Tin khắp nơi – 11/08/2020
Nổ súng bên ngoài Nhà Trắng, Tổng thống Trump được hộ tống rời phòng họp báo – Triệu Hằng
Cơ quan Mật vụ Hoa Kỳ đột ngột đưa Tổng thống Donald Trump rời khỏi phòng họp báo của Nhà Trắng trong cuộc họp báo hôm thứ Hai (10/8), vì một vụ nổ súng bên ngoài Tòa Bạch Ốc, theo Reuters.
Sau khoảng 9 phút, ông Trump trở lại phòng họp và nói với các phóng viên rằng có một kẻ đã bị lực lượng hành pháp Mỹ bắn và đưa đến bệnh viện.
Ông nói với các phóng viên rằng “đã có một vụ nổ súng bên ngoài Nhà Trắng và tình hình dường như đã được kiểm soát tốt”.
Ông Trump cho biết ông đã được đưa đến Phòng Bầu Dục, ở Cánh Tây gần phòng họp báo, sau khi ông được hộ tống ra ngoài.
Video : https://youtu.be/vDAPkHNcA9I
Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin và Giám đốc Phòng Quản lý Ngân sách Mỹ Russ Vought cũng được đưa ra khỏi phòng họp.
Theo Reuters, Tổng thống Trump đang phát biểu về thị trường chứng khoán thì một nhân viên Mật vụ đã bước lên bục và thì thầm vào tai Tổng thống Trump khi ông đang phát biểu trước các nhà báo chỉ vài phút sau cuộc họp.
Người ta nghe thấy ông Trump thốt lên “Ồ” và “Chuyện gì đang diễn ra vậy” khi ông rời phòng họp báo. Nhà Trắng đã bị phong tỏa suốt thời gian xảy ra sự cố, theo BBC.
Video : https://twitter.com/i/status/1292949430400962560
“Cuộc điều tra vụ việc một nhân viên mật vụ (USSS) liên quan đến vụ nổ súng vẫn đang tiếp tục. Một nam nghi can và một nhân viên mật vụ đã được đưa đến bệnh viện. Trong suốt vụ việc, Nhà Trắng không bị xâm phạm hoặc có bất cứ người được bảo vệ nào gặp nguy hiểm”, cơ quan Mật vụ Hoa Kỳ vào cuối ngày 10/8 (giờ Mỹ) cho biết trên Twitter.
Cụ thể vụ việc xảy ra vào lúc 17h53 ngày 10/8, giờ Mỹ, một người đàn ông 51 tuổi tiếp cận nhân viên mật vụ Mỹ đứng gác tại khu vực đường 17 và đại lộ Pennsylvania gần Nhà Trắng. Người này tuyên bố mình có vũ khí rồi chạy về hướng nhân viên mật vụ. Sau đó anh ta rút vật gì đó ra từ trong người và thu người lại như thể chuẩn bị nổ súng. Nhân viên mật vụ đã rút vũ khí và tấn công người đàn ông này, theo thông báo của mật vụ Mỹ.
Phóng viên của Đài Fox News tại Nhà Trắng cho biết đã nghe hai tiếng súng nổ bên ngoài.
Bầu cử 2020: Đảng Dân chủ muốn điều tra
những thay đổi của Bưu điện
Đảng viên Dân chủ tại Quốc hội kêu gọi một cuộc điều tra về các quyết định của người đứng đầu Cơ quan Bưu điện Hoa Kỳ (USPS), hành động mà họ cho rằng đã làm chậm việc giao hàng và thư trước cuộc bầu cử.
Dự kiến là do đại dịch virus corona, việc bỏ phiếu bằng thư sẽ có sự gia tăng lớn trong cuộc bầu cử tổng thống tháng 11 sắp tới.
Đảng Dân chủ đề xuất là việc cắt giảm chi phí tại USPS có thể ảnh hưởng đến việc kiểm phiếu.
Nhưng giám đốc bưu điện Louis DeJoy khẳng định các tiêu chuẩn sẵn có của cơ quan sẽ được đáp ứng.
“Mặc dù sẽ có sự gia tăng chưa từng thấy về số lượng phiếu bầu vì đại dịch, Bưu điện Hoa Kỳ có dư năng xuất để giao phiếu bầu an toàn và đúng hẹn, theo đúng tiêu chuẩn, và chúng tôi sẽ làm điều đó.” Người ủng hộ Trump nói tại một cuộc họp hội đồng quản trị hôm thứ Sáu.
Nhưng ông nói các quan chức bầu cử phải “tính đến các tiêu chuẩn xử lý và phân phối thông thường của chúng tôi”.
Thành viên Đảng Dân chủ hàng đầu gồm Thượng nghị sĩ Elizabeth Warren hôm thứ Sáu đã kêu gọi tổng thanh tra USPS điều tra những thay đổi trong vận hành Bưu điện do ông DeJoy đưa ra, bao gồm việc ngăn không cho nhân viên bưu điện làm việc ngoài giờ để chuyển thư.
“Vì những lo ngại liên tục về tác động tiêu cực từ các chính sách của Chính quyền Trump với chất lượng và hiệu quả của Dịch vụ Bưu điện, chúng tôi yêu cầu quý vị kiểm tra tất cả các thay đổi về vận hành do ông DeJoy và các quan chức khác của Chính quyền Trump đưa ra vào năm 2020”, họ nói.
Kết quả các cuộc thăm dò của Trump và Biden hiện giờ ra sao?
Người Mỹ gốc Việt phản ứng việc ông Trump muốn hoãn bầu cử
Quan tâm hàng đầu của cử tri gốc Việt so với cử tri Mỹ
‘TQ muốn Trump thất cử’; Iran và Nga ‘can thiệp’ việc bỏ phiếu
Họ yêu cầu cuộc điều tra đặc biệt tập trung vào cách những thay đổi này có thể ảnh hưởng đến thư liên quan đến bầu cử.
Tổng thống Donald Trump thường gợi ý rằng việc tăng cường bỏ phiếu qua đường bưu điện vào tháng 11 có thể dẫn đến gian lận và kết quả không chính xác. Có rất ít bằng chứng hỗ trợ cho tuyên bố của ông.
Ông DeJoy nhấn mạnh hôm thứ Sáu rằng USPS “không giao chậm thư bầu cử hoặc bất kỳ thư nào khác”.
Trong khi ông DeJoy có “mối quan hệ tốt” với Trump, “khái niệm rằng tôi sẽ đưa ra quyết định liên quan đến Bưu điện theo chỉ đạo của tổng thống, hoặc của bất kỳ ai khác trong chính quyền, hoàn toàn không có cơ sở”, ông DeJoy nói.
Người phát ngôn của Bưu điện cho biết họ hoan nghênh cuộc điều tra của tổng thanh tra về những thay đổi đang được thực hiện để làm cho dịch vụ “hiệu quả hơn”.
Cuộc bầu cử sơ bộ ở thành phố New York vào ngày 23/6 bị ảnh hưởng nặng nề do việc kiểm đếm bị trì hoãn, sau khi lượng phiếu bầu qua thư tăng vọt, khiến hai cuộc bầu cử quốc hội không có người chiến thắng trong vài tuần.
Cuộc bỏ phiếu đó được một số người coi là lời cảnh báo về những gì có thể xảy ra trong cuộc bầu cử tháng 11.
Ông DeJoy, người đã công bố chi tiết về một cuộc đại tu ban lãnh đạo của cơ quan, bao gồm việc ngừng mướn thêm quản lý, cho biết Bưu điện Hoa Kỳ đã lỗ 2,2 tỷ đôla trong ba tháng tính đến tháng Sáu, và đang ở trong tình trạng tài chính “tồi tệ”.
Nhà tài trợ DeJoy của đảng Cộng hòa tiếp quản USPS vào tháng Sáu, và là tổng giám đốc bưu điện đầu tiên trong gần 20 năm được bổ nhiệm từ bên ngoài cơ quan, hãng tin AP cho biết.
Những thay đổi mà ông đã thực hiện để cắt giảm chi phí đe dọa “việc gửi thư và bưu kiện kịp thời – trong đó có thuốc cho người cao tuổi, phiếu lương cho người lao động và phiếu bầu vắng mặt cho cử tri”, bà Pelosi và nghị sĩ Dân chủ Thượng viện Chuck Schumer nói hôm thứ Năm.
Hai người đã gặp gỡ ông DeJoy và các quan chức Nhà Trắng hôm thứ Tư trong một cuộc họp mà ông Schumer mô tả là “nóng”.
Theo Washington Post, sự thay đổi ban lãnh đạo USPS đã phân công lại hoặc thuyên chuyển 23 giám đốc điều hành cấp cao.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-53712317
Trung Cộng tấn công mạng
nhằm vào hạ tầng cơ sở bầu cử Hoa Kỳ
Tin từ Washington, D.C. – Vào chủ nhật (ngày 9 tháng 8), Cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ Robert O’Brien cho biết tin tặc liên quan tới chính phủ Trung Cộng đã nhằm vào cơ sở hạ tầng bầu cử của Hoa Kỳ trước thềm cuộc bầu cử tổng thống 2020.
Bình luận này trực tiếp hơn so với tuyên bố mà Văn Phòng Giám đốc tình báo quốc gia Hoa Kỳ (ODNI) đưa ra trước đó, nói rằng Trung Cộng “đang gia tăng những nỗ lực gây ảnh hưởng” và Nga đang tìm cách gây bất lợi cho ứng viên đảng Dân chủ Joe Biden. Tuy nhiên, tuyên bố của ODNI không cáo buộc cụ thể Bắc Kinh về các nỗ lực tấn công các hệ thống liên quan đến bầu cử của Hoa Kỳ.
Trong chương trình “Face the Nation” của CBS, ông O’Brien cho biết Trung Cộng, Nga và Iran muốn Tổng thống Trump thất bại, và họ đều đã tham gia vào các cuộc tấn công mạng và lừa đảo nhằm vào hạ tầng bầu cử của Hoa Kỳ.”
Trung Cộng đã nhiều lần bác bỏ cáo buộc của Hoa Kỳ cho rằng Bắc Kinh tấn công mạng nhằm vào các công ty, chính trị gia và cơ quan chính phủ Hoa Kỳ. Bên cạnh đó, ông O’Brien cho biết Hoa Kỳ đã chứng kiến tin tặc cố gắng xâm nhập vào các trang web thuộc các văn phòng Ngoại trưởng trên khắp đất nước, nơi chịu trách nhiệm quản lý các cuộc bầu cử ở cấp địa phương và thu thập dữ kiện về người dân tại Mỹ.
Cố vấn an ninh quốc gia cũng tuyên bố “những thế lực ngoại quốc muốn can thiệp vào các cuộc bầu cử tự do và công bằng của Hoa Kỳ sẽ phải gánh chịu hậu quả nghiêm trọng.” (BBT)
https://www.sbtn.tv/trung-cong-tan-cong-mang-nham-vao-ha-tang-co-so-bau-cu-hoa-ky/
Chuyên gia: Đài Loan thừa sức chống đỡ
nếu Trung Quốc tấn công
Phụng Minh
Ông Quách Dục Nhân còn cho rằng, “Tấn công Đài Loan là một quyết định ngu ngốc”.
Quan hệ Hoa Kỳ – Trung Quốc tiếp tục căng thẳng. Gần đây, hai bên đã đóng cửa lãnh sự quán của nhau. Cuộc đối đầu quân sự giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc ở Biển Đông đang ngày một nóng lên. Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, Mike Pompeo thậm chí đã có bài phát biểu để toàn cầu hóa, kêu gọi các nước tham gia lực lượng chống lại Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và đánh bại sự chuyên chế của chính thể này.
Các chuyên gia cho rằng nếu xảy ra xung đột giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc ở Biển Đông, Biển Hoa Đông và eo biển Đài Loan sẽ ảnh hưởng đến toàn cục, lúc này Đài Loan phải cẩn thận. Nhưng chuyên gia cũng thẳng thừng nói: “ĐCSTQ không dám tấn công Đài Loan”.
Hoa Kỳ-Trung Quốc đối đầu ở Biển Đông đã từ lâu. Giám đốc điều hành trung tâm nghiên cứu châu Á Thái Bình Dương, thuộc Viện Đại học Trung Sơn Đài Loan, Viện Nghiên cứu Quốc gia Đài Loan, Giáo sư Quách Dục Nhân cho biết trong một cuộc phỏng vấn, Biển Đông, Biển Hoa Đông, eo biển Đài Loan thuộc về mối quan hệ đan xen, nếu xảy ra chiến tranh tại đây, Đài Loan vào thời điểm cần thiết sẽ cần phải chuẩn bị cho việc phòng thủ quân sự.
Sau khi Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông được thi hành, những người bên ngoài tin rằng bước tiếp theo của ĐCSTQ là nhằm vào Đài Loan. Gần đây, nghị sĩ Ted Yoho, Chủ tịch Nhóm Châu Á – Thái Bình Dương của Ủy ban Đối ngoại thuộc Hạ viện Hoa Kỳ, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với giới truyền thông rằng ông sẽ giới thiệu “Đạo luật Ngăn chặn Sự xâm lược Đài Loan”, ủy quyền cho chính phủ Hoa Kỳ gửi quân đến bảo vệ Đài Loan khi ĐCSTQ xâm lược Đài Loan.
Quách Dục Nhân nói rằng đây là một chuyện tốt, nhưng ông tin rằng khả năng tự vệ hiện tại của Đài Loan thực sự cũng đã đủ để ngăn chặn quân đội của ĐCSTQ. “Nếu quân đội ĐCSTQ đặt mục tiêu tấn công Đài Loan, điều đó sẽ quá khó khăn. Tấn công Đài Loan là một quyết định ngu ngốc”, ông cho biết.
Địa hình Đài Loan dễ phòng thủ và khó tấn công, vì Đài Loan có nhiều núi và ít bãi đổ bộ ở bờ biển phía tây (đối diện với Đại lục), điều này xét về mặt quân sự cũng là một khó khăn lớn đối với kẻ tấn công từ hướng Đại lục. Ngoài ra, Tổng thống Thái Anh Văn của Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) đã nhiều lần nhắc lại rằng nếu quân đội Trung Quốc thực sự dám vượt qua bãi ngư lôi thì sẽ phải trả giá rất đắt. Chỉ cần Đài Loan phản công vào nơi có khả năng quân đội ĐCSTQ đổ bộ, xe tăng M1A2 được mệnh danh là mạnh nhất trên mặt đất hiện nay do quân đội Mỹ bán cho Đài Loan, có thể tiêu diệt quân đội Trung Quốc. Ông nói, “Bản thân ĐCSTQ biết rất rõ điều này”.
Ông phân tích thêm rằng hệ thống phòng không và tên lửa chống hạm ở bờ biển phía tây của Đài Loan rất mạnh và rất dày đặc, nếu quân đội ĐCSTQ muốn tiếp cận Đài Loan, dù là máy bay quân sự hay tàu chiến, thì ngược lại sẽ là nguy hiểm cho quân đội ĐCSTQ. Ông nhấn mạnh rằng khả năng tự vệ của Đài Loan là thừa sức đối phó.
Theo Jiang Yuchan, Epoch Times
Phụng Minh biên dịch
https://www.dkn.tv/the-gioi/chuyen-gia-dai-loan-thua-suc-chong-do-neu-trung-quoc-tan-cong.html
Mỹ sẽ tăng cường quân sự
đối phó TQ ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương?
Mỹ đang xem xét các hoạt động triển khai quân sự ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương để đảm bảo chống lại mọi mối đe dọa từ Trung Quốc, theo các nhà phân tích.
Tham mưu trưởng Lục quân Mỹ James McConville gần đây cho biết ông đang đặt “hỏa lực chính xác tầm xa” là ưu tiên hàng đầu và đang xem xét các lựa chọn để đặt các hệ thống vũ khí này ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, như một phần trong chiến lược răn đe của Mỹ.
Ông nói, những thay đổi “sẽ cho phép chúng tôi vượt qua” các đối thủ tiềm năng như Trung Quốc và Nga, đồng thời cho biết thêm động thái này cũng sẽ bao gồm “thành lập các lực lượng đặc nhiệm chung”.
Bình luận của ông McConville được đưa ra sau khi Tư lệnh Thủy quân lục chiến Mỹ, tướng David Berger cho biết hồi tháng 3 rằng ông muốn giảm bớt vai trò của lính thủy đánh bộ trong chiến tranh mặt đất và giao phần lớn trách nhiệm đó cho quân đội chính quy.
Trong khi đó, Lực lượng Vệ binh Quốc gia Mỹ thông tin họ sẽ di chuyển hầu hết các lữ đoàn để tăng cường sức mạnh chiến đấu cho bộ binh trong khu vực.
Song Zhongping, một chuyên gia quân sự tại Hong Kong, cho biết cuộc đại tu là một phần trong chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Tổng thống Mỹ Donald Trump nhằm kiềm chế Trung Quốc.
Tham mưu trưởng Lục quân Mỹ James McConville gần đây cho biết ông đang đặt “hỏa lực chính xác tầm xa” là ưu tiên hàng đầu.
Trong chuyến công du tới Tokyo vào tháng trước, ông Berger đã thảo luận với người đồng cấp Nhật Bản về khả năng triển khai các đơn vị thủy quân lục chiến cơ động của Mỹ ở Okinawa. Họ sẽ được trang bị tên lửa chống hạm và phòng không, đồng thời sẽ hợp tác chặt chẽ với các lực lượng Nhật Bản để ngăn chặn việc quân đội Trung Quốc dễ dàng tiếp cận Thái Bình Dương.
Theo báo cáo của Stars and Stripes, quân đội Mỹ cũng đã tiến hành các cuộc tập trận liên quan đến việc triển khai khoảng một chục chiến đấu cơ F-35B Lightning II trên tàu tấn công đổ bộ USS America.
Chuyên gia hải quân Li Jie tại Bắc Kinh cho biết cuộc tập trận là phản ứng đối với việc quân đội Trung Quốc mở rộng năng lực tác chiến không và hải quân. Ông nói: “Mỹ lo ngại các hạm đội của họ sẽ bị gạt khỏi Tây Thái Bình Dương.”
Theo ông Li, Trung Quốc có đủ hỏa lực để đối phó với các hạm đội Mỹ trong trường hợp xảy ra trận chiến ngoài khơi. “Hệ thống pháo phóng loạt Loại PCL191 của Trung Quốc, trong đó có phạm vi lên đến 400km, và các bệ phóng tên lửa khác là lựa chọn chi phí thấp hiệu quả nhất để đối phó với các cuộc xung đột. Quân đội Trung Quốc cũng đang phát triển một hệ thống radar sóng bề mặt tần số cao mới để phát hiện các máy bay chiến đấu tàng hình như F-35 và các loại vũ khí tác chiến điện tử tiên tiến khác”.
Chuyên gia Song Zhongping còn cho biết khó khăn lớn nhất Mỹ có thể phải đối mặt khi thực hiện chiến lược ngăn chặn của mình là duy trì hợp tác với các đồng minh. Và “biện pháp đối phó tốt nhất của Bắc Kinh là phá vỡ liên minh đó.”
