Tin khắp nơi – 15/08/2019

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin khắp nơi – 15/08/2019

Ông Trump đề nghị gặp ‘riêng’ Tập Cận Bình

để bàn về Hong Kong

Trong một tweet hôm 14/8, ông Trump nói rằng ông tin tưởng rằng ông Tập có thể đối phó với các cuộc biểu tình ngày càng khó khăn của Hong Kong “một cách nhanh chóng và nhân văn”.

Ông viết rằng ông Tập “là một nhà lãnh đạo vĩ đại, rất biết tôn trọng người dân của ông”.

Tổng thống đã kết thúc tweet với một câu hỏi: “Gặp riêng chứ?”

‘Bắc Kinh và người biểu tình Hong Kong cần thỏa hiệp khi còn có thể’

Biểu tình Hong Kong: Cảnh sát thừa nhận sử dụng lực lượng ‘cải trang’

Hong Kong: Hãng Cathay Pacific bị TQ ‘phát động tẩy chay’

Trước đó, ông Trump cũng đăng một dòng tweet dài về Trung Quốc:

“Những điều tốt đẹp đã được nêu trong cuộc gọi với Trung Quốc vào ngày hôm trước. Họ đang ‘phải ăn’ thuế quan khi đồng tiền của họ mất giá và phải ‘rót tiền’ vào hệ thống. Người tiêu dùng Mỹ vẫn ổn dù có hay không thời hạn tháng Chín [thời hạn áp thêm thuế quan], nhưng nhiều điều tốt đẹp sẽ đến khi việc áp thuế được trì hoãn đến tháng Mười Hai.

Điều này thực sự sẽ giúp cho Trung Quốc nhiều hơn là cho người Mỹ, nhưng chúng ta sẽ được đền đáp. Hàng triệu việc làm ở Trung Quốc đang phải chuyển cho các quốc gia không bị đánh thuế quan. Hàng ngàn công ty đang rời đi. Tất nhiên Trung Quốc sẽ muốn có một thỏa thuận. Hãy để họ làm việc nhân đạo với Hong Kong trước!”

Bình luận của ông Trump được đưa ra sau nhiều tuần biểu tình ủng hộ dân chủ gây hỗn loạn ở Hong Kong, bắt nguồn từ việc phản đối dự luật dẫn độ gây tranh cãi.

Các cuộc đụng độ bạo lực giữa cảnh sát và người biểu tình đã nổ ra vào tối thứ Ba 13/8, sau nhiều ngày biểu tình ôn hòa tại sân bay quốc tế Hong Kong.

Chính phủ Trung Quốc đã chỉ trích mạnh mẽ những người biểu tình, gọi hành vi của họ là “gần với khủng bố”. Các nhà hoạt động lo ngại Trung Quốc sẽ can thiệp quân sự nhưng các nhà phân tích cho rằng không có khả năng.

Trong một diễn biến khác, cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ, ông John Bolton, đã cảnh báo Trung Quốc có những bước đi ‘thận trọng’ ở Hong Kong “vì người dân ở Mỹ vẫn nhớ vụ thảm sát ở Quảng trường Thiên An Môn”.

Lặp lại một cuộc đàn áp quân sự đã từng xảy ra đối với các cuộc biểu tình do sinh viên lãnh đạo năm 1989 ở Trung Quốc sẽ là một “sai lầm lớn”, ông nói với Đài Tiếng nói Hoa Kỳ.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-49354397

 

Hoa Kỳ quan ngại về tình hình ở Hong Kong

Vào ngày 14 tháng 8 một phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ không muốn nêu tên bày tỏ quan ngại về thực tế quyền tự trị của đặc khu hành chánh Hong Kong bị sói mòn. Đồng thời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ bày tỏ ủng hộ mạnh mẽ cho quyền tự do ngôn luận, tự do tập trung ôn hòa.

AFP còn biết người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ thúc giục Trung Quốc tôn trọng những cam kết trong Tuyên bố Chung Trung- Anh về việc để cho đặc khu hành chánh Hong Kong có mức độ tự trị cao.

Vị này lặp lại quan điểm Hoa Kỳ lên án bạo lực và thúc giục tất cả các bên kiềm chế; đồng thới bác bỏ cáo buộc mà truyền thông Nhà nước Trung Quốc cho rằng Hoa Kỳ đứng đằng sau kích động những cuộc biểu tình tại Hong Kong.

Một số nghị sĩ và dân biểu Hoa Kỳ cũng tuyên bố ủng hộ của họ đối với những người biểu tình đòi dân chủ tại Hong Kong và chỉ trích Bắc Kinh để cho chính quyển Hong Kong dùng bạo lực trấn áp người biểu tình.

Thượng nghị sĩ Mitch McConnell, lãnh đạo khối cộng hòa đa số tại Thượng Viện, nêu rõ ý kiến qua một đoạn Tweet rằng những hình ảnh lực lượng được Bắc Kinh hậu thuẫn ra tay tàn nhẫn với thường dân tựchúng nói lên tất cả.

Thượng nghị sĩ Mitch McConnell nói thêm rằng hằng triệu người Hong Kong phản đối hành động xâm phạm của đảng cộng sản Trung Quốc đều biết rất chính xác ai là người phải chịu trách nhiệm kích động tạo nên hỗn loạn ở Hong Kong. Cả thế giới cũng biết như thế.

Thượng nghị sĩ Dân chủ Chris Murphy cho rằng sự im lặng của tổng thống Donald Trump về tình hình Hong Kong là nguy hại cho chính nghĩa của những người biểu tình.

Chủ tịch Hạ Viện Hoa Kỳ, bà Nancy Pelosi, cũng kêu gọi đặc khu trưởng Hong Kong và lực lượng cảnh sát tại đó phải ngay lập tức ngưng biện pháp xâm hại đối với chính người dân của đặc khu này.

Bà Nancy Pelosi cho rằng nếu Hoa Kỳ không lên tiếng về vấn đề nhân quyền tại Trung Quốc chỉ vì quyền lợi thương mại thì nước Mỹ mất hết thẩm quyền đạo đức để nói về vấn đề nhân quyền ở những nơi khác trên thế giới.

South China Morning Post vào ngày 15 tháng 8 loan tin cho biết tổng thống Donald Trump của Mỹ đề nghị gặp chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình để đạt được cái gọi là giải đáp nhân đạo cho những cuộc biểu tình ở Hong Kong.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/us-hk-pro-08152019091032.html

 

Tổng thống Trump gắn thỏa thuận thương mại

Trung Cộng với giải pháp nhân đạo Hồng Kông

Tin từ WASHINGTON, DC – Vào hôm thứ Tư (14/8), tổng thống Donald Trump liên kết thỏa thuận thương mại của Hoa Kỳ với Trung Cộng với giải pháp nhân đạo đối với nhiều tuần biểu tình tại Hồng Kông.

Tuyên bố này vài giờ sau khi Bộ Ngoại giao cho biết họ “rất quan tâm” đến các báo cáo về hoạt động của các lực lượng bán quân sự Trung Cộng dọc biên giới Hồng Kông. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ khuyến cáo rằng việc tiếp tục hủy hoại quyền tự trị của Hồng Kông có thể sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến tình trạng ưu đãi mà khu vực này được hưởng theo luật của Hoa Kỳ. Trong bài đăng trên Twitter, tổng thống Donald Trump đã đề nghị một cuộc gặp riêng với Chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình để giúp giải quyết cuộc khủng hoảng này.

Trong thời gian qua, tổng thống Trump đã nỗ lực tìm kiếm một thỏa thuận lớn để điều chỉnh sự mất cân bằng thương mại với Trung Cộng trước cuộc tái bầu cử năm 2020. Ông đã phải đối mặt với sự chỉ trích từ Quốc hội vì đã không đưa ra một đường lối công khai cứng rắn hơn về Hồng Kông, cũng như việc ông gọi các cuộc biểu tình hồi đầu tháng này là “những cuộc nổi loạn”, và là một vấn đề riêng của Trung Cộng.

Trong các bài đăng trên Twitter vào hôm thứ Tư (1/8), tổng thống Donald Trump cũng cho biết, rằng quyết định hoãn việc áp dụng thuế 10% đối với hơn 150 tỷ mỹ kim hàng nhập cảng của Trung Cộng từ ngày 1 tháng 9 đến ngày 15 tháng 12 sẽ được Trung Cộng đáp lễ, và “nhiều điều tốt đẹp sẽ xảy ra nhờ quyết định trì hoãn ngắn đến tháng 12”.(Mộc Miên)

https://www.sbtn.tv/tong-thong-trump-gan-thoa-thuan-thuong-mai-trung-cong-voi-giai-phap-nhan-dao-hong-kong/

 

Mỹ chuẩn bị quà cho TQ ở Hoa Đông?

Một nhóm các tàu bí mật của Bộ chỉ huy tác chiến đặc biệt (USSOCOM) đã bị chụp ảnh lại tại một cảng của Nhật Bản.

Những bức ảnh đăng trên Twitter vào ngày 11 tháng 8 cho thấy, một số tàu tàng hình đang nằm trên boong tàu đổ bộ cỡ lớn lớp Runnymede USAV Harpers Ferry (LCU 2022) tại cảng Naha ở tỉnh Okinawa.

Cảng Naha, trước đây là Cảng quân sự Naha, là một căn cứ của Lực lượng Hoa Kỳ tại Naha, Okinawa, Nhật Bản, tại cửa sông Kokuba chảy ra biển Hoa Đông.

Theo các nguồn tin, CCM Mk1 là tàu chiến vẫn tàng hình mới nhất của lực lượng Chiến tranh đặc biệt của Hải quân Mỹ, bắt đầy đi vào hoạt động từ cuối năm 2015.

Chiếc tàu dài khoảng 20 mét, có vỏ bằng nhôm, có khả năng chống lại các cuộc tấn công của những loại vũ khí hạng nhẹ. Tàu sở hữu 2 động cơ đẩy chạy bằng diesel.

CCM Mk1 có một cabin kín và sàn phía sau mở. Thiết kề của tàu nhằm giảm thiểu sốc, căng thẳng về thể chất cho người ngồi trong, theo Defense Blog.

Naha trước đây là một cảng quân sự

CCM Mk1 không thể sử dụng cho nhiệm vụ đổ bộ đường không nhưng nó có thể được vận chuyển qua máy bay C-17A Globemaster III. Tàu có thể được triển khai từ tàu mặt nước lớn như tàu LPD lớp San Antonio và tàu đổ bộ cỡ lớn LHD hoặc tàu đổ bộ lớp Runnymede.

Thiết kế CCM Mk1 dường như tập trung vào khả năng quan sát độ cao thấp và vùng nước đẹp. Theo USSOCOM, vũ khí tiêu chuẩn có thể được trang bị trên tàu bao gồm: M2HB, M240G (FN MAG) và súng phóng lựu Mk 19. Một súng điều khiển từ xa 12,7mm được trang bị trên mũi tàu.

Defense Blog không chắc chắn về mục đích cuối cùng của những chiếc thuyền tàng hình, nhưng có vẻ như USSOCOM đang chuẩn bị cho sự hiện diện sức mạnh Mỹ ở biển Hoa Đông.

http://biendong.net/goc-nhin-moi/29821-my-chuan-bi-qua-cho-tq-o-hoa-dong.html

 

Mỹ đưa vào sổ đen 4 công ty

hạt nhân Trung Quốc vì giúp quân đội

Trọng Nghĩa

Washington tiếp tục mạnh tay đối với các tập đoàn công nghệ Trung Quốc. Theo hãng tin Mỹ Bloomberg, chính quyền Hoa Kỳ hôm qua 14/08/2019 đã đưa bốn công ty Trung Quốc hoạt động trong lãnh vực hạt nhân dân sự vào một bản danh sách đen về thương mại. Các công ty này bị cáo buộc là đã giúp quân đội Trung Quốc sở hữu công nghệ tiên tiến của Mỹ để dùng vào mục tiêu quân sự.

Trong một thông báo được Công Báo Liên Bang Hoa Kỳ (Federal Register) công bố, tên của bốn công ty Trung Quốc đã bi đưa vào bản Danh Sách các Thực Thể (Entity List), tức là bản danh sách đen của các công ty nước ngoài bị Hoa Kỳ trừng phạt bằng cách cấm công ty Mỹ làm ăn với họ.

Bốn công ty Trung Quốc bao gồm Tập Đoàn Năng Lượng Hạt Nhân Trung Quốc và các công ty con của tập đoàn này là Công Ty Năng Lượng Hạt Nhân Trung Quốc, Công Ty Nghiên Cứu Công Nghệ Điện Hạt Nhân Trung Quốc và Công ty Nghiên Cứu Năng Lượng Hạt Nhân Tô Châu.

Ngay từ năm 2016, Bộ Tư Pháp Mỹ đã tố cáo Tập Đoàn Năng Lượng Hạt Nhân Trung Quốc, tập đoàn hạt nhân lớn nhất nước này, là đã có âm mưu đánh cắp công nghệ Mỹ từ những năm 1990. Còn Lầu Năm Góc thì cũng đã cảnh báo về kế hoạch của Trung Quốc nhằm xây dựng các nhà máy điện hạt nhân nổi trên các đảo và rạn san hô mà Bắc Kinh đang chiếm đóng ở Biển Đông.

