Tin khắp nơi – 14/12/2018

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin khắp nơi – 14/12/2018

Người muốn dẫn độ CFO Huawei về Mỹ:

“Lạnh lùng” với tội phạm, từng “trảm” trùm ma túy,

băng đảng khét tiếng

Nếu bị dẫn độ sang Mỹ, bà Mạnh Vãn Chu sẽ phải “đương đầu” với một công tố viên dày dạn kinh nghiệm với tội phạm quốc tế.

Ông Richard Donoghue (giữa) trên đường tới phiên xét xử trùm ma túy Joaquin ‘El Chapo’ Guzman vào ngày 13/11. Ảnh: AP

Công tố viên Mỹ có khả năng yêu cầu dẫn độ Giám đốc Tài chính (CFO) Huawei Mạnh Vãn Chu về Mỹ cũng chính là người đã theo đuổi các vụ án hình sự nhằm vào Jho Low – đối tượng bị truy nã gắt gao nhất của Malaysia trong bê bối quỹ đầu tư 1MDB – và Joaquín Guzmán Loera, một trùm ma túy khét tiếng của Mexico được biết đến với biệt danh “El Chapo”.

Theo SCMP, vị công tố viên nói trên là Richard P. Donoghue. Ông được bổ nhiệm làm Chưởng lý Eastern District, New York từ tháng 1/2018. Tại đây, ông đã đưa các thành viên của băng đảng MS-13, tội phạm “cổ cồn trắng” và các chính trị gia tham nhũng ra xét xử.

Từ khi trở lại New York, ông đã tiếp nhận các vụ án hình sự và dân sự có yếu tố quốc tế.

Văn phòng của ông Donoghu hiện đang tìm cách dẫn độ bà Mạnh Vãn Chu – CFO của Huawei và cũng là con gái của nhà sáng lập Nhậm Chính Phi – về Mỹ với các cáo buộc liên quan tới việc tập đoàn Huawei vi phạm cấm vận của Mỹ và EU đối với Iran.

Vụ bắt giữ bà Mạnh tại Canada đã khiến Trung Quốc nổi giận và làm gia tăng căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Hôm 11/12 (giờ Canada), tòa án Canada đã cho phép bà Mạnh được tại ngoại với khoản tiền bảo lãnh tổng cộng 7,46 triệu USD bằng tiền mặt và thế chấp tài sản.

Hàng loạt thành tích chống tội phạm

Hồi tháng 10, đội ngũ của ông Donoghue đã đưa một nghi phạm ra ở Long Island ra tòa với tội danh đe dọa sát hại hai thượng nghị sĩ Mỹ vì ủng hộ ông Brett Kavanaugh vào Tòa án Tối cao Mỹ.

Một tháng sau đó, ông Donoghue cùng các cộng sự đã đưa ra cáo buộc nhằm vào đối tượng bị truy nã gắt gao của Malaysia là Jho Low và Roger Ng – một cựu chuyên viên tại ngân hàng Goldman Sachs – vì hành vi biển thủ và rửa tiền từ quỹ đầu tư 1MDB. Vụ bê bối này là nguyên nhân khiến Thủ tướng Malaysia tiền nhiệm Najib Razak mất chức.

Cũng trong tháng 11, văn phòng của ông Donoghue đã khởi tố vụ gian lận dân sự đối với ngân hàng UBS của Thụy Sĩ do liên quan đến việc bán chứng khoán đảm bảo bằng thế chấp trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Đặc biệt hơn cả, ông Donoghue đã thụ lí vụ xét xử Guzmán, một trùm ma túy với biệt danh “El Chapo” (tạm dịch: Kẻ lùn – ND). Được biết, với vai trò là người đứng đầu tổ chức vận chuyển ma túy quốc tế Sinaloa Cartel, Guzmán đã bị Bộ Ngân khố Hoa Kỳ coi là “kẻ buôn ma túy quyền lực nhất trên thế giới”.

Trước đây, tên này đã trốn thoát khỏi một trong những nhà tù kiên cố nhất của Mexico bằng đường hầm bí mật nhưng đã bị bắt lại vào năm 2016 và bị dẫn độ về Mỹ vào năm 2017.

Ngoài ra, ông Donoghue cũng có kinh nghiệm trong việc truy tố các thành viên của băng đảng tội ác MS-13. Ông Trump đã thường xuyên nhắc tới MS-13 như là bằng chứng đanh thép nhất cho chính sách nhập cư của mình.

Cụ thể, MS-13 nổi tiếng với những vụ giết người thuê, hoạt động mại dâm và buôn bán ma túy trên toàn thế giới. Cảnh sát Mỹ nhận định tội ác của băng đảng rất tinh vi, tàn bạo và đã trở thành nỗi ám ảnh, gây khiếp sợ khắp nước Mỹ và khu vực lân cận.

Năm 2008, FBI ước tính MS-13 có khoảng 6.000 đến 10.000 thành viên tập trung ở Mỹ. Với con số này, băng MS-13 đã lọt vào danh sách những băng đảng tội phạm lớn nhất thế giới.

Bộ trưởng Tư pháp Jeff Sessions đã cam kết sẽ “tiêu diệt” MS-13 với sự hỗ trợ của những nhân vật quan trọng, trong đó có ông Donoghue.

“Tất cả những thành viên của MS-13 tại Long Island nên biết rằng, ông Richard Donoghue sẽ dùng tất cả những công cụ pháp lí cần thiết để quét sạch tội ác khỏi đường phố,” ông Sessions nói.

Kho kinh nghiệm “đồ sộ”

Trước khi trở lại Eastern District, ông Donoghue đã dành 7 năm làm phó chủ tịch cao cấp kiêm trưởng cố vấn tranh tụng tại CA Technologies, một công ty phần mềm ở Long Island và được Broadcom mua lại với giá 18,9 tỉ USD vào năm ngoái.

Ông Donoghue là một trong hai công tố viên liên bang chịu trách nhiệm giám sát các vụ án hình sự tại New York và các khu vực lân cận. Khu vực Eastern District bao gồm Brooklyn, Queens, Long Island và cả Sân bay Quốc tế John F. Kennedy.

Tại văn phòng của mình, ông Donoghue quản lí 115 trợ lí luật sư hình sự và 60 luật sư dân sự.

Tốt nghiệp từ trường Luật thuộc Đại học St. John, ông Donoghue từng có thời gian phục vụ với vai trò là lính nhảy dù trong quân đội Mỹ. Ông đã bắt đầu sự nghiệp pháp lí của mình khi đang tại ngũ.

Ông gia nhập Văn phòng Chưởng lý vào năm 2000 với cương vị là trợ lí và sau này trở thành trưởng phòng hình sự. Donoghue được bổ nhiệm làm Chưởng lý tạm thời vào tháng 1, nhưng không được tổng thống Donald Trump chính thức thông qua.

http://biendong.net/doc-bao-viet/25274-nguoi-muon-dan-do-cfo-huawei-ve-my-lanh-lung-voi-toi-pham-tung-tram-trum-ma-tuy-bang-dang-khet-tieng.html

 

Căng thẳng leo thang,

Mỹ-Trung sắp giáng nhau đòn mới

Dù Mỹ và Trung Quốc đang trong thời gian 90 ngày “đình chiến thương mại” để tìm cách dàn xếp bất đồng, nhưng căng thẳng giữa hai bên lại đang có dấu hiệu gia tăng.

Theo CNN, Bắc Kinh và Washington dự kiến sắp tung ra các đòn mới để trừng phạt lẫn nhau sau khi các quan chức Mỹ gọi Trung Quốc là mối đe dọa nghiêm trọng nhất đối với an ninh quốc gia Mỹ.

Báo cáo trước Quốc hội Mỹ hôm 12/12, các quan chức thuộc Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI), Bộ Tư pháp và Bộ An ninh nội địa cáo buộc Trung Quốc ăn cắp bản quyền trí tuệ và đang dùng các phương thức gián điệp phi truyền thống, bao gồm cả việc sử dụng các Hoa kiều thường dân thay vì những điệp viên cài cắm trong các trường đại học và doanh nghiệp.

“Khi nước Mỹ tiến hành đối phó tổng lực trước mối đe dọa này, chúng ta phải giải quyết những lỗ hổng bên trong hệ thống của mình, song song với việc bảo tồn các giá trị cũng như các nguyên tắc công khai, tự do và công bằng đã giúp chúng ta phát triển thịnh vượng. Việc đó không chỉ vì tương lai của Mỹ mà còn của tương lai của cả thế giới”, E. W Priestap, Trợ lý giám đốc phản gián của FBI tuyên bố trước Ủy ban Tư pháp Thượng viện.

Màn điều trần của ông Priestap và các đồng nghiệp trước Quốc hội diễn ra chỉ vài giờ sau khi Ngoại trưởng Mike Pompeo xác nhận với hãng thông tấn Fox rằng, Washington tin Bắc Kinh đứng sau vụ tin tặc tấn công vào chuỗi khách sạn Marriott. Theo báo New York Times, sự cố tình nghi thuộc một chiến dịch lớn hơn của người Trung Quốc nhắm vào các hãng bảo hiểm y tế và hồ sơ mật của hàng triệu công dân Mỹ.

Một ngày trước đó, trong cuộc phỏng vấn với hãng tin Reuters hôm 10/12, Tổng thống Donald Trump bày tỏ ông sẵn sàng sử dụng vụ bắt giữ bà Mạnh Vãn Chu, Giám đốc tài chính và cũng là con gái người sáng lập Tập đoàn công nghệ Trung Quốc Huawei như một con át chủ bài trong đàm phán thương mại với Bắc Kinh.

Vụ bắt giữ bà Mạnh ở Canada hôm 1/12 đang kéo căng quan hệ giữa hai nước. Trong khi Washington cáo buộc bà Mạnh có hành vi lừa đảo, vi phạm các lệnh cấm vận của Mỹ chống Iran, Bắc Kinh phản bác rằng “công chúa” Huawei không làm gì sai trái.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã triệu tập cả đại sứ Mỹ và Canada tại Bắc Kinh để phản đối vụ bắt giữ, đồng thời yêu cầu hai nước này trả tự do ngay lập tức cho bà Mạnh. Hàng loạt công ty và tập đoàn Trung Quốc cũng đang kêu gọi nhân viên tẩy chay các sản phẩm đến từ các thương hiệu Mỹ, chẳng hạn như Apple, để trả đũa.

http://biendong.net/bi-n-nong/25272-cang-thang-leo-thang-my-trung-sap-giang-nhau-don-moi.html

 

Donald Trump tung đòn hiểm:

TQ lung lay tham vọng chiếm ngôi số 1

Chính quyền Donald Trump tiếp tục tung một đòn hiểm, nặng chưa từng có và thẳng vào tâm điểm đối thủ số 1 trong cuộc đua trên đỉnh thế giới. Căng thẳng Trung – Mỹ không dễ giải quyết bằng những lời nói hay cử chỉ ngoại giao thân thiện.

Đòn nặng lịch sử, thế giới chao đảo

Trái ngược với những tín hiệu tốt đẹp đến từ cuộc gặp bền lề Hội nghị thượng đỉnh G20 giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ và Trung Quốc, chính quyền ông Donald Trump bất ngờ yêu cầu chính quyền Canada bắt giữ bà Meng Wanzhou (Mạnh Vãn Châu), Giám đốc tài chính công ty viễn thông khổng lồ Huawei của Trung Quốc.

Diễn biến này cho thấy, những lời nói và cử chỉ ngoại giao nhiều khi chỉ là giữ thể diện cho đối phương. Trước đó, tổng thống Mỹ Donald Trump từng mời chủ tịch Tập Cận Bình đến nhà, sau đó Mỹ bất ngờ tuyên bố một loạt các chính sách thương mại mạnh tay với Trung Quốc. Lời nói và hành động thường phân chia rất rõ sau mỗi lần gặp mặt.

Meng Wanzhou (46 tuổi) là giám đốc tài chính của Huawei, cũng là phó chủ tịch tập đoàn này và là con gái của người sáng lập tập đoàn công nghệ Huawei Ren Zhengfei (Nhậm Chính Phi). Bà bị bắt tại Vancouver, Canada ngày 1/12, nhưng vài ngày sau chính phủ Canada mới công bố vụ bắt giữ.

Bà Meng Wanzhou bị bắt với cáo buộc của Mỹ về việc lợi dụng hệ thống ngân hàng toàn cầu chống lại lệnh cấm vận của Mỹ và châu Âu đối với Iran.

Hiện Mỹ có 60 ngày để thực hiện yêu cầu dẫn độ bà Meng, còn phía tòa án Canada sẽ quyết định có dẫn độ bà Meng hay không. Nếu bị dẫn độ về Mỹ, bà Meng có thể bị truy tố với tội danh âm mưu lừa đảo hàng loạt cơ quan tài chính và đối diện mức án 30 năm tù giam.

Trước đó, một tập đoàn công nghệ khác của Trung Quốc – ZTE – đã trên bờ vực phá sản vì vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran. Công ty này sau đó đồng ý nộp phạt 1 tỷ USD, ký quỹ 400 triệu USD và chấp nhận cải tổ theo yêu cầu của Mỹ để có thể tiếp tục được mua linh kiện của Mỹ.

Vụ bắt bà Meng Wanzhou là một cú sốc mới đối với Trung Quốc và có thể còn tồi tệ hơn vụ ZTE cách đây vài tháng. Lý do, Huawei là công ty tư nhân có doanh thu lớn nhất Trung Quốc, cao gấp 5 lần doanh thu của ZTE và cũng là nhà xuất khẩu lớn nhất có trụ sở tại đại lục.

Quan trọng hơn, Huawei được xem là công ty có vai trò chủ chốt trong chiến lược “Made in China 2025” với tham vọng dẫn đầu thế giới về trí tuệ nhân tạo, công nghệ không dây 5G, robot tự động, công nghệ thực tế ảo,… ngay từ năm 2025.

