Tin khắp nơi – 13/09/2020
Biden nói sẽ tạo thêm việc làm, con trai ông giúp công ty Mỹ tạo việc làm ở… Trung Quốc – Tâm Thanh
Chuyện mỉa mai ở bang Michigan, khi tới đây Biden nói về việc tạo thêm việc làm cho người Mỹ, nhưng chính con trai ông giúp chính phủ Trung Quốc mua công ty ở Michigan để tạo việc làm cho người Trung Quốc.
Ứng cử viên Tổng Thống Mỹ của đảng Dân chủ Joe Biden có bài phát biểu ở Macomb, bang Michigan hôm thứ Tư (9/9) hứa hẹn tạo ra nhiều cơ hội việc làm hơn tại Hoa Kỳ. Tuy nhiên, cùng ngày 9/9, Breitbart News đã đăng một bài báo vạch trần con trai của Biden là Hunter Biden liên quan đến việc cùng chính phủ Trung Quốc mua lại một công ty ở Michigan và công ty này đang tạo việc làm ở Trung Quốc, Mexico, Châu Âu và Nam Mỹ, không phải ở Hoa Kỳ.
Bài báo trên tờ Breitbart cho biết, Peter Schweizer’s – viện trưởng Viện Giải trình Chính phủ lần đầu tiên tiết lộ mối quan hệ giữa Hunter Biden và Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Trong cuốn sách Secret Empires bán chạy nhất năm 2018 của Thời báo New York, ông tuyên bố rằng, Hunter đã tham gia vào việc thành lập công ty cổ phần tư nhân Bohai Harvest RST (BHR), đồng thời là thành viên hội đồng quản trị. Chính phủ Trung Quốc đã tài trợ 1,5 tỷ đô la Mỹ cho công ty này thông qua Ngân hàng Trung Quốc. Vào tháng 10/2019, Hunter đã từ chức khỏi công ty này.
Schweizer’s đã tiết lộ chi tiết về giao dịch giữa Hunter và Bohai Harvest trong cuốn sách Hồ sơ tham nhũng mới xuất bản gần đây.
Trong nhiệm kỳ thành viên hội đồng quản trị của công ty Bohai Harvest, Hunter đã tham gia vào một loạt các giao dịch tài chính phù hợp với lợi ích chiến lược của Bắc Kinh. Một trong những giao dịch đầu tiên đó là, mua lại quyền sở hữu của Tập đoàn Năng lượng Hạt nhân Trung Quốc (CGN) – Công ty đã bị buộc tội gián điệp chống lại Hoa Kỳ vào năm 2016. Một trong những kỹ sư của công ty này cũng bị buộc tội đánh cắp bí mật hạt nhân của Hoa Kỳ.
Bohai Harvest đã cùng tập đoàn Công nghiệp Hàng không Trung Quốc (AVIC) do ĐCSTQ kiểm soát cổ phần mua lại Henniges Automotive, một công ty gia công chính xác có trụ sở tại Michigan với giá 600 triệu USD. Vì công nghệ của Henniges có sẵn các ứng dụng quân sự liên quan đến an ninh quốc gia. Do đó, giao dịch phải được sự chấp thuận của nhiều cơ quan của các quan chức chính quyền Obama-Biden.
Việc mua lại Henniges của Bohai Harvest và AVIC thuộc sở hữu của ĐCSTQ đã được hoàn tất vào tháng 9/2015, Bohai Harvest sở hữu 49% quyền kiểm soát và AVIC nắm 51%.
Theo báo cáo của Seamus Bruner và John Solomon, trước khi chính quyền Obama-Biden chấp thuận việc mua lại, AVIC đã bị Hoa Kỳ xử phạt 5 lần vì vi phạm các quy định về công nghệ quân sự kể từ năm 1993.
Báo cáo cho biết thương vụ mua lại này là một trong những thương vụ mua lại các công ty ô tô Mỹ lớn nhất của Trung Quốc trong lịch sử Hoa Kỳ. Điều này cũng cho thấy mô hình hỗ trợ của chính phủ Trung Quốc đối với việc mua lại các công ty Mỹ có công nghệ nhạy cảm. Trong đó, bao gồm việc Trung Quốc mua lại công ty A123 Systems với giá 256,6 triệu USD vào năm 2013, sau khi được chính quyền Obama-Biden phê chuẩn giao dịch.
Sau khi hoàn tất giao dịch, Henniges thông báo mở rộng sản xuất tại Trung Quốc, Mexico, Đức, Ba Lan, Cộng hòa Séc và Nam Mỹ. Vào tháng 12/2017, công ty đã thông báo về việc mở một nhà máy sản xuất rộng gần 80.000 foot vuông Anh (tương đương 7432.242 mét vuông) tại Tô Châu, Trung Quốc. Vào thời điểm đó, các giám đốc điều hành công ty khoe khoang rằng đã tạo ra nhiều việc làm hơn, nhưng kỳ thực không có một công xưởng nào tuyển dụng công nhân Mỹ.
Henniges có 25 nhà máy trên toàn thế giới, trong đó, có ít nhất 7 nhà máy ở Trung Quốc, ít nhất 4 nhà máy ở Mexico và ít nhất 5 nhà máy ở châu Âu.
Theo Trương Lợi Lợi, Soundofhope
Tâm Thanh biên dịch
Bầu cử Mỹ 2020:
Liệu sẽ có kết quả ngay trong đêm bầu cử?
Hai mươi năm đã trôi qua kể từ khi người Mỹ thức dậy vào một buổi sáng mùa thu sau Ngày bầu cử mà không biết ai sẽ là người lãnh đạo đất nước kế tiếp.
Phải mất thêm 36 ngày để giải quyết cuộc tranh giành giữa Al Gore và George W Bush trong khi đất nước nín thở.
Triển vọng đó có thể xảy ra một lần nữa vào năm 2020.
Tại sao?
Số phiếu gửi qua bưu điện lớn chưa từng có
Xếp hàng bỏ phiếu tại một điểm được chỉ định trong Ngày Bầu cử là cách phổ biến nhất mà cử tri Mỹ đi bỏ phiếu, nhưng trong những năm gần đây, bỏ phiếu qua thư đã trở nên phổ biến.
Trong khi trước đây không hiếm các tiểu bang hạn chế việc bỏ phiếu qua đường bưu điện cho các trường hợp đặc biệt – chẳng hạn như quân nhân đang phục vụ ở nước ngoài – thì hiện nay, việc này được cho phép rộng rãi ở đa số các tiểu bang, cho dù người đi bầu là “cử tri vắng mặt” hay bất kỳ vì lý do gì khác.
Trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2020, đại dịch Covid-19 dự kiến sẽ khiến một số lượng lớn cử tri bỏ phiếu qua đường bưu điện.
Dự đoán sẽ có khoảng 80 triệu lá phiếu gửi qua bưu điện – gấp đôi năm 2016 và nhiều hơn bất kỳ năm bầu cử nào khác.
Tuy nhiên, mối quan tâm hiện giờ là việc chuyển phiếu bầu có thể bị trì hoãn và đặt ra câu hỏi liệu chúng có được tính hay không. Các tiểu bang có quyền tự trị rộng rãi trong việc xác định quy tắc bầu cử, bao gồm việc đặt thời hạn cho phiếu qua bưu điện có đủ điều kiện để được đếm không.
Pennsylvania sẽ chỉ tính những phiếu nhận được trước 20:00 giờ địa phương vào ngày bầu cử, trong khi California nhận mọi phiếu bầu miễn là chúng được đóng dấu bưu điện vào ngày đó, ngay cả khi chúng đến muộn hơn vài tuần.
Một số địa phương đã buộc phải ban hành lệnh khẩn cấp để kéo dài hạn chót trong cuộc bầu cử sơ bộ năm 2020 do sự chậm trễ trong việc giao hàng của Bưu điện Mỹ, điều này có thể xảy ra một lần nữa vào tháng 11.
Bỏ phiếu trực tiếp sẽ lâu hơn
Các cuộc bầu cử sơ bộ năm 2020 cho cử tri thấy trước những vấn đề có thể xảy ra với việc bỏ phiếu trực tiếp vào Ngày bầu cử. Các tiểu bang từ New York đến Alaska đã phải vật lộn với việc điều hành phương pháp bỏ phiếu truyền thống và phổ biến nhất này.
Năm nay, các vấn đề kéo dài như máy bỏ phiếu bị lỗi cộng thêm tình trạng thiếu công nhân và cử tri xếp hàng phải đợi lâu hơn bình thường do nhu cầu giãn cách xã hội.
Bầu cử 2020: ‘Hàng triệu phiếu bầu qua thư có thể không được tính’
Jonathan London: ‘2020 là bầu cử quan trọng nhất lịch sử Hoa Kỳ’
Điều này dẫn đến những thay đổi kéo dài quá trình đi bầu – Kentucky giảm mạnh số các địa điểm bỏ phiếu và phải ra lệnh cho các cuộc đếm phiếu phải kéo dài lâu hơn, trong bối cảnh bị cáo buộc rằng đại dịch đang được sử dụng như cách để đàn áp các phiếu bầu của người thiểu số.
Alaska buộc cử tri ở một số khu vực phải sử dụng lá phiếu qua bưu điện vì không có địa điểm bỏ phiếu nào có thể mở cửa được và Georgia phải đối mặt với các vụ kiện về máy bỏ phiếu bị trục trặc.
Sự vất vả của việc kiểm phiếu
Hai yếu tố lớn đe dọa kéo dài thời gian kiểm phiếu, cả hai cùng đảm bảo một quá trình lâu hơn bình thường để có thể tuyên bố ai là người đắc cử: sự gia tăng mạnh mẽ của số phiếu bầu qua bưu điện và khả năng của những giám sát kỹ lưỡng bất thường – và có thể là cố tình trì hoãn.
Mặc dù có sự khác biệt, quy trình đếm phiếu điển hình thường bắt đầu sau khi các trạm bỏ phiếu đóng cửa. Các lá phiếu trực tiếp được bảo mật và chuyển đến trung tâm chính quyền quận, nơi chúng được kiểm trước. Sau khi đếm xong phiếu bầu trực tiếp, các quan chức mới bắt đầu đếm các lá phiếu nhận được qua đường bưu điện.
Việc kiểm phiếu qua bưu điện kéo dài lâu hơn vì mỗi phiếu bầu phải có chữ ký khớp với chữ ký riêng trên phiếu đã đăng ký. Với số lượng phiếu bầu dự kiến tăng gấp đôi, chỉ riêng quy trình đó sẽ kéo dài thêm thời gian cho việc kiểm phiếu.
Cập nhật kết quả thăm dò về cuộc đua giữa Trump và Biden
Trump và Biden tranh cãi về vaccine cho Covid-19
Hơn nữa, tính xác thực của lá phiếu có thể bị thách thức bởi những tình nguyện viên “theo dõi kiểm phiếu”, những người nhìn qua vai của các quan chức khi họ xác minh tính hợp pháp của lá phiếu. Các lá phiếu bị phản đối bởi một người theo dõi kiểm phiếu được đặt sang một bên để kiểm tra lại trước khi được đếm hoặc bị loại bỏ.
Những người theo dõi kiểm phiếu là một phần hợp pháp của quy trình dân chủ, nhưng giới chuyên gia cảnh báo rằng các chiến dịch tranh cử có thể thao túng chức năng của họ để trì hoãn việc đếm phiếu. Chiến dịch tranh cử của Trump đang tuyển dụng “người theo dõi kiểm phiếu Trump”, những người mà các nhà phê bình lo ngại sẽ thách thức các lá phiếu để loại bỏ chúng và trì hoãn việc kiểm phiếu.
Nhiều thách thức pháp lý
Tất cả những thay đổi và lộn xộn này có nghĩa là không thể tránh khỏi tranh chấp pháp lý. Hơn 190 đơn kiện về bầu cử đã được nộp trên 43 tiểu bang trong năm 2020, khiếu nại về mọi thứ, từ yêu cầu nhận dạng với bỏ phiếu qua bưu điện ở Oklahoma đến tính hợp pháp của những thay đổi liên quan đến Covid, với ngày và thủ tục bỏ phiếu sơ bộ ở Wisconsin và Michigan.
Luật sư cũ tố Trump ‘là trùm giang hồ và kẻ phân biệt chủng tộc’
Bầu cử 2020: Kinh tế Mỹ đang cải thiện – Trump sẽ được lợi?
Khó ai có thể lường được những thách thức pháp lý có thể xuất hiện ngay trước ngày bầu cử làm trì hoãn các cuộc bỏ phiếu, hoặc ngay sau đó, khiến việc báo cáo kết quả cuối cùng bị trì hoãn. Nhưng năm 2020 sẽ trở thành cuộc bầu cử tranh tụng nhất trong lịch sử Hoa Kỳ, theo Richard Hasen, một học giả pháp lý tại Đại học California Irvine.
Nhưng tranh chấp về các quy tắc chắc chắn có thể gây ra hậu quả – trong cuộc bầu cử năm 2000, ông Gore ban đầu chấp nhận thất bại và sau đó đổi ý sau khi tin rằng tỷ lệ thua của ông ở Florida nên kích hoạt một cuộc kiểm phiếu lại. Cuối cùng phải có quyết định của Tối cao Pháp viện về tính hợp pháp của việc kiểm phiếu lại để giải quyết cuộc tranh cử.
Hai bên có động cơ để trì hoãn chấp nhận kết quả
Với sự tinh thần tranh đua dâng cao ở cả hai bên, Donald Trump và Joe Biden thậm chí sẽ quyết tâm hơn các ứng cử viên tổng thống khác để không vội thừa nhận thất bại.
Đối với ông Biden, các đường nét của mô hình bỏ phiếu năm nay chỉ ra một lý do chiến lược để ông trì hoãn việc thừa nhận thất bại nếu ông bị thua trong số đếm phiếu trong đêm bầu cử. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, trong những năm gần đây, phiếu bầu qua bưu điện thường được cử tri đảng Dân chủ sử dụng nhiều hơn đảng Cộng hòa.
Trong khi trước đây, bỏ phiếu bằng thư phổ biến hơn trong giới cử tri lớn tuổi và những cử tri vắng mặt bỏ phiếu từ bên ngoài một tiểu bang nghiêng về đảng Cộng hòa, thì ngày nay xu hướng đó đã chuyển sang những người làm việc không thể nghỉ làm để có mặt tại các cuộc bỏ phiếu, và những người này nghiêng về đảng Dân chủ.
Do đó, có lý do để tin rằng các phiếu bầu qua bưu điện được kiểm sau đó sẽ có lợi hơn cho ông Biden.
Mặt khác, ông Trump có lý do chính trị để không chấp nhận thất bại, ngay cả khi kết quả phiếu đếm của đêm bầu cử cho thấy ông bị tụt lại phía sau.
Trong nhiều tháng, tổng thống đã tuyên bố rằng các thế lực bất chính đang đe dọa “đánh cắp” cuộc bầu cử khỏi tay ông – bằng các phương pháp kiểm đếm thấp sự ủng hộ của ông hoặc kiểm đếm quá số phiếu
bầu cho ông Biden. Một phần không nhỏ trong thông điệp chính trị của ông là về việc từ chối “giới tinh hoa ven biển”, những người không đại diện cho vùng trung tâm Hoa Kỳ và vùng nông thôn miền Tây.
Những người ủng hộ ông Trump chắc chắn sẽ phàn nàn rằng lá phiếu của họ không được tính nếu tổng thống thừa nhận thất bại, ngay cả khi ông bị thua ở các bang quan trọng như Florida và Pennsylvania trong đêm bầu cử.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-54135944
10,000 cư dân North Carolina
bỏ phiếu bằng thư trong tuần đầu tiên
Theo thống kê của Ủy ban Bầu cử Tiểu bang North Carolina công bố hôm thứ Sáu (11 tháng 9), gần 10,000 phiếu bầu cử gửi qua thư của cư dân North Carolina đã được chấp nhận trong tuần bầu cử đầu tiên. Trong số 10,380 lá phiếu bầu khiếm diện được gửi lại kể từ khi các quận phân phát vào thứ Sáu tuần trước (4 tháng 9), 9.966 lá phiếu đã được chấp nhận hợp lệ.
North Carolina là tiểu bang đầu tiên trên toàn quốc gửi phiếu bầu khiếm diện được cử tri yêu cầu. Các lá phiếu được chấp nhận chỉ chiếm khoảng 1% lượng yêu cầu và một phần nhỏ hơn nữa trong số 7.1 triệu cử tri của tiểu bang, như vậy khó có thể đưa ra kết luận về kết quả bầu cử. Tuy nhiên, dữ kiện cũng cho thấy thông tin chi tiết về cách mọi người bỏ phiếu và những thách thức tồn tại phía trước.
Trong số các lá phiếu được gửi lại cho đến nay, 6,155 là của đảng viên Dân chủ, so với 1,248 của đảng Cộng hòa và gần 3,000 từ các cử tri tự do. Đến ngày 29/09/2020, các hội đồng của quận sẽ họp để đánh giá và kiểm đếm tổng số phiếu bầu, và kết quả thống kê sẽ không được công bố cho đến đêm bầu cử, sau khi các cuộc bỏ phiếu kết thúc.
Theo tiểu bang, đến nay họ đã nhận hơn 750,000 yêu cầu cấp phiếu bầu khiếm diện, trong đó đảng Dân chủ chiếm hơn một nửa. Tính đến sáng thứ Sáu (11 tháng 9), tiểu bang cho biết có 215 lá phiếu không có chữ ký của nhân chứng, vì vậy các viên chức quận không thể chấp nhận chúng và phải cấp một lá phiếu mới cho cử tri. Điều kiện chấp nhận phiếu bầu khiếm diện là cử tri phải có một nhân chứng ký tên vào lá phiếu của họ. (BBT)
https://www.sbtn.tv/10000-cu-dan-north-carolina-bo-phieu-bang-thu-trong-tuan-dau-tien/
Dấu ấn tuần qua: Walt Disney khấu đầu
trước tà ác và người đẹp không còn đẹp
Lục Du
Tuần qua phim Hoa Mộc Lan lại nóng trở lại khi nhà sản xuất của nó bị lên án gay gắt vì bộ phim có những cảnh quay ở Tân Cương, nơi có hàng triệu người bản địa đang bị Bắc Kinh giam cầm để tẩy não và cưỡng bức lao động. Nữ minh tinh Lưu Diệc Phi, người thủ vai chính của phim, cũng vì thế lại là tâm điểm của những lời phẫn nộ.
Hoa Mộc Lan là tên một nữ anh hùng trong một truyền thuyết dân gian Trung Hoa kể về một cô gái xinh đẹp, văn võ song toàn và hiếu đạo. Cô đã chuốc rượu cho cho cha mình say để giả trai thay cha tòng quân chống giặc ngoại xâm. Câu chuyện về Hoa Mộc Lan đã được Walt Disney xây dựng thành một bộ phim hoạt hình công chiếu vào năm 1998.
Tới năm 2015, dự án xây dựng phiên bản người thật của Hoa Mộc Lan được Walt Disney khởi động. Nữ diễn viên khả ái Lưu Diệc Phi được chọn đóng vai chính. Bộ phim đã hoàn thành với kinh phí lên tới 200 triệu USD và dự kiến công chiếu vào đầu năm 2020.
Có lẽ bộ phim này sẽ thực sự trở thành bom tấn tiếp theo của Walt Disney nếu như Lưu Diệc Phi không có những phát ngôn ủng hộ Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đàn áp phong trào dân chủ Hồng Kông, thách thức và có ý mạ lị những người dân đảo đang bất chấp rủi ro đấu tranh đòi lại những quyền cơ bản của con người bị nhà cầm quyền tước đoạt.
Vào tháng Tám năm ngoái, khi phong trào biểu tình Hồng Kông đang trong cao trào, cảnh sát dưới sự chỉ đạo gián tiếp từ Bắc Kinh đang ra sức chấn áp người dân bằng các biện pháp bạo lực, thì Lưu Diệc Phi đã đăng lên tài khoản Weibo của cô thông điệp “Tôi cũng ủng hộ cảnh sát Hồng Kông. Các người [người biểu tình] có thể ném đá tôi ngay bây giờ”, rồi viết thêm bằng tiếng Anh dòng chữ “thật xấu hổ cho Hồng Kông”.Phát biểu của Lưu khiến những người yêu mến dân chủ, tự do nổi giận, trong khi nhiều người lỡ yêu mến cô qua những bộ phim trước đó cảm thấy thất vọng. Thời điểm Lưu đưa ra thông điệp bộc lộ “tự ngã” cũng là lúc Walt Disney đang trình làng trailer của phim Hoa Mộc Lan. Vì thế mà làn sóng tẩy chay bộ phim này đã diễn ra khắp nơi trên thế giới.
Ngoài Lưu Diệc Phi công khai ủng hộ ĐCSTQ đàn áp nhân quyền, Chân Tử Đan một diễn viên lừng danh khác tham gia Hoa Mộc Lan cũng có những phát biểu ủng hộ hành vi chà đạp nhân quyền của Bắc Kinh. Gần nhất, vào ngày 30/6, ngày chính quyền Trung Quốc chính thức thông qua luật an ninh để bóp nghẹt tự do Hồng Kông, nam diễn viên này đã đăng một thông điệp lên Facebook để chúc mừng Hồng Kông được “trở về với tổ quốc”. Nhưng không chỉ có vậy, nhà sản xuất của Hoa Mộc Lan, Walt Disney, cũng đã lộ mặt là một thực thể quy phục dưới chướng của ĐCSTQ.
Khấu đầu trước tà ác
Ở phần cuối của bộ phim Hoa Mộc Lan, đoàn làm phim đã gửi lời cảm ơn một số cơ quan trực thuộc chính quyền khu tự trị Tân Cương, bao gồm văn phòng an ninh công cộng ở thành phố Turpan, và cơ quan Tuyên huấn của Ủy ban khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương.
Có thể thấy, việc công chúng phẫn nộ với Walt Disney và tiếp tục tẩy chay phim Hoa Mộc Lan lần này được dẫn khởi từ ba lý do:
Thứ nhất, các cơ quan thuộc chính quyền Tân Cương mà Walt Disney bày tỏ sự biết ơn đã tham gia trực tiếp vào các chiến dịch đàn áp nhân quyền của ĐCSTQ trong khu vực.
Thứ hai, từ lâu Bắc Kinh luôn coi Tây Tạng, Tân Cương là những vùng đất nhạy cảm nên không để khách du lịch và các tổ chức nước ngoài tự do tiếp cận vì một lý do đơn giản: ĐCSTQ không muốn cộng đồng thế giới biết được thông tin về những tội ác của họ trong các chiến dịch đàn áp nhân quyền tại những vùng đất này. Mặc dù vậy, Walt Disney, một hãng phim Mỹ, lại được cấp phép thực hiện những cảnh quay tại Tân Cương, điều đó cho thấy hãng phim này đã cúi mình cam chịu và chấp nhận làm vừa lòng một thế lực bị lên án như Bắc Kinh.
Thứ ba, chắc chắn Walt Disney hiểu rõ những gì đang diễn ra ở Tân Cương, nơi có hàng triệu người Duy Ngô Nhĩ và các sắc dân thiểu số theo đạo Hồi khác đang bị Bắc Kinh giam cầm trong các nhà tù để tẩy não và cưỡng bức lao động. Tuy nhiên, hãng phim nổi tiếng này vẫn nhất định thực hiện những cảnh quay ở đây, điều đó có nghĩa rằng họ hoặc là không ý thức được việc những hình ảnh về vùng đất đau thương sẽ cứa vào nỗi nhức nhối của cộng đồng những người yêu mến sự thiện lương và đề cao phẩm giá con người, hoặc là lường trước được những phản ứng của công chúng nhưng vẫn bất chấp để bày tỏ “tình cảm” với ĐCSTQ. Khi làm như vậy Disney đã giúp bình thường hóa tội ác chống lại loài người. Dù là vô tình hay hữu ý thì cũng đều phản ánh một điều: Walt Disney đứng về phía tà ác và không thương xót những sinh mệnh đang bị chính quyền Trung Quốc chà đạp.
Theo CBR, Walt Disney đã giữ im lặng trước vụ việc của Lưu Diệc Phi. Rõ ràng, hãng phim này hình dung được hậu quả của việc Hoa Mộc Lan bị tẩy chay nhưng đã chọn cách ứng xử dễ dẫn công chúng tới suy đoán rằng họ đồng tình với hành động của Lưu hoặc sợ ĐCSTQ mà “ngậm miệng ăn tiền”.
Còn một lý do nữa có thể đã khiến Walt Disney quy phục ĐCSTQ, theo Nasqad, hãng phim này có thể kiếm được mức doanh thu khoảng 1 tỷ USD mỗi năm chỉ từ việc kinh doanh công viên Disneyland tại Thượng Hải. Ngoài ra, việc lấy lòng ĐCSTQ cũng sẽ giúp việc phát hành Hoa Mộc Lan ở thị trường Đại lục hơn 1 tỷ dân trở nên thuận lợi hơn.
The BL cho hay, Giám đốc điều hành Walt Disney Bob Iger đã từ chối lên án sự chuyên chế của ĐCSTQ, nói rằng một lập trường như vậy sẽ là một “sai lầm lớn” và rằng “cần thận trọng” khi đương đầu với ĐCSTQ.
