Tin khắp nơi – 12/02/2018

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin khắp nơi – 12/02/2018

Mike Pence nói về khả năng đối thoại với Bắc Hàn

Phó Tổng thống Mike Pence nói rằng Hoa Kỳ và Hàn Quốc đã đồng ý về điều kiện tiếp xúc ngoại giao với Bắc Hàn, có thể dẫn tới ‘đối thoại không điều kiện’.

Trả lời một tờ báo Mỹ, ông Mike Pence, lãnh đạo cao nhất mà Hoa Kỳ cử tham gia lễ khai mạc Olympics Mùa Đông ở Pyeongchang, Hàn Quốc tuần qua, nói cả về khả năng Washington đối thoại với Bình Nhưỡng, theo Reuters.

Trump nói Kim Jong-un ‘cứng cỏi khôn ngoan’

Kim Jong-un đưa em gái vào Bộ Chính trị

Kim Jong-un: ‘Bắc Hàn sẽ có vũ khí nguyên tử’

Lịch Bắc Hàn không đề sinh nhật Kim Jong-un

Nhưng bài của hãng tin này hôm 12/02 cũng nói Hoa Kỳ chỉ “có thể sẽ nhìn nhận tích cực hơn khả năng tiếp xúc với Bắc Hàn” qua đường ngoại giao.

Các tin tức cũng nói Nam Hàn đang thúc đẩy cho kế hoạch mở Hội nghị Thượng đỉnh với Bắc Triều Tiên.

Cho đến trước Olympics ở Pyeongchang nơi một phái đoàn miền Bắc do em gái của lãnh tụ Kim Jong-un đến dự lễ khai mạc, lãnh đạo Hoa Kỳ và Bắc Hàn “thường xuyên công kích nhau” bằng các từ ngữ miệt thị.

Tổng thống Donald Trump và ông Kim Jong-un đã liên tiếp đẩy căng thẳng lên cao bằng các ngôn từ đe dọa tiêu diệt lẫn nhau.

Cùng ngồi một lễ đài

Nhưng tại Pyeongchang, bà Kim Yo-jong và Chủ tịch Quốc hội Bắc Hàn Kim Yong-nam đã ngồi cùng lễ đài với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe hôm khai mạc Thế Vận Hội 9/02.

Hôm thứ Bảy, 10/02/2018, tin tức nói bà Kim Yo-jong đã chuyển thư tay của anh trai, Kim Jong-un mời Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đến Bình Nhưỡng để đàm phán.

Nếu xảy ra, đây sẽ là hội nghị thượng đỉnh đầu tiên trong hơn một thập kỷ giữa các nhà lãnh đạo hai miền Triều Tiên.

Ông Moon nói rằng hai miền Triều Tiên nên “làm cho điều đó xảy ra” và khuyến khích Bắc Hàn trở lại đàm phán với Hoa Kỳ.

Cũng có lúc Tổng thống Trump từng khen nhà lãnh đạo trẻ của Bắc Hàn Kim Jong-un như một tay “khá cứng cỏi khôn ngoan.”

Cùng lúc, khi nói về chương trình nguyên tử của Bắc Hàn, ông Trump nói ông “không biết” liệu ông Kim có bình thường hay không.

Bản thân ông Kim Jong-un nói những lời phát biểu của Tổng thống Hoa Kỳ cho thấy ông ta “loạn trí” và vì thế Bình Nhưỡng phải phát triển vũ khí hạt nhân.

Nga: Trump và Kim cư xử như trẻ mẫu giáo

Trump ‘vinh dự’ nếu gặp Kim Jong-un

Tuần này, Bộ Thống nhất Đất nước của Hàn Quốc ra công bố nói họ tìm cách nối lại các hoạt động giao lưu với Bắc Hàn như cho mở thêm các cuộc đoàn tụ ngắn ngày cho những gia đình bị chia cắt từ chiến tranh Triều Tiên 1953.

Công bố của Bộ này được đưa ra sau khi đoàn Bắc Hàn có ba ngày thăm miền Nam để dự Olympics.

Được biết ái nữ của Tổng thống Trump, Ivanka Trump sẽ đến dự lễ bế mạc Thế vận hội Mùa đông ở Hàn Quốc.

http://www.bbc.com/vietnamese/world-43030893

 

‘Suu Kyi chắc chẳng hiểu nỗi đau của Rohingya’

Ngoại trưởng Anh Boris Johnson nói rằng ông không chắc bà Aung San Suu Kyi, người cầm quyền thực sự của Miến Điện “hiểu được nỗi kinh hoàng khủng khiếp” trong cuộc khủng hoảng của người tị nạn Rohingya.

“Tôi không nghĩ rằng bà ta từng đáp trực thăng để xem những gì chúng tôi đã nhìn thấy. ” Ông Johnson nói với BBC sau cuộc hội đàm tại thủ đô Nay Pyi Daw.

Ông kêu gọi bà Suu Kyi tiếp tay với các cơ quan của Liên Hiệp Quốc trong việc giúp người tị nạn trở về.

Nhà ngoại giao Mỹ chỉ trích Suu Kyi

Vụ Rohingya: phóng viên Reuters vẫn bị giam

LHQ: Khủng hoảng Rohingya là ‘thảm họa nhân đạo’

Suu Kyi không sợ ‘giám sát’ của quốc tế

ĐH Oxford gỡ bỏ ảnh bà Suu Kyi

Bạo lực tại vùng Rakhine của Myanmar đã khiến khoảng 700.000 người Rohingya phải trốn chạy sang Bangladesh từ tháng Tám năm ngoái.

Trả lời câu hỏi của Reeta Chakrabarti, phóng viên BBC, rằng ông có tin nhà chức trách ở Myanmar – còn được gọi là Miến Điện – đang trong ở tình trạng phủ nhận cuộc khủng hoảng, ông Johnson khẳng định: “Phải nói rằng, nói chuyện với các chính trị gia ở thủ đô, và nghe Daw Suu [Aung San Suu Kyi] Tôi không nghĩ rằng bà ấy đã thấu hiểu được toàn bộ mức độ kinh dị đã xảy ra, sự tàn phá tuyệt đối. “

Ông nói thêm: “Tôi chưa từng thấy điều gì kinh khủng như thế trong suốt đời mình. Hàng trăm ngôi làng bị đốt cháy. Sự tàn phá khốc liệt, và tôi nghĩ rằng ngay lúc này chúng ta cần một lãnh đạo làm việc với các cơ quan Liên Hiệp Quốc để đưa những người này trở về nhà”.

Ông cho biết đã nói với bà Suu Kyi về “tình trạng khủng khiếp” của những người tị nạn “và mối quan tâm sâu sắc của tôi về tương lai của họ”.

“Tôi nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chính quyền Miến Điện thực hiện một cuộc điều tra đầy đủ và độc lập về bạo lực tại Rakhine, và phải bắt những người vi phạm nhân quyền phải chịu trách nhiệm về hành vi của họ”.

Ông Johnson nói ông cũng nhấn mạnh đến nhu cầu làm cho Rakhine “trở thành một nơi an toàn để người tị nạn Rohingya trở về, thoát khỏi sợ hãi và biết rằng các quyền căn bản của họ sẽ được tôn trọng”.

Khủng hoảng Rohingya: 12 người chết vì thuyền lật ở Bangladesh

Dân thường Rohingya ‘thương tật vì mìn’

Phóng viên Reuters bị truy tố ở Myanmar

‘Hòa bình toàn quốc’

Ông Johnson nói rằng nước Anh sẽ tiếp tục sử dụng ảnh hưởng toàn cầu của mình để “tìm cách tạo ra một tương lai tốt đẹp hơn cho cộng đồng Rohingya”.