Vào tháng 10 năm ngoái, chính quyền Donald Trump cũng loan báo quyết định siết chặt hơn nữa việc xuất khẩu công nghệ liên quan đến hạt nhân của Hoa Kỳ sang Trung Quốc để ngăn chặn việc « Trung Quốc chuyển hướng trái phép công nghệ hạt nhân dân sự của Hoa Kỳ để dùng vào mục tiêu quân sự hoặc các mục tiêu không được phép khác ».

Điểm đáng chú ý là Tập Đoàn Năng Lượng Hạt Nhân Trung Quốc đang là một đối tác quan trọng của Anh Quốc, hiện đang liên kết với tập đoàn Điên Lực Pháp EDF để xây dựng dự án Hinkley Point C tại Anh Quốc, trị giá gần 20 tỷ bảng Anh (24 tỷ đô la). Vào năm 2016, thủ tướng Anh lúc bấy giờ là bà Theresa May đã trì hoãn việc ra quyết định cuối cùng về kế hoạch này trong bối cảnh có nhiều phản ứng lo ngại trước việc dự án Hinkley Point C sẽ cho phép Bắc Kinh tiếp cận hệ thống điện quốc gia của nước Anh.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20190815-my-dua-vao-so-den-4-cong-ty-hat-nhan-trung-quoc-vi-toi-giup-quan-doi

 

Giới chức của Trump sửa câu thơ trên Nữ Thần Tự do

để bảo vệ luật di dân

Một giới chức di dân hàng đầu của Mỹ đã sửa đổi một câu thơ khắc trên Tượng Nữ thần Tự do để bảo vệ quy định di dân mới, khước từ hỗ trợ thực phẩm cho người di dân hợp pháp.

Người đứng đầu Dịch vụ Di trú và Nhập tịch điều chỉnh đoạn thơ: “Hãy trao cho tôi những người mệt mỏi, đói nghèo, quần chúng hỗn độn đang khao khát được hít hở tự do của bạn”.

Giới chức này cho thêm vào câu thơ dòng chữ “những ai có thể tự đứng bằng hai chân và những ai không trở thành gánh nặng xã hội”.

LS gốc Việt nói gì về quy định nhập cư mới của Trump?

Mỹ sắp có quy trình ‘trục xuất nhanh’ di dân

Việt kiều Mỹ sống với nỗi lo bị trục xuất

Sau đó, giới chức này nói rằng bài thơ trên đề cập đến “những người đến từ châu Âu”.

Ken Cuccinelli, người đứng đầu cơ quan Dịch vụ Di trú và Nhập tịch của chính quyền Trump, hôm thứ Hai công bố tiêu chuẩn “gánh nặng xã hội” mới, nhằm hạn chế người di dân hợp pháp đi xin những lợi ích công cộng như nhà ở, viện trợ thực phẩm, hoặc được cho là có thể làm như vậy trong tương lai.

Quy định mới, được gọi là “quy tắc gánh nặng xã hội”, được công bố trong sổ Đăng ký Liên bang hôm thứ Hai và sẽ có hiệu lực vào ngày 15 tháng 10.

Quy định này được đưa ra nhằm củng cố “lý tưởng tự tìm kế sinh nhai”, các quan chức cho biết. Giới chỉ trích cho rằng quy định này sẽ ngăn cản cư dân Hoa Kỳ có thu nhập thấp tìm sự giúp đỡ.

Trump targets legal migrants who get food aid

Các giới chức nói gì?

Hôm thứ Ba, ông Cuccinelli được NPR hỏi liệu bài thơ năm 1883 có tựa đề New Colossus được khắc tại Tượng Nữ thần Tự do trên Đảo Ellis của New York có còn được áp dụng hay không.

“Ông có đồng ý rằng những lời của Emma Lazarus khắc trên Tượng Nữ thần Tự do,” Hãy trao cho tôi những người mệt mỏi, người nghèo khổ của bạn”, là một phần chuẩn mực của người Mỹ? ” Phóng viên Rachel Martin của NPR hỏi.

“Chắc chắn là như vậy,” ông Cuccinelli trả lời. “Hãy cho tôi những người mệt mỏi và nghèo đói của bạn – những người có thể tự đứng bằng hai chân của mình và những người sẽ không trở thành gánh nặng xã hội.”

“Tấm biển đó đã được đặt trên Tượng Nữ thần Tự do gần như cùng lúc với luật ‘gánh nặng xã hội’ đầu tiên được thông qua – thời điểm rất thú vị,” ông Cuccinelli nói thêm.

Một phần của đoạn thơ trên viết: “Hãy cho tôi người mệt mỏi, người nghèo đói, quần chúng hỗn độn đang khao khát được hít thở tự do của bạn, những người khốn khổ mà bờ biển đẹp đẽ của bạn khước từ. Trao những người này, người vô gia cư, người đang bị bão tố đến tôi, tôi sẽ nhấc đèn bên cánh cửa vàng!

Trong cuộc phỏng vấn, ông Cuccinelli nói thêm rằng những người di dân được chào đón “một lần nữa, là những người có thể tự đứng bằng hai chân, tự lập, tự kéo mình lên bằng quai giày của mình, như trong truyền thống Mỹ”.

Sau khi phóng viên NPR hỏi liệu chính sách mới này có “dường như thay đổi định nghĩa về giấc mơ Mỹ”, ông nói: “Chúng tôi mời mọi người đến đây và tham gia với chúng tôi như một đặc quyền.

“Không ai mà không sinh ra ở đây với tư cách là người Mỹ có quyền trở thành người Mỹ”.

Sau đó, ông Cuccinelli bị CNN hỏi dồn về bình luận của mình và có phải ông đang cố tình viết lại bài thơ. Ông khăng khăng nói chỉ đang trả lời một câu hỏi và buộc tội những người cánh tả đã “vặn vẹo” bình luận của mình.

Sau đó, khi được Erin Burnett hỏi nước Mỹ đại diện cho điều gì, ông nói: “Tất nhiên bài thơ đó đề cập đến những người đến từ châu Âu – một xã hội dựa trên giai cấp, nơi mà mọi người bị xem là khốn khổ nếu họ không ở trong đúng tầng lớp.”

Hai người sau đó đã thảo luận về tổ tiên di dân của chính họ, qua đó bà Burnett chỉ ra rằng quy định của ông sẽ “loại trừ” gia đình bà.

“Tôi ở đây vì tổ tiên tôi được phép vào Mỹ và giờ tôi là một phóng viên của CNN,” bà nói.

Beto O’Rouke, một ứng cử viên tổng thống đảng Dân chủ từ Texas, chia sẻ một đoạn clip từ cuộc phỏng vấn và cho biết các bình luận cho thấy chính quyền của ông Trump “nghĩ rằng Tượng Nữ thần Tự do chỉ áp dụng cho người da trắng”.

Ai sẽ bị ảnh hưởng bởi quy định mới?

Những người nhập cư đã là thường trú nhân tại Hoa Kỳ dường như không bị ảnh hưởng bởi sự quy định mới này.

Nó cũng không áp dụng cho người tị nạn và người xin tị nạn.

Nhưng người xin gia hạn visa, xin thẻ xanh hoặc quốc tịch Hoa Kỳ sẽ có thể bị ảnh hưởng.

Những người không đáp ứng được tiêu chuẩn thu nhập hoặc những người được xem là có thể sẽ cần những hỗ trợ xã hội như Trợ cấp y tế (do chính phủ điều hành) hoặc hỗ trợ chi phí nhà ở trong tương lai có thể bị chặn không cho vào nước này.

Đơn của những người hiện đang ở Mỹ cũng có thể bị từ chối.

Ước tính hiện có 22 triệu người di dân hợp pháp tại Hoa Kỳ không có quốc tịch và nhiều người trong số này có thể bị ảnh hưởng.

Tổng thống Trump đã biến nhập cư thành một chủ đề then chốt của chính quyền mình. Động thái mới nhất này là một phần trong nỗ lực nhằm hạn chế nhập cư hợp pháp của nội các Trump.

Đã có những phản ứng gì?

Ủy ban An ninh Nội địa do Đảng Dân chủ lãnh đạo lên án việc sửa đổi bài thơ của ông Cuccinelli trong một tweet, gọi những từ này là “rẻ tiền và không phải là người Mỹ”.

“Rõ ràng Chính quyền Trump chỉ muốn cấm một số người nhất định vào Mỹ”, ủy ban viết và gọi ông Cuccinelli là “một nhân vật kỳ thị, chống nhập cư, không có lý do để phục vụ trong chính phủ”.

Những người khác vạch ra quá khứ của ông thời còn là Bộ trưởng Tư pháp của tiểu bang Virginia, lúc đó ông lãnh đạo một chiến dịch bảo thủ chống nhập cư và giới đồng tính luyến ái.

Khi được hỏi về phát biểu của ông Cuccinelli hôm thứ ba, Tổng thống Trump không trả lời trực tiếp về câu thơ trên Tượng Nữ thần Tự do, nhưng nói: “Tôi không nghĩ rằng việc người dân Mỹ đóng thuế trả tiền cho những người di dân vào Hoa Kỳ là công bằng.”

“Tôi rất chán tình trạng người dân phải đi đóng thuế cho tất cả những ai vào nước này và ngay lập tức đi xin phúc lợi và nhiều thứ khác.

“Vì vậy, tôi nghĩ rằng chúng ta đang làm đúng.”

https://www.bbc.com/vietnamese/world-49349546

 

Đảng Dân Chủ đề nghị ngân sách hàng tỷ mỹ kim

để ngăn chặn khủng bố nội địa

Theo tin từ NBC News, các ứng viên Tổng Thống của Đảng Dân Chủ tuyên bố Hoa Kỳ sẽ cần nhiều hơn các dự luật kiểm soát súng nghiêm ngặt, để ngăn chặn làn sóng các cuộc nổ súng hàng loạt.

Vào thứ tư (ngày 14 tháng 8), Thượng Nghị Sĩ Kamala Harris đã công bố một kế hoạch nhằm “giải quyết bạo lực bắt nguồn từ kỳ thị”, bao gồm việc sử dụng 2 tỷ mỹ kim trong 10 năm để điều tra và truy tố những nghi can theo chủ nghĩa “thượng tôn da trắng” và những nghi can khủng bố trong nước. Kế hoạch của bà Harris được đưa ra một tuần sau khi Thị trưởng Pete Buttigieg ở thành phố South Bend, Indiana, kêu gọi khoản chi tiêu 1 tỷ mỹ kim cho cơ quan hành pháp để ngăn chặn hành động cực đoan và chống lại làn sóng bạo lực từ những nghi can theo chủ nghĩa dân tộc trắng ngày càng gia tăng. Bà Harris và ông Buttigieg đã đổ lỗi cho chính quyền Tổng Thống Trump vì đã không đặt ưu

tiên lớn hơn cho các cuộc điều tra liên quan đến những vụ bạo lực bắt nguồn từ chủ nghĩa thượng tôn da trắng và các phần tử cực đoan sinh ra với quốc tịch Hoa Kỳ.

Ông Buttigieg cho biết ông sẽ tăng nhóm nhân viên chống khủng bố trong nước của Cơ Quan Điều Tra Liên Bang FBI, tăng cường quan hệ với chính quyền địa phương. Trong khi đó, bà Harris cho biết bà sẽ thành lập các nhóm làm việc mới trong các cơ quan hành pháp liên bang, để phân tích, điều tra và truy tố khủng bố trong nước. Bà sẽ ra lệnh FBI giám sát chặt chẽ hơn các trang web và diễn đàn của những nhóm theo Chủ nghĩa thượng tôn da trắng. (Mộc Miên)

https://www.sbtn.tv/dang-dan-chu-de-nghi-ngan-sach-hang-ty-my-kim-de-ngan-chan-khung-bo-noi-dia/

 

Đấu súng làm bị thương 6 cảnh sát Philadelphia

Tin từ Philadelphia — ABC News dẫn lời Sở Cảnh Sát Thành Phố Philadelphia cho biết, nghi can đấu súng và làm bị thương 6 cảnh sát rồi ẩn náu trong một tòa nhà nhiều giờ liền đã bị bắt giữ.

Sở Cảnh Sát cho biết nghi can là Maurice Hill, 34 tuổi. Cuộc đấu súng xảy ra tại một tòa nhà trên trên 15th Street vào lúc 4 giờ 30 chiều ngày Thứ Tư (ngày 14 tháng 8) khi cảnh sát tiến vào tòa nhà để tiến hành lệnh khám xét. Nhiều trực thăng của cảnh sát đã quay lại được cảnh bạo lực ở khu phố Tioga-Nicetown ở Bắc Philadelphia khi nghi can Hill nổ súng dữ dội vào các cảnh sát. Nhiều cảnh sát đã trốn thoát được qua cửa sổ, nhưng vẫn có 2 người bị kẹt trong tòa nhà cùng với nghi can trong nhiều giờ liền. Đến 9 giờ 30 tối, 2 cảnh sát nói trên đã an toàn thoát khỏi tòa nhà.

