Tin khắp nơi – 15/02/2018

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin khắp nơi – 15/02/2018

Ông Ramaphosa thay Zuma làm tổng thống Nam Phi

Với ông Cyril Ramaphosa 65 tuổi lên làm tân tổng thống, Nam Phi chưa thấy một thay đổi thế hệ nhưng vụ từ chức của Jacob Zuma cũng khá giống ở Zimbabwe khi ông Robert Mugabe cũng bị tẩy chay và phải ra đi.

Sinh năm 1952 và từng bị tù trong các năm 1974 và 1976 vì hoạt động chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, ông Ramaphosa từng làm phó cho ông Jacob Zuma.

Ông Zuma buộc phải từ chức do áp lực từ đảng Đại hội Dân tộc phi (ANC) của ông.

‘Treo đầu cọp, bán xương sư tử’

Làm cách nào để lưu danh muôn thuở?

Từ cô đánh máy thành đệ nhất phu nhân

Trung Quốc ảnh hưởng Zimbabwe tới mức nào?

Bản thân ông Ramaphosa làm chủ tịch Ủy ban đón ông Nelson Mandela khi nhà đấu tranh này được ra tù năm 1990.

Ông từng hy vọng thay ông Mandela lên làm lãnh đạo cao nhất nhưng cuối cùng thì ông Thabo Mbeki được ANC chọn kế vị.

Cyril Ramaphosa rời chính trường để đi làm kinh doanh vào năm 1997 và trở thành một trong những doanh nhân giàu nhất Cộng hòa Nam Phi.

Năm 2017 ông trở lại làm chủ tịch ANC.

Và vào ngày 15/02/2017, từ vị trí Phó Tổng thống, ông lên làm Tổng thống sau khi ông Zuma phải ra đi trong không khí bê bối.

Hai sự chấm dứt

Các nước châu Phi tuần này chứng kiến hai ‘cái kết’ của hai lãnh đạo: Tổng thống Nam Phi từ chức và cựu Thủ tướng Zimbabwe qua đời.

Tổng thống Nam Phi, ông Jacob Zuma, 75 tuổi, phải từ chức do áp lực từ đảng Đại hội Dân tộc phi (ANC).

ANC buộc ông Zuma nhường chỗ cho Phó Tổng thống Cyril Ramaphosa, nếu không sẽ phải đối mặt với một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm trong Quốc hội.

Ông Zuma, người nắm quyền từ năm 2009, cũng phải đối mặt với nhiều cáo buộc tham nhũng.

Trong buổi tuyên bố từ chức, ông Zuma nói rằng bạo lực và chia rẽ trong ANC đã ảnh hưởng đến quyết định từ chức của ông.

Quân gìn giữ hòa bình VN sẽ sang Nam Sudan

Khủng hoảng Zimbabwe ‘có dấu hiệu đảo chính’

Zimbabwe ‘đổi quyền không cần bạo lực’

“Sau khi từ chức tôi sẽ tiếp tục phụng sự nhân dân Nam Phi cũng như ANC”, ông nói.

Còn nhìn sang láng giềng của Nam Phi, nguyên thủ tướng Zimbabwe, ông Morgan Tsvangirai vừa qua đời ở tuổi 65 vì ung thư.

Sự nghiệp của ông Tsvangirai được đánh dấu bằng một cuộc đấu tranh chính trị kéo dài với đối thủ của ông, Tổng thống Robert Mugabe.

Ông từng bị đánh đập và bỏ tù nhiều lần.

Ông Tsvangirai thành lập Phong trào Đổi thay Dân chủ (MDC) năm 2000 và nhiều lần thách thức ông Mugabe trong suốt thời kỳ ông này tham quyền cố vị.

Một quan chức cấp cao của đảng MDC viết trên Twitter: “MDC mất đi biểu tượng và người tranh đấu cho dân chủ.”

Ông qua đời trong bệnh viện khi đang điều trị ở Nam Phi.

Đối thủ của ông, Robert Mugabe thì cũng bị buộc phải từ chức hồi tháng 11/2017.

Người từng làm phó cho ông, Emmerson Mnangagwa đã từ Nam Phi trở về để lên làm tân tổng thống.

Sự sụp đổ của ông Robert Mugabe có tác động từ quân đội.

http://www.bbc.com/vietnamese/world-43076091

 

Về Tết chui vào máy soi để trông túi

Một phụ nữ ở miền Nam Trung Quốc đã nhảy lên băng chuyền và chui vào máy soi an ninh ở ga tàu ngày trước Tết để trông chiếc túi xách tay.

Vụ việc xảy ra ở nhà ga Đông Hoàn, tỉnh Quảng Đông vào dịp kiểm tra an ninh với đông đảo hành khách dịp về quê đón Tết Nguyên Đán.

Nhân viên an ninh nhà ga đã ngạc nhiên khi thấy ảnh một phụ nữ hiện trên màn hình máy soi chiếu hành lý, còn đi nguyên đôi guốc cao gót.

Vườn thú TQ bị kiện sau vụ hổ vồ

TQ: ‘Sex, tiền bạc và chủ nghĩa xã hội’

Trung Quốc yêu cầu Việt Nam xin lỗi

Vì sao vẽ Mao?

Kiểm tra lại video an ninh họ phát hiện sự việc đã xảy ra hôm Chủ Nhật 11/02, vào ngày nhà ga rất đông khách về quê đón năm mới Âm lịch.

Video cũng cho thất người phụ nữ nọ ra khỏi máy coi, kiểm tra lại chiếc túi rồi nhảy ra khỏi băng chuyền và bước đi.

Hiện chưa rõ vì sao người này lại làm như vậy nhưng một giải thích trên báo chí Trung Quốc là nhiều người dân mang theo tiền mặt số lượng lớn trong túi xách.

Với họ, cả tiền và túi là ‘vật bất ly thân’.

Giới chức Trung Quốc khuyến cáo người dân không nên chui vào các máy soi dùng X-ray vì điều đó có hại cho sức khoẻ.

Cứ mỗi dịp trước Tết Nguyên đán mà Trung Quốc gọi là ‘Xuân Tiết’, hàng trăm triệu người về thăm quê, gây ra cảnh chen chúc ở các nhà ga nước này.

http://www.bbc.com/vietnamese/culture-social-43076090

 

TQ: ‘Sex, tiền bạc và chủ nghĩa xã hội’

Nữ tác giả Trung Quốc mô tả các mâu thuẫn xã hội vì thể chế và văn hóa tại nước này qua chuyện phụ nữ bán dâm trong cuộc phỏng vấn với BBC News tại Anh hôm 15/05.

Tiểu thuyết Lotus bằng tiếng Anh ra năm 2017, của Trương Lệ Giai, dựng lại cuộc đời một cô gái trốn gia đình ở Tứ Xuyên đến sống tại khu công nghiệp Thâm Quyến và rơi vào phố đèn đỏ.

Cô có cuộc sống hai mặt và cố gắng vượt qua để vươn lên “từ cống rãnh của xã hội”.

Đây là cuộc sống trong điều kiện ‘tiền bạc, sex và quan hệ làm ăn’ (guanxi) thống trị xã hội Trung Quốc thời Khai phóng với những thay đổi chóng mặt, theo bình luận trên South China Morning Post về cuốn sách.

Trung Quốc ngày càng hà khắc- – BBC Tiếng Việt

Bạn có đang vô tình phân biệt giới tính?

Trả lời truyền hình BBC, bà Trương Lệ Giai (Lijia Zhang) nói về “tụ điểm” mua bán dâm nổi tiếng tại miền Nam Trung Quốc, nơi hồi 2014 có một vụ vây bắt hàng trăm nhà thổ trá hình:

“Tôi đã đến Đông Quản (Quảng Đông) nhiều lần và phỏng vấn các cô gái làm nghề này.

“Trước đó, họ có thể là công nhân một nhà máy, bán hàng ở cửa hàng nhưng sau chọn cách vào nghề bán dâm, ban đầu có thể làm tại các điểm mát-xa.”

“Gần như tất cả chọn nơi hành nghề xa quê nhà, và vẫn gửi tiền về cho chồng, cho cha mẹ. Họ luôn nói là họ làm nghề gì đó tốt đẹp hơn.”

Các vấn đề phân biệt giới tính về thu nhập, bạo hành và tham nhũng cũng thể hiện ra trong nghề này, theo bà Trương.

“Tất cả các cô gái vào nghề bán dâm đều tự nguyện, nhưng họ làm vậy vì hoàn cảnh riêng và vì cần gửi tiền về nhà.”

“Nghề mại dâm phản ánh tất cả những vấn đề của Trung Quốc hiện đại, và có ít nhất 10 triệu người làm nghề buôn phấn bán hương.”

