Tin khắp nơi – 14/10/2018

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin khắp nơi – 14/10/2018

Tổng thống Trump cân nhắc

bổ nhiệm đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc

Washington DC –  Theo nguồn tin thân cận cho biết Tổng thống Donald Trump đang cân nhắc việc bổ nhiệm bà Kelly Craft, hiện là đại sứ Hoa Kỳ tại Canada, trở thành đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc.

Nguồn tin thân cận cũng cho biết tổng thống Trump đã ca ngợi bà Craft trong các cuộc họp riêng. Nhiều viên chức cao cấp của Tòa Bạch Ốc, bao gồm cả chánh văn John Kelly cho rằng bà Craft được đánh giá là một trong số các nhân viên hàng đầu trong nội các của ông Trump.

Công việc đại sứ Hoa Kỳ tại Canada của bà Craft bắt đầu vào tháng 8 năm 2017, và trong suốt thời gian đảm nhận vị trí này, bà Craft đã nỗ lực giải quyết những vấn đề căng thẳng giữa Washington và Ottawa liên quan đến Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA).

Bà Craft nguyên là nhà vận động gây quỹ lâu năm cho đảng Cộng hòa. Năm 2007 bà Craft được cựu Tổng thống George W. Bush bổ nhiệm làm đại biểu thay thế tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc. Ông Joe Craft – chồng của bà là chủ tịch và CEO của công ty sản xuất than Alliance Resource Partners.

Hôm thứ năm tuần này, bà Nikki Haley bất ngờ thông báo quyết định từ chức đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc, đồng thời cho biết bà sẽ rời nhiệm sở vào cuối năm nay.

Tổng thống Trump đã bắt đầu cân nhắc việc bổ nhiệm bà Craft sau khi bà Dina Powell, một cựu viên chức Tòa Bạch Ốc nổi tiếng, rút khỏi danh sách ứng cử viên sáng giá. Bên cạnh đó, Tổng Thống Trump cũng đang xem xét các ứng viên khác, bao gồm bà Kay Bailey Hutchison, cựu thượng nghị sĩ Texas hiện đang là đại sứ Hoa Kỳ tại NATO; bà Nancy Brinker, người sáng lập tổ chức ung thư ngực Susan G. Komen. Tổng thống Trump cho biết ông có thể sẽ công bố tên người kế nhiệm vị trí đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc trong vòng hai hoặc ba tuần tới. (Mộc Miên)

https://www.sbtn.tv/tong-thong-trump-dang-can-nhac-bo-nhiem-chuc-vu-dai-su-my-tai-lien-hiep-quoc/

 

Căng thẳng giữa trung Cộng và Hoa Kỳ

có thể dẫn tới một cuộc chiến tranh lạnh

Bắc Kinh, Trung Cộng – Các viên chức Trung Cộng đang ngày một nhận ra và lo sợ rằng Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump có thể thực thi lời đe dọa kết thúc mối quan hệ song phương đã kéo dài trong vài thập kỷ giữa hai nước.

Kể từ tháng Sáu, quan hệ ngoại giao giữa Trung Cộng và Hoa Kỳ đã xấu đi nhanh chóng trên một loạt các mặt trận, không chỉ trong thương mại mà còn cả quân sự và chính trị. Việc này dù không dẫn đến một cuộc Chiến Tranh Lạnh mới, nhưng mối quan hệ giữa hai bên đã giảm xuống một mức độ chưa từng thấy.

Sắp tới đây, Chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình có thể sẽ có cuộc gặp gỡ với Tổng thống Trump tại hội nghị thượng đỉnh lãnh đạo G20 hàng năm tại Buenos Aires vào tháng 11, nhằm nỗ lực tìm ra một giải pháp cho tình trạng căng thẳng giữa hai nước. Tuy nhiên, các chuyên gia chính sách ở cả hai bên lo lắng rằng có thể đã quá muộn để mối quan hệ của hai nước trở lại như xưa.

Sự phản ứng của Hoa Kỳ và Trung Cộng trước thực tế này cũng rất khác biệt. Về phía Hoa Kỳ, Trung Cộng trở thành một cột thu lôi cho sự đoàn kết cho hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ, một bước tiến tuyệt vời cho Tổng thống Trump. Trong khi đó, theo một viên chức cao cấp của Hoa Kỳ cho biết, những chính sách thuế của Tổng Thống Trump đối với hàng nhập cảng của Trung Cộng đã khiến chính phủ Trung Cộng bối rối để tìm ra cách giải pháp đáp trả.

Có những dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh đã phần nào mềm mỏng hơn trong lập trường của họ, như việc đại sứ Trung Cộng tại Washington gần đây cho biết rằng Trung Cộng sẵn sàng nhượng bộ nếu Hoa Kỳ thể hiện “sự chân thành”. Mặc dù trước công chúng, nhiều viên chức Trung Cộng vẫn khẳng định Bắc Kinh sẽ không chịu thua trước áp lực của Tổng thống Trump, tuy nhiên, có nhiều lo ngại rằng nếu lãnh đạo hai nước không chịu thỏa hiệp, một cuộc Chiến Tranh Lạnh sẽ xảy ra. (Mộc Miên)

https://www.sbtn.tv/cang-thang-giua-trung-cong-va-hoa-ky-co-the-dan-toi-mot-cuoc-chien-tranh-lanh/

 

Tại sao ông Trump phát ngôn sốc về TQ?

Tổng thống Mỹ Donald Trump cảnh báo ông có thể tiến hành nhiều việc hơn nữa để làm tổn thương tới nền kinh tế Trung Quốc và không có dấu hiệu chấm dứt cuộc chiến tranh thương mại đang leo thang với Bắc Kinh.

Theo hãng thông tấn Reuters, ông Trump đã đánh thuế lên 200 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc vào tháng trước và sau đó đe dọa sẽ mạnh tay hơn nếu Bắc Kinh trả đũa. Trung Quốc cũng đã phản ứng lại bằng cách áp thuế lên 60 tỷ USD hàng Mỹ.

“Nó có tác động rất lớn”, ông Trump phát biểu trong một cuộc phỏng vấn với chương trình Fox & Friends của Fox News hôm 11/10. “Nền kinh tế của họ [Trung Quốc] đã suy giảm đáng kể và tôi còn nhiều việc để làm nếu tôi muốn làm…”

Ngoài ra, Trump cho biết Trung Quốc muốn đàm phán nhưng ông không tin họ đã sẵn sàng. Ông chỉ trích các tổng thống Mỹ tiền nhiệm đã cho phép Trung Quốc theo đuổi những thói quen thương mại không công bằng và cho rằng ông phải nói với Bắc Kinh là “mọi chuyện đã kết thúc”.

“Họ đã sống quá tốt trong thời gian quá lâu, nói trắng ra, tôi đoán họ nghĩ người Mỹ là những gã ngốc. Nhưng người Mỹ không ngốc”, ông Trump tuyên bố.

Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ – Trung đang leo thang đã khiến Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hôm 9/10 cắt giảm dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu cho năm 2018 và 2019.

Một số tin tức đáng chú ý trong ngày 11/10:

– Phát biểu trước báo giới ngày 11/10, người phát ngôn điện Kremlin Dmitry Peskov đã bác bỏ các thông tin cho rằng có kế hoạch diễn ra một cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Mỹ Donald Trump.

– Ít nhất 1 người đã thiệt mạng và hàng trăm ngàn hộ gia đình bị cắt điện khi siêu bão Michael mạnh nhất trong vòng 25 năm qua tấn công bang Florida, Mỹ.

– Indonesia ngày 11/10 đã kéo dài thêm một ngày để tìm kiếm các nạn nhân trong vụ động đất, sóng thần tấn công đảo Sulawesi vào cuối tháng 9, theo đề nghị của người thân những người mất tích.

– Tên lửa Soyuz đã bất ngờ trục trặc chỉ vài phút sau khi được phóng đi, buộc hai phi hành gia Nga và Mỹ phải thoát hiểm khẩn cấp. Cơ quan Vũ trụ Nga (Roscosmos) thông báo cả 2 phi hành gia đều đã hạ cánh an toàn tại Kazakhstan.

–  Không quân Mỹ xác nhận đã triển khai máy bay ném bom tàng hình B-2 tới Trân Châu Cảng, Hawaii từ ngày 15/8-27/9 sau khi Trung Quốc khoe tên lửa đạn đạo tầm trung mới.

– Hãng thông tấn Fars ngày 11/10 cho biết, lãnh tụ Tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei đã chỉ đạo giới chức nước này nhanh chóng tìm ra các giải pháp để vượt qua cuộc khủng hoảng mà những biện pháp trừng phạt kinh tế của Mỹ gây ra.

– Cộng hòa Sierra Leone nằm ở Tây Phi vừa tuyên bố hủy dự án xây dựng một sân bay trị giá 400 triệu USD do Trung Quốc thực hiện với lý do việc xây dựng là quá tốn kém.

– Ít nhất 15 cảnh sát biên giới Afghanistan đã thiệt mạng khi chiến đấu với các phiến quân Taliban tại một chốt kiểm tra ở Qala-e Zal, tỉnh Kunduz vào hôm 11/10 khi cuộc bầu cử quốc hội đang tới gần.

http://biendong.net/goc-nhin-moi/24120-tai-sao-ong-trump-phat-ngon-soc-ve-tq.html

 

Mỹ “khoe” đã tìm ra “viên thuốc độc” để “trị” TQ

Nếu kinh tế Trung Quốc bị kéo lùi lại do hệ quả của chiến tranh thương mại thì có thể dẫn đến thất nghiệp tăng, nguy cơ bất ổn xã hội tăng cao, thị trường chứng khoán giảm tốc, đồng tiền mất giá, dự trữ ngoại hối sụt giảm, nguồn tiền đổ vào chi tiêu quốc phòng cũng như đầu tư cho chiến lược “vành đai, con đường” không còn được dồi dào như trước.

Làm suy yếu đối thủ tiềm tàng về mọi mặt

Đối với Chính quyền Trump, “mối đe dọa” lớn nhất, trực tiếp nhất và “nguy hiểm” nhất hiện nay đối với vị trí siêu cường và hệ thống quốc tế do Mỹ đóng vai trò chủ đạo không còn là chủ nghĩa khủng bố hay mối đe doạ từ Nga mà là từ Trung Quốc và điều này được nêu rõ trong Chiến lược an ninh quốc gia mới công bố đầu năm 2018. Thách thức này lớn hơn hẳn so với tất cả các thách thức mà Mỹ từng phải đương đầu từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay.

Trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, mối đe dọa của Liên Xô chủ yếu từ góc độ an ninh và quân sự, an ninh chứ chưa bao giờ là thách thức kinh tế. Còn Nhật, thì chỉ tạo ra thách thức kinh tế, thương mại đối với Mỹ trong một thời gian ngắn chứ còn xét về các khía cạnh khác như dân số, chiến lược hay ý thức hệ thì Nhật lại không hề có tham vọng thách thức hay soán ngôi Mỹ.

Trái lại, trong các cường quốc lớn trên thế giới hiện nay, chỉ duy nhất Trung Quốc vừa có sức mạnh kinh tế, lẫn sức mạnh quân sự với kho vũ khí hạt nhân hùng hậu, có dân số đông nhất thế giới, có lãnh thổ đủ rộng, có ý thức hệ khác biệt, hơn nữa Trung Quốc là cường quốc đang trỗi dậy mạnh mẽ và có lẽ hiện là cường quốc duy nhất, ngoài Mỹ, có tham vọng trở thành cường quốc số một thế giới.

Trong 500 năm qua, lịch sử thể giới đã chứng kiến 16 cuộc đối đầu giữa một cường quốc đã được thiết lập và một cường quốc đang trỗi dậy và tìm cách soán ngôi thì 12 trong số đó kết thúc bằng chiến tranh. Thực ra, ngay từ cách đây ba năm, tác giả của bài viết này cũng đã từng đưa ra cảnh báo về “cái bẫy Thucydides” và cuộc xung đột “định mệnh” (xem bài: Xung đột Trung-Mỹ: Định mệnh không lối thoát?).

Đặt cạnh tranh Trung – Mỹ trong bối cảnh đó thì xung đột thương mại chỉ là “câu chuyện nhỏ”, còn câu chuyện lớn hơn là sự cạnh tranh chiến lược, đối đầu trực diện về mọi mặt, trong đó Mỹ là bên đóng vai trò chủ động.

Vậy tại sao Trump lại chọn cuộc chiến thương mại (trade war) và tại sao lại vào lúc này? Trước hết đây là thời điểm kinh tế Mỹ đang ở giai đoạn tốt nhất trong hai thập kỷ qua, tính từ các góc độ: niềm tin của người tiêu dùng, giới doanh nghiệp; sự tăng trưởng của thị trường chứng khoán cao nhất mọi thời đại; tốc độ tăng trưởng kinh tế cao; tỷ lệ thất nghiệp thấp kỷ lục (3,7%)… Điều này có được một mặt là do cố gắng của chính quyền Trump, nhưng cũng có yếu tố may mắn khác là kinh tế Mỹ đang ở đỉnh cao của chu kỳ tăng trưởng. Trong khi đó, kinh tế Trung Quốc đang trong giai đoạn điều chỉnh, phát triển chậm lại sau giai đoạn phát triển quá nóng theo chiều rộng. Điều này có nghĩa, Trump đang ở thế thượng phong để tung các “đòn độc” mà không sợ bị ảnh hưởng nhiều đến kinh tế Mỹ.

