Tin khắp nơi – 11/10/2017
Bắc Hàn ‘đánh cắp kế hoạch chiến tranh của Mỹ-Nam Hàn’
Các tin tặc từ Bắc Hàn đã đánh cắp một lượng lớn các tài liệu quân sự của Nam Hàn, bao gồm kế hoạch ám sát lãnh đạo Kim Jong-un.
Rhee Cheol-hee, một nhà lập pháp Nam Hàn, nói thông tin trên là từ Bộ Quốc phòng của nước này.
Các tài liệu bị tấn công bao gồm các hoạch định chiến tranh dự phòng của Mỹ và Hàn Quốc.
Chúng cũng bao gồm các báo cáo để gửi đến các chỉ huy cấp cao của phe đồng minh.
Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho đến nay vẫn từ chối bình luận về vụ việc này.
Kim Jong-un đưa em gái vào Bộ Chính trị
Kim Jong-un là ‘chú hề’ hay ‘anh hùng’?
Các kế hoạch cho các lực lượng đặc công của Nam Hàn đã bị thu thập, cùng với thông tin về các nhà máy điện và các cơ sở quân sự quan trọng ở miền Nam.
Ông Rhee thuộc đảng cầm quyền của Nam Hàn, và ở trong Ủy ban Quốc phòng của Quốc hội.
Ông nói rằng khoảng 235 gigabyte tài liệu quân sự đã bị đánh cắp từ Trung tâm Dữ liệu Tích hợp Quốc phòng và 80% trong số đó vẫn chưa được xác định.
Vụ tấn công mạng diễn ra vào tháng Chín năm ngoái. Hồi Tháng Năm, Hàn Quốc cho biết một lượng lớn dữ liệu đã bị đánh cắp và Bắc Hàn có thể đứng đằng sau cuộc tấn công này – nhưng không cung cấp thêm chi tiết về vụ việc.
Bắc Hàn đã bác bỏ cáo buộc này.
Thông tấn xã Yonhap của Hàn Quốc cho biết Seoul trong nhiều năm gần đây đã liên tiếp bị người hàng xóm cộng sản tấn công mạng, trong đó có nhiều trang web và cơ sở của chính phủ.
Bắc Hàn được cho là có các tin tặc được đào tạo đặc biệt ở nước ngoài, cả ở Trung Quốc.
Bắc Hàn cáo buộc Hàn Quốc “bịa đặt” ra các cáo buộc này.
Tin tức Bình Nhưỡng dường như thu thập được các hoạch định của Seoul-Washington về một cuộc chiến toàn diện với Bắc Hàn không hề làm dịu căng thẳng ở bán đảo Triều Tiên.
http://www.bbc.com/vietnamese/world-41577759
Mexico cảnh báo Mỹ về động thái ngưng Nafta
Chấm dứt Hiệp định Mậu dịch Bắc Mỹ (Nafta) sẽ làm hỏng quan hệ giữa Mexico và Hoa Kỳ, Ngoại trưởng Mexico cảnh báo.
Ông Luis Videgaray nói như vậy trước khi Hoa Kỳ, Mexico và Canada tiến hành vòng đàm phán thương mại mới trong tuần này.
Các cuộc đàm phán là để cập nhật thỏa thuận năm 1994 vốn ngày càng trở nên căng thẳng khi các nhóm doanh nghiệp Mỹ và Mexico nói rằng những đề xuất của Hoa Kỳ sẽ làm ảnh hưởng tiêu cực tới mậu dịch.
Tuần này, Tổng thống Donald Trump đã tái khẳng định lời đe dọa ông nói trước đó là sẽ hủy bỏ hiệp định mậu dịch này.
Ông nói thâm hụt thương mại với Mexico là không công bằng đối với Hoa Kỳ. Chính quyền của ông nói rằng họ đang tìm cách giảm bớt thâm hụt mậu dịch và kêu gọi “đại tu” thỏa thuận này.
Lãnh đạo Phòng Thương mại Hoa Kỳ, Thomas Donahue, cảnh báo rằng việc hủy bỏ thỏa thuận sẽ làm ảnh hưởng tới 1 ngàn tỉ USD thương mại hàng năm.
Ông Videgaray cho biết Mexico đang chuẩn bị cho “các kịch bản khác nhau” để đàm phán và sẽ không tham gia hiệp định nếu đất nước của ông không có lợi.
Ông cảnh báo rằng việc chấm dứt hiệp định mậu dịch khu vực sẽ làm tổn thương mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Mexico và gây thiệt hại cho sự hợp tác của họ trong các vấn đề khác như đấu tranh chống buôn bán ma túy và ngăn chặn di dân lậu qua biên giới phía nam Hoa Kỳ.
Thủ tướng Canada Justin Trudeau sẽ gặp ông Trump hôm thứ Tư và các cuộc thảo luận của họ dự kiến sẽ tập trung vào hiệp định Nafta. Gần đây, Mỹ đã áp thuế các hãng Bombardier và xuất khẩu gỗ của Canada.
Ông Trudeau sau đó sẽ bay đến Mexico để thảo luận với Tổng thống Enrique Pena Nieto.
http://www.bbc.com/vietnamese/business-41577811
Catalonia ‘muốn đối thoại để giành độc lập’
Người đứng đầu vùng Catalonia, Carles Puigdemont và các lãnh đạo cấp vùng khác đã ký tuyên bố độc lập từ Tây Ban Nha.
Tuyên bố viết: “Chúng tôi kêu gọi mọi nhà nước và tổ chức quốc tế công nhận cộng hòa Catalonia là nhà nuớc độc lập có chủ quyền.”
Nhưng họ nói sẽ chưa tiến hành trên thực tế trong vài tuần tới để diễn ra đàm phán với chính phủ ở Madrid.
Ông Puigdemont nhấn mạnh với nghị viện rằng “ý chí của nhân dân” là tách khỏi Madrid nhưng ông muốn “giảm” căng thẳng.
Ông nói nghị viện hãy tạm thời chưa chính thức tuyên bố độc lập để có đối thoại.
Trưng cầu dân ý hôm 1/10 tại tỉnh đông bắc này với kết quả ủng hộ độc lập đã bị Tòa hiến pháp Tây Ban Nha tuyên bố không hợp lệ.
Lãnh đạo Catalonia chịu áp lực trước khi tuyên bố ly khai
Tây Ban Nha: Cảnh sát đàn áp trưng cầu độc lập
Trong hôm thứ Ba, ông Puigdemont nói với nghị viện Catalonia ở Barcelona rằng vùng này đã giành được quyền độc lập nhờ cuộc bỏ phiếu.
Không rõ triển vọng đối thoại chính trị với Madrid sẽ là thế nào, vì chính phủ ở Madrid đã tuyên bố không chấp nhận cuộc bỏ phiếu.
Chính phủ Tây Ban Nha sẽ họp ngày thứ Tư để ra phản ứng trước tuyên bố của ông Puigdemont.
Ada Colau, thị trưởng Barcelona là người chỉ trích cả hai phe, đã kêu gọi giảm căng thẳng.
Bà thị trưởng cảm ơn ông Puigdemont trên Twitter vì lựa chọn “đối thoại”.
Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk đã kêu gọi ông Puigdemont không tuyên bố độc lập.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron từ chối lời kêu gọi của ông Puigdemont muốn EU làm trung gian, nói rằng Madrid có thể giải quyết vấn đề.
Chính quyền Catalonia nói 90% người bỏ phiếu đã ủng hộ độc lập, nhưng tỉ lệ đi bầu chỉ là 43%.
Catalonia là một trong những vùng giàu có nhất của Tây Ban Nha, chiếm 1/4 sản lượng xuất khẩu của cả nước.
Catalonia, một vùng khá giả với dân số 7,5 triệu người tại đông bắc Tây Ban Nha, có ngôn ngữ và văn hóa riêng.
Là khu vực có quyền tự trị cao, nhưng Catalonia không được công nhận là một quốc gia độc lập theo hiến pháp Tây Ban Nha.
Hiện Catalonia đã có lực lượng cảnh sát riêng, ‘Mossos d’Esquadra’, có quy chế truyền thanh truyền hình riêng và một số sứ bộ ngoại giao như là ‘sứ quán mini’ ở nước ngoài để thúc đẩy thương mại.
Nhưng hiện nay công tác kiểm soát biên giới, hải quan, quan hệ quốc tế, quốc phòng và ngân hàng trung ương là do chính quyền Tây Ban Nha kiểm soát.
http://www.bbc.com/vietnamese/world-41577139
Lãnh đạo Mỹ bàn biện pháp đối phó Bắc Hàn
Chiều ngày 10 tháng 10 tại Nhà Trắng, Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump đã thảo luận với ông Tổng Trưởng Quốc Phòng James Mattis và Đại Tướng Tổng Tham Mưu Trưởng Joseph Dunford về tình hình bán đảo Triều Tiên và những biện pháp cần làm để đối phó với Bắc Hàn.
Thông cáo của Nhà Trằng phổ biến sau cuộc họp viết rằng cuộc thảo luận chú tâm đến những biện pháp đối phó với căng thẳng do Bắc Hàn gây nên, và những biện pháp cần làm trong trường hợp Bình Nhưỡng sử dụng võ khí hạt nhân để tấn công Hoa Kỳ và những nước đồng minh của Mỹ.
