Tin khắp nơi – 14/04/2018

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin khắp nơi – 14/04/2018

Hoa Kỳ và đồng minh tấn công Syria

Mỹ, Anh và Pháp vừa hạ lệnh đánh bom các căn cứ của chính phủ ở Syria, nhắm vào các khu vực bị cáo buộc chứa vũ trang hoá học.

Cuộc tấn công là sự đáp trả lại một cuộc tấn công hóa học tại thị trấn Douma của Syria vào tuần trước.

“Cuộc tác chiến kết hợp lực lượng vũ trang của Pháp và Anh Quốc đang diễn ra,” Tổng thống Trump nói trong một bài phát biểu trước toàn quốc.

Anh Quốc ‘cần có hành động ở Syria’

Nga cảnh báo ‘chiến tranh’ với Mỹ ở Syria

TT Pháp: ‘Có bằng chứng Syria dùng vũ khí hóa học’

Các vụ nổ được biết xảy ra gần thủ đô Damascus của Syria.

Các quan chức Lầu Năm Góc liệt kê ba mục tiêu bị tấn công:

Một cơ sở nghiên cứu khoa học ở Damascus, được cho là liên quan đến việc sản xuất vũ khí hóa học và sinh học

Cơ sở lưu trữ vũ khí hóa học ở phía tây Homs

Một kho vũ khí hoá học và một trạm chỉ huy quan trọng, gần Homs

Truyền hình nhà nước Syria nói rằng các lực lượng vũ trang chính phủ đã bắn rơi hơn một chục tên lửa.

Đồng minh chính của chính phỷ Syria, Nga, đã đưa ra tuyên bố thông qua đại sứ của nước này ở Hoa Kỳ, nói rằng “những hành động đó sẽ không để xảy ra mà không có hậu quả”.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis nói với các phóng viên rằng không có báo cáo về tổn thất trong cuộc tấn công.

“Tôi tin rằng cuộc tấn công đã gửi một thông đei6p5 rất mạnh mẽ,” ông Mattis nói thêm rằng đợt tấn công đầu tiên đã kết thúc.

Tổng thống Trump trước đó đã nói: “Chúng tôi chuẩn tiếp tục cuộc tấn công đáp trả này cho đến khi chế độ Syria ngừng sử dụng các chất hóa học bị cấm.”

Thủ tướng Anh Theresa May khẳng định sự tham gia của Anh, nói rằng “không có biên pháp thực tiễn nào khác để thay thế biện pháp vũ lực”.

Nhưng bà cũng nói rằng những cuộc tấn công này không phải là để “thay đổi chế độ”.

http://www.bbc.com/vietnamese/world-43764065

 

Mỹ và đồng minh tấn công Syria

Tóm tắt

Mỹ, Anh và Pháp vừa tiến hành không kích các căn cứ nghi có vũ khí hóa học của Syria

Cuộc không kích xảy ra sau một cuộc tấn công nghi dùng vũ khí hóa học ở thị trấn Douma, khiến 40 người thiệt mạng

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump nói chính phủ Syria đã tiến hành “một cuộc tấn công tàn bạo với những người dân Syria vô tội bằng vũ khí hóa học bị cấm”.

Chính phủ Syria và đồng minh chính là Nga nói vụ tấn công ở Douma là ngụy tạo và cảnh báo Mỹ cuộc không kích trả đũa sẽ “rất nguy hiểm”.

Douma là cứ điểm quan trọng cuối cùng của phe nổi dậy gần thủ đô Damascus.

Tường thuật trực tiếp

13:45

Pháp: 12 hỏa tiễn đã được quân Pháp bắn vào các mục tiêu ở Syria

Điện Elysée và Bộ quốc phòng Pháp được biết vào sáng thứ Bảy rằng mười hai hỏa tiễn đã được quân đội nước này bắn đi bằng các phi cơ chiến đấu Rafale và bởi một tàu khu trục ở Địa Trung Hải, theo nhật báo Le Monde hôm 14/4.

Hàng chục phi cơ chiến đấu khác của Pháp – Mirage 2000 và Rafale, nhiều tàu khu trục và hai phi cơ – radar AWACS, đã tham gia vào chiến dịch, các phi cơ đã cất cánh từ nhiều căn cứ không quân tại Pháp.

Các hỏa tiễn do quân lượng Pháp bắn đi nhắm vào đích là một địa điểm sản xuất và kho chứa vũ khí hóa học ở khu vực Homs.

“Không có gì làm [chúng tôi] nghĩ rằng các hỏa tiễn đã bị ngăn chặn”, phát ngôn viên của Bộ Tổng tham mưu quân đội Pháp tuyên bố.

Trong khi đó, diện Elysée nói thêm:

“Phân tích về mức độ tàn phá đối với các mục” đang được tiến hành.

Tổng cộng, ba trang mục tiêu có liên hệ với chương trình hóa học của chế độ Syria đã bị các cuộc không kích của các đồng minh phương Tây đánh trúng, theo Washington, London và Paris.

Quân đội Nga khẳng định các tên lửa phòng không của Syria đã ngăn chặn 71% tên lửa hành trình được bắn tới các cơ sở của chế độ Damascus, vẫn theo báo Pháp, Le Monde hôm thứ Bảy.

13:27

Tướng Việt Nam: Syria là quốc gia có chủ quyền

Báo mạng Sputnik của Nga đưa tin theo báo từ Việt Nam, dẫn lời một Tướng quân đội cho rằng Syria là một quốc gia có chủ quyền với một chính phủ ‘hợp hiến, hợp pháp’ và việc Mỹ ‘đưa lực lượng quân sự’ tấn công Syria là ‘hành động vi phạm luật pháp quốc tế hết sức nghiêm trọng’.

” Việc Mỹ đưa lực lượng quân sự tấn công Syria là hành động vi phạm luật pháp quốc tế hết sức nghiêm trọng. Chính phủ của Tổng thống Syria hiện nay là một chính phủ hợp hiến, hợp pháp, được quốc tế công nhận,” Sputnik dẫn nguồn từ báo mạng Dân Việt của Việt Nam, trích lời Thượng tướng Võ Tiến Trung, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Giám đốc Học viện Quốc phòng của Việt Nam, trả lời một cuộc phỏng vấn.

“Tuy nhiên việc Mỹ tấn công Syria là điều không có gì bất ngờ, bởi trước đó bằng những hành động cụ thể cho thấy Mỹ muốn lật đổ bằng được Chính phủ của Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Thế nhưng trong những ngày qua nhờ sự giúp đỡ của lực lượng không quân Nga nên quân đội của Chính phủ Syria đã dành được những thắng lợi quan trọng, lực lượng đối lập do Mỹ hậu thuẫn có nguy cơ thất bại trên chiến trường rất rõ. Chính vì thế việc Mỹ chọn giải pháp quân sự khi tấn công vào Syria không có gì lạ, các nhà phân tích chính trị — quân sự đều có thể dự đoán.

“Điều tôi thấy bất ngờ là cuộc tấn công quân sự như vậy Mỹ lại huy động cả lực lượng của Anh và Pháp, hai quốc gia nằm trong Thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.”

Vẫn theo các nguồn trên, Thượng tướng Võ Tiến Trung của Việt Nam bày tỏ ‘lo ngại’ về tình hình ‘phức tạp’, ông được dẫn lời nói:

“Tôi rất lo ngại tình hình trở nên phức tạp hơn. Phức tạp là: Trong quá trình sử dụng biện pháp quân sự nếu như Mỹ không có sự hạn chế, tấn công vào cả lực lượng của Nga tại Syria thì Nga sẽ không để yên. Trường hợp Nga tấn công trở lại thì bùng phát một nguy cơ mới, đây là điều cả thế giới đang rất lo ngại.

“Điều đáng nói ở đây, Mỹ tấn công đến đâu, Nga kiềm chế đến đâu khi Mỹ ngang nhiên vi phạm luật pháp quốc tế. Ngoài Nga, các quốc gia trên thế giới phải lên tiếng mạnh mẽ buộc Mỹ phải tôn trọng luật pháp quốc tế,” Tướng Trung được dẫn lời nói.

13:04

Ngoại trưởng Pháp: Không kích ở Syria “đã đạt được mục đích”

Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian hôm thứ Bảy nói “một phần lớn” kho vũ khí hóa học của Syria đã bị phá hủy, theo báo Le Monde trong chuyên mục thời sự quốc tế hôm 14/4.

Trong một thông điệp được truyền thông Pháp đưa tin, ông Drian đã ‘chúc mừng chiến dịch’, sau khi Pháp, Mỹ và Anh đã phối hợp tấn công vào các địa điểm quân sự ở Syria vào đêm thứ Sáu 13/4 và sớm ngày 14/4.

Ông Jean-Yves Le Drian, người từng là Bộ trưởng Quốc phòng dưới thời người tiền nhiệm của Tổng thống Emmanuel Macron, nói mục đích đã đạt được.

Ông Drian nói: “Mục đích của chiến dịch này là nhằm phá hủy các công cụ hóa học bí mật của chế độ Bashar Al-Assad và, về vấn đề này, mục tiêu đã đạt được. Phần lớn kho vũ khí hóa học của ông ta đã bị phá hủy “rất nhiều”… bởi cuộc không kích đêm qua”.

Ngoại trưởng Pháp cũng nói lãnh đạo chính phủ Syria, ông Bashar Al-Assad, ‘phải tính đến điều này, cả các đồng minh của ông ta cũng vậy’ rằng “nếu lằn ranh đỏ bị bước qua, thì sẽ có một sự can thiệp khác, nhưng tôi nghĩ bài học sẽ được hiểu.”

12:20

Thủ tướng Anh Theresa May: Không có giải pháp khác ngoài việc không kích Syria

Trong thông điệp trước truyền thông vào báo giới hôm thứ Bảy, 14/4, Thủ tướng Anh, bà Theresa May, nói đã không có ‘sự lựa chọn nào khác’ ngoài việc phải không kích vào Syria, theo báo anh The Guardian.

Bà Thủ tướng đưa ra các ví dụ ‘bằng chứng’ dẫn tới việc chính quyền Anh kết luận rằng chính quyền Assad đứng đằng sau các cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học ở Douma.

Những bình luận của bà bổ sung vào thông tin đã được Lầu Năm góc cung cấp tại Hoa Kỳ và một đánh giá của Pháp về những gì đã xảy ra ở Douma.

Bà May nói:

“Tôi không thể nói với quí vị mọi thứ. Nhưng hãy để tôi đưa ra một ví dụ về một số bằng chứng dẫn chúng ta tới kết luận này. Các nguồn công khai cáo buộc rằng một trái bom thùng đã được sử dụng để phát tán các hóa chất.

“Nhiều nguồn công khai cho biết một trực thăng của chế độ [Assad] đã được quan sát thấy ở trên thành phố Douma vào tối ngày 7/4/2018. Phe đối lập không vận hành trực thăng hoặc sử dụng các trái bom thùng.

“Và thông tin tình báo đáng tin cậy cho thấy các giới chức quân đội Syria đã điều phối, chỉ đạo điều có vẻ là việc sử dụng chất clo ở Duma vào ngày 7 tháng Tư.

“Không có nhóm nào khác có thể thực hiện cuộc tấn công này. Trên thực tế, ngay cả Daesh [Nhà nước Hồi giáo tự xưng] cũng không có mặt tại Douma,” vẫn theo The Guardian hôm thứ Bảy

Bộ Ngoại giao VN khuyến cáo công dân về tình hình Syria

Ngày 14/4/, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã có khuyến cáo công dân nước này về tình hình Syria.

Báo Quốc tế & Việt Nam thuộc Bộ này hôm thứ Bảy dẫn thông báo, có đoạn:

“Trước tình hình căng thẳng tại Syria những ngày gần đây, Cục Lãnh sự – Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam không nên đến Syria hoặc các khu vực lân cận (có thể bị ảnh hưởng) trong thời gian này cho đến khi tình hình ổn định trở lại để tránh những nguy hiểm, rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra.

