Tin khắp nơi – 12/12/2018

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin khắp nơi – 12/12/2018

Di dân đòi TT Mỹ cho nhập cảnh,

hoặc trả $50.000/người để quay về

Hai nhóm di dân Trung Mỹ tuần hành đến Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Tijuana, Mexico, hôm 11/12 với một số yêu sách, trong đó, một nhóm đưa ra tối hậu thư cho chính quyền của Tổng thống Trump là phải cho phép họ nhập cảnh vào Mỹ, hoặc trả cho họ 50.000 đô la mỗi người để họ quay về quê nhà, theo một bài tường thuật trên báo chí.

Trong số các yêu sách, họ cũng đòi phải tạm dừng các vụ trục xuất, và việc xử lý đơn xin tị nạn phải nhanh hơn cũng như với số lượng lớn hơn, báo San Diego Union-Tribune cho hay.

Alfonso Guerreo Ulloa, một nhà tổ chức từ Honduras, nói: “Nghe thì có vẻ như đó là rất nhiều tiền đối với bạn, nhưng đó là một khoản tiền nhỏ so với tất cả những gì mà Hoa Kỳ đã đánh cắp từ Honduras”.

Một lá thư từ nhóm thứ nhất gồm khoảng 100 di dân chỉ trích sự can thiệp của Hoa Kỳ vào Trung Mỹ và yêu cầu Hoa Kỳ loại bỏ Tổng thống Hondura Orlando Hernandez khỏi quyền lực. Họ cho lãnh sự quán 72 giờ để trả lời.

Một lá thư từ nhóm thứ hai gồm khoảng 50 di dân yêu cầu Hoa Kỳ đẩy nhanh quy trình về tị nạn và tiếp nhận tới 300 người xin tị nạn mỗi ngày tại Điểm Nhập cảnh San Ysidro ở San Diego. Hiện tại, khoảng 40 đến 100 người được cho phép nhập cảnh.

Trong số khoảng 6.000 di dân đi từ Trung Mỹ đến Tijuana, khoảng 700 người đã trở về nhà, 300 người đã bị trục xuất và 2.500 người đã nộp đơn xin thị thực nhân đạo ở Mexico, theo Xochtil Castillo, một thành viên của đoàn người đã gặp gỡ các quan chức Mexico hôm 11/12.

Những người khác đã xâm nhập vào Hoa Kỳ bất hợp pháp, hoặc chuyển đến các khu vực khác của Mexico, hoặc đã bỏ cuộc, theo báo Union-Tribune.

“Nhiều người đang rời bỏ vì không có giải pháp nào ở đây cả”, Douglas Matute, 38 tuổi, nói về diễn biến ở Tijuana. “Chúng tôi nghĩ rằng họ sẽ cho chúng tôi nhập cảnh. Nhưng ông Trump đã đưa quân đội đến thay vì các nhân viên xã hội,” anh nói thêm.

(FOX, Newsweek)

https://www.voatiengviet.com/a/di-dan-doi-tt-my-cho-nhap-canh-hoac-tra-50000-dola-1-nguoi-de-quay-ve/4697374.html

 

Chính quyền Trump sắp trừng phạt TQ

vì lấy cắp công nghệ

Hoa Kỳ đang chuẩn bị lên án Trung Quốc trong tuần này về những cáo buộc đánh cắp bí mật thương mại và công nghệ của Mỹ, trong khi nhiều vấn đề khác của Bắc Kinh cũng đang trong tầm ngắm của chính quyền Trump.

Trích dẫn nguồn tin từ các quan chức Hoa Kỳ, Washington Post cho biết hôm thứ Ba (11/12) rằng Bộ Tư pháp của Tổng thống Donald Trump dự kiến ​​sẽ công bố những cáo buộc đối với nhiều tin tặc được cho là đang làm việc cho cơ quan tình báo Trung Quốc.

Ngoài ra, chính quyền Trump có kế hoạch tiết lộ thông tin mật về các vụ tấn công vào hệ thống mạng Hoa Kỳ và xử phạt một số người được cho là chịu trách nhiệm gây ra các vụ tấn công đó.

Các biện pháp trừng phạt được đưa ra chưa đầy một tuần sau vụ bắt giữ bà Mạnh Vãn Châu, giám đốc tài chính của nhà khổng lồ công nghệ Trung Quốc Huawei, tại Canada theo yêu cầu của Hoa Kỳ. Bà Mạnh có nguy cơ bị dẫn độ sang Mỹ để xét xử về những cáo buộc liên quan đến vi phạm lệnh trừng phạt đối với Iran.

Vụ bắt giữ bà Mạnh diễn ra cùng ngày với cuộc gặp giữa Tổng thống Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại hội nghị thượng đỉnh G-20 ở Argentina, trong đó Washington và Bắc Kinh quyết định đình chiến thương mại trong vòng 90 ngày.

Trong một loạt bình luận trên Twitter vào thứ Ba tuần trước, Tổng thống Trump bày tỏ hy vọng đạt được một “thỏa thuận công bằng”, nhưng nhấn mạnh rằng ông là “Người đánh thuế” nếu các cuộc đàm phán với Trung Quốc thất bại.

Tổng thống Trump đã duy trì sự lạc quan đó vào thứ Ba (11/12), khi ông viết: “Những cuộc đối thoại rất hiệu quả đang diễn ra với Trung Quốc! Hãy đón xem một số thông báo quan trọng!”

Cũng hôm thứ Ba, các hãng truyền thông Mỹ đưa tin Trung Quốc đã chấp nhận lùi bước trong cuộc chiến thương mại với chính quyền Trump, bằng quyết định giảm thuế xe hơi sản xuất tại Mỹ từ 40% xuống còn 15%.

Theo Washington Post, chính quyền Trump muốn dỡ bỏ mô hình kinh tế do nhà nước lãnh đạo của Trung Quốc, vì cho rằng những nhà khổng lồ kinh tế – vốn được trợ cấp mạnh mẽ và được trang bị công nghệ lấy cắp hoặc chuyển giao ép buộc từ Mỹ – sẽ mang lại cho các công ty Trung Quốc một lợi thế không công bằng trên thị trường toàn cầu.

Các quan chức Hoa Kỳ đã công khai gán cho Trung Quốc một danh hiệu kẻ săn mồi kinh tế tìm kiếm công nghệ tiên tiến của Mỹ. Vào tháng 3, Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Robert Lighthizer đã đưa ra một báo cáo chỉ trích Trung Quốc cố gắng toàn diện nhằm hút sạch công nghệ Hoa Kỳ thông qua các quy tắc cấp phép liên doanh mang tính cưỡng chế, mua lại doanh nghiệp và trộm cắp thông tin qua mạng.

Các khiếu nại của chính quyền Trump về Trung Quốc vượt ra ngoài các hành vi sai trái về thương mại, theo Washington Post.

Trong một bài phát biểu vào tháng 10, Phó Tổng thống Mike Pence đã đưa ra một bản cáo trạng rộng lớn về tham vọng của Trung Quốc, từ tình trạng theo dõi người dân, đến xây dựng quân đội nhằm đuổi Hải quân Hoa Kỳ ra khỏi khỏi Biển Đông cũng như phía tây Thái Bình Dương.

Tổng thống Trump và ông Pence cũng đã cáo buộc Trung Quốc can thiệp vào cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ, mặc dù họ chưa đưa ra bằng chứng.

Mặc dù Mỹ và Trung Quốc đang chuẩn bị cho các cuộc đàm phán mới nhằm giải quyết cuộc xung đột thương mại giữa hai nước trước ngày 1/3/2019, Tổng thống Trump vẫn đang đẩy mạnh đối đầu với Bắc Kinh trên các mặt trận khác, theo Washington Post. Chính quyền Trump đang xem xét kỹ lưỡng hơn các đề xuất đầu tư của Trung Quốc vào Hoa Kỳ và soạn thảo các quy định đối với hoạt động xuất khẩu công nghệ, với những giới hạn sâu rộng nhất kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh.

http://biendong.net/bien-dong/25229-chinh-quyen-trump-sap-trung-phat-tq-vi-lay-cap-cong-nghe.html

 

Huawei Có Thể Bị Mỹ Trừng Phạt

Cấm Xuất Cảng Hàng

Huawei co the bi trung phat

ZTE đã phải nộp khoản tiền lên tới 1.7 tỷ USD để thoát khỏi án phạt của Mỹ. Và sắp tới là Huawei sẽ phải nộp bao nhiêu tiền nếu lệnh cấm chính thức được ban hành.

Hồi đầu năm 2018, ZTE đã phải nhận lệnh trừng phạt cấm xuất khẩu từ Mỹ, điều khiến hãng không thể tiếp cận với các sản phẩm phần cứng và phần mềm của các doanh nghiệp Mỹ. Lý do án phạt được đưa ra là vì ZTE có quan hệ làm ăn với Iran và Triều Tiên, 2 quốc gia đang chịu lệnh cấm vận của Mỹ.

Lệnh cấm trên chỉ được bãi bỏ khi ZTE chấp nhận nộp khoản tiền phạt 1.7 tỷ USD cho chính phủ Mỹ. Tháng 12/2018, thay cho vị trí của ZTE, một công ty khác cũng sắp sửa phải đối mặt với lệnh cấm – tập đoàn Huawei của Trung Quốc.

Theo báo cáo, Huawei đang bị điều tra vì đã phớt lờ lệnh cấm vận của Mỹ đối với một số quốc gia. Cuộc điều tra cũng giải thích vì sao mà Phó Chủ tịch kiêm Giám đốc phụ trách tài chính của Huawei – bà Mạnh Vãn Châu (Meng Wanzhou) đang bị giam giữ tại Canada và có thể sẽ bị dẫn độ về Mỹ. Bà Mạnh Vãn Châu cũng là con gái của ông Nhậm Chính Phi – nhà sáng lập tập đoàn Huawei.

Trang Phonearena cho biết, bà Mạnh bị cáo buộc âm mưu sử dụng hệ thống ngân hàng nhằm giúp công ty làm ăn với Iran. Trước cáo buộc, Huawei đang phải đối mặt với nguy cơ nhận lệnh trừng phạt cấm xuất khẩu từ phía Mỹ. Trước đó, chính phủ Mỹ cũng đã đưa ra khuyến cáo với các nước đồng minh không nên sử dụng thiết bị 5G do Huawei sản xuất.

Ngoài lĩnh vực sản xuất thiết bị viễn thông, Huawei cũng vừa vươn lên trở thành nhà sản xuất smartphone đứng thứ 2 thế giới. Dù vậy, bốn nhà mạng lớn của Mỹ không được chính phủ cho phép bán điện thoại Huawei.

https://vietbao.com/p122a288556/huawei-co-the-bi-my-trung-phat-cam-xuat-cang-hang

 

Mạnh Vãn Chu: Trump có thể can thiệp

vụ kiện lãnh đạo Huawei

Donald Trump nói ông có thể can thiệp vào vụ Giám đốc tài chính Huawei, nếu điều này giúp cho mối quan hệ với Trung Quốc.

“Bất cứ điều gì tốt cho đất nước này, tôi sẽ làm”, Tổng thống Mỹ nói với Reuters hôm qua 11/12.

Bà Mạnh Vãn Chu, 46 tuổi, đã được tòa án Canada cho phép tại ngoại hầu tra vào thứ Ba.

Huawei: TQ nổi giận vụ Mạnh Vãn Chu bị bắt

Mạnh Vãn Chu là ai và sao không mang họ bố?

Phó chủ tịch Huawei Mạnh Vãn Chu bị bắt

Bà Mạnh bị bắt ngày 1/12 và phải đối mặt với việc có thể bị dẫn độ sang Hoa Kỳ để ra tòa vì cáo buộc vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran.

Bà Mạnh đã phủ nhận mọi cáo buộc và cho biết sẽ tranh luận trước tòa.

Là con gái của người sáng lập Huawei, bà Mạnh bị bắt tạm giam trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung rất căng thẳng, và việc bà bị bắt khiến Trung Quốc hết sức giận dữ và làm tổn hại quan hệ của nước này với cả Hoa Kỳ lẫn Canada.

Trả lời phỏng vấn hãng tin Reuters sáng thứ Ba, ông Trump cho biết ông có thể can thiệp với Bộ Tư pháp Hoa Kỳ về vụ kiện bà Mạnh nếu điều đó có lợi cho an ninh quốc gia hay giúp Hoa Kỳ đạt được thoả thuận thương mại với Trung Quốc.

Chuyện gì đã xảy ra tại tòa?

Công tố viên William Ehrcke tại Vancouver đặt mức bảo lãnh cho bà Mạnh là 10 triệu đôla Canada (khoảng 6 triệu Bảng; 7,4 triệu đôla Mỹ).

Trong đó, 7 triệu đôla phải được trả bằng tiền mặt và phần còn lại có thể sử dụng tài sản thế chấp.

Bà Mạnh Vãn Chu sẽ bị giám sát suốt 24h/ngày và phải đeo thiết bị theo dõi ở mắt cá chân. Bà sẽ không được ra ngoài từ 11h đêm đến 6h sáng, và phải nộp tất cả các hộ chiếu, visa.

Trong phiên toà kéo dài ba ngày, Luật sư của bà Mạnh đã tìm cách cam kết rằng giám đốc tài chính Huawei sẽ không tìm cách bỏ trốn nếu được thả.

Thẩm phán đã ra lệnh cho Mạnh Vãn Chu trình diện tòa án vào ngày 6/2 tới.

Sau khi bà Mạnh được tại ngoại, Huawei đã đưa ra một tuyên bố nói rằng: “Chúng tôi tin rằng các hệ thống pháp lý của Canada và Hoa Kỳ sẽ đi đến kết luận chính đáng.”

Mạnh Vãn Chu là ai?

Theo BBC Monitoring, Mạnh Vãn Chu, 46 tuổi, gia nhập Huawei từ đầu năm 1993, khi bà bắt đầu sự nghiệp tại công ty của cha với tư cách là một nhân viên tiếp tân.

Sau khi tốt nghiệp thạc sĩ kế toán tại Đại học Khoa học và Công nghệ Huazhong năm 1999, bà Mạnh gia nhập ban tài chính của Huawei.

Bà Mạnh trở thành giám đốc tài chính của công ty vào 2011 và được đề bạt làm phó chủ tịch vài tháng trước khi bị bắt.

Mối liên hệ của bà Mạnh với cha ba, Nhậm Chính Phi, không được công chúng biết đến cho đến vài năm trước.

Và trái với truyền thống của người Trung Quốc, bà lấy họ mẹ, người vợ đầu của ông Nhậm.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-46535052

 

Mỹ kêu gọi TQ tôn trọng nhân quyền

sau vụ bắt công dân Canada

Mỹ và Canada bày tỏ quan ngại trước việc Trung Quốc giam cựu nhân viên ngoại giao Michael Kovrig, sau khi giám đốc Huawei bị bắt ở Vancouver.

“Chúng tôi kêu gọi Trung Quốc chấm dứt mọi hình thức giam giữ tùy ý, đồng thời tôn trọng sự bảo vệ và tự do của tất cả cá nhân theo những cam kết quốc tế về nhân quyền và lãnh sự mà Trung Quốc đưa ra”, AFP hôm nay dẫn lời phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Robert Palladino cho biết.