Phiên họp diễn ra chỉ vài ngày sau khi Tổng Thống Hoa Kỳ viết trên tài khoản Twitter của ông rằng tất cả những giải pháp ngoại giao mà các vị tổng thống và chính phủ Mỹ tiền nhiệm đã làm trong 25 năm qua đều thất bại, nên “chỉ có một điều tác dụng” với Bình Nhưỡng, khiến nhiều người đồn đoán có lẽ ông Trump sẽ thực hiện biện pháp quân sự đối với Bắc Hàn.
http://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/us-nk-update-10112017114024.html
Nhà hoạt động nhân quyền người Anh bị cấm vào Hong Kong
Một nhà hoạt động nhân quyền người Anh từng chỉ trích biện pháp bỏ tù những tiếng nói ủng hộ dân chủ tại Hong Kong vào ngày 11 tháng 1 bị cơ quan chức năng địa phương không cho vào đặc khu hành chánh này.
Ông Benedict Roger, phó chủ tịch Ủy ban Nhân quyền Đảng Bảo Thủ Anh, vào sáng ngày 11 tháng 10 khi bay từ Bangkok sang Hong Kong bị cơ quan nhập cư của đặc khu hành chánh này chặn lại.
Trong trả lời tờ the Guardian của Anh, ông Benedict Roger, cho biết ông không được Viên chức Nhập cư của Hong Kong giải thích lý do vì sao chặn ông ta không cho vào đặc khu này.
Hãng tin AFP cho biết Cơ quan Nhập Cư Hong Kong chưa trả lời gì khi được hỏi về vụ việc.
Biện pháp chặn không cho nhà hoạt động nhân quyền người Anh Benedict Roger vào đặc khu hành chánh Hong Kong diễn ra một tuần trước khi Đại hội 19 của Đảng Cộng sản Trung Quốc khai mạc tại Bắc Kinh.
Hong Kong được Anh Quốc trao trả lại cho Trung Quốc hồi năm 1997 theo qui chế ‘Một quốc gia, hai thể chế’ với mục tiêu bảo vệ tự do và lối sống của đặc khu này. Tuy nhiên, sự can thiệp của Bắc Kinh vào Hong Kong ngày càng rõ rệt.
Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc
kêu gọi bà Suu Kyi chặn bạo lực
Một viên chức Nhân quyền Liên Hiệp Quốc vào ngày 11 tháng 10 lên tiếng kêu gọi lãnh tụ Myanmar, bà Aung San Suu Kyi, hãy chấm dứt tình trạng bạo lực và phân biệt đối xử với người thiểu số Hồi giáo Rohingya.
Người đứng đầu văn phòng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc khu vực Châu Á- Thái Bình Dương, bà Jyoti Sanghera, có kêu gọi như vừa nêu nhân dịp trình bày báo cáo về chiến dịch của quân đội Myanmar chống lại người Rohingya tại bang Rakhine.
Bà Jyoti Sanghera bày tỏ quan ngại là số người sắc tộc Hồi giáo Rohingya lánh nạn sang Bangladesh có thể phải chịu tù đày một khi về lại quê nhà ở Myanmar. Đây là nơi mà lâu nay những người sắc tộc thiểu số Hồi giáo Rohingya không có quyền công dân và các quyền chính trị khác.
Một Ủy ban Điều Tra của Liên Hiệp Quốc cũng cáo giác rằng cuộc tảo thanh sắc tộc có hệ thống của quân đội Myanmar được hoạch định nhằm xóa bỏ cộng đồng thiểu số này khỏi bang Rakhine.
Theo báo cáo đưa ra thì những vụ tấn công được tiến hành một cách có tổ chức kỹ lưỡng, được phối hợp và mang tính hệ thống. Mục tiêu không chỉ trục xuất họ mà còn không để họ có thể trở về quê nhà.
Báo cáo dựa trên những cuộc phỏng vấn số người phải chạy đi lánh nạn sau khi xảy ra chiến dịch phản công của quân đội đối với đợt tấn công do những tay súng nổi dậy nhắm vào lực lượng an ninh ở bang Rakhine hồi ngày 25 tháng 8 vừa qua.
Theo báo cáo của Liên Hiệp Quốc thì trong thực tế làn sóng mới nhất trong chiến dịch tảo thanh của quân đội Myanmar tại bang Rakhine đã bắt đầu trước thời điểm 25 tháng 8; có thể từ đầu tháng 8.
Trong một số vụ việc, trước và sau khi tấn công, loa thông báo nói rõ với người sắc tộc Hồi giáo Rohingya là họ không thuộc về vùng đất đang ở, hãy sang Bangldesh; nếu không đi thì nhà cửa sẽ bị đốt cháy bà mạng sống cũng không giữ được.
Nga có thể đòi Mỹ giảm nhân viên ngoại giao xuống ‘dưới 300’
Bộ Ngoại giao Nga không rút lại yêu cầu đòi Hoa Kỳ phải cắt giảm số nhân viên ngoại giao ở Nga xuống còn 300 người hoặc thấp hơn, hãng thông tấn Nga RIA trích lời ông Georgy Borisenko, người đứng đầu Cục Bắc Mỹ của Bộ Ngoại giao Nga cho biết hôm thứ Tư 11/10.
Vào tháng 7, trong vụ mâu thuẫn ngoại giao giữa hai nước, Moscow đã ra lệnh cho Hoa Kỳ cắt giảm khoảng 60% nhân viên ngoại giao và kỹ thuật làm việc tại Nga, tức còn 455 nhân viên.
Ông Borisenko nói với RIA rằng con số 455 cũng là tổng số các nhà ngoại giao Nga đang làm việc tại Hoa Kỳ, nhưng số đó gồm cả các công dân Nga làm việc tại LHQ ở thành phố New York.
Ông Borisenko nói rằng: “Thực tế con số chúng tôi đưa ra hồi mùa hè đã tính luôn số nhân viên của phái bộ Nga tại Liên hiệp quốc. Đó là thiện ý của chúng tôi.”
Ông nói: “Nếu họ không trân trọng thiện ý đó, chúng tôi có toàn quyền giảm số nhà ngoại giao Mỹ ở Nga “, và ông nói rằng Moscow có thể không tính số nhân viên LHQ của Nga vào thì khi ấy con số khác biệt về số nhân viên ngoại giữa hai nước còn lớn hơn.
“Trong trường hợp này, số nhân viên Mỹ ở Nga nên giảm xuống mức 300 hoặc thấp hơn.”
Máy bay ném bom chiến lược Mỹ bay qua Bán đảo Triều Tiên
Quân đội Hoa Kỳ đã cho hai máy bay ném bom chiến lược bay trên bán đảo Triều Tiên trong một chương trình phô trương sức mạnh vũ trang vào chiều ngày thứ Ba 10/10, trong khi Tổng thống Donald Trump họp với lãnh đạo bộ quốc phòng để thảo luận cách ứng phó với bất kỳ mối đe dọa nào từ phía Triều Tiên.
Căng thẳng càng gia tăng giữa Hoa Kỳ và Bắc Triều Tiên sau một loạt các cuộc thử vũ khí của Bình Nhưỡng và lời qua tiếng lại gay gắt giữa ông Trump và lãnh tụ Triều Tiên Kim Jong Un.
Triều Tiên đã phóng hai tên lửa bay ngang qua Nhật và tiến hành vụ thử hạt nhân lần thứ sáu trong vài tuần gần đây khi Bình Nhưỡng tiến nhanh tới mục tiêu phát triển một tên lửa hạt nhân có khả năng tấn công vào lục địa Hoa Kỳ.
Trong một tuyên bố hôm thứ Tư 11/10, Tham mưu trưởng Liên quân ở Hàn Quốc nói hai máy bay ném bom B-1B của Không lực Hoa Kỳ đã xuất phát từ căn cứ quân sự ở đảo Guam và sau đó hai chiến đấu cở F-15K của quân đội Hàn Quốc đã bay cùng.
Sau khi vào không phận Hàn Quốc, hai máy bay ném bom đã tiến hành các cuộc tập trận tên lửa không đối đất ở vùng biển ngoài khơi bờ biển phía đông của Hàn Quốc. Tiếp đó các máy bay bay qua Hàn Quốc tới vùng biển giữa Hàn Quốc và Trung Quốc để lập lại cuộc diễn tập.
Các viên chức chính phủ Hàn Quốc và Hoa Kỳ đã tăng cường phòng vệ chống lại sự khiêu khích của Triều Tiên đúng vào dịp lễ kỷ niệm 72 năm ngày thành lập đảng cầm quyền Triều Tiên, 10/10.
Trong một tuyên bố, Tòa Bạch Ốc nói rằng ông Trump đã tổ chức một cuộc thảo luận hôm thứ Ba 10/10 về các giải pháp để đáp lại bất kỳ vụ xâm lược nào của Triều Tiên hoặc, nếu cần thiết, để ngăn không cho Bình Nhưỡng đe dọa Hoa Kỳ và các đồng minh bằng vũ khí hạt nhân.
Tờ Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc đã cảnh báo các tuyên bố của cả hai bên và nguy cơ gia tăng những “phán đoán sai lầm gây hậu quả nghiêm trọng.”
https://www.voatiengviet.com/a/may-bay-nem-bom-chien-luoc-my-bay-qua-ban-dao-trieu-tien/4065719.html
Hải quân Mỹ cách chức hai sĩ quan vì vụ tàu McCain va chạm
Hải quân Hoa Kỳ hôm 10/10 đã cách chức hai sĩ quan đứng đầu chiến hạm USS John S. McCain, nói rằng vụ va chạm chết người hồi tháng 8 giữa tàu chiến này với một tàu chở dầu là “có thể tránh được”.