“Trong trường hợp khẩn cấp, công dân có thể liên hệ với Đại sứ quán Việt Nam tại Iran (kiêm nhiệm Syria) theo số điện thoại trực bảo hộ công dân:+98212411670 hoặc người thân tại Việt Nam có thể liên hệ với Tổng đài bảo hộ công dân theo số điện thoại:+84981848484 để được trợ giúp kịp thời.”

Báo này cũng đưa tin về việc Nga kêu họi Hội đồng Bảo an LHQ ‘triệu tập cuộc họp khẩn’:

“Ngày 14/4, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã lên tiếng chỉ trích cuộc tấn công quân sự của Mỹ và các đồng minh Pháp và Anh nhằm vào Syria là hành động vi phạm Hiến chương Liên hợp quốc (LHQ) và luật pháp quốc tế,” Báo Quốc tế & Việt Nam cho biết.

“Trong tuyên bố của mình, Tổng thống Putin nhấn mạnh vụ tấn công là hành vi thù địch nhằm vào một nhà nước có chủ quyền và Nga kịch liệt án hành động này. Ông khẳng định việc các cường quốc phương Tây tiến hành tấn công Syria sẽ dẫn tới hậu quả nhân đạo nghiêm trọng.

“Bằng những hành động này, Washington đang thúc đẩy một làn sóng người tị nạn mới từ Syria cũng như trên toàn khu vực. Nhà lãnh đạo Nga đồng thời cho biết sẽ kêu gọi triệu tập một phiên họp khẩn của Hội đồng Bảo an (HĐBA) LHQ để thảo luận về cuộc tấn công của các cường quốc phương Tây tại Syria,” vẫn theo tờ báo của Bộ Ngoại giao Việt Nam.

10:05

Bản đồ mới nhất về những điểm bị không kích

140418_1a

Đây là cập nhật mới nhất của BBC về những địa điểm bị không kích sáng 14/4 ở Syria.

Trước đó, các quan chức Lầu Năm Góc liệt kê ba mục tiêu bị tấn công:

Một cơ sở nghiên cứu khoa học ở Damascus, được cho là liên quan đến việc sản xuất vũ khí hóa học và sinh học

Cơ sở lưu trữ vũ khí hóa học ở phía tây Homs

Một kho vũ khí hoá học và một trạm chỉ huy quan trọng, gần Homs

Tuy nhiên, hãng tin Reuters đã trích dẫn một chỉ huy quân đội ủng hộ Assad cho biết các cuộc không kích đã diễn ra ở nhiều nơi khác.

Và chính phủ Nga cho biết tên lửa nhắm vào một sân bay quân sự ở phía đông Damascus đã bị chặn lại.

10:00

Nga: ‘Tên lửa bị chặn tại sân bay Dumayr’

Bộ Quốc phòng Nga cho biết hệ thống phòng không Syria đã chặn được 12 tên lửa bắn vào sân bay quân sự Syria ở phía đông thủ đô Damascus.

“Sân bay Dumayr của không quân Syria, nằm ở phía đông của Damascus, bị 12 tên lửa tấn công. Không quân của Syria chặn được 12 tên lửa này. Bộ Quốc phòng Nga cho hay, hãng tin Interfax loan báo.

Phóng viên của BBC tại Trung Đông, Kevin Connolly, nói rằng đó là một tuyên bố được soạn thảo cẩn thận nhằm mục đích cho thấy mục tiêu chính của vụ tấn công, máy bay và phi hành đoàn bị cáo buộc phóng vũ khí hóa học ở Douma tuần trước, có thể đã không bị tổn thương.

Không thấy có bằng chứng nào củng cố được tuyên bố này. Giới chức Nga trước đó đã nói rằng một số tên lửa do Mỹ, Anh và Pháp đã bị chặn lại

9:58

‘Cuộc tấn công quân sự là một tội ác’

Nhà lãnh đạo tối cao của Iran, Ayatollah Ali Khamenei, nói cuộc tấn công của các nước phương Tây vào Syria là một tội ác mà không đem lại lợi ích gì.

Trong một bài phát biểu của truyền hình Iran, ông nói: “Các đồng minh Hoa Kỳ sẽ không đạt được bất kỳ điều gì từ các tội ác ở Syria.”

“Tổng thống Mỹ, thủ tướng Anh và tổng thống Pháp là những kẻ tội đồ.”

Iran là một đồng minh vững chắc của Tổng thống Bashar al-Assad và được cho là đã triển khai quân đội và chi hàng tỷ đô la để giúp chính phủ Syria.

9:48

Các cuộc tấn công của phương Tây là một cảnh báo rõ ràng với chế độ Assad’

Phân tích của Jonathan Marcus, phóng viên quốc phòng, BBC News

Cuộc tấn công kỳ này có ý nghĩa quan trọng hơn cuộc tấn công của Hoa Kỳ vào một căn cứ không quân Syria hơn một năm trước đây, cái nhìn đầu tiên cho thấy dường như giới hạn hơn lời hùng biện của Tổng thống Trump đã gợi ý.

Năm ngoái có khoảng 59 tên lửa được bắn ra. Lần này số tên lửa bắn ra nhiều hơn gấp đôi con số đó. Các cuộc tấn công tạm thời bây giờ đã chấm dứt, nhưng đã có một cảnh báo rõ ràng rằng nếu chế độ Assad sử dụng vũ khí hoá học thì các cuộc tấn công tiếp theo cũng có thể xảy ra.

Người Mỹ nói rằng đã cố tránh thương vong cho cả Syria lẫn người “nước ngoài”, tức là Nga. Nhưng vẫn còn nguyên những câu hỏi cơ bản. Liệu Tổng thống Assad sẽ có bị nao núng?

Cuộc tấn công năm ngoái của Hoa Kỳ đã thất bại trong việc thay đổi hành vi của Assad. Lần này, nó có khác biệt không?

9:38

Donald Tusk nói EU ‘sẽ ủng hộ với đồng minh

‘Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Donald Tusk đăng trên Twitter rằng: “Các cuộc tấn công của Hoa Kỳ, Pháp và Anh cho thấy rõ rằng chế độ Syria cùng với Nga và Iran không thể tiếp tục tấm bi kịch này, ít nhất là không thể không phải trả giá cho nó.”

9:34

Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ các cuộc không kích “thích đáng”

Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ vừa cho biết Thổ Nhĩ Kỳ hoan nghênh các cuộc tấn công chống lại chế độ của Tổng thống Bashar al-Assad, gọi đó là “phản ứng thích đáng”.

Cuộc tấn công của Anh, Mỹ và Pháp “đã làm giảm nỗi đau đớn lương tâm khi đối mặt với vụ tấn công ở Douma”. Ankara cho rằng cuộc tấn công nghi bằng hoá học vào thường dân ở Douma vào tuần trước là “tội ác chống lại loài người”, mà không thể không trừng phạt.

Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ phiến quân nổi dậy chống lại chính phủ Syria, nhưng cũng đã tiến hành một cuộc tấn công vào các lực lượng người Kurd ở miền bắc Syria và đã có một thỏa thuận với Nga – một nước đồng minh chính của Syria – để sử dụng căn cứ không quân ở miền bắc Syria.

9:30

Syria lên án ‘sự gây hấn hung bạo, man rợ’

Một nguồn tin của Bộ Ngoại giao Syria đã lên tiếng tố giác cuộc tấn công của phương Tây là “một cuộc xâm lăng tàn bạo, man rợ”.

Cơ quan thông tấn chính thức của Sana trích dẫn nguồn tin nói rằng các cuộc tấn công nhằm mục đích phá hoại cuộc điều tra của Tổ chức Phòng chống Vũ khí Hóa học (OPCW) về vụ nghi ngờ là tấn công vũ khí hóa học ở Douma hôm thứ Bảy vừa qua.

Các thành viên của phái đoàn OPCW được trông đợi sẽ ghé thăm Douma, thị trấn bị trấn áp cuối cùng ở khu vực Eastern Ghouta bên ngoài Damascus, vào cuối ngày thứ Bảy.

Nguồn tin của Bộ Ngoại giao cho biết các cuộc tấn công nhằm mục đích “cản trở công việc của OPCW và trù tính kết quả của nó”.

Pháp nói có “bằng chứng” rằng chính phủ Syria đã sử dụng vũ khí hoá học. Chính phủ Syria bác bỏ cáo buộc này.

Một cố vấn chính phủ Syria nói với phóng viên Mishal Husian của BBC:

Cố vấn chính phủ Syria chỉ nói với tôi – nếu vấn đề là vũ khí hóa học thì các điều tra viên của OPCW chỉ mới đến Syria – hãy chờ đợi đánh giá của họ. Và gọi cuộc tấn công này là hành động xâm lược.

9:25

Syria: Đây là cuộc tấn công “hung hăng bất chính”

Trong khi Mỹ và các đồng minh cho rằng đây là cuộc không kích chính đáng và cần thiết để ngăn chặn việc sử dụng vũ khí hóa học của Syria thì phát ngôn viên của quân đội Syria lại cho rằng đó là cuộc tấn công “hung hăng bất chính”.

9:20

Các cuộc không kích của Anh tránh ‘xa dân thường’

Bộ Quốc phòng Anh cho biết tên lửa Storm Shadow đã được phóng bởi bốn máy bay chiến đấu RAF Tornados tại một căn cứ tên lửa cũ 24 km về phía tây của Homs, nơi được cho là chế độ Assad dự trữ các vật liệu để chế tạo vũ khí hóa học.

Một phát ngôn viên cho biết thêm cơ sở này “ở một khoảng cách xa’ so với bất kỳ khu vực nào có mật độ dân cư được biết đến và phân tích khoa học đã được sử dụng để “giảm thiểu bất kỳ rủi ro ô nhiễm nào đối với khu vực xung quanh”.

9:13

Tổng thống Syria Bashar al-Assad ‘kiên định’

Phủ tổng thống đã đăng dòng tweet kèm một đoạn video ngắn cho thấy Tổng thống Bashar al-Assad đang đi bộ vào văn phòng của ông lúc 9 giờ sáng giờ địa phương (12 giờ chiều VN) với phụ đề: “Buổi sáng của sự kiên định.”

Thông điệp này cho thấy dường như là chính phủ Syria đã không bị ảnh hưởng gì sau các cuộc không kích của Tây phương nhắm vào các cơ sở của nó.

9:01

Chính phủ Syria có sử dụng vũ khí hóa học không?

Chính phủ của Tổng thống Bashar al-Assad đã nhiều lần bác bỏ việc sử dụng vũ khí hoá học và cáo buộc những người nổi dậy “ngụy tạo” ra sự việc ở Douma vào thứ bảy tuần trước.

Chính phủ Syria nhấn mạnh rằng toàn bộ kho vũ khí hóa học đã bị phá hủy sau một cuộc đàm phán do Mỹ và Nga dàn xếp vào tháng 8/2013. Sau đó, tên lửa chứa chất độc thần kinh Sarin đã được bắn vào một số khu vực do lực lượng đối nghịch nắm giữ, ở ngoại ô của Damascus, giết chết hàng trăm người.

Tuy nhiên kể từ đó, các chuyên gia của Liên Hiệp Quốc và tổ chức Cấm Vũ khí Nguyên tử (OPCW) báo cáo với chính phủ là đã xác nhận được bốn cuộc tấn công hóa học, trong đó có cuộc tấn công vào một trong những thành phố nổi loạn của Khan Sheikhoun vào tháng 4/2017, cũng liên quan đến chất độc Sarin, khiến 80 người chết.

8:56

Syria dùng ‘hệ thống phòng không từ thời Liên Xô’

Bộ Quốc phòng Nga nói quân đội Syria đã sử dụng phần cứng hàng thập niên cổ để chống lại cuộc tấn công tên lửa do Mỹ gây ra.

“Các hệ thống phòng không của Syria S-125, S-200, Buk và Kvadrat đã được sử dụng để đẩy lùi cuộc tấn công tên lửa. Các hệ thống phòng không này được sản xuất cách đây hơn 30 năm tại Liên Xô,” Bộ Quốc phòng Nga cho biết trong một thông cáo, theo hãng tin Interfax.

