Tin khắp nơi – 15/06/2019
Bán máy bay do thám cho Đông Nam Á,
Mỹ gia tăng thách thức TQ
Trên thực tế, những nước Đông Nam Á tiếp nhận máy bay trinh sát không người lái của Mỹ đều là những nước có lợi ích trên Biển Đông.
Việc Mỹ quyết định trang bị cho các quốc gia Đông Nam Á máy bay trinh sát không người lái ScanEagle thể hiện cam kết đảm bảo an ninh của Washington với các đồng minh và đối tác trong khu vực, cây bút Mike Yeo của tờ Defense News cho biết.
Tuyên bố gần đây của Mỹ về việc sẽ cung cấp máy bay giám sát không người lái cho một số nước đối tác tại Đông Nam Á đã thu hút nhiều sự quan tâm, đặc biệt trong bối cảnh quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc đang xấu đi liên quan đến các vấn đề an ninh và thương mại. Tuần trước, Bộ Quốc phòng Mỹ (DoD) thông báo, Insitu Inc – một nhánh của tập đoàn sản xuất máy bay Boeing đã nhận được hợp đồng 47 triệu USD cung cấp 34 máy bay không người lái ScanEagle cho các nước Đông Nam Á. Thỏa thuận sẽ được thực hiện thông qua chương trình Bán trang bị quân sự cho nước ngoài (FMS) của chính phủ Mỹ. Chương trình FMS cũng cung cấp cho đối tác các phụ tùng thay thế, thiết bị hỗ trợ, đào tạo nhân lực, dịch vụ kỹ thuật… với công việc dự kiến hoàn tất trong năm 2022.
Máy bay không người lái sẽ được chuyển giao cho các quốc gia nêu trên bằng nguồn quỹ của chính phủ Mỹ. Tuy nhiên, điều này cũng làm dấy lên nhiều thông tin mâu thuẫn về việc liệu kế hoạch đó có thuộc chương trình xây dựng năng lực của các quốc gia đối tác của Bộ Quốc phòng, hoặc thuộc nguồn tài trợ theo sáng kiến an ninh hàng hải mà Mỹ công bố năm 2015 hay không.
Tính năng ưu việt của ScanEagle
ScanEagle là máy bay không người lái không vũ trang, được sử dụng để giám sát và thu thập thông tin tình báo. Phiên bản hiện hành ScanEagle 2, có trọng lượng cất cánh tối đa 26kg, độ dài 1,71m, sải cánh 3,11m, được xếp vào loại máy bay không người lái nhỏ.
Dù không được trang bị vũ khí, nó có thể mang các thiết bị giám sát có trọng lượng khoảng 5kg, bao gồm các máy quay video quang học, hồng ngoại, có độ phân giải cao, cho phép người điều khiển theo dõi các mục tiêu đứng yên hoặc đang di chuyển.
ScanEagle có thể bay với tốc độ từ 93 tới 111km/h, đạt được độ cao gần 6.000m. Máy bay sẽ cất cánh từ một máy phóng khí nén và hạ cánh nhờ hệ thống thu hồi UAV mang tên SkyHook.
Với kích thước, trọng lượng và cấu trúc như vậy, UAV ScanEagle có khả năng thực hiện nhiệm vụ tuần tra trên không trong thời gian dài, lên tới 18 giờ. ScanEagle là lựa chọn phổ biến trong thực hiện hoạt động theo dõi, giám sát trên không và đang được vận hành bởi quân đội của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Australia, Lithuana, Pakistan và Anh. Nó cũng được Hải quân Singapore sử dụng và được phóng từ nhiều loại tàu khác nhau, gồm cả tàu hộ tống tên lửa.
Gia tăng đối kháng Trung Quốc?
Có một thực tế dễ nhận thấy là tất cả các quốc gia trong danh sách tiếp nhận ScanEagle đều là những nước có lợi ích trên Biển Đông. Phía Mỹ cho rằng, máy bay không người lái ScanEagle sẽ hỗ trợ những nước này tăng cường Nhận thức về các vấn đề hàng hải (MDA) trên lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế của họ.
Theo định nghĩa của Tổ chức Hàng hải quốc tế, MDA là sự hiểu biết về tất cả các khu vực “trên, dưới, liên quan, liền kề hoặc giáp biển, đại dương hay tuyến đường hàng hải” mà có thể ảnh hưởng đến an ninh, an toàn, kinh tế và môi trường của một quốc gia. MDA đặc biệt quan trọng đối với chính phủ các quốc gia ven biển bởi các hoạt động thương mại dựa vào hàng hải và các hoạt động khác như đánh bắt cá đóng vai trò không hề nhỏ đối với sự phát triển kinh tế trong khu vực.
Cũng có ý kiến cho rằng đây là ví dụ mới nhất thể hiện sự quyết đoán của Mỹ trong khu vực khi căng thẳng giữa Washington với Bắc Kinh đang gia tăng và ý định của chính quyền ông Trump là đẩy mạnh việc xuất khẩu vũ khí Mỹ ra nước ngoài. Tờ China Military dẫn lời Zhang Junshe, nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện nghiên cứu Hải quân Trung Quốc nhấn mạnh, Mỹ luôn có ý định khai thác lợi ích từ các cuộc xung đột, tạo ra cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp quốc phòng của nước này và cải thiện cơ hội việc làm. Ông cáo buộc Washington đã làm gia tăng căng thẳng tại Trung Đông và Đông Âu để thực hiện mục đích của mình. Theo ông Zhang Junshe, việc Mỹ bán máy bay UAV cho các nước láng giềng của Trung Quốc có nguy cơ gây gia tăng căng thẳng tại Biển Đông.
Tuy nhiên, nhà phân tích Mike Yeo nhận xét, đây là cách nhìn khá đơn giản và không thực sự chính xác. Ông cho rằng, mặc dù có nhiều phỏng đoán về một cuộc đối đầu toàn diện liên quan đến những tranh chấp trên Biển Đông hay tham vọng khẳng định sự hiện diện trong khu vực nhưng xét về sự gia tăng năng lực quân sự của Trung Quốc, ScanEagles sẽ không nằm trong danh sách thiết bị quân sự được sử dụng trong cuộc chiến này.
Trên thực tế sẽ rất rủi ro khi dùng ScanEagle để chống lại bất kỳ “đối thủ” nào được trang bị hiện đại bởi hiệu suất hoạt động khiêm tốn sẽ khiến loại máy bay này dễ bị tổn thương trước hệ thống phòng thủ trên không
Thách thức an ninh hàng hải
Hiện nay có một loạt thách thức mà các quốc gia tiếp nhận ScanEagle tại Đông Nam Á đang phải đối mặt, không chỉ ở Biển Đông mà còn ở Eo biển Malacca, Biển Sulu và một số vùng biển khác.
Những vấn đề chính, nhận được sự quan tâm hàng đầu là cuộc chiến chống khủng bố ở miền nam Philippines và các vụ cướp biển ở Eo biển Malacca, Eo biển Singapore, tranh chấp trên Biển Đông. Ngoài ra còn có những thách thức hàng hải khác như tình trạng đánh bắt hải sản bất hợp pháp, nạn buôn người, buôn lậu, trộm cắp nguyên liệu và tội phạm xuyên quốc gia.
Mặc dù những quốc gia nằm trong chương trình có lực lượng hải quân và lực lượng bảo vệ bờ biển dày dặn kỹ năng và kinh nghiệm nhưng trong bối cảnh thiếu hụt nguồn lực nghiêm trọng, việc sở hữu máy bay không người lái có thể hoạt động suốt 18 giờ sẽ tạo ra lợi thế nhất định trong việc chống lại vô số thách thức hàng hải kể trên.
Thậm chí chỉ cần một số lượng nhỏ máy bay ScanEagle cũng có thể đóng góp đáng kể vào việc cải thiện khả năng MDA của các quốc gia ven biển. Lợi thế của loại máy bay không người lái này là nó có thể được vận hành ở bất kỳ vị trí nào trên không phận mở, không cần đến đường băng. Do hoạt động được ở độ cao gần 6.000 m, nên các cảm biến của nó có thể bắt được những hình ảnh bao quát và xa hơn so với thiết bị quan sát của một con tàu đang di chuyển trên mặt nước.
Tính ưu việt của các cảm biến quang học tích hợp trên máy bay ScanEagle đã được chứng minh rõ ràng qua sự cố xảy ra giữa các tàu chiến của Nga và Mỹ trên biển Philippines hồi tuần trước. Hải quân Mỹ đã công bố nhiều hình ảnh tĩnh về cuộc chạm trán thông qua video được quay từ cảm biến của ScanEagle.
Cây bút Mike Yeo cho rằng, nhìn từ góc độ chiến lược, quyết định trang bị máy bay không người lái cho một số quốc gia Đông Nam Á kể trên là minh chứng về cam kết của Mỹ nhằm đảm bảo an ninh cho đồng minh và các đối tác trong khu vực, chứ không phải tạo ra sự đối kháng với Trung Quốc
Mỹ tiếp tục cảnh báo TQ
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm qua cảnh báo sẽ không thúc đẩy các cuộc đàm phán thương mại mới nếu Trung Quốc không đồng ý các điều khoản đã được nhất trí trước đây, theo Bloomberg.
Trước đó, chủ nhân Nhà Trắng tuyên bố nếu Chủ tịch Tập Cận Bình không dự Hội nghị G20 ở Nhật Bản vào ngày 28 – 29.6, thuế áp thêm lên 300 tỉ USD hàng hóa còn lại từ Trung Quốc sẽ có hiệu lực ngay lập tức.
Đáp lại, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng chỉ lưu ý sẽ sớm thông báo nếu nắm thông tin về cuộc gặp giữa hai lãnh đạo tại Nhật Bản và không nhắc đến thỏa thuận thương mại. Trong khi đó, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross dự đoán hai bên sẽ đạt được thỏa thuận.
Cũng trong hôm qua, ông Ross nói việc Washington áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Huawei và ZTE của Trung Quốc là phù hợp vì hai công ty này có hoạt động đe dọa an ninh quốc gia.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/28665-my-tiep-tuc-canh-bao-tq.html
Tầu dầu bị tấn công:
Trump dẫn video của Lầu Năm Góc để tố cáo Iran
Tiếp theo các giới chức Hoa Kỳ, đến lượt tổng thống Trump hôm qua, 14/06/2019, cáo buộc chính quyền Teheran đứng sau vụ hai tầu chở dầu bị tấn công tại vùng Vịnh. Dựa trên một đoạn video được bộ Quốc Phòng Mỹ công bố hôm trước, đích thân tổng thống Mỹ khẳng định Teheran là thủ phạm.
Thông tín viên Eric de Salve tường trình từ San Francisco :
« Chính Iran đã gây ra », tổng thống Donald Trump nhấn mạnh như trên trong cuộc phỏng vấn trực tiếp qua điện thoại với Fox News, kênh truyền hình ưa thích của ông, vào sáng thứ Sáu này. Tổng thống Mỹ nói : Chúng tôi biết điều đó, bởi chúng tôi đã xem đoạn video…
Theo Washington, đoạn video, được bộ Quốc Phòng Mỹ công bố hôm trước đó, cho thấy một chiến thuyền tuần tra của Vệ binh Cách mạng, lực lượng vũ trang thiện chiến của chế độ Iran, áp sát một trong hai chiếc tầu chở dầu của Na Uy và Nhật Bản, bị tấn công hôm thứ Năm, để gỡ một trái mìn dính vào thân tàu, bị bỏ quên.
Tổng thống Mỹ nói : «… Chính là tàu của Iran, chính là do họ… Đó là trái mìn chưa phát nổ. Quý vị có thể tầu Iran đang cố lấy mìn đi, bởi họ không muốn để lại dấu vết. Bởi có rất nhiều dấu hiệu trên trái mìn này cho thấy đó là của Iran… ».
Cách nay một tháng, sau vụ phá hoại nhắm vào bốn con tầu tại vùng biển Oman, Washington đã khẳng định có bàn tay của Teheran đằng sau. Chính quyền Iran bị Donald Trump lên án là khủng bố và bị cáo buộc chủ trương phong tỏa eo biển Ormutz, nơi trung chuyển của một phần ba tổng lượng dầu thô trên toàn thế giới, sau khi Hoa Kỳ tái lập các trừng phạt kinh tế, ngăn cản Iran xuất khẩu dầu mỏ.
Các cáo buộc Iran từ phía Mỹ được các đồng minh của Washington trong khu vực ủng hộ. Ả Rập Xê Út cho biết « hết sức lo ngại », trong lúc Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất tố cáo tình trạng « leo thang nguy hiểm ».
