Tin khắp nơi – 12/11/2018
Tổng thống Trump
Khắc tinh của ‘Trung Hoa mộng’
Thời gian qua, những doanh nhân, doanh nghiệp từng bị hàng “Made in China” đè đầu cưỡi cổ có lẽ cảm thấy phần nào được an ủi, khi Tổng thống Mỹ Donald Trump liên tiếp tung ra những gói thuế quan lên đến hàng trăm tỷ USD nhắm vào hàng hóa Trung Quốc.
Điều này cũng dễ hiểu, do hàng Trung Quốc từ lâu đã gây nhiều bức xúc cho các doanh nghiệp lẫn người tiêu dùng, vì là tập hợp của nhiều vấn đề: Từ hàng giả/hàng nhái, cho đến vi phạm sở hữu trí tuệ, cạnh tranh không lành mạnh, lao động cưỡng bức…
Nhà ‘vô địch’ hàng giả
Theo The Counterfeit Report (TCP), một cơ quan nghiên cứu chống hàng giả có trụ sở ở Hoa Kỳ, Trung Quốc sản xuất 80% hàng giả trên thế giới. Tương tự, báo cáo của GIPC thuộc Phòng Thương mại Hoa Kỳ (USCC) cho biết khoảng 86% số hàng nhái trên thế giới hiện nay có xuất xứ từ Trung Quốc.
“Trung Quốc sản xuất 80% hàng giả thế giới… Họ đang phá hủy nền kinh tế của chúng ta, họ đang phá hủy các trung tâm mua sắm, các cửa hàng bán lẻ”, Craig Crosby, sáng lập viên TCP, nhận xét.
Sự bùng nổ kinh tế của Trung Quốc đã tạo nên một lớp trẻ chuộng hàng hiệu, một xã hội đánh giá con người dựa trên những gì họ mặc, xe họ đi, dùng điện thoại nào… Hệ quả là nhiều người tiêu dùng không thể mua hàng hiệu chuyển sang các sản phẩm nhái để có thể “bằng bạn bằng bè”.
Một cuộc khảo sát của trường đại học Curtin University, Australia cho thấy gần 3/4 số người tiêu dùng tại các trung tâm mua sắm của Thượng Hải thừa nhận họ có sử dụng hàng giả.
Trong khoảng 2005-2014, số đơn khiếu nại vi phạm bản quyền tại Trung Quốc đã tăng 9 lần lên 133.000 đơn trong khi số vụ án làm hàng giả đã tăng 10 lần lên 11.000 vụ. Báo cáo năm 2017 cho thấy 30% số rượu và 70% số rượu vang tại Trung Quốc là hàng giả.
Theo báo cáo của GIPC, doanh thu từ ngành hàng nhái/hàng giả của Trung Quốc đem về cho nước này 396 tỷ USD mỗi năm.
Cạnh tranh không lành mạnh
Vào ngày 22/3/2018, Tổng thống Trump đã ký một Biên bản ghi nhớ của Tổng thống, lệnh cho Đại diện Thương mại (USTR) và Bộ Tài chính Mỹ tiến hành các biện pháp chống lại Trung Quốc dựa trên kết quả của cuộc điều tra theo Điều 301.
Cuộc điều tra này bắt đầu từ tháng 8/2017, dẫn tới kết luận các chính sách của Trung Quốc cho thấy một loạt hoạt động thương mại không công bằng, như bán phá giá, sử dụng những hạn chế về quyền sở hữu nước ngoài để chèn ép các nhà đầu tư Mỹ…
Ngoài ra, Washington cũng tuyên bố tìm thấy bằng chứng cho thấy Bắc Kinh áp đặt điều khoản không công bằng đối với các công ty Mỹ, hướng các khoản đầu tư ở Mỹ vào các ngành công nghiệp chiến lược, và hỗ trợ tấn công không gian mạng.
Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OCDE), Trung Quốc là nước công nghiệp áp dụng nhiều quy định hạn chế nhất trên thế giới đối với các doanh nghiệp nước ngoài. Nếu các công ty Trung Quốc được tự do đầu tư vào phương Tây, thì các công ty nước ngoài ở Trung quốc lại không được phép đầu tư vào các lĩnh vực ngân hàng, viễn thông, hoặc truyền thông…
‘Cướp’ tài sản trí tuệ
Theo báo cáo của Ủy ban Sở hữu trí tuệ (SHTT) thuộc Cục Nghiên cứu Châu Á, thiệt hại hàng năm do trộm SHTT đối với nền kinh tế Mỹ có thể lên đến 600 tỷ USD.
Ủy ban SHTT cho biết Trung Quốc là nước xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hàng đầu trên thế giới, chịu trách nhiệm khoảng 50-80% thiệt hại từ việc đánh cắp SHTT.
Trung Quốc sử dụng nhiều chiến thuật để thâu tóm thông tin, như buộc các công ty nước ngoài hợp tác với các công ty trong nước và chuyển giao công nghệ và bí quyết của họ để có thể tiếp cận thị trường Trung Quốc. Các công ty cũng được yêu cầu chuyển giao sản xuất, nghiên cứu và phát triển của họ, cũng như đặt lưu trữ dữ liệu ở nước này.
Theo Nhà Trắng, Trung Quốc cũng đã có khả năng truy cập bất hợp pháp vào mạng máy tính của các doanh nghiệp Mỹ và thường đánh cắp thông tin thương mại của họ.
Một báo cáo của Bloomberg ngày 5/10 dẫn 17 nguồn tin tình báo và doanh nghiệp cho biết tình báo Trung Quốc đã cài chip vào thiết bị của khoảng 30 công ty và nhiều cơ quan chính phủ Mỹ.
Chi phí rẻ nhờ cưỡng bức lao động
Lao động cưỡng bức ở Trung Quốc ít được chú ý, bất kể thập kỷ được biết đến như ‘công xưởng’ của thế giới, theo The Diplomat.
Vụ đầu tiên và tồi tệ nhất bị phanh phui ra ánh sáng là vụ việc của những “nô lệ lao động” gồm người già, trẻ em và người khuyết tật trong lò gạch. Vào mùa hè năm 2007, tin tức công khai cho biết nhiều người ở nông thôn đã bị bắt cóc và buộc phải làm việc trong các lò nung ở tỉnh Sơn Tây. Vụ việc được phát hiện khi các bậc cha mẹ cùng nhau tìm kiếm những đứa con mất tích của họ.
Nhiều ngành công nghiệp khác ở Trung Quốc cũng dựa vào lực lượng lao động rẻ và lao động cưỡng bức để kiếm lợi. Và một nhóm đối tượng phổ biến của lao động cưỡng bức là sinh viên thực tập từ các trường dạy nghề. Sinh viên buộc phải chấp nhận thực tập tại các ngành công nghiệp sản xuất – bất kể nó có liên quan đến ngành học của họ hay không – vì bị đe dọa sẽ không được tốt nghiệp nếu từ chối.
Tình trạng ghim giữ lương công nhân ở Trung Quốc cũng rất phổ biến, đặc biệt trong ngành xây dựng, nơi tiền lương bị giữ lại tới 1 năm và người lao động không có hợp đồng lao động, phải làm thêm giờ quá mức và bất hợp pháp.
Ngoài nạn cưỡng bức lao động tại các doanh nghiệp, Trung Quốc còn bị phê phán về hệ thống các trại cải tạo lao động của nhà nước, thực chất là những cơ sở bóc lột sức lao động của các tù nhân. Những trại lao động này hoạt động tràn lan dưới thời cựu Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Giang Trạch Dân, sau khi ông ta phát động một cuộc trấn áp đối với học viên Pháp Luân Công.
Pháp Luân Công tại Hoa KỳSự tương phản giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, nhìn từ cuộc đàn áp Pháp Luân Công: Ảnh bên trái là công an Trung Quốc bắt bớ các học viên Pháp Luân Công tại quảng trường Thiên An Môn. Ảnh bên phải là hàng ngàn học viên Pháp Luân Công từ nhiều quốc gia tập luyện bên cạnh tòa nhà Nghị viện Hoa Kỳ, thủ đô Washington (Ảnh: Fofg/Minghui)
Một năm sau khi nhậm chức, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã chính thức bãi bỏ các trại lao động cải tạo ở Trung Quốc vào năm 2013. Tuy nhiên, các nhà hoạt động nhân quyền nhận định khả năng hoạt động cưỡng bức lao động vẫn diễn ra tại các cơ sở giam giữ ở Trung Quốc, theo báo cáo của Tổ chức Ân xá Quốc tế.
Một phần của ‘Giấc mộng Trung Hoa’
Ngày 29/11/2012, Tổng Bí thư Trung Quốc Tập Cận Bình cùng một nửa Ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị tham quan triển lãm “đường tới phục hưng” tại Bảo tàng Quốc gia Trung Quốc.
Trong sự kiện này, ông Tập đã đề cập tới “Giấc mộng Trung Hoa” và định nghĩa “thực hiện thành tựu phục hưng sự vĩ đại của dân tộc Trung Hoa là giấc mơ lớn nhất thời kỳ cận đại”.
Để hiện thực hóa giấc mộng này, yếu tố đầu tiên là ngân sách. Và giải pháp của Bắc Kinh chính là đẩy mạnh thương mại, xuất khẩu với các nước. Để thu lợi một cách nhanh nhất và nhiều nhất, các thương nhân Trung Quốc không từ bất kỳ thủ đoạn nào. Chính điều này đã tạo ra các vấn đề với hàng hóa Trung Quốc như đã nêu ở trên.
Sau khi tích lũy tiền bạc rủng rỉnh nhờ thặng dư thương mại với phần lớn thế giới, Bắc Kinh bắt đầu vung tiền cho các kế hoạch thâu tóm công nghệ mang tên “Made in China 2025”; tạo dựng ảnh hưởng địa chính trị qua sáng kiến Vành đai và Con đường; tạo hiện trạng “sự đã rồi” bằng cách ra sức xây dựng đảo phi pháp ở Biển Đông, biến vùng biển quan trọng này thành “ao nhà” của mình với đầy rẫy các tiền đồn quân sự.
Donald Trump – Khắc tinh Trung Hoa mộng
Có lẽ con đường tiến đến “Giấc mộng Trung Hoa” của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ sớm về đích, nếu không bị một quả núi chắn ngang: Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Cho đến nay, vị Tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ gần như đã “phong tỏa” mọi con đường dẫn đến giấc mộng Trung Hoa của ông Tập, từ thương mại, kế hoạch Made in China 2025, sáng kiến Vành đai – Con đường cho đến hành vi tuyên bố chủ quyền phi pháp trên Biển Đông.
Đến thời điểm này, Mỹ đã áp đặt ba vòng thuế quan với hàng nhập khẩu Trung Quốc với tổng trị giá 250 tỷ USD. Ông Trump từng đe dọa đánh thuế lên hầu như tất cả hàng nhập khẩu của Trung Quốc, với tổng giá trị khoảng 500 tỷ USD.
Cuộc chiến thương mại ông Trump đang tiến hành cũng là một đòn đánh vào kế hoạch Made in China 2025 của Trung Quốc.
Made in China 2025 đặc biệt chú trọng nâng cấp ngành sản xuất của Trung Quốc trong 10 lĩnh vực chiến lược. Tuy nhiên, như đã nêu ở trên, thay vì bỏ tiền của, công sức và thời gian để nghiên cứu và phát triển, Bắc Kinh bị cáo buộc đã tìm cách “đánh cắp công nghệ” của các nước khác, thông qua tin tặc, gián điệp, thôn tính công ty và chèn ép các công ty đầu tư vào Trung Quốc.
Trong báo cáo của Đại diện Thương mại Mỹ ngày 22/3, có đến hơn 100 lần cụm từ “Made in China 2025” được nhắc tới. Điều này cho thấy, quan ngại lớn nhất của Tổng thống Trump với Trung Quốc không phải thâm hụt thương mại, mà chính là kế hoạch Made in China 2025.
