Tin Khắp Nơi – 14-10-2016

Cac Bai Khac

No sub-categories

Vua Bhumibol gây dựng Thái Lan thế nào

Vua Bhumibol được xem là trụ cột của sự ổn địnhREUTERS
Vua Bhumibol được xem là trụ cột của sự ổn định

Jonathan Head – BBC News, Bangkok

Vai trò chủ đạo của Vua Bhumibol Adulyadej trong sự phát triển của Thái Lan hiện đại có xu hướng che khuất một thực tế rằng khi ông lên ngôi vào năm 1946, tình trạng của chế độ quân chủ đã không được đảm bảo, và chính nhà vua trẻ chưa chuẩn bị để đảm nhận cương vị này.

Cho đến năm 1932 Thái Lan từng được cai trị bởi một chế độ quân chủ tuyệt đối, với vua chi phối ngành tư pháp, bổ nhiệm các quan chức chính phủ và chính sách nhà nước.

Ý tưởng về vương quyền đã được hình thành qua nhiều thế kỷ từ khái niệm của Phật giáo về pháp vương, chỉ có một vua hành động theo 10 lời khuyên của Phật pháp như tính trung trực và kiềm chế, và khái niệm Ấn giáo về một vua toàn năng.

Nhưng những áp lực của thế giới toàn cầu hóa thời hiện đại xâm nhập vào năm 1932 khi một nhóm binh sĩ và trí thức lật đổ chế độ quân chủ tuyệt đối và áp đặt một hiến pháp hạn chế quyền lực của Vua Prajadhipok lúc đó.

Không thể chấp nhận những hạn chế này, ông đã thoái vị vào năm 1935 và sống lưu vong cho phần còn lại của cuộc đời mình.

Một vị vua trẻ

Anh trai Bhumibol, Ananda Mahidol, là người kế tiếp nhưng người mẹ nhất quyết rằng họ không nên dính vào không khí chính trị bất ổn tại Thái Lan và bà đã nuôi dạy hai con tại Thụy Sĩ.

Kết quả là không có vua trên thực tế cho đến khi gia đình trở lại sau Thế chiến Hai vào năm 1945 và lúc đó không rõ sau đó là kiểu chế độ quân chủ nào có thể được tái lập.

Vua Bhumibol thừa kế ngai vàng vào năm 1946 ở tuổi 18AFP
Vua Bhumibol thừa kế ngai vàng vào năm 1946 ở tuổi 18

Sau vụ vua Ananda bị bắn chết vào ngày 09 Tháng Sáu 1946 mà cho tới nay vẫn không giải thích được thì sứ mệnh này rơi vào Bhumibol, khi đó 18 tuổi.

Thái Lan lúc đó đã bị chia rẽ bởi các chính khách tiến bộ và phe quân sự đầy tham vọng muốn áp dụng một chế độ quân chủ yếu, hoặc có thể không có chế độ quân chủ chút nào, và các thành viên của tầng lớp quý tộc hoàng gia quyết tâm tái lập một hệ thống chính trị với chế độ quân chủ là nòng cốt.

Người của hoàng gia dựa vào Vua Bhumibol cho kế hoạch này, và trong suốt 40 năm sau họ đã thành công.

Vai trò của hoàng gia

Cho đến giữa những năm 1950 vị trí của nhà vua vẫn còn quá không an toàn để ông thách thức người hùng quân đội Phibul Songkram, từng điều hành trong giai đoạn chiến tranh. Thậm chí ông chí còn không được phép đi lại tự do ngoài Bangkok.

Cho tới 1932, Thái Lan là nước theo chế độ quân chủREUTERS
Cho tới 1932, Thái Lan là nước theo chế độ quân chủ

Xã hội Thái Lan vẫn là một người theo đạo và tinh thần, và những vai trò của hoàng gia đã được trung tâm để giữ gìn hình ảnh của Vua Bhumibol là một người đàn ông là hiện thân của đức pháp.

Nhưng các hoàng tử khác đã giúp xây dựng hình ảnh của ông trước công chúng bằng cách nhấn mạnh vai trò của ông như người bảo vệ niềm tin Phật giáo, khôi phục lại các nghi lễ hoàng gia như thay thế các loại vải thiêng tại đền thờ quan trọng nhất, hoặc chủ trì lễ cày cấy hàng năm tại quảng trường hoàng gia ở Bangkok.

