Tin khắp nơi – 12/09/2018

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin khắp nơi – 12/09/2018

Hồng y Mỹ bị chỉ trích bao che

cho lạm dụng muốn xin từ chức

Hồng y Donald Wuerl, Tổng giám mục Washington, hôm 11/9 bày tỏ hy vọng sẽ sớm gặp Đức Giáo hoàng Phanxicô để thảo luận về việc từ chức.

Hồng y Wuerl đang phải đối diện với những kêu gọi từ chức sau khi các báo cáo của bồi thẩm đoàn ở Pennylvania cho rằng ông đã không xử lý đến nơi đến chốn cáo buộc giáo sĩ lạm dụng tình dục trong thời gian làm giám mục ở Pittsburgh.

CNN cho hay trong một lá thư gửi cho các linh mục trong giáo phận, Hồng y Wuerl đã đề cập đến cuộc gặp gần đây với Đức Giáo Hoàng tại Vatican. Ông nói Đức Giáo Hoàng yêu cầu ông xem xét có hành động tốt nhất “khi chúng ta đối mặt với những tiết lộ mới về mức độ kinh hoàng của việc giáo sĩ lạm dụng tình dục trẻ em và những thất bại trong việc giám sát của giám mục”.

Hồng y Wuerl cho biết ông sẽ gặp Đức Giáo Hoàng Phanxicô để bàn về việc từ chức mà ông đã trình cách đây gần ba năm ở tuổi 75, tuổi bắt buộc các giám mục Công giáo phải nộp đơn xin hưu trí cho Đức Giáo Hoàng. Hồng y Wuerl nói quyết định về tương lai của ông “là điều thiết yếu để Tổng giáo phận mà tất cả chúng ta đều yêu mến có thể tiếp tục tiến tới”.

Hồng y Wuerl cũng đang đối mặt với sự giám sát ngày càng tăng về những gì ông có thể biết về cáo buộc lạm dụng của người tiền nhiệm, cựu Hồng y Theodore McCarrick ở Washington, và cách ông xử lý các linh mục lạm dụng trong lúc đứng đầu Giáo phận Pittsburgh.

Hồng y Wuerl phủ nhận dứt khoát rằng không có bất kỳ thông tin cáo buộc nào chống lại ông McCarrick được gửi tới cho ông. Ông cũng phản bác toàn bộ hồ sơ về việc ông xử lý giáo sĩ lạm dụng tại Pittsburgh, dù thừa nhận rằng “có lỗi trong việc phán xét”.

Dự kiến, Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ gặp Đức Hồng y Daniel DiNardo, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Công giáo Hoa Kỳ, và Đức Hồng y Sean O’Malley, cố vấn hàng đầu của Giáo hoàng về lạm dụng tình dục, vào ngày 13/9 tại Vatican.

Hồi tháng 6, Hồng y McCarrick đã bị loại ra khỏi Hồng y đoàn vì cáo buộc lạm dụng tình dục trong nhiều thập niên qua.

Ông McCarrick cũng bị buộc tội ba lần có hành vi sai trái về tình dục với người trưởng thành nhiều thập niên trước trong lúc làm giám mục ở Metuchen và Newark, bang New Jersey, CNN dẫn lời các giám mục đương nhiệm ở những thành phố này cho biết sau đó. Hai trong số những cáo buộc đó đã được dàn xếp ổn thỏa, các giám mục cho biết.

Hồng y McCarrick là một trong những nhà lãnh đạo cấp cao nhất của Giáo hội Công giáo Hoa Kỳ bị loại khỏi chức vụ vì lạm dụng tình dục.

https://www.voatiengviet.com/a/hong-y-my-bi-chi-trich-bao-che-cho-lam-dung-muon-xin-tu-chuc/4568460.html

 

Nga, nghi can chính trong vụ tấn công

các nhà ngoại giao Mỹ ở Cuba và TQ

Nga là nghi can chính trong các cuộc tấn công đã khiến một số nhà ngoại giao Mỹ ở Cuba và ở Trung Quốc mắc phải những chứng bệnh bí ẩn, hãng tin NBC đưa tin hôm thứ Ba11/9.

Đài truyền hình NBC của Mỹ dẫn lời 3 quan chức Mỹ không lộ danh tính và hai người khác được báo cáo về nội vụ, nói rằng cuộc điều tra do Cơ quan Điều tra Liên Bang Hoa Kỳ -FBI, Cơ quan Tình báo Trung ương CIA và một số cơ quan khác thực hiện có bằng chứng dựa trên các thông tin bị chận lại cho thấy có bàn tay của Moscow trong các vụ tấn công bí ẩn đó.

Tuy nhiên những bằng cớ đó không hoàn toàn đầy đủ để Hoa Kỳ có thể công khai quy lỗi cho Moscow, theo một bản tin của đài NBC.

Các giới chức FBI và CIA không hồi đáp yêu cầu xin bình luận về bản tin của NBC.

Các giới chức Mỹ hồi tháng Bảy cho biết vẫn tiếp tục điều tra các vấn đề về sức khỏe của các nhân viên làm việc tại đại sứ quán Hoa Kỳ ở Cuba, và lúc đó vẫn không biết kẻ nào hoặc điều gì đứng sau các cuộc tấn công bí ẩn đã khởi sự từ năm 2016 tới nay, ảnh hưởng tới sức khỏe của 26 người Mỹ.

triệu chứng lạ gồm mất thính giác, nghe tiếng động vo ve liên tục trong tai, bị mất thăng bằng và mệt mỏi, tóm lại là những triệu chứng tương tự với triệu chứng nơi người bị chấn thương não.

Các nạn nhân mắc những triệu chứng lạ gồm mất thính giác, nghe tiếng động vo ve liên tục trong tai, bị mất thăng bằng và mệt mỏi, tóm lại là những triệu chứng tương tự với triệu chứng nơi người bị chấn thương não.

Bộ Ngoại giao Mỹ hồi tháng Sáu cho hay đã triệu hồi một nhóm nhà ngoại giao từ Quảng Châu, Trung Quốc về nước, vì lo ngại họ đang mắc những triệu chứng của một bệnh lạ tương tự như chấn thương não.

Các giới chức Cuba đang tiến hành cuộc điều tra riêng của họ và bác bỏ mọi liên hệ tới cuộc tấn công. Cuba khẳng định họ không hay biết gì về bất cứ ai, hoặc điều gì, đằng sau cuộc tấn công bí ẩn.

https://www.voatiengviet.com/a/nga-nghi-can-chinh-trong-vu-tan-cong-cac-nha-ngo%E1%BA%A1i-giao-my-o-cuba-trung-quoc/4567087.html

 

California tổ chức hội nghị toàn cầu về khí hậu

Trọng Thành

Hôm nay, 12/09/2018, một hội nghị lớn về khí hậu toàn cầu được tổ chức tại California, theo sáng kiến của tiểu bang, nhằm đánh động với các nhà lãnh đạo trên thế giới về hiện tượng biến đổi khí hậu, thậm chí tỏ thái độ chống lại việc Hoa Kỳ rút ra khỏi hiệp định khí hậu Paris.

Nhiều dân biểu, lãnh đạo địa phương, chủ doanh nghiệp, nhà hoạt động xã hội khắp mọi vùng trên địa cầu, từ Paris đến Bonn, từ Bắc Kinh đến Tokyo, cũng như nhiều thành phố Ấn Độ, tới tham dự hội nghị ba ngày này.

Hội nghị San Francisco – được khai mạc đúng vào lúc cơn bão lớn Florence bắt đầu đe dọa miền đông nước Mỹ – muốn chứng tỏ với thế giới là các thành phố và chính quyền khu vực có thể đi đầu trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, trong lúc nhiều quốc gia thoái thác trách nhiệm.

Thông tín viên Eric de Salve tường trình từ San Francisco :

Chính quyền California muốn biến cuộc thượng đỉnh vì khí hậu này thành một hành động chống lại chính sách môi trường của tổng thống Trump và quyết định rút nước Mỹ khỏi Thỏa thuận Paris, đưa ra năm 2017.

Sau khi giảm nhẹ các quy tắc chống ô nhiễm của ngành công nghiệp xe hơi, tổng thống Mỹ giờ đây muốn tạo điều kiện cho việc phát thải khí methan vào khí quyển. Methan là một trong các loại khí thải gây hiệu ứng nhà kính rất mạnh.

« Đây là một hành động điên rồ, gần như là tội phạm. Một trong các quyết định nguy hiểm và vô trách nhiệm nhất của Donald Trump », trên đây là thông điệp Twitter của thống đốc Jerry Brown.

Ngược với chính quyền Mỹ, California, vừa bỏ phiếu hôm thứ Hai vừa qua một luật bảo đảm 100% năng lượng tái tạo từ đây đến 2045. Cụ thể là, vào thời điểm này, toàn bộ lượng điện của California sẽ phải đến từ năng lượng tái tạo, không tạo ra bất cứ lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính nào.

Hôm thứ Hai vừa qua, thống đốc California cũng cam kết là tiểu bang – vốn là nền kinh tế đứng thứ năm trên hành tinh – sẽ thực hiện được các mục tiêu đề ra trong Thỏa thuận Paris, và thậm chí sẽ còn làm hơn nữa.

Chính là để đạt được mục tiêu này, bất chấp thái độ phủ nhận của chính quyền Washington, mà hàng nghìn nhà hoạt động, dân biểu và các tổ chức phi chính phủ sẽ thảo luận trong ba ngày liền tại San Francisco về vấn đề khí hậu.

Sẽ không có một quyết định hay thỏa thuận nào được đưa ra sau hội nghị này, vì không có chính quyền các nước tham gia, nhưng hội nghị này sẽ phải giúp cho việc huy động mạnh mẽ hơn các nỗ lực chống lại biến đổi khí hậu, điều mà thống đốc Brown coi là một mối đe dọa sống còn.

AFP dẫn một báo cáo được công bố hôm qua, của chương trình nghiên cứu mang tên Carbon Tracker, theo đó, nhờ năng lượng mặt trời và năng lượng gió tăng trưởng mạnh mẽ, tổng lượng tiêu thụ năng lượng hóa thạch sẽ đạt đỉnh vào khoảng năm 2023, chậm nhất là ít năm sau đó, có nghĩa là sẽ sớm hơn so với các dự báo trước đó. Hôm thứ Hai, tại diễn đàn Liên Hiệp Quốc, tổng thư ký Guterres cảnh báo là thế giới chỉ còn có hai năm để điều chỉnh hướng đi kịp thời, nếu không muốn nhân loại phải gánh chịu các thảm họa kinh hoàng, vượt tầm kiểm soát, do biến đổi khí hậu.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180912-khi-hau-california-to-chuc-hoi-nghi-toan-cau-chong-lai-viec-trump-rut-khoi-thoa-thu

 

Lãnh đạo nhân quyền

bị Việt Nam trục xuất lên tiếng

Viễn Đông

Sau khi bị buộc phải rời Việt Nam, bà Debbie Stothard cho VOA tiếng Việt biết rằng bà đã “bị giữ qua đêm” trong một phòng tại sân bay Nội Bài và “không được phép tiếp cận luật sư”.

Thật là điều mỉa mai vì tôi từng đến phát biểu tại các hội thảo về nhân quyền nhưng lại không gặp rắc rối nào, nhưng khi tôi tới tham dự hội nghị về kinh tế, tôi lại gặp trở ngại.