Hệ thống phòng không hiện đại của Nga “đã không được sử dụng để đẩy lùi cuộc tấn công tên lửa”.

Lực lượng phòng không của Nga đã được thiết lập xung quanh cảng Tartous và căn cứ không quân Hmeimim gần bờ biển Địa Trung Hải, cả hai đều được sử dụng bởi Nga, Bộ Quốc phòng Nga cho biết.

8:51

Thủ tướng Anh: “Đây không phải là can thiệp vào cuộc nội chiến”

“Đây không phải là can thiệp vào cuộc nội chiến, cũng không phải nhằm thay đổi chế độ.” Thủ tướng Anh, bà Theresa May phát biểu.

Dưới sự dẫn đầu của Hoa Kỳ, Anh và Pháp là hai đồng minh cùng tham gia không kích tại Syria ngày 14/4, vào các địa điểm được cho là có vũ khí hoá học.

8:45

Cuộc tấn công do Mỹ dẫn đầu nhắm các căn cứ gần biên giới Lebanon

Bộ Quốc phòng Pháp vừa công bố một bức ảnh cho thấy một tên lửa hành trình được phóng lên từ một tàu biển ở Địa Trung Hải.

Cơ quan thông tấn Reuters trích lời một chỉ huy của quân đội ủng hộ Assad nói rằng ngoài trung tâm nghiên cứu ở Barzeh và kho vũ khí ở Homs, các địa điểm sau đây đã bị đánh:

Một căn cứ quân sự trong vùng Dimas, gần biên giới Lebanon phiá tây của Damaskus. Máy bay chiến đấu của Israel được báo cáo đã ném bom một sân bay trong cùng khu vực vào năm 2014.

Một địa điểm ở Masyaf, thuộc tỉnh Hama phía bắc thủ đô. Masyaf được cho là chi nhánh của Trung tâm Nghiên cứu Khoa học (SSRC) mà Cơ quan Tình báo Phương Tây cho biết năm ngoái đang sản xuất bom, đạn dược.

Các kho quân đội ở khu vực phía đông Qalamoun, đông-bắc của Damascus.

Khu vực Kiswah, phía Nam của Damascus. Iran được cho là đã xây dựng một căn cứ quân sự vĩnh viễn bên ngoài Kiswah. Vào tháng 12, Israel bị cáo buộc đã bắn tên lửa tại cơ sở này và phá hủy nhiều tòa nhà.

Một địa điểm ở đồi Qasyoun, nhìn ra Damascus

8:39

Bộ trưởng Pháp: Vụ tấn công là ‘hợp pháp’ và ‘thích đáng’

Các bộ trưởng Pháp vừa công bố chi tiết về vai trò của Pháp trong cuộc tấn công tên lửa phối hợp nhằm vào Syria.

Ngoại trưởng Jean-Yves Le Drian nói các cuộc tấn công là “hợp pháp”, “thích đáng” và “nhắm đúng mục tiêu”.

Bộ trưởng Quốc phòng Florence Parly cho biết một tàu hải quân của Hải quân Pháp ở Địa Trung Hải và máy bay chiến đấu bay từ các căn cứ ở Pháp đã nhắm mục tiêu vào trung tâm nghiên cứu vũ khí hoá học chính ở Syria, cũng như hai khu sản xuất vũ khí hoá học.

Nhưng bà Parly nói Pháp không muốn đối đầu và không muốn leo thang quân sự. Bà cũng nói Nga đã bị cảnh báo trước những cuộc tấn công.

Trước đó, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ Joseph Dunford nói rằng các lực lượng Nga ở Syria đã được cảnh báo rằng các máy bay của phương Tây sẽ vào không phận Syria, nhưng không tiết lộ các địa điểm mục tiêu hoặc thời gian trước.

8:35

Mỹ: Cuộc tấn công được thiết kế để tối ưu hóa tác động

Chủ tịch của Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Hoa Kỳ, tướng Joe Dunford, cho biết những cuộc tấn công này sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến khả năng sản xuất vũ khí hoá học của chính quyền Syria.

“Họ sẽ mất những nghiên cứu và dữ liệu mà mất nhiều năm để phát triển, thiết bị chuyên dụng và tiền thân vũ khí hoá học đắt tiền.”

Cuộc tấn công không chỉ là một thông điệp mạnh mẽ cho chế độ này rằng hành động của họ là không thể tha thứ, mà nó còn gây ra thiệt hại tối đa mà không có những rủi ro không cần thiết cho thường dân vô tội.”

8:26

Chiến tranh khiến người Syria sống thiếu điện

Tường thuật

Cuộc chiến tại Syria đã tàn phá mạng lưới điện tại đất nước này. Nhiều người dân đang sống trong cảnh không có điện. Những hình ảnh từ không gian của Nasa, Cơ quan không gian Mỹ, cho thấy ánh điện mất dần trong những năm tháng diễn ra chiến cuộc tại Syria

8:19

Biểu tình trên đường phố Damascus sau vụ không kích

Nhiều người dân Syria đang biểu tình trên đường phố thủ đô Damascus của Syria sau các cuộc không kích sáng nay.

Iran cảnh báo về hậu quả của “sự xâm lược” của Mỹ

Iran lên án hành động “ba bên xâm lược” chống lại chính phủ Syria, liên minh của nước này, và cảnh báo về “hậu quả khu vực”, theo tường trình từ truyền hình của đài al-Manar của Hizbollah.

Cơ quan thông tấn AFP trích lời phát ngôn viên bộ ngoại giao Bahram Ghasemi nói trên kênh Telegram của mình: “Hoa Kỳ và các đồng minh của họ không có bằng chứng, không chờ đợi Tổ chức Cấm Vũ khí Hóa học có được một kết luận điều tra, đã tiến hành cuộc tấn công quân sự… và phải chịu trách nhiệm về hậu quả trong khu vực. “

Iran được cho là đã triển khai hàng trăm đội ngũ và chi hàng triệu đô la để giúp Tổng thống Syria Bashar al-Assad trong cuộc nội chiến.

Hàng ngàn chiến binh Hồi giáo Shia được vũ trang, đào tạo và tài trợ bởi Iran – chủ yếu từ phong trào Hezbollah của Lebanon, nhưng Iraq, Afghanistan và Yemen – cũng chiến đấu bên cạnh quân đội Syria.

8:06

Truyền thông Syria: “Ba dân thường bị thương ở Homs”

Hình ảnh từ trang Twitter của chính phủ Syria cho thấy một vụ nổ trên bầu trời Damascus sáng nay

Theo cơ quan thông tấn Sana của Syria, các tên lửa bắn vào một căn cứ quân sự ở tỉnh Homs đã bị “cản trở và chệch khỏi đường đi”.

Tuy nhiên, ba thường dân đã bị thương.

Quân đội Hoa Kỳ nói đã nhắm mục tiêu vào một cơ sở lưu trữ vũ khí hóa học ở phía tây thành phố Homs.

Truyền hình quốc gia trong khi đó báo cáo rằng các cuộc tấn công chỉ gây thiệt hại vật chất cho chi nhánh của Trung tâm Nghiên cứu Khoa học và Nghiên cứu (SSRC) ở phía bắc Damascus của Barzeh.

Theo báo cáo, một toà nhà chứa trung tâm huấn luyện và các phòng thí nghiệm đã bị phá hủy.

Một cơ quan tình báo phương Tây nói với BBC vào năm ngoái cơ sở SSRC đã được sử dụng để sản xuất đạn dược hóa chất – một cáo buộc mà chính phủ Syria liên tục phủ nhận.

8:03

Liên Hiệp Quốc kêu gọi kiềm chế ‘trong những tình huống nguy hiểm này’

Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc António Guterres nói ông đã theo dõi báo cáo của các cuộc tấn công của Mỹ, Anh và Pháp – ba trong số năm thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an – và cảnh báo rằng họ có nghĩa vụ phải hành động phù hợp với Hiến chương Liên hiệp quốc và luật pháp quốc tế nói chung”.

Ông tiếp tục: “Hội đồng Bảo an có trách nhiệm chính trong việc duy trì hoà bình và an ninh quốc tế. Tôi kêu gọi các thành viên của Hội đồng Bảo an đoàn kết trong việc thực hiện trách nhiệm đó.

“Tôi kêu gọi tất cả các quốc gia thành viên hãy kiềm chế trong những tình huống nguy hiểm này và để tránh bất kỳ hành động nào có thể làm tình hình leo thang và làm trầm trọng hơn những đau khổ của dân Syria.”

Ông Guterres cũng bày tỏ niềm “thất vọng sâu sắc” rằng Hội đồng Bảo an đã không thống nhất được một cơ chế chuyên cho việc điều tra việc sử dụng vũ khí hoá học ở Syria. Mỹ và Nga đã bác bỏ đề xuất của nhau về việc thành lập một cơ quan điều tra hôm 10/4.

7:57

Tổng thống Trump: Tấn công nhằm ngăn chặn vũ khí hoá học

“Liệu có một đất nước nào muốn liên hệ với một kẻ giết người hàng loạt?”

“Những quốc gia trên thế giới có thể bị đánh giá bởi chính những đồng minh mà họ chơi cùng.”

“Đây là kết quả trực tiếp của việc Nga thất hứa trong việc đảm bảo loại bỏ vũ khí hoá học tại Syria” ông Trump nói trong bài phát biểu của mình.

7:51

“Một phần ba tên lửa đã bị bắn hạ”

Chính quyền Syria nói họ đã cho sơ tán toàn bộ các căn cứ quân sự để chuẩn bị đối phó trước các cuộc tấn công, và nay đang đánh giá mức độ thiệt hại.

Một quan chức Syria nói với hãng tin Reuters: “Chúng tôi nhận được cảnh báo sớm từ Nga về các cuộc tấn công… và toàn bộ các căn cứ quân sự đã được sơ tán vài hôm trước.”

“Họ đã phóng khoảng 30 tên lửa trong cuộc tấn công, và một phần ba trong đó đã bị bắn hạ.”

7:48

Tổ chức Ân xá Thế giới: Phải giảm thiểu nguy hại cho người dân Syria

Tổ chức Ân xá quốc tế đã yêu cầu Hoa Kỳ và các đồng minh bảo vệ thường dân.

Ông Raed Jarrar, Giám đốc Trung tâm Đông Nam Á của trụ sở Amnesty International tại Hoa Kỳ, phát biểu trong một văn bản rằng:

“Dân Syria đã chịu đựng các vụ tấn công khủng khiếp trong sáu năm trời, bao gồm tấn công bằng hóa chất, được xem là tội ác chiến tranh.”

“Chúng ta phải làm tất cả những gì có thể làm được để giảm thiểu tổn hại cho thường dân. Người dân Syria vốn sống trong lo sợ bị thiệt mạng vì những cuộc tấn công, không nên bị trừng phạt thêm vì những vi phạm mà chính phủ Syria đang bị cáo buộc.”

7:51

“Một phần ba tên lửa đã bị bắn hạ”

Chính quyền Syria nói họ đã cho sơ tán toàn bộ các căn cứ quân sự để chuẩn bị đối phó trước các cuộc tấn công, và nay đang đánh giá mức độ thiệt hại.

Một quan chức Syria nói với hãng tin Reuters: “Chúng tôi nhận được cảnh báo sớm từ Nga về các cuộc tấn công… và toàn bộ các căn cứ quân sự đã được sơ tán vài hôm trước.”

“Họ đã phóng khoảng 30 tên lửa trong cuộc tấn công, và một phần ba trong đó đã bị bắn hạ.”

7:48

Tổ chức Ân xá Thế giới: Phải giảm thiểu nguy hại cho người dân Syria

Tổ chức Ân xá quốc tế đã yêu cầu Hoa Kỳ và các đồng minh bảo vệ thường dân.

Ông Raed Jarrar, Giám đốc Trung tâm Đông Nam Á của trụ sở Amnesty International tại Hoa Kỳ, phát biểu trong một văn bản rằng:

“Dân Syria đã chịu đựng các vụ tấn công khủng khiếp trong sáu năm trời, bao gồm tấn công bằng hóa chất, được xem là tội ác chiến tranh.”