Bộ Ngoại giao Myanmar nói rằng hai bên đã “thảo luận một cách cởi mở và thân thiện về những phát triển gần đây nhất ở bang Rakhine, bao gồm cả kế hoạch đón tiếp những người trước đây bỏ trốn hồi hương”.

Sau khi đến thăm trại Cox’s Bazar ở Bangladesh, nơi có hơn 500.000 người tị nạn, ông Johnson cho biết “điều kiện sống khủng khiếp” đã khiến ông củng cố cam kết phải tìm ra một giải pháp.

Sau khi gặp Thủ tướng Bangladesh Sheikh Hasina và Bộ trưởng Ngoại giao Abul Hassan Mahmud Ali, ông nói: “Tôi chợt nhận ra những gì Bangladesh và Anh thực sự phải góp sức trong những việc cần phải làm”.

Liên Hiệp Quốc đã miêu tả cuộc di dân của người Rohingya khỏi bang Rakhine, và cuộc tấn công quân sự gây ra sự kiện này, như một “ví dụ kinh điển về việc thanh lọc sắc tộc”.

Kế hoạch hai năm

Bangladesh đã cùng Myanmar đồng ý một khung thời gian để người Rohingya hồi hương.

Tuy nhiên, các tổ chức viện trợ đã bày tỏ mối quan ngại về những con số liệu dự trù cho việc chuyển giao – Myanmar đã đồng ý nhận 1.500 Rohingya mỗi tuần; Bangladesh cho biết họ muốn tất cả mọi người hồi hương trong vòng hai năm.

Và những người tị nạn đang lo lắng về điều kiện sống và quyền lợi của họ khi trở về.

Anh là một trong những nhà tài trợ trực tiếp lớn nhất của viện trợ cho nỗ lực nhân đạo giúp người tị nạn.

Chuyến thăm Bangladesh của Ngoại trưởng Boris Johnson là chuyến thăm chính thức đầu tiên trong thập niên qua.

Từ Bangladesh, ông sẽ đến Bangkok, Thái Lan, để đàm phán với Thủ tướng Prayut Chan-o-cha.

http://www.bbc.com/vietnamese/world-43021604

 

Khám nghiệm hiện trường rơi máy bay Saratov

Các nhà điều tra Nga đang khám nghiệm khu vực bị tuyết phủ kín gần Moscow để tìm lý do tại sao chiếc máy bay dân sự bị rơi.

Tất cả 71 hành khách và phi hành đoàn thiệt mạng khi máy bay của hãng Saratov Airlines rơi xuống vài phút sau khi cất cánh từ sân bay Domodedovo vào chiều 11/2.

Giới chức cho biết họ đang cân nhắc điều kiện thời tiết, lỗi của con người và trục trặc kỹ thuật có thể là nguyên nhân.

Nga: Phi cơ rơi vài phút sau khi cất cánh từ Moscow

Phi công Bỉ ‘phi thân’ khỏi trực thăng?

Bộ Quốc Phòng xác nhận phi công VN tử nạn ở Anh

Hai mặt cuộc sống phi công Mỹ điều khiển drone ném bom từ xa

Họ không đề cập đến khả năng khủng bố. Chiếc Antonov An-148 đang trên đường đến Orsk ở dãy núi Ural.

Máy bay rơi gần làng Argunovo, cách Moscow khoảng 80 km về phía đông nam. Các mảnh vỡ và các bộ phận của thi thể nằm rải rác trên một diện tích lớn.

Những nhân viên cứu hộ đã phải bỏ xe và đi bộ đến hiện trường.

Phát ngôn viên của cơ quan điều tra, Svetlana Petrenko, cho biết việc khám nghiệm khu vực này sẽ mất ít nhất một ngày, trang tin gazeta.ru tường thuật.

Chiếc máy bay đã không phát đi tín hiệu khẩn cấp. Một hộp đen máy ghi đã được tìm thấy.

Tổng thống Vladimir Putin chia buồn với các gia đình nạn nhân. Cả hai chính phủ Hoa Kỳ và Anh đều gửi “lời chia buồn sâu sắc”.

Tìm thấy tổ lái trực thăng rơi

Bạn có dám đi máy bay không người lái?

Những gì chúng ta biết cho đến nay

Chiếc máy bay cất cánh lúc 14:27 giờ địa phương (11:27 GMT) hôm 11/2 và mất liên lạc sau vài phút.

Website Flightradar24 theo dõi chuyến bay cho biết máy bay sau đó rơi với tốc độ 1.000m/phút.

Các nhân chứng nói với báo Nga rằng máy bay bốc cháy khi rơi.

Nhà chức trách mở cuộc điều tra “vi phạm nguyên tắc vận tải hàng không, gây hậu quả chết người”.

http://www.bbc.com/vietnamese/world-43021602

 

Đô đốc Harris ‘kẻ thù TQ’ làm đại sứ Mỹ tại Úc

Đô đốc Harry Harris, Tư lệnh Lực lượng vùng Đô đốc Harry Harris là người Mỹ có mẹ người Nhật, với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo AbeThái Bình Dương, người có cha Mỹ và mẹ Nhật Bản, vừa được đề cử làm đại sứ tại Úc.

Quyết định của Tổng thống Donald Trump cử ông Harris, người và nổi tiếng không ưa ‘sự bành trướng của Trung Quốc’ sang Úc làm đại sứ được báo khu vực chú ý.

Đài SBS của Úc bình luận ông Harry Harris là “người bạn của Úc và kẻ thù của Trung Quốc (Australian’s friend, China’s foe).

Trang Japan Times cũng có bài hoan nghênh tin này vì ông Harris nổi tiếng là cứng rắng với Bắc Hàn.

Hạm đội Nam Hải ‘cực kỳ nguy hiểm’ cho VN

Hải quân Mỹ sa thải Tư lệnh Hạm đội 7

Tư lệnh Hải quân Việt Nam thăm Trung Quốc

Nhật cử tàu chiến lớn nhất đi hỗ trợ Mỹ

Thủ tướng Úc, Malcolm Turnbull vui mừng chào đón tin này trên Twitter và nói ông “hẹn gặp tân đại sứ”.

Tuy nhiên, quyết định của Tổng thống Trump còn phải đợi Thượng Viện Hoa Kỳ thông qua.

Dù phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Cảnh Sảng không bình luận tin này công khai, báo Trung Quốc gọi ông Harris là “diều hâu”.

Hồi đầu năm 2018, Đô đốc Harris phát biểu nói rằng Trung Quốc là “thế lực phá rối”.

Ông cũng nhắc lại liên minh Mỹ – Úc hồi Thế chiến 2 để cho rằng “trong thế kỷ 21, hai nước này lại tiếp tục cùng sát cánh chống lại độc tài và áp bức”.

Hiện nay, ông Harris đang chỉ huy “hạm đội hùng mạnh nhất thế giới” với 200 tàu, gồm 5 hàng không mẫu hạm, hai lữ đoàn Thủy quân lục chiến, và tổng cộng 46 nghìn quân, cùng 106 nghìn nhân viên.

Bị Bắc Kinh công kích

Hồi tháng 8/2017, theo Washington Post, có tin Bắc Kinh bác bỏ tin rằng họ vận động để Hoa Kỳ sa thải ông Harry Harris, Tư lệnh Lực lượng Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương (PACOM).

Theo báo Mỹ và Nhật, trong thời gian ông Trump chuẩn bị nắm quyền, đại sứ Trung Quốc Thôi Thiên Khải đã lập ra kênh liên lạc với con rể ông Trump, Jared Kushner với sự trợ giúp của cựu Bộ trưởng Ngoại giao Henry Kissinger.

Vào tháng 5/2017, có tin từ văn phòng Kyodo News tại Bắc Kinh nói Trung Quốc yêu cầu ông Trump sai thải ông Harris, một tháng trước hội nghị thượng đỉnh Trump – Tập Cận Bình ở Mar-a-Lago.

