Tin khắp nơi – 13/12/2017
Triều Tiên: Mỹ đề nghị đàm phán,
nhưng đã chuẩn bị chiến tranh
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Rex Tillerson đề nghị mở thảo luận với Triều Tiên mà không đặt ra bất cứ điều kiện tiên quyết nào, tuy nhiên ông nói thêm rằng Bình Nhưỡng phải cho thấy là họ sẵn sàng chọn những giải pháp khác để thay đổi hướng đi trong các chương trình hạt nhân và phi đạn của mình.
Ông Tillerson loan báo đề xuất này trong bài diễn văn đọc tại Diễn đàn Quỹ Hội đồng Đại Tây Dương – Hàn Quốc hôm 12/12.
“Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên cần phải tới bàn hội nghị để đàm phán. Chúng tôi sẵn sàng đàm phán bất cứ lúc nào họ muốn, nhưng họ phải tới bàn hội nghị trong tinh thần là mong muốn có một sự lựa chọn khác. Trong khi đó tư thế chuẩn bị để sẵn sàng chiến đấu của quân đội chúng ta rất mạnh. Vì tình hình hiện nay, Tổng thống đã ra lệnh cho các nhà hoạch định quân sự có đủ phương tiện để chuẩn bị đối phó với mọi tình huống, họ đã sẵn sàng. Như đã nói nhiều lần, tôi sẽ tiếp tục các nỗ lực ngoại giao cho đến khi quả bom đầu tiên rơi xuống.”
Ngoại trưởng Tillerson nhắc lại rằng Tổng thống Trump mong muốn thấy Trung Quốc cắt nguồn cung cấp dầu cho Triều Tiên. Ông nói thêm rằng lần trước khi Triều Tiên ngồi xuống bàn hội nghị, là bởi vì Trung Quốc ngưng cung cấp dầu cho Bình Nhưỡng.
Erdogan: ‘Jerusalem phải là thủ đô Palestine’
Ông Erdogan đọc diễn văn trước hội nghị của Tổ chức Hợp tác Hồi giáo (OIC) để phê phán quyết định của chính phủ Hoa Kỳ coi Jerusalem là thủ đô Israel.
Quyết định của Trump với Jerusalem có tạo xung đột?
Tại sao Tổng thống Trump công nhận Jerusalem
Jordan cảnh báo Mỹ về quyết định với Jerusalem
Dù là đồng minh quan trọng của Mỹ trong khối NATO, nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ coi đó là “quyết định vô giá trị” từ Hoa Kỳ.
Ông nay muốn thế giới Hồi giáo công nhận Jerusalem là “thủ đô bị chiếm đóng của nhà nước Palestine”.
Không chỉ vậy, ông Erdogan còn gọi Israel là “nhà nước khủng bố”.
Hoa Kỳ đã hết vai trò
Lãnh đạo Palestine, Mahmoud Abbas nói Hoa Kỳ “tự loại mình ra khỏi vai trò quan trọng trong tiến trình hòa bình”.
Cũng phát biểu tại hội nghị tụ họp nhiều lãnh đạo các nước Hồi giáo, ông Abbas nói:
“Chúng ta không thể nào chấp nhận vai trò nào của Mỹ trong quá trình hòa bình. Họ chứng tỏ là họ hoàn toàn thiên vị Israel.”
Theo BBC Indonesia, Tổng thống Joko Widodo cũng đại diện cho nước Hồi giáo Đông Nam Á đến dự hội nghị OIC ở Istanbul.
Ảrập Saudi lên án tuyên bố của Trump
Chủ đề chiếm lĩnh nghị trình của thượng đỉnh OIC là vấn đề Jerusalem, sau khi ông Donald Trump nói Hoa Kỳ công nhận thành phố này là thủ đô Israel, gây phẫn nộ trong nhiều nước Hồi giáo tuy không phải là tất cả.
Hiện thủ đô của Israel là Tel Aviv nhưng nước này cũng làm chủ Jerusalem, thành phố là thánh địa của ba tôn giáo: Do Thái, Ki Tô và Hồi giáo.
Hoa Kỳ nói sẽ chuyển Đại sứ quán hiện ở Tel Aviv về phía Tây Jerusalem.
Mới đây nhất, Thủ tướng Israel, Benjamin Netanyahu trong chuyến thăm đến Brussels đã nói châu Âu cũng nên công nhận Jerusalem là thủ đô nước ông.
Tuy thế, các lãnh đạo EU vẫn duy trì quan điểm rằng quy chế cho Jerusalem phải là kết quả của thỏa thuận hai bên giữa Israel và chính quyền Palestine.
EU theo đuổi chính sách Hai quốc gia trong khu vực: Israel và Palestine.
Hiện nay, EU công nhận Chính quyền Palestine của ông Mahmoud Abbas như một thực thể chính trị và hỗ trợ kinh tế nhiều cho họ nhưng vẫn chưa công nhận một quốc gia Palestine độc lập.
Vấn đề “Jerusalem là thủ đô Israel” mà Hoa Kỳ nêu ra đặt EU và “thế bí”, theo một số báo châu Âu.
Palestine giờ đã trở thành biểu tượng của mối hằn thù tôn giáo, là kho chất nổ tiềm năngTS Nguyễn Phương Mai
Cùng lúc, tiếng nói của nhiều quốc gia Hồi giáo ủng hộ Palestine và lên án ông Trump có nguy cơ làm tăng thêm căng thẳng trong khu vực.
Trong bài viết về quyết định của ông Trump gần đây, TS Nguyễn Phương Mai, một nhà nghiên cứu Trung Đông từ Hà Lan dự đoán trên BBC Tiếng Việt:
“Palestine giờ đã trở thành biểu tượng của mối hằn thù tôn giáo, là kho chất nổ tiềm năng, chỉ cần độc lập là lập tức sẽ bị các nước Ả Rập xung quanh biến thành một cái vòi rồng, cuốn lũ xả bão san phẳng Israel đến ngọn cỏ cuối cùng.”
http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-42341596
Mỹ sẵn sàng đàm phán với Bắc Hàn ‘vô điều kiện’,
Tillerson nói
Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson nói Mỹ “sẵn sàng đàm phán bất cứ lúc nào” với Bắc Hàn mà không cần điều kiện.
Tuyên bố của ông dường như lùi bước khỏi yêu cầu trước đó rằng Bắc Hàn phải giải giáp trước khi tiến hành đàm phán.
“Chúng ta hãy cứ gặp nhau đã và nói chuyện về thời tiết nếu quý vị muốn”, ông nói trong một diễn đàn chính sách ở Washington DC.
Chiến tranh Bắc Hàn sẽ ‘kinh hoàng’
Lính Bắc Hàn đào tẩu ‘trúng 5 phát đạn’
Bắc Hàn và Mỹ có ‘tiếp xúc trực tiếp’
Bắc Hàn ‘sẽ thử tên lửa hàng tuần’
Việc Bắc Hàn theo đuổi công nghệ vũ khí hạt nhân dẫn tới các lệnh trừng phạt nặng nề do Mỹ ban hành chống lại chế độ này.
Trong một diễn biến khác, Phó tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Jeffrey Feltman, người vừa mới đến thăm Bình Nhưỡng, nói với phóng viên rằng các quan chức Bắc Hàn bày tỏ “việc ngăn ngừa chiến tranh rất quan trọng”.
Quan hệ ngoại giao giữa Hoa Kỳ và Bắc Hàn trở nên căng thẳng sau các vụ thử hạt nhân và tên lửa của Bình Nhưỡng trong những tháng gần đây và cuộc khẩu chiến giữa ông Donald Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong-un.
Cuộc chiến với Bắc Hàn sẽ như thế nào?