Tuy nhiên, về phía giới chuyên gia, nhiều tiếng nói cất lên yêu cầu thận trọng. Theo nhà phân tích Ali Ansari, chuyên gia về Trung Đông tại đại học Saint-Andrews, ở Scotland, không nên vội vã đưa ra kết luận, nếu chỉ dựa trên đoạn video này.
Viện phó Viện quan hệ quốc tế và chiến lược ở Paris, ông Jean-Pierre Maulnay thì cho rằng đoạn video này không phải là một chứng cứ. Theo ông, những người ở trên con tàu bị cho là của Iran dường như cố gỡ một vật gì đó trên thành tàu, nhưng khó xác định vật đó là gì.
Tổng thống Trump: cựu luật sư McGahn
“có thể nhầm lẫn” trong cuộc điều tra Nga
Tin từ Washington, DC – Reuters dẫn lời Tổng thống Trump cho biết, cựu luật sư Tòa Bạch Ốc Don McGahn có thể bị “hiểu sai ý” khi đưa ra lời khai trong cuộc điều tra Nga của Công tố viên đặc biệt Robert Mueller.
Trong cuộc phỏng vấn với đài ABC News, Tổng thống Trump bác bỏ bình luận của ông McGahn, vốn là một nhân chứng quan trọng trong cuộc điều tra của Robert Mueller, về các cáo buộc Nga can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống năm 2016, cũng như hành vi cản trở công lý của Tổng thống hoặc các phụ tá.
Khi được hỏi tại sao ông McGahn lại nói dối các điều tra viên Hoa Kỳ, và có thể phạm tội liên bang, Tổng thống Trump cho biết ông McGahn chỉ tỏ ra là một luật sư tốt. Nhưng Tổng thống không quan tâm đến những gì ông ấy nói.
Theo Reuters, những bình luận của Tổng thống có thể sẽ càng khuyến khích các nhà lập pháp Dân chủ thúc đẩy quá trình lời khai của ông McGahn. Ông McGahn từng từ chối tuân thủ trát đòi theo lệnh của Tổng thống Trump, qua đó khiến đảng Dân chủ tại Hạ viện phải sử dụng đến biện pháp pháp lý.
Trước đó, ông McGahn từng hợp tác với nhóm của ông Mueller, trong cuộc điều tra kéo dài hai năm. Ông khai nhận với các điều tra viên rằng Tổng thống Trump đã gọi ông nhiều lần vào tháng 6 năm 2017, yêu cầu ông chỉ thị Bộ Tư pháp sa thải ông Mueller vì những mâu thuẫn về quyền lợi. Theo báo cáo điều tra của ông Mueller, ông McGahn đã không thực hiện theo yêu cầu trên.
Bản báo cáo điều tra của ông Mueller cho thấy Moscow đã can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2016, trong khi nhóm tranh cử của Tổng thống Trump có nhiều sự liên lạc với các viên chức Nga. Nhưng ông Mueller lại cho rằng không đủ bằng chứng để kết luận sự hợp tác giữa Nga và nhóm tranh cử. Bản báo cáo cũng nêu ra 10 trường hợp Tổng thống Trump cố gắng can thiệp vào cuộc điều tra của ông Mueller. Dù vậy, ông Mueller từ chối đưa ra kết luận Tổng thống cản trở công lý. (Ngô Bảo)
https://www.sbtn.tv/tong-thong-trump-cuu-luat-su-mcgahn-co-the-nham-lan-trong-cuoc-dieu-tra-nga/
Trump giành thắng lợi tòa án
về lệnh cấm người chuyển giới tính trong quân đội
Một tòa án phúc thẩm liên bang đã trao cho Tổng thống Donald Trump một chiến thắng trong nỗ lực cấm hầu hết người chuyển giới tính gia nhập quân đội, ra lệnh cho một thẩm phán xét lại phán quyết của bà chống lại chính sách mà Tòa án Tối cao Hoa Kỳ đã cho phép có hiệu lực.
Tòa án Phúc thẩm Khu vực 9 liên bang ngày thứ Sáu đã bác một phán quyết của Thẩm phán khu vực liên bang Marsha Pechman ở Seattle, nói rằng lệnh cấm có thể vi phạm quyền lập hiến của các quân nhân và tân binh là người chuyển giới tính.
Một hội đồng ba thẩm phán của tòa án phúc thẩm ở San Francisco nói rằng thẩm phán Pechman chưa cân nhắc đầy đủ thẩm xét của quân đội, và ra lệnh cho bà xem xét lại.
Phán quyết này có thể củng cố lập trường của ông Trump, mặc dù chính phủ vẫn có trách nhiệm đưa ra luận cứ biện minh cho chính sách của ông.
Bộ Tư pháp Hoa Kỳ không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận, theo Reuters.
Bà Pechman là một trong bốn thẩm phán liên bang ra phán quyết chống lại chính sách của ông Trump đối với các quân nhân chuyển giới tính.
Vào tháng 1, Tòa án Tối cao Hoa Kỳ, với đa số bảo thủ 5-4, đã dỡ bỏ các lệnh cấm của tòa án thấp hơn chống lại chính sách này, đồng thời cho phép các thách thức pháp lí tiếp tục.
Ông Trump, người theo Đảng Cộng hòa, loan báo lệnh cấm người chuyển giới tính gia nhập quân đội vào tháng 7 năm 2017, nói rằng quân đội cần tập trung vào “chiến thắng quyết định và áp đảo” mà không bị đè nặng bởi “các chi phí y tế hết sức to lớn và sự gián đoạn” vì có quân nhân chuyển giới tính.
Sắc lệnh này đảo ngược một chính sách mang tính dấu mốc được công bố vào năm 2016 bởi Tổng thống Đảng Dân chủ Barack Obama, cho phép người chuyển giới tính phục vụ mà không sợ bị cho giải ngũ, và được chăm sóc y tế trong quá trình chuyển đổi giới tính.
Trump đổi lập trường, nói ‘tất nhiên’
sẽ báo cáo việc nước ngoài can thiệp bầu cử
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm thứ Sáu thay đổi lập trường về việc liệu ông có báo cáo với cơ quan chấp pháp của Mỹ về sự can thiệp của nước ngoài vào một chiến dịch vận động chính trị hay không, nói với đài Fox News trong một cuộc phỏng vấn rằng ông “tất nhiên” sẽ liên lạc với nhà chức trách.
Trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình với đài ABC News trước đó trong tuần, ông Trump đã nói rằng ông sẽ sẵn lòng lắng nghe một thực thể nước ngoài cung cấp thông tin gây tổn hại cho đối thủ chính trị, nói rằng “chẳng có điều gì sai trái với chuyện đó cả.”
Ông cũng nói với đài ABC rằng ông không đồng ý với lập trường của Giám đốc FBI Christopher Wray rằng các chiến dịch vận động chính trị nên báo cáo các liên lạc đáng ngờ từ các chính phủ nước ngoài.
Canada bác bỏ ý kiến ngăn chặn
việc dẫn độ giám đốc tài chính Huawei sang Hoa Kỳ
Tin từ OTTAWA, Canada — Vào hôm thứ Năm (13/6), Bộ trưởng Ngoại giao Canada Chrystia Freeland bác bỏ một ý kiến đề nghị Ottawa ngăn chặn việc dẫn độ giám đốc điều hành hàng đầu từ công ty Huawei Technologies của Trung Cộng sang Hoa Kỳ, đồng thời cho biết rằng việc này sẽ tạo ra một tiền lệ nguy hiểm.
Giám đốc tài chính của Huawei, bà Mạnh Vãn Châu, người bị bắt vì cáo buộc gian lận của Hoa Kỳ tại Vancouver vào tháng 12 năm ngoái, sẽ phản đối yêu cầu dẫn độ của Washington tại các phiên điều trần sẽ bắt đầu vào tháng 1 tới. Trung Cộng đã rất phẫn nộ với việc bắt giữ và yêu cầu Canada thả bà Mạnh, cũng như bắt giữ hai người Canada về các cáo buộc gián điệp. Họ cũng ngăn chặn việc nhập cảng hạt cải dầu của Canada. Thủ tướng Justin Trudeau tuyên bố rằng ông lo ngại các hành vi trả đũa khác.
Vào hôm thứ Năm (13/6), tờ Globe and Mail cho biết cựu Thủ tướng Canada Jean Chretien đã đưa ra ý tưởng đề nghị chính phủ can thiệp để ngăn chặn vụ dẫn độ, và từ đó cải thiện quan hệ với Bắc Kinh. Các viên chức Canada cho biết họ không hề nhận thấy triển vọng cải thiện quan hệ với Trung Cộng cho đến khi tương lai của bà Mạnh được giải quyết.
Hồi tuần trước, ông Trudeau cho biết ông sẽ xem xét về việc tìm kiếm một cuộc họp với Chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Nhật Bản vào cuối tháng này. Ông Trudeau hiện đang có kế hoạch đến Washington để đàm phán vào ngày 20 tháng 6, và sẽ đề cập đến trường hợp hai người Canada bị giam giữ tại các cuộc đàm phán này. (Mộc Miên)
Người Venezuela chạy sang Peru trước khi có luật mới
Hàng ngàn người Venezuela đổ xô sang Peru ngay trước khi chính sách siết chặt nhập cư của Peru có hiệu lực.
Mỹ ‘dùng mọi cách gây áp lực cho Maduro’
Maduro thề đánh bại ‘thiểu số điên rồ’ của Guaidó
Theo luật mới ra hôm thứ Bảy, người dân Venezuela phải có passport và visa thì mới có thể vào Peru.
Trước đó, người Venezuela chỉ cần xuất trình thẻ căn cước là được vào Peru.
Nhưng Peru nói chỉ riêng hôm thứ Năm, 6.000 người Venezuela đã chạy từ Ecuador sang Peru.
Liên Hiệp Quốc ước tính 4 triệu người đã chạy khỏi Venezuela từ 2015.
Tổng thống Peru Martin Vizcarra lên tiếng biện hộ cho chính sách hạn chế mới.
Ông Vizcarra nói Peru đã “mở vòng tay cho hơn 800.000 người Venezuela”.
“Cũng đúng thôi khi nay yêu cầu họ mang visa để bảo đảm kiểm soát ai đi vào.”
Hiện Colombia có đến 1,3 triệu người tị nạn Venezuela, theo sau là Peru với 768.000, theo Liên Hiệp Quốc.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-48648436
Di dân gấp rút kéo vào Mexico trước khi
an ninh thắt chặt theo yêu cầu tổng thống Trump
Tin từ CIUDAD HIDALGO, Mexico — Vào hôm thứ Năm (13/6), những di dân Trung Mỹ đua nhau kéo vào Mexico, khi chính phủ chuẩn bị điều động hàng ngàn thành viên Vệ binh Quốc gia đến phong tỏa những khoảng trống ở biên giới.
Vừa qua, Mexico đồng ý một thỏa thuận với Hoa Kỳ, nhằm chứng minh vào trước cuối tháng 7 rằng nước này có thể ngăn chặn một đợt gia tăng di dân tiến về Hoa Kỳ. Quyết định này được Mexico đưa ra sau lời đe dọa từ Tổng thống Trump về việc áp thuế đối với hàng hóa Mexico nếu nước này không thể ngăn dòng người di dân. Ngoại trưởng Marcelo Ebrard cho biết Mexico sẽ tăng cường kiểm soát biên giới phía nam, bao gồm việc huy động 6,000 thành viên của Lực lượng Vệ binh Quốc gia. Việc bố trí lực lượng này bắt đầu vào hôm thứ Tư (12/6), mặc dù các nhân chứng không hề nhìn thấy dấu hiệu của việc bố trí.
Khi bình minh ló dạng vào hôm Thứ Năm (13/6), một gia đình của những di dân gốc Honduras đã chèo bè qua một con đường hẹp sang sông Suchiate từ Guatemala và đặt chân lên lãnh thổ Mexico. Các viên chức di trú vẫn ngồi trong bóng mát của các trạm di dân trên một cây cầu nối liền hai nước. Những chiếc bè được chế tạo theo kiểu ứng biến từ các ván gỗ nổi trên các săm xe khổng lồ đã chở theo bia Corona từ chợ đen, cà phê và các loại hàng lậu khác về phía Guatemala. Một vài chiếc bè khác chở đầy người Trung Mỹ chạy trốn khỏi tình trạng bạo lực băng đảng và nghèo đói đã trôi nổi về phía Mexico. (Mộc Miên)
LHCA tố cáo nhiều hoạt động phá bầu cử Nghị Viện
xuất phát từ Nga
Trong một báo cáo công bố hôm qua, 14/06/2019, Ủy Ban Châu Âu nêu bật sự kiện “nhiều nguồn từ Nga” đã cố tìm cách lũng đoạn cuộc bầu cử Nghị Viện Châu Âu trong tháng 5 với những thông tin thất thiệt, và mục tiêu là làm cử tri nản chí không đi bầu. Tuy nhiên, đã không hề có một chiến dịch do một tác nhân duy nhất dàn dựng.