“Chúng ta phải làm tất cả những gì có thể làm được để giảm thiểu tổn hại cho thường dân. Người dân Syria vốn sống trong lo sợ bị thiệt mạng vì những cuộc tấn công, không nên bị trừng phạt thêm vì những vi phạm mà chính phủ Syria đang bị cáo buộc.”

7:31

Syria: “Sự vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế”

Ttruyền thông của nhà nước Syria gọi các cuộc không kích là “một sự vi phạm thô bạo luật pháp quốc tế”.

Cơ quan thông tấn chính thức Sana trích dẫn một nguồn tin giấu tên nói rằng: “Khi những kẻ khủng bố thất bại, Mỹ, Pháp và Anh đã can thiệp và gây hấn với Syria.

“Sự xâm lược của Mỹ, Pháp và Anh đối với Syria sẽ thất bại.”

Sana báo cáo rằng các vụ tấn công xảy ra tại một trung tâm nghiên cứu ở đông bắc Damascus, cũng như các cơ sở quân sự khác ở thủ đô.

Tên lửa nhắm vào các kho quân sự ở Homs đã bị chặn lại, cơ quan thông tấn Sana nói.

7:30

“Chiến lược của ông là gì, ông Trump?”

Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa John McCain hoan nghênh hành động của Tổng thống Trump. Nhưng ông cảnh báo rằng cần có một “chiến lược toàn diện”.

Thượng nghị sĩ Đảng Dân chủ Bob Menendez nói: “Các cuộc tấn công quân sự không thể thay thế cho một chiến lược thực sự.”

7:27

Nga: Cuộc tấn công xảy ra khi đang có triển vọng một tương lai hoà bình

Nga chỉ trích các nước phương Tây vì quyết định tấn công Syria, nói rằng đất nước Nga đang nỗ lực hướng tới hòa bình.

Syria đã bị vướng vào cuộc nội chiến trong hơn 7 năm qua, bắt đầu với các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ nhưng hiện nay liên quan đến các nhóm tôn giáo và sắc tộc khác nhau, cũng như các nhóm thánh chiến như Hồi giáo (ISIS) và al-Qaeda.

Phát ngôn viên Maria Zakharova viết trên Facebook: “Những người đứng đằng sau sự việc này tuyên bố họ là lãnh đạo về đạo đức và là những người đặc biệt.

“Quý vị phải thực sự đặc biệt mới bao vây thủ đô của Syria vào thời điểm nó đang có triển vọng có được một tương lai hòa bình.”

7:25

Tổng thư ký NATO ủng hộ hành động của Mỹ, Anh và Pháp

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenbergnói trong một văn bản rằng cuộc tấn công sẽ “giảm khả năng của tấn công bằng vũ khí hoá học của chế độ cầm quyền Syria”.

7:16

Nga: ‘Kịch bản dựng sẵn đang được thực hiện’

Viết trên Twitter, Đại sứ Nga tại Mỹ, ông Anatoly Antonov cáo buộc các cường quốc phương Tây đang thực hiện “một kịch bản được dàn dựng từ trước”.

“Một lần nữa, chúng tôi đang bị đe dọa. Chúng tôi đã cảnh cáo là những hành động như thế sẽ gây ra hậu quả,” ông nói.

Ông Antonov cáo buộc rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump, trong bài phát biểu qua truyền hình, đã “lăng mạ” ông Vladimir Putin, – điều mà ông gọi là “không thể chấp nhận được”.

“Hoa Kỳ – sở hữu kho vũ khí hóa học lớn nhất – không có tư cách đạo đức để đổ lỗi cho các nước khác.”

7:09

Trump bị chỉ trích vì ra lệnh tấn công Syria mà không thông qua Quốc hội

Chỉ vài phút sau bài tuyên bố tấn công Syria, Tổng thống Trump đã chỉ trích từ cả hai đảng Cộng hòa và Dân chủ vì đã lệnh cuộc không kích mà không tham khảo ý kiến của Quốc hội Hoa Kỳ.

Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Tim Kaine gọi động thái đó là “liều lĩnh” và “bất hợp pháp”, và lo ngại về những hành động này có thể khuyến khích ông Trump đánh bom Iran hoặc Bắc Triều Tiên.

Còn một đại diện của đảng của ông Trump, ông Thomas Massie thì gọi hành động đó là vi hiến.

7:04

Damascus có những tiếng nổ lớn

Một nhân chứng nói với hãng tin Reuters rằng ông đã nghe thấy ít nhất sáu vụ nổ lớn ở Damascus vào đầu giờ sáng thứ Bảy 14/4 và khói đã bao phủ bầu trời của thủ đô Syria.

Một nhân chứng thứ hai nói rằng quận Barzah ở phía bắc đã bị tấn công. Barzah là một chi nhánh của Trung tâm Nghiên cứu Khoa học (SSRC), một cơ quan chính phủ.

Cơ quan tình báo phương Tây nói với BBC vào năm ngoái người ta tin rằng vũ khí hóa học vẫn đang được sản xuất tại cơ sở Barzah, cùng với hai chi nhánh khác của SSRC ở quận Dummar gần đó và ở Masyaf, thuộc tỉnh Hama.

6:52

Macron: Phụ nữ và trẻ em bị ‘tàn sát’

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nói rằng ông đã ra lệnh tấn công vào Syria vì “hàng chục đàn ông, phụ nữ và trẻ em đã bị thảm sát bằng vũ khí hoá học”.

“Lằn ranh đỏ đã bị vượt qua,” ông nói thêm.

6:47

Chúng ta biết gì vụ tấn công hoá học Douma

Lực lượng đối lập Syria, nhân viên cứu hộ và các bác sĩ nói rằng hơn 40 người đã thiệt mạng 7/7 trong một cuộc tấn công nghi ngờ có vũ khí hóa học vào thị trấn Douma.

Đây là thị trấn cuối cùng của phe nổi dậy ở vùng phía Đông Ghouta gần Damascus.

Các nhân viên cứu hộ của Lực lượng Dân quân Syria, thường được biết đến với cái tên Mũ trắng, và Hiệp hội Y khoa Mỹ – Syria, chuyên hỗ trợ các bệnh viện bị quân nổi loạn chiếm đóng, cho biết các nạn nhân bị sùi bọt miệng, da và môi xanh ngắt, và giác mạc bị bỏng cháy.

Pháp đã nói rằng họ có “bằng chứng” cho thấy “vũ khí hóa học đã được sử dụng – ít nhất là chlorine – và đã được sử dụng bởi chế độ Bashar al-Assad”.

Chính phủ Syria bác bỏ cáo buộc này, và đồng minh chủ chốt của Syria là Nga, nói rằng họ có “bằng chứng không thể chối cãi” rằng sự việc đã được “dàn dựng” với sự trợ giúp của Anh Quốc.

6:39

Vụ tấn công ở Douma được tiến hành ‘bởi một con quỷ’

Tổng thống Trump nói cuộc tấn công hóa học ở Douma không phải là tiến hành bởi một con người mà bởi một “con quỷ”.

Ông kêu gọi những phe ủng hộ Tổng thống Syria Assad, bao gồm cả Nga và Iran, cần suy nghĩ lại về phe mà họ ủng hộ.

Ông mô tả Nga là một “quốc gia gian xảo”, nói thêm: “Có đất nước nào muốn bị liên quan đến giết người hàng loạt?”

Nga cho biết vào thứ Sáu rằng có “bằng chứng không thể chối cãi” rằng vụ việc ở Douma “đã được dàn dựng” với sự trợ giúp của Anh. Vương quốc Anh gọi cáo buộc “vớ vẩn” và là “nói dối trắng trợn”.

6:36

Cuộc không kích tại Syria do Hoa Kỳ dẫn đầu sáng 14/4

Hoa Kỳ, Anh và Pháp đã đánh bom nhiều địa điểm tại Syria đầu giờ sáng 14/4. Chiến dịch nhắm vào những địa điểm được cho là có vũ khí hoá học.

Hình ảnh cuộc không kích tại Syria đầu giờ sáng 14/4.

6:31

Máy bay chiến đấu Pháp xuất kích

Hình ảnh máy bay chiến đấu cất cánh tại căn cứ quân sự Pháp không lâu trước khi xảy ra vụ không kích ở Syria.

5:49

TIN MỚI NHẬN: Hoa Kỳ và các đồng minh tấn công Syria

Vào đầu giờ sáng 14/4, Mỹ, Anh và Pháp đã hạ lệnh đánh bom các căn cứ của Syria, nhắm vào các khu vực bị cáo buộc chứa vũ khí hoá học.

Cuộc tấn công là sự đáp trả lại một cuộc tấn công nghi ngờ bằng hóa học tại thị trấn Douma của Syria vào tuần trước.

“Một cuộc tấn công cùng tác chiến với lực lượng vũ trang của Pháp và Anh Quốc đang diễn ra,” Tổng thống Trump nói trong một bài phát biểu trước toàn quốc.

Các vụ nổ được biết đã xảy ra gần thủ đô Damascus của Syria.

http://www.bbc.com/vietnamese/live/world-43726205

 

TT Trump: ‘Không kích hoàn hảo, sứ mệnh hoàn tất’

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump ca ngợi cuộc tấn công quân sự của Mỹ và đồng minh vừa nhắm vào Syria là “thực hiện hoàn hảo”, và nói thêm: “sứ mệnh hoàn tất”.

Liên quân Mỹ, Anh, và Pháp với, hơn 100 hỏa tiễn được phóng đi, đã không kích ba cơ sở của chính phủ Assad vốn được cho là các cơ sở vũ khí hóa học.

Các cuộc không kích đã nhằm đáp trả một cuộc tấn công bị nghi là hóa học làm chết người vào thị trấn Douma tuần trước.

Tin cho hay, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc hôm 14/4 đã nhóm họp về vụ không kích vừa diễn ra, với Đại sứ Nga tại LHQ gọi trận không kích là một cuộc xâm lược.

Các quốc gia Anh, Pháp và Hoa Kỳ đã sử dụng quyền lực chính đáng của họ chống lại sự dã man và tàn bạo.Tổng thống Donald Trump

Hoa Kỳ và đồng minh tấn công Syria

Anh Quốc ‘cần có hành động ở Syria’

Nga cảnh báo ‘chiến tranh’ với Mỹ ở Syria

TT Pháp: ‘Có bằng chứng Syria dùng vũ khí hóa học’

Tổng thống Nga Vladimir Putin trước đó nói ông lên án những không kích của phương Tây “một cách nghiêm trọng nhất”.

Nga, đồng minh chính của Syria, đe doạ trả đũa quân sự nếu bất cứ lực lượng nào của Nga bị tấn công.

Trong tin nhắn buổi sáng trên Twitter từ Washington, Tổng thống Trump cảm ơn Pháp và Anh về “trí tuệ và sức mạnh của quân đội tuyệt vời của họ”.

‘Trên từng tấc đất’

Ông Trump nói thêm: “Tự hào về quân đội vĩ đại của chúng ta”, nói rằng sau khi được đầu tư, tài trợ thêm, quân đội đó sẽ là “quân đội mạnh mẽ nhất mà đất nước chúng ta từng có”.

Trong một phát biểu trước quốc dân từ Nhà Trắng tối thứ Sáu, ông nói:

“Các quốc gia Anh, Pháp và Hoa Kỳ đã sử dụng quyền lực chính đáng của họ chống lại sự dã man và tàn bạo.

“Mục đích của hành động của chúng ta tối nay là thiết lập một vị thế vững chắc chống lại việc sản xuất, phổ biến, và sử dụng vũ khí hoá học”.

Cuộc không kích hôm 14/4 theo giờ GMT là cuộc tấn công quan trọng nhất chống lại chính phủ của Tổng thống Bashar al-Assad mà các cường quốc phương Tây thực hiện trong bảy năm nội chiến tranh tại Syria.

Đáp lại cuộc không kích, ông Assad nói từ văn phòng của ông: “Sự xâm lược này sẽ chỉ làm cho Syria và người dân Syria tiếp tục chiến đấu và đập tan khủng bố trên từng tấc đất của đất nước.”

