Tin khắp nơi – 15/11/2018

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin khắp nơi – 15/11/2018

Nhập cư : Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ

thị sát khu biên giới chung Mêhicô

Thanh Hà

Bộ Tư lệnh Mỹ ngày 15/11/2018 thông báo chuẩn bị triển khai 5.800 lính đến biên giới Mêhicô để ngăn chận làn sóng người nhập cư từ Trung Mỹ tràn vào lãnh thổ Hoa Kỳ.

Bộ trưởng Quốc Phòng James Mattis đã có mặt tại hiện trường từ hôm 14/11/2018 và cho biết chiến dịch tăng cường hiện diện của quân đội Mỹ tại đường biên giới sát với Mêhicô được duy trì đến trung tuần tháng 12/2018.

Thông tín viên RFI Eric de Salve từ San Francisco cho biết thêm :

“Ông Jim Mattis có mặt tại biên giới giữa Hoa Kỳ và Mêhicô đúng lúc những người nhập cư đầu tiên trong đoàn lữ hành – thường xuyên là mục tiêu tấn công của Donald Trump – cũng vừa đến. Khoảng 350 trong số hàng ngàn người từ Trung Mỹ muốn tị nạn tại Hoa Kỳ đã đến Tujuana, thành phố sát cạnh với bang California. Trong nhiều tuần lễ, họ đã đi bộ qua lãnh thổ Mêhicô.

Nhằm ngăn chận đoàn lữ hành mà Nhà Trắng gọi là một cuộc “đổ bộ của những tội phạm”, ông Donald Trump đã thông báo huy động 15.000 quân ra biên giới Mêhicô, tiếp tay với cảnh sát. Con số này như vậy tương đương với số lính Mỹ tại Afghanistan. Phe chống đối quyết định này cho rằng thông báo này được đưa ra trước bầu cử giữa kỳ hôm 06/11/2018 nhằm vận động tầng lớp cử tri bảo thủ.

Viếng thăm căn cứ quân sự tại bang Texas sát với biên giới Mêhicô hôm qua, bộ trưởng Quốc Phòng Jim Mattis đã bảo vệ quyết định nói trên trước những chỉ trích coi đây là một chiến dịch vừa tốn kém, vừa không hợp pháp.

Tại đây, ông Mattis nhấn mạnh : Việc điều động quân đội ra bảo vệ đường biên giới là “hoàn toàn hợp pháp (…) Điều rất rõ ràng là cần hỗ trợ cho cảnh sát biên phòng”. Ông nói thêm việc huy động quân nhân ở quy mô lớn như vậy là theo khuyến nghị của bộ An Ninh Nội Địa.

Lầu Năm Góc bật đèn xanh cho việc triển khai 5.900 lính từ nay cho đến tháng 12 và chiến dịch này có thể được triển hạn. Nhiệm vụ của quân đội Mỹ tại đây nhằm gia cố các hàng rào biên giới bằng dây kẽm gai và tuần tra bằng trực thăng”.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20181115-nhap-cu-my-dua-gan-6000-quan-den-bien-gioi-mehico

 

Quốc hội Mỹ cảnh báo sức mạnh quân sự của Mỹ

đang suy yếu trước Nga và Trung Quốc

Một báo cáo mới được công bố hôm 14/11 của Quốc hội Mỹ cảnh báo sức mạnh quân sự của Hoa Kỳ đang suy yếu đến mức Hoa Kỳ thậm chí có thể thua trong một trận chiến với Nga và Trung Quốc. Washington Post trích báo cáo cho biết như vậy vào cùng ngày.

Ủy ban Chiến lược Quốc phòng Quốc gia thuộc Quốc hội Mỹ đưa ra báo cáo này dựa trên đánh giá về Chiến lược Quốc phòng của chính quyền Tổng thống Donald Trump năm 2018, theo đó quân đội Mỹ được lệnh phải thay đổi để có thể cạnh tranh với Nga và Trung Quốc trong kỷ nguyên mới.

Ủy ban dù ủng hộ mục tiêu mà chiến lược của chính quyền Tổng thống Trump đưa ra, nhưng vẫn cảnh báo rằng Washington đang không chuyển biến đủ nhanh và không đầu tư đủ vào mục tiêu mà mình đề ra, tạo nên mối nguy về sự suy giảm sức mạnh của quân đội Mỹ và có thể trở thành một tình huống khẩn cấp về an ninh quốc gia. Trong khi đó cả Nga và Trung Quốc đều đang tìm cách để thống trị các khu vực.

Báo cáo cho biết thế cân bằng quân sự đang dịch chuyển về hướng bất lợi cho Mỹ ở Châu Âu, Châu Á và Trung Đông, phá hoại niềm tin của các đồng minh của Mỹ và làm tăng khả năng một cuộc xung đột quân sự.

Một trích đoạn của báo cáo viết: “quân đội Mỹ có thể sẽ phải chịu tổn thấp cao không thể chấp nhận được và mất mát lớn trong một cuộc xung đột tiếp theo. Hoa Kỳ có thể sẽ phải vật lộn để chiến thắng, hoặc cũng có thể thua trong một cuộc chiến với Nga hoặc Trung Quốc”.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/us-military-edge-has-eroded-to-a-dangerous-degree-11152018095230.html

 

Trump không đi châu Á:

Ảnh hưởng của Mỹ sẽ giảm?

Các nhà lãnh đạo châu Á sẽ tề tựu ở Papua New Guinea trong tuần này vào lúc Mỹ và Trung Quốc đang vận động sự ủng hộ để giành được ưu thế trong cuộc ganh đua ngày càng leo thang để tranh giành ảnh hưởng quân sự và kinh tế trong khu vực.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ có mặt trong khi Tổng thống Mỹ Donald Trump thì không.

Thay mặt cho ông Trump là Phó Tổng thống Mike Pence, người sẽ truyền đạt thông điệp đến châu Á rằng Mỹ sẽ làm đối trọng đáng tin cậy trước Trung Quốc ngày càng mạnh bạo.

“Chủ nghĩa chuyên chế và sự hung hăng không có chỗ ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Và tôi biết tầm nhìn này được Mỹ và Nhật chia sẻ,” ông Pence phát biểu hôm 13/11 ở Tokyo sau cuộc gặp riêng với Thủ tướng Nhật Shinzo Abe.

Tuy nhiên, các nước nằm trong vòng ảnh hưởng của Trung Quốc muốn tìm kiếm sự đảm bảo của phía Mỹ chắc chắn sẽ xem sự vắng mặt của ông Trump là sự bẽ mặt, các phân tích gia cho biết.

Với việc bỏ qua hội nghị thượng đỉnh APEC và hai cuộc gặp thượng đỉnh khác ở Singapore trong tuần này, ông Trump có nguy cơ để lại ấn tượng rằng ông không xem khu vực này là ưu tiên quan trọng mà ông nhất định phải có mặt, các nhà phân tích chính sách đối ngoại nói.

Quan ngại càng chồng chất lên nỗi lo sau khi ông Trump quyết định rút Mỹ ra khỏi Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) không lâu sau khi vào Nhà Trắng. Hiệp định này do người tiền nhiệm của ông Trump là ông Barack Obama cổ súy và thúc đẩy.

Thay vào đó, ông Trump nhấn mạnh vào các hiệp định thương mại riêng rẽ với từng nước mà ông tin rằng Mỹ có thể tận dụng lợi thế nước lớn và các đòn bẩy của mình, các trợ lý Nhà Trắng cho biết.

Các phái đoàn đến Port Moresby ở Papua New Guinea dự hội nghị sẽ mục kích trực tiếp sức mạnh kinh tế của Trung Quốc. Nơi tổ chức họp là trung tâm hội nghị được người Trung Quốc xây dựng và bỏ tiền. Các đoàn xe sẽ chạy trên con đường sáu làn xe do Trung Quốc làm bằng tiền vay của Trung Quốc.

Ông Richard Haass, chủ tịch Hội đồng Quan hệ Đối ngoại và là cựu quan chức của chính quyền George W. Bush, nhận xét: “Nếu như 80% cuộc đời là phải có mặt thì Hoa Kỳ đã bị mất 80% khi tổng thống không đến. Không có phó tổng thống nào có thể thay đổi được thực tế đó nếu các nước khác, trong đó có Trung Quốc, đều được nguyên thủ của họ đại diện.”

“Kết luận ở đây là sự vắng mặt của Tổng thống Trump củng cố cảm nhận rằng cam kết của Mỹ đối với châu Á đang thoái giảm trong ảnh hưởng của Trung Quốc tăng lên,” ông nói.

Ông Trump cũng mất cơ hội tận dụng nghi thức chụp hình chung để tạo dựng mối quan hệ.

“Theo nghi thức, Phó Tổng thống sẽ được xếp ở hàng sau ở đâu đó, trong khi ông Tập Cận Bình sẽ được xếp đứng ngay cạnh chủ nhà,” ông Victor Cha, nguyên giám đốc các vấn đề châu Á của Hội đồng An ninh Quốc gia dưới thời cựu Tổng thống George W. Bush, nói.

Các quan chức Nhà Trắng nêu lý do ông Trump không đi châu Á là lịch trình kín mít. Ông Trump mới vừa trở về Mỹ sau chuyến đi Pháp hai ngày và cuối tháng này sẽ bay đến Buenos Aires để dự hội nghị thượng đỉnh nhóm G-20. Dự kiến ông sẽ có cuộc gặp ông Tập Cận Bình ở Argentina.

Các trợ lý của ông Trump cũng nói rằng ông Pence có quan hệ thân cận với ông Trump và có thể phát biểu thay Tổng thống khi ông đại diện cho nước Mỹ ở nước ngoài.

Hoa Kỳ và các đồng minh đang phối hợp các nỗ lực để ngăn chặn điều mà các quan chức ở Washington và những nơi khác tin là nỗ lực của Bắc Kinh giành ảnh hưởng đối với các nước nhỏ thông qua Sáng kiến Vành đai Con đường, một chương trình xây dựng cơ sở hạ tầng quốc tế.

https://www.voatiengviet.com/a/trump-kh%C3%B4ng-%C4%91i-ch%C3%A2u-%C3%A1-%E1%BA%A3nh-h%C6%B0%E1%BB%9Fng-c%E1%BB%A7a-m%E1%BB%B9-s%E1%BA%BD-gi%E1%BA%A3m-/4659422.html

 

Tòa sắp ra phán quyết

vụ Nhà Trắng cấm cửa phóng viên CNN

Chính quyền của Tổng thống Donald Trump tìm cách đáp trả một vụ kiện của CNN về việc Nhà Trắng rút thẻ tác nghiệp của phóng viên Jim Acosta.

Chiều 14/11, các luật sư đại diện cho CNN và Bộ Tư pháp Mỹ đã ra tranh tụng trước thẩm phán Timothy Kelly tại tòa án ở thủ đô của Hoa Kỳ, theo AP.

CNN muốn Nhà Trắng trả lại ông Acosta thẻ nhà báo, giúp ông có thể tác nghiệp trong khuôn viên của tòa nhà này.

Hãng tin Mỹ cho biết rằng ông Kelly sẽ ra phán quyết vào chiều 15/11.

Trong hai năm qua, ông Acosta đã thường xuyên “đấu khẩu” với ông Trump và phát ngôn viên Nhà Trắng Sarah Huckabee Sanders.

Nhưng đỉnh điểm căng thẳng xảy ra hôm 7/11, trong buổi họp báo sau cuộc bầu cử giữa kỳ mà phe Cộng hòa đã để mất quyền kiểm soát Hạ viện vào tay Đảng Dân chủ.

Ông Acosta đã từ chối trả lại micro khi Tổng thống Trump nói rằng ông không muốn nghe thêm gì từ phóng viên của CNN, và nói rằng ông Acosta là một “người thô lỗ và tệ hại”.

Theo AP, Nhà Trắng sau đó nhanh chóng thông báo rút thẻ nhà báo của ông Acosta.

CNN sau đó đâm đơn kiện, gọi việc cấm cửa phóng viên của mình là “một nỗ lực trắng trợn nhằm kiểm duyệt báo chí và loại bỏ các phóng viên, những người thách thức và tranh cãi quan điểm của Tổng thống [Trump], khỏi Nhà Trắng”.

AP cho biết rằng hãng này cùng với một nhóm 12 cơ quan báo chí khác, gồm cả Fox News, hôm 14/11 đã bày tỏ lên tòa sự ủng hộ đối với CNN.

https://www.voatiengviet.com/a/t%C3%B2a-s%E1%BA%AFp-ra-ph%C3%A1n-quy%E1%BA%BFt-v%E1%BB%A5-nh%C3%A0-tr%E1%BA%AFng-c%E1%BA%A5m-c%E1%BB%ADa-ph%C3%B3ng-vi%C3%AAn-cnn-/4659711.html

 

Tranh cãi tại Thượng viện

về cuộc điều tra Nga-Trump

Bất chấp sự phản đối từ lãnh đạo Mitch McConnell của phe Cộng hòa ở Thượng viện, hai thượng nghị sĩ Hoa Kỳ ngày 14/11 tuyên bố sẽ thúc đẩy hành động về một dự luật lưỡng đảng hầu bảo vệ cuộc điều tra liên bang liên quan nghi án Nga can thiệp bầu cử Tổng thống Mỹ 2016.