Ở Trung Quốc theo luật hiện nay phụ nữ bán dâm vẫn có thể bị phạt tù tới 2 nămBBC News

Hiện nghề này vẫn bị coi là một trong sáu ‘tệ nạn xã hội’ ở Trung Quốc và phụ nữ bán dâm vẫn có thể bị phạt tù tới 2 năm, theo BBC News.

Nhưng trước câu hỏi của phóng viên Philippa Thomas rằng có cách gì để bảo vệ tốt hơn quyền phụ nữ của người bán dâm tại Trung Quốc hay không, tác giả nói:

“Chừng nào Trung Quốc còn tự xưng là nước xã hội chủ nghĩa thì không có hy vọng cho việc hợp pháp hóa mại dâm.”

Vì thế, vẫn có đầy lối thoát cho quan chức, cho công an khi lạm dụng và kiếm chác nhờ nghề bán dâm, bà Trương Lệ Giai nói với BBC.

“Họ thường xuyên phải nộp tiền cho công an.”

Những hạn chế của mô hình thể chế hiện nay tại Trung Quốc đã xuất hiện trước đó, trong cuốn sách ra năm 2008 của Trương Lệ Giai mang tựa đề ‘Chủ nghĩa Xã hội thật Vĩ đại’ (Socialism is Great).

Cuốn tự truyện kể về cảnh tác giả vào nhà máy lao động cực nhọc năm 16 tuổi và thức tỉnh cả về chính trị, trí tuệ và tình dục trong thập niên mới mở cửa tại Trung Quốc.

Tác giả Trương Lệ Giai sinh năm 1964 ở Nam Kinh và từng học tại Hoa Kỳ (Harvard), Anh Quốc (Goldsmiths College), và Úc (ĐH Sydney).

Hiện sống tại Bắc Kinh, bà tiếp tục ra các tác phẩm tiếng Anh và thường xuất hiện trên các kênh BBC, CNN và ABC để nói về chủ đề Trung Quốc.

http://www.bbc.com/vietnamese/culture-social-39925530

 

Sức mạnh quân sự Trung Quốc ‘vươn ra toàn cầu’

Jonathan MarcusPhóng viên quân sự – quốc phòng BBC

Việc hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc đang tiến triển nhanh hơn nhiều so với dự đoán của các nhà phân tích.

Theo các chuyên gia tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) ở London, giờ đây Washington đang có xu hướng lấy Trung Quốc làm thang bậc đánh giá các yêu cầu về năng lực quân sự của mình, chứ không phải là Nga như trước đây.

Điều này đặc biệt đúng với lực lượng không quân và hải quân – trọng tâm nỗ lực hiện đại hoá của Trung Quốc.

Đô đốc Harris ‘không ưa TQ’ làm đại sứ Mỹ ở Úc

TQ: Tổng đài toàn nữ phục vụ đường dây đỏ

Indonesia ngưng quan hệ quân sự với Úc

Tuy nhiên, Hoa Kỳ vẫn lấy Nga làm tiêu chuẩn so sánh dựa trên các sự kiện quân sự gần đây tại Châu Âu.

Cán cân thay đổi?

Xu hướng này đã được ghi lại trong ‘Military Balance’ (Cân bằng Quân sự) – bản đánh giá thường niên về sức mạnh quân sự và chi tiêu quốc phòng toàn cầu, được Viện IISS xuất bản từ năm 1959 đến nay.

Tất nhiên, chiến lược phát triển quân sự của Trung Quốc đã diễn ra một thời gian, và đến nay nó đã đạt được một bước tiến đáng kể giúp Trung Quốc trở thành “đối thủ ngang hàng” với Washington.

Trước khi công bố bản đánh giá Cân bằng Quân sự năm nay, tôi đã ngồi lại với một nhóm các chuyên gia IISS để cố gắng khai thác thêm chi tiết về xu hướng này, nhằm cung cấp một bài viết mạnh mẽ cho các bảng số liệu thống kê hàng năm.

Những tiến bộ và trình độ kỹ thuật của Trung Quốc rất đáng chú ý – từ các tên lửa đạn đạo tầm xa thông thường cho đến các máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm.

Năm ngoái, chiến hạm đầu tiên của Trung Quốc hoàn toàn chế tạo, cả thân và vỏ – loại tàu tuần dương Type 55 – đã được đưa vào sử dụng.

Khả năng của nó sẽ làm cho bất cứ lực lượng hải quân Nato nào cũng phải suy đi tính lại.

Bộ binh Trung Quốc đặt mục tiêu đến năm 2020 sẽ đạt được cả cơ giới hoá và thông tin hoáJonathan Marcus

Hiện nay, Trung Quốc đang đóng hàng không mẫu hạm thứ hai.

Nước này đang cải thiện cơ cấu quốc phòng để lập ra ra một bộ chỉ huy trung tâm bao gồm tất cả các bộ phận trọng yếu.

Về pháo binh, phòng không và tấn công trên bộ, Trung Quốc có các vũ khí có tầm bắn xa hơn của Hoa Kỳ.

Kể từ khi tiếp nhận dòng công nghệ tiên tiến của Nga từ cuối những năm 1990, hải quân Trung Quốc nâng cấp và làm mới đa số các hạm đội tàu mặt nước và tàu ngầm.

Quân gìn giữ hòa bình VN sẽ sang Nam Sudan

‘Tổng tấn công đạt kết quả ngoài dự kiến’

Ông Tập muốn quân đội TQ ‘không tham nhũng’

Lào tuyên bố rút quân khi Hun Sen thăm

Trên không trung, chiến đấu cơ một người lái, J-20 nay đã được đưa vào vận hành.

Dân trong nghề gọi đây là “máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm”, có nghĩa là máy bay kết hợp công nghệ tàng hình với tốc độ bay siêu âm và hệ thống điện tử tích hợp cao.

Nhưng các chuyên gia IISS vẫn còn hoài nghi.

Họ nói rằng:

“Không quân Trung Quốc vẫn cần có chiến thuật thích hợp để vận hành máy bay phản lực dạng khó phát hiện và phải đưa ra các học thuyết để kết hợp chiến đấu cơ “thế hệ thứ năm” với các “mô hình thế hệ thứ tư” trước đó”.

“Mặc dù sự tiến bộ là rõ ràng, nhưng Trung Quốc có thể bổ sung vào những chiếc máy bay này một loạt các tên lửa không đối không mạnh tương đương với tên lửa ở các kho vũ khí của các nước phương Tây”, các chuyên gia IISS nói thêm.

Bản đánh giá Cân bằng quân sự năm nay dành hẳn một chương để nói về việc phát triển vũ khí không quân của Trung Quốc và Nga. Đây được xem là như là một bài kiểm tra quan trọng về sự thống trị của phương Tây trong lĩnh vực này.

Kể từ khi Chiến tranh lạnh kết thúc, Hoa Kỳ và các đồng minh đã tiến hành một loạt chiến dịch không quân và chỉ mất vài máy bay. Tuy nhiên, theo IISS, sự thống trị này sẽ ngày càng trở nên thách thức. Chẳng hạn, Trung Quốc đang phát triển một loại tên lửa không đối không tầm xa nhằm tấn công máy bay chở dầu và máy bay chỉ huy.

Nếu Trung Quốc phát triển thành công loại tên lửa này, hai loại phi cơ trên của Hoa Kỳ và đồng minh sẽ dễ bị tấn công khi xuất kích.

Các tác giả của bản đánh giá ‘Cân bằng Quân sự’ cho rằng việc phát triển tên lửa không đối không của Trung Quốc vào năm 2020 “sẽ buộc Mỹ và các đồng minh trong khu vực phải xem xét lại không chỉ về chiến thuật, kĩ thuật và quy trình quân đội mà còn là định hướng các chương trình phát triển không quân của mình.”

Theo IISS, lực lượng quân sự trên bộ của Trung Quốc đang tụt lại phía sau trong nỗ lực hiện đại hoá. Chỉ khoảng một nửa thiết bị có thể sử dụng được trong chiến đấu hiện đại.

‘Có 5.000 gián điệp TQ hoạt động ở Đài Loan’

TQ giúp Campuchia ‘hiện đại hóa quân sự’

Campuchia cùng TQ tập trận Rồng Vàng

Anh ký hiệp ước quân sự riêng với Ba Lan

Tuy nhiên, bộ binh Trung Quốc cũng có một số tiến bộ nhất định. Nước này đặt mục tiêu đến năm 2020 sẽ đạt được cả “cơ giới hoá” và “thông tin hoá”. Thuật ngữ “thông tin hoá” chưa thực sự rõ ràng nhưng Bắc Kinh đã và đang theo dõi vai trò của công nghệ thông tin trong chiến tranh và tìm cách thích nghi với các điều kiện riêng của mình.

