Tin khắp nơi – 15/01/2018

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin khắp nơi – 15/01/2018

Tàu điện ngầm trật đường ray ở thủ đô Mỹ

Một đoàn tàu đã trật đường ray ở thủ đô Washington DC của Hoa Kỳ hôm 15/1, nhưng không ai trong số 60 hành khách bị thương.

Reuters dẫn thông báo của cơ quan quản lý giao thông của thủ đô cho biết rằng vụ việc xảy ra lúc 6 giờ 40 phút sáng (giờ địa phương).

Địa điểm đoàn tàu trật đường ray là ga Farragut North ở khu vực trung tâm Washington DC.

Trên Twitter, cơ quan quản lý giao thông viết rằng “các nhân viên ứng cứu khẩn cấp đang có mặt ở hiện trường”.

Ngoài ra, xe buýt cũng đã được triển khai để thay thế tàu điện ngầm vận chuyển hành khách trên tuyến đường gặp sự cố, theo Reuters.

https://www.voatiengviet.com/a/tau-dien-ngam-trat-duong-ray-o-thu-do-cua-my/4208367.html

 

Ả Rập Saudi: Khách sạn 5 sao ‘ngừng giam giữ hoàng tử’

Một khách sạn sang trọng ở Ả Rập Saudi sẽ mở cửa lại sau thời gian được dùng làm nơi giam giữ các hoàng tử và quan chức.

Saudi Arabia: Thả hoàng tử ‘để có 1 tỉ USD’

“Cung điện” xa hoa khổng lồ trên biển

Khách sạn năm sao Ritz-Carlton ở Riyadh sẽ bắt đầu đón khách từ tháng Hai, sau khi đã đóng cửa từ tháng 11 năm ngoái.

Hơn 200 hoàng thân quốc thích, bộ trưởng, doanh nhân đã bị giam tại đây và nhiều khách sạn khác.

Một số sau đó được thả sau khi cam kết trả tiền bồi thường.

Những người này bị tố cáo tham nhũng, và buộc phải trả hàng trăm triệu đôla để có tự do.

Trong số người bị giam tại Ritz-Carlton có cả Hoàng tử Alwaleed bin Talal, một trong những người giàu nhất thế giới.

Ông này vẫn còn đang bị giam.

Hoàng tử Miteb bin Abdullah, từng có cơ hội lên ngai vàng, đã được thả sau khi chịu trả hơn 1 tỉ đôla.

Bộ trưởng tư pháp Ả Rập Saudi tuyên bố 100 tỉ đôla đã bị “lạm dụng vì tham nhũng hệ thống và biển thủ nhiều thập niên”.

Nhiều người dân nước này đã hoan nghênh chiến dịch với hy vọng của cải sẽ được phân phối lại cho người dân.

http://www.bbc.com/vietnamese/world-42690468

 

Bắc Hàn sẽ cử ban nhạc nữ đến Olympics ở Nam Hàn?

Bắc Hàn và Nam Hàn bắt đầu đàm phán về kế hoạch của Bình Nhưỡng cử ban nhạc nữ tới Thế vận hội Mùa đông diễn ra vào tháng tới ở miền Nam.

Tuần trước, Bắc Hàn đồng ý cử một đoàn tới dự Thế vận hội, làm giảm căng thẳng giữa hai miền do chương trình hạt nhân của họ.

Seoul sau đó đề xuất đàm phán mở rộng hôm 15/1 về sự tham gia của Bắc Hàn.

Nhưng Bình Nhưỡng thay vào đó đề nghị trao đổi về việc cử đoàn các nữ nghệ sĩ trong nhóm nhạc tuyên truyền.