Bruxelles đã từng lên tiếng cảnh báo khi đến gần cuộc bầu cử vào hạ tuần tháng Năm. Một số lãnh đạo đã vạch mặt Matxcơva như là kẻ đứng sau chiến dịch tạo tin giả « fake news ».
Các nước thành viên Liên Hiệp Châu Âu đã kêu gọi nhau phối họp hành động, cảnh giác trước chiến dịch tin thất thiệt thù nghịch này. Facebook, Tweeter được yêu cầu tham gia truy lùng tin giả.
Tuy nhiên giới lãnh đạo Châu Âu công nhận đã không ghi nhận được « một chiến dịch tung tin thất thiệt đặc biệt của các nguồn tin từ bên ngoài » nhắm vào cuộc bầu cử của Châu Âu.
Thế nhưng những bằng chứng thu thập được đã cho thấy có những hoạt động liên tục tung tin thất thiệt và ồ ạt từ những nguồn ở Nga không rõ danh tánh, nhằm làm làm giảm việc tham gia bầu cử của cử tri và ảnh hưởng lên sự chọn lựa của họ.
Theo báo cáo của Bruxelles, những thông tin thất thiệt này đề cập đến nhiều chủ đề từ vấn đề dân chủ của Châu Âu, hay những vấn đề nhạy cảm đối với cử tri như nhập cư, chủ quyền quốc gia…, và khuyến khích những quan điểm cực đoan.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190615-lhca-to-cao-cac-muu-toan-den-tu-nga-de-pha-cuoc-bau-cu-nghi-vien
Đức thận trọng ‘rẽ sóng’ ở Biển Đông
Châu Âu thời gian qua đã hiện diện tích cực ở Biển Đông, và thế giới đang trông chờ một vai trò lớn hơn của Đức như cách Anh và Pháp đã thể hiện. Sức ép vô hình nào khiến Berlin do dự?
Khi Bộ trưởng Quốc phòng Đức Ursula von der Leyen thăm Bắc Kinh hồi tháng 10-2018, bà thận trọng không đả động trực tiếp đến Biển Đông, dù vấn đề này là quan ngại lớn của phương Tây thời gian qua.
Phát biểu tại Đại học Quốc phòng trực thuộc Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA), bà Von der Leyen nói một cách chung chung: “Các tuyến hàng hải cần luôn rộng mở, không nên trở thành nơi biểu dương sức mạnh”.
Từ đó đến nay đã nhiều tháng trôi qua, các quan chức Chính phủ Đức vẫn chưa thống nhất được có nên gửi tàu chiến tham gia tuần tra tự do hàng hải chung với hải quân Mỹ ở Biển Đông hay không.
Báo SCMP của Hong Kong ngày 12-6 dẫn một nguồn tin từ Berlin cho biết Bộ Ngoại giao Đức đang chia rẽ trong vấn đề này. Có 2 nguyên nhân liên quan đến nhận thức:
1. Đức là cường quốc kinh tế hàng đầu ở châu Âu, là ngọn cờ đầu của Liên minh châu Âu (EU).
2. Chính sách ngoại giao và quốc phòng của Đức chịu ảnh hưởng bởi di sản của 2 trận thế chiến, trong đó có 45 năm chia cắt hoàn toàn.
Đức có thể không muốn “dây dưa” trực tiếp đến Đài Loan (tuần trước họ bác bỏ thông tin điều tàu chiến đến eo biển này), nhưng Biển Đông quá quan trọng để có thể phớt lờ theo cách đó.
Khả năng hải quân Đức có mặt ở Biển Đông là một “bí mật mở” trong giới quân sự và ngoại giao, theo báo SCMP.
“Biển Đông là tuyến hàng hải quốc tế quan trọng, còn Đức là một cường quốc giao thương lớn. Dễ hiểu là họ muốn thực hiện phận sự của mình trong việc bảo đảm quyền tự do hàng hải theo luật quốc tế được tôn trọng” – chuyên gia Walter Ladwig thuộc trường King’s College London, bình luận.
Biển Đông là một giao lộ trên biển đối với các nhà xuất khẩu Đức. Theo tổ chức học giả Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (trụ sở tại Washington – Mỹ), hàng hóa Đức lưu thông qua Biển Đông năm 2016 đạt 117 tỉ USD, đứng thứ 9 về khối lượng giao thương.
Trong khi các nước châu Âu khác như Anh, Pháp… đang cân nhắc phương án lập một liên minh phòng vệ, các nhà phân tích đánh giá Thủ tướng Angela Merkel cần thuyết phục được nhóm cử tri hoài nghi về một vai trò lớn hơn của quân đội Đức.
“Liên minh kiểu này cần sự hợp tác chặt chẽ hơn giữa các nước thành viên, nhất là với Pháp. Pháp đã tích cực hiện diện ở Biển Đông và eo biển Đài Loan, còn Đức đã cử đại diện
quân sự thực hiện vai trò giám sát trên các chiến hạm Pháp” – chuyên gia Bernt Berger, thuộc tổ chức Hội đồng Đức về quan hệ đối ngoại, nhận định.
Đối với Đức, di sản 2 cuộc thế chiến khiến họ lúng túng khi cân nhắc tham gia cùng Mỹ ở Biển Đông theo cách Pháp, Anh, Nhật Bản, Ấn Độ, Úc và Philippines đã làm.
“Bà Merkel muốn một quân đội Đức mạnh, đủ sức gánh trọng trách quốc tế nhưng người dân lại phản đối” – truyền thông Đức dẫn lời ông Werner Kraetschell, một người bạn của gia đình Merkel, hồi năm 2017.
Trên thực tế, có đến 75% cử tri Đức phản đối sự can dự vào cuộc xung đột Syria. Điều đó đủ để nói lên tâm lý bài chiến của người dân xứ này.
Từ cuối Chiến tranh lạnh, Đức còn tuân theo nguyên tắc “quân đội nghị viện”, tức chỉ có Bundestag (Quốc hội liên bang) mới có quyền thông qua chiến dịch quân sự.
Tuy nhiên, các đồng minh vẫn hi vọng Berlin sẽ mở rộng vai trò quân đội trong bối cảnh châu Âu, Mỹ đều cảm nhận thách thức mang tên “Trung Quốc” đối với trật tự quốc tế.
“Đức là quốc gia châu Âu thẳng thắn nhất trong chính sách đối ngoại với Trung Quốc, đặc biệt là nhân quyền, nhưng lại không phải trả cái giá chính trị nào” – chuyên gia Mathieu Duchatel thuộc Viện Montaigne (Pháp) nhận xét.
Vấn đề chỉ là cái bóng của quá khứ vẫn đè nặng trong tâm trí người Đức. Bộ trưởng Von der Leyen đã thổ lộ tại Bắc Kinh thế này: “Nước Đức thường quá lớn và quá hùng mạnh. Và ham muốn quyền lực thường dẫn đến xung đột”.
http://biendong.net/bi-n-nong/28658-duc-than-trong-re-song-o-bien-dong.html
Pháp: Thánh lễ đầu tiên tại Nhà Thờ Đức Bà Paris
từ sau hỏa hoạn
Tổng giám mục Paris Michel Aupetit cử hành thánh lễ đầu tiên tại Nhà Thờ Đức Bà Paris, từ sau vụ hỏa hoan cách đây 2 tháng. Nhưng do tình trạng của nhà thờ, thánh lễ sẽ chỉ mở ra cho một cử tọa rất giới hạn.
Chỉ có khoảng 30 người, mà một nửa là linh mục được dự thánh lễ bắt đầu từ 18 giờ, giờ Paris. Ngoài các linh mục, còn một số người hoạt động thiện nguyện và người làm việc ở công trường trùng tu nhà thờ. Những người dự lễ sẽ được yêu cầu đội mũ bảo hiểm ngay từ cửa vào nhà thờ.
AFP trích dẫn giải thích của giáo phận Paris, cho biết là vì lý do an ninh, không có tín đồ tham dự. Tuy nhiên thánh lễ được truyền qua kênh truyền hình công giáo KTO để tất cả « giáo dân Công Giáo được tham gia ».
Chỉ 9% các khoản hứa đóng góp được chuyển đến
Cũng liên quan đến Nhà Thờ Đức Bà Paris, vụ hỏa họan ngày 15/04, đã làm dấy lên làn sóng quyên góp lớn chưa từng thấy, với các khoản hứa đóng góp to nhỏ tổng cộng lên đến 850 triệu euro.
Nhưng theo một cuộc điều tra của đài FranceInfo công bố hôm qua, 14/06/2019, các khoản tiền đã thực thụ được chuyển đến các cơ quan quản lý tiền quyên tặng chỉ tương đương với gần 9% khoản tiền hứa tặng, tức là khoảng 80 triệu euro.
Những khoản tiền thực thụ được chuyển đến chủ yếu là tiền đóng góp của các cá nhân. Trong lúc đó, các khoản tiền cam kết của các tập đoàn và nhà hảo tâm lớn, như gia đình Arnault và tập đoàn hàng xa xỉ LVMH của họ, hứa 200 triệu euro, hay gia đình Pinault, đã thông báo đóng góp 100 triệu euro, thì chỉ được giải ngân một cách nhỏ giọt, tùy theo tiến trình công việc thực hiện.
Một số người trước những thông báo đóng góp ồ ạt, đã cho biết họ sẽ không đóng góp thêm, nhưng điều này không có tác động gì lớn, theo cơ quan đặc trách về Di Sản.
http://vi.rfi.fr/phap/20190615-phap-thanh-le-dau-tien-tai-nha-tho-duc-ba-paris-tu-sau-hoa-hoan
Liên hoan Marseille ra mắt bản Bolero (Ravel)
theo phong cách Nam Phi
Liên hoan nghệ thuật lần thứ 24 của thành phố biển Marseille miền nam nước Pháp năm nay đã khai mạc hôm qua, 14/05/2019, với vở múa đặc biệt của biên đạo Gregory Maqoma, người Nam Phi. Vở múa theo phong cách dân gian truyền thống của người Nam Phi được thể hiện trên nền giai điệu Bolero, tác phẩm kinh điển của âm nhạc phương Tây.
Phóng sự của thông tín viên Sarah Tisseyre của RFI từ Marseille :
Trên nền giai điệu bản Bolero của Ravel là các điệu múa và bài hát Nam Phi. Trên sân khấu, có bốn ca sĩ và chín vũ công. Xung quanh họ là những cây thập tự bằng gỗ, giống như trong một nghĩa trang. Nhà biên đạo múa Gregory Maqoma đã biến bản Bolero thành một điệu nhạc vinh danh những người đã khuất.
Người trợ lý của biên đạo múa cho biết sáng tác này được gợi cảm hứng từ các tiểu thuyết về cuộc đời những người nô lệ da đen châu Mỹ, cũng như tình hình hiện tại ở Nam Phi.
Người trợ lý Sia Dokoda giải thích : « Vào thời điểm sáng tác vở diễn này, đã có một loạt vụ bắt cóc và giết người tại Nam Phi. Đối với biên đạo Gregory Maqoma, thì vở diễn là một cách để kêu gọi xã hội suy nghĩ về toàn bộ những chuyện này. Bởi khi nghe nói quá nhiều về các vụ giết người, người ta có xu hướng trở nên thờ ơ. Người ta sẽ tự bảo mình : Lại có thêm một người chết. Như vậy, sáng tác này chính là một cách để nói : Đừng làm như vậy ! Hãy tôn trọng những người đã khuất ấy, chúng ta hãy tưởng nhớ họ ! ».
Vở múa với dàn đồng ca với giai điệu Bolero tưởng niệm người chết cũng lấy nhiều cảm hứng từ thể loại ca nhạc đa thanh Isicathamiya của sắc tộc Zoulou, được các thợ mỏ Nam Phi phát triển sau đó.
Moldova: Bế tắc chính trị được tháo gỡ
dưới áp lực của Liên Âu và Nga
Bế tắc chính trị tại Moldova, nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ, đột ngột được cởi nút, với việc đảng của nhà tài phiệt Vladimir Plahotniuc hôm qua, 14/06/2019, quyết định rời khỏi chính phủ, để nhường chỗ cho một liên minh cầm quyền mới, gồm các đảng phái thân châu Âu và thân Nga.
