Tin khắp nơi – 13/10/2018
Melania Trump: ‘Donald Trump và tôi ổn’
Đệ nhất phu nhân Mỹ Melania Trump bác bỏ suy đoán về tình trạng hôn nhân của bà, nói rằng cáo buộc quan hệ ngoài hôn nhân với chồng bà không phải là “mối quan tâm hay trọng tâm ” của bà bởi vì bà có những việc tốt hơn để làm.
Trong một cuộc phỏng vấn với ABC News, bà Melania Trump cho biết đồn đoán của truyền thông về cuộc hôn nhân của bà không phải là điều “dễ chịu”.
Khi được hỏi liệu bà có yêu Tổng thống Donald Trump không, bà nói: “Có, chúng tôi ổn.”
TT Trump: ‘Thời điểm đáng sợ cho nam thanh niên’ ở Mỹ
Đó không phải là một mối quan tâm và trọng trung của tôi. Tôi là một người mẹ và đệ nhất phu nhân và tôi có nhiều điều quan trọng hơn để suy nghĩ và làmBà Melania Trump
Melania Trump mặc áo ‘Tôi không quan tâm’ đi thăm trẻ nhập cư
Bà Trump nói về chia tách gia đình nhập cư
Mỹ: Ứng viên Tối cao Pháp viện bị tố ‘tấn công tình dục’
Ông Trump phủ nhận việc có các quan hệ ngoài hôn nhân.
Ngôi sao khiêu dâm Stormy Daniels và cựu người mẫu tập chí Playboy Karen McDougal đưa ra cáo buộc rằng họ đã ngủ với ông.
Bà Trump nói rằng bà yêu chồng bà và việc đưa tin của truyền thông về mối quan hệ của họ không phải lúc nào cũng đúng.
“Đó không phải là một mối quan tâm và trọng trung của tôi. Tôi là một người mẹ và đệ nhất phu nhân và tôi có nhiều điều quan trọng hơn để suy nghĩ và làm,” bà nói.
“Tôi biết những gì là đúng, những gì là sự thật và không phải sự thật”, bà nói thêm.
Cuộc phỏng vấn được ghi lại trong chuyến đi của bà Melania Trump tuần trước qua bốn quốc gia châu Phi.
‘Từ chối bình luận’
Bà Trump đã từ chối đi vào những bình luận của luật sư của Tổng thống Trump, ông Rudy Giuliani, người đã khẳng định công khai rằng bà Melania Trump tin vào những lời bác bỏ của chồng bà liên quan đến Stormy Daniels.
“Tôi chưa bao giờ nói chuyện với ông Giuliani,” bà Trump nói.
Trong phần đầu tiên của cuộc phỏng vấn được công bố hôm thứ Năm, bà Trump nói rằng những phụ nữ cáo buộc lạm dụng tình dục phải đưa ra những “bằng chứng thực sự mạnh”.
Image captionStormy Daniels cũng đưa ra cáo buộc đã có quan hệ tình dục với ông Trump.
Trước đó, bà McDougal nói bà có mối quan hệ kéo dài 10 tháng với ông Trump bắt đầu từ năm 2006. Khi đó ông đã kết hôn với Melania và tổ chức chương trình truyền hình The Apprentice.
Bà McDougal đã ký một thỏa thuận trị giá 150.000 đô la với tờ báo The National Enquirer để trao cho họ quyền độc quyền với câu chuyện.
Tuy nhiên, câu chuyện của bà đã không được công bố, song bà đã đạt được một thỏa thuận với nhà xuất bản của tờ báo này, AMI, vào tháng 4/2018 tạo điều kiện giải phóng để bà có thể chia sẻ câu chuyện của mình.
Trong vụ việc của Stormy Daniels, tên thật là Stephanie Clifford, bà cáo buộc rằng bà đã có quan hệ tình dục với ông Trump trong phòng của ông ở Lake Tahoe, một khu nghỉ mát giữa California và Nevada, vào năm 2006, và có một mối quan hệ “liên tục” sau lần gặp gỡ này.
Bà Daniels đang kiện Tổng thống để thoát ra khỏi một thỏa thuận trước cuộc bầu cử năm 2016 – trọng tâm là khoản tiền 130.000 đô la được luật sư của ông Trump, Michael Cohen, chuyển cho bà để đổi lấy sự im lặng.
Ông Trump bác bỏ những cáo buộc của cả hai phụ nữ này.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-45849572
Luật sư của Trump chuẩn bị
trả lời câu hỏi trong cuộc điều tra Nga
Các luật sư của Tổng thống Donald Trump đang chuẩn bị trả lời các câu hỏi của công tố viên đặc biệt Hoa Kỳ hiện đang điều tra sự can thiệp của Nga trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016, một nguồn tin nắm rõ sự việc nói với Reuters hôm thứ Năm.
Diễn biến này, được đài CNN loan tin đầu tiên, dường như cho thấy tiến bộ sau mấy tháng thương nghị giữa Công tố viên Đặc biệt, Robert Mueller, và đội ngũ luật sư của ông Trump liên quan đến việc tổng thống trả lời các câu hỏi trong cuộc điều tra.
Luật sư của ông Trump, Rudy Giuliani, tháng trước nói rằng ông Mueller muốn tổng thống cam kết trả lời phỏng vấn tiếp theo sau bất kì câu hỏi bằng văn bản nào, một lập trường mà đội ngũ luật sư của ông Trump đã kháng cự.
Hai bên vẫn chưa dàn xếp một cuộc phỏng vấn tiềm năng. Nhưng Reuters cho biết nguồn tin nói với hãng tin này rằng ông Mueller sẵn sàng chấp nhận các câu trả lời bằng văn bản cho các câu hỏi mà không có cam kết từ các luật sư của ông Trump về những gì xảy ra tiếp theo.
Một phát ngôn viên của ông Mueller từ chối bình luận, Reuters cho biết.
Trong một cuộc phỏng vấn hôm thứ Ba, ông Giuliani nói với Reuters: “Chúng tôi chưa sẵn lòng đồng ý trả lời thêm câu hỏi cho đến khi nhóm câu hỏi đầu tiên được hỏi, được trả lời và ai đó có thể giải thích cho chúng tôi tại sao như vậy vẫn chưa đủ.”
Ông Giuliani nhắc lại rằng ông Trump sẽ sẵn sàng trả lời các câu hỏi về việc ban vận động tranh cử của ông có thông đồng với Moscow gây ảnh hưởng đến cuộc bầu cử năm 2016 hay không, nhưng sẽ không trả lời các câu hỏi về việc liệu ông đã hành động nhằm cản trở cuộc điều tra Nga hay không. Ông Mueller đang điều tra cả hai chuyện này.
Trong một cuộc phỏng vấn với NBC News vào năm ngoái, ông Trump đã nói quyết định của ông sa thải Giám đốc FBI James Comey là có liên quan tới cuộc điều tra Nga can thiệp bầu cử. Ông Comey khi đó đang dẫn đầu cuộc điều tra này.
Các cơ quan tình báo Mỹ đã kết luận rằng Nga đã can thiệp vào cuộc bầu cử để tìm cách nghiêng lợi thế về cho ông Trump và gây tổn hại cho đối thủ của ông là ứng cử viên Đảng Dân chủ Hillary Clinton. Moscow phủ nhận bất kì sự can thiệp nào, trong khi ông Trump phủ nhận bất kì sự thông đồng nào với Nga và bất kì hành vi cản trở công lí nào.
Phiên tòa xét xử đại học Harvard
phân biệt chủng tộc sẽ diễn ra vào tuần sau
Boston – Vụ kiện nhằm vào cáo buộc trường Đại học Harvard phân biệt đối xử sinh viên Hoa Kỳ gốc Á sẽ diễn ra tại Boston vào Thứ Hai tuần sau (15 tháng 10).
Dưới sự ủng hộ của chính quyền Tổng thống Trump, vụ kiện có thể rồi sẽ lên đến Tối Cao Pháp Viện, tạo điều kiện cho năm vị thẩm phán bảo thủ bãi bỏ chính sách đặc cách (affirmative action) vốn được áp dụng để tăng lượng sinh viên thiểu số vào đại học.
Vào năm 2014, tổ chức Students for Fair Admissions (SFFA) do nhà hoạt động Edward Blum thành lập, đã kiện Đại học Harvard, đồng thời cáo buộc nhà trường “cân bằng chủng tộc” bất hợp pháp để giới hạn số lượng sinh viên gốc Á.
Bộ Tư pháp sau đó đã mở cuộc điều tra sau khi Tổng thống Trump đắc cử, và đồng thuận với cáo buộc của SFFA. Theo đó, Bộ Tư pháp cho rằng Đại học Harvard đã không xem trọng chính sách bình đẳng chủng tộc trong quá trình tuyển sinh. Phe bảo thủ cho rằng chính sách đặc cách có thể ảnh hưởng xấu đến sinh viên da trắng và sinh viên Hoa Kỳ gốc Á trong khi sinh viên da màu và Hispanic hưởng lợi.
Theo phân tích của SFFA dựa trên dữ kiện tuyển sinh của Harvard, sinh viên Hoa Kỳ gốc Á có ít cơ hội nhập học hơn sinh viên da trắng, Hispanic và da màu. Tuy nhiên, Đại học Harvard đã phủ nhận thông tin này, đồng thời cho biết tỷ lệ nhập học của nhóm sinh viên Hoa Kỳ gốc Á đã tăng từ năm 2010, chiếm 23% trên tổng số sinh viên năm thứ nhất hiện thời.
Tối cao Pháp viện trước đó từng yêu cầu các trường đại học đa dạng hóa các sinh viên thuộc nhiều chủng tộc, và xem xét tiêu chí chủng tộc trước khi ra quyết định nhận sinh viên.
Năm 2016, Thẩm phán bảo thủ Anthony Kennedy đã đồng tình với các thẩm phán theo phe cấp tiến, cho phép yếu tố chủng tộc trở thành tiêu chí tuyển sinh. Tuy nhiên, tân Thẩm phán Brett Kavanaugh có thể sẽ bác bỏ chính sách này trong vụ kiện sắp tới. (Mộc Miên)
CNN: Bầu Giữa Kỳ, Dân Chủ Sẽ Nắm Hạ Viện
WASHINGTON – Phe DC cần thắng 23 ghế để trở thành khối đa số tại Hạ Viện, và có thể thắng 30 ghế kỳ này.