Ban nhạc Bắc Hàn biểu diễn ở Trung Quốc

Bắc Hàn chấp nhận đàm phán về Thế vận hội

Bắc Hàn sẽ cử đoàn tham gia Thế Vận hội Mùa đông

Bắc Hàn mở lại đường dây nóng với Nam Hàn

Thế vận hội Mùa đông Pyeongchang: Hi vọng cho vận động viên Bắc Hàn

Nam Hàn thúc đẩy Bắc Hàn tham gia “Thế vận hội Hòa bình” và nói rằng đây là cơ hội cải thiện mối quan hệ giữa hai miền.

Hai bên đang họp tại làng Bàn Môn Điếm thuộc khu phi quân sự (DMZ).

Bốn đại biểu từ mỗi miền dự cuộc họp. Đoàn của Bắc Hàn gồm Hyon Song-wol, trưởng ban nhạc pop nữ Moranbong.

Hàn Quốc vẫn muốn Nga dự Pyeongchang 2018

Bắc Hàn bác đề nghị Olympic của Nam Hàn

Đội khúc côn cầu Bắc Hàn ‘sợ mang quà về nước’

Nam Hàn đề xuất hoãn tập trận chung với Mỹ

‘Nhóm nhạc tuyên truyền’

Thành lập năm 2012, tất cả các thành viên của ban nhạc do chính tay lãnh đạo Kim Jong-un tuyển chọn.

Các tiết mục của họ pha trộn nhạc cổ điển phương Tây với các bài hát tuyên truyền của Bình Nhưỡng gồm “Chúng tôi gọi ngài là cha” – một bài ca ngợi ông Kim.

Các thành viên đều có thể hát và chơi các nhạc cụ từ guitar điện đến nviolin và saxophone.

Năm 2015, có tin đồn ban nhạc bị xóa xổ, thậm chí các thành viên bị tử hình khi họ biến mất trong vài tuần.

http://www.bbc.com/vietnamese/world-42679777

 

Trump phủ nhận kỳ thị chủng tộc

Tổng thống Mỹ Donald Trump phủ nhận ông là người kỳ thị chủng tộc, sau vụ tranh cãi việc ông dùng từ thô tục để mô tả các quốc gia châu Phi.

Ông Trump đã dùng từ “s***hole” (hố phân) tuần trước trong một cuộc họp về cải cách nhập cư.

Ông nói với các phóng viên: “Tôi không phải là người kỳ thị chủng tộc, tôi là người ít kỳ thị chủng tộc nhất mà quý vị từng phỏng vấn”.

Đây là lần đầu tiên tổng thống trả lời trực tiếp về cáo buộc phân biệt chủng tộc.

Liên minh châu Phi: Trump phải xin lỗi

Câu hỏi về sức khoẻ tâm thần của ông Trump

Tổng thống Trump: Cuốn sách mới là ‘hư cấu’ và ‘lừa đảo’

Trump: Sách của Michael Wolff ‘đầy dối trá’

Ông phủ nhận việc này trước các phóng viên Nhà Trắng tại Câu lạc bộ Golf Quốc tế Trump ở West Palm Beach đêm 14/1.

Tranh cãi nổ ra sau khi truyền thông Hoa Kỳ tường thuật rằng trong cuộc họp, ông Trump đã hỏi: “Tại sao chúng ta lại nhận những người từ các nước ‘hố phân’?”

Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Dick Durbin cáo buộc tổng thống dùng từ ngữ “xấu xa, thô tục và kỳ thị chủng tộc” trong cuộc họp.

Ông Trump huỷ thăm London vào tháng 2

Trump: ‘Đừng bịa đặt về tôi’

Trump chối việc dùng từ tục nói về dân nhập cư

Trump: ‘Đừng bịa đặt về tôi’

Tuy nhiên, một số nhà lập pháp của đảng Cộng hòa có mặt tại cuộc họp, gồm cả Bộ trưởng Nội an Kirstjen Nielsen nói họ không nhớ ông Trump nói những từ này.