Người đẹp không còn đẹp
Khi Lưu Diệc Phi bị phản đối trên Weibo vì dòng trạng thái ủng hộ cảnh sát Hồng Kông đàn áp người biểu tình yêu cầu dân chủ, cô đã tỏ ra không những không hối hận hoặc ít nhất là sợ hại mà còn phản ứng một cách thách thức khi nói rằng: “Nếu các người không cùng chí hướng [với tối] thì có thể rời đi”.
Lưu Diệc Phi đã bộc lộ sự tương thông về ý chí với ĐCSTQ và đứng trên lập trường của lực lượng này để nhìn nhận vấn đề Hồng Kông. Không rõ tình thế của cô (sống với mẹ ở Mỹ từ nhỏ) có cần phải nói vài câu ủng hộ ĐCSTQ để được đảng đón chào, ủng hộ hoạt động nghệ thuật, không gây khó dễ khi cô về Đại lục hay không? Hay cô nhắm tới việc thu hút tình cảm của một lượng lớn fan hâm mộ cũng là những người còn đang chưa nhin ra mặt thật mà ủng hộ Bắc Kinh. Tóm lại thì cũng là vì quyền lợi cá nhân mà tuyên dương hành động bất hảo, trong khi chưa nhận thức được rằng mình có thể mất đi hàng triệu fan hâm mộ trên khắp thế giới.
Là một diễn viên sinh trưởng trong một gia đình cơ bản, được học hành đẩy đủ, và với nhiều năm hoạt động trong làng giải trí, chẳng nhẽ Lưu không hiểu được hệ lụy từ phát biểu của mình? Nhưng cô đã lựa
chọn đi bên cạnh tà ác để phủ nhận những giá trị phổ quát của nhân loại, điều đó chứng tỏ cô “đồng cảm” với tư tưởng của ĐCSTQ?
Lưu Diệc Phi từ năm 10 tuổi đã rời Trung Quốc theo mẹ sang Mỹ, quãng thời gian sau đó cô được học tập và sinh sống ở miền đất tự do, được khai tâm bằng văn hóa và học thuật tự do, nhưng rốt cuộc cô lại tìm về với ĐCSTQ.
Lưu Diệc Phi nổi tiếng từ rất sớm nhờ khả năng diễn xuất và đặc biệt là nhờ gương mặt xinh đẹp hút hồn phái mày râu. Tuy nhiên, khi Lưu bộc lộ bản chất người ta mới một lần nữa nhận ra câu nói “vẻ đẹp thực sự của người phụ nữ nằm ở tâm hồn thiện lương” là đúng, vì nếu nó sai thì nữ minh tinh xin đẹp này không thể bị tẩy chay mạnh mẽ đến như vậy.
Vậy là, “Không nghe tiếng kháng nghị, chỉ nghe Chủ tịch Tập“, Lưu Diệc Phi đã bỏ ngoài tai tiếng gọi từ lương tri, quăng ném đi vẻ đẹp thực sự của mình. Nhưng điều quan trọng hơn, lựa chọn cùng đường với tà ác, Lưu Diệc Phi có thể sẽ tự hủy hoại tương lai sinh mệnh của mình khi thế lực mà cô “nắm tay sánh bước” đang ở những vòng quay cuối cùng của luật nhân quả báo ứng.
Phụ tá hàng đầu của biện lý liên bang John Durham
từ chức giữa lúc cuộc điều tra về nguồn gốc
của cuộc điều tra về Nga đang diễn ra
Một phụ tá hàng đầu của biện lý liên bang John Durham, được giao nhiệm vụ tìm hiểu nguồn gốc của cuộc điều tra về Nga đã từ chức. Việc bà từ chức có thể là điều đáng báo động cho nỗ lực của Bộ trưởng Tư pháp William Barr trong việc gây ảnh hưởng đến cuộc điều tra.
Tờ Hartford Courant đưa tin rằng bà Nora Dannehy từ chức “một phần” vì lo rằng ôngg Barr đang thúc giục văn phòng đưa ra báo cáo tạm thời trước khi cuộc điều tra kết thúc. Ông Barr đã yêu cầu ông Durham xem lại nguồn gốc cuộc điều tra của FBI về sự can thiệp của Nga vào cuộc bầu cử tổng thống năm 2016, và các mối liên hệ có thể có với chiến dịch tranh cử của tổng thống Trump.
Bà Dannehy trở lại văn phòng của ông Durham hồi tháng 03/2019 ngay sau khi ông Barr yêu cầu ông Durham khởi động cuộc điều tra. Việc đưa ra một báo cáo làm mất uy tín cuộc điều tra về Nga can thiệp có thể giúp tổng thống Trump ghi điểm về mặt chính trị trước cuộc bầu cử tổng thống ngày 03/11/2020.
Hồi tháng 12/2019, sau khi tổng thanh tra Bộ Tư pháp kết luận rằng không có bằng chứng cho thấy sự thiên vị chính trị có vai trò trong việc khởi động cuộc điều tra về Nga, ông Durham đã cân nhắc và tiết lộ trước các phát hiện của mình, phá vỡ truyền thống của Bộ Tư pháp về việc không thảo luận về một cuộc điều tra đang diễn ra.
Một số đảng viên Cộng hòa cho rằng cuộc điều tra bắt nguồn từ một âm mưu của các thành viên chính quyền tổng thống Obama và các viên chức tình báo nhằm bôi xấu tổng thống Trump. Đến tháng 10/2019, cuộc điều tra được công khai là một cuộc điều tra tội phạm. Tốt nghiệp khoa luật đại học Harvard, bà Dannehy là người phụ nữ đầu tiên giữ vai trò biện lý liên bang ở Connecticut. (BBT)
Tổng Thống Trump trao huân chương danh dự
cho người giải cứu 75 con tin khỏi tay ISIS
Vào thứ sáu (ngày 11 tháng 9), Tổng thống Trump đã trao Huân chương Danh dự cho Thiếu tá Thomas “Patrick” Payne, người đã giải cứu thành công 75 con tin khỏi tay ISIS trong một cuộc tấn công táo bạo vào năm 2015 tại miền bắc Iraq.
Tại buổi lễ kỷ niệm 19 năm ngày 11 tháng 9 tại Tòa Bạch Ốc, Tổng thống Trump gọi ông Payne là “một trong những người đàn ông dũng cảm nhất trên thế giới.” Payne, 36 tuổi, là thành viên còn sống đầu tiên của Lực lượng Delta nhận được Huân chương Danh dự – giải thưởng cao quý nhất ở Hoa Kỳ dành cho một thành viên quân đội.
Trong một bài phỏng vấn với Quân đội, ông Payne đã kể lại về nhiệm vụ diễn giải cứu vào tháng 10 năm 2015, nói rằng nếu lúc đó đội của ông không hành động ngay lập tức, các con tin sẽ bị xử tử. Ngay
khi đội của Payne chạm đất ở tỉnh Kirkuk, họ đã bị tấn công dữ dội. Thượng sĩ Josh Wheeler, một thành viên khác của Lực lượng Delta, đã thiệt mạng trước hỏa lực của kẻ thù.
Vợ của ông Wheeler, bà Ashley, đã tham dự buổi lễ hôm thứ Sáu. Sau khi Payne và nhóm của ông giải thoát thành công 38 con tin tại một tòa nhà, Payne đã được gọi đến hỗ trợ tại một tòa nhà khác. Với sự hỗ trợ của lực lượng tỉnh Kirkuk, đội của Payne đã hoàn thành một trong những vụ giải cứu con tin lớn nhất trong lịch sử. Ông Payne đi cùng vợ và con gái đến buổi lễ. (BBT)
TT Trump sẽ thăm California hôm 14/9
để nắm tình hình cháy rừng
Người phát ngôn Nhà Trắng Judd Deere cho biết trên Twitter rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ đến thăm California hôm thứ Hai 14/9 để nghe báo cáo tóm tắt về các vụ cháy rừng đang càn quét qua miền tây nước Mỹ khiến ít nhất 25 người thiệt mạng, Reuters và ABC7NY đưa tin.
Các cơn bão lửa, trong đó có một số vụ cháy lớn đạt mức kỷ lục ở California và Oregon, được tiếp sức bởi gió lớn gào rú trong khu vực nhiều ngày qua giữa cái nóng kỷ lục, các bản tin của Reuters và ABC7NY viết.
Tháng trước, ông Trump đã ra tuyên bố về tình trạng thảm họa nghiêm trọng để cung cấp hỗ trợ liên bang, vẫn theo Reuters và ABC7NY.
Đây không phải là lần đầu tiên Tổng thống Trump đến California vì cháy rừng. Vào năm 2018, ông có một chuyến thăm bao gồm một chặng dừng chân tại Paradise, nơi 85 người đã thiệt mạng và khoảng 19.000 công trình kiến trúc bị phá hủy trong và xung quanh thành phố.
Tiến sĩ Diêm Lệ Mộng: Có thể chứng minh
phòng thí nghiệm Vũ Hán tạo ra virus corona
Bình luậnNguyễn Sơn
“Covid đến từ phòng thí nghiệm. Đó là phòng thí nghiệm ở Vũ Hán và phòng thí nghiệm này được kiểm soát bởi chính phủ Trung Quốc”, cô Diêm Lệ Mộng nói.
Nhà virus học nổi tiếng từ Trung Quốc Diêm Lệ Mộng cho biết trong một cuộc phỏng vấn gần đây rằng loại virus corona mới (Covid-19) là do con người tạo ra và có nguồn gốc từ một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán.
Tiến sĩ Diêm Lệ Mộng đã đào thoát ngay sau khi cô bắt đầu nghiên cứu nguồn gốc của COVID-19 vào cuối năm 2019. Đây là thời điểm những ca nhiễm dịch đầu tiên được báo cáo ở Vũ Hán, Trung Quốc.
Trong một cuộc phỏng vấn được công bố hôm thứ 11/9 trên chương trình “Loose Women” của Anh, cô Diêm Lệ Mộng đã đưa ra nhận định của mình về nguồn gốc của đại dịch.
“[COVID] đến từ phòng thí nghiệm. Đó là phòng thí nghiệm ở Vũ Hán và phòng thí nghiệm này được kiểm soát bởi chính phủ Trung Quốc”, cô Diêm Lệ Mộng nói.
Cô Diêm cũng mô tả Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã đổ lỗi bùng phát dịch bệnh cho một khu chợ ở Vũ Hán nhằm “che mắt” thế giới.
“Chợ hải sản ở Vũ Hán… [là] một ‘bức bình phong’, và… virus này không phải từ tự nhiên”, Diêm Lệ Mộng nói.
Cô Diêm cho biết nhận định của cô được củng cố bởi những thông tin đến “từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc, và từ các bác sĩ địa phương”.
Một số nguồn tin cho biết tiến sĩ Diêm Lệ Mộng đang ở một nơi bí mật tại nước Mỹ. Cô đã đến Mỹ hồi tháng 4 mà không có chồng – cũng là một nhà khoa học ở Trung Quốc – sau khi anh này chỉ trích cô, theo hãng tin Fox News.
Trong một cuộc phỏng vấn vào tháng 7 với Fox News, Diêm Lệ Mộng giải thích rằng cô đã phải trốn đi sau khi nói sự thật về đại dịch – một sự thật không được ĐCSTQ cho phép nói đến.
“Lý do tôi đến Mỹ là vì tôi đưa ra thông điệp về sự thật của COVID”, cô Diêm nói.
Nhà virus học nói thêm rằng nếu cố gắng kể sự thật này ở Trung Quốc, cô ấy sẽ “biến mất và bị giết”.
Cô Diêm nói thêm: “ĐCSTQ từ chối cho phép các chuyên gia nước ngoài làm nghiên cứu ở Trung Quốc, bao gồm cả những người Hong Kong. Vì vậy, tôi phải hỏi bạn bè của mình để có thêm thông tin”
Tiến sĩ Diêm Lệ Mộng nói với Fox News rằng ngay sau khi cô bắt đầu điều tra một căn bệnh giống như SARS vào năm ngoái, các bác sĩ làm việc cùng cô cho biết: “Chúng tôi không thể nói về nó”.
Chương trình “Loose Women” mô tả cô Diêm là “một nhà khoa học làm việc tại Trường Y tế Công cộng Hong Kong tại thời điểm cô tố cáo ĐCSTQ. Cô cáo buộc chính quyền Trung Quốc biết rõ về sự lây lan của virus corona trước khi công khai thừa nhận dịch bùng phát”.
“Do đó, Tiến sĩ Diêm phải chạy trốn sang Mỹ vì sự an toàn của bản thân và hiện quyết tâm công bố những phát hiện của mình ra thế giới. Cô ấy tham gia Loose Women từ một địa điểm bí mật để cho chúng tôi biết lý do tại sao cô ấy cảm thấy buộc phải lên tiếng, ngay cả khi cuộc sống của cô bị lâm vào đường cùng”, chương trình “Loose Women” nói.
Diêm Lệ Mộng cho biết trong cuộc phỏng vấn hôm 11/9 rằng cô dự định sẽ sớm công bố thông tin chứng minh lý thuyết của cô về nguồn gốc của virus corona Vũ Hán.
Cô Diêm nói: “Trình tự bộ gen của virus này giống như được con người sắp xếp. Tôi sử dụng bằng chứng… để nói cho mọi người biết tại sao nó lại đến từ phòng thí nghiệm ở Trung Quốc, tại sao họ là những người duy nhất tạo ra nó”.
“Bất cứ ai thậm chí không có kiến thức sinh học, đều có thể đọc nó, và có thể tự kiểm tra và xác định, xác minh”, tiến sĩ Diêm nói thêm.
Vào đầu năm 2020 đã có suy đoán rằng đại dịch Covid-19 có thể bắt nguồn từ một phòng thí nghiệm của Trung Quốc và suy đoán đó đã khởi xướng cho cuộc điều tra của chính phủ Mỹ vào tháng 4/2020.
Tỷ lệ lây nhiễm COVID-19 tại tiểu bang North
và South Dakota dẫn đầu hoa kỳ do hai tiểu bang này
không bắt buộc phải đeo khẩu trang
Tin từ Sioux Falls, South Dakota – Các ca nhiễm coronavirus ở North và South Dakota đang gia tăng nhanh hơn bất kỳ nơi nào khác trên khắp Hoa Kỳ, thúc đẩy các cuộc tranh luận sôi nổi về khẩu trang và quyền tự do cá nhân sau nhiều tháng hai tiểu bang này tránh được phần lớn đại dịch.
Cuộc tranh cãi về khẩu trang đã nổ ra trong tuần này ở Brookings, South Dakota, khi hội đồng thành phố xem xét quy định bắt buộc đeo khẩu trang trong các doanh nghiệp. Thành phố đã buộc phải chuyển cuộc họp đến một hội trường địa phương để đáp ứng sự quan tâm mạnh mẽ của người dân, với nhiều người lên tiếng phản đối. Tuy nhiên, quy định đeo khẩu trang vẫn được thông qua.
Theo các nhà nghiên cứu của Johns Hopkins University, North Dakota và South Dakota dẫn đầu Hoa Kỳ về số ca mắc mới trên đầu người trong hai tuần qua, lần lượt xếp thứ nhất và thứ hai. South Dakota cũng cho thấy tỷ lệ dương tinh với COVID-19 cao nhất tại Hoa Kỳ trong tuần trước – hơn 17% – một dấu hiệu cho thấy có nhiều ca nhiễm hơn các đợt xét nghiệm có thể phát hiện.
Sự lây nhiễm đã được thúc đẩy bởi các trường học và trường đại học mở cửa trở lại và các sự kiện như lái xe gắn máy Sturgis Motorcycle Rally đã thu hút hàng trăm nghìn người từ khắp Hoa Kỳ. Các thống đốc đảng Cộng hòa của cả hai tiểu bang đều phản đối các quy định đeo khẩu trang.
Trong nhiều tháng, hai tiểu bang này đã tránh phần lớn ảnh hưởng của đại dịch. Nhưng tỷ lệ lây nhiễm tăng vọt và lan rộng ra toàn quốc, từ Bờ Đông đến miền Nam Sun Belt và bây giờ là Trung Tây, nơi các tiểu bang như Iowa và Kansas cũng đang đối mặt với số ca nhiễm tăng vọt. (BBT)
Nhân viên làm việc trong Hạ Viện
sẽ không được tham gia chương trình hoãn thuế
Hạ viện Hoa Kỳ sẽ không áp dụng chương trình hoãn thuế lương bổng cho nhân viên của mình. Ngày 01/09/2020 là ngày đầu tiên lệnh hoãn thu thuế 6.2% cho An sinh xã hội chính thức có hiệu lực. Chương trình này chỉ áp dụng cho người lao động có mức lương hai tuần dưới 4,000 Mỹ kim và có hiệu lực cho đến cuối năm.
Chương trình này chỉ hoãn việc nộp thuế chứ không phải là bỏ thu thuế lương bổng, vì chỉ quốc hội mới có quyền thông qua luật bỏ thu thuế. Mặc dù các công ty tư nhân dự kiến sẽ né tránh áp dụng chương trình này do tính phức tạp của nó, chính quyền liên bang vẫn sẽ mở rộng nó cho nhân viên của mình, bao gồm cả các thành viên trong quân đội. Tuy nhiên, theo email của Giám đốc hành chính Hạ viện Philip Kiko gửi đến các nhân viên làm việc trong Hạ viện, họ sẽ không hoãn thu 6.2% thuế An sinh Xã hội.
Chủ công ty bị ảnh hưởng bởi lệnh hoãn thu thuế lương bổng sẽ có trách nhiệm giữ lại và nộp những khoản thuế bị trì hoãn đó cho Sở Thuế vụ vào năm sau. Các khoản thu thuế sẽ được khấu trừ vào lương của người lao động theo tỷ lệ, kéo dài từ ngày 01/01/2021 đến 30/04/2021.
Đối với những nhân viên tham gia chương trình, lương của họ sẽ tăng thêm 6.2% vào mùa thu này, nhưng lương của họ sẽ giảm vào đầu năm sau khi người chủ công ty thu lại khoản thuế lương bổng bị hoãn lại trước đó. Mặc dù người chủ công ty có thể chọn hoãn lại, nhưng cuối cùng việc nhân viên có thể chọn từ chối tham gia hay không lại phụ thuộc vào công ty của họ. (BBT)
https://www.sbtn.tv/nhan-vien-lam-viec-trong-ha-vien-se-khong-duoc-tham-gia-chuong-trinh-hoan-thue/
Hỏa hoạn hoành hành ở miền Tây Hoa Kỳ,
số người chết gia tăng
Hơn 30 người đã thiệt mạng do các đám cháy rừng đang quét qua các tiểu bang miền Tây Hoa Kỳ, các quan chức cho biết.
Hàng chục người mất tích chỉ riêng ở tiểu bang Oregon. Một viên chức khẩn cấp nói rằng tiểu bang này nên chuẩn bị cho một “tình trạng chết người hàng loạt”.
Hỏa hoạn đã hoành hành ở các tiểu bang Oregon, California và Washington trong suốt ba tuần lễ, thiêu rụi hàng triệu mẫu đất và phá hủy hàng nghìn ngôi nhà.
Hàng chục nghìn người đã buộc phải rời bỏ nhà cửa để lánh nạn.
Ứng cử viên tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden hôm thứ Bảy cảnh báo rằng “biến đổi khí hậu đã tạo ra một mối đe dọa có thật, sắp xảy ra đối với cách sống của chúng ta” và cáo buộc Tổng thống Donald Trump, một người hoài nghi việc biến đổi khí hậu, phủ nhận “thực tế đó”.
Ông Trump, người sẽ đến thăm California hôm thứ Hai để được thông báo tóm tắt về tình hình mới nhất, đổ lỗi cho vụ cháy rừng là do quản lý rừng kém.
California: bầu trời vàng trên miền đất vàng
Giới chức cho biết đám cháy hiện đã thiêu rụi một khu đất rộng bằng tiểu bang New Jersey.
Theo IQAir.com, thành phố lớn nhất của tiểu bang Oregon là Portland hiện có chất lượng không khí tồi tệ nhất thế giới, tiếp theo là San Francisco và Seattle.
Bắc Cực bốc cháy: Tai họa đối với khí hậu toàn cầu
Chống biến đổi khí hậu là điều bất khả thi?
Điều gì đang xảy ra ở Oregon và Washington?
Ở Oregon, nơi các nhân viên cứu hỏa đang đối phó với 16 đám cháy lớn, 40.000 người đang phải tuân theo lệnh sơ tán bắt buộc.
Văn phòng Quản lý Khẩn cấp (OEM) của Oregon cho biết đám cháy đã khiến 10 người thiệt mạng, nhưng các quan chức cảnh báo số người chết cuối cùng có thể sẽ cao hơn nhiều.
Giám đốc sở Cứu hỏa của Oregon, Jim Walker, từ chức hôm thứ Bảy, ngay sau khi ông được cho nghỉ phép trong bối cảnh điều tra nhân sự.
Đầu tuần này, Thống đốc Kate Brown kêu gọi các chủ nhà tránh xa vùng cháy bất chấp báo cáo về nạn cướp bóc.
“Tôi đảm bảo với quý vị rằng chúng ta có Vệ binh Quốc gia Oregon và Cảnh sát Tiểu bang Oregon theo dõi tình hình và ngăn chặn cướp bóc,” bà nói.
Beatriz Gomez Bolanos, 41 tuổi, nói với hãng tin Reuters về chuyến đi đáng sợ của gia đình bà đến nơi an toàn khi lửa cháy phừng phực ở cả hai bên xe của họ. Bà bảo bốn đứa con của bà nhắm mắt lại khi trong chuyến trốn chạy khỏi hỏa hoạn.
“Mọi thứ đã biến mất. Chúng tôi phải bắt đầu lại từ con số không, nhưng chúng tôi còn sống”, bà nói với hãng tin.
Ít nhất một đám cháy ở Oregon – đám cháy Almeda, một trong những đám cháy tàn phá nhất tiểu bang – đang được coi là một vụ cháy đáng ngờ.
Tại tiểu bang Washington, lực lượng cứu hỏa đang giải quyết 15 đám cháy lớn. Một cậu bé một tuổi đã chết đầu tuần này khi gia đình cậu tìm cách thoát khỏi một vụ hỏa hoạn. Cha mẹ cậu bé vẫn đang trong tình trạng nguy kịch.
Tình hình California ra sao?
Thống đốc Gavin Newsom, thuộc Đảng Dân chủ, hôm thứ Sáu đã kiểm tra thiệt hại từ đám cháy North Complex, gần Oroville ở Bắc California.
Ông Newsom nói với các phóng viên: “Cuộc tranh luận đã kết thúc, xung quanh vấn đề biến đổi khí hậu. Đây là một tình huống khẩn cấp về khí hậu. Đây là sự thật và nó đang xảy ra.”
Ông thừa nhận những thất bại trong việc quản lý rừng trong những thập niên gần đây, nhưng nói thêm: “Đó là một điểm, nhưng không phải là tâm điểm.”
Đề cao nỗ lực chống lại biến đổi khí hậu của tiểu bang, ông Newsom nói những đợt nắng nóng kỷ lục và hỏa hoạn chưa từng có là những vấn đề đã được các nhà khoa học dự báo từ lâu.
Tổng thống Trump lập luận rằng California có thể ngăn chặn cháy rừng nếu nó cào các tầng rừng đúng cách.
“Bạn phải làm sạch các khu rừng của mình – có rất nhiều lá cây lâu năm và cây bị gãy và chúng rất dễ cháy”, ông nói với một cuộc vận động tranh cử tháng trước. “Tôi đã nói với họ điều này ba năm rồi. Nhưng họ không muốn nghe.”
Đám cháy North Complex, bùng cháy kể từ ngày 18/8, là một trong những đám cháy chết chóc nhất trong lịch sử. Mười hai thi thể đã được tìm thấy cho đến nay và một số người vẫn đang mất tích.
California đã có tổng số 22 người chết vì hỏa hoạn kể từ ngày 15/8. Hàng chục nghìn người đang được lệnh sơ tán trong khi 14.800 lính cứu hỏa tiếp tục chiến đấu với 28 đám cháy lớn ở tiểu bang.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-54137033
Phó cảnh sát Oregon bị cho nghỉ phép sau khi cho rằng
các nhà hoạt động cánh tả đốt rừng
Một cảnh sát phó ở Oregon vừa bị cho nghỉ phép sau khi xuất hiện đoạn video cho thấy ông ám chỉ rằng các nhà hoạt động cánh tả đã “gây ra hỏa hoạn” trong việc đốt cháy rừng – tuy nhiên tuyên bố này đã được FBI chứng minh là sai.
Theo ông Craig Roberts, cảnh sát trưởng quận Clackamas cho biết, ông đã cho cấp phó nghỉ phép sau khi biết được đoạn video ghi lại cảnh viên chức này dùng từ “antifa” (ám chỉ đến các nhà hoạt động cánh tả), và nói rằng tính mạng và tài sản của người dân đang bị đe dọa bởi vì “những người này có một số mối thù truyền kiếp”.
