Tin khắp nơi – 14/12/2017

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin khắp nơi – 14/12/2017

Putin: ‘Đối lập phải có ý tưởng khiến dân tin’

Putin: ‘Tập trận với TQ không để lập khối quân sự’

Kinh tế VN: Từ dòng đầu tư Thái đến vụ bắt ông Đinh La Thăng

Putin ‘từ chối nhận chó là quà từ chính phủ Nhật’

Putin ký luật xem báo nước ngoài ‘là đặc vụ’

Một số điểm nhấn trong phát biểu của ông Putin tại đây:

Tổng thống Donald Trump

Tôi không phù hợp để đánh giá công việc tổng thống. Đó cần là việc của cử tri Mỹ.

Chúng tôi khách quan thấy có những tiến bộ lớn trong thời gian ngắn. Hãy xem các thị trường tăng trưởng. Nó nói lên niềm tin của nhà đầu tư vào kinh tế Mỹ.

Cáo buộc Nga can thiệp bầu cử Mỹ

Đều là ngụy tạo của những người chống Trump. Những người đó đang làm hại tình hình chính trị nội địa tại Mỹ.

Tái tranh cử năm 2018

Nước Nga phải đi về tương lai. Nga phải trở thành đất nước hiện đại với hệ thống chính trị linh động, kinh tế phải dựa vào công nghệ cao, hiệu năng lao động phải tăng lên.

Đối lập

Vì sao không có đối lập cạnh tranh ở trong nước, câu trả lời đơn giản nhất là việc nuôi dưỡng đối thủ không phải là cái tôi cần làm.

Tuy nhiên, anh có thể ngạc nhiên nhưng tôi tin rằng chúng ta không chỉ cần cạnh tranh kinh tế mà cả cạnh tranh chính trị.

Dĩ nhiên, tôi sẽ hài lòng nếu chúng ta có hệ thống chính trị cân bằng. Tôi muốn, và tôi sẽ làm vì điều đó. Và một hệ thống chính trị cân bằng thì phải có cạnh tranh.

Khi nói về đối lập, đừng có chỉ làm ồn trên quảng trường và nói về một chính thể chống nhân dân. Quan trọng là cần đề xuất, có gì đó cải thiện tốt hơn.

Dĩ nhiên con người không hài lòng với nhiều thứ hiện nay, đó là quyền của họ. Nhưng khi họ so sánh những gì mà các lãnh đạo đối lập đề xuất, cả đối lập chính thức và đặc biệt là các lãnh đạo của đối lập phi chính thức, họ bắt đầu nghi ngờ.

Tôi nghĩ đây là vấn đề lớn nhất của những người muốn trở thành đối lập cạnh tranh. Họ cần một nghị trình cụ thể, không phải tưởng tượng. Một nghị trình cho người dân tin. Tôi hy vọng nó rồi sẽ xảy ra, càng sớm càng tốt.

Kinh tế Nga

Kinh tế đang tăng trưởng, đó là sự thật. Không có việc làm giả số liệu. GDP tăng 1,6%, sản lượng công nghiệp cũng tăng 1,6%. Ngành ô tô, công nghiệp nhẹ, nông nghiệp cũng tăng trưởng tốt.

Chúng ta đã vượt qua hai cú sốc, là giá năng lượng giảm mạng và cái gọi là trừng phạt.

Chi tiêu quân sự

Cho năm sau, chúng ta dự định dành 1,4 ngàn tỉ rouble (23,88 tỉ đôla) cho việc mua sắm và 1,4 ngàn tỉ cho việc tu sửa.

Bê bối doping

Một số người và tôi đều đã nói rằng bê bối này bị phóng đại trước lịch chính trị tại Nga.

Đồng thời chúng ta cũng có tội, chúng ta đem cho họ cái cớ vì có những vụ doping thật. Nó cũng xảy ra ở các nước khác nhưng không gây sốt chính trị. Rõ ràng có dụng ý chính trị.

http://www.bbc.com/vietnamese/world-42326546

 

‘6.700 người Rohingya bị giết trong một tháng’

Tổ chức Bác sĩ Không biên giới (MSF) tin rằng ít nhất 6.700 người Rohingya bị giết chỉ trong một tháng sau khi bạo lực bùng nổ ở Myanmar hồi tháng Tám.

Dựa trên cuộc khảo sát người tỵ nạn ở Bangladesh, con số này cao hơn nhiều so với con số chính thức là 400 người mà Myanmar công bố.

MSF cho biết đây là “dấu hiệu rõ ràng nhất về tình trạng bạo lực lan rộng” của chính quyền Myanmar.

Giáo hoàng không dùng từ Rohingya ở Myanmar

LHQ: Khủng hoảng Rohingya là ‘thảm họa nhân đạo’

Dân thường Rohingya ‘thương tật vì mìn’

Mỹ gây sức ép với Myanmar vì khủng hoảng Rohingya

Quân đội Myanmar đổ lỗi cho “bọn khủng bố” gây ra bạo lực và phủ nhận bất kỳ hành động sai trái nào.

Hơn 647.000 người Rohingya đã trốn sang Bangladesh từ tháng 8/2017, MSF cho hay.

Cuộc khảo sát của tổ chức cứu trợ cho thấy có ít nhất 9.000 người Rohingya chết ở Myanmar, trong thời điểm từ ngày 25/8 đến ngày 24/9.

Theo ước tính thận trọng nhất, ít nhất có 6.700 người chết vì bạo lực, trong đó có ít nhất 730 trẻ em dưới 5 tuổi, theo MSF.

Trước đó, quân đội nói rằng khoảng 400 người đã bị giết, hầu hết trong số đó được mô tả là “khủng bố Hồi giáo.”

Myanmar ‘bất mãn’ quốc tế vì vụ Rohingya

Myanmar: Quân nổi dậy tuyên bố tạm ngừng bắn

Myanmar: Hàng ngàn bỏ chạy đến biên giới Bangladesh

Trong một diễn biến khác, Tổng biên tập Reuters Stephen J. Adler phát đi thông cáo: “Hai phóng viên Reuters Wa Lone và Kyaw Soe Oo đang tường thuật về các sự kiện có tầm quan trọng toàn cầu ở Myanmar, và hôm nay chúng tôi nghe tin họ đã bị bắt giữ liên quan đến công việc. Chúng tôi rất phẫn nộ trước tin này vì đây là sự xâm phạm tự do báo chí. Chúng tôi kêu gọi nhà chức trách thả họ ngay lập tức.”

Chính phủ Myanmar hôm 13/12 cho hay cảnh sát đã bắt hai phóng viên Reuters nêu trên. Hai phóng viên đang viết những bài báo về cuộc đàn áp quân sự nhắm vào cộng đồng thiểu số Hồi giáo Rohingya ở bang Rahkine khiến gần 650.000 người phải chạy trốn sang Bangladesh.

http://www.bbc.com/vietnamese/world-42334893

 

Nhà Trắng phản pháo Tillerson về Bắc Hàn

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Rex Tillerson dường như đã bị Nhà Trắng và Bộ Ngoại giao nói ngược lại tuyên bố của ông rằng Mỹ đã làm dịu quan điểm về đàm phán với Bắc Hàn.

Ông Tillerson cho biết hôm 12/12 rằng ông sẵn sàng mở cuộc đối thoại với Bình Nhưỡng vô điều kiện.

Nhưng chỉ một ngày sau, Nhà Trắng và Bộ Ngoại giao nhắc lại lập trường không khoan nhượng, nhấn mạnh rằng Bắc Hàn trước tiên phải cam kết từ bỏ vũ khí hạt nhân.

Bàn tròn thứ Năm: Sức khỏe nền kinh tế và vụ bắt ông Đinh La Thăng

Chiến tranh Bắc Hàn sẽ ‘kinh hoàng’

Bắc Hàn muốn Hoa Kỳ ‘phải trả giá’

LHQ trừng phạt thêm Bắc Hàn

Người đào tẩu Bắc Hàn bị bắt cóc?

Những thông điệp trái ngược nhau xảy đến lần thứ ba trong những tháng gần đây cho thấy dường như ông Tillerson công khai mối bất hòa với Nhà Trắng.

Phát biểu tại diễn đàn chính sách tại Washington DC hôm thứ Ba, Ngoại trưởng Mỹ nói: “Từ phía ngoại giao, chúng tôi đã sẵn sàng để nói chuyện bất cứ lúc nào Bắc Hàn muốn và chúng tôi sẵn sàng có cuộc gặp đầu tiên mà không đặt điều kiện tiên quyết. “

Đáp lại phát ngôn này, một quan chức Nhà Trắng ẩn danh nói với Reuters hôm 13/12 rằng: “Chính quyền nhất trí khẳng định rằng không có bất cứ cuộc đàm phán nào với Bắc Hàn cho đến khi họ cải thiện hành vi.”

Bắc Hàn và Mỹ có ‘tiếp xúc trực tiếp’

Làm sao ‘xử lý’ Bắc Hàn?

“Như ngoại trưởng đã nói, việc này phải bao gồm không có thêm các vụ thử hạt nhân hoặc tên lửa nữa.”

Và Heather Nauert, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ viết trên Twitter: “Chính sách của chúng tôi về #Bắc Hàn không thay đổi. Ngoại giao là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi thông qua chiến dịch gia tăng áp lực tối đa.”

“Chúng tôi vẫn để ngỏ cơ hội đối thoại khi Bắc Hàn có thiện chí tiến hành một cuộc đối thoại nghiêm túc và đáng tin về vấn đề phi hạt nhân hóa, nhưng chưa phải lúc này.”

http://www.bbc.com/vietnamese/world-42334892

 

Trường dạy ‘đức hạnh cho phụ nữ’ ở TQ

Các trung tâm đào tạo về “đức hạnh” cho phụ nữ phát triển nở rộ khắp Trung Quốc trong những năm gần đây. Những nơi này tuyên truyền cho các học viên rằng sự nghiệp và phận nữ giới không thể hài hoà và buộc họ phải làm những công việc thấp kém. Nhưng thực sự thì các cơ sở này là gì?

Khi tin tức về việc “đức hạnh của người phụ nữ” được dạy trong một viện văn hoá truyền thống ở thành phố Phủ Thuận ở miền bắc Trung Quốc, khắp cả nước đã rất phẫn nộ.

TQ: ‘Sex, tiền bạc và chủ nghĩa xã hội’

Những trái tim lẻ loi và hành trình tìm tình yêu

Nhiều người TQ ‘không còn tin hôn nhân’

Một số thông điệp chính là các nữ học viên được giảng dạy gồm có:

“Sự nghiệp của người phụ sẽ không kết thúc suôn sẻ.”

“Phụ nữ nên ở mức dưới cùng của xã hội và không nên nỗ lực thăng tiến.”

“Phụ nữ phải luôn ‘tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử’.”

“Đừng bao giờ chống trả khi bị chồng đánh, và đừng bao giờ cãi lời khi chồng mắng.”

“Nếu một người phụ nữ quan hệ tình dục với hơn ba người đàn ông, người đó đó có thể mắc bệnh và chết.”