Theo cảnh sát, có tổng cộng 6 cảnh sát đã bị thương sau cuộc đấu súng với nhiều vết thương trên cơ thể, nhưng không nguy hiểm đến tính mạng. Họ đã được xuất viện không lâu sau đó. Luật sư của nghi can, ông Shaka Johnson, nói với ABC News rằng ông đã nói chuyện với nghi can, trong lúc hai bên giằng co, và đã sắp xếp một cuộc gọi cho nghi can  với Luật sư Philadelphia Krasn Krasnner và Ủy viên cảnh sát Philadelphia Richard Ross. Ông Johnson cho biết mặc dù cuộc gọi không có kết quả, nhưng họ đã tiếp tục cuộc trò chuyện suốt đêm. Cuối cùng, vào lúc 11 giờ 45, luật sư Johnson đã thành công trong việc thuyết phục nghi can ra ngoài và chấp nhận bị bắt. (Mộc Miên)

https://www.sbtn.tv/dau-sung-lam-bi-thuong-6-canh-sat-philadelphia/

 

Tay súng bắn sáu cảnh sát ở Philadelphia đầu hàng

Một nghi phạm đã bị bắt giam sau khi làm sáu cảnh sát bị thương trong vụ xả súng ở thành phố Philadelphia, Hoa Kỳ.

Một cuộc đấu súng nổ ra giữa cảnh sát và một tay súng nam vào khoảng 16:30 giờ địa phương.

Cảnh sát lúc đó đang thực hiện một lệnh lùng bắt ma túy tại một ngôi nhà ở khu phố Nicetown-Tiago của Philadelphia khi tay súng nổ súng.

Trong cuộc đối đầu kéo dài bảy giờ theo sau, cảnh sát thúc giục tay súng đầu hàng.

Một video trên truyền thông xã hội được cho là cho thấy nghi phạm, mà truyền thông Hoa Kỳ gọi là Maurice Hill, 36 tuổi, rời khỏi nhà với hai tay giơ cao trên đầu.

Luật sư của nghi phạm, Shaka Johnson, nói với đài CBS3 rằng ông đã giúp cảnh sát thương lượng việc đầu hàng.

Mỹ: hai vụ xả súng chết người trong 24 giờ

Mỹ: Hai vụ xả súng cùng ngày – liệu sẽ có gì thay đổi?

‘Trạm cho thuê súng’ mỉa mai văn hóa súng ở MỹMột đội đặc nhiệm Swat đã giải cứu hai cảnh sát và ba thường dân bị mắc kẹt trong nhà với tay súng, cảnh sát cho biết.

Cảnh sát trưởng Richard Ross cho biết nhóm đặc nhiệm Swat “có thể tàng hình” để sơ tán an toàn các cảnh sát khỏi “tình huống bắt giữ con tin”.Ông Ross cho biết các cảnh sát mắc kẹt khi đang thúc thủ những người họ bắt trong một cuộc đột kích “đã xảy ra gần như ngay lập tức”.

Tay súng bắn vào xe tải của đội đặc nhiệm Swat bên ngoài nhà, nơi cảnh sát mặc áo chống đạn núp sau xe ô tô và tay đang cầm súng.

Nghi phạm được cho là trang bị súng trường bán tự động và một số súng ngắn.

Tại một thời điểm, nghi phạm còn được cho là đã phát hình trực tiếp vụ việc trên Facebook, theo báo cáo của truyền thông địa phương.

Trong lúc đối đầu, các cảnh sát đã cố gắng “trao đổi với người nổ súng” và kêu gọi ông ta nộp mình, trung sĩ cảnh sát Eric Gripp tweet. Các nhà đàm phán cố gắng gọi điện thoại của nghi phạm và làm việc với một thành viên gia đình và luật sư của ông ta.

Sáu sĩ quan bị thương nhẹ không đe dọa tính mạng trong vụ nổ súng hiện đã được xuất viện.

Ông Ross nói “nhiều người trong số họ phải trốn thoát qua cửa sổ và cửa chính “khi nghi phạm nổ súng.

“Thật là một điều kỳ diệu khi chúng ta không có nhiều cảnh sát bị giết hôm nay”, cảnh sát trưởng nói.

Cảnh sát viên thứ bảy, người bị thương vì tai nạn xe hơi trong khi đến tiếp ứng vụ nổ súng, vẫn còn trong bệnh viện.

Một nhân chứng nói với truyền thông địa phương rằng bà nghe thấy hơn 100 tiếng súng nổ và nhìn thấy mọi người chạy thục mạng để thoát hiểm.

“Cảnh sát giữ cho chúng tôi an trong toàn toàn bộ thời gian, toàn bộ thời gian, cảnh sát giữ chúng tôi an toàn”, một phụ nữ nói.

Video từ hiện trường cho thấy hàng chục xe cảnh sát và sĩ quan bên ngoài ngôi nhà nơi tay súng đang cúi mình.

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã được thông báo về vụ nổ súng, phó thư ký báo chí Nhà Trắng Hogan Gidley cho biết.

Sự việc xảy ra sau hai vụ xả súng hàng loạt – ở El Paso, Texas và Dayton, Ohio – đã khiến cuộc tranh luận về kiểm soát súng ở Mỹ nóng trở lại.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-49356510

 

Phe Dân chủ yêu cầu Trump dùng tiền xây tường

để kiểm soát súng

Hai thượng nghị sĩ cao cấp của đảng Dân chủ ngày 14/8 đề nghị Tổng thống Mỹ Donald Trump rút lại yêu cầu về ngân khoản 5 tỷ đô la để xây tường biên giới và dùng số tiền đó cho các sáng kiến bài trừ bạo lực súng ống sau các vụ xả súng liên tiếp gần đây ở Texas và Ohio.

Trong thư gửi Tổng thống, thượng nghị sĩ Chuck Schumer và Patrick Leahy thông báo rằng Tổng thống không có đủ sự hậu thuẫn của Quốc hội về yêu cầu ngân sách liên bang trong năm tài khóa 2020 phải bao gồm tiền xây tường thành. Năm tài khóa mới bắt đầu vào ngày 1/10 tới đây.

“Thay vào đó, chúng tôi kêu gọi Tổng thống hỗ trợ việc chi tiêu ngân khoản mà ông đề nghị để xây tường vào các nhu cầu cấp thiết như các sáng kiến giải quyết đe dọa bạo lực súng ống và chủ nghĩa cực đoan da trắng thượng đẳng ở Mỹ,” bức thư nêu rõ.

Tòa Bạch Ốc chưa bình luận về việc này.

https://www.voatiengviet.com/a/phe-dan-chu-yeu-cau-trump-dung-tien-xay-tuong-de-kiem-soat-sung-/5042497.html

 

Lãi suất vay 2 năm cao hơn vay 10 năm:

Dấu hiệu kinh tế Mỹ suy thoái

Trọng Thành

Nguy cơ kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái gia tăng trong bối cảnh chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc ngày một quyết liệt. Hôm qua, 14/08/2019, lần đầu tiên kể từ hơn một thập niên, lãi suất cho các khoản tiền vay 2 năm vượt lãi suất tiền vay 10 năm.  Đối với kinh tế Mỹ, từ hơn nửa thế kỷ qua, khi nào cũng vậy, thay đổi quan trọng này luôn là dấu hiệu báo trước suy thoái kinh tế.

Từ Washington, thông tín viên Pierrre-Yves Dugua giải thích :

« Một đồ thị lãi suất bình thường phản ánh mong muốn bình thường của các nhà đầu tư, nhận được nhiều lời lãi hơn đối với các khoản tiền cho vay trong thời gian dài hơn là một giai đoạn chỉ kéo dài vài tháng. Việc đường cong lãi suất đảo ngược như vậy thể hiện cho một tâm trạng bi quan cao độ, khiến các nhà đầu tư chấp nhận được trả lãi rất ít về trung hạn và dài hạn, bởi họ tin tưởng là, về trung hạn và dài hạn, sẽ có một cuộc suy thoái nghiêm trọng.

Kể từ 50 năm qua, tại Hoa Kỳ, cứ mỗi lần mà lãi suất cho vay hai năm vượt lãi suất cho vay 10 năm, thì chỉ vài tháng sau, kinh tế sẽ lâm vào suy thoái.

Sự trở lại của hiện tượng này gây lo sợ không phải vì điều này trực tiếp gây ra một cuộc suy thoái, mà bởi chỉ dấu nói trên phản ánh một tâm trạng bi quan, thường xuyên là nguyên nhân dẫn đến suy thoái kinh tế. Để tự trấn an, một số người cho rằng diễn biến không bình thường này ít nhất cũng xuất phát từ một lý do khác. Đó là chính sách của các ngân hàng trung ương tại châu Âu và Nhật Bản với lãi suất cho vay âm có thể khiến các nhà đầu tư đổ tiền ồ ạt vào trái phiếu Mỹ, nhân tố khiến cho lợi nhuận từ tín dụng tại Mỹ rớt mạnh ».

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190815-my-lai-suat-vay-2-nam-vuot-tien-vay-10-nam-dau-hieu-kinh-te-suy-thoai-ok

 

Chứng khoán toàn cầu bị bán tháo vì lo suy thoái kinh tế

Russell HottenBBC News, New York

Thị trường chứng khoán toàn cầu rớt giá giữa lúc những lo ngại về cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung và nền kinh tế toàn cầu khiến các nhà đầu tư đua nhau bán cổ phiếu.

Ba thị trường chứng khoán chính của Mỹ đóng cửa ở mức thấp hơn 3% chỉ sau một đêm, chứng khoán châu Âu giảm ở mọi lãnh vực, còn thị trường chứng khoán châu Á xuống giá vào lúc đầu giờ mở cửa giao dịch.

Dữ liệu yếu từ Đức và Trung Quốc hôm thứ Tư khiến đẩy cơn sốt đầu tư vào các tài sản an toàn như trái phiếu và vàng.

Những biến động trong thị trường trái phiếu cho thấy suy thoái có thể xảy ra cho những nền kinh tế lớn.

Số liệu mới đánh động nước Anh về ‘suy giảm’ tăng trưởng

Đồng bảng yếu thúc đẩy khách du lịch đến nước Anh

Ông Trump hoãn áp thuế với một số hàng TQ

Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ cũng chịu áp lực mới từ Tổng thống Mỹ Donald Trump vì bị cho là không làm đủ để hỗ trợ nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Hiện có các lo ngại rằng việc ông Trump tiếp tục công kích Cục Dự trữ Liên bang có thể sẽ làm xói mòn niềm tin của giới đầu tư vào khả năng đưa ra quyết định độc lập của Cục.

Nhà phân tích Oliver Pursche, thuộc công ty dịch vụ tài chính Bruderman, cho biết bức tranh toàn cầu khá bấp bênh.

“Những gì đang xảy ra ở Hong Kong, những gì đang xảy ra với Brexit và cuộc chiến thương mại, tất cả đều là một mớ hỗn độn,” chiến lược gia trưởng về thị trường nói. “Mọi ngân hàng trung ương trên thế giới đang cố gắng thúc đẩy kinh tế trong lúc mọi chính trị gia trên toàn thế giới lại đang cố tìm cách làm suy hại các nền kinh tế.”

Tin GDP của Đức bị giảm trong quý hai và mức tăng trưởng công nghiệp Trung Quốc trong tháng 7 chạm mức thấp nhất trong 17 năm, đã làm kinh ngạc các thị trường ở châu Âu. FTSE 100 đóng cửa thấp hơn 1%, trong khi tại Đức và Pháp, các thị trường đóng cửa ở mức giảm trên 2%.

Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm khoảng 2% vào đầu phiên giao dịch hôm thứ Năm, trong khi chỉ số Hang Seng của Hong Kong mở cửa thấp hơn 1,4%. Cả hai sau đó đã vãn hồi lại phần nào. Sự gián đoạn liên quan đến các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ cũng đã đè nặng lên thị trường chứng khoán Hong Kong.

Một lo lắng khác là thị trường trái phiếu đang ra những tín hiệu cảnh báo tình trạng suy thoái.

Lợi nhuận từ Trái phiếu Chính phủ loại thời hạn hai năm và 10 năm lần đầu tiên bị đảo ngược kể từ tháng 6/2007.

Điều này có nghĩa là nhu cầu an toàn của giới đầu tư khiến họ sẵn sàng chấp nhận lợi nhuận thấp hơn trong khi giữ trái phiếu trong một thời gian dài hơn. Thường thì giới đầu tư muốn lợi nhuận cao hơn khi giữ trái phiếu lâu hơn do những rủi ro liên quan đến việc kẹt tiền vào đó trong một thời gian dài.

Trong quá khứ, các chuyển động của trái phiếu như vậy là một chỉ số đáng tin cậy về việc suy thoái có thể xảy ra. Chuyển động tương tự đã xảy ra trước cuộc suy thoái toàn cầu lần cuối cách đây hơn 10 năm.

Đường cong lãi suất trái phiếu của Anh cũng lần đầu tiên đảo ngược kể từ năm 2008, trong khi khoảng cách lãi suất giữa trái phiếu chính phủ Đức kỳ hạn 10 năm và hai năm ở mức thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính 10 năm trước.

Trong khi đó, chỉ số biến động CBOE – chỉ số được gọi là chỉ số sợ hãi – đã tăng cao hơn và giá vàng đang tăng.

Fed bị tấn công

Hôm thứ Tư, ông Trump một lần nữa cố gắng đánh lạc hướng sự hỗn loạn của thị trường bằng cách nhắm vào chính sách lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ, gọi giám đốc Fed Jerome Powell là “không biết gì”.

Với việc tăng lãi suất bốn lần vào năm ngoái, “Cục Dự trữ Liên bang đã hành động quá nhanh, và bây giờ là rất, rất muộn” trong việc cắt giảm chi phí vay nợ, tổng thống tweet.