Trung Quốc có một mục tiêu rõ ràng, vì vậy nhiều hệ thống vũ khí mới đã được thiết kế để đạt được mục tiêu này. Trong trường hợp xung đột, chiến lược này sẽ giúp Trung Quốc đẩy quân đội Hoa Kỳ ra xa bờ biển của họ, lý tưởng là đẩy ra tận ngoài vùng sâu của Thái Bình Dương.

Trong thuật ngữ quân sự, chiến lược này được gọi là “phong toả và chống tiếp cận” (A2AD).

Điều này giải thích Trung Quốc đang tập trung vào hệ thống không quân và hải quân tầm xa nhằm khiến cho tàu hải quân Mỹ gặp rủi ro.

Nếu coi quân sự là bóng đá, thì cầu thủ Trung Quốc đang thi đấu khá tốt tại giải Ngoại hạng.

Xuất khẩu vũ khí

Tuy nhiên, tác động quân sự toàn cầu của Bắc Kinh chưa dừng lại ở đây. Nước này còn có chiến lược xuất khẩu vũ khí đầy tham vọng. Thông thường, Trung Quốc sẵn sàng bán các công nghệ tiên tiến mà các quốc gia khác không có, hoặc không bán cho ai trừ các đồng minh thân cận của họ.

Thị trường drone hay phương tiện bay không người lái nhưng có vũ trang là một ví dụ.

Công nghệ này lan nhanh đến nỗi người ta phải đặt câu hỏi về ranh giới giữa chiến tranh và hoà bình. Hoa Kỳ, một trong những nước tiên phong trong lĩnh vực này đã không bán máy bay không người lái vũ trang tinh vi cho bất cứ ai, ngoại trừ một số đồng minh Nato thân thiết như Anh.

Pháp, nước dùng phi cơ Reaper do Mỹ sản xuất, cũng có kế hoạch trang bị loại máy bay này.

Trung Quốc không có những hạn chế như vậy. Nước này có những chiếc máy bay không người lái đầy ấn tượng cùng với các loại vũ khí khác nhau và sẵn sàng mang chúng đến các cuộc biểu diễn quân sự trên khắp thế giới. Bản đánh giá của IISS nói Trung Quốc đã bán những chiếc máy bay không người lái vũ trang (UAV) cho nhiều quốc gia bao gồm Ai Cập, Nigeria, Pakistan, Ả-rập Saudi, Các Tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất và Myanmar.

Đây là một ví dụ rất hay về việc không dự tính được hậu quả. Việc Washington từ chối bán công nghệ này đã mở cửa cho Bắc Kinh vào các thị trường trên.

Chắc chắn, điều này đóng vai trò rất lớn trong việc phổ biến phi cơ không người lái vũ trang, khuyến khích các nước sử dụng UAV nhằm mục đích thu thập thông tin để tìm kiếm các biến thể vũ trang.

Các nhà xuất khẩu vũ khí Hoa Kỳ và Phương Tây coi Trung Quốc là một mối đe dọa thương mại ngày càng gia tăng. So với một thập kỷ trước, Trung Quốc nay đã chễm chệ xuất hiện trên thị trường, cung cấp thiết bị chất lượng tốt. Tương tự như ví dụ về UAV, Trung Quốc sẵn sàng nhảy vào các thị trường được cho là quá nhạy cảm đối với nhiều nhà sản xuất phương Tây, hoặc chính phủ của họ.

Và như các chuyên gia IISS đã nói với tôi, Trung Quốc có xu hướng giành chiến thắng trên tất cả các mặt của thỏa thuận. Thông thường, Trung Quốc sẽ bán cho bạn vũ khí có chất lượng tương đương 75% công nghệ phương Tây với giá chỉ bằng một nửa. Trong kinh doanh, đây là một đề nghị hấp dẫn.

Mảng xuất khẩu vũ khí trên bộ của Trung Quốc kém ấn tượng hơn. Nước này vẫn phải cạnh tranh khách hàng với Nga và Ukraine. Nhưng khi Kiev không thể đáp ứng về mặt thời gian cho một hợp đồng với Thái Lan, người Thái đã mua xe tăng VT4 của Trung Quốc thay thế. Năm ngoái, Thái Lan đã quay lại mua thêm vài chiếc.

Các chuyên gia IISS nói rằng Trung Quốc cũng đang cố gắng phát triển vũ khí phù hợp với các thị trường cụ thể. Ví dụ, nước này đang nhắm sản xuất một chiếc xe tăng loại nhẹ dành riêng cho các nước châu Phi, vì đường sá và cơ sở hạ tầng của họ sẽ không thể đối phó với những mô hình thiết giáp nặng hơn do các nước khác cung cấp.

Vai trò ngày càng tăng như một nguồn vũ khí tinh vi của Trung Quốc là điều đáng lo ngại cho nhiều quốc gia chứ không chỉ các nước láng giềng. Các lực lượng không quân phương Tây đã có ba thập kỷ thống trị. Tuy nhiên, chiến lược “chống tiếp cận” của Trung Quốc đã cung cấp các loại vũ khí giúp các nước khác có thể dễ dàng áp dụng và làm được điều tương tự.

Một quốc gia Tây Âu có thể có thể sẽ không bao giờ đối mặt với Trung Quốc trên chiến trường, nhưng quốc gia đó có thể đối mặt với hệ thống vũ khí tinh vi của Trung Quốc trong tay của người khác.

Theo một chuyên gia của IISS, “quan niệm rằng các nước Phương Tây gặp ít rủi ro khi tham chiến bên ngoài bây giờ cần phải được xem xét lại”.

http://www.bbc.com/vietnamese/world-43060222

 

Mỹ: Xả súng ở trường trung học, 17 người chết

Kẻ tình nghi được xác định là Nikolas Cruz, 19 tuổi, học sinh cũ của trường và từng bị đuổi học.

Đây được coi là một trong những vụ xả súng trường học tồi tệ nhất kể từ vụ ở Connecticut năm 2012 khiến 26 người thiệt mạng.

Cảnh sát cho hay Cruz đã bắn chết ba người ở khu vực ngoài trường học, trước khi đi vào khuôn viên và bắn chết 12 người khác.

Xả súng ở Mỹ: Ba người thiệt mạng

Xả súng ở Mỹ: Tay súng đặt camera trong khách sạn

Sân bay Los Angeles không phát hiện súng

Xả súng ở Las Vegas: Phụ nữ gốc Việt thiệt mạng

Hai người chết sau khi được đưa tới bệnh viện.

17 nạn nhân đã được đưa tới các bệnh viện trong khu vực.

Cảnh sát cho hay Cruz cũng nằm trong số được đưa tới bệnh viện, sau đó được giao cho cảnh sát.

Ba người đang nguy kịch. Ba người khác trong tình trạng dần ổn định.

Danh tính các nạn nhân vẫn đang được xác định.

Diễn tiến cuộc tấn công

“Học sinh và giáo viên nghe thấy tiếng súng” vào cuối ngày tại trường trung học Marjory Stoneman Douglas hôm thứ Tư 14/2.

Các nhân chứng nói rằng nghi phạm đã kích hoạt chuông báo cháy trước khi bạo lực nổ ra.

Học sinh được sơ tán khỏi trường ở Parkland, cách Miami khoảng một giờ về phía bắc trong khi các phụ huynh và xe cấp cứu túc trực tại hiện trường.

Theo cảnh sát, Cruz, người từng bị đuổi học vì “lý do kỷ luật”, đã bị bắt tại thị trấn Coral Springs khoảng một giờ sau khi hắn rời trường trung học.

Cảnh sát bắt đầu phân tích website và trang mạng xã hội mà Cruz sử dụng và đã tìm thấy ‘những thứ hết sức đáng lo ngại’.

‘Đêm ác mộng’

Nhiều học sinh cho hay đã nghĩ đó chỉ là diễn tập khi chuông báo cháy vang lên.

Các học sinh đã núp dưới bàn học, trong tủ quần áo hoặc sau cánh cửa khi tiếng súng vang lên.

Ông Caesar Figueroa, một phụ huynh, nói với đài CBS News rằng con gái gọi điện cho ông khi cô trốn trong tủ quần áo.

Ông nói với con đừng gọi vì không muốn kẻ nổ súng nghe thấy giọng của con.

“Không được nghe tin tức gì từ con gái tôi trong 20 phút. Đó là 20 phút dài nhất, là cơn ác mộng tồi tệ nhất trong cuộc đời tôi”, Figeuroa nói.

Một giáo viên nói bà đã nấp trong tủ với 19 sinh viên trong 40 phút – và rằng trường đã có chương trình huấn luyện cho tình huống như vậy thứ Sáu tuần trước.