Tổng thống Donald Trump thực hiện một cuộc điện đàm về thương mại với Tổng thống Pena Nieto của Mexico thông qua một dịch giả, trong Văn phòng Bầu dục. (Ảnh: Samira Bouaou / Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh)Tổng thống Donald Trump thực hiện một cuộc điện đàm về thương mại với Tổng thống Pena Nieto của Mexico thông qua một dịch giả, trong Văn phòng Bầu dục
Về Biển Đông, ông Trump liên tiếp có những hành động cụ thể thách thức tuyên bố chủ quyền phi pháp của Trung Quốc tại đó như ký thông qua hoạt động tự do hàng hải nguyên cả năm, thay vì từng lần như thời cựu Tổng thống Barack Obama.
Gần đây, ông thậm chí đã điều “pháo đài bay” B-52 bay sát các đảo nhân tạo phi pháp của Trung Quốc như một phần của “các hoạt động được lên lịch thường xuyên và được thiết kế để nâng cao khả năng phối hợp qua lại với các đối tác và đồng minh của chúng tôi trong khu vực”, theo lời Trung tá Dave Eastburn, phát ngôn viên Lầu Năm Góc.
Vào tháng 5, Mỹ đã làm Trung Quốc ê mặt khi không cho Bắc Kinh tham gia tập trận Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC), vì “Trung Quốc tiếp tục các hoạt động quân sự hóa Biển Đông gây thêm rắc rối và làm mất ổn định khu vực”, theo lời của ông Christopher Logan, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ.
Quy tụ Nội các chống Trung
Kể từ khi tuyên bố áp dụng biện pháp về thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc hồi tháng 3, ông Trump đã bắt tay vào điều chỉnh lớn trong ban lãnh đạo Nhà Trắng, quy tụ đội ngũ toàn những người thông thạo về Trung Quốc. Có vẻ ông Trump đã chuẩn bị rất kỹ cho việc tiến hành một loạt biện pháp để “ra đòn” với Bắc Kinh nhằm giải quyết triệt để điều mà ông gọi là “mối đe dọa Trung Quốc”.
Từ tháng 3, ông Trump bắt đầu ra tay điều chỉnh lớn về nhân sự Nhà Trắng. Cố vấn kinh tế hàng đầu Gary Cohn xin từ chức do phản đối chính sách thu thuế đối với thép và nhôm, lập tức được ông Trump chấp thuận và thay thế bởi Larry Kudlow – một nhà bình luận nổi tiếng của kênh truyền hình CNBC. Sau khi được bổ nhiệm, ông Larry Kudlow đã nhiều lần chỉ trích hành vi mậu dịch không công bằng của Trung Quốc và kiên quyết ủng hộ chính sách đối với Trung Quốc của ông Trump.
Hầu như cùng lúc, cả hai chức vụ quan trọng hàng đầu là Ngoại trưởng và Cố vấn An ninh Quốc gia cũng đổi chủ. Hai ông Rex Wayne Tillerson và Herbert Raymond McMaster có lập trường ôn hòa đã bị Tổng thống Donald Trump thay thế bởi Mike Pompeo và John Robert Bolton – những người có lập trường cứng rắn với Trung Quốc.
Sau khi cải tổ, vòng trung tâm quyền lực xung quanh Tổng thống Donald Trump gồm toàn những nhân vật bị Bắc Kinh coi là “diều hâu” đối với họ, gồm Ngoại trưởng Mike Pompeo, Cố vấn an ninh quốc gia John Robert Bolton, Chủ nhiệm Ủy ban mậu dịch Nhà Trắng Peter Navarro. Đại diện Thương mại Mỹ Robert Emmet Lighthizer và Bộ trưởng Thương mại Wilbur Louis Ross…
Chỉ sau chưa đầy 2 năm cầm quyền, ông Trump đã khiến Trung Quốc phải nhiều phen điêu đứng. Ông đã thực sự nổi lên như một tượng đài đại diện cho nguyện vọng của người dân thế giới chống lại sự bá quyền của Trung Quốc cả trong kinh tế, chính trị và tín ngưỡng.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/24668-tong-thong-trump-khac-tinh-cua-trung-hoa-mong.html
Vì sao Mỹ không thắng
trong cuộc thương chiến với TQ?
Bất chấp Chiến tranh thương mại mà chính quyền Washington phát động với Bắc Kinh, Trung Quốc vẫn là thị trường ưu tiên đối với giới kinh doanh Mỹ.
Theo nghiên cứu của HSBC, bất chấp cuộc chiến tranh thương mại mà chính quyền Washington đang phát động với Bắc Kinh, các công ty xuất khẩu của Mỹ và của nhiều quốc gia đồng minh khác vẫn xem Trung Quốc như một thị trường ưu tiên hàng đầu.
Có 1205 công ty đã tham gia cuộc khảo sát của HSBC. Số liệu nghiên cứu chỉ rõ, hơn một nửa trong số tất cả các công ty xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài có kế hoạch tăng cường sự hiện diện của họ tại thị trường Trung Quốc, bất chấp những phát ngôn cứng rắn từ phía chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Doanh nghiệp của Mỹ và đồng minh ‘rất cần Trung Quốc’
Ngay cả đối với Mỹ, 40% các công ty nước này nêu danh Trung Quốc là thị trường chính mà họ có kế hoạch tăng doanh số bán sản phẩm và dịch vụ trong những năm tới.
Vừa qua, Hoa Kỳ đã không gửi một quan chức cấp cao nào đến Triển lãm Xuất khẩu Quốc tế Trung Quốc lần thứ I ở Thượng Hải (EXPO Thượng Hải, CIIE), viện cớ có những khác biệt cơ bản trong các vấn đề thương mại và chính sách công nghiệp giữa hai quốc gia.
Thế nhưng, Hoa Kỳ đứng thứ ba về số lượng các công ty tham gia sự kiện tại triển lãm EXPO Thượng Hải và trong hơn 130 gian hàng của các doanh nghiệp Mỹ, 500 loại sản phẩm khác nhau đã được trình bày giới thiệu.
Ngoài ra, Trung Quốc vẫn là thị trường ưu tiên cho nhiều quốc gia có truyền thống là đồng minh chính trị của Mỹ như Hàn Quốc, Australia, UAE, Pakistan..; từ rất lâu trước đây, Bắc Kinh đã trở thành là đối tác kinh tế quan trọng đối với các nước đồng minh của Mỹ.
Ở khu vực Trung Đông, 39% các công ty ở UAE được HSBC khảo sát đã cũng gọi Trung Quốc là “thị trường ưu tiên”. Bức tranh tương tự cũng thể hiện ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương khi 91% các công ty Malaysia khẳng định “không thể tồn tại mà không có thị trường Trung Quốc”.
Ngay cả ở Australia ở châu Đại Dương, một quốc gia có truyền thống ủng hộ Hoa Kỳ về nhiều vấn đề chính sách đối ngoại, cũng có tới 84% các công ty cho rằng thị trường Trung Quốc là nguồn lợi ích chính đưa đến sự thịnh vượng cho doanh nghiệp của họ.
Thực tế là nước này phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc về mặt kinh tế. 36% tổng xuất khẩu của Australia đến thị trường Trung Quốc, theo chiều ngược lại, Canberra cũng nhập khẩu hầu hết hàng hóa của Bắc Kinh. Ngoài ra, có một thỏa thuận thương mại tự do giữa hai nước.
Hiện nay, Australia đã buộc phải thực hiện một chính sách ngoại giao linh hoạt giữa một đồng minh chính trị và một đối tác kinh tế lớn.
Một mặt, Canberra loại bỏ các công ty Trung Quốc, ví dụ như công ty công nghệ điện tử viễn thông Huawei, trong dự án mạng 5G trong nước, bằng cách đó thể hiện sự trung thành với lập trường của Washington; mặt khác, Australia lại rất hào hứng với đầu tư của Trung Quốc.
Và một tình huống tương tự cũng diễn ra ở nhiều nước trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Theo số liệu của Bộ Thương mại Trung Quốc, tổng vốn đầu tư song phương giữa Trung Quốc và ASEAN trong năm 2017 lên đến 185 tỷ USD. Khối lượng thương mại song phương vào năm 2020 sẽ tăng lên 1 nghìn tỷ USD. Hiệp định thương mại tự do Trung Quốc – ASEAN có hiệu lực trong 8 năm nay, đã đóng góp tích cực vào việc này.
Mất lợi, thương giới Mỹ sẽ chống lệnh Tổng thống?
Việc Mỹ và các đồng minh của mình “không thể sống thiếu Trung Quốc” là điều chẳng làm ai ngạc nhiên.
Sau hơn 40 năm cải cách thị trường, nền kinh tế Trung Quốc đã tăng gấp 225 lần, số người sống dưới mức nghèo khổ đã giảm 500 triệu người, tức là gấp rưỡi tổng dân số của Hoa Kỳ. Tầng lớp trung lưu Trung Quốc cũng đang nhanh chóng hình thành và cùng với nó là xã hội tiêu dùng.
Và đương nhiên là một thị trường năng động và đồ sộ như vậy rất hấp dẫn đối với các doanh nghiệp, bao gồm cả những doanh nghiệp nước ngoài, mà Mỹ cũng không phải là ngoại lệ.
Nhưng trong trường hợp lợi ích của nhà nước và giới kinh doanh Mỹ có xung đột thì mọi chuyện sẽ giải quyết ra sao? Liệu có thể mong đợi một sự thay đổi chính sách từ chính quyền Washington hay không? Câu hỏi này đã được các chuyên gia chính trị và kinh tế Trung Quốc đưa ra lời giải đáp.
Nếu mất đi quyền lợi lớn, giới kinh doanh Mỹ sẽ gây sức ép mạnh với Tổng thống Donald Trump
Ông Zhou Rong, nghiên cứu viên cao cấp tại Viện Nghiên cứu Tài chính Chongyang thuộc Đại học Nhân dân Trung Quốc cho rằng, hiện tại và trong tương lai các công ty Mỹ sẽ không thể bỏ qua thị trường Trung Quốc, nhưng trong thời điểm hiện nay không có cơ sở nào để nói đến những thay đổi trong chính sách của Washington đối với Bắc Kinh, bởi nó sẽ không diễn ra trong thời gian ngắn tới.
Chính sách không thân thiện đối với Trung Quốc, được vận động không chỉ bởi Đảng Cộng hòa, mà những người thuộc đảng Dân chủ cũng xác định mục tiêu chính của họ là kiềm chế sự phát triển của Trung Quốc. Vì có một sự đồng thuận trong giới tinh hoa chính trị Mỹ về vấn đề này, không có lý do gì để mong đợi một sự thay đổi nhanh chóng trong chính sách của Trump.
Cho đến nay, các biện pháp hạn chế mà Trump đã áp đặt với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vẫn không ảnh hưởng nhiều đến các công ty Mỹ đang làm ăn với Trung Quốc và mâu thuẫn giữa chính giới và thương giới vẫn chưa đạt đến đỉnh điểm nóng.
Nhưng trong tương lai, các công ty sẽ càng cảm thấy thiệt hại lớn hơn, mức độ bất mãn trong cộng đồng doanh nghiệp Mỹ sẽ càng lớn.
Khi điều này xảy ra và các công ty sẽ hiểu được ai thực sự là nguyên nhân chính gây thiệt hại cho họ, thì khi đó mới có thể mong đợi việc giảm nhẹ chính sách thù địch của Mỹ đối với Trung Quốc.
Khi thái độ không hài lòng của giới doanh nghiệp đạt đến một giới hạn không thể chịu đựng được, thì Washington dù muốn hay không muốn có lẽ sẽ phải nhượng bộ – vị chuyên gia Trung Quốc tin tưởng rằng, ông Trump sẽ buộc phải làm điều này, vì sức ép từ chính các doanh nghiệp Mỹ.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/24661-vi-sao-my-khong-thang-trong-cuoc-thuong-chien-voi-tq.html
Trump và Kim ‘không nói chuyện với nhau nữa’?
Laura BickerBBC News, Seoul
Cách đây không lâu, Tổng thống Mỹ Donald Trump còn nói ông và Kim Jong-un “đã yêu nhau” nhưng nay có vẻ như họ không nói chuyện nữa.
Thay vào đó, Mỹ và Bắc Hàn dường như đang dò xét nhau, chờ đối phương chớp mắt hoặc có động thái gì. Và dường như không bên nào sẵn sàng nhún nhường.