Chính quyền địa phương thành phố Phủ Thuận đã nhanh chóng phản ứng.

“Việc giáo dục tại cơ sở này đi ngược lại đạo đức xã hội,” Sở Giáo dục Phủ Thuận nói trong một tuyên bố chính thức.

Dưới áp lực chỉ trích của báo chí và truyền thông, chính quyền thành phố đã ngay lập tức ra lệnh đóng cửa cơ sở đào tạo đã được 6 năm tuổi này.

Jing, 17 tuổi, đã từng tham dự trung tâm tại Phủ Thuận, nói với BBC rằng cô rất vui khi thấy trường phải đóng cửa.

Khi Jing 13 tuổi, cô được cho là “nghịch ngợm” và bà mẹ đã gửi cô đến cơ sở này với những hy vọng rằng văn hoá giáo dục sẽ giúp cô vào khuôn phép hơn.

Giống như nhiều bậc cha mẹ khác thôi thúc con cái tham gia những buổi huấn luyện như vậy, mẹ của Tĩnh lớn lên ở nông thôn và không được học hành gì nhiều.

Giới trẻ Trung Quốc ‘ngại hôn nhân và sinh con’

Những ngôi làng ‘ế vợ’ ở Trung Quốc

TQ vẫn thừa nam nên sẽ hung hăng?

Cô Tĩnh vẫn còn nhớ những nỗi khốn khổ khi đó. “Trong quá trình học, tôi buộc phải cọ bồn cầu bằng tay trần.” cô nhớ lại. “Thật kinh khủng!”

Họ đã dạy cô rằng đó là những việc người phụ nữ nên làm, và phụ nữ sinh ra để phục vụ đàn ông. Đến giờ, Tĩnh vẫn không hiểu tại sao cô không được đeo găng tay để cọ rửa bồn cầu, và tại sao quá trình đào tạo này lại đòi hỏi những việc không cần thiết như thế.

Một biện pháp giảng dạy quan trọng khác là để cho sinh viên nhận tội trước bố mẹ và ông bà.

Tĩnh nói rằng chương trình học gồm từ việc đọc các thuyết cổ cho tới việc làm việc vặt trong nhà, cho tới các buổi chia sẻ nhóm theo phương pháp tâm lý trị liệu.

Điều gây ra sự ngạc nhiên nhất cho Tĩnh, cô nói, đó là khi lớp học chiếu những video phỏng vấn về “những người phụ nữ đã được chữa khỏi”.

“Họ nói họ quan hệ tình dục với trên một người đàn ông và vì vậy họ đã bị loét khắp cơ thể,” Tĩnh nhớ lại. “Nhưng họ đã được chữa khỏi một cách kỳ diệu sau khi họ đã học “các phẩm hạnh truyền thống” và trở thành những người phụ nữ tốt.”

“Trại huấn luyện bảy ngày không phải là nơi dành cho người bình thường. Tôi không thể chịu đựng được sự tẩy não nào từ nó nữa. Vào đêm thứ tư, tôi đã trèo qua hàng rào sắt và chạy trốn.”

Nhiều người có trình độ văn hóa cao ở các thành phố lớn như Bắc Kinh và Thượng Hải có thể thấy sự hiện diện của những lớp học gây sốc và vô lý như vậy.

Nhưng trên thực tế, những giá trị lỗi thời này luôn tồn tại tại các thành phố nhỏ của Trung Quốc, đặc biệt là ở các vùng nông thôn.

Vào tháng 5, sinh viên đại học tại thành phố Cửu Giang Trung Quốc đã được giảng dạy về tầm quan trọng của trinh tiết đối với phụ nữ và nói rằng ăn mặc hở hang là hành vi thô tục; trong khi vào năm 2014, một trung tâm văn hoá tại thành phố Đồng Quan đã dạy các thành viên rằng những người phụ nữ theo đuổi sự nghiệp của mình có lẽ nên cắt bỏ tử cung và bầu ngực.

Trong một vụ việc tai tiếng vào năm 2005, một nữ công nhân nhập cư nhảy ra khỏi cửa sổ tầng bảy để thoát khỏi ổ mại dâm ở Thâm Quyến, miền Nam Trung Quốc. Việc cô thà chết để bảo vệ trinh tiết được coi là can đảm và hành động của cô được ca ngợi khắp đất nước.

Hàng ngàn năm thời kỳ phong kiến Trung Hoa, “đức hạnh người phụ nữ” được coi cách ứng xử chuẩn mực cho giới nữ.

Những việc này bao gồm việc tuân theo lệnh cha, chồng và con; coi trọng và bảo vệ trinh; và nhìn nhận rằng một người phụ nữ không có tài năng gì mới là người đức hạnh.

Những quy tắc này được dạy tại nhà và các trường học, được sử dụng làm công cụ để nô lệ hoá và đàn áp phụ nữ ở thời kì Trung Quốc cổ đại.

Nó không còn hiện hữu chỉ khi Chủ tịch Mao khẳng định rằng “phụ nữ nắm giữ nửa bầu trời”. Sau khi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập vào năm 1949, vị thế xã hội của phụ nữ Trung Quốc bắt đầu gia tăng.

Khả năng về việc các quan niệm phong kiến có thể quay lại, nhân danh văn hoá truyền thống, là điều thực sự khiến nhiều người quan ngại.

Kiếm tiền

Nhưng ‎y thức hệ có lẽ không phải là động lực thúc đẩy duy nhất đằng sau những trung tâm giáo dục kiểu này.

Lấy ví dụ về trung tâm văn hóa Phủ Thuận. Nó đã được phê duyệt bởi Sở Nội chính Phủ Thuận để hoạt động như một “tổ chức quần chúng phục vụ phúc lợi công”, và chưa bao giờ được công nhận để hoạt động như trường học.

Nhưng điều đó đã không ngăn cản những người sáng lập mở ra các trường học và các trung tâm đào tạo ở các thành phố khác nhau trên khắp Trung Quốc. Theo truyền thông, đã có hơn 10.000 sinh viên theo học trước khi khóa học bị đóng cửa.

Hiệu trưởng Khang Tấn Sinh của trường nói trong một video quảng cáo rằng “hoạt động này được tài trợ hoàn toàn bằng sự đóng góp của học viên”. Doanh nghiệp này cũng tiến hành kinh doanh thông qua việc thiết kế các trang phục truyền thống Trung Quốc rồi bán trực tuyến hoặc cung ứng cho các sự kiện văn hoá.

Trung tâm văn hóa Phủ Thuận tập trung vào các gia đình có con tuổi teen đang trái tính và hứa hẹn sẽ thay đổi chúng bằng các hình thức văn hoá truyền thống. Trung tâm cũng quảng cáo tới các công ty và cho biết việc đào tạo có thể giúp tạo ra một môi trường làm việc hài hòa hơn.

Một trung tâm tương tự ở Đồng Quan được đăng ký dưới dạng công ty tổ chức sự kiện và biểu diễn, tuy nhiên lại tuyển dụng học viên và thu học phí. Nó đã bị chính phủ địa phương đóng cửa vào năm 2014 với cáo buộc lấy danh nghĩa tổ chức từ thiện để kinh doanh kiếm tiền.

Những trung tâm như vậy bị nghi là kiếm tiền dưới cái cớ quảng bá văn hoá truyền thống Trung Quốc. Nhiều trung tâm đã bị đóng cửa vì tình trạng pháp lý đáng ngờ của họ hoặc nội dung giảng dạy không được chứng nhận.

Nhưng có rất nhiều trung tâm vẫn đang hoạt động. Mặc dù trung tâm chính tại Phủ Thuận đã bị đóng cửa nhưng các chi nhánh khác vẫn đang hoạt động.

Nhóm hỗ trợ

Vậy những ý tưởng như vậy thực sự có chỗ đứng tại Trung Quốc?

Hầu hết các học viên là những phụ nữ thôn quê không mấy hiểu biết, một số người thì có cuộc hôn nhân không hạnh phúc, bị chồng hành hạ.

Họ cảm thấy thoải mái khi được gặp những phụ nữ khác gặp vấn đề tương tự và những bài học được giảng dạy tại các trung tâm này (phụ nữ có vi thế yếu kém hơn nam giới) dường như đã đưa ra lời giải thích và giải pháp cho các vấn đề của họ.

Trong một video bị rò rỉ ra ngoài, một nữ học viên cho biết cô tham dự các lớp học vì chồng cô hy vọng cô có thể trở lại bản tính “dịu dàng” và “ngoan ngoãn” ngày trước.

Bằng cách tập hợp thường xuyên và chia sẻ cho nhau những câu chuyện, những người phụ nữ này đã thành lập một nhóm hỗ trợ. Nhiều học viên làm việc như những tình nguyện viên và hỗ trợ giảng dạy cho các học viên mới.

Tạ Lệ Hoa, biên tập viên của tạp chí Phụ Nữ Nông Thôn và là chuyên gia về vấn đề phụ nữ ở Trung Quốc, nói: “Sự trợ giúp cơ bản cần đến từ các nhà hoạch định chính sách.”

“Việc thiếu giáo dục, hỗ trợ của xã hội và sự bảo vệ của pháp luật đối với quyền phụ nữ ở những vùng nông thôn đã tạo ra cơ sở cho hệ tư tưởng này.”

Bà chỉ ra rằng nếu không có sự bảo vệ như vậy, những vấn đề nghiêm trọng hơn mà phụ nữ nông thôn phải đối mặt, chẳng hạn như nạn bạo hành tình dục đối với những bé gái hay tình trạng không được hưởng quyền sử dụng đất, sẽ không được giải quyết.

Đối với những “lớp học về phẩm hạnh của phụ nữ”, bà Xie cho biết không cần phải xử ly nghiêm khắc.

Bánh xe lịch sử không thể đảo ngược. Xã hội Trung Quốc đang tiến lên và hướng tới bình đẳng giới, điều đúng đắn để làm là nở một nụ cười rồi quên nó đi .”

http://www.bbc.com/vietnamese/world-42353712

 

Phóng viên Nam Hàn bị an ninh Trung Quốc tấn công

Chỉ vài giờ trước cuộc gặp giữa Tổng thống Nam Hàn Moon Jae-In và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, nhân viên an ninh Trung Quốc đã đánh bị thương một phóng viên ảnh của Nam Hàn đang đưa tin về chuyến thăm.

Sự việc diễn ra ngay tại trung tâm hội họp ở Bắc Kinh trong lễ khai mạc một sự kiện thương mại mà Tổng thống Moon đang dự.

Theo Hiệp hội phóng viên ảnh Nam Hàn (KPPA), các phóng viên ảnh phản đối sau khi bị an ninh không cho phép đi theo đoàn của Tổng thống. Nhân viên an ninh sau đó đã tóm cổ một người phóng viên  ảnh và quăng anh ta xuống đất, lấy đi máy chụp hình của một người khác.

An ninh cũng tìm cách không cho các phóng viên vào hội trường dù họ đã trình giấy phép. Một phóng viên tên Lee đã phản đối. Anh này sau đó bị hơn 15 nhân viên an ninh bao vây, đấm anh ta liên tục rồi đá vào mặt sau khi anh này đã ngã xuống đất. KPPA gọi đây là hành động không thể tưởng tượng nổi.

