Tin khắp nơi – 14/01/2021
Mỹ cấm nhập bông từ khu vực bị Trung Quốc nhắm mục tiêu đàn áp
Chính phủ Hoa Kỳ loan báo hôm thứ Tư 13/1 rằng họ sẽ ngừng nhập khẩu bông và cà chua từ khu vực của người Duy Ngô Nhĩ ở Trung Quốc. Đây là hành động sâu rộng nhất của Mỹ nhằm gây áp lực lên Đảng Cộng sản Trung Quốc liên quan đến chiến dịch của nước này đánh vào các dân tộc thiểu số.
Các quan chức cho biết Cơ quan Hải quan và Biên phòng sẽ sử dụng thẩm quyền của họ để chặn các sản phẩm bị nghi ngờ được sản xuất bằng lao động cưỡng bức nhằm cấm nhập bông, cà chua và các sản phẩm liên quan từ khu vực Tân Cương, tây bắc Trung Quốc.
Tân Cương là nơi cung cấp bông lớn ở tầm cỡ toàn cầu, vì vậy lệnh cấm này có thể có tác động đáng kể đến thương mại quốc tế.
Chính quyền của Tổng thống Trump đã ngăn chặn hàng nhập khẩu từ các công ty riêng lẻ có liên quan đến lao động cưỡng bức ở Tân Cương, và Mỹ cũng đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các quan chức Đảng Cộng sản TQ có vai trò lớn trong chiến dịch đàn áp.
Lệnh cấm sẽ gây áp lực kinh tế không chỉ đối với Trung Quốc mà cả với các nhà bán lẻ lớn trên toàn cầu, cho dù họ vô tình hay không khi nhập khẩu hàng hóa sản xuất ra bởi những người phải làm việc trong tình trạng giống như chế độ nô lệ thời hiện đại.
Hợp đoàn Quyền Công nhân, một tổ chức giám sát quyền lao động, ước tính rằng lệnh cấm của Hoa Kỳ ảnh hưởng đến khoảng 20% nguồn cung bông toàn cầu.
Một số người trong lĩnh vực tư nhân tỏ ý phản đối lệnh cấm đối với toàn bộ khu vực Tân Cương, cho rằng nó có thể trừng phạt cả các nhà sản xuất hợp pháp, họ cũng nói rằng khó có thể bảo đảm là nguyên liệu thô thuộc diện vi phạm không lọt vào chuỗi cung ứng. Điều này đặc biệt đúng với bông Trung Quốc được sử dụng để may quần áo xuất khẩu ở các nước khác như Việt Nam và Bangladesh.
Theo Brenda Smith, trợ lý ủy viên điều hành tại Văn phòng Thương mại, Cục Hải quan và Biên phòng, Hoa Kỳ nhập khẩu bông trị giá khoảng 9 tỷ đô la từ Trung Quốc vào năm ngoái. Smith cho biết các sản phẩm cà chua mà Hoa Kỳ nhập từ Trung Quốc vào năm ngoái chỉ đạt khoảng 10 triệu đô la.
Thời gian qua, Trung Quốc bỏ tù hơn 1 triệu người, bao gồm người Duy Ngô Nhĩ và các nhóm sắc tộc khác chủ yếu theo Hồi giáo trong một mạng lưới các trại tập trung rộng lớn. Nhiều người đã bị tra tấn, triệt sản và nhồi sọ chính trị bên cạnh lao động cưỡng bức, đó là một phần của chiến dịch đồng hóa ở một vùng có cư dân khác biệt về sắc tộc và văn hóa với đa số người Trung Quốc sắc tộc Hán.
Ông Trump có thể bị cấm nắm chức vụ trong chính quyền Mỹ sau này?
Giờ đây, khi Tổng thống Mỹ Donald Trump bị Hạ viện luận tội lần thứ hai, có thể bước tiếp theo của Quốc hội Mỹ sẽ là ngăn không cho ông được giữ chức vụ trong chính quyền một lần nữa.
Toàn bộ đảng viên Dân chủ tại Hạ viện và 10 đảng viên Cộng hòa bỏ phiếu hôm thứ Tư 13/1 ủng hộ việc luận tội ông Trump vì ông đóng vai trò trong việc kích động cuộc bạo loạn hồi tuần trước tại Điện Capitol, tức trụ sở Quốc hội Hoa Kỳ.
Về phía Thượng viện, Lãnh đạo khối đa số Mitch McConnell, (đảng Cộng hòa-bang Kentucky), đã nói riêng rằng ông chịu hết nổi ông Trump.
Nhưng chỉ riêng việc luận tội thôi sẽ không ngăn được ông Trump tìm cách nắm quyền trong tương lai. Dưới đây là một số câu hỏi và trả lời về cách Quốc hội có thể cấm ông Trump tìm cách nắm chức vụ trong chính quyền liên bang một lần nữa.
LUẬN TỘI PHẾ TRUẤT CÓ TÁC DỤNG GÌ?
Việc luận tội tại Hạ viện mở ra một phiên xét xử tại Thượng viện, ở đó, phải đạt đa số phiếu là hai phần ba mới đủ để phế truất tổng thống.
Sau khi Hạ viện luận tội ông Trump vào cuối năm 2019 vì ông có chiến dịch gây áp lực lên Ukraine, Thượng viện đã bỏ phiếu tuyên ông vô tội. Chỉ có một đảng viên Cộng hòa, ông Mitt Romney của bang Utah, đã không bỏ phiếu theo đảng Cộng hòa.
Tuy nhiên, lần này có thể khác. Bản thân ông McConnell hôm 13/1 cho biết ông vẫn chưa quyết định. Các đảng viên Cộng hòa khác đang tức giận. Về lý thuyết, ông Trump có lẽ sẽ kết thúc nhiệm kỳ trước khi có bất kỳ cuộc bỏ phiếu nào được thực hiện [ở Thượng viện] về việc có phế truất ông hay không. Tổng thống đắc cử Joe Biden tuyên thệ nhậm chức vào ngày 20/1. Với tương quan lực lượng ở Thượng viện hiện là 50-50, đảng Dân chủ và hai đảng viên độc lập đứng về họ sẽ cần sự ủng hộ của 17 đảng viên Cộng hòa mới đủ để phế truất ông Trump.
ÔNG TRUMP CÓ MẶC NHIÊN BỊ CẤM NẮM CHỨC VỤ NẾU ÔNG BỊ PHẾ TRUẤT?
Không. Nếu Thượng viện phế truất, các nhà lập pháp sẽ tiến hành một cuộc bỏ phiếu riêng về việc có cấm ông nắm quyền trong tương lai hay không.
Chưa từng có tổng thống nào bị kết án tại Thượng viện và bị cách chức. Nhưng trong trường hợp các thẩm phán liên bang bị luận tội và cách chức, Thượng viện đã tiến hành cuộc bỏ phiếu thứ hai sau khi kết tội để quyết định có cấm người đó lại được nắm chức vụ liên bang hay không.
Trong cuộc bỏ phiếu thứ hai, chỉ cần có đa số thượng nghị sĩ tán thành là đủ. Nhưng cần lưu ý rằng chuyện này chưa từng xảy ra trước đây đối với một tổng thống, nên có thể sẽ có kiện tụng ra tòa án.
Một vấn đề pháp lý khác: Nhiều khả năng phiên tòa tại Thượng viện xử ông Trump sẽ không thể diễn ra trước ngày 19/1/2021, một ngày trước khi ông mãn nhiệm. Các học giả hiện còn đang tranh cãi về việc liệu một cựu tổng thống vẫn có thể phải đối mặt với một phiên tòa luận tội tại Thượng viện hay không.
CÓ PHẢI ĐÓ LÀ CÁCH DUY NHẤT CẤM ÔNG TRUMP NẮM QUYỀN?
Có lẽ là không. Trong một bài báo đăng trên Washington Post hôm 11/1, giáo sư Bruce Ackerman, trường Luật Yale; và giáo sư luật Gerard Magliocca, Đại học Indiana; cho rằng các nghị sĩ Quốc hội có một cách khác, có lẽ dễ hơn, để cấm ông Trump nắm giữ chức vụ trong chính quyền.
Họ chỉ ra Điều 3 của Tu chính án thứ 14, nhằm ngăn chặn việc nắm giữ chức vụ liên bang đối với những người bị coi là đã “tham gia nổi dậy hoặc nổi loạn” chống lại Hiến pháp.
Hai vị giáo sư viết rằng nếu cả hai viện bỏ phiếu với tỉ lệ đa số tán thành rằng ông Trump tham gia vào một hành động “nổi dậy hoặc nổi loạn”, thì ông sẽ bị cấm tranh cử vào Nhà Trắng một lần nữa. Một khi quyết định như vậy được đưa ra, từng viện một của Quốc hội trong tương lai phải bỏ phiếu với tỉ lệ hai phần ba mới có thể thay đổi quyết định đó.
Bản luận tội chỉ có một điều được Hạ viện thông qua hôm 13/1 viện dẫn đúng nội dung đó của Hiến pháp và nói rằng cần phải loại trừ ông Trump khỏi việc nắm chức vụ trong tương lai.
(AP)
Thượng nghị sĩ McConnell chính thức từ chối lời kêu gọi tổ chức sớm Phiên tòa luận tội của Thượng viện
Bình luậnNguyên Hương
Ngày 13/1, lãnh đạo phe Đa số Thượng viện Mitch McConnell tuyên bố sẽ không tổ chức phiên tòa luận tội thứ hai đối với Tổng thống Donald Trump trước Lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Joe Biden vào ngày 20/1.
Tuyên bố của ông chính thức bác bỏ những lời kêu gọi thôi thúc ông sớm trở lại Thượng viện ở Thủ đô Washington để tiếp tục tiến hành thủ tục luận tội Tổng thống. Điều này diễn ra sau khi Hạ viện do Đảng Dân chủ kiểm soát bỏ phiếu để biểu quyết luận tội Tổng thống Trump với cáo buộc Tổng thống đã kích động một cuộc nổi dậy dẫn đến việc xâm phạm Điện Capitol của Hoa Kỳ vào ngày 6/1.
“Xem xét các quy tắc, thủ tục và tiền lệ của Thượng viện để tổ chức phiên tòa luận tội Tổng thống, tôi thấy rằng, một điều đơn giản là không thể có một phiên tòa công bằng hoặc nghiêm túc được kết thúc trước Lễ tuyên thệ của Tổng thống đắc cử Biden vào tuần tới. Thượng viện đã tổ chức ba phiên tòa luận tội tổng thống. Các phiên toàn này lần lượt kéo dài 83 ngày, 37 ngày và 21 ngày”, ông McConnell viết trong một tuyên bố sau cuộc bỏ phiếu luận tội.
“Giả sử quy trình của Thượng viện được bắt đầu trong tuần này và được tiến hành nhanh chóng, thì cũng không thể có phán quyết cuối cùng nào được đưa ra cho đến khi Tổng thống Trump rời nhiệm sở. Đây không phải là quyết định của tôi; mà đây là sự thật. Bản thân Tổng thống đắc cử tuần trước đã tuyên bố rằng, lễ nhậm chức của ông vào ngày 20/1 là con đường ‘nhanh nhất’ để thay đổi ghế tổng thống ”.
Thượng viện sẽ không tổ chức phiên họp nào cho đến ngày 19/1, trước thềm Lễ nhậm chức của ông Biden.
Hạ viện đã bỏ phiếu biểu quyết với tỷ lệ 232–197 để luận tội Tổng thống Trump lần thứ hai. Mọi thành viên Đảng Dân chủ đều bỏ phiếu ủng hộ việc luận tội, trong khi phía Đảng Cộng hòa có 10 thành viên ủng hộ việc này.
Những nghị sĩ thuộc Đảng Cộng hòa không ủng hộ việc luận tội Tổng thống nói rằng, việc tiến hành các thủ tục tố tụng sẽ càng gây chia rẽ quốc gia hơn nữa.
Ông McConnell đã không cho biết về quyết định của ông khi bỏ phiếu. Ông nói rằng Quốc hội và cơ quan hành pháp cần tập trung bảy ngày tới cho việc “tạo điều kiện để lễ nhậm chức được tổ chức an toàn và quá trình chuyển giao quyền lực được thực hiện có trật tự cho Chính quyền kế nhiệm của ông Biden”.
Sau cuộc bỏ phiếu luận tội tại Hạ viện, lãnh đạo Đảng Dân chủ trong Thượng viện Chuck Schumer tuyên bố rằng, phiên tòa xét xử Tổng thống Trump sẽ được mở và Thượng viện sẽ tổ chức cuộc bỏ phiếu để biểu quyết ngăn chặn Tổng thống Trump ra tranh cử tổng thống trong tương lai.
“Tổng thống Trump đã kích động bạo lực chống lại chính phủ được bầu hợp lệ của Hoa Kỳ trong một nỗ lực xấu xa, vô liêm sỉ và tuyệt vọng để hòng duy trì quyền lực”, ông Schumer nói.
Một số hãng truyền thông, các nhà lập pháp, cựu quan chức và những người chỉ trích khác đã đổ lỗi cho Tổng thống Trump về vụ xâm phạm Điện Capitol của Hoa Kỳ vào tuần trước. Một nhóm người biểu tình và một số người biểu tình vẫy cờ Mỹ và cờ Trump đã xông vào tòa nhà Capitol một cách bất hợp pháp. Tình trạng lộn xộn đã khiến ít nhất 5 người thiệt mạng, bao gồm một cảnh sát và hàng chục cảnh sát bị thương.
Dòng sự kiện của The Epoch Times cho thấy, vào thời điểm những kẻ bạo loạn bắt đầu nỗ lực tiến vào Điện Capitol, Tổng thống Trump đang phát biểu trước một đám đông người ủng hộ ông. Trong bài phát biểu, Tổng thống nhắc lại cáo buộc của ông về những bất thường và gian lận trong cuộc bầu cử, cũng như bày tỏ sự không hài lòng của ông với giới truyền thông và một số nhà lập pháp. Mặc dù ông khuyến khích những người ủng hộ ông “hãy để tiếng nói của các bạn được lắng nghe” tại cuộc biểu tình dự kiến
ở bên ngoài Điện Capitol, ông nhấn mạnh rằng cuộc biểu tình phải diễn ra trong tâm thái an hòa và thể hiện lòng yêu nước.