Tuyên bố của Mỹ được đưa ra nhằm phản ứng trước việc Michael Kovrig, công dân Canada từng là nhân viên ngoại giao hơn 10 năm tại Trung Quốc, bị bắt sau khi Ottawa bắt giám đốc tài chính Huawei Mạnh Vãn Chu vào ngày 1/12 theo yêu cầu của Washington. Bắc Kinh chưa đưa ra bình luận về sự việc.

“Chúng tôi đã nhận được thông tin một người Canada bị giam ở Trung Quốc và đang liên lạc trực tiếp với Bắc Kinh”, Thủ tướng Canada Justin Trudeau cho biết, nói thêm rằng Ottawa “rất nghiêm túc” xem xét trường hợp này.

Bộ trưởng An toàn Công cộng Canada Ralph Goodale nhấn mạnh Ottawa “quan ngại sâu sắc” trước vụ bắt. “Chúng tôi chắc chắn cảm thấy lo ngại bất cứ khi nào một người Canada bị đặt vào tình huống khiến họ gặp rủi ro hoặc nguy hiểm mà không có nguyên nhân rõ ràng cho điều đó”, ông nói. Tuy nhiên, Goodale cho rằng “không có dấu hiệu rõ ràng” về việc Kovrig bị giam liên quan tới vụ bắt bà Mạnh.

Mạnh Vãn Chu, con gái người sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi, bị cáo buộc lừa dối các ngân hàng quốc tế, nhằm sử dụng công ty con Skycom để bán thiết bị máy tính do Mỹ sản xuất cho Iran trong giai đoạn 2009 – 2014, vi phạm lệnh cấm vận Washington áp đặt lên Tehran. Nếu bị kết tội và dẫn độ về Mỹ, bà có thể đối mặt với án tù trên 30 năm.

Sự việc khiến quan hệ giữa Canada và Trung Quốc trở nên căng thẳng. Bắc Kinh đã triệu đại sứ Canada để yêu cầu giải thích về vụ bắt và trao công hàm phản đối. Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho rằng việc Canada bắt bà Mạnh vi phạm nghiêm trọng quyền lợi hợp pháp. Một số chuyên gia còn cảnh báo về nguy cơ trả đũa từ phía Bắc Kinh. Tuy nhiên, Bộ trưởng Thương mại Canada Jim Carr cho rằng quan hệ hai nước đủ vững chắc để vượt qua sự việc này.

http://biendong.net/doc-bao-viet/25242-my-keu-goi-tq-ton-trong-nhan-quyen-sau-vu-bat-cong-dan-canada.html

 

Bloomberg: Mỹ “cùm” được Huawei, nhưng

TQ đã “xích” được con cưng của Mỹ từ trước

Cây viết của Bloomberg đã dự đoán hậu quả khôn lường mà nhiều tập đoàn lớn của Mỹ sẽ phải đối mặt, nếu chính phủ nước này tiếp tục gây sức ép với Trung Quốc như vụ Huawei.

“Sóng gió” chờ đợi các tập đoàn của Mỹ

Hãy tưởng tượng bạn là một kỹ sư thiết kế sản phẩm tại chi nhánh Trung Quốc của một công ty công nghệ Mỹ. Bạn phải nộp hộ chiếu để làm thủ tục gia hạn thị thực hàng năm, và nếu không được cấp thị thực, thì bạn không thể đi đâu hết.

Hơn nữa, do những mối lo ngại ngày càng gia tăng về bảo mật và những vấn đề liên quan tới VPN (mạng riêng ảo – cho phép người dùng lách qua bức tường kiểm duyệt internet nghiêm ngặt của Trung Quốc), công ty của bạn yêu cầu các cuộc thảo luận về sản phẩm có tính chất nhạy cảm phải diễn ra theo hình thức trao đổi trực tiếp tại trụ sở chính của công ty.

Tại Thâm Quyến, nơi đặt dây chuyền lắp ráp sản phẩm của bạn, thì nhà máy đã bị khám xét đến lần thứ 3 trong tháng. Các thanh tra muốn “bới lông tìm vết” để phát hiện dấu hiệu sai phạm về an toàn và sức khỏe lao động. Chỉ cần một vết rỉ sét nhỏ trên đường ống cũng trở thành cái cớ khiến nhà máy của bạn bị đóng cửa, dù điều đó không hề nằm trong quy định.

Đó không phải là vấn đề duy nhất. Chính sách kiểm soát nguồn tiền nội địa khiến bạn không thể chuyển khoản lợi nhuận thu được ra nước ngoài, và cũng không thể chuyển tiền cho các nhà cung cấp Nhật Bản hay Hàn Quốc. Tất nhiên là họ sẽ không chuyển hàng tới Trung Quốc nếu như không nhận được tiền.

Bạn có thể thử vay tiền từ một ngân hàng Nhật Bản để xoay xở trước tình thế này, nhưng điều này sẽ mất thời gian, và mùa mua sắm thì đang đến rất gần!

Giải pháp gần như cuối cùng là sử dụng nguồn hàng địa phương, nhưng tất cả các sản phẩm có sẵn tại Trung Quốc lại không phù hợp với tiêu chí của bạn. Nếu muốn các nhà cung cấp địa phương làm ra được sản phẩm đúng theo tiêu chí của bạn, thì bạn sẽ cần phải đầu tư đáng kể thời gian và tiền bạc, và thậm chí còn phải bỏ tiền ra mua thiết bị cho họ nữa.

Đừng nghĩ rằng những viễn cảnh trên chỉ là tưởng tượng hay giả thiết, chúng hoàn toàn có thể xảy ra với các công ty của Mỹ.

Sau khi Giám đốc Tài chính (CFO) Mạnh Vãn Chu bất ngờ bị bắt giữ tại Canada theo yêu cầu của Mỹ, tập đoàn công nghệ Huawei ngày càng lo ngại về tương lai của mình.

Trước đó, tập đoàn công nghệ ZTE, đơn vị cung cấp nhiều loại linh kiện điện tử cho các công ty của Mỹ từng bị chính quyền Tổng thống Donald Trump suýt đẩy đến bờ vực phá sản. Và chuyện tương tự cũng có thể xảy ra với Huawei nếu chính phủ Mỹ quyết định không chỉ dừng lại ở vụ bắt giữ bà Mạnh Vãn Chu, theo ý muốn của một số thành viên Quốc hội nước này.

Trung Quốc còn giấu vũ khí trong tay áo

Các công ty Mỹ sẽ thiệt hại rất nhiều nếu như viễn cảnh trên xảy ra. Một điều họ chắc chắn không thể tránh khỏi là phản ứng phẫn nộ của dư luận Trung Quốc. Những “nạn nhân” điển hình bao gồm các tập đoàn Apple, Cisco, Dell, Ford… do các tập đoàn này có dây chuyền lắp ráp và sản xuất các sản phẩm, linh kiện tại Trung Quốc.

Không chỉ các tập đoàn sản xuất, mà hệ thống máy chủ của các tập đoàn lớn như Facebook, hay Alphabet và Amazon cũng sẽ bị liên lụy.

Đối với Tổng thống Trump, thuế nhập khẩu đối với các loại hàng hóa Trung Quốc đã trở thành chuyện chủ chốt trong nhiệm kỳ Tổng thống của ông, và đó cũng là một trong những chủ đề chính trong cuộc gặp song phương của ông và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Argentina, vào đêm bà Mạnh bị bắt giữ tại Vancouver.

Mặc dù cả hai bên đều có những phát ngôn khá mạnh miệng, nhưng nhiều người vẫn bình thản dự đoán rằng trong tương lai, người Mỹ rồi sẽ vẫn sản xuất được iPhone (ở Trung Quốc), và người Trung Quốc vẫn có thể mua được chip điện tử của tập đoàn Qualcomm (của Mỹ).

Tuy nhiên, một xu hướng ngày càng gia tăng là các linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài đang dần được thay thế bằng các linh kiện được sản xuất tại địa phương. Nhưng đổi lại, đối với Mỹ, việc thay thế người lao động, cũng như các nhà máy và chuỗi cung ứng tại Trung Quốc không hề đơn giản.

Tất nhiên là các công ty và tập đoàn của Mỹ có thể tìm đến những giải pháp thay thế như chuyển nhà máy tới các địa điểm khác như đảo Đài Loan hay Mexico… Nhưng điều đó sẽ tốn nhiều thời gian, và cả tiền bạc của Mỹ để đẩy nhanh tiến độ.

Các chính trị gia Mỹ thường thảo luận về việc ngăn chặn việc bán một số sản phẩm cho Trung Quốc, nhưng họ cần cân nhắc hậu quả có thể xảy đến với chính nước mình. Tương tự, Trung Quốc cũng không thể mong tránh được những tác dụng ngược khi gây tổn hại đến những lợi ích của nước Mỹ.

Trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế chậm lại, và sóng gió trên thị trường thế giới lũ lượt ập tới, thì Trung Quốc sẽ khó mà chống chọi được đòn giáng ấy. Tuy vậy, nếu Mỹ tiếp tục “chơi rắn” với Huawei – trụ cột trong tham vọng công nghệ của Trung Quốc – thì hãy cẩn thận kẻo có ngày “dính” đòn đau từ những vũ khí nguy hiểm mà Bắc Kinh vẫn đang giấu kĩ trong tay áo.

Có thể Mỹ đã thành công trong việc “cùm tay, cùm chân” một công dân Trung Quốc. Nhưng, hãy nhớ rằng nhiều công ty và tập đoàn của Mỹ vẫn đang nằm trong vòng “dây xích” của Trung Quốc.

http://biendong.net/diem-tin/25235-bloomberg-my-cum-duoc-huawei-nhung-tq-da-xich-duoc-con-cung-cua-my-tu-truoc.html

 

Mỹ cân nhắc ra cảnh báo

du hành Trung Quốc về vụ Huawei

Mỹ đang xem xét đưa ra một cảnh báo mới cho công dân Mỹ đặt chân tới Trung Quốc, trong đó bao gồm các giám đốc điều hành doanh nghiệp. Động thái này xảy ra sau khi Canada bắt giữ một giám đốc điều hành cao cấp của công ty Huawei Technologies theo yêu cầu của Washington, hai nguồn tin nói với Reuters hôm thứ Ba.

Một cảnh báo du hành từ Bộ Ngoại giao Mỹ sẽ khuyến cáo các công dân Mỹ về nguy cơ Trung Quốc có thể trả đũa nhắm vào họ về vụ bắt giữ Giám đốc Tài chính Huawei, Mạnh Vãn Chu, Reuters dẫn một trong những nguồn tin nắm rõ tình hình cho biết.

Bà Mạnh, 46 tuổi, bị bắt vào ngày 1 tháng 12 tại Vancouver, đã trở lại tòa án ở Canada vào ngày thứ Ba để dự phiên tòa quyết định việc bảo lãnh tại ngoại. Bà đang kháng cự yêu cầu dẫn độ của Mỹ. Trung Quốc đã kháng nghị với các quan chức Mỹ và Canada về vụ bắt giữ bà.

Bà Mạnh đối mặt với những cáo buộc của Mỹ nói rằng bà đã đánh lừa các ngân hàng đa quốc gia về sự kiểm soát của Huawei đối với một công ty hoạt động tại Iran. Điều này khiến các ngân hàng có nguy cơ vi phạm các chế tài của Mỹ và phải chịu tiền phạt, hồ sơ tòa án cho biết.

Canada hôm thứ Ba xác nhận một trong những công dân của họ đã bị câu lưu tại Trung Quốc nhưng nói họ không thấy mối liên hệ rõ ràng nào với vụ Huawei.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Robert Palladino nói trong một cuộc họp báo hôm thứ Ba rằng Mỹ lo ngại về những bản tin cho hay công dân Canada này đang bị cầu lưu ở Trung Quốc và hối thúc Trung Quốc “chấm dứt mọi hình thức giam giữ tùy tiện.”

Ông bênh vực việc bắt giữ bà Mạnh ở Canada theo yêu cầu của Mỹ, nói rằng bà làm cho các tổ chức tài chính có nguy cơ phải chịu trách nhiệm hình sự và dân sự ở Mỹ bằng cách lừa dối họ về mức độ hoạt động kinh doanh của Huawei ở Iran.

Vụ bắt giữ bà Mạnh đã làm rúng động thị trường vì lo ngại nó sẽ làm trầm trọng thêm căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc trong khi hai nước tìm cách đàm phán để thoát khỏi tranh chấp thương mại quyết liệt.

https://www.voatiengviet.com/a/my-can-nhac-ra-canh-bao-du-hanh-trung-quoc-ve-vu-huawei/4696947.html

 

Google ‘sẽ chưa vào Trung Quốc ngay’

Lãnh đạo Google nói “hiện tại không có kế hoạch mở lại công cụ tìm kiếm tại Trung Quốc” và sứ mệnh của công ty này là “cung cấp cho người dùng quyền truy cập thông tin”.

Giám đốc điều hành của Google, ông Sundar Pichai, nói với Ủy ban Tư pháp của Hạ viện Hoa Kỳ vào thứ Ba 12/12 trong bối cảnh các công ty công nghệ lớn đang bị ‘để ý’.

Các nhà làm luật và nhân viên của Google từng bày tỏ lo ngại rằng công ty này sẽ tuân theo quy định kiểm duyệt Internet của Trung Quốc và các chính sách giám sát khác nếu bước vào thị trường công cụ tìm kiếm của nước này.

Google ‘muốn mở phiên bản bị kiểm duyệt ở TQ’

Dữ liệu iCloud của TQ đã về tay Bắc Kinh

Cổ phiếu Facebook lao dốc, Mark mất hơn 16 tỷ đô la

Nền tảng tìm kiếm chính của Google bị khóa ở Trung Quốc từ năm 2010, nhưng công ty đang cố gắng tìm đường vào lại đất nước có số lượng người sử dụng điện thoại thông minh lớn nhất thế giới này.

“Hiện giờ, không có kế hoạch ra mắt công cụ tìm kiếm ở Trung Quốc,” ông Pichai nói.

“Chúng tôi không có sản phẩm tìm kiếm ở đó.”

Ông nói rằng tất cả các nỗ lực đó mang tính “nội bộ” và không liên quan đến các cuộc trao đổi với chính phủ Trung Quốc.

“Sứ mệnh của chúng tôi là cung cấp cho người dùng quyền truy cập thông tin và tiếp cận thông tin là quyền quan trọng của con người”, ông Pichai nói. “Chúng tôi buộc phải cố gắng hết sức để cung cấp thông tin trên phạm vi toàn thế giới.”

Trả lời các câu hỏi tiếp theo, ông Pichai cho biết công ty sẽ “hoàn toàn minh bạch” với các chính trị gia nếu họ ra mắt công cụ tìm kiếm tại Trung Quốc.

Trong một bức thư hồi tháng Tám gửi cho các nhà lập pháp Hoa Kỳ, Pichai nói rằng việc cung cấp một công cụ tìm kiếm như vậy sẽ mang lại lợi ích rộng lớn cho Trung Quốc nhưng không rõ liệu Google có thể triển khai dịch vụ ở đó hay không.

