Tin khắp nơi – 15/02/2019

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin khắp nơi – 15/02/2019

Bác sĩ khẳng định Tổng thống Mỹ Donald Trump

 ‘tăng cân nhưng rất khỏe’

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tăng cân từ sau lần kiểm tra sức khỏe gần nhất, nhưng vẫn “trong tình trạng rất khỏe”, theo bác sĩ chính thức Sean Conley.

Hội nghị thượng đỉnh Trump-Kim lần 2: Bốn thách thức lớn

Thượng đỉnh Trump-Kim tổ chức ở Việt Nam

Tuần rồi, kết quả kiểm tra cho hay ông Trump cân nặng 110 kg, so với 108 kg của đầu năm 2018.

Thông cáo của Nhà Trắng dẫn lời bác sĩ Conley nói tổng thống 72 tuổi “vẫn rất khỏe”.

Tổng thống Trump, cao 1,9 mét, từ lâu đối diện câu hỏi về sức khỏe của ông.

Ông không uống rượu và cũng không hút thuốc.

Trong báo cáo được đưa ra công chúng, bác sĩ Conley nói không thấy có vấn đề sức khỏe nào quan trọng khi khám hàng năm.

Báo cáo cũng cho hay thuốc dùng để giảm lượng cholesterol, Rosuvastatin, được tăng liều từ 10mg lên 40mg.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-47253126

 

Trump tuyên bố ‘tình trạng khẩn cấp’

để tài trợ cho bức tường

Tổng thống Donald Trump vừa cho hay sẽ tuyên bố tình trạng khẩn cấp tại đường biên giới với Mexico, để có thể xây tường an ninh.

Ông Trump dùng đến biện pháp này sau khi Quốc hội từ chối chi tiền.

Tuyên bố của tổng thống sẽ cho phép ông Trump được dùng hàng tỉ đôla cho dự án.

Xây tường biên giới là cam kết khi ông Trump tranh cử, nhưng đảng Dân chủ không chấp nhận.

Ông Trump loan báo: “Chúng tôi muốn ngăn tội phạm, băng đảng vào nước chúng tôi.”

“Ai cũng biết bức tường có hiệu quả.”

Mỹ: 7 điều nên biết về bức tường của Trump qua biểu đồ

Người Mỹ gốc Latinh và bức tường của Trump

Trump đã làm được gì sau nửa nhiệm kỳ?

Việc xây dựng bức tường là một trong những lời hứa chủ chốt của ông Trump trong thời gian tranh cử.

Nhưng từ khi nhậm chức tổng thống, cho đến nay ông vẫn chưa tìm được nguồn tài trợ cần thiết để thực hiện lời hứa này. Trong thời gian tranh cử ông Trump nói sẽ bắt Mexico trả tiền cho bức tường.

Quốc hội đã thông qua dự luật nhưng lại không đáp ứng yêu cầu ngân sách tài trợ bức tường của ông Trump vào thứ Năm. Dự luật này đang trông chờ vào chữ ký của ông Trump để thành luật.

Nhà Trắng nói gì?

Thư ký Nhà Trắng Sarah Sanders cho biết trong một tuyên bố: “Tổng thống một lần nữa thực hiện lời hứa xây dựng bức tường, bảo vệ biên giới và bảo vệ đất nước vĩ đại của chúng ta”.

Bà nói thêm ông sẽ “thực hiện các hành động khác – bao gồm cả trường hợp tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia – để đảm bảo chúng ta ngăn chặn khủng hoảng an ninh quốc gia và nhân đạo ở biên giới”.

Dự luật đã được thỏa hiệp được Quốc hội thông qua bao gồm 1,3 tỷ đô la tài trợ cho an ninh biên giới, nhưng không phân bổ ngân sách cho bức tường của ông Trump.

Ông Trump đã yêu cầu 5,7 tỷ đô la ngân sách.

Khi ông Trump cảnh báo rằng ông có thể tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia để tài trợ cho bức tường hồi đầu năm nay, một số thành viên Đảng Cộng hòa cho rằng nó sẽ tạo một tiền lệ nguy hiểm.

Tuy nhiên, phát biểu trên sàn Thượng viện hôm thứ Năm, Lãnh đạo đa số Cộng hòa Mitch McConnell bày tỏ sự ủng hộ của ông đối với động thái này, nói rằng tổng thống đã hành động “bằng mọi cách ông có thể làm một cách hợp pháp để tăng cường nỗ lực bảo vệ biên giới”.

Trong một cuộc bỏ phiếu 83-16, Thượng viện hôm thứ Năm đã thông qua dự luật an ninh biên giới. Hạ viện sau đó cũng ủng hộ biện pháp này, từ 300 đến 128.

Đảng Dân chủ phản ứng thế nào?

Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi đã đề nghị Đảng Dân chủ sẽ thách thức pháp lý nếu tổng thống đưa ra tuyên bố khẩn cấp.

Bà và nhà lãnh đạo Dân chủ Thượng viện Chuck Schumer cũng đưa ra một tuyên bố chung mạnh mẽ lên án động thái này.

“Tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia sẽ là một hành động vô luật pháp, lạm dụng quyền lực của tổng thống và một nỗ lực tuyệt vọng để đánh lạc hướng thực tế rằng Tổng thống Trump đã phá vỡ lời hứa rằng Mexico sẽ phải trả tiền cho bức tường của ông ta,” họ nói.

“Ông ta không thể thuyết phục Mexico, người dân Mỹ hoặc đại diện dân cử của họ trả tiền cho bức tường đắt đỏ và không hiệu quả của ông ta, vì vậy bây giờ ông ta đang cố gắng tránh né Quốc hội trong một nỗ lực tuyệt vọng để người đóng thuế phải chi trả cho bức tường đó.”

Đi vòng qua Quốc hội, thay vì thông qua nó

Phân tích của Anthony Zurcher, phóng viên BBC Bắc Mỹ

Một tháng trước, trong lúc xảy ra cuộc khủng hoảng đóng cửa chính phủ liên bang, đã có một sự đồng thuận cho rằng cách dễ dàng nhất cho tổng thống là từ bỏ các yêu cầu tài trợ bức tường biên giới và tuyên bố “tình trạng khẩn cấp quốc gia” để lấy quỹ từ các nguồn khác.

Phải mất một thời gian, nhưng con đường ít kháng cự nhất là con đường mà Donald Trump phải đang đi theo.

Ông ta đang tự thoát khỏi vũng lầy mà chính ông ta tạo ra, đồng thời hành động theo cách mà ông có thể lý giải với những người ủng hộ ông rằng ông đang thực hiện lời hứa “xây bức tường” của mình.

Tất nhiên, những bất lợi của động thái này đã tỏ tường từ hồi tháng Một đến nay.

Đảng Cộng hòa lo ngại điều này sẽ tạo tiền lệ cho quyền lực tổng thống và đảng Dân chủ một ngày nào đó có thể áp dụng để chống lại Quốc hội.

Tuyên bố tình trạng khẩn cấp chắc chắn sẽ bị sa lầy trong các thách thức của tòa án, điều đó có nghĩa là nó có thể không đem lại kết quả ngay lập tức.

Và, dù tổng thống có muốn cho thấy quyết định này là một chiến thắng đến đâu, thì ông ta rõ ràng đã phải lùi bước trước sự phản kháng của Đảng Dân chủ trong Quốc hội.

Cuộc chiến đóng cửa chính phủ không chỉ là một cuộc chiến về bức tường – nó là cuộc chiến về việc ai sẽ định hướng chương trình nghị sự chính trị trong hai năm tiếp theo của nhiệm kỳ tổng thống Trump.

Và nếu quyết định này của Tổng thống Trump là một dấu chỉ, thì nó cho thấy nếu Trump muốn làm mọi thứ theo cách của mình, ông sẽ phải tìm cách đi vòng qua Quốc hội, chứ không phải thông qua nó.

Tình trạng khẩn cấp quốc gia là gì?

Một tình trạng khẩn cấp được tuyên bố trong một thời gian khủng hoảng đối với quốc gia. Trong trường hợp này, ông Trump nói rằng cuộc khủng hoảng đang bị gây ra bởi những người di cư đến biên giới Mỹ-Mexico.

Giới chuyên gia nói rằng tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia sẽ giúp tổng thống tiếp cận với các quyền lực đặc biệt cho phép ông bỏ qua tiến trình chính trị thông thường.

Ông ta sẽ có thể chuyển tiền từ ngân sách quân sự hoặc cứu trợ thiên tai hiện có để trả tiền cho bức tường.

Tuy nhiên, đang có tranh cãi về việc liệu tình hình ở biên giới phía Nam Hoa Kỳ có thực sự là một trường hợp khẩn cấp quốc gia hay không.

Mặt khác, hơn 2.000 người đã bị từ chối nhập cảnh hoặc bị bắt tại biên giới mỗi ngày chỉ trong tháng 11.

Những người ủng hộ việc xây bức tường nói rằng điều này tương đương với một trường hợp khẩn cấp.

Những người khác cho rằng con số này thấp hơn nhiều so với một thập kỷ trước, và nhiều trong số hàng ngàn người đi di cư đến từ những quốc gia như Honduras nói rằng họ là những người xin tị nạn, tìm cách vào Hoa Kỳ một cách hợp pháp.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-47222721

 

Hồi kết thương chiến: TT Trump nắm giữ

cơ hội lịch sử để “nhấn chìm” con thuyền kinh tế TQ

“Nước đẩy thuyền đi nhưng cũng có thể làm lật thuyền”, câu ngạn ngữ Trung Quốc đã mô tả một cách sinh động và chính xác tình cảnh khó khăn hiện tại của quốc gia này.

Theo Forbes, Trung Quốc rõ ràng đang ở vị trí bất lợi hơn hẳn trong cuộc đối thoại thương mại cuối cùng với Washington.

Trên thực tế, Trung Quốc đã luôn luôn ở vị trí này. Suy cho cùng, việc giao thương với Mỹ quan trọng hơn đối với Trung Quốc chứ không phải chiều ngược lại. Khoảng 1/4 sản phẩm Trung Quốc xuất khẩu tới Mỹ, trong khi chỉ có ít hơn 10% sản phẩm xuất khẩu của Mỹ tới Trung Quốc.

Bên cạnh đó, thương chiến còn bùng nổ vào thời điểm không thể tệ hơn cho nền kinh tế Trung Quốc. Thế khó của Bắc Kinh đã biểu hiện rất rõ ràng trong những cuộc đàm phán cho tới thời điểm hiện tại.

Bắc Kinh đề xuất các nhượng bộ, trong khi người Mỹ chỉ đề nghị tạm hoãn thuế quan. Chưa ai rõ kết quả sẽ ra sao, nhưng tình hình và thông tin hiện tại cho thấy Trung Quốc sẽ là bên phải nhượng bộ nhiều hơn cả.

Xét tới đàm phán thương mại với Trung Quốc, tổng thống Mỹ Donald Trump và các cộng sự có nhiều quân “át chủ bài” hơn bất kì người tiền nhiệm nào trước đây. Các nhà lập pháp Bắc Kinh đang tuyệt vọng trong việc đạt được đình chiến thương mại với Mỹ nhằm tránh những tổn thương khác tới kinh tế Trung Quốc.

Có nhiều người tiên đoán rằng ông Trump đã lệnh cho cấp dưới “hoàn thành thỏa thuận” để kết thúc sự biến động trên thị trường, nhưng điều này đồng nghĩa rằng Mỹ sẽ bỏ qua cơ hội lịch sử để tái cơ cấu toàn diện mối quan hệ Mỹ – Trung vào thời điểm Trung Quốc dễ nhượng bộ nhất. Ông Trump đã đi quá xa để lùi bước.

Tình cảnh của Trung Quốc

“Nước đẩy thuyền đi nhưng cũng có thể làm lật thuyền”, câu ngạn ngữ Trung Quốc đã mô tả một cách sinh động và chính xác tình cảnh khó khăn hiện tại của quốc gia này. Khoản nợ giúp nâng đỡ hệ thống kinh tế Trung Quốc trong 10 năm qua đang nhấn chìm Bắc Kinh.

Trong những ngày đen tối nhất của khủng hoảng tài chính năm 2008, Trung Quốc đã khởi động kế hoạch cơ sở hạ tầng trị giá 4 nghìn tỉ NDT (tương đương 593 tỉ USD theo tỉ giá hiện tại) để rút nền kinh tế toàn cầu khỏi suy thoái.

Kế hoạch kích thích kinh tế vẫn chưa bao giờ ngừng, và tới năm 2017, con số 4 nghìn tỉ NDT đã tăng lên tới 14 nghìn tỉ NDT – theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc.

Ban đầu, Trung Quốc hưởng lợi từ những cải cách kinh tế trong những năm 1990, tăng cường vị thế trong Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), và dòng tiền đầu tư mới từ các công ty phương Tây. Tới năm 2009, sự tăng trưởng mạnh đồng nghĩa với việc tiền lương và mức sống đã tăng tới mức Trung Quốc không còn là nhà sản xuất chi phí thấp nữa.

Tức là, xuất khẩu không còn là mũi nhọn giúp kinh tế tăng trưởng. Lúc này, ngân hàng trung ương Trung Quốc đã tìm cách để có tiền đầu tư cho các chương trình kích thích kinh tế khổng lồ.

Theo Bloomberg, lịch sử đã cho thấy rằng sự tăng trưởng quá nhanh dựa trên nền tảng tín dụng có thể gây ra hàng loạt bong bóng tài sản và khủng hoảng tài chính, tín dụng và tiền tệ.

Một nghiên cứu sử dụng các dữ liệu từ Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc và các cơ quan tài chính khác (bao gồm tài sản ngân hàng và tài sản ngân hàng ngầm như khoản vay ủy thác) cho thấy tổng nợ tín dụng của Trung Quốc là 48 nghìn tỉ USD, gấp khoảng 3,7 lần tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này. Trong khi đó, con số của Mỹ chỉ là 24 nghìn tỉ USD.

12 tháng vừa qua, các chỉ số kinh tế quan trọng của Trung Quốc như sản xuất công nghiệp, doanh số xe ô tô, bán lẻ và đầu tư đều giảm tới mức thấp báo động. Thế giới cuối cùng cũng đã nhận thức được

những nguy cơ trong hệ thống kinh tế được thúc đẩy quá mức của Trung Quốc. Đây là lí do thị trường chứng khoán có lúc đã giảm 25% trong năm vừa qua.

Mỹ nên làm gì?

Những nhà đàm phán Mỹ đang tập trung yêu cầu Trung Quốc thay đổi 2 vấn đề chính: 1) mua nhiều hàng hóa của Mỹ hơn và 2) từ bỏ các chính sách kinh tế tạo ra lợi ích đặc biệt, ví dụ như trợ cấp chính phủ, bảo hộ thị trường nội địa và các ưu đãi pháp lý khác cho những công ty trực thuộc chính phủ Trung Quốc.

Giảm tỉ lệ thuế quan và điều chỉnh sở hữu nước ngoài là một điều tốt nhưng sẽ không kết thúc tình trạng gián điệp kinh tế Trung Quốc – khiến Mỹ tổn hại ít nhất 300 tỉ USD hàng năm, theo ước tính của chính phủ Mỹ.

Nhiều chính quyền Mỹ đã tìm cách giải quyết vấn đề này trong hơn 20 năm qua, và những lời Trung Quốc hứa hẹn với Mỹ ít khi được thực hiện. Mỹ cần Trung Quốc cam kết chấm dứt tình trạng đánh cắp chất xám, gián điệp thương mại và đồng ý có biện pháp trừng trị thích đáng với loại tội phạm này.