Kết quả người phóng viên bị chảy máu mũi, bị thương nặng ở mắt, chóng mặt và buồn nôn.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Lục Khảng nói tại họp báo rằng sự kiện thương mại do Nam hàn tổ chức nhưng nếu có ai đó bị thương thì phía Bắc Kinh cũng rất quan ngại. Ông nói ông hy vọng đây chỉ là một sự việc nhỏ.

http://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/chinese-security-attack-skorean-journalist-12142017085648.html

 

Trung Quốc, Nam Hàn thảo luận vấn đề hạt nhân Bắc Hàn

Tổng thống Nam Hàn Moon Jae-In và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gặp nhau tại Bắc Kinh vào thứ năm ngày 14/12 để thảo luận các vấn đề về Bắc Hàn và làm giảm căng thẳng trong quan hệ giữa hai nước thời gian qua.

Quan hệ giữa Bắc Kinh và Seoul đã trở nên căng thẳng sau khi Nam Hàn cho Mỹ thiết lập hệ thống chống tên lửa THAAD trên đất Hàn để đối phó với các mối đe dọa đến từ Bắc Hàn.

Văn phòng của Tổng thống Moon cho biế Nam Hàn hy vọng chuyến thăm sẽ làm bình thường hóa quan hệ hai nước sau khi Bắc Kinh áp đặt cá biện pháp kinh tế đối với các công ty Nam Hàn vốn được coi là để trả đũa việc Nam Hàn cho thiết lập hệ thống THAAD trên đất Hàn.

AFP trích lời một chuyên gia quốc tế từ trường Đại học Bắc Kinh cho biết bên cạnh vấn đề quan hệ hai nước, lãnh đạo hai bên cũng sẽ thảo luận khả năng Seoul và Bắc Kinh có thể bắt đầu cơ chế hợp tác và đối thoại về vấn đề hạt nhân của Bắc Hàn.

Những vụ thử hạt nhân và tên lửa gần đây của Bắc Hàn đã gây sức ép lên phía Mỹ. Tổng thống Mỹ Donald Trump mặt khác thúc giục Bắc Kinh phải xem xét lại lập trường của nước này với Bắc Hàn và ưu tiên việc cải thiện quan hệ với Nam hàn.

http://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/china-skorea-leaders-to-discuss-nkorea-nukes-12142017085108.html

 

Liên Hiệp Quốc điều tra vụ 12 tiếp viên Bắc Hàn đào tỵ

Đặc phái viên Liên Hiệp quốc về các vấn đề nhân quyền ở Bắc Hàn hôm 14 tháng 12 cho biết ông đang điều tra một cáo buộc từ Bắc Hàn cho biết khoảng chục công nhân Bắc Hàn đến Nam Hàn từ ngả Trung Quốc hồi năm ngoái đã bị bắt cóc.

Ông Tomas Ojea Quintana nói ông đã bỏ một khoảng thời gian trong vòng 4 ngày thăm Seoul để tìm hiểu về vụ đào tỵ được coi là lớn nhất liên quan đến người Bắc Hàn trong vài năm trở lại đây.

Nói tại cuộc họp báo, ông Quintana cho biết ông đã nhận được những thông tin lời khai không trùng khớp nhau về những gì đã xảy ra.

Bắc Hàn nói có 12 tiếp viên bị bắt cóc và một người quản lý đào tỵ đã lừa họ. Bắc Hàn đòi phải trả lại các nữ tiếp vien này nhưng Seoul nói những tiếp viên này đã đến Nam Hàn một cách tự nguyện và được chấp nhận trên cơ sở nhân đạo.

Một số nguồn tin cho biết, một số trong số này hiện đang là sinh viên đại học tuy nhiên phần lớn đều giữ kín tung tích của mình và bí mật về chuyến đi của họ.

http://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/un-probes-alleged-abduction-of-nkorean-restaurant-workers-official-says-12142017084417.html

 

Thượng nghị sĩ McCain nhập viện

Thượng nghị sĩ John McCain của Đảng Cộng hoà, đại diện cho bang Arizona, vừa nhập viện và đang được điều trị về “những biến chứng bình thường” của ung thư trị liệu.

Bản tin của tờ Washington Examiner hôm 14/12 tường thuật rằng Thượng nghị sĩ McCain đang được điều trị bệnh ung thư tại Quân y viện Walter Reed, theo một thông báo từ văn phòng của ông cho biết hôm thứ Tư.

Thông báo này viết:

“Thượng nghị sĩ John McCain đang được điều trị tại Trung tâm Y tế Quân sự Quốc gia Walter Reed vì những biến chứng bình thường của chương trình trị liệu ung thư.”

Thông báo viết tiếp:

“Như từ trước tới nay, ông vẫn tỏ lòng biết ơn đối với các bác sĩ điều trị về những sự chăm sóc tuyệt vời của họ, và đối với bạn bè và những người ủng hộ về những khích lệ và lời chúc lành của họ. Thượng nghị sĩ McCain trông mong tới ngày có thể trở lại làm việc trong thời gian sớm nhất.”

Văn phòng ông McCain ra thông báo giữa lúc Thượng nghị sĩ đại diện cho Arizona vắng mặt trong các cuộc biểu quyết trong tuần này.

Vào mùa hè vừa qua, bác sĩ chẩn đoán ông McCain mắc một hình thức ung thư não nghiêm trọng, ông đã trải qua vòng xạ trị và hóa trị đầu tiên vào tháng 8. Từ khi công khai tình trạng bệnh tình của mình tới nay, ông McCain chưa loan báo bất cứ ý định nào là sẽ từ chức.

https://www.voatiengviet.com/a/thuong-nghi-si-mccain-nhap-vien/4163702.html

 

Dân biểu Mỹ tự vẫn sau cáo buộc tấn công tình dục

Dân biểu Dan Johnson, một nhà lập pháp thuộc đảng Cộng hòa, đại diện cho bang Kentucky, vừa được phát hiện đã chết trong một vụ dường như là tự tử vào tối 13/12, sau khi phủ nhận những tố cáo nói ông đã tấn công tình dục một thiếu nữ tại tầng hầm của nhà thờ nơi ông làm mục sư.

AP dẫn lời ông Dave Billings, nhân viên điều tra về những cái chết bất thường của quận Bullitt, nói ông Johnson, 57 tuổi, chết vì một vết đạn trên đường Greenwell Ford ở Mount Washington, Kentucky.

Theo lời ông Billings, Dân biểu Johnson đã dừng xe lại ở cuối một cây cầu trong một khu vực hẻo lánh, rồi bước ra phía trước xe và bắn vào mình.

Chỉ 24 tiếng trước khi chết, ông Johnson lên tiếng bác bỏ cáo buộc tấn công tình dục được mô tả chi tiết trong một cuộc điều tra kéo dài của Trung tâm Điều tra Báo cáo bang Kentucky.

Cô Maranda Richmond, người tố cáo ông Johnson, cho biết vụ tấn công tình dục xảy ra vào những giờ phút đầu năm mới 2013 khi cô mới 17 tuổi, CNN trích báo cáo điều tra gây chấn động của trung tâm này đăng lên hôm thứ Hai.

Cô Maranda Richmond nói khi cô đang trong Nhà thờ Heart of Fire ở Louisville, nơi ông Johnson làm mục sư, ông đã hôn cô trong lúc say và vuốt ve cô bên dưới lớp quần áo, vẫn theo bản báo cáo điều tra.

Cô Richmond đã báo cáo vụ việc với các cơ quan chức năng vào tháng 4 năm 2013. Sở Cảnh Louisville cũng đã mở một cuộc điều tra, nhưng đã khép lại vụ này mà không buộc tội ông Johnson.

Hôm thứ Ba, một ngày sau khi Trung tâm Điều Tra công bố báo cáo, ông Johnson lên tiếng phủ nhận cáo buộc và nói rằng cô Richmond bị lôi kéo bởi các đối thủ chính trị của ông.

“Lời cáo buộc liên quan đến cô gái trẻ này hoàn toàn không có giá trị”, CNN dẫn lời ông Johnson nói. “Trên thực tế, một số điều tôi nghe ngày hôm qua là lần đầu tiên tôi nghe được khi đọc về câu chuyện này”.

Trong cùng ngày ông Johnson tổ chức họp báo, các thám tử Louisville đã mở lại cuộc điều tra, theo Trung tâm Điều tra Báo cáo Kentucky.

Theo NPR, nhà chức trách đã tiến hành tìm kiếm Dân biểu Johnson sau khi đọc được những gì ông viết trên trang Facebook cá nhân (hiện đã bị xóa) với những lời lẽ giống như một lá thư tuyệt mệnh.

Trong bài viết tải lên Facebook, ông Johnson nói “Những cáo buộc từ NPR là sai” và nói thêm rằng nước Mỹ “sẽ không tồn tại với những loại tin giả vừa kết tội vừa làm quan tòa như vậy”.

NPR cải chính rằng đài phát thanh này không điều tra, cũng không phát sóng hay phổ biến câu chuyện này.

Trong bài đăng tối thứ Tư, ông Johnson còn viết: “Chỉ có Chúa mới biết sự thật”, theo CNN. “Tôi yêu Chúa và tôi yêu vợ tôi, người vợ tuyệt vời nhất thế giới. Sự kiện 9/11 ở New York và PTSD (rối loạn căng thẳng sau chấn thương) liên tục 16 năm là căn bệnh sẽ cướp lấy mạng sống của tôi, tôi không thể chịu đựng thêm nữa”.

Ông Johnson được bầu vào cơ quan lập pháp bang Kentucky vào năm 2016, bất chấp những tấm ảnh mà ông tải lên Facebook, mang vợ chồng Tổng thống Obama ra so sánh với những con khỉ.

https://www.voatiengviet.com/a/dan-bieu-my-tu-van-sau-cao-buoc-tan-cong-tinh-duc/4163598.html

 

Mỹ: Sóng ngầm Đảng Dân chủ đang cuộn trào?

Chiến thắng của ứng viên Đảng Dân chủ Doug Jones trong cuộc bầu cử thượng nghị sĩ tại Alabama, tiểu bang từng hậu thuẫn phe Cộng hòa suốt nhiều năm qua dường như đang đổi chiều chính trường liên bang. Ông Jones đánh bại ứng viên gây nhiều tranh cãi của phe Cộng hòa nhưng vẫn được Tổng thống Trump ủng hộ, ông Roy Moore.

Sau chiến thắng của ông Jones, các đảng viên Dân chủ dường như tự tin hơn về khả năng giành thắng lợi trong các cuộc bầu cử quốc hội giữa kỳ vào năm tới, trong khi phe Cộng hòa tìm cách hồi phục sau thất bại của ông Moore.

Tại Alabama, các ủng hộ viên của ông Jones ăn mừng chiến thắng trước đối thủ thuộc phe Cộng hòa.
Ông Jones nói: “Chiến dịch này nhằm bảo đảm rằng mọi người ở tiểu bang này nhận được có cơ hội công bằng trong cuộc sống, bất kể họ sống trong khu vực nào”.