Một quan chức chính phủ Trung Quốc, phát biểu với điều kiện giấu tên, nói với Reuters vào tháng trước rằng Google khó có thể được ‘dọn đường’ để ra mắt công cụ tìm kiếm vào năm 2019.

Pichai không cho biết Google sẽ thực hiện những bước nào để tuân thủ luật pháp Trung Quốc nếu tái gia nhập thị trường.

Trả lời câu hỏi từ đại diện đảng Dân chủ David Cicilline, Pichai cho biết ông sẽ rất vui khi tham gia vào cuộc thảo luận về luật pháp nhằm trao quyền cho Ủy ban Thương mại Liên bang để giải quyết các hành vi phân biệt đối xử trên mạng.

Cicilline nói với Pichai rằng “thật khó để tôi có thể tưởng tượng các anh có thể gia nhập thị trường Trung Quốc dưới khuôn khổ của chính phủ hiện thời trong khi vẫn duy trì cam kết đối với các giá trị toàn cầu, như là tự do ngôn luận hay quyền riêng tư”.

Các công ty đối thủ của Google trong lĩnh vực tìm kiếm thông tin mua sắm và du lịch từ lâu đã than phiền rằng bị ‘hạ cấp’ trong các kết quả tìm kiếm của Google.

Buổi điều trần của Hạ viện Hoa Kỳ chủ yếu tập trung vào lo ngại của đảng Cộng hòa rằng kết quả tìm kiếm của Google thành kiến đối với phe bảo thủ và công ty đã tìm cách gây ảnh hưởng đến kết quả của cuộc bầu cử tổng thống năm 2016.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-46534341

 

Trả tiền bịt miệng 2 phụ nữ,

cựu luật sư của TT Trump sắp bị kết án

Michael Cohen, cựu luật sư riêng của Tổng thống Mỹ Donald Trump, sẽ bị kết án hôm thứ Tư 12/12 vì vai trò của ông trong vụ thanh toán tiền bạc để bịt miệng 2 phụ nữ đã khai họ có quan hệ tình dục với ông Trump, và về tội nói dối với Quốc hội về dự án xây Trump Tower dự kiến ở Nga vốn đã được thảo luận trong chiến dịch vận động bầu cử của ông Trump vào năm 2016.

Ông Cohen, 52 tuổi, đã nhận tội hồi tháng 8 sau khi bị các công tố viên liên bang ở New York buộc tội là ngay trước cuộc bầu cử, ông Cohen đã trả 130.000 đô la cho nữ diễn viên phim người lớn Stormy Daniels và dàn xếp khoản thanh toán 150.000 đô la cho cựu người mẫu Playboy Karen McDougal để hai phụ nữ này giữ im lặng về mối quan hệ giữa họ với ông Trump, một người đã có vợ. Ông Trump bác bỏ là ông đã ngoại tình với hai phụ nữ này.

Cá nhân ông Cohen còn thừa nhận đã phạm tội gian lận thuế và gian lận ngân hàng không có liên quan tới vụ việc trên. Công tố viên đặc biệt Robert Mueller, người đang dẫn đầu cuộc điều tra về khả năng có sự thông đồng giữa chiến dịch vận động tranh cử của ông Trump với Nga, đã khép tội ông Cohen về tội nói dối trước Quốc hội và bây giờ ông sắp bị tuyên án về tội danh đó. Cohen đã nhận tội hồi tháng trước.

Phán quyết của Thẩm phán tòa án Manhattan William Pauley sẽ là điểm cao của cuộc quay đầu 180 độ của một luật sư từng tuyên bố ông ta sẵn sàng lãnh đạn để bảo vệ ông Trump, nhưng bây giờ lại trực tiếp quy trách nhiệm cho Tổng thống Trump trong hành vi phạm tội.

Tổng thống Trump bác bỏ mọi sự thông đồng với Nga và cáo buộc nhóm của công tố viên Mueller đã gây áp lực với các phụ tá cũ của mình để nói dối về ông, về chiến dịch vận động bầu cử và các giao dịch kinh doanh của ông. Nga cũng bác bỏ những lời tố cáo của Hoa Kỳ về hành động can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ để giúp ông Trump.

Các công tố viên và ông Cohen đều nói các khoản tiền trả để mua sự im lặng của hai phụ nữ đã vi phạm luật tài chính trong chiến dịch bầu cử, và vụ thanh toán tiền để ‘bịt miệng’ là do đích thân ông Trump chỉ đạo để che đậy các vụ ngoại tình diễn ra vào năm 2006 và 2007. Luật pháp liên bang đòi phải công khai bất cứ đóng góp có giá trị nào cho một chiến dịch vận động bầu cử, và mọi đóng góp cá nhân không đươọc vượt quá 2.700 đô la.

TT Trump viết trên Twitter hôm 10/12 rằng các khoản thanh toán đó chỉ đơn giản là một giao dịch riêng tư, không vi phạm luật pháp.

Ông Rudy Giuliani, luật sư của Tổng thống Trump, lập luận rằng các khoản thanh toán đó không thể được coi là vi phạm tài chính trong chiến dịch bầu cử bởi vì chúng được thực hiện để bảo vệ thanh danh của ông Trump, và có thể vẫn được tiến hành dù cho ôngTrump có là ứng cử viên Tổng thống hay không.

Khi nhận tội trước cáo buộc của công tố viên Mueller, ông Cohen thừa nhận ông đã nói dối với Quốc hội về thời điểm thảo luận kế hoạch của doanh nhân bất động sản Trump để xây tòa cao ốc Trump Tower ở Moscow. Trong lời khai bằng văn bản gửi đến hai ủy ban, ông Cohen nói các cuộc thương lượng đã kết thúc hồi tháng 1/2016, trước cuộc bầu cử sơ bộ đầu tiên của đảng Cộng hòa, dù trên thực tế, các cuộc thương lượng đó vẫn tiếp tục cho tới tháng 6/2016, sau khi ông Trump đã được Đảng Cộng hoà đề cử làm ứng cử viên Tổng thống của đảng.

https://www.voatiengviet.com/a/tra-tien-bit-mieng-2-phu-nu-cuu-luat-su-cua-tt-trump-sap-bi-ket-an/4697360.html

 

Luật sư cũ của ông Trump bị kết án 3 năm tù

Ông Michael Cohen, người từng là luật sư riêng và người dàn xếp của Tổng thống Mỹ Donald Trump vốn từng thề rằng ông sẵn sàng ‘lãnh đạn’ cho chủ của mình, hôm 12/12 đã bị kết án ba năm tù cho một loạt tội từ sắp xếp trả tiền im miệng cho hai người phụ nữ mà ông cho rằng ông làm theo lệnh của ông Trump.

Bản án này tương thích với những gì công tố viên liên bang mong muốn. Hướng dẫn kết án kêu gọi khoảng từ 4 đến 5 năm tù.

Thẩm phán liên bang William H. Pauley III nói rằng ông Cohen đáng được nhìn nhận một chút công cho quyết định trong mùa hè vừa qua là nhận tội và hợp tác với cuộc điều tra liên bang về sự can thiệp của Nga vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, tuy nhiên sự hợp tác của ông ‘không giúp phủi sạch những tội lỗi của ông’.

“Có những lúc trong quá trình điều tra ông Cohen dường như đã mất khả năng phán đoán đúng sai,” thẩm phán nói. “Là một luật sư, ông Cohen lẽ ra phải biết nhiều hơn.”

Ông Cohen nói với thẩm phán trước khi ông bị tuyên án rằng lòng trung thành với ông Trump đã khiến ông đi sai đường.

“Đó là lòng trung thành mù quáng của tôi với ông ấy đã dẫn tôi vào con đường tối tăm thay vì sáng lạn,” ông nói. “Tôi cảm thấy rằng tôi có nghĩa vụ phải che giấu những hành vi dơ bẩn của ông ấy.”

Các luật sư của ông Cohen đã tranh luận để yêu cầu cho ông được khoan hồng, nói rằng thân chủ của họ đã hợp tác với các nhà điều tra chứ không chống cự để chờ được ân xá từ Tổng thống Trump.

“Ông ấy đã ra làm chứng chống lại người quyền lực nhất ở đất nước chúng ta,” ộng Guy Petrillo, luật sư của ông Cohen, nói trong phiên xử.

https://www.voatiengviet.com/a/lu%E1%BA%ADt-s%C6%B0-c%C5%A9-c%E1%BB%A7a-%C3%B4ng-trump-b%E1%BB%8B-k%E1%BA%BFt-%C3%A1n-3-n%C4%83m-t%C3%B9-/4697648.html

 

Trump đụng độ nảy lửa với hai lãnh đạo Dân chủ

Tổng thống Mỹ Donald Trump cãi vã công khai với hai nhà lập pháp hàng đầu của Đảng Dân chủ trong Phòng Bầu dục hôm thứ Ba về ngân quỹ dành cho chính phủ, khơi ra nghi vấn liệu một thỏa thuận có thể đạt được hay không trước hạn chót là cuối tháng này.

Trong một cuộc tranh cãi hiếm thấy xảy ra trước ống kính tivi và máy ảnh của báo chí, ông Trump đốp chát tay đôi với Lãnh đạo Dân chủ Thượng viện Hoa Kỳ Chuck Schumer và Lãnh đạo Dân chủ Hạ viện Nancy Pelosi về việc tài trợ cho bức tường mà ông đã hứa sẽ xây dựng ở biên giới phía nam với Mexico.

“Nếu chúng tôi không có được những gì chúng tôi muốn, bằng cách này hay cách khác – cho dù đó là thông qua các vị, thông qua quân đội, thông qua bất cứ thứ gì mà các vị muốn gọi – tôi sẽ đóng cửa chính phủ,” ông Trump tuyên bố khi cuộc tranh cãi nảy lửa lên tới cao trào.

“Tôi tự hào đóng cửa chính phủ vì an ninh biên giới, Chuck, bởi vì người dân của đất nước này không muốn những kẻ phạm tội và những người có nhiều vấn đề và ma túy đổ vào đất nước chúng ta,” ông nói trước khi các phóng viên tụ tập xung quanh.

Phó Tổng thống Mike Pence ngồi cạnh ông Trump, lặng thinh và không biểu cảm gì.

Quốc hội đang tìm cách chung quyết chi tiêu trước khi một số ngân khoản của chính phủ liên bang hết hạn vào ngày 21 tháng 12. Dù Đảng Cộng hòa của ông Trump kiểm soát cả Hạ viện và Thượng viện cho tới tháng sau, song họ cần sự ủng hộ của phe Dân chủ để thông qua bất kì luật chi tiêu nào.

Ông Trump đã yêu cầu Quốc hội chi 5 tỉ đôla cho an ninh biên giới, trong khi ông Schumer và bà Pelosi cho biết họ đề nghị triển hạn ngân quỹ ở mức hiện tại, khoảng 1,3 tỉ đôla. Con số này ít hơn 1,6 tỉ đôla mà một ủy ban Thượng viện lưỡng đảng đã phê duyệt.

Cuộc họp kéo dài không lâu sau khi các phóng viên được lùa ra khỏi Phòng Bầu dục. Phát ngôn viên Nhà Trắng Sarah Sanders nói trong một thông cáo rằng đó là một “cuộc đối thoại mang tính xây dựng” và rằng ông Trump “rất cảm kích” là camera ghi lại hình ảnh ông tranh cãi để bảo vệ biên giới.

Trở về Tòa nhà Quốc hội, ông Schumer nói rằng ông Trump nổi cơn làm trận làm thượng, nhưng ông cho biết ông Trump nói với hai nhà lãnh đạo Dân chủ rằng ông sẽ xem xét các đề xuất ngân sách của họ.

Bà Pelosi nói với các phóng viên bà nghĩ là phe Dân chủ đã “xoay chuyển tình hình theo hướng khá tốt,” và đã cầu nguyện cùng ông Trump trong buổi họp kín, kể lại một câu chuyện Vua Solomon cầu xin Chúa trời ban cho sự thông thái trong Kinh Thánh.

Đây là lần đầu tiên ông Trump gặp bà Pelosi và ông Schumer kể từ khi phe Dân chủ giành quyền kiểm soát Hạ viện trong cuộc bầu cử Quốc hội vào ngày 6 tháng 11 – một khởi đầu không mấy êm xuôi cho mối quan hệ giữa Nhà Trắng và đảng đối lập mà họ sẽ phải làm việc cùng để thúc đẩy bất cứ ưu tiên nào.

https://www.voatiengviet.com/a/trump-dung-do-nay-lua-voi-hai-lanh-dao-dan-chu/4696559.html

 

Chuông nhà thờ bị lính Mỹ lấy làm chiến lợi phẩm

 trả lại cho chủ cũ

Những chiếc chuông nhà thờ bị lính Mỹ lấy đi làm chiến lợi phẩm cách đây hơn một thế kỷ đã về tới Philippines hôm thứ Ba 11/12, chấm dứt nỗ lực kéo dài nhiều thập kỷ của Manila, đòi lại một số biểu tượng nổi tiếng nhất chống lại chủ nghĩa thực dân Mỹ.

“Những chiếc chuông Balangiga” được đưa bằng máy bay vận tải quân sự đáp xuống căn cứ không quân Manila trước khi được chính thức hoàn trả lại cho một nhà thờ ở Samar, hòn đảo trung tâm nơi quân đội Mỹ tàn sát hàng trăm, có thể hàng ngàn người Philippines để trả thù một cuộc phục kích đã giết chết 48 đồng đội của họ hồi năm 1901.

Phát biểu trên đài truyền hình địa phương, Linh mục giáo xứ Balangiga Lentoy Tybaco nói.

“Tôi vừa cảm thấy phấn khích vừa cảm thấy xúc động. Cuối cùng thì chúng tôi đã được nhìn lại được những chiếc chuông.”

Trong số những chiếc chuông đó, một chiếc được trưng bày tại một căn cứ không quân ở bang Utah, một chiếc tại một bảo tàng quân đội Mỹ ở Hàn Quốc.

Những chiếc chuông đã trở về cố chủ sau nhiều năm vận động hành lang của các cựu tổng thống, linh mục và các nhà sử học Philippines, trong khi nhiều cựu chiến binh và các nhà lập pháp bang Utah phản đối việc dỡ bỏ một đài tưởng niệm chiến tranh, dẫn đến luật cấm tháo dỡ những chiếc chuông này.

Những trận chiến ở Balangiga diễn ra vào cuối chiến tranh Philippines 1899-1902, đánh dấu một trong những chương đen tối nhất của chủ nghĩa thực dân Mỹ.

Các nhà sử học nói tiếng chuông đã vang lên để báo hiệu khởi đầu của cuộc tấn công bất ngờ nhắm vào các lực lượng Mỹ, sau đó quân đội Mỹ trả thù bằng một vụ thảm sát, trong đó các nạn nhân gồm cả phụ nữ và trẻ em.