Thượng nghị sĩ Cộng hòa Jeff Flake và Thượng nghị sĩ Dân chủ Chris Coons hôm 14/11 đăng đàn yêu cầu các đồng nghiệp của họ chấp thuận một cuộc biểu quyết mà có thể làm Tổng thống Donald Trump tức giận.

Ông McConnell và các thượng nghị sĩ Cộng hòa hàng đầu khác phản đối ý tưởng này. “Tôi cho rằng chẳng cần ra luật,” ông McConnell nói. Ông McConnell 14/11 đã thành công trong nỗ lực giữ lại vị trí lãnh đạo phe Cộng hòa tại Thượng viện vào năm sau.

“Chúng ta biết Tổng thống cảm thấy thế nào về cuộc điều tra, nhưng ông ấy không bao giờ nói rằng ông ấy muốn dẹp bỏ nó,” ông nói với các phóng viên.

Công tố viên Đặc biệt Hoa Kỳ Robert Mueller đang điều tra các cáo buộc về sự can thiệp của Nga trong cuộc bầu cử năm 2016 và bất kì sự thông đồng nào với Nga từ ban vận động tranh cử của ông Trump.

Ông Trump, người đã nhiều lần bác bỏ cuộc điều tra của ông Mueller là “săn lùng phù thủy” (hàm ý ông bị bức hại chính trị), phủ nhận bất kì sự thông đồng nào với Nga. Moscow phủ nhận can thiệp vào cuộc bầu cử.

Nỗ lực của ông Flake và ông Coons diễn ra một tuần sau khi ông Trump khiến phe Dân chủ và một số người thuộc phe Cộng hòa báo động với việc buộc Bộ trưởng Tư pháp Jeff Sessions từ chức và thay thế bằng ông Matthew Whitaker, một người trung thành với ông Trump và chỉ trích cuộc điều tra của ông Mueller là săm soi quá mức.

Những người chỉ trích việc bổ nhiệm ông Whitaker nói rằng, trong tư cách quyền bộ trưởng tư pháp, ông Whitaker có thể sa thải ông Mueller hoặc làm suy yếu cuộc điều tra Nga theo cách nào đó khác.

Ông Flake và ông Coons có phần chắc sẽ không bỏ cuộc nếu ông McConnell phản đối nỗ lực của họ trong việc thúc đẩy luật này.

https://www.voatiengviet.com/a/tranh-cai-tai-thuong-vien-ve-cuoc-dieu-tra-nga-trump/4658984.html

 

Bộ Tư pháp Mỹ: bổ nhiệm ông Whitaker

là quyết định hợp hiến

Bộ Tư pháp Hoa Kỳ hôm thứ Tư công bố một bản ghi nhớ bênh vực quyết định gây tranh cãi của Tổng thống Donald Trump, bổ nhiệm ông Matt Whitaker vào chức Bộ trưởng Tư pháp. Văn kiện này đưa ra một số lý do vì sao quyết định bổ nhiệm ông Whitaker phù hợp với Hiến pháp, cũng như với các luật liên bang và tiền lệ trước đây.

Bản ghi nhớ đưa ra những lý do để biện minh cho tính hợp pháp và quyền của ông Whitaker được lãnh đạo Bộ Tư pháp, gồm cả quyền giám sát Công tố viên đặc biệt Robert Mueller.

Bản ghi nhớ dài 20 trang gửi đến Toà Bạch Ốc từ Văn phòng Luật sư Bộ Tư pháp kết luận rằng quyết định bổ nhiệm ông Whitaker phù hợp với các điều khoản của Đạo luật Cải cách về tuyển chọn quan chức kế vị, ông Whitaker chỉ tạm thời đảm nhận chức quyền Bộ trưởng Tư pháp, cho nên không cần phải được Thượng viện chuẩn thuận trước, dù rằng Bộ Tư pháp thừa nhận tình huống này chưa xảy ra trong hơn một thế kỷ qua.

Ngoài ra, mặc dù đã có một đạo luật riêng xác định thứ tự kế vị tại Bộ Tư pháp, Tổng thống có thể chọn một nhân vật khác phù hợp với Đạo luật tuyển dụng.

Bản ghi nhớ được công bố một ngày sau khi tiểu bang Maryland thách thức quyết định bổ nhiệm ông Whitaker, với lập luận rằng ông Trump đã gạt Hiến pháp sang một bên một cách sai trái khi bổ nhiệm ông Whitaker lên thay thế Bộ trưởng Tư pháp Jeff Sessions, người vừa bị Tổng thống buộc phải từ chức, và lẽ ra Thứ trưởng Tư pháp Rod Rosenstein mới là người chính đáng để lên thay thế ông Sessions trong cương vị Bộ trưởng Tư pháp.

Bản ghi nhớ không đề cập cụ thể tới các nghi vấn được nêu ra hồi gần đây về liệu ông Whitaker có nên tự động thoái lui, không đảm nhận trách nhiệm giám sát Công tố viên đặc biệt Mueller vì xung đột lợi ích, bởi vì trước đây ông Whitaker đã từng nhiều lần chỉ trích cuộc điều tra do công tố viên Mueller dẫn đầu về hành động can thiệp của Nga vào cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ năm 2016, và khả năng có sự thông đồng giữa Moscow và chiến dịch vận động tranh cử của ông Donald Trump.

https://www.voatiengviet.com/a/bo-tu-phap-my-bo-nhiem-ong-whitaker-la-quyet-dinh-hop-hien/4658869.html

 

Kevin McCarthy lãnh đạo Đảng Cộng hòa ở Hạ viện

Dân biểu California, Kevin McCarthy, được các đồng nghiệp trong đảng bầu là lãnh đạo của phe Cộng hòa tại Hạ viện khóa 116 sau khi ông dễ dàng đánh bại Dân biểu Jim Jordan, người thuộc phái bảo thủ cứng rắn, tại một cuộc họp đảng hôm 14/11.

Ông McCarthy giành được 159 phiếu so với đối thủ chỉ có 43 phiếu trong một phiên họp của các dân biểu Cộng hòa, tờ Politico dẫn một nguồn tin có mặt trong phòng họp cho biết.

Chiến thắng này có được sau nhiều năm ông McCarthy nỗ lực leo lên vị trí hàng đầu của Hội nghị Đảng Cộng hòa tại Hạ viện. Hồi năm 2015, nỗ lực này của ông đã bị ông Jordan và phe bảo thủ trong Đảng Cộng hòa ở Hạ viện làm chệch hướng.

Vào năm đó, ông McCarthy chạy đua cho vị trí Chủ tịch Hạ viện (khi đó Đảng Cộng hòa đang nắm đa số) nhưng gặp phải sự chống đối của phái cứng rắn trong nhóm Freedom Caucus. Do đó, ông ấy phải rút ra khỏi cuộc đua. Việc này đã dọn đường cho ông Paul Ryan trở thành lãnh đạo Hạ viện.

Ông Ryan đã công bố ông sẽ rút khỏi Hạ viện kể từ tháng Tư năm sau. Giữa sự vận động hậu trường căng thẳng để tìm người thay thế ông, ông McCarthy vẫn luôn nổi lên là ứng viên hàng đầu.

Bên cạnh ông McCarthy, Đảng Cộng hòa cũng chọn người nắm các vị trí lãnh đạo khác của đảng ở Hạ viện.

Dân biểu Steve Scalise của bang Louisiana sẽ là người cai quản (whip), tức là người đảm bảo các vị dân biểu trong đảng không bỏ phiếu chệch đường lối của Đảng, và dân biểu Liz Cheney của bang Wyoming – một ngôi sao đang lên trong Đảng Cộng hòa – được chọn là nữ chủ tịch của Hội nghị Đảng Cộng hòa.

Tuy nhiên, chiến thắng của ông McCarthy là một chiến thắng không được ngọt ngào, do Đảng Cộng hòa đã để mất quyền lãnh đạo Hạ viện.

Đảng Dân chủ đã có chiến thắng lớn nhất ở Hạ viện trong kỳ bầu cử giữa kỳ vừa qua kể từ vụ tai tiếng Watergate vào những năm 1970. Họ đang trên đường giành thêm được từ 35 cho đến 40 ghế, trong đó có những ghế thuộc bang nhà của ông McCarthy là bang California khiến Đảng Cộng hòa chỉ còn xếp hàng thứ yếu ở bang này.

Ông McCarthy cam kết sẽ dẫn dắt Đảng Cộng hòa giành lại thế đa số vào năm 2020.

https://www.voatiengviet.com/a/kevin-mccarthy-l%C3%A3nh-%C4%91%E1%BA%A1o-%C4%91%E1%BA%A3ng-c%E1%BB%99ng-h%C3%B2a-%E1%BB%9F-h%E1%BA%A1-vi%E1%BB%87n/4658861.html

 

Khách sạn Mỹ ở Nhật

từ chối cho Đại sứ Cuba thuê phòng

Một khách sạn của Mỹ ở Nhật Bản bị chính quyền nước chủ nhà chỉ trích vì từ chối cho Đại sứ Cuba thuê phòng do lo sợ vi phạm lệnh trừng phạt kinh tế của Hoa Kỳ với Cuba.

Khách sạn Hilton Fukuoka Sea Hawk nói với Đại sứ Carlos Pereria rằng ông không thể đăng ký phòng của họ vì ông là người làm cho chính phủ Cuba.

Quanh việc Việt Nam xoá nợ cho Cuba

Quân đội Cuba làm cách mạng hay làm ăn?

Zambia buộc Cuba triệu hồi đại sứ

Cuba sẽ chuyển giống Đông Âu hơn TQ?

Cuba ngay lập tức lên tiếng.

Chính quyền thành phố của Nhật Bản đã thông báo với khách sạn rằng việc từ chối khách đặt phòng vì lý do quốc tịch là bất hợp pháp.

Đại sứ Cuba đặt phòng thông qua một văn phòng du lịch, danh tính của ông cũng đã được thông báo với khách sạn, báo Asahi Shimbun đưa tin.

Tuy nhiên, khi ông Pereira đến thành phố phía tây nam này để thăm một số cầu thủ Cuba chơi cho đội bóng chày của thành phố, ông được thông báo là không thể ở trong khách sạn.

Trong khiếu nại sau đó, chính phủ Cuba cho rằng việc áp dụng luật Mỹ ở Nhật Bản là xâm phạm chủ quyền của Nhật, báo Asahi Shimbun cho hay.

Nhưng người đại diện của khách sạn Hilton ở thủ đô Tokyo nói với hãng thông tấn Kyodo rằng khách sạn phải tuân thủ luật pháp Hoa Kỳ vì nó có trụ sở ở Mỹ.

Năm 2006, chính quyền Mexico phạt khách sạn Sheraton của Mỹ vì đã trục xuất phái đoàn Cuba gồm 16 người ra khỏi khách sạn ở thành phố Mexico.

Năm 2007, một khách sạn Na Uy là Scandic Edderkoppen đã không cho phái đoàn 14 quan chức Cuba thuê phòng.

Đây là một trong mạng lưới khách sạn được Hilton mua lại.

Vì việc này, Thứ trưởng Ngoại giao Na Uy, ông Raymond Johansen nói với Reuters rằng điều đó là “hoàn toàn không thể chấp nhận được”.

Năm 2016, với quan hệ Cuba và Hoa Kỳ thời Obama ấm lên, khách sạn Mỹ Starwood ký thỏa thuận quản lý hai khách sạn ở Cuba.

Đây là hai khách sạn thuộc sở hữu của doanh nghiệp nhà nước Cuba, báo New York Times cho biết.

Nhưng sau khi chính trị đổi gió và Tổng thống Trump đã thắt chặt chính sách giao thương với Cuba, cấm du khách Mỹ đến Cuba tiêu tiền trong các khách sạn thuộc sở hữu nhà nước hoặc các nhà hàng liên quan đến quân đội Cuba.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-46222756

 

Hãng Mỹ ‘không biết’

 một số chức năng của Boeing 737 MAX

American Airlines hôm 14/11 nói rằng tới tận tuần trước, hãng này “không biết” một số chức năng của hệ thống chống ngừng đột ngột trên máy bay Boeing 737 MAX.

Boeing và Cơ quan Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) mới công bố các hướng dẫn về hệ thống trên tuần trước, sau khi một chiếc máy bay của hãng Lion Air rớt ở Indonesia hôm 29/10, làm tất cả 189 người trên khoang thiệt mạng.