Quân đội VN làm được gì nếu bị tấn công?

Máy bay Hải quân Mỹ rơi ngoài khơi Nhật Bản

Tàu USS Carl Vinson: Trump nghi binh hay lỡ lời?

TQ giúp Campuchia ‘hiện đại hóa quân sự’

Phía Trung Quốc không ưa thái độ cứng rắn của ông Harris với họ và hứa nếu đạt được điều đó, Bắc Kinh sẽ đáp lại bằng “sự trợ giúp không nói cụ thể” để giải quyết vấn đề Bắc Hàn.

Nhưng Trung Quốc đã bác bỏ có chuyện vận động và mặc cả như vậy, theo Washington Post.

Cả nhà hải quân

Sinh năm 1956 tại Yokosuka, ông có cha là sĩ quan hải quân Hoa Kỳ đóng ở Nhật Bản và mẹ là người Nhật.

Trang của Hải quân Hoa Kỳ gọi ông Harris là “người gốc Nhật (a native of Japan) nhưng lớn lên ở Mỹ”.

Sau khi gia đình dọn về Mỹ, ông đi học tại Tennessee và Florida rồi cũng gia nhập Hải quân Hoa Kỳ, tốt nghiệp học viện Hải quân năm 1978.

Có bằng phi công quân sự và hàng nghìn giờ bay, ông cũng làm sĩ quan thông tin tại Ngũ Giác Đài trước khi phụ trách Hạm đội 6 đóng tại Ý, chuyên lo về châu Âu.

Ở cương vị này, ông cũng làm phó tư lệnh Hải quân Hoa Kỳ vùng Bắc Phi và tham gia chiến dịch tại Libya.

Năm 2013 ông lên hàm đô đốc và phụ trách Hạm đội Thái Bình Dương, để sang năm 2014 làm Tư lệnh Lực lượng Mỹ toàn vùng Thái Bình Dương (Pacific Command).

Vợ ông, bà Brunhilde Bradley cũng tốt nghiệp học viện Hải quân và từng đồn trú tại Nhật Bản, Philippines và Đức trước khi về hưu.

http://www.bbc.com/vietnamese/world-43035295

 

Chủ tịch Ủy Ban Olympic đi thăm Bắc Hàn

sau Thế Vận Hội Pyeongchang

Chủ tịch Ủy Ban Olympic Quốc Tế -IOC, Thomas Bach, sẽ đi thăm Bắc Hàn sau kỳ Thế Vận Hội Mùa Đông Pyeongchang tổ chức ở Nam Hàn.

Hãng tin Reuters loan tin ngày 12 tháng 2 dẫn nguồn trong phong trào Olympic về kế hoạch vừa nêu của ông Thomas Bach. Theo đó thì chuyến đi sẽ diễn ra vào một thời điểm nào đó sau khi Thế Vận Hội Mùa Đông Pyeongchang kết thúc.

Ngày kết thúc của Thế Vận Hội Pyeongchang là ngày 25 tháng 2 tới đây.

Vào ngày 20 tháng giêng vừa qua, hai miền Nam- Bắc Triều  Tiên và IOC tại Lausane ký kết thỏa thuận 3 bên về việc Bình Nhưỡng tham gia Thế Vận Hội Mùa Đông Pyeongchang với số lực sĩ cũng như các môn thể thao dự tranh tài.

Thỏa thuận đó được xem như là một đột phá và hai miền Triều Tiên cũng đã diễu hành chung trong lễ khai mạc Thế Vận Hội dưới lá cờ thống nhất. Trong dịp này, tổng thống Moon Jae-in của Nam Hàn đã tiếp các quan chức cấp cao nhất của Bắc Hàn; trong đó có cô em gái của đương kim chủ tịch Kim Jong-Un.

Bản thân ông Kim Jong- Un còn chuyển lời mời tổng thống Moon Ja-in sang thăm Bắc Hàn. Nếu cuộc gặp diễn ra thì sẽ là đó là thượng đỉnh đầu tiên giữa nguyên thủ của hai miền nam- bắc Triều Tiên trong hơn một thế kỷ.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/Olymoic-ioc-boss-to-visit-north-korea-after-winter-games-02122018081804.html

 

Philippines có thể

mua trực thăng của Nga và Trung Quốc

Philippines có thể sẽ mua trực thăng quân sự từ các nhà sản xuất của Nga và Trung Quốc, sau khi Bộ trưởng Thương mại Canada yêu cầu xem xét lại thỏa thuận về 16 chiếc trực thăng Bell, trị giá 233 triệu đô la Mỹ, được ký kết hôm 7 tháng Hai, tại Hội chợ về Hàng không ở Singapore.

Hãng tin Reuters loan tin vào ngày 12 tháng Hai, dẫn lời của Bộ trưởng Quốc phòng Phi Delfin Lorenzana nói rằng Manila đang tìm mua loại trực thăng hạng trung thay thế cho trực thăng Bell 412 EPI từ các nhà sản xuất của Hàn Quốc, Nga, Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ hay các quốc gia khác.

Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana là người đã ký hợp đồng mua 16 chiếc trực thăng Bell 412 EPI với tập đoàn quốc doanh Canada Commercial Corp, trị giá 233 triệu đô la Mỹ. Thương vụ này được thỏa thuận trong vòng 2 năm trước khi ký kết. Và, hợp đồng này được tiếp tục theo sau hợp đồng mà Canada đã giao 8 trực thăng Bell 412 cho Phi, trị giá khoảng 92,8 triệu đô la hồi năm 2014.

Tuy nhiên, ngay sau khi hợp đồng thương vụ 16 trực thăng Bell 412 được ký kết, Bộ trưởng Thương mại Canada Francois- Philippe Champagne nói với báo giới rằng Canada đã ngay lập tức tiến hành xem xét lại với phía cơ quan chức năng. Ông Francois- Philippe Champagne khẳng định thêm rằng Canada sẽ xem xét và đưa ra sự lựa chọn đúng đắn.

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte vào ngày 9 tháng Hai nói với các tướng lãnh của quân đội Phi hủy bỏ hợp đồng với Canada và không mua từ các nhà sản xuất của Canada và Mỹ nữa, bởi vì các điều kiện ràng buộc trong buôn bán vũ khí từ hai quốc gia này.

Trước đó, Thủ tướng Canada Justin Trudeau lên tiếng rằng ông thực sự lo ngại Chính quyền Manila sẽ sử dụng những trực thăng Bell mua của Canada để chống lại người dân Philippines. Thủ tướng Trudeau nói Canada có chính sách rất rõ ràng về việc bán vũ khí cho ai và vũ khí đó được dùng vào mục đích gì.

Bộ trưởng Quốc phòng Phi Delfin Lorenzana nói với Reuters rằng loại trực thăng này không phải là loại dùng để tấn công và Phi mua các chiếc Bell để vận chuyển binh sĩ và hàng hóa. Ông Lorenzana nhấn mạnh rằng Phi mua chứ không phải xin và Manila không cần phải biện minh cho mục đích sử dụng những chiếc trực thăng được mua.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/philippines-may-turn-to-china-russia-after-scrapping-canada-02122018072922.html

 

Đội lực sĩ Nam – Bắc Hàn được Uỷ Ban Thế Vận Hội Quốc Tế

đề cử giải Nobel Hoà Bình

Pyeongchang, Nam Hàn. (Reuters)- Hôm qua 11 tháng 2, một thành viên Hoa Kỳ kỳ cựu của Uỷ Ban Thế Vận Hội Quốc Tế cho biết đội lực sĩ khúc côn cầu trên băng hỗn hợp của Nam và Bắc Hàn được bà đề cử giải Nobel Hoà bình năm nay.