“Quân đội của hai nước chúng ta đã từng chiến đấu bên nhau, đổ máu bên nhau, đôi khi chết cùng với nhau. Trong tư cách là đồng minh và là bạn của Philippines, chúng tôi sẽ mãi mãi vinh danh và tôn trọng lịch sử chung của chúng ta.”

Đại sứ Hoa Kỳ tại Philippines, Sung Kim

Năm ngoái, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Jim Mattis hứa với Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte rằng ông sẽ thúc đẩy mạnh mẽ để những chiếc chuông được trả lại cho Philippines, điều mà Duterte đã đòi hỏi trong bài diễn văn hàng năm gửi đến quốc dân.

Động thái này có thể giúp xoa dịu Duterte, người đã thường xuyên lên tiếng đả kích Washington, bất chấp liên minh quốc phòng chặt chẽ giữa Mỹ và Philippines.

Ông Duterter lên án những gì ông mà theo ông là lịch sử về sự giả dối, kiêu ngạo và can thiệp chính trị của Mỹ.

Dueterte vẫn chưa đến thăm Hoa Kỳ trong tư cách là tổng thống.

Đại sứ Hoa Kỳ tại Philippines, ông Sung Kim nói trả lại những chiếc chuông Balengiga cho Philippines được coi rộng rãi là “điều đúng đắn phải làm.”

Đại sứ Kim nói với tờ Philippines Star: “Quân đội của hai nước chúng ta đã từng chiến đấu bên nhau, đổ máu bên nhau, đôi khi chết cùng với nhau. Trong tư cách là đồng minh và là bạn của Philippines, chúng tôi sẽ mãi mãi vinh danh và tôn trọng lịch sử chung của chúng ta.”

https://www.voatiengviet.com/a/chuong-nha-tho-bi-linh-my-lay-lam-chien-loi-pham-tra-lai-cho-chu-cu/4696100.html

 

Bà Mạnh Vãn Chu được tại ngoại

Hôm 12/12, một tòa án ở Canada đã cho bà Mạnh Vãn Chu, Phó Chủ tịch Công ty Huawei của Trung Quốc, được tại ngoại, sau 10 ngày bị bắt tại thành phố Vancouver theo yêu cầu của chính quyền Hoa Kỳ, theo hãng tin Reuters.

Cũng theo Reuters, hôm 12/12, ông Lục Khảng, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng việc bắt giữ bà Mạnh Vãn Chu ngay từ đầu đã là một sai lầm và Bắc Kinh hoan nghênh mọi nỗ lực để hướng tới một giải pháp đúng đắn trong vụ này.

Trả lời phỏng vấn hãng tin Reuters sáng 11/12, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump cho biết ông có thể can thiệp với Bộ Tư pháp Hoa Kỳ về vụ kiện bà Mạnh nếu điều đó có lợi cho an ninh quốc gia hay giúp Hoa Kỳ đạt được thoả thuận thương mại với Trung Quốc.

Reuters tường thuật rằng Thẩm phấm William Ehrcke thuộc tòa án tỉnh British Columbia đã ra quyết định cho bà Mạnh được tại ngoại, đổi lại bà phải nộp khoản tiền bão lãnh 10 triệu đôla Canada (khoảng 7,5 triệu đôla Mỹ). Khi thẩm phán tuyên bố quyết định này, những người dự khán phiên tòa vỗ tay, bà Mạnh òa khóc và ôm chầm lấy các luật sư của bà, theo Reuters.

Trong số các điều kiện tại ngoại của bà Mạnh Vãn Chu, 46 tuổi, Giám đốc tài chính của Huawei, sẽ bị gắn thiết bị theo dõi an ninh, và bị quản thúc tại gia từ 11 giờ tối đến 6 giờ sáng. Ngoài ra, 5 người bạn của bà còn phải thế chấp nhà cửa, và tài sản để bảo đảm với tòa rằng bà Mạnh sẽ không chạy trốn.

Nếu trong trường hợp một thẩm phán Canada ra phán quyết đủ mạnh rằng bà Mạnh có phạm tội, Bộ trưởng Tư pháp Canada tiếp đến sẽ phải quyết định dẫn độ bà sang Hoa Kỳ. Nếu vậy, bà Mạnh sẽ đối mặt với những cáo buộc của Mỹ nói rằng bà đã đánh lừa các ngân hàng đa quốc gia về sự kiểm soát của công ty Huawei đối với một công ty hoạt động tại Iran, với khung hình phạt có thể lên tới 30 năm tù giam cho mỗi cáo trạng.

XEM THÊM:

Mỹ cân nhắc ra cảnh báo du hành Trung Quốc về vụ Huawei

Hôm 11/12, Bộ Ngoại giao Mỹ đang xem xét đưa ra một cảnh báo mới cho công dân Mỹ đặt chân tới Trung Quốc, trong đó bao gồm các giám đốc điều hành doanh nghiệp.

Một cảnh báo du hành từ Bộ Ngoại giao Mỹ sẽ khuyến cáo các công dân Mỹ về nguy cơ Trung Quốc có thể trả đũa nhắm vào họ về vụ bắt giữ bà Mạnh Vãn Chu.

Bà Mạnh bị bắt vào ngày 1/12 tại Vancouver và đang kháng cự yêu cầu dẫn độ của Mỹ. Trung Quốc đã kháng nghị với các quan chức Mỹ và Canada về vụ bắt giữ bà.

Hôm 11/12, Canada xác nhận một trong những công dân của họ đã bị câu lưu tại Trung Quốc nhưng nói họ không thấy mối liên hệ rõ ràng nào với vụ Huawei.

https://www.voatiengviet.com/a/b%C3%A0-manh-van-chu-duoc-tai-ngoai/4697280.html

 

Chiến hạm Canada phát hiện

hành vi phá lệnh trừng phạt Bắc Triều Tiên

Mai Vân

Một tàu chiến của Canada tuần tra trên vùng Biển Hoa Đông mới đây đã phát hiện một vụ có dấu hiệu là vi phạm lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Quốc đối với Bắc Triều Tiên. Theo báo chí Canada, hạm trưởng của chiếc HMCS Calgary vào hôm qua, 11/12/2018 đã xác nhận sự kiện trên, nhưng cho biết thêm là ông đã được lệnh không chận bắt bất kỳ tàu khả nghi nào, mà chỉ chụp ảnh và thu thập thông tin.

Theo hạm trưởng Blair Saltel, chiến hạm của ông đã phát giác một số vụ chuyển hàng bằng tàu trên biển, trong đó có những vụ mang dáng dấp của hành động vi phạm cấm vận Liên Hiệp Quốc. Theo đúng quy định, tàu Canada duy trì một khoảng cách với các tàu có liên quan, chụp ảnh và báo cáo lên các cơ quan có thẩm quyền để có thể có các biện pháp trừng phạt hợp pháp.

HMCS Calgary là tàu quân sự đầu tiên của Canada được triển khai đến khu vực này sau khi chính phủ liên bang đồng ý vào đầu năm nay  giúp Mỹ và các đồng minh trấn áp tình trạng buôn lậu né tránh lệnh trừng phạt nhắm vào Bắc Triều Tiên.

Các quan chức an ninh phương Tây từng tố cáo Nga và Trung Quốc là hai nước vẫn xuất khẩu dầu sang Bắc Triều Tiên, hoặc nhắm mắt làm ngơ cho các công ty của họ vi phạm lệnh trừng phạt. Cả hai nước đều đã phủ nhận cáo buộc.

Chiếc Calgary cùng với tàu hậu cần MV Asterix, đang hoàn tất sáu tháng hoạt động ở châu Á, với mục tiêu chính là chứng minh sự hiện diện của Hải Quân Canada tại một khu vực đang ngày càng trở nên quan trọng đối với sự thịnh vượng của Canada và an ninh của quốc tế.

Theo hạm trưởng Saltel, khi hoạt động ở Biển Đông và Biển Hoa Đông, tàu của ông thường xuyên bị tàu Trung Quốc bám đuôi. Tại Biển Đông, tàu của Mỹ, Anh và một số đồng minh khác đã có những hoạt động gần các đảo nhân tạo của Trung Quốc, nhưng hạm trưởng Canada xác nhận rằng ông đã được lệnh là không có hành động tương tự.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20181212-chien-ham-canada-phat-hien-hanh-vi-pha-lenh-trung-phat-bac-trieu-tien

 

EU bác bỏ việc tái đàm phán thỏa thuận Brexit

Berlin/Strasbourg – Theo tin từ Reuters, vào hôm thứ Ba (11/12), Thủ tướng Theresa May đã tìm kiếm sự hỗ trợ từ bà Angela Merkel để cứu vãn thỏa thuận Brexit đang sa lầy, nhưng Liên minh châu Âu đã bác bỏ việc tái đàm phán hiệp ước ly khai, sau khi bà May hoãn một cuộc bỏ phiếu tại Quốc hội mà bà đã nhận thua.

Khi còn chưa đầy 4 tháng cho đến khi Vương quốc Anh chuẩn bị rời khỏi EU vào ngày 29 tháng 3, bà May đã cảnh báo các nhà lập pháp Anh rằng, nếu họ từ chối thỏa thuận của bà thì các lựa chọn còn lại là ly khai không thỏa thuận, hoặc thu hồi Brexit và làm trái với ý muốn của những người ủng hộ việc ly khai.

Một ngày sau khi hoãn cuộc bỏ phiếu trước sự chống đối từ các nhà lập pháp, bà May đã vội vã từ London đến The Hague để ăn sáng cùng Thủ tướng Netherlands Mark Rutte, và sau đó tham gia một cuộc họp tại Berlin với nhà lãnh đạo quyền lực nhất châu Âu, Thủ tướng Germany Merkel trong nỗ lực  để cứu vớt thỏa thuận Brexit.

Thông điệp từ EU rất rõ ràng: EU sẽ làm rõ các vấn đề liên quan, nhưng sẽ không ủng hộ việc tái đàm phán hiệp ước. Trong một bài phát biểu trước Nghị viện châu Âu ở Strasbourg, người đứng đầu Ủy ban châu Âu, ông Jean-Claude Juncker, cho biết thỏa thuận mà EU đạt được đã là tốt nhất. Đây là thỏa thuận khả thi duy nhất. Việc tái đàm phán sẽ không thể xảy ra. (Mộc Miên)

https://www.sbtn.tv/eu-bac-bo-viec-tai-dam-phan-thoa-thuan-brexit/

 

Cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm

khiến vị thế bà Theresa May bị lâm nguy

Thủ tướng Anh Theresa May sẽ đối mặt với một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm vào sự lãnh đạo của bà vào chiều tối thứ Tư giờ London.

Các nghị sĩ bảo thủ sẽ bỏ phiếu tín nhiệm từ 18:00 đến 20:00 giờ GMT.

Thách thức đối với vị trí lãnh đạo của bà May được đưa ra sau khi 48 lá thư yêu cầu cho một cuộc bỏ phiếu tín nhiệm được gửi đi từ các nghị sỹ Hạ viện thuộc đảng Bảo thủ của bà.

Brexit: Thủ tướng Anh tuyên bố hoãn biểu quyết

Tòa EU nói Anh ‘có thể ở lại dù đã nói chia tay’

Thượng viện Anh thông qua luật Brexit

Thủ tướng Anh dám để Brexit ‘rơi tự do’

Bà May, người đã trở thành thủ tướng kể từ sau khi Vương quốc Anh bỏ phiếu rời Liên hiệp Âu châu năm 2016, đã phải đối mặt với những chỉ trích trong đảng của chính mình về kế hoạch Brexit mà bà đã đàm phán.

Vẫn chưa biết kết quả của cuộc bỏ phiếu sẽ được công bố nhanh như thế nào, nhưng bà Theresa May cần có được đa số ủng hộ để giành chiến thắng.

Nếu điều đó xảy ra, bà sẽ không thể bị thách thức trong ít nhất một năm nữa.

Ngoài ra còn có một kịch bản là ngay cả khi bà May thắng – nhưng với số phiếu không áp đảo – bà có thể quyết định từ chức lãnh đạo đảng.

Bởi vì Đảng Bảo thủ là đảng lớn nhất trong Hạ viện, bất cứ ai là lãnh đạo của đảng sẽ được dự kiến ​​là thủ tướng.

Đáp lại tin về cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm, bà May nói loại bỏ bà “chỉ tạo ra nguy cơ trì hoãn Brexit hoặc làm hại tiến trình này”.

Sáng thứ Tư, thủ tướng Theresa May phát biểu trước số 10 Downing Street nói bà sẽ “chiến đấu’ giành mọi phiếu có thể để tiếp tục tại chức khi bị bỏ phiếu bất tín nhiệm tối 12/12.

Thủ tục bỏ phiếu bất tín nhiệm thủ tướng

Theo quy định của đảng Bảo thủ Anh, chỉ cần 15% dân biểu Quốc hội thuộc đảng này cùng yêu cầu thì ban lãnh đạo đảng phải cho tổ chức bỏ phiếu bất tín nhiệm về lãnh đạo cao nhất của đảng, người cũng là thủ tướng.

Vì con số nghị sỹ Hạ viện của phe Bảo thủ trong Quốc hội Anh hiện là 315, chỉ cần 48 người yêu cầu, cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm phải diễn ra.

Trong tình hình như hiện nay, bà Theresa May cần có ít nhất 158 phiếu dân biểu ủng hộ, tức là quá bán để trụ lại.

Nếu bà bị hạ bệ, đảng Bảo thủ sẽ đi đến bước thứ nhì là bầu chọn ra tân lãnh đạo để làm tân thủ tướng Anh.

Dù chuyện gì xảy ra, tiến trình Brexit để Anh rời EU tiếp tục trở nên phức tạp thêm mà chưa rõ lối ra, theo các báo Anh sáng 12/12.

Những gì sẽ xảy ra trong 48 giờ tới?

Nếu tối nay, bà May bị phế truất với tư cách là lãnh đạo đảng Bảo thủ, bà được kỳ vọng sẽ tiếp tục đảm nhận trách nhiệm thủ tướng cho đến khi một nhà lãnh đạo mới được đảng chọn, một quá trình có thể mất sáu tuần.

Nếu có nhiều ứng cử viên, các nghị sĩ bảo thủ sẽ có một loạt bầu cử để chọn ra hai người được sự bỏ phiếu của các đảng viên.

Ngài Graham Brady, người đang giám sát cuộc bỏ phiếu, nói: “Chúng tôi đang xem xét sự lãnh đạo của đảng và đương nhiên thủ tướng vẫn tại chức cho đến khi có người kế nhiệm.”

Sir Graham cho biết ông đã nói với thủ tướng vào tối thứ Ba rằng bà sẽ phải đối mặt với một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm. Bà ấy đã tỏ ra rất bình thản và chia xẻ mong muốn là “vấn đề sẽ được giải quyết nhanh nhất có thể”, Sir Graham nói thêm.

Bộ trưởng Tư pháp David Gauke nói với chương trình Today của BBC Radio 4 rằng ông không mong đợi sẽ có một nhà lãnh đạo mới cho đến cuối tháng 1 hoặc tháng 2 – có nghĩa là họ sẽ phải xin EU thêm thời gian để đàm phán Brexit.