Lịch sử các vụ xả súng trường học ở Mỹ

Đây là vụ xả súng thứ 18 ở Mỹ hoặc nhắm vào các cơ sở trường học trong năm nay.

Theo trang web vận động chính sách, đây là vụ xả súng thứ sáu ở trường học trong năm 2018 có học sinh thương vong.

Từ năm 2013, đã có khoảng 291 vụ xả súng trường học tại Mỹ, trung bình mỗi tuần một vụ.

Vụ tồi tệ nhất được cho là vào năm 2012, khi tay súng Adam Lanza tấn công trường tiểu học Sandy Hook ở Newtown, Connecticut.

Tên này bắn chết 20 học sinh và sáu người lớn trước khi tự tử.

http://www.bbc.com/vietnamese/world-43068379

 

Nepal có thủ tướng mới theo cộng sản

Hãng tin Pháp AFP loan tin vào ngày 15 tháng 2 và cho biết ông Sharma Oli, năm nay 65 tuổi, sẽ cùng với đồng minh là những cựu chiến binh quân nổi dậy theo chủ nghĩa Mao Trạch Đông sẽ thành lập chính phủ sau khi thắng Đảng Quốc Đại Nepal trong kỳ bầu cử vừa qua. Ông Sharma tuyên thệ nhậm chức trong ngày 15 tháng 2.

Đây là chính phủ dân cử đầu tiên được bầu ra dưới bản tân hiến pháp Nepal kể từ khi chế độ quân chủ kiểu Ấn độ giáo kết thúc cách đây 11 năm, và Nepal chuyển thành một nhà nước cộng hòa liên bang với quyền hành được giao về cho địa phương nhiều hơn.

Trong suốt 11 năm qua, bất ổn chính trị cộng với cuộc nổi dậy của phong trào Maoist, tức là những người chủ trương theo chủ nghĩa cộng sản theo kiểu Mao Trạch Đông bên Trung Quốc, đã làm cho tiến trình bầu cử dân chủ bị chậm lại, và chỉ có thể được thực hiện khi những chiến binh Maoist từ bỏ vũ khí và tham gia chính trường như một đảng phái chính trị.

Người ta cho rằng ông Sharma Oli sẽ tìm cách quân bình quan hệ ngoại giao với hai láng giềng khổng lồ là Ấn Độ và Trung Quốc.

Ông Oli từng được biết như là một người kích động chủ nghĩa dân tộc Nepal chống lại Ấn Độ, gây nên những căng thẳng biên giới hồi năm 2015. Nhân cơ hội đó Bắc Kinh đã đổ nhiều tiền vào những dự án cơ sở hạ tầng ở Nepal để gây ảnh hưởng.

Giới quan sát đang chờ xem là chuyến công du nước ngoài đầu tiên của ông Oli trong cương vị thủ tướng sẽ là nước nào.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/nepal-gets-new-communist-prime-minister-after-landmark-polls-02152018081713.html

 

Tòa Indonesia xét xử giáo sĩ chủ mưu các vụ khủng bố

Tòa án Indonesia, vào ngày 15 tháng Hai tiến hành xét xử giáo sĩ cực đoan Aman Abdurrahman với cáo buộc đã chỉ đạo một loạt các cuộc tấn công, trong đó có vụ nổ súng và đánh bom cảm tử gây chết người hồi năm 2016 ở Jakarta.

Theo cáo trạng, giáo sĩ Aman Abdurrahman bị buộc tội “lên kế hoạch và chỉ đạo người khác thực hiện các cuộc tấn công khủng bố nơi công cộng.

Công tố viên Anita Dewayani nói tại phiên tòa rằng Abdurrahman đã tuyên thệ trung thành với nhóm phiến quân Hồi giáo IS hồi năm 2014 và sau đó đã kêu gọi những người khác thực hiện các cuộc tấn công.

Công tố viên Anita Dewayani nêu lên một cuộc tấn công ở Jakarta vào tháng Một năm 2016, do Abdurrahman chủ mưu, nhắm vào những người nước ngoài, là các công dân Pháp và Nga, khiến 8 người thiệt mạng, trong đó có 4 tên gây ra vụ tấn công.

Bên cạnh đó, Công tố viên Anita Dewayani còn cáo buộc Abdurrahman đứng đằng sau vụ tấn công tự sát hồi năm ngoái, giết chết 3 cảnh sát tại một trạm xe buýt ở Jakarta và một vụ tấn công bom vào nhà thờ ở Samarinda trên đảo Borneo, làm 4 trẻ em bị thương.

Trước các cáo buộc vừa nêu, Abdurrahman nói rằng đã thông hiểu những cáo buộc này và không phản đối bản cáo trạng.

Luật sư bào chữa cho Abdurrahman không nói gì về lời tuyên bố của thân chủ. Nếu bị tòa kết án, Abdurrahman có thể bị tuyên tử hình.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/indonesian-court-indicts-cleric-accused-of-masterminding-attacks-02152018080323.html

 

Tổng thống Đài Loan gửi lời chúc Tết Trung Quốc

“Tôi muốn nhân cơ hội này gửi lời chúc mừng năm mới đến tất cả mọi người ở phía bên kia eo biển Đài Loan và những người Trung Quốc khắp nơi trên thế giới.”

Đó là thông điệp chúc Xuân của Tổng thống Đài Loan, bà Thái Anh Văn trong một video được loan đi vào trước thềm năm mới Tết Âm lịch Mậu Tuất, rơi vào ngày thứ Sáu 16/2/2018.

Bà Thái Anh Văn cho rằng đây là một lễ hội quan trọng vì người dân của cả hai miền đất nước Đài Loan có thể chia sẻ những tập tục truyền thống cổ truyền có chung nguồn gốc với nhau. Bà nói rằng thông việc trao đổi giao tiếp giữa người với người và các phương tiện truyền thông, đã có thể thu hẹp khoảng cách tâm lý giữa hai phía.

Theo Reuters, Đài Loan vốn là một trong những vấn đề nhạy cảm nhất và là một điểm nóng nguy hiểm của quân đội Trung Quốc. Trung Quốc xem Đài Loan là lãnh thổ không tách rời và có thể kể cả sử dụng vũ lực để thu hồi Đài Loan về dưới quyền kiểm soát của Trung Quốc.

Mối quan hệ căng thẳng giữa hai phía tăng cao kể từ khi bà Thái Anh Văn, thuộc Đảng Dân Tiến đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống vào năm 2016, với niềm tin rằng bà muốn thúc đẩy sự độc lập chính thức của hòn đảo. Đó là xem như một ‘lằn ranh đỏ’ đối với Trung Quốc.

Trang mạng của Tờ Hoàn Cầu Thời Báo ghi rằng “Nếu bà Thái Anh Văn thực sự muốn dùng Lễ hội mùa xuân để thể hiện thiện chí, tất nhiên chúng tôi hoan nghênh”.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/Taiwan-president-wishes-china-happy-new-year-02152018074405.html

 

Olympic Pyeongchang: VĐV Mỹ Mikaela Shiffrin

giành huy chương vàng môn trượt tuyết Alpine, GS nữ

Vận động viên người Mỹ Mikaela Shiffrin đã xuất sắc đoạt huy chương vàng môn trượt tuyết Alpine, nội dung GS bên nữ hôm thứ Năm 15/2 tại Thế vận hội mùa đông PyeongChang ở Hàn Quốc.

Trong lần trượt cuối, Shiffrin đã cán đích nhanh hơn đối thủ về nhì người Na Uy Ragnhild Mowinckel chỉ 4/10 giây. Đây là huy chương vàng Olymic thứ hai của Shiffrin, tiếp theo sau chiến thắng tại kỳ Thế vận hội trước ở Sochi năm 2014. Vận động viên người Ý Federica Brignone đứng thứ ba, đoạt huy chương đồng.

Ở môn trượt tuyết việt dã bên nữ, vận động viên Na Uy Ragnhild Haga giành huy chương vàng ở cự ly 10.000 km, và vận động viên Thụy Điển Charlotte Kalla đoạt huy chương bạc.

Trên sân băng, cặp vận động viên người Đức Aliona Savchenko và Bruno Massot đã giành được huy chương vàng nội dung trượt băng nghệ thuật đôi bằng bài tuyệt vời.

Cũng trong môn trượt băng đôi, cặp đôi Trung Quốc Sui Wenjing và Han Cong đoạt huy chương bạc, và cặp vận động viên người Canada Meghan Duhamel và Eric Radord đoạt được huy chương đồng.