Năm 2017, Huawei đẫn dầu thế giới về số lượng đơn xin cấp bằng sáng chế quốc tế. Đây cũng là nhà sản xuất điện thoại lớn thứ 2 thế giới, chỉ sau Samsung và gần đây đã vượt qua Apple của Mỹ.

Ngay sau cú bắt giữ “công chúa” Huawei, thị trường chứng khoán (TTCK) Trung Quốc lao dốc, trong khi đồng Nhân dân tệ (NDT) tụt giảm. Giới đầu tư lo ngại căng thẳng thương mại Mỹ – Trung sẽ leo thang trở lại sau một chút hòa dịu gần đây.

Ông Donald Trump gây áp lực mạnh lên các công ty công nghệ Trung Quốc.

Phố Wall cũng chứng kiến một phiên giảm sâu sau vụ bắt giữ bà Meng. Hai chỉ số S&P 500 và Dow Jones của TTCK Mỹ chìm sâu trong sắc đỏ, ngay khi thị trường mở cửa ngày 6/12, có lúc sụt tới 2,9%, và kết thúc phiên giao dịch trong trạng thái giảm điểm.

Nhắm vào tham vọng của Trung Quốc

Không phải đến thời điểm này Huawei mới được Washington đưa vào tầm ngắm, mà đây là đỉnh điểm của chiến dịch của an ninh Mỹ trong hơn 1 thập kỷ qua. Từ lâu, Huawei đã bị Mỹ để mắt tới như một mối đe dọa tới an ninh quốc gia và sự thống trị của Mỹ trong lĩnh vực công nghệ sáng tạo.

Dưới thời Tổng thống Donald Trump, Nhà Trắng đã tăng cường các biện pháp công kích các tập đoàn công nghệ của Trung Quốc như ZTE và giờ đây là Huawei,…

Washington thậm chí kêu gọi các nước đồng minh không sử dụng thiết bị sản phẩm của tập đoàn viễn thông Huawei.

Trong diễn biến mới nhất, Nhật Bản cũng dự định tẩy chay Huawei và ZTE của Trung Quốc do lo ngại bị rò rỉ thông tin tình báo và tấn công mạng. Chính phủ Nhật dự kiến sẽ sửa đổi các quy định nội bộ của mình về mua sắm trang thiết bị trong tuần mới.

Trước đó, Australia và New Zealand đã ngăn cản Huawei xây dựng các mạng lưới 5G.

Tập đoàn viễn thông lớn nhất nước Anh – BT Group- cũng quyết định tháo bỏ thiết bị truyền tin cốt lõi do Huawei sản xuất ra khỏi hệ thống truyền tin qua mạng Internet.

ZTE từng là nạn nhân.

Điều mà các nước lo ngại không phải không có lý do. Quyết định bắt giữ bà Meng lần này cho thấy, Mỹ không tin Huawei không chịu ảnh hưởng chính trị từ Bắc Kinh.

Trên thực tế, người sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi từng ở trong quân đội và được cho là người đã xử lý công nghệ truyền thông trong quân đội trước khi rời khỏi để thành lập công ty vào năm 1987.

Huawei được xem có một vai trò quan trọng trong sáng kiến ​​hiện đại hóa công nghiệp “Made in China 2025”. Tập đoàn này là trung tâm cho những nỗ lực của Trung Quốc để thực hiện dịch vụ không dây thế hệ thứ 5 (5G) – một công nghệ cực kỳ quan trong cho các lĩnh vực mới nổi như trí tuệ nhân tạo…

Và tất nhiên, nếu Mỹ chậm chân hơn Trung Quốc trong công nghệ này, hay các thiết kế mạng 5G theo tiêu chuẩn Trung Quốc, thì rất có thể các cơ sở hạ tầng viễn thông hay dữ liệu của Mỹ trở nên mong manh hơn bao giờ hết.

Cách đây vài tháng, Đạo luật ủy quyền quốc phòng tài khóa 2019 đã được thông qua và có nội dung thắt chặt không chỉ Huawei và ZTE, mà cả các nhà bán sản phẩm giám sát Trung Quốc: Hàng Châu Hikvision Digital Technology, Dahua Technology và Hytera Communications.

Căng thẳng Mỹ – Trung khó lòng giải quyết trong ngắn hạn.

Kích hoạt cuộc chiến thương mại và giờ đây là công nghệ, chính quyền Donald Trump dường như đang tìm kiếm một trật tự thế giới mới, được duy trì và lãnh đạo bởi Mỹ, thay vì một trật tự có hơi hướng “chủ nghĩa đa phương” mà theo ông Trump là không hiệu quả.

Tại cuộc họp G20 gần đây, Trung Quốc và Mỹ đã đạt được một điểm dừng đáng chú ý trong cuộc chiến thương mại: 90 ngày ân hạn để đàm phán. Trung Quốc đã xuống nước, chấp nhận đẩy mạnh nhập khẩu hàng Mỹ, trước tiên là nông sản.

Nhưng, gần như ngay lập tức, lĩnh vực công nghệ bất ngờ thay cho thương mại có thể sẽ trở thành trọng tâm trong cuộc đàm phán kéo dài 90 ngày ngắn ngủi.

Nếu Huawei bị chặn đường tiếp cận với các nhà cung cấp linh kiện ở nước ngoài, công ty này có thể buộc phải ngừng sản xuất, hứng chịu một đòn chí tử. Các doanh nghiệp Mỹ cũng sẽ thiệt hại nặng.

Kế hoạch “Made in China 2025” thực sự đã trở thành mối đe dọa với thế thống trị của Mỹ trong các lĩnh vực kỹ thuật độc quyền của các công ty Mỹ và phương Tây. Việc Trung Quốc nhượng bộ tới đâu trong cuộc đua lên đỉnh thế giới sẽ quyết định tới các diễn biến trên thị trường tài chính, thậm chí cả kinh tế thế giới trong thời gian tới.

http://biendong.net/goc-nhin-moi/25294-donald-trump-tung-don-hiem-tq-lung-lay-tham-vong-chiem-ngoi-so-1.html

 

Trump: Mexico sẽ chịu tiền cho tường biên giới

Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 13/12 nói Mexico sẽ chịu chi phí xây bức tường biên giới thông qua thương mại và ông không đề cập đến chủ đề này trong cuộc điện đàm với người đồng cấp Mexico trong khi ông tập trung vào nỗ lực thuyết phục Quốc hội cấp ngân sách cho bức tường.

Một trong những lời hứa chính mà ông Trump đưa ra trong khi vận động tranh cử là xây dựng một bức tường biên giới mà ông nói sẽ giúp làm giảm dòng di cư bất hợp pháp và lâu nay ông vẫn cam kết rằng Mexico sẽ bỏ tiền ra cho bức tường chứ không phải tiền thuế của người dân Mỹ.

Trong một dòng tweet vào sáng sớm thứ Năm ngày 13/12, ông Trump viết rằng ông đã tìm ra cách thực hiện lời hứa đó.

Số tiền mà Mỹ dành dụm được nhờ vào thỏa thuận thương mại tái đàm phán lại với Mexico và Canada sẽ dùng để xây bức tường, ông Trump nói.

“Chỉ dựa số tiền chúng ta tiết kiệm được cũng có nghĩa là Mexico đang trả tiền cho bức tường,” ông viết.

Cấp tiền cho bức tường biên giới lâu nay vẫn là điểm bế tắc trong các dự luật chi tiêu trình ra Quốc hội, và ông Trump đã xung đột với các lãnh đạo Đảng Dân chủ về vấn đề này trong một cuộc họp ở Phòng Bầu dục hôm 11/12.

Ông Chuck Schumer, lãnh đạo phe Dân chủ tại Thượng viện, đã trêu chọc ông Trump về tuyên bố này trên Twitter.

“Ngài Tổng thống: nếu Ngài nói rằng Mexico sẽ chi trả cho bức tường (điều mà tôi không tin), thì tôi đồ rằng chúng ta sẽ không cần phải bỏ tiền ra nữa. Hãy giải ngân cho chính phủ,” ông Schumer viết.

Về phần mình, Tổng thống Mexico Andres Manuel Lopez Obrador cho biết bức tường biên giới không hề được thảo luận trong cuộc điện đàm với nhà lãnh đạo Mỹ hôm 12/12.

Mexico lâu nay liên tục bác bỏ yêu cầu của ông Trump về việc bỏ tiền ra xây bức tường.

“Chúng tôi không hề bàn bạc về vấn đề đó trong bất kỳ cuộc nói chuyện nào,” ông Lopez Obrador nói với các phóng viên sau dòng tweet của ông Trump.

Thay vào đó, ông nói rằng hai nhà lãnh đạo đã nói về khả năng tạo ra một chương trình phát triển và tạo ra việc làm chung ở Trung Mỹ và Mexico.

Trong khi đó, Nhà Trắng xác nhận cuôc điện đàm là nói về vấn đề di dân.

“Hai nhà lãnh đạo đã bàn bạc về nhu cầu giải quyết tình trạng di cư bất hợp pháp từ Trung Mỹ đến Mỹ bằng cách giải quyết các nguyên nhân gây ra dòng di dân, chẳng hạn như mất an ninh hay trì trệ kinh tế,” phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc Sarah Sanders nói.

https://www.voatiengviet.com/a/trump-mexico-s%E1%BA%BD-ch%E1%BB%8Bu-ti%E1%BB%81n-cho-t%C6%B0%E1%BB%9Dng-bi%C3%AAn-gi%E1%BB%9Bi/4700312.html

 

Điều tra chi tiêu nhậm chức của ông Trump

Các công tố viên liên bang đang điều tra xem liệu ủy ban nhậm chức của Tổng thống Donald Trump có sai phạm trong chi tiêu đối với một số nguồn quỹ quyên được hay không, Wall Street Journal thuật nguồn tin biết rõ chuyện này được Reuters dẫn lại ngày 13/12.

Cuộc điều tra mở ra bởi văn phòng công tố viên ở Manhattan đang tìm hiểu xem liệu một số nhà tài trợ cho ủy ban này có trao tặng ngân quỹ để đổi lấy những nhượng bộ về chính sách, gây ảnh hưởng các vị trí trong chính quyền, hoặc được tiếp cận với chính quyền mới hay không.

Một phát ngôn của văn phòng công tố viên ở Manhattan từ chối trả lời yêu cầu bình luận.

https://www.voatiengviet.com/a/dieu-tra-chi-tieu-nham-chuc-cua-ong-trump-/4699797.html

 

Công dân Nga nhận tội âm mưu làm gián điệp ở Mỹ

Một phụ nữ bị cáo buộc làm điệp viên cho Nga để thâm nhập vào một tổ chức có thế lực vận động cho quyền sở hữu súng đạn của người Mỹ và làm ảnh hưởng chính sách của Mỹ đối với Nga đã nhận tội ở tòa án liên bang hôm 13/12 trước cáo buộc duy nhất là ‘có âm mưu’.

Cô Maria Butina, một cựu sinh viên cao học Nga theo học tại Đại học Mỹ ở Washington vốn công khai cổ súy cho quyền sở hữu súng, đã đưa ra lời khai tại một phiên xử ở Washington trước thẩm phán liên bang Tanya Chutkan. Cô cũng đồng ý hợp tác với các công tố viên.

Khi được thẩm phán Chutkan hỏi trí óc cô có minh mẫn không khi cô chuẩn bị đưa ra lời khai nhận tội, cô Butina đã trả lời ‘hoàn toàn minh mẫn’.

Hồi tháng Bảy, Butina bị các công tố viên cáo buộc làm điệp viên cho chính phủ Nga và có âm mưu hành động để giúp cho Moscow. Trước đó, cô đã không nhận tội cho đến khi thay đổi lời khai trong phiên xử hôm 13/12.

Mặc dù không có mức án rõ ràng cho tội danh cụ thể của cô Butina, luật sư của cô, ông Robert Driscoll, ước đoán rằng theo mức án của Mỹ dành cho các tội danh tương tự, cô có thể bị kết án đến sáu tháng tù.

Các công tố viên cáo buộc cô Butina làm việc với một quan chức Nga và hai công dân Mỹ để cố gắng thâm nhập vào Hiệp hội Súng trường Quốc gia (NRA), một tổ chức có liên hệ chặt chẽ với các chính trị gia bên Đảng Cộng hòa của Tổng thống Mỹ Donald Trump, và tìm cách lay chuyển chính sách của Washington theo hướng có lợi cho Moscow.

Trong cáo trạng được tuyên đọc trước tòa, các công tố viên cho biết Butina đã soạn thảo ‘Dự án Ngoại giao’ vốn kêu gọi thiết lập kênh liên lạc hậu trường không chính thức giữa các chính trị gia cao cấp của Mỹ để giúp ích cho Nga.

Nằm trong kế hoạch đó, cô thừa nhận cô đã lên âm mưu với hai người Mỹ và một quan chức Nga. Luật sư của Butina trước đó đã nêu tên quan chức Nga là Alexander Torshin, phó thống đốc ngân hàng trung ương Nga, người đã bị Bộ Tài chính Mỹ trừng phạt hồi tháng Tư.

Một trong hai người Mỹ tham gia vào âm mưu của Butina là Paul Erickson, một nhà hoạt động chính trị Mỹ vốn đang hẹn hò với Butina.

Sau khi cô bị kết tội, Nga đã gọi vụ việc này là ‘dựng chuyện’ và kêu gọi thả cô. Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 11/12 đã nói: “Tôi đã hỏi lãnh đạo các cơ quan tình báo của chúng ta việc gì đang xảy ra. Không ai biết gì về cô ấy cả.”

Các công tố viên tham gia buộc tội Butina không thuộc văn phòng của Công tố viên đặc biệt Robert Mueller, người đang điều tra sự liên hệ giữa ban vận động tranh cử của ông Trump với chính quyền Nga.

Cáo trạng đối với Butina không đề cập gì đến ban vận động tranh cử của ông Trump. Bản thân cô Butina là một người ủng hộ ông Trump nhiệt thành. Cô thường khoe khoang tại các bữa tiệc ở Washington rằng cô có thể sử dụng các mối liên hệ chính trị của cô để giúp ai đó có được vị trí trong chính quyền của ông Trump.