“Nếu bà ấy thua tối nay, bất cứ ai là thủ tướng sẽ phải trì hoãn Điều 50. Tôi không thể nào hình dung được làm sao chúng ta có thể rời khỏi Liên hiệp Âu châu vào ngày 29 tháng 3. “

Ông Gauke nói rằng ông “thất vọng” vì những lá thư yêu cầu bỏ phiếu bất tín nhiệm đã được gửi đi, nhưng nói: “Tôi hy vọng rằng thủ tướng sẽ giành chiến thắng tối nay và giành chiến với số phiếu áp đảo.”

Biên tập viên chính trị của BBC, bà Laura Kuenssberg nói rằng việc trì hoãn Brexit là “một lập luận quan trọng mà những người ủng hộ thủ tướng sẽ đưa ra” khi bà phải đối mặt với cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm.

Nhiều bộ trưởng đã tweet những lời ủng hộ thủ tướng – nhưng Laura Kuenssberg nói rằng đây không nhất thiết là một dấu hiệu cho thấy họ sẽ ủng hộ bà trong cuộc bỏ phiếu, đó là một cuộc bỏ phiếu kín.

Barry Gardiner, phát ngôn viên phụ trách thương mại quốc tế trong ‘nội các đối lập’ của đảng Lao Động nói rằng đảng Bảo thủ đang “đặt việc giải quyết sự phân rẽ của đảng lên cao hơn lợi ích của đất nước”.

Anh Quốc dự kiến ra khỏi EU từ 29/03/2019.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-46536702

 

Pháp truy lùng nghi phạm vụ Strasbourg

 và tăng cảnh báo an ninh

Pháp ra cảnh báo ở mức cao nhất trong lúc cảnh sát đang săn tìm tay súng đã nã đạn vào một khu chợ Giáng Sinh ở thành phố Strasbourg.

Ba người thiệt mạng và 13 người bị thương, trong đó có tám người trong tình trạng nguy kịch.

Macron hứa tăng lương, hy vọng ngừng bạo động

Thủ tướng Pháp nói gì về bất ổn?

Paris tiếp tục bạo động chống chính phủ

Tay súng này 29 tuổi. Giới chức biết rằng người này đã bị ảnh hưởng bởi ý thức hệ cực đoan trong thời gian ngồi tù, và đã trốn tù thành công.

Bộ trưởng Nội vụ Christophe Castaner nói Pháp đã ra cảnh báo “tấn công khẩn cấp”, mở rộng quyền lực cho cảnh sát và đặt cả nước trong chế độ cảnh giác cao nhất.

Ông nói thêm rằng việc kiểm soát đường biên đã được tăng cường, và an ninh tại các khu chợ Giáng sinh sẽ được đẩy mạnh.

Thị trưởng Strasbough, Roland Ries, nói rằng khu chợ Giáng sinh bị tấn công sẽ đóng cửa trong ngày thứ Tư, và tại tòa thị chính sẽ treo cờ rủ.

Các cuộc biểu tình bị cấm tại thành phố – đây cũng là nơi đặt trụ sở nghị viện châu Âu – nhưng lệnh cấm không áp dụng với các phần khác ở Pháp, hãng tin Reuters nói.

Pháp đang trong làn sóng biểu tình mạnh mẽ nhằm thể hiện sự bất mãn về tình hình kinh tế, chính trị trong giới lao động nghèo.

Điều gì đã xảy ra?

Vụ tấn công diễn ra vào lúc khoảng 20:00 giờ địa phương (19:00GMT) hôm thứ Ba ở ngay gần chợ Giáng Sinh nổi tiếng của Strasbourg, gần quảng trường trung tâm Place Kléber, nơi thu hút hàng ngàn du khách tới trong dịp này hàng năm.

Một phụ nữ tên là Audrey kể với kênh truyền hình của Pháp BFM về lúc bà đối diện với kẻ sát nhân.

“Hắn ta từ trong tòa nhà nhô ra, cầm khẩu súng ngắn trên tay, cánh tay vươn ra. Hắn ta đi tới chỗ một người đàn ông đang bước đi phía trước tôi, và ngay lập tức bắn một phát vào đầu ông ấy,” bà nói.

Tay súng sau đó bắn lần thứ hai, và một người đàn ông khác ngã xuống đất.

Bạn bè bà bắt đầu bỏ chạy tìm chỗ trú ẩn, nhưng Audrey đứng chết lặng tại chỗ. Tay súng quay lại, đối diện với bà – nhưng sau đó hắn ta cũng bỏ chạy.

“Tại sao hắn lại không bắn tôi?” bà hỏi kênh truyền hình. “Tôi không biết. Tôi nghĩ là mình đã cực kỳ may mắn. Trong lúc mọi người la hét thì hắn đã bỏ chạy.”

Thoáng chốc sau đó, nghi phạm đọ súng với các cảnh sát đang tuần tra khu vực nhằm chống khủng bố.

Người ta tin rằng nghi phạm đã bị thương. Theo ông Castaner, người này “giao tranh với các lực lượng an ninh của tôi hai lần”.

Pháp bắn nghi phạm tấn công cảnh sát ở Paris

Pháp: cảnh sát bắn hạ kẻ bắt con tin

Lính Pháp bắn kẻ tấn công tại bảo tàng Louvre

Theo kênh truyền hình BFM, nghi phạm đã lên được một chiếc taxi rời khỏi hiện trường và xuống ở khu vực thuộc địa phận quản lý của đồn cảnh sát Neudorf, được cho là nơi ông ta sống, nằm ở khu vực biên giới giữa Đức và Pháp.

Người tài xế taxi nói với cảnh sát rằng nghi phạm bị thương ở chân trái.

Cư dân Neudorf được yêu cầu ở trong nhà.

Cảnh sát chưa chính thức công bố danh tính nghi phạm, nhưng truyền thông Pháp nhắc tới cái tên Cherif Chekatt.

Theo cảnh sát, ông ta sinh ra tại Strasbourg và đã bị các lực lượng an ninh chú ý trong diện ‘là mối đe dọa khủng bố’.

Tin tức nói người này từng bị một số án tù ở cả Pháp lẫn Đức, tuy nhiên Thứ trưởng Nội vụ Pháp Laurent Nuñez nói các tội bị án đó không liên quan gì tới khủng bố.

Tuy nhiên, ông Nuñez nói thêm rằng trong một giai đoạn ở tù, nghi phạm được xác định là đã bị tẩy não.

Hiện vẫn đang có những tin tức khác nhau về số người bị giết trong vụ tấn công.

Có lúc số liệu được giới chức sửa lại thành có hai người chết, nhưng sau lại được đổi thành ba.

Truyền thông Thái nêu danh một nạn nhân thiệt mạng là Anupong Suebsamarn, 45 tuổi. Ông này được cho là đang đi nghỉ với vợ.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-46528483

 

Công luận Pháp chuyển hướng : Phải cứu Macron ?

Tú Anh

Phong trào Áo vàng chống thuế và chủ nhân Điện Elysée là một cuộc khủng hoảng xã hội chưa từng thấy kể từ 1968 khi sinh viên nổi dậy chống tổng thống De Gaulle. Thế nhưng, cho dù là kẻ « gieo gió gặt bão », là « nguyên thủ bị căm ghét nhất » Emmanuel Macron là tổng thống của chế độ Cộng hòa, do dân bầu lên. Công luận Pháp đang đứng trước hai ngã đường : « Cứu chiến binh Macron » để cứu nước hay « hỏa thiêu chế độ ».

Không hẹn mà nên, sau bài diễn văn « sám hối » và nhượng bộ của tổng thống Pháp hôm thứ Hai vừa qua, trong công luận và một bộ phận đảng phái chính trị lên tiếng kêu gọi « ngưng chiến » để cứu « chiến binh Macron » mượn tựa của một cuốn phim Mỹ nổi tiếng về cuộc đổ bộ ở Normandie.

Báo chí chữa lửa, đả kích cực đoan

Theo sử gia Nicolas Baverez, vị tổng thống 40 tuổi này là cơ may cuối cùng để cải cách đất nước một cách ôn hoà và dân chủ. Nhưng vì tự cho mình nắm chân lý, vì một số quyết định sai lầm và tuyên bố khiêu khích, tổng thống Macron đã tự đốt cánh đại bàng.

Sau dự án cải cách Liên Hiệp Châu Âu bất thành, nỗ lực thuyết phục Donald Trump trên các hồ sơ quốc tế thất bại, giờ đây khủng hoảng Áo vàng đã làm cho hoài bão canh tân nước Pháp tan thành mây khói. Macron vô tình đã cùng với phe Áo vàng tạo ra tình trạng hỗn loạn xã hội và chính trị thuận lợi cho các tổ chức cực đoan từ tả đến hữu lên cầm quyền vào năm 2022.

Do vậy, không chỉ nhiệm kỳ của tổng thống Macron bị đe dọa mà nước Pháp cũng đứng trước một tương lai bất trắc, theo nhận định của sử gia Nicolas Baverez trên báo thân hữu Le Figaro hôm thứ ba.

Tuần báo cánh tả l’Obs cũng có cùng quan điểm, nêu đích danh bốn chính trị gia cực hữu, cực tả, xã hội ( Le Pen, Mélenchon,Rufin và Hamon) thổi gió vào lửa nhằm tạo tính chất phiến loạn trong phong trào Áo vàng tranh đấu chống bất công.

Nhà bình luận Serge Raffy cho rằng dù sai lầm tự cho mình là anh lính xung phong, dù sỉ nhục đại tướng tổng tham mưu trưởng, Macron vẫn là tổng thống do dân bầu. Ủng hộ Macron vì chủ nhân Điện Elysée là đại diện của Nhà nước thượng tôn pháp luật, là đại biểu của chế độ Cộng hoà.

Đối lập ôn hoà hạ nhiệt

Công luận địa phương, qua nhận định của nhật báo République des Pyrénées, ở tận phía nam cũng tỏ ra hài lòng khi thấy nhiều lãnh đạo đảng cánh hữu bảo thủ Người Cộng Hòa, cho dù trong vai trò đối lập phê phán các đề xuất mới của tổng thống, đã kêu gọi công luận chống lại xu thế bạo động trong những tuần qua.

Thật ra phe hữu ôn hoà tại Pháp mà đại diện cuối cùng nắm quyền là tổng thống Nicolas Sarkozy,(nhiệm kỳ 2007-2012), đã khá lo âu trước thế mong manh của chế độ dân chủ đối mặt với một phong trào bạo động.

Anh lính Macron đã biết « hòa giải » với các đối thủ hôm qua, giờ đây phải tập trung vào sứ mệnh ban đầu là canh tân đất nước. Nước Pháp có bình yên hay không là do mỗi người dân quyết định, cả ba ngòi bút cùng kêu gọi.

Doanh nhân trợ lực

Về phần giới chủ nhân và tài chính, những thành phần bị chỉ tên là « đối tượng được ưu đãi » cũng tìm cách cứu « anh lính Macron ». Trong cuộc gặp hôm thứ Ba tại Điện Elysée, giới ngân hàng cam kết không tăng tiền dịch vụ trong năm 2019, không tăng tiền phạt đối với khách hàng có thu nhập thấp mà bị thâm thủng tài khoản.

Tập đoàn dầu khí Total cũng thông báo hai biện pháp xoa dịu : tăng lương 3,1% và tặng 1.500 euro tiền thưởng cuối năm cho « tất cả nhân viên tại Pháp ».

Trong phe Áo vàng, những người chấp nhận đối thoại đã lên tiếng kêu gọi ngưng biểu tình. Nhưng đó không phải là quyết định của những người kêu gọi xuống đường vào thứ bảy tới. Chưa rõ vụ nổ súng ở Strasbourg sẽ ảnh hưởng như thế nào.

http://vi.rfi.fr/phap/20181212-cong-luan-phap-chuyen-huong-phai-cuu-macron

 

Putin cử hai chiếc TU-160 tới ủng hộ Venezuela XHCN

Đón hai phi cơ ném bom chiến lược của Nga, Venezuela đang tăng cường hợp tác với Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Trung Quốc để phá thế bị cấm vận do Hoa Kỳ áp đặt.

Thông tin Bộ Quốc phòng Nga đưa ra hôm 10/12 cho hay không chỉ có hai phi cơ TU-160 thuộc loại máy bay ném bom chở được vũ khí nguyên tử, Nga còn cho sang Venezuela một máy bay vận tải An-124 và một phi cơ tầm xa Il-62.

Các máy bay này đều đã đáp xuống sân bay Maiquetia gần Caracas, để chuẩn bị diễn tập quân sự cùng nước chủ nhà Nam Mỹ.

Venezuela sẽ nâng lương tối thiểu 40%

Venezuela: Trump cảnh báo Maduro

Bạn giống Obama hay Putin?

Venezuela: Trực thăng tấn công Tòa Tối cao

Thông cáo báo chí của chính phủ Venezuela nói đây là bằng chứng của “hợp tác đa diện giữa Nga và Venezuela, được khởi xướng từ thời (cố) Tổng thống, Tổng tư lệnh Hugo Chavez”.

Tướng Vladimir Padrino Lopez, Bộ trưởng Quốc phòng Venezuela đón đoàn phi công, sỹ quan Nga chừng 100 người và nói các chuyến bay này “không gây sợ hãi cho ai cả”, nhằm trấn an các nước láng giềng Nam Mỹ.

Nga giúp đồng minh bị bao vây, cấm vận

Phản ứng ngay lập tức của Ngoại trưởng Hoa Kỳ, Mike Pompeo, là đăng trên mạng Twitter về Nga và Venezuela rằng “hai chính phủ tham nhũng phí tiền công quỹ để siết chặt tự do trong khi người dân của họ đau khổ”.

Vài ngày trước đó, Tổng thống nước xã hội chủ nghĩa Venezuela Nicolas Maduro đã thăm Moscow và gặp Tổng thống Vladimir Putin.

Ông Putin phát biểu khi đón khách rằng “hành động cấm vận Venezuela là mang tính chất khủng bố”, và Nga sẵn sàng giúp đỡ Caracas.

Đây không phải là lần đầu tiên Nga cử phi cơ TU-160 sang Venezuela.

Trong các lần trước, phi cơ chiến lược mang hỏa tiễn và bom loại này của Nga đã sang Venezuela tháng 9/2008 và cuối năm 2013, theo TASS.

Theo BBC Tiếng Nga, ông Maduro đang đối phó với lệnh bao vây, cấm vận của Hoa Kỳ bằng cách tìm tới hai đồng minh Nga và Thổ Nhĩ Kỳ.

Ngoài ra, Venezuela cũng vay được tiền từ Trung Quốc để cứu vãn nền kinh tế đang rất khó khăn.

Gần đây, ông Maduro cũng gặp tân tổng thống cánh tả mới đắc cử của Mexico, Andres Manuel Lopez Obrador, người có thái độ dè dặt hơn với Hoa Kỳ so với vị tiền nhiệm.

Cuộc diễn tập không quân dự kiến sẽ xảy ra cũng là cách ông Maduro chứng tỏ ông không bị cô lập, nhất là sau khi Tổng thống Donald Trump nói về khả năng can thiệp quân sự nhằm hạ bệ chính quyền xã hội chủ nghĩa ở Venezuela.

