Tin khắp nơi – 14/03/2018
Anh trả đũa Nga ra sao vì vụ đầu độc điệp viên?
Anh sẽ trục xuất 23 nhà ngoại giao Nga ở London sau vụ tấn công chất độc thần kinh vào cựu điệp viên Sergei Skripal và con gái Yulia ở thành phố Salisbury hồi đầu tháng Ba.
“Nếu như không có phản hồi thoả đáng,” Thủ tướng Anh Theresa May nói trước quốc hội, “chúng ta sẽ kết luận rằng hành động này giống như Nga đang sử dụng vũ lực trái phép chống lại Anh”.
Nhưng có những lựa chọn nào cho Anh – giải quyết theo cách riêng, hay cần sự trợ giúp từ các đồng minh? Và khả năng Mỹ, liên minh Châu Âu và các nước khác có tham gia vào việc trừng phạt?
Anh có thể làm gì?
Anh có thể trục xuất các nhà ngoại giao Nga, như họ đã từng làm sau vụ đầu độc chất phóng xạ polonium cựu điệp viên cơ quan tình báo Nga Alexander Litvinenko năm 2006.
Cựu điệp viên Nga bị bất tỉnh do chất lạ tại Anh
Vụ dùng chất độc thần kinh ở Anh thật ‘táo tợn’
Nga phải ‘giải thích’ về vụ đánh độc Skripal
Nhưng nhiều người cho rằng giải pháp này cùng một số khác được đưa ra sau vụ ám sát – bao gồm việc giới hạn thị thực với các quan chức Nga – là không đủ. Người đàn ông bị xác định là nghi phạm chính trong vụ đầu độc Litvinenko, Andrei Lugovoi, giờ đây còn là một đại biểu quốc hội Nga.
Bên cạnh đó, Anh cũng có thể:
Trục xuất các nhà ngoại giao cấp cao, thậm chí cả đại sứ Nga, và các nhân viên tình báo Nga.
Thực hiện một số hành động ngăn cản “những đại gia Nga” tiếp cận biệt thự và những nơi xa xỉ tại London. Một cách khác là thông qua sử dụng “Lệnh xem xét tài sản không minh bạch”, cho phép các cơ quan chính phủ nắm giữ tài sản như nhà cửa cho tới khi được kiểm kê chính xác.
Tẩy chay ngày hội bóng đá World Cup tại Nga trong năm từ các cơ quan và quan chức – một động thái mà các đồng minh Anh Quốc dường như không muốn nhảy vào.
Loại bỏ các đài Nga như RT (trước đây có tên gọi là Russia Today). Cơ quan phát thanh truyền hình Ofcom nói họ sẽ “xem xét giấy phép phát sóng của RT” sau khi bà May nói hôm thứ Tư.
Áp dụng luật Magnitsky Mỹ năm 2012 vào Anh Quốc, nhằm trừng phạt những quan chức Nga dính lứu tới tham nhũng và vi phạm nhân quyền bằng việc phong toả tài sản và cấm đi lại. Luật này được lấy tên từ một luật sư người Nga bị thiệt mạng trong nhà giam sau khi tiết lộ cáo buộc gian lận các quan chức nhà nước. Các đại biểu quốc hội đang thúc đẩy sửa đổi luật Magnitsky để bổ sung vào Dự luật Chống Rửa Tiền chờ Nghị Viện thông qua.
Liệu EU có áp dụng các sắc lệnh trừng phạt mới?
Sắc lệnh trừng phạt hiện tại lên Nga mà Anh ủng hộ được áp dụng qua Liên Minh Châu Âu. Lần đầu tiên sắc lệnh được thông qua là sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea năm 2014 và ủng hộ các cuộc nổi dậy ở phía đông Ukraine.
Các sắc lệnh nhắm vào lĩnh vực tài chính, năng lượng và vũ khí của Nga và còn bao gồm:
Loại bỏ các ngân hành trung ương khỏi việc cho vay dài hạn ở EU.
Lệnh cấm xuất khẩu thiết bị có thể được đưa vào sử dụng quân sự và cấm các hợp đồng vũ khí giữa EU và Nga
Lệnh cấm xuất khẩu một loạt công nghệ sản xuất dầu
Đóng băng tài sản ở phương Tây và lệnh cấm đi lại lên 150 người, bao gồm các quan chức cấp cao và 38 công ty.
Vụ giết nhà báo trẻ chấn động Slovakia
Ba Lan ‘hủy visa’ của bảy người VN do Pháp cấp
Cựu đảng viên CS sắp làm Thủ tướng Czech
Các quốc gia thuộc EU đang bị chia rẽ bởi những sắc lệnh này, với các quan điểm khác nhau từ mỗi thành viên EU về cách thức trừng phạt lên Nga. Các nước như Hungary, Ý và Hy Lạp hoàn toàn ủng hộ cho việc suy yếu các sắc lệnh.
Một số nghi ngờ liệu Anh có thể thuyết phục được khối EU tăng cường các sắc lệnh trừng phạt chặt chẽ lên Moscow, đặc biệt là khi Anh đang trên đường ra khỏi Liên Minh này.
Liệu Nato có hành động?
Cho rằng vụ độc đầu cựu điệp viên là một hành động “sử dụng vũ lực bất hợp pháp”, bà Theresa May đưa ra câu hỏi liệu đây có phải là vấn đề quan trọng cho Nato, liên minh quân sự của 29 quốc gia.
Chính sách bảo vệ đồng minh – theo điều 5 – nêu rõ việc tấn công lên bất cứ đồng minh nào bị xem như là đang tất công lên tất cả các nước thuộc Nato.
Lord Ricketts, cựu cố vấn anh ninh quốc gia Anh , nói với đài BBC rằng “hành động bất hợp pháp” đã đảm bảo cho sự tham gia của Nato.
Bất cứ hành động nào “sẽ hiệu quả hơn nếu như có sự đoàn kết rộng rãi, sự hiệp lực của Nato-Eu đứng đằng sau chúng ta”, ông nói.
Về phần mình, Nato gọi đây là vụ tấn công “ghê rợn và hoàn toàn không thể chấp nhận được”. Tổng thư ký Nato Jens Stoltenberg cho biết vụ ám sát này là mối quan tâm lớn đối với đồng minh.
Nato đã có những hành động trong những năm gần đây để ngăn cản Nga khỏi việc gửi quân đội đến Ba Lan và ba quốc gia vùng Baltic.
Các đồng minh Anh Quốc làm gì?
Anh Quốc có thể tìm cách đưa vấn đề này lên Uỷ ban Liên Hợp Quốc- và tìm kiếm sự hỗ trợ từ quốc tế để chống lại Nga.
Anh Quốc đã làm quốc tế đặc biệt chú ý đến vụ ám sát này bằng cách yêu cầu Nga cung cấp một “tiết lộ đầy đủ và hoàn thiện” về chương trình chất độc thần kinh Novichok cho cơ quan quốc tế, Tổ chức Nghiêm cấm các Vũ khí Hoá học.
http://www.bbc.com/vietnamese/world-43391738
Anh sẽ ‘trục xuất 23 nhà ngoại giao Nga’
Thủ tướng Anh Theresa May nói Anh sẽ trục xuất 23 nhà ngoại giao Nga ở London sau vụ tấn công chất độc thần kinh vào cựu điệp viên Sergei Skripal và con gái Yulia ở thành phố Salisbury hồi đầu tháng Ba.
Tuyên bố tại cuộc họp Quốc hội hôm thứ Tư 14/3, bà thủ tướng Anh nói những nhân viên ngoại giao này là “những nhân viên tình báo không khai báo”.
Họ có một tuần để rời khỏi Anh.
Anh trả đũa Nga ra sao vì vụ đầu độc điệp viên?
Nga phải ‘giải thích’ về vụ đánh độc Skripal
Cựu điệp viên Nga bị bất tỉnh do chất lạ tại Anh
Vụ dùng chất độc thần kinh ở Anh thật ‘táo tợn’
Phía Nga khẳng định Nga “không có động cơ” để thực hiện âm mưu ám sát này.
Ông Skripal, cựu điệp viên Nga 66 tuổi, và cô Yulia Skripal, con gái 33 tuổi của ông, đang ở trong tình trạng nguy kịch sau khi có người phát hiện họ bất tỉnh trên một ghế băng ngoài trời hôm 4/3.
Nga từ chối hợp tác với Anh trong vụ này trước thời hạn nửa đêm hôm qua 13/3 mà bà May đưa ra.