Phe CH giữ đuợc quyền kiểm soát Thượng Biện qua cuộc bầu cử ngày 6-11, theo thẩm định của phân tích gia.
CNN loan báo hôm Thứ Năm: bắt đầu phóng chương trình “The Forecast”, là sản phẩm dự báo thực nghiệm, không là dự báo chính thức, dựa trên phân tích mọi dữ kiện thực tế thu thập được.
Theo CNN, phe DC thắng thế tại vùng Đông Bắc, tại Pennsylvania, có thể chiếm thêm ghế dân biểu liên bang trong vùng Trung Tây, cụ thể tại tiểu bang Kansas, cũng có cơ hội thắng nhỏ từ Texas đến Kentucky, Florida.
Tại Miền Tây, ưu thế của phe DC là rõ ở California.
Kỳ này, 35 ghế nghị sĩ được bầu lại, và phe CH có tiềm lực để duy trì thế đa số, theo lượng giá của ký giả Enten.
https://vietbao.com/p114a286422/cnn-bau-giua-ky-dan-chu-se-nam-ha-vien
Mỹ bắt giữ điệp viên TQ
tìm cách lấy cắp bí mật thương mại
Một điệp viên Trung Quốc tìm cách lấy cắp bí mật thương mại từ các công ty hàng không của Mỹ đã bị dẫn độ sang Hoa Kỳ, các quan chức liên bang cho hay.
Người đàn ông bị bắt giữ là Yanjun Xu, được xác định trong các giấy tờ tòa án là một phó trưởng phòng trong Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc, theo Wall Street Journal.
Vụ dẫn độ ông Xu là một động thái “chưa từng có” và “cho thấy chính phủ Trung Quốc giám sát trực tiếp hoạt động gián điệp kinh tế chống lại Hoa Kỳ”, tờ Fox News trích lời ông Bill Priestap, thuộc bộ phận Phản gián của FB.
Bộ Tư pháp Mỹ nói rằng Xu có âm mưu “tìm cách ăn cắp bí mật thương mại và các thông tin nhạy cảm khác của một công ty hàng đầu trong ngành hàng không Hoa Kỳ”.
Theo một bản cáo trạng chưa được công bố, Xu bị buộc tội có âm mưu và cố gắng thực hiện các hoạt động gián điệp kinh tế và trộm cắp bí mật thương mại. Hồ sơ của tòa án cho thấy Xu và các điệp viên khác đã lên kế hoạch hòng có được “thông tin nhạy cảm cao” từ các chuyên gia của Mỹ.
Xu bị cáo buộc, bắt đầu từ năm 2013, đã có những hành động nhắm vào việc khai thác thông tin nhạy cảm từ các công ty hàng không vũ trụ lớn của Mỹ- bao gồm GE Aviation, một bộ phận của General Electric Co., với cách thực hiện khai thác thông tin tinh vi: mời những nhân viên của các công ty này đi “du lịch Trung Quốc, dưới vỏ bọc khách mời trong các buổi tọa đàm”.
Vào tháng Hai năm nay, theo hồ sơ của tòa án, Xu đã có được một bản thuyết trình chứa các thông tin nhạy cảm từ một chuyên gia của GE Aviation. Sau đó Xu đã liên lạc với vị chuyên gia này để yêu cầu tiết lộ thêm thông tin kỹ thuật, bằng một cuộc hẹn ở châu Âu.
Một phát ngôn viên của GE Aviation nói với AP rằng công ty đã hợp tác với FBI trong nhiều tháng để điều tra các trường hợp bị đánh cắp thông tin.
Xu đã bị bắt ở Bỉ vào tháng 4. Sau khi kháng án thất bại, điệp viên Trung Quốc đã bị dẫn độ sang Mỹ hôm thứ Ba (10/10) và dự kiến hầu tòa lần đầu tiên vào chiều thứ Tư (11/10), theo giờ Mỹ, tại tòa án liên bang ở Cincinnati, Ohio
Trump: Sẽ có ‘hình phạt nghiêm khắc’
cho Ả-rập Saudi nếu Khashoggi bị giết
Tổng thống Mỹ Donald Trump nói trong một cuộc phỏng vấn của đài CBS hôm thứ Bảy rằng sẽ có “hình phạt nghiêm khắc” đối với Ả-rập Saudi nếu bằng chứng cho thấy nhà báo người Saudi Jamal Khashoggi đúng là đã bị giết tại lãnh sự quán Saudi ở Istanbul.
Ông Trump nói ông không muốn ngăn chặn những thương vụ bán vũ khí cho Ả-rập Saudi, một khả năng đã khiến các nhà nhà thầu quốc phòng Mỹ hết sức lo lắng. Ông nói: “Tôi không muốn làm tổn hại công ăn việc làm.”
Ông Khashoggi, một người chỉ trích Riyadh được nhiều người biết tiếng và là một thường trú nhân ở Mỹ chuyên viết bài bình luận cho báo The Washington Post, đã biến mất vào ngày 2 tháng 10 sau khi đi vào lãnh sự quán.
“Chúng tôi sẽ làm rõ đầu đuôi sự việc và sẽ có hình phạt nghiêm khắc,” ông Trump nói.
Khi được hỏi liệu Thái tử Mohammed bin Salman có ra lệnh giết ông Khashoggi hay không, ông Trump trả lời: “Chưa ai biết gì cả, nhưng có lẽ chúng tôi sẽ có thể tìm ra.” Ông Trump nói thêm trong trích đoạn cuộc phỏng vấn của chương trình “60 Minutes” sẽ phát sóng vào Chủ nhật: “Chúng tôi sẽ rất bất bình và tức giận nếu sự thật đúng là như vậy.”
Ông Trump nói vụ việc của ông Khashoggi rất hệ trọng, “có lẽ đặc biệt là như vậy” bởi vì ông là một nhà báo.
Các nhà thầu quốc phòng lớn của Mỹ đã bày tỏ lo ngại với chính quyền Trump rằng các nhà lập pháp tức giận về vụ ông Khashoggi mất tích sẽ ngăn chặn thêm các thương vụ vũ khí với Riyadh.
Nhưng ông Trump nói ông không muốn để mất các thương vụ này với Ả-rập Saudi vào tay các đối thủ cạnh tranh vốn đang thèm muốn là Nga và Trung Quốc. Hai nước này cũng là những nước xuất khẩu thiết bị quân sự lớn.
“Tôi không muốn mất một đơn hàng như thế,” ông nói, nhắc tới các công ty Boeing, Lockheed và Raytheon. “Và bạn biết không, có những cách khác để trừng phạt,” ông nói mà không nêu rõ chi tiết.
Các nguồn tin Thổ Nhĩ Kì nói với Reuters rằng thẩm định sơ bộ của cảnh sát là ông Khashoggi đã bị giết chết một cách có chủ ý bên trong lãnh sự quán.
Riyadh bác bỏ cáo buộc này.
Công dân Mỹ hoạt động nhân đạo
vẫn bị cấm đến Bắc Triều Tiên
Hoạt động trợ giúp nhân đạo tại Bắc Triều Tiên bị đình trệ trong những tuần gần đây. Một số tổ chức quốc tế tố cáo chính sách của Washington từ chối cấp phép cho các nhân viên Hoa Kỳ, làm việc cho năm tổ chức nhân đạo, đến Bắc Triều Tiên, trong chương trình cứu trợ lương thực.
Thông tín viên Frédéric Ojardias tường trình từ Seoul :
« Washington đã cấm công dân Mỹ làm việc cho năm tổ chức nhân đạo phi chính phủ đến Bắc Triều Tiên. Trả lời nhật báo Wall Street Journal, các đại diện của những tổ chức này cho biết chính ngoại trưởng Mike Pompeo đã ra quyết định nói trên.
Bằng biện pháp này, ngoại trưởng Mỹ muốn gây áp lực lên Bình Nhưỡng, trong lúc đàm phán về phi hạt nhân hóa dậm chân tại chỗ kể từ tháng 6. Trong quá khứ, Hoa Kỳ cũng thường xuyên gắn liền việc trợ giúp thực phẩm với các đàm phán hạt nhân Bắc Triều Tiên.
Tuy nhiên, chương trình Lương Thực Thế Giới (PAM) nhắc lại là trong hiện tại, khoảng 40% người Bắc Triều Tiên bị suy dinh dưỡng, một phần năm trẻ nhỏ bị còi xương. Trong tuần vừa qua, PAM cho biết mới chỉ nhận được 27% số tiền tài trợ cần trong năm nay, để trợ giúp người dân Bắc Triều Tiên.
Gắn liền các trợ giúp với các vấn đề chính trị là một hành động bị các tổ chức nhân đạo phê phán rất mạnh. Hậu quả của biện pháp này là tước đi cơ hội mang lại các trợ giúp mà nạn nhân đang cần. Điều này không hiệu quả, bởi trong bất cứ hoàn cảnh nào, chính quyền cũng sẽ đặt sự sống còn của họ lên trên lợi ích của dân chúng ».
http://vi.rfi.fr/chau-a/20181013-cong-dan-my-hoat-dong-nhan-dao-van-bi-cam-den-bac-trieu-tien
Thành viên nhân quyền mới của LHQ bị chỉ trích
Các nước bị chỉ trích ‘lạm dụng nhân quyền nghiêm trọng’ nằm trong 18 nước thành viên mới được bầu của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.
Các nhà vận động đã kêu gọi các nước thành viên Liên Hiệp Quốc phản đối Philippines và Eritrea ra ứng cử và nói rằng sự lựa chọn Bahrain và Cameroon làm dấy lên “những quan ngại sâu sắc”.
Hoa Kỳ đã rời Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc vào tháng Sáu, nói rằng cơ quan này là một sự nhạo báng nhân quyền.
‘Không có sức ép quốc tế, tôi không đi dự EVFTA được’
Chính khách khắp nơi kêu gọi VN cải thiện nhân quyền
Nhà hát giao hưởng ở TPHCM: Dự án truân chuyên?
Nhưng những người ủng hộ nói cơ quan này thực hiện các hoạt động bảo vệ nhân quyền quan trọng trên toàn thế giới.