Khi hàng nghìn người biểu tình di chuyển đến Điện Capitol Hoa Kỳ, đã xảy ra các vụ bạo lực nhỏ trong các cuộc đụng độ với cảnh sát và truyền thông. Đại đa số người biểu tình vẫn ôn hòa. Vào khoảng 2 giờ chiều, một nhóm nhỏ người biểu tình bắt đầu bạo loạn, đập vỡ cửa sổ để đột phá vào tòa nhà Capitol trong khi những người biểu tình khác cố gắng ngăn chặn họ. Ngay sau đó, Tổng thống Trump bắt đầu viết trên Twitter để kêu gọi những người ủng hộ ông giữ ôn hòa. Ông tiếp tục thúc giục họ giữ thái độ ôn hòa và tôn trọng cơ quan thực thi pháp luật trong suốt buổi chiều hôm đó. Ông cũng đăng một video yêu cầu người biểu tình trở về nhà.
Những kẻ nổi loạn cuối cùng đã đột phá Điện Capitol, và những người biểu tình khác cũng theo sau. Tổng thống Trump kể từ đó đã lên án “cuộc tấn công kinh khủng” của những kẻ xâm nhập vào Điện Capitol, nói rằng “những người biểu tình xâm nhập vào Điện Capitol đã làm ô uế nền dân chủ của Hoa Kỳ”.
Nguyên Hương
Theo The Epoch Times
Vụ bạo loạn Điện Capitol: Hàng trăm người sẽ bị khởi tố
Các công tố viên liên bang Mỹ ngày 13/1 cho biết đã xác định hơn 170 người cho các cáo buộc hình sự khả dĩ liên quan đến vụ xâm nhập Điện Capitol Hoa Kỳ hôm 6/1 và rằng họ dự kiến con số sẽ lên đến hàng trăm người trong những tuần tới trong lúc cuộc truy lùng những phần tử bạo loạn ủng hộ Trump đang tiếp diễn.
Michael Sherwin, quyền công tố viên liên bang khu vực thủ đô Washington, hôm 13/1 cho báo giới biết hơn 70 người đã bị buộc tội kể từ vụ tấn công chết người gây ra bởi các ủng hộ viên của Tổng thống Donald Trump. Các công tố viên cũng đang theo đuổi cáo trạng chống lại ít nhất 100 người khác.
“Tôi đồ rằng con số đó sẽ tăng lên hàng trăm người,” ông Sherwin nói trong cuộc họp báo tại Bộ Tư pháp.
Nỗ lực điều tra vụ bạo loạn và truy lùng tất cả những ai chịu trách nhiệm có thể sẽ kéo dài nhiều tháng nếu không phải là lâu hơn, theo lời ông Sherwin, người đang chỉ đạo cuộc điều tra.
“Đây sẽ là một cuộc điều tra lâu dài,” ông nói.
Vụ tấn công, khiến 5 người thiệt mạng trong đó có một cảnh sát Điện Capitol và một người ủng hộ Trump bị trúng đạn cảnh sát, đã dẫn đến việc phe Dân chủ tại Hạ viện luận tội ông Trump vì đã kích động bạo lực bằng cách kêu gọi những người ủng hộ ông tuần hành đến Điện Capitol.
FBI đã nhận được hơn 100.000 tin mật báo kĩ thuật số và cho biết họ đang “tích cực” cân nhắc ý tưởng danh sách cấm bay.
Cuộc điều tra liên bang về vụ xâm nhập Điện Capitol gây chết người đang gia tăng cường độ nhanh chóng, với hàng trăm nhà điều tra đang thu thập bằng chứng – phần lớn là hình ảnh và video từ camera an ninh và trên mạng xã hội – để xác định và bắt giữ những người chịu trách nhiệm.
Bạo loạn tại Quốc Hội Mỹ: Những gương mặt “nổi trội” lần lượt sa lưới
Mai Vân
Theo báo chí Mỹ vào hôm qua, 13/01/2021, thêm một “nhân vật cần chú ý” trong số hàng trăm người xông vào gây loạn tại trụ sở Quốc Hội Hoa Kỳ ngày 06/01 vừa qua đã bị bắt. Ông Robert Keith Packer, cư ngụ tại bang Virginia là người có mặt trên một bức ảnh chụp một nhóm người bên trong Điện Capitol mặc áo in dòng chữ “Camp Auschwitz”, bị cho là cổ vũ cho phong trào Tân Quốc Xã.
Packer nằm trong số hàng trăm người đang bị cảnh sát liên bang Mỹ truy lùng vì đã tham gia vụ xâm nhập trụ sở Quốc Hội Mỹ – đã bị coi là một vụ bạo loạn. Cuộc điều tra đã tiến triển nhanh chóng nhờ vô số hình ảnh và video đã được rất nhiều phóng viên báo chí thu được cũng như được chính các đương sự tung lên các mạng xã hội trong thời gian qua.
Vào lúc phe ủng hộ tổng thống Trump, và cả chính ông, đã quy trách nhiệm cho các thành phần cực tả “antifa” là đã mạo danh những người ủng hộ tổng thống để xông vào làm loạn trong Quốc Hội, thực tế cho thấy là nhóm gây bạo loạn đều là những người trong giới nổi tiếng nhiệt tình đi theo ông Trump.
Những gương mặt tiêu biểu
Nhật báo Pháp Le Monde ngày 12/01 vừa qua đã phác họa chân dung của những gương mặt tiêu biểu trong số những kẻ bạo loạn đã xâm nhập vào Điện Capitol, những gương mặt đã xuất hiên trên thông cáo tìm kiếm thông tin mà cơ quan điều tra liên bang Mỹ FBI đã công bố khắp nơi để truy nã.
Nhận xét của tờ báo Pháp không chút mập mờ: Đó là những người thuộc giới loan truyền các thuyết âm mưu cực hữu, một số cựu quân nhân, và cả những đại biểu dân cử ở các bang hay một vài đại gia triệu phú, tuyệt đại đa số là người da trắng.
Ashli Babbitt, nữ quân nhân theo Qanon
Gương mặt đầu tiên được Le Monde nhắc đến lại là một người không thấy trên thông báo tìm kiếm của FBI: Ashli Babbitt, một nữ cựu quân nhân, ủng hộ Donald Trump vô điều kiện, trở thành tín đồ của các thuyết âm mưu của QAnon, người duy nhất bị bắn chết trong vụ tấn công vào Điện Capitol.
Trong một đoạn video được tờ báo Mỹ Washington Post công bố, người phụ nữ này được nhìn thấy giữa đám đông đang cố gắng xông vào khu văn phòng của chủ tịch Hạ Viện Nancy Pelosi. Đám đông xô đẩy, phá cửa sổ, đánh đuổi các cảnh sát bảo vệ ở cửa. Ashli Babbitt cố gắng chui qua một cửa sổ sát đất. Một cảnh sát nổ súng. Babbitt trúng đạn bị thương nặng và qua đời tại bệnh viện.
Ashli Babbitt nằm trong số năm người bị thiệt mạng trong vụ bạo loạn, trong đó có một cảnh sát bảo vệ Điện Capitol. Theo báo chí Mỹ, Brian Sicknick – tên người cảnh sát – đã chết vì thương tích quá nặng sau khi bị một kẻ bạo loạn dùng bình chữa cháy đánh vào người khi anh cố gắng ngăn chặn đám đông tràn vào.
Đối với Le Monde, căn cứ vào trang phục của những người gây bạo loạn, có thể thấy sự hiện diện đáng kể của nhiều phần tử thuộc các nhóm bán quân sự và Tân Quốc Xã, điển hình là trường hợp của Packer với chiếc áo mang hành chữ “Trại Auschwitz – Lao động mang lại tự do”, gợi đến phương châm được ghi ở lối vào trại hủy diệt người Do Thái của Đức Quốc Xã.
Le Monde đặc biệt tìm hiểu về ba người mà hình ảnh được loan truyền khắp thế giới dưới các biệt danh như “người đàn ông đội sừng”, “người gác chân lên bàn” và “người đàn ông với chiếc bục phát biểu”.
“Người đàn ông đội sừng”
Theo tờ báo Pháp, nổi tiếng nhất trong bộ ba này có lẽ là Jacob Anthony Chansley, 32 tuổi, còn được gọi là Jake Angeli hoặc Pháp sư QAnon. Đến từ bang Arizona, nơi các mạng lưới theo thuyết âm mưu của QAnon đã được triển khai, anh ta là người đội chiếc mũ lông có sừng, để ngực trần, xăm trổ, với khuôn mặt được vẽ bằng màu cờ Mỹ với kẻ sọc và ngôi sao.
Sự xuất hiện và các phát biểu của Jake Angeli đã thu hút báo chí trước vụ tấn công. Trên một video, anh ta đưa ra những nhận xét đầy tính âm mưu về các chủ ngân hàng trung ương, những người đã xuyên thủng dãy Alps của Thụy Sĩ “như một miếng pho mát Thụy Sĩ” để nô dịch hóa thế giới từ các căn cứ dưới lòng đất.
Bị FBI truy nã, anh đã bị bắt hôm thứ Bảy 09/01 về tội xâm nhập trụ sở Quốc Hội một cách bất hợp pháp.
“Người gác chân lên bàn”
Nổi tiếng thứ hai là người đàn ông đã ngồi chễm chệ và gác chân lên bàn trong văn phòng của bà Nancy Pelosi, chủ tịch Hạ Viện. Richard Barnett, 60 tuổi, đã ra đầu thú chính quyền ở Arkansas vào hôm 08/01 sau khi đã trở về nhà.
Ông cũng bị khởi tố về tội trộm cắp tài sản công vì đã lấy đi một tấm biển gỗ đánh dấu lối vào văn phòng của bà Pelosi. Đối với Barnett bà Pelosi không phải là chủ tịch Hạ Viện của những người như ông. Cảnh sát đang điều tra xem ai đã lấy đị một chiếc máy tính xách tay trên bàn của bà Pelosi.
“Người đàn ông với chiếc bục phát biểu”
Nhân vật thứ ba đáng chú ý là Adam Johnson. Người ta thấy bức ảnh của người đàn ông 36 tuổi này, vui mừng với chiến lợi phẩm của mình và tươi cười trước các ống kính, tay ôm chiếc bục phát biểu của bà Nancy Pelosi.
Thế nhưng, theo Le Monde, bức ảnh mới nhất chụp nhân vật này không thoải mái chút nào: Ảnh chụp thẳng, trong trang phục màu cam. Đây là ảnh được một cảnh sát trưởng Florida chụp sau khi Johnson bị bắt vào tối 08/01. Tang vật thì được tìm thấy nguyên vẹn trong một hành lang của điện Capitol.
Ngoài ba nhân vật “nổi tiếng” kể trên, Le Monde còn phác họa chân dung của một số kẻ bạo loạn khác như Nick Ochs, người sáng lập nhóm cực hữu Proud Boys ở bang Hawai xa xôi, đã về nhà nhưng vẫn bị FBI đến bắt.
Cũng như vây, Derrick Evans, một nghị sĩ trẻ 35 tuổi, mới được bầu của West Virginia, đã bị FBI sờ gáy vì đã tự quay cảnh mình xông vào Điện Capitol, đội mũ bảo hiểm trên đầu, hét lên “Trump! Trump !” trước khi đăng một video khác sau vụ xâm nhập, phấn khởi khoe rằng: “Chúng tôi ở bên trong, chúng tôi ở bên trong. Derrick Evans đang ở Capitol.”.
Ngoài ra, theo Le Monde, trong đám người bạo loạn ở Điện Capitol có cả những triệu phú như bà Jenna Ryan, không đến Washington bằng ô tô, mà từ Frisco, gần Dallas, Texas, đã đi máy bay riêng đến thủ đô để phản đối.
Doanh nhân này đã có một tài khoản trên Parler, một mạng xã hội phổ biến trong giới cực hữu, vì họ đánh giá Facebook và Twitter đang trôi sang phía tả. Bà gọi ngày 6 tháng 1 là một trong những “ngày đẹp nhất trong cuộc đời mình” và chụp bức ảnh trước khung cửa sổ vỡ vụn, trước khi xóa bài đăng.
TT Trump kêu gọi người Mỹ duy trì quy trình chuyển giao hòa bình
Bình luậnDu Miên
Tổng thống Trump nói: “Tôi kêu gọi KHÔNG bạo lực, KHÔNG vi phạm pháp luật và KHÔNG phá hoại dưới bất kỳ hình thức nào. Đó không phải là điều tôi ủng hộ và cũng không phải là điều mà nước Mỹ đại diện. Tôi kêu gọi TẤT CẢ người dân Mỹ giúp xoa dịu căng thẳng và bình tĩnh hơn”.
Ngày 13/1, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã kêu gọi tất cả người dân Mỹ không tham gia vào bất kỳ cuộc biểu tình bạo lực, phá hoại hoặc vi phạm pháp luật nào trước lễ nhậm chức của tân Tổng thống Mỹ ngày 20/1.
Cụ thể, đương kim Tổng thống Hoa Kỳ nêu rõ: “Trước các thông tin sẽ có nhiều cuộc biểu tình hơn, tôi kêu gọi KHÔNG bạo lực, KHÔNG vi phạm pháp luật và KHÔNG phá hoại dưới bất kỳ hình thức nào. Đó không phải là điều tôi ủng hộ và cũng không phải là điều mà nước Mỹ đại diện. Tôi kêu gọi TẤT CẢ người dân Mỹ giúp xoa dịu căng thẳng và bình tĩnh hơn. Cảm ơn các bạn”.
The Epoch Times đã liên hệ để yêu cầu Nhà Trắng bình luận.
Tuyên bố của ông Trump sẽ được gửi đi dưới dạng email từ văn phòng báo chí của Nhà Trắng và Nhà Trắng sẽ đăng tuyên bố thông qua các tài khoản mạng xã hội của Tổng thống. Nguồn tin cũng dẫn lời một cố vấn cho biết, Tổng thống Trump muốn các công ty Big Tech hỗ trợ trong việc phổ biến thông điệp chống bạo động của ông.
Thông điệp này được đưa ra sau khi hàng loạt các gã trùm công nghệ lớn là Facebook, Instagram, Twitter, YouTube và các nền tảng công nghệ khác khóa tài khoản của ông Trump.
Các thành viên đảng Cộng hòa khác và những người đại diện cho ông Trump đã cố gắng truyền tải lời kêu gọi chống bạo lực sau vụ xâm nhập bất hợp pháp vào Điện Capitol của Hoa Kỳ.
Ngày 13/1, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia đảng Cộng hòa là bà Ronna McDaniel tuyên bố: “Bạo lực không có chỗ đứng trong nền chính trị của chúng tôi. Chấm hết”.
Bà nhấn mạnh: “Tôi hoàn toàn lên án những hành động bạo lực vô nghĩa của tuần trước và tôi mạnh mẽ nhắc lại những lời kêu gọi duy trì hòa bình trong những tuần tới. Những kẻ tham gia trong cuộc tấn công vào Điện Capitol của quốc gia chúng ta và những kẻ tiếp tục đe dọa bạo lực phải bị tìm ra, chịu trách nhiệm và truy tố theo mức [phạt] tối đa của pháp luật”.