Trung tá Alfredo J. Sanchez, chỉ huy tàu McCain; và Trung tá Jessie L. Sanchez, sĩ quan điều hành của tàu, đã bị bãi chức và bố trí công việc khác, theo tuyên bố của các quan chức Hải quân. Hai sĩ quan nêu trên bị cách chức vì không còn được tin cậy, các quan chức cho biết.
Tàu khu trục mang tên lửa điều hướng McCain đã va chạm với tàu Alnic MC hôm 21/8 gần Singapore. 10 thủy thủ Mỹ thiệt mạng, 5 người khác bị thương.
Trong tuyên bố của Hải quân, các quan chức cho biết: “Tuy cuộc điều tra đang được tiến hành, song có bằng chứng là vụ va chạm có thể tránh được, sĩ quan chỉ huy đã nhận định kém, và sĩ quan điều hành đã lãnh đạo kém trong chương trình huấn luyện của tàu”.
Hai tháng trước, tàu USS Fitzgerald, cũng là khu trục hạm mang tên lửa điều hướng, đã va chạm với một tàu container ở Vịnh Tokyo.
Vụ tai nạn đó khiến 7 thủy thủ Mỹ thiệt mạng.
Hồi tháng 9, các lãnh đạo Hải quân chia sẻ với Quốc hội một số dữ kiện đáng lo ngại về nhịp độ triển khai hoạt động thật nguy hiểm của quân chủng này, và sự liên quan có thể của tình trạng kiệt quệ thể chất với hai vụ tai nạn chết người – theo các quan chức Hải quân, một số thủy thủ thường phải làm việc 100 giờ/tuần.
Đến nay, Hải quân Hoa Kỳ đã cách chức ít nhất 6 sĩ quan chỉ huy sau 4 vụ tai nạn trong năm nay, bao gồm cả tư lệnh Hạm đội, một đô đốc 3 sao.
(Theo New York Times, Washington Post)
Hỏa hoạn ở California: số tử vong tăng tới 17 người
Gió lặng bớt và nhiệt độ thấp hơn đã giúp hàng ngàn nhân viên cứu hỏa tại bang California ở miền Tây nước Mỹ đạt tiến bộ trong nỗ lực dập tắt một loạt đám cháy rừng đã bùng phát trên khắp tiểu bang hôm Chủ nhật.
Cơ quan Kiểm Lâm và Phòng Cháy California khuyến cáo các điều kiện gió lớn và thời tiết khô hạn vẫn là một thách thức, và tới chiều tối ngày 10/10, các đám cháy đã thiêu rụi hơn 46,500 ha.
Tới hôm nay, thứ Tư 11/10, chính quyền địa phương báo cáo số tử vong được liên kết với các đám cháy đã tăng lên tới 17 người, trong khi ước lượng 1,500 căn nhà và cơ sở doanh nghiệp đã bị thiêu rụi.
Trong các khu vực bị tác động nặng nề nhất có quận Napa và quận Sonoma nằm về hướng Bắc thành phố San Francisco, nơi có hàng chục hãng sản xuất rượu nổi tiếng vẫn thu hút du khách từ khắp nơi trên thế giới.
Cảnh sát trưởng quận Sonoma Rob Giordano nói một toán công tác đang làm việc để xác định tung tích của gần 200 người được ghi trên danh sách mất tích, và hiện có nhiều hoang mang trong nỗ lực đoàn tụ các gia đình. Ông đơn cử một ví dụ là nhiều người đã chạy ra khỏi nhà mà không kịp mang theo giây sạc điện thoại cầm tay, và do đó gặp nhiều khó khăn trong việc liên lạc với người thân.
Ông nói với báo chí:
“Chuyện xảy ra quá nhanh, rất nhiều người không được loan báo trước. Chúng tôi đang tìm cách giữ an toàn cho mọi người và đưa họ ra khỏi khu vực.”
Trên khắp tiểu bang, hàng ngàn người đã được sơ tán, và hàng ngàn người phải tìm đến những trung tâm tạm trú.
Thống đốc California Jerry Brown đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp tại 8 quận hạt. Ông ngỏ lời cám ơn chính quyền liên bang đã phản ứng nhanh và đề nghị giúp đỡ tiểu bang này.
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm thứ Ba 10/10 đã phê chuẩn các nguồn tài trợ cho nỗ lực này.
“Tôi muốn nói vài lời với người dân California, một tiểu bang tuyệt vời, đặc biệt với những người ở Napa- Napa đã bị tác động nặng nề, Sonoma cũng vậy, họ đang phải đương đầu với những tổn thất đau thương về nhân mạng và thiệt hại về tài sản do các đám cháy rừng tàn khốc gây ra”, ông Trump nói tại một cuộc tiếp tân ở Toà Bạch Ốc. “Tôi đã nói chuyện với Thống đốc Brown đêm hôm qua để cho ông biết rằng chính phủ liên bang sát cánh với nhân dân California, chúng tôi sẽ có mặt để giúp các bạn tại thời điểm này khi thảm họa xảy ra và các bạn cần được giúp đỡ. Tôi chỉ muốn gửi những lời chia sẻ nồng ấm nhất. Họ đã trải qua nhiều đau thương.”
Nhà chức trách nói họ không biết các đám cháy đã bắt đầu như thế nào. Cháy rừng thường xuyên xảy ra ở California vào cuối hè và đầu thu, và lan rộng vì gió lớn và các điều kiện khô hạn.
https://www.voatiengviet.com/a/hoa-hoan-o-california-so-tu-vong-tang-toi-17-nguoi/4065464.html
Tổng thống Trump sắp loan báo ‘kế hoạch về Iran’
Tổng thống Mỹ Donald Trump trong tuần này sẽ loan báo ‘kế hoạch tổng thể về Iran’ kể cả quyết định có hay không thu hồi thỏa thuận quốc tế kìm chế chương trình hạt nhân của Tehran, theo phát ngôn nhân Tòa Bạch Ốc Sarah Sanders ngày 10/10.
Ông Trump, người gọi thỏa thuận hạt nhân giữa Iran với 6 cường quốc ký năm 2015 là ‘đáng xấu hổ’, dự kiến tuyên bố rút lại thỏa thuận trước ngày hạn chót 15/10, một giới chức cao cấp trong chính quyền cho biết hồi tuần trước.
Ngoài ra, trong khuôn khổ chiến lược mới về Iran, Tổng thống Mỹ cũng dự kiến sẽ liệt kê lực lượng an ninh hùng hậu nhất của Iran, Vệ binh Cách Mạng Hồi giáo, là một tổ chức khủng bố.
Phát ngôn nhân Sanders nói “Tổng thống đã đi đến quyết định về một sách lược tổng thể đối với vấn đề Iran và ông muốn đảm bảo rằng chúng ta có một chính sách rộng để đương đầu với tất cả mọi vấn đề liên quan đến việc Iran hành xử không tốt.”
Ông Trump tố cáo Iran hậu thuẫn khủng bố và cho rằng thỏa thuận 2015 không đủ để ngăn bước đường Iran tiến tới võ khí hạt nhân.
Iran khẳng định không mưu tìm võ khí hạt nhân.
Thủ tướng Anh Theresa May, trong cuộc điện đàm với ông Trump ngày 10/10, nhấn mạnh thỏa thuận 2015 ‘hết sức quan trọng cho an ninh khu vực.’
Ngoại trưởng Đức Sigmar Gabriel đầu tuần này kêu gọi Mỹ ‘chớ ngờ vực về thành tựu quan trọng đã giúp cải thiện an ninh của chúng ta.’
Pháp ngày 10/10 cũng lên tiếng bày tỏ quan ngại rằng đưa Vệ binh Cách mạng Iran vào danh sách khủng bố sẽ làm leo thang căng thẳng khu vực.
Nếu Tổng thống không công nhận thỏa thuận hạt nhân Iran, giới lãnh đạo Quốc hội Mỹ có 60 ngày để quyết định có tái áp đặt các chế tài đối với Tehran hay không, những chế tài vốn đã được đình chỉ theo thỏa thuận.
Phát ngôn nhân lực lượng võ trang Iran, Masoud Jazayeri, ngày 10/10 tuyên bố “Mỹ đang làm thế giới điên loạn với cách hành xử của họ. Đã đến lúc phải dạy cho họ một bài học mới.”
https://www.voatiengviet.com/a/tong-thong-trump-sap-loan-bao-ve-ke-hoach-iran/4064802.html
Cựu Tổng thống Jimmy Carter muốn hòa đàm
với lãnh tụ Kim Jong Un
Tin nói cựu Tổng thống Mỹ, Jimmy Carter, đề nghị gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un trong một nỗ lực hòa đàm.
Một giáo sư trường đại học Georgia nêu chi tiết về đề nghị của ông Carter cho nhật báo JoongAng của Hàn Quốc.
“Ông Carter muốn gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên và đóng một vai trò xây dựng cho hòa bình trên bán đảo Triều Tiên như ông đã làm vào năm 1994,” ông Park Han-shik nói.
Giáo sư Park nói thêm là ông Carter muốn “ngăn một cuộc chiến tranh Triều Tiên thứ hai.”
Đề nghị của Tổng thống thứ 39 của Mỹ được đưa ra vào lúc căng thẳng lên cao giữa Bình Nhưỡng và Washington.
Vào đầu tháng 9, Bình Nhưỡng tuyên bố thử nghiệm thành công một bom khinh khí thu nhỏ có thể đặt trên đầu một phi đạn đạn đạo liên lục địa.