Hôm thứ Bảy, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã nhóm họp khẩn tại New York về tình hình ở Syria, với Đại sứ Nga tại LHQ, ông Vasily A. Nebenzya gọi hành động không kích của Mỹ và liên minh là ‘xâm lược’ và ‘coi thường luật pháp’ quốc tế.

Đáp lại, Đại sữ Mỹ tại LHQ, bà Nikki Haley nói: “Hạn cuối cho đối thoại là ngày hôm qua” và rằng Mỹ và các đồng minh đã trao cho kênh ngoại giao “hết cơ hội này đến cơ hội khác”.

Bà cũng nói thêm rằng chính phủ Syria đã có hành động ‘phi nhân tính một cách dã man’.

Nhà ngoại giao Mỹ nói các cuộc không kích đã được ‘giảm quy mô tối đa’ để tránh thương vong cho thường dân.

Về phần mình, Đại diện thường trực của Anh tại LHQ, Karen E. Pierce, nói: “Các cuộc không kích đã được thực hiện đúng mục tiêu, có giới hạn và hiệu quả.”

Bà Pierce cũng nói “Chính quyền Syria đã giết hại người dân trong suốt 7 năm qua.”

http://www.bbc.com/vietnamese/world-43769832

 

Lầu Năm Góc: Không kích của Mỹ

triệt hạ năng lực vũ khí hóa học của Syria

Lầu Năm Góc ngày thứ Bảy nói rằng các cuộc không kích của Mỹ tại Syria trong đêm đã đánh trúng mọi mục tiêu và nhắm mục tiêu gửi đi một tín hiệu hết sức rõ ràng tới chính phủ Syria và răn đe việc sử dụng vũ khí hóa học trong tương lai.

Các cuộc không kích triệt hạ đáng kể khả năng sản xuất vũ khí hóa học của Tổng thống Syria Bashar al-Assad, các quan chức nói với các phóng viên tại một cuộc họp báo, và Lầu Năm Góc chưa biết về bất kỳ thương vong thường dân nào do các cuộc không kích gây ra.

Trung tướng Kenneth F. McKenzie cho biết các cuộc không kích là chính xác, áp đảo và hữu hiệu.

Mặc dù một số cơ sở hạ tầng vũ khí hóa học của Syria vẫn còn, “Tôi nghĩ chúng tôi đã giáng cho họ một đòn mạnh,” ông McKenzie nói, và nói thêm rằng chương trình vũ khí hóa học của Syria sẽ bị đẩy lùi trở lại nhiều năm.

Dù cơ sở hạ tầng vũ khí hóa học của Syria chịu thiệt hại nghiêm trọng, ông McKenzie nói Lầu Năm Góc sẽ không loại trừ khả năng chính phủ Assad vẫn còn năng lực sử dụng các vũ khí đó một lần nữa.

“Tôi sẽ nói rằng vẫn còn một phần sót lại của chương trình của Syria ở đâu đó,” ông nói. “Tôi sẽ không nói rằng họ sẽ không thể tiếp tục thực hiện một vụ tấn công hóa học trong tương lai. Tuy nhiên tôi ngờ là họ sẽ phải suy nghĩ thật kỹ về chuyện đó.”

https://www.voatiengviet.com/a/lau-nam-goc-khong-kich-cua-my-triet-ha-nang-luc-vu-khi-hoa-hoc-cua-syria/4348118.html

 

‘Họa vô đơn chí’ với luật sư riêng của Trump

Luật sư riêng của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã dàn xếp khoản chi trả 1,6 triệu đô la cho một người mẫu Playboy để ém nhẹm mối quan hệ tình dục giữa một nhân vật gây quỹ hàng đầu của đảng Cộng hòa đồng thời cũng là đồng minh của ông Trump với cô này, Reuters dẫn một nguồn thạo tin cho biết.

Nguồn tin của Reuters nói luật sư Michael Cohen đã xử lý vụ này nhân danh ông Elliott Broidy. Luật sư Cohen là người vừa bị FBI khám xét tư gia và văn phòng trong tuần này, một phần nhằm lục soát thông tin về các khoản chi trả cho những phụ nữ tố cáo có quan hệ tình dục với ông Trump.

Ngày 13/4, ông Broidy thừa nhận có quan hệ với một người mẫu Playboy và có đồng ý hỗ trợ tài chính cho cô này sau khi cô báo tin có thai.

“Bản thân cô ta quyết định không muốn tiếp tục mang thai và tôi đồng ý giúp đỡ tài chính cho cô ấy trong thời kỳ khó khăn đó. Từ đó tới nay, chúng tôi không liên lạc với nhau nữa,” ông Broidy nói.

Ông Broidy cho biết luật sư Keith Davidson đại diện cho người mẫu Playboy vừa kể liên lạc với luật sư Cohen và luật sư Cohen đã liên lạc với ông.

Một nguồn tin biết rõ vụ này cho hay Chủ tịch Ủy ban Cộng hòa Toàn quốc, bà Ronna Romney McDaniel, đã chấp nhận đơn từ chức của ông Broidy.

Theo Reuters

https://www.voatiengviet.com/a/hoa-vo-don-chi-voi-luat-su-rieng-cua-trump-/4347483.html

 

Luật sư riêng của Trump bị điều tra hình sự

Các công tố viên Liên bang cho biết trong một văn kiện đệ trình tòa án hôm thứ Sáu rằng cuộc điều tra đưa tới cuộc đột kích văn phòng luật sư riêng của Tổng thống Donald Trump, Michael Cohen, đang tập trung vào “các giao dịch làm ăn cá nhân” của luật sư này và đã kéo dài hàng tháng nay.

Trong văn kiện đệ trình tòa án ở New York, các công tố viên bôi đen một phần mô tả những luật mà họ tin rằng ông Cohen đã vi phạm, nhưng họ nói “những hành vi phạm tội đang được điều tra liên quan đến các hành động che giấu” và nghi ngờ gian lận.

Họ cũng nói rõ rằng các nhà điều tra đã thu thập bằng nhiều chứng suốt một khoảng thời gian như một phần trong cuộc điều tra đang tiếp diễn của đại bồi thẩm đoàn. Họ cho biết các đặc vụ đã lục soát nhiều tài khoản email của ông Cohen sau khi có được một lệnh khám xét trước đó.

Không có email nào trong số những email này có sự trao đổi qua lại với ông Trump, họ nói thêm.

Trong một dòng cước chú, các công tố viên viết mặc dù cuộc điều tra đã được Công tố viên Đặc biệt Robert Mueller chuyển cho các công tố viên ở New York tiếp quản, song nó đang diễn tiến một cách độc lập.

Văn phòng Công tố viên Hoa Kỳ khu vực Manhattan đệ trình văn kiện này sau khi các luật sư đại diện ông Cohen và ông Trump yêu cầu một thẩm phán ngăn chặn Bộ Tư pháp xem xét những tài liệu bị thu giữ hôm thứ Hai trong cuộc đột kích của FBI tại căn hộ, phòng khách sạn, văn phòng và két an toàn của ông Cohen.

Các tài liệu bị thu giữ liên quan đến nhiều chủ đề, bao gồm cả các khoản thanh toán đã được thực hiện vào năm 2016 cho những người phụ nữ có thể có thông tin gây tổn hại cho ông Trump trước cuộc bầu cử.

Phiên tòa hôm thứ Sáu không hé lộ lý do vì sao các đặc vụ tịch thu các tài liệu đó, nhưng thẩm phán, các công tố viên và các luật sư đều phát biểu công khai về một cuộc điều tra mà trước đây đã được giữ kín trong vòng bí mật.

FBI và các quan chức Bộ Tư pháp từ chối cho biết họ đang điều tra hành vi phạm tội nào, nhưng AP dẫn lời những người nắm rõ cuộc điều tra cho biết lệnh khám xét sử dụng trong các cuộc đột kích tìm kiếm hồ sơ ngân hàng, hồ sơ làm ăn về những giao dịch của ông Cohen trong ngành taxi, những trao đổi liên lạc của ông Cohen với ban vận động tranh cử của ông Trump và thông tin về các khoản tiền trả cho một cựu người mẫu tạp chí Playboy, Karen McDougal, và một nữ diễn viên khiêu dâm, Stephanie Clifford, người có nghệ danh Stormy Daniels. Cả hai người này nói rằng họ từng dan díu với ông Trump.

Các công tố viên đặc trách tham nhũng công quyền trong văn phòng công tố viên ở Manhattan đang cố gắng xác định liệu có bất kỳ hành vi gian lận nào liên quan đến các khoản thanh toán cho cô McDougal và cô Clifford hay không, theo một người nắm rõ cuộc điều tra nói với AP.

https://www.voatiengviet.com/a/luat-su-rieng-cua-trump-bi-dieu-tra-hinh-su/4347486.html

 

Mỹ loan báo viện trợ di dân Venezuela 16 triệu đô la

Mỹ tài trợ 16 triệu đô la hỗ trợ những công dân Venezuela đã chạy lánh nạn khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế nội địa, theo loan báo của Phó Tổng thống Mike Pence ngày 13/4.

Một số trong ngân khoản này sẽ được cấp cho các cộng đồng tiếp nhận người Venezuela ở Colombia và Brazil.

Hành động này có thể là dấu hiệu cho thấy Washington muốn tăng cường sự can dự của mình vào cuộc khủng hoảng của Venezuela sau một loạt các biện pháp trừng phạt tài chính mà thực tế đã chặn khả năng vay tiền nước ngoài của Tổng thống Nicolas Maduro.

Venezuela, một nước thành viên OPEC, lâm vào tình cảnh khốn đốn dưới quyền ông Maduro và nhiều người Venezuela đang bỏ nước ra đi khi cuộc khủng hoảng kinh tế trở nên trầm trọng.

Colombia đã chịu phần lớn áp lực từ dòng người ồ ạt rời khỏi Venezuela. Số người Venezuela sống trong biên giới Colombia đã tăng 62 phần trăm trong nửa sau của năm ngoái lên tới hơn 550.000 người.

Cuộc khủng hoảng đã đặt ra những thách thức to lớn cho các chính phủ trong khu vực, và họ cũng lo ngại rằng viện trợ cho người dân Venezuela có thể làm tăng số người rời khỏi nước của họ.

Theo Reuters

https://www.voatiengviet.com/a/my-loan-bao-vien-tro-di-dan-venezuela-16-trieu-do-la-/4347480.html

 

Thượng đỉnh Mỹ-Nhật sẽ xoay quanh Triều Tiên

Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe sẽ xoáy mạnh vào thách thức do chương trình vũ khí hạt nhân của Triều Tiên đề ra khi họ gặp nhau vào tuần sau tại Florida, một quan chức cao cấp của chính quyền Trump cho biết hôm thứ Sáu.

Hội nghị thượng đỉnh Trump-Abe tại điền trang Mar-a-Lago của ông Trump ở Palm Beach, bang Florida, diễn ra trong khi các quan chức Mỹ đang nỗ lực tổ chức một hội nghị thượng đỉnh giữa ông Trump và lãnh tụ Triều Tiên Kim Jong Un vào cuối tháng 5 hoặc đầu tháng 6.

Quan chức này, nói với các phóng viên tại Nhà Trắng về chuyến thăm của ông Abe trong điều kiện giấu tên, không mô tả hiện trạng các cuộc đàm phán với Triều Tiên về hội nghị thượng đỉnh. Thời gian và địa điểm chính xác của hội nghị vẫn chưa được ấn định.

“Các trao đổi liên lạc sẽ phải đầy đủ để hội nghị thượng đỉnh thành công,” quan chức này nói. “Công tác chuẩn bị đang được tiến hành.”

Ông Abe sẽ có chuyến thăm thứ nhì tới Mar-a-Lago. Vào tháng 2 năm 2017, ông Trump và ông Abe đã hội kiến tại đó khi Triều Tiên thử nghiệm phi đạn đạn đạo.