Bà cũng nói thêm rằng: “Hãy để tôi nói rõ: Bất kỳ ai có ý định xấu đều không được chào đón ở Washington, D.C. hoặc ở bất kỳ thủ phủ tiểu bang nào khác. Quá trình chuyển đổi quyền lực một cách hòa bình là một trong những nguyên tắc sáng lập của quốc gia chúng ta, và là cần thiết để đất nước chúng ta tiến lên”.
Vụ đột nhập xảy ra giữa buổi Phiên họp chung hôm 6/1 của Quốc hội Mỹ, khi các thành viên đang kiểm phiếu để chứng nhận kết quả của cuộc bầu cử ngày 3/11. Các nhà phê bình cho rằng những thông điệp của Tổng thống Trump trong bài phát biểu trước những người ủng hộ đã kích động bạo lực, dẫn đến việc các thành viên đảng Dân chủ Hạ viện đưa ra kiến nghị luận tội phế truất ông trong tuần này. Một cuộc bỏ phiếu về việc luận tội được lên kế hoạch vào cuối tuần này, mặc dù không rõ khi nào Thượng viện có thể tiếp nhận kiến nghị nêu trên.
Bà McDaniel nhắc nhở: “Đây là lúc để cùng nhau trở thành một quốc gia, đoàn kết trong việc theo đuổi hòa bình [hướng đến] mục đích dân chủ chung của chúng ta”.
Luật sư Jenna Ellis thuộc đội ngũ pháp lý của Tổng thống Trump cho biết: “Hoàn toàn có thể (và là đúng đắn) khi ủng hộ tính toàn vẹn của bầu cử, Hiến pháp, cùng quyền tự do ngôn luận và đồng thời lên án bạo lực. Chúng ta là một quốc gia tuân theo pháp quyền”.
Luật sư Ellis nhận định, một số thế lực cánh tả và các phương tiện truyền thông lớn đang cố gắng tạo ra một câu chuyện rằng, sự ủng hộ của đội ngũ ông Trump đối với tính liêm chính trong cuộc bầu cử tương đồng với việc ủng hộ “bạo lực” và “coi thường Hiến pháp”.
Cô nói: “Một số người phe cánh tả đang cố gắng xây dựng một câu chuyện sai sự thật rằng: ủng hộ Hiến pháp tức là phải lên án tính liêm chính của cuộc bầu cử”.
Du Miên
Theo Epoch Times tiếng Anh
Walmart và Disney đình chỉ việc đóng góp tài chính cho các nhà lập pháp Hoa Kỳ phản đối chiến thắng của ông Biden
Tin từ New York / Washington – Walmart, Walt Disney và các công ty lớn khác đã đình chỉ vô thời hạn các khoản quyên góp cho các nhà lập pháp Hoa Kỳ bỏ phiếu chống lại việc công nhận kết quả bầu cử của Tổng thống đắc cử Joe Biden.
Walmart và Disney cho biết rằng sau vụ bạo loạn ở tòa nhà quốc hội, hai công ty này sẽ đình chỉ vô thời hạn các khoản đóng góp cho những thành viên Quốc hội bỏ phiếu chống lại việc công nhận hợp pháp cuộc bỏ phiếu của cử tri đoàn. Các công ty khác bao gồm AT&T, Amazon và Mastercard cũng đã đưa ra các thông báo tương tự trong vài ngày qua.
Hôm thứ Ba, General Motors cho biết công ty đã tạm dừng tất cả các khoản đóng góp chính trị sau các sự kiện ở tòa nhà quốc hội. General Motors và các công ty khác như JPMorgan Chase & Co, Alphabet của Google và Union Pacific đã tạm ngưng đóng góp cho các các thành viên của Quốc hội, thay vì nhắm vào những người không công nhận chiến thắng của ông Biden.
Các thông báo chỉ ra rằng một số nhà tài trợ doanh nghiệp cho đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ đang đánh giá lại chiến lược của họ sau vụ bạo loạn ở tòa nhà quốc hội vào tuần trước, khiến 5 người thiệt mạng, trong đó có một cảnh sát. Trước đó, Tổng thống Trump đã kêu gọi những người ủng hộ tuần hành đến tòa nhà quốc hội để phản đối kết quả bầu cử ngày 3/11. Không rõ liệu quyết định của các công ty có kéo dài hay không, khoảng thời gian ngay sau cuộc bầu cử thường là khoảng thời gian tạm ngưng các hoạt động gây quỹ. (BBT)
YouTube vô hiệu hoá tài khoản của Tổng Thống Trump
Google đã vô hiệu hoá tài khoản của Tổng thống Trump và đưa ra khuyến cáo cho Toà Bạch Ốc về việc sử dụng Youtube – một nền tảng chia sẻ video lớn nhất thế giới. Vào tối hôm thứ Ba (12/1), Youtube cho biết Tổng thống Trump đã đăng tải nội dung vi phạm chính sách khiến công ty phải xoá video và cấm đăng tải thêm video trong 7 ngày. Công ty cũng cho biết đã tắt phần bình luận video.
Youtube không nêu rõ video nào vi phạm chính sách của công ty nhưng nói rằng “nội dung” bao gồm các bình luận mà Tổng thống Trump đưa ra trong cuộc họp báo vào sáng hôm thứ Ba. Tổng thống Trump sở hữu tài khoản YouTube có 2.77 triệu người ghi danh và thường đăng nhiều video mỗi ngày.
Trong một tuyên bố trên mạng xã hội vào tối hôm thứ Tư (13/1), YouTube cho biết sau khi xem xét và lo lắng về bạo lực sẽ diễn ra, công ty đã xoá nội dung và đồng thời vô hiệu hoá đăng tải nội dung và phần bình luận trong Youtube của Tổng thống Trump. Phát ngôn viên của YouTube cho biết họ cũng đã xóa nhiều video khỏi tài khoản YouTube của Toà Bạch Ốc và đưa ra khuyến cáo nếu tiếp tục vi phạm thì tài khoản sẽ bị đánh dấu.
Vào hôm thứ Năm (7/1), YouTube đã thông báo rằng công ty sẽ cấm bất kỳ chương trình (channel) nào đăng video về các tuyên bố bầu cử sai sự thật mà không cần đưa ra bằng chứng. Cả Twitter và Facebook đều thông báo vô hiệu hoá vĩnh viễn tài khoản của Tổng thống Trump. Google cũng đã xóa Parler, một mạng xã hội phổ biến của những người ủng hộ Tổng thống Trump, khỏi Cửa hàng Google Play vào thứ Sáu (8/1). (BBT)
https://www.sbtn.tv/youtube-vo-hieu-hoa-tai-khoan-cua-tong-thong-trump/
Giám đốc điều hành Twitter: Việc cấm Tổng thống Trump sử dụng Twitter đặt tiền lệ nguy hiểm và gây chia rẽ nội bộ sâu hơn
Bình luậnNguyên Hương
Ngày 13/1 Giám đốc điều hành Twitter Jack Dorsey cho biết, quyết định loại bỏ Tổng thống Donald Trump khỏi nền tảng Twitter là một động thái gây chia rẽ nội bộ sâu hơn và đặt ra một tiền lệ nguy hiểm.
“Chúng tôi bắt buộc phải thực hiện những động thái này và đã làm phân tán các cuộc đàm luận công khai. Điều này chia rẽ chúng ta. Nó hạn chế khả năng làm rõ, chuộc lỗi hoặc hoàn trả và học hỏi. Nó cũng đặt ra một loạt các tiền lệ mà tôi cảm thấy rất nguy hiểm, đó là quyền lực của một cá nhân hoặc tập đoàn đối với các cuộc trò chuyện công khai trên quy mô toàn cầu”, ông Dorsey viết trên Twitter.
Ông Dorsey đã không đưa ra tuyên bố nào kể từ khi Twitter loại bỏ tài khoản của Tổng thống Trump vào ngày 8/1 và cắt đứt đường dây liên lạc trực tiếp giữa vị Tổng tư lệnh của Hoa Kỳ với hơn 88 triệu người theo dõi ông.
Twitter đã cấm vĩnh viễn Tổng thống Trump sử dụng mạng này vào ngày 8/1, hai ngày sau khi một đám đông đột nhập vào Điện Capitol của Hoa Kỳ trong lúc Quốc hội tiến hành phiên họp toàn thể để xem xét và chứng nhận kết quả của cuộc bầu cử tổng thống năm 2020. Công ty cáo buộc rằng Tổng thống Trump đã kích động bạo lực.
Động thái này đã khiến Twitter phải đối mặt với làn sóng chỉ trích của các nhà lãnh đạo thế giới, bao gồm tổng thống Pháp và Thủ tướng Đức. Tổng thống Trump cáo buộc Twitter thông đồng với Đảng Dân chủ. Facebook và YouTube cũng theo đó xóa tài khoản của Tổng thống.
“Tôi không ăn mừng hay cảm thấy tự hào về việc chúng tôi phải cấm [Tổng thống Trump] sử dụng Twitter, hoặc chúng tôi phải làm vậy thế nào. Sau khi có cảnh báo rõ ràng về động thái này, chúng tôi đã thực thi với những thông tin đầy đủ nhất mà chúng tôi có, dựa trên các mối đe dọa đối với an toàn thể chất trên kênh của chúng tôi [trực tuyến] hoặc ngoài xã hội [ngoại tuyến]. Chúng tôi làm đúng phải không? ” Dorsey viết trên Twitter.
“Tôi tin rằng đây là quyết định đúng đắn của Twitter. Chúng tôi phải đối mặt với một tình huống phi thường và không thể đứng lên bảo vệ, buộc chúng tôi phải tập trung tất cả các hành động của mình để đảm bảo an toàn cho cộng đồng. Tác hại ở ngoài đời thực do phát ngôn [trên nền tảng] trực tuyến hơn cả đã được chứng thực rõ ràng và là điều thúc đẩy chúng tôi thực thi chính sách này”.
Ông Dorsey nhấn mạnh rằng khả năng mọi người tạo ra các lựa chọn thay thế cho Twitter là một một sự kiểm tra quyền lực của công ty trong việc “bịt miệng” người dùng của mình, nhưng thừa nhận rằng điều này không đúng với trường hợp mạng xã hội tự do ngôn luận Parler bị ngừng hoạt động. Apple, Google và Amazon đã loại bỏ Parler khỏi nền tảng lưu trữ và buộc nó phải ngoại tuyến.
“Tôi không tin rằng đây là một nỗ lực có tổ chức. Có lẽ: các công ty đã đưa ra kết luận của riêng họ hoặc bị khuyến khích bởi hành động của các công ty khác”, ông Dorsey viết. “Thời điểm này có thể kêu gọi động thái này, nhưng về lâu dài, nó sẽ hủy hoại mục đích và lý tưởng cao cả của mạng Internet toàn cầu. Một công ty đưa ra quyết định để tự kiểm duyệt khác với việc chính phủ loại bỏ quyền truy cập, nhưng cũng có gì đó giống nhau”.
Ông Dorsey kết thúc bài đăng bằng cách quảng bá đồng tiền điện tử Bitcoin và ám chỉ đến chủ nghĩa toàn cầu.
“Tất cả những gì chúng ta học được trong thời điểm này sẽ cải thiện nỗ lực của chúng ta và thúc đẩy chúng ta trở về chính bản chất của mình: một nhân loại hợp nhất”, vị CEO viết.
Nguyên Hương
Mạng xã hội Gab khôi phục tất cả các Tweet bị xóa của TT Trump
Ngọc Mai
Giám đốc điều hành Gab (một mạng xã hội ủng hộ tự do ngôn luận) Andrew Torba đã sao lưu hoàn toàn tài khoản Twitter của Tổng thống Trump trước khi nó bị Twitter khóa vĩnh viễn và tạo lại tài khoản của tổng thống trên nền tảng Gab.
Ngày 13/1, phóng viên trang 100% Fed Up đã báo cáo:
“Giám đốc điều hành Gab đã sao lưu hoàn toàn tài khoản Twitter của Tổng thống Trump trước khi nó bị xóa và tạo lại [tài khoản của] ông trên Gab.
Điều ấn tượng hơn nữa là anh ấy làm được điều này trong khi lượng truy cập [của Gab] tăng 700% và [mạng xã hội này] đang bị những người cánh tả tấn công. Gab hiện đang nâng cấp các máy chủ để xử lý lượng lớn lưu lượng truy cập nhưng họ thông báo với chúng tôi nó [MXH này] sẽ sớm ổn định.”
Tài khoản của TT Trump được Gab khôi phục tại: https://gab.com/realdonaldtrump.
Trong một cuộc phỏng vấn với đài truyền hình địa phương WBRE, anh Andrew Torba đã giải thích lý do anh thành lập Gab vào năm 2016 như một nền tảng truyền thông xã hội thay thế, ủng hộ cho tự do ngôn luận:
“Tôi đã sống và làm việc ở Thung lũng Silicon vào thời điểm đó, và tôi có những mối quan hệ rất thân thiết [với những người] bên trong Facebook, Twitter và Google… Tôi đã thấy những điều tồi tệ trong mô hình kinh doanh của bọn họ nhiều năm qua”, anh Torba nói. CEO Gab giải thích mình có “nguồn tin nội bộ” cảnh báo rằng kiểm duyệt đang tăng lên và là điều không thể tránh khỏi.
Torba có động lực thành lập mạng xã hội mới khi vào tháng 5/2016, anh chứng kiến cách Facebook thao túng các chủ đề thịnh hành trên nền tảng của họ. Thời điểm đó, một người tố cáo từ Facebook đã thú nhận công ty này tích cực trấn áp các tin tức bảo thủ, nguồn tin bảo thủ xuất hiện trên các chủ đề xu hướng của Facebook. Sau khi thông tin này bị lộ ra, Facebook đã xóa bỏ quy trình này.
“Vì vậy, đó là động lực thực sự đằng sau việc bắt đầu [xây MXH] này. Cánh tả nói nếu bạn không thích, hãy tự xây dựng – vì vậy đó chính xác là những gì tôi đã làm” anh Torba nói.
“Chúng tôi sẽ xây dựng mạng internet tự do ngôn luận dựa trên luật pháp Hoa Kỳ và các biện pháp bảo vệ quyền tự do ngôn luận trong Tu chính án thứ nhất cho tất cả mọi người trên khắp thế giới, nếu chúng tôi phải làm điều đó từ con số 0, bất kể cần điều gì, chúng tôi sẽ hoàn thành nó!’, anh chia sẻ.
Torba giải thích Gab không được tài trợ bởi các tỷ phú hoặc công ty đầu tư mạo hiểm, mà được các thành viên cộng đồng tài trợ.