Bà Angela Ruggiero là người bốn lần đoạt chức vô địch thế giới khúc côn cầu, và huy chương vàng Thế vận hội. Bà cho biết đã yêu cầu nhiều người khác cùng đề cử 12 lực sĩ của đội khúc côn cầu Nam Bắc Hàn cho giải Nobel hoà bình. Đây là lần đầu tiên một đội hỗn hợp liên Triều tham gia Thế vận hội.

Bà Ruggiero là thành viên của hội đồng quản trị của Uỷ Ban Thế Vận Hội Quốc Tế nói rằng bà mong đội lực sĩ hỗn hợp của hai miền Nam và Bắc Hàn giành được giải Nobel hoà bình. Bà Ruggiero tuyên bố như trên một ngày sau khi đội lực sĩ hỗn hợp liên Triều cùng tham gia trận đấu đầu tiên tại Thế vận hội Pyeongchang.

Đội nữ vận động viên khúc côn cầu Nam và Bắc Hàn xuất hiện lần đầu tiên hôm Thứ Bảy 10 tháng 2. Mặc dù thất bại nặng trước đội Thuỵ Sĩ 8-0, nhưng họ đã giành được sự cổ vũ của đám đông khán giả.

Hai miền Nam và Bắc Hàn vẫn đang trong tình trạng đối đầu kể từ khi kết thúc cuộc chiến tranh 1950 – 53 bằng một thoả thuận ngừng bắn chứ không phải là hiệp ước hoà bình. Tuy nhiên, Nam Hàn có vẻ muốn bang giao với miền Bắc nhiều hơn so với Hoa Kỳ, vốn muốn Nam Hàn tăng cường sức ép về kinh tế và ngoại giao để buộc Bình Nhưỡng ngồi vào bàn hội nghị. (Song Châu)

https://www.sbtn.tv/doi-luc-si-nam-bac-han-duoc-uy-ban-the-van-hoi-quoc-te-de-cu-giai-nobel-hoa-binh/

 

Ông Hun Sen bị cáo buộc mua ‘likes’ trên Facebook

Cựu lãnh đạo phe đối lập Campuchia vừa đệ trình một vụ kiện pháp lý ở California, Mỹ, để buộc Facebook phải tiết lộ thông tin về tài khoản mạng xã hội của Thủ tướng Hun Sen, Reuters dẫn lời nhóm chuyên gia pháp lý của ông Sam Rainsy cho biết hôm 9/2.

Ông nói rằng Thủ tướng Hun Sen đã sử dụng Facebook để lan truyền tin giả và những lời đe dọa giết người đối với các đối thủ chính trị.

Cựu lãnh đạo đối lập Campuchia cáo buộc rằng ngoài việc trả tiền quảng cáo để mua “likes” trên các trang của mình, ông Hun Sen còn sử dụng cái gọi là “nông trại nhấp chuột” để có được hàng triệu “likes” giả.

Các luật sư của ông Sam Rainsy cho biết rằng ông muốn có các thông tin trên để hỗ trợ cho các vụ kiện pháp lý của ông ở Campuchia.

Ông Sam Rainsy đã trốn khỏi Campuchia vào năm 2015 để thoát khỏi việc bị kết án về tội phỉ báng, điều mà ông nói là có động cơ chính trị.

Thủ tướng Hun Sen được ủng hộ mạnh mẽ trên mạng xã hội Facebook. Hiện có hơn 5,5 triệu “like” (thích) các trang liên quan đến ông, trong đó có 1,8 triệu người ở Campuchia.

Trong khi đó, ông Sam Rainsy có 2,2 triệu người “like” với 1,7 triệu người tại Campuchia.

Phát ngôn viên chính phủ Campuchia, Phay Siphan, nói vụ kiện “không ích lợi gì”.

Thủ tướng Hun Sen, 65 tuổi, bị các quốc gia phương Tây chỉ trích vì lệnh cấm đảng đối lập chính và bắt giữ các lãnh đạo của đảng này khi còn chưa đầy 1 năm là tới cuộc tổng tuyển cử vào ngày 29/7.

Tại Paris, ông Sam Rainsy đang tìm kiếm các thông tin quan trọng từ Facebook về việc Thủ tướng Hun Sen đã lạm dụng mạng xã hội để “đánh lừa cử tri” Campuchia và thực hiện các hành vi vi phạm nhân quyền.

Hiện Facebook chưa bình luận gì về vụ kiện.

Các luật sư của Sam Rainsy cho biết đơn kiện đã được nộp lên Tòa Sơ Thẩm Liên bang khu vực Bắc California, Hoa Kỳ.

Facebook hiện có tới hơn 2 tỷ người dùng trên toàn cầu. Mạng xã hội lớn nhất thế giới này nói tại Campuchia, họ có tiềm năng đạt được 6,6 triệu người trong đất nước có dân số gần 16 triệu dân này.

Vụ kiện chính trị tại Campuchia một lần nữa cho thấy những thách thức toàn cầu đang ngày càng gia tăng đối với Facebook về vai trò của mạng xã hội này trong các cuộc đua tranh chính trị.

Trước đó, Facebook từng bị cáo buộc là công cụ được sử dụng để can thiệp vào các cuộc bầu cử tại Hoa Kỳ, Anh và các nước khác.

Tại Campuchia, Facebook đã trở thành một công cụ quan trọng hơn bao giờ hết đối với các tin tức chính trị, nhất là khi một số cơ quan truyền thông lớn đã bị ông Hun Sen buộc phải đóng cửa.

https://www.voatiengviet.com/a/ong-hun-sen-bi-cao-buoc-mua-likes-tren-facebook/4249997.html

 

Nước Ý đang già đi nhanh chóng, theo thống kê mới nhất

Mai Vân

Ý đang phải đối mặt với hiện tượng dân số lão hóa, với tỷ lệ sinh đẻ ngày càng giảm sút. Theo số liệu thống kê được cơ quan Istat công bố ngày 08/02/2018, tỷ lệ sinh tại Ý năm 2017 cho mỗi phụ nữ là chỉ là 1,34, so với tỉ lệ 1,37 vào năm 2016.. Nước Ý như vậy đã tụt xa dưới ngưỡng bù đắp về dân số.

Nhìn chung, trên tổng số 60,5 triệu dân, trong đó có 5 triệu người nước ngoài, với một nửa dân số đã quá 45 tuổi, thì 1/2 số phụ nữ trên trong độ tuổi sinh con hiện không có con.

Theo thông tín viên RFI Anne Le Nir tại Roma, Ý là nước châu Âu dành ít ngân sách nhất cho hạ tầng cơ sở phục vụ gia đình. Với tỷ lệ thất nghiệp bình quân là 11% và 32,7% đối với thanh niên, nếu không có một kế hoạch hỗ trợ thì khó có thể vực dậy tỷ lệ sinh đẻ.

Franco, một nhà giáo, có một con gái 6 tuổi, giải thích : « Ngoài vấn đề khó khăn về kinh tế, chúng tôi còn gặp những vấn đề như thiếu nhà trẻ, chi phí gửi trẻ rất đắt đỏ, phải trả đến 600 – 700 euro/tháng. Nếu lương chỉ là 1.500 euro, thì không chịu nổi ».

Theo một cặp vợ chồng trẻ, Teresa và Marco, họ có hai đầu lương, nhưng nếu không được ông bà trợ giúp thì không thể lo được cho hai đứa con song sinh 18 tháng, vì nước Ý không có chính sách gia đình vững chắc.

Ở Ý, rất khó dung hòa công việc làm với công việc gia đình, do vậy người Ý có con ngày càng muộn, khoảng 35-40 tuổi. Điều này góp phần không nhỏ khiến tỷ lệ sinh đẻ giảm.

