Tin Khắp Nơi – 15/05/2016
Jamala giúp Ukraine thắng Eurovision
Ca sỹ Jamala đại diện cho Ukraine đã thắng cuộc thi ca khúc châu Âu, Eurovision 2016 ở Stockholm, Thụy Điển đêm 14 tháng Năm.
Bài hát mang thông điệp chính trị – lịch sử rõ rệt nói về cuộc lưu đày người Tatar ở Crimea năm 1944 mà Liên Xô thực hiện theo lệnh của Stalin.
Jamala nói đây là câu chuyện về cụ bà của cô, một trong hàng vạn người Tatar ở Crimea theo đạo Islam bị Liên Xô đàn áp thời cộng sản.
Nhưng bài hát cũng ám chỉ việc nước Nga thời Putin chiếm Crimea.
Tôi đã kể lại lịch sử bằng âm nhạc và lời ca và dường như điều ấy đã khơi gợi được sự chú ý của công chúngCa sỹ, người viết ca khúc, Jamala
Ukraine được 534 điểm, còn Úc, nước đưa ca sỹ gốc Hàn Demi Im hát với tư cách khách mời dự Eurovision vốn chỉ dành cho các nước khu vực châu Âu và cả Israel, về nhì với 511 điểm.
Nam ca sỹ Nga Sergei Lazarev về ba với 491 điểm.
Theo quy định, nước thắng cuộc năm nay sẽ tổ chức Eurovision Song Contest vào năm sau nên kỳ tới cuộc thi do các đài truyền hình châu Âu tổ chức sẽ đến Ukraine.
Ca từ nổi bật
Một phần thông báo từ ban giám khảo cuộc thi cho hay, ca khúc “1944” do chính người thắng cuộc, ca sỹ Jamala, sáng tác và biểu diễn đã “đoạt giải nhờ ca từ”.
Giới bình luận cho rằng khía cạnh văn học trong lời bài hát, có đoạn: “You think you are gods, but everyone dies” (tạm dịch: “Các vị cứ nghĩ mình là Chúa trời, nhưng rồi tất cả ai cũng sẽ chết”) cho thấy tính chất triết lý sâu sắc của ca khúc.
Trong khi đó, nhiều ý kiến cũng đánh giá cao phong cách biểu diễn, chất giọng và phần hòa âm của ca khúc.
“Tất cả phối quyện lại và đem lại một hiệu quả đầy ấn tượng, khó diễn tả, của một đêm trung kết cũng đầy ấn tượng, phấn khích, đúng cách của âm nhạc và bữa tiệc mà nó đem lại,” một ý kiến bình luận khác cho hay.
Chia sẻ với truyền thông về cuộc thi và chiến thắng mà mình mới mang lại cho Ukraine, nữ ca sỹ và người sáng tác ca khúc, Jamala nói:
“Vị trí ở cuộc thi không là điều quan trọng nhất, điều ý nghĩa hơn là những gì tôi muốn đã xảy ra.
“Tôi đã kể lại lịch sử bằng âm nhạc và lời ca và dường như điều ấy đã khơi gợi được sự chú ý của công chúng”, người sẽ đưa Eurovision tới Ukraine trong năm 2017 nói.
Nguồn : http://www.bbc.com/vietnamese/world/2016/05/160515_jamala_ukraine_win_eurovision
Nga ‘rất hối tiếc’ về bê bối doping
Nga nói “rất hối tiếc” và “xấu hổ” về các vận động viên gian lận không bị hệ thống chống doping của Nga phát hiện, Bộ trưởng Thể thao Nga nói.
Nga đã bị cấm thi đấu quốc tế sau một phúc trình của Cơ quan Chống Doping Thế giới (Wada).
Nhưng ông Vitaly Mutko lập luận rằng việc không dỡ bỏ lệnh cấm Nga tham gia Olympic Rio 2016 sẽ là “bất công bằng và quá nặng” và rằng các vận động viên không dùng doping không nên bị trừng phạt.
Những người này nên được kiểm tra chặt chẽ tại Rio , ông viết trên tờ Sunday Times của Anh.