Xã hội Thái Lan vẫn là một xã hội rất sùng đạo và tâm linh, và những vai trò của hoàng gia là quan trọng trong việc giữ gìn hình ảnh của Vua Bhumibol như hiện thân của đạo hành.

Nhà vua đã chứng tỏ kỹ năng hành xử theo cách củng cố hình ảnh đó. Ngày nay các khía cạnh thiêng liêng của chế độ quân chủ là một nguồn quan trọng của sự nổi tiếng đó.

Từ giữa năm 1950 trở đi, nhà vua đã đi lại nhiều, và quan tâm nhiều đến các dự án phát triển nông thôn.

Sự can thiệp của ông có hiệu quả thực sự thế nào là khó đánh giá trong bối cảnh hoàng gia có bộ máy tuyên truyền của mình, nhưng họ chắc chắn tạo dựng ông như một người cai trị đất nước có tâm và làm việc tận tụy vì dân.

Vua Bhumibol thường thăm những vùng nông thôn
Vua Bhumibol thường thăm những vùng nông thôn

Các chuyến thăm của ông tới vùng nông thôn, nơi ông thường trò chuyện với những người nông dân quỳ lạy trước mặt, trái ngược với thái độ dường như bàng quang của các quan chức tham nhũng của chính phủ cấp địa phương.

Nhân vật chống cộng

Và rồi quốc vương được trông đợi tham gia vào sự phát triển của đất nước, và người ta dành nguồn lực đáng kể để thúc đẩy triết lý về một “nền kinh tế vừa đủ” của Vua Bhumibol – với việc tập trung vào phát triển cân bằng, quan tâm nhiều tới trách nhiệm môi trường và xã hội tương đương với như các biện pháp thông thường của tiến bộ kinh tế .

Từ giữa thập niên 1960, khi chính quyền trung ương bị thách thức tại vùng nông thôn bởi một cuộc nổi dậy của phe cộng sản, các chuyến thăm của nhà vua giúp khống chế sự ảnh hưởng của phe nổi dậy.

Vua Bhumibol đã trở thành một nhân vật quan trọng trong cuộc chiến của quân đội Thái Lan và lực lượng được Mỹ hậu thuẫn chống lại chủ nghĩa cộng sản, mặc dù vai trò của ông trở nên gây nhiều tranh cãi trong cuộc đảo chính có bạo động chống cánh tả vào năm 1976, trong đó hàng chục sinh viên bị lực lượng an ninh và dân quân được hoàng gia hậu thuẫn giết dã man, và hàng ngàn người đã buộc phải chạy trốn và tìm nơi nương tựa ở Đảng Cộng sản.

Nhưng di sản của vai trò chống cộng này là một chế độ quân chủ vẫn được xem là quan trọng để duy trì quyền lực của nhà nước trên cả nước.

Dân Thái Lan treo ảnh vua ở nhàREUTERS
Dân Thái Lan treo ảnh Vua và Hoàng Hậu ở nhà

Trong suốt triều đại của mình, Vua Bhumibol đã làm việc với hàng loạt chính quyền quân sự, khiến có những cáo buộc rằng ông cảm thấy thoải mái hơn với chế độ độc tài hơn là các chế độ dân chủ bầu bằng phiếu.

Chắc chắn ông đã thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với ba nhà lãnh đạo quân sự nắm quyền lâu dài, Sarit Thanarat 1957-1963, Thanom Kittikachorn 1963-1973 và Prem Tinsulanonda 1980-1989, cho họ tính hợp pháp với sự ủng hộ hoàng gia và đổi lại có sự ủng hộ vững chắc của các lực lượng vũ trang cho chế độ quân chủ. Nhà vua cũng rất thích cầm và sử dụng vũ khí quân dụng, và thường mặc quân phục riêng của mình.

Người hoàng gia giải thích điều này, và việc nhà vua đành chấp nhận tất cả các cuộc đảo chính vì ông chấp nhận quyền lập hiến có giới hạn của mình – và rằng ông không thể đóng một vai trò chính trị công khai, và đã phải đồng hành với các chế độ nào thắng thế ở Thái Lan.

