Tin khắp nơi – 14/11/2020

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin khắp nơi – 14/11/2020

Bầu cử Mỹ 2020: Biden giành Georgia, củng cố chiến thắng với 306 phiếu đại cử tri

Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Joe Biden đã giành được bang Georgia, BBC dự đoán, ứng cử viên Đảng Dân chủ đầu tiên làm được điều này kể từ năm 1992.

Chiến thắng này củng cố chiến thắng của ông Biden, giúp ông có tổng cộng 306 phiếu bầu trong cử tri đoàn.

Tổng thống Donald Trump được dự đoán sẽ giành chiến thắng ở Bắc Carolina, đạt 232 phiếu đại cử tri.

Quan chức bầu cử Mỹ bác bỏ cáo buộc của Trump về gian lận

Bên cạnh TT Trump vào ngày ông ấy thua cuộc tranh cử

Bầu cử Mỹ 2020: So sánh với cuộc kiểm phiếu lại năm 2000 ở Florida

Bầu cử Mỹ: Làm rõ những cáo buộc gian lận đang lan tràn mạnh nhất

Ông Trump, người từ chối nhượng bộ, đã lần đầu tiên ám chỉ đến khả năng có một chính quyền mới vào tháng Giêng.

Trông có vẻ lặng lẽ, tổng thống không nói đến cuộc đua và không nhắc tên ông Biden trong lần xuất hiện chính thức đầu tiên kể từ cuộc bầu cử trong một cuộc họp ngắn về lực lượng đặc nhiệm chống virus corona của ông.

Ông Trump nói tại Vườn Hồng của Nhà Trắng, “Chính quyền này sẽ không đi đến chỗ phải phong tỏa”, khi nước Mỹ đang phải đối mặt với sự bùng phát ngày càng tăng của virus. “Hy vọng rằng … bất cứ điều gì xảy ra trong tương lai – ai mà biết được chính quyền nào tiếp theo. Thời gian sẽ trả lời.”

Tổng thống không nhận câu hỏi từ các phóng viên. Áp lực đang gia tăng đối với ông Trump, một đảng viên Đảng Cộng hòa, để thừa nhận chiến thắng của ông Biden và giúp chuẩn bị cho quá trình chuyển đổi từ chính quyền này sang chính quyền khác.

Georgia và North Carolina là những bang cuối cùng có kết quả trong cuộc đua vào Nhà Trắng. Số phiếu đại cử tri của ông Biden bằng với số phiếu mà ông Trump đạt được trong chiến thắng trước bà Hillary Clinton vào năm 2016. Vào thời điểm đó, ông Trump gọi đó là “một trận lở đất”.

Một cuộc kiểm phiếu thủ công sẽ được thực hiện ở Georgia vì khoảng cách giữa hai ứng cử viên quá hẹp, nhưng nhóm của Biden nói họ không cho rằng việc này sẽ làm thay đổi kết quả ở đó.

Tổng thống Trump đã đưa ra một loạt các thách thức pháp lý ở các bang quan trọng và các cáo buộc không có cơ sở về gian lận bầu cử. Nhóm của ông Trump đã bỏ một vụ kiện ở Arizona vào thứ Sáu sau khi có thông tin rõ ràng rằng chiến thắng của ông Biden tại bang này là không thể chối cãi.

Nhóm Biden thúc giục việc ông phải có quyền tiếp cận thông tin tình báo

Chiến thắng của ông Biden vẫn chưa được công bố chính thức và nhóm của ông chưa được tiếp cận với các cơ quan liên bang và nguồn tài trợ cần thiết để đảm bảo quá trình chuyển giao quyền lực diễn ra suôn sẻ.

Người phát ngôn Jen Psaki của Biden cho biết, việc chính quyền Trump từ chối quyền tiếp cận các cuộc họp về thông tin tình báo có thể ảnh hưởng đến khả năng điều hành của ông Biden.

“Bạn cần thông tin tại thời gian thực để đối phó với các cuộc khủng hoảng trong thời điểm hiện tại,” bà nói, nhấn mạnh tác động của đại dịch virus corona. “Nhóm của chúng tôi và các chuyên gia của chúng tôi bắt buộc phải có quyền tiếp cận đó”.

Trước đó, một nhóm hơn 150 cựu quan chức an ninh quốc gia đã cảnh báo rằng việc trì hoãn quá trình chuyển đổi gây ra “nguy cơ nghiêm trọng cho an ninh quốc gia”.

Trong một lá thư, họ kêu gọi Cục Quản lý Dịch vụ Tổng hợp – cơ quan chính phủ được giao nhiệm vụ bắt đầu quá trình chuyển đổi – chính thức công nhận ông Biden và người đồng hành Kamala Harris để họ có quyền tiếp cận “các vấn đề an ninh quốc gia cấp bách”.

Trong khi đó, một số lượng nhỏ nhưng ngày càng tăng các đảng viên Cộng hòa cũng đang ủng hộ lời kêu gọi Tổng thống đắc cử Biden được tham gia giao ban thông tin tình báo hàng ngày.

Thượng nghị sĩ Lindsey Graham, một đồng minh chủ chốt của Trump, nằm trong số những người nói rằng ông Biden nên bắt đầu nhận được bản báo cáo mật của tổng thống, như thường lệ với tổng thống mới nhậm chức.

Thay đổi bản đồ bầu cử

Joe Biden không cần phải thắng Georgia hay Arizona mới có thể đảm bảo được Nhà Trắng. Việc chiếm lại “bức tường xanh” ở các bang công nghiệp phía bắc của Wisconsin, Michigan và Pennsylvania đã đảm bảo cho chiến thắng của ông.

Tuy nhiên, thành công của cựu phó tổng thống ở các bang thuộc Vành đai Mặt trời này – lần đầu tiên một đảng viên Dân chủ giành chiến thắng tại đây trong nhiều thập kỷ – cho thấy rằng đảng Dân chủ có thể đang dọn đường cho các chiến thắng trong các cuộc tranh cử tổng thống trong tương lai.

Nếu vậy, nó sẽ khiến đảng Dân chủ bớt phụ thuộc vào nhóm cử tri da trắng không có trình độ đại học ở các bang chiến trường phía bắc – theo lời kêu gọi của Donald Trump, có thể đang có xu hướng nghiêng về đảng Cộng hòa. Chính những cử tri ngoại ô có trình độ học vấn, cũng như các dân tộc thiểu số vốn có truyền thống theo đảng Dân chủ, đã giao Georgia và Arizona cho ông Biden.

Tuy nhiên, đảng Dân chủ không chỉ toàn nhận tin tốt. Donald Trump đã giành chiến thắng ở North Carolina – một bang khác ở phía nam – mặc dù Barack Obama đã thắng ở bang này năm 2008.

Bản đồ bầu cử đang thay đổi và các bên sẽ phải điều chỉnh chiến lược của mình cho phù hợp. Trong khi đó, Georgia – tiểu bang có hai cuộc bầu cử sắp diễn ra vào tháng Giêng sẽ quyết định quyền kiểm soát Thượng viện Hoa Kỳ – sẽ là trọng tâm trong những tháng tới. Chiến thắng sít sao của Joe Biden tại đây đảm bảo sẽ có một trận chiến gay cấn.

Trump tiếp tục tranh chấp kết quả

Ông Trump tiếp tục tranh chấp kết quả bầu cử bằng một loạt các dòng tweet vào thứ Sáu, mà không cung cấp bằng chứng cho cáo buộc về gian lận của mình. Ông gợi ý rằng ông có thể tham gia cùng những người ủng hộ mình tại một cuộc biểu tình được lên kế hoạch ở Washington vào thứ Bảy.

Thông điệp của ông được đưa ra vài giờ sau khi các quan chức bầu cử nói rằng cuộc bỏ phiếu là “an toàn nhất trong lịch sử nước Mỹ”, lời bác bỏ trực tiếp nhất từ các cơ quan liên bang và tiểu bang về những tuyên bố của tổng thống.

Tuyên bố từ Hội đồng Điều phối Chính phủ về Cơ sở Hạ tầng bầu cử được đưa ra sau khi ông Trump đăng tweet rằng phần mềm bỏ phiếu được sử dụng ở 28 bang đã xóa hàng triệu phiếu bầu cho ông, nhưng không đưa ra bằng chứng.

Tuyên bố này dường như bắt nguồn từ mạng truyền hình ít người biết đến One America News (OANN) và đã bị Twitter gắn cờ là có tranh chấp.

Người phát ngôn Nhà Trắng Kayleigh McEnany cũng nói với Fox News: “Tổng thống Trump tin rằng ông ấy sẽ là Tổng thống Trump, nhiệm kỳ thứ hai”.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-54884981

Bầu cử Mỹ: Trump hé ngỏ khả năng thất bại

Trọng Thành

Truyền thông Mỹ khẳng định ông Joe Biden đã chiến thắng tại bang Georgia, nâng tổng số đại cử tri giành được lên 306.  Mười ngày sau cuộc bỏ phiếu 03/11/2020, lần đầu tiên tổng thống sắp mãn nhiệm Donald Trump hé ngỏ khả năng chấp nhận thất bại. 

Trong một cuộc họp báo hôm qua, 13/11/2020, trả lời báo giới về chính sách chống dịch Covid-19, tổng thống sắp mãn nhiệm Donald Trump, một mặt khẳng định chính quyền của ông sẽ không thực hiện chính sách phong tỏa, nhưng đồng thời cũng để ngỏ khả năng tân chính quyền, nếu là của phe Dân Chủ, sẽ đưa ra một quyết định khác.

Ông Trump nói : « Về mặt lý tưởng, không cần phải phong tỏa. Chính quyền hiện nay sẽ không làm chuyện đó », tuy nhiên, tổng thống sắp mãn nhiệm nói thêm : « Ai biết được chính quyền tới sẽ là ai ? Thời gian sẽ trả lời chúng ta ».

Theo giới quan sát đây là lần đầu tiên kể từ cuộc bỏ phiếu, ông Trump để ngỏ khả năng thất bại trước Joe Biden. Theo thông tin mới nhất của truyền thông Mỹ tối hôm qua, ông Joe Biden giành thêm thắng lợi tại bang Georgia, với 16 đại cử tri. Ông Donald Trump thắng tại Bắc Carolina, với 15 đại cử tri.

Theo Viện Edison Research, chuyên làm việc với các hãng truyền hình lớn của Mỹ, với tổng cộng với 306 đại cử tri, Joe Biden đã vượt xa con số 270 phiếu đại cử tri, mức tối thiểu cần thiết để đắc cử tổng thống Mỹ. Tổng thống sắp mãn nhiệm được 232 phiếu đại cử tri.

Hiện tại, phe Cộng Hòa vẫn tiếp tục có nhiều khiếu kiện tại các bang, tuy nhiên, Reuters cho hay, theo đa số các chuyên gia, kể cả trong hàng ngũ Cộng Hòa, các vụ khiếu kiện nhìn chung không có cơ hội mang lại kết quả.

Thái độ khăng khăng không chấp nhận thất bại có thể giúp tổng thống sắp mãn nhiệm Donald Trump tiếp tục là tâm điểm của truyền thông. Trước mắt, giới quan sát dự đoán ông Trump có thể tiếp tục vận động tại bang Georgia, để ủng hộ các ứng cử viên vào ghế thượng nghị sĩ, trong cuộc bỏ phiếu vòng hai, ngày 05/01/2021. Đây là cuộc bỏ phiếu được cho là có ý nghĩa quyết định đối với hai phe Cộng Hòa và Dân Chủ, trong việc giành quyền kiểm soát Thượng Viện.

Vừa để ngỏ khả năng thất bại, nhưng mặt khác tổng thống sắp mãn nhiệm vẫn liên tục tố cáo cuộc bầu cử gian lận, cho dù bên Cộng Hòa cho đến nay không đưa ra được bằng chứng nào về giả mạo phiếu bầu trên quy mô lớn, có thể ảnh hưởng đến kết quả bầu cử. Sáng hôm qua, 13/11, Donald Trump một lần nữa khẳng định ông mới chính là người chiến thắng.

Ngày hôm nay, 14/11, nhiều người trong số các nhóm ủng hộ Donald Trump triệt để nhất dự kiến biểu tình tại Washington, để ủng hộ nỗ lực « bảo vệ thành quả bầu cử » trước các tòa án, của tổng thống sắp mãn nhiệm.

Ông Donald Trump cho biết, trên Twitter, dự định sẽ đến chào những người biểu tình. Trên kênh truyền thông bảo thủ Fox News, phát ngôn viên Nhà Trắng Kayleigh McEnany cho biết các bộ trưởng và cố vấn trung thành nhất với tổng thống đang chuẩn bị cơ sở cho « nhiệm kỳ thứ hai » của ông Trump.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20201114-b%E1%BA%A7u-c%E1%BB%AD-m%E1%BB%B9-biden-gi%C3%A0nh-th%C3%AAm-bang-georgia-trump-h%C3%A9-ng%E1%BB%8F-kh%E1%BA%A3-n%C4%83ng-th%E1%BA%A5t-b%E1%BA%A1i

Tuần hành ủng hộ Tổng thống Trump tại thủ đô Washington

Truyền hình NTD tại Mỹ tường thuật trực tiếp cuộc tuần hành quy mô lớn của những người ủng hộ Tổng thống Trump tại thủ đô Washington (Mỹ) hôm nay.

Giữa bối cảnh bất ổn bầu cử và những cáo buộc gian lận phiếu bầu, những người ủng hộ Tổng thống Trump trên toàn nước Mỹ đang tổ chức những cuộc tuần hành quy mô lớn tại thủ đô và 50 bang khác.

Truyền hình NTD tại Mỹ sẽ tường thuật trực tiếp sự kiện này từ 12h trưa hôm nay 14/11 giờ Mỹ, (tức 0h ngày 15/11 giờ Việt Nam). Theo dõi tại đây:

Tin liên quan:

Tổng thống Trump có thể xuất hiện tại buổi tuần hành Bảo vệ Bầu cử hôm nay

Tổng thống Donald Trump cho biết ông có thể “ghé qua” địa điểm biểu tình ở Washington DC vào thứ Bảy (14/11), nơi hàng nghìn người dự kiến ​​sẽ diễu hành để ủng hộ ông và tính toàn vẹn của cuộc bầu cử.

“Cuộc diễu hành ủng hộ Tổng thống Trump” sẽ bắt đầu vào buổi trưa tại Freedom Plaza và kết thúc tại Tòa án Tối cao, cũng như các cuộc biểu tình “Hãy dừng ngay hành động ăn cắp bầu cử” đồng thời sẽ diễn ra ở Tòa nhà Quốc hội của tất cả năm mươi tiểu bang.

Kể từ Ngày Bầu cử, liên tục có các cuộc biểu tình ôn hòa ở nhiều thành phố khác nhau trong bối cảnh của những quan ngại về sự lạm dụng có thể xảy ra trong quá trình bầu cử. Ban vận động tranh cử của Tổng thống Trump đã đặt ra những thách thức pháp lý ở một số bang chiến trường.

“Thật cảm động khi thấy được tất cả sự ủng hộ to lớn, đặc biệt là các Cuộc biểu tình có tổ chức đang diễn ra trên khắp Đất nước, bao gồm một cuộc biểu tình lớn vào thứ Bảy (14/11) ở Washington DC”, Tổng thống Trump nói trong một tweet hôm thứ Sáu (13/11). “Có thể tôi sẽ cố gắng ghé qua và chào họ”.

Ali Alexander, người tổ chức cuộc biểu tình cho biết các sự kiện này là một nỗ lực từ các cơ sở, được thúc đẩy bởi một liên minh gồm khoảng một trăm nhà hoạt động có ảnh hưởng và các nhóm bảo thủ, vì vậy mọi người có thể thể hiện “sự ủng hộ đối với Tổng thống Trump và các cuộc bầu cử công bằng và kiểm phiếu minh bạch”.

Người tổ chức cuộc biểu tình Alexander dự kiến ​​số người tham gia sự kiện vào thứ Bảy sẽ rất lớn và nói rằng cảnh sát Washington nghĩ sẽ có khoảng 100.000 người.

“Các khách sạn đã bán hết phòng, giá vé máy bay tăng. Tôi sẽ rất vui nếu có 20.000 người tham gia”, Alexander nói với The Epoch Times. Nhưng cảnh sát của Washington DC nói với tôi rằng số người có thể còn rất nhiều hơn thế nữa”.

Alexander cho biết các nhà tổ chức đã phải đối mặt với “những thách thức to lớn” từ sự kiểm duyệt của các nền tảng mạng xã hội. Tuần trước, Facebook đã gỡ xuống một nhóm “Hãy dừng ngay hành động ăn cắp bầu cử”, nói rằng các thành viên của nhóm này đã kêu gọi bạo lực và tìm cách tước bỏ tính hợp pháp của quá trình bầu cử. Eventbrite tuần này đã trích dẫn thông tin giả và gỡ bỏ cuộc biểu tình ở Washinton DC khỏi nền tảng của mình. Twitter cũng kiểm duyệt liên kết đến trang web của họ https://stopthesteal.us/, nhưng ngay sau đó đã dỡ bỏ quyết định này, Alexander cho biết.

Alexander nói: “Tôi nghĩ rằng các công ty truyền thông xã hội đã trở thành một lực lượng của chính phủ. Họ đang cản trở quyền kết nối và giao tiếp để tranh luận về các ý tưởng của chúng tôi. Điều này rất nguy hiểm”.

“Thông điệp của tôi để xây dựng Thung lũng Silicon là: Hãy ngừng kiểm duyệt chúng tôi, nếu không bạn sẽ nhận được kết cục khiến ai cũng phải lo sợ. Tôi hoạt động vì hòa bình; Tôi sợ sẽ có ngày chúng ta sẽ phải đi vào hẻm tối để xì xào về những tư tưởng bất đồng chính kiến ​​của những nhân vật có thẩm quyền ”.

Nhưng Alexander đã không bị khuất phục bởi những nỗ lực dập tắt thông điệp của chiến dịch.

“Không có gì ngăn cản tôi thực hiện quyền trong Tu chính án thứ nhất của Hiến Pháp Hoa Kỳ, bao gồm quyền tập hợp một cách hòa bình và quyền kiến ​​nghị lên chính phủ”, anh nói.

“Tôi đang cầu xin chính phủ của mình, hãy tiến hành thanh tra cuộc bầu cử để tôi có thể tin tưởng vào kết quả cuối cùng, không quan trọng ai là người chiến thắng”, Alexander nói thêm.

“Tôi không muốn CNN và Facebook cho tôi biết ai là người chiến thắng. Tôi muốn biết ai thực sự thực sự chiến thắng”.

https://www.ntdvn.com/the-gioi/tuan-hanh-ung-ho-tong-thong-trump-tai-thu-do-washington-101896.html

TT Trump sẽ thắng vụ kiện nhận phiếu bầu

sau Ngày bầu cử ở Pennsylvania

 Bình luậnDu Miên

Thư ký trưởng Boockvar của bang Pennsylvania “thiếu thẩm quyền theo luật định” để quyết định rằng cử tri có thể cung cấp chứng minh nhân dạng để bỏ phiếu cho đến ngày 12/11, quyết định của bà là trái với luật của tiểu bang.

Chuyên gia về luật hiến pháp Alan Dershowitz cho biết, Tổng thống Donald Trump sẽ thắng vụ kiện ở Pennsylvania liên quan đến các lá phiếu gửi đến sau Ngày bầu cử (3/11).

Trong cuộc phỏng vấn trên “Breitbart News Tonight” vào ngày 12/11, chuyên gia Dershowitz khẳng định: “Tôi nghĩ rằng [Tổng thống] Trump sẽ thắng trong vụ kiện ở Pennsylvania”.

Dù cho cơ quan lập pháp của Pennsylvania đã bác bỏ đề xuất tiếp nhận những lá phiếu đến muộn, thì Tòa án tối cao của bang vẫn giữ nguyên quyết định của Thư ký trưởng Kathy Boockvar về việc chấp nhận chúng.

Luật gia Dershowitz lập luận: “Đó có thể là một quyết định đúng đắn về mặt lý thuyết, nhưng Hiến pháp không cho phép bất kỳ ai trong tiểu bang, ngoại trừ cơ quan lập pháp [của bang], đưa ra quyết định về các cuộc bầu cử”.

Ông nói: “Điều đó đã được quyết định một cách chính xác [trong cuộc chiến] giữa [2 ứng viên] Bush và Gore, và tôi nghĩ rằng cuộc bỏ phiếu 4-4 sẽ trở thành cuộc bỏ phiếu 5-4 nếu vấn đề này được đưa ra trước Tối cao Pháp viện, và sẽ không có những lá phiếu gây tranh cãi để tạo ra sự khác biệt trong kết quả của cuộc bầu cử. [Chúng ta] phải quan sát thêm”.

Trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2000 giữa cựu Tổng thống Bush và ông Gore, Tối cao Pháp viện đã đảo ngược phán quyết của Tòa án Tối cao Florida, khi tòa án tiểu bang yêu cầu chặn việc kiểm phiếu lại bằng tay tại bang này trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2020.

Phán quyết này đã giúp ông George W. Bush đắc cử tổng thống khi mang lại cho ông đủ số phiếu Đại cử tri, cùng với số phiếu ông kiếm được từ các bang khác.

Ông Dershowitz là một giáo sư tại Trường Luật Harvard và ông đã tham gia hỗ trợ đội pháp lý của Tổng thống Trump trong vụ luận tội phế truất. Ông nhận định, vụ kiện ở Pennsylvania rõ ràng thuộc về các tòa án liên bang, nhưng Tối cao Pháp viện sẽ không thụ lý vụ việc trừ khi kết quả sẽ ảnh hưởng đến kết quả của cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2020.

Ông cho biết: “Tôi nghĩ những gì cơ quan tư pháp đã làm có thể là một điều đúng đắn về mặt đạo đức: nếu bạn nhận được lá phiếu của mình đúng hạn, bạn sẽ không bị tước quyền bỏ phiếu chỉ vì bưu điện làm không tốt — [tuy nhiên], tôi không nghĩ bạn thực sự có thể lập luận kiểu đó với Tu chính án thứ 2. Tôi tin rằng lập luận của đảng Cộng hòa mạnh hơn”.

“Tối cao Pháp viện sẽ chỉ xử lý vụ việc nếu nó tạo ra sự khác biệt, chỉ khi các nguyên đơn – đảng Cộng hòa – có thể cho thấy rằng số lượng lá phiếu gây tranh cãi đã được tách riêng theo phán quyết của Thẩm phán[Samuel] Alito, vượt quá chênh lệch giữa [2 ứng cử viên]”.

Tuần trước, Thẩm phán Tối cao Pháp viện Samuel Alito đã ra lệnh cho các quan chức phụ trách bầu cử của Pennsylvania phải tách riêng các lá phiếu gửi đến sau Ngày bầu cử 3/11, theo yêu cầu của Đảng Cộng hòa tại Pennsylvania. Trong lúc đó, tòa án cấp cao nhất Hoa Kỳ đang cân nhắc quyết định có xem xét vụ việc hay không.

Đảng Cộng hòa cho biết, không rõ liệu tất cả 67 hội đồng bầu cử hạt có tuân theo hướng dẫn tách riêng các lá phiếu của Thư ký trưởng bang Pennsylvania Kathy Boockvar hay không.