Kinh tế Venezuela tiếp tục khủng hoảng với lạm phát năm lên tới 1,3 triệu phần trăm, theo chủ tịch ủy ban tài chính Hạ viện nước này, Rafael Guzman cho biết hôm thứ Ba 11/12/2018.

Hồi tháng 8/2017, chính phủ Mỹ gọi Tổng thống Maduro là “kẻ độc tài” và đóng băng tài sản của ông tại Mỹ.

Cũng thời gian cuối năm nay, Hoa Kỳ đã có động thái ủng hộ nước đối thủ của Nga là Ukraine về quân sự.

Hôm 6/12, Không quân Hoa Kỳ cho hay họ cử một phi cơ do thám, OC-135 bay vào vùng trời Ukraine để đánh giá tình hình quân Nga.

Chiếc máy bay đem theo quan sát viên từ Mỹ, Canada, Đức, Pháp, Romania và Anh, theo tin từ Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-46527968

 

Tổng thống Putin không muốn

phong trào “Áo Vàng” du nhập vào Nga

Thu Hằng

Ngày 11/12/2018, tổng thống Nga Vladimir Putin không chấp nhận những lời kêu gọi biểu tình không được phép vì có thể dẫn đến tình trạng hỗn loạn như đã xảy ra ở Paris trong phong trào Áo Vàng.

Tổng thống Nga đáp trả lời yêu cầu trả tự do cho ông Lev Ponomariov, 77 tuổi, bị kết án 16 ngày tù hôm 10/12 vì nhiều lần kêu gọi biểu tình không được phép. Là lãnh đạo phong trào « Vì Nhân quyền », vào cuối tháng 10, ông Ponomariov công khai kêu gọi người dân Nga xuống đường biểu tình ở Matxcơva để phản đối việc truy tố nhiều thanh niên bị tình nghi khủng bố.

Ông Putin yêu cầu chưởng lý Nga Yuri Tchaika « chú tâm xem xét » trường hợp của nhà đấu tranh Ponomariov nhưng đồng thời nhấn mạnh « rất khó » lật lại quyết định của tư pháp vì « không muốn xảy ra những sự kiện mà người ta lật đá lát đường và đốt phá bất kỳ những gì họ thấy ở đất nước chúng ta. Và đất nước sẽ rơi vào tình trạng khẩn cấp ». Tổng thống Nga cũng cảnh báo những nguy cơ về « một cuộc cách mạng mầu » như Cách Mạng Cam ở Ukraina và Cách Mạng Hồng ở Gruzia.

Ai Cập kiểm soát bán áo vàng

Không chỉ Nga lo ngại về phong trào Áo Vàng, Ai Cập cũng bắt đầu kiểm soát việc bán chiếc áo an toàn, hiện trở thành biểu tượng cho phong trào xã hội tại Pháp.

Năm cửa hàng bán lẻ tại Cairo khẳng định ngày 11/12/2018 với AFP rằng họ không được phép bán áo vàng nếu không được cảnh sát địa phương cho phép. Do lo sợ phong trào Áo Vàng lan sang Ai Cập, chính quyền đã yêu cầu các nhà nhập khẩu chỉ được cung cấp loại áo này cho các doanh nghiệp và cấm bán cho các đại lý tư nhân.

http://vi.rfi.fr/phap/20181212-tong-thong-putin-khong-muon-phong-trao-%E2%80%98ao-vang%E2%80%99-du-nhap-vao-nga

 

Trung Quốc bắt Michael Kovrig,

cựu nhân viên ngoại giao Canada

Nhóm nghiên cứu Khủng hoảng Quốc tế (ICG) cho biết không nhận được thông tin nào từ giới chức Trung Quốc về việc bắt giữ nhân viên của họ, ông Michael Kovrig.

Hiện ICG đang tìm cách tiếp cận lãnh sự với Kovrig, công dân Canada, người từng là nhà ngoại giao của nước này, theo Reuters.

Chủ tịch Interpol bị bắt ở TQ vì đã ‘nhận hối lộ’

Apple có bị ảnh hưởng vì vụ bắt lãnh đạo Huawei

Phó chủ tịch Huawei Mạnh Vãn Chu bị bắt

Thông cáo của nhóm nghiên cứu ICG, một tổ chức có uy tín trụ sở đặt tại Brussels tập trung vào giải quyết xung đột, cho biết ông Kovrig đã bị giới chức an ninh ở Bắc Kinh bắt vào đêm 10/12.

Việc bắt ông này diễn ra sau vụ cảnh sát ở Canada bắt giữ giám đốc tài chính Huawei Mạnh Vãn Chu hôm 1/12 theo yêu cầu của chính quyền Hoa Kỳ, khiến Bắc Kinh nổi giận.

Chính phủ Canada cho biết họ không thấy mối liên hệ rõ ràng nào giữa vụ bắt ông Kovrig với vụ Huawei.

Tuy vậy, Bộ trưởng an toàn xã hội Canada, Ralph Goodale xác nhận về vụ ông Kovrig bị Trung Quốc bắt.

Giới chức ngoại giao nước ngoài ở Trung Quốc cho biết hiện có suy đoán chính phủ Trung Quốc đang cân nhắc các cáo buộc gián điệp để nhắm vào ông Kovrig.

Không muốn dính vào các vụ bí mật

Tuy nhiên, chủ tịch và CEO của ICG Robert Malley cho biết nhóm này không dính líu đến hoạt động này.

“Tôi không muốn suy đoán về những gì đằng sau vụ bắt giữ mới nhất. Tất cả mọi thứ chúng tôi làm đều minh bạch và được giới thiệu trên website của chúng tôi. Chúng tôi không dính vào những vụ việc bí mật,” ông Malley nói.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng cho biết hiện ông chưa có gì để nói về chi tiết của vụ việc, nhưng nói rằng ICG không được đăng ký tại Trung Quốc với tư cách tổ chức phi chính phủ (NGO) và Kovrig “có thể vi phạm luật pháp Trung Quốc”.

Hiện bà Mạnh Vãn Chu đã được toà án Vancouver cho tại ngoại chờ ra tòa vào tháng 2/2019.

Cả hai vụ việc đang được truyền thông Canada chuyển tải liên tục.

Theo đài CBS của Canada, một số doanh nghiệp nước này tại Trung Quốc lo ngại họ sẽ bị Trung Quốc trừng phạt và trả đũa cho vụ bắt Mạnh Vãn Chu.

Sau khi bà Mạnh bị bắt hôm 1/12, một số trang mạng xã hội tiếng Trung đã lên án Canada, gọi nước này là “đồ chó”.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-46436418

 

Nhà ngoại giao Canada Kovrig:

một mối nguy cho an ninh quốc gia TQ?

Bộ Ngoại giao Trung Quốc không cho biết lý do tại sao Cố vấn cấp cao của Tổ chức Khủng hoảng Quốc tế (ICG) Michael Kovrig bị bắt, nhưng nói rằng ông có thể đã vi phạm luật NGO nước ngoài của Trung Quốc nếu ông thực hiện một số hoạt động cho ICG ở Trung Quốc.

Phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Lục Khảng hôm thứ Tư phát biểu:

“Theo tôi biết thì ICG không đăng ký ở Trung Quốc. Nếu nhân viên của họ hoạt động ở Trung Quốc, thì người đó đã vi phạm luật NGO nước ngoài, chúng tôi sẽ xử lý vụ việc theo quy định của pháp luật.”

Ông Lục từ chối bình luận liệu việc giam giữ của ông Kovrig có liên quan đến vụ bà Sabrina Mạnh Vãn Châu, giám đốc tài chính của nhà sản xuất thiết bị viễn thông Huawei Technologies, bị bắt ở Canada theo yêu cầu của Bộ Tư pháp Mỹ hay không.

Hoa Kỳ đòi dẫn độ bà Mạnh sang Mỹ về những cáo buộc vi phạm lệnh cấm vận đối với Iran. Bà đã được tại ngoại hầu tra sau khi đóng 10 triệu đôla Canada hôm thứ Ba.

Tờ Tin Bắc Kinh tường thuật rằng ông Kovrig đang bị điều tra vì có thể đặt ra một mối nguy cho an ninh quốc gia Trung Quốc.

Bản tin viết:

Các phóng viên của chúng tôi đã được các cơ quan trong cuộc cho biết là công dân Canada Michael John Kovrig đã bị Sở An ninh Nhà nước thành phố Bắc Kinh bắt giữ hôm 10 tháng 12 theo luật pháp vì cáo buộc tham gia các hoạt động gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia. Vụ việc hiện đang được điều tra.”.

ICG, tổ chức chuyên về giải quyết xung đột quốc tế, nói họ không nhận được thông tin nào về Kovrig, Cố vấn đặc trách các vấn đề Đông Bắc Á của nhóm, từ khi ông bị bắt giữ và bày tỏ lo lắng cho sự an toàn của ông.

Ông Kovrig là một nhà ngoại giao đã phục vụ tại Đại sứ quán Canada ở Bắc Kinh từ 2014 đến 2016. Ông xin tạm nghỉ việc ở Bộ Ngoại giao Canada để cộng tác với ICG, và như vậy ông vẫn còn quy chế ngoại giao, theo cựu đại sứ Canada ở Bắc Kinh Guy Saint-Jacques.

Ông Saint-Jacques nói ông e rằng ông Kovrig có thể bị buộc tội gián điệp vì công việc của ông ở Trung Quốc.

Ông Kovrig nghiên cứu các vấn đề an ninh ở Đông Bắc Á cho ICG kể từ tháng 2 năm 2017, ông thường xuyên công bố những bài viết về vai trò của Trung Quốc trong lĩnh vực hòa bình và an ninh, và thường phỏng vấn các quan chức Trung Quốc.

Ông Kovrig theo sát các vấn đề an ninh trên bán đảo Triều Tiên và thường xuyên tham gia các diễn đàn cấp cao. Ông dự diễn đàn quân sự Tương Sơn lần thứ 8 tại Bắc Kinh hồi tháng 10, tập trung vào vấn đề an ninh ở Bắc Triều Tiên, và Đối thoại Shangri-La hồi tháng 6.

Ông Kovrig còn là một nhà bình luận cho CNBC về hội nghị thượng đỉnh giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un vào tháng 6.

Luật NGO của nước ngoài của Trung Quốc nói biện pháp tạm giam 10 ngày có thể được áp dụng nếu một tổ chức phi chính phủ hoạt động ở Trung Quốc mà không đăng ký, nhưng người vi phạm có thể bị truy tố hình sự ngay sau đó, nếu các hoạt động đó có liên quan đến bí mật nhà nước.

Một nhà cựu ngoại giao tin rằng Trung Quốc có thể sử dụng trường hợp ông Kovrig để trả đũa vụ bắt giữ bà Mạnh Vãn Châu.

“Họ sẽ viện ra một lý do, rằng ông đã du hành tới những khu vực nhạy cảm hoặc gặp gỡ những cá nhân nhạy cảm”.

Ông David Mulroney, cựu Đại sứ Canada tại Bắc Kinh từ năm 2009 đến 2012, cũng thừa nhận khả năng ông Kovrig bị bắt giữ để trả thù vụ bắt giữ bà Mạnh, Giám đốc Tài chính của tập đoàn Huawei.

https://www.voatiengviet.com/a/kovrig-moi-nguy-cho-an-ninh-quoc-gia-trung-quoc/4697581.html

 

Vụ bắt giữ CFO Huawei, rối rắm chồng rối rắm:

 TQ tố ngược Canada nói dối

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết, nước này hiện vẫn không được phía Canada cung cấp toàn bộ tình tiết vụ việc CFO Huawei bị bắt giữ.

Bộ Ngoại giao Canada ngày 10/12 cho biết, ngày 1/12 Lãnh sự quán Trung Quốc tại Canada đã được thông báo về vụ việc Ottawa bắt giữ Giám đốc tài chính Huawei Mạnh Vãn Chu -diễn ra cùng ngày.

Tuy nhiên, trong buổi họp báo thường ngày tại Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 11/12, người phát ngôn Lục Khảng đã phản đối nội dung thông báo của phía Ottawa. Ông này khẳng định, phía Canada đã không thông báo kịp thời, thậm chí buộc Trung Quốc phải tìm kiếm thông tin qua các kênh thông tin khác.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc lên án chính phủ Canada đã vi phạm thỏa thuận lãnh sự song phương với điều khoản “trong trường hợp tương tự, chính phủ Canada có trách nhiệm và nghĩa vụ phải kịp thời thông báo cho Đại sứ quán/Lãnh sự quán Trung Quốc ở Canada”.

“Chính phủ Canada đã không làm được điều này. Phía Trung Quốc đã phải tìm hiểu tình hình từ các nguồn tin khác”, ông Lục nói.

“Thời gian đầu tiên khi nắm bắt được tình hình, phía Trung Quốc đã giao thiệp nghiêm khắc với chính phủ Canada”, ông này nhấn mạnh.

Ông Lục Khảng chỉ trích, kể từ thời điểm phát sinh sự việc cho đến nay, phía Canada không cung cấp hết toàn bộ tình tiết vụ việc với Bắc Kinh.

Trước đó, trong buổi họp báo ngày 10/12, người phát ngôn Lục Khảng cũng đã lên án Canada không kịp thời thông báo vụ bắt giữ CFO Huawei cho phía Bắc Kinh nhưng cũng không tiết lộ thời gian chính xác mà nước này phát hiện ra vụ việc.

http://biendong.net/doc-bao-viet/25240-vu-bat-giu-cfo-huawei-roi-ram-chong-roi-ram-tq-to-nguoc-canada-noi-doi.html

 

Vụ TQ bắt giữ cựu nhân viên ngoại giao Canada,

 TBT Hoàn cầu lên tiếng: Tình hình rất nhạy cảm

Ông Hồ Tích Tiến, TBT Thời báo Hoàn cầu đã lên tiếng “dập lửa” khi có nghi ngại cho rằng, Trung Quốc giáng đòn trả đũa lên Canada vì vụ bắt giữ bà Mạnh Vãn Chu.

Hãng tin Reuters vừa dẫn nguồn tin cho biết, Michael Kovrig – cựu nhân viên ngoại giao Canada kiêm chuyên gia phân tích Trung Quốc của Nhóm nghiên cứu khủng hoảng quốc tế – tổ chức phi chính phủ – đã bị bắt giữ ở Trung Quốc.

Tuy nguyên nhân vụ việc vẫn chưa được tiết lộ nhưng một số ý kiến cho rằng, vụ việc của ông Kovrig có thể là đòn trả đũa của Bắc Kinh với Ottawa vì vụ bắt giữ Giám đốc tài chính Huawei Mạnh Vãn Chu.

Ngay sau khi thông tin được công bố, Tổng biên tập Thời báo Hoàn cầu Hồ Tích Tiến đã tiếng về vụ việc.

Trên tài khoản Weibo cá nhân, ông này khẳng định đây là một thông tin “chưa đủ độ tin cậy” khi giới chức Trung Quốc và Canada hiện đều chưa đưa ra câu trả lời về vấn đề này.