Chính quyền ông Trump phải tiếp tục thúc đẩy thực hiện thỏa thuận nói trên và không nên kết thúc đàm phán cho tới khi Trung Quốc thực sự thay đổi.

Ông Trump cần hiểu rõ ràng những lợi thế mà Mỹ có ngày hôm nay – và nhiều lợi thế hơn nữa sau ngày 1/3, khi lệnh đình chiến thương mại kết thúc – có thể sẽ chỉ tới 1 lần duy nhất. Bỏ qua cơ hội này sẽ là thảm họa không chỉ với chính quyền ông Trump mà cho cả phương Tây.

Do đó, động thái nhằm vào công ty công nghệ khổng lồ Huawei – ở cả Mỹ và Canada – ít có khả năng là trùng hợp ngẫu nhiên. Trung Quốc đã khẳng định sẽ tuân thủ nhiều thỏa thuận với Mỹ nhưng chưa thực hiện.

Ngày hôm nay, phía Mỹ nhận ra rằng họ có thể yêu cầu nhiều cam kết an ninh hơn từ Bắc Kinh so với trước đây.

Hiện tại, các nhân vật cấp cao chưa xuất hiện trong các cuộc đối thoại. Hoạt động đàm phán đang trong bước đầu tiến dần tới một thỏa thuận, và chỉ khi đó các nhà lãnh đạo hai nước mới tham gia.

Tuy nhiên, chưa có gì chắc chắn tại thời điểm hiện tại. Ông Trump rất khó đoán, và việc ông Tập muốn khẳng định vị thế toàn cầu sẽ khiến Trung Quốc khó nhượng bộ để đạt được thỏa thuận chung giữa hai nước.

Kể cả khi hai bên nhất trí với quan điểm mới và tránh chiến tranh thương mại, ít có khả năng Mỹ sẽ không tiếp tục áp các loại thuế quan khác trừ khi Trung Quốc cam kết và thực hiện theo những quy ước về vấn đề sở hữu trí tuệ và an ninh mạng.

http://biendong.net/bi-n-nong/26247-hoi-ket-thuong-chien-tt-trump-nam-giu-co-hoi-lich-su-de-nhan-chim-con-thuyen-kinh-te-tq.html

 

Trả di dân qua biên giới Mexico,

chính quyền Trump bị kiện

Các nhóm hoạt động nhân quyền ngày 14/2 kiện chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump về chính sách gửi trả lại về phía biên giới Mexico những di dân băng qua biên giới Mỹ-Mexico trong khi đơn xin tị nạn của họ được Hoa Kỳ xét duyệt.

Chính sách trả người qua biên giới bên kia được loan báo từ cuối năm ngoái nhằm cắt giảm số gia đình xin tị nạn Mỹ. Thông thường một quy trình xin tị nạn kiểu này kéo dài nhiều tháng tới nhiều năm.

Liên đoàn Tự do Dân sự Mỹ (ACLU) cùng các tổ chức bảo vệ nhân quyền khác nộp đơn kiện lên tòa liên bang ở California nói rằng quyết định của chính quyền Trump đặt những người xin tị nạn vào hoàn cảnh nguy hiểm cũng như vi phạm quyền được bảo vệ của họ chiếu theo luật Mỹ và luật quốc tế.

https://www.voatiengviet.com/a/tra-di-dan-qua-bien-gioi-mexico-chinh-quyen-trump-bi-kien/4787463.html

 

Quốc hội Mỹ biểu quyết luật về an ninh biên giới

Quốc hội Mỹ ngày 14/2 muốn chấm dứt những tranh cãi về an ninh biên giới bằng một đạo luật của lưỡng đảng giúp tránh một vụ đóng cửa chính phủ lần nữa, nhưng cũng không cấp

ngân khoản như ông Trump yêu cầu để xây một bức tường dọc theo biên giới Hoa Kỳ-Mexico.

Luật này được biểu quyết tại Thượng viện do đảng Cộng hòa lãnh đạo và Hạ viện do Đảng Dân chủ kiểm soát trước khi chuyển đến Tổng thống thuộc đảng Cộng hòa. Ông Trump chưa loan báo ông sẽ ký luật này hay không.

Ông Trump gây nên vụ đóng cửa một phần tư chính phủ liên bang kéo dài 35 ngày từ cuối tháng 12 năm ngoái, với yêu cầu 5,7 tỉ đô la để xây tường biên giới. Đến khi chính phủ được mở cửa lại, ông vẫn không được cấp số tiền đó và ngân khoản mong đợi hiện cũng không hiện diện trong dự luật đang được biểu quyết.

Cuối ngày 13/2, các nhà thương thuyết chung quyết dự luật cấp hơn 300 tỉ đô la cho Bộ An ninh Nội địa và một loạt các cơ quan liên bang khác cho đến ngày 30 tháng 9, chấm dứt năm tài khóa hiện nay. Ngân khoản của các cơ quan này hết hạn vào ngày 15/2/2019.

Lãnh tụ khối đa số ở Thượng viện Mitch McConnell mô tả luật này là “một thỏa hiệp mà không bên nào xem như là hoàn hảo,” nhưng ông gọi đây là “một thành công của tiến trình lưỡng đảng” và nhắc lại lời kêu gọi Tổng thống Trump ký ban hành.

Luật sẽ cấp ngân khoản mới 1,37 tỉ đô la để xây 88,5 km hàng rào mới trên biên giới. Số tiền này tương đương với tiền được cấp về an ninh biên giới vào năm ngoái, bao gồm các rào cản chứ không phải bức tường bê tông.

Luật cũng cấp ngân khoản hoạt động cho Bộ Tư pháp, Bộ Thương mại, Bộ Ngoại giao, Sở Thuế, Bộ Nông nghiệp và những cơ quan khác với gần 800.000 nhân viên liên bang.

Thượng nghị sĩ Cộng hòa Lindsey Graham, người thường xuyến tiếp xúc với Tòa Bạch Ốc, nói ông Trump “có chiều hướng chấp nhận thỏa thuận vừa kể và tiến tới.” Ông Graham cũng nói với các phóng viên là ông Trump đang tìm cách có thêm tiền để xây tường và cũng có khuynh hướng sẽ “tuyên bố tình trạng khẩn cấp để có tiền.”

Nếu ông Trump tuyên bố tình trạng khẩn cấp (nghĩa là qua mặt Quốc hội, sắp xếp lại các nguồn quỹ đã được Quốc hội chuẩn thuận cho các mục đích khác để phục vụ cho mục đích xây tường biên giới) có phần chắc sẽ gây ra một cuộc chiến pháp lý vì Quốc hội chứ không phải Tổng thống quyết định ngân khoản liên bang được tiêu như thế nào, theo Hiến pháp Mỹ. Một vài đảng viên Cộng hòa yêu cầu ông Trump thận trọng trong việc có những hành động đơn phương.

https://www.voatiengviet.com/a/quoc-hoi-my-bieu-quyet-luat-ve-an-ninh-bien-gioi-/4787386.html

 

Mỹ: William Barr

được chuẩn thuận làm Bộ trưởng Tư Pháp

Thượng viện Mỹ ngày 14/2 chuẩn nhận ông William Barr làm Bộ trưởng Tư Pháp. Ông Barr là luật sư đầy kinh nghiệm với nhiều thập niên làm việc tại Washington. Ông có trách nhiệm giám sát cuộc điều tra kéo dài lâu nay của Công tố viên Đặc biệt Robert Mueller để xác định xem chiến dịch vận động cho ông Donald Trump tranh cử Tổng thống năm 2016 có thông đồng với Nga hay không.

Thượng viện Mỹ chuẩn nhận ông Barr với 54 phiếu thuận và 45 phiếu chống. Một phát ngôn viên Bộ Tư pháp nói ông Barr sẽ được Thẩm phán Trưởng Tối cao Pháp viện Mỹ John Roberts làm lễ tuyên thệ tại Tòa Bạch Ốc vào lúc 4:45PM giờ miền Đông.

Nhiều Thượng nghị sĩ Dân chủ chống lại ông Barr vì quan ngại là ông sẽ không công bố đầy đủ kết quả cuộc điều tra của ông Mueller. Tuy nhiên Thượng viện do phe Cộng hòa của Tổng thống Trump kiểm soát, nên việc ông Barr được chuẩn nhận là đương nhiên.

https://www.voatiengviet.com/a/m%E1%BB%B9-william-barr-%C4%91%C6%B0%E1%BB%A3c-chu%E1%BA%A9n-thu%E1%BA%ADn-l%C3%A0m-b%E1%BB%99-tr%C6%B0%E1%BB%9Fng-t%C6%B0-ph%C3%A1p/4787926.html

 

Mỹ, Colombia bàn

nỗ lực lật đổ Tổng thống Venezuela

Tổng thống Colombia Ivan Duque tuyên bố muốn “chấm dứt chế độ độc tài tàn bạo” ở Venezuela.

Ông Duque có mặt tại Washington hôm 13/2 và gặp Tổng thống Donald Trump để bàn về những nỗ lực lật đổ Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro.

Ông Trump nói Venezuela đang “hỗn loạn. Người dân bị đối xử tàn tệ. Tôi không hài lòng về điều này.”

Ông Trump cho biết ông đang “cứu xét mọi giải pháp,” nhưng không cho biết thêm chi tiết. Ông từng nói không loại trừ khả năng can thiệp quân sự, nhưng chưa cho biết dưới điều kiện nào ông sẽ phái lực lượng Mỹ đến Venezuela.

Tòa Bạch Ốc cuối ngày 13/2 cho biết ông Trump sẽ nói về Venezuela tại Trường đại học Quốc tế Florida ở Miami vào đầu tuần tới. Trường này là nơi có sinh viên Venezuela tập trung đông nhất tại Hoa Kỳ.

Mỹ, Canada và khoảng 50 nước khác thuộc Châu Mỹ Latin và châu Âu công nhận lãnh tụ đối lập Juan Guaido là Tổng thống Venezuela.

Ông Guaido lãnh đạo Quốc hội và sử dụng hiến pháp để tuyên bố chính phủ Maduro bất hợp pháp vì bầu cử gian lận và tự xưng là Tổng thống lâm thời.

Ông Trump gọi ông Guaido là “rất can đảm,” và nói thêm rằng “Tôi nghĩ việc này sẽ thành công.”

Ông Duque nói “Chúng ta cần ủng hộ ông Guaido mạnh mẽ hơn nữa để lãnh đạo Venezuela.”

Ông Trump nói việc ông Maduro không cho viện trợ nhân đạo, hầu hết là các phẩm vật của Mỹ, vượt biên giới Colombia sang Venezuela là không thể chấp nhận. “Dân chúng đang chết đói.”

Ông Duque nói “Ngăn cản viện trợ nhân đạo là tội ác chống nhân loại.”

Colombia nhận hầu hết trong số 2 triệu người Venezuela chạy lánh xáo trộn, nghèo đói và bạo động chính trị. Tuy nhiên, viện trợ nhân đạo bị ngăn vì ông Maduro cho rằng để viện trợ vào sẽ đưa đến việc Hoa Kỳ xâm lăng quân sự.

Ông Guaido cam đoan viện trợ nhân đạo sẽ vào lãnh thổ Venezuela vào ngày 23/2. “Chúng ta có gần 300.000 người Venezuela chết đói nếu viện trợ không vào được.”

Trong khi ông Trump không loại trừ việc can thiệp quân sự vào Venezuela, dân biểu Eliot Engel thuộc đảng Dân chủ, Chủ tịch Ủy ban Ngoại giao Hạ viện, tuyên bố tại một buổi điều trần của Quốc hội là các nhà lập pháp sẽ không ủng hộ việc này.

“Không phải là một giải pháp.”

“Tôi lo ngại về việc Tổng thống rung kiếm và về gợi ý của Tổng thống rằng can thiệp quân sự vẫn là một giải pháp,” ông Engel nói ngày 13/2. “Tôi muốn nói rõ cho những nhân chứng và những người đang theo dõi: Việc can thiệp quân sự của Mỹ không phải là một sự lựa chọn.”

Ông Engel nhấn mạnh ông ủng hộ việc cần phải chế tài chống lại công ty dầu của Venezuela. Tuy nhiên, ông cảnh báo Tòa Bạch Ốc “phải nghĩ đến phản ứng ngược của những chế tài này là chúng có thể ảnh hưởng đến người dân Venezuela nếu ông Maduro không rời khỏi chức vụ trong những tuần lễ tới.”

Theo ông Elliott Abrams, đặc sứ của chính quyền Trump về Venezuela, những chế tài của Mỹ chống lại thị trường vàng, tài chánh và dầu của quốc gia Nam Mỹ này đã “tạo ra áp lực mạnh mẽ lên ông Maduro và băng cướp của ông này. Chúng ta đã phong tỏa các tài khoản ngân hàng, chúng ta đã thu hồi visa của những ai hưởng lợi vì tham nhũng và đồng lõa.”

https://www.voatiengviet.com/a/m%E1%BB%B9-colombia-b%C3%A0n-n%E1%BB%97-l%E1%BB%B1c-l%E1%BA%ADt-%C4%91%E1%BB%95-t%E1%BB%95ng-th%E1%BB%91ng-venezuela/4787935.html

 

Mỹ hô hào đồng minh và đối tác

can dự vào Biển Đông, Bắc Kinh tức tối

Trọng Nghĩa

Đăng ngày 15-02-2019 Sửa đổi ngày 15-02-2019 16:24

Bức ảnh Hải Quân Hoa Kỳ chụp ngày 10/05/2015 : Máy bay của Không quân Hoàng gia Malaysia trong cuộc tập trận chung với khu trục hạm USS Carl Vinson của Mỹ tại Biển Đông.LT. JONATHAN PFAFF / US NAVY / AFP

Điều trần trước Ủy Ban Quân Vụ Thượng Viện Mỹ ngày 12/02/2019 vừa qua, đô đốc chỉ huy Bộ Tư Lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ đã tiết lộ một chủ trương mới nhằm đối phó với chiến lược bành trướng của Trung Quốc tại Biển Đông: Đó là kết hợp với các đối tác và đồng minh trong và ngoài khu vực để cùng nhau hành động, chống lại ảnh hưởng xấu của các tác nhân Nhà nước và phi nhà nước, đặc biệt là ở Biển Đông, ám chỉ các lực lượng quân sự và bán quân sự của Trung Quốc.

Phát biểu trước các thượng nghị sĩ Mỹ, đô đốc Philip Davidson đã tỏ ý vui mừng trước sự kiện là cho đến nay, nhiều đồng minh và đối tác của Mỹ, dù không phải là các nước ven Biển Đông, nhưng cũng đã « bằng cách này hay cách khác, tăng cường các hoạt động trên Biển Đông ».

Vị đô đốc Mỹ đã nêu đích danh các nước Anh, Nhật, Úc, New Zealand, Canada và Pháp. Hoạt động gia tăng của Pháp và Anh ở Biển Đông đã được nêu thành ví dụ, đặc biệt là cuộc diễn tập chung giữa khinh hạm Anh HMS Argyll và khu trục hạm Mỹ USS McCampbell ở Biển Đông, mà theo đô đốc Davidson, đã nhấn mạnh « thông điệp quốc tế gởi đến những ai tìm cách cản trở quyền tự do đi lại và hoạt động ở bất cứ nơi nào luật quốc tế cho phép ».