Một thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa ở đó, Lindsey Graham, không phủ nhận bình luận đó. “Sau khi tổng thống nói ra điều đó, tôi đã phản hồi trực tiếp với ông hôm qua. Tổng thống và tất cả những người dự họp biết những gì tôi nói và tôi cảm thấy thế nào,” ông nói.

Liên minh Châu Phi hôm 12/1 yêu cầu tổng thống Hoa Kỳ xin lỗi và bày tỏ họ cảm thấy “sốc và phẫn nộ” trước những lời của ông Trump.

http://www.bbc.com/vietnamese/world-42679776

 

Cựu binh sĩ chuyển giới Mỹ muốn làm thượng nghị sĩ

Cô Chelsea Manning, cựu binh sĩ chuyển giới của Hoa Kỳ, từng ngồi tù bảy năm vì tiết lộ thông tin mật, sẽ chạy đua làm thượng nghị sĩ thuộc phe Dân chủ đại diện cho tiểu bang Maryland tại Quốc hội Mỹ.

Hãng tin Reuters dẫn tài liệu đăng ký với ủy ban bầu cử liên bang cho biết như vậy hôm 14/1.

Thượng nghị sĩ thuộc Đảng Dân chủ Ben Cardin đã được bầu vào vị trí hiện thời năm 2006, và ông dự kiến sẽ tái tranh cử trong năm nay.

Hồi năm 2012, ông Cardin dễ dàng đánh bại ứng cử viên của Đảng Cộng hòa với khoảng cách biệt 30 điểm ở địa hạt có đông cử tri ủng hộ phe Dân chủ.

Sau khi được cựu Tổng thống Barack Obama ân xá năm ngoái, cô Manning đã được thả khỏi một nhà tù quân sự ở Kansas, nơi cô thụ án tù vì tội chuyển hàng trăm nghìn tài liệu mật cho trang web Wikileaks khi còn làm nhiệm vụ phân tích tình báo ở Iraq, trong một vụ tiết lộ thông tin mật lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ.

Cô này bị tòa án binh kết án tội làm gián điệp và các tội danh khác năm 2013, và sau đó đã công bố quyết định chuyển giới ngay sau khi bị kết án, theo Reuters.

https://www.voatiengviet.com/a/cuu-binh-si-chuyen-gioi-my-muon-lam-thuong-nghi-si/4207375.html

 

Tokyo tố cáo Bắc Kinh

cho tàu ngầm hạt nhân áp sát lãnh hải Nhật Bản

Trọng Nghĩa

Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên Biển Hoa Đông do Nhật Bản kiểm soát, nhưng bị Trung Quốc đòi chủ quyền. Ảnh tư liệu chụp tháng 09/2012.Reuters

Chính quyền Nhật Bản ngày 15/01/2018 chính thức xác nhận: chiếc tàu ngầm “lạ” bị phát hiện ngoài khơi quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên Biển Hoa Đông vào tuần trước là một trong những loại tàu hạt nhân tấn công mới của Trung Quốc. Tokyo đã tố cáo một hành vi khuấy động tình hình căng thẳng trong khu vực.

Ngay từ thứ Năm tuần trước, 11/01/2018, Nhật Bản đã chính thức lên tiếng phản đối Trung Quốc sau khi phát hiện một tàu khu trục hạm lớp Giang Khải II của Trung Quốc và một tàu ngầm “lạ” trong vùng biển bao quanh các hòn đảo dưới quyền quản lý của Tokyo.

Bộ trưởng Quốc Phòng Nhật Bản Itsunori Onodera hôm nay đã xác định công khai rằng chiếc tàu ngầm bị phát hiện là loại tàu ngầm tấn công hạt nhân lớp Thương của Trung Quốc, mà theo ông có thể được trang bị tên lửa hành trình tầm xa.

Đối với ông Onodera, chính quyền Tokyo “hết sức quan ngại trước việc tàu ngầm đi qua vùng biển tiếp giáp lãnh hải” của Nhật Bản, và xem đấy là “một hành động đơn phương làm tăng căng thẳng”.