Chính quyền ông Trump cuối tháng 9 đã áp đặt những chế tài mới lên một vài ngân hàng Triều Tiên và cá nhân nước ngoài.
Ông Park cho biết là ông Carter nói với ông trong một cuộc gặp tại nhà ông Carter ở Georgia vào cuối tháng 9 là ông muốn “góp phần vào việc thành lập một thể chế hòa bình vĩnh viễn trên bán đảo Triều Tiên.”
Những bình luận gần đây của ông Carter về Triều Tiên làm Tòa Bạch Ốc bất bình. Tháng trước, Tòa Bạch Ốc yêu cầu ông Carter không nên phát biểu công khai về cuộc khủng hoảng vì quan ngại rằng ông sẽ ‘phá bĩnh’ ông Trump, người từ chối tiếp cận chế độ Triều Tiên dưới bất cứ hình thức nào.
Tin tức truyền thông cho biết một giới chức cao cấp Bộ Ngoại giao đã đến thăm ông Carter tại nhà để trao yêu cầu của ông Trump.
Lập trường hòa giải của ông Carter không phù hợp với những nỗ lực của chính quyền Trump khi Washington đang tăng cường các chế tài đối với Bình Nhưỡng và đe dọa dùng vũ lực nếu Hoa Kỳ và các đồng minh bị Triều Tiên đe dọa.
Tuy nhiên, ông Carter dường như bỏ ngoài tai quan điểm của người kế nhiệm tại Tòa Bạch Ốc.
Trong một bài bình luận đăng trên Washington Post, ông Carter mô tả tình hình Triều Tiên là “một mối đe dọa hiện hữu nghiêm trọng nhất đối với hòa bình thế giới” và đề nghị Washington và Bình Nhưỡng tìm một phương cách hòa bình để tháo gỡ căng thẳng và “đạt đến một thỏa thuận hòa bình lâu dài.”
Ông Carter nói tất cả các giới chức Triều Tiên ông gặp, kể cả nhà lãnh đạo quá cố Kim Il-sung, đều nói với ông là muốn thảo luận trực tiếp với Hoa Kỳ để thương thuyết về một hiệp ước hòa bình thay thế thỏa thuận ngưng bắn đạt được vào cuối cuộc chiến Triều Tiên 1950-1953.
Nỗ lực làm áp lực để Triều Tiên từ bỏ những chương trình hạt nhân và phi đạn đạn đạo sẽ thất bại khi nào mà Triều Tiên vẫn còn tin là sự tồn tại của nước này bị đe dọa, ông Carter viết.
Ông Park trước đây đã giúp tổ chức chuyến đi Triều Tiên của ông Carter vào năm 1994 và 2010. Ông Park cho hay đã loan báo với Bình Nhưỡng ý muốn của ông Carter dẫn đầu một phái đoàn Mỹ đi thăm Triều Tiên.
Ngay cả một phái đoàn không chính thức do ông Carter hướng dẫn cũng cần được sự chấp thuận của chính phủ Mỹ, sau lệnh cấm các công dân Mỹ đến Triều Tiên vừa được ban hành mới đây.
(Nguồn The Hill/SCMP)
Trung Quốc hy vọng giữ nguyên thỏa thuận hạt nhân Iran
Trung Quốc đầu tuần này bày tỏ hy vọng thỏa thuận hạt nhân Iran sẽ không thay đổi và đóng vai trò quan trọng trong việc gìn giữ hòa bình thế giới, sau khi một giới chức cao cấp Hoa Kỳ nói Tổng thống Donald Trump dự kiến sẽ từ bỏ thỏa thuận này.
Giới chức này tuần rồi cho biết ông Trump cũng sẽ đưa ra một chiến lược rộng rãi hơn với Iran, mang tính đối đầu nhiều hơn. Chính quyền ông Trump thường xuyên chỉ trích cách hành xử của Iran tại Trung Đông.
Ông Trump gọi thỏa thuận 2015 là ‘đáng xấu hổ’ và ‘tệ hại nhất trước nay” và đang cân nhắc xem thỏa thuận này có phục vụ lợi ích an ninh Mỹ trong khi thời hạn chót để ông xác nhận rằng Iran có tuân thủ những điều khoản của hiệp ước hay không đang đến gần, ngày 15/10.
Phát biểu tại Bắc Kinh, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói thỏa thuận hạt nhân Iran là một điển hình của việc giải quyết ôn hòa qua thương thuyết.
Thỏa thuận đã đóng một vai trò tích cực và quan trọng trong việc đảm bảo không phổ biến vũ khí hạt nhân và bảo vệ hòa bình và ổn định tại Trung Đông, bà Hoa nói thêm.
Nhà cầm quyền Iran liên tục khẳng định Iran sẽ không là nước đầu tiên vi phạm thỏa thuận, theo đó Iran đồng ý hạn chế chương trình hạt nhân để đổi lấy việc gỡ bỏ hầu hết các chế tài quốc tế làm tê liệt nền kinh tế nước này.
Nếu ông Trump từ chối không xác nhận việc Iran tuân thủ hiệp ước, các nhà lãnh đạo Quốc hội Mỹ sẽ có 60 ngày để quyết định xem có áp đặt lại những chế tài đối với Tehran hiện đã được ngưng áp dụng chiếu theo thỏa thuận hay không.
Triển vọng Washington có thể từ bỏ hiệp ước được Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Đức, Nga, Trung Quốc, Liên hiệp Châu Âu và Iran ký đã làm một số đồng minh của Mỹ lo ngại.
Trung Quốc có những mối quan hệ kinh tế và ngoại giao chặt chẽ với Tehran, và cũng góp phần vào việc thúc đẩy thỏa thuận cột mốc 2015.
https://www.voatiengviet.com/a/trung-quoc-hy-vong-giu-nguyen-thoa-thuan-iran/4064780.html
Lãnh đạo Trung Quốc tìm cách nắn doanh nghiệp theo ý Đảng
Trong một năm qua đã chứng kiến việc các nhà lãnh đạo cộng sản Trung Quốc triệt các khoản đầu tư nước ngoài “không hợp lý” và giám sát chặt chẽ một số nhà doanh nhiệp lớn nhất nước, các nhà phân tích cho biết đại hội Đảng trong tháng này sẽ được sử dụng để gò nắn các công ty Trung Quốc theo ý Đảng.
Kể từ khi Tập Cận Bình lên nắm quyền ở Đại hội Đảng kỳ trước vào năm 2012, vai trò của Trung Quốc trên sân khấu toàn cầu cũng đã tăng lên đáng kể. Đồng thời, nền kinh tế Trung Quốc đã bắt đầu chựng lại và đã có một dòng thoát vốn khổng lồ chạy ra ngoài.
Lãnh đạo và nền kinh tế tương lai
Phần lớn sự tập trung trong Đại hội Đảng19 sắp tới là một cuộc cải tổ lãnh đạo năm năm một lần – sẽ là cách ông Tập tiếp tục củng cố vị thế của mình như là nhà lãnh đạo mạnh mẽ nhất của Trung Quốc trong nhiều thập kỷ. Tuy nhiên, đại hội cũng sẽ vạch ra chính sách kinh tế của chính phủ trong 5 năm tới.
Một khía cạnh quan trọng của nỗ lực này cần theo dõi là những tín hiệu mà đảng sẽ gửi đi cho các doanh nghiệp tư nhân Trung Quốc đang ngày càng mạnh và giàu lên.
Trong 9 tháng vừa qua, một số thương nhân nước ngoài lớn nhất ở Trung Quốc đã bị đưa vào tầm ngắm khi Đảng chủ trương giám sát dòng thoát vốn và các hoạt động tài chính bất thường khác. Các nhà phân tích cho biết điều này đã dẫn tới một bầu không khí lo sợ trong cộng đồng doanh nghiệp.
Ông Christopher Balding, phó giáo sư tài chính và kinh tế thuộc trường Đại học Kinh doanh HSBC, nói với VOA rằng “Chúng tôi đã quan sát rõ rằng nhiệm vụ chính của các công ty và con người là phục vụ cho Đảng. Tôi nghĩ có một mâu thuẫn lớn bởi vì quí vị không thể vừa phục vụ vì lợi nhuận vừa làm hài lòng đảng Cộng sản, đó là hai mục tiêu mâu thuẫn nhau.”
Vai trò của doanh nghiệp lớn
Tháng trước, Uỷ ban Trung ương Đảng và Hội đồng Nhà nước đã công bố các hướng dẫn chung, trong đó kêu gọi tăng cường sự lãnh đạo của đảng đối với các hoạt động kinh doanh. Các hướng dẫn cam kết tăng cường bảo vệ cho các công ty nội địa và giúp chống lại chủ nghĩa bảo hộ cấp tỉnh. Đồng thời, bản hướng dẫn cũng yêu cầu các doanh nhân hoạt động phù hợp với tôn chỉ yêu nước và tiết kiệm.
Ngoài các hướng dẫn, giới lãnh đạo Trung Quốc cũng đưa ra những luật lệ mới đối với các khoản đầu tư ở nước ngoài, trong đó sẽ lập danh sách đen các công ty đầu tư vào những lĩnh vực rủi ro và “vô lý” như đầu tư vào bất động sản, giải trí và thể thao.
Các quan chức cho biết các công ty sẽ không bị cấm thực hiện các khoản đầu tư ở nước ngoài, nhưng “sẽ bị trừng phạt khi họ trở nên bất trị với các nhà quản lý.”
Các nhà phân tích nói rằng sẽ không cò bất kỳ hình thức phản đối nào chống lại hành động của đảng.
