Tin khắp nơi – 13/05/2020
Hải quân Mỹ khẳng định ‘chống lại’ sự phi pháp của đảng cộng sản TQ’
Hải quân Hoa Kỳ ra thông cáo tối 12/5 nói một tàu tác chiến của họ trong cùng ngày đã hành quân biểu thị sự hiện diện gần tàu thăm dò West Capella do Malaysia vận hành ở Biển Đông.
Thông cáo cho hay tàu tác chiến duyên hải USS Gabrielle Giffords, một biến thể của lớp tàu Independence, hoạt động ở vùng nam Biển Đông, và cuộc hành quân này đánh dấu lần thứ hai một tàu tác chiến duyên hải Mỹ tuần tra ở đó kể từ khi con tàu tương tự là USS Montgomery đã hoạt động với tàu USNS Cesar Chavez hôm 7/5 trong cùng khu vực để hỗ trợ tự do hàng hải và hàng không.
“Tính linh hoạt và đa năng của các tàu tác chiến duyên hải – biến thể của lớp tàu Independence – được triển khai luân phiên đến Đông Nam Á, là một yếu tố quyết định thế cờ”, Chuẩn Đô đốc Fred Kacher, chỉ huy Nhóm Tấn công Viễn chinh 7, nói trong thông cáo của Hải quân Mỹ.
Vẫn theo lời chuẩn đô đốc, “Cũng như các hoạt động trước đây của tàu Montgomery, hoạt động của tàu Gabrielle Giffords gần tàu West Capella chứng tỏ chiều sâu của năng lực mà Hải quân Hoa Kỳ có trong tay ở khu vực này”.
Tuy mang cờ Panama, tàu thăm dò West Capella được công ty dầu khí nhà nước Malaysia Petronas vận hành.
Hải quân Hoa Kỳ luôn cảnh giác, cam kết vì trật tự dựa trên luật lệ ở Biển Đông, sẽ tiếp tục bảo vệ tự do trên biển và nền pháp trị, đồng thời chống lại các hành động cưỡng ép và bất hợp pháp của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Thông cáo của Hải quân Mỹ, 12/5
Tàu West Capella từng đối đầu với một tàu khảo sát địa chất Trung Quốc ở Biển Đông cách đây chưa lâu. Hôm 12/5, tàu West Capella rời khỏi vùng biển tranh chấp.
Tổ chức Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á (AMTI) có trụ sở tại Washington nói vụ đối đầu giữa hai con tàu nêu trên đã diễn ra trong nhiều tháng.
Không trực tiếp nhắc đến cuộc đối đầu giữa tàu thăm dò do Malaysia vận hành và tàu khảo sát của Trung Quốc, song thông cáo của Hải quân Mỹ trích lời Tư lệnh Hạm đội 7 Hoa Kỳ, Phó Đô đốc Bill Merz nói rằng: “Hoa Kỳ ủng hộ những nỗ lực của các đồng minh và đối tác của chúng tôi trong việc mưu cầu hợp pháp các lợi ích kinh tế của họ”.
Phó Đô đốc Bill Merz lưu ý rằng: “Các hoạt động thường lệ biểu thị sự hiện diện, như tàu Gabrielle Giffords thực hiện, tái khẳng định là Hoa Kỳ sẽ tiếp tục bay và đi tàu tự do, theo đúng luật pháp và các quy tắc hàng hải quốc tế, bất chấp các tuyên bố chủ quyền quá đáng hoặc các sự việc hiện thời”.
Việc Hải quân Mỹ can dự tích cực và bền bỉ ở khu vực này chính là tín hiệu không gì tốt bằng, cho thấy sự ủng hộ của chúng tôi đối với một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở.
Chuẩn Đô đốc Mỹ Fred Kacher
Vẫn thông cáo của Hải quân Hoa Kỳ nhấn mạnh rằng lực lượng này luôn cảnh giác, cam kết vì trật tự dựa trên luật lệ ở Biển Đông, sẽ tiếp tục bảo vệ tự do trên biển và nền pháp trị, đồng thời chống lại các hành động cưỡng ép và bất hợp pháp của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Về phía Chuẩn Đô đốc Fred Kacher, chỉ huy Nhóm Tấn công Viễn chinh 7, ông nói thêm rằng: “Việc Hải quân Mỹ can dự tích cực và bền bỉ ở khu vực này chính là tín hiệu không gì tốt bằng, cho thấy sự ủng hộ của chúng tôi đối với một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở”.
Hồi cuối tháng 4, các tàu Hải quân Mỹ gồm USS America, USS Bunker Hill và USS Barry đã đi cùng với tàu Hải quân Hoàng gia Úc HMAS Parramatta ở trong vùng biển, báo hiệu cam kết của Hoa Kỳ về một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở dành cho các đồng minh và đối tác trong khu vực.
Là thành viên Nhóm Khu trục hạm (DESRON) 7, tàu Gabrielle Giffords đang được triển khai luân phiên đến khu vực hoạt động của Hạm đội 7 Hoa Kỳ để hỗ trợ an ninh và ổn định ở vùng Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Hạm đội 7 của Mỹ tiến hành các hoạt động hải quân được triển khai ở tiền phương để hỗ trợ các lợi ích quốc gia của Mỹ trong khu vực hoạt động ở vùng Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Hạm đội 7 tương tác với 35 quốc gia có lực lượng hàng hải khác để xây dựng mối quan hệ đối tác nhằm củng cố an ninh hàng hải, thúc đẩy sự ổn định và ngăn ngừa xung đột, theo thông cáo của Hải quân Mỹ.
Tổng thống Trump ra lệnh quỹ hưu trí liên bang
dừng đầu tư vào các công ty Trung Quốc
Quý Khải
Tổng thống Trump đã ra lệnh cho một ủy ban nhà nước dừng đầu tư quỹ tiết kiệm hưu trí của nhân viên liên bang Mỹ vào một chỉ số chứng khoán, trong đó bao gồm các công ty Trung Quốc, đặc biệt một số trong đó liên quan đến các hoạt động quân sự, gián điệp và vi phạm nhân quyền của nước này, theo Breitbart.
Mệnh lệnh này đã được chuyển đến Ủy ban Đầu tư Tiết kiệm Hưu trí Liên bang (FRTIB) trong bức thư ngày 11/5 của Bộ trưởng Lao động Eugene Scalia, theo tờ Fox News. Trong thư, ông Scalia đã viết cho ông Michael Kennedy – Chủ tịch Ủy ban Đầu tư Tiết kiệm Hưu trí Liên bang như sau:
Theo chỉ đạo của Tổng thống Trump, [Ủy ban đầu tư tiết kiệm hưu trí liên bang] sẽ dừng ngay lập tức tất cả các động thái liên quan đến việc đầu tư nguồn vốn Quỹ I dựa trên chỉ số MSCI All Country World Index ex-US Investable Market Index (viết tắt là ACWI ex-US IMI), và đảo ngược quyết định đầu tư dựa trên chỉ số chứng khoán quốc tế này.
Trước đó, theo quyết định về thay đổi chính sách đầu tư được thông qua năm 2017, một danh mục của Ủy ban đầu tư tiết kiệm hưu trí Liên bang Mỹ (FRTIB) sẽ chuyển sang mô phỏng biến động chỉ số MSCI All Country World Index ex-US Investable Market Index (viết tắt là ACWI ex-US IMI). Các cổ phiếu đến từ Trung Quốc hiện chiếm khoảng 7,6% cơ cấu chỉ số này. Giá trị danh mục của FRTIB là khoảng 50 tỉ USD. Nếu chính sách đầu tư mới này có hiệu lực, FRTIB sẽ phải mua các cổ phiếu thành viên của ACWI ex-US IMI, trong đó có nhiều cổ phiếu Trung Quốc.
Trở lại câu chuyện, mệnh lệnh này của Tổng thống Trump được đưa ra sau khi Cố vấn An ninh Quốc gia Robert O’Brien và Chủ tịch Hội đồng Kinh tế Quốc gia, ông Larry Kudlow viết thư cho ông Scalia để thông báo rằng Nhà Trắng không muốn quỹ hưu trí của nhân viên liên bang, được gọi là Kế hoạch Tiết kiệm (Thrift Savings Plan), được đầu tư vào các công ty Trung Quốc.
Một số nghị sĩ Đảng Cộng hòa đã đấu tranh để nâng cao nhận thức đối với lo ngại của các nhân viên liên ban – bao gồm các thành viên quân đội – có tiền tiết kiệm (lương hưu) dùng đầu tư vào các doanh nghiệp Trung Quốc chuyên thiết lập các hệ thống vũ khí cho Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc.
Nghị sĩ Jim Banks, cựu quân nhân, – người đã giới thiệu một dự luật vào tháng 5 nhằm ngăn chặn tiền vốn trong Kế hoạch Tiết kiệm dùng đầu tư vào các công ty Trung Quốc hoặc Nga – cũng đã kêu gọi ông Scalia xem xét vấn đề này.
Hôm thứ ba (12/5) trên Twitter cá nhân ông Banks viết:
“Cảm ơn @SecGeneScalia (nghị sĩ Scalia) vì đã hành động nhanh chóng trong vấn đề này. Vấn đề này rất dễ hiểu – người nộp thuế ở Hoa Kỳ không nên cùng lúc hỗ trợ xây dựng quân đội của kẻ địch … và của chúng ta!
Vào tháng 1, ông cũng đã cảnh báo về các quỹ hưu trí nhà nước như CalPERS, vốn có khoản đầu tư rất lớn vào các công ty Trung Quốc có móc nối với quân đội Trung Quốc và liên quan đến các hành vi vi phạm nhân quyền
Theo Breitbart
Quý Khải dịch & biên tập
Hoa Kỳ yêu cầu Iran gửi máy bay
để Washington có thể trục xuất 11 công dân Iran
Tin từ WASHINGTON, DC – Vào hôm thứ Hai (11/5), Hoa Kỳ kêu gọi Tehran gửi máy bay để hồi hương 11 công dân Iran mà Washington muốn trục xuất, đồng thời cáo buộc quốc gia Cộng hòa Hồi giáo này đình trệ quá trình hồi hương.
Ông Ken Cuccinelli, quyền phó bộ trưởng tạm thời của Bộ An ninh Nội địa Hoa Kỳ, cho biết Washington cố gắng trong nhiều tháng để hồi hương ông Sirous Asgari, một giáo sư khoa học người Iran được tha bổng vào tháng 11 về việc đánh cắp bí mật thương mại nhưng vẫn bị Hoa Kỳ giam giữ, và tuyên bố rằng phía Tehran đang trì hoãn quá trình. Ông Cuccinelli không đề cập đến bất kỳ cuộc trao đổi tù nhân nào giữa hai quốc gia từng cắt đứt quan hệ ngoại giao vào 40 năm trước.
Trước đó, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Iran Mohammad Javad Zarif cho biết rằng Tehran sẵn sàng cho một cuộc trao đổi tù nhân trong một thời gian và phía Hoa Kỳ vẫn chưa trả lời. Cả hai quốc gia kêu gọi thả tù nhân vì đại dịch coronavirus mới. Iran là quốc gia chịu thiệt hại nặng nề nhất ở Trung Đông, trong khi Hoa Kỳ báo cáo số ca tử vong và nhiễm bệnh cao nhất trên toàn thế giới do virus này.
Hồi tuần trước, Reuters đưa tin rằng Hoa Kỳ dự kiến sẽ trục xuất ông Asgari, người thử nghiệm dương tính với coronavirus hơn hai tuần trước, một khi ông nhận được lệnh của cơ quan y tế có thể ra ra đi. Các nguồn tin của Iran cho biết các cuộc đàm phán về việc trao đổi tù nhân giữa Hoa Kỳ và Iran diễn ra được một thời gian và Washington đang đàm phán để thả ông Michael White, một cựu binh sĩ Hải quân Hoa Kỳ bị giam giữ tại Iran từ năm 2018. Ông ra tạm thời tù vào giữa tháng ba dưới sự giam giữ của Thụy Sĩ vì lý do y tế, nhưng vẫn ở Iran. (BBT)
https://www.sbtn.tv/hoa-ky-yeu-cau-iran-gui-may-bay-de-washington-co-the-truc-xuat-11-cong-dan-iran/
Dự luật mở đường cho ông Trump
trừng phạt Trung Quốc về COVID-19
Minh Hòa
Các thượng nghị sỹ Hoa Kỳ thuộc đảng Cộng hòa đã đưa ra một dự luật cho phép Tổng thống Donald Trump áp dụng các biện pháp trừng phạt nghiêm khắc đối với Trung Quốc, nếu nước này không công khai đầy đủ nguyên nhân dẫn đến đại dịch viêm phổi COVID-19.
Khi công bố dự luật này vào thứ Ba (12/5), thượng nghị sỹ Lindsey Graham, một đồng minh của Tổng thống Trump, phát biểu: “Tôi tin chắc rằng nếu không có sự lừa dối của Đảng Cộng sản Trung Quốc, virus này sẽ không lan tới đây, tại Hoa Kỳ”.
Ông Graham cho biết “Đạo luật về trách nhiệm giải trình COVID-19” sẽ cho phép tổng thống thực thi các biện pháp quyết liệt nếu nếu Bắc Kinh không hợp tác hoàn toàn và đầy đủ với bất kỳ cuộc điều tra nào được thực hiện bởi Mỹ, các nước đồng minh hoặc Liên Hợp Quốc.
“Trung Quốc liên tục từ chối cho phép cộng đồng quốc tế đi vào phòng thí nghiệm Vũ Hán để điều tra”, ông Graham cho biết. “Họ từ chối cho phép các nhà điều tra nghiên cứu cách thức dịch bệnh này xuất phát như thế nào. Tôi tin rằng Trung Quốc sẽ không bao giờ hợp tác với một cuộc điều tra nghiêm túc trừ khi họ bị buộc phải làm như vậy”.
Theo Newsweek, các biện pháp trừng phạt có thể bao gồm đóng băng tài sản, cấm đi lại, hạn chế cho vay từ các tổ chức của Mỹ và cấm các công ty Trung Quốc tham gia sàn giao dịch chứng khoán.
Ngoài ông Graham, 7 thượng nghị sỹ Cộng hòa khác đã ký tên bảo trợ cho dự luật này, bao gồm Thom Tillis của bang Bắc Carolina, Cindy Hyde-Smith của bang Mississippi, Mike Braun của Indiana, Rick Scott của Florida, Steve Daines của Montana, Todd Young của Indiana và Roger Wicker của Mississippi.
Theo Fox News, thượng nghị sỹ Hyde-Smith bình luận: “Đạo luật này sẽ khiến chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc ở Bắc Kinh phải thấy rằng thế giới cần câu trả lời về cách thức mà đại dịch đã bắt đầu và lan truyền sự thống khổ trên toàn cầu”.
Tuần trước các nghị sỹ đảng Cộng hòa ở Hạ viện Hoa Kỳ đã đưa ra một “đội đặc nhiệm về Trung Quốc” với nhiệm vụ điều phối chiến lược nhằm chống lại mối đe dọa địa chính trị từ Bắc Kinh, theo Fox News.
Chính quyền Trung Quốc đã biết đến ca nhiễm COVID-19 đầu tiên ở Vũ Hán từ ngày 17/11/2019. Thay vì thực hiện các biện pháp ngăn chặn kịp thời, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã bưng bít thông tin và trừng phạt những người tiết lộ sự thật ra công chúng. Khoảng 5 triệu người đã rời khỏi Vũ Hán tới nhiều nước thế giới trước khi chính quyền Trung Quốc phong tỏa thành phố này từ ngày 23/1/2020.
https://www.dkn.tv/the-gioi/du-luat-mo-duong-cho-ong-trump-trung-phat-trung-quoc-ve-covid-19.html
Virus corona: Bác sĩ Fauci cảnh báo Thượng viện Mỹ
về ‘hậu quả nghiêm trọng’
Bác sĩ hàng đầu nước Mỹ về bệnh truyền nhiễm đã cảnh báo các thượng nghị sĩ nước này rằng virus sẽ lây lan nếu nước này mở cửa quá sớm.
Bác sĩ Anthony Fauci nói rằng nếu việc mở cửa trở lại mà không tuân thủ hướng dẫn của liên bang thì “những điểm bùng phát nhỏ” sẽ trở thành ổ dịch lớn.
Ông cũng nói rằng số người chết thực sự ở Mỹ có lẽ còn cao hơn con số chính thức 80.000.
Thông điệp của ông mâu thuẫn với ngôn từ lạc quan của Tổng thống Trump, người rất muốn đưa nền kinh tế trở lại.
Bác sĩ Fauci đã đưa ra những nhận định trên trong cuộc điều trần qua video trước một ủy ban do Đảng Cộng hòa lãnh đạo tại Thượng viện Hoa Kỳ.
Ông đề cập đến kế hoạch Tái mở cửa nước Mỹ của Nhà Trắng, bao gồm ba giai đoạn 14 ngày mà các tiểu bang được khuyến khích xem xét triển khai khi họ cho phép các trường học và doanh nghiệp mở cửa trở lại.
Tại một số tiểu bang đã khởi động lại nền kinh tế, tỷ lệ lây nhiễm đang tăng lên chứ không giảm.
Ông Fauci cảnh báo về nguy cơ bùng nổ một đợt dịch mà giới chức không thể kiểm soát được, và nói thêm rằng một đợt dịch như vậy sẽ khiến quá trình hồi phục kinh tế bị trì trệ đồng thời có thể dẫn đến “đau khổ và chết chóc”.
Mặc dù Nhà Trắng đã đưa ra các hướng dẫn để mở cửa trở lại, nhưng thống đốc các tiểu bang phải đưa ra quyết định cuối cùng về cách nới lỏng lệnh phong tỏa tại địa phương do mình quản lý.
“Không còn nghi ngờ gì nữa, ngay cả trong hoàn cảnh tốt nhất, khi quý vị gỡ bỏ các biện pháp kiểm soát, quý vị sẽ thấy một số ca mới xuất hiện”, tiến sĩ Fauci cảnh báo các quan chức Mỹ.
‘Lạc quan thận trọng’
Khi được hỏi về nguy cơ virus tái hoạt vào mùa thu, bác sĩ Fauci nói rằng đó là điều “hoàn toàn có thể hiểu được và có thể xảy ra”.
“Tôi hy vọng rằng nếu phải đối mặt với đợt bùng phát thứ hai, chúng ta sẽ có thể đối phó rất hiệu quả để ngăn chặn nó trở thành một ổ dịch lớn.”
Bác sĩ Fauci còn cho biết hiện có nhiều loại vaccine đang được phát triển nhưng “không có gì đảm bảo” sẽ có hiệu quả, mặc dù dựa trên kiến thức về các loại virus khác, ông “lạc quan một cách thận trọng”.
“Chúng ta có nhiều ứng cử viên và hy vọng sẽ có nhiều người chiến thắng”, ông nói. “Nói cách khác, đó là nhiều cú sút nhằm vào khung thành.”
Điều trần từ xa
Các nhân chứng và một số thượng nghị sĩ thuộc Ủy ban Thượng viện về Sức khỏe, Lao động, Giáo dục và Lương hưu xuất hiện từ xa trong phiên điều trần dài hơn ba giờ.
Ba thành viên ban đặc trách chống virus corona của Nhà Trắng tham gia làm chứng, bao gồm cả bác sĩ Fauci, đều đang tự cách ly sau khi có thể đã tiếp xúc với nguồn bệnh.
Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh, tiến sĩ Robert Redfield, và ủy viên Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Stephen Hahn cũng tự cách ly.
Covid-19: Bùng nổ biểu tình tại Mỹ
Virus corona: Kinh tế Mỹ lao dốc với tốc độ nhanh nhất kể từ năm 2008
Bác sĩ Fauci đã được xét nghiệm âm tính nhưng sẽ tiếp tục làm việc tại nhà trong thời gian này và sẽ được kiểm tra thường xuyên.
Phiên điều trần do Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa đại diện tiểu bang Tennessee, Lamar Alexander, điều hành từ nhà riêng của ông tại vùng núi Smoky. Ở hậu cảnh của cuộc điều trần qua video, thỉnh thoảng xuất hiện hình ảnh con chó Rufus của ông ta đang ngủ gật.
“Ở nhà vô thời hạn không phải là một giải pháp cho đại dịch này”, ông Alexander nói. “Không có đủ tiền để hỗ trợ tất cả những người bị ảnh hưởng khi cả nền kinh tế đóng cửa.”
Thượng nghị sĩ đại diện tiểu bang Washington, Patty Murray, đảng viên Dân chủ cấp cao nhất trong ủy ban, nói rằng ông Trump chỉ quan tâm đến việc “chiến đấu chống lại sự thật hơn là chống lại virus”.
Chính phủ không thể yêu cầu mọi người khởi động lại cuộc sống của họ “mà không có hướng dẫn chi tiết rõ ràng về cách thực hiện điều đó một cách an toàn”, bà nói thêm.
Giữa lúc đó, Phó Tổng thống Mike Pence cũng đang giữ khoảng cách với Tổng thống sau khi thư ký báo chí Katie Miller của ông được phát hiện dương tính vào tuần trước.
Thư ký báo chí Nhà Trắng Kayleigh McEnany cho biết: “Phó tổng thống đã quyết định giãn cách trong vài ngày”.
TT Trump bảo phóng viên ‘hãy hỏi Trung Quốc’ về Covid-19
Phân tích của Anthony Zurcher
Phóng viên Bắc Mỹ
Phiên điều trần của ông Anthony Fauci trước một ủy ban quốc hội khởi đầu nhẹ nhàng, khi các thượng nghị sĩ coi ông là một quan chức y tế công đã phụng sự lâu năm, người có ý kiến mang tính thẩm quyền và chuyên môn đáng kể.
Thế rồi Thượng nghị sĩ Rand Paul lên tiếng.
Khi đề cập đến virus corona, đảng viên Cộng hòa từ tiểu bang Kentucky nói rằng các chuyên gia về sức khỏe cộng đồng đã “dự báo sai hết lần này đến lần khác”.
“Dù rất tôn trọng ngài, thưa tiến sĩ Fauci”, ông tiếp tục, “nhưng tôi không nghĩ ông là người có tiếng nói tối hậu, tôi không cho rằng ông là người phải đưa ra quyết định.”
Ông Paul tiếp tục với lời khẳng định “bên ngoài vùng New England”, virus đã theo một “lộ trình tương đối lành tính”. Ông nói với ông Fauci rằng trường học, vốn đã bị đóng cửa trên khắp Hoa Kỳ kể từ giữa tháng 3, nên được mở lại càng sớm càng tốt.
Ông Paul đã truyền đi đúng mạch cảm xúc vốn đang trở nên phổ biến trong giới bảo thủ, rằng tiến sĩ Fauci không đặt lợi ích quốc gia – hay của tổng thống – vào vị trí cao nhất.
Ông Trump nói virus corona kinh khủng hơn trận Trân Châu Cảng
Trump nói virus corona đã ‘vượt đỉnh điểm’ ở Mỹ
Nhân viên Nhà Trắng được yêu cầu đeo khẩu trang
Đám đông các nhà đấu tranh chống phong tỏa ở một số tiểu bang đã hô vang “sa thải Fauci”, và ông đã phải yêu cầu bảo vệ đặc biệt sau khi nhận được lời dọa giết. Các nhà đấu tranh đó, tương tự ông Paul, phủ nhận thực tế là virus đã lây lan vượt ra ngoài các ổ dịch ven biển, mặc dù dữ liệu cho thấy các ca nhiễm đang gia tăng ở một số khu vực sâu trong nội địa của Hoa Kỳ.
Đó là bằng chứng cho thấy sự chia rẽ chính trị đang gia tăng tại nước này về cách đối phó với virus cũng như cách thức và thời điểm bắt đầu nới lỏng lệnh hạn chế của các tiểu bang.
Về phần mình, bác sĩ Fauci trả lời nhẹ nhàng.
“Tôi chưa bao giờ biến mình thành người có tiếng nói cuối cùng và duy nhất trong việc này”, ông nói với ông Paul. “Tôi là một nhà khoa học, một bác sĩ và một quan chức y tế công.”
Ông nói thêm rằng vẫn còn nhiều điều chưa biết về virus và cảnh báo không nên “coi nhẹ” mối đe dọa đối với trẻ em, viện dẫn các bằng chứng mới cho thấy trẻ em có thể không “hoàn toàn miễn dịch với các tác động xấu” của virus.
Ông Paul, cũng là một bác sĩ, được chẩn đoán nhiễm virus corona vào tháng trước và đã bị chỉ trích dữ dội về việc ông tiếp tục làm việc tại Thượng viện sau khi bị phơi nhiễm nhưng trước khi nhận được kết quả xét nghiệm dương tính.
Một số tiểu bang Hoa Kỳ đang bắt đầu dỡ bỏ lệnh phong tỏa. Các bang do đảng Cộng hòa lãnh đạo như Georgia, Oklahoma và Alaska tiên phong trong việc nới lỏng các quy định hạn chế.
Phiên điều trần hôm thứ Ba là lần xuất hiện đầu tiên của tiến sĩ Fauci trước các nhà lập pháp kể từ khi Tổng thống Donald Trump tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia vào tháng 3.
Nhân vật cố vấn y tế cấp cao – người đã trở thành gương mặt quốc dân trong cuộc chiến chống lại virus ở Mỹ – đã bị chặn không được làm chứng trước một ủy ban Hạ viện do đảng Dân chủ lãnh đạo để làm rõ phản ứng của chính quyền Trump về đại dịch vào ngày 6/5.
Tình hình ở Mỹ ra sao?
Riêng nước Mỹ đã có hơn 1,4 triệu trường hợp được xác nhận dương tính, theo số liệu của Đại học Johns Hopkins.
Trong cuộc họp báo hôm thứ Hai, Tổng thống Trump tuyên bố rằng Hoa Kỳ đã “giành thắng lợi” trong công tác xét nghiệm.
Nhưng tính đến tuần này, Mỹ mới chỉ xét nghiệm 2,75% trên tổng dân số 330 triệu dân và chưa có tiểu bang nào xét nghiệm được 10% dân số.
Trong một diễn biến khác, nhân viên Nhà Trắng đã được lệnh đeo khẩu trang khi vào Cánh Tây sau khi hai trợ lý được xét nghiệm dương tính với virus corona.
Ông Trump nói rằng ông không cần tuân theo chỉ thị trên vì ông đã “giữ khoảng cách với mọi người”.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-52628169
Khởi động thử nghiệm đầu tiên ở Mỹ
về hiệu quả điều trị COVID-19 của Ivermectin
Bình luậnHương Xuân
Theo sau việc sử dụng hydroxychloroquine trong điều trị COVID-19, một thử nghiệm lâm sàng đã được khởi động mới đây với 3 loại thuốc khác…
Các nhà khoa học thuộc Đại học Y khoa Kentucky cho biết họ sẽ nghiên cứu hiệu quả của Ivermectin, Azithromycin, và Camostat mesylate – ba loại thuốc được cho có thể ức chế khả năng sao chép của SARS-CoV-2, hay virus ĐCSTQ.
Ivermectin là thuốc dùng để điều trị ký sinh trùng. Và vào tháng trước, các nhà nghiên cứu đã nhận thấy Ivermectin có thể tiêu diệt được COVID-19 trong phòng thí nghiệm. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên Hoa Kỳ thử nghiệm loại thuốc dùng để điều trị ký sinh trùng này trên người bị viêm phổi do nhiễm virus Vũ Hán.
Azithromycin là một loại kháng sinh phổ biến, còn Camostat mesylate là một chất ức chế enzyme. Cùng với Ivermectin, ba loại thuốc này sẽ được thử nghiệm độc lập hoặc kết hợp với hydroxychloroquine, một loại thuốc truyền thống trị sốt rét và đã được triển khai để điều trị COVID-19 trong bệnh viện.
Các vỉ thuốc Nivaquine chứa chloroquine và Plaqueril chứa hydroxychloroquine, với những chiết xuất cho thấy hiệu quả ban đầu chống lại virus CCP – 26/02/2020 (Gerard Julien/AFP via Getty Images)
Theo các nhà nghiên cứu cho biết, thử nghiệm này được thiết kế để có thể chọn ra một ứng cử viên tốt nhất. Điều này cho phép họ nhanh chóng biết được liệu pháp nào có hiệu quả và hướng bệnh nhân đến những phương pháp điều trị đó.
Bác sĩ Susanne Arnold thuộc chuyên khoa ung thư, đồng tác giả của thử nghiệm, cho biết trong một tuyên bố: “Trong khi không có phương pháp điều trị chuẩn cho COVID-19, thí nghiệm này cho chúng tôi khả năng thử nhanh chóng nhiều phương pháp điều trị để xác định ứng cử viên có triển vọng nhất”.
Các phương pháp điều trị có thể sẽ được áp dụng trên bệnh nhân COVID-19 nội ngoại trú, những người không có các triệu chứng nghiêm trọng. Ngoài ra, bệnh nhân phải có ít nhất một yếu tố nguy cơ, chẳng hạn như tăng huyết áp, tiểu đường hoặc ung thư, hoặc từ 51 tuổi trở lên, mới được tham gia nghiên cứu.
Giải đáp cho những tiêu chí trên, bác sĩ Zachary Porterfield – đồng tác giả của nghiên cứu và là một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm cho biết: “Mục tiêu là để ngăn ngừa bệnh nhân trở bệnh nặng, dẫn đến nhập viện hoặc phải chăm sóc tích cực (tại ICU) hoặc buộc phải thở máy”.
“Không có liệu pháp nào đã được chứng minh là có thể ngăn chặn sự tiến triển dẫn đến trở bệnh nặng ở bệnh nhân COVID-19. Đây là một nhu cầu quan trọng nhưng chưa được đáp ứng đối với những người bệnh có nguy cơ cao. Và nó sẽ có thể giúp làm giảm áp lực cho hệ thống y tế của chúng ta”.