Vai trò người hòa giải

Tuy nhiên giới chỉ trích tin rằng ông đã chia sẻ thái độ khinh thị của nhiều người trong tầng lớp thượng lưu đối với các chính trị gia được bầu lên, coi họ là những kẻ vô giai cấp và hám tiền.

Trong các cuộc phỏng vấn nhà vua xem chính trị như một cái gì đó khó coi mà ông không muốn bị liên lụy.

Nhưng sự phân hóa sâu sắc trong xã hội Thái Lan vào cuối triều đại của ông, và việc nhiều nhiều người tin rằng hoàng gia đã theo phe chống lại cỗ máy được bầu lên của cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra, đã dẫn đến việc nhận thức rằng chế độ quân chủ có lập trường thù địch với nền dân chủ tự do.

Một vế khác trong vai trò của Vua Bhumibol mà người ta thường nói tới trong suốt triều đại của ông là ông nắm vai trò của người hòa giải trong những lúc có khủng hoảng. Ông không thể can thiệp chính thức. Nhưng hai lần, vào năm 1973 và 1992, khi các cuộc đụng độ đẫm máu giữa quân đội và người biểu tình đã diễn ra trên đường phố của Bangkok, ông ghi điểm bằng việc làm dịu tình hình và tạo điều kiện để có được sự thỏa hiệp.

Năm 1973, ông quyết định cho phép sinh viên biểu tình trú ẩn bên trong cung điện của mình, làm khó cho nhà độc tài lúc đó là Thanom và buộc ông phải sống lưu vong.

Điều này dẫn tới sự hình thành của chính phủ dân chủ đầu tiên của Thái Lan kể từ năm 1940, mặc dù thời gian ngắn ngủi này đã kết thúc một cách bi thảm trong bạo lực và đàn áp vào năm 1976.

Nhiều sinh viên bị giết trong biểu tình năm 1976 tại Đại học Thammasat
AFP
Nhiều sinh viên bị giết trong biểu tình năm 1976 tại Đại học Thammasat

Năm 1992, nhà vua lại đóng vai trò hòa giải một lần nữa, triệu hồi một thủ tướng được quân đội hậu thuẫn và nhà lãnh đạo của phong trào biểu tình, và cho phép quay video họ quỳ gối trước khi ông lên sóng phát biểu. Sau đó, Thái Lan đã được hưởng giai đoạn dài nhất của nền dân chủ cho đến cuộc đảo chính năm 2006.

Người ta tranh luận về vai trò của nhà vua trong các cuộc khủng hoảng, nhưng các biến cố này cho phép ông được hiện diện như trọng tài cuối cùng của tranh chấp.

Có ảnh hưởng, nhưng khiêm tốn

Một sự “can thiệp” vào tháng Tư năm 2006 chứng kiến việc nhà vua ra lệnh cho các tòa án hàng đầu của đất nước ra phán quyết liệu kết quả của cuộc bầu cử mà Thaksin Shinawatra thắng có vô hiệu hay không.

Người dân ra đón mỗi khi có đoàn xe nhà vua đi quaREUTERS
Người dân ra đón mỗi khi có đoàn xe nhà vua đi qua

Bề ngoài ông đã phản bác lại lời kêu gọi từ những người biểu tình chống Thaksin để chính ông bổ nhiệm một thủ tướng – ông nói đó là vượt quá thẩm quyền của mình. Nhưng các thẩm phán đã hiểu ý, và bãi bỏ kết quả bầu cử với lý do là có một số vi phạm khá nhỏ, khiến sau đó dẫn đến cuộc đảo chính vào tháng Chín năm đó.

Hoàng gia tại Thái Lan thường so sánh các quyền hạn của quốc vương với những mô tả của sử gia Walter Bagehot cho các vị vua và hoàng hậu Anh: quyền được tư vấn, quyền động viên và quyền cảnh báo.

Nhưng Vua Bhumibol rõ ràng có nhiều hơn thế; những gì mà cựu Thủ tướng Anand Panyarachun từng mô tả là “quyền lực dự trữ hoặc quyền đạo đức” của mình, một cái gì đó mà có thể là cực kỳ có ảnh hưởng, nhưng chỉ sử dụng một cách khiêm tốn.