Các đối tác trong khu vực đi đầu là Singapore và Việt Nam

Bên cạnh đó, chỉ huy trưởng Bộ Tư Lệnh Mỹ vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương cũng xác nhận rằng ông đang tập trung vào việc thuyết phục các đồng minh Đông Nam Á của Mỹ là Thái Lan và Philippines, cũng như các đối tác của Hoa Kỳ trong vùng là Singapore và Việt Nam.

Về Singapore, đô đốc Davidson đã nêu bật sự kiện là cho dù không phải là đồng minh chính thức của Mỹ, đảo quốc Đông Nam Á này đã mở rộng cho Hoa Kỳ cửa ngõ đi vào Biển Đông, đồng thời tích cực hỗ trợ cho sự hiện diện của lực lượng Mỹ trong khu vực.

Còn về Việt Nam, ông Davidson đã hoan nghênh việc Việt Nam cùng chia sẻ một số nguyên tắc của Hoa Kỳ về luật pháp quốc tế và quyền tự do hàng hải. Vị tư lệnh Mỹ đặc biệt ghi nhận sự kiện Việt Nam đã có « một trong những tiếng nói lớn nhất » liên quan đến cuộc tranh chấp trên Biển Đông.

Mỹ đã thấy rằng FONOP không đủ sức ngăn chặn Trung Quốc

Nhận định về khía cạnh mới kể trên trong chiến lược của Mỹ nhằm đối phó với Trung Quốc tại vùng Biển Đông, nhật báo Hồng Kông South China Morning Post ngày hôm qua đã trích dẫn một số chuyên gia quân sự cho rằng việc huy động đồng minh và đối tác là dấu hiệu cho thấy là Mỹ đã nhận thức rõ rằng các chiến dịch tuần tra vì tự do hàng hải (FONOP) mà Mỹ tiến hành không đủ sức chống lại tham vọng quân sự của Trung Quốc.

Ông Collin Koh, chuyên gia tại Trường Nghiên Cứu Quốc Tế S. Rajaratnam tại Đại Học Công Nghệ Nanyang ở Singapore, cho rằng Hoa Kỳ cần đến một chiến lược lớn phù hợp hơn, sử dụng một tập hợp công cụ toàn diện hơn, theo cách phối hợp nhiều hơn với các đồng minh và đối tác.

Phát biểu của chỉ huy Bộ Tư Lệnh Ấn Độ Thái Bình Dương của Mỹ dĩ nhiên đã bị Trung Quốc cực lực đả kích. Vào hôm qua, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc, bà Hoa Xuân Oánh, đã cho rằng những cáo buộc của Mỹ nhắm vào Trung Quốc chỉ là những cái cớ được viện ra để biện minh cho việc Washington quân sự hóa Biển Đông.

Bộ Ngoại Giao Trung Quốc đồng thời kêu gọi các bên liên quan ngừng khuấy động vấn đề Biển Đông và tôn trọng nỗ lực của Trung Quốc và các nước ASEAN trong việc duy trì hòa bình và ổn định trong vùng.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20190215-my-ho-hao-dong-minh-va-doi-tac-can-du-vao-bien-dong-bac-kinh-tuc-toi

 

NT Mỹ hy vọng Thượng Đỉnh Hà Nội

bàn về tuyên bố kết thúc chiến tranh

Mai Vân

Theo hãng tin Yonhap, ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, vào hôm qua, 14/02/2019, cho biết ông hy vọng tổng thống Mỹ thảo luận về một thông báo chính thức kết thúc chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) trong cuộc gặp thượng đỉnh tới đây với  lãnh đạo Bắc Triều Tiên, tại Hà Nội hai ngày 27 và 28/02.

Tuyên bố kết thúc chiến tranh là yêu cầu chính từ phía Bình Nhưỡng, để đánh đổi lấy việc giải thể chương trình hạt nhân đã được hứa hẹn trong cuộc gặp tháng 6 năm ngoái ở Singapore.

Trả lời đài Fox News tại Vacxava, ngoại trưởng Pompeo hôm qua cho biết là ê kíp của ông sẽ đến Châu Á vào thứ Sáu hay thứ Bảy, tiếp tục thảo luận về những yếu tố đã được đề cập ở Singapore. Không chỉ có vấn đề phi hạt nhân hóa, nội dùng bàn bạc còn có việc thành lập những cơ chế an ninh và hòa bình trên bán đảo. Ông hy vọng là hai lãnh đạo Mỹ Bắc Triều Tiên sẽ nói về những vấn đề này.

Trong lúc đó, cũng vào hôm qua, 14/02/2019, ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh, kết thúc chuyến viếng thăm Bình Nhưỡng hầu chuẩn bị cho cuộc họp thượng đỉnh Trump Kim sắp tới.

Theo hãng tin Yonhap, ngoại trưởng Việt Nam đã làm việc với đồng nhiệm Bắc Triều Tiên Ri Yong Ho và ông Ri Su Yong, đặc trách đối ngoại đảng. Theo hãng tin Bắc Triều Tiên KCNA, hai bên đã thảo luận về các vấn đề khu vực và quốc tế mà hai nước cùng quan tâm cũng như phương thức mở rộng quan hệ song phương.

Trên bình diện năng lượng, hãng tin Hàn Quốc Yonhap còn cho biết là Nga đã xuất sang Bắc Triều Tiên gần 7.000 tấn dầu lọc vào tháng 12/2018, vượt hẳn Trung Quốc vào tháng này, chỉ xuất 1.511 tấn.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20190215-nt-my-hy-vong-thuong-dinh-ha-noi-ban-ve-tuyen-bo-ket-thuc-chien-tranh

 

Hội nghị Vacxava về Trung Đông bế mạc,

phó TT Mỹ lên án Iran

Mai Vân

Phó tổng thống Mỹ Mike Pence phát biểu tại Hội Nghị về Hòa Bình và An Ninh Trung Đông, Vacxava, 14/02/2019.REUTERS/Kacper Pempel

Hội Nghị về Hòa Bình và An Ninh Trung Đông diễn ra tại Vacxava, thủ đô Ba Lan, đã kết thúc vào hôm qua, 14/02/2019, với khoảng 60 quốc gia tham dự, nhưng thiếu vắng châu Âu.

Mục tiêu chính thức đưa ra là xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn cho vùng Trung Đông. Nhưng đối với Mỹ, đây là dịp để huy động lực lượng chống lại ảnh hưởng của Iran trong vùng.

Đặc phái viên RFI tại Vacxava, Oriane Verdier tường thuật :

« Hoa Kỳ đại diện cho lẽ phải. Đây là lời lẽ mà ngoại trưởng Mỹ và phó tổng thống Mỹ, Mike Pence, nhắc đi nhắc lại vào hôm qua. Và Iran là mối đe dọa chung ở Trung Đông.

Ông Mike Pence đặc biệt gay gắt, nhấn mạnh : Chúng ta ở đây hôm nay là dựa trên những điều đã đoàn kết chúng ta : sự dấn thân cho tiến bộ về an ninh, thịnh vương và nhân quyền ở Trung Đông cũng như trách nhiệm là phải chống lại mối đe dọa lớn đối với tương lai tươi sáng này : Cộng Hòa Hồi Giáo Iran.

Ông Pence đã chỉ trích thẳng thừng chọn lựa của Pháp, Đức và Anh về Iran. Ba quốc gia châu Âu cách đây 2 tuần đã thông báo thành lập một hệ thống thương mại với Iran để né tránh trừng phạt của Mỹ. Theo châu Âu, đối đầu trực diện với Iran là một việc quá nguy hiểm, trong lúc Mỹ lại chủ trương điều này ở Vacxava.

Vào cuối ngày, lúc tổng kết hội nghị, ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, mà buổi sáng cũng kêu gọi hợp sức chống Iran, đã tỏ ra uyển chuyển hơn : Chúng tôi cũng biết là tất cả các nước không có cùng quan điểm, chúng tôi đã nghe thấy điều đó trong hội nghị này. Mục tiêu của hội nghị là hòa bình, ổn định và sự thịnh vượng ở Trung Đông. Tôi nghĩ là chúng ta đã đạt được mục tiêu. »

Nhưng đến giờ thì chưa có thông báo cụ thể nào, ngoại trừ việc khởi động một sáng kiến gọi là tiến trình Vacxava, tức là một hệ thống nhóm làm việc để tiếp tục bàn thảo về hòa bình ở Trung Đông.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190215-hoi-nghi-vacxava-ve-trung-dong-be-mac-pho-tt-my-len-an-iran

 

Ngoại trưởng Venezuela bí mật gặp chính quyền Mỹ

Thu Hằng

Khi trả lời phỏng vấn hãng tin Mỹ AP ngày 14/02/2019, tổng thống Nicolas Maduro cho biết là ngoại trưởng Venezuela đã có hai cuộc họp kéo dài nhiều giờ tại New York và mời đặc phái viên Mỹ về Venezuela, ông Elliott Abrams, đến thăm Venezuela « một cách bí mật, công khai hoặc với tư cách cá nhân ».

Cũng trong buổi phỏng vấn trên, tổng thống Nicolas Maduro hy vọng sớm gặp tổng thống Mỹ Donald Trump để giải quyết cuộc khủng hoảng chính trị kể từ khi chủ tịch Quốc Hội Juan Guaido tự xưng là tổng thống lâm thời của Venezuela và được hơn 50 nước công nhận. Tổng thống Maduro nhấn mạnh với AP : « Nếu ông ấy (Donald Trump) muốn gặp, chỉ cần nói với tôi là khi nào, ở đâu và như thế nào, tôi sẽ có mặt ».

Trong khi đó, theo AFP, Tòa án Tối cao Venezuela đã quyết định mở điều tra hình sự nhắm vào 15 lãnh đạo, hầu hết sống ở Mỹ, được Quốc Hội, do Juan Guaido đứng đầu, bổ nhiệm vào tập đoàn dầu khí PDVSA và chi nhánh Citgo ở Mỹ. Theo Tòa án Tối cao Venezuela, Quốc Hội của nhà đối lập Juan Guaido là « phản nghịch » nên các quyết định « không có giá trị ».

Trên lĩnh vực nhân đạo, họp tại Washington ngày 14/02, Tổ chức các Quốc gia châu Mỹ (OEA) thông báo 25 nước đã hứa chi 100 triệu đô la để hỗ trợ nhân đạo cho Venezuela. Trên Twitter, ông John Bolton, cố vấn an ninh của tổng thống Mỹ, cho biết số tiền này sẽ được trực tiếp chuyển đến những trung tâm quyên góp ở Brazil, Colombia và đảo Curaçao của Hà Lan, nằm gần biên giới với Venezuela.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190215-ngoai-truong-venezuela-bi-mat-gap-chinh-quyen-my

 

Venezuela đã biến những tờ giấy bạc vô dụng

 thành vàng như thế nào ?

Thụy My

Theo Reuters, thành công lớn nhất trong hoạt động tài chính của Venezuela trong những năm gần đây không phải diễn ra tại Wall Street, nhưng lại ở những lán đào vàng thô sơ ở miền nam nước này.

Khoảng 300.000 người tìm vàng đã đến vùng rừng rậm giàu khoáng sản để kiếm sống bằng cách đào đãi vàng từ các mỏ. Những nhát cuốc xẻng của họ đã giúp chính phủ cánh tả của tổng thống Nicolas Maduro chống chọi lại trước nguy cơ nền kinh tế của quốc gia đang sụp đổ. Từ năm 2016, chính quyền đã mua 17 tấn kim loại quý trị giá 650 triệu đô la từ các phu đào vàng thủ công, theo số liệu của Ngân hàng trung ương.

Được trả bằng những tờ giấy bạc hầu như vô giá trị, những người thợ đào vàng đã cung ứng cho chính quyền loại hàng để đổi lấy ngoại tệ mạnh, nhập khẩu thực phẩm và những sản phẩm vệ sinh cần thiết. Việc mua bán vàng này là một kiểu tránh né thị trường quốc tế. Hoa Kỳ sử dụng biện pháp trừng phạt và đe dọa để cố chấm dứt việc Maduro dùng vàng của quốc gia để giúp cho chế độ sống sót.

Chính quyền Donald Trump gây áp lực để Anh Quốc không trả 1,2 tỉ đô la vàng dự trữ của Venezuela đang được cất giữ trong kho của Ngân hàng quốc gia Anh. Mới đây, các viên chức Mỹ chỉ trích một công ty đầu tư có trụ sở tại Abu Dhabi vì mua vàng của Venezuela, và cảnh cáo các khách mua vàng tiềm năng khác.

Mọi người đều biết chính quyền Maduro có chương trình khai thác vàng, nhưng cách hoạt động như thế nào thì không ai rõ.

Để tìm hiểu từ bên trong, Reuters đã dò theo “con đường vàng” của Venezuela, từ các lán vàng trong rừng rậm cho đến Ngân hàng trung ương ở thủ đô Caracas, sang nơi tinh chế vàng và xuất khẩu thực phẩm ở nước ngoài. Hãng tin Anh cũng trao đổi với hơn 30 người thạo tin trong lãnh vực này, gồm phu đào vàng, trung gian mua bán, thương nhân, nhà nghiên cứu, nhà ngoại giao, viên chức chính phủ. Hầu như tất cả đều đòi hỏi giữ kín tên tuổi vì không được phép công khai, hoặc vì sợ chính quyền Venezuela hay Mỹ trừng phạt.

Những gì ghi nhận được vẽ lên một bối cảnh tuyệt vọng trong chính sách kỹ nghệ, các nhà lãnh đạo “xã hội chủ nghĩa” Venezuela để mặc cho tự xoay sở. Trừng phạt của Hoa Kỳ đã làm kỹ nghệ dầu lửa của Venezuela suy yếu, và làm tê liệt khả năng đi vay. Lãnh vực quặng mỏ đã bị tàn lụi do quốc hữu hóa. Do vậy, ông Maduro thả lỏng cho những thợ đào vàng khai thác tài nguyên quặng mỏ của quốc gia, chẳng có luật lệ nào và cũng không có đầu tư của nhà nước.

Cuộc “Cách mạng Bolivar” nay phải dựa rất nhiều vào những người lao động tự do. Jose Aular – một thanh niên 18 tuổi cho biết đã bị sốt rét năm lần trong một mỏ vàng lậu gần vùng biên giới giữa Venezuela và Brazil. Aular làm việc 12 tiếng đồng hồ một ngày, vác những bao tải đất có chứa vàng đến một lò nấu nhỏ. Nơi này dùng chất thủy ngân độc hại để tách ra những mẩu vàng cám quý giá. Những người thợ đào vàng nói rằng các tai nạn hầm mỏ xảy ra như cơm bữa, những vụ nổ súng và cướp bóc cũng thế. Aular nói: “Chính quyền biết rõ những gì diễn ra tại các lán đào vàng này, và hưởng lợi từ đó. Vàng từ chúng tôi đã rơi vào tay họ”.

Maduro có được sự trợ giúp quan trọng từ tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, Recep Erdogan, một nhà lãnh đạo độc tài cũng đang hục hặc với chính quyền Trump.

Venezuela bán phần lớn vàng của mình cho những cơ sở tinh luyện Thổ Nhĩ Kỳ, rồi mua lại một số hàng tiêu dùng. Mì và sữa bột của Thổ Nhĩ Kỳ nay nằm trong danh sách các mặt hàng bao cấp thuộc chương trình thực phẩm của Maduro. Thương mại giữa hai nước đã tăng lên gấp tám lần trong năm ngoái.