Hé lộ thêm nguyên nhân
khiến chính quyền Trump cấm TikTok
Minh Tuệ
Một cuộc phỏng vấn của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi với kênh CNN ngày 9/8 đã hé lộ thêm thông tin liên quan đến lệnh cấm Tiktok, khi bà thừa nhận rằng Trung Quốc muốn ứng cử viên tổng thống Đảng Dân chủ Joe Biden thắng cử trong cuộc bầu cử vào tháng 11 tới.
“Trung Quốc chắc thích Joe Biden hơn…”
Trong cuộc phỏng vấn, bà Pelosi nói rằng cả Nga và Trung Quốc đều là mối đe doạ đối với cuộc bầu của của Mỹ sắp tới, nhưng mức độ không tương đồng.
Bà Pelosi cho rằng người dân Mỹ đang thiếu hiểu biết về ảnh hưởng của các thế lực nước ngoài đối với cuộc bầu cử và cáo buộc đó là lỗi của chính quyền Trump.
Tuy các quan chức chính quyền, kể cả giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương, đã lên tiếng về các biện pháp mà chính quyền đang thực hiện để loại bỏ tận gốc sự can thiệp của nước ngoài, nhưng bà Pelosi cho rằng những nỗ lực đó là không đủ mạnh.
Chủ tịch Hạ viện Mỹ cho biết bà không thể đưa ra quá nhiều thông tin chi tiết, vì là thông tin mật, nhưng bà nói bóng gió rằng đây là một phần của một âm mưu quốc tế nhằm can thiệp vào cuộc bầu cử.
Có thể do vô tình, bà Pelosi tiết lộ rằng trong khi Nga đang dùng người của họ để gây ảnh hưởng đến bầu cử của Mỹ, thì Trung Quốc lại đang dồn nguồn lực để hỗ trợ cho ứng cử viên tổng thống Joe Biden, đối thủ đang chạy đua với của Tổng thống Trump, theo trang tin ZeroHedge.
“Trung Quốc chắc thích Joe Biden hơn… nhưng Nga đang tích cực can thiệp 24/7 vào cuộc bầu cử của chúng ta…” bà Pelosi nhận định.
Vậy chuyện này có liên hệ gì với TikTok? Về lý thuyết, ứng dụng có nguồn gốc Trung Quốc này có thể sử dụng nền tảng của mình để quảng bá các nội dung ủng hộ Biden ở các bang chủ chốt của Mỹ nhằm gây ảnh hưởng đến cuộc bầu cử, giống như cách ứng dụng này đã làm để quảng bá hình ảnh của Trung Quốc ở Mỹ.
Tuy nhiên, Tổng thống Trump ngày 6/8 đã ký sắc lệnh hành pháp cấm TikTok, và một ứng dụng khác của Trung Quốc là WeChat, có hiệu lực sau 45 ngày. Lý do được đưa ra là TikTok và WeChat đã tự động thu thập một lượng lớn thông tin người dùng, kiểm duyệt nội dung.
TikTok tính chuyện kiện chính quyền Trump
TikTok đang dự định sẽ đệ đơn kiện chính quyền Trump ngay trong tuần này, sớm nhất là vào thứ Ba (11/8).
Theo trang tin NPR, TikTok sẽ gửi đơn kiện lên Tòa án quận Nam California, nơi công ty này đặt trụ sở tại Mỹ, cáo buộc rằng sắc lệnh hành pháp của Tổng thống Trump là vi hiến vì nó không cho công ty có cơ hội phản ứng.
TikTok cũng cáo buộc rằng phán quyết của chính quyền Trump về khả năng ứng dụng này gây ảnh hưởng đến an ninh quốc gia Mỹ là vô căn cứ, là thuần tuý dựa trên phỏng đoán, là không dựa trên phát hiện nào thực tế và chỉ nhắc lại những lời ngụy biện về Trung Quốc.
Tuy nhiên, phát ngôn viên Nhà Trắng Judd Deere đã lên tiếng bảo vệ sắc lệnh hành pháp của chính quyền Mỹ.
“Chính quyền cam kết bảo vệ người dân Mỹ khỏi tất cả các mối đe dọa trên mạng liên quan đến hạ tầng chủ chốt, sức khỏe cộng đồng và an toàn cũng như an ninh kinh tế và an ninh quốc gia của chúng ta,” ông Deere nói.
https://www.dkn.tv/the-gioi/he-lo-them-nguyen-nhan-khien-chinh-quyen-trump-cam-tiktok.html
49 nhà lập pháp Mỹ kêu gọi chấm dứt đàn áp,
mổ cướp tạng các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc
Hương Thảo
49 nhà lập pháp bang Virginia (Mỹ) gần đây đã soạn thảo một lá thư gửi Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, kêu gọi ông nâng cao nhận thức về tình trạng đàn áp các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc, theo tờ The Epoch Times.
Tháng 7 vừa qua đánh dấu 21 năm Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đàn áp Pháp Luân Công, một môn tu luyện tinh thần với các bài tập thiền định cùng các bài giảng đạo đức dựa trên nguyên lý Chân Thiện Nhẫn.
Được giới thiệu lần đầu ra công chúng tại Trung Quốc vào tháng 5/1992, Pháp Luân Công (còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp) đã nhanh chóng trở nên phổ biến không chỉ tại đại lục mà còn trên khắp thế giới. Đến năm 1999, có đến 100 triệu người dân Trung Quốc – tức khoảng 1 trong 13 người Trung Quốc – đang theo tập Pháp Luân Công, theo báo cáo của chính quyền.
Ngày 20/7/1999, người đứng đầu ĐCSTQ lúc đó là Giang Trạch Dân đã phát động cuộc đàn áp tàn bạo đối với môn tập. Chính quyền đã giam giữ các học viên trong các nhà tù, trại giam và trung tâm tẩy não. Hàng vạn người đã chết vì bị tra tấn, theo Minh Huệ, trang web chính thức của Pháp Luân Công.
Bức thư của các nhà lập pháp
Trong thư, các nhà lập pháp đã mô tả các phương pháp tra tấn mà chính quyền Trung Quốc sử dụng đối với những người theo tập, chiểu theo mô tả của những học viên Pháp Luân Công sống sót qua cuộc đàn áp hiện đang tị nạn tại Mỹ và cư trú tại Virginia.
“Bị khóa cứng trên chiếc giường tử thần, tứ chi bị trói ra 4 bên”, “Bị còng tay và bị treo lên trong tư thế đau đớn”, “Bị bức thực” “Bị tra tấn bằng điện cao thế”, “Không được ngủ trong ba ngày”… bức thư liệt kê danh sách các biện pháp tra tấn mà các học viên phải chịu đựng.
Bức thư có chữ ký của 12 thượng nghị sĩ bang Virginia và 37 dân biểu bang Virginia, đại diện cho khoảng 35% nghị sĩ cơ quan lập pháp của bang.
Ông David Bulova, một đảng viên Đảng Dân chủ đại diện cho Khu vực Quốc hội thứ 37 của Virginia – trung tâm Fairfax, Virginia – giải thích rằng ông đã bị buộc phải hành động sau khi gặp gỡ các học viên Pháp Luân Công tại địa phương.
“Cuộc gặp gỡ đã diễn ra hết sức xúc động, nó khiến tôi thực sự muốn làm gì đó để thu hút sự chú ý của công chúng đối với hoàn cảnh của họ”, ông Bulova nói.
Ông nói thêm rằng ông và các đồng nghiệp hy vọng có thể “sử dụng các lực lượng kinh tế và đạo đức để thu hút sự chú ý và yêu cầu sự thay đổi”, đồng thời dự định gửi thư cho thống đốc và ủy viên y tế bang.
Trong thư, các nhà lập pháp kêu gọi: “Chúng tôi kêu gọi sự lãnh đạo của ngài Ngoại trưởng, lợi dụng sức ảnh hưởng mạnh mẽ của Mỹ, để đảm bảo rằng năm tới chúng ta không phải chứng kiến năm thứ 22 diễn ra cuộc đàn áp này”.
Cưỡng bức thu hoạch nội tạng
Bức thư cũng nêu bật những cáo buộc cưỡng bức thu hoạch nội tạng đang xảy ra ở Trung Quốc, trong đó các tù nhân lương tâm, bao gồm các học viên Pháp Luân Công, là nguồn cung nội tạng. Các nhà lập pháp bày tỏ quan ngại nhiều người Mỹ đến Trung Quốc ghép tạng không biết rằng nguồn nội tạng họ nhận được đến từ các tù nhân chính trị.
Các nhà lập pháp kêu gọi chính phủ Mỹ tăng cường “nỗ lực phổ cập tuyên truyền” trong cộng đồng Mỹ để “giảm thiểu nhu cầu [ghép tạng] góp phần thúc đẩy hành vi sai trái này”.
“Ghép tạng là một kỳ tích khoa học và có thể là một nghĩa cử cao đẹp của người hiến tạng muốn mang lại món quà sự sống cho người khác. Tuy nhiên, việc ghép tạng không thể được tiến hành bằng vũ lực hoặc sự ép buộc”, bức thư nêu rõ.
Tháng 6/2019, một tòa án độc lập ở London đã đi đến kết luận, sau quá trình điều tra kéo dài một năm, rằng vấn nạn cưỡng bức thu hoạch tạng đã diễn ra ở Trung Quốc suốt nhiều năm “với quy mô đáng kể”, và các học viên Pháp Luân Công là nguồn cung nội tạng chính.
Trong phán quyết cuối cùng vào tháng 3, tòa án cho biết tội ác xâm phạm nhân quyền này vẫn đang diễn ra, rằng “hành vi tàn bạo ngoài vòng kiểm soát này đã khiến nhiều người phải chết một cách khủng khiếp và vô nghĩa”.
Các cáo buộc về nạn cưỡng bức thu hoạch tạng xuất hiện lần đầu vào năm 2006, khi một nhóm hoạt động nhân quyền và hai nhân chứng từ Trung Quốc mô tả hoạt động này trong các trại tập trung của ĐCSTQ.
Kể từ đó, các nhà nghiên cứu độc lập đã công bố các báo cáo với nhiều bằng chứng hơn về việc mổ cướp nội tạng đang diễn ra ở Trung Quốc.
Gần đây nhất, các chuyên gia về đạo đức ghép tạng đã bày tỏ quan ngại về thời gian chờ đợi mau chóng để được ghép tạng tại một bệnh viện Trung Quốc, khi họ tìm được nguồn cung tạng để ghép phổi cho những bệnh nhân bị tổn thương phổi do COVID-19 chỉ trong vài ngày, trong khi ở các nước phương Tây có tỷ lệ hiến tạng cao, bệnh nhân thường phải chờ vài năm.
“Chỉ có mổ cướp nội tạng từ các tù nhân đã được thu thập thông tin về mẫu máu mới có thể đáp ứng được khoảng thời gian đó”, ông Marion Smith, giám đốc Tổ chức tưởng niệm các nạn nhân của chủ nghĩa cộng sản (VOC – Victims of Communism Memorial Foundation), kết luận trên một bài báo đăng trên tờ National Review.
Trump kêu gọi ngưng chính trị hóa Covid-19
và lại tố cáo Trung Quốc
Mai Vân
Vào lúc dịch bệnh tiếp tục hoành hành ở Mỹ, tổng thống Donald Trump hôm qua,10/08/2020, đã thúc giục người dân hãy chấm dứt việc « chính trị hóa » dịch Covid-19. Tuy nhiên, lãnh đạo Hoa Kỳ vẫn cáo buộc Trung Quốc về sự bùng phát của đại dịch.
Phát biểu với báo giới, ông Trump cho rằng : « Cần phải dừng chính trị hóa con virus, mà thay vào đó phải đoàn kết với nhau, để cùng chỉ trích việc con virus này đã đến Mỹ như thế nào, đã tỏa ra thế giới như thế nào ».
Ngay sau đó, tổng thống Mỹ quy trách nhiệm cho Trung Quốc về đại dịch Covid-19: « Đây không phải là lỗi của chúng ta. Virus này đến từ Trung Quốc. Đó là lỗi của Trung Quốc ». Lãnh đạo Mỹ tiếp tục dùng từ ngữ « virus Trung Quốc » để gọi virus corona chủng mới.
Xuất phát từ Vũ Hán, Trung Quốc, trong hơn 7 tháng nay, virus có tên khoa học là SARS Cov-2 đã khiến hơn 20 triệu người trên thế giới nhiễm bệnh và gần 740.000 người tử vong.
Tính đến hôm qua, Mỹ vẫn là quốc gia chịu tác hại nặng nhất với hơn 5,2 triệu ca nhiễm và hơn 165.000 ca tử vong. Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa Dịch bệnh Mỹ CDC dự đoán đến ngày 22/8, hơn 173.000 người Mỹ sẽ chết vong vì Covid-19.
Hoang mang về kế hoạch trợ giúp dân Mỹ
Trong bối cảnh dịch bệnh cũng tác hại mạnh về kinh tế, tổng thống Donald Trump vào cuối tuần qua đã ký 4 sắc lệnh nhằm hỗ trợ người Mỹ trong tình hình khủng hoảng kinh tế. Quốc Hội Hoa Kỳ đã không thống nhất được trên một kế hoạch trợ giúp, tổng thống đã phải can thiệp. Nhưng sắc lệnh của ông có thể bị phản đối trước tòa án.
Thông tín viên RFI tại Washington, Anne Corpet, giải thích :
“Sắc lệnh mà tổng thống ký không hợp hiến”. Đây là nhận xét của bà Pelosi, chủ tịch Hạ Viện, vì bình thường Quốc Hội nắm quyền chi tiêu và tổng thống không có quyền sử dụng ngân sách liên bang theo ý muốn. Hàng triệu người thất nghiệp như thế khó có thể nhận được số tiền 400 đô la mỗi tuần như ông Trump đã hứa. Nhất là khi sự hỗ trợ này kèm theo điều kiện có ¼ là đóng góp từ các bang, nhưng hiện này tài chính nhiều bang đang bị kiệt quệ.
Không có gì bảo đảm là những người thuê nhà ở có thể tránh bị đuổi nhà vì không trả được tiền thuê do khủng hoảng, mặc dù có cam kết của tổng thống, hay các xí nghiệp có thể tạm ngưng đóng thuế về lương.
Tầm quan trọng của 4 sắc lệnh mà tổng thống đã ký có thể chỉ là tương đối thôi, hoặc cũng không hiệu quả gì, nếu bị đưa ra phản đối trước tư pháp..
Chính quyền rất ý thức điều này : sau những tuyên bố trái ngược nhau của nhiều lãnh đạo trước truyền thông vào hôm chủ nhật, bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin hôm qua đã kêu gọi các nghị sĩ đảng Dân Chủ thương lượng trở lại ở Hạ Viện, để đạt được thỏa hiệp về ngân sách, mang lại cho người Mỹ khoản trợ cấp mà họ cần.
Mỹ: Tử vong vì COVID giảm sau 1 tháng tăng
Tử vong vì COVID tại Mỹ tuần rồi giảm 16% xuống còn 7.200 ca. Sau bốn tuần tăng, đây là lần đầu tiên tử vong vì COVID giảm tại Mỹ, theo dữ liệu của Reuters và báo cáo của các quận hạt.
Trong tuần lễ chấm dứt vào ngày 9/8, nước Mỹ có thêm trên 376.000 ca nhiễm mới, trung bình 53.000 ca mỗi ngày. Số ca nhiễm mới hiện đang giảm trong ba tuần liên tiếp, dù Hoa Kỳ vẫn chiếm ¼ trên tổng số 20 triệu ca nhiễm COVID trên toàn cầu.
Tỷ lệ lây lan trong cộng đồng tại Florida, California và Tennessee còn cao, nhưng số ca nhiễm tại các bang này trong tuần lễ vừa qua thấp hơn tuần trước đó, theo Reuters.
Trên toàn quốc, tỷ lệ các cuộc xét nghiệm dương tính với COVID vẫn ở 8%, theo Dự án Theo dõi COVID, một nỗ lực tự nguyện để giám sát dịch bùng phát.
Mississippi và Texas có tỉ lệ dương tính COVID cao nhất cả nước, 21%.
Một trường học ở Georgia
đã đóng cửa tạm thời sau khi 9 học sinh
và nhân viên dương tính với coronavirus
Một trường trung học ở Georgia xuất hiện trong một bức ảnh gây chú ý cho thấy học sinh đứng đông nghẹt trong hành lang đã tạm thời đóng cửa, sau khi 9 học sinh và nhân viên dương tính với coronavirus.
Trường trung học North Paulding ở Dallas, Georgia, đã mở cửa trở lại lớp học trực tiếp vào ngày 03/08/2020. Theo một bức thư gửi cho phụ huynh và người giám hộ của học sinh vào Chủ nhật (9 tháng 8), trường sẽ đóng cửa lớp học trực tiếp vào thứ Hai (10 tháng 8) và thứ Ba (11 tháng 8).
Các hoạt động ngoại khóa cũng đã bị hủy bỏ trong những ngày đó. Học sinh sẽ được thông báo nếu có thể trở lại lớp học trực tiếp vào tối thứ Ba tới đây. Bức thư cũng lưu ý rằng trường sẽ được vệ sinh và khử trùng kỹ lưỡng trong khi đóng cửa.
Vào hôm thứ Bảy, nhà trường thông báo rằng sau một tuần giảng dạy trực tiếp, 6 học sinh và 3 nhân viên đã dương tính với COVID-19. Trong tuần trước, nhà trường đã bị chỉ trích từ khắp nơi trên toàn quốc sau khi các bức ảnh chụp hành lang của trường cho thấy các học sinh đứng kề vai, nhiều học sinh không đeo khẩu trang. 2 học sinh đăng ảnh chụp đó trên mạng xã hội ban đầu đã bị đình chỉ, nhưng nhà trường đã bỏ hình phạt đó sau sự phản đối kịch liệt của công chúng.
Một số học khu ngoại ô Atlanta đã mở lại lớp học trực tiếp vào hôm thứ Hai (10 tháng 8) với chính sách không bắt buộc đeo khẩu trang. Một ngày sau khi trường học mở lại, một trường học thông báo một học sinh lớp hai đã dương tính với coronavirus, buộc giáo viên và bạn cùng lớp của đứa trẻ phải tự cách ly ở nhà trong hai tuần. (BBT)
Báo cáo: Số trẻ em nhiễm COVID tại Mỹ tăng
Số ca COVID mới nơi trẻ em tại Mỹ tăng 40% trong hai tuần cuối của tháng 7, theo một phúc trình được công bố chỉ vài tuần trước khi hàng triệu học sinh Mỹ dự trù bắt đầu năm học mới.
Các chuyên gia y tế đang để ý đến những ca virus corona trong số trẻ em và thiếu niên vào lúc các giới chức vất vả với câu hỏi gai góc là liệu nên mở cửa giảng dạy trực tiếp trên giảng đường hay học trên mạng, hoặc kết hợp cả hai.
Tổng thống Donald Trump thúc đẩy các tiểu bang cho phép học sinh trở lại trường học tập, nhưng các giới chức y tế cẩn trọng việc này tại những khu vực có số ca nhiễm tăng mạnh.