Các vị tổng thống Hoa Kỳ gần đây thường tránh bình luận về chính sách của Fed, một dấu hiệu tôn trọng sự độc lập của ngân hàng.

Phân tích của Michelle Fleury

Phóng viên kinh doanh tại New York

Tín hiệu suy thoái từ thị trường trái phiếu sẽ chỉ gây thêm áp lực lên Cục Dự trữ Liên bang phải trao cho tổng thống những gì ông muốn – cắt giảm lãi suất thêm nữa.

Phố Wall chắc chắn nghĩ rằng điều không thể tránh khỏi là lãi suất sẽ giảm trong tháng Chín.

Tháng trước, ngân hàng trung ương của Mỹ đã giảm lãi suất chuẩn lần đầu tiên kể từ năm 2008. Nhưng điều đó không gây được ấn tượng với Donald Trump, người đã mắng Chủ tịch Fed Jay Powell là đã không cắt giảm lãi suất đủ nhanh.

Và trong lúc suy yếu trên thị trường tài chính đang diễn ra, Tổng thống Trump lại vào twitter bảo vệ cuộc chiến thương mại với Trung Quốc và tấn công Fed, gọi chủ tịch là không biết gì.

Nhưng nếu ông Trump có được những gì ông muốn, ông có thể sẽ phải trả giá cao.

Việc cắt giảm lãi suất gần đây của Fed đã không vực nổi các thị trường như trước đây. Vì vậy, không chắc rằng cắt giảm lãi suất nhiều hơn sẽ giảm được thiệt hại đến từ cuộc chiến thương mại đang diễn ra với Trung Quốc, cuộc chiến cũng đang tạo ra sự bất ổn và tăng giá cả cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Trước đó vào thứ Tư, Peter Navarro, cố vấn thương mại của Nhà Trắng nói với Fox Business Network rằng Ngân hàng Trung ương nên giảm lãi suất nửa điểm phần trăm “càng sớm càng tốt”, một hành động mà ông tuyên bố sẽ đưa đến việc thị trường chứng khoán tăng vọt.

Tuy Mỹ trì hoãn, chưa áp thuế từ ngày 1/9 với một số mặt hàng nhập khẩu của Trung Quốc vào Mỹ, nhưng điều đó đã không mấy giảm bớt lo ngại.

“Thách thức nằm ở chỗ chính sách thương mại của Trump đã được chứng minh rất thất thường đến nỗi bạn không thể nào làm giảm cảm giác không chắc chắn,” Tim Duy, giáo sư kinh tế tại Đại học Oregon, nói.

Kể từ tháng 9 năm ngoái, Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ đã có triển vọng tương đối màu hồng cho nền kinh tế, kỳ vọng rằng sự kích thích từ việc cắt giảm khoản khổng lồ chi tiêu và thuế 1,5 nghìn tỷ đôla trong năm 2018 của chính quyền Trump sẽ duy trì tăng trưởng và hỗ trợ lãi suất cao hơn.

Ông Trump muốn biến kinh tế thành một tâm điểm trong chiến lược tái tranh cử năm 2020.

Trong cuộc phỏng vấn dự kiến phát sóng trên Fox Business Network vào thứ Sáu, cựu giám đốc Fed Janet Yellen nói rằng bà cảm thấy nền kinh tế Mỹ vẫn “đủ mạnh” để tránh được suy thoái, nhưng “nguy cơ suy thoái đã tăng rõ ràng và thẳng thắn mà nói ở mức tôi có thể cảm thấy thoải mái.”

https://www.bbc.com/vietnamese/world-49356507

 

Thế chiến Hai: Pháp long trọng kỉ niệm 75 năm

 cuộc đổ bộ Provence

Trọng Thành

Cách nay đúng 75 năm, 450 nghìn quân nhân được huy động tham gia vào cuộc đổ bộ tại Provence, miền nam nước Pháp, chống lại phát xít Đức, trong số họ có nhiều người châu Phi. Hôm nay, 15/08/2019, tổng thống Pháp chủ trì lễ vinh danh những người đã hy sinh cho cuộc chiến giải phóng nước Pháp, đặc biệt là các binh sĩ Bắc Phi và vùng Hạ Sahara.

Lể tưởng niệm những anh hùng của cuộc Đổ bộ Provence diễn ra tại đài tử sĩ Boulouris, gần Saint-Raphael, tỉnh Var, nơi yên nghỉ của 464 chiến binh thuộc Quân Đoàn 1. Tham dự lễ tưởng niệm cùng

với tổng thống Pháp Emmanuel Macron có hai lãnh đạo châu Phi, tổng thống Guinée Alpha Condé và ông Alassane Ouattara, nguyên thủ Côte d’Ivoire.

Hôm 6/6, tổng thống Pháp cùng với nguyên thủ Mỹ Donald Trump đã có mặt tại Normandie để vinh danh binh sĩ các quân đội Đồng Minh đổ bộ lên bờ biển phía tây bắc nước Pháp, đánh đuổi quân phát xít. Lần này, tại bờ biển miền đông nam nước Pháp, đối tượng vinh danh chính là các lực lượng người châu Phi, chủ lực quân trong cuộc chiến chống Đức quốc xã.

Tham gia vào chiến dịch Provence, có hơn 2.100 tàu chiến, hơn 1.900 phi cơ các loại.

Trong số 450 nghìn binh sĩ tham gia chiến dịch, có hơn 230 nghìn quân nhân thuộc các đơn vị do tướng de Lattre de Tassigny chỉ huy, mang tên « Quân Đoàn B », chủ lực quân của chiến dịch. Quân Đoàn B bao gồm các binh sĩ Bắc Phi, những người chạy trốn quân đội chiếm đóng Đức, nhiều đơn vị từ vùng Hạ Sahara, từ Đông Dương, Tân Đảo hay Trung Cận Đông… Quân Đoàn B được đổi tên thành Quân Đoàn 1, sau chiến dịch đổ bộ Provence.

Chiến dịch đổ bộ Provence ít được biết đến hơn nhiều so với cuộc đổ bộ nổi tiếng tại Normandie diễn ra đầu mùa hè. Tuy nhiên, trong diễn biến cuối Thế chiến Hai, chiến dịch này có vai trò rất quan trọng. Cuộc đổ bộ gây bất ngờ cho quân đội Đức quốc xã và buộc Hitler phải rút quân nhanh hơn khỏi Pháp. Nhiều sử gia cho rằng, nếu không có cuộc đổ bộ này, việc giải phóng nước Pháp sẽ kéo dài hơn nhiều, tổn thất sẽ lớn hơn rất nhiều. Hơn một tuần sau chiến dịch Provence, dân chúng Paris nổi dậy giải phóng thủ đô khỏi ách phát xít.

http://vi.rfi.fr/phap/20190815-the-chien-hai-phap-long-trong-ki-niem-75-nam-tran-do-bo-provence-ok

 

Ý: Chính sách « đóng cảng » của Salvini thất bại

Gia Hưng

Sau 14 ngày lênh đênh trên biển, tàu Tây Ban Nha chở người tị nạn Open Arms hôm nay, 15/08/2019, đã được phép cập cảng Lampedusa của Ý, đồng nghĩa với việc sắc lệnh của bộ trưởng Nội vụ Matteo Salvini chống các tổ chức hỗ trợ thuyền nhân bị vô hiệu hóa. Tàu Open Arms, trước đó bị đảo Malta từ chối cập cảng, chở 147 thuyền nhân, trong đó có 32 vị thành niên

Thông tín viên Anne Le Nir từ Roma tường trình :

Trường hợp của chiếc thuyền Open Arms như là một vố đau kép đối với bộ trưởng Nội Vụ Ý.

Đầu tiên, tư pháp Roma đã chấp nhận thụ lý đơn kháng án mà các tổ chức phi chính phủ Tây Ban Nha đưa ra ngày 13 tháng 8 chống lại sắc lệnh cấm tàu chở thuyền nhân cập cảng, được ký vào ngày 08/08 bởi ông Salvini, lãnh đạo đảng Liên Đoàn và hai bộ trưởng Giao Thông và Quốc Phòng thuộc Phong Trào 5 Sao. Tòa án Roma đã công nhận đây là một sự vi phạm luật quốc tế về cứu hộ trên biển và công nhận tình hình nghiêm trọng đối với 147 thuyền nhân

Hơn nữa, trong bối cảnh khủng hoảng chính trị, bắt đầu khi ông Salvini đòi bầu cử trước thời hạn, qua đó phá vỡ liên minh với Phong Trào 5 Sao, nữ bộ trưởng Quốc phòng Ý sau đó đã làm ông mất mặt. Bà yêu cầu 2 tàu hải cảnh hộ tống tới cảng Lampedusa chiếc tàu chở người tị nạn đang gặp khó khăn sau khi đi qua một vùng biển động.

Ông Matteo Salvini cho biết ông sẽ từ chối cho người di dân đặt chân lên đất Ý và sẽ đệ đơn kháng cáo quyết định của tòa án lên Hội đồng Nhà nước.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190815-chinh-sach-%C2%AB-dong-cang-%C2%BB-cua-salvini-that-bai

 

Nga điều máy bay thả bom nguyên tử

đến khu vực đối diện với Alaska

Tin từ MOSCOW, Nga – Vào hôm thứ Tư (14/8), Nga cho biết họ đã điều hai máy bay thả bom nguyên tử TU-160 đến một vùng xa xôi của Viễn Đông Nga đối diện Alaska.

Truyền thông nhà nước Nga cho biết cuộc tập trận này đã thể hiện khả năng của Moscow trong việc đưa vũ khí nguyên tử đến biên giới của Hoa Kỳ. Chiếc máy bay thả bom chiến lược Tupolev TU-160, có biệt danh là thiên nga trắng ở Nga, là một máy bay siêu thanh thời Xô Viết, có khả năng mang theo tối đa 12 hỏa tiễn nguyên tử tầm ngắn và bay 12,000 km (7,500 dặm) mà không cần tiếp nhiên liệu.

Bộ Quốc phòng Nga cho biết máy bay này đã qua hơn 6,000 km trong hơn tám giờ, từ căn cứ ở miền tây nước Nga để đến thị trấn Anadyr trong khu vực Chukotka, một khu tự trị nằm đối diện với Alaska. Chuyến bay này là một phần của một cuộc tập trận chiến lược diễn ra đến cuối tuần này, được thiết kế để diễn tập khả năng của Không quân trong việc chuyển căn cứ đến các phi trường và để thực tập tiếp nhiên liệu trên không. Các cảnh quay do Bộ Quốc phòng công bố cho thấy các máy bay này đã cất cánh trong màn đêm và hạ cánh vào ban ngày, tại một phi trường nằm giữa địa hình cỏ bằng phẳng ở vùng viễn đông Nga.

Chuyến bay này đã diễn ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng về vấn đề kiểm soát vũ khí giữa Moscow và Washington. Hoa Kỳ đã rút khỏi hiệp ước hỏa tiễn nguyên tử mang tính lịch sử với Nga trong tháng này, sau khi xác định rằng Moscow đang vi phạm hiệp ước. Điện Kremlin đã phủ nhận cáo buộc này. (Mộc Miên)

https://www.sbtn.tv/nga-dieu-may-bay-tha-bom-nguyen-tu-den-khu-vuc-doi-dien-voi-alaska/

 

‘Phép lạ trên vùng Ramenks’:

Điện Kremlin ca ngợi hai anh hùng phi công

Điện Kremlin sẽ trao huy chương quốc gia cho hai phi công đã đáp khẩn cấp một máy bay dân dụng xuống một cánh đồng gần Moscow hôm thứ Năm 15/8, cứu được mạng sống của 233 hành khách, theo Reuters.

Truyền hình nhà nước Nga miêu tả sự cố này là “phép lạ trên vùng Ramensk”, tên của một khu vực gần Moscow, cách Sân bay Quốc tế Zhukovsky khoảng 1 km, nơi chiếc Airbus 321 của Hãng Hàng Không Ural đáp khẩn cấp xuống một cánh đồng trồng ngô sau khi một đàn chim chui vào động cơ, làm máy hỏng.

Người phát ngôn điện Kremlin nói:

“Tôi khen ngợi hai anh hùng phi công đã cứu mạng sống của nhiều người”

Các cơ quan thông tấn Nga trích dẫn các giới chức của Bộ đặc trách đối phó với tình trạng khẩn cấp, cho hay có 74 người – trong đó có 19 trẻ em, đã được chữa trị thương tích, 6 người phải nhập viện.

Lúc máy bay hạ cánh khẩn cấp, các động cơ của máy bay được tắt đi,

Tờ Pravda ca tụng phi công Damir Yusupov là một “anh hùng”, nói rằng ông đã cứu được 233 mạng sống, và đã “đáp máy bay một cách thần tình” xuống một cánh đồng ngô, trong các điều kiện cực kỳ nguy hiểm.

Chiếc mày bay đang trên đường bay tới Simferopol ở Crimea, bán đảo đã bị Nga sáp nhập vào năm 2014.