Bà May vừa tuyên bố một loạt các biện pháp nhằm gửi một “thông điệp rõ ràng” tới Nga, gồm có:
Trục xuất 23 nhà ngoại giao – họ có một tuần để rời khỏi Anh
Tăng cường kiểm soát đối với hàng hóa, hải quan và các chuyến bay tư nhân
Đóng băng những tài sản của nhà nước Nga khi có bằng chứng những tài sản này đe dọa cuộc sống hay tài sản của công dân Anh hay người sống ở Anh
Các bộ trưởng và Hoàng Gia tẩy chay World Cup bóng đá được tổ chức ở Nga năm nay
Ngừng tất cả các cuộc gặp song phương cao cấp đã lên kế hoạch giữa Anh và Nga
Lên kế hoạch ra luật mới để tăng cường phòng thủ đối với “hoạt động thù địch cấp quốc gia”
Thủ tướng May nói trước các Dân biểu Anh rằng Nga đã “không đưa ra lời giải thích” làm sao chất độc thần kinh lại được sử dụng ở Anh. Bà mô tả phản ứng của Moscow là “mỉa mai, coi thường và bất chấp”.
Bà May trước đó đã được nghe báo cáo của các quan chức tình báo cao cấp Anh. Bà nói thêm rằng “không có một kết luận nào khác ngoài việc nhà nước Nga là thủ phạm” cho âm mưu sát hại ông Skripal và con gái.
Bà nói thật “đáng buồn” rằng Tổng thống Nga Putin đã “chọn hành động theo cách này”.
Đại sứ quán Nga nói việc 23 nhà ngoại giao nước này bị trục xuất là “không thể chấp nhận được, không công bằng và thiển cận.”
Phía Anh sẽ thông báo tình hình trước Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc về vụ điều tra vào lúc 19:00 GMT, trước đó Anh đã gặp Hội đồng Bắc Đại tây dương của NATO.
Tại cuộc gặp này, các đồng minh NATO bày tỏ “quan ngại sâu sắc” đến việc sử dụng chất độc thần kinh và nói đây là một “vi phạm trắng trợn các thỏa thuận và thông lệ quốc tế”.
Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Anh đã triệu đại sứ Nga Alexander Yakovenko để cho ông này biết các biện pháp của Anh.
Ông Yakovenko nói với Sky News rằng phản ứng của Anh về vụ ở Salisbury là “không thể chấp nhận được” và mang tính “khiêu khích”.
http://www.bbc.com/vietnamese/world-43401744
London có thêm vụ người Nga ‘chết khó hiểu’
Xác một người Nga từng là bạn thân của ông Boris Berezovsky, nhà tài phiệt và là người từng chỉ trích mạnh mẽ ông Vladimir Putin, vừa được phát hiện vào đêm thứ Hai tại nhà riêng ở London, nơi ông đang sống lưu vong.
Cảnh sát chống khủng bố của Anh đang tiến hành điều tra về cái chết của người đàn ông 68 tuổi ở khu New Malden.
Theo BBC News, người ta tin rằng đó là doanh nhân người Nga Nikolai Glushkov.
Nga phải ‘giải thích’ về vụ đánh độc Skripal
Đơn vị vũ khí hóa học tới Salisbury vì vụ Skripal
Vụ dùng chất độc thần kinh ở Anh thật ‘táo tợn’
Cựu điệp viên Nga bị bất tỉnh do chất lạ tại Anh
Dư luận Anh Quốc hiện đang quan tâm nhiều về vụ tấn công cựu điệp viên nhị trùng Sergei Skripal và con gái ông, Yulia.
Ông Glushkov đã được cho tị nạn chính trị tại Anh.
Người bạn của ông, Alex Goldfarb nói với BBC rằng Moscow coi ông là kẻ đã thoát đi được mà không bị trừng phạt gì.
Ông Glushkov đã không giữ mình kín đáo mà công khai thách thức kết luận của cơ quan giảo nghiệm Anh theo đó nói bạn ông là Boris Berezovsky đã treo cổ tự vẫn.
Nhiều cái chết ‘đáng ngờ’
Bộ trưởng Nội vụ Anh, bà Amber Rudd đã ra lệnh rà soát lại 14 cái chết đáng ngờ khác, được cho là có thể có liên quan tới Nga.
Trong vụ đánh chất độc cha con ông Sergei Skripal tại Salisbury hôm Chủ Nhật 04/03, Thủ tướng Anh Theresa May nói trước Quốc hội rằng có ‘khả năng rất cao là nước Nga đứng sau’.
Tuy không nói rõ ai đứng đằng sau vụ việc, bà Theresa May nói ông Skripal và con gái, Yulia, bị đánh độc bằng chất độc thần kinh “thuộc loại nước Nga chế tạo”.
Nước Nga đang chuẩn bị có kỳ bầu cử tổng thống vào Chủ Nhật tới đây, và người ta trông đợi rằng ông Putin sẽ tiếp tục thắng cử.
http://www.bbc.com/vietnamese/world-43390336
TQ: Xôn xao vụ cô phóng viên áo xanh ‘nhìn bất mãn’
Stephen McDonellBBC News, Bắc Kinh
Mạng xã hội Trung Quốc xôn xao vụ nữ phóng viên nhướng mắt trước câu hỏi mang tính ‘bợ đỡ’ của đồng nghiệp tại cuộc họp báo bên lề Quốc hội.
Trong một cuộc họp báo bên lề kỳ họp thứ nhất Quốc hội Trung Quốc khóa 13, Trương Tuệ Quân, nhà báo American Multimedia TV (Đài Truyền hình Toàn Hoa Kỳ) – được cho là có mối quan hệ khăng khít với Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) – đặt câu hỏi cho ông Tiêu Á Khánh, Chủ tịch Ủy ban Giám sát và Quản lý Tài sản Nhà nước bằng giọng hết sức sôi nổi:
“Trung Quốc ngày càng có nhiều sở hữu nhà nước ở nước ngoài nhờ sáng kiến Vành đai Con đường. Làm thế nào chúng ta có thể bảo vệ được những tài sản này?”
‘Tư tưởng Tập Cận Bình’ ghi vào Điều lệ Đảng?
TQ bỏ giới hạn nhiệm kỳ cho chức Chủ tịch Nước
TQ sắp ‘sửa điều lệ Đảng’ và ‘bổ sung’ tư tưởng Tập Cận Bình
Sinh viên TQ chăng áp phích phản đối Tập Cận Bình
Ông Tập là ‘nhà lãnh đạo quyền lực nhất TQ’
Câu hỏi này có thể ‘quá sức chịu đựng’ đối với phóng viên Lương Tương Nghi từ kênh tin tài chính Yicai, người mặc áo xanh cạnh bên.
Cái nhướng mắt của cô Lương trước câu hỏi mang tính ‘bợ đỡ’ của đồng nghiệp được phát trên truyền hình và được xem hàng ngàn lần trên điện thoại.
Biểu cảm của Lương Tương Nghi ngay lập tức trở nên nổi tiếng trên mạng xã hội.
Chỉ trong vài giờ, các video nhại lại tình huống ‘câu hỏi và cái nhướng mắt’ giữa hai nữ phóng viên áo xanh và áo đỏ đã được đăng tải và chia sẻ trên mạng.
Nhưng các post trên mạng xã hội liên quan đến tên Lương Tương Nghi ngay lập tức bị kiểm duyệt ở Trung Quốc.
Kỳ họp thứ nhất Quốc hội Trung Quốc khóa 13 diễn ra với hàng chục hội nghị, cuộc họp báo được ‘biên tập’ gắt gao.
Từ việc kiểm duyệt câu hỏi nào sẽ được đặt tới việc chặn các bài đăng có nội dung ‘không phù hợp’, Trung Quốc đang sử dụng kỳ họp này để kiểm soát các thông điệp.
Nhưng vẫn có những thứ như cái nhướng mắt của Lương Tương Nghi ‘vượt ra ngoài tầm kiểm soát’.
Người ta tự hỏi liệu nữ phóng viên – người không thể kiểm soát được phản ứng tự nhiên của mình – có bị trừng phạt hay không? Ở các nước khác, biểu cảm của cô có thể rất hài hước. Nhưng ở Trung Quốc thì không.
Đây chính là cái mà Trung Quốc không muốn trưng ra bởi nó cho thấy các cuộc họp báo của Quốc hội Trung Quốc chỉ là vở kịch.
Nhiều người cho rằng đây chính là lỗi của Đảng Cộng sản hàng thập kỷ qua đã sắp xếp để phóng viên đặt những câu hỏi ‘cường điệu, nồng nhiệt hết mức’.
Thử tưởng tượng Đảng Cộng sản còn quan ngại ra sao với sự tham gia của báo chí quốc tế?
Đôi khi, trước một cuộc họp báo, các cán bộ Trung Quốc, có lẽ từ Bộ Ngoại giao, sẽ liên hệ với một số hãng truyền thông quốc tế để hỏi ‘Có muốn đặt câu hỏi gì không’?
Bạn đọc có thể tự hỏi tại sao Đảng Cộng sản lại bận tâm đến thế để kiểm soát một đám phóng viên nước ngoài ‘khó lường’.
Tại sao không đơn giản không cho tất cả chúng tôi vào và chỉ để phóng viên Trung Quốc đặt câu hỏi trong họp báo?
Câu trả lời là: Bởi vì Trung Quốc muốn chúng tôi ở đó.