Nhưng việc giám sát đã tăng lên cùng với tình hình chính trị sôi sục trong những ngày gần đây. Nhiều quốc gia phương Tây đã công nhận thủ lãnh đối lập Juan Guaido là tổng thống lâm thời của Venezuela. Các đối thủ của Maduro kêu gọi những nhà mua hàng nước ngoài chấm dứt mua bán vàng với Venezuela, chế độ mà họ cho là bất hợp pháp. Dân biểu đối lập Carlos Paparoni nói: “Chúng tôi phải bảo vệ vàng của đất nước”.

Cơn sốt vàng

Hành trình của vàng bắt đầu từ những nơi như La Culebra, một vùng rừng rậm hẻo lánh tại miền nam Venezuela. Tại đây, hàng trăm người đàn ông làm việc trong những lán đào vàng thô sơ như hồi thế kỷ 19. Họ dùng cuốc đào lên những khối đất có quặng vàng, trong những đường hầm đào bằng tay, rồi chuyển ra bằng ròng rọc và tời.

Hoạt động đào vàng phá hủy hệ thống sinh thái rừng vốn dễ tổn thương, và lan rộng những bệnh truyền nhiễm từ muỗi. Thợ mỏ kêu ca về các vụ trấn lột của lực lượng vũ trang, tại vùng đất có tỉ lệ giết người cao gấp bảy lần mức bình quân cả nước.

Phu mỏ Jose Rondon, 47 tuổi, từ vùng đông bắc Venezuela đến đây năm 2016 cùng với hai con trai lớn. Đồng lương tài xế xe buýt của ông không thể sống nổi trước nạn siêu lạm phát ở Venezuela, mà Quỹ Tiền tệ Quốc tế dự báo lên đến 10 triệu phần trăm trong năm nay. Ba cha con làm việc cật lưc, kiếm được mỗi tháng khoảng 10 gam vàng, gấp 20 lần so với thu nhập lúc còn ở nhà.

Có vàng trong tay, những người thợ đi đến thành phố El Callao bán. Đa số người mua đều không có giấy phép kinh doanh, giao dịch diễn ra tại những cửa hàng nhỏ bé, được trang bị hệ thống báo động và cửa sắt. Johny Diaz, một nhà buôn sỉ có đăng ký ở Puerto Ordaz, cách El Callao 170 km về hướng bắc, nói:“Nhà nước mua vàng, người người mua vàng vì mọi việc đều tốt đẹp”.

Do đồng bolivar của Venezuela bị mất giá từng giờ, Nhà nước trả hơn giá thị trường quốc tế một chút để khuyến khích những ai có vàng mang bán, đổi lấy đồng đô la. Các thương gia bán vàng cho Diaz quay về El Callao và các thị trấn đào vàng khác với một đống tiền mặt để trả cho phu mỏ. Thợ đào vàng dùng tiền này mua thức ăn, vật dụng và gởi số còn lại cho gia đình.

Vàng mà chính phủ mua vào được nấu chảy tại Minerven, một công ty hầm mỏ quốc doanh gần đó, rồi chuyển về kho của Ngân hàng trung ương ở Caracas, cách xa 843 km. Số vàng này không ở trong kho được bao lâu. Trữ lượng vàng quốc gia đã xuống đến mức thấp nhất kể từ 75 năm qua. Theo một viên chức cao cấp của chính phủ, thì Venezuela bán vàng khai thác thủ công cùng với số vàng dự trữ để trang trải các chi phí. Khách mua vàng chủ yếu gần đây là Thổ Nhĩ Kỳ.

“Biến rơm thành vàng” với Thổ Nhĩ Kỳ

Chương trình vàng của Maduro triển khai song song với mối quan hệ ngày càng chặt chẽ hơn với ông Erdogan của Thổ Nhĩ Kỳ. Cả hai nhà lãnh đạo đều bị quốc tế chỉ trích vì đàn áp đối lập chính trị, và phá hoại các chuẩn mực dân chủ để tập trung quyền lực trong tay.

Hôm 01/11/2018, tổng thống Mỹ Donald Trump ký lệnh cấm các cá nhân và định chế của Mỹ mua vàng Venezuela, nhưng quy định này không áp dụng cho người ngoại quốc. Ankara cam đoan với bộ Tài Chính Mỹ là việc buôn bán giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Venezuela phù hợp với luật lệ quốc tế.

Tháng 12/2016, Venezuela loan báo mở đường bay thẳng nối thủ đô Caracas với thành phố Istanbul của Thổ Nhĩ Kỳ, một sự kiện gây ngạc nhiên vì nhu cầu đi lại giữa hai bên rất thấp. Dữ liệu cho thấy các chuyến bay này không chỉ mang theo hành khách. Vào ngày đầu năm mới 2018, Ngân hàng trung ương Venezuela bắt đầu giao vàng cho Thổ Nhĩ Kỳ, với lượng hàng trị giá 36 triệu đô la được vận chuyển bằng đường hàng không đến Istanbul.

Vụ bán vàng này diễn ra vài tuần sau chuyến viếng thăm Thổ Nhĩ Kỳ của ông Maduro. Theo dữ liệu của chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ và báo cáo thương mại, giao dịch năm ngoái đạt 900 triệu đô la.

Ngân hàng trung ương Venezuela bán trực tiếp vàng khai thác thủ công cho các cơ sở tinh chế của Thổ Nhĩ Kỳ, theo hai viên chức Venezuela. Tiền thu về được Ngân hàng phát triển quốc gia Venezuela dùng để mua hàng tiêu dùng của Thổ.

Trong số khách mua vàng có Istanbul Gold Refinery (IGR) và Sardes Kiymetli Mandele, một công ty thương mại Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên giám đốc điều hành của IGR, bà Aysan Esen, nói rằng công ty mình không liên quan. Còn Sardes Kiymetli Mandele không trả lời câu hỏi của Reuters.

Đầu tháng 12/2018, 54 container sữa bột Thổ Nhĩ Kỳ đã cập cảng La Guaira gần Caracas. Công ty giao hàng Mulberry Proje Yatirim chia sẻ một địa chỉ với Marilyns Proje Yatirin, một công ty quặng mỏ đã ký kết liên doanh với công ty mỏ quốc doanh Minerven của Venezuela năm ngoái. Những công ty này cũng giữ im lặng.

Ngay cả những người chỉ trích Maduro cũng công nhận là ông ta đã thành công trong “thuật giả kim”, biến những tờ giấy lộn thành vàng thật. Khi trả công cho các phu đào vàng cực nhọc bằng những đồng bolivar siêu lạm phát bị mất giá theo từng giờ, và nhận lại số vàng quý giá, ông ta đã tìm được cách để hóa phép rơm thành vàng.

Nhà kinh tế Angel Alvarado, một dân biểu đối lập Venezuela nhận định: “Những hoạt động trong bóng tối và các cơ chế thương mại không chính thức là một trong những công cụ hiếm hoi còn lại của Maduro. Đã cùng đường, ông ta vẫn muốn bám lấy chiếc ghế bằng mọi giá”.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190215-venezuela-da-bien-nhung-to-giay-bac-vo-dung-thanh-vang-nhu-the-nao-ok

 

Cuba cáo buộc Mỹ điều lực lượng đặc nhiệm,

chuẩn bị can thiệp vào Venezuela

Cuba hôm 14/2 cáo buộc Hoa Kỳ đang bí mật điều động các lực lượng đặc nhiệm đến gần Venezuela trong âm mưu can thiệp vào quốc gia Nam Mỹ với lý do khủng hoảng nhân đạo.

Reuter trích “Tuyên bố của Chính phủ Cách mạng” buộc tội những diễn tiến gần đây ở Venezuela đã lên tới mức một âm mưu đảo chính nhưng cho tới nay đã thất bại.

Chính quyền của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đang cố gắng gây sức ép buộc Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro phải từ chức và trao lại quyền lực cho ông Juan Guaido, người đứng đầu Quốc hội Venezuela.

Ông Guaido viện dẫn một điều khoản trong Hiến pháp để đảm nhận chức tổng thống cách đây ba tuần, với lập luận cho rằng việc đắc cử của ông Maduro vào năm ngoái là một sự gian dối.

Theo bản tuyên bố, việc Hoa Kỳ áp dụng các biện pháp trừng phạt quyết liệt gây thiệt hại “gấp 1000 lần” so với viện trợ mà Washington đang tìm cách buộc Venezuela phải nhận.

“Từ ngày 6 – 10/2, máy bay vận tải quân sự đã bay đến Sân bay Rafael Miranda của Puerto Rico, căn cứ không quân San Isidro ở Cộng hòa Dominican và các vị trí chiến lược khác ở Caribbean, mà có thể chính phủ của các quốc gia đó không biết”, tuyên bố nói.

“Những chuyến bay này xuất phát từ các cơ sở quân sự của Mỹ, nơi các đơn vị đặc nhiệm và Thủy quân lục chiến hoạt động, vốn thường được dùng cho các hành động bí mật”, vẫn theo tuyên bố.

Venezuela, một quốc gia sản xuất dầu lớn, đang trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng với sản lượng giảm mạnh và lạm phát lên đến sáu chữ số đang tàn phá sinh kế của người dân, đẩy khoảng ba triệu người sang các nước láng giềng để kiếm sống.

Cuba là quốc gia ủng hộ chính cho chính phủ Venezuela kể từ khi cuộc “Cách mạng Bolivar” bắt đầu dưới thời cựu lãnh đạo Hugo Chavez năm 1998.

Hầu hết các nước phương Tây và Mỹ La tinh, bao gồm Hoa Kỳ, đều nhanh chóng công nhận ông Guaido là người đứng đầu nhà nước hợp pháp của Venezuela và cam kết hỗ trợ nhân đạo hàng triệu đôla. Viện trợ đã bắt đầu đến dọc biên giới của Venezuela với Colombia và Brazil.

Chính quyền xã hội chủ nghĩa của ông Maduro vẫn giữ được sự ủng hộ của Nga, Trung Quốc và nhiều quốc gia khác, cũng như vẫn kiểm soát được các thể chế nhà nước, bao gồm cả quân đội.

Hôm 12/2, ông Guaido nói rằng viện trợ sẽ được đưa qua biên giới vào ngày 23/2, bất chấp sự phản đối của chính phủ Maduro, đặt ra một cuộc đối đầu tiềm tàng.

Cuba hôm 14/2 nói rõ ràng Hoa Kỳ muốn “cưỡng chế thiết lập một hành lang nhân đạo dưới sự bảo vệ của quốc tế, viện dẫn nghĩa vụ bảo vệ thường dân và áp dụng mọi biện pháp cần thiết”.

https://www.voatiengviet.com/a/cuba-cao-buon-my-dieu-luc-luong-dac-nhiem-chuan-bi-can-thiep-venezuela/4787000.html

 

Châu Âu thiết lập hệ thống giám sát

đầu tư ngoại quốc

Mai Vân

Nghị Viện Châu Âu vào hôm qua, 14/02/2019, đã bật đèn xanh cho việc thiết lập một hệ thống giám sát đầu tư nước ngoài vào châu Âu, đặc biệt trong các lãnh vực chiến lược. Văn kiện được thông qua với 500 phiếu thuận và 49 phiếu chống, thể hiện nỗi lo ngại ngày càng cao trước hiện tượng các tập đoàn ngoại quốc, nhất là của Trung Quốc, ra sức thâu tóm các công ty của châu Âu trong những lãnh vực chiến lược.

Thông tín viên Quentin Dickinson, tại Bruxelles giải thích :

Song song với hoạt động gián điệp kinh tế truyền thống, còn có một phương thức hợp pháp hơn và khó đối phó trong việc chiếm hữu bí mật công nghiệp của nước khác : đó là mua lại công ty của đối thủ.

Nhưng ở cấp cao hơn, tức chính sách kinh tế của các Nhà nước, các khoản đầu tư trực tiếp hay gián tiếp vào một lãnh vực đầy lợi nhuận nào đó của nước khác, có thể đi xa hơn và làm mất quyền tự chủ kinh tế của quốc gia đó.

Do đó, để tránh bị « nội ứng » thông qua các con ngựa thành Troie do Trung Quốc, Ấn Độ, Nga hay Mỹ cài vào, châu Âu vừa thiết lập một hệ thống giám sát và thông tin chung, để hỗ trợ thêm cho các cơ chế thanh lọc có sẵn ở 14 trên 28 thành viên Liên Hiệp Châu Âu.

Được thông qua với đa số áp đảo, 500 phiếu thuận và chỉ có vỏn vẹn 49 phiếu chống, văn kiện đề nghị các quốc gia cung cấp thông tin về đầu tư nước ngoài sắp đến, nếu có liên quan đến trật tự hay an ninh công cộng. Có điều ảnh hưởng của văn kiện này cũng sẽ chỉ giới hạn vì quyền quyết định tối hậu cho đầu tư hay không vẫn thuộc về mỗi quốc gia.

Tuy nhiên, đối với nghị sĩ cánh hữu Franck Proust, báo cáo viên của văn kiện này, thì việc các quy định được thông qua là một tiến bộ lớn : Vấn đề rất đơn giản là nâng cao cảnh giác, chú ý đến những khoản đầu tư kỳ quặc, tức là không theo một lôgíc kinh tế mà là một lô gíc chính trị.

Theo các quy định mới, những lãnh vực cần giám sát đi từ ngành thông minh nhân tạo, robot, viễn thông, cho đến năng lượng, truyền thông, nước, y tế, hay an ninh lương thực…

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190215-chau-au-thiet-lap-he-thong-giam-sat-dau-tu-ngoai-quoc

 

Tổng Giám mục Luigi Ventura

bị điều tra ‘quấy nhiễu tình dục’ ở Pháp

Tổng Giám mục Luigi Ventura, Đại sứ Toà Thánh ở Pháp, đang bị điều tra ‘quấy nhiễu tình dục’ một người đàn ông trẻ.

Ông Luigi Ventura, 74 tuổi bị cáo buộc đã có hành vi như vậy với một nhân viên ngay trong buổi lễ đón các nhà ngoại giao ở Tòa Thị chính Paris hôm 17/01.

Văn phòng thị trưởng Paris đã chính thức gửi đơn tố cáo hôm 24/01/2019.

Hiện vụ việc đang được ngành tư pháp điều tra.

Giáo phận Hà Nội có tân tổng giám mục

Phong á thánh cho cố Hồng y Nguyễn Văn Thuận

Giáo hoàng thăm Bắc Hàn mà tránh Đài Loan?

Giáo hoàng chỉ dẫn nữ tu dùng mạng xã hội

Đại sứ Ventura đã giữ chức 10 năm nay và các cáo buộc xuất hiện cùng một loạt lời tố cáo về hành vi xâm hại tình dục của giới tăng lữ Giáo hội Công giáo La Mã.

Một quan chức Tòa Thị chính Paris nói với hãng tin Reuters rằng Tổng Giám mục Ventura “xoa mông một người đàn ông trẻ liên tục và không buông” ngay trong buổi lễ mừng Năm mới cho các nhà ngoại giao.

Đây không phải là lần đầu tiên các vụ việc lạm dụng tình dục với nam và nữ bị phát hiện trong Giáo hội Công giáo La Mã.

Việc lạm dụng tình dục trẻ em, nhất là các em trai, của cha xứ, linh mục, giám mục cũng được nói đến ở Hoa Kỳ, châu Âu và Úc.

Mới tuần trước, Đức Giáo hoàng Francis thừa nhận có các vụ linh mục lợi dụng tình dục các nữ tu.