Một khi các nhà nghiên cứu có thể xác định được phương pháp điều trị nào có hiệu quả để chống lại virus, thì họ sẽ có kế hoạch mở rộng thử nghiệm lâm sàng kiểm soát giả dược lớn hơn, truyền thống hơn.
Bệnh nhân ghi danh vào thử nghiệm sẽ được chỉ định ngẫu nhiên để nhận một trong 4 phương pháp điều trị: (1) chỉ có hydroxychloroquine; (2) hydroxychloroquine kết hợp azithromycin; (3) hydroxychloroquine kết hợp Ivermectin; hoặc (4) camostat mesylate. Theo danh sách thử nghiệm, sẽ có 240 người tham gia sẽ đăng ký. Nghiên cứu dự kiến sẽ được hoàn thành vào tháng 5/2021.
Bệnh nhân dùng hydroxychloroquine đơn lẻ sẽ nhận được 600 mg/ngày trong 2 tuần. Bệnh nhân dùng kết hợp azithromycin sẽ nhận được 500mg trong ngày đầu tiên và 250mg trong 4 ngày tiếp theo. Bệnh nhân thuộc nhóm 3 sẽ nhận được 12mg ivermectin trong 2 ngày nếu họ nặng dưới 75kg; hoặc 15mg trong 2 ngày nếu nặng trên 75kg. Bệnh nhân trong nhóm cuối cùng sẽ nhận được 600mg camostat mesylate mỗi ngày.
Thước đo kết quả chính là tỷ lệ bệnh nhân rơi vào tình trạng nghiệm trọng, và nặng nhất là tử vong. Các nhà nghiên cứu sẽ kiểm tra xem có bao nhiêu bệnh nhân đến để yêu cầu nhập viện, bao nhiêu người vào các đơn vị ICU, bao nhiêu người cần hỗ trợ thở máy hoặc bị suy nội tạng.
Hương Xuân
– Theo The Epoch Times.
‘Xả thân cứu bệnh nhân Covid
nhưng ngày mai tôi có thể bị trục xuất’
Stephanie HegartyPhóng viên mảng Dân số
Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ đang xem xét một đạo luật có thể khiến hàng trăm ngàn người được đưa vào nước này bất hợp pháp khi còn nhỏ, có nguy cơ bị trục xuất.
Đạo luật Dreamers (được thông qua vào năm 2012) cho những người trẻ tuổi này cơ hội làm việc và học tập hợp pháp tại Mỹ, nhưng Donald Trump muốn lật ngược nó. Một số người có nguy cơ bị trục xuất là nhân viên y tế đối phó với đại dịch virus corona.
Vào đầu tháng Tư, một hàng dài xe cảnh sát chạy chậm xung quanh một bệnh viện ở Winston-Salem, North Carolina, với ánh đèn xanh lóe lên dưới ánh mặt trời rực rỡ. Đó là một cử chỉ bày tỏ sự ghi ơn, họ nói, đối với các nhân viên y tế mạo hiểm mạng sống của mình để săn sóc bệnh nhân mắc bệnh Covid-19.
Nhưng với Jonathan Vargas Andres, một y tá điều trị cho bệnh nhân Covid trong phòng cấp cứu của một bệnh viện ở North Carolina, những cử chỉ to lớn này có vẻ hơi trống rỗng.
Trump đóng chương trình bảo hộ nhập cư Daca
Sang Mỹ năm nào thì không bị Trump đuổi về VN?
Ông Trump ‘đề nghị bắn vào chân người di dân’
TNS thân cận với Trump đề xuất dự luật trừng phạt TQ về Covid-19
Ông làm việc trong phòng chăm sóc đặc biệt trong bốn năm trong cùng đơn vị với vợ và anh trai – cũng là y tá – và tuần vừa qua đã chứng kiến sự gia tăng đột biến các bệnh nhân ở phòng này.
Jonathan cũng ở Mỹ không có giấy tờ hợp lệ và trong vài tuần tới, sẽ biết liệu đất nước mà ông mạo hiểm mạng sống của mình để bảo vệ sẽ có quyết định trục xuất mình hay không.
“Tôi cố gắng không nghĩ về nó bởi vì nếu tôi nghĩ về nó quá lâu, tôi cảm thấy mệt mỏi”, Jonathan nói trong giọng miền nam, mềm mại của mình. “Về cơ bản tôi đã phải khoanh vùng ý nghĩ này vì sức khỏe của chính mình.”
“Đó là sự sợ hãi hơn là bất cứ điều gì.”
Đạo luật ‘The Dream Act’
Jonathan là một ”Dreamer”, tức người được hưởng quy chế Daca (Deferred Action on Childhood Arrivals), một đạo luật ra đời từ thời cựu tổng thống Obama năm 2012. Đạo luật này, còn gọi là The Dream Act, che chở cho những người trẻ tuổi được đưa đến Mỹ bất hợp pháp khi còn là trẻ em khỏi bị trục xuất. Daca cung cấp cho họ giấy phép làm việc và học tập. Jonathan đến từ Mexico khi ông mới 12 tuổi.
Năm 2017, Donald Trump đã tạm dừng chương trình này và nó hiện đang được Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ xem xét.
Trong vài ngày tới, Jonathan có thể sẽ bất chợt được thông báo rằng ông không còn quyền làm việc hoặc sống ở Hoa Kỳ.
Những ai là “Dreamers”?
Để đủ điều kiện được hưởng quy chế Daca, người nộp đơn năm 2012 phải dưới 30 tuổi và đã sống ở Mỹ từ năm 2007.
Họ phải đang đi học, vừa mới tốt nghiệp hoặc đã được giải ngũ một cách danh dự.
Ứng viên phải có một hồ sơ tội phạm trong sạch và trải qua kiểm tra lý lịch của FBI.
Có khoảng 800.000 người được hưởng quy chế Daca ở Hoa Kỳ. Trung tâm Centre for American Progress, một nhóm chuyên gia có khuynh hướng cánh tả ước tính rằng 29.000 người trong số họ là nhân viên y tế tuyến đầu – bác sĩ, y tá, nhân viên y tế – và hơn 12.900 làm việc trong các khía cạnh khác của ngành chăm sóc sức khỏe.
Jonathan mô tả công việc của mình như một sứ mệnh. Ông thích làm y tá mặc dù phải đối mặt với đại dịch trong khi mới chỉ có bốn năm trong sự nghiệp.
“Nó rõ ràng đáng sợ khi bạn ở trong phòng cấp cứu,” ông nói. “Bạn trở nên rất, rất, rất âu lo về những gì bạn chạm vào.”
“Nhưng bạn phải tạm bỏ điều đó ra khỏi đầu bởi vì bạn ở đó để tìm cách giúp đỡ những bệnh nhân này. Bạn không phải là quan tâm chính.”
Bệnh viện của Jonathan Vargas Andres có vừa đủ PPE. Họ đang sử dụng nó một cách tiết kiệm, điều khiến ông lo lắng nhưng cái khó khăn hơn, ông nói, là phải chứng kiến mọi người chết một mình.
“Rất buồn, rất trầm cảm khi thấy các gia đình phải nói lời tạm biệt cuối cùng qua một chiếc iPad,” ông chia sẻ. “Nó không chỉ căng thẳng mà còn cạn kiệt cảm xúc.”
Ít nhất là trong phòng cấp cứu có sự đoàn kết nhưng đôi khi ông cảm thấy như mình đang sống một cuộc sống hai mặt.
“Khi tôi đi làm và nói chuyện với đồng nghiệp, họ không biết về tình trạng giấy tờ của tôi”, ông nói. “Nhưng sau đó tôi trở về nhà và nhận ra rằng, bạn biết đấy, tôi đang sống dưới radar.”
“Bạn thậm chí không biết liệu bất cứ điều gì bạn đang làm để giúp đất nước của bạn có sẽ được đánh giá cao. Và trong một vài tháng, bạn có thể bị trục xuất.”
Đổi đời
Jonathan sinh ra ở Mexico, tại một thị trấn nhỏ gần Puebla, năm 1990. Cha ông lái xe buýt để kiếm sống nhưng gia đình dù chật vật cũng tạm đủ ăn.
Ông nhớ ngôi nhà họ sống – nó không có cửa sổ, sàn nhà bẩn, không có nước máy.
Cha ông rời Mỹ trước, vào năm 2000, và đưa gia đình qua Mỹ hai năm sau đó.
Cùng với anh trai và mẹ, ông băng qua giòng sông ngăn cách Mexico và Mỹ và đi bộ qua sa mạc, vào Mỹ mà không được phép.
Cho đến năm 2012 cả gia đình sống dưới radar. Là những đứa trẻ không có giấy tờ, chúng có thể học trường công nhưng không được vào trường đại học công lập và trường cao đẳng tư thục quá xa xỉ.
Khi học xong cấp ba ông làm việc lặt vặt. Ông đang sửa lốp xe trong một tiệm bán lốp xe khi chương trình Daca được công bố.
“Đó là cả một sự đổi đời,” ông nói. “Tôi không biết làm thế nào khác để mô tả biến cố đó. Biết rằng tôi sẽ có cơ hội làm việc hợp pháp và có khả năng đi học [trường đại học].”
Ông đã ở Mỹ được mười năm vào thời điểm đó và mặc dù ông nói rằng cảm thấy mình là người Mỹ, ông không có giấy tờ để chứng minh điều đó.
Khi Daca xảy ra, ông và anh trai ngay lập tức tìm cách gia nhập quân đội nhưng họ đã bị từ chối vì tư cách công dân của họ.
Thay vào đó, mong muốn phục vụ của họ đã đưa họ vào ngành điều dưỡng.
“Trở về bên kia sông”
Mặc dù ông yêu thích công việc, bốn năm qua là một thời gian nhiều lo lắng.
Jonathan đã bắt đầu nghiến chặt hàm trong giấc ngủ. Đôi khi ông làm điều đó rất nhiều đến nỗi khớp sưng lên và đau khi ăn hoặc nói chuyện. Đó là một điều kiện thường liên quan đến tình trạng căng thẳng.
“Tôi đã đối phó với sự căng thẳng này từ năm 2015, khi Donald Trump tuyên bố đang tranh cử tổng thống và điều đầu tiên ông sẽ làm là tấn công người Mexico”.
“Đe dọa đó trở nên rất, rất thật khi ông Trump nhậm chức.”
Kể từ đó Jonathan nói rằng ông ấy cảm thấy nhiều người có thái độ thù địch với mình hơn và đã trải qua sự phân biệt chủng tộc. Ông tin rằng một số người bây giờ cảm thấy họ có quyền bày tỏ sự kỳ thị.
Ông mô tả một sự cố bên ngoài phòng tập thể dục của mình trước khi phong tỏa, trong đó một người đàn ông hét lên những lời phân biệt chủng tộc và bảo ông ta “trở về bên kia sông” vì ông đậu xe không đúng cách.
Ngụy trang
Jonathan kết hôn hai năm trước và vợ ông là một công dân Mỹ. Ông đang xin thẻ xanh, nhưng đó không phải là điều đương nhiên sẽ được. Việc vào Mỹ bất hợp pháp khi còn nhỏ có thể là điều gây bất lợi cho ông.
Nếu một đứa trẻ không có giấy tờ không rời khỏi Hoa Kỳ trong vòng một năm sau khi 18 tuổi, đứa trẻ này phải chịu trách nhiệm pháp lý cho việc nhập cảnh của mình.
Và nếu phán quyết của Tối cao Pháp viện lạ tạm dừng chương trình Daca, Jonathan có thể mất quyền làm việc.
Jonathan đang cố gắng không nghĩ về những gì sẽ xảy ra nếu quyết định của Tối cao Pháp viện bất lợi cho mình. Jonathan nói ông sẽ không đến Mexico, ông không tin nghề y tá có giá trị ở đó nhưng ông và anh trai đã nghiên cứu việc chuyển đến Canada.
Ông sẽ phải rời xa cha mẹ và bỏ lại cuộc sống mình đã sống sau 18 năm. Ông hiện đang học bán thời gian để có thêm bằng cấp về điều dưỡng, ông cũng có thể phải bỏ việc đó.
Mặc dù nỗi sợ hãi về Covid và phán quyết của Tối cao Pháp viện luôn đè nặng lên mình mỗi ngày, ông cảm thấy một cảm giác an toàn trong những thiết bị y tế màu xanh đậm của mình.
“Đôi khi tôi cảm thấy như thể những bộ quần áo hoặc đồng phục mà tôi mặc đi làm là một loại ngụy trang”, ông nói. “Mọi người thấy tôi mặc thiết bị y tế và họ cho rằng tôi là một trong những” người tốt “hoặc tôi ở đây một cách hợp pháp.”
“Nhưng ngay khi tôi thay đổi ra thường phục, không có cách nào để họ biết tôi là một y tá, vì vậy tôi trở thành một người lưng ướt như họ nghĩ về bất cứ người khác trông giống người châu Mỹ La tinh.”
https://www.bbc.com/vietnamese/world-52644134
Tổng thống Trump: ‘Đừng hỏi tôi,
hãy hỏi Trung Quốc câu đó’ và ngừng cuộc họp báo
Băng Thanh
Vào hôm 11/5, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã đột ngột kết thúc cuộc họp báo tại Vườn Hồng trong Nhà Trắng sau cuộc trao đổi với hai phóng viên đến từ kênh CBS News và kênh CNN.
Trong câu hỏi được cho là nguyên nhân dẫn đến việc Tổng thống Trump chấm dứt cuộc họp báo, nữ phóng viên của kênh CBS News, cô Weijia Jiang đã hỏi ông Trump về hoạt động xét nghiệm Covid-19 đang diễn ra ở Hoa Kỳ so với các nước khác trên thế giới.
“Ông đã nói nhiều lần rằng Hoa Kỳ đang làm tốt hơn bất kỳ quốc gia nào khác khi nói đến việc xét nghiệm. … Tại sao điều đó lại quan trọng? Tại sao đây lại là cuộc cạnh tranh toàn cầu khi người Mỹ vẫn mất đi mạng sống mỗi ngày?”.
Ông Trump trả lời câu hỏi và nhắc đến Trung Quốc, quốc gia được cho là đang giấu giếm số liệu liên quan đến các ca nhiễm và tử vong do virus Vũ Hán.
“Người dân đang thiệt mạng khắp nơi trên thế giới. Và có thể đó là câu hỏi mà cô nên hỏi Trung Quốc. Đừng hỏi tôi, hãy hỏi Trung Quốc câu đó, được chứ?. Khi cô hỏi họ, cô có thể nhận được một câu trả lời rất bất thường”.
Khi Tổng thống cố gắng chuyển sang phóng viên tiếp theo, Jiang, người Mỹ gốc Á, đã cố hỏi ông Trump: “Thưa ông, tại sao ông lại nói câu đó cụ thể với tôi?”.
“Tôi sẽ nói điều đó với bất kỳ ai hỏi một câu hỏi khó chịu như thế”, ông Trump trả lời trước khi chuyển qua phóng viên khác trong khi Jiang vẫn tiếp tục tìm kiếm câu trả lời.
Ông Trump đã gọi một nữ phóng viên Nhà Trắng đến từ kênh CNN, nhưng sau đó tiếp tục chuyển qua người khác vì cô này muốn nhường lượt hỏi của mình về lại cho Jiang.
Vì nữ phóng viên CNN tiếp tục muốn giữ lượt hỏi của mình, ông Trump đã đột ngột ngừng cuộc họp báo.
Trước đó, vào hôm 9/5, trang tin Daily Caller đã trích dẫn thông tin từ tình báo Đức cho biết Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã gặp mặt Tổng giám đốc WHO, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus vào hôm 21/1 để yêu cầu ông này trì hoãn công bố thông tin rằng virus corona chủng mới có khả năng lây từ người sang người, đồng thời trì hoãn tuyên bố đại dịch toàn cầu về căn bệnh này.
Theo tờ Daily Caller, một nghiên cứu được công bố vào đầu tháng 3 đã kết luận rằng, thế giới đã có thể tránh được đại dịch toàn cầu nếu có thêm 4-6 tuần chuẩn bị. Các nhà nghiên cứu tại Đại học Southampton nhận định nếu Trung Quốc hành động và công khai thông tin sớm hơn 3 tuần, thì đã có thể làm giảm tình trạng lây lan của dịch bệnh lên tới 95%.
Bác sĩ trên chuyến bay đông hành khách
của hãng United cho biết
các hành khách cảm thấy “bất ngờ” và “sợ hãi”
Một bác sĩ đã tweet rằng các hành khách đã cảm thấy “sợ hãi” và “bất ngờ” trên chuyến bay đông nghẹt của United Airlines, cho thấy những khó khăn về việc giữ khoảng cách an toàn khi đi lại trong đại dịch coronavirus.
Bác sĩ Ethan Weiss viết rằng ông cùng với một nhóm gồm 25 y tá và bác sĩ đang trở về nhà sau khi làm tình nguyện ở bệnh viện thành phố New York trong hai đến bốn tuần qua, và ông không rõ tại sao các hành khách khác lại đi du lịch.
Ông nói thêm rằng chuyến bay đó sẽ là “lần cuối cùng” trước khi ông sẽ bay trở lại “trong một thời gian dài”. Ông cũng đăng một bức ảnh chụp một email ông nhận được từ hãng United, trong đó có hướng dẫn ông rằng hãng hàng không sẽ bán “ghế giữa” như một biện pháp phòng ngừa và cho hành khách có “đủ không gian” để lên máy bay. Tuy nhiên theo hình ảnh ông Weiss đăng tải hôm thứ Bảy (09/05/2020) lại có hành khách đang ngồi ở ghế giữa.
Theo ông Weiss, việc chỉ ngồi cách nhau một khoảng nhỏ đã khiến hành khách “sợ hãi”. United là một trong một số hãng hàng không gần đây đã thực hiện các chính sách chặn ghế giữa để duy trì khoảng cách an toàn. (BBT)
Thời tiết ấm có thể làm chậm lại,
nhưng không chặn đứng COVD-19
Kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát lần đầu tiên tại Trung Quốc vào mùa đông này, người ta hy vọng là dịch sẽ lắng dịu khi đổi mùa.
“Nhiều người nghĩ dịch bệnh không còn nữa vào tháng 4 khi trời nóng,” Tổng thống Donald Trump phát biểu như thế tại một hội nghị với các thống đốc vào tháng 2.
Tháng 4 đến và đi và dịch bệnh vẫn tiếp tục. Tuy nhiên vào lúc mùa hè tại Bắc Bán cầu đến gần, các chuyên gia bắt đầu thấy một ảnh hưởng nhỏ vì nhiệt độ tăng và ẩm ướt.
Các chuyên gia nói thời tiết ấm lên không ngưng đại dịch nhưng có thể làm chậm lại số ca nhiễm. Và ảnh hưởng của thời tiết có thể giúp giải thích tại sao một phần vùng nhiệt đới không bị tác hại nặng nề như vùng ôn đới trên thế giới.
Mùa COVID-19
COVID-19 do một loại virus corona, một nhóm rộng lớn các virus gây bệnh đường hô hấp trong đó có một số gây bệnh cảm thông thường. Kể từ khi những bệnh này tăng rồi giảm theo mùa, một số nhà nghiên cứu cho rằng COVID-19 sẽ cũng như vậy. Tuy nhiên những người khác phát hiện là có ít ảnh hưởng hay không ảnh hưởng khi thời tiết thay đổi.
Virus cảm và cúm lây lan dễ dàng hơn trong mùa đông một phần vì không khí khô hơn. Không khí ấm hơn trong mùa hè thường giữ độ ẩm nhiều hơn. Các hạt virus không đi xa trong không khí ẩm.
“Những hạt nhỏ này trở nên mềm và ướt và rơi xuống đất,” bà Katriona Sea một nhà sinh học thuộc Trung tâm các bệnh truyền nhiễm Trường đại học Penn State giải thích. “Đây không phải là mô tả kỹ thuật.”
Một số nhà khoa học dự báo là việc lây bệnh bắt đầu có sự chi phối của nhiệt độ.
“Chúng ta thấy sự liên đới, khoảng chừng 2% giảm sút lây lan đối với nhiệt độ tăng một độ C,” ông Christopher Murray Giám đốc Viện đánh giá y tế Trường đại học Washington nói.
“Không phải có ảnh hưởng rất lớn,” ông nói thêm, nhưng ở nhiệt độ nóng hơn, có thể tạo nên sự khác biệt.
Tuy nhiên vấn đề chưa được giải quyết.
“Chúng ta có chắc về việc này không? Không,” ông Murray dè dặt. “Có phải không có người nào trong cộng đồng khoa học tin rằng những hậu quả về thời tiết hay nhiệt độ có thể ảnh hưởng lớn hơn hay không? Tuyệt đối có.”
Một trong những cuộc nghiên cứu gần đây nhất xem xét hậu quả của thời tiết phát hiện ảnh hưởng tương tự: khoảng 3% thay đổi lây lan đối với một độ thay đổi. Độ ẩm tương đối và áp suất khí quyển có dự phần vào ảnh hưởng.
“Chỉ thời tiết không thôi không làm giảm bớt dịch bệnh trong mùa hè, ngay cả cho dù nhiệt độ giúp giảm tỉ lệ lây lan ở một mức độ nào đó, đồng tác giả cuộc nghiên cứu, phó giáo sư Hazhir Rahmandad thuộc Viện Công nghệ Massachusetts nói.
Áp suất nhiệt đới
Dùng dữ liệu virus lây lan và thời tiết của hơn 3.700 địa điểm trên toàn cầu, các tác giả ước lượng thời tiết ảnh hưởng bao nhiêu và virus lây lan như thế nào tại những thành phố đông dân nhất thế giới.
Nóng và ẩm “có thể một phần giải thích cho các đợt bùng phát cỡ nhỏ tại Đông Nam Á và Châu Phi cho đến nay,” các tác giả viết.
Trong khi thời tiết có thể làm giảm nguy cơ lây nhiễm khoảng 25% trong những tháng nóng nhất trong năm ở phía bắc Boston, bang Massachusetts, thì một thành phố nhiệt đới như Lagos ở Nigeria chứng kiến hơn 40% giảm sút vì ảnh hưởng của nóng và ẩm.
Tuy nhiên, virus vẫn lây lan trong những điều kiện kiểu đó, như tại Singapore, nơi những ca nhiễm tăng gần đây từ 700 lên 800 mỗi ngày.
“Chúng ta có thể thấy virus này lây lan trên toàn thế giới, với nhiều nhiệt độ khác nhau,” giáo sư ngành kỹ thuật y sinh Trường đại học Católica de Valencia, Angel Serrano Aroca nói. “Tôi tin là có một hệ quả về điều kiện thời tiết, nhưng tôi nghĩ rằng virus này rất truyền nhiễm đến nỗi có những yếu tố khác quan trọng hơn nhiều.”
Mật độ dân số, các biện pháp cách ly xã hôi và những dụng cụ y tế công cộng như là xét nhiệm và theo dõi tiếp xúc chắc chắn có nhiều tác động hơn là thời tiết, các chuyên gia nói.
Đối với ông Murray và các đồng nghiệp tại Trường đại học Washington “Di chuyển là yếu tố quan trọng nhất và rồi đến xét nghiệm theo đầu người,” ông nói.
Khi toán của ông từ tháng 4 đến tuần trước nhân đôi con số dự đoán tử vong vì COVID-19 tại Mỹ từ 60.000 lên thành 135.000, phần lớn là vì các tiểu bang nới lỏng cách ly xã hội và các cá nhân di chuyển nhiều hơn ngay cả tại những khu vực đóng cửa.
Nhiệt độ có lẽ “chỉ quan trọng tối thiểu,” ông nói.
Các nhà khoa học vẫn còn phải học hỏi nhiều về virus.
“Vào lúc nhiều nơi ấm dần,” ông Murray nói thêm, “chúng ta có thể có những dấu hiệu mạnh mẽ hơn để hiểu tốt hơn thực sự về nhiệt độ sẽ ảnh hưởng như thế nào.”
Thống Đốc California Gavin Newsom
không biết việc Tesla mở cửa lại nhà máy
bất chấp lệnh cách ly xã hội
Vào hôm thứ Hai (11 tháng 05), thống đốc California, Gavin Newsom đã bất ngờ khi một phóng viên nói với ông rằng công ty Tesla đã mở cửa lại nhà máy ở Fremont để tiếp tục sản xuất.
Trước đó hãng CNBC từng đưa tin công nhân sản xuất của Tesla đã được xếp ca làm trong tuần này, bắt đầu từ Chủ nhật (10 tháng 05). Hôm thứ Hai, truyền hình địa phương chiếu cảnh xe hơi của công nhân Tesla đang nối đuôi nhau vào bãi đậu xe của công ty. Trước đó vào hôm thứ Sáu, Tesla đã liên lạc với các nhân viên để xếp ca làm việc.
Cuối tuần qua, ông Elon Musk đăng thông báo trên Twitter rằng Tesla đã đệ đơn kiện quận Alameda, và sẽ đưa trụ sở của Tesla và có thể tất cả các hoạt động của công ty ra khỏi tiểu bang, nhằm đáp trả các lệnh cách ly xã hội. Ba nhân viên giấu tên ở Fremont nói với hãng CNBC rằng họ dự tính trở lại làm việc trong tuần này, nhưng chỉ muốn làm việc khi nhà máy an toàn giữa đại dịch.
Một nhân viên nói rằng họ đã bắt đầu tìm kiếm một công việc khác, vì sợ không thể tuân thủ các biện pháp an toàn, bao gồm duy trì khoảng cách an toàn, và các biện pháp khác để phòng chống Covid-19 khi lắp ráp xe hơi ở Fremont. Việc không tuân thủ các biện pháp có thể khiến họ bị ốm, hoặc bị sa thải, và sau đó không đủ điều kiện để nhận tiền thất nghiệp.
Tại nhà máy, nhân viên thường làm việc ở khoảng cách gần nhau, chạm vào cùng một thiết bị. Họ không có nhiều thời gian nghỉ ngơi để rửa tay, và phòng tắm tại nhà máy không phải lúc nào cũng sạch sẽ. (BBT)
Đại học ở California đóng cửa lớp học vào mùa thu
Hệ thống trường đại học ở tiểu bang California, vốn được coi là lớn nhất ở Hoa Kỳ, đã quyết đóng cửa các lớp học vào mùa thu vì virus Corona, trong khi Địa hạt Los Angeles nói rằng lệnh ở nhà nhiều khả năng sẽ được gia hạn thêm ba tháng.
Các thông báo trên ở khu vực Bờ Tây được đưa ra sau khi chuyên gia về bệnh truyền nhiễm hàng đầu của Mỹ, bác sĩ Anthony Fauci, nói với Quốc hội rằng việc dỡ bỏ các biện pháp ngăn chặn virus lây lan có thể dẫn tới sự bùng phát dịch bệnh mới, mà nay đã làm gần 81 nghìn người Mỹ thiệt mạng và gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế.
Trong một trong các chỉ dấu đầu tiên cho thấy COVID-19 sẽ tiếp tục có tác động lớn vào mùa thu năm nay, ban lãnh đạo các trường đại học ở California thông báo rằng các lớp học thuộc 23 trường sẽ đóng cửa vào học kỳ mùa thu bắt đầu vào tháng Chín và việc giảng dạy sẽ được thực hiện trực tuyến.
Giám đốc Y tế của Địa hạt Los Angeles Barbara Ferrer đưa ra thêm dự báo bi quan khi cho biết rằng lệnh phải ở nhà cho 10 triệu cư dân trong đó có thành phố Los Angeles, vẫn sẽ có hiệu lực theo một số hình thưc nhất định cho tới hết mùa hè.
Lời nhận định của bà Ferrer được đưa ra sau khi thống đốc California Gavin Newsom nói rằng với một số điều kiện đã được thay đổi, các nhà hàng ở một số nơi của tiểu bang có thể sẽ lại bắt đầu cho khách hàng tới ăn ở bên trong và các khu mua sắm ngoài trời có thể được cho phép mở cửa với việc khách hàng nhận đơn hàng ở vỉa hè.
Ông Newsom cũng nói thêm rằng các văn phòng ở một số nơi tại California cũng có thể mở cửa kèm theo một số hạn chế.
Nhưng kế hoạch mới nhất của ông nhằm tái khởi động nền kinh tế California, vốn lớn thứ năm trên thế giới, vẫn buộc các tiệm làm móng, tiệm xăm mình và nơi tập luyện thể dục, thể thao phải đóng cửa.
Trước đó, ông Fauci, Giám đốc Viện Dị ứng và các Bệnh Truyền nhiễm Quốc gia, nói với một ủy ban của Thượng viện Mỹ rằng việc chấm dứt các hạn chế quá sớm liên quan tới thương mại và đời sống xã hội sẽ có thể dẫn tới các hệ quả nghiêm trọng.
Giáo sư người Mỹ bị bắt giữ và cáo buộc
che giấu quỹ tài trợ của Trung Cộng
Tin Fayetteville, Arkansas – Vào hôm thứ Hai (11 tháng 05), Bộ Tư pháp Hoa Kỳ cáo buộc một giáo sư ở tiểu bang Arkansas đã nhận tiền trái phép của chính quyền Trung Cộng, và một giáo sư khác trong vụ án tương tự. Đây là ví dụ mới nhất về nỗ lực ngăn Trung Cộng ảnh hướng đến giới hàn lâm Hoa Kỳ.