Khủng hoảng chính trị tại Moldova kéo dài từ tháng Hai 2019 đến nay, sau cuộc bầu cử Nghị Viện, không đảng phái nào có đủ đa số trong Quốc Hội để lập chính phủ. Do áp lực của nhà tài phiệt Plahotniuc, với sự ủng hộ của Tòa Bảo Hiến, cuối tuần trước, vị tổng thống thân Nga bị phế truất. Một thủ tướng của đảng Dân Chủ của nhà tài phiệt đã được bổ nhiệm, Quốc Hội bị tuyên bố giải thể để tổ chức bầu cử sớm. Tuy nhiên một liên minh tình thế giữa đảng Xã Hội thân Nga của tổng thống Igor Dodon và liên minh ACUM thân châu Âu của bà Maia Sandu đã được thành lập, nhằm lật ngược thế cờ.
Thông tín viên Sébastian Gobert tường trình từ Kiev :
« Tôi có một thông điệp gửi đến toàn thế giới : Moldova đã được tự do ! », nữ thủ tướng Maia Sandu xuất hiện với vẻ rạng ngời chiến thắng, sau khi đối thủ không đội trời chung của bà, nhà tài phiệt Vladimir Plahotniuc, từ bỏ quyền lực. Theo Nghị Viện Châu Âu, chính nhân vật này đã « bắt làm con tin » các định chế quốc gia tại Moldova.
Nhờ sự lên án quyết liệt và các vận động ngoại giao dồn dập của Hoa Kỳ, Liên Hiệp Châu Âu và Nga, nhà tài phiệt này mới chấp nhận từ bỏ hệ thống quyền lực mà ông ta đã dày công gây dựng từ nhiều năm nay.
Tân thủ tướng Maia Sandu có kế hoạch thực thi nhiều dự án cải cách triệt để, lấy cảm hứng từ phương Tây, cũng như cuộc chiến chống tham nhũng, để vực dậy Moldova, một trong các quốc gia nghèo nhất châu Âu. Theo tân thủ tướng Moldova, ông Vladimir Plahotniuc sẽ phải trả lời về các tội lỗi của ông ta, chắc chắc là trước tư pháp. Tuy nhiên, tân thủ tướng Maia Sandu cũng phải thỏa hiệp với đảng Xã Hội thân Nga của tổng thống Igor Dodon.
Nếu không có cuộc chiến chung chống lại chế độ của nhà tài phiệt, buộc họ phải đoàn kết lại, hai chính trị gia nói trên chắc chắn sẽ nhanh chóng rơi vào thế đối đầu. Không thể loại trừ viễn cảnh phải tổ chức bầu cử sớm. Moldova có thể đã được tự do, nhưng không chắc là tình hình ở đây đã ổn định.
Iran nhắc lại tối hậu thư thỏa thuận hạt nhân
giữa căng thẳng với Mỹ
Iran sẽ tiếp tục giảm bớt việc tuân thủ một hiệp ước hạt nhân trừ phi các nước kí kết khác cho thấy những “tín hiệu tích cực,” tổng thống Iran nói vào ngày thứ Bảy giữa lúc căng thẳng với Mỹ leo thang vì các cuộc tấn công nhắm vào các tàu chở dầu ở khu vực Vùng Vịnh.
Iran vào tháng 5 đã ngừng tuân thủ một số cam kết trong thỏa thuận hạt nhân năm 2015 đạt được với các cường quốc toàn cầu, sau khi Mỹ đơn phương rút khỏi thỏa thuận vào năm 2018 và tăng cường chế tài đối với Tehran.
“Rõ ràng, Iran không thể đơn phương tuân theo thỏa thuận này,” Tổng thống Hassan Rouhani nói với các nhà lãnh đạo Nga, Trung Quốc và các nước Châu Á khác tại một hội nghị ở Tajikistan.
Những phát biểu của ông theo sau căng thẳng đang gia tăng với Washington, nước đã cáo buộc Tehran thực hiện các cuộc tấn công ngày thứ Năm nhắm vào hai tàu chở dầu trong tuyến đường vận chuyển dầu thiết yếu ở cửa Vịnh. Tehran phủ nhận đóng bất kì vai trò nào.
Ông Rouhani không đề cập đến sự cố tàu chở dầu trong tuần này trong bài phát biểu của ông trước Hội nghị về Tương tác và Các Biện pháp Xây dựng Niềm tin ở Châu Á, được tổ chức tại thủ đô Dushanbe của Tajikistan.
“Tất cả các bên tham gia thỏa thuận cần góp phần khôi phục nó,” ông nói. Ông nói thêm Iran cần thấy những “tín hiệu tích cực” từ các nước kí kết khác bao gồm Nga, Trung Quốc, Anh, Pháp và Đức.
Ông không đưa ra chi tiết về những hành động mà Iran sẽ thực hiện hoặc nói những tín hiệu tích cực mà Tehran muốn thấy là gì.
Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết Moscow sẽ tuân thủ thỏa thuận và kêu gọi các bên kí kết khác tuân thủ.
Tehran hồi tháng 5 cho biết sẽ bắt đầu tinh chế uranium ở cấp độ cao hơn, trừ phi các cường quốc thế giới bảo vệ nền kinh tế Iran khỏi các chế tài của Mỹ trong vòng 60 ngày.
Washington đã gia tăng áp lực lên Iran, nói rằng họ muốn ngăn chặn Teheran phát triển bom hạt nhân, kiềm chế chương trình phi đạn đạn đạo và chấm dứt điều mà Mỹ nói là Iran can thiệp vào Trung Đông.
Tehran nói chương trình hạt nhân của họ là hòa bình và sẽ không bị đình chỉ. Họ nói những hoạt động liên quan tới phi đạn của họ là để phòng thủ và cáo buộc Mỹ gây bất ổn cho khu vực.
Cô gái ngồi thiền: Biểu tượng biểu tình ở Hong Kong
Lam Ka Lo, 26 tuổi, được nhiều người gọi là gương mặt của phong trào biểu tình chống dự luật dẫn độ ở Hong Kong.
4 điều cần biết về biểu tình ở Hong Kong
Chính phủ Hong Kong ‘tạm dừng’ luật dẫn độ
Cô gái này vừa nói với BBC hôm thứ Bảy rằng sẽ tiếp tục chiến đấu mặc dù trưởng đặc khu Carrie Lam đã nhượng bộ.
Chính phủ Hong Kong nói sẽ tạm thời không thúc ép thông qua dự luật dẫn độ sang Trung Quốc.
Lam Ka Lo trở nên nổi tiếng khi một mình cô, ngồi thiền ngay trước mặt đám đông cảnh sát chống bạo động trong đêm tối.
Nó trở thành hình ảnh nổi trội mấy ngày qua.
Lam Ka Lo đã gợi hứng cho tác phẩm của một nghệ sĩ đối kháng tại đại lục, Badiucao.
Lam Ka Lo đi một mình tới quận Admiralty, nơi đặt trụ sở chính quyền, vào tối thứ Ba, vài giờ trước một cuộc biểu tình.
Khi đó, có hàng trăm người phản đối ở cùng cô, nhưng dần dần cảnh sát đến rất nhiều.
Lam Ka Lo kể: “Không ai dám tới thật gần hàng rào cảnh sát.”
Thế là cô bắt đầu ngồi thiền và tụng kinh.
“Tôi chỉ muốn truyền tải năng lượng tích cực thôi.”
“Người biểu tình cũng nhục mạ cảnh sát đó. Khi ấy, tôi chỉ muốn các bạn biểu tình ngồi cạnh tôi, đừng có lớn tiếng.”
Vì sao người biểu tình Hong Kong xuống đường?
Lam đã đi thăm nhiều nước trên thế giới. Bốn năm trước khi thăm Nepal, cô học thiền.
Hồi năm 2014, Lam mỗi ngày đều xuống đường cùng phong trào Dù kéo dài 79 ngày.
Khi bạo lực xảy ra hôm thứ Tư, Lam nói: “Tôi cũng cảm thấy chút thù hận khi một số sinh viên bị cảnh sát làm bị thương.”
Nhưg cô nói phong trào không nên làm cảnh sát căm ghét họ, và tin rằng phi bạo lực là cách tốt nhất.
“Bạo lực không giải quyết được gì đâu.”
Hôm thứ Bảy, lãnh đạo Hong Kong Carrie Lam đã nói sẽ tạm gác dự luật.
Nhưng Lam Ka Lo nói: “Chưa phải là thành công.”
Cô muốn dự luật phải rút lại hẳn, người biểu tình phải được thả, và xung đột hôm thứ Tư phải không bị xem là gây rối.
Cô kêu gọi tiếp tục biểu tình ngày Chủ nhật.
“Tôi dùng thiền, nhưng đó không phải cách duy nhất. Mọi người đều có thể phản đối sáng tạo và có ý nghĩa.”
https://www.bbc.com/vietnamese/world-48648195
Biểu tình ở Hong Kong thành công:
Chính phủ ‘tạm dừng’ luật dẫn độ
Chính phủ Hong Kong chính thức tạm dừng dự luật cho phép dẫn độ sang Trung Quốc đại lục, Đặc khu trưởng Carrie Lam vừa tuyên bố.
“Dự luật đã gây ra nhiều chia rẽ trong xã hội”, bà nói trong cuộc họp báo vừa diễn ra, đề cập đến “những nghi ngờ và hiểu lầm”.
Bà nói bà đã nghe thấy những lời kêu gọi chính phủ của bà “tạm dừng và hãy suy nghĩ”.
“Tôi phải thừa nhận về mặt giải thích và giao tiếp đã có những bất cập”, cô nói.
“Chúng tôi phải luôn nghĩ đến những lợi ích lớn nhất của Hong Kong,” liên quan đến việc “khôi phục hòa bình và trật tự”.
Bà Lam còn nói thêm rằng sự cấp bách cần phải thông qua dự luật này trước khi năm lập pháp kết thúc “có lẽ không còn tồn tại”.
Nhà lãnh đạo Hong Kong bà Carrie Lam trước đó đã từ chối hủy bỏ dự luật này, nhưng trong những ngày gần đây, một số cố vấn của bà đã hối thúc bà đình chỉ nó.
Helier Cheung, BBC News, Hong Kong, nhận xét: “Đây là sự quay ngược 180 độ kinh ngạc từ một vị lãnh đạo mà trước đó bày tỏ cứng rắn.
Vài ngày trước, bà Lam thề sẽ tiếp tục dự luận mất lòng dân – nhưng nay bà hứa “lắng nghe các quan điểm khác nhau”.
Hàng trăm ngàn người đã xuống đường phản đối dự luật và các cuộc biểu tình tiếp theo đã được lên kế hoạch cho Chủ nhật.
Chính phủ cho rằng rằng dự luật dẫn độ được đề xuất sửa “lỗ hổng” khiến thành phố này trở thành nơi trú ẩn an toàn cho tội phạm.
4 điều cần biết về biểu tình ở Hong Kong
Biểu tình Hong Kong: Giới vận động VN nghĩ gì?
Hong Kong: Biểu tình có bao giờ đạt kết quả?
Hong Kong: cảnh sát bắn đạn cao su vào người biểu tình
Nhưng giới chỉ trích nói rằng dự luật này sẽ khiến người dân Hong Kong rơi vào đến hệ thống tư pháp yếu kém không minh bạch của Trung Quốc và khiến nền độc lập tư pháp của Hong Kong thêm sói mòn.
Hong Kong là một thuộc địa cũ của Anh, nhưng đã được trả lại cho chính quyền Trung Quốc vào năm 1997 theo thỏa thuận “một quốc gia, hai chế độ” kéo dài 50 năm để đảm bảo một mức độ tự trị nhất định.
Dự luật này tranh cãi như thế nào?
Dự luật này sẽ cho phép dẫn độ tội phạm theo yêu cuầ của các nhà chức trách ở Trung Quốc đại lục, Đài Loan và Ma Cao và sẽ được quyết định dựa trên từng trường hợp cụ thể bởi tòa án Hong Kong.
Dự luật này được đề xuất sau khi xảy ra một vụ án khi một người đàn ông bị cáo buộc giết bạn gái ở Đài Loan nhưng không thể bị dẫn độ.
Các quan chức Hong Kong, bao gồm cả bà Lam, nói rằng dự luật này là cần thiết để bảo vệ thành phố chống lại tội phạm.