Các đảng phái Ý đang tranh cử ở cuộc bầu Quốc Hội ngày 04/03/2018 đã tập trung trên vấn đề này, với nhiều đề nghị như giảm thuế, trợ cấp, tạo điều kiện cho nhà trẻ v.v…

Vấn đề là có đảo ngược được xu hướng hay không. Theo Sabrina Pratti, lãnh đạo cơ quan nghiên cứu dân số ở Viện Thống Kê Ý, thì với tình trạng có đến 165 người hơn 65 tuổi cho mỗi 100 người trẻ, kèm theo tỷ lệ sinh đẻ là 1,3 cho mỗi phụ nữ , và xu hướng dự kiến là ngày càng giảm, tương lai nước Ý như đã được định trước.

Trong tình hình này, Ý phải nghĩ tới một cứu cánh : người nước ngoài. Theo thông tín viên RFI, nhiều người nước ngoài đến định cư tại Ý đã làm sống lại hàng chục ngôi làng hoang vắng.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180212-nuoc-y-dang-gia-di-nhanh-chong-theo-thong-ke-moi-nhat

 

Quan hệ liên Triều sưởi ấm ngoạn mục nhưng mong manh

Thanh Hà

Phái đoàn chính thức Bắc Triều Tiên đã trở về nước, sau ba ngày công du và dự lễ khai mạc TVH Pyeongchang tại Hàn Quốc. Câu hỏi được đặt ra là liệu quan hệ nồng thắm và những cử chỉ đầy thiện chí giữa Seoul và Bình Nhưỡng mang tính trình diễn bề ngoài, hay là một bước đột phá cả về ngoại giao lẫn chiến lược do Bình Nhưỡng chủ động ? Liệu tuần trăng mật này giữa lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un với tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In có lâu bền hay không ?

Vắng mặt tại Pyeongchang nhưng Kim Jong Un lại là nhân vật được báo chí quốc tế nhắc đến nhiều nhất từ trước khi Thế Vận Hội Mùa Đông 2018 khai mạc. Phó tổng thống Mỹ Mike Pence ngồi trên khán đài danh dự nhân lễ khai mạc Pyeongchang bên cạnh tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In, nhưng lại không thu hút sự chú ý của truyền thông quốc tế cũng như ở Seoul bằng Kim Jong Un hay đội tuyển nữ khúc côn cầu trên băng liên Triều. Tại Washington, truyền thông Mỹ thậm chí còn bình luận : Kim Jong Un “đoạt huy chương vàng tại Pyeongchang”.

Trên thực tế những động thái ngoại giao ngoạn mục liên tiếp diễn ra trong ba ngày qua tại Pyeongchang và Seoul đã được cả Hàn Quốc lẫn Bắc Triều Tiên chuẩn bị từ lâu trước đó.

Từ khi đắc cử tổng thống tháng 05/2017, ông Moon Jae In nỗ lực biến Thế Vận Hội lần này thành một diễn đàn hòa bình với hy vọng nước láng giềng phương bắc “xuống thang”. Về phía Bình Nhưỡng, từ nhiều tuần lễ qua, Kim Jong Un là người làm chủ tình thế, khi quyết định gửi một phái đoàn đến Pyeongchang và nhất là qua em gái, Kim Yo Jong, chuyển lời mời tổng thống Moon đến Bắc Triều Tiên khi “điều kiện cho phép”.

Từ ngày 28/11/2017, Bình Nhưỡng tạm ngưng thử tên lửa và vũ khí hạt nhân. Đổi lại, Seoul thuyết phục được Washington lùi chiến dịch tập trận chung Mỹ – Hàn đến sau Thế Vận Hội.

Cộng đồng quốc tế đã không khỏi ngạc nhiên về “tiến độ” sưởi ấm quan hệ của hai nước trên bán đảo Triều Tiên, nhưng nhiều nhà quan sát cho rằng, tinh thần yêu chuộng hòa bình này có lẽ khá “mong manh”.

Bắc Triều Tiên giăng bẫy Moon Jae In ?

Hình ảnh cô Kim Yo Jong chuyển thư của lãnh đạo Bắc Triều Tiên mời tổng thống Hàn Quốc bước qua phía bắc vĩ tuyến 38 và sự kiện em gái Kim Jong Un cùng dự một buổi lễ hòa nhạc bên cạnh tổng thống Moon Jae In đã được truyền đi khắp thế giới. Nhưng theo giới quan sát, thiện chí đó của Bình Nhưỡng đẩy Seoul vào thế tiến thoái lưỡng nạn. Nhận lời mời của Bắc Triều Tiên, nắm bắt lấy bàn tay thân thiện của Kim Jong Un, thì coi như như phần nào tách rời khỏi Washington. Ngược lại, từ chối viếng thăm Bình Nhưỡng, thì có nghĩa là chôn vùi giấc mơ đem lại hòa bình trên bán đảo Triều Tiên. Ai cũng biết, trong suốt sự nghiệp chính trị, tổng thống Moon Jae In luôn theo đuổi mục tiêu hòa bình.

Tổng thống Moon sinh năm 1953 vào thời điểm chiến tranh liên Triều khép lại. Cha mẹ ông đã phải từ bỏ miền bắc để chuyển về miền nam sinh sống. Từ quá khứ ấy, tổng thống tương lai của xứ Hàn luôn chủ trương đối thoại với Bình Nhưỡng và làm hạ nhiệt tại bán đảo Triều Tiên.

Nhưng trên con đường đi tìm hòa bình đó, đương kim tổng thống Hàn Quốc gặp một trở ngại không nhỏ. Theo như ghi nhận của một chuyên gia Mỹ thuộc đại học Busan, Robert Kelly, Olympic Pyeongchang lần này “làm lộ rõ rạn nứt giữa Hàn Quốc và Hoa Kỳ”. Đến nay, Washington một mực đòi Bình Nhưỡng phải có những “biện pháp cụ thể, tỏ thiện chí từ bỏ tham vọng hạt nhân”. Chính quyền Trump xem đây là một “điều kiện tiên quyết” cho mọi kế hoạch đàm phán. Đó là chưa kể những tuyên bố với lời lẽ hung hăng của tổng thống Donald Trump nhắm vào Kim Jong Un, mà Bình Nhưỡng thì đã không bỏ lỡ cơ hội để lao vào các cuộc đấu khẩu hung hăng không kém.

Sự lạnh nhạt giữa hai đồng minh truyền thống Mỹ – Hàn đã lộ rõ nhân lễ khai mạc Pyeongchang hôm 09/02 : phó tổng thống Pence rất lạnh lùng khi phái đoàn các vận động viên Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên bước vào sân vận động dưới cùng một lá cờ, và đã tránh né, khi tổng thống Hàn Quốc bắt tay chủ tịch Quốc Hội Bắc Triều Tiên và cô em gái của Kim Jong Un ngồi ở hàng ghế ngay phía sau phó tổng thống Mỹ Mike Pence và phu nhân.

Trên đường trở về Mỹ, ông Pence đã tuyên bố với báo chí rằng, giữa Washignton và Seoul, “không hề có một vết rạn nứt nào” trên hồ sơ hạt nhân Bắc Triều Tiên, nhưng đồng thời nhấn mạnh đến ưu tiên duy trì “áp lực tối đa” đối với Bình Nhưỡng để đạt tới mục tiêu phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.

Hy vọng thực sự cho bán đảo Triều Tiên ?

Trở lại với câu hỏi chính là liệu tình hình trong khu vực này có được hạ nhiệt một cách lâu dài hay không, các chuyên gia phương Tây về Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên đưa ra nhiều quan điểm khác nhau.