Bắc Hàn đang ‘cầu xin chiến tranh’
Mã độc WannaCry liên quan Bắc Hàn?
Trump: Bắc Hàn ‘rắc rối to’ nếu tấn công Guam
Mỹ ‘gấp rút’ trước mối đe dọa từ Bắc Hàn
Phát biểu tại diễn đàn Hội đồng Đại Tây Dương hôm 12/12, ông Tillerson nói rằng Mỹ “đơn giản là không thể chấp nhận Bắc Hàn vũ trang hạt nhân”.
Tuy nhiên, dường như ông muốn làm dịu đi lập trường của Mỹ về các cuộc đàm phán khả dĩ trong tương lai khi nói: “Chúng ta hãy gặp nhau, không câu nệ hội nghị bàn tròn hay bàn vuông nếu đó là điều quý vị hứng thú.”
“Sau đó, chúng ta có thể bắt đầu bày ra một bản đồ, về những gì chúng ta có thể sẵn lòng làm.”
Ông cũng nhấn mạnh rằng các lệnh trừng phạt kinh tế và biện pháp ngoại giao sẽ tiếp tục cho đến khi “có chuyển biến”.
http://www.bbc.com/vietnamese/world-42334890
Google sắp mở trung tâm AI tại TQ
Google đang thúc đẩy phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) bằng việc mở một trung tâm nghiên cứu về lĩnh vực này tại Trung Quốc, mặc dù dịch vụ tìm kiếm của hãng này bị cấm tại quốc gia đông dân nhất thế giới.
Google nói đây là cơ cở đầu tiên thuộc loại này ở châu Á và sẽ tuyển dụng nhiều tài năng địa phương.
Thung lũng Silicon hiện đang tập trung mạnh vào các ứng dụng tương lai của trí tuệ nhân tạo.
Dù bước đột phát diễn ra ở Silicon Valley, Bắc Kinh hay nơi nào khác, AI có tiềm năng làm cho cuộc sống của tất cả mọi người tốt hơn cho toàn thế giớiFei-Fei Li, khoa học gia trưởng của Google
Trung Quốc cũng tỏ ý ủng hộ mạnh mẽ phát triển AI và muốn đuổi kịp Mỹ.
Google và YouTube đặt máy chủ ở đâu?
Vụ Google đuổi người là hồi chuông bình đẳng giới?
Kiểm soát mạng: VN học Trung Quốc được không?
Việt Nam và tham vọng ‘có Facebook’ nội địa
VN không hài lòng vì Facebook thiếu hợp tác
Nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo có tiềm năng cải tiến hàng loạt công nghệ, từ xe hơi tự lái qua nhà máy tự động đến các sản phẩm dịch thuật và phần mềm nhận diện khuôn mặt.
Trong một bài blog trên trang web của Google, hãng này nói trung tâm nghiên cứu mới là một phần quan trọng trong sứ mệnh của Google như một “công ty đặt AI lên hàng đầu”.
“Dù bước đột phát diễn ra ở Silicon Valley, Bắc Kinh hay nơi nào khác, AI có tiềm năng làm cho cuộc sống của tất cả mọi người tốt hơn cho toàn thế giới,” ông Fei-Fei Li, khoa học gia trưởng của Google Cloud AI và Machine Learning nói.
Trung tâm nghiên cứu này, cũng như các cơ sở tương tự ở London, New York, Toronto và Zurich, sẽ do một nhóm nhỏ các nhân viên từ văn phòng Bắc Kinh sẵn có điều hành.
Luật lệ nghiêm ngặt
Hãng công nghệ khổng lồ Google có hai văn phòng ở Trung Quốc, với 600 nhân viên. Khoảng một nửa số nhân viên này làm về các sản phẩm toàn cầu, người phát ngôn Taj Meadows của Google cho AFP biết.
Nhưng động cơ tìm kiếm của Google và một số hãng khác bị cấm ở Trung Quốc. Trong năm qua, quốc gia này ngày càng thắt chặt các quy định đối với các công ty nước ngoài, và kể cả các quy định về kiểm duyệt.
Từ nhiều năm nay, Trung Quốc đã kiểm duyệt những nội dung mà nước này cho là nhạy cảm về chính trị bằng việc sử dụng một loạt các bộ lọc tinh vi mà những người chỉ trích gọi là “vạn lý tường lửa”.
TQ: Luật mới tăng kiểm soát dữ liệu mạng
TQ: Cuộc đối thoại ‘tốn nhiều tiền dân’
TQ ra mắt ‘đối thủ của Wikipedia’ vào năm 2018
TQ: Hồng Vệ Binh kiểu mới – SV yêu nước
Cùng lúc, Trung Quốc lại ngày một thúc đẩy trí tuệ nhân tạo.
Tuần trước, Chủ tịch Tập Cận Bình thúc giục các quan chức cao cấp “đẩy nhanh việc thực hiện dữ liệu lớn (big data)” tại một cuộc họp của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Vào tháng Bảy, Trung Quốc công bố kế hoạch quốc gia về AI, kêu gọi nước này nỗ lực đuổi kịp Mỹ.
Tuy nhiên, những bước tiến của Trung Quốc trong lĩnh vực này đã gây lo ngại. Các tổ chức nhân quyền quan ngại về cách Trung Quốc sử dụng trí tuệ nhân tạo để theo dõi công dân nước này.
Phát biểu tại cuộc họp của Đảng Cộng sản cuối tuần trước, Chủ tịch Tập được cho là đã nhấn mạnh: “cần sử dụng dữ liệu lớn để cải thiện việc cai quản đất nước.”
http://www.bbc.com/vietnamese/world-42339016
Đại sứ quán Mỹ phản đối
vụ bắt giữ 2 phóng viên Reuters ở Myanmar
Hai phóng viên của hãng tin Reuters đã bị bắt vào tối thứ Ba 12/12 tại thành phố Yangon của Myanmar, một phát ngôn viên của chính phủ xác nhận với Reuters.
Người phát ngôn Zaw Htay nói với Reuters:
“Đúng là họ đã bị bắt. Không chỉ các phóng viên của các ông, mà cả những nhân viên cảnh sát liên quan trong vụ việc này cũng bị bắt. Chúng tôi sẽ hành động để xử lý các nhân viên cảnh sát và các phóng viên.”
Ông Htay không cho biết lý do tại sao hai phóng viên Wa Lone và Kyaw Soe Oo bị bắt, cũng không cung cấp chi tiết họ sẽ phải đối mặt với những cáo buộc nào. Ông cũng không giải thích ‘vụ việc’ mà ông nhắc đến là gì.
Bà Abbe Serphos, Giám đốc truyền thông toàn cầu của Reuters, nói: “Chúng tôi đang khẩn trương tìm thêm thông tin xem hai phóng viên bị bắt trong hoàn cảnh nào, và tình hình hiện tại của họ ra sao.”
Phóng viên Wa Lone bắt đầu cộng tác với hãng tin Reuters vào tháng 6/2016, trong thời gian qua, ông tường thuật về hàng loạt tin tức khác nhau, trong đó có cuộc khủng hoảng người tị nạn Rohingya ở bang Rakhine.
Phóng viên Kyaw Soe Oo đã làm việc cho Reuters từ tháng 9 năm nay.
Trong một tuyên bố tải lên trang mạng của mình vào chiều tối thứ Tư 13/12, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Yangon bày tỏ “quan ngại sâu sắc về vụ bắt giữ bất thường hai phóng viên Reuters, sau khi họ được mời tới gặp các giới chức cảnh sát ở Yangon vào đêm hôm trước.”
Tuyên bố của đại sứ quán Mỹ có đoạn viết:
“Một nền dân chủ muốn thành công, thì các phóng viên cần được tự do thi hành nhiệm vụ của họ.