Cơ Quan Điều Tra Liên Bang FBI cho biết họ đã điều tra những điều tố cáo trên và phát hiện ra chúng sai sự thật. Danh tính viên cảnh sát đó chưa được tiết lộ ngay lập tức. Người này cho biết ông sẽ nghỉ phép trong thời gian chờ kết quả cuộc điều tra về việc ông đưa ra những bình luận không phù hợp và vi phạm chính sách.
Các nhà chức trách cho hay việc lật tẩy các thuyết âm mưu và thông tin sai lệch sẽ làm tốn thời gian của các nguồn lực quý giá từ cơ quan cứu hỏa và cảnh sát địa phương, vốn đang làm việc để chữa cháy và bảo vệ cuộc sống người dân. (BBT)
Các đám cháy ở Mỹ biết phân biệt biên giới?
Có âm mưu đốt phá,
một người Trung Quốc bị bắt giữ?
Phụng Minh
Điều tra của phóng viên Apollo cho thấy dư luận Hoa Kỳ đang đầy hoài nghi về những đám cháy “kỳ lạ” hoành hành tại miền Tây nước này.
Những đám cháy kinh hoàng ở khắp mọi nơi, đã lập án điều tra
Hơn 100 vụ cháy rừng ở bờ Tây nước Mỹ vẫn tiếp tục hoành hành, và ít nhất 16 người đã thiệt mạng. Ở Oregon, hơn 500.000 người, tức hơn 10% dân số của bang, đang phải tuân theo lệnh sơ tán ở một mức độ nào đó.
Cảnh sát trưởng Ashland, ông Tighe O’Meara cho biết, cảnh sát đã mở một cuộc điều tra về “Vụ cháy Almeda” khi ngọn lửa nhanh chóng lan về phía bắc khiến ước tính 600 ngôi nhà ở thị trấn phía bắc Ashland đã bị thiêu rụi.
Thống đốc bang Oregon, Kate Brow, cho biết trong một cuộc họp báo: “Chúng tôi chưa bao giờ chứng kiến nhiều đám cháy ngoài tầm kiểm soát trên toàn tiểu bang như vậy”. Giới chức Oregon chưa tiết lộ số người chết chính xác, nhưng đã có báo cáo về ít nhất 4 trường hợp tử vong.
Tại California, cháy rừng tiếp tục hoành hành khắp nơi hôm thứ Năm (10/9), làm ít nhất 12 người thiệt mạng, phá hủy hàng trăm ngôi nhà và thiêu rụi hơn 1 triệu ha.
Đám cháy “phức hợp phương Bắc” California đã bùng cháy khắp Sierra Nevada trong tuần này, nhưng tiến trình của đám cháy đã chậm lại sau khi gió thay đổi và chậm lại. Cơ quan chức năng cho biết, khói dày đặc từ đám cháy cũng có tác dụng che nắng, hạ nhiệt độ, có lợi cho tiến độ của lực lượng chữa cháy nhưng trực thăng chữa cháy không thể cất cánh.
Nhiều ngôi nhà ở Berry Creek, một thị trấn nhỏ ở hạt Butte với dân số 525 người, đã bị san bằng. Ngọn lửa đã bùng cháy ở Oroville, một thành phố nhỏ ở phía bắc California trong vài tuần. Nó đã được kiểm soát dưới 50%, nhưng vào thứ Ba và thứ Tư, gió giật lên tới 72 km một giờ đã làm ngọn lửa bùng phát gấp sáu lần.
Theo hãng tin AP, 10 người đã chết trong đám cháy “phức hợp phương Bắc” và 4 người phải nhập viện trong tình trạng bỏng nặng. Theo báo cáo của chính quyền địa phương, 16 người được thông báo mất tích. Cảnh sát California cho biết, ít nhất một người, một cậu bé một tuổi, đã chết trong trận cháy rừng thiêu rụi gần 2.426 km vuông.
Hàng loạt dấu hiệu “đốt phá”?
Chỉ khi cảnh sát trưởng Ashland thông báo về việc điều tra “Vụ cháu Almeda”, nhiều người dân đã đặt ra các câu hỏi khác nhau trên Internet:
Một cư dân mạng với tài khoản tên EvaDawson đã viết một câu rất đơn giản trong dòng tweet của mình: “Hãy nói cho tôi biết làm thế nào ngọn lửa hiểu được biên giới là gì”. Hình ảnh cho thấy những đám cháy dày đặc ở Bắc Mỹ đều đột ngột dừng chân ở biên giới, nhất quyết không chịu sang Canada.
Một số cư dân mạng cũng đã tweet: Ai đó đã bị bắt vì đốt phá ở Oregon. Câu hỏi tương tự cũng được đưa ra. Các đám cháy lan rộng ở mọi tiểu bang của Hoa Kỳ, con số ngày một cao, nhưng “lãnh thổ Mexico khô hạn hơn thì con số này bằng 0, và Canada, gần điểm cháy, cũng bằng 0”.
Dòng tweet bằng tiếng Trung này cho biết: “Tại Oregon, Antifa bị bắt ngay tại chỗ với khẩu AR-15 đeo trên lưng. Hàng ngàn đám cháy ở Hoa Kỳ, nhưng lãnh thổ Mexico khô hạn hơn thì con số này bằng 0, và Canada, gần điểm cháy, cũng bằng 0, thật là một ranh giới mỏng từ đám cháy. Nếu là hỏa hoạn tự nhiên thì có được không? Trên thực tế, cư dân đã chứng kiến các vụ đốt phá. Nhưng một cuộc đốt phá quy mô lớn và đồng đều như vậy sẽ là không thể nếu không có một lực lượng chính trị hùng hậu. Đảng Dân chủ hoàn toàn điên rồ! Làm ơn xoay chuyển đi“
Liên kết video trên đã được các phóng viên của Apollo tìm kiếm, và một phiên bản hoàn chỉnh hơn đã được tìm thấy. Trong phiên bản đầy đủ, nội dung của tweet là: “Hạt Clackamas, Oregon-Sở Cảnh sát Hạt Clackamas nói với những người xung quanh tại hiện trường vụ cháy rằng họ đang bắt giữ những người liên quan đến vụ đốt phá. Trong video này, có thể thấy những kẻ đốt phá đang bị bắt giữ“.
Trong một tweet khác, cư dân mạng có tài khoản tên Cengyan Xiangyang cũng đăng lại một tweet bằng tiếng Anh và bình luận: “Một loạt vụ cháy rừng ở Washington, Oregon và California được coi là do bị đốt phá, và có thể đó là một hành động tấn công đã được điều phối và lên kế hoạch trước”.
Nhà bình luận của Apollo, Wang Duran, đã điều tra liên kết tiếng Anh mà người dùng trên đăng lại và phát hiện ra rằng trang web được cư dân mạng này đăng lại được cho là “trung lập” ở cấp độ đảng phái. Tuy nhiên, khi bình luận viên Wang Duran mở lại liên kết, anh ta phát hiện ra rằng trang web này thực sự đã ngừng hoạt động vài giờ. Liên kết được Twitter đánh dấu là không an toàn. Có lẽ nào chỉ vì báo cáo này mà nó bị Twitter dán nhãn là “không an toàn”.
Đồng thời, các phóng viên của Apollo cũng phát hiện ra rằng FBI Portland đã đưa ra thông báo vào ngày 11/9 theo giờ địa phương. Trong tuyên bố, FBI chỉ ra rằng họ và các cơ quan thực thi pháp luật địa phương đã nhận được báo cáo nói rằng “những kẻ cực đoan phải chịu trách nhiệm về các vụ cháy rừng ở Oregon”.
FBI đã điều tra một số báo cáo như vậy và “nhận thấy rằng tất cả chúng đều không đúng sự thật”. Cuối cùng, FBI yêu cầu công chúng “chỉ chia sẻ thông tin hợp lệ từ chính phủ để giúp đỡ toàn bộ cộng đồng của chúng ta”.
Tuy nhiên, nhiều cư dân mạng nói tiếng Hoa và phương Tây dường như có xu hướng tin rằng các vụ cháy rừng không hề đơn giản. Một trong những câu hỏi lớn nhất là “Tại sao cháy rừng chỉ lan rộng ở Hoa Kỳ, trong khi các nước láng giềng Canada và Mexico không bị ảnh hưởng”. Chắc hẳn không ai hy
vọng rằng sẽ có hỏa hoạn ở Canada và Mexico, chỉ là mọi người đang đưa ra phán đoán dựa trên lý lẽ và logic thông thường.
Bình luận viên Wang Duran của Apollo phân tích rằng những nhận định của cư dân mạng cần được tôn trọng, và vấn đề này không thể được kết luận quá sớm. Có khả năng “ai đó đốt phá ác ý”. Rốt cuộc, những trường hợp đốt phá trong thành phố gần đây không giống nhau. Tháng trước, ngay cả tòa nhà của cảnh sát Portland cũng xảy ra các vụ đốt phá. Do đó, vấn đề này cần được quan sát.
Sau khi điều tra, một phóng viên của Apollo đã phát hiện ra rằng một cư dân mạng phương Tây đã đăng lại đoạn video vào ngày 11/9 theo giờ địa phương và mô tả nội dung của đoạn video: Silverton, Oregon, một người vợ kể rằng chồng cô gặp phải hai gã đeo mặt nạ phòng độc, họ đã chuẩn bị đốt một đống cỏ khô trên cánh đồng. Trong video, bà đã kể thêm chi tiết.
Và đoạn video khác còn kinh hoàng hơn, nội dung tweet là “Ah, xem này, nhiều biến đổi khí hậu do con người tạo ra hơn, chúng chắc chắn không phải là’ dây điện rơi’”.
Trong video này, một người đàn ông chiếu một đoạn video từ điện thoại di động của mình, có thể cho thấy rõ hình người trong đám cháy. Vậy người này đang làm gì?
Trong quá trình điều tra, các phóng viên của Apollo cũng phát hiện ra có một đoạn video trên Twitter chưa được kiểm chứng. Dòng tweet này đưa ra một thông điệp rất “bùng nổ” nói rằng “Li Jianjun, một người Trung Quốc 57 tuổi nhập cư vào Hoa Kỳ đã 20 năm, bị khám xét nơi ở và người ta đã tìm thấy một đoạn video từ máy tính xách tay của anh ta. Hồ sơ GPS của chiếc xe của anh ta cho thấy anh này đã đến khu vực cháy nhiều lần vào đầu tháng Tám.
Video cho thấy có vẻ như lửa từ một chiếc máy bay điều khiển từ xa đang liên tục được phụt xuống, đốt cháy những khu rừng rộng lớn ở bên dưới.
Tin tức này khiến cư dân mạng dậy sóng. Tuy nhiên, một số cư dân mạng đã phản hồi lại dòng tweet này và cung cấp một liên kết (liên kết tại đây), nói rằng “lính cứu hỏa đã thả lửa trên trực thăng để ngăn đám cháy lớn hơn”.
Sau khi các phóng viên của Apollo kiểm tra, đoạn video thực sự rất giống với đoạn video đang lan truyền trên Twitter. Có thể thấy đoạn video này dường như không liên quan gì đến mô tả trong đoạn tweet. Các phóng viên của Apollo không tìm thấy các báo cáo liên quan bằng tiếng Anh.
Tóm lại, vụ hỏa hoạn ở Mỹ vừa qua đã khiến rất nhiều cư dân mạng phải suy nghĩ. Sự thật là gì? Thế giới đang chú ý.
Theo Tần Thụy, Aboluowang
Phụng Minh biên dịch
Cháy hơn 100 triệu m2 rừng ở Los Angeles
Bình luậnĐông Phương
Tính đến 7h30 phút tối ngày 12/9 theo giờ địa phương, trận cháy rừng Bobcat Fire ở Los Angeles đã thiêu rụi gần 29.245 mẫu Anh (khoảng 118 triệu m2), và mức độ kiểm soát đám cháy là 6%.
Do gió Santa Ana khô nóng (tương tự như gió Lào ở Việt Nam), đám cháy Bobcat Fire ở Rừng Quốc gia Angeles (Angeles National Forest) thuộc phía bắc Los Angeles đã tiếp tục bùng cháy, đe dọa hàng chục nghìn cư dân người Hoa ở khu vực thung lũng San Gabriel.
Theo thông tin từ trang web chính thức của thành phố Monrovia, tính đến 7h30 phút tối ngày 12/9 theo giờ địa phương, đám cháy trên núi đã thiêu rụi gần 29.245 mẫu Anh và ngọn lửa mới được kiểm soát 6%.
Cơ quan chức năng đã cử 652 lính cứu hỏa đến dập lửa, đồng thời phối hợp với máy bay trực thăng phun chất chống cháy để ngăn ngọn lửa tiến lên.
Với sự bùng phát không ngừng của đám cháy rừng, các nhà chức trách đã ban hành cảnh báo sơ tán cho các cộng đồng dân cư ở khu vực lân cận đám cháy như Duarte, Arcadia, Pasadena và Monrovia…
Vào chiều ngày 10/9, chính quyền thành phố Arcadia một lần nữa thông báo rằng do tình hình cháy rừng bất ổn định, cư dân địa phương vẫn có nguy cơ phải sơ tán bất cứ lúc nào.
Hiện tại, khói bụi do vụ cháy rừng Bobcat Fire gây ra đã bao trùm khắp Los Angeles, khiến người ta có cảm giác như đang ở trên sao Hỏa. Tuy nhiên, theo ước tính của Cục Kiểm lâm Hoa Kỳ (United States Forest Service), đám cháy rừng có khả năng sẽ tiếp diễn cho đến ngày 15/10 mới được kiểm soát hoàn toàn.
Do cháy rừng bùng phát đồng thời ở cả miền bắc và miền nam California, các nhà chức trách đã đóng cửa tất cả 18 công viên rừng quốc gia ở California (bao gồm cả Rừng quốc gia Angeles) để ngăn chặn bất kỳ đám cháy mới nào do yếu tố con người gây ra.
Đông Phương
Theo NTDTV
https://www.ntdvn.com/the-gioi/chay-hon-100-trieu-m2-rung-o-los-angeles-70555.html
Cựu CEO của Google nói Hoa Kỳ ‘hụt hơi’
về đổi mới công nghệ
Karishma Vaswani
Theo cựu CEO Google là Eric Schmidt, trong cuộc chiến giành vị trí thống soái về công nghệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, Hoa Kỳ đã “hụt hơi” trong việc tài trợ cho nghiên cứu cơ bản.
Và đó là một trong những lý do chính khiến Trung Quốc có thể đuổi bắt kịp.
Tiến sĩ Schmidt, hiện là Chủ tịch hội đồng đổi mới của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, nói ông cho rằng hiện tại Hoa Kỳ vẫn đang đi trước Trung Quốc về đổi mới công nghệ nhưng khoảng cách đó đang thu hẹp nhanh chóng.
“Có một sự tập trung thực sự ở Trung Quốc cho phát minh và các kỹ thuật AI mới”, ông nói với chương trình Talking Business Asia của BBC. “Trong cuộc đua cho ra các công trình nghiên cứu, Trung Quốc hiện đã bắt kịp.”
Theo dữ liệu từ Diễn đàn Kinh tế Thế giới, Trung Quốc đã qua mặt Hoa Kỳ trở thành nước xuất bản nghiên cứu hàng đầu thế giới về khoa học và kỹ thuật vào năm 2018.
Điều đó có ý nghĩa vì nó cho thấy Trung Quốc đang tập trung vào nghiên cứu và phát triển nhiều như thế nào so với Hoa Kỳ.
Ví dụ như Huawei, công ty khổng lồ về cơ sở hạ tầng viễn thông Trung Quốc, chi tới 20 tỷ đô la cho nghiên cứu và phát triển (R&D) – một trong những nguồn ngân sách cao nhất trên thế giới.
R&D này đang giúp các công ty công nghệ Trung Quốc đi trước trong các lĩnh vực quan trọng như trí tuệ nhân tạo và 5G.
Tiến sĩ Schmidt đổ lỗi cho việc thu hẹp khoảng cách đổi mới giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc là do Hoa Kỳ thiếu vốn.
“Trong suốt cuộc đời tôi, Hoa Kỳ chắc chắn là luôn tiên phong về R&D”, cựu CEO Google nói. “Kinh phí tương đương với 2% hoặc hơn GDP của đất nước. R&D gần đây đã giảm xuống một con số phần trăm thấp hơn so với trước Sputnik.”
Theo Quỹ Đổi mới và Công nghệ Thông tin, một nhóm vận động hành lang của Hoa Kỳ về công nghệ, chính phủ Hoa Kỳ hiện đầu tư ít hơn vào R&D hơn với quy mô của nền kinh tế so với hơn 60 năm qua.
Điều này đã dẫn đến “tăng trưởng năng suất chậm, năng lực cạnh tranh tụt hậu và giảm khả năng đổi mới”.
Tiến sĩ Schmidt cũng cho biết vị thế thống soái về công nghệ của Hoa Kỳ được xây dựng dựa trên nền tảng là những tài năng quốc tế được phép làm việc và học tập tại Hoa Kỳ – và cảnh báo Hoa Kỳ có nguy cơ tụt hậu hơn nữa nếu những tài năng như vậy không được phép vào nước này.
TT Trump dụ tiền để công ty Mỹ chuyển khỏi TQ
Ông Trump sẽ cấm các app nào nữa của TQ, ngoài TikTok?
Sợ Trump, Alibaba nói họ luôn ủng hộ ‘thương hiệu và các nhà bán lẻ Mỹ’
TikTok khởi động cuộc chiến pháp lý chống lệnh cấm của Trump
Chiến tranh công nghệ
Ông nói: “Việc nhập khẩu lao động có kỹ năng cao này rất quan trọng đối với khả năng cạnh tranh của Hoa Kỳ, khả năng cạnh tranh toàn cầu, xây dựng các công ty mới này, v.v.”. “Nước Mỹ không có đủ người với những kỹ năng đó.”
Hoa Kỳ đã bị cuốn vào một cuộc chiến tranh lạnh về công nghệ với Trung Quốc và trong những tháng gần đây, họ đã tăng cường luận điệu chống Trung Quốc.
Tuần này họ đã bãi thị thực của 1.000 sinh viên Trung Quốc mà họ tuyên bố có liên kết quân đội và cáo buộc các công ty công nghệ Trung Quốc đóng vai trò là tay chân cho Đảng Cộng sản Trung Quốc, tuyên bố mà Bắc Kinh và các công ty này bác bỏ.
Chính quyền Trump cũng đã thực hiện các bước để chặn các công ty công nghệ Trung Quốc như Huawei và các ứng dụng Trung Quốc bao gồm TikTok và WeChat, và nói rằng họ gây ra các mối đe dọa đối với an ninh quốc gia.
Bắc Kinh cho rằng đây là “hành vi bắt nạt thô thiển”, và Tiến sĩ Schmidt nói rằng các lệnh cấm có nghĩa là Trung Quốc sẽ thậm chí có nhiều khả năng đầu tư hơn vào sản xuất trong nước của mình.
Tiến sĩ Schmidt nói rằng chiến lược đúng đắn cho mối quan hệ Mỹ-Trung là cái được gọi là ‘quan hệ đối tác cạnh tranh’, nơi Hoa Kỳ cần để có thể “vừa hợp tác đồng thời cạnh tranh với Trung Quốc”.
“Khi chúng ta là đối thủ, chúng ta theo đuổi mọi thứ. Chúng ta cạnh tranh gay gắt, chúng ta cố gắng giành lợi thế – thực sự cạnh tranh – và đó điều mà Hoa Kỳ có thể làm tốt và điều mà Trung Quốc có thể làm tốt. Nhưng cũng có rất nhiều lĩnh vực mà Hoa Kỳ và Trung Quốc cần trở thành đối tác.”
https://www.bbc.com/vietnamese/business-54137437
Canada lần đầu tiên báo cáo
không có ca tử vong do COVID-19 kể từ tháng 3
Tin từ TORONTO, Canada – theo dữ kiện của cơ quan y tế công cộng được công bố vào cuối hôm thứ Sáu (11/9), Canada lần đầu tiên báo cáo không có trường hợp tử vong do COVID-19 trong 24 giờ qua kể từ ngày 15 tháng 3.
Dữ kiện của chính phủ cho thấy số người chết của Canada vì đại dịch là 9,163 tính đến ngày 11 tháng 9, bằng với số người chết được báo cáo vào ngày 10 tháng 9. Dữ kiện cho thấy số ca dương tính tăng 702 và đạt mức 135,626 vào ngày 11 tháng 9.
Với việc hầu hết các tỉnh nới lỏng các hạn chế phong tỏa và khi các trường học mở cửa trở lại cho các lớp học trực tiếp, số ca lây nhiễm ở Canada tăng nhẹ trong những ngày gần đây. Các nhà chức trách cảnh giác cao độ để tránh các đợt bùng phát mới, và các tỉnh bao gồm British Columbia áp dụng các biện pháp hạn chế mới để giải quyết sự lây lan của virus. Tuy nhiên, tình hình của Canada có vẻ tương đối ổn so với quốc gia láng giềng phía nam.
Trên khắp biên giới Hoa Kỳ, hơn 190,000 người thiệt mạng vì đại dịch và hơn 6.38 triệu người bị nhiễm bệnh. Kinh nghiệm của Canada trong việc đối phó với SARS, hoặc hội chứng hô hấp cấp tính nghiêm trọng, giúp các viên chức y tế chuẩn bị tốt hơn.
Dịch SARS giết chết 44 người ở Canada, quốc gia duy nhất bên ngoài châu Á báo cáo các trường hợp tử vong do đợt bùng phát đó vào năm 2002-2003. Trường hợp nhiễm coronavirus đầu tiên được ghi nhận ở Canada là ở Toronto, vào ngày 25 tháng 1. Cả Ontario, tỉnh đông dân nhất của đất nước và Quebec lân cận đều trở thành những điểm nóng COVID-19. (BBT)
https://www.sbtn.tv/canada-lan-dau-tien-bao-cao-khong-co-ca-tu-vong-do-covid-19-ke-tu-thang-3/
Covid-19: AstraZeneca
mở lại các cuộc thử nghiệm vac-xin trên người
Minh Anh
Tối ngày 12/09/2020, hãng dược Anh Quốc AstraZeneca và đại học Oxford thông báo mở lại các cuộc thử nghiệm vac-xin chống Covid-19 trên người tại Anh và Brazil sau ba ngày tạm đình chỉ.
Hãng dược Anh Quốc cho biết rõ là các thử nghiệm tại Brazil sẽ được nối lại kể từ thứ Hai 14/09 sau khi đã được các cơ quan y tế nước này cho phép. Tương tự, tại Anh, một ủy ban độc lập, được lập ra để đánh giá các tác dụng phụ từ vac-xin cũng đã bật đèn xanh cho AstraZeneca.
Công ty bào chế dược phẩm này lưu ý rằng « trong các cuộc thử nghiệm có quy mô lớn như vậy, người ta dự tính đến khả năng một số người tham gia sẽ mắc bệnh ».
Theo đánh giá của giới chuyên khoa được AFP trích dẫn, thông báo này của AstraZeneca rất được hoan nghênh. Điều cốt lõi là làm sao « duy trì được niềm tin ở công chúng mà các hãng dược cần phải chứng tỏ », theo như nhận xét của bà Charlotte Summers, giáo sư y khoa trường đại học Cambridge.
Hãng tin Pháp nhắc lại, hơn 10.000 tình nguyện viên tại Anh, Brazil, Nam Phi và Hoa Kỳ đã tham gia vào chương trình thử nghiệm này. Tuy nhiên, chương trình đã bị tạm ngưng hôm thứ Tư 09/09/2020 sau khi một người Anh có những biểu hiện bệnh lý khó giải thích.
Hiện tại trên thế giới có đến 35 vac-xin ứng viên theo như thống kê từ Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO/OMS và đang được tiến hành thử nghiệm trên người. Chín vac-xin trong số này đang và sắp bước vào giai đoạn cuối cùng.
Cảnh sát Pháp bắn hơi cay
khi người biểu tình “áo vàng” quay trở lại Paris
Tin từ Paris – Hôm thứ Bảy (12 tháng 9), cảnh sát Pháp đã bắn hơi cay và bắt giữ hơn 200 người, khi những người biểu tình “áo vàng” quay trở lại đường phố của thủ đô Paris lần đầu tiên kể từ khi có lệnh phong tỏa vì coronavirus.
Phong trào “áo vàng” bắt đầu từ cuối năm 2018, phản đối cải cách thuế nhiên liệu và kinh tế, đặt ra thách thức lớn đối với tổng thống Emmanuel Macron khi các cuộc biểu tình lan rộng khắp nước Pháp. Vào giữa trưa thứ Bảy (12 tháng 9), hàng trăm người biểu tình đã tập trung tại điểm xuất phát của hai cuộc diễn hành.
Trong khi một cuộc diễn hành không xảy ra sự việc nào, thì cuộc diễn hành khác chứng kiến cảnh sát đụng độ với các nhóm người rời khỏi tuyến đường được chỉ định, đốt các thùng rác và một chiếc xe hơi. Một số người biểu tình mặc đồ đen và mang theo cờ phong trào chống phát xít, những người thường bị quy tội châm ngòi cho bạo lực tại các cuộc diễn hành trên đường phố Pháp.