Các điều khoản của luật về tội khi quân có nghĩa là không thể có bất kỳ thảo luận công khai nào về vai trò và di sản của Vua Bhumibol tại Thái Lan.

Không có thước đo thực sự nào về việc ông được ủng hộ ra sao hay ảnh hưởng của ông thế nào trong môi trường này. Nhưng bên ngoài Thái Lan đã có việc tranh luận có tính thách thức quan điểm chính thức cho đó là vị vua khôn ngoan, tốt bụng và được yêu mến giữ được đất nước toàn vẹn vào những thời điểm khủng hoảng.

Một số người này cho rằng nhà vua là người đóng vai trò then chốt trong việc làm suy yếu nền dân chủ, những người khác cho rằng ông giống một con tốt bị các thế lực lượng bảo thủ sử dụng.

Chế độ quân chủ hiện đại của Thái Lan được xây dựng gần như hoàn toàn xung quanh nhà vuaREUTERS
Chế độ quân chủ hiện đại của Thái Lan được xây dựng gần như hoàn toàn xung quanh nhà vua

Một điểm mà các giới chỉ trích và những người ủng hộ có đồng ý với nhau là dự án bắt đầu vào năm 1946 để khôi phục lại tình trạng của chế độ quân chủ ở Thái Lan đã thành công phần lớn là vì được tập trung vào vị vua trẻ.

Dù sự thật đằng sau những lời tán dương tràn ngập cho tính cách và những thành tựu của ông là gì, ông đã đóng tất cả các vai trò khác nhau được gán cho mình một cách xuất sắc. Ông thể hiện là vị vua có sự quan tâm nhưng kiềm chế, một nhà vua phục hưng quan tâm về nghệ thuật, âm nhạc và thủ công mỹ nghệ, vị vua sùng đạo và chìm đắm trong các nghi lễ Phật giáo.

Chế độ quân chủ hiện đại của Thái Lan được xây dựng gần như hoàn toàn xung quanh một người. Và điều đó sẽ trở nên khó để duy trì sau khi ông ra đi. – BBC

Samsung thiệt hại 5,4 tỷ đôla vì Note 7

note 7
AFP
Samsung kêu gọi những người sở hữu Note 7 tắt nguồn điện thoại

Tổng chi phí rút sản phẩm điện thoại thông minh Galaxy Note 7 khỏi thị trường ít nhất là 5,4 tỷ đôla, Samsung cho biết.

Gã khổng lồ công nghệ Hàn Quốc hạ lợi nhuận quý ba giảm 2,3 tỷ đôla.

Hôm 14/10, hãng cho hay sẽ còn mất thêm khoảng 3 tỷ đôla.

Note 7 đã được thu hồi tháng trước sau khi xảy ra các vụ cháy nổ pin, nhưng rồi sản phẩm thay thế cũng gặp cùng vấn đề buộc Samsung phải ngưng bán thiết bị này.

Mẫu điện thoại cao cấp, ra mắt hồi tháng 8/2016, đặt mục tiêu cạnh tranh với iPhone 7 của Apple ở ngôi vị cao nhất của phân khúc điện thoại thông minh.

Dù thất bại, Samsung Electronics vẫn mong đạt được mục tiêu lợi nhuận 3,7 tỷ bảng Anh trong quý ba sau khi trừ chi phí thu hồi.

Công ty cho biết rằng để “bình thường hóa hoạt động kinh doanh điện thoại di động”, họ sẽ mở rộng kinh doanh các mẫu thuộc dòng cao cấp nhất như Galaxy S7 và S7 Edge.

“Ngoài ra, công ty sẽ tập trung tăng cường an toàn sản phẩm cho người dùng bằng những thay đổi đáng kể trong quy trình đảm bảo chất lượng”, Samsung loan báo.

Tháng 9/2016, công ty thu hồi khoảng 2,5 triệu chiếc Note 7 sau khi có những khiếu nại về pin quá nóng và phát nổ.

Sau đó họ nhấn mạnh rằng tất cả các máy thay thế đều an toàn. Tuy nhiên, sau đó có những ghi nhận về những chiếc điện thoại được thay thế cũng bắt lửa.