Bản quyền hình ảnhAFPImage captionĐại sứ Luigi Ventura gặp Tổng thống Emmanuel Macron trong Điện Elysee hồi đầu năm nay

Hai vị hồng y đã bị mất chức trong các vụ đó. Đại diện của TGM Ventura từ chối không bình luận về các cáo buộc mới nhất.

Giải tán cả dòng tu

Tuần trước, trong chuyến thăm lịch sử sang Trung Đông, Giáo hoàng Francis, người Argentina đã nói về hoạt động của người tiền nhiệm, Giáo hoàng Benedict.

“Giáo hoàng Benedict đã can đảm giải tán cả một dòng tu nữ khi mức độ biến phụ nữ thành nô lệ đã xâm nhập vào dòng tu này – chế độ nô lệ, thậm chí đến mức nô lệ tình dục – do các giáo sĩ hoặc người sáng lập gây ra.”

Ông, Alessandro Gisotti, từ văn phòng báo chí Vatican sau đó nói với CBS News rằng có dòng tu như thế đã bị đóng cửa ở Pháp.

Giáo hoàng Francis cho biết lạm dụng tình dục nữ tu là một vấn đề đang diễn ra nhưng phần lớn xảy ra ở “một số dòng, chủ yếu là những dòng mới”.

Image captionJim Lawn ở Dumbarton, Scotland nói ông bị cha xứ John Gowan hiếp dâm liên tục trong hai năm khi ông còn là cậu bé phục vụ lễ trong nhà thờ hồi thập niên 1970

Tạp chí Phụ nữ của Vatican, Women Church World, đã lên án hành vi lạm dụng, nói rằng trong một số trường hợp, các nữ tu bị buộc phải phá thai, con cái của các linh mục – điều mà Giáo hội Công giáo nghiêm cấm.

Hồi tháng 8/2018, Tòa án ở Pennsylvania công bố báo cáo chi tiết nạn lạm dụng tình dục trong Giáo hội Công giáo, và nêu tên hơn 300 giáo sĩ bị cáo buộc.

Cuộc điều tra nói hơn 1.000 trẻ em Mỹ đã bị các quan chức sáu giáo phận trong tiểu bang Pennsylvania lạm dụng tình dục trong suốt 70 năm qua.

Các quan chức nói rằng cuộc điều tra cho thấy có một sự che đậy có hệ thống của Giáo hội Công giáo.

Cuối năm 2018, BBC News ở Scotland đăng tải cáo buộc của ông Jim Lawn ở Dumbarton nói ông bị cha xứ John Gowan hiếp dâm liên tục trong hai năm khi ông còn là cậu bé phục vụ lễ trong nhà thờ hồi thập niên 1970.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-47258789

 

Chiến lược Brexit của Thủ tướng Anh

tiếp tục thất bại

Thủ tướng Anh, Theresa May, ngày 14/2 thất bại lần nữa trong chiến lược Brexit (tức quá trình Anh rút khỏi Liên hiệp Châu Âu).

Quốc hội Anh đã phá hỏng hứa hẹn của bà May đối với các nhà lãnh đạo EU rằng thỏa thuận Brexit của bà sẽ được Quốc hội chấp thuận nếu EU chịu vài bước nhượng bộ.

Trong động thái ‘giương oai diễu võ’, những người ủng hộ một chính sách Brexit cứng rắn hơn trong Đảng Bảo thủ của bà May quyết định bỏ phiếu trắng, khiến Thủ tướng May thất bại ê chề vào lúc bà nỗ lực tái thương thuyết thỏa thuận với EU.

Dù thất bại này không ngăn trở bà May nỗ lực đảm bảo những thay đổi về những vấn đề gây tranh cãi nhiều nhất trong thỏa thuận, cuộc biểu quyết cho thấy là các nhà lập pháp ủng hộ Anh ‘thoát ly’ EU là trở ngại chính trong việc thông qua bất cứ thỏa thuận nào.

https://www.voatiengviet.com/a/chi%E1%BA%BFn-l%C6%B0%E1%BB%A3c-brexit-c%E1%BB%A7a-th%E1%BB%A7-t%C6%B0%E1%BB%9Bng-anh-ti%E1%BA%BFp-t%E1%BB%A5c-th%E1%BA%A5t-b%E1%BA%A1i-/4787914.html

 

Huawei gặp rắc rối,

Samsung dồn đầu tư vào thiết bị mạng

Tập đoàn Samsung đang dồn nguồn lực vào mảng kinh doanh thiết bị mạng viễn thông, tranh thủ những lo ngại về độ bảo mật của tập đoàn Huawei của Trung Quốc, theo các quan chức Samsung và các lãnh đạo doanh nghiệp khác trong ngành viễn thông.

Những nỗ lực đó bao gồm việc điều chuyển các nhà quản lý giỏi và nhiều nhân viên từ bộ phận thiết bị cầm tay sang bộ phận mạng của hãng, hai nguồn tin trong Samsung cho biết.

Huawei đang phải chống đỡ các cáo buộc của Hoa Kỳ và một số nước phương Tây khác cho rằng thiết bị của họ có thể giúp Trung Quốc thực hiện hoạt động do thám, và vì lý do đó, không nên sử dụng chúng trong các mạng 5G, là những hệ thống sẽ có tốc độ cao hơn và cung cấp một loạt các dịch vụ mới.

Úc và New Zealand cũng theo chân Hoa Kỳ cấm Huawei làm mạng 5G, trong khi nhiều quốc gia khác, đặc biệt ở châu Âu, đang xem xét việc đưa ra lệnh cấm. Huawei phủ nhận chuyện các thiết bị của họ đặt ra những rủi ro về vấn đề bảo mật và an ninh.

Những rắc rối của Huawei là một cơ hội hiếm có cho Samsung. Các công ty viễn thông thường gắn bó với các nhà cung cấp thiết bị 4G để nâng cấp lên 5G vì họ có thể tận dụng các thiết bị hiện có để giảm chi phí, nhưng giờ đây nhiều công ty có thể bị áp lực chính trị phải chuyển sang nhà cung cấp khác.

Một trong những nguồn tin tại Samsung cho biết: “Chúng tôi đang tăng cường mảng kinh doanh về mạng để tranh thủ các cơ hội về thị trường nổi lên tại thời điểm mà Huawei bị cảnh báo về mặt bảo mật”.

Samsung có kế hoạch đầu tư 22 tỷ đô la vào công nghệ di động 5G và các lĩnh vực khác trong ba năm. Nhưng hãng từ chối cho biết trong số đó, bao nhiêu được dành riêng cho 5G.

“Samsung tập trung vào việc xây dựng niềm tin với các đối tác của mình cũng như vào việc lãnh đạo các thị trường 5G toàn cầu, bất chấp các công ty khác”, Samsung nói trong một tuyên bố qua email gửi đến Reuters.

Khi được hỏi về việc Samsung đẩy mạnh mảng thiết bị mạng, Huawei cho biết trong một tuyên bố rằng họ hoan nghênh sự cạnh tranh trên thị trường.

Tại Ấn Độ, Samsung đang đàm phán với Reliance Jio để nâng cấp mạng lên 5G, nhắm mục tiêu tiếp tục phát triển từ những gì có lẽ được xem là thành công lớn nhất về mạng của Samsung từ trước đến nay – trở thành nhà cung cấp chính cho nhà mạng mới thành lập.

Nhưng theo công ty theo dõi thị trường Dell’Oro Group, hãng Samsung của Hàn Quốc chỉ nắm giữ 3% thị trường cơ sở hạ tầng viễn thông toàn cầu so với 28% của Huawei.

Mảng kinh doanh mạng lưới của hãng đạt lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh là 775 triệu đô la trong năm ngoái, theo Eugene Investment & Securities. Các hồ sơ cho thấy hoạt động kinh doanh mạng của Nokia đã thu về khoảng 1,4 tỷ đô la, trong khi các hoạt động về mạng của Ericsson đã kiếm được 2,1 tỷ đô la. Không có số liệu về Huawei.

Một số nhà mạng ở châu Âu đang cảnh báo rằng lệnh cấm đối với Huawei – hiện đang được xem xét ở Pháp, Anh, Đức và các quốc gia khác – có thể đẩy lùi việc triển khai 5G tới ba năm.

https://www.voatiengviet.com/a/nam-thoi-co-huawei-gap-rac-roi-samsung-don-dau-tu-vao-thiet-bi-mang/4788525.html

 

‘Tư tưởng Tập Cận Bình’

đứng đầu App Store Trung Quốc

Ứng dụng phổ biến nhất của Trung Quốc trong vài ngày qua là một ứng dụng ‘đỏ’ từ ngoài vào trong.

Với một biểu tượng đỏ tươi có chữ “nghiên cứu” bằng tiếng Trung Quốc, hoặc “nghiên cứu Tập” như một cách chơi chữ khéo léo, ứng dụng này nhằm mục đích định hình tư duy của quốc gia dưới thời ập Cận Bình.

Ra mắt vào ngày đầu tiên của năm mới bởi cơ quan tuyên truyền trung ương, các thành viên của Đảng Cộng sản cầm quyền được yêu cầu phải tải xuống và sử dụng nó hàng ngày.

Thêm vào đó là cả các công chức, nhân viên công ty nhà nước hay giáo viên trường công, những người không phải là Đảng viên.

Ông Tập là ‘nhà lãnh đạo quyền lực nhất TQ’

Liệu ông Tập Cận Bình có nhiệm kỳ thứ ba?

Ứng dụng “Học (Tập) Cường Quốc” đã leo nhanh trong bảng xếp hạng từ cuối tháng Một và trở thành ứng dụng miễn phí được tải xuống nhiều nhất trên App Store của Trung Quốc hôm thứ Ba, vượt qua một số App kỳ cựu như WeChat và TikTok, được gọi là Weixin và Douyin tại thị trường nội địa, theo công ty phân tích di động App Annie.

Bản quyền hình ảnhSTUDY XI STRONG COUNTRYImage captionẢnh chụp màn hinh của ứng dụng

Như một dấu hiệu rõ ràng về tầm vóc và ảnh hưởng của ông Tập, Đảng Cộng sản đã bỏ phiếu năm 2017 để đưa triết lý của ông, được gọi là “Tư tưởng Tập Cận Bình về chủ nghĩa xã hội mang bản sắc Trung Quốc cho thời đại mới”, vào Điều lệ Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Là nhà lãnh đạo quyền lực nhất kể từ Mao Trạch Đông, Chủ tịch Tập đã đốc thúc việc áp dụng triết lý của mình trên toàn quốc. Sản phẩm tư tưởng cuối cùng đã càn quét Trung Quốc là Mao Trạch Đông ngữ lục, hơn một tỷ bản đã được xuất bản.

Trong cuộc Cách mạng Văn hóa Trung Quốc, mọi người hầu như bắt buộc phải có và mang theo “cuốn sách nhỏ màu đỏ”. Trong thời đại Tập, với các thiết bị thông minh phổ biến hơn, ứng dụng mới này chắc chắn sẽ được coi là một “ứng dụng nhỏ màu đỏ”.

Người dùng ứng dụng có thể tìm hiểu suy nghĩ của Tập, đọc tin của truyền thông nhà nước, tham gia các khóa học trực tuyến MOOC và kiếm điểm dựa trên mức độ sử dụng của họ. Những điểm này tích lũy và có thể được sử dụng như một điểm tham chiếu ứng dụng phổ biến nhất của Trung Quốc về suy nghĩ của Chủ tịch Tập Cận Bình hoặc chủ nhân của họ và cuối cùng là Đảng Cộng sản (ĐCSTQ).

Có thể rằng anh hưởng của việc tuyên truyền trực tuyến sẽ còn lớn hơn cả của thời đại in ấn, với những tiến bộ công nghệ và khả năng phổ cập tới người dùng tức thì, khi mà số thành viên của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã tăng gấp đôi kể từ thời Mao, chưa kể những người làm việc cho các tổ chức chính phủ cũng phải đăng ký sử dụng.

Trên Weibo (Twitter của Trung Quốc), một số người dùng đã phàn nàn về tính hình thức của ứng dụng, cho rằng nó rỗng, lắt léo và làm phí thời gian. Nếu người nào mong đợi sẽ có trò chơi, họ sẽ thất vọng. Đó là một ứng dụng hết sức nghiêm túc.

Một người dùng Weibo từ tỉnh Sơn Đông cho biết cô phải kiếm được 66 điểm mỗi ngày, và theo ảnh chụp màn hình của quá trình học tập mà cô đăng tải sẽ phải mất khoảng hai giờ.

Đảng cầm quyền, dưới sự lãnh đạo của ông Tập, từ lâu đã tìm cách thúc đẩy triết lý cộng sản qua các định dạng đổi mới nhiều hơn bao giờ hết, một nỗ lực không kém bất kỳ của hãng truyền thông nào cho việc phục vụ khán giả khó tính của thế hệ thiên niên kỷ. Năm ngoái, đài truyền hình nhà nước CCTV và một kênh truyền hình tỉnh Hồ Nam đã ra mắt các chương trình xoay quanh các câu nói và suy nghĩ của Tập.

Nhưng tuyên truyền cũng đã tự làm mới thông qua các hình động trong ứng dụng WeChat với các phương châm hoặc khẩu hiệu của Đảng Cộng sản Trung Quốc, và một phim hoạt hình dựa trên cuộc đời của Karl Marx phát hành tháng trước trên các trang web video nổi tiếng Bilibili và Youku.

“Ứng dụng nhỏ màu đỏ” không có những thứ kỳ quặc như vậy, nhưng nó chắc chắn vẫn phổ biến.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-47249373

 

Bắc Kinh đáp trả sau khi Anh tuyên bố

điều tàu chiến tới Thái Bình Dương, thách thức TQ

Trung Quốc tuyên bố sẽ rút khỏi các cuộc đàm phán thương mại với Anh không lâu sau khi Bộ trưởng quốc phòng Anh Gavin Williamson tiết lộ kế hoạch điều tàu sân bay HMS Queen Elizabeth tới vùng biển tranh chấp ở Thái Bình Dương.

Theo The Sun, Phó Thủ tướng Trung Quốc Hồ Xuân Hoa mới đây đã hủy bỏ cuộc gặp dự kiến với Bộ trưởng Tài chính Anh Philip Hammond sau tuyên bố đưa ra hôm 11/2 của ông Williamson rằng London phải cho Bắc Kinh thấy cái giá đắt phải trả của các hành vi khiêu khích.

Cũng trong bài phát biểu quan trọng về chiến lược quân sự mới của đất nước hôm 11/2, ông Williamson cảnh báo Trung Quốc và Nga về “sức mạnh cứng” của Anh, tiết lộ rằng HMS Queen Elizabeth, con tàu lớn nhất đất nước sẽ được điều động tới Thái Bình Dương với 2 phi đội chiến đấu F-35.

Bộ trưởng Quốc phòng Anh cũng nhấn mạnh rằng nói chuyện mà không đưa ra bất cứ hành động nào sẽ biến Anh trở thành hổ giấy trong khi Trung Quốc vẫn đang phát triển năng lực hiện đại và sức mạnh thương mại.

Một nguồn tin của The Sun tiết lộ, căng thẳng ngoại giao với Trung Quốc đã khiến Đảng Bảo thủ của Anh nổi giận vì lo ngại “Đế chế Anh 2.0” sau Brexit có thể sẽ gặp nhiều khó khăn trong nỗ lực tiếp cận thị thường tiềm năng tại Trung Quốc.

“Nội các đang hết sức giận dữ. Ông William đã kích động một cuộc chiến”, nguồn tin này cho hay.