Họ muốn truyền thông nước ngoài hiện diện trong cuộc họp báo để trưng ra cho dân Trung Quốc thấy kỳ họp Quốc hội quan trọng với quốc tế đến thế nào.
Khi phóng viên quốc tế đến họp báo, họ thường được cho ngồi vào hàng ghế đầu dù chẳng hy vọng gì được đặt câu hỏi.
Lý do là để truyền hình ghi lại được cảnh họ cắm cúi ghi chép những lời tán dương nhà lãnh đạo của Trung Quốc.
http://www.bbc.com/vietnamese/world-43396002
Tổng thống Duterte sẽ rút Phi
ra khỏi Tòa Án Hình sự Quốc Tế
Tổng thống Rodrigo Duterte vào hôm thứ Tư, ngày 14 tháng Ba thông báo Philippines rút khỏi hiệp ước thành lập Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC).
AFP cho biết tin vừa nêu trong cùng ngày, dẫn lời của Tổng thống Duterte trong một bản tuyên bố mà ông này cho rằng ICC rõ ràng được sử dụng như một công cụ chính trị để chống lại Philippines và việc ICC tiến hành xem xét về ông thật sự là quá đáng và có dã tâm. Do đó, Tổng thống Duterte thông báo rằng Phi rút lại việc phê chuẩn Quy chế Rome và có hiệu lực ngay lập tức.
AFP cũng cho biết ICC, hồi tháng trước bắt đầu xem xét hồ sơ về tình trạng cảnh sát Phi giết khoảng 4000 người, mà các tổ chức nhân quyền cho rằng con số này thực tế có thể là gấp ba.
Tổng thống Duterte là người bị cáo buộc chịu trách nhiệm về số người dân Phi bị bắn chết, mà không qua tòa án và xét xử trong chiến dịch bài trừ ma túy do ông phát động. Và Philippines trở thành quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á bị ICC thực hiện “xem xét sơ bộ”, đây là giai đoạn trước khi ICC tiến hành điều tra chính thức.
Các luật sư và những tổ chức nhân quyền lên tiếng rằng dù Philippines có rút khỏi hiệp ước thành lập ICC thì cũng không thể thoát được trách nhiệm trong hồ sơ của tòa.
Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) được thành lập vào năm 2002 với mục đích xét xử các vụ vi phạm tồi tệ nhất mà tòa án quốc gia không thể thực thi.
Cựu Tổng thống Benigno Aquino vào năm 2011 đã ký phê chuẩn Qui chế Rome thành lập ICC, đồng ý cho ICC điều tra tội ác xảy ra trên lãnh thổ của Philippines.
Chủ nghĩa quốc gia và ngoại thương
Nguyễn Xuân Nghĩa
Sự khác biệt trong giao dịch ngoại thương
Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do cùng Nguyên Lam xin kính chào chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa trong chương trình Diễn đàn Kinh tế. Thưa ông, tuần qua, Chính quyền Hoa Kỳ gây chấn động thế giới khi quyết định áp thuế nhập nội trên hai sản phẩm nhôm thép. Khi đó, ông đã nói về tương quan lực lượng của các nước trong quan hệ ngoại thương. Tuần này, tại Trung Quốc, Quốc hội biểu quyết chấp thuận việc Chủ tịch Tập Cận Bình hết còn giới hạn nhiệm kỳ và chuẩn bị hàng loạt biện pháp cải tổ cơ chế kính tế để gia tăng quyền hạn của đảng trên bộ máy của nhà nước và hăm dọa trả đũa quyết định tăng thuế của Mỹ. Theo dõi chuyện này từ lâu, ông nhận xét về nào về các chuyển động ấy?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: – Việc đảng Cộng sản Trung Quốc trao quyền tuyệt đối cho Tổng bí thư Tập Cận Bình được chuẩn bị từ lâu và nay mới hợp thức hóa qua kỳ họp Đại hội Nhân dân Toàn quốc, là Quốc hội. Cơ chế này chỉ là bình phong của đảng nên chẳng ai ngạc nhiên. Người ta đã bình luận về hiện tượng tập quyền tuyệt đối ấy, chúng ta khỏi nhắc lại. Phía Hoa Kỳ cũng thế, Chính quyền của Tổng thống Donald Trump đã chuẩn bị các biện pháp ngoại thương từ gần một năm, chủ yếu nhắm vào Trung Quốc sau khi thấy Bắc Kinh không thể can gián động thái đáng ngại của chế độ Bắc Hàn. Sự khác biệt là Hoa Kỳ có nền dân chủ với nguyên tắc phân quyền, lại có chế độ pháp trị nên mọi quyết định của Hành pháp đều phải công khai, hợp pháp và được các cơ chế khác như Lập pháp và Tư pháp chấp thuận. Trung Quốc thì không.
– Nói về ngoại thương, mậu dịch hay thương mại thì từ nhiều thập niên, các nước đều đề cao nguyên tắc tự do giao dịch với tối thiểu quan thuế hay hạn ngạch mà xứ nào cũng có những biện pháp kín đáo bảo vệ quyền lợi của mình. Dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Donald Trump, nước Mỹ không chấp nhận tình trạng đó của xứ khác vì gây thiệt hại cho Hoa Kỳ, nhưng ông Trump không thể tự ý quyết định trả đũa các nước đó vì phải tuân thủ luật lệ Hoa Kỳ. Ông Trump hiểu ra và chuẩn bị việc đó từ năm ngoái khi kèm yếu tố an ninh vào quan hệ mậu dịch.
Sự khác biệt là Hoa Kỳ có nền dân chủ với nguyên tắc phân quyền, lại có chế độ pháp trị nên mọi quyết định của Hành pháp đều phải công khai, hợp pháp và được các cơ chế khác như Lập pháp và Tư pháp chấp thuận. Trung Quốc thì không.
-Nguyễn Xuân Nghĩa
Nguyên Lam: Như vậy, ông nghĩ Chính quyền Trump đã nghiên cứu và sửa soạn việc này từ lâu rồi. Xin ông giải thích cho thính giả của chúng ta điều đó.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: – Ngược với ấn tượng sai lầm của nhiều người, Tổng thống Mỹ không có toàn quyền mà phải chia quyền với Lập pháp, dưới sự giám sát của quyền Tư pháp, cao nhất là Tối cao Pháp viện, chưa nói tới quyền hạn của các tiểu bang. Lập pháp gồm có hai viện của Quốc hội là Thượng viện và Hạ viện với thẩm quyền rất lớn mà Hành pháp do Tổng thống lãnh đạo phải tuân thủ, thuyết phục hay thỏa hiệp. Nói chung thì Hành pháp có nhiều quyền về đối ngoại hơn nội trị, trừ lãnh vực nằm ở giữa là ngoại thương.
– Luật Mỹ quy định là Quốc hội cho Hành pháp được rộng quyền đàm phán về mậu dịch với các nước cho tới khi hoàn tất thì được Quốc hội phê chuẩn trọn gói thay vì kiểm tra từng bước thương thuyết. Chúng ta thấy điều đó vào năm 2015 khi Hành pháp của Tổng thống Barack Obama mất sáu năm qua hai chục vòng đàm phán Hiệp ước Đối tác Xuyên Thái Bình Dương TPP, nhưng sau khi Hiệp ước hoàn tất thì Quốc hội không đồng ý phê chuẩn khi xét vào nội dung chi tiết. Qua năm 2016, trong cuộc tranh cử tổng thống, hai ứng viên dẫn đầu đều ngả theo hướng chống đối và sau khi đắc cử, ông Trump quyết định rút lui. Thật ra dù có muốn ủng hộ Hiệp ước, ông cũng không có hậu thuẫn của Quốc hội, vì vậy bà Hillary Clinton là người cổ võ cho Hiệp ước cũng phải chống khi tranh cử.
Kho luật lệ của Hoa Kỳ
Nguyên Lam: Ít ai nhìn ra nghịch lý đó trong cơ chế pháp quyền của Hoa Kỳ. Thưa ông, trở lại trận chiến mậu dịch hay ngoại thương ngày nay thì sao?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: – Chúng ta trở lại điều tôi xin gọi là “kho luật lệ” của Hoa Kỳ mà Tổng thống có thể nhìn ra nhờ Nội các cùng Ban tham mưu sau khi đắc cử và lên nắm quyền. Thời Chiến tranh lạnh, Mỹ có Đạo luật Thương mại Mở rộng năm 1962 cho Hành pháp được quyền đàm phán và giảm thuế quan tới tới 80% mà khỏi xin Quốc hội. Nhưng Đạo luật Trade Expansion Act đó lại có Khoản 232 cũng cho Hành pháp được tăng thuế quan mà khỏi xin phép Quốc hội nếu an ninh của Hoa Kỳ bị đe dọa. Sau khi cho Bộ Thương mại và Đặc sứ Thương mại nghiên cứu từ gần một năm trước, Chính quyền Trump viện dẫn khoản đó để áp thuế trên thép và nhôm như chúng ta vừa thấy. Đấy là một cách can thiệp vào mậu dịch và đối ngoại mà khỏi xin Quốc hội phê chuẩn.