Butina cũng đã từng đặt câu hỏi cho Trump tại một buổi tập hợp phái bảo thủ Mỹ ở Las Vegas hồi năm 2015 – khi đó ông Trump đang tranh cử Tổng thống. Cô hỏi về mối quan hệ của Mỹ với Nga và các lệnh trừng phạt kinh tế mà người tiền nhiệm của ông, cựu Tổng thống Barack Obama, áp đặt lên Moscow. Ông Trump lúc đó đã trả lời rằng nếu trở thành Tổng thống, ông sẽ ‘có quan hệ rất tốt đẹp với Putin’ và ‘Tôi không nghĩ rằng chúng ta cần các biện pháp cấm vận’.

https://www.voatiengviet.com/a/c%C3%B4ng-d%C3%A2n-nga-nh%E1%BA%ADn-t%E1%BB%99i-%C3%A2m-m%C6%B0u-l%C3%A0m-gi%C3%A1n-%C4%91i%E1%BB%87p-%E1%BB%9F-m%E1%BB%B9/4699530.html

 

Dân biểu Mỹ kêu gọi chính quyền Trump

đừng trục xuất di dân Việt qua trước 1995

Các dân biểu liên bang Mỹ đại diện cho các địa hạt có đông di dân gốc Việt đã cùng nhau ký tên vào một lá thư kiến nghị gửi đến Tổng thống Donald Trump kêu gọi chính quyền của ông đừng thương thảo lại một bản ghi nhớ giữa hai nước hồi năm 2008 mà theo đó những người Việt nào qua Mỹ trước ngày 12/7 năm 1995 sẽ không bị trục xuất.

Trong thư, các vị dân biểu bày tỏ ‘quan ngại sâu sắc’ về ý định này của chính quyền Trump mà theo họ sẽ đẩy hàng ngàn người Việt tị nạn chính quyền cộng sản về lại đất nước mà họ đã bỏ chạy từ nhiều năm trước, làm tan nát hàng ngàn gia đình và gây gián đoạn nghiêm trọng cho cho các cộng đồng di dân và tị nạn ở Mỹ.

Các vị dân biểu cho rằng những người có thể bị trục xuất ‘đã phải chịu sự đàn áp chính trị sau chiến tranh Việt Nam’ và nhiều người trong số họ ‘đã chiến đấu bên cạnh người Mỹ hoặc đã ủng hộ chính phủ Mỹ trong cuộc chiến’.

“Khi họ đến Mỹ, những người Việt tị nạn, phần đông trong số họ còn là trẻ em và trẻ vị thành niên, được đưa đến ở những khu vực còn nhiều khó khăn mà không được hỗ trợ hay cung cấp nguồn lực để đối phó với những sang chấn tâm lý từ cuộc chiến. Chính vì lẽ đó mà một vài người trong số họ đã phạm lỗi lầm đưa đẩy họ vào sự trừng phạt của hệ thống tư pháp hình sự. Tuy nhiên, họ đã thụ án xong và hiện giờ đang có đóng góp tích cực vào cộng đồng. Những người này và gia đình của họ là người Mỹ không còn thân thuộc gì với đất nước mà họ đã từ bỏ,” các vị dân biểu lập luận trong thư.

Kể từ năm 2008, bản ghi nhớ trên đã không hề được thương thảo lại với Việt Nam. Nhờ đó mà các gia đình người tị nạn gốc Việt có thể ở cùng nhau, giúp cho những người từng một thời lầm lỡ làm lại cuộc đời và tạo sự khác biệt cho cộng đồng của họ, lá thư viết.

Các vị dân biểu này còn cho rằng ngay cả đối với những di dân người Việt qua sau năm 1995 thì bản ghi nhớ còn yêu cầu phải ‘tính đến khía cạnh nhân đạo, sự đoàn tụ gia đình và hoàn cảnh’ của từng người bị xem xét trục xuất và việc trục xuất phải được thực hiện ‘một cách có trật tự và an toàn với sự tôn trọng cho phẩm giá con người’.

Ngoài Tổng thống Donald Trump, lá thư kiến nghị này còn được gửi đến Ngoại trưởng Mike Pompeo và Bộ trưởng Bộ An ninh Nội địa Kirstjen M. Nielsen. Tổng cộng có 26 vị dân biểu cùng ký tên trong thư.

https://www.voatiengviet.com/a/d%C3%A2n-bi%E1%BB%83u-m%E1%BB%B9-k%C3%AAu-g%E1%BB%8Di-ch%C3%ADnh-quy%E1%BB%81n-trump-%C4%91%E1%BB%ABng-tr%E1%BB%A5c-xu%E1%BA%A5t-di-d%C3%A2n-vi%E1%BB%87t-qua-tr%C6%B0%E1%BB%9Bc-1995/4700329.html

 

Hạ Viện Mỹ ra nghị quyết đòi Miến Điện

trả tự do cho 2 nhà báo Reuters

Trọng Nghĩa

Với 394 phiếu thuận, chỉ có duy nhất 1 phiếu chống, Hạ Viện Mỹ vào hôm qua, 13/12/2018, đã thông qua nghị quyết yêu cầu chính quyền Miến Điện trả tự do cho hai nhà báo Reuters bị cầm tù từ cách nay một năm trong một vụ bị cho là đàn áp quyền tự do ngôn luận.

Nghị quyết kêu gọi Miến Điện thả các ông Wa Lone, 32 tuổi, và Kyaw Soe Oo, 28 tuổi, bị kết án bảy năm tù vào tháng 9 vừa qua về tội vi phạm Đạo Luật về Bí Mật Nhà Nước có từ thời thuộc địa Anh, nhưng được chính quyền hiện tại của Miến Điện viện dẫn để bỏ tù hai nhà báo đã góp phần phanh phui vụ Quân Đội Miến Điện giết hại người Hồi Giáo Rohingya.

Nghị quyết của Hạ Viện Hoa Kỳ không mang tính chất ràng buộc, nhưng là một thông điệp mạnh mẽ gửi đến cả chính quyền Miến Điện lẫn chính quyền Mỹ của tổng thống Donald Trump, cho biết rằng các nghị sĩ Mỹ muốn hai nhà báo làm việc cho hãng Reuters được thả ra.

Nghị quyết cũng gọi thẳng chiến dịch của Quân Đội Miến Điện chống lại thiểu số Hồi Giáo Rohingya là một vụ diệt chủng. Trong một báo cáo công bố ngày 27 tháng 08 vừa qua, các nhà điều tra Liên Hiệp Quốc xác định rằng quân đội Miến Điện đã tiến hành những vụ giết người hàng loạt và hãm hiếp tập thể người Rohingya với “ý định diệt chủng“, và lần đầu tiên đòi phải đưa các quan chức Miến Điện ra tòa về tội diệt chủng.

Cho đến nay, bộ Ngoại Giao Mỹ vẫn tránh dùng từ “diệt chủng” để chỉ chiến dịch đàn áp người Rohingya tại Miến Điện.

Trung Quốc đứng đầu danh sách các công ty “bẩn” ở Miến Điện

Vào lúc Quân Đội Miến Điện bị tố cáo vi phạm nhân quyền và có hành vi diệt chủng nhắm vào người Rohingya, một tổ chức bảo vệ nhân quyền tại Miến Điện mang tên Burma Campaign UK, hôm 11/12/2018 đã công bố một danh sách đen, chính xác hơn là một “danh sách bẩn” (dirty list) của các tập đoàn bị cáo buộc can dự vào những vụ vi phạm nhân quyền, phá hoại môi trường, hoặc làm ăn với Quân Đội Miến Điện. Và không mấy ngạc nhiên khi thấy các công ty Trung Quốc chiếm phần lớn trong danh sách này.

Đây là danh sách của 49 công ty tập đoàn từ Mỹ, Anh, Pháp, Thụy Sĩ, Trung Quốc và một số nước khác, trong đó có Việt Nam, được tổ chức đấu tranh cho nhân quyền tại Miến Điện là Burma Campaign UK đúc kết. Các công ty này bị cáo buộc là tiếp tục cung cấp vũ khí, cơ sở hạ tầng, công nghệ, kỹ thuật và chuyên môn cho Quân Đội Miến Điện, hoặc tài trợ cho các dự án được hỗ trợ bị cáo buộc là hủy hoại môi trường, như đập thủy điện và khai thác mỏ cẩm thạch.

Trong danh sách này có đến 16 công ty Trung Quốc, đã cung cấp cho lực lượng võ trang Miến Điện từ chiến đấu cơ, máy bay không người lái có vũ trang, tàu chiến, hệ thống tên lửa đạn đạo, cho đến máy móc hạng nặng và năng lượng.

Cũng theo tổ chức Burma Campaign, các công ty Trung Quốc còn can dự vào một mỏ than và ít nhất sáu dự án đập thủy điện gây tranh cãi tại các khu vực đang có xung đột ở Myanmar.

Danh sách của các tập đoàn quốc tế nhúng tay vào những công việc “bẩn thỉu tại Miến Điện” có tên của Facebook, vì đã cho sử dụng mạng xã hội này để phát tán các thông điệp “kích động hận thù và bạo lực [chống lại] các nhóm thiểu số ở Miến Điện, đặc biệt là người thiểu số Hồi Giáo Rohingya và Hồi Giáo nói chung“.

Riêng tập đoàn điện thoại Viettel của Việt Nam lần đầu tiên bị đưa vào danh sách này.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20181214-ha-vien-my-ra-nghi-quyet-doi-mien-dien-tra-tu-do-cho-2-nha-bao-reuters

 

Vụ Khashoggi: Thượng viện Mỹ ra nghị quyết

lên án Thái tử Ả Rập Xê-út

Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ hôm 13/12 trình ra dự luật quy trách nhiệm Thái tử Ả Rập Xê-út Mohammed bin Salman trong vụ sát hại nhà báo Jamal Khashoggi và nhấn mạnh vào tính giải trình.

Nhà báo Khashoggi gốc Ả Rập Xê-út là một tiếng nói chỉ trích Thái tử Salman. Ông bị sát hại hơn hai tháng trước, khi vào lãnh sự quán Ả Rập Xê-út tại Thổ Nhĩ Kỳ để lấy giấy tờ kết hôn.

Bất chấp mong muốn của Tổng thống Trump muốn giữ quan hệ chặt chẽ với Ả Rập Xê-út, nghị quyết này được ít nhất 10 Thượng nghị sỹ cùng Đảng Cộng hòa với ông Trump ủng hộ, trong đó có Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Bob Corker và 9 nghị sỹ đồng bảo trợ ban đầu bao gồm ông Mitch McConnell, lãnh đạo khối đa số ở Thượng viện.

Nghị quyết này cũng cảnh báo rằng việc Ả Rập Xê-út mua thiết bị quân sự và hợp tác với các chính phủ Nga và Trung Quốc đã thách thức tính toàn vẹn của mối quan hệ quân sự Mỹ-Ả Rập Xê-út.

Văn kiện này dự kiến sẽ được đưa ra bỏ phiếu ở Thượng viện, nhưng cũng phải được Hạ viện thông qua và được Tổng thống Trump ký, hoặc phải đạt được đủ số phiếu để không bị phủ quyết, trước khi có thể đi vào hiệu lực.

Các lãnh đạo Cộng hòa tại Hạ viện từ chối cho biết liệu họ có tổ chức bỏ phiếu về bất kỳ dự luật nào liên quan đến Ả Rập Xê-út trước khi Quốc hội sắp sửa kết thúc một năm làm việc vào cuối tháng này hay không.

Nghị quyết vừa kể quy trách nhiệm cho Thái tử Salman trong vụ sát hại Khashoggi ở Thổ Nhĩ Kỳ, kêu gọi chính phủ Ả Rập Xê-út đảm bảo ‘tính giải trình phù hợp’ đối với tất cả những ai chịu trách nhiệm về vụ sát hại này, kêu gọi Riyadh trả tự do cho các nhà hoạt động nữ quyền và khuyến khích vương quốc này tăng cường nỗ lực để thực thi các cải cách kinh tế xã hội.

Thượng viện cũng sắp bỏ phiếu về một dự luật khác về Ả Rập Xê-út hòng chấm dứt mọi sự liên hệ của Mỹ trong liên minh dính đến cuộc nội chiến ở Yemen.

https://www.voatiengviet.com/a/v%E1%BB%A5-khashoggi-th%C6%B0%E1%BB%A3ng-vi%E1%BB%87n-m%E1%BB%B9-ra-ngh%E1%BB%8B-quy%E1%BA%BFt-l%C3%AAn-%C3%A1n-th%C3%A1i-t%E1%BB%AD-%E1%BA%A3-r%E1%BA%ADp-x%C3%AA-%C3%BAt/4700313.html

 

Mỹ có thể cấm nhập cảnh

các quan chức Trung Quốc đặc trách Tây Tạng

Thanh Phương

Theo hãng tin AFP hôm qua, 13/12/2018, Quốc Hội Hoa Kỳ trong tuần này đã thông qua một dự luật yêu cầu Bắc Kinh để cho các nhà ngoại giao, nhà báo và du khách Mỹ đến vùng Tây Tạng, nếu không, các quan chức Trung Quốc đặc trách chính sách Tây Tạng sẽ bị cấm nhập cảnh Hoa Kỳ.

Dự luật đã được thông qua tại Thượng Viện, sau khi đã thu được đa số phiếu ở Hạ Viện và bây giờ chỉ chờ tổng thống Donald Trump ký ban hành.

Cho tới nay, người nước ngoài phải có giấy phép đặc biệt mới có thể đi vào vùng Tây Tạng, có đa số dân theo Phật Giáo và là nơi mà chính quyền Bắc Kinh vẫn bị lên án vì các vụ vi phạm nhân quyền.