Vận động viên người Pháp Pierre Vaultier đã giành huy chương vàng thứ hai liên tiếp trong môn ván trượt tuyết nam. Huy chương bạc thuộc về vận động viên Jarryd Hughes của Australia và huy chương đồng thuộc về vận động viên Regino Hernandez của Tây Ban Nha.

https://www.voatiengviet.com/a/olympic-pyeongchang-vdv-my-mikaela-shiffrin-gianh-huy-chuong-vang-mon-truot-tuyet/4255760.html

 

Đại sứ TQ tại Hoa Kỳ: ‘Cổ xúy cho đối đầu là nguy hiểm’

Truyền thông nhà nước Trung Quốc dẫn lời Đại sứ Trung Quốc tại Washington hôm thứ Năm 15/2 nói rằng cổ súy cho đối đầu trong quan hệ Mỹ – Trung là điều nguy hiểm, và tin rằng Bắc Kinh sẽ thay đổi bản chất chính trị của mình, chỉ là điều vô vọng.

Trong khi Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump hồi cuối năm ngoái đã thực hiện một chuyến đi thăm Trung Quốc thành công về phần lớn, ông nhiều lần hăm doạ sẽ cứng rắn hơn với những gì mà ông coi là cung cách làm ăn không công bằng của Trung Quốc. Ông Trump dồng thời, kêu gọi Bắc Kinh hãy làm nhiều hơn nữa để kiềm chế chương trình hạt nhân của Triều Tiên.

Hôm thứ Ba, ông Dan Coats, Giám đốc Tình báo Quốc gia của Hoa Kỳ, cảnh báo rằng các hoạt động gián điệp của Trung Quốc trên mạng, và khả năng của nước này trong việc thực hiện các cuộc tấn công trên mạng, sẽ tiếp tục giúp tăng tiến mục tiêu an ninh quốc gia và các ưu tiên kinh tế của Trung Quốc.

Phát biểu tại buổi tiệc mừng Tết Âm lịch, Đại sứ Trung Quốc tại Hoa Kỳ Thôi Thiên Khải nói trong khi hai nước có những khác biệt quan điểm, điều quan trọng hơn là các lợi ích chung của hai nước vẫn tiếp tục phát triển.

Tân Hoa Xã trích lời ông Thôi nói rằng quan hệ Trung-Mỹ “nên được xét qua sự hợp tác tổng thể.”

Ông giải thích thêm: “Cạnh tranh hữu nghị, nếu cạnh tranh là cần thiết, và không đối đầu.”

“Giữa hai bên sẽ tiếp tục có khác biệt quan điểm, nhưng các lợi ích chung đang tăng là điều quan trọng hơn nhiều. Chúng ta có thể tiếp tục có những bất đồng, nhưng nhu cầu hợp tác còn lớn hơn những sự khác biệt. Chúng ta sẽ tiếp tục vấp phải nhiều vấn đề, nhưng các cuộc đối thoại sẽ dẫn hai bên tới những giải pháp.”

Tuy nhiên, ông Thôi nhấn mạnh rằng Trung Quốc sẽ không để bị ép buộc phải thay đổi.

“Sợ một nước Trung Quốc phát triển theo con đường riêng của mình là đối đầu với Hoa Kỳ, chắc chắn là mắc chứng hoang tưởng. Và cổ súy cho bất kỳ chiến lược nào dẫn tới đối đầu cũng đều nguy hiểm.”

Tân Hoa Xã cho biết các khách mời tham dự sự kiện này gồm có ông Wilbur Ross, Bộ trưởng thương mại Hoa Kỳ và ông Matt Pottinger, Giám đốc đặc trách Á Châu sự vụ của Hội đồng An ninh Quốc gia của Tòa Bạch Ốc.

https://www.voatiengviet.com/a/dai-su-trung-quoc-tai-hoa-ky-co-xuy-cho-doi-dau-la-nguy-hiem/4256157.html

 

Trung Quốc:

Trừng phạt của Mỹ đe dọa kinh tế toàn cầu

Các biện pháp trừng phạt thương mại của Mỹ sẽ ảnh hưởng tới nền kinh tế thế giới, Trung Quốc cảnh báo hôm thứ Tư, sau khi Tổng thống Donald Trump đe dọa áp đặt thuế quan mới lên hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.

Ông Trump nói ông đang “xem xét tất cả các lựa chọn,” bao gồm thuế quan và hạn ngạch, sau khi ông cáo buộc Trung Quốc làm suy yếu ngành sản xuất thép và nhôm của Mỹ.

Washington đã áp đặt một loạt mức thuế quan đối với hàng hóa do Trung Quốc sản xuất, khơi lên nỗi lo sợ về một cuộc chiến thương mại ăn miếng trả miếng giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới trong khi Trung Quốc cũng đe dọa hành động.

Phát ngôn viên bộ ngoại giao Trung Quốc, Cảnh Sảng, nói với các phóng viên rằng “bất kỳ dấu hiệu nào của chủ nghĩa đơn phương hoặc chủ nghĩa bảo hộ sẽ … làm trầm trọng thêm các vấn đề thương mại toàn cầu và sẽ phương hại đến đà hồi phục của nền kinh tế thế giới.”

Ông nói thêm rằng với khối lượng thương mại khổng lồ và mức độ hội nhập giữa nền kinh tế của Mỹ và Trung Quốc, việc xảy ra những xích mích là điều tự nhiên.

Tuy nhiên, “Trung Quốc luôn coi Mỹ là một đối tác hợp tác quan trọng trong thương mại và kinh tế, và chúng tôi hy vọng chúng ta sẽ tiếp tục mở rộng thị trường của mình,” ông Cảnh nói.

Chính quyền Trump có hai tháng để quyết định liệu có đưa ra hành động đối với mặt hàng nhôm, thép và phương thức của Trung Quốc trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ hay không.

Trung Quốc sản xuất khoảng một nửa sản lượng thép của thế giới nhưng bị cáo buộc “bán phá giá” thép trên thị trường toàn cầu để giành thị phần.

Mỹ-Trung đã bắt đầu áp dụng biện pháp trừng phạt thương mại trong một diễn biến mà bộ thương mại Trung Quốc cảnh báo có thể trở thành một “vòng luẩn quẩn.”

https://www.voatiengviet.com/a/trung-quoc-trung-phatcua-my-de-doa-kinh-te-toan-can/4255416.html

 

Sự hiện diện của Myanmar tại cuộc tập trận Hổ mang Vàng

gây tranh cãi

Thái Lan và Mỹ hạ giảm tầm quan trọng về sự hiện diện của một sĩ quan quân đội Myanmar tại buổi khai mạc cuộc tập trận chung hàng năm lớn nhất ở Đông Nam Á hôm 13/2.

Quân đội Myanmar bị cáo buộc vi phạm nhân quyền quy mô lớn trong chiến dịch trấn áp người Hồi giáo Rohingya thiểu số khiến hàng trăm ngàn người chạy sang nước láng giềng Bangladesh. Các nhà lập pháp Mỹ trước đó đã đòi loại Myanmar ra khỏi cuộc tập trận.

“Sự thật là Myanmar không phải là một nước tham gia,” Đại sứ Mỹ tại Thái Lan Glyn T. Davies nói với các phóng viên tại cuộc tập trận Cobra Gold (Hổ mang Vàng) ở miền đông Thái Lan. “Họ không tham gia vào các cuộc diễn tập ở đây, ” ông cho biết nhưng không giải thích vì sao viên sĩ quan Myanmar lại hiện diện tại đây.

Tướng Thanchaiyan Srisuwan của Thái Lan thừa nhận đã mời Myanmar đến dự lễ khai mạc. Tuy nhiên, quốc kỳ Myanmar không được kéo lên.

Tuần trước, Lầu Năm Góc và Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết Thái Lan đã mời tới ba sĩ quan Myanmar tham gia cuộc tập trận chú trọng vào việc ứng phó với thiên tai. Tuy nhiên, Trung tá Thủy quân Lục chiến Christopher Logan, một phát ngôn viên của Lầu Năm Góc, hôm thứ Ba cho biết sĩ quan quân đội duy nhất của Myanmar đến tham dự là một phó tùy viên quân sự mang hàm thiếu tá lục quân. Sĩ quan này tham dự lễ khai mạc, cùng với các thành viên khác của đoàn tùy viên quốc phòng tại Bangkok, ông nói.

“Ngoài người này, không có sĩ quan Miến Điện nào tham gia hay quan sát bất cứ phần nào của Cobra Gold,” ông Logan nói.

Miến Điện là tên cũ của Myanmar trước khi được thay đổi bởi chính quyền quân sự trước đó, và vẫn được chính phủ Mỹ và một số quốc gia khác sử dụng.

Hiện chưa rõ điều gì đã thay đổi kế hoạch trước đó cho các sĩ quan Myanmar đến quan sát, nhưng sự việc diễn ra sau những chỉ trích từ các thành viên Đảng Cộng hòa lẫn Dân chủ trong Quốc hội Mỹ về lời mời Myanmar tham dự. Thượng nghị sĩ John McCain, Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện, nói với AP rằng “những quân đội tham gia vào việc thanh lọc sắc tộc không nên được trau dồi kỹ năng của họ cùng với quân đội Mỹ,” nhắc tới các tường trình về những hành động tàn bạo của quân đội Myanmar.