Phúc trình mới của Viện hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ và Hiệp hội Bệnh viện Nhi đồng phát hiện có hơn 338.000 trẻ em xét nghiệm dương tính với COVID-19 kể từ khi bắt đầu đại dịch tại Mỹ, với 97.078 ca mới được ghi nhận trong giai đoạn từ 16 đến 30/7.
Hầu hết các ca mới trong nhóm này diễn tra tại các tiểu bang miền Nam và miền Tây nước Mỹ, theo báo cáo, căn cứ trên dữ liệu của 49 tiểu bang, Thành phố New York, Washington D.C, Puerto Rico và Guam.
Phúc trình không nêu lý do về đà tăng này. Xét nghiệm virus corona đang gia tăng tại Mỹ và những quan ngại về khả năng của trẻ em làm virus lây lan bắt nguồn từ những cuộc nghiên cứu mới cho thấy trẻ em có thể bị nhiễm virus.
Viện hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ lưu ý dữ liệu cho thấy bệnh nặng vì COVID-19 dường như hiếm có trong trẻ em. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) cũng nói trẻ em nhiễm virus ít có những triệu chứng nghiêm trọng.
CDC mới đây cập nhật những hướng dẫn khuyến nghị các trường học tái mở cửa trong một chừng mực nào đó, trừ phi tỉ lệ lây nhiễm trong cộng đồng cao và không kiểm soát được.
Một số thành phố, trong đó có Chicago và Los Angeles, có kế hoạch bắt đầu năm học mới trên mạng. Trong khi đó, Thành phố New York, từng là tâm dịch tại Mỹ, dự trù sẽ cho học sinh trong tất cả các học khu ít ra cũng tới lớp trực tiếp một phần vào mùa Thu này.
Trẻ em chỉ chiếm một tỉ số rất nhỏ trong số 162.000 người chết vì COVID-19 tại Mỹ. Có hơn 5 triệu người nhiễm virus tại Mỹ, chiếm khoảng một phần tư tổng số ca trên thế giới.
Người thất nghiệp tại Mỹ
có thể được tài trợ 300 Mỹ kim một tuần
theo hướng dẫn mới của Bộ Lao Động
Tin Washington DC – Trong bối cảnh hai đảng vẫn đang bế tắc trong việc đàm phán dự luật tài trợ mới, Tổng Thống Trump vào cuối tuần trước đã ký lệnh hành pháp, cung cấp cho người thất nghiệp 300 Mỹ kim mỗi tuần theo một chương trình có tên là hỗ trợ tiền lương bị mất. Tuy nhiên, số tiền này chỉ được cấp với điều kiện tiểu bang cũng phải chia sẻ gánh nặng, bằng cách cấp thêm 100 Mỹ kim, nâng tổng trợ cấp cho người thất nghiệp lên 400 Mỹ kim mỗi tuần.
Nhiều tiểu bang hiện đang đối mặt với tình trạng thiếu hụt ngân sách, và nhiều khả năng sẽ không thể đáp ứng điều kiện của liên bang. Đến Chủ Nhật, Bộ Lao Động đã đưa ra một lựa chọn khác, trong đó, tiền trợ cấp thất nghiệp hàng tuần mà tiểu bang chi trả cũng có thể được coi là tiền chia sẻ chi phí mà liên bang yêu cầu. Bộ Lao Động cho biết điều chỉnh mới này giúp tiểu bang không bị tốn kém thêm, ngoài số tiền tiểu bang hiện đang trả theo chương trình trợ cấp thất nghiệp thông thường.
Tuy nhiên, Bộ Lao Động vẫn khuyến khích các tiểu bang dùng ngân sách hỗ trợ được cấp từ liên bang để bổ sung thêm vào tiền phụ cấp cho người lao động. Hiện chưa rõ hướng dẫn của Bộ Lao Động sẽ áp dụng như thế nào cho 13 triệu người lao động tự do, những người không được trợ cấp thất nghiệp từ tiểu bang, và cả những người đang được gia hạn trợ cấp liên bang thêm 13 tuần.
Ngoài ra, cũng không rõ những người thất nghiệp được trợ cấp ít hơn 100 Mỹ kim một tuần có được nhận 300 Mỹ kim phụ cấp liên bang hay không. Khoảng 10% đến 15% người thất nghiệp đang rơi vào tình huống này. (Ngô Bảo)
100 người bị bắt, 13 cảnh sát bị thương
khi tình trạng bất ổn và cướp bóc diễn ra
ở thành phố Chicago
Vào hôm thứ Hai (10 tháng 8), hơn 100 người bị bắt giữ sau một đêm cướp bóc và bất ổn khiến 13 cảnh sát bị thương và thiệt hại ở khu mua sắm Magnificent Mile cao cấp và các khu vực khác của Chicago.
Giám đốc sở cảnh sát Chicago, David Brown cho biết đây là hành vi phạm tội nghiêm trọng xuất phát từ việc cảnh sát bắn thương tích một người trong khu phố Englewood một ngày trước đó. Sáng sớm thứ Hai (10 tháng 8), đã có tiếng súng nổ bắn cảnh sát và cảnh sát đã bắn trả, nhưng không có thương tích nào được báo cáo.
Theo ông Brown, cảnh sát sẽ được bố trí trong khu vực trung tâm thành phố cho đến khi có thông báo mới. Những người bị bắt dự kiến sẽ đối mặt với cáo buộc cướp bóc, gây rối trật tự, chống lại cảnh sát. Thị trưởng Chicago, Lori Lightfoot nói rằng thành phố đã kích hoạt chương trình bảo vệ khu phố cho đến khi chính quyền nhận định các khu phố đủ an toàn. Nhiều cơ sở kinh doanh bị cướp bóc chỉ mới mở cửa trở lại gần đây sau khi các cuộc biểu tình ở Chicago về cái chết của George Floyd trở nên hỗn loạn.
Theo đài CBS Chicago, các doanh nghiệp Chicago đã báo cáo bị thiệt hại tài sản lên tới 66 triệu Mỹ kim sau các vụ bất ổn. Tình trạng bất ổn bắt đầu ngay sau nửa đêm ở Magnificent Mile, một trong những điểm thu hút khách du lịch nhất Chicago. (BBT)
Hải Quân Ecuador giám sát đội tàu đánh cá khổng lồ
của Trung Cộng gần Galapagos
Tin từ ECUADOR – Hải quân Ecuador tiến hành giám sát một đội tàu đánh cá khổng lồ của Trung Cộng đang hoạt động gần vùng biển được bảo vệ của Quần đảo Galapagos, trong bối cảnh lo ngại về tác động môi trường của việc đánh bắt cá trong khu vực quần đảo nhạy cảm về mặt sinh thái.
Hải quân Ecuador thực hiện một nhiệm vụ tuần tra vào hôm thứ Sáu, bao gồm một chuyến bay tuần tra tại khu vực nơi các tàu thuyền đang đánh cá, cũng như do thám bằng các tàu tuần tra quân sự. Hải quân cho biết tổng số 340 tàu hiện đang hiện diện trong khu vực, so với con số khoảng 260 được báo cáo vào tháng trước. Những hình ảnh được ghi nhận trong chuyến bay tuần tra, với sự tham gia của các ký giả, cho thấy ít nhất một trong những con tàu có vẻ cũ kỹ và cần được bảo trì.
Tư lệnh Hải quân của Ecuador, Chuẩn Đô đốc Darwin Jarrin, cho biết hải quân tiếp xúc Colombia và Peru để chia sẻ thông tin và tìm kiếm một phản ứng trong khu vực đối với các tàu, hầu hết trong số đó có thể chứa tới 1,000 tấn thủy sản. Đội tàu này thường dành vài tuần để đánh cá ngoài khơi bờ biển Peru trước khi tiếp cận Galapagos.
Kể từ năm 2017, đội tàu đánh cá này đến trong những tháng mùa hè và đánh bắt ngay bên ngoài lãnh hải Galapagos, bị thu hút bởi các loài sinh vật biển như cá mập đầu búa có nguy cơ tuyệt chủng. Hành động đánh cá này không phải là bất hợp pháp vì nó diễn ra trên vùng biển quốc tế. Nhưng các nhà hoạt động môi trường cho rằng hành động này cho phép các đội tàu tận dụng sự dồi dào của các loài sinh vật biển tràn ra từ Galapagos và tiến vào vùng biển không được bảo vệ. (BBT)
https://www.sbtn.tv/hai-quan-ecuador-giam-sat-doi-tau-danh-ca-khong-lo-cua-trung-cong-gan-galapagos/
Những người có hệ miễn dịch chống được Covid-19
Zaria Gorvett
Tuy nghiên cứu mới nhất cho thấy kháng thể chống Covid-19 có thể mất đi trong thời gian ba tháng, nhưng đang có một hy vọng mới xuất hiện: tế bào T bí ẩn.
Các manh mối dần xuất hiện sau một thời gian. Đầu tiên các nhà khoa học phát hiện rằng có những bệnh nhân đã hồi phục sau khi nhiễm Covid-19 nhưng bí ẩn thay, họ không có bất cứ kháng thể nào chống lại căn bệnh này.
Vì sao thảm họa càng chết chóc, con người càng vô cảm?
Covid-19 làm thay đổi vĩnh viễn cuộc sống chúng ta thế nào?
Nhiễm Covid-19 sẽ bị tổn thương não nghiêm trọng?
Tiếp theo, họ thấy rằng đây là tình huống rất có thể xảy ra với một số lượng lớn người bệnh.
Và sau đó, các khoa học gia phát hiện ra rằng rất nhiều người đã khỏi bệnh có kháng thể nhưng dường như lại mất dần đi kháng thể này chỉ sau vài tháng.
Tóm lại, dù kháng thể đã được chứng minh là vô giá trong việc giúp truy vết quá trình lây lan đại dịch, nhưng chúng có thể không đóng vai trò chủ chốt giúp miễn dịch như ta từng tưởng. Nếu ta có thể có được sự bảo vệ lâu dài, thì có vẻ như sự bảo vệ này phải đến từ nơi nào đó khác.
Nhưng trong khi cả thế giới đang bận tâm quá mức đến kháng thể, thì nhiều nhà nghiên cứu bắt đầu nhận ra còn có một hình thức khác của miễn dịch – đó là với một số ca bệnh, cơ chế miễn dịch này đã trú ẩn trong cơ thể người nhiều năm mà ta không biết đến.
Một tế bào bạch cầu bí ẩn giờ đây đang thu hút sự chú ý. Dù trước đây nó chưa được nhắc đến nhiều trong nhận thức của công chúng, nhưng nó có thể cực kỳ quan trọng trong cuộc chiến chống Covid-19. Đây có thể là thời khắc quan trọng của tế bào T (‘T cell’).
Tế bào T, ‘điệp viên thầm lặng’
Tế bào T là một dạng tế bào miễn dịch, có nhiệm vụ chủ yếu là phát hiện và tiêu diệt các tế bào mầm bệnh hoặc nhiễm bệnh.
Nó thực hiện chức năng này bằng cách dùng protein bề mặt để bám vào các protein trên bề mặt của những kẻ mạo danh. Mỗi tế bào T cực kỳ đặc thù – có hàng triệu tỷ phiên bản khác nhau của protein bề mặt, và mỗi tế bào có thể nhận ra một mục tiêu khác nhau.
Vì tế bào T có thể tồn tại trong máu nhiều năm sau thời gian mắc bệnh, chúng cũng đóng góp vào “bộ nhớ lâu dài” của hệ miễn dịch và cho phép nó tăng cường nhanh hơn, phản ứng hiệu quả hơn khi phát hiện ra kẻ thù cũ.
Nhiều nghiên cứu cho thấy những người bị nhiễm Covid-19 có xu hướng có tế bào T tấn công virus, dù bệnh nhân có xuất hiện triệu chứng bệnh hay không.
Mọi chuyện tưởng chừng như vẫn bình thường, ổn cả. Thế nhưng các nhà khoa học gần đây cũng phát hiện ra rằng một số người khi xét nghiệm thì cho kết quả âm tính đối với kháng thể Covid-19 nhưng lại dương tính với tế bào T, là loại tế bào có thể nhận biết virus.
Điều này dẫn đến sự nghi ngờ rằng mức độ miễn dịch chống lại căn bệnh Covid-19 có thể phổ biến gấp đôi so với mức mà trước đây người ta tưởng.
Kỳ quặc hơn cả là khi các nhà nghiên cứu xét nghiệm mẫu máu lấy từ nhiều năm trước khi đại dịch xảy ra, họ thấy rằng tế bào T đặc biệt được ‘đo ni đóng giày’ để phát hiện ra các protein trên bề mặt của virus Covid-19.
Điều này cho thấy một số người đã từng có khả năng chống lại virus này ở mức độ nào đó trước khi nó lây nhiễm lên con người. Và nó có vẻ cực kỳ phổ biến: 40-60% những người chưa nhiễm bệnh có tế bào này.
Aids là một trong những bệnh chính xảy ra với tế bào T; virus HIV tiêu diệt một cách có hệ thống các tế bào này khi bệnh nhân nhiễm virus
Dường như người ta ngày càng nhận thấy tế bào T có thể là nguồn miễn dịch bí mật đối với bệnh Covid-19.
Sẽ ra sao nếu virus corona và tất cả các loại virus biến mất?
Covid-19 làm thay đổi các mối quan hệ của chúng ta ra sao
Nên ra ngoài trời nhiều để tăng sức đề kháng cho cơ thể
Vai trò trung tâm của tế bào T có thể giúp giải thích một số điều kỳ quặc khiến người ta hiểu nhầm – từ việc gây gia tăng rủi ro cho những người gặp phải virus khi họ lớn tuổi hơn, cho đến phát hiện bí ẩn là nó có thể hủy hoại lá lách.
Giải mã tầm quan trọng của tế bào T không chỉ là nhằm giải đáp sự tò mò của khoa học. Nếu các khoa học gia biết được phần nào của hệ miễn dịch là quan trọng nhất, họ có thể điều chỉnh nỗ lực trong việc chế tạo vaccine và đem lại phương thức chữa trị hiệu quả.
Tiết lộ về hệ miễn dịch
Hầu hết mọi người có lẽ không nghĩ về tế bào T hay tế bào bạch cầu lympho (lymphocytes) theo cách chúng đã được biết tới. Nhưng để tìm hiểu xem tế bào này quan trọng đến mức nào với hệ miễn dịch, ta có thể xem xét căn bệnh AIDS ở giai đoạn cuối.
Tình trạng sốt kéo dài. Lở loét. Mệt mỏi. Sụt cân. Các loại ung thư hiếm gặp. Những vi khuẩn thông thường vô hại, như nấm Candida albicans vốn thường xuất hiện trên da, giờ đây bắt đầu xuất hiện khắp nơi trên cơ thể.
Sau vài tháng hoặc vài năm, HIV gây ra tình trạng diệt chủng tế bào T cell. Virus HIV này tiêu diệt các tế bào, chui vào chúng và khiến chúng tự sát hàng loạt.
“Nó quét sạch một lượng lớn tế bào,” Adrian Hayday, giáo sư về miễn dịch tại Đại học King’s College London và là lãnh đạo nhóm nghiên cứu tại Học viện Francis Crick, nói. “Và vì vậy, cần nhấn mạnh tầm quan trọng cực kỳ của những tế bào này, đó là chỉ riêng kháng thể sẽ không thể giúp bạn vượt qua căn bệnh.”
Trong phản ứng miễn dịch thông thường, chẳng hạn như để chống lại virus cảm cúm, hàng rào bảo vệ đầu tiên là hệ miễn dịch bẩm sinh, vốn bao gồm tế bào bạch cầu và các tín hiệu hóa học nâng cao mức cảnh cáo. Quá trình này bắt đầu sản xuất kháng thể, vốn sẽ có tác dụng vài tuần sau đó.
“Và song song với đó, bắt đầu khoảng bốn đến năm ngày sau khi nhiễm bệnh, bạn bắt đầu thấy tế bào T được kích hoạt, và chỉ dấu cho thấy chúng đặc biệt nhận diện được các tế bào nhiễm virus,” Hayday giải thích.
Những tế bào không may mắn này sẽ bị tiêu diệt một cách nhanh chóng và thô bạo, hoặc là do chính tế bào T, hoặc nhờ các phần khác của hệ miễn dịch huy động tới để thực hiện nghĩa vụ không vui vẻ gì thay cho chúng – trước khi virus có cơ hội biến thành nhà máy sản xuất và nhân bản ra vô số.
Ngày càng có bằng chứng rõ nét cho thấy một số người có thể có sự bảo vệ ẩn giấu chống lại Covid-19
Tin tốt và tin xấu
Vậy ta biết gì về tế bào T và Covid-19?
Tiến hành xét nghiệm virus corona khó, dễ tới đâu?
Covid-19 và sự lựa chọn đau đớn cho ai được sống
Covid-19 ra tay tàn độc với nam giới hơn là với phụ nữ?
“Khi xem xét các trường hợp bệnh nhân Covid-19 – nhưng tôi cần nói rõ rằng đó là các bệnh nhân nhiễm bệnh nhưng không cần nhập viện – thì ta thấy có các phản ứng từ tế bào T,” Hayday nói. “Và gần như chắc chắn đây là tin rất tốt cho những người quan tâm đến vaccine, vì rõ ràng là ta có thể tạo ra kháng thể và khiến tế bào T nhận biết được virus đó. Thật là tốt.”
Trong thực tế, một loại vaccine do Đại học Oxford phát triển đã cho thấy nó có thể kích hoạt khả năng sản xuất tế bào này, bên cạnh việc sản xuất ra kháng thể.
Hiện vẫn còn quá sớm để biết phản ứng này sẽ đem đến mức độ bảo vệ nhiều ít tới mức nào, nhưng một thành viên của nhóm nghiên cứu nói với BBC News rằng kết quả là “cực kỳ có triển vọng”. (Xem thêm về vaccine của Đại học Oxford và cách đăng ký tham dự vào thử nghiệm của nghiên cứu này – bản tiếng Anh)
Tuy nhiên, như thế đã là quá tốt rồi. Trong số rất nhiều bệnh nhân phải nhập viện với bệnh Covid-19 tiến triển nặng, thì phản ứng của tế bào T không diễn ra như dự kiến.
“Rất nhiều tế bào T đang bị nhiễm bệnh,” Hayday giải thích. “Và những gì xảy ra với chúng hơi giống với việc đi ăn tiệc cưới hay tiệc kết thúc cuộc sống độc thân mà cuối cùng hỏng bét – ý tôi là có rất nhiều hoạt động, có sự sinh sôi nảy nở mạnh mẽ, nhưng rồi các tế bào này lại biến mất dần khỏi máu.”
Một giả thiết là những tế bào T này chỉ đang được điều động tới nơi cần thiết nhất, chẳng hạn như phổi. Nhưng nhóm nghiên cứu của ông thì cho rằng rất nhiều trong số chúng đã chết.
“Khám nghiệm pháp y với bệnh nhân Covid-19 bắt đầu cho thấy thứ mà ta gọi là tình trạng hoại tử, cũng tương tự như thối rữa,” ông nhận định. Điều này đặc biệt rõ ở những khu vực như lá lách hay các tuyến bạch huyết, nơi tế bào T thường sinh sống.