Bà Boockvar – một đảng viên Đảng Dân chủ – đã khuyến cáo các hạt cần tách riêng các lá phiếu đến muộn. Trong hướng dẫn cập nhật, bà cho biết các hạt nên đếm những lá phiếu đến muộn này.

Tiểu bang Pennsylvania đã nhận được khoảng 10.000 phiếu bầu từ cuối ngày 3/11 cho đến ngày 6/11.

Ngày 12/11, một thẩm phán Pennsylvania đã ra phán quyết rằng bà Boockvar đã vượt quá thẩm quyền của mình trong một vụ kiện khác.

Theo phán quyết từ Thẩm phán Tòa án Khối thịnh vượng chung Mary Hannah Leavitt, Thư ký trưởng Boockvar của bang Pennsylvania “thiếu thẩm quyền theo luật định” để quyết định rằng cử tri có thể cung cấp chứng minh nhân dạng để bỏ phiếu cho đến ngày 12/11, quyết định của bà là trái với luật của tiểu bang.

Hôm 13/11, bà Boockvar khẳng định sẽ không ra lệnh kiểm lại phiếu cho cuộc bầu cử tổng thống hoặc bất kỳ cuộc đua nào khác. Với hàng chục nghìn phiếu bầu cần đang chờ kiểm đếm, ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ Joe Biden đang dẫn trước với dưới 1% cách biệt, tương đương 62.260 phiếu bầu.

Du Miên

Theo Epoch Times tiếng Anh

https://www.ntdvn.com/the-gioi/tt-trump-se-thang-vu-kien-nhan-phieu-bau-sau-ngay-bau-cu-o-pennsylvania-101874.html

Nhân viên bưu điện được yêu cầu

chỉ chuyển thư cho chiến dịch Biden, hủy thư

của chiến dịch Trump và các ứng viên khác

Lục Du

Nhóm các nhà hoạt động Project Veritas hôm thứ Năm (12/11) cho hay, một nhân viên của Dịch vụ Bưu điện Hoa Kỳ (USPS) tiết lộ rằng những người đưa thư được yêu cầu: sau ngày 9/11 chỉ chuyển những thư của chiến dịch tranh cử của ứng Joe Biden và đánh dấu những thư còn lại của chiến dịch các ứng viên khác là “không thể gửi được”, theo Breitbart.

Ngoài hai ứng viên tranh cử Tổng thống Mỹ 2020 chính là TT Trump và Joe Biden, còn có các ứng viên khác thuộc các Đảng nhỏ lẻ như Đảng Tự Do và Đảng Xanh. Ngoài Joe Biden được thiên vị ra, tất cả các ứng viên khác đều bị phân biệt đối xử bởi USPS (Bưu điện Nhà nước Hoa Kỳ).

Người tố giác có tên Elkins Park, ở bang Pennsylvania, nói với ông O’Keefe, sáng lập viên của Project Veritas, rằng điều đó có nghĩa là các thư chính trị của các ứng viên khác là “thư rác”.

James O’Keefe: “Bạn là người vận chuyển thư. Đúng không. Và hãy cho tôi biết sếp của bạn đã nói gì với bạn vào ngày 9/11?”.

Người tố giác Elkins: “[Chúng tôi] được thông báo rằng [loại] thư chính trị duy nhất sẽ được gửi từ bây giờ sẽ là của “người chiến thắng”, trong trường hợp này là Joe Biden. Và các thư chính trị từ các nguồn và người gửi [từ các chiến dịch của các ứng viên] khác sẽ được xếp vào loại thư doanh nghiệp (business mail) không thể gửi được”.

Người tố giác Elkins Park: “Tất cả các thư chính trị gửi cho chiến dịch Biden sẽ được tiếp tục xếp vào hạng nhất và được chuyển đi [ngay] vào ngày [chúng] được nhận”.

James O’Keefe: “Điều gì xảy ra với những thư được xếp vào loại thư doanh nghiệp không thể gửi được?”

Người tố giác Elkins Park: “Tôi tin rằng chúng sẽ được chuyền trở lại nơi gửi ban đầu, nhưng về cơ bản những thư loại thư này chỉ còn cách thùng rác không còn xa”.

Project Veritas đã công bố các cáo buộc về các hoạt động sai nguyên tắc của nhân viên USPS ở tiểu bang chiến địa Pennsylvania và Michigan. Trong một trường hợp, nhân viên USPS Richard Hopkins báo cáo rằng một người giám sát đã yêu cầu anh đề lùi ngày gửi các lá thư chứa phiếu bầu [quá hạn] từ sau ngày 3/11 [Ngày Bầu cử] đến trước ngày Bầu cử hoặc vào ngày Bầu cử để chúng trở nên hợp lệ và được kiểm đếm.

https://www.dkn.tv/the-gioi/my-nhan-vien-buu-dien-duoc-yeu-cau-chi-chuyen-thu-cho-biden.html

Điều tra: Số phiếu bất hợp pháp ở 4 bang chiến trường

đủ để phế bỏ kết quả bầu cử Mỹ

Phụng Minh

Trong vòng hơn một tuần, các nhóm chuyên gia công nghệ thông tin tình nguyện, các nhà phân tích dữ liệu, kiểm toán viên và hơn thế nữa, đã phát hiện ra đủ khả năng gian lận để lật đổ Cuộc bầu cử năm 2020, theo Joe Hoft.

Trong tuần qua, các nhóm chuyên gia đã tập hợp để đảm bảo tính toàn vẹn của cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ 2020. Những nhóm chuyên gia làm việc liên tục và đào sâu vào dữ liệu bầu cử để xác định bằng chứng gian lận tiềm năng. Mặc dù thành viên của Hội đồng Điều phối Chính phủ về Cơ sở Hạ tầng Bầu cử, Trợ lý Giám đốc CISA, Bộ trưởng Ngoại giao Quốc gia và những người khác gọi cuộc bầu cử năm 2020 là ‘cuộc bầu cử an toàn nhất từ ​​trước đến nay‘, nhưng bằng chứng thực tế chỉ ra một câu chuyện hoàn toàn khác.

Joe Hoft (tác giả cuốn sách mới xuất bản “In God We Trust: Not in Lying Liberal Lunatics”) cho biết, “chỉ trong một tuần, chúng tôi đã phát hiện ra các hoạt động gian lận và phiếu bầu có khả năng bị gian lận nhiều đủ để lật đổ cuộc bầu cử năm 2020”.

“Chúng tôi đã báo cáo về nhiều sự cố về các hoạt động gian lận trên khắp đất nước trong cuộc bầu cử này. Từ tuyên bố sai sự thật về sự cố vỡ nguồn nước ở Atlanta, đến việc kiểm soát sự thiếu sót trong các máy bỏ phiếu điện tử được sử dụng trên toàn quốc, ổ đĩa flash bị mất ở Milwaukee, đến việc tắt các công cụ phần mềm xác nhận gian lận chữ ký ở Nevada, cuộc bầu cử này là một mớ hỗn độn”.

“Có đủ các vấn đề pháp lý được xác định cho đến nay để chỉ ra đây là cuộc bầu cử tham nhũng nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Vậy tác động là gì?”

“Ngày nay chúng ta có thể nói rằng hiện có đủ thông tin về các hoạt động gian lận tiềm ẩn mà khi được định lượng sẽ lật ngược cuộc bầu cử. Gian lận tiềm ẩn lớn nhất được xác định cho đến nay liên quan đến dữ liệu đến từ chính các máy bỏ phiếu”.

“Sau khi chúng tôi xác định được một số điểm bất thường trong đó các phiếu bầu dường như được ‘chuyển đổi‘ từ Tổng thống Trump sang Joe Biden, một nhóm chuyên gia đã đào sâu vào dữ liệu bầu cử và nhận thấy đây không phải là một sự nhầm lẫn không có chủ ý. Bằng cách sử dụng dữ liệu ngày bầu cử, nhóm này đã tìm thấy hàng triệu phiếu bầu cho TT Trump đã bị xóa và được xếp vào cột dành cho ông Biden. (Dữ liệu này hiện đang được xem xét nhưng kết quả ban đầu của chúng tôi phù hợp với báo cáo của nhóm).

Tổng thống đã ghi nhận báo cáo của chúng tôi về vấn đề này ngày hôm qua:

Có những dữ liệu khác đã được các chuyên gia khác xác định và định lượng. Một báo cáo đã chỉ những phiếu bầu từ cuộc bầu cử quá lớn và nằm ngoài dự đoán, chúng rõ ràng là không hợp lý và ít nhất nên được xem xét để lấy chữ ký:

Một nhóm khác đã xác định hơn 43.000 cử tri ngoài tiểu bang không hợp lệ ở các tiểu bang chiến trường”.Cuối cùng ông Hoft cho rằng, chỉ cần tất cả dữ liệu về số phiếu này, đã đủ để lật ngược kết quả ở 4 bang quan trọng và cuối cùng lật ngược cuộc bầu cử:

Tuy nhiên các kết quả điều tra này chưa được xác nhận bởi chiến dịch của ông Trump hoặc các tiểu bang, vì vậy đây chưa phải là quyết định cuối cùng. Ngoài ra còn có báo cáo liên tục về những người chết đã bỏ phiếu, những người phạm tội đã bỏ phiếu bất hợp pháp, và nhiều hơn nữa. Ông Hoft cho rằng “các đảng viên Đảng Dân chủ có tiền sử gian lận cử tri, vì vậy còn nhiều việc phải làm”.

Cuối cùng ông nói: “Đừng nghe các phương tiện truyền thông tham nhũng và thiếu trung thực, những kẻ không bao giờ ca ngợi nỗ lực của Tổng thống hoặc báo cáo về những thành công của ông ấy mà luôn đứng về phía những thủ phạm tham nhũng”.

https://www.dkn.tv/the-gioi/dieu-tra-so-phieu-bat-hop-phap-o-4-bang-chien-truong-du-de-phe-bo-ket-qua-bau-cu-my.html

Quan sát viên bầu cử bị cản trở ở Nevada

 Bình luậnDu Miên

Hai quan sát viên tại Nevada đưa ra những cáo buộc về việc một máy tính chứa dữ liệu cử tri bị mất tích trong khoảng thời gian ngắn, trình trạng sao chép các lá phiếu mà thiếu giám sát, và sự giám sát chặt chẽ của các nhân viên kiểm phiếu.

Sau khi phải đối mặt với những nỗ lực cố tình cản trở họ thực hiện công việc theo dõi quá trình kiểm phiếu, 2 quan sát viên bầu cử của Đảng Cộng hòa đã phải rời trung tâm kiểm phiếu ở hạt Clark của bang Nevada trong thất vọng.

Trao đổi với The Epoch Times, 2 quan sát viên đưa ra những cáo buộc về việc một máy tính chứa dữ liệu cử tri bị mất tích trong khoảng thời gian ngắn, trình trạng sao chép các lá phiếu mà thiếu giám sát, và sự giám sát chặt chẽ của các nhân viên kiểm phiếu.

Liu Fenglan là một luật sư thực tập tại Los Angeles còn có tên là Juli. Luật sư tập sự Liu phục trách giám sát việc kiểm phiếu tại Trung tâm Bầu cử Hạt Clark thuộc tiểu bang Nevada, trong thời gian bỏ phiếu sớm từ ngày 24/10 đến ngày 31/10, và sau đó là từ ngày 7/11 đến ngày 9/11. Cô Liu cho biết, cô vốn có thêm lịch làm việc vào ngày 10/11, nhưng sau đó đã quyết định quay trở lại California vì không nhận được phản hồi từ Cục Bầu cử của hạt, khi cô hỏi về thời gian ca làm việc của mình bắt đầu.

Cô Liu cũng cho biết, cô và những quan sát viên khác đã liên tục bị các nhân viên kiểm phiếu theo dõi. Nữ quan sát viên khẳng định, thậm chí còn có người đi theo họ vào nhà vệ sinh để đảm bảo họ sẽ không đi bộ đến những nơi trái phép.

Trả lời phỏng vấn của đài truyền hình NTD, cô Liu kể lại: “Họ xếp cho chúng tôi đứng ở một góc hẹp để chúng tôi không thể nhìn thấy bất cứ thứ gì”. Cô cho biết, những quan sát viên đã phải “đứng ép sát vai với nhau” theo nhóm 3 người trong một căn phòng nhỏ để quan sát các nhân viên tháo phong bì thư và kiểm phiếu. Khi các nhân viên bắt đầu lập bảng kiểm phiếu, những quan sát viên này chỉ có thể theo dõi phần việc từ một chiếc ghế đặt xa bên ngoài căn phòng, với tấm ngăn bằng cửa kính.

“Về cơ bản họ đang sử dụng đại dịch [COVID-19] như một cái cớ để ngăn chúng tôi nhìn thấy những thứ này”, Liu nói.

Trong giờ giải lao trong phòng tắm, nữ quan sát viên đã đi bộ chậm rãi để có thể quan sát các nhân viên kiểm phiếu, và cô đã chứng kiến ​​những hoạt động đáng ngờ mà cô “chẳng muốn thấy tý nào”.

Xử lý các mẫu phiếu trống

Khi các vấn đề như bị ngấm nước khiến cho máy quét không thể đọc được các lá phiếu, các nhân viên sẽ sao chép lại thông tin từ các lá phiếu này lên một tờ phiếu trống. Quy trình thực hiện gồm một người đọc lựa chọn của cử tri còn người kia điền vào biểu mẫu, và người đọc phiếu sẽ kiểm tra lần cuối, cô Liu nói.

Nhưng trong ít nhất 3 lần, các nhân viên đã không tuân thủ các quy tắc mà “thản nhiên điền vào các lá phiếu theo ý mình”. Ở trường hợp đầu, người nhân viên dường như không chú ý đến lá phiếu ban đầu; trong lần khác, chỉ có một nhân viên nhét lá phiếu dưới cánh tay của cô ấy; trong trường hợp thứ ba, một trong số những nhân viên lại ngồi đọc sách trong giờ kiểm phiếu.

Cô Liu cũng mô tả lại căn phòng chứa những lá phiếu trống. Theo nữ luật sư tập sự, nhân viên không được phép mang theo bất kỳ cây bút nào trong phòng và phải rời khỏi phòng sau khi họ nhận được mẫu đơn cần thiết. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, nhân viên kiểm phiếu đã ở trong căn phòng này đến vài phút và đóng chặt cửa lại. Một người đàn ông ở lại khoảng 6 phút và cúi xuống điền vào một mẫu phiếu bầu ngay trong phòng, cô nói. Nam nhân viên này đã đóng cửa lại, sau khi nhận ra cô Liu đang nhìn mình. Ngay sau đó, một người phụ nữ khác bước vào để lấy phiếu bầu, và cô Liu thấy người đàn ông đó vẫn đang điến vào tờ phiếu.

Máy tính mất tích

Ở trung tâm của phòng kiểm phiếu là một máy tính lưu trữ dữ liệu của tất cả các cử tri từ hạt Clark. Hạt này hiện có 1,26 triệu cử tri tham gia bầu cử, theo thông tin từ trang web chính thức của hạt.

Vào ngày 7/11, nữ luật sư Liu phát hiện ra một chiếc ghế được đặt trước bàn nơi đặt máy tính, làm mất tầm nhìn của những người quan sát cuộc kiểm phiếu. Sau khi yêu cầu dọn chiếc ghế đi, cô không còn thấy chiếc máy tính ở đó.

Nữ quan sát viên đã hỏi các nhân viên phụ trách IT tại đó rằng: “Tại sao máy tính bị mất tích và trong bao lâu? Ai đã giữ nó và nơi đó có bảo mật không? Có bao nhiêu người có thể truy cập vào máy tính đó?”. Tuy nhiên, không ai có thể trả lời câu hỏi của cô. Chiếc máy tính đã được đặt lại chỗ cũ, sau khi những quan sát viên cuộc bầu cử tại đó liên tục đặt câu hỏi.

Cô Liu nói: “Tôi thấy điều này rất kỳ lạ. Điều khiến tôi lo ngại là, nếu chiếc máy tính không được giữ đúng cách, dữ liệu của 1,2 triệu cử tri có thể bị thay đổi”.

Mặc dù cô Liu và một quan sát viên bầu cử khác không được phép mang theo điện thoại hay túi nhỏ, nhưng những người phụ trách bầu cử lại có thể sử dụng điện thoại của họ tại cơ sở và đôi khi còn đặt những lá phiếu ngay bên cạnh túi xách cá nhân của mình, theo lời cô Liu.

‘Giữ họ cách xa 50 feet (15.2m)’

Quan sát viên bầu cử Susan Proffitt đã rời khỏi trung tâm kiểm phiếu vào ngày 8/11, sau khi cô liên tục yêu cầu loại bỏ chướng ngại vật khỏi tầm nhìn nhưng không ai lắng nghe.

Một chồng khăn giấy và các vật dụng cá nhân như ba lô và túi xách đã được “sắp đặt có chủ đích” ở cửa sổ quan sát, với “một chiếc ghế lớn cùng một chiếc áo khoác cồng kềnh” ở phía bên kia, khiến quan sát viên Proffitt không thể nhìn thấy những gì đang diễn ra, cô cho biết.

Với tình trạng cản trở công tác của mình, cô đã nhờ một nhân viên bầu cử dọn dẹp các chướng ngại vật này, nhưng người phụ nữ đó đã từ chối với lý do “họ không có nơi nào khác để đặt những thứ này”. Cô Proffitt đã gặp một người quản lý và cuối cùng là nhân viên đăng ký cử tri Joe Gloria của hạt Clark. Người này cho biết “không có vấn đề gì với” các yêu cầu của Proffitt, nhưng sau đó lại không có hành động gì thêm. Cuối cùng nữ quan sát viên cảm thấy “quá lãng phí thời gian” của mình để ở đó và quyết định thu dọn đồ đạc để đi về. Khi đi ngang qua văn phòng của nhân viên Gloria, cô tình cờ nghe thấy giọng nói của người này qua cánh cửa đang mở. Theo lời cô Proffitt, ông Gloria nói: “Rõ ràng là chúng ta không muốn họ nhìn thấy mọi thứ. Giữ họ cách xa 50 feet (khoảng 15.2m)”.

“Tôi chưa bao giờ nghĩ sẽ thấy bất cứ điều gì như vậy xảy ra ở đây trong đời mình”, cô nói.

Trao đổi với The Epoch Times, 2 cử tri cho biết bản thân đều bỏ phiếu trong thời gian đầu của cuộc bỏ sớm trực tiếp vào tháng 10, nhưng sau đó họ phát hiện lá phiếu của mình bị thay đổi thành một lá phiếu tạm thời. Cử tri Tiffany Cianci đã đăng ký bỏ phiếu từ năm 18 tuổi, cô cho biết 3 người trong gia đình cô — bao gồm cả bản thân cô — đã bị kẻ mạo danh đánh cắp phiếu bầu của họ. Tất cả đều là cử tri Đảng Cộng hòa.

Tính đến ngày 13/11, hạt này vẫn đang tiếp tục xác minh khoảng 60.000 phiếu bầu không chính thức, nhân viên đăng kỳ cử tri Gloria nói với các phóng viên trong một cuộc họp báo. Ông cho biết còn khoảng 1.502 phiếu bầu sẽ không được tính, do cử tri không sửa chữ ký kịp thời.

Thư ký hạt và Văn phòng đăng ký cử tri hạt Clark đã không trả lời ngay lập tức các yêu cầu bình luận của The Epoch Times.

https://www.ntdvn.com/the-gioi/quan-sat-vien-bau-cu-bi-can-tro-o-nevada-101815.html

Video: Một rapper quay video TikTok

công khai xé và vứt bỏ các lá phiếu dành cho TT Trump

 Bình luậnĐông Bắc

Dale Harrison là một nhà hoạt động Black Lives Matter và là một rapper nghiệp dư sống ở bang Colorado. Anh ta đã đăng một đoạn video cho thấy đang lập bảng số phiếu, và sau đó ngang nhiên xé bỏ, vứt bỏ phiếu bầu cho Tổng thống Donald Trump.

Trong video, người ta nghe thấy Harrison nói: “Vì vậy, tôi làm việc trong việc bảo lãnh bỏ phiếu, có nghĩa là chúng tôi nhận được phiếu bầu của bạn và chúng tôi tách chúng ra. Vì vậy, nếu như một số phiếu bầu trong số này giống như phiếu bầu này…”. Vừa nói trong khi anh ta vừa giơ một lá phiếu được đánh dấu cho Tổng thống Trump và xé tờ giấy làm đôi.

Xem video :  https://twitter.com/i/status/1325938299219841024

Video đã bị xóa khỏi TikTok, không rõ là do Harrison tự xóa video hay đội ngũ  kiểm duyệt của TikTok đã xóa video do vi phạm chính sách của họ.

Harrison là một rapper nghiệp dư sống ở Colorado. Trong một số video TikTok công khai trên tài khoản TikTok của anh ta, có hình ảnh cho thấy Harrison đang ăn mừng quyết định của giới truyền thông cánh tả trao tặng “chiến thắng” cho Joe Biden.

Một video, được đăng lên tài khoản Facebook của Harrison cho thấy anh ta đang nhảy múa vì phấn khích, sau khi biết tin Tổng thống Trump xét nghiệm dương tính với COVID-19 vào đầu tháng 10 vừa qua.

Các nhà điều tra độc lập đã liên hệ với một số quan chức làm việc trong Hội đồng Bầu cử bang Colorado, để xác nhận việc liệu Dale Harrison có quyền truy cập vào các lá phiếu hay không. Tuy nhiên họ đã không nhận được câu trả lời từ phía các nhà chức trách tiểu bang này.

Đông Bắc

https://www.ntdvn.com/doi-song/video-mot-rapper-quay-video-tiktok-cong-khai-xe-va-vut-bo-cac-la-phieu-danh-cho-tt-trump-101858.html

Tổng thống Trump có thể xuất hiện

tại buổi vận động Bảo vệ Bầu cử

 Bình luậnNguyễn Sơn

Tổng thống Trump nói rằng ông có thể sẽ ‘ghé qua’ nơi những người ủng hộ ông đang biểu tình để đòi lại tình toàn vẹn của bầu cử Hoa Kỳ vào hôm nay (14/11).

Tổng thống Donald Trump cho biết ông có thể “ghé qua” địa điểm biểu tình ở Washington DC vào thứ Bảy (14/11), nơi hàng nghìn người dự kiến ​​sẽ diễu hành để ủng hộ ông và tính toàn vẹn của cuộc bầu cử.

“Cuộc diễu hành ủng hộ Tổng thống Trump” sẽ bắt đầu vào buổi trưa tại Freedom Plaza và kết thúc tại Tòa án Tối cao, cũng như các cuộc biểu tình “Hãy dừng ngay hành động ăn cắp bầu cử” đồng thời sẽ diễn ra ở Tòa nhà Quốc hội của tất cả năm mươi tiểu bang.

Kể từ Ngày Bầu cử, liên tục có các cuộc biểu tình ôn hòa ở nhiều thành phố khác nhau trong bối cảnh của những quan ngại về sự lạm dụng có thể xảy ra trong quá trình bầu cử. Ban vận động tranh cử của Tổng thống Trump đã đặt ra những thách thức pháp lý ở một số bang chiến trường.