Cảnh sát đã dùng hơi cay vào giữa buổi chiều để giải tán các nhóm nhỏ biểu tình, bắt giữ 222 người vào lúc 3:45 chiều. (13:45 GMT). Nhiều người đã bị bắt vì mang theo các vật dụng có thể dùng làm vũ khí. Sự trở lại của phong trào biểu tình diễn ra khi nước Pháp đang vật lộn với tình trạng các ca nhiễm coronavirus gia tăng trở lại.
Các ca nhiễm COVID-19 mới hàng ngày của Pháp đã đạt mức cao kỷ lục vào thứ Năm (10 tháng 9), với gần 10,000 ca. (BBT)
https://www.sbtn.tv/canh-sat-phap-ban-hoi-cay-khi-nguoi-bieu-tinh-ao-vang-quay-tro-lai-paris/
Covid-19:
Pháp vượt ngưỡng 10.000 ca nhiễm trong 24 giờ
Trọng Nghĩa
Kể từ khi đại dịch lan rộng vào đầu năm 2020, và kể từ khi các cuộc xét nghiệm đạị trà được tiến hành trên toàn quốc, ngày 12/09/2020, Pháp đã vượt qua ngưỡng 10.000 ca nhiễm Covid-19 mới trong 24 giờ, một kỷ lục mà không ai mong muốn. Với cú tăng vọt đó, theo thống kê của Đại Học Mỹ Johns Hopkins, tổng số người mắc Covid-19 tại Pháp cũng đã vượt mốc 400.000 người.
Theo cơ quan y tế Pháp Santé Publique France, trong ngày hôm qua, 12/09, đã có thêm 10.561 ca nhiễm mới được xác nhận, tăng hơn một ngàn so với 9.406 trường hợp ghi nhận một hôm trước đó.
Số bệnh nhân nhập viện cũng tiếp tục tăng trở lại, thêm 75 người trong vòng 24 giờ, nâng tổng số bệnh nhân Covid-19 trong bảy ngày qua lên mức 2.432 người. Số bệnh nhân bị đưa vào chăm sóc đặc biệt cũng tăng thêm 28 người, nâng số trường hợp điều trị trong các khoa hồi sức lên thành 417 ca trong một tuần.
Thêm 17 trường hợp tử vong được ghi nhận, nâng số thiệt mạng vì dịch bệnh lên thành 30.910 người kể từ khi dịch bắt đầu.
Các số liệu trên đây cho thấy là tình trạng bệnh dịch càng lúc càng trở nên trầm trọng hơn ở Pháp, cho dù các chuyên gia nhấn mạnh rằng cần phải cẩn thận trước con số ca nhiễm, vốn tất yếu phải tăng do việc nước Pháp đã đẩy mạnh kế hoạch xét nghiệm trên quy mô rộng lớn, từ 200.000 xét nghiệm mỗi tuần vào tháng 6, lên thành hơn một triệu xét nghiệm/tuần vào đầu tháng 9.
Lời kêu gọi hạn chế tụ tập kể cả giữa người thân
Một trong những nguyên nhân khiến dịch bệnh lan rộng trở lại là những cuộc tụ tập đông người để vui chơi trong dịp hè, và những sịnh hoạt lao động bình thường được tái lập sau khi hết hè.
Trong bối cảnh đó, trên tuần báo Journal du Dimanche số ra hôm nay, 13/09, một nhóm 6 bác sĩ và giáo sư, trong đó có nhà di truyền học nổi tiếng Axel Kahn, đã không ngần ngại kêu gọi mọi người hạn chế tụ tập, kể cả giữa những người thân với nhau.
Trong một diễn đàn, những người ký tên đã lên tiếng cảnh báo: “Chúng ta đang ở một giai đoạn mới của đại dịch: Giai đoạn lây lan (…). Có lẽ chỉ còn rất ít thời gian để cùng nhau ngăn chặn… Sau niềm vui đoàn tụ trong mùa hè này, đã đến lúc phải cẩn thận trong sinh hoạt riêng tư. Dịch bệnh lan càng nhanh, xác suất bị lây nhiễm ở những nơi khép kín càng gia tăng“.
Các nhà khoa học đã nêu bật ví du: Hôm thứ Sáu 11/09 vừa qua, thành phố Anh Quốc Birmingham đã cấm tất cả các cuộc gặp gỡ giữa bạn bè và gia đình.
Covid-19: Xu hướng “hoài nghi corona”
lại biểu tình ở Đức
Tú Anh
Một lần nữa một bộ phận dân Đức xuống đường chống các biện pháp ngăn dịch Covid-19. Sau cuộc biểu tình với gần 50.000 ngàn người tại Berlin cách nay hai tuần, đến lượt Munich được chọn làm nơi biểu dương lực lượng của xu hướng chống các biện pháp ngăn dịch mà họ cho là « hạn chế tự do ». Phong trào này manh nha xuất hiện từ đầu mùa Hè cho dù các biện pháp tại Đức không nghiêm khắc như ở nhiều nước Châu Âu khác.
Từ Berlin, thông tín viên Pascal Thibault tường thuật :
« Tôi biết rằng có nhiều người khó mà chấp nhận các biện pháp chống dịch hiện nay, và tôi thông cảm. Đó không phải là những quyết định dễ dàng nhưng các biện pháp này cho phép kiểm sóat được tình hình dịch ». Trong thông điệp hàng tuần công bố trên mạng, thủ tướng Angela Merkel ám chỉ những người biểu tình thường xuyên xuống đường tố cáo các biện pháp chống siêu vi corona chủng mới.
Cuối tuần này tại Munich, sau Berlin hai tuần, hàng ngàn người « không tin là có virus corona » được huy động. Những người tổ chức có thể hài lòng. Họ chờ đợi 5000 người tham gia, cuối cùng có đến 10.000 nghe lời kêu gọi.
Một lần nữa, đám đông với những quan điểm dị biệt nhau cùng tham gia một cuộc phản kháng: Từ những kẻ cả tin vào chuyện thần bí, những người chống sử dụng vắc-xin, những kẻ theo chủ thuyết âm mưu cho đến thành phần cực hữu.
Ngoài Munich, các cuộc biểu tình ở Hannover và Wiesbaden trái lại, chỉ thu hút ít người.
Ba Lan cũng có phong trào chống khẩu trang
Theo thông tín viên Damien Simonart tại Vac-xa-va, hơn một ngàn người biểu tình tại thủ đô Ba Lan trong ngày thứ Bảy để chống biện pháp đeo khẩu trang và giãn cách xã hội. Các biện pháp chống dịch Covid-19 tại Ba Lan nghiêm khắc không thua gì ở phía Tây Âu cho dù từ đầu đại dịch đến nay, Ba Lan bị thiệt hại tương đối khá thấp: 2000 nạn nhân tử vong và 75.000 ca lây nhiễm.
Hy Lạp tăng cường võ trang,
mua 18 chiến đấu cơ Rafale của Pháp
Tú Anh
Trong bối cảnh xung khắc chủ quyền với Thổ Nhĩ Kỳ trong khu vực Đông Địa Trung Hải, Hy Lạp ngày 12/09/2020 thông báo quyết định canh tân hải lục không quân, trang bị thêm 18 chiến đấu cơ Rafale và bốn chiến hạm. Theo tin mới nhất, tàu thăm dò dầu khí của Thổ Nhĩ Kỳ đã rời vùng tranh chấp với Hy Lạp.
Trong thông điệp tối thứ Bảy 12/09, thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis, cho biết đã đến lúc quân đội Hy Lạp phải được trang bị thêm nhiều phương tiện và vũ khí mới để đối phó với tình hình căng thẳng trong quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ. Cụ thể, Hy Lạp sẽ trang bị thêm 18 chiến đấu cơ đa năng Rafale do Pháp chế tạo, đặt mua bốn tuần dương hạm và tuyển mộ thêm 15 ngàn binh sĩ.
Thủ tướng Hy Lạp cáo buộc Thổ Nhĩ Kỳ đe dọa biên giới phía đông của Châu Âu và an ninh khu vực.
Đối với Paris, đồng minh của Athens trong vụ xung khắc với Ankara, quyết định của Hy Lạp còn là một thành công của công nghệ hàng không quân sự. Bộ trưởng bộ Quân Lực hoan nghênh « quyết định tăng cường quan hệ giữa hai quân đội Pháp-Hy Lạp ».
Thông cáo của Bộ Quân Lực Pháp xác quyết « Paris theo đuổi mục tiêu củng cố chính sách phỏng thủ chung của Châu Âu mỗi ngày mỗi hùng mạnh, tự cường và thống nhất ».
Trong khi đó, quan hệ giữa Pháp và Thổ Nhĩ Kỳ không ngừng xấu đi từ khi Paris ủng hộ Hy Lạp trong hồ sơ Đông Địa Trung Hải.
Để đáp trả chủ nhân điện Elysée phê phán chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ « phải chấm dứt hành vi khiêu khích, đối đầu ở Địa Trung Hải và phải làm sáng tỏ dụng ý » trong việc thăm dò dầu khí trong vùng biển của
Hy Lạp, tổng thống Erdogan trong diễn văn truyền hình ở Istanbul khuyến cáo đích danh tổng thống Macron « không nên gây sự với Thổ Nhĩ Kỳ ».
Trên biển, tình hình đột nhiên diễn biến theo chiều hướng giảm căng thẳng. Theo AFP, chiếc tàu thăm dò dầu khí của Thổ Nhĩ Kỳ, Oruc Reis, đã về lại cảng Antalya.
Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis, tuyên bố đây là một phản ứng « tích cực » của Ankara giúp hạ nhiệt ở Địa Trung Hải.
Phe đối lập Belarus tiếp tục biểu tình
phản đối Tổng thống Lukashenko
Tin tức nói hàng chục ngàn người tuần hành tại thủ đô Minsk và các thành phố khác của Belarus trong loạt nhiều tuần lễ biểu tình rộng khắp nhằm phản đối Tổng thống Alexander Lukashenko.
Lực lượng cảnh sát đông đảo đã được triển khai tại các khu vực quan trọng.
Belarus: Maria Kolesnikova ‘bị người bịt mặt bắt đưa đi’
Belarus: Biểu tình lớn phản đối TT Lukashenko
Nước Nga có định mệnh đi con đường Á-Âu?
Cảnh sát nói đã bắt giữ khoảng 250 người trước khi có biểu tình.
Làn sóng biểu tình khởi phát từ kỳ bầu cử gây tranh cãi hồi tháng trước và từ việc cảnh sát sau đó đã tiến hành trấn áp những người phản đối.
Người biểu tình muốn ông Lukashenko từ chức với cáo buộc đã có tình trạng gian lận bầu cử rộng khắp.
Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Belarus vốn đã cầm quyền từ 26 năm nay bác bỏ các cáo buộc, và lên án các nước phương Tây can thiệp tình hình.
Ông Lukashenko, 66 tuổi, nói sẽ bảo vệ Belarus.
Hầu hết các lãnh đạo đối lập nay đều bị quản chế tại gia hoặc phải đi lưu vong.
Đây là lượt biểu tình rộng khắp vào ngày Chủ Nhật thứ năm liên tiếp, với khoảng 100.000 người tham gia xuống phố mỗi tuần.
Các nhân chứng nói rằng trung tâm Minsk tràn ngập người biểu tình.
Họ tuần hành về phía khu nhà ở sang trọng Drozdy, nơi các quan chức cao cấp của đất nước trong đó có Tổng thống Lukashenko sống. Tuy nhiên, đường phố đã bị cảnh sát chặn lại.
Các cuộc tuần hành cũng đang được tổ chức tại Brest, Gomel, Mogilyev và nhiều thành phố khác.
Tuy nhiên, Bộ Nội vụ nói rằng tính đến khoảng 15 giờ địa phương (12:00 GMT), các cuộc biểu tình có chưa đến 3.000 người tham gia trên toàn quốc.
Bộ nói rằng các cuộc bắt giữ được thực hiện ở ở nhiều quận trên thủ đô; những người bị bắt giữ có mang theo cờ các tấm biểu ngữ với nội dung “mang tính xúc phạm”.
Belarus ‘cấm cửa’ phóng viên BBC và nhiều hãng quốc tế
Tình hình Belarus ‘nóng bỏng’, lãnh đạo Việt Nam ‘học hỏi’ gì?
Belarus tìm lại bản sắc quốc gia qua hai lá cờ
Trong video, những người đàn ông trùm mũ kín lôi người ra khỏi đám đông đang tụ tập để chuẩn bị biểu tình, rồi đưa họ lên những chiếc minibus không mang ký hiệu gì.
Trong kỳ bầu cử hôm 9/8, ông Lukashenko giành được chiến thắng áp đảo, nhưng có những tường thuật nói về tình trạng gian lận bầu cử rộng khắp.
Các cuộc đụng độ đầy bạo sau hôm bầu cử đã khiến hàng ngàn người bị bắt giữ. Tin cho hay nhiều người đã bị cảnh sát đánh đập, trong các trung tâm giam giữ xảy ra tình trạng quá đông đúc.
Điều này dẫn đến một làn sóng biểu tình mới với các cuộc tuần hành vào những ngày cuối tuần, thu hút hàng chục ngàn người tham dự.
Ông Lukashenko ông có thể sẽ thiết lập mối quan hệ gần gũi hơn với Nga, đồng minh chính của ông hiện nay.
Trong ít nhất hai dịp kể từ mấy tuần qua, ông đã được chụp hình ở gần tư gia, mang theo súng và được nhân viên an ninh có vũ trang đầy đủ bảo vệ xung quanh.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-54139579
Nga bầu cử địa phương:
phép thử quyền lực đối với Kremlin
Việc bỏ phiếu sớm đã được phép thực hiện từ 11-12/9 do có sự bùng phát virus corona
Cử tri trên toàn nước Nga đang đi bỏ phiếu tại hàng chục cuộc bầu cử cấp địa phương, sự kiện được coi là phép thử lớn cho đảng Nước Nga Thống nhất, vốn ủng hộ Kremlin.
Gần 160 ngàn ứng viên đang tranh giành ghế trong cơ quan lập pháp địa phương. Việc bầu tỉnh trưởng cũng đang diễn ra tại nhiều khu vực.
Đức nói Alexei Navalny bị đầu độc bằng chất Novichok
Thủ lĩnh đối lập Nga chống Putin, Navalny, ‘bị đầu độc’
Nga bỏ phiếu cải cách hiến pháp của Putin
Việc bỏ phiếu diễn ra chỉ vài tuần sau vụ nghi là đầu độc lãnh đạo đối lập Alexei Navalny bằng chất độc thần kinh Novichok.
Nhóm của ông cáo buộc việc đầu độc đã được thực hiện theo lệnh của Tổng thống Vladimir Putin, điều mà Điện Kremlin bác bỏ.
Ông Navalny ngã bệnh hôm 20/8 tại Nga, nay đang được điều trị tại Đức.
Hồi tuần trước, các bác sĩ tại bệnh viện Charite ở Berlin nói rằng ông đã thoát khỏi hôn mê và tình hình sức khỏe đã được cải thiện.
Ông Navalny ủng hộ cho những gương mặt chính thách thức đảng Nước Nga Thống Nhất, và gọi đó là đảng của “những kẻ đầu trộm đuôi cướp”.
Ông đã thúc giục người Nga hãy áp dụng bỏ phiếu chiến thuật nhằm dồn sự ủng hộ tới cho các ứng viên có nhiều cơ hội đánh bại đảng Nước Nga Thống nhất.
Nhóm của ông Navalny tin rằng chiến dịch này là lý do khiến ông bị tấn công, phóng viên BBC Sarah Rainsford tại Moscow nói.
Phóng viên BBC nói thêm rằng đảng Nước Nga Thống nhất đã ngày càng trở nên nên mất điểm trong dân chúng, bị coi là liên quan tới với việc cải cách hưu bổng gây tranh cãi, mức giảm sút thu nhập của người dân và tình trạng tham nhũng.
Ủy ban bầu cử Nga cho phép bỏ phiếu sớm, bắt đầu từ 11, 12/9 bởi có tình trạng bùng phát virus corona.
Nhưng Chủ Nhật là ngày quan trọng cho hàng chục triệu cử tri đi bỏ phiếu ở 11 múi khác nhau với hơn 56.000 địa điểm bỏ phiếu mở cửa.
Đây là kỳ bầu cử đầu tiên được tổ chức kể từ khi các cải cách hiến pháp gây tranh cãi được thông qua trong kỳ trưng cầu dân ý hồi tháng Bảy, theo đó cho phép ông Putin tại vị cho tới năm 2036.
Kỳ bầu cử này cũng được coi tập dượt cho kỳ bầu cử quốc hội toàn quốc vào năm tới.
Hồi năm ngoái, nhiều cuộc biểu tình rầm rộ đã nổ ra tại thủ đô Moscow sau khi các ứng viên đối lập chính bị loại ra khỏi một cuộc tranh cử cấp địa phương.
Giới chức khi đó bị cáo buộc là đã phản ứng mạnh tay đối với các cuộc tuần hành; hơn 1.000 người đã bị bắt và bị mức án tới bốn năm tù.
Thành phố viễn đông Khabarovsk là nơi đã diễn ra các cuộc tuần hành phản đối ông Putin kể từ tháng Bảy, sau vụ bắt giữ nữ thống đốc nổi tiếng đã làm bùng lên cơn công phẫn đối với Moscow.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-54093881
Israel tiếp tục gây áp lực lên
Thủ tướng Benjamin Netanyahu buộc ông từ chức
Tin từ Jerusalem – Hôm thứ Bảy (12/09/2020), hàng nghìn người Israel tiếp tục biểu tình phản đối thủ tướng Benjamin Netanyahu trước những cáo buộc ông tham nhũng, cũng như cách chính phủ đối phó đại dịch Covid-19.
Đám đông đã tập họp bên ngoài tư dinh của Netanyahu, thổi còi, vẫy các biển hiệu, cờ và kêu gọi ông từ chức. Các cuộc biểu tình nhỏ hơn đã được tổ chức dọc theo các cây cầu tại các giao lộ chính ở các thành phố trên khắp Israel.
Truyền thông Israel ước tính khoảng 10,000 người đã tham dự cuộc biểu tình hàng tuần ở Jerusalem. Các cuộc biểu tình đã tăng lên trong mùa hè khi số ca nhiễm Covid-19 tăng vọt. Với dân số 9 triệu người, Israel có gần 150,000 ca nhiễm và hơn 1,000 ca tử vong, hiện đang rơi vào tình trạng suy thoái do hậu quả của đại dịch với tỷ lệ thất nghiệp đang dao động trên 20%.
Một cuộc khảo sát do Viện Dân chủ Israel công bố vào tháng 08/2020 cho thấy 61% người Israel không còn tin tưởng các ông Netanyahu đối phó cuộc khủng hoảng coronavirus. Hồi tháng 11/2019, ông bị
truy tố trong các vụ án liên quan đến nhận quà tặng từ những người bạn giàu có, và tìm kiếm sự ưu ái của pháp luật đối với các ông trùm truyền thông để được đưa tin tức có lợi cho ông.
Phiên tòa của ông đã mở vào tháng 05/2020 và sẽ tiếp tục vào tháng 01/2021. Ông Netanyahu phủ nhận mọi hành vi sai trái, cho rằng phiên tòa của mình mang mục đích chính trị cánh tả nhằm lật đổ một nhà lãnh đạo cánh hữu nổi tiếng. Ông cũng lên án các cuộc biểu tình chống lại ông, cáo buộc những người biểu tình đang chà đạp nền dân chủ. (BBT)
https://www.sbtn.tv/israel-tiep-tuc-gay-ap-luc-len-thu-tuong-benjamin-netanyahu-buoc-ong-tu-chuc/
Hoa Kỳ tài trợ 153 triệu Mỹ kim
cho các quốc gia vùng Mekong
Tin từ Hà Nội, Việt Nam – Vào hôm thứ Sáu (11 tháng 9), Đài truyền hình nhà nước cộng sản Việt Nam (VTV) dẫn lời các viên chức Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đưa tin cho biết Hoa Kỳ sẽ cung cấp ít nhất 153 triệu mỹ kim cho các quốc gia vùng Mekong trong các dự án hợp tác tại khu vực này.
VTV cho hay các cam kết trên được thực hiện tại cuộc họp bộ trưởng Mekong-U.S. Partnership đầu tiên, với mục đích tăng cường chia sẻ dữ kiện tài nguyên nước, các dự án quản lý thiên tai và các dự án phòng chống tội phạm xuyên biên giới. Các ngoại trưởng của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cũng đã gặp nhau tại một hội nghị trực tuyến do Việt Nam tổ chức.
Các nhà bảo vệ môi trường và viên chức cho biết, sông Mekong đã trở thành mặt trận mới trong sự cạnh tranh giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng, với việc Bắc Kinh vượt qua Washington trong việc viện trợ và gây ảnh hưởng lên các quốc gia ở hạ nguồn sông, vì các quốc gia này bị phụ thuộc vào quyền kiểm soát nước sông của Trung Cộng. Mekong-U.S. Partnership là một diễn đàn đa phương do Hoa Kỳ lãnh đạo và tập trung hoàn toàn vào khu vực hạ lưu sông Mekong.
Dòng sông này dài 4,350 km (2,700 dặm), chảy từ Cao nguyên Tây Tạng của Trung Cộng dọc theo biên giới của Myanmar, Lào và Thái Lan, qua Cambodia và cuối cùng là Việt Nam, nơi nó tạo thành đồng bằng ở Việt Nam được gọi là “sông Cửu Long”.Việc Trung Cộng đắp đập ở thượng nguồn giúp Bắc Kinh kiểm soát con sông mà 60 triệu người phụ thuộc vào việc canh tác và đánh cá ở hạ nguồn. (BBT)
https://www.sbtn.tv/hoa-ky-tai-tro-153-trieu-my-kim-cho-cac-quoc-gia-vung-mekong/
Hoa Kỳ giữ vững cam kết với ASEAN
trước mối đe dọa từ Trung Cộng
Tin từ WASHINGTON, DC – Trong một bài phê bình các mối đe dọa từ Trung Cộng trong khu vực vào hôm thứ Sáu (11/9), ngoại trưởng Mike Pompeo cho biết Hoa Kỳ vẫn cam kết hỗ trợ ASEAN trong việc ủng hộ pháp quyền, tôn trọng chủ quyền và sự minh bạch ở Biển Đông và khu vực sông Mekong.
Bình luận của ông Pompeo được đưa ra trong một tuyên bố sau cuộc gặp của ông với các ngoại trưởng ASEAN vào hôm thứ Tư, một trong một số hội nghị cao cấp thường niên của khu vực được tổ chức trực tuyến trong tuần này vì đại dịch coronavirus.
Các cuộc họp này tập trung vào căng thẳng Hoa Kỳ – Trung Cộng, đặc biệt là xung quanh Biển Đông thuộc diện tranh chấp. Các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ của Trung Cộng, trải dài gần như toàn bộ vùng biển và xung đột với các tuyên bố của Việt Nam, Philippines, Brunei và Malaysia, bị một tòa án trọng tài quốc tế bác bỏ là bất hợp pháp vào năm 2016, và một phán quyết mà Hoa Kỳ lần đầu tiên công khai ủng hộ vào tháng Bảy năm nay.
Ngoại trưởng Trung Cộng Vương Nghị cho rằng Hoa Kỳ là quốc gia đóng vai trò lớn nhất trong việc thúc đẩy quân sự hóa Biển Đông, trong khi ông Pompeo chỉ trích Trung Cộng vì hành vi bắt nạt các nước láng giềng, trong các cuộc gặp tương ứng của họ với những người đồng cấp của ASEAN.
Trong tuyên bố vào hôm thứ Sáu (11/9), ông Pompeo nhấn mạnh “cam kết lâu dài của Hoa Kỳ đối với ASEAN”, đồng thời cho biết thêm rằng cả hai bên chia sẻ các nguyên tắc tôn trọng chủ quyền, pháp quyền, sự minh bạch, cởi mở và hòa nhập. (BBT)
https://www.sbtn.tv/hoa-ky-giu-vung-cam-ket-voi-asean-truoc-moi-de-doa-tu-trung-cong/
Diễn Đàn ARF kết thúc:
Không có giải pháp nào cho Biển Đông
Tú Anh
Hội nghị ngoại trưởng ARF, Diễn Đàn An Ninh Khu Vực ASEAN kết thúc hôm thứ Bảy 12/09/2020. Hồ sơ Biển Đông vẫn bế tắc trong bối cảnh xung khắc Mỹ-Trung tiếp tục leo thang.
Ngoại trưởng các quốc gia của ARF, trong đó có đại diện của Nhật Bản, Hoa Kỳ và Trung Quốc đã kết thúc một loạt hội thảo qua phương tiện điện tử truyền hình, dưới quyền chủ trì của Việt Nam.
Trong cuộc họp báo sau hội nghị, phó thủ tướng kiêm ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh cho biết các nước tham dự đã có nhiều cuộc thảo luận về hồ sơ Biển Đông, nơi mà cuộc đối đầu quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc mỗi ngàỳ mỗi leo thang.