FAA cảnh báo các hãng hàng không rằng dữ liệu sai từ bộ phận cảm biến của hệ thống có thể khiến máy bay tự động chúi mũi xuống, dù hệ thống lái tự động đã được tắt đi.

Hệ thống này nhằm mục đích ngăn máy bay ngừng đột ngột, theo Reuters.

Các nhà điều tra Indonesia hôm 12/11 nói rằng tình thế mà phi hành đoàn chiếc máy bay xấu số của Lion Air có lẽ phải đối mặt không có trong sách hướng dẫn bay của loại máy bay này.

Theo Reuters, các liên đoàn phi công Mỹ nói với hãng này rằng họ cũng không hay biết về các nguy cơ tiềm tàng.

https://www.voatiengviet.com/a/h%C3%A3ng-m%E1%BB%B9-kh%C3%B4ng-bi%E1%BA%BFt-m%E1%BB%99t-s%E1%BB%91-ch%E1%BB%A9c-n%C4%83ng-c%E1%BB%A7a-boeing-737-max/4660117.html

 

Cuba rút hàng ngàn bác sĩ khỏi Brazil

Mai Vân

Chính quyền Cuba, vào ngày 14/11/2018, đã quyết định rút về nước hàng ngàn bác sĩ đã được gởi đến Brazil từ 5 năm nay, sau những lời chỉ trích về chương trình nhân đạo này của ông Jair Bolsonaro vừa đắc cử tổng thống.

Trong một thông cáo chính thức, bộ Y Tế Cuba cho biết “đã quyết định không tiếp tục tham gia vào chương trình Mas Médicos (Nhiều bác sĩ hơn nữa) và đã thông báo cho Tổ Chức Y Tế Liên Mỹ OPS và lãnh đạo chính trị Brazil”.

Bộ Y Tế Cuba khẳng định là từ tháng 08/2013 đến nay, đã có gần 20.000 bác sĩ Cuba chăm sóc cho hơn 113 triệu bệnh nhân ở Brazil.

Nhiều lần trong cuộc vận đông tranh cử tổng thống, ông Bolsonaro đã đe dọa ngưng chương trình Mas Médicos, trực tiếp tuyển mộ những bác sĩ Cuba nào muốn ở lại Brazil và trả toàn bộ lương trực tiếp cho họ. Theo ông, cho đến nay, lương các bác sĩ phải rót cho Nhà nước Cuba, và chính quyền La Habana giữ lại một phần không nhỏ.

Ông Bolsonaro cũng tố cáo điều kiện sinh hoạt, làm việc tồi tệ của các bác sĩ Cuba ở Brazil do chính sách của La Habana.

Trên Twitter vào ngày 14/11, ông Bolsonaro giải thích là đã gắn liền một số điều kiện với việc duy trì chương trình Mas Médicos : kiểm tra năng lực của bác sĩ và trả lương trực tiếp cho họ, mà một phần lớn hiện nay lọt vào tay chế độ độc tài, và các bác sĩ phải được quyền đưa gia đình đi theo.

Theo ông, đáng tiếc là Cuba đã từ chối, và việc rút bác sĩ về cho thấy là “chế độ độc tài tỏ ra vô trách nhiệm đối với bệnh nhân Brazil”.

Phía Cuba rất phẫn nộ trước những lời chỉ trích “không thể chấp nhận được”.

Trả lời AFP, một nguồn tin ngoại giao Brazil cho biết việc rút bác sĩ Cuba sẽ thực hiện từ ngày 24/11 đến 24/12. Trong số 8.000 bác sĩ Cuba hiện ở Brazil, có lẽ sẽ có 6.000 người đi về.

Gởi bác sĩ ra làm việc nước ngoài là một truyền thống có từ lâu ở Cuba. Theo AFP, chính sách này mang lại không ít ngoại tệ cho Nhà nước – 11 tỷ đô la hàng năm – một khoản thu còn cao hơn cả tiền có được từ ngành du lịch và kiều hối mà người Cuba ở nước ngoài gởi về cho thân nhân.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20181115-cuba-rut-hang-ngan-bac-si-khoi-brazil

 

Quốc hội Châu Âu lên án

tình trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam

Hôm 13/11, Quốc Hội Châu Âu đã ra nghị quyết lên án tình trạng vi phạm nhân quyền tiếp diễn tại Việt Nam, và kêu gọi chính quyền Việt Nam phải trả tự do cho những người bất đồng chính kiến.

Nghị quyết nói rằng giới chức Việt Nam tiếp tục bỏ tù, sách nhiễu, đe dọa các nhà hoạt động nhân quyền, nhà báo, bloggers và các luật sư nhân quyền, trong khi những người bảo vệ nhân quyền phải đối mặt với các án tù nhiều năm.

Những cái tên nổi bật được đưa ra trong nghị quyết bao gồm nhà báo tự do Nguyễn Văn Hóa, nhà hoạt động môi trường Hoàng Đức Bình, Lê Đình Lượng, Nguyễn Nam Phong, và các thành viên của Hội Anh Em Dân Chủ, là những người đang phải chịu án tù nhiều năm.

Nghị quyết cũng lên án Bộ Luật Hình sự mới, luật An ninh mạng và luật Tín ngưỡng Tôn giáo vì cho rằng những luật này đang giới hạn các quyền tự do căn bản của con người.

Quốc hội Châu Âu kêu gọi chính phủ Việt Nam phải cải thiện tình trạng nhân quyền và EU phải chú trọng đến tình hình nhân quyền Việt Nam khi xem xét thông qua Hiệp định Tự do Thương mại (EVFTA).

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Quốc tế (Human Rights Watch) hôm 15/11 đã có thông cáo viết rằng Hà Nội đã nhầm lẫn khi nghĩ rằng EU sẽ cho qua vấn đề nhân quyền với Việt Nam khi thảo luận hiệp định tự do thương mại. Human Rights Watch kêu gọi Ủy ban Châu Âu nên tiếp tục có đường lối cứng rắn với Việt Nam về vấn đề nhân quyền.

Theo thống kê của Dự án 88, hiện có khoảng 160 nhà hoạt động đang phải thụ án tù tại Việt Nam.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/eu-parliament-comdemns-vn-human-right-violations-11152018084250.html

 

Tương lai Brexit bất định dù chính phủ

thông qua thỏa thuận ly hôn với EU

Anh Vũ

Chính phủ Anh Quốc vừa đạt được thỏa thuận chia tay với Liên Hiệp Châu Âu sau hai mươi tháng đàm phán. Thủ tướng Theresa May đã vượt qua được trướng ngại vật đầu tiên là nội bộ chính phủ, tuy nhiên dự thảo này có qua được cửa ải Quốc Hội hay không và đây mới là trở ngại lớn.

Đó cũng là thách thức sống còn cho chính phủ của thủ tướng May, trong khi chính trường Anh ngày càng chia rẽ vì Brexit.

Lên làm thủ tướng tháng 07/2016, bốn tháng sau cuộc trưng cầu dân ý với kết quả ủng hộ nước Anh chia tay với Liên Hiệp Châu Âu, bà Theresa May đã phải lao ngay vào cuộc chạy đua với thời gian, đàm phán vất vả với Bruxelles các điều kiện Brexit sao cho thuận cả bên trong và bên ngoài nước Anh.

Sau khi đã thuyết phục được đủ số lượng các bộ trưởng trong nội các về nội dung dự thảo thỏa thuận sẽ ký với Liên Hiệp Châu Âu, bà May giờ phải đối mặt với Nghị Viện Anh. Tại đây, bà Theresa May chỉ có một đa số rất mỏng manh, đảng bảo thủ của bà thì lại đang bị chia rẽ sâu sắc trên vấn đề Brexit. Liên minh bảo đảm sự tồn tại của chính phủ là đảng DUP thì liên tục đòi hỏi các yêu cầu áp dụng Brexit cho Bắc Ailen, lấy đó làm điều kiện để bỏ phiếu thông qua dự thảo thỏa thuận của chính phủ.

Cốt lõi của vấn đề vẫn làm sao duy trì được Bắc Ailen trong thị trường chung châu Âu nhưng vẫn không phải thiết lập đường biên giới thực sự giữa Bắc Ailen và Cộng Hòa Ailen láng giềng – thành viên của Liên Hiệp Châu Âu.

Trong nỗ lực tìm giải pháp chia tay nhưng vẫn muốn duy trì được mối quan hệ gần gũi với Liên Hiệp Châu Âu hậu ly hôn, bà May đã phải có những nhượng bộ nhất định với Bruxelles. Dự thảo thỏa thuận hiện nay, ở điểm này hay điểm khác, đều vấp phải sự phản đối từ những người ủng hộ kiên quyết Brexit đến những người chống Brexit hay những người theo chủ nghĩa dân tộc Scotland và nhất là đảng nhỏ Bắc Ailen DUP, một liên minh quyết định cho chính phủ của bà trụ vững. Ngoài ra, ngay cả trong nội bộ chính phủ, bản dự thảo thỏa thuận cũng không được sự nhất trí toàn thể các bộ trưởng.

Để thông qua thỏa thuận, bà Theresa May phải thuyết phục được 320 trên tổng số 650 nghị sĩ tại Hạ Viện. Nhìn vào bối cảnh chính trường Anh chia rẽ và bất đồng còn nhiều như hiện nay thì đây quả là thách thức rất lớn đối với bà May.

Những nhân vật bảo thủ ủng hộ Brexit chủ chốt như nghị sỹ Jacob Rees-Mogg và cựu ngoại trưởng Boris Johnson nói rằng bà May đã bán rẻ nước Anh và họ sẽ phản đối bản thỏa thuận. Trong khi đó, ông David Davis, cựu bộ trưởng đặc trách về Brexit, cho rằng chính phủ sẽ phải sẵn sàng chia tay Liên Hiệp Châu Âu mà không có thỏa thuận. Theo phỏng đoán của của báo chí Anh, sẽ có khoảng từ 30 đến 40 dân biểu bảo thủ có xu hướng chống Liên Âu bỏ phiếu chống dự thảo thỏa thuận.

Về phần đảng Tự Do Dân Chủ thì đòi một cuộc trưng cầu dân ý mới. Lãnh đạo đảng Vince Cable khẳng định, « thỏa thuận sẽ bị xé ngay cả khi chưa ráo mực ». Theo ông, để tập hợp được đa số ở Nghị Viện ủng hộ cho một văn kiện như thỏa thuận này sẽ « rất khó khăn thậm chí là không thể ».

Ở vào thời điểm này , bà Theresa May chỉ có thể kêu gọi các nghị sĩ hãy hành động « vì lợi ích quốc gia » mà không dự tính điều gì sẽ xảy ra nếu thỏa thuận không qua được cửa ải Nghị Viện. Tất nhiên, khi bị Quốc Hội bác bỏ, Luân Đôn vẫn có thể lại tiếp tục đàm phán thêm với Bruxelles. Nhưng rủi ro chính trị là rất lớn. Việc thỏa thuận bị bác bỏ sẽ châm ngòi cho một cuộc cuộc khủng hoảng chính trị, thậm chí làm đổ chiếc ghế thủ tướng của bà May và kéo theo giải tán Quốc Hội để bầu lại trong 4 tháng. Điều này có nghĩa là chính trường Anh rơi vào một cuộc khủng hoảng lớn.

Tuy nhiên, các nhà quan sát chính trị Anh nhận định, từ nay đến hạn chót chia tay với Liên Hiệp Châu Âu, ngày 29/03/2019, thời gian không còn bao nhiêu, có thể nhiều nghị sĩ sẽ buông xuôi đành chấp nhận một thỏa thuận không hài lòng nhưng còn hơn là kịch bản phải giải tán Quốc Hội. Bà May không còn cách nào khác là phải cầu cạnh, mặc cả để có được sự ủng hộ của một số nghị sĩ đối lập Công Đảng. Theo AFP, một nghị viên thuộc Công Đảng cho biết có tới 45 lá phiếu ủng hộ thỏa thuận của đảng này.

Tương lai của Brexit đang trở nên bất định hơn bao giờ hết. Thủ tướng Theresa May, ngày 15/11, trước khi ra trước Quốc Hội để bảo vệ thỏa thuận, đã cảnh báo các nghị sĩ Anh rằng họ chỉ có thể lựa chọn giữa dự thảo thuận ly dị đã đàm phán với Liên Âu hoặc không có thỏa thuận nào hoặc « không có Brexit nữa ».

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20181115-tuong-lai-brexit-bat-dinh-du-chinh-phu-thong-qua-thoa-thuan-ly-hon-voi-eu

 

Đồng bảng xuống

vì các bộ trưởng Anh từ chức do Brexit

Đồng bảng mất giá khoảng 1% so với đôla và euro sau khi bộ trưởng Nội các Dominic Raab và Esther McVey từ chức để phản đối dự thảo Brexit của Thủ tướng Theresa May.