Một số người so sánh sự cố này với chuyến bay 1549 của Hãng Hàng Không US Airways của Mỹ, đã đáp xuống Sông Hudson ở New York năm 2009, sau khi va vào một đàn ngỗng.

https://www.voatiengviet.com/a/phep-la-tren-vung-ramenks-kremlin-ca-ngoi-anh-hung-phi-cong/5043410.html

 

Gibraltar sẽ thả tàu chở dầu Iran, nhưng Hoa Kỳ tịch thu

Theo tờ The Sun trích dẫn các nguồn tin thân cận với Bộ trưởng Gibraltar Fabian Picardo, vào hôm thứ Năm (15/8), vùng lãnh thổ Gibraltar của Anh Quốc sẽ thả một tàu chở dầu Iran bị Thủy quân lục chiến Hoàng gia bắt giữ ở Địa Trung Hải hồi tháng 7.

Bài báo này cho biết ông Picardo sẽ không nộp đơn để gia hạn lệnh giam giữ tàu Grace 1. Ông Picardo hiện đã hài lòng vì tàu chở dầu này không còn hướng đến Syria.

Anh Quốc đã tuyên bố rằng chiếc tàu này đã vi phạm các lệnh trừng phạt của châu Âu bằng cách vận chuyển dầu đến Syria. Phía Iran đã phủ nhận cáo buộc này.

Tuy nhiên, tin vào giờ chót cho biết Hoa Kỳ hiện đang thực hiện các thủ tục để tịch thu chiếc tàu này. (Mộc Miên)

https://www.sbtn.tv/gibraltar-se-tha-tau-cho-dau-iran-nhung-hoa-ky-tich-thu/

 

Tân Nhật Hoàng Naruhito bày tỏ

sự hối hận về chiến tranh

Tin từ TOKYO, Nhật Bản – Vào hôm Thứ Năm (15/8), tân Thiên hoàng Naruhito Nhật Bản đã bày tỏ sự hối hận về quá khứ thời chiến của đất nước, và đã cầu nguyện cho nền hòa bình thế giới.

Nhật Hoàng cũng lặp lại lời của cha ông trong bài phát biểu tại một buổi lễ hàng năm, đánh dấu ngày Tokyo đầu hàng trong Thế chiến thứ hai. Ông Naruhito, 59 tuổi, đã trở thành vị Thiên hoàng đầu tiên của Nhật Bản ra đời sau chiến tranh khi ông kế thừa ngai vàng vào tháng Năm. Cha của ông, Thượng hoàng Akihito, đã thoái vị. Đây là lần thoái vị đầu tiên của một hoàng đế Nhật Bản trong hai thế kỷ. Ông Naruhito là cháu trai của Cựu Thiên hoàng Hirohito, người đã lãnh đạo quân đội Nhật Bản chiến đấu trong Thế chiến thứ hai. (Mộc Miên)

https://www.sbtn.tv/tan-nhat-hoang-naruhito-bay-to-su-hoi-han-ve-chien-tranh/

 

Hàn Quốc kêu gọi Nhật Bản quay trở lại bàn đàm phán

Gia Hưng

Nhân kỷ niệm 74 năm ngày Nhật Bản đầu hàng trong Thế Chiến II, tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in hôm nay, 15/08/2019, bày tỏ thái độ sẵn sàng hợp tác với Nhật Bản trong bối cảnh quan hệ căng thẳng giữa hai nước.

Quan hệ Seoul–Tokyo trong thời gian gần đây ngày càng trở nên căng thẳng, đặc biệt sau khi tư pháp Hàn Quốc đòi các doanh nghiệp Nhật Bản phải bồi thường cho những người Hàn Quốc bị cưỡng bức lao động vào thời kỳ Nhật Bản chiếm đóng Triều Tiên 1910-1945. Nhật Bản thì vẫn cho rằng mọi vẫn đề liên quan đến bồi thường chiến tranh đã được giải quyết trong hiệp định song phương được ký vào năm 1965. Vào đầu tháng, hai nước đã ăn miếng trả miếng, loại tên lẫn nhau khỏi danh sách các đối tác thương mại đáng tin cậy.

Phát biểu nhân dịp kỷ niệm ngày Nhật Bản đầu hàng, tổng thống Hàn Quốc hạ giọng, cho biết Seoul sẵn làm việc với Tokyo để giúp xây dựng nền thương mại và hợp tác vững chắc trong khu vực. Ông nói :”Thà muộn còn hơn không, nếu Nhật Bản lựa chọn con đường đối thoại và hợp tác, chúng tôi sẵn sàng bắt tay vào việc[…]Chúng tôi hy vọng rằng Nhật Bản sẽ cùng nắm vai trò lãnh đạo trong việc thúc đẩy hòa bình và thịnh vượng tại Đông Á, nhân dịp tưởng nhớ lại một quá khứ đã đem lại sự bất hạnh cho các nước láng giềng”.

Cũng nhân dịp này, tân Nhật Hoàng Naruhito hôm nay, 15/08/19, bày tỏ sự “hối tiếc sâu sắc”trước những hành động của quân đội Thiên Hoàng trong Thế Chiến II. Ông nói :”Nhìn lại quãng thời gian hòa bình sau chiến tranh, ngẫm lại về quá khứ của chúng ta, và với sự hối tiếc sâu sắc, tôi chân thành hy vọng rằng những cảnh tàn phá của chiến tranh sẽ không lập lại ”. Trong khi đó, thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe lại dâng lễ vật tại đền Yasukuni, tuy không đích thân có mặt. Đây là ngôi đền mà trong đó có đặt bài vị của 14 tội phạm chiến tranh Nhật.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20190815-han-quoc-keu-goi-nhat-ban-quay-tro-lai-ban-dam-phan-ok

 

TQ sẽ dẹp biểu tình tại HK có dấu hiệu khủng bố

Đại sứ Trung Quốc tại Anh vào ngày 15 tháng 8 tuyên bố Bắc Kinh sẽ sử dụng sức mạnh để dẹp biểu tình tại Hong Kong nếu như tình hình xấu thêm nữa sau khi một số người biểu tình tỏ dấu khủng bố.

Reuters loan tin dẫn phát biểu của đại sứ Trung Quốc Lưu Hiểu Minh nói với phóng viên ở London như vừa nêu. Nguyên văn lời của ông này là “Nếu tình hình xấu thêm nữa thì chính quyền trung ương sẽ sẽ không ngồi quan sát.” Ông này nói thêm là Trung Quốc có đủ giải pháp và đủ quyền hạn theo luật cơ bản để trấn dẹp nhanh chóng bất cứ bất ổn nào. Theo đại sứ Trung Quốc ở Anh thì cách hành xử của những người biểu tình tại Hong Kong là nghiêm trọng, là tấn công bạo lực và đã cho thấy dấu hiệu khủng bố.

Ông Lưu nhắc lại Hong Kong là một phần lãnh thổ Trung Quốc, không nước nào được can thiệp vào công việc nội bộ của Hong Kong.

Tin cũng cho biết lực lượng bán quân sự của Trung Quốc vào ngày 15 tháng 8 tiến hành diễn tập xuyên đường biên với Hong Kong. Hoạt động này gây quan ngại  là Bắc Kinh có thể đang chuẩn bị để ra tay đối với những cuộc biểu tình đông đảo tại đặc khu hành chánh Hong Kong.

Reuters loan tin là có thể thấy hằng trăm cảnh sát vũ trang tại một sân vận động ở Thâm Quyến. Tại các bãi xe của sân vận động có hơn 100 xe sơn màu sẫm của dân quân.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/cn-hk-quell-08152019090223.html

 

Kinh tế TQ nhận tín hiệu xấu trong tháng 7

Hoạt động kinh tế tại Trung Quốc hạ nhiệt trong tháng 7, từ sản lượng công nghiệp và đầu tư cho đến doanh số bán lẻ.

Reuters mới đây công bố các chỉ số kinh tế của Trung Quốc cho thấy thị trường tỉ dân đang đón những tin tức kém vui, ảnh hưởng từ cuộc chiến thương mại với Mỹ.

Theo báo cáo từ Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, sản lượng công nghiệp tháng 7 tăng trưởng 4,8% so với 1 năm trước, mức độ tăng yếu rõ rệt kể từ tháng 2/2002. Các nhà phân tích đã dự báo chỉ tiêu này sẽ tăng chậm lại ở mức 5,8% từ mức 6,3% của tháng 6 do Mỹ chính thức áp đặt thuế quan lên hàng hóa Trung Quốc bắt đầu từ tháng 5.

Trong khi đó, doanh số bán lẻ tăng trưởng chậm hơn dự báo, ở mức 7,6%, tốc độ tăng đầu tư tài sản cố định giảm xuống còn 5,7% trong 7 tháng đầu năm.

Dù có một số yếu tố mùa vụ tác động tiêu cực đến số liệu, tất cả những con số này đều thấp hơn mức dự báo được các chuyên gia kinh tế tham gia khảo sát đưa ra trước đó.

Dữ liệu này cũng trùng khớp với nhu cầu tín dụng yếu ớt trong tháng 7, cho thấy nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới vẫn đang vật lộn để ổn định trở lại. Động thái hoãn áp thuế mới đây của Tổng thống Trump khiến thị trường vui lên, nhưng các công ty xuất khẩu vẫn sẽ đối mặt với rất nhiều bất ổn.

Sản lượng công nghiệp tăng trưởng yếu nhất kể từ 2013 trong khi tăng trưởng đầu tư cơ sở hạ tầng – một trụ cột quan trọng của chiến dịch kích thích kinh tế, cũng suy yếu xuống mức 3,8%.

Cuộc chiến thuế quan có thể khiến Trung Quốc thực hiện nhanh hơn quá trình dịch chuyển trọng tâm nền kinh tế từ công nghiệp sang dịch vụ và bán lẻ, số liệu tháng 7 cho thấy các lĩnh vực này cũng bị suy yếu.

Doanh số bán lẻ tiếp tục bị kéo lùi bởi thị trường ô tô do người mua ở thị trường xe hơi lớn nhất thế giới không còn hào hứng. Trong tháng 7, Trung Quốc áp dụng quy định mới về tiêu chuẩn khí thải trong lĩnh vực chiếm hơn 60% tổng số ô tô bán ra. Quy định mới được áp dụng sớm hơn dự tính khiến các nhà sản xuất gặp khó vì người mua trì hoãn quyết định mua xe. Đồng thời lợi nhuận của các hãng cũng đang bị ảnh hưởng bởi chương trình khuyến mại nhằm giảm lượng tồn kho.

Ông Gene Ma, chuyên gia kinh tế của IIF tại Washington nhận định: “Nền kinh tế đang phải chịu những cơn gió ngược rất mạnh và đang suy yếu. Sẽ cần thêm các chính sách tiền tệ có mục tiêu và nới lỏng tín dụng. Chúng tôi dự báo lãi suất sẽ hạ vào mùa thu”.

Theo các chuyên gia phân tích tại Viện Nghiên cứu Nomura cho rằng, tăng trưởng kinh tế Trung Quốc vẫn chưa ở mức đáy và Trung Quốc sẽ duy trì lập trường chính sách nới lỏng. Các chuyên gia cho rằng, tăng trưởng kinh tế Trung Quốc sẽ chậm lại ở mức 6,0% trong quý 3 và 4 năm nay.

http://biendong.net/goc-nhin-moi/29820-kinh-te-tq-nhan-tin-hieu-xau-trong-thang-7.html

 

Thương chiến Mỹ-Trung

làm hồi sinh Vành đai-Con đường của TQ?

Cuộc chiến tranh thương mại của Tổng thống Donald Trump đang giúp hồi sinh Sáng kiến Vành đai-Con đường của Trung Quốc, theo nhận định của một ngòi bút bình luận trên Bloomberg, sau một năm đối diện với những hoài nghi về những dự án phát triển cơ sở hạ tầng khổng lồ của Bắc Kinh trên khắp thế giới.

Trung Quốc đang đẩy mạnh kế hoạch đầy tham vọng nhằm “tăng cường kết nối khu vực và chào đón tương lai tươi sáng hơn.” Nhưng nhiều người lập luận rằng Trung Quốc đang nỗ lực thống trị toàn cầu bằng một mạng lưới giao thương với nước này là tâm điểm, trói buộc các nước tham gia vào những “bẫy nợ” với những khoản vay giá rẻ.

Trong một bài bình luận đăng ngày 13 tháng 8, Shuli Ren, cây bút chuyên về các thị trường Châu Á của trang tin kinh tế-tài chính Bloomberg, ghi nhận trong nửa đầu năm nay, dữ liệu của Bộ Thương mại Trung Quốc cho thấy Bắc Kinh đã kí kết khoảng 64 tỉ đôla hợp đồng mới, chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng, tức là tăng 33% so với năm 2018.

Hai thị trường mới nổi là Malaysia và Indonesia “đang quay trở lại bàn đàm phán,” tác giả viết, lưu ý rằng Malaysia đã khởi động chương trình Liên kết Đường sắt Bờ Đông trị giá 20 tỉ đô la vào tháng 7 mà trước đó từng bị đình chỉ. Tại Indonesia, kế hoạch đường sắt cao tốc Jakarta-Bandung gây tranh cãi

đã quay trở lại đúng hướng sau hơn hai năm trì hoãn, tác giả cho biết và nói thêm rằng các dự án nhà máy điện và nhà ở mới cũng đã được phê duyệt.

Bài viết trên Bloomberg đưa ra lí giải rằng các điều kiện tài chính ở các thị trường Châu Á mới nổi đã cải thiện theo sau chu kỳ nới lỏng của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ, nhưng “quan trọng hơn, khi tăng trưởng thương mại thế giới giảm xuống mức thấp trong một thập niên, chi tiêu cho cơ sở hạ tầng là cách duy nhất còn lại để vực dậy các nền kinh tế mới nổi.”