Đáng lo lắng là, hoại tử lá lách là chỉ dấu cho thấy tế bào T bị bệnh, trong đó bản thân tế bào miễn dịch đã bị tấn công.
“Nếu bạn nhìn vào khám nghiệm tử thi với bệnh nhân AIDS, bạn sẽ thấy cùng vấn đề,” Hayday lý giải. “Nhưng HIV là loại virus trực tiếp gây bệnh với tế bào T, nó gõ cửa rồi bước vào.”
Trái lại, không có bằng chứng nào hiện cho thấy virus Covid-19 có khả năng làm được điều này.
“Có thể là có nhiều cách giải thích cho điều này, nhưng theo hiểu biết của tôi thì chưa ai có câu trả lời cả,” Hayday nói.
“Chúng tôi không biết điều gì đang xảy ra. Có mọi bằng chứng cho thấy tế bào T có thể bảo vệ bạn, có lẽ là trong nhiều năm. Nhưng khi người ta mắc bệnh, thình lình họ không được hỗ trợ thiết lập cơ chế bảo vệ cơ thể nữa.
Tế bào T có thể vẫn có trong cơ thể nhiều năm sau khi người hết bệnh, giúp hệ miễn dịch có được trí nhớ lâu dài
Suy giảm lượng tế bào T có thể là lý do tại sao người già lại bị ảnh hưởng nặng nề hơn bởi Covid-19.
Thời tiết nắng nóng có tiêu diệt được Covid-19?
Vì sao tỷ lệ tử vong do virus corona mỗi nước mỗi khác?
‘Giãn cách xã hội’ bao lâu thì chống được Covid-19?
Hayday chỉ ra một thí nghiệm được thực hiện vào năm 2011, trong đó chuột được cho phơi nhiễm với phiên bản của cùng loại virus gây ra bệnh Sars.
Nghiên cứu trước đó đã cho thấy virus này – cũng là virus corona và là họ hàng gần với Covid-19 – kích thích việc sản sinh ra tế bào T cell, là loại tế bào chịu trách nhiệm ngăn cản lây nhiễm.
Nghiên cứu sau cho ra kết quả tương tự, nhưng sự khác biệt là lần này các chú chuột được tiếp tục sinh trưởng cho đến lúc già. Lúc chúng già đi, phản ứng của tế bào T trở nên yếu đi thấy rõ.
Tuy nhiên, trong cùng thí nghiệm, các nhà khoa học cũng cho chuột nhiễm virus bệnh cúm. Và trái ngược với những con chuột nhiễm Covid-19, những con chuột này tiếp tục có tế bào T chống lại bệnh cúm hiệu quả cho đến tận cuối đời.
“Đó là quan sát thú vị, theo cách mà nó có thể giải thích vì sao những người già hơn dễ bị nhiễm Covid-19 hơn,” Hayday giải thích. “Khi bạn đến khoảng 30 tuổi, tuyến ức của bạn thực sự bắt đầu co lại [là một tuyến nằm đằng sau xương ức và giữa phổi, đóng vai trò quan trọng trong phát triển tế bào miễn dịch], lượng tế bào T được sản sinh ra hàng ngày sụt giảm cực mạnh về số lượng.”
Điều này có ý nghĩa ra sao trong miễn dịch lâu dài?
“Với virus Sars ban đầu [xuất hiện năm 2002], người ta quay trở lại với bệnh nhân và chắc chắn tìm thấy dấu vết tế bào T vài năm sau khi bệnh nhân nhiễm bệnh,” Hayday giải thích. “Điều này một lần nữa phù hợp với ý kiến cho rằng những người này có mang tế bào T có chức năng bảo vệ, một thời gian dài sau khi họ hồi phục.”
Việc virus corona có thể dẫn đến việc tế bào T tồn tại lâu dài chính là điều khiến các nhà khoa học muốn kiểm tra lại các mẫu máu được lấy từ năm 2015 đến năm 2018, để xem liệu chúng có chứa bất cứ thứ gì có thể nhận diện Covid-19 hay không.
Thực tế cho thấy hệ miễn dịch của một số người đã học được cách nhận diện Covid-19 nhờ vào việc từng tiếp xúc với các loại virus gây bệnh cảm có protein bề mặt tương tự.
Điều này làm dấy lên khả năng trớ trêu, đó là một số người bị nhiễm bệnh nặng hơn vì họ không tích trữ tế bào T có khả năng nhận diện virus. “Tôi nghĩ rằng công bằng mà nói thì ta vẫn chưa có câu trả lời,” Hayday chia sẻ.
Thật không may là chưa ai từng xác nhận rằng liệu những người có tế bào T có chống lại được các loại virus corona gây ra bệnh cảm thông thường hay không.
“Để có được quỹ cho nghiên cứu này sẽ cần phải có nỗ lực cực kỳ lớn,” Hayday nói.
Nghiên cứu với bệnh cảm thông thường đã lỗi thời từ thập niên 1980 sau khi lĩnh vực này trì trệ và các nhà khoa học bắt đầu chuyển qua nhiều dự án mới, như nghiên cứu về HIV.
Khá khó khăn để có tiến bộ từ thời gian đó, vì căn bệnh này có thể do hàng trăm chủng virus gây ra – và rất nhiều trong số chúng có khả năng tiến hóa rất nhanh.
Dù kháng thể vẫn còn quan trọng khi truy vết sự lây lan của Covid-19, nhưng rốt cuộc chúng có thể không cứu ta
Liệu ta có thể tìm ra vaccine?
Nếu như việc từng bị nhiễm virus bệnh cảm thực sự dẫn đến việc bị nhiễm Covid-19 ở mức độ nhẹ hơn, thì điều này có thể dự báo khá tốt cho việc phát triển vaccine – bởi đó sẽ là bằng chứng cho thấy tế bào T còn lưu lại trong cơ thể có thể đem lại sự bảo vệ đáng kể, dù chúng đã được sinh ra nhiều năm trước.
Nhưng dù thậm chí nếu điều này không xảy ra, thì sự liên quan của tế bào T vẫn có ích – và ta càng hiểu nhiều hơn điều gì đang xảy ra thì càng tốt.
Hayday giải thích rằng cách thức vaccine đang được chế tạo nói chung là dựa vào kiểu phản ứng miễn dịch mà các nhà khoa học đang hy vọng tìm ra được.
Một số có thể kích thích việc sản xuất kháng thể – những protein trôi nổi tự do có thể gắn vào mầm bệnh xâm nhập, rồi từ đó vô hiệu hóa chúng hoặc gắn chúng vào phần khác của hệ miễn dịch để chống lại chúng.
Một số khác có thể nhắm tới việc đưa tế bào T vào tham dự, hoặc có thể kích hoạt phản ứng từ những phần khác của hệ miễn dịch.
“Các thiết kế vaccine thực sự là cực kỳ đa dạng,” Hayday nói. Ông đặc biệt cảm thấy được khích lệ với thực tế là virus này đã được chứng minh là có thể được hệ miễn dịch nhận biết rõ, kể cả ở những người bị nhiễm bệnh nặng.
“Vì vậy nếu ta có thể ngăn chặn những gì đang xảy ra với tế bào T ở bệnh nhân mà ta chăm sóc, thì ta sẽ có càng có cơ hội kiểm soát căn bệnh này hơn.”
Có lẽ ta sẽ nghe nói nhiều hơn về tế bào T trong thời gian sắp tới.
Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Future.
https://www.bbc.com/vietnamese/vert-fut-53717934
Reuters: Số ca nhiễm COVID toàn cầu
vượt qua 20 triệu
Tổng số người bị nhiễm COVID trên toàn cầu hôm 10/8 vượt qua mốc 20 triệu, theo Reuters. Trong đó, Mỹ, Brazil và Ấn Độ chiếm hơn một nửa tổng số ca được báo cáo.
Chứng bệnh về đường hô hấp này lây nhiễm ít nhất gấp 4 lần số người bị bệnh cúm trầm trọng hàng năm, theo Tổ chức Y tế Thế giới.
Trong khi đó, số tử vong vì COVID-19, trên 728.000 người, đã vượt quá con số người chết cao nhất hàng năm vì bệnh cúm.
Số liệu của Reuters, căn cứ trên phúc trình của các chính phủ, cho thấy dịch bệnh đang gia tăng. Sau ca lây nhiễm đầu tiên được báo cáo tại Vũ Hán, Trung Quốc, vào đầu tháng 1 năm nay, sau gần 6 tháng thế giới có 10 triệu ca. Chỉ 43 ngày sau, số này lên thành 20 triệu ca.
Các chuyên gia tin là số thực tế về cả lây nhiễm lẫn tử vong đều cao hơn dữ liệu chính thức, đặc biệt tại những nước khả năng xét nghiệm còn hạn chế.
Hoa Kỳ chiếm khoảng 5 triệu ca, Brazil 3 triệu và Ấn Độ 2 triệu. Nga và Nam Phi thuộc 10 nước hàng đầu.
Đại dịch gia tăng nhanh chóng tại Châu Mỹ Latin, chiếm 28% số ca trên thế giới và hơn 30% tỉ lệ tử vong, theo Reuters.
Trong khi đợt virus đầu tiên chưa lên đến đỉnh tại một số nước và tái gia tăng tại các nước khác, các chính phủ vẫn còn chia rẽ trong việc đáp ứng với đại dịch. Một số nước áp dụng trở lại các biện pháp y tế công cộng nghiêm ngặt, trong khi những nước khác tiếp tục nới lỏng các hạn chế.
Từ nay cho tới khi có vaccine, các chuyên gia y tế dự kiến sẽ còn khó xử về cách mở lại trường học, công ăn việc làm và đời sống xã hội cũng như các hạn chế sẽ còn dao động tới lui.
Cuộc chạy đua tìm kiếm vaccine hiện có hơn 150 ứng viên đang được bào chế và thử nghiệm trên toàn thế giới, 25 vaccine đang được thử nghiệm lâm sàng trên người, theo Tổ chức Y tế Thế giới.
Tại Mỹ, tuần trước trẻ em bắt đầu trở lại trường, dù còn tranh cãi về an toàn học đường.
Anh đã bổ sung Tây Ban Nha và Bỉ vào danh sách các nước mà những hành khách trở về phải cách ly tại nhà 14 ngày vì COVID tái gia tăng tại một số nơi ở Châu Âu.
Tại Châu Á, Trung Quốc tiếp tục ngăn chặn lây nhiễm bằng các biện pháp đóng cửa địa phương chặt chẽ.
Úc ra lệnh đóng cửa nghiêm ngặt và giới nghiêm về đêm tại thành phố Melbourne, nhằm chặn đứng dịch bệnh bùng phát tại đây.
Nước láng giềng New Zealand, nơi đời sống phần lớn đã trở lại bình thường, hồi cuối tuần báo cáo trong 100 ngày không có ca nhiễm mới ở địa phương.
Giới hoạt động Anh kiện
các sĩ quan Hồng Kông tra tấn người biểu tình
Hương Thảo
Ba sĩ quan cao cấp người Anh trong Lực lượng Cảnh sát Hồng Kông (HKPF) sẽ bị kiện vì cáo buộc tra tấn những người biểu tình ủng hộ dân chủ, một liên minh quốc tế gồm các nhà hoạt động, luật sư và tổ chức công bố hôm thứ Hai (10/8), theo tờ The Epoch Times.
Sau điều tra ban đầu, liên minh này hiện đang thu thập bằng chứng trước khi đệ đơn kiện tại Vương quốc Anh. Họ đã bắt đầu chiến dịch gây quỹ cộng đồng để tài trợ cho vụ kiện, thu về được hơn một phần ba mục tiêu là 200.000 bảng Anh (261.660 USD) chỉ trong vòng vài giờ.
Nhóm cho biết sau “một quá trình điều tra và thu thập bằng chứng sâu rộng”, họ đã xây dựng được một vụ kiến chống lại ba sĩ quan chỉ huy khu vực của HKPF.
Các sĩ quan này bị cáo buộc “tham gia và chịu trách nhiệm cho việc tra tấn những người biểu tình ủng hộ dân chủ”, liên minh cho biết trong một tuyên bố.
“Họ không chỉ đóng một vai trò quan trọng trong cuộc đàn áp từ chỉ thị của Bắc Kinh, mà họ còn trực tiếp giám sát nó”.
Kiện cáo ở Hồng Kông ‘gần như bất khả thi’
Liên minh cho rằng bạo lực của cảnh sát Hồng Kông “đã đạt đến mức điên cuồng”, bao gồm các hành vi đánh đập, dẫm lên người, tấn công tình dục và cưỡng hiếp, nhưng gần như không có cách để truy tố sự tàn bạo của cảnh sát Hồng Kông. Do đó, vụ kiện được đệ trình lên tòa án Anh là “một trong những lựa chọn duy nhất” để đưa những kẻ vi phạm nhân quyền ra trước công lý.
“Trong bối cảnh không có bất kỳ biện pháp nào buộc HKPF chịu trách nhiệm về các hành động của họ ở Hồng Kông, một cuộc truy tố riêng đối với các sĩ quan cấp cao của Anh, trong khu vực tài phán của Anh và xứ Wales theo các quy định về quyền tài phán chung, là một trong những lựa chọn duy nhất để buộc những người có trách nhiệm trả lời cho những tội ác của họ”, liên minh này cho biết.
Ông Luke de Pulford, thành viên tổ chức phi chính phủ Hong Kong Watch, và Nathan Law, cựu ủy viên hội đồng lập pháp Hồng Kông, đang dẫn đầu liên minh này để theo đuổi vụ kiện.
“Người dân Hồng Kông đang phải chịu đựng rất nhiều. Một trong những khía cạnh tồi tệ nhất của sự chịu đựng này là không có thủ phạm nào phải gánh trách nhiệm”, ông de Pulford nói trong một tuyên bố.
“Sau hàng trăm giờ xem xét các video và bằng chứng văn bản, tôi chắc chắn rằng các sĩ quan người Anh này đã đối xử tàn bạo và áp bức người dân Hồng Kông. Nếu cam kết đối với đạo đức và pháp luật của Vương quốc Anh nhằm mục đích nâng đỡ quyền lợi của người dân Hồng Kông không thể khiến chính những công dân Anh phải trả lời cho tội ác của họ, thì đó không thể nào tính là cam kết được”.
“Đây là một vụ án rất quan trọng – và có một nỗ lực nhóm rất lớn. Những tháng vừa qua đã chứng minh việc tố tụng ở Hồng Kông là điều gần như bất khả thi. Những viên cảnh sát người Anh này có thể không bị trừng phạt ở Hồng Kông, nhưng họ không thể trốn tránh luật pháp Anh”, ông viết trên Twitter.
Ông de Pulford cũng kêu gọi các nhân chứng cung cấp nhiều lời khai hơn để giúp vượt qua “những trở ngại đáng kể” trong việc thực thi pháp luật.
Tháng 11 năm ngoái, “Cô X”, một thiếu nữ 18 tuổi giấu tên ở Hồng Kông đã công bố một tuyên bố thông qua hãng luật đại diện của mình, cáo buộc cô đã bị một nhóm cảnh sát cưỡng hiếp tập thể khi bị giam trong đồn cảnh sát Tsuen Wan.
Cô cũng chỉ trích cảnh sát vì tiết lộ thông tin về trường hợp của cô cho giới truyền thông, cáo buộc họ “bôi nhọ thanh danh” của cô và “phá hoại bất kỳ khả năng truy tố nào”.
Cảnh sát Hồng Kông bắt giữ một người biểu tình sau khi lá cờ Trung Quốc bị dỡ bỏ tại một cuộc biểu tình ủng hộ quyền lợi người Duy Ngô Nhĩ ở Hồng Kông hôm 22/12/2019 (ảnh chụp màn hình The Epoch Times dẫn từ Reuters).
Báo cáo Nhân quyền Trung Quốc 2019 do Bộ Ngoại giao Mỹ công bố hồi tháng 3 năm nay đã xác định “sự tàn bạo của cảnh sát đối với những người biểu tình và những người bị giam giữ” là một trong những “vấn đề nhân quyền quan trọng”.
Báo cáo cho biết chính quyền Hồng Kông “đã tiến hành các bước để truy tố và trừng phạt các quan chức có hành vi xâm phạm quyền con người, nhưng lại từ chối lời yêu cầu rộng khắp của người dân tiến hành một cuộc điều tra đặc biệt đánh giá mức độ tàn bạo của cảnh sát trong các cuộc biểu tình”.
Trong một báo cáo công bố ngày 4/8 về thái độ hành xử của HKPF với nhân viên cứu trợ trong các cuộc biểu tình, các nhà lập pháp trong Nhóm Nghị sĩ Toàn đảng tại Hồng Kông cho biết HKPF đã “vi phạm các luật và nguyên tắc nhân đạo quốc tế, nhân quyền quốc tế và Tuyên bố chung Trung-Anh”.
Các tay súng sát hại 6 nhân viên cứu trợ người Pháp
cùng tài xế và hướng dẫn viên của họ ở Niger
Tin từ NIAMEY, Niger – Các viên chức cho biết vào hôm Chủ nhật (9/8), các tay súng trên xe gắn máy bắn chết sáu nhân viên cứu trợ người Pháp, một hướng dẫn viên người Nigeria và một tài xế trong một công viên hoang dã ở Niger.
Thống đốc Tidjani Ibrahim Katiella của vùng Tillaberi thông báo với Reuters rằng nhóm này bị tấn công trong một khu bảo tồn hươu cao cổ chỉ 65 km (40 dặm) từ thủ đô Niamey của của quốc gia Tây Phi. Khi trả lời phỏng vấn với Reuters, Bộ trưởng Quốc phòng Issoufou Katambé của Niger cho biết sáu người này làm việc cho một nhóm viện trợ quốc tế. Trước đó, các viên chức mô tả họ là khách du lịch.
Một phát ngôn viên của nhóm viện trợ nhân đạo ACTED của Pháp cho biết các nhân viên của họ có liên quan trong sự việc này. Hiện vẫn chưa có nhóm nào nhận trách nhiệm về vụ hành hung này. Tuy nhiên, Pháp và các quốc gia khác khuyến cáo người dân không nên đến các khu vực của Niger, nơi các chiến binh bao gồm Boko Haram và một chi nhánh của Nhà nước Hồi giáo đang hoạt động.
Văn phòng Tổng thống Pháp Emmanuel Macron xác nhận rằng các công dân Pháp bị sát hại ở Niger. Họ cho biết ông Macron trò chuyện qua điện đàm với Tổng thống Niger Mahamadou Issoufou, nhưng không cung cấp thêm thông tin chi tiết.
Hiệp hội Hướng dẫn viên Khu bảo tồn hươu cao cổ Koure đưa ra một tuyên bố mô tả những kẻ tấn công là một “nhóm những kẻ khủng bố” và tuyên bố rằng những người thiệt mạng bao gồm chủ tịch của họ, ông Kadri Abdou. (BBT)
Kinh tế Pháp thời Covid-19:
Khó khăn đang ở phía trước
Thanh Hà
Dịch Covid-19 thổi bay 270 tỷ euro GDP, thêm một triệu người bị mất việc làm, khả năng gia nhập thị trường lao động của 700.000 sinh viên sắp tốt nghiệp bị đe dọa, trong lúc ngân sách nhà nước đang cạn dần và virus corona vẫn rình rập tái phát. Chính quyền Pháp chuẩn bị kết thúc một “mùa hè đỏ lửa”.