Ông Balding nói: “Từ những người mà tôi quen biết trong cùng ngành ở Trung Quốc. Họ không thích điều này và họ không cảm thấy thoải mái với quy định này. Rồi họ sẽ làm gì? Họ sẽ phải đồng hành với những gì họ được hướng dẫn.”
Thập kỷ qua đã chứng kiến Đảng Cộng sản Trung Quốc khuyến khích các doanh nhân đóng vai trò lớn hơn trong các hoạt động của đảng, cùng với các chính trị gia truyền thống và quân đội mở rộng không gian cho những doanh nghiệp mới tham gia vào lĩnh vực tài chính và sản xuất. Đảng và chính phủ cũng khuyến khích các công ty Trung Quốc mở rộng thi trường ra nước ngoài vì họ được xem là phục vụ cho mục tiêu đóng vai trò chính trong các vấn đề thế giới của Trung Quốc.
Đầu tư ra nước ngoài
Nhưng vào cuối năm ngoái, sau khi hàng trăm tỷ đôla đã chảy ra ngoài, làm suy giảm dự trữ ngoại hối của Trung Quốc, đảng bắt đầu điểm mặt những khoản đầu tư như vậy và cho rằng đó là một rủi ro “an ninh quốc gia.”
Ông Scott Kennedy thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế – CSIS, nói: “các doanh nghiệp lớn của Trung Quốc, cho dù là của nhà nước hay tư nhân, đều phải rất thận trọng trong tình hình hiện nay.”
Bắt đầu vào tháng Giêng, chính phủ đảo ngược chính sách khuyến khích đầu tư ra nước ngoài. Các cơ quan chính phủ, bao gồm cả ngân hàng trung ương, đã phát động đợt truy soát và đình chỉ các hoạt động, không chỉ để kiểm tra dòng thoát vốn, mà còn truy tố những người bị nghi ngờ chuyển một khoản tiền lớn ra khỏi nước trong các lĩnh vực kinh doanh mà chính phủ coi là những lĩnh vực không ưu tiên.
Tương lai của cải cách kinh tế?
Có sự đồng thuận ngày càng tăng giữa các nhà phân tích rằng đại hội sắp tới sẽ không thúc đẩy quá trình cải cách kinh tế như các nhà lãnh đạo Cộng sản hứa hẹn lâu nay. Thay vào đó, đảng có thể lựa chọn để dung hòa và có thể đảo ngược một số khía cạnh của chương trình cải cách kinh tế.
David Kelly nói rằng “Chương trình cải cách sẽ được thông báo tại Đại hội Đảng lần thứ 19 sẽ là một nghị trình cải cách có chỉnh đổi và sẽ không có liên quan chặt chẽ đến dấu ấn cải cách được hứa hẹn trong Hội nghị lần thứ 3 của Đảng.”
Ông Chang Liu, chuyên gia kinh tế Trung Quốc thuộc công ty tư vấn Capital Economics cho biết sẽ rất sai lầm khi trông đợi có cải cách dựa trên cơ chế thị trường, đặc biệt là vì chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ưu ái các doanh nghiệp nhà nước hơn khu vực tư nhân.
Ông Chang nói thêm: “Chúng tôi nghĩ rằng những hy vọng muốn cải cách nhanh dựa trên cơ chế thị trường dưới thời Chủ tịch Tập luôn có thể làm chúng ta thất vọng. Ông Tập cho thấy không mặn mà lắm với những cải cách dựa trên cơ chế thị trường, và điều này thậm chí sẽ làm suy yếu khu vực kinh tế nhà nước, khu vực mà ông xem là quan trọng về mặt chính trị.”
LHQ: Châu Á-Thái Bình Dương đối mặt nhiều thảm họa
Thiên tai sẽ tàn phá nhiều hơn tại châu Á-Thái Bình Dương, nơi một người dân bị ảnh hưởng nhiều hơn cư dân các khu vực khác gấp 5 lần, theo cảnh báo từ Liên hiệp quốc ngày 10/10.
Liên hiệp quốc kêu gọi các nước trong khu vực đầu tư vào các kế hoạch phục hồi.
Là nơi cư ngụ của 60% dân số thế giới, châu Á-Thái Bình Dương là vùng dễ xảy ra thiên tai nhất trên toàn cầu.
Năm ngoái, lụt lội, bão và thời tiết khắc nghiệt đã làm 4.987 người thiệt mạng và ảnh hưởng tới khoảng 34,5 triệu người, theo Phúc trình Thảm họa châu Á-Thái Bình Dương 2017.
Những quốc gia nghèo và có lợi tức trung bình thấp là những nước ít có khả năng chuẩn bị đáp ứng với những thiệt hại do thời tiết gây ra, có tỉ lệ tử vong do thảm họa thiên tai cao gấp 15 lần các nước giàu trong cùng khu vực châu Á, theo phúc trình do Ủy ban Kinh tế Xã hội của Liên hiệp quốc phụ trách khu vực châu Á (ESCAP) công bố.
Thảm họa có thể có “những ảnh hưởng sâu rộng lên đời sống” và gây thêm những bất lợi cho những người vốn dễ bị tổn hại, nhiều người sống tại những vùng nông thôn, làm cho nhiều người rơi vào cảnh nghèo khó, vẫn theo phúc trình.
Thêm vào những thiệt hại về nhân mạng, nghiên cứu của ESCAP cho thấy từ năm 2015 đến 2030, 40% thiệt hại kinh tế toàn cầu do thảm họa sẽ xảy ra tại châu Á-Thái Bình Dương.
“Nghiên cứu cũng cho thấy là thiên tai trong tương lai có thể có khả năng hủy hoại lớn hơn nữa,” ESCAP nói.
Vẫn theo Ủy ban, nguy cơ xảy ra thiên tai do biến đổi khí hậu gây ra chắc chắn sẽ gia tăng tại châu Á.
Các nguy cơ thảm họa đó bao gồm các đợt nóng đe dọa đến tính mạng con người, lụt lội và hạn hán tệ hại hơn nữa, bão nhiệt đới mạnh và thường xuyên hơn, cùng những trận mưa mùa lớn tại Đông Á và Ấn Độ.
Người đứng dầu ESCAP, bà Shamshad Akhtar, thúc đẩy các nước san bằng các khoảng cách trong kế hoạch đối phó với thảm họa thiên tai
Theo phúc trình, những nước đối mặt với những thiệt hại về kinh tế lớn nhất do thảm họa gây ra là những nền kinh tế lớn nhất trong vùng như Nhật Bản và Trung Quốc.
Tuy nhiên những nước kém phát triển và những đảo quốc nhỏ có thể bị tổn hại nặng nề nhất, mất khoảng từ 2,5% và 4% tổng sản lượng nội địa hàng năm.
ESCAP nói xây dựng khả năng phục hồi thảm họa mau chóng vào những kế hoạch phát triển nông nghiệp rất quan trọng vì các cuộc nghiên cứu cho thấy hầu hết người nghèo tại châu Á-Thái Bình Dương là nông dân tại những khu vực nông thôn.
“Điều thiết yếu là cải thiện đời sống và giảm bớt nghèo đói,” phúc trình nói.
https://www.voatiengviet.com/a/lhq-chau-a-thai-binh-duong-doi-mat-nhieu-tham-hoa/4064703.html
Tòa yêu cầu Fukushima bồi thường hàng triệu đôla cho cư dân
Một tòa án Nhật ra phán quyết yêu cầu bồi thường hàng triệu đôla cho hàng ngàn cư dân sống gần nhà máy điện hạt nhân Fukushima sau khi họ mất nhà cửa và sinh kế trong cuộc khủng hoảng bức xạ năm 2011 do sóng thần gây ra.
Tòa án yêu cầu chính phủ và Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO), điều hành nhà máy Fukushima, phải trả 4,5 triệu đôla cho 3.800 nguyên đơn vì công ty này không thực hiện các biện pháp cải tiến về an toàn, mặc dù giới lãnh đạo biết nguy cơ xảy ra sóng thần lớn có ảnh hưởng đến nhà máy.
Phán quyết này kết thúc vụ kiện tập thể lớn nhất từ trước đến nay do thảm họa nhà máy điện hạt nhân Fukushima gây ra. Hàng chục vụ kiện tương tự liên quan đến 12.000 người vẫn đang chờ giải quyết.
Tòa án ủng hộ lập luận của các nguyên đơn, cho rằng thảm họa có thể tránh được nếu TEPCO chuyển các máy phát điện diesel khẩn cấp đặt ở tầng hầm đến một vị trí cao hơn và củng cố các tòa nhà chứa lò phản ứng để nước không thể thoát ra, dựa trên một cuộc nghiên cứu năm 2002, đề nghị nhà máy nên tuân thủ những đề nghị thay đổi đó.
Trận sóng thần năm 2011 đã làm hư hại hệ thống làm mát lò phản ứng hạt nhân và các máy phát điện dự phòng lụt mà nếu không bị hỏng, có thể giữ cho nhà máy hoạt động sau khi sóng thần ập vào tiếp theo sau trận động đất.
Phản ứng trước phán quyết của tòa án, ông Kazuhiro Okuma, người phát ngôn của Cơ quan Quản lý Hạt nhân nói ông không chắc chính phủ có kháng cáo phán quyết này hay không.
Phán quyết này theo sau một quyết định tương tự của Toà án hồi tháng 3, buộc chính phủ và công ty TEPCO phải trả 336.000 đôla cho 62 người từng cư ngụ tại Fukushima. Trong một phán quyết khác vào tháng trước, tòa ra lệnh cho TEPCO trả 3,4 triệu đôla cho khoảng 45 cựu cư dân Fukushima.