Ngoại trưởng Việt Nam tuyên bố là ASEAN không muốn xung khắc Mỹ-Trung biến thành mối đe dọa cho hoà bình và ổn định trong khu vực.
Theo bản tin của hãng thông tấn Nhật Bản NHK, diễn đàn ARF lần này không đem lại một giải pháp nào cho Biển Đông, nơi mà Trung Quốc đơn phương khẳng định chủ quyền trên 80% diện tích.
Vào đầu hội nghị các ngoại trưởng ASEAN, 10 nước thành viên Hiệp Hội Đông Nam Á đã soạn một bản tuyên bố chung yêu cầu Washington và Bắc Kinh « kềm chế » trong vùng biển có tranh chấp giữa Trung Quốc và một số nước láng giềng.
Thế nhưng, ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tiếp tục lên án nhau đe dọa hoà bình. Cả hai đều không tham dự hội nghị ARF hôm thứ Bảy, được thay thế bằng đại diện cấp dưới.
Không những không tham gia thảo luận, diễn văn của ngoại trưởng Trung Quốc còn được thu trước ngày hội nghị, NHK cho biết thêm.
Trước câu hỏi của báo chí Việt Nam là Trung Quốc có tỏ dấu hiệu tích cực nào hay không ? ông Vũ Hồ, vụ trưởng vụ ASEAN thuộc bộ Ngoại Giao Việt Nam cho rằng « rất khó mà đánh giá thiện chí của Trung Quốc cũng như một nước nào khác qua hình thức họp trực tuyến ».
Nhật Bản muốn “bằng mọi giá”
duy trì tổ chức Olympic Tokyo 2021
Anh Vũ
19 phút
Thế Vận Hội Olympic mùa hè Tokyo 2020, vì đại dịch virus corona đã bị lùi lại 1 năm, vẫn sẽ phải diễn ra trong năm tới « bằng bất cứ giá nào », chính phủ Nhật hôm 09/09 vừa qua đã dứt khoát tuyên bố như trên. Nhiều quan chức chính trị và thể thao cũng ủng hộ quyết tâm duy trì Thế Vận Hội Tokyo dù đại dịch diễn biến ra sao.
Hồi đầu năm, cả thế giới đang lao đao vì đại dịch Covid-19, Ủy Ban Olympic Quốc Tế (CIO) và chính phủ Nhật đã buộc phải ra quyết định lịch sử hoãn khai mạc Thế Vận Hội mùa hè Tokyo 2020 sang 23/07/2021 khi mà mọi công tác chuẩn bị từ 7 năm qua cho sự kiện thể thao lớn nhất thế giới này đã gần như hoàn tất.
Cho đến thời điểm này, Nhật Bản đã bước đầu kiềm chế được đà lây lan của virus corona, nhưng hầu như vẫn chưa mở cửa biên giới với bên ngoài, việc tìm ra vac-xin ngừa Covid-19 vẫn còn trong gia đoạn nghiên cứu lâm sàng, nhiều dấu hiệu Covid-19 trỗi dậy ở lục địa châu Âu. Khả năng lùi lại Thế Vận Hội thêm một lần nữa đã được nhà tổ chức và CIO khẳng định là không thể được.
Trong khi đó, những đồn đoán lại dấy lên về khả năng hủy sự kiện thể thao lớn tập hợp 11.000 vận động viên đến từ 206 quốc gia và vùng lãnh thổ, đi cùng còn có 5000 huấn luyện viên, lãnh đạo đội và 20.000 phóng viên của các hãng truyền thông và 60.000 người tình nguyện, chưa kể số lượng du khách, người hâm mộ đến với sự kiện cũng phải là con số hàng triệu.
Trong điều kiện đại dịch Covid-19 vẫn còn những diễn biến khó lường, thời gian còn lại gần 1 năm không phải là nhiều, việc duy trì một sự kiện quốc tế lớn như Thế Vận hội mùa hè Tokyo đang đặt chính phủ Nhật trước thách thức lớn không chỉ về kinh tế mà còn là hình ảnh của đất nước, là một quyền lực mềm mà cường quốc châu Á này đang mong muốn xây dựng nhằm khẳng định mình trong các cuộc cạnh tranh địa chính trị.
Mặc dù quyết tâm chính trị rất lớn nhưng quyết định cuối cùng không thể là đơn phương của chính phủ Nhật, như nhận định của chuyên gia Trần Văn Mui:
Hồng Kông: Nỗi lo của gia đình 12 người
trốn sang Đài Loan bị Trung Quốc bắt
Minh Anh
Gia đình của 12 thanh niên biểu tình bị tuần duyên Trung Quốc bắt khi trên đường chạy trốn sang Đài Loan ngày 12/09/2020 lên tiếng trước giới truyền thông. Họ cầu cứu chính quyền Hồng Kông can thiệp với chế độ Bắc Kinh vì đã ba tuần không có tin tức gì về 12 thanh niên này.
Theo AFP, số thanh niên này bị tư pháp Hồng Kông truy tố vì đã tham gia vào các nhiều cuộc biểu tình khác nhau. Họ được trả tự do có điều kiện và dường như đã tìm cách chạy trốn tư pháp Hồng Kông khi mạo hiểm đào thoát bằng một chiếc tầu do chính họ thuê.
Từ Hồng Kông, thông tín viên Florence de Changy, cho biết chi tiết :
« Đầu trùm kín, mặt đeo khẩu trang và che mắt sau cặp kính đen, cha mẹ của 6 trong số 12 thanh niên bị tuần duyên Trung Quốc bắt cách nay ba tuần ngoài khơi Hồng Kông khó lòng che giấu được nỗi lo lắng.
Jamie To, luật sư và dân biểu thuộc phe ủng hộ dân chủ là một trong số những người tổ chức cuộc họp báo này. Ông nói : ʺChúng tôi rất lo về tình trạng, quyền, sức khỏe và quy chế của họ. Liệu rằng các quyền của họ, dù là dưới luật lệ của Trung Quốc, có được bảo vệ hay không ?ʺ
PUBLICITÉ
Điều đáng lo hơn nữa là theo những luật sư đã chấp nhận lời mời của các gia đình biện hộ cho những thanh niên Hồng Kông, chính quyền đã khuyến cáo họ rằng không nên ra bào chữa như lời giải thích của dân biểu Chu Hoi-dick.
ʺTôi nghĩ là vấn đề lớn nhất hiện nay cho các gia đình chính là việc chính phủ Trung Quốc tìm cách áp đặt các luật sư do họ chỉ định, chứ không phải những luật sư do gia đình chọn. Do vậy, có một rủi ro lớn là gia đình mất liên lạc với những người bị giam giữ và trường hợp này có nguy cơ rơi vào tình trạng mù mờ, bặt vô âm tín trong vòng vài tháng, thậm chí vài năm như nhiều trường hợp nhân quyền khác tại Trung Quốc.ʺ
Cuối ngày, cơ quan di trú Hồng Kông cho biết những thanh niên bị Trung Quốc bắt hiện sức khỏe vẫn tốt và gia đình có thể gởi thuốc men cho ba người đang trong giai đoạn chữa trị. »
Chiêu bài ‘quyền lực mềm’ của Trung Quốc
đã ảnh hưởng thế giới như thế nào?
Bình luậnTâm An
Sự kiện thảm sát trên quảng trường Thiên An Môn đã dẫn đến “sự cô lập” mà thế giới dành cho Trung Quốc . Bắc Kinh có vẻ “rút kinh nghiệm” trong việc sử dụng “quyền lực cứng” của mình. Để thoát khỏi “chấn thương Thiên An Môn”, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bắt đầu vận dụng chiêu bài “quyền lực mềm Trung Quốc”.
Kể từ Đại hội lần thứ XVII của ĐCSTQ năm 2007, chiến lược “quyền lực mềm” đã dần được thực hiện, trở nên thiết yếu và là một công cụ “chinh phục thế giới’ của chính quyền Trung Quốc
‘Quyền lực mềm’ thực chất là gì?
Nhà khoa học, chính trị gia người Mỹ Joseph Nye cho rằng “quyền lực cứng” – sức mạnh truyền thống, gồm lực lượng quân sự, dân số, địa lý, tài nguyên chiến lược, là “khả năng thay đổi những gì người khác làm”. Trong khi “quyền lực mềm” là “khả năng thay đổi những gì người khác muốn vì lực hấp dẫn của nó”, do đó đối lập với “quyền lực cứng”.
Giáo sư Nye đã chia các nguồn “quyền lực mềm” thành ba loại chính: văn hóa, giá trị chính trị nội bộ và chính sách đối ngoại .
Thông thường, các yếu tố được xem là “quyền lực mềm” phải chính đáng, đáng tin cậy và hấp dẫn (do đó dẫn đến mong muốn bắt chước). Các chính quyền thực hiện chiến lược quyền lực mềm tìm cách làm
cho mình hấp dẫn hơn, cố gắng cải thiện hình ảnh của họ, đến mức tăng cường sức mạnh ảnh hưởng của họ.
Bắc Kinh vận dụng chiêu bài ‘quyền lực mềm’ ra sao?
Ngay từ đầu những năm 1990, khái niệm quyền lực mềm đã thu hút sự quan tâm tại Trung Quốc, dù các nhà lãnh đạo Trung Quốc thường tỏ ra “khinh miệt” với những gì họ coi là “khái niệm của phương Tây”.
Tuy nhiên, vào năm 1998, một học giả là Vương Hỗ Ninh đã lần đầu tiên đặt ra câu hỏi về quyền lực mềm ở Trung Quốc, và mở ra gợi ý cho Bắc Kinh rằng “nếu một quốc gia có văn hóa và một hệ tư tưởng đáng ngưỡng mộ, các quốc gia khác sẽ có xu hướng đi theo nó… Nó không cần sử dụng quyền lực cứng đắt tiền và kém hiệu quả”.
Sự kiện thảm sát trên quảng trường Thiên An Môn đã dẫn đến “sự cô lập” mà thế giới dành cho Trung Quốc . Bắc Kinh có vẻ “rút kinh nghiệm” trong việc sử dụng “quyền lực cứng” của mình. Để thoát khỏi “chấn thương Thiên An Môn”, ĐCSTQ bắt đầu vận dụng chiêu bài “quyền lực mềm Trung Quốc”.
Tại Đại Hội Toàn Quốc thứ XVII của ĐCSTQ, quyền lực mềm chính thức được thông qua như một nguyên tắc chính trị. Hồ Cẩm Đào đã kêu gọi đổi mới các sáng kiến văn hóa xã hội chủ nghĩa, kích thích sự sáng tạo văn hóa của cả quốc gia và làm cho văn hóa trở thành một yếu tố quan trọng của quyền lực mềm Trung Quốc.
Trên thực tế, quyền lực mềm đã nhanh chóng phục vụ cho chiến lược ảnh hưởng của Trung Quốc, đây chính là một mục tiêu kép. Một mặt, cần phải sử dụng quyền lực mềm để có được các thuộc tính của một cường quốc hoàn chỉnh: “Sự trỗi dậy của Trung Quốc không chỉ phụ thuộc vào quyền lực cứng mà còn cả vào quyền lực mềm”.
Thứ hai, quyền lực mềm có thể hỗ trợ cho việc thiết lập một “tập hợp môi trường thuận lợi” cho sự trỗi dậy của sức mạnh Trung Quốc: một môi trường quốc tế, ổn định, hòa bình và hợp tác; tạo điều kiện cho sự phát triển và bành trướng ảnh hưởng của ĐCSTQ.
Liền theo sau đó là nhiều cải cách, sáng kiến đã được đưa ra, như việc mở ra các viện Khổng Tử, sự trao đổi các trung tâm văn hóa và đại học quốc tế, việc tổ chức “những sự kiện của Trung Quốc” ở các quốc gia khác nhau và tất nhiên, tổ chức các sự kiện quốc tế lớn, như Thế vận hội Olympic ở Bắc Kinh hoặc cuộc Triển Lãm Thế Giới ở Thượng Hải.
Mục tiêu của các nhà lãnh đạo Trung Quốc dường như đã “tiến lên” rõ ràng hơn sau đó. Trong những năm gần đây, quyền lực mềm được coi là một công cụ cho phép Trung Quốc vươn lên vị thế của một cường quốc. Do đó, Bắc Kinh đã triển khai một chiến dịch “quyến rũ to lớn”, đầu tư số tiền khổng lồ, đặc biệt là ở các nước đang phát triển.
Trong thực tế, các viện Khổng Tử đã được phân bố trên tất cả các châu lục, điều này chứng minh quyền lực mềm của Trung Quốc đã bao trùm lên toàn cầu.
Quan hệ kinh tế và thương mại với thế giới được Bắc Kinh ‘thắt chặt’ thông qua ‘quyền lực mềm’
Đông Nam Á, Châu Phi, Trung Đông và Châu Mỹ Latinh là những khu vực bị ảnh hưởng trực tiếp từ quyền lực mềm của Trung Quốc. Ngoài các mối quan hệ kinh tế và thương mại ngày càng bền chặt, đảm bảo cho Trung Quốc có được các đối tác “thân thiết”. Các hiệp định thương mại tự do với sáu quốc gia thành viên ASEAN có hiệu lực vào tháng 1/2011 đã xác nhận xu hướng này.
Sự hợp tác giữa Trung Quốc và Châu Phi đã được thực hiện vào tháng 10/2000, quy tụ gần 80 Bộ trưởng Ngoại giao từ 45 quốc gia Châu Phi. Diễn đàn thứ hai diễn ra vào tháng 11/2003 tại Ethiopia và kết thúc bằng việc thông qua Kế Hoạch Hành Động Addis Ababa vạch ra những đường lối chính của sự hợp tác này trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, thương mại và xã hội.
Sau hai diễn đàn này, khu vực Trung Quốc-Châu Phi (Chinafrique) đã ra đời. Để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, Trung Quốc cần các nguồn năng lượng dồi dào trên lục địa Châu Phi, trong khi Châu Phi lại cần viện trợ của Trung Quốc để phát triển.
Trao đổi thương mại là nguồn gốc của mối quan hệ giữa Trung Quốc và Trung Đông, điều này không ngừng tăng trưởng trong những năm gần đây. “Con đường tơ lụa mới” – Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) được đánh dấu bằng việc nối lại thương mại và đầu tư giữa Vịnh Ba Tư Ả Rập và Châu Á, giờ đây được thể hiện qua các trao đổi về nguồn vốn và hàng hóa.
Nhu cầu năng lượng của Trung Quốc là trung tâm của các cuộc trao đổi này, bất kể bản chất của các chính quyền khác (độc tài, khủng bố hay tham nhũng). Một dấu hiệu khác xác định sự xuất hiện của quyền lực mềm Trung Quốc ở Trung Đông là việc Bắc Kinh đã mở ra thêm nhiều học viện Khổng Tử, thậm chí đã ra mắt ấn bản tiếng Ả Rập của tạp chí China Today tại Cairo.
Cuối cùng, Châu Mỹ Latinh đã thu hút Bắc Kinh trong những năm gần đây, phần lớn là do dự trữ năng lượng và khoáng sản. Tiểu lục địa Châu Mỹ cũng được Trung Quốc quan tâm vì tài nguyên nông nghiệp.
Cùng với Hoa Kỳ, Brazil và Argentina hiện là các nước xuất khẩu chính các sản phẩm nông nghiệp – đặc biệt là thịt và đậu nành – sang Trung Quốc.
Trong một vài năm, Trung Quốc đã trở thành một thị trường tiêu thụ chính đối với các nguyên liệu của Châu Mỹ Latinh. Sự hiện diện ngày càng mạnh mẽ này trong “sân sau của Hoa Kỳ” là một minh chứng cho khả năng lan tỏa “quyền lực mềm” của Trung Quốc.
Bản chất của ĐCSTQ tự nó là một giới hạn đối với chiến lược ‘quyền lực mềm’
Cần lưu ý rằng sự cạnh tranh với Washington là trung tâm của hầu hết các chiến thuật về quyền lực mềm Bắc Kinh. Về vấn đề này, ông Joseph Nye tin rằng, quyền lực mềm Trung Quốc không hiệu quả lâu dài, vì các chiến lược của ĐCSTQ không thể đảm bảo thành công. Giáo sư Nye giải thích rằng “các cường quốc cố gắng sử dụng văn hóa để định hình quyền lực mềm cho mình, nhưng điều chính yếu là kết quả của xã hội dân chủ hơn là của các chính phủ”.
Vì lý do này mà chiến lược quyền lực mềm của ĐCSTQ dường như nhắm mục tiêu chính vào người Trung Quốc, bằng cách kiểm soát hệ tư tưởng của người dân, thúc đẩy cảm giác tự hào dân tộc (gây nhầm lẫn giữa khái niệm ĐCSTQ và dân tộc Trung Hoa), cũng như dựng nên “Vạn lý tường lửa” nhằm ngăn cách người dân với nguồn thông tin từ thế giới bên ngoài.
Thật ra, bản chất của ĐCSTQ tự nó là một giới hạn đối với quyền lực mềm mà Bắc Kinh tìm cách triển khai. Mặc dù chiến lược đầu tư lớn vào các nước đang phát triển chắc chắn mang lại lợi ích cho Bắc Kinh, các “lỗ hổng” của nền kinh tế nội địa và sự vi phạm nhân quyền sâu sắc trong nước là điều mà chính quyền này không thể che dấu được.
Các nước láng giềng của Trung Quốc ngày càng lo sợ “mồi nhử” về sự tăng trưởng và cố gắng chống lại sự bành trướng của chính quyền này. Trong khi chiến lược quyền lực mềm của bất kỳ quốc gia nào sẽ được xem như là một phương pháp lành mạnh, thì ở đây, quyền lực mềm của ĐCSTQ gây ra sự lo lắng, bất an và thất vọng.
Một khi cảm thấy ở vào “thế thượng phong” đối với các đối tác, Bắc Kinh bắt đầu đi từ chiến thuật “quyền lực mềm” sang áp dụng phong cách “thực dân” mới ở Đông Nam Á, Châu Phi hoặc các khu vực khác.
Các phản ứng của Bắc Kinh về phương diện đối ngoại được gọi là ngoại giao “chiến binh sói”. Quyền lực mềm của chế độ này đến nay đã phản tác dụng, bởi bản chất không đáng tin cậy, hung hăng, ngang ngược của chính quyền Trung Quốc. Quyền lực mềm chẳng qua là một mỹ từ để che dấu mục đích chính là giành lấy “quyền bá chủ” thế giới của Bắc Kinh mà thôi.
Tâm An
Nguồn tham khảo
Nye Joseph S. (2005), “The Rise of China’s Soft Power”, Wall Street Journal
Nye Joseph S. (2010a), “American and Chinese Power after the Financial Crisis”, The Washington Quarterly.
Ding Sheng (2010), “Analysing Rising Power from the Perspective of Soft Power: A New Look at China’s Rise to the Status Quo Power”, Journal of Contemporary Asia
Gregory Chin et Ramesh Thakur (2010), “Will China Change the Rules of Global Order?”, The Washington Quarterly
Jeffrey Gill (2008), “The Promotion of Chinese Language Learning and China’s Soft Power”, A
Trung Quốc thâm nhập và nhào nặn
chương trình giáo dục phổ thông Mỹ
Hương Thảo
Tổ chức Hội đồng Đại học Mỹ (College Board) đã hợp tác chặt chẽ với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) trong hơn một thập niên, cho phép Bắc Kinh cấu trúc việc giảng dạy ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc trong các lớp học từ lớp 1 đến lớp 12 (K-12) trên khắp Hoa Kỳ, theo một báo cáo mới của Hiệp hội Học giả Quốc gia Mỹ (NAS).
Báo cáo được công bố ngày 6/9 cho thấy College Board – một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại New York, chuyên tổ chức các kỳ thi theo chuẩn SAT và AP để tuyển sinh đại học – đã hợp tác với ĐCSTQ để phát triển khóa học văn hóa và ngôn ngữ Trung Quốc nâng cao dành cho các trường trung học, giúp ĐCSTQ giành quyền kiểm soát việc giảng dạy tiếng Trung ở nước này, đồng thời quảng bá mạnh mẽ các Viện và Lớp Khổng Tử do Bắc Kinh tài trợ, theo The Epoch Times.
Được quảng cáo là chương trình dạy ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc, các Viện và lớp Khổng Tử bị chỉ trích vì giúp ĐCSTQ tuyên truyền và đàn áp tự do ngôn luận trong các trường đại học và trường học từ bậc tiểu học đến trung học (hệ thống K-12) của Mỹ.
“Chính quyền Trung Quốc đã cố gắng xây dựng toàn bộ hệ thống giáo dục trước khi công chúng kịp hiểu được điều gì đã xảy ra”, tác giả báo cáo, nhà nghiên cứu cấp cao của NAS, bà Rachelle Peterson cho biết tại buổi ra mắt trực tuyến báo cáo trong chương trình “American Thought Leaders (Các nhà lãnh đạo tư tưởng Mỹ)” của kênh Epoch Times.
“ĐCSTQ đã chọn ra một cái tên được kính trọng và có uy tín – College Board – để giành được quyền tiếp cận mà đáng lẽ ra ĐCSTQ không bao giờ có thể có được bằng cách xâm nhập vào các tổ chức mà người Mỹ đã biết rõ và tin tưởng”, bà Peterson nói thêm.
Phát hiện này được đưa ra trong bối cảnh ĐCSTQ đang bị giám sát chặt chẽ hơn trong những nỗ lực gây ảnh hưởng đến các trường đại học Mỹ, cũng như chiến dịch đánh cắp công nghệ và nghiên cứu của Mỹ.
Theo báo cáo, vào năm 2003, College Board đã làm việc với Bắc Kinh để xây dựng khóa học tiếng Trung xếp lớp nâng cao (Advanced Placement Chinese Language and Culture), trong đó chính phủ Trung Quốc chi trả một nửa trong tổng số chi phí 1,37 triệu USD. Đổi lại, chính quyền Trung Quốc có thể biên soạn nội dung các khóa học dạy tại các trường phổ thông, và thúc đẩy việc giảng dạy bằng chữ Hán giản thể, bà Peterson cho biết.
Sau khi ĐCSTQ lên nắm quyền, chính quyền này đã áp đặt việc sử dụng ký tự tiếng Trung giản thể vào những năm 1950 nhằm xóa bỏ văn hóa truyền thống được thể hiện trong tiếng Trung phồn thể. Tiếng Trung phồn thể hiện vẫn được sử dụng ở Đài Loan và Hồng Kông.
“Kết quả là, sinh viên Hoa Kỳ học tiếng Trung giản thể sẽ không thể đọc hiểu những tác phẩm văn học truyền thống Trung Quốc mà Mao Trạch Đông đã tìm cách xóa bỏ”, bà Peterson nói.
College Board cũng giúp ĐCSTQ đào tạo các giảng viên người Mỹ dạy tiếng Trung bằng cách hợp tác với tổ chức này để tổ chức Hội nghị Ngôn ngữ tiếng Trung toàn quốc. Đây là cuộc họp thường niên lớn nhất các giáo viên tiếng Trung ở Mỹ. Nhà tài trợ chính của hội nghị này là Hanban, một cơ quan thuộc Bộ giáo dục Trung Quốc có nhiệm vụ giám sát các Viện Khổng Tử trên khắp thế giới.
Bà Peterson mô tả mối quan hệ hợp tác này “có lẽ là một trong những khoản đầu tư hiệu quả nhất của chính phủ Trung Quốc vào giáo dục Mỹ” và điều này đã cho phép ĐCSTQ “thu hút hiệu quả thị trường giảng dạy tiếng Trung ở cấp độ giáo dục tiểu học đến trung học (K-12) tại Hoa Kỳ”.
Theo báo cáo, tại hội nghị năm 2014, Giám đốc điều hành College Board, ông David Coleman đã ca ngợi Hanban là “mặt trời” và College Board là “mặt trăng” và “rất vinh dự được nhận ánh sáng” phản chiếu từ “mặt trời”.
College Board cũng hợp tác với Hanban trong “Chương trình giáo viên thỉnh giảng Trung Quốc”, tạo ra “một hệ thống giáo viên Trung Quốc do chính phủ nước này tuyển chọn vào các trường từ tiểu học đến trung học (K – 12) của Mỹ”, bà Peterson cho biết. Chương trình giáo viên thỉnh giảng đã đưa hơn 1.650 giáo viên Trung Quốc đến Hoa Kỳ từ năm 2006.
Ngoài ra, College Board đã tài trợ cho 20 Viện và lớp học Khổng Tử. Tính đến năm 2019, đã có hơn 500 lớp Khổng Tử tại các trường trung học, theo báo cáo của tiểu ban Thượng viện Mỹ. Hiện tại có khoảng 67 Viện Khổng Tử tại các trường đại học Hoa Kỳ, theo ước tính của NAS.
Bộ ngoại giao Hoa Kỳ hồi tháng 8 đã chỉ định Viện Khổng Tử Hoa Kỳ, một tổ chức có trụ sở tại Washington chuyên quảng bá các Viện và Lớp Khổng Tử, là một cơ quan ngoại giao của ĐCSTQ. Washington cho biết Viện Khổng Tử là một phần trong “bộ máy tuyên truyền và gây ảnh hưởng toàn cầu” của ĐCSTQ. Ngoại trưởng Mỹ cũng muốn đóng cửa tất cả các Viện Khổng Tử trước cuối năm nay.