Nghi can đánh bom New York không dính líu đến ISIS?
Một giới chức chống khủng bố hàng đầu Bangladesh hôm 13/12 nói người đàn ông bị tố cáo là đã kích nổ bom ống trong đường hầm xe điện ngầm ở thành phố New York dường như không có mối liên hệ nào với tổ chức Nhà nước Hồi Giáo (ISIS), mặc dù nhóm chủ chiến này đã gợi hứng cho đương sự thực hiện cuộc tấn công.
Ông Monirul Islam cho biết các nhà điều tra đã thẩm vấn vợ và cha mẹ của nghi can Akayed Ullah trong khuôn khổ cuộc điều tra của họ.
Ullah, 27 tuổi, sẽ ra trước tòa lần đầu tiên vào ngày 13/12, một ngày sau khi các công tố viên Mỹ loan báo truy tố nghi can về tội khủng bố.
Ông William Sweeney, Trợ lý Giám đốc FBI tại New York nói:
“Có những điều xảy ra tiếp theo những cuộc tấn công như thế này khi mà thông tin tình báo chúng tôi thu thập được vào thời điểm này có thể quyết định liệu chúng tôi có xác định vị trí, bắt giữ và thẩm vấn những cá nhân khác hầu đảm bảo sự an toàn cho công chúng. Toán của chúng tôi dùng những phương pháp thích hợp, hợp lý và hợp pháp để đạt mục tiêu, nhưng rõ ràng là các toán điều tra của chúng tôi sẽ thi hành nhiệm vụ một cách cấp bách và với mục đích rõ ràng.”
Ullah bị truy tố về các tội danh gồm: đánh bom nơi công cộng và sử dụng vũ khí giết người hàng loạt, mỗi tội vừa nêu có mức án tối đa là tù chung thân.
https://www.voatiengviet.com/a/nghi-can-danh-bom-new-york-khong-dinh-liu-den-isis/4162038.html
Alabama: Ứng cử viên Đảng Dân chủ Doug Jones đắc cử
Trong cuộc đua gay go vào quốc hội Mỹ, ông Doug Jones thuộc Đảng Dân chủ đã thắng cuộc bầu cử đặc biệt, và chiếm được một ghế tại Thượng viện Hoa Kỳ, đại diện cho tiểu bang miền nam Alabama.
Chiến thắng của ông Doug Jones được mọi người xem như là một đòn giáng đối với Đảng Cộng hòa và là một động thái chống lại Tổng thống Donald Trump, vốn công khai ủng hộ đối thủ của ông Jones là ông Roy Moore, ứng cử viên của Đảng Cộng hoà, bất chấp ông này bị nhiều người cáo buộc về các hành vì quấy nhiễu tình dục.
Ông Jones đánh bại ông Roy Moore với tỉ lệ khít khao dưới 2%, tuy nhiên ảnh hưởng của thắng lợi này như một cuộc trưng cầu ý dân về các vấn đề chính trị của Tổng thống Trump có thể lớn hơn.
Lên tiếng trong diễn văn mừng đắc cử, ông Doug Jones phát biểu:
“Trọng tâm của chiến dịch tranh cử này là vấn đề thượng tôn luật pháp. Cuộc vận động tranh cử này là về thái độ lịch sự và hòa nhã và đảm bảo tất cả mọi người trong tiểu bang này, bất kể họ cư ngụ ở khu vực nào, giàu hay nghèo, đều được hưởng cơ hội công bằng trong cuộc sống.”
Kết quả cuộc bầu cử có nghĩa là vào tháng 1 sang năm khi ông Doug Jones tuyên thệ nhậm chức, thế đa số của Đảng Cộng hòa tại Thượng viện gồm tất cả 100 ghế sẽ bị thu hẹp lại chỉ còn 51-49, gây nhiều trở ngại khó khăn hơn cho Tổng thống Trump để thực hiện nghị trình của ông.
Ông Moore, tại cuộc tập họp của Đảng Cộng hoà, không công nhận thắng lợi của ông Jones, báo hiệu ông có thể thách thức kết quả bầu cử.
Ông Trump đã lên mạng Twitter để chúc mừng ông Jones, và quay sang tập trung vào cuộc bầu cử Thượng viện năm 2020.
https://www.voatiengviet.com/a/alabama-ung-cu-vien-dang-dan-chu-doug-jones-dac-cu/4161842.html
Nữ thượng nghị sĩ gọi dòng tweet của Trump
là ‘bôi nhọ kì thị giới tính’
Thượng nghị sĩ Kirsten Gillibrand hôm thứ Ba phản pháo Tổng thống Donald Trump và nói rằng bà sẽ không im tiếng sau khi ông tấn công bà trên Twitter vì bà kêu gọi một cuộc điều tra những cáo buộc về quấy rối tình dục và hành vi sai trái về tình dục nhắm vào ông. Sáu thượng nghị sĩ Hoa Kỳ, kể cả bà Gillibrand, đều nói rằng ông Trump phải từ chức.
Ông Trump đả kích bà Gillibrand trên Twitter hôm thứ Ba, “Thượng nghị sĩ Kirsten Gillibrand nhãi nhép, một kẻ sai vặt cho Chuck Schumer và người từng đến văn phòng của tôi “cầu xin” tiền đóng góp tranh cử cách đây không lâu (và sẽ làm bất cứ chuyện gì để có tiền), giờ lên võ đài đánh Trump.” Ông Schumer là lãnh đạo phe Dân chủ tại Thượng viện.
Bà Gillibrand, người được đồn đoán sẽ là ứng cử viên tổng thống của Đảng Dân chủ vào năm 2020, nói bà sẽ không nhân nhượng.
“Đó là một lời bôi nhọ kì thị giới tính nhằm buộc tôi im tiếng, và tôi sẽ không im tiếng về vấn đề này,” bà nói với các phóng viên tại một cuộc họp báo.
Ông Trump không trả lời câu hỏi của một phóng viên tại một sự kiện ở Nhà Trắng sau đó trong ngày thứ Ba khi được hỏi ông viết dòng tweet đó là có ý gì.
Các nhà lập pháp khác của Đảng Dân chủ đã tập hợp sau lưng bà Gillibrand, trong đó có Thượng nghị sĩ Elizabeth Warren, một ứng cử viên tổng thống nữa cho năm 2020.
Trong một dòng tweet nhắm vào ông Trump, bà Warren viết hôm thứ Ba, “Có thật là ông đang tìm cách bắt nạt, hăm dọa và hạ nhục @SenGillibrand? Ông có biết ông đang gây chiến với ai không? Chúc may mắn nhé, @realDonaldTrump. Tuy nhiên, #bàấyvẫnkiêntrì.”
Hơn một chục người phụ nữ đã cáo buộc ông Trump, một tỉ phú bất động sản New York và người từng là ngôi sao truyền hình thực tế, đã có những hành động sàm sỡ không mong muốn đối với họ nhiều năm trước khi ông bước chân vào chính trị. Ông Trump đã bác bỏ những cáo buộc này.
Sự quan tâm đối với những cáo buộc quấy rối tình dục và hành vi sai trái tình dục một lần nữa thu hút sự chú ý hôm thứ Hai, khi ba người phụ nữ trước đó cáo buộc ông Trump có hành vi sai trái đã kêu gọi Quốc hội Hoa Kỳ điều tra hành vi của ông.
Hôm thứ Ba, một người phụ nữ thứ tư, người cũng từng đưa ra những cáo buộc tương tự đã ủng hộ lời kêu gọi của họ cho một cuộc điều tra trong một cuộc phỏng vấn với đài NBC.