Chính phủ của bà May đang rơi vào khủng hoảng với nguy cơ chính bà có thể bị bỏ phiếu bất tín nhiệm.

Đồng bảng mất giá khoảng 1% so với đôla, đổi được $1.2864 và mất hơn 1% so với euro, đổi được €1.1369.

Vào hôm thứ Tư, bà Theresa May đã được Nội các hậu thuẫn cho bản thảo thỏa thuận Brexit với Brussels.

Nhưng nay thì các bất đồng sâu sắc bắt đầu lộ ra.

Giới doanh nghiệp nhìn chung trước đó hoan nghênh thỏa thuận vì tránh được Brexit với những yếu tố bất lợi.

Bảng – Đô la Mỹ

Vào hôm thứ Tư bảng tăng giá sau khi bà May thông báo được nội các hậu thuẫn cho kế hoạch Brexit.

Trước đó thị trường có những biến động mạnh trong bối cảnh bà May họp với các thành viên nội các trong 5 giờ.

Bảng có lúc tụt xuống mức $1.28, nhưng rồi tăng lên $1.30 sau tuyên bố, rồi lại xuống giá chút ít.

Tuy nhiên vào sáng thứ Năm bảng Anh mất giá sau khi Quốc vụ khanh Shailesh Vara phụ trách Bắc Ireland từ chức để phản đối thỏa thuận và rồi mất giá mạnh hơn sau khi Bộ trưởng chuyên trách Brexit là ông Dominic Raab từ chức.

Ngay sau đó Bộ trưởng Lao động và Hưu trí, bà Esther McVey cũng từ chức.

Hiện đã có nỗ lực của phe chống đối Thủ tướng May ngay trong đảng Bảo thủ muốn đưa ra cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm để hạ bệ bà.

Tuy thế, đầu giờ chiều ngày 15/11, BBC xác nhận rằng Ủy ban 1922, một cơ quan của đảng Bảo thủ lo về nội chính, chưa nhận đủ 48 phiếu nghị sỹ để có thể bắt đầu thủ tục bỏ phiếu tín nhiệm với thủ tướng đương chức.

Ông Jacob Rees-Mogg, một nhân vật hàng đầu của phái Brexit nói ông đã gửi thư mời các nghị sỹ của đảng Bảo thủ góp thêm phiếu để “bày tỏ sự bất tín nhiệm với bà May”.

Theo ông, số phận của bà May “sẽ được quyết định nhanh chóng”.

Nếu phe chống bà May có đủ 48 nghị sỹ của đảng Bảo thủ trong Hạ viện ở Westminster đồng ý mở cuộc bỏ phiếu thì tất cả các nghị sỹ của đảng này có thể bỏ phiếu kín về bà.

Nếu họ bất tín nhiệm bà, Theresa May sẽ mất chức lãnh đạo đảng này và như thế phải rời Phủ Thủ tướng.

Nếu các nghị sỹ Bảo thủ vẫn đồng ý giữ bà là Thủ tướng Anh, bà May không bị đe dọa bởi một cuộc bỏ phiếu tiếp theo trong vòng 12 tháng.

https://www.bbc.com/vietnamese/business-46222696

 

Macron: ‘Pháp là đồng minh,

không phải chư hầu của Mỹ’

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hôm 14/11 nói rằng hai đồng minh lâu đời như Pháp và Mỹ nên đối xử với nhau bằng sư tôn trọng và rằng Pháp ‘là đồng minh chứ không phải chư hầu của Mỹ’ sau khi Tổng thống Mỹ công kích ông trên Twitter.

Pháp là đồng minh lâu đời nhất của Mỹ. Quan hệ đồng minh giữa hai bên đã có kể từ thời cuộc chiến tranh giành độc lập của người Mỹ trước người Anh.

Trong năm dòng trạng thái trên Twitter sau chuyến công du đến Pháp dự kỷ niệm 100 năm kết thúc Đệ nhất Thế chiến, ông Trump đã công kích Pháp về việc nước này gần như bại trước Đức trong hai cuộc thế chiến, ngành công nghiệp rượu vang và tỷ lệ ủng hộ sụt giảm của ông Macron.

“Tại bất cứ thời điểm nào trong lịch sử, chúng ta là đồng minh, do đó giữa các đồng minh cần phải có sự tôn trọng,” ông Macron nói và dẫn sự giúp đỡ của Pháp cho chiến tranh giành độc lập của Mỹ và sự hỗ trợ của Mỹ trong hai cuộc chiến tranh thế giới.

“Tôi không nghĩ người Pháp muốn tôi phản hồi các dòng tweet mà là tiếp tục chương lịch sử quan trọng này,” ông trả lời phỏng vấn trên đài truyền hình Pháp TF1 trên hàng không mẫu hạm Charles de Gaulle.

Ông cũng nói rằng ông Trump ‘đang chơi trò chính trị’ nhắm vào người dân Mỹ.

“Tôi nghĩ rằng ông ấy đang chơi trò chính trị, và tôi sẽ để ông ấy chơi trò chính trị,” ông Macron nói.

Khi được hỏi về đề xuất xây dựng quân đội châu Âu của ông – ý tưởng bị ông Trump chỉ trích hồi tuần trước, ông Macron nói:

“Hoa Kỳ là đồng minh lịch sử của chúng tôi và sẽ tiếp tục là đồng minh. Vì đồng minh với Mỹ chúng tôi đối mặt với tất cả rủi ro và thực hiện những chiến dịch phức tạp nhất. Nhưng là đồng minh không có nghĩa là nước chư hầu,” ông Macron nói.

https://www.voatiengviet.com/a/macron-ph%C3%A1p-l%C3%A0-%C4%91%E1%BB%93ng-minh-kh%C3%B4ng-ph%E1%BA%A3i-ch%C6%B0-h%E1%BA%A7u-c%E1%BB%A7a-m%E1%BB%B9-/4659418.html

 

Pháp: Tầu sân bay Charles de Gaulle

tuần tra Biển Đông-Ấn Độ Dương năm 2019

 « Nhà máy chiến đấu », mệnh danh được đặt cho tầu sân bay Pháp Charles de Gaulle, đã sẵn sàng hoạt động trở lại từ ngày 05/11/2018 sau 18 tháng nâng cấp tại cảng Toulon (miền nam Pháp) với tổng kinh phí lên đến 1,3 tỉ euro.

Tuần tra vì tự do hàng hải tại vùng Ấn Độ Dương là nhiệm vụ đầu tiên ngay vào khoảng đầu tháng 02/2019 của tầu sân bay hạt nhân duy nhất tại châu Âu.

« Việc tầu sân bay Charles de Gaulle chuẩn bị ra khơi với khả năng tác chiến toàn vẹn sẽ mang lại sức bật và tầm quan trọng chính trị cho lực lượng không lực Hải Quân Pháp », theo khẳng định với nhật báo La Provence ngày 19/10/2018 của bộ trưởng Quân Lực Pháp.

Bà Florence Parly nhấn mạnh Pháp « luôn trên tuyến đầu để bảo vệ một quyền vĩnh viễn, đó là tự do hàng hải tại các vùng biển quốc tế. Và mỗi lần, nếu nguyên tắc cơ bản này của luật pháp quốc tế bị vi phạm, như trường hợp đang xảy ra hiện nay tại Biển Đông, chúng tôi sẽ thể hiện quyền tự do hành động và lưu thông của mình trong các vùng biển đó ». Đây là lý do giải thích nhiệm vụ đầu tiên của tầu sân bay Charles de Gaulle là đến vùng Ấn Độ Dương, trong đó có Biển Đông.

Nhiệm vụ đầu tiên : Tuần tra vùng biển chiến lược Ấn Độ Dương

Trang Le Parisien (19/10/2018) nhắc lại Biển Đông là một khu vực chiến lược, nơi trung chuyển của 1/3 thương mại hàng hải thế giới. Vùng biển nửa kín này dài khoảng 3.000 km và rộng 1.000 km với hơn 200 hòn đảo lớn nhỏ và bị nhiều nước trong vùng đòi chủ quyền chồng lấn. Riêng Trung Quốc đòi chủ quyền đối với 80% diện tích Biển Đông.

Để bảo vệ quyền tự do hàng hải trước những yêu sách của Trung Quốc trong vùng biển này, Hải Quân Hoa Kỳ thường xuyên tuần tra trên không và trên biển. Gần đây, căng thẳng với Trung Quốc tăng thêm một bậc sau khi tầu chiến của Trung Quốc cắt ngang mũi khu trục hạm Mỹ USS Decatur khi tuần tra bên trong vùng 12 hải lý quanh các rạn san hô Ga Ven và Gạc Ma ở quần đảo Trường Sa.

Với Paris, Biển Đông và rộng hơn là Ấn Độ Dương, là khu vực mà Pháp cũng có lợi ích. Từ năm 2014, nhiều chuyến tuần tra đã được Hải Quân Pháp tiến hành tại đây. Năm 2016, ông Jean-Yves Le Drian, bộ trưởng Quốc Phòng lúc đó và hiện là ngoại trưởng Pháp, kêu gọi hải quân châu Âu «có mặt thường xuyên, rõ rệt nhất có thể trong các vùng biển ở châu Á ».

Trong chuyến công du Úc vào tháng 04/2018, tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã trấn an các đồng minh trong vùng trước sự bành trướng của Trung Quốc với lời khẳng định muốn « xây dựng một trục Ấn Độ-Thái Bình Dương » để « buộc tôn trọng quyền tự do lưu thông hàng hải và hàng không ».

Cuối tháng 05/2018, tầu đổ bộ-chỉ huy-chở trực thăng Dixmude của Pháp đã tham gia một chiến dịch có quy mô lớn trong vùng này cùng với ba chiến đấu cơ Rafales, một máy bay vận tải quân sự A400M, một máy bay Airbus A310 và một máy bay tiếp liệu.

Với việc điều tầu sân bay Charles de Gaulle bảo vệ quyền tự do hàng hải ở Ấn Độ Dương, Pháp muốn tiến hành chiến lược ngoại giao quân sự tại vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương để bảo vệ quyền lợi của mình trước những tham vọng của Trung Quốc. Vì Pháp có khoảng 1,5 triệu dân sống trên năm vùng lãnh thổ hải ngoại với vùng đặc quyền kinh tế rộng 9 triệu km vuông tại châu Á-Thái Bình Dương.

Trước khi đưa vào bảo dưỡng và nâng cấp, tầu sân bay Charles de Gaulle được triển khai ba lần, từ tháng 01/2015 đến 09/2016, trong khuôn khổ liên quân quốc tế chống tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo tại Irak và Syria.

Tầu sân bay Charles de Gaulle : « 42.000 tấn trọng lượng ngoại giao »

Chiều 14/11/2018, tổng thống Pháp Emmanuel Macron, cùng với bộ trưởng Quân Lực Florence Parly, đã lên con tầu 42.000 tấn, nặng gấp 4 lần tháp Eiffel, gặp gỡ các nhân viên Hải Quân Pháp làm việc trên tầu và trải nghiệm ngủ lại một đêm trên « thành phố nổi ».

Charles de Gaulle là tầu sân bay thứ ba của Pháp, sau hai tầu sân bay Clemenceau (1961-1997) và Foch (1963-2000). Theo website của Hải Quân Quốc Gia Pháp, dài 261,5 mét, rộng 64,36 mét, tầu sân bay Charles de Gaulle có thể chứa 40 máy bay, trong đó có 30 chiến đấu cơ Rafales và thủy thủ đoàn khoảng 2.000 người sẵn sàng đối phó với « các tình huống thù nghịch ».

Đi vào hoạt động từ năm 2001, tầu Charles de Gaulle trở thành « một tầu sân bay thế hệ 2.0 »sau 18 tháng nâng cấp tính từ đầu năm 2017, và dự kiến hoạt động đến khoảng năm 2038-2040. Tầu Charles de Gaulle được hiện đại hóa hệ thống điều khiển và chiến đấu, hệ thống cảm biến và radar được điều chỉnh. Hệ thống khai thác thông tin chiến thuật cũng được xem xét lại để « tăng cường khả năng tương tác ».

Quá trình nâng cấp tầu Charles de Gaulle cần đến hơn 4 triệu giờ làm việc, trong đó đã có đến 1,8 triệu giờ chỉ dành riêng cho việc lập đồ án và thiết kế. Trong suốt 18 tháng, hàng ngày có hơn 2.100 người và 160 công ty thầu phụ hoạt động tại công xưởng khổng lồ này.