Còn chọn lĩnh vực thương mại vì theo tính toán của chính quyền Trump, đây là lĩnh vực Trung Quốc dễ tổn thương nhất do cán cân thương mại hai bên quá chênh lệch: Năm 2017, Mỹ xuất khẩu sang Trung Quốc 130 tỷ USD, còn nhập khẩu khoảng 506 tỷ USD, tức thâm hụt thương mại tới 376 tỷ USD. Trump cho rằng: (i) Là nước chịu thâm hụt thương mại lớn, Mỹ trong vai người mua mới ở vị trí thượng phong; (ii) Những hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc có thể dễ dàng thay thế bằng hàng hóa nhập khẩu từ các nước khác; (iii) Mỹ là thị trường xuất khẩu hàng hoá lớn nhất của Trung Quốc, và thương mại đóng góp tới 1/3 tăng trưởng kinh tế Trung Quốc.

Tuy nhiên, đích cuối cùng của Trump là đánh vào chuỗi sản xuất, cung ứng hàng hoá của Trung Quốc, chặn việc tiếp cận công nghệ cao để đi tắt đón đầu, và buộc Trung Quốc phải mở cửa thị trường, thay đổi cơ cấu kinh tế theo ý đồ của Mỹ. Nếu chấp nhận, nhiều khả năng kinh tế Trung Quốc sẽ bị kéo lùi, rơi vào tình trạnh, suy thoái, trì trệ như của Nhật bần 30 năm trước. Đây là lý do mà Trung Quốc không thể chấp nhận và các cuộc đàm phán Mỹ-Trung về giải tỏa chiến tranh thương mại Mỹ-Trung cho đến nay không đạt kết quả.

Có thể dễ dàng nhận thấy, nếu kinh tế Trung Quốc bị kéo lùi lại do hệ quả của chiến tranh thương mại thì có thể dẫn đến những hệ quả ghê gớm: thất nghiệp tăng, nguy cơ bất ổn xã hội tăng cao, thị trường chứng khoán giảm tốc, đồng tiền mất giá, dự trữ ngoại hối sụt giảm, nguồn tiền đổ vào chi tiêu quốc phòng cũng như đầu tư cho chiến lược “vành đai, con đường” sẽ không còn được dồi dào như trước.

Điều đáng chú ý là đi ngược lại dự báo của hầu hết các nhà kinh tế, Trump càng siết chặt thuế quan đối với hàng xuất khẩu của Trung Quốc vào Mỹ thì kinh tế Mỹ lại càng nhận được tín hiệu tốt chứ không phải theo chiều ngược lại.

Một tín hiệu nữa không tốt cho Trung Quốc là Bộ trưởng thương mại Mỹ Wilbur Ross vừa “khoe” đã tìm ra “viên thuốc độc” (poison pill) để “trị” Trung Quốc, đó là “cấy” vào Hiệp định thương mại USMCA vừa ký giữa Mỹ, Mexico và Canada (thay cho Hiệp định NAFTA) một điều khoản cho phép hai nước còn lại có thể huỷ hiệp định 3 bên và ký hiệp định thương mại tự do song phương nếu một trong ba nước ký USMCA ký

hiệp định thương mại tự do với nước có nền kinh tế “phi thị trường”, hàm ý chỉ Trung Quốc. Bộ trưởng Ross còn tiết lộ, Mỹ sẽ đưa điều khoản này vào các hiệp định thương mại tự do đang đàm phán với Nhật Bản và EU, nhằm mục đích gây sức ép tối đa lên Trung Quốc.

“Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”

Về cách tiếp cận, chính sách kinh tế của Trump sau khi nhậm chức không khác mấy so với người tiền nhiệm Ronald Reagan cách gần 40 năm về trước với chính sách kinh tế Reaganomics, đó là: Ở trong nước, Reagan cắt giảm chi tiêu của chính phủ nhằm giảm thâm hụt ngân sách, trong khi giảm mạnh thuế doanh nghiệp từ 48% xuống còn 34% nhằm khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nghiên cứu, sản xuất. Còn người dân, thuộc tất cả các giới được miễn giảm mạnh thuế cá nhân, trong đó giới giàu có, trung lưu, được hưởng lợi nhất, nhằm khuyến khích tiêu dùng trong nước. Ngoài ra Reagan còn tìm cách tăng lãi suất đồng USD trong nước rất cao, có lúc lên tới 21,5% nhằm thu hút tiền từ trong nước Mỹ và từ khắp thế giới với hai mục tiêu: (i) Tái cấu trúc và hiện đại nước Mỹ; (ii) Đổ tiền vào cuộc chạy đua vũ trang với Liên Xô.

Trong thời kỳ Reagan, ngoài chuyện củng cố sức mạnh kinh tế, Mỹ còn “đánh gục” Liên Xô bằng các đòn “hội đồng” như cùng OPEC phối hợp hạ giá dầu để triệt hạ nền kinh tế Liên Xô vốn phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu dầu, đồng thời buộc Liên Xô phải tham gia vào cuộc chạy đua vũ trang với Mỹ và cả khối NATO, cũng như gài bẫy để Liên Xô dính vào “cú lừa thế kỷ” về sáng kiến “Chiến tranh các vì sao” của Mỹ. Điều này đã buộc Gorbachev phải đi vào hòa dịu, giải trừ quân bị với Mỹ, rồi tiến tới “tự giải thể” khối quân sự Warsaw Pact, khối kinh tế Comecon giữa Liên Xô và các nước Đông Âu, cũng như Liên Bang Xô viết trong giai đoạn cuối 1980s, đầu 1990s.

Về cơ bản, Trump cũng có cách tiếp cận về kinh tế và quân sự tương tự Reagan, nhưng có một số điều chỉnh do bối cảnh quốc tế hiện nay, cũng như tương quan, so sánh sức mạnh tổng thế giữa Mỹ với các đồng minh, địch thủ cũng có những thay đổi căn bản.

Về kinh tế, với khẩu hiệu “Nước Mỹ trên hết” (America First) và cách làm quyết liệt đi đôi giữa nói và làm, Trump đang tìm cách lấy lại sức mạnh kinh tế cho nước Mỹ thông qua một loạt biện pháp chính như: (i) Giảm mạnh thuế doanh nghiệp từ 35% xuống còn 21%; (ii) Giảm đồng loạt thuế thu nhập cá nhân, với tổng số thuế cắt giảm lên tới 1.500 tỷ USD trong thơi gian tám năm từ 2018-2025: (iii) gỡ bỏ đáng kể các luật lệ, rào cản đối với doanh nghiệp; (iv) rút khỏi hoặc bỏ qua các hiệp định thương mại đa phương, đàm phán lại các hiệp định tự do thương mại song phương, nhấn mạnh đến yếu tố “công bằng”, đảm bảo quyền tiếp cận thị trường nước ngoài tốt hơn cho hàng hóa Mỹ; (v) Gây sức ép bằng hình thức thuế quan để ép các công ty Mỹ và công ty nước ngoài chuyển dây chuyền sản xuất, công nghệ hoặc mở nhà máy trên đất Mỹ.

Với hàng loạt biện pháp mang tính quyết liệt, và phần nào đó khá cực đoan, Trump đã ghi được bảng thành tích kinh tế khá tốt dẫu mới cầm quyền chưa được hai năm. Cu thể là:

– Tỷ lệ thất nghiệp tính đến đầu tháng 10/2018 giảm xuống còn 3,7%, mức thấp nhất trong 50 năm qua.

– Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2017, năm đầu tiên Trump nắm quyền, là 2,3%, cao hơn rất nhiều so với tốc độ 1,5% năm 2016 trước đó. Con Quý II, tốc độ tăng trưởng đạt 4,2%, mức cao nhất kể từ năm 2014.

– Lòng tin của người tiêu dùng và doanh nghiệp hiện ở mức cao nhất tính từ thời điểm năm 2000.

– Chỉ số công nghiệp Dow Jones của thị trường chứng khoán Mỹ hiện vào khoảng 26.500 điểm, tức cao khoảng 33% so với đỉnh cao 20.000 điểm dưới thời Obama.

Thành tích kinh tế này trái ngược với đà đi xuống của kinh tế Trung Quốc, cũng như thực trạng tương đối ảm đạm của hầu hết các nền kinh tế khác.

Trong lĩnh vực an ninh-quốc phòng, Trump không chỉ mạnh tay chi tiêu cho quốc phòng với ngân sách quốc phòng năm 2018 và 2019 lần lượt là 640 tỷ và 716 tỷ USD, tức gấp khoảng 5 lần so với ngân sách quốc phòng lớn thứ hai thế giới của Trung Quốc. Không chỉ một mình tăng ngân sách quốc phòng, Trump còn bằng mọi cách gây sức ép buộc các đồng minh chủ chốt như Hàn Quốc, Nhật, và các nước đồng minh trong NATO tăng ngân sách quốc phòng để tạo sức mạnh cộng hưởng và đã thành công ở mức độ nhất định khi một số nước châu Âu thành viên NATO đẩy nhanh mức chi ngân sách quốc phòng từ mức trên dưới 1% hiện nay lên mức 2% tổng GDP trước năm 2024. Cách lập luận của Trump rất đơn giản, nhưng hiệu quả: Nếu muốn dựa vào ô an ninh của Mỹ thì trước hết các đồng minh phải thực sự quan tâm đến củng cố quốc phòng của mình thông qua việc tăng ngân sách cho lĩnh vực này. Nếu như đến an ninh của mình mà họ cũng không quan tâm thì cũng chẳng có lý do để Mỹ phải bận tâm.

Đáng chú ý là cách tiếp cận và tìm cách xích lại gần Nga của chính quyền Trump. Trong nội bộ Mỹ, không khí và quan hệ thù địch với Nga hiện khá cao do những cáo buộc Nga can thiệp cuộc bầu cử 2016 để Trump lên nắm quyền vẫn chưa được giải tỏa. Tuy nhiên, Trump vẫn nhắm đến Nga với nhiều mục tiêu khác nhau:

Thứ nhất, Trump cho rằng Nga tuy bị suy yếu nhiều, nhưng xét từ góc độ quân sự, Nga vẫn là cường quốc quân sự duy nhất có thể đưa nước Mỹ “trở về thời kỳ đồ đá” nếu xảy ra xung đột quân sự. Do đó, để quan hệ Mỹ-Nga ở tình trạng đối đầu lâu dài sẽ không có lợi.

Thứ hai, việc xích lại gần Nga sẽ làm cho các nước châu Âu thành viên NATO lo ngại và do vậy không cần gây thêm sức ép cũng buộc họ tự tăng ngân sách quốc phòng.

Thứ ba, việc đi với Nga còn là cách để Mỹ tạo sức ép tối đa lên Trung Quốc – quốc gia được xem như địch thủ chiến lược lớn nhất của Mỹ vào lúc này. Nhìn cách Trump đi với Nga để tạo sức ép lên Trung Quốc lúc này thấy không khác mấy so với cách mà Mỹ dưới thời Nixon và Kisinger tìm cách khai thông quan hệ với Trung Quốc trong những năm 1970s, để cô lập và tạo sức ép tối đa lên Liên Xô, để rồi nước này đi vào con đường thỏa hiệp với Mỹ rồi tự tan rã vào năm 1991.

Hiện còn quá sớm để đánh giá hết những tác động từ các bước đi của Trump trong việc củng cố sức mạnh Mỹ. Ngay cả thời Reagan, dù ra khỏi Chiến tranh lạnh với tư cách người chiến thẳng, nhưng nước Mỹ cũng “thương tích đầy mình”, chẳng hạn như nợ công tăng mạnh, sức cạnh tranh của nền kinh tế suy giảm… Còn Trung Quốc là cường quốc thứ hai, có nhiều sức mạnh vượt trội chứ không phải là cường quốc chỉ dựa vào sức mạnh quân sự và lệ thuộc và dầu khí như Liên Xô trước kia. Tuy nhiên, các tác động của cuộc chiến thương mại này với cả hai, đặc biệt là với Trung Quốc, với nền kinh tế thế giới và các cấu trúc khu vực và toàn cầu thì ngày càng rõ nét.

http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/24121-my-khoe-da-tim-ra-vien-thuoc-doc-de-tri-tq.html

 

Hoa Kỳ cam kết

sẽ cứng rắn hơn đối với Trung Cộng

Washington, DC – Theo tin từ Reuters, cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ, ông John Bolton đã cam kết sẽ tăng cường cách tiếp cận cứng rắn của chính quyền Tổng thống Donald Trump, đối với Trung Cộng.