Gần 60 nhà lập pháp nữ thuộc phe Dân chủ trong Quốc hội đã kêu gọi một cuộc điều tra trong một bức thư hôm thứ Hai.
Hôm thứ Ba, nhóm này cho biết nhiều đồng nghiệp nam cũng tham gia, đưa con số lên hơn 100 nhà lập pháp tại Hạ viện Hoa Kỳ.
Ông Trump đã gọi những cáo buộc này là những chuyện bịa đặt, và ông nói ông không quen biết những người cáo buộc ông.
Hôm thứ Hai, bà Gillibrand gọi những cáo buộc này là đáng tin cậy và kêu gọi ông Trump từ chức.
Sự chú ý đối với các cáo buộc quấy rối tình dục nhắm vào ông Trump xảy ra giữa lúc đang có một làn sóng cáo buộc tương tự nhắm vào những nhân vật tiếng tăm ở Hollywood, trong giới truyền thông và chính trị trong những tháng gần đây.
Nhà Trắng hôm thứ Hai nói những cáo buộc của những người phụ nữ nhắm vào ông Trump là sai trái và “hoàn toàn bị phản bác trong hầu hết các trường hợp mà người chứng kiến thuật lại” và sau đó hứa cung cấp một danh sách những lời thuật lại đó cho các phóng viên.
Hôm thứ Ba, Nhà Trắng gửi một danh sách gồm ba bản tin của giới truyền thông vào năm 2016, bao gồm một cuộc phỏng vấn của báo New York Post với một người đàn ông người Anh, phản bác lời kể của một trong những người tố cáo và nói ông ta chưa bao giờ nhìn thấy chuyện đó xảy ra. Các bản tin này cũng bao gồm các bản tin của báo New York Daily News và CNN với hai người từng tham gia thi hoa hậu trước đây ủng hộ ông Trump.
Ông Trump ký thành luật 700 tỷ đô la chi tiêu quân sự
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 12/12 ký thành luật một dự luật về chính sách quốc phòng dành ngân quỹ 700 tỷ đô la cho quân sự, gồm các khoản chi thêm cho các chương trình phi đạn phòng thủ để đáp ứng với mối đe dọa võ khí hạt nhân ngày càng tăng từ Triều Tiên.
Tuy nhiên, ngân sách 700 tỷ đô la này sẽ không thành hiện thực cho tới khi nào các nhà lập pháp nhất trí thu hồi lại một đạo luật năm 2011 vốn đề ra những giới hạn nghiêm khắc về chi tiêu liên bang. Tới nay, Quốc hội chưa thực hiện việc này.
Với đạo luật 2011 vẫn còn hiệu lực, mức chi tiêu quốc phòng tối đa trong năm 2018 sẽ là 549 tỷ đô la.
Trước khi ký thành luật dự luật về chính sách quốc phòng hôm nay, ông Trump đã hối thúc Quốc hội ‘hoàn thành nhiệm vụ’, xóa bỏ mức giới hạn tối đa 549 tỷ đô la cho chi tiêu quốc phòng.
Tổng thống Trump nói ông tin rằng điều này sẽ xảy ra. “Chúng ta cần quân đội. Quân đội của chúng ta phải thật sự hoàn hảo,” ông Trump nhấn mạnh.
Quỹ vận hành tạm cho chính phủ sẽ hết hạn vào ngày 22/12. Đó cũng là ngày hạn chót để Quốc hội gửi cho Tòa Bạch Ốc một dự luật về ngân sách chính phủ, nếu không sẽ có nguy cơ chính phủ bị đóng cửa một phần.
Trong bài phát biểu tại Tòa Bạch Ốc hôm nay, ông Trump cũng cam kết sẽ nhanh chóng chấm dứt hai chương trình di trú định cư Mỹ khi nhắc tới 2 vụ đánh bom New York trong 2 tháng qua đều là do di dân thực hiện.
“Chương trình xổ số di trú và định cư ‘dây chuyền’, chúng ta sẽ nhanh chóng cắt đứt,” Tổng thống Trump kêu gọi Quốc hội bắt tay hành động ngay lập tức.
Chương trình định cư ‘dây chuyền’ là những người sang Mỹ định cư theo diện bảo lãnh anh chị em hay ba mẹ.
Không kích do Ả Rập Xê-út dẫn đầu tại Yemen,
chết 30 người
Ít nhất 30 người bị giết chết trong các cuộc không kích hôm thứ Tư nhắm một trại cảnh sát ở thủ đô của Yemen.
Ít nhất 80 người khác bị thương trong các cuộc không kích trước hừng đông rơi trúng một nhà tù do phe nổi dậy điều hành trong một khu phức hợp của cảnh sát quân đội ở Sanaa.
Liên minh chống quân nổi dậy do Ả Rập Xê-út lãnh đạo đã thực hiện các vụ không kích này trong khuôn khổ một chiến dịch vẫn không giảm cường độ từ khi nó bắt đầu vào tháng Ba, 2015, bất chấp lời kêu gọi của Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres hôm Chủ nhật, hối thúc việc kết thúc “cuộc chiến tranh ngu xuẩn” này.
Hôm Chủ nhật vừa rồi, các cuộc không kích do Ả Rập Xê-út dẫn đầu đã giết chết ít nhất 26 chiến binh nổi dậy tại một trại huấn luyện nằm về hướng Tây-Bắc thủ đô Sanaa.
Hôm thứ Sáu trước đó, một cuộc tấn công nhắm vào một đài truyền hình do phe nổi dậy kiểm soát tại Sanaa, đã giết chết 4 nhân viên canh gác.
Ngoại Trưởng Tillerson hôm thứ Sáu hối thúc Ả Rập Xê-út hãy kiềm chế hành động can thiệp quân sự tại Yemen, nước đang lâm vào một cuộc khủng hoảng nhân đạo do cuộc nội chiến khởi động.
Tuần trước, cựu Tổng Thống Yemen Ali Abdullah Saleh bị quân nổi dậy Houthi được Iran hậu thuẫn giết chết. Phe Houthi trước đây là đồng minh sau trở thành kẻ thù của ông Saleh. Chính mối quan hệ thù-bạn bạn-thù này đã đẩy đất nước Yemen vào bạo lực và bất định, đưa đến các cuộc giao tranh dữ dội nhất kể từ khi cuộc xung đột khởi sự cách đây 3 năm
https://www.voatiengviet.com/a/khong-kich-do-saudi-dan-dau-tai-yemen-chet-30-nguoi/4162104.html
Hàn Quốc tập chống khủng bố
trước thềm Olympic Mùa đông
Hàn Quốc, nước chủ nhà của Thế vận hội Mùa đông vào tháng 2, vừa tiến hành một loạt bài thực tập về an ninh vào thứ 3 (12/12) để chuẩn bị ứng phó với các cuộc tấn công khủng bố — từ bắn con tin cho tới đâm xe vào đám đông tại sân vận động cho tới đánh bom gài trong máy bay không người lái.
Cảnh sát và lính cứu hỏa nằm trong số khoảng 420 người tham gia cuộc tập trận, được tổ chức trước sân vận động Olympic tại Pyeongchang, cách biên giới được bảo vệ nghiêm ngặt với Bắc Triều Tiên 80km.
Trong các cuộc diễn tập mô phỏng, các thành viên của một đội đặc nhiệm đã bắn rơi một máy bay không người lái gắn bom đang bay về phía một chiếc xe buýt chở vận động viên.
Trong một bài tập khác, một tên khủng bố bắt các vận động viên trên xe buýt làm con tin, và tìm cách lái xe đâm vào sân vận động trước khi bị cảnh sát bắn chết. Các nhân viên đeo mặt nạ chống khí độc cũng vô hiệu hóa được một quả bom hóa học.
Căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên tăng cao trong những tháng gần đây do một loạt các cuộc thử nghiệm tên lửa của Triều Tiên khi nước này tiếp tục theo đuổi vũ khí hạt nhân để phản đối các lệnh trừng phạt và cảnh báo của Mỹ.
Thủ tướng Hàn Quốc Lee Nak-yon nói: “Hãy ghi nhớ rằng tai nạn vẫn luôn xảy ra mà không ai ngờ tới”.
“Hãy kiểm tra cho đến phút cuối nếu có bất kỳ lỗ hổng bảo mật nào,” theo thủ tướng.
Ông Lee đã không nhắc đến Triều Tiên, nhưng Bộ Quốc phòng Hàn Quốc hôm 8/12 đã lưu ý những hiểm họa như Bắc Triều Tiên có thể sử dụng các cuộc tấn công khủng bố hoặc không gian mạng để phá hoại các sự kiện quốc tế.
Theo các quan chức chính phủ Hàn Quốc và các tài liệu mà Reuters có được, khoảng 5.000 nhân viên lực lượng vũ trang sẽ được triển khai tại Thế vận hội mùa đông.
Ban tổ chức Thế vận hội Pyeongchang 2018 (POCOG) cũng đã thuê một công ty an ninh mạng riêng để bảo vệ chống lại cuộc tấn công từ Bắc Triều Tiên, theo các hồ sơ cho thấy.
Để giảm thiểu nguy cơ kích động phản ứng hung hăng của Bắc Triều Tiên trong các trận đấu, Hàn Quốc đã yêu cầu Washington trì hoãn các cuộc tập trận quân sự thường xuyên cho đến sau thời gian diễn ra Thế vận hội, theo ghi nhận của Financial Times. Một phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Nam Triều Tiên cho biết hôm thứ ba (12/12) rằng chưa có quyết định nào về vấn đề này được đưa ra.
Macron tìm kiếm hành động về khí hậu
sau khi Mỹ rút khỏi Hiệp định Paris
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đang kêu gọi các nước giàu và các công ty toàn cầu dành nhiều ngân quỹ hơn để chống lại sự tăng nhiệt toàn cầu và giúp các nước nghèo ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu.
Nhà lãnh đạo Pháp đang tổ chức hội nghị thượng đỉnh “One Planet” hai năm sau khi gần 200 chính phủ nhất trí ở Paris chấm dứt sự lệ thuộc to lớn của họ vào nhiên liệu hóa thạch và hạn chế hơn nữa sự tăng nhiệt toàn cầu.
Ông Macron muốn cho thấy đang có những tiến bộ hướng tới những mục tiêu khó khăn lắm mới đạt được sau khi Tổng thống Donald Trump vào tháng Sáu nói rằng ông đang rút Mỹ ra khỏi hiệp ước.
Quyết định của ông Trump là một “lời cảnh tỉnh sâu sắc cho khu vực tư nhân” để đưa ra hành động, ông nói.
“Nếu chúng ta quyết định không xúc tiến và không thay đổi cách sản xuất, đầu tư, hành xử, chúng ta sẽ chịu trách nhiệm với hàng tỉ nạn nhân,” ông Macron nói với kênh truyền hình Mỹ CBS News trong một cuộc phỏng vấn phát sóng tối thứ Hai.
Dù ông Macron nói rằng các dự án cụ thể với nguồn tài chính thực sự đằng sau chúng đang thiếu, không có cam kết quốc tế có tính ràng buộc nào sẽ được công bố tại hội nghị thượng đỉnh.
Trọng tâm là làm thế nào các tổ chức tài chính công và tư có thể huy động được nhiều tiền hơn và làm thế nào các nhà đầu tư có thể gây áp lực lên các đại công ty để chuyển sang các chiến lược thân thiện hơn với môi trường.
Hơn 200 nhà đầu tư tổ chức với 26 ngàn tỉ đôla tài sản được quản lý hôm thứ Ba cho biết họ sẽ gia tăng áp lực lên các công ty phát thải khí nhà kính lớn nhất thế giới để chống lại biến đổi khí hậu.
Họ nói điều này sẽ hữu hiệu hơn là đe dọa ngưng đầu tư vào các công ty, bao gồm Coal India, Gazprom, Exxon Mobil và Tập đoàn Hóa chất và Dầu khí Trung Quốc.
Biến đổi khí hậu đang khiến lũ lụt, hạn hán, bão và các đợt nóng xảy ra thường xuyên và nghiêm trọng hơn khi nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng lên mức kỷ lục mới, băng biển tan ở Bắc Cực và mực nước biển dâng lên.
Các nước đang phát triển nói rằng các nước giàu đang không theo kịp một cam kết từ năm 2009 là cung cấp 100 tỉ đôla mỗi năm đến trước năm 2020 – từ các nguồn công cũng như tư – để giúp các nước này chuyển từ nhiên liệu hóa thạch sang các nguồn năng lượng xanh hơn và thích ứng với những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.
Hôm thứ Ba, Ủy hội Châu Âu công bố các khoản đầu tư trị giá 9 tỉ euro nhắm mục tiêu vào các thành phố bền vững, năng lượng bền vững và nông nghiệp bền vững cho Châu Phi và các nước trong khu vực.
Khoảng 50 nhà lãnh đạo và bộ trưởng thế giới sẽ đến Paris, bao gồm Tổng thống Mexico Enrique Pena Nieto và các nguyên thủ của các nước bị tác động nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu như Chad, Bolivia và Haiti.
Mỹ sẽ chỉ gửi một phái đoàn chính thức từ Đại sứ quán ở Paris, nhưng các siêu sao như Leonardo Di Caprio và Arnold Schwarzenegger cùng thống đốc bang California Jerry Brown, người lãnh đạo nền kinh tế lớn thứ sáu thế giới, đang vận động cho nhiều hành động hơn nữa.
Trước khi hội nghị thượng đỉnh khai mạc, ông Macron đã trao 18 khoản trợ cấp tài chính cho các nhà khoa học khí hậu nước ngoài, hầu hết trong số họ hiện đang ở Mỹ, để đến làm việc tại Pháp.
Trung Quốc lại đe dọa Đài Loan không nên dựa vào Mỹ
Đài Loan sẽ bị thất bại nếu dựa vào sức mạnh của nước ngoài để thực hiện chính sách ly khai với Hoa lục. Trên đây là tuyên bố một viên chức chính phủ Trung Quốc, một tuần sau khi một quan chức của bộ Ngoại Giao nước này đưa ra đe dọa « tấn công quân sự ».
Theo Reuters, trong một cuộc họp báo tại Bắc Kinh ngày thứ tư 13/12/2017, khi được hỏi về lời đe dọa của tham tán công sứ Lý Khắc Tân « tấn công Đài Loan nếu chiến hạm Mỹ cặp bến Cao Hùng », ông An Phong Sơn, phát ngôn viên cơ quan đặc trách quan hệ hai bờ eo biển Đài Loan tuyên bố rằng Trung Quốc chống lại mọi tiếp xúc quân sự giữa Đài Bắc và Washington. Viên chức này bình luận thêm « mọi âm mưu dựa vào người ngoài để củng cố sức mạnh hay làm thiệt hại chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ sẽ bị thất bại, sẽ bị nhân dân Trung Quốc chống lại ».
Tháng 9 năm nay, Quốc hội Mỹ khi thông qua ngân sách quốc phòng 2018 đã cho phép hải quân Mỹ giao lưu với hải quân Đài Loan và thăm viếng lẫn nhau.