Pompeo gặp quan chức Bắc Hàn hôm 8/11
Thượng đỉnh Mỹ-Bắc Hàn ‘sau bầu cử giữa kỳ’
Trump mong có hội nghị thứ hai với Kim Jong-un
Mỹ: Bắc Hàn sẵn sàng chào đón thanh sát viên
Bắc Hàn đồng ý đóng cơ sở thử tên lửa
Cuộc đàm phán nhằm thiết lập hội nghị thượng đỉnh thứ hai giữa hai nhà lãnh đạo đã không diễn ra như kế hoạch.
Trợ lý của ông Kim, Kim Yong-chol lẽ ra đã đến New York và gặp Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo.
Nhưng BBC được biết rằng cuộc họp đã bị hủy bỏ sau khi Bộ Ngoại giao Mỹ phát hiện rằng vị quan chức Bắc Hàn đã không lên máy bay theo kế hoạch.
Tin chính thức là cuộc họp sẽ được lên lịch lại và ông Trump nói rằng ông “rất hạnh phúc” với tình hình hiện tại, và “không có gì phải vội” trong khi lệnh trừng phạt vẫn được giữ nguyên.
Ở Seoul cũng vậy, các phóng viên được kêu gọi không soi vào cuộc họp bị hoãn vì đã từng có những cuộc họp bị hoãn trong quá khứ.
Trong cuộc phỏng vấn với BBC, Tổng thống Nam Hàn Moon Jae-in nói rằng ông đoán trước là sẽ có ”bầm dập” trong tiến trình thuyết phục Bình Nhưỡng từ bỏ chương trình hạt nhân.
Nhưng thật khó để không cảm thấy rằng động lực cho các cuộc đàm phán với Bắc Hàn có thể đang trôi qua.
Ngay cả ở cấp độ thấp hơn, đặc sứ mới của Mỹ về Bắc Hàn Stephen Biegun đã đảm nhiệm vị trí này hơn hai tháng mà vẫn chưa gặp người đồng cấp Bình Nhưỡng, Thứ trưởng Ngoại giao Choi Sun-hui.
Tại Hội nghị thượng đỉnh hồi tháng 6/2018, Kim Jong-un cam kết hướng tới mục tiêu phi hạt nhân nhưng các bước của ông đến nay không đáp ứng được yêu cầu của Mỹ.
Hôm 2/11, Bắc Hàn cảnh báo họ có thể tiếp tục nối lại chương trình hạt nhân nếu Hoa Kỳ không bỏ việc chế tài.
Trong cuộc gặp ở Singapore, Kim và Trump cũng cam kết xây đắp “một chế độ hòa bình bền vững và ổn định”, nhưng Bình Nhưỡng thất vọng khi Mỹ miễn cưỡng trước tuyên bố kết thúc chính thức Chiến tranh Triều Tiên 1950-1953 và nhắc lại yêu cầu Bắc Hàn phải từ bỏ vũ khí hạt nhân.
Tướng Vincent Brooks, chỉ huy lực lượng Mỹ tại Nam Hàn lên tiếng ủng hộ các biện pháp gây tranh cãi nhằm giảm hoạt động quân sự dọc theo biên giới với Bắc Hàn.
Ông Brooks cho biết các bước gần đây của hai miền để giải giáp các khu vực dọc theo khu phi quân sự ở biên giới nhận được “sự trợ giúp và tán thành của Hoa Kỳ”.
Bắc Hàn ‘sẽ không giải trừ nếu tiếp tục bị phạt’
Mỹ sẵn sàng ‘tái đàm phán’ với Bắc Hàn
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết hội nghị thượng đỉnh lần hai với lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un sẽ được tổ chức sau cuộc bầu cử giữa kỳ hôm 6/11.
Trả lời phóng viên trong lúc bay tới Iowa để chủ trì một buổi vận động, ông Trump nói: “Sự kiện này sẽ diễn ra sau bầu cử giữa kỳ. Tôi không thể đi vụ đó lúc này. “
Hồi đầu tháng 10/2018, ông Trump nói rằng kế hoạch cho hội nghị thượng đỉnh lần thứ hai đã được sắp xếp và ông cho rằng tiến trình đàm phán với quốc gia bị cô lập diễn ra “đáng kinh ngạc”.
Ông cho biết Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã có cuộc đàm phán rất tốt với ông Kim vào cuối tuần trước và rằng “ba, bốn địa điểm đã được cân nhắc”.
Trong lúc đến Nhà Trắng, ông Pompeo nói: “Trong khi vẫn còn một chặng đường dài để đi và nhiều việc phải làm, bây giờ chúng ta có thể thấy con đường giúp chúng ta đạt được mục tiêu tối thượng, đó là việc phi hạt nhân hoàn toàn và được xác nhận ở Bắc Hàn.”
Bắc Hàn vẫn tiếp tục chương trình hạt nhân?
Bắc Hàn ‘ngưng thử nghiệm tên lửa và hạt nhân’
Trump dọa hủy thỏa thuận hạt nhân Iran
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết ông Kim Jong-un sẵn sàng cho phép các thanh sát viên quốc tế vào các điểm thử hạt nhân và tên lửa.
Đây là một trong các vấn đề chính còn vướng mắc của cam kết phi hạt nhân trước đó.
Trước đó, Ngoại trưởng Bắc Hàn cảnh báo “không đời nào” nước ông giải trừ hạt nhân trong khi Mỹ tiếp tục áp các lệnh trừng phạt.
Ri Yong-ho nói tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc rằng các biện pháp trừng phạt đào sâu thêm sự ngờ vực của Bắc Hàn về Mỹ.
Bình Nhưỡng nhiều lần kêu gọi dỡ bỏ các lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Quốc và Hoa Kỳ và điều này được Nga và Trung Quốc ủng hộ.
Nhưng chính quyền Trump nói rằng các biện pháp trừng phạt nên được duy trì cho đến khi Bắc Hàn tiến hành phi hạt nhân.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-46168287
Mỹ vẫn phải gắn bó với châu Âu
vì lợi ích chiến lược và kinh tế
Từ khi lên cầm quyền tổng thống Trump liên tục uy hiếp các đồng minh châu Âu, khi thì chú trọng vào vế quốc phòng, lúc thì xoáy vào thương mại. Nhưng lời nói không đi đôi với việc làm. Từ gần hai năm qua, Hoa Kỳ vẫn rất gắn bó với Lục Địa Già.
Tổng thống Trump đến Paris dự lễ kỷ niệm 100 năm Hòa Ước kết thúc Thế Chiến I trong lúc nhiều người đặt câu hỏi, nếu chẳng may châu Âu bị xâm chiếm, liệu Washington có điều quân sang bảo vệ các đồng minh như từng làm trong hai cuộc Đại Chiến của thế kỷ XX hay không. Phát biểu với báo Le Figaro, cố vấn an ninh của Nhà Trắng John Bolton trả lời là “Có” .
Ngay trước khi bước vào Nhà Trắng tháng Giêng 2017, Donald Trump đã đòi các đối tác châu Âu đóng góp nhiều hơn cho hòa bình, phải tự lực về mặt quân sự. Trở thành tổng thống thứ 45 của nước Mỹ, ông vẫn giữ nguyên lập trường ấy, đòi các đối tác châu Âu tăng ngân sách quốc phòng.
Chẳng những thế Washington còn chơi đòn “chia để trị” : thân thiện với nước Anh sắp ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu, dùng chiêu bài kinh tế để thuyết phục một số nước đông Âu đang bất bình với những áp đặt của trục Pháp Đức … Vài giờ trước cuộc hội kiến với tổng thống Macron, cũng Donald Trump tung một tin nhắn trên Twitter “đánh phủ đầu”, lên án Paris muốn thành lập một liên minh quân sự châu Âu “chống lại Mỹ”.
Nhưng khi nhìn kỹ hơn đến quan hệ giữa Hoa Kỳ với Lục Địa Già từ một thế kỷ qua, giới phân tích đồng ý trên một điểm : tuy có những bất đồng, nhưng Mỹ không thực sự rời xa châu Âu.
Đúng một thế kỷ trước, khi Thế Chiến Thứ Nhất kết thúc, thì có 2 triệu lính Mỹ đang có mặt trên đất Pháp, 2 triệu khác đang chuẩn bị lên đường nếu như cuộc chiến tiếp diễn. Hoa Kỳ tuy chỉ tham gia muộn màng trong cuộc Đại Chiến 1914-1918, nhưng lại giúp cho phe đồng minh đạt được chiến thắng sau cùng. Chiến tranh chấm dứt, châu Âu bị tàn phá, kiệt quệ về nhân lực và nhất là về mặt tài chính thì nước Mỹ trở thành chủ nợ chính của châu Âu.
Cũng kể từ năm 1918, không còn một ai nghi ngờ về sức mạnh kinh tế, công nghiệp của Hoa Kỳ. Trên phương diện chiến lược, qua hai cuộc Đại Chiến của thế kỷ XX nước Mỹ đã trở thành một điểm tựa của châu Âu. Là một doanh nhân thành đạt, là một người có đầu óc thực tế, Donald Trump không quên rằng, giúp châu Âu trong thế kỷ XX, Mỹ được nhiều hơn thua.
Bên cạnh những phát biểu tưởng chừng có thể đẩy quan hệ ngoại giao giữa Mỹ và châu Âu vào một cuộc khủng hoảng vô tiền khoáng hậu, chính quyền Trump vẫn không quay lưng lại với Liên Minh Bắc Đại Tây Dương. Thậm chí ông Donald Trump còn xem sáng kiến của Paris muốn châu Âu thoát khỏi bóng của nước Mỹ là một “sự sỉ nhục”. Về mặt kinh tế, thì Nhà Trắng tạm thời đấu dịu với Liên Hiệp Châu Âu trong cuộc đọ sức về thương mại.
Một chuyên gia về quan hệ quốc tế được báo Le Figaro tham khảo cho rằng, thật ra chính sách của Mỹ với châu Âu không thay đổi gì nhiều. Không chỉ có Donald Trump mà ngay người tiền nhiệm của ông là tổng thống Barack Obama cũng đã từng đòi các đồng minh ở bên này bờ Đại Tây Dương tăng ngân sách phòng thủ, trong lúc các nước châu Âu đua nhau cắt giảm chi phí quân sự.
Có điều, như phó giám đốc Viện Quan Hệ Quốc Tế và Chiến Lược của Pháp, ông Jean Pierre Maulny, phía Mỹ muốn châu Âu tăng ngân sách quốc phòng để mua vũ khí của Mỹ nhiều hơn. Chính quyền Obama trong nhiệm kỳ thứ hai đã khá rõ ràng trong mục tiêu đó. Donald Trump cũng theo đuổi mục tiêu đó, nhưng bằng những lời lẽ kém ngoại giao hơn so với người tiền nhiệm.
Chính vì nắm bắt được dụng ý của phía Washington, mà tổng thống Pháp, Emmanuel Macron khi tiếp đồng nhiệm Mỹ đã tuyên bố rằng Elysée chia sẻ quan điểm với Nhà Trắng, là châu Âu cần phải tăng ngân sách phòng thủ, phải đóng góp nhiều hơn cho an ninh của chính mình. Nhưng ngay sau đó tổng thống Pháp trên đài truyền hình CNN, đã nhấn mạnh rằng “Tôi không muốn các nước châu Âu tăng ngân sách quân sự để mua vũ khí, mua trang thiết bị của Mỹ hay của một quốc gia nào khác”.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20181112-my-van-phai-gan-bo-voi-chau-au-vi-loi-ich-chien-luoc-va-kinh-te
Máy bay hải quân Mỹ rơi xuống biển
Một máy bay chiến đấu của Hải quân Mỹ đã rơi xuống Biển Philippines, phía nam đảo Okinawa của Nhật Bản.
Tiêm kích F/A-18F của Mỹ ‘đã gặp trục trặc về kỹ thuật’ khi thực hiện một nhiệm vụ thường kỳ.
Hạm đội 7 Hoa Kỳ cho hay sự cố này buộc hai phi công trên máy bay phải bấm nút phóng dù để giải thoát.