Nhưng nhiều người lo ngại luật này có thể bị lợi dụng để nhắm vào các đối thủ chính trị của nhà nước Trung Quốc.
Các nhà hoạt động đối lập cũng trích dẫn cáo buộc sử dụng tra tấn, giam giữ tùy tiện và buộc tội ở Trung Quốc đại lục.
Các cuộc biểu tình xảy ra như thế nào?
Một cuộc tuần hành quy mô lớn, thu hút hơn một triệu người, theo ban tổ chức, đã diễn ra vào Chủ nhật tuần trước.
Hôm thứ Tư, hàng chục ngàn người đã tập trung lại để phong tỏa các đường phố xung quanh trụ sở chính phủ để ngăn chặn cuộc tranh luận về dự luật dẫn độ.
Căng thẳng sôi sục và 22 cảnh sát và 60 người biểu tình đã bị thương. Nhà chức trách cho biết 11 người đã bị bắt.
Cảnh sát đã sử dụng hơi cay và đạn cao su và bị một số nhóm nhân quyền cáo buộc sử dụng vũ lực.
Bà Lam không đưa ra thêm bất kỳ tuyên bố nào kể từ bài phát biểu đầy nước mắt hôm thứ Tư, khi bà gọi các cuộc biểu tình này là “bạo loạn có tổ chức”.
Các nhà hoạt động đang lên kế hoạch cho các cuộc biểu tình khác vào cuối tuần này.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-48645868
4 điều cần biết về cuộc biểu tình ở Hong Kong
Helier Cheung & Roland HughesBBC News
Vì sao người biểu tình Hong Kong xuống đường?
Người biểu tình ở Hong Kong một lần nữa chặn các con đường chính và các tòa nhà chính phủ, trong khi lực lượng cảnh sát bắn hơi cay và đạn cao su để đáp trả.
Nhìn bề ngoài, những cuộc biểu tình này là dự luật cho phép dẫn độ người từ Hong Kong sang Trung Quốc đại lục.
Nhưng đây không phải là tất cả. Có rất nhiều những số bối cảnh quan trọng, thậm chí kéo dài hàng thập kỷ có thể sẽ giúp giải thích những gì đang diễn ra.
1. Hong Kong có một vị thế đặc biệt …
Điều đầu tiên quan trọng cần nhớ là Hồng Kông rất khác biệt so với các thành phố khác của Trung Quốc.
Hong Kong là thuộc địa của Anh trong hơn 150 năm. Đảo Hong Kong được nhượng lại cho Anh sau một cuộc chiến năm 1842. Sau đó, Trung Quốc cũng cho Anh thuê phần còn lại của Hong Kong trong 99 năm.
Hong Kong kể từ đó trở thành một cảng giao dịch bận rộn, một trung tâm sản xuất và nền kinh tế đã phát triển mạnh mẽ vào những năm 1950.
Lãnh thổ này cũng là nơi mà nhiều người di cư và những người bất đồng chính kiến tìm đến để chạy trốn khỏi sự bất ổn, nghèo đói hoặc đàn áp ở Trung Quốc đại lục.
Sau đó, vào đầu những năm 1980, khi thời hạn cho thuê 99 năm ngày càng đến gần, Anh và Trung Quốc bắt đầu đàm phán về tương lai của Hong Kong. Chính phủ cộng sản ở Trung Quốc cho rằng tất cả Hong Kong nên được trả lại cho Trung Quốc.
Hong Kong: cảnh sát bắn đạn cao su vào người biểu tình
30 năm Thiên An Môn: ‘Ký ức tập thể là sức mạnh’
Biểu tình Hong Kong: Giới vận động VN nghĩ gì?
Hai bên đã đạt được thỏa thuận vào năm 1984 rằng Hong Kong sẽ được trả về cho Trung Quốc vào năm 1997, theo nguyên tắc “một quốc gia, hai chế độ”.
Điều này có nghĩa là trong khi trở thành một phần với Trung Quốc, Hong Kong sẽ được hưởng “quyền tự chủ cao độ, ngoại trừ các vấn đề đối ngoại và quốc phòng” trong 50 năm.
Do đó, Hong Kong có một hệ thống pháp lý và biên giới riêng, và các quyền bao gồm tự do hội họp và tự do ngôn luận được bảo vệ.
Ví dụ điển hình chính là việc Hong Kong là một trong số ít nơi trên lãnh thổ Trung Quốc có thể tưởng niệm cuộc đàn áp Quảng trường Thiên An Môn năm 1989.
2. Nhưng mọi thứ đang thay đổi
Hong Kong vẫn được hưởng các quyền tự do vốn không tồn tại ở Trung Quốc đại lục nhưng giới chỉ trích cho rằng các quyền này đang bị suy giảm.
Các nhóm đấu tranh đã cáo buộc Trung Quốc can thiệp sâu vào Hong Kong, như các phán quyết pháp lý loại bỏ các nhà lập pháp ủng hộ dân chủ. Họ cũng lo ngại về sự mất tích 5 nhân viên nhà xuất bản sách Hong Kong và một nhà tài phiệt bị giam giữ ở Trung Quốc.
Một vấn đề khác là quá trình cải cách dân chủ.
Nhà lãnh đạo của Hong Kong, Carrie Lam, được bầu ra bởi một ủy ban bầu cử gồm 1.200 thành viên, hầu hết đều thân Bắc Kinh. Trong khi đó chỉ có 6% tổng số cử tri có quyền bầu các ủy viên này.
Theo Bản Hiến pháp của Hong Kong, Bộ Luật cơ bản, Hong Kong nên bầu lãnh đạo của mình theo một cách dân chủ hơn, nhưng có nhiều tranh cãi về việc thực hiện điều này.
Biểu tình Hong Kong và một góc nhìn từ Việt Nam
Hong Kong: Biểu tình có bao giờ đạt kết quả?
Hong Kong bị choáng sau đợt biểu tình
Chính phủ Trung Quốc cho biết vào năm 2014 sẽ cho phép cử tri bầu chọn các nhà lãnh đạo từ một danh sách đã được ủy ban-thân-Bắc Kinh phê chuẩn, nhưng giới phê bình gọi đây là “nền dân chủ giả tạo” và nó đã không được thông qua tại Hội đồng lập pháp của Hồng Kông.
28 năm nữa là đến 2047, thời điểm Luật cơ bản sẽ hết hạn nhưng những gì sẽ xảy ra với quyền tự trị của Hong Kong vẫn chưa rõ ràng.
3. Hầu hết người Hong Kong không xem mình là người TQ
Trong khi hầu hết người Hong Kong là người gốc Hoa, và mặc dù Hồng Kông là một phần của Trung Quốc, phần lớn người dân ở đây không nhận mình là người Trung Quốc.
Các khảo sát từ Đại học Hong Kong cho thấy hầu hết mọi người tự nhận mình là “người Hong Kong” và chỉ có 15% tự nhận là “người Trung Quốc”.
Sự khác biệt thậm chí còn lớn hơn trong giới trẻ. Trong một cuộc khảo sát năm 2017 cho thấy chỉ có 3% người trong độ tuổi 18-29 tự nhận mình là người Trung Quốc.
Người Hong Kong nêu rõ sự khác biệt về pháp lý, xã hội và văn hóa và thực tế Hong Kong là một thuộc địa riêng biệt trong 150 năm là lý do tại sao họ không đồng nhất với đồng bào của họ ở Trung Quốc đại lục.
Tuy nhiên, tinh thần chống Trung Quốc ở Hong Kong cũng tăng trong những năm gần đây, khi nhiều người người phàn nàn về những vị khách du lịch đến từ đại lục vô cùng thô lỗ, coi thường các quy tắc địa phương hoặc làm gia tăng chi phí sinh hoạt.
Một số nhà hoạt động trẻ thậm chí đã kêu gọi Hong Kong độc lập khỏi Trung Quốc, một điều rất đáng báo động đối với chính quyền Bắc Kinh.
Người biểu tình cảm thấy dự luật dẫn độ, nếu được thông qua, sẽ đưa lãnh thổ này đến gần hơn dưới sự kiểm soát của Trung Quốc.
“Hồng Kông sẽ trở thành một thành phố khác của Trung Quốc nếu dự luật này được thông qua”, một người biểu tình, Mike, 18 tuổi, nói với BBC.
4. Người Hong Kong biết cách biểu tình
Vào tháng 12/2014, khi cảnh sát tháo dỡ những gì còn sót lại tại một địa điểm biểu tình ủng hộ dân chủ ở trung tâm Hong Kong, những người biểu tình đã hô vang: “Chúng tôi sẽ trở lại.”
Thực tế việc các cuộc biểu tình trở lại không quá đáng ngạc nhiên. Hong Kong có một lịch sử về sự bất đồng chính kiến kéo dài nhiều năm qua.
Năm 1966, các cuộc biểu tình nổ ra sau khi Công ty Star Ferry quyết định tăng giá vé. Các cuộc biểu tình leo thang thành bạo loạn buộc chính quyền phải ra lệnh giới nghiêm và điều động hàng ngàn binh sĩ đã xuống đường.
Các cuộc biểu tình lại tiếp diễn từ năm 1997, nhưng những cuộc biểu tình lớn nhất thường có xu hướng chính trị và đưa người biểu tình vào cuộc xung đột với Trung Quốc đại lục.
Trong khi người Hong Kong có một mức độ tự chủ nhất định, họ có ít tự do trong các cuộc thăm dò, có nghĩa là các cuộc biểu tình là một trong số ít cách họ có thể đưa ra quan điểm của mình.
Có nhiều cuộc biểu tình lớn vào năm 2003 (lên tới 500.000 người xuống đường và dẫn đến một dự luật an ninh gây tranh cãi bị hủy bỏ) và các cuộc tuần hành hàng năm cho quyền bầu cử phổ quát cũng như việc tưởng niệm cuộc đàn áp ở Quảng trường Thiên An Môn, cho thấy bề dày lịch sử biểu tình của Hong Kong.
Các cuộc biểu tình năm 2014 đã diễn ra trong vài tuần và khi đó người Hong Kong yêu cầu được quyền bầu lãnh đạo của chính họ. Nhưng phong trào Dù vàng đã bị xẹp xuống mà không có bất kỳ sự nhượng bộ nào từ Bắc Kinh.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-48619566
Ông chủ Telegram nói tấn công mạng
trong cuộc biểu tình HK liên quan tới Trung Quốc
Người sáng lập Telegram Pavel Durov nói rằng đã có một cuộc tấn công mạng lớn vào dịch vụ nhắn tin của ông xuất phát từ Trung Quốc.
Vào thứ Tư, công ty đã xác nhận họ đã chịu một cuộc tấn công từ chối dịch vụ (DDos) “mạnh mẽ”, làm gián đoạn các dịch vụ trong khoảng một giờ.
Trong một cuộc tấn công DDos, tin tặc làn nghẽn các máy chủ trong tầm ngắm bằng các yêu cầu rác.
Cuộc tấn công xảy ra khi những người dân ở Hồng Kông sử dụng Telegram để phối hợp các cuộc biểu tình phản đối dự luật cho phép dẫn độ sang Trung Quốc.
Hong Kong bị choáng sau đợt biểu tình
Hong Kong: cảnh sát bắn đạn cao su vào người biểu tình
Trong một bài đăng trên Twitter, Telegram nói rằng sự gián đoạn đã ảnh hưởng đến người dùng ở Châu Mỹ và “các quốc gia khác”.
Durov sau đó đã tweet các địa chỉ IP liên quan đến vụ tấn công và chủ yếu là đến từ Trung Quốc.
Cơ quan quản lý không gian mạng của Trung Quốc, giám sát chính sách không gian mạng của nước này, vẫn chưa đưa ra bình luận nào.
Telegram cho phép mọi người gửi tin nhắn, tài liệu, video và hình ảnh được mã hóa miễn phí.
Người dùng có thể tạo các nhóm cho tối đa 200.000 người hoặc các kênh riêng để phát nội dung tới khán giả không giới hạn.
Sự phổ biến của ứng dụng này ngày một tăng lên do công ty tập trung vào mã hóa, điều này cản trở nhiều phương pháp đọc lén thông tin được sử dụng rộng rãi.
Bình luận của ông Durov được đưa ra trong bối cảnh có thông tin một người đàn ông được xác định là quản trị một nhóm trên Telegram đã bị bắt ở Hồng Kông vì tội gây rối mất trật tự công cộng.
Cảnh sát và người biểu tình đã đụng độ trong thành phố hôm thứ Tư về dự luật cho phép nghi phạm bị dẫn độ về Trung Quốc đại lục.