Hôm 11/10, công ty cho biết sẽ chấm dứt hoàn toàn việc sản xuất mẫu Note 7 và kêu gọi những người sở hữu mẫu này tắt nguồn điện thoại. – BBC

Sau Karimov: Chuyển giao quyền lực thế nào ở Uzbekistan?

Abdujalil Abdurasulov

BBC News

Người dân ở lễ tang Tổng thống Karimov
AP
Người dân ở lễ tang Tổng thống Karimov

Cho đến gần đây, người dân Uzbekistan chỉ biết một lãnh đạo – Islam Karimov, người tạo ra một trong những nhà nước đàn áp nhất thế giới.

Khi ông qua đời, xã hội trở nên bất an – ai sẽ thay thế ông, và làm thế nào? Một số người còn dự báo đấu tranh quyền lực.

Nhưng chuyển giao quyền lực diễn ra thật êm thắm. Thủ tướng Shavkat Mirziyoyev trở thành quyền tổng thống, lại được đảng Dân chủ Tự do của Karimov đề cử làm ứng viên tổng thống trong bầu cử ngày 4/12.

Nhưng công việc chưa xong.

Ông Mirziyoyev chưa chính thức đăng ký là ứng viên tổng thống, nhưng chiến dịch của ông đã hoạt động sôi nổi. Ông đi khắp nước gặp dân chúng, ra nghị định và ký thành luật.

“Ông ta làm thế để trở nên nổi bật, vì không phải ai cũng biết ông ta,” theo lời Luca Anceschi, giảng viên nghiên cứu Trung Á ở Đại học Glasgow.

Ông Mirziyoyev làm việc dưới bóng Karimov, và theo điện tín do Wikileaks từng tiết lộ, ông chỉ thị truyền thông nhà nước không đưa hình ông vì tổng thống có thể ghen tị.

Nay ông muốn bù đắp lại: ông đã đi thăm tám trong 13 khu vực của đất nước chỉ trong hai tuần.

Ông tránh đi thăm khu vực ở thung lũng Ferghana, nơi người ta tin rằng có bất mãn về chính sách của chính phủ. Người dân ở đó vẫn nhớ quân đội đàn áp cuộc biểu tình lớn ở Andijan năm 2005.

Thủ tướng Shavkat Mirziyoyev đang là quyền tổng thốngREUTERS
Thủ tướng Shavkat Mirziyoyev đang là quyền tổng thống

Shavkat Mirziyoyev có vẻ đang củng cố quyền lực bằng việc thay nội các, bổ nhiệm thống đốc mới, cảnh sát trưởng và công tố viên.

Ông cũng thay bộ trưởng giáo dục và thứ trưởng. Bộ này thường được sử dụng trong bầu cử để lung lạc phiếu bầu và thu hút cử tri.

Toàn bộ tính chính danh của chính thể ở Uzbekistan dựa trên hình ảnh Islam Karimov.

Islam Karimov năm 2015
AFP
Islam Karimov tạo ra chính quyền đàn áp ở Uzbekistan

Tuyên truyền nhà nước liên tục nhắc người dân rằng Uzbekistan “có tương lai tươi sáng” nhờ Karimov.

Ông Mirziyoyev cần củng cố tính chính danh – và ông đã làm thế bằng cách hứa hẹn đi theo chính sách người tiền nhiệm.

Tuy vậy, ông cũng đảo ngược một số quyền định mất lòng dân của Karimov. Ông xóa bỏ việc kiểm toán “bất ngờ” với doanh nghiệp. Quy định về doanh thu bằng ngoại tệ với nông dân được giảm bớt. Các con đường vốn chỉ dành cho xe tổng thống được mở lại.

Trong chính sách đối ngoại, ông Mirziyoyev kêu gọi “đối thoại rộng và mở” với Tajikistan, vốn bị xem là kẻ thù. Ông cũng mời một phái đoàn của Kyrgyzstan, một tháng sau khi xảy ra va chạm giữa hai nước vì tranh chấp lãnh thổ.