Một thông cáo của Mỹ cho biết 11.075 quân nhân ừ 29 quốc gia đang tham gia cuộc diễn tập năm nay, với Thái Lan, Mỹ, Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, Indonesia và Malaysia là bảy thành viên chính.

Mục đích của cuộc diễn tập này là tăng cường hợp tác an ninh, phát triển lực lượng gìn giữ hòa bình và duy trì tính sẵn sàng cho các hoạt động cứu trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa.

https://www.voatiengviet.com/a/su-hien-dien-cua-myanmar-tai-cuoc-tap-tran-ho-mang-vang-gay-tranh-cai/4255028.html

 

Pháp:

Thất nghiệp xuống dưới ngưỡng 9% vào cuối năm 2017

Trọng Nghĩa

Nhờ kinh tế hồi phục, tỷ lệ thất nghiệp tại Pháp đã giảm mạnh vào cuối năm 2017, xuống dưới mức 9% trong quý 4, lần đầu tiên từ năm 2009 đến nay.

Theo số liệu tạm thời được viện thống kê Pháp INSEE công bố hôm nay, 15/02/2018, tỷ lệ thất nghiệp tại Pháp trong quý tư năm 2017 đã giảm xuống còn 8,6% ở Pháp và 8,9% ở các vùng lãnh thổ hải ngoại. Theo INSEE, đây là mức thất nghiệp thấp nhất kể từ năm 2009.

Tính theo số lượng người không có công ăn việc làm, thì nước Pháp vẫn còn có đến 2,5 triệu người thất nghiệp.

Theo phân tích của chuyên gia Bruno Ducoudré, kinh tế gia tại OFCE, thì chính nhờ việc tạo thêm được công ăn việc làm với số lượng đáng kể vào năm 2017, mà tỷ lệ thất nghiệp bị đẩy lùi. Theo chuyên gia này, để mức thất nghiệp bị đẩy lùi một cách dứt khoát, cần phải có một đà tăng trưởng 2%.

Vào lúc tăng trưởng nhanh lên trở lại trong những tháng gần đây, tỷ lệ thất nghiệp dường như không xuy xuyển. Tuy nhiên, sự hồi phục đã tăng nhanh trong những tuần gần đây, và Pháp đã ghi nhận mức tăng trưởng 1,9% vào năm 2017, mức cao nhất trong vòng sáu năm gần đây.

http://vi.rfi.fr/phap/20180215-phap-that-nghiep-xuong-duoi-nguong-9-vao-cuoi-nam-2017

 

Nhật và Mỹ quyết tâm duy trì áp lực trên Bắc Triều Tiên

Trọng Nghĩa

Trong một thông cáo công bố vào hôm nay, 15/02/2018, bộ Ngoại Giao Nhật Bản cho biết là thủ tướng Nhật Shinzo Abe và tổng thống Mỹ Donald Trump đã quyết định duy trì áp lực lên Bắc Triều Tiên cho đến khi Bình Nhưỡng từ bỏ chương trình hạt nhân và tên lửa.

Đối với hai lãnh đạo Nhật và Mỹ, sẽ không thể có một cuộc « đối thoại có ý nghĩa » nào nếu Bắc Triều Tiên không chấp nhận một tiến trình « phi hạt nhân hóa toàn bộ, có thể xác minh và không thể đảo ngược ». Quyết định này đã được nhất trí nhân một cuộc điện đàm giữa hai ông Abe và Trump tối hôm qua, 14/02.

Trả lời báo chí sau cuộc điện đàm, thủ tướng Abe khẳng định thêm : « Đối thoại chỉ để đối thoại là một điều vô nghĩa ».

Theo hãng tin Anh Reuters, thủ tướng Abe cũng khẳng định mối quan hệ đồng minh Nhật-Mỹ bền vững trong quá trình đối đầu với mối đe dọa từ Bắc Triều Tiên. Một quan chức cấp cao trong chính quyền Tokyo sau đó, tiết lộ rằng hai nhà lãnh đạo đã trao đổi ý kiến về tầm quan trọng của các cuộc tập trận chung giữa hai nước.

Ngoài ra, Nhật Bản cũng loan báo việc báo cáo lên Liên Hiệp Quốc sự kiện một tàu chở dầu đăng ký tại Bắc Triều Tiên, chiếc Rye Song Gang 1, đã tham gia vào việc chuyển hàng hóa với tàu chở dầu Wan Heng 11 đăng ký tại Belize, vi phạm các biện pháp trừng phạt do Liên Hiệp Quốc ban hành.

Vụ việc xẩy ra vào sáng thứ Ba,13/02/2018, trên Biển Hoa Đông, cách Thượng Hải khoảng 250 km về phía đông.

Vào tháng Giêng, chiếc Rye Song Gang 1 cũng bị phát hiện ở Biển Hoa Đông lúc đang thực hiện một vụ chuyển hàng đáng ngờ với tàu chở dầu Yuk Tung, treo cờ hiệu của Cộng Hòa Dominicana.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20180215-nhat-va-my-quyet-tam-duy-tri-ap-luc-tren-bac-trieu-tien

 

Căng thẳng Iran-Israel đặt Nga trong thế khó xử

Minh Anh

« Va chạm » quân sự giữa Israel và Iran trên lãnh thổ Syria, ngày 10/02/2018 đặt Nga trong một tình thế « lưỡng nan » mới trong chiến lược bảo vệ chế độ Damas.

Bất chấp sự thù nghịch lẫn nhau, nhưng Israel và Iran chưa bao giờ đi đến đối đầu trực diện. Ngày 10/02 vừa qua, một chiếc F-16 của Israel bị bắn hạ trên không phận Syria khi đang oanh kích một trung tâm chỉ huy của Iran đặt trên lãnh thổ Syria, bị cáo buộc điều khiển một chiếc máy bay không người lái xâm nhập lãnh thổ Israel. Giờ đây, Nga phải đau đầu xử lý mối quan hệ với Israel và với Iran, để mọi nỗ lực tại Syria không bị rơi vào tình trạng « xôi hỏng bỏng không ».

Trước tiên là trong quan hệ với Israel. Hai nước cho đến nay vẫn duy trì mối quan hệ chặt chẽ. Do vậy, bất chấp sự hiện diện của hệ thống phòng không S-300 và S-400 được Nga triển khai tại Syria từ đầu cuộc nội chiến năm 2011, nhưng Israel đã có ít nhất hàng trăm lần oanh kích vào lãnh thổ Syria.

Tổng thống Nga « nhắm mắt làm ngơ » mỗi khi Israel cho rằng một trong số những « lằn ranh đỏ » do nước này ấn định sắp hay đang bị vượt quá. Đó là không chuyển giao tên lửa tầm xa cho Hezbollah cũng như không thiết lập căn cứ quân sự Iran gần với cao nguyên Golan và sát với biên giới phía bắc của Israel.

Mặt khác, trong chiến lược tại Syria, Nga cần đến Iran, một đồng minh quan trọng. Chính sự yếu kém của chế độ Damas đã đưa Nga lâm vào thế kẹt. Nếu Nga không ủng hộ nữa, chế độ Bachar Al Assad sụp đổ, thì đó sẽ lại là một thất bại nặng nề của Matxcơva. Trong cuộc đấu cân sức này, Nga cần đến các lực lượng « trong khu vực », cụ thể Iran và lực lượng Hezbollah để tiêu diệt quân nổi dậy Syria.

Chính vì hiểu được ý định của điện Kremlin, chính quyền Israel đành miễn cưỡng chấp nhận sự hiện diện « tạm thời » của Iran tại Syria. Nhằm tránh điều mà quân đội Israel gọi là « một cuộc chiến tranh giữa các cuộc chiến », một đường dây điện thoại đỏ giữa trung tâm chỉ huy của Israel với căn cứ quân sự Nga tại Hmeimim, Syria, đã được thiết lập. Tất cả những điều đó là chỉ vì quyền lợi của một triệu dân Nga đang sinh sống tại Israel, như lời nhắc khéo của thủ tướng Netanyahu nhân chuyến công du Matxcơva hồi tháng Giêng vừa qua.

Ông Alexandre Choumiline, giám đốc Trung tâm Phân tích xung đột Trung Đông trên báo Le Monde kết luận rằng : « Điện Kremlin đang bị giam hãm trong tình huống do chính mình tạo ra. Lìa bỏ các đối tác của mình giờ là điều không thể, nhưng điều đó cũng có nghĩa là Nga vẫn sẽ trả giá đắt cho việc tiếp tục sống chung với nhau ».