Bà Debbie Stothard nói.

Tuy nhiên, Tổng thư ký của Liên đoàn Quốc tế về Nhân quyền nói thêm rằng bà được đối xử “tốt hơn nhiều” nếu so với các tin tức bà từng đọc về những gì các nhà hoạt động nhân quyền Việt Nam phải trải qua.

Bà Stothard cho hay rằng bà “được mời tới tham dự và phát biểu tại một sự kiện của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF)”.

“Tôi không nghĩ mình lại gặp vấn đề gì vì trước đây tôi từng tới Việt Nam và phát biểu tại các diễn đàn. Đây là lần đầu tiên tôi bị chặn. Thật là điều mỉa mai vì tôi từng đến phát biểu tại các hội thảo về nhân quyền nhưng lại không gặp rắc rối nào, nhưng khi tôi tới tham dự hội nghị về kinh tế, tôi lại gặp trở ngại”, quan chức nhân quyền quốc tế người Malaysia nói với VOA Việt Ngữ hôm 11/9.

Bà cho biết thêm rằng bà “tính nói tới vấn đề hạn chế không gian cho xã hội dân sự và lý do vì sao việc tôn trọng các quyền căn bản của con người ở tất cả các nước trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) lại quan trọng cho phát triển kinh tế một cách bền vững”.

Bức ảnh bà Stothard chụp “biên bản chưa cho nhập cảnh” chiều ngày 9/9 cho thấy bà “thuộc diện chưa cho nhập cảnh Việt Nam [theo] quy định tại Điều 21”.

Văn bản này không nói cụ thể thêm về nguyên nhân, nhưng Luật Xuất Nhập cảnh của Việt Nam có một khoản liên quan tới “lý do quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội”.

Sau bà Stothard, nữ phát ngôn viên của Diễn đàn Kinh tế Thế giới Fon Mathuros, xác nhận rằng Việt Nam đã từ chối không cấp visa cho một lãnh đạo nhân quyền quốc tế khác, ông Minar Pimple, Giám đốc cấp cao của tổ chức Ân xá Quốc tế.

Việc Việt Nam từ chối cho các quan chức nhân quyền quốc tế nhập cảnh đứng đầu phần tìm kiếm tin tức tiếng Anh về Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Việt Nam hôm 12/9.

Việt Nam tới ngày 12/9 vẫn chưa lên tiếng về vụ cấm nhập cảnh đối với các lãnh đạo của hai tổ chức nhân quyền quốc tế.

Hà Nội tổ chức Diễn đàn Kinh tế Thế giới về ASEAN kéo dài từ ngày 11 tới 13/9 với sự tham gia của hơn một nghìn người.

Quan chức nhiều nước ASEAN đã tới tham dự như Tổng thống Indonesia Joko Widodo, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long, Thủ tướng Campuchia Hun Sen hay cố vấn nhà nước Miến Điện Aung San Suu Kyi. Ngoài ra, sự kiện về Đông Nam Á này còn có sự xuất hiện của Phó Thủ tướng Trung Quốc Hồ Xuân Hoa.

Tìm kiếm thông tin tiếng Anh về sự kiện ngoại giao được coi là thuộc loại lớn nhất ở Việt Nam trong năm nay trên Google, tin về vụ cấm nhập cảnh đứng đầu sau đó mới tới các hoạt động chính quanh chủ đề “Cách mạng công nghiệp 4.0” tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới.

Và nếu Việt Nam kêu gọi đầu tư, họ cũng phải hiểu rằng cũng có các tiêu chuẩn họ cần phải tuân thủ.

Bà Debbie Stothard nói.

Phát biểu hôm 12/9, Chủ tịch WEF, ông Klaus Schwab, nói rằng hội nghị ở Việt Nam cho thấy tiềm năng khu vực ASEAN có sức mạnh chính trị mạnh mẽ nhất trong thế giới đang phân cực hiện nay.

Khi được hỏi về một thông điệp tới các nhà lãnh đạo tham dự sự kiện ở Hà Nội, bà Stothard nói: “Họ nên hiểu rằng cả cộng đồng doanh nhân cũng như nhân quyền cũng cần pháp quyền, môi trường không có tham nhũng cũng như quyền tự do ngôn luận và tiếp cận thông tin nhằm đạt được sân chơi bình đẳng cho cả việc phát triển kinh doanh lẫn chính trị. Xét về nhiều khía cạnh, cộng đồng doanh nhân lẫn nhân quyền có lợi ích chung. Và nếu Việt Nam kêu gọi đầu tư, họ cũng phải hiểu rằng cũng có các tiêu chuẩn họ cần phải tuân thủ”.

https://www.voatiengviet.com/a/lanh-dao-nhan-quyen-len-tieng-sau-khi-bi-viet-nam-truc-xuat/4568235.html

 

Venezuela loại các đảng đối lập chính

khỏi bầu cử

Thụy My

Bốn đảng đối lập chính ở Venezuela không được tham dự cuộc bầu cử địa phương ngày 9/12 tới. Hội đồng Bầu cử Quốc gia Venezuela hôm qua 11/09/2018 đã chính thức khẳng định như trên.

Trong danh sách 21 « tổ chức chính trị hợp lệ » được tham gia tranh cử không có bốn đảng Primero Justicia (Công lý trước hết), Voluntad Popular (Ý nguyện nhân dân), Accion Democratica (Hành động dân chủ) và Un Nuevo Tiempo (Kỷ nguyên mới).

Các đảng đối lập này đã từng tẩy chay cuộc bầu cử tổng thống hôm 20/5, trong đó ông Nicolas Maduro giành chiến thắng. Là cột trụ trong Bàn tròn đoàn kết dân chủ (MUD), liên minh đối lập chủ chốt, bốn đảng này tố cáo gian lận bầu cử.

Hội đồng Bầu cử Quốc gia đòi hỏi phải thu thập lại các chữ ký để xem xét danh sách các ứng cử viên, nhưng các đảng đối lập đã từ chối.

Trên phương diện nhân quyền, chính phủ Venezuela hôm qua cam kết hợp tác với Liên Hiệp Quốc. Trước đó Cao ủy Nhân quyền Michelle Bachelet chỉ trích chính quyền Venezuela không có những biện pháp thích hợp để đưa các thủ phạm trong các vụ bạo động nhắm vào người biểu tình năm 2017 ra trước pháp luật.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180912-venezuela-cac-dang-doi-lap-chinh-bi-loai-khoi-cuoc-bau-cu

 

Nghị Viện Châu Âu phát khởi thủ tục

tước quyền bỏ phiếu của Hungary

Tú Anh

Hôm nay, 12/09/2018, Nghị Viện Châu Âu yêu cầu Hội Đồng Châu Âu mở thủ tục trừng phạt thành viên Hungary vì những hành động đe dọa các giá trị cơ bản của Liên Hiệp Châu Âu. Đó là điều khoản số 7, cơ chế nghiêm khắc nhất nhắm vào một thành viên chà đạp các nguyên tắc chung của châu Âu.

Chính quyền cánh hữu ở Budapest đã bị tố cáo chà đạp các quyền tự do cơ bản của công dân. Trong dự thảo nghị quyết chuyển đến các thành viên, dân biểu Judith Sargentini liệt kê một danh sách dài « những quan ngại » về tình trạng các quyền tự do và giá trị do châu Âu đề xuất trong các lãnh vực báo chí, đại học, thành phần thiểu số, di dân nhập cư cũng như tệ nạn tham nhũng và chi phối tư pháp tại Hungary từ ngày đảng Fidesz cầm quyền.

Dân biểu báo cáo viên thuộc phe bảo vệ sinh thái đặt câu hỏi với các đồng viện : Có nên tiếp tục để cho một chính phủ chà đạp các giá trị nền tảng của châu Âu hay không ?

Hôm qua 11/09, trong phần biện minh, thủ tướng Hungary Viktor Orban, người bị tố cáo vi phạm giá trị châu Âu, phản đối điều mà ông gọi là « thủ đoạn bắt chẹt ».

Biện pháp đối phó của Liên Hiệp Châu Âu đối với một thành viên vi phạm quy chế là tước quyền bỏ phiếu theo thủ tục của điều 7. Để được thông qua, nghị quyết trừng phạt phải được đa số là 376 phiếu thuận đồng thời phải có ít nhất hai phần ba dân biểu bỏ phiếu. Tại Nghị Viện Châu Âu, nhóm đại biểu của đảng Fidesz của thủ tướng Hungary chỉ có 12 người nhưng phe hữu châu Âu có đến 218 ghế.

Đây là lần đầu tiên Nghị Viện Châu Âu sử dụng quyền chủ động để yêu cầu các thành viên trong Liên Hiệp Châu Âu cho biết ý kiến về tình hình Nhà nước pháp quyền tại một nước thành viên.

Liên Hiệp Châu Âu : Juncker muốn châu Âu « hùng mạnh hơn »

Trong thế giới đang khủng hoảng, đại cường kinh tế Liên Hiệp Châu Âu phải tăng thêm uy thế chính trị trên trường quốc tế. Đó là ước nguyện của chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Jean-Claude Juncker trong diễn văn cuối cùng của nhiệm kỳ tại Nghị viện Strasbourg sáng hôm nay 12/09/2018.

Jean-Claude Juncker thẩm định Liên Hiệp Châu Âu không phải là một « pháo đài » chống di dân nhưng cần phải bảo vệ « đặc tính đa phương » và chứng minh với thế giới rằng châu Âu có chủ quyền nhưng không khước từ, bác bỏ niềm hy vọng và trông đợi của các dân tộc khác.

Để được như thế, chủ tịch Ủy Ban Châu Âu (hành pháp) kêu gọi tất cả thành viên nếu có thể hãy cùng một tiếng nói để thuyết phục các nước khác trong bối cảnh thế giới khủng hoảng vì những chủ trương bảo hộ mậu dịch.

Để bảo vệ lãnh thổ Liên Hiệp Châu Âu, Jean-Claude Juncker khẳng định đề nghị của Ủy Ban Châu Âu thành lập một lực lượng biên phòng 10.000 người từ nay đến 2020 sẽ hoàn tất.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180912-nghi-vien-chau-au-phat-khoi-thu-tuc-tuoc-quyen-bo-phieu-cua-hungary

 

Putin: ‘Không có tội phạm hình sự’

trong vụ đầu độc điệp viên ở Anh

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 12/9 nói rằng chính phủ của ông biết rõ danh tính hai người đàn ông mà Anh cáo buộc đã thực hiện vụ đầu độc cựu điệp viên Nga hồi tháng Ba.

Nga luôn bác bỏ cáo buộc của Anh rằng nước này đứng đằng sau vụ tấn công cựu điệp viên Sergei Skripal và con gái ông, Yulia, bằng chất độc thần kinh.

Ông Putin nói hai người đàn ông này “không có gì đặc biệt hay phạm tội hình sự”. Tổng thống Nga nói thêm rằng họ là thường dân và ông hy vọng họ sẽ bước ra “nói về bản thân mình”.

Tuần rồi, Thủ tướng Anh Theresa May loan báo rằng các nhà điều tra đã xác định hai điệp viên của cơ quan tình báo GRU của Nga chịu trách nhiệm về vụ tấn công hồi tháng Ba tại thành phố Salisbury của Anh, và buộc họ tội mưu sát.