Phúc trình Wada lột tả một nếp văn hóa lừa đảo của vận động viên hệ thống nhà nước Nga bảo trợ , với cả giới mật vụ nhúng tay vào.
Báo cáo này nói Liên đoàn Điền kinh Liên bang Nga (Araf), Cơ quan chống doping Nga (Rusada), và Liên đoàn Điền kinh Nga đã thất bại trong việc tuân thủ các thủ tục chống doping.
Nga là một trong sáu quốc gia bị xác định là đã vi phạm luật của Tổ chức Chống Doping Thế giới (Wada).
Cùng với Argentina, Ukraine, Bolivia, Andorra và Israel, Nga bị xem là “không tuân thủ” luật của Wada.
Nguồn : http://www.bbc.com/vietnamese/sport/2016/05/160515_russia_sorry_for_doping_scandal
Ông khổng lồ The BFG của Steven Spielberg
34 năm sau khi trình làng E.T, bế mạc liên hoan Cannes 1982, lần này, câu chuyện thần thoại về tình bạn giữa ông Khổng Lồ The BFG và cô bé mồ côi Sophie của đạo diễn Mỹ Steven Spielberg làm mê hoặc khán giả Liên hoan Cannes đêm ngày 14/05/2016.
Đặc phái viên RFI Isabelle Chenu từ Cannes gửi về bài tường thuật :
“Cho dù cao đến hơn 7 mét The BFG vẫn nhỏ bé nhất trong thế giới của những ông khổng lồ. Chỉ bằng 1/3 so với đồng loại, hắn hiền lành, độc ăn rau, quả chứ không ăn thịt người.
Đêm về, gã khổng lồ này đi từ thành phố này sang thành phố khác để thổi những giấc mơ đẹp nhất vào những tâm hồn trẻ thơ. Chẳng ngờ, hắn bị Sophie có chứng bệnh mất ngủ bắt gặp. Hắn quyết định bắt cóc Sophie, đưa cô bé về xứ của những người khổng lồ, để bí mật của mình được mãi mãi giữ kín.
Thế giới của những ông khổng lồ vừa xa lạ, hãi hùng nhưng cũng đầy nhưng kỳ thú trong đôi mắt trẻ. Steven Spielberg dồn nhiều nỗ lực và kinh nghiệm từng chải của ông để kể lại một câu chuyện thần thoại. Để rồi Sophie và ông bạn khổng lồ The BFG cùng hợp lực bảo vệ thành phố Luân Đôn với sự cộng tác đắc lực của nữ hoàng Anh”
Thanh Hà
Nguồn : http://vi.rfi.fr/phap/20160515-ong-khong-lo-the-bfg-cua-steven-spielberg
Venezuela: tổng thống Maduro bị hoảng loạn?
Ngày 14/05/2016 tổng thống Venezuela ban hành tình trạng khẩn cấp trong vòng ba tháng để đối phó với khủng hoảng kinh tế. Tuy nhiên, theo đối lập, tổng thống cánh tả đã bị khủng hoảng tinh thần.
Cùng lúc với tìnhtrạng khẩn cấp, tổng thống Maduro ra lệnh tịch biên các công ty mà ông cho là « do bọn tư sản làm tê liệt » và bắt bỏ tù các doanh nghiệp bị tố cáo « phá hoại đất nước ».
Chưa hết, tổng thống ra lệnh vào ngày 21/05/2016 sẽ tổ chức tập trận phối hợp quân đội, dân quân và nhân dân mà ông gọi là để « đề phòng mọi tình huống ».
Tuy nhiên, theo đối lập, tổng thống cánh tả đã bị khủng hoảng tinh thần, tự đặt mình vào thế vi phạm Hiến pháp. Tổng thống tuyệt vọng vì càng ngày càng có đông người ký kiến nghị trưng cầu dân ý truất phế. Hiện chỉ còn thiếu 200.000 chữ ký để cho đủ 2 triệu.
Theo kết quả thăm dò, 70% dân chúng Venezuela muốn ông Maduro phải ra đi chậm lắm là vào cuối năm nay.