Nguyên Lam: Đấy là cơ sở pháp lý của trận đánh nhôm thép vừa khởi đầu. Thưa ông, Chính quyền Trump còn dùng võ khí nào trong cái kho luật lệ của Hoa Kỳ?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: – Ngoài Đạo luật Thương mại năm 1962, Hoa Kỳ có một Đạo luật quan trọng hơn vào năm 1974 cho Hành pháp rộng quyền đàm phán theo thủ tục nhanh và xin Quốc hội phê chuẩn trọn gói sau khi hoàn tất. Được áp dụng từ đầu năm 1975 và tái tục nhiều lần, Đạo luật Trade Act 1974 có Khoản 301 dự phòng trường hợp Hoa Kỳ bị cạnh tranh bất chính trong trao đổi hàng hóa, dịch vụ và đầu tư vì các đối tác không tuân thủ những cam kết quốc tế. Khi đó, Tổng thống có quyền ban hành mọi biện pháp, kể cả trả đũa, để bảo vệ quyền lợi của Hoa Kỳ. Đại diện Thương mại hay các doanh nghiệp bị thiệt có thể viện dẫn Khoản 301 này để đòi thương thuyết lại với các đối tác vi phạm mà không chờ phán quyết của một cơ chế quốc tế như Tổ chức Thương mại Thế giới WTO.
– Sở dĩ ta nói về bối cảnh luật pháp ấy vì Chính quyền Trump viện dẫn cả hai đạo luật để mở ra cuộc chiến mậu dịch với Trung Quốc. Khi tranh cử, ông Trump chủ trương ưu tiên bảo vệ quyền lợi của Hoa Kỳ nên có thể gọi là chủ nghĩa quốc gia trong quan hệ kinh tế với các nước mà thực chất nhắm vào cường quốc có ý hướng khơi động chủ nghĩa quốc gia để vượt Mỹ là Trung Quốc. Ta đang chứng kiến trận đấu kinh tế giữa một chế độ độc đảng và một chế độ dân chủ pháp trị!
Vị thế của Hoa Kỳ trong cuộc chiến ngoại thương
Nguyên-Lam: Theo lý luận bình thường thì ai có thể nghĩ chế độ độc tài sẽ chiếm ưu thế trong trận đấu này như khi người ta thấy nhiều dân biểu nghị sĩ bên đảng Cộng Hòa của ông Trump cũng không đồng ý với quyết định áp thuế của Tổng thống, chưa nói gì tới phản ứng của các doanh nghiệp và của thị trường. Thưa ông, như vậy thì Hoa Kỳ có bị thất thế không?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: – Tôi có cái nhìn trái ngược nếu xét trong trường kỳ. Chế độ dân chủ giúp xã hội và quốc gia phát triển nhanh hơn nhờ có tự do, như ta có thể so giữa Nam Hàn và Bắc Hàn, hoặc giữa Nhật Bản với Trung Quốc, Thứ hai, trận đánh này bùng nổ vào thời điểm bất lợi nhất cho Trung Quốc. Đó là khi Tập Cận Bình thâu tóm quyền lực để tiến hành việc cải cách bị trì hoãn từ lâu trong khi chưa ra khỏi nhiều khó khăn muôn mặt, từ núi nợ khổng lồ tới rủi ro khủng hoảng ngân hàng như Ngân hành Thanh toán Quốc tế vửa cảnh báo trong báo cáo hôm Chủ Nhật mùng 10, đến nạn ô nhiễm môi sinh và bao vấn đề trong hệ thống doanh nghiệp nhà nước, ngân sách chính quyền địa phương, v.v….
Khi tranh cử, ông Trump chủ trương ưu tiên bảo vệ quyền lợi của Hoa Kỳ nên có thể gọi là chủ nghĩa quốc gia trong quan hệ kinh tế với các nước mà thực chất nhắm vào cường quốc có ý hướng khơi động chủ nghĩa quốc gia để vượt Mỹ là Trung Quốc. Ta đang chứng kiến trận đấu kinh tế giữa một chế độ độc đảng và một chế độ dân chủ pháp trị!
-Nguyễn Xuân Nghĩa
– Lãnh đạo Bắc Kinh có thể mơ bước nhảy vọt vào khu vực công nghệ cao cấp thì từ Tháng Tám năm ngoái, Chính quyền Trump viện dẫn Khoản 301 của Đạo luật Thương mại 1974 để điều tra việc Bắc Kinh không tôn trọng luật lệ về quyền sở hữu trí tuệ và đòi doanh nghiệp nước ngoài chuyển giao công nghệ cho họ. Đấy là nạn cạnh tranh bất chính và gây thiệt hại cho doanh nghiệp Mỹ. Vì vậy, Hoa Kỳ chẳng chờ đợi phán quyết của Tổ chức WTO mà đòi đàm phán lại và có khi áp dụng quy luật “khó người khó ta, dễ người dễ ta” là áp dụng đúng luật lệ hạn chế đầu tư của Bắc Kinh vào việc các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư vào thị trường Hoa Kỳ. Với quyền hạn tập trung, Tập Cận Bình sẽ chịu trách nhiệm nếu thất bại trong cải cách và sau này có đổ lỗi thất bại cho nước Mỹ thì càng làm dư luận thấy ra cái thế yếu của Trung Quốc, như chúng ta đã đề cập tuần trước.
Nguyên Lam: Nhưng thưa ông, Hoa Kỳ cũng gặp bất lợi khi bị các quốc gia khác công kích là ích kỷ và đơn phương nâng hàng rào quan thuế trên nhôm và thép. Nếu vậy, Chính quyền Trump sẽ xoay trở thế nào?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: – Là doanh gia trước khi lao vào chính trị, ông Trump tin vào tài đàm phán của mình, nhưng sự tình nó còn liên quan tới an ninh quốc gia. Đa số các bạn hàng có thể bị thiệt về đòn nhôm thép của Mỹ đều là các nước dân chủ, như Âu Châu, Nhật Bản, Úc, Canada… và đồng minh về an ninh với Mỹ. Các quốc gia ấy cũng biết thói làm ăn lý tài và trục lợi của Trung Quốc, kể cả trong lĩnh vực xuất khẩu thép. Bây giờ, vào thời gian tới, Hoa Kỳ sẽ tiến hành thương thuyết với các nước đó để, cũng nhân danh an ninh là lý do hay lý cớ của trận đấu về thép, mà có sự thỏa hiệp riêng. Theo chế độ dân chủ và có khi lại sắp bầu cử, lãnh đạo xứ nào cũng phải lên tiếng đả kích Hoa Kỳ để tranh thủ lòng dân, đâm ra, họ cũng phải chứng tỏ quyền lợi của quốc gia là quan trọng hơn là những thỏa thuận quốc tế. Chúng ta sẽ thấy ba tháng om sòm sau đó là êm.
– Đây là ta chưa nói về hậu quả gián tiếp là vì trận đánh, quốc gia sản xuất phân nửa sản lượng thép toàn cầu là Trung Quốc sẽ bị thiệt vì thép sụt giá và các xứ khó bán thép cho Mỹ lại tìm nơi khác và chiếm thị phần của Trung Quốc. Chưa kể Hoa Kỳ còn “vẽ đường cho hươu chạy” khi làm Âu Châu và Nhật Bản cũng học theo Mỹ mà dựng hàng rào ngăn thép Tầu. Đấy là lúc các doanh nghiệp thép của Trung Quốc bị khốn đốn làm Bắc Kinh càng khó giải quyết được nạn sản xuất dư dôi và không có chỗ bán. Mà ngoài nhôm thép, Mỹ còn cò đòn khác.
Những biện pháp khác của Hoa Kỳ
Nguyên Lam: Câu chuyện càng ngày càng rắc rối. Thưa ông, Hoa Kỳ còn có những biện pháp gì khác nhắm vào Trung Quốc?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: – Sau cả năm nghiên cứu lợi hại và các giải pháp luật lệ, Chính quyền Trump có thề sử dụng võ khí khác ngoài nhôm và thép, đó là áp thuế nhập nội và hạn ngạch mua vào nhiều hàng xuất khẩu của Trung Quốc như vật dụng điện tử hay các sản phẩm bị tố cáo là lợi dụng tác quyền của Mỹ. Tôi còn nghĩ rằng ngay trong lúc này, khi đàm phán về nhôm và thép, đại diện Hoa Kỳ cũng thuyết phục Nhật Bản và các nước Âu Châu liên thủ với mình để bảo vệ quyền lợi trước đà bành trướng ngoại thương bất chính của Bắc Kinh.