Xin nhắc lại là vùng tiếp giáp là vùng biển rộng 12 hải lý nằm sát bên ngoài vùng lãnh hải của một quốc gia. Trung Quốc dĩ nhiên không thừa nhận đã phái tàu ngầm đến vùng Senkaku/Điếu Ngư.

Trong một cuộc họp báo thường kỳ tại Bắc Kinh, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Quốc Lục Khảng cho biết là ba tàu “Hải Cảnh” của họ đã tiến hành tuần tra tại vùng biển ngoài khơi quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.

Theo ông Lục Khảng vào tuần trước, “tàu Hải Quân Trung Quốc đã tiến hành việc giám sát các hoạt động của phía Nhật Bản” và nhắc lại rằng quần đảo Senkaku/Điếu Ngư thuộc chủ quyền Trung Quốc. Riêng về chiếc tàu ngầm, phát ngôn viên Trung Quốc khẳng định không có thông tin.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20180115-tokyo-bac-kinh-tau-ngam-hat-nhan-lanh-hai-nb

 

Vatican : Đức Giáo Hoàng tông du châu Mỹ la tinh

Tú Anh

Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã lên đường sang Nam Mỹ vào lúc 8 giờ sáng ngày 15/01/2018. Chuyến tông du thứ 22 bắt đầu với Chilê và kết thúc tại Peru được xem là « không đơn giản » theo nhận định của Hồng y Pietro Parolin, nhân vật số hai của Toà Thánh.

Một ngày trước khi Đức Giáo Hoàng lên đường, nhiều nhà thờ ở Chilê bị tấn công trong khi Peru bị động đất làm một người chết và hơn 60 người bị thương. Chuyến tông du của giáo chủ Giáo hội hoàn vũ cũng được dự kiến gặp ít nhiều trắc trở.

Giáo hội Chilê bị tai tiếng bao che cho nhiều vụ lạm dụng tình dục trẻ em. Các hiệp hội phi chính phủ bảo vệ nạn nhân cho biết sẽ tổ chức biểu tình. Cuối tuần qua, nhiều thánh đường ở thủ đô Santiago bị đốt phá. Theo AFP, thủ phạm có thể là các nhóm cực tả.

Tại Peru, ngoài thiên tai động đất, tình hình chính trị đang bị khủng hoảng từ khi cựu tổng thống Alberto Fujimori, đang thọ án tù về tội tham nhũng và phạm tội thủ tiêu đối lập, được ân xá vì lý do sức khỏe.

Sự kiện nổi bật nhất của chuyến tông du, theo AFP, là buổi gặp gỡ với thổ dân châu Mỹ La Tinh và thông điệp chống nạn tham ô, « nguồn cội cản trở đất nước phát triển và thoát nghèo khó ».

Chuyến tông du kéo dài ba ngày tại Chilê từ ngày 15 đến 18/01 và sau đó cũng ba ngày từ ngày 18 đến 21 tại Peru.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180115-vatican-duc-giao-hoang-tong-du-chau-my-la-tinh

 

Bắc Kinh tẩy chay hội nghị quốc tế

về Bắc Triều Tiên do Mỹ chủ trương

Trọng Nghĩa

Ngày 16/01/2018, ngoại trưởng từ 20 quốc gia trên thế giới sẽ tập hợp về thành phố Canada Vancouver để bàn cách gia tăng áp lực ngoại giao, và nhất là kinh tế lên Bắc Triều Tiên nhằm kềm chế tham vọng hạt nhân của nước này. Tuy nhiên, vấn đề là tác nhân hàng đầu cho phép sức ép quốc tế đạt kết quả là Trung Quốc lại không đến dự, làm dấy lên nghi vấn về hiệu quả thực thụ của hội nghị.