Một trong những giáo sư, Simon Ang ở Đại học Arkansas, đã bị bắt vào thứ Sáu tuần trước (08/05/2020) và bị buộc tội vào thứ Hai (11/05/2020) vì tội gian lận. Ông đã làm việc và nhận tài trợ từ các công ty Trung Cộng và từ chương trình Thousands Talents – quỹ tài trợ cho các nhà khoa học để khuyến khích các mối quan hệ với chính quyềnTrung Cộng, và ông đã từng khuyến cáo một cộng sự viên giữ im lặng về chương trình này. Ông đã giữ bí mật các thỏa thuận tài chính, để nhận được tài trợ khác từ các cơ quan chính phủ Hoa Kỳ, bao gồm NASA.
Ông Ang, 63 tuổi, là giám đốc của Trung tâm điện tử tại đại học Arkansas, được thành lập với quỹ của Bộ Quốc phòng, chuyên nghiên cứu chế tạo công nghệ sử dụng trong Trạm không gian quốc tế.
Một giáo sư khác, tiến sĩ Xiao-Jiang Li, cựu giáo sư tại Đại học Emory ở Atlanta, Hôm thứ Sáu tuần trước (08/05/2020) cũng đã nhận tội khai gian thuế, bỏ qua khoảng 500,000 Mỹ kim ông nhận từ chương trình Thousand Talents. Ông bị kết án 1 năm quản chế và được lệnh bồi thường 35,089 Mỹ kim.
Theo các công tố viên, ông Li, 63 tuổi, đã tham gia chương trình Thousand Talents hồi cuối năm 2011 khi đang giảng dạy tại Emory. (BBT)
https://www.sbtn.tv/giao-su-nguoi-my-bi-bat-giu-va-cao-buoc-che-giau-quy-tai-tro-cua-trung-cong/
Virus corona: TNS thân cận với Trump
đề xuất dự luật trừng phạt TQ về Covid-19
Thượng nghị sĩ Cộng hòa Lindsey Graham, đề xuất dự luật ”Covid-19 Accountability Act” cho phép tổng thống áp đặt các biện pháp trừng phạt TQ nếu Bắc Kinh không cung cấp đầy đủ chi tiết về các sự kiện dẫn đến sự bùng phát của virus corona.
Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Lindsey Graham, một đồng minh thân cận của Tổng thống Donald Trump, nói ông tin rằng nếu không vì “sự lừa dối” của Đảng Cộng sản cầm quyền Trung Quốc, thì virus này sẽ không ở Hoa Kỳ, và giết chết hơn 80.000 người Mỹ, theo Reuters.
Trên toàn thế giới hơn 290.000 người đã chết và hơn 4,3 triệu người nhiễm Covid-19. Mỹ là quốc gia chịu thiệt hại nặng nề nhất với hơn 83.000 tử vong và 1,4 triệu ca nhiễm.
Ông Trump nói virus corona kinh khủng hơn trận Trân Châu Cảng
Covid-19: Các thuyết âm mưu ‘chọi nhau’ từ Mỹ và TQ
Trump nói Trung Quốc muốn ông thất bại khi tái tranh cử
Virus corona: Trump nói ông ‘tìm thấy bằng chứng virus bắt nguồn từ phòng thí nghiệm TQ’
Dự luật COVID-19 Accountability Act do tám thượng nghị sĩ khác đồng tài trợ, được giới thiệu tại phòng Thượng viện của Quốc hội, hôm thứ Ba.
Dự luật này yêu cầu tổng thống phải chứng nhận trước Quốc hội trong vòng 60 ngày rằng TQ đã “cung cấp một báo cáo toàn vẹn và đầy đủ cho bất kỳ cuộc điều tra COVID-19 nào do Hoa Kỳ, các đồng minh hoặc chi nhánh của Hoa Kỳ như Tổ chức Y tế Thế giới thực hiện”.
Dự luật cũng yêu cầu tổng thống chứng nhận rằng Trung Quốc đã đóng cửa tất cả các chợ bán động vật hoang dã có thể khiến con người gặp rủi ro về sức khỏe và trả tự do cho tất cả những người ủng hộ dân chủ Hong Kong bị bắt trong các cuộc đàn áp sau đại dịch.
Dự luật sẽ ủy quyền cho tổng thống áp dụng một loạt các biện pháp trừng phạt, bao gồm đóng băng tài sản, cấm đi lại và hủy bỏ Visa, cũng như hạn chế cho vay đối với các doanh nghiệp Trung Quốc bởi các
tổ chức Hoa Kỳ và cấm các chứng khoán của các công ty Trung Quốc niêm yết trên các sàn giao dịch Hoa Kỳ.
TT Trump bảo phóng viên ‘hãy hỏi Trung Quốc’ về Covid-19
Tòa Đại Sứ của Trung Quốc tại Washington chưa đáp ứng yêu cầu bình luận của Reuters, nhưng Bắc Kinh luôn khẳng định họ đã minh bạch về vụ dịch, bắt đầu tại thành phố Vũ Hán của Trung Quốc.
Ông Trump và những người ủng hộ đảng Cộng hòa đã nhiều lần cáo buộc Bắc Kinh không cảnh báo cho thế giới về mức độ nghiêm trọng và phạm vi rộng lớn của vụ dịch, điều này đã gây ra một suy giảm kinh tế trên toàn thế giới và đe dọa cơ hội tái đắc cử tháng 11 của ông.
Thượng nghị sĩ Tim Kaine, thuộc đảng Dân chủ đang kiểm soát Hạ viện, nói những điều tệ hại “chắc chắn đã xảy ra ở Trung Quốc” nhưng cần phải xem xét toàn bộ câu chuyện và chính quyền Trump không thể trốn tránh sự giám sát.
“Trước tiên hãy đưa câu chuyện ra bàn và xem phần nào của vấn đề này ai phải chịu trách nhiệm, để có khắc phục vấn đề, và sau đó chúng ta có thể quyết định về trách nhiệm giải trình”, ông nói trong một sự kiện do Trung tâm Meridien của Washington tổ chức.
Giới chỉ trích Trump, bao gồm một số cựu quan chức, học giả và bình luận gia, nói rằng trong khi Trung Quốc có nhiều điều phải trả lời, chính quyền Mỹ dường như đang tìm cách làm chệch hướng sự chú ý khỏi những gì bị cho là phản ứng chậm chạp của Mỹ đối với khủng hoảng.
Một phụ tá Hạ viện đảng Dân chủ cho biết Trung Quốc tiếp tục che giấu sự thật về đại dịch và cần có một nỗ lực quốc tế toàn diện để giải thích cho những gì đã xảy ra.
Nhưng nguồn tin này, nói chuyện với Reuters trong điều kiện giấu tên, buộc tội Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã phớt lờ nhiều thời hạn để chia sẻ với Quốc hội về nguồn gốc của virus.
“Nếu chính quyền muốn Quốc hội hành động, họ nên ngừng ném đá và cho chúng tôi xem ‘bằng chứng’ mà họ tuyên bố là đã có trong tay,” người phụ tá nói.
Virus corona: người Mỹ biểu tình phản đối các biện pháp phong tỏa
Cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ, Robert O’Brien, và cố vấn kinh tế quốc gia, Larry Kudlow, hôm thứ Hai đã cảnh báo rằng không nên đầu tư tiền hưu trí liên bang vào các công ty Trung Quốc vì “khả năng các lệnh trừng phạt trong tương lai sẽ xuất phát từ hành động có thể phạm tội của chính phủ Trung Quốc” trong đại dịch virus corona.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo cũng đã từng bóng gió về các lệnh trừng phạt trong tương lai đối với Trung Quốc vì sự tàn phá gây ra cho nền kinh tế toàn cầu và đời sống con người.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-52629838
Đảng Dân Chủ Hạ Viện
công bố dự luật hỗ trợ mới trị giá 3 ngàn tỷ Mỹ kim
Tin Washington DC – Đảng Dân Chủ tại Hạ Viện vào thứ Ba, 12 tháng 5, đã công bố một dự luật hào phóng, chi thêm tiền để hỗ trợ người dân và hệ thống y tế Hoa Kỳ trước ảnh hưởng của Covid-19. Các dân biểu Quốc Hội dự kiến sẽ bỏ phiếu cho dự luật trị giá 3 ngàn tỷ Mỹ kim vào thứ Sáu này.
Theo dự luật mới, 1 ngàn tỷ Mỹ kim sẽ dùng để hỗ trợ các chính phủ tiểu bang và địa phương. Người dân sẽ nhận được đợt trợ cấp lần thứ 2 với 1,200 Mỹ kim mỗi người, và tối đa là 6,000 Mỹ kim cho một gia đình.
Khoảng 200 tỷ Mỹ kim sẽ được dùng làm tiền trợ cấp công việc nguy hiểm cho các nhân viên thiết yếu, những người đối mặt với nguy cơ nhiễm bệnh cao trong suốt giai đoạn khủng hoảng. 75 tỷ Mỹ kim sẽ được chi cho việc xét nghiệm và dò tìm mạng lưới tiếp xúc nguồn bệnh, vốn là yêu cầu quan trọng để tái mở cửa các cơ sở kinh doanh.
Đảng Dân Chủ cũng muốn gia hạn tiền phụ cấp phúc lợi thất nghiệp 600 Mỹ kim mỗi tuần đến hết tháng 1, 2021, đồng thời chi 175 tỷ để hỗ trợ người dân về tiền thuê nhà, tiền trả góp mua nhà, và tiền điện nước. Dự luật mới sẽ tài trợ ghi danh bảo hiểm Affordable Care Act cho những người mất bảo hiểm y tế do bị sa thải, và cấp thêm ngân sách cho chương trình food stamp, bao gồm việc tăng thêm 15% tiền phúc lợi cho người dân.
Dự luật mới cũng cấp ngân sách hỗ trợ các cơ sở thương mại, gia tăng biện pháp an toàn trong giai đoạn bầu cử, và tài trợ Dịch vụ bưu điện Hoa Kỳ. Dự luật của Dân Chủ nhiều khả năng sẽ bị cản trở tại Thượng Viện, do đảng Cộng Hòa cho rằng việc chi thêm tiền để hỗ trợ người dân hiện không còn quá
khẩn cấp, mà ưu tiên hiện nay là bảo vệ các cơ sở thương mại để tránh khỏi trách nhiệm liên quan, khi họ mở cửa kinh doanh trong lúc virus vẫn còn lây lan. (BBT)
https://www.sbtn.tv/dang-dan-chu-ha-vien-cong-bo-du-luat-ho-tro-moi-tri-gia-3-ngan-ty-my-kim/
Kinh tế Mỹ đối mặt tỷ lệ tăng trưởng thấp
‘trong thời gian dài’
Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell hôm 13/5 nói rằng Hoa Kỳ có thể đối mặt với tỷ lệ tăng trưởng thấp “trong thời gian dài”.
Ông Powell nói trong một bài phát biểu qua mạng rằng phản ứng của Mỹ cho tới nay “thực sự nhanh chóng và quyết liệt”.
“Nhưng sự phục hồi có thể sẽ mất thời gian” và còn phụ thuộc vào tiến bộ đạt được trong cuộc chiến chống COVID-19, ông Powell nói thêm.
Chủ tịch Fed cho rằng các mối nguy cơ về y tế kéo dài sẽ khiến các doanh nghiệp nhiều khả năng sẽ thất bại và thu nhập của các hộ gia đình sẽ suy giảm, nhất là đối với những hộ ít có khả năng chống đỡ khó khăn.
Đại học ở California đóng cửa lớp học vào mùa thu
Ông nói rằng một cuộc thăm dò gần đây của Fed cho thấy khoảng 40% hộ gia đình với thu nhập thấp hơn 40 nghìn đôla có một ai đó bị mất việc kể từ tháng Hai.
Ông nói tiếp rằng hệ quả trong tình huống xấu nhất sẽ khiến nền kinh tế Mỹ có mức “tăng trưởng thấp trong một thời gian dài và thu nhập chững lại”.
“Sự hỗ trợ tài chính thêm nữa có thể tốn kém nhưng đáng làm nếu nó giúp tránh được tác hại kinh tế lâu dài và giúp chúng ta hồi phục mạnh mẽ hơn”, ông Powell nói.
Tuyên bố này của ông được cho là lời kêu gọi trực tiếp tới Quốc hội nhằm thông qua thêm nữa các khoản ứng cứu tiếp sau gói kích cầu trị giá gần 3 nghìn tỷ.
Tại sao dịch bệnh bùng phát nghiêm trọng tại Ecuador?
Thái Học
“Tại thời điểm này, bao phủ thành phố Guayaquil là một bầu trời u ám”, María Leonor Inca, một nhà báo tại Ecuador đăng trên Twitter vào ngày 2/4.
Guayaquil được biết tới như là một thành phố lớn nhất và là cảng chính của Ecuador. Tuy nhiên, khi dịch bệnh hoành hành trên khắp thế giới, thành phố đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi virus Vũ Hán. Thị trưởng thành phố cũng đã dương tính với Covid-19.
Ông Jorge Wated, lãnh đạo đội đặc nhiệm chống Covid-19 của chính phủ Ecuador nói với tờ El Universo, tờ nhật báo lớn nhất ở Ecuado rằng, hầu như ngày nào ở Ecuador cũng có ca tử vong do virus Vũ Hán. Ông Wated cho biết, do các nhà xác ở Ecuador bị hạn chế về sức chứa nên một lượng lớn các thi thể đang phải để trên vỉa hè.
Mặc dù Ecuador cách xa tâm dịch Trung Quốc, tại sao Ecuador lại bị virus tấn công nghiêm trọng tới vậy?
Tờ The Epoch Times từng nhận định trong một bài viết rằng, các khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bên ngoài Trung Quốc bởi virus Vũ Hán đều có chung một điểm: quan hệ gần gũi hoặc hưởng lợi từ Bắc Kinh. Vậy mối quan hệ giữa Ecuador và Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) là như thế nào.
Hợp tác chiến lược giữa Ecuador và chính quyền Trung Quốc
Vào tháng 1/1980, ĐCSTQ đã thiết lập quan hệ ngoại giao với Ecuador. Đến năm 1997, Trung Quốc và Ecuador đã thành lập một hệ thống “tư vấn chính trị”, và hệ thống này thường được tổ chức hai năm một lần.
Vào ngày 8/11/2007, tỉnh El Oro của Ecuador và tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc chính thức thiết lập quan hệ chị – em.
Vào tháng 1/2015, Tổng thống Ecuador lúc đó là Rafael Vicente Correa Delgado đã đến thăm Trung Quốc, sau đó hai nước đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược. Vào tháng 11/2016, Ecuador và Trung Quốc đã nâng tầm mối quan hệ thành “đối tác chiến lược toàn diện”.
Vào tháng 8/2016, Ecuador và Trung Quốc đã bỏ các yêu cầu về thị thực nhằm tăng cường du lịch giữa hai nước. Ecuador là quốc gia Mỹ Latinh đầu tiên làm như vậy.
Vào ngày 12/12/2018, Tổng thống Ecuador Lenin Moreno Garces đã đến thăm Trung Quốc. Theo truyền thông nhà nước Trung Quốc, hai nhà lãnh đạo đã chứng kiến việc ký kết một số tài liệu hợp tác bao gồm một bản ghi nhớ về việc cùng nhau thúc đẩy sáng kiến Vành đai và Con đường (còn gọi là Một vành đai, Một con đường) của Bắc Kinh để xây dựng các dự án cơ sở hạ tầng trên khắp Mỹ La-tinh, Châu Phi, Trung Á và Nam Á.
Hiện tại, Trung Quốc cũng là đối tác thương mại lớn thứ ba của Ecuador.
Các công ty Trung Quốc ở Ecuador
Theo truyền thông Trung Quốc, hiện tại hơn 90 công ty Trung Quốc đang hoạt động tại Ecuador với các dự án bao gồm bảo tồn nước và thủy điện, cầu đường, mỏ đồng, an toàn công cộng và các lĩnh vực khác.
Vào ngày 16/8/2016, Phó tổng thống lúc bấy giờ của Ecuador, ông Jorge Glas đã khánh thành nhà máy cáp quang đầu tiên của Ecuador tại tỉnh Guayas. Đây là nhà máy cáp quang Trung Quốc lớn nhất tại Mỹ Latinh với tổng mức đầu tư ước tính từ 15 đến 20 triệu USD.
Vào ngày 18/7/2019, Tổng thống Ecuador Lenín Moreno đã tham dự cuộc chạy thử nghiệm đầu tiên về công nghệ 5G tại San Francisco de Quito, thủ đô của Ecuador. Nó được giới thiệu bởi tập đoàn viễn thông Trung Quốc Huawei và Tập đoàn Viễn thông Quốc gia Ecuador. Theo Tân Hoa Xã, ông Moreno đã ca ngợi những tiến bộ công nghệ của Trung Quốc tại buổi lễ.
Hủy buổi biểu diễn của đoàn nghệ thuật Shen Yun
Đoàn nghệ thuật Shen Yun, có trụ sở tại New York, được cho là “cái gai” trong mắt của Bắc Kinh khi thành lập với mục tiêu khôi phục nền văn hóa truyền thống của dân tộc Trung Hoa, vốn đã bị hủy hoại qua các cuộc vận động chính trị như cuộc Đại cách mạng văn hóa của ĐCSTQ.
Vào năm 2015, Đoàn nghệ thuật Shen Yun đã sắp xếp chuyến lưu diễn tại thủ đô của Ecuador vào ngày 23 và 24/5. Tuy nhiên, chưa đầy một tuần trước buổi biểu diễn, nhà văn hóa Ecuador đã đình chỉ tất cả các buổi biểu diễn của Shen Yun.
Alejandro Nadal, phát ngôn viên của chương trình Shen Yun ở Ecuador nói với tổ chức bảo vệ tự do báo chí Fundamedios.org rằng việc đình chỉ hoạt động là bất hợp pháp, vì họ có tất cả các giấy phép cần thiết. Ông nói rằng ông tin kẻ đứng đằng sau vụ việc này là Đại sứ quán Trung Quốc tại Ecuador.
“Chúng tôi đã cố gắng nói với họ bằng mọi cách có thể rằng họ đang vi phạm quyền tự do ngôn luận của người dân Ecuador, rằng họ đang kiểm duyệt văn hóa ở một quốc gia dân chủ và đang làm như vậy thông qua một quốc gia nước ngoài”, ông Nadal cho biết.
Đập và nhà máy thủy điện
Đập Coca Codo Sinclair là một dự án thủy điện thuộc Sáng kiến Vành đai và Con đường của ĐCSTQ ở Ecuador. Đập được xây dựng cách thủ đô Quito 75 km về phía đông, trên sông Coca. Đây được cho là dự án năng lượng lớn nhất ở Ecuador.
Con đập được xây dựng bởi Sinohydro Corporation thuộc sở hữu của chính phủ Ecuador với giá 2,25 tỷ USD. Tuy nhiên, Trung Quốc sẽ cấp cho Ecuador khoản vay 1,68 tỷ USD với lãi suất 6,9%.
Dự án đã bị chỉ trích vì vượt chi phí, sai sót kỹ thuật và tham nhũng. Ecuador cũng phải đối mặt với thâm hụt ngân sách rất lớn vì các khoản vay mà họ vay Trung Quốc. Chỉ riêng tiền lãi Ecuador phải trả cho Trung Quốc hàng năm là 125 triệu USD và phải trả số tiền lãi trong 15 năm.
Tuy nhiên, thử nghiệm đã thất bại khi đập được khánh thành vào năm 2016.
Tờ The New York Times đã nêu ra nhiều vấn đề của con đập trong một báo cáo tháng 12/2018: “Con đập khổng lồ này nằm trong rừng rậm, được tài trợ và xây dựng bởi Trung Quốc, được cho là tham vọng lớn của Ecuador nhằm giải quyết nhu cầu năng lượng và giúp đất nước Nam Mỹ này thoát nghèo. Tuy nhiên, nó đã trở thành một phần của bê bối quốc gia, nhấn chìm đất nước trong nạn tham nhũng của những khoản nợ nguy hiểm – và một tương lai bị trói buộc vào Trung Quốc”.
“Gần như mọi quan chức hàng đầu của Ecuador liên quan đến việc xây dựng đập, đều bị cầm tù hoặc bị kết án về tội nhận hối lộ. Bao gồm một cựu phó chủ tịch, một cựu bộ trưởng điện lực và thậm chí là cựu quan chức chống tham nhũng giám sát dự án, người đã bị ghi âm khi nói về hối lộ của Trung Quốc”, theo The New York Times.
Theo tờ Los Angeles Times, một báo cáo năm 2018 do văn phòng kiểm soát viên của chính phủ Ecuador cho biết, nhà thầu Trung Quốc của dự án “đã bỏ qua một quy định của hợp đồng xây dựng rằng, con đập được xây dựng theo tiêu chuẩn của Hiệp hội kỹ sư cơ khí Hoa Kỳ”.
“Người Trung Quốc đã sử dụng thép chất lượng kém và sa thải các giám sát viên, những người nói sẽ thay đổi nó”, cựu bộ trưởng năng lượng Fernando Santos nói với tờ Los Angeles Times.
Tuy nhiên, ĐCSTQ đã tránh nói về những sai sót của dự án và sự tham nhũng đằng sau con đập. Họ đã ca ngợi sự thành công của dự án, gọi đó là một dự án mang tính bước ngoặt của các công ty Trung Quốc.
Bài viết này là của tác giả Tian Yun đăng trên tờ The Epoch Times ngày 5/5. Bài viết phản ánh ý kiến riêng của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của báo Đại Kỷ Nguyên. Bài viết do Thái Học dịch và biên tập.
https://www.dkn.tv/the-gioi/tai-sao-dich-benh-bung-phat-nghiem-trong-tai-ecuador.html
Bệnh nhân SIDA,
nạn nhân gián tiếp của dịch Covid-19
Thanh Phương
Nếu như việc phong tỏa tại nhiều nước đã góp phần ngăn chận đà lây lan của virus corona chủng mới, thì nó lại gián tiếp tạo điều kiện dễ dàng cho một virus khác, đó là virus HIV. Nói cách khác, dịch Covid-19 đang ảnh hưởng nặng nề đến việc phòng chống SIDA tại nhiều nước.
Kể từ khi virus SIDA xuất hiện cách đây hơn 35 năm cho đến nay, trên toàn thế giới đã có đến 78 triệu người bị nhiễm HIV và 35 triệu người chết vì dịch bệnh này. Đây là căn bệnh mà hiện nay chưa có cách chữa khỏi hoàn toàn, tuy nhiên đã có thuốc điều trị HIV giúp kiểm soát virus trong người, làm chúng không có khả năng tấn công các hệ miễn dịch, cũng như không có cơ hội sinh sôi nảy nở trong cơ thể chúng ta.
Mỹ : Số ca nhiễm HIV mới sẽ tăng
Tại Hoa Kỳ, theo hãng tin AFP, rất nhiều chuyên gia và những người làm việc trong ngành y tế công cộng đang sợ mọi người sẽ lơ là việc phòng chống SIDA, khiến nước này không thể đạt được mục tiêu giảm 75% số ca nhiễm mới từ đây đến năm 2025.
Vào đầu tháng Tư vừa qua, nhà dịch tễ học Travis Sanchez tại Đại học Emory, bang Georgia, đã tiến hành một cuộc thăm dò qua mạng Internet với 1.000 người đàn ông đã có quan hệ tình dục với người đồng tính. Phân nửa trong số này cho biết trong thời gian qua số bạn tình của họ đã giảm đi và họ cũng bớt dùng đến các ứng dụng giúp kết bạn.
Nhưng ông Travis Sanchez nêu lên một điều đáng lo ngại : một phần tư số người được hỏi cho biết là họ không thể đi xét nghiệm SIDA, do hàng ngàn cơ sở xét nghiệm đóng cửa trong thời gian phong tỏa để phòng chống dịch Covid-19. Như vậy là trong suốt nhiều tuần, những người này không hề biết là họ có đã bị nhiễm HIV hay không, trong khi họ vẫn tiếp tục có quan hệ tình dục với người cùng giới. Đây quả là một quả bom nổ chậm ! Nhà nghiên cứu này quan ngại : « Rất có thể là những hành vi có nguy cơ cao lại trỗi dậy trước khi các dịch vụ phòng ngừa SIDA mở cửa trở lại hoàn toàn. Tình hình này có thể sẽ khiến có nhiều ca nhiễm HIV hơn ».
Phải đợi đến sang năm chúng ta mới có thể biết được tác động của dịch Covid-19 lên việc phòng chống SIDA ở Mỹ, khi Trung tâm Phòng chống Dịch bệnh CDC công bố con số ca lây nhiễm HIV năm 2020. Trả lời hãng tin AFP, CDC cho biết, trong dài hạn, khi các hạn chế đi lại được dỡ bỏ và sẽ có nhiều người đến xét nghiệm, con số ca nhiễm HIV mới chắc chắc sẽ tăng.
Tại Hoa Kỳ, phương pháp điều trị bằng thuốc PrEp (Pre-exposure prophylaxis), giúp tránh bị nhiễm HIV với hiệu quả gần như đạt 100%, đang ngày càng phổ biến, nhưng theo lời nhà nghiên cứu Matthew, được hãng tin AFP trích dẫn, một số người đã ngưng sử dụng thuốc này trong thời gian phong tỏa. Một khi phong tỏa được dỡ bỏ, không chắc là những người này sẽ uống thuốc trở lại và như vậy dịch SIDA có nguy cơ bùng lại phát.
LHQ : SIDA có thể bùng nỗ ở châu Phi
Số người chết vì SIDA ở vùng châu Phi cận Sahara có thể tăng gấp đôi trong thời gian dịch Covid-19, đó là báo động của Liên Hiệp Quốc ngày 11/05/2020.
Liên Hiệp Quốc cảnh báo là dịch SIDA có nguy cơ lan rộng trong thời gian có dịch Covid-19, nhất là tại vùng châu Phi cận Sahara. Theo LHQ, số ca tử vong do virus HIV có thể tăng gấp đôi nếu dịch Covid-19 gây cản trở cho việc tiếp cận các phương tiện điều trị.
Theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới và cơ quan phòng chống SIDA của Liên Hiệp Quốc ONUSIDA, nếu việc tiếp cận thuốc điều trị HIV bị xáo trộn trong 6 tháng, sẽ có thêm hơn 500.000 người chết tại vùng châu Phi cận Sahara trong 1 năm từ 2020 đến 2021, cộng thêm vào số 470.000 người chết được thống kê trong năm 2018. Đây là số ca tử vong cao chưa từng có kể từ năm 2008, năm đã có đến 950.000 người chết vì SIDA trong vùng này.
Trong năm 2018, năm cuối cùng mà chúng ta có số liệu thống kê đầy đủ, tại vùng châu Phi cận Sahara có 25,7 triệu người sống với virus HIV trong cơ thể, trong đó có 16,4 triệu người đang được điều trị. Nếu chiến dịch phòng ngừa SIDA và việc điều trị bị cản trở, mọi thành quả đạt được về ngăn chận lây nhiễm HIV từ mẹ sang con sẽ bị xóa sạch.
Trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến 2018, số trẻ em bị nhiễm HIV đã giảm 43%, từ 250.000 xuống còn 140.000. Do tác động của dịch Covid-19, số ca nhiễm ở trẻ em có thể sẽ tăng vọt 37% tại Mozambique, 78% ở Malawi và Zimbawe, và 104% tại Ouganda.
Trong một thông cáo được công bố vào tuần trước, cơ quan ONUSIDA đã kêu gọi chính phủ các nước « không nên giảm bớt nỗ lực về phòng ngừa SIDA và bảo đảm cho người dân tiếp cận các dịch vụ cần thiết để tránh mọi sự lây nhiễm, kỳ thị và bạo hành ».
Theo ONUSIDA, tình trạng mất thu nhập và mất việc làm ở quy mô lớn tại nhiều nước, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, sẽ dẫn đến việc gia tăng các quan hệ tình dục mại dâm và nạn khai thác tình dục. Tình trạng này sẽ làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm HIV đối với nhiều người, trừ phi những người đó có đủ phương tiện để tự bảo vệ.
Nga : Nguy cơ khan hiếm thuốc điều trị HIV
Tại nước Nga, theo hãng tin Reuters, đã phát sinh một thị trường chợ đen buôn bán thuốc trị HIV Kaletra, kể từ khi thuốc này được ngày càng nhiều người tự mua về uống và được cho phép thử nghiệm lâm sàng để điều trị Covid-19.
Vào cuối tháng giêng vừa qua, bộ Y Tế Nga đã đề nghị tiến hành các cuộc thử nghiệm lâm sàng thuốc Kaletra để điều trị các bệnh nhân Covid-19. Cho tới nay, các kết quả thử nghiệm chưa cho thấy hiệu quả nào của loại thuốc trị HIV này. Thế nhưng, những kẻ đầu cơ đã tính đến khả năng khan hiếm Kaletra, trước tình hình dịch Covid-19 lây lan ngày càng mạnh ở Nga. Kể từ ngày 12/05, Nga đã trở thành quốc gia đứng hàng thứ hai thế giới về số ca nhiễm virus corona ( hơn 232.000 ca ).
Một người buôn bán thuốc trị HIV trên mạng cho hãng tin Reuters biết cách đây ba tháng giá bán của một hộp thuốc Kaletra là 900 rúp ( 11 euro ), mà nhiều người thậm chí còn chê đắt. Nhưng nay, trước khả năng là thuốc này sẽ khan hiếm, không ít người đặt mua từ 100 đến 700 hộp, với giá 3.800 rúp/hộp, hy vọng sẽ bán lại với giá từ 7.000 đến 8.000 rúp/hộp.
Cơn sốt mua bán thuốc trị HIV đang gây lo ngại cho những bệnh nhân SIDA. Tại Nga, cho tới nay, cũng như các loại thuốc điều trị HIV được bác sĩ kê đơn, thuốc Kaletra được cơ quan y tế mua và phân phát miễn phí cho các bệnh nhân SIDA.