Trong một tuần nay, Bắc Kinh liên tiếp đưa ra những dấu hiệu bất bình. Trước hết là qua tuyên bố của tham tán công sứ tại Mỹ : ngày tàu chiến Mỹ cặp bến (quân cảng) Cao Hùng, ngày đó Đài Loan sẽ được thống nhất bằng vũ lực. Tiếp đến, cuối tuần qua, quân đội Trung Quốc thông báo « tập dượt bao vây hải đảo » và đến hôm nay là lời đe dọa của ông An Phong Sơn.
Về phần Đài Loan, nhân diễn đàn an ninh tổ chức tại Đài Bắc, phó tổng thống Trần Kiện Nhân xác nhận Trung Quốc đang gia tăng hành động khiêu khích ở biển Đông và đưa nhiều tàu chiến, máy bay ra Hoa Đông thị uy. Tuy nhiên, ông tuyên bố « Đài Loan muốn duy trì quan hệ nguyên trạng và đối thoại xây dựng có lợi cho nhân dân hai bờ eo biển và khu vực, nhưng để được như thế, phải có sự hợp tác của cả hai bên ».
http://vi.rfi.fr/chau-a/20171213-trung-dai-bac-kinh-lai-de-dai-bac-khong-nen-dua-vao-my
Hàn Quốc cố hàn gắn quan hệ với Trung Quốc
Lãnh đạo Hàn Quốc Moon Jae In ngày 13/12/2017 đã đến Bắc Kinh, khởi đầu chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên của ông trong tư cách tổng thống. Hồ sơ hạt nhân Bắc Triều Tiên dĩ nhiên là trọng tâm của các cuộc thảo luận giữa ông với chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Tuy nhiên, giới quan sát đặc biệt chú ý xem Seoul có thuyết phục được Bắc Kinh trên hai hồ sơ then chốt từng gây căng thẳng trong quan hệ song phương : Hệ thống lá chắn chống tên lửa THAAD, và những biện pháp trừng phạt kinh tế của Trung Quốc nhắm vào Hàn Quốc.
Đối với tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In, mục tiêu chuyến thăm Trung Quốc của ông rất rõ : « Bình thường hóa » quan hệ song phương, vốn đã trở nên căng thẳng từ tháng 7 năm 2016, sau khi Seoul cho Washington triển khai hệ thống tên lửa THAAD trên lãnh thổ Hàn Quốc, khiến Bắc Kinh nổi cơn thịnh nộ và tung ra những ngón đòn trả đũa về ngoại giao, và nhất là về kinh tế. Do vậy, giới quan sát đang chờ đợi là trên đầu mối gây bất hòa Trung-Hàn này, hai ông Moon Jae In và Tập Cận Bình sẽ quyết định ra sao ?
Phải nói là trên vấn đề THAAD, từ ngày lên cầm quyền tại Seoul, tổng thống Hàn Quốc đã nhượng bộ Trung Quốc rất nhiều : Tháng Sáu vừa qua, Seoul đã đáp ứng một số yêu sách của Bắc Kinh, khi cho biết không cho Mỹ triển khai thêm thêm hệ thống THAAD tại Hàn Quốc, không gia nhập một liên minh quân sự với Mỹ và Nhật…
Thế nhưng, có vẻ như Trung Quốc vẫn chưa hài lòng với các tuyên bố của Hàn Quốc theo chiều hướng đó, mà muốn Seoul phải có những cam kết chính thức, theo đó Hàn Quốc sẽ không triển khai thêm bất cứ giàn lá chắn chống tên lửa nào khác, cũng như sẽ không tham gia vào hệ thống phòng thủ tên lửa châu Á của Mỹ.
Nếu Seoul nhượng bộ trên vấn đề THAAD, liệu Bắc Kinh có sẽ thu hồi các biện pháp trừng phạt kinh tế đã áp dụng trên các tập đoàn Hàn Quốc hay không ? Đây là loạt tín hiệu thứ hai mà giới quan sát đang chờ đợi từ chuyến thăm của ông Moon Jae In.
Trong thời gian qua, bất chấp các quy định của Tổ Chức Thương mại Thế giới, Bắc Kinh đã có những thủ đoạn bóp nghẹt các công ty Hàn Quốc hoạt động ở Trung Quốc, với hệ quả là hai tập đoàn lớn của Hàn Quốc là Hyundai và Lotte bị tác hại nặng nề.
Tuy nhiên, các biện pháp này dường như sẽ được thu hồi, và thương mại song phương Trung-Hàn sẽ lại nở rộ. Một dấu hiệu rõ nét : Theo truyền thông Hàn Quốc, tháp tùng theo tổng thống Moon Jae In đến Bắc Kinh là một phái đoàn hùng hậu gồm khoảng 220 doanh nhân, và dự kiến có nhiều hợp đồng thương mại mới được ký kết.
Cũng như vậy, giới quan sát cũng chú ý xem liệu tổng thống Hàn Quốc có thuyết phục được Trung Quốc giải tỏa hoàn toàn các hạn chế về du lịch Hàn Quốc, được áp dụng từ khi nổ ra bất đồng trên vấn đề lá chắn THAAD.
Vào đúng ngày tổng thống Hàn Quốc đến Trung Quốc, Ngân Hàng Trung Ương Hàn Quốc hôm 13/12, đã đưa ra dự đoán rằng lượng du khách Trung Quốc đến Hàn Quốc toàn năm 2017 sẽ giảm khoảng 4 triệu người so với năm ngoái, tức là giảm đến một nửa, gây thiệt hại khoảng 5,2 tỷ đô la cho GDP thực tế của Hàn Quốc.
Sau khi Hàn Quốc nhân nhượng trên vấn đề THAAD, Bắc Kinh đã giảm nhẹ lệnh hạn chế du lịch Hàn Quốc, nhưng căn cứ vào trọng lượng của du lịch Trung Quốc đối với kinh tế Hàn Quốc, mọi người chờ đợi là tổng thống Moon Jae In sẽ thúc đẩy việc dỡ bỏ hoàn toàn các hạn chế.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20171213-han-quoc-co-han-gan-quan-he-voi-trung-quoc-bi-thaad-lam-ran-nut
Trung Quốc tưởng niệm 80 năm vụ thảm sát Nam Kinh
Theo AFP, hôm nay, 13/12/2017, Trung Quốc tổ chức tưởng niệm các nạn nhân bị quân đội Nhật thảm sát tại Nam Kinh cách đây đúng 80 năm. Thảm kịch trong Thế chiến thứ 2 này vẫn luôn là mối hiềm khích ám ảnh quan hệ giữa hai cường quốc châu Á.
Hàng nghìn người dân cùng đông đảo đại diện lực lượng vũ trang đã tham dự buổi lễ được tổ chức trước tượng đài tưởng niệm các nạn nhân vụ thảm sát Nam Kinh. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tham dự nhưng không đọc diễn văn.
Ngày 13/12/1937, quân đội Nhật Hoàng vào chiếm Nam Kinh, khi đó là kinh đô của Trung Quốc dưới triều đại nhà Thanh. Theo các nhà sử học Trung Quốc, trong 6 tuần chiếm đóng quân Nhật đã tiến hành các cuộc tàn sát, cướp bóc, đốt phá thành phố, làm 300 nghìn thường dân và binh lính Trung Quốc bị chết.
Từ đó đến nay, thảm kịch này đã trở thành một hiềm khích sâu đậm giữa Nhật Bản và Trung Quốc. Bắc Kinh thường xuyên đòi Tokyo phải thừa nhận trách nhiệm về những tội ác đã gây ra đối với người Trung Quốc trong Thế chiến thứ 2.