Các quốc gia thành viên có thể phục vụ hai nhiệm kỳ liên tiếp, mỗi nhiệm kỳ ba năm, ở Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc có trụ sở tại Geneva.
Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc tại New York đã phê chuẩn các thành viên mới trong một cuộc bỏ phiếu hôm thứ Sáu 12/10. Lần đầu tiên trong lịch sử của hội đồng, năm khu vực bỏ phiếu đã giới thiệu số ứng viên tương ứng với số ghế đang trống, do đó không có bất kỳ sự cạnh tranh nào.
Giám đốc Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) Louis Charbonneau gọi cuộc bầu cử này là “một sự nhạo báng” trong một bài đăng trên Twitter.
HRW cho rằng cuộc đàn áp tội phạm ma túy của Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte là “một sự điên cuồng giết chết hàng ngàn người”. Và rằng chính quyền Eritrea đã bức hại và giam giữ những người chỉ trích chính phủ.
Chính phủ Philippines trước đó đã bác bỏ các cáo buộc về các vụ lạm dụng nhân quyền, nói rằng Tổng thống Duterte đã sử dụng “vũ lực một cách hợp pháp” chống lại các mối đe dọa cho đất nước. Eritrea cũng bác bỏ những cáo buộc đó, và nhấn mạnh rằng chính quyền nước này đối xử tốt với công dân của mình.
HRW cũng chỉ trích Bahrain, cho rằng nước này đã bỏ tù các nhà bảo vệ nhân quyền nổi tiếng như Nabeel Rajab. Ông Rajab đã ngồi tù nhiều năm kể từ khi trở thành thủ lĩnh trong các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ vào năm 2011. Bahrain khẳng định các bản án hình sự của họ độc lập và minh bạch.
Ở Cameroon, HRW cho biết các quân đội của chính phủ và những người ly khai có vũ trang đã “lạm dụng nhân quyền nghiêm trọng”. Chính phủ bác bỏ cáo buộc này.
Vào tháng Sáu, một phát ngôn viên của chính phủ Cameroon đã bác bỏ những cáo buộc tương tự của Tổ chức Ân xá Quốc tế, cho rằng đó là “những lời dối trá bẩn thỉu” nhằm gây bất ổn cho đất nước.
https://www.bbc.com/vietnamese/45848296
Giáo hội Chính thống Ukraine
chia tay Nga sau 332 năm
Quyền lực của Giáo hội Chính thống Nga với Giáo hội Ukraine chấm dứt sau 332 năm bằng quyết định tại Constantinople, Istanbul tuần này.
Quyết định hôm 11/10/2018 của Đại Giáo chủ Bartholomew, Tổng giám mục Constantinople -Tân La Mã và cũng là người đứng đầu Giáo hội Chính thống toàn cầu gây choáng cho nước Nga, theo các báo quốc tế.
Putin không thích Cách mạng kiểu Lenin?
Nga tập trận Zapad-2017 làm láng giềng lo lắng
Thí sinh Nga có được vào Ukraine thi hát?
Ukraine: ‘Nga đứng sau vụ tấn công mạng’
Thượng phụ Bartholomew chính thức thừa nhận quyền độc lập (autocephaly), cho Giáo hội Chính thống giáo Ukraine bằng việc huỷ một văn kiện từ năm 1686.
Văn bản đó cho Giáo chủ Moscow quyền bổ nhiệm và kiểm soát các chức vụ của Giáo hội ở Kiev.
Nhưng nay, quyết định mới của Công đồng Thần thánh của Chính thống giáo Đông Phương cho phép phục hồi một loại chức vụ trong Giáo hội Ukraine, gồm cả Thượng phụ Filaret, 89 tuổi.
Ngài Filaret đã bị Moscow rút phép thông công vì lý do chính trị, như ngài Bartholomew nói.
Tuy thế, vấn đề này cũng trở thành một phần của tranh chấp chính trị Kiev-Moscow.
‘Chúc mừng quyết định’
Tổng thống Ukraine, Petro Poroshenko đã nhanh chóng chúc mừng quyết định cho Giáo hội Chính thống Ukraine quyền độc lập.
Với nước Nga, sự kiện Giáo hội Ukraine tách hẳn khỏi Moscow gây ra choáng váng cho chính quyền Vladimir Putin và cả người dân.
Kiev nay là thủ đô Ukraine nhưng từng là đất phát tích của Giáo hội Nga và một phần của truyền thuyết dựng nước của dân tộc Nga.
Mới tháng Bảy năm nay, Nga và Ukraine kỷ niệm lễ 1030 năm đạo Ki Tô đến Kiev.
Sự kiện mang tên ‘Rus Kiev vào đạo của Chúa Giê Su’ (Kievan Rus Christianization) được cho là bước khởi đầu cho kỷ nguyên Thiên Chúa giáo và văn minh châu Âu ở cả Nga và Ukraine.
Nhưng nay, như một số báo châu Âu bình luận, chính quyền Vladimir Putin có thể chiếm giữ được Crimea và kiểm soát một phần miền Đông Ukraine, nhưng không thể nào nắm được “linh hồn” của Ukraine nữa.
https://www.bbc.com/vietnamese/culture-social-45843861
Tòa án Thổ Nhĩ Kỳ trả tự do cho mục sư Mỹ
Tòa án Thổ Nhĩ Kỳ hôm 12/10 phán quyết trả tự do cho mục sư Tin Lành Andrew Brunson, tâm điểm của căng thẳng ngoại giao giữa Ankara và Washington. Theo Reuters, đây là động thái có thể xem là bước đầu tiên hướng tới hàn gắn quan hệ giữa hai đồng minh NATO.
Tòa án đã kết án ông Andrew Brunson 3 năm và 1,5 tháng tù giam với tội danh khủng bố, nhưng nói rằng ông không phải ở tù thêm nữa.
Mục sư đã sống ở Thổ Nhĩ Kỳ hơn 20 năm qua đã bị giam tù hai năm trước và bị quản thúc tại gia kể từ tháng Bảy.
Tổng thống Mỹ Donald Trump, người đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Thổ Nhĩ Kỳ trong một nỗ lực buộc Ankara phải trả tự do cho ông Brunson, viết trên trang Twitter rằng: “Mục sư Brunson vừa được thả ra. Ông sắp trở về nhà!”
Trong bộ vét đen, áo sơ mi trắng và cà vạt đỏ, mục sư quê ở bang North Carolina, Mỹ, đã bật khóc khi tòa ra phán quyết, Reuters dẫn lời các nhân chứng cho biết.
Trước quyết định của thẩm phán, ông nói với tòa rằng: “Tôi là một người vô tội. Tôi yêu Chúa Giêsu, tôi yêu Thổ Nhĩ Kỳ”.
Sau phán quyết, luật sư của ông Brunson nói với các phóng viên rằng nhiều khả năng mục sư Brunson sẽ rời khỏi Thổ Nhĩ Kỳ.
Bế tắc ngoại giao qua vụ ông Brunson, người từng là mục sư của Giáo hội Phục sinh Izmir, đã gây ra một đợt bán tháo đồng lira khiến đồng tiền của Thổ Nhĩ Kỳ mất giá, làm trầm trọng thêm một cuộc khủng hoảng tài chính ở nước này.
Ông Brunson bị buộc tội liên kết với các chiến binh người Kurd và những người ủng hộ ông Fethullah Gulen, một giáo sĩ mà Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc đã âm mưu đảo chính vào năm 2016. Ông Brunson phủ nhận cáo buộc, và Washington đã yêu cầu Ankara phải phóng thích ông ngay lập tức.
Tổng thống Trump được cho là đã ghi điểm với các Kitô hữu Tin Lành bằng cách tập trung vào vụ ông Brunson.
Theo Reuters, việc mục sư Brunson được phóng thích có thể làm tăng khả năng của ông Trump thúc đẩy cử tri đi bỏ phiếu với số lượng lớn cho đảng Cộng hòa trong cuộc bầu cử ngày 6/11, là cuộc bầu cử quyết định liệu đảng này có giữ quyền kiểm soát Quốc hội hay không.
Đài truyền hình NBC của Mỹ hôm 11/10 cho biết Washington đã bí mật thỏa thuận với Ankara để đảm bảo việc phóng thích ông Brunson.
Mối quan hệ giữa hai đồng minh NATO cũng đang bị căng thẳng vì những tranh chấp quanh việc Mỹ hỗ trợ cho các chiến binh người Kurd ở miền bắc Syria, kế hoạch của Thổ Nhĩ Kỳ mua một hệ thống phòng thủ tên lửa của Nga và vụ bỏ tù một nhà điều hành ngân hàng Thổ Nhĩ Kỳ vì vi phạm các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran.
https://www.voatiengviet.com/a/toa-an-tho-nhi-ky-tra-tu-do-cho-muc-su-my/4611193.html
Nga kêu gọi Đức và Pháp tham gia tái thiết Syria
Moscow, Nga – Một viên chức cao cấp trong chính phủ Nga mới đây đã kêu gọi Đức và Pháp rời khỏi liên minh với Hoa Kỳ và hỗ trợ tái thiết Syria, để người tị nạn có thể quay về.
Trước viễn cảnh khó đạt được thỏa thuận với Hoa Kỳ, nước đã thề sẽ duy trì quân đội ở Syria cho tới khi Iran rút lui, chính phủ Nga hiện đang tìm cách tổ chức một cuộc họp về vấn đề Syria ở Thổ Nhĩ Kỳ, với Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. Kế hoạch này hiện vẫn đang bị trì hoãn, do châu Âu đặt ra điều kiện là Tổng thống Syria Bashar al-Assad phải rời bỏ quyền lực.
Ông Vitaly Naumkin, cố vấn của Tổng thống Vladimir Putin về vấn đề Syria cho biết, châu Âu đã quá mơ mộng khi cho rằng họ có thể truất phế ông Assad và đưa một lực lượng trung dung nào đó nắm quyền. Theo ông Naumkin, trên thực tế, nếu Tổng thống Assad mất quyền lực, các phe cực đoan sẽ thay chỗ và Syria sẽ càng chìm sâu vào khủng hoảng.