Cả hai sau đó đã được giải cứu trong tình trạng tốt và đang được đánh giá lại về thể trạng trên tàu sân bay Ronald Reagan.
Okinawa là khu vực có sự hiện diện của rất nhiều căn cứ quân sự Mỹ và là nơi đồn trú của hàng ngàn binh sĩ.
Lực lượng cứu hộ bờ biển Nhật Bản đã gửi một máy bay tới kiểm tra xem liệu có ”bất cứ mảnh vỡ máy bay hay vết dầu loang’ trên biển sau vụ tai nạn hay không, một phát ngôn viên nói với hãng tin AFP.
Đây là sự cố thứ hai liên quan đến tàu sân bay Ronald Reagan.
Vào giữa tháng 10/2018, chiếc trực thăng MH-60 của Hải quân Mỹ đã gặp sự cố bị rơi trên boong tàu sân bay Ronald Reagan, khiến 12 người bị thương.
Hạm đội 7 Hoa Kỳ, được triển khai tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, gồm ít nhất 50 tàu và tàu ngầm, cùng với 140 máy bay và 20.000 thủy thủ.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-46180430
Hơn 200 người vẫn mất tích
trong vụ cháy rừng ở California
Tới sớm ngày 12/11, hơn 200 người vẫn mất tích trong trận cháy rừng gây chết chóc và nhiều thiệt hại nhất trong lịch sử tiểu bang California.
Theo Reuters, một trong hai đám cháy đang hoành hành đã làm ít nhất 31 người thiệt mạng và hơn 250 nghìn người phải sơ tán.
“Camp Fire”, nằm cách thủ phủ Sacramento 64 km về phía tây bắc, đã thiêu rụi hơn 6.700 căn nhà và cơ sở kinh doanh ở thị trấn Paradise.
Thiệt hại đó nhiều hơn so với bất kỳ đám cháy rừng nào từng gây ra ở California.
Con số 29 người chết vì “Camp Fire” giờ bằng với số người thiệt mạng do “Griffith Park Fire” gây ra năm 1933, vốn được coi là trận cháy rừng gây chết chóc nhiều nhất trong lịch sử California.
Theo các quan chức, cho tới cuối ngày 11/11, khoảng 25% diện tích đám cháy rừng đã bị khống chế.
Còn ở miền nam California, đám cháy có tên gọi “Woolsey Fire” đã thiêu rụi 177 nhà cửa, và hiện mới bị khống chế khoảng 15%.
Đám cháy này đã gây ra cái chết của ít nhất hai nạn nhân, theo Reuters.
Đám cháy này đã buộc chính quyền phải phát lệnh di dời đối với khoảng 250 nghìn người ở Ventura và Los Angeles cũng như các cộng đồng ven biển như Malibu.
Ngôi sao truyền hình thực tế Kim Kardashian nói rằng tuần vừa rồi “thực sự khó khăn” đối với gia đình cô ở Calabasas, Hidden Hills cũng như với các hàng xóm ở Thousand Oaks và Malibu.
Chính quyền địa phương đã kêu gọi các cư dân tuân thủ lệnh sơ tán.
Thống đốc California Jerrry Brown đã kêu gọi Tổng thống Donald Trump tuyên bố tình trạng thảm họa lớn để tăng cường công tác ứng cứu và giúp đỡ người dân phục hồi.
Trên Twitter cuối tuần, ông Trump đã chỉ trích chính quyền California, và đổ lỗi cho việc quản lý rừng yếu kém đã dẫn tới các đám cháy.
Facebook từ chối
yêu cầu gỡ thông tin của Singapore
Facebook mới từ chối một đề nghị gỡ một bài báo đăng trên trang mạng xã hội mà chính phủ Singapore coi là “sai trái và độc hại”.
Ngân hàng Trung ương Singapore hôm 9/11 cho biết đã báo lên cảnh sát liên quan tới một bài báo do một blogger độc lập có trụ sở ở Úc đăng tải về các ngân hàng Singapore và vụ bê bối quỹ nhà nước 1MDB ở Malaysia, theo Reuters.
Theo chỉ thị của cơ quan quản lý viễn thông và báo chí của Singapore, IMDA, trang web States Times Review (STR) đã bị chặn ở Singpore.
IMDA cho rằng STR đã cho đăng tải các nội dung bị cấm. Tuy nhiên, các bài báo của STR trên Facebook của trang này vẫn còn truy cập được.
Reuters dẫn lời IMDA cho biết đã yêu cầu Facebook gỡ bài viết “làm tổn hại tới lòng tin của dân chúng về chính phủ Singapore” nhưng “Facebook đã không chấp nhận yêu cầu của IMDA”.
Facebook từ chối bình luận về vụ này.
Bộ Luật pháp Singapore nói rằng “Facebook đã từ chối gỡ một bài đăng rõ ràng là sai trái, phỉ báng và công kích Singapore bằng cách sử dụng thông tin sai”.
Bộ này nói rằng điều đó cho thấy sự cần thiết phải đưa ra các đạo luật chống lại tin tức giả.
Internet: Hàng chục nước
và đại tập đoàn công nghệ ký Lời Kêu Gọi Paris
Theo đề nghị của Pháp, hàng chục quốc gia trên thế giới và một số đại tập đoàn trong lãnh vực công nghệ, trong đó có Microsoft, vào hôm nay 12/11/2018, sẽ ký tên vào văn kiện mang tên « Lời Kêu Gọi Paris » về lòng tin và an ninh trong không gian mạng ». Những bên ký vào lời kêu gọi cam kết nỗ lực đấu tranh chống những mối đe dọa nhắm vào Internet.
Với sáng kiến này, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hy vọng sẽ khôi phục lại những nỗ lực nhằm tiến tới việc điều hòa tốt hơn không gian mạng, sau thất bại trong năm 2017 của vòng đàm phán tại Liên Hiệp Quốc.
Trong tài liệu, được hậu thuẫn của nhiều nước Châu Âu, nhưng không có các « tác nhân » chủ chốt như Nga hay Trung Quốc, và rất có thể là Mỹ, các bên ký kết kêu gọi các chính phủ tăng cường bảo vệ chống lại việc lợi dụng không gian mạng để xen vào các cuộc bầu cử ở nước khác, cũng như ngăn chặn các hành vi trộm cắp bí mật thương mại.
Lời Kêu Gọi Paris thoạt đầu được các đại tập đoàn công nghệ thúc đẩy, nhưng sau đó đã được các quan chức Pháp soạn thảo lại để bao gồm cả các công trình do các chuyên gia Liên Hiệp Quốc thực hiện trong những năm gần đây.
Về những hoạt động cụ thể, có ba sinh hoạt được tổ chức hôm nay tại Paris để hỗ trợ cho việc hình thành một màng lưới internet an toàn và đáng tin cậy : Cuộc họp của tiểu ban kỹ thuật số trong Diễn Đàn Hòa Bình do tổng thống Pháp Macron chủ trương, hội nghị của Diễn Đàn Liên Hiệp Quốc về Điều Hành Internet và một hội nghị lãnh đạo cao cấp mang tên GovTech, bàn thảo về quan hệ giữa hai khu vực nhà nước và tư nhân trong lãnh vực kỹ thuật số.
TT Macron kêu gọi thế giới từ chối chủ nghĩa dân tộc
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới đánh dấu một trăm năm của Thế chiến Thứ nhất bằng cách loại bỏ chủ nghĩa dân tộc.
Phát biểu trước các nhà lãnh đạo ở Paris – trong đó có Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin – ông Macron nói rằng chủ nghĩa dân tộc là một “sự phản bội lòng yêu nước”.
“Khi nói” lợi ích của chúng ta trên hết và không quan tâm đến người khác ‘bạn loại bỏ điều quý giá nhất một quốc gia có – đó là giá trị đạo đức của nó,” ông Macron nói.
Lãnh đạo thế giới kỷ niệm kết thúc Thế chiến I
Chiếc xe tăng làm thay đổi chiến tranh vĩnh viễn
‘Cỗ xe tăng bay’ Xô-viết hồi sinh trên đất Mỹ
Nhiều buổi lễ kỷ niệm 100 năm Thế chiến Thứ nhất đang diễn ra trên toàn thế giới.
Khoảng 9,7 triệu binh sĩ và 10 triệu thường dân thiệt mạng trong Thế chiến Thứ nhất từ 1914 đến 1918.
Một số nhà lãnh đạo thế giới cũng tổ chức các cuộc họp song phương nhân dịp này. Ông Putin nói với báo giới rằng ông ó một cuộc trò chuyện ngắn với ông Trump và buổi nói chuyện diễn ra tốt đẹp.
Tuy nhiên, những người tổ chức buổi ăn trưa của Pháp giờ chót đã sắp xếp chỗ ngồi lại để ông Trump và ông Putin không ngồi cạnh nhau, theo truyền thông Nga.
Chuyện gì xảy ra ở Paris?
Ông Macron và chức sắc các nước bước đến Lăng mộ của Chiến sĩ Vô danh, một đài kỷ niệm của nước Pháp dưới Khải Hoàn Môn. Họ đứng trong mưa dưới những chiếc ô màu đen khi chuông nhà thờ vang khắp thành phố.
Trong một bài phát biểu dài gần 20 phút, nhà lãnh đạo Pháp kêu gọi các nhà lãnh đạo đồng nghiệp “đấu tranh cho hòa bình”.
“Phá hoại niềm hy vọng này với một chính sách độc hành, bạo lực hoặc thống trị sẽ là một sai lầm mà các thế hệ tương lai sẽ bắt chúng ta chịu trách nhiệm,” ông nói.
Vào chiều Chủ nhật, ông Macron và Thủ tướng Đức Angela Merkel tham dự một hội nghị hòa bình – Diễn đàn Hòa bình Paris – với các nhà lãnh đạo bao gồm ông Putin và Recep Tayyip Erdogan của Thổ Nhĩ Kỳ.
Bà Merkel cảnh báo rằng chủ nghĩa dân tộc đang tăng lên ở châu Âu và các nơi khác.
Hôm thứ Bảy, ông Macron và bà Merkel đã đến thăm thị trấn Compiègne, phía bắc Paris.
Trump đã làm gì?
Ông Trump không tham dự hội nghị hòa bình và rời Pháp ngay sau khi hội nghị bắt đầu.
Trước đó, ông viếng thăm một nghĩa trang ở Suresnes ở phía tây Paris, nói rằng ông đến đó “để vinh danh những người Mỹ dũng cảm” đã chết trong chiến tranh.
Ông gây ra tranh cãi vào thứ bảy khi hủy bỏ một chuyến đến thăm một nghĩa trang quân đội khác vì thời tiết xấu.
Trước đó vào ngày Chủ Nhật, ngay trước khi các nhà lãnh đạo tụ họp, một người nữ biểu tình trần truồng với dòng chữ “người tạo hòa bình giả” được viết trên ngực cô tiến đến trong gần đoàn xe vài mét trước khi bị bắt giữ.
Một nhóm khoảng 50 người hoạt động dự định tổ chức một cuộc biểu tình tại Paris chống lại chuyến thăm của ông Trump sau đó.
Kỷ niệm đình chiến ở những nơi khác
Tại Úc, một buổi lễ được tổ chức tại Đài Tưởng niệm Chiến tranh Quốc gia ở Canberra, trong khi đó ở Adelaide một chiếc máy bay đã thả hàng hoa ngàn anh túc đỏ bằng giấy.
Trong bài phát biểu tại Canberra, Thủ tướng Úc Scott Morrison nói về tầm quan trọng của việc nhớ lại, nói rằng mọi người cần “học hỏi từ quá khứ để có thể điều hướng các dòng chảy thay đổi trong thời đại của chúng ta”.
Ở New Zealand, một buổi chào súng diễn ra tại thủ đô Wellington.
Và ở Ấn Độ, nhiêu lễ tưởng niệm được tổ chức cho 74.000 binh sĩ đã qua đời vì chiến tranh.