Lạm phát tại nước châu Mỹ La tinh này tăng với tỷ lệ chóng mặt. Vật giá leo tháng hơn 180% trong năm 2015. Theo Washington, tình báo Mỹ thẩm định tổng thống Maduro sẽ bị dân chúng lật đổ trong năm 2016.
Tú Anh
Nguồn : http://vi.rfi.fr/quoc-te/20160515-venezuela-tong-thong-maduro-bi-hoang-loan
Ả Rập Xê Út thách đố Mỹ công cố tài liệu mật vụ khủng bố 11/09/2001
Liệu Hoa Kỳ có dám công bố bảnbáo cáo mật 28 trang về loạt khủng bố 11 tháng 9 năm 2001 mà Ả Rập Xê Út chiếm vị trí trung tâm ? Gần đây, Ngoại trưởng Mỹ đã đề cập đến hồ sơ nhạy cảm này với đồng sự Ả Rập Xê Út. Riyad tuyên bố sẵn sàng chờ Washington công bố báo cáo vụ khủng bố giết chết 3000 nạn nhân để không còn bị áp lực nữa.
Từ Riyad, thông tín viên Clarence Rodriguez tường thuật :
Khả năng bản báo cáo « tối mật » này được công bố vào tháng 6/2016 có thể tác hại như một quả bom, 15 năm sau loạt khủng bố 11 tháng 9 mà 15 thủ phạm là công dân Ả Rập Xê Út đã tiến hành khủng bố trên đất Mỹ. Ngoại trưởng Ả Rập Xê Út, Adel al Jubeir tuyên bố thẳng thừng với đồng nhiệm Hoa Kỳ John Kerry : « Cứ bốn hay năm năm một lần, vấn đề này lại được lôi ra như thanh gươm treo lơ lửng trên đầu chúng tôi. Vậy thì Mỹ cứ công bố bản báo cáo mật đó đi ».
Tuyên bố của Ngoại trưởng Ả Rập Xê Út gây ngạc nhiên vì cách nay một tháng, nhân chuyến công du của tổng thống Barack Obama, Riyad còn cảm thấy bất lợi khi hay tin Hoa Kỳ chuẩn bị một dự luật theo quy trách nhiệm cho Ả Rập Xê Út trong vụ công dân của mình gây khủng bố tại Mỹ. Dự luật này cho phép thân nhân của 3.000 nạn nhân vụ khủng bố 11 tháng 9 năm 2001, đòi vương quốc dầu hòa vùng Vịnh bồi thường.
Lúc đó, chính quyền Riyad đã đe dọa Hoa Kỳ là sẽ trả đũa về mặt kinh tế, bán đi các công trái phiếu của Mỹ. Hiện tại xứ dầu hỏa này đang nắm giữ 750 tỷ đô la công trái phiếu Hoa Kỳ.
Nếu đúng như lời Ngoại trưởng Ả Rập Xê Út tuyên bố là không có bằng cớ nào buộc tội Ả Rập Xê Út, thì tại sao bản báo cáo dày 28 trang của Ủy ban điều tra 11 tháng 9, được cất kỹ trong tủ sắt của Quốc hội Mỹ suốt 15 năm nay mà chưa bao giờ được phổ biến ?
Tú Anh
Nguồn : http://vi.rfi.fr/quoc-te/20160515-a-rap-xe-ut-thach-do-my-cong-co-tai-lieu-mat-vu-khung-bo-11092001
TC tăng cường lực lượng đổ bộ đe dọa Đài Loan
Ngoài âm mưu lấn chiếm Biển Đông, TC tăng gia khả năng tấn công đổ bộ với mục tiêu quân sự là đảo Đài Loan. Đây là một phần trong bản báo cáo của bộ Quốc Phòng Mỹ về tiềm năng quân sự của quân đội TC vừa trình lên Quốc hội.
Theo nhận định của bộ quốc phòng Mỹ hiện giờ TC không tin là có đủ khả năng đánh chiếm Đài Loan nhưng họ tiếp tục cải tiến vũ khí và phương tiện quân sự chờ cơ hội.