Giám đốc một bệnh viện tại Saint-Petersbourg chuyên về các bệnh truyền nhiễm kể với Reuters là nhà thuốc trong bệnh viện của ông trong những tuần qua đã nhận đến 120 cú điện thoại mỗi ngày từ các bệnh nhân HIV tìm mua thuốc Kaletra.
Trong kho của hiệu thuốc bệnh viện đã hết, thế mà nhà cung cấp vừa thông báo là không thể tiếp tục giao hàng được nữa vì nhà nước Nga đã trưng dụng toàn bộ kho thuốc của nhà cung cấp này.
Một nhà hoạt động trong lĩnh vực phòng chống SIDA thì cho biết là những kẻ đầu cơ thậm chí đã muốn mua lại thuốc Kaletra từ các bệnh nhân HIV, sẳn sàng trả với giá 3.000 rúp/hộp.
Theo Reuters, tại Nga, thuốc Kaletra do công ty R-Pharm sản xuất trong khuôn khổ một thỏa thuận với hãng dược phẩm Mỹ AbbVie. Tổng giám đốc của R-Pharm, Alexei Repik cho biết đang phối hợp với cảnh sát để truy tìm nguồn gốc của thuốc Kaletra buôn bán trái phép, vì điều này gây phương hại cho các bệnh nhân HIV đang thật sự cần thuốc Kaletra để điều trị.
Kinh tế Anh ‘có thể suy thoái mạnh vì Covid-19’
Bộ trưởng Tài chính Anh cảnh báo Vương quốc Anh đối mặt rủi ro suy thoái kinh tế sâu sắc, sau khi số liệu cho thấy kinh tế sụt giảm gần 6% trong tháng Ba.
Giới trẻ thu nhập thấp ở Anh bị ảnh hưởng tài chánh nặng nhất vì virus corona
Virus corona: Anh Quốc cứu trợ doanh nghiệp và người lao động ra sao?
Virus corona: Anh Quốc cứu trợ doanh nghiệp và người lao động ra sao?
Vương quốc Anh hiện có số ca tử vong vì Covid-19 cao thứ hai thế giới.
Việc phong tỏa được áp dụng ở Anh từ 23/3, nghĩa là chỉ mới một tuần trong quý một bị ảnh hưởng. Nhưng nó đã đủ để trong 3 tháng đầu năm 2020, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) giảm 2% so với quý cuối cùng năm 2019.
Đây là con số tệ nhất từ khi xảy ra khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.
Trong bốn quý gần đây nhất, kinh tế Anh đã không tăng trưởng trong ba quý.
Bộ trưởng Tài chính Anh Rishi Sunak hôm thứ Tư nói: “Quý đầu tệ vậy trong khi chỉ dựa vào vài ngày của ảnh hưởng virus corona tháng Ba.”
“Nên rất có thể Anh quốc đang đối mặt suy thoái lớn.”
Tại Anh, các biện pháp phong tỏa đang bắt đầu được dỡ từ từ.
Một số nhân viên ở Anh không làm việc được ở nhà thì được khuyến khích đi làm.
Chính phủ nói các ngành xây dựng, sản xuất, sản xuất thực phẩm nên mở cửa.
Tại Anh, các công ty môi giới mua nhà cũng được mở lại để người mua có thể đi xem nhà.
https://www.bbc.com/vietnamese/business-52651545
Pháp bán vũ khí cho Đài Loan:
Paris bác bỏ phản đối của Bắc Kinh
Trọng Nghĩa
Hôm nay, 13/05/2020, Paris đã lên tiếng bác bỏ tuyên bố phản đối và đe dọa của Bắc Kinh liên quan đến một thương vụ theo đó Pháp sẽ hiện đại hóa hệ thống tên lửa trang bị trên các chiến hạm được bán trước đây cho Đài Loan. Paris đồng thời khuyên Bắc Kinh nên “đặt trọng tâm” vào nỗ lực chung hiện nay nhằm chống đại dịch Covid-19.
Theo hãng tin Pháp AFP, trong một tuyên bố, bộ Ngoại Giao Pháp đã cho rằng: “Đối mặt với cuộc khủng hoảng Covid-19, mọi chú ý và nỗ lực của chúng ta phải tập trung vào cuộc chiến chống đại dịch”.
Phát biểu này được đưa ra một hôm sau khi Trung Quốc kêu gọi Pháp “hủy bỏ” thỏa thuận vũ khí vừa ký kết với Đài Loan, và đe dọa rằng một giao dịch như vậy với Đài Loan có thể “gây tổn hại cho quan hệ Pháp-Trung”.
Bộ Ngoại Giao Pháp nhấn mạnh: “Theo khuôn khổ tuyên bố Pháp-Trung năm 1994, Pháp vẫn thực hiện chính sách một nước Trung Hoa duy nhất và tiếp tục kêu gọi đối thoại giữa hai bên bờ eo biển (Đài Loan)”, và trong bối cảnh đó “Pháp tôn trọng nghiêm ngặt các cam kết hợp đồng đã thiết lập với Đài Loan và không hề thay đổi lập trường kể từ năm 1994”.
Hợp đồng gây tranh cãi liên quan đến thiết bị trên 6 chiếc hộ tống hạm lớp Lafayette mà Pháp đã bán cho Đài Loan vào năm 1991, một thương vụ từng gây ra khủng hoảng ngoại giao nghiêm trọng giữa Paris và Bắc Kinh.
Trong một thông cáo báo chí ngắn gọn ngày 07/04/2020 vừa qua, Hải Quân Đài Loan cho biết ý định hiện đại hóa các chiến hạm do Pháp sản xuất.
Một nguồn tin thạo tin đã xác nhận với AFP rằng một hợp đồng đã được bộ Quốc Phòng Đài Loan ký kết với đối tác Pháp DCI-Desco – một đơn vị của tập đoàn vũ khí Pháp Défense Conseil International DCI – liên quan đến việc hiện đại hóa hệ thống phóng mồi nhử chống tên lửa Dagaie trang bị trên 6 chiếc hộ tống hạm mua của Pháp.
Theo truyền thông Đài Loan, trích dẫn một trang web của chính phủ Đài Loan, trị giá hợp đồng là 800 triệu đài tệ tương đương với khoảng 24,6 triệu euro.
Covid 19: Chính phủ Pháp bị hơn 60 đơn kiện
Tú Anh
Cho đến ngày 12/05/2020, tổng cộng 63 đơn kiện chính phủ thiếu trách nhiệm trong việc phòng chống đại dịch Covid-19. Nhiều nhóm nghề nghiệp, công đoàn cáo buộc từ thủ tướng cho đến các vị bộ trưởng không làm tròn bổn phận, chậm trễ, tắc trách gây hậu quả “ngộ sát” .
Trả lời phỏng vấn đài phát thanh RTL ngày 12/05/2020, chưởng lý François Moulin cho biết đã có tổng cộng 63 đơn kiện chính phủ. Thủ tướng Edouard Philippe, hai vị bộ trưởng Y tế, đương nhiệm và tiền nhiệm, các đồng sự Tư Pháp, Nội Vụ, Lao Động nằm trong danh sách bị cáo. Bên nguyên đơn có các bác sĩ, công đoàn CGT…
Tòa Công lý Cộng hòa là định chế tư pháp có thẩm quyền xét xử họat động của các thành viên nội các trong nhiệm vụ được giao phó.
Tổng thống Emanuel Macron được miễn trách nhiệm hình sự đối với các hoạt động trên cương vị nguyên thủ quốc gia.
Một ủy ban gồm 18 vị thẩm phán đang xem xét các đơn đệ nạp từ cuối tháng Ba và sẽ quyết định hoặc xếp lại hồ sơ hoặc đưa qua văn phòng chưởng lý để thụ lý.
Tình hình dịch tại châu Âu
Tại Pháp, số nạn nhân gia tăng bất ngờ từ 263 người chết trong ngày thứ Hai đã tăng lên 384 trong ngày thứ Ba, vào lúc chương trình nới lỏng phong tỏa bắt đầu nâng tổng số nạn nhân tại Pháp lên 26.991 kể từ đầu tháng Ba.
Diễn tiến tương tự được ghi nhận ở Anh và Đức.
Với 40.000 ca tử vong, Anh Quốc qua mặt nước Ý, đứng đầu các quốc gia bị tang tóc tại châu Âu. Thủ tướng Boris Johnson càng bị công kích quyết định chậm trễ ban hành các biện pháp chống dịch cũng như cung cấp phương tiện bảo hộ an toàn cho nhân viên y tế. Trong ngày 12/05, Anh Quốc có thêm 627 nạn nhân.
Tại Đức, trong 24 giờ qua, có 798 ca lây nhiễm được ghi nhận, 171.306 tính từ tháng Ba. Số người chết cùng thời gian là 101, nâng tổng số nạn nhân lên 7631.
Trong khi đó, Tây Ban Nha, số nạn nhân diễn tiến theo chiều hướng “tương đối thấp”: 172 người chết trong ngày 12/05. Kể từ thứ Sáu, du khách từ nước ngoài sẽ bị cách ly 14 ngày.
Việt-Pháp và những chiếc khẩu trang tương ái
chống dịch Covid-19
Thu Hằng
Trên chuyến bay ngày 05/05/2020 của Vietnam Airlines, đưa kiều dân Pháp từ Hà Nội về Paris, có thêm hơn 260.000 khẩu trang và rất nhiều trang bị y tế viện trợ theo sáng kiến tương ái xuất phát từ một nhóm bạn, sau đó được rất nhiều cá nhân, tổ chức và công ty hưởng ứng rộng rãi suốt tháng Tư ở Việt Nam.
Trong thông cáo báo chí ngày 06/05 mà RFI Tiếng Việt nhận được, đại sứ quán Pháp tại Việt Nam đánh giá : “Lô hàng viện trợ này là minh chứng cho tình hữu nghị Pháp-Việt : tức thì, hào phóng và đoàn kết sâu đậm” trong khi “khẩu trang vốn là mặt hàng đang khan hiếm tại Pháp”. Số hàng được “ưu tiên phân phối cho những người đang cần các trang bị này nhất : cán bộ y tế trực tiếp chăm sóc bệnh nhân, người bệnh, những người thuộc nhóm có nguy cơ…”.
Chuyển vải từ Việt Nam sang Pháp may áo blouse và khẩu trang
Cùng lúc với dịch Covid-19 hoành hành tại Pháp, người ta phát hiện ra rằng khẩu trang và đồ bảo hộ y tế khan hiếm trầm trọng. Nhiều tổ chức, cá nhân, cơ quan đã gom hết số khẩu trang dự trữ để ủng hộ các bệnh viện hoặc viện dưỡng lão, nhưng vẫn “như muối bỏ biển”.
Tình trạng bi đát đến mức một số bệnh viện đã phải kêu gọi quyên góp túi rác cỡ lớn để thay áo choàng y tế cho nhân viên, như ở tỉnh Marne, nằm trong vùng dịch nặng ở Pháp. Chính điều này đã khiến ông Phan Sơn, chủ tịch hội Méandre có nhiều dự án thiện nguyện ở Việt Nam, trăn trở. Trả lời RFI Tiếng Việt ngày 07/05/2020, ông Phan Sơn cho biết :
“Hồi đó, trên mạng, trên báo, chúng tôi thấy là ở bên Pháp này lúc đại dịch, họ lúng túng quá. Trên tivi, tối nào đúng 8 giờ, họ quay cảnh vỗ tay để khen và để giúp y tá, hộ lý làm việc trong các bệnh viện. Thế nhưng, đàn hát, động viên tinh thần cho anh em không đủ mà phải có hành động cụ thể. Chúng tôi đã rất muốn may áo blouse vì phụ nữ Việt Nam rất khéo tay, nhưng gặp phải vấn đề không có vải, chỉ và chun.
Tại sao? Tại vì ở tỉnh Marne, trên Facebook, họ cứ kêu gọi may áo choàng cho nhân viên y tá, hộ lý tại vì vùng đó, dịch kinh khủng, bao nhiêu người tử vong. Sau đó, trên một trang Facebook, một hôm tôi thấy bảng điện tử của thành phố nhỏ cách xa thành phố Le Havre khoảng 20 cây số, họ kêu gọi quyên góp túi đựng rác loại to để thay áo blouse, cho thấy họ khổ như thế nào, bệnh viện bên Pháp mà phải lấy bao đựng rác để thay áo blouse.
Tôi thương các y bác sĩ Pháp mà không làm được gì. Chúng tôi mang tâm tư này tâm sự với bạn bè, gia đình ở Việt Nam, thì gặp được đồng cảm, chia sẻ của tất cả mọi người, nhất là nhóm bạn Pháp ngữ, những người có cơ hội học tập và làm việc, sinh sống tại nước Pháp. Thế là một nhóm bạn Pháp ngữ ở Pháp và Việt Nam cùng đồng lòng kêu gọi quyên góp khẩu trang, vải, chỉ để may áo blouse, mũ chống giọt bắn để gửi sang Pháp ủng hộ các bác sĩ”.
Có những hôm, ba giờ sáng (giờ Pháp), hai nhóm ở Pháp và Việt Nam vẫn trao đổi với nhau. Cuối cùng, “Opération Les Blouses de la Marne” (tạm dịch : Chiến dịch Những chiếc áo blouse tỉnh Marne) ra đời. Nhóm bên Pháp tìm hiểu về chất lượng vải, mẫu áo theo quy định của Nhà nước Pháp, liên hệ với chính quyền các cấp ở tỉnh Marne để tìm hiểu nhu cầu của địa phương. Còn nhóm ở Việt Nam đi mua vật liệu yêu cầu và tìm cách vận chuyển sang Pháp. Chị Ngô Hồng Lan, phụ trách điều phối bên Việt Nam, giải thích với RFI Tiếng Việt (08/05) :
“Khi mình đứng lên hô hào các bạn, thực ra là hô hào để xem có ai đi không, có người nào quen biết để gửi được đi không. Nghe thấy lời hô hào của mình, thì có mấy người bạn của bạn nói rằng nếu chị gửi được nhiều kiện, em sẽ tặng khẩu trang, một bạn khác thì nói công ty sẽ tặng tấm mika chắn giọt. Nhưng cuối cùng, mình không gửi được nhiều, chỉ được 4 kiện, gồm 400 mét vải với chỉ, giây chun và khuy để may áo blouse.
Thế thì số khẩu trang và tấm chắn giọt mà các bạn kia cho vẫn còn đấy nên mình nghĩ đã có ủng hộ thì mình nghĩ tìm cách, bằng số tiền các bạn đóng góp, thì sẽ bỏ ra gửi theo đường vận chuyển bình thường DHL hay là gửi cargo”.
Chuyến đầu tiên, mang tính chất cá nhân, được nhóm ở Việt Nam nhờ hai nghiên cứu sinh Pháp “cầm hộ” sang hội Méandre bên Pháp vào ngày 06/04 trên chuyến bay hồi hương của Air France, thông qua giới thiệu của Đại sứ quán Pháp ở Hà Nội. Chị Ngô Hồng Lan giải thích tiếp :
“Đến lúc đó, sứ quán Pháp tại Việt Nam cũng chưa có thông báo là sẽ tiếp nhận hàng ủng hộ, viện trợ cả. Sau khi quyên góp được tiền, bọn mình đã đi hỏi thấy cước gửi là 7,5 đô la/kg, tính ra cũng chỉ gửi được tối đa 100 kg sang Pháp.
Đồng thời, các bạn, lúc đầu ủng hộ có 2.000-3.000 khẩu trang, như Trang của ProwTech, hay Hương Trần của công ty Sunflower, cứ mỗi ngày lại hỏi gửi được hàng chưa. Khi biết là chưa gửi được thì các bạn nói sẽ may thêm khẩu trang, mua thêm bảo hộ… Mỗi một ngày, số hàng các bạn ủng hộ lại tăng lên và đến cuối cùng khi lên thành 400 kg, bên mình hoảng thật sự vì số tiền quyên góp được không thể đủ để gửi đi”.
Nhóm liên lạc lại với Đại sứ quán Pháp để tìm giải pháp tiết kiệm hơn. Đại sứ quán Pháp đã đứng ra nhận chuyển số hàng trên về Pháp trong thời gian nhanh nhất, nhờ “mối liên hệ chặt chẽ với hai Chính phủ Việt Nam và Pháp cùng Vietnam Airlines”. Đồng thời, số hàng quyên góp liên tục đổ về sứ quán trong tháng Tư, được thể hiện qua loạt ảnh các buổi lễ tiếp nhận được sứ quán ghi lại.
Trong chuyến bay đến Pháp ngày 06/05, số hàng của hội Méandre là 40 kiện, nặng tổng cộng 400 kg, gồm khoảng 30.000 khẩu trang, kính chống giọt bắn, găng tay, áo blouse. Ông Phan Sơn cho biết hội Méandre sẽ gửi đồ đến khoảng 10 nơi :
“Trong danh sách phân phối thiết bị có Trung tâm Bệnh viện cấp vùng ở Orléans (CHR Orléans), bệnh viện Saint Romain de Colbosc, nơi mà họ không có áo dùng một lần để vứt đi và phải lấy cái bao rác bằng ni-lông để làm áo blouse, họ mặc cái đó. Lúc trước, chúng tôi đã tặng 50 cái áo may bằng vải mua từ Việt Nam sang.
Hôm qua (06/05), có một ông sếp của bộ phận cấp cứu ở một bệnh viện ở Osches (tỉnh Meuse nằm trong vùng dịch nặng) nói : “Tôi lại phải dùng cả bao rác rồi, cho chúng tôi gấp”. Ngày mai (08/05), chúng tôi sẽ gửi 30 cái áo blouse vừa mới may xong. Ngoài ra, còn có nhiều bệnh viện khác ở Nantes, cả Centre hospitalier Sud Francilien (CHSF, Trung tâm bệnh viện Sud Francilien).
Tôi có một người bạn là thị trưởng Clichy-sous-Bois, nơi có phần nhiều là dân nghèo, cách đây 15 ngày, ông ấy hỏi xin vải vì các công ty đóng cửa, nên ông hỏi xin vải để cho may khẩu trang cho dân chúng là người nghèo, người già. Tôi nghĩ có thể đưa cho họ ít nhất độ 10-15.000 khẩu trang hoặc các loại áo khác. Tôi cũng nghĩ đến các nhà dưỡng lão nữa. Có một người bạn, cũng là thỉ trưởng ở Evran, ông cũng xin cho nhà dưỡng lão ở thành phố đó và chúng tôi cũng sẽ giúp.
Chúng tôi cũng nghĩ đến trẻ em nữa. Chúng tôi sẽ tặng khẩu trang cho một trường tiểu học ở thành phố Clichy, cạnh Paris, và một trường cấp 3 ở Bordeaux. Ngoài ra, còn có một nhóm bác sĩ Việt Nam, làm việc trong bệnh viện ở Orléans, cũng gọi nói với chúng tôi là thiếu găng tay và chúng tôi cũng sẽ giúp.
Như vậy, tất cả các lô hàng mà bạn bè Việt Nam đã gửi sang đây, mà họ cũng đi quyên góp chỗ này chỗ nọ, thì chúng tôi đưa đến ít nhất 10 nơi”.
May 1.000 khẩu trang trong một tháng
Đại dịch Covid-19 cũng cho thấy những sáng kiến tương ái rất độc đáo. Hàng loạt mạng lưới “thợ may tình nguyện” được hình thành ở các địa phương. Khan hiếm vải, họ tận dụng vải từ ga giường, từ khăn trải bản đề may khẩu trang “đại chúng” cho người dân và các viện dưỡng lão.
Chị Lại Ngọc Bích, sống ở tỉnh Essone, vùng phụ cận Paris, tham gia đội thợ may của thành phố. Trong vòng một tháng, từ 11/04 đến 11/05, hơn 1.000 chiếc khẩu trang đã được chị cho “xuất xưởng” :
“Tôi suy nghĩ rất đơn giản, tất cả mọi người đều cần khẩu trang để phòng chống lây nhiễm dịch bệnh, mà trong tình trạng khan hiếm khẩu trang thế này, mình may được khẩu trang đem tặng mọi người, đó là niềm vui và hạnh phúc của mình.
Vì tôi là một trong những thợ may tình nguyện của thành phố nên số khẩu trang tôi làm ra chủ yếu để người của thành phố tới lấy đem về thị chính và họ tổ chức gửi đi tới những địa chỉ cần thiết. Hiện tại tôi đã gửi tới ville 500 cái (đến ngày 11/05 là 700 cái). Ngoài ra tôi có may tặng cho nhà dưỡng lão (EHPAD) ở La Ville du Bois (Essonne) 100 cái, khoảng hơn 100 cái nữa đã tặng cho hàng xóm, phụ huynh có con học cùng con tôi, bạn bè, sinh viên Việt Nam.
Để có được những chiếc khẩu trang đem đi tặng mọi người, phải kể đến công sức của những người bạn hàng xóm, các phụ huynh có con học cùng con tôi đã quyên góp vải, mang tới tận ngõ. Vải đó có thể là vỏ chăn, vỏ ga giường, rèm cửa còn chưa sử dụng, và tôi cũng không nhớ mình đã cắt hết bao nhiêu mét vải nữa.
Hôm trước có một bạn hàng xóm làm trong viện dưỡng lão mà bạn đến xin khẩu trang, bạn ấy nói hiện tại, tình trạng rất khan hiếm cho nên số khẩu trang tôi may sẽ rất đáng quý cho nhân viên của toàn bộ nhà dưỡng lão, cũng như một số cụ già vẫn còn trong nhà dưỡng lão đó”.
Việt Nam trở thành một trong những nhà cung cấp khẩu trang vải kháng khuẩn “đại chúng” cho Pháp. Theo kế hoạch, trong tháng 05/2020, có khoảng 50 chuyến bay vận tải chở hàng trăm triệu chiếc từ Việt Nam qua Pháp.
Vì nhu cầu liên tục tăng trong giai đoạn giảm phong tỏa, cùng với quy định bắt buộc đeo khẩu trang ở một số nơi công cộng, nên nhiều đơn đặt hàng của các thành phố đã không được giao đúng hẹn, như nơi chị Lại Ngọc Bích sinh sống. Và giải pháp hữu hiệu nhất vẫn là nguồn cung cấp khẩu trang từ những đội “thợ may tình nguyện”.
Nga : Thêm 96 người chết và hơn 10.000 ca nhiễm
trong một ngày vì Covid-19
Thanh Hà|Hoàng Dung
Bộ Y tế Nga ngày 13/05/2020 thông báo trong 24 giờ qua thêm 10.028 ca nhiễm Covid-19 mới được ghi nhận, trong số này có phát ngôn viên của tổng thống Vladimir Putin. Nga đứng thứ nhì thế giới về số ca nhiễm dù vậy nước Nga bắt đầu giảm nhẹ các biện pháp phong tỏa chống dịch.
Tới nay, trên toàn quốc có trên 242.000 ca dương tính với virus corona và 2.212 người tử vong vì Covid-19. Riêng Matxcơva và các vùng phụ cận, số người tử vong vì virus corona đến nay chiếm gần 50 % so với toàn quốc nhưng chính quyền thành phố bắt đầu hy vọng khi thấy số ca lây nhiễm mới có phần thuyên giảm.
Thông tín viên Hoàng Dung từ Mátxcơva cho biết thêm về tình trạng dịch bệnh tại thủ đô Nga:
“Trong 24 giờ qua, số người lây nhiễm ở Matxcơva là 4.702. Toàn thành phố có tổng cộng 126.000 người bị nhiễm, chiếm gần một nửa so với toàn quốc. Matxcơva và vùng phụ cận là nơi bị nhiễm lớn nhất, nặng nhất. Tuy số người bị nhiễm nhiều như vậy nhưng tỷ lệ tử vong lại thấp, chưa đến 1 %. Đó là dấu hiệu khiến người ta đỡ bị căng thẳng. Matxcơva cũng là nơi được chuẩn bị kỹ càng và tốt nhất
trong việc phòng chống dịch. Đến nay, người bệnh vẫn có chỗ trong bệnh viện, vẫn đủ máy trợ thở. Không có tình huống bác sĩ phải đau lòng lựa chọn cứu ai, bỏ ai.
Ngoài ra, một dấu hiệu đáng mừng khác là trong ba ngày gần đây, tuy số ca lây nhiễm vẫn còn cao, hơn ngưỡng 10.000 người một ngày trên toàn quốc, nhưng cũng có xu hướng giảm. Cho nên từ ngày 12/05/2020, nước Nga bắt đầu nới lỏng quy định về cách ly xã hội cộng đồng, tùy theo từng tỉnh, từng vùng. Riêng tại Matxcơva, thị trưởng thành phố gia hạn cách ly cộng đồng cho đến ngày 31/05/2020, nhưng một số ngành đã được trở lại làm việc : cơ sở sản xuất công nghiệp, công trường.
Ngày đầu tiên mọi người được bước ra đường, đi làm lại, trong ga métro của thành phố lượng người đi lại khá là đông. Đặc biệt là so với trước đây, tỷ lệ người đeo khẩu trang tăng lên hơn hẳn. Trước đây chỉ khoảng 30 % đeo khẩu trang thôi. Nhưng theo quy định mới, từ 12/05/2020, không đeo khẩu trang và găng tay, có thể bị phạt từ 4.000 đến 5.000 ngàn rúp”.
TTV. Hoàng Dung – Mátxcơva
Đúng vào lúc nước Nga giảm nhẹ các biện pháp phong tỏa, một số vùng miền được hoạt động trở lại gần như bình thường, phát ngôn viên của tổng thống Vladimir Putin, ông Dmitri Peskov cho biết đã bị nhiễm virus corona và đang được điều trị.
Các hãng thông tấn TASS và Interfax cho biết thêm lần cuối cùng ông Peskov tiếp xúc trực tiếp với tổng thống Nga là cách nay đã “hơn một tháng“. Riêng hãng tin Ria Novosti khẳng định là phát ngôn viên của tổng thống Putin đang được điều trị tại bệnh viện.
Là một nhân vật rất thân tín của Vladimir Putin, ông Dmitri Peskov luôn tháp tùng tổng thống Nga trong mỗi chuyến công tác. Từ hôm 06/05/2020 ông Peskov đã ngưng các cuộc họp báo gần như diễn ra thường ngày.
Liệu ASEAN
có thể đối phó được với Trung Quốc ở Biển Đông
Phạm Thanh Hoa
Tính đến trưa 12/5/2020, tàu khoan West Capella của Malaysia cùng các tàu hộ tống đã di chuyển về phía đông, nhiều khả năng đã kết thúc hoạt động khoan thăm dò ở lô ND2 nằm trong vùng chống lấn thềm lục địa Việt Nam và Malaysia. Bám theo nhóm tàu này ít nhất có một tàu hải cảnh Trung Quốc 1105. Hiện tàu Hải Dương Địa Chất 8 vẫn tiếp tục hoạt động thăm dò trong vùng đặc quyền kinh tế Malaysia. Trong khi đó, tàu hải cảnh Trung Quốc 1106 hôm nay đã xuất hiện gần bãi Tư Chính của Việt Nam.
Kể từ khi phớt lờ phán quyết của Toà án Trọng tài thường trực quốc tế năm 2016, Bắc Kinh không ngại hành động nào tại Biển Đông – từ tấn công tàu cá của Việt Nam, xâm phạm vùng biển của Indonesia, gia tăng căng thẳng với Philippines đến quấy rối hoạt động thăm dò dầu khí của Malaysia.
Sự chia rẽ trong ASEAN đã tác động tiêu cực đến giải quyết tranh chấp tại Biển Đông với Trung Quốc. Trong khuôn khổ ASEAN, đồng thuận có nghĩa là không đạt được bất cứ điều gì nếu một trong 10 quốc gia thành viên phản đối đề xuất hoặc ý tưởng chung. Chính vì vậy, trong một thập kỷ qua, ASEAN không thể đồng thuận về cách đối phó với Trung Quốc để giải quyết tranh chấp Biển Đông.
Trong khi đó, Trung Quốc vẫn đang đạt được những thành công tại khu vực biển Đông. Theo tờ National Interest, thành công của Trung Quốc bắt nguồn chủ yếu từ 3 đặc điểm trong chính sách Biển Đông của họ:
Thứ nhất là đòn bẩy. Để đạt các mục tiêu chính trị, Bắc Kinh lợi dụng sự mất cân bằng, là một nước lớn hơn, mạnh hơn so với các đối thủ. Trung Quốc khai thác sức mạnh công nghiệp, đặc biệt là năng lực đóng tàu, để tung vào Biển Đông một lực lượng đông đảo các tàu chiến, tàu hải cảnh và máy bay quân sự hơn bất kỳ nước nào có tuyên bố chủ quyền ở đây. Hơn nữa, Bắc Kinh thường xuyên kêu gọi các đội tàu đánh cá dân sự lớn nhất trên Biển Đông thực hiện các sứ mệnh hỗ trợ các mục tiêu chiến lược quốc gia.
Thứ hai, đóng góp vào thành công của Trung Quốc là sự đảm bảo dối trá. Ngay cả khi nước này tham gia vào các hoạt động mang tính côn đồ trên Biển Đông, chính phủ Trung Quốc vẫn luôn trưng ra bộ mặt cam kết đối với nguyên tắc hòa bình, hài hòa và đạo đức. Ở cấp độ chung, Bắc Kinh luôn tuyên bố rằng Trung Quốc do Đàng cộng sản lãnh đạo là một quốc gia yêu chuộng hòa bình, không xâm lược và không bắt nạt, ngay cả khi là một siêu cường. Minh họa cụ thể hơn cho vấn đề này là Bắc Kinh đã thể hiện sự ủng hộ đối với việc giảm căng thẳng, ký kết Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) năm 2002 và đang tham gia vào các cuộc đàm phán về Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC). Những hành động này nhằm che đậy các ý định thật sự của Trung Quốc và tạo ra một sự lạc quan không có căn cứ rằng, các ví dụ về hành vi ứng xử hung hăng của Trung Quốc là bất thường, bị giới hạn trong một số trường hợp cụ thể hay do một bên nào đó thực hiện mà chưa được phép của Bắc Kinh. Nhìn nhận vấn đề theo cách này sẽ làm gia tăng sự bất đồng giữa các nước trong khu vực về cách thức đối phó với Trung Quốc, tạo cơ hội cho Bắc Kinh gây chia rẽ và chinh phục.