Theo dự luật vừa được Quốc Hội lưỡng viện thông qua, hàng năm, bộ Ngoại Giao Mỹ sẽ kiểm tra xem chính quyền Trung Quốc có cho phép các nhà ngoại giao, nhà báo và du khách đến Tây Tạng giống như đến các vùng khác của Trung Quốc hay không. Nếu các công dân Mỹ vẫn bị hạn chế khi xin đến vùng Tây Tạng, bộ Ngoại Giao Mỹ sẽ ra quyết định cấm nhập cảnh đối với những quan chức Trung Quốc đặc trách chính sách Tây Tạng.

Hôm qua, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Lục Khảng tuyên bố dự luật nói trên là một « sự can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc » và kêu gọi Hoa Kỳ không ban hành luật này để tránh làm tổn hại quan hệ giữa hai nước.

Cũng về Tây Tạng, hôm qua, chính quyền Bắc Kinh, thông qua một tờ báo chính thức ở Tây Tạng, đã cảnh cáo người dân vùng này không được tham gia lễ kỷ niệm 60 năm ngày Đức Đạt Lai Lạt Ma chạy sang Ấn Độ sống lưu vong sau cuộc nổi dậy bất thành của dân Tây Tạng năm 1959 chống ách thống trị của Trung Quốc. Tờ Tây Tạng Nhật Báo khẳng định rằng lãnh tụ tinh thần của người Tây Tạng vẫn chưa từ bỏ ý định giành lại độc lập cho vùng tự trị này.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20181214-hoa-ky-co-the-cam-nhap-canh-cac-quan-chuc-trung-quoc-dac-trach-tay-tang

 

Amazon dùng gói hàng giả để lừa bắt kẻ trộm

Amazon hợp tác với cảnh sát Mỹ trong nỗ lực ngăn chặn những tên trộm chuyên ăn cắp bưu kiện được giao bên ngoài nhà người mua.

Biện pháp này được đưa ra kịp thời trong mùa Lễ Giáng Sinh nơi thiên hạ đua nhau gửi quà cho bạn bè và người thân.

Sở Bưu chính Hoa Kỳ dự kiến sẽ phải giao khoảng 900 triệu gói hàng trong thời gian Giáng sinh sắp tới.

Giới chức ở New Jersey đang mang các gói hàng giả có gắn thiết bị định vị GPS, kết hợp với máy ảnh chuông bấm cửa ẩn, đến cửa các ngôi nhà xung quanh thành phố Jersey.

Các ngôi nhà được dùng cho thử nghiệm đã được chọn bằng cách sử dụng số liệu thống kê tội phạm của chính thành phố, kết hợp với bản đồ các địa điểm bị nhiều trộm cắp do Amazon cung cấp.

Amazon nói với hãng thông tấn AP: “Chúng tôi đánh giá cao việc cơ quan thực thi pháp luật địa phương gia tăng nỗ lực để khắc phục hành vi trộm cắp những gói hàng và luôn cam kết hỗ trợ họ theo cách chúng tôi có thể.”

Năm ngoái, Amazon đã ra mắt một dịch vụ có tên Amazon Key tạo điều kiện cho chủ nhà có khóa thông minh cho phép người giao hàng mở cửa thông qua một ứng dụng và để lại bưu kiện trong nhà.

Trong khi đây có thể là một bước đi quá xa đối với nhiều người, có nhiều cách khác để bảo vệ gói hàng đặt mua online:

• Cho giao đến nơi làm việc hoặc một người bạn có nhà vào ban ngày

• Đòi việc giao hàng phải được ký nhận

• Lắp đặt camera quanh nhà để cung cấp cho cảnh sát một số bằng chứng video

• Sử dụng dịch vụ hộp lưu trữ có thể mở khóa bằng cách nhập mã trên bàn phím

Amazon cũng cung cấp tủ khóa để khách hàng có thể nhận bưu kiện tại các địa điểm như trung tâm mua sắm, cửa hàng tiện lợi, sân bay, nhà ga và trường đại học.

https://www.bbc.com/vietnamese/business-46562864

 

Thuật toán của Google hoạt động thế nào?

Donald Trump nhiều lần cáo buộc Google can thiệp vào các kết quả tìm kiếm.

Ông và một số thành viên của đảng Cộng Hoà cho rằng hãng này thiên vị và giúp truyền bá “tin giả”.

Google phủ nhận cáo buộc này.

Vậy bộ máy tìm kiếm của Google hoạt động như thế nào?

Google so sánh các từ khóa với danh sách các trang mạng họ thu thập được.

Khi nhiều trang mạng cùng có liên kết đến một trang, thì trang đó sẽ được xếp hạng cao hơn. Đặc biệt là khi những trang mạng ban đầu cũng được nhiều trang khác liên kết tới.

Thông tin về vị trí của máy tính hay trong cụm từ được tìm kiếm cũng được sử dụng.

Trang mạng có được cập nhật gần đây không cũng là một yếu tố quan trọng.

Lịch sử tìm kiếm cũng ảnh hưởng tới kết quả.

Nhưng Google không công bố cụ thể thuật toán của hãng hoạt động thế nào.

Một phần là vì công ty coi đây là bí mật thành công của mình. Cũng như không để cho các trang mạng có thể lợi dụng nhằm tăng thứ hạng tìm kiếm.

Google từng thay đổi kết quả của mình những năm qua để ngăn nỗ lực thao túng kết quả tìm kiếm.

https://www.bbc.com/vietnamese/media-46551334

 

Cảnh sát điều tra vụ dọa

đánh bom tống tiền bitcoin ở Mỹ, Canada

Các quan chức thực thi pháp luật của Hoa Kỳ hôm 14/12 tiến hành điều tra về một loạt email gửi lời đe dọa đánh bom và tống tiền đòi bitcoin gây lo lắng nhưng không dẫn đến thiệt hại ở Hoa Kỳ, Canada, Úc và New Zealand một ngày trước đó.

Hàng trăm doanh nghiệp, văn phòng chính phủ và trường học nhận được những lá thư với lời lẽ lủng củng, đe dọa sẽ gây nổ nếu không nhận được khoản thanh toán 20.000 đô la bằng tiền điện tử, dẫn đến một số cuộc sơ tán ở các trường học và các bến tàu xe trước khi Cục Điều tra Liên bang Mỹ và các cơ quan khác tuyên bố rằng những lời đe dọa đó không đáng tin cậy.

Người ta đã nhận được những lời đe dọa có tính chất chơi khăm này hôm 13/12 tại các thành phố bao gồm Washington, New York, Detroit, San Francisco, Los Angeles, Phoenix, Oklahoma City, Grand Rapids, Iowa, Denver, Ottawa và Calgary, Alberta.

Đến sáng sớm 14/12, các quan chức chưa cung cấp thêm chi tiết mới nào về cuộc điều tra về kẻ nào đứng sau các lời đe dọa này.

https://www.voatiengviet.com/a/canh-sat-dieu-tra-vu-doa-danh-bom-tong-tien-bitcoin-o-my-canada/4700728.html

 

9 năm tù cho kẻ quấy rối phụ nữ ngủ trên máy bay

Một người đàn ông Ấn Độ sống ở Mỹ với visa lao động mới bị kết án 9 năm tù hôm 13/12 vì tội tấn công tình dục một phụ nữ đang ngủ trong chuyến bay qua đêm tới Detroit.

Mitchhu Ramamoorthy ngồi giữa nạn nhân và vợ trên chuyến bay của hãng Spirit Airlines từ Las Vegas hồi tháng 1. Nạn nhân 23 tuổi cho biết anh ta đã cởi khóa quần của cô, cởi cúc áo của cô và dùng tay quấy rối cô.

Các công tố viên đã đề nghị mức án gần 11 năm, nhưng Thẩm phán Terrence Berg của tòa cấp quận hạt Hoa Kỳ đã quyết định mức án 9 năm. Ông nói ông hy vọng mức án đó đủ nặng để ngăn chặn những người khác phạm tội tương tự.

Một bồi thẩm đoàn đã kết án Ramamoorthy vào tháng 8. Anh ta sẽ bị trục xuất về Ấn Độ sau khi thụ án.

Nạn nhân là một người mẫu. Cô đã từ chối cơ hội phát biểu tòa. Cô theo dõi phiên xét xử trên hàng ghế đầu tiên cùng với bạn trai.

Tại phiên tòa, cô đã khai rằng cô thức dậy trong chuyến bay và thấy “hai tay của anh ta ở bên trong người tôi”. Cô nói cô cảm thấy “sợ cứng cả người lại”.

“Mọi người đều có quyền được an toàn, yên ổn khi đi máy bay. Chúng tôi đánh giá cao nạn nhân trong trường hợp này vì cô can đảm lên tiếng”, Công tố viên Mỹ Matthew Schneider nói.

Ramamoorthy, 35 tuổi, đã sống ở ngoại ô Detroit kể từ khi đến Mỹ bằng visa lao động vào năm 2015. Anh ta và vợ trở về Detroit trên chuyến bay từ Las Vegas sau chuyến đi chơi đến Grand Canyon.

(AP, Bưu điện New York)

https://www.voatiengviet.com/a/chin-nam-tu-cho-ke-quay-roi-phu-nu-ngu-tren-may-bay/4700678.html

 

Nạn buôn người Việt sang Trung Quốc, Châu Âu

Các hoạt động buôn người mà nạn nhân là người Việt Nam vẫn phát triển mạnh trước thềm năm dương lịch mới 2019. Các nạn nhân thường là những phụ nữ bị lường gạt hoặc lừa tình, rồi bán sang Trung Quốc để bị bóc lột sức lao động, hoặc làm nô lệ tình dục. Một số nạn nhân khác là những thiếu nữ bị dụ dỗ trên mạng hoặc bị bắt cóc ở các chợ, cũng rơi vào cảnh nô lệ “mới”. Mặt khác, nhiều người Việt đã chi tiền cho những đường dây buôn người để mong có một cuộc sống tốt đẹp hơn ở các nước Tây Phương.Tuần trước, Europol-Cảnh sát Châu Âu đã phá vỡ một đường dây buôn người Việt vào Tây Ban Nha.

Tại khu vực biên giới giáp ranh với Trung Quốc, nhiều người kể chuyện về những trường hợp phụ nữ bị buôn sang Trung Quốc mà họ biết. Có người có bà con, thân nhân bị bắt cóc, có những bà vợ, những thiếu nữ bỗng dưng mất tích, như trường hợp cô con gái tuổi teen của bà Vũ Thị Định tên Dua, mất tích hồi tháng Hai năm nay cùng với cô bạn thân tên Di ở Mèo Vạc, một huyện nghèo thuộc tỉnh Hà Giang. ở vùng núi non sát biên giới Trung Quốc.

Bà Định đã đi tìm con ở khắp mọi nơi, mang theo ảnh của hai cô gái 16 tuổi, mặc áo đầm trắng và đỏ. Giờ thì bà lo sợ hai cô đã bị bán sang Trung Quốc làm vợ.

“Tôi chỉ mong con tôi gọi về cho biết nó an toàn, chỉ cần nó nói ‘con đi rồi nhưng con vẫn an toàn, xin đừng lo cho con’.”

Bà Định chỉ là một trong vô số các bà mẹ có con mất tích, có phần chắc đã bị đưa sang Trung Quốc nơi mà tình trạng trai thừa gái thiếu dẫn tới tệ nạn buôn người để bán làm vợ.

Nhiều học sinh kể chuyện về chị, em họ bị bắt cóc. Nhiều người vợ bỗng nhiên biến mất trong đêm. Nhiều bà mẹ như bà Định và bà Lý thị My, mẹ của Di, lo sợ họ sẽ không bao giờ được trông thấy con nữa.Bà Định không được tin gì về Dua từ khi con gái mất tích. Bà lo sợ hai cô gái đã bị bán làm vợ hoặc bị đưa vào các động mãi dâm ở Trung Quốc.

Nhiều người mất tích ở sát biên giới Trung Quốc là người Hmong, một trong các nhóm thiểu số nghèo nhất, bị cô lập nhất nước. Những kẻ buôn người thường nhắm vào những cô thiếu nữ tại những ngôi chợ cuối tuần. Một số bị dụ dỗ trên mạng như Facebook, những kẻ xấu đôi khi tán tỉnh các cô nhiều tháng trước khi ra tay, lừa nạn nhân sang Trung Quốc.

Một số người tự nguyện đi vì được hứa hẹn có việc làm tốt, nhưng trong nhiều trường hợp, nạn nhân bị đưa sang Trung Quốc trái với ý muốn.

Asia Times dẫn lời bà Lê Quỳnh Lan thuộc tổ chức phi chính phủ Plan International ở Việt Nam:

“Có người sang Trung Quốc để cố làm việc nuôi thân, nhưng lại rơi vào cái bẫy của những kẻ buôn người.”

Bà Lau Thị My, 35 tuổi, giận chồng say rượu, bồng con trai, đi theo một người hàng xóm sang Trung Quốc tìm việc. Người này hứa sẽ giúp bà tìm việc làm tốt nhưng bà bị lừa, bị cách ly với con, và bán đi tới 3 lần, trước khi một người đàn ông Trung Quốc mua đứt bà với 2,800 đôla. Sau 10 năm sống tù túng, bà dành dụm đủ tiền để đào thoát về nhà, nhưng đứa con vẫn bị thất lạc.

Theo các số liệu chính thức, Việt Nam có 3000 ca buôn người từ năm 2012 tới năm 2017. Bà Lê Quỳnh Lan của Plan International nói chắc chắn con số trên thực tế cao hơn thế nhiều.

Mặt khác, nhiều người Việt Nam đã chi tiền cho các tổ chức buôn người để hy vọng sẽ làm lại cuộc đời ở các nước Tây Phương, nhưng một số cũng rơi vào tình trạng bị khai thác sức lao động.

Một phúc trình của Europol, Cảnh sát Châu Âu, cho biết tổng cộng 37 nghi can có dính líu tới đường dây buôn người Việt nam vào Tây Ban Nha đã bị bắt giữ hồi tuần trước sau một trong một chiến dịch kéo dài gần một năm trời.

Báo Local của Tây Ban Nha cho biết đường dây này đã đưa lậu 730 người Việt vào Tây Ban Nha. Mỗi người phải trả 18,000 euro, tương đương với USD $20,471, qua nhiều cách. Một là trả tiền mặt trước, hai là trả bằng đất hoặc tài sản ở Việt Nam, và cách thứ ba là làm việc không lương ở Châu Âu.