Trả lời Reuters, thuyền trưởng Christophe Charpentier, chỉ huy lực lượng không quân (Groupe aérien embarqué, Gaé), cho biết đội ngũ nhân viên trên tầu Charles de Gaulle đang « củng cố khả năng tác chiến với các quốc gia khác ». Sau đợt huấn luyện cấp tốc sẽ kết thúc vào cuối tháng 11, tầu sân bay Charles de Gaulle sẽ tiến hành một đợt thử khác với đoàn hộ tống của đội không lực Hải Quân (GAN), trong đó có một chiến hạm phòng không và một chiến hạm chống tầu ngầm. Theo một sĩ quan trên tầu, khi trả lời Reuters, « đây là cơ hội để xem xét lại cách tối ưu hóa lực lượng của chúng tôi đối với các mối đe dọa tương lai, dự đoán các cuộc chiến sau này »,

Ngày 08/11, đô đốc Christophe Prazuck, tham mưu trưởng Hải Quân Quốc Gia Pháp, nhấn mạnh đến thách thức quân sự hóa hàng hải. Vẫn theo vị đô đốc này, đối mặt với « thay đổi sâu sắc về bối cảnh chiến lược hải quân », nhằm nhắc đến những tham vọng bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông, tầu sân bay vẫn là « giá trị chiến lược và chính trị » không thể so sánh được. Vì vậy, vị tham mưu trưởng Hải Quân Quốc Gia Pháp hy vọng Pháp sẽ có thêm « khoảng 6 chiếc tầu sân bay ».

Bộ trưởng Quân Lực Pháp thì khẳng định : « Tầu sân bay này là một công cụ kết hợp về mặt ngoại giao và quân sự và đóng một vai trò quan trọng trong bối cảnh thiết lập dự án phòng thủ chung châu Âu ».

Vì vậy, Pháp đang thực hiện một nghiên cứu kéo dài 18 tháng về kế hoạch đóng một tầu sân bay tương lai, thay thế cho chiếc Charles de Gaulle. Tuy nhiên, công việc này sẽ không bắt đầu trước năm 2021 và ngân sách dự trù sẽ từ 5 đến 7 tỉ euro, theo tổng thống Pháp Emmanuel Macron, khi trả lời kênh truyền hình TFI 1 ngày 14/11/2018 từ tầu sân bay Charles de Gaulle.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20181115-phap-tau-san-bay-charles-de-gaulle-tuan-tra-bien-dong-an-do-duong-nam-2019

 

Putin và Abe đồng ý đẩy nhanh

thương thuyết hiệp ước hòa bình

Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe hôm 14/11 nhất trí đẩy nhanh tiến trình thương thuyết chấm dứt cuộc tranh chấp lãnh thổ kéo dài nhiều thập kỷ qua, theo người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov.

Nga và Nhật Bản vẫn chưa chính thức chấm dứt tình trạng thù địch từ Thế chiến thứ 2 vì sự giằng co đã kìm hãm mối quan hệ kinh tế giữa hai quốc gia láng giềng.

Thủ tướng Abe hôm 14/11 nói ông muốn bàn thảo một hiệp ước hòa bình với Nga và vấn về Bắc Hàn với Tổng thống Putin.

Tuần trước, người đứng đầu nước Nga cho biết Thủ tướng Abe nói với ông rằng Tokyo không thể ngay lập tức ký một hiệp ước hòa bình với Moscow mà không giải quyết tranh chấp lãnh thổ trước.

Nga và Nhật đã tranh cãi bảy thập kỷ qua về chủ quyền của các hải đảo mà quân đội Xô Viết đã chiếm trong những ngày cuối cùng của Chiến tranh Thế giới thứ 2. Do đó, tình trạng thù địch giữa hai quốc gia vẫn chưa chính thức chấm dứt.

https://www.voatiengviet.com/a/putin-va-abe-dong-y-day-nhan-thuong-thuyet-hiep-uoc-hoa-binh/4658727.html

 

Ảrập Xêút muốn tử hình nghi can sát hại ông Khashoggi

Công tố viên Ảrập Xêút muốn đề nghị án tử hình cho năm nghi can bị cáo buộc giết hại phóng viên Jamal Khashoggi, trong khi vương quốc này đang tìm cách khống chế cuộc khủng hoảng chính trị được coi là lớn nhất trong một thế kỷ.

Reuters dẫn phó công tố viên kiêm phát ngôn viên Shalaan al-Shalaan hôm 15/11 nói với các phóng viên rằng nhân vật chỉ trích chính sách của Ảrập Xêút bị sát hại tại lãnh sự quán của nước này ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ.

Ông Shalaan nói rằng Thái tử Mohammed bin Salman, vốn được coi là người lãnh đạo thực quyền của Ảrập Xêút, không hay biết gì về vụ giết người.

Hiện chưa rõ thi thể của ông Khashoggi được đưa đi đâu. Dẫu vậy, gia đình nạn nhân có kế hoạch tổ chức lễ cầu nguyện vào cuối tuần này.

Sau tuyên bố của ông Shalaan, Bộ Tài chính Mỹ thông báo lệnh trừng phạt đối với 17 người Ảrập Xêút vì vai trò trong vụ giết người, trong đó có Saud al-Qahtani, một cựu trợ lý hàng đầu của Thái tử Mohammed.

Theo Reuters, Thổ Nhĩ Kỳ hiện vẫn nghi ngờ tuyên bố của Ảrập Xêút, trong khi một thượng nghị sĩ Mỹ nói không tin là vụ giết người được tiến hành không theo chỉ thị.

https://www.voatiengviet.com/a/%E1%BA%A3r%E1%BA%ADp-x%C3%AA%C3%BAt-mu%E1%BB%91n-t%E1%BB%AD-h%C3%ACnh-nghi-can-s%C3%A1t-h%E1%BA%A1i-%C3%B4ng-khashoggi/4660053.html

 

Uganda yêu cầu quân đội bảo vệ doanh nghiệp Trung Quốc

Phát biểu trước một nhóm 120 nhà đầu tư đến từ Trung Quốc vào thứ Tư ngày 14/11/2019, ông Museveni thông báo tăng cường tuần tra và lắp đặt hệ thống camera giám sát tại các khu công nghiệp.

Trung Quốc là nhà đầu tư lớn vào Uganda, tuy nhiên các doanh nghiệp Trung Quốc đã bị tổn thất một số tiền lớn do trộm cướp.

TQ chi cho châu Phi thêm 60 tỷ đôla

Trung Quốc và món da lừa châu Phi

Chính phủ Trung Quốc đang chịu áp lực cần tăng cường an ninh trong bối cảnh bạo lực gia tăng trên toàn quốc.

“Với tôi, đây là một vấn đề đơn giản có thể giải quyết,” Tổng thống Museveni cho hay, trong một tuyên bố chính thức.

Ông nói thêm bất kỳ nhân viên an ninh nào bị mất súng trong khi bảo vệ doanh nghiệp Trung Quốc có thể phải đối mặt với một tòa án quân sự.

Có những quan ngại cho rằng, các lính canh có thể đã tiếp tay cho một số cuộc đột nhập.

Một số bình luận trên trang Facebook chính thức của tổng thống đặt câu hỏi tại sao chính phủ dành quan tâm quá lớn vào việc bảo vệ các công ty nước ngoài và kêu gọi chính phủ thay vào đó nên cũng hỗ trợ các công ty trong nước nữa.

Phóng viên BBC, Catherine Byaruhanga, thủ đô Kampala, nói uy tín chính phủ của ông Museveni đang suy giảm bởi nạn tội phạm gia tăng, bao gồm các vụ giết người và bắt cóc cũng như vụ cướp vũ trang.

Chính phủ Uganda nỗ lực giải quyết vấn nạn tội này bằng cách tổ chức các cuộc tuần tra trong và xung quanh thủ đô, xây dựng hệ thống camera giám sát và thiết lập lực lượng dân quân mới, được gọi là các đơn vị quốc phòng địa phương (LDU).

https://www.bbc.com/vietnamese/46227744

 

Thỏa thuận RCEP sắp chung quyết

Các cuộc đàm phán cho một thỏa thuận thương mại lớn được Trung Quốc hậu thuẫn đã chuyển sang giai đoạn cuối, và các quốc gia Đông Nam Á tham gia đàm phán quyết tâm chung quyết thỏa thuận này vào năm 2019, Singapore cho biết hôm thứ Tư.

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Úc và New Zealand đã hy vọng đạt được sự đồng thuận rộng lớn về Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) tại các cuộc họp thượng đỉnh ở Singapore, nước chủ tịch ASEAN hiện thời, trong tuần này.

“Chúng tôi hài lòng lưu ý rằng các cuộc đàm phán RCEP đã tiến tới giai đoạn cuối, và chúng tôi bày tỏ quyết tâm của mình chung quyết một RCEP hiện đại, toàn diện, chất lượng cao và các bên cùng có lợi trong năm 2019,” một thông cáo của Singapore cho biết.

Trước đó trong ngày thứ Tư, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long cảnh báo rằng thỏa thuận này có nguy cơ mất uy tín nếu đàm phán tiếp tục kéo dài, trong khi Bắc Kinh cho biết các cuộc đàm phán về thỏa thuận này trong tuần này đang ở “thời điểm hệ trọng.”

Các cuộc đàm phán bắt đầu vào năm 2012 cho RCEP. Thỏa thuận này có viễn kiến tạo ra một khu thương mại tự do mà sẽ bao gồm 45 phần trăm dân số thế giới và hơn một phần ba GDP của thế giới, nhưng không có Mỹ tham gia.

Các cuộc đàm phán RCEP được tiếp thêm động lực mới sau khi Tổng thống Donald Trump rút Mỹ ra khỏi thỏa thuận thương mại Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) có tính cạnh tranh trong một trong những hành động đầu tiên của chính quyền ông.

https://www.voatiengviet.com/a/thoa-thuan-rcep-sap-chung-quyet/4658981.html

 

Lãnh đạo ASEAN quan ngại Biển Đông

 nhưng tránh tên Trung Quốc

Các quốc gia ASEAN nêu quan ngại về căng thẳng ở Biển Đông nhưng vẫn không chỉ đích danh Trung Quốc.

Trang tin của đài truyền hình Nhật Bản NHK trích dẫn tuyên bố của Chủ tịch ASEAN vào ngày thứ tư 14/11/2018 tại Singapore, tiếp sau hội nghị thượng đỉnh các nước Đông Nam Á họp tại đảo quốc này.

Theo NHK, tuyên bố hồi năm ngoái tại Philippines không có từ quan ngại này. Tuy nhiên năm nay ASEAN cũng không đề cập tới tên Trung Quốc, quốc gia xây dựng bồi đắp nhiều đảo nhân tạo và thiết lập căn cứ quân sự trên Biển Đông trong thời gian qua.

Bên cạnh đó các nhà lãnh đạo ASEAN cũng công nhận rằng có tiến triển trong việc tiến tới thiết lập một bộ qui tắc ứng xử trên Biển Đông giữa Bắc Kinh và ASEAN.

Trung Quốc là quốc gia tuyên bố đến 90% diện tích Biển Đông, tranh chấp với một số các quốc gia ASEAN là Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei.

Trong thời gian qua người ta thấy có một số các nước ASEAN như Campuchia, Philippines có khuynh hướng thiết lập quan hệ nồng ấm hơn với Bắc Kinh.

Tuyên bố của Chủ tịch thượng đỉnh ASEAN lần này cũng đề cập đến hai sáng kiến kinh tế khu vực, một là Ấn Độ Thái Bình Dương rộng mở do Mỹ và Nhật dẫn đầu, hai là Vành đai con đường do Trung Quốc khởi xướng. ASEAN cho biết sẵn sàng sẽ hợp tác với cả hai sáng kiến đó.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/asean-leaders-concern-not-mention-china-11152018082016.html

 

Ba công ty Nam Hàn gian lận giá dầu

bán cho căn cứ Mỹ

Ba công ty Nam Hàn sẽ nhận tội hình sự và nộp phạt 236 triệu đô la vì thông đồng sửa giá dầu bán cho các căn cứ quân sự của Mỹ tại nước này, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ cho biết.

Theo Reuters, SK Energy Co Ltd; GS Caltex Corp và Hanjin Transportation Co Ltd đã đồng ý trả 154 triệu đô la thiệt hại dân sự cho Hoa Kỳ và 82 triệu USD tiền phạt hình sự.

Tàu ngầm hạt nhân của Mỹ đã đến Nam Hàn

Mỹ tính rút quân ở Nam Hàn, TQ sang thăm Bắc Hàn

Nhân quyền ‘bị gạt khỏi đàm phán’ Bắc Hàn?

Bắc Hàn chỉ trích Nam Hàn ‘kém cỏi’

Thỏa thuận trên là một phần của một cuộc điều tra lớn hơn liên quan đến các công ty khác, người đứng đầu bộ phận chống độc quyền của Bộ Tư pháp Mỹ, ông Makan Delrahim nói.

Ba công ty nêu trên và các đồng phạm khác “đã đặt giá thầu gian lận cho các hợp đồng cung cấp nhiên liệu với quân đội Mỹ tại khu vực chiến lược quan trọng này trong hơn một thập kỷ”, ông Delrahim cho biết thêm.