Quan chức này cho biết ông Trump sẽ muốn nghe thêm lời khuyên từ ông Abe về cuộc gặp sắp tới với ông Kim. Họ cũng sẽ nói về thương mại, khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương và hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông gây căng thẳng trong khu vực, quan chức này cho biết.

Nhật Bản, một đồng minh lâu năm của Mỹ, bị bất ngờ khi ông Trump thông báo kế hoạch gặp ông Kim. Ông Abe muốn đảm bảo những lợi ích an ninh của Tokyo được xét tới.

Các quan chức Mỹ và Nhật nắm rõ công tác chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh Trump-Abe nói với Reuters rằng Nhật Bản lo lắng ông Trump có thể tìm kiếm một thỏa thuận với ông Kim mà theo đó Bình Nhưỡng sẽ đồng ý từ bỏ phi đạn có khả năng vươn tới Mỹ, mà không loại bỏ các phi đạn tầm ngắn và tầm trung đe dọa Nhật Bản và Hàn Quốc.

https://www.voatiengviet.com/a/thuong-dinh-my-nhat-se-xoay-quanh-trieu-tien/4347473.html

 

Trump: Mỹ chỉ trở lại TPP

khi điều khoản được cải thiện

Tổng thống Mỹ Donald Trump nói rằng Mỹ chỉ gia nhập Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), một thỏa thuận thương mại đa quốc mà chính quyền của ông rời bỏ hồi năm ngoái, khi nào TPP cung cấp những điều khoản “tốt hơn đáng kể” so với các điều khoản trong những cuộc đàm phán trước đây.

Phát biểu của ông, đưa ra trên Twitter vào cuối ngày thứ Năm, chỉ vài giờ sau khi ông bất ngờ tỏ ý cho biết Mỹ có thể tái gia nhập hiệp định thương mại mang tính bước ngoặt này, và giữa lúc thị trường tài chính biến động mạnh vì Washington khẩu chiến với Trung Quốc trong một tranh cãi thương mại gay gắt.

Ông Trump đã nói với các thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa trước đó rằng ông đã yêu cầu Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Robert Lighthizer và cố vấn kinh tế Nhà Trắng của ông, Larry Kudlow, mở lại các cuộc đàm phán.

Trong dòng tweet được đăng lên trong giờ giao dịch ở Châu Á, ông Trump nói rằng Mỹ sẽ “chỉ gia nhập TPP nếu thỏa thuận này tốt hơn đáng kể so với thỏa thuận được thương thuyết dưới thời Tổng thống Obama. Chúng ta đã có các thỏa thuận SONG PHƯƠNG với sáu trong số mười một nước trong TPP, và đang nỗ lực đạt thỏa thuận với nước lớn nhất trong những nước này, Nhật Bản, nước đã lấn lướt chúng ta về thương mại trong nhiều năm qua!”

Các nhà hoạch định chính sách ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương hôm thứ Sáu bày tỏ hoài nghi về khả năng Mỹ tái gia nhập.

TPP, hiện gồm 11 quốc gia, được thiết kế để giảm các rào cản thương mại ở một số nền kinh tế phát triển nhanh nhất của khu vực Châu Á-Thái Bình Dương và để chống lại sức ảnh hưởng về kinh tế và ngoại giao của Trung Quốc.

Ông Trump, người chống đối các hiệp định thương mại đa phương trong chiến dịch tranh cử năm 2016 và đả kích TPP là một thỏa thuận tồi tệ, đã rút Mỹ ra khỏi hiệp định này vào đầu năm 2017. Ông lập luận rằng các thỏa thuận song phương cung cấp những điều khoản tốt hơn cho các doanh nghiệp và người lao động Mỹ, và tỏ ý định dựng lên các rào cản thương mại.

https://www.voatiengviet.com/a/trump-my-se-chi-tro-lai-tpp-khi-dieu-khoan-duoc-cai-thien/4347466.html

 

Mỹ, đồng minh không kích vũ khí hóa học ở Syria,

Nga lên án kịch liệt

Mỹ, Pháp và Anh đã cùng nhau phát động các cuộc tấn công quân sự ở Syria để trừng phạt Tổng thống Bashar al-Assad về việc ông ta bị cáo buộc sử dụng vũ khí hóa học nhắm vào thường dân, và để răn đe những vụ tấn công tương tự trong tương lai, nhưng cũng khơi ra phản ứng tức giận từ các đồng minh của Syria và thổi bùng tranh luận về việc liệu các cuộc tấn công có chính đáng hay không.

Tổng thống Nga Vladimir Putin lên án các cuộc không kích đêm thứ Sáu là sự gây hấn mà sẽ làm cho cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Syria trầm trọng hơn và kêu gọi một cuộc họp khẩn cấp của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Ông Putin nói thêm rằng cuộc tấn công có “ảnh hưởng mang tính hủy hoại đến toàn bộ hệ thống quan hệ quốc tế.”

Các quan chức Lầu Năm Góc nói rằng các cuộc tấn công nhắm vào trung tâm của các chương trình phát triển và sản xuất vũ khí hóa học của ông Assad.

Truyền hình Syria đưa tin hệ thống phòng không của nước này, vốn đáng kể, đã đáp trả cuộc tấn công. Người dân Syria đổ ra đường phố để thể hiện sự thách thức và niềm tự hào dân tộc.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis nói rằng “không có báo cáo tổn thất” về phía các lực lượng của Mỹ trong một cuộc tấn công mà ông nói là mạnh tay nhưng được giới hạn một cách cẩn thận.

Ông Trump nói Mỹ sẵn sàng duy trì áp lực kinh tế, ngoại giao và quân sự lên ông Assad cho đến khi ông ta kết thúc điều mà tổng thống gọi là kiểu hành vi phạm tội sát hại người dân của chính ông ta bằng vũ khí hóa học bị quốc tế ngăn cấm. Cuộc tấn công của liên quân đã khơi ra một cuộc tranh cãi quốc tế kịch liệt về việc liệu nó có chính đáng hay không.

Hôm thứ Bảy, ông Putin khẳng định quan điểm của Nga rằng một vụ tấn công được cho là sử dụng vũ khí hóa học ở thành phố Douma của Syria, đưa tới các cuộc không kích này, là giả tạo. Ông Putin nói thêm các chuyên gia quân sự Nga tới kiểm tra Douma đã không tìm thấy dấu vết của vụ tấn công. Ông chỉ trích Mỹ và các đồng minh của Mỹ về việc phát động các cuộc không kích mà không đợi các thanh sát viên từ cơ quan giám sát vũ khí hóa học quốc tế đến để điều tra.

Cuộc tấn công Syria thu hút sự ủng hộ của Liên minh Châu Âu, Đức, Israel và các đồng minh khác trong khi Thủ tướng Anh Theresa May nói rằng các báo cáo cho thấy chính phủ Syria đã sử dụng bom thùng để phát tán các hóa chất được sử dụng trong vụ tấn công Douma. Bà nói việc sử dụng vũ lực là “đúng đắn và hợp pháp” trong trường hợp này.

Ông Mattis mô tả cuộc tấn công là “cú đánh một lần,” miễn là ông Assad không tiếp tục sử dụng vũ khí hóa học. Các cuộc không kích được thực hiện bởi các máy bay chiến đấu có người lái và từ các tàu phóng phi đạn hành trình từ Địa Trung Hải.

Ông Mattis tiết lộ rằng Mỹ vẫn chưa xác nhận vụ tấn công bị tình nghi sử dụng vũ khí hóa học gần đây nhất, vào ngày 7 tháng 4 tại khu ngoại ô Douma của thủ đô Damascus, bao gồm việc sử dụng khí sarin. Ông cho biết ít nhất một hóa chất đã được sử dụng — khí clo, vốn cũng có những ứng dụng công nghiệp hợp pháp và trước đây đã không khơi ra phản ứng quân sự của Mỹ.

Ông Mattis cho biết các mục tiêu được lựa chọn bởi các quan chức Mỹ, Anh và Pháp nhằm giảm thiểu tối đa thương vong thường dân.

Các quan chức quốc phòng từ các nước tham gia vụ tấn công đưa ra mô tả khác nhau về việc Nga, một đồng minh hùng mạnh của Syria, được cảnh báo tới mức nào.

Tướng Joseph Dunford, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ, nói rằng Mỹ đã không phối hợp các mục tiêu với hoặc thông báo cho chính phủ Nga về các cuộc không kích, ngoài trao đổi liên lạc “tránh xung đột” bình thường trong không phận. Nhưng một đồng minh của Mỹ lại mô tả khác.

Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Florence Parly nói rằng “với các đồng minh của chúng tôi, chúng tôi đảm bảo rằng người Nga được cảnh báo trước.”

Tại một cuộc họp báo ở Lầu Năm Góc bên cạnh ông Mattis, và cùng với các sĩ quan quân đội Anh và Pháp đứng bên cạnh để nhấn mạnh sự thống nhất của liên quân, ông Dunford cho biết các cuộc tấn công chủ yếu nhắm vào ba mục tiêu ở phía tây Syria.

Ông Dunford, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ, cho biết các phi đạn đầu tiên đánh trúng một trung tâm nghiên cứu khoa học ở khu vực Damascus mà ông nói là một trung tâm nghiên cứu, phát triển, sản xuất và thử nghiệm công nghệ chiến tranh hóa học và sinh học của Syria. Mục tiêu thứ hai là một cơ sở chứa vũ khí hóa học ở phía tây thành phố Homs.

Mục tiêu thứ ba là một cơ sở chứa thiết bị vũ khí hoá học và một chốt chỉ huy quan trọng, cũng nằm về phía tây của Homs, ông Dunford cho biết.

Thủ tướng Anh Theresa May nói tại London rằng phương Tây đã thử “mọi biện pháp ngoại giao có thể” để ngăn chặn ông Assad sử dụng vũ khí hóa học. “Nhưng những nỗ lực của chúng tôi đã nhiều lần bị Syria và Nga cản trở,” bà nói.

“Vì thế không có lựa chọn thay thế thực tiễn nào ngoài việc sử dụng vũ lực để triệt hạ và ngăn chặn việc chế độ Syria sử dụng vũ khí hoá học,” bà May nói. “Đây không phải là can thiệp vào cuộc nội chiến. Đây không phải là thay đổi chế độ.”

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nói trong một thông cáo rằng một mục tiêu của cuộc không kích là “kho vũ khí bí mật của chính phủ Syria.”

Chính phủ Syria đã nhiều lần phủ nhận họ sử dụng vũ khí bị cấm.

Quyết định không kích, được đưa ra sau mấy ngày bàn luận kỹ càng, đánh dấu lần thứ hai ông Trump ra lệnh tấn công Syria. Ông đã ra lệnh phóng một loạt các phi đạn hành trình Tomahawk để tấn công đúng một phi trường của Syria vào tháng 4 năm 2017 để trả đũa việc ông Assad sử dụng khí sarin nhắm vào thường dân.

Ông Mattis ước tính chiến dịch không kích có quy mô gấp đôi cuộc không kích năm 2017. Ông nói thêm Mỹ dự liệu chính phủ Syria và các đồng minh của nước này sẽ tiến hành “một chiến dịch thông tin xuyên tạc đáng kể,” và Lầu Năm Góc nói họ sẽ phản bác bằng thông tin bổ sung vào sáng thứ Bảy.

Ông Trump đả kích hai đồng minh chính của Syria là Nga và Iran về vai trò của họ trong việc yểm trợ “các nhà độc tài sát nhân,” và lưu ý rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đảm bảo rằng một thỏa thuận quốc tế năm 2013 buộc ông Assad loại bỏ tất cả vũ khí hóa học. Ông kêu gọi Moscow thay đổi đường hướng và cùng phương Tây tìm kiếm một chế độ có trách nhiệm hơn ở Damascus.

Các cuộc không kích vào rạng sáng ngày thứ Bảy ở Syria xảy ra vài giờ trước khi các thanh sát viên của Tổ chức Cấm Vũ khí Hóa học theo lịch trình đến Syria để kiểm tra địa điểm của vụ tấn công được cho là sử dụng khí độc.