Anh cho biết thêm, trong tuần này có tới 40 triệu người truy cập trang web của Gab và 600-700 nghìn lượt đăng ký mới mỗi ngày. “Chúng tôi đã chứng kiến mức tăng đột biến vào tuần trước sau cuộc biểu tình ở Capitol. Chúng tôi chưa bao giờ thấy loại hình tăng trưởng này trong lịch sử của mình”, vị CEO nói.
Parler yêu cầu tòa án ra lệnh cho Amazon tôn trọng hợp đồng
Triệu Hằng
Parler, một mạng xã hội được nhiều người ủng hộ Tổng thống Mỹ Donald Trump ưa chuộng, vào hôm thứ Tư (13/1) đã thúc giục tòa án lệnh cho Amazon cung cấp trở lại dịch vụ hạ tầng cho mạng xã hội này, theo Reuters.
Amazon đã chặn cung cấp dịch vụ cho Parler sau vụ việc ngày 6/1 ở Điện Capitol, khi nhiều người được cho là bị Antifa giật dây tràn vào Tòa nhà quốc hội trong lúc các nghị viên đang thảo luận về phiếu đại cử tri.
Parler đã đệ đơn kiện Amazon vào ngày 11/1, cáo buộc rằng quyết định của Amazone chặn Parler là bất hợp pháp và động thái đó nhằm mang lại lợi ích cho Twitter.
Trong đơn kiện của mình, Parler lập luận rằng Amazon Web Services đã vi phạm hợp đồng cung cấp dịch vụ đám mây mà họ đã ký với mạng xã hội này.
Amazon trước đó đã thể hiện rằng họ muốn Parler kiểm duyệt thông tin. Amazon cho biết họ đã cảnh báo Parler về “ngôn từ xấu xa và đe dọa” trên nền tảng của Parler khi cho hiển thị các bài đăng với “ngôn ngữ thấp kém” được sử dụng để mô tả cựu đệ nhất phu nhân Michelle Obama.
Phản ứng lại, Parler lập luận rằng, những lời xúc phạm bà Obama vẫn nằm trong hiến định, và rằng, những lời lẽ đó “đã được chuyển cho cơ quan quản lý để điều tra”.
Bộ trưởng Tư pháp Texas Ken Paxton đã gửi trát đòi hầu tòa dân sự đối với Amazone, cũng như Google và Apple vì đã loại Parler khỏi các cửa hàng ứng dụng của họ.
Khảo sát: Người Mỹ không còn tin tưởng vào Truyền thông và Chính phủ
Bình luậnThanh Vân
Theo một nghiên cứu mới, người Mỹ tin tưởng các nhà tuyển dụng của họ hơn nhiều so với cộng đồng doanh nghiệp và tổ chức phi chính phủ; trong khi họ KHÔNG còn tin tưởng vào cả chính phủ lẫn giới truyền thông.
Theo một cuộc khảo sát hàng năm (pdf) do công ty quan hệ công chúng Edelman công bố ngày 13/1, cho thấy 72% người Mỹ được hỏi tin rằng nhà tuyển dụng của họ là “trụ cột chính của niềm tin
Không tin tưởng chính phủ và truyền thông
Giám đốc điều hành của Edelman, Richard Edelman cho biết trong một tuyên bố: “Đại dịch COVID-19, với hơn 1,9 triệu sinh mạng bị mất, và con số thất nghiệp tương đương với cuộc Đại suy thoái – đã đẩy nhanh sự xói mòn lòng tin”.
Theo phương pháp khảo sát:
Điểm trên 60% phản ánh mức độ tin cậy tích cực;
Điểm từ 50% đến 59% phản ánh mức độ tin cậy trung lập;
Trong khi điểm dưới 49% cho thấy sự không tin tưởng.
Kết quả cuộc khảo sát cho thấy người Mỹ bày tỏ mức độ tin tưởng trung lập vào doanh nghiệp (54%) và các tổ chức phi chính phủ (50%), trong khi không tin tưởng vào giới truyền thông (45%) và chính phủ (42%).
Doanh nghiệp là tổ chức duy nhất mà mọi người tin tưởng trên toàn cầu (61%), với mức độ tin tưởng trung lập vào các tổ chức phi chính phủ (57%), chính phủ (53%) và truyền thông (51%).
Edelman cho biết: “Doanh nghiệp đã nổi lên như một tổ chức cuối cùng, tổ chức duy nhất được đánh giá là đủ năng lực và đạo đức”.
Kỷ nguyên của sự phá sản thông tin
Trong khi đó, niềm tin vào tất cả các nguồn tin tức đã xuống mức thấp kỷ lục, thúc đẩy sự ngờ vực của các nhà lãnh đạo xã hội.
Edelman nói: “Đây là kỷ nguyên của sự phá sản thông tin. Các nguồn tin truyền thông bị coi là chính trị hóa và thiên vị. Kết quả là thiếu thông tin chất lượng và gia tăng sự chia rẽ. 57% người Mỹ nhận thấy sự phân cực về chính trị và ý thức hệ, đến mức họ tin rằng Hoa Kỳ đang ở giữa một cuộc nội chiến lạnh”.
Hầu hết những người trả lời cuộc khảo sát đều nghĩ rằng lãnh đạo chính phủ (57%), lãnh đạo doanh nghiệp (56%) và nhà báo (59%) đang cố tình đánh lừa mọi người bằng cách tuyên truyền những điều mà họ biết là sai.
Ông Edelman nói: “Đại dịch và bệnh dịch là hai sợi của DNA Rambo, được liên kết chặt chẽ với nhau trong lực hủy diệt của chúng. Chính phủ và truyền thông – những nguồn thông tin chất lượng thông thường trong một cuộc khủng hoảng, đều không đáp ứng được bài kiểm tra”.
Cuộc khảo sát cho thấy người Mỹ đang gặp khủng hoảng trong vai trò lãnh đạo xã hội trên một số mặt. Với 68% những người bỏ phiếu cho Tổng thống đắc cử Joe Biden nói rằng họ tin tưởng vào sự lãnh đạo tại nơi làm việc của họ; trong khi 61% những người bỏ phiếu cho Tổng thống Donald Trump đồng ý với điều này.
Có sự nghi ngờ các nhà lãnh đạo chính phủ trong cả hai nhóm cử tri, với 45% người ủng hộ Biden và chỉ 28% cử tri ông Trump nói rằng họ tin tưởng vào các quan chức được bầu.
Cũng có sự nghi ngờ đối với các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, với chỉ 41% những người ủng hộ Biden và 35% những người ủng hộ ông Trump nói rằng họ tin tưởng các CEO doanh nghiệp.
Edelman nói về kết quả nghiên cứu: “Đây thực sự là một cuộc chạy đua trên ngân hàng của niềm tin”.
Thanh Vân
Theo The Epoch Times
Covid-19 : Biến thể virus lây lan mạnh, Tổ Chức Y Tế Thế Giới họp khẩn
Anh Vũ
Hôm nay 14/01/2021, bộ phận khẩn cấp của Tổ Chức Y Tế Thế Giới họp khẩn về tình trạng các biến thể mới virus corona đang lây lan mạnh trên thể giới, giữa lúc dịch tiếp tục diễn biến phức tạp ở nhiều nơi và chiến dịch tiêm chủng đang được đẩy nhanh ở nhiều nơi.
Với đặc tính lây truyền mạnh, biến thể virus corona ban đầu phát hiện ở Anh cách đây khoảng 1 tháng nay đã xuất hiện ở 50 nước. Bên cạnh đó biến thể virus phát hiện ở Nam Phi đã lây sang 20 quốc gia. Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO thẩm định có thể con số thống kê trên chưa đầy đủ.
Trước tình hình đáng lo ngại như vậy, nhóm chuyên gia bộ phận khẩn cấp của WHO đã được triệu tập sớm 2 tuần so với lịch trình để bàn về các loại biến thể virus gây ra Covid-19 và đưa ra những khuyến cáo, theo thông cáo của Tổ chức Y tế Thế giới công bố hôm qua tại Genève.
Tại thời điểm này, hàng loạt nước trên khắp thế giới đang phải vất vả đối phó với làn sóng dịch mới từ châu Á sang châu Âu và Mỹ.
Do biến thể chủng mới, Anh Quốc là quốc gia bị dịch nặng nề nhất châu Âu với 85 nghìn người chết từ đầu dịch. Riêng hôm qua, nước Anh ghi nhận 1564 ca tử vong vì Covid. Mặc dù đã phải phong tỏa toàn dân lần thứ 3, dường như đà lây lan của virus vẫn không bị chặn, nước Anh đang trong tình trạng báo động y tế.
Bồ Đào Nha với hơn 10 triệu dân hôm qua ghi nhận số ca nhiễm mới kỷ lục, hơn 10 nghìn người. Trước tình hình này, chính quyền Lisboa buộc phải ra lệnh phong tỏa toàn quốc từ ngày thứ Sáu này (15/01). Tại Tây Ban Nha, Ý, Pháp số ca nhiễm mới không có dấu hiệu chững lại, vẫn đều đặn mỗi ngày thêm vài chục ngàn người. Ngày hôm qua, Tây Ban Nha ghi nhận 39 nghìn ca mới, Pháp có thêm 23 nghìn ca.
Bên kia bờ Đại Tây Dương của châu Âu, Hoa Kỳ vẫn là nước bị Covid tàn phá nặng nề nhất thế giới với hơn 384 nghìn người chết và trên 23 triệu người nhiễm từ đầu dịch. Hoa Kỳ thông báo đến hôm qua đã tiêm chủng ngừa Covid cho được 10 triệu dân trên tổng số 28 triệu người ở 46 quốc gia. Theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới con số này vẫn còn chưa đủ để ngăn đà lây lan của dịch.
Từ khi xuất hiện tại Trung Quốc cách đây 1 năm, đại dịch Covid-19 đã cướp đi sinh mạng của xấp xỉ 2 triệu người trên toàn thế giới.
Tiêm chủng Covid: Thủ tướng Pháp kêu gọi dân chúng « kiên nhẫn »
Trọng Thành
Chiến dịch tiêm chủng phòng Covid-19 tại Pháp bị nhiều người chỉ trích là quá chậm, trong lúc đại đa số người dân lo ngại một đợt dịch thứ ba bùng phát trong những ngày tới. Hôm qua, 13/01/2021, thủ tướng Jean Castex kêu gọi người dân kiên nhẫn, đồng thời tỏ ra hài lòng trước việc ngày càng có nhiều người Pháp ủng hộ tiêm chủng.
Trong chuyến thăm một cơ sở điều trị khu vực ở Metz, tỉnh Moselle, một trong 25 tỉnh đang trong chế độ giới nghiêm từ 18 giờ, thủ tướng Castex khẳng định là chiến dịch tiêm chủng được thực thi một cách « hết sức nghiêm túc ». Người đứng đầu chính phủ nhấn mạnh là ngoài vấn đề số lượng người được tiêm chủng, điều quan trọng hàng đầu là chiến dịch tiêm chủng phải tạo được niềm tin.
Theo một thăm dò dư luận của Elabe, lần đầu tiên kể từ giữa tháng 9/2020, số người Pháp quyết định sẽ tiêm chủng Covid-19 chiếm đa số (tăng 9% trong vòng một tuần). Cũng theo thăm dò dư luận, 83% dân Pháp tin rằng sẽ có một đợt phong tỏa toàn quốc lần thứ ba « trong những tuần tới ».
Theo kể hoạch, kể từ hôm nay, 5 triệu người trên 75 tuổi ở Pháp bắt đầu đăng ký tiêm chủng. Việc tiêm chủng cho nhóm cư dân này sẽ khởi sự từ thứ Hai 18/01. Theo số liệu mới nhất, hơn 247.000 người Pháp đã được chích ngừa mũi thứ nhất.
Hôm qua, thêm 23.000 người dương tính với virus gây bệnh Covid. Số lượng ca nhiễm từ nhiều ngày nay liên tục cao hơn 20.000 ca/ngày, vượt xa mức 5.000 ca/ngày mà chính phủ hy vọng, tức mức lây nhiễm cho phép dịch bệnh nằm trong tầm kiểm soát.
Theo chủ tịch Hội đồng Khoa học về Covid của chính phủ, bác sĩ Jean-François Delfraissy, đang có một « cuộc chạy đua » giữa biến thể virus từ Anh quốc, được dự báo là khiến cho dịch bệnh lây lan nhanh hơn và tốc độ tiêm chủng cho các nhóm xã hội dễ tổn thương nhất tại Pháp.
Châu Âu: Hy Lạp đề xuất Hộ chiếu Vaccine dành riêng cho công dân đã được tiêm chủng
Bình luậnMai Trang
Hy Lạp hiện đang đề xuất về việc cấp Hộ chiếu Vaccine cho các công dân EU đã được tiêm chủng, tạo tiền đề để thiết lập quyền tự do đi lại. Tuy nhiên Tổng thống Romania đã phản đối…
Thứ 3 (13/1), theo Breitbart đưa tin, Thủ tướng Kyriakos Mitsotakis của Hy Lạp đã viết thư cho Chủ tịch Ủy ban Châu Âu, Ursula von der Leyen, nhằm đề xuất “chứng chỉ được tiêu chuẩn hóa sẽ chứng minh một cá nhân đã được tiêm chủng thành công”. Chứng chỉ này sẽ đảm bảo “việc tái lập quyền tự do đi lại nhanh nhất có thể giữa các quốc gia thành viên, cũng như với các quốc gia thứ ba”.
Cùng với bức thư, Thủ tướng Mitsotakis đính kèm một chứng chỉ do cơ quan chức năng của Hy Lạp soạn thảo, có thể dùng làm điểm khởi đầu cho cuộc thảo luận. Mitsotakis nói rằng:
“Mặc dù Hy Lạp sẽ không áp dụng tiêm chủng bắt buộc hoặc coi đó là điều kiện tiên quyết để đi du lịch, nhưng những người đã được tiêm chủng sẽ được tự do đi lại”.
Thủ tướng Hy Lạp cho rằng động thái này sẽ tạo một động lực tích cực cho công dân thực hiện tiêm chủng.
Phát ngôn viên của Ủy ban châu Âu, Stefan de Keersmaeker, cho biết: “Tất cả các vấn đề được nêu ra trong bức thư này, cùng với các câu hỏi khác liên quan đến tiêm chủng, sẽ được thảo luận trong cuộc họp trực tuyến của các nhà lãnh đạo EU vào ngày 21/1 tới đây”.