– Hai khối Âu-Nhật đều có quan hệ an ninh với Hoa Kỳ nên dễ được đặc miễn trong trận chiến mậu dịch. Hậu quả là Bắc Kinh gặp điều kiện khắt khe hơn và càng khó hội nhập các khu vực dịch vụ, tài chính và chế biến với bên ngoài. Kết cuộc thì lãnh đạo Trung Quốc phải bố trí lại ưu tiên trong kế hoạch cải cách và hy sinh một số mục tiêu cấp bách. Vì vậy, dù dư luận ồn ào nói về sự ngang ngược của ông Trump, vụ đụng độ của hai chủ nghĩa quốc gia xảy ra vào một thời điểm bất lợi cho Trung Quốc! Tôi không nghĩ đây là sáng kiến cùa ông Trump, mà là sự tính toán của cả Nội các và Ban tham mưu trước sự hưởng ứng kín đáo của phe Dân Chủ bất chấp sự phàn nàn của phe Cộng Hòa trong Quốc hội!
Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do cùng Nguyên Lam xin cảm tạ chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa về bài phân tích ly kỳ này.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/programs/EconomicForum/nationalism-and-trade-03132018112646.html
DNA của phi hành gia thay đổi do ở lâu trên vũ trụ
Phi hành gia Scott Kelly đã lập kỷ lục về ở trên vũ trụ trong thời gian liên tục dài nhất trong lịch sử, và giờ đây NASA cho biết chuyến đi cũng đã khiến ông trở thành một “con người mới”. Nghiên cứu về ông Kelly và người anh em sinh đôi của ông cho thấy gần 1 năm ở trên vũ trụ đã làm thay đổi đáng kể DNA của phi hành gia.
Ông Kelly đã ở trên Trạm Vũ trụ Quốc tế trong 340 ngày liên tục, từ năm 2015 đến năm 2016. Khi phi hành gia kỳ cựu của NASA trở về trái đất, các nhà nghiên cứu ngay lập tức nhận thấy ông đã cao thêm 5 cm. Một nghiên cứu mới đã so sánh ông Kelly với người anh em song sinh, Mark – cũng là phi hành gia của NASA và đã ở lại trái đất trong cùng thời gian 340 ngày. Nghiên cứu cho thấy ở trên vũ trụ dài ngày không chỉ thay đổi chiều cao của một người.
Các nhà nghiên cứu NASA viết trong một tuyên bố rằng: “Các telomere của Scott quả thực đã trở nên dài hơn đáng kể trong vũ trụ”. Các telomere là phần đầu chót của các nhiễm sắc thể, chúng ngắn lại khi người ta già đi.
Cơ quan vũ trụ này nói thêm rằng trong người ông Kelly, hàng trăm “gien vũ trụ” đã được kích hoạt do chuyến bay kéo dài gần một năm, theo đó, đã thay đổi hệ thống miễn dịch, chỉnh sửa DNA, tác động đến mạng lưới tạo xương, gây giảm ôxy trong mô, và tăng CO2 trong máu.
Tuy chiều cao của ông Scott Kelly và 93% DNA của ông trở lại bình thường sau khi trở về trái đất, song NASA cũng xác nhận rằng 7% gien của ông vẫn đã thay đổi và có thể sẽ giữ nguyên như thế. Các nhà nghiên cứu cho biết thêm: “Điều này được cho là do những áp lực của việc du hành vũ trụ, việc này có thể gây ra những thay đổi trong đường đi sinh học của tế bào và đẩy DNA và RNA ra”.
NASA cũng nhận thấy phản xạ trí não và độ chính xác của ông Kelly giảm đáng kể sau khi trở lại trái đất. Phản xạ trí não chậm được quy cho việc “lại phải chịu và điều chỉnh theo lực hút của trái đất”.
(NASA, CBS)
https://www.voatiengviet.com/a/dna-cua-phi-hanh-gia-thay-doi-do-o-lau-tren-vu-tru/4298608.html
TT Trump nêu ý tưởng lập “Lực lượng Vũ trụ”
Tổng thống Donald Trump hôm 13/3 nói chiến lược an ninh quốc gia mới của ông công nhận vũ trụ là một chiến trường, và ông nêu ra ý tưởng thành lập Lực lượng Vũ trụ, một quân chủng có thể hoạt động bên ngoài bầu khí quyển trái đất.
“Vũ trụ là một chiến trường, cũng như trên bộ, trên không, và trên biển”, ông Trump phát biểu trước cử tọa là quân nhân tại Không trạm Miramar thuộc Thủy quân Lục chiến. “Chúng ta thậm chí có thể có Quân chủng Vũ trụ, hãy phát triển một quân chủng như vậy, là Lực lượng Vũ trụ. Chúng ta có Lực lượng Không quân, chúng ta sẽ có Lực lượng Vũ trụ”.
Tổng thống Mỹ nói ông từng coi ý tưởng này chỉ là một trò đùa, khi thảo luận về chi tiêu của chính phủ Hoa Kỳ và đầu tư của tư nhân vào vũ trụ.
Không rõ tổng thống liệu có vẫn nói đùa về Lực lượng Vũ trụ hay không ở thời điểm ông kết thúc bài phát biểu có văn bản. Tòa Bạch Ốc đã không đáp lại các đề nghị bình luận thêm về vấn đề này.
Nhưng ông Trump không phải là nhà lãnh đạo chính trị duy nhất ở Washington cân nhắc ý tưởng về một Lực lượng Vũ trụ.
Vào tháng 6/2017, một số dân biểu tại Hạ viện đề xuất chia Không lực thành hai quân chủng riêng, một là tác chiến đường không, và một dành cho các hoạt động trong vũ trụ.
https://www.voatiengviet.com/a/tt-trump-neu-y-tuong-la-luc-luong-vu-tru/4298215.html
Trump định đánh thuế lên 60 tỉ đôla hàng Trung Quốc
Tổng thống Mỹ Donald Trump đang tìm cách áp thuế lên tới 60 tỉ đôla giá trị hàng nhập khẩu của Trung Quốc và sẽ nhắm vào các ngành công nghệ và viễn thông, Reuters dẫn lời một nguồn tin đã thảo luận vấn đề với Nhà Trắng cho biết.
Một nguồn thứ hai trực tiếp nắm rõ quan điểm của chính quyền cho biết mức thuế này có thể sẽ được ban hành “trong tương lai gần” và dù mục tiêu là lĩnh vực công nghệ và tài sản trí tuệ, chúng có thể rộng hơn và danh sách cuối cùng có thể lên tới 100 sản phẩm, theo Reuters.
Nhà Trắng từ chối bình luận về quy mô hoặc thời điểm của bất kỳ hành động nào.
Washington đang nhắm mục tiêu các công ty công nghệ cao của Trung Quốc để trừng phạt họ vì buộc các công ty của Mỹ phải tiết lộ các bí mật công nghệ để đổi lại họ được phép hoạt động trong nước.
Trung Quốc có thặng dư thương mại trị giá 375 tỉ đôla với Mỹ và khi cố vấn kinh tế hàng đầu của Chủ tịch Tập Cận Bình đến thăm Washington hồi gần đây, chính quyền Mỹ đã buộc ông phải tìm cách giảm con số đó.
Ông Trump lên nắm quyền nhờ chủ trương bảo hộ mậu dịch và hành động đầu tiên của ông trên cương vị Tổng thống là rút Mỹ ra khỏi thỏa thuận Quan hệ Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) gồm 12 quốc gia Thái Bình Dương.
Ông ta đã bắt đầu đàm phán để tái thương thuyết Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) và gần đây nhất đã áp đặt thuế nhập khẩu thép và nhôm.
Dù thuế nhập khẩu đối với thép và nhôm, được ông Trump công bố vào tuần trước, được coi là không đáng kể trong khối lượng nhập khẩu và xuất khẩu, những hành động nhắm mục tiêu trực tiếp vào Trung Quốc có nguy cơ bị Bắc Kinh đáp trả trực tiếp và mạnh tay.
https://www.voatiengviet.com/a/trump-dinh-danh-thue-len-60-ti-dola-hang-trung-quoc/4297333.html
Người được Trump đề cử làm giám đốc CIA
sẽ đối mặt với ‘nhiều chất vấn’
Hai thượng nghị sĩ Hoa Kỳ hàng đầu cho biết người được Tổng thống Donald Trump lựa chọn làm tân giám đốc của CIA sẽ phải giải thích nhiều điều về công tác của bà tại cơ quan này, khi thượng viện xem xét để chuẩn thuận bà vào tháng 4.
Thành viên cao cấp nhất của phe Dân chủ trong Ủy ban Tình báo Thượng viện Mỹ hôm thứ Ba nói các thượng nghị sĩ “có rất nhiều câu hỏi” về bà Gina Haspel, ứng viên của Tổng thống Trump để lãnh đạo Cơ quan Tình báo Trung ương.
“Họ xứng đáng được giải đáp những thắc mắc trong một phiên điều trần mở,” Thượng nghị sĩ Mark Warner nói với các phóng viên. Ông nói ông cũng có nhiều câu hỏi nhưng không nói rõ ông lo ngại về vấn đề gì.