Ông Moore không thể vượt qua các cáo buộc về các hành vi tình dục không đúng mực với các thiếu nữ xảy ra nhiều thập kỷ trước trong khi ông Moore còn ở độ tuổi 30.

Nhưng ông Moore không thừa nhận thất bại: “Trong cuộc đua này, chúng tôi chưa nhận được kết quả kiểm phiếu cuối cùng, bao gồm cả các lá phiếu của quân đội và các lá phiếu tạm thời. Đây là một cuộc đua rất sít sao và chúng tôi đang chờ sự chứng thực của Tổng Thư Ký tiểu bang Alabama. Không chỉ người dân ở tiểu bang này mà toàn thể quốc gia và nhiều người trên thế giới theo dõi cuộc đua đặc biệt này. Vì sao lại như vậy? Vì tôi tin rằng trái tim và tâm hồn của đất nước chúng ta đang lâm nguy. Cũng giống như phần đông người Mỹ, tôi lo ngại về tương lai của đất nước chúng ta. Cả về mặt tài chính lẫn đạo đức”.

Từ Nhà Trắng, Tổng thống Donald Trump hôm 13/12 nói rằng ông đã hy vọng nhận được một kết quả khác.

Ông nói: “Tôi ước chúng đã giành ghế đó. Nhiều đảng viên Cộng hòa cảm nhận khác. Họ rất vui mừng vì diễn biến chung cuộc. Nhưng là lãnh đạo đảng, tôi đã mong muốn chúng ta đã giành ghế. Tôi muốn hậu thuẫn những người ra tranh cử”.

Ông Jones giành chiến thắng một phần là bởi vì đông đảo cử tri thuộc phe Dân chủ đi bỏ phiếu, nhất là nhóm dân gốc Phi. Còn ông Moore bị ảnh hưởng vì con số cử tri Cộng hòa đi bầu không nhiều.

Phe Dân chủ, như ông Chuck Schumer, lãnh đạo Đảng Dân chủ tại Thượng viện, hết sức vui mừng vì giành chiến thắng ở tiểu bang Alabama, nơi Đảng Cộng hòa đã giành thắng lợi trong một thời gian dài.

Ông nói: “Triển vọng tốt đối với chúng tôi vì các yếu tố hội tụ lại như nhóm nền tảng [thuộc phe Dân chủ] tràn đầy năng lượng, đông đảo tầng lớp trẻ sinh ra trong thế kỷ 21 theo Dân chủ hay các cộng đồng ngoại ô quay lại ủng hộ phe Dân chủ”.

Chiến thắng của ông Jones chắc chắn gây rúng động trên chính trường, nhất là khi hai đảng đang hướng về cuộc bầu cử quốc hội vào năm tới, theo nhà phân tích Larry Sabato từ Đại học Virginia:

“Nếu tôi là đảng viên Cộng hòa chạy đua vào thượng viện, hạ viện, làm thống đốc hay hội đồng tiểu bang, tôi sẽ hết sức lo lắng vì dường như có một cơn sóng ngầm mang tên Dân chủ đang cuộn trào”.

Trong khi đó, ông Trump tiếp tục đối mặt với tỷ lệ ủng hộ thấp. Chuyên gia Molly Reynolds cho rằng mất một ghế ở Thượng viện sẽ gây khó khăn hơn cho phe Cộng hòa.

https://www.voatiengviet.com/a/song-ngam-dang-dan-chu-dang-tuan-trao-o-my/4163746.html

 

Quan chức cao cấp Bộ Tư pháp Mỹ

bênh vực cuộc điều tra của Mueller

Phó Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Rod Rosenstein hôm thứ Tư bác bỏ các cáo buộc của các nhà lập pháp Đảng Cộng hòa rằng các công tố viên và các đặc vụ điều tra những cáo buộc về sự can thiệp của Nga vào cuộc bầu cử năm 2016 thiên vị chống Tổng thống Donald Trump.

Các nghị sĩ Cộng hòa gần đây đã công kích Công tố viên Đặc biệt Robert Mueller, người đã buộc tội bốn phụ tá của ông Trump trong cuộc điều tra của ông, cũng đang tìm hiểu xem liệu có sự thông đồng khả dĩ giữa ban vận động tranh cử của ông Trump và các quan chức Moscow hay không.

Nga phủ nhận các kết luận của các cơ quan tình báo Mỹ rằng Moscow đã tấn công tin tặc và tung tin xuyên tạc để gây ảnh hưởng đến cuộc bầu cử. Ông Trump thì nói không có sự thông đồng.

Tại phiên điều trần hôm thứ Tư, các nghị sĩ Cộng hòa trong Ủy ban Tư pháp Hạ viện gia tăng chỉ trích ông Mueller, chỉ ra những tin nhắn văn bản giữa hai nhân viên của FBI, bao gồm một người trong ban điều tra của ông, là thể hiện thiên kiến chống Trump.

Các nghị sĩ Cộng hòa cho biết họ đã xem qua hơn 300 tin nhắn chống Trump được trao đổi qua lại vào năm ngoái giữa luật sư FBI Lisa Page và Peter Strzok, một đặc vụ FBI tham gia cuộc điều tra của ông Mueller.

Các thành viên của ủy ban đọc lớn nội dung của một số tin nhắn giữa ông Strzok và bà Page.

Một số tin nhắn gọi ông Trump là “thằng đần” và một “kẻ đáng ghét,” theo những bản sao của một mẫu các tin nhắn này mà hãng tin Reuters xem qua.

Trong một cuộc trao đổi vào tháng 7 năm 2016 họ chế giễu ban vận động tranh cử của ông Trump tại Đại hội Toàn quốc của Đảng Cộng hòa.

“Chúa ơi, tôi xấu hổ cho họ quá. Mấy người này như những ngôi sao lỗi thời,” bà Page trả lời tin nhắn của ông Strzok. “Và wow, Donald Trump sao mà khốn nạn thế không biết.”

Những tin nhắn này cho thấy “thiên kiến cực điểm chống lại Tổng thống Trump. Chuyện này không thôi đã đủ tệ rồi, vậy mà hai người này còn nằm trong đội ngũ thượng thừa của Mueller điều tra người mà họ đã tỏ thái độ khinh miệt,” Bob Goodlatte, dân biểu Cộng hòa làm Chủ tịch Ủy ban Tư pháp Hạ viện, nói.

Tuy nhiên, trong một số tin nhắn mà Reuters đã xem qua, ông Strzok dường như cũng không hào hứng về ứng cử viên tổng thống Đảng Dân chủ Hillary Clinton.

Tự mô tả mình là “người theo Đảng Dân chủ có quan điểm bảo thủ,” ông trong một tin nhắn tỏ ra lo ngại về việc bà đắc cử, và có lúc phàn nàn rằng một số cơ quan truyền thông nhất định đã thiên vị vì hạ giảm mối liên hệ của bà với ngành dầu khí.

“Đây là sự thiên vị rõ ràng hết sức của giới truyền thông đặc biệt là NYTIMES, WAPO và CNN, mà nếu tìm hiểu thì sẽ thấy tất cả họ đều có những người quyên góp lớn cho Clinton,” ông viết.

Ông Rosenstein, người bổ nhiệm ông Mueller, cho biết công tố viên đặc biệt đã hành xử thỏa đáng khi loại bỏ đặc vụ này, Peter Strzok, khỏi cuộc điều tra sau khi Tổng Thanh tra Bộ Tư pháp tiết lộ những tin nhắn này, và nói thêm rằng ông tin tưởng ông Mueller không để cho thiên kiến chính trị ảnh hưởng tới cuộc điều tra.

Khai chứng trước khi ủy ban, ông Rosenstein nói ông “không biết” về bất kỳ hành vi không đúng mực nào của đội ngũ của ông Mueller.

Khi thành viên cao cấp nhất của phe Dân chủ trong ủy ban hỏi ông có bất cứ lý do chính đáng nào để sa thải ông Mueller hay không, ông trả lời: “Không.”

Ông cũng nói ông nghĩ ông Mueller là “sự lựa chọn lý tưởng” để dẫn đầu cuộc điều tra, và nói rằng chỉ bởi vì một người có liên hệ với một đảng chính trị không có nghĩa là người đó sẽ thiên vị.

Ông nói ông đã thảo luận vấn đề thiên vị với ông Mueller và nói rằng ông Mueller “đang điều hành văn phòng công tố viên đặc biệt một cách thỏa đáng.”

https://www.voatiengviet.com/a/quan-chuc-cao-cap-bo-tu-phap-my-benh-vuc-cuoc-dieu-tra-cua-mueller/4163135.html

 

Tổng thống Trump đẩy mạnh cải cách thuế

Tổng thống Donald Trump hôm nay sẽ thúc đẩy lần cuối để đưa luật thuế của đảng Cộng hòa đến đích, chủ trì bữa ăn trưa với các nhà thương thuyết ở Quốc hội trước khi đọc bài diễn văn đưa ra những lập luận chung cuộc cho dự luật này.

Các nhà soạn thảo dự luật thuế của Thượng viện và Hạ viện đã làm việc đến tối ngày 12/12 để san bằng những khác biệt trong dự luật đã được mỗi viện thông qua, nhưng những chi tiết quan trọng trong đó có thuế suất công ty, vẫn còn dao động.

Cả hai dự thảo luật của hai viện đều cắt giảm thuế suất doanh nghiệp từ 35% xuống còn 20%, nhưng các nhà thương thuyết ngày 12/12 còn thảo luận là thuế suất này có thể được nâng lên là 21% trong dự luật cuối cùng hay không, các nhà lập pháp cho hay.

Các nhà soạn thảo luật thuế cũng còn phải quyết định thuế suất cá nhân cao nhất và đang cân nhắc việc làm thế nào giảm bớt tốt nhất tiền lời mua nhà và thuế địa phương mà Thượng viện và Hạ viện có cách biệt.

Thượng nghị sĩ John Cornyn, nhân vật thứ hai của đảng Cộng hòa trong Thượng viện nói vào cuối ngày 12/12 là thuế suất công ty có thể là 21%.

Với phiên họp chính thức của ủy ban thương thuyết lưỡng đảng dự trù vào chiều ngày 13/12, đảng Cộng hòa vẫn đang nỗ lực hoàn tất những chi tiết quan trọng nhưng không làm tăng thêm 1.500 tỉ đô la nợ quốc gia trong thập niên tới, theo các con số ước tính độc lập.

Ông Trump đang mong ký luật thế vào cuối năm nay để đánh dấu thắng lợi lập pháp quan trọng đầu tiên của Đảng Cộng hòa kể từ khi đảng kiểm soát được cả hai viện Quốc hội và Tòa Bạch Ốc vào tháng 1 năm nay.