Vén màn bí mật ‘tiền viện trợ’ Trung Quốc
Các nhà nghiên cứu nước ngoài vừa công bố một bí mật nhà nước của Trung Quốc: số tiền Bắc Kinh viện trợ cho các nước khác.
Lần đầu tiên, một nhóm nghiên cứu nước ngoài công bố bảng dữ liệu ghi lại hầu hết số tiền viện trợ của Trung Quốc.
Dẫn lại hơn 5.000 dự án ở 140 nước, trong đó có Việt Nam, họ cho thấy Trung Quốc đang cạnh tranh gắt gao với Mỹ về chuyện giúp đỡ nước ngoài.
Phòng nghiên cứu AidData tại College of William & Mary, bang Virginia, Hoa Kỳ, đã hợp tác với các nhà nghiên cứu từ Harvard của Mỹ và Đại học Heidelberg của Đức.
Nhóm AidData tìm kiếm các dòng tiền từ Trung Quốc đến các nước, sử dụng các tin tức chính thống, tài liệu sứ quán, cũng như thông tin nợ nần, viện trợ của các nước.
VN-TQ bàn về hợp tác song phương
Báo Nhật nói về nhà thầu hạ tầng TQ ở VN
Sau thời gian công phu thâu gom dữ liệu, họ đưa ra bức tranh tương đối đầy đủ về dòng viện trợ quốc tế của Bắc Kinh.
Số liệu chính thức cho biết từ 2000 đến 2014, Trung Quốc tài trợ 4.300 dự án ở 140 nước, trị giá 354 tỉ đôla.
Trong cùng thời gian, tổng viện trợ của Mỹ là 394 tỉ đôla.
Nó cho thấy Mỹ và Trung Quốc phân phát số tiền gần bằng nhau trong giai đoạn 2000-2014. Nhưng hai nước phân phối tiền theo cách khác nhau.
93% viện trợ của Mỹ theo đúng định nghĩa truyền thống về viện trợ. Số tiền có mục đích giúp phát triển kinh tế và phúc lợi. Ít nhất một phần tư số tiền là cho không chứ không phải tiền cho vay.
Còn với Trung Quốc, chỉ có 21% có thể xem là viện trợ truyền thống. Đa số là các khoản vay thương mại mà sau này phải trả lại, có lãi suất, cho Bắc Kinh.
Mekong, dòng sông của 60 triệu người
Liệu Đảng có thể tự kiểm soát quyền lực?
Tiền dùng làm gì?
Nhóm nghiên cứu cũng nhận ra rằng khi Trung Quốc viện trợ truyền thống, các nước có lợi về kinh tế. Nghiên cứu của họ chứng minh rằng Trung Quốc cũng có thể điều hành các dự án viện trợ tốt như phương Tây.
Theo nhóm nghiên cứu, hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của Trung Quốc giúp tăng trưởng kinh tế, còn tài trợ phát triển chính thức (OOF) thì không.
Họ thấy rằng mỗi năm Trung Quốc chi khoảng 5 tỉ đôla cho ODA, nhưng đa số tiền của Trung Quốc thực ra là ở dạng OOF, không đáp ứng tiêu chuẩn ODA và có thể bao gồm các dự án thương mại.
Brad Parks, từ AidData, nói: “Chúng tôi chứng tỏ các sự phân biệt này rất quan trọng.”
“Chỉ có ODA của Trung Quốc là đem lại lợi ích tăng trưởng kinh tế cho nước nhận.”
Cũng có bằng chứng rằng các khoản cho vay dễ dãi vô điều kiện của Trung Quốc lại tác động tới cả hệ thống cho vay toàn cầu.
Theo nhóm nghiên cứu, khi một nước châu Phi nhận hỗ trợ của Trung Quốc, World Bank cũng phải hạ thấp các điều kiện cho vay. Cụ thể, khi viện trợ Trung Quốc tăng 1%, thì World Bank cũng giảm đi 15% đòi hỏi liên quan giải phóng thị trường hay minh bạch kinh tế.
Cả Bắc Kinh và Washington thường dành tiền cho những nước ủng hộ họ tại Liên Hiệp Quốc.
Nhưng kinh tế cũng đóng vai trò chủ chốt cho Bắc Kinh. Nghiên cứu cho thấy Bắc Kinh thường chú trọng thúc đẩy xuất khẩu của Trung Quốc, hay dành khoản vay với giá thị trường ở những nước mà Trung Quốc muốn họ phải trả lại tiền với lãi suất.
Dữ liệu cho thấy những nước nhận khoản vay giá thị trường của Trung Quốc thì không sa sút về kinh tế nhưng cũng không tăng trưởng kinh tế. Nhóm nghiên cứu lo ngại ngay cả điều này cũng có thể thay đổi sau 10, 15 năm nữa – khi mà những nước này mang nợ vì không đủ tiền trả lại cho Bắc Kinh.
Brad Parks, thuộc nhóm nghiên cứu, nói: “10, 15 năm nữa, họ có thể gặp cùng vấn đề giống như khi nhà tài trợ phương Tây gặp phải khi các khoản vay không được trả.”
“Nếu việc đó xảy ra, có thể Bắc Kinh sẽ phải xem lại cách cấu trúc các khoản vay.”
http://www.bbc.com/vietnamese/business-41587158
Trung Quốc có thể xem xét
lập thêm căn cứ quân sự ở nước ngoài
Trung Quốc và Djibouti, một quốc gia nhỏ bé ở châu Phi, hồi tháng 7 đã đạt thoả thuận cho phép Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc thành lập căn cứ quân sự đầu tiên ở nước ngoài. Căn cứ quân sự trên bờ biển phía đông của Châu Phi sẽ giúp Trung Quốc vận chuyển hàng cứu trợ và nhân viên gìn giữ hòa bình đến các vùng khác của châu Phi, theo trang mạng tin tức của China Daily.
Căn cứ này cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các cuộc tập trận quân sự chung và duy trì “sự an toàn của các tuyến đường thủy quốc tế có tính chiến lược.”
Đây chỉ là một căn cứ và theo dự kiến Bắc Kinh sẽ không theo chân Hoa Kỳ để mở căn cứ quân sự tại 16 quốc gia trên khắp Châu Á, Châu Âu và các khu vực khác.
Nhưng chúng ta nên chờ đợi sẽ có thêm một số căn cứ quân sự Trung Quốc khác trên thế giới. Bắc Kinh có khả năng mở thêm các căn cứ quân sự bên bờ biển phía Đông Châu Phi, cũng như dọc theo Ấn Độ Dương và Biển Ả rập. Các căn cứ này có thể có nhiều chức năng hơn so với những gì tờ China Daily nói, đặc biệt là bảo vệ công dân Trung Quốc ở hải ngoại và đảm bảo các tuyến đường thủy tại khu vực Tây Á vẫn thông thoáng để tạo điều kiện giao thương thuận lợi cho các mặt hàng quan trọng, như dầu thô.
Trung Quốc vẫn chưa loan báo việc thành lập thêm căn cứ quân sự nào khác ở nước ngoài. Tuy nhiên, ông Yun Sun, chuyên gia cao cấp của Chương trình Đông Á tại Trung tâm Nghiên cứu Stimson tại thủ đô Washington, nói tại thời điểm này Bắc Kinh có thể đang cân nhắc một sự hiện diện quân sự tại các cảng hiện đang do Trung Quốc quản lý dọc theo Ấn Độ Dương.
Còn Sri Lanka thì sao? Hãng tin Al Jazeera và các cơ quan truyền thông khác cho biết vào tháng 7, cơ quan quản lý cảng biển của Sri Lanka đã đồng ý bán 70% cổ phần thuộc cơ sở cảng ở quận Hambantota cho Công ty China Merchants Ports Holdings. Hoặc như Myanmar: các hãng tin cho biết một tập đoàn Trung Quốc đang đấu thầu mua 85% thị phần cảng biển Ấn Độ Dương của Myanmar với đường ống dẫn dầu nối với Hoa lục.
Tháng 4, chính phủ Pakistan cho biết các cơ sở tại Cảng Gwadar đã được công ty Trung Quốc China Overseas Port Holding Co. thuê trong thời hạn 40 năm. Trung Quốc có quan hệ thân thiện với Pakistan giữa lúc cả hai nước đều quan tâm về mối quan hệ với Ấn Độ. Vào tháng 3 năm nay, một phái đoàn Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc tham gia các sự kiện Ngày Quốc khánh hàng năm của Pakistan.
Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ cho biết trong một báo cáo cho Quốc hội: “Trung Quốc có nhiều khả năng sẽ tìm cách thiết lập các căn cứ quân sự phụ trội ở các nước có quan hệ thân thiện lâu dài và lợi ích chiến lược tương tự như Pakistan, và trong đó có tiền lệ để đóng quân ở nước ngoài.”
Ông Sun nói các cảng ở Myanmar, Pakistan và Sri Lanka, dọc theo Ấn Độ Dương hoặc Biển Ả Rập, sẽ bắt đầu như những hoạt động thương mại với “các tiện ích hải quân tiềm năng.”
Ít nhất là cho đến bây giờ, Trung Quốc chỉ điều quân ra nước ngoài trong tư cách là một phần của Lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ. Trung Quốc đưa lực lượng này ra nước ngoài vì những mục đích riêng, như chống cướp biển và học hỏi từ các nước khác.