Nhà chức trách cho biết các nghi phạm đã đến sân bay Gatwick ở London hai ngày trước khi vụ đầu độc diễn ra.

Hành trình của họ từ một khách sạn ở London đến hiện trường vụ đầu độc ở Salisbury đã được phát hiện qua các camera an ninh. Sau đó, hai người đàn ông này đã đến sân bay Heathrow trở về Nga trong buổi tối cùng ngày.

Hộ chiếu của các nghi phạm mang tên Alexander Petrov và Ruslan Boshirov, tuy nhiên cảnh sát tin rằng đó là những tên giả và yêu cầu trợ giúp để tìm ra danh tính thực sự của các nghi can.

Canada, Pháp, Đức, Anh và Hoa Kỳ đã đưa ra một tuyên bố chung hoan nghênh việc đưa ra cáo trạng chống lại hai nghi phạm, và bày tỏ tin tưởng vào những phát hiện của các nhà điều tra Anh.

“Chúng tôi hoàn toàn tin tưởng vào nhận định của Anh cho rằng hai nghi phạm là nhân viên của cơ quan tình báo quân sự Nga (GRU), và hành động này gần như chắc chắn đã được chính quyền cấp cao chuẩn thuận”.

https://www.voatiengviet.com/a/putin-khong-co-toi-pham-hinh-su-trong-vu-dau-doc-diep-vien-o-anh/4568380.html

 

Tập trận Vostok 2018,

Nga phô trương lực lượng cảnh cáo NATO

Tú Anh

Với 300.000 quân, tất cả mọi quân binh chủng đều có mặt, cộng với 3000 quân Trung Quốc và một số đơn vị nhỏ của Mông Cổ, nước Nga khai diễn một cuộc tập trận đại quy mô lớn hơn thời Liên Xô cũ. Phải chăng Matxcơva « tổng dượt » quân sự chuẩn bị thế chiến như NATO lên án ?

Song song với Diễn đàn kinh tế Vladivostok có chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tham dự, tổng thống Nga Vladimir Putin phát động cuộc tập trận mang tên Vostok 2018, kéo dài trong năm ngày từ 11 tháng 09 đến 15 tháng 9. Ngày đầu tiên dành để bố trí lực lượng : 300 000 quân, 36 000 chiến xa và xe quân sự, 1000 máy bay và 80 chiến hạm. Ngày thứ hai diễn tập phòng không và ngày thứ ba mới « dành cho sự kiện chính » mà bộ Quốc Phòng Nga từ chối tiết lộ chi tiết.

Tất cả vũ khí tối tân nhất của Nga được mang ra tập dượt : Tên lửa Iskander có thể mang đầu đạn hạt nhân, chiến xa T-80, T-90, chiến đấu cơ Su-34, Su-35. Trên biển, hạm đội Nga phô diễn các khu trục hạm trang bị hỏa tiễn Kalibr từng được sử dụng trên chiến trường Syria.

Vostok 2018 được tổ chức sau một loạt nhiều cuộc tập trận khác ở Kavkaz, Hắc Hải, gần đây là Địa Trung Hải và Bắc Cực trong bối cảnh căng thẳng với Tây phương trong hồ sơ Ukraina, Syria, cáo buộc tin tặc can thiệp vào bầu cử…

Câu hỏi đặt ra là vì sao Nga tổ chức phô diễn cơ bắp ở tận miền Viễn Đông vào lúc này với quy mô được chính bộ trưởng Quốc Phòng Serguei Choigu tuyên bố là « lớn hơn thời Liên Xô »?

Theo Sputnik, một cơ quan báo chí tuyên truyền của Nga, cuộc tập trận này là một « tín hiệu gửi đến toàn thế giới là Nga được Trung Quốc hợp tác chứ không cô đơn » trước sức ép của NATO.

Cho dù Bắc Kinh nhận lời tham dự vì lợi ích riêng, học tập kinh nghiệm của quân đội Nga sau 4 năm tác chiến tại Syria, nhưng sự có mặt của 3000 quân Trung Quốc cũng là một tín hiệu chính trị.

Tín hiệu chính trị và quân sự

Nhưng tại sao Nga phải « hành động » ? Giới chuyên gia nêu ra hai lý do.

Trước hết, Putin muốn chứng tỏ với NATO là quân đội Nga, sau một thời gian dài hậu Cộng sản bị suy yếu, một lần bị kháng chiến Tchetnia đánh bại thảm khốc (thời Yeltsin), giết chết tư lệnh hành quân, nay đã hoàn toàn phục hồi uy thế của một quân đội « bình thường », theo phân tích của tạp chí quốc phòng Pháp NEMROD.

Lý do thứ hai, theo trang thông tin mạng Pháp Mediapart, Nga không thể ngồi yên khi thấy các thành viên của NATO ở sườn tây như Ba Lan và ba nước Baltic tăng cường vũ khí Mỹ. Washington nhìn nhận, các loại vũ khí tăng cường là để NATO phòng thủ nhưng cũng để tấn công khi cần thiết.

Lầu Năm Góc và NATO đều biết một cuộc tấn công vào nước Nga, vài hôm sau, sẽ bị quân Nga tập trung lực lượng cản lại. Nhưng quân đội Nga không được huấn luyện và không đủ phương tiện cơ giới để phản ứng nhanh. Tây phương hy vọng rằng nếu NATO ngay ngày đầu, chiếm được vài thành phố biên giới, thành công này sẽ khuyến khích phong trào chủ hòa hay thân Tây phương và đối thủ chính trị của Putin đòi chủ nhân điện Kremlin từ chức.

NATO được cảnh báo

Do vậy, Matxcơva gấp rút chứng tỏ với Tây phương là có Bắc Kinh bên cạnh và đủ sức mạnh quân sự để đối đầu với một cuộc xâm lăng ở mặt trận phương tây. Đó là mục đích của Vostok 2018 . Nhưng NATO cũng được cảnh báo : Nga chưa bao giờ, cũng như lần tập trận này, nói là để tấn công ai. Nhưng rõ ràng là nếu cần thì quân Nga cũng có khả năng từ phòng thủ đổi qua tấn công.

Không lấy làm ngạc nhiên, Daylan White, một phát ngôn viên của Liên Minh Bắc Đại Tây Dương bình luận : “Vostok 2018 nằm trong hướng đi của Nga trong thời gian qua. Đó là nước Nga ngày càng tự tin, gia tăng ngân sách quốc phòng và can thiệp quân sự”.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180912-tap-tran-vostok-2018-nga-pho-truong-luc-luong-canh-cao-nato

 

Nga đề nghị Nhật ký hiệp định hòa bình

trong năm nay

Trọng Thành

Hôm nay, 12/09/2018, tổng thống Nga gây bất ngờ khi đề nghị Nhật Bản ký hiệp định hòa bình, từ đây đến cuối năm, để khép lại trang sử Thế chiến Hai, mà không kèm theo bất cứ điều kiện nào.

Theo AFP, đề nghị được tổng thống Nga Vladimir Putin đưa ra tại Diễn đàn Kinh tế ở thành phố miền Viễn Đông Vladivostok, một sự kiện do Nga tổ chức, nhằm thắt chặt quan hệ với các cường quốc châu Á.

Tuyên bố của ông Putin được đưa ra trong bối cảnh, cũng ngay tại Diễn đàn này, thủ tướng Nhật Bản Shizo Abe kêu gọi Nga – Nhật cùng thay đổi cách tiếp cận, với nhận định : « Đã 70 năm nay chúng ta đã tìm kiếm cách giải quyết các bất đồng song phương, đã 70 năm chúng ta tiến hành thương thuyết ». Đáp lời lãnh đạo Nhật, tổng thống Nga nói : « Vậy thì chúng ta hãy cùng nhau ký kết một hiệp ước hòa bình từ nay đến cuối năm, không kèm theo điều kiện ! ».

Đề nghị của ông Putin gây ngạc nhiên, bởi trước đó Matxcơva vốn có lập trường rất dè dặt về vấn đề này. Ngay thứ Hai, 10/09, ông Putin còn khẳng định : « thật ngây thơ khi nghĩ là có thể giải quyết được trong một giờ » tranh chấp này.

Tranh chấp lãnh thổ giữa Nga và Nhật tại khu vực quần đảo Kuril, mà Tokyo gọi là vùng lãnh thổ phương Bắc của Nhật, là trở ngại chính trong việc ký một thỏa thuận hòa bình, giữa hai cựu thù.

Bốn hòn đảo thuộc cụm đảo này, trước đó do Nhật kiểm soát, đã bị quân đội Liên Xô chiếm kể từ cuối Thế chiến Hai. Trong những năm gần đây, bất chấp các kêu gọi thường xuyên từ phía Nhật, đàm phán về « vùng lãnh thổ phương Bắc » vẫn không có nhiều tiến triển.

Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, Tokyo và Matxcơva đã tăng cường nỗ lực hợp tác kinh tế, bao gồm các dự án Nhật – Nga ngay tại các đảo tranh chấp.

Nga – Trung tìm cách ít sử dụng đồng đô la

Về quan hệ Nga và Trung Quốc, hôm qua, cũng tại Diễn đàn Vladivostok, sau cuộc hội kiến với chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, ông Putin cho biết Matxcơva và Bắc Kinh có chủ trương sẽ sử dụng nhiều hơn đồng nội tệ của mỗi nước trong các thanh toán song phương, thay cho đô la. Quan hệ thương mại Nga – Trung có chiều hướng cải thiện. Trong nửa năm đầu tiên vừa qua, trao đổi hàng hóa song phương tăng gấp một phần ba, với tổng giá trị 50 tỉ đô la.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20180912-nga-de-nghi-nhat-ky-hiep-dinh-hoa-binh-ngay-trong-nam-nay

Đức : Phủ nhận có bạo lực trong biểu tình,

lãnh đạo an ninh có nguy cơ mất chức

Trọng Thành

Tranh luận về hành động bạo lực chống dân nhập cư trong các cuộc biểu tình của phe cực hữu tại miền đông nước Đức mới đây, rất có thể khiến lãnh đạo cơ quan an ninh nội địa của nước này mất chức.

Hôm nay, 12/09/2018, ông Hans-Georg Maassen phải ra điều trần trước Quốc Hội. Nhiều người kêu gọi lãnh đạo cơ quan an ninh từ chức, sau khi ông nghi ngờ tính xác thực của một đoạn video, được truyền thông đưa ra làm bằng chứng. Trước đó, thủ tướng Đức cũng như một số chính trị gia khác khẳng định đã có các hành động bạo lực.

Thông tín viên Pascal Thibaut tường trình từ Berlin :

Liệu ông Hans-Georg Maassen có giữ được đầu hay không ? Lãnh đạo cơ quan an ninh chắc chắn đã chuẩn bị hết sức kỹ lưỡng cho buổi điều trần trước hai ủy ban của Quốc Hội Đức. Các nghị sĩ, đặc biệt là phe đối lập, cũng trong tư thế sẵn sàng. Nhiều nhân vật quan trọng của phe Xã Hội Dân Chủ đòi ông phải ra đi. Phía đảng Dân Chủ Thiên Chúa Giáo cũng có nhiều người đồng quan điểm.