Bà Peterson nói, chiến dịch mở rộng quyền lực mềm của chính quyền Trung Quốc bao gồm việc “cung cấp những khoản tiền khổng lồ” cho các cơ sở giáo dục ở Hoa Kỳ.
Bà nói: “College Board, các trường cao đẳng và đại học, các tổ chức khác đã cảm thấy vô cùng thuận lợi khi được chính phủ Trung Quốc hợp tác làm văn bởi họ đang được trả thù lao hậu hĩnh”.
NAS đã thúc giục Nghị viện Mỹ yêu cầu College Board chấm dứt quan hệ với ĐCSTQ như một điều kiện để nhận được tài trợ của chính phủ liên bang.
Báo cáo cũng kêu gọi đóng cửa các lớp học Khổng Tử, và thay thế bài kiểm tra Văn hóa và Ngôn ngữ Trung Quốc đầu vào và Hội nghị Ngôn ngữ Trung Quốc Quốc gia. NAS khuyến nghị Bộ giáo dục và Bộ quốc phòng thiết lập một nhóm công tác để xây dựng một bài kiểm tra văn hóa và ngôn ngữ Trung Quốc thay thế.
Theo The Epoch Times
Hương Thảo biên dịch
https://www.dkn.tv/the-gioi/trung-quoc-tham-nhap-va-nhao-nan-chuong-trinh-giao-duc-pho-thong-my.html
Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc đã viết gì?
Nhân dân Nhật báo từ chối đăng,
Weibo vội vã xóa khỏi nền tảng
Tâm Thanh
Đại sứ Hoa Kỳ tại Trung Quốc Terry Branstad gần đây đã viết một bài báo với tiêu đề “Thiết lập mối quan hệ dựa trên sự công bằng” và gửi đăng trên tờ Nhân Dân Nhật Báo – cơ quan ngôn luận ĐCSTQ. Tuy nhiên, ngay sau đó bài viết của ông đã bị từ chối.
Ngoại trưởng Mỹ Pompeo đã đưa ra một tuyên bố vào ngày 9/9 rằng, phản ứng của Nhân dân Nhật Báo một lần nữa phơi bày nỗi sợ hãi của ĐCSTQ về quyền tự do ngôn luận và các cuộc tranh luận trí thức nghiêm túc, cũng như thói đạo đức giả của Bắc Kinh khi phàn nàn về việc bị đối xử thiếu công bằng và bình đẳng tại các nước khác.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao ĐCSTQ Triệu Lập Kiên cho rằng, Mỹ sử dụng bài báo này là đang cố tình “bới lông tìm vết”.
Tuy nhiên, thế giới bên ngoài rất quan tâm đến việc bài báo của Đại sứ Branstad không được đăng trên các phương tiện truyền thông chính thức của ĐCSTQ. Phía đại sứ quán Mỹ tại Trung Quốc sau đó đã công bố toàn văn bài báo bằng tiếng Trung có chữ ký của đại sứ Branstad trên tài khoản Weibo chính thức vào chiều ngày 11/9, nhưng đã bị xóa không lâu sau đó.
Bài báo đề cập đến sự bất bình đẳng lâu dài trong quan hệ Mỹ-Trung và kêu gọi ĐCSTQ tôn trọng quyền đối thoại trực tiếp của các nhà ngoại giao phương Tây với người dân Trung Quốc.
Theo báo cáo của CNA – thông tấn xã Đài Loan, bài báo này được gửi đi lúc 16h30 ngày 11/9, nhận được hơn 2.200 lượt thích và 1937 lượt chia sẻ. Tuy nhiên, mọi người không cách nào đọc được những bình luận của cư dân mạng và phía dưới của bài báo còn hiện dòng chữ “Cấm bình luận”. Tính đến thời điểm bài viết của phóng viên Voice of Hope được đăng tải thì bài báo gốc trên Weibo đã bị xóa.
Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Trung Quốc đã xuất bản toàn văn bài báo của Đại sứ Branstad trên mạng xã hội Weibo nhưng bị xóa ngay sau đó (ảnh chụp màn hình Weibo).
Nhân Dân Nhật Báo từ chối đăng bài viết của Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc
Ngày 26/8, Đại sứ quán Mỹ tại Trung Quốc đã liên hệ với Nhân Dân Nhật Báo để bày tỏ hy vọng có thể đăng một bài báo có chữ ký của Đại sứ Branstad trước ngày 4/9.
Nhân Dân Nhật Báo đã từ chối yêu cầu này và tuyên bố rằng, nội dung của bài báo “đầy sơ hở, không phù hợp nghiêm trọng với sự thật, đầy rẫy những lời lẽ công kích và bôi nhọ ác độc chống lại Trung Quốc”.
Nhân Dân Nhật Báo cũng tuyên bố trong thư trả lời với Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Trung Quốc rằng, bản thảo không phù hợp, không đáp ứng được các tiêu chuẩn nhất quán để được một kênh truyền thông nổi tiếng – nghiêm túc – chuyên nghiệp như Nhân dân Nhật Báo tuyển chọn và xuất bản.
Ngày 9/9, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Pompeo đã đưa ra một tuyên bố chỉ trích Nhân Dân Nhật Báo, cơ quan tuyên truyền chính thức của ĐCSTQ khi từ chối đăng bài báo Đại sứ Branstad, đồng thời ông cũng trích dẫn một loạt những vấn đề bất cập.
“Trớ trêu thay, bài báo có chữ ký của vị đại sứ này không làm điều gì khác ngoài việc kêu gọi thiết lập một mối quan hệ tích cực hơn giữa hai quốc gia thông qua quan hệ qua lại không hạn chế và các cuộc thảo luận không kiểm duyệt”, ông Pompeo chỉ trích.
“Phản ứng của Nhân dân Nhật báo một lần nữa phơi bày nỗi sợ hãi của ĐCSTQ đối với quyền tự do ngôn luận và các cuộc tranh luận trí thức nghiêm túc, cũng như thói đạo đức giả của Bắc Kinh khi phàn nàn về việc bị đối xử thiếu công bằng và bình đẳng tại các nước khác”.
Ông Pompeo chỉ ra trong tuyên bố rằng, trong nền dân chủ năng động và tự tin của Hoa Kỳ, các quan chức ĐCSTQ có thể đối thoại trực tiếp với người dân Mỹ, và họ cũng có thể bày tỏ quan điểm của chính quyền ĐCSTQ trên các phương tiện truyền thông Mỹ.
Đơn cử trường hợp Đại sứ của ĐCSTQ tại Hoa Kỳ Thôi Thiên Khải (Cui Tiankai) đã xuất bản năm bài báo có chữ ký vào năm nay trên các tờ báo nổi tiếng ở Mỹ như The Washington Post và Politico, đồng thời được sắp xếp các cuộc phỏng vấn độc quyền với kênh truyền hình như CNN và CBS.
Bộ Ngoại giao ĐCSTQ và các cơ quan ngôn luận của nhà nước Trung Quốc như Thời báo Hoàn Cầu (Global Times), China Daily … thường xuyên sử dụng khả năng tiếp cận tự do các mạng xã hội của Mỹ như Twitter và Facebook để tấn công các chính sách và lối sống của Mỹ và chính bản thân hệ thống mà đang bảo vệ quyền phát ngôn tự do của họ. Họ cũng làm điều tương tự ở các quốc gia dân chủ khác.
Ông Pompeo nói rằng, nếu ĐCSTQ thực sự muốn đưa Trung Quốc trở thành một quốc gia vĩ đại và tăng cường quan hệ với thế giới tự do, Bắc Kinh nên tôn trọng quyền nói chuyện trực tiếp với người dân Trung Quốc của các nhà ngoại giao phương Tây, cho phép các nhà báo nước ngoài quay trở lại Trung Quốc và ngừng các hành vi đe dọa và quấy rối các phóng viên điều tra, bất luận đó là người hải ngoại hay người Trung Quốc. Bởi vì những nhà báo này đang cố gắng duy trì tính trung thực của các phương tiện truyền thông tự do phục vụ lợi ích công chúng.
“Việc họ từ chối làm điều này cho thấy giới chóp bu trong ĐCSTQ vốn không phải do dân bầu đang lo sợ như thế nào trước việc người dân của họ có tự do tư tưởng cũng như sự đánh giá của thế giới tự do đối với việc quản trị bên trong Trung Quốc”, ông Pomeo viết.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên cho biết tại cuộc họp báo thường kỳ ngày 10/9 rằng, động thái của Mỹ đã được thiết kế cẩn thận để “bới lông tìm vết”.
“Phía Mỹ hy vọng Nhân Dân Nhật Báo đăng một bài báo giả dối, họ muốn vu oan cho Trung Quốc”, ông Kiên nói.
Tuy nhiên, cả hai câu trả lời của tờ Nhân Dân Nhật Báo và của phát ngôn viên Triệu Lập Kiên đều không chỉ ra chính xác những gì được đề cập trong bài báo của Đại sứ Branstad.
Theo quan điểm của Mỹ, quan hệ Trung – Mỹ từ lâu đã là mô hình không cân bằng được thể hiện trên nhiều lĩnh vực.
Lấy ví dụ, trước khi Hoa Kỳ trừng phạt ByteDance và Tencent thì WeChat, QQ, Tik Tok và Weibo đều có thể tự do gia nhập vào thị trường Mỹ, trong khi các công ty công nghệ Mỹ khác như Google, Twitter và Facebook không thể hoạt động ở Trung Quốc.
Như Ngoại trưởng Pompeo đã nói, các quan chức ĐCSTQ có thể chỉ trích các chính sách của Mỹ và ca ngợi Trung Quốc trên các phương tiện truyền thông của Hoa Kỳ. Các tuyên truyền đối ngoại của ĐCSTQ có thể tiếp tục xuất hiện trên Twitter và ĐCSTQ có thể kể “những câu chuyện của Trung Quốc” trên tấm bảng quảng cáo ở quảng trường Thời đại New York. Trái lại, nước Mỹ chỉ có thể kể “những câu chuyện của Hoa Kỳ” trên trang web chính thức của đại sứ quán nước mình.
Trung Quốc có 3.000 nhà báo thường trú tại Hoa Kỳ, trong khi Hoa Kỳ chỉ có chưa đến 100 nhà báo Mỹ thường trú ở Trung Quốc. Miễn là các nhà báo Trung Quốc có thể duy trì tư cách nhà báo thì họ không bị giới hạn về thời gian cư trú tại Hoa Kỳ. Còn tại Trung Quốc, các nhà báo của Mỹ cần phải phỏng vấn xin gia hạn hàng năm.
Bài báo “Thiết lập mối quan hệ dựa trên sự công bằng” của Đại sứ Branstad hiện đã được xuất bản trên trang web chính thức của Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Trung Quốc với nội dung cũng đề cập đến những vấn đề này.
Mở đầu bài báo, Hoa Kỳ luôn mong muốn một mối quan hệ mang tính xây dựng và có kết quả với Trung Quốc, nhưng từ góc độ quan điểm của Hoa Kỳ thì hiện rất ít tiến triển được ghi nhận. Trong nhiều năm, ban lãnh đạo ĐCSTQ đã kêu gọi Hoa Kỳ tập trung vào các lĩnh vực hợp tác, đồng thời gác lại những điểm bất đồng. Hoa Kỳ đã đồng ý với cách tiếp cận này. Bắc Kinh yêu cầu Hoa Kỳ tránh thảo luận về sự khác biệt như một điều kiện tiên quyết để giao thiệp. Tuy nhiên, những lời hứa được đưa ra thường không được thực hiện và mối quan hệ Mỹ-Trung ngày càng mang lại ít kết quả có ý nghĩa hơn cho người dân Mỹ.
Bài báo tập trung vào sự bất bình đẳng trong quan hệ Mỹ-Trung. Đại sứ Branstad nói rằng, Hoa Kỳ hoan nghênh các công ty Trung Quốc tiến vào thị trường Mỹ, bán sản phẩm cho người tiêu dùng Mỹ, đầu tư và tham gia đấu thầu dự án và gây quỹ. Trong khi đó ĐCSTQ không đối xử bình đẳng với các công ty, nhà báo, nhà ngoại giao, … của Mỹ. Trong khi các nhà báo của Mỹ đưa tin phải đối mặt với các hạn chế nhập cảnh vào Trung Quốc, thì các nhân viên truyền thông quốc gia Trung Quốc có thể đưa tin mà không bị hạn chế ở Mỹ trong một thời gian dài.
Các nhà ngoại giao Trung Quốc có thể bước vào xã hội Mỹ một cách tự do không hạn chế. Trong khi các nhà ngoại giao Mỹ ở Trung Quốc cần phải đối diện với một hệ thống phê duyệt quốc gia, ngay cả với những tương tác cơ bản nhất với người dân đại lục.
Bài báo cũng tuyên bố rằng, trong khi hưởng lợi từ sự cởi mở của Hoa Kỳ, chính quyền ĐCSTQ đã lợi dụng sự cởi mở của Hoa Kỳ – theo cách thức ngày càng không phù hợp với các chuẩn mực quốc tế. Một số công ty Trung Quốc mua lại các công ty Mỹ không phải để tạo cơ hội việc làm, mà là để thu thập
công nghệ và sau đó mang về Trung Quốc phát triển nhằm cạnh tranh ngược trở lại với Mỹ. Một số sinh viên và nhà nghiên cứu Trung Quốc tiến vào các trường đại học, tổ chức nghiên cứu và công ty của Mỹ, không phải để tham gia vào nghiên cứu học thuật mà là để đánh cắp tài sản trí tuệ của Hoa Kỳ.
Sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump nhậm chức, ông đã khởi động các cuộc đàm phán thương mại với Trung Quốc.
“Nhiều người cáo buộc rằng điều này là để cản trở nguyện vọng phát triển hợp lý của Trung Quốc, để ‘kiềm chế’ sự trỗi dậy của Trung Quốc hay ‘tách rời’ với Trung Quốc”. Nhưng Đại sứ Branstad cho biết: “Điều này hoàn toàn sai lầm”.
Ông tiếp tục nói trong bài báo: “Nguyên nhân sâu xa của những căng thẳng trong quan hệ Mỹ-Trung hiện nay là chiến lược lâu dài của Trung Quốc, theo đó phía Trung Quốc chỉ muốn ‘kết nối’ có chọn lọc với Mỹ, khi kiểm soát một cách có hệ thống sự tiếp cận của người dân Mỹ đối với xã hội Trung Quốc”.
Hoa Kỳ hiện đã từ chối cấp thị thực cho những người thu thập tài sản trí tuệ và kết quả nghiên cứu của Hoa Kỳ một cách bất hợp pháp, ví như áp lệnh trừng phạt với các doanh nghiệp như Huawei. Các công ty này đã đánh cắp tài sản trí tuệ của Mỹ, đi đường vòng để né tránh các kiểm soát xuất khẩu của Hoa Kỳ hoặc gây ra mối đe dọa đối với an ninh dữ liệu cá nhân và mạng lưới liên lạc của công dân Mỹ.
Ở phần cuối bài báo, Đại sứ Branstad cho biết, Trung Quốc và Hoa Kỳ cần thiết lập nền tảng cho sự hiểu biết lẫn nhau và sự hợp tác chân chính. Nó phải bắt đầu từ việc chính phủ Trung Quốc sẵn sàng giải quyết những lo ngại về sự mất cân bằng trong quan hệ giữa hai nước và cho phép người dân hai nước thiết lập quan hệ thông qua trao đổi không hạn chế và thảo luận không bị kiểm duyệt.
“Chỉ khi đó, tôi mới có thể được hưởng quyền tự do tiếp xúc với người Trung Quốc, giống như chúng tôi đã hứa với Đại sứ Thôi cũng sẽ làm như vậy ở Hoa Kỳ và chỉ khi đó, chúng ta mới có thể có một mối quan hệ thực sự bình đẳng và cân bằng”.
Theo Nguyên Minh Thanh, Sound of Hope
Tâm Thanh biên dịch
Hoa Kỳ ‘tách rời’ nền kinh tế Trung Quốc –
Bắc Kinh có thể ‘chống đỡ’ được bao lâu?
Bình luậnThủy Tiên
Trong khi Trung Quốc được xem là “phân xưởng toàn cầu” và Hoa Kỳ là “trụ sở công nghệ” của thế giới, hai nền kinh tế đã kết nối với nhau như một “Chimerica” (chỉ sự liên kết không thể tách rời). Tuy nhiên, bối cảnh kinh tế của cuộc đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc về cơ bản đã thay đổi, liệu “cốt lõi” của nền kinh tế thế giới có thể thật sự tách rời?
Trung Quốc cố gắng vãn hồi sự ‘tách rời’
Trật tự kinh tế toàn cầu ngày nay vẫn được “ghi trên mặt sau của mọi chiếc iPhone”: được thiết kế tại California, lắp ráp tại Trung Quốc.
Cả hai đảng trong cuộc chạy đua vào ghế tổng thống Mỹ đều cam kết chấm dứt sự sắp xếp này. Lời hứa lần này của cả hai bên là đưa việc sản xuất về lại Hoa Kỳ.
Chiến dịch của Tổng thống Trump tuyên bố rằng sẽ “chấm dứt sự phụ thuộc của chúng ta vào Trung Quốc”. Joe Biden về phần mình đang cố gắng vượt qua ông Trump và hứa hẹn một tương lai của “Sản xuất tại Mỹ”.
Trong khi đó, ông Tập Cận Bình tuyên bố “lưu thông kép” là chiến lược kinh tế mới của Trung Quốc, hứa hẹn tập trung nhiều hơn vào lĩnh vực trong nước thay vì phụ thuộc vào phần còn lại của thế giới. Mặc dù một phần của cách tiếp cận “kép” này là để báo hiệu rằng cánh cửa của Trung Quốc vẫn rộng mở.
Ông Tập đã đích thân viết thư cho các giám đốc điều hành của các công ty nước ngoài để đảm bảo với họ về một môi trường kinh doanh thuận lợi. Chính phủ Trung Quốc đã công bố kế hoạch biến đảo Hải Nam thành một cảng thương mại tự do khổng lồ và Trung Quốc đã mở cửa thị trường tài chính và bảo hiểm với tốc độ mà các nhà quản lý quỹ quốc tế không dám hy vọng.
Mặt khác, Trung Quốc đang nhấn mạnh mục tiêu tự lực trong các lĩnh vực quan trọng như thực phẩm và công nghệ. Tuy nhiên, với việc gần 1 tỷ người Trung Quốc “không có quyền tiêu dùng”, kế hoạch của Chủ tịch Tập có nhiều khả năng sẽ… phá sản.
“Tách rời” đã trở thành từ thông dụng mới để mô tả khả năng tan vỡ kinh tế giữa Mỹ và Trung Quốc. Tổng thống Trump gần đây đã thêm nó vào kho “vũ khí hùng biện” của mình.
Mặc dù còn nhiều vướng mắc, quá trình ‘tách rời’ vẫn đang tiếp diễn
Năm 2012, tổng thống Barack Obama hỏi Steve Jobs rằng iPhone có thể được sản xuất ở Mỹ hay không. Jobs đã trả lời bằng một cách đơn giản là không, và những khó khăn có thể vẫn còn đó cho đến ngày nay. Các tổ chức chính phủ Trung Quốc, các đối tác kinh doanh địa phương và các tập đoàn đa quốc gia đã xây dựng chuỗi cung ứng ở Trung Quốc từ cuối những năm 1980.
Các địa điểm sản xuất được duy trì nhờ sự phát triển cơ sở hạ tầng khổng lồ và thu hút khoảng 300 triệu công nhân ngoại tỉnh của Trung Quốc, nhiều người sống trong các ký túc xá ngay cạnh dây chuyền lắp ráp.
Khi chúng ta nói về “tách rời” khỏi Trung Quốc, điều chúng ta thực sự muốn nói là tổ chức lại hoàn toàn một mảng lớn sản xuất của thế giới. Do kết quả của cuộc thương chiến, thị phần của Trung Quốc trong chuỗi cung ứng toàn cầu về máy vi tính và máy tính bảng – lĩnh vực bị ảnh hưởng nhiều nhất – giảm khoảng 4 điểm phần trăm.
Tuy nhiên, Trung Quốc sản xuất 45% xuất khẩu toàn cầu trong lĩnh vực này và 54% tổng số điện thoại trên toàn thế giới. Đối với đồ nội thất, quần áo và đồ điện gia dụng, thị phần lần lượt là 34%, 28% và 42%.
Dù vậy, các doanh nghiệp nước ngoài đã cố gắng rút hoạt động sản xuất của họ ra khỏi Trung Quốc. Foxconn đang chuyển một số hoạt động sản xuất của mình sang Việt Nam và Ấn Độ, nhưng khoảng 70% vẫn còn ở Trung Quốc. Việc di chuyển các cơ sở sản xuất lớn đến khu vực xung quanh cũng cần có thời gian.
Tuy nhiên, dù vướng mắc chi phí lớn, cộng đồng doanh nghiệp trên thực tế phần lớn hướng theo lời kêu gọi rút khỏi Trung Quốc của chính quyền các nước.
Từ công nghệ đến tài chính – Liệu nền kinh tế Trung Quốc có thể chống đỡ nổi lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ?
Trong khi thế giới đang dần giảm bớt sự phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng sản xuất của Trung Quốc, điều quan trọng là Trung Quốc cũng không thể phát triển mà không có công nghệ nước ngoài.
Trong ngành công nghiệp chip máy tính quan trọng, Trung Quốc vẫn đi sau nhiều năm so với các nước dẫn đầu ngành công nghiệp này và vẫn bị ràng buộc bởi bí quyết công nghệ của Mỹ. Do đó, các lệnh trừng phạt gần đây nhằm cắt đứt Huawei với nguồn chip do Mỹ sản xuất đã tuyên “án tử” đối với công ty công nghệ thành công nhất của Trung Quốc này.
Và mặc dù gói kích thích kinh tế trong bối cảnh dịch viêm phổi Vũ Hán của Trung Quốc tập trung vào sự phát triển lâu dài, chất lượng cao và nhắm mục tiêu vào đổi mới, quốc gia này vẫn phải đối mặt với một cuộc chiến lớn khó khăn trên biên giới công nghệ.
“Nếu Mỹ tiếp tục đánh vào các lĩnh vực then chốt của ngành công nghệ Trung Quốc, thì tác động sẽ thật thảm khốc”, một giám đốc điều hành Trung Quốc cảnh báo.
Lĩnh vực tài chính cũng rất đáng ngại. Từ lâu, Trung Quốc đã nhắm đến việc đưa đồng nhân dân tệ vào hàng ngũ các đồng tiền dự trữ quốc tế. Nước này cũng tiếp tục chỉ lệnh dự trữ ngoại hối lớn nhất là đô-la Mỹ. Đồng thời, các nhà nghiên cứu và quan chức Trung Quốc ngày càng lo lắng về một “cuộc chiến tài chính” toàn diện từ phía Hoa Kỳ.
Yu Yongding, một nhà kinh tế và cựu cố vấn cho ngân hàng trung ương Trung Quốc, cảnh báo rằng việc Trung Quốc phụ thuộc vào hệ thống đô-la Mỹ sẽ khiến các ngân hàng Trung Quốc có thể bị tổn hại nghiêm trọng nếu bị loại khỏi hệ thống do lệnh trừng phạt.
Theo Yu, Mỹ có thể đi xa tới mức phong tỏa tài sản ở nước ngoài của Trung Quốc. Các biện pháp trừng phạt tài chính như vậy có thể tạo ra một vòng xoáy trả đũa nguy hiểm không kém hệ thống sản xuất toàn cầu đang bị đe dọa.
Viễn cảnh tách rời nhanh chóng có thể có kết cục là “sự kết thúc của Đảng Cộng sản Trung Quốc” – đó là lần cuối cùng một mạng lưới sản xuất xuyên biên giới bị dỡ bỏ, “toàn cầu hóa đỏ” có khả năng bị hủy bỏ trong một “vụ nổ lớn”.
Tác giả: Isabella Weber là trợ lý giáo sư kinh tế tại Đại học Massachusetts Amherst và là tác giả của cuốn sách sắp xuất bản Cách Trung Quốc thoát khỏi liệu pháp sốc
Thủy Tiên
‘Con đường tơ lụa mới’ của Bắc Kin
h đang dần ‘xói mòn’ như thế nào?
Bình luậnTâm An
Tiếp sau sự sụt giảm đáng kể các khoản đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc, sự tài trợ vào những dự án Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) cũng đã giảm mạnh kể từ khi bắt đầu cuộc khủng hoảng virus Corona Vũ Hán. Phải chăng quá trình “xói mòn” của “Con đường tơ lụa mới” này đang thật sự diễn ra?
Năm 2020, hai cột trụ của toàn cầu hóa đã sụp đổ. Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) dự đoán kim ngạch thương mại thế giới sẽ giảm 30%, một mức giảm chưa từng có tiền lệ kể từ năm 1945.
