh với chuyện Daryl Morey ủng hộ Hong Kong.
Cỗ máy nhà nước của Trung Quốc nhắm vào NBA chứ không phải vào cá nhân người đưa ra bình luận hay câu lạc bộ của người đó.
Nhưng trong trường hợp này, họ tấn công Ozil và ở một chừng mực nào đó, là tấn công vào Arsenal.
https://www.bbc.com/vietnamese/sport-50801523
Các cuộc biểu tình Hong Kong thách thức
quan niệm ‘thế lực ngoại bang’ của Bắc Kinh
By John SudworthBBC, Bắc Kinh
Một vài tháng trước, một quan chức Trung Quốc đã hỏi tôi rằng tôi có nghĩ các cường quốc nước ngoài đang gây ra bất ổn xã hội ở Hong Kong không.
“Để khiến chừng này người xuống đường,” ông trầm ngâm, “phải cần tổ chức, cần một khoản tiền lớn và các nguồn lực chính trị.”
Kể từ đó, các cuộc biểu tình nổ ra vào đầu mùa hè nóng bức của Hong Kong đã kéo dài sang mùa thu và mùa đông.Các cuộc tuần hành quy mô lớn vẫn tiếp tục, xen kẽ với các cuộc đụng độ ngày càng dữ dội giữa các nhóm nhỏ những người biểu tình và cảnh sát.
Những con số thống kê liên quan gây sửng sốt khi nó đến từ một trong những thủ đô tài chính hàng đầu thế giới và một pháo đài về sự ổn định xã hội.
Hơn 6.000 vụ bắt giữ, 16.000 viên đạn hơi cay, 10.000 viên đạn cao su.
Người chụp ‘Người chặn xe tăng Thiên An Môn’ mong dân Hong Kong an toàn
Hong Kong: Giới lập pháp dân chủ đề xuất loại lãnh đạo Carrie Lam
Câu chuyện của một sinh viên biểu tình Hong Kong
Nhìn lại 6 tháng biểu tình ở Hong Kong qua hình ảnh
Khi khủng hoảng và chia rẽ chính trị ngày càng sâu sắc, Trung Quốc vẫn tiếp tục cho rằng có một bàn tay độc ác của các thế lực nước ngoài can thiệp đằng sau mỗi bước ngoặt.
As the sense of political crisis has deepened and divisions have hardened, China has continued to see the sinister hand of foreign meddling behind every twist and turn.
‘Tê giác xám’
Vào tháng 1, nhà lãnh đạo tối cao của Trung Quốc Tập Cận Bình triệu tập một cuộc họp của Đảng Cộng sản cấp cao tập trung vào “phòng ngừa những rủi ro lớn”.
Ông nói các quan chức cấp cao phải cảnh giác với “thiên nga đen” – tức những sự kiện khó lường, không thể đoán trước có thể khiến một hệ thống rơi vào khủng hoảng. Nhưng ông cũng cảnh báo về cái ông gọi là “tê giác xám” – những rủi ro đã biết nhưng bị bỏ qua cho đến khi quá muộn.
Trong khi truyền thông nhà nước luôn đưa tin về nhiều vấn đề như tình trạng bong bóng bất động sản đến an toàn thực phẩm, mà không có đề cập nào ở Hong Kong.
Tuy nhiên, những hạt giống đã được gieo mầm để trở thành một trong những thách thức lớn nhất đối với sự cai trị của Đảng Cộng sản trong một thế hệ trở lại đây.
Vài tuần sau cuộc họp hồi tháng 1, chính phủ Hong Kongvới sự hậu thuẫn mạnh mẽ của Bắc Kinh, đã đưa ra dự luật cho phép dẫn độ các nghi phạm sang Trung Quốc đại lục.
Sự phản đối giành cho dự luật này là gần như ngay lập tức, sâu rộng và lan rộng, do lo ngại rằng nó sẽ cho phép hệ thống pháp lý của Trung Quốc thâm nhập sâu vào Hong Kông.