Ông Bolton cho biết cách hành xử của Bắc Kinh cần được điều chỉnh trong lĩnh vực thương mại, quốc tế, quân sự và chính trị. Trả lời tại một buổi phỏng vấn qua radio, ông Bolton cho biết Tổng thống Trump tin rằng Trung Cộng đã lợi dụng luật pháp quốc tế trong một thời gian quá lâu và Hoa Kỳ vẫn chưa đưa ra biện pháp ứng phó với điều này. Theo ông Bolton, cách tiếp cận cứng rắn của Tổng Thống Trump đã khiến Bắc Kinh bối rối. Ông Bolton giải thích rằng từ trước đến nay Trung Cộng chưa phải đối mặt với một Tổng Thống Hoa Kỳ nào cứng rắn như Tổng Thống Trump.

Tuyên bố của ông Bolton được đưa ra trong bối cảnh Hoa Kỳ đang thực hiện hàng loạt biện pháp nhằm vào Trung Cộng, bao gồm cuộc chiến tranh thương mại giữa hai nước, và việc Hoa Kỳ cáo buộc Bắc Kinh đang tìm cách hạ thấp uy tín của Tổng thống Trump ngay trước cuộc bầu cử quốc hội giữa mùa của Hoa Kỳ vào tháng sau, đồng thời Washington cũng tố cáo Bắc Kinh tiến hành nhiều hoạt động quân sự khiêu khích trên Biển Đông.

Ông Bolton cũng cho biết việc Trung Cộng vi phạm các tiêu chuẩn quốc tế trong thương mại và kinh doanh đã mang lại cho Trung Cộng một nguồn lực kinh tế và quân sự đáng kể và Washington đang nỗ lực tìm cách hạn chế xuất cảng các sản phẩm kỹ thuật cao sang Trung Cộng. (Mộc Miên)

https://www.sbtn.tv/hoa-ky-cam-ket-se-cung-ran-hon-doi-voi-trung-cong/

 

Bà Hillary Clinton yêu cầu

hủy bỏ đặc quyền an ninh

Washington, DC – Vào hôm Thứ Sáu (12 tháng 10), Ủy ban Tư pháp Thượng viện xác nhận cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton đã yêu cầu hủy bỏ quyền miễn trừ an ninh của bà.

Tuyên bố này được đưa ra một năm sau khi chủ tịch Uỷ ban Tư pháp Chuck Grassley yêu cầu cơ quan này điều tra xem liệu quyền miễn trừ an ninh của bà Hillary có còn hiệu lực không. Theo tuyên bố của ông Grassley, Bộ Ngoại giao cho biết quyền miễn trừ an ninh của bà Clinton đã được thu hồi vào ngày 30 tháng 8. Ngoài ra, đặc quyền an ninh của năm phụ tá dưới quyền bà Clinton cũng đã hết hiệu lực vào ngày 20 tháng 9.

Trong khoảng thời gian bà Clinton tranh cử tổng thống, các nhà lập pháp và điều tra viên đã điều tra bà Clinton cùng các phụ tá liên quan đến nghi vấn bà sử dụng máy chủ server cá nhân đặt tại nhà. Thông thường, các cựu viên chức cao cấp vẫn được duy trì quyền miễn trừ an ninh ở mức căn bản, nhưng chính quyền Tổng thống Trump đã vận dụng nhiều khả năng để bãi bỏ đặc quyền này của những viên chức tình báo từng chỉ trích Tổng thống.

Hồi tháng 7, phát ngôn viên Sarah Huckabee Sanders cho biết Tòa Bạch Ốc đang đánh giá việc bãi bỏ quyền miễn trừ an ninh của các viên chức tình báo dưới thời cựu Tổng thống Obama, bao gồm cựu giám đốc FBI James Comey và cựu cố vấn an ninh quốc gia Susan Rice. Sang đến tháng 8, Tổng thống Trump đã tước quyền miễn trừ an ninh của cựu giám đốc CIA John Brennan.

Cơ quan CIA luôn duy trì vĩnh viễn quyền miễn trừ an ninh của các cựu giám đốc, với điều kiện họ phải tuân thủ các quy định như một viên chức CIA, chẳng hạn như không được đến một số quốc gia. Ngoài ra, các cựu viên chức vẫn được giữ đặc quyền này nếu họ làm các công việc tư nhân liên quan đến thông tin mật. (Mộc Miên)

https://www.sbtn.tv/ba-hillary-clinton-yeu-cau-huy-bo-dac-quyen-an-ninh/

 

Hoa Kỳ thúc giục Canada loại bỏ công ty Trung Cộng

Huawei trong kế hoạch thiết lập mạng 5G

Washington, DC – Trong bức thư gửi đến Thủ tướng Canada Justin Trudeau vào hôm Thứ Sáu (12 tháng 10), hai nhà lập pháp hàng đầu Hoa Kỳ thúc giục Thủ tướng Trudeau xem xét loại bỏ công ty kỹ thuật Huawei của Trung Cộng ra khỏi việc xây dựng mạng viễn thông 5G.

Thượng nghị sĩ Dân Chủ Mark Warner, tiểu bang Virginia, và Thượng nghị sĩ Cộng Hòa Marco Rubio, tiểu bang Florida, bày tỏ sự lo lắng về khả năng thiết bị Huawei xuất hiện trong mạng 5G của Canada, với lý do rằng điều này có thể gây nguy hiểm cho mạng của Hoa Kỳ.

Trong thư, hai nhà lập pháp nhấn mạnh, dù Canada có các biện pháp vững chắc để bảo vệ an ninh viễn thông, nhưng họ vẫn lo lắng rằng những biện pháp này là chưa đủ đối với hãng Huawei.

Các con chip và thiết bị của công ty Huawei đang đối mặt với nhiều nghi ngờ ở một số nước phát triển. Hồi tháng 8 vừa qua, Úc tuyên bố cấm kỹ thuật Huawei trên mạng 5G của họ. Hãng Huawei, nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới, chỉ trích lệnh cấm của Úc là “có động cơ chính trị.” Công ty này cũng đã nhiều lần bác bỏ cáo buộc tham gia vào bất kỳ hoạt động tình báo nào của chính phủ. (Mộc Miên)

https://www.sbtn.tv/hoa-ky-thuc-giuc-canada-loai-bo-cong-ty-trung-cong-huawei-trong-ke-hoach-thiet-lap-mang-5g/

 

TQ đang ‘rút vào bí mật’

những hoạt động tuyển dụng nhân tài nước ngoài

Trong bối cảnh FBI tăng cường giám sát nhằm xử lý mối đe dọa gián điệp Trung Quốc, Bắc Kinh đang thu hẹp “Kế hoạch Ngàn Nhân tài”, một sáng kiến đầy tham vọng nhằm lôi kéo các chuyên gia nước ngoài đến làm việc tại Trung Quốc hàng năm.

Tờ The Epoch Times cho hay, các quan chức Mỹ có mối quan ngại đặc biệt đối với Kế hoạch Ngàn Nhân tài, một chương trình tuyển dụng của nhà nước Trung Quốc, còn được biết đến như là “Chương trình Tuyển dụng Chuyên gia Toàn cầu”.

Được chính quyền Trung Quốc lập ra vào tháng 12/2008, nhằm lôi kéo các nhà nghiên cứu và các giáo sư đại học về Trung Quốc, kế hoạch này đã bị Hội đồng Tình báo Quốc gia Mỹ, coi là một phương tiện tạo điều kiện cho việc chuyển giao công nghệ từ Mỹ vào Trung Quốc.

Kể từ khi lập ra, Kế hoạch Ngàn Nhân tài đã tuyển dụng khoảng 8.000 người. Nhưng gần đây, chính quyền Trung Quốc đã chỉ thị xóa bỏ các thông tin liên quan đến chương trình, bao gồm cả việc dỡ bỏ trang web tiếng Trung của chương trình.

Một bức ảnh chụp màn hình các thông tin lan truyền trên trang mạng xã hội ‘Wechat’ của Trung Quốc, cho thấy Bộ giáo dục Trung Quốc đã ban hành một thông báo khẩn cấp, yêu cầu tất cả các trường cao đẳng và đại học ở Trung Quốc xóa bỏ tất cả thông tin về Kế hoạch Ngàn Nhân tài, đảm bảo không có thông tin nào liên quan đến kế hoạch trên vẫn còn trên trang web của họ.

Ngày 4/10, một bức ảnh chụp màn hình khác, cho thấy một lá thư, được ký bởi “Nhóm Đánh giá Thanh niên Kế hoạch Ngàn Nhân tài”, trả lời một cơ sở tuyển dụng vào ngày 29/9, trong đó nhấn mạnh các cơ sở tuyển dụng ở Trung Quốc phải bảo vệ sự an toàn cho những tài năng ở nước ngoài. Ví dụ như, khi thông báo cho các ứng cử viên về các cuộc phỏng vấn sắp tới, các nhà tuyển dụng không được sử dụng email. Thay vào đó, họ phải chọn phương tiện điện thoại hoặc fax.

Các biện pháp mới dường như được thiết kế để tránh thu hút sự chú ý của các cơ quan an ninh nước ngoài, như FBI. Các nhà tuyển dụng cũng được ra lệnh thay thế ngôn từ về phỏng vấn tuyển dụng, bằng những chủ đề ‘thân thiện’, chẳng hạn như tham gia hội thảo hay diễn đàn khoa học, và những thứ tương tự. Chỉ thị của Bắc Kinh cũng yêu cầu các nhà tuyển dụng, không được sử dụng thuật ngữ “Kế hoạch Ngàn Nhân tài”.

Phát biểu với tờ Epoch Times (tiếng Trung), giáo sư Tạ Điền (Xie Tian), thuộc Học viện Aiken, Đại học South Carolina, cho rằng: “Kế hoạch Ngàn Nhân tài không phải là cách tuyển dụng nhân tài bình thường, chẳng hạn như sử dụng lương cao để thu hút nhân tài, trở lại Trung Quốc. Các yêu cầu của chương trình là

rất lạ thường, trong đó các ứng cử viên sẽ làm việc một vài tháng ở Trung Quốc mỗi năm, trong khi vẫn duy trì công việc tại các nước khác. Trên thực tế, đó là công việc xuyên quốc gia”.

Theo giáo sư Tạ Điền, trong khi các nước như Mỹ, cũng có những sắp xếp công việc xuyên quốc gia như vậy, trong đó các chi tiết thường được cả 2 bên chấp thuận, thì đối với Trung Quốc, các chuyên gia nước ngoài thường duy trì mối ‘quan hệ’ chặt chẽ với Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), và có kế hoạch chuyển các số liệu công nghệ Mỹ mà họ lấy được, về Trung Quốc.

Vào tháng 4/2018, Hội đồng Tình báo Quốc gia Mỹ đưa ra một bản phân tích, mô tả Kế hoạch Ngàn Nhân tài là “chương trình nhân tài hàng đầu của Trung Quốc, và có lẽ là chương trình được Bắc Kinh tài trợ nhiều nhất”.

Hội đồng đã nêu lên những quan ngại về mục đích không được quảng bá của chương trình: “tạo điều kiện cho việc chuyển giao hợp pháp và bất hợp pháp công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ và bí quyết của Mỹ, sang Trung Quốc”.

Tháng 8/2018, FBI tổ chức một cuộc họp, chưa từng có tiền lệ, với các nhà lãnh đạo hàng đầu của các cơ sở giáo dục và y tế địa phương ở tiểu bang Texas, trong đó cảnh báo về các mối đe dọa nước ngoài đối với các tổ chức nghiên cứu và các trường đại học.

Ngày 13/9, Nghị sỹ Francis Rooney (tiểu bang Florida), giới thiệu Đạo luật Ngăn chặn Đánh cắp và Gián điệp Đại học (SHEET) 2018, nhằm chống lại các cơ quan tình báo nước ngoài sử dụng các chương trình trao đổi đại học, để lấy cắp công nghệ, tuyển dụng nhân viên và tuyên truyền.

“Trung Quốc sử dụng nhiều phương pháp để ăn cắp công nghệ từ Mỹ”, Nghị sỹ Rooney nhận định.

Nghị sỹ Rooney nói, một trong những thí dụ như vậy là các Viện Khổng Tử, chúng giúp cho: “ĐCSTQ thâm nhập vào các trường đại học Mỹ để khai thác môi trường nghiên cứu và phát triển cởi mở, tuyên truyền sâu rộng và tuyển dụng đặc vụ. Mối đe dọa này đối với an ninh quốc gia của chúng ta, phải được xem xét nghiêm túc”.

Nghị sỹ Rooney cho rằng: “Đạo luật SHEET sẽ cho phép FBI chỉ rõ các mối đe dọa tình báo nước ngoài đối với giáo dục đại học, bao gồm các giáo sư và sinh viên liên quan đến Kế hoạch Ngàn Nhân tài. Thẩm quyền này của FBI là cần thiết để ngăn chặn Trung Quốc đánh cắp công nghệ của Mỹ”.

http://biendong.net/goc-nhin-moi/24117-tq-dang-rut-vao-bi-mat-nhung-hoat-dong-tuyen-dung-nhan-tai-nuoc-ngoai.html

 

Taliban: Phái viên Mỹ đàm thoại

về khả năng kết thúc chiến tranh Afghanistan

Cố vấn đặc biệt về hòa bình ở Afghanistan trong chính quyền của ông Trump hồi tuần trước đã gặp các đại diện Taliban ở Qatar để đàm thoại, bao gồm cả “bàn thảo hướng tới việc tìm kiếm một giải pháp hòa bình” cho cuộc chiến, một phát ngôn viên của phiến quân Taliban cho hay hôm 13/10.