Mirziyoyev gặp Vladimir Putin tại Samarkand, Uzbekistan ngày 6/9/2016I
Mirziyoyev nói muốn có quan hệ gần với Nga, Mỹ, Trung Quốc

Nhưng Lawrence Markowitz, từ Đại học Rowan ở New Jersey, nói những việc này không có thực chất. Theo ông, đừng hy vọng có thay đổi hệ thống chính trị ở Uzbekistan.

“Giới tinh hoa có lợi ích trong việc bảo vệ tình hình cũ, cho phép họ tiếp tục chuyển tiền bạc vào túi riêng.”

Lãnh đạo mới của Uzbekistan có vẻ đang hứa hẹn “củ cà rốt” cho xã hội. Nhưng giới quan sát đồng tình rằng thời kỳ trăng mật sẽ không kéo dài , và “cây gậy” sẽ sớm thay “cà rốt”. – BBC

Indonesia thông qua luật hoạn người ấu dâm bằng hóa chất

Indonesian mothers stage a protest against child sexual abuse in Banda Aceh in 2014
AFP
Hàng loạt vụ xâm hại tình dục nghiêm trọng liên quan tới trẻ em đã xảy ra ở Indonesia

Nghị viện Indonesia thông qua bộ luật gây tranh cãi, cho phép hoạn bằng hóa chất, án tử hình và quy định về mức án tù tối thiểu cho tội phạm bị kết tội ấu dâm.

Tổng thống Joko Widodo đề xuất một số thay đổi hồi tháng Năm sau khi xảy ra vụ hiếp dâm tập thể và sát hại một bé gái 14 tuổi.

Luật gây ra tranh cãi nảy lửa tại nghị viện, với hai đảng đối lập bỏ phiếu chống luật cho phép hoạn.

Các tổ chức nhân quyền cũng phản đối hình phạt này, cho rằng không thể ngăn chặn bạo lực bằng bạo lực.

Tổ chức Bác sỹ Indonesia nói áp dụng hoạn bằng hóa chất vi phạm đạo đức nghề nghiệp của họ và nói các thành viên không nên tham gia.

Hình phạt khắc nghiệt nhất

IndonesiaREUTERS
Tổng thống Indonesia (phải) đề xuất luật mới hồi tháng Năm sau vụ bé gái 14 tuổi bị hiếp dâm tập thể và bị sát hại

Quy trình gồm việc tiêm những người bị kết tội bằng hormone nữ giới. Cách này được áp dụng với tội phạm tình dục ở Ba Lan, Hàn Quốc, Nga và một số bang ở Hoa Kỳ, cũng như các nước khác.

Luật mới cũng cho phép thẩm phán kết án tử hình người phạm tội ấu dâm hay dùng thiết bị theo dõi điện tử, và áp dụng án tối thiểu 10 năm cho những ai phạm các tội tình dục liên quan tới trẻ em.

Các nhóm nhân quyền như Ủy ban Quốc gia về Phụ nữ (NCW) chỉ trích bộ luật và kêu gọi xem xét lại bộ luật này mỗi năm để thử nghiệm xem có ngăn chặn được tội phạm hay không.

Azriana, người đứng đầu NCW nói: “Các quốc gia khác đã dùng cách hoạn bằng hóa chất và không thấy tội ác tình dục đối với trẻ em thuyên giảm. Hơn nữa, thủ tục này cũng rất đắt đỏ và chúng ta nên tiêu tiền và đầu tư tiền của vào các dịch vụ hỗ trợ và cứu giúp nạn nhân.”

Tiến sỹ Yohana Susan Yembise, phụ trách bộ Women Empowerment and Child Protection (Bộ Bảo vệ trẻ em và Trao quyền Phụ nữ) của Indonesia nói chính quyền “hy vọng” những hình phạt này “sẽ có hiệu lực như mong đợi”.

Bà nói: “Giờ chúng ta có những hình phạt khắc nghiệt nhất: án tử hình, án chung thân, hoạn bằng hóa chất, nêu tên công khai và gắn thiết bị điện tử. Những điều này giờ đã thành luật nên dù có ghét mấy đi chăng nữa thì tất cả mọi người phải ủng hộ điều này.”

Các hình phạt được đưa ra sau khi một loạt vụ lạm dụng tình dục trẻ em nghiêm trọng xảy ra ở quốc gia này. Năm ngoái, một giáo viên người Anh-Canada và một người Indonesia bị tù 10 năm do lạm dụng tình dục ba trẻ nhỏ ở một trường mẫu giáo ở Jakarta.