Mặc dù được đảm bảo rằng “tội phạm chính trị” sẽ không nằm trong dự luật, nhiều người vẫn coi đó là một sự vi phạm cơ bản của nguyên tắc “một quốc gia, hai chế độ”
Không chỉ các nhóm nhân quyền và các chuyên gia pháp lý bày tỏ sự quan ngại, mà cộng đồng doanh nghiệp, các tập đoàn đa quốc gia và chính phủ nước ngoài cũng lo lắng rằng các công dân nước ngoài cũng có thể bị nhắm vào bởi luật này.
Và vì vậy, những tuyên bố đầu tiên về “sự can thiệp của nước ngoài” đã bắt đầu xuất hiện.
Vào ngày 9 tháng 6, một cuộc biểu tình khổng lồ và vô cùng ôn hòa chống lại dự luật đã diễn ra, với số người tham dự lên tới hơn một triệu người theo ban tổ chức.
Những lời tuyên bố như của vị quan chức Trung Quốc kia là sự vang vọng của một câu chuyện liên tục được lặp lại trên truyền thông Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Buổi sáng sau cuộc tuần hành, một bài xã luận tiếng Anh trên tờ China Daily đã làm dấy lên nỗi ám ảnh về “sự can thiệp”.”Thật không may, một số người dân Hong Kong đã bị phe đối lập và các đồng minh nước ngoài của họ che chở để ủng hộ chiến dịch chống dẫn độ,” bài xã luận viết.
Từ cái nhìn của những người biểu tình, việc cho rằng những bất bình, những yêu cầu cầu của họ là do tác động từ bên ngoài có thể giải thích phần nào những gì xảy ra tiếp theo.
Giới tinh hoa chính trị của thành phố, vốn được Bắc Kinh hậu thuẫn và tách biệt với người dân Hong Kong bình thường bởi một hệ thống chính trị thiên về Bắc Kinh, và đã cho thấy một sự thất bại thảm hại trong việc thấu hiểu tâm tư của công chúng.
Ba ngày sau cuộc tuần hành, Đặc khu trưởng Hong Kong Carrie Lam, khẳng định bà sẽ không lùi bước khi hàng ngàn người vây quanh tòa nhà Hội đồng Lập pháp nơi dự luật dẫn độ đang được tranh luận.
Cũng ngay chính nơi đó, chưa đầy 5 năm trước, những chiếc xe tải cần cẩu dọn dẹp những căn lều bị bỏ hoang trong tiếng gãy giòn của những thanh tre, những mảnh vụn vỡ còn sót lại của phong trào biểu tình Dù vàng 2014.
Bây giờ với dự luật dẫn độ, phong trào biểu tình đó đường như lại được nhóm thêm ngọn lửa.
Những người biểu tình đã ném gạch và chai lọ, cảnh sát đã bắn hơi cay và đến tối ngày 12 tháng 6, Hong Kong đã phải chứng kiến một trong những vụ bạo lực tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ.
Không ai có thể nghi ngờ rằng Phong trào Dù vàng, với những yêu cầu cải cách dân chủ hơn, đã trở lại như một sự báo thù.
Một vài sự nhượng bộ – đầu tiên là việc đình chỉ dự luật và cuối cùng là rút bỏ hoàn toàn – đã vẫn quá muộn để ngăn chặn chu kỳ bạo lực leo thang từ cả người biểu tình và cảnh sát.
Bắc Kinh đã đúng khi chỉ ra rằng có nhiều người Hong Kong phản đối những người đeo mặt nạ làm rào chắn đường, phá hoại tài sản công cộng và phóng hỏa.
Một số người trong số họ là những người ủng hộ nhiệt tình sự cai trị Trung Quốc, những người khác chỉ đơn giản là thực dụng, cho rằng bạo lực sẽ chỉ kích động chính quyền trung ương can thiệp mạnh mẽ hơn vào các vấn đề của Hong Kong.
Nhưng giới cầm quyền đã choáng váng vào tháng trước sau cuộc bầu cử địa phương – phe dân chủ đã quét sạch số lượng ghế trong hội đồng quản trị cấp quận.
Cuộc thăm dò cho thấy các ứng cử viên dân chủ chiếm gần 60% tổng số phiếu bầu.