Bảy mươi hai người đã bị thương, trong đó có hai người đàn ông đang trong tình trạng nguy kịch.
Vì sao người biểu tình Hong Kong xuống đường?
Hong Kong là một phần của Trung Quốc theo nguyên tắc “một quốc gia, hai chế độ”, điều này đảm bảo rằng họ giữ được sự độc lập về tư pháp, lập pháp và nền kinh tế riêng.
Tuy nhiên người Hong Kong lo lắng rằng nếu dự luật dẫn độ được thông qua, nó sẽ khiến cho Hong Kong chịu thêm nhiều sự kiểm soát của Trung Quốc.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-48619230
Hong Kong biểu tình với chiến thuật mới:
Không có lãnh đạo
Cuộc biểu tình lớn nhất Hong Kong trong hơn hai thập niên để phản đối dự luật dẫn độ đã có một thay đổi chiến thuật quan trọng so với phong trào Dù vàng năm năm trước đây: Phi tập trung hóa và không có người lãnh đạo.
Chiến thuật này khiến chính quyền gặp lúng túng trong việc đối phó với phong trào vì họ không tìm ra ‘cái đầu’ của phong trào để chặt.
Cuộc biểu tình ở Hong Kong bùng phát từ hôm 2/6, phản đối dự luật dẫn độ mà người biểu tình cho rằng sẽ dọn đường để chính quyền đại lục có thể xét xử những nhà hoạt động dân chủ của Hong Kong bằng hệ thống tư pháp đầy khiếm khuyết.
Các con số thống kê khác nhau cho thấy có từ vài trăm ngàn cho đến cả triệu người tham gia biểu tình.
Người biểu tình đang chuẩn bị cho một đợt biểu dương lực lượng lớn lần thứ hai dự kiến vào Chủ Nhật, 16 tháng Sáu, trong lúc chính quyền Hong Kong không có dấu hiệu gì cho thấy họ sẽ lùi bước.
Tổ chức thuần thục
Từ Hong Kong, thông tín viên Alice Su của tờ Los Angeles Times mô tả quang cảnh cuộc biểu tình như sau:
Một đám đông người biểu tình đeo mặt nạ chạy thục mạng trên đường, hơi cay đang bao trùm phía sau họ.
Bất thình lình, có tiếng hô phía sau: ‘Ống hít!’.
Tất cả mọi người đứng yên. “Ống hít! Ống hít!” họ đồng thanh hô vang.
Trong vòng 20 giây, có hai phụ nữ trẻ chạy lên phía trước, thò tay vào túi lấy các ống hít trợ hô hấp và chuyền lên.
“Được rồi!” người thanh niên ở phía xa la lớn. Những người biểu tình vừa đứng yên lúc nãy quay người và tiếp tục chạy trong khi các đám khói cay lan ra phía sau lưng họ.
Người biểu tình Hong Kong đã xuống đường hôm 12/6 như thể là họ đã tập luyện trong nhiều năm.
Bất cứ ai cần mũ bảo hiểm, mặt nạ hay dù sẽ ngước lên trời và hô lớn. Những người xung quanh họ sẽ ngừng lại và chuyền thông điệp này ngay lập tức qua đám đông với tiếng hô đồng thanh và động tác tay hài hòa: vỗ tay vào đầu nếu cần nón bảo hiểm, nắm tay lại đưa lên mắt nếu cần kính bảo vệ, xoay vòng hai cánh tay nếu cần tấm màng bọc để bảo vệ da không tiếp xúc với hơi cay và hạt tiêu.
Vẫn theo Los Angeles Times, 5 năm kể từ ngày Phong trào Dù vàng ủng hộ dân chủ bùng phát ở Hong Kong, mà khi đó những nhân vật nổi bật dẫn dắt đám đông chiếm giữ khu trung tâm thành phố bị bắt giữ và bị buộc phải đi lưu vong, thanh niên Hong Kong đã phi tập trung hóa các cuộc biểu tình của họ. Họ tự tổ chức rất hoàn hảo mặc dù không có ai phụ trách.
Kinh nghiệm ‘diễn tập’
“Đây là một mô hình mới của các cuộc biểu tình ở Hong Kong,” anh Baggio Leung, 32 tuổi, người tập hợp của Youngspiration, một nhóm hoạt động chính trị địa phương được thành lập sau Phong trào Dù vàng, nói với Los Angeles Times.
Phong trào Dù vàng, diễn ra vào cuối năm 2014 để đòi được quyền phổ thông đầu phiếu trong việc bầu người lãnh đạo đặc khu, cuối cùng đã thất bại khi không đạt được nhượng bộ nào từ phía chính quyền. Khi đó những người biểu tình đã áp dụng chiến thuật là ‘chiếm giữ’ (sit-in). Họ đã chiếm giữ những khu trung tâm Hong Kong như Đồng La Loan, Vượng Giác và Kim Chung trong hơn hai tháng.
Lần này, người biểu tình Hong Kong cố tình để cho không có người lãnh đạo, anh Leung nói.
“Nhìn nó có vẻ tổ chức tốt và có kỷ luật như thế, nhưng tôi có thể chắc rằng chúng ta không thể tìm thấy có ai quản lý tất cả mọi thứ,” anh Leung nói và cho biết các hoạt động hậu cần của người biểu tình – vận chuyển đồ dùng, dựng trạm cứu thương và liên lạc nhanh trong đám đông – đều là có sẵn sau những năm ‘diễn tập’ vừa qua.
“Nó giống như một cỗ máy hay trí tuệ nhân tạo tự học hỏi và tự hoạt động dựa trên kinh nghiệm vậy,” anh Leung giải thích.
Nhiều nhóm đang tham dự vào làn sóng biểu tình của quần chúng. Các công đoàn, các hội sinh viên, các tổ chức tôn giáo, các nhóm hoạt động dân chủ như Demosisto đều kêu gọi các thành viên tham gia vào cuộc biểu tình.
Vào sáng thứ Sáu ngày 14/6, các thành viên nhóm Demosisto tràn ngập tại một nhà ga metro vào giờ cao điểm. Bảy người trong số họ quỳ trên mặt đất kêu gọi các nhân viên văn phòng đi ngang qua tham dự vào một cuộc tập hợp chống lại dự luật dẫn độ được lên kế hoạch vào Chủ nhật tuần này.
Nhưng Demosisto chỉ là một trong nhiều nhóm tham gia biểu tình. Và không có nhóm nào trong số này đứng ra giành quyền lãnh đạo.
“Chúng tôi chỉ là những người tham dự. Phong trào hoàn toàn tự trị và không có lãnh đạo,” anh Nathan Law, 25 tuổi, chủ tịch sáng lập của Demosisto, cho biết.
Thảo luận trên mạng
Theo Los Angeles Times dẫn lời anh Law, đa số những người biểu tình không tham gia với tư cách là thành viên của bất kỳ tổ chức nào, nhưng họ biết thông tin về các hoạt động thông qua các nền tảng mạng xã hội.
“Mọi người nhận thông tin từ các mạng xã hội, các diễn đàn trực tuyến và các kênh trò chuyện và họ tự quyết định mình sẽ làm gì,” anh Law nói thêm. “Mọi người bỏ phiếu trên mạng Internet.”
Một diễn đàn trực tuyến thu hút đông đảo người tham gia là LIHKG, phiên bản Reddit của người Hong Kong nơi những người dùng ẩn danh đưa lên những ý tưởng sáng tạo về biểu tình: chặn các trạm xe điện ngầm, tập hợp lại thắp nến hay ‘dã ngoại’, thực hiện các trò nhại chống lại luật dẫn độ trong đó đề cao các giá trị bảo thủ để lôi kéo người lớn tuổi tham gia.
“Mọi người sẽ bàn bạc họ ủng hộ hay chống đối các ý tưởng đó,” anh Law nói. Nếu có ý tưởng nào đó được ủng hộ nhiều nhất thì mọi người sẽ hành động.
“Người A sẽ đưa ra ý tưởng nào đó trên diễn đàn, trong khi người B nói ý khác. Ngày hôm nay nhiều người ủng hộ ý người A, nên chúng tôi làm theo,” anh Philip Leung, một sinh viên tích cực tham gia vào diễn đàn LIHKG và các diễn đàn mạng xã hội khác, cho biết.
Việc không biết người A, người B là ai cũng không có hề gì, anh nói thêm.
“Chúng tôi bày tỏ những ý tưởng tự do thay vì tôn sùng một người nào đó,” anh Leung nói và cho biết trọng tâm duy nhất kết nối tất cả những người biểu tình với nhau là sự phản đối của họ đối với dự luật dẫn độ
“Chúng tôi không có bất kỳ ai hoặc bất kỳ tổ chức nào bảo chúng tôi phải làm gì.”
Sự trấn áp của cảnh sát đã đẩy những nhà hoạt động trẻ tuổi phi tập trung hóa hơn nữa. Họ chia nhỏ những nhóm trao đổi khổng lồ trên Telegram thành những nhóm nhỏ hơn. Giới trẻ Hong Kong đã huy động trên hàng chục trang Instagram, các nhóm trò chuyện và các nhóm bạn theo kiểu cũ nhưng lôi kéo thêm người tham gia.
Các bà mẹ xuống đường
Có dấu hiệu cho thấy người lớn tuổi cũng bắt đầu tham gia. Hôm 13/6, hơn 44.000 người mẹ Hong Kong đã ký một thư ngỏ gay gắt gửi đến Trưởng Đặc khu là bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga sau khi bà Lâm phát biểu trên truyền hình rằng lắng nghe người biểu tình chẳng khác nào một người mẹ ‘nuông chiều’ đứa con hư đốn.
“Chúng tôi là những người mẹ ở Hong Kong, và chúng tôi chắc chắn không sử dụng hơi cay, đạn cao su gây sát thương đối với con cái chúng tôi và chúng tôi không thể nào đứng trơ ra nếu chúng tôi nhìn thấy các cô cậu thanh niên mặt đầy máu sau khi bị đánh bằng dùi cui cảnh sát,” lá thư ngỏ viết.
Hàng trăm bà mẹ giận dữ đã tập hợp ở một công viên hôm 14/6 trong ‘cuộc tập hợp của các bà mẹ’ chống lại dự luật dẫn độ và bạo lực của cảnh sát. Họ giương cao biểu ngữ ghi: “Đừng bắn vào con chúng tôi.”
“Bạo lực thật sự đến từ nỗ lực cố ý và kiên quyết của chính quyền Hong Kong muốn trở thành kẻ thù của nhân dân,” Susanne Choi, một trong những người tổ chức cuộc biểu tình, nói. “Chúng tôi tập hợp ở đây để gửi một tín hiệu đến với những bạn trẻ rằng họ không đơn độc. Chúng tôi sẽ đứng phía sau họ.”
“Quý vị phụ nữ, hãy xuống đường,” một trong những diễn giả nói. “Hãy xem cảnh sát đánh đập phụ nữ như thế nào. Hãy xuống đường vào Chủ nhật! Hãy xuống đường vào Thứ Hai! Hãy xuống đường vào Thứ Ba! Hãy xuống đường mỗi ngày!”
Nguy cơ bạo lực
Phong trào phi tập trung hóa sẽ khó để kiểm soát hơn đối với chính quyền. Cảnh sát có thể bắt giữ cá nhân nhưng không có ai chủ chốt để mà bắt.
Kể từ khi cuộc biểu tình bùng phát, cảnh sát đã bắt giữ 34 người, trong đó có bốn người biểu tình được bắt đi từ bệnh viện với cáo buộc gây bạo loạn và một điều hành viên một nhóm “chat” trên Telegram từ nhà riêng của anh này.
Tuy nhiên việc thiếu kiểm soát cũng có thể gây nguy hiểm, anh Leung nói. Vào cuối ngày 12/6, với căng thẳng dâng cao và hơn một ngàn thanh niên biểu tình vẫn còn ở trên đường dựng rào cản dã chiến chặn cảnh sát chống bạo động, anh Leung lo lắng không có cách nào để giảm căng thẳng.
“Nếu cảnh sát nổ súng, tất cả mọi người sẽ chết. Họ không có vũ khí trong tay,” Leung nói. Nếu có người lãnh đạo, họ có thể bước ra và kêu gọi rút lui trong trường hợp cảnh sát đem súng đạn thật đến, ông nói – một hình ảnh làm người biểu tình nhớ đến Quảng trường Thiên An Môn.
“Nếu tôi có một vị trí nào đó, tôi có thể kêu gọi họ về nhà,” anh Leung nói. “Nhưng tôi không phải là người kêu gọi họ xuống đường nên họ có thể chọn không nghe lời tôi. Tôi là ai mà quyết định được chứ?”