Tại Pháp hiếm khi nào chính phủ và tất cả các công đoàn đồng ý với nhau về toàn cảnh kinh tế và xã hội của đất nước. Năm 2020 là một ngoại lệ. Về phía chính phủ, từ tổng thống Macron, thủ tướng Castex, cho đến bộ trưởng Kinh Tế Le Maire đều đồng loạt cảnh báo “Pháp đang đứng trước những tuần lễ khó khăn”. Giới công đoàn bất luận màu sắc chính trị cũng đưa ra những dự báo tương tự.
Hàng loạt các tập đoàn lớn của Pháp trên sàn chứng khoán thông báo thua lỗ bạc tỷ và đang chuẩn bị các kế hoạch sa thải nhân viên, liên tục cầu viện chính phủ. Tất cả những khó khăn chồng chất này đều bắt nguồn từ việc virus corona đẩy hoạt động kinh tế không riêng gì của Pháp vào cảnh tê liệt. Đúng ba tháng sau kể từ ngày Paris thông báo dỡ bỏ các biện pháp phong tỏa, guồng máy sản xuất hoạt động với công công suất chỉ bằng từ 70 đến 80 % so với hồi trước mùa dịch.
Tổng sảm phẩm nội địa Pháp riêng quý 2 năm nay giảm 13,8 %, sau khi đã bị giảm đi gần 6 % trong ba tháng đầu năm 2020, theo thẩm định của viện thống kê quốc gia INSEE. Đây là hậu quả trực tiếp “của các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt trong 8 tuần lễ, tiêu thụ nội địa giảm hơn 10 % trong giai đoạn từ giữa tháng 3 đến cuối tháng 5/2020 ; đầu tư của các doanh nghiệp giảm 18 % ; chỉ số sản xuất giảm 14,2 % trong quý 2/2020, sau khi đã giảm hơn 5 % trong ba tháng đầu năm nay”.
Doanh nghiệp bị phá sản
Ngày 16/03/2020, khi thông báo các biện pháp phong tỏa ngăn ngừa dịch lây lan, tổng thống Emmanuel Macorn tuyên bố “không một doanh nghiệp nào phải đối mặt với nguy cơ vỡ nợ” trong thời gian phải ngưng hoạt động. Ba tháng sau, nghiên cứu của Đài Quan Sát về Tình Hình Kinh Tế Pháp OFCE dự phóng, về lâu dài, 8 tuần lễ hoạt động cầm chừng và tác động kéo dài của đại dịch khiến “nguy cơ các doanh nghiệp trên toàn quốc bị phá sản tăng lên 80 % so với thời kỳ trước Covid-19”. Nói cách khác, trung bình ở Pháp, rủi ro một công ty bị phá sản là 1,8 %. Dưới tác động của virus corona, tỷ lệ này nhảy vọt lên thành 3,2%. Như vậy từ “55.000 đến 95.000 công ty vừa và nhỏ có nguy cơ phải đóng cửa và 1 công ty trên 10 lâm vào cảnh thiếu hụt thanh khoản”.
Hệ quả kèm theo từ các vụ phá sản này là tối thiểu 250.000 người phải ra khỏi thị trường lao động, theo nghiên cứu của OFCE. Các lĩnh vực bị thiệt hại hơn cả gồm nhà hàng, quán ba, những hoạt động liên quan đến lĩnh vực giải trí, du lịch.
Nếu dân Pháp và những du khách hiếm hoi đến Pháp ngừng đi ăn ở các nhà hàng, thì có tới 250.000 nhân viên phục vụ, các các nhà cung cấp … bị đe dọa mất việc.
Trong ngành du lịch, các du thuyền lớn bé trên thế giới đều bị cầm chân tại các cảng kể từ khi bị coi là “hang ổ của virus corona”. Riêng tại Pháp, khoản thất thu trong nửa đầu năm nay ước tinh lên tới gần 1 tỷ euro, 30.000 nhân viên bị ảnh hưởng. Đó là chưa kể xưởng đóng tàu ở Saint – Nazaire vùng Loire Atlantique nhìn ra Đại Tây Dương lo ngại đơn đặt hàng sẽ bị hủy. Lại thêm 3.000 nhân viên làm việc trực tiếp tại xưởng đóng tàu và trên dưới 5.000 người lao động của các tập đoàn gia công cho Saint – Nazaire có thể bị mất việc.
Ngân Hàng Trung Ương Pháp chờ đợi tỷ lệ thất nghiệp trong năm nay bị đẩy lên tới 12 %.
CAC 40 lỗ cả trăm tỷ
Cuối tháng 7, đầu tháng 8 cũng là thời điểm 40 đại tập đoàn lớn nhất của Pháp tham gia thị trường chứng khoan công bố sổ sách. Chưa khi nào mức thua lỗ lại nghiêm trọng như lần này. Trên đài truyền hình France 3, nhà báo Etienne Lefèvre của nhật báo kinh tế Les Echos so sánh :
Etienne Lefèvre : “Renault thông báo lỗ 7 tỷ euro, mức nặng nhất kể từ khi bắt đầu hoạt động. Trong ngành công nghiệp hàng không, Airbus lỗ 1,5 tỷ euro, trong khi cho tới nay tập đoàn châu Âu này luôn luôn có lãi. Thêm vào đó, từ hãng dầu khí Total cho đến tập đoàn hàng không quốc gia AirFrance hay công ty đường sắt quốc gia SNCF, đều thua lỗ bạc tỷ. Trong một tuần lễ, 40 tập đoàn hàng đầu trên thị trường chứng khoán Pháp trong danh sách CAC 40 thông báo thua lỗ 30 tỷ euro trong sáu tháng đầu năm 2020. Để so sánh, năm ngoái, lãi của các đại tập đoàn này là 80 tỷ euro và ngay cả hồi khủng hoảng tài chính 2008, những công ty này vẫn lời đến 50 tỷ. Điều đó cho thấy thiệt hại tài chính của đại dịch Covid-19 đang nghiêm trọng tới mức nào”.
Điểm nóng : tháng 9/2020
Tại sao chính phủ chờ đợi một “làn sóng” doanh nghiệp phá sản kể từ tháng 9 trở đi? Câu trả lời khá đơn giản : kể từ ngày 23/08/2020, các biện pháp “khẩn cấp” mà chính phủ đã liên tục duy trỳ để hỗ trợ doanh nghiệp sẽ hết hiệu lực. Các biện pháp hỗ trợ đó gồm : hoãn đóng thuế, chính phủ bảo lãnh khi các công ty vay gân hàng, kế hoạch khẩn cấp 110 tỷ euro, mà trong đó có đến gần 1/4 là nhằm tài trợ cho 8 triệu người lao động được hưởng quy chế thất nghiệp bán phần, giúp số người này vẫn có được thu nhập ổn định, qua đó tiếp tục chi tiêu.
Nói cách khác, đến đầu tháng 9 tới đây, các công ty, cửa hàng, các chủ doanh nghiệp hay các đại tập đoàn đều sẽ phải đóng thuế trở lại cho nhà nước, lại phải thanh toán các khoản nợ đáo hạn cho ngân hàng… Khi đó, họ không còn được “đặt dưới máy trợ thở nữa”, như ghi nhận của Thierry Millon, giám đốc Altares Dun, một cơ quan chuyên thu thập thông tin về các doanh nghiệp, trụ sở tại ngoại ô Paris. Theo ông, hơn 10.000 doanh nghiệp Pháp thuộc diện này. Vẫn theo Altares Dun, một hãng được xem là an toàn nếu có được một cái gối tiền mặt đủ để có thể hoạt động từ 4 đến 5 tháng dù có bị làm ăn thua lỗ”. Nhưng đối với hơn 100.000 công ty, chiếc gối an toàn đó hiện nay bị rút ngắn lại còn chưa đầy 30 ngày.
Một chỉ số báo động Pháp khó tránh khỏi các đợt phá sản sắp tới là giới ngân hàng đang tăng vốn dự trữ, đề phòng tình trạng thân chủ mất khả năng thanh toán và tỷ lệ nợ khó đòi tăng cao.
Công quỹ cạn dần, nợ lớn nhanh
Về mặt ngân sách, Covid-19 đã làm tiêu tan tất cả những nỗ lực của nhiều chính quyền liên tiếp nhằm lấy lại cân bằng cho các quỹ bảo hiểm y tế, trợ cấp thất nghiệp hay quỹ lương hưu. Virus corona đào sâu thêm thâm hụt quỹ bảo hiểm y tế và chưa biết tới khi nào mới có thể san bằng được khoản thất thu hơn 30 tỷ euro hồi mùa xuân vừa qua.
Các khoản chi tiêu của chính phủ để tài trợ cho các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp và bảo đảm công việc làm cho người dân tăng nhanh. Thâm hụt ngân sách nhà nước trong năm 2020 dự trù cao gấp 5 lần so với hồi 2019. Bộ Tài Chính cho biết, đến nay chính phủ đã chi ra 450 tỷ để khắc phục hậu quả kinh tế, y tế và xã hội của dịch Covid-19. Nhà báo Etienne Lefèvre của tờ Les Echos phân tích :
Etienne Lefèvre: “Về mặt xã hội, hậu quả lớn nhất là đối với thị trường lao động : các tập đoàn trong danh sách CAC 40 thông báo sa thải hàng loạt nhân viên. Airbus, Renault, Air France và gần đây nhất là tập đoàn Accord đều có kế hoạch giải thể hàng ngàn công việc làm. Quan trọng hơn thế nữa là những khó khăn của các đại công ty này ảnh hưởng trực tiếp đến rất nhiều hãng khác.
Đó là những hãng làm gia công cho các tập đoàn CAC 40, hay là các nhà cung cấp cho của những Airbus, Renault.. Các tập đoàn công nghiệp lớn dù có gặp khó khăn họ cũng đủ sức đối phó với khủng hoảng. Ngược lại, những công ty cò con, không có nhiều vốn dự trữ, có nguy cơ bị phá sản. Kịch bản này đang ngày càng rõ nét trong những tuần lễ sắp tới.
Điểm đáng chú ý thứ nhì là ngân sách của nhà nước Pháp cũng cạn đi. Tất cả các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp từ tháng 3 tới nay rất tốn kém, trong khi đó khoản thu vào gần như không có. Chính phủ cho phép các doanh nghiệp tạm ngừng đóng thuế cho nhà nước và tạm ngùng đóng góp cho các quỹ an sinh xã hội. Chính phủ cũng đã đứng ra bảo đảm cho các doanh nghiệp khi họ cần đi vay ngân hàng. Ngân sách đang bị thâm hụt. Tới nay cũng chưa biết làm thế nào để tài trợ tất cả các kế hoạch kích cầu cả trăm tỷ euro đó”.
Thêm 700.000 người lao động trẻ
Sau cùng một trong những hồ sơ nóng chờ đợi chính phủ Pháp trong những tuần lễ sắp tới là đội ngũ sinh viên trẻ vừa đến tuổi đi làm. Paris muốn tránh để 700.000 thanh niên dưới 26 tuổi trở thành “một thế hệ bị hy sinh” dưới tác động của dịch Covid-19.
Hai tuần lễ sau khi nhậm chức, thủ tướng Jean Castex thông báo một ngân sách 6,5 tỷ euro trong hai năm sắp tới, để giúp giới trẻ bước vào thị trường lao động. Tiêu biểu nhất là biện pháp giảm thuế để khuyến khích doanh nghiệp tuyển dụng giới trẻ. Điện Matignon đề ra mục tiêu từ nay đến tháng Giêng 2021 sẽ giúp 450.000 thanh niên dưới 26 tuổi tìm được việc làm, 230.000 tiếp tục được đào tạo trực tiếp ngay tại các hãng xưởng, và ký được 100.000 hợp đồng dưới dạng vừa học vừa làm.
Tuy nhiên, tất cả những kế hoạch đầy tham vọng nói trên chỉ có thể giúp nước Pháp ghi được những bàn thắng quan trọng trên phương diện kinh tế, nếu trên mặt trận y tế, giới y khoa kiểm soát được đà lây lan của virus corona.
Bầu cử Belarus: Lãnh đạo phe đối lập
Tikhanovskaya rời nước ra đi ‘vì con cái’
Lãnh đạo phe đối lập Belarus Svetlana Tikhanovskaya cho biết bà đã đưa ra một “quyết định rất khó khăn” là rời khỏi đất nước, sau khi tuyên bố có gian lận trong kết quả cuộc bầu cử.
Bà Tikhanovskaya cho biết bà đã làm điều đó vì các con của mình trong lúc các cuộc biểu tình tiếp tục diễn ra trong đêm thứ hai. Một người thiệt mạng cho tới nay.
Kết quả thăm dò cho thấy Tổng thống Alexander Lukashenko có được 80% phiếu bầu, mặc dù có nhiều cáo buộc gian lận.
Các cuộc đụng độ bạo lực giữa cảnh sát và người biểu tình trong hai đêm kể từ khi cuộc bầu cử được tổ chức đã khiến ít nhất một người thiệt mạng, và đã có nhiều tin nói về sự tàn bạo của cảnh sát.
Bà Tikhanovskaya được cho là đã kích động phe đối lập, vốn tạo một thách thức mạnh mẽ hơn bao giờ hết đối với ông Lukashenko, người nắm quyền lãnh đạo đất nước thuộc Liên Xô cũ từ năm 1994.
Tuy nhiên tổng thống đã mô tả những người ủng hộ phe đối lập là “những con cừu” bị nước ngoài giật dây.
Bà Tikhanovskaya nói gì?
Trong một đoạn video xúc động gửi tới ủng hộ viên (bằng tiếng Nga) được ghi lại trước khi bà lên đường đến Lithuania và đăng trên YouTube, bà Tikhanovskaya cho biết bà đã đánh giá quá cao sức mạnh của bản thân.
“Tôi nghĩ rằng chiến dịch này đã thực sự rèn luyện tôi và cho tôi rất nhiều sức mạnh để tôi có thể đương đầu với bất cứ điều gì,” bà nói.
“Nhưng tôi đoán tôi vẫn là một người phụ nữ yếu đuối như tôi trước đây thôi.”
Bà cho biết quyết định ra đi của mình là hoàn toàn độc lập và không bị ảnh hưởng bởi bất cứ ai xung quanh, mặc dù nhiều người sẽ “lên án” hoặc “ghét” bà vì điều đó.
“Cuộc sống nay chẳng có gì đáng giá nữa,” bà nói thêm. “Con cái là điều quan trọng nhất trong cuộc đời của chúng ta”.
Bà Tikhanovskaya đã gửi các con tứi Lithuania để an toàn trước cuộc bầu cử.
Trước đó, Ngoại trưởng Litva Linas Linkevicius đã nhắn trên Twitter về nơi ở của bà Tikhanovskaya sau khi có tin đồn rằng bà đã biến mất.
Đã có quan ngại cho bà vào hôm thứ Hai nhưng người lo chiến dịch tranh cử của bà sau đó nói rằng bà “an toàn”, mà không nói ở đâu.
Ông Linkevicius nói với đài phát thanh Lithuania rằng bà Tikhanovskaya đã bị giam bảy giờ ở Belarus nhưng không nói lý do tại sao hoặc do ai giam giữ.
Một người gần cận của thủ lĩnh phe đối lập cho biết bà đã được nhà chức trách hộ tống ra khỏi đất nước như một phần của thỏa thuận cho phép trả tự do cho người phụ trách chiến dịch của bà là Maria Moroz, người đã bị bắt vào tối thứ Sáu. Hai người cùng nhau rời Belarus.
Biểu tình Mỹ, biểu tình Hong Kong – và những bế tắc chưa lối thoát
Vì sao các cuộc biểu tình tại Mỹ lần này mạnh mẽ như vậy?
Svetlana Tikhanovskaya là ai?
Chiến dịch tranh cử đã chứng kiến việc bà Tikhanovskaya, 37 tuổi, một cựu giáo viên từng là một bà mẹ nội trợ, nổi lên thành thành tâm điểm chính trị.
Sau khi chồng bà bị bắt và bị ngăn đăng ký tham gia ứng cử, bà đã thay thế vị trí của chồng.
Tổng thống Lukashenko nói bà Tikhanovskaya là “cô bé tội nghiệp”, bị các “bậc thầy bù nhìn” nước ngoài thao túng.
Sau khi cuộc bỏ phiếu diễn ra, chiến dịch tranh cử của bà cho biết kết quả, vốn chỉ dành cho bà 9,9% phiếu bầu, “không phản ánh thực tế” và thề sẽ thách thức “nhiều sai phạm”.
Bà Tikhanovskaya nói với các phóng viên rằng trên thực tế bà đã thắng cử, đồng thời kêu gọi chính quyền từ bỏ quyền lực một cách ôn hòa. Các cuộc biểu tình bắt đầu xảy ra ngay sau khi các phòng phiếu đóng cửa.
Tuy nhiên, ông Lukashenko cho biết ông sẽ phản ứng mạnh mẽ với các cuộc biểu tình và không để đất Điều gì đã xảy ra trong cuộc các cuộc biểu tình hôm thứ Hai?
Cảnh sát chống bạo động đã bắn đạn cao su, hơi cay và lựu đạn gây choáng để giải tán hàng nghìn người biểu tình tập trung tại thủ đô.
Sự tàn khốc của cuộc đàn áp đã khiến giới quan sát bị sốc – nhiều vũ khí trong số này chưa từng được sử dụng ở Belarus trước cuối tuần trước.
Đài truyền hình Belsat TV có trụ sở tại Ba Lan đã phát sóng cảnh cảnh sát lao vào đám đông.
Tin cho hay một số người biểu tình đã chống trả, ném bom xăng. Những người biểu tình cũng cố gắng dựng các chướng ngại vật.
Giới chức nói rằng một người biểu tình đã chết khi một thiết bị nổ trên tay – là trường hợp tử vong đầu tiên được xác nhận kể từ khi cuộc đụng độ bắt đầu.
Một số người đã bị bắt. Một nhà báo đã bị thương, các đồng nghiệp và nhân chứng của bà cho biết.
Phóng viên BBC Abdujalil Abdurasulov ở Minsk cho biết những người biểu tình đã được đưa vào xe cảnh sát và nghe thấy đánh đập khi các cảnh sát vào xe, và những người bên trong kêu cứu.
Phóng viên BBC nói quy mô của các cuộc biểu tình và bạo lực được sử dụng để giải tán đám đông là chưa từng có, và những người biểu tình đang chật vật tìm tung tích của bạn bè và người thân mất tích.
Tổng thống Lukashenko, 65 tuổi, được bầu lần đầu vào năm 1994.
Trong cuộc bỏ phiếu cuối cùng vào năm 2015, ông được tuyên bố là người thắng cuộc với 83,5% phiếu bầu. Không có ứng viên thách thức nghiêm trọng và những người quan sát bầu cử nói về các vấn đề trong việc kiểm phiếu.
Sự tức giận đối với chính phủ của ông Lukashenko lần này một phần được thúc đẩy bởi phản ứng của họ với virus corona.