Trong một cuộc gặp vào tháng 8 vừa qua, Tổng thống Nga Putin đã từng đề nghị Thủ tướng Đức Merkel hỗ trợ tái thiết Syria. Theo ông Putin, người tị nạn sẽ tiếp tục đổ về châu Âu nếu Syria không sớm được ổn định. Việc Nga can thiệp quân sự đã giúp bảo vệ thành công chính phủ Assad, tuy nhiên, chi phí tái thiết Syria hiện được ước tính là lên đến 250 tỷ Mỹ kim, và các cường quốc phương Tây đến nay vẫn từ chối đề nghị tài trợ của Nga.
Ngoại trưởng Đức Heiko Maas vào tháng trước khẳng định, quốc gia của ông sẽ hỗ trợ tài chính nếu Syria có được giải pháp chính trị mở đường cho các cuộc bầu cử tự do. Tuy nhiên, nếu ông Assad tiếp tục nắm quyền, Đức sẽ không bao giờ đóng góp cho việc tái thiết. (Ngô Bảo)
https://www.sbtn.tv/nga-keu-goi-duc-va-phap-tham-gia-tai-thiet-syria/
Tin nói nhà báo Khashoggi
ghi lại vụ sát hại ông bằng đồng hồ Apple
Cuộc điều tra của Thổ Nhĩ Kì về vụ nhà báo có tiếng người Ả-rập Saudi Jamal Khashoggi mất tích đã tiết lộ những đoạn ghi âm được ghi lại trên đồng hồ Apple của ông, được nói là cho thấy ông đã bị tra tấn và giết chết, theo bản tin của một tờ báo Thổ Nhĩ Kì đăng hôm thứ Bảy.
Bản tin trên nhật báo Sabah có lập trường thân chính phủ không thể được xác minh ngay tức thì. Nó được đăng lên sau khi một phái đoàn từ Ả-rập Saudi đến Thổ Nhĩ Kỉ để hợp tác điều tra vụ mất tích.
“Những khoảnh khắc khi Khashoggi bị thẩm vấn, tra tấn và sát hại được ghi lại trong bộ nhớ của Đồng hồ Apple,” tờ báo nói, cho biết thêm rằng chiếc đồng hồ được kết nối đồng bộ với điện thoại iPhone của ông, vốn được hôn thê của ông giữ bên ngoài lãnh sự quán.
Hai quan chức cao cấp của Thổ Nhĩ Kì trước đó nói với hãng tin Reuters rằng ông Khashoggi đeo đồng hồ Apple màu đen khi ông bước vào lãnh sự quán và nó được kết nối với một điện thoại di động mà ông để lại bên ngoài.
Tuy nhiên, không rõ liệu dữ liệu từ đồng hồ của ông Khashoggi có thể đã được truyền tới điện thoại của ông ở bên ngoài hay không, hay các nhà điều tra có thể đã thu giữ được dữ liệu bằng cách nào mà không cần lấy lại chiếc đồng hồ.
Các chuyên gia công nghệ nói chiếc đồng hồ khó có thể ghi lại được những hành động trong lãnh sự quán và tải chúng lên tài khoản iCloud. Hầu hết các mẫu đồng hồ loại này đòi hỏi nó phải cách iPhone mà nó được liên kết một khoảng cách từ 9 tới 15 mét thì mới tải được dữ liệu lên đám mây iCloud của Apple, họ nói.
Ngay cả các mẫu mới hơn có thể giao tiếp với đám mây trực tiếp qua mạng không dây đòi hỏi nó phải kết nối với mạng WiFi gần đó hoặc một loại kết nối di động vốn không hiện hữu ở Thổ Nhĩ Kì, các chuyên gia cho biết.
Báo Sabah, dẫn “nguồn tin đáng tin cậy trong một bộ phận tình báo đặc biệt” cho bản tin của mình, cho biết ông Khashoggi được nói là đã bật tính năng ghi âm trên đồng hồ trước khi vào lãnh sự quán.
Bài báo cho biết các nhân viên tình báo Saudi phát hiện sau khi ông chết rằng đồng hồ đang ghi âm và họ đã dùng ngón tay của ông để mở khóa, xóa một số file, nhưng không phải tất cả. Các đoạn ghi âm sau đó được tìm thấy trên điện thoại của ông, báo này nói.
Hôm thứ Năm, Thổ Nhĩ Kì cho biết họ và Ả-rập Saudi đã đồng ý thành lập một nhóm công tác chung – theo sáng kiến của Riyadh – để điều tra vụ việc. Một nguồn tin của Saudi cho Reuters biết một hoàng thân cao cấp, Hoàng tử Khaled al-Faisal, đã đến Thổ Nhĩ Kì ngày hôm đó.
Ông Khashoggi vào lãnh sự quán Saudi tại Istanbul vào ngày 2 tháng 10 để lấy giấy tờ cho đám cưới sắp tới của ông. Các quan chức Saudi nói ông đã rời đi ngay sau đó nhưng các quan chức Thổ Nhĩ Kì và hôn thê của ông, người khi đó đang đợi bên ngoài, nói ông không bao giờ quay trở ra.
Các nguồn tin Thổ Nhĩ Kì nói với Reuters rằng thẩm định sơ khởi của cảnh sát là ông Khashoggi, một người chỉ trích thẳng thắn chính phủ Saudi, đã bị giết một cách có chủ ý bên trong lãnh sự quán. Riyadh đã bác bỏ tuyên bố này.
Hãng thông tấn nhà nước SPA của Saudi hôm thứ Sáu cho biết bộ trưởng nội vụ của nước này, Hoàng tử Abdulaziz bin Saud bin Naif, lên án “những lời dối trá và các cáo buộc vô căn cứ” chống lại vương quốc này, dù ông ca ngợi cuộc điều tra chung với Thổ Nhĩ Kì.
Hôm thứ Ba, bộ ngoại giao Thổ Nhĩ Kì cho biết lãnh sự quán Saudi ở Istanbul sẽ bị khám xét như một phần của cuộc điều tra.
Bầu cử Đức: Đảng CSU
có thể thảm bại ngay trên lãnh địa Bayern
Trong cuộc bầu cử cấp vùng vào ngày mai, 14/10/2018 tại bang Bayern, nơi được coi là thành trì của họ, đảng Xã Hội Thiên Chúa Giáo CSU trong liên minh với đảng Dân Chủ Thiên Chúa Giáo CDU-CSU của đương kim thủ tướng Đức Angela Merkel, được dự báo là sẽ bị bại, một sự kiện chắc chắn sẽ tác động đến nền chính trị toàn nước Đức.
Từ ba năm nay, đảng Xã Hội Thiên Chúa Giáo, vốn chỉ hiện diện tại bang Bayern mà thôi, đã liên tục chỉ trích thủ tướng Merkel về chính sách di dân nhập cư, tạo ra những căng thẳng trong chính phủ. Một ví dụ: Buổi mít tinh vận động tranh cử cuối cùng của đảng CSU vào hôm qua, 12/10/2018, có khách mời danh dự là thủ tướng Áo Sebastian Kurz chứ không phải là thủ tướng Đức Merkel.
Từ Munich, thủ phủ vùng Bayern, thông tín viên Pascal Thibaut ghi nhận :
“Bayern phải giữ nguyên tính chất thuần túy của mình, vùng Bayern phải luôn luôn độc nhất vô nhị, phải được ổn định”. Ông Markus Söder, lãnh đạo vùng Bayern đã hùng hồn tuyên bố như trên để khẳng đinh rằng “Chỉ có CSU mới đảm bảo được những điều đó”.
Tuy nhiên, tại cái nôi của chính họ, đảng CSU ngày càng mất uy tín, chỉ còn được 34% người ủng hộ trong cuộc thăm dò mới nhất. Các lãnh đạo đảng tuy nhiên hy vọng là những cử tri còn chưa dứt khoát sẽ quyết định bầu cho họ vào ngày mai, giúp đảng có được kết quả tốt hơn, đánh bại các đối thủ cạnh tranh của CSU là đảng AfD cực hữu, và đảng Xanh bên cánh tả.
Một cảm tình viên CSU có mặt trong cuộc mít tinh cho rằng chính chính sách áp dụng trên toàn quốc đã khiến cho uy tín của đảng bị suy giảm, mà thủ phạm là chính sách nhập cư của bà Angela Merkel.
Tuy nhiên, một người khác lại cho rằng những sai lầm của đảng CSU sẽ là một bài học tốt, cho phép đảng này khôi phục vị thế trên một cơ sở mới.
Thất bại trong cuộc bầu cử ngày mai có thể khiến cho đảng này chuyển hướng nhiều hơn về phía cánh trung, cho phép giảm bớt căng thẳng trong nội bộ liên minh cầm quyền tại Berlin.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20181013-bau-cu-duc-dang-csu-co-the-tham-bai-ngay-tren-lanh-dia-bayern
Paris phát triển “taxi bay” Sea Bubble
trên sông Seine
Lướt trên sông Seine đoạn chảy qua Paris với vận tốc 46 km/giờ, nhanh hơn cả vận tốc trung bình của xe hơi thành phố, Paris chuẩn bị đón một phương tiện giao thông mới – Sea Bubble – loại taxi « bay » trên mặt nước (taxi-volant).
Hãy thử hình dung bạn cùng ba người thân ngồi trong chiếc xe, có hình dáng như một chiếc lồng, hai cửa nâng lên trên khi mở ra, chỉ cần 8-15 phút là đã có thể đi từ Trocadéro đến Bastille, không bị ức chế vì kẹt xe, ít bị hít khói bụi thành phố.
Sea Bubble, tên gọi của taxi thời thượng, hoàn toàn chạy điện, sẽ được đưa vào hoạt động từ mùa Xuân 2019 với khoảng 20 xe, sau khi được Đô chính Paris, bộ Giao Thông Pháp, Cơ quan Quản lý Đường thủy và Cảng Paris bật đèn xanh. Dự án ban đầu được cho là táo bạo, có vẻ hơi ngông, cuối cùng đã thành hiện thực.
Khi đi vào hoạt động, Sea Bubble sẽ giúp các đô thị lớn giảm bớt tình trạng tắc đường và ô nhiễm không khí vì Sea Bubble không phát thải khí CO2 gây hiệu ứng nhà kính. Bốn điểm neo đậu trên sông Seine hiện đang được thảo luận để nối Paris từ đông sang tây, nhanh hơn và dễ dàng hơn.