Hồng Kông : Giấu mình trên mạng
để tránh cặp mắt cú vọ của Bắc Kinh
Tắt chức năng định vị điện thoại di động, mua vé tàu điện ngầm bằng tiền mặt, im lặng trên các mạng xã hội : nhiều người biểu tình Hồng Kông tìm cách trở nên vô hình trên internet để tránh bị chính quyền theo dõi và khởi tố.
Trong các vụ sử dụng bạo lực trên đường phố tệ hại nhất kể từ nhiều thập niên qua tại Hồng Kông, cảnh sát hôm thứ Tư 12/06/2019 đã dùng đến đạn cao su và hơi cay để giải tán những người chống lại dự luật cho dẫn độ sang Hoa lục.
Đa số những người biểu tình đều trẻ tuổi, họ lớn lên trong một thế giới kỹ thuật số và ý thức được mối nguy hiểm khi bị theo dõi trên mạng. Đối với Ben, một nhân viên văn phòng 25 tuổi đeo khẩu trang, thì luật dẫn độ sẽ hủy hoại các quyền tự do của người Hồng Kông. Anh giải thích : « Ngay cả nếu chúng tôi không làm gì quá đáng, chẳng hạn như tranh luận về Trung Quốc trên mạng, vẫn có thể bị nhận ra do sự giám sát này ».
Trong những cuộc xuống đường gần đây, nhiều người biểu tình đã mang khẩu trang, đeo kính, đội nón để bảo vệ trước hơi cay và đạn cao su, nhưng cũng để khó thể nhận diện. Những người chấp nhận trả lời AFP đều che toàn bộ khuôn mặt, cho biết cũng đã tắt định vị, tăng cường bảo vệ dữ liệu cá nhân trên các thiết bị của mình, và xóa hết những cuộc đối thoại, những tấm ảnh trên mạng xã hội có thể gây tai hại cho họ.
Heung, 27 tuổi, cho rằng đương nhiên phải xóa ngay lập tức « các bằng cớ cho thấy là bạn hiện diện trong các cuộc biểu tình ». Yau, một phụ nữ 29 tuổi làm việc trong ngành giáo dục tố cáo : « Điều đó cho thấy chính quyền này gây khủng hoảng cho người dân ».
Heung đã quay lại địa điểm biểu tình để góp một tay vào việc làm vệ sinh. Cô đăng trên Facebook lời kêu gọi các tình nguyện viên, nhưng cũng băn khoăn là liệu sáng kiến này có thể khiến mình lọt vào tầm ngắm hay không. Cô nói : « Tôi sẽ xóa bài đăng tối nay, tôi không muốn trở thành nghi can của họ ».
Và sau những chiếc máy bán vé xe điện ngầm là các hàng người xếp dài dằng dặc một cách bất thường, do tất cả đều trả bằng tiền mặt, người sử dụng phương tiện công cộng nghi ngại những chiếc thẻ Octopus đang hiện diện khắp nơi, rất dễ theo dõi…
Tại thành phố mà cho đến nay WhatsApp vẫn ngự trị, những người phản kháng quay sang dùng Telegram, ứng dụng nhắn tin mã hóa bảo mật tốt nhất và có thể giúp cho những nhóm đông người liên lạc được với nhau. Tuy nhiên hôm thứ Năm 13/6 Telegram loan báo đã phải chịu đựng một cuộc tấn công lớn của tin tặc từ Trung Quốc. Người đồng sáng lập ứng dụng là Pavel Dourov cho rằng vụ này có liên quan đến các cuộc biểu tình ở Hồng Kông.
Nguy cơ bị giám sát như Tân Cương ?
Cho đến nay, người dân Hồng Kông vẫn được tự do ngôn luận. Nhưng theo Bruce Lui, nhà báo đồng thời là giảng viên trường đại học Báp-tít Hồng Kông, công nghệ giám sát của Trung Quốc tràn ngập, nhất là công nghệ nhận diện, khiến họ trở nên thận trọng hơn. Ông cho rằng người dân có lý : « An ninh đã trở thành chủ đề nóng bỏng cho Hồng Kông, so với Trung Quốc. Luật pháp Hồng Kông có thể có những hạn chế, nhưng chỉ cần Bắc Kinh nêu ra vấn đề an ninh nhà nước để bỏ qua ».
Những năm gần đây, các vụ mất tích của nhiều chủ nhà xuất bản và một tỉ phú Trung Quốc thường chỉ trích Bắc Kinh, đã gieo rắc sự sợ hãi. Những người này sau đó xuất hiện tại Hoa lục, và bị truy tố. Trên lý thuyết, các nhân viên an ninh Trung Quốc không có quyền can thiệp tại cựu thuộc địa Anh được trao trả cho Bắc Kinh năm 1997, nhưng chừng như lằn ranh đỏ đã bị vượt qua.
Đối với những người phản kháng, dự luật dẫn độ do Bắc Kinh ủng hộ nếu được thông qua sẽ giúp xử lý những trường hợp tương tự bằng con đường hợp pháp. Anh nhân viên văn phòng Ben cảm thấy khủng hoảng : « Ai mà biết được, nếu mai đây Hồng Kông sẽ giống như Tân Cương ? »
Tại Tân Cương, các hiệp hội bảo vệ nhân quyền ước tính có đến một triệu người, hầu hết là Duy Ngô Nhĩ, đang phải chịu đựng chính sách đàn áp, bị giam giữ trong những trại cải tạo chính trị.
Trong thời kỳ bất định này, những người biểu tình bám chặt lấy các giá trị căn bản. Cô Yau khẳng định : « Chúng tôi cố gắng bảo vệ các dữ liệu cá nhân, được chừng nào hay chừng đó. Nhưng chúng tôi luôn luôn tự coi mình là người Hồng Kông, chứ không phải người Trung Quốc, thế nên chúng tôi luôn nghĩ rằng có quyền nói ra những điều mình nghĩ ».
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190614-hong-kong-giau-minh-tren-mang-de-tranh-cap-mat-cu-vo-cua-bac-kinh
Truyền thông TQ nín thinh về biểu tình Hong Kong
Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố Bắc Kinh kiên quyết ủng hộ chính quyền Hong Kong thông qua những thay đổi cho luật dẫn độ và Mỹ phải cẩn trọng trong hành động và lời nói về những vấn đề liên quan, theo Reuters.
Phát biểu tại cuộc họp báo tại Bắc Kinh ngày hôm nay 12-6, ông Cảnh Sảng – Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, khẳng định bất cứ hành động nào làm ảnh hưởng đến Hong Kong đều sẽ chịu sự phản đối từ dư luận chính thống tại đặc khu này.
Ngoài ra, ông Cảnh lặp lại cảnh báo rằng Mỹ cần phát ngôn và hành động thận trọng về những vấn đề liên quan tới Hong Kong.
Trước đó, Mỹ lên tiếng cảnh báo luật dẫn độ nếu được thông qua sẽ làm tổn hại tình trạng đặc biệt của Hong Kong.
Từ năm 1997 khi được Anh trao trả về cho Trung Quốc, Hong Kong tồn tại như một đặc khu hành chính và trung tâm kinh tế với những điều kiện vận hành riêng. Hong Kong được soạn bộ Luật cơ bản để sở hữu một số quyền tự quyết, khác với hiến pháp của Trung Quốc.
Từ sáng nay, hàng chục ngàn người Hong Kong xuống đường biểu tình bao vây tòa nhà Hội đồng lập pháp tại đây, yêu cầu rút lại hoàn toàn những thay đổi trong dự luật cho phép dẫn độ sang Trung Quốc.
Làn sóng biểu tình dữ dội sáng 12-6 buộc vòng tranh luận thứ hai của dự luật này bị hủy bỏ, dù đã lên lịch họp bàn vào khoảng 11h trưa cùng ngày.
Cho đến trước khi ông Cảnh Sảng lên tiếng, truyền thông Trung Quốc gần như im ắng về diễn biến xuống đường ở Hong Kong.
Tờ Guardian nhận xét hai kênh truyền thông của chính quyền Bắc Kinh là Nhân Dân Nhật Báo và Hãng tin Tân Hoa Xã im lặng bất thường trong ngày 12-6.
Cả hai đơn vị truyền thông này đều không đả động đến cuộc biểu tình rầm rộ diễn ra tại Hong Kong, thay vào đó phủ đầy trang chính về quan hệ ngoại giao giữa Trung Quốc và Kyrgyzstan!
Một số trang mạng xã hội dường như cũng bị kiểm duyệt những nội dung liên quan tới cuộc biểu tình, theo báo Guardian. Tuy nhiên, tin tức từ Hong Kong vẫn tràn vào đại lục.
Trên một diễn đàn thuộc trang Douban (Trung Quốc), người dùng chia sẻ ảnh chụp màn hình từ các bài báo nước ngoài về tình hình ở Hong Kong.
Cho tới chiều 12-6, đa số những đăng tải và bình luận này đều bị xóa sạch. Trên mạng xã hội Weibo của Trung Quốc, các từ khóa “Hong Kong” hay tên của dự luật dẫn độ đều bị chặn.
http://biendong.net/bi-n-nong/28660-truyen-thong-tq-nin-thinh-ve-bieu-tinh-hong-kong.html
TQ quay sang Đông Nam Á tìm ủng hộ
Đại sứ Trung Quốc tại Indonesia Xiao Qian đã viết một bài đăng trên tờ báo địa phương Bisnis Indonesia với nội dung kêu gọi các quốc gia Đông Nam Á bảo vệ “trật tự thương mại toàn cầu”.
Tờ South China Morning Post cũng cho biết trong thời gian qua nhiều đại sứ của Trung Quốc đã đồng loạt có động thái kêu gọi hỗ trợ trong cuộc chiến tranh thương mại với Mỹ, trước thềm hội nghị Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) tổ chức tại Nhật Bản vào cuối tháng 6 này.
Trong bài viết của mình, đại sứ Xiao khẳng định: “Mỹ lợi dụng biện pháp áp thuế và gia tăng tối đa áp lực là những động thái mâu thuẫn với nguyên tắc thị trường cạnh tranh và nội quy kinh doanh cơ bản. Điều này không chỉ gây tổn hại đến lợi ích của các doanh nghiệp Mỹ và Trung Quốc, người tiêu dùng mà còn hủy hoại an toàn của công nghiệp toàn cầu, các chuỗi cung ứng và gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới trật tự thương mại quốc tế, gia tăng bất ổn trong khu vực cũng như tăng trưởng kinh tế thế giới, trong đó bao gồm cả Indonesia”.
Với lập luận như vậy, đại sứ Xiao khuyến khích Indonesia và các thành viên khác của ASEAN cùng đứng lên chống lại chính sách thương mại Mỹ.
Indonesia sẽ là một trong những quốc gia có mặt tại Hội nghị G20 ở Osaka (Nhật) trong hai ngày 28 và 29-6 để thảo luận về tương lai của thương mại toàn cầu.
Kể từ khi đàm phán thương mại Mỹ – Trung không chốt được thỏa thuận và có thêm những lần áp thuế trả đũa lên hàng hóa của nhau, Bắc Kinh đã lên án Washington mạnh mẽ qua đại sứ Trung Quốc ở những quốc gia thuộc G20.
Báo SCMP của Hong Kong nhận định mục đích của hành động này là tránh bị cô lập bởi các đồng minh của Mỹ ở hội nghị G20 sắp tới.
Đại sứ Trung Quốc tại Anh, ông Liu Xiaoming, từng viết trên tờ Evening Standard hồi tháng 5 vừa qua với nội dung ngụ ý rằng Mỹ mới là “kẻ gây rối” trong nền kinh tế toàn cầu khi nâng thuế và chủ mưu gây chiến tranh thương mại.
Đại sứ Liu Xiaoming phân tích: “Điều quan trọng là cộng đồng quốc tế cùng vững vàng và sát cánh bên nhau trong những giờ phút tăm tối của bảo hộ dẫn đến chiến tranh thương mại để hướng tới bình minh của kinh tế và thương mại toàn cầu”.
Trong khi đó, Đại sứ Trung Quốc tại Pháp Zhai Jun cũng viết bài đăng trên tờ báo chuyên về kinh tế Les Echos với tiêu đề “Bảo vệ chủ nghĩa đa phương cần dũng cảm và cương quyết”. Đại sứ Zhai Jun nhấn mạnh đến thể chế của G20 trong bảo vệ chủ nghĩa đa phương ở thập niên sau khủng khoảng tài chính năm 2008.