“Thật cảm động khi thấy được tất cả sự ủng hộ to lớn, đặc biệt là các Cuộc biểu tình có tổ chức đang diễn ra trên khắp Đất nước, bao gồm một cuộc biểu tình lớn vào thứ Bảy (14/11) ở Washington DC”, Tổng thống Trump nói trong một tweet hôm thứ Sáu (13/11). “Có thể tôi sẽ cố gắng ghé qua và chào họ”.

Ali Alexander, người tổ chức cuộc biểu tình cho biết các sự kiện này là một nỗ lực từ các cơ sở, được thúc đẩy bởi một liên minh gồm khoảng một trăm nhà hoạt động có ảnh hưởng và các nhóm bảo thủ, vì vậy mọi người có thể thể hiện “sự ủng hộ đối với Tổng thống Trump và các cuộc bầu cử công bằng và kiểm phiếu minh bạch”.

Người tổ chức cuộc biểu tình Alexander dự kiến ​​số người tham gia sự kiện vào thứ Bảy sẽ rất lớn và nói rằng cảnh sát Washington nghĩ sẽ có khoảng 100.000 người.

“Các khách sạn đã bán hết phòng, giá vé máy bay tăng. Tôi sẽ rất vui nếu có 20.000 người tham gia”, Alexander nói với The Epoch Times. Nhưng cảnh sát của Washington DC nói với tôi rằng số người có thể còn rất nhiều hơn thế nữa”.

Alexander cho biết các nhà tổ chức đã phải đối mặt với “những thách thức to lớn” từ sự kiểm duyệt của các nền tảng mạng xã hội. Tuần trước, Facebook đã gỡ xuống một nhóm “Hãy dừng ngay hành động ăn cắp bầu cử”, nói rằng các thành viên của nhóm này đã kêu gọi bạo lực và tìm cách tước bỏ tính hợp pháp của quá trình bầu cử. Eventbrite tuần này đã trích dẫn thông tin giả và gỡ bỏ cuộc biểu tình ở Washinton DC khỏi nền tảng của mình. Twitter cũng kiểm duyệt liên kết đến trang web của họ https://stopthesteal.us/, nhưng ngay sau đó đã dỡ bỏ quyết định này, Alexander cho biết.

Alexander nói: “Tôi nghĩ rằng các công ty truyền thông xã hội đã trở thành một lực lượng của chính phủ. Họ đang cản trở quyền kết nối và giao tiếp để tranh luận về các ý tưởng của chúng tôi. Điều này rất nguy hiểm”.

“Thông điệp của tôi để xây dựng Thung lũng Silicon là: Hãy ngừng kiểm duyệt chúng tôi, nếu không bạn sẽ nhận được kết cục khiến ai cũng phải lo sợ. Tôi hoạt động vì hòa bình; Tôi sợ sẽ có ngày chúng ta sẽ phải đi vào hẻm tối để xì xào về những tư tưởng bất đồng chính kiến ​​của những nhân vật có thẩm quyền ”.

Nhưng Alexander đã không bị khuất phục bởi những nỗ lực dập tắt thông điệp của chiến dịch.

“Không có gì ngăn cản tôi thực hiện quyền trong Tu chính án thứ nhất của Hiến Pháp Hoa Kỳ, bao gồm quyền tập hợp một cách hòa bình và quyền kiến ​​nghị lên chính phủ”, anh nói.

“Tôi đang cầu xin chính phủ của mình, hãy tiến hành thanh tra cuộc bầu cử để tôi có thể tin tưởng vào kết quả cuối cùng,không quan trọng ai là người chiến thắng”, Alexander nói thêm.

“Tôi không muốn CNN và Facebook cho tôi biết ai là người chiến thắng. Tôi muốn biết ai thực sự thực sự chiến thắng ”.

Nguyên Hương

Theo The Epoch Times

https://www.ntdvn.com/the-gioi/tong-thong-trump-co-the-xuat-hien-tai-buoi-van-dong-bao-ve-bau-cu-101847.html

Tòa án bang Michigan bác yêu cầu

ngưng phê chuẩn kết quả bầu cử ở Detroit

Một thẩm phán của tiểu bang Michigan ngày 13/11 bác yêu cầu từ những người ủng hộ Tổng thống Donald Trump đòi ngăn việc phê chuẩn phiếu bầu và chỉ định một thanh tra độc lập tại Detroit. Kết quả kiểm phiếu ở Detroit cho thấy sự ủng hộ mạnh mẽ dành cho ông Joe Biden, đối thủ của ông Trump.

Phán quyết này là một bước lùi cho ông Trump và phe Cộng hòa trong nỗ lực đảo ngược kết quả cuộc bầu cử ngày 3/11 vốn cho thấy ông Biden chiến thắng bằng cách ngăn các giới chức phê chuẩn kết quả bầu cử.

“Sẽ là một tập tục chưa có tiền lệ về hoạt động tư pháp đối với tòa án này khi ngưng tiến trình phê chuẩn của Hội đồng Duyệt xét Bầu cử Quận Wayne,” thẩm phán Timothy Kenny, Chánh án Tòa án khu vực 3 ở Michigan nói. Quận Wayne bao gồm Detroit.

Vụ kiện tố cáo có gian lận và bất hợp lệ trong việc bỏ phiếu. Quận Wayne phủ nhận điều này.

Thẩm phán bác những cáo buộc đó, nói rằng “Nguyên đơn diễn giải các sự việc không đúng và không đáng tin.”

Ông nói những cáo buộc, chẳng hạn như nhân viên thành phố khuyến khích cử tri bỏ phiếu cho đảng Dân chủ, không kèm theo chi tiết hậu thuẫn như thời gian hay địa điểm xảy ra sự việc.

Vẫn theo thẩm phán này, một nhân chứng đã đăng lên Facebook trước ngày bầu cử cho rằng phe Dân chủ lợi dụng đại dịch để che đậy gian lận bầu cử, và việc này gây phương hại cho việc khai chứng cũng như mức độ khả tín của ông ta.

Vào ngày 11/11, ban tranh cử của ông Trump đệ đơn kiện tương tự lên Tòa án tại khu vực Tây Michigan.

Ban tranh cử của ông Trump và đảng Cộng hòa cũng khởi kiện tại Georgia, Pennsylvania và Wisconsin yêu cầu ngưng phê chuẩn kết quả bầu cử.

Theo các học giả pháp lý, các vụ kiện thách thức kết quả bầu cử thường thích hợp hơn tại các tòa tiểu bang, và quyết định của Tòa án khu vực 3 ở Michigan có thể phá hoại những nỗ lực của ban tranh cử phía Trump tại tòa án liên bang.

Michigan sẽ phê chuẩn kết quả cuộc bầu cử vào ngày 23/11.

https://www.voatiengviet.com/a/t%C3%B2a-%C3%A1n-bang-michigan-b%C3%A1c-y%C3%AAu-c%E1%BA%A7u-ng%C6%B0ng-ph%C3%AA-chu%E1%BA%A9n-k%E1%BA%BFt-qu%E1%BA%A3-b%E1%BA%A7u-c%E1%BB%AD-%E1%BB%9F-detroit-/5660486.html

Người ủng hộ Trump lên kế hoạch diễn hành,

các nhóm cánh tả âm mưu phá hoại

Hương Thảo

Những người ủng hộ Tổng thống Trump sẽ tập trung vào thứ Bảy (14/11, giờ Mỹ) tại Washington, D.C. để tham gia cuộc diễu hành Million MAGA March (hàng triệu người ủng hộ nước Mỹ trên hết) nhằm phản đối hành vi gian lận phiếu bầu của phe thiên tả, theo The Blaze.

Nhiều người ủng hộ Trump đã tập trung tại Washington D.C. vào chiều thứ Sáu, 24 giờ trước khi diễn ra cuộc diễn hành.

Những người ủng hộ Tổng thống Trump sẽ tập hợp vào trưa thứ Bảy tại Freedom Plaza, gần Tòa Bạch Ốc và dọc theo công viên National Mall.

Thư ký báo chí Nhà Trắng Kayleigh McEnany hôm thứ Năm dự đoán rằng Million MAGA March sẽ có quy mô “khá lớn”. Vào chiều thứ Sáu, Tổng thống Trump nói rằng ông có thể xuất hiện tại sự kiện này.

“Thật ấm lòng khi thấy tất cả sự ủng hộ to lớn ở ngoài đó, đặc biệt là các cuộc biểu tình có tổ chức đang diễn ra trên khắp Đất nước, bao gồm một cuộc biểu tình lớn vào thứ Bảy ở D.C. Tôi có thể cố gắng ghé qua và nói lời chào [mọi người]”, Tổng thống Trump viết trên Twitter. “Cuộc bầu cử này đã bị đánh cắp, từ Dominion [phần mềm lỗi] đến mọi trò gian trá!”.

Các nhóm cánh tả vô chính phủ và chống phát-xít giả hiệu ủng hộ Đảng Dân chủ đã lên kế hoạch chống lại sự kiện này.

Refuse Fascism (từ chối chủ nghĩa phát-xít), một phong trào quốc gia tự xưng tuyên bố sẽ “đánh đuổi chế độ Trump / Pence”, đã lên lịch trình phá hoại cuộc diễn hành MAGA. Họ dự định sẽ hành động ở thời điểm 30 phút trước khi diễn ra cuộc biểu tình của những người ủng hộ Tổng thống Trump tại Freedom Plaza.

“Chúng tôi đang tập hợp”, Lucha Bright, một đại diện của Refuse Fascism nói với WUSA-TV. “Chúng tôi không có ý định giao chiến với chúng. Chúng tôi muốn áp đảo chúng với số lượng của chúng tôi”.

Andy Zee, một thành viên khác của Refuse Fascism, nói, “Chúng tôi không được cho phép chế độ Trump / Pence lật ngược cuộc bầu cử này một cách bất hợp pháp. Đó là lý do tại sao nó cấp bách đến mức mọi người phải bước ra vào thứ Bảy để nói không với Trump”.

Điều mỉa mai là, tại thời điểm Refuse Fascism tuyên bố kế hoạch chống MAGA, chỉ có 19 người đăng ký tham dự kế hoạch của họ.

They/Them Collective, một nhóm tự xưng là “theo chủ nghĩa bãi nô vô chính phủ”, cũng đã lên kế hoạch cho một cuộc biểu tình “F *** MAGA”.

All Out D.C., một “tập thể các nhà hoạt động chống phát xít D.C.” nhằm mục tiêu “đốt phá các tiền đồn của Mỹ”, đã lên kế hoạch cho một cuộc biểu tình vào trưa thứ Bảy để “bảo vệ D.C. khỏi chủ nghĩa dân tộc da trắng và đảm bảo một tương lai không có kèn cựa”. Nhóm này chủ trương những người tham dự “mặc đồ đen để thể hiện sự đoàn kết”.

Nhóm Proud Boys cánh tả, tự xưng là “những người theo chủ nghĩa sô vanh phương Tây”, cũng sẽ có mặt tại Million MAGA March. Trưởng nhóm Proud Boys, Enrique Tarrio, nói với CBS News, “Chúng tôi được biết đến với các cuộc nổi dậy. Tôi sẽ không che giấu điều đó, tôi sẽ không xin lỗi về điều đó”.

Nói về cuộc bầu cử tổng thống, Tarrio cho biết: “Tôi nghĩ nếu tổng thống [Biden] không giành chiến thắng trong đêm đó thì sẽ có hỗn loạn”.

Thị trưởng Quận Columbia Muriel Bowser (D) cho biết cảnh sát sẽ ra quân với số lượng lớn để đảm bảo an ninh cho các cuộc diễn hành của những người MAGA.

“Và chúng tôi sẽ ở đó để ủng hộ việc thực hiện các cuộc biểu tình một cách hòa bình theo Tu chính án thứ nhất [người dân có quyền tụ tập ôn hòa]”, ông Bowser nói.

https://www.dkn.tv/the-gioi/nguoi-ung-ho-trump-len-ke-hoach-dien-hanh-cac-nhom-canh-ta-am-muu-pha-hoai.html

Hệ thống Dominion tráo phiếu của TT Trump

sang Biden từng bị gắn cờ ‘dễ mắc lỗi’

Triệu Hằng

Hệ thống bầu cử Dominion từng bị Tổng thư ký tiểu bang Texas từ chối để sử dụng trong bầu cử năm 2013 và năm 2019 dựa trên danh mục các vấn đề dẫn đến các thử nghiệm cơ bản thất bại về độ tin cậy và chính xác, theo The National Pulse.

Hệ thống bỏ phiếu Dominion đã đếm không đúng số phiếu bầu dẫn đến chiến thắng sai cho Biden ở Hạt Antrim, tiểu bang Michigan và chịu trách nhiệm cho một số trục trặc khiến giờ bỏ phiếu kéo dài và kết quả bị trì hoãn.

Do đó, không khó hiểu tại sao Tổng thư ký Texas đã hai lần từ chối áp dụng hệ thống bỏ phiếu này, vào năm 2013 và 2019, tờ The National Pulse nhận định.

Theo một báo cáo toàn diện dài 5 trang về hệ thống bỏ phiếu Dominion từ năm 2019, người chỉ định Bộ trưởng Tư pháp khuyến nghị rằng “nên từ chối chứng nhận”.

Chi tiết báo cáo xem ở đây.

“Hệ thống máy tính nên được thiết kế để ngăn chặn hoặc phát hiện lỗi của con người bất cứ khi nào có thể và giảm thiểu hậu quả của hai sai lầm từ con người và hỏng hóc thiết bị. Thay vì thế Democracy Suite 5.5-A rất mỏng manh và dễ xảy ra lỗi. Theo ý kiến của tôi thì nó không nên được chứng nhận để sử dụng ở Texas”, ông lưu ý.

Ngoài quy trình cài đặt “phức tạp, dễ xảy ra lỗi và tẻ nhạt”, với 184 bước, báo cáo đã ghi lại một loạt các dấu hiệu gắn cờ đỏ nảy sinh khi các nhà điều tra thử nghiệm hệ thống này.

“Trong quá trình chúng tôi kiểm tra phiếu bầu, chúng tôi đã phát hiện rằng một số tên đảng và văn bản đề xuất đã không được hiển thị, và một máy quét đã không chấp nhận một số phiếu bầu”, báo cáo lưu ý.

Văn phòng Tổng thư ký tiểu bang cũng đã gắn cờ phần mềm của Dominion là có khả năng gây nhầm lẫn cho các cử tri:

Tại thời điểm đang quét các lá phiếu, một thứ gì đó lóe sáng trên màn hình khiến chúng tôi không thể đọc được nó. Sau nhiều lần cố gắng quét lại lá phiếu, chúng tôi có thể nhận ra rằng đó là một thông báo có nội dung “Ambiguous Marks (dấu hiệu không rõ ràng)” được hiển thị trong một giây hoặc ít hơn. Sau đó, nó sẽ trở lại thông báo “Hệ thống sẵn sàng”. Người bỏ phiếu không có cách nào để biết điều gì, nếu có, là báo sai vì thông bão lỗi không tồn tại đủ lâu để có thể đọc được nó.

Báo cáo tiếp tục, “Các thiết bị đánh dấu lá phiếu đã thông báo không chính xác cho cử tri biết rằng họ đang bỏ phiếu, trong khi thực tế là họ chỉ đang in chúng. Các lá phiếu không được đếm cho đến khi chúng được quét trên một thiết bị khác”.

https://www.dkn.tv/the-gioi/he-thong-dominion-trao-phieu-cua-trump-sang-biden-tung-bi-gan-co-de-mac-loi.html

Mỹ kêu gọi ASEAN phát huy

vùng Ấn Độ Thái Bình Dương tự do và mở

Trọng Nghĩa

Trong khuôn khổ Hội Nghị Thượng Đỉnh ASEAN lần thứ 37, vào hôm nay 14/11/2020 đã diễn ra Thượng Đỉnh Mỹ-ASEAN lần thứ 8, cũng theo hình thức trực tuyến, với trưởng đoàn phía Mỹ là cố vấn an ninh quốc gia Robert O’Brien, thay mặt cho tổng thống Donald Trump, và thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc, đại diện ASEAN. Tại hội nghị, ông O’Brien đã lên tiếng thúc đẩy các nước Đông Nam Á tích cực phát huy một vùng Ấn Độ – Thái Bình Dương tự do và mở, một khu vực đang phải chịu các hành vi bành trướng của Trung Quốc.

Trong phát biểu tại hội nghi, ông O’Brien đã nhấn mạnh đến lợi ích to lớn mà quan hệ đối tác giữa hai bên mang lại cho sự thịnh vượng, an ninh và hạnh phúc của hơn một tỷ người ở Hoa Kỳ và các quốc gia ASEAN, đồng thời tái khẳng định cam kết lâu dài của Hoa Kỳ đối với một vùng Ấn Độ – Thái Bình Dương tự do và mở.

Ý tưởng về một khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương tự do và mở đã được Mỹ thúc đẩy trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng tăng cường các hành vi gây hấn ở Biển Đông, chèn ép các nước ASEAN đang có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc.  

Bắc Kinh đã cản trở các hoạt động đánh bắt cá và thăm dò khoáng sản của các quốc gia láng giềng trong những năm gần đây, lấy cớ là hầu như toàn bộ Biển Đông thuộc chủ quyền của Trung Quốc.

Đại diện Mỹ đã nhấn mạnh trên quan hệ hợp tác ASEAN – Mỹ trong các lĩnh vực, và khẳng định sự giúp đỡ của Hoa Kỳ để giúp đối phó với dịch Covid-19 thông qua các hỗ trợ tài chính và trang thiết bị với tổng trị giá 87 triệu USD.

Trump không tham dự, uy thế của Mỹ suy giảm

Theo các nhà quan sát, do việc trưởng phái đoàn Mỹ chỉ là cố vấn an ninh chứ không phải là tổng thống, tiếng nói của Hoa Kỳ tại Hội Nghi ASEAN lần này sẽ bớt đi tầm quan trọng, một điều đáng tiếc vào lúc Hoa Kỳ và ASEAN kỷ niệm 5 năm Quan Hệ Đối Tác Chiến Lược

Ông Trump đã tham dự Thượng Đỉnh ASEAN vào năm 2017 ở Philippines, nhưng sau đó đã không dự bất kỳ hội nghị nào.

Lần này, tại Hội Nghị Thượng Đỉnh Đông Á EAS sắp mở ra, trưởng đoàn Mỹ tiếp tục là ông O’Brien, trong lúc các nước khác đều có đại diện cấp nguyên thủ quốc gia hay thủ tướng chính phủ.

Thượng Đỉnh Đông Á được cho là diễn đàn hàng đầu ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến an ninh và quốc phòng. Kể từ khi thành lập vào năm 2005, hội nghị đã đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển chiến lược, địa chính trị và kinh tế của Đông Á.

Ngoài 10 nước thành viên ASEAN, Hội Nghị Thượng Đỉnh Đông Á còn bao gồm Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, New Zealand, Mỹ và Nga.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20201114-m%E1%BB%B9-k%C3%AAu-g%E1%BB%8Di-asean-ph%C3%A1t-huy-v%C3%B9ng-%E1%BA%A5n-%C4%91%E1%BB%99-th%C3%A1i-b%C3%ACnh-d%C6%B0%C6%A1ng-t%E1%BB%B1-do-v%C3%A0-m%E1%BB%9F

Mỹ hối thúc đồng minh

Hàn Quốc và Nhật Bản lên án Trung Quốc

Thu Hằng

Hoa Kỳ hối thúc Nhật Bản và Hàn Quốc lên án chính sách trấn áp người Duy Ngô Nhĩ cũng như chiến lược bóp nghẹt nền dân chủ ở Hồng Kông và những hành động hăm dọa Đài Loan của chính quyền Bắc Kinh. Cùng lúc, Washington và Tokyo khẳng định bảo vệ quần đảo Senkaku/Điếu Ngư nằm trong thẩm quyền Hiệp ước An ninh chung.

Ngày 13/11/2020, phát biểu trực tuyến từ Seoul trong một sự kiện do Brookings Institution tổ chức, ông Marc Knapper, phó trợ lý ngoại trưởng Mỹ đặc trách Hàn Quốc và Nhật Bản, nhấn mạnh : « Bất kể thực

tế có những mối quan hệ thương mại rất quan trọng hay những mối quan hệ khác…, chúng ta cần đứng lên và lên tiếng khi thấy hành vi xấu của Trung Quốc ».

Vẫn theo ông Knapper, Washington hiểu rằng Seoul và Tokyo có « những mối quan hệ rất phức tạp và tế nhị » với Bắc Kinh. Mỹ không yêu cầu hai nước « cắt đứt hoặc kiềm chế » Trung Quốc, nhưng « hy vọng và trông đợi rằng Nhật Bản và Hàn Quốc và những nước khác đứng lên và lên tiếng về những điều này ».

Reuters đánh giá lời kêu gọi bất thường được trực tiếp gửi đến Hàn Quốc và Nhật Bản của Mỹ vào lúc hai đồng minh Đông Á chuẩn bị ký Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) vào cuối tuần này nhân thượng đỉnh ASEAN do Việt Nam làm chủ tịch.

RCEP có 15 nước tham gia theo khởi xướng của Trung Quốc, là hiệp định thương mại tự do có quy mô lớn nhất thế giới, với GDP chiếm đến 32% tổng GDP toàn cầu.

Bảo vệ quần đảo Senkaku nằm trong Hiệp ước An ninh Mỹ – Nhật

Vừa kêu gọi hai đồng minh Đông Á lên tiếng về Trung Quốc, Hoa Kỳ tiếp tục khẳng định hợp tác quân sự với Nhật Bản.

Theo Kyodo, trao đổi qua điện thoại ngày 14/11, bộ trưởng Quốc Phòng Nhật Bản Nobuo Kishi và quyền bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Christopher Miller đã khẳng định việc bảo vệ quần đảo Senkaku/Điếu Ngư nằm trong phạm vị áp dụng của thỏa thuận quốc phòng giữa hai nước.

Cụ thể, theo điều 5 Hiệp ước An ninh Mỹ – Nhật, Washington sẽ đáp trả các cuộc tấn công vũ trang nhắm vào các vùng lãnh thổ của Nhật Bản.

Trước đó, trong cuộc điện đàm ngày 12/11 với thủ tướng Suga, tổng thống tân cử Mỹ Joe Biden tái khẳng định sẽ giúp Tokyo bảo vệ quần đảo Senkaku không người ở do Nhật Bản kiểm soát nhưng bị Trung Quốc đòi chủ quyền và đặt tên là Điếu Ngư.

https://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20201114-m%E1%BB%B9-h%E1%BB%91i-th%C3%BAc-%C4%91%E1%BB%93ng-minh-h%C3%A0n-qu%E1%BB%91c-v%C3%A0-nh%E1%BA%ADt-b%E1%BA%A3n-l%C3%AAn-%C3%A1n-trung-qu%E1%BB%91c

Chủ nghĩa toàn cầu – Ai đứng sau phần mềm

Dominion tai tiếng trong bầu cử Mỹ?