Hồi đầu năm nay, thi thể một bé gái 9 tuổi được tìm thấy trong hộp bìa ở Jakarta sau khi bé bị hãm hiếp nhiều lần và bị giết hại. – BBC

Ông Antonio Guterres được bổ nhiệm làm Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc

14-10-2016

Tân Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres phát biểu trong buổi lễ bổ nhiệm ông tại trụ sở Đại hội đồng LHQ ở New York hôm 13/10/2016.

Tân Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres phát biểu trong buổi lễ bổ nhiệm ông tại trụ sở Đại hội đồng LHQ ở New York hôm 13/10/2016.

 AFP photo

Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc với 193 quốc gia thành viên hôm qua nhất trí bổ nhiệm cựu thủ tướng Bồ Đào Nha Antonio Guterres vào vị trí tổng thư ký nhiệm kỳ năm năm bắt đầu từ ngày 1 tháng giêng sang năm.

Ông Antonio Guterres năm nay 67 tuổi sẽ kế nhiệm ông Ban Ki-moon đã 72 tuổi, người sẽ kết thúc nhiệm kỳ thứ hai làm tổng thư ký Liên Hiệp Quốc vào cuối năm nay.

Hôm qua, ông Antonio Guterres cam kết sẽ là một nhà trung gian hòa giải chân thực, theo đuổi một phương pháp khiêm cung nhằm giải quyết những vấn đề toàn cầu. Nhân phẩm con người sẽ là trọng tâm công tác của ông khi đảm nhận trách nhiệm tổng thư ký tổ chức Liên hiệp quốc.

Phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, ông Antonio Guterres còn cho rằng sự đa dạng đưa mọi người lại với nhau chứ không khiến họ tách xa ra.

Tuần qua, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc cũng nhất trí đề nghị Đại hội Đồng bổ nhiệm ông Antonio Guterres làm tổng thư ký thứ 9 của Liên Hiệp Quốc. – RFA

Trung Quốc ve vãn Bangladesh

14-10-2016Sau Campuchia, hôm nay chủ tịch Tập Cận Bình đến thăm Bangladesh. Đây là chuyến công du xứ nam Á này đầu tiên trong vòng ba thập niên qua của một vị chủ tịch Trung Quốc.

Giới chức Bangladesh cho biết dự kiến trong chuyến công du hai ngày của chủ tịch họ Tập đến nước này, hai phía sẽ ký kết các thỏa thuận đầu tư và cho vay tổng cộng chừng 20 tỷ đô la Mỹ.

Nhân dịp này, ông Tập Cận Bình cùng tham gia khánh thành một khu công nghiệp gần cảng chiến lược Chittagong của Bangladesh. Hy vọng của nước chủ nhà là thu hút được nhiều nhà đầu tư Trung Quốc vào khu công nghiệp này nhờ giá công nhân địa phương rẻ hơn so với ở Hoa Lục.

Người đứng đầu Liên đoàn Phòng Thương mại và Công nghiệp Bangladesh, ông Abdul Matlub Ahmad, cho biết giá lao động tại nước nam Á này rẻ hơn bên Trung Quốc từ 6 đến 7 lần.

Bangladesh hiện là đồng minh chính của Ấn Độ trong khu vực nam Á. Ngành may mặc trị giá chừng 28 tỷ đô la Mỹ của Bangladesh chỉ đứng sau Trung Quốc mà thôi. – RFA

720p MP4360p MP4

Trung Quốc xóa nợ cho Kampuchea

14-10-2016

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình được chào đón bởi các quan chức cấp cao chính phủ Campuchia tại sân bay ở Phnom Penh, thủ đô Campuchia ngày 13 tháng 10 năm 2016.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình được chào đón bởi các quan chức cấp cao chính phủ Campuchia tại sân bay ở Phnom Penh, thủ đô Campuchia ngày 13 tháng 10 năm 2016.