Lúc đầu, có một sự im lặng đáng kinh ngạc từ phía Trung Quốc đại lục, vốn thực sự nghĩ rằng phe thân Bắc Kinh sẽ giành chiến thắng.
Các bản tin ban đầu chỉ đề cập đến việc kỳ bầu cử đã kết thúc, không đề cập đến kết quả, nhưng sau đó thì một điệp khúc quen thuộc lại xuất hiện.
Hong Kong: Phe ủng hộ dân chủ xuống đường rầm rộ
Carrie Lam sắp đi Bắc Kinh, Tập Cận Bình sẽ nói gì?
TQ ‘chống nước ngoài’ can thiệp vào Hong Kong
Học sinh Hong Kong đứng thứ ba châu Á về tiếng Anh
Hãng thông tấn Tân Hoa Xã đổ lỗi cho “những kẻ bạo loạn” âm mưu với “lực lượng nước ngoài”.
“Các chính trị gia đằng sau họ là những người chống Trung Quốc và muốn gây rối ở Hong Kong để gặt hái những lợi ích chính trị đáng kể,” tờ này viết.
Để chứng minh cho sự can thiệp, Trung Quốc trích dẫn các chính trị gia nước ngoài, những người đã lên tiếng ủng hộ dân chủ hoặc thể hiên quan điểm lo ngại về sự xói mòn của nền dân chủ dưới sự cai trị của Trung Quốc.
Nó cũng đổ lỗi cho Washington vì đã thông qua một đạo luật bắt buộc phải đánh giá hàng năm về các quyền tự do chính trị của Hong Kong như một điều kiện tiên quyết để tiếp tục các điều khoản giao dịch đặc biệt với lãnh thổ này.
Tân Hoa Xã đã tố cáo đạo luật của Mỹ là “một sự thao túng chính trị độc hại, can thiệp nghiêm trọng vào các vấn đề Hong Kong”.
Nhưng không có bằng chứng nào được đưa ra về bất kỳ lực lượng bên ngoài nào phối hợp hoặc chỉ đạo các cuộc biểu tình ở Hong Kong.
Trên thực tế, những người biểu tình trẻ tuổi, cực đoan, xịt dòng chữ “Chinazi” trên khắp đường phố của họ, có vẻ như bị tác động bởi chính những lời tuyên bố của cả Bắc Kinh lẫn Washington.
Chính các thể chế – tòa án độc lập và báo chí tự do – vốn được cho là được bảo vệ bởi hệ thống “một quốc gia, hai chế độ”, đã đang bị Đảng Cộng sản cầm quyền cho là những khái niệm nước ngoài nguy hiểm.
Người Hong Kong từng hi vọng rằng sự trỗi dậy kinh tế của Trung Quốc sẽ mang lại các quyền tự do chính trị cho đại lục và liên kết chặt chẽ hơn với các giá trị của họ, nhưng giờ đây nhiều người lo sợ điều ngược lại.
Các trại giam tập thể ở Tân Cương, một cuộc đàn áp mạnh mẽ đối với xã hội dân sự và việc bắt cóc công dân Hong Kong vì cho rằng phạm tội chính trị đã làm gia tăng sự lo ngại rằng thành phố của họ hiện đang bị cai trị bởi những bậc thầy chính trị vốn thù địch với chính những giá trị khiến Hong Kong trở nên đặc biệt.
Bất chấp những lo ngại trước đó, chính quyền trung ương dường như không thể gửi vào quân đội vào Hong Kong – một động thái chắc chắn sẽ gây ra sự phản đối mạnh mẽ hơn nữa của quốc tế.
Nhưng nó cũng không thể đưa ra một giải pháp chính trị.
Giá trị của Trung Quốc là sự ổn định và kiểm soát, chứ không phải tự do và dân chủ, và nó đang phải tìm cách hiểu vì sao nhiều người sẵn sàng chọn cái sau thay vì cái trước.
Vì vậy, Bắc Kinh thấy mình bị ràng buộc bởi ý thức về vận mệnh lịch sử đối với một lãnh thổ mà nó phần lớn là có một đối lập ý thức hệ sâu sắc.