Viện Nghiên cứu Hòa bình Hoa Kỳ nói: “Như các nước khác, quyết định của Trung Quốc đưa quân đội ra nước ngoài là để bảo vệ các lợi ích quốc gia, thu thập thêm kinh nghiệm để hoạt động, và bảo đảm uy tín cũng như nâng cao vị thế của mình.”
Chính quyền Trump bãi bỏ kế hoạch khí hậu của Obama
Lãnh đạo Cơ Quan Bảo Vệ Môi Trường Mỹ, ông Scott Pruitt, ngày 10/10/2017, đã ký dự thảo bãi bỏ toàn bộ biện pháp ưu tiên năng lượng sạch trong kết hoạch « Clean Power Plan » của chính quyền tiền nhiệm Obama.
Bãi bỏ « Clean Power Plan » là một lời hứa trong chiến dịch tranh cử tổng thống của Donald Trump. Đây cũng là bước tiếp theo sau tuyên bố rời Hiệp Định Khí Hậu Paris của chủ nhân Nhà Trắng cách đây vài tháng. Tuy nhiên, quyết định này mang tính chính trị nhiều hơn, vì chưa có hiệu lực ngay lập tức.
Từ Washington, thông tín viên RFI Anne Corpet giải thích :
« “Cuộc chiến chống than đá chấm dứt”, ông Scott Pruitt phát biểu trong tiếng vỗ tay của những người thợ mỏ, đồng thời thông báo dự thảo bãi bỏ kế hoạch của cựu tổng thống Obama về chất lượng không khí.
Kế hoạch Obama nhằm giảm 32% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính từ nay đến năm 2030 so với năm 2005 bằng cách trao cho các bang quyền tự do hành động trong việc tìm ra các biện pháp để đạt được mục tiêu trên. Tuy nhiên, kế hoạch này chưa bao giờ được thực thi vì Tòa Án Tối Cao đã ngăn cản việc áp dụng trong khi chờ đợi các tòa án xét đơn kiện của hơn 20 tiểu bang.
Là một chính trị gia nghi ngờ biến đổi khí hậu, lãnh đạo Cơ Quan Bảo Vệ Môi Trường đã hứa đưa ra một quy chế mới thay thế kế hoạch Obama. Các hiệp hội bảo vệ môi trường bắt đầu chuẩn bị kiện ông ra tòa, tuy nhiên, quá trình này sẽ kéo dài.
Trong khi chờ đợi, nhiều nhân vật chủ chốt, thành phố và tiểu bang đã không đợi đến sắc lệnh liên bang để hành động chống biến đổi khí hậu : Ngành công nghiệp đã chuyển sang các nguồn năng lượng tái tạo theo yêu cầu của thị trường. Tuy nhiên, điều này không ngăn cản được chính quyền Trump từng bước gỡ dần loạt điều khoản bắt buộc nhằm bảo vệ môi trường ».
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20171011-chinh-quyen-trump-khi-hau-obama-qt
Syria : Quân đội Nga cáo buộc Mỹ « giả vờ » tấn công Daech
Ngày 10/10/2017, quân đội Nga yểm trợ lực lượng chính phủ Damas tại Syria cáo buộc Mỹ « giả vờ » chiến đấu chống tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo để « gây khó khăn » cho đà tiến của quân đội Syria.
Theo tướng Igor Konachenkov, phát ngôn viên của bộ Quốc Phòng Nga, liên quân quốc tế do Mỹ chỉ huy đã giảm các chiến dịch ở Irak, cho phép chiến binh Daech tháo chạy về phía đông Syria nơi quân đội của Bachar Al Assad đang tiến vào vùng Deir Ezzor, thành trì cuối cùng còn nằm trong tay Daech.
Bản thông cáo của bộ Quốc Phòng Nga nhấn mạnh : « Liệu quyết định thay đổi ưu tiên đó có phải là ý đồ gây khó khăn cho các chiến dịch của quân đội Syria được Nga hậu thuẫn, hay đó là cách khôn khéo để giải phóng Irak khỏi lực lượng khủng bố bằng cách đẩy họ vào trục oanh kích của không quân Nga ? »
Tướng Robert Manning, phát ngôn viên bộ Quốc Phòng Mỹ, đã bác bỏ các cáo buộc trên đồng thời khẳng định « quyết tâm tiêu diệt chiến binh Daech, chặn đường trú ẩn trong vùng của lực lượng này, triển khai các cuộc tấn công tại chỗ hay tại bất kỳ nơi nào trên thế giới ».
Tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo vẫn đang kiểm soát một nửa tỉnh Deir Ezzor, và phải đối mặt với hai luồng tấn công khác nhau : phía đông nam là quân đội chính phủ Syria và bắc là lực lượng người Ả Rập-Kurdistan được Hoa Kỳ yểm trợ.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20171011-syria-nga-my-tan-cong-daech-qt
Bán đảo Crimee :
Praha khuyên Kiev chấp nhận chuyện đã rồi
Tổng thống Cộng hòa Séc, Milos Zeman ngày 10/10/2017 có bài phát biểu trước Hội đồng toàn Châu Âu, coi việc chính quyền Kremlin sáp nhập bán đảo Crimée vào lãnh thổ Nga hồi tháng 3/2014 là sự đã rồi. Ông Zeman đề nghị Ukraina hãy chấp nhận điều này, đổi lại, chính quyền Kiev sẽ nhận được những khoản bù đắp tài chính hoặc dầu khí. Ngay lập tức, Ukraina lên tiếng bày tỏ sự phẫn nộ.
Thông tín viên Sébastian Gobert tường trình từ Kiev:
“Bán đảo Crimée không phải món hàng để bán. Phản ứng của Ukraina được đưa ra tức thời, và rất quyết liệt. Bà Iryna Herashenko, đại diện của Ukraina tại các cuộc hòa đàm, lên tiếng : «Chúng tôi không bán lãnh thổ, chủ quyền, danh dự cũng như người dân của mình ».
Chính phủ Cộng hòa Séc vội vàng tuyên bố đứng ngoài những phát biểu của tổng thống Milos Zeman. Dù hồ sơ về bán đảo Crimée trở thành thứ yếu so với cuộc chiến ở miền đông Ukraina, đó vẫn là một vấn đề nhạy cảm. Chính quyền Kiev khẳng định quyền đòi lại bán đảo Crimée là chính đáng, đồng thời tố cáo bầu không khí áp bức chính trị của chính quyền Nga đối với lãnh thổ này, đặc biệt là đối với những người Tatars ở đây.
Nga đang tìm cách thuyết phục các nước phương Tây dỡ bỏ lệnh trừng phạt sau khi chính quyền Matxcova tiến hành sáp nhập Crimée vào năm 2014. Với rất nhiều người tại Kiev, tổng thống Séc chỉ đang giúp sức cho Nga thoát khỏi khủng hoảng. Đề nghị này là không thể chấp nhận được.
Trong mọi trường hợp, chính quyền Kremlin có vẻ như chưa sẵn sàng để từ bỏ bán đảo này. Và mặc dù Ukraina không cần tiền, nước này vẫn chưa có kế hoạch hành động để lấy lại bán đảo Crimée. Do đó, triển vọng về một giải pháp được thương lượng xoay quanh cuộc xung đột vẫn chỉ mang tính giả thuyết.“
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20171011-praha-khuyen-kiev-boi-thuong-nga-qt
Bình Nhưỡng đã phát triển mạng lưới gián điệp «khoa học»
như thế nào ?
Công nghệ tên lửa và hạt nhân của Bắc Triều Tiên không phải đạt được trong một sớm một chiều. Mà đó là kết quả của cả một quá trình phát triển bền bỉ mạng lưới gián điệp « khoa học » từ hơn nửa thế kỷ nay. Thông tín viên báo Les Echos tại Tokyo, Yann Rousseau có bài giải thích cặn kẽ làm thế nào Bắc Triều Tiên phát triển « Mạng lưới gián điệp hùng hậu » của mình.
Câu chuyện của Yann Rousseau được bắt đầu từ một góc khu phố Kodaira, ngoại ô Tokyo, Nhật Bản. Ở đây, người ta có thể bắt gặp nhiều sinh viên Triều Tiên thuộc trường « Đại học Triều Tiên » (Korea University), nằm trong một tòa nhà cũ kỹ 4 tầng. Không một ai nói tiếng Nhật. Đây là trường đại học duy nhất tại Nhật Bản do một hiệp hội có liên hệ với Bình Nhưỡng kiểm soát và tài trợ.
Nhóm cư dân Triều Tiên này được hình thành từ năm 1956, di cư sang Nhật vào đầu thế kỷ XX, sau khi bị Nhật Bản sáp nhập Triều Tiên vào lãnh thổ mình. Khu đại học chỉ có chừng 500 sinh viên. Nhưng từ nhiều tháng qua, trường học này đã bị các nhà đấu tranh chỉ trích, vì nghi ngờ trường này bí mật tham gia vào việc phát triển chương trình hạt nhân và tên lửa đạn đạo của chế độ Kim Jong Un.
Nhất là vào lúc lãnh đạo Bắc Triều Tiên vừa gây chấn động thế giới khi cho tiến hành thử nghiệm thành công một quả bom nhiệt hạch thu nhỏ, có thể gắn lên đầu tên lửa đạn đạo liên lục địa ICBM. Do đó, theo khẳng định của ông Ken Kato, giám đốc Human Right Asia, « Những học sinh ở đây được giáo dục theo đúng tinh thần Juche (quan điểm độc lập và tinh thần tự lực), một hệ tư tưởng của chế độ Bình Nhưỡng. Và những sinh viên này phải mang về những gì tổ quốc cần. Do đó, họ được tiếp cận với những chương trình học đường mà về mặt lý thuyết bị cấm đoán bởi các nghị quyết của Liên Hiệp Quốc ».