Tổng thống đã hạ lái dư luận khỏi dịch bùng phát, khuyến cáo người dân uống vodka và sử dụng phòng tắm hơi để chống lại dịch bệnh.
Belarus, quốc gia có dân số 9,5 triệu người, đã ghi nhận gần 70.000 ca mắc và gần 600 ca tử vong.
Bắt tỷ phú Jimmy Lai, TQ giáng đòn chí tử vào tự do báo chí Hong Kong?
Ủng hộ BLM, hai người Mỹ gốc Việt bị gọi là ‘cộng sản’ và khủng bố tinh thần
https://www.bbc.com/vietnamese/world-53739103
Covid-19: Putin nói
vaccine đã được phê duyệt để sử dụng
Tổng thống Nga Vladimir Putin nói một người con gái của ông đã được tiêm vaccine Covid-19
Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết một vaccine Covid-19 được phát triển ở Nga đã được cơ quan quản lý y tế phê duyệt chỉ sau chưa đầy hai tháng thử nghiệm trên người.
Ông Putin nói vaccine này đã vượt qua tất cả các thử nghiệm cần thiết, và cho biết thêm con gái của ông đã được tiêm.
Các quan chức Nga cho biết họ có kế hoạch bắt đầu tiêm chủng trên diện rộng vào tháng Mười.
Các chuyên gia bày tỏ lo ngại về tốc độ phát triển vaccine của Nga, và gợi ý rằng các nhà nghiên cứu Nga có thể đã đi đường tắt.
Gián điệp Nga ‘tấn công nghiên cứu vaccine Covid-19’
Truyền thông Nga gợi ý Donald Trump liên quan virus corona
Vaccine, báo chí và mạng người
Trong bối cảnh có lo ngại về độ an toàn của vaccine này, Tổ chức Y tế Thế giới tuần trước yêu cầu Nga tuân thủ các quy định quốc tế về sản xuất vaccine chống Covid-19.
Vaccine của Nga không nằm trong danh sách sáu vaccine đang trong giai đoạn ba của WHO. Giai đoạn ba có liên quan đến thử nghiệm trên người trên diện rộng.
Tổng thống Putin nói gì?
Gọi đây là vaccine đầu tiên trên thế giới, Tổng thống Putin nói vaccine do Viện Gamaleya phát triển, cho người được tiêm có “miễn dịch bền vững” với virus corona.
Ông nói ông biết rằng vaccine này “khá có hiệu quả”, và không đưa thêm chi tiết và nhấn mạnh nó đã qua “tất cả các kiểm tra cần thiết”.
Ông Putin nói vaccine đã được tiêm cho một trong các cô con gái của ông, người thấy khỏe mặc dù bị sốt trong thời gian ngắn.
“Tôi nghĩ xét về mặt này, con bé đã tham gia vào thử nghiệm,” ông Putin nói.
Ông không nói rõ người con gái nào đã được tiêm vaccine. Rất ít khi Tổng thống Putin công khai nhắc đến các con gái của mình.
Cuộc đời của các cô con gái, được gọi là Maria Vorontsova và Katerina Tikhonova trong các tin tức mà truyền thông Nga đưa, được bao phủ trong bức màn bí mật.
Chúng ta biết gì về vaccine này của Nga?
Tuần trước, chính phủ Nga tuyên bố họ đang chuẩn bị tiêm chủng diện rộng vào tháng Mười sau khi nói họ đã thực hiện thử nghiệm thành công vaccine này.
Các nhà khoa học Nga nói những thử nghiệm giai đoạn đầu đã hoàn tất và kết quả là thành công.
Vaccine của Nga dùng một chủng của virus adeno, một loại virus thường gây ra cảm cúm, để kích hoạt phản ứng miễn dịch.
Hồi tháng Bảy, các nhà khoa học Nga tuyên bố các thử nghiệm giai đoạn đầu của vaccine do Viện Gamaleya phát triển đã được hoàn tất
Nhưng các nhà quản lý y tế Nga đã phê duyệt vaccine trước khi Nga hoàn thành một nghiên cứu lớn hơn với hàng ngàn người tham gia, được biết đến như thử nghiệm giai đoạn ba.
Các chuyên gia coi các thử nghiệm này là một phần trong quá trình xét nghiệm.
Mặc dù vậy, Bộ trưởng Y tế Mikhail Murashko nói vaccine này đã “được chứng minh là có hiệu quả và an toàn cao”, và ca ngợi đây là một bước tiến lớn hướng tới “chiến thắng của nhân loại” với Covid-19.
Trên 100 vaccine trên thế giới hiện đang được phát triển, với một số vaccine đã ở giai đoạn thử nghiệm trên người.
Mặc dù có tiến bộ nhanh chóng, hầu hết các chuyên gia cho rằng phải tới giữa năm 2021 mới có vaccine dùng rộng rãi cho mọi người.
“Đôi khi các nhà nghiên cứu tuyên bố họ đã tìm được vaccine nào đó, và tất nhiên đó là tin rất tốt,” người phát ngôn của WHO Christian Lindmeier nói với báo giới hôm 4/8.
“Nhưng giữa việc tìm ra vaccine và biết được vaccine có tác dụng hay không, và trải qua tất cả các giai đoạn nghiên cứu, có sự khác biệt rất lớn.”
https://www.bbc.com/vietnamese/world-53739694
Cảnh sát Beirut bắn hơi cay khi người biểu tình
– hai bộ trưởng từ chức
Tin từ BEIRUT, Lebanon – Vào hôm Chủ nhật (9/8), cảnh sát Lebanon bắn hơi cay để cố gắng giải tán những người biểu tình ném đá đang chặn một con đường gần tòa nhà quốc hội ở Beirut, trong ngày thứ hai của cuộc biểu tình chống chính phủ do vụ nổ kinh hoàng tuần trước gây ra.
Đoạn phim trên truyền hình cho thấy hỏa hoạn bùng phát tại lối vào Parliament Square khi những người biểu tình cố gắng đột nhập vào khu vực có rào chắn. Những người biểu tình cũng đột nhập vào khu nhà và các văn phòng của Bộ giao thông.
Hai bộ trưởng của chính phủ từ chức giữa hậu quả chính trị của vụ nổ và nhiều tháng khủng hoảng kinh tế, đồng thời tuyên bố rằng chính phủ thất bại trong việc cải cách. Vụ nổ hơn 2,000 tấn amoni nitrat vào hôm thứ Ba giết chết 158 người và khiến hơn 6,000 người bị thương, làm trầm trọng thêm nhiều tháng suy thoái kinh tế và chính trị, đồng thời kích động những lời kêu gọi yêu cầu chính phủ từ chức.
Một phóng viên Reuters cho biết cảnh sát chống bạo động mặc áo giáp và mang dùi cui đụng độ với những người biểu tình khi hàng nghìn người tụ tập về Parliament Square và Martyrs’ Square gần đó. Giáo sĩ Cơ đốc giáo Maronite hàng đầu của quốc gia, Hồng y Bechara Boutros al-Rai, cho biết nội các nên từ chức vì họ không thể “thay đổi cách quản trị đất nước”.
Vào hôm Chủ nhật (9/8), Bộ trưởng Bộ Môi trường Lebanon từ chức và tuyên bố rằng chính phủ đánh mất một số cơ hội để cải cách. Ông Damianos Kattar từ chức sau khi Bộ trưởng Bộ Thông tin Manal Abdel Samad từ chức trước đó vào hôm Chủ nhật (9/8). (BBT)
https://www.sbtn.tv/canh-sat-beirut-ban-hoi-cay-khi-nguoi-bieu-tinh-hai-bo-truong-tu-chuc/
Chính phủ Lebanon từ chức sau vụ nổ ở Beirut
Tin Beirut, Lebanon – Thủ Tướng Lebanon vào thứ Hai, 10 tháng 8, thông báo chính phủ của ông sẽ từ chức, trong bối cảnh dư luận nước này đang hết sức phẫn nộ vì vụ nổ kinh hoàng ở thủ đô Beirut. Vụ nổ kho chứa hơn 2,000 tấn ammonium nitrate vào ngày 4 tháng 8 đã giết chết ít nhất 163 người, làm bị thương hơn 6,000 người, và phá hủy một phần thủ đô, làm tăng thêm gánh nặng lên cho Lebabnon, nơi đang chìm trong khủng hoảng kinh tế chính trị từ nhiều tháng qua.
Trong bài diễn văn thông báo quyết định từ chức, Thủ Tướng Hassan Diab nói chính phủ của ông sẽ tuân theo ý muốn của người dân về việc phải chịu trách nhiệm cho thảm họa và cải tổ tình hình xã hội hiện nay. Tổng Thống Michel Aoun đã chấp nhận thư từ chức, nhưng yêu cầu chính phủ của Thủ Tướng Diab tạm thời tiếp tục làm việc cho đến khi nội các mới được bổ nhiệm.
Chính phủ của ông Diab thành lập vào tháng 1 năm nay, với sự ủng hộ của tổ chức Hezbollah thân Iran và các đồng minh của tổ chức này. Người dân Beirut đã biểu tình suốt 3 ngày qua, nhằm phản đối tình trạng tham nhũng và đòi cải tổ chính phủ.
Theo hệ thống chính quyền Lebanon, Tổng Thống Aoun phải hỏi ý với quốc hội về ứng cử viên thủ tướng, và ông sẽ bổ nhiệm ứng cử viên nhận được nhiều ủng hộ nhất từ các nhà lập pháp. Chính phủ của Thủ Tướng Diab đã chịu nhiều áp lực vào sau vụ nổ ở Beirut. Một số bộ trưởng đã từ chức trong cuối tuần qua, và nhiều người khác cũng chuẩn bị có hành động tương tự trong tuần này. Vào thứ Bảy trước, Thủ Tướng Diab nói ông sẽ yêu cầu tổ chức sớm cuộc bầu cử quốc hội. (Ngô Bảo)
https://www.sbtn.tv/chinh-phu-lebanon-tu-chuc-sau-vu-no-o-beirut/
Liban: Chính phủ từ nhiệm, dân tiếp tục biểu tình
Thu Hằng
Vụ nổ ở cảng Beyrouth và sự phẫn nộ của người dân Liban đã buộc chính phủ phải từ nhiệm. Ngày 10/08/2020, thủ tướng Hassan Diab thông báo giải thể toàn bộ nội các, sau khi có đến bốn bộ trưởng từ chức trong vòng 2 ngày.
Theo Reuters, ngay từ giữa tháng 7, cả thủ tướng và tổng thống Liban đều được biết về kho nitrat ammonium được trữ ở cảng Beyrouth, nguyên nhân của hai vụ nổ khiến 163 người chết và hơn 6.000 bị thương.
Tuy nhiên, việc chính phủ từ nhiệm vẫn chưa làm dịu sự phẫn nộ của người dân. Một cuộc tuần hành với khẩu hiệu « Chôn chính quyền trước tiên » được tổ chức ngày 11/08, gần khu vực cảng, tiếp theo cuộc biểu tình tối 10/08 của hàng trăm người trên quảng trường Martyrs, ở trung tâm thành phố.
Phóng sự của hai đặc phái viên RFI Pierre Olivier và Julien Boileau :
« Đường phố ở trung tâm thủ đô Beyrouth hỗn loạn. Đêm buông xuống. Hơi cay bủa vây những người biểu tình trên quảng trường Martyrs. Một người nói : « Cảnh sát chống bạo động bắn hơi cay vào chúng tôi ! Trước đó, chúng tôi dựng chướng ngại vật trước lực lượng cảnh sát nhưng giờ chúng tôi phải chạy vì hơi cay !”
Thông báo về việc chính phủ từ nhiệm vẫn không thuyết phục được người thanh niên Liban này, trên mặt đeo chiếc mặt nạ chống hơi độc. Anh nói tiếp : « Thủ tướng đã từ chức, nhưng đó chỉ là một con rối. Việc ông ấy ra đi sẽ không thay đổi được gì cả ! Có 7, 8 người, đều là những nhà tài phiệt, chính họ mới là những người điều hành Liban. Tôi có mặt ở đây để buộc họ cũng phải ra đi ! »
Những người biểu tình này phần lớn là dưới 40 tuổi và họ lo cho tương lai của mình, dù đó là chính phủ của thủ tướng Hassan Diab hay một chính phủ khác. Một phụ nữ nói : « Thanh niên đã quá chán chường, họ bỏ quê ra đi, họ bỏ lại gia đình. Chúng tôi không có tương lai, không có chút hy vọng nào. Họ đã tước tất cả của chúng tôi. Thế mà họ vẫn trơ mặt ngồi lại ! »
Một số khác lấy làm tiếc là không có nhiều người xuống đường tối thứ Hai để bày tỏ phẫn nộ. Một phụ nữ chỉ trích : « Người Liban quá lười nhác ! Họ muốn một chính phủ độc lập, nhưng không ai muốn nhúc nhích ».
Dù chính phủ đã quyết định từ nhiệm, nhưng rất nhiều cuộc tuần hành khác, có tổ chức hơn, đã được lên kế hoạch ».
Biển Đông: Nhật ký thỏa thuận
cung cấp cho VN sáu tàu tuần tra
Nhật Bản đã ký một thỏa thuận cho vay trị giá 36,6 tỷ Yên (345 triệu đôla) với Việt Nam để cung cấp cho Việt Nam 6 tàu tuần tra nhằm tăng cường khả năng thực thi luật biển, theo SCMP.
Thỏa thuận này được công bố khi Bắc Kinh tăng cường các tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông.
Thỏa thuận này cũng đến vào thời điểm Hoa Kỳ ngày càng bày tỏ lập trường cứng rắn trước Trung Quốc, phản đối cái mà Washington gọi là yêu sách hàng hải “hoàn toàn trái pháp luật” cùng chiến lược “bắt nạt” Việt Nam và các quốc gia tranh khác trên Biển Đông.
Theo báo Việt Nam, thời gian vay là 40 năm, thời gian ân hạn 10 năm. Thời gian dự kiến hoàn thành dự án từ tháng 7/2020 – 10/2025 khi tàu tuần tra thứ 6 được bàn giao cho Cảnh sát biển Việt Nam.
Hiệp định vốn vay này được ký kết dựa trên cơ sở Công hàm Trao đổi của dự án được thực hiện trong chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến Nhật Bản vào ngày 6/6/2017, và là hiệp định vốn vay đầu tiên được ký kết tại Việt Nam trong vòng 3 năm trở lại đây kể từ tháng 8/2017, theo Thanh Niên.
Biển Đông: Việt Nam chèo lái ASEAN vững vàng trước Trung Quốc?
Biển Đông: Phát hiện Mỏ Kèn Bầu ‘lớn nhất’ lịch sử, VN có lo TQ can thiệp?
VN bị ảnh hưởng gì khi Philippines muốn ‘gần Trung, xa Mỹ’?
Nhật Bản chỉ trích việc Trung Quốc quân sự hóa các khu vực tranh chấp, cũng như việc mở rộng các hoạt động trên biển và trên không ở Biển Đông, cho rằng những hành động như vậy thể hiện những nỗ lực đơn phương nhằm thay đổi hiện trạng khu vực bằng cách chèn ép.
Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản đã ký thỏa thuận với Chính phủ Việt Nam tại Hà Nội vào ngày 28/7, theo JICA.
Thông cáo báo chí của JICA ngày 30/7 cho hay các tàu tuần tra (OPV) này dài 79 m, cấu trúc bằng thép và hợp kim nhôm. Việc gọi thầu và tiến hành đóng tàu bắt đầu từ năm 2021.
Nhật Bản từng cung cấp tàu cá cho Việt Nam, nhưng đây sẽ là lần đầu tiên Tokyo cung cấp cho Hà Nội tàu tuần tra, theo một quan chức Bộ Ngoại giao.
Sáu tàu tuần tra này sẽ là tàu mới và do Nhật Bản sản xuất.
“Dự án này sẽ cung cấp cho Cảnh sát biển Việt Nam nguồn tài chính để mua sắm tàu thuyền, hỗ trợ cải thiện hoạt động cứu nạn hàng hải và thực thi luật biển”, JICA cho biết trong một tuyên bố. “Nó cũng sẽ giúp tăng cường tự do hàng hải.”
Trong khi các tàu của chính phủ Trung Quốc được cho là đã bắn cảnh cáo vào các tàu cá của các nước láng giềng, các tàu Trung Quốc cũng làm gián đoạn sự phát triển dầu khí của Việt Nam trong vùng đặc quyền kinh tế của nước này.
Tuyên bố cho biết, dự án sẽ góp phần vào việc “hiện thực hóa một Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở”, một biện pháp chống lại việc Bắc Kinh tăng cường sức mạnh quân sự ở Biển Đông, nơi họ có các yêu sách chồng lấn với Brunei, Malaysia, Philippines, Việt Nam và Đài Loan.
Các vấn đề xung quanh Biển Đông đã trở thành mối quan tâm không chỉ đối với Nhật Bản – quốc gia có các tuyến đường biển lớn – mà còn cả cộng đồng quốc tế, vốn coi chúng có liên quan trực tiếp đến hòa bình và ổn định ở khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương.
“Các quốc gia liên quan, bao gồm cả Trung Quốc, được khuyến cáo kiềm chế các hành động đơn phương làm gia tăng căng thẳng và hành động trên cơ sở nguyên tắc pháp quyền”, Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết trong sách trắng hàng năm được công bố vào tháng trước.
Các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông cũng có ý nghĩa trực tiếp đối với Nhật Bản, đặc biệt là khi Trung Quốc đang đẩy mạnh nỗ lực phá hoại chính quyền Nhật ở quần đảo Senkaku (Điếu Ngư), một nhóm các đảo nhỏ ở Biển Hoa Đông mà Bắc Kinh và Đài Loan tuyên bố chủ quyền.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-53732868
Nhật Bản tuyên bố đáp trả
khi tàu TQ hiện diện ở vùng biển tranh chấp
Nhật Bản cảnh báo, quân đội nước này sẵn sàng đáp trả tàu Trung Quốc nếu xâm phạm lãnh hải xung quanh các đảo tranh chấp ở biển Hoa Đông.
Tokyo phát đi thông báo với Bắc Kinh, cho biết Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (SDF) sẽ đáp trả nếu các tàu Trung Quốc tiếp tục tăng cường các hoạt động xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang tranh chấp ở biển Hoa Đông.
“Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (SDF) sẽ hành động kiên quyết khi cần thiết trong khi hợp tác với Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Nhật Bản”, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Taro Kono cho biết tại một cuộc họp báo ngày 4/8 song không cho biết thông tin chi tiết về kế hoạch hành động sắp tới.
Theo Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản, các tàu của Cảnh sát biển Trung Quốc đã mở rộng mạnh mẽ các hoạt động xung quanh quần đảo Senkaku trong những năm gần đây. Ông cũng nhấn mạnh Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (SDF) sẽ phản ứng ngay lập tức bất cứ trường hợp nào nào của tàu Trung Quốc hiện diện ở vùng biển tranh chấp.
Quan chức cấp cao của Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết, bình luận của Bộ trưởng Quốc phòng Kono nhằm cảnh báo Trung Quốc, đề cập đến khả năng sẽ xuất hiện nhiều tàu cá Trung Quốc tại vùng biển tranh chấp ở biển Hoa Đông trong những ngày tới đây.