“Đây là cuộc chiến tranh mà Ấn Độ không trực tiếp tham gia, nhưng binh sĩ của chúng tôi đã chiến đấu trên toàn thế giới, vì chúng tôi muốn phục vụ hòa bình”, Thủ tướng Narendra Modi tweet vào hôm Chủ Nhật.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-46176040
Bài học Thế Chiến: Guterres,
Merkel báo động hoà bình bị đe dọa
« Dự án hoà bình của châu Âu » sau năm 1945 đang bị đe dọa vì làn sóng chủ nghĩa dân tộc cực đoan và dân túy. Trên đây là phát biểu hôm 11/11/2018 của thủ tướng Đức Angela Merkel, được tổng thư ký Liên Hiệp Quốc chia sẻ tại Diễn Đàn Hoà Bình, một sáng kiến của Pháp nhân 100 năm Thế Chiến I kết thúc.
Trong bài phát biểu đầu tiên tại Diễn Đàn Hoà Bình, được tổ chức tại Paris nhân lễ kỷ niệm 100 năm Thế Chiến Thứ Nhất kết thúc, thủ tướng Đức Angela Merkel cho rằng tình hình thế giới hiện nay rất đáng lo : Hợp tác quốc tế, bảo đảm quân bình quyền lợi các quốc gia và kể cả dự án hoà bình ở châu Âu cũng bị thách thức vì chủ nghĩa dân tộc một chiều.
Không trực tiếp công kích một nước nào, Mỹ, Nga hay Trung Quốc, thủ tướng Đức khuyến cáo về những hành động đơn phương bất chấp những cam kết đa phương và song phương, những mưu toan làm tê liệt Liên Hiệp Quốc. Theo thủ tướng Angela Merkel, phá hủy một định chế quốc tế thì dễ, nhưng xây dựng thì rất khó.
Tiếp lời thủ tướng Đức, tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres lưu ý những yếu tố hiện nay « dường như » đang đưa thế giới « trở lại thập niên 1930 », thời kỳ trước Thế Chiến Thứ Hai. Những yếu tố đáng ngại đó là khủng hoảng tài chính 2008, là « các cuộc bầu cử ở hai bên bờ Đại Tây Dương trong năm 2016 », hàm ý nói đến sự kiện Donald Trump đắc cử tổng thống Mỹ và sự thắng thế của các đảng bài ngoại tại châu Âu.
Theo tổng thư ký Liên Hiệp Quốc « một xã hội bị phân cực, nền tảng dân chủ và Nhà Nước thượng tôn pháp luật bị sói mòn, quan niệm sai lầm về bản sắc dân tộc, thái độ khinh thường các nguyên tắc dân chủ là « liều thuốc độc » đánh vào chủ nghĩa đa phương » .
Phát huy một thế giới hoà bình, đa phương cũng là thông điệp của tổng thống Pháp Emmanuel Macron vài giờ trước đó tại Khải Hoàn Môn, Paris.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20181112-bai-hoc-the-chien-guterres-merkel-bao-dong-hoa-binh-bi-de-doa
Thời đại bà Angela Merkel kết thúc
Nước Đức sẽ đi về đâu?
Nguyễn Xuân VĩnhGửi cho BBC từ CHLB Đức
Là người phụ nữ quyền lực nhất thế giới, nhưng sau 13 năm đứng đầu chính phủ Đức, vào cuối tháng Mười, bà Angela Merkel tuyên bố sẽ rời chức vụ đảng trưởng của đảng Liên Minh Dân Chủ Thiên Chúa Giáo (CDU), đảng đứng đầu liên minh cầm quyền tại nước này.
Tuy trên lý thuyết bà vẫn còn có thể giữ chức thủ tướng đến năm 2021, nhưng trên thực tế, có lẽ việc bà Merkel rời chức vụ này chỉ còn là vấn đề thời gian.
Đức ‘giữ quan điểm về Trịnh Xuân Thanh’
Angela Merkel sẽ nghỉ làm thủ tướng năm 2021
Macron kêu gọi tạo ra ‘Quân đội Âu châu’ đối phó với Mỹ
Sự nghiệp của bà Merkel
Sự nghiệp của bà Merkel được khởi đầu với một số thành tích đáng ghi nhận.
Bà là thủ tướng trẻ tuổi nhất của CHLB Đức khi bà nhậm chức nhiệm kỳ đầu tiên năm 2005 lúc 51 tuổi. Đồng thời bà cũng đã là người phụ nữ đầu tiên trong lịch sử Đức đứng đầu một chính phủ và là thủ tướng đầu tiên xuất thân từ Đông Đức, tức là Cộng Hòa Dân Chủ Đức.
Với 13 năm nắm quyền, bà đứng hạng ba trong những thủ tướng lâu năm nhất của CHLB Đức, chỉ sau ông Helmut Kohl, người đã thống nhất nước Đức, và ông Konrad Adenauer, vị thủ tướng đầu tiên của quốc gia này.
Bà Merkel vốn không phải là một chính trị gia chuyên nghiệp. Tốt nghiệp trong môn vật lý tại trường đại học Leipzig và giữ một bằng tiến sĩ về vật lý hóa học, bà Merkel bước chân khá trễ vào đấu trường chính trị.
Năm 1989, tức là trong năm bức tường chia đôi hai nước sụp đổ, bà gia nhập một đảng nhỏ tại Đông Đức. Năm 1990 bà gia nhập đảng CDU và chỉ một năm sau đó, một cách bất ngờ, bà đã được thủ tướng Helmut Kohl đưavào nội các của ông và được giữ một bộ nhỏ về phụ nữ và thanh niên.
Năm 1994 bà lại được ông Kohl giao cho chức vụ quan trọng hơn, đó là chức bộ trưởng bộ bảo vệ môi sinh và an toàn cho các nhà máy điện nguyên tử. Sự hỗ trợ của ông Kohl đã mang đến cho bà Merkel cái biệt danh châm biếm là “bé gái của Kohl” (Kohl´s girl).
Năm 1998, chính phủ Kohl bị thất bại trong cuộc bầu cử quốc hội và ông phải xuống chức, bà Merkel đã vươn lên nắm vị trí tổng bí thư đảng CDU. Và chỉ hai năm sau đó bà lên chức chủ tịch đảng này.
Bà Merkel đã lên đỉnh cao quyền lực năm 2005 khi đảng CDU dưới quyền bà đã thắng cuộc bầu quốc hội và lập liên minh với đảng SPD (Đảng Xã Hội Dân Chủ) cho nhiệm kỳ thứ nhất của chính phủ Merkel.
Năm 2009 bà đã đắc cử nhiệm kỳ thứ hai. Lần này đảng CDU đã lập một liên minh với đảng FDP (Đảng Tự Do Dân Chủ).
Trong cuộc bầu cử 2013, đảng FDP bị tụt xuống dưới 5% cử tri và bị loại ra khỏi quốc hội. Bà Merkel lập chính phủ thứ ba với đảng SPD. Liên minh này đã được tái lập sau cuộc bầu cử năm 2017 và là nền tảng cho chính phủ thứ tư của bà Merkel.
Nguồn gốc Ba Lan giúp gì cho Angela Merkel?
Chính trị và bóng đá Đức: Ôi thời oanh liệt
Những cao điểm trong nhiệm kỳ của bà Merkel
Bà Merkel đã gặp phải nhiều thử thách trong thời gian bà là thủ tướng. Thử thách lớn đầu tiên là cuộc khủng hoảng tài chánh năm 2007-2008.
Lúc đó bà làm thủ tướng được ba năm. Chính phủ Merkel đã thực hiện những biện pháp cấp tốc nhằm trấn an dư luận và hỗ trợ cho nền kinh tế như cam kết bảo đảm cho những tài khoản tại nước Đức và tiền thưởng cho những người bỏ xe cũ mua xe mới.
Trong nhiệm kỳ thứ hai của bà Merkel (2009-2013), cơn khủng hoảng kinh tế vẫn chưa hết mà lại bị tăng cường bởi sự suy yếu tài chánh của một số quốc gia trong khối Euro, đặc biệt là Hy Lạp. Trong tình huống đó sự bình tĩnh và những quyết định cân nhắc của bà đã mang đến cho bà sự khâm phục và trọng nể của cả bạn lẫn thù.
Những biện pháp cứng rắn nhằm phục hồi ngân sách quốc gia mà bà buộc Hy Lạp và các quốc gia bị khó khăn trong khối Euro thực hiện cũng đã mang đến cho bà những tên hiệu như “Madame Non” và “Iron Lady” (giống như bà thủ tướng nổi danh của Anh Quốc Margaret Thatcher). Tại Đức người ta còn gọi bà là “mẹ già” (Mutti) vì phong thái của bà.
Thử thách lớn nhất trong nhiệm kỳ thứ ba của bà Merkel (2013-2017) đã đến từ năm 2014. Trên cao điểm của cuộc nội chiến ở Syria và Iraq, cả triệu người trốn chạy trước chiến tranh và khủng bố Hồi giáo, và cùng lúc hàng trăm ngàn người từ Phi Châu tìm đường di cư qua biển Địa Trung Hải. Vào tháng Chín 2015 bà Merkel đã quyết định cho hàng trăm ngàn người tỵ nạn bị kẹt tại biên giới Áo và Hungary vào nước Đức.
Đây là hành động cao thượng nhất của bà Merkel. Qua việc này nguồn gốc của sự giáo dục và cái suy nghĩ đạo đức của bà đã được thể hiện rõ nhất.
Những thất bại của bà Merkel
Nhưng có lẽ quyết định của bà để cho hơn một triệu người tị nạn từ Trung Đông đến trong vòng năm 2015 cũng là lỗi lầm lớn nhất đưa đến tình trạng ngày hôm nay tại Đức.
Sau khi nước Đức hồ hởi đón tiếp người tị nạn, một số biến cố đã xảy ra khiến dư luận Đức bắt đầu đảo lại. Từ những sự phạm pháp nhỏ, cho đến những vụ cưỡng dâm phụ nữ Đức, và cuối cùng là những cuộc khủng bố giết người, nhất là tại Berlin cuối năm 2016 với 12 người thiệt mạng.
Tuy con số của những vụ này không lớn, nhưng nó cứ tái diễn và đều do những người mang danh tị nạn đến Đức gây ra. Sự việc này đã đưa đến sự thành hình của những tổ chức chống Hồi giáo và chống người ngoại quốc như Pegida tại thành phố Dresden. Đặc biệt là vấn đề di cư đã giúp cho đảng tân phát xít AfD (Sự Lựa Chọn Cho Nước Đức) trở thành một thế lực đáng ngại.
Sự rạn nứt quyền lực của bà Merkel đã bắt đầu từ đấy. Tuy là bà đã lèo lái nước Đức qua khỏi cơn khủng hoảng tài chánh và quốc gia này hiện đang hưởng một nền kinh tế mạnh, nhưng từ lúc người tị nạn đến một cách đông đảo, nhiều vấn đề của tương lai tại nước Đức đã hiện lên rõ hơn. Thí dụ như vấn đề duy trì mức hưu trí và trợ cấp xã hội, số người lương thấp ngày càng tăng mặc dù nạn thất nghiệp đã giảm xuống rất thấp, vấn đề an ninh công cộng, sự thiếu nhà ở cũng như hạ tầng cơ sở xuống cấp…
Từ đầu nhiệm kỳ thứ ba, chính phủ Merkel dường như chỉ còn quản lý các vấn đề, thái độ cân nhắc chờ đợi của bà đã thành tính cách thụ động. Mặc dù trong nhiệm kỳ này liên minh CDU/ SPD nắm đa số ¾ trong cả hạ và thượng viện, đủ để chỉnh sửa hiến pháp, nhưng chính phủ Merkel đã bỏ qua cơ hội này. Nhiều phương án cải cách nhằm vào hệ thống bảo hiểm xã hội, hệ thống giáo dục, bộ máy an ninh quốc gia… đã được bàn luận và cần một sự chỉnh sửa hiến pháp, nhưng cuối cùng không một biện pháp nào đã được thực hiện.