“Tiền sẽ đến từ đâu? Trung Quốc đang cung cấp,” theo tác giả bài báo.

Bà nhận định trong khi chiến tranh thương mại leo thang, ngay cả Việt Nam, nước được coi là một trong những quốc gia hưởng lợi lớn, cũng không đạt được gì nhiều lắm. “Năm ngoái, thặng dư tài khoản vãng lai chỉ ở mức 2,7%, dưới mức 3% năm 2016,” bà lưu ý, nói thêm rằng nguồn tài trợ quy mô lớn thậm chí còn khó khăn hơn đối với các quốc gia chịu thâm hụt tài khoản vãng lai và thâm hụt tài chính như Indonesia.

Kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa, một nhà quan sát và phân tích chính trị-kinh tế Trung Quốc ở bang California (Hoa Kỳ), bác bỏ nhận định của tác giả Shuli Ren về sự hồi sinh của Sáng kiến Vành đai-Con đường nhờ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung. Theo ông, điều này không phản ánh đúng những vấn đề nội tại của Trung Quốc.

“Họ phải tìm hiểu thêm rằng hệ thống kinh tế, chính trị và xã hội của Trung Quốc bây giờ đang gặp những vấn đề gì, nạn tẩu tán tài sản ra nước ngoài như thế nào,” ông Nghĩa phân tích.

Ông giải thích rằng các nước như Malaysia, Indonesia và những nước khác vay vốn của Trung Quốc – vốn “phải thủ thế phòng thân” trước những ý định chiến lược khả dĩ của Bắc Kinh – khó lòng dứt khoát nói không và vẫn sẽ tiếp tục thảo luận về các dự án cơ sở hạ tầng đó.

“Nhưng mà khi họ thảo luận như vậy một số ‘nhà bình luận’ coi đó là một chỉ dấu thuận tiện, tốt đẹp cho Bắc Kinh. Điều đó sai,” ông Nghĩa nói.

Không rõ chiến tranh thương mại Mỹ-Trung có ảnh hưởng tức thời ra sao trong việc định hình lại những quan hệ kinh tế và chính trị giữa các nước Châu Á khác với hai cường quốc hàng đầu này. Tuy nhiên, trong cuộc khảo sát vào tháng 1 với sự tham gia của hơn 1000 người, phần lớn là giới học thuật và quan chức chính phủ ở Đông Nam Á, 73% tin rằng Trung Quốc có ảnh hưởng kinh tế lớn nhất trong khu vực. Gần phân nửa xem Trung Quốc có ảnh hưởng chính trị lớn nhất ở Đông Nam Á, so với 30% dành cho Mỹ.

“Washington nghĩ rằng họ có ảnh hưởng trong lĩnh vực địa chính trị, nhưng họ ngày càng bị nhìn nhận là thờ ơ với thế giới rộng hơn,” tác giả Shuli Ren viết trên tờ Bloomberg. “Khi tiền dễ dãi bắt đầu tuôn ra trở lại và Trump thay đổi chính sách, Mỹ đang đánh mất đồng minh là những thị trường mới nổi chủ chốt.”

https://www.voatiengviet.com/a/thuong-chien-my-trung-lam-hoi-sinh-vanh-dai-con-duong-cua-trung-quoc/5042507.html

 

TQ không nhượng bộ

sau quyết định hoãn thuế của Trump

Trung Quốc không có bước nhượng bộ thương mại nào sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đình hoãn 10% thuế quan lên trên 150 tỷ đô la giá trị hàng xuất khẩu Trung Quốc, giới chức Mỹ cho biết hôm 14/8 và nói thêm rằng các cuộc đàm phán nhằm giải quyết cuộc chiến sẽ tiếp tục và khuyên các thị trường nên kiên nhẫn.

Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross nói với đài CNBC rằng đây không phải chuyện ‘bánh ít đổi đi, bánh quy đổi lại.’

Tổng thống Trump hôm 13/8 dời hạn chót áp thuế lên hàng ngàn sản phẩm Trung Quốc từ đầu tháng 9 sang giữa tháng 12 năm nay. Các giới chức của đôi bên cũng loan báo những cuộc thảo luận thương mại mới.

Các động thái này phần nào giúp các nhà bán lẻ và các tập đoàn công nghệ bớt lo trong lúc hai nền kinh tế lớn nhất thế giới bước vào năm thứ nhì thương chiến.

https://www.voatiengviet.com/a/trung-quoc-khong-nhuong-bo-sau-quyet-dinh-hoan-thue-cua-trump/5042495.html

 

TQ tập trận ở bên kia biên giới

giữa lúc Hong Kong gồng mình đón biểu tình

Các lực lượng bán quân sự Trung Quốc đã tiến hành tập trận ở bên kia biên giới với Hồng Kông hôm thứ Năm 15/8, làm dấy lên lo ngại là Bắc Kinh có thể chuẩn bị ra tay hành động chống các cuộc biểu tình quy mô tại trung tâm tài chính châu Á mà trước đó, Bắc Kinh mô tả là “gần như khủng bố”.

Hàng trăm thành viên của lực lượng Cảnh sát Vũ trang Nhân dân được trông thấy tại một sân vận động thể thao ở Thâm Quyến, nơi đã trở thành bãi đậu của hơn 100 xe bán quân sự sơn màu tối, khiến Hoa Kỳ lo ngại lực lượng này có thể được huy động để phá vỡ các cuộc biểu tình ở Hồng Kông, phía bên kia biên giới.

Trung Quốc hôm qua lại mang các cuộc biểu tình ở Hồng Kông ra so sánh là “gần giống với khủng bố Hồi giáo” vào lúc nổ ra các vụ đụng độ trên đường phố, tiếp theo sau những cảnh bạo động và hỗn loạn tại sân bay cách đây hai ngày, khi những người biểu tình tấn công hai người đàn ông bị họ nghi là có cảm tình với chính quyền.

Tại một cuộc họp báo, cảnh sát cho biết 17 người đã bị bắt giữ hôm thứ Tư 14/8, nâng tổng số người bị giam giữ lên đến 748 người, tính từ tháng 6 vừa rồi. Cảnh sát cho biết thêm rằng các đồn cảnh sát đã bị bao vây và tấn công 76 lần trong cuộc khủng hoảng.

Hiện chưa có dấu hiệu cho thấy các cuộc biểu tình ở Hồng Kông sẽ giảm cường độ. Đây là một trong những thách thức lớn nhất đối với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kể từ khi ông lên nắm quyền vào năm 2012.

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã liên kết một thỏa thuận thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc với việc Bắc Kinh giải quyết tình trạng bất ổn ở Hong Kong một cách nhân đạo, và tuyên bố sẵn sàng gặp ông Tập để thảo luận về cuộc khủng hoảng này.

Tổng thống Trump đánh tiếng là sẵn sàng gặp ông Tập trên trang Twitter:

“Tôi không có một chút nghi ngờ nào là Chủ tịch Tập Cận Bình có thể giải quyết vấn đề Hồng Kông một cách nhanh chóng và nhân đạo, nếu ông muốn. Môt cuộc họp riêng tư?

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ bày tỏ quan tâm sâu sắc về tin tức cho rằng lực lượng cảnh sát vũ trang Trung Quốc đang tập trung ở bên kia biên giới với Hồng Kông. kêu gọi chính quyền Hồng Kông hãy triệt để tôn trọng quyền tự do ngôn luận.

Bộ Ngoại giao Mỹ còn ra khuyến cáo du lịch, kêu gọi các công dân Mỹ thận trọng khi đến Hồng Kông. Trung Quốc thường xuyên lên tiếng cảnh cáo điều mà họ nói là sự can thiệp đến từ bên ngoài vào một vấn đề nội bộ của Trung Quốc.

Các chính phủ nước ngoài khác cũng hối thúc các bên hãy bình tĩnh. Pháp kêu gọi các quan chức Hồng Kông hãy nối lại đàm phán với người biểu tình, trong khi Canada kêu gọi Trung Quốc hãy giải quyết các cuộc biểu tình một cách khéo léo.

https://www.voatiengviet.com/a/tq-tap-tran-hong-kong-gong-minh-%C4%91%C3%B3n-bieu-tinh/5043270.html

 

Trung Quốc đẩy mạnh kế hoạch

ép Việt Nam dừng khai thác Bãi Tư Chính

Trọng Nghĩa

Việt Nam chưa kịp thở phào thì đã phải tiếp tục đối phó với vụ Trung Quốc, vào hôm 13/08/2019, đã cho tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 8 trở lại hoạt động trong khu vực Bãi Tư Chính ngay trong vùng thềm lục địa của Việt Nam. Theo giới phân tích, việc chiếc tàu khảo sát được cả một đội tàu hải cảnh và dân quân biển hộ tống trở lại vùng này là dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh đang đẩy mạnh kế hoạch ép Việt Nam dừng khai thác một khu vực dồi dào dầu khí mà Trung Quốc cho là của mình.

Trả lời phỏng vấn của nhật báo Hồng Kông South China Morning Post ngày 15/08/2019, chuyên gia Collin Koh, thuộc Trường Nghiên Cứu Quốc Tế S. Rajaratnam tại Singapore, cho rằng Bắc Kinh có dấu hiệu đang áp dụng một kiểu ngoại giao pháo hạm với những đòn tấn công dai dẳng, để buộc Việt Nam phải lùi bước và ngừng các hoạt động thăm dò và khai thác năng lượng trong khu vực mà Trung Quốc nhòm ngó.

Đây cũng là ý kiến của giáo sư Hồ Ba, giám đốc cơ quan Sáng Kiến Điều Tra Tình Hình Chiến Lược ở Biển Đông, thuộc Đại Học Bắc Kinh. Ông cho rằng chính công việc khai thác dầu khí của Việt Nam tại vùng Bãi Tư Chính mới là mục tiêu thực sự của chiến dịch Hải Dương Địa Chất 8.

Nhận định của hai chuyên gia nói trên có thể được kiểm chứng trong thực tế. Nhân lần thâm nhập khu vực Bãi Tư Chính vừa qua, trong lúc tàu Hải Dương Địa Chất 8 thực hiện công việc “khảo sát”, thì các chiếc tàu hải cảnh Trung Quốc đi theo gọi là « hộ tống » chiếc tàu Trung Quốc đã đồng thời tỏa ra quấy phá công việc thăm dò dầu khí của Việt Nam trong khu vực.

Chủ trương cản trở công việc khai thác dầu khí của Việt Nam trong khu vực Bãi Tư Chính càng lộ rõ khi trong đoàn hộ tống chiếc Hải Dương Địa Chất 8 lần đầu có chiếc tàu hải cảnh khổng lồ mang số hiệu 3901, có trọng tải 12.000 tấn, lớn gấp ba lần khu trục hạm mà Mỹ thường đưa vào tuần tra ở Biển Đông.

Theo những nguồn tin trùng hợp, trong thời gian qua, những cuộc đối đầu giữa lực lượng Cảnh Sát Biển Việt Nam và Hải Cảnh Trung Quốc có lúc đạt quy mô 20 chiếc tàu từ cả hai phía.

Lần này, theo những thông tin ban đầu, Trung Quốc đã cử thêm hai chiếc tàu hải cảnh hiện đại từ Biển Hoa Đông xuống tăng viện cho lực lượng họ đã bố trí trong vùng Bãi Tư Chính.

Một lực lượng hùng hậu như vậy, lại không ngần ngại có hành vi khiêu khích, rõ ràng là nhắm mục tiêu phá rối, làm nản chí, không chỉ Việt Nam, và cả các đối tác của Việt Nam trong việc khai thác dầu khí ở khu vực.

Mục tiêu tối hậu của Trung Quốc, theo hầu hết các nhà quan sát, là ép không cho Việt Nam hợp tác với các đối tác ngoài khu vực để khai thác dầu khí ở Biển Đông, để chỉ hợp tác với Trung Quốc mà thôi.

Ý đồ này lộ rõ trong đề nghị mà Trung Quốc muốn đưa vào Bộ Quy Tắc Ứng Xử ở Biển Đông đang thảo luận với ASEAN, theo đó các đề án phát triển tại Biển Đông chỉ dành riêng cho các nước có tuyên bố chủ quyền, các nước ngoài vùng không có quyền tham gia.

Nói cách khác, các nước như Việt Nam, cũng như Malaysia hay Philippines, chỉ có thể hợp tác với Trung Quốc nếu muốn khai thác dầu khí ở Biển Đông.

http://vi.rfi.fr/viet-nam/20190815-trung-quoc-day-manh-ke-hoach-ep-viet-nam-dung-khai-thac-bai-tu-chinh

 

Giới chuyên gia:

Trung Quốc đừng mong bắn chìm tàu sân bay Mỹ

Mai Vân

Vào lúc sức mạnh của Hải Quân Mỹ rõ ràng là dựa trên lực lượng tàu sân bay hùng hậu, các thành phần diều hâu Trung Quốc thường đưa ra lập luận là chỉ cần phá hủy một hoặc hai chiếc hàng không mẫu hạm Mỹ là đủ để làm cho Hoa Kỳ lùi bước.