Trung Quốc dự kiến sẽ gỡ bỏ lệnh cấm mỹ phẩm không được thử nghiệm trên động vật ở Anh, động thái được cho là sẽ mở đường để London thâm nhập vào thị trường có thể mang về cho họ 13 tỷ USD trong 5 năm.

Thỏa thuận cũng sẽ mang tới cho Anh một cú hích đáng kể khi nước này đang cố gắng bảo vệ các thỏa thuận thương mại hậu Brexit. Tuy nhiên, tuyên bố rút khỏi đàm phán thương mại mới đây của Phó Thủ tướng Trung Quốc đã cắt đứt tất cả các hy vọng của Anh về một thỏa thuận mới với nền kinh tế đứng thứ 2 trên thế giới.

Người phát ngôn của Thủ tướng Anh Theresa May nói rằng họ không nắm được các thông tin về các chuyến đi của Bộ trưởng Hammond tới Trung Quốc, theo Reuters.

Ông Williamson từ lâu đã luôn tìm cách thúc đẩy Anh khẳng định lại vai trò của một cường quốc quân sự có ảnh hưởng lớn trên thế giới. Hồi cuối năm 2018, ông từng đề cập tới kế hoạch x ây dựng căn cứ quân sự của Anh tại Đông Nam Á, khẳng định đây là động thái sẽ giúp London trở thành một quốc gia có ảnh hưởng trên thế giới sau khi rời Liên minh châu Âu.

http://biendong.net/bi-n-nong/26259-bac-kinh-dap-tra-sau-khi-anh-tuyen-bo-dieu-tau-chien-toi-thai-binh-duong-thach-thuc-tq.html

 

Rộ tin TQ bán tàu Liêu Ninh cho Pakistan

Báo “Dân tộc” của Pakistan hôm 10/2 dẫn các thông tin từ báo chí Nga và Trung Quốc cho biết, Trung Quốc sẽ bán chiếc tàu sân bay Liêu Ninh cho Pakistan vào trước năm 2020.

Báo “Dân tộc” cho biết, chiếc tàu sân bay Liêu Ninh đầu tiên và cũng là duy nhất hiện đang trong biên chế hải quân Trung Quốc sẽ được bán cho đồng minh “trong mọi thời tiết” Pakistan với giá cả chưa được xác định. Động thái này giúp cho Pakistan có ưu thế cạnh tranh ngày càng lớn hơn so với Ấn Độ.

Ngoài ra, tờ “Dân tộc” cũng cho biết thêm, theo kế hoạch Trung Quốc sẽ sử dụng tàu sân bay Liêu Ninh trong khoảng thời gian 18 năm. Tuy nhiên, do nhiều lý do khác nhau, Trung Quốc đã quyết định bán chiếc tàu sân bay này cho Pakistan vào trước năm 2020.

Tuy nhiên, thông tin này ngay lập tức đã bị giới truyền thông và học giả Trung Quốc phủ nhận.

Thời báo Hoàn cầu, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc hôm 11/2 cho biết, thông tin về việc nước này bán tàu sân bay Liêu Ninh cho Pakistan là giả tạo và hoàn toàn bịa đặt. Bởi vì, thông tin này trên thực tế chứa đựng đầy rẫy những nhân tố không có thật.

Trong khi đó, nhà phân tích quân sự của Trung Quốc, ông Tống Trung Bình hôm 10/2 trả lời phỏng vấn Thời báo Hoàn cầu cho rằng, thông tin về việc Trung Quốc bán tàu sân bay Liêu Ninh cho Pakistan là hoàn toàn bịa đặt.

Thứ nhất tàu Liêu Ninh là “bảo bối của Trung Quốc” không thể bán được. Thứ hai, Pakistan thực hiện chiến lược phòng ngự biển gần, về cơ bản không cần tàu sân bay. Hơn nữa, ngân sách quốc phòng của Pakistan không cho phép nước này duy trì sự hoạt động của tàu sân bay.

Tàu sân bay Liêu Ninh được chính thức đưa vào biên chế hải quân Trung Quốc ngày 25/9/2012 sau khi đã được cải tạo từ tàu Varyag mua của Ukraine.

Tính tới thời điểm hiện tại Liêu Ninh là tàu sân bay duy nhất đang trong biên chế của hải quân Trung Quốc. Vai trò chủ đạo của tàu sân bay Liêu Ninh là phục vụ công tác nghiên cứu khoa học và huấn luyện.

http://biendong.net/bi-n-nong/26253-ro-tin-tq-ban-tau-lieu-ninh-cho-pakistan.html

 

Giới chuyên gia các nước: TQ thực sự

đang ảo tưởng về sức mạnh từ tàu sân bay

Các chuyên gia quân sự tại Trung Quốc cho rằng quá trình hiện đại hóa quốc phòng của Trung Quốc sẽ không bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung và nước này sẽ chế tạo 4 tàu sân bay hạt nhân vào năm 2035 để đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa và mở rộng sức mạnh. Tuy nhiên, đa phần các nhà quan sát nhận định TQ đang ảo tưởng về sức mạnh từ tàu sân bay.

Trung Quốc đã toan tính sẽ xây dựng ít nhất 6 nhóm tác chiến tàu sân bay vào năm 2035, gồm 4 tàu sân bay hạt nhân, trong bối cảnh Bắc Kinh cố gắng bắt kịp Mỹ về sức mạnh hải quân, tờ “Bưu điện Hoa nam buổi sáng” của Hồng Côngdẫn lời các nhà phân tích quân sự Trung Quốc cho biết. Theo nguồn tin trên, các tàu hải quân theo như trên của Trung Quốc thậm chí sẽ được trang bị phần cứng có thể gần tương đương các siêu cường hàng đầu thế giới về công nghệ siêu hàng không mẫu hạm, nhằm sánh ngang với Mỹ vì hiện Trung Quốc còn quá tụt hậu và thiếu kinh nghiệm chiến đấu thực tế so với Mỹ.

Một số thiết bị được giới quân sự Trung Quốc quảng bá có thể có mặt trên tất cả tàu sân bay mới của Trung Quốc là máy phóng điện từ, tương tự siêu tàu sân bay lớp Ford của Mỹ. Hệ thống máy phóng điện từ có thể phóng máy bay nhanh và êm hơn so với hệ thống phóng thủy lực. Trung Quốc hiện có một tàu sân bay đang hoạt động là Liêu Ninh, được đưa vào sử dụng từ năm 2012. Trung Quốc cũng đang thử nghiệm tàu sân bay Type-001A đóng mới trong nước. Một cựu sỹ quan của hải quân Trung Quốc Các cho biết tàu sân bay hạt nhân của Trung Quốc với hệ thống máy phóng điện từ dự kiến gia nhập hải quân vào năm 2035, nâng tổng số tàu sân bay lên ít nhất 6 tàu, mặc dù chỉ có 4 tàu sẽ hoạt động ở khu vực tiền tuyến. Trung Quốc hiện đang rất muốn mở rộng các nhóm tác chiến tàu sân bay để hiện thực hóa tham vọng hải quân toàn cầu và bảo vệ lợi ích đang tăng ở nước ngoài. Type-002, tàu sân bay thông thường tiếp theo của Trung Quốc, chiếc đầu tiên được trang bị máy phóng điện từ, bắt đầu được đóng vào năm 2018. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã chỉ đạo cho quân đội hoàn thành quá trình hiện đại hóa vào năm 2035 và trở thành lực lượng chiến đấu hàng đầu thế giới vào năm 2050. Giới phân tích quân sự Trung Quốc ca ngợi rằng ngân sách dành cho các tàu sân bay sẽ không bị cắt giảm, dù Bắc Kinh đang phải đối mặt với suy thoái kinh tế và chiến tranh thương mại với Mỹ. Số lượng tàu sân bay của Trung Quốc tăng lên để phản ánh vị thế toàn cầu của họ.

Theo kế hoạch, quân đội Trung Quốc dự định vận hành 4 nhóm tác chiến tàu sân bay hạt nhân ở tiền tuyến vào năm 2035. Type-001A và Type-002 sẽ trở thành những hàng không mẫu hạm tạm thời, trong khi chờ tàu sân bay hạt nhân đi vào hoạt động. Tàu sân bay Liêu Ninh sẽ được thay thế bằng Type-001A vào năm 2035. Liêu Ninh vốn là tàu sân bay Varyag chưa hoàn thành của Liên Xô cũ được Trung Quốc mua lại từ Ucraina. Nó được sử dụng để huấn luyện phi công và thủy thủ đoàn tàu sân bay. Hải quân Trung Quốc sẽ phát triển máy bay chiến đấu tàng hình sử dụng trên tàu sân bay, với cuộc tranh luận đang diễn ra giữa việc chọn FC-31 hay phiên bản của J-20. Trung Quốc hiện chỉ có một loại tiêm kích trên hạm là J-15, trong khi Mỹ có 2 loại. Các kỹ sư Trung Quốc đang phát triển tiêm kích trên hạm cho tàu sân bay thế hệ tiếp theo. Nó được mô tả là phiên bản của máy bay chiến đấu tàng hình FC-31. Tiêm kích này có thể được đưa vào sử dụng muộn hơn so với tiêm kích tàng hình F

35C của hải quân Mỹ. Trong khi đó, có ý kiến nói rằng khả năng tổng thể của Trung Quốc sẽ bị hạn chế do thiếu kinh nghiệm chiến đấu. Công nghệ tàu sân bay và tiêm kích trên hạm của Trung Quốc sẽ được phát triển để phù hợp với quy mô và sức mạnh của hải quân Mỹ, nhưng việc xây dựng phần cứng mới chỉ là một phần của bức tranh. Tiêu chuẩn đào tạo thủy thủ đoàn và kiểm soát thiệt hại trên tàu chiến vẫn là những thiếu sót quan trọng của hải quân Trung Quốc, vì họ không có nhiều kinh nghiệm thực tiễn như Mỹ.

Tàu sân bay Liêu Ninhmang số hiệu 16, vốn là con tàu cũ mua thanh lý từ Ucraina, được chính thức gia nhập vào lực lượng Hải quân Trung Quốc vào tháng 9/2012. Giới chuyên gia Trung Quốc ca ngợi rất nhiều về con tàu này. Tuy nhiên, còn quá khó để có thể so sánh với trình độ phát triển của các nước như Mỹ. Xét về thiết kế, tàu sân bay Liêu Ninh không khác nhiều so với khu trục hạm hạng nặng Đô đốc Kuznetsov của Nga, với thiết kế boong phóng kiểu nhảy cầu, trong khi đó tàu sân bay lớp Nitmitz của Mỹ, trong đó có tàu sân bay USS Carl Vinson có boong phẳng và sử dụng máy phóng hơi nước để hỗ trợ chiến cơ cất cánh. Trung Quốc phân Liêu Ninh vào lớp tàu Kiểu 001 và phân loại chiến hạm này là tàu huấn luyện, do đó tàu sân bay Liêu Ninh chủ yếu đảm nhiệm công tác huấn luyện cho không quân hải quân Trung Quốc, cũng như huấn luyện công tác vận hành tàu sân bay và thực hiện các thử nghiệm khác. Do đó tàu sân bay Liêu Ninh được trang bị ít hệ thống vũ khí hơn so với tuần dương hạm Đô đốc Kuznetsov, thậm chí chưa có hệ thống tên lửa chống hạm như tàu sân bay thuộc lớp Nitmitz của Mỹ. Tàu sân bay Liêu Ninh không có tên lửa chống hạm mạnh như P-700 Granit trên chiến hạm Đô đốc Kuznetsov, cũng như có số lượng tên lửa phòng không thấp hơn chiến hạm này của Nga. Trên tàu sân bay Liêu Ninh có 3 tổ hợp tên lửa đất-đối-không FL-3000N với tổng cộng 54 tên lửa, sử dụng tên lửa HQ-10 (Hồng Kỳ 10), loại tên lửa được phát triển từ tên lửa TY-90 (Thiên Nhạn 90). Ngoài ra, tàu sân bay Liêu Ninh có thêm 3 hệ thống phòng thủ tầm gần 30 mm Kiểu 1130, 2 hệ thống phóng vũ khí chống ngầm 240 mm và 4 tổ hợp mồi bẫy gồm 24 ống.

Kết luận: Tăng cường sức mạnh hải quân nằm trong những tính toán chiến lược gia tăng ảnh hưởng, lấn lướt khu vực của Trung Quốc. Ở Biển Đông, việc Trung Quốc tăng cường quân sự hóa, trong đó lấy tàu sân bay, hệ thống phòng không, đạo đạo và máy bay, sân bay chiến đấu làm răn đe các nước. Điều này đã bị dư luận quốc tế, khu vực lên án mạnh mẽ. Thông tin về việc nước này theo đuổi kế hoạch chế tạo 4 tàu sân bay hạt nhân vào năm 2035 và trở thành cường quốc biển chắc chắn sẽ khiến tình hình khu vực thêm phức tạp.

http://biendong.net/doc-bao-viet/26273-gioi-chuyen-gia-cac-nuoc-tq-thuc-su-dang-ao-tuong-ve-suc-manh-tu-tau-san-bay.html

 

Bất chấp công luận và luật pháp quốc tế,

TQ tìm mọi cách tăng cường năng lực

quân sự phi pháp ở quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam

Từ khi Trung Quốc sử dụng vũ lực xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa và một phần quần đảo Trường Sa của Việt Nam, Bắc Kinh đã tập trung mọi nguồn lực tiến hành cải tạo đảo, quân sự hóa trái phép các đảo, đá đang chiếm đóng, biến chúng thành các căn cứ quân sự trên Biển Đông, phục vụ mưu đồ độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc. Theo giới chuyên gia, chìa khóa chính cho sự hiện diện của Trung Quốc tại Biển Đông chính là quần đảo Hoàng Sa. Trong những năm gần đây, Bắc Kinh đã dựa vào các bệ phóng tên lửa đất đối không và các máy bay chiến đấu đặt bất hợp pháp tại đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa để bảo vệ tàu ngầm hạt nhân trên đảo Hải Nam của nước này.

Trung Quốc đang chiếm đóng và quân sự hóa phi pháp tại quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam

Trung Quốc đã làm gì ở quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam

Tổ chức Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á (AMTI) thuộc Trung tâm Nghiên cứu chiến lược quốc tế (CSIS), trụ sở tại Washington cho biết Trung Quốc có 20 tiền đồn quân sự trái phép trên 8 đảo ở Hoàng Sa của Việt Nam. Ba trong số các đảo này có khả năng chứa số lượng lớn tàu hải quân và tàu dân sự. Bốn tiền đồn khác có cảng nhỏ hơn, cảng thứ 5 được xây ở đảo Duy Mộng. Ngoài ra, Trung Quốc được cho là đã có bãi đỗ trực thăng trên 5 đảo. Đảo Quang Hòa có căn cứ trực thăng đầy đủ. Trên đảo Phú Lâm, đảo có diện tích tự nhiên lớn nhất Hoàng Sa của Việt Nam, Trung Quốc còn cho xây trái phép một đường băng, nhà chứa máy bay và hệ thống tên lửa đất đối không HQ-9. AMTI cho rằng sự mở rộng trái phép có thể giúp Bắc Kinh củng cố sự hiện diện và phô trương sức mạnh trong khu vực. Tuy nhiên, không phải toàn bộ các tiền đồn quân sự trái phép của Trung Quốc ở Hoàng Sa

đều chứa cơ sở hạ tầng quan trọng. Nhiều tiền đồn không chứa nhiều hơn một hoặc hai tòa nhà. Tuy nhiên, sự hiện diện của các tòa nhà nhỏ và vật liệu xây dựng cho thấy Trung Quốc có thể mở rộng các tính năng ở nơi này.