Báo địa phương cho biết nhiều người được đưa lậu vào Tây Ban Nha đã bị buộc phải lao động 12 giờ mỗi ngày tại các trung tâm làm móng, phải sống trong các điều kiện vô cùng tệ hại, và không được tự do đi lại. Mỗi ngày họ được đưa tới chỗ làm và đưa về dưới sự giám sát của những kẻ buôn người.

Local Spain cho biết chỉ tính từ đầu năm 2018 tới bây giờ, đường dây này đã thu về 13 triệu euro từ các hoạt động bất hợp pháp đó.

https://www.voatiengviet.com/a/nan-buon-nguoi-viet-sang-trung-quoc-chau-au/4700932.html

 

CPJ: Việt Nam trong số những nước

bỏ tù nhiều nhà báo nhất

Phúc trình hàng năm mới của Ủy ban Bảo vệ Nhà báo (CPJ) cho thấy Việt Nam nằm trong số những nước kết án tù nhiều nhà báo nhất trong bối cảnh có hơn 250 nhà báo bị bỏ tù trên toàn thế giới trong năm 2018.

Trong năm qua, chính quyền Hà Nội đã kết án tù 11 nhà báo, cao hơn số người bị kết án trong năm 2017. Theo thống kê của của CPJ, hồi năm ngoái có 10 nhà báo bị đưa vào sau xong sắt của các nhà tù ở Việt Nam và tất cả những người này đều bị kết án với cáo buộc ‘chống phá nhà nước’.

Việt Nam đứng thứ 6 trên danh sách những nước kết án tù nhiều nhất đối với những người làm truyền thông trong năm qua. Đứng đầu danh sách mà CPJ công bố hôm 13/12 là Thổ Nhĩ Kỳ với 68 nhà báo. Trung Quốc, quốc gia Cộng sản láng giềng của Việt Nam, đứng thứ hai với 47 nhà báo bị bỏ tù.

Ba nước còn lại đứng trên Việt Nam là Ai Cập, với 25 nhà báo, Ả Rập Saudi và Eritrea, mỗi nước có 16 nhà báo bị đưa vào tù.

CPJ gọi những nước này là các “cai ngục” tồi tệ nhất thế giới.

Ở Việt Nam, nhà báo bị kết án tù gần đây nhất là ông Đỗ Công Đương, một người làm truyền thông độc lập. Ông Đương nhận bản án 9 năm tù về nhiều tội danh khác nhau trong đó có tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước” theo điều 331 của Bộ Luật hình sự. Nhà báo tự do này đã sử dụng Facebook và một số trang mạng khác để nói về những sai phạm trong lĩnh vực đất đai, nhất là ở thị xã Từ Sơn, Hà Nội.

Trước đó vào tháng 7, một nhà báo tự do và là cộng tác viên thường xuyên của VOA Tiếng Việt, ông Lê Anh Hùng, cũng bị chính quyền Hà Nội bắt giữ với những cáo buộc tương tự. Trước khi bị bắt, ông Hùng, cũng là một thành viên của Hội nhà báo Độc lập, viết một số bài bình luận về Luật An ninh mạng – một bộ luật gây tranh cãi vì được cho là sẽ trao cho nhà nước thêm nhiều quyền lực để kiểm soát và khống chế tự do ngôn luận trên mạng internet.

Nếu Việt Nam muốn được nhìn nhận một cách nghiêm túc như một thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế thì họ phải ngừng đàn áp và bỏ tù các nhà báo.

Shawn Crispin, đại diện cao cấp của CPJ ở Đông Nam Á

Điều 331 của BLHS bị các nhà hoạt động trong nước và các tổ chức nhân quyền quốc tế coi là một điều luật “mơ hồ” mà chính quyền lạm dụng để kết án tù những người lên tiếng chỉ trích Đảng Cộng sản và nhà cầm quyền Việt Nam.

CPJ kêu gọi chính quyền Hà Nội hãy hủy bỏ bản án đối với nhà báo và nhà hoạt động Công Đương, và thả blogger Anh Hùng ngay lập tức.

“Nếu Việt Nam muốn được nhìn nhận một cách nghiêm túc như một thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế thì họ phải ngừng đàn áp và bỏ tù các nhà báo,” đại diện cao cấp của CPJ ở Đông Nam Á, Shawn Crispin, nói.

CPJ tin rằng các nhà báo không nên bị bỏ tù vì làm nhiệm vụ của mình. Theo định nghĩa của CPJ, nhà báo là những người viết tin tức, bình luận về các sự kiện công chúng trên bất kỳ phương tiện truyền thông nào, gồm báo in, ảnh, radio, video và trên mạng. Trong bản thống kê hàng năm, CPJ chỉ đưa ra con số những nhà báo được xác định là bị bỏ tù vì những gì liên quan đến công việc.

Ngoài các nhà báo, nhiều tù nhân lương tâm cũng bị kết án tù ở Việt Nam. Theo thống kê của tổ chức Ân xá Quốc tế (Amnesty International), hiện có khoảng 100 tù nhân lương tâm đang bị giam giữ ở Việt Nam.

https://www.voatiengviet.com/a/cpj-viet-nam-trong-so-nhung-nuoc-bo-tu-nhieu-nha-bao-nhat/4699290.html

 

Brexit: Châu Âu bực bội

trước một số đòi hỏi mới của Anh Quốc

Trọng Nghĩa

Nhân hội nghị thượng đỉnh cuối cùng trong năm 2018 này, các lãnh đạo Liên Hiệp Châu Âu lại phải nhức đầu vì hồ sơ Brexit. Một hôm sau khi giành thắng lợi trước phe phản kháng trong nội bộ đảng bảo thủ của bà, nữ thủ tướng Anh vào hôm qua, 13/12/2018 đã đến Bruxelles tìm kiếm hậu thuẫn của các lãnh đạo Liên Âu.

Một cách cụ thể, bà Theresa May muốn Bruxelles chấp nhận thêm một vài nhượng bộ để có thể trấn an một số nghị sĩ Anh, mà đa phần đều có ác cảm đối với một vài điều khoản cụ thể của thỏa thuận. Tuy nhiên, vào tối hôm qua, Liên Hiệp Châu Âu đã từ chối các đòi hỏi của thủ tướng Anh bằng một văn kiện rõ ràng.

Đặc phái viên Anastasia Becchio tường trình từ Bruxelles:

Bà Theresa May đã rời trụ sở của Hội Đồng Châu Âu trước 21 giờ một chút mà không phát biểu gì. Trong gần 45 phút trước đó, bà đã trình bày với các đối tác châu Âu về những khó khăn bà gặp phải trong nước để thuyết phục các nghị sĩ Anh thông qua thỏa thuận mà bà đã có được. Tóm lại, bà May muốn có thêm nhượng bộ, hay ít ra là thêm bảo đảm, từ phía các đối tác châu Âu.

Sau một bữa ăn tối kéo dài gần hai tiếng rưỡi, 27 lãnh đạo châu Âu đã ra một văn kiện gồm 5 điểm : Họ khẳng định rằng thỏa thuận Brexit không thể thay đổi.

Về điểm gây tranh cãi nhất tại Anh Quốc là cơ chế Backstop, được thiết kế để tránh việc tái lập một đường biên giới thực tế giữa hai miền Nam và Bắc Ireland, Hội Đồng Châu Âu nhấn mạnh rằng điều khoản đó chỉ có giá trị tạm thời.

Chủ tịch Hội Đồng Châu Âu, ông Donald Tusk, nêu bật là cơ chế đó chỉ là một đảm bảo, và ngay khi được áp dụng, Bruxelles sẽ nhanh chóng đàm phán với Luân Đôn về một thỏa thuận thương mại rộng rãi sẽ có tác dụng thay thế cơ chế Backstop đó.

Chưa biết là liệu các đảm bảo từ phía châu Âu có đủ sức thuyết phục đối với các nghị sĩ Anh cứng đầu hay không, nhưng Ủy Ban Châu Âu đã chuẩn bị đối phó với tình huống xấu nhất : Ông Jean Claude Juncker đã loan báo việc tăng cường các biện pháp đối phó với tình trạng No deal, tức là Anh Quốc ra đi mà không có thỏa thuận.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20181214-brexit-lien-hiep-chau-au-buc-boi-truoc-mot-so-doi-hoi-moi-cua-anh-quoc

 

‘Mưa tiền’ khiến cảnh sát Đức đóng đường cao tốc

Cảnh sát ở vùng Tây Nam Đức đã buộc phải tạm thời đóng một tuyến đường cao tốc sau một trận “mưa tiền”.

Người ta thấy các tờ tiền giấy bay dọc đường A98 ở Baden-Württemberg sáng hôm thứ Năm, giới chức địa phương nói.

Sân bay ‘ma’ thời hiện đại của Berlin

Vì sao người Czech không nói tiếng Đức

Ngôi làng Đức, nơi từng đe dọa hủy diệt châu Âu

Thành phố Đức được người TQ yêu mến

Sau khi được tin báo từ một tài xế, cảnh sát đã đóng đoạn đường giữa Eimeldingen và Weil am Rhein.

Phát ngôn viên của Baden-Württemberg nói đã thu được tới 900 euro, cùng với một chiếc ví.

Jörg Kiefer, phát ngôn viên báo chí của đồn cảnh sát Freiberg, nói người ta tin rằng một tài xế đã đặt chiếc ví lên nóc xe rồi lái đi.

Ông Kiefer nói thêm rằng trong ví không có gì có thể giúp cảnh sát xác định danh tính bất kỳ ai có liên quan.

Ông kêu gọi chủ ví hãy xuất hiện, với một điều kiện: “Họ hãy nói cho chúng tôi biết họ đã mất bao nhiêu tiền, qua đó chúng tôi sẽ biết được liệu họ có phải là chủ sở hữu hay không”.

https://www.bbc.com/vietnamese/culture-social-46558084

 

Thủ tướng Anh không trông mong

có đột phá với EU về Brexit

Thủ tướng bị suy yếu của Anh, bà Theresa May, hôm 13/12 nói rằng bà không trông mong sẽ đạt được đột phá nhanh chóng trong các cuộc thương thảo về Brexit vốn sẽ giúp đảng đang bị chia rẽ của bà những đảm bảo cần thiết để đưa thỏa thuận Brexit qua được ải Quốc hội.

Bà May đã đến Brussels chỉ một ngày trước khi nỗ lực lật đổ bà trong nội bộ Đảng Bảo thủ thất bại. Bà May đã được các nhà lãnh đạo châu Âu hứa hẹn sẽ sẵn sàng giúp đỡ nhưng cũng đi kèm với lời cảnh báo rằng: thỏa thuận ly khai đạt được hồi tháng trước sẽ không được đàm phán lại.

Chưa đầy bốn tháng trước khi Anh rời khỏi EU vào ngày 29/3, bà May đang đối diện bế tắc trong Quốc hội xung quanh thỏa thuận với sự chống đối ngày càng kiên quyết khiến cho cộng đồng doanh nghiệp ngày càng bất an về kinh tế nước Anh.

“Tôi nhận thấy mức độ của sự lo sợ ở Hạ viện và đây là những gì tôi sẽ nói với các đồng sự ngày hôm nay,” bà May nói. “Tôi không trông mong có sự đột phá ngay, nhưng điều tôi thật sự hy vọng là chúng ta có thể bắt đầu làm việc nhanh nhất có thể về những đảm bảo vốn rất cần thiết.”

Các nhà lãnh đạo EU đã nói rất rõ. Tất cả họ đều nói rằng họ cần biết chính xác bà May muốn gì ở Brussels nhưng cũng cảnh báo rằng họ sẽ không tái đàm phán thỏa thuận.

Trong khi các nhà lãnh đạo khác giảm nhẹ giọng điệu với việc bày tỏ sự sẵn sàng giúp đỡ bà May, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nói rất thẳng thừng.

“Chúng ta có thể có cuộc thảo luận chính trị tối nay, nhưng khung pháp lý và thỏa thuận đã được đàm phán không thể thay đổi,” ông nói với các phóng viên.

Thủ tướng Đức Angela Merkel thì ít khắt khe hơn.

Bà nói: “Đương nhiên chúng tôi có thể nói về việc liệu sẽ có những đảm bảo bổ sung không nhưng trên vấn đề này 27 thành viên EU là cùng chung ý kiến với nhau và sẽ thể hiện rõ lợi ích của mình mặc dù trên tinh thần chúng tôi muốn có quan hệ rất tốt đẹp với nước Anh sau khi Anh rời khỏi Liên minh châu Âu.”

https://www.voatiengviet.com/a/th%E1%BB%A7-t%C6%B0%E1%BB%9Bng-anh-kh%C3%B4ng-tr%C3%B4ng-mong-c%C3%B3-%C4%91%E1%BB%99t-ph%C3%A1-v%E1%BB%9Bi-eu-v%E1%BB%81-brexit/4700311.html

 

Pháp: Nghi can khủng bố đã bị hạ sát

Nghi can xả súng giết ba người tại một khu chợ Giáng sinh ở Strasbourg (Pháp) hôm 11/12 đã chết, kết thúc cuộc đào tẩu kéo dài 48 giờ, Reuters dẫn hai nguồn tin từ cảnh sát cho biết ngày 13/12.

Nghi phạm Cherif Chekatt bị hạ sát trong khu vực Neudorf/Meinau thuộc thành phố Strabourg, cách nơi gây án chừng 2km, sau khi cảnh sát mở chiến dịch truy lùng ráo riết với các thành phần tinh nhuệ của cảnh sát quốc gia.

Trước đó, nhà chức trách Pháp tuyên bố quyết bắt bằng được nghi can khủng bố này, dù sống hay chết. Lệnh truy nã Chekatt được dịch ra nhiều thứ tiếng.

Một trong hai nguồn tin cảnh sát cho Reuters hay Chekatt bị hạ sát sau khi nhả đạn vào cảnh sát khiến cảnh sát bắn trả.