Phi vụ này bắt đầu vào khoảng tháng 3/2005 và tiếp tục đến năm 2016. Các công ty dầu mỏ, nhà máy lọc dầu Nam Hàn và các đại lý bắt tay ngăn cạnh tranh trong quá trình đấu thầu hợp đồng nhiên liệu.

“Theo kết quả điều tra, Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đã phải trả nhiều tiền cho các dịch vụ cung cấp nhiên liệu hơn so với bình thường”, ông Delrahim nói.

Nam Hàn đề xuất hoãn tập trận chung với Mỹ

Thaad ‘có thể hoạt động’ tại Nam Hàn

Hoa Kỳ cam kết liên minh quân sự với Nam Hàn

SK Innovation, chủ của SK Energy, cho biết trong hồ sơ pháp lý hôm 15/11 rằng SK Energy đã bị Bộ Tư pháp Hoa Kỳ điều tra về gian lận giá. Công ty này “đã đạt được thỏa thuận với Bộ Tư pháp Hoa Kỳ và trả khoảng 124 triệu đô la tiền phạt,” hồ sơ cho biết.

Thông cáo của GS Caltex cho biết họ “đạt được thỏa thuận với Bộ Tư pháp Hoa Kỳ”, nhưng không bình luận thêm.

Đại diện Hanjin, Seung Bae Lee, cho biết công ty “cam kết tuân thủ luật chống độc quyền và cạnh tranh và coi trọng mối quan hệ hàng thập kỷ với quân đội Mỹ”.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-46204406

 

Cơn ác mộng của Đài Loan đang đến rất gần:

Năng lực tấn công của TQ đã mạnh tới mức nào?

Theo cựu Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ, giờ đây giới hoạch định quân sự Đài Loan cần xem xét mối đe dọa từ góc độ toàn cảnh hơn, thay vì chỉ nhìn về phía tây, bên kia eo biển Đài Loan.

Trong bài viết trên tạp chí National Interest, Wendell Minnich – nhà bình luận chuyên về các vấn đề quân sự và an ninh tại châu Á, cho biết, các bước chuẩn bị của Trung Quốc để áp đặt vũ lực lên Đài Loan đã trở thành tâm điểm trong cuộc họp của một tổ chức tư vấn đặc biệt diễn ra hôm 31/10, do Viện Đề án 2049 (tại Washington) tài trợ.

Không còn là điều không tưởng

Richard Armitage, Chủ tịch Hội đồng quản trị của Viện Đề án 2049, đồng thời là cựu Thứ trưởng ngoại giao Mỹ cho rằng, giờ đây các nhà hoạch định quân sự Đài Loan cần xem xét mối đe dọa mang tên Trung Quốc từ góc độ toàn cảnh hơn, thay vì chỉ nhìn về phía tây, bên kia eo biển Đài Loan.

Trung Quốc có thể không có tàu đổ bộ, nhưng họ có các tàu ro-ro (tàu được thiết kế để chở các loại hàng hóa có bánh xe như ô tô, rơ móc…). Vì thế, theo ông Armitage, viễn cảnh tấn công Đài Loan không còn là điều không tưởng.

“Hoàn toàn có thể nghĩ tới tình huống họ [Trung Quốc] tấn công chớp nhoáng vào sân bay Đài Bắc để thiết lập căn cứ tiền tiêu”, ông Armitage nói, “Điều chúng ta đang nói tới không hề dễ chịu, và là một viễn cảnh ác mộng nhưng chúng ta phải nghĩ tới nó và phải nghĩ ra được các phương thức đáp trả”.

Đô đốc về hưu Richard Chen của Hải quân Đài Loan cho biết, Đài Loan “đang chịu áp lực khủng khiếp từ phía bên kia [Trung Quốc]”.

Ông Chen – cựu quan chức quốc phòng Đài Loan – nhận định, quân đội Đài Loan sẽ có 45-30 ngày cảnh báo trước khi Trung Quốc tấn công vào hòn đảo. Song, đó là nếu hệ thống cảnh báo sớm của Đài Loan hoạt động một cách trơn tru mà không gặp phải vấn đề nào.

Hệ thống này cần có đủ khả năng kết hợp chặt chẽ với các cảm biến, xạ thủ, và theo dõi được mọi tên lửa, máy bay, tàu chiến của đối phương.

“Nó phải tạo ra được một bức tranh mạch lạc và chặt chẽ để truyền tới cả 3 quân chủng, giúp giảm mức độ tính toán sai lệch” – ông Chen nói.

Bất cứ sự tính toán sai lệch nào cũng sẽ khiến Đài Loan không đánh bại được đối thủ tại vùng biển ven bờ, và trong trường hợp đó, viễn cảnh ác mộng thực sự sẽ là “chúng ta [Đài Loan] buộc phải tìm cách đánh bại Trung Quốc tại căn cứ tiền tiêu” – ông Chen cho hay.

Tướng về hưu Wallace “Chip” Gregson – lực lượng Thủy quân lục chiến Mỹ cho rằng “Vị trí địa lý và khoảng cách 177km ngăn cách Trung Quốc với Đài Loan là nhân tố có lợi” cho hòn đảo này, nhưng “một loạt các thách thức mà Đài Loan phải đối mặt đang chực chờ đe dọa”.

Lợi thế đang lên của Đài Loan hiện nay là khả năng đánh bại tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình bằng một phương thức hiệu quả – tiết kiệm chi phí.

“Tại đó, ‘đạn dược’ của chúng ta sẽ rẻ hơn nhiều so với mục tiêu mà chúng tấn công” – ông Gregson nói, đề cập tới các hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo PAC-3 Patriot mà Đài Loan mới triển khai, và hệ thống tên lửa nội địa Tien Kung của hòn đảo này.

Lúc cơn ác mộng bắt đầu…

Song, ông Gregson nhận định, “ngay cả khi được lên kế hoạch hoàn hảo nhất, và được trang bị, cũng như tích hợp các hệ thống phòng thủ bộ-không-biển, vẫn có khả năng Trung Quốc sẽ giành được một khu vực nào đó tại hòn đảo”.

Đây là lúc “cơn ác mộng” bắt đầu. Trong tình huống này, khả năng tác chiến của lực lượng lục quân Đài Loan, dưới sự yểm trợ toàn diện của không quân và hải quân, nhằm cơ động (trong đó có cơ động đổ bộ) và áp sát, phục kích, tiêu diệt đối phương bằng hỏa lực và cận chiến đóng vai trò rất quan trọng.

Richard Fisher, nhà nghiên cứu cấp cao chuyên về các vấn đề quân sự châu Á tại Trung tâm Chiến lược và Đánh giá quốc tế, đã đề cập chi tiết tới nỗ lực hiện đại hóa quân đội của Trung Quốc.

Đây là nỗ lực mà một số nhà lãnh đạo Trung Quốc, trong đó có Chủ tịch nước Tập Cận Bình, đã tuyến bố rằng sẽ giúp Trung Quốc đủ khả năng dùng vũ lực thu hồi Đài Loan vào năm 2020.

Ông Fisher cho biết, năng lực hải vận chủ lực của quân đội Trung Quốc đã được tăng cường, với khả năng vận chuyển 4 sư đoàn (gồm 40.000 binh lính và 800 xe tăng – phụ thuộc vào cấu hình và yêu cầu nhiệm vụ).

Hải quân Trung Quốc cũng đầu tư mạnh vào các tàu tấn công đổ bộ, bao gồm 7 tàu dock đổ bộ 70.000 tấn, và 6 tàu đổ bộ chở trực thăng có lượng giãn nước từ 20.000 – 40.000 tấn.

Ngoài ra, Trung Quốc còn có thể sử dụng phương tiện từ các nguồn bên ngoài để vận chuyển thêm 8-12 sư đoàn (tương đương 80.000 – 120.000 lính).

Nước này hiện có 104.000 sà lan tự hành do các công ty thương mại vận hành, nhiều chiếc trong số chúng là kiểu ro-ro. Tuy nhiên, việc sử dụng các phương tiện này đòi hỏi phải đảm bảo được một bến cảng an toàn trong bối cảnh xung đột.

Về khả năng không vận, quân đội Trung Quốc có kế hoạch chế tạo 400 máy bay vận tải hạng nặng Y-20. Về trực thăng, lực lượng lục quân Trung Quốc hiện có hơn 1.000 chiếc.

Tuy nhiên, ông Fisher cảnh báo rằng một khi Trung Quốc giành được sân bay Taoyuan của Đài Loan thì nước này có thể triển khai tới 3.000 máy bay dân dụng Boeing và Airbus để vận chuyển binh lính và trang thiết bị.

Nếu sử dụng toàn lực, Trung Quốc có thể đưa tới 1,6 triệu người đến Đài Loan mỗi ngày.

Trung Quốc sẽ có 1.500-2.000 máy bay chiến đấu, sẵn sàng cho nhiệm vụ tấn công, vào năm 2020, với các loại chủ lực là Thành Đô J-10, Thẩm Dương J-11 (bản sao của Su-27) và J-16.

Ông Fisher cảnh báo thêm rằng, “Đạo quân thứ 5” (Fifth column, thuật ngữ chỉ lực lượng phá hoại ngầm từ bên trong, gồm những người hoặc bị Trung Quốc mua chuộc thông qua quyền lực mềm, hoặc có gốc gác Trung Hoa đại lục và trung thành với Bắc Kinh) cũng sẽ là một nhân tố hỗ trợ cho cuộc tấn công.

Song, Đài Loan không phải là không có lựa chọn nào để ứng phó. Họ có thể triển khai các loại vũ khí mới giúp cản bước Trung Quốc tấn công, chẳng hạn như tên lửa chống tàu siêu thanh Hsiung Feng 3, hay tên lửa không-đối-đất Tien Kung 3 và Wan Chien.

Đài Loan cũng đang nâng cấp các tiêm kích F-16 và máy bay chiến đấu nội địa, song song với đó là chế tạo máy bay huấn luyện chiến đấu mới.

http://biendong.net/doc-bao-viet/24753-con-ac-mong-cua-dai-loan-dang-den-rat-gan-nang-luc-tan-cong-cua-tq-da-manh-toi-muc-nao.html

 

TQ đưa Vành đai và Con đường vào Thái Bình Dương

Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ trình bày sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc cho các nhà lãnh đạo Thái Bình Dương tại một hội nghị thượng đỉnh khu vực ngày 16/11 tới đây, các nhà ngoại giao cho biết, trong khi các nước phương Tây dè dặt theo dõi những dấu hiệu cho thấy tầm ảnh hưởng đang lớn dần của Bắc Kinh.

Sự cạnh tranh giành ảnh hưởng giữa Trung Quốc và các đồng minh phương Tây bao gồm Úc, New Zealand và Mỹ, có phần chắc sẽ diễn ra ngấm ngầm tại hội nghị thượng đỉnh hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC) ở Port Moresby, thủ đô của Papua New Guinea, hãng tin Reuters cho biết.

“Trung Quốc đang cho thấy mong muốn đóng một vai trò lớn hơn trong khu vực, và điều này lộ rõ hơn bao giờ hết,” một nhà ngoại giao cao cấp của Anh nói với Reuters và từ chối nêu danh tính vì không được phép phát biểu với giới truyền thông.

Trung Quốc cho biết họ sẽ công bố “các biện pháp quan trọng thúc đẩy hợp tác hơn nữa” tại hội nghị thượng đỉnh này. Các nhà ngoại giao phương Tây tin rằng điều này có lẽ có nghĩa là Trung Quốc sẽ chính thức mở rộng các kế hoạch Vành đai và Con đường của họ vào Thái Bình Dương, theo Reuters.

Được ông Tập khởi xướng lần đầu tiên vào năm 2013, sáng kiến này thúc đẩy mở rộng những liên kết trên bộ và trên biển giữa Châu Á, Châu Phi và Châu Âu, với hàng tỉ đôla được cam kết dành cho phát triển cơ sở hạ tầng.

Các chính phủ phương Tây nghi ngờ mong muốn mà Bắc Kinh nói là lan tỏa sự thịnh vượng thực chất là che đậy ý đồ ngấm ngầm của nước này trở thành một cường quốc nắm quyền thống trị lớn hơn.

Reuters cho biết ba nguồn tin biết về kế hoạch của Trung Quốc ở Thái Bình Dương, bao gồm quan chức Anh nói trên, nói rằng các quốc gia phương Tây đã được thông báo rằng Vanuatu, Quần đảo Cook và Niue đã đồng ý kí tham gia Vành đai và Con đường.

Niue và Quần đảo Cook đã không trả lời một yêu cầu bình luận của Reuters được gửi qua email, nhưng Bộ trưởng Tài chính Quần đảo Cook Mark Brown nói với Đài phát thanh New Zealand tuần trước rằng chính phủ của ông sẽ kí.