Và sự căng thẳng này chắc chắn đã được những nơi khác trong khu vực để ý, đặc biệt là ở Đài Loan, hòn đảo tự trị mà Trung Quốc coi là một tỉnh ly khai.
Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn nói rằng trảo nghiệm của Hong Kong về một quốc gia, hai chế độ cho thấy rằng chủ nghĩa độc đoán và dân chủ không thể cùng tồn tại.
Đề cập đến viễn cảnh về một công thức tương tự được đưa ra ở Đài Loan, bà đã đăng dòng tweet bằng tiếng Trung Quốc, cụm từ bu ke neng có nghĩa là – “Không đời nào”.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-50798543
Trung Quốc đe doạ trả đũa
nếu Đức cấm sử dụng thiết bị 5G của Hoa Vi
Đại sứ Trung Quốc tại Đức hôm 14/12 lên tiếng đe doạ Bắc Kinh sẽ có biện pháp trả đũa nếu Đức cấm các thiết bị 5G của công ty Hoa vi.
Bloomberg trích lời Đại sứ Trung Quốc Wu Ken tại một sự kiện ở Handelsblatt nói rằng: “Nếu Đức quyết định loại bỏ thiết bị của Hoa Vi khỏi thị trường Đức thì sẽ có những hậu quả…. Chính phủ Trung Quốc sẽ không đứng yên mà nhìn”.
Lời phát biểu của Đại sứ Trung Quốc đưa ra vào khi đang có những phản đối Hoa Vi gia tăng ngay trong các dân biểu thuộc liên minh cầm quyền của Thủ tướng Angela Merkel. Những dân biểu Đức đã đưa ra một dự luật nhằm cấm các nhà cung cấp thiết bị 5G không đáng tin cậy.
Dự luật không nói trực tiếp tên Hoa Vi nhưng được cho là nhắm vào công ty này.
Công ty Hoa Vi trong thời gian qua bị nhiều cáo buộc trên thế giới, đặc biệt là từ phía Mỹ, liên quan đến các hoạt động gián điệp.
Hồi đầu năm nay, Hoa Kỳ đã nêu quan ngại về việc các công ty Trung Quốc được sử dụng như gián điệp cho chính phủ Trung Quốc.
Chính phủ Mỹ thậm chí đã tìm cách thuyết phục các đồng minh loại Hoa Vi ra khỏi danh sách cung cấp thiết bị 5G.
Quyền lực mềm TQ va vào đá tảng
Viện Khổng Tử vướng nghi vấn là nơi hoạt động của các gián điệp Trung Quốc tại một số nước phương Tây.
Đại học Vrije Universiteit Brussels (VUB) của Bỉ vừa xác nhận sẽ không gia hạn hợp đồng với Viện Khổng Tử được Nhà nước Trung Quốc hỗ trợ hoạt động.
Hợp đồng hiện tại đặt Viện Khổng Tử trong khuôn viên trường Đại học VUB sẽ hết hạn vào tháng 6/2020 và VUB đã có một quyết định được cho là cứng rắn.
Trong một thông báo trên trang web của trường, VUB cho biết sự hợp tác của họ với Viện Khổng Tử – tổ chức có mục tiêu thúc đẩy ngôn ngữ và văn hoá Trung Hoa – không còn phù hợp với “các quy tắc về tự do nghiên cứu” của họ.
“Trường nhận thấy rằng việc hợp tác với viện không còn phù hợp với các chính sách và mục tiêu của trường” – thông báo của VUB cho biết.
Thông cáo không nêu đến chi tiết Cựu Viện trưởng Viện Khổng Tử tại VUB là ông Song Xinning bị cơ quan an ninh Bỉ cáo buộc là hoạt động như một tuyển trạch viên tình báo Trung Quốc. Ông Song sau đó đã bị cấm nhập cảnh vào 26 nước trong vòng 8 năm với cáo buộc nghi ngờ hoạt động gián điệp.
Ông Song Xinning (phải) đổ lỗi Mỹ gây tác động đến quyết định cấm vào EU của liên minh này.