Thứ ba, góp phần vào thành công của Trung Quốc là việc “điều chế” các hành vi hung hăng. Trung Quốc kiên trì thúc đẩy các lợi ích trên Biển Đông, gây phương hại đến lợi ích của các nước khác. Tuy nhiên, Bắc Kinh đã thận trọng lựa chọn số lượng, địa điểm, thời điểm và phương pháp gây áp lực để hạn chế tối đa các phản ứng ngược. Trung Quốc đã đánh giá chính xác rằng, Mỹ sẽ không gây chiến với Trung Quốc để ngăn chặn việc xây dựng các căn cứ quân sự trên các đảo đá chiếm đóng. Việt Nam là bên yêu sách trên Biển Đông bị thiệt hại nhiều nhất do các cuộc tấn công bạo lực của Trung Quốc bởi vì Việt Nam không có thỏa thuận hợp tác an ninh với Mỹ.
Chiến thuật đâm đụng phổ biến hiện nay của Trung Quốc ít gây khiêu khích hơn so với việc nổ súng và thường chứng tỏ hiệu quả trong việc giành chiến thắng trên biển. Thậm chí, các tàu của Trung Quốc đã nhiều lần đe dọa va chạm để xua đuổi các tàu chiến của Hải quân Mỹ. Việc Trung Quốc sử dụng tia laser để quấy nhiễu các máy bay của các nước khác là một biểu hiện mới của hành vi ứng xử của Bắc Kinh. Các tia laser gây nguy hiểm cho các máy bay, nhưng lại không gây chết người trực tiếp. Chính sách hiện nay của Trung Quốc là tiến hành và bác bỏ. Sau khi Hải quân Mỹ nói rằng, một tàu khu trục của Trung Quốc đã chiếu tia laser vào máy bay P-8 của Mỹ hồi tháng 2/2020 khi máy bay này đang bay qua vùng biển quốc tế trên biển Philippines, Bộ Quốc phòng Trung Quốc nói rằng đó là một “sự buộc tội vô căn cứ”. Vài ngày sau đó, tờ Thời báo Hoàn cầu thuộc Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đăng tải một bài viết, trong đó các chuyên gia quân sự Trung Quốc cổ vũ cho việc sử dụng tia laser để “đuổi” tàu chiến Mỹ không thâm nhập vào Biển Đông.
Theo một số chuyên gia, Trung Quốc đã thành công trong thời gian qua bởi vì họ “rất kiên nhẫn”. Trung Quốc luôn tìm cách đẩy mạnh hoạt động trên thực địa để khiến các quốc gia bị xâm phạm có cảm giác quen dần đi với các hành động đó. Họ luôn dùng chiến thuật mà các nhà nghiên cứu phương Tây gọi là “chiến thuật vùng xám”. Tức là họ luôn đe doạ khả năng chiến tranh, nhưng thực sự họ sử dụng các hành vi ở dưới ngưỡng của chiến tranh. Các hoạt động trên thực địa thì bao gồm hoạt động của các tàu chấp pháp của họ cùng với các tàu cá trá hình của các dân quân biển. Ngoài ra, luôn có sự hỗ trợ của lực lượng hải quân Trung Quốc đứng từ xa để “đe doạ”. Điều này sẽ tác động tâm lý đến các quốc gia trong tranh chấp, vì ngại đụng chạm và đe doạ từ Trung Quốc nên khiến cho các phản ứng bị kìm nén lại. Từ đó, dễ dẫn đến cảm giác im lặng và chấp nhận, Cứ thế, đến một lúc nào đó sẽ thấy quen dần. Cứ thấy quen dần thì sẽ đến lúc tê liệt các hành động phản kháng. Và như vậy là họ sẽ thành công. Các động thái của Trung Quốc hoàn toàn phù hợp với chiến lược “lát cắt salami” lâu nay của nước này trên Biển Đông: Tích lũy dần dần các hành động nhỏ, không để bất kỳ hành động nào gây phản ứng mạnh từ các nước khác, để qua thời gian biến thành một sự thay đổi chiến lược lớn. Gần như tất cả các hành động của Trung Quốc trên Biển Đông trong những thập kỷ qua và đặc biệt những tháng gần đây đều bắt nguồn từ chiến thuật kiên nhẫn này.
Trong khi đó, ASEAN dường như vẫn chưa thể tìm được tiếng nói chung. Đặc biệt trong tiến trình đối thoại để tìm sự đồng thuận cho một bản COC trên biển Đông vẫn còn dậm chân tại chỗ. Một số nước ASEAN bàng quan về vấn đề biển Đông, thậm chí như Campuchia còn luôn tìm cách bảo vệ lập trường của Trung Quốc về COC.
Để giải quyết cuộc xung đột này, ASEAN phải quyết định liệu có nên từ bỏ sự đồng thuận trong vấn đề quan trọng và khó dự đoán này, hay nhượng bộ Trung Quốc.
ASEAN nên bắt đầu tập trung bàn về một giải pháp giải quyết xung đột lâu dài mà được cả Bắc Kinh và Washington chấp nhận. ASEAN cần chấm dứt tình trạng không có khả năng đưa ra giải pháp cho cuộc xung đột quân sự có nguy cơ bùng nổ khi Trung Quốc hoặc Mỹ trở nên hung hăng hơn.
* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do
https://www.rfa.org/vietnamese/news/blog/can-asean-cope-with-china-05122020130744.html
Covid-19:
Hàn Quốc bị làn sóng virus corona tái phát đe dọa
Tú Anh
Chính quyền Hàn Quốc huy động mọi biện pháp để dập tắt một ổ dịch mới phát xuất ngay trung tâm thủ đô. Một người, dương tính với virus corona chủng mới đã ghé qua nhiều hộp đêm của khu phố đêm Itaewon,119 ca lây nhiễm đã được ghi nhận. Truy tìm vết tích của hơn 10 ngàn “con bướm đêm” để xét nghiệm, bộ Y tế Hàn Quốc được giúp đỡ của các công ty cung cấp dịch vụ điện thoại.
Từ Seoul, thông tín viên Frederic Ojardias tường thuật:
Ba công ty dịch vụ điện thoại ở Hàn Quốc đã cung cấp cho chính quyền y tế danh sách toàn bộ khách hàng vẫn mở điện thoại khi có mặt trong khu phố nổi tiếng sinh hoạt về đêm Itaewon trong thời gian từ 24/04 đến 5/5. Trong hai tuần này, có tổng công 10.905 người, tên và số điện thoại được chuyển đến bộ Y tế.
Đây là biện pháp cuối cùng để xử lý ổ dịch mới. Bởi vì một số hộp đêm, câu lạc bộ ở Itaewon là tụ điểm của cộng đồng người đồng tính và chuyển giới. Hàng trăm khách hàng không chịu làm xét nghiệm vì không muốn bị lộ thiên hướng tình dục và bị bêu riếu.
Vấn đề là những người không xét nghiệm rất có thể bị truyền nhiễm siêu vi corona chủng mới mà họ không biết. Chính quyền Hàn Quốc tìm đủ cách để tiếp xúc với họ, cam kết bảo mật danh tính. Nếu từ chối trình diện để xét nghiệm thì sẽ bị phạt vạ.
Giờ đây, bộ Y Tế có trong tay danh sách của tất cả các số điện thoại di động xuất hiện trong khu vực trong vòng hơn 30 phút, chung quanh 17 trạm tiếp sóng bao phủ khu xóm đêm Ittaewon, nơi xuất phát những ca lây nhiễm mới.
Tại Hàn Quốc, từ khi xảy ra dịch viêm phổi cấp tính Trung Đông gọi tắt là MERS vào năm 2015, luật pháp cho phép vi phạm quyền tự do cá nhân khi đất nuóc bị khủng hoảng y tế nghiêm trọng.
Virus corona: Đội quân mới của TQ –
Các nhà ngoại giao ‘chiến binh sói’
James LandalePhóng viên mảng ngoại giao
Ngày xửa ngày xưa, nghệ thuật quản trị nhà nước của Trung Quốc kín đáo và bí ẩn.
Henry Kissinger, cựu ngoại trưởng Hoa Kỳ, từng viết trong nghiên cứu về chính sách ngoại giao của mình rằng “ngoại giao của Bắc Kinh rất tinh vi và không thẳng thắn, đến nỗi nó khiến chúng tôi ở Washington không thể hiểu nổi”.
Reuters: Tài liệu nội bộ cảnh báo TQ đối mặt tâm lý bài Trung toàn cầu sau dịch Covid-19
Virus corona: Vì sao Pháp và Mỹ ‘nêu tên’ TQ liên tục?
Virus corona: ‘Đâu phải tại Trung Quốc’
Các chính phủ ở phương Tây đã thuê các nhà tội phạm học để diễn dịch các tín hiệu mờ mịt phát ra từ bộ chính trị Trung Quốc.
Dưới thời nhà lãnh đạo cũ, Đặng Tiểu Bình, chiến lược mà Trung Quốc tuyên bố là “giấu mình chờ thời”. Giờ không còn nữa.
Trung Quốc đã triển khai một đội ngũ các nhà ngoại giao ngày càng mạnh miệng tham gia vào thế giới mạng xã hội để nói đương đầu với mọi đối thủ, đôi khi, với sự thẳng thắng trong chớp mắt. Mục đích của họ là bảo vệ việc Trung Quốc xử lý đại dịch virus corona và thách thức những ai nghi ngờ.
Vì vậy, họ liên lục tung ra các tweet và bài đăng từ các đại sứ quán trên khắp thế giới. Và họ không kiềm chế gì mấy, tung ra các bài viết châm biếm và gây hấn với cách thức tương tự.
Đó là sự mới lạ trong kỹ thuật của những nhà ngoại giao được mệnh danh là những “chiến binh sói” sau bộ phim hành động cùng tên.
Chiến binh sói là bộ phim cực kỳ nổi tiếng, trong đó các lực lượng đặc biệt ưu tú của Trung Quốc chiến đấu chống lại đội quân lính đánh thuê cho Mỹ và những kẻ thất thế khác. Họ vô cùng bạo lực và mang giọng điệu dân tộc cực đoan.
Một nhà phê bình gọi họ là “Rambo với đặc tính Trung Quốc”. Một poster quảng cáo cho thấy hình ảnh nhân vật chính của phim giơ ngón tay giữa với khẩu hiệu: “Bất cứ ai xúc phạm Trung Quốc, dù xa xôi, đều phải bị tiêu diệt”.
Trong một bài xã luận gần đây, tờ Hoàn Cầu Thời báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc tuyên bố người dân “không còn hài lòng với giọng điệu ngoại giao mềm yếu” và nói rằng phương Tây cảm thấy bị thách thức bởi chính sách ngoại giao “Chiến binh sói” mới của Trung Quốc.
Một kiểu ngôn ngữ mới
Có lẽ “chiến binh sói” tinh túy là Triệu Lập Kiên, người phát ngôn trẻ tuổi thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc. Ông là quan chức đã đưa ra giả thuyết không căn cứ rằng Hoa Kỳ có thể đã mang virus corona đến Vũ Hán.
Ông này có hơn 600.000 người theo dõi trên Twitter và ông ta khai thác số khán giả đó gần như hàng giờ, không ngừng tweet đi tweet lại và bấm ‘like’ bất cứ điều gì quảng bá và bảo vệ Trung Quốc.
Tất nhiên đây là điều mà các nhà ngoại giao ở bất cứ nơi nào trên thế giới phải làm: việc của họ là thúc đẩy lợi ích đất nước họ. Nhưng ít nhà ngoại giao sử dụng kiểu ngôn ngữ, thật sự, không ngoại giao chút nào.
Chẳng hạn đại sứ quán Trung Quốc ở Ấn Độ mô tả kêu gọi Trung Quốc bồi thường cho việc phát tán virus là “vô lý và nực cười và một cách đáng chú ý'”.
Đại sứ Trung Quốc tại Hà Lan cáo buộc Tổng thống Donald Trump là “đầy phân biệt chủng tộc”.
Đáp lại những đề xuất bị chế giễu của ông Trump về những biện pháp tốt nhất để xử lý virus, người phát ngôn chính của Đảng Cộng sản Trung Quốc tại Bắc Kinh đã tweet: “Tổng thống nói đúng. Một số người cần được tiêm #thuốctẩytrùng, hoặc ít nhất là súc miệng với nó. Bằng cách đó, họ sẽ không lan truyền virus, dối trá và thù hận khi nói chuyện.”
Tại London, “chiến binh sói” của Trung Quốc là Mã Huy. Tên tài khoản Twitter của ông này có từ “chiến binh” và ông ấy cũng vô cùng mạnh mẽ và sung mãn.
Ông Mã Huy tweet:
“Một số nhà lãnh đạo Hoa Kỳ đã khom lưng cúi gối để nói dối, thông tin sai lệch, đổ lỗi, kỳ thị. Điều đó rất đáng khinh, nhưng chúng ta không nên hạ thấp tiêu chuẩn của mình, chạy đua để xuống đáy. Họ không quan tâm nhiều đến đạo đức, liêm chính như chúng ta. Chúng ta cũng có thể đẩy lùi sự ngu ngốc của họ. “
Bây giờ phần lớn điều này có thể trông giống như một màn diễn hài quen thuộc mà bạn thấy trên mạng xã hội. Nhưng đối với Trung Quốc, đó là một sự khởi đầu rất lớn. Nghiên cứu của nhóm chuyên gia tư vấn Marshall của Đức (GMF) cho thấy đã có sự gia tăng 300% các tài khoản Twitter chính thức của nhà nước Trung Quốc trong năm qua, với số bài đăng tăng gấp bốn lần.
Kristine Berzina, một thành viên cao cấp tại GMF, nói: “Điều này rất bất thường so với những gì chúng tôi dự đoán về Trung Quốc.
“Trước đây, bộ mặt công chúng của Trung Quốc đã thể hiện một hình ảnh tích cực về đất nước. Đã có một sự khích lệ về tình bạn. Các video về gấu trúc dễ thương phổ biến hơn nhiều so với sự đáp trả cay nghiệt trong các chính sách khác nhau của chính phủ. Do đó đây là bước khởi đầu lớn. “
Và đây rõ ràng là một lựa chọn chính sách của chính quyền Trung Quốc. Họ có thể đã chọn tập trung hoàn toàn vào chiến dịch thông tin được gọi là “ngoại giao mặt nạ” , cụ thể là quyên góp và bán bộ bảo hộ y tế trên khắp thế giới.
Điều này đã thúc đẩy sức mạnh mềm của Trung Quốc khi các nước khác phải vật lộn để đối phó. Nhưng thiện chí được tạo ra bởi “con đường tơ lụa sức khỏe” này dường như đã bị tiêu tan bởi sự hung hăng của các “chiến binh sói”.
Các vị đại sứ giận giữ
Đại sứ Trung Quốc tại Úc, Thành Cảnh Nghiệp, đã tham gia vào một cuộc tranh cãi dữ dội với chủ nhà. Khi chính phủ Úc ủng hộ một cuộc điều tra quốc tế độc lập về nguồn gốc của virus, ông Thành Cảnh Nghiệp ám chỉ Trung Quốc có thể tẩy chay hàng hóa Úc.
“Có lẽ những người dân thường cũng sẽ nói, ‘Tại sao chúng ta phải uống rượu Úc hay ăn thịt bò Úc?'”, Ông nói với Tạp chí Tài chính Úc.
Các bộ trưởng cáo buộc ông ta “đe dọa về kinh tế”. Các quan chức của Bộ Ngoại giao và Thương mại đã gọi cho đại sứ để yêu cầu ông giải thích. Ông này trả lời bằng cách đăng lời giải thích về cuộc đối thoại trên trang web của đại sứ quán, trong đó ông kêu gọi Úc ngừng chơi “trò chơi chính trị”.
Trung Quốc tuần này áp đặt lệnh cấm nhập khẩu đối với một số nhà chế biến thịt bò Úc và đe dọa áp thuế quan đối với lúa mạch Úc.
Tại Paris, Đại sứ Trung Quốc Lô Sa Dã đã được Bộ Ngoại giao triệu tập để giải thích các bình luận trên trang web của Đại sứ quán nói rằng Pháp đã bỏ rơi người già, để họ chết vì Covid-19 tại các nhà dưỡng lão.
Sự phản kháng chống lại các nhà ngoại giao Trung Quốc có lẽ là mạnh nhất ở châu Phi nơi một số đại sứ – từ Nigeria, Kenya, Uganda, Ghana và Liên minh châu Phi – đã được chủ nhà triệu tập trong những tuần gần đây để giải thích sự phân biệt chủng tộc và phân biệt đối xử với người châu Phi ở Trung Quốc.
Chủ tịch Hạ viện Nigeria, Femi Gbajabiamila, đã công bố các đoạn video ông khiển trách đại sứ Trung Quốc.
Trong một bài viết cho tạp chí Foreign Foreign, Kevin Rudd, cựu thủ tướng Úc, lập luận rằng Trung Quốc đang phải trả giá cho chiến lược mới của mình:
“Dù các nhà ngoại giao thế hệ chiến binh sói mới của Trung Quốc có thể báo cáo lại với Bắc Kinh, thì thực tế là vị thế của Trung Quốc đang chịu tổn thất lớn (điều trớ trêu là những chiến binh sói này đang bổ sung thêm vào thiệt hại này, chứ không phải cải thiện nó).
“Phản ứng chống Trung Quốc về sự lây lan của virus, thường bị buộc tội phân biệt chủng tộc, đã được xuất hiện ở các quốc gia khác nhau như Ấn Độ, Indonesia và Iran. Sức mạnh mềm của Trung Quốc có nguy cơ bị băm nát.”
Rủi ro là sự quyết đoán ngoại giao của Trung Quốc có thể khiến thái độ này cứng rắn thêm ở phương Tây. Các nước phương Tây trở nên không tin tưởng và ít sẵn sàng tham gia với Bắc Kinh.
Tại Hoa Kỳ, Trung Quốc đã trở thành một chủ đề trong cuộc bầu cử tổng thống, với cả hai ứng cử viên cạnh tranh để trở nên cứng rắn hơn người còn lại. Tại Anh, các nghị sĩ bảo thủ đang chuẩn bị để giám sát chặt chẽ các chính sách của Trung Quốc.
Câu hỏi đặt ra là liệu những căng thẳng ngoại giao này có làm sâu sắc thêm cuộc đối đầu nghiêm trọng giữa Trung Quốc và phương Tây? Điều này quan trọng không chỉ vì những rủi ro chung của việc leo thang xung đột mà còn bởi vì có rất nhiều việc mà thế giới cần phải hợp tác.
Trước mắt, việc nghiên cứu, thử nghiệm, phát triển và phân phối vaccine ngừa Covid-19 sẽ cần có sự hợp tác quốc tế bao gồm cả Trung Quốc. Về lâu dài, hầu hết các nhà phân tích mong đợi một hành động tập thể toàn cầu để sửa chữa nền kinh tế thế giới. Nhưng cơ hội đó có vẻ mỏng manh.
Bonnie Glaser, giám đốc Dự án Điện lực Trung Quốc tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế tại Washington, nói:
“Nếu Mỹ và Trung Quốc không bỏ sang một bên sự khác biệt của họ để cùng nhau chống lại đại dịch toàn cầu, thật khó tin họ sẽ tìm cách hợp tác để củng cố nền kinh tế của mình. “
Một số chiến lược gia cho rằng trong khi phương Tây sẽ phải tăng cường sự độc lập chiến lược khỏi Trung Quốc sau đại dịch, thì cũng sẽ phải tìm một khuôn khổ mới cho hợp tác.
Ngoại giao “chiến binh sói” của Trung Quốc có thể không làm cho điều đó trở nên dễ dàng hơn.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-52643881
Trung Quốc và Lào tiếp tục khai thác thủy điện
trên dòng Mêkong bất chấp hệ quả cho hạ nguồn!
Giới nghiên cứu và các nhà hoạt động môi trường đều thống nhất cho rằng các đập thủy điện lớn ở khu vực thượng nguồn sông Mekong, ngoài việc gây ra hạn hán ở lưu vực hạ nguồn do trữ nước vào mùa khô, còn gây ra nhiều tác động lớn đến nguồn lương thực ở các quốc gia ở lưu vực hạ nguồn khi làm gián đoạn sản lượng lúa và đánh bắt cá của người dân ở khu vực này.
Vào tháng 4, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ dự báo năng suất lúa năm 2020 của Việt Nam sẽ giảm 3,3% so với ước tính trước đó do ảnh hưởng của hạn hán và xâm nhập mặn; điều này khiến việc thu hoạch thấp hơn 0,9% trong năm nay.
Tiến sĩ Đặng Kim Sơn, viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp & Nông thôn Việt Nam, cho rằng các công trình đập thủy điện ở lưu vực thượng nguồn đã làm thay đổi phù sa, nguồn nước và có tác động lớn đến nguồn lợi thủy sản của Việt Nam:
“Rõ ràng là các nước ở hạ nguồn, đặc biệt là Việt Nam, phải chịu những cái tác động này. Chắc chắn là nó sẽ ảnh hưởng bất lợi cho sản xuất nông nghiệp, cũng như là đời sống của đông đảo người dân ở hạ nguồn, nhất là người dân Việt Nam. Người mà chịu tác động của mất nguồn nước ở trên thượng nguồn, song song với quá trình biến đổi khí hậu khiến cho nước biển dâng và xâm nhập mặn, đặc biệt là tình hình như năm nay.”
Ông Hồ Long Phi, chuyên gia về nước, cho biết những tác động trước mắt của các đập nước Trung Quốc cho thấy chế độ thủy văn đã trở nên bất thường, dẫn đến xâm nhập mặn nhiều hơn trước và đã ảnh hưởng đến khai thác lúa ở những vùng ven biển:
“Do đó việc khai thác lúa ở những vùng ven biển trước đây người ta vẫn có thể làm được 2 vụ; nhưng mà bây giờ chỉ còn được một vụ lúa thôi, thì có nghĩa là nông dân vùng ven biển, những người mà chưa có điều kiện để chuyển sinh kế thì họ rất là khó khăn. Còn ở những khu vực cao hơn, ví dụ như An Giang và Đồng Tháp, thì cái tác động nó cũng chưa rõ lắm, bởi vì trước mắt họ vẫn còn dùng máy bơm để họ có thể bơm nước được.”
Theo ông Phi, cứ đến năm nào xảy ra khô hạn, phía Trung Quốc cũng trữ nước nhiều hơn và gây ra ảnh hưởng đáng kể đến dòng chảy ở phía hạ lưu. Ông Phi cho biết, thời gian hạn hán ở ĐBSCL năm nay sẽ tiếp tục kéo dài, nhưng cũng tùy thuộc vào số lượng mưa sắp tới:
“Điều này tôi nghĩ nó còn phụ thuộc vào mưa. Nếu mà mùa mưa đến đều, thì Trung Quốc trước sau gì họ phải xả đập thôi, bởi vì khả năng chứa nó cũng có hạn; họ ưu tiên trữ nước để họ cung cấp cho họ trước, còn dư họ mới xả xuống. Thành ra nếu mưa đều, thì tình hình nó không đến nỗi, nhưng mà tôi cho rằng nó sẽ chậm hơn với mọi năm ít nhất từ 1 đến 2 tháng.”
Ngoài các đập thủy điện ở Trung Quốc và mấy đập đang xây, chính phủ Lào sẽ khởi công xây dựng con đập Sanakham trên sông Mekong vào cuối năm nay. Theo thông tin ghi nhận từ Reuters, đập thủy điện này được tiến hành bởi công ty thủy điện Datang Sanakham, một công ty con của công ty Datang của Trung Quốc. Các nhà hoạt động môi trường đã lên tiếng chỉ trích chính phủ Lào trước việc thúc đẩy xúc tiến con đập thủy điện này. Nó được gọi là ‘đập phá hoại’ vì sẽ góp phần bóp nghẽn dòng chảy của sông Mekong, con sông dài nhất Đông Nam Á.
Tiến sĩ Lê Anh Tuấn, Phó viện trưởng Viện nghiên cứu biến đổi khí hậu thuộc ĐH Cần Thơ cho rằng những đập nước được xây gây gián đoạn cho dòng chảy xuống hạ lưu, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và nguồn thủy sản ở khu vực ĐBSCL:
“Theo tôi biết là Trung Quốc đã xây rất nhiều cái đập; tiếp theo là Lào chuẩn bị xây cái đập khác, thì những cái đập đó đã làm cho các dòng chảy xuống hạ lưu bị gián đoạn, hoặc thay đổi. Điều này đã làm ảnh hưởng đến sản xuất, đặc biệt là nông nghiệp, nguồn cá và thay đổi về những đặc điểm như phù sa rất là lớn. Điều này đã đe dọa tình hình sản xuất, cũng như là sinh kế của người dân trong khu vực hạ lưu, ngay cả Lào, phía Thái Lan, Campuchia và Việt Nam.”
Theo TS Lê Anh Tuấn, mặc dù người nông dân đã được khuyến cáo trước, vẫn có nhiều hộ bị thiệt hại khi không kịp canh tác sớm. Các vườn cây ăn trái và nguồn nước sinh hoạt của người dân ở vùng ven biển bị ảnh hưởng nghiêm trọng do sự thiếu nước ngọt. Ngoài ra, sự thiếu hụt phù sa gần đây đã gây ra tình trạng sạt lở nghiêm trọng ở khu vực ĐBSCL.
Dự án đập thủy điện Sanakham của chính phủ Lào sẽ phải qua quá trình tham vấn với Ủy hội Sông Mekong cùng các nước thành viên trong khu vực, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, TS Lê Anh Tuấn nhận định việc tham vấn này sẽ không có hiệu quả vì Việt Nam không có đủ tiếng nói để thay đổi những quyết định như vậy:
“Tôi không nghĩ Việt nam có thể làm gì được, mặc dù phải lên tiếng. Nhưng mà theo kinh nghiệm của tôi, từ khi cái đập Xayaburi tới đập Don Sahong, sắp tới đây là cái đập khác nữa, mình nói thì nói nhưng cuối cùng không có làm gì được. Cho nên các nhà khoa học và chính phủ họ tẩy chay các cái tham vấn như vậy, bởi vì họ thấy rằng những cái tham vấn đó không có ý nghĩ gì nữa.”
Ông Hồ Long Phi cũng cho rằng Việt nam không có lợi thế trong đàm phán xuyên biên giới với Ủy hội Sông Mekong:
“Cái lợi thế đàm phán ở đây thông thường có những mặt, thứ nhất là lợi thế về kinh tế tài chính; thứ hai là lợi thế về chính trị thể chế; cái thứ ba là lợi thế về công nghệ–cả 3 cái đó thì Lào không có phụ thuộc vào Việt Nam cái gì cả, có nghĩa là họ có thể làm bất cứ cái gì có lợi nhất cho họ. Thành ra Việt Nam không có lợi thế trong đàm phán là như vậy.”
Ông Hồ Long Phi cho rằng, việc làm khả thi và có hiệu quả hơn cho Việt Nam là chính quyền và người dân cần có phương án chuyển đổi sinh kế để làm sao cho việc sử dụng nước trở nên tiết kiệm và hiệu quả hơn:
“Những điều này tôi nghĩ với mức độ phát triển, tự động hóa công nghệ là không khó. Những nước sa mạc họ còn sống được với lượng nước ít hơn nhiều, thì tại sao mình không làm được? Khi Việt nam chủ động được cái đó, thì phía Trung Quốc họ không có ép được về mặt gì được hết.”
Tiến sĩ Đặng Kim Sơn cho rằng trước mắt, Việt Nam cần tập trung vào việc chuyển và trữ nước để bảo vệ các vườn cây ăn trái. Các phương án dài hạn sau đó bao gồm bố trí lại sản xuất để thu hẹp diện tích cây ăn quả, diện tích lúa 2 vụ, 3 vụ ra các vùng ven biển và bố trí lại dân cư cho hợp lý. Đồng thời, xây dựng các đường ống dẫn nước—đưa nước ở các vùng trên thượng nguồn xuống các vùng sản xuất, dân cư ở vùng ven biển.
Ngoài những giải pháp ngắn hạn và dài hạn nêu trên, tiến sĩ Đặng Kim Sơn cho rằng Việt Nam vẫn cần tiếp tục đàm phán với các nước trong khu vục sông Mekong; tiếp tục minh bạch thông tin và có các thỏa thuận giữa các nước ở khu vực thượng nguồn để tất cả có thể sử dụng dòng sông chung một cách hiệu quả và vững bền. Ông Sơn cho đó là nhiệm vụ quan trong nhất trong ngành ngoại giao, cũng như của tất cả người dân và nhà khoa học Việt Nam.
TQ tiếp tục gia tăng sức ép quân sự lên Đài Loan:
Nguy cơ xung đột bùng nổ
Không quân Đài Loan cho biết, Trung Quốc (8/5) tiếp tục điều máy bay vận tải quân sự Shaanxi Y-8 áp sát phía Tây Nam Đài Loan. Đây là một trong những động thái mới của Trung Quốc nhằm gây áp lực và thể hiện quyết tâm thống nhất với Đài Loan.