Hiện nay, quân đội TC đã thành lập xong 2 sư đoàn đổ bộ cơ động, một lữ đoàn chiến xa lội nước, ba sư đoàn dù, 11 trung đoàn không vận và 2 lữ đoàn thủy quân lục chiến. TC sắp hạ thủy chiến hạm đổ bộ thứ tư, có khả năng chở 4 chiếc tàu lướt sóng hoặc 4 trực thăng.
Hải quân TC cần thêm 30 tàu chở xe tăng, 22 tàu chở quân và đã đã ký hợp đồng với Ukraina để mua tàu lướt sóng. Theo tạp chí quốc phòng Defense News, Bắc Kinh tính nhiều phương án tấn công Đài Loan nhưng chiến thuật quan trọng nhất là phối hợp đổ bộ, nhảy dù, chiến tranh điện tử và phá hoại hậu cần.
Mục tiêu là đánh thủng hoặc lách né hàng rào hỏa lực phòng thủ của Đài Loan trực diện lục địa, lập đầu cầu đổ bộ ở phía bắc hoặc phía nam và sau đó tung quân đánh chiếm các vị trí chiến lược và cuối cùng là tràn ngập hải đảo.
Tin trên được đưa ra trong bối cảnh vào ngày 20/05/2016 tổng thống tân cử bà Thái Anh Văn tuyên thệ nhậm chức.
Theo nguồn: http://vi.rfi.fr/chau-a/20160515-trung-quoc-tang-cuong-luc-luong-do-bo-de-doa-dai-loan
TC: 50 năm cách mạng văn hóa, một đề tài cấm kỵ
Ngày 16/05/2016 đánh dấu kỷ niệm 50 năm phát động cuộc Cách Mạng Văn Hóa tại TC. Một cuộc thanh trừng chính trị lớn để Mao Trạch Đông khẳng định quyền lực đối với Cộng sản Trung Hoa và củng cố lại ảnh hưởng sau thất bại của chính sách Đại Nhảy Vọt. Nhưng tại TC, Cách Mạng Văn hóa đang trở thành một đề tài cấm kỵ.
Từ Thượng Hải, thông tín viên Angélique Forget, tường thuật:
“Đây là một lễ kỷ niệm mà chính quyền muốn đừng ai nhắc đến. Ở TC, không một buổi lễ nào được dự kiến tổ chức, khi họ muốn trang trang lịch sử và quên đi sự kiện đen tối này. Trên báo chí chính thức, hiếm có bài ca ngợi hay nhắc đến sự kiện bi thảm đó.
Theo ước tính, cuộc Cách Mạng Văn Hóa vô sản này có lẽ đã làm cho hàng triệu người thiệt mạng. Một cách chính thức, TC từng thừa nhận đã phạm “một sai lầm nhỏ” nhưng ngày nay, chẳng ai muốn nhắc đến nữa vì sợ bị chỉ trích là làm tổn hại đến hình ảnh và ký ức về Mao Trạch Đông, biểu tượng của đảng Cộng sản Trung Hoa.
Do vậy, rất nhiều chứng nhân, đao phủ cũng như nạn nhân, từ chối thuật lại những hồi ức của mình. Bằng chứng cho thấy TC muốn rũ sạch quá khứ là ngay cả bảo tàng duy nhất được dành cho cuộc Cách Mạng Văn Hóa, tuần này đã được công an giám sát chặt chẽ”.
Theo nguồn: http://vi.rfi.fr/chau-a/20160515-trung-quoc-50-nam-cach-mang-van-hoa-mot-de-tai-cam-ky
Bắc Kinh phản đối Washington «phóng đại» sức mạnh của TC
Bị Hoa Kỳ lên án gia tăng sức mạnh quân sự lấn chiếm biển Đông, TC tuyên bố «rất bất bình» và tố cáo Washington «bóp méo» sự thật, làm «tổn hại sự tin cậy» giữa đôi bên.