Bối cảnh hội nghị về Bắc Triều Tiên tại Vancouver do Canada và nhất là Mỹ chủ tọa khá đặc biệt, vì mở ra vào lúc tình hình bán đảo Triều Tiên có dấu hiệu giảm nhiệt hẳn đi. Bình Nhưỡng và Seoul đã nối lại đối thoại, lần đầu tiên từ hai năm nay, trong lúc Bắc Triều Tiên liên tiếp tỏ cử chỉ hòa dịu, cho biết sẽ gửi vận động viên qua Hàn Quốc để tham gia Thế Vận Hội Mùa Đông Pyeongchang.

Thế nhưng, bất chấp các tín hiệu đó, một số nước, và đặc biệt là Mỹ, đã cho rằng quốc tế vẫn phải đẩy mạnh việc mở rộng các biện pháp trừng phạt đánh vào chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên, để đạt được mục tiêu tối hậu là buộc chế độ Kim Jong Un phải từ bỏ vũ khí hạt nhân.

Đối với Mỹ, thái độ cứng rắn trong thời gian qua đang phát huy tác dụng, Bắc Triều Tiên đang lung lay, do đó cần phải thừa thắng xông lên. Trong cuộc họp báo tại Washington, ông Brian Hook, quan chức chuyên trách chính sách ở bộ Ngoại Giao Mỹ tiết lộ rằng hội nghị Vancouver sẽ xem xét cách siết chặt cấm vận hàng hải xung quanh Bắc Triều Tiên, ngăn chận mọi con tàu đang cố gắng chống lại trừng phạt của Liên Hiệp Quốc, đồng thời cắt đứt nguồn tài trợ nước ngoài cho chương trình vũ khí của Bình Nhưỡng.

Thế nhưng, theo Reuters, hội nghị ở Vancouver sẽ thiếu vắng Trung Quốc, nước có ảnh hưởng đáng kể trong hồ sơ Bắc Triều Tiên trong tư cách là đồng minh duy nhất và là đối tác thương mại chủ chốt của Bình Nhưỡng. Chính quyền Bắc Kinh đã tẩy chay, thậm chí còn đả kích cuộc họp ở Vancouver, viện lẽ rằng sự kiện đó chủ yếu tập hợp các quốc gia đã đưa quân vào đánh Bắc Triều Tiên, và đồng minh Trung Quốc, trong cuộc chiến tranh Triều Tiên 1950-1953.

Một nguồn tin ngoại giao cấp cao không ngần ngại cho là : “Nếu không có Trung Quốc, kết quả hội nghị chắc chắn bị hạn chế”. Bản thân tổng thống Mỹ Donald Trump cũng đã từng cho rằng Trung Quốc đóng vai trò thiết yếu trong việc kềm chế tham vọng hạt nhân của Bắc Triều Tiên, và lúc thì ca ngợi, lúc thì chỉ trích Bắc Kinh thiếu hợp tác trong việc trừng phạt Bình Nhưỡng.

Câu hỏi đặt ra là dù biết rằng Bắc Kinh có vai trò quan trọng trong hồ sơ Bắc Triều Tiên, tại sao Hoa Kỳ không nỗ lực hơn nữa để mời Trung Quốc – và cả Nga, một nước vắng mặt khác – cùng đến Vancouver bàn về Bắc Triều Tiên?

Trên vấn đề này, ông Triệu Thông, một chuyên gia về Bắc Triều Tiên tại Trung Tâm Carnegie-Thanh Hoa ở Bắc Kinh, cho rằng có lẽ Mỹ không muốn Nga và Trung Quốc khuấy động hội nghị bằng cách nhắc lại các yêu cầu đình chỉ các cuộc tập trận chung Mỹ-Hàn, mà Bình Nhưỡng cho là để chuẩn bị xâm lăng Bắc Triều Tiên.