Trong một cuộc trả lời phỏng vấn cuối tuần trước, lãnh đạo Cơ Quan Bảo Vệ Hiến Pháp (tên gọi chính thức) đã tỏ ý nghi ngờ về tính xác thực của một đoạn video về các cuộc biểu tình chống nhập cư tại Chemnitz (hồi cuối tháng 8), trong đó người ta thấy nhiều người nước ngoài bị truy đuổi.

Phát biểu của lãnh đạo cơ quan an ninh tỏ ra mâu thuẫn với nhận định trước đó của chính thủ tướng Angela Merkel, lên án bạo lực tại Chemnitz. Việc một công chức lên tiếng nói ngược lại thủ tướng chính phủ là điều rất hiếm khi xảy ra (ông Hans-Georg Maassen vốn được sự ủng hộ của cấp trên, bộ trưởng Nội Vụ). Hai người đều có chung quan điểm phê phán chính sách nhập cư trước đây của thủ tướng Merkel.

Kể từ sau phát biểu nói trên, lãnh đạo cơ quan an ninh nội địa Đức đã tìm cách sửa chữa, ông thừa nhận đoạn video nói trên là xác thực. Ngược lại, Hans-Georg Maassen trách cứ báo giới đã bất cẩn, khi phổ biến quá vội vã video này.

Ông Hans-Georg Maassen cũng bị chỉ trích về các quan hệ mập mờ với đảng cực hữu AfD (Vì một nước Đức khác). Người ta đặt câu hỏi là các cuộc gặp gỡ của đương sự với các lãnh đạo đảng AfD cần được coi là những tiếp xúc thông thường với các lãnh đạo chính trị, hay đã đi xa hơn ?

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180912-duc-phu-nhan-co-bao-luc-trong-bieu-tinh-lanh-dao-an-ninh-co-nguy-co-mat-chuc

 

Syria : Nga, Iran, Thổ vẫn chia rẽ về số phận Idlib

Thụy My

Số phận của thành phố Idlib vẫn đang được bàn bạc tại Liên Hiệp Quốc. Đến lượt Nga hôm qua 11/09/2018 đề nghị họp Hội Đồng Bảo An. Tuần trước, ba tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, Nga và Iran họp lại ở Teheran để cố tìm ra một thỏa thuận, nhưng không có tiến bộ cụ thể nào, và hôm qua tại New York, ba nước bảo trợ cho tiến trình Astana tiếp tục tỏ ra chia rẽ.

Từ New York, thông tín viên RFI Marie Bourreau cho biết thêm chi tiết :

Một bên là Nga và Iran, bên kia là Thổ Nhĩ Kỳ. Ba nước bảo trợ cho tiến trình hòa bình ở Astana công khai cho thấy sự bất đồng. Ankara, vốn ủng hộ ngưng bắn, đòi hỏi sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế để tránh một thảm họa nhân đạo ở Idlib.

Đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố: Rõ ràng là một chiến dịch quân sự tổng lực sẽ dẫn đến thảm họa nhân đạo to lớn. Một chiến dịch như thế sẽ tạo ra làn sóng người tị nạn, gây nguy cơ về an ninh cho Thổ Nhĩ Kỳ, cho châu Âu và xa hơn nữa.

Lời kêu gọi này được Pháp và Anh hưởng ứng. Paris và Luân Đôn ủng hộ yêu cầu của Thổ Nhĩ Kỳ, đòi hỏi dành thời gian cho đối thoại, cố gắng tìm cho được một thỏa thuận. Nhưng Nga và Iran vẫn giữ vững quan điểm, muốn tung ra chiến dịch chống khủng bố tại thành phố đang có ba triệu thường dân sinh sống.

Đại sứ Iran nói: Cuộc chiến chống khủng bố tại Idlib là một phần trong nhiệm vụ tái lập hòa bình và ổn định tại Syria của chúng tôi. Nhưng cuộc chiến này không thể khiến thường dân trở thành nạn nhân.

Chẳng bao lâu nữa cuộc tấn công vào Idlib sẽ bắt đầu, mà nỗ lực ngoại giao hiện chưa gây được tác động đáng kể nào.

Syria : Liên minh tây phương thông báo đợt tấn công cuối cùng diệt Daech

Liên quân chống thánh chiến do Hoa Kỳ lãnh đạo cho biết đã bắt đầu gian đoạn ba, giai đọan cuối cùng trong chiến dịch quân sự truy diệt tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo ở miền đông Syria.

Ngày thứ ba 11/09/2018 là ngày các Lực lượng Dân chủ Syria FSD , do Mỹ yểm trợ khai diễn đợt tấn công thứ ba trong chiến dịch « Roundup ». Washington và FSD mà nồng cốt là chiến binh Kurdistan và Ả rập Syria cùng cho biết thông tin này.

Theo AFP, chiến dịch truy diệt Daech được phát động từ ngày 01 tháng 05 chia làm ba giai đoạn : giai đoạn một, truy đuổi Daech ở Baghouz, đông bắc Syria, giai đoạn hai ở Dashisha và giai đoạn cuối ở gấn biên giới Irak. Liên minh hy vọng sẽ diệt được thủ lĩnh Daech, Abou Bakr al Baghdadi, rất có thể đang ẩn náo trong khu vực cuối cùng này. Tuy nhiên, bộ trưởng quốc phòng Mỹ tỏ ra dè dặt không đi sâu vào chi tiết. Liên minh quốc tế nhắc lại là không có ý định rời bỏ Syria một khi chiến sự chấm dứt.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180912-syria-nga-iran-tho-van-chia-re-ve-so-phan-idlib

 

Thủ lĩnh al-Qaida kêu gọi Hồi giáo tấn công Mỹ

Đánh dấu tròn 17 năm vụ tấn công khủng bố 11/9/2001, lãnh đạo của al-Qaida kêu gọi người Hồi giáo tiến hành chiến tranh chống lại Mỹ trên khắp thế giới.

Trong một bài diễn văn dài 30 phút được công bố vào đúng ngày 11/9, ông Ayman al-Zawahiri đã dành nhiều thời gian để mô tả tả nước Mỹ như là kẻ thù tôn giáo của đạo Hồi và đưa ra bằng chứng là việc Mỹ chuyển tòa đại sứ của từ Tel Aviv đến Jerusalem.

Tổ chức SITE có trụ sở ở Washington vốn theo dõi các tư liệu truyền thông mà phe chủ chiến trên khắp thế giới đưa ra đã đăng tải bản dịch tiếng Anh của diễn văn này.

Hoa Kỳ là kẻ thù số một của người Hồi giáo… mặc dù họ tự nhận mình là theo chủ nghĩa thế tục,” ông al-Zawahiri nói trong đoạn video. Ông liệt kê 14 chỉ thị chiến đấu chống lại nước Mỹ, trong đó có lời kêu gọi người Hồi giáo đoàn kết và các chiến binh thánh chiến xích lại gần nhau hơn.

https://www.voatiengviet.com/a/th%E1%BB%A7-l%C4%A9nh-al-qaida-k%C3%AAu-g%E1%BB%8Di-h%E1%BB%93i-gi%C3%A1o-t%E1%BA%A5n-c%C3%B4ng-m%E1%BB%B9/4567544.html

 

Những huyền thoại của hiệp định RCEP

Nguyễn Xuân Nghĩa

Khởi sự thảo luận từ năm 2012, Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện tại Khu vực Đông Á và Nam Á, gọi tắt là RCEP, có thể hoàn tất trong năm nay, Bộ trưởng Công Thương Nghiệp Singapore cho biết như trên sau hội nghị cấp bộ trưởng vào cuối tháng trước tại Singapore. Tuy nhiên, phía Ấn Độ lại cho rằng các nước còn phải đàm phán thêm trước khi có hy vọng thông qua vào cuối năm 2019. Mục Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu về chuyện này.

RCEP: Khối tự do mậu dịch có tầm vóc nhất thế giới?

Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do và Nguyên Lam xin chào kinh tế gia Nguyễn-Xuân Nghĩa. Thưa ông, sau hơn hai chục vòng đàm phán kể từ năm 2012, đại diện của 16 quốc gia tại khu vực Đông Á và Nam Á sắp hoàn tất Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực nội trong năm nay. Bước kế tiếp có thể là một hội nghị cấp bộ trưởng vào cuối Tháng 10 tại New Zealand rồi thượng đỉnh của cấp lãnh đạo vào Tháng 11 này tại Singapore để thông qua văn kiện. Giới truyền thông quốc tế cho rằng trong bối cảnh đầy mâu thuẫn thương mại giữa các nước tiên tiến và sau khi Hoa Kỳ rút khỏi Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương TPP, biến cố này mở ra hy vọng hình thành một khối tự do mậu dịch khác, có tầm vóc nhất thế giới với vai trò chủ chốt của Trung Quốc trong một khu vực kinh tế rất năng động của địa cầu. Ông nghĩ sao về những nhận định này?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: – Tôi e rằng sự thật nó không như người ta mô tả nên xin sẽ từng bước giải thích.

RCEP là sáng kiến của Hiệp hội ASEAN gồm 10 Quốc gia Đông Nam Á nhằm ký một hiệp định tự do thương mại với sáu nước vốn đã có hiệp ước riêng lẻ với ASEAN là Trung Quốc, Nhật Bản, Nam Hàn, rồi Ấn Độ, Úc và New Zealand. Nếu hoàn thành thì người ta một cộng đồng gồm ba tỷ 400 triệu dân, gần phân nửa dân số địa cầu với sản lượng kinh tế bằng 30% của thế giới.

-Nguyễn Xuân Nghĩa

– Thoạt kỳ thủy đây là sáng kiến của Hiệp hội ASEAN gồm 10 Quốc gia Đông Nam Á nhằm ký một hiệp định tự do thương mại với sáu nước vốn đã có hiệp ước riêng lẻ với ASEAN là Trung Quốc, Nhật Bản, Nam Hàn, rồi Ấn Độ, Úc và New Zealand. Nếu hoàn thành thì người ta một cộng đồng gồm ba tỷ 400 triệu dân, gần phân nửa dân số địa cầu với sản lượng kinh tế bằng 30% của thế giới.

– Nhưng bên dưới các số liệu lớn lao đó là sự dị biệt của một tập thể ô hợp gồm nhiều nước còn quá nghèo như Miến, Lào, Miên và các nước tiên tiến như Nhật Bản, Nam Hàn, Úc, New Zealand hoặc hai nước mới nổi là Trung Quốc và Ấn Độ, với mục tiêu khác biệt và tìm sự đồng thuận ở một số lĩnh vực thu hẹp. Chẳng hạn như Ấn Độ đòi quyền tự do mậu dịch không chỉ về hàng hóa mà còn về dịch vụ và muốn có quy định hẳn hoi về xuất xứ sản phẩm để tránh nạn Trung Quốc bán hàng của mình dưới nhãn hiệu chế tạo của xứ khác. Cũng vì vậy, Ấn Độ mới cho rằng sẽ còn phải đàm phán thêm chứ không thể xong vào cuối năm.