Cuộc không kích một lần vào tháng 4 năm 2017 nhắm vào phi trường nơi mà các máy bay của Syria đã cất cánh để thực hiện vụ tấn công bằng khí độc. Nhưng thiệt hại khá hạn chế, và ông Assad tỏ ra thách thức với việc thỉnh thoảng sử dụng khí clo và các hóa chất khác.

Các cuộc không kích dường như là tín hiệu cho thấy ông Trump sẵn sàng cho Mỹ can dự sâu hơn vào cuộc xung đột ở Syria. Chỉ vài tuần trước, ông Trump nói rằng ông muốn chấm dứt sự can dự của Mỹ ở Syria và rút binh sĩ Mỹ về nước. Sự tham gia của các lực lượng Anh và Pháp giúp ông Trump khẳng định một cam kết rộng hơn của quốc tế chống lại việc sử dụng vũ khí hóa học, nhưng cuộc tấn công nhiều mũi nhọn này có nguy cơ bị Nga trả đũa.

https://www.voatiengviet.com/a/my-dong-minh-phat-dong-khong-kich-syria/4347867.html

 

Đặc sứ của Khamenei: Iran có thể tiêu diệt Israel

Iran có khả năng tiêu diệt Israel và vì vậy, Tel Aviv nên tránh bất kỳ biện pháp ngu xuẩn nào chống lại nước Cộng hòa Hồi giáo Iran, đại diện của lãnh tụ tối cao Iran với các lực lượng Quds cảnh báo hôm thứ năm 12/4.

Fars, hãng tin bán chính thức của Iran, nói: “Nếu Israel muốn tiếp tục sự tồn tại gian trá của họ … thì họ nên tránh các biện pháp ngu xuẩn. Nếu họ khiêu khích Iran, Tel Aviv và Haifa sẽ bị huỷ diệt “, Fars nói.

Đại diện của Lãnh tụ Tối cao Ayatollah Ali Khamenei với lực lượng đặc nhiệm Quds, Ali Shirazi, được Fars dẫn lời nói: “Iran có thể hủy diệt Israel.”

Lực lượng Quds là một đơn vị tình báo và bán quân sự của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo, đặc trách các hoạt động ở nước ngoài.

Fars nói ông Shirazi đã đưa ra bình luận này để đáp trả phát biểu của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu hôm thứ tư tại các buổi lễ tưởng niệm cuộc Đại Tàn sát người Do thái được tổ chức hàng năm ở Israel.Tại buổi lễ, ông Netanyahu kêu gọi phải có hành động chống lại Iran.

Hoa Kỳ đã đe dọa sẽ thực hiện các cuộc không kích chống lại Syria về việc sử dụng vũ khí hoá học. Syria và các đồng minh của nước này, là Iran và Nga, bác bỏ lời cáo buộc đó.

https://www.voatiengviet.com/a/dac-su-cua-khamenei-iran-co-the-tieu-diet-israel/4347247.html

 

Vụ Skripal : Hai cha con cựu điệp viên

bị Nga theo dõi từ 5 năm nay

Thu Hằng

Cựu điệp viên Nga Sergueil Skripal và con gái Iulia, nạn nhân của vụ đầu độc bằng chất độc thần kinh tại Salisbury (Anh), bị tình báo Nga theo dõi ít nhất từ 5 năm nay. Thông tin được một cố vấn an ninh quốc gia Anh Quốc khẳng định trong bức thư gửi tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg.

Theo một phần bức thư, được hãng thông tin Press Association của Anh đăng ngày 13/04/2018, ông Mark Sedwill viết : « Căn cứ vào những thông tin của chúng tôi, các cơ quan tình báo Nga bắt đầu quan tâm đến gia đình Skripal ít nhất là từ năm 2013, lúc đó các tài khoản thư điện tử của Iulia Skripal bị tin tặc của GRU (tình báo quân đội Nga) tấn công ».

Về kết quả xét nghiệm độc dược, ông Mark Sedwill cho biết nồng độ chất độc thần kinh « tập trung mạnh nhất ở tay nắm cửa ra vào » nhà cựu tình báo Nga. Đây là « một trong những cách dùng chất độc thần kinh nằm trong một chương trình thử nghiệm các phương tiện vận chuyển chất độc và đào tạo cách sử dụng những loại vũ khí này cho nhân viên trong các lực lược đặc biệt, được Nga thực hiện trong những năm 2000. (…) Trong thập kỷ qua, Nga đã sản xuất và dự trữ nhiều khối lượng nhỏ chất Novitchok trong khuôn khổ chương trình trên ».

Vì vậy, ông Mark Sedwill cho biết Luân Đôn « tiếp tục cho rằng chỉ có Nga mới có phương tiện kỹ thuật, kinh nghiệm và động cơ tấn công gia đình nhà Skripal » và « không có lời giải thích khả dĩ nào khác ».

Tổ chức cấm vũ khí hóa học (OICA) hôm thứ Năm vừa qua cho biết các phân tích trong phòng thí nghiệm « khẳng định những phát hiện của Anh Quốc về loại chất độc thần kinh được sử dụng tại Salisbury » để đầu độc Serguei Skripal và con gái ông. Tuy nhiên, tổ chức này không chỉ ra trách nhiệm trong vụ đầu độc thuộc về ai.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180414-vu-skripal-hai-cha-con-cuu-diep-vien-bi-nga-theo-doi-tu-5-nam-nay

 

8 cuộc khủng hoảng Nga – phương Tây

 từ sau Chiến tranh lạnh

Cuộc tấn công Syria của Mỹ, Anh và Pháp sáng 14/04/2018 đã đẩy quan hệ Nga và phương Tây sang một giai đoạn mới. Từ khi Liên bang Xô Viết tan rã năm 1991, cả hai bên đã trải qua nhiều sự kiện thăng trầm, theo tóm lược của AFP :

1. Chiến tranh Kosovo

Trước sự trấn áp ngày càng gia tăng của Serbia tại Kosovo nhắm vào phe ly khai Albani, vào tháng 03/1991, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương – NATO – tiến hành chiến dịch oanh kích kéo dài 78 ngày, buộc Serbia, đồng minh của Nga, phải rút khỏi Kosovo. Để thực hiện lời đe dọa « trở lại thời kỳ Chiến tranh lạnh » nếu NATO can thiệp vào Kosovo, Nga đã đóng băng hợp tác quân sự với Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương. Căng thẳng song phương hình thành từ khi Kosovo tuyên bố độc lập (ngày 17/02/2008), song không được Matxcơva công nhận.

2. NATO « Đông tiến » thu hẹp ảnh hưởng của Nga

Năm 1999, NATO kết nạp Hungari, Cộng Hòa Séc và Ba Lan, 3 quốc gia cựu thành viên của khối Hiệp ước Quân sự Vacxava. Bất chấp lời cảnh báo của Matxcơva về việc kết nạp các nước cộng hòa thuộc khối Xô Viết cũ, nhưng NATO tiếp tục mở cửa đón ba nước Baltic (Estonia, Litva và Latvia), cùng với Bulgari, Rumani, Slovakia và Slovenia vào năm 2004. Sau đó, trong những năm 2004 và 2007, đến lượt Liên Hiệp Châu Âu kết nạp tất cả những nước này.

3. Hệ thống lá chắn tên lửa

Matxcơva lo ngại về chương trình hệ thống lá chắn tên lửa do NATO thực hiện vào năm 2010 và sẽ chính thức hoạt động từ nay đến năm 2020, trong đó có nhiều thiết bị bắn chặn được triển khai tại Rumani và Ba Lan. Về mặt chính thức, hệ thống có nhiệm vụ phòng thủ trước mối đe dọa Iran.

4. Xung đột tại Gruzia

Tháng 08/2008, nhằm đáp trả việc chính quyền Gruzia can thiệp vào vùng lãnh thổ tự trị Nam Ossetia, Nga đã oanh kích thủ đô Tbillissi và chiếm một phần lớn lãnh thổ Gruzia khiến phương Tây phẫn nộ.

Sau một thỏa thuận hòa bình, do tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy đàm phán, Nga rút quân khỏi Gruzia nhưng công nhận tính chính danh của các vùng ly khai Nam Ossetia và Abkhazia đồng thời duy trì hiện diện quân sự mạnh mẽ tại đó.

Sau cuộc chiến chớp nhoáng Nga-Gruzia, NATO tạm ngừng Hội đồng NATO-Nga (hội nghị cấp cao được hình thành năm 2002) cho đến năm 2009.

5. Khủng hoảng Ukraina

Năm 2014, Kiev bất lực nhìn Nga sáp nhập bán đảo Crimée, sau đó là lực lượng ly khai do Nga hậu thuẫn kiểm soát các vùng Donetsk và Lougansk, phía đông Ukraina.

Liên Hiệp Châu Âu và Hoa Kỳ đã ban hành nhiều biện pháp trừng phạt mạnh tay nhắm vào nền kinh tế Nga. NATO tạm ngừng hợp tác dân sự và quân sự với Matxcơva, đồng thời đặt các đội quân của tổ chức trong tình trạng báo động. Ngoài ra, NATO còn triển khai nhiều tiểu đoàn tại các nước Baltic và tại Ba Lan.

6. Nghi án Nga can thiệp bầu cử Mỹ

Washington và Matxcơva duy trì quan hệ « cơm không lành, canh chẳng ngọt » từ nhiều tháng nay, sau khi Nga bị tình nghi can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2016. Ngoài ra, đội ngũ cố vấn chiến dịch tranh cử của ông Donald Trump và điện Kremlin của tổng thống Putin bị tình nghi thông đồng với nhau.

7. Cáo buộc đầu cựu điệp viên Skripal

Ngày 04/03/2018, cựu điệp viên Nga Skripal và con gái bị đầu độc bằng chất độc thần kinh tại Salisbury. Luân Đôn cáo buộc Matxcơva chủ mưu. Sự kiện này là nguyên nhân dẫn đến một cuộc khủng hoảng ngoại giao nghiêm trọng : Nga và phương Tây, mỗi bên lần lượt trục xuất 150 nhân viên ngoại giao.

8. Xung đột tại Syria

Từ đầu cuộc xung đột tại Syria năm 2011, Nga luôn ủng hộ chế độ của tổng thống Bachar Al Assad và 12 lần bỏ phiếu chống các dự thảo nghị quyết về Syria của phương Tây tại Hội Đồng Bảo An. Kể từ tháng 10/2015, Nga chính thức can thiệp quân sự trên chiến trường Syria, giúp Damas lấy lại lợi thế.

Tháng 04/2017, tổng thống Mỹ Donald Trump ra lệnh bắn 59 tên lửa hành trình nhắm vào một căn cứ không quân Syria, được cho là nơi máy bay của chế độ Damas cất cánh và thả khí độc sarin xuống Khan Cheikhoun. Để đáp trả, Nga đã ngừng kênh liên lạc với quân đội Mỹ về Syria. Tháng 02/2018, không quân Mỹ lại oanh kích Deir Ezzor, nơi có nhiều lính đánh thuê người Nga tham chiến chống lại lực lượng đối lập Ả Rập-Kurdistan.

Đúng một năm sau, ngày 14/04/2018, vẫn tổng thống Trump ra lệnh oanh kích nhiều khu vực chiến lược, bị cáo buộc có liên quan đến chương trình vũ khí hóa học của chế độ Bachar Al Assad tại Damas và Homs. Đại sứ Nga tại Mỹ cho rằng loạt oanh kích của Mỹ, Pháp, Anh là « một hành động xúc phạm » đến tổng thống Putin.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180414-8-cuoc-khung-hoang-nga-phuong-tay-tu-cuoi-chien-tranh-lanh

 

Tấn công Syria : Nga có được báo trước không ?

Câu hỏi Matxcơva có được báo trước hay không, và nếu được báo trước, thì vào thời điểm nào trước cuộc tấn công của Mỹ, Pháp, Anh đêm 13 qua ngày 14/4/2018, vào « các cơ sở hóa học » Syria đang để ngỏ.