Đề xuất này được đưa ra chỉ vài ngày sau khi chính phủ Đan Mạch tiết lộ rằng họ sẽ tung ra Hộ chiếu Vaccine COVID-19 vào đầu năm nay. Bộ Y tế Đan Mạch khi đó đã nêu rõ:
“Dự kiến có thể có các yêu cầu từ các quốc gia khác đối với việc xuất trình Hộ chiếu Vaccine COVID-19 khi nhập cảnh. Ở đây, hộ chiếu Vaccine của Đan Mạch có thể được sử dụng”.
Tuy nhiên, tổng thống Romania, Klaus Iohannis, đã tuyên bố “không đồng ý với việc áp đặt các chứng chỉ ở cấp độ châu Âu – mà theo đó chỉ những người được tiêm vaccine COVID-19 mới có thể đi du lịch”.
Ông lập luận rằng:
“Tôi không nghĩ đó là một ý kiến hay. Phải có giấy chứng nhận tiêm chủng, nhưng nó phải được sử dụng cho mục đích y tế chứ không phải để đi du lịch. Đây là thông tin quan trọng đối với bác sĩ nếu người đó đang trong tình trạng khẩn cấp. Tuy nhiên, tôi thấy không đúng khi sử dụng những chứng chỉ này để chia đôi dân số châu Âu”.
Giáo sư luật Steffen Augsberg tại trường Đại học Giessen (Đức) cũng cho biết tiêm chủng bắt buộc sẽ hạn chế các quyền hiến định cơ bản của cá nhân. Giáo sư Augsberg nói:
“Không thể tưởng tượng được rằng người phụ trách quán cà phê hay rạp chiếu phim phải có nghĩa vụ phân biệt người đã được tiêm chủng và chưa được tiêm chủng. Nếu các cá nhân muốn trao quyền lợi cho những người đã được tiêm chủng, điều này không có nghĩa là nhà nước buộc người dân phải thực hiện tiêm chủng. Về mặt hiến pháp, đoàn kết có nghĩa là những người đã được tiêm chủng cũng phải cho phép những người chưa được tiêm chủng trở lại cuộc sống cộng đồng”.
Thủ tướng Anh Boris Johnson đã để ngỏ việc cấp hộ chiếu COVID-19. Chính phủ của ông đã từ chối việc cho phép sử dụng thẻ tiêm chủng để làm “Hộ chiếu Miễn dịch”. Bộ trưởng Anh James Cleverly cho biết vào tháng trước:
“Việc có mang theo thẻ hay không hoàn toàn phải là một quyết định tự do. Tôi nghĩ rằng mọi người nên được tiêm chủng, nhưng tôi không nghĩ rằng quyết định đó của họ bị ảnh hưởng bởi việc liệu họ có thể vào nhà hàng hay rạp hát được hay không”.
Mai Trang
Ba Lan đề xuất dự luật bảo vệ quyền tự do ngôn luận trên Internet
Bình luậnThanh Hương
Thủ tướng Ba Lan tố cáo sự kiểm duyệt của Big Tech đối với mạng xã hội.
Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki vừa tuyên bố rằng Ba Lan sẽ đưa ra luật bảo vệ quyền tự do ngôn luận trên Internet, đồng thời tố cáo Big Tech đang bóp nghẹt quyền tự do ngôn luận trên các nền tảng mạng xã hội. Lời chỉ trích của Thủ tướng được đưa ra sau khi các công ty truyền thông xã hội nổi tiếng cấm các tài khoản của Tổng thống Donald Trump trên Twitter, Facebook và Instagram.
Vào ngày 13/1, ông Morawiecki đã viết trên Facebook của mình rằng theo thời gian, Internet đã dần bị thống trị bởi các tập đoàn quốc tế coi hoạt động trực tuyến của mọi người như một nguồn thu nhập và
một công cụ để tăng cường sức mạnh của họ. Ông Morawiecki nói thêm: “Họ cũng đã đưa ra các tiêu chuẩn về tính đúng đắn chính trị của riêng mình, và họ chống lại những người có ý kiến trái ngược với họ”.
Ông Morawiecki nói: “Việc thảo luận bao gồm trao đổi quan điểm, chứ không phải bịt miệng mọi người. Chúng ta không nhất thiết phải đồng ý với những gì đối thủ viết, nhưng cũng không thể cấm cản bất cứ ai bày tỏ quan điểm của họ – miễn là nó không trái với luật pháp”.
Thủ tướng cho biết, Ba Lan sẽ thông qua luật pháp quốc gia phù hợp để điều chỉnh hoạt động của Facebook, Twitter, Instagram và các nền tảng tương tự khác.
Ông Morawiecki nói: “Mọi thứ không bị cấm thì đều được phép. Ngoài ra, trên Internet, không có sự khoan nhượng nào đối với việc kiểm duyệt, và sẽ không bao giờ có”.
Người Ba Lan đã trực tiếp trải qua sự kiểm duyệt của nhà nước trong suốt 45 năm cai trị của chế độ cộng sản. Trong suốt thời kỳ đó, những gì họ nghĩ, nói hoặc viết đều bị nhà nước kiểm soát. Ông Morawiecki cho biết: “Đó là lý do tại sao chúng tôi rất quan tâm đến bất kỳ nỗ lực nào nhằm hạn chế quyền tự do”.
Trong một cuộc họp báo vào tháng 12/2020, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Ba Lan Zbigniew Ziobro thông báo rằng Bộ của ông đang xem xét một đề xuất về các quy định mới nhằm bảo vệ quyền tự do ngôn luận trên Internet và bảo vệ người dân trên mạng xã hội trước những thông tin sai lệch.
Trong một tuyên bố, thứ trưởng Bộ Tư pháp Sebastian Kaleta cho biết, luật được đề xuất sẽ ngăn các nền tảng truyền thông xã hội xóa bài đăng hoặc khóa tài khoản của người dùng nếu nội dung được đăng tải trên đó không vi phạm luật pháp Ba Lan.
Nếu nội dung của người dùng bị xóa hoặc tài khoản bị khóa, người dùng sẽ có quyền gửi khiếu nại tới nền tảng truyền thông xã hội, theo ông Kaleta. Đơn khiếu nại cũng có thể được gửi đến mạng xã hội nếu người dùng phát hiện một bài đăng vi phạm luật pháp Ba Lan. Người khiếu nại có thể yêu cầu chặn bài đăng đó.
Trong cả hai trường hợp, nền tảng sẽ phải giải quyết khiếu nại trong vòng 48 giờ. Nếu người dùng không hài lòng với cách giải quyết của nền tảng, họ sẽ có quyền khiếu nại lên một Tòa án chuyên trách mới về Bảo vệ Quyền Tự do Ngôn luận. Tòa án sẽ có nghĩa vụ xem xét vụ việc trong vòng bảy ngày và quá trình tố tụng sẽ hoàn toàn bằng điện tử.
Đề xuất cũng quy định rằng, bất kỳ ai có quyền cá nhân bị xâm phạm trên Internet bởi một người không rõ danh tính cũng có thể gửi khiếu nại lên tòa án. Nguyên đơn sẽ chỉ cần cung cấp cho tòa án URL (địa chỉ trang web) của trang web đã đăng tải nội dung xúc phạm, và tên người dùng hoặc ID người dùng.
Giải pháp này của Ba Lan đã được mang ra so sánh với các quy định quản lý ngôn luận trên Internet của Pháp và Đức. Các quy định ở các quốc gia này tập trung “vào việc nhanh chóng gỡ bỏ nội dung bị coi là vi phạm luật pháp của một quốc gia nhất định, chứ không phải bảo vệ quyền tự do ngôn luận”, tuyên bố cho biết. Ví dụ: ở Đức, một khoản tiền phạt nặng có thể được áp dụng đối với một trang mạng xã hội vi phạm luật pháp, và Bộ trưởng Bộ Tư pháp sẽ là người quyết định xem liệu một bài đăng có vi phạm luật pháp hay không.
Thanh Hương
Theo Epoch Times tiếng Anh
‘Khắc tinh’ của TT Putin sắp về nước
Thanh Trúc
Chính trị gia đối lập với TT Nga Putin, ông Alexei Navalny, hôm thứ Tư (13/1) tuyên bố rằng ông sẽ trở về Nga vào cuối tuần, sau khi kết thúc thời gian điều trị tại Đức, Reuters đưa tin.
Ông Navalny cho biết trên Instagram: “Tôi chưa từng nghĩ tới việc ‘trở lại hay không’ bởi đơn giản tôi chưa từng rời đi”.
Chính trị gia 45 tuổi cho rằng ông phải đến Đức vì có người muốn “sát hại” mình. Ông thông báo đã đặt vé máy bay về Nga vào ngày Chủ nhật (17/1), và cho biết thêm rằng “Nga là quê hương” của ông và ông đang rất nhớ nhà.
Thủ lĩnh phe đối lập ở Nga cho biết ông không quan tâm tới những điều có thể xảy ra với bản thân khi trở về Moskva. Ông tiết lộ thêm rằng sức khỏe của ông gần như đã hồi phục hoàn toàn.
Ông Navalny đã bị bất tỉnh trong chuyến bay từ Siberia đến Moskva vào tháng 8/2020 và phải nhập viện tại thành phố Omsk của Nga trước khi được đưa đến Berlin, Đức, điều trị. Nhiều nước châu Âu cáo buộc chính quyền Nga “liên quan và có trách nhiệm” trong vụ việc ông Navalny bị đầu độc bằng chất độc thần kinh Novichok.
Israel thực hiện đợt không kích giết chết 16 binh sĩ Syria và đồng minh
Tin từ Beirut – Vào hôm thứ Tư (13/1), Tổ chức giám sát Nhân quyền Syria cho biết các cuộc không kích vào ban đêm của Israel nhằm vào các kho vũ khí và các cơ sở quân sự ở miền đông Syria đã giết chết ít nhất 5 binh sĩ Syria và 11 binh sĩ quân đồng minh.
Theo cơ quan giám sát chiến tranh của Anh Quốc, lực lượng không quân Israel đã thực hiện hơn 18 cuộc không kích nhằm vào nhiều mục tiêu trong một khu vực trải dài từ thị trấn phía đông Deir Ezzor đến sa mạc Boukamal ở biên giới Syria-Iraq.
Tổ chức Giám sát cho biết các cuộc không kích đã giết chết 5 binh sĩ Syria và 11 binh sĩ đồng minh thuộc Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran, lực lượng Hizbollah của Lebanon và Lữ đoàn Fatimid, bao gồm các chiến binh Afghanistan thân Iran, mặc dù quốc tịch của những người này và các chi tiết vẫn chưa được công bố.
Hãng thông tấn nhà nước SANA của Syria đã đưa tin về các cuộc không kích nhưng không cho biết thêm chi tiết. Đây là đợt không kích thứ hai của Israel nhằm vào Syria trong vòng chưa đầy một tuần qua. Trước đó vào hôm 7/1, các cuộc không kích được thực hiện nhằm vào các vị trí ở miền nam Syria và phía nam thủ đô Damascus, giết chết 3 binh lính thân Iran.
Israel thường xuyên thực hiện các cuộc không kích ở Syria, chủ yếu nhằm vào các mục tiêu có liên kết với Iran với mục tiêu ngăn chặn kẻ thù không đội trời chung để bảo đảm an toàn dọc theo biên giới của quốc gia này. Theo một báo cáo thường niên được công bố vào cuối tháng 12 của quân đội Israel, quốc gia này đã tấn công khoảng 50 mục tiêu ở Syria vào năm 2020. (BBT)
https://www.sbtn.tv/israel-thuc-hien-dot-khong-kich-giet-chet-16-binh-si-syria-va-dong-minh/
Hong Kong lại bắt giữ 11 nhân sĩ dân chủ khác với lý do ‘trợ giúp 12 người Hong Kong bỏ trốn’
Bình luậnĐông Phương
Cảnh sát Hong Kong đã tiến hành một vụ bắt giữ quy mô lớn khác vào sáng ngày hôm nay (14/1). 11 người bao gồm Luật sư nhân quyền Hoàng Quốc Đồng (Daniel Wong Kwok-tung) và mẹ của cựu Phó tổng thư ký Liên đoàn Sinh viên Hong Kong Hà Khiết Hoằng (Willis Ho Kit-wang)… đã bị Sở An ninh Quốc gia thuộc Lực lượng Cảnh sát Hong Kong bắt giữ. Họ bị buộc tội có liên quan đến việc trợ giúp 12 người Hong Kong bỏ trốn.
Vào lúc 6h23 sáng ngày 14/1, tài khoản Facebook của Luật sư Hoàng Quốc Đồng – nghị viên Đảng Dân chủ của Hội đồng quận Cửu Long, người ủng hộ phong trào chống dẫn độ về Trung Quốc đại lục, đã đăng bài cho biết, ông Hoàng đã bị người của Sở An ninh Quốc gia bắt đi lúc 6h10, hiện không biết ông Hoàng bị đưa đến đâu nhưng tài khoản này cho biết sẽ tiếp tục cập nhật thông tin mới nhất.
Hà Khiết Hoằng, cựu Phó tổng thư ký Liên đoàn Sinh viên Hong Kong (HKFS), cũng đăng trên Facebook rằng mẹ cô là bà Trương, đã bị cảnh sát bắt lúc 6h15 sáng nay và hiện đang bị nhốt tại Sở cảnh sát Thuyên Loan.
Truyền thông Hong Kong đưa tin, Sở An ninh Quốc gia thuộc Lực lượng Cảnh sát Hong Kong đã bắt giữ 11 người, gồm 8 nam và 3 nữ, người lớn nhất là 72 tuổi và nhỏ nhất là 18 tuổi. Họ bị cáo buộc đã trợ giúp 12 người Hong Kong bỏ trốn.
Vào ngày 23/8 năm ngoái, 12 công dân Hong Kong tham gia phong trào chống dẫn độ về Trung Quốc đã bị Cảnh sát biển Quảng Đông chặn lại khi họ đang ngồi tàu cao tốc chạy đến tị nạn tại Đài Loan. Cả 12 người đã bị giam giữ tại Thâm Quyến trong hơn 4 tháng và không được phép gặp người nhà và luật sư do gia đình họ chỉ định.
Cả Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu đều lên tiếng kêu gọi Trung Quốc trả tự do cho các nhà hoạt động này và cho phép họ trở lại Hong Kong.
Trước vụ bắt giữ ngày hôm nay, hôm 6/1, Sở An ninh Quốc gia của Lực lượng Cảnh sát Hong Kong cũng đã bắt giữ 53 nhà dân chủ Hong Kong khác. Họ bị bắt với tội danh “lật đổ quyền lực nhà nước” được ghi trong “Luật An ninh Quốc gia Hong Kong”, vì đã tham gia cuộc bầu cử sơ bộ “Kế hoạch trưng cầu dân ý 35+” của phe ủng hộ dân chủ trong Hội đồng Lập pháp Hong Kong vào tháng 7 năm ngoái. Mặc dù cuối cùng hầu hết những người này đã được trả tự do, nhưng ngoại giới cho rằng, Bắc Kinh rõ ràng muốn uy hiếp người dân Hong Kong thông qua các vụ bắt giữ.