Việc bà Merkel tuyên bố sẽ không ứng cử lần nữa cho chức chủ tịch đảng là cao điểm của những diễn biến trong nội bộ của CHLB Đức từ lúc bầu cử quốc hội cho nhiệm kỳ 2017-2021. Trong cuộc bầu cử này hai đảng của liên minh CDU và SPD đều bị mất phiếu nặng nề. Đảng CDU đã đàm phán lập liên minh với hai đảng FDP và Gruene (Đảng Xanh). Nhưng sau hai tháng đàm phán không thành, cuối cùng hai đảng CDU và SPD đã theo yêu cầu của tổng thống Đức Steinmeier tái lập liên minh và chính phủ.
Nhưng chính phủ mới của bà Merkel đã bị mắc vào những tranh cãi trong nội bộ về vấn đề di cư và an ninh công cộng kéo dài qua nhiều tháng và suýt đưa đến sự tan vỡ chính phủ hai lần.
Điều đó làm sự bất mãn của dân chúng tăng lên với kết quả là xu hướng đi xuống của hai đảng CDU và SPD đã tiếp tục trong hai cuộc bầu cử nghị viện tại hai tiểu bang Bavaria và Hesse. Hai đảng đều mất hơn mười phần trăm cử tri. Áp lực này cuối cùng đã đưa đến quyết định rút lui của bà Merkel.
Tương lai sẽ ra sao?
Việc thôi chức chủ tịch đảng được dư luận tại Đức xem là một quyết định tuy ngoài ý muốn nhưng kiên định của bà Merkel.
Như thế, đảng CDU sẽ có cơ hội để chỉnh đốn lại đường lối và đưa một người lãnh đạo mới lên nhằm ngưng xu hướng đi xuống. Đó cũng là một sự chia tay từng bước của bà Merkel với quyền lực, vì theo truyền thống của các đảng cầm quyền xưa nay tại CHLB Đức, người chủ tịch đảng lúc nào cũng là người kiêm chức vụ thủ tướng hoặc người ứng cử cho chức vụ này. Giới quan sát chính trị trong nước cho rằng bà Merkel sẽ rời ghế thủ tướng sau khi chủ tịch mới của đảng CDU được bầu vào đầu tháng 12.
Rất có thể là lúc đó, liên minh CDU/ SPD sẽ tan vỡ và sẽ có một cuộc bầu cử mới. Có thể là sẽ có một liên minh mới giữa Đảng CDU và đảng Xanh.
Đây là một bước ngoặc quan trọng trong nền chính trị của nước Đức. Tuy là quốc gia này đang trong một tình thế rất tốt – với nền kinh tế mạnh nhất Âu Châu, ngân sách quốc gia cân bằng, mức độ an ninh cao và nạn thất nghiệp thấp kỷ lục. Tuy nhiên, hệ thống các đảng đang lay động bởi những thay đổi của xã hội và những lo âu của dân chúng cho tương lai.
Ngoài những vấn đề chưa giải quyết trong nội bộ, nền phồn thịnh của nước Đức và của cả khối Liên Minh Âu Châu (EU) đang bị đe doạ bởi những diễn biến như cuộc chiến kinh tế đang được khởi động bởi chính phủ Hoa Kỳ, xu hướng tan rã của khối EU, sự xa lìa giữa Hoa Kỳ và các đồng minh trong NATO, nguy cơ của một sự khủng hoảng tiền tệ mới do chính phủ dân túy ở Ý gây ra.
Không những nước Đức cần có những cải cách mà EU cũng cần một sự đổi mới để có thể đương đầu hữu hiệu với những vấn đề trong tương lai.
Xưa nay hai quốc gia Pháp và Đức được xem là hai đầu tàu của EU. Hiện tại chỉ có tổng thống Pháp Emmanuel Macron là người đề xướng những kế hoạch để cải cách khối EU. Nhưng từ phía Đức đã không có sự hưởng ứng. Không có sự hỗ trợ của Đức, ông Macron chắc sẽ không thành công.
Trong số 12 người muốn ứng cử để nối ngôi bà Merkel, có lẽ chỉ có ba người có triển vọng thắng.
Đó là bà Annegret Kramp-Karrenbauer, tổng bí thư đảng và người thân cận với bà Merkel; ông Jens Spahn, Bộ trưởng Y tế; và ông Friedrich Merz, cựu chủ tịch của đoàn dân biểu trong quốc hội Đức. Cả hai người đàn ông đều thuộc vào cánh phải của đảng CDU và đều chỉ trích đường lối của bà Merkel. Có một số dấu hiệu cho thấy rằng cuộc đua này sẽ được quyết định giữa bà Kramp-Karrenbauer và ông Merz.
Liệu người nối chân bà Merkel sẽ có đủ khả năng và uy tín để hướng dẫn nước Đức và Liên Minh Âu Châu qua khỏi chặng đường hiểm nghèo này?
*Bài thể hiện cách hành văn và quan điểm riêng của tác giả.
https://www.bbc.com/vietnamese/forum-46162944
Brexit: Thủ tướng Anh
có nguy cơ mất đa số ở Nghị Viện
Càng gần đến ngày Luân Đôn rời bỏ Liên Hiệp Châu Âu, càng có nhiều tuyên bố nghi ngờ về khả năng Nghị Viện Anh Quốc bỏ phiếu tán đồng thỏa thuận với Bruxelles mà thủ tướng Theresa May dày công đàm phán. Hãng tin Anh Reuters ngày hôm nay, 12/11/2018 đã trích dẫn một cựu bộ trưởng Anh cho rằng bà May sẽ không có được đa số ở Nghị Viên về một thỏa thuận Brexit với Liên Hiệp Châu Âu.
Phát biểu sáng nay trên đài phát thanh, Justine Greening cựu bộ trưởng Giáo Dục, từ chức vào tháng Giêng vừa qua, còn chủ trương một cuộc trưng cầu dân ý mới để người dân Anh được chọn lựa giữa 3 khả năng: Ở lại trong Liên Hiệp Châu Âu, hay ra khỏi Liên Hiệp trong khuôn khổ các quy định chung của Tổ Chức Thương Mại Thế Giới, hoặc đi theo kế hoạch mà thủ tướng May đề nghi để ra khỏi Châu Âu.
Đảng đối lập tại Anh Quốc, Công Đảng, cũng nêu lên khả năng Nghị Viện bác bỏ thỏa thuận Brexit của thủ tướng Anh, và trong trường hợp đó, Công Đảng chủ trương bầu lại Quốc Hội, và không loại trừ khả năng tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý khác về Brexit.
Lãnh đạo Công Đảng Jeremy Corbyn, vào hôm qua, 11/11, đã cho rằng : « Thực ra thì trưng cầu dân ý đã diễn ra rồi, giờ đây chỉ còn là tập hợp người dân lại mà thôi. »
Còn tại Bruxelles vào hôm nay, Michel Barnier, nhà đàm phán về Brexit của Châu Âu, cho biết là chưa đạt được thỏa thuân với Luân Đôn cho dù có đã có « rất nhiều nỗ lực ».
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20181112-brexit-thu-tuong-anh-co-nguy-co-mat-da-so-o-nghi-vien
Ý tổ chức hội nghị quốc tế về Libya
Sau Pháp, đến lượt Ý tổ chức vào hôm nay, 12/11/2018, một hội nghị quốc tế về Libya tại thành phố Palermo, với mục tiêu nhắm tới là đưa đất nước Bắc Phi này ra khỏi khủng hoảng chính trị, đi vào tiến trình bầu cử vào năm tới đây. Libya đã từng là thuộc địa của Ý trước đây.
Thông tín viên RFI tại Palermo, Cécile Débarge cho biết thêm chi tiết:
Với hội nghị Palermo ngày hôm nay, mục tiêu của Ý là cho thấy đây là một cuộc hẹn không thể bỏ qua về Libya, một giai đoạn cơ bản của một quá trình dài, trong đó Ý sẽ sát cánh cùng người dân Lybia qua từng giai đoạn. Hồ sơ Libya là do phủ thủ tướng quản lý chứ không phải là bộ Ngoại Giao.
Đây là một hội nghị then chốt đối với Rôma. Đằng sau ý chí tạo điều kiện cho một tiến trình hòa bình ở Libya, còn tiềm ẩn chiến lược chặn luồng di dân sang châu Âu, xuất phát từ các bờ biển Lybia.
Về thành phần tham dự, việc tướng Libya Khalifa Hafta hiện diện hay không vẫn là một ẩn số, nhưng các lãnh đạo khác của Libya như thủ tướng chính phủ đoàn kết quốc gia Fayez al-Sarraj, chủ tịch Nghị Viện Aguila Saleh, lãnh đạo Tripoli Khaled al-Mishri đều có mặt.
Về phần quốc tế, nếu các tổng thống Pháp, Nga, Mỹ và thủ tướng Đức đã từ chối lời mời và chỉ gởi đặc sứ thay mặt, thì tổng thống Tunisia sẽ đến tham dự cũng như nhiều phái đoàn từ Thổ Nhĩ Kỳ, Algeri, Maroc hay Qatar.
Bà Federica Mogherini đại diện ngoại giao Châu Âu và ông Ghassan Salamé, đại diện Liên Hiệp Quốc đều đến Palermo.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20181112-y-to-chuc-hoi-nghi-quoc-te-ve-libya
Syria: Lực lượng Ả Rập – Kurdistan
phản công quân thánh chiến
Lực lượng Ả Rập – Kurdistan FDS, được Hoa Kỳ hậu thuẫn, thông báo vào hôm qua, 11/11/2018, mở lại chiến dịch phản công vào quân thánh chiến của tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo ở miền đông Syria. Chiến dịch được khởi động đã bị ngưng đột ngột trong 10 ngày qua do căng thẳng với Thổ Nhĩ Kỳ.
Thông tín viên RFI, Paul Khalifeh, từ Beyrouth, giải thích :
Lực lượng Dân Chủ FDS ngưng chiến dịch tấn công vào tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo vì Thổ Nhĩ Kỳ đe doa sẽ tấn công vào các vùng mà lực lượng Kurrdistan kiểm soát ở phía đông sông Euphrate của Syria.
Việc ngưng chiến dịch cũng trùng hợp với những thất bại nặng nề của liên minh Ả Rập Kurdistan này trước quân thánh chiến ở vùng Deir Ezzor. FDS đã bị mất cả trăm chiến sĩ vào cuối tháng 10, khi phe thánh chiến phản công và giành lại được phần lãnh thổ đã mất và tái lập vùng tiếp giáp với biên giới Irak.
Để trấn an đồng minh Kurdistan, quân đội Mỹ đã triển khai quân tuần tra dọc biên giới giữa vùng lãnh thổ Kurdistan ở Syria và Thổ Nhĩ Kỳ. Washington cũng gia tăng liên lạc với Ankara, và dường như đã có hiệu quả. Căng thẳng với Thổ Nhĩ kỳ giảm đi, cho phép lực lượng FDS tập trung vào trận chiến chống tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo.
Quân tiếp viện đã bắt đầu đến vùng phía nam tỉnh Deir Ezzor, nơi mà lực lượng thánh chiến còn có 2.500 tay súng trấn giữ một khu vực kiên cố. FDS còn phải mất vài ngày chuẩn bị trước khi tấn công.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20181112-syria-luc-luong-a-rap-kurdistan-phan-cong-quan-thanh-chien
Hồ sơ Rohingya nổi cộm
tại Thượng Đỉnh ASEAN ở Singapore
Singapore bước vào một tuần lễ sôi động về mặt ngoại giao với Thượng Đỉnh ASEAN lần thứ 33 chính thức mở ra từ ngày 12 đến 15/11/2018. Phát biểu trong khuôn khổ diễn đàn doanh nghiệp ASEAN, thủ tướng Lý Hiển Long kêu gọi các đối tác Đông Nam Á đẩy mạnh tiến trình hội nhập trong bối cảnh mô hình đa phương đang bị đe dọa, chiến tranh thương mại Mỹ – Trung leo thang. Ngoài hồ sơ kinh tế, hồ sơ người Rohingya tại Miến Điện là một trong những trọng tâm của thượng đỉnh lần này.
Trước cử tọa gồm các doanh nhân ASEAN, trong cương vị chủ nhà thủ tướng Lý Hiển Long sáng nay nhắc lại cuộc đọ sức thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc có nguy cơ tác động tiêu cực đến kinh tế Singapore và nhấn mạnh : “Đông Nam Á có tiềm năng rất lớn nhưng lại lệ thuộc vào tình hình thế giới ở bên ngoài, do vậy khối này chọn giải pháp đẩy mạnh tiến trình hội nhập trong một thế giới đa phương”.