Thời điểm đó, ông Song lý giải, ông đã không hợp tác với một viên chức ngoại giao Mỹ tại Brussels và sau đó, ông bị cáo buộc “hoạt động gián điệp”. Vị chuyên gia Trung Quốc cho rằng, Brussels hành động đối với ông là do châu Âu đang phải chờ đợi việc ra quyết định từ Mỹ.
Vụ việc của ông Song diễn ra hồi tháng 10, VUB khi đó đã bị chỉ trích mạnh mẽ khi phớt lờ các ãnh báo của cơ quan an ninh Bỉ về hoạt động của Viện Khổng Tử tại trường. Đến nay, VUB cũng không thể hiện rõ quan điểm về việc ngừng hợp tác với Viện Khổng Tử, không cho phép cơ sở này đặt nơi làm việc tại khuôn viên trường.
“Trung tâm Học viện Khổng Tử” hay Viện Khổng Tử là một tổ chức nhà nước của Trung Quốc thường được thành lập tại các trường đại học trên khắp thế giới với mục đích được cho là “nhằm quảng bá ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc”, tạo nên sức mạnh mềm của Bắc Kinh. Theo báo chí Trung Quốc, tính đến tháng 9 năm 2018, Trung Quốc đã thành lập 530 Viện Khổng Tử và 1.113 Lớp học Khổng Tử tại 149 quốc gia và khu vực.
Một giáo viên người Hòa dạy học tại một trường tiểu học ở New South Wales (Úc)
Song, thời gian gần đây, sự có mặt của các Viện Khổng Tử trên khắp thế giới đã gây nên tranh cãi và nghi ngờ chúng phục vụ hoạt động gián điệp đang ngày càng được bàn bạc.
Hồi tháng 8 năm ngoái, Mỹ cũng đã thực hiện bước đi cứng rắn trong quản lý hoạt động của Viện Khổng Tử. Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng 2019 do Tổng thống Donald Trump ký đã quy định rõ ràng rằng Lầu Năm Góc không được tài trợ tài chính cho các chương trình tiếng Trung Quốc của các trường đại học Mỹ có lập Viện Khổng Tử.
Dưới áp lực của chính phủ liên bang, hơn 10 trường đại học Mỹ như Đại học bang San Francisco, đã quyết định đóng cửa Viện Khổng Tử, nhưng ở Mỹ hiện vẫn còn hơn 90 Viện Khổng Tử hoạt động.
Tap chí Đức Deutsche Welle cho hay, các Viện Khổng Tử ở Thụy Điển, Pháp, Hà Lan và Canada cũng đã bị đóng cửa vì nghi ngờ can thiệp vào các vấn đề chính trị của các nước này.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/32109-quyen-luc-mem-tq-va-vao-da-tang.html
Tập Cận Bình khó giữ danh tiếng
cho trung ương khóa mới
Thành viên của Ủy ban Trung ương khóa 18 Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã bị điều tra không ít trong chiến dịch chống tham nhũng của ông Tập Cận Bình. Còn Ủy ban Trung ương khóa 19 cũng xuất hiện sự sụp đổ liên tiếp xảy đến. Nhưng những Ủy viên Trung ương hoặc những Ủy viên Trung ương dự khuyết “xảy ra chuyện”, chính quyền ĐCSTQ lại xử lý có phần lạ lùng, rốt cuộc là vì sao?
Ủy ban Trung ương khóa 19 hồi tháng 10/2017 đã được xác định có 204 người, còn có 172 người dự khuyết, theo thông lệ của ĐCSTQ, khi Ủy viên Trung ương vì sự cố bỏ trống chức vụ, Ủy viên dự khuyết có thể bổ sung vào vị trí đó dựa vào số phiếu tán thành cao hay thấp. Hai bộ phận này tổ hợp thành Ủy ban Trung ương.