Bà Haspel, người có thể trở thành nữ giám đốc CIA đầu tiên, là một điệp viên chuyên nghiệp từng điều hành một nhà tù của CIA ở Thái Lan, nơi mà nghi phạm khủng bố trải qua những kĩ thuật thẩm vấn khắc nghiệt mà tổng thống ủng hộ.
Ông Trump trước đó trong ngày thứ Ba tweet ông đã chọn bà để thay thế ông Mike Pompeo, người sẽ thay thế ông Rex Tillerson làm bộ trưởng ngoại giao.
Thượng nghị sĩ John McCain, Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện, nói bà Gina Haspel cần phải giải thích về “bản chất và mức độ” của sự can dự của bà trong chương trình thẩm vấn của CIA.
Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa này gọi việc tra tấn những người bị Mỹ câu lưu là “một trong những chương đen tối nhất trong lịch sử nước Mỹ” và ông nói Thượng viện phải săm soi sự can dự của bà trong “chương trình đáng hổ thẹn này.”
Bà Haspel có nhiều kinh nghiệm ở nước ngoài và gần đây nhất bà giữ chức phó giám đốc CIA. Trong vai trò này, bà chưa từng được Thượng viện chuẩn thuận.
Vì sao tổng thống Mỹ cách chức ngoại trưởng Tillerson?
Hôm qua, 13/03/2018, tổng thống Mỹ Donald Trump bất ngờ thông báo qua một twitter là lãnh đạo ngành ngoại giao Mỹ Rex Tillerson sẽ bị sa thải. Vì sao ngoại trưởng Mỹ lại bị cách chức ? RFI tiếng Việt xin giới thiệu ý kiến của một số chuyên gia.
Chuyên mục « Decryptage » của RFI có bài phỏng vấn bà Annick Cizel, giáo sư trường Đại Học Sorbonne Nouvelle – Paris 3, chuyên gia về chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ.
Ngạc nhiên về thời điểm ra quyết định
Trước hết trả lời cho câu hỏi, quyết định của tổng thống Mỹ có gây ngạc nhiên hay không, giáo sư Annick Cizel cho biết bà « tuy ngạc nhiên về thời điểm ra quyết định, nhưng không ngạc nhiên vì quyết định cách chức ông Rex Tillerson, bởi khả năng này đã từng được nêu lên ngay từ tháng 7/2017. Và kể từ đó đến nay đã có nhiều diễn biến, đã có những lúc ông Tillerson tưởng như sắp sửa phải ra đi.
Mới đây, ngoại trưởng Mỹ cho biết ông có ý định tại vị đến hết năm 2018, nhưng rồi Donald Trump bất ngờ đưa ra quyết định, đúng vào lúc Tillerson vừa từ châu Phi trở về. Hôm thứ Sáu tuần trước, John Kelly, chánh văn phòng Nhà Trắng thông báo cho ông Tillerson, cần rút ngắn chuyến công du. Rex Tillerson hạ cánh tại sân bay Washington vào lúc 4 giờ sáng, để rồi đến khoảng 8, 9 giờ sáng thì nhận được tin mất chức thông qua một cú tweet, chứ không phải trực tiếp từ tổng thống ».
Cơ chế bí hiểm
Theo giáo sư Annick Cizel, việc bất ngờ cách chức ngoại trưởng Tillerson nằm trong cách điều hành chính phủ của ông Donald Trump, mà nhiều người gọi là « hỗn loạn ». Người ta không biết ai là người ra quyết định tại Nhà Trắng, phải chăng là các cố vấn của tổng thống, ví dụ như trường hợp con rể của tổng thống Trump, trong vấn đề di chuyển đại sứ quán Mỹ tại Israel từ Tel Aviv đến Jerusalem. Trong trường hợp này, ngoại trưởng Tillerson đã phản đối, nhưng phản đối lại ai ? Không phải chỉ tổng thống Trump, mà cả với ông con rể Jared Kouchner.
Như vậy, việc điều hành chính phủ Mỹ đôi khi đã được phó thác cho các cố vấn được cho là nằm ở « vòng ba », « vòng bốn » của bộ máy quyền lực. Nhưng dù chịu ảnh hưởng của cố vấn này hay cố vấn kia, tổng thống Trump trên thực tế đã tự dành cho mình quyền quyết định đơn phương, tuyệt đối, vào bất cứ lúc nào mà ông ta muốn. Trường hợp Tillerson là một ví dụ mới.
Trump – Tillerson đối lập trong hầu hết hồ sơ
Việc ngoại trưởng Mỹ bị cách chức một phần cơ bản, được tổng thống Mỹ giải thích là do bất đồng trên một số hồ sơ, tuy nhiên, theo chuyên gia Annick Cizel « trên thực tế, họ đối lập nhau trên tất cả mọi vấn đề ». Bà nhấn mạnh :
« Khá kinh hoàng khi chúng ta điểm lại sơ qua các hồ sơ mà Donald Trump và Rex Tillerson có quan điểm đối lập. Từ Iran, đến Bắc Triều Tiên, rồi vấn đề Qatar, hay việc di chuyển sứ quán tại Israel…. trong đó có cả vấn đề danh sách các quốc gia Hồi Giáo, mà công dân các nước đó bị cấm vào Mỹ… Trên một thực địa đang biến động rất nhanh chóng như khu vực Trung Cận Đông chiến lược, nơi các căng thẳng rất dễ có tiềm năng bùng phát thành xung đột lớn, họ không đồng ý với nhau về gần như tất cả mọi chuyện ».
Bắc Triều Tiên : Bước ngoặt thương lượng
Một trong các chủ đề quốc tế gai góc nhất đối với ngoại giao Hoa Kỳ là vấn đề hạt nhân Bắc Triều Tiên. Sau nhiều áp lực, vận động, rốt cục ngày 8/3/2018, tổng thống Mỹ Donald Trump chấp nhận lời mời của lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un để đối thoại về vấn đề « phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên ». Vấn đề là, ngoại trưởng Tillerson đã nhiều lần nêu sáng kiến đối thoại với Bình Nhưỡng, trong lúc tổng thống Trump liên tục đưa ra các phát biểu mang đầy tính đe dọa, như không loại trừ khả năng hủy diệt hoàn toàn Bắc Triều Tiên.
Giờ đây khi Washington và Bình Nhưỡng chuẩn bị cho cuộc gặp thượng đỉnh, thì cũng là lúc lãnh đạo ngoại giao Hoa Kỳ phải khăn gói ra đi. Nhiều chuyên gia đặt vấn đề : Phải chăng chính quyền Trump đang chuẩn bị phương án không khoan nhượng với Bình Nhưỡng, với việc cử lãnh đạo CIA, Mike Pompeo, nổi tiếng về quan điểm « diều hâu » lãnh đạo bộ Ngoại Giao, thay thế ông Tillerson ?
Đọc thêm : Donald Trump bắt buộc phải xử lý hồ sơ Bắc Triều Tiên
Chuyên giaAnnick Cizel cho biết, « tổng thống Mỹ Donald Trump vào hôm qua, 13/03, đã thông báo là đã quyết định mở ”đối thoại” với Bình Nhưỡng, chứ không phải là ”đàm phán”. Đây là chính là vấn đề được thảo luận nhiều trong ba ngày gần đây, và có thể đây (tức sự khác biệt trong quan điểm về “đối thoại” giữa Trump và Tillerson – người viết) cũng chính là lý do ngoại trưởng Tillerson phải ra đi vào ”đúng vào thời điểm này” », chứ không phải là một lúc nào khác.
Hiện tại ta vẫn chờ đợi câu trả lời chính thức của phía Bình Nhưỡng, nhưng rõ ràng là về cuộc hội kiến với lãnh đạo Bình Nhưỡng, tổng thống Mỹ chủ trương cần duy trì một đường lối nhìn chung là « sắt đá », với nhiều đe dọa, cụ thể là không loại trừ biện pháp quân sự, trước các nguy cơ tấn công tin tặc, hay phổ biến hạt nhân Bắc Triều Tiên.
Cặp bài trùng giám đốc CIA và « diều hâu » Bolton ?
Việc bổ nhiệm nhân sự mới cho thấy đường lối cứng rắn của tổng thống Mỹ bắt đầu được triển khai. Theo nhà ngoại giao Mỹ Wendy Sherman, kiến trúc sư của thỏa thuận hạt nhân với Iran năm 2015, trong cuộc trả lời phỏng vấn CNN, hôm 12/03/2018, cho hay nguyên đại sứ của Mỹ tại Liên Hiệp Quốc dưới thời tổng thống George W. Bush, ông John Bolton, người nổi tiếng với quan điểm cứng rắn, có thể sẽ có mặt trong chuyến công du Bắc Triều Tiên sắp tới. Trong những ngày gần đây, có nhiều tin đồn cho rằng cựu đại sứ Mỹ John Bolton sẽ thay tướng Herbert Raymond McMaster, cố vấn an ninh quốc gia (theo chuyên gia Annick Cizel).