Tổ chức Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD), cơ quan đo lường các luồng đầu vào và đầu ra của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), và thực hiện khảo sát các doanh nghiệp lớn về ý định đầu tư của họ, dự báo là sau khi giảm từ năm 2015 và phục hồi nhẹ vào năm 2019, các nguồn vốn FDI sẽ co lại 40% vào năm 2020 và, lần đầu tiên kể từ năm 2005, sẽ giảm xuống dưới mốc 1.000 tỷ USD.
UNCTAD dự báo nguồn vốn FDI sẽ còn giảm thêm từ 5% đến 10% vào năm 2021.
Đầu tư ở nước ngoài của Trung Quốc sụp đổ
Từ năm 2010 đến năm 2019, quốc gia này đứng thứ hai trên thế giới sau Hoa Kỳ về các luồng đầu vào nguồn vốn FDI – trung bình 122 tỷ USD mỗi năm – và đứng thứ ba về các luồng đầu ra nguồn vốn FDI (sau Hoa Kỳ và Nhật Bản) – trung bình 129 tỷ USD.
Trong quý đầu năm 2020, nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài của Bắc Kinh đã sụp đổ cùng với các khoản vay mà các ngân hàng Trung Quốc được phép tài trợ cho các dự án BRI.
Đầu tư ở nước ngoài của Trung Quốc đạt đỉnh điểm 196 tỷ USD vào năm 2016. Các luồng vốn đáng kể này đôi khi che giấu các luồng vốn trái phép – tiền tiết kiệm của những người giàu nhất Trung Quốc được đầu tư vào lĩnh vực bất động sản của Mỹ.
Kể từ cuối năm 2016, các luồng vốn ra nước ngoài đã giảm còn 143 tỷ USD vào năm 2018 và 116 tỷ USD vào năm 2019. Với sự xuất hiện của dịch viêm phổi Vũ Hán, các luồng vốn đó gần như đã dừng lại trong quý đầu của năm 2020.
Diễn biến tương tự cũng xảy ra đối với các luồng vốn nước ngoài dưới hình thức các khoản tín dụng và hiếm khi là các hình thức FDI – vốn từng tài trợ cho các dự án BRI trải rộng trên 68 quốc gia. Các luồng vốn đó đạt đỉnh điểm từ năm 2015 đến năm 2016.
Một nhóm các nhà nghiên cứu, trong đó có Carmen Reinhart, nhà kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới kể từ ngày 15/6/2020, đã tổng hợp hàng ngàn khoản cho vay của Trung Quốc kể từ năm 1949, tương đương cho số dư nợ là 530 tỷ USD.
Họ kết luận rằng có 200 tỷ USD, tức gần một nửa số dư nợ, mà các định chế tài chính quốc tế không hề hay biết. Một tình huống đáng lo ngại, bởi vì điều kiện của các khoản cho vay này (lãi suất, thời hạn) gần giống với các khoản cho vay thương mại hơn là các khoản cho vay của các ngân hàng phát triển.
Sự sụp đổ trong việc tài trợ BRI?
Các khoản tài trợ cho dự án BRI cũng không miễn nhiễm với Covid-19. Sau khi sụt giảm vào năm 2017 và phục hồi vào năm 2018, các khoản tài trợ đó đã giảm trong quý đầu của năm 2020. Theo báo cáo của Refinitiv được tạp chí Asia Nikkei Review trích dẫn, số lượng các dự án được dán nhãn BRI đã giảm 15,6%; từ 218 dự án trong quý đầu năm 2019 xuống còn 184 dự án trong quý đầu năm 2020, và giá trị của các dự án đã giảm 64%, từ 386 tỷ USD còn 137 tỷ USD.
Đó là những dự án được công bố, nhưng chưa triển khai. Nhiều dự án lớn đã bị từ bỏ: các nhà máy nhiệt điện Hamrawien ở Ai Cập và Gazaria ở Bangladesh; cũng như cảng Bagamoyo ở Tanzania – trong đó có một điều khoản thuê lại trong 99 năm mà “chỉ một kẻ say rượu mới có thể ký”, theo lời của vị tổng thống mới của nước này.
Ở Nigeria, quốc hội đã thông qua một đạo luật yêu cầu rà soát lại tất cả những dự án do Trung Quốc tài trợ.
Trung Quốc sẽ phải đối mặt với yêu cầu gia hạn nợ ngày càng tăng. Ngày 17/6/2020, tại hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc-Châu Phi về cuộc chiến chống lại dịch viêm phổi Vũ Hán, ông Tập Cận Bình đã tuyên bố hủy bỏ các khoản hoàn trả nợ với lãi suất bằng không trong năm nay và yêu cầu các ngân hàng tiến hành đàm phán các khoản cho vay thương mại.
Việc nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại làm tăng thêm những khó khăn của BRI, vốn rất quan trọng đối với chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, và Bắc Kinh sẽ không từ bỏ – trừ khi Tập Cận Bình bị mất quyền lực.
Ván cược của Trung Quốc rất đơn giản: một khi cuộc khủng hoảng kết thúc, các dự án sẽ tiếp tục…Vấn đề là các quốc gia có nhận ra cái “bẫy nợ” tinh vi ẩn sâu những “ý định tốt đẹp” của “Con đường tơ lụa” này hay không?
Tác giả: Jean-Raphaël Chaponnière là thành viên của nhóm Asie21 (Futuribles) và là cộng sự nghiên cứu tại Asia Centre [Trung tâm châu Á]. Ông là nhà kinh tế tại Cơ quan Phát triển của Pháp, Cố vấn kinh tế của Đại sứ quán Pháp tại Hàn Quốc và tại Thổ Nhĩ Kỳ, và là kỹ sư nghiên cứu tại CNRS trong 25 năm.
Tâm An
Trung Quốc lại phóng vệ tinh không thành công,
nâng tỷ lệ thất bại lên mức quá cao
Tâm Thanh
Vào lúc 13h02 ngày 12/9, tên lửa tàu sân bay Kuaizhou-1A cất cánh tại trung tâm phóng vệ tinh Tửu Tuyền, Trung Quốc mang theo vệ tinh Cao Phân 02C và vệ tinh Cát Lâm-1 bay vào không gian, tuy nhiên đợt phóng đã xuất hiện sự cố khác thường và nhiệm vụ thất bại, theo Epoch Times.Các phương tiện truyền thông chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đưa tin rằng, nguyên nhân cụ thể đang được phân tích và điều tra thêm.
Về sự thất bại trong các vụ phóng vệ tinh của ĐCSTQ, cư dân mạng đại lục để lại bình luận:
“Tỷ lệ phóng vệ tinh thất bại đã tăng lên đáng kể trong những năm gần đây”.
“Có chuyện gì vậy? Lúc nào cũng xảy ra chuyện”.
“Công nghệ tàu sân bay vẫn chưa hoàn thiện và tỷ lệ thất bại còn hơi cao”.
“Đã tìm ra nguyên nhân của những lần thất bại trước chưa?”
Từ đầu năm đến nay, quá trình phóng tên lửa của ĐCSTQ đã xảy ra nhiều sự cố, thu hút sự chú ý lớn từ thế giới bên ngoài.
Ngày 7/9, cơ sở huấn luyện thử nghiệm quân sự số 25 rung tâm phóng vệ tinh Thái Nguyên đã phóng tên lửa Trường Chinh 4B mang theo vệ tinh Cao Phân 11 vào không gian. Tuy nhiên, một trong những động cơ đẩy tên lửa bất ngờ rơi từ trên trời xuống và phát nổ trên sườn đồi gần một ngôi nhà cách vị trí phóng tên lửa khoảng 500 km.
Từ ngày 24 đến 29/8, Quân đội Trung Quốc đã tập trận ở Biển Đông và phóng liên tiếp 4 tên lửa đạn đạo vào ngày 26/8, theo Lu Media. Tuy nhiên, báo cáo chính thức của chính phủ Trung Quốc nói rằng, chỉ có hai tên lửa được phóng. Quân đội Hoa Kỳ đã thu thập dữ liệu tên lửa trong suốt quá trình và thông báo vị trí cho thấy tên lửa của ĐCSTQ đã không bắn trúng tàu mục tiêu. Hình anh người dân chụp được tiết lộ, một quả tên lửa đã hạ cánh xuống Quảng Tây, quả còn lại không biết đã trúng vào đâu.
Vào lúc 12h17 ngày 10/7, tên lửa Khoái Châu 11 của ĐCSTQ lần đầu tiên được phóng tại Trung tâm phóng vệ tinh Tửu Tuyền, nhưng tên lửa bay trên không bất thường và nhiệm vụ phóng không thành công.
Vào ngày 5/5, tên lửa vận chuyển Trường Chinh 5B cất cánh tại bãi phóng Văn Xương trên đảo Hải Nam, phía nam Trung Quốc mang theo một nguyên mẫu tàu vũ trụ không người lái và khoang chở hàng hóa quay trở lại khí quyển một cách mất kiểm soát và rơi xuống Đại Tây Dương sau khi bay qua công viên Trung tâm Los Angeles và New York.
Vào ngày 9/4, ĐCSTQ đã thất bại trong việc phóng tên lửa Trường Chinh 3B mang theo vệ tinh Palapa-N1 của Indonesia tại trung tâm phóng vệ tinh Tây Xương ở phía tây nam tỉnh Tứ Xuyên. Trong suốt quá trình, giai đoạn đầu tiên và thứ hai của tên lửa hoạt động tốt, nhưng giai đoạn thứ ba bị trục trặc. Tên lửa này đã phát nổ chưa đầy 1 phút sau khi cất cánh.
Vào ngày 16/3, tên lửa Trường Chinh – 7A (CZ-7A) được cải tiến từ loại CZ-7 của Trung Quốc đã phóng thất bại tại bãi phóng Văn Xương ngay trong lần phóng đầu tiên.
Ngày 24/3, vệ tinh Venesat – 1 của Venezuela bất ngờ gặp sự cố, bị vô hiệu trong không gian. Vệ tinh này được Trung Quốc phát triển và được tên lửa Trường Chinh-3B đưa vào quỹ đạo hồi năm 2008 với
tuổi thọ dự kiến là 15 năm. Tuy nhiên nó đã bị chệch khỏi quỹ đạo và ngừng hoạt động 3 năm trước khi đáo hạn vào năm 2023.
Theo Hứa Mộng Nhi, Epochtimes
Tâm Thanh biên dịch và tổng hợp
Dự án đầu tư vào chất bán dẫn
tham vọng nhất của Trung Quốc phải tạm dừng
Bình luậnVăn Thiện
Một dự án bán dẫn đầy tham vọng ở thành phố Vũ Hán, miền trung Trung Quốc với số vốn đầu tư dự kiến khoảng 20 tỷ USD và đội ngũ quản lý là các cựu giám đốc Công ty Sản xuất Chất bán dẫn Đài Loan (TSMC) đang bị đình trệ do không thu hút được nhiều nhà đầu tư.
Ra mắt vào năm 2017, Wuhan Hongxin Semiconductor (HSMC) đã cố gắng thu hút các kỹ sư và quản lý cấp cao của TSMC bằng cách đưa ra các ưu đãi tài chính cao gấp 2,5 lần tổng gói lương và thưởng hàng năm của TSMC.
Theo Techbang kể từ năm 2019, công ty Trung Quốc đã tìm cách tuyển dụng các kỹ sư TSMC quen thuộc với quy trình sản xuất chip bán dẫn kích thước 7 nanomet (nm).
Tuy nhiên, có thông tin cho rằng Giám đốc điều hành Hongxin Chiang Shang-yi, cựu Giám đốc điều hành của TSMC, đang có ý định từ bỏ dự án này vào tháng 6, nhưng sau đó công ty đã bác bỏ thông tin này và cho là tin đồn. Công ty đang phải đối mặt với những khó khăn trong việc có được thiết bị tiên tiến của Mỹ để sản xuất chip trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ-Trung ngày càng leo thang.
Với tên viết tắt giống TSMC của Đài Loan, công ty chip được chính quyền Trung Quốc hậu thuẫn HSMC hy vọng sẽ cạnh tranh với cả TSMC và Samsung. Nó có kế hoạch tung ra tới 30.000 chip 14 nm và 7 nm mỗi tháng, một mục tiêu mà phương tiện truyền thông Trung Quốc gần đây mô tả là “không thể đạt được”.
Năm ngoái, công ty đã tổ chức một sự kiện để kỷ niệm việc mua sắm một máy in thạch bản ASML cho dây chuyền sản xuất chip 7 nm của mình, nhưng trong tháng Một năm nay, chiếc máy đã được dùng thế chấp cho một ngân hàng với khoản vay 85 triệu USD.
Theo hãng truyền thông Trung Quốc NBD, việc xây dựng hai cơ sở và ký túc xá nhiều tầng của công ty đã bị đình chỉ và vẫn chưa biết ngày hoạt động trở lại.
Các phóng viên Trung Quốc gần đây đã nhiều lần đến thăm công trường bị tạm dừng thi công. Họ phát hiện ra rằng các nhà xây dựng và nhà thầu đã phàn nàn về việc chậm thanh toán, vì vậy các đội thợ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tạm dừng công việc vào cuối năm 2019.
Một nhà phân tích về ngành công nghiệp chất bán dẫn Trung Quốc cho rằng HSMC có thể sống sót sau cuộc khủng hoảng nếu Tập đoàn Quốc tế Sản xuất Chất bán dẫn Nhà nước (SMIC) thuộc sở hữu nhà nước của Trung Quốc hoặc các công ty cùng quy mô nắm quyền kiểm soát và vực dậy công ty này.
Randy Abrams, một nhà phân tích tại Credit Suisse, gần đây đã phát biểu tại một diễn đàn rằng hành trình tự lực của các công ty bán dẫn Trung Quốc còn một chặng đường dài phía trước, vì rào cản đối với việc sản xuất chip tại đây là rất cao. Các công ty này chỉ có thể sống sót trừ khi vốn của nó được gia tăng, thông qua liên doanh hoặc niêm yết công khai trên thị trường chứng khoán.
Văn Thiện
Theo Taiwan News
Chuyên gia vạch trần
Trung Quốc làm giả số liệu dân số
để thành quốc gia đông dân nhất thế giới
Tâm Thanh
Quốc gia đông dân nhất thế giới liệu có phải là Trung Quốc?
Tháng 1/2020, cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc thông báo rằng, dân số của Trung Quốc đã vượt quá 1,4 tỷ người. Tuy nhiên, nhà kinh tế học Ấn Độ cáo buộc Trung Quốc làm giả dữ liệu dân số quy mô lớn, đặc biệt là hư cấu tỷ lệ nam nữ, hành động này dường như muốn che đậy một cuộc khủng hoảng dân số sắp xảy ra.
Hôm thứ Tư (9/9), nhà kinh tế học Ấn Độ Shailendra Raj Mehta đã viết một bài báo trên tờ India Express với tiêu đề “Trung Quốc đang thu hẹp” và phân tích rằng, trong những năm gần đây, quốc gia Trung Quốc ngoài việc làm giả dữ liệu dân số nghiêm trọng, báo cáo sai sự thật về dân số của nước mình để duy trì vị thế là “quốc gia đông dân nhất thế giới”, còn cố gắng che giấu tỷ lệ mất cân bằng giới tính nghiêm trọng và lực lượng lao động suy giảm nhanh chóng. Ông Mehta dự đoán: Vấn đề dân số của Trung Quốc chắc chắn sẽ nổi lên trong vòng 10 năm tới.
Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, tính đến cuối năm 2019, dân số Trung Quốc là 1,4 tỷ người với 715 triệu nam và 684 triệu nữ, tỷ lệ nam nữ là 104.5/100. Số người sinh là 14,65 triệu người, số người chết là 9,98 triệu người. Như vậy, dân số Trung Quốc đã tăng thêm 4,67 triệu người.
Ông Mehta viết: “Những con số này nghe có vẻ hợp lý nhưng thực tế thì chúng chỉ là những con số ảo đẹp đẽ”.
Để chứng minh cho điều này, ông Mehta đã truy cứu tỷ số giới tính khi sinh (SRB) trong vòng 40 năm trở lại đây của Trung Quốc. Tỷ số giới tính khi sinh là một khái niệm quan trọng trong nhân khẩu học, được xác định bằng số trẻ em trai được sinh ra trên số trẻ em gái, phản ánh cơ cấu giới tính của một quần thể dân số. Tỷ số giới tính khi sinh ở mức sinh học bình thường là từ 104-106 trẻ em trai trên 100 trẻ em gái.
Ông Mehta cho biết: “Năm 1982, SRB của Trung Quốc là 108, tức là cứ 100 bé gái sinh ra thì có 108 bé trai”. Hơn nữa, vì thực hiện chính sách một con nên việc lựa chọn giới tính càng trở nên rõ rệt.
Ông Mehta nói rằng kể từ đó, SRB của Trung Quốc đã tăng dần và giữ ở mức cao trong nhiều năm. Riêng năm 2019, SRB đạt mức cao nhất là 121.
Trong khoảng thời gian 35 năm, SRB của Trung Quốc dao động trong khoảng 110 đến 120, đây cũng là tỷ số giới tính khi sinh tệ nhất và chênh lệch nhất thế giới. “Trong khi tất cả các số liệu thống kê chính thức cùng thời kỳ về tỷ số giới tính khi sinh chỉ dao động ở mức sinh học bình thường là khoảng từ 104 đến 106”. Ví như năm 2019, con số này chỉ là 104.45.
Ông Mehta cho rằng có tồn tại một mâu thuẫn rõ ràng là không thể có một quốc gia nào mà tỷ lệ trẻ em trai nhiều hơn trẻ em gái từ 10% -20% trong suốt mấy chục năm, nhưng tỷ lệ chênh lệch giới tính dân số chỉ là 4,5%. Điều này cho thấy mức độ mất cân bằng tỷ lệ nam/nữ ở Trung Quốc vượt xa số liệu chính thức.
Ông Mehta cũng chỉ ra rằng, dữ liệu dân số của Trung Quốc rõ ràng là sai, điều này cho thấy ĐCSTQ cố tình làm giả số liệu về dân số để duy trì vị thế “quốc gia đông dân nhất thế giới”.
Ví dụ, trong số liệu Điều tra dân số Trung Quốc năm 2000 có 90,15 triệu người trong độ tuổi từ 5 đến 10 tuổi. Nhưng 15 năm sau, độ tuổi của nhóm người này đáng lẽ phải là 20 đến 25 tuổi. Tuy nhiên, trong dữ liệu năm 2015, số người trong nhóm này lại là 103.1 triệu người, theo đó dân số thuộc nhóm này không giảm do các ca tử vong thông thường mà ngược lại tăng lên ít nhất 10 triệu người.
Ông Mehta cho biết: Theo dữ liệu mới nhất, số lượng người thuộc nhóm này đã tăng lên 113,8 triệu người. Điều này có nghĩa là chính phủ Trung Quốc có thể đã khai khống số liệu bao gồm cả dân số ma (người đã chết) là 23,23 triệu người, trong đó 9,8 triệu người là nam và 13,35 triệu người nữ.
Ông Mehta nói rằng, đây chỉ là một nhóm tuổi và ở các nhóm tuổi khác cũng xuất hiện tình trạng như vậy.
Số liệu chính thức tương tự cũng cho thấy Trung Quốc đang đối mặt với cuộc khủng hoảng dân số.
Từ năm 2010 đến năm 2020, chính quyền ĐCSTQ đã liên tiếp thực hiện các chính sách sinh hai con (một kế hoạch trá hình cho phép người Trung Quốc sinh con thứ hai). Năm 2016 – năm đầu tiên sau khi thực hiện chính sách hai con toàn diện, trẻ em sơ sinh ở Trung Quốc đạt 17,86 triệu trẻ, đây là mức cao kỷ lục trong vòng 100 năm trở lại đây. Năm 2017, số trẻ sinh ra đạt 17,23 triệu trẻ.
Nhưng đến năm 2018, hiệu ứng này đã giảm đi đáng kể, số trẻ sinh ra chỉ còn 15,23 triệu bé. Năm 2019, dân số sinh là 14,65 triệu người, giảm 580.000 người so với năm 2018. Kể từ khi thực hiện chính sách hai con toàn diện, dân số sinh đã giảm ba năm liên tiếp. Từ góc độ tỷ lệ sinh, năm 2019 đạt 10,48 là mức thấp kỷ lục trong thế kỷ này.
Quan sát trong một giai đoạn dài hơn, trong vòng 20 năm trở lại đây đã có có tổng cộng 325,64 triệu người được sinh ra, trong khi từ năm 1980 đến năm 1999 đã có 423,9 triệu người chào đời. Tính theo
cách này, số người được sinh ra trong 20 năm đầu thế kỷ này ít hơn 103,75 triệu người được sinh ra trong 20 năm cuối thế kỷ trước, tức là giảm khoảng một phần tư.
Thống kê cho thấy, vào năm 1980 có 17,76 triệu người sinh ra ở Trung Quốc, đây là năm duy nhất trong thập niên 80 có dân số sơ sinh ít hơn 20 triệu người. Đến năm 1987 thì con số này đạt mức cao nhất là 25,08 triệu người và dân số sinh vào năm 1988 đạt 24,45 triệu người.
Sau năm 1988, có một xu hướng giảm chung. Đến năm 1998, dân số sinh giảm xuống còn 19,3335 triệu người, đây là lần đầu tiên kể từ năm 1981 dân số sinh giảm xuống dưới 20 triệu người. Kể từ đó, dân số sinh hàng năm của Trung Quốc chưa bao giờ trở lại con số 20 triệu người.
Ông Mehta bày tỏ: Tuy rằng Trung Quốc đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng dân số nhưng vẫn tin rằng mình sẽ trở thành một cường quốc trên thế giới. Cùng lúc, Trung Quốc có khát vọng xâm chiếm Biển Đông và thể hiện vị thế quốc tế của mình với Hoa Kỳ và Ấn Độ. Họ cũng âm mưu xâm lược và chiếm đóng Đài Loan. Sự kết hợp giữa tính kiêu ngạo và sự hỗn loạn như vậy sẽ không kéo dài được lâu và cuối cùng sẽ phải kết thúc trong bi kịch.
Năm ngoái, Liên Hợp Quốc đã công bố dữ liệu cho biết dân số Ấn Độ dự kiến sẽ vượt qua Trung Quốc vào khoảng đầu năm 2027, trở thành quốc gia đông dân nhất trên thế giới và đạt tới đỉnh điểm vào năm năm 2060. Đối với Trung Quốc, ước tính đến năm 2100, dân số nước này sẽ giảm 375 triệu người.
Dân số thế giới và xếp hạng
Tháng 4 năm nay, theo một báo cáo của Netlab, Worldometer – một trang web tính toán dân số thế giới đồng quản lý bởi các học giả và tình nguyện viên từ khắp nơi trên thế giới, ước tính dân số toàn thế giới hiện đã vượt quá 7.777.777.777 người (tính đến 3h30 sáng ngày 15/4).
Worldometer là một máy đếm mô phỏng dân số hiện tại dựa trên ước tính từ dữ liệu chính thức của Liên Hợp Quốc và Tổ chức Y tế Thế giới. Các số liệu của trang web này cũng đã được nhiều cơ quan chính phủ tin cậy và trích dẫn, trong đó bao gồm chính phủ Anh, tờ BBC của Anh và New York Times của Mỹ …
Theo báo cáo, dựa trên sự sắp xếp thứ tự của các quốc gia khác nhau về dân số thì hiện tại, Trung Quốc là quốc gia đông dân nhất thế giới (khoảng 1.439,32 triệu người), tiếp theo là Ấn Độ (khoảng 1,377,19 triệu người), Hoa Kỳ đứng thứ ba (khoảng 330,6 triệu người). Brazil thuộc khu vực các nước Mỹ Latinh là nước đông dân thứ sáu (khoảng 212,24 triệu người).
Nigeria thuộc khu vực các nước châu Phi là quốc gia đông dân thứ bảy (khoảng 205,06 triệu người). Nga thuộc khu vực các nước Châu Âu là quốc gia đông dân thứ 9 (khoảng 145,92 triệu người). Đức nằm trong số các nước EU đứng thứ 18 (khoảng 83,73 triệu người). Đài Loan – 1 trong 235 quốc gia và khu vực đứng thứ 57 (khoảng 23,81 triệu người).
(Nguồn thumbnail: the Daleks/Wikimedia Commons)
Gọi ông Tập là ‘gã hề xấu’, trùm địa ốc
Trung Quốc hầu tòa sau nửa năm mất tích
Vũ Dương
Mới đây, tại Bắc Kinh đã mở phiên tòa xét xử ông Nhậm Chí Cường (Ren Zhiqiang) – trùm bất động sản Trung Quốc và là “hồng nhị đại” của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).
Vụ án ông Nhậm Chí Cường đã nhận được sự quan tâm cao độ của từ các giới cả trong và ngoài nước, nhưng chính quyền đã thực hiện các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt, và chỉ “những người đặc biệt được mời” mới được phép tham dự phiên tòa. Có nguồn tin trong cuộc cho hay, ông Nhậm Chí Cường xuất hiện tại phiên tòa trong tình trạng “vẫn tạm ổn”. Ông Nhậm từ chối nhận tội và kiên quyết muốn tự bào chữa cho mình.