Chuyên gia Mỹ, Robert Kelly, bi quan cho rằng, trước đây hai nước Triều Tiên từng “nối vòng tay lớn” chung quanh hai sự kiện văn hóa và thể thao, hợp tác cả trong lĩnh vực kinh tế qua khu công nghiệp Kaesong, và mối quan hệ đó có lợi cho Bình Nhưỡng. Chung cuộc, Bình Nhưỡng vẫn tiếp tục cuộc chạy đua võ trang để có vũ khí hạt nhân. Chuyên gia này cũng đặt câu hỏi : liệu Kim Jong Un có còn hòa hoãn hay không sau Thế Vận Hội, khi mà Mỹ và Hàn quốc nối lại các cuộc thao diễn quân sự chung ở ngay sát cạnh cửa ngõ Bắc Triều Tiên ? Không nên quên rằng, đối với Bắc Triều Tiên, vũ khí nguyên tử và tên lửa đạn đạo là “một lá bùa hộ mệnh, bảo đảm cho sự sống còn của chế độ trong tay gia đình họ Kim”. Do vậy, chuyên gia này cho rằng, Bắc Triều Tiên sẽ không bao giờ từ bỏ tham vọng được công nhân là một cường quốc hạt nhân.

Còn theo giáo sư Kim Byung Yeon, đại học quốc gia Seoul, thì không có phép lạ “để Bình Nhưỡng và Washignton thoát khỏi bế tắc hiện nay”, vì Bắc Triều Tiên đòi hỏi quá nhiều, treo giá quá cao, mà Mỹ thì không sẵn sàng trả cái giá đó.

Chuyên gia Pháp, Juliette Morillot, lạc quan hơn khi cho rằng, “hai nước Nam và Bắc Hàn muốn đối thoại trực tiếp, làm chủ lại vận mệnh” của mình. Vấn đề đặt ra là liệu thiện chí đối thoại giữa Bình Nhưỡng với Seoul có còn tính thời sự khi Thế Vận Hội bế mạc hay không ? Đây là câu hỏi đáng giá ngàn vàng mà chưa một chuyên gia nào dám trả lời. Chỉ biết rằng, ngoại trưởng Hàn Quốc – bà Kang Kyung Wha – báo trước : trong lĩnh vực ngoại giao, Seoul dự trù “một môi trường mới” cho thời kỳ hậu Olympic Pyeongchang.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20180212-han-quoc%E2%80%93bac-trieu-tien-tien-trinh-han-gan-ngoan-muc-va-mong-manh

 

Khi Trung Quốc thống trị thế giới

Thùy Dương

Sự đe dọa của Trung Quốc đối với phương Tây là chủ đề quốc tế nổi trội trong những tháng đầu năm 2018. Trước một nước Mỹ bị rung chuyển bởi tư tưởng của Donald Trump, một châu Âu đang phải đối phó với chủ nghĩa dân túy đang lên, một nước Nga bị chủ nghĩa Putin chi phối, Trung Quốc vẫn theo quỹ đạo thẳng tiến. Trên « bàn cờ » quốc tế, Bắc Kinh đi những con tốt, khiến phương Tây tin rằng những bước đi đó là vô hại nhưng thực tế lại không phải như vậy.

Trên đây là những nhận định trong bài viết có tiêu đề « Khi Trung Quốc thống trị » của nhà báo Sylvie Kauffmann đăng trên báo Le Monde của Pháp, số ra ngày thứ Năm 08/02/2018. RFI xin tóm lược nội dung bài viết.

Tập Cận Bình tỏa sáng ở diễn đàn kinh tế thế giới Davos 2017 trong vai một nguyên thủ quốc gia « hiền lành, nhân từ » và làm cử tọa kinh ngạc, thán phục với cương lĩnh toàn cầu hòa và tự do mậu dịch. Nhưng hình ảnh ấy đã bị xóa nhòa tại Đại Hội Đảng Cộng Sản Trung Quốc lần thứ 19 vào mùa thu 2017. Tập trung vào củng cố quyền lực đã giúp Tập Cận Bình trở thành nhà lãnh đạo quyền lực nhất Trung Quốc, chỉ sau Mao Trạch Đông. Bắc Kinh cũng vươn lên nắm vai trò quan trọng trên toàn thế giới.

Nhưng đó chỉ là phần nổi trong thắng lợi của Trung Quốc, phần mà chúng ta nhìn thấy rõ. Chính quyền Mỹ khẳng định ẩn sau đó là sự thâm nhập, gây ảnh hưởng và các hoạt động gián điệp của Bắc Kinh. Mỹ đã cảnh báo về mối đe dọa mang tên Trung Quốc rất nhiều lần và bằng mọi cách.

Một quan chức Washington, khi trả lời phỏng vấn báo le Monde, cho biết : « Tất cả chúng ta đều đổ dồn mắt nhìn về nước Nga, nhưng vấn đề trong tương lai lại nằm ở Trung Quốc, và chúng tôi muốn cảnh báo châu Âu về chủ đề này ». Trong buổi phỏng vấn phát ngày 30/01/2018 trên đài BBC, giám đốctình báo MỹCIA, ông Mike Pompeo, đã thẳng thắng cho biết là trong mắt ông, Trung Quốc cũng đáng lo ngại như Nga.

Lãnh đạo ngành tình báo Mỹ phát biểu là chỉ cần nhìn vào quy mô hai nền kinh tế Nga – Trung là thấy điều đó. Trung Quốc có những phương tiện mạnh hơn Nga để thực hiện nhiệm vụ. Điều mà Washington thấy được là nỗ lực mạnh mẽ của Bắc Kinh trong việc đánh cắp thông tin, can dự vào công việc của Hoa Kỳ thông qua các điệp viên, những người hoạt động chống lại nước Mỹ vì quyền lực của Trung Quốc. Điều này được thấy trong các trường học, bệnh viện, doanh nghiệp của Mỹ. Giám đốc CIA cũng nhận định thực tế đó tồn tại ở mọi nơi trên thế giới, kể cả ở Liên Hiệp Châu Âu và tại Anh Quốc.

Cũng có suy nghĩ tương tự giám đốc cơ quan tình báo Mỹ CIA, ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson đã cảnh giác phương Tây trước « kẻ săn mồi » mang tên Trung Quốc. Theo ông, hợp tác với Trung Quốc là con đường phát triển hấp dẫn nhiều quốc gia, nhưng trên thực tế, đó thường là sự phụ thuộc lâu dài chỉ để đổi lấy những mối lợi ngắn hạn. Và lãnh đạo ngoại giao Hoa Kỳ kết luận điều này, làm nhớ lại thời kỳ huy hoàng của « chủ nghĩa thực dân châu Âu ».

Tại châu Mỹ, Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại số 1 của các nước Brazil, Achentina, Chilê và Peru. Chúng ta có thể nghĩ rằng, đối với chính quyền Mỹ của Donald Trump, thu hút sự chú ý của công luận về phía Trung Quốc vào thời gian này góp phần đánh lạc hướng dư luận khỏi hồ sơ Nga can thiệp vào bầu cử tổng thống Mỹ 2016. Nhưng vấn đề nằm ở chỗ Hoa Kỳ không phải quốc gia duy nhất gióng hồi chuông báo động về âm mưu của Trung Quốc. Các nước Liên Hiệp Châu Âu, cho dù đôi khi có phản ứng muộn hơn Hoa Kỳ, cũng đã bắt đầu cảnh giác trước chiến lược của Bắc Kinh.