Cơ quan Quốc phòng Đài Loan cho biết, máy bay Y-8 của Trung Quốc đã tiến hành huấn luyện ở khu vực bờ biển phía tây nam đảo Đài Loan vào buổi trưa ngày 8/5 trước khi tiến vào vùng nhận diện phòng không. Ngay sau khi phát hiện vụ việc, không quân Đài Loan đã phát cảnh báo để buộc máy bay Trung Quốc quay đầu và rời khỏi vùng nhận diện phòng không của Đài Loan.
Thời gian gần đây, Trung Quốc liên tục điều máy bay chiến đấu, máy bay cảnh báo sớm áp sát sát vùng biển và không phận của Đài Loan. Cụ thể, từ ngày 23/1 đến tháng Hai, Đài Loan ghi nhận 7 vụ đánh chặn máy bay quân sự Trung Quốc. Hôm 16/3, Cơ quan Quốc phòng Đài Loan cho hay, các tiêm kích J-11 cùng một máy bay kiểm soát và cảnh báo sớm trên không KJ-500 của không quân Trung Quốc đã xuất hiện trên vùng biển phía tây nam Đài Loan vào lúc 19 giờ (giờ địa phương) để tiến hành cuộc tập trận ban đêm. Đây là cuộc diễn tập đầu tiên của dàn chiến đấu cơ Trung Quốc trong đêm và dường như hướng tới mục tiêu thử nghiệm khả năng phòng thủ của Đài Loan.
Trung Quốc luôn coi Đài Loan là một tỉnh ly khai, khẳng định vấn đề Đài Loan là “công việc nội bộ của Trung Quốc” để ngăn chặn các nước bên ngoài can thiệp, lên án những hành khiêu khích của Bắc Kinh. Trong vài năm trở lại đây, giới cầm quyền Trung Quốc đang tìm mọi cách để thống nhất với Đài Loan, bao gồm cả khả năng dùng vũ lực để sáp nhập vào đại lục. Tuy nhiên, đối với giới chức Đài Loan, cũng như đại bộ phận người dân khu vực này đều cho rằng Đài Loan là một quốc gia có chủ quyền với đồng tiền, hệ thống chính trị, tư pháp riêng, song chưa bao giờ tuyên bố độc lập khỏi Trung Quốc đại lục. Theo kết quả điều tra năm 2018 của Trung tâm Nghiên cứu Bầu cử, Đại học Chính trị quốc gia Đài Loan, có đến 85% số người được hỏi mong muốn giữ nguyên hiện trạng trong quan hệ với Trung Quốc đại lục (có nghĩa là không thống nhất mà cũng không tuyên bố độc lập). Một điều thú vị là, cũng theo điều tra năm 2018, có 55.3% người được hỏi cho rằng mình là người Đài Loan, trong khi chỉ có 4% người được hỏi tự nhận mình là người Trung Quốc. Kết quả trên phản ánh tâm lý chủ đạo trong xã hội Đài Loan là tiếp tục duy trì một mối quan hệ “có ranh giới mơ hồ” như hiện nay với Trung Quốc đại lục.
Hiện đang có nhiều đồn đoán cho rằng nền dân chủ Đài Loan không còn nhiều thời gian. Họ ám chỉ rằng Chủ tịch Tập Cận Bình đang “mất kiên nhẫn” và có thể ra lệnh xâm chiếm Đài Loan vào đầu những năm 2021. Điểm nóng nguy hiểm nhất của thế giới này có thể phải chứng kiến một cuộc đổ bộ chớp nhoáng, có thể là trước tháng 7/2021 khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (CCP) kỷ niệm 100 năm thành lập. Thực tế là Trung Quốc có thể sẽ không tấn công Đài Loan theo cách quyết liệt và rủi ro cao như vậy. Tập Cận Bình và các tướng lĩnh quân đội hàng đầu của ông nhiều khả năng sẽ lên kế hoạch và leo thang một cuộc chiến cân não xuyên eo biển Đài Loan. Họ sẽ tiếp tục sử dụng việc tung tin tức giả để đánh lạc hướng cùng nhiều kỹ thuật khác nhằm khiến Washington dần mất đi sự tự tin rằng Đài Loan có thể được bảo vệ, trong khi tăng cường các hoạt động nhằm làm xói mòn sự tự tin và sức mạnh ý chí của hòn đảo này. Ông Tập Cận Bình sẽ chờ cơ hội tốt và hy vọng rằng chính phủ Đài Loan sẽ đổ vỡ
dưới sức ép không ngừng gia tăng, giúp ông đạt được mục tiêu với cái giá “rẻ hơn”. Trong khi đó, các tướng lĩnh quân sự của ông sẽ tiếp tục lên kế hoạch và chuẩn bị thực hiện sứ mệnh “cao cả” của họ. Hành động ép buộc có thể dễ dàng thất bại, do đó xâm lược trở thành một lựa chọn hấp dẫn – đặc biệt trong bối cảnh cân bằng sức mạnh có lợi cho Bắc Kinh hơn hiện nay.
Trong khi đó, Cơ quan quốc phòng Đài Loan nhận định, quân đội Trung Quốc có kế hoạch sử dụng vũ lực tấn công toàn diện nhằm thống nhất Đài Loan với bốn hình thức tác chiến có thể xảy ra gồm răn đe liên hợp – tác chiến phong tỏa – tấn công hỏa lực và tấn công chiếm đảo liên hợp. Theo đó, thống nhất Đài Loan là sứ mệnh không đổi của đảng Cộng sản Trung Quốc. Nếu một ngày Đài Loan tuyên bố độc lập, nội bộ Đài Loan bất ổn, Đài Loan sở hữu vũ khí hạt nhân, đối thoại thống nhất hòa bình hai bờ eo biển bị trì hoãn, thế lực nước ngoài can thiệp công việc nội bộ Đài Loan, quân đội nước ngoài đồn trú ở Đài Loan… đều có thể trở thành cái cớ để Bắc Kinh tấn công Đài Loan. Cơ quan này nhấn mạnh, những động thái gần đây của chính phủ Trung Quốc như triển khai tuần tra quanh đảo Đài Loan, huấn luyện biển xa ở khu vực Tây Thái Bình Dương và diễn tập tác chiến giả định tấn công Đài Loan đều cho thấy, Bắc Kinh tiếp tục duy trì nghiên cứu phát triển vũ khí và công nghệ quân sự nhằm chuẩn bị cho chiến tranh. Tuy nhiên, Đài Bắc cho rằng, trong chiến tranh Đài Loan nếu xảy ra, chiến thuật tấn công chiếm đảo và năng lực hậu cần của Bắc Kinh sẽ gặp trở ngại do điều kiện địa lý tự nhiên của eo biển Đài Loan nên khả năng cao quân đội Trung Quốc sẽ áp dụng hình thức răn đe quân sự liên hợp, tác chiến phong tỏa và tấn công hỏa lực.
Ngoài ra, Mỹ hiện là yếu tố then chốt, đóng vai trò quyết định ngăn chặn Trung Quốc sử dụng vũ lực tấn công Đài Loan. Giám đốc Viện Mỹ tại Đài Loan (AIT) Brent Christensen tuyên bố Mỹ sẽ không cho phép việc sử dụng vũ lực đối với Đài Loan, cho rằng Washington sẽ làm tất cả những gì có thể làm được để giúp Đài Loan tái gia nhập một số tổ chức quốc tế, bất chấp những phản đối mạnh mẽ từ Bắc Kinh. Washington không có quan hệ ngoại giao chính thức với Đài Bắc, nhưng là nhà cung cấp vũ khí chính cho Đài Loan và là quốc gia hậu thuẫn mạnh mẽ nhất cho hòn đảo tự trị này.
Sau Biển Đông, TQ lại xua quân ra
khiêu khích Nhật Bản trên Biển Hoa Đông
Đại dịch COVID-19 không thể ngăn chặn dã tâm của Trung Quốc trong việc xâm chiếm biển đảo của các nước khác để phục vụ mưu đồ bá quyền trên thế giới. Sau những động thái khiêu khích, đe dọa và xâm phạm chủ quyền của các nước ven Biển Đông, Trung Quốc lại đưa tàu tới khiêu khích Nhật Bản.
Lực lượng cảnh sát biển Nhật Bản cho biết, khoảng 18 giờ 5 phút hôm 9/5 (giờ địa phương), 2 tàu hải cảnh Trung Quốc đã đi vào vùng biển này ở phía Tây đảo Uotsuri thuộc quần đảo Điếu Ngư/Senkaku. Đến khoảng 21 giờ 40 phút (giờ địa phương), các tàu này đặc nằm cách 11km về phía Bắc – Tây Bắc đảo Uotsuri. Trước đó, 4 tàu hải cảnh Trung Quốc (08/5) đã vào vùng biển gần quần đảo Điếu Ngư/Senkaku. Sau đó, 2 tàu hải cảnh này đã tiếp cận và nhanh chóng đuổi 1 tàu cá Nhật Bản đang hoạt động trên khu vực này.
Trước hành động khiêu khích của Trung Quốc, Sở chỉ huy vùng 11 của lực lượng cảnh sát biển Nhật Bản ở TP Naha đã điều các tàu tuần tra và thúc ép tàu Trung Quốc phải rời khỏi khu vực này. Trong khi đó, Tokyo đã phản đối vụ việc trước đó của Bắc Kinh thông qua một cuộc điện thoại của ông Shigeki Takizaki Vụ trưởng Các vấn đề châu Á và châu Đại dương thuộc Bộ Ngoại giao Nhật Bản đến Đại sứ quán Trung Quốc tại Tokyo. Đồng thời, chính phủ Nhật Bản cũng cho biết Đại sứ quán Nhật Bản ở Bắc Kinh đã gọi điện thoại trao đổi với Bộ Ngoại giao Trung Quốc để phản đối vụ việc trên.
Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư là nhóm đảo nhỏ nằm cách đảo chính của tỉnh Okinawa, Nhật Bản, khoảng 400 km về phía Tây hiện do Nhật Bản kiểm soát nhưng Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền và thường xuyên đưa tàu hoặc máy bay đến vùng biển này. Tranh chấp về chủ quyền ở khu vực này đẩy quan hệ Trung – Nhật vào tình trạng căng thẳng trong nhiều năm qua, đặc biệt sau khi Nhật Bản quốc hữu hóa 3 trong số 5 đảo thuộc Senkaku/Điếu Ngư hồi tháng 9/2012.
Trong những năm gần đây, Hải quân, không quân Trung Quốc nhiều lần điều tàu chiến, tàu tuần tra, máy bay các loại áp sát nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư, buộc Nhật Bản phải triển khai lực lượng giám sát
và ngăn chặn với tần suất ngày càng tăng. Sức ép tăng lên sau khi Trung Quốc đơn phương lập vùng nhận diện phòng không (ADIZ) trên Biển Hoa Đông, chồng lấn với ADIZ của Nhật Bản và Hàn Quốc.
Việc Trung Quốc gia tăng các hoạt động khiêu khích trên thực địa, đã đe dọa trực tiếp an ninh, chủ quyền và lợi ích của Nhật Bản ở Biển Hoa Đông. Để ngăn chặn, kiểm soát và xua đuổi tàu chấp pháp Trung Quốc, Nhật Bản đang có nhiều hành động cụ thể nhằm nâng cao năng lực tác chiến cho lực lượng chấp pháp trên biển. Theo đó, Bộ Quốc phòng Nhật Bản (13/3) công bố kế hoạch đóng mới 12 tàu tuần tra hạng nhẹ cho Lực lượng phòng vệ trên biển (JMSDF) trong năm 2020. Mỗi chiếc dự kiến có lượng giãn nước 1.000 tấn và thủy thủ đoàn 30 người, giúp tăng cường khả năng tuần tra và trinh sát trên biển của nước này. Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết, các tàu tuần tra thế hệ mới sẽ đảm đương nhiệm vụ cho đội tàu khu trục cỡ lớn đang được Nhật sử dụng để tuần tra gần nhóm đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư trên Biển Hoa Đông. Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng Nhật Bản không tiết lộ căn cứ đóng quân và thời điểm đưa các chiến hạm mới vào biên chế. Ngoài ra, Nhật Bản cũng khởi động chương trình đóng mới 22 khu trục hạm, mỗi chiếc có lượng giãn nước 3.900 tấn và thủy thủ đoàn 100 người, nhằm bảo đảm khả năng tuần tra Biển Hoa Đông trước năm 2032. Theo Asia Times, đây được xem là bước đi đúng đắn của Tokyo, nếu như nước này muốn “giải phóng” các tàu khu trục luôn phải túc trực ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Điều này cũng ít nhiều nói lên hạn chế của Phòng vệ Biển Nhật Bản khi họ sở hữu khá nhiều tàu tuần tra nhưng không phải tàu nào cũng có thể hoạt động ở biển Hoa Đông. Và theo nhiều nhận định, khả năng lớn lớp tàu tuần tra mới của Nhật Bản sẽ thay thế cho các tàu tuần tra mang tên lửa lớp Hayabusa đang hoạt động trong hạm đội nước.
Bên cạnh đó, Nhật Bản cũng tìm cách giành thế chủ động trong tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc, kiềm chế Trung Quốc trên nhiều phương diện. Nhật Bản và Trung Quốc có tranh chấp lâu dài ở Biển Hoa Đông, đặc biệt là quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Nhật Bản cho rằng nếu Trung Quốc kiểm soát được Biển Đông thì sẽ gây ảnh hưởng bất lợi đối với tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Mục đích chiến lược của Nhật Bản là hình thành thế phối hợp tác chiến hai cánh Biển Đông và Biển Hoa Đông, từ đó cản trở hoạt động của Trung Quốc trên biển Hoa Đông. Bên cạnh đó, Nhật Bản cũng mong muốn hỗ trợ một số nước ASEAN trong vấn đề Biển Đông, để đổi lại sự ủng hộ của các nước này đối với Nhật Bản trong vấn đề Biển Hoa Đông; tạo mối liên kết giữa Nhật Bản với một số nước Đông Nam Á trong vấn đề tranh chấp trên biển, khiến Trung Quốc rơi vào cảnh phải tác chiến trên cả hai mặt trận Biển Hoa Đông và Biển Đông; đồng thời, kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc trong khu vực và trên thế giới. Nhật Bản muốn nhân vấn đề Biển Đông, tìm kiếm sự ủng hộ từ các nước ASEAN là các bên tranh chấp ở Biển Đông, đẩy mạnh viện trợ cho các nước này về kinh tế và quân sự, qua đó nâng cao hơn nữa ảnh hưởng của mình trong khu vực, hình thành một “liên minh chiến lược biển” để đối phó với Trung Quốc. Nhật Bản cho rằng Biển Đông như một cái “hang trống”, sẽ hút hết sức mạnh của Trung Quốc vào đó; Trung Quốc càng cứng rắn thì càng lún sâu tại Biển Đông, nếu giành được chiến thắng tại đây thì cũng hao tổn sức lực, ảnh hưởng đến việc phát triển của Trung Quốc, nhất là quá trình trở thành cường quốc biển thế giới.
TQ còn ngông cuồng đến bao giờ
Trước đây Trung Quốc đã từng tuyên bố toàn bộ lãnh thổ Mông Cổ thuộc về họ, với lý do trước đây Mông Cổ thuộc nhà Nguyên. Tuy nhiên Trung Quốc đã quên rằng chính Mông Cổ đã chiếm Trung Quốc và lập nên nhà Nguyên.
Trung Quốc đã từng đánh chiếm Tây Tạng, biến quốc gia này thành lãnh thổ Trung Quốc. Trung Quốc cũng muốn chiếm nhiều diện tích của Ấn Độ bằng việc gây chiến tranh, kết quả là cho đến thời điểm này Trung Quốc vẫn còn chiếm giữ của Ấn Độ hàng ngàn km2. Người Ấn Độ buộc phải chấp nhận hiện trạn nhưng vừa qua Trung Quốc vẫn tiếp tục gây hấn bằng bạo lực với lực lượng bảo vệ biên giới của Ấn Độ khiến nhiều người bị thương.
Chưa thỏa mãn với việc gây chiến, chiếm đất của Ấn Độ, Nepal ở vùng chân núi Hymalaya, vừa qua Trung Quốc còn ngang nhiên tuyên bố đỉnh núi cao nhất thế giới là đỉnh Everest vốn từ xưa đến nay thuộc về Nepal là của họ. Điều này khiến không chỉ Nepal mà cả thế giới đều phẫn nộ.
Ở trên biển, Trung Quốc còn ngang ngược hơn. Họ tuyên bố đảo Điếu Ngư của Nhật Bản là của họ, đánh chiếm hai quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa của Việt Nam; đòi chiếm đảo Cỏ May do Philippines kiểm soát; gây sựu với Indonesia và Malaysia trong việc đánh bắt cá.
Tháng 5/2020, Trung Quốc còn ngang nhiên tuyên bố lệnh cấm đánh bắt cá từ 3-5 tháng ở Biển Đông, bất chấp luật pháp quốc tế quy định vùng lãnh hải của các nước ở khu vực này.
Việc đơn phương ra lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông của Trung Quốc đã khiến các nước trong khu vực và cả thế giới phẫn nộ. Nhiều chuyên gia, viện nghiên cứu và báo chí thế giới đã lên tiếng phản đối tuyên bố của Trung Quốc. Đã đến lúc các nước cần có thái độ rõ ràng buộc Trung Quốc phải tuân theo luật pháp quốc tế. Trung Quốc đã không còn xứng đáng là 1 trong 5 thành viên của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc.
http://biendong.net/bi-n-nong/34649-tq-con-ngong-cuong-den-bao-gio.html
TQ đang hủy hoại môi trường Biển Đông
Trước đây Trung Quốc đã từng tuyên bố toàn bộ lãnh thổ Mông Cổ thuộc về họ, với lý do trước đây Mông Cổ thuộc nhà Nguyên. Tuy nhiên Trung Quốc đã quên rằng chính Mông Cổ đã chiếm Trung Quốc và lập nên nhà Nguyên.
Trung Quốc đã từng đánh chiếm Tây Tạng, biến quốc gia này thành lãnh thổ Trung Quốc. Trung Quốc cũng muốn chiếm nhiều diện tích của Ấn Độ bằng việc gây chiến tranh, kết quả là cho đến thời điểm này Trung Quốc vẫn còn chiếm giữ của Ấn Độ hàng ngàn km2. Người Ấn Độ buộc phải chấp nhận hiện trạn nhưng vừa qua Trung Quốc vẫn tiếp tục gây hấn bằng bạo lực với lực lượng bảo vệ biên giới của Ấn Độ khiến nhiều người bị thương.
Chưa thỏa mãn với việc gây chiến, chiếm đất của Ấn Độ, Nepal ở vùng chân núi Hymalaya, vừa qua Trung Quốc còn ngang nhiên tuyên bố đỉnh núi cao nhất thế giới là đỉnh Everest vốn từ xưa đến nay thuộc về Nepal là của họ. Điều này khiến không chỉ Nepal mà cả thế giới đều phẫn nộ.
Ở trên biển, Trung Quốc còn ngang ngược hơn. Họ tuyên bố đảo Điếu Ngư của Nhật Bản là của họ, đánh chiếm hai quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa của Việt Nam; đòi chiếm đảo Cỏ May do Philippines kiểm soát; gây sựu với Indonesia và Malaysia trong việc đánh bắt cá.
Tháng 5/2020, Trung Quốc còn ngang nhiên tuyên bố lệnh cấm đánh bắt cá từ 3-5 tháng ở Biển Đông, bất chấp luật pháp quốc tế quy định vùng lãnh hải của các nước ở khu vực này.
Việc đơn phương ra lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông của Trung Quốc đã khiến các nước trong khu vực và cả thế giới phẫn nộ. Nhiều chuyên gia, viện nghiên cứu và báo chí thế giới đã lên tiếng phản đối tuyên bố của Trung Quốc. Đã đến lúc các nước cần có thái độ rõ ràng buộc Trung Quốc phải tuân theo luật pháp quốc tế. Trung Quốc đã không còn xứng đáng là 1 trong 5 thành viên của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc.
http://biendong.net/bi-n-nong/34648-tq-dang-huy-hoai-moi-truong-bien-dong.html
Hải quân TQ trang bị tên lửa mới cho chiến hạm cũ
Hải quân Giải phóng Quân Nhân dân Trung Quốc (PLAN) đã tăng cường năng lực của tàu khu trục Type 051B lớp Lữ Hải, Thâm Quyến (DD 167), với 16 bệ phóng container trang bị tên lửa chống hạm siêu âm YJ-12.
Con tàu duy nhất thuộc lớp tàu khu trục Lữ Hải này lần đầu tiên được đưa vào hoạt động năm 1999 và được Hạm đội Nam Hải của PLAN chọn làm soái hạm. Ban đầu nó được trang bị tên lửa hành trình chống hạm YJ-83 (ASCM), được mô tả là có thể so sánh với tên lửa Harpoon của Mỹ.
YJ-83 có tầm bắn ấn tượng, nhưng nó thiếu hiệu quả ở tầm chiến lược như YJ-12 – được nói là có tốc độ cao và tầm bắn lớn. Tạp chí Forbes lưu ý rằng một loạt đạn YJ-12 có thể gây ra mối đe dọa đáng kể cho các hệ thống phòng không tinh vi nhất. Tên lửa mang đầu đạn lớn, có khả năng tàn phá khá lớn ngay cả đối với các tàu chiến lớn như hàng không mẫu hạm.
Còn được gọi là CM-302 trong biến thể xuất khẩu, YJ-12 sử dụng động cơ ramjet (động cơ phản lực dòng thẳng) cho phép nó bay ở tốc độ siêu âm Mach 2 đến 3. Tên lửa được cho là sử dụng một hệ thống dẫn đường quán tính được kết hợp với hệ thống vệ tinh dẫn đường toàn cầu (GNSS). Các tên lửa mới này cũng đã được trang bị cho các khu trục hạm lớp Sovremenny của PLAN, dựa trên các thiết kế của Nga từ khi Trung Quốc nâng cấp khả năng phòng thủ bằng công nghệ của Nga.
Vào thời điểm ra đời, Thâm Quyến tàu chiến đấu mặt nước lớn nhất từng được PLAN biên chế, nhưng mặc dù có kích thước và độ choán nước lớn, tàu khu trục này không có bất kỳ cải tiến đáng kể nào trong hệ thống vũ khí và cảm biến và phần lớn được nhìn thấy với “vũ khí ít ỏi”, bao gồm một bệ phóng tên lửa phòng không tầm ngắn HHQ-7, bốn khẩu pháo 76mm hai nòng và tám tên lửa chống hạm YJ-83.
Tất cả điều này giải thích những nỗ lực tân trang và nâng cấp con tàu chiến cũ của hải quân Trung Quốc . Tàu Thâm Quyến trải qua một đợt hiện đại hóa tại Căn cứ Hải quân Trạm Giang năm 2015, bao gồm một số cải tiến đáng kể trong vũ khí và cảm biến. Trong những năm gần đây, radar Type 381A của tàu chiến đã được nâng cấp lên loại Type 382 và các hệ thống radar Type 364 bổ sung.
Tháng 11 năm ngoái, Thâm Quyến đã quay trở lại phục vụ từ lần tái trang bị lớn gần đây nhất, bao gồm việc lắp đặt hệ thống ống phóng thẳng đứng HHQ-16 chứa 32 tên lửa không đối không, thay thế bệ phóng HHQ-7 SAM duy nhất trên boong tàu.
http://biendong.net/bi-n-nong/34645-hai-quan-tq-trang-bi-ten-lua-moi-cho-chien-ham-cu.html
Mổ xẻ lực lượng tàu ngầm hạt nhân TQ
Tương lai của lực lượng tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo của Trung Quốc sẽ ra sao? Hãy nghe chuyên gia Adam Ni, nhà nghiên cứu Trung Quốc lý giải trên Real Clear.
Trung Quốc cuối cùng đã đạt được khả năng hạt nhân dưới nước trong những năm gần đây, gần sáu thập kỷ trình làng tàu ngầm tên lửa đạn đạo chạy bằng năng lượng hạt nhân (SSBN) vào cuối những năm 1950. Việc triển khai các SSBN lớp Tấn (Type 094) được trang bị tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm JL-2 (SLBM) đánh dấu một giai đoạn mới trong quá trình phát triển của lực lượng hạt nhân trên biển Trung Quốc. Theo báo cáo thường niên năm 2018 của Lầu Năm Góc cho quốc hội Mỹ về khả năng quân sự của Trung Quốc, sự phát triển gần đây cấu thành năng lực răn đe hạt nhân trên biển đáng tin cậy đầu tiên của Trung Quốc.
Tuy nhiên, lực lượng hạt nhân trên biển hiện tại của Trung Quốc vẫn phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng từ các yếu tố địa lý, hoạt động và công nghệ. Dù vậy, các chuyên gia quân sự Trung Quốc tin rằng việc phát triển một lực lượng hạt nhân trên biển hiệu quả là rất quan trọng để đảm bảo uy tín của khả năng răn đe hạt nhân nói chung.
Sự tăng trưởng ổn định về quy mô và độ tinh vi của đội tàu ngầm tên lửa đạn đạoSSBN sẽ tiếp tục. Tất cả các chỉ dấu cho thấy một lực lượng SSBN lớn hơn và có khả năng sống sót hơn nằm rất cao trong danh sách ưu tiên của hải quân Trung Quốc.
Trung Quốc đã có ít nhất bốn tàu SSBN lớp Tấn hoạt động tại thời điểm năm 2018, và hai tàu nữa đã tham gia hạm đội. Hải quân Trung Quốc có thể sẽ chế tạo sáu đến tám SSBN lớp Tấn trước khi chuyển sản xuất sang SSBN thế hệ tiếp theo (thứ ba), Type 096, từ đầu những năm 2020. Từ giữa đến cuối thập niên 2020 trở đi, hải quân Trung Quốc có thể sẽ vận hành một đội tàu SSBN bao gồm cả Type 094 và Type 096.
Tương lai của lực lượng SSBN Trung Quốc phụ thuộc phần lớn vào nhận thức về mối đe dọa của lãnh đạo Trung Quốc. Một mặt, Bắc Kinh có thể tin rằng một hạm đội SSBN nhỏ bổ sung cho lực lượng hạt nhân trên đất liền của mình là đủ để duy trì sự răn đe hạt nhân tin cậy. Mặt khác, Trung Quốc có thể tìm cách giải quyết các điểm yếu của lực lượng trên đất liền bằng sự bù đắp đáng kể lực lượng SSBN với cơ sở hạ tầng và hệ thống hỗ trợ.
Một yếu tố quyết định quan trọng khác là liệu Trung Quốc có ý định theo đuổi khả năng ngăn chặn trên biển thường xuyên (CASD) với một hoặc nhiều tàu SSBN tuần tra mọi lúc hay không. Trung Quốc khó có thể làm như vậy trong thời gian tới do những hạn chế trong hoạt động. Ngay cả khi hải quân Trung Quốc có khả năng hoạt động như thế, vẫn có những nghi ngờ về việc liệu Bắc Kinh có sẵn sàng thực hiện một sự thay đổi lớn như vậy trong các lực lượng hạt nhân hay không.
Số lượng SSBN chính xác cần thiết cho hoạt động CASD sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm hiệu quả của hoạt động hỗ trợ hậu cần hải quân cho đội tàu SSBN của họ và thông số kỹ thuật của các lò phản ứng hạt nhân do Trung Quốc chế tạo. Nhưng nếu mục tiêu của Bắc Kinh là đạt được CASD với ít nhất hai hoặc ba SSBN khi đi tuần tra, lực lượng SSBN của Trung Quốc sẽ cần phải mở rộng lên khoảng 12 tàu.
http://biendong.net/xung-dot-chien-tranh/34644-mo-xe-luc-luong-tau-ngam-hat-nhan-tq.html
Trung Quốc là một ‘nhân vật phản diện’
và thế giới cần phải nhận ra điều đó
Hương Thảo
Hôm nay, phần lớn các phương tiện truyền thông ở Mỹ đã quyết định chọn tin Tổng thống Trump nói với nữ phóng viên của kênh CBS News, cô Weijia Jiang rằng “Đừng hỏi tôi, hãy hỏi Trung Quốc câu đó” làm “câu chuyện trong ngày”.
Trước đó, vào hôm 11/5, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã đột ngột kết thúc cuộc họp báo tại Vườn Hồng trong Nhà Trắng sau cuộc trao đổi với hai phóng viên đến từ kênh CBS News và kênh CNN.
Trong câu hỏi được cho là nguyên nhân dẫn đến việc ông Trump chấm dứt cuộc họp báo, nữ phóng viên của kênh CBS News, cô Weijia Jiang đã hỏi: “Ông đã nói nhiều lần rằng Hoa Kỳ đang làm tốt hơn bất kỳ quốc gia nào khác khi nói đến việc xét nghiệm. … Tại sao điều đó lại quan trọng? Tại sao đây lại là cuộc cạnh tranh toàn cầu khi người Mỹ vẫn mất đi mạng sống mỗi ngày?”.
Ông Trump trả lời: “Người dân đang thiệt mạng khắp nơi trên thế giới. Và có thể đó là câu hỏi mà cô nên hỏi Trung Quốc. Đừng hỏi tôi, hãy hỏi Trung Quốc câu đó, được chứ?. Khi cô hỏi họ, cô có thể nhận được một câu trả lời rất bất thường”.
Ông Trump sau đó đã gọi một nữ phóng viên đến từ kênh CNN, nhưng cô này lại muốn nhường lượt hỏi của mình về lại cho cô Jiang. Vì nữ phóng viên CNN tiếp tục muốn giữ lượt hỏi của mình, ông Trump đã đột ngột ngừng cuộc họp báo.