Về phương hướng hành động của lãnh đạo CIA Mike Pompeo, người vừa được tổng thống Mỹ bổ nhiệm vào cương vị ngoại trưởng, nhà báo Pháp Gilles Paris từ Washington, giải thích với báo Le Monde :
« Giám đốc CIA Mike Pompeo vốn có quan điểm khá hoài nghi về Bắc Triều Tiên, ắt hẳn do các nguồn tin nhận được từ cơ quan tình báo Mỹ. Trong một cuộc nói chuyện cuối tháng trước tại một viện tư vấn theo khuynh hướng bảo thủ ở Washington, American Entreprise Institute, ông Mike Pompeo tin chắc là việc chế độ Bình Nhưỡng cố gắng sở hữu vũ khí hạt nhân không chỉ nhằm « duy trì chế độ ». Lãnh đạo CIA cho rằng chế độ Kim Jong Un có thể sử dụng vũ khí hạt nhân « để gây áp lực, nhằm mục tiêu tối hậu », đó là tái thống nhất Triều Tiên, đặt toàn bộ bán đảo này dưới sự cai trị của chính quyền Bình Nhưỡng.
Quan điểm của lãnh đạo tình báo Mỹ thậm chí còn cứng rắn hơn nhiều so với lập trường của tổng thống Mỹ (hồi năm ngoái, Mike Pompeo còn nêu ra khả năng thay đổi chế độ tại Bắc Triều Tiên, trong lúc tổng thống Mỹ liên tục nhắc lại là giải pháp này không nằm trong chính sách Bắc Triều Tiên của Washington) ».
Ngoại giao « sắt đá » thành chủ đạo
Theo chuyên gia Annick Cizel, quyết định lựa chọn ông Rex Tillerson làm ngoại trưởng trong năm cầm quyền đầu tiên của tổng thống Mỹ Donald Trump là chính sách của đảng Cộng Hòa, muốn chôn vùi di sản của người tiền nhiệm Obama, vốn đặt ngoại giao ở trung tâm của chính sách đối ngoại, trước cả lĩnh vực kinh tế và quốc phòng. Chính sách của đảng Cộng Hòa là quốc phòng là ưu tiên số một, tiếp theo đó là an ninh nội địa, còn ngoại giao bị đẩy xuống hàng thứ ba trong lĩnh vực chính sách đối ngoại của nước Mỹ. Theo đường hướng này, thì Tillerson tỏ ra là nhân vật lý tưởng. Tillerson sẵn sàng chấp nhận giảm mạnh ngân sách của bộ Ngoại Giao, cho dù Quốc Hội không đồng ý. Ngoại trưởng Mỹ cũng thi hành một chính sách ngoại giao kín đáo trong hậu trường, thúc đổi đối thoại với Bắc Triều Tiên, có thể nói đã đạt được một số kết quả.
Thế nhưng, khi hồ sơ Bắc Triều Tiên hiện chuyển sang một bước ngoặt mới, việc duy trì một nhân vật có quan điểm bị coi là quá « mềm dẻo » đứng đầu bộ Ngoại Giao Mỹ không còn được tổng thống Trump chấp nhận. Với sự ra đi của ngoại trưởng Mỹ Tillerson, và rất có khả năng cố vấn an ninh quốc gia McMaster cũng phải mất chức, thay vào đó là nhân vật John Bolton còn cứng rắn hơn, chính sách ngoại giao « sắt đá » đang dần trở thành ưu tiên số một của chính quyền Donald Trump.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180314-vi-sao-tong-thong-my-cach-chuc-ngoai-truong-tillerson
Châu Á và Trung Đông :
Mảnh đất màu mỡ cho các tập đoàn vũ khí
Chiến sự mà ai cũng chứng kiến hằng ngày tại vùng Trung Cận Đông, tình hình căng thẳng triền miên ở châu Á, đặc biệt là ở vùng Biển Đông bắt nguồn từ tham vọng lãnh thổ của Trung Quốc, đây là những nhân tố làm lợi cho các nước sản xuất vũ khí trên thế giới. Trong bản báo cáo công bố ngày 12/03/2018, Viện Nghiên Cứu Hòa Bình Quốc Tế Stockholm (SIPRI) tại Thụy Điển đã xác nhận tình trạng nói trên bằng những số liệu cụ thể, cho thấy là trong vòng 5 năm gần đây, cả hai khu vực Á-Úc và Trung Cận Đông đã mua 74% lượng vũ khí bán ra trên thế giới.
Theo ước tính của SIPRI, từ năm 2013 đến 2017, ở cấp độ toàn cầu, lượng vũ khí bán ra đã tăng bình quân 10%, với Hoa Kỳ vẫn là nước bán được nhiều nhất, chiếm 34% thị trường, theo sau là Nga, Pháp, Đức và Trung Quốc… Về phần các khách hàng, Ấn Độ đứng đầu danh sách các nước nhập vũ khí nhiều nhất, theo sau là Ả Rập Xê Út.
Sự kiện Ấn Độ và Ả Rập Xê Út đứng đầu danh sách nước mua vũ khí tiêu biểu cho xu thế chung của việc mua bán vũ khí trên thế giới trong thời gian gần đây.
Vùng Trung Cận Đông nổi bật với đà tăng chóng mặt của lượng vũ khí mua vào : tăng bình quân 103% trong 5 năm qua. Trên bình diện khối lượng, số vũ khí mà Ả Rập Xê Út mua vào đã tăng 225%, với nước Mỹ là nhà cung cấp hàng đầu, theo sau là Anh và Pháp.
Tuy nhiên, theo SIPRI, nếu tính về khối lượng vũ khí, chứ không phải là đà tăng, thì Trung Cận Đông – với 32% tổng lượng vũ khí bán ra trên thế giới – còn thua vùng châu Á và Châu Đại Dương, đã mua đến 42% số vũ khí bán ra trên toàn cầu.
Tình hình căng thẳng trong khu vực, đặc biệt là với Trung Quốc, đã thúc đẩy Ấn Độ lao vào công cuộc hiện đại hóa quân đội. Vì không có được một ngành công nghiệp vũ khí đủ sức đáp ứng nhu cầu, Ấn Độ đã phải đi mua của nước ngoài, chủ yếu của Nga, nước chiếm 62% thị phần vũ khí Ấn Độ.
Tuy nhiên, điểm đáng ghi nhận là Ấn Độ cũng bắt đầu mua vũ khí Mỹ, với một khối lượng đã tăng gấp 5 lần vào năm ngoái, 2017, so với 5 năm trước đó.
Theo chuyên gia Siemon Wezeman thuộc viện SIPRI: “Căng thẳng giữa Ấn Độ với Pakistan và Trung Quốc đã làm cho nhu cầu của Ấn Độ đối với các loại vũ khí nặng ngày càng tăng, vì đây là những thứ mà bản thân nước Ấn không thể sản xuất.”
Đối lập với Ấn Độ, Trung Quốc đang trở thành đại gia cả trong lãnh vực nhập khẩu lẫn xuất khẩu vũ khí. Trong thời điểm 2013-2017, Trung Quốc là nước đứng hàng thứ năm trong danh sách các quốc gia nhập khẩu vũ khí trên thế giới, nhưng đồng thời cũng đã vươn lên đứng thứ năm trong số quốc gia xuất khẩu, với số lượng bán ra tăng 38% trong thời gian 5 năm gần đây.
Ghi nhận đáng chú ý của SIPRI : Trung Quốc đã trở thành nhà cung cấp vũ khí chính cho Miến Điện, nơi mà quân đội bị Liên Hiệp Quốc tố cáo là đã tiến hành chiến dịch thanh lọc chủng tộc nhắm vào người Hồi Giáo Rohingya. Thị phần vũ khí Trung Quốc tại Miến Điện lên đến 68%, trong lúc Nga chỉ còn 15%. Ngoài ra, Bắc Kinh còn là nhà cung cấp vũ khí chủ chốt cho Pakistan (70%), hay cho Bangladesh (71%).
Báo cáo của SIPRI cũng không quên đề cập đến Việt Nam. Hà Nội đã trở thành bạn hàng quan trọng thứ ba của vũ khí Nga, chỉ thua Ấn Độ và Trung Quốc.
Trong giai đoạn từ 2011-2015, SIPRI đã từng ghi nhận rằng Việt Nam xếp hàng thứ 8 về nhập khẩu vũ khí trên thế giới. Đà tăng mua vũ khí vẫn tiếp tục đều đặn, với các nguồn cung cấp ngày thêm đa dạng.
Từ 2013 đến 2017, theo cơ sở dữ liệu của SIPRI, Việt Nam mua vũ khí từ hơn một chục nước khác nhau, đi đầu là Nga, theo sau là Belarus, và đứng thứ ba là Israel, mà loại pháo phản lực EXTRA đã thu hút sự chú ý trong thời gian gần đây khi có tin là Việt Nam đã đặt loại vũ khí đó trên một số thực thể ở Trường Sa (Biển Đông).