Nếu nói Ủy ban Trung ương khóa 18 ĐCSTQ bị ông Tập Cận Bình “đả hổ” đến nỗi thay đổi hoàn toàn khác xưa, Ủy viên Trung ương và Ủy viên Trung ương dự khuyết bị điều tra lên đến 43 người, thì thành viên khóa mới này nghe nói đều là do đích thân ông Tập Cận Bình lựa chọn, còn qua Ủy ban thẩm tra do ông Vương Kỳ Sơn dẫn đầu thẩm tra nghiêm ngặt, nếu tiếp tục xảy ra vấn đề nữa thì chính là Tập – Vương tự làm mất mặt mình. Dù sao thì ông Vương Kỳ Sơn đến nay vẫn là Phó Chủ tịch nước, cùng ông Tập Cận Bình đại diện cho bộ mặt của đảng và quốc gia.
Nhưng tính một đằng lại ra một nẻo, Ủy ban Trung ương khóa mới nhậm chức chưa được một năm liền bắt đầu sụp đổ, còn chính quyền dường như đang cố gắng che đậy sự sụp đổ này.
Ngày 16/8/2018 xuất hiện Ủy viên Trung ương khóa 19 đầu tiên “xảy ra chuyện”, do liên quan đến vụ án vắc xin rởm, ông Hoa Tỉnh Tuyền – Bí thư Đảng bộ, Phó Tổng cục Quản lý giám sát thị trường quốc gia mới nhậm chức gần 5 tháng đã phải nhận lỗi và từ chức, nhưng bản thân ông Hoa Tỉnh Tuyền không bị nhân cơ hội này lôi ra vấn đề tham nhũng, cũng không tự làm mình chết oan uổng, ông vẫn giữ được chức vị Ủy viên Trung ương.
Người thứ hai là Chủ nhiệm Văn phòng liên lạc Trung ương tại Macao Trịnh Hiểu Tùng, ngày 20/10 năm ngoái ông đã nhảy lầu tự tử tại nơi ở của mình ở Macau, hưởng thọ 59 tuổi. Ngoại giới đều cảm thấy vô cùng bất ngờ. Văn phòng Sự vụ Hồng Kông và Macao nhanh chóng nhanh chóng thanh minh rằng ông Trịnh Hiểu Tùng mắc chứng trầm cảm, thực ra là “giấu đầu hở đuôi”. Từng có thông tin nói ông Trịnh Hiểu Tùng bị quan chức Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương tra hỏi, hiển nhiên cơ quan chức năng sẽ không tiếp tục xác nhận vấn đề của ông Trịnh Hiểu Tùng nữa vì chết không đối chứng.
Có thể nói, cái chết của ông Trịnh Hiểu Tùng chấm dứt mọi việc, cao tầng ĐCSTQ cũng thở một hơi nhẹ nhõm, một chứng bệnh trầm cảm đã giải quyết được vấn đề danh dự của trung ương khóa này.
Nhân vật thứ 3 là Lưu Sĩ Dư, trước đó, Lưu Sĩ Dư từ vị trí Chủ tịch Ủy ban Giám sát Chứng khoán Trung Quốc chuyển sang chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban Hợp tác xã Cung ứng và Tiếp thị quốc gia, sau đó mới ngã ngựa. Đêm khuya ngày 15/9 năm nay, Lưu Sĩ Dư được thông báo “chủ động đầu thú”, hiện đang phối hợp điều tra. Đến Hội nghị trung ương 4 cuối tháng 10 mới xác nhận xử lý giáng cấp và “lưu lại đảng để quan sát 2 năm”.
Lưu Sĩ Dư được coi như Ủy viên Trung ương khóa 10 đầu tiên chính thức ngã ngựa, nhưng thuộc “chủ động đầu thú”, nên tội được giảm một bậc. Thực tế “chủ động đầu thú” có khả năng quá nửa là kế hoạch của chính quyền, chẳng qua chỉ là cao tầng muốn buông lỏng, nên khuyên ông ta “chủ động đầu thú” mà thôi.
Thứ tư là cố Bí thư Trùng Khánh Nhậm Học Phong, dù chỉ là Ủy viên Trung ương dự khuyết, nhưng cũng là một thành viên của Ủy ban Trung ương. Nhậm Học Phong cũng giống như Trịnh Hiểu Tùng cùng chết oan uổng và chết một cách ly kỳ, bởi vì chết trong thời gian diễn ra Hội nghị Trung ương 4, và có nhiều tin đồn về cái chết của ông ta.