Phát ngôn viên Zabiullah Mujahid ghi nhận rằng hai bên đã đồng ý tiếp tục đối thoại – một bước tiến quan trọng có thể hướng tới các cuộc đàm phán chính thức với Taliban để kết thúc cuộc chiến tranh dài 17 năm.

Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Kabul cho biết trong một tuyên bố rằng đặc sứ Mỹ Zalmay Khalilzad đã có các cuộc “tham vấn” hồi tuần trước tại Islamabad, Pakistan; Ri-át, Ả rập Xê út; và Doha, Qatar. Đại sứ quán đã không xác nhận tin về cuộc gặp với các quan chức Taliban.

Họ nói ông Khalilzad quay trở lại Kabul để họp bàn về các vấn đề liên quan với Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani và các quan chức khác, cũng như các nhóm chính trị và dân sự, “để nghe các quan điểm và ưu tiên của họ về một giải pháp”.

Cuộc đàm thoại mà Taliban loan báo có thể đánh dấu một sự tiếp cận đáng kể với các đại diện Taliban ở Qatar, những người đã tìm cách làm trung gian hòa giải. Một cuộc họp đột phá đầu tiên đã được tổ chức ở đó vào tháng 7 với Alice Wells, một quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Mỹ. Các quan chức Hoa Kỳ chưa bao giờ công khai xác nhận về cuộc họp.

Cuộc gặp được nói đến của ông Khalilzad diễn ra chỉ vài tuần sau khi ông được bổ nhiệm làm nhân vật hàng đầu của Washington chuyên trách về hòa bình ở Afghanistan. Đầu tiên, ông đã đến thăm Kabul và Islamabad, thủ đô Pakistan, vào đầu tuần trước, sau đó ông không xuất hiện trên báo chí truyền thông. Lịch trình được công bố của ông cũng bao gồm các chuyến thăm tới Ả rập Xê út và Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất, nhưng các quan chức Hoa Kỳ đã không bình luận về những hoạt động này.

Các tin tức dường như đáng khích lệ từ Doha được phát đi vào lúc xảy ra cuộc tấn công bạo lực mới nhất nhắm mục tiêu vào các ứng cử viên Afghanistan trong cuộc bầu cử quốc hội dự kiến diễn ra hôm 13/10. Một vụ đánh bom tại một cuộc vận động bầu cử ở tỉnh Takhar đã giết chết hơn 20 người. Không có nhóm nào tuyên bố nhận trách nhiệm, nhưng Taliban từng cảnh báo họ sẽ tìm cách làm gián đoạn cuộc bỏ phiếu, và hơn 300 người đã chết trong các cuộc tấn công liên quan đến bầu cử.

(Washington Post, CNN)

https://www.voatiengviet.com/a/taliban-phai-vien-my-dam-thoai-ve-kha-nang-ket-thuc-chien-tranh-afghanistan/4612962.html

 

Nga cảnh báo kế hoạch sao chép vũ khí Nga

 của quân đội Mỹ

Tập đoàn công nghệ của Nga cảnh báo việc sản xuất vũ khí Nga tại Mỹ mà không có sự cho phép về mặt pháp lý là hành vi “trộm cắp trí tuệ”.

Tập đoàn Kalashnikov, nhà sản xuất súng trường tấn công AK-47 nổi tiếng của Nga cho biết, họ không nắm được kế hoạch sản xuất vũ khí Nga cho Bộ chỉ huy Tác chiến Đặc biệt quân đội Mỹ (USSOCOM).

“Chúng tôi không biết gì về kế hoạch này”, văn phòng báo chí của Kalashnikov ngày 10/10 cho hay, nhưng khẳng định sự quan tâm của Mỹ tới vũ khí Nga chỉ chứng minh sự xuất sắc và đáng tin cậy của khí tài Nga.

Tuyên bố trên được đưa ra một ngày sau khi chuyên san National Interest của Mỹ cho biết, USSOCOM đang muốn các công ty Mỹ cân nhắc sản xuất các loại vũ khí nội địa uy lực dựa trên mẫu súng máy NSV cỡ 7,62mm và 12,7mm của Nga.

“Việc sản xuất vũ khí Nga tại Mỹ mà không có sự cho phép về mặt pháp lý của Nga sẽ bị coi là hành vi trộm cắp trí tuệ”, Tập đoàn Công nghệ Quốc gia Nga Rostec cho biết. Rostec là công ty mẹ của Kalashnikov.

“Nếu ai đó muốn thực hiện việc này một cách hợp pháp và tuân theo các quy tắc, họ nên tiếp cận Rosoboronexport, nhà xuất khẩu vũ khí của Nga để thảo luận. Nếu không, điều này sẽ dẫn tới việc sao chép bất hợp pháp sáng kiến và là hành vi trộm cắp”, Rostec nhấn mạnh

http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/24113-nga-canh-bao-ke-hoach-sao-chep-vu-khi-nga-cua-quan-doi-my.html

 

TT Trump ‘không chắc’

 liệu Bộ trưởng QP Mattis có sắp từ nhiệm

Tổng thống Mỹ Donald Trump nói ông không chắc liệu Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis có dự định rời khỏi chức vụ của ông ấy hay không, nhưng ông Trump đã nói trong một cuộc phỏng vấn với chuyên mục “60 phút” của CBS, được ghi hình trước khi phát sóng, rằng vị tướng hồi hưu có thể sẽ từ nhiệm và ông Trump coi ông Mattis “đại loại là một người Dân chủ”.

“Có thể là ông ấy” đang lên kế hoạch rời khỏi chức vụ, theo một đoạn trích lấy từ bản chép băng được công bố hôm 14/10 trước khi chương trình phát sóng. “Tôi nghĩ ông ấy đại loại là một người Dân chủ, nếu bạn muốn biết sự thật. Nhưng tướng Mattis là một người tốt. Chúng tôi rất hòa thuận. Ông ấy có thể ra đi”, đoạn trích cho hay.

https://www.voatiengviet.com/a/tt-trump-khong-chac-lieu-bo-truong-qp-mattis-co-sap-tu-nhiem/4612936.html

 

TT Trump đón tiếp Mục sư Mỹ

mới được Thổ Nhĩ Kỳ trả tự do

Không lâu sau khi được Thổ Nhĩ Kỳ trả tự do sau 2 năm bị giam giữ, mục sư Mỹ Andrew Brunson đã quỳ xuống bên cạnh Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Phòng Bầu dục vào chiều ngày 13/10 và cầu nguyện để ông Trump được ban “ơn khôn ngoan siêu nhiên”.

Mục sư Tin lành Brunson cũng bày tỏ lòng biết ơn về việc chính phủ Hoa Kỳ đã gây áp lực mạnh mẽ với Thổ Nhĩ Kỳ để đạt được việc ông được trả tự do.

“Chúng tôi đặc biệt muốn cảm ơn chính phủ”, ông Brunson nói, cùng với sự hiện diện của gia đình ông. “Quý vị thực sự đã chiến đấu cho chúng tôi”, ông nói.

“Từ một nhà tù Thổ Nhĩ Kỳ đến Tòa Bạch Ốc trong vòng 24 giờ. Không tệ chút nào”, ông Trump phát biểu.

Ông Trump cũng cảm ơn Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan về việc trả tự do cho ông Brunson. Tổng thống nói thêm rằng đã không có chuyện trả tiền chuộc.

Trả lời câu hỏi của VOA hôm 12/10 về lý do gì đã dẫn đến việc ông Brunson được thả, ông Trump nói tại sân bay thành phố Cincinnati: “Chúng tôi đã nói chuyện với Thổ Nhĩ Kỳ, và ông ta [Erdogan] đã làm việc qua một hệ thống và chúng tôi đã đưa được ông ấy [Brunson] ra. Chúng tôi đã cố gắng trong một thời gian dài để giải thoát ông ấy”.

Việc ông Brunson được thả đánh dấu sự kết thúc cuộc tranh cãi ngoại giao gay gắt giữa Washington và Ankara. Ông Brunson phải đối mặt với 35 năm tù nếu ông bị kết án về tội khủng bố và gián điệp, một cáo buộc mà Washington gọi là vô căn cứ.

Tại Phòng Bầu dục, ông Trump nói rằng việc giải quyết vấn đề này đánh dấu một “bước tiến to lớn” trong quan hệ Mỹ-Thổ.

Ông Erdogan, trong một tin đăng lên Twitter hôm 13/10 gửi tới ông Trump, viết rằng bộ máy tư pháp Thổ Nhĩ Kỳ đã đưa ra một quyết định độc lập và hy vọng rằng sự hợp tác với Hoa Kỳ sẽ tiếp tục.

Hôm 12/10, trong ngày xét xử thứ tư, tòa án Thổ Nhĩ Kỳ tuyên ông Brunson phạm tội, nhưng chỉ kết án ông 3 năm 1 tháng tù. Mục sư này đã bị giam hai năm chờ xét xử, vì vậy ông được trả tự do vì bản án dài bằng với thời gian ông đã bị giam giữ.

https://www.voatiengviet.com/a/tt-trump-don-tiep-muc-su-my-moi-duoc-tho-nhi-ky-tra-tu-do/4612860.html

 

Ông Mattis thúc đẩy quan hệ với VN

giữa những căng thẳng với TQ

Với việc thực hiện chuyến thăm thứ hai hiếm thấy trong năm nay tới Việt Nam, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis đang gửi ra tín hiệu về việc chính quyền của Tổng thống Trump đang cố gắng chống lại hành động quyết đoán về quân sự của Trung Quốc bằng cách làm ấm lên mối quan hệ với các quốc gia nhỏ hơn trong khu vực.

Chuyến thăm bắt đầu hôm 16/10 cũng cho thấy mối quan hệ Mỹ-Việt đã tiến xa ra sao kể từ thời Chiến tranh Việt Nam.

Ông Mattis đã đến Hà Nội hồi tháng 1. Ba tháng sau chuyến thăm, tàu sân bay Mỹ USS Carl Vinson đã ghé thăm cảng Đà Nẵng. Đây là chuyến thăm đầu tiên như vậy kể từ thời chiến tranh và việc này nhắc nhở Trung Quốc rằng Hoa Kỳ có ý định tăng cường quan hệ đối tác trong khu vực và lấy đó như là một đối trọng với sức mạnh quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc.

Trong chuyến thăm lần này, ông Mattis sẽ đến thành phố Hồ Chí Minh, thành phố đông dân nhất và là trung tâm kinh tế của Việt Nam.

Ông Mattis cũng có kế hoạch đến thăm một căn cứ không quân Việt Nam ở Biên Hòa, từng là một căn cứ không quân chính của quân đội Mỹ trong chiến tranh, và ông sẽ gặp Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch.

Chuyến thăm diễn ra giữa lúc có sự chuyển tiếp lãnh đạo ở Việt Nam sau khi Chủ tịch Việt Nam Trần Đại Quang qua đời vào tháng 9. Đầu tháng này, Đảng Cộng sản cầm quyền của Việt Nam đã đề cử Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng kiêm nhiệm chức chủ tịch nước. Theo dự kiến, ông sẽ được Quốc hội phê chuẩn.

Tuy Việt Nam gần đây đã trở thành nơi nhiều bộ trưởng quốc phòng Mỹ đến thăm, nhưng hai chuyến thăm trong cùng một năm là điều khác thường, và thành phố Hồ Chí Minh hiếm khi là điểm dừng chân trong hành trình. Lần gần đây nhất, một người đứng đầu Ngũ Giác Đài đến thăm thành phố Hồ Chí Minh là ông William Cohen, vào năm 2000; ông là bộ trưởng quốc phòng đầu tiên của Hoa Kỳ đến thăm Việt Nam kể từ sau chiến tranh.

Chuyến công du của ông Mattis ban đầu bao gồm cả việc ghé thăm Bắc Kinh, nhưng chặng này đã bị hủy trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc về các vấn đề thương mại và quốc phòng.

Những căng thẳng này đã góp phần làm nổi bật lên tiềm năng về quan hệ đối tác mạnh mẽ hơn giữa Hoa Kỳ với Việt Nam.

Josh Kurlantzick, một nhà nghiên cứu cao cấp và là chuyên gia châu Á tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại, cho biết trong một cuộc phỏng vấn rằng Việt Nam trong những năm gần đây đã chuyển từ chính sách đối ngoại và quốc phòng cân bằng cẩn thận trong quan hệ với Trung Quốc và Hoa Kỳ sang một chính sách có phần thiên về Washington hơn.