Nguyên Lam: Thưa ông, thế còn vị thế của Trung Quốc trong tập thể này?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: – Truyền thông cứ cho là rằng Hoa Kỳ lui về chế độ bảo hộ mậu dịch và triệt thoái khỏi Hiệp định TPP nên Trung Quốc mới trám vào khoảng trống do Mỹ để lại, sẽ trở thành vô địch về tự do mậu dịch và vạch ra luật chơi cho cả tập thể. Đấy là cách tường thuật nông cạn và sai lạc nhưng có lợi cho uy tín của Bắc Kinh. Thứ nhất, đấy là sáng kiến của Hiệp hội ASEAN, không của Trung Quốc. Thứ hai, tập thể này có nhiều cường quốc kinh tế không dễ chấp nhận thế chủ động của Bắc Kinh, như Nhật, Ấn Độ, Nam Hàn và Úc. Thật ra, Trung Quốc chưa đủ mạnh để muốn làm gì thì các nước kia cũng chịu.

– Chuyện thứ ba, quan trọng nhất, vì duy trì nhiều khu vực bảo hộ bên trong, Trung Quốc không dễ phất cờ vô địch về tự to thương mại như Hoa Kỳ. Lý do là có thị trường tiêu thụ lớn nhất địa cầu, Hoa Kỳ có thể cho các nước có mức lương bổng thấp xuất khẩu hàng hóa rẻ vào Mỹ, Trung Quốc nghèo hơn Mỹ và vẫn cần bảo vệ một khu vực chế biến bên trong cho nên khó rộng rãi nhập khẩu hàng rẻ như vậy từ các nước cũng lấy ưu thế là lương thấp.

– Vào một kỳ khác, chúng ta sẽ nói đến yếu tố nhân công rẻ như một nguyên nhân dẫn tới mâu thuẫn mậu dịch ngày nay vì xứ nào cũng tìm cách hạ lương để dễ bán hàng nên làm sụt mức tổng cầu, khiến lực lượng lao động bị thiệt mà doanh nghiệp chuyên về xuất nhập khẩu thì kiếm lời lớn. Đấy là hiện tượng kinh tế học gọi là “bần cùng hóa người láng giềng”. Các nước nghèo trong khối RCEP đang tìm lợi thế lương rẻ cũng sẽ lao vào mâu thuẫn đó với các nước giàu hơn ở trong nhóm. Hoa Kỳ không theo chiến lược đó mà cũng chẳng thiết tha gì với Hiệp định này.

Lý do Hoa Kỳ không muốn gia nhập RCEP

Nguyên Lam: Ông nói đến việc các nước nghèo cứ tìm lợi thế nhân công rẻ để dễ bán hàng có thể dẫn tới những mâu thuẫn ngày nay khiến thính giả của chúng ta có thể suy luận về chiến lược công nghiệp hóa hiện nay của Việt Nam. Kỳ sau, Nguyên Lam xin được hỏi thêm về chuyện đó, nhưng hôm nay, xin đề nghị ông giải thích cho vì sao Hoa Kỳ không đi theo chiến lược trên mà cũng chẳng muốn gia nhập nhóm RCEP này.

Nguyễn-Xuân Nghĩa: – Về chuyện kiếm lợi thế mậu dịch nhờ lương rẻ thì tôi nghĩ đến một thành ngữ phũ phàng của Việt Nam. Đó là cho nhân công “ăn mắm mút giòi” để doanh nghiệp kiếm lời nhờ xuất nhập khẩu, đa số lại là doanh nghiệp có vốn đầu tư của nước ngoài. Việt Nam có chiến lược bất công và không bền đó.

– Trở về chuyện Hoa Kỳ, có một nghịch lý mà truyền thông ít giải thích. Chiến lược của nước Mỹ không là chế biến hàng rẻ để bán cho nhiều nhờ ép lương nhân công mà là phát triển khu vực dịch vụ và sản xuất các loại hàng có giá trị cao hơn. Vì vậy, trước khi nghe nói đến một ông Donald Trump làm Tổng thống thì Mỹ đã dửng dưng trong việc mua bán với Hiệp hội ASEAN. Chiến lược mậu dịch của Hoa Kỳ là xây dựng một cơ chế mua bán trong khu vực với tiêu chuẩn cao về điều kiện bảo vệ môi sinh, lao động, luật lệ thông thoáng minh bạch, nhất là phải bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Đấy là quan niệm của Mỹ về tự do thương mại, qua những đòi hỏi quá rắc rối và chi tiết trong Hiệp định Đối tác TPP khiến Quốc hội Mỹ dội ngược nên không muốn phê chuẩn cuối năm 2015 và trong năm 2016.

– Nhìn như vậy thì Hiệp định RCEP không đáp ứng yêu cầu của Hoa Kỳ vì có nhiều nước quá nghèo như Miên Lào, có nhiều nước không muốn cải cách kinh tế cho thêm tự do như Trung Quốc hay cả Ấn Độ. Cho nên bảo rằng Hoa Kỳ bị gạt ra khỏi sân chơi của 16 nước trong Hiệp định RCEP và nhường thế lãnh đạo cho Bắc Kinh là một lập luận sai mà cứ được nhắc lại, có khi vì ghét ông Trump.

Tuy nhiên, cần nói thêm là Mỹ không hề chống Hiệp định RCEP. Lý do nằm ngoài lãnh vực mậu dịch mà thuộc về chiến lược. Hoa Kỳ muốn Trung Quốc bị ràng buộc vào những cam kết với nhiều xứ khác và phải thay đổi chứ không xử ép các nước nghèo. Hiệp định RCEP mở ra cơ hội cho các nước ASEAN có thị trường khác mà bớt lệ thuộc vào Trung Quốc và cho các cường quốc như Nhật, Ấn, Úc, Nam Hàn có thêm ảnh hưởng.
-Nguyễn Xuân Nghĩa

– Tuy nhiên, cần nói thêm là Mỹ không hề chống Hiệp định RCEP và vẫn có lúc nghĩ lại về Hiệp định TPP nay đã đổi tên và chỉ còn 11 nước tham dự. Lý do nằm ngoài lãnh vực mậu dịch mà thuộc về chiến lược. Hoa Kỳ muốn Trung Quốc bị ràng buộc vào những cam kết với nhiều xứ khác và phải thay đổi chứ không xử ép các nước nghèo. Hiệp định RCEP mở ra cơ hội cho các nước ASEAN có thị trường khác mà bớt lệ thuộc vào Trung Quốc và cho các cường quốc như Nhật, Ấn, Úc, Nam Hàn có thêm ảnh hưởng.

Thúc đẩy cơ chế hành xử chung trong RCEP

Nguyên Lam: Trở lại Hiệp định RCEP, phải chăng là 16 nước muốn hoàn thành văn kiện này cho nhanh để có một cơ chế hành xử chung khi thương chiến bùng nổ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc theo kiểu “trâu bò húc nhau, ruồi muỗi chết”?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: – Dĩ nhiên là bộ máy hành chính thư lại và các chuyên viên đều nói tới nguy cơ khủng hoảng vì chiến tranh thương mại hoặc vì số xuất siêu quá lớn với kinh tế Hoa Kỳ. Họ nói vậy để sớm hoàn tất Hiệp định RCEP. Báo chí tường thuật quan điểm của “các viên chức có thẩm quyền” này, trong ngoặc kép. Nhưng chẳng xứ nào lại vì tình trạng khẩn trương đó mà nhượng bộ.

– Thái độ trì chiết của Ấn Độ về quyền tự do di động của nhân công hay xuất xứ hàng hóa hoặc việc bảo vệ một số ngành nghề nội địa và lập trường hoàn toàn tương phản của Singapore về các vấn đề trên cho thấy điều ấy. Kế đó, dù được tiếng là “khu vực tự do thương mại vĩ đại nhất địa cầu”, Hiệp định RCEP này lại gói bên trong những mục tiêu dị biệt của các nước lớn và hàng loạt điều lệ về thủ tục chấp hành hay đặc miễn cho nên chẳng dễ gì mà hoàn thành sau hội nghị cấp bộ trưởng vào tháng tới tại Auckland của New Zealand. Cùng lắm thì các nước đi tìm đồng thuận biểu kiến ở “mẫu số chung nhỏ nhất” và sau đó họ sẽ cãi tiếp.

Nguyên Lam: Ông có vẻ không mấy lạc quan về triển vọng thành hình của Hiệp định này, thưa ông vì sao như vậy?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: – Thật ra chúng ta cần tránh cảm quan mà nên lạnh lùng nhìn vào thực tế.

– Đầu tiên, người ta cứ chú ý đến sự vắng mặt của Hoa Kỳ và cái thế mạnh của Trung Quốc trong hiệp định giữa 16 nước Đông Á và Nam Á. Sự thật thì thị trường Hoa Kỳ vẫn có sức thu hút cao và xứ nào cũng theo dõi xem Chính quyền Donald Trump xác định lại luật chơi về mậu dịch để theo đó mà tính. Sau đấy, người ta cũng thấy Bắc Kinh đang gây phản ứng ngược từ các nước nghèo với chủ trương lý tài chứ không hề là tấm gương sáng về tự do mậu dich. Thứ ba, Hoa Kỳ không hề quay lưng và thả nổi Châu Á cho Bắc Kinh mặc tình thao túng. Đấy là bối cảnh bên ngoài tập thể 16 quốc gia này.

– Bên trong, nhóm 16 nước của Hiệp định lại có sẵn nhiều mâu thuẫn nội tại. Như giữa các nước nghèo nhất với các nước giàu hơn trong khối ASEAN, hoặc giữa các nước tương đối đã mở mang, như Malaysia hay Thái Lan, với các nước tiên tiến như Úc hay New Zealand. Đã vậy, Nhật vẻ hòa dịu hơn với Bắc Kinh chỉ vì đã có Ấn Độ tham gia như một rào cản Trung Quốc trong chiến lược kết hợp vành đai Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương. Trong vụ này, Thái Lan đang nghe ngóng xem làm sao gia nhập Hiệp định Đối tác TTP, Việt Nam thì bận xem làm sao thi hành Hiệp định này hơn là tranh cãi về RCEP. Nhìn vậy thì Hiệp định RCEP không là một nỗ lực ghê gớm của các nước để mau mắn làm ăn với Trung Quốc và để khỏi cần Hoa Kỳ. Nó mới chỉ là một bước khởi đầu mà thôi.

Nguyên Lam: Vì ông nhắc đến yếu tố chiến lược của các nước trong những tính toán về thương mại, liệu chúng ta có nên nhắc tới sáng kiến Nhất Đới Nhất Lộ của Bắc Kinh trong khu vực Á Châu này không?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: – Tôi cho rằng năm năm sau khi thực hiện sáng kiến đó, Bắc Kinh đã để lộ chân tướng và gây nghi ngại cho các nước đang thát triển, điển hình là trường hợp Malaysia mà chúng ta đã đề cập một kỳ trước. Trong khi đó, ta cũng chẳng nên quên phản ứng của Hoa Kỳ khi Ngoại trưởng Mike Pompeo thông báo kế hoạch xây dựng hạ tầng cơ sở trong cùng khu vực này như một lực đối trọng với sáng kiến của Trung Quốc. Phương pháp của Mỹ không giống Bắc Kinh, là viện trợ hay đưa hệ thống quốc doanh vào thực hiện các dự án ít giá trị, mà là tạo điều kiện cho doanh nghiệp Hoa Kỳ vào nơi đó đầu tư. Tức là Hoa Kỳ không hề bỏ ngỏ Á Châu và đấy cũng là một sự thật khác về Hiệp định RCEP.

Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do cùng Nguyên Lam xin cảm tạ ông  về cuộc phỏng vấn tuần này.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/programs/EconomicForum/the-rcep-myths-09112018134926.html

 

Trung Quốc: Liên Hiệp Quốc

chớ can thiệp vào Tân Cương

Trung Quốc hôm 11/9 đã kêu gọi người đứng đầu cơ quan nhân quyền Liên Hiệp Quốc Michelle Bachelet tôn trọng chủ quyền của họ đối với Tân Cương sau khi bà Bachelet bày tỏ quan ngại về tình hình ở Tân Cương và kêu gọi Bắc Kinh cho phép các thanh sát viên vào khu tự trị bất ổn tại vùng viễn tây Trung Quốc

Bắc Kinh đã tuyên bố rằng Tân Cương đối mặt với mối đe dọa nghiêm trọng từ những chiến binh và những phần tử ly khai Hồi giáo bị Trung Quốc tố cáo là âm mưu các vụ tấn công và khuấy động căng thẳng giữa người Uyghur theo đạo Hồi, vốn là dân bản địa ở Tân Cương, với dân Hán tộc.

Hồi tháng trước, một ủy ban nhân quyền của Liên Hiệp Quốc loan báo đã nhận được những báo cáo đáng tin cậy cho biết có đến một triệu người Uyghur có lẽ đang bị cầm giữ tại các trại giam không đúng pháp luật ở Tân Cương và kêu gọi trả tự do cho họ.

Ở Bắc Kinh, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Cảnh Sảng đã tỏ dấu hiệu cho thấy Trung Quốc không muốn Liên Hiệp Quốc can dự vào vấn đề Tân Cương.

“Trung Quốc kêu gọi cao ủy nhân quyền Liên Hiệp Quốc tuân thủ chặt chẽ sứ mạng và những nguyên tắc của hiến chương Liên Hiệp Quốc trong việc tôn trọng chủ quyền và phải thực hiện chức trách của mình một cách công bằng và khách quan và không nghe thông tin một chiều,” ông Cảnh phát biểu trong buổi họp báo thường kỳ.

Bắc Kinh trước đây vẫn cáo buộc những thế lực chống Trung Quốc là đứng đằng sau những chỉ trích về chính sách của họ đối với Tân Cương.

Trong vòng hai năm qua, nhà chức trách Trung Quốc đã đột nhiên tăng cường an ninh và giám sát tại khu tự trị này – một hành động mà các nhà chỉ trích so sánh với tình trạng gần như thiết quân luật – với các trạm kiểm soát của cảnh sát, các trung tâm cải tạo và thu thập ADN ở quy mô lớn.

Lời kêu gọi của bà Bachelet được đưa ra vào lúc Tổ chức Theo dõi Nhân quyền cho biết người sắc tộc Uyghur đã bị bắt bớ tùy tiện, bị kiềm chế trong các hoạt động tôn giáo hàng ngày và ‘bị cưỡng bức nhồi nhét về chính trị’.

Trong bài diễn văn đầu tiên trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, bà Michelle Bachelet, vốn là cựu Tổng thống Chile, cho biết cơ quan này đã đưa ra ánh sáng ‘những cáo buộc gây đau buồn sâu sắc về việc bắt giữ tùy tiện người Uyghur cũng như các cộng đồng Hồi giáo khác ở quy mô lớn trong cái gọi là ‘trại cải tạo’ trên khắp Tân Cương’.

https://www.voatiengviet.com/a/trung-qu%E1%BB%91c-li%C3%AAn-hi%E1%BB%87p-qu%E1%BB%91c-ch%E1%BB%9B-can-thi%E1%BB%87p-v%C3%A0o-t%C3%A2n-c%C6%B0%C6%A1ng/4567550.html

 

Trung Quốc có thể

bỏ giới hạn kế hoạch hóa gia đình

Trung Quốc đang bãi bỏ nhóm ba cơ quan phụ trách thực thi các chính sách kế hoạch hóa gia đình – một dấu hiệu nữa cho thấy Bắc Kinh có lẽ đang dự định bỏ giới hạn số con mà các cặp vợ chồng được phép có vốn đã được áp dụng từ mấy thập niên qua.

Động thái này là một phần của việc tái cơ cấu Ủy ban Y tế Quốc gia mà họ loan báo hôm 10/9. Theo đó, một cơ quan đơn nhất sẽ được thành lập được gọi là Bộ phận Giám sát Dân số và Phát triển Gia đình phụ trách ‘thiết lập và hoàn chỉnh một hệ thống chuyên hỗ trợ các gia đình.”

Một dấu hiệu nữa cho thấy nhiều khả năng Trung Quốc sẽ dỡ bỏ giới hạn sinh con là việc tung ra bộ tem mới hồi tháng trước mà trên đó có hình ảnh một đàn lợn bố mẹ đang mỉm cười cùng với ba lợn con.

Lo sợ trước dân số đang già đi nhanh chóng và lực lượng lao động đang ngày càng giảm, Trung Quốc đã từ bỏ chính sách một con hà khắc hai năm trước để cho phép các gia đình được có hai con. Nhờ đó mà tỷ lệ sinh đã tăng gần 8% vào năm 2016, với phân nửa số em bé mới ra đời là của các cặp vợ chồng đã có một con.

Tuy nhiên, dường như đó chỉ là tăng một lần rồi thôi. Hồi năm ngoái, 17,2 triệu em bé đã ra đời ở Trung Quốc tức là giảm từ 17,9 triệu trong năm 2016. Trong khi đó, tỷ lệ dân số trên 60 tuổi hoặc lớn tuổi hơn đã tăng lên 17,3% trong năm ngoái.

Trung Quốc là nước đông dân nhất thế giới hiện nay với 1,4 tỷ người. Con số này dự kiến sẽ đạt đỉnh ở mức 1,45 tỷ người vào năm 2029.

Mặc dù giới chức Trung Quốc cho rằng chính sách một con đã góp phần giảm được 400 triệu em bé ra đời, nhiều nhà dân số học lập luận rằng tỷ lệ sinh dù sao cũng sẽ giảm do kinh tế phát triển và dân trí nâng cao.

https://www.voatiengviet.com/a/trung-qu%E1%BB%91c-c%C3%B3-th%E1%BB%83-b%E1%BB%8F-gi%E1%BB%9Bi-h%E1%BA%A1n-k%E1%BA%BF-ho%E1%BA%A1ch-h%C3%B3a-gia-%C4%91%C3%ACnh/4567548.html

 

Chiến tranh thương mại,

công ty Trung Quốc tìm đường « di tản »

Giữa lúc cuộc chiến tranh thương mại Mỹ – Trung do tổng thống Donald Trump phát động đang ngày thêm gay cấn, hàng hóa made in China đang phải hứng chịu những đòn thuế quan nặng nề, các công ty Trung Quốc đã bắt đầu tính chuyện di dời sản xuất sang nhiều nước khác để né tránh các hậu quả của cuộc chiến. Trong số các điểm mà người Trung Quốc nhắm đến có Việt Nam.

Nhận thấy bị thâm hụt quá lớn trong làm ăn với người khổng lồ mới nổi ở châu Á, từ tháng 7 vừa qua Washington đã áp mức thuế 25% nhằm vào các hàng nhập khẩu từ Trung Quốc có trị giá lên tới 50 tỷ đô la mỗi năm và còn đang chuẩn bị đánh thuế bổ sung vào khối lượng hàng hóa lên tới 200 tỷ đô la. Chưa hết ông Donalsd Trump vẫn tiếp tục cuộc tấn công trên mặt trận thương mại.

Tấn công khắp mặt trận

Hôm thứ Sáu tuần qua, ông Trump dọa sẽ còn sẵn sàng đánh tiếp vào 267 tỷ đô la hàng Trung Quốc, tức là gần như toàn bộ hàng xuất khẩu sang Mỹ của Trung Quốc với trị giá lên đơn 500 tỷ đô la.
Không chỉ đánh trực tiếp vào hàng nhập từ Trung Quốc. Ông Donald Trump mở mặt trận mới nhắm tới cả các sản phẩm Mỹ có dính bàn tay gia công của người Trung Quốc. Hôm thứ Bảy (08/09), ông Trump tỏ ra không khoan nhượng với nhà khổng lồ công nghệ Mỹ Apple, cảnh báo hãng này nên sản xuất các sản phẩm của mình tại Mỹ để tránh bị đánh thuế nặng.

Ông Trump tung ra dòng Twitter : « Giá thành của Apple có thế sẽ bị tăng vì mức thuế chúng tôi áp đối với hàng Trung Quốc. Nhưng có một giải pháp đơn giản mà không bị thuế gì hết, thậm chí còn được hưởng lợi thuế. Hãy chế tạo sản phẩm của quý vị tại Hoa Kỳ thay vì Trung Quốc. Các vị hãy bắt đầu ngay từ giờ xây dựng các nhà máy mới đi. »

Trước đó nhà khổng lồ về thiết bị tin học Apple cho biết là một phần lớn các sản phẩm của hãng có thể sẽ bị dính đòn thuế quan đánh vào Trung Quốc. Lãnh đạo tập đoàn gửi thư lên chính phủ Mỹ tỏ lo ngại chính sách thuế đánh vào Trung Quốc có thể sẽ làm giảm tăng trưởng và sức cạnh tranh kinh tế Mỹ, giảm sức tiêu dùng nội địa khi giá cả hàng hóa tăng. Thế nhưng có vẻ như không gì có thể lay chuyển quyết tâm của ông Trump.

Tính đường « di tản »

Đến lúc này Trung Quốc chỉ có thể đáp trả bằng những tuyên bố sẽ « trả đũa tương xứng » hay « kiên quyết bảo vệ quyền lợi hợp pháp » của mình… Về phần mình các công ty Trung Quốc không thể ngồi chờ các nhà chính trị đã phải tính đường lo giảm thiểu thiệt hại.

Cách duy nhất của họ để tránh đòn tấn công của Donald Trump là tìm đường lắp ráp sản phẩm của mình ở nơi khác, tránh cái địa danh Trung Quốc ra. Theo AFP, đã có rất đông các công ty Trung Quốc sản xuất lốp xe, đồ nhựa hay dệt may bắt đầu triển khai việc di dời nhà xưởng sản xuất sang nước khác.

Tháng trước, HL Corp, một nhà sản xuất phụ tùng xe đạp thông báo chuyển nhà máy sản xuất sang Việt Nam. Tập đoàn giải thích lý do đơn giản là địa điểm sản xuất mới sẽ tránh hoặc chí ít là giảm bớt tác động của thuế Mỹ. Trong các mặt hàng nhập từ Trung Quốc, ông Trump đặc biệt nhắm vào sản phẩm xe đạp điện Trung Quốc.

Chuyên gia Christopher Roger, thuộc văn phòng thông tin thương mại Panjiva đóng trụ sở tại New York nhận xét : « Mức thuế mới của Mỹ dẫn tới điều không tránh khỏi là các công ty phải điều chỉnh nguồn cung ứng khi họ bất ngờ bị giảm sức cạnh tranh 25% ».