Đó là chưa kể đến một yếu tố khác đang làm cho hồ sơ Syria thêm phức tạp, đó là hành động can thiệp quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ nhắm vào người Kurdistan ở Afrin, bắc Syria.

Trong bối cảnh « dầu sôi lửa bỏng » này, Nga và Iran buộc phải ở bên cạnh Bachar Al Assad. Thế nhưng, đối với Israel, sự hiện diện của quân đội Iran tại Syria lại là một điều không thể chấp nhận được.

Theo giới nghiên cứu, Nga lẽ ra sẽ phải thương lượng các cuộc thỏa thuận nhằm hỗ trợ cho việc « hạ nhiệt leo thang » qua việc đẩy lui dần các lực lượng được Iran hỗ trợ xa khỏi lằn ranh đình chiến giữa Israel và Syria. Iran sẽ phải từ bỏ việc xây dựng các nhà xưởng sản xuất tên lửa có tầm bắn chính xác cao và các cơ sở quân sự khác.

Về phía Israel, chắc chính phủ nước này có thể phải chấp nhận sự hiện diện « tạm thời » của các lực lượng nước ngoài tại phần lãnh thổ còn lại của Syria trong khi chờ đợi đạt được một thỏa thuận về tương lai Syria. Do thiếu vắng những dàn xếp trên, nguy cơ leo thang xung đột giữa Israel với Iran và Hezbollah, là rất cao và nếu xung đột tái bùng nổ trên lãnh thổ Syria thì đó là thất bại nặng nề đối với Nga.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180215-cang-thang-iran-%E2%80%93-israel-dat-nga-trong-the-kho-xu

 

Vụ Porter :

Trump lên án bạo hành gia đình, Hạ Viện mở điều tra

Thụy My

Một tuần sau khi ông Rob Porter, thư ký Nhà Trắng phải từ chức vì bị tố cáo đã đánh đập hai người vợ cũ, tổng thống Mỹ hôm qua 14/02/2018 mới công khai lên án nạn bạo hành gia đình. Tuy nhiên Hạ Viện đã quyết định mở điều tra về sự hiện diện tại cơ quan trung tâm quyền lực Mỹ, của một nhân vật bị FBI cáo buộc là thô bạo.

Từ Washington, thông tín viên RFI Anne Corpet cho biết thêm chi tiết :

« Phải đợi đến bảy ngày sau khi xì-căng-đan Porter bùng nổ, tổng thống Donald Trump mới công khai lên án bạo lực gia đình. Ông nói : « Tôi hoàn toàn phản đối bạo hành gia đình dưới tất cả mọi hình thức. Mọi người đều biết nhưng không nói ra. Bây giờ quý vị mới nghe thấy, nhưng cũng đã hay biết rồi ».

Trước khi đưa ra tuyên bố này, sự can thiệp công khai duy nhất của Donald Trump về chủ đề trên là viết trên Twitter những dòng ủng hộ những người đàn ông bị vu khống. Ngoài thái độ nhập nhằng của tổng thống, vấn đề còn là cách giải quyết khủng hoảng của Nhà Trắng. Ngay cả phó tổng thống Mike Pence cũng nhìn nhận « Nhà Trắng lẽ ra đã phải xử lý tốt hơn ».

FBI từ tháng Ba năm ngoái đã cảnh báo về thái độ thô bạo của Rob Porter, và cảnh sát từ chối bảo vệ an ninh cho ông ta. Tuy vậy thư ký Nhà Trắng vẫn tại vị, và tiếp tục được tham khảo tất cả các loại tài liệu mật. Chính ở điểm này mà Hạ Viện muốn làm rõ, khi mở cuộc điều tra do dân biểu Cộng Hòa Trey Godwin đứng đầu.

Ông Godwin nói : « Tôi thực sự đặt dấu hỏi, làm thế nào một người như thế lại được ngồi vào chiếc ghế đó. Thế nên tôi rất bàng hoàng về mọi phương diện của vụ này. Ai đã biết được những gì, khi nào, và bằng cách nào ? »

Chánh văn phòng Nhà Trắng John Kelly, cấp trên trực tiếp của ông Rob Porter cũng nằm trong tầm ngắm. Ông bị nghi ngờ là đã ngăn chận các thông tin do FBI chuyển giao về những hành vi của người phụ tá ».

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180215-vu-porter-trump-len-an-bao-hanh-gia-dinh-ha-vien-mo-dieu-tra

 

Để Thổ Nhĩ Kỳ thôn tính Afrin,

phương Tây có phản bội người Kurdistan ?

Trọng Thành

Giữa tháng Giêng 2018 vừa qua, Thổ Nhĩ Kỳ mở chiến dịch đưa quân qua biên giới với Syrie, với mục tiêu tiến chiếm thị xã Afrin (hay Efrin), nằm cách biên giới khoảng 30 cây số, hiện trong tay lực lượng YPG người Kurdistan, vốn là một trụ cột của liên quân quốc tế trong cuộc chiến chống Daech những năm vừa qua. Phản ứng yếu ớt của quốc tế trước chiến dịch của Thổ Nhĩ Kỳ – một thành viên của NATO – khiến nhiều người gắn bó với Trung Cận Đông lo ngại cộng đồng Kurdistan một lần nữa lại bị bỏ rơi trong cuộc mặc cả địa-chính trị giữa các cường quốc.

1 – Tại sao là thị xã Afrin ?

Trong những năm gần đây, cùng với cuộc nội chiến Syria và cuộc chiến chống tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo (Daech), cái tên Kurdistan trở nên quen thuộc với truyền thông quốc tế. Các đơn vị vũ trang của sắc dân này là lực lượng chiến đấu trên bộ chủ yếu trong các chiến dịch của liên quân quốc tế, do Hoa Kỳ chỉ huy, tấn công vào các khu vực do Daech kiểm soát tại Syria và Irak. Việc giải phóng hai trong số các căn cứ địa chính của Daech, là Raqqa (Syria) và Mossoul (Irak), có công đầu của các đơn vị Kurdistan, mà một bộ phận lớn được Hoa Kỳ trang bị vũ khí và huấn luyện.

Người Kurdistan Syria hiện kiểm soát được cả một dải đất rộng lớn, trải dài trên khoảng hơn 600 km trên tổng số hơn 800 km đường biên giới trên bộ Syria – Thổ Nhĩ Kỳ. Huyện biên giới Afrin, thuộc vùng Alep, tây bắc Syria, một phần do người Kurdistan kiểm soát, nhưng bị cô lập khỏi toàn bộ các khu vực còn lại của người Kurdistan. Phía bắc và tây Afrin là Thổ Nhĩ Kỳ, phía nam và đông là các vùng đất, hoặc do lực lượng thân chính quyền Syria, hoặc do các nhóm thánh chiến, hoặc « Quân đội Syria Tự do » thân Thổ Nhĩ Kỳ chiếm lĩnh.

Nhà địa chiến lược người Pháp, chuyên về Trung Đông, ông Gerard Charliand (1), trong bài « Trận chiến Afrin : Người Kurdistan bị phương Tây phản bội », đăng tải trên Le Figaro, ngày 09/02/2018, cảnh báo : « Chống lại cuộc can thiệp Thổ Nhĩ Kỳ và các lực lượng Syria thân Thổ, người Kurdistan đang kháng cự lại từ hơn ba tuần nay, không có cách nào khác hơn là chiến đấu đến cùng, buộc đối phương phải trả giá đắt. Quân Nga – sau các thỏa thuận với Ankara đã rút ra khỏi khu vực này. Về phần mình, Hoa Kỳ cũng không chống lại cuộc can thiệp của Thổ ».

Quyết định can thiệp vào Afrin được Thổ Nhĩ Kỳ đưa ra, ngay sau khi Hoa Kỳ thông báo hỗ trợ người Kurdistan xây dựng một lực lượng bảo vệ biên giới Syria – Thổ Nhĩ Kỳ, với tổng quân số là 30.000 người. Chính quyền Ankara nhìn thấy đây là mối đe dọa lớn đối với an ninh quốc gia. Đối với Thổ Nhĩ Kỳ, lực lượng vũ trang người Kurdistan YPG, được Hoa Kỳ hậu thuẫn, là tổ chức « khủng bố ».

Đọc thêm : Lá bài Lực lượng Biên phòng Kurdistan của Mỹ tại Syria

Ankara lo ngại, một khu vực ven biên giới rộng lớn tại Syria dưới quyền của YPG sẽ trở thành căn cứ địa cho các lực lượng Kurdistan trong nước có xu hướng tự trị hay đòi độc lập tại Thổ Nhĩ Kỳ. Ankara thông báo mục tiêu lập vùng an toàn có chiều sâu 30 km, dọc theo biên giới. Thị xã Afrin, với « vị trí cô lập », được Thổ Nhĩ Kỳ chọn làm điểm xâm lược đầu tiên, coi như một bàn đạp cho chiến dịch đầy tham vọng nói trên.