“Tôi thấy Việt Nam rất phù hợp với một số chính sách của ông Trump”, ông nói, đề cập đến điều mà chính quyền ông Trump gọi là “chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở”. Chiến lược này nhấn mạnh đến việc đảm bảo là tất cả các nước trong khu vực không bị cưỡng ép và duy trì các tuyến đường biển thông suốt cho thương mại quốc tế, đặc biệt là ở Biển Đông có nhiều tranh chấp.

“Việt Nam, ngoài Singapore ra, là quốc gia hoài nghi nhất về chính sách Đông Nam Á của Trung Quốc và là đối tác tự nhiên nhất của Hoa Kỳ”, ông Kurlantzick nói.

Khi rời Hà Nội vào tháng 1, ông Mattis cho biết chuyến thăm của ông đã làm rõ một điều rằng người Mỹ và người Việt Nam chia sẻ lợi ích về một số mặt thậm chí từ trước thời kỳ đen tối là Chiến tranh Việt Nam.

“Cả hai chúng ta đều không thích bị biến thành thuộc địa”, ông nói.

(AP, WECT)

https://www.voatiengviet.com/a/ong-mattis-thuc-day-quan-he-voi-vn-giua-nhung-cang-thang-voi-tq/4612841.html

 

Ứng cử viên DC Texas huy động số tiền kỉ lục

trong cuộc đua vào Thượng viện Mỹ

Cuộc vận động tranh cử của Dân biểu Hoa Kỳ Đảng Dân chủ Beto O’Rourke nhằm lật đổ Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Đảng Cộng hòa Ted Cruz đã đạt được lợi thế tài chính to lớn trong quý ba khi ông nói ông đã huy động được 38,1 triệu đôla từ các khoản quyên góp, một kỉ lục cho bất kì cuộc đua nào vào Thượng viện Hoa Kỳ.

Con số này cao gấp ba lần số tiền mà ông Cruz huy động được. Nó phản ánh những nỗ lực quyết liệt của phe Dân chủ nhằm giành lấy hai ghế Thượng viện mà đảng này cần phải có để chiếm lại quyền kiểm soát Thượng viện và tiếp tục sự chống đối Tổng thống Donald Trump.

Tuy nhiên, các cuộc khảo sát ý kiến nhìn chung cho thấy ông O’Rourke đang thua sút ông Cruz tại Texas, một bang mà cử tri có lập trường rất bảo thủ và chưa gửi người nào theo Đảng Dân chủ vào Thượng viện Hoa Kỳ suốt 30 năm qua. Một cuộc thăm dò của New York Times/Siena College công bố hôm thứ Sáu cho thấy ông Cruz dẫn trước ông O’Rourke 8 điểm phần trăm.

Số tiền mà ông O’Rourke nói đã huy động được cao hơn ba lần số tiền 12 triệu đôla mà ông Cruz tuần trước nói với những người ủng hộ là ông đã huy động được trong quý ba, kết thúc vào ngày 30 tháng 9. Số tiền của ứng cử viên Dân chủ này là số tiền lớn nhất mà một ứng cử viên Thượng viện Hoa Kỳ giành được trong một quý, theo số liệu từ Ủy ban Bầu cử Liên bang có từ năm 1994.

Kỉ lục gây quỹ hàng quý cho một ứng cử viên Thượng viện trước đây thuộc về cựu Dân biểu Hoa Kỳ Rick Lazio, ứng cử viên Cộng hòa thất cử trước ứng cử viên Dân chủ Hillary Clinton trong cuộc đua vào Thượng viện Hoa Kỳ đại diện bang New York vào năm 2000. Ông đã huy động được 22 triệu đôla trong quý ba năm đó. Điều chỉnh theo lạm phát, con số này có giá trị 31 triệu đôla vào năm 2018, theo tổ chức nghiên cứu phi lợi nhuận Center for Responsive Politics.

Trong chiến dịch tranh cử, ông Cruz mô tả ông O’Rourke là quá cấp tiến đối với Texas vì ông này ủng hộ một con đường để những người nhập cư bất hợp pháp có được quốc tịch Mỹ, phản đối xây bức tường dọc theo biên giới với Mexico, và ủng hộ một số biện pháp kiểm soát súng.

Ông O’Rourke đả kích ông Cruz về chuyện ủng hộ trục xuất hàng loạt người nhập cư bất hợp pháp. Ông cũng chỉ trích Cruz ủng hộ chính sách thương mại của ông Trump mà ông nói đã gây tổn hại cho nền kinh tế Texas.

https://www.voatiengviet.com/a/ung-cu-vien-dan-chu-texas-huy-dong-so-tien-ki-luc-trong-cuoc-dua-vao-thuong-vien-my/4612312.html

 

Động đất – sóng thần: Ngân Hàng Thế Giới

trợ giúp 1 tỷ đô la cho Indonesia

Trọng Thành

Hôm nay, 14/102/2018, Ngân Hàng Thế Giới có kế hoạch tài trợ nhiều khoản tiền với tổng trị giá lên đến 1 tỷ đô la, để giúp Indonesia khắc phục thảm họa trận động đất – sóng thần mới đây tại đảo Sulaweisi.

Trong một cuộc họp báo tại Bali, bà Kristalina Georgieva, tổng thư ký Ngân Hàng Thế Giới thông báo số tiền mà định chế quốc tế này hỗ trợ Indonesia, sẽ được dùng để xây dựng lại các cơ sở hạ tầng, đồng thời để giúp đất nước này chuẩn bị đối phó tốt hơn với các thảm họa trong tương lai, dự đoán sẽ còn gia tăng, đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Người phụ trách Ngân Hàng Thế Giới nhấn mạnh là các hỗ trợ này sẽ giúp cho chính quyền Indonesia có được một phương án hành động tốt hơn.

Tổng thư ký Ngân Hàng Thế Giới họp báo sau khi kết thúc hội nghị thường niên của Ngân Hàng Thế Giới và Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế. Bà Kristalina Georgieva cũng vừa đến thăm thành phố Palau, tại đảo Bali, Indenosia – khu vực bị thiên tai.

Các trợ giúp tài chính của Ngân Hàng Thế Giới sẽ được chuyển cho Jakarta theo hình thức tín dụng. Bộ trưởng Tài Chính Indonesia, bà Sri Mulyani Indrawati, hoan nghênh quyết định nói trên. Theo bà, việc Ngân Hàng Thế Giới ra tay là rất quan trọng, bởi sẽ giúp cho Jakarta thuận lợi hơn trong việc tìm kiếm thêm các nguồn hỗ trợ tài chính khác.

Sau trận động đất – sóng thần tàn phán đảo Sulaweisi cách nay hai tuần, hiện tại khoảng 200.000 người dân tại đảo này đang cần được cứu trợ khẩn cấp, khoảng 90.000 người hiện không có nơi ở. Theo chính quyền, phải mất hai năm nữa mới có thể xây cất đủ nơi ở mới cho những người mất nhà, mất cửa hiện nay.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20181014-dong-dat-song-than-ngan-hang-the-gioi-tro-giup-1-ty-do-la-cho-indonesia

 

Ấu dâm: Giáo hoàng trục xuất thêm

2 giám mục người Chilê

Trọng Thành

Giáo hoàng Phanxicô tiếp tục cuộc chiến chống nạn ấu dâm trong giáo hội Công Giáo. Hôm qua, 13/10/2018, trong cuộc gặp tổng thống Chilê Sebastian Piñera, người đứng đầu Tòa Thánh thông báo quyết định trục xuất khỏi giáo hội hai giám mục danh dự người Chilê, vì tội bạo hành tình dục trẻ em.

Cho đến nay, Giáo hoàng đã huyền chức hai linh mục bị cáo buộc ấu dâm, và chấp nhận đơn từ chức của bảy giám mục, nhưng đây là lần đầu tiên quyết định trục xuất được áp dụng đối với chức sắc cấp giám mục.

Thông tín viên Justine Fontaine tường trình từ Santiago :

« Đây là một quyết định ‘‘công bằng và cần thiết’’, theo một nạn nhân người Chilê, từng đấu tranh nhiều năm trời để chống lại việc các giáo sĩ mắc tội ấu dâm không bị trừng phạt.

Francisco Cox và Marco Antonio Ordenes trên thực tế đã nghỉ hưu, nhưng hai người này trước đó vẫn được mang danh hiệu giám mục danh dự. Cả hai đang hoặc đã từng là đối tượng của nhiều khiếu nại về bạo lực tình dục đối với trẻ em. Đến mức mà Marco Antonio Ordenes đã phải đệ đơn từ chức giám mục, ở miền bắc Chilê, vào năm 2012. Nhân vật này sau đó đã hoàn toàn rút khỏi các hoạt động xã hội, nhưng vẫn được Giáo hội bảo trợ cho đến nay.

Về phần mình, giám mục vừa bị trục xuất, Francisco Cox, đã phải đối mặt với rất nhiều cáo buộc ấu dâm, đến mức mà ông ta đã bị đưa qua Đức vào năm 2002, để tránh phải đối mặt với các bê bối và thoát khỏi sự trừng phạt của tư pháp. Tuy nhiên, theo một người tố cáo, ông ta lại tiếp tục tái phạm, ngay trong chính cộng đoàn tôn giáo, nơi ông là thành viên.

Cộng đoàn nói trên khẳng định muốn đưa trả nghi phạm về Chilê để đối mặt với tư pháp, nếu sức khỏe ông ta cho phép.

Giáo hội Chilê đã ghi nhận quyết định của Giáo hoàng, và xin được các nạn nhân tha thứ ».

Một cố tổng giám mục người Salvador và giáo hoàng Phaolô VI được phong thánh

Hôm nay, 14/10/2018, hơn 60.000 người tập hợp tại quảng trường thánh đường thánh Phêrô, Roma, để tham dự lễ phong thánh đối với bảy vị chân phước, trong đó nổi tiếng nhất có cố tổng giám mục người Salvador, ông Oscar Romero, và giáo hoàng Phaolô VI.

Cố tổng giám mục Oscar Romero bị chính quyền độc tài Salvador sát hại năm 1980. Ông nổi tiếng là người đấu tranh cho quyền lợi của những người cùng khổ.

Giáo hoàng Phaolô VI, đứng đầu Vatican từ 1963 đến 1978, là người đã kế tục sự nghiệp của giáo hoàng Gioan XXIII, hoàn tất Công đồng Vatican II, được coi là một cuộc cải cách có ý nghĩa quyết định giúp cho đạo Công Giáo thích ứng với kỷ nguyên hiện đại.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20181014-au-dam-giao-hoang-truc-xuat-them-2-giam-muc-nguoi-chile

 

Vụ Jamal Khashoggi: Anh và Mỹ

‘có thể tẩy chay’ hội nghị Ả Rập Saudi

Ả Rập Saudi bác bỏ những “lời đe dọa” chính trị và kinh tế quanh vụ nhà báo Jamal Khashoggi bị mất tích, hãng tin nhà nước Saudi SPA dẫn lời một nguồn tin.

Vương quốc Ả Rập này nói sẽ đáp lại bất kỳ hành động trừng phạt nào “bằng trừng phạt lớn hơn”, nguồn tin ẩn danh cho biets.

Ông Khashoggi, một người hay chỉ trích chính phủ Ả rập Saudi, biến mất hôm 2/10 sau khi tới lãnh sự quán nước này tại Istanbul.

Tổng thống Mỹ Donald Trump nói ông sẽ “trừng phạt” Ả Rập Saudi nếu nước này thực sự gây ra vụ này.

‘Tôi bị Thằng Lùn đánh ở Ả Rập Saudi’

Đường Tơ lụa, gián điệp trứng tằm và Trịnh Hòa

Hôm Chủ nhật 14/10, một thông cáo chung của ngoại trưởng Anh, Pháp và Đức kêu gọi một cuộc điều tra đáng tin cậy để đảm bảo những ai chịu trách nhiệm về vụ ông Khashoggi mất tích phải chịu tội.

“Chúng tôi khuyến khích nỗ lực chung của Saudi và Thổ Nhĩ Kỳ trong vấn đề này, và trông đợi Chính phủ Ả Rập Saudi có câu trả lời đầy đủ và chi tiết,” các vị ngoại trưởng Jeremy Hunt, Jean-Yves Le Drian và Heiko Maas nói.

Anh và Mỹ đang xem xét tẩy chay một hội nghị quốc tế lớn ở Ả Rập Saudi được tổ chức trong tháng Mười.

Giới chức ở Istanbul cho rằng ông bị điệp viên Saudi ám sát. Riyadh phủ nhận những cáo buộc này là “những lời nói dối”.

Chính quyền Ả Rập Saudi nói gì?

Hãng tin nhà nước SPA dẫn lời một nguồn tin: “Vương quốc Ả Rập Saudi khẳng định lại sự bác bỏ hoàng toàn bất kỳ lời đe dọa hay nỗ lực nào nhằm làm tổn hại vương quốc bằng các đe dọa trừng phạt kinh tế hay dùng các sức ép chính trị.

“Vương quốc Ả Rập Saudi cũng khẳng định rằng chúng tôi sẽ đáp lại bất cứ hành động nào bằng hành động mạnh hơn. Nền kinh tế của Saudi có vai trò quan trọng và ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế toàn cầu.”