Reuters chỉ ra rằng hơn 100 người Hong Kong đã bị bắt theo Luật An ninh Quốc gia Hong Kong kể từ khi Đảng Cộng sản Trung Quốc cưỡng chế thông qua bộ luật này.
Đông Phương
Theo Sound Of Hope
Chính quyền Trung Quốc thừa nhận làn sóng đại dịch nCoV-2019 đã tái bùng phát tại Đại Lục
Bình luậnHà Thành
Ngày 12/1/2021, truyền thông nhà nước Trung Quốc, trong một tuyên bố, đã thừa nhận một làn sóng mới của đại dịch virus Corona Vũ Hán đã lan rộng ra toàn quốc…
Ngày 12/1/2021, truyền thông nhà nước Trung Quốc, trong một tuyên bố, đã thừa nhận một làn sóng mới của đại dịch virus Corona Vũ Hán đã lan rộng ra toàn quốc. Vài ngày trước, chính quyền Trung Quốc vẫn khẳng định rằng đây chỉ là những đợt bùng dịch cục bộ nhỏ lẻ tại một số địa phương.
Dịch bệnh đã lan rộng khắp Đại lục
Theo kênh truyền thông Trung Quốc Global Times, thành phố Tấn Trung thuộc tỉnh Sơn Tây đã phát hiện 2 trường hợp nhiễm không triệu chứng. Những người này đến từ thủ phủ Thạch Gia Trang của tỉnh Hà Bắc – giáp phía Tây tỉnh Sơn Tây.
Sơn Tây
Thạch Gia Trang là một thành phố lớn chỉ nằm cách Bắc Kinh hơn 200km. Vào tuần trước, chính quyền thành phố đã bắt đầu áp đặt các biện pháp khẩn cấp nghiêm ngặt để hạn chế tình trạng bùng phát dịch virus Corona, trong đó bao gồm cả lệnh cấm ra vào thành phố.
Global Times cho biết thêm, thành phố Tấn Trung cũng đã phải triển khai các biện pháp khẩn cấp tương tự Thạch Gia Trang. Các thành phố khác và làng mạc trên khắp tỉnh Sơn Tây cũng liên tiếp báo cáo về các ca nhiễm không triệu chứng, đồng thời áp đặt các yêu cầu xét nghiệm và đưa ra các lệnh cấm đi lại.
Hắc Long Giang
Một báo cáo khác cùng ngày trên Global Times cũng đã mô tả lại tình trạng bùng dịch COVID-19 của tỉnh Hắc Long Giang.
Quận Vọng Khuê, thành phố Tuy Hóa, đã phải phong tỏa toàn bộ vì đại dịch.
Quận Long Sa, thành phố Tề Tề Cáp Nhĩ, đã báo cáo 7 ca nhiễm mới. Trong đó có 3 bệnh nhân đến từ Vọng Khuê.
Quận Y Xuân thuộc thành phố cùng tên (Y Xuân), cũng đã phát hiện 1 ca dương tính sau khi xét nghiệm tất cả những người trở về từ Vọng Khuê.
Cát Lâm
Không chỉ nội trong Hắc Long Giang, thủ phủ Trường Xuân của tỉnh láng giềng Cát Lâm cũng đã phát hiện 7 trường hợp liên quan. Trong đó bao gồm 4 bệnh nhân COVID-19 không triệu chứng và 3 người tiếp xúc gần – được được phát hiện hôm 12/1.
Hồ Bắc
Sự bùng phát mới đã lan ngược trở lại thành phố Vũ Hán của tỉnh Hồ Bắc, xuất phát điểm của đại dịch COVID-19 trên toàn cầu. Cũng trong ngày 12/1, các quan chức y tế tại Vũ Hán cho biết đã có 548 người bị cách ly – do tiếp xúc gần với những người bị nhiễm COVID-19.
Thiểm Tây
“Tây An, thủ phủ tỉnh Thiểm Tây, phía Tây Bắc Trung Quốc, cho biết đã cách ly 9 người tiếp xúc gần với 1 bệnh nhân nhiễm virus Vũ Hán được báo cáo ở Hà Bắc, và cả 1.997 trường hợp có tiếp xúc gần với 9 đối tượng này.” – theo Global Times.
Trong tuần trước, ít nhất 7 tỉnh và khu tự trị đã tuyên bố thiết lập báo động thời chiến để đối phó với sự bùng phát trở lại của đại dịch. Đến nay, đã có các tỉnh Bắc Kinh, Liêu Ninh, Hắc Long Giang, An Dương, Hà Nam, Thành Đô, Tứ Xuyên, Thiên Tân, An Huy, Nội Mông, cùng một số tỉnh và thành phố khác liên tiếp tuyên bố báo động này.
Bệnh nhân không triệu chứng lọt vào ‘tầm ngắm’
Các quan chức y tế Trung Quốc đang đặt trọng tâm vào “những người mang mầm bệnh không có triệu chứng”. Họ coi đó là nguyên nhân của lần bùng phát dịch này và nhấn mạnh một nhóm thiểu số nhưng “siêu lây lan” là thủ phạm gây ra hầu hết các trường hợp.
Trong bản tin ngày 11/1 của Global Times, chính quyền đã tập trung đổ lỗi cho các ngôi làng nhỏ, mặc dù những vấn đề lớn trong tuần trước – các ca nhiễm COVID-19 – lây lan chủ yếu tại các thành phố lớn như thủ phủ Thạch Gia Trang của tỉnh Hà Bắc:
Tất cả các phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc đều đặc biệt nhấn mạnh về sự nguy hiểm của các bệnh nhân không triệu chứng và “những người mang virus thầm lặng”. Họ bỏ qua những phản ứng “từ từ” và yếu ớt trước COVID-19 của nhà nước – tại các cấp cơ sở, các hệ thống giám sát và báo cáo – tạo ra các đợt lây nhiễm ở trong nước gần đây.
Ngày 12/1, theo lưu ý của CNBC, sự bùng phát các ca nhiễm COVID-19 tại Trung Quốc, cũng như những ban bố khẩn cấp đang ngày một gia tăng, trùng với thời điểm xuất hiện của nhóm điều tra virus Vũ Hán đến từ WHO Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Những thông tin bùng dịch cũng xuất hiện trùng với thời điểm gần Tết Nguyên Đán.
CNBC đưa tin thêm rằng: “Chính phủ trung ương đang khuyến khích người dân hãy ở lại (nơi mình đang ở) trong dịp Tết Nguyên Đán – diễn ra vào khoảng thời gian giữa tháng 2 năm nay”.
Bí mật phòng chống dịch bệnh của ĐCSTQ bị rò rỉ đã cho thấy mức độ nghiêm trọng của đợt dịch tái bùng phát.
Những xét nghiệm với quy mô khổng lồ
Tại tỉnh Hà Bắc, theo kết quả họp báo của chính quyền, tính đến hết ngày 7/1, thành phố Thạch Gia Trang (~11 triệu dân) đã kiểm tra tổng cộng hơn 4,8 triệu mẫu và phát hiện 289 mẫu dương tính; Thành phố Hình Đài (~8 triệu dân) đã kiểm tra tổng cộng gần 1.9 triệu mẫu, phát hiện được 15 mẫu dương tính.
Ngoài ra, Epoch Times cũng nhận được các thông báo khẩn từ tỉnh Hà Bắc hoặc Thạch Gia Trang về việc chuẩn bị điều kiện nhân lực, vật lực cho cách ly, cũng như kế hoạch cho một cuộc xét nghiệm axit nucleic quy mô lớn.
Kế hoạch này cho thấy các nhà chức trách ĐCSTQ đã đang chuẩn bị thông tin một đợt bùng dịch có thể xảy ra trong dịp Tết Nguyên Đán.
Tuy nhiên, các phóng viên của Epoch Times không thể tìm thấy những thông báo khẩn cấp như vậy thông qua các kênh công cộng như Internet. Người dân tỉnh Hà Bắc chỉ có thể nhận những tin tức chính thức do ĐCSTQ đưa ra và không biết rằng nhà cầm quyền đang che giấu việc phòng chống dịch bệnh theo kiểu “phong trào”.
Ngoài ra, mặc dù các tài liệu ở tất cả các cấp của ĐCSTQ khẳng định rằng dịch bệnh này là “nhập ngoại”, nhưng một số chuyên gia y tế Trung Quốc và các cuộc điều tra của chính phủ nhiều nước đã xác nhận rằng: Dịch bệnh này là do sự che giấu của ĐCSTQ, từ đó lan ra thế giới.
Hà Thành
Covid-19 : Trung Quốc thông báo ca tử vong đầu tiên sau 8 tháng
Anh Vũ
Hôm nay 14/01/2021, chính quyền Bắc Kinh thông báo một trường hợp tử vong vì virus corona tại tỉnh Hà Bắc. Đây là ca tử vong vì Covid-19 đầu tiên sau 8 tháng tình hình dịch tạm yên. Cùng ngày, nhóm chuyên gia của Tổ Chức Y Tế Thế Giới đã tới Vũ Hán, Trung Quốc để tiến hành điều tra về nguồn gốc của đại dịch.
Sau 8 tháng được chế ngự, đại dịch Covid-19 có dấu hiệu đang trỗi dậy trở lại ở Trung Quốc. Cơ quan y tế Trung Quốc thông báo ca tử vong tại Hà Bắc, tỉnh ở gần thủ đô Bắc Kinh. Đây là tỉnh mà vài tuần gần đây đã xuất hiện trở lại nhiều ca nhiễm buộc chính quyền phải ra lệnh phong tỏa hàng chục triệu dân của nhiều thành phố. Ngoài ra nhiều ổ dịch mới cũng được phát hiện ở một số tỉnh khác của Trung Quốc.
Những dấu hiệu làn sóng dịch Covid-19 trở lại khiến chính quyền Trung Quốc lo ngại, nhất là vào thời điểm gần đến Tết Nguyên Đán dự kiến sẽ có hàng trăm triệu người đi lại về quê đón năm mới với gia đình.
Trong bối cảnh như vậy, hôm nay nhóm chuyên gia của Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO tới Vũ Hán, nơi xuất hiện trận đại dịch. Đoàn công tác của WHO gồm 10 nhà khoa học các nước khác nhau có nhiệm vụ điều tra về nguồn gốc và cách thức lây lan của virus corona. Theo quy định, các chuyên gia quốc tế sẽ bị cách ly 14 ngày khi tới Trung Quốc.
Chuyến công tác của các chuyên gia quốc tế được xem là cực kỳ nhạy cảm vì chính quyền Bắc Kinh đang cố gắng xóa đi nghi ngờ về trách nhiệm của họ đã để đại dịch lây lan ra khắp thế giới. Chuyến đi đã bị Bắc Kinh trì hoãn vì các thủ tục nhập cảnh. Đoàn chuyên gia của Tổ Chức Y Tế Thế Giới dự kiến sẽ làm việc tại Trung Quốc từ 5 đến 6 tuần. Fabian Leendertz, thuộc viện Robert Koch của Đức cho AFP biết, mục đích của các nhà điều tra là “tìm hiểu những gì đã diễn ra để giảm nguy cơ trong tương lai” và không nên hy vọng nhóm điều tra sẽ có những kết luận ngay sau chuyến công tác đầu tiên này.
Dư luận phẫn nộ: Hai lãnh đạo cấp cao của Sinopharm bất ngờ từ chức
Bình luậnHà Thành
Chưa đầy 2 tuần sau khi vaccine của Sinopharm được niêm yết, Chủ tịch và Giám đốc của tập đoàn này đã bất ngờ từ chức, cùng ngày, và cùng với “lý do cá nhân”…
Hai lãnh đạo cao cấp từ chức cùng vì “lý do cá nhân”
Chỉ trong một buổi ngày 12/1/2021, Tập đoàn Sinopharm Holding đã đưa ra hai thông báo nghỉ việc liên tiếp của nhân sự cấp cao – đều vì lý do cá nhân:
Thông báo cho biết đơn từ chức sẽ ngay lập tức có hiệu lực. Hội đồng quản trị đã bầu chủ tịch mới ngay trong ngày hôm đó. Điều này đã sự chú ý từ phía các cổ đông và chủ nợ của tập đoàn. Tuy nhiên, ông Minh xác nhận rằng “không có bất đồng nào” giữa ông và ban giám đốc của Sinopharm Holdings. Ông cũng nói thêm rằng không có vấn đề gì liên quan đến việc ông từ chức cần được công bố.
Ngoài ra, thông báo của Sinopharm có nói rằng: mặc dù ông Lý Huy nắm giữ 54,72% cổ phần của Sinopharm, nhưng điều này sẽ không có tác động tiêu cực đáng kể đến hoạt động của công ty. Sinopharm Group cho biết việc từ chức của ông Huy sẽ không ảnh hưởng đến công việc bình thường của hội đồng quản trị.
Được biết, cả hai nhân sự này đều đã từng làm việc lâu năm tại Khoa Y học Trung Quốc.
Lý Trí Minh, 59 tuổi, là chuyên gia kinh tế và dược sĩ cao cấp, ông có hơn 30 năm kinh nghiệm quản lý trong ngành dược phẩm và sản phẩm chăm sóc sức khỏe. Ông giữ chức vị chủ tịch của tập đoàn Sinopharm từ năm 2017. Theo Enterprise Check APP, ông Minh có liên kết với 20 công ty và hiện là đại diện pháp luật của Sinopharm Holding và Công ty Đầu tư Tài chính Sinopharm (của Trung Quốc).
Ông Vu Thanh Minh (于清明) là người kế nhiệm vị trí Chủ tịch của Sinopharm Holding. Chủ tịch mới là người gốc Sơn Đông, sinh năm 1964, là bí thư đảng ủy kiêm CEO của Sinopharm Holdings từ tháng 11/2018. Trước đó, ông từng là thư ký của Cục Quản lý Dược phẩm Nhà nước và đã bắt đầu làm việc tại Sinopharm từ năm 1997.
Trước thông tin hai nhân sự Chủ tịch và Giám đốc của tập đoàn Sinopharm từ chức, giá cổ phiếu của Sinopharm – cũng được coi là cổ phiếu vaccine – đã giảm 5,17%, vào ngày 13/1.
Theo thông tin công khai trên trang web chính thức của Tập đoàn Sinopharm, tên đầy đủ của tập đoàn quốc gia này là China National Pharmaceutical Group (CNPG) – hay còn gọi là Tập đoàn Dược phẩm Quốc gia Trung Quốc.