Theo dự kiến, trong bài phát biểu hôm nay, Tổng thống Trump sẽ chống lại luận điệu cho rằng kế hoạch thuế khóa của đảng Cộng hòa phần lớn làm lợi cho các công ty và những người giàu bằng cách nhấn mạnh đến việc luật thuế này cũng giảm thuế suất cho những người có lợi tức thấp và trung bình_những người có thể thấy được những lợi ích thêm nữa như lương cao hơn nhờ giảm thuế cho công ty.

Khi được hỏi ai được hưởng lợi nhiều hơn về luật thuế của đảng Cộng hòa, hơn một nửa người Mỹ nói luật này có lợi cho người giàu hay những công ty lớn.

Theo Reuters

https://www.voatiengviet.com/a/tong-thong-trump-day-manh-cai-cach-thue-/4162718.html

 

Quan chức FBI từng muốn Clinton đắc cử

Các quan chức cao cấp của FBI điều tra chiến dịch tranh cử Tổng thống năm 2016 của Donald Trump nói với một đồng nghiệp rằng ứng cử viên Tổng thống Đảng Dân chủ Hillary Clinton cần phải giành chiến thắng trong cuộc đua vào Nhà Trắng, báo New York Times đưa tin vào hôm thứ Ba.

Peter Strzok, một đặc vụ FBI cao cấp, nói bà Clinton “phải thắng bằng được” trong một tin nhắn văn bản gửi cho luật sư FBI Lisa Page.

Những tin nhắn này cho thấy mối lo ngại từ ông Strzok và bà Page rằng nhiệm kỳ Tổng thống của Trump có thể chính trị hóa FBI, theo bản tin của Times, trích dẫn các tin nhắn được giao nộp cho Quốc hội mà tờ báo này có được. nyti.ms/2AOHylP

Tổng Thanh tra Bộ Tư pháp Michael Horowitz đang điều tra các tin nhắn này trong một cuộc điều tra về cách thức FBI xử lý cuộc điều tra của họ nhắm vào việc bà Clinton sử dụng máy chủ email cá nhân thời bà còn là Ngoại trưởng Mỹ dưới thời Tổng thống Barack Obama, bản tin cho hay.

Ông Strzok đã bị loại khỏi cuộc điều tra Nga vào mùa hè rồi. Giới truyền thông hồi đầu tháng này loan tin ông đã trao đổi các tin nhắn chê bai ông Trump và ủng hộ bà Clinton.

Ông Strzok tham gia vào cả hai cuộc điều tra email của bà Clinton và cuộc điều tra Nga.

Những người theo Đảng Cộng hòa, trong đó có ông Trump, trong những tuần gần đây đã tăng cường công kích FBI và đặt nghi vấn về tính chính trực của cơ quan này.

Công tố viên đặc biệt Robert Mueller và các ủy ban Quốc hội đang điều tra các mối liên hệ khả dĩ giữa ban vận động của Donald Trump và Nga. Nga phủ nhận can thiệp vào cuộc bầu cử năm 2016 ở Mỹ.

Theo Reuters

https://www.voatiengviet.com/a/new-york-times-cac-quan-chuc-fbi-noi-clinton-phai-thang-cuoc-bau-cu-2016/4162275.html

 

LHQ: Bắt nhà báo

cho thấy tự do báo chí đang ‘xói mòn’ ở Myanmar

Ngày 14/12, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres nói việc hai nhà báo của Reuters bị bắt giữ tại Myanmar là dấu hiệu cho thấy tự do báo chí ở nước này đang bị siết lại.

Ông Guterres bày tỏ quan ngại về những hành động vi phạm nhân quyền tại bang Rakhine. Ông nói các nhà báo của Reuters đã bị bắt “có thể” vì họ tường thuật về những gì đã chứng kiến” liên quan tới một “thảm kịch nhân đạo quy mô lớn”.

Hai nhà báo Wa Lone và Kyaw Soe Oo bị bắt hôm 12/12 tại thành phố Yangon. Hai ông bị buộc tội vi phạm “Luật về Bí mật quốc gia”.

Hai nhà báo bị cáo buộc là lập kế hoạch để “gửi các tài liệu an ninh quan trọng về các lực lượng an ninh tại bang Rakhine cho các cơ quan nước ngoài”, theo Hội đồng Báo chí Myanmar, một cơ quan của chính phủ.

Bà Ma Pan Ei, vợ của nhà báo Wa Lone, nói với đài VOA rằng gia đình bà không nhận được bất cứ thông tin nào về tình trạng của chồng bà.

Giám đốc Điều hành của Ủy ban Bảo vệ các Nhà báo (CPJ) Joel Simon nói với VOA rằng tổ chức của ông kêu gọi các nhà chức trách phóng thích các nhà báo ngay lập tức và vô điều kiện. Ông nói thêm rằng vụ bắt giữ xảy ra giữa lúc cuộc đàn áp trên diện rộng đang tác động nghiêm trọng đến khả năng hoạt động của các nhà báo để tường thuật một câu chuyện có tầm quan trọng toàn cầu.

Khu vực phía Bắc bang Rakhine là trọng tâm của một chiến dịch quân sự của chính quyền Myanmar đã đẩy hơn 625.000 người Hồi giáo Rohingya phải chạy sang Bangladesh lánh nạn.

Chiến dịch này đã được phát động hồi tháng 8 như một phản ứng sau các cuộc tấn công vào các đồn cảnh sát. LHQ tố cáo chiến dịch này là một chiến dịch “thanh lọc sắc tộc”.

Chính quyền bán quân sự Myanmar đã cấm hầu hết các nhà báo và các nhà quan sát quốc tế tự do du hành tới khu vực này.

https://www.voatiengviet.com/a/lhq-bat-nha-bao-cho-thay-tu-do-bao-chi-dang-xoi-mon-o-myanmar/4163651.html

 

Hoa Kỳ: Iran gây bất ổn khu vực

Phái đoàn ngoại giao Mỹ tại Liên Hiệp Quốc cho biết rằng trong một cuộc họp báo hôm 14/12, Đại sứ Nikki Haley sẽ “nêu lên chuyện các hoạt động của Iran đang tiếp tục gây bất ổn khu vực Trung Đông” cũng như ở các nơi khác trên thế giới.

Bà Haley sẽ thảo luận một phúc trình của Liên Hiệp Quốc về việc triển khai thỏa thuận hạt nhân giữa Iran và các nước Mỹ, Anh, Trung Quốc, Pháp, Nga và Đức, vốn kêu gọi Iran không thực hiện các hoạt động liên quan tới tên lửa đạn đạo có thể mang đầu đạn hạt nhân.

Một thông báo trước khi bà Haley phát biểu nói rằng bà sẽ trình bày “các bằng chứng không thể bác bỏ” rằng Iran không tuân thủ các cam kết với cộng đồng quốc tế, và đã tìm cách che giấu các hành động của mình.

Tổng thống Donald Trump đã bác bỏ thỏa thuận hạt nhân đạt được dưới thời của người tiền nhiệm. Ông Obama từng coi đó là cách tốt nhất để bảo đảm rằng Iran không phát triển vũ khí hạt nhân.

Trong phúc trình gửi Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, Tổng thư ký Antonio Guterres thúc giục Hoa Kỳ duy trì cam kết theo thỏa thuận hạt nhân và “cân nhắc các tác động đối với khu vực trước khi tiến hành bất kỳ bước đi nào”.

Hoa Kỳ và Ảrập Xêút cáo buộc Iran đã trang bị vũ khí cho các phiến quân Houthi ở Yemen, trong đó có quả tên lửa bắn vào Ảrập Xêút hồi tháng Bảy và tháng 11. Tuy nhiên, Tehran đã bác bỏ cáo buộc đó.

https://www.voatiengviet.com/a/hoa-ky-noi-iran-gay-bat-on-khu-vuc/4163624.html

 

Ông Putin bác bỏ Nga can thiệp bầu cử Mỹ

Tổng thống Nga Valadimir Putin hôm 14/12 bác bỏ các cáo buộc cho rằng Nga can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm ngoái, đồng thời cho rằng các đối thủ của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tung tin như vậy để gây tổn hại tới uy tín của ông.

Phát biểu tại cuộc họp báo thường niên kéo dài ở Moscow, ông Putin bày tỏ hy vọng rằng quan hệ Mỹ và Nga sẽ bình thường trở lại.

Các cơ quan tình báo Hoa Kỳ đã kết luận rằng ông Putin hạ lệnh mở chiến dịch tác động tới bầu cử Mỹ để giúp ông Trump giành thắng lợi trước đối thủ là cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton.

Ông Putin hôm 14/12 cũng nói rằng Nga lo ngại Hoa Kỳ rút khỏi các thỏa thuận kiểm soát vũ khí, trong khi nước ông vẫn tuân thủ các hiệp định này.

Ông cũng nói rằng quân đội Nga vẫn sẽ phát triển theo nhu cầu mà không bị lôi kéo vào cuộc chạy đua vũ trang với Hoa Kỳ.

Về Bắc Hàn, ông Putin nói rằng nếu Mỹ sử dụng vũ lực với nước này, quyết định đó sẽ dẫn tới “các hệ quả thảm khốc”.

Ông cũng nói rằng Nga không chấp nhận chương trình vũ khí hạt nhân của Bắc Hàn và đổ lỗi cho Hoa Kỳ đã khiêu khích Bình Nhưỡng làm điều đó.

https://www.voatiengviet.com/a/ong-putin-bac-bo-nga-can-thiep-bau-cu-my/4163493.html

 

Láng giềng Trung Quốc có “gục ngã”

trước chiến lược mê hoặc của Tập Cận Bình?

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sau lễ ký kết tại Đại Lễ Đường Nhân Dân, Bắc Kinh, ngày 14/12/2017.AFP/Nicolas ASFOURI

Ngày 13/12/2017, tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In thăm chính thức Trung Quốc. Sự kiện này có thể là dấu hiệu quan trọng hâm nóng quan hệ song phương trở nên căng thẳng từ năm 2016 khi cựu tổng thống Park Geun Hye đồng ý để Mỹ triển khai hệ thống lá chắn tên lửa THAAD trên lãnh thổ Hàn Quốc.

Trong bài viết đăng trên South China Morning Post (11/12/2017), ông Douglas H. Paal, giám đốc chương trình châu Á của Quỹ Carnegie về Hòa bình Quốc tế, cho rằng chuyến công du của tổng thống Hàn Quốc được theo dõi và phân tích để xem khả năng chèo lái của Seoul giữa những tham vọng cạnh tranh nhau của Bắc Kinh và Washington trong việc kiềm chế mối đe dọa hạt nhân ngày càng gia tăng của Bình Nhưỡng. Ngoài ra, chuyên gia về châu Á cũng tìm hiểu chuyến công du này phù hợp với chính sách đối ngoại của Trung Quốc như thế nào ?

Thứ nhất, chuyến công du Bắc Kinh là một bài trắc nghiệm thực sự đối với tổng thống Hàn Quốc. Người tiền nhiệm Park Geune Hye từng trông đợi rất nhiều vào mối quan hệ với lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình để kiềm chế mối đe dọa hạt nhân Bắc Triều Tiên, trước khi rơi vào cảnh bối rối vì chủ tịch Trung Quốc không nhận các cuộc gọi của bà sau một vụ thử nguyên tử nghiêm trọng của Bình Nhưỡng.