Phóng viên Reuters gần hiện trường nghe thấy 4 tiếng súng sau một chiến dịch truy lùng quy mô gồm cảnh sát võ trang và trực thăng.

Chekatt là nghi can chính trong vụ tấn công khủng bố hôm 11/12. Nghi can này từng nằm trong danh sách theo dõi như một mối đe dọa an ninh quốc gia tiềm ẩn.

Nhà chức trách cho hay nghi can 29 tuổi này phát sinh những quan điểm tôn giáo cực đoan trong thời gian bị tù tội.

Trước khi hạ sát Chekatt, cảnh sát võ trang mang mặt nạ truy quét các khu dân cư ở Strasbourg, triển khai ra ba địa điểm.

Văn phòng công tố Paris cho hay cha mẹ và hai người anh em của nghi phạm đang bị câu lưu.

Hai người chị của Chekatt ở Paris cũng bị thẩm vấn hôm 13/12, một người trong số này bị khám xét tư gia, một nguồn tin tư pháp cho hay.

Nhà nước Hồi giáo tuyên bố hung thủ đã giết 3 người ở Strasbourg là một chiến binh của họ dù không đưa bằng chứng.

https://www.voatiengviet.com/a/nghi-can-khung-bo-o-phap-bi-ha-sat-/4699686.html

 

Strasbourg : Cảnh sát bắn hạ

kẻ khủng bố Chérif Chekatt

Thanh Phương

Chérif Chekatt, thủ phạm vụ tấn công khủng bố tại khu vực chợ Noel ở thành phố Strasbourg, miền đông Pháp, đã bị cảnh sát bắn hạ vào tối qua, 13/12/2018, sau hai ngày bị truy nã gắt gao. Tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo Daech ngay lập tức khẳng định Chekatt là một « chiến sĩ » của họ.

Theo lời bộ trưởng Nội Vụ Pháp Christophe Castaner, vào khoảng 9 giờ tối, trên một con đường tại khu phố Neudorf, 3 cảnh sát phát hiện một người có dáng dấp giống Chérif Chekatt, kẻ đã nổ súng sát hại 3 người và làm bị thương nhiều người ở khu chợ Noel đêm 11/12. Khi các cảnh sát tìm cách bắt giữ, người này bèn quay mặt lại, nổ súng vào cảnh sát và đã bị cảnh sát bắn hạ ngay lập tức. Theo viện công tố chống khủng bố Paris, các kết quả điều tra trong tối qua đã cho phép xác định kẻ bị bắn hạ chính là Chérif Chekatt.

Chính nhờ lời khai của các nhân chứng mà cảnh sát đã có thể tìm được và vô hiệu hóa hung thủ. Theo nguồn tin thân cận với các nhà điều tra, một phụ nữ trước đó cho biết đã nhìn thấy một người giống Chérif Chekatt và cũng bị thương ở tay đang có mặt ở khu phố Neudorf. Các vết máu được tìm thấy tại đây và các hình ảnh video đã giúp cảnh sát xác định đó chính là kẻ đang bị truy nã gắt gao. Cho nên, tối qua, toàn bộ khu phố này đã được rà soát kỹ lưỡng. Cảnh sát còn sử dụng cả trực thăng có trang bị camera cảm biến thân nhiệt để truy tìm hung thủ. Cho đến khi diễn ra cuộc đấu súng giữa cảnh sát với Chérif Chekatt.

Trên mạng Twitter, tổng thống Emmanuel Macron ngay tối qua đã có lời khen ngợi toàn bộ các lực lượng tham gia cuộc truy lùng thủ phạm. Hơn 700 cảnh sát, hiến binh và quân nhân đã được huy động để truy bắt Chekatt suốt 2 ngày qua.

Theo lời các nhân chứng, khi nổ súng vào người đi đường ở khu chợ Noel Strasbourg tối 11/12, hung thủ đã hô « Allah Akbar » ( Thượng đế vĩ đại ). Sau khi chạm súng với các quân nhân đi tuần, Chekatt đã trốn thoát bằng taxi đến khu phố Neudorf gần đó.

Sau khi có tin hung thủ bị bắn hạ, tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo Daesh ra thông cáo khẳng định Chérif Chekatt là một trong các « chiến sĩ » của họ, đã tiến hành vụ tấn công khủng bố ở Strasbourg nhằm đáp lại lời kêu gọi giết hại các công dân của những nước nằm trong liên quân quốc tế chống Daesh ở Syria và Irak.

Sinh trưởng tại Strasbourg, có nhiều tiền án tiền sự, Chérif Chekatt đã bị đưa vào danh sách S, tức là những người mà cơ quan an ninh Pháp theo dõi đặc biệt do có tư tưởng Hồi Giáo cực đoan.

Sau khi Chekatt bị bắn hạ, chợ Noel nổi tiếng của Strasbourg sáng nay đã mở cửa trở lại. Nhưng nước Pháp hiện vẫn đặt trong tình trạng « khẩn cấp khủng bố », mức cao nhất trong khuôn khổ kế hoạch chống khủng bố Vigipirate trên toàn quốc.

http://vi.rfi.fr/phap/20181214-strasbourg-canh-sat-ban-ha-ke-khung-bo-cherif-chekatt

 

Pháp : Đa số « Áo Vàng »

vẫn nhất quyết tiếp tục biểu tình

Thanh Phương

Mặc dù tổng thống Emmanuel Macron đã có một số nhân nhượng và chính phủ đã ra lời kêu gọi ngưng biểu tình, để các lực lượng an ninh tập trung đối phó nguy cơ khủng bố sau vụ tấn công tại Strasbourg, đa số những người « Áo Vàng » vẫn quyết định tiếp tục xuống đường ngày mai, 15/12/2018.

Trong bài phát biểu từ điện Elysée hôm thứ hai tuần này, tổng thống Macron đã loan báo một số biện pháp nhằm xoa dịu những người «Áo Vàng», nhất là quyết định tăng lương tối thiểu ( SMIC ) thêm 100 euro/tháng, để nâng cao sức mua của những người có thu nhập thấp. Sau những nhân nhượng nói trên của tổng thống Macron, một số nhân vật ôn hòa trong phong trào «Áo Vàng» cho rằng đã đến lúc phải tạm ngưng xuống đường, để đối thoại với chính phủ. Nhưng những nhân vật cứng rắn thì cho là các biện pháp mà ông Macron loan báo là «không đầy đủ», cho nên họ tiếp tục kêu gọi biểu tình ngày mai. Đây là lần thứ năm liên tiếp, phong trào «Áo Vàng» xuống đường vào ngày thứ Bảy.

Sau vụ xả súng ở khu chợ Noel Strasbourg khiến 3 người chết và 13 người bị thương, khi mà cảnh sát và hiến binh còn đang ráo riết truy lùng kẻ khủng bố Chérif Chekatt, có thể là đã có nhiều người «Áo Vàng» nghĩ đến khả năng tạm ngưng biểu tình. Nay, hung thủ đã bị bắn chết, chưa biết là suy nghĩ của những người này có đã thay đổi không.

Một điều chắc chắn là vụ khủng bố tại Strasbourg đã có tác động lên thái độ của chính giới Pháp. Tối qua, các dân biểu cánh tả thuộc đảng Cộng Sản, đảng Xã Hội và đảng cực tả Nước Pháp bất khuất đã đệ trình một kiến nghị bất tín nhiệm chính phủ trong khủng hoảng «Áo Vàng», nhưng kiến nghị này rốt cuộc chỉ thu được 70 phiếu, ít hơn nhiều so với đa số phiếu cần thiết để có thể lật đổ chính phủ của thủ tướng Edouard Philippe. Sau bài phát biểu của tổng thống Macron, và nhất là sau vụ khủng bố ở Strasbourg, một số đảng đối lập từ đảng cực hữu Tập Hợp Quốc Gia, cho đến đảng cánh hữu Những Người Cộng Hòa đều đã kêu gọi hòa dịu. Thế nhưng, lãnh đạo đảng cực tả Nước Pháp Bất Khuất, ông Jean-Luc Melenchon lại vẫn kêu gọi những người «Áo Vàng» tiếp tục biểu tình ngày mai.

Như vậy, ngày 15/12 sẽ là một ngày mang tính trắc nghiệm đối với những người «Áo Vàng», cũng như đối với chính phủ. Những người tham gia phong trào phản kháng này liệu có thể vượt qua những bất đồng nội bộ để duy trì áp lực tối đa lên chính phủ hay không?

Còn về phần tổng thống Macron, ông sẽ đo lường sức thuyết phục của các biện pháp loan báo hôm thứ Hai. Chính phủ của thủ tướng Edouard Philippe đang chạy nước rút để một đạo luật bao gồm các biện pháp của tổng thống Macron được thông qua trước khi các dân biểu Quốc Hội nghỉ cuối năm. Nhưng chính phủ sẽ vấp phải hai khó khăn lớn: làm sao để ngân sách Nhà nước không bị thâm hụt thêm và làm sao cho những người lãnh lương tối thiểu được thêm 100 euro đúng thời hạn, tức là ngay từ tháng Giêng năm sau.

Chưa biết biểu tình ngày mai sẽ diễn tiến ra sao, nhưng sở cảnh sát Paris dự trù một lực lượng an ninh tương tự như thứ Bảy tuần trước, tức là khoảng 8.000 cảnh sát, hiến binh và 14 xe thiết giáp triển khai khắp thủ đô Pháp, để đối phó với nguy cơ bạo loạn. Lần này, lực lượng an ninh sẽ tiến hành kiểm tra ngay từ tối nay để phát hiện những kẻ mang vũ khí đến Paris để đụng độ với cảnh sát.

http://vi.rfi.fr/phap/20181214-phap-mot-bo-phan-%C2%AB-ao-vang-%C2%BB-van-nhat-quyet-tiep-tuc-bieu-tinh

 

Kremlin từ chối lời kêu gọi của Mỹ

về phóng thích thủy thủ Ukraine

Điện Kremlin hôm 14/12 từ chối lời kêu gọi của Hoa Kỳ về việc trao trả tàu và thủy thủ Ukraine, nói rằng điều đó không thể đứng cao hơn hệ thống tư pháp Nga, nhưng Điện Kremlin nói thêm rằng Moscow vẫn quan tâm đến một cuộc gặp cấp cao nhất với Hoa Kỳ.

Washington nói hôm 13/12 rằng một cuộc gặp giữa hai tổng thống Donald Trump và Vladimir Putin sẽ không diễn ra cho đến khi Moscow thả 3 tàu hải quân Ukraine và thủy thủ đoàn của họ, đã bị bắt giữ vào tháng trước ở ngoài khơi Crimea.

“Dĩ nhiên, một quan điểm như vậy không thể là căn cứ để vi phạm tiến trình tố tụng và cuộc điều tra đang diễn ra đối với những kẻ vi phạm biên giới nhà nước của Nga”, ông Dmitry Peskov, phát ngôn viên Điện Kremlin nói trong một cuộc họp báo qua điện thoại.

Nga đã bắt giam tổng cộng 24 thủy thủ của các tàu vào tháng trước và cáo buộc họ xâm nhập trái phép vào hải phận Nga. Ukraine cho biết Nga đã bắt giữ trái phép hai pháo hạm nhỏ và một tàu dắt, và cáo buộc Moscow xâm lược quân sự.

Hai ông Putin và Trump đã dự định gặp nhau tại hội nghị thượng đỉnh G20 ở Argentina hai tuần trước, nhưng ông Trump đã hủy bỏ sau sự cố hải quân.

Ông Peskov cho biết Điện Kremlin vẫn sẵn sàng tổ chức cuộc gặp trong tương lai giữa hai ông Putin và Trump, cũng như ở các cấp độ khác.

Ông nói: “Chúng tôi tin rằng cuộc họp này có mức độ cần thiết đối với Moscow không khác gì đối với Washington”.

https://www.voatiengviet.com/a/kremlin-tu-cho-loi-keu-goi-cua-my-ve-phong-thich-thuy-thu-ukraine/4700856.html

 

Căng thẳng trên Hắc Hải:

Tư lệnh Hải Quân Mỹ và Ukraina gặp nhau

Trọng Nghĩa

Tư lệnh Hải Quân Mỹ vào hôm qua, 13/12/2018 đã có cuộc tiếp xúc với đồng nhiệm Ukraina tại Washington. Nội dung trao đổi giữa hai bên là vụ Nga bắt giữ ba tàu quân sự của Ukraina gần đây ngoài khơi bán đảo Crimée. Theo Lầu Năm Góc Hoa Kỳ, hai vị tư lệnh còn gặp nhau tiếp tục vào hôm nay.

Theo hãng tin Pháp AFP, phát ngôn viên của Lầu Năm Góc, ông Eric Pahon, cho biết là tư lệnh Hải Quân Mỹ, đô đốc John Nicholson, đã tái khẳng định với người đồng cấp Ukraina, đô đốc Ihor Voronchenko rằng Mỹ ủng hộ « Chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraina trong các biên giới được quốc tế công nhận, mở rộng đến tận lãnh hải, cũng như quyền cho tàu Ukraina đi qua vùng biển quốc tế ».

Theo ông Eric Pahon, chính phủ Mỹ ủng hộ « Ukraina trong việc theo đuổi giải pháp ngoại giao và hòa bình trước hành vi gây hấn thường xuyên của Nga, trong đó có cả cuộc tấn công gần đây của Nga vào các tàu hải quân Ukraina ở Biển Đen ».

Ngày 25/11/2018 tàu Nga đã nổ súng chặn bắt 3 tàu hải quân Ukraina đang tìm cách đi qua eo biển Kerch theo hướng từ biển Đen tới biển Azov. Ngoài 3 chiếc tàu, có 24 thủy thủ Ukraina cũng bị bắt giữ.

Ngày 13.12, bộ trưởng Ngoại Giao Ukraina đã kêu gọi quốc tế nhanh chóng đáp trả Nga, Liên Hiệp Châu Âu đã tuyên bố hậu thuẫn Kiev, nhưng kiên quyết không đưa ra lệnh trừng phạt mới với Nga.