Chính phủ Saudi đang chịu sức ép quốc tế đáng kể sau vụ nhà báo mất tích này.

Các nguồn tin ngoại giao vừa cho phóng viên James Landale của BBC biết cả Bộ trưởng Ngân khố Mỹ Steve Mnuchin và Bộ trưởng Thương mại Quốc tế Anh Liam Fox có thể sẽ không dự hội nghị về đầu tư lớn, được mệnh danh là ‘Davos của vùng Sa mạc’, trong tháng này. Hội nghị do Thái tử Mohamed bin Salman chủ trì để quảng bá cho kế hoạch cải cách của ông.

Người phát ngôn của Bộ Thương mại Quốc tế Anh nói lịch làm việc của ông Fox vẫn chưa hoàn tất cho tuần mà hội nghị này diễn ra.

Tuy nhiên, sau đó trợ lý Nhà Trắng Larry Kudlow nói với hãng ABC News rằng tại thời điểm hiện tại, ông Mnuchin vẫn dự định sẽ tới Riyadh và sẽ ra quyết định cuối cùng “khi có thêm thông tin mới”.

Một thông cáo chung lên án Ả Rập Saudi cũng đang được các nhà ngoại giao Mỹ và châu Âu bàn bạc, nếu chuyện ông Khashoggi bị điệp viên Saudi ám sát được xác nhận.

Tuy nhiên, vợ chưa cưới của ông Khashoggi, bà Hatice Cengiz, nói chỉ lên án bằng lời là chưa đủ nếu quả thật ông đã bị ám sát.

“Nếu chúng ta đã mất Jamal, việc lên án là không đủ,” bà viết trong một bài cho tờ the New York Times. “Những kẻ đã cướp mất anh ấy từ chúng ta, bất kể quan điểm chính trị của họ ra sao, đều phải chịu trách nhiệm và bị trừng phạt ở mức cao nhất theo luật pháp.”

Bà nói thêm thứ Bảy 13/10 là ngày sinh nhật của ông Jamal Kashoggi.

“Khi người bạn yêu thương rời khỏi thế giới này, thế giới bên kia không còn đáng sợ hay xa xôi nữa. Bị bỏ lại trên cõi đời này một mình, và không có họ, là điều đau đớn nhất.”

“Khi người bạn yêu thương rời khỏi thế giới này, thế giới bên kia không còn đáng sợ hay xa xôi nữa. Bị bỏ lại trên cõi đời này một mình, và không có họ, là điều đau đớn nhất.”Bà Hatice Cengiz, Vợ chưa cưới của ông Khashoggi

Người phóng viên chụp hình bắn đại sứ

Mùa xuân Ả-rập ‘gây tổn thất 600 tỷ USD’

Tổng thống Trump đã nói gì?

Tổng thống Trump nói Mỹ sẽ áp dụng “trừng phạt mạnh nhất” lên Ả Rập Saudi nếu quốc gia này bị xác nhận là đã gây ra cái chết của ông Khashoggi.

Ông nói ông sẽ “rất bực tức nếu chuyện là như vậy,” tuy nhiên ông loại trừ khả năng sẽ ngừng các hợp đồng mua bán vũ khí lớn.

“Tôi cho rằng chúng tôi sẽ tự trừng phạt mình nếu chúng tôi làm điều đó,” ông nói. “Nếu họ không mua từ chúng ta, họ sẽ mua từ Nga hay… Trung Quốc”.

Cuộc điều tra đang diễn ra

Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevut Cavusoglu nói Ả Rập Saudi hiện chưa cộng tác với cuộc điều tra – mặc dù đã có thông cáo từ Bộ trưởng Nội vụ Thái tử Abdulaziz bin Saud bin Naif bin Abdulaziz nói rằng nước ông muốn làm rõ “toàn bộ sự thật”.

Ông Cavusoglu kêu gọi Ả Rập Saudi cho phép các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ vào trong lãnh sự quán để điều tra.

Điều gì được cho là đã xảy ra ở Istanbul?

Một nguồn tin an ninh Thổ Nhĩ Kỳ nói với BBC rằng giới chức có bằng chứng video và audio chứng tỏ rằng ông Khashoggi, người đã từng viết bài cho the Washington Post, bị ám sát bên trong lãnh sự quán Saudi.

Tin cho rằng đã xảy ra tấn công và giằng co bên trong tòa lãnh sự sau khi ông Khashoggi vào trong tòa nhà để lấy giấy tờ.

Các nguồn tin Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc ông bị giết bởi một đội điệp viên Saudi có 15 người.

Truyền hình Thổ Nhĩ Kỳ đã phát sóng hình ảnh CCTV cho thấy ông Khashoggi bước vào lãnh sự quán để lấy giấy tờ cần thiết cho lễ cưới sắp được tổ chức với bà Cengiz.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-45855189

 

Vụ nhà báo mất tích:

Thổ Nhĩ Kỳ tố cáo Ả Rập Xê Út không hợp tác

Thùy Dương

Nhà báo đối lập Ả Rập Xê Út Jamal Khashoggi đã mất tích hơn 10 ngày kể từ hôm ông đến tòa lãnh sự của Riyad ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, làm giấy tờ. Trong khi cuộc điều tra đang tiếp diễn, với việc phái đoàn Ả Rập Xê Út tới Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày thứ Sáu 12/10/2018 để làm việc với nhà chức trách Thổ Nhĩ Kỳ nhằm làm sáng tỏ vụ việc, thì Ankara tố cáo chính quyền Riyad không hợp tác. Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlüt Cavusoglu hôm qua 13/10 yêu cầu nhà chức trách Ả Rập Xê Út cho phép các nhà điều tra khám soát tòa lãnh sự nhưng không được Riyad chấp thuận.

Chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ dường như tin rằng nhà báo Khashoggi đã bị sát hại và thậm chí còn khẳng định có chứng cớ về vụ án mạng.

Theo Reuters, báo Sabah của Thổ Nhĩ Kỳ dẫn nguồn tin tin cậy từ cơ quan tình báo của Ankara cho biết nhà báo Khashoggi đã kích hoạt chức năng ghi âm của đồng hồ kết nối mạng Apple Watch trước khi vào tòa lãnh sự. Chiếc đồng hồ được kết nối và đồng bộ hóa với điện thoại iPhone của ông và ông đã đưa chiếc điện thoại đó cho vợ sắp cưới trước khi vào tòa nhà.

Báo Sabah còn cho biết các nhân viên tình báo của Ả Rập Xe Út phát hiện ra điều đó sau khi nhà báo Khashoggi bị sát hại, và đã dùng dấu vân tay của ông để truy cập vào đồng hồ Apple Watch của nhà báo này và xóa một số dữ liệu, nhưng vẫn còn lại một số đoạn ghi âm đã được gửi về chiếc điện thoại iPhone mà vợ sắp cưới của ông cầm.

Từ Istanbul, thông tín viên RFI Anne Andlauer cho biết thêm chi tiết :

« Từ nhiều ngày nay, nhiều quan chức Thổ Nhĩ Kỳ ẩn danh khẳng định với truyền thông trong nước và quốc tế là họ có băng ghi âm cho thấy Jamal Khashoggi đã bị tra tấn và giết hại bên trong tòa lãnh sự Ả Rập Xê Út.

Nếu những chứng cớ như vậy tồn tại, câu hỏi đặt ra là bằng cách nào nhà chức trách Thổ Nhĩ Kỳ có được các băng ghi âm đó. Nhật báo Sabah thân chính phủ khẳng định Jamal Khashoggi đã dùng đồng hồ kết nối mạng Apple Watch ghi âm cuộc xét hỏi, và tải băng ghi âm về tài khoản iCloud và điện thoại iPhone mà trước đó ông đã đưa cho vợ sắp cưới.

Tuy nhiên, có nhiều nghi vấn quanh giả thuyết này : nếu giả định là có cuộc xét hỏi, thì liệu nhà báo này có đồng hồ Apple Watch trên người khi bị xét hỏi ? Nếu có, thì liệu ông ấy có thể ghi âm buổi tra xét được không, nhất là liệu ông ấy có thời gian và biết cách gửi các đoạn băng ghi âm không ?

Ngoài ra, cũng có nhiều giả thuyết khác. Một số phương tiện truyền thông cho rằng Ankara cài máy ghi âm bên trong tòa lãnh sự Ả Rập Xê Út. Dù có bằng chứng âm thanh hay không, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn đang đề nghị được khám soát tòa nhà theo kiểu đó là địa điểm diễn ra vụ án mạng, điều mà hiện chính quyền Riyad vẫn khước từ. »

Tại Mỹ, trong bối cảnh nhiều thượng nghị sĩ cho rằng Washington phải ngưng bán vũ khí cho Ả Rập Xê Út nếu có đủ bằng chứng cho thấy đúng là nhà báo Jamal Khashoggi bị sát hại trong tòa lãnh sự của Riyad ở Istanbul, tổng thống Donald Trump phản đối vì ông cho rằng Mỹ sẽ tự hại mình nếu ngưng bán vũ khí cho Ả Rập Xê Út.

Còn tập đoàn truyền thông của Qatar The Qatar Press Centre hôm qua cho biết rất quan tâm đến vụ mất tích của nhà báo Jamal Khashoggi. Hiện Qatar chưa đưa ra bất kỳ bình luận chính thức nào về vụ việc. Một số phương tiện truyền thông Ả Rập Xê Út đã đổ lỗi cho Qatar về cuộc khủng hoảng liên quan đến vụ nhà báo Khashoggi mất tích.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20181014-vu-nha-bao-mat-tich-tho-nhi-ky-to-cao-a-rap-xe-ut-khong-hop-tac

 

Đức: Hơn 100.000 người tuần hành

chống thù hận, kỳ thị chủng tộc

Trọng Thành

Trước cuộc bỏ phiếu quan trọng tại bang Bayern (Đức), với dự kiến phe cực hữu bài ngoại AfD có thể lần đầu tiên lọt vào Nghị Viện bang, dân chúng Đức hôm qua, 13/10/2018, đã xuống đường tuần hành đông đảo phản đối thù hận, lên án chủ nghĩa kỳ thị chủng tộc.

Ước tính có từ 100.000 người đến 150.000 người tuần hành chiều hôm qua tại thủ đô Berlin, Hambourg và Munich, để chống kỳ thị và kêu gọi một xã hội cởi mở, bao dung hơn. Những người biểu tình giương cao các khẩu hiệu « Không có chỗ cho Phát xít », « Cứu người trên biển không phải là một tội lỗi », « Hãy yêu nhiều hơn, hận thù ít hơn ».

Cuộc tuần hành do nhóm #unteilbar kêu gọi. Đây là một tập thể bao gồm nhiều hiệp hội phi chính phủ, nghệ sĩ hay cá nhân. Nhiều chính trị gia cũng ủng hộ sáng kiến này, đặc biệt là cánh tả, như ngoại trưởng Heiko Maas, một người rất được dân chúng Đức yêu mến.

Thông tín viên Nathalie Versieux tường trình từ Berlin :

« Các phong trào chống phân biệt chủng tộc, Hội đồng trung ương các tín đồ Hồi Giáo ở Đức, đảng cực tả Die Linke, các nghệ sĩ, các đại diện của xã hội dân sự…, tổng cộng hơn 10.000 tổ chức và nhân vật nổi tiếng tham gia vào cuộc tuần tuần hành xung quanh khẩu hiệu chính « Muôn người như một », được treo từ nhiều ngày nay trên mặt tiền nhà hát Volksbühne ở Berlin, cơ sở nổi tiếng với lập trường tranh đấu.

Phong trào ngày hôm qua được coi là đỉnh điểm của một mùa hè biểu tình kéo dài trên cả nước. Hàng loạt cuộc tuần hành lớn của cánh cực hữu, do đảng AfD và phong trào bài Hồi Giáo Pegida tổ chức, đặc biệt tại Chemnitz, các cuộc tuần hành do cánh tả đạo diễn tại các vùng thuộc Đông Đức trước đây, cũng diễn ra cả ở Berlin hay đặc biệt là Munich ngày 3/10 vừa qua …

Theo nhà chính trị học Sabrina Zajak, ‘‘kể từ năm 2015, công chúng chứng kiến việc xã hội dân sự đang chính trị hóa. Có một phong trào mới đang ra đời để phản ứng lại cuộc vận động của phe cực hữu. Vấn đề trung tâm của phong trào này là làm thế nào để xã hội chúng ta hiện nay chung sống được với nhau’’ ».