Trên thực tế, cùng với việc xây dựng các căn cứ tàu ngầm bí mật ở đảo Hải Nam, hải quân và không quân Trung Quốc đang tăng cường xây dựng các căn cứ trên quần đảo Hoàng Sa, trong đó có sân bay quân sự lớn nhất trên biển và trạm thu thập tin tức tình báo siêu cấp. Các loại ăngten đã được bố trí dày đặc trên một đảo nhỏ thuộc quần đảo Hoàng Sa. Đảo nhỏ này thông qua một hành lang nhân tạo xây dựng trên biển đã nối liền với đảo Phú Lâm. Ăngten cỡ lớn trang bị trên đảo có thể theo dõi được toàn bộ hoạt động trên Biển Đông, tới tận Malaysia. Những tín hiệu thu được sẽ được đưa vào ghi âm và xử lý tại 4 tòa nhà lớn xây dựng trên đảo. Những căn cứ thuộc loại này sẽ do phòng 3 và phòng 4 thuộc Bộ Tổng tham mưu Quân Giải phóng quản lý. Phòng 3 phụ trách thu thập, phân tích và giải mã tin tức tình báo. Phòng 4 phụ trách đối kháng điện từ. Tất cả những tin tức tình báo này sau khi được tập hợp lại sẽ do Bắc Kinh phụ trách phân tích, giải mã.

Sân bay quân sự trên đảo Phú Lâm của quần đảo Hoàng Sa cũng được xây dựng lại, đường băng hiện đã dài hơn 2.500m, một bộ phận đường băng đã vươn ra tận biển, đủ để cho bất kỳ loại máy bay thế hệ ba nào của Trung Quốc như SU-30MKK có thể lên xuống. Sân bay xây một trạm radar, 4 nhà kho chứa xăng dầu cỡ lớn, 4 nhà kho có thể dùng để sửa chữa máy bay. Căn cứ hải quân cũng được xây dựng lại cùng với đê chắn sóng, cầu tàu dài 500m, có thể neo đậu tàu khu trục và tàu hộ tống. Các công trình kiến trúc xây dựng trên đảo có thể đủ dùng cho hàng nghìn người sinh hoạt bình thường. Điều này cho thấy quần đảo Hoàng Sa đã trở thành căn cứ quân sự tổng hợp chủ yếu của hải quân, không quân và thu thập tin tức tình báo của Trung Quốc. Tại đây mỗi tuần có tàu đổ bộ chuyên chở nhiên liệu thực phẩm tiếp tế cho đảo.

Mục đích của việc Trung Quốc tăng cường xây dựng căn cứ quân sự trên đảo Phú Lâm là để tạo nên một căn cứ tiền duyên mạnh, phối hợp với các căn cứ tàu ngầm và tàu nổi ở đảo Hải Nam, nhằm thâm nhập quân sự sâu hơn nữa vào toàn bộ khu vực Biển Đông. Một khi eo biển Đài Loan có chiến sự, đảo Phú Lâm sẽ là “tàu sân bay không bao giờ chìm”, giám sát quân Mỹ tăng viện từ hướng Bắc của Ấn Độ Dương. Bán kính tác chiến của máy bay SU-27, SU-30MKK cất cánh từ quần đảo Hoàng Sa có thể bao trùm lên toàn bộ Biển Đông, tới tận Malaysia, Phillipines và Brunei.

Dựa trên các thiết bị điện tử và cơ sở vật chất được quan sát qua vệ tinh thì đảo Phú Lâm và bãi đá Gạc Ma dường như là hai căn cứ chính cho các hoạt động bành trướng của Trung Quốc kéo dài từ Biển Đông đến tận eo biển Malacca. Các đảo và các rặng đá ngầm khác có vũ trang của Trung Quốc được kết nối qua vệ tinh hay trạm vô tuyến mặt đất và thậm chí họ còn có mạng Internet để liên lạc giữa các tướng lĩnh địa phương và các hạm đội. Đó là chưa kể đến các thiết bị điện tử tinh vi trên các chiến đấu cơ, tàu chiến, tàu ngầm, tất cả đều phục vụ vào việc tăng cường tiềm năng quân sự sẵn có trên đất liền của Trung Quốc trở nên đáng sợ hơn.

Phần lớn các căn cứ quân sự ở bờ biển phía Nam Trung Quốc được kết nối vô tuyến với các hoạt động hải quân ở ngoài khơi. Trung tâm đầu não của hệ thống viễn thông này dường như tập trung ở đảo Hải Nam. Mặc dù là tỉnh nhỏ nhất của Trung Quốc tính về mặt lãnh thổ, chỉ khoảng 35.000km2 nhưng Hải Nam là nơi đặt tổng hành dinh của Cục bờ biển và hải đảo Trung Bộ, Tây và Nam Trung Quốc để “giám sát” quần đảo Hoàng Sa, Trung Sa và quần đảo Trường Sa. Vùng biển đảo Hải Nam xấp xỉ khoảng 2 triệu km2, để kiểm soát được một khu vực rộng lớn như thế, một radar lớn loại quét sóng vượt đường chân trời được đặt gần bờ biển Hải Nam và chĩa thẳng về hướng Nam.

Để tuần tra khu vực này, các tàu hải quân Trung Quốc được trang bị hệ thống định vị có khả năng bắt tín hiệu vệ tinh của Trung Quốc cũng như của nước ngoài. Một thiết bị hướng dẫn hải quân chính khác là hệ thống định vị mặt đất kỹ thuật số DGPS có độ chính xác khoảng 5-10m trong phạm vi hoạt động 300km. Việc nghiên cứu được bắt đầu vào thập niên 70 qua 3 trạm tín hiệu hỗ trợ hướng dẫn vô tuyến điện công suất lớn ở miền Nam Trung Quốc. Trong khi đó các trạm tín hiệu hỗ trợ hướng dẫn vô tuyến kết nối hàng hải (RBN-DGPS) được đặt ở Tam Á, Hải Khẩu. Một trạm tín hiệu DGPS khác có công suất cao hơn với tần số 295kHz được đưa vào hoạt động vào năm 1999 tại Tam Á, sau đó thêm hai trạm ở miền Nam Trung Quốc.

Để hỗ trợ cho các hoạt động tàu ngầm ở khu vực này, một trạm vô tuyến tần số thấp công suất cao đã được xây dựng ở Hải Nam vào năm 1965. Một căn cứ tàu ngầm ở Ngọc Lâm được nối kết chặt chẽ với tổng hành dinh của các tàu nhỏ và tàu ngầm. Những trung tâm này bao gồm việc thông tin vô tuyến tần số rất thấp (VLF) với tàu ngầm và các tàu mặt biển ở vùng Biển Đông. Tính tới năm 1985, 5 trung tâm vô tuyến VLF được đặt ở Phúc Châu, Lữ Thuận Khẩu, Ninh Ba, Trạm Giang và Ngọc Lâm.

Hệ thống quản lý giao thông vô tuyến này còn giúp điều phối một cách hiệu quả các tàu ngầm quân sự đang di chuyển trong vùng nước nông trên eo biển Quỳnh Sơn nằm giữa đảo Hải Nam và lục địa.

Trong khi đó một cảng thuộc đảo Quang Hòa Đông (Duncan) – đảo lớn thứ hai ở Hoàng Sa đã được mở rộng với việc gia cố các công sự phòng thủ và lắp đặt các trang thiết bị điện tử viễn thông. Ngoài ra, từ giữa năm 1995, Trung Quốc đã lắp đặt trái phép một trạm thám báo vô tuyến mới được đưa vào hoạt động ở đảo Hòn Đá (Rocky) gần đảo Phú Lâm.

Giải pháp bảo vệ chủ quyền trên biển của Việt Nam

Hoạt động ngang ngược phi pháp trên của Trung Quốc không chỉ vi phạm quy định của luật pháp quốc tế mà còn xâm phạm chủ quyền của Việt Nam. Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đã nhiều lần tuyên bố Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý, bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Mọi việc làm của nước ngoài tại khu vực hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà không có sự cho phép của Việt Nam là hoàn toàn bất hợp pháp không thể làm thay đổi thực tế là Việt Nam có chủ quyền đối với hai quần đảo này. Đồng thời nhấn mạnh, là một quốc gia lớn ở khu vực và trên thế giới, Trung Quốc cần hành động có trách nhiệm và mang tính xây dựng trong việc duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực cũng như trên Biển Đông trên cơ sở tuân thủ luật pháp quốc tế.

Đáng chú ý, Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng đã nhiều lần lên tiếng phản đối Trung Quốc tiến hành quân sự hóa cũng như triển khai vũ khí phi pháp ra quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, nhấn mạnh: “Việt Nam hết sức quan ngại về các hành động nói trên của Trung Quốc. Đây là những hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, đe dọa hòa bình và ổn định trong khu vực cũng như an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông. Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay các hành động sai trái đó”.

Không chỉ phản đối công khai, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã nhiều lần gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội trao công hàm phản đối các hoạt động của Trung Quốc vi phạm chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa. Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc cũng đã có công hàm gửi Tổng Thư ký Liên hợp quốc đề nghị cho lưu hành chính thức công hàm Bộ Ngoại giao Việt Nam gửi Đại sứ quán Trung Quốc nói trên.

Chủ trương của Việt Nam giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông thông qua biện pháp hoà bình trên tinh thần hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là UNCLOS. Đối với các vấn đề liên quan đến hai nước Việt Nam – Trung Quốc (cửa Vịnh Bắc Bộ, Hoàng Sa) thì giải quyết song phương, vấn đề nào liên quan đến các bên khác (Trường Sa), liên quan đến tự do hàng hải thì cần có sự bàn bạc của các bên liên quan. Nếu các bên không giải quyết được bằng cơ chế đàm phán thì cần phải giải quyết bằng các phương thức khác như trung gian hòa giải hoặc bằng các cơ chế tài phán quốc tế như Tòa án Công lý Quốc tế, Tòa án Quốc tế về Luật Biển và các tòa trọng tài. Trong khi chờ một giải pháp cơ bản lâu dài cho vấn đề Biển Đông, các bên liên quan cần nghiêm chỉnh thực hiện DOC; nỗ lực duy trì hòa bình, ổn định trên cơ sở giữ nguyên trạng, không làm phức tạp hóa tình hình, không có hành động vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực.

Việc bảo đảm hòa bình, ổn định, an ninh và an toàn hàng hải ở Biển Đông là mối quan tâm chung của các nước trong và ngoài khu vực. Việt Nam hoan nghênh nỗ lực và đóng góp của tất cả các nước trong và ngoài khu vực vào việc duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông. Trên tinh thần đó, Việt Nam hoan nghênh và đánh giá cao việc cộng đồng quốc tế có những đóng góp xây dựng nhằm bảo vệ an ninh, an toàn hàng hải và duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực Biển Đông; phản đối sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử đụng vũ lực, ủng hộ việc các bên liên quan giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hoà bình trên cơ sở luật pháp và thực tiễn quốc tế, trong đó có UNCLOS, tôn trọng quyền của các quốc gia ven biển đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa phù hợp với luật pháp quốc tế, triển khai thực hiện đầy đủ và có hiệu quả DOC và khuyến khích các bên xây dựng COC.

http://biendong.net/bi-n-nong/26261-bat-chap-cong-luan-va-luat-phap-quoc-te-tq-tim-moi-cach-tang-cuong-nang-luc-quan-su-phi-phap-o-quan-dao-hoang-sa-cua-viet-nam.html

 

Tập Cận Bình: Đàm phán thương mại tiếp tục

ở Washington vào tuần tới

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết hôm thứ Sáu, 15/2, rằng cuộc đàm phán thương mại với Hoa Kỳ sẽ tiếp tục tại Washington vào tuần tới và ông hy vọng hai bên sẽ có

thể đạt được thỏa thuận cùng có lợi trong các cuộc đàm phán sắp tới, truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin.

Theo một bản tin của Tân Hoa Xã, ông Tập nói trong cuộc gặp với Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Robert Lighthizer và Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin rằng các cuộc đàm phán tại Bắc Kinh trong tuần này đã đạt được tiến bộ, và Trung Quốc sẵn sàng giải quyết các tranh chấp kinh tế và thương mại với Hoa Kỳ thông qua hợp tác.

Hai ông Lighthizer và Mnuchin nói trong cuộc gặp rằng họ vẫn giữ hy vọng mặc dù còn nhiều việc phải làm và họ sẵn sàng làm việc với Trung Quốc để đạt được thỏa thuận phù hợp với lợi ích của cả hai nước, theo Tân Hoa xã.

https://www.voatiengviet.com/a/chu-tich-tq-thuong-dam-voi-my-tiep-tuc-o-washington-vao-tuan-toi/4788215.html

 

Đàm phán thương mại Mỹ-Trung :

Tập Cận Bình nói đến “tiến bộ”

Mai Vân

Đàm phán thương mại Mỹ-Trung tại Bắc Kinh kết thúc vào hôm nay 15/02/2019 như dự kiến nhưng nội dung trao đổi không được tiết lộ. Bộ trưởng tài chính Mỹ Mnuchin và đại diện Thương Mại Lighthizer đã gặp chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trước khi trở về Washington. Phát biểu trong cuộc gặp, chủ tịch Tập Cận Bình đã ghi nhận những « tiến bộ quan trọng » mà hai bên từng bước đạt được.

Theo hãng tin Anh Reuters, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nhấn mạnh rằng hai bên cần tiếp tục cố gắng thêm vào tuần tới để tìm giải pháp cho cuộc chiến tranh thương mại.

Nội dung đàm phán không được tiết lộ, nhưng theo báo Financial Times tìm đến giờ phút chót – tức đến tối nay – hai bên cố tìm kiếm một nghị định thư, mở đường cho một cuộc gặp giữa hai ông Trump và Tập Cận Bình vào tháng tới đây.

Tuy nhiên, theo cố vấn kinh tế Mỹ Larry Kudlow, được AFP trích dẫn, cuộc gặp với chủ tịch Trung Quốc là một « dấu hiệu rất tốt » cho cuộc đàm phán. Không khí làm việc giữa đại diện Trung Quốc, ông Lưu Hạc và phái đoàn Mỹ cũng được đánh giá là rất tốt.

Còn Reuters, trích dẫn nguồn tin thân cận với các nhà đàm phán, cho biết Trung Quốc đã hứa chấm dứt một số tài trợ cho công nghiệp, bị xem là vi phạm quy tắc tự do cạnh tranh, nhưng không nêu lên biện pháp áp dụng. Phái đoàn Trung Quốc đề nghị ghi toàn bộ chương trình tài trợ của Nhà nước cho sản xuất trong khuôn khổ quy định của Tổ Chức Thương Mại Thế giới OMC.

Phái đoàn Mỹ đã tỏ ra không mấy tin tưởng vào đề nghị của Trung Quốc, vì cho đến giờ Bắc Kinh luôn từ chối đưa danh sách các công ty được tài trợ.

Cuộc hưu chiến thương mại hai bên trên nguyên tắc kết thúc vào ngày 01/03. Quá hạn này, Mỹ sẽ áp thuế, tăng từ 10% lên thành 25% trên 200 tỷ đô la hàng nhập từ Trung Quốc.