Cho dù vậy, theo lời quan chức bộ Ngoại Giao Mỹ Brian Hook, Trung Quốc và Nga sẽ được thông báo đầy đủ về kết luận của hội nghị.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20180115-bac-kinh-hoi-nghi-quoc-te-bac-trieu-tien-my-qt

 

Liên quân chống Daech

thành lập lực lượng biên phòng ở Syria

Tú Anh

Liên quân quốc tế chống Daech do Hoa Kỳ lãnh đạo thông báo ý định thành lập một lực lượng biên phòng 30.000 quân ở Syria với lực lượng Kurdistan-Syria làm nòng cốt. Tin này gây bất bình cho Thổ Nhĩ Kỳ, nghi ngờ Kurdistan muốn lập quốc ở sát biên giới.

Đại tá Ryan Dillon, phát ngôn viên của liên quân quốc tế chống Daech, tuyên bố với AFP hôm Chủ Nhật 14/01/2018 rằng trong bối cảnh thánh chiến suy yếu, Washington bắt đầu tính đến chuyện bảo vệ an ninh biên giới. Mục tiêu là đào tạo một lực lượng biên phòng 30.000 quân mà hơn phân nửa quân số là chiến binh của Lực Lượng Dân Chủ Syria FSD, gồm người Kurdistan-Syria và Ả rập. Đơn vị đầu tiên gồm 230 chiến binh đang được huấn luyện.

Lực lượng này sẽ có nhiệm vụ trấn giữ biên giới Syria giáp với Thổ Nhĩ Kỳ ở phía bắc, với Irak ở phía đông và vành đai phòng thủ ở phía tây đối diện với quân đội chính phủ Syria. Một viên chức của Lực Lượng Dân Chủ Syria FSD xác nhận tin này với AFP và cho biết thêm đang cùng với liên quân tiến hành một giai đoạn « phối hợp mới » để bảo vệ « một vùng đất rộng lớn ».

Được liên quân quốc tế yểm trợ vũ khí và không quân, FSD đẩy lùi Daech ra khỏi nhiều khu vực thuộc miền bắc Syria và kiểm sóat vùng chinh phục. Chính phủ Syria phản đối dự án lực lượng biên phòng của liên quân phương Tây.

Còn Thổ Nhĩ Kỳ đã lập tức đe dọa đưa quân sang biên giới để đánh chiếm thị trấn Afrin, trong tay Lực Lượng Dân Chủ Syria mà Ankara xem là « khủng bố ». Tổng thống Erdogan tuyên bố sẽ tiêu diệt « dự án lực lượng biên phòng ngay trong trứng nước ».

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180115-syria-lien-quan-daech-bien-phong-syria-qt

 

Donald Trump nói đến khả năng “khai tử DACA”

Thanh Hà

Trong tin nhắn trên Twitter ngày 14/01/2018, tổng thống Mỹ nêu lên “khả năng khai tử” chương trình DACA (Deferred Action for Childhood Arrival). Chương trình này tránh để khoảng 800.000 người nhập cư bất hợp pháp đến Mỹ lúc còn vị thành niên bị trục xuất.

Tuyên bố trên được đưa ra vài ngày trước khi lập pháp thông qua ngân sách của chính quyền liên bang. Tổng thống Donald Trump tố cáo đảng đối lập Dân Chủ muốn dùng lá bài nhập cư để bắt bí hành pháp. Thông tín viên Marie Bourreau từ New York giải thích thêm :

“Tổng thống Donald Trump đang chơi trò gì ? Tuần trước ông để ngỏ cánh cửa khi tuyên bố sẵn sàng từ bỏ quyết định trục xuất 800.000 người nhập cư bất hợp pháp đã vào Mỹ khi tuổi còn thơ – những người này còn được gọi là những Dreamers. Đổi lại chủ nhân Nhà Trắng đòi tăng cường các biện pháp an ninh tại biên giới giữa Hoa Kỳ với Mêhicô qua dự án xây dựng một bức tường.