Khi bà Park chấp nhận để Hoa Kỳ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD trên lãnh thổ Hàn Quốc, Bắc Kinh lại cho rằng sự việc này gây hại đến an ninh quốc gia và tung một chiến dịch tẩy chay, không chính thức nhưng rất hiệu quả, nhắm vào thương mại và ngành du lịch Hàn Quốc. Trong khi đó, Seoul lại cần tổ chức thành công Thế Vận Hội Mùa Đông vào tháng 02/2018 và sự đồng thuận của Trung Quốc là chìa khóa giúp các khán đài kín chỗ.

Về phần mình, Hoa Kỳ từng « chơi khó » tổng thống Moon khi một mặt, đẩy nhà lãnh đạo cánh tả ủng hộ phản ứng ngày càng hiếu chiến hơn của Washington trước hoạt động phát triển vũ khí đạn đạo và hạt nhân của Bắc Triều Tiên ; mặt khác, buộc Seoul phải đàm phán lại thỏa thuận tự do thương mại Mỹ-Hàn, đã hai lần được thảo luận lại trước đó dưới thời tổng thống Bush và Obama. Tác giả bài viết so sánh tổng thống Moon như con tép nhỏ giữa bầy cá voi, và một kết thúc có hậu thì rất khó dự đoán.

Ngược lại, chủ tịch Tập Cận Bình, với vị trí được củng cố hơn sau đại hội đảng Cộng Sản Trung Quốc lần thứ 19, đang điều hành một nền kinh tế vững mạnh với những tham vọng toàn cầu mới và một lực lượng quân đội được cải tổ và củng cố. Ông Tập Cận Bình cố duy trì mối quan hệ khá nồng ấm với tổng thống Donald Trump, dù còn rất nhiều căng thẳng về kinh tế và chiến lược cũng như việc loại bỏ lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un, trong khi cả hai đều đồng ý về các biện pháp trừng phạt chưa từng có nhắm vào chế độ Bình Nhưỡng.

Từ chiến lược gây hấn…

Nhà nghiên cứu Douglas H. Paal cho biết, sau đại hội đảng Cộng Sản Trung Quốc lần thứ 19, nhiều mối quan hệ Trung Quốc thuyết phục ông theo dõi chính sách ngoại giao của Bắc Kinh vì họ tin rằng ông Tập Cận Bình có thể tung chiến lược quyến rũ các nước láng giềng.

Trước đó, ông Tập từng thử việc này. Năm 2013, một năm sau khi trở thành chủ tịch Trung Quốc, ông Tập đã mời các quan chức ngoại giao hàng đầu của nước này tham gia hội thảo về chính sách đối ngoại của Trung Quốc với các nước trong khu vực ; không che dấu là điều chỉnh những sai lầm trong đường lối ngoại giao của Trung Quốc sau năm 2008. Từ cuộc khủng hoảng tài chính tại châu Á năm 1997 đến Thế Vận Hội Bắc Kinh 2008, ngành ngoại giao Trung Quốc tỏ ra ngày càng ôn hòa và có lợi cho các nước láng giềng. Các nhà ngoại giao thì tài tình và cơ hội kinh tế nở rộ.

Nhưng với Thế Vận Hội và khủng hoảng tài chính toàn cầu, tính tự cao tự đại có vẻ phổ biến ở Trung Quốc. Hoa Kỳ thì lại bị coi trên đà xuống dốc. Bắc Kinh hành xử ngạo mạn. Các vụ tranh chấp nổ ra gần như khắp nơi xung quanh Trung Quốc : với Nhật Bản về các hòn đảo ngoài khơi biển Hoa Đông, với Việt Nam về Biển Đông, với Ấn Độ là đường biên giới, với Miến Điện là cách đầu tư tham nhũng của Trung Quốc…

Hội thảo tháng 10/2013 có dụng ý tập trung lại ngành ngoại giao và các nguồn lực Trung Quốc để cải thiện quan hệ với các nước láng giềng. Mục tiêu mang tính thực tiễn, theo nghĩa Trung Quốc biết rằng không thể biến các láng giềng thành đồng minh. Nhưng đúng hơn, mục đích còn nhằm ngăn cản khả năng Hoa Kỳ, Nhật Bản và có thể là cả Ấn Độ hình thành một liên minh với các nước xung quanh Trung Quốc để tạo đối trọng trước sức mạnh và ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc. Khi đưa ra những cơ hội thương mại, cơ sở hạ tầng (dự án « Một Vành Đai, Một Con Đường ») và hạn chế các vụ xung đột, Bắc Kinh có thể sớm gạt bỏ những ý đồ như vậy.

Những tham vọng đầu tiên của ông Tập Cận Bình bị sụp đổ. Dự án « Một Vành Đai, Một Con Đường » chưa thành hình hài ngoài biểu tượng. Chủ tịch Trung Quốc giám sát việc tuyên bố một vùng nhận dạng phòng không – bất ngờ và không được hoan nghênh – tại biển Hoa Đông. Ông cũng tiến hành gây hấn ở Biển Đông, với yêu sách « đường lưỡi bò » đòi chủ quyền phần lớn vùng biển này, nhưng tuyên bố đã bị Tòa trọng tài La Haye bác bỏ.

… đến chiến lược quyến rũ đề phòng láng giềng liên kết chống Trung Quốc

Dường như ông Tập Cận Bình hiện muốn tái khởi động chiến dịch quyến rũ. Mục đích chiến lược là ngăn chặn một liên minh bài Trung Quốc giữa các nước làng giềng vẫn không hề thay đổi. Động cơ thúc đẩy ông Tập có thể là chiến lược « xoay trục sang châu Á » của cựu tổng thống Mỹ Barack Obama, bị đánh giá là bất thành trước sự lớn mạnh của Trung Quốc, và đến giờ là « chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương » của tổng thống Donald Trump với mục đích rõ ràng là cạnh tranh với Trung Quốc, dù không được chính thức nêu tên. Chiến lược an ninh quốc gia của chính quyền Trump có thể được công bố trong những ngày tới.

Dấu hiệu đầu tiên của chiến lược quyến rũ của Trung Quốc khá thuyết phục. Trong những ngày sau đại hội đảng, Bắc Kinh thông báo tìm được một thỏa thuận mới và cơ chế với Hà Nội để giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông.

Thỏa thuận cũng đạt được giữa ngoại trưởng Trung Quốc và Hàn Quốc để hạn chế việc triển khai hệ thống lá chắn tên lửa THAAD, đổi lại là bình thường hóa quan hệ. Cũng trong thời gian này, Bắc Kinh và Tokyo cũng tiết lộ ý định chủ tịch Tập Cận Bình công du Nhật Bản vào năm 2018, và cùng nhất trí về một cơ chế, từ lâu bị đình trệ, để quản lý căng thẳng trong vùng biển Hoa Đông.

Tại Đông Nam Á, Trung Quốc tiếp tục vuốt ve chính quyền của tổng thống Philippines Rodrigo Duterte. Còn các nhà lãnh đạo quân sự và dân sự Miến Điện cũng liên tục sang thăm Trung Quốc trong thời gian gần đây. Cuối cùng, phải kể đến dự án « Một Vành Đai, Một Con Đường » được thúc đẩy trên nhiều mặt. Ông Tập Cận Bình biết nắm lấy thời cơ mà tổng thống Mỹ đem lại để bảo vệ hệ thống quốc tế.

Hoa Kỳ không hoàn toàn ngồi im. Chính quyền Trump sớm nhận ra rằng chiến lược của cựu tổng thống Barack Obama về Đông Nam Á đã để cho những trở ngại nhỏ hơn tác động đến các mục tiêu lớn hơn ở Thái Lan, Malaysia và Philippines. Nhà Trắng cố gắng nối lại quan hệ với lãnh đạo của các quốc gia này thông qua các cuộc gặp gỡ của tổng thống, có vẻ được đánh giá cao. Tuy nhiên, Hoa Kỳ vẫn còn bị cản trở với việc rút khỏi hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), nhiều vị trí chính trị vẫn còn khuyết, thái độ thờ ơ của người dân đối với trật tự quốc tế và vẫn chưa thoát được sự lún sâu, tốn kém ở Trung Đông.

Trung Quốc có thể sẽ lại thất bại với chiến lược quyến rũ. Nhiều vấn đề vốn đã đầu độc mối quan hệ giữa Trung Quốc và các nước láng giềng trong nhiều thập kỷ sẽ không biến mất. Điều đó sẽ thúc đẩy các nhà quan sát theo dõi xem Trung Quốc xử lý những vấn đề này, các bất đồng như thế nào, cũng như cách mà Washington, Tokyo và có thể là cả New Delhi thể hiện vai trò lãnh đạo và huy động các nguồn lực để chống lại hoặc khai thác các hành động « tán tỉnh » của Bắc Kinh.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20171214-lang-gieng-trung-quoc-co-%E2%80%9Cguc-nga%E2%80%9D-truoc-chien-luoc-me-hoac-cua-tap-can-binh

 

HRW lên án chương trình thu thập ADN tại Tân Cương

Minh Anh

Tổ chức nhân quyền Human Rights Watch ngày 13/12/2017 lên án chính quyền Bắc Kinh thu thập ADN và nhiều dữ liệu thống kê sinh học của toàn bộ dân cư vùng Tân Cương bất chấp công ước quốc tế.

AFP cho biết lời cáo buộc này được đưa ra vào lúc cảnh sát Tân Cương đang tiến hành thu thập các hình ảnh, dấu vân tay, chụp ảnh mầu mắt và nhiều thông tin hành chính các hộ gia đình. Trong khi đó, cơ quan y tế tập hợp các mẫu ADN và dữ liệu mẫu máu trong khuôn khổ chương trình của chính phủ « kiểm tra sức khỏe toàn diện ».

Theo nhận định của tổ chức nhân quyền có trụ sở tại Hoa Kỳ, hành động này của chính quyền Tân Cương là « một sự vi phạm trắng trợn nhân quyền ». HRW cáo buộc chính quyền Tân Cương đã tiến hành chương trình này một cách « lén lút », dưới vỏ bọc « chương trình sức khỏe miễn phí ».

Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc, ông Lục Khảng, đã chỉ trích cáo buộc này của HRW là « sai lệch ». Còn chính quyền Tân Cương không bình luận gì về những lời tố cáo trên

http://vi.rfi.fr/chau-a/20171214-hrw-len-an-chuong-trinh-thu-thap-and-tai-tan-cuong

 

Chế độ nào cho cuộc ly dị Anh Quốc-Liên Hiệp Châu Âu?

Trọng Nghĩa

Như vậy là Luân Đôn và Bruxelles kể như đã đồng ý trên các thủ tục liên quan đến tiến trình Brexit, tức là việc Anh Quốc rút ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu. Câu hỏi đặt ra với nước Anh lúc này là họ sẽ muốn thiết lập với bạn đường cũ một kiểu quan hệ như thế nào. Nói theo ngôn ngữ của luật gia đình, thì chấp nhận chung sống với nhau theo chế độ nào.