Ngoài hồ sơ kinh tế, khủng hoảng người Rohingya tại Miến Điện là một trong những trọng tâm của thượng đỉnh ASEAN lần thứ 33. Thông tín viên đài RFI từ Singapore, Carrie Nooten cho biết lãnh đạo Miến Điện bà Aung San Suu Kyi sẽ bị các đối tác Đông Nam Á yêu cầu giải thích về hồ sơ nhậy cảm này và đây có thể là một thay đổi trong đường lối hoạt động của ASEAN, vốn chủ trương không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước thành viên.
“Tuần này lãnh đạo các nước ASEAN có thể sẽ đoạn tuyệt với thái độ thản nhiên vốn có từ trước tới nay. Thông thường, nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ được 10 thành viên khối Đông Nam Á tuân thủ. Nhưng lần này, từ những tuần qua, nhiều tiếng nói phản đối chính sách của Miến Điện đối với cộng đồng thiểu số Rohingya theo đạo Hồi. Đây là một sự đương đầu trực tiếp với bà Aung San Suu Kyi.
Thay đổi trong thái độ của ASEAN xuất phát từ những đòn tấn công của thủ tướng Malaysia Mahathir, đã trở lại cầm quyền hồi tháng 5 vừa qua và là một người có lập trường mạnh mẽ bảo vệ ASEAN.
Thủ tướng Malaysia trước tiên đã lên tiếng qua các phương tiện truyền thông và ông đã nêu hẳn vấn đề trước Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc. Ông Mahathir đã nói thẳng là không còn tin tưởng vào bà Aung San Suu Kyi.
Có thể dự báo là, nhiều nước Hồi Giáo Đông Nam Á như Brunei hay Indonesia sẽ ủng hộ lập trường của thủ tướng Malaysia.
Một số các nhà ngoại giao ngầm cho biết về phía Miến Điện đã không có những tiến triển nhanh chóng trên, cho nên những lời lẽ mang tính khiêu khích này nhằm buộc Naypyidaw phải hành động.
Singapore trong cương vị nước chủ nhà, luôn giữ thế trung lập trong mọi tình huống, nhưng lần này, chính quyền Singapore dự trù sẽ có thái độ cứng rắn.
Các lãnh đạo ASEAN ý thức được rằng, uy tín của khối Đông Nam Á được đặt lên bàn cân. Trước mắt uy tín đó trên vấn đề người Rohingya đang bị lung lay, đặc biệt là sau báo cáo của Liên Hiệp Quốc về khủng hoảng người Rohingya tại Miến Điện”.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20181112-ho-so-rohingya-noi-com-tai-thuong-dinh-asean-o-singapore
TQ tăng xuất khẩu hàng hóa vào Mỹ
trước đợt áp thuế mới
Sự bùng nổ xuất khẩu hàng hóa của Trung Quốc sang Mỹ là một tín hiệu cho thấy chiến tranh thương mại giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ ngày càng tồi tệ hơn.
Xuất khẩu hàng hóa Trung Quốc sang Mỹ vẫn tăng mạnh trong năm nay khi Trung Quốc cố tìm cách xuất càng nhiều hàng hóa khỏi cảng của mình trước khi chúng phải chịu mức thuế cao hơn từ đầu năm 2019.
Trong báo cáo công bố ngày 9/11, Tập đoàn tư vấn tài chính ING đánh giá sự bùng nổ này là do các nhà xuất khẩu lo ngại mức thuế suất 10% áp lên trên 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ sẽ tăng lên 25% từ tháng 1/2019, khiến họ phải chạy đua đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa trước mốc thời gian này.
Số liệu thống kê mới nhất của Cơ quan hải quan Trung Quốc cho thấy trong tháng 10, lượng hàng hóa Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ tăng 15,6% so với cùng kỳ năm trước và tăng so với mức 14,5% ghi nhận trong một tháng trước đó. Tháng 10/2018 đánh dấu thời điểm tròn 1 tháng sau khi chính quyền Tổng thống Trump chính thức đánh thuế 10% đối với gói hàng hóa trị giá 200 tỷ USD nhập khẩu từ Trung Quốc.
Ông Louis Kuijs, chuyên gia kinh tế châu Á tại công ty nghiên cứu Oxford Economics, nhận định: “Việc tăng thuế nhập khẩu của Mỹ sắp tới đang khuyến khích các nhà xuất khẩu Trung Quốc vội vàng thông qua các đơn đặt hàng đến Mỹ”.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có kế hoạch gặp nhau vào tháng 11 khi tham dự hội nghị thượng đỉnh G20 ở Argentina. Cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ – Trung này được kỳ vọng mở ra cơ hội để hai nền kinh tế lớn nhất thế giới tạo ra đột phá trong quan hệ thương mại đang căng thẳng hiện nay.
Tuy nhiên, Tổng thống Trump cảnh báo Mỹ có thể áp thuế bổ sung đối với gói hàng hóa trị giá 267 tỷ USD của Trung Quốc nếu các cuộc hội đàm giữa ông và ông Tập Cận Bình không mang tính xây dựng.
Trong khi đó, theo Business Insider, các chuyên gia bi quan về việc 2 nước có thể đạt được một thỏa thuận thương mại mới mặc dù nhu cầu nhập khẩu hàng hóa của Mỹ đang bùng nổ.
Hàng hóa nhập khẩu vào Trung Quốc cũng tăng lên khi nước này tăng cường chi tiêu cơ sở hạ tầng để góp phần kích thích tài chính nhằm ngăn chặn nền kinh tế trượt dốc vì cuộc chiến thương mại với Mỹ. Theo đó, nhập khẩu của Trung Quốc tăng 21,4% do sự nghi ngờ về khả năng xuất khẩu trong tương lai.
ING dự báo hàng hóa nhập khẩu của Trung Quốc vào năm 2019 sẽ nhiều hơn hàng xuất khẩu khi nước này nhập vật liệu xây dựng và hàng tiêu dùng.
Trung Quốc lần đầu trình làng
tên lửa trên chiến đấu cơ J-20
Trung Quốc đã lần đầu tiên trình làng tên lửa trên máy bay chiến đấu tàng hình J-20 tại triển lãm hàng không lớn nhất của nước này.
Reuters dẫn lại tin của Hoàn cầu Thời báo nói rằng hai chiến đấu cơ đã mở cửa buồng chứa, cho thấy mỗi chiếc có bốn tên lửa ở thân và mỗi một bên cánh có thêm một tên lửa.
Dẫn lời các chuyên gia Trung Quốc, theo hãng tin Anh, tờ báo nói rằng cuộc trình làng diễn ra đúng dịp 69 năm ngày thành lập Không lực Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA).
Global Times nói rằng nó cho thấy ưu thế của J-20 so với các máy bay chiến đấu hàng đầu của Mỹ là F-22 và F-35, cũng như chúng tỏ sự tự tin ngày càng tăng lên của PLA.
Hoàn cầu Thời báo, theo Reuters, dẫn lời một chuyên gia quân sự nói rằng bốn quả tên lửa trong thân chiếc J-20 là loại không đối không tầm xa, trong khi hai quả hai bên là loại tên lửa tầm ngắn dùng trong các cuộc không chiến.
Mặc Triều Tiên “nóng mặt”, Hàn Quốc
vẫn quyết tập trận chung trên biển với Mỹ
Các quan chức quốc phòng Hàn Quốc ngày 12/11 nêu rõ Seoul sẽ tiếp tục tiến hành cuộc tập trận chung trên biển đang diễn ra với Mỹ, qua đó phản bác tuyên bố của Triều Tiên cho rằng cuộc tập trận này đồng nghĩa với việc vi phạm thỏa thuận quân sự liên Triều gần đây.
Tàu đổ bộ của hải quân Hàn Quốc nã đạn pháo trong cuộc tập trận tại Pohang ngày 5/11/2018. Ảnh: YONHAP/ TTXVN
Bộ Quốc phòng Hàn Quốc nhấn mạnh hoạt động diễn tập cấp tiểu đoàn kéo dài 2 tuần này được tổ chức thường niên. Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Hàn Quốc Choi Hyun-soo khẳng định đây là hoạt động diễn tập mang tính phòng thủ và Hàn Quốc sẽ tiếp tục tiến hành hoạt động này trong năm nay.
Trước đó cùng ngày, báo Rodong Sinmun, cơ quan ngôn luận của Đảng Lao động Triều Tiên, cho rằng Hàn Quốc và Mỹ nên “hành xử đúng mực” và không nên thực hiện hành động quân sự “lỗi thời” có khả năng làm suy yếu đối thoại và hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên.
Theo báo trên, việc khôi phục các cuộc tập trận trên biển đi ngược lại thỏa thuận quân sự ngày 19/9, kêu gọi loại bỏ các nguy cơ chiến tranh trên toàn bán đảo này và chấm dứt các hành động thù địch qua biên giới.
Sau 6 tháng tạm ngừng, Hàn Quốc và Mỹ tuần trước đã nối lại Chương trình Tập trận Thủy quân lục chiến Hàn Quốc (KMEP) với sự tham gia của 500 binh sĩ, bao gồm lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ đến từ Okinawa, Nhật Bản cùng nhiều trang thiết bị quân sự như các tàu tấn công đổ bộ.
Lâu nay, Bình Nhưỡng coi việc Seoul và Washington tiến hành các cuộc tập trận chung là mối đe dọa an ninh đối với Triều Tiên.
Tuy nhiên, Hàn Quốc và Mỹ đã nhất trí đình chỉ các cuộc tập trận quy mô nhỏ kể từ sau cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều đầu tiên diễn ra hồi tháng 4/2018 tại Panmunjom và đình chỉ các cuộc tập trận quy mô lớn sau cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều hồi tháng 6 vừa qua, để thể hiện thiện chí trong nỗ lực thúc đẩy quá trình đàm phán về phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên.
Cụ thể, cuộc tập trận không quân “Vigilant Ace” đã được lên kế hoạch vào tháng 12 tới cũng bị hủy bỏ.
Hàn Quốc – Triều Tiên rút binh sĩ,
vũ khí khỏi các trạm biên giới
Ngày 10/11, Hàn Quốc và Triều Tiên bắt đầu rút binh sĩ và vũ khí khỏi 11 trạm gác ở biên giới, nhằm giảm căng thẳng quân sự và xây dựng lòng tin lẫn nhau.
Yonhap dẫn một nguồn tin giấu tên cho biết: “Hàn Quốc và Triều Tiên đã đồng ý rút quân và súng khỏi 11 trạm gác biên giới của mỗi bên trong ngày 10/11. Hai miền thực hiện điều này đúng như thỏa thuận đã nhất trí trước đó”.
Phía Seoul đã bắt đầu phá hủy một số trạm gác ở khu vực biên giới và Triều Tiên cũng có những động thái tương tự.
Trong các cuộc đàm phán quân sự hồi tháng trước, hai miền liên Triều đã đồng ý mỗi bên rút 11 trạm khác thuộc Khu phi quân sự (DMZ) vào cuối tháng 11.
Hiện Hàn Quốc có khoảng 60 trạm gác ở DMZ, trong khi con số này của phía Triều Tiên là khoảng 160.
Hai bên đang thảo luận để loại bỏ tất cả các trạm gác ở biên giới sau khi Triều Tiên hoàn thành mục tiêu phá hủy bãi thử hạt nhân hoàn toàn.
Trước đó, Hàn Quốc, Triều Tiên và Bộ Tư lệnh Liên Hợp Quốc (UNC) đã tổ chức 3 cuộc hội đàm quân sự về một loạt vấn đề liên quan đến giải giáp Khu vực An ninh chung (JSA) thuộc DMZ.
Ba bên đã thảo luận các biện pháp để hai miền tuần tra chung trong khu vực JSA, biến JSA thành khu vực không có vũ khí, điều chỉnh thiết bị giám sát cũng như việc tự do di chuyển của du khách tới khu vực này.