Theo dự kiến, một lượng lớn tàu đánh cá Trung Quốc dự kiến sẽ tới vùng biển gần quần đảo mà Trung Quốc gọi là quần đảo Điếu Ngư, vào khoảng giữa tháng 8 sau khi chính quyền Trung Quốc dỡ bỏ thời hạn cấm đánh bắt cá ở đây.
“Bộ trưởng Quốc phòng đã nói về hoạt động giám sát và cảnh báo thường xuyên của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (SDF)”, quan chức Bộ Quốc phòng Nhật Bản nói về việc ông Kono đề cập đến hành động của SDF.
Các tàu tuần duyên của Trung Quốc đã tăng cường hiện diện gần như liên tục trong 18 tháng qua, đi vào lãnh hải của Nhật Bản hoặc vùng tiếp giáp quanh các đảo theo ý muốn và phớt lờ yêu cầu rời đi. Gần đây, tàu của chính phủ Trung Quốc đã hiện diện trong khu vực kỷ lục 111 ngày liên tục trước khi rời đi do bão ập đến.
Trung Quốc thường xuyên đưa tàu tiến vào vùng biển gần quần đảo mà nước này gọi là Điếu Ngư trên biển Hoa Đông. Quần đảo không người này hiện do Nhật Bản kiểm soát với tên gọi Senkaku.
Theo Lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản, tần suất các tàu hải cảnh Trung Quốc xâm nhập vùng biển Senkaku/Điếu Ngư ngày càng tăng trong 2 năm gần đây. Riêng năm 2019, Nhật đã ghi nhận tổng cộng 1.097 vụ xâm nhập vùng nước xung quanh Senkaku/Điếu Ngư của tàu Trung Quốc, trong đó có 126 lần các tàu này tiến vào vùng nước 12 hải lý xung quanh Senkaku/Điếu Ngư.
Trung Cộng cho phi cơ chiến đấu đến eo biển
trong bối cảnh Bộ Trưởng Y Tế Hoa Kỳ
đến thăm Đài Loan
Tin Đài Bắc, Đài Loan – Vào thứ Hai, 10 tháng 8, Bộ Quốc Phòng Đài Loan cho biết Trung Cộng đã điều chiến đấu cơ băng qua đường trung tuyến tại eo biển Đài Loan, trong lúc Bộ Trưởng Y Tế Hoa Kỳ Alex Azar đang đến thăm đảo quốc này.
Theo Không quân Đài Loan, lúc khoảng 9 giờ sáng thứ Hai, các chiến đấu cơ J-10 và J-11 của Trung Cộng đã vượt qua đường trung tuyến trên eo biển Đài Loan trong một thời gian ngắn. Đường trung tuyến này là biên giới không chính thức phân chia không phận giữa Đài Loan và Trung Cộng. Bộ Quốc Phòng Đài Loan cho biết đã theo dõi các máy bay Trung Cộng bằng hệ thống hỏa tiễn đất đối không, và cáo buộc vụ xâm nhập đã phá hoại nghiêm trọng an ninh và ổn định tại khu vực.
Bộ Quốc Phòng Đài Loan thêm rằng Không quân nước này có đủ khả năng theo dõi các diễn biến gần eo biển Đài Loan và không phận, và sẽ đáp trả phù hợp nếu cần bảo vệ an ninh quốc gia. Hành động của quân đội Trung Cộng diễn ra giữa lúc Bộ Trưởng Azar đang có cuộp gặp với Tổng Thống Đài Loan Thái Anh Văn. Đây cũng là chuyến thăm cấp cao nhất của một viên chức nội các Hoa Kỳ đến Đài Loan, kể từ khi Washington hủy quan hệ ngoại giao với Đài Bắc để chuyển sang Bắc Kinh vào năm 1979.
Hoa Kỳ nói chuyến đi của Bộ Trưởng Azar là nhằm thể hiện sự ủng hộ đối với Đài Loan, và công nhận thành tựu của đảo quốc này trong việc đối phó đại dịch Covid-19. Quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng hiện đang ở mức thấp chưa từng thấy, sau khi hai bên đối đầu về nhiều vấn đề như thương mại, tài sản trí tuệ, biển Đông, Hong Kong và đại dịch coronavirus. (BBT)
Nhà hoạt hoạt động nhân quyền Hồng Kông
Agnes Chow bị bắt giữ theo Luật An ninh Quốc gia
Hải Long
Hàng loạt các nhà hoạt động dân chủ ở Hương Cảng đã bị bắt giữ sau khi Luật An ninh Quốc gia có hiệu lực.
Một tài khoản facebook xác thực của một nữ cảnh sát Hồng Kông đã tiết lộ rằng nhà hoạt động dân quyền chủ chốt Agnes Chow đã bị bắt giữ vào cuối ngày thứ Hai (10/8) theo Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông. Reuters trích dẫn lại nội dung đăng tải như sau: “Hiện chắc chắn là Agnes Chow đã bị bắt về tội ‘liên tục kích động’ theo luật an ninh quốc gia”. Một nguồn tin khác từ cảnh sát cũng cho biết Chow nằm trong danh sách 10 người đã bị bắt giữ ngày hôm đó trong một cuộc điều tra an ninh quốc gia.
Cảnh sát nói rằng họ đã bắt 9 người đàn ông và một phụ nữ, độ tuổi từ 23 đến 72 tại trụ sở báo Apple Daily trong đó có nhân vật truyền thông quyền lực Jimmy Lai và những nhà điều hành cấp cao khác của kênh truyền thông này.
Là một thành viên của nhóm hoạt động xã hội ủng hộ cho nền dân chủ, Chow có khả năng nói thành thạo tiếng Nhật và rất nổi tiếng ở Nhật Bản. Đầu năm nay, cô đã thúc giục Tokyo suy nghĩ lại về chuyến viếng thăm Nhật Bản của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Chuyến viếng thăm khởi đầu được ấn định vào tháng 3, nhưng đã bị hoãn lại do đại dịch viêm phổi Vũ Hán.
Trong một cuộc họp báo vào tháng 6, Chow đã kêu gọi: “Chúng tôi hy vọng rằng Thủ tướng (Shinzo) Abe và chính phủ Nhật Bản có thể suy nghĩ lại xem có thực sự cần thiết phải mời Chủ tịch Tập tới Nhật Bản hay không”.
Những đăng tải trên facebook của cảnh sát xuất hiện giữa lúc dư luận quốc tế đang chỉ trích Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông khi nó vẫn còn đang trong giai đoạn dự thảo
Nhiều nhà sách Hồng Kông
dũng cảm đương đầu luật an ninh của Bắc Kinh
Hương Thảo
Sau khi Bắc Kinh áp luật an ninh quốc gia mới nhắm vào Hồng Kông, các cuốn sách nhạy cảm đối với chính quyền Trung Quốc đã biến mất khỏi các kệ sách ở thư viện công cộng, nhưng nhiều nhà sách vẫn dũng cảm duy trì truyền thống kinh doanh vốn được hình thành trong thế giới tự do.
Nỗi sợ hãi của các nhà sách độc lập ở Hồng Kông lần đầu xuất hiện vào năm 2015, khi 5 nhân viên của nhà sách Causeway Bay Books, xuất bản các sách chính trị, bỗng nhiên biến mất. Sau đó, vào năm 2018, có thông tin rằng Văn phòng Liên lạc Trung Quốc tại Hồng Kông đã sở hữu nhà xuất bản Sino United Publishing (SUP), và thông qua đó kiểm soát hơn một nửa các nhà sách ở Hồng Kông.
Nhưng vẫn có những nhà sách ở Hồng Kông can đảm chống lại ảnh hưởng của chính quyền Trung Quốc. Ông Albert Wan chủ của nhà sách Bleak House Books nói rằng ông sẽ không thay đổi cách điều hành doanh nghiệp của mình. Điều này bao gồm việc nhà sách của ông tiếp tục phát hành các tựa sách chính trị nhạy cảm với Bắc Kinh.
Ông Wan không phải là chủ cửa hàng sách duy nhất thất vọng với luật an ninh. Bà May Fung của ACO Book – một cửa hàng sách địa phương chuyên bán sách về nghệ thuật và văn hóa – cũng bày tỏ sự lo ngại đối với đạo luật này: “Mỗi ấn phẩm về bất kỳ chủ đề nào đều phải tuân theo luật an ninh quốc gia này. Tôi nghĩ điều đó thật nguy hiểm và tôi hơi lo lắng”, bà nói với HKFP.
Cũng giống như ông Wan, bà Fung sẽ không thay đổi nguyên tắc kinh doanh của mình, trừ khi bị buộc phải làm khác đi. “Tôi sẽ không dừng hoạt động vì lý do [chính quyền] có thể cấm hoặc không cấm một số đầu sách nhất định. Chúng tôi sẽ tiếp tục làm những gì chúng tôi đã đang làm cho đến khi chúng tôi bị dồn tới đường cùng”, bà nói.
Lợi ích kinh doanh
Ở những nhà sách khác đang áp dụng một cách tiếp cận thận trọng hơn theo luật an ninh mới. Một người đàn ông làm quản lý tại một cửa hàng sách, xin giấu tên, nói với HKFP rằng doanh nghiệp của ông đã phải tự kiểm duyệt để bảo vệ việc kinh doanh.
“Sau khi luật an ninh quốc gia thông qua, chúng tôi cảm thấy rằng sự tự do trước đây đã bị cướp đoạt”, người quản lý này nói. “Ví dụ, [trước đây] chúng tôi thoải mái trưng bày sản phẩm của mình trong các hội chợ nghệ thuật, chúng tôi thậm chí còn trưng bày một cuốn sách về Tây Tạng trong những năm gần đây”, ông nói.
Tuy nhiên, từ khi có luật an ninh mới, mọi chuyện đã thay đổi. “Chúng tôi bán rất nhiều sách về các chủ đề. Nhưng chắc chắn chúng tôi phải tự kiểm duyệt. Vì cuối cùng, chúng tôi là một thực thể kinh doanh”, ông nói.
Tự do nhất có thể
Khi được hỏi về việc ông có nhận thấy sự thay đổi diễn ra ở các khách hàng của mình không, ông Wan trả lời: “Chúng tôi đã nghĩ rằng mọi người sẽ thay đổi thói quen mua sách sau khi có luật an ninh, vì chúng tôi có những sách và tài liệu mà một số người có thể cho là nhạy cảm. “Tuy nhiên, khách hàng vẫn mua những cuốn sách theo thói quen trước khi luật [an ninh] được thông qua”.
Quản lý một cửa hàng sách có trụ sở ở Đức cũng cho biết điều tương tự. “Khách hàng của chúng tôi đang thực hiện quyền mua hàng tự do như trước đây”.
Ông Wan nói rằng, ông có niềm tin nhiều nhà sách sẽ tiếp tục đóng vai trò thầm lặng nhưng rất quan trọng của họ trong việc tạo điều kiện để người dân tiếp cận kiến thức.
“Chỉ cần [giữ] kinh doanh theo cách họ đã từng làm trước khi luật được thông qua. Chỉ cần duy trì cảm giác tự do vốn là thương hiệu của xã hội Hồng Kông. Đây là những gì khiến Hồng Kông khác biệt với Hoa lục. Duy trì bầu không khí đó và văn hóa đó là vô cùng quan trọng”, ông Wang chia sẻ.
Đồng quan điểm với ông Wang, bà Fung cho biết: “Các nhà sách đóng một vai trò quan trọng trong việc cung cấp quyền truy cập vào kiến thức trong cộng đồng. Không phải ai cũng được hưởng một nền giáo dục chính thức”.
“Người Hồng Kông đi con đường nào, các nhà sách chúng tôi sẽ đi con đường đó. Ngay bây giờ bầu trời đang mây mù, nhưng ai biết được? Chúng ta chỉ cần gìn giữ hy vọng và tiếp tục làm những gì chúng ta đang làm”, ông Wang trải lòng.
Theo HongKongFP
Hồng Kông : Dân đổ xô mua báo Apple Daily,
ủng hộ nhà tỷ phú bị bắt
Thu Hằng
Nhật báo độc lập Hồng Kông Apple Daily bán chạy như tôm tươi hôm nay, 11/08/2020, chỉ một ngày sau khi nhà tỉ phú Lê Trí Anh (Jimmy Lai), chủ tập đoàn truyền thông Next Digital, bị bắt theo luật an ninh mới. Cũng hôm nay, cổ phiếu của tập đoàn Next Digital, công ty mẹ của Apple Daily, tăng 788% từ khi nhà tỉ phú bị bắt, từ 0,09 lên thành 0,80 đô la Hồng Kông.
Trang nhất của Apple Daily số ra ngày 11/08 là hình ảnh ông chủ Lê Trí Anh, 71 tuổi, một gương mặt hàng đầu của phong trào ủng hộ dân chủ Hồng Kông, bị cảnh sát còng tay dẫn đi. Bài xã luận của tờ báo viết : « Hôm qua (10/08) sẽ không phải là ngày tăm tối nhất của Apple Daily, vì những sách nhiễu, trấn áp và những vụ bắt bớ sau này sẽ còn tiếp tục đe dọa chúng tôi ». Quyết tâm « chiến đấu » của đội ngũ nhân viên của Apple Daily cũng được in mầu đỏ đậm trên trang nhất.
Sáng sớm 11/08, rất nhiều người dân Hồng Kông đã xếp hàng chờ mua Apple Daily. Số báo bán ra đã tăng gấp 5, lên đến 550.000 bản thay vì khoảng 100.000 mỗi ngày. Một chủ nhà hàng ở khu phố sầm uất Mongkok mua ủng hộ 50 tờ để phát cho khách hàng. Ông giải thích với AFP, « vì chính phủ không muốn Apple Daily sống, những người dân Hồng Kông như chúng tôi phải tự cứu lấy tờ báo ».
Ngay sau thông tin nhà tỉ phú ủng hộ dân chủ bị bắt, trên Twitter ngày 10/08, ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã bày tỏ « quan ngại sâu sắc ». Theo ông, với vụ bắt giữ này, « thêm một bằng chứng nữa cho thấy đảng Cộng Sản Trung Quốc đã tước đoạt các quyền tự do và quyền của người dân Hồng Kông ». Phó tổng thống Mỹ Mike Pence khẳng định trên Twitter : « Hoa Kỳ sẽ tiếp tục ủng hộ ông Lê Trí Anh và tất cả những người dân Hồng Kông khao khát tự do ».
Amnesty International : Hồng Kông bị tước quyền tự do báo chí
Tổ chức Ân Xá Quốc Tế lên án vụ bắt giữ chủ nhân nhật báo độc lập Apple Daily. Trả lời RFI, ông Cho Min Lam, phụ trách chương trình của Ân Xá Quốc Tế tại Hồng Kông, đánh giá đây là mối đe dọa cho tự do báo chí ở đặc khu hành chính :
« Có đến 200 cảnh sát ập vào trụ sở của tập đoàn ở Hồng Kông. Theo thông tin của chúng tôi, lực lượng cảnh sát đã từ chối cấp thông tin chi tiết ghi trên lệnh bắt. Vì thế, ban giám đốc cũng không thể biết được là liệu cảnh sát có quyền khám soát đồ dùng, máy móc của các nhà báo hay không.
Rất nhiều đoạn video cho thấy cảnh sát xông vào bên trong tòa báo và lục soát bàn làm việc của các nhân viên. Đó là sự vi phạm những quyền cơ bản, quyền tự do cá nhân, chứ không chỉ vi phạm mỗi quyền tự do báo chí.
Vì thế, khi chính quyền sử dụng đạo luật an ninh một cách mơ hồ như vậy, chúng tôi sợ rằng rất nhiều quyền khác sẽ còn bị đe dọa trong tương lai. Và điều này rất quan trọng vì tập đoàn truyền thông này thường xuyên chỉ trích gay gắt chính phủ trung ương Trung Quốc cũng như chính quyền Hồng Kông.
Căn cứ vào tình hình chính hiện nay tại Hồng Kông, sẽ rất khó khăn cho các cơ quan truyền thông, cũng như các hãng thông tấn truyền tải được tiếng nói của họ và chi trích những chính sách của chính phủ. Những vụ bắt giam này là một mối đe dọa rất lớn cho quyền tự do báo chí ở Hồng Kông ».
Trong khi đó, ngày 10/08, Trung Quốc thông báo các biện pháp trừng phạt đối với 11 quan chức Mỹ vì « đã hành xử xấu về các vấn đề liên quan đến Hồng Kông ». Trong danh sách có hai thượng nghị sĩ Marco Rubio, Ted Cruz và ông Kenneth Roth, giám đốc điều hành tổ chức Quan Sát Nhân Quyền (Human Rights Watch).
Đài Bắc lo Trung Quốc biến Đài Loan thành một Hồng Kông khác
Ngày 11/08/2020, trong cuộc họp báo với bộ trưởng Y Tế Mỹ đang công du Đài Bắc, ngoại trưởng Ngô Chiêu Nhiếp ( Joseph Wu ) cho rằng Đài Loan trong thế ngày càng khó khăn vì Trung Quốc gây sức ép, buộc Đài Bắc « chấp nhận những điều kiện biến hòn đảo dân chủ thành một Hồng Kông khác ».
Bắc Kinh từng đề xuất với Đài Bắc mô hình « Một quốc gia, hai chế độ » như ở Hồng Kông. Tuy nhiên, tất cả các chính đảng lớn ở Đài Loan, trong đó có đảng của tổng thống Thái Anh Văn (Tsai Ing-wen), đều bác bỏ đề xuất này.
Theo phát biểu của ngoại trưởng Ngô Chiêu Nhiếp, được Reteurs trích dẫn, Đài Loan sẽ không lùi bước trong cuộc chiến « bảo vệ nền dân chủ trước cuộc xâm lược chuyên chế » và để « nền dân chủ chiến thắng ».
Chuyến thăm Đài Loan của bộ trưởng Y Tế Mỹ bị Bắc Kinh đánh giá là một mối de dọa cho « hòa bình và ổn định ». Dường như để cảnh cáo Washington và Đài Bắc, ngày 10/08, nhiều chiến đấu cơ của Trung Quốc đã vượt đường ranh giới trên eo biển Đài Loan giữa Hoa lục và hòn đảo.
Hàng hóa Hong Kong xuất sang Mỹ
sắp phải dán nhãn ‘Made in China’
Hàng hóa sản xuất ở Hong Kong để xuất khẩu sang thị trường Mỹ phải được dán nhãn ‘Made in China’ kể từ ngày 25/9/2020, theo thông báo của chính phủ Mỹ phổ biến hôm 11/8.
Biện pháp này được đưa ra sau khi Trung Quốc áp đặt luật an ninh quốc gia lên Hong Kong dẫn tới quyết định của Mỹ hủy bỏ quy chế thương mại đặc biệt của cựu thuộc địa Anh quốc dưới mắt luật pháp Mỹ, khiến các căng thẳng song phương – đã tăng cao trong cuộc chiến tăng thuế quan và vì cách xử lý đại dịch Covid-19, lại càng leo thang hơn nữa.
Bước kế tiếp là các công ty Hong Kong sẽ phải chịu các mức thuế quan áp đặt đối với các nhà xuất khẩu ở đại lục trong chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, nếu họ sản xuất các mặt hàng tương tự, thông báo của Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ cho biết.