Thủ tướng Vanuatu không phản hồi ngay tức thì yêu cầu bình luận, Reuters cho biết. Ngoại trưởng Ralph Regenvanu nói trong một tin nhắn gửi qua Twitter rằng ông “không tin” Vanuatu đã cam kết tham gia Vành đai và Con đường nhưng ông sẽ kiểm tra.

Website Vành đai và Con đường chính thức của Trung Quốc báo cáo Fiji đã đưa ra một cam kết vào ngày thứ Hai, tham gia cùng các nước như Samoa và Papua New Guinea.

Tầm ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực này đã gia tăng trong thập niên qua. Hiện nay, các chính phủ Thái Bình Dương nợ Trung Quốc khoảng 1,3 tỉ đôla các khoản nợ ưu đãi, khơi lên lo ngại ở phương Tây rằng khu vực này ngày càng dễ bị Bắc Kinh làm áp lực ngoại giao hơn.

Một nhà ngoại giao Trung Quốc hôm thứ Ba nói không một quốc gia nào có thể ngăn chặn sự hợp tác của Bắc Kinh với các đảo quốc Thái Bình Dương.

Một nguồn ngoại giao của Mỹ cho Reuters biết cuộc họp của ông Tập với các nhà lãnh đạo đảo quốc sẽ được tổ chức mà không có quan sát viên từ phương Tây. Sự kiện này diễn ra sau một loạt các sáng kiến của phương Tây nhằm củng cố các mối quan hệ ở Thái Bình Dương.

Tuần trước, Úc đã tuyên bố Thái Bình Dương là “sân nhà của chúng ta” khi họ cung cấp những khoản vay và trợ cấp xây dựng cơ sở hạ tầng giá rẻ trị giá 3 tỉ đôla Úc (2,18 tỉ đôla Mỹ).

https://www.voatiengviet.com/a/trung-quoc-dua-vanh-dai-va-con-duong-vao-thai-binh-duong/4658978.html

 

TQ lạnh lùng làm ăn sau lưng,

Thủ tướng Australia choáng váng không kịp trở tay

Việc 1 tiểu bang của Australia đã âm thầm phớt lờ các nhà quản lý liên bang để ký một thỏa thuận riêng với Trung Quốc đã khiến Thủ tướng Scott Morrison choáng váng.

Chính quyền tiểu bang qua mặt

Theo The New York Times (NYT-Mỹ), Thủ tướng Australia Scott Morrison đã “không kịp trở tay” khi hay tin Victoria – một tiểu bang nước này đã âm thầm phớt lờ các nhà quản lý liên bang và ký một thỏa thuận với Trung Quốc để giúp bang này tham gia vào sáng kiến Vành đai và con đường của Bắc Kinh.

Thủ tướng Australia cho biết, thỏa thuận giữa chính phủ Trung Quốc và chính quyền bang Victoria đã được ký vào tháng trước và điều này xảy ra vào đúng thời điểm các quan chức tình báo lo ngại nguy cơ tăng cường ảnh hưởng quá mức của Bắc Kinh, gây khó khăn trong việc thực hiện chính sách đối ngoại của Australia.

Trả lời báo chí, ông Morrison tiết lộ, ông cảm thấy rất bất ngờ khi chính quyền bang Victoria tự đưa ra chủ trương tham gia vào các vấn đề liên quan đến quan hệ quốc tế mà không thảo luận trước với chính phủ liên bang.

“Họ [chính quyền bang Victoria] hiểu rõ chính sách của chúng tôi [chính phủ liên bang] về chính sách trong những vấn đề này, tôi không nghĩ đó là cách thức mang tính hợp tác hoặc hữu ích về những vấn đề này”, NYT dẫn lời ông Morrison nói.

Một số ý kiến tiết lộ rằng, quyết định của bang Victoria xuất phát từ nguyên nhân liên quan đến vấn đề chính trị khi chính quyền bang này sẽ tổ chức bỏ phiếu trong cuộc bầu cử nhiệm kỳ tiếp theo trong chưa đầy 2 tuần tới.

Trong khi đó, Thủ hiến bang Victoria Daniel Andrews cho rằng, thỏa thuận này sẽ cho phép các doanh nghiệp của bang “tiếp cận gần hơn với các cơ hội đầu tư và thương mại trong sáng kiến Vành đai và con đường đầy tham vọng của Trung Quốc”.

Tuy nhiên theo NYT, giới phân tích lại cho rằng, đâu là “hành động ngây thơ” khi ông Andrews chưa hiểu hết những cam kết trong sáng kiến Vành đai và con đường – chính sách để Trung Quốc mở rộng tầm ảnh hưởng toàn cầu thông qua các dự án cơ sở hạ tầng quy mô lớn.

Tuy nhiên, dù mục đích của bang Vitoria là gì thì việc ký kết thỏa thuận trên đã tạo ra một tiền lệ để Trung Quốc qua mặt các lãnh đạo quốc gia ở thủ đô Canberra, trực tiếp “lấy lòng” các tiểu bang nước này, NYT nhận định.

Ông Michael Shoebridge chuyên gia thuộc Viện Chính sách chiến lược Australia lo ngại, đây có thể là cách thức tiếp cận của Bắc Kinh đối với các thỏa thuận quốc tế khác.

Không rõ nội dung cụ thể nào được đưa vào thỏa thuận với Victori nhưng các dự án thuộc sáng kiến Vành đai và con đường đang có xu hướng mở rộng tại các quốc gia khác, NYT bình luận.

Dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Tập Cận Bình, Trung Quốc đã cam kết đầu tư hàng tỷ USD vào các dự án xây dựng đường sá, nhà máy điện, cảng biển dọc châu Á, Phi, Âu trong vòng 5 năm qua.

Sáng kiến Vành đai và con đường là một phần quan trọng trong chính sách đối ngoại của ông Tập. Bắc Kinh đã thông qua các dự án cơ sở hạ tầng quy mô lớn để giành sự ủng hộ của các quốc gia và mở rộng tầm ảnh hưởng trên toàn thế giới.

Tuy nhiên, theo NYT, các khoản đầu tư này đều đi kèm với các điều kiện bổ sung. Theo đó, ngân hàng do chính phủ Trung Quốc quản lý sẽ cung cấp các khoản vay lớn hoặc đảm bảo tài chính cho việc xây dựng sân bay, cảng biển, đường cao tốc, đường sắt, nhà máy điện…

Nhưng khoản vay này thường kèm theo yêu cầu như, nhà thầu Trung Quốc được tham gia và có ảnh hưởng lớn trong việc lập kế hoạch và xây dựng, công nhân xây dựng thường được đưa từ Trung Quốc sang…

Nguy cơ của Australia

Từ trước đến nay, Australia luôn tìm cách cân bằng mối quan hệ kinh tế với Trung Quốc và quan hệ đồng minh an ninh chiến lược với Mỹ. Kể từ khi ông John Howard trở thành Thủ tướng cách đây hơn 10 năm, chính phủ Australia đã luôn cố gắng cân bằng giữa 2 nước này.

“Ông Howard từng có quan điểm rất nổi tiếng là, Australia không cần đưa ra lựa chọn giữa mối quan hệ kinh tế với Trung Quốc và quan hệ đồng minh với Mỹ”, Michael Clarke, Phó Giáo sư Học viên an ninh quốc gia, Đại học quốc gia Australia chia sẻ.

“Nhưng rõ ràng, khi đối mặt với chính sách Nước Mỹ trên hết của Tổng thống Donald Trump và sự quyết đoán của Trung Quốc dưới thời Chủ tịch Tập Cận Bình, quan điểm của ông Howard đã không còn phù hợp nữa”, học giả Australia bình luận.

Theo ông này, chính phủ liên bang Australia cần xác định rõ vai trò của mình trong việc có hay không cho phép các bang nhận tài trợ của Trung Quốc cho các dự án thuộc sáng kiến Vành đai và con đường.

Chính phủ liên bang có thể phán đối quyết định ký kết thỏa thuận giữa bang Victoria và chính phủ Trung Quốc nhưng trước đó, chính phủ này cũng đã ký một biên bản ghi nhớ với Bắc Kinh và phần lớn các nội dung vẫn được giữ bí mật.

Cụ thể, hồi tháng 9 vừa qua, Bộ trưởng Thương mại Australia khi đó là ông Steven Ciobo đã ký một thỏa thuận cho phép hai nước hợp tác trong các dự án cơ sở hạ tầng tại nước thứ 3 trong các dự án thuộc khuôn khổ sáng kiến Vành đai và con đường. Chính phủ liên bang hiện vẫn chưa công bố chi tiết nội dung của thỏa thuận này.

Theo NYT, chính quyền bang Victoria ban đầu từ chối tiết lộ nội dung của thỏa thuận đã ký với Bắc Kinh nhưng hôm thứ Hai vừa qua, bản thỏa thuận dày bốn trang đã được đăng tải trên trang tin của chính quyền bang.

Theo đó, bang Victoria và Trung Quốc sẽ hợp tác trong các lĩnh vực cơ sở hạ tầng, thương mại… trong thời hạn 5 năm và không tồn tại ràng buộc pháp lý.

Thủ hiến bang Victoria khẳng định, thỏa thuận với Trung Quốc mang lại lợi ích kinh tế cho bang này.

Tuy nhiên, Giám đốc Viện nghiên cứu chính sách chiến lược Australia Peter Jennings gọi đây là hành động vi hiến và coi đây là “hành động can thiệp chính trị của Trung Quốc”, đồng thời cảnh báo chính phủ Australia về xu hướng Bắc Kinh “qua mặt” chính phủ để làm việc trực tiếp với các tiểu bang.

http://biendong.net/diem-tin/24754-tq-lanh-lung-lam-an-sau-lung-thu-tuong-australia-choang-vang-khong-kip-tro-tay.html

 

TQ phản hồi đòi hỏi của Mỹ về cải tổ thương mại

Trung Quốc đã gửi một văn bản hồi đáp những đòi hỏi của Mỹ về những cải cách thương mại rộng khắp, Reuters loan tin dẫn ba nguồn tin của chính phủ Mỹ.

Tổng thống Mỹ Donald Trump dự kiến sẽ gặp gỡ Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khi Nhóm 20 quốc gia công nghiệp hàng đầu thế giới tề tựu tại Argentina vào cuối tháng này.

Ông Trump đã áp đặt thuế quan đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc trị giá 250 tỉ đôla để buộc Bắc Kinh nhượng bộ theo một danh sách những đòi hỏi mà sẽ thay đổi các điều khoản thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Trung Quốc đã đáp lại bằng cách áp thuế nhập khẩu của riêng họ lên hàng hóa của Mỹ.

Ông Trump đã nhiều lần đả kích Bắc Kinh về việc đánh cắp tài sản trí tuệ, trợ cấp công nghiệp, đặt rào cản với doanh nghiệp Mỹ và gây thâm hụt thương mại cho Mỹ.

Mỹ đã tuyên bố sẽ không bắt đầu đàm phán về thương mại cho đến khi nhìn thấy một phản ứng cụ thể từ Trung Quốc trước những đòi hỏi của họ.

Một nhóm quan chức Mỹ do Thứ trưởng Tài chính David Malpass dẫn đầu đã thảo luận các vấn đề thương mại với một nhóm quan chức Trung Quốc thông qua một cuộc họp truyền qua video hôm thứ Ba, một phát ngôn viên Bộ Tài chính Mỹ cho biết hôm thứ Tư.

https://www.voatiengviet.com/a/trung-quoc-phan-hoi-doi-hoi-cua-my-ve-cai-to-thuong-mai/4658997.html

 

Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung :

Bắc Kinh nhượng bộ?

Thanh Hà

Hai tuần lễ trước cuộc họp giữa tổng thống Mỹ Donald Trump và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dự trù diễn ra bên lề thượng định G20 tại Achentina, Bắc Kinh phản hồi bằng văn bản một loạt các yêu sách thương mại của Washington. Viễn cảnh chấm dứt chiến tranh thương mại Mỹ-Trung vẫn xa vời.

Hãng tin Reuters ngày 14/11/2018 trích dẫn ba nguồn tin thân cận với hồ sơ này nhưng không cho biết rõ nội dung văn bản phản hồi từ phía Trung Quốc. Ngược lại, hãng tin kinh tế Bloomberg nêu lên khả năng Bắc Kinh nhượng bộ một số đòi hỏi về thương mại của Nhà Trắng.

Bloomberg căn cứ trên nhiều nguồn tin cho biết, những đề xuất từ phía Bắc Kinh chưa thỏa mãn đòi hỏi về cải cách cơ cấu thương mại và công nghiệp do Mỹ nêu lên. Do vậy, đàm phán song phương nhằm san bằng những bất đồng sẽ kéo dài.

Tuy nhiên, sau nhiều tháng bị gián đoạn đối thoại giữa đại diện thương mại hai nước đã được nối lại từ cuối tuần qua. Hôm 09/11/2018, bộ trưởng Tài Chính Mỹ Steven Mnuchin và cố vấn kinh tế của ông Tập Cận Bình là phó thủ tướng Lưu Hạc đã có một cuộc điện đàm. Bước sang tuần này, Mỹ và Trung Quốc cũng đã mở đối thoại ở cấp thấp hơn.