 Bình luậnThiện Nhân • 23:30, 14/11/20• 183 lượt xem  

Hệ thống bỏ phiếu Dominion – được sử dụng ở nhiều bang – đã bị cáo buộc gian lận trong cuộc bầu cử năm 2020 của Hoa Kỳ. Hệ thống này từng bị các chuyên gia truyền thông dữ liệu từ Văn phòng Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Ngoại giao Texas “từ chối ba lần” – vì không đáp ứng các tiêu chuẩn bảo mật cơ bản.

Hệ thống bỏ phiếu ‘ma quỷ’ – Chiêu bài của cánh tả?

Theo nhà nghiên cứu David Solway tại American Thinker, chồng của thượng nghị sĩ Đảng Dân chủ Diane Feinstein là Richard Blum – là một cổ đông lớn của Hệ thống bỏ phiếu Dominion, một ứng dụng được sử dụng ở Michigan – nơi hàng nghìn phiếu bầu cho ông Trump đã được chuyển sang cho Joe Biden.

Hơn nữa, hệ thống bỏ phiếu Dominion cũng được sử dụng ở các tiểu bang khác. “Đây không đơn thuần là những con bọ phá hoại hệ thống bầu cử, chúng còn là loài gặm nhấm theo bầy đàn”, ông Solway nói.

Hãy bắt đầu từ hệ thống bỏ phiếu Dominion, Văn phòng Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Ngoại giao Texas đã “từ chối ba lần” hệ thống này – vì không đáp ứng các tiêu chuẩn bảo mật cơ bản.

Không giống như Texas, các tiểu bang khác đã sử dụng hệ thống này, bao gồm cả Pennsylvania – nơi có nhiều cáo buộc gian lận cử tri trong tuần này.

Dominion “gặp rắc rối” với một số công ty con vì các trường hợp gian lận bị cáo buộc. Một công ty con là Smartmatic, “đã đóng một vai trò quan trọng trên thị trường Hoa Kỳ trong thập kỷ qua”, theo một báo cáo được công bố bởi AccessWire có trụ sở tại Anh.

Các vụ kiện về “trục trặc” của Smartmatic đã cáo buộc rằng hệ thống này đã ảnh hưởng đến cuộc bầu cử năm 2010 và 2013 ở Philippines, làm dấy lên nghi vấn gian lận.

Một cuộc đánh giá độc lập về các mã nguồn được sử dụng trong các máy đã phát hiện ra nhiều vấn đề, kết luận rằng “Kho phần mềm do Smartmatic cung cấp không đảm bảo… điều này dẫn đến nghi vấn về độ tin cậy của phần mềm”.

Chủ tịch Mark Malloch Brown của Smartmatic là thành viên của Hạ viện Anh; và cũng là cựu phó chủ tịch Ngân hàng Thế giới, đối tác quốc tế hàng đầu tại công ty tư vấn chính trị Sawyer Miller, và là cựu

phó chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới – là người “vẫn tham gia sâu vào các vấn đề quốc tế”. Đặc biệt, ông này từng là phó chủ tịch Quỹ đầu tư của George Soros

Cái tên Soros có vẻ “quen thuộc”. Tỷ phú George Soros, “chuyên gia lật đổ chính quyền”, đang chi lớn – 70 triệu USD theo báo cáo gần nhất – để “đuổi” ông Donald Trump ra khỏi Nhà Trắng. Nhà từ thiện cấp tiến này phỉ báng, miêu tả ông Trump không hơn gì “kẻ mạo danh, kẻ lừa đảo và kẻ độc tài của tương lai”. Ông Soros coi tổng thống thứ 45 của Mỹ là “mối nguy hiểm cho thế giới”, người muốn thành lập một “nhà nước mafia” tại quê nhà.

Trục trặc hệ thống hay kế hoạch sắp đặt sẵn?

Hệ thống Dominion đã được thực hiện ở Bắc Carolina và Nevada – nơi kết quả bầu cử đang bị nghi vấn, và ở Georgia và Michigan – nơi xảy ra “trục trặc” đã làm đảo ngược hàng nghìn phiếu bầu – từ bầu cho Tổng thống Đảng Cộng hòa Donald Trump sang thành phiếu bầu cho ứng viên Đảng Dân chủ Joe Biden.

Trong khi Biden tuyên bố chiến thắng hôm thứ Bảy (ngày 7/11) trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2020, chiến dịch tranh cử của ông Trump đang đưa ra một số yêu cầu tái kiểm phiếu ở các bang trên khắp đất nước, với cáo buộc gian lận.

Hệ thống Democracy Suite của Dominion đã được chọn để triển khai trên toàn tiểu bang ở New Mexico vào năm 2013, năm đầu tiên nó bị tiểu bang Texas từ chối. Khoảng 52 quận ở New York, 65 quận ở Michigan và toàn bộ tiểu bang Colorado và New Mexico đã sử dụng hệ thống Dominion.

Theo một nghiên cứu của Penn Wharton về “Kinh doanh của việc bỏ phiếu”, Hệ thống bỏ phiếu “thống trị” này đã tiếp cận khoảng 71 triệu cử tri tại 1.635 khu vực pháp lý ở Hoa Kỳ vào năm 2016.

Vào tháng Giêng, các nhà lập pháp Hoa Kỳ bày tỏ lo ngại về sự can dự của nước ngoài thông qua việc các công ty này “tạo ra và giám sát thiết bị bầu cử Hoa Kỳ”. Các giám đốc điều hành hàng đầu của ba công ty lớn – đã bị các thành viên của cả hai Đảng Dân chủ và Cộng hòa trong Ủy ban Quản lý Hạ viện Hoa Kỳ – chất vấn về tính toàn vẹn của hệ thống của họ.

Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Hệ thống Bầu cử Tom Burt, Chủ tịch và Giám đốc điều hành của Hệ thống bỏ phiếu Dominion John Poulos, Chủ tịch và Giám đốc điều hành của Hart InterCivic Julie Mathis tuyên thệ trong phiên điều trần trước Ủy ban Quản lý Hạ viện vào ngày 9 tháng 1 năm 2020 tại Capitol Hill ở Washington, DC (Ảnh của Alex Wong / Getty Images)

Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Hệ thống Bầu cử Tom Burt, Chủ tịch và Giám đốc điều hành của Hệ thống bỏ phiếu Dominion John Poulos, Chủ tịch và Giám đốc điều hành của Hart InterCivic Julie Mathis tuyên thệ trong phiên điều trần trước Ủy ban Quản lý Hạ viện vào ngày 9 tháng 1 năm 2020 tại Capitol Hill ở Washington, DC (Ảnh của Alex Wong / Getty Images)

Vận hành bí mật

Cũng trong tháng Giêng, vấn đề “an ninh chuỗi cung ứng, việc giả mạo thiết bị bầu cử trong quá trình sản xuất” được đặt ra. Theo hãng tin AP đưa tin, “một tài liệu do ES&S đệ trình cho các quan chức bầu cử Bắc Carolina vào năm ngoái cho thấy, nó có các hoạt động gian lận bầu cử ở Philippines”.

Vào năm 2019, AP phát hiện ra rằng các công ty này từ lâu đã bỏ qua vấn đề bảo mật vì sự thuận tiện và vận hành “dưới sự che giấu bí mật về tài chính và hoạt động”.

Ngoài ra, trong lần kiểm tra thứ ba về các hệ thống Dominion vào năm 2019, các quan chức Texas một lần nữa từ chối sử dụng nó sau khi xác định “nhiều vấn đề phần cứng và phần mềm”, khiến nó khó có thể đáp ứng các yêu cầu về hệ thống được quy định trong Bộ luật Bầu cử Texas.

Thiết bị sản xuất tại Trung Quốc ‘rất an toàn’

Thượng nghị sĩ Ron Wyden, D-Ore., một thành viên của Ủy ban Tình báo, cho biết: “Phòng vận động hành lang của các công ty cung cấp máy bỏ phiếu – do công ty lớn nhất là ES&S dẫn đầu – tin rằng họ có thể ngồi trên pháp luật. Đã không có ai bắt họ phải chịu trách nhiệm ngay cả về những vấn đề cơ bản nhất”.

Thậm chí NBC News còn đưa tin: “Nguồn gốc của hệ thống bỏ phiếu quốc gia đã trở thành một vấn đề cấp bách vì nguy cơ tin tặc, dù là nước ngoài hay trong nước, cũng có thể can thiệp vào cơ chế của hệ thống bỏ phiếu”.

Dominion Voting Systems tiết lộ chi tiết rằng một phần quyền sở hữu của họ và nguồn gốc của các bộ phận thiết bị đến từ… Trung Quốc.

Ngoài ra, NBC News đã kiểm tra hồ sơ vận chuyển trực tuyến công khai cho ES&S (một trong các công ty cung cấp hệ thống bỏ phiếu) và phát hiện ra rằng nhiều bộ phận của máy bầu cử Hoa Kỳ, bao gồm thiết bị điện tử và máy tính bảng, được sản xuất tại Trung Quốc và Philippines.

Khi trả lời chất vấn liên quan đến mối lo ngại về khả năng bị đánh cắp hoặc phá hoại công nghệ, giám đốc ES&S Burt cho biết các cơ sở ở nước ngoài “rất an toàn” và việc lắp ráp máy cuối cùng diễn ra ở Mỹ.

Phần mềm bầu cử lỗi thời

AP cũng khảo sát phần mềm bầu cử đang được sử dụng bởi tất cả 50 tiểu bang, đặc khu Columbia và các vùng lãnh thổ.

Khoảng 10.000 khu vực pháp lý bầu cử trên toàn quốc đã sử dụng Windows 7 hoặc hệ điều hành cũ hơn vào năm 2019 để tạo phiếu bầu, lập trình máy bỏ phiếu, kiểm phiếu và báo cáo, AP cho biết. Trong khi Windows 7 kết thúc vòng đời hoạt động vào tháng 1 năm 2020.

Sau ngày 14/1, Microsoft đã ngừng cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và sản xuất “bản vá” để sửa các lỗ hổng phần mềm, khiến Windows 7 dễ bị tấn công, trừ khi các khu vực pháp lý của Hoa Kỳ trả phí để nhận các bản cập nhật bảo mật đến năm 2023, AP cho biết.

Theo đánh giá của họ, nhiều bang đã bị ảnh hưởng bởi việc ngừng hỗ trợ kỹ thuật của Windows 7, bao gồm Arizona, Florida, Georgia, Iowa, Indiana, Michigan, North Carolina, nhiều quận ở Pennsylvania và Wisconsin.

Thiện Nhân

https://www.ntdvn.com/kinh-te/chu-nghia-toan-cau-ai-dung-sau-phan-mem-dominion-tai-tieng-trong-bau-cu-my-101772.html

Ba công ty viễn thông lớn của Trung Quốc

nằm trong lệnh cấm mới nhất của TT Trump

Tâm Thanh

Hôm thứ Năm (12/11), Tổng thống Trump đã ban hành một lệnh hành pháp mới cấm các công ty và cá nhân Hoa Kỳ đầu tư vào các công ty do quân đội Trung Quốc sở hữu hoặc kiểm soát. Ngân hàng đầu tư Jefferies nhận định rằng, lệnh này có thể ảnh hưởng đến các công ty lớn của Trung Quốc, bao gồm China Telecom, China Mobile và China Unicom.

Vào thứ Năm (12/11), chính quyền Trump đã ban hành một lệnh hành pháp cấm Hoa Kỳ đầu tư vào 31 công ty Trung Quốc. Lệnh này nghiêm cấm mọi người Mỹ giao dịch công khai chứng khoán của các công ty Trung Quốc này, cũng như  liên quan đến chứng khoán phái sinh, hoặc chứng khoán được thiết kế để cung cấp cơ hội đầu tư cho các chứng khoán có liên quan để thực hiện bất kỳ giao dịch nào. Lệnh cấm sẽ có hiệu lực vào ngày 11/1 năm sau.

Theo các nguồn tin ở Washington, 31 doanh nghiệp do Trung Quốc tài trợ này thuộc sở hữu hoặc kiểm soát của quân đội Trung Quốc.

Reuters đưa tin, ngân hàng đầu tư Jefferies đã đưa ra một báo cáo nghiên cứu vào thứ Sáu (13/11) cho biết, Hoa Kỳ cấm công dân đầu tư vào 31 công ty Trung Quốc, bao gồm China Mobile , China Unicom và công ty mẹ của China Telecom. Các công ty niêm yết trực thuộc cũng có thể chịu ảnh hưởng.

Ngày 13/11, giá cổ phiếu của 3 công ty viễn thông lớn của Trung Quốc là China Mobile , China Unicom và China Telecom giảm lần lượt là: hơn 6%, 8% và 9% trong phiên giao dịch đầu giờ.

Nhà phân tích Lý Dụ Sinh của ngân hàng Jefferies cho biết trong báo cáo rằng, lệnh cấm của Mỹ dường như có những mảng xám vì lệnh cấm không trực tiếp ảnh hưởng lên các công ty niêm yết, nhưng nó ngăn cản các công ty đầu tư Mỹ, quỹ hưu trí và các tổ chức khác mua và bán cổ phiếu của 31 công ty Trung Quốc này.

Theo báo cáo, lệnh cấm của Tổng thống Trump có 3 vấn đề chưa được trả lời.

Một là, liệu lệnh cấm có bao gồm các công ty niêm yết hay không?

Thứ hai, định nghĩa về các quỹ đầu tư của Hoa Kỳ có bao gồm các quỹ đăng ký ở nước ngoài được quản lý tại Hoa Kỳ hay không?

Thứ ba, vấn đề triển khai các quỹ chỉ số. Bởi 3 công ty viễn thông lớn của Trung Quốc chiếm tỷ trọng cao hơn trong các chỉ số chứng khoán khác nhau, họ không thể theo dõi chính xác các chỉ số liên quan nếu muốn tránh những cổ phiếu này.

Theo tính toán của ngân hàng, đầu tư của các thực thể Mỹ vào China Mobile và China Unicom lần lượt chiếm khoảng 2,74% và 2,87%, tương đương 10% và 14% tỷ lệ tự do lưu thông. Trong đó, đầu tư thụ động có thể chiếm ưu thế.

Vào thứ Sáu (13/11), China Telecom đã đưa ra thông báo rằng, họ đang xem xét tác động của lệnh hành pháp do Tổng thống Trump ban hành đối với tập đoàn. Ước tính sơ bộ có thể có ảnh hưởng đến việc tính giá giao dịch của cổ phần công ty và biên lai lưu ký Hoa Kỳ.

China Unicom cũng cho biết, họ ước tính lệnh hành pháp của Tổng thống Trump sẽ có tác động đến giá cổ phiếu của công ty và giao dịch chứng khoán lưu ký của Mỹ. Phía công ty đang xem xét các hậu quả tiềm ẩn của lệnh hành pháp này, bao gồm bất kỳ quy tắc chi tiết được thực hiện nào để hiểu đầy đủ hơn những tác động đối với Tập đoàn.

https://www.dkn.tv/the-gioi/ba-cong-ty-vien-thong-lon-cua-trung-quoc-nam-trong-lenh-cam-moi-nhat-cua-tt-trump.html

TT Trump ban sắc lệnh cấm đầu tư vào

các công ty có dính líu tới quân đội Trung Quốc

Chính quyền Tổng Thống Trump hôm thứ Năm ban hành một sắc lệnh hành pháp, cấm các khoản đầu tư của Mỹ vào các công ty Trung Quốc mà Washington xác định là thuộc quyền sở hữu hoặc kiểm soát của quân đội Trung Quốc, tăng sức ép đối với Bắc Kinh sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ.

Reuters là hãng tin đầu tiên tường trình về sắc lệnh có thể tác động tới một số công ty lớn nhất Trung Quốc đã lên sàn chứng khoán, kể cả China Telecom, China Mobile và công ty sản xuất thiết bị giám sát Hikvision.

Động thái này là để cấm cản các công ty đầu tư của Mỹ, các quỹ hưu trí và các công ty khác của Mỹ, mua cổ phần của 31 công ty Trung Quốc mà đầu năm nay bị Bộ Quốc phòng Mỹ xác định là do quân đội Trung Quốc hậu thuẫn.

Sắc lệnh mới bắt đầu có hiệu lực từ ngày 11/1/2021.

“Trung Quốc đang tăng cường khai thác vốn tư bản Mỹ để phát triển và hiện đại hóa quân đội, tình báo và các cơ quan an ninh khác của Trung Quốc,” lệnh do Tòa Bạch Ốc ban hành nói.

Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington không trả lời tức thời yêu cầu bình luận của Reuters.

Công ty China Telecom nói công ty này dự kiến sắc lệnh của Mỹ sẽ tác động tới giá cổ phần của công ty, vốn đã giảm 7,8% trên thị trường Hong Kong vào cuối ngày giao dịch thứ Sáu 13/11.

Một công ty viễn thông khác, China Unicorn Hong Kong Ltd, nói trong các công ty bị tác động bởi sắc lệnh mới có công ty mẹ của họ, là China United Network Communications Group Co Ltd.

Cố vấn thương mại của Tòa Bạch Ốc, ông Peter Navarro, nói với các phóng viên trong một cuộc điện đàm:

“Đây là một sắc lệnh có tính bao quát được thiết kế để chặn nguồn vốn tư bản Mỹ đầu tư vào các hoạt động quân sự hóa Trung Quốc.”

Sắc lệnh này là sáng kiến về chính sách quan trọng đầu tiên của Tổng thống Donald Trump từ khi ông bị đối thủ bên Đảng Dân Chủ Joe Biden đánh bại trong cuộc bầu cử ngày 3//11. Ông Trump đã ra dấu hiệu cho thấy ông sẽ tận dụng những tháng cuối cùng trong nhiệm kỳ của ông để tấn công Trung Quốc, dù rằng ông có vẻ như tập trung mọi nỗ lực vào việc thách thức kết quả bầu cử.

Ông Biden chưa vạch ra một chiến lược đối với Trung Quốc nhưng tất cả mọi chỉ dấu đều cho thấy ông Biden sẽ tiếp tục cứng rắn với Bắc Kinh.

https://www.voatiengviet.com/a/tt-trump-cam-my-dau-tu-vao-cac-cong-ty-co-dinh-liu-toi-quan-doi-tq/5659840.html

Covid-19 lan rộng khắp nước, Mỹ không phong tỏa

Thu Hằng

Covid-19 đã khiến gần 1,3 triệu người chết trên khắp thế giới, tính đến trưa 13/11/2020 theo thống kê của AFP, trong đó có 244.200 ca tại Mỹ. Những ngày gần đây, số ca nhiễm mới tăng vọt tại Hoa Kỳ, dao động từ 180.000 đến 200.000 ca mới mỗi ngày, buộc nhiều bang tính đến thắt chặt các biện pháp phòng dịch.

Thành phố New York dự tính đóng cửa trường học từ thứ Hai 16/11. Lệnh đóng cửa các nhà hàng, quán bar từ 22 giờ, do thống đốc bang New York Andrew Cuomo ban hành, đã có hiệu lực từ thứ Sáu 13/11.

Theo Covid Tracking Project, số bệnh nhân Covid-19 nhập viện tại Mỹ đã lên đến hơn 67.000 ca, mức cao nhất kể từ đầu mùa dịch. Nhà dịch tễ học Michael Mina cho rằng « phải đóng cửa tất cả », nếu không thì « Lễ Tạ ơn – Thanksgiving sẽ dẫn đến bùng nổ số ca nhiễm mới ».

Tuy nhiên, tổng thống Donald Trump loại trừ giải pháp phong tỏa. Ngày 13/11, trong buổi họp báo đầu tiên sau kỳ bầu cử Mỹ, chủ nhân Nhà Trắng ca ngợi cách xử lý dịch của chính quyền đương nhiệm, tin vào vac-xin do công ty Pfitzer và BioNTech phát triển và hứa nhanh chóng phân phối.

Thông tín viên RFI Anne Corpet tường trình từ Washington : 

« Giả sử nếu đó là một chính quyền khác, chứ không phải chính quyền của tôi, thì việc này có lẽ phải mất đến 3, 4 đến 5 năm ». Phát biểu trước báo giới, ông Donald Trump muốn nói đến việc cấp phép đang được tiến hành cho vac-xin, rồi thêm từ ngữ quen thuộc : « Tuyệt vời (Incredible) ».

Không thừa nhận thất bại, tổng thống Trump hướng đến tương lai, nêu việc chính quyền của ông sẽ tổ chức phân phối đại trà vac-xin, trước khi lần đầu tiên, lỡ nhận ra rằng chính quyền của ông sẽ không ở lại lâu.

Ông nói tiếp : « Lý tưởng là chúng tôi sẽ không áp dụng phong tỏa, tôi sẽ không làm thế. Chính quyền đương nhiệm sẽ không áp dụng biện pháp này. Dù có thế nào trong tương lai, ai biết được là chính quyền nào sẽ lên nắm quyền, tôi tin là tương lai sẽ nói cho chúng ta biết ».

Thứ Sáu 13/11, các cơ quan truyền thông Mỹ đã chính thức tổng kết kỳ bầu cử tổng thống. Ông Joe Biden đã nhận được 306 đại cử tri, ông Donald Trump được 232 đại cử tri. Số chênh lệch này giống như từng xảy ra giữa hai ứng viên như cách đây bốn năm. Lúc đó, tổng thống Trump từng nói đến chiến thắng ồ ạt ».

Đội ngũ phụ trách an ninh của tổng thống Mỹ cũng không tránh được Covid-19. Theo báo chí Mỹ được Reuters trích dẫn ngày 13/11, khoảng 10% nhân viên của lực lượng này từng phải nghỉ việc do bị nhiễm hoặc tiếp xúc với trường hợp nhiễm virus corona, cụ thể ít nhất 30 nhân viên bị nhiễm và khoảng 60 người khác phải cách ly.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20201114-covid-19-lan-r%E1%BB%99ng-kh%E1%BA%AFp-n%C6%B0%E1%BB%9Bc-m%E1%BB%B9-kh%C3%B4ng-phong-t%E1%BB%8Fa

Tại sao Covid-19 diễn biến nghiêm trọng trở lại ở Mỹ?

Xét nghiệm ngày càng nhiều cộng với đại đa số người dân ra ngoài đường sinh hoạt trở lại mà không tuân thủ các biện pháp phòng dịch như trước khiến cho virus corona đang bùng phát mạnh mẽ trở lại tại Mỹ, một vị bác sĩ gốc Việt ở Texas nhận định với VOA.

Tuy nhiên, ông cho rằng việc phong tỏa trở lại nước Mỹ để chống dịch như trong hồi mùa xuân là ‘không thể làm được’ và nước Mỹ chỉ còn có thể chờ đợi đến khi vaccine hay kháng thể được phân phối đại trà đến người dân.

Theo số liệu thống kê của Đại học John Hopkins, nước Mỹ đã trải qua 10 ngày liên tiếp, tính đến ngày 12/11, có con số lây nhiễm virus corona hơn 100.000 ca mỗi ngày. Hơn 241.000 người đã tử vong vì Covid-19 cho đến nay. Chỉ riêng hôm 11/11, nước Mỹ có thêm 1.893 người chết, số tử vong cao nhất kể từ tháng Năm.

Mỹ vẫn là quốc gia dẫn đầu thế giới về cả số ca nhiễm và số tử vong. Theo ước tính của Đại học Washington, trong vòng hai tháng tới Mỹ sẽ có thêm 110.000 người chết vì dịch bệnh này.