“Nếu đây là sự thật, thì cũng không có bằng chứng nào cho thấy đó là sự trả đũa từ chính phủ Trung Quốc cho vụ bắt giữ bà Mạnh Vãn Chu. Nếu thế giới bên ngoài liên tưởng như vậy, đó là vì vụ bắt giữ bà Mạnh Vãn Chu là sự việc quá đáng, khiến dư luận tự nhiên nghĩ rằng Trung Quốc sẽ trả đũa”, ông Hồ Tích Tiến viết.

Ông này chỉ trích, đây là hai vụ việc hoàn toàn khác nhau khi “bà Mạnh Vãn Chu là một doanh nhân và bị bên thứ ba là Canada bắt giữ dù bà này không vi phạm luật pháp nước sở tại trong khi ông Michael Kovrig đang hoạt động ở Trung Quốc nên nếu thực sự bị bắt giữ là do ông đã vi phạm phát luật Trung Quốc”.

Tổng biên tập Thời báo Hoàn cầu nhấn mạnh tình hình hiện nay rất nhạy cảm và sự nhạy cảm này xuất phát từ áp lực “thiếu công bằng” của Mỹ đối với Huawei và sự bắt tay với Canada để bắt giữ bà Mạnh.

Theo tài liệu công khai, cựu nhân viên Canada Michael Kovrig có bằng Thạc sĩ tại Đại học Columbia, Mỹ, thông thạo tiếng Anh, Trung, Pháp và từng được cử làm chuyên gia truyền thông chiến lược của Liên Hợp Quốc tại các trụ sở ở Bắc Kinh, Hồng Kông và New York.

Sau khi nghỉ hưu, ông Michael Kovrig chủ yếu tham gia vào lĩnh vực nghiên cứu ngoại giao và quốc phòng Trung Quốc, từng có nhiều bài viết chỉ trích các chính sách của Bắc Kinh và ủng hộ thái độ cứng rắn đối với nước này.

Ông này cũng từng gặp gỡ Phó Ban liên lạc đối ngoại trung ương ĐCSTQ Quách Nghiệp Châu tại Bắc Kinh vào ngày 7/8 vừa qua trên cương vị cố vấn cấp cao của Nhóm nghiên cứu Khủng hoảng quốc tế. Hai ông đã trao đổi quan điểm về các vấn đề quốc tế và khu vực mà hai bên cùng quan tâm.

http://biendong.net/doc-bao-viet/25239-vu-tq-bat-giu-cuu-nhan-vien-ngoai-giao-canada-tbt-hoan-cau-len-tieng-tinh-hinh-rat-nhay-cam.html

 

Vụ sếp Huawei bị bắt: Sợ “tự đốt nhà”,

 TQ không dám đưa Apple vào tầm ngắm

Apple có “kim bài miễn tử” kể cả khi bà Mạnh Vãn Chu bị dẫn độ và bị tuyên án tù nhiều năm.

Trung Quốc có tấn công Apple không?

Theo BBC, Trung Quốc từ lâu đã cảm thấy Mỹ quá bất công với các hãng công nghệ lớn của nước này – cụ thể là Huawei, một trong những niềm tự hào của Bắc Kinh và có thể cạnh tranh trên thương trường với hãng Apple.

Nếu so với “gã khổng lồ” của Mỹ, Huawei còn thua xa doanh thu hàng năm: Apple thu về 266 tỉ USD trong khi Huawei chỉ thu về 100 tỉ USD. Nhưng hiện tại, Huawei đã có bước nhảy vọt trong hoạt động kinh doanh điện thoại thông minh và chỉ thua Samsung về doanh số điện thoại bán ra.

Ngày 11/12, một tòa án Trung Quốc đã cấm kinh doanh các mẫu iPhone cũ trong vụ kiện vi phạm bằng sáng chế kéo dài giữa Apple và Qualcomm. Mặc dù sự kiện này không liên quan gì tới việc Mỹ bắt giữ giám đốc tài chính Huawei, nhưng một số nhà quan sát pháp lí coi đây là màn “lên gân” của Trung Quốc giữa thời kì thương chiến căng thẳng.

Tuy nhiên, một chuyên gia cho hay, Apple có “kim bài miễn tử” kể cả khi bà Mạnh bị dẫn độ và bị tuyên án tù nhiều năm.

Cụ thể, Apple không chỉ bán sản phẩm cho thị trường Trung Quốc mà Apple còn sản xuất các sản phẩm tại đây. Năm 2017, Apple ước tính chỉ riêng các công đoạn chế tạo, hệ thống đại lí, phân phối – chưa kể tới hoạt động nghiên cứu và phát triển phần mềm – thì hãng này đã tạo ra 4,8 triệu việc làm cho người dân Trung Quốc.

Hơn thế nữa, Apple còn mở một số các trung tâm nghiên cứu tiên tiến, hiện đang là cái nôi đào tạo những nhân sự sáng giá nhất của Trung Quốc.

“Apple có mối quan hệ với chính phủ Trung Quốc bởi hãng cung cấp rất nhiều việc làm cho thị trường này,” nhà phân tích Dan Ives từ hãng đầu tư Wedbush nói.

“Nếu Trung Quốc quyết trừng phạt Apple, thì xét theo khía cạnh nào đó, chẳng khác gì họ đang tự đốt nhà của mình cả.”

Đại diện của Apple đã từ chối bình luận.

Mỹ – Trung vẫn còn nhiều phụ thuộc

Tờ BBC dẫn một số lời Thời báo Hoàn Cầu (Trung Quốc) viết về vụ bắt giữ: “Động thái chèn ép Huawei của Washington sẽ khiến Mỹ phải trả giá. Trừng phạt các công ty Trung Quốc như Huawei sẽ khiến Mỹ bị cô lập khỏi nền kinh tế công nghệ của tương lai.”

Đây không phải là lời nói suông của Trung Quốc, khi chính các tập đoàn công nghệ của Mỹ cũng lo lắng khi sếp Huawei bị bắt tại Canada. Báo cáo của hãng Apple cho biết 20% doanh thu của hãng trong năm vừa qua có phụ thuộc vào Trung Quốc.

Ông Ives nhận định chắc hẳn Apple đang cảm thấy “nóng gáy” trong thời điểm hiện tại. Hãng Wedbush ước tính có khoảng 350 triệu chiếc iPhone trên khắp thế giới đang sắp tới thời kì mà người dùng muốn nâng cấp, thay thế. Trong số đó, người dân Trung Quốc sở hữu 70 triệu chiếc.

“Tức là khoảng 1/4 con số tăng trưởng của Apple trong 3-4 năm tới sẽ tới từ Trung Quốc,” ông Ives nói.

Bên ngoài tòa án tại Vancouver, nhiều thành viên của cộng đồng người Trung Quốc tại Canada đã giơ tấm bảng đề nghị “Thả bà Mạnh” và nói rằng họ cảm thấy Mỹ đang chèn ép Huawei nói riêng và Trung Quốc nói chung.

Theo Yahoo News, một số công ty Trung Quốc đã bắt đầu triển khai việc khuyến khích nhân viên sử dụng sản phẩm của Huawei thay vì hàng của Apple.

Các nhân viên còn được tài trợ một khoản tiền hỗ trợ nhất định khi bán lại iPhone để mua điện thoại Huawei.

Sự thành công của Huawei không chỉ tới từ những chiếc điện thoại thông minh, mà tới từ các thiết bị viễn thông mà hãng này sản xuất. Huawei đang ở ngưỡng cửa quan trọng cho việc triển khai công nghệ 5G – thế hệ mạng di động với công nghệ đặc biệt đột phá.

“Các nhà đầu tư không hề muốn vụ bắt giữ CFO của Huawei xảy ra bởi nó có thể kích động các động thái trả đũa Mỹ – Trung,” ông Ives nói.

Bên cạnh đó, Tờ Hoàn cầu còn viết: “Một số các công ty phương Tây đang sử dụng biện pháp chính trị để ngăn cản nỗ lực của Huawei tại thị trường những nước này.”

“Việc từ chối mở cửa thị trường theo hướng đôi bên cùng có lợi đồng nghĩa với việc phương Tây sẽ không nhận được bất kì lợi ích nào từ công nghệ tiên tiến của Trung Quốc,” tờ báo kết luận.

http://biendong.net/diem-tin/25241-vu-sep-huawei-bi-bat-so-tu-dot-nha-tq-khong-dam-dua-apple-vao-tam-ngam.html

 

Kêu gọi đánh tàu Mỹ ở Biển Đông,

đại tá TQ bộc lộ tham vọng về Đài Loan

Một quan chức cấp cao trong quân đội Trung Quốc hối thúc nước này đưa tàu chiến đối đầu với Mỹ nếu Hải quân Hoa Kỳ tiến vào Biển Đông, vùng biển mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền phi pháp, bất chấp phán quyết của Tòa án quốc tế ở La Hay năm 2016.

Ông Dai Xu, đại tá cấp cao của Không quân Trung Quốc, chủ tịch Viện Hợp tác và An toàn Hàng hải, cho rằng hải quân nước này nên sử dụng vũ lực để chống lại các hoạt động tự do hàng hải của Hoa Kỳ ở Biển Đông, Taiwan News đưa tin hôm Chủ nhật (9/12).

Phát biểu tại một hội nghị do tờ báo Hoàn Cầu (Global Times) tổ chức, ông Dai nói: “Nếu tàu chiến Hoa Kỳ đột nhập vào vùng biển Trung Quốc một lần nữa, tôi đề nghị nên cử hai tàu chiến: một để ngăn chặn nó và một tàu khác để đâm thủng nó”. Ông này tuyên bố: “Trong lãnh hải của chúng ta, chúng ta sẽ không cho phép tàu chiến Mỹ tạo ra sự xáo trộn.”

Theo Business Insider, ông Dai nổi tiếng với những lời hùng biện mang tính gây hấn, ông ta lập luận rằng các hoạt động tự do hàng hải của Hải quân Hoa Kỳ (FONOPS) là những hành động khiêu khích nhằm phá hoại chủ quyền của Trung Quốc, hơn là nhằm đảm bảo tự do hàng hải trong vùng biển quốc tế.

Trái ngược với thời Obama, Hoa Kỳ dưới chính quyền Tổng thống Trump đang tiến hành nhiều hoạt động thường xuyên trên Biển Đông để phản đối sự bành trướng của Trung Quốc trong khu vực và đảm bảo các tuyến đường thủy quốc tế tự do và cởi mở.

Theo Business Insider, Thời báo Hoàn cầu được biết đến là tờ báo thường có những bài mang tính khiêu khích, được thiết kế có chủ đích để thu hút công chúng và có khác biệt với các phương tiện truyền thông nhà nước cứng nhắc hơn như Tân Hoa Xã.

Business Insider bình luận, tuyên bố của ông Dai phù hợp với xu hướng đó, vì ông ta dường như hoan nghênh tình trạng gia tăng căng thẳng, gợi ý rằng cuộc đối đầu ở Biển Đông có thể tạo cơ hội cho Trung Quốc đại lục chiếm lại Đài Loan.

Đài Loan từng cử tàu chiến tới Biển ĐôngĐài Loan từng cử tàu chiến tới Biển Đông để phản đối tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc, sau khi tòa án quốc tế ở La Hay ra phán quyết tháng 7/2016 bác bỏ cơ sở pháp lý của Bắc Kinh. Trong ảnh là nữ Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn thăm tàu chiến Kang Ding (Ảnh: EPA)

“Nó sẽ thúc đẩy tốc độ thống nhất Đài Loan của chúng ta”, ông Dai Xu phát biểu tại hội nghị. “Chúng ta hãy sẵn sàng và chờ đợi. Một khi cơ hội chiến lược xuất hiện, chúng ta nên sẵn sàng chiếm lấy Đài Loan.”

Ông Peter Mattis, cựu chuyên phân tích của CIA và là thành viên của Chương trình Trung Quốc thuộc Quỹ Jamestown, cho rằng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có thể đang tìm cách nâng cao hình ảnh trong nước của ông như một nhà lãnh đạo trong những năm tới bằng việc cố gắng thống nhất Đài Loan.

Nói với news.com.au vào tháng 9, ông Mattis mô tả Đài Loan là điểm nóng trên thế giới vì mối đe dọa từ Trung Quốc – thậm chí còn nghiêm trọng hơn cả mối căng thẳng gia tăng ở Biển Đông và Biển Hoa Đông.

“Có một số lý do rất chính đáng để lo ngại về một cuộc khủng hoảng khác tại eo biển Đài Loan trong vài năm tới”, ông Mattis nói.

http://biendong.net/bi-n-nong/25228-keu-goi-danh-tau-my-o-bien-dong-dai-ta-tq-boc-lo-tham-vong-ve-dai-loan.html

 

Nạn buôn phụ nữ sang Trung Quốc làm vợ

lan rộng ở nhiều nước Đông Nam Á

Bị bắt cóc, bị bán như một món hàng sang Trung Quốc để làm vợ nhưng rồi lại rơi vào những hoàn cảnh thương tâm, hàng chục ngàn phụ nữ ở nhiều nước như Cam Bốt, Lào, Miến Điện và Việt Nam đang là nạn nhân của tệ buôn người. AFP ghi nhận hiện trạng qua một vài trường hợp điển hình ở Cam Bốt và Việt Nam.

Tại Cam Bốt, hãng tin Pháp nêu ra trường hợp của cô Nary (tên đã thay đổi theo yêu cầu nhân chứng). Khi mới 17 tuổi cô bị chính anh trai mình đưa sang Trung Quốc bán làm vợ cho một người đàn ông nước này với giá 3.000 đô la. Một năm rưỡi sau, cuộc hôn nhân nhanh chóng đổ vỡ, cô phải trở về nước không một đồng tiền trong túi, để lại đứa con nhỏ không có cơ hội gặp lại.

Phụ nữ trẻ ở nhiều nước Đông Nam Á đang vô hình trở thành nạn nhân của tình trạng thiếu nữ thừa nam ở Trung Quốc. Do chính sách 1 con duy nhất được áp dụng từ năm 1979 đến năm 2015, dân số Trung Quốc giờ đây thừa ra 33 triệu đàn ông.

Những người đàn ông « bị dư », thường là những nông dân sống trong các vùng hẻo lánh xa xôi, những người có thu nhập thấp. Không có cơ hội kiếm được một người vợ nội địa, họ tìm cách nhập khẩu từ bên ngoài biên giới.

Trong khi đó ở các nước láng giềng của Trung Quốc, không ít phụ nữ sống trong cảnh túng quẫn, mơ ước thoát nghèo, bị gia đình thúc ép hoặc là nạn nhân của những kẻ buôn người đã phải rời quê hương đi làm vợ xứ người.

Theo điều tra của AFP, giá để mua một người vơ Cam Bốt khoảng từ 10 đến 15 nghìn đô la. Nhưng đa số khoản tiền này rơi vào túi của những kẻ môi giới Trung Quốc và Cam Bốt. Gia đình của cô dâu chỉ được nhận khoảng từ 1.000 đến 3.000 đô la. Tuy nhiên, đây cũng là một khoản tiền không nhỏ cho những gia đình cô dâu nghèo khó.