Sáng ngày 11/9, phiên tòa xét xử ông Nhậm Chí Cường diễn ra tại Tòa án Trung cấp thứ hai của Bắc Kinh. Ông bị cáo buộc 4 tội danh lớn: tham nhũng, hối lộ, biển thủ công quỹ và lạm dụng chức quyền. Đây là lần đầu tiên ông xuất hiện trước công chúng kể từ khi bị bắt vào tháng Ba năm nay.
Đông đảo dư luận tin rằng vụ án ông Nhậm Chí Cường là “họa từ miệng ra”. Vào tháng Ba năm nay, ông Nhậm Chí Cường đã đăng một bài bình luận với tiêu đề: “Gã hề xấu dù đã bị lột sạch quần áo cũng muốn trở thành hoàng đế” được lan truyền rộng rãi trên mạng. Bài viết chỉ trích ông Tập Cận Bình và giới chức ĐCSTQ vì đã che giấu dịch bệnh, xử lý dịch bệnh không thỏa đáng khiến dịch bệnh lây lan trên khắp cả nước và thế giới. Sau đó, ông Nhậm Chí Cường đã bị nhà chức trách bí mật bắt giữ.
Vụ án ông Nhậm Chí Cường có bối cảnh là “thế hệ đỏ thứ hai” đã nhận được sự quan tâm cao độ của các giới cả trong và ngoài nước. Mặc dù bên phía chính quyền lên tiếng nói rằng đây là một phiên tòa xét xử công khai nhưng bên ngoài phiên tòa đã được bố trí dày kín lực lượng an ninh canh phòng nghiêm ngặt.
Khoảng 7h sáng, nhiều phương tiện khác nhau lần lượt đến nơi. Có nhân chứng nói rằng chiếc xe tù được cho là đang áp giải ông Nhậm Chí Cường đã đi vào theo lối vào theo cửa bên của tòa án.
Sáng sớm hôm đó, nhiều kênh truyền thông nước ngoài và những người ủng hộ ông Nhậm Chí Cường đã tập trung bên ngoài tòa án, nhưng họ đã bị cảnh sát truy hỏi và xua đuổi, những người chụp ảnh bên ngoài tòa án được yêu cầu rời đi càng sớm càng tốt. Cảnh sát nói rõ rằng chỉ “những người đặc biệt được mời” mới được vào phiên tòa dự thính.
Cô Vương, người quan tâm theo dõi vụ án của ông Nhậm Chí Cường, nói với đài Á Châu Tự Do rằng, nhà chức trách dàn ra trận thế như đang giáp mặt với kẻ thù hòng dọa nạt người dân: “Xe cảnh sát dàn trận ở đó, không cho phép người dân vây xem, cũng không cho phép người dân đến gần”.
Cô Trương Dĩnh, người của kênh truyền thông Trùng Khánh cho biết, “Có rất nhiều cảnh sát mặc thường phục, và cũng có rất nhiều cảnh sát mặc đồng phục. Ở Trung Quốc có rất nhiều người quan tâm đến vụ án ông Nhậm Chí Cường, bởi ông là một ‘hồng nhị đại’, ông ấy dám can đảm nói ra những ý kiến phản đối thực sự của mình, có thể thấy ông ấy thực sự là một người có lương tâm ”.
Các kênh báo chí nước ngoài như Hoa Kỳ, châu Âu, Úc, Nhật Bản cùng đại sứ quán của nhiều nước phương Tây có trụ sở tại Trung Quốc đều đã gửi đơn lên tòa xin được dự thính, nhưng đều bị nhà chức trách chối bỏ với lý do “phòng chống dịch bệnh”.
Nguồn tin nội bộ cho hay, người nhà của ông Nhậm Chí Cường nhận được 2 đến 3 tờ giấy dự thính, nhưng sau khi vào tòa, người nhà ông Nhậm thấy rằng bên trong tòa án đã chật kín người, hơn nữa hầu hết đều là các nhân viên giới tư pháp do chính quyền sắp xếp.
Một người nhà của một tù nhân chính trị xin giấu tên cho biết: “Họ (chính quyền) cũng sẽ cho một vài người trong gia đình ông Nhậm có mặt trong phiên tòa xét xử, còn 99% trong số đó đều là nhân viên của cục công an, viện kiểm sát, sở tư pháp cải trang dự thính”.
Thông tấn xã Trung ương CNA dẫn lời từ người thạo tin cho biết, phiên tòa hôm đó được tiến hành vào buổi sáng và buổi chiều. Trong phiên tòa buổi sáng, công tố viên đã liệt kê nhiều cáo buộc khác nhau đối với các khoản nợ của công ty trong nhiệm kỳ của ông Nhậm Chí Cường. Phía công tố cũng đưa ra bằng chứng cho thấy ông Nhậm Chí Cường đã lợi dụng quyền lực của mình để trục lợi cho con trai mình. Khoảng 3 giờ chiều, thẩm phán tuyên bố hoãn phiên tòa, chọn ngày tái thẩm.
Nguồn tin trong cuộc cho hay, khi ông Nhậm Chí Cường ra hầu tòa, trạng thái tinh thần của ông “vẫn tạm ổn”. Ông ấy không mời luật sư và nhất quyết muốn tự bào chữa cho mình. Đối mặt với cáo buộc tại tòa của công tố viên và thẩm vấn của quan tòa, ông ấy hầu như đều từ chối nhận tội, thậm chí còn tự mình phản bác. Chỉ có một phần nhỏ ông trả lời rằng “không nhớ rõ”.
Người nhà của tù nhân chính trị nói trên cũng cho biết: “Ông ấy không thuê luật sư, mà muốn tự mình bào chữa cho mình. Tôi cũng tin rằng ông ấy có năng lực này. Nhậm Chí Cường nhất định sẽ nắm bắt cơ hội này”.
Một nhân viên kế toán nghỉ hưu ngày trước từng làm việc tại Ủy ban Quản lý và Giám sát Tài sản Nhà nước Trung Quốc nói với kênh CNA rằng, năm đó ông đã từng kiểm tra tài khoản của tập đoàn Hoa Viễn (Huayuan Group) và ông Nhậm Chí Cường, “Các tài khoản đều rất rõ ràng. Hơn nữa, ông Nhậm Chí Cường năm đó là người có thu nhập cao với thu nhập hàng năm lên đến vài triệu Nhân dân tệ. Dưới tình huống này, ông Nhậm Chí Cường có cần phải tham nhũng nữa không?”.
Cao Du, một người trong giới truyền thông Trung Quốc cho biết: “Ông Nhậm Chí Cường không mời luật sư. Bản thân ông ấy từng nói rõ rằng ông ấy sẽ tự bào chữa cho mình. Khi ông ấy nghỉ hưu (năm 2014), ông ấy đã thực hiện kiểm toán công việc và không có vấn đề gì”.
Ông Nhậm Chí Cường, năm nay 69 tuổi, sinh tháng 3/1951 tại tỉnh Sơn Đông. Cha của ông là Nhậm Tuyền Sinh (Ren Quansheng), cựu thứ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc. Ông là một “thế hệ đỏ thứ hai” điển hình. Ông Nhậm Chí Cường nổi tiếng là người dám ăn ngay nói thẳng, vậy nên có biệt danh là “Nhậm đại pháo”.
Về việc ông Nhậm Chí Cường bị kết tội vì lời nói của mình, ông Dương Kiện Lợi (Yang Jianli), người sáng lập Lực lượng Công dân, một tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại Washington, D.C., nói với hãng thông tấn VOA rằng vụ án ông Nhậm Chí Cường “cho thấy sóng ngầm đang cuộn trào bên trong thể chế ĐCSTQ”.
Hiện, vụ án ông Nhậm Chí Cường vẫn đang tiếp tục thẩm lý. Kênh truyền hình Đức Deutsche Welle phân tích rằng do ông Nhậm Chí Cường là thế hệ đỏ thứ hai, nên nếu nhà chức trách xử lý nghiêm khắc ông Nhậm Chí Cường có thể sẽ dẫn đến làn sóng phản ứng lớn từ thế hệ đỏ thứ hai, không loại trừ thế hệ đỏ thứ hai chống Tập cũng sẽ theo đó trỗi dậy.
Phân tích chỉ ra rằng chính quyền ĐCSTQ trước đó không công khai tin tức về phiên tòa xét xử ông Nhậm Chí Cường, mà cố tình xử lý một cách âm thầm, điều này cho thấy rằng người đứng đầu cũng không dám hoặc không muốn dồn ông Nhậm Chí Cường đến chỗ chết để ngăn chặn các lực lượng chống Tập trong thế hệ đỏ thứ hai “vùng lên” quyết một phen sống chết với ông Tập Cận Bình.
Theo Dai Ming, Epochtimes
Vũ Dương biên dịch
https://www.dkn.tv/the-gioi/mat-tich-vi-goi-ong-tap-la-ga-he-xau-trum-dia-oc-trung-quoc-hau-toa.html
‘Làm việc như động vật’: Tù nhân lương tâm Trung Quốc
chia sẻ về hệ thống lao động cưỡng bức
Hương Thảo
Ròng rã suốt 3 năm, bà Li Dianqi đã phải làm việc khoảng 17 giờ mỗi ngày để may quần áo rẻ tiền, từ áo lót đến quần tây trong một nhà tù ở Trung Quốc. Không chỉ làm việc không công, bà Li còn bị trừng phạt nếu không đạt chỉ tiêu.
Có lần, một nhóm khoảng 60 công nhân không đạt chỉ tiêu đã bị buộc phải làm việc liên tục ba ngày mà không được ăn hay đi vệ sinh. Lính canh sẽ sốc điện các tù nhân bất cứ khi nào họ ngủ gật.
Đó là những gì bà Li mô tả về hệ thống lao động cưỡng bức ở nhà tù nữ Liêu Ninh nằm ở thành phố Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh, vùng đông bắc Trung Quốc. Bà nói rằng đây “không phải là nơi cho con người ở”.
“Họ bắt chúng tôi phải làm việc, cho ăn những thứ không bằng đồ cho lợn, trong khi bị ép làm việc như động vật”, bà Li chia sẻ.
Bà Li hiện 69 tuổi và đang sống ở New York. Bà đã bị giam giữ tại cơ sở này từ năm 2007 đến năm 2010 vì không chịu từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công. Chính quyền Bắc Kinh đã duy trì chiến dịch bức hại trên diện rộng đối với Pháp Luân Công kể từ năm 1999, sau khi môn tu luyện này trở nên phổ biến tại Trung Quốc với gần 100 triệu học viên, theo số liệu ước tính chính thức.
Ngoài quần áo, nhà tù còn sản xuất nhiều loại hàng hóa khác để xuất khẩu, từ hoa giả, mỹ phẩm đến đồ chơi Halloween.
Bà Li chỉ là một phần nhỏ trong cỗ máy lao động tù nhân khổng lồ ở Trung Quốc, những người bị bóc lột sức lao động để sản xuất ra những mặt hàng giá rẻ cung ứng khắp toàn cầu.
Gần đây, Hoa Kỳ tăng cường giám sát các hoạt động cưỡng bức lao động của chính quyền Trung Quốc. Các quan chức hải quan Hoa Kỳ đã kiểm soát chặt chẽ các mặt hàng nhập khẩu do các tù nhân Trung Quốc sản xuất. Kể từ tháng 9/2019, Cơ quan Hải quan và Bảo vệ biên giới Hoa Kỳ (CBP) đã ban hành bốn lệnh cấm nhập khẩu hàng hóa của một số công ty Trung Quốc.
CBP hồi tháng 6 thu giữ 13 tấn sản phẩm làm từ tóc người sản xuất tại Tân Cương. Việc này đã thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế đến nhóm người Duy Ngô Nhĩ và các dân tộc thiểu số Hồi giáo khác bị cưỡng bức lao động. Áp lực cũng giáng lên các thương hiệu thời trang quốc tế, buộc họ cắt đứt quan hệ với các nhà máy ở Tân Cương, đặc biệt sau khi xuất hiện báo cáo hồi tháng 3 cho biết hàng chục nghìn người Duy Ngô Nhĩ bị buộc chuyển đến các nhà máy trên khắp Trung Quốc làm việc trong điều kiện cưỡng bức. Những cơ sở này đã gia công hàng hóa cho 83 thương hiệu toàn cầu.
Nhà tù và lao động cưỡng bức đã khiến chuỗi cung ứng ở Trung Quốc trở thành một hình thức tội phạm, ông Fred Rocafort, một cựu quan chức ngoại giao Hoa Kỳ hiện làm việc cho công ty luật quốc tế Harris Bricken, bình luận. Ông Rocafort đã dành hơn một thập niên làm luật sư thương mại ở Trung Quốc. Tại đây, ông đã thực hiện hơn 100 cuộc kiểm toán các nhà máy để xem họ có bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của các thương hiệu nước ngoài mà ông đại diện hay không. Trong một số trường hợp, ông cũng muốn kiểm tra liệu họ có đang sử dụng lao động cưỡng bức hay không.
Ông Rocafort nói: “Đây là một vấn đề tồn tại lâu hơn nhiều so với cuộc khủng hoảng nhân quyền hiện nay ở Tân Cương”.
Ông cho biết các công ty nước ngoài thường thuê các công ty ở Trung Quốc gia công sản phẩm của họ. Sau đó, các công ty Trung Quốc này sẽ ký hợp đồng với các công ty sử dụng lao động tù nhân hoặc ký trực tiếp với các nhà tù.
“Nếu bạn là quản giáo tại một nhà tù ở Trung Quốc, bạn có quyền tiếp cận nguồn lao động tù nhân và có thể đưa ra mức giá rất cạnh tranh cho nhà cung cấp ở Trung Quốc”, ông Rocafort cho biết.
Ông nói rằng các thương hiệu nước ngoài trước đây không dành nhiều tâm sức để xem xét kỹ lưỡng vấn đề lao động cưỡng bức trong chuỗi cung ứng ở Trung Quốc. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, do nhận thức ngày càng được nâng cao nên tình hình có một số cải thiện. Mặc dù vậy, các doanh nghiệp quốc tế phải đối mặt với những trở ngại trong việc tiếp cận thông tin chính xác về lực lượng lao động của các nhà cung cấp Trung Quốc, cũng như các nhà cung ứng cho các nhà cung cấp này. Ông Rocafort nói rằng sự thiếu minh bạch là điều xuyên suốt chuỗi cung ứng.
Doanh nghiệp tiếp tay cho tội phạm
Bà Li cho biết, nhà tù nữ Liêu Ninh được chia thành nhiều trại làm việc, mỗi trại gồm hàng trăm tù nhân. Bà Li từng ở trong trại giam số 10, nơi các tù nhân bị buộc phải may quần áo từ 7 giờ sáng đến 9 giờ tối mỗi ngày. Sau đó, mỗi tù nhân phải làm khoảng 10 đến 15 cành hoa giả. Bà Li thường sau nửa đêm mới hoàn thành công việc. Những người làm chậm hơn, đặc biệt là người già, đôi khi phải thức cả đêm để hoàn thành công việc.
“Các nhà tù ở Trung Quốc giống như địa ngục. Không có một chút tự do cá nhân nào”.
Bà Li vẫn còn nhớ mùi cay phát ra từ một trại giam khác khi họ sản xuất mỹ phẩm cho Hàn Quốc. Mùi khét và bụi bay tràn ngập nơi sản xuất khiến các công nhân khó thở và phàn nàn liên tục, nhưng họ dám để lính canh nghe thấy vì không muốn bị đánh.
Một lần, bà tình cờ nghe được cuộc trò chuyện giữa các cai ngục và biết được nhà tù đang “cho thuê” tù nhân với giá 10.000 nhân dân tệ (1.445 USD) trên đầu người mỗi năm.
Bà Li kể lại, một giám thị trong cuộc họp toàn nhà tù đã kêu gọi các tù nhân phải “làm việc chăm chỉ” vì “nhà tù sẽ phát triển và mở rộng”.
Nhà tù cũng sản xuất các đồ trang trí Halloween để xuất khẩu. Bà Li phải dùng dây thép để ghim vải đen xung quanh các đồ trang trí này. Sau này, khi đi dạo ở New York, bà đã nhìn thấy những đồ trang trí giống như vậy trước cửa một căn hộ vào dịp lễ Halloween.
Năm 2000, bà Li bị giam giữ tại Trại lao động Mã Tam Gia. Tại đây, từ sáng đến tối, bà phải làm hoa nhựa.
Mặc dù những bông hoa khi được hoàn thành trông “tuyệt đẹp”, nhưng bà Li cho biết, việc làm ra chúng thật sự là một sự tra tấn. Các tù nhân không được cung cấp găng tay hoặc khẩu trang để bảo vệ cơ thể trước mùi hơi độc hại, dù tất cả các lính canh đều đeo khẩu trang.
Những tù nhân không được phép nghỉ ngơi, ngoại trừ việc đi vệ sinh, và muốn đi vệ sinh cũng cần có chữ ký của người bảo vệ. Các tiêu chuẩn vệ sinh cơ bản cũng không tồn tại.
“Rửa tay không quan trọng. Làm việc nhiều hơn mới là điều quan trọng”, bà Li nói.
Trong nhiều năm, một số bức thư do các lao động tù nhân Trung Quốc viết và giấu trong các sản phẩm mà họ làm đã được phát hiện ở phương Tây. Điều này khiến công chúng chú ý đến tình trạng lạm dụng lao động của chính quyền Trung Quốc. Năm 2019, Tesco – một chuỗi siêu thị lớn ở Anh – đã tạm ngưng đặt hàng thiệp Giáng sinh tại một nhà máy ở Trung Quốc sau khi có khách hàng tìm thấy thông điệp viết bên trong tấm thiệp nói rằng sản phẩm này được làm bởi những tù nhân bị cưỡng bức lao động.
Vào năm 2012, một phụ nữ Oregon đã tìm thấy một bức thư viết tay bên trong bộ dụng cụ trang trí Halloween mà cô ấy mua tại Kmart. Bức thư được viết bởi ông Tôn Nghị (Sun Yi), kể về các màn tra tấn và ngược đãi tại Trại lao động khét tiếng Mã Tam Gia, thành phố Thẩm Dương, miền bắc Trung Quốc. Ông Tôn bị bắt vì tu luyện Pháp Luân Công và bị kết án 2,5 năm lao động cưỡng bức tại trại giam này vào năm 2008. Ông đã giấu nhiều bức thư vào các đồ trang trí Halloween mà những tù nhân phải sản xuất.
Yu Ming, một học viên Pháp Luân Công hiện ở Hoa Kỳ, người đã bị giam giữ nhiều lần tại Mã Tam Gia, năm ngoái đã công bố đoạn phim bí mật mà ông đã tuồn ra khỏi trại, cho thấy những người bị giam giữ vào năm 2008 đang phải sản xuất đi-ốt, một linh kiện điện tử nhỏ, để bán trên thị trường quốc tế.
Mạng lưới rộng lớn
Ông Wang Zhiyuan, Giám đốc Tổ chức Thế giới Phi lợi nhuận có trụ sở tại New York, cho biết ngành công nghiệp lao động tù nhân ở Trung Quốc là một cỗ máy kinh tế rộng lớn nằm dưới sự giám sát của hệ thống tư pháp của chế độ ĐCSTQ.
Ông mô tả việc chính quyền Trung Quốc tận dụng lợi thế của nguồn lao động không được báo cáo này như “một vũ khí chiến lược mạnh mẽ” nhằm thúc đẩy tham vọng kinh tế toàn cầu của Bắc Kinh.
Ông Wang nói: “Bất kể mức thuế quan mà Hoa Kỳ áp đặt lên Trung Quốc như thế nào, ngành công nghiệp lao động nô lệ của ĐCSTQ sẽ không bị ảnh hưởng nhiều”.
Năm 2019, tổ chức này đã công bố một báo cáo cho biết 681 công ty sử dụng lao động tù nhân trên khắp 30 tỉnh và khu vực, đã sản xuất một loạt các sản phẩm từ búp bê đến áo len để xuất khẩu sang nước ngoài. Báo cáo cho biết nhiều công ty thuộc sở hữu nhà nước, trong khi một số công ty do quân đội Trung Quốc kiểm soát. Ngoài ra, đại diện hợp pháp của 432 doanh nghiệp nhà tù, chiếm khoảng 2/3 tổng số nhà tù, cũng là người đứng đầu cơ quan quản lý nhà tù cấp tỉnh.
Mặc dù chính quyền Trung Quốc đã chính thức bãi bỏ hệ thống trại lao động vào năm 2013, nhưng những phát hiện từ báo cáo cho thấy ngành công nghiệp lao động cưỡng bức vẫn tồn tại.
Ông Wang cho biết, các trại lao động cưỡng bức này chỉ đơn giản là đổi tên và sáp nhập vào hệ thống nhà tù, như thể “bình mới rượu cũ”.
Theo The Epoch Times
Hương Thảo dịch và biên tập
Philippines trục xuất lính Mỹ sát hại người chuyển giới
Philippines hôm 13/9 trục xuất một binh sĩ thủy quân lục chiến Mỹ từng bị kết án sát hại một phụ nữ chuyển giới năm 2014 rồi sau đó được Tổng thống Rodrigo Duterte ân xá, theo Reuters.
Hãng tin Anh cho biết rằng hạ sĩ Joseph Scott Pemberton rời phi trường quốc tế ở Manila sáng 13/9 trên một chiếc máy bay quân sự của Mỹ.
Reuters dẫn lời một phát ngôn viên của Cục Di trú Philippines cho biết rằng các nhân viên đại sứ quán Mỹ đã tháp tùng ông Pemberton tới sân bay.
Ngoài ra, tin cho hay, binh sĩ này cũng đã bị đưa vào danh sách cấm nhập cảnh vào Philippines.
Chi tiết về chuyến bay của ông Pemberton không được công bố cho tới sau khi máy bay cất cánh trong điều kiện an ninh được tăng cường nghiêm ngặt, theo Reuters.
Sáu năm trước, một tòa án kết tội giết cô Jennifer Laude đối với binh sĩ Mỹ tại một khách sạn ở Olongapo, bên ngoài một nơi từng là căn cứ hải quân Mỹ ở tây bắc thủ đô Manila.
Vụ việc đã gây ra tranh cãi về sự hiện diện của binh sĩ Mỹ ở Philippines.
Quyết định ân xá cho ông Pemberton của Tổng thống Duterte cũng đã khiến những người chỉ trích cáo buộc nhà lãnh đạo này “nhạo báng công lý”, theo Reuters.
Căng thẳng Úc-Trung:
Canberra bảo vệ chiến dịch phản công tình báo
Minh Anh
Bộ trưởng Nội Vụ Úc ngày 12/09/2020 bảo vệ quyền của chính phủ tiến hành cuộc tấn công tình báo nhằm ngăn chặn sự can thiệp từ nước ngoài. Lời khẳng định này được đưa ra sau khi Bắc Kinh lên án các cuộc khám xét nhà riêng của các nhà báo Trung Quốc làm việc tại Úc.
Theo hãng tin Reuters, bộ trưởng Peter Dutton tuy nhiên đã từ chối xác nhận trực tiếp rằng các nhà báo Trung Quốc đã bị cơ quan phản gián Úc thẩm vấn hồi tháng 6/2020. Ông cho biết một cuộc điều tra đang được tiến hành và cơ quan phản gián Úc đã có một số « hoạt động ».
Trả lời phỏng vấn kênh truyền hình ABC, ông Dutton tuyên bố : « Cơ quan an ninh có đầy đủ quyền hạn để thực hiện một lệnh khám xét hay nhiều hoạt động khác và họ sẽ bảo đảm cho các hoạt động đó».
Vẫn theo bộ trưởng Nội Vụ Úc: « Nếu một ai đó ẩn nấp dưới vỏ bọc nhà báo hay doanh nhân hay bất kể là gì, và nếu có bằng chứng cho thấy là họ đang hành động trái với luật pháp Úc thì đương nhiên các cơ quan này sẽ phải hành động ».
Những chiến dịch phản gián này đã được bộ Ngoại Giao Trung Quốc tiết lộ hồi tuần trước, sau vụ hai nhà báo Úc vội vã rời Trung Quốc sau khi bị công an Trung Quốc thẩm vấn. Hôm thứ Sáu, 11/09/2020,
bộ trưởng Thương Mại Úc cho biết là các cơ quan phản gián Úc hành động trên cơ sở các bằng chứng thu thập được từ cuộc điều tra về sự can thiệp từ nước ngoài.
Hôm 11/09, truyền thông Trung Quốc lên án mạnh mẽ vụ khám xét này.
Quan hệ Úc–Trung vốn dĩ căng thẳng những năm gần đây, giờ lại thêm tồi tệ trong năm 2020 này sau khi Canberra kêu gọi mở một cuộc điều tra về nguồn gốc virus corona chủng mới, khiến Bắc Kinh nổi giận.
Để trả đũa, Trung Quốc áp đặt nhiều biện pháp hạn chế thương mại nhắm vào hàng nhập khẩu từ Úc như lúa mạch và rượu, buộc Úc phải siết chặt hơn nữa việc kiểm soát an ninh đối với đầu tư nước ngoài.