Tập đoàn có 6 công ty đã niêm yết, bao gồm Sinopharm Holdings (01099.HK), Sinopharm (600511.SH), Sinopharm Accord (000028.SZ), và Tiantan Bio (600161.SH), Hyundai Pharmaceutical (600420.SH), Y học Cổ truyền Trung Quốc (00570.HK). Họ có hơn 1.500 công ty con và 150.000 nhân viên.
Phản ứng từ công chúng
Hiện nay, vaccine của Sinopharm đang được tiêm khẩn cấp trên toàn bộ Đại Lục. Chính vì vậy, việc hai ông Lý Trí Minh và Lý Huy bất ngờ từ chức đã tạo ra những phản ứng mạnh mẽ trong dư luận.
“Từ chức vì lý do cá nhân? Rùng mình…” – một cư dân mạng bày tỏ.
“Ngay sau khi vaccine được tung ra, hai quan chức cấp cao, trong đó thậm chí là chủ tịch hội đồng quản trị đã phải từ chức. Quả là một quả dưa lớn!” – một người nói.
“Đối với một công ty lớn như vậy, chủ tịch nói rằng ông ấy sẽ rời đi sau khi từ chức. Tôi không tin là không có chuyện tầm phào trong đó.” – một netizen khác nêu ý kiến.
Sự thanh trừng nội bộ đảng?
Hoa Pha (华颇) là một chuyên gia quan sát các vấn đề thời sự Bắc Kinh, ông nói rằng Sinopharm là một doanh nghiệp nhà nước, và điều này có thể liên quan đến một đợt thanh trừng nội bộ Đảng này.
“Đây (có thể) là một cơn bão chống tham nhũng khác. Hai ngày trước, ba quan chức cấp thứ trưởng ở Bắc Kinh, Liêu Ninh và những nơi khác đã bị cách chức. Các quan chức cấp cao bị điều tra hai lần và bị truy tố. Có lẽ do liên quan đến cơn bão chống tham nhũng mới. Nói trắng ra, những người này không người nào là trong sạch”.
Ngoài ra, ông cho rằng vaccine của Trung Quốc có danh tiếng kém.
“Đối với vaccine của Trung Quốc, tôi chưa nghe nói về bất kỳ nhà lãnh đạo nào đi đầu trong việc tiêm chủng. Chưa nói liệu vaccine của Trung Quốc có hiệu quả hay không. Bây giờ đó là vấn đề uy tín”.
Sau khi vaccine Sinopharm ra mắt thì đã xảy ra sự cố. Lúc đó, ĐCSTQ chính thức tuyên bố rằng vaccine này được phát miễn phí cho người dân. Chưa đầy một tuần sau, một số người đã đến và khẳng định rằng vaccine này không phải là miễn phí mà là “vaccine miễn phí hậu quả”. Điều này đã gây ra sự phẫn nộ trên toàn quốc.
Hoa Pha cho rằng đây là một trò chơi ngôn từ, có thể nói là để đánh lừa dư luận.
“Bạn hỗ trợ miễn phí rất nhiều vaccine ở nước ngoài, vậy bạn có thể làm gì nếu bạn cung cấp miễn phí (vaccine) cho người dân? Giống như những người kêu gọi miễn phí các dịch vụ y tế trong một thời gian dài, các quan chức cấp cao nói rằng chăm sóc y tế miễn phí toàn diện có thể làm suy yếu sự bảo vệ y tế của cộng đồng. Các quan chức cấp cao nói những điều này, nhưng chính họ đang chăm sóc y tế miễn phí cho bản thân”.
Hà Thành
– Theo ET tiếng Trung.
Thêm nhiều cư dân mạng bị đàn áp vì ‘tung tin đồn’ về làn sóng dịch mới tại đại lục
Thiện Phong
Hiện nay ở Trung Quốc, một đợt đại dịch viêm phổi Vũ Hán mới đang lây lan mạnh trên diện rộng. Đồng thời, vì đăng tin về các trường hợp được xác nhận là nhiễm bệnh, nhiều cư dân mạng ở nhiều tỉnh đã bị ĐCSTQ trừng phạt với lý do “tung tin thất thiệt”.
Theo tờ Huan Bohai News, vào ngày 12/1, Văn phòng Công an quận Phong Nam, thành phố Đường Sơn, đã xử phạt hành chính một người đàn ông họ Trần ở quận này vì cho rằng anh này đã thay đổi xét nhiệm axit nucleic của mình từ “âm tính” sang “dương tính”, sau đó đăng tải lên mạng xã hội gây “ảnh hưởng xấu” cho bộ mặt của ĐCSTQ.
Tờ Bdall.com ngày 10/1 đưa tin, Sở Công an huyện Thuận Bình, thành phố Bảo Định đã tạm giữ hành chính 3 người với lý do “tung tin đồn, xâm phạm quyền riêng tư, bịa đặt sự thật và gây rối trật tự công cộng”. Tờ báo nói rằng, Hao, một người ở thị trấn Thần Nam, đã gửi thông tin nhiễm bệnh của người khác lên nhóm WeChat, khiến thông tin lan truyền làm xáo trộn trật tự xã hội. Còn Zhang và Zhou đã gửi “video thông tin sai sự thật” lên mạng “khiến đoạn video phát tán rộng trong xã hội”. Cả ba đều bị xử phạt hành chính.
Tuy nhiên, vị quan chức này không tiết lộ nội dung phát tán của 3 người trên. Những tờ báo đưa tin này đều là những cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ.
Một loạt hoạt động đàn áp nghiêm trọng của ĐCSTQ đối với những người đưa tin liên quan đến dịch bệnh đã kích khởi phẫn nộ trong dân chúng.
Trong một cuộc phỏng vấn với Đài Á Châu Tự Do, học giả Phương Lượng nói rằng, cảnh sát địa phương đã giam giữ nhiều người được gọi là người phát tán tin đồn. Ông còn cho biết, “lý do là dịch đã bùng phát trên toàn quốc và thông tin chính thức về dịch không được tiết lộ cho công chúng”.
Ông Vương, một cư dân ở Thạch Gia Trang nói: “Tôi nghĩ chính phủ sợ thông tin do các phương tiện truyền thông cá thể tung ra sẽ tác động đến các chính sách chống dịch tổng thể của ĐCSTQ, tức phá vỡ thế độc quyền ngôn luận của họ. Những gì mọi người đang nói là đúng, nhưng cũng không được hé miệng tiết lộ điều này. ĐCSTQ muốn nắm thế độc quyền, kiểm soát tất cả các tin tức về dịch bệnh, để làm sao mang lại danh tiếng tốt cho nó”.
Kể từ khi dịch Covid 19 bùng phát ở Vũ Hán đầu năm ngoái, giới chức Bắc Kinh đã chặn các luồng thông tin và đàn áp ngôn luận trực tuyến, không cho bất cứ tin tức thất thiệt nào lan ra ngoài.
Chuyến tàu Hắc Long Giang – Bắc Kinh chở 5 người nhiễm Coronavirus đi qua 20 ga thuộc 6 tỉnh thành
Bình luậnĐông Phương
Mới đây, tỉnh Cát Lâm đã thông báo về 5 trường hợp nhiễm virus viêm phổi Vũ Hán không có triệu chứng. Cả 5 người này cùng đi trên chuyến tàu K350 từ tỉnh Hắc Long Giang đến Bắc Kinh, đoàn tàu đi qua 6 tỉnh thành và 20 nhà ga. Hiện tại, tỉnh Hắc Long Giang đã thông báo khởi động tình trạng ứng phó khẩn cấp, khu vực nguy cơ cao thứ hai trong đợt dịch lần này ở Trung Quốc đã xuất hiện.
Theo chính quyền thông báo, chuyến tàu K350 chính thức đi qua 20 ga bao gồm Giai Mộc Tư, Tuy Hóa, Tây Cáp Nhĩ Tân, Thường Xuân, Bắc Thẩm Dương, Cẩm Châu, Sơn Hải Quan, Đường Sơn, Thiên Tân, Bắc Lang Phường, Bắc Kinh, v.v. và băng qua 6 tỉnh thành là Hắc Long Giang, Cát Lâm, Liêu Ninh, Thiên Tân, Hà Bắc và Bắc Kinh.
Đoàn tàu K350 gồm 17 toa tàu, trong đó có 7 toa giường cứng, 7 toa ghế cứng, 1 toa giường mềm, 1 toa ăn và 1 toa hành lý.
Theo tờ Caixin, những chuyến tàu bắt đầu bằng chữ K là “tàu nhanh chở khách”. Các khoang ghế cứng của loại tàu này được chia thành loại 112 người, 116 người và 118 người, cửa sổ đóng kín và có điều hòa nhiệt độ. Ngoài vé ghế ngồi, những chuyến tàu như vậy cũng bán một lượng vé đứng.
Điều này có nghĩa là khi toa đầy tải, mật độ người đông hơn so với toa tàu cao tốc bắt đầu bằng chữ G.
Sau khi ổ dịch được phát hiện, các quan chức đang tìm kiếm những hành khách đã đi chuyến tàu K350 vào ngày 5/1.
Hiện tại, tình hình dịch bệnh ở tỉnh Hắc Long Giang đang chuyển biến xấu. Tháng trước, tỉnh này thông báo rằng hai thành phố Tuy Phân Hà và Đông Ninh đã thiết lập tình trạng thời chiến. Vào ngày 12/1, toàn tỉnh tuyên bố khởi động tình trạng ứng phó khẩn cấp.
Tối ngày 13/1, Hắc Long Giang tổ chức họp báo về công tác phòng chống dịch, theo báo cáo từ 0 giờ đến 19 giờ ngày 13/1, đã có 40 trường hợp được xác nhận nhiễm Coronavirus và 50 trường hợp nhiễm trùng không triệu chứng.
Tại cuộc họp báo, huyện Vọng Khuê thuộc thành phố Tuy Hóa, tỉnh Hắc Long Giang được đưa vào danh sách khu vực có nguy cơ, còn thị trấn Huệ Thất của huyện này được xếp vào khu vực nguy cơ cao. Đây là khu vực nguy cơ cao thứ hai ở Trung Quốc sau quận Cảo Thành ở thành phố Thạch Gia Trang, tỉnh Hà Bắc.
Tại cuộc họp, chính quyền cũng tuyên bố rằng, sau khi kiểm tra bộ gene, phát hiện rằng virus gây bệnh ở huyện Vọng Khuê tương đồng 100% với virus ở Đại Liên.
Mặc dù chính quyền chưa có thông báo chính thức nhưng thành phố Tuy Hóa ở tỉnh Hắc Long Giang đã gần như trong trạng thái “phong tỏa”. Dịch bệnh từ Vọng Khuê, Tuy Hóa đã lan sang các thành phố khác thuộc tỉnh Hắc Long Giang như Tề Tề Cáp Nhĩ, Cáp Nhĩ Tân, Y Xuân; và các tỉnh khác như Sơn Đông, Cát Lâm…
Hôm 13/1, huyện Vọng Khuê thuộc thành phố Tuy Hóa, tỉnh Hắc Long Giang được đưa vào danh sách khu vực có nguy cơ, còn thị trấn Huệ Thất của huyện này được xếp vào khu vực nguy cơ cao. Hình ảnh đường phố vắng vẻ ở Vọng Khuê. (Ảnh Weibo)
Hôm 13/1, huyện Vọng Khuê thuộc thành phố Tuy Hóa, tỉnh Hắc Long Giang được đưa vào danh sách khu vực có nguy cơ, còn thị trấn Huệ Thất của huyện này được xếp vào khu vực nguy cơ cao. Hình ảnh đường phố vắng vẻ ở Vọng Khuê. (Ảnh Weibo)
Bước sang năm mới 2021, tình hình dịch bệnh ở nhiều vùng của Trung Quốc đang bùng phát mạnh, trong đó tỉnh Hà Bắc, nơi giáp ranh với Bắc Kinh là nghiêm trọng nhất. Tính đến ngày 12/1, chính quyền
Hà Bắc đã thực hiện các biện pháp “phong tỏa” tại 4 thành phố Thạch Gia Trang, Hình Đài, Lang Phường và Tân Lạc.
Ngoài ra, tình hình dịch bệnh ở Bắc Kinh cũng rất nghiêm trọng. Tháng trước, thành phố thông báo rằng quận Thuận Nghĩa đã chuyển sang trạng thái thời chiến. Hiện tại, toàn bộ thành phố Bắc Kinh đã bước vào “trạng thái bán thời chiến”, và việc ra vào Bắc Kinh bị kiểm soát nghiêm ngặt.
Đông Phương
Theo Epoch Times tiếng Trung
Danh sách 10 đại quan tham mới nhất của ĐCS Trung Quốc
Bình luậnĐông Phương
Gần đây, có kênh truyền thông đã tổng hợp danh sách 10 đại quan chức tham nhũng mới nhất ở Trung Quốc. Đứng đầu danh sách này là cựu Chủ tịch Lại Tiểu Dân của Công ty Quản lý Tài sản Hoa Dung Trung Quốc (China Huarong Asset Management). Ông này đã bị kết án tử hình hôm 5/1.
Vấn đề tham nhũng của các quan chức Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) luôn là một vấn đề nhức nhối đối với chính quyền nước này. Dù là quan chức ở cấp địa phương hay trung ương thì các vụ bê bối liên quan cũng thường xuyên xuất hiện. Chiến dịch đả hổ của ông Tập Cận Bình “càng đả thì quan càng tham”!
Dưới đây là bảng xếp hạng 10 quan chức Trung Quốc tham nhũng nhất bị bại lộ trong những năm gần đây:
Số 10: Chu Xuân Vũ (Zhou Chunyu), cựu Phó chủ tịch tỉnh An Huy, tham ô hơn 400 triệu nhân dân tệ (NDT) (khoảng 1.427 tỷ VNĐ).
Số 9: Hành Vân (Xing Yun), nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Khu tự trị Nội Mông, biển thủ 450 triệu NDT (khoảng 1.606 tỷ VNĐ).
Số 8: Mao Tiểu Binh (Mao Xiaobing), nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hải, biển thủ 500 triệu NDT (khoảng 1.784 tỷ VNĐ).
Số 7: Võ Trường Thuận (Wu Changshun), cựu Giám đốc Sở Công an Thiên Tân, biển thủ 530 triệu NDT (khoảng 1.891 tỷ VNĐ).
Số 6: Thạch Phụng Cang (Shi Fenggang), cựu Bí thư chi bộ thôn Tân Trang, thị trấn Trường Tân Điếm, quận Phong Đài, Bắc Kinh, tham ô 580 triệu NDT (khoảng 2.070 tỷ VNĐ), và cũng liên quan đến các tội danh như lạm dụng chức vụ và thông đồng gian lận đấu thầu…
Số 5: Dương Thành Lâm (Yang Chenglin), cựu Chủ tịch Ngân hàng Nội Mông, biển thủ hơn 600 triệu NDT (khoảng 2.141 tỷ VNĐ).