Bolton : Không thể có cuộc gặp Putin-Trump khi Nga vẫn giữ tàu Ukraina

Ngoài tuyên bố hậu thuẫn Ukraina của tư lệnh Hải Quân Mỹ, ông John Bolton, cố vấn an ninh quốc gia Mỹ vào hôm qua cũng tỏ thái độ ủng hộ Kiev khi cho rằng một cuộc gặp gỡ riêng giữa tổng thống Nga Vladimir Putin và đồng nhiệm Mỹ Donald Trump sẽ không thể diễn ra nếu Matxcơva vẫn giữ tàu chiến của Ukraina.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20181214-cang-thang-tren-hac-hai-hai-tu-lenh-hai-quan-my-va-ukraina-gap-nhau

 

Nga: Vụ Maria Butina

nhận tội gián điệp tại Mỹ là vô căn cứ

Hôm 14/12, Điện Kremlin cho biết những cáo buộc đối với người phụ nữ Nga nhận tội là điệp viên tại tòa án Hoa Kỳ hôm 13/12 là “không có cơ sở.”

Phát ngôn viên của điện Kremlin, Dmitry Peskov, hôm 14/12 nói: “Chúng tôi coi những lời buộc tội đối với cô ấy là hoàn toàn không có cơ sở.”

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nói ông tin rằng việc cô Maria Butina nhận tội là một phần của một âm mưu mặc cả “… những điều tương tự thường xảy ra ở Hoa Kỳ … một phần của một thỏa thuận để được trả tự do và sớm về nước.”

Cô Maria Butina, một cựu sinh viên cao học Nga theo học tại Đại học Mỹ ở Washington vốn công khai cổ súy cho quyền sở hữu súng, đã khai tại một phiên xử ở Washington hôm 13/12. Cô cũng đồng ý hợp tác với các công tố viên.

Cô Butina bị cáo buộc làm điệp viên cho Nga, đã thâm nhập vào một tổ chức có thế lực vận động cho quyền sở hữu súng đạn của người Mỹ và làm ảnh hưởng các chính sách của Mỹ đối với Nga.

Hồi tháng 7, Butina bị các công tố viên cáo buộc làm điệp viên cho chính phủ Nga và có âm mưu hành động giúp cho Moscow.

Bộ Tư pháp Hoa Kỳ cáo buộc rằng Butina là một “đặc vụ bí mật của Nga “, người duy trì kết nối với các điệp viên Nga.

Các công tố viên cáo buộc cô Butina làm việc với một quan chức Nga và hai công dân Mỹ để cố gắng thâm nhập vào Hiệp hội Súng trường Quốc gia (NRA), một tổ chức có liên hệ chặt chẽ với các chính trị gia bên Đảng Cộng hòa của Tổng thống Mỹ Donald Trump, và tìm cách lay chuyển chính sách của Washington theo hướng có lợi cho Moscow.

Cô Butina phải đối mặt với án tù 5 năm và từ nay đến ngày tòa tuyên án 12/2/2019, cô vẫn không được tại ngoại. Cô có thể bị trục xuất về nước nhà sau khi chấp hành án tù.

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 11/12 đã nói: “Tôi đã hỏi lãnh đạo các cơ quan tình báo của chúng ta việc gì đang xảy ra. Không ai biết gì về cô ấy cả.”

https://www.voatiengviet.com/a/nga-vu-maria-butia-nhan-toi-gian-diep-tai-my-la-vo-can-cu/4700805.html

 

TQ mua đậu nành Mỹ lần đầu

sau chiến tranh thương mại

Trung Quốc vừa mua đậu nành Mỹ lần đầu tiên kể từ khi cuộc chiến thương mại giữa hai nước bắt đầu vào tháng Bảy – một động thái được ca ngợi là “bước tiến lớn” của giới chức Mỹ.

Một trong những tổn thất lớn nhất của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung là ngành sản xuất đậu nành Hoa Kỳ.

Trung Quốc hiện là nước nhập khẩu đậu nành lớn nhất thế giới.

Và mức thuế cao Bắc Kinh đánh lên đậu nành Mỹ trong năm nay đã gây tổn hại nặng nề cho nông dân Mỹ.

Tuy nhiên, Trung Quốc và Hoa Kỳ đạt được một thỏa thuận tạm đình chỉ thuế quan vào đầu tháng này, và đã có nhiều dự đoán rằng Trung Quốc sẽ sớm quay lại thị trường đậu nành Hoa Kỳ.

Nhưng trong khi việc Trung Quốc mua 1,13 triệu tấn đậu nành Mỹ hôm thứ Năm đã nhận được nhiều tràng pháo tay, nhiều người nói rằng số lượng mua quá nhỏ và không phải là dấu hiệu cho thấy cuộc chiến thương mại đang nguội lạnh.

Thương chiến Mỹ Trung ‘có ảnh hưởng tới VN’

Trump và Tập đồng ý‎ tạm đình chỉ thuế quan mới

Chiến tranh thương mại: TQ còn nhiều nhức nhối

“Bán được một triệu, một triệu rưỡi tấn là điều tuyệt vời, thật tuyệt vời, đó là một bước tuyệt vời”, Phó thư ký Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ Steve Censky nói.

“Nhưng cũng cần phải bán được thêm nhiều hơn nữa, đặc biệt nếu xét đến việc trung bình một năm, thông thường, chúng ta sẽ bán 30 đến 35 triệu tấn cho Trung Quốc.”

Việc Trung Quốc mua đậu nành trở lại cũng thất bại trong việc kích thích giới doanh gia, những người nói rằng con số không đạt được ước tính, điều này đưa đến e ngại đậu nành sẽ bị mất giá trong tương lai.

Joe Vaclavik, chủ tịch của Standard Grain, một công ty môi giới có trụ sở tại Tennessee nói: “Đó là một khởi đầu, nhưng gần như không đủ để khắc phục các vấn đề chúng ta đang có liên quan đến đậu nành và tình trạng thặng dư đậu nành ở đất nước này”.

Tại sao đậu nành lại quan trọng?

Trong năm 2017, đậu nành là mặt hàng nông sản xuất khẩu lớn nhất của Hoa Kỳ sang Trung Quốc, chiếm khoảng 60% tổng số thương mại toàn cầu trong mặt hàng này.

Trong khi đó, đậu nành cực kỳ quan trọng đối với Trung Quốc vì họ sử dụng sản phẩm này để nuôi gia súc.

Nhà cung cấp đậu nành chính trên toàn cầu là Brazil, nhưng Trung Quốc cũng phụ thuộc rất nhiều vào Mỹ như một nguồn cung cấp – một phần do tích chất thời vụ.

Nhà kinh tế trưởng Robert Carnell từ Ngân hàng ING nói với BBC rằng việc Trung Quốc mua đậu nành của Mỹ hôm thứ Năm là vì sự tiện lợi hơn bất cứ điều gì khác.

“Một thực tế đơn giản là, Trung Quốc cần rất nhiều đậu nành và họ đã mua chúng từ Brazil chứ không phải Mỹ”, ông nói.

“Nhưng Brazil không bao giờ có thể cung cấp tất cả số lượng đậu nành mà Trung Quốc cần, nên cuối cùng [Trung Quốc] đã phải quay về với đậu nành Mỹ. Và tôi nghĩ rằng nó đơn giản chỉ là thuận tiện cho họ làm điều đó ngay bây giờ. “

Ông Carnell nói rằng vụ Mạnh Vãn Chu, giám đốc tài chính và phó chủ tịch của Huawei bị bắt giữ gần đây cho thấy rõ hơn về tình hình cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.

Trump có thể can thiệp vụ kiện Mạnh Vãn Chu

Huawei: TQ nổi giận vụ Mạnh Vãn Chu bị bắt

“[Đó] là một trận chiến về công nghệ, một trận chiến về 5G,” ông Carnell nói. “Đặc biệt, Huawei đã trở thành một trong những nhà cung cấp công nghệ viễn thông lớn nhất thế giới – và Mỹ không thích điều đó.

“[Vì vậy, vụ bắt giữ] mang đến cho bạn một thông điệp tốt hơn, rõ ràng hơn nhiều về ranh giới thực sự của chiến tranh thương mại giữa hai bên.”

https://www.bbc.com/vietnamese/world-46563514

 

Thương mại TQ – Mỹ:

Những toan tính cho giai đoạn tiếp theo

Việc các nhà đại diện đàm phán cấp cao Trung Quốc và Mỹ điện đàm trong bối cảnh quan hệ song phương “căng như dây đàn” cho thấy cả hai không đều muốn vấn đề này ảnh hưởng tới các giai đoạn tiếp theo của cuộc đàm phán thương mại.

Bộ Thương mại Trung Quốc hôm 11/12 ra thông báo cho biết, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó thủ tướng Quốc vụ Trung Quốc, Lưu Hạc đã có cuộc điện đàm với Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin và Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer.

Trong cuộc điện đàm này, hai bên đã trao đổi quan điểm để thực thi thỏa thuận đạt được giữa hai nhà lãnh đạo tại cuộc gặp hôm 1/12 bên lề Hội nghị G-20 tại Argentina, cũng như thúc đẩy lộ trình và khung thời gian cho giai đoạn tiếp theo của công tác tham vấn kinh tế và thương mại.

Trước đó, tại buổi tiệc tối bên lề Hội nghị G-20 ở Argentina, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nhất trí một thỏa thuận”đình chiến” 90 ngày, tạm thời không tăng thuế nhập khẩu từ 10% lên 25% đối với hàng hóa trị giá 200 tỷ USD của Trung Quốc vào ngày 1/1 tới.

Cuộc hội đàm diễn ra trong bối cảnh mối quan hệ Trung-Mỹ như bị “đổ thêm dầu vào lửa” xung quanh sự kiện Phó chủ tịch tập đoàn Huawei của Trung Quốc , bà Mạnh Vãn Châu bị bắt tại Canada theo yêu cầu của giới chức tư pháp Mỹ.

Trước đó, hôm 9/12, Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer-người vừa được Tổng thống Mỹ Trump chỉ định dẫn đầu đoàn đàm phán phía Mỹ đã tuyên bố rằng chính quyền Washington sẽ kiên quyết tuân thủ thời hạn để đạt được hiệp định lâu dài với phía Trung Quốc trong vòng 90 ngày.

Nếu đàm phán thương mại Mỹ-Trung không được hoàn tất thành công trước ngày 1/3/2019, phía Mỹ sẽ tiến hành gia tăng thuế vào các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.

Các nhà phân tích cho rằng, việc các nhà đại diện đàm phán cấp cao hai nước Trung-Mỹ điện đàm trong bối cảnh này cho thấy cả hai không muốn vấn đề này ảnh hưởng tới các giai đoạn tiếp theo của cuộc đàm phán thương mại.

Đặc biệt, đối với Trung Quốc khoảng hạn chót 90 ngày tới là rất giá trị để chính quyền Bắc Kinh tính toán vạch ra lộ trình và thời gian biểu hợp lý cho các cuộc đàm phán với phía Mỹ.

http://biendong.net/doc-bao-viet/25300-thuong-mai-tq-my-nhung-toan-tinh-cho-giai-doan-tiep-theo.html

 

Khi vết trọng thương từ cuộc chiến với Mỹ

thành “sự đã rồi”, TQ còn bao nhiêu cơ hội để gỡ gạc?

Nhóm chuyên gia kinh tế của công ty Citigroup cho biết Trung Quốc đã mất đi nhiều lợi thế cạnh tranh với Mỹ và nhiều nước trên thế giới, do tác động của cuộc thương chiến kéo dài.

Bloomberg trích dẫn dự đoán các nhà kinh tế học của tập đoàn tài chính Citigroup cho biết, dù cho hai ông Donald Trump và Tập Cận Bình có thực sự đi đến hòa giải, thì những tổn thương và thiệt hại mà nền kinh tế Trung Quốc phải gánh chịu từ cuộc thương chiến sẽ không thể hồi phục được nhanh chóng và tức thì như nhiều người mong đợi.

Nhóm chuyên gia của Citygroup, đứng đầu là ông Liu Li-Gang, đã đưa ra kết luận này dựa trên tình hình thị trường lao động hiện nay đang gặp sức ép lớn do cuộc chiến thuế quan dai dẳng của hai nước Trung – Mỹ; trong khi đó chi phí lao động lại đang ngày càng gia tăng.

Ông Liu cho biết, cuộc chiến thương mại với Mỹ có thể khiến mức tăng trưởng trong ngành xuất khẩu của Trung Quốc giảm gần một nửa trong năm tới, và đe dọa 4,4 triệu việc làm.

“Sự thật là Trung Quốc đang dần mất đi một vài lợi thế cạnh tranh của mình, đặc biệt là nguồn nhân lực giá rẻ và các lĩnh vực giá trị gia tăng thấp”, theo báo cáo của Citigroup.

Hơn nữa, do cuộc thương chiến kéo dài, nhiều nhà sản xuất đã cân nhắc việc thay đổi chuỗi cung ứng. Citigroup nhận định, tuy điều đó chưa thể được thực hiện ngay, nhưng nó hoàn toàn có khả năng sẽ xảy ra trong tương lai, nếu mức thuế nhập khẩu cao như hiện nay vẫn tiếp tục được áp dụng với các mặt hàng nhập khẩu của Trung Quốc.

Ngay cả khi Bắc Kinh và Washington mới đạt được một thỏa thuận đình chiến thương mại tạm thời trong thời gian gần đây, thì các chuyên gia của Citygroup vẫn đặt tình huống giả định là mức thuế bổ sung sẽ được Mỹ tiếp tục áp dụng sau ngày 1/3/2019.

Cụ thể, nhóm này cho rằng khoảng thời gian 90 ngày có thể sẽ là chưa đủ để hai bên giải quyết những “bất đồng lớn” về những vấn đề như bảo mật IP, ép buộc chuyển giao công nghệ, sự thiên vị của Trung Quốc với các doanh nghiệp nhà nước, cũng như bảo mật thông tin và sở hữu trí tuệ.