Trong một bản kiến nghị gởi lên Liên Hiệp Quốc, ông Kato đã yêu cầu mở một cuộc điều tra về trường đại học này và đề nghị ngưng giảng dạy các môn học về vật lý hạt nhân, hóa học hay kỹ sư điện tử. Vẫn theo ông Kato, hiện có rất nhiều nhà khoa học « người Triều Tiên của Nhật Bản », từng theo học tại Korea University, đã thâm nhập vào nhiều viện công nghệ có uy tín của Nhật Bản cũng như là ở nước ngoài.
Những người theo ông Kato là có khả năng thu thập các thông tin nhạy cảm cho quốc gia xuất xứ của họ. Một trong số những nhà khoa học này đã từng học nhiều năm ở trường đại học ở Orleans (miền trung nước Pháp). Ông Kato cho rằng : « Đây là một dạng gián điệp rất khó mà ngăn chặn được ».
Thuyết ý chí của Kim Jong Un
Từ nhiều thập niên qua, Bình Nhưỡng đã triển khai mạng lưới các nhà khoa học và sinh viên khắp nơi trên thế giới, nhất là tại Trung Quốc, hòng duy trì các nỗ lực quân sự trong việc củng cố sức mạnh răn đe. Ông Hitoshi Tanaka, một nhà cựu ngoại giao Nhật Bản, từng đại diện chính quyền Tokyo tham gia các cuộc đàm phán bí mật với chế độ Bình Nhưỡng trong những năm 2000, nhắc lại : « Chính phủ Bắc Triều Tiên luôn có mục tiêu rất rõ ràng về việc phát triển năng lực hạt nhân và tên lửa đạn đạo liên lục địa ».
Nếu như những vụ thử gần đây đã có thể gây sốc, đó không phải là kết quả của một sự nhảy vọt về mặt công nghệ bất thình lình, mà là thành quả của một công việc có hệ thống được khởi động ngay từ những năm 1950 và được Kim Jong Un thúc đẩy nhanh hơn nữa từ năm 2011. Nhà lãnh đạo trẻ tin rằng chỉ có khả năng tiến hành một cú tấn công hạt nhân vào Mỹ thì mới có thể làm cho Washington từ bỏ ý định lật đổ chế độ. Ông Mark Hibbs, một nhà phân tích thuộc trung tâm Carnegie Endowment For International Peace, tóm lược như sau : « Họ có một sự cố gắng rất cần mẫn nhưng cũng rất quyết tâm ».
Theo giải thích của ông Mark Hibbs, mọi việc bắt đầu cách đây hơn 60 năm, nhờ vào sự hỗ trợ của Matxcơva. « Vào thời kỳ chiến tranh lạnh, Liên Xô và Hoa Kỳ đã chia sẻ một phần hiểu biết của mình và trang thiết bị trong lĩnh vực hạt nhân cho những nước lần lượt nằm dưới tầm ảnh hưởng của họ ». Ngay từ năm 1956, Bắc Triều Tiên, vốn dĩ đã kiệt quệ do cuộc chiến tranh liên Triều 1950 – 1953, đã là thành viên của Joint Institute for Nuclear Research, có trụ sở ở Dubna, gần Matxcơva .
Nhiều kỹ sư Bắc Triều Tiên đã đến học tập ở nhiều trường đại học lớn của Liên Xô thời bấy giờ. Và vào năm 1965, nước này đã nhận bản thiết kế một lò phản ứng thử nghiệm nhỏ đầu tiên, được đặt gần Yongbyon, địa điểm sau này trở thành một trung tâm thử nghiệm hạt nhân lớn của chế độ.
Bình Nhưỡng đã từng nghĩ đến bom nguyên tử
Trước việc Nga từ chối nhượng một phần bí mật, Bắc Triều Tiên xích gần với Trung Quốc, vốn vừa thử thành công quả bom A đầu tiên vào năm 1964, nhưng cũng hoài công. Bắc Kinh không muốn chia sẻ nguồn sức mạnh răn đe của mình. Trong suốt những năm 1970, Nga và Trung Quốc, hai quốc gánh đỡ cho sự phát triển kinh tế của Bắc Triều Tiên, đã nhiều lần từ chối những đòi hỏi khác của Bình Nhưỡng. Bởi vì, cả hai cường quốc cộng sản này ngờ vực tham vọng quân sự của Kim Nhật Thành.
Bị hụt hẫng, chế độ Bắc Triều Tiên quyết định gia tăng hơn nữa các nỗ lực để thu nhặt công nghệ và trang thiết bị mỗi nơi một chút trên khắp thế giới. Các nhà khoa học « gián điệp » được gởi đi khắp nơi, từ các hội thảo quốc tế lớn, các viện nghiên cứu cho đến cả các cuộc họp cấp cao của Cơ Quan Năng Lượng Nguyên Tử Quốc Tế AIEA, mà Bắc Triều Tiên đã từng là thành viên từ 1974-1994, hòng nhặt nhạnh « một cách ngây thơ » những thông tin quý giá.
Ông Mark Hibbs nhớ lại : « Tại Vienna, trong suốt những năm 1990, nhiều nhân viên tình báo Bắc Triều Tiên đã tìm cách tiếp cận các nhà khoa học Bỉ, đang nghiên cứu quy trình tái xử lý chất plutonium cho mục đích thương mại ». Đến những năm 2000, các thanh tra quốc tế lại tìm thấy ở Yongbyon một nhà máy xử lý plutonium được phát triển theo mô hình thiết kế của Bỉ.
Vẫn theo nhận định của ông Mark Hibbs, « Trong cái cảnh tranh tối tranh sáng đó, thời kỳ mà việc kiểm soát chưa có nghiêm ngặt lắm và sự nghi kỵ ít hơn bây giờ thì người Bắc Triều Tiên đã có những bước tiến đáng kể ». Để có thể tự cung cấp các nguyên liệu để chế tạo bom và tên lửa, nước này cùng lúc đã tăng cường việc thu mua thông qua các doanh nghiệp ma tại Trung Quốc hay ở những nước châu Á khác để lách các lệnh trừng phạt.
Cũng trong những năm 1990, Bắc Triều Tiên đã nhận được sự giúp đỡ tận tình từ nhiều mạng lưới của nhà vật lý học người Pakistan Abdul Qadeer Khan. Người này còn bị cáo buộc bán công nghệ quan trọng cho Iran và Lybia. Mark Hibbs khẳng định : « Sự liên kết này quyết định cho việc xây dựng các nhà máy làm giàu chất uranium của Bắc Triều Tiên. Các kỹ sư của nước này đã có được lò ly tâm mà họ rất cần ».
Một bước tiến cho phép Bắc Triều Tiên thực hiện vụ thử hạt nhân đầu tiên vào năm 2006 và tiếp tục nhắm đến những loại bom phức tạp hơn và mạnh hơn. Theo nhà nghiên cứu Mark Fitzpatrick, Viện Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế, một phần của chương trình trao đổi này đã được chính phủ Pakistan chỉ đạo, để đổi lấy những công nghệ của Bình Nhưỡng.
Bắc Triều Tiên có lẽ đã nhượng cho Islamabad những loại tên lửa mà nước này đã cải tiến từ chiếc tên lửa Nga Scud-B được Ai Cập chuyển cho Bình Nhưỡng trong những năm 1970. Dồn hết sức lực, các kỹ sư Bắc Triều Tiên trong những năm 1980 đã chế tạo ra một phiên bản Scud-C, rồi Nodong, một dạng tên lửa Scud có kích cỡ lớn hơn, cũng như là một loạt chiếc Taepodong có tầm bắn trên 2 000km. Sau những nỗ lực nghiên cứu về động cơ, nước này giờ đã làm chủ được một loại tên lửa mạnh ICBM, tên lửa liên lục địa Hwasong 14, có khả năng đánh tới những thành phố lớn của Hoa Kỳ.
Để có thể chế tạo bom, Bắc Triều Tiên luôn dựa vào mạng lưới mua bán chợ đen trên quốc tế để tự cung ứng linh kiện, thông qua các cơ sở được cài đặt ở châu Á. Phân tích các mảnh vỡ của một tên lửa Bắc Triều Tiên được tìm thấy ngoài khơi năm 2012 đã cho thấy nguồn gốc của các linh kiện : Trung Quốc, Thụy Sĩ, Anh nhưng cũng có cả Mỹ.
Mark Hibbs lưu ý là : « Đó còn là một cuộc đua thường trực giữa các lệnh trừng phạt, công tác kiểm tra và khả năng thích ứng của Bình Nhưỡng ». Nhà nghiên cứu điểm ra những nguồn tài chính khổng lồ luôn được cấp cho chương trình tên lửa này, được cho là ưu tiên, bất chấp bất ổn về kinh tế của đất nước. Do đó, theo nhà cựu ngoại giao Nhật Bản, Hitoshi Tanaka, « Nếu người ta muốn ngăn chận Bắc Triều Tiên đạt được mục tiêu, chỉ còn có một hay hai năm để thực hiện. Sau đó, mọi thứ sẽ trở nên phức tạp hơn ».
http://vi.rfi.fr/chau-a/20171011-binh-nhuong-phat-trien-gian-diep-khoa-hoc