Sea Bubble : Taxi điện trên sông Seine
Sea Bubble là một hệ thống tôn trọng môi trường, gồm ba phần : tầu (Bubble), bãi đậu (Dock) và một ứng dụng thông minh. Cả ba bộ phận liên kết chặt chẽ với nhau để người sử dụng có được trải nghiệm thú vị nhất và dễ chịu nhất, theo tham vọng của start-up chế tạo Sea Bubble.
Nhìn trực diện, Sea Bubble giống đầu một chú chuồn chuồn, khi nhìn nghiêng thì như một chiếc canô thông thường và có thể để mui trần. Trả lời truyền thông trong lần thử nghiệm trên sông Seine vào tháng 05/2018, ông Alain Thébault, nhà hàng hải, đồng sáng lập Sea Bubble, tự hào về « đứa con tinh thần » :
« Rất đơn giản ! Cách đây trăm năm, về hàng không, người ta chuyển từ khinh khí cầu sang máy bay, thiết bị bay. Trên mặt nước cũng có sự chuyển đổi như vậy, người ta đã bắt đầu với tầu cánh ngầm, vì vậy mà có những con tầu lướt trên mặt nước. Chúng tôi đã lựa chọn tầu cánh ngầm và thử làm chúng bay.
Sự khác biệt của Sea Bubble là, nếu như với thuyền buồm, thường chúng ta điều khiển cánh buồm, nhưng ở đây chúng tôi sử dụng lực nâng bằng điện. Bubble có kích thước của một chiếc ô tô, pin điện giống loại pin của chiếc xe điện Tesla. Sau đó hai ván lướt dưới đáy tầu được nâng lên từ động cơ điện. Thật sự là rất cơ bản ! »
Chạy hoàn toàn bằng điện, mỗi chiếc Bubble sẽ được xạc pin ngay tại bến đỗ sau mỗi chuyến đi. Khách hàng có thể lên tầu bằng hai cửa bên hông, với kiểu mở cửa lật cánh chim kinh điển. Khi cửa được mở ra, hình dáng của chiếc Bubble giống như một chú hải âu đang tung cánh trên bầu trời.
Khi đạt đến tốc độ 10 km/giờ, chiếc Bubble được nâng lên và bắt đầu « bay », như vậy tránh được cảnh say sóng cho hành khách, những va chạm mạnh khi tầu tiếp xúc với mặt nước hoặc tròng trành vì sóng vỗ.
« Các ván lướt chìm sẽ nâng tầu khi đạt được một vận tốc nào đó. Hai động cơ điện nhỏ với chân vịt nâng theo hướng thẳng đứng và khi « bay », tầu sẽ tiêu thụ ít nhiên liệu hơn 40%, vì thế pin sẽ kéo dài lâu hơn. Bubble là kiểu kết hợp giữa một chiếc xe điện Tesla và Uber, sẵn sàng phục vụ công dân toàn cầu.
Ý tưởng của chúng tôi là về lâu dài sẽ có một ứng dụng riêng. Ví dụ, tôi đang đứng ở Bastille, tôi muốn đến tham quan tháp Eiffel, tôi nhìn thấy một chiếc Bubble cách tôi 3 phút, thế là tôi gọi xe. Và xe tới ! Hiện tại thì vẫn có một tài xế, nhưng trong vài năm nữa sẽ không có người lái. Trong vòng từ 8 đến 12 phút, Bubble sẽ đưa bạn từ điểm A đến điểm B ».
Giá một cuốc tương đương với giá taxi hiện hành. Công ty đang thảo luận với hãng taxi G7 Green, Uber và City Vision để đưa Sea Bubble vào ứng dụng di động của những hãng này. Mục tiêu cuối cùng là Sea Bubble có thể hoạt động độc lập.
Không tạo sóng, không tiếng ồn, không thải khí CO2
Mỗi chiếc Bubble có giá khoảng 140.000 euro và là thành quả của ba ngành công nghiệp kết hợp, hàng hải, xe hơi và hàng không. « Không tạo sóng – Không tiếng ồn – Không thải khí CO2 »là điểm mạnh của Sea Bubble, theo ông Alain Thébault :
« Chúng tôi kết hợp quy định của một chiếc xe hơi – vì Sea Bubble đúng là giống một chiếc xe hơi – với một chiếc máy bay vì có cánh chìm và một tầu thủy khi đậu ở bến. Cần phải làm thay đổi nguyên tắc ! Vì các quy định hiện hành được thiết kế cho những con tầu gây sóng, gây tiếng ồn, để lại những vệt dầu loang trên nước và nhả khói đen. Đó không phải là thế giới của chúng ta mà là thế giới xưa ».
Trong bối cảnh Liên Hiệp Châu Âu đang quyết tâm giảm khí thải CO2 gây hiệu ứng nhà kính, cụ thể là mục tiêu giảm 35% lượng khí thải của các loại xe tải và xe ca du lịch từ giờ đến năm 2030. Nhiều thành phố lớn của Đức đã cấm xe chạy diesel trong trung tâm. Thủ đô Paris đã biến hai bờ kè sát sông Seine thành khu đi bộ. Vì vậy, taxi điện Sea Bubble sẽ là một phương tiện lý tưởng nhằm giảm bớt tình trạng kẹt xe và ô nhiễm không khí. Ông Alain Thébault giải thích :
« Trái đất đang nóng lên. Thực vậy, chúng ta không chịu đựng thêm được nữa khi thấy xe hơi khắp nơi, rồi mùi xăng dầu, thành phố trở nên khó thở. Và Bubble là một đóng góp nhỏ. Nếu mỗi người có một hành động, thì đây là đóng góp của chúng tôi.
Đây là một đóng góp nhỏ để sử dụng lại những dòng sông, những vịnh như ở San Francisco, những hồ như ở Zurich. Thời xa xưa, ở Paris, người dân vẫn sử dụng dòng sông để vận chuyển hàng hóa, động vật, con người. Sau đó, con người phát minh ra xe hơi, họ sử dụng xe hơi khắp nơi.
Giờ đến lúc tái cân bằng. Bubble sẽ không bao giờ là một phương tiện đại trà và sẽ không bao giờ thay thế được RER C. Nhưng như Bertrand Piccard từng nói, nếu mỗi người chỉ có một hành động nhỏ, điều này sẽ đi theo hướng tốt. Các thành phố sẽ dễ thở hơn. Chiếc Bubble này không gây tiếng ồn, không gây sóng và không gây ô nhiễm ».
Không dừng ở động cơ chạy điện, Sea Bubble muốn hướng đến động cơ chạy bằng nhiên liệu khí hydro vì « không muốn dựa hoàn toàn vào pin ». Năm 2024, Paris sẽ tổ chức Thế Vận Hội, start-up của Alain Thébault đã đề xuất thiết kế loại « xe buýt bay ». FlyingBus đã thu hút được sự quan tâm của vùng Ile-de-France và có thể được khai thác trong sự kiện JO 2024.
http://vi.rfi.fr/phap/20181012-paris-phat-trien-taxi-bay-sea-bubble-tren-song-seine
TC: Thực Dân Kiểu Mới
Vi Anh
Tin RFI điểm báo La Croix của Pháp hôm 4-09-2018 cho rằng “việc Trung Quốc mua đất canh tác ở Pháp gây lo ngại bởi đe dọa khả năng tự túc lương thực của Pháp. Những ngày cuối tháng 8 vừa qua, bầu không khí yên bình của làng Murs bị khuấy động khi hơn hàng 100 nông dân đến từ khắp nước Pháp đã kéo đến làng Murs ở miền Trung nước Pháp biểu tình chiếm đóng một khu đất canh tác mà các nhà đầu tư Trung Quốc đã mua, để phản đối cái mà họ gọi là nạn đầu cơ đất đai ở Pháp. Báo La Croix còn nhắc năm 2016, Hong Yang – một tập đoàn của Trung Quốc đã mua 1.700 ha đất tại vùng này để trồng lúa mì xuất cảng ra thị trường thế giới. Tập đoàn này cũng đã mua 900 ha đất tại tỉnh Allier. Không chỉ mua đất nông nghiệp, các nhà đầu tư Trung Quốc còn nhắm tới việc tìm kiếm những vườn nho của Pháp khi mà một tầng lớp trung lưu của Trung Quốc ngày càng thích rượu vang Pháp. Khoảng 140 trong tổng số 7.000 vườn nho ở Bordeaux đã được bán cho các nhà đầu tư đến từ châu Á mà đa phần là người Trung Quốc.”
Thực vậy, TC không chỉ cho đại cán, đại gia, dân nhà giàu ra ngoại quốc mua đất ruộng, đất vườn, mà cho các công ty, các cơ quan nhà nước cho vay dễ, nhiều để trả không nổi, vốn cộng lời quá nhiều không trả thì siết nợ lấy cảng như ở Sri Lanka và lấy vùng đất chiến lược làm căn cứ quân sự của TC như ở Djibouti.
Nhớ thời Chiến tranh Lạnh, CS Liên xô, CS Trung Quốc, CS Bắc Việt tuyên truyền tố giác Mỹ là “Thực dân kiểu mới”. Và các nước được Mỹ giúp bảo vệ an ninh và viện trợ kinh tế như Việt Nam, Nam Hàn, Đài loan, CS bêu xấu là “thuộc địa kiểu mới” của Mỹ. Nhưng hầu hết các nước Mỹ giúp sau Đệ nhị Thế Chiến và thời Chiến tranh Lạnh không nước nào Mỹ lấy một tấc đất, một thước biển.
Cái kiểu tuyên tuyền CS ngậm máu phun người lại dơ miệng CS đó lại tự hại CS. CS là đế quốc nhuộm đỏ, vừa chiếm đất vừa thống trị dân nhiều nước không thua gì Thực dân Anh, thực dân Pháp,Tây ban Nha trong thời kỳ cách mạng cơ khí và tư bản hoang dã.