Tuy nhiên, theo lời chuyên gia về Trung Quốc thuộc Viện Doanh nghiệp Mỹ (Amercain Enterprise Institute) Derek Scissors, được Bloomberg trích dẫn, các dấu hiệu hòa hoãn nói trên nhằm chuẩn bị cho cuộc họp tại Buenos Aires sắp tới giữa nguyên thủ hai nước bên lề thượng đỉnh G20. Về thực chất, ít hy vọng có những tiến triển cụ thể trong cuộc đọ sức thương mại Mỹ-Trung. Cả Washington lẫn Bắc Kinh cùng tiếp tục duy trì các biện pháp áp thuế nhắm vào hàng của đối phương.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20181115-chien-tranh-thuong-mai-my-trung-bac-kinh-nhuong-bo

 

TQ, ASEAN thông qua ‘Tầm nhìn Đối tác Chiến lược 2030’

Trung Quốc và Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) hôm 14/11 thông qua một văn kiện quan trọng có tên gọi “Tầm nhìn Đối tác Chiến lược ASEAN – Trung Quốc 2030”.

Theo Tân Hoa Xã, thỏa thuận này được thông qua tại Hội nghị Cấp cao ASEAN – Trung Quốc lần thứ 21 ở Singapore.

Hãng tin nhà nước của quốc gia đông dân nhất thế giới đưa tin rằng Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường cùng chủ trì cuộc họp với Thủ tướng Lý Hiển Long của Singapore, quốc gia năm nay nắm vị trí chủ tịch luân phiên của ASEAN.

Ông Lý được Tân Hoa Xã dẫn lời nói trong bài phát biểu khai mạc cuộc họp rằng thỏa thuận trên “sẽ xác định hướng đi của mối quan hệ đối tác chiến lược ASEAN – Trung Quốc”.

Theo Đài tiếng nói Việt Nam (VOV), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dự Hội nghị Cấp cao ASEAN – Trung Quốc lần thứ 21 mà cơ quan báo chí nhà nước này nói rằng diễn ra nhân 15 năm thiết lập quan hệ đối tác chiến lược giữa hai bên.

Ông Phúc được trích lời phát biểu “nhấn mạnh ý nghĩa và tầm quan trọng của quan hệ đối tác chiến lược ASEAN – Trung Quốc cũng như những lợi ích to lớn mà mối quan hệ này đem lại cho cả ASEAN và Trung Quốc cũng như đối với hòa bình, ổn định và hợp tác cùng phát triển ở khu vực”.

Theo VOV, khi đề cập tới Biển Đông, ông Phúc cũng đã “chia sẻ tình hình trên thực địa còn diễn biến phức tạp, gây quan ngại cho tất cả các bên và có thể tác động không có lợi cho ổn định ở khu vực”.

Trong khi đó, bản tin của Tân Hoa Xã không nhắc tới vấn đề Biển Đông.

https://www.voatiengviet.com/a/tq-asean-th%C3%B4ng-qua-t%E1%BA%A7m-nh%C3%ACn-%C4%91%E1%BB%91i-t%C3%A1c-chi%E1%BA%BFn-l%C6%B0%E1%BB%A3c-2030-/4659876.html

 

Đại học Bắc Kinh siết chặt

kiểm soát của Đảng đối với sinh viên

Đại học Bắc Kinh nổi danh của Trung Quốc, từng là thành trì của các hoạt động sinh viên tranh đấu, đã xoay sang dập tắt bất đồng và tăng cường sự kiểm soát của Đảng Cộng sản sau một loạt cuộc biểu tình trên khắp nước về các vấn đề từ quyền lao động cho tới nữ quyền trong thời đại #MeToo.

Gọng kềm được siết chặt trong bối cảnh quyền kiểm soát cũng thắt chặt trên nhiều khía cạnh khác nhau của xã hội Trung Quốc kể từ khi Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình lên nắm quyền vào năm 2012, một giai đoạn đã chứng kiến việc tăng cường kiểm duyệt và siết chặt biểu tình, kể cả trong các khuôn viên đại học.

Chiều tối thứ Tư, Đại học Bắc Kinh – còn gọi là Beida, tức Bắc Đại, cảnh cáo sinh viên chớ nên tham gia các cuộc biểu tình để ủng hộ các hoạt động bênh vực quyền của người lao động mới đây, có sự góp mặt của các cựu sinh viên. Trường cảnh cáo sinh viên sẽ phải chịu trách nhiệm nếu họ dám “thách thức luật pháp”.

Hôm thứ Ba, chi bộ Đảng Cộng sản tại Đại học Bắc Kinh đã thành lập các ủy ban đặc trách kiểm tra kỷ luật, đồng thời “kiểm soát và quản lý” khuôn viên trường, theo một tài liệu do chi bộ đưa ra mà Reuters đã tham khảo. Đây là những bước nhằm thắt chặt việc thực thi kỷ luật đảng.

Chi bộ đã tập hợp một cuộc mít tinh quy tụ tất cả các thành viên ở nhà trường và cho họ biết là một sinh viên mới tốt nghiệp nằm trong số những người bị mất tích sau một cuộc biểu tình đòi quyền cho người lao động hồi cuối tuần qua, là người hợp tác với một tổ chức bất hợp pháp.

Một phát ngôn nhân của Đại học Bắc Kinh được Reuters liên lạc hôm 14/11 nói ông không thể bình luận về cuộc mít tinh hoặc lời cảnh cáo đối với sinh viên.

Những người tham gia mít tinh được cho biết rằng ủy ban liên hệ, không được xác định danh xưng, có cương lĩnh hoạt động và “mật khẩu”, và rằng chính phủ đã phê chuẩn việc bắt giữ cựu sinh viên Zhang Shengye, theo một nguồn tin xin giấu tên vì sự nhạy của tình hình.

​Lịch sử đấu tranh của sinh viên Đại học Bắc Kinh

Sinh viên Đại học Bắc Kinh đóng một vai trò chủ đạo trong việc khởi động Phong trào Ngũ Tứ, một phong trào đấu tranh rộng lớn của sinh viên, học sinh, công nhân, thị dân, trí thức Trung Quốc, chống lại chủ nghĩa đế quốc vào năm 1919, cũng như trong các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ ở Thiên An Môn vào năm 1989. Các cuộc biểu tình do sinh viên lãnh đạo ở quảng trường Thiên An Môn đã chấm dứt với vụ thảm sát Thiên An Môn, một biến cố đã bị chính quyền Trung Quốc dìm vào quên lãng, nhưng vẫn được tưởng niệm hàng năm ở Hong Kong và ở nước ngoài.

Nhưng các hoạt động đấu tranh của sinh viên trường Đại học Bắc Kinh ngày càng bị đẩy ra ngoài rìa trong thời đại Tập Cận Bình, và một phong trào quy tụ các sinh viên và cựu sinh viên mới tốt nghiệp từa các trường đại học kể cả Bắc Đại, đã liên minh với các nhà hoạt động công đoàn để hỗ trợ giới công nhân lao động tại các hãng xưởng đấu tranh cho quyền thành lập công đoàn riêng, thu hút sự chú ý của truyền thông quốc tế.

https://www.voatiengviet.com/a/dai-hoc-bac-kinh-siet-chat-kiem-soat-cua-dang-doi-voi-sinh-vien/4658729.html

 

Các đại sứ tại Bắc Kinh yêu cầu

giải thích hành vi trấn áp người Duy Ngô Nhĩ

Thanh Hà

Hãng tin Reuters ngày 15/11/2018 tiết lộ bản thảo một bức thư của 15 đại sứ tại Bắc Kinh gửi đến Bí thư Tân Cương, ông Trần Toàn Quốc. Bức thư yêu cầu giải thích về các hành vi trấn áp nhắm vào cộng đồng thiểu số Hồi Giáo người Duy Ngô Nhĩ.

Đại sứ Canada, Anh, Pháp, Thụy Sĩ, Đức, Hà Lan, Áo, Ailen, Bỉ, Thụy Điển, Na Uy, Estonia, Phần Lan, Đan Mạch và đại diện của Liên Hiệp Châu Âu tại Bắc Kinh cùng ký tên vào lá thư nói trên.

Các bên bày tỏ “quan ngại sâu sắc trước những báo cáo về chính sách của Trung Quốc đối với các cộng đồng thiểu số, đặc biệt là với người Duy Ngô Nhĩ trong vùng tự trị Tân Cương”. Đại sứ 15 quốc gia vừa nêu yêu cầu được gặp bí thư Tân Cương để được giải thích về hồ sơ này.

Vẫn theo hãng tin Reuters, một bản sao của lá thư gửi đến bí thư Tân Cương đã được các nhà ngoại giao phương Tây gửi đến bộ Ngoại Giao, Công An và ban Đối Ngoại của Đảng Cộng Sản Trung Quốc.

Trước mắt, chưa một cơ quan chính thức nào của Trung Quốc được Reuters liên lạc bình luận về tin trên. Ngược lại, về phía Canada, một trong những bên chủ xướng của bức thư gửi đến bí thư tỉnh Tân Cương, bộ Ngoại Giao Canada không bình luận trực tiếp về lá thứ này nhưng một lần nữa nhấn mạnh “quan ngại sâu sắc về những báo cáo liên quan đến các vụ bắt giữ và kiểm soát hàng loạt người Duy Ngô Nhĩ, cũng như các cộng đồng theo đạo Hồi khác tại Tân Cương”.

Phản ứng của nhiều nhà ngoại giao phương Tây được đưa ra sau báo cáo của Liên Hiệp Quốc hồi tháng 8/2018 cho biết một triệu người Duy Ngô Nhĩ đang bị nhốt trong những trại giam bí mật tại Tân Cương. Bên cạnh đó còn có khoảng hai triệu khác gồm cả người Duy Ngô Nhĩ và nhiều sắc tộc thiểu số khác đã bị đưa đến các “trại học tập chính trị” tức là những trại cải tạo cũng tại Tân Cương.

Theo nhận định của hãng tin Anh, sự phối hợp nói trên cho thấy phản ứng mạnh mẽ của quốc tế trước việc Trung Quốc siết chặt gọng kềm tại vùng tự trị Tân Cương. Về phía Mỹ, Washington muốn trừng phạt nhắm vào bí thư Tân Cương và một số các quan chức, các doanh nghiệp Trung Quốc có liên hệ đến các hành vi chà đạp nhân quyền tại Tân Cương.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20181115-15-dai-su-tai-bac-kinh-yeu-cau-giai-thich-hanh-vi-tran-ap-nguoi-duy-ngo-nhi

 

Miến Điện: Người Rohingya

vẫn chưa thể hồi hương như dự kiến

Mai Vân

Theo thỏa thuận giữa Bangladesh và Miến Điện, trên nguyên tắc 150 người Rohingya tị nạn sẽ hồi hương vào ngày 15/11/2018. Tuy nhiên, người tị nạn đã phản đối mãnh liệt, khiến cho kế hoạch mà Bangladesh ra sức thúc đẩy khó thể thực hiện.

Theo AFP, trước sự sợ hãi và phẫn nội của người tị nạn Rohingya, chính quyền Bangladesh đã phải đình hoãn việc trả họ về Miến Điện như dự kiến vào ngày 15/11. Khoảng 1.000 người đã biểu tình ở gần biên giới Miến Điện và hô vang : « Chúng tôi không đi ».

Một cụ già 85 tuổi trong danh sách hồi hương, đã van nài : « Họ đã giết hai đứa con của tôi. Tôi đã chạy thoát được với hai đứa khác. Đừng đưa tôi về, họ sẽ giết cả gia đình tôi ».

Số 150 người lẽ ra hồi hương ngày 15/11 đã không thấy xuất hiện. Chiếc xe buýt đưa họ đi đậu sát biên giới nhưng trống rỗng. Chính quyền địa phương Bangladesh đã lập một trại quá cảnh ở biên giới, 5 chiếc xe ca vẫn nằm đợi.

Theo một viên chức địa phương, nhiều người trên danh sách 2.260 người hồi hương mà Bangladesh đã lập, đã trốn biệt tăm.

Liên Hiệp Quốc không mấy tán đồng chương trình hồi hương. Bà Michelle Bachelet, đặc trách nhân quyền, cho rằng việc đưa người Rohingya trở về Miến Điện chỉ làm dấy lên làn sóng vi phạm nhân quyền mà họ đã chịu hàng thập niên qua.

Chính quyền Bangladesh khẳng định là họ đã chuẩn bị xong, và việc hồi hương dự kiến có thể bắt đầu, nhưng đã lưu ý là người Rohingya phải tự nguyện về Miến Điện.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20181115-nguoi-rohingya-van-chua-the-hoi-huong-nhu-du-kien