Thực tế thì xu hướng di dời sản xuất sang nước khác không phải là mới đối với Trung Quốc trong thời gian gần đây. Trong bối cảnh thị trường lao động trong nước bão hòa, giá nhân công địa phương tăng, các quy định về chuẩn mực môi trường bị thắt chặt hơn, công nghiệp Trung Quốc nói chung đã tìm đường di dời một phần sản xuất sang nước khác, chủ yếu là trong khu vực Đông Nam Á.

Những căng thẳng thương mại Mỹ – Trung giờ đây trở thành chất xúc tác thúc đẩy xu hướng này cho dù cuộc di cư có thể để lại hệ quả là làm trầm trọng thêm nạn thất nghiệp tại Trung Quốc, theo các chuyên gia kinh tế Trung Quốc.

Trước cuộc chiến thương mại, đã có nhiều công ty đa quốc gia như Hasbro, chuyên về đồ chơi, Olympus (máy ảnh) hay Decker (giày dép) đã di rời nhà xưởng ra khỏi Trung Quốc. Giờ đây các công ty của Trung Quốc theo chân các công ty trên ra đi.

Một thí dụ khác được AFP dẫn ra, đó là công ty Hailide New Material của Trung Quốc, có nhà máy lớn đóng ở Chiết Giang chuyên sản xuất sợi công nghiệp chủ yếu để xuất khẩu sang Mỹ.

Tháng trước lãnh đạo tập đoàn này đã thông báo với các cổ đông : « Hiện tại chúng ta sản xuất toàn bộ tại Trung Quốc. Để tránh rủi ro từ các biện pháp chống phá giá và bị đánh thuế cao, sau khi đã kiểm tra kỹ lưỡng, chúng tôi quyết định xây dựng một nhà máy tại Việt Nam ».

Để thực hiện dự án này, tập đoàn đã bỏ ra khoản đầu tư 155 triệu đô la. Nhà máy mới ở Việt Nam giúp tăng 50% sản lượng của công ty, sẽ được dùng như là cơ sở xuất hàng sang Mỹ.

Những thí dụ tương tự không thiếu hiện nay ở Trung Quốc. Đó là một công ty chuyên về may mặc chuyển sang đóng ở Miến Điện, một nhà sản xuất đệm giường vừa khánh thành xưởng sản xuất ở Thái Lan, một nhà chế tạo động cơ vừa mua một nhà máy ở Mêhicô…

Trong khi đó Linglong Tyre, tận dụng nguồn tín dụng rẻ đã xây dựng một nhà máy làm lốp xe hơi với giá trị đầu tư gần 1 tỷ đô la tại Serbia, ngay cửa ngõ vào Liên Hiệp Châu Âu. Tập đoàn cho rằng xây nhà máy ở nước ngoài giúp họ có tăng trưởng gián tiếp nhờ tránh được hàng rào thương mại.

Trở lại với mặt hàng xe đạp. Ngành công nghiệp này đã không còn đặt trong tâm vào Trung Quốc từ lâu và họ đã triển khai di dời sản xuất sang Việt Nam.

Giải thích với AFP, Alex Lee, phụ trách bán hàng quốc tế của hãng HL Corp cho biết : Các loại xe đạp « made in Vietnam » sẽ không bị áp thuế chống phá giá của Mỹ cũng như của châu Âu, giá nhân công địa phương thấp hơn Trung Quốc.

Xe đạp điện Trung Quốc là đối tượng của thuế quan Mỹ cũng như châu Âu. Từ tháng 7, châu Âu đã áp dụng thuế chống phá giá tăng từ 24 lên 84% đánh vào mặt hàng này vì cho rằng các nhà sản xuất Trung Quốc được Nhà nước trợ giá cho vật liệu nhôm sản xuất xe.

Thế nhưng HL quả quyết vẫn tiếp tục hưởng hỗ trợ của chính phủ Trung Quốc ngay cả sau khi đã dời một phần sản xuất ra nước ngoài. HL đã chuyển sang Việt Nam sản xuất các chi tiết phuộc xe đạp bằng nhôm.

Cuộc đấu thương mại Mỹ -Trung dường như không có dấu hiệu đình chiến cho đến lúc này mà còn thậm chí có chiều phát triển thành cuộc chiến tổng lực không thể dự báo bên nào thắng, bên nào thua. Điều có thể thấy ngay là tác động của cuộc chiến này không chỉ giới hạn ở hai cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới này.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20180912-chien-tranh-thuong-mai-cong-ty-trung-quoc-tim-duong-%C2%AB-di-tan-%C2%BB

 

Trung Quốc thắt chặt

kiểm duyệt tôn giáo trên internet

Thụy My

Gởi hình một lễ rửa tội Công giáo, tụng kinh Phật giáo hay một lễ nghi tôn giáo nào khác lên mạng xã hội sắp tới sẽ bị cấm tại Trung Quốc, theo một dự luật được cơ quan tôn giáo nhà nước công bố mới đây. Riêng về Tân Cương, Bắc Kinh hôm nay 12/09/2018 cũng yêu cầu Cao Ủy Liên Hiệp Quốc về nhân quyền « tôn trọng chủ quyền Trung Quốc ».

Dự thảo luật được phổ biến hôm 10/09/2018 quy định : « Tất cả các tổ chức hay cá nhân không được phố biến trên internet các nghi lễ thờ phụng Phật giáo, đốt nhang, lễ xuất gia, đọc kinh Bát Nhã, thánh lễ misa, lễ rửa tội Công giáo và tất cả các lễ nghi tôn giáo dưới bất cứ hình thức nào (văn bản, hình ảnh, âm thanh, video…) ».

Được cho là thành lũy chống lại việc truyền bá tín ngưỡng, dự luật cấm « phân phát các sản phẩm tôn giáo », « xúc giục người vị thành niên tha gia các hoạt động tôn giáo », « xúc phạm các tín đồ cũng như người ngoại đạo ». Các tổ chức nào vi phạm sẽ bị cấm hoạt động. Tuy nhiên dự luật không nói cụ thể biện pháp chế tài đối với cá nhân.

Dự luật gồm 35 điều khoản nhằm xúc tiến « sự ổn định xã hội » và đấu tranh chống « chủ nghĩa cực đoan », được công bố vào thời điểm đảng Cộng Sản Trung Quốc cầm quyền đang lo ngại Hồi giáo cực đoan gia tăng, đặc biệt là tại Tân Cương, nơi phân nửa dân số theo đạo Hồi.

Trước đó một đạo luật có hiệu lực từ ngày 01/02/2018 đã cấm nhận tiền hỗ trợ từ nước ngoài và hạn chế mở các trường do tôn giáo quản lý. Tại Tân Cương, từ năm 2017 Trung Quốc đã cấm khăn choàng Hồi giáo, hạn chế việc công chức và sinh viên tham gia mùa chay Ramadan. Tại Chiết Giang, chính quyền năm 2016 tung ra chiến dịch gỡ bỏ những thập tự giá trên nóc nhiều giáo đường.

Trung Quốc bác bỏ các cáo buộc về người Duy Ngô Nhĩ

Riêng về Tân Cương, hôm qua Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc Michelle Bachelet, Human Rights Watch, bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cùng bày tỏ « quan ngại sâu sắc » về thông tin một triệu người Duy Ngô Nhĩ bị giam giữ trong các trại cải tạo, phải học tiếng quan thoại và hát các bài ca tuyên truyền. Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Cảnh Sảng hôm nay 12/09/2018 đòi hỏi Liên Hiệp Quốc « phải tôn trọng chủ quyền Trung Quốc ».

http://vi.rfi.fr/chau-a/20180912-trung-quoc-sap-ra-luat-kiem-duyet-cac-noi-dung-ton-giao-tren-mang

 

Facebook ở Myanmar

đã ‘trở nên một dã thú’ ra sao?

BBC TrendingGoing in-depth on social media

Nhiều thập niên căng thẳng sắc tộc và tôn giáo, sự bùng nổ đột ngột của internet, và một công ty gặp khó khăn trong việc xác định và loại bỏ những bài đăng đầy sự thù ghét.

Tất cả những điều này đã tạo ra một cơn bão hoàn hảo ở Myanmar, nơi Liên hiệp quốc nói Facebook có một “vai trò quyết định” trong việc cổ vũ sự thù ghét chống lại người thiểu số Rohingya.

“Tôi sợ rằng bây giờ Facebook đã biến thành một dã thú, và đó không phải là mục đích ban đầu của nó,” bà Yanghee Lee, đặc phái viên về nhân quyền của LHQ ở Myanmar, cho biết trong tháng Ba.

Công ty Facebook thừa nhận thất bại và đã tìm cách giải quyết các vấn đề.

Nhưng làm thế nào mà giấc mơ của Facebook về một thế giới cởi mở và kết nối hơn đã trật đường rầy ở một nước Đông Nam Á?

Facebook xuất hiện

Thet Swei Win, giám đốc của Synergy, một tổ chức hoạt động nhằm thúc đẩy sự hòa hợp xã hội giữa các nhóm dân tộc ở Myanmar, nói: “Ngày nay, mọi người đều có thể sử dụng internet.”

Đó không phải là trường hợp ở Myanmar năm năm trước đây.

Ảnh hưởng bên ngoài đã được giữ ở mức tối thiểu trong những thập niên khi quân đội thống trị đất nước Myanmar. Nhưng với việc bà Aung San Suu Kyi được trả tự do, và việc bà được bầu làm lãnh đạo thực tế của Myanmar, chính phủ bắt đầu tự do hoá kinh doanh – bao gồm cả lĩnh vực viễn thông.

Và hiệu ứng này rất ấn tượng, theo Elizabeth Mearns của BBC Media Action, tổ chức từ thiện phát triển quốc tế của BBC.

“Trước khi internet bùng nổ, thẻ SIM gía khoảng 200 đô la”, bà nói. “Trong năm 2013, Myanmar cho các công ty viễn thông khác vào thị trường và thẻ SIM giảm xuống còn $ 2. Đột nhiên điện thoại thông minh trở nên vô cùng dễ tiếp cận.”

Và sau khi mua một chiếc điện thoại rẻ tiền và một thẻ SIM giá nhẹ, có một ứng dụng mà mọi người ở Myanmar đều muốn dùng: Facebook. Nguyên nhân? Google và một số cổng thông tin trực tuyến lớn khác không hỗ trợ văn bản Miến Điện, nhưng Facebook thì có.

“Mọi người ngay lập tức mua điện thoại thông minh có thể truy cập internet và họ sẽ không rời khỏi cửa hàng trừ khi ứng dụng Facebook được tải xuống điện thoại”, bà Mearns nói.

Thet Swei Win tin rằng bởi vì phần lớn dân số trước đây không có kinh nghiệm với Internet, họ đặc biệt dễ bị tuyên truyền và nghe thông tin sai lạc.

“Chúng tôi không có kiến thức về Internet,” Ông Thet Swei Win nói với Trending. “Chúng tôi không được giáo dục đầy đủ về cách sử dụng internet, cách lọc tin tức, cách sử dụng internet một cách hiệu quả. Chúng tôi không có những kiến thức đó.”

Căng thẳng sắc tộc

Trong số dân số chừng 50 triệu người, khoảng 18 triệu người ở Myanmar là những người thường xuyên dùng Facebook.

Nhưng Facebook và các công ty viễn thông đã cho hàng triệu người Myanmar có dịp truy cập vào internet lần đầu tiên trong đời dường như không sẵn sàng để vật lộn với các căng thẳng sắc tộc và tôn giáo của quốc gia này.