Người Đông phương có nói ngày xưa quả báo thì chày, ngày nay quả báo thấy ngay nhãn tiền. Theo dõi thời cuộc gần đây, người ta thấy TC thực sự là một chế độ thực dân kiểu mới, lợi dụng hiệp ước Mậu Dịch Thế giới (WTO), xu thế tự do kinh tế, giao thương toàn cầu, TC dùng tiền làm vũ khí mua chuộc nhà cầm quyền tham nhũng, mướn đất cả trăm năm, sang nhượng, liên doanh, hợp doanh, mua đứt các công ty, tập đoàn của một số nước. TC đầu tư để khai thác tài nguyên, ăn cắp khoa học kỹ thuật của các nước mà không mất công, mất tiền nghiên cứu. Sau đây là thí dụ TC dùng tiền để thực hiện chính sách thực dân kiểu mới, biến các nước lớn, các công ty lớn của các nước tiền tiến Bắc Mỹ, Tây Âu lệ thuộc TC.
Nhưng mưu thâm thì hoạ diệt thâm, các nước đang chống chính sách thực dân kiểu mới của TC. Bắc Mỹ, Mỹ đã chống từ lâu, viết thành sách “Death by China”. Mới đây ngày 11/6/2017, “Hơn 20 nhà lập pháp của Hoa Kỳ đã thúc giục Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin bác đề nghị bán tập đoàn sản xuất các sản phẩm nhôm Aleris cho công ty Zhongwang của Trung Quốc. Nhiều năm trước Quốc Hội Mỹ, Uỷ ban Tình báo Hạ Viện Mỹ sau khi điều tra, không cho hai công ty viễn thông gốc TC là Huawey, Hoa Vi, và ZTE, Trung Hưng mua và sáp nhập các công ty Mỹ và khuyến cáo các công ty Mỹ không liên doanh với hai công ty gốc TC này. Lý do, hai công ty TC này có liên quan với chính phủ và quân đội TC. TT Trump là người chống TC mạnh nhứt khi ứng cử. Canada cũng thế.
Ở Liên Âu, Đức là nền kinh tế mạnh, kỹ nghệ mạnh nhứt. Liên Âu lo ngại TC xâm thực kinh tế qua hành động đầu tư ồ ạt vào các ngành sản xuất kinh doanh xương sống của Đức. Chánh phủ Đức quá lo ngại số đầu tư của TC dồn dập vào Đức quá nhanh và quá lớn. Tính đến năm 2016, tổng vốn đầu tư của Trung Quốc ở châu Âu đã lên đến mức kỷ lục là 46 tỷ đôla, tăng đến 90% từ năm 2015.
Đối tượng ưu tiên của các nhà đầu tư TC không phải là xúc xích hay bia, mà là các doanh nghiệp tinh hoa nhất. Nên chánh phủ Đức mới đây đã ngăn chặn không cho Quỹ Đầu Tư Phúc Kiến của Trung Quốc (Fujian Grand Chip Investment Fund, FGC) mua lại một cơ sở của công ty điện tử Aixtron.
Còn Pháp siêu cường kinh tế số 2 của Liên Âu, báo Le Figaro của Pháp còn lo ngại hơn. Ngày 27//10/2016 báo động «thói háu ăn của Trung Quốc khiến cả thế giới lo sợ». Năm 2016, Trung Quốc đã chi đến 200 tỷ đô la để đầu tư và mua lại các doanh nghiệp nước ngoài trong mọi lĩnh vực. Con số thống kê sơ bộ này đã khiến nhiều quốc gia châu Âu giật mình và tăng cường kiểm soát, mà Đức là ví dụ mới nhất.
Còn Úc ở Á châu, TC chiếm 1/3 tổng số đầu tư ngoại quốc vào Úc của TC. Nhưng gần đây chánh phủ Úc lo sợ đã nhanh chóng ngăn chặn một số thương vụ của TC vì lý do an ninh quốc gia.
Theo chuyên gia kinh tế Hồ Tinh Đẩu (Hu Xing Dou), thuộc đại học Công Nghệ Bắc Kinh giải thích, TQ không còn hài lòng là «công xưởng của thế giới», Bắc Kinh tìm cách bổ sung những gì còn thiếu: kinh nghiệm-bí quyết và các thương hiệu nổi tiếng mà người tiêu dùng Trung Quốc ưa chuộng.
Theo báo Le Monde của Pháp, lý do Trung Quốc chuyển hướng đầu tư sang Liên Âu vì Hoa Kỳ quyết định ngăn chặn mọi vụ đầu tư «quá tham vọng» của Trung Quốc.
Hoa kỳ là nền kinh tế hùng mạnh tiên tiến mà còn lo ngại TC dùng đầu tư là vũ khí thực hiện chiến lược thực dân kiểu mới, biến các nước lệ thuộc kinh tế, chánh trị của TC. Bây giờ không những Tây Âu, Bắc Mỹ, Á, Úc châu, các nước lớn mà cả những nước nhược tiểu đều lo ngại chính sách kinh tế xâm thực của TC.
TC đã có cổ phần lớn nhứt nhì là chủ các hải cảng, kinh đào huyết mạch của thế giới, như cảng Pirée của Hy Lạp, cảng Istanbul của Thổ Nhĩ Kỳ, kinh dào Suez ở Ai Cập, kinh đào Panama ở Trung Mỹ, Panama mới đây đã cắt bang giao với Đài Loan để bang giao với TC.
Tin sau cùng nói lên thế mạnh thực dân kiểu mới của TC ngay tại Liên Âu. Theo tin của RFI, TT Macron “muốn Ủy Ban Châu Âu có thêm nhiều quyền hành để kiểm soát những dự án đầu tư của Trung Quốc vào Liên Hiệp Châu Âu, nhằm bảo vệ những lĩnh vực công nghiệp chiến lược. Thế nhưng, theo hãng tin AFP, các lãnh đạo khác của châu Âu, họp thượng đỉnh trong hai ngày 22 và 23/06 ở Bruxelles, bác bỏ đề nghị đó. Đáng buồn cho Âu châu. Đáng lo trước đà thực dân kiểu mới của TC.
Còn Mỹ thì TT Trump mở chiến tranh thương mại chống TC. Hôm 25/9 trước Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc Ông kêu gọi các nước trên thế giới “chống lại Chủ nghĩa Xã hội và những đau khổ mà nó đã gây ra cho mọi người”. Chủ Nghĩa Xã hội tức CS mà TC đang là hiện thân lớn nhứt./.(VA)
https://vietbao.com/p123a286433/tc-thuc-dan-kieu-moi
Sau “gáo nước lạnh” dành cho ông Pompeo,
Bắc Kinh tiếp tục răn đe: Mỹ đừng khinh thường TQ!
Vừa qua, Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc đã đưa ra lời đáp trả được cho là đanh thép nhất từ phía Bắc Kinh, kể từ khi xung đột thương mại giữa hai nước Trung-Mỹ nổ ra.
Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) đưa tin, vừa qua, Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Chung Sơn tuyên bố Trung Quốc sẽ không chịu đầu hàng trước những đòi hỏi của Mỹ, cho dù phải hứng chịu thêm những đòn giáng mạnh của Washington nhằm vào các mặt hàng xuất khẩu.
Lời tuyên bố trên của ông Chung Sơn đã cho thấy lập trường cứng rắn và chủ trương không nhượng bộ của Bắc Kinh trong cuộc xung đột thương mại với Mỹ.
Sau đây là phát biểu của ông Chung được đăng tải trên chuyên trang Bloomberg:
“Hiện nay ở Mỹ tồn tại luồng quan điểm cho rằng nếu Mỹ tiếp tục tăng thuế, thì Trung Quốc cuối cùng cũng sẽ phải nhượng bộ. Những người đó đúng là không biết gì về lịch sử và văn hóa Trung Quốc.
Đất nước của chúng tôi đã kiên cường chịu đựng sự chèn ép của nước ngoài rất nhiều lần trong quá khứ, nhưng chúng tôi chưa từng chịu thua, ngay cả trong những hoàn cảnh ngặt nghèo nhất. Do đó, dù không muốn, nhưng Trung Quốc sẽ đương đầu với cuộc chiến tranh thương mại nếu nó thực sự xảy ra.
Mỹ đừng nên khinh thường quyết tâm và ý chí của Trung Quốc.”
SCMP cho biết, đây có thể coi là lời đáp trả đanh thép nhất từ phía Bắc Kinh kể từ khi cuộc xung đột gay gắt về thương mại nổ ra giữa hai nước Trung-Mỹ.
Trước đó, Bắc Kinh đã công bố Sách Trắng mới, với nội dung chỉ trích những hành vi ức hiếp thương mại của Mỹ.
Bộ Thương mại Trung Quốc là một trong những cơ quan có vai trò “tiền tuyến” trong các cuộc đối thoại và đàm phán về thương mại với Mỹ.
Việc người đứng đầu cơ quan này đưa ra tuyên bố cứng rắn cho thấy tình trạng xấu đi trông thấy trong mối quan hệ giữa Bắc Kinh và Washington.
Trong chuyến thăm Bắc Kinh “chớp nhoáng” hôm thứ 2 vừa qua, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã bị Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị “tạt nước lạnh” trong cuộc đối thoại song phương dài 3 tiếng.
Cụ thể, ông Vương đã cáo buộc Mỹ làm tổn hại đến “lòng tin của hai bên”, và cần chấm dứt ngay những “hành động sai lệch” đối với Trung Quốc. Về phía mình, ông Pompeo cho biết hai nước Trung-Mỹ đang có “những bất đồng căn bản”.
Qua những đòn “ăn miếng, trả miếng” và những trận khẩu chiến nảy lửa gần đây giữa hai bên, giới phân tích lo ngại căng thẳng giữa Bắc Kinh và Washington sẽ còn tiếp tục leo thang lên một mức độ mới.
Bên cạnh những đòn giáng thuế quan, Mỹ và Trung Quốc còn có nhiều bất đồng về vấn đề sở hữu trí tuệ.
Trong tuyên bố mới nhất, Bộ trưởng Thương mại Chung Sơn đã khẳng định Trung Quốc không lấy cắp công nghệ từ các công ty Trung Quốc, và cũng không bao giờ “lợi dụng Mỹ”, kể cả khi mức thâm hụt thương mại của nước này đối với Mỹ tăng lên mức kỷ lục 31,05 tỉ USD hồi tháng 8 vừa qua.
Xung đột giữa hai nước Trung-Mỹ dường như đã vượt xa vấn đề thương mại. Gần đây nhất là việc Tổng thống Donald Trump bất ngờ cáo buộc Trung Quốc can thiệp cuộc bầu cử giữa kỳ năm 2018. Sau đó, Phó Tổng thống Mike Pence còn gay gắt hơn khi nói rằng Trung Quốc “tận dụng mọi công cụ” để phá hoại hệ thống chính trị của Mỹ.