‘Do cuộc sống trở lại bình thường’

“Mấy tháng nay ai cũng ra đường hết. Cũng như bây giờ ra đường thấy cũng kẹt xe như cũ, người không cần ra (tức những người không thuộc lĩnh vực thiết yếu) cũng ra, nhất là ở tiểu bang Texas và thành phố Houston,” bác sĩ Nguyễn Đông Châu chuyên khoa Nội thương-Tim mạch ở bệnh viện Methodist thuộc Trung tâm Y khoa Texas nói về một trong những nguyên nhân khiến dịch bệnh gia tăng.

Theo quan sát của vị bác sĩ này, những quy tắc phòng dịch ‘ngày càng lỏng lẻo vì người ta không chú ý nữa’. “Một số người còn không đeo khẩu trang, hoặc đeo nhưng kéo xuống chừa mũi để thở,” ông dẫn chứng và cho rằng người vi phạm đông quá nên chính quyền ‘không thể nào thực thi các biện pháp chế tài như trước’.

Tiểu bang Texas nơi bác sĩ Châu hành nghề đã có trên một triệu ca nhiễm virus corona, trở thành tiểu bang đầu tiên ở Mỹ vượt cột mốc này, chiếm gần 1/10 tổng số ca nhiễm ở Mỹ, theo số liệu của Đại học John Hopkins.

Ngoài ra, việc xét nghiệm virus corona giờ đây trở nên rất đại trà ở Mỹ nên khiến cho nhiều người có thể được xét nghiệm. “Xét nghiệm nhiều thì phát hiện thêm nhiều ca nhiễm hơn,” ông nói.

Chẳng hạn như bây giờ các nhà thương đều yêu cầu các bệnh nhân xét nghiệm Covid-19 và các viện dưỡng lão bắt các cư dân phải ‘3 ngày thử một lần’, ông cho biết.

Theo thống kê thì các tiểu bang diễn ra các buổi vận động tranh cử với đông đảo những người ủng hộ Tổng thống Trump trong thời gian trước bầu cử đều có số ca nhiễm virus corona tăng nhanh.

Bác sĩ Châu cho rằng ‘dĩ nhiên, nếu người ta tụ tập đông quá thì sẽ lây lan nhiều hơn’ nhưng ông đồng thời cũng chỉ ra các cuộc xuống đường biểu tình ‘Black Lives Matter’ cũng làm virus có điều kiện lây lan.

Ông cho biết dù số ca tử vong có tăng vì ‘số ca nhiễm tăng’ nhưng tỷ lệ tử vong vì Covid-19 hiện nay đã thấp hơn trước.

Ông nói các bệnh viện thường hay xét nghiệm những người đã tử vong vì các bệnh khác, mà nếu ra dương tính với virus corona thì họ cũng xếp vào tử vong vì Covid-19.

‘Không thể ngăn dịch khỏi lây lan’

Giới chuyên môn cho rằng việc phong tỏa dù có thể chống dịch nhưng trên thực tế khó thể thực hiện được.

“Con người ta không thể nào bị phong tỏa, không thể nào ở trong nhà, người bệnh phải đi bác sĩ khám bệnh, người ta còn phải ra đường đi kiếm cơm,” bác sĩ Châu nói. “Bị nhốt trong nhà nhiều tháng nên nhiều người cảm thấy tù túng quá nên giờ họ ùa ra.”

Trong khoảng thời gian tháng 3, tháng 4, nước Mỹ đã trải qua giai đoạn đóng cửa nền kinh tế để chống dịch. Phần lớn người dân được yêu cầu ở trong nhà và chỉ đi ra ngoài khi có nhu cầu thiết yếu và chỉ có những công nhân làm việc trong các lĩnh vực thiết yếu mới được đi ra đường.

So sánh với cách thức phong tỏa để chống dịch như ở Việt Nam hay Trung Quốc, bác sĩ Châu nói: “Ở Mỹ không thể nào bắt buộc người ta như ở Trung Quốc hay Việt Nam.” Theo ông giải thích vì ‘Mỹ là nước tự do nên không thể làm như thế được’.

Một cuộc khảo sát mới đây của Gallup cho thấy khoảng 49% người dân Mỹ nói họ rất có thể sẽ ở nhà trong một tháng theo khuyến cáo của cơ quan y tế nếu dịch virus corona bùng phát trong cộng đồng của họ. Con số này giảm xuống so với 67% hồi mùa xuân.

Do đó, ‘không thể nào ngăn chặn cho dịch bệnh lây lan được,’ bác sĩ Châu nói. “Chẳng hạn như bệnh cúm mùa có lây cũng phải chịu.”

Hy vọng lớn nhất để kiểm soát dịch Covid-19 là chờ vaccine được triển khai đại trà. Hãng Pfizer của Mỹ vừa loan báo vaccine thử nghiệm giai đoạn ba của họ đã chứng tỏ hiệu quả đến 90%. Nhưng các nhà khoa học dự báo phải mất thêm một thời gian nữa vaccine mới được phân phối đến người dân.

Ngoài ra, các bác sĩ hiện nay cũng đã sử dụng các loại thuốc chống viêm để giữ cho phổi những người nhiễm Covid-19 không bị sưng. “Nếu bệnh nhân qua được 72 tiếng đồng hồ mà phổi họ vẫn lành lặn thì họ sẽ sống sót,” bác sĩ Châu cho biết.

Trong lúc này, lực lượng đặc nhiệm chống virus corona của Nhà Trắng đã cảnh báo ‘tốc độ lây lan trong cộng đồng ngày càng tăng nhanh’ ở phần nửa trên đất nước. Trước đó, họ cũng cảnh báo ‘tình hình tệ đi nhgiêm trọng ở các bang vành đai ánh nắng ở phía Nam’.

Một dự báo riêng rẽ của Phòng thí nghiệm chính sách thuộc Bệnh viện Nhi Philadelphia được CNN dẫn lại dự đoán tình hình sẽ trở nên tồi tệ ở các bang Bờ Tây, Đông Bắc và các bang giữa Bờ Đông nước Mỹ trong vòng vài tuần tới đây.

https://www.voatiengviet.com/a/t%E1%BA%A1i-sao-covid-19-di%E1%BB%85n-bi%E1%BA%BFn-nghi%C3%AAm-tr%E1%BB%8Dng-tr%E1%BB%9F-l%E1%BA%A1i-%E1%BB%9F-m%E1%BB%B9-/5660509.html

California ban hành lệnh cảnh báo du lịch

Tin Sacramento, California – Chính quyền California vào thứ Sáu, 13 tháng 11, đã ban hành lệnh cảnh báo du lịch, kêu gọi cách ly 2 tuần đối với những người đến từ tiểu bang khác hoặc nước khác, trong bối cảnh số ca nhiễm coronavirus tại tiểu bang đã vượt trên 1 triệu người.

Theo nhà chức trách, du khách hoặc cư dân trở về từ vùng khác nên tự cách ly 14 ngày sau khi đến California, đồng thời hạn chế tiếp xúc với người khác, ngoại trừ các thành viên sống cùng nhà, nhằm giảm đà lây lan của virus. Lệnh cảnh báo này chỉ áp dụng cho những người băng qua biên giới tiểu bang cho các chuyến đi không thiết yếu, như đi du lịch hay đi cắm trại. Lệnh này không áp dụng cho những người phải di chuyển để đi làm, đi học, hoặc cung cấp sự hỗ trợ thiết yếu cho các dịch vụ kinh tế, cung ứng, xây dựng, y tế, và an ninh.

Trong thông cáo báo chí, Thống Đốc Gavin Newsom nói California vừa vượt qua cột mốc đáng ngại là 1 triệu ca bệnh, và tốc độ lây lan của virus vẫn chưa có dấu hiệu chậm lại. Theo ông Newsom, số ca bệnh tăng lên đang tạo thêm áp lực cho các bệnh viện, đe dọa sức khỏe của người cao tuổi, nhân viên thiết yếu, và người có hệ miễn nhiễm yếu.

Người dân California được khuyên nên ở nhà, tránh các chuyến đi không cần thiết ra khỏi tiểu bang. Lệnh khuyến cáo được ban hành giữa lúc ngày lễ Thanksgiving đang đến gần, đồng thời tỷ lệ nhiễm bệnh và tỷ lệ nhập viện cũng tăng tại tiểu bang. Ngoài California, các thống đốc Oregon và Washington cũng ban hành lệnh khuyến cáo du lịch vào thứ Sáu. (Ngô Bảo)

https://www.sbtn.tv/california-ban-hanh-lenh-canh-bao-du-lich/

Phụ tá Biden: Không có kế hoạch

đóng cửa toàn quốc vì COVID

Một cố vấn cao cấp cho Tổng thống tân cử Joe Biden ngày 13/11 tuyên bố không có kế họach đóng cửa vì COVID trên toàn quốc vào năm tới. Tuần này, một số thành phố và tiểu bang trên nước Mỹ đang tái áp đặt các biện pháp hạn chế để chặn đứng việc lây nhiễm và nhập viện vì virus corona tăng mạnh đáng báo động.

Chicago yêu cầu cư dân ở nhà và tránh tiếp khách trong 30 ngày tới, trong đó có lễ Tạ Ơn vào cuối tháng 11.

Cư dân New York sẽ thấy các tiệm ăn đóng cửa sớm hơn vào 10 giờ tối bắt đầu từ 13/11.

Học khu Detroit ngưng giảng dạy trực tiếp bắt đầu từ 13/11 và học sinh sẽ lên lớp trực tuyến cho đến ít nhất là ngày 11/1/2021.

Các biện pháp địa phương như thế này có thể sẽ vẫn giữ nguyên sau khi ông Biden tuyên thệ nhậm chức ngày 20/1/2021. Kết quả kiểm phiếu cho tới lúc này cho thấy cựu Phó Tổng thống Dân chủ đánh bại Tổng thống Cộng hòa Donald Trump trong cuộc bầu cử 3/11.

“Chúng tôi không ở trong tình trạng sẽ tuyên bố đóng cửa toàn bộ đất nước,” bác sĩ Vivek Murthy, một cựu Tổng Y sĩ hiện lãnh đạo ban cố vấn chống virus corona của ông Biden nói trong một cuộc phỏng vấn với chương trình “Good Morning America” của đài ABC.

“Hiện nay, phương hướng chúng tôi nghĩ đến là một loạt các hạn chế chúng tôi gia tăng hay hạ giảm tùy thuộc vào việc lây lan tệ hại như thế nào tại một địa phương,” ông nói.

Các ca lây nhiễm COVID-19 tăng mạnh đang báo động các giới chức trên toàn nước Mỹ, nơi đại dịch toàn cầu sát hại nhiều người nhất với hơn 100.000 ca nhiễm mới được phát hiện mỗi ngày.

Các ca COVID-19 tăng hơn gấp đôi tại 13 tiểu bang trong hai tuần qua, hầu hết tại vùng trung tây mà dẫn đầu là Iowa, Minnesota, Michigan và Illinois, theo con số Reuters thu thập được từ các cơ quan y tế công cộng Mỹ.

Thị trưởng Chicago, Lori Lightfoot, cho biết số trung bình những ca lây nhiễm mới trong thành phố đã tăng từ 500 lên 1.900 mỗi ngày trong tháng qua, và tỉ lệ kết quả xét nghiệm virus corona dương tính tăng gấp ba từ 5% lên 15%.

Tại Thành phố New York, tỷ lệ xét nghiệm dương tính trung bình trong 7 ngày tiếp tục đe doạ vượt ngưỡng 3%, mốc mà Thị trưởng Bill de Blasio cho biết sẽ tái đóng cửa các trường học và cho học sinh trở lại học trực tuyến. Hôm 13/11, tỷ lệ này là 2,83%, ông de Blasio cho biết.

“Mọi người nên sẵn sàng,” ông kêu gọi.

https://www.voatiengviet.com/a/ph%E1%BB%A5-t%C3%A1-biden-kh%C3%B4ng-c%C3%B3-k%E1%BA%BF-ho%E1%BA%A1ch-%C4%91%C3%B3ng-c%E1%BB%ADa-to%C3%A0n-qu%E1%BB%91c-v%C3%AC-covid/5660475.html

Hoa Kỳ hoãn thi hành lệnh cấm đối với TikTok

Tin từ Washington – Vào hôm thứ Năm (12 tháng 11), Bộ Thương mại cho biết lệnh cấm ứng dụng chia sẻ video TikTok của Trung Cộng sẽ không có hiệu lực trong khi chờ các tình hình pháp lý tiếp theo. Lệnh cấm ứng dụng TikTok đáng lẽ sẽ có hiệu lực vào hôm thứ Năm.

Tổng thống Trump đã ra lệnh cấm đối với các ứng dụng của Trung Cộng và không rõ Tổng thống đắc cử Joe Biden sẽ giải quyết tình hình ra sao. Tuy nhiên, nhiều thành viên Quốc hội ở cả hai đảng đã lên tiếng khuyến cáo về nguy cơ Trung Cộng thu thập thông tin của người dùng Hoa Kỳ.

Quyết định này có ý nghĩa quan trọng đối với quan hệ Mỹ-Trung, cũng như định hình tương lai của internet toàn cầu, khi các quốc gia khác đang phải vật lộn để tìm cách hợp tác với các công ty kỹ thuật Trung Cộng.

Theo phán quyết của thẩm phán liên bang tại Pennsylvania, Bộ Thương mại có khả năng đã vượt quá thẩm quyền của mình khi cố gắng cấm các hoạt động của TikTok. Chính phủ Hoa Kỳ đã kháng cáo vào cuối Hôm thứ Năm. Hoa Kỳ cho biết đang cố gắng ngăn chặn việc Trung Cộng đánh cắp thông tin của người dùng TikTok ở Hoa Kỳ, trong khi đó TikTok đã phủ nhận cáo buộc.

Trong tuần này, TikTok và công ty mẹ thuộc sở hữu của công dân Hoa Lục, ByteDance Ltd., cũng đã đệ đơn kiện tại một tòa phúc thẩm liên bang ở Washington, D.C., yêu cầu hủy lệnh của Ủy ban Đầu tư Ngoại quốc tại Hoa Kỳ yêu cầu ByteDance thoái vốn TikTok. (BBT)

https://www.sbtn.tv/hoa-ky-hoan-thi-hanh-lenh-cam-doi-voi-tiktok/

Bão nhiệt đới Eta tấn công Bắc Carolina

gây ra lũ lụt nghiêm trọng

Bão nhiệt đới Eta hiện đang gây ra mưa lớn tại tiểu bang Carolinas và Virginia, khiến nhà cửa và đường sá bị ngập, đường xá bị hư hại. Ít nhất 4 người đã thiệt mạng và hàng chục người đã được giải cứu khỏi khu cắm trại Hiddenite. Những người thiệt mạng bao gồm 3 người tại một khu cắm trại ở Hạt Alexander, Bắc Carolina, và một cậu bé ở Rolesville.

Vào tối thứ năm (12 tháng 11), lực lượng cấp cứu vẫn đang cố gắng tìm kiếm 2 người mất tích, trong đó có một em bé 1 tuổi, cả hai đều bị nước lũ cuốn trôi. Theo CBS News đưa tin, một số vùng của tiểu bang Carolinas hiện có lượng mưa từ 3 đến 7 inch. Mưa lớn và lũ lụt nhấn chìm tiểu bang, cuốn trôi những cây cầu, gây ra lở đất và tai nạn đường bộ và khiến nhiều gia đình bị mắc kẹt. Nước dâng quá nhanh khiến một bãi đậu xe của trường tiểu học North Carolina bị nhấn chìm hoàn toàn, làm hư hại xe và buộc 143 người phải di tản.

Vào đầu tuần này, cơn bão Eta đã tấn công khu vực Châu Mỹ Latinh và sau đó là Miami, rồi tiếp tục đổ bộ vào khu vực Tampa. Mặc dù nó không phải là cơn bão mạnh nhất đổ bộ vào Hoa Kỳ trong năm 2020 nhưng Eta vẫn có ảnh hưởng rộng khắp miền Nam Hoa Kỳ. Cơn bão được dự báo sẽ tan vào khoảng cuối thứ năm (12/11) đến thứ sáu (13/11). (BBT)

https://www.sbtn.tv/bao-nhiet-doi-eta-tan-cong-bac-carolina-gay-ra-lu-lut-nghiem-trong/

Người dân Peru tăng cường biểu tình

phản đối tân chính phủ

Tin từ LIMA, Peru – Tổng thống lâm thời Manuel Merino của Peru kêu gọi người dân bình tĩnh khi ông nhậm chức trong tân nội các của ông vào hôm thứ Năm, giữa các cuộc biểu tình bùng phát trên toàn quốc kể từ khi cựu lãnh đạo Martin Vizcarra đột ngột bị lật đổ.

Ông Merino, người có nội các chủ yếu là các chính trị gia chuyên nghiệp, cáo buộc một số nhà phê bình có kế hoạch tranh cử vào cuộc bầu cử năm 2021 về hành vi kích động các cuộc biểu tình nổ ra ở Lima và các thành phố khác và kêu gọi người dân Peru duy trì sự hòa bình.

Ông Merino nhậm chức vào hôm thứ Ba sau khi Quốc hội rạn nứt của quốc gia bỏ phiếu truất phế ông Vizcarra vì các cáo buộc hối lộ. Cuộc cải tổ chính trị này xảy ra khi Peru, chịu thiệt hại bởi đại dịch coronavirus, đang chuẩn bị cho đợt suy thoái kinh tế tồi tệ nhất trong một thế kỷ.

Đám đông tụ tập trên đường phố trong nhiều ngày để phản đối cuộc bỏ phiếu của Quốc hội, với hàng chục người biểu tình bị giam giữ sau khi đụng độ với cảnh sát, những người sử dụng hơi cay, khiến một số tổ chức nhân quyền lo ngại. Vào tối hôm thứ Năm (12/11), hàng ngàn người xuống đường ở Lima, đập nồi và mang theo biểu ngữ để biểu tình phản đối chính phủ mới. (BBT)

https://www.sbtn.tv/nguoi-dan-peru-tang-cuong-bieu-tinh-phan-doi-tan-chinh-phu/

Liên minh châu Âu nghi vấn

cam kết về nhân quyền của CSVN

Tin từ Brussels: Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) đưa tin Phát ngôn viên của Liên minh châu Âu (EU) mới nói với VOA Việt Ngữ rằng vụ bắt giữ ký nhà hoạt động Phạm Đoan Trang gây nghi vấn về cam kết bảo vệ quyền bày tỏ quan điểm, cả trên mạng lẫn đời thực, của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam.

Bà Nabila Massrali, phát ngôn viên của EU về Quan hệ Đối ngoại và Chính sách An ninh, nói thêm rằng quyền tự do ngôn luận là “điều sống còn nhằm bảo đảm sự minh bạch, công bằng xã hội cũng như sự thịnh vượng và phát triển toàn diện.”

Bà nói EU kêu gọi nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam thực hiện và duy trì các cam kết quốc tế vì quyền tự do ngôn luận ôn hòa được bảo vệ bởi Hiến pháp của cộng sản Việt Nam, Tuyên bố Nhân quyền Phổ quát và các công ước quốc tế mà cộng sản Việt Nam ký kết, trong đó có Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị.

Bà nói thêm EU sẽ tiếp tục theo dõi và làm việc với các bên liên quan để cải thiện tình hình nhân quyền ở Việt Nam, vốn là điều cũng quan trọng trong bối cảnh Thỏa thuận Thương mại Tự do EU–Việt Nam đã có hiệu lực. Tuần trước, Trưởng Phái đoàn EU tại Việt Nam, Đại sứ Giorgio Aliberti, cho biết trên Twitter rằng ông cùng với đại sứ các nước thành viên EU khác đã nêu vụ bắt giữ bà Trang với bộ công an cộng sản Việt Nam.

Quốc Tuấn 

https://www.sbtn.tv/lien-minh-chau-au-nghi-van-cam-ket-ve-nhan-quyen-cua-csvn/

Liên Hiệp Châu Âu dồn lực chống khủng bố

Thu Hằng

Bộ trưởng Nội Vụ 27 nước Liên Hiệp Châu Âu đã họp trực tuyến ngày 13/11/2020 để nghiên cứu các biện pháp chung chống khủng bố và sự trỗi dậy của Hồi Giáo cực đoan, như kiểm soát đường biên giới, rút khỏi mạng internet, muộn nhất là sau một tiếng, những nội dung thù hận, bảo đảm an ninh không gian chung và nhiều biện pháp khác.

Cuộc họp diễn ra đúng ngày kỷ niệm 5 năm loạt tấn công khủng bố đẫm máu ở Paris (Pháp). Các bộ trưởng Nội Vụ cũng tưởng niệm nạn nhân các vụ tấn công khủng bố gần đây ở Pháp, Áo và Đức.

Thông tín viên RFI Pierre Benazet tại Bruxelles tường trình :

« Đối với bộ trưởng Nội Vụ của 27 nước Liên Hiệp Châu Âu, các vụ tấn công ở Conflans-Sainte-Honorine, Nice, Dresden hay Vienna rung hồi chuông cảnh báo là đã đến lúc huy động toàn lực và họ cũng không quên được những vụ tấn công ở Paris.

Chủ tịch Hội Đồng Châu Âu Charles Michel phát biểu : « 5 năm sau, chúng ta biết rằng chúng ta phải tiếp tục đấu tranh không mệt mỏi cho những quyền cơ bản, cho nền dân chủ, Nhà nước pháp quyền, sự tôn trọng và lòng bao dung. Hơn bao giờ hết, chúng ta cần tập hợp, sát cánh bên nhau để những giá trị tự do này chiến thắng.

Ngoài việc tăng cường đã được dự kiến cho cơ quan hải cảnh và biên phòng Frontex, 27 bộ trưởng muốn gia tăng biện pháp kiểm soát sinh trắc tại biên giới bên ngoài và bổ sung cơ sở dữ liệu của khối Schengen.

Bà Ylva Johansson, Ủy Viên Châu Âu về Nội Vụ, phát biểu : « Trong một nghiên cứu được cơ quan Frontex thực hiện năm 2019, có khoảng 22% người nhập cảnh vào khối Schengen đã không được lưu dữ liệu, đây rõ ràng là bước phải được cải thiện ».

Các bộ trưởng Nội Vụ cũng đề xuất việc cắt nguồn tài trợ và ảnh hưởng không mong muốn từ nước ngoài đối với các tổ chức tôn giáo. Đây là một biện pháp đáp trả cho những lo ngại liên quan đến các tu sĩ Hồi Giáo imam được đào tạo ngoài châu Âu ».

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20201114-li%C3%AAn-hi%E1%BB%87p-ch%C3%A2u-%C3%A2u-d%E1%BB%93n-l%E1%BB%B1c-ch%E1%BB%91ng-kh%E1%BB%A7ng-b%E1%BB%91

Anh Quốc xem xét các biện pháp trừng phạt

đối với Trung Cộng vì vi phạm hiệp ước Hồng Kông

Tin từ Luân Đôn, Anh Quốc – Vào hôm thứ Năm (12/11), Anh Quốc cho biết Trung Cộng vi phạm hiệp ước song phương chính của họ về Hồng Kông bằng cách áp đặt các luật mới để loại các nhà lập pháp được bầu ở thuộc địa cũ của Anh Quốc, đồng thời khuyến cáo rằng họ sẽ xem xét các lệnh trừng phạt như một phần trong phản ứng của họ.