Trung Quốc không đánh bại được virus Vũ Hán
Có sự đồng thuận rộng rãi bên ngoài Trung Quốc rằng, bất kể số ca tử vong mà Bắc Kinh công bố là bao nhiêu, con số trên thực tế có thể còn cao hơn nhiều. Tờ The Washington Post đã đủ tự tin để đăng bài báo vào ngày 3/4 rằng, dựa trên các bằng chứng như số giờ các nhà hỏa táng đã làm việc và số lượng bình tro cốt được trả lại cho thân quyến, thì ước tính số người chết do virus Vũ Hán ở Trung Quốc là khoảng 42.000 – 47.000 người.
Trở lại vào giữa tháng 4, các quan chức y tế Vũ Hán đã sửa số người chết từ 2.579 thành 3.869, tăng 1.290 người – tương đương 50%, khiến nhiều người đặt câu hỏi phải chăng ai đó có thể tự ý quyết định số người chết.
Nếu quý vị đang tự đặt câu hỏi về việc tại sao 21 triệu thuê bao điện thoại di động ở Trung Quốc đã “biến mất” vào tháng 2 và tháng 3, dù các công ty điện thoại di động nước này tuyên bố rằng chúng đã bị hủy vì lý do kinh tế và sự thay đổi lối sống khi dịch bệnh bùng phát, thì tôi nghĩ rằng với khả năng của chính quyền Trung Quốc trong việc dối trá, che đậy và tuyên truyền, việc phải che giấu hàng triệu cái chết cũng khiến họ gặp không ít khó khăn.
Trung Quốc cũng cho rằng họ chỉ có một số ít ca nhiễm mới xảy ra ở một quốc gia có hơn một tỷ người vào tháng 3, tháng 4 và cho đến tháng 5 chỉ có 1 trường hợp tử vong kể từ ngày 17/4, nhằm khẳng định với thế giới rằng, chính phủ Trung Quốc đã đánh bại Covid-19 một lần và mãi mãi.
Nhưng sự thực có như vậy không? Các nhà chức trách ở thành phố Vũ Hán đã đặt hàng các xét nghiệm Covid-19 mới cho tất cả 14 triệu cư dân của mình sau một loạt các trường hợp lây nhiễm mới trong cộng đồng. Động thái chưa từng có được đưa ra sau khi các báo cáo vào cuối tuần có 6 trường hợp nhiễm Covid-19 từ cùng một khu dân cư, được gọi là Sanmin.
Không chỉ dừng lại ở Vũ Hán, vào ngày 10/5, chính quyền Trung Quốc đã đặt Thư Lan, một thành phố gần biên giới với Nga và Triều Tiên vào nhóm nguy cơ cao, sau một loạt các ca nhiễm liên quan đến một phụ nữ không có lịch sử du lịch hoặc tiếp xúc với virus.
Chúng tôi biết chắc chính phủ Trung Quốc và chính quyền Vũ Hán không bao giờ muốn thừa nhận tin xấu trừ khi họ buộc phải thừa nhận, và thậm chí khi họ thừa nhận tin xấu, tin đó có khả năng đã bị hạ thấp đáng kể về mức độ nguy hiểm.
Không ai muốn bị phụ thuộc vào hàng nhập khẩu đến từ Trung Quốc
Hoa Kỳ không phải là quốc gia duy nhất đột nhiên nhận ra việc bị phụ thuộc vào thiết bị và vật tư y tế của Trung Quốc là không thể chấp nhận được.
Nội các Nhật Bản vào tháng 4 đã dành khoản trợ cấp tới 248,6 tỷ yên (2,33 tỷ USD) cho các doanh nghiệp chuyển sản xuất trở lại Nhật Bản và chi trả tới 2/3 chi phí di dời.
Mặc dù số tiền này chiếm chưa đến 1% trong gói kích thích kinh tế của chính phủ Nhật Bản là 108 nghìn tỷ yên, nhưng rõ ràng Trung Quốc đã cảnh giác. Bắc Kinh không chỉ ép các nhà chức trách Nhật Bản
giải thích ý nghĩa của biện pháp này mà còn thăm dò ý kiến các doanh nghiệp Nhật Bản tại Trung Quốc về việc họ có kế hoạch rời đi hay không.
Tuy nhiên, cuộc tranh luận đã sống lại một lần nữa khi Chánh văn phòng nội các Nhật Bản, ông Yoshihide Suga trong một cuộc phỏng vấn với tờ Nikkei đã nhấn mạnh sự cần thiết phải tự chủ hơn.
“Hãy lấy mặt hàng khẩu trang làm ví dụ, 70% đến 80% chúng được sản xuất tại Trung Quốc”, ông nói. “Chúng ta phải tránh bị phụ thuộc quá nhiều vào các quốc gia cụ thể khi sản xuất các sản phẩm hoặc nguyên liệu, và đưa các cơ sở sản xuất về nước để có đủ hàng hóa thiết yếu hàng ngày”.
Hình như một nhóm các nhà lãnh đạo ở Bắc Kinh đang tự tin rằng họ đã chiến thắng cuộc chiến của dư luận thế giới? Trung Quốc đã cấm nhập khẩu thịt bò Úc sau khi Úc kêu gọi điều tra về nguồn gốc của vụ dịch. Một tàu bảo vệ bờ biển Trung Quốc cố tình đâm và đánh chìm một tàu cá Việt Nam vào tháng trước. Các tàu bảo vệ bờ biển Trung Quốc đang “đi lạc” vào lãnh hải Nhật Bản. Những người lính Trung Quốc và Ấn Độ đang ném đá vào nhau, và lao vào đánh nhau ở biên giới của họ. Nền kinh tế Trung Quốc có lẽ cũng sẽ trải qua thời kỳ suy thoái kéo dài, đau đớn mà chúng ta và phần còn lại của thế giới cũng có thể phải đối mặt trong năm tới.
Thưa quý vị, đất nước này liệu có thật sự ổn định không? Hay Trung Quốc trông giống như một thùng thuốc súng, với rất nhiều người tức giận và rất nhiều lý do chính đáng để khiến họ tức giận? Và liệu chính phủ ở Bắc Kinh trông giống như một nhóm những nhà chiến lược, hay họ trông giống như chỉ có kiểu chơi duy nhất trong vở kịch của họ: cố gắng dồn đẩy sự tức giận của công chúng vào “chủ nghĩa dân tộc điên cuồng”, hết lần này đến lần khác?
Chỉ nên tin tưởng những người bị chính quyền Trung Quốc bắt
Cuối cùng, tại một nơi khác ở Trung Quốc, một nghiên cứu mới của Đại học Y khoa Sơn Đông kết luận: “Những báo cáo của chúng tôi cho thấy rất rõ rằng virus có nguồn gốc tự nhiên từ động vật hoang dã. Điều này cung cấp bằng chứng mạnh mẽ chống lại giả thiết SARS-CoV-2 thoát ra từ phòng thí nghiệm”.
Lưu ý rằng chính quyền Trung Quốc muốn làm mờ ranh giới giữa “nguồn gốc tự nhiên” và “thoát ra từ phòng thí nghiệm”. Các vị có thể mang virus xuất hiện tự nhiên vào phòng thí nghiệm, như một phần của mẫu hoặc là một phần của động vật nghiên cứu, và sau đó virus đó có thể thoát khỏi phòng thí nghiệm đó – thông qua việc lây nhiễm ngẫu nhiên của nhân viên phòng thí nghiệm hoặc thông qua việc xử lý không đúng cách vật liệu sinh học. Điều này thực sự đã xảy ra hai lần riêng biệt với SARS trong phòng thí nghiệm ở Bắc Kinh năm 2004.
Tôi có thể hiểu tại sao một nhà khoa học Trung Quốc lại khẳng định sai lầm trong phòng thí nghiệm là không thể. Zhang Xuezhong, một học giả về luật hiến pháp nổi tiếng của Trung Quốc, đã lập luận trên phương tiện truyền thông xã hội rằng những hạn chế về tự do ngôn luận đã khiến nước này gặp khó khăn hơn trong việc ngăn chặn dịch bệnh, và chỉ trích chính phủ Trung Quốc bắt giữ và bịt miệng bác sĩ Lý Văn Lượng. Anh đã bị cảnh sát giam giữ trong một ngày và sau đó được thả.
Với những hậu quả nhanh chóng và bi thảm như vậy, các vị có nghĩ rằng bất kỳ nhà khoa học Trung Quốc nào cũng dám thừa nhận rằng: “Đúng, sai lầm đã xảy ra, và virus này có thể là một trong những ‘sản phẩm’ của chúng tôi không?”.
Tôi đoán là, trừ khi các vị thực hiện một nỗ lực có chủ ý để cập nhật tin tức từ Trung Quốc, còn nếu không các vị không thể biết nhiều về những gì đang xảy ra ở đó.
Các vị có thể nghe nói về nhà hàng ở Colorado đã mở cửa và đông khách vào Ngày của Mẹ. Các vị có thể nghe nói về ngài Tổng thống và Phó Tổng thống Hoa Kỳ không đeo khẩu trang. Các vị có thể đã nghe nói về việc Twitter thiết lập các quy tắc mới để chống lại tin giả về Covid-19, nhưng có lẽ các vị chưa từng nghe rằng những quy tắc đó lại không được áp dụng cho các dòng tweet của Tổ chức Y tế Thế giới vào tháng 1 khi họ tuyên bố rằng virus này không thể lây truyền từ người sang người.
Thế giới này vốn đã bị làm cho phức tạp bởi số lượng khổng lồ các phương tiện truyền thông, với các trang tin tức, đài phát thanh, truyền hình – bị trộn lẫn giữa những hãng tin biết kể những câu chuyện chân thực và những hãng tin không thật lắm, thì giờ đây, đại dịch lại còn làm cho thế giới trở nên phức tạp hơn với những kiểu tin tức được Bắc Kinh cố ý lan truyền như, chủng mới của virus corona là do quân đội Mỹ mang tới Vũ Hán.
Tuy nhiên, dù thật giả thế nào, đúng sai sẽ được nhận ra thông qua các lăng kính đã có từ trước.
Theo Jim Geraghty / National Review
Hương Thảo dịch và biên tập
DAFOH đưa thêm bằng chứng về ‘thói dối trá’
và ‘chà đạp nhân quyền’ của Bắc Kinh
Lục Du
DAFOH mới đưa ra một báo cáo cung cấp thêm bằng chứng về bản chất dối trá, chà đạp nhân quyền và nuôi tham vọng bá quyền trên thế giới của Bắc Kinh. Báo cáo lấy Ý là một trường hợp nghiên cứu và chỉ ra rằng quốc gia này đang là tầm ngắm và là nạn nhân của chính quyền Trung Quốc.
Theo Bitter Winter, Hiệp hội Các bác sĩ chống thu hoạch nội tạng cưỡng bức (DAFOH) là một trong những tổ chức đi đầu trên thế giới vạch trần tội ác mổ cướp nội tạng tù nhân lương tâm – một trong những hành vi tàn bạo nhất mà Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã làm.
Báo cáo của DAFOH đã cung cấp nhiều dữ liệu phản ánh việc che đậy sự thật có hệ thống và hồ sơ y tế của ĐCSTQ. Các mốc thời gian được đề cập trong báo cáo về dịch viêm phổi Vũ Hán được sử dụng để đi tới kết luận rằng chính quyền Trung Quốc phải chịu trách nhiệm đối với sự lây lan của đại dịch Covid-19. Cụ thể, báo cáo chỉ rõ, Bắc Kinh đã hạ thấp mối đe dọa của virus Vũ Hán trong các thỏa thuận với WHO, không cho chuyên gia y tế thế giới thực hiện các điều tra về nguồn gốc dịch bệnh cũng như liên tục cho lan truyền tin giả.
Chính quyền Trung Quốc cũng đã khiến thế giới gặp nguy hiểm hơn khi họ “tạo ra sự thiếu hụt đồ bảo hộ trên phạm vi toàn cầu và sau đó thao túng cách thức và thời điểm đưa ra viện trợ” nhằm tạo ra “một cái nêm chia rẽ các quốc gia châu Âu nhằm phục vụ cho chiến lược ‘chia để trị’ của họ” để rồi khi “mối liên kết giữa những quốc gia này bị phá vỡ, họ sẽ xuất hiện như một vị cứu tinh với các gói cứu trợ đồ bảo hộ”.
ĐCSTQ đã tận dụng cuộc khủng hoảng dịch bệnh để mở rộng ảnh hưởng của Bắc Kinh đối với phần còn lại của thế giới bằng một phiên bản mới của “Vành đai và Con đường (BRI)”, nhằm mục đích định hình lại phần còn lại của toàn cầu hóa thông qua việc áp đặt lên đó “các đặc điểm Trung Quốc”.
Từ thiện giả và thao túng bằng công nghệ
Báo cáo của DAFOH bao gồm 9 chương với tổng cộng 41 trang. Ở chương 3, “ngoại giao khẩu trang, một kế hoạch bí ẩn”, lưu ý rằng, “trong khoảng thời gian từ 1/3/2020 đến ngày 4/4/2020, Trung Quốc đã xuất khẩu hơn 3,86 tỷ khẩu trang; 2,8 triệu bộ dụng cụ xét nghiệm virus Vũ Hán và hơn 2,4 triệu nhiệt kế hồng ngoại. Phần lớn số này đã được bán, thay vì được tặng, và nhãn hiệu ‘Made in China’ đã bắt đầu mang tới sự chết chóc”.
Nhưng ngay khi những lô hàng lớn này được phân phối tới nhiều quốc gia (bao gồm cả Ý), nó “đã bắt đầu gặp phải sự phản đối, các đồ bảo hộ bị lỗi và thậm chí không được cấp phép bị các nước trên khắp châu Âu từ chối. Những hỗ trợ này trên thực tế chỉ dùng để đánh bóng [tên tuổi cho Bắc Kinh] thay vì giúp đỡ thực sự, khiến các nhân viên y tế gặp nguy hiểm vì nó tạo ra cảm giác an toàn giả tạo”.
Báo cáo của DAFOH mô tả chiến dịch này của Bắc Kinh là một nỗ lực “của ĐCSTQ để gia tăng thống khổ cho con người” vì nó “đặt lợi ích [của Bắc Kinh] lên trên sinh mạng con người vào ngay thời điểm thảm kịch y tế đang diễn ra”.
Chương 4, “Lo ngại về Hội Chữ thập đỏ Trung Quốc”, viết rằng Hội Chữ thập đỏ Trung Quốc (CRCS) là một “cánh tay của ĐCSTQ”. Theo đó, CRCS không khác gì một công cụ trong tay ĐCSTQ, được lực lượng cầm quyền ở Trung Quốc sử dụng để gây ảnh hưởng ra thế giới bằng các khoản viện trợ mà về bản chất không bao hàm tính nhân đạo. CRCS cũng đã giúp Huawei, công ty công nghệ bị nghi ngờ có mối quan hệ mật thiết với Trung Nam Hải, thiết lập mạng 5G kết nối tới các bệnh viện ở Vũ Hán gây ra rủi ro rò rỉ thông tin y tế.
Âm mưu bá quyền
Vào tháng 1/2017, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã ký một biên bản ghi nhớ với WHO về việc xây dựng cái gọi là “Con đường Tơ lụa” với mục tiêu trên bề mặt là nhằm “cải thiện sức khỏe cộng đồng” cho các quốc gia dọc theo BRI. Hiện tại, BRI, một sáng kiến mà ông Tập đưa ra để định hình lại thế giới, đã trở thành một phần không thể thiếu của Hiến pháp Trung Quốc. Bitter Winter nhận định, thật trùng hợp là đại dịch viêm phổi Vũ Hán lại đang trở thành một phương tiện bất ngờ giúp ông Tập đạt được mục tiêu của mình.
Báo cáo của DAFOH cũng đưa ra một phát hiện rằng dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán lan truyền ra thế giới theo các tuyến đường mà BRI đi qua và nhận định rằng Bắc Kinh đang cố gắng tự đặt mình ở vị trí nhà lãnh đạo toàn cầu trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, một kế hoạch mà chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình coi là phương tiện để thiết lập “con đường tơ lụa sức khỏe”.
Vì vậy, “con đường tơ lụa sức khỏe thể hiện như một cơ sở mà qua đó Bắc Kinh có thể dùng để củng cố cho BRI của mình”, báo cáo viết. “Tất nhiên, đại dịch viêm phổi Vũ Hán đã giáng một đòn mạnh vào nền kinh tế Trung Quốc, và dự án BRI cũng phải gánh chịu hệ lụy, nhưng bên trong nó lại chứa đựng một cơ hội mới [cho họ]”.
Báo cáo đánh giá, con đường tơ lụa sức khỏe có thể là một món trang sức hữu ích cho một chính sách đối ngoại đặc biệt mà chính quyền Trung Quốc sẽ không dễ dàng từ bỏ ngay cả khi họ phải đối diện với những vấn đề khó khăn.
Thủ tướng Ý Giuseppe Conte và Chủ tịch Tập Cận Bình
Báo cáo đã được dịch ra nhiều thứ tiếng của DAFOH cho hay, ý tưởng về “Con đường tơ lụa sức khỏe” đã được đặt vấn đề trong một cuộc trò chuyện qua điện thoại vào ngày 16/3 giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Ý Giuseppe Conte, đúng lúc Ý đang ở đỉnh điểm của đại dịch viêm phổi Vũ Hán.
Cuộc trò chuyện giữa ông Tập và ông Conte cũng trùng với thời điểm Bắc Kinh “cử đại diện của CRCS tới Ý [mang theo hàng viện trợ] dưới danh nghĩa viện trợ nhân đạo”.
Theo Bitter Winter, trên thực tế, trước thời điểm ông Tập và ông Conte điện đàm, Bắc Kinh đã tự “hạ thấp mối đe dọa của virus Vũ Hán” và vì thế “điều này đã tạo điều kiện để virus xâm nhập và lây lan ở Ý, gây ra tai họa trực tiếp mà nhiều thế hệ người dân ở đây chưa từng chứng kiến”.
Đó chính là lý do vì sao, vào ngày 7/5, cơ quan đại diện của DAFOH tại Ý đã gửi thư cho chính phủ và quốc hội Ý kêu gọi họ lập tức phải có hành động chống lại sự can thiệp của chính quyền Trung Quốc vào đường hướng phát triển của đất nước.
Theo khảo sát của Bitter Winter cách đây ít tuần, tỷ lệ người dân Ý ủng hộ chính sách thân Trung Quốc của chính phủ Conte đã giảm đáng kể. Một trong những nguyên nhân dẫn tới kết quả này là người Ý biết tới các cảnh báo rằng, chính quyền Trung Quốc đã cố tình che đậy sự thật để dịch bệnh lan truyền khắp thế giới khiến hàng trăm ngàn người thiệt mạng tính cho đến nay.
Vũ Hán ra lệnh xét nghiệm toàn thành phố
để ngăn chặn sự lây lan của virus Corona Vũ Hán
Bình luậnDu Miên
Thành phố Vũ Hán vừa ra lệnh yêu cầu toàn bộ hơn 10 triệu cư dân của thành phố này phải thực hiện xét nghiệm axit nucleic đối với virus Corona Vũ Hán. Cơ quan chức năng đã lên kế hoạch hoàn thành việc xét nghiệm này trong vòng 10 ngày.
Do kỳ họp Lưỡng Hội của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) sắp diễn ra vào ngày 21/5, một số nhà phân tích tin rằng các nhà chức trách muốn tiến hành xét nghiệm virus trên diện rộng, để tránh nguy cơ có bất kỳ quan chức nào bị nhiễm viêm phổi Vũ Hán (COVID-19) sẽ tới Bắc Kinh tham dự hội nghị trong thời gian đó.
Kể từ đầu tháng 4/2020, liên tục có các thông tin báo cáo về các làn sóng bùng phát dịch lần hai ở các tỉnh phía đông bắc, ở phía nam tỉnh Quảng Đông, và ở ngay nơi vụ dịch khởi phát – thành phố Vũ Hán.
Xét nghiệm trên diện rộng tại Vũ Hán
Theo thông tin từ một tài liệu nội bộ bị rò rỉ trực tuyến vào ngày 11/5, chính quyền thành phố Vũ Hán đã “khẩn trương thông báo” cho tất cả các quận huyện trong thành phố để thực hiện “một cuộc chiến kéo dài 10 ngày”. Chỉ thị được đưa ra yêu cầu tất cả người dân tại các khu vực – bao gồm cả thường trú và tạm trú – phải thực hiện xét nghiệm axit nucleic. Việc xét nghiệm này phải được hoàn thành trước ngày 22/5.
Thành phố yêu cầu chính quyền mỗi quận phải có báo cáo về kế hoạch xét nghiệm cho cư dân của họ trước buổi trưa ngày 12/5.
Báo The Paper trực thuộc ĐCSTQ dẫn lời một quan chức chính quyền tại một quận của Vũ Hán, ông cho biết đã sắp xếp để thực hiện việc xét nghiệm qua đêm vào ngày 11/5.
Một số cư dân Vũ Hán từ khu phố Gexin, nằm ở quận Đông Tây Hồ (Dongxihu), đã đăng tải lên mạng trực tuyến các thông báo họ nhận được từ chính quyền địa phương. Thông báo này cho biết: “Không bất kỳ ai được bỏ qua việc xét nghiệm này. Tất cả mọi người đều phải thực hiện”.
Đối với những cư dân đã được xét nghiệm trong vòng 7 ngày qua, thông báo hướng dẫn rõ là họ cần đăng ký kết quả xét nghiệm trước đó.
Trong một cuộc họp quốc gia ngày 28/4 về việc ứng phó với virus, Wang Chen, một chuyên gia về hô hấp và là phó chủ tịch của Học viện Kỹ thuật Trung Quốc trực thuộc ĐCSTQ, cho biết: “Kết quả xét nghiệm axit nucleic còn quan trọng hơn tấm hộ chiếu. Đây là bằng chứng quan trọng để cho phép mọi người đi lại giữa các thành phố”.
Ông Tang Jingyuan, nhà bình luận về Trung Quốc tại Hoa Kỳ, đã lưu ý rằng với một thành phố đông dân như Vũ Hán, chỉ mình chính quyền thành phố thì không có khả năng kiểm tra tất cả các mẫu xét nghiệm.
Ông Tang dự đoán rằng các mẫu sẽ phải được chuyển đến các thành phố khác để thử nghiệm, nghĩa là quyết định kiểm tra tất cả cư dân Vũ Hán cần có sự phối hợp quốc gia, và vì vậy, cần có sự phê duyệt của chính quyền trung ương.
Ông Tang cho biết thêm: “Tôi nghĩ rằng chính quyền Bắc Kinh có hai mục đích [cho quyết định này]. Một là theo dõi những người dân Vũ Hán đi đến Bắc Kinh”.
Hiện tại, cư dân Vũ Hán không được phép đi đến một thành phố khác nếu chưa làm xét nghiệm axit nucleic. Vì việc xét nghiệm sẽ được hoàn thành trong vòng 10 ngày tới, người dân không thể dễ dàng rời khỏi thành phố trong khoảng thời gian này.
Ông Tang tiếp tục nói: “Mục đích thứ 2 là tìm ra tất cả các ca nhiễm bệnh. Mặc dù chính quyền [Vũ Hán] chỉ thông báo một đợt bùng phát tại một khu dân cư, nhưng người dân địa phương đã báo cáo một số [địa điểm] bùng phát dịch khác. Tôi tin rằng các nhà chức trách muốn nhân cơ hội này để tìm ra tất cả những người mang mầm bệnh không có triệu chứng”.
Bùng phát dịch bệnh ở Vũ Hán!?
Sau khi Vũ Hán dỡ bỏ các biện pháp phong tỏa vào ngày 8/4, chính quyền thành phố đã không công bố bất kỳ trường hợp nhiễm virus mới nào trong nhiều tuần, đồng thời khuyến khích người dân quay trở lại làm việc càng sớm càng tốt.
Người dân ở Vũ Hán đang chờ đợi sắp xếp cách ly kéo dài 14 ngày sau khi họ đến Bắc Kinh, Trung Quốc, vào ngày 08/4/2020. (Kevin Frayer / Getty Images)
Người dân ở Vũ Hán đang chờ đợi sắp xếp cách ly kéo dài 14 ngày sau khi họ đến Bắc Kinh, Trung Quốc, vào ngày 08/4/2020. (Kevin Frayer / Getty Images)
Vào ngày 6/5, chính phủ đã mở lại các trường trung học, trường kỹ thuật và trường dạy nghề cho học sinh cuối cấp, và thúc đẩy việc mở cửa trở lại như [khẳng định] một dấu hiệu cho thấy dịch bệnh đã được kiểm soát.
Tuy nhiên, vào ngày 10/5, nhà chức trách thông báo rằng một người đàn ông 89 tuổi được chẩn đoán nhiễm virus Corona Vũ Hán vào ngày 09/5. Một ngày sau đó, chính quyền đã công bố thêm 5 bệnh nhân khác sống cùng khu dân cư với bệnh nhân 89 tuổi kể trên. Chính quyền thành phố đã phong tỏa khu dân cư này, gửi hàng trăm cư dân cùng khu đến các trung tâm kiểm dịch và sắp xếp tất cả hơn 4.900 cư dân thực hiện xét nghiệm axit nucleic.
Vào ngày 12/5, tỉnh Hồ Bắc đã công bố có thêm 11 ca nhiễm bệnh không triệu chứng mới. Thông tin về nơi các bệnh nhân mới này được chẩn đoán đã không được tiết lộ.
Cùng ngày, tỉnh Hải Nam đã xác nhận một ca bệnh nhập khẩu không có triệu chứng tại khu vực này. Bệnh nhân này đã đi từ Vũ Hán đến đảo Hải Nam bằng máy bay vào ngày 10/5, chứng tỏ người này đã bị nhiễm virus khi còn ở Vũ Hán.
Vào ngày 12/5, thành phố Trùng Khánh ở phía tây nam Trung Quốc cũng đã công bố 2 ca nhiễm bệnh không triệu chứng nhập khẩu đến từ Hồ Bắc.
Những thông báo chính thức này cho thấy virus vẫn đang lan rộng ở Vũ Hán và các thành phố khác thuộc tỉnh Hồ Bắc.
Vào ngày 11/5, các cư dân thành phố Vũ Hán đã đăng tải một video lên các trang mạng xã hội, cho thấy một số nhân viên bảo vệ trước một siêu thị địa phương trên đại lộ Jinghan. Theo các bài đăng, siêu thị đã bị phong tỏa sau khi một nhân viên bên trong được chẩn đoán là người mang mầm bệnh không có triệu chứng.
Cùng ngày, chi nhánh địa phương của nhà sản xuất màn hình bảng điều khiển Trung Quốc China Star Optoelectronics Technology đã mở cửa để tuyển dụng nhân công.
Khi hàng trăm người xếp hàng để hỏi về các công việc, công ty đột nhiên tuyên bố rằng việc tuyển dụng đã bị hủy, mà không đưa ra lý do. Cư dân mạng Vũ Hán cho rằng đó là do [công ty này] lo ngại về sự lây lan của virus Corona Vũ Hán.
Du Miên
Theo The Epoch Times
Trung Quốc ôm khối nợ xấu vì Covid-19
Thu Hằng
Siêu vi corona bắt nguồn từ Vũ Hán, do không kiểm soát được đã lan khắp thế giới và giờ tác động đến tham vọng Sáng kiến Một vành đai một con đường (BRI) của chủ tịch Tập Cận Bình. Dự án bị chậm tiến độ, còn Bắc Kinh như ngồi trên đống lửa do khối nợ xấu khổng lồ từ hơn 130 nước tham gia.
Các định chế tài chính Trung Quốc « hào phóng », điều kiện cấp tín dụng lại không quá nghiêm ngặt, nên « nhiều nước tham gia Sáng kiến Một vành đai một con đường đã vay tiền Trung Quốc để đầu tư vào những dự án mới ». Thế nhưng, theo nhận định với trang CNBC (11/05) của nhà phân tích Kaho Yu, chuyên gia về châu Á của công ty tư vấn chiến lược và rủi ro Verisk Maplecroft, « đại dịch Covid-19 làm xáo trộn mọi nền kinh tế và sẽ khiến các kế hoạch trả nợ trở nên phức tạp ».
Khó trả nợ vì ưu tiên tái thiết kinh tế quốc gia
Trung Quốc giăng mạng lưới, với nhiều dự án quan trọng, ở các nước láng giềng Đông Nam Á, ưu tiên nhắm vào « các mắt xích yếu » như Lào, Cam Bốt, nhưng đồng thời tăng cường hiện diện ở Miến Điện, Indonesia, Malaysia và Thái Lan.
Ngoài việc các dự án bị chậm tiến độ vì dịch Covid-19, khả năng thanh toán các khoản nợ bằng đô la cho các chủ nợ Trung Quốc của các nước này cũng bị tác động « vì đồng tiền quốc gia sẽ bị mất giá, do thất thu từ xuất khẩu, nhưng lại phải tăng chi nội địa để tái thiết kinh tế », theo phân tích của chuyên gia Simon Leung, thuộc văn phòng luật Baker McKenzie. Đối với Pakistan và Sri Lanka, có lẽ Trung Quốc mất hy vọng thu về được một số khoản nào đó trong năm 2020.
Một nguồn nợ xấu khác đến từ các thỏa thuận cấp tín dụng đổi dầu lửa, được Trung Quốc áp dụng và luôn bị Ngân Hàng Thế Giới chỉ trích là thiếu minh bạch về số tiền vay. Và đối với những nước ký thỏa thuận kiểu này với Bắc Kinh, trong đó có nhiều nước châu Phi (Angola, Nigeria), « tình hình sẽ còn khó khăn hơn », theo phân tích của chuyên gia Kaho Yu.