Chiến tranh thương mại:
TQ nói một đằng làm một nẻo
Tuyên bố không sợ Mỹ trong chiến tranh thương mại, nhưng Trung Quốc đang hành động ngược lại, hãng tin CNBC dẫn lời các chuyên gia nhận định.
Quyết định cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc mới đây của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) là dấu hiệu cho thấy các nhà chức trách của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang lo lắng về một cuộc chiến thương mại kéo dài với Mỹ.
Trong một báo cáo dài 71 trang công bố vào tháng 9, Bắc Kinh nhấn mạnh nền kinh tế của nước này “rất kiên cường” và không sợ chiến tranh thương mại với Mỹ.
Tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới tổ chức tại Thiên Tân trong tháng 9, ông Fang Xinghai – Phó chủ tịch Ủy ban chứng khoán Trung Quốc, nói rằng chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump không thể tạo nên tác động gì đáng kể cho nền kinh tế của nước này. Điều tồi tệ nhất có thể xảy ra khi Mỹ áp thuế lên tất cả hàng nhập khẩu từ Trung Quốc là chỉ khiến tăng trưởng của nước này giảm 0,7%.
Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng động thái mới đây của PBOC trong việc giảm bớt áp lực cho ngành ngân hàng lại cho thấy tình hình của Trung Quốc có lẽ không lạc quan như những gì họ tuyên bố.
“Trung Quốc có thể đang phải đối mặt với tình trạng tồi tệ nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu”, nhà phân tích Fraser Howie nhận định.
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc tại các ngân hàng Trung Quốc đã được PBOC điều chỉnh giảm 1% kể từ ngày 15/10. Như vậy, ước tính khoảng 175 tỷ USD sẽ được giải phóng khỏi các ngân hàng thương mại thông qua quyết định này, trong đó có khoảng 110 tỷ USD có thể được bơm vào nền kinh tế.
Dù đây là lần thứ 4 PBOC giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc trong năm nay, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc vẫn nói rằng cơ quan này không cố gắng tác động vào tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc và chi tiêu của người dân.
Theo các chuyên gia, một cuộc chiến thương mại kéo dài cùng với việc kinh tế Mỹ đang mạnh lên có thể dẫn tới làn sóng rút vốn đầu tư khỏi Trung Quốc. Chính quyền Bắc Kinh đang thực hiện những bước đi để tránh luồng tiền khổng lồ bị rút khỏi hệ thống tài chính nước này.
“Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc đang chậm lại và bạn sẽ thấy chính phủ nước này chủ động hơn trong việc cung cấp thanh khoản cho hệ thống ngân hàng”, nhà phân tích Cindy Ponder-Budd thuộc công ty nghiên cứu View from the Peak nhận định.
Động thái mới đây được PBOC đưa ra trong ngày cuối cùng của kỳ nghỉ lễ Quốc Khánh. Khi thị trường Trung Quốc đóng cửa, chứng khoán Hồng Kông đã ghi nhận 4 phiên giảm liên tiếp vì các nhà đầu tư ngày càng lo ngại về tác động của cuộc chiến tranh thương mại ngày một leo thang.
Các chuyên gia đã dự báo trước về một đợt bán tháo trên thị trường chứng khoán Thượng Hải và Thâm Quyến khi hai thị trường này mở cửa trở lại vào đầu tuần.
Việc cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc mới được đưa ra cũng không giúp được nhiều cho thị trường chứng khoán Trung Quốc. Các cổ phiếu trên sàn Thượng Hải và Thâm Quyến giảm gần 3% trong phiên giao dịch sáng ngày 8/10, trong khi thị trường chứng khoán Hồng Kồng tiếp tục lao dốc 1%.
Tính từ đầu năm 2018 đến nay, chỉ số chứng khoán Shanghai Composite đã giảm hơn 17,7% sau khi tăng 6,6% vào năm 2016.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/24081-chien-tranh-thuong-mai-tq-noi-mot-dang-lam-mot-neo.html
Thương nhân TQ có 1 vạn 8.000 cách né thuế Mỹ
Mỗi sản phẩm được nhập khẩu vào Mỹ đều mang một ký hiệu gồm 10 chữ số được gọi là mã HTS, có tất cả 18.927 mã. Những mã này cung cấp một ngôn ngữ chung để kết nối các thị trường khác nhau và xác định các sản phẩm khác nhau.
WSJ cho biết, trong một thế giới thuế quan ngày càng tăng, mã HTS có một chức năng khác: trốn tránh các khoản thuế đó. Theo các nhà nhập khẩu, quan chức hải quan, luật sư thương mại và môi giới vận chuyển, việc kinh doanh mã hóa đang mở rộng theo bước tăng thuế, làm suy yếu nỗ lực của Mỹ nhằm bảo vệ doanh nghiệp Mỹ khỏi cạnh tranh nước ngoài.
Khi xung đột thương mại leo thang giữa hai nền kinh tế lớn nhất, các chuyên gia cho rằng việc làm sai lệch mã phân loại đang trở thành một cách để trốn thuế, cạnh tranh với việc định tuyến lại hàng hóa thông qua các nước thứ ba.
Sau khi Tổng thống Trump trong tháng 3 áp thuế 25% lên thép, các tấm thép Trung Quốc đã được nhập khẩu dưới mã là những bộ phận của tuabin, theo Timothy Brightbill, một đối tác thương mại của hãng luật Wiley Rein LLP, chuyên về phân loại sai và các trường hợp gian lận thương mại. Trong 6 tháng đầu năm 2018, nhập khẩu thép tấm giảm 11% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi nhập khẩu “bộ phát điện”, được phân loại là tuabin, tăng 121%.
Lưỡi cưa kim cương nhập khẩu từ Trung Quốc phải chịu mức thuế 82% vì một phán quyết bán phá giá trước đây của Bộ Thương mại. Vào tháng 7, theo Hải quan Hoa Kỳ, hai nhà nhập khẩu California do một nhà sản xuất Trung Quốc kiểm soát đã cố gắng tránh thuế bằng cách mã hóa lưỡi cưa kim cương thành đá mài.
Nhà sản xuất – công ty Danyang Like Tools Manufacturing Co. – cho biết họ không liên quan với các nhà nhập khẩu California. Tuy nhiên, Hải quan cho biết một trong số nhà nhập khẩu nói với Hải quan rằng Danyang là ông chủ của họ.
Ở Trung Quốc, các nhà xuất khẩu trao đổi thông tin về mã số thuế trên các trang web như Yishanghuiyou – một nhánh của nền tảng bán buôn 1688.com thuộc sở hữu của Alibaba Group Holding Ltd.
“Chúng tôi muốn xuất khẩu một lô khay ván ép”, một người sử dụng tên Zhang Liang đã viết trên một diễn đàn Yishanghuiyou vào tháng Giêng. “Mã số thuế quan cho ván ép có thể giúp nó tránh được kiểm tra là gì?”.
“Công ty chúng tôi có thể giúp”, một người dùng khác trả lời, cho thấy có lẽ họ liên lạc.
Phân loại sai các mặt hàng thương mại có một lịch sử lâu dài. Năm 1879, các nhà thu thuế của Mỹ cho biết một nhà nhập khẩu đã tô màu đường với mật đường để chuyển nó thành một sản phẩm thuế quan thấp hơn.
Mã nào để áp dụng cho lô hàng thường là vấn đề thảo luận giữa người gửi hàng và nhà môi giới nhập khẩu của Hoa Kỳ. Trung Quốc và các nhà trung gian châu Á khác cho biết họ phát triển cách giải quyết mã với các công ty môi giới nhập khẩu của Hoa Kỳ, những người giúp đỡ với các tài liệu và quy định.
Tư vấn cho các chủ hàng về cách mã hóa sản phẩm đã tăng gấp ba lần trong những tháng gần đây tại nhà môi giới nhập khẩu Quicksilver Customs Brokers LLC ở San Diego.
Các quan chức Hải quan ước tính Mỹ mất ít nhất 550 triệu USD doanh thu hải quan mỗi năm vì trốn thuế. Hải quan cho biết chưa tới 5% hàng nhập khẩu vào Hoa Kỳ được mở để kiểm tra trong thực tế. Hệ thống mã hóa của Hoa Kỳ được gọi là HTS, chứa 88 mã gỗ dán riêng biệt, phân biệt bằng các loại biến thể gỗ và độ dày xuống đến milimet.
Một nhóm ngành công nghiệp được gọi là Hiệp hội Gỗ cứng trang trí từ lâu đã cho biết ván ép Trung Quốc nhập khẩu đã khiến hàng ngàn công ăn việc làm của Mỹ thất nghiệp và đẩy các doanh nghiệp trong nước đến chỗ phá sản. Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã mở một cuộc điều tra bán phá giá vào tháng 11/2016 liên quan đến loại gỗ dán phổ biến nhất, được gọi là gỗ cứng bề mặt.
Gần như ngay lập tức, các nhà sản xuất Trung Quốc bắt đầu xuất xưởng ván ép dưới bốn mã khác, từ 4412.39.10.00 đến 4412.39.50.00, các luật sư nói. Các mã này áp dụng cho ván ép gỗ mềm, hơi khác một chút và có mức thuế suất thấp từ 0-8%. Năm 2017, mã ván ép gỗ cứng Trung Quốc nhập vào Mỹ giảm 20%, trong khi mã ván ép gỗ mềm tăng 549%.
Vào tháng 11-2017, Hoa Kỳ áp đặt mức thuế chống bán phá giá 183,4% đối với ván ép gỗ cứng. Các lô hàng Trung Quốc dưới 4 mã ván ép gỗ mềm đã tăng cao hơn, tới 983% trong nửa đầu năm 2018 so với nguyên cả năm trước đó.
Về vấn đề này, Chính phủ Trung Quốc nói họ cấm việc khai báo hải quan sai. “Trung Quốc đang giám sát chặt chẽ cuộc điều tra của Mỹ về ván ép Trung Quốc, và hy vọng phía Mỹ có thể tiến hành điều tra một cách công bằng”, Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết trong một email.