Theo hãng tin Pháp AFP ngày 14/12/2017, hiện nay, Luân Đôn có ba lựa chọn một quan hệ đối tác theo kiểu Na Uy với Liên Âu, hoặc là mô hình hiệp định tự do mậu dịch giữa Canada và châu Âu ; và nếu không thỏa thuận được với Bruxelles về 2 chế độ trên, thì đành phải chấp nhận quan hệ dựa trên những quy tắc của Tổ Chức Thương Mại Thế giới (WTO/OMC).

Mô hình Na Uy

Nước Bắc Âu giàu năng lượng này đã hai lần từ chối không gia nhập Liên Hiệp Châu Âu, nhưng từ năm 1994, đã đồng ý tham gia khối Khu Vực Kinh Tế Châu Âu (EEA). Trong tư cách này, Na Uy được hưởng tất cả các lợi ích của một thị trường châu Âu hợp nhất, chỉ có điều là không có tiếng nói trong việc định ra các quy tắc vận hành của thị trường này.

Dĩ nhiên, Na Uy phải tôn trọng các quy tắc của thị trường duy nhất, có nghĩa là phải cho phép hàng hóa, dịch vụ, vốn liếng và con người tự do lưu thông, đồng thời phải chấp nhận các quy tắc của Liên Hiệp Châu Âu trong nhiều lĩnh vực quan trọng như cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng và môi trường.

Nếu đi theo mô hình Na Uy, lợi ích lớn nhất mà Anh thu được là việc lãnh vực tài chánh của họ không bị ảnh hưởng, vai trò trung tâm tài chính của Luân Đôn vẫn được duy trì, và vẫn có thể tiếp tục làm cửa ngõ cho các ngân hàng Mỹ và châu Á tiến vào Liên Âu.

Tuy nhiên, đối với những người chủ trương Brexit, quyền tự do đi lại giữa các nước trong khối Khu Vực Kinh Tế Châu Âu mà Anh Quốc phải tôn trọng là điều mà họ không chấp nhận được, trong khi đây là một điều kiện để gia nhập khối nước này.

Phe chủ trương Brexit cũng bác bỏ thẩm quyền của Toà Án Châu Âu, định chế có thẩm quyền tối hậu trong khối Khu Vực Kinh Tế Châu Âu. Một yếu tố khác là nước Anh cũng sẽ phải tiếp tục đóng góp vào ngân sách chung của châu Âu, điều mà phe muốn Brexit cực ghét.

Mô hình Canada

Nếu không muốn bị ràng buộc bằng những quy tắc của thị trường duy nhất, Anh Quốc có thể tiến hành đàm phán một thỏa thuận thương mại theo kiểu Hiệp Định Kinh Tế Thương Mại Toàn Diện (CETA) mà Liên Hiệp Châu Âu đã ký với Canada, một văn kiện được Bruxelles coi là mô hình cho các cuộc đàm phán, mà gần đây nhất là với Nhật Bản.

Không giống như các thỏa thuận thương mại cổ điển, CETA đề cập đến tất cả các khía cạnh của nền kinh tế, bao gồm cả các chuẩn mực về y tế và an toàn, chứ không chỉ là cắt giảm thuế thông thường và các hạn ngạch nhập khẩu. Do là một thỏa thuận đàm phán, Luân Đôn có thể kỳ kèo với Bruxelles trên từng điểm một để đạt được một thỏa hiệp có lợi nhất cho mình.

Vấn đề tuy nhiên là khi làm như vậy, sự tương đồng về kinh tế giữa Anh Quốc và châu Âu sẽ nhạt đi, và sẽ gây nên những tốn kém nặng nề cho Luân Đôn. Ngoài ra, cuộc đàm phán sẽ rất phức tạp, đặc biệt là trong bối cảnh Cộng Hòa Ireland, một thành viên Liên Hiệp Châu Âu, lại không muốn xuất hiện một biên giới giữa họ với người anh em Bắc Ireland, thuộc Vương Quốc Anh.

Chế độ của Tổ Chức Thương Mại Thế Giới

Nếu cả hai mô hình trên không hợp, thì Anh Quốc sẽ trở thành một nước « thứ ba » đối với Liên Hiệp Châu Âu, với quan hệ thương mại được quản lý theo các quy tắc của Tổ Chức Thương Mại Thế Giới.

Các quy tắc này cho phép đánh thuế hay thiết lập các rào cản khác, có thể làm tê liệt quan hệ thương mại giữa Anh Quốc và Liên Hiệp Châu Âu. Một ví dụ : Mức thuế của Liên Âu đối với các nước thứ ba bình quân là 1,5%, nhưng trong một số lĩnh vực chiến lược nhất định, như ô tô chẳng hạn, mức này lên đến 10%. Hơn nữa, theo các quy tắc của WTO, không chắc sản phẩm của Anh có thể nhập vào Liên Hiệp Châu Âu, mà không cần thông qua kiểm tra tại biên giới, gây thêm khó khăn cho hàng hóa Anh Quốc.

Các nhà nghiên cứu tại Trường Kinh Tế Luân Đôn nổi tiếng đã dự đoán rằng nếu theo chế độ Tổ Chức Thương Mại Thế Giới, trong vòng 10 năm, thương mại giữa Anh Quốc và Liên Hiệp Châu Âu sẽ giảm sụt 40%.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20171214-che-do-nao-cho-cuoc-ly-di-anh-quoc-lien-hiep-chau-au

 

Thượng đỉnh Liên Âu trong bối cảnh Theresa May

và Angela Merkel trong thế yếu

Minh Anh

Ngày 14/12/2017, Liên Hiệp Châu Âu bắt đầu hai ngày họp thượng đỉnh tại Bruxelles. Cải cách khu vực đồng tiền chung châu Âu, chính sách di dân và Brexit là trọng tâm cuộc họp.

Các cuộc đàm phán vào phút chót giữa thủ tướng Anh Theresa May và các lãnh đạo châu Âu cũng đã đạt được một thỏa thuận về các điều kiện Anh Quốc rời Liên Hiệp. Thỏa thuận này giờ phải được 27 nước còn lại thông qua để cho phép các bên bước vào vòng hai cuộc đàm phán, nhằm xác định mối quan hệ giữa Liên Âu và Anh Quốc trong tương lai.

Tuy nhiên, theo nhận định của thông tín viên RFI Muriel Delcroix tại Luân Đôn, vị thế của thủ tướng May trong cuộc đàm phán tới đây có nguy cơ gặp nhiều khó khăn do ngày 13/12, Hạ Viện Anh bỏ phiếu khẳng định quyền kiểm soát tiến trình Brexit, với một tỷ lệ sít sao : 309 phiếu thuận so với 305 phiếu chống.

« Đây là lần đầu tiên, bà Theresa May hứng chịu một thất bại tại Nghị Viện, kể từ khi bà nhậm chức thủ tướng và thất bại này lại càng cay đắng hơn, bởi vì chính phủ có thể tránh được. Lý do là từ nhiều tháng qua, với sự ủng hộ của phe đối lập, các dân biểu bảo thủ thân châu Âu đề nghị là mọi thỏa thuận cuối cùng về Brexit mà Luân Đôn ký với Bruxelles nhất thiết phải được Nghị Viện bỏ phiếu phê chuẩn.

Các nghị sĩ này muốn có tiếng nói quyết định cuối cùng, thậm chí buộc chính phủ quay lại bàn đàm phán nếu như thỏa hiệp với Bruxelles về Brexit không làm họ hài lòng.

Đối với các nghị sĩ bảo thủ thân châu Âu này, đây là một vấn đề nguyên tắc và đáp lại những người chỉ trích rằng họ chỉ tái khẳng định những đặc quyền, như phe ủng hộ Brexit liên tục nhắc lại qua khẩu hiệu « cần phải giành lại quyền kiểm soát » trong quan hệ với Bruxelles.

Sau thất bại này, các nghị sĩ ủng hộ Brexit nổi cáu và cáo buộc các đồng nghiệp muốn làm phá hỏng tiến trình đàm phán ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu.

Về phần mình, chính phủ cố gắng giảm thiểu tác động của cuộc bỏ phiếu và trấn an rằng sự cố này không ngăn cản được Anh rời khỏi Liên Hiệp Châu Âu vào năm 2019. Tuy vậy, đối với Theresa May, thất bại ê chề này gây tổn hại đến uy quyền của bà, trong bối cảnh, hôm nay, 14/12, bà tới Bruxelles, sau khi rất vất vả mới đạt được một sự thỏa hiệp để chuyển sang giai đoạn hai của tiến trình thương lượng với 27 thành viên Liên Hiệp Châu Âu.

Đây cũng là lời cảnh báo của một số nghị sĩ trong đảng của bà muốn được chính phủ lắng nghe tiếng nói của họ ».

Vẫn tại châu Âu, thủ tướng Đức Angela Merkel tới dự thượng đỉnh châu Âu ngày 14/12 tại Bruxelles trong thế yếu, bởi vì bà chưa lập được chính phủ sau cuộc bầu cử lập pháp hồi tháng 09/2017.

Theo thông lệ, lãnh đạo một chính phủ xử lý thường vụ, như trường hợp của Đức hiện nay, tránh đưa ra các sáng kiến trong các hội nghị cấp cao. Do vậy, theo giới quan sát, tại thượng đỉnh lần này, thủ tướng Merkel sẽ khó bày tỏ lập trường ủng hộ các đề xuất của tổng thống Pháp Emmanuel Macron về việc cải cách khu vực đồng euro.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20171214-thuong-dinh-lien-au-trong-boi-canh-theresa-may-va-angela-merkel-trong-the-yeu

 

Pháp : Thượng đỉnh G5 Sahel tăng tốc chống khủng bố

Minh Anh

Thượng đỉnh G5 Sahel quy tụ khoảng 12 nước châu Phi, châu Âu và vùng Vịnh đã diễn ra ngày 13/12/2017 tại một vùng ngoại ô Paris. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron còn có buổi họp kín với nguyên thủ 5 nước vùng nam Sahara. Trọng tâm chương trình nghị sự là tìm nguồn tài chính bền vững cho lực lượng chung chống khủng bố tại vùng Sahel.

Theo thông báo của tổng thống Pháp, ngoài cam kết hỗ trợ 50 triệu euro của Liên Hiệp Châu Âu, lực lượng G5 Sahel có thêm hai nguồn tài trợ mới : Ả Rập Xê Út thông báo hỗ trợ 100 triệu euro và Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập là 30 triệu euro.

Tuy nhiên, tổng thống Pháp cũng nhấn mạnh đây chỉ mới là bước đầu trong việc huy động cộng đồng quốc tế. Một hội nghị ủng hộ và lập kế hoạch dự trù sẽ diễn ra tại Bruxelles vào ngày 23/02/2018 để tập hợp tất cả các đối tác có liên quan.

Theo RFI, tại cuộc họp, ngoại trưởng Ả Rập Xê Út cho biết thêm sẽ nghiên cứu khả năng cung cấp hậu cần và huấn luyện quân sự tại những nước cần thiết, chia sẻ thông tin tình báo cũng như vấn đề hỗ trợ nhân đạo.