Nhật Bản cũng đã chính thức thừa nhận việc quân đội Nhật Hoàng đã sát hại nhiều thường dân ở Nam Kinh trong thời kỳ chiến tranh, nhưng không đồng ý với những đánh giá của Bắc Kinh về số lượng nạn nhân. Năm 2015, chính thủ tướng Shinzo Abe, người có cha là thủ tướng trong thời gian chiến tranh, đã lên tiếng bày tỏ « ân hận » về những hành động tàn ác của quân đội Nhật ở châu Á. Mặc dù vậy, ông Abe tỏ ý không muốn các thế hệ trẻ nước ông cứ mãi phải xin lỗi về quá khứ quân phiệt Nhật.
Hiềm khích trong quá khứ này còn là mồi lửa cho chủ nghĩa dân tộc ở hai nước bùng lên mỗi khi quan hệ Tokyo – Bắc Kinh có khúc mắc. Năm 2014, Bắc Kinh đã quyết định lấy ngày 13/12 hàng năm là ngày lễ kỷ niệm chính thức của Trung Quốc.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20171213-trung-quoc-tuong-niem-80-nam-vu-tham-sat-nam-kinh
Nga chấp nhận
tham gia Olympic Pyeongchang 2018 không quốc kỳ
Các vận động viên Nga đến Pyeongchang, Hàn Quốc, sẽ tham gia Thế vận hội mùa đông 2018 dưới màu cờ Olympic. Đó là quyết định của Ủy ban Olympic Quốc gia Nga sau phiên họp hôm qua 12/12/2017. Matxcơva đã chọn giải pháp không đối đầu, chấp nhận án phạt của Ủy Ban Olympic Quốc Tế đối với thể thao Nga vì những vụ bê bối sử dụng doping, theo đó những vận động viên « sạch » vẫn có thể tham dự Olympic Pyeongchang, nhưng sẽ không có quốc kỳ hay quốc ca Nga.
Thông tín viên RFI, Daniel Vallot tại Matxcơva tường trình :
“Sau khi gọi án phạt của CIO là điều « xỉ nhục » và lên án các cáo buộc giả dối, chính quyền Nga cuối cùng đã quyết đinh tránh đối đầu với Ủy Ban Olympic Quốc Tế. Các vận động viên Nga được CIO xác nhận không dùng doping sẽ được phép đến Hàn Quốc thi đấu.
Ông Alexandre Joukov, chủ tịch Ủy Ban Olympic Quốc gia Nga giải thích về quyết định trên :
« Tất cả những phát biểu trong cuộc họp đều thống nhất với ý kiến : Các vận động viên của chúng ta phải đến Pyeongchang ! Họ phải giành chiến thắng ở đó, mang vinh quang cho nước Nga, để rạng danh tổ quốc ! Đồng thời, chúng tôi kêu gọi tất cả mọi người hãy tôn trọng sự lựa chọn cá nhân của mỗi vận động viên, kể cả những vận động viên quyết định không tham gia Thế vận hội ».
Đây không phải là lần đầu tiên các vận động viên Nga buộc phải thi đấu dưới màu cờ trung lập. Năm 1992, sau khi Liên Xô tan rã, các vận động viên của các nước Cộng hòa thuộc Liên Xô cũ đã phải tập hợp trong một đoàn thể thao thống nhất dưới cờ Olympic để tham dự Thế vận hội Barcelona. Khi họ giành chiến thắng, bài ca Olympic được cử lên thay cho quốc ca.”
Theo chủ tịch Ủy Ban Olympic Quốc gia Nga, Alexandre Joukov, có khoảng hơn 200 vận động viên Nga sẽ có thể tham gia thi đấu ở Pyeongchang 2018, tương đương với số lượng vận động viên đã tham dự Thế vận hội mùa đông Sotchi 2014. Họ sẽ được gọi là « các vận động viên Olympic của Nga ».
Vì các cáo giác vận động viên sử dụng doping có tổ chức, thể thao Nga bị Ủy ban Olympic Quốc Tế ra án phạt loại khỏi Thế vận hội mùa đông Pyeongchang 2018, Hàn Quốc, từ ngày 09 đến 25/2/2018. Tuy nhiên, CIO cũng để ngỏ cửa cho phép các vận động viên được xác nhận « sạch » tham dự Thế vận hội dưới màu cờ Olympic. Hai quan chức thể thao của Nga cũng phải nhận án phạt. Cựu bộ trưởng Thể thao Nga Moutko, hiện là phó thủ tướng, bị cấm mọi hoạt động liên quan đến Olympic suốt đời. Chủ tịch Ủy Ban Olympic Quốc gia Nga Alexandre Joukov cũng bị loại khỏi Ban chấp hành CIO.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20171213-nga-chap-nhan-tham-gia-olympic-pyeongchang-2018-khong-quoc-ky
Thượng đỉnh khí hậu Paris : 12 cam kết vì hành tinh xanh
Giảm nhiên liệu hóa thạch, khuyến khích năng lượng tái tạo. Đó là nội dung 12 cam kết cụ thể của những công ty, ngân hàng, nhà tài trợ tham dự thượng đỉnh « Vì một hành tinh » ngày 12/12/2017 tại Paris để thúc đẩy nỗ lực chống biến đổi khí hậu trong hiệp định COP 21. Huy động tài chính tư nhân và quỹ đầu tư nhà nước là mục tiêu mà thượng đỉnh Paris nhắm tới.
Để chiến lược « chuyển đổi năng lượng » thành công, phải cần đến 3.500 tỷ đô la hàng năm, trong vòng 30 năm, cho đầu tư phát triển năng lượng sạch. Tuy kết quả thượng đỉnh « Vì một hành tinh» còn khiêm tốn, nhưng 12 cam kết của các tác nhân tham dự được giới bảo vệ môi trường xem là rất khích lệ, vì đã đánh tan được não trạng thụ động.
Những thông báo mang ý nghĩa lớn nhất đến từ các định chế tài chính như Ngân Hàng Thế Giới, nhân hàng tư nhân, quỹ đầu tư nhà nước. World Bank thông báo kể từ 2019 sẽ ngưng tài trợ đầu tư thăm dò và khai thác dầu khí, sẽ báo cáo hàng năm số lượng khí thải làm tăng nhiệt độ khí quyển. Biện pháp thứ hai là dành 4,5 tỷ đôla trong vòng ba năm để giúp 150 thành phố chống biến đổi khí hậu và thu hút vốn đầu tư
Công ty bảo hiểm Axa thông báo ngưng bảo hiểm cho các xí nghiệp khai thác than đá. Nhà tỷ phú Mỹ Bill Gates hứa đóng góp 350 triệu đôla để nghiên cứu nông nghiệp, giúp nông dân nghèo, đặc biệt là ở châu Phi, thích nghi với hiện tượng biến đổi khí hậu. Cơ quan Phát triển Pháp AFD chọn bốn quốc gia bị đe dọa là đảo Maurice, Comores ở Ấn độ Dương, Tunisia và Niger ở châu Phi, để trợ giúp đối phó với nạn xâm thực (biển hay sa mạc).
Ngoài quyết định bỏ nhiên liệu gây ô nhiễm, các định chế tài chính nhà nước và tư nhân còn dành ngân khoản quan trọng để giúp các đảo quốc bảo vệ bờ biển hay các nước nhiệt đới bảo vệ nguồn nước.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, trong bài phát biểu kết thúc hội nghị, cho rằng thượng đỉnh Paris đã giúp lấy lại phần nào thời gian chậm trễ trong cuộc chiến bảo vệ địa cầu. Ông thông báo thành lập diễn đàn « One Planet » trên mạng để thu nhận mọi sáng kiến và hy vọng thượng đỉnh “Vì một hành tinh” sẽ diễn ra mỗi năm.