Quốc kỳ Anh Quốc được hạ xuống ở Hồng Kông khi thuộc địa này được trao lại cho Trung Cộng vào năm 1997 sau hơn 150 năm cai trị của Anh Quốc – được áp đặt sau khi Anh Quốc đánh bại Trung Cộng trong Chiến tranh nha phiến lần thứ nhất.

Quyền tự trị của Hồng Kông được bảo đảm theo thỏa thuận “một quốc gia, hai hệ thống” được nêu trong Tuyên bố chung Trung Cộng – Anh Quốc năm 1984 do Thủ tướng Trung Cộng thời đó là Triệu Tử Dương và Thủ tướng Anh Quốc Margaret Thatcher ký kết.

Anh Quốc triệu tập đại sứ Trung Cộng Liu Xiaoming để bày tỏ sự lo ngại và thứ trưởng bộ ngoại giao Nigel Adams thông báo với nghị viện rằng họ đang xem xét các biện pháp trừng phạt khả thi đối với các cá nhân về hành động của Trung Cộng. (BBT)

https://www.sbtn.tv/anh-quoc-xem-xet-cac-bien-phap-trung-phat-doi-voi-trung-cong-vi-vi-pham-hiep-uoc-hong-kong/

Pháp: Dịch Covid chững lại,

chính quyền chưa nới lỏng phong tỏa

Trọng Thành

Đại dịch Covid-19 có chiều hướng chững lại tại Pháp, với số lượng ca dương tính mới giảm mạnh, số người phải điều trị tại các khoa hồi sức ổn định vào hôm qua, 13/11/2020, sau hai tuần phong tỏa. Chính quyền cho biết tiếp tục các biện pháp phong tỏa, để đề phòng đại dịch bùng phát trở lại.

Hôm qua, tổng số số lượng bệnh nhân điều trị tích cực tại Pháp là 4.887 người, tương tự với ngày hôm trước. Thêm 473 người mới và cũng gần như chừng ấy ra khỏi điều trị tích cực. Số lượng bệnh nhân nhập viện cũng ổn định ở mức 32.676 người, so với 32.654 người hôm trước.

Một thông tin được cho là mang lại hy vọng : số người dương tính mới với virus chỉ còn gần 24 nghìn hôm qua, so với mức hơn 60 nghìn người hôm trước, và hơn 33 nghìn ngày thứ Năm 12/11. Tuy nhiên, đại dịch vẫn nghiêm trọng, với số ca tử vong mới là 932, ngày hôm qua. Tổng số người qua đời vì Covid nói trên bao gồm 456 người chết trong ngày tại các bệnh viện (tăng bốn người so với hôm trước) và 467 người tử vong tại các trung tâm dưỡng lão, tính gộp ba ngày liêp tiếp.

Bộ Nội Vụ Pháp thông báo tăng cường các biện pháp kiểm soát, để bảo đảm lệnh phong tỏa có hiệu lực. Theo bộ trưởng Nội Vụ Gérald Darmanin, riêng trong vòng 24 giờ qua, cảnh sát đã xử phạt tổng cộng 12.000 lần, so với tổng số 100.000 lần xử phạt kể từ đầu đợt phong tỏa lần hai đến nay. Trước đó, thủ tướng Jean Castex loại trừ mọi khả năng có các biện pháp nới lỏng từ đây đến cuối tháng 11, đối với các cửa hàng « không thiết yếu ».

Theo tổng cục Y Tế Pháp, số lượng giường điều trị hồi sức sẽ được tăng lên từ 7.700 hiện nay thành 10.400 giường trong thời gian tới, để sẵn sàng đối phó với dịch.

Về tình hình châu Âu, 284 nghìn ca dương tính mới trong ngày là mức cao nhất được ghi nhận từ đầu đợt dịch lần thứ hai. Tuy nhiên, dịch được coi là đạt mức ổn định, với số ca tăng 1% trong một ngày. Cũng như tại Pháp, chính quyền các nước gần như không chấp nhận nới lỏng các biện pháp phòng dịch. 

https://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20201114-covid-phap-giam-phong-toa-tiep-tuc

Hàng ngàn người lên án bạo lực tại Belarus

sau khi một người biểu tình thiệt mạng.

Tin từ KYIV, Ukraine – Vào hôm thứ Năm (12/11), hàng ngàn người mang theo nến và hoa tụ tập ở Minsk để tưởng nhớ cái chết của một người biểu tình chống chính phủ 31 tuổi, người mà họ cho rằng bị lực lượng an ninh Belarus đánh đập dã man và thiệt mạng trong bệnh viện.

Các nhân chứng cho biết anh Roman Bondarenko bị bắt giữ sau khi xô xát với những người mặc thường phục đến một sân chơi để tháo dải băng trắng đỏ tượng trưng cho phong trào phản đối Tổng thống kỳ cựu Alexander Lukashenko.

Bộ Nội vụ phủ nhận trách nhiệm về cái chết của anh Bondarenko, đồng thời tuyên bố rằng anh bị chết do một trận xô xát với dân thường. Đây là điểm nóng mới nhất trong nhiều tháng biểu tình chống lại ông Lukashenko sau cuộc bầu cử tổng thống gây tranh cãi vào tháng 8. Phe đối lập tuyên bố rằng ông Lukashenko gian lận trong cuộc bỏ phiếu để bảo đảm nhiệm kỳ thứ sáu liên tiếp.

Ông Lukashenko phủ nhận việc gian lận bầu cử và không hề thể hiện ý định từ chức với sự hỗ trợ của đồng minh truyền thống là Nga. Một cuộc đàn áp bạo lực thúc đẩy một vòng trừng phạt mới của phương Tây đối với Minsk.

Bà Sviatlana Tsikhanouskaya, người đối đầu với ông Lukashenko trong cuộc bầu cử và sau đó phải lưu vong, gọi anh Bondarenko là một anh hùng của Belarus. Vào hôm thứ Ba (10/11), Anh Quốc trục xuất hai nhà ngoại giao Belarus để đáp trả việc hai nhà ngoại giao của chính họ bị trục xuất khỏi Belarus. (BBT)

https://www.sbtn.tv/hang-ngan-nguoi-len-an-bao-luc-tai-belarus-sau-khi-mot-nguoi-bieu-tinh-thiet-mang/

Hoa Kỳ và Pháp cử người đến Moscow

sau khi Nga bố trí quân đội đến Karabakh

Tin từ MOSCOW/YELPIN, Armenia – Nga cho biết Pháp và Hoa Kỳ dự kiến sẽ sớm cử các nhà ngoại giao tới Moscow để thảo luận về cuộc xung đột Nagorno-Karabakh vào hôm thứ Năm, hai ngày sau khi Điện Kremlin bố trí quân đội tới vùng đất của người Armenia ở Azerbaijan để bảo đảm một thỏa thuận đình chiến.

Sự xuất hiện vào hôm thứ Ba của lực lượng gìn giữ hòa bình để giám sát lệnh ngừng bắn giữa quân đội Azeri và các lực lượng dân tộc Armenia trong khu vực này mở rộng dấu chân quân sự của Nga giữa các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ mà quốc gia này xem là sân sau chiến lược.

Moscow đồng chủ trì một nhóm quốc tế giám sát tranh chấp Nagorno-Karabakh với Washington và Paris, nhưng họ không tham gia vào thỏa thuận do Nga, Armenia và Azerbaijan ký kết để chấm dứt sáu tuần giao tranh vì khu vực này. Thỏa thuận này, vốn duy trì lợi ích lãnh thổ của quân đội Azeri chống lại lực lượng người Armenia ở Nagorno-Karabakh, kích động các cuộc biểu tình ở Armenia kêu gọi Thủ tướng Nikol Pashinyan từ chức khi được công bố vào đầu hôm thứ Ba (10/11).

Vào hôm thứ Năm (12/11), hàng trăm người biểu tình tập hợp trong ngày thứ ba ở thủ đô Yerevan của Armenia và hô vang “Nikol là kẻ phản bội!”. (BBT)

https://www.sbtn.tv/hoa-ky-va-phap-cu-nguoi-den-moscow-sau-khi-nga-bo-tri-quan-doi-den-karabakh/

Alexander Yakovlev –

nhà lý luận Liên Xô hết tin vào chủ nghĩa xã hội

Tháng 4/1987, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô, Mikhail Gorbachev thăm Tiệp Khắc.

Như mọi chuyến đi tới các nước thuộc khối XHCN, ông Gorbachev tìm cách khuyến khích lãnh đạo nước chủ nhà cải tổ, theo mô hình perestroika và glasnost.

Nhưng tại Prague, nơi quân Liên Xô đem xe tăng vào đàn áp phong trào đòi cải cách năm 1968, Gorbachev tế nhị không nhắc gì đến chuyện cũ.

Nước Nga có định mệnh đi con đường Á-Âu?

Belarus ‘cấm cửa’ phóng viên BBC và nhiều hãng quốc tế

Trước khi đoàn lãnh đạo Liên Xô rời thủ đô Liên bang Tiệp Khắc, một nhà báo Phương Tây hỏi người phát ngôn cho Gorbachev:

-“Ngài nghĩ cải cách 1968 của Alexander Dubcek và ý tưởng cải tổ (perestroika) cùng minh bạch (glasnost) mà Liên Xô thúc đẩy hiện nay có gì khác nhau?”

-“Khác nhau 19 năm.”

Câu trả lời của người phát ngôn Liên Xô gây bất ngờ cho ban lãnh đạo Tiệp Khắc nhưng làm nức lòng phe đối lập mà người lãnh đạo là Vaclav Havel đã ngồi tù lần cuối từ 1979 đến 1983.

Nhưng tư duy lại về Tiệp Khắc và cuộc cải cách bất thành năm 1968 của TBT Dubceck không đến với ông Gorbachev một cách tự nhiên.

Người nuôi ý tưởng về một cách nhìn khác về Đông Âu chính là Alexander Yakovlev, nhà lý luận hàng đầu của Liên Xô thời Gorbachev.

Lãnh đạo lâu năm và nỗi khổ ‘truyền ngôi’

Vladimir Putin: 20 năm trong 20 bức ảnh

Câu chuyện trên, do Victor Sebestyen kể lại trong cuốn ‘Revolution 1989 – The Fall of the Soviet Empire’, cũng nói đến vai trò của Yakovlev trong việc làm thay đổi tư duy của Gorbachev về đối ngoại.

Từ Tiệp Khắc 1968 đến trải nghiệm lâu ở Phương Tây

Trong cuốn ‘The Rise and Fall of Communism’, Archie Brown viết rằng Alexander Yakovlev trở thành nhân vật quan trọng thứ nhì ở Liên Xô giai đoạn cải cách của Gorbachev.

“Các chuyến công du, thời gian sống ở Phương Tây của Yakovlev đã tác động mạnh đến ông”, và sau này, cùng Eduard Shevarnadze, Yakovlev đã giúp Gorbachev, người đi lên từ cấp địa phương ở Nga, thiếu kinh nghiệm quốc tế, hình thành nhãn quan về thế giới.

Alexander Nikolaievich Yakovlev (1923-2005) từng chiến đấu trong Cuộc chiến Vệ quốc Vĩ đại và sau khi giải ngũ đã vào ngành giáo dục.

Năm 1953, khi Stalin chết, Yakovlev đang là giáo viên trường Đảng và toàn tâm toàn ý tin tưởng vào chủ nghĩa cộng sản.

Lý tưởng của ông về chủ nghĩa Marx-Lenin không hề bị lung lay kể cả trong giai đoạn Liên Xô tiết lộ các tội ác của Stalin, nhưng Yakovlev muốn tìm hiểu tận gốc rễ ý tưởng xã hội chủ nghĩa, ở cả Marx, Engels, và các nhà tư tưởng Anh, Pháp cùng thời với hai ông tổ của chủ nghĩa cộng sản.

Tiếp tục học lên trong ngành lý luận của Đảng Cộng sản Liên Xô, năm 1958, Alexander Yakovlev được chọn sang Hoa Kỳ du học một năm.

Trong số 17 người được cử đi sang Mỹ bằng học bổng Fulbright năm đó, 14 người là sĩ quan KGB, còn lại là đảng viên cộng sản thành tín và báo cáo lên tổ chức về mọi hoạt động của họ.

Vào ĐH Columbia, Yakovlev tìm hiểu chương trình New Deal của TT Roosevelt, và bắt đầu mơ ước về một dự án tương tự nhằm cứu chủ nghĩa xã hội kiểu Liên Xô.

Trở về Liên Xô, ông không hề bớt đi tinh thần bài Mỹ mà còn đăng tải nhiều bài viết phân tích những điều “sai và xấu” của chủ nghĩa đế quốc Mỹ.

Năm 1968, Liên Xô và khối Hiệp ước Warsaw đem quân vào Prague bắt toàn bộ ban lãnh đạo đảng bạn, cùng TBT Alexander Dubcek và giải tán phong trào công nhân, sinh viên đòi ‘chủ nghĩa xã hội có bộ mặt người’.

Ở cương vị Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương của Đảng CS Liên Xô, Yakovlev được cử sang Tiệp Khắc giúp soạn thảo lại chương trình làm việc cho ban lãnh đạo mới.

Nhưng tại Prague, lần đầu tiên ông nhận thức được rằng Liên Xô không thể giữ mãi cách kiểm soát Đông Âu bằng vũ lực – sau biến cố Prague 1968, quân Liên Xô rút đơn vị tác chiến khỏi thủ đô liên bang Tiệp Khắc nhưng đóng lại Slovakia đến hế̃t Chiến tranh Lạnh.

Các diễn biến ở Đông Âu (Poznan, Budapest 1956, Prague 1958, Gdansk 1970), đặt ra thách thức cho Moscow là vì sao các tập thể công nhân ở quốc gia ‘đồng chí’ không hề ưa Liên Xô, tổ quốc của chủ nghĩa xã hội.

Với Yakovlev, người quan sát tận mắt những gì xảy ra ở Tiệp Khắc, vấn đề chính là người Đông Âu tiếp tục không tin tưởng vào Liên Xô như cha ông họ căm ghét chế độ Nga hoàng chiếm đóng.

Năm 1972, ở vị trí Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương đầy quyền lực, Yakovlev đăng bài phê phán chủ nghĩa dân tộc Nga và chủ nghĩa dân tộc của các nước trong khối XHCN.

Ý tưởng chính của ông là tinh thần quốc tế vô sản chân chính không thể để cho chủ nghĩa dân tộc, kể cả của Nga, lấn át, gây đe dọa cho ‘lợi ích chung’.

Thật bất ngờ cho Yakovlev, ông bị Leonid Brezhnev tước chức vụ trong Trung ương Đảng và cho chọn ‘đi đày’ ở nước ngoài.

Alexander Yakovlev sang làm đại sứ Liên Xô tại Canada, nơi ông làm thân với gia đình thủ tướng Pierre Trudeau. Ông Trudeau đã đặt tên con trai thứ nhì là Alexandre ‘Sasha’, để đánh dấu tình bạn.

Theo Victor Sebestyen, nhiệm kỳ đại sứ tại Canada đã thay đổi cái nhìn về chủ nghĩa tư bản của Yakovlev.

Nhà lý luận cao cấp của Liên Xô hiểu rằng kinh tế tư bản và tác động của thị trường đến tiền hàng, nông sản có nhiều diện mạo khác nhau, không nhất thiết phải giống mô hình Hoa Kỳ.

Tuy thế, ông vẫn ra sách, lên án “nhà nước cảnh sát Canada”, coi đó là một thứ Hoa Kỳ “áp đạt Canada làm theo”, bất chấp điều ông thừa nhận rằng Canada có những ưu điểm về nông nghiệp so với Liên Xô.

Yakovlev công khai đề nghị học cách quản lý, cải cách nông nghiệp của Canada và Bí thư Đảng phụ trách nông nghiệp Mikhail Gorbachev đã thăm Canada năm 1983.

Trong cả chuyến đi, ông Gorbachev được Yakovlev tháp tùng, giải thích những điều còn lạ lẫm với quan chức người Liên Xô.

Trở về trung tâm quyền lực

Ngay sau đó, vị TBT có đầu óc cải cách, Yuri Andropov, người cũng nắm KGB 15 năm liền, đã gọi Yakovlev về Moscow để phụ trách Viện nghiên cứu Kinh tế Thế giới và Quan hệ Quốc tế (IMEMO) thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô.

Nhiệm vụ của ông là soạn ra các chính sách mới tạo nền tảng lý luận cho Liên Xô cải tổ.

Khi Gorbachev lên làm tổng bí thư Đảng (1985), Yakovlev vào Bộ Chính trị (1987), phụ trách đối ngoại, văn hóa tư tưởng.

Theo đánh giá của Victor Sebestyen thì cả nhóm cộng sự thân tín của Gorbachev, gồm Shevarnadze, Chernayev, Shakhnarazov đều chia sẻ quan điểm rằng Liên Xô phải cải tổ.

Họ đã nghiên cứu mô hình Khai phóng ở Trung Quốc của Đặng Tiểu Bình, và các mô hình tổ chức của đảng cộng sản, đảng dân chủ xã hội cánh tả châu Âu.

Kết luận của Yakovlev và ban lãnh đạo Liên Xô khi đó là phải cải tổ hệ thống khi còn chủ động được, trước khi khủng hoảng đẩy họ vào thế bị động.

Tuy thế, việc đánh giá Liên Xô năm 1985-97 đã rơi vào khủng hoảng hay chưa hoàn toàn không rõ ràng.

Một số quan điểm muốn chọn ‘Con đường thứ ba’, thực chất là theo đường lối xã hội dân chủ châu Âu.

Một số tiếp tục ủng hộ vai trò “đàn anh” của Liên Xô với các nước Đông Âu nhưng cho rằng để làm thế thì Liên Xô cần đi đầu cả về cải tổ.

Mikhail Gorbachev thậm chí còn muốn ở các nước Đông Âu xuất hiện những ‘mini Gorbachev’ để tự do hóa nội bộ của nước họ trong khuôn khổ khối COMECON và Hiệp ước Warsaw.

Alexander Yakovlev thì tin rằng Liên Xô không nên can thiệp quân sự vào Đông Âu nữa mà cần ủng hộ các phái cộng sản cải cách ở những nước đó nhằm hướng tới chế độ đa đảng.

Tất nhiên, ông vẫn tin rằng với sức mạnh của các giá trị cao cả nhất của loài người, Đảng Cộng sản Liên Xô và các đảng anh em sẽ tiếp tục có vị trí mạnh mẽ. Bầu cử chỉ là cơ hội để họ chứng tỏ đã được lòng dân.

Trên thực tế, bài toán Đông Âu bế̃ tắc tới mức Liên Xô và lãnh đạo các nước Đông Âu không còn thời gian để “tiến hóa” trong quan hệ đặc thù

Khi lên cầm quyền, Gorbachev được báo cáo rằng ‘hóa đơn’ để duy trì an ninh (sự kiểm soát của Liên Xô) ở khối Đông Âu lên tới 10 tỷ USD một năm (theo thời giá 1985 – bằng 30 tỷ năm 2020).

Thêm vào đó, theo cuốn sách của Victor Sebestyen (trang 195), chi phí kinh tế Liên Xô phải bỏ ra để “bao cấp” nhằm giúp các nước Đông Âu có mức sống cao hơn Liên Xô, là 30 tỷ USD/năm (bằng 90 tỷ năm 2020).

Bởi vậy, lý luận ‘không can thiệp’ mà Yakovlev chủ trương không chỉ đến từ lòng hảo tâm mà còn do thực tế bắt buộc.

Càng can thiệp vào để ‘giữ Đông Âu’, gánh nặng tiền bạc cho Moscow sẽ càng cao.

Cải cách kinh tế của Gorbachev và cộng sự đã không kịp cứu vãn ngân sách Liên Xô.

Như chính lời Gorbachev nói thì “hệ thống cũ (kế hoạch hóa) đã tan vỡ mà kinh tế thị trường chưa đủ chín”.

Thực tế sai hay lý luận sai?

Hành trình lý luận, từ Leninism tới dân chủ xã hội (social democracy) của Yakovlev được các tác giả chuyên viết về Liên Xô cũ so sánh với hành trình đã trải qua của các đảng cánh tả châu Âu.

Trong kinh tế thị trường của Phương Tây với lựa chọn kinh tế đa nguyên, họ đã không thể nào thuyết phục quần chúng đi theo con được độc tôn ý thức hệ và các đảng này đều phải tham gia đấu tranh nghị trường bình đẳng với nhiều đảng phái khác.

Mặt khác, mâu thuẫn cơ bản của nhà nước Xô Viết, một nhà nước “của giai cấp vô sản” là bộ máy cầm quyền đã thành một giai cấp khác, một tầng lớp thống trị mới.

Về lý thuyết, Liên Xô phải là “xã hội dân chủ nhất thế giới”, nhưng trên thực tế lại mang tính trấn áp không kém gì thời Nga hoàng, nhất là với các dân tộc không phải người Nga.

Các nhà lý luận của Liên Xô đã luôn phải đối mặt với…hiện thực ‘sai trái’. Vì xã hội liên tục chuyển hóa trái mới các dự báo của lý thuyết XHCN.

Việc hiểu ra các mâu thuẫn trên, nhất là sau biến cố Prague 1968, khiến Yakovlev dần trở thành người theo đường lối dân chủ xã hội.

Cách dùng biện pháp quân sự để ‘uốn nắn’ thực tế đời sống cho đúng ‘quy luật chủ nghĩa Marx-Lenin’ có giới hạn của nó, ở trong và bên ngoài biên giới Liên Xô.

Sau khi Liên Xô tan rã, Yakovlev trở thành lãnh đạo Đảng Xã hội Dân chủ Nga (Russian Party of Social Democracy), ủng hộ tổng thống Boris Yeltsin.

Tuy thế, đảng của ông gần như không có ảnh hưởng gì ngoài một số giới tại Moscow.

Yakovlev qua đời năm 2005, và đi vào lịch sử châu Âu như ‘kiến trúc sư của perestroika’, cuộc cải cách bất thành chấm dứt sự tồn tại của Liên Xô.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-54892003

Tin nói đặc vụ Israel giết chết

lãnh đạo số 2 của al Qaeda ở Iran vào tháng 8

Chỉ huy cao cấp thứ hai của al Qaeda, người bị cáo buộc giúp mưu hoạch vụ đánh bom năm 1998 nhắm vào hai đại sứ quán Mỹ ở Châu Phi, đã bị hạ sát ở Iran vào tháng 8 bởi các đặc vụ người Israel hành động theo chỉ thị của Mỹ, báo The New York Times đưa tin, dẫn nguồn là các quan chức tình báo.

Abdullah Ahmed Abdullah, người lấy biệt danh là Abu Muhammad al-Masri, đã bị hai người đàn ông đi xe môtô bắn chết trên đường phố Tehran vào ngày 7 tháng 8, tờ Times loan tin ngày thứ Sáu.

Vụ hạ sát Masri, người được coi là có phần chắc sẽ kế vị thủ lĩnh hiện tại của al Qaeda, Ayman al-Zawahiri, được giữ bí mật cho đến nay, tờ báo cho biết.