AFP photo

Trung Quốc xóa 90 triệu đô la Mỹ mà năm ngoái Campuchia nợ Bắc Kinh, ngoài ra chính quyền của chủ tịch Tập Cận Bình sẽ cấp thêm 15 triệu đô la cho Bộ Quốc Phòng Xứ Chùa Tháp. Đây là nội dung thông báo được đưa ra hôm qua trong chuyến công du chính thức cùa chủ tịch Tập Cận Bình đến Campuchia.

Phát ngôn nhân của thủ tướng Hun Sen cho biết chủ tịch họ Tập còn đồng ý gia tăng mậu dịch giữa hai nước từ mức 4 tỷ 400 triệu đô la Mỹ hiện nay lên 5 tỷ đô la Mỹ vào sang năm.

Ông Tập Cận Bình còn hứa với thủ tướng Hun Sen sẽ khuyến khích dân chúng Hoa Lục đi du lịch sang Xứ Chùa Tháp, thúc đẩy số lượng chừng 700 ngàn người Hoa viếng thăm Campuchia hiện nay lên 2 triệu người vào năm 2020.

Bản thân ông Hun Sen cho rằng phát triển của Campuchia hiện nay không thể đạt được nếu như không có sự giúp đỡ của Trung Quốc.

Trong chuyến thăm Campuchia của chủ tịch họ Tập có tổng cộng 31 hợp đồng được ký kết. – RFA

Thái tử Thái Lan, người kế vị gây tranh cãi

14-10-2016

Thái tử Thái Lan Maha Vajiralongkorn.

Thái tử Thái Lan Maha Vajiralongkorn.

Sau khi Quốc vương Thái Lan Bhumibol Adulyadej băng hà hôm 13/10, Thái tử Maha Vajiralongkorn, 64 tuổi, được loan báo là người kế vị.

Ông sinh ngày 28/7/1952, là con trai duy nhất trong bốn người con của Vua Bhumibol và Hoàng hậu Sirikit.

Ông từng được đào tạo từ các trường nổi tiếng Tây phương, được huấn luyện quân sự, từng làm sĩ quan quân đội và giữ các vị trí trong hải quân, không quân Thái.

Tuy nhiên, trái với hình ảnh uy nghiêm của Quốc vương Bhumibol được thần dân yêu mến, Thái tử Vajiralongkorn được biết đến như một nhân vật ‘playboy’ với phong cách sống vượt ngoài những nghi thức truyền thống của hoàng gia.

Những tranh cãi về Thái tử còn liên quan tới ba lần ông ly dị và đối xử khắc nghiệt với vợ con.

Năm 2007, một đoạn video được phổ biến trên mạng cho thấy người vợ thứ ba của ông, từng là tiếp viên quán bar, để ngực trần bên ông trong buổi tiệc sinh nhật chó cưng của Thái tử giữa những người hầu kẻ hạ và cả cảnh bà nằm xuống đất liếm bánh như chú khuyển cưng.

Theo tờ New York Post, người vợ thứ ba này đã bị đuổi ra khỏi Hoàng cung hồi cuối năm ngoái. Gần đây, thân mẫu của bà cũng bị Thái tử cho phép tống giam 2 năm rưỡi về tội ‘phỉ báng hoàng gia.’

Hai cuộc hôn nhân trước của ông cũng đầy sóng gió. Trong thời gian chung sống với người vợ đầu, vốn là một người họ hàng, Thái tử bị tố cáo có 5 con với một người phụ nữ khác. Sau đó, ông lấy người này làm vợ. Nhưng rốt cuộc ông cũng bỏ rơi người vợ nhì, khiến bà phải bỏ nước đi sống lưu vong.

Gần đây, một tấm hình chụp Thái tử được phi công và nhân viên phi hành đoàn trang trọng nghênh đón tại sân bay Munich trong khi ông mặc quần jeans trễ lưng và một chiếc áo ‘ba lỗ’ ngắn để hở nguyên phần bụng cũng gây sốc không kém.

Thái Lan có luật chống khi quân phạm thượng, cấm phỉ báng hay đàm tiếu về Hoàng gia nên những hình ảnh không đẹp về Thái tử không được truyền thông nội địa loan tải.

Nhiều người lo ngại rằng việc Thái tử Vajiralongkorn lên ngôi có thể gây ra biến động lớn và bất ổn trong một đất nước từng xảy ra nhiều cuộc đảo chính. – VOA