Trang France Info hôm nay, 14/04/2018, dẫn lời tổng tham mưu trưởng Quân Đội Mỹ, Joe Dunford, cho biết Washington và các đồng minh đã tìm cách tránh tấn công vào các lực lượng Nga, vốn có mặt đông đảo tại Syria, nhưng Matxcơva « không được thông báo trước » về các cuộc không kích. Còn trang tin Pháp LCI cho hay, theo phủ tổng thống Pháp, Nga đã được thông tin về chiến dịch này, theo « kênh ngăn ngừa xung đột », cơ chế cho phép tránh các va chạm trên bộ và trên không giữa quân đội phương Tây với Nga. Tuy nhiên, cũng nguồn tin này khẳng định Nga chỉ được « thông báo » trong quá trình chiến dịch khởi sự, chứ không được « báo trước ».

Trong khi đó theo France Info, bộ trưởng Quân Lực Pháp Florence Parly ngược lại đã cho biết Matxcơva « được báo trước ». Riêng Reuters dẫn lại một nguồn tin quân sự cao cấp Syria cho rằng các mục tiêu quân sự của Damas, bị nhắm vào, đã được « sơ tán trước đó nhiều ngày », nhờ thông tin từ Nga.

Theo các nhà quan sát, kể từ khi liên quân quốc tế can thiệp chống Daech tại Syria, nhìn chung để tránh va chạm với lực lượng Nga, hai bên đã có nhiều kênh thông tin để phòng ngừa đụng độ ngoài ý muốn. Một trong những phương tiện chính để « ngăn ngừa va chạm » là thông qua đường điện thoại đặc biệt giữa trung tâm chỉ huy các lực lượng liên quân, có trụ sở tại Qatar, với trung tâm tương đương của Nga, được coi là kênh liên lạc chính, vốn nhiều lần bị đe dọa đình chỉ, vào thời điểm quan hệ song phương căng thẳng.

Tiêu diệt được các mục tiêu đề ra

Về các thiệt hại của chính quyền Syria, theo Đài Quan Sát Nhân Quyền Syria (OSDH), cơ sở có nhiều mạng lưới thông tin tại chỗ, ba địa điểm bị Mỹ – Pháp – Anh nhắm vào đều là các chi nhánh của Trung Tâm Nghiên Cứu Khoa Học Syria (CERS), thuộc bộ Quốc Phòng, nơi bị tình nghi là cơ sở nghiên cứu vũ khí hóa học. Trong một cuộc họp báo, tướng Kenneth McKenzie, một quan chức cao cấp của bộ Quốc Phòng Mỹ, khẳng định các cuộc không kích vừa được tiến hành là « chính xác » và « hiệu quả », chương trình sản xuất vũ khí hóa học của chính quyền Damas sẽ phải mất nhiều năm mới có thể phục hồi như trước.

Ngoại trưởng Pháp Jean Yves Le Drian cũng ghi nhận với BFMTV là đợt không kích đã nhắm trúng các mục tiêu đề ra, hệ thống vũ khí hóa học của Syria bị phá hủy « một phần quan trọng», đồng thời cảnh báo, nếu chính quyền Damas sử dụng vũ khí hóa học một lần nữa, họ sẽ không thoát khỏi các trừng phạt quân sự.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180414-tan-cong-syria-nga-co-duoc-bao-truoc-khong

 

Trung Quốc

sắp mở khu vực tự do mậu dịch tại Hải Nam

Thu Hằng

Sau 10 khu vực Thương mại Tự do trên khắp Trung Quốc, chính quyền Bắc Kinh chuẩn bị khánh thành một khu vực mới trên đảo Hải Nam.

Theo Tân Hoa Xã ngày 13/04/2018, « chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã thông báo quyết định biến toàn bộ đảo Hải Nam thành một vùng tự do mậu dịch » và chính phủ « ủng hộ » tiến trình này.

Vẫn theo Tân Hoa Xã, với quyết định này, « Trung Quốc nhấn mạnh đến quá trình mở cửa với quốc tế và đưa ra những quyết định quan trọng đề cao cam kết ủng hộ toàn cầu hóa kinh tế »trong bối cảnh tổng thống Mỹ Donald Trump lên án Trung Quốc bảo hộ kinh tế.

Tuy nhiên, Tân Hoa Xã không nêu chi tiết những hoạt động sẽ được cấp phép tại khu vực tự do mậu dịch mới Hải Nam. Trên lý thuyết, một khu vực như vậy cho phép nhập khẩu, chuyển đổi và xuất khẩu hàng hóa mà không bị đánh thuế.

Đảo Hải Nam có 9 triệu dân, ngoài khơi phía đông Việt Nam, nổi tiếng trong những năm gần đây là điểm du lịch lý tưởng của Trung Quốc, đặc biệt là vào mùa đông.

Trung Quốc mở vùng tự do mậu dịch đầu tiên tại Thượng Hải vào năm 2013. Từ đó, nhiều khu vực khác được hình thành trên khắp lãnh thổ.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20180414-trung-quoc-sap-mo-vung-tu-do-mau-dich-tai-hai-nam

 

Pháp : Tấn công

để ngăn chặn Syria tái sử dụng vũ khí hóa học

Thu Hằng

Chiến dịch oanh kích của Mỹ, Anh và Pháp nhắm vào các địa điểm nghiên cứu và sản xuất vũ khí hóa học của Syria là cuộc can thiệp quân sự quan trọng nhất của phương Tây nhắm vào chế độ Bachar Al Assad từ hơn 7 năm qua. Răn đe và ngăn chặn quá trình sản xuất, tích trữ và sử dụng vũ khí hóa học của chế độ Bachar Al Assad là mục tiêu chính được ba nước Mỹ, Anh, Pháp nêu lên để giải thích vụ tấn công vào Syria sáng ngày 14/04/2018.

Trong cuộc họp báo đặc biệt sáng 14/04/2018 tại phủ tổng thống điện Elysée, ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian và bộ trưởng Quân Lực Florence Parly đều nhấn mạnh « làn ranh đỏ » đã bị chế độ Damas vượt qua. Ngoại trưởng Le Drian phát biểu :

« Chiến dịch tấn công này là hành động chính đáng nhằm chấm dứt tình trạng vi phạm nghiêm trọng luật pháp. Hành động này cũng được vạch rõ giới hạn, nhắm vào những mục tiêu chính xác, phá hủy khả năng vũ khí hóa học của chế độ Syria để ngăn ngừa chính quyền lặp lại cuộc tàn sát bằng vũ khí hóa học và theo đuổi chiến lược gieo rắc sợ hãi nhắm vào người dân Syria.

Cuộc tấn công mang tính cân xứng và có mục tiêu rõ ràng. Hành động này không nhắm vào các đồng minh của tổng thống Assad, cũng như thường dân, mà nhằm ngăn chặn chế độ Syria tiếp tục phạm tội ác. Chế độ Damas phải ngừng sử dụng những loại vũ khí như vậy ».

Sáng 14/04, điện Elysée cho biết tổng thống Macron muốn « duy trì đối thoại » và « làm việc nghiêm túc » với tổng thống Putin về Syria bởi « Nga là một nhân tố chủ chốt cho giải pháp chính trị tại Syria ».

Phương Tây cần chiến lược cụ thể nhắm vào Nga

Ông Eric Coquerel, nghị sĩ thuộc đảng đối lập Phong Trào Bất Khuất, lên tiếng cáo buộc chính phủ Pháp, một lần nữa lại theo chân Mỹ, thay vì chờ kết quả điều tra của tổ chức Cấm Vũ Khí Hạt Nhân, sắp đến Syria vào vài ngày tới.

Trong khi đó, trả lời RFI, ông Brett Bruen, cựu quan chức ngoại giao Mỹ, đánh giá quyết định tấn công Syria của liên minh phương Tây là « vẫn chưa đủ » mà cần một chiến lược cụ thể nhắm vào Matxcơva, nhân tố chính của cuộc xung đột :

« Cần phải có một chiến lược hướng đến Kremlin, cần phải gây sức ép trực tiếp đối với điện Kremlin. Cho tới nay, Hoa Kỳ và châu Âu mới chỉ có các biện pháp trừng phạt nhắm vào một số doanh nhân, cá nhân Nga nhưng lại không trừng phạt chính phủ Nga. Vì vậy, cần phải làm việc này để tổng thống Putin hiểu rằng những gì ông làm sẽ gây hậu quả bởi vì cho đến giờ, ngay cả cuộc tấn công tối nay (giờ Mỹ) tại Syria, vẫn không gây hệ quả cho nhân tố chính của tình hình hiện nay ».

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180414-phap-tan-cong-de-ngan-chan-syria-su-dung-vu-khi-hoa-hoc

 

Nga « cực lực lên án »

cuộc tấn công Syria của Mỹ – Pháp – Anh

Trọng Thành

Ngay sau cuộc tấn công đêm hôm qua, rạng sáng hôm nay 14/04/2018, của Mỹ, Pháp, Anh nhắm vào « các cơ sở chế tạo vũ khí hóa học » của chính quyền Syria, điện Kremlin ra thông cáo « cực lực lên án » và yêu cầu Hội Đồng Bảo An họp khẩn.

Trong thông cáo có đoạn « Nga đề nghị triệu tập Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc họp khẩn về các hành động gây hấn của Hoa Kỳ và các đồng minh ». Người phát ngôn bộ Ngoại Giao Nga Maria Zakharova lên án « một đòn tấn công nhắm vào thủ đô của một quốc gia có chủ quyền », từ nhiều năm nay « đã nỗ lực để tồn tại được trong môi trường khủng bố hung hãn ». Theo phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Nga, chiến dịch can thiệp phương Tây diễn ra đúng vào lúc Syria đang có cơ may tìm lại được « hòa bình ».

Đại sứ Nga tại Mỹ, ông Anatoli Antonov nhấn mạnh rằng cuộc tấn công vừa qua là hành động « lăng nhục đối với tổng thống Nga », « không được phép và không thể chấp nhận được », đồng thời một lần nữa cảnh báo sẽ có các trả đũa.

Dù sao, bộ Ngoại Giao Nga, trong một thông điệp được hãng thông tấn RIA Novosti dẫn lại, cũng xác nhận « không có bất cứ tên lửa hành trình nào của Hoa Kỳ và các đồng minh đi vào khu vực thuộc phạm vi phụ trách của các hệ thống phòng không Nga, bảo vệ các cơ sở tại Tartous và Hmeimim ».

Về phần mình, chính quyền Damas lên án « hành động tàn bạo » của phương Tây, chống lại Syria và vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế. Giáo chủ Iran Ali Khamenei, đồng minh trụ cột của chế độ Assad, thì lên án cuộc tấn công nói trên là « hành động tội ác ».

Trong khi đó, nhiều thủ đô phương Tây, cũng như khối NATO, đứng về phía Mỹ, Anh, Pháp trong cuộc tấn công này. Canada ủng hộ « các biện pháp » nhằm giảm khả năng chế độ Damas tấn công dân chúng nước mình bằng vũ khí hóa học. Đức ủng hộ « một cuộc can thiệp quân sự cần thiết và thích hợp ».

Thổ Nhĩ Kỳ cũng cho rằng các cuộc không kích hôm qua của Hoa Kỳ và đồng minh là hành động đáp trả « phù hợp ».

Liên Hiệp Quốc kêu gọi « kiềm chế »

Trong bối cảnh khủng hoảng Syria một lần nữa có nguy cơ bùng phát thành đụng độ trực tiếp giữa các cường quốc, tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Duterres kêu gọi các quốc gia thành viên « kiềm chế trong bối cảnh nguy hiểm hiện nay, tránh mọi hành động có thể dẫn đến căng thẳng leo thang và làm trầm trọng thêm nỗi đau khổ của nhân dân Syria ».

Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc cũng kêu gọi các thành viên Hội Đồng Bảo An đạt thỏa thuận về việc mở ra một cuộc điều ra nhằm xác định thủ phạm của các vụ tấn công bằng vũ khí hóa học tại Syria.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180414-nga-%C2%AB-cuc-luc-len-an-%C2%BB-cuoc-tan-cong-syria-cua-my-phap-anh