Reuters thì cho hay một nguồn tin an ninh cấp cao ở Afghanistan đã nói với hãng tin này vào tháng 10 rằng Masri, người từ lâu có tên trong danh sách Những Kẻ Khủng bố bị Truy nã Gắt gao nhất của Cục Điều tra Liên bang Hoa Kỳ, đã bị giết ở khu vực Pasdaran của Tehran. Reuters nói họ đã không thể chứng thực thông tin đó.

Chưa rõ Mỹ có bất cứ vai trò gì hay không trong vụ hạ sát phần tử chủ chiến người gốc Ai Cập, tờ Times nói. Nhà chức trách Mỹ đã theo dõi Masri và các thành viên al Qaeda khác ở Iran trong nhiều năm qua, tờ báo cho biết.

Al Qaeda chưa loan báo cái chết của ông này, các quan chức Iran đã che đậy vụ việc và không có chính phủ nào công khai nhận trách nhiệm, tờ Times nói.

Iran ngày thứ Bảy bác bỏ bản tin, nói rằng không có “những kẻ khủng bố” al Qaeda trên lãnh thổ của họ, theo Reuters.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Saeed Khatibzadeh nói trong một thông cáo rằng Mỹ và Israel đôi khi “tìm cách liên kết Iran với các nhóm như vậy bằng cách nói dối và rò rỉ thông tin sai lạc cho giới truyền thông nhằm trốn tránh trách nhiệm về các hoạt động tội phạm của nhóm này và các nhóm khủng bố khác trong khu vực.”

“Chiêu trò hù dọa [của chính quyền Trump] nhắm vào Iran đã trở thành thông lệ,” ông Khatibzadeh nói.

Reuters cho biết một quan chức Mỹ, phát biểu với hãng tin này với điều kiện ẩn danh, từ chối xác nhận bất kì chi tiết nào về câu chuyện của tờ Times hoặc nói liệu có bất kì sự can dự nào của Mỹ hay không. Hội đồng An ninh Quốc gia Nhà Trắng không hồi đáp ngay lập tức yêu cầu bình luận của Reuters.

Văn phòng thủ tướng Israel cho biết họ không bình luận về bản tin, Reuters cho biết thêm.

Trước đây Israel từng nói rằng cơ quan tình báo của họ đã thâm nhập Iran trong những năm gần đây, bao gồm cả tuyên bố vào năm 2018 rằng họ đã tuồn ra ngoài nhiều tài liệu được cho là bí mật hạt nhân của Iran.

Masri, một trong những thủ lĩnh sáng lập al Qaeda, bị giết cùng với con gái của ông ta, tờ Times đưa tin. Bà này là góa phụ của con trai của người từng là trùm khủng bố al Qaeda Osama bin Laden.

Osama bin Laden đã dàn dựng các cuộc tấn công nhắm vào Mỹ vào ngày 11 tháng 9 năm 2001 và bị giết trong một cuộc đột kích của Mỹ ở Pakistan vào năm 2011.

https://www.voatiengviet.com/a/tin-noi-dac-vu-israel-giet-chet-lanh-dao-so-2-cua-al-qaeda-o-iran-vao-thang-8/5660796.html

Khu vực Châu Á-Thái Bình Dương sắp ký

thỏa thuận thương mại lớn nhất thế giới

Mười lăm nền kinh tế khu vực Châu Á-Thái Bình Dương sắp sửa kết thúc đàm phán vào Chủ nhật để ký một thỏa thuận có thể trở thành thỏa thuận thương mại tự do lớn nhất thế giới, bao trùm gần 1/3 dân số toàn cầu, và chiếm khoảng 30% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu, theo Reuters.

Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) có khả năng được thông qua vào ngày Chủ nhật tới đây, trước khi bế mạc hội nghị thượng đỉnh ASEAN 4 ngày ở Hà Nội. RCEP sẽ dần dà giảm thuế quan, chống lại chủ nghĩa bảo hộ, đẩy mạnh đầu tư và cho phép sự luân lưu tự do của hàng hóa bên trong khu vực.

Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung và quyết định của Tổng thống Donald Trump lật ngược chính sách “xoay trục sang Châu Á” của Tổng thống tiền nhiệm Barack Obama, là lực đẩy để hoàn tất RCEP, được xem rộng rãi như một cơ hội đối với Bắc Kinh để đề ra nghị trình thương mại khu vực trong khi Washington vắng mặt.

Tuy nhiên cuộc bầu cử tổng thống Mỹ trao phần thắng cho ứng cử viên của Đảng Dân chủ Joe Biden có thể thách thức điều đó, giữa lúc cựu Phó Tổng thống Mỹ Biden ra dấu hiệu cho thấy Hoa Kỳ sẽ trở lại với chủ nghĩa đa phương.

RCEP là gì?

RCEP là một thỏa thuận thương mại bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn quốc, Úc, New Zealand, và 10 nước ASEAN gồm Brunei, Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar, Malaysia, Singapore, Indonesia và Philippines.

Ấn Độ cũng có tham gia đàm phán lúc ban đầu, tuy nhiên nước này đã quyết định rút lui khỏi RCEP hồi năm ngoái.

Một trong những điểm thu hút là các nước thành viên đã đạt thỏa thuận thương mại song phương hoặc đa phương, và RCEP có thể xây dựng thêm trên nền tảng đó.

Các quy định chung có nghĩa là sẽ có ít thủ tục hơn và hàng hóa sẽ luân lưu dễ dàng hơn.

Việc này khuyến khích các công ty đa quốc đầu tư nhiều hơn vào khu vực, kể cả xây dựng các chuỗi cung ứng và các trung tâm phân phối.

Ý nghĩa địa chính trị của RCEP

RCEP được khởi xướng vào năm 2012 và được coi là một cách để Trung Quốc, nước nhập khẩu và xuất khẩu lớn nhất khu vực, kiềm chế ảnh hưởng đang tăng của Mỹ trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương dưới thời Tổng thống Obama.

Các cuộc đàm phán do Hoa Kỳ dẫn đầu dẫn tới thỏa thuận khu vực quy mô lớn là Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) – thỏa thuận thương mại mang tính biểu tượng của Tổng thống Obama- lúc đó đã đạt bước tiến lớn, và Trung Quốc không có mặt trong 12 nước thành viên.

RCEP chỉ lấy đà sau khi Tổng Thống Trump rút Hoa Kỳ ra khỏi TPP vào năm 2017, trong khi Hoa Kỳ là kiến trúc sư chính của TPP, đồng thời chiếm tới 2 phần 3 tổng GDP của khối trị giá 27 nghìn tỉ. Hiệp định TPP không có Hoa Kỳ được đặt tên mới là CPTPP – Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương, và hiện nay gồm 7 nước thành viên RCEP.

Là nguồn của hàng nhập khẩu và xuất khẩu chính đối với đa số các thành viên RCEP, Trung Quốc ở vị thế có thể hưởng lợi và có thể uốn nắn các quy định thương mại, nới rộng ảnh hưởng trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, điều mà cựu Tổng thống Obama đã tìm cách ngăn chặn.

RCEP khác thế nào so với CPTPP?

RCEP tập trung cắt giảm thuế quan và tăng tiếp cận thị trường nhưng được đánh giá là không toàn diện và hài hòa bằng CPTPP.

RCEP ít đòi hỏi các nhượng bộ về chính trị hay kinh tế hơn so với CPTPP, đồng thời RCEP không nhấn mạnh tới việc bảo vệ các quyền của người lao động, môi trường và quyền sở hữu sản phẩm trí tuệ cũng như các cơ chế để giải quyết tranh chấp, mặc dù RCEP có những điều khoản về cạnh tranh.

Về mặt quy mô, thị trường của RCEP cao gần gấp 5 lần thị trường của CPTPP, và cao gấp đôi trị giá thương mại hàng năm và tổng GDP.

Liệu nhiệm kỳ Tổng thống Biden có thay đổi hiện trạng?

Ông Biden đã ra dấu hiệu ông sẽ theo hướng tiếp cận đa phương của thời Tổng thống Obama, nhưng hiện còn quá sớm để nói tới các thỏa thuận thương mại, xét những thách thức to lớn đang chờ ông ở trong nước, và nguy cơ có thể làm phật lòng các nghiệp đoàn đã giúp ông đắc cử.

Các ưu tiên về thương mại của ông Biden dự kiến sẽ tập trung vào việc hợp tác với các đồng minh để cùng tăng áp lực đối với Trung Quốc về mặt thương mại, và thúc đẩy cải cách WTO. Nhưng hiện còn quá sớm để nói tới việc Mỹ gia nhập CPTPP dưới hình thức hiện nay.

Các nghiệp đoàn và thành phần cấp tiến đã hậu thuẫn ông Biden trong cuộc bầu cử năm nay trước đây đã tỏ thái độ hoài nghi về các thỏa thuận thương mại tự do. Ông Biden đã đưa một số nhân vật thuộc các thành phần vừa kể vào toán chuyển tiếp của ông và có thể được cố vấn nên duy trì các biện pháp bảo hộ đối với các công nghiệp như thép và nhôm.

Tuy nhiên, các dấu hiệu cho thấy ý định của ông Joe Biden muốn nối kết lại với khu vực Châu Á-Thái Bình Dương có thể được đón nhận tích cực, như một lực đối trọng đối với Trung Quốc.

https://www.voatiengviet.com/a/khu-vuc-chau-a-thai-binh-duong-sap-ky-thoa-thuan-thuonog-mai-lon-nhat-the-gioi/5660086.html

Biển Đông: Trung Quốc kêu gọi

ASEAN sớm kết thúc đàm phán COC

Trọng Thành

Việt Nam tổ chức thượng đỉnh ASEAN mở rộng qua video hội nghị. Chính quyền Bắc Kinh nhân cơ hội này hối thúc các nước Đông Nam Á kết thúc đàm phán về Bộ Quy Tắc Ứng Xử ở Biển Đông (COC).

Theo báo Hồng Kông South China Morning Post, trong cuộc họp qua mạng với lãnh đạo 10 nước Đông Nam Á, ngày 12/11/2020, thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường (Li Keqiang) kêu gọi « nhanh chóng đúc kết » Bộ Quy Tắc COC. Lời kêu gọi được ra vào lúc cuộc đàm phán dậm chân tại chỗ, từ tháng Giêng năm 2020, khi đại dịch Covid-19 bùng phát và quan hệ Mỹ – Trung ngày càng căng thẳng.

Lãnh đạo Trung Quốc không nhắc đến hạn chót 2021, như Bắc Kinh đã đề xuất trước đây là đàm phán 3 năm, nhưng nhấn mạnh là các nước « cần chấp nhận một tiếp cận mềm dẻo và thực tế hơn để tăng tốc đàm phán », nhằm chứng minh với cộng đồng quốc tế là Trung Quốc và ASEAN « sáng suốt và có khả năng quản lý tốt Biển Đông, duy trì hòa bình và ổn định tại vùng biển này ». Thủ tướng Trung Quốc đề xuất tổ chức các cuộc tiếp xúc trực tiếp giữa các bên « sớm nhất có thể ».

Đàm phán về Bộ Quy Tắc Ứng Xử ở Biển Đông giữa ASEAN và Trung Quốc, nhằm tạo cơ sở để giải quyết hòa bình các bất đồng và tranh chấp, tránh căng thẳng leo thang thành xung đột, khởi sự từ năm 2013. Tuy nhiên, rất ít tiến bộ đạt được. Việc Philippines thắng kiện tại Tòa Trọng Tài Thường Trực ở La Haye, chống lại các đòi hỏi chủ quyền của Bắc Kinh trên gần toàn bộ vùng biển này, hồi năm 2016, đã góp phần thúc đẩy đàm phán. Năm 2018, ASEAN và Trung Quốc đạt thỏa thuận về Văn Bản Dự Thảo Đàm Phán Duy Nhất (Single Draft COC Negotiating Text).

Theo nhiều nhà quan sát tại khu vực, rất ít có khả năng các bên đạt được thỏa thuận về COC trong năm 2021, do thiếu các tiếp xúc trực tiếp vì đại dịch, nhưng còn có một lý do khác không kém phần quan trọng là ASEAN tỏ ra thận trọng, dè chừng trước thế đối đầu gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc.

Bắc Kinh muốn ép ASEAN chấp nhận các điều khoản có lợi cho TQ

Theo nhà nghiên cứu Lê Hồng Hiệp, Viện ISEAS-Yusof Ishak ở Singapore, khi đề nghị tăng tốc đàm phán, Bắc Kinh muốn thúc ép ASEAN chấp nhận các điều khoản có lợi cho Trung Quốc, không chấp nhận để Hoa Kỳ can thiệp vào Biển Đông.

Nhà nghiên cứu Trung Quốc Ngô Sĩ Tồn (Wu Shicun), Viện Nghiên Cứu Nam Hải (tức Biển Đông), cảnh báo « mọi can thiệp của các thế lực bên ngoài » vào khu vực sẽ cản trở Bộ Quy Tắc COC đóng vai trò duy trì ổn định tình hình tại đây.

Tháng 7/2020, chính quyền Mỹ ra tuyên bố lên án mạnh mẽ các hoạt động quân sự hóa và các tham vọng chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông. Mỹ khẳng định đứng về phía các quốc gia ven biển, là nạn nhân của Trung Quốc. Từ đó đến nay, Hoa Kỳ cùng các đồng minh, đối tác tổ chức nhiều cuộc tập trận tại Biển Đông.

Trung Quốc khoe thử nghiệm thành công tên lửa diệt tầu sân bay

Vẫn liên quan đến Biển Đông, báo South China Morning Post hôm nay, 14/12/2020, dẫn lại nguồn tin từ một cựu sĩ quan Quân Đội Trung Quốc. Lần đầu tiên phía Trung Quốc cho biết chi tiết về vụ tập trận tên lửa diệt tàu sân bay ở Biển Đông hồi tháng 8.

Theo nguồn tin này, các tên lửa DF-26B et DF-21D đã bắn trúng mục tiêu đang chuyển động gần quần đảo Hoàng Sa. Người cung cấp thông tin cho biết đây là « một tín hiệu để cảnh báo Hoa Kỳ không có các hành động phiêu lưu quân sự ».

https://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20201114-bi%E1%BB%83n-%C4%91%C3%B4ng-th%E1%BB%A7-t%C6%B0%E1%BB%9Bng-trung-qu%E1%BB%91c-k%C3%AAu-g%E1%BB%8Di-asean-s%E1%BB%9Bm-k%E1%BA%BFt-th%C3%BAc-%C4%91%C3%A0m-ph%C3%A1n-coc

ĐCSTQ nhắm vào chính trị gia Úc

vì đã lên tiếng ủng hộ Pháp Luân Công

 Bình luậnNguyễn Minh

“Tôi muốn thấy thương mại tự do với Trung Quốc nhưng tôi sẽ kêu gọi đài ABC ngừng sử dụng tiền đóng thuế [của người dân Úc] để xuất bản những tuyên truyền về những nhóm người bị bức hại để giúp cho chính phủ Trung Quốc”, Nghị sĩ David Limbrick của Úc nói.

Một nhà lập pháp bang của Úc tiết lộ rằng, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã lập một trang web để chỉ trích ông sau khi ông chỉ trích một đài truyền hình thuộc chính phủ Úc đã phát sóng các chương trình “phỉ báng” môn tu luyện Pháp Luân Công. Môn tu luyện này đã bị ĐCSTQ đàn áp trong suốt 21 năm qua.

Ngày 11/11, Nghị sĩ đảng Dân chủ Tự do Úc, David Limbrick, phát biểu tại Quốc hội bang Victoria về một đề nghị thương mại với Trung Quốc và việc Bắc Kinh ngăn chặn xuất khẩu các mặt hàng của Úc vào Trung Quốc. Ông đã nhấn mạnh điều mà ông gọi là xuất khẩu tuyên truyền “đáng xấu hổ” của ĐCSTQ được thực hiện thông qua Đài truyền hình quốc gia của Úc (ABC).

Nghị sĩ David Limbrick đã đề cập đến các chương trình của đài ABC về Pháp Luân Công, hay còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp, trong đó tô vẽ những thông tin tiêu cực sai sự thật.

Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp đã nỗ lực để cảnh báo cho đài ABC về những nội dung sai trái về Pháp Luân Công được đưa trên các chương trình của đài này, nhưng họ đã lựa chọn phớt lờ các nỗ lực cảnh báo đó. Trong đó, Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp cũng cảnh báo rằng ĐCSTQ sẽ sử dụng các tin tức mà đài ABC đưa để làm cái cớ tiếp tục thực hiện cuộc bức hại bất hợp pháp và tà ác mà chế độ này đã bắt đầu cách đây 21 năm.

Pháp Luân Đại Pháp là một pháp môn tu luyện của Phật gia theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn. Môn tập lần đầu tiên được giảng dạy công khai vào năm 1992 tại Trường Xuân, Trung Quốc. Kể từ đó, Pháp Luân Đại Pháp trở nên phổ biến nhanh chóng ở Trung Quốc, ước tính có khoảng 100 triệu học viên vào năm 1999.

Ngày 20 tháng 7 năm 1999, cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân đã đơn phương phát động một chiến dịch bức hại nhằm xóa bỏ pháp môn tu luyện này. Kể từ đó cho đến nay, bộ máy đàn áp Pháp Luân Công của Giang Trạch Dân chưa bao giờ chấm dứt trong suốt 21 năm qua.

Xem thêm: Hoa Kỳ yêu cầu ĐCS Trung Quốc phải chấm dứt đàn áp Pháp Luân Công ngay lập tức

Ông David Limbrick cho biết, ông biết nhiều học viên Pháp Luân Công thông qua vai trò là một nghị sĩ.

Ông chia sẻ: “Họ là những người ôn hòa, những người can đảm đứng lên chống lại sự đàn áp từ Đảng Cộng sản Trung Quốc để tiếp tục thực hành niềm tin của họ”.

Do đó, ông cảm thấy rất bất ngờ khi đài ABC có chương trình phỉ báng Pháp Luân Công và đưa các thông tin “lặp lại một số luận điểm của Đảng Cộng sản Trung Quốc”.

Nghị sĩ David Limbrick cho biết: “Nếu chương trình này đề cập đến bất kỳ tôn giáo nào khác ở Úc, các nhà sản xuất sẽ bị buộc tội gây thù hận”.

Cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân đã thành lập một cơ quan đặc biệt của ĐCSTQ – văn phòng 610 – để đàn áp Pháp Luân Công. Tên của văn phòng này được đặt theo ngày thành lập là 10 tháng 6 năm 1999. Như cảnh báo của Hiệp hội Pháp Luân Công cho đài ABC, văn phòng 610 đã ngay lập tức tận dụng chương trình đưa tin sai trái về Pháp Luân Công để biện minh cho cuộc đàn áp Pháp Luân Công của họ.

Vào ngày 17/7, một trang web được thành lập dưới sự bảo trợ của phòng 610 với mục đích là bôi nhọ Pháp Luân Công. Trang web này đã đưa những thông tin ca ngợi chương trình của đài ABC và tuyên bố rằng, ĐCSTQ đã “cảnh báo thế giới” về pháp môn tu luyện này.

Ông Limbrick nói: “Họ thực sự đã thiết lập một trang web về tôi. Họ bắt đầu chỉ trích tôi trực tiếp vì tôi dám bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng và đã lên tiếng chỉ trích đài ABC”.

Nghị sĩ Limbrick cũng cho biết, sau khi chương trình của ABC được phát sóng, ông đã nghe nói về việc các học viên Pháp Luân Công ở Úc bị một số dân chúng phỉ báng “do hậu quả trực tiếp từ chương trình này”.

“Tôi muốn thấy thương mại tự do với Trung Quốc nhưng tôi sẽ kêu gọi đài ABC ngừng sử dụng tiền đóng thuế [của người dân Úc] để xuất bản những tuyên truyền về những nhóm người bị bức hại để giúp cho chính phủ Trung Quốc”, ông nói.

Nghị sĩ Đảng Tự do Bernie Finn đã khen ngợi Nghị sĩ Limbrick “về sự đóng góp của ông” và bày tỏ sự ủng hộ của cá nhân ông với pháp môn tu luyện Pháp Luân Công.

Nghị sĩ Finn nói: “Tôi cũng đã có rất nhiều cơ hội tiếp xúc với những học viên Pháp Luân Công và những người ủng hộ liên quan của họ trong nhiều năm qua. Họ là những người tốt. Họ là những người rất tốt. Họ không nên bị bức hại và họ không nên bị đối xử như những gì kẻ man rợ ở Bắc Kinh đã làm [với họ], đó là sự thật trần trụi”.

Nghị sĩ Limbrick đã nộp đơn khiếu kiện đối với đài ABC, cáo buộc ABC có thể đã vi phạm các chính sách của chính đài này về việc kích động sự kỳ thị không đáng có đối với một nhóm ít người có tín ngưỡng. Ông cho biết, bản thân đài ABC đã mở cuộc điều tra riêng và cho rằng mình vô tội. Ông đã khiếu kiện lên Cơ quan Truyền thông Úc.

Chương trình về Pháp Luân Công của đài ABC hầu như chỉ dựa vào kinh nghiệm của một số ít người bất mãn đã tiếp xúc hoặc có biết các học viên Pháp Luân Công.

Ngày sau khi tờ The Epoch Times đăng một bài báo về chương trình của đài ABC vào tháng Bảy, một phát ngôn viên của đài ABC nói rằng, đài truyền hình quốc gia ABC “bảo đảm độ chính xác và toàn vẹn của các thông tin”.

Nguyễn Minh

Theo Epoch Times tiếng Anh

https://www.ntdvn.com/the-gioi/dcstq-nham-vao-chinh-tri-gia-uc-vi-da-len-tieng-ung-ho-phap-luan-cong-101564.html

Dịch viêm phổi Vũ Hán tái xuất ở Thiên Tân,

Trung Quốc lại đổ vạ cho chân giò nhập từ Đức

 Bình luậnĐông Phương

Tuần trước, thành phố Thiên Tân đã xác chẩn một ca nhiễm virus Viêm phổi Vũ Hán là người bản địa. Sau đó, chính quyền Trung Quốc đã đổ vạ nguồn lây virus là từ chân giò đông lạnh nhập khẩu từ Đức. Hôm 9/11, Bộ Nông nghiệp Liên bang Đức phản pháo lại rằng, theo nghiên cứu khoa học, chưa có tiền lệ người bị nhiễm virus do ăn hoặc tiếp xúc với thịt và các chế phẩm thịt nhiễm coronavirus mới.

Hôm 7/11, Thiên Tân xác nhận người nhiễm virus là công nhân bốc xếp của một công ty thực phẩm đông lạnh. Theo chính quyền thông báo, sau khi xét nghiệm các mẫu lấy từ môi trường, họ đã phát hiện bao bì bên ngoài của lô chân giò đông lạnh nhập khẩu từ Đức cho kết quả dương tính nhẹ với virus Viêm phổi Vũ Hán. Sau khi truy xuất nguồn gốc, từ các bằng chứng hiện tại có thể kết luận rằng virus truyền từ vật sang người, vậy nên nghi ngờ nguồn gốc ca nhiễm này là đến từ chân giò đông lạnh nhập khẩu từ Đức. Lô hàng này khởi hành từ cảng Bremen, Đức và đến Thiên Tân vào ngày 19/10. Vào ngày 5/11, nhà phân phối đã vận chuyển tất cả số hàng chưa mở thùng đến thành phố Đức Châu, tỉnh Sơn Đông.