Sự thù hận rất sâu. Người Rohingyas bị Myanmar khước từ quyền công dân. Nhiều người trong lớp cầm quyền Phật giáo thậm chí không coi họ là một nhóm dân tộc của Myanmar – thay vào đó họ gọi họ là “Bengalis”, một thuật ngữ cố ý nhấn mạnh sự tách biệt của họ với người dân còn lại của đất nước.

Một cuộc hành quân năm ngoái ở bang Tây Bắc Rakhine được thực hiện, chính phủ cho biết, để nhổ tận gốc các chiến binh người Rhhingyas. Sự kiện này dẫn đến việc hơn 700.000 người phải chạy trốn tới láng giềng Bangladesh – một điều mà Liên Hợp Quốc gọi là cuộc khủng hoảng tị nạn biến chuyển nhanh chóng nhất thế giới.

Một báo cáo của Liên hiệp quốc cho biết các nhân vật quân sự hàng đầu tại Myanmar phải bị điều tra về tội diệt chủng ở Rakhine và tội ác chống lại loài người ở các khu vực khác. Nhưng chính phủ Myanmar đã bác bỏ những khuyến cáo đó.

‘Vũ khí hóa’ Facebook

Sự kết hợp của căng thẳng sắc tộc và một thị trường truyền thông xã hội đang bùng nổ gây ra một kết quả độc hại. Kể từ khi Internet bắt đầu được sử dụng hàng loạt ở Myanmar, các bài viết chống người Rohingya thường xuyên xuất hiện trên Facebook.

Thet Swei Win nói rằng số bài viết chống Rohingya mà ông thấy được chia sẻ trên Facebook rất kinh hoàng. “Facebook đang bị vũ khí hóa”, ông nói với BBC Trending.

Trong tháng Tám, một cuộc điều tra của Reuters tìm thấy hơn 1.000 bài viết, bình luận và hình ảnh khiêu khích của người Myanmar tấn công người Rohingya và những người Hồi giáo khác.

“Thành thật mà nói khi bắt đầu nghiên cứu tôi nghĩ chắc là chỉ tìm được một vài trăm bài viết như thế là cùng,” phóng viên điều tra Reuters Steve Stecklow, người đã làm việc với các đồng nghiệp người Myanmar.

Stecklow nói rằng một số tài liệu cực kỳ bạo lực và chứa nhiều đồ họa.

“Thật là đáng sợ khi đọc và tôi phải nói với mọi người” Bạn có ổn không? Bạn có muốn nghỉ một chút không? “

“Khi tôi gửi những tài liệu này cho Facebook, tôi cảnh báo trên email rằng tôi chỉ muốn cho quý vị biết đây là những điều rất đáng lo ngại”, ông nói. “Điều đáng chú ý là [một số] những bài này đã xuất hiện trên Facebook trong cả 5 năm và cho đến khi chúng tôi thông báo cho họ vào tháng 8 thì mới bị xóa.”

Một số bài viết được Stecklow và nhóm của ông liệt kê mô tả người Rohingyas là chó hoặc lợn.

“Đây là một cách để làm mất nhân tính một nhóm người”, Stecklow nói. “Để rồi, sau đó, khi những điều như diệt chủng xảy ra, nhiều xác xuất là sẽ không có một sự náo động công khai hoặc phản đối kịch liệt nào vì mọi người thậm chí không xem những người này như loài người.”

Thiếu nhân viên

Bài vở mà nhóm nghiên cứu của Reuters tìm thấy rõ ràng trái với hướng dẫn cộng đồng của Facebook, các quy tắc quyết định những gì được và không được phép đăng tải trên trang mạng xã hội này. Tất cả các bài viết đã được gỡ bỏ sau khi điều tra, mặc dù sau đó BBC đã tìm thấy những bài tương tự vẫn còn trên Facebook.

‘Tội ác chống loài người’ ở Myanmar

Quân vũ trang gốc Hoa trong lòng Myanmar

Myanmar: Hàng ngàn bỏ chạy đến biên giới Bangladesh

Vậy tại sao mạng xã hội Facebook lại không hiểu là nó được sử dụng để phát tán tuyên truyền như thế nào?

Một lý do, theo Mearns, Stecklow và nhiều người khác, là công ty đã gặp khó khăn trong việc diễn giải một số từ nhất định.

Ví dụ, một lời sỉ nhục chủng tộc đặc biệt – “kalar” – có thể là một thuật ngữ xúc phạm nặng nề được sử dụng chống lại người Hồi giáo hoặc có ý nghĩa vô tội hơn: “chickpea”.

Vào năm 2017, Stecklow nói, công ty đã cấm thuật ngữ này, nhưng sau đó đã thu hồi lệnh cấm vì ý nghĩa kép của từ đó.

Cũng có những vấn đề về phần mềm có nghĩa là nhiều người dùng điện thoại di động ở Myanmar gặp khó khăn khi đọc hướng dẫn của Facebook về cách báo cáo những bài đăng đáng lo ngại.

Nhưng cũng có một vấn đề cơ bản hơn nhiều – việc thiếu màn hình nội dung tiếng Myanmar. Theo tường trình của Reuters, công ty chỉ có một nhân viên nói tiếng Myanmar trong năm 2014, con số đã tăng lên thành bốn người năm sau.

Công ty hiện có 60 người và hy vọng sẽ có khoảng 100 người nói tiếng Myanmar vào cuối năm nay.

Nhiều cảnh báo

Sau khi trào lưu sử dụng Facebook bùng nổ ở Myanmar, công ty Facebook đã nhận được nhiều cảnh báo từ các cá nhân về cách trang mạng này được sử dụng để truyền bá lời lẽ căm thù chống Rohingya.

Vào năm 2013, nhà sản xuất phim tài liệu người Úc, Aela Callan, đã nêu lên mối quan tâm với một người quản lý Facebook cao cấp. Năm sau, một sinh viên tiến sĩ tên Matt Schissler có một loạt các tương tác với nhân viên, điều này dẫn đến một số nội dung bị xóa.

Và vào năm 2015, doanh nhân công nghệ David Madden đã đi đến trụ sở chính của Facebook ở California để mời giới quản lý công ty này nghe một bài thuyết trình về việc ông đã nhìn thấy trang mạng này được sử dụng để khuấy động sự căm thù ở Myanmar.

“Họ đã được cảnh báo rất nhiều lần,” Madden nói với Reuters. “Nó không thể được trình bày cho họ rõ ràng hơn nữa, và họ đã không làm những điều cần phải làm.”

Xóa tài khoản

Facebook không đáp ứng các yêu cầu bình luận về câu chuyện này.

Kể từ năm ngoái, công ty đã thực hiện một số hành động. Vào tháng 8, Facebook đã xóa 18 tài khoản và 52 trang liên quan đền các quan chức Myanmar. Một tài khoản trên Instagram, mà Facebook sở hữu, cũng đã bị đóng. Facebook cho biết họ “tìm thấy bằng chứng rằng nhiều người trong số các cá nhân và tổ chức này đã cam kết hoặc cho phép hành vi vi phạm nhân quyền nghiêm trọng trong nước.”

Những tài khoản và trang bị xoá này được gần 12 triệu người theo dõi.

Vào tháng Giêng năm nay, Facebook cũng loại bỏ tài khoản của Ashin Wirathu, một nhà sư cấp tiến nổi tiếng với những bài phát biểu tức giận của ông, gây ra những nỗi sợ hãi chống lại người Hồi giáo.

‘Quá chậm’

Trong một tuyên bố, Facebook đã thừa nhận rằng đã “quá chậm trong việc ngăn chặn thông tin sai lạc và cổ vũ sự căm ghét” ở Myanmar, và ghi nhận rằng các quốc gia mới bắt đầu xử dụng internet và phương tiện truyền thông xã hội dễ bị để tình trạng phổ biến sự căm thù xẩy ra.

Chủ đề của ngôn từ kích động căm thù trên trang mạng xã hội này xuất hiện vào đầu tháng 9, khi giám đốc điều hành của Facebook, Sheryl Sandberg, điều trần trước một ủy ban Thượng viện Hoa Kỳ.

“Thù ghét chống lại chính sách của chúng tôi và chúng tôi thực hiện các biện pháp mạnh mẽ để gỡ bỏ những bài có nội dung đó xuống. Chúng tôi cũng công bố công khai tiêu chuẩn ngôn từ kích động thù địch của chúng tôi là gì”, bà Sandberg nói. “Chúng tôi rất quan tâm rất về quyền công dân.”

Khi giám đốc điều hành Facebook Mark Zuckerberg điều trần trước Quốc hội hồi tháng Tư, ông được hỏi cụ thể về các sự kiện ở Myanmar, và trả lời rằng ngoài việc tuyển dụng nhiều người nói tiếng Myanmar, công ty cũng đang làm việc với các nhóm địa phương để tạo ra một nhóm giúp xác định những ”người chuyên cổ vũ căm thù” và các vấn đề tương tự ở Myanmar và các nước khác trong tương lai.

Bà Elizabeth Mearns từ BBC Media Action, tin rằng trong khi đó là vai trò của Facebook ở Myanmar hiện đang được giám sát, tình trạng này chỉ là một ví dụ tiêu biểu về một vấn đề rộng lớn hơn nhiều.

“Chúng tôi chắc chắn đang ở trong tình huống mà nội dung trên các phương tiện truyền thông xã hội ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống thực của con người. Nó ảnh hưởng đến cách mọi người đi bầu, Nó ảnh hưởng đến cách mọi người cư xử với nhau, và nó tạo ra bạo lực và xung đột”.

“Ghét là chống lại chính sách của chúng tôi và chúng tôi thực hiện các biện pháp mạnh mẽ để gỡ bỏ nó. Chúng tôi cũng công bố công khai tiêu chuẩn ngôn từ kích động thù địch của chúng tôi là gì”, bà nói. “Chúng tôi quan tâm rất nhiều về quyền công dân.”

Khi giám đốc điều hành Facebook Mark Zuckerberg xuất hiện trước Quốc hội hồi tháng Tư, ông được hỏi cụ thể về các sự kiện ở Myanmar, và nói rằng ngoài việc tuyển dụng nhiều người nói tiếng Myanmar, công ty cũng đang làm việc với các nhóm địa phương để xác định tạo ra một nhóm giúp xác định các vấn đề tương tự ở Myanmar và các nước khác trong tương lai.

Elizabeth Mearns từ BBC Media Action, tin rằng trong khi đó là vai trò của Facebook ở Myanmar hiện đang được giám sát, tình hình chỉ là một ví dụ về một vấn đề rộng lớn hơn nhiều.

“Chúng ta chắc chắn đang ở trong một tình huống mà nội dung trên phương tiện truyền thông xã hội ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống thực của con người. Nó ảnh hưởng đến cách mọi người bình chọn. Nó ảnh hưởng đến cách mọi người cư xử với nhau, và nó tạo ra bạo lực và xung đột”.

“Cộng đồng quốc tế giờ đây hiểu, tôi nghĩ rằng, là cần phải bước lên và hiểu thêm về công nghệ. Và hiểu những gì đang xảy ra trên phương tiện truyền thông xã hội ở quốc gia của họ hoặc ở các nước khác.”

https://www.bbc.com/vietnamese/world-45493354