Kế hoạch loại bỏ vũ khí và rút binh sĩ là một phần trong thỏa thuận Hàn -Triều nhằm giảm căng thẳng, ngăn ngừa các vụ đụng độ và xây dựng lòng tin lẫn nhau.
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un cũng thống nhất thiết lập một vùng đệm gần đường ranh giới quân sự trên bộ và trên biển để ngừng các cuộc diễn tập pháo binh, hải quân vào cuối năm nay.
Bắc Triều Tiên
bị tố cất giấu tên lửa và duy trì căn cứ
Một viện nghiên cứu chiến lược Mỹ hôm 12/11/2018 cho biết: Đã nhận dạng ít nhất 13 trong số 20 căn cứ tên lửa của Bắc Triều Tiên được thẩm định còn bị giấu. Đây là một thách thức đối với chính quyền Donald Trump đang hy vọng thuyết phục được Kim Jong Un từ bỏ vũ khí hạt nhân và tên lửa tầm xa.
Thông tin trên đây do Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế CSIS loan báo. Chuyên gia Joseph Bernudez cho biết, cho dù đang thương lượng với Washington về giải trừ vũ khí, nhưng Bình Nhưỡng tiếp tục cải tiến các căn cứ tên lửa và bảo trì hạ tầng cơ sở.
Các địa điểm bị nhận diện được che giấu trong những vùng núi non xa xôi. Bắc Triều Tiên không nhìn nhận có các cơ sở này. Cho đến nay, Bình Nhưỡng chỉ tuyên bố đóng cửa bãi thử hạt nhân Punggye-ri và căn cứ thử tên lửa Sohae.
Nam Bắc Hàn tiếp tục giải trừ vũ khí ở Bàn Môn Điếm
Theo hãng Yonhap, bộ tư lệnh Liên Hiệp Quốc và hai phái đoàn quân sự Hàn Quốc, Bắc Triều Tiên khai mở một đợt tiếp xúc mới để thảo luận về việc giải trừ vũ khí ở làng biên giới Bàn Môn Điếm ngày thứ hai 12/11/2018.
Cuộc họp ba bên tập trung vào chiến dịch biến Bàn Môn Điếm thành một khu vực không vũ khí, thay thế binh sĩ võ trang bằng các phương tiện kiểm soát khác và trao đổi thông tin.
Cho đến nay, phía Hàn Quốc đã dẹp bỏ 11 đồn canh.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20181112-bac-trieu-tien-binh-nhuong-cat-dau-ten-lua-va-duy-tri-can-cu
Chủ nghĩa dân tộc cực đoan và tin giả ở Ấn Độ
Làn sóng chủ nghĩa dân tộc cực đoan đang dâng lên tại Ấn Độ khiến cho người dân nước này lan truyền tin giả, theo một nghiên cứu của BBC.
Kết quả nghiên cứu cho thấy các dữ liệu thực tế không được coi trọng bằng những tin cảm tính nhưng có liên quan tới tinh thần dân tộc.
Fake news và các quan chức ham phát ngôn
Hiltler, Quốc xã và bài học cho nước Mỹ
Khi lãnh đạo quốc gia trở nên ‘thiển cận?’
Các phân tích về mạng xã hội nói rằng các mạng lưới hữu khuynh được tổ chức quy củ hơn so với phe tả khuynh, khiến các chuyện giả về lòng tự tôn dân tộc càng được đẩy đi xa hơn.
Cũng có sự chồng chéo giữa các nguồn tin giả trên Twitter và các mạng lưới ủng hộ Thủ tướng Narendra Modi.
Kết quả nghiên cứu trên được rút ra từ quá trình tìm hiểu sâu rộng tại Ấn Độ, Kenya và Nigeria về cách thức dân thường tham gia vào và làm lan truyền tin giả.
Những người tham dự vào quá trình nghiên cứu đã để BBC tiếp cận điện thoại của họ trong thời gian bảy ngày, qua đó các nhà nghiên cứu có thể xem xét xem họ chia sẻ các loại tư liệu, thông tin gì, với ai, ở mức độ chia sẻ thế nào.
Việc nghiên cứu do BBC Thế giới vụ đặt hàng thực hiện và được công bố hôm nay 12/11/2018, là một phần trong “Beyond Fake News” – là loạt chương trình được phát trên các kênh truyền hình, kênh phát thanh và trên nền tảng kỹ thuật số, nhằm điều tra về việc những tin sai và tin giả tác động ra sao tới mọi người trên toàn thế giới.
Ở cả ba quốc gia, tâm lý không tin tưởng vào các hãng tin chính thống khiến mọi người truyền nhau tin tức từ các nguồn khác mà không buồn kiểm chứng, và họ tin rằng làm vậy là họ đang giúp truyền đi những câu chuyện thật. Mọi người cũng thường quá tự tin rằng mình có khả năng phát hiện ra tin giả.
Các thông tin ở dạng kỹ thuật số được chia sẻ tràn ngập trong 2018 càng khiến vấn đề trở nên nghiêm trọng. Những người tham dự quá trình nghiên cứu của BBC không mấy nỗ lực trong việc tìm hiểu nguồn gốc đưa ra các tin nhắn có chứa nội dung giả mà thường chỉ nhìn vào các dấu hiệu khác để xem đó có phải là nội dung đáng tin cậy không.
Những nguồn này bao gồm các bình luận trên một tin đăng trên Facebook, các hình ảnh có trong các post, hoặc người gửi là ai, trong đó mọi người thường coi các tin nhắn trên WhatsApp từ người thân hay bạn bè gửi tới là đáng tin, và họ thường gửi các tin đó đi khi chưa kiểm chứng.
Tình trạng chia sẻ rộng rãi các lời đồn đoán sai trên ứng dụng WhatsApp đã dẫn tới một làn sóng bạo lực tại Ấn Độ, với việc mọi người chuyển tiếp các thông điệp giả về những kẻ bức hại trẻ em cho bạn bè và gia đình mà không nghĩ tới trách nhiệm phải bảo vệ người thân, cộng đồng.
Theo một phân tích riêng rẽ của BBC thì ít nhất 32 người đã bị giết chết trong năm ngoái trong các vụ có liên quan tới những đồn đại lan truyền trên mạng xã hội hoặc trên các app nhắn tin.
Chúng tôi đã xem xét chi tiết về cái chết của Nilotpal và Abhishek tại Assam, và một phóng viên khác đã tới Mexico để tìm hiểu xem những đồn đại được gửi đi trên WhatsApp làm thổi bùng lên tình trạng bạo lực chết người tại nước đó ra sao.
Việc nghiên cứu tại châu Phi cho thấy tinh thần dân tộc không đóng vai trò quan trọng trong việc lan truyền tin giả.
Tại Kenya, các trò lừa đảo liên quan tới tiền bạc và công nghệ là động lực mạnh hơn, chiếm khoảng một phần ba các câu chuyện được chia sẻ trên WhatsApp, trong khi các tin giả liên quan đến chủ nghĩa khủng bố và quân đội được chia sẻ rộng rãi tại Nigeria.
Ở cả hai quốc gia, nỗi lo sợ về vấn đề y tế nằm trong số các câu chuyện tin tức giả được chia sẻ rộng rãi, và nhiều người đọc tin từ cả các nguồn đáng tin lẫn các nguồn giả nhưng không phân biệt được thực hư thế nào.
Các nhà nghiên cứu đã dành hàng trăm giờ đồng hồ với 80 người tham gia quá trình điều tra ở cả ba quốc gia, phỏng vấn họ tại nhà về cách thức đọc tin của họ cũng như xem xét cách họ chia sẻ thông tin qua WhatsApp và Facebook trong thời gian bảy ngày.
Họ cũng tiến hành phân tích rộng rãi về việc tin giả được lan truyền ra sao trên Twitter và Facebook tại Ấn Độ, để hiểu được cách liệu việc lan truyền tin giả có bị phân cực theo khuynh hướng chính trị hay không.
Chừng 160 ngàn tài khoản Twitter và 3.000 trang Facebook đã được phân tích. Kết quả cho thấy có sự cổ súy mạnh mẽ và mạch lạc trong các thông điệp của phe hữu khuynh, trong lúc các mạng lưới tin giả tả khuynh được tổ chức kém chặt chẽ và it hiệu quả hơn.
Đây là một phần trong loạt bài của BBC về tin sai và tin giả – là vấn đề toàn cầu đang thách thức cách chúng ta chia sẻ thông tin và nhìn nhận thế giới quanh mình.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-46180630
Úc bắt một phụ nữ gốc Việt
trong vụ ‘dâu tây chứa kim khâu’
Một phụ nữ Úc gốc Việt vừa bị bắt sau khi cảnh sát Úc điều tra vụ tìm thấy kim khâu trong trái dâu tây.
Cảnh sát nói hôm Chủ Nhật 11/11 rằng sự việc khiến toàn nước Úc ‘kinh sợ’.
Theo AFP, cảnh sát cho hay một phụ nữ Úc gốc Việt 50 tuổi đã bị bắt sau một cuộc điều tra phức tạp và sâu rộng.
Người này được xác định có tên My Ut Trinh, đến từ Caboolture phía bắc Brisbane, bị bắt chiều Chủ nhật 11/11 tại một ngôi nhà ở Forest Lake.
Czech ngừng hồ sơ visa Việt Nam ‘vì lo tội phạm’
Lần theo dòng tiền ‘chảy’ từ buôn lậu động vật hoang dã
Bà Trinh dự kiến sẽ phải hầu tòa vào tại Brisbane vào thứ Hai 12/11.
Cảnh sát chưa tiết lộ thêm chi tiết vụ việc, như việc bà này phải nộp phạt bao nhiêu hay lý do và động cơ phía sau vụ việc.
Chính phủ Úc đã nâng án tù tối đa cho tội này từ 10 đến 15 năm.
Vụ việc lần đầu được đưa ra ánh sáng khi một người đàn ông phải nhập viện vì đau bụng sau khi ăn dâu tây.
Tới nay đã có hơn 100 vụ việc được cho là tìm thấy kim băng và kim khâu trong các loại quả, chủ yếu trái dâu tây. Các vụ này xảy ra trên khắp nước Úc và được báo cáo vào hồi tháng Chín.
Một vụ tương tự cũng được báo cáo xảy ra ở nước láng giềng New Zealand.
Vụ việc có tính phá hoại này đã khiến các siêu thị phải bỏ mặt hàng trái cây này, và nông dân Úc phải đổ bỏ hàng tấn dâu tây bị ế.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-46176030
Quần Đảo Marshall tố cáo Trung Quốc xâm phạm chủ quyền
Với một phiếu khác biệt, nữ tổng thống quần đảo Marshall hôm 12/11/2018 đã thoát được một kiến nghị bất tín nhiệm trong đường tơ kẻ tóc. Bà Hilda Heine tố cáo chính quyền Bắc Kinh giựt dây phe đối lập để ra kiến nghị do dự án thành lập thiên đàng thuế bị cản trở.
Dự án « Đặc khu ran san hô Rongelap » do nhà tài phiệt Cary Yan, người Trung Quốc mang quốc tịch Marshall, đề xuất : Thành lập một vùng lãnh thổ tự trị, miễn thuế để thu hút các công ty công nghệ cao cấp ». Chính phủ Marshall xem đây là một mưu toan của Bắc Kinh biến đảo quốc thành nơi rửa tiền, bán hộ chiếu, làm con ngựa thành Troyes bành trướng xuống Nam Thái Bình Dương.
Trả lời phỏng vấn đài phát thanh New Zealand sau cuộc bỏ phiếu tại Nghị Viện, nữ tổng thống Marshall cho rằng kiến nghị bất tín nhiệm là « mưu đồ của một số người nước ngoài muốn kiểm sóat các hải đảo của Marshall và tạo một quốc gia trong một quốc gia ».
Bà khẳng định sẽ bảo vệ chủ quyền vì ý thức tình hình địa chiến lược quan trọng của khu vực.
Trong cuộc bỏ phiếu lật đổ tổng thống, phe đối lập được 16 phiếu thuận, chỉ thiếu một phiếu
http://vi.rfi.fr/chau-a/20181112-nam-thai-binh-duong-marshall-to-cao-trung-quoc-xam-pham-chu-quyen