Trung Quốc đánh thuế chống phá giá trên gà nhập từ Brazil

Trong lúc bị Mỹ đe dọa áp thuế cao, Trung Quốc vào hôm nay, 15/02/2019, thông báo sẽ áp thuế chống phá giá trên gà nhập từ Brazil, vì gây tổn thất nặng nề cho phía Trung Quốc.

Như vậy, gà nhập từ Brazil sẽ bị tăng thuế từ 17,8% lên thành 32,4%, bắt đầu từ ngày 17/02 và sẽ kéo dài trong 5 năm.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20190215-dam-phan-thuong-mai-my-trung-tap-can-binh-noi-den-tien-bo

 

Chuyên gia Ấn Độ lên án

hành động quân sự hóa của TQ ở Biển Đông

Chuyên gia hàng đầu về an ninh và hàng hải của Ấn Độ Amb Yogendra Kumar đã lên án hành động quân sự hóa của Trung Quốc ở Biển Đông; cho rằng hành động này của Trung Quốc đang tiếp tục diễn ra với quy mô ngày càng lớn, phạm vi ngày càng rộng.

Chuyên gia Amb Yogendra Kumar của Ấn Độ hôm 05/01 đã chỉ ra rằng việc quân sự hóa các đảo ở quần đảo Trường Sa của Trung Quốc đang tiếp tục diễn ra với quy mô, phạm vi ngày càng rộng. Vấn đề này đã được giới chức trong quân đội Mỹ nhiều lần lên tiếng. Tham dự điều trần tại Thượng viện Mỹ, Chỉ huy của Bộ Tư lệnh Hải quân Ấn Độ-Thái Bình Dương, Đô đốc Davidson cho biết Mỹ đã hủy

bỏ mời Hải quân Trung Quốc tham gia cuộc tập trận hải quân RIMPAC năm 2018 để phản đối việc Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông. Chuyên gia Amb Yogendra Kumar cũng nhận định chính việc quân sự hóa của Trung Quốc ở khu vực đã khiến Mỹ và các nước tập trận hải quân ở Biển Đông và Eo biển Đài Loan, tiến hành tuần tra tự do hàng hải nhiều hơn ở Biển Đông. Theo ông Amb Yogendra Kumar năm 2018, chúng ta đã chứng kiến nhiều chiến dịch FONOP trên biển và trên không của Mỹ. Anh đang xem xét một căn cứ hải quân ở Singapore hoặc Brunei. Anh và Pháp cũng đang ưu tiên thực hiện FONOP của riêng họ mặc dù những điều này có vẻ mang tính biểu tượng. Khi các cuộc tập trận hải quân và tuần tra của các quốc gia khác gia tăng ở các vùng biển này, Hải quân Mỹ đã thực hiện ít nhất 3 lần qua Eo biển Đài Loan.

Chuyên gia Amb Yogendra Kumar nhấn mạnh thêm rằng các quan chức và nhà bình luận Trung Quốc chưa bao giờ bác bỏ tuyên bố về Khu vực nhận diện phòng không (ADIZ) ở Biển Đông theo sau việc thiết lập ADIZ năm 2013 trên Biển Hoa Đông, bao trùm các đảo Senkaku. Trung Quốc nhiều lần tuyên bố có quyền thiết lập ADIZ nếu an ninh của nước này bị đe dọa. Những lời khẳng định của Trung Quốc về quyền lãnh thổ lặp lại ngôn ngữ của Chủ tịch Tập Cận Bình về việc bảo vệ tổ tiên của họ. Điều đáng nhắc lại là việc khẳng định các quyền được gọi là quyền lịch sử của Trung Quốc đối với các đặc điểm đất đai của Hoàng Sa và Trường Sa, cùng với các yêu sách hàng hải chưa được xác định. Do đó, các câu chuyện trong nước và bên ngoài của Trung Quốc về các vấn đề Biển Đông có liên quan đến chính trị quyền lực hiện tại ở nước này. Đã có những báo cáo gần đây về việc Chủ tịch Tập Cận Bình đối mặt với áp lực chính trị trong nước về việc xử lý sai trong tranh chấp thương mại với Mỹ vào thời điểm nền kinh tế Trung Quốc đang có dấu hiệu suy yếu. Mặc dù các nước ASEAN lo lắng về việc quân sự hóa các đặc điểm đất đai khác nhau của Trung Quốc, nhưng họ cũng lo lắng về hòa bình trong khu vực bị phá vỡ sẽ làm suy yếu thêm tổ chức này và do đó sẽ khiến cấu ​​trúc an ninh có phần mong manh sụp đổ.

Vừa qua theo hình ảnh và thông tin mới nhất chụp từ vệ tinh do Tổ chức Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á (AMTI) công bố cho thấy Trung Quốc đã xây dựng một cấu trúc trái phép trên Đá Bông Bay, được giấu kín bên dưới mái che radar có đường kính 6 m, bên cạnh là một dãy các bản điện mặt trời trên diện tích 124 m2. Toàn bộ bố trí như trên giúp che giấu bất kỳ các cơ sở hoặc thiết bị nào ở bên dưới”, theo AMTI. Ngoài ra, AMTI cho rằng mái che radar có thể sử dụng cho mục đích quân sự. Trước khi Trung Quốc tiến hành xây dựng phi pháp tại đây, Đá Bông Bay chỉ có một ngọn hải đăng cũ kỹ ở phần phía Nam. Bộ Ngoại giao Mỹ xác nhận Trung Quốc đã triển khai trái phép tên lửa, hệ thống gây nhiễu đến các thực thể trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam hiện do Bắc Kinh chiếm đóng phi pháp, đồng thời thúc giục nước này nhanh chóng rút các hệ thống nói trên khỏi khu vực.

Chủ tịch Ủy ban Quân lực Thượng viện Mỹ, Thượng Nghị sĩ James Inhofecũng hôm 29/01 cũng đã cảnh báo Trung Quốc gần đây liên tục tuyên bố chủ quyền phi pháp đối với các thực thể trên Biển Đông trước khi biến chúng thành các “pháo đài” với đầy đủ trang thiết bị và vũ khí. Ông nhấn mạnh rằng mối đe dọa từ Trung Quốc đối với Mỹ và trật tự thế giới ngày nay có thể không được người dân Mỹ đánh giá đúng mức, thậm chí cho rằng Trung Quốc đang chuẩn bị cho Thế chiến III.

 

Việc ngày càng nhiều ý kiến của giới chuyên gia, học giả các nướcphản đối, chỉ trích hành động quân sự hóa, mở rộng đảo nhân tạo của Trung Quốc ở Biển Đông cho thấy là cơ sở minh chứng cho tính phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông khi đưa ra và theo đuổi các yêu sách chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

http://biendong.net/doc-bao-viet/26270-chuyen-gia-an-do-len-an-hanh-dong-quan-su-hoa-cua-tq-o-bien-dong.html

 

Kashmir: Đánh bom tự sát, 44 cảnh sát thiệt mạng

Một tay đánh bom tự sát lao xe vào một xe buýt chở cảnh sát Ấn Độ tại Kashmir hôm 14/2 giết chết 44 người trong vụ tấn công gây nhiều tử vong nhất trong nhiều thập niên nhắm vào lực lượng an ninh tại khu vực tranh chấp. Vụ này có thể làm leo thang căng thẳng với nước láng giềng Pakistan.

Nhóm chủ chiến Hồi Giáo Jaish-e-Mohammad (JeM) có căn cứ tại Pakistan nhận trách nhiệm thực hiện vụ tấn công vào đoàn xe của Lực lượng Cảnh sát Trừ bị Trung ương ở Jammu và trên xa lộ chính của Kashmir, truyền thông địa phương cho biết.

Kashmir, một vùng có đa số dân theo Hồi Giáo, là tâm điểm của nhiều thập niên tranh chấp giữa Ấn Độ và Pakistan. Hai quốc gia láng giềng đều kiểm soát một phần của vùng này nhưng đều tuyên bố có chủ quyền trên toàn bộ lãnh thổ.

Ấn Độ nói lực lượng Jaish-e-Mohammed thực hiện cuộc tấn công tại Kashmir.

Ký giả Mohammad Yunis, người tới hiện trường chỉ vài phút sau vụ nổ, cho biết tiếng nổ vang dội đến vài cây số, máu và các bộ phận thân thể vương vãi trên hàng trăm mét xa lộ.

Video chiếu trên truyền hình cho thấy một chiếc xe bị cong vẹo giữa đống đổ nát. Hình ảnh của Reuters cho thấy hàng chục cảnh sát lục soát những xe bị hư hại và một cảnh sát mang một bao phastic có súng ở bên trong.

Trong một dòng tweet, Thủ tướng Narendra Modi nói “Tôi cực lực lên án cuộc tấn công hèn nhát này. Sự hy sinh của các nhân viên an ninh dũng cảm của chúng ta không vô ích đâu.”

Các lực lượng Ấn Độ thỉnh thoảng mở các cuộc hành quân chống lại các phần tử hiếu chiến Hồi Giáo tại vùng đồi núi Kashmir kể từ vụ nổi loạn vũ trang vào năm 1989 làm hàng ngàn người thiệt mạng. Tuy nhiên, ít xảy ra đánh bom xe tại khu vực này.

Ấn Độ cáo buộc Pakistan ủng hộ về phương diện vật chất cho các phần tử hiếu chiến nhưng Islamabad nói chỉ ủng hộ về phương diện tinh thần và ngoại giao cho những người Hồi Giáo Kashmir trong cuộc chiến đấu dành quyền tự quyết của họ mà thôi.

Vụ tấn công lớn trước đây tại Kashmir xảy ra vào năm 2016 khi các phần tử hiếu chiến đột kích một căn cứ quân sự Ấn Độ tại Uri giết chết 20 binh sĩ.

Căng thẳng với Pakistan leo thang sau một biến cố mà New Delhi nói là các phần tử tấn công từ Pakistan sang mở cuộc tấn công. Pakistan phủ nhận có bất cứ sự dính líu nào.

Vụ đánh bom hôm nay có thể gây áp lực chính trị buộc ông Modi phải hành động chống lại các phần tử hiếu chiến và Pakistan vì tháng Năm tới đây có cuộc tổng tuyển cử.

Ông Randeep Singh Surjewala, phát ngôn viên của đảng Quốc Đại đối lập , cáo buộc ông Modi thỏa hiệp về an ninh.

“Không hành động chính trị và chính sách không ngăn chặn khủng bố đã đưa đến tình trạng an ninh đáng báo động,” ông Surjewala nói trong một loạt các Twitter.

Đại sứ Hoa Kỳ tại Ấn Độ Ken Juster lên án cuộc tấn công và gởi lời chia buồn.

Trong một tuyên bố được Thông tấn xã GNS loan báo, một phát ngôn viên của Jaish-e-Mohammad nói hơn chục chiếc xe của lực lượng an ninh bị phá hỏng trong cuộc tấn công.

Jaish-e-Mohammad, một trong những tổ chức chủ chiến hoạt động tại Kashmir, bị cáo buộc chịu trách nhiệm trong cuộc tấn công năm 2001 vào Quốc hội Ấn Độ khiến Ấn trả đũa tiêu diệt lực lượng chủ chiến này trên biên giới với Pakistan.

https://www.voatiengviet.com/a/kashmir-%C4%91%C3%A1nh-bom-t%E1%BB%B1-s%C3%A1t-44-c%E1%BA%A3nh-s%C3%A1t-thi%E1%BB%87t-m%E1%BA%A1ng/4787382.html

 

Tòa án Thái Lan xem xét

cấm đảng đã đề cử công chúa

Tòa Bảo hiến Thái Lan hôm 14/2 thông báo họ sẽ xem xét cấm đảng đã đề cử công chúa tranh chức thủ tướng, làm tăng khả năng bất lợi cho phía đối lập trong cuộc tổng tuyển cử, theo Reuters.

Đảng Thai Raksa Chart, có liên hệ với Thủ tướng bị lật đổ Thaksin Shinawatra, đã gây ra một sự kiện đình đám vào tuần trước khi đề cử công chúa Thái làm ứng cử viên của mình cho chức vụ thủ tướng, nếu giành chiến thắng trong cuộc bầu cử ngày 24/3. Công chúa Ubolratana Rajakanya Sirivadhana Barnavadi là chị gái của Quốc vương Thái Lan hiện nay.

Mặc dù công chúa Ubolratana đã từ bỏ tước hiệu hoàng gia của mình vào năm 1972 khi kết hôn với một người Mỹ, nhưng việc tham gia chính trường của cô vẫn gây ra tranh cãi lớn.

Chỉ vài giờ sau thông báo gây sốc, Quốc vương Maha Vajiralongkorn nói rằng việc tham gia của chị gái ông là không phù hợp và vi hiến.

Ủy ban bầu cử đã loại công chúa ra khỏi danh sách ứng cử viên hôm thứ Hai và kiến nghị Tòa Bảo hiến giải tán đảng này, nói rằng việc đề cử một người thuộc hoàng gia là “đối nghịch với chế độ quân chủ lập hiến”.

Tòa án cho biết sẽ tiếp nhận vụ án.

“Tòa Bảo hiến nhất trí chấp nhận đơn kiện để xem xét”, Reuters dẫn tuyên bố của tòa nói.

Tòa cũng cho đảng Thai Raksa Chart 7 ngày để gửi văn bản phản hồi và lên lịch cho phiên tòa đầu tiên vào ngày 27/2.

Hàng chục nhà hoạt động dân chủ đã tập trung trước Tòa Bảo hiến hôm thứ Năm để phản đối việc giải tán đảng Thai Raksa Chart, mà theo họ sẽ gây nguy cơ xung đột chính trị.

Một quan chức hàng đầu của đảng, Chaturon Chaisang, nói trong một cuộc họp báo trước khi có tuyên bố của tòa án, rằng đảng này sẽ tuân thủ bất kỳ phán quyết nào.

Nếu bị kết tội vi phạm luật bầu cử, đảng Thai Raksa Chart sẽ bị giải tán và các thành viên ủy ban điều hành bị cấm tham gia chính trị.

Đảng Thai Raksa Chart là một trong rất nhiều tổ chức được thành lập bởi những người trung thành với ông Thaksin nhằm giúp giành được nhiều sự ủng hộ hơn trong một hệ thống bầu cử mới, và hoạt động như một sự hỗ trợ cho đảng chính ủng hộ ông Thaksin nếu nó bị loại vì một lý do nào đó.

Cuộc bầu cử rộng rãi đã khiến Thủ tướng trung thành với hoàng gia và được quân đội ủng hộ Prayuth Chan-ocha chống lại những người ủng hộ ông Thaksin, cựu Thủ tướng đã bị lật đổ trong một cuộc đảo chính năm 2006 và đang tự sống lưu vong nhằm tránh bị kết án tham nhũng vào năm 2008, mà ông nói là có động cơ chính trị.

Ông Thaksin vẫn rất nổi tiếng, đặc biệt là ở khu vực nông thôn, và các đảng của ông đã giành chiến thắng trong mọi cuộc bầu cử kể từ năm 2001.

Nhưng những người ủng hộ ông nói rằng Hiến pháp mới, được soạn thảo sau khi quân đội lật đổ chính phủ thân Thaksin vào năm 2014, hạn chế cơ hội giành lại quyền lực và trao cho quân đội quyền kiểm soát chính trị sau khi khôi phục chế độ dân sự.

Chính phủ quân nhân nói rằng họ muốn có sự ổn định sau nhiều năm đối đầu giữa phe quân sự – hoàng gia với ông Thaksin và những người trung thành với ông.

https://www.voatiengviet.com/a/thai-lan-cong-chua-tranh-cu/4787165.html