Một chi tiết đáng được ghi nhận là phát biểu của diễn viên, cựu thống đốc bang California Arnold Schwarzenegger khi trả lời một học sinh Pháp là liệu có thể lật ngược tình trạng hâm nóng địa cầu hay không ? “Terminator” dứt khoát là « được ». Ông nói: ” Muốn là được, các em hãy nhìn tấm gương thành công của tôi, của một thanh niên gốc Áo, ở Hollywood cũng như trên chính trường Mỹ”.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20171213-thuong-dinh-khi-hau-paris-12-cam-ket-vi-hanh-tinh-xanh
Bắc Cực ấm lên nhanh chóng: Một “điều bình thường mới”
Đúng vào lúc mở ra hội nghị thượng đỉnh One Planet Summit tại Paris, ngày 12/12/2017, Cơ Quan Khí Quyển và Đại Dương Quốc Gia Mỹ (NOAA) đã công bố phúc trình thường niên, với một lời cảnh báo về tốc độ tăng nhiệt độ nhanh chóng tại Bắc Cực. Theo bản báo cáo, đó là một hiện tượng đã trở thành một « điều bình thường mới », và băng tan sẽ gây ra những biến đổi môi trường tác động đến toàn địa cầu.
Bản báo cáo thường niên thẩm định rằng Bắc Cực đang trải qua một « giai đoạn chuyển đổi chưa từng thấy trong lịch sử nhân loại », với nhiệt độ tăng nhanh gấp đôi so với các khu vực còn lại của hành tinh, làm cho mực nước biển dâng cao nhanh chóng, và khiến cho các hiện tượng thời tiết cực đoan (như hạn hán, ngập lụt hay bão tố) diễn ra thường xuyên hơn.
Bản báo cáo mang tựa đề The Arctic Report Card ghi nhận là vào năm ngoái 2016, diện tích biển Bắc Cực mà băng bao phủ đã giảm xuống mức thấp nhất trong lịch sử, trong lúc nhiệt độ tại đấy tăng lên mức cao thứ hai trong thời kỳ hiện đại.
Đối với 85 nhà khoa học tại 12 nước tham gia vào bản báo cáo của Cơ Quan Khí Quyển và Đại Dương Quốc Gia Mỹ, điều đáng ngại là không có dấu hiệu nào cho thấy là tình trạng kể trên sẽ giảm bớt, khí hậu tại miền cực bắc địa cầu sẽ trở về thời kỳ băng giá hoàn toàn như nhiều thập kỷ trước, và có thể nói là hệ môi trường tại Bắc Cực đã đạt đến ngưỡng « bình thường mới ».
Theo ông Jeremy Mathis, giám đốc Chương Trình Nghiên Cứu Bắc Cực của NOAA, đồng tác giả bản báo cáo, hệ quả của việc Bắc Cực tiếp tục ấm lên rất đáng ngại, vì những gì xẩy ra ở Bắc Cực không chỉ đóng khuôn trong khu vực đó, mà sẽ tác động đến đời sống con người ở mọi nơi trên Trái Đất.
Chuyên gia này giải thích là con người « sẽ phải sống chung với các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt hơn, chí phí đắt hơn cho lương thực, thực phẩm, và phải xử lý tác động của việc số người tị nạn vì khí hậu gia tăng ». Theo ông, những đợt giá lạnh bất thường, tình trạng hạn hán nghiêm trọng tại miền Tây nước Mỹ và những cơn bão ở vùng duyên hải Vịnh Mêhicô có thể đã bắt nguồn từ tình trạng tan băng ở Bắc Cực.
Đây là lần thứ 12 mà bản báo cáo về Bắc Cực được cơ quan NOOAA công bố, nhưng là lần đầu tiên kể từ khi tổng thống Mỹ Donald Trump nhậm chức và tuyên bố rút Hoa Kỳ ra khỏi Hiệp Định Khí Hậu Paris 2015, và mô tả tình trạng trái đất bị hâm nóng như là một “trò lừa bịp” của Trung Quốc.
http://vi.rfi.fr/phap/20171213-bac-cuc-am-len-nhanh-chong-mot-%E2%80%9Cdieu-binh-thuong-moi%E2%80%9D
Canberra cố ngăn chận ảnh hưởng của Trung Quốc
trên chính trường Úc
Ngày 5/12/2017, chính phủ Canberra loan báo sẽ sửa đổi luật về gián điệp và can thiệp của nước ngoài vào lúc thủ tướng Malcom Turnbull chỉ đích danh Trung Quốc là quốc gia đang gây ảnh hưởng ngày càng nhiều lên chính trước nước Úc. Bắc Kinh đã có phản ứng gay gắt về dự án cải tổ luật nói trên, đồng thời lên án báo chí Úc ngụy tạo những thông tin về sự can thiệp của Trung Quốc.
Từ Sydney, nhà báo Lưu Tường Quang trả lời ban Việt ngữ về vấn đề này :
Biến đổi khí hậu :
Nước Mỹ không đầu hàng dù Trump đã rút lui
Dù tổng thống Trump đã quay lưng lại với thỏa thuận khí hậu Paris, cựu ngoại trưởng Mỹ, John Kerry, nguyên thị trưởng thành phố New York, nhà tỷ phú Mike Bloomberg, thống đốc bang California, Jerry Brown… tại thượng đỉnh One Planet Summit đã thể hiện một cái nhìn khác của nước Mỹ về chống biến đồi khí hậu.
Cựu thị trưởng của trung tâm tài chính Hoa Kỳ New York, ông Mike Bloomberg là người khởi xướng phong trào “America’s Pledge” để nổ lực thực hiện thỏa thuận khí hậu Paris 2015. Tại thượng đỉnh One Planet Summit ngày 12/12/2017, ông nhấn mạnh các doanh nghiệp Mỹ « rất muốn giảm rủi ro về khí hậu, vì chính họ là những nạn nhân của hiện tượng đó. Sẽ không ai nghe theo những lời khuyên của chính quyền Trump, nếu như họ biết được là hiện tượng này có những tác động tai hại tới mức nào »
Nhà tỷ phú Bloomberg, chủ nhân hãng tin kinh tế mang tên ông, thông báo là tại Mỹ có tới 237 doanh nghiệp, kiểm soát tổng số vốn 6.300 tỷ đô la, đã cam kết thành động vì môi trường, đầu tư vào những lĩnh vực ít làm tổn hại tới thiên nhiên. Ông đã không quên chỉ trích tổng thống Trump, một tên tuổi khác trong câu lạc bộ các nhà tỷ phú New York. Theo ông, việc Trump rút nước Mỹ khỏi thỏa thuận Paris càng khiến người Mỹ năng động hơn, quan tâm hơn tới môi trường.
Một giờ sau tuyên bố của Mike Bloomberg, đến lượt cựu ngoại trưởng Mỹ John Kerry tuyên bố đầu tư vào môi trường rất « tốt cho túi tiền của các doanh nhân ». Phát biểu về vai trò của các thành phố và chính quyền địa phương trong nỗ lực bảo vệ thiên nhiên, thống đốc bang California, Jerry Brown mở đầu bài phát biểu bằng tiếng báo động « khi hàng trăm ngôi nhà bị đốt cháy tại tiểu bang giàu có nhất của Hoa Kỳ, đừng ai nghĩ rằng thời tiết bị đảo lộn chỉ tác hại tới người nghèo, và nước Mỹ thì vẫn được bình yên”.
Về phần ông vua tin học Bill Gates thì thông báo nâng khoản đóng góp từ 300 triệu lên thành 500 triệu đô la cho chương trình nghiên cứu về tác động của hiện tượng biến đổi khí hậu đối với nông nghiệp.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20171213-bien-doi-khi-hau-nuoc-my-khong-dau-hang-du-trump-da-rut-lui