Đáp trả lại tuyên bố trên, hôm 9/11, Bộ Nông nghiệp Liên bang Đức (BMEL) đã ra thông cáo báo chí và phản bác rằng, theo tình hình mà các cơ quan liên quan Đức nắm được, vụ tái phát ở Thiên Tân không chắc chắn là do thịt lợn Đức gây ra, bởi vì hiện tại chưa có tiền lệ là người bị nhiễm virus do ăn hoặc tiếp xúc với thịt và các chế phẩm thịt nhiễm coronavirus mới. Và theo hiểu biết của giới khoa học hiện tại về coronavirus mới, lợn và gia cầm sống sẽ không bị nhiễm coronavirus mới, chứ đừng nói đến việc nó là nguồn mang mầm bệnh, vậy nên không có căn cứ gì để nói virus lây truyền sang người qua con đường này.

Viện Thú y Liên bang Đức (Friedrich-Loeffler-Institut) đã được BMEL ủy nhiệm tiến hành nghiên cứu về khả năng lây nhiễm coronavirus mới (SARS-CoV-2) ở động vật. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, coronavirus mới không thể nhân lên và sinh sôi nảy nở ở trong hoặc trên thực phẩm, virus cần ký sinh trên động vật sống hoặc con người thì mới sinh sôi được. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, trong các loài động vật thì lợn, gà, vịt và gà tây không thể bị nhiễm coronavirus mới; mặt khác, họ quan sát thấy trên thân loài bò có hiện tượng virus sinh sản nhẹ, tuy nhiên bò lại là loài không thể truyền virus sang loài động vật khác, vậy nên cũng không thể lây nhiễm sang người.

Bộ Nông nghiệp Đức cũng chỉ ra rằng, mặc dù trên lý thuyết vẫn có một khả năng khác, đó là công nhân trong các nhà máy sản xuất thịt hoặc chế biến thịt có thể làm dính virus vào các sản phẩm thịt khi họ hắt hơi, ho hoặc chạm tay không sạch vào sản phẩm thịt, nhưng nhà máy đã rất tuân thủ các quy tắc vệ sinh và các biện pháp bảo vệ nên đã giúp giảm thiểu tối đa nguy cơ lây nhiễm qua đường này.

Hơn nữa, do coronavirus có tính ổn định tương đối thấp trong môi trường, nên sau khi bám dính lên đồ vật nó chỉ có khả năng lây nhiễm trong khoảng thời gian ngắn.

BMEL cũng nhấn mạnh rằng vào giữa tháng Chín năm nay, Trung Quốc đã tuyên bố cấm nhập khẩu thịt lợn và các sản phẩm liên quan từ Đức, và mất khoảng 4 đến 6 tuần để vận chuyển hàng từ Đức sang Trung Quốc, do đó suy đoán rằng lô thịt lợn này đã khởi hành từ Đức trước khi lệnh cấm được ban hành.

Nguyên nhân Trung Quốc cấm nhập khẩu thịt lợn từ Đức là do vào ngày 10/9, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Liên bang Đức Julia Klöckner xác nhận rằng, theo kết quả phân tích của Viện Thú y Liên bang Đức, một con lợn rừng được tìm thấy ở khu vực giáp biên giới Đức và Ba Lan đã bị nhiễm bệnh dịch tả lợn châu Phi.

Bà Klöckner cho biết đã phát hiện con lợn rừng đầu tiên mắc bệnh dịch tả lợn Châu Phi ở hạt Spree-Neiße thuộc bang Brandenburg. Vì Đức là một trong những nhà xuất khẩu thịt lợn lớn nhất ở châu Âu, nên khi đó bà Ursula Nonnenmacher – người đứng đầu cơ quan y tế bang Brandenburg, đã lo lắng về việc liệu họ còn có thể xuất khẩu sang Trung Quốc hay không. Sự việc này phải được đối thoại ở cấp quốc gia với Liên minh Châu Âu để nhanh chóng xác định, vì Trung Quốc hiện là thị trường xuất khẩu rất lớn của họ.

Ngay hôm sau là ngày 11/9, Tổng cục Hải quan cùng Bộ Nông nghiệp và Nông thôn Trung Quốc đã ngay lập tức thông báo cấm nhập khẩu trực tiếp hoặc gián tiếp lợn, lợn rừng và các sản phẩm liên quan từ Đức, nhằm ngăn chặn bệnh dịch tả lợn châu Phi xâm nhập từ Đức vào Trung Quốc. Do đó, từ ngày 12/9, thịt lợn của Đức không còn được xuất khẩu sang Trung Quốc.

Đông Phương

Theo RFA và Epoch Times tiếng Trung

https://www.ntdvn.com/trung-quoc/dich-benh-viem-phoi-vu-han-tai-xuat-o-thien-tan-chinh-quyen-trung-quoc-lai-do-va-cho-chan-gio-nhap-khau-tu-duc-101785.html

Tập Cận Bình ra ‘chỉ thị quan trọng’

để ‘xây dựng một Trung Quốc bình an’

 Bình luậnĐông Phương

Gần đây, ông Tập Cận Bình đã ban hành “chỉ thị quan trọng” để “xây dựng một Trung Quốc bình an”. Ông kêu gọi tập trung vào các vấn đề nổi cộm có ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, ổn định xã hội và trật tự trị an của người dân. Ngoại giới cho rằng, đây chỉ là bề ngoài, thực chất là ông Tập lo cho sự an toàn chế độ, và điều này cũng phản ánh sự lo lắng bất an trong lòng ông ta.

Hôm 11/11, các kênh truyền thông chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đưa tin rằng, Hội nghị Công tác Xây dựng Trung Quốc Bình An đã được tổ chức tại Bắc Kinh vào ngày 10/11. Ông Quách Thanh Côn (Guo Shengkun), Ủy viên Bộ Chính trị Ủy ban Trung ương ĐCSTQ và là bí thư của Ủy ban Chính trị và Pháp luật Trung ương, đã truyền đạt những “chỉ thị quan trọng” của ông Tập Cận Bình tại Hội nghị này.

Ông Tập Cận Bình nhấn mạnh rằng, việc xây dựng một Trung Quốc với mức độ an toàn cao hơn nữa có ý nghĩa rất to lớn. Các cơ quan liên quan ở tất cả các khu vực được yêu cầu phải “thực hiện theo chính sách an ninh tổng thể của quốc gia, tuân thủ định hướng chung cùng xây dựng, cùng cai quản, và tập trung vào các vấn đề nổi cộm có ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, ổn định xã hội và trật tự trị an của người dân”.

Ông Quách Thanh Côn cũng phát biểu và nhấn mạnh rằng, trọng tâm là ngăn chặn và giải quyết các rủi ro nổi cộm ảnh hưởng đến an ninh và ổn định.

Tham dự cuộc họp còn có ông Triệu Khắc Chí (Zhao Kezhi) – Ủy viên Quốc vụ viện ĐCSTQ và là Bộ trưởng Bộ Công an Trung Quốc, Chánh án Tòa án Tối cao Chu Cường (Zhou Qiang) và Viện trưởng Viện Kiểm sát Tối cao Trương Quân (Zhang Jun).

Nhà bình luận Trịnh Trung Nguyên (Zheng Zhongyuan) cho rằng, việc hô hào xây dựng “Trung Quốc bình an” dưới cái mác vì “an ninh quốc gia, ổn định xã hội và trật tự trị an của người dân” thực chất là một cuộc vận động để duy trì ổn định, với trọng tâm là an ninh của chế độ. Vì ĐCSTQ đàn áp nhân quyền nên mới tạo ra bất ổn xã hội. Ông Trịnh cũng nhận định rằng, trước những khó khăn cả ở trong và ngoài nước mà ĐCSTQ đang phải đối mặt hiện nay, thì việc đề cập đến vấn đề “an toàn an ninh” cho thấy ông Tập đang thực sự lo sợ và bất an.

Sau khi Phiên họp toàn thể lần thứ năm của Ban Chấp hành Trung ương ĐCSTQ kết thúc, chính quyền đã ra thông cáo chính thức về cuộc họp. Mặc dù trọng điểm của Phiên họp là bàn về kế hoạch phát triển kinh tế trong 5 năm tới (Kế hoạch 5 năm lần thứ 14), nhưng thông báo chính thức lại không có nhiều từ liên quan chặt chẽ đến kinh tế, toàn văn chỉ đề cập đến “tiêu dùng” 1 lần, “tăng trưởng kinh tế” 2 lần, “đầu tư” 3 lần, “việc làm” 3 lần, “nhu cầu trong nước” 4 lần…

Tuy nhiên, từ “an toàn” được nhắc đến 22 lần, là từ có tần suất xuất hiện cao nhất.

Theo một bài viết trên tờ Kiểm sát Nhật báo của Bộ Tư pháp Trung Quốc đăng ngày 6/7, ĐCSTQ đã bí mật thành lập một Đội an ninh chính trị chuyên trách thuộc Nhóm điều phối xây dựng Trung Quốc bình an. Gần đây, đội nhóm này đã tổ chức cuộc họp đầu tiên tại Bắc Kinh và giải thích rằng đó là bố trí của chính phủ trung ương trong việc duy trì an ninh quốc gia với đồng chí Tập Cận Bình làm nòng cốt.

Cuộc họp này không hề giấu giếm khi nói rằng “an ninh chính trị” có nghĩa là an ninh của chế độ. Trong thể chế ĐCSTQ, an ninh của chế độ chính là an ninh của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, mà an ninh của Ban Chấp hành Trung ương Đảng chính là an ninh của chính ông Tập Cận Bình.

RFI phân tích cho rằng, trong chính quyền ĐCSTQ, các cơ quan chịu trách nhiệm về an ninh có nào là Bộ An ninh Quốc gia, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Ủy ban Chính trị và Pháp luật, giờ lại xuất hiện thêm một Đội an ninh chính trị chuyên trách nữa, với tầng tầng lớp lớp bảo vệ như vậy, có thể nói là an toàn trên cả an toàn người, khó mà xảy ra bất trắc gì, vậy nên động thái này cho thấy có lẽ người ở vị trí tối cao đang có cảm giác không an toàn vô cùng mãnh liệt.

Trong năm vừa qua, vị thế của Trung Quốc trên trường quốc tế đã trải qua những thay đổi mạnh mẽ nhất kể từ khi bắt đầu ‘cải cách mở cửa’ năm 1980, và thậm chí kể từ khi ĐCSTQ được thành lập. Quan hệ Mỹ – Trung ngày càng xấu đi, ngoài chiến tranh thương mại thì hai nước còn đối đầu gay gắt trên nhiều lĩnh vực bao gồm ngoại giao, quân sự, kinh tế, công nghệ, tài chính và truyền thông…

Sau khi đại dịch virus Viêm phổi Vũ Hán lan rộng toàn cầu, mối quan hệ giữa Trung Quốc và hầu hết các nước trên thế giới đều trở nên căng thẳng hơn. Với chính sách ngoại giao chiến lang, hình ảnh quốc tế của Trung Quốc cũng nhanh chóng trở nên tiêu cực. ĐCSTQ đang rơi vào thế cô lập chưa từng có.

Theo Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA), nhiều học giả cho rằng nếu Trung Quốc không tích cực cải thiện các mối quan hệ đối ngoại, thì tình hình kinh tế Trung Quốc cũng sẽ không thể thay đổi.

Tuy nhiên, nếu Trung Quốc không thể thoát khỏi hoàn cảnh kinh tế khó khăn hiện nay, sự xuất hiện của một lượng lớn người dân thất nghiệp và lượng lớn các gia đình quay trở lại cảnh nghèo đói, chắc chắn sẽ gây ra bất ổn xã hội và gây nguy hiểm cho chế độ Cộng sản Trung Quốc.

Đông Phương

Theo SOH

https://www.ntdvn.com/trung-quoc/tap-can-binh-ra-chi-thi-quan-trong-de-xay-dung-mot-trung-quoc-binh-an-101732.html

Trung Quốc hối thúc Mỹ

ngưng hành động tùy tiện qua lệnh cấm đầu tư

Trung Quốc hối thúc Hoa Kỳ ngưng ngay các hành động tùy tiện cấm các khoản đầu tư của Mỹ, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân nói với các nhà báo hôm thứ Sáu 13/11.

Ông Uông phát biểu khi được hỏi về lệnh cấm đầu tư của Mỹ vào các công ty có dính líu tới quân đội Trung Quốc.

Ông nói chính phủ Mỹ đã “bôi nhọ một cách có ác ý” sự hợp nhất giữa quân đội và dân sự của Trung Quốc, và Bắc Kinh sẽ mạnh mẽ bênh vực các quyền và lợi ích của các công ty Trung Quốc, ông Vương nói.

Chính phủ của Tổng Thống Trump hôm thứ Năm 12/11 ban hành sắc lệnh cấm các công ty Mỹ đầu tư vào các công ty Trung Quốc thuộc thuộc quyền sở hữu hoặc do quân đội Trung Quốc kiểm soát.

https://www.voatiengviet.com/a/tq-hoi-thuc-my-ngung-hanh-dong-tuy-tien-qua-lenh-cam-dau-tu/5660057.html

Đảng của bà Suu Kyi cam kết thành lập chính phủ đoàn kết

sau chiến thắng bầu cử “áp đảo”

Tin từ YANGON, Myanmar – Vào hôm thứ Sáu (13/11), Đảng cầm quyền của Cố vấn nhà nước Myanmar Aung San Suu Kyi cho biết họ sẽ tìm cách thành lập một chính phủ đoàn kết dân tộc sau khi kết quả bầu cử chính thức cho thấy họ giành đủ số ghế nghị viện để thành lập chính quyền tiếp theo.

Đợt kết quả mới nhất từ cuộc bỏ phiếu vào hôm Chủ nhật xác nhận Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của bà Suu Kyi giành được 322 ghế cần thiết trong cơ quan lập pháp lưỡng viện để thành lập chính phủ. NLD chiếm 368 ghế trong số 434 ghế được tuyên bố, với kết quả từ 42 ghế khác vẫn chưa được công bố.

Phát ngôn viên Monywa Aung Shin của NLD cho biết chiến thắng “áp đảo” này cho thấy người dân vẫn tin tưởng vào sự lãnh đạo của bà Suu Kyi. Myanmar chứng kiến các cuộc nổi dậy của các lực lượng du kích đòi quyền tự trị khác nhau kể từ ngay sau khi quốc gia này độc lập khỏi Anh Quốc vào năm 1948, và chính phủ của bà Suu Kyi cố gắng hoàn thiện các nỗ lực hòa bình mặc dù tiến bộ còn chắp vá và tình trạng bạo lực bùng phát ở một số khu vực.

Các đảng chính trị dân tộc thiểu số cạnh tranh để giành được các ghế trong nghị viện cũng như trong các hội đồng nhà nước của họ. Chiến thắng áp đảo của NLD sẽ là một sự thúc đẩy đáng hoan nghênh đối với bà Suu Kyi, khôi nguyên Nobel Hòa bình từng có một nhiệm kỳ đầu đầy sóng gió và gặp khó khăn trong việc đáp ứng kỳ vọng cao của công chúng. (BBT)

https://www.sbtn.tv/dang-cua-ba-suu-kyi-cam-ket-thanh-lap-chinh-phu-doan-ket-sau-chien-thang-bau-cu-ap-dao/

Ấn Độ và Pakistan nổ súng tại biên giới,

khiến ít nhất 14 người chết

Tin Srinagar, Ấn Độ – Ít nhất 10 thường dân và 4 binh sĩ đã thiệt mạng, trong vụ bắn đạn pháo qua lại giữa Ấn Độ và Pakistan vào thứ Sáu, 13 tháng 11. Đây cũng là một trong những ngày chết chóc nhất trong năm nay, tại vùng biên giới được quân sự hóa nặng nề giữa 2 quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân.

Theo các viên chức Ấn Độ, cuộc tấn công bằng súng cối và các loại vũ khí khác dọc theo đường biên giới bắt đầu khi quân đội Ấn Độ phát hiện âm mưu xâm nhập của Pakistan tại miền bắc tỉnh Kashmir. Nhà chức trách Ấn Độ cho biết, tổn thất nhân mạng của nước này bao gồm 6 thường dân, bao gồm cả một trẻ em 8 tuổi, cùng 3 binh sĩ và 1 nhân viên biên giới.

Trong khi đó, Pakistan nói 4 thường dân của họ đã thiệt mạng, bao gồm 1 phụ nữ, và 27 người khác bị thương. Viên chức Ấn Độ tin rằng, phía quân đội Pakistan cũng có thương vong, nhưng không công bố. Ấn Độ và Pakistan đều tuyên bố sở hữu toàn bộ vùng Kashmir, nhưng hiện mỗi bên chỉ quản lý một phần của khu vực này.

New Delhi thường tố cáo Pakistan âm thầm tài trợ cho phiến quân để gây rối loạn tại Kashmir, nhưng chính quyền Islamabad luôn bác bỏ cáo buộc này. Theo nhà chức trách Ấn Độ, binh sĩ nước này và lực lượng Pakistan thường xuyên nổ súng qua lại tại biên giới, nhưng vụ bắn đạn pháo hôm thứ Sáu là đặc biệt nghiêm trọng. Vụ bắn đạn pháo bắt đầu từ sáng thứ Sáu và kéo dài đến chiều tối cùng ngày. Cả hai nước đều cáo buộc phía kia nổ súng vào khu vực dân cư. (Ngô Bảo)

https://www.sbtn.tv/an-do-va-pakistan-no-sung-tai-bien-gioi-khien-it-nhat-14-nguoi-chet/

Úc hủy bỏ kế hoạch

cho phép sinh viên ngoại quốc trở lại

Tin từ Sydney, Úc – Hôm thứ sáu (13/11), Thủ tướng Úc Scott Morrison cho biết, quốc gia này sẽ không cho phép sinh viên ngoại quốc trở lại vì ưu tiên cho những người dân địa phương hiện đang mắc kẹt ở các quốc gia khác.

Vào tháng 3/2020, Úc đã đóng cửa biên giới đối với tất cả những người không phải là công dân và thường trú nhân nhằm làm chậm sự lây lan của COVID-19. Với số sinh viên ngoại quốc mang đến khoảng 35 tỷ Úc Kim mỗi năm cho nền kinh tế Úc, Canberra hy vọng sẽ có thể dần dần cho phép sinh

viên ngoại quốc quay trở lại vào năm 2021. Tuy nhiên, với hàng ngàn người dân Úc muốn quay trở lại đất nước, ông Morrison cho biết sẽ không có đủ cơ sở cách ly. Do đó, Úc giới hạn số lượng người dân địa phương được phép trở về mỗi tuần để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm.

Vào đầu năm 2020, ông Catriona Jackson, Giám đốc điều hành các trường đại học Úc cho biết, việc tiếp tục cấm sinh viên ngoại quốc quay lại sẽ làm trầm trọng thêm lỗ hổng tài chính mà các cơ sở giáo dục Úc phải đối mặt, ước tính từ 3 tỷ đến 4.8 tỷ Úc Kim trong năm 2020. Vào tuần rồi, Viện nghiên cứu giáo dục Mitchell ước tính, vào tháng 6/2021 sẽ có ít hơn 300.000 sinh viên quốc tế ở Úc nếu các giới hạn biên giới vẫn còn.  (BBT)

https://www.sbtn.tv/uc-huy-bo-ke-hoach-cho-phep-sinh-vien-ngoai-quoc-tro-lai/

Báo cáo khoa học Úc: ‘‘Thiên tai’’ kinh hoàng 2019

sẽ thành chuyện thường ngày

Trọng Thành

Năm 2019, nước Úc chứng kiến khí hậu khô nóng khiến một diện tích tương đương với nước Anh bị thần lửa tiêu hủy. Báo cáo khoa học về khí tượng của Úc, công bố hôm qua, 13/11/2020, dự kiến trong 10, 20 mươi năm nữa, thiên tai ở quy mô như vậy sẽ thành chuyện thường ngày, nếu xu thế Trái đất nóng lên tiếp tục như hiện nay.

Một diện tích rừng tương đương với lãnh thổ nước Anh, tại Úc, bị lửa thiêu rụi. Ít nhất 33 người chết. Gần 3 tỉ động vật nuôi phải sơ tán. Tổng cộng thiệt hại gần 7 tỉ đô la. Ông Jaci Brown, giám đốc Trung tâm Khoa học về Khí hậu của CRISCO, Cơ quan khoa học quốc gia Úc, nhận định trên đài truyền hình công ABC : « Trong 10 hay 20 năm nữa, năm 2019 sẽ không phải là năm nóng nhất, mà sẽ là một năm bình thường… Và vào thế kỷ tới, một năm như vậy sẽ được coi là một năm mát mẻ ».

Đọc thêm : Úc cháy lớn – Sydney vẫn bắn pháo hoa mừng Tết: Viễn cảnh tương lai nhân loại?

Báo cáo về khí hậu của CRISCO, được công bố hai năm một lần, rất được chú ý. Báo cáo cho biết cụ thể là mưa sẽ ít hơn nhiều tại các vùng tây nam và đông nam nước Úc, khu vực của khô hạn và cháy rừng, nhưng sẽ nhiều hơn tại khu vực phía bắc, nơi bão tố và lũ lụt hoành hành dữ dội hơn trong những năm gần đây.

Nhiệt độ trung bình của thế giới hiện nay đã tăng 1,44°C so với năm 1910. Các nhà khoa học Úc nhắc lại là, mục tiêu của cộng đồng quốc tế, với Thỏa thuận Khí hậu Paris 2015, là không để nhiệt độ Trái đất tăng quá từ 1,5°C và 2°C so với thời tiền công nghiệp. Bởi quá mức nhiệt độ này, các hiện tượng thời tiết cực đoan sẽ xảy ra với quy mô lớn hơn và thường xuyên hơn, vượt quá khả năng đối phó của xã hội con người.

Không khí nóng lên 1,44°C. Nhiệt độ của các đại dương cũng tăng lên 1°C, khiến đại dương bị axit hóa, dẫn đến việc san hô – được mệnh danh là « rừng của biển », nơi trú ẩn chủ yếu của các loài sinh vật biển – bị hủy diệt với tốc độ nhanh chóng.

Cơ quan khoa học quốc gia Úc (CRISCO) kêu gọi Úc cần nhanh chóng trở thành « nhà cung cấp năng lượng tái tạo và các công nghệ năng lượng tái tạo », để không góp phần làm cho Trái đất nóng lên.

Gần 90% người Úc hiểu rằng biến đổi khí hậu là mối đe dọa lớn, theo một điều tra của Viện Lowy, Sydney. Nhưng chính phủ bảo thủ Úc đã liên tục giảm nhẹ mối liên hệ giữa tình trạng cháy rừng ngày càng nghiêm trọng với biến đổi khí hậu. Công nghiệp khai thác than đá là nguồn thu nhập chính của nước Úc. Trung Quốc là khách hàng chính của ngành khai thác than Úc.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20201114-uc-chay-rung-ngay-cang-lon-do-trai-dat-nong-len