Nhưng rồi ông Trump đột ngột đổi ý khi thông báo trên Twitter rằng chương trình DACA chắc là sẽ bị “khai tử”. Ông khẳng định rằng Mỹ sẽ chấm dứt các đợt bốc thăm để cấp thẻ thường trú cho người nước ngoài và từ giờ trở đi, chính sách nhập cư của Mỹ chỉ giành cho những trường hợp nào xứng đáng.

Lời lẽ cứng rắn đó khiến đảng Dân Chủ ngỡ ngàng. Phe này cho đến Thứ Năm vừa qua khi Donald Trump đã có lời lẽ khiếm nhã, chống lại những người nhập cư đến từ những nước mà ông gọi là những “quốc gia thối tha” (shithole), đang trong vòng đàm phán để đạt được một thỏa thuận về nhập cư.

Tuần này Donald Trump lao vào một cuộc đọ sức chính trị. Từ nay đến Thứ Sáu, ông phải thuyết phục đảng Dân Chủ, vì cần 60 phiếu thuận ở Thượng Viện để bảo đảm rằng dự luật ngân sách cho 2018 được thông qua. Thế nhưng, đảng Dân Chủ lại muốn buộc vế ngân sách với chính sách nhập cư. Chắc chắn là phe đối lập này sẽ đàm phán cho đến phút cuối cùng”.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180115-donald-trump-khai-tu-daca-qt

 

Ấn Độ – Israel thắt chặt quan hệ chiến lược

Thanh Hà

Trong chuyến công du Ấn Độ dài ngày hiếm có, bắt đầu từ ngày Chủ Nhật 14/01/2018, thủ tướng Israel, Benjamin Netanyahu đã được đồng nhiệm Ấn Độ tiếp đón trọng thể. Israel là một đối tác chiến lược quan trọng của Ấn Độ. New Delhi hàng năm mua khoảng 1 tỷ đô la trang thiết bị quân sự từ Israel.

Thông tín viên đài RFI Sébastien Farcis từ New Delhi gửi về bài tường trình :

“Benjamin Netanyahu tiến hành một chuyến công du Ấn Độ dài ngày hiếm có. Trong 5 ngày, ông dừng chân tại 4 thành phố lớn, trong đó có Bombay và Ahmadabad tại bang Goujarat. Hợp tác song phương chủ yếu nhắm vào vế chiến lược. Israel là nguồn cung cấp vũ khí thứ tư cho Ấn Độ, đặc biệt là bán thiết bị bay không người lái (drones) và tên lửa.

Gần 50 % vũ khí xuất khẩu của Israel là nhắm tới thị trường Ấn Độ. Tel Aviv muốn đưa ra hình ảnh một nhà cung cấp luôn có những phát minh mới, cung cấp những dịch vụ và kỹ thuật cao, đặc biệt là trong các lĩnh vực an ninh mạng, hay lọc muối nước biển…

130 doanh nhân Israel tháp tùng thủ tướng Netanyahu là một dấu hiệu cho thấy mục tiêu tăng cường hợp tác kinh tế song phương. Nhưng trên hồ sơ ngoại giao, quan hệ nồng thắm giữa New Delhi và Tel Aviv đã không được như mong đợi.

Thứ nhất, Ấn Độ tiếp tục ủng hộ Cơ Quan Quyền Lực Palestine và vừa qua, tại Liên Hiệp Quốc, New Delhi đã biểu quyết chống lại quyết định của Mỹ dời tòa đại sứ về Jerusalem. Thứ hai là Ấn Độ liên tục củng cố quan hệ với Iran để làm đối trọng với Pakistan. Ai cũng biết Iran là kẻ thù không đội trời chung của Israel và Tel Aviv nỗ lực vận động để cô lập nước Cộng Hòa Hồi Giáo Iran”.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180115-an-do-israel-that-chat-quan-he-chien-luoc