Thứ nhất, do giá dầu sụt giảm nghiêm trọng, nên các nước nợ phải sản xuất nhiều hơn để trả cho Trung Quốc, song lại không đạt đủ chỉ tiêu sản lượng do dịch Covid-19. Thứ hai là do nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc tạm giảm trong thời gian dịch bệnh.
Trung Quốc trước sức ép xóa nợ, giãn nợ
Dịch Covid-19 là một thảm họa thiên nhiên, khiến một bên không thể thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng, nên sẽ tránh được các khoản phạt. Trước sức ép phải giãn thời gian thanh toán nợ, thậm chí là xóa nợ, Trung Quốc đã tỏ thiện chí thông qua chương trình giảm nợ cho một số nước nghèo.
Tuy nhiên, theo văn phòng nghiên Economiste Intelligence Unit (EIU), « việc xóa nợ trên diện rộng có thể sẽ gây nên một chu kỳ phản hồi tiêu cực, làm nản lòng các hoạt động cấp tín dụng trong tương lai của Trung Quốc, ít nhất là từ giờ đến cuối năm 2020 (cho đến năm 2021) ».
Dù vậy, Bắc Kinh có thể sẽ vẫn phải thực hiện vì đằng sau các dự án đầu tư của Trung Quốc, luôn có ý đồ chính trị. Chuyên gia Simon Leung, thuộc Baker McKenzi, nêu trường hợp hai ngân hàng cấp tín dụng chính, Ngân hàng Phát triển Trung Quốc (China Developement Bank) và Ngân hàng Xuất-Nhập khẩu Trung Quốc (Export-Import Bank of China), đều « có liên hệ chặt chẽ » và « được chính phủ Trung Quốc ủng hộ, nên các cuộc tái đàm phán về nợ có thể sẽ kèm theo thảo luận về chính trị ».
Còn ông Homin Lee, thuộc ngân hàng Thụy Sĩ Lombard Odier, nhấn mạnh đến « tầm quan trọng của Sáng kiến Một vành đai, một con đường », đặc biệt là « những dự án mang tính chiến lược » gắn liền với lợi ích kinh tế tương lai của Trung Quốc.
Trong quá khứ, Trung Quốc, chủ nợ hàng đầu của châu Phi, đã từng nhiều lần xóa nợ cho các nước tại đây, theo tuần báo Le Point (17/04), như vào năm 2018, xóa khoản nợ 78 triệu cho Cameroun, 7,2 triệu đô la cho Botswana và 10,6 triệu cho Lesotho ; vào năm 2017 xóa 160 triệu cho Sudan hoặc tái cơ cấu
nợ 1,6 tỉ đô la cho Cộng Hòa Congo năm 2019… Tuy nhiên, dịch Covid-19 có lẽ sẽ khiến Trung Quốc bị tác động nghiêm trọng hơn nhiều vì lần này, khối nợ xấu của Trung Quốc mang quy mô toàn tầu.
Trung Quốc bắt giữ giáo sư luật
chỉ trích phản ứng của chính quyền trước đại dịch
Quý Khải
Chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã bắt giữ một học giả luật sau khi ông gửi một thư ngỏ tới chính quyền, chỉ trích việc xử lý dịch bệnh ở Vũ Hán và yêu cầu quyền tự do ngôn luận, tờ South China Morning Post (SCMP) đưa tin hôm thứ Hai (11/5).
Trương Tuyết Trung (Trương Xuezhong), một giáo sư về hiến pháp Trung Quốc và luật sư bào chữa cho các nhà hoạt động nhân quyền tại nước này, từ lâu đã là một nhà phê bình hệ thống chính trị và pháp lý của ĐCSTQ. Hôm Chủ nhật vừa rồi (10/5), công an đã đến bắt giữ ông tại nhà riêng ở Thượng Hải.
“Ông đã được đưa đi vào tối chủ nhật. Ba chiếc xe cảnh sát đã đến nhà ông”, ông Wen Kejian, một nhà phân tích chính trị và là bạn của ông Trương, nói với tờ SCMP.
Một người bạn khác của ông Trương, chia sẻ với điều kiện giấu tên, xác nhận ông Trương đã bị chính quyền bắt giữ.
“Ông ấy đã chuẩn bị tinh thần sau khi đăng bức thư ngỏ”, người bạn này nói thêm.
Vào thứ bảy (9/5), ông Trương đã đăng bức thư của mình trên WeChat, một mạng xã hội phổ biến ở Trung Quốc. Ông gửi bức thư cho các đại biểu của Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc, cơ quan lập pháp của nước này. Thời điểm đăng bức thư rất có tính chủ đích, bức thư của ông Trương đã lưu hành rộng rãi trên mạng khi cơ quan lập pháp quốc gia này chuẩn bị triệu tập cho các phiên họp quốc hội quan trọng nhất của họ trong những tuần tới.
Trong bài đăng trên WeChat, ông Trương đã đính kèm bức thư ngỏ kèm một thông điệp ủng hộ quyền tự do ngôn luận.
“Cách tốt nhất để đấu tranh cho tự do ngôn luận là tất cả mọi người phát biểu như thể chúng ta đã có quyền tự do ngôn luận trong tay”.
Trích đoạn bức thư ngỏ của ông Trương
Trong thư, ông Trương đã gọi nền cai trị ở Trung Quốc là “lạc hậu” vì thiếu một nền hiến pháp hiện đại.
“Sự bùng phát và lan truyền dịch Covid-19 là một minh chứng rõ nét cho vấn đề này”, ông lập luận.
Covid-19 bắt nguồn từ Vũ Hán, thủ phủ tỉnh Hồ Bắc ở miền trung Trung Quốc, vào cuối năm 2019. Kể từ đó, virus này đã lan ra khỏi Trung Quốc sang các nước khác, dẫn đến đại dịch viêm phổi toàn cầu hiện nay, gây ra ít nhất 289.932 ca tử vong trên toàn thế giới. Việc ĐCSTQ che giấu sự bùng phát Covid-19 lúc ban đầu tại Vũ Hán đã bị chỉ trích rộng rãi bởi giới chức y tế toàn cầu. Họ đổ lỗi cho ĐCSTQ vì thiếu minh bạch mà cho phép virus này bùng phát từ một ổ dịch cục bộ thành đại dịch toàn cầu.
Bức thư của ông Trương đã đề cập đến sự thiếu vắng hệ thống giám sát trong hệ thống chính trị Trung Quốc như yếu tố chủ chốt đằng sau sự bùng phát dịch bệnh thảm khốc này.
Có rất ít kênh truyền thông chuyên nghiệp và độc lập điều tra và báo cáo về sự bùng phát dịch, cũng không có các chuyên gia y tế cung cấp lời khuyên độc lập cho công chúng … Nó chỉ cho thấy sự kiểm soát chặt chẽ và lâu dài của chính quyền Trung Quốc đối với xã hội và người dân đã phá hủy hoàn toàn cấu trúc và khả năng tự thích ứng của xã hội.
Trích đoạn bức thư ngỏ của ông Trương
Vị luật sư nhân quyền cũng kêu gọi quyền tự do ngôn luận.
“Hai mươi hai ngày trước lệnh phong tỏa, Vũ Hán vẫn đang điều tra và trừng phạt những người dân tiết lộ về tình hình dịch bệnh, bao gồm bác sĩ Lý Văn Lượng … cho thấy chính quyền chèn ép xã hội một cách chặt chẽ và độc đoán như thế nào”, ông Trương viết trong thư ngỏ.
Bác sĩ Lý đã trở thành một người tử vì đạo vì sự quả cảm dám nói lên sự thật và phát biểu tự do ở Trung Quốc khi anh qua đời vì Covid-19 vào tháng Hai. Ngay trước khi chết, bác sĩ Lý đã cố gắng cảnh báo công chúng về sự nguy hiểm của nCoV trong đợt bùng phát dịch ban đầu ở Vũ Hán, nơi anh bị chính quyền ĐCSTQ bắt giữ, khiển trách và buộc tội “phát tán tin đồn sai lệch”. Kể từ đó, vụ bắt giữ và cái
chết đau xót của bác sĩ Lý đã châm ngòi cho những lời kêu gọi quyền tự do ngôn luận tại Trung Quốc đại lục, như trong bức thư của ông Trương có nêu.
Theo Breitbart
Quý Khải dịch & biên tập
Đối phó với TQ,
Philippines hiện đại hóa phi đội trực thăng tấn công
Nhằm hỗ trợ và tăng cường năng lực quốc phòng cho đồng minh, Mỹ đã phê chuẩn kế hoạch bán một trong hai dòng trực thăng tấn công Boeing AH-64E Apache hoặc Bell AH-1Z Viper cho Không quân Philippines.
Cơ quan Hợp tác An ninh Quốc phòng (DSCA) cho biết, mỗi hợp đồng sẽ bao gồm 6 máy bay, động cơ, tên lửa chống tăng AGM-114 Hellfire, đạn rocket, huấn luyện, phụ tùng, thiết bị điện tử hàng không liên quan… trị giá lần lượt là 1,5 tỷ USD và 450 triệu USD. DSCA khẳng định, việc bán hàng được đề xuất sẽ hỗ trợ chính sách ngoại giao và an ninh quốc gia của Mỹ qua việc hỗ trợ Philippines – một đồng minh của Washington – phát triển và duy trì khả năng tự vệ, chống khủng bố và bảo vệ cơ sở hạ tầng quan trọng. Kế hoạch trên sẽ được đệ trình lên Quốc hội Mỹ. Trong vòng 1 tháng tới, nếu các nhà lập pháp Mỹ không có ý kiến phản đối, hai hợp đồng sẽ tự động được phê duyệt và đi đến giai đoạn đàm phán để Manila chốt phương án cuối cùng.
Theo nhận định của giới truyền thông, nhiều khả năng phía Philippines sẽ mua trực thăng AH-1Z Viper bởi dòng máy bay này có giá thành rẻ hơn và chi phí vận hành thấp hơn so với AH-64E Apache. Thương vụ sẽ được thực hiện theo khuôn khổ chương trình Bán vũ khí cho nước ngoài (FMS) của chính phủ Mỹ.
Được biết, trực thăng AH-1Z Viper được coi là mẫu trực thăng mạnh nhất của Thủy quân lục chiến Mỹ với hệ thống vũ khí gồm pháo 20mm cùng tên lửa chống tăng Hellfire, tên lửa diệt hạm AGM-114F Interim Hellfire, tên lửa không đối không AIM-9 Sidewinder. Các giá treo trên máy bay có thể gắn rocket và các loại bom thông thường. Trong khi đó, trực thăng AH-64E Apache là phiên bản mới nhất và hiện đại nhất của dòng trực thăng AH-64 Apache. Máy bay được trang bị một pháo 30mm điều khiển tích hợp qua mũ phi công và rocket Hydra 70. Tùy vào nhiệm vụ, nó có thể trang bị thêm tên lửa chống tăng Hellfire, tên lửa không đối không FIM-92H Stinger hay tên lửa AIM-9 Sidewinder.
Đây là một phần trong kế hoạch hiện đại hóa phi đội trực thăng tấn công của quân đội Philippines. Hiện tại, Không quân Philippines có 8 trực thăng AgustaWestland A109E Power, 12 máy bay McDonnell Douglas MD 500MG Defender và 2 trực thăng Bell AH-1 Cobra.
Trong khi đó, Trung Quốc hiện đang sở hữu lực lượng trực thăng chiến đấu hùng hậu. Theo số liệu thống kê không chính thức, Trung Quốc hiện duy trì hoạt động của 9 trực thăng Ka-31 (Nga chế tạo) làm nhiệm vụ cảnh báo sớm đường không; 26 chiếc trực thăng vận tải Z-8 kiêm nhiệm vụ tuần tra biển do Trung Quốc chế tạo dựa trên loại SA 321 Super Frelon của Pháp; 17 chiếc trực thăng săn ngầm Kamov Ka-28 nhập khẩu từ Nga; 8 chiếc trực thăng vận tải hạng trung Mi-8 nhập khẩu từ Nga; 25 chiếc trực thăng săn ngầm Z-9C do Trung Quốc tự sản xuất dựa theo công nghệ loại Eurocopter AS.565 Panther.
Đáng chú ý, mặc dù Hải quân Trung Quốc đang vận hành số lượng nhỏ máy bay trực thăng Ka-27/28 được mua từ Nga để phục vụ cho nhiệm vụ tác chiến chống ngầm và vận tải, và mẫu trực thăng Ka -31 phục vụ cho nhiệm vụ cảnh báo sớm trên không, nhưng dường như Trung Quốc đang thiên về sử dụng các thiết kế trong nước, thay thế cho các mẫu máy bay trực thăng mua của Nga, và do vậy năng lực chế tạo trong nước cũng đang tăng lên. Hai kiểu máy bay cánh quay quan trọng nhất hoạt động trên tàu sân bay là Z-8/Z-18 Changhe và Z-9 Harbin được phát triển dựa trên các mẫu trực thăng Super Frelon và AS365. Các mẫu trực thăng khác cũng đã được phát hiện trên tàu sân bay Liêu Ninh bao gồm trực thăng vận tải/đa dụng Z-18 và các phiên bản trực thăng tìm kiếm, cứu nạn/tải thương Z-8J/JH.
Ngoài các máy bay tiêm kích không được xác định cho nhiệm vụ tác chiến chống ngầm, tàu sân bay Liêu Ninh có thể tiếp nhận 6 máy bay trực thăng tác chiến chống ngầm Z-18F, 4 trực thăng cảnh báo sớm trên không Z-18J và 2 trực thăng đa dụng Z-9. Trực thăng Z-18F là một phiên bản trực thăng tác chiến chống ngầm chuyên dụng của mẫu trực thăng Z-8, nặng 13,8 tấn với đặc trưng radar sục sạo lắp ở mũi trực thăng, tháp khí tài quan sát phía trước, sonar thả chìm, và các giá treo vũ khí để treo các ngư lôi hạng nhẹ Yu-7.
Mẫu trực thăng tìm kiếm cứu nạn Z-9 đã được phát hiện trên tàu sân bay Liêu Ninh, cùng với các mẫu trực thăng chiến đấu Z-9C và D. Trong trang bị của Quân đội Trung Quốc, trực thăng Z-9C có số lượng lớn nhất, được trang bị ra-đa KLC-1 do Trung Quốc chế tạo hoặc ra-đa ORB-32 do Pháp chế tạo. Mẫu ra-đa KLC-1 có góc quét 180o và có khả năng phát hiện các mục tiêu nhỏ ở tầm 90 km và các tàu lớn hơn ở tầm lên tới 140 km. Các xen-xơ khác gồm có: xô-na thả chìm, và tháp khí tài quang điện tử được lắp trên thân của một số trực thăng. Z-9C có thể mang 2 ngư lôi A244S hoặc Yu-8K, rốc-két không điều khiển 57 mm và súng máy 12,7mm.
Mẫu trực thăng Z-9D cải tiến có khả năng mang theo tới 4 tên lửa đối hạm trên 2 cánh ngắn có thể thu vào bên trong thân. Những tên lửa này dường như là mẫu tên lửa đối hạm YJ-9 được phát triển từ mẫu tên lửa đối hạm được dẫn bằng ra-đa TL-10B với tầm tác chiến 15 km. Những thay đổi khác trên trực thăng Z-9C gồm có ra-đa sục sạo cải tiến nâng cấp (KLC-3B) và trên nhiều máy bay trực thăng được chuyển đổi sang vai trò tìm – cứu, được trang bị tháp khí tài hồng ngoại quan sát phía trước, đèn pha tìm kiếm và tời.
Indonesia tố
tàu cá Trung Quốc ngược đãi ngư dân lên LHQ
Indonesia hôm 12/5 đã đưa vấn đề Trung Quốc ngược đãi người lao động Indonesia trong ngành đánh bắt cá tại cuộc họp của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc.
Mạng báo Asian Review loan tin vừa nói hôm 13/5 và cho biết, tại cuộc họp trực tuyến với Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc có chủ đề “Tác động của đại dịch Covid-19 với nhân quyền”, phái đoàn Indonesia tại Liên Hợp Quốc đã đưa ra vụ việc các ngư dân Indonesia bị ngược đãi trên tàu cá Trung Quốc dẫn đến tử vong.
Indonesia đã kêu gọi Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc cảnh giác với các hành vi lạm dụng trong ngành thủy sản, sau khi xác của ba ngư dân Indonesia bị chủ tàu cá Trung Quốc ném xuống biển trong thời gian những tháng gần đây.
“Indonesia nhấn mạnh yêu cầu cấp bách của hội đồng để bảo vệ quyền của các nhóm dễ bị tổn thương, cụ thể là quyền của người làm việc trong ngành thủy sản”, ông Hasan Kleib, đại sứ Indonesia tại LHQ ở Geneva, cho biết.
Trước đó, Ngoại trưởng Indonesia trong cuộc họp báo ngày 10/5 cho biết, có ít nhất 4 ngư dân của Indonesia trong số 46 ngư dân bị ngược đãi trên 4 tàu cá Trung Quốc đã thiệt mạng. Trong đó, thi thể của 3 ngư dân bị ném xuống biển.
Các ngư dân cho biết, họ phải làm việc trong điều kiện sinh hoạt tồi tệ, 18 giờ một ngày, không được trả công hoặc nhận tiền công không như hợp đồng đã ký kết. Indonesia đã thành lập một nhóm điều tra nội bộ và phối hợp với cảnh sát để bảo vệ quyền lợi các ngư dân Indonesia. Đồng thời, yêu cầu Trung Quốc phối hợp điều tra vụ việc.
Tại buổi họp báo ngày 11/5, Phát Ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Triệu Lập Kiên cho biết, Trung Quốc sẽ nghiêm túc xem xét vụ việc theo báo cáo của phía Indonesia. Tuy nhiên, Trung Quốc cho rằng, các cáo buộc do truyền thông đưa ra không dựa trên sự thật và phía Trung Quốc sẽ xử lý vấn đề dựa trên sự thật và luật pháp.
“Chôn cất thi thể các ngư dân trên biển, để bảo vệ sức khoẻ cho các thuyền viên khác là phù hợp với thông lệ hàng hải quốc tế và quy định của Tổ chức Lao động quốc tế”, Phát Ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên nhấn mạnh tại buổi họp báo.
Thực tế đáng buồn phía sau vụ tàu Trung Quốc
‘thủy táng’ thuyền viên Indonesia
Triệu Hằng
Vào tuần trước, đài MBC của Hàn Quốc đã phát hành một cảnh quay vụ việc thả xác thuyền viên Indonesia từ một tàu cá Trung Quốc. Vụ “thủy táng” này đã khiến cộng đồng Indonesia phẫn nộ.
Báo cáo của MBC cho biết, trong vài tháng qua, hai thuyền viên Indonesia khác đã chết trên trên các tàu thuộc sở hữu của công ty Dalian Ocean Fishing, Co. Ltd, Trung Quốc, và thi thể của họ bị thả xuống biển.
Báo cáo cũng phơi bày điều kiện sinh hoạt và làm việc nghèo nàn trên các tàu có các thuyền viên Indonesia. Họ bị buộc làm việc tới 18 giờ mỗi ngày và chỉ được trả 150 USD (khoảng 3,5 triệu đồng) sau khi làm việc được 13 tháng.
Báo cáo nói các thuyền viên buộc phải uống nước biển lọc, sinh hoạt trong điều kiện tồi tàn mà không được chăm sóc sức khỏe. Khi có người trên tàu bị ốm, chủ tàu không cho họ lên bờ điều trị, dẫn đến những cái chết như đã nêu.
Chính phủ Indonesia thông qua Bộ trưởng Ngoại giao Retno Marsudi hứa sẽ giải quyết vấn đề này. Bà Marsudi đã yêu cầu chính phủ Trung Quốc điều tra công ty Dalian Ocean Fishing, Co. Ltd và trừng phạt công ty nếu những cáo buộc vi phạm nhân quyền được chứng minh.
Indonesia cũng đã thu xếp việc hồi hương cho các thuyền viên Indonesia còn lại rời khỏi các tàu Trung Quốc ở Busan, Hàn Quốc.
Có báo cáo cho rằng các gia đình thuyền viên đã đồng ý việc “chôn cất trên biển” như vậy và họ nhận 10.000 USD tiền bảo hiểm theo trong hợp đồng lao động. Nhưng các gia đình này đã bác bỏ thông tin đó và nói rằng họ chỉ biết sự tình sau khi video về vụ thả xác lan truyền trên mạng.
Người lao động nước ngoài bị ngược đãi
Vụ việc đã góp phần làm sáng tỏ việc lao động nước ngoài bị bóc lột và ngược đãi, đặc biệt trong ngành đánh bắt cá. Nó cũng cho thấy những lỗ hổng trong hệ thống bảo hộ người lao động hiện hành của các bên liên quan, bao gồm Indonesia, Trung Quốc và Hàn Quốc.
Ai sẽ chịu trách nhiệm bảo vệ người lao động Indonesia trên tàu thuộc sở hữu của công ty Trung Quốc hoạt động bất hợp pháp trong lãnh hải Hàn Quốc?
Trường hợp thuyền viên Indonesia chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Nhiều người cho rằng, vụ việc là một thực tiễn điển hình của các công ty Trung Quốc.
Cả Trung Quốc và Hàn Quốc đều có điểm yếu trong việc bảo vệ người yếu thế. Việc người nhập cư bị ngược đãi vẫn tiếp diễn, bao gồm lạm dụng bằng lời nói, lạm dụng thân thể và phân biệt chủng tộc. Người sử dụng lao động thường tự ý cắt giảm các khoản tiền lương của công nhân và tăng giờ làm mà không có sự đồng ý của họ. Đáng buồn là do sợ mất giấy phép làm việc nên người lao động chịu đựng những lạm dụng như vậy.
Xu hướng gần đây trong lĩnh vực thủy sản cho thấy nhiều công ty đang tìm lao động giá rẻ để bù đắp những khoản lỗ do sự cạn kiệt nguồn cá bởi đánh bắt quá mức. Nhu cầu lao động giá rẻ được đáp ứng, dẫn đến ngày càng nhiều hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp, nạn buôn bán người và lao động cưỡng bức.
Hàn Quốc là nước trả lương tối thiểu cao hơn các quốc gia khác, nhưng môi trường làm việc của Hàn Quốc cũng có những yếu kém. Đầu năm nay, một nhóm bảo vệ quyền lợi cho người lao động đã tổ chức một cuộc biểu tình kêu gọi sửa đổi luật lao động Hàn Quốc. Luật hiện hành bị lên án bởi những hạn chế nghiêm trọng trong khi lại cấp một số đặc quyền cho người chủ sử dụng lao động, dẫn đến việc người lao động nhập cư bị bóc lột.
Thiếu khung pháp lý quốc tế bảo vệ người lao động nước ngoài
Indonesia, Trung Quốc, và Hàn Quốc không phê chuẩn Công ước lao động ngư nghiệp của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) năm 2007, giao thức quốc tế duy nhất hiện có để đảm bảo điều kiện sống và làm việc cho thuyền viên tàu cá. Do đó, những quốc gia này chỉ phải chịu nghĩa vụ hạn chế trong khung pháp lý quốc tế vốn được dùng để bảo vệ người lao động trong ngành đánh bắt cá.
Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS), Công ước Quốc tế về An toàn sinh mạng con người trên biển 1974 (SOLAS Convention), bắt buộc chủ tàu trên biển phải hỗ trợ và tìm cách giải cứu cho bất kỳ ai gặp nạn trên biển và đưa họ vào bờ ngay khi có thể. Tuy nhiên, vụ việc xảy ra trên tàu cá Trung Quốc đã dẫn đến nghi ngờ rằng các tàu này không thực hiện các quy định đó.
Theo The Diplomat
Triệu Hằng dịch và biên tập
Lo ngại hải quân TQ,
đến lượt Úc sắm tên lửa chống hạm tầm xa
Bộ Ngoại giao Mỹ đã phê duyệt việc bán 200 tên lửa chống hạm tầm xa (LRASM), cộng với thiết bị huấn luyện và hỗ trợ, với chi phí ước tính 900 triệu đô la cho Úc. Các tên lửa sẽ được gắn trên máy bay chiến đấu F/A-18 Hornet của Không quân Hoàng gia Úc, theo bài của National Interest.
Một động lực để phát triển LRASM là khi Mỹ nhận ra rằng tên lửa chống hạm của Nga và Trung Quốc có thể nhắm bắn các tàu Mỹ vượt xa tầm bắn của tên lửa chống hạm Harpoon của tàu chiến Mỹ và phương Tây. Phiên bản mới nhất của tên lửa chống hạm P-800 Onyx của Nga, Onyx-M, được nói là có tầm bắn 800km. Đáng lo ngại và liên quan trực tiếp đến Australia là loại tên lửa chống hạm CJ-10 của Trung Quốc, dựa trên thiết kế tên lửa Nga, trang bị trên tàu khu trục Type 055 mới có tầm bắn ước tính gần 1300km.
Theo báo cáo của Cơ quan Hợp tác An ninh Quốc phòng Bộ Ngoại giao Mỹ, Úc dự định gắn các LRASM lên phi đội F-18, nâng cao khả năng nâng bảo vệ các tuyến đường biển quan trọng.
Malcolm Davis, một nhà phân tích cao cấp tại Viện Chính sách chiến lược Úc, cho rằng cần có LRASM để thay thế các tên lửa cận âm Harpoon do Mỹ sản xuất, ra đời từ thời Chiến tranh Lạnh. Các LRASM phiên bản gắn trên máy bay của Lockheed Martin, mang đầu đạn hơn 450kg, có tầm bắn ít nhất 320km, so với khoảng 112km của Harpoon. Hơn nữa, gắn trên máy bay có nghĩa là tầm bắn của LRASM có thể nói là không giới hạn.
“Tôi nghĩ rằng việc có được LRASM cho các tàu chiến lớp Hobart và Hunter sẽ là một bước hợp lý để thay thế tên lửa Harpoon lỗi thời, chậm và tầm bắn ngắn”, ông Davis nói với National Interest.
Việc mua lại LRASM cho các tiêm kích F/A-18F sẽ tăng cường đáng kể khả năng ASuW [chiến tranh trên mặt biển] của chúng tôi từ nền tảng đó (tàu chiến) và cũng có thể mong đợi từ cả những chiếc P-8”, ông Davis nói. Úc đang đặt mua 15 máy bay tuần tra hàng hải Boeing P-8A Poseidon, cùng với máy bay không người lái tuần tra tầm xa MQ-4C Triton.
Công bằng mà nói, Harpoon chưa bao giờ là vũ khí tầm xa so với các mẫu tên lửa của Liên Xô, ngay cả trong thời Chiến tranh Lạnh. Tên lửa LRASM có khả năng tàng hình, được thiết kế dựa trên tên lửa hành trình phóng từ trên không JASSM-ER, đã trang bị cho các tiêm kích Super Hornets F/A-18E/F của Hải quân Mỹ. Một biến thể, được thiết kế để bắn từ các ống phóng thẳng đứng trên tàu mặt nước, đang được phát triển.
Bất chấp chỉ trích của Trung Quốc,
New Zealand tiếp tục bảo vệ Đài Loan tham gia WHO
Quý Khải
Phó Thủ tướng New Zealand Winston Peters hôm thứ Hai (11/5) đã bảo vệ lập trường ủng hộ Đài Loan tham gia cuộc họp của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vào hai ngày 18 và 19/5 tới sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) chỉ trích ông vì điều này, theo The Epoch Times.
Peters, đồng thời là ngoại trưởng New Zealand, nói với kênh 1News vào ngày 11/5 rằng chuyên môn của Đài Loan trong việc chống dịch sẽ giúp ích cho thế giới.
“Đài Loan là một quốc gia chống dịch giỏi nổi bật – có tới 435 ca lây nhiễm và chỉ có 4 ca tử vong – và họ không bị tái nhiễm như Trung Quốc và Hàn Quốc”, ông Peters nói.
Đáp trả ý kiến của ông Peters, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên cho biết hôm 11/5 rằng New Zealand đã vi phạm trực tiếp “chính sách một Trung Quốc” của họ, và đó là nền tảng cơ bản trong mối quan hệ giữa New Zealand và Trung Quốc.
Ám chỉ đến ông Peters, ông Triệu nói rằng động thái ủng hộ Đài Loan của New Zealand là một sự thao túng chính trị, đồng thời yêu cầu “một số người nhất định” tại New Zealand “chấm dứt lan truyền tin đồn và tạo rắc rối” mà ông cảnh báo sẽ phá hoại mối quan hệ song phương.
Ông Triệu đã cáo buộc Đài Loan lợi dụng đại dịch để tìm kiếm sự độc lập khỏi đại lục.
Phó thủ tướng Peters đã bác bỏ bình luận của ông Triệu, lập luận rằng mối quan hệ giữa Trung Quốc với New Zealand là một mối quan hệ tình bạn bình đẳng và New Zealand “có khả năng, trong khuôn khổ mối quan hệ bình đẳng này, có sự bất đồng chính kiến”.
“Chúng tôi phải tự đứng lên bảo vệ chính mình [trước áp lực từ Trung Quốc]”, ông nhấn mạnh.
“Thật sự sẽ là phi lý, khi trong bối cảnh lợi ích của cộng đồng quốc tế … chúng ta lại không cố gắng tìm hiểu tại sao nó xảy ra, nó xảy ra như thế nào, để chúng ta có thể làm tất cả những gì trong khả năng trên phạm vi quốc tế để đảm bảo nó không xảy ra lần nữa”, ông Peters nói.
Theo The Epoch Times
Quý Khải dịch & biên tập