Ngoài ra, danh sách các nhà cung cấp vũ khí cho Việt Nam còn bao gồm Séc, Slovakia, Ukraina, các nước Đông Âu cũ, hay Hàn Quốc, Ấn Độ.
Xu thế mới được SIPRI ghi nhận là Việt Nam bắt đầu nhận vũ khí từ Mỹ, cụ thể là năm 2017, đã tiếp nhận một số vũ khí Mỹ trị giá 54 triệu đô la, cụ thể là một chiếc tàu tuần tra lớp Hamilton cũ của Tuần Duyên Mỹ, và 6 xuồng tuần tra cao tốc mới Metal Shark.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20180314-chau-a-va-trung-dong-manh-dat-mau-mo-cho-cac-tap-doan-vu-khi
Vụ đầu độc Skripal : Hội Đồng Bảo An họp khẩn cấp
Theo thông báo của Hà Lan, nước hiện giữ chức chủ tịch Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, hôm nay, 14/03/2018, hội đồng sẽ họp khẩn cấp vào lúc 19 giờ, giờ GMT, về vụ đầu độc cựu điệp viên Nga Serguei Skripal tại Anh.
Cuộc họp khẩn cấp này được triệu tập theo yêu cầu của Luân Đôn. Đại diện của Anh Quốc sẽ thông báo cho Hội Đồng Bảo An về vụ đầu độc hai cha con cựu điệp viên Nga Serguei Skripal ngày 04/03 ở Salisbury (tây nam Anh Quốc).
Hôm nay, sau khi họp Hội đồng an ninh quốc gia, thủ tướng Anh Theresa May đã cáo buộc Nga đã mưu toan ám sát cựu điệp viên Skripal và loan báo ngay các pháp trừng phạt Matxcơva. Cụ thể, Luân Đôn sẽ trục xuất 23 nhà ngoại giao Nga và đình chỉ mọi tiếp xúc song phương cấp cao với Nga. Ngoài ra sẽ không có đại diện chính thức nào của chính phủ Anh và Hoàng gia Anh đến dự Cúp Bóng đá Thế giới 2018 ở Nga.
Ngay từ hôm qua, phát biểu trước Quốc Hội Anh , thủ tướng Theresa May đã cho rằng “rất có thể” nước Nga “có trách nhiệm” trong vụ này. Thủ tướng May gia hạn là đến tối qua Matxcơva phải giải thích về vụ này với Tổ Chức Cấm Vũ Khí Hóa Học (OIAC). Nhưng ngay từ chiều qua, đại sứ Nga tại Luân Đôn đã cho biết là Matxcơva sẽ không đáp lại tối hậu thư của thủ tướng Anh khi nào họ chưa nhận được các mẫu của hóa chất được cho là đã được dùng để đầu độc hai cha con Serguei Skripal.
Hôm qua, thủ tướng Theresa May đã được sự ủng hộ của các đồng minh chính yếu Mỹ, Pháp, Đức. Tất cả các nước này đều lên án vụ đầu độc trên lãnh thổ Anh Quốc.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180314-vu-dau-doc-skripal-hoi-dong-bao-an-hop-khan-cap
Vụ đầu độc Skripal :
Thủ tướng Anh họp Hội Đồng An Ninh Quốc Gia
Hôm nay, 14/03/2018, thủ tướng Anh Theresa May họp Hội Đồng An Ninh Quốc Gia trước khi quyết định có ban hành các biện pháp trừng phạt nước Nga hay không. Đã hết hạn tối hậu thư do Luân Đôn đưa ra, nhưng Matxcơva vẫn chưa có lời giải thích về vụ đầu độc cựu điệp viên Nga Serguei Skripal.
Theo AFP, phát biểu trước Quốc Hội Anh hôm qua, thủ tướng Theresa May đã cho rằng “rất có thể” nước Nga “có trách nhiệm” trong vụ đầu độc hai cha con cựu điệp viên Serguei Skripal ngày 04/03 ở Salisbury ( tây nam Anh Quốc ). Thủ tướng May gia hạn là đến tối qua Matxcơva phải giải thích về vụ này với Tổ Chức Cấm Vũ Khí Hóa Học ( OIAC ). Nếu không có câu trả lời thỏa đáng, thủ tướng Anh báo trước bà sẽ lại ra trước Hạ Viện để thông báo những biện pháp trả đũa nước Nga.
Nhưng ngay từ chiều qua, đại sứ Nga tại Luân Đôn đã cho biết là Matxcơva sẽ không đáp lại tối hậu thư của thủ tướng Anh khi nào họ chưa nhận được các mẫu của hóa chất được cho là đã được dùng để đầu độc hai cha con Serguei Skripal.
Hôm qua, thủ tướng Theresa May đã được sự ủng hộ của các đồng minh chính yếu Mỹ, Pháp, Đức. Tất cả các nước này đều lên án vụ đầu độc trên lãnh thổ Anh Quốc. Theo hãng tin AFP, có thể là thủ tướng May sẽ yêu cầu các nước này ủng hộ việc ban hành các biện pháp trừng phạt nước Nga.
Hôm nay, bà Theresa May họp Hội Đồng An Ninh Quốc Gia để bàn về thái độ của phía Nga, rồi sau đó bà sẽ lại ra trước Quốc Hội để thông báo những quyết định của hội đồng.
Thủ tướng Anh hôm qua đã nhắc đến việc trừng phạt các công dân Nga sau vụ đầu độc cựu điệp viên Litvinenko năm 2006 ở Luân Đôn và tuyên bố lần này bà sẵ n sàng ban hành những biện pháp trừng phạt nặng nề hơn. Một trong những khả năng được nêu lên là Anh Quốc thông qua một luật tương tự như tu chính án Magnitsky ( tên một nhà hoạt động chống tham nhũng ở Nga ) của Mỹ, để có thể tịch biên tài sản những công dân Nga nào có hành động vi phạm nhân quyền
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180314-vu-dau-doc-skripal-thu-tuong-anh-hop-hoi-dong-an-ninh-quoc-gia
Truyền thông Nhật:
Thủ tướng Abe nghiên cứu khả năng gặp Kim Jong Un
AFP dẫn nguồn tin báo chí Nhật Bản hôm nay, 14/03/2018, cho hay Tokyo đang xem xét khả năng thủ tướng Shinzo Abe họp thượng đỉnh với lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un.
Thông tin trên được đưa ra sau khi trong tuần qua, hồ sơ Bắc Triều Tiên đã có biến chuyển ngoạn mục, với việc tổng thống Donald Trump chấp nhận lời mời họp thượng đỉnh của Kim Jong Un để bàn về chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng.
Trước đó, cuộc gặp thượng đỉnh giữa hai miền Triều Tiên đã được dự trù vào cuối tháng Tư, sau một loạt tiến bộ ngoại giao giữa hai nước nhân kỳ Thế Vận Hội mùa đông Pyeongchang 2018.
Tuần trước, ông Shinzo Abe đã khen ngợi những tiến triển trong hồ sơ Bắc Triều Tiên. Nhưng thủ tướng Nhật quả quyết rằng « không có thay đổi trong chính sách của Nhật Bản và Hoa Kỳ. Hai nước tiếp tục gây áp lực tối đa cho tới khi Bắc Triều Tiên có biện pháp cụ thể để việc giải trừ hạt nhân diễn ra hoàn hảo, có thể kiểm chứng được và không lật ngược được ».
Nếu thông tin trên được xác nhận, đây sẽ lại là một bước ngoặt ngoại giao mới trong hồ sơ Bắc Triều Tiên, vì cho đến giờ chính phủ Tokyo vẫn giữ lập trường cứng rắn với Bình Nhưỡng.
Hãng tin Nhật Kyodo nói rằng, Tokyo muốn nắm bắt cơ hội để « giải quyết vấn đề người Nhật bị Bình Nhưỡng bắt cóc trong thập niên 1970-1980 ».
Hãng tin Jiji loan báo tin trên và nhấn mạnh Nhật Bản là một nước nằm ở tuyến đầu trước mối đe dọa hạt nhân và tên lửa đạn đạo của Bắc Triều Tiên, nên không muốn phải đứng ngoài lề các cuộc đàm phán liên quan.
Được AFP liên hệ, bộ Ngoại Giao Nhật không xác nhận thông tin trên, nhưng cũng không loại trừ khả năng có một cuộc gặp thượng đỉnh như vậy. Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Nhật tuyên bố : « Chúng tôi sẽ xem xét chiến lược sao cho có hiệu quả nhất » nhằm ngăn chặn tham vọng hạt nhân của Bắc Triều Tiên và giải quyết hồ sơ người Nhật bị bắt cóc.
Trong quá khứ, năm 2004, thủ tướng Nhật thời bấy giờ là ông Junichiro Koizumi đã gặp lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Il.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20180314-truyen-thong-nhat-thu-tuong-abe-nghien-cuu-kha-nang-gap-kim-jong-un