Tại bang Bayern, các phòng phiếu đã mở cửa từ 8 giờ sáng, giờ địa phương. Kết quả sơ bộ sẽ được biết vào khoảng 18 giờ. Một số thăm dò dư luận cho thấy đảng Xã Hội Thiên Chúa Giáo CSU Bayern, trong liên minh cầm quyền với đảng Dân Chủ Thiên Chúa Giáo CDU của thủ tướng Merkel, rất có khả năng sẽ mất đa số tuyệt đối tại Nghị Viện bang. Theo điều tra của kênh truyền hình ARD, về nhì dự đoán sẽ là đảng Xanh, với 17% phiếu, tiếp theo là đảng cực hữu AfD với 16%.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20181014-duc-hon-100000-nguoi-tuan-hanh-chong-thu-han-ky-thi-chung-toc

 

Trên 36 nghìn dân Iraq đăng ký làm bộ trưởng

Lời kêu gọi dân chúng tự ứng cử vào chức các bộ trưởng trong chính phủ Iraq thu hút trên 36 nghìn người hưởng ứng, gây ngạc nhiên cho thủ tướng được đề cử Adel Abdul Mahdi.

Ông Mahdi đăng trên Facebook lời mời, kêu gọi “tất cả những ai có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm” hãy nộp đơn và tên tuổi lên trang web chính phủ.

Ông không muốn các đảng phái chính trị cử người vào chính phủ nữa mà tìm kiếm chuyên gia, nhà kỹ trị cho nội các có thể giải quyết các vấn đề cấp bách của Iraq.

Trong vòng chưa vài ngày, có trên 36 nghìn người hưởng ứng, trong số đó, chính quyền Iraq xác nhận đã có 9317 người nộp giấy tờ hợp lệ.

VN: Chính phủ chỉ đạo Quân đội thôi làm kinh tế

PNG bị giám sát vì mua xe sang chở lãnh đạo APEC

Chính phủ Trump toàn triệu phú tỷ phú?

Tiền chính phủ TQ tới Việt Nam bao nhiêu?

Thủ tướng Iraq tỏ ý vui mừng rằng người dân vẫn quan tâm và muốn làm bộ trưởng trong nội các của ông:

“Trong số nộp đơn, 97% là những người độc lập về chính trị, 15% là nữ và các ứng viên đến từ mọi vùng, tỉnh huyện của Iraq.”

Theo thủ tướng Iraq, các ứng viên nộp đơn không chê bất cứ một bộ nào trong tân chính phủ.

Kể từ sau khi chế độ Saddam Hussein bị lật đổ năm 2003, Iraq lâm vào cảnh gần như nội chiến với các phe phái của ba khối sắc tộc, tôn giáo: Shia, Sunni và người Kurd tranh giành quyền bính.

Quân đội nước ngoài tiếp tục có mặt và lực lượng cực đoan gọi là Nhà nước Hồi giáo (IS) từng chiếm soát một vùng lớn của lãnh thổ Iraq.

Nay, Irag có trên 3 triệu dân ly tán, mất nhà cửa trên tổng số 37 triệu người, và nhiều vùng trong nước hoàn toàn bị chiến sự tàn phá.

Đầu tháng 10 năm nay, Quốc hội Iraq bầu ra Tổng thống mới, người Kurd, ông Barham Salih.

Tân tổng thống đề cử ông Adil Abd Mahdi, 76 tuổi làm thủ tướng, thay ông Haider al-Abadi, người nắm chính phủ từ 2014.

Ông Mahdi, cựu bộ trưởng dầu khí, có nhiệm vụ lập ra tân chính phủ trong vòng 30 ngày.

Quyết định ‘kêu gọi dân cùng lo việc nước’ của ông, bỏ qua các đảng phái chính trị , đang được các trang mạng xã hội tiếng Ả Rập bình luận rộng rãi.

Một số ý kiến nói hiện tượng hàng chục nghìn người muốn tham gia chính phủ cho thấy người dân Iraq không hề thờ ơ với số phận quốc gia.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-45834939

 

Đại sứ TQ: Giới ngoại giao

‘thấy khó hiểu’ về đội ngũ của TT Trump

Các quan chức Trung Quốc, cũng như các nhà ngoại giao thuộc các nước trên khắp thế giới, rối trí về việc quan chức nào trong chính quyền của ông Trump là nhân vật chính đứng sau các quyết định về chính sách, đại sứ Trung Quốc tại Hoa Kỳ nói với Fox News hôm 14/10.

Trong cuộc phỏng vấn với “Fox News Sunday”, Đại sứ Thôi Thiên Khải nói ông không rõ liệu Tổng thống Donald Trump chủ yếu lắng nghe những người cứng rắn như Peter Navarro, Cố vấn Thương mại của Tòa Bạch Ốc, hay những người tương đối ôn hòa như Cố vấn Kinh tế Larry Kudlow và Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin. .

“Thật lòng, tôi đã nói chuyện với đại sứ các nước khác ở thủ đô Washington, và đây cũng là một phần trong vấn đề của họ”, ông Thiên Khải nói với Fox News. “Họ không biết ai là người ra quyết định cuối cùng. Tất nhiên, có thể suy luận là tổng thống sẽ đưa ra quyết định cuối cùng, nhưng những người khác đóng vai trò gì? Đôi khi mọi việc có thể rất khó hiểu”, theo lời đại sứ Trung Quốc.

Trung Quốc và Hoa Kỳ đang bị cuốn vào một cuộc tranh chấp thương mại kéo dài nhiều tháng nay, trong đó hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã áp thuế trị giá hàng tỷ đô la vào hàng hóa của nhau. Tâm điểm của tranh chấp là việc Hoa Kỳ cáo buộc Trung Quốc đánh cắp tài sản trí tuệ và thực hiện các biện pháp thương mại không công bằng, điều mà ông Thiên Khải phủ nhận trong cuộc phỏng vấn.

Ông Thiên Khải nói một cuộc gặp tay đôi giữa ông Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình “có thể” diễn ra tại hội nghị thượng đỉnh G20 ở Buenos Aires, Argentina vào tháng tới.

(Fox, CNBC)

https://www.voatiengviet.com/a/dai-su-tq-gioi-ngoai-giao-thay-kho-hieu-ve-doi-ngu-cua-tt-trump/4613015.html

 

TQ lập kế hoạch kiểm soát hoàn toàn

cuộc sống người dân?

Chương trình Reality CheckBBC News

Chương trình Reality Check của BBC phân tích những ẩn ý của hệ thống xếp hạng tín dụng xã hội được đề xuất tại Trung Quốc.

Phó tổng thống Mỹ Mike Pence chỉ trích kế hoạch của Trung Quốc về việc áp dụng một hệ thống xếp hạng tín dụng xã hội.

Skype bị xóa tại Trung Quốc

BBC bị chặn ở Trung Quốc

Trump ‘phàn nàn về Trung Quốc’

Kiểm soát mạng: VN học Trung Quốc được không?

“Chính quyền Trung Quốc nhắm đến việc thực thi một hệ thống Orwell [được mô tả trong tiểu thuyết 1984] dựa trên việc kiểm soát hầu hết khía cạnh của đời sống con người – với cái gọi là “điểm tín nhiệm xã hội,” ông Pence nói trong bài phát biểu gần đây.

Chính phủ Trung Quốc khẳng định hệ thống này sẽ trao thưởng cho những ai “báo cáo hành vi vi phạm”.

Vậy thì Trung Quốc có đang thiết lập hệ thống kiểm soát toàn bộ xã hội và ý thức chính trị của người dân hay không?

‘Mức độ tin cậy’

Đúng là mọi công dân Trung Quốc sẽ được yêu cầu tham gia vào hệ thống xếp hạng hành vi và thái độ xã hội, điều này có thể gây bất lợi cho những người không tuân thủ.

Đã có những chỉ dấu cho thấy hệ thống có thể rất bao quát, mặc dù nhiều người Trung Quốc dường như ủng hộ ý tưởng này.

Ở nhiều quốc gia, thực trạng tín dụng của một cá nhân có thể ảnh hưởng đến khả năng được vay tiền của họ.

Nhưng hệ thống tín dụng xã hội đề xuất của Trung Quốc – hứa hẹn áp dụng từ năm 2020 – sẽ đi xa hơn, và xếp hạng tất cả các cá nhân về những gì chính quyền gọi là “mức độ tin cậy”.

Điểm tín dụng xã hội cũng sẽ được áp dụng cho các công ty và tổ chức.

Về cơ bản, chính phủ dự định tính toán giá trị xã hội không chỉ dựa trên những hàng hóa/dịch vụ người dân chi xài – mà còn là cách họ cư xử và thậm chí về khuynh hướng chính trị.

Nếu “mức độ tin cậy” không đạt, chẳng hạn vì hút thuốc ở những khu vực cấm hút thuốc hoặc nộp thuế trễ, người đó sẽ bị điểm âm.

Ngược lại, công dân sẽ được ghi nhận điểm cộng khi tham gia hoạt động từ thiện.

Thực tế, hệ thống tính điểm có dạng “danh sách đen” và “danh sách đỏ” công khai.

Hệ thống tín dụng xã hội này đã được áp dụng một phần và nhiều tỉnh đang thử nghiệm.

Năm ngoái, Tòa án Nhân dân Tối cao Trung Quốc cho biết 6,15 triệu công dân đã bị cấm bay vì “có hành vi sai trái”.

Facebook lên kế hoạch mở văn phòng ở TQ

Cuốn ‘1984’ có thể in ở VN hay không?

Giấy phép đã được cấp cho tám công ty để đánh giá thực trạng tín dụng và các chỉ số khác.

Một công ty như vậy, Sesame Credit, lập hệ thống dựa trên các thành viên tự nguyện.

Nó được Công ty dịch vụ tài chính Ant (AFSG) liên kết với Alibaba điều hành.

‘Từ năm 2020’

Người dùng của hệ thống này có thể được điểm cộng nếu họ mua các mặt hàng như tã lót hoặc nếu họ lôi kéo bạn bè tham gia.

Nhưng nếu mua các vật phẩm như video games thì có thể bị mất điểm.

Người đạt điểm số cao có thể được hiển thị tốt hơn trên Baihe, dịch vụ hẹn hò online của Trung Quốc.

Nếu người dùng tích lũy đủ điểm, họ có thể thuê xe hơi mà không cần đặt cọc hoặc được ưu đãi VIP check-in tại Sân bay Quốc tế Bắc Kinh.

Một chuyên gia Trung Quốc tại Đại học Zurich cho biết đây hệ thống xếp hạng này phức tạp hơn các chương trình khách hàng thân thiết.

Không ai chắc chắn về cách thức chính xác mà chương trình tín dụng xã hội sẽ được áp dụng từ năm 2020.

“Các nhà quan sát thực sự không biết chuyện gì đang xảy ra”, Johan Lagerkvist, chuyên gia Trung Quốc tại Đại học Stockholm nói.

Tuy nhiên, Rogier Creemers, Đại học Leiden, chỉ ra cách thức mà chính phủ Trung Quốc muốn kiểm soát.

“Hệ thống tín dụng xã hội là dạng khuếch tán các luật hiện hành”, ông nói.

Tuy nhiên, ông tin rằng nó có nhiều khả năng là tập hợp các sáng kiến ​​khác nhau về việc xếp hạng công dân hơn là hệ thống kiểm soát.

Để tính toán điểm số của một cá nhân, chính phủ sẽ cần thu thập một lượng lớn dữ liệu.

‘Nên và không nên’

Các nhà phân tích tin rằng có khả năng chính quyền Trung Quốc sẽ sử dụng hồ sơ chi tiêu trên WeChat Pay và Alipay, cũng như hồ sơ công cộng và các hoạt động khác như đặt phòng khách sạn/đặt chỗ nhà hàng, cũng như tình trạng hôn nhân/học vấn.

Nhà chức trách cũng sẽ thu thập dữ liệu cá nhân từ CCTV, drone, công nghệ nhận diện khuôn mặt ở nơi công cộng cũng như hành vi trực tuyến của người dân.

Trung Quốc chi rất nhiều tiền vào mạng lưới giám sát rộng lớn, và được cho là có một hệ thống nhận diện khuôn mặt tinh vi ở khu vực Tân Cương, nơi có người thiểu số Uighur theo Hồi giáo.

Danh sách “những điều nên và không nên làm” dao động từ những vấn đề nhỏ đến lớn, theo Johan Lagerkvist.

“Nên” có thể gồm

Hiến máu

Tặng tiền và làm cho tổ chức từ thiện

Mua sản phẩm/dịch vụ được đánh giá tích cực hơn là mua các sản phẩm không tốt cho sức khỏe

“Không nên” có thể là

Tham nhũng

Trốn thuế

Gian lận

Lan truyền thông tin được đánh giá là “có hại cho sự ổn định xã hội”

Các nhà phân tích tin rằng chính phủ sẽ thiết lập thuật toán để tính toán điểm số.

Ở Trung Quốc, nhiều người tin rằng hệ thống tín dụng xã hội sẽ giúp xử lý tội phạm, cũng như tham nhũng vặt, bằng cách gia tăng giám sát.

Nhưng giới chỉ trích nói rằng cách này sẽ bóp nghẹt tự do ngôn luận và gia tăng kiểm soát xã hội và khuynh hướng chính trị, nhất là nhắm vào nhóm dân tộc thiểu số và giới bất đồng chính kiến.