2 – Từ khi chiến dịch can thiệp của Thổ Nhĩ Kỳ nổ ra, phản ứng quốc tế ra sao ?

Ngay sau quyết định can thiệp quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ, Pháp và nhiều nước phương Tây đã có phản ứng. Một cuộc họp tham vấn của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc đã được triệu tập khẩn cấp vào ngày 22/01, theo đề nghị của Paris. Tuy nhiên, Hội Đồng Bảo An không đưa ra quan điểm chính thức về vấn đề này, không lên án cuộc tấn công Thổ Nhĩ Kỳ nhằm vào lực lượng Kurdistan, được coi là đồng minh của Mỹ.

Các thành viên Hội Đồng Bảo An tỏ ra rất thận trọng về chủ đề này. Đại sứ Mỹ Nikki Haley không tham dự cuộc họp. Các thành viên có thế lực của Hội Đồng Bảo An không đưa ra bất cứ ý kiến nào, sau cuộc họp, ngoài Pháp. Theo đại sứ Pháp tại Liên Hiệp Quốc François Delattre, quan điểm chính thức của Paris kêu gọi chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ « kiềm chế », được các thành viên có mặt tại cuộc họp nói trên « chia sẻ rộng rãi ». Ngoại trưởng Hoa Kỳ Tillerson cũng kêu gọi « tất cả các bên » kiềm chế, đồng thời thừa nhận « quyền tự vệ hợp pháp của Thổ Nhĩ Kỳ ».

Việc Thổ Nhĩ Kỳ đưa quân vượt biên giới Syria, tấn công thị xã Afrin cuối tháng Giêng vừa qua, dường như chỉ là một biến cố trong toàn bộ cuộc xung đột Syria rất phức tạp hiện nay. Đại sứ Pháp kêu nhấn mạnh « ưu tiên » hiện nay là « các đồng minh đoàn kết mật thiết trong cuộc chiến chống Daech », và Afrin chỉ là « một trong các vấn đề ».

Cho dù đây không phải là vấn đề ưu tiên tại Syria, Paris tiếp tục theo dõi sát tình hình Afrin. Sau cảnh báo của tổng thống Pháp hồi đầu tháng, về nguy cơ Thổ Nhĩ Kỳ xâm chiếm lãnh thổ Syria, hôm 08/02, ngoại trưởng Pháp báo động là can thiệp của Ankara làm trầm trọng thêm một xung đột, vốn đã rất phức tạp.

3 – Phải chăng người Kurdistan là nạn nhân của quan hệ nước đôi giữa Thổ Nhĩ Kỳ với phương Tây ?

Nhà địa chiến lược Pháp, ông Gerard Charliand, trong bài phân tích với Le Figaro nói trên, dự đoán Hoa Kỳ sẽ không can thiệp hỗ trợ người Kurdistan trước cuộc tấn công của người Thổ tại Afrin, trừ khi có diễn biến bất ngờ. Theo ông, về Trung Đông, tổng thống Mỹ Donald Trump hiện đang ưu tiên cho các hướng khác. Lực lượng vũ trang người Kurdistan đã được sử dụng vào cuộc chiến trên bộ chống Daech, với các tổn thất sinh mạng rất lớn. Đây là một nhiệm vụ mà các nước liên quân vốn không thể đảm đương nổi. Nhưng giờ đây, một khi chiến thắng đã trong tầm tay, nếu quyền lợi của nước mình không bị đe dọa, các quốc gia trong liên quân sẽ không can thiệp để hỗ trợ người Kurdistan. Phản ứng của họ sẽ dừng ở chỗ « lên án trên đầu môi, chót lưỡi ».

Đọc thêm : Chính sách mới của Mỹ tại Trung Đông phiêu lưu hay xuyên suốt ?

Trên đây là dự báo của nhà nghiên cứu Gerard Charliand về tình hình Afrin. Trên thực tế, các khu vực thuộc quyền kiểm soát của người Kurdistan tại miền bắc Syria khá rộng lớn. Huyện Afrin chỉ là một địa bàn. Và can thiệp Thổ Nhĩ Kỳ tại đây rất có thể chỉ là một điểm thăm dò của Ankara, một hành động trả đũa, sau tuyên bố lập « lực lượng biên phòng » Kurdistan của Hoa Kỳ.

Về những diễn biến mới nhất liên quan đến thái độ của Washington. Hôm qua, 13/02, ngoại trưởng Mỹ, trong cuộc họp báo tại Koweit bàn về chương trình tái thiết Irak, cảnh cáo là chiến dịch của Ankara « làm suy yếu cuộc chiến chống Daech », đang diễn ra ở phía đông Syria, bởi nhiều đơn vị Kurdistan tham chiến chống Daech, đã và đang di chuyển tới miền biên giới tây bắc, để về bảo vệ thị xã Afran. Lãnh đạo ngoại giao Mỹ cho biết sẽ tới Thổ Nhĩ Kỳ vào tuần tới, với mục tiêu chính là thảo luận với đối tác NATO Thổ Nhĩ Kỳ về cuộc chiến chung chống Daech. Hoạt động quân sự của Ankara chống người Kurdistan ắt hẳn cũng sẽ là một nội dung của thảo luận.

Washington cũng tái khẳng định, bất chấp đe dọa của Thổ Nhĩ Kỳ tấn công vào thị xã Manbij, cách Afrin khoảng 200 km về phía đông, khu vực của người Kurdistan, quân đội Mỹ sẽ không rút khỏi địa điểm này.

4 – Vai trò của liên minh tình thế Nga – Thổ ?

Về can dự của Nga trong hồ sơ này, nhà nghiên cứu kỳ cựu Gerard Charliand nhấn mạnh đến « các liên minh tình thế » giữa Matxcơva và Ankara. Nga chấp nhận rút quân, để quân Thổ lọt vào vùng Afrin, đổi lại việc Ankara « từ bỏ quan điểm ủng hộ việc lật đổ chính quyền Assad » tại Syria. Theo AFP hôm đầu tuần, một số chỉ huy Kurdistan cho biết Matxcơva đề nghị với quân Kurdistan đổi đất – với việc giao lại lãnh thổ cho chính quyền trung ương Damas – để có được sự bảo trợ của Nga trong cuộc kháng cự chống Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng do phe Kurdistan từ chối, vì vậy Matxcơva quyết định không hỗ trợ về không quân.

Trước cuộc xâm lăng của Thổ Nhĩ Kỳ, quan hệ giữa chính quyền Damas – đồng minh của Matxcơva – và người Kurdistan trong những ngày qua, dường như đang có một số chuyển biến. Lực lượng Kurdistan cho biết sẵn sàng chấp nhận để quân đội Damas can thiệp hỗ trợ dân cùng một nước, bảo vệ biên giới chung. Người Kurdistan cũng có kế hoạch hợp tác với chính quyền trung ương để vận chuyển cứu trợ nhân đạo đến Afrin, hoặc chuyển quân qua các khu vực thuộc quyền kiểm soát của quân chính phủ (2).

Vấn đề người Kurdistan ở Syria rất phức tạp. Việc trở lại với các cội nguồn lịch sử chắc chắn sẽ giúp hiểu hơn về tình thế khó khăn hiện nay của người Kurdistan – Syria nói riêng và, các cộng đồng Kurdistan nói chung tại Trung Cận Đông.

Đọc thêm : Người Kurdistan ở Syria là ai ?

Trước mắt, số phận của công đồng dân cư quả cảm này sẽ là một chỉ báo quan trọng cho viễn cảnh khủng hoảng Syria. Nhiều người trong cuộc cảnh báo : Nếu các lực lượng Kurdistan Syria suy yếu do can thiệp quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ, tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo và các thế lực cực đoan khác sẽ thừa cơ trỗi dậy.

—-

(1) – Nhà nghiên cứu Gerard Charliand là chuyên gia về các xung đột vũ trang, và quan hệ chiến lược quốc tế, đặc biệt ở Trung Cận Đông, ông là tác giả cuốn « La Question kurde à l’heure de Daech/Vấn đề Kurdistan trong thời kỳ Daech », xuất bản năm 2015.

(2) – Theo chuyên gia Noah Bonsey – thuộc International Crisis Group, chính quyền Damas, một mặt cho phép quân Kurdistan dồn về Afrin, mặt khác tiếp tục tấn công lực lượng này tại các vùng miền đông, Reuter, 13/02.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180214-de-tho-nhi-ky-thon-tinh-afrin-phuong-tay-co-phan-boi-nguoi-kurdistan