Cơ quan hải quan Mỹ cho biết họ thường không nhận được sự hợp tác đầy đủ từ Trung Quốc. “Hệ thống pháp luật của Trung Quốc và khả năng giám sát các thực thể kinh doanh cụ thể ở Trung Quốc là một thách thức đối với chúng tôi”, bà Smith, quan chức tại cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ, cho biết.
Luật sư thương mại, ông Brightbill, người đại diện cho các nhà sản xuất ván ép Mỹ, cho biết một số nhà xuất khẩu Trung Quốc đã thực hiện mã hóa các tấm ván gỗ bề mặt cứng như một phần của tủ bếp sẵn sàng lắp ráp. Nhập khẩu các bộ phận như vậy tăng 18% trong 6 tháng đầu năm 2018, dữ liệu Hải quan cho thấy. Bộ Thương mại vào tháng 9 đã chuyển sang các bộ phận như vậy để chống bán phá giá và đồng ý điều tra gỗ dán bề mặt mềm của Trung Quốc.
Ván ép đã được bao gồm trong 200 tỷ đô la các sản phẩm Trung Quốc bị chính quyền Trump tăng thêm 10% thuế quan trong tháng 9.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/24080-thuong-nhan-tq-co-1-van-8000-cach-ne-thue-my.html
Bầu cử bổ sung: Hồng Kông
cấm cửa một cựu đại biểu ủng hộ độc lập
Hôm qua, 12/10/2018, cơ quan phụ trách bầu cử Nghị Viện Hồng Kông đã quyết định cấm cựu đại biểu Lưu Tiểu Lệ (Lau Siu Lai) ra tranh cử trong cuộc bầu cử bổ sung sắp tới, với lý do bà Lưu Tiểu Lệ có quan điểm đòi quyền tự quyết cho Hồng Kông.
Theo người phụ trách bầu cử Hồng Kông, việc ứng cử viên Lưu Tiểu Lệ ủng hộ quyền tự quyết cho Hồng Kông đồng nghĩa với việc bác bỏ hoàn toàn quyền lực của Bắc Kinh đối với đặc khu miền nam Trung Quốc, vốn được hưởng quyền bán tự trị cho đến nay. Bà Lưu sẽ không được phép ra ứng cử tại cuộc bỏ phiếu dự kiến diễn ra ngày 25/11 tới. Chính quyền Hồng Kông đã chấp thuận quyết định của cơ quan bầu cử.
Trả lời báo giới, chính trị gia Lưu Tiểu Lệ cho biết viên phụ trách bầu cử đã dùng uy quyền để bóp méo quan điểm của bà, và không cho bà bất cứ cơ hội nào để bảo vệ lập trường của mình. Một nhóm nghị sĩ ủng hộ dân chủ, có mặt tại buổi họp báo để bày tỏ sự ủng hộ, đã đồng loạt hô lớn : « Kiểm duyệt chính trị ô nhục ! », « Đàn áp chính trị ô nhục ! ».
Bà Lưu Tiểu Lệ đắc cử nghị sĩ vào mùa thu năm 2016, nhưng ngay sau đó đã bị phế truất do đã có thái độ trong lễ tuyên thệ bị chính quyền xem lại không phù hợp. Khi đọc lời tuyên thệ, bà Lưu Tiểu Lệ đã tách rời từng vần khiến văn bản trở nên vô nghĩa. Cùng bị truất quyền đại biểu với bà Lưu vào thời điểm đó có các nghị sĩ La Quán Thông (Nathan Law), Diêu Tùng Viêm (Yiu Chung Yim), Lương Quốc Hùng (Leung Kwok Hung) và Du Huệ Trinh (Yau Waiching).
Ông La Quán Thông phát âm chữ « Republic » (Cộng Hòa) theo giọng điệu nghi vấn, Diêu Tùng Viêm đòi phổ thông đầu phiếu. Lương Tụng Hằng và Du Huệ Trinh giơ biểu ngữ « Hồng Kông không phải là Trung Quốc » và đọc « Refucking of China » thay vì « Republic of China ». Lương Quốc Hùng giương dù vàng, tố cáo vụ thảm sát Thiên An Môn.
Hôm thứ Tư vừa qua, lãnh đạo đặc khu, bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam), đã cảnh báo là chính quyền « sẽ hành động không khoan nhượng » chống lại các kêu gọi độc lập và bảo vệ lợi ích của Trung Quốc.
Hôm thứ Hai, 08/10, Liên Hiệp Châu Âu lên án quyết định trục xuất tổng biên tập Á Châu của tờ Financial Time, Victor Mallet, kiêm chủ tịch Câu lạc bộ Ký Giả Ngoại Quốc ở Hồng Kông (FFC). Lãnh đạo ngoại giao châu Âu Federica Mogherini nói đến « một quyết định chính trị », « một tiền lệ đáng lo ngại ».
http://vi.rfi.fr/chau-a/20181013-bau-cu-ban-phan-hong-kong-cam-cua-cuu-dan-bieu-ung-ho-doc-lap
Thủ tướng Nhật sắp thăm chính thức Trung Quốc
Trung Quốc ngày 12/10 loan báo Thủ tướng Nhật Shinzo Abe sẽ đến thăm Trung Quốc từ ngày 25 đến 27 tháng này trong chuyến thăm chính thức đầu tiên của một nhà lãnh đạo Nhật Bản suốt bảy năm qua trong bối cảnh Mỹ đang đẩy mạnh áp lực thương mại lên Bắc Kinh và Tokyo.
Tổng thống Donald Trump đã nói rõ rằng ông không hài lòng về thặng dư thương mại trị giá 69 tỉ đôla của Nhật Bản với Mỹ, và muốn có một thỏa thuận hai chiều để giải quyết vấn đề này với đồng minh của Mỹ.
Ông cũng đã đánh thuế hàng trăm tỉ đôla lên hàng nhập khẩu của Trung Quốc về điều mà ông gọi là những lạm dụng thương mại của Trung Quốc, khơi ra hành động trả đũa từ Bắc Kinh.
“Chúng tôi hi vọng chuyến thăm này của Thủ tướng Abe có thể giúp củng cố và nâng cao niềm tin lẫn nhau, tăng cường hợp tác thiết thực, và thúc đẩy sự phát triển liên tục mới trong các mối quan hệ,” phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng nói tại Bắc Kinh.
Phát biểu trong một cuộc họp báo thường kì, ông cho biết Trung Quốc hoan nghênh đầu tư từ các công ty Nhật Bản và rằng gia tăng hợp tác kinh tế thương mại giữa hai nền kinh tế lớn mang lại lợi ích cho cả hai nước lẫn thế giới.
“Chúng tôi đề cao quan hệ Trung-Nhật,” ông nói.
Các chuyến thăm của ông Abe trong những năm gần đây để tham dự các sự kiện đa phương ở Trung Quốc không được coi là thăm chính thức.
Vào tháng 9, sau khi gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ở Nga, ông Abe cho biết hai bên đã đồng ý làm việc hướng tới một chuyến thăm vào tháng 10, trong một diễn tiến được coi là dấu hiệu cho thấy mối quan hệ đang ấm dần lên giữa hai đối thủ Châu Á.
“Cả Nhật Bản và Trung Quốc đều chia sẻ trách nhiệm lớn đối với hòa bình và thịnh vượng của khu vực này,” ông Abe phát biểu tại Tokyo hôm 12/10.
Ông nói thêm rằng ông nhắm mục tiêu đưa mối quan hệ giữa hai nước láng giềng lên một cấp độ mới thông qua các chuyến thăm lẫn nhau của các nhà lãnh đạo và mở rộng giao lưu giữa người dân hai nước.
Ông Abe quay lại làm Thủ tướng nhiệm kì hai hiếm thấy vào tháng 12 năm 2012, hứa hẹn đường lối cứng rắn với Trung Quốc trong vụ tranh chấp lãnh thổ liên quan tới những đảo nhỏ ở Biển Hoa Đông.
Dù tranh chấp âm ỉ, quan hệ giữa hai nước đã ổn định hồi gần đây giữa bối cảnh Washington đưa ra những hành động về thương mại đối với cả hai nước.
https://www.voatiengviet.com/a/thu-tuong-nhat-sap-tham-chinh-thuc-trung-quoc/4611609.html
Lũ quét, lở đất ở Indonesia
làm ít nhất 21 người chết, phá hủy nhà cửa
Lũ quét và lở đất do mưa lớn ở Indonesia đã giết chết ít nhất 21 người, trong đó có 11 học sinh, khiến 15 người mất tích, và phá hủy hàng trăm căn nhà, chính quyền cho biết hôm thứ Bảy.
Hơn 500 căn nhà ở các tỉnh Bắc và Tây Sumatra đã bị ngập hoặc bị hư hại, với một số căn nhà bị lũ cuốn trôi. Lũ cũng phá hủy ba cây cầu treo, một quan chức cứu trợ thiên tai cho biết.
“Việc di tản cũng như các hoạt động tìm kiếm và cứu hộ đang được tiến hành,” Sutopo Purwo Nugroho, phát ngôn viên của cơ quan khắc phục thiên tai BNPB, nói. “Nhưng những ngôi làng bị ảnh hưởng nằm ở trên núi và rất khó tiếp cận vì đường sá bị hư hại.”
Tại Bắc Sumatra, 11 trẻ em học trong một trường làng Hồi giáo đã tử vong sau khi tường lớp học đổ sập khi một con sông gần đó dâng nước tràn bờ vào ngày thứ Sáu.
“Các nạn nhân bị chôn vùi dưới bùn và các mảng tường,” ông Sutopo nói thêm.
Các nhân viên cứu hộ đang truy tìm một học sinh vẫn còn mất tích khỏi lớp học 29 người, nhưng đã tìm được đủ số còn lại, cảnh sát trưởng khu vực Irsan Sinuhaji nói với Reuters, nói thêm rằng chính quyền đang lùng tìm những người khác có thể đã mất tích.
Hai người được tìm thấy đã chết vào ngày thứ Bảy sau khi xe của họ bị sông cuốn trôi.
Bốn người chết trong những vụ lở đất ở thành phố Sibolga ở Bắc Sumatra, trong khi lũ quét ở Tây Sumatra làm chết thêm bốn người nữa, bao gồm hai em nhỏ.