Samantha Hoffman thuộc Viện Chính sách chiến lược Úc cho biết: “Điểm mấu chốt của hệ thống này là tận dụng công nghệ để bảo vệ Đảng.”

https://www.bbc.com/vietnamese/world-45838530

 

Malaysia:

Ứng viên thủ tướng tương lai đắc cử dân biểu

Trọng Nghĩa

Ngày hôm qua, 13/10/2018, cựu lãnh tụ đối lập Malaysia Anwar Ibrahim đã chiến thắng dễ dàng trong một cuộc bầu cử Quốc Hội bổ sung tại đơn vị bầu cử Port Dickson. Đây chỉ là một cuộc bầu cử nhỏ, nhưng lại rất quan trọng đối với ông Anwar vì phải trở thành dân biểu Quốc Hội thì ông mới có đủ điều kiện pháp định để lên làm thủ tướng tương lai, kế nhiệm đương kim thủ tướng Mohamad Mahathir.

Từ Singapore, thông tín viên Carrie Noten phụ trách Đông Nam Á, đã điểm lại quá trình đấu tranh gian nan của một người từng là phó thủ tướng Malaysia trước khi bị liên tiếp bỏ tù, đồng thời trở thành gương mặt tiêu biểu của phong trào đối lập tại Malaysia :

« Đối với Anwar Ibrahim, đây là một bước mới trên con đường đưa ông lên giữ chức thủ tướng Malaysia. Chiến thắng trong cuộc bầu cử tại Port Dickson vào hôm qua bảo đảm cho chính khách Malaysia một ghế dân biểu, giúp ông mặc nhiên trở thành một ứng viên tiềm tàng cho chức thủ tướng.

Đây là lần trở lại chính trường không biết là thứ bao nhiêu của ông Anwar, từng là phó thủ tướng Malaysia vào cuối những năm 90, trước khi bị kết tội hai lần, lần đầu tiên vào năm 1998 và một lần nữa vào năm 2015. Theo ông, các cáo buộc đều nhằm phá hoại sự nghiệp chính trị của ông. Những cáo buộc đó đã khiến ông phải vào tù hai lần.

Chính là khi đang ở trong tù, hồi tháng 5 năm ngoái, ông đã liên minh với ông Mohamad Mahathir, người bảo trợ cũ của ông, nhưng sau đó lại là đối thủ không đội trời chung. Liên minh của họ đã giành chiến thắng trước đảng cầm quyền vốn lãnh đạo Malaysia liên tục từ ngày thoát khỏi chế độ thực dân. Và ông Mahathir, 93 tuổi, đã lên nắm quyền lãnh đạo đất nước, với lời hứa là sẽ nhanh chóng nhường chức cho ông Anwar sau khi ông được tự do.

Cuộc bầu cử tại Port Dickson đi theo logic kể trên : Dân biểu tại địa phương này, thuộc đảng của ông Anwar đã từ chức, để một cuộc bầu cử bổ sung được tổ chức, cho phép Anwar Ibrahim vốn đã được ân xá trước đó, chính thức tranh cử, giành thắng lợi chính thức trở lại chính trường. Dù số cử tri đi bầu không đông, nhưng ông Anwar đã dễ dàng áp đảo 6 sáu ứng viên khác.

Điểm đáng nói là ông đã được nhiều nhân vật nặng ký trong đời sống chính trị Malaysia ủng hộ. Trái với điều ông tuyên bố trước đó, thủ tướng Malaysia đương nhiệm Mahathir đã đến tận nơi tham gia một cuộc mít tinh tranh cử của ông Anwar. Cử chỉ ưu ái bất ngờ này có lẽ đã góp phần thuyết phục thêm cử tri.

Ông Anwar Ibrahim sẽ tham gia cuộc họp Quốc Hội ngay vào ngày mai. »

http://vi.rfi.fr/chau-a/20181014-malaysia-ung-vien-thu-tuong-tuong-lai-dac-cu-dan-bieu

 

Tổng thống Hàn Quốc công du Pháp

tìm hậu thuẫn cho hòa bình Triều Tiên

Trọng Thành

Hôm qua 13/10/2018, tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In đến Pháp. Trọng tâm của chuyến công du Pháp bốn ngày của nguyên thủ Hàn Quốc là tìm sự hậu thuẫn của Paris trong « tiến trình phi hạt nhân hóa Bắc Triều Tiên » và thiết lập « nền hòa bình bền vững » trên bán đảo.

Theo hãng thông tấn Hàn Quốc Yonhap, phát biểu trước hơn 200 công dân Hàn Quốc tại hội trường Maison de la Mutualité ở Paris, tổng thống Moon Jae In cho biết, trong cuộc hội kiến với nguyên thủ Pháp Emmanuel Macron ngày thứ Hai tới, 15/10, trước hết ông « sẽ đề nghị Pháp, với tư cách là thành viên thường trực Hội Đồng Bảo An của Liên Hiệp Quốc và thành viên trụ cột của Liên Hiệp Châu Âu, nỗ lực đóng góp cho phi hạt nhân hóa và một nền hòa bình bền vững trên báo đảo Triều Tiên ».

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In tỏ ra tin tưởng là « hòa bình trên bán đảo Triều Tiên sẽ sớm trở lại », thế nhưng, thách thức trước mắt là khi nào Bình Nhưỡng sẽ thực sự quyết định từ bỏ hệ thống vũ khí hạt nhân.

Chuyến công du của tổng thống Hàn Quốc được lên kế hoạch vào lúc tiến trình đàm phán phi hạt nhân hóa giữa Hoa Kỳ và Bắc Triều Tiên lâm vào bế tắc. Washington không chấp nhận quốc tế dỡ bỏ trừng phạt, chừng nào mà Bình Nhưỡng chưa có các biện pháp cụ thể hướng đến việc phi hạt nhân hóa một cách « không thể đảo ngược ».

Vận động Hội Đồng Bảo An giảm nhẹ trừng phạt

Theo ông Moon Chung In, cố vấn an ninh quốc gia và đối ngoại của tổng thống Hàn Quốc, ông Moon Jae In sẽ trực tiếp chuyển đến tổng thống Pháp lập trường của lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un. Đó là « sẵn sàng thực sự phi hạt nhân hóa », « nhưng để đổi lấy các nỗ lực cụ thể » của Bình Nhưỡng, phía đối tác cũng cần tỏ ra « mềm dẻo ». Seoul hy vọng thuyết phục được Hội Đồng Bảo An, đặc biệt là Paris, trong vấn đề này.

Đối với Seoul, để đàm phán thực sự tiến triển, Hoa Kỳ và Bắc Triều Tiên cần nhân nhượng nhau. Trong giới thân cận của tổng thống Hàn Quốc, nhiều người đặt hy vọng trong thượng đỉnh Trump – Kim lần thứ hai, dự kiến diễn ra sau cuộc bầu cử giữa kỳ Mỹ, đầu tháng 11/2018, hai bên sẽ đạt được các thỏa hiệp.

Theo ông Moon Chung In, cố vấn an ninh quốc gia và đối ngoại của tổng thống Hàn Quốc, Bắc Triều Tiên cần đưa ra một số biện pháp phi hạt nhân hóa thực chất, như đóng cửa hoàn toàn cơ sở nghiên cứu hạt nhân và làm giàu uranium Yongbyon, còn Hoa Kỳ cần giảm nhẹ các trừng phạt.

Ngoài vấn đề hạt nhân Bắc Triều Tiên, nguyên thủ Hàn Quốc dự kiến sẽ « thảo luận sâu » với tổng thống Pháp, « về nhiều vấn đề quan trọng mà cộng đồng quốc tế đang phải đối mặt, như biến đổi khí hậu, môi trường, khủng bố, nhân quyền, cũng như các chiến lược tăng trưởng mới ».

Sau Pháp, ông Moon Jae In sẽ đến Ý, Vatican, Bỉ và Đan Mạch.

 

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20181014-phi-hat-nhan-hoa-btt-tong-thong-han-quoc-cong-du-phap-tim-hau-thuan

 

Pakistan có thể sẽ phải

công bố các khoản nợ Trung Cộng

Bali, Indonesia – Pakistan là nước nhận tài trợ lớn nhất qua chính sách “Vành đai và Con đường” đầy tham vọng của Bắc Kinh. Giám đốc điều hành Quỹ tiền tệ quốc tế Christine Lagarde cho biết thỏa thuận cứu trợ Pakistan sẽ đòi hỏi sự “minh bạch tuyệt đối” đối với các khoản nợ của nước này, đa phần trong số đó bắt nguồn từ chính sách “Vành đai và Con đường” của Trung Cộng.

Cách đây ba năm, Trung Cộng đã bắt đầu một chương trình đầu tư trị giá 62 tỷ mỹ kim ở Pakistan nhằm xây dựng đường sá, nhà máy điện, hải cảng và các cơ sở hạ tầng khác. Đổi lại, Pakistan phải mua điện từ các nhà máy điện mới của Trung Cộng. Chi tiết của giao dịch này hiện vẫn chưa được công khai.

Tại các cuộc họp thường niên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới ở Bali, bà Lagarde cho biết, họ cần phải hiểu đầy đủ và cần sự minh bạch tuyệt đối về bản chất, quy mô, cũng như các điều khoản của khoản nợ mà quốc gia đang phải chịu. Bà còn nói thêm rằng IMF cần phải hiểu chi tiết của tất cả các khoản nợ của Pakistan, bao gồm các khoản cho vay từ các chính phủ nước ngoài và từ các công ty nhà nước, để các viên chức có thể xác định tính bền vững về nợ của quốc gia.

Tuyên bố này cho thấy Pakistan có thể bị buộc phải công bố đầy đủ về mức độ và các điều khoản cho vay của Trung Cộng. Trong những năm gần đây, Pakistan đã nhận vay nhiều khoản tiền từ Trung Cộng, khi Pakistan tham gia vào chương trình đầu tư cơ sở hạ tầng toàn cầu của Trung Cộng. Tân chính quyền Pakistan đang lo ngại bị vướng vào bẫy nợ của Trung Cộng, cùng lúc Hoa Kỳ khuyến cáo Pakistan không được dùng tiền vay mượn của IMF để trả nợ cho Trung Cộng.

Hoa Kỳ là quốc gia có cổ phần lớn nhất trong IMF, và có quyền lên tiếng phản đối khoản vay nào đó nhưng không có quyền phủ quyết. (Mộc Miên)

https://www.sbtn.tv/pakistan-co-the-se-phai-cong-bo-cac-khoan-no-trung-cong/

 

Cam Bốt sẵn sàng tái lập chương trình

tìm kiếm người Mỹ mất tích

Trọng Nghĩa

Thủ tướng Cam Bốt Hun Sen vào hôm qua, 13/10/2018 đã đề nghị nối lại hợp tác trong một chương trình của Hoa Kỳ nhằm tìm kiếm hài cốt lính Mỹ mất tích trong cuộc chiến tranh Việt Nam trước đây. Ý muốn khởi động lại công việc « quan trọng » này được nêu trong một bức thư đăng trên trang Facebook của cơ quan truyền thông nhà nước Cam Bốt là Fresh News Saturday.

Trong lá thư, thủ tướng Cam Bốt nhấn mạnh là chương trình đã được « thực hiện thành công trong hơn 30 năm trước khi bị đình chỉ », và cho rằng Phnom Penh sẽ nối lại hợp tác với phái bộ tìm kiếm « trong tinh thần trắc ẩn ».

Bức thư được gởi đến 2 nghị sĩ Mỹ đã đến Cam Bốt trước cuộc bầu cử Quốc Hội tháng 7 vừa qua, với kết quả là đảng của ông Hun Sen đã toàn thắng và giành toàn bộ các ghế dân biểu, một kết quả bị cả Mỹ lẫn Liên Hiệp Châu Âu chỉ trích. Vào tháng 10 này, 2 nghị sĩ Mỹ nói trên đã viết thư cho ông Hun Sen về việc thúc đẩy trở lại chương trình tìm kiếm.

Chương trình tìm kiếm lính Mỹ mất tích bị Phnom Penh đình chỉ vào tháng 09/2017, sau khi tìm được 42 hài cốt lính Mỹ ở Cam Bốt. Ông Hun Sen đình chỉ hợp tác sau khi Washington từ chối cấp visa cho viên chức cao cấp Cam Bốt để trả đũa việc chính quyền Phnom Penh tạm thời không đón nhận người Cam Bốt bị Mỹ trục xuất.

Thủ tướng Cam Bốt đồng thời đã chỉ trích Mỹ giúp đỡ lãnh đạo đối lập bị chính quyền tố cáo là « phản quốc ». Căng thẳng giữa hai bên đã lên đỉnh cao sau thắng lợi của đảng của ông Hun Sen, trong lúc đảng đối lập chính bị Tòa Án Tối Cao Cam Bốt giải tán.

Theo các chuyên gia, khi tỏ thiện chí với Mỹ, ông Hun Sen tìm cách ngăn chặn trước những khả năng xấu, chẳng hạn trừng phạt thương mại, cho dù cho đến nay ông luôn phủ nhận các ý kiến cho là ông phải chịu sức ép của của quốc tế.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20181014-cam-bot-san-sang-tai-lap-chuong-trinh-tim-kiem-nguoi-my-mat-tich