Năm 2008, một số người lo lắng về việc tập đoàn Trung Quốc Cosco đã kiểm soát được cảng Pirée, tức là có được cảng trung chuyển tại châu Âu trên « con đường tơ lụa mới ». Nhưng chỉ cách nay 10 năm, khi tập đoàn Cosco lần đầu tiên đầu tư vào cảng Athènes, Hy Lạp, chẳng ai lo ngại gì ! Quả thực, vào thời kỳ đó, trong bối cảnh khủng hoảng tài chính diễn ra trầm trọng, các nhà đầu tư Trung Quốc đã được châu Âu nhiệt liệt hoan nghênh, mở rộng vòng tay chào đón. Còn ngày nay, vào giai đoạn « Liên Hiệp Châu Âu tự bảo vệ mình », Ủy ban châu Âu đã ý thức được về tham vọng của Trung Quốc và đề cao cảnh giác để bảo vệ lợi ích chiến lược của Liên Hiệp.

Trong một báo cáo công bố trong tháng 02/2018, « Sự đột khởi chuyên quyền : làm thế nào để đáp trả ảnh hưởng chính trị ngày càng gia tăng của Trung Quốc tại châu Âu », hai viện nghiên cứu độc lập của Đức, GPPI (Global Public Policy Institute) và Merics (Mercator Institute for China Studies) mô tả chi tiết nỗ lực về việc thay đổi phương pháp hành động của chính quyền Trung Quốc để thâm nhập và gây ảnh hưởng lên giới tinh hoa chính trị, kinh tế, truyền thông, giảng dạy và nghiên cứu đại học, cũng như giới tinh hoa trong xã hội dân sự của các nước châu Âu.

Sylvie Kauffmann, tác giả bài báo trên Le Monde, khẳng định chiến lược của Trung Quốc đương nhiên thành công ở các nước nhỏ và bấp bênh, đặc biệt ở Đông Âu hơn là tại các nước phát triển mạnh. Điều này cũng tạo cơ hội để Trung Quốc chia rẽ châu Âu. Hơn nữa, trong khi các cánh cửa của châu Âu mở rộng, thì Trung Quốc lại luôn tìm cách hạn chế tối đa việc để tư tưởng, nguồn vốn đầu tư và nhân tố nước ngoài lọt vào nước này.

Một báo cáo độc lập khác, có tên gọi « China at the gate » – Trung Quốc ở ngưỡng cửa, do François Godement và Abigael Vasselier, hai chuyên gia về châu Á thuộc Hội đồng châu Âu về quan hệ quốc tế, thực hiện và công bố hồi tháng 12/2017, cũng nhấn mạnh tới sự mất cân đối trong các mối quan hệ giữa Trung Quốc và châu Âu. Các chuyên gia nhận định « Trung Quốc hiện đang ở Châu Âu ».

Trung Quốc cũng thâm nhập vào khu vực Nam Thái Bình Dương, nhưng không theo cách mà Úc mà Nouvelle Zélande mong chờ. Hai quốc gia này đang bị Bắc Kinh dùng thủ đoạn nhắm tới. Có mối lên hệ chặt chẽ về kinh tế với Trung Quốc, Úc là nước có rất đông người Hoa sinh sống. Theo Sylvie Kaufmann, trước đây, Canberra từng nghĩ rằng sự phát triển của mô hình phương Tây ảnh hưởng tới Trung Quốc, nhưng nay họ nhận ra rằng điều ngược lại đang xảy ra : Trung Quốc đang gây tác động tới phương Tây, hay ít nhất đó là điều mà Bắc Kinh đang tìm kiếm, thông qua chiến lược gây ảnh hưởng mà đảng Cộng Sản Trung Quốc theo dõi sát sao.

Hồi tháng 12/2017, chính quyền Canberra đã đề xuất các dự luật nhằm bảo vệ đời sống chính trị của Úc khỏi sự can dự của các chính phủ nước ngoài. Không cần phải nêu tên quốc gia có liên quan, tại Úc, ai cũng hiểu nước bị nhắm tới chính là Trung Quốc.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180212-khi-trung-quoc-thong-tri-the-gioi

 

Đức : Thủ tướng Merkel

tỏ rõ ý muốn tiếp tục cầm quyền

Mai Vân

Sau thỏa thuận đạt được giữa hai đảng Dân Chủ Thiên Chúa Giáo CDU và Xã Hội Dân Chủ SPD về việc thành lập chính phủ liên hiệp hôm 07/02/2018, nhiều tiếng nói đã vang lên trong nội bộ đảng CDU, chỉ trích việc phân chia các bộ, nhất là việc giao bộ Tài Chính cho đảng SPD. Thậm chí, một số chính khách đảng bảo thủ còn gợi lên khả năng chuẩn bị người kế nhiệm thủ tướng Angela Merkel. Tuy nhiên, trả lời đài truyền hình Nhà nước ZDF vào hôm qua, 11/02, thủ tướng Đức nói rõ ý định đi hết nhiệm kỳ của bà, tức đến năm 2021.

Thông tín viên RFI tại Berlin Pascal Thibaut tường thuật :

« Không, bà Angela Merkel không nghĩ là quyền lực của bà đang bị xét lại. Tuy nhiên, từ vài ngày qua, bất bình đã gia tăng trong đảng CDU mà bình thường rất ít phản kháng. Cánh tự do trong đảng nhận thấy là những nhượng bộ cho đảng SPD quá lớn, còn những người trẻ không muốn bị bỏ quên trong việc phân chia các bộ. Riêng việc để mất bộ Tài Chính vào tay đảng SPD là bị chỉ trích nhiều nhất.

Bà Merkel đã bào chữa, cho rằng nếu không làm vậy thì giải pháp tổ chức một bầu cử mới sẽ không hay hơn. Bà nói: Đó là một mất mát đau đớn, nhưng là một giải pháp khả dĩ chấp nhận được. Đường lối của tân chính phủ sẽ được điều phối, do đó một bộ trưởng Tài Chính không thể lấy quyết định một mình. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về quyết định này. »

Nhưng không chỉ có thế, ngay cá nhân bà Merkel cũng bị phản đối. Một số người đã công khai nói đến việc cần thiết phải chuẩn bị người kế nhiệm bà. Trên điểm này thủ tướng cũng tỏ ra rất cứng rắng : Bà nhắc lại là bà đã hứa với cử tri Đức là sẽ ở lại đến hết nhiệm kỳ, và bà sẽ không thất hứa, không rời bỏ chức lãnh đạo đảng CDU trước năm 2021 để chuẩn bị cho người kế nhiệm.

Nhượng bộ duy nhất của bà là nội các mới sẽ có tất cả các xu hướng trong đảng CDU, và danh sách bộ trưởng sẽ được trình trước đại hội đảng này ngày 26/02. Đại hội sẽ thông qua thỏa thuận lập chính phủ liên hiệp với đảng SPD. »

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180212-duc-thu-tuong-merkel-to-ro-y-muon-tiep-tuc-cam-quyen

 

Anh Quốc yêu cầu Miến Điện

cho điều tra độc lập về vấn đề Rohingya

Mai Vân

Nhân cuộc tiếp xúc ngày hôm qua 11/02/2018, với lãnh đạo Miến Điện Aung San Suu Kyi, ngoại trưởng Anh Boris Johnson đã nhấn mạnh cần có một cuộc điều tra độc lập về tình trạng bạo lực tại bang Rakhine.

Trong một tin ngắn trên mạng Twitter, ngoại trưởng Anh xác nhận rằng ông đã nêu bật với phía Miến Điện « tầm quan trọng của việc cho tiến hành một cuộc điều tra đầy đủ và độc lập về tình trạng bạo lực tại bang Rakhine ».

Cho đến nay, những lời cáo buộc binh sĩ Miến Điện thảm sát thường dân Rohingya liên tiếp được đưa ra. Quân Đội Miến Điện bị Liên Hiệp Quốc tố cáo là đã tiến hành cả một chiến dịch thanh lọc chủng tộc tại bang Rakhine ở miền tây Miến Điện, xua đuổi gần 700.000 người thiểu số Hồi Giáo Rohingya sang các trại tị nạn ở nước láng giềng Bangladesh. Theo tổ chức Y Sĩ Không Biên Giới, đã có ít nhất 6.700 người Rohingya chết chỉ trong tháng đầu tiên của chiến dịch bạo lực.