Theo đó, Citigroup dự đoán cuộc thương chiến sẽ khiến tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc trong năm 2019 giảm gần 1 nửa so với cùng kỳ năm nay, chỉ còn khoảng 5,1%.

Ngoài ra, mức thuế 25%, nếu được áp dụng với 250 tỉ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, được dự báo sẽ còn khiến tăng trưởng GDP của quốc gia châu Á này giảm thêm 1,04% trong năm sau.

Đó là bởi Mỹ có thể lựa chọn thay thế hơn một nửa các mặt hàng xuất khẩu từ Trung Quốc sang Mỹ, có giá trị tương đương với 127,1 tỉ USD, bằng các loại hàng hóa nhập khẩu từ các quốc gia khác. Điều này đồng nghĩa với việc Trung Quốc sẽ chịu thiệt hại lớn.

Thậm chí, hiện nay mức thuế trên còn chưa được áp dụng, mà các chỉ số của thị trường lao động đã xuất hiện nhiều dấu hiệu đáng lo ngại, ví dụ như chỉ số PMI và chỉ số lao động biến động theo chiều hướng xấu, số lượng người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp ngày càng tăng…, ông Liu cho biết.

Tuy nhiên, ông này vẫn lạc quan rằng cuộc chiến thương mại giữa hai nước Mỹ-Trung vẫn có thể là cơ hội giúp Trung Quốc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và mở cửa thị trường, nếu nước này có thể vượt qua “cơn đau” ngắn hạn trước mắt.

http://biendong.net/doc-bao-viet/25298-khi-vet-trong-thuong-tu-cuoc-chien-voi-my-thanh-su-da-roi-tq-con-bao-nhieu-co-hoi-de-go-gac.html

 

Máy bay Trung Quốc liên tục vào vùng

nhận diện phòng không Hàn Quốc làm gì?

Trung Quốc điều máy bay quân sự vào vùng nhận diện phòng không của Hàn Quốc với tần suất ngày càng dày, khiến Seoul nổi giận.

Tờ South China Morning Post dẫn thống kế từ không quân Hàn Quốc cho hay số vụ máy bay quân sự Trung Quốc vào vùng nhận diện phòng không Hàn Quốc (KADIZ) đang tăng lên. Cụ thể, con số này trong năm 2016 là 60, tăng lên 70 vào năm 2017 và lên 110 từ đầu năm tới nay.

Vì tình trạng này, hồi tuần trước Seoul đã triệu tập một tùy viên quân sự của Đại sứ quán Trung Quốc ở Hàn Quốc để bày tỏ “quan ngại sâu sắc” sau khi một máy bay quân sự Trung Quốc, có thể là máy bay tác chiến điện tử Y-9, bay vào KADIZ.

Một số nhà phân tích an ninh cho rằng tình trạng máy bay quân sư Trung Quốc bay vào KADIZ cho thấy Bắc Kinh lo lắng về khả năng Mỹ gia tăng hoat động quân sự ở khu vực nếu các cuộc đàm phán Mỹ-CHDCND Triều Tiên thất bại, theo South China Morning Post. Mấy tháng qua, các cuộc đàm phán Mỹ-Triều về phi hạt nhân hóa vẫn chưa có đột phá.

Cũng theo các nhà phân tích, việc điều máy bay quân sự vào KADIZ cho phép Trung Quốc mở rộng hoạt động giám sát và gửi thông điệp rằng Bắc Kinh đang giám sát và nếu cần thiết thì sẵn sàng hành động để bảo vệ các lợi ích của nước này trong vực.

http://biendong.net/bien-dong/25248-may-bay-trung-quoc-lien-tuc-vao-vung-nhan-dien-phong-khong-han-quoc-lam-gi.html

 

Trung Quốc, cuộc đời tính theo điểm

Thụy MyĐăng ngày 14-12-2018 Sửa đổi ngày 14-12-2018 16:29

Theo tờ Shunpo Montly ở Hồng Kông, Trung Quốc vốn ngày càng số hóa, đang triển khai hệ thống đánh giá điểm « tín nhiệm xã hội », giúp khen thưởng hay trừng phạt thái độ của mỗi công dân. Dự kiến biện pháp này sẽ được áp dụng trên toàn quốc vào năm 2020, và như vậy cuộc đời của người dân Hoa lục sẽ được tính theo điểm số.

200 triệu camera giám sát vẫn chưa đủ !

Mùa hè vừa qua, có một người cha ở quận Thương Nam (Cangnan), thị trấn Ôn Châu (Wenzhou), tỉnh Chiết Giang đã phải đưa ra một quyết định quan trọng. Người con trai vừa thi đậu vào một trường đại học danh giá ở Bắc Kinh, cả nhà hết sức vui mừng. Nhưng một cú điện thoại từ nhà trường đã sớm dập tắt niềm hoan hỉ của họ : vì người cha nằm trong danh sách « người không có điểm tín nhiệm », trường không thể nhận cậu con vào học.

Trong 5 năm qua, tại Trung Quốc đã mọc lên 22.000 km đường tàu cao tốc, xuất hiện một xã hội không dùng tiền mặt lớn nhất thế giới, một mạng lưới « thiên la địa võng » 200 triệu camera giám sát. Chẳng có nơi nào trên trái đất an toàn hơn Trung Quốc, cho đến nỗi nghi phạm đành tự đến nộp mình cho công an, lực lượng an ninh khỏi cần can thiệp.

Ở Thương Nam cách đây hai năm, do chậm trễ khi trả món nợ 200.000 nhân dân tệ (25.400 euro) vay của ngân hàng, ông Rao bị tòa án ghi vào danh sách đen, bị hạn chế mức chi. Và do thân nhân cũng bị liên đới, người con trai ông thấy con đường dẫn đến một tương lai rạng rỡ bỗng chốc bị chắn ngang. Rốt cuộc ông Rao đã trả hết một lượt số nợ để được ra khỏi « bảng phong thần », không ảnh hưởng đến con.

Danh sách này đè nặng lên số phận con người, không chỉ là chuyện bằng cấp, mà phía sau là cả một « hệ thống tín nhiệm xã hội ». Đây có thể là « sáng tạo vĩ đại lần thứ năm » của Trung Quốc !

Hệ thống chấm « điểm tín nhiệm » của công dân

Năm 2014, chính quyền đã công bố một « chương trình khung » để thiết lập từ đây đến năm 2020 một « xã hội hòa nhập ». Bởi vì trong những năm gần đây, khái niệm tôn trọng luật lệ không tiến triển cùng một nhịp độ với kinh tế tại Hoa lục. Có rất nhiều vụ trốn thuế, bóc lột lao động bất hợp pháp, bán thực phẩm đã quá hạn sử dụng, bằng giả v.v…

Với hệ thống tín nhiệm xã hội, một cá nhân, doanh nghiệp thậm chí một cơ quan, có thể được chấm điểm theo « tiền sử » ngân hàng, cách xử sự trong đời sống và trên mạng xã hội. Lần đầu tiên trên thế giới, hệ thống đánh giá các ngân hàng phương Tây đã được mở rộng ra nhiều phương diện trong cuộc sống, với thưởng phạt trong nhiều lãnh vực, theo barème được ấn định trước.

Đối với người Trung Quốc, việc bị « vào sổ » không có gì xa lạ. Từ thời Mao Trạch Đông, chính quyền đã lập những « hồ sơ cá nhân » cho mỗi người, với những đánh giá về chuyên môn, địa chỉ cư trú (và cả quan hệ gia đình, các hành động hay quan điểm bị cho là sai lạc). Đây là công cụ quan trọng, dựa vào đó để thăng hay giáng chức, thuyên chuyển, cho nhập học, điều tra chính trị…Ở thế kỷ 21, hồ sơ này được đổi thành « điểm tín nhiệm », ngày càng được hoàn chỉnh.

Một kiểu lý lịch « số hóa »

Trước hết, được số hóa. Hồi trước « hồ sơ cá nhân » được cho vào một bao thư lớn, chỉ có cấp trên (và có thể đảng cộng sản hay công an) đọc được. Ngày nay, các dữ liệu được tập hợp lại, không chỉ lưu trữ, mà còn được thuật toán phân tích.

Hồ sơ cũng bị công khai. Hàng tháng, các tòa án cập nhật trên internet các « danh sách đen » ; đôi khi còn có thể đọc được tại những địa điểm công cộng, với mục đích dùng sức ép dư luận để « uốn nắn ». Trong việc này, chính quyền các địa phương tỏ ra rất « sáng tạo ».

Tại thị xã Lai Châu (Laizhou) ở tỉnh Sơn Đông (Shandong), khi gọi điện thoại cho một người « không có điểm tín nhiệm », sẽ được nghe một tin nhắn như sau : « Tòa án nhân dân xin cảnh báo với quý vị, người mà quý vị gọi điện là đối tượng bị kết án vì không thực hiện nghĩa vụ ».

Tòa án Khai Phong (Keifeng) tỉnh Hà Nam (Henan) cũng rất « đúng mốt » : cho chạy diaporama trên nền nhạc hình ảnh những người bị « mất điểm tín nhiệm », rồi phổ biến trên Douyin (hay còn gọi là Tik Tok, mạng xã hội chia sẻ những video ngắn mà thanh niên Hoa lục rất mê).

Tính điểm loạn xạ không theo logic nào

Như vậy hệ thống « tín nhiệm xã hội » chỉ là dạng mới của một thói quen xưa ? Không, Trung Quốc đã khởi đầu một sự biến tướng.

Các quy định thay đổi tùy theo địa phương (người ta đếm được 43 chế độ khác nhau được thử nghiệm trên toàn quốc). Dù sai lầm thuộc loại nào – tội nặng như vi phạm luật pháp, hay tội nhẹ như trả tiền điện nước trễ – đều bị trừ điểm.

Theo với thời gian, những người nhiều điểm nhất có thể được trợ cấp của chính phủ khi lập công ty, được ưu tiên trong dịch vụ công, thậm chí được vào đảng hay gia nhập quân đội. Ngược lại, ai điểm thấp đành ở lại dưới đáy xã hội.

Các hệ thống tính điểm có khác nhau, nhưng trừng phạt nhìn chung là hạn chế tự do cá nhân – về việc làm, nhà ở, tín dụng hay di chuyển. Mức trừng phạt cao nhất là « tước các quyền chính trị » (tức không thể được kết nạp đảng) cộng thêm các hình phạt theo « 9 nấc quan hệ gia đình », chẳng hạn con cái không được vào học trường tốt.

Dân chúng huyện Huy Ninh (Suining) tỉnh Giang Tô (Jiangsu) là những con chuột bạch đầu tiên, bị áp dụng bốn năm trước khi chế độ điểm tín nhiệm chính thức có hiệu lực. Ông Zhang, bị cho vào sổ đen chỉ vì vượt đèn đỏ hai lần trong năm, bực tức nói : « Phạt vạ chỉ là chuyện vặt, bị trừ điểm mới đáng sợ ». Ông bất bình vì vượt đèn đỏ bị trừ đến 50 điểm, còn bán hàng giả gây nguy hại cho sinh mạng người khác chỉ mất có 30 điểm. Vu khống trên internet sẽ bị trừng phạt tối đa : trừ 100 điểm.

Cư dân huyện Thanh Trấn (Qingzhen) tỉnh Quý Châu (Guizhou) chịu đựng một hệ thống còn đáng kinh ngạc hơn cả Huy Ninh. Có ít nhất 1.000 tiêu chí nhưng không theo một logic nào cả.

Trai khôn tìm vợ…theo điểm

Ứng dụng điện thoại di động Zhima Credit cho điểm người sử dụng qua các dữ liệu liên quan đến tiêu dùng, thang điểm từ 350 đến 950. Ngày nay một số cư dân mạng thích khoe điểm tín nhiệm của mình, cho dù cách tính điểm gây tranh cãi. Thí dụ nếu ngồi gõ máy tính 10 tiếng đồng hồ mỗi ngày, có thể bị coi là lười biếng và bị trừ điểm. Ngược lại, nếu thường xuyên mua tã lót em bé, chứng tỏ là cha mẹ có trách nhiệm, được cộng điểm.

Những ai được trên 600 điểm có thể thuê xe, phòng ăn trong nhà hàng mà không cần đặt cọc ; không cần trình giấy tờ để xin visa đi Singapore nếu có trên 700 điểm, và từ 750 điểm trở lên, sẽ xin được visa (không cần chứng minh tài chính) đi Luxembourg, nơi mở ra cánh cửa vào Liên Hiệp Châu Âu.

Bốn năm qua, kể từ khi áp dụng hệ thống điểm tín nhiệm tại một số địa phương, người dân bị trừng phạt nhiều hơn khen thưởng. Để được nhiều điểm hơn, không gì tốt bằng lấy vợ/chồng có sẵn « tín nhiệm cao ».

Tác giả bài viết sống ở Hồng Kông, ngày càng có nhiều bạn bè tại Hoa lục tìm kiếm người phối ngẫu dựa trên điểm tín nhiệm. Theo người phụ trách trang web tìm bạn bốn phương Bách Hiệp Võng (Baihewang), ngoại hình là quan trọng, nhưng thái độ ứng xử còn quan trọng hơn, và trang này đặt tiêu chí điểm lên hàng đầu.

Từ ngày 01/05/2018 lần đầu tiên việc trừng phạt được thống nhất ở cấp quốc gia, những ai chậm thanh toán bị hạn chế đi máy bay, xe lửa. Nhưng những tay « cò » cũng vẫn khai thác được kẽ hở : cung cấp giấy tờ giả cho những người không tín nhiệm, giúp họ mua được vé, không bị chận bởi một trong những danh sách đen.

Một xã hội khiến người ta nhớ lại những gì được nhà văn George Orwell mô tả trong tiểu thuyết « 1984 » : chính quyền độc tài muốn kiểm soát mọi nơi, mọi lúc, cả trong tư tưởng con người.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20181214-trung-quoc-cuoc-doi-tinh-theo-diem