Đối với các thành phần này, Bắc Kinh hiện đã có các phương tiện tối tân như các loại tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình hiện đại để tấn công và đánh chìm tàu sân bay Mỹ. Vấn đề nói thì đơn giản, nhưng thực hiện thì không phải là điều dễ dàng, thậm chí còn bất khả, như nhận định của chuyên gia phân tích quốc phòng Loren Thompson trên tờ báo Mỹ Forbes số ra ngày 09/08/2019 trong bài mang tựa đề « Tại sao Trung Quốc không thể đánh được tàu sân bay Mỹ » (  Why China Can’t Target U.S. Aircraft Carriers ).

Theo tác giả bài phân tích, từ hàng chục năm nay, nhiều người vẫn lo ngại là con chủ bài của sức mạnh Mỹ là các tàu sân bay khổng lồ hiện đang ngày càng gặp nguy hiểm trong thời đại của tên lửa chống hạm tầm xa với hệ thống dẫn đường cực kỳ chính xác, đặc biệt là của Trung Quốc, nước đã chuyển mình thành một siêu cường quân sự, với những loại vũ khí có thể đe dọa các hàng không mẫu hạm Mỹ.

Thế nhưng Hải Quân Hoa Kỳ, theo nhà phân tích của tờ Forbes, dường như không mấy lo lắng, thậm chí đô đốc John Richardson, tư lệnh Hải Quân mãn nhiệm, còn cho rằng Mỹ bây giờ còn « ít có khả năng bị tấn công hơn » so với thời kỳ kể từ Đệ Nhị Thế Chiến cho đến nay.

Có hai lý do giải thích thái độ tự tin của Hải Quân Mỹ : Trước hết là vì Mỹ đã đầu tư rất mạnh vào những công nghệ mới nhằm củng cố hệ thống phòng thủ của các nhóm tàu sân bay tấn công, đồng thời cũng đã thay đổi chiến thuật tác chiến tại khu vực gần Trung Quốc. Thế nhưng, lý do lớn nhất giúp

Mỹ tự tin chính là muôn vàn khó khăn mà Trung Quốc sẽ gặp phải để tìm ra và theo dõi các tàu sân bay Mỹ.

Tại sao những chiếc tàu sân bay hạt nhân khổng lồ mà Hải Quân Mỹ đang sử dụng lại có thể khó tìm như vậy, nhất là khi đó là những công trình đồ sộ, có chiều cao ngang với một tòa nhà 25 tầng, làm bằng thép dễ dàng bị radar nhìn thấy, lại đầy rẫy những loại thiết bị dựa trên quang học, hồng ngoại và tần số radio đặc biệt dễ bị phát hiện. Trong lúc đó thì quân đội Trung Quốc ngày càng có thêm công cụ dò tìm tinh vi, và tên lửa chống hạm đủ loại.

Trở ngại về mặt địa dư

Theo nhà phân tích của Forbes, lý do đầu tiên mang tính chất địa dư : Khu vực phía tây Thái Bình Dương, nơi hoạt động của hàng không mẫu hạm Mỹ, là một vùng mênh mông, rất dễ cho các con tàu ẩn mình khi tác chiến. Riêng Biển Đông đã rộng hơn 3,6 triệu km2, và đấy chỉ là một trong 4 vùng biển mà phi cơ xuất phát từ tàu sân bay Mỹ có thể tấn công vào Trung Quốc.

Trong trường hợp tiến hành hoạt động kiểm tra trên biển – tức là bảo vệ các tuyến đường biển cho các đồng minh chủ chốt như Nhật Bản chẳng hạn – có nhiều khả năng là tàu Mỹ sẽ ở khá xa chuỗi đảo đầu tiên nằm song song với bờ biển Trung Quốc.

Trong tình hình đó, hạm đội Mỹ có thể dễ dàng ẩn mình giữa vùng biển Tây Thái Bình Dương cực kỳ rộng lớn. Định vị một thứ gì đó giữa hàng triệu dặm vuông của một đại dương quả thực là không dễ, nhất là khi mục tiêu cần tìm còn thường xuyên di chuyển chứ không hề ở yên một chỗ.

Nhờ dùng năng lượng hạt nhân, tàu sân bay Mỹ về cơ bản có phạm vi hoạt động không giới hạn. Nếu quân đội Trung Quốc thực sự định vị được tàu sân bay Mỹ và bắn tên lửa về phía con tàu, thì khi tên lửa bay đến nơi, tàu sân bay đó đã không còn ở vị trí trước đó.

Với vận tốc 56 km/giờ, hàng không mẫu hạm Mỹ có thể ở bất kỳ đâu trong một khu vực có diện tích hơn 1.813 km2 trong khoảng thời gian 30 phút, và sau 90 phút, khu vực tàu sân bay hiện diện có thể tăng lên hơn 15.540 km2 – đây cũng là khoảng thời gian từ lúc Trung Quốc phát hiện ra tàu sân bay và phóng tên lửa đi từ đất liền.

« Quá trình tiêu diệt – kill chain »

Ngoài khó khăn trong việc phát hiện kẻ địch, Trung Quốc cần vượt qua nhiều trở ngại khác để có thể tấn công được một tàu sân bay Mỹ.

Đầu tiên hết là phải tìm ra tàu sân bay, sau đó phải xác định được vị trí con tàu, thiết lập một bản đồ theo dõi hành trình liên tục chuyển động của nó; rồi đưa con tàu vào tầm ngắm chính xác của những loại vũ khí cụ thể. Chưa hết, Trung Quốc còn phải xuyên thủng hàng rào phòng thủ nhiều lớp của tàu sân bay Mỹ mới có thể tiếp cận được mục tiêu; và cuối cùng còn phải đánh giá xem thiệt hại gây ra có đủ để khiến đối phương ngừng hoạt động hay chưa.

Hải Quân Mỹ gọi đây là một « quá trình tiêu diệt – kill chain », với mỗi bước phải được hoàn thành theo thứ tự, chỉ cần một sai sót trong một công đoạn là toàn bộ quá trình sẽ thất bại.

Và dĩ nhiên là Mỹ và các đối tác có nhiều kế hoạch nhằm gây gián đoạn từng bước một trong quá trình tiêu diệt đó.

Radar và vệ tinh Trung Quốc : hiệu năng còn khiêm tốn

Câu hỏi mà Forbes đặt ra là trong thời điểm hiện nay, những phương tiện mà Trung Quốc có thể dùng để dò tìm và xác định vị trí của tàu sân bay Mỹ có hiệu năng ra sao. Trước tiên hết là các hệ thống radar đặt trên đất liền.

Trung Quốc hiện có ít nhất 2 hệ thống radar khổng lồ mà trên lý thuyết, có khả năng gọi là « mò kim đáy biển ».

Tuy nhiên, tính hữu dụng của các hệ thống này khá khiêm tốn. Trước hết tín hiệu ghi nhận được rất yếu. Do phải phát đi các bước sóng dài, sản siinh ra tương đối ít thông tin, và những tín hiệu dội ngược trở về lại bị tiêu hao năng lượng nên rất yếu.

Ngoài ra, hình ảnh thu được của các khu vực khảo sát lại có độ phân giải thấp đến nỗi radar không thể thiết lập bản đồ theo dõi kể cả khi đã phát hiện ra tàu sân bay.

Cuối cùng, bản thân hệ thống radar rất lớn, và những vật thể cố định như vậy luôn bị đối phương ưu tiên phá hủy trước tiên khi có chiến tranh.

Trung Quốc cũng có thể dùng đến hành chục vệ tinh trinh sát mà họ đã phóng lên quỹ đạo, một số giống như các vệ tinh thăm dò điện tử mà Hải Quân Mỹ dùng để giám sát các đại dương, một số khác sử dụng các cảm biến quang học và radar có « độ mở tổng hợp ».

Nhưng để thu thập được thông tin với chất lượng đủ để phục vụ việc nhắm bắn đối tượng, các vệ tinh phải được đặt ở quỹ đạo thấp của Trái Đất (khoảng hơn 1.000 km tính từ bề mặt hành tinh). Ở độ cao đó, vệ tinh sẽ di chuyển với tốc độ gần 25.750 km/giờ – có nghĩa là sẽ nhanh chóng biến mất ở đường chân trời và phải hơn một giờ sau mới quay lại vị trí ban đầu.

Hải Quân Mỹ đã ước tính rằng để liên tục giám sát được các khu vực đại dương gần Trung Quốc, Bắc Kinh cần phải thiết lập 3 hệ thống theo dõi song song bắc – nam ở quỹ đạo thấp, và đưa vào mỗi hệ thống hàng chục vệ tinh được sắp xếp sao cho tầm phủ sóng của chúng liên tục với nhau.

Trung Quốc hiện chưa làm được điều này, và dù có làm được, thì việc kết nối toàn bộ các hệ thống trên quỹ đạo với một hệ thống điều hành dưới mặt đất để triển khai vũ khí nhắm vào một chiếc tàu sân bay nào đó cũng sẽ là một việc cực kỳ khó khăn.

Tàu sân bay Mỹ phòng thủ dày đặc

Giải pháp thứ ba của Trung Quốc là dùng phi cơ radar có và không có người lái.

Tuy nhiên, các hải đội tác chiến tàu sân bay Mỹ đã thiết lập một vòng phòng thủ dày đặc chung quanh nơi các con tàu này hoạt động, bao gồm chiến đấu cơ, mạng lưới tên lửa phòng không, máy bay giám sát và các thiết bị gây nhiễu. Không một phi cơ, chiến hạm hay tàu ngầm nào của Trung Quốc có thể tiến lại đủ gần tàu sân bay để tấn công. Các phương tiện của Trung Quốc ngược lại còn dễ trở thành mục tiêu ưu tiên tấn công của các nhóm tác chiến Mỹ.

Tóm lại, thực hiện được những bước quan trọng đầu tiên trong việc dò tìm và đưa các tàu sân bay vào tầm ngắm là một điều không hề dễ dàng. Kết nối các phương tiện cần thiết để thực hiện nhiệm vụ tấn công với các hệ thống khác trong các giai đoạn sau của “kill chain” sẽ là một thách thức, đặc biệt trong tình hình quãng thời gian rất ngắn mà Trung Quốc có được để triển khai vũ khí nhắm vào một mục tiêu liên tục di chuyển.

Bất kỳ vũ khí nào được triển khai chống lại mục tiêu được định vị lại còn phải vượt qua nhiều lớp phòng thủ chủ động và thụ động.

Nhìn chung, theo nhật báo Mỹ, Trung Quốc không (hoặc chưa) thể vượt qua những rào cản để có thể triển khai thành công một cuộc tấn công vào các tàu sân bay Mỹ. Bắc Kinh cũng sẽ rất khó có thể cản trở hoạt động của chúng khi chiến tranh xảy ra.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20190815-gio%CC%81i-chuyen-gia-trung-quoc-du%CC%80ng-mong-ba%CC%81n-chi%CC%80m-ta%CC%80u-san-bay-my%CC%83-ok

 

Bãi biển Boracay: đóng cửa một phần để tìm tã lót

Một phần của bãi biển ở Philippines đã bị đóng cửa sau khi mạng xã hội lan truyền video cảnh một du khách được cho là chôn một cái tã trên cát.

Khoảng 100 mét bờ biển Boracay đã đóng cửa vào thứ Tư 14/8 và sẽ mở lại trong vòng 72 giờ, chờ kết quả giám định các mẫu nước.

Đoạn phim về vụ việc đã gây phẫn nộ trên mạng.

Năm ngoái, đảo Boracay của Philippines đã đóng cửa không đón khách du lịch trong sáu tháng sau những lo ngại về tình hình môi trường.

Đoạn video, được đăng trên mạng xã hội hôm thứ Ba 13/8, cho thấy một nữ du khách châu Á chôn một vật thể trên cát tại một bãi biển trên đảo Boracay.

Bộ trưởng Du lịch Bernadette Romulo-Puyat xác nhận rằng khu vực này đã bị đóng cửa và sẽ được mở lại trong vòng 48 và 72 giờ.

Đi du lịch bao nhiêu thì đủ?

Bạn đã biết đi du lịch đúng cách để không bị ghét bỏ?

Sử dụng kem chống nắng có an toàn không

Bà nói với hãng tin ABS CBN: “Việc tắm biển tạm thời bị hạn chế trong khi chúng tôi dọn dẹp và cố gắng tìm nơi chiếc tã bị chôn. Khu vực này hiện đang được đào bới.”

Các nhà chức trách hiện đang cố gắng tìm vị khách trong các video để xử phạt vi phạm pháp lệnh môi trường.

Nhiều người trên mạng xã hội đã kêu gọi khách du lịch tôn trọng hòn đảo.

Năm ngoái, trước khi đóng cửa hòn đảo trong sáu tháng, Tổng thống Rodrigo Duterte cho biết hòn đảo này đang bị biến thành một “bể phốt”.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-49354457

 

Ấn Độ đẩy chuyện Kashmir đến chỗ không thể vãn hồi?

Vùng Kashmir do Ấn Độ quản lý từ tuần trước đã bị đặt trong tình trạng kiểm soát chưa từng thấy, sau khi Ấn Độ hủy bỏ Điều 370, quy định về quy chế đặc biệt dành cho Kashmir, của Hiến pháp nước này.

Sumantra Bose, giáo sư chính trị quốc tế và chính trị đối sánh tại Trường London School of Economics (LSE), giải thích lý do vì sao quyết định này làm bùng lên những phản đối, thách thức.