Trong bản báo cáo công bố ngày 13/05/2016, bộ Quốc phòng Mỹ tố cáo Bắc Kinh sử dụng chiến thuật «chèn ép», từng bước gia cố đảo nhân tạo, xây dựng phi trường, cơ sở quân sự, thực hiện mục tiêu chiếm đoạt toàn bộ biển Đông.
Bản báo cáo cũng cho biết từ 2006 đến nay, trung bình mỗi năm ngân sách quốc phòng TC tăng 9,8%.
Chiều ngày 14/05,bộ Quốc phòng TC phản bác bản báo cáo này. Theo lời phát ngôn viên Dương Vũ Quân thì chính Hoa Kỳ mới là kẻ âm mưu «bá quyền trong khu vực, đưa máy bay, tàu chiến tiến sát các đảo của Trung Quốc để biểu dương lực lượng trong khi Trung Quốc chỉ bảo vệ chủ quyền».
Cũng theo lập luận của phát ngôn viên này, Hoa Kỳ theo đuổi chính sách «phóng đại sức mạnh của Trung Quốc và đưa ra những bình luận của thời chiến tranh lạnh, bóp méo chính sách phòng thủ của Bắc Kinh ở Biển Đông và Hoa Đông».
Thủ tướng Nhật vận động tạo mặt trận chung về Biển Đông tại G7
Theo báo Nhật Japan Times ngày 15/05/2016, tại thượng đỉnh G7 vào cuối tháng 5/2016 thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe sẽ cố gắng thuyết phục các đối tác thành lập một mặt trận thống nhất chống lại các hành động “gây hấn” của Trung Quốc trên Biển Đông.
Một quan chức chính phủ Nhật tiết lộ, ông Shinzo Abe hy vọng có thể đề cập đến hồ sơ Biển Đông nhân kỳ thượng đỉnh G7 dự kiến mở ra trong hai ngày 26-27/05/2016, tại Ise Shima – tỉnh Mie. Thủ tướng Nhật mong có thể tái khẳng định với lãnh đạo các nước tham dự gồm Anh, Canada, Pháp, Đức, Ý và Hoa Kỳ đến tầm quan trọng của việc tuân thủ các phán quyết của tòa án dựa trên luật quốc tế.
Trong vụ Philippines kiện TC về Biển Đông, Tokyo tin rằng phán quyết sắp tới đây của Tòa Án Trọng Tài Liên Hiệp Quốc La Haye sẽ đưa ra phán quyết là những đòi hỏi chủ quyền lãnh thổ của Bắc Kinh đối với hầu hết toàn bộ diện tích Biển Đông là không hợp pháp.
Tuy nhiên, theo nhận định của một quan chức chính phủ Nhật Bản với tờ báo Japan Times ngày 14/05/2016, “vấn đề đặt ra liệu nhóm G7 có thể đạt được một đồng thuận (về các giải pháp) và có bao nhiêu thành viên trong Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á sẽ chịu đi theo các đề xuất của G7”.
Khác với Nhật Bản và Hoa Kỳ, các nước châu Âu không mấy bận tâm đến tình hình Biển Đông và chỉ tập trung nhiều vào việc duy trì các mối quan hệ có lợi về mặt kinh tế với Bắc Kinh.
Dù vậy, hồi tháng 4/2016, tại hội nghị ngoại trưởng nhóm G7 được tổ chức ở thành phố Hiroshima, trong một tuyên bố cht phung, các bên đã kêu gọi “tất cả các nước nên theo đuổi các giải pháp hòa bình và giải quyết các tranh chấp lãnh hải… phù hợp với luậáp quốc tế” cũng như “thực hiện đầy đủ bất kỳ quyết định nào do các quan tòa và tòa án có liên quan đưa ra”.
Ông Abe cũng hy vọng sẽ huy động được sự ủng hộ của nhiều quốc gia châu Á khác – bao gồm cả các bên tranh chấp Biển Đông – những nước sẽ tham gia vào một phiên họp G7 mở rộng.
Minh Anh
Nguồn: http://vi.rfi.fr/chau-a/20160515-thu-tuong-nhat-van-dong-tao-mat-tran-chung-ve-bien-dong-tai-g7