Số 4: Lý Kiến Bình (Li Jianping), cựu Bí thư Ủy ban Công tác Đảng của Khu Phát triển Kinh tế và Công nghệ Hohhot, đã tham ô hơn 600 triệu NDT (khoảng 2.141 tỷ VNĐ).
Số 3: Triệu Chính Vĩnh (Zhao Zhengyong), cựu Bí thư tỉnh ủy Thiểm Tây, tham ô 717 triệu NDT (khoảng 2.559 tỷ VNĐ).
Số 2: Trương Trung Sinh (Zhang Zhongsheng), cựu Bí thư huyện ủy Trung Dương, tỉnh Sơn Tây, tham ô 1,04 tỷ NDT (khoảng 3.711 tỷ VNĐ).
Số 1: Lại Tiểu Dân (Lai Xiaomin), cựu Chủ tịch của Công ty Quản lý Tài sản Hoa Dung Trung Quốc, đã biển thủ 1,788 tỷ NDT (khoảng 6.381 tỷ VNĐ) và chiếm dụng trái phép 25 triệu NDT (khoảng 89 tỷ VNĐ) công quỹ.
Điều cần phải nói là các số tiền nói trên đều là những con số do ĐCSTQ công bố. Trên thực tế, các con số do chính quyền nước này đưa ra đều được xác định theo nhu cầu chính trị. Số tiền tham ô của một số quan chức cấp cao có thể còn lớn hơn rất nhiều.
Đông Phương
Theo Vision Times
Kết cục Jack Ma liệu có thảm hơn cháu rể Đặng Tiểu Bình?
Vũ Dương
Cho đến nay, Jack Ma, người sáng lập Tập đoàn Alibaba, đã mất tích hơn hai tháng, làm dấy lên nhiều đồn đoán của giới quan sát bên ngoài. Mới đây, Cao Du (Gao Yu) – nhà báo tự do có thâm niên của Trung Quốc – cho rằng số phận của Jack Ma có thể còn thảm hơn cả ông Ngô Tiểu Huy.
Hôm 10/1, trong một cuộc phỏng vấn gần đây với Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA), nhà báo Cao Du cho rằng Jack Ma lành ít dữ nhiều, “tình huống và kết cục không loại trừ khả năng có thể còn thảm hơn cả ông Ngô Tiểu Huy”.
Ông Ngô Tiểu Huy (Wu Xiaohui) là cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Bảo hiểm An Bang và là chồng của cháu gái cố lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình. Sau khi mất tích một thời gian, ông đã bị kết án 18 năm tù và bị tịch thu toàn bộ tài sản.
Bà tin rằng việc ĐCSTQ thanh trừng Jack Ma có ba nguyên nhân:
Thứ nhất, Jack Ma thật sự rất giàu, là cây “rau hẹ” sinh trưởng rất tốt, khiến người ta rất muốn thu hoạch nó.
Thứ hai, các ngành nghề mà Jack Ma tham gia đều là lĩnh vực mà ĐCSTQ đặc biệt xem trọng. Bà cho biết:
“Ông ta không chỉ tham gia trong lĩnh vực kinh doanh, ông ta thường được cho là làm các nền tảng kinh doanh, nhưng giờ đây còn làm cả nền tảng tài chính. Nền tảng Alipay chính là như vậy. Ông ta còn tham vào lĩnh vực truyền thông và giải trí. Ngành công nghiệp giải trí trong mắt của ĐCSTQ cũng là một dạng công cụ tuyên truyền. Giờ đây, bộ phận điện ảnh và truyền hình đều đã gộp chung thành một. Vậy nên, đây không phải là vấn đề nhỏ”.
Thứ ba, tất cả các nhà doanh nghiệp đều phải trung thực, “lúc thường phải nghe lời đảng, càng không được phép ăn ở hai lòng”.
Ông Phùng Sùng Nghĩa (Feng Chongyi) – giáo sư Đại học Công nghệ Sydney – nói với phóng viên Epoch Times rằng nguyên nhân khiến Jack Ma bị chỉnh đốn là vì ông ta “bị cuốn vào các cuộc đấu đá quyền lực của giới lãnh đạo cấp cao”.
Trước đó, truyền thông nước ngoài chỉ ra rằng Tập đoàn Alibaba của Jack Ma có mối liên hệ với các quan chức cấp cao thuộc phe cánh Giang Trạch Dân. Cháu trai của ông Giang là Giang Chí Thành cũng có cổ phần lớn trong đó.
Tuy nhiên, ông Derrick Scissors, chuyên gia về Trung Quốc tại Viện Doanh nghiệp Mỹ, lại nhìn nhận rằng cái kết của Jack Ma không đến mức thê thảm như vậy.
Ông Derrick Scissors nói với VOA rằng tên tuổi của Jack Ma nổi tiếng hơn nhiều so với ông Ngô Tiểu Huy, hơn nữa hành vi của Tập đoàn Bảo hiểm An Bang ở nước ngoài tệ hơn nhiều so với Alibaba. “Vì vậy, tôi không nghĩ Jack Ma sẽ giống với ông Ngô Tiểu Huy. Nhưng tôi cảm thấy Jack Ma có thể tương tự như ông Quách Quảng Xương (Guo Guangchang), chủ tịch tập đoàn Fosun. Ông Quách cũng từng bị giam giữ một thời gian, sau đó được thả”.
Tờ Forbes ngày 7/1 đăng tải bài viết cho biết, một khi bị nghi ngờ có ảnh hưởng đến sự ổn định chính trị và kinh tế của giới cầm quyền, các nhà tài phiệt Trung Quốc sẽ bị điều tra, hoặc làm cho biến mất; một ví dụ gần đây nhất là trường hợp của Jack Ma.
Trước đó, còn có trường hợp của ông Vương Kiện (Wang Jian), chủ tịch của HNA Group. Ông này đã đột ngột qua đời tại Pháp vào tháng 7/2018. Ngoài ra còn có trường hợp của ông Tiêu Kiến Hoa (Xiao Jianhua), người đứng đầu Tập đoàn Tomorrow Group. Ông này thì bị Bắc Kinh cưỡng bức đưa về Trung Quốc, đến nay vẫn không rõ tung tích, …
Sự ‘ngông cuồng bất tận’ của ĐCS Trung Quốc trên Biển Đông trong năm 2020
Bình luậnThiện Nhân
Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) sẽ quấy rối bất kỳ hoạt động gia hạn thăm dò dầu khí nào của các quốc gia trong vùng biển mà họ tuyên bố chủ quyền; đồng thời sẽ tăng cường gây áp lực lên các thành viên ASEAN để hoàn thành Bộ Quy tắc Ứng xử vào năm 2021.
COVID-19 làm lu mờ các hành động sai trái ở Biển Đông của ĐCSTQ
COVID-19 tác động đến các tranh chấp ở Biển Đông theo hai cách:
Thứ nhất, không có cuộc gặp trực tiếp nào giữa các thành viên ASEAN và Trung Quốc thông qua “Nhóm công tác chung” để thực hiện “Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông” (JWG – DOC). Do đó, các cuộc đàm phán vốn đã khó khăn lại càng trở nên phức tạp và không đạt được tiến bộ nào về Bộ Quy tắc Ứng xử (COC) – nhằm quản lý các mối quan hệ giữa các quốc gia và các tranh chấp lãnh thổ trong các vùng biển tranh chấp.
Thứ hai, thủy thủ đoàn của USS Theodore Roosevelt đã bị nhiễm COVID-19 sau khi thăm Việt Nam vào đầu tháng 3/2020. Tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân đã ngừng hoạt động trong hai tháng. Hoa Kỳ đã buộc tội Trung Quốc lợi dụng đại dịch viêm phổi Vũ Hán để bắt nạt và đe dọa các quốc gia có tuyên bố chủ quyền.
Một bước phát triển lớn liên quan đến luật pháp quốc tế là ĐCSTQ đã thành lập hai đặc khu hành chính mới ở Biển Đông vào ngày 18 tháng 4 – tại quần đảo Hoàng Sa và Bãi đá ngầm Nam sa Macclesfield Bank; và tại quần đảo Trường Sa. ĐCSTQ tuyên bố cả hai nơi đều thuộc quyền quản lý của thành phố Tam Sa, trên đảo Phúc Lâm, Trung Quốc. Việc thành lập các đặc khu hành chính này đã khiến Việt Nam và Philippines phản đối.
Nhưng không có điều nào quan trọng hơn hàng loạt các tuyên bố được đệ trình lên Ủy ban Liên hợp quốc về Giới hạn đối với Thềm lục địa (CLCS); hoặc đệ trình sơ bộ của Malaysia lên Tổng thư ký Liên hợp quốc vào ngày 12 tháng 12 năm 2019. Tuyên bố của Malaysia bác bỏ cơ sở pháp lý của các tuyên bố về quyền lịch sử của Trung Quốc. Trung Quốc phản ứng bằng cách yêu cầu CLCS bác bỏ hoàn toàn yêu sách của Malaysia.
Bản đệ trình năm 2019 của Malaysia đã kích hoạt phản ứng của Philippines (hai tuyên bố vào ngày 6/3/2020), Việt Nam (ngày 30/3/2020 và hai tuyên bố vào ngày 10/4/2020), Indonesia (ngày 26/5/2020), Hoa Kỳ (ngày 1/6/2020), Úc (23/7/2020), Malaysia (29/7/2020), và một đệ trình chung của Pháp, Đức và Vương quốc Anh (16/9/2020). Trung Quốc đã đệ trình một phản hồi cho mọi đệ trình này.
Ba chủ đề nổi lên từ các cuộc trao đổi ngoại giao này là:
Bác bỏ hoàn toàn các yêu sách của Trung Quốc đối với các quyền lịch sử;
Ủng hộ các tuyên bố chủ quyền đối với các vùng biển chỉ dựa trên Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS)
Ủng hộ quyết định của Tòa Trọng tài – tuyên bố chiến thắng của Philippines chống lại sự bành trướng lãnh hải của Trung Quốc.
Sự ‘tung hoành ngang ngược’ của ĐCSTQ trên biển Đông
An ninh hàng hải ở Biển Đông bị ảnh hưởng bởi các tàu chấp pháp trên biển và hàng loạt cuộc tập trận hải quân của Trung Quốc và Hoa Kỳ. Cảnh sát biển Trung Quốc đã vào Vùng đặc quyền kinh tế của Malaysia để quấy rối một tàu khoan dầu hoạt động theo hợp đồng với Petronas – công ty dầu khí quốc doanh của Malaysia – từ cuối tháng 1 đến tháng 2 năm 2020.
Năm 2020 cũng được đánh dấu bởi hai sự cố do tàu chiến Trung Quốc gây ra, việc Washington tiếp tục hiện diện hải quân và hoạt động tự do hàng hải (FONOPS), sự thay đổi về sự hiện diện của máy bay ném bom của Mỹ có trụ sở tại Guam, cũng như các cuộc tập trận hải quân chưa từng có của Trung Quốc và Mỹ.
Chính quyền Trump đã nâng số lượng FONOPS hàng năm do hải quân Hoa Kỳ thực hiện, đáng chú ý nhất là Hoa Kỳ đã tiến hành 2 FONOPS liên tiếp vào cuối tháng 4/2020.
Vào tháng 4 – tháng 5/2020, ĐCSTQ đã tìm cách tận dụng việc mất khả năng chiến đấu của tàu sân bay USS Theodore Roosevelt bằng cách cử Nhóm tác chiến tàu sân bay Liêu Ninh đến Bắc Biển Đông – để tiến hành các hoạt động bay và một loạt các cuộc tập trận. Washington đã đáp trả vài tháng sau đó với sự khẳng định mạnh mẽ nhất về sức mạnh hải quân ở Biển Đông kể từ năm 2014, bằng cách cử ba Nhóm tấn công tàu sân bay.
Biển Đông vào tháng 6 năm 2019: tự do hàng hải – tuần tra không chỉ Mỹ mà các đồng minh khác cũng được yêu cầu.
Trung Quốc đã đáp trả sự hiện diện của hàng không mẫu hạm Mỹ bằng cách điều 4 máy bay chiến đấu và 4 máy bay ném bom đến đảo Phúc lâm ở Hoàng Sa vào đầu tháng 7/2020. Bắc Kinh sau đó đã tiến hành một loạt các cuộc tập trận hải quân trùng với cuộc tập trận Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC) thường niên ngoài khơi Hawaii từ ngày 17-31/8/2020.
Trong một cuộc biểu dương sức mạnh đáng chú ý, Trung Quốc đã bắn hai tên lửa đạn đạo từ các địa điểm riêng biệt trên đất liền vào vùng biển giữa đảo Hải Nam và Hoàng Sa. Trong tháng 9/2020, Trung Quốc đã thực hiện 4 cuộc tập trận hải quân đồng thời ở Biển Đông, Biển Hoa Đông, Hoàng Hải và Vịnh Bột Hải.
Trong tháng 11/2020, Hải quân Trung Quốc đã tiến hành hai cuộc tập trận riêng biệt trên Biển Đông. Cuộc tập trận đầu tiên bao gồm bốn tàu đổ bộ, trong khi cuộc tập trận thứ hai bao gồm một đội tàu tên lửa tàng hình. Lực lượng Bảo vệ Bờ biển và Dân quân Hàng hải Trung Quốc tiếp tục các cuộc tuần tra
‘bình thường’ và quấy rối các hoạt động thăm dò dầu khí – do các quốc gia ven biển tiến hành trong khu vực “đường chín đoạn” mà ĐCSTQ tuyên bố chủ quyền.
Trong tương lai, căng thẳng ở Biển Đông khó có thể lắng xuống khi Trung Quốc và Hoa Kỳ tiếp tục có các hành động, phản ứng đáp trả – qua các cuộc tập trận quân sự. Trung Quốc sẽ quấy rối bất kỳ hoạt động thăm dò dầu khí nào của các quốc gia trong vùng biển mà họ tuyên bố chủ quyền.
Đồng thời, nhiều khả năng ĐCSTQ sẽ tăng cường gây áp lực lên các thành viên ASEAN để hoàn thành Bộ Quy tắc Ứng xử vào năm 2021. Hãy chờ đợi xem liệu chính quyền Biden sẽ tái tham gia với ASEAN và đưa ra đối trọng thế nào với ĐCSTQ?
Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả Carlyle A Thayer – Giáo sư danh dự tại Học viện Quốc phòng Úc, Đại học New South Wales, Canberra; không nhất thiết phản ánh quan điểm của NTD Việt Nam
Thiện Nhân