Đêm khuya ngày 3/11, chính quyền Trùng Khánh công bố thông tin cho biết Nhậm Học Phong “gần đây do bệnh nặng không chữa trị được, không may qua đời”. Nhưng không tiết lộ Nhậm Học Phong mắc bệnh gì, cũng không tiết lộ cụ thể thời gian ông ta qua đời.
Thông tin trên mạng internet nói Nhậm Học Phong nhảy lầu tử vong từ tầng 7 khách sạn Kinh Tây trong thời gian diễn ra Hội nghị Trung ương 4, thời điểm tử vong là ngày bế mạc hội nghị. Nghe nói ông ta ở Bắc Kinh đã từng bị cơ quan liên quan “tra hỏi”. Có thông tin nói Nhậm Học Phong do liên quan đến tham ô, cũng có người chỉ ra Nhậm Học Phong là vật hy sinh trong cuộc đấu đá quyền lực của các phe phái. Các tin đồn đều không được chính quyền lên tiếng hồi đáp và xác nhận, điều này càng khiến cho dư luận thêm đồn đoán.
Quan trọng là sau khi Nhậm Học Phong tử vong còn có rất nhiều điểm đáng nghi, bao gồm cả việc quan chức cấp cao này không được chính quyền chính thức công bố cáo phó và đường đường chính chính tổ chức tang lễ, có tin đồn nói ông không được tổ chức tang lễ tại nhà tang lễ Bát Bảo Sơn theo cấp bậc quan chức, mà lại tổ chức ở nhà tang lễ quận Xương Bình ở Bắc Kinh.
Hội nghị lần thứ 13 Ủy ban Thường vụ Nhân đại khóa 5 thành phố Trùng Khánh bế mạc ngày 29/11. Ngoại giới chú ý đến hội nghị liệu có xử lý chấm dứt tư cách đại biểu Nhân đại của cố Phó Bí thư Trùng Khánh Nhậm Học Phong – người đã tử vong trong thời gian diễn ra Hội nghị Trung ương 4 hay không, nhưng kết quả là không. Đây là điều trái với thông lệ trước đây, có người cho rằng đây là tình huống
khác thường chưa từng có tiền lệ sau Cách mạng Văn hóa, nó cũng cho thấy cao tầng ĐCSTQ tuyệt đối không bình lặng.
Nói chung, từ cách xử lý 4 vị Ủy viên Trung ương nói trên, có thể thấy tầng cao nhất của ĐCSTQ dường như đang cực lực che giấu điều gì? Thực ra, đối với ông Tập Cận Bình mà nói, rất có khả năng là để đảm bảo danh tiếng cho trung ương khóa này, hoặc là xuất phát từ suy nghĩ bảo vệ đảng và duy trì ổn định chính quyền.
Nhưng, từ cách xử lý 3 người nói trên, coi như chính quyền xử lý rất “cao minh”, nhưng đến Nhậm Học Phong, thì cao tầng ĐCSTQ lại gặp phải vấn đề nan giải. Một phương diện là càng chống tham nhũng lại càng tham những, việc đề bạt những người có vấn đề không hề thay đổi so với trước, một phương diện khác là đầu đá nội bộ không ngừng, bức màn đen của chính quyền khắp nơi, cũng tức là “giấy không gói được lửa”. Càng khiến cho ông Tập Cận Bình bất an không chỉ là vấn đề khó đảm bảo được danh tiếng của trung ương, mà còn là khó đảm bảo được chính quyền.
Theo hình thức “xảy ra chuyện” của thành viên Ủy ban Trung ương, không chỉ là từ chức, “ngã ngựa” hoặc tự sát, trong bối cảnh ĐCSTQ đối mặt loạn trong giặc ngoài và thành trừng nội bộ ngày càng kịch liệt, tình huống thành viên Ủy ban Trung ương thuộc các phe phái khác nhau quy hàng xã hội tự do cũng có khả năng xuất hiện, đồng thời kéo bức màn chính quyền ĐCSTQ hủ bại tự sụp đổ.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/32102-tap-can-binh-kho-giu-danh-tieng-cho-trung-uong-khoa-moi.html
Động đất mạnh ở Philippines, bé gái 6 tuổi thiệt mạng
Một trận động đất mạnh đã làm rung chuyển thành phố Davao của Philippines hôm 15/12, làm một bé gái 6 tuổi thiệt mạng, nhiều người bị thương và gây hư hại nhà cửa, theo Reuters.