Hôm 10-6, trả lời phỏng vấn trên Đài Mỹ CNBC, Tổng thống Donald Trump cho biết ông tin Trung Quốc sẽ đạt thỏa thuận với Mỹ bởi “họ buộc phải thực hiện điều đó”.
Nhà lãnh đạo Mỹ cũng dọa sẽ áp dụng thuế bổ sung với 300 tỉ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc nếu Chủ tịch Trung Quốc không đến dự và gặp ông. Tổng thống Trump nói: “Tôi sẽ rất bất ngờ nếu Chủ tịch Tập Cận Bình không tham dự”.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/28652-tq-quay-sang-dong-nam-a-tim-ung-ho.html
“Nếu tách rời quan hệ Trung-Mỹ,
kinh tế thế giới sẽ đảo lộn”
Trung Quốc ngày 12/6 cảnh báo việc 1 số người Mỹ cổ xúy “thuyết tách rời” quan hệ Trung-Mỹ là tư duy đi ngược lại bản chất hợp tác trong quan hệ 2 bên.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng chiều nay (12/6) nhấn mạnh, việc một số người Mỹ cổ xúy “thuyết tách rời” quan hệ Trung – Mỹ là tư duy đi ngược lại bản chất hợp tác trong quan hệ giữa hai bên, bởi điều này sẽ làm hỗn loạn nền kinh tế toàn cầu và thị trường tài chính thế giới.
Người phát ngôn cho rằng, việc cổ xúy “thuyết tách rời” trong quan hệ Trung – Mỹ là luận điệu nguy hiểm và vô trách nhiệm, mang tư duy chiến tranh lạnh, đi ngược lại với bản chất hợp tác vốn có trong quan hệ giữa hai bên.
Ông nói: “Trung Quốc và Mỹ là hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, có vị trí quan trọng trong chuỗi sản nghiệp, chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị toàn cầu. Nếu cố tình tách rời Trung Quốc với Mỹ, sẽ đảo lộn chuỗi kinh tế thế giới hiện hành, phá hoại sự phân công sản nghiệp toàn cầu, gây xáo trộn thị trường quốc tế và bất ổn cho thị trường tài chính. Đây chắc chắn là điều mà các bên có lợi ích liên quan không hề mong muốn”.
Ông đưa ra những bằng chứng về mối liên hệ chặt chẽ giữa Trung Quốc và Mỹ, như hai nước có tới 50 cặp tỉnh, bang và 227 cặp thành phố kết nghĩa với nhau, mỗi ngày có tới 14.000 người bay vượt Thái Bình Dương sang lãnh thổ của nhau, cũng như những lợi ích to lớn mà quan hệ thương mại, đầu tư giữa hai nước đem lại cho doanh nghiệp Mỹ.
Ông Cảnh Sảng một lần nữa khẳng định, tư tưởng và luận điệu về việc tách rời quan hệ Trung – Mỹ mang đầy thiên kiến và cũ rích, là hành động “quay ngược bánh xe lịch sử”, đồng thời nhấn mạnh, hợp tác là lựa chọn tốt nhất cho cả hai bên, bởi hợp tác sẽ đem lại lợi ích cho cả hai nước, đối đầu sẽ làm hai bên cùng bị tổn thương
‘Con dao hai lưỡi’ của TQ
trong chiến tranh thương mại với Mỹ
Trung Quốc thúc đẩy chủ nghĩa dân tộc để thu hút dư luận trong nước ủng hộ, nhưng họ đang tự đẩy mình vào thế khó thỏa hiệp với Mỹ.
Khi các cuộc đàm phán thương mại kéo dài nhiều tháng giữa Trung Quốc và Mỹ đổ bể gần 4 tuần trước, không nhiều người dự đoán Bắc Kinh sẽ phát động một chiến dịch tuyên truyền chống Washington, gọi Mỹ là “kẻ bắt nạt” nền kinh tế nước này.
Các lãnh đạo ở Bắc Kinh vốn khó chịu trước lập trường cứng rắn với Trung Quốc của Tổng thống Mỹ Donald Trump kể từ khi ông lên nắm quyền hai năm trước. Tuy nhiên, trong hơn một năm qua, họ không thể hiện quan điểm quá gay gắt nhằm giữ cho cuộc đàm phán thương mại giữa hai nước diễn ra suôn sẻ. Họ lo sợ rằng căng thẳng thương mại sẽ khiến họ phải đối đầu với đất nước hùng mạnh nhất thế giới vào thời điểm Trung Quốc chưa đủ sức.
Tuy nhiên, tình hình thay đổi kể từ ngày 10/5, khi vòng đàm phán thương mại Mỹ – Trung lần thứ 11 kết thúc ở Washington mà không đạt được thỏa thuận. Các quan chức và truyền
thông nhà nước Trung Quốc dồn dập đổ lỗi cho Mỹ về bế tắc trong đàm phán, chỉ trích chính quyền Trump liên tục đưa ra đòi hỏi mới.
Kể từ ngày 11/5, People’s Daily, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc, đăng hơn 20 bài bình luận lên án Nhà Trắng bắt nạt kinh tế và thay đổi lập trường trong cuộc đàm phán thương mại. Bên cạnh việc chiếu những bộ phim chống Mỹ và phim tài liệu từ nhiều thập kỷ trước, Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) cũng thôi thúc tinh thần dân tộc chủ nghĩa trong các bản tin giờ vàng.
CCTV kêu gọi người dân đoàn kết chống lại áp lực từ nước ngoài, đặc biệt là chiến dịch “gây áp lực cực độ” của Washington. Họ tuyên bố sẽ đánh bại nỗ lực kiềm chế nước này của Mỹ với tinh thần Vạn lý Trường chinh (cuộc rút lui chiến thuật hơn 12.000 km năm 1934-1936 của hồng quân Trung Quốc, 15 năm sau đó họ giành thắng lợi trước Quốc Dân đảng), vài ngày sau khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thị sát Giang Tây, nơi khởi đầu của cuộc hành quân.
“Rõ ràng là giọng điệu của Trung Quốc đã thay đổi”, George Magnus, chuyên gia về Trung Quốc tại Đại học Oxford, nói. “Trước đây, họ có vẻ khó chịu nhưng vẫn kiên nhẫn với chính quyền Mỹ. Sự gay gắt hiện giờ lẽ ra không xuất hiện nếu lòng tin giữa hai bên không xói mòn nghiêm trọng”.
Các nhà phân tích nhận xét cách tiếp cận theo chủ nghĩa dân tộc này cho thấy thách thức ngày càng đè nặng lên giới lãnh đạo Trung Quốc khi mối quan hệ chính trị và kinh tế xấu đi với Mỹ đang làm công chúng trong và ngoài nước cảm thấy lo lắng về tương lai.
Chen Daoyin, nhà phân tích tại Thượng Hải, nói rằng sự thay đổi giọng điệu của Bắc Kinh cho thấy áp lực lớn của giới lãnh đạo Trung Quốc là phải làm rõ cho công chúng về lý do nhiều tháng đàm phán thương mại không mang lại thành công.
“Giới chức Trung Quốc thấy rằng họ nợ công chúng trong nước và quốc tế lời giải thích về việc ai cần bị đổ lỗi cho thất bại đàm phán”, ông nói.”Chiến dịch tuyên truyền chống Mỹ cho thấy Bắc Kinh muốn thể hiện họ có quan điểm đúng đắn hơn Mỹ và họ sử dụng việc đó để gây sức ép lên Washington”.
Nhiều chuyên gia bối rối trước làn sóng tuyên truyền chống Mỹ của Trung Quốc. “Mặc dù quan hệ Mỹ – Trung đã trải qua nhiều thăng trầm, chiến dịch tuyên truyền chống Mỹ hiện tại có quy mô và cường độ chưa từng thấy kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao 4 thập kỷ trước”, Gu Su, nhà khoa học chính trị tại Đại học Nam Kinh, nói.
Global Times, phụ bản của báo đảng People’s Daily, tháng trước gọi căng thẳng thương mại leo thang với Mỹ là “cuộc chiến của nhân dân”. Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Trương Hán Huy công kích Washington là “khủng bố kinh tế” và “sát nhân kinh tế” trong một cuộc họp báo hai tuần trước.
Ông Gu đánh giá rằng những ngôn từ gay gắt như vậy hiếm khi được sử dụng, ngay cả trong thời kỳ mâu thuẫn Mỹ – Trung lên cao nhất. Ông nhận xét việc Bắc Kinh tuyên truyền chống Mỹ là đi ngược với “luật bất thành văn” mà cố lãnh đạo Đặng Tiểu Bình đã đặt ra với truyền thông Trung Quốc là tránh gây căng thẳng với phương Tây.
“Sự tin tưởng giữa Mỹ – Trung đã hạ xuống mức thấp và cuộc chiến ngôn từ sẽ khoét sâu thêm sự chia rẽ”, Jude Blanchette, chuyên gia từ công ty tư vấn chiến lược Crumpton Group ở Mỹ, nói.
Blanchette cho rằng dù có giọng điệu quyết liệt nhắm vào Mỹ, Bắc Kinh đã thận trọng, không công kích Trump trực tiếp. “Mặc dù đưa ra những lời lẽ gay gắt hơn, Trung Quốc muốn có một giải pháp cho căng thẳng thương mại”, ông nói.
Dali Yang, giáo sư khoa học chính trị của Đại học Chicago, chỉ ra rằng giới lãnh đạo Trung Quốc đã cố gắng không để tâm lý chống Mỹ biến thành tình huống vượt khỏi tầm kiểm soát như phong trào biểu tình của sinh viên Trung Quốc sau vụ Mỹ ném bom vào đại sứ quán Trung Quốc ở Nam Tư năm 1999.
Mục đích của Bắc Kinh khi thúc đẩy chủ nghĩa dân tộc là khiến người dân ủng hộ đảng và nhà nước, để công chúng chia sẻ sự thất vọng của giới lãnh đạo với Mỹ và từ đó gửi tín hiệu cho Mỹ rằng họ khó có thể nhượng bộ thêm. Giới lãnh đạo cũng muốn cho người dân thấy rằng họ “đã chiến đấu hết mình cho thỏa thuận cuối cùng”, Yang nói.
Huang Jing, giáo sư tại Đại học Ngôn ngữ và Văn hóa Bắc Kinh, đánh giá Trung Quốc ít khả năng hưởng lợi từ chiến dịch tuyên truyền này vì nó có thể khiến mối quan hệ song phương tồi tệ hơn.
“Chủ nghĩa dân tộc là con dao hai lưỡi có thể dễ dàng phản tác dụng, việc khơi dậy tình cảm của công chúng sẽ chỉ khiến việc ra quyết định khó khăn hơn, đặc biệt là những quyết định liên quan đến việc thỏa hiệp và nhượng bộ nếu họ muốn nối lại đàm phán thương mại”, Huang nói.
Việc thúc đẩy tinh thần chủ nghĩa dân tộc cũng có thể tác động tiêu cực đến tham vọng ngoại giao toàn cầu của ông Tập Cận Bình. “Các quốc gia vốn cảnh giác với chính sách đối ngoại của Trung Quốc và sẽ cảm thấy có những mối đe dọa rõ ràng từ lập trường mới của họ”, Magnus nói.
Yun Sun, chuyên gia về Trung Quốc tại Trung tâm Stimson ở Washington, cảnh báo rằng việc khơi dậy tâm lý chống Mỹ sẽ phủ bóng lên cuộc gặp có thể diễn ra giữa ông Trump và ông Tập bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 ở Osaka, Nhật cuối tháng này.
“Việc khuấy động chủ nghĩa dân tộc sẽ không giúp ích gì cho mặt trận thương mại nhưng biết đâu có thể khiến Mỹ nhượng bộ” bằng cách cho người Mỹ thấy mức độ Bắc Kinh được người dân trong nước ủng hộ, bà nói. Nếu Mỹ không lùi bước, Bắc Kinh ít nhất vẫn giữ được sự ủng hộ trong nước.
Nhưng Trung Quốc đã khiến mình lâm vào thế khó vì sau khi đã đưa ra ngôn từ gay gắt, họ sẽ khó hạ giọng để hai bên thỏa hiệp. “Trừ khi Mỹ giảm bớt yêu cầu của mình, Bắc Kinh sẽ không thể ‘hợp lý hóa’ việc nhượng bộ để hai bên đạt được thỏa thuận”, bà nói.
“Không nhiều người nghĩ rằng điều đó sẽ xảy ra. Hội nghị thượng đỉnh G20 ở Osaka có thể là hy vọng tốt nhất để đạt được thỏa thuận nhưng khả năng điều đó thành hiện thực không cao”.