Trở lại với trường hợp của cô Nary kể trên. Người chồng của cô đã bỏ ra 10 nghìn đô la mua cô về làm vợ. Người anh trai của cô được nhận 3.000 đô la, tiền còn lại được chia cho những người môi giới. Nary thổ lộ : « Gia đình tôi nghèo lắm, tôi muốn giúp đỡ gia đình bằng cách lấy chồng Trung Quốc và thế là tôi nhắm mắt bước chân ra đi ».

Hành trình đi lấy chồng của Nary được bắt đầu bằng tấm visa du lịch đưa cô đến Thượng Hải cùng với nhiều cô gái trẻ khác. Cô kể lại : « Chúng tôi được đưa đến một ngôi nhà trong đó đã có nhiều phụ nữ Cam Bốt chở ở đó. Vài ngày sau, nhiều người đàn ông Trung Quốc đến để lựa chọn ».

Tiền mà người ta hứa trả cho cô không hề có. Ông chồng mà người môi giới nói là « một bác sĩ đẹp trai và giàu có » thực ra là một anh công nhân xây dựng.

Cuộc hôn nhân của Nary đổ vỡ chỉ một tháng sau khi cô sinh con. Bắt đầu là những mâu thuẫn với mẹ chồng. Gia đình chồng yêu cầu con trai ly dị. Nary ra khỏi nhà, tìm một công việc trong một xưởng thủy tinh gần đó.

Nhưng visa du lịch hết hạn nên cô bị bắt và đưa về một trại tập trung trong suốt một năm cùng hàng chục phụ nữ Việt Nam, Cam Bốt khác cũng rơi vào trường hợp tương tự. Được thả khỏi trại tạm giam, cô đã tìm đường trở về Cam Bốt, nhưng cô không bao giờ gặp lại đứa con.

Không hề có một con số thống kê chính thức nào về số phụ nữ Cam bốt sang lấy chồng bên Trung Quốc. Chỉ là những ước tính, theo đó tối thiểu cũng phải là con số hàng nghìn.

Trung Quốc có luật cấm hôn nhân cưỡng ép. Còn theo luật pháp Cam Bốt, những nhân viên môi giới hôn nhân theo kiểu mua bán như trên có thể bị kết án tù 15 năm. Thế nhưng, các vụ kiện vẫn thường khó xảy ra vì những kẻ môi giới sẵn sàng bỏ 5.000 đô la để mua sự im lặng của các cô gái.

Việt Nam : Những bà mẹ đi tìm con gái mất tích

Tình hình ở các nước láng giềng Trung Quốc cũng không khá hơn ở Cam Bốt. Thí dụ như Việt Nam, AFP ghi lại câu chuyện thương tâm về những người mẹ đi tìm con gái bị bán sang Trung Quốc.

Đó là trường hợp của bà Vu Thi Dinh ở huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Từ nhiều tuần qua, bà lặn lội đi tìm đứa con gái bị mất tích ở gần biên giới với Trung Quốc. Trong vùng biên giới núi non hiểm trở gần đây xuất hiện những đường dây tội phạm bắt cóc thiếu nữ để bán sang Trung Quốc làm vợ.

Con gái bà là Dua cùng với đứa bạn thân tên Di, đều 16 tuổi, đã bị mất tích từ hồi tháng Hai năm nay khi đang đi chơi gần nhà ở huyện Mèo Vạc, một huyện miền núi nằm sát biên giới Trung Quốc. Cũng như bà Dinh, bà Ly Thi My mẹ của em Di đều tin rằng con gái của họ đã bị bọn buôn người bắt cóc bán sang Trung Quốc làm vợ.

Những kẻ buôn người có thể tìm kiếm các cô gái ở những phiên chợ Chủ Nhật hay trên mạng xã hội. Có những cô gái chấp nhận sang Trung Quốc trước những lời hứa hẹn sẽ có được một gia đình hạnh phúc, công ăn việc làm tốt…

Ông Lê Quỳnh Lân, làm việc cho tổ chức phi chính phủ Plan International cho AFP biết : « Các cô gái qua bên kia biên giới cũng chỉ để kiếm sống, nhưng họ có thể dễ dàng rơi vào bẫy của bọn buôn người ».

Theo các con số chính thức, Việt Nam có thống kê có khoảng 3.000 trường hợp nạn nhân của tệ buôn người trong khoảng từ 2012-2017, đa số là các phụ nữ trẻ. Nhưng những con số thống kê như vậy mới chỉ dựa trên những trường hợp được giải thoát hoặc tự trở về quê. Nhiều trường hợp bị bắt cóc không thống kê được và con số những người bị mất tích còn cao hơn, theo ông Lê Quỳnh Lân.

Ông Triệu Phi Cương, một cán bộ cơ quan điều tra tội phạm của Mèo Vạc thì với chiều dài đường biên giới dài hơn 1.300 km, địa hình hiểm trở, việc kiểm soát nạn buôn người qua biên giới gặp rất nhiều khó khăn. Trong khi đó, theo nhiều phụ nữ được hỏi, các nạn nhân không nhận thức được khi nào thì họ trở thành con mồi của những kẻ buôn người.

Lấy chồng người Trung Quốc, bản chất của sự việc không phải là chuyện xấu xa gì, nhưng điều tồi tệ là những người phụ nữ trở thành món hàng kiếm lời của đường dây buôn người và vấn nạn đang lan sang các nước khác như Lào hay Miến Điện.

(Tổng hợp từ AFP)

http://vi.rfi.fr/chau-a/20181212-nan-buon-phu-nu-sang-trung-quoc-lam-vo-lan-rong-o-nhieu-nuoc-dong-nam-a

 

Nhật Bản sẽ có tàu sân bay

Nhật Bản có kế hoạch biến tàu đổ bộ chở trực thăng Izumo thành tàu sân bay theo một chương trình quốc phòng cơ bản mới sẽ được thông qua trong tháng này.

Theo báo Nikkei Asian Review, kế hoạch trên được tiết lộ trong bản phác thảo của chương trình do chính phủ đệ trình tại một cuộc họp về an ninh quốc gia tại Văn phòng Thủ tướng ngày 11-12.

Bản phác thảo nói rằng tàu Izumo của Lực lượng Phòng vệ trên biển Nhật sẽ được biến đổi thành một tàu sân bay , cho phép đảo quốc này triển khai các chiến đấu cơ F-35 cất cánh nhanh và hạ cánh thẳng đứng do Mỹ sản xuất trên tàu.

Những người chỉ trích nói rằng nếu tàu Izumo được biến đổi như thế, nó sẽ trao cho Nhật khả năng tấn công các căn cứ quân sự nước ngoài, dù Tokyo nhiều lần phủ nhận điều này. Cách diễn dịch hiến pháp hòa bình của Nhật hiện tại giới hạn năng lực quân sự của nước này trong phạm vi tự vệ.

Bản phác thảo nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phòng thủ trong những khu vực mới bao gồm vũ trụ, không gian mạng và chiến tranh điện tử. Nó cũng kêu gọi việc tích hợp các lực lượng phòng vệ trên bộ, trên biển và trên không nhằm hỗ trợ các chiến dịch phối hợp.

Vào lúc bắt đầu cuộc họp, Thủ tướng Shinzo Abe khẳng định chính phủ Nhật nên “từ bỏ khái niệm hiện hữu về phòng thủ trên bộ, trên biển và trên không, đồng thời tiến hành các cải cách với tốc độ chưa từng có tiền lệ”.

Chính phủ Nhật dự định thông qua chương trình quốc phòng mới tại một cuộc họp nội các vào ngày 18-12. Trong ngày 11-12, đảng Dân chủ Tự do cầm quyền và đối tác liên minh Komeito đã họp để thảo luận bản phác thảo trên.

http://biendong.net/doc-bao-viet/25234-nhat-ban-se-co-tau-san-bay.html

 

Seoul và Bình Nhưỡng xác minh

việc dỡ bỏ đồn biên phòng

Mai Vân

Vào hôm nay, 12/12/2018, binh sĩ hai miền Nam và Bắc Triều Tiên đã bắt đầu công việc kiểm tra để chứng thực việc dỡ bỏ các trạm kiểm soát biên giới trong vùng phi quân sự phân chia hai nước.

Để thực hiện việc kiểm tra chéo, binh sĩ hai bên đã lần đầu tiên vượt qua biên giới một cách hòa bình để tiến vào lãnh thổ của phía bên kia.

Việc loại bỏ 20 đồn bót dọc theo biên giới giữa hai nước đã được quyết định tại hội nghị thượng đỉnh Bình Nhưỡng vào tháng 9 vừa qua. Bắc Triều Tiên đã dùng chất nổ để phá hủy 10 đồn biên phòng của họ, trong lúc Hàn Quốc thì dùng máy xúc để san bằng các cơ sở của mình.

Kim Jong Un khó có thể thăm Seoul trong năm nay

Tiến trình hòa giải Nam-Bắc Triều Tiên đã đạt được những bước tiến đáng kể trong thời gian gần đây. Sau các Hội nghị Thượng đỉnh Moon-Kim ở Bàn Môn Điếm rồi ở Bình Nhưỡng, mọi người đang chờ đợi một Thượng Đỉnh Liên Triều ở Seoul ngay trong năm nay.

Tuy nhiên, theo hãng tin Hàn Quốc Yonhap, một lãnh đạo cao cấp thuộc văn phòng phủ tổng thống Hàn Quốc hôm nay cho biết là lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un khó có thể đến Seoul trong thời gian này.

Cho dù vậy, phủ tổng thống Hàn Quốc vẫn lên kế hoạch chuẩn bị đón tiếp dù chưa có gì được quyết định.

Trong thỏa thuận đạt được tại hội nghị thượng đỉnh Liên Triều tại Bình Nhưỡng hồi tháng 9 vừa qua, Kim Jong Un đã đồng ý đến Seoul “vào một ngày sớm nhất”, và tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In, đã đấy có thể là vào cuối năm nay.

Theo hãng Yonhap, Bình Nhưỡng vẫn ngần ngại chưa xác định thời gian chuyến thăm Seoul của ông Kim, một phần vì lý do an ninh và một phần khác vì đàm phán phi hạt nhân hóa với Mỹ không tiến triển tốt.

Bên cạnh đó, lịch trình tháng 12 rất chặt chẽ đối với Bắc Triều Tiên, với ngày 17 tháng 12 là ngày giỗ của Kim Jong Il, cha của đương kim lãnh đạo. Mặt khác, chính quyền Bình Nhưỡng phải dành thời giờ tổng kết cuối năm và chuẩn bị bài phát biểu năm mới của ông Kim Jong Un.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20181212-seoul-va-binh-nhuong-xac-minh-viec-do-bo-don-bien-phong

 

Ấn Độ : Đảng Quốc Đại đối lập thắng lớn

 tại cứ địa của đảng cầm quyền

Mai Vân

Tại Ấn Độ kết quả bầu cử Nghị Viện địa phương tại 5 bang vào hôm qua, 11/12/2018, đã rất thuận lợi cho đảng đối lập Quốc Đại. Đây là một kết quả đáng khích lệ đối với phe đối lập trước cuộc bầu cử Quốc Hội vào năm tới, vì đã thắng ở những bang vốn là cứ địa của đảng cầm quyền BJP của thủ tướng Narendra Modi.

Thông tín viên RFI, Antoine Guinard, phân tích từ New Delhi :

Đảng viên và cảm tình viên của đảng Quốc Đại đã vui mừng trước tổng hành dinh của đảng ở New Delhi, vì thắng lợi của đối lập đã trở nên rất hiếm hoi trong những năm gần đây. Đảng của Rahul Gandhi đã trở lại nắm quyền ở Rajasthan, và nhất là đã thắng lớn ở bang Chhattisgarsh, và suýt giành được đa số tuyệt đối ở Madhya Pradesh, hai thành trì của đảng cầm quyền BJP.

Cách đây 5 năm đảng Quốc Đại đã thất bại nặng nề tại 3 bang nói trên, và một thời kỳ khổ nhọc bắt đầu và ngày càng đau đớn hơn với việc đảng BJP lên nắm quyền vào năm 2014.

Đảng BJP của ông Modi đã dần dần kiểm soát được 2/3 các bang Ấn Độ trong những năm qua. Nhưng hôm qua (11/12/2018), ông Modi đã công nhận thất bại trong lần bỏ phiếu này.

Vẫn còn quá sớm để nói là xu hướng này sẽ kéo dài cho đến cuộc bầu cử Quốc Hội vào tháng 5 sắp tới, nhưng dẫu sao thì kết quả lần này đã tạo sức bật cho đảng Quốc Đại, mang lại uy tín để đảng này có thể liên minh với các đảng địa phương, và đóng vai trò mũi tấn công chính đáng của phe đối lập.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20181212-an-do-dang-quoc-dai-doi-lap-thang-lon-tai-cu-dia-cua-dang-cam-quyen

 

Đa số người Philippines tin được Mỹ bảo vệ

Thu Hằng

Khoảng 61% người dân Philippines tin rằng cam kết quốc phòng của Hoa Kỳ đối với quốc gia đồng minh Đông Nam Á là vững chắc. Đây là kết quả một cuộc khảo sát được tổ chức Social Weather Station công bố ngày 12/12/2018.

Cụ thể, theo trang Philstar, có 31% người dân tin tưởng mạnh mẽ và 30% phần nào tin rằng Hoa Kỳ sẽ bảo vệ quốc gia Đông Nam Á, đồng minh lâu năm của Mỹ. Gần một nửa trong số họ (47%) biết đến Hiệp ước Phòng thủ Hỗ tương (MDT) được hai nước ký kết năm 1951.

Vẫn theo cuộc khảo sát trên, khoảng 67% trong số những người nắm rõ về tranh chấp hàng hải tại Biển Đông tin rằng Hoa Kỳ sẽ bảo vệ Philippines trong trường hợp bị xâm chiếm. Niềm tin vào cam kết quốc phòng của Washington còn cao hơn, ở mức 82% trong số những người có kiến ​​thức sâu rộng về vấn đề Biển Đông (Philippines gọi là Biển Tây Philippines), nơi Trung Quốc tự tuyên bố chủ quyền trên phần lớn khu vực.

Vùng Mindanao tiếp tục nằm trong thiết quân luật

Ngày 12/12/2018, Quốc Hội Philippines thông qua quyết định triển khai thêm tình trạng thiết quân luật tại vùng Mindanao cho đến cuối năm 2019, sau khi tổng thống Duterte yêu cầu duy trì các biện pháp an ninh nghiêm ngặt để ngăn chặn lực lượng thánh chiến Hồi Giáo quay lại vùng này. Quyết định bị phe đối lập chỉ trích vì theo họ tình hình đã yên ổn ở Mindanao.

Mindanao là một trong những vùng nghèo nhất Philippines, phần lớn người dân theo Hồi Giáo. Tình trạng tội phạm, cướp biển, các phe nổi dậy có vũ trang, liên tục hoành hành trong khu vực này từ nhiều thập niên qua.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20181212-philippines-35-nguoi-dan-tin-rang-my-se-bao-ve-philippines