Chính quyền Miến Điện đã bác bỏ những lời tố cáo, nhưng lại ngăn chặn không cho các nhà điều tra Liên Hiệp Quốc đến khu vực để tìm hiểu. Giới báo chí cũng bị cấm đến khu vực. Gần đây, quân đội Miến Điện mới công nhận một vụ sát hại tập thể ở bang Rakhine, nhưng khẳng định rằng chỉ có một chục nạn nhân.

Trước khi đến Miến Điện, ngoại trưởng Anh đã ghé thăm một trại tị nạn tại huyện Cox’s Bazar ở Bangladesh, nơi trú ngụ của khoảng 500.000 người Rohingya đã trốn chạy các chiến dịch bố ráp của quân đội Miến Điện. Và sau cuộc gặp với bà Aung San Suu Kyi, ông Boris Johnson đã đến bang Rakhine để xem xét tình hình trước khi tiếp tục vòng công du qua Thái Lan.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20180212-anh-quoc-yeu-cau-mien-dien-cho-dieu-tra-doc-lap-ve-van-de-rohingya

 

Hoa Kỳ công bố kế hoạch 1.500 tỷ đô la

nâng cấp cơ sở hạ tầng

Thanh Hà

Ngày 12/02/2017 chính quyền Trump cho công bố một kế hoạch đầu tư quy mô. Chính quyền liên bang dự trù chi 200 tỷ đô la cho các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng. 1.300 tỷ đô la còn lại do chính quyền địa phương ở các tiểu bang và nhà đầu tư tư nhân tài trợ.

Hãng tin Pháp AFP nhắc lại, phần lớn các công trình cầu đường tại Hoa Kỳ được xây dựng trong thời gian những năm 1950-1970, nay đang bị xuống cấp, gây trở ngại cho đà phát triển của nền kinh tế Mỹ. Song song với kế hoạch tài trợ 14 % các dự án xây dựng hạ tầng cơ sở, các trục lộ giao thông và hệ thống đường sắt, Washington còn dự trù “đơn giản hóa” các thủ tục hành chính, để dễ dàng cấp giấy phép cho các công ty tư nhân đầu tư vào lĩnh vực này. Nhưng để tài trợ khoản tiền 200 tỷ đô la nói trên , Nhà Trắng còn phải thuyết phục được Quốc Hội Mỹ.

Nhập cư, tranh cãi gay go tại Thượng Viện Mỹ

Trong khi đó, hôm nay, Thượng Viện bắt đầu thảo luận về một hồ sơ gai góc, liên quan đến quy chế của khoảng 800.000 Dreamers, tức là người nhập cư vào Mỹ một cách bất hợp pháp khi còn vị thành niên. Theo thông tín viên của đài RFI, Grégoire Pourtier từ New York, tranh cãi giữa các thượng nghị sĩ Dân Chủ và Cộng Hòa dự trù sẽ kéo dài và hết sức gay go.

Thông tín viên đài RFI Grégoire Pourtier từ New York :

“Bên đảng Dân Chủ đã mất nhiều công sức để đưa hoàn cảnh của những người Dreamers vào các cuộc thương lượng về ngân sách của chính quyền liên bang. Thượng Viện đồng ý nhanh chóng đưa vấn đề này ra thảo luận. Hôm nay là thời điểm để các bên thảo luận về tương lai của những người nhập cư bất hợp pháp đã cùng với cha mẹ đến Hoa Kỳ khi còn nhỏ. Chủ đề này là mối quan tâm hàng đầu của nhiều dân biểu đối lập.

Bản thân tổng thống Trump đôi khi cũng đã nhìn nhận rằng, cần phải giải quyết hồ sơ này một cách nhân đạo. Đổi lại thì Quốc Hội phải nhượng bộ một số những đòi hỏi vốn gây nhiều tranh cãi do Nhà Trắng đề xuất, đồng thời các bên cần xét lại toàn bộ chính sách nhập cư của Hoa Kỳ. Về mặt lịch sử, nước Mỹ đã phát triển nhờ các làn sóng người ngoại quốc đến định cư và làm việc tại đây.

Vậy liệu đảng Dân Chủ có thể chấp nhận một thỏa thuận, chẳng hạn như trong việc tài trợ cho dự án xây dựng một bức tường tại biên giới giữa Hoa Kỳ với Mêhicô hay không ? Kế hoạch xây tường này là một trong những điểm son mà Donald Trump từng hứa hẹn với cử tri.

Nhiều nhóm công tác đã soạn thảo và đề xuất nhiều biện pháp, nhưng không một đề nghị nào vừa thu được đủ 60 phiếu trên tổng số 100 ở Thượng Viện, vừa được Donald Trump tán đồng.

Đoàn tụ gia đình, cấp thẻ xanh theo kiểu quay xổ số, chính sách nhập cư có chọn lọc … Chắc chắn sẽ có nhiều cuộc tranh cãi gay go tại Thượng Viện. Nhất là năm nay Hoa Kỳ tổ chức bầu cử giữa nhiệm kỳ. Nhiều dân biểu phải quan tâm đến nguyện vọng của cử tri tại các địa phương bầu cho họ và kể cả những lợi ích về kinh tế và xã hội tại các tiểu bang mà họ đại diện”.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180212-hoa-ky-cong-bo-ke-hoach-1500-ty-do-la-nang-cap-co-so-ha-tang

 

Tin tặc ‘tấn công’ Olympics Mùa đông

Ban tổ chức Thế vận hội Mùa đông Pyeongchang hôm 11/2 xác nhận rằng họ là nạn nhân của một vụ tấn công mạng trong khi diễn ra lễ khai mạc hôm 9/2, nhưng từ chối tiết lộ nghi can.

Theo Reuters, các hệ thống của Thế vận hội này, gồm cả dịch vụ trên Internet và truyền hình, đã bị ảnh hưởng hai ngày trước, nhưng các nhà tổ chức nói rằng vụ tin tặc này không gây tác động tới bất kỳ hoạt động quan trọng nào.

Khi được hỏi liệu ban tổ chức có biết ai đứng sau vụ tấn công này hay không, phát ngôn viên của Ủy ban Olympics Quốc tế Mark Adams nói “không biết”.

Trong khi đó, người phát ngôn của ban tổ chức Pyeongchang nói rằng “mọi vấn đề đã được giải quyết”

đồng thời cho biết sẽ “không tiết lộ nguồn gốc của vụ tấn công”.

Thế vận hội Mùa đông được tổ chức ở Hàn Quốc, cách biên giới với Bắc Hàn khoảng 80km.

Theo Reuters, Seoul tận dụng sự kiện này để làm tan băng quan hệ với Bình Nhưỡng, vốn lâu nay đe dọa tấn công hạt nhân nhắm vào Hoa Kỳ.

Vài ngày trước lễ khai mạc, Nga, quốc gia bị cấm tham dự vì bê bối doping, tuyên bố rằng bất kỳ cáo buộc nào về chuyện các hacker Nga tấn công vào cơ sở hạ tầng Thế vận hội Pyeongchang đều không có cơ sở.

Những nhà nghiên cứu về an ninh mạng hồi tháng Một nói đã phát hiện các chỉ dấu sớm về việc các tin tặc ở Nga hoạt định các vụ tấn công nhắm vào cơ quan chống doping và ban tổ chức Olympics để trả đũa việc Nga bị loại khỏi Pyeongchang.

https://www.voatiengviet.com/a/tin-tac-tan-cong-olympics-mua-dong/4248905.html