Kashmir: Pakistan trục xuất đại diện ngoại giao Ấn Độ

Ấn Độ xóa bỏ quy chế đặc biệt của Kashmir

Cuộc bầu cử vĩ đại của Ấn Độ bắt đầu

Từ cuối tháng Mười trở đi, Jammu và Kashmir sẽ không còn là một bang của Ấn Độ nữa.

Tuần trước, Quốc hội Ấn Độ đã thông qua với đa số phiếu tán thành quyết định của chính quyền liên bang, theo đó chia bang này thành hai vùng lãnh thổ liên hiệp – Jammu và Kashmir, và Ladakh.

Các vùng lãnh thổ liên hiệp được chính quyền liên bang trao cho ít quyền tự trị hơn so với các bang, và phải chịu sự cai trị trực tiếp từ Delhi.

Gần 98% dân số nơi này sẽ sống ở vùng lãnh thổ liên hiệp Jammu và Kashmir, gồm hai vùng là thung lũng Kashmir có đa số là người Hồi giáo, nơi có khoảng tám triệu người, và vùng Jammu có đa số dân là người theo Ấn giáo, khoảng sáu triệu người.

Vùng thứ ba, vùng lãnh thổ liên hiệp vừa được thành lập, Ladakh, là một sa mạc trên cao, nơi rất thưa dân, chỉ có khoảng 300 ngàn người, gồm cộng đồng người Hồi giáo và Phật giáo với số lượng gần như tương đương nhau.

Các sự kiện tuần trước đáp ứng được đòi hỏi của những người Ấn giáo theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan vốn có từ hồi đầu thập niên 1950: xóa bỏ Điều 370.Những người theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan Ấn giáo từ suốt bảy thập niên nay đã mạnh mẽ lên án Điều 370 và coi đó là “sự thỏa hiệp vô nguyên tắc” đối với bang duy nhất có đa số dân là người Hồi giáo tại Ấn Độ.

Các phương án chia nhỏ Jammu và Kashmir

Sự phản đối này cũng phù hợp với niềm tin về ý thức hệ của những người Hindu theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan rằng Ấn Độ phải là một quốc gia thống nhất, trung ương tập quyền.

Việc “tái tổ chức” Jammu và Kashmir cũng phản ánh đường lối từ lâu nay của họ.Vào năm 2002, Rashtriya Swayamsevak Sangh (RSS), tổ chức nòng cốt của phong trào dân tộc chủ nghĩa Ấn giáo, đòi bang này phải bị chia thành ba phần: một bang Jammu riêng rẽ với đa số dân Hindu; vùng thung lũng Kashmir với đa số dân là người Hồi giáo; và vùng Ladakh, cần được trao quy chế lãnh thổ liên hiệp.

Vishwa Hindu Parishad (VHP), một chi nhánh của RSS, thì kêu gọi phải chia bang này thành bốn phần: Jammu trở thành một bang riêng rẽ, còn vùng Ladakh trở thành vùng lãnh thổ liên hiệp.

Ấn Độ-Pakistan thù địch từ ngày lập quốc

Những người dân ‘mất nước’ ở một ngôi làng Kashmir

Một vùng có diện tích tương đối đáng kể nằm trong thung lũng Kashmir cũng cần được trao quy chế vùng lãnh thổ liên hiệp. Đây là nơi chỉ có duy nhất cộng đồng người Bramin ở Kashmir (còn gọi là Pandit Kashmir) sinh sống. Cộng đồng Hindu thiểu số, ít dân này đã bị buộc phải ra đi sau khi có cuộc nổi dậy nổ ra tại thung lũng hồi 1990.

Phần còn lại của Thung lũng Kashmir, theo kế hoạch của VHP, sẽ được để lại cho cộng đồng Hồi giáo đa số.

Mang tính biểu tượng

Quyền tự trị hầu như đã bị tước bỏ hết bởi một loạt biện pháp hợp nhất mà chính phủ liên bang áp dụng lên bang này trong thời gian từ giữa thập niên 1950 đến giữa thập niên 1960.

Sau thời kỳ giữa thập niên 1960, những phần còn lại trong Điều 370 chủ yếu chỉ mang tính biểu tượng – một lá cờ của bang, một bản hiến pháp từ thời những năm 1950 không có ý nghĩa gì hơn một xấp giấy, và một bộ luật hình sự của bang còn sót lại từ thời nơi này còn là tiểu vương quốc Jammu và Kashmir, 1846-1947.

Điều 35A, với nội dung cấm người ngoài vào mua đất đai, bất động sản tại bang này và đảm bảo ưu tiên việc làm trong các cơ quan nhà nước cho người dân địa phương, sẽ vẫn tiếp tục có hiệu lực. Tuy nhiên, nội dung này không phải là điều chỉ áp dụng duy nhất cho Jammu và Kashmir.

Một số bang, trong đó có các bang miền bắc Himachal Pradesh, Uttarakhand và Punjab, cũng như một số bang ở vùng ngoại vi đông bắc Ấn Độ, cũng có chế độ bảo hộ tương tự đối với người dân địa phương.

Nguyên do thực sự của “chủ nghĩa ly khai” ở bang này, vốn đã bùng nổ thành cuộc nổi dậy hồi 1990, là việc hủy bỏ trên thực tế quyền tự trị của bang trong các thập niên 1950 và 1960, và cách mà bang này bị ảnh hưởng: chính quyền địa phương chỉ là một chính thể bù nhìn do Delhi thành lập và nơi này bị biến thành một bang với các luật định hà khắc.

Với việc tước bỏ khỏi Jammu và Kashmir quyền là một bang và chia cắt nơi này thành các phần khác nhau, một hành động chưa từng xảy ra kể từ khi Ấn Độ giành độc lập cho đến nay, chính quyền của đảng Bharatiya Janata Party (BJP) đã đi xa hơn nhiều so với trước.

Cấu trúc Liên bang Ấn Độ được xây dựng trên cơ sở các bang (29 bang, và sắp tới sẽ chỉ còn là 28 bang), trong đó mỗi bang được hưởng quyền tự trị tương đối đối với Delhi.

Các vùng lãnh thổ liên hiệp của Ấn Độ – hiện có bảy, và sẽ thành có chín vùng kể từ 31/10 – hầu như không có vị thế, quyền lực gì mà các bang được hưởng.

Phân cực

Việc phân chia Jammu và Kashmir thêm nữa có thể xảy ra như phương án mà RSS và VHP ủng hộ hồi năm 2002. Điều đó có thể tạo nên sự phân cực giữa các cộng đồng dân theo đạo Hindu và đạo Hồi trong khu vực.

Người Hồi giáo Shia chiếm thế thượng phong ở quận Kargil, tây Ladakh cũng không hài lòng với việc họ bị đưa vào vùng lãnh thổ liên hiệp Ladakh mới.

Phản ứng của những người theo đạo Phật vốn nắm ưu thế ở Leh, quận ở khu vực đông Ladakh, cũng như trong cộng đồng những người Hindu Jammu, là đành chịu khuất phục, bởi họ bị mất quyền được trao theo Điều 35A.

Ông Modi đã hứa hẹn với người dân trong khu vực một tương lai phát triển và tiến bộ rất huy hoàng.

Ông cũng tuyên bố rằng các cuộc bầu cử sẽ sớm được tổ chức để hình thành cơ quan lập pháp cho vùng lãnh thổ liên hiệp Jammu và Kashmir (Ladakh trở thành một vùng lãnh thổ liên hiệp nhưng không có cơ quan lập pháp).

Bất kỳ cuộc bầu cử nào như vậy nhiều khả năng sẽ bị tẩy chay ở thung lũng Kashmir và bởi hầu hết người Hồi giáo Jammu, và tạo ra một chính quyền vô quyền năng do BJP lãnh đạo ở vùng lãnh thổ liên minh này.

Sáng kiến cực đoan về Jammu và Kashmir mà chính phủ đưa ra hoàn toàn đi chệch khỏi các chính sách độc tài, trung ương tập quyền mà nhiều chính phủ Ấn Độ trước đây đã từng theo đuổi ở hai khía cạnh quan trọng.

Trước hết là các chính phủ liên bang trước đây luôn dựa vào các thành phần trung gian: khách hàng từ giới tinh hoa chính trị của thung lũng Kashmir. Ông Modi và ông Shah đã giải tán các thành phần trung gian đó và chọn cách tiếp cận siêu trung dung.

Thứ hai, sự đàn áp của Delhi ở Jammu và Kashmir từ những năm 1950 trở đi luôn được biện minh bằng lập luận kỳ dị rằng việc duy trì Jammu và Kashmir có đa số dân là Hồi giáo làm một phần của Ấn Độ bằng mọi cách là điều cần thiết để làm hợp lệ tuyên bố của Ấn Độ rằng họ là “nhà nước thế tục”.

Ông Modi và ông Shah, cả hai đều theo đuổi đường lối chủ nghĩa dân tộc Hindu cứng rắn, thì không cần tới các lý do đó.

Bước đi cực đoan

Trong cách tiếp cận mang tính cực đoan của mình, có lẽ họ đã làm những điều quá sức.

Nước cờ thí tốt ở Kashmir có thể giúp BJP đạt kết quả khả quan trong các cuộc bầu cử ở một số bang Ấn Độ vào tháng 10 tới đây, và nó có thể tạm thời làm lạc hướng chú ý ra khỏi nền kinh tế đang chững lại của Ấn Độ.

Lịch sử phân chia Ấn Độ – Pakistan

Tuy nhiên, sự cực đoan của bước đi này có thể sẽ đẩy mạnh thêm tình trạng xung đột ở Kashmir theo cách thức mà hai ông sẽ thấy khó mà kiểm soát được trong tương lai.

Nhiều nền dân chủ cũng gặp vấn đề với việc có các vùng đòi ly khai dai dẳng: Scotland ở Vương quốc Anh, Quebec ở Canada, hay Catalonia ở Tây Ban Nha.

Những gì mà chính phủ BJP làm thì giống như những gì chế độ Milosevic của Serbia đã làm vào năm 1989, khi đơn phương hủy bỏ quyền tự trị của Kosovo và áp đặt một nhà nước cảnh sát đối với cộng đồng người Albania chiếm đa số ở Kosovo.

Nhưng cách tiếp cận của chính phủ theo đường lối dân tộc chủ nghĩa BJP đối với Kashmir vượt xa những gì Milosevic định làm đối với người Albania ở Kosovo: đòi họ phải khuất phục.

Chính phủ theo chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi Hindu dường như cuối cùng khao khát đồng hóa những người Hồi giáo nổi loạn ở Jammu và Kashmir biến họ thành một dạng bản sắc dân tộc Ấn Độ. Cách tiếp cận này gần giống với chính sách của Trung Quốc đối với người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương.

Nhưng những người theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan Hindu biết rằng Ấn Độ không phải là một quốc gia độc đảng.

Tương lai quả là u ám.

Sumantra Bose là Giáo sư Chính trị Quốc tế và Đối sánh tại Trường Kinh tế và Khoa học Chính trị London (LSE).

https://www.bbc.com/vietnamese/world-49344229

 

Cachemire: Quân đội Pakistan

sẵn sàng chiến đấu chống Ấn Độ

Trọng Thành

Hôm nay, 15/08/2019, là ngày Quốc khánh Ấn Độ, chính quyền Pakistan thông báo đây là ngày toàn quốc ủng hộ người dân xứ Cachemire, mà chính quyền New Delhi vừa tuyên bố tước bỏ quy chế tự trị của phần lãnh thổ do Ân Độ kiểm soát. Hôm qua, thủ tướng Pakistan tuyên bố quân đội sẵn sàng chiến đầu

Phát biểu tại Muzaffarabad, thủ phủ xứ Cachemire của Pakistan, thủ tướng Imran Khan khẳng định : Quân đội Pakistan đang có trong tay các thông tin chắc chắn về khả năng Ấn Độ có hành động can thiệp vào vùng Cachemire do Pakistan kiểm soát. Người đứng đầu chính phủ Pakistan cho biết, nếu Ấn Độ có hành động xâm phạm, Pakistan sẽ “chiến đấu đến cùng”. Tổng tham mưu trưởng Quân đội Pakistan Qamar Javed Bajwa cũng xác nhận quân đội nước này sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ.

Theo AFP, rõ ràng Pakistan đã trở nên cứng rắn hơn rất nhiều với tuyên bố hồi tuần trước của ngoại trưởng Pakistan, theo đó, Islamabad sẽ “xem xét trước hết các giải pháp chính trị, ngoại giao và pháp lý”.

Hãng tin Reuters cho hay chính quyền Bắc Kinh hôm qua ủng hộ yêu cầu của Pakistan về việc mở một cuộc họp khẩn cấp bàn về Cachemire tại Hội Đồng Bảo An.

Riêng tại Cachemire, theo người phát ngôn của chính quyền bang Jammu và Cachemire, thiết quân luật sẽ được nới lỏng sau ngày Quốc khánh 15/08, nhưng điện thoại và internet vẫn sẽ bị cắt trong những ngày tới. Thống đốc Satya Pal Malik hứa hẹn, nếu tình hình trong mười ngày nữa bình ổn, thông tin liên lạc sẽ được thiết lập trở lại.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20190815-cang-thang-cachemire-quan-doi-pakistan-san-sang-chien-dau-chong-an-do-ok