Tin cho hay, trận động đất mạnh 6,8 độ richter có tâm chấn nằm cách Davao trên đảo Mindanao 61 km về phía tây nam.
Theo Reuters, hiện không có mối đe dọa về sóng thần do trận động đất gây ra.
8 người thiệt mạng vì động đất ở Philippines
Thị trưởng thành phố Matanao ở tỉnh Davao del Sur gần tâm chấn được báo chí địa phương trích lời nói rằng một bé gái 6 tuổi đã thiệt mạng vì bị tường đổ vào người.
Ngoài ra, 14 người bị thương, nhưng không ai bị chấn thương nghiêm trọng.
Theo Reuters, khu vực trên đã bị rung chuyển bởi 4 trận động đất mạnh trong tháng 10 và 11, làm ít nhất 20 người chết.
Tổng thống Rodrigo Duterte, vốn xuất thân từ Davao, có mặt ở thành phố này khi động đất xảy ra, nhưng không hề hấn gì.
Thái Lan : Phe đối lập biểu tình lớn tại Bangkok
Ngày 14/11/2019, hàng nghìn người đã tụ tập về thủ đô Bangkok theo lời kêu gọi của thủ lĩnh đảng đối lập Tương Lai Mới hiện đang bị Tòa Bảo Hiến đe dọa giải thể.
Đây là cuộc biểu tình lớn đầu tiên kể từ sau cuộc bầu cử lập pháp gây tranh cãi hồi tháng 3/2019. Những người biểu tình đã ngăn chận một giao lộ lớn tại thủ đô. Từ Bangkok, thông tín viên đài RFI, Carol Isoux tường thuật :
« Hàng ngàn người biểu tình tụ tập ở một giao lộ quan trọng tại một khu du lịch, kêu gọi thủ tướng từ chức. Đường phố và cầu tầu điện trên không, đen nghịt người. Một cảnh tượng chưa từng thấy tại Bangkok kể từ sau những cuộc biểu tình lớn năm 2014, dẫn đến cuộc đảo chính.
Nếu như hôm nay họ đến đây, chính vì có lời kêu gọi của Thanathorn Juanroongruangkit, lãnh đạo đảng đối lập trẻ tuổi, một gương mặt mới nổi trong cuộc bầu cử vừa qua và đã trở thành mục tiêu tấn công. Các cơ quan tư pháp hiện đang mở nhiều thủ tục pháp lý chống lại ông.
Gần đây nhất, đe dọa giải thể đảng của ông sắp thành hiện thực. Mục tiêu là nhằm gạt ra khỏi cuộc chơi 81 đại biểu của đảng này tại Nghị Viện và rất có thể sẽ cấm các lãnh đạo của đảng này hoạt động chính trị trong vòng 10 năm, với cái cớ là Thanathorn, xuất thân từ một gia đình công nghiệp lớn, đã cho đảng của ông vay tiền trong quá trình vận động tranh cử hồi tháng 3/2019.
Thanathorn Juanroongruangkit đã từng bị đuổi ra khỏi Nghị Viện. Lần này, không thể chấp nhận được, ông kêu gọi biểu tình : « Họ muốn hủy diệt chúng ta, muốn chúng ta câm lặng mãi mãi. Đó là những phương pháp dọa dẫm của chế độ tướng lĩnh độc tài. Hôm nay, chúng ta đến đây để nói Stop ! »
Bị khoảng 100 cảnh sát giải tán trong yên lặng, cuộc biểu tình muốn cho thấy một sự biểu dương lực lượng cho các sự kiện tiếp theo. Tòa Hiến Pháp phải ra lệnh giải thể đảng này trong những ngày sắp tới ».