Ông Emmanuel Macron cho biết thêm là các thỏa thuận kỹ thuật và tài chính cần thiết cho việc chuyển nguồn tài trợ sẽ được đúc kết từ đây cho đến trung tuần tháng Giêng năm 2018.

http://vi.rfi.fr/phap/20171214-phap-thuong-dinh-g5-sahel-tang-toc-chong-khung-bo

 

Hoa Kỳ :

Đảng Cộng Hòa bị chia rẽ sau thất bại tại bang Alabama

Minh Anh

Lá phiếu cử tri cộng đồng người Mỹ gốc Phi đã mang đến thắng lợi cho ứng viên đảng Dân chủ Doug Jones. Kết quả bầu cử này đang bắt đầu chia rẽ nội bộ đảng Cộng Hòa. Nhiều nghị sĩ bắt đầu lên tiếng chỉ trích Steve Bannon, cựu cố vấn cho tổng thống Mỹ Donald Trump. Ông Steve Bannon dường như đã thúc đẩy tổng thống ủng hộ Roy Moore bất chấp tai tiếng tình dục.

Theo nhận định của thông tín viên RFI Eric de Salves tại San Francisco, cuộc khủng hoảng này đang làm lộ rõ các căng thẳng trong nội bộ đảng cầm quyền.

« Trong đảng Cộng Hòa, nhiều lời chỉ trích đã bắt đầu ngay từ khi có thông báo thất cử tại Alabama. Đối tượng chính bị chỉ trích là Steve Bannon, cựu cố vấn của Donald Trump.

Theo truyền thông Mỹ, ông Steve Bannon dường như đã khuyến khích ủng hộ ứng viên cực kỳ bảo thủ Roy Moore bất chấp các cáo buộc xâm hại tình dục của 9 phụ nữ nhắm vào ông ấy, trong khi mà trước đó tổng thống Mỹ đã ủng hộ đối thủ của Roy Moore trong bầu cử sơ bộ.

Nghị sĩ Carlos Curbelo bang Florida đã mỉa mai trên mạng Twitter : “Hoan hô trường phái Steve Bannon đã tặng một ghế cho đảng Dân Chủ tại một trong những bang bảo thủ nhất tại Hoa Kỳ”.

Ông Bannon không còn là cố vấn chính thức cho tổng thống nhưng lãnh đạo trang mạng cực hữu Breibart News vẫn hy vọng sử dụng chiến thắng của Roy Moore để áp đặt đường lối theo bản sắc của mình trong nội bộ đảng bảo thủ để chống lại đường lối mà ông xem là “những thành phần chính trị chuyên nghiệp của Washington”.

Sau những cáo buộc sàm sỡ với nữ giới, phần đông các gương mặt lớn của đảng Cộng Hòa đã không còn ủng hộ Roy Moore. Nhưng Steve Bannon vẫn tìm cách huy động thành phần cơ sở của đảng chống lại ban lãnh đạo. Hệ quả là ông bị suy yếu sau thất bại tại Alabama. Đây cũng là thất bại thứ hai sau khi một ứng viên khác, Ed Gillepsie bang Virginia đã nhận được sự ủng hộ của ông.

Trên đài CNN, Peter King, đại biểu đảng Cộng Hòa tại New York, không tiếc lời chỉ trích nhắm vào cựu chiến lược gia của tổng thống Mỹ. Ông nói : “Với dáng dấp của một kẻ say rượu, người đàn ông này sẽ không có chỗ đứng trên chính trường” ».

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20171214-hoa-ky-dang-cong-hoa-chia-re-sau-that-bai-bau-cu-tai-alabama

 

Đối thoại chiến lược Anh-Nhật

tập trung trên hồ sơ Bắc Triều Tiên

Trọng Nghĩa

Ngày 14/12/2017, hai bộ trưởng Ngoại Giao và Quốc Phòng của Anh Quốc và Nhật Bản gặp nhau tại Luân Đôn trong khuôn khổ cuộc đối thoại chiến lược giữa hai nước. Vấn đề vũ khí hạt nhân Bắc Triều Tiên dĩ nhiên nổi cộm trong chương trình nghị sự, bên cạnh một số hồ sơ song phương khác.

Phát biểu trước cuộc tiếp xúc với đồng nhiệm Taro Kono và bộ trưởng Quốc Phòng Nhật Bản Itsunori Onodera, ngoại trưởng Anh Boris Johnson xác nhận rằng cả Tokyo lẫn Luân Đôn đều mong muốn « thắt chặt thêm quan hệ hợp tác trong lãnh vực an ninh và quốc phòng để có thể cùng nhau đối phó với những thách thức trước mắt, trong đó có những vấn đề an ninh quốc tế thiết yếu như vấn đề Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (tức là Bắc Triều Tiên) ».

Trong thực tế, Anh Quốc không có nhiều liên can với vấn đề Bắc Triều Tiên, mặc dù đã từng phái bốn chiến đấu cơ tham gia tập trận chung với Nhật Bản vào năm 2016. Luân Đôn cũng có kế hoạch phái chiến hạm đến vùng biển châu Á vào năm 2018, nhưng mục tiêu lúc loan báo kế hoạch là bảo vệ quyền tự do hàng hải ở Biển Đông, ngăn chặn hành động của Trung Quốc hơn là Bắc Triều Tiên.

Bộ trưởng Quốc Phòng Anh Gavin Williamson cũng khẳng định : « An ninh của khu vực Châu Á-Thái Bình Dương rất quan trọng đối với tất cả chúng ta. Tôi cũng sẽ cùng với các đối tác Nhật Bản thảo luận về việc đối phó với các mối đe dọa đối với an ninh khu vực và cộng đồng quốc tế ».

Hai bên cũng sẽ thảo luận về việc tăng cường hợp tác quân sự song phương, trong đó có các cuộc tập trận chung và công cuộc hợp tác chống khủng bố và tin tặc.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20171214-doi-thoai-chien-luoc-anh-nhat-tap-trung-tren-ho-so-bac-trieu-tien

 

Luật tài trợ chính đảng Úc:

Bắc Kinh triệu mời đại sứ Úc để phản đối

Trọng Nghĩa

Trung Quốc càng lúc càng gia tăng sức ép trên chính quyền Canberra trong bối cảnh tranh cãi bùng lên gay gắt liên quan đến việc Bắc Kinh bị tình nghi dùng các khoản tài trợ cho các đảng chính trị tại Úc để thao túng đời sống chính trị Úc. Động thái mới nhất được chính Trung Quốc loan báo ngày 14/12/2017 là triệu mời đại sứ Úc tại Bắc Kinh lên bộ Ngoại Giao để chất vấn.

Trong cuộc họp báo thường kỳ, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Lục Khảng xác nhận rằng chính quyền Trung Quốc đã triệu mời đại sứ Úc tại Bắc Kinh đến bộ Ngoại Giao để có « một cuộc đối thoại quan trọng ». Tuy nhiên, ông Lục Khảng không cho biết là việc triệu mời diễn ra vào lúc nào. Đối với phát ngôn viên Trung Quốc : « Phía Úc đã biết rất rõ quan điểm của Trung Quốc về quan hệ song phương và những vấn đề liên quan ».

Động thái triệu mời đại sứ là một bước leo thang mới của Trung Quốc trong vụ Bắc Kinh bị cáo buộc tìm cách tác động đến đời sống chính trị Úc. Vào tuần trước, Bắc Kinh đã chính thức gởi công hàm phản đối Canberra sau khi Nghị Viện Úc nêu đích danh Trung Quốc là đầu mối gây quan ngại, khiến Úc phải đề xuất thêm luật lệ chống hành động nước ngoài xen vào nội tình nước Úc.

Các dự luật đã được đệ trình trước Nghị Viện tiếp theo một cuộc điều tra được chính thủ tướng Úc Malcolm Turnbull ra lệnh thực hiện sau khi truyền thông Úc tiết lộ rằng Tình Báo Úc đã cảnh báo các chính khách từ cách đây hai năm về việc nhận tài trợ của hai tỷ phú có liên hệ với Trung Quốc.

Hôm 12/12, một thượng nghị sĩ Úc có thế lực đã phải rời bỏ Nghị Viện sau khi quan hệ đáng ngờ của ông với một nhà tài trợ chính trị giàu có thân cận với Đảng Cộng Sản Trung Quốc, bị vạch trần.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20171214-luat-tai-tro-chinh-dang-uc-bac-kinh-trieu-moi-dai-su-uc-de-phan-doi

 

Hội nghị WTO lần thứ 11 thất bại hoàn toàn

Thanh Hà

Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO/OMC) lún sâu thêm vào khủng hoảng. Sau ba ngày họp, hội nghị cấp bộ trưởng của 164 thành viên họp tại Buenos Aires (Achentina) bế mạc ngày 13/12/2017. Các bên không đạt được một thỏa thuận nào về thương mại toàn cầu. Mỹ bị chỉ trích có thái độ “cứng nhắc”. Trên hồ sơ đánh bắt cá, WTO đã không vượt qua được sự chống đối của Ấn Độ.

Từ Buenos Aires, thông tín viên RFI Jean-Louis Buchet gửi về bài tường trình :

“Trước chính sách bảo hộ của một số quốc gia, như Mỹ và Ấn Độ, mục tiêu được đa số các thành viên Tổ Chức Thương Mại đề ra cho hội nghị ở Buenos Aires lần này là nhằm duy trì một chính sách mậu dịch cởi mở trong khuôn khổ luật lệ nghiêm túc. Thế nhưng, liên quan đến một số chủ đề, các bên đã có một bước thụt lùi. Chẳng hạn trên vấn đề tích trữ lương thực giúp các nước nghèo, trên vế thương mại qua ngả internet, hay đánh bắt cá trái phép, trên cả ba vế này, WTO đã không đạt được đồng thuận.

Trưởng đoàn đàm phán của Pháp, ông Jean-Baptiste Lemoyne, quốc vụ khanh đặc trách về Châu Âu, xem hội nghị tại Achentina lần này là một bước ngoặt. Ông tuyên bố : “Buenos Aires phải đánh thức công luận. Chúng ta không hài lòng về kết quả của cuộc họp, vậy thì cần đề xuất những giải pháp để WTO vận hành tốt”.

Đây cũng là quan điểm của cựu ngoại trưởng Achentina, Susana Malcorra, chủ tọa hội nghị lần này. Bà nhắc lại vai trò của Tổ Chức Thương Mại Thế Giới trong nỗ lực đóng góp cho hòa bình, đặc biệt là khi nhìn vào lịch sử của thế kỷ 20.

Song song với hội nghị của WTO, đàm phán giữa Liên Hiệp Châu Âu và khối thị trường chung Nam Mỹ Mercosur đã đạt nhiều tiến bộ. Trên nguyên tắc, thỏa thuận tự do mậu dịch chung giữa hai khối này sẽ được ký kết trước tháng 03/2018″.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20171214-hoi-nghi-wto-lan-thu-11-that-bai-hoan-toan