Thông báo có hiệu lực 45 ngày sau khi được công bố.
Biện pháp này được thông qua sau khi Hoa Kỳ xác định Hong Kong không còn đủ quyền tự trị để có thể được đối xử khác so với Trung Quốc.
Hoa Kỳ hôm 7/8 ghi vào sổ đen Trưởng Đặc khu Hong Kong Carrie Lam và giám đốc Sở cảnh sát Hong Kong bị cáo buộc là hạn chế các quyền tự do chính trị tại cựu thuộc địa của Anh.
Để trả đũa, Bắc Kinh hôm thứ Hai áp đặt các biện pháp chế tài đối với 11 công dân Mỹ, trong đó có một số nhà lập pháp của Đảng Cộng hòa.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steve Mnuchin hôm 10/8 nói các công ty Trung Quốc và các nước khác không thỏa đáng tiêu chuẩn của Mỹ về mặt báo cáo tài chính sẽ bị loại khỏi các thị trường chứng khoán Mỹ trước cuối năm 2021.
cầu cứu Trung Quốc xả nước cứu sông Mekong
MRC hối thúc 6 nước đánh giá việc dòng chảy xuống thấp kỷ lục trong năm thứ hai liên tiếp, đe dọa gây hạn hán các nước hạ du.
Mực nước tại lưu vực hạ lưu sông Mekong thấp kỷ lục.
Báo cáo của Ủy ban sông Mekong (MRRC) vừa công bố mới đây đã xác định sơ bộ nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng dòng chảy Mekong thấp kỷ lục và hạn hán xảy ra trong năm nay. Trong đó, có những nguyên nhân như: lượng mưa bất thường do ảnh hưởng của El Nino, tình trạng dòng chảy thấp kéo dài từ năm 2019 và lượng nước tại các sông nhánh đổ về sông Mekong cũng có xu hướng ít hơn.
Dòng chảy thấp khiến Biển Hồ (Tonle Sap) của Campuchia trải qua thời kỳ cực kỳ khô hạn với dòng chảy ngược thấp nhất kể từ năm 1997.
Báo cáo cũng cho biết thêm rằng, hoạt động của các đập thủy điện trên dòng chính ở thượng lưu sông Mekong và các đập phụ lưu ở hạ nguồn có thể ảnh hưởng đến tình trạng dòng chảy xuống thấp như hiện nay.
Tuy nhiên, Ban Thư ký MRC cho biết họ không thể nào có được dữ liệu và thông tin chính thức để xác minh các tác động tiềm ẩn của các hoạt động tích nước ở phía đầu nguồn.
“Chúng tôi kêu gọi 6 quốc gia Mekong tăng cường chia sẻ dữ liệu và thông tin về các hoạt động của đập thủy điện một cách minh bạch và nhanh chóng với MRC”, TS An Pich Hatda, Giám đốc điều hành của MRC nói.
Bản báo cáo dài 32 trang chỉ ra rằng dòng chảy thấp hiện tại có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến Campuchia do mất đi nguồn lợi thủy sản và nguồn nước tưới tiêu. Việt Nam có thể bị sụt giảm năng suất lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long, và năng suất nông nghiệp của Lào và Thái Lan cũng có thể bị ảnh hưởng.
Đặc biệt, báo cáo của MRC cho rằng có thể có sự mất cân bằng sinh thái do những thay đổi đáng kể về thời gian, quá trình và mức độ ngập lụt ở Biển Hồ cũng như các vùng ngập lũ xung quanh. Điều này có thể dẫn đến tình trạng suy giảm sinh sản của các loài cá và động thực vật thủy sinh khác. Nguy cơ phải giảm đánh bắt cá, đe dọa an ninh lương thực cho các cộng đồng dễ bị tổn thương nhất trong khu vực đã được dự báo.
Biển Hồ là một trong những điểm nóng về đa dạng sinh học của thế giới. Xu hướng dòng chảy ngược vào Biển Hồ thường xảy ra từ giữa tháng 5 đến giữa tháng 10, kéo dài trung bình 120 ngày. Tuy nhiên, năm nay điều này vẫn chưa xảy ra phổ biến, ngoại trừ hai lần cực kỳ ít đã xuất hiện vào tháng Bảy.
Báo cáo của MRC đề nghị các nước thành viên MRC gồm Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam xem xét cảnh báo người dân và các nhà khai thác cần lên phương án sử dụng nước cụ thể nhằm đảm bảo cho nguồn tài nguyên này được quản lý tốt, trong trường hợp mực nước trong mùa lũ năm nay không được cải thiện đáng kể.
MRC cũng khuyến cáo các quốc gia ở hạ lưu sông Mekong nên tìm kiếm các nguồn nước thay thế để đảm bảo đủ nguồn cung trong nước và yêu cầu các nhà khai thác thủy điện và thủy lợi phải điều chỉnh hoạt động trong ngắn hạn để không xảy ra các sự cố.
Theo MRC, nếu dòng chảy về hạ nguồn vẫn tiếp tục thấp trong thời gian tới, bốn nước nên xem xét yêu cầu Trung Quốc xả nước bổ sung, giống như đã từng làm vào năm 2016, để giảm bớt tình hình khô hạn ở hạ nguồn sông Mekong, đặc biệt là trong mùa khô sắp tới.
http://biendong.net/the-gioi-dai-duong/36296-cau-cuu-trung-quoc-xa-nuoc-cuu-song-mekong.html
Vì sao thảm họa vỡ đập thủy điện
thảm khốc nhất thời hiện đại lại xảy ra ở TQ?
Ngày 8 tháng 8 năm 1975, một trong những thảm họa kỹ thuật kinh hoàng nhất lịch sử thế giới xảy ra tại Trung Quốc đại lục do ĐCSTQ nắm quyền. Đó chính là sự kiện vỡ đập chứa nước Bản Kiều có hơn 230.000 người bị thiệt mạng, hơn 10 triệu người mất đi ruộng vườn, nhà cửa.
Hồ chứa nước Bản Kiều sau khi vỡ đập
Sự cố này được chương trình “Discovery” của Mỹ xếp vào vị trí số 1 trong Top 10 thảm họa do lỗi kỹ thuật của con người gây ra trong lịch sử thế giới (1), xếp trước cả thảm họa hạt nhân Chernobyl của Liên Xô.
Bão nhiệt đới, vỡ đập chứa nước Bản Kiều
Hồ chứa nước Bản Kiều và hồ chứa nước Thạch Mạn Than nằm trên nhánh sông Hoài Hà, là một trong những công trình chính dùng để quản trị lũ ở Hoài Hà của ĐCSTQ. Năm 1950 Ủy ban trung ương quản lý Hoài Hà của ĐCSTQ được thành lập, năm 1951 Mao Trạch Đông đề chữ “nhất định phải trị tốt Hoài Hà”, sau đó bắt đầu xây dựng một chuỗi các hồ chứa nước trên lưu vực Hoài Hà. Hồ chứa nước Bản Kiều tại thị trấn Bản Kiều thành phố Trú Mã Điếm tỉnh Hà Nam là một trong công trình lớn trong số đó, được xem là “con đập sắt”. Nó nằm dưới chân núi Bạch Vân tại thượng nguồn sông Nhữ thuộc một nhánh sông của Hoài Hà. Được tiến hành và thi công với sự hỗ trợ của chuyên gia đến từ Liên Xô cũ, thi công vào tháng 4/1951, đến tháng 6/1953 thì hoàn tất. Tuy nhiên trong lúc sử dụng thì phát hiện trên thân ống của các ống nước có vết nứt và hướng ngang và dọc của đập đất bị nứt. Vì vậy từ tháng 2 đến tháng 12 năm 1956, người ta đã tiến hành xây mở rộng theo cái gọi là “thiết kế trăm năm mới bị lũ một lần, ngàn năm mới kiểm tra nước lũ một lần”, phô trương chức năng giữ nước và phòng chống lũ.
Ngày 6/8/1975 xảy ra bão nhiệt đới, đập chứa nước Bản Kiều bị vỡ trong nước lũ do mưa bão liên tiếp trong ba ngày gây ra. Hồ chứa nước Bản Kiều bị vỡ, rạng sáng ngày 8/8 nước tràn ra khỏi đập, nước lao lên trên rồi trút xuống dưới, nước tràn vào xã Văn Thành đầu tiên, người dân ở đây hầu như chết sạch. Sau một giờ đồng hồ, nước lũ tràn ra đến huyện thành Toại Bình cách đó 45km, mặt nước lũ rộng 10km. Người dân ở đây không nhận được bất cứ cảnh báo nào về vỡ đập hay và nước lũ, rất nhiều người bị chết oan trong lúc đang ngủ, cũng có người bị nước lũ nuốt chửng trong lúc đang vội vàng tháo chạy. Tiếp theo đó, hồ chứa nước Thạch Mạn Than cũng bị vỡ đập, chỉ trong vài giờ ngắn ngủi hai hồ chứa nước trung bình Trúc Câu, Điền Cương và 58 hồ chứa nước nhỏ liên tục vỡ đập vỡ đê. Nhiều hồ chứa
nước ở trung hạ du Hoài Hà bị nổ tung, cư dân không nhận được bất cứ thông báo gì, căn bản không kịp bỏ chạy, chết chìm trong nước lũ.
Những hồ chứa nước này bị vỡ khiến cho bảy tỉnh thành gồm có Toại Bình, Tây Bình, Nhữ Nam, Bình Hưng, Tân Thái, Tháp Hà, Lâm Tuyền bị ngập sâu nhiều mét, tổng cộng 29 thị trấn có 12 triệu người bị thiệt hại. Nước lũ phá hủy hơn 6,8 triệu ngôi nhà, phá hủy hơn 100km tuyến đường sắt Bắc Kinh – Quảng Châu, tuyến đường sắt Bắc Kinh- Quảng Châu bị gián đọan 18 ngày, ảnh hưởng việc lưu thông bình thường 80 ngày, kinh tế bị thiệt hại trực tiếp khoảng 10 tỷ Nhân dân tệ.
Cấp trên không phản hồi, bỏ lỡ thời cơ cứu người
Trước khi hồ chứa nước Bản Kiều bị vỡ đập, Cục quản lý hồ chứa nước đã gửi đi điện báo khẩn cấp, phản ánh kịp thời tình hình và xin chỉ thị xử lý, nhưng điện báo thứ nhất, điện báo thứ hai dường như đều như bị chìm xuống đáy biển, không có hồi âm. Cục quản lý không nhận được chỉ thị của cấp trên, không dám thực thi bất cứ biện pháp cấp cứu nào cả. Đợi khi phát tin điện báo thứ ba cho cấp trên, hồ chứa nước đã bắt đầu vỡ, đành phải tự xử lý cho mở cửa khẩn cấp, nhưng trong số 17 cửa nhiều năm không được kiểm tra bảo trì chỉ có 5 cửa hoạt động được. Lúc này, cấp trên mới ra lệnh cho nổ đê xả lũ, để làm giảm sức phá hủy của nước lũ gây vỡ đập, tất cả đã quá muộn, không thể cứu vãn được nữa.
Theo như báo cáo trong điện báo khẩn cấp do Ủy ban địa phương Trú Mã Điếm gửi lên cấp trên vào lúc 8 giờ ngày 9 tháng 8 năm 1975 nói: “Hồ chứa nước Bản Kiều vỡ đập vào lúc 00 giờ 40 phút ngày 8, huyện thành Toại Bình bị nhấn chìm, rất nhiều người thiệt mạng. Vì mưa lũ nên tạo thành thiên tai nghiêm trọng, hơn 3 triệu người bị nước lũ bao vây, có một số bị kẹt ở trên nóc nhà, trên cành cây đã hai ba ngày rồi, vô cùng khẩn cấp!”.
Đến ngày 21 tháng 8, vẫn còn 370.000 người bị ngâm mình trong nước lũ. Trong công văn số 75(30) của Ủy ban cách mạng huyện Toại Bình liên quan đến thông báo về phòng bệnh chữa bệnh ở tuyến đầu có tiết lộ một số tình hình lũ lụt: “Sau khi hết lũ môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng, sức đề kháng của người dân bị suy giảm, các bệnh truyền nhiễm như viêm não Nhật Bản, cảm cúm, sốt rét ngày càng tăng”.
Máy bay thả thực phẩm cứu trợ xuống thì có hơn một nửa bị rơi xuống nước, rất nhiều người dân đói khát không chịu được phải ăn đồ ăn bị ngâm trong nước bẩn, xác chết động vật, kết quả trúng độc, nhiễm bệnh. Thiếu thốn thuốc men, xác chết ở khắp nơi, nhiều đến không thể nào chôn được nữa. Lúc đó, có khoảng hơn 100.000 xác chết được vớt từ dưới nước lên, sau đó số người chết do thiếu lương thực, bị nhiễm trùng, bị nhiễm bệnh có hơn 130.000 người.
Hôm đó, ĐCSTQ không có bất cứ báo cáo thời sự nào, hơn nữa còn che đậy vụ thảm họa do con người gây ra này trong suốt 20 năm. Trong cuốn “Ký ức hoang sơ” của Hạng Tiểu Mễ, một nhân viên y tế tham gia cứu trợ có một đoạn miêu tả khiến người ta có thể phần được tình cảnh tồi tệ của dịch bệnh lúc đó:
“Rất nhiều người dân gặp nạn cần được cứu chữa, những người chết trong trận lũ lụt thì đã chết rồi, những người còn sống sót phần lớn đều bị thương ngoài da, vết thương do va đập, do chen lấn xô đẩy, do cào xước cũng có. Vì trời nóng, phần lớn các vết thương đã bắt đầu bị viêm và thối rữa, có một số vết thương rất nghiêm trọng, mà bệnh viện thì quá ít, vốn dĩ không thể chứa hết nhiều người bị thương như vậy, những công việc còn lại tất nhiên đều là của chúng tôi hết. Hầu như ngày nào cũng có người chết, ngoài các vết thương ngoài da. Vì sau trận lũ người dân không có nơi trú ngụ, cộng thêm xác chết ở khắp nơi, song song với sự sinh sản hàng loạt của ruồi và muỗi là sự bùng phát của viêm ruột và sốt rét… khắp nơi thành đồng bằng hoang dã không có sự sống, mặt đất bị lột sạch quần áo một cách trần trụi, chỉ có ở đây ở đó khắp nơi đều có thể nhìn thấy những xác chết đang thối rữa…”
Vỡ đập thê thảm, chế độ tạo thành tai họa từ con người
Hồ chứa nước cũ bị vỡ, hơn 200 ngàn oan hồn cùng với ký ức đau thương tại thời điểm đó đều đã bị nước lũ cuốn trôi và chôn vùi rồi, ĐCSTQ che đậy đoạn lịch sử này trong 20 năm. Giữa lúc đó, vào cuối năm 1986, chính quyền lại thi công xây dựng lại hồ chứa nước Bản Kiều mới, đến năm 1993 thì hoàn tất, xây dựng hồ chứa với vỏ bọc bên ngoài là địa điểm du lịch. Một kiểu tổ chức đám tang thành đám cưới để che mắt người dân! Những người biết chuyện vô cùng kinh ngạc hỏi: Tại sao lại xảy ra bi kịch vỡ đập thê thảm do con người gây ra? Nếu chỉ quy cho việc xây dựng của thập niên 50, 60, chất lượng kém, tiêu chuẩn thấp, đặc biệt là quản lý không có quy mô, còn có rất nhiều nguy cơ tiềm ẩn, những cách nói này vẫn không thể giải đáp vấn đề. Trong hệ thống chính trị của ĐCSTQ thì cấp trên kiểm soát chặt chẽ cấp dưới, còn cấp dưới thì xin chỉ thị của nhiều cấp trên, những điều này đều tạo thành trở ngại trong việc giải cứu khi có sự cố khẩn cấp. Khả năng lãnh đạo “chính trị chính xác”, xem thường sự chuyên môn, luôn luôn tìm ẩn tai họa từ con người.
Từ tư tưởng quản trị sông ngòi và kết quả thực tế trong lịch sử Trung Quốc cho thấy, ĐCSTQ xây đập thủy điện chứa nước về căn bản là đang đi ngược lại với quy luật tự nhiên. Trên dưới ĐCSTQ với tiêu chí “trữ nước là chính” để xây hồ chứa nước dùng phòng tránh lũ, hưởng ứng chỉ thị “trị Hoài” của Mao Trạch Đông, trong những năm thập niên 50 khu vực Trú Mã Điếm đã xây hơn một trăm hồ chứa nước. Bao phủ từ miền núi xuống đồng bằng, Hoài Hà từ thượng nguồn đến hạ nguồn không tìm thấy được một khu đất trống nào để xây hồ chứa nước nữa, người ta còn thấy tiếc là chưa thể xây một con đập lớn nhất thế giới.
Năm 1958, kỹ sư trưởng của Cục thủy lợi tỉnh Hà Nam khi đó là Trần Tinh từng đưa ra ý kiến khác, chỉ ra rằng: Tại khu vực đồng bằng nếu xem việc trữ nước là chính, trữ nhiều xả ít, sẽ gây ra sự phá hoại nghiêm trọng đối với môi trường nước, sẽ tạo thành ba thảm họa ngập úng, lũ lụt, kiềm hóa. (4) Lúc đó không ai quan tâm đến ý kiến của Trần Tinh mà ông còn bị phê bình là mắc lỗi lầm cánh hữu nghiêm trọng. Sau đó ông bị xem là “thành phần chủ nghĩa cơ hội cánh hữu”, bị đưa đến Tín Dương tỉnh Hà Nam lao động cải tạo.
Trước khi hồ chứa nước Bản Kiều bị vỡ đập, nó đã vượt quá mức chứa nước rồi, mà khi mới bắt đầu xây dựng là đã hạ thấp tiêu chuẩn thiết bị xả lũ một cách “bảo thủ”, nâng cao tiêu chuẩn chứa nước. Đây đều là những việc làm nhằm để phù hợp với tâm lý chính trị của người cầm quyền, làm tăng tính nghiêm trọng và nguy cơ của thảm họa.
Tự bỏ văn hóa trị thủy của Trung Quốc, trữ nước để trị ngược lại thành rước họa
Mục đích ban đầu của việc quản trị sông ngòi là muốn phòng chống lũ, để bảo vệ tính mạng và cuộc sống của người dân trên đất liền. Trong văn hóa Trung Hoa từ cổ xưa đã có những thành tựu về trị thủy. Sau trận Đại Hồng Thủy thời cổ đại, Đại Vũ trị thủy xử lý nước lũ của Cửu Châu, nạo vét sông ngòi dọc sườn núi. Vào thời Chiến Quốc, Đô Giang Yển tiến hành phân lũ trên Dân Giang (sông Dân) thuộc một nhánh sông chính ở thượng nguồn sông Dương Tử để trị thủy, xây kênh tưới và để tàu thuyền dễ qua lại. Nước Tần xây dựng kênh đào Trịnh Quốc đưa nước vào Lạc Thủy, việc tưới nước vào đồng bằng Quan Trung thiết lập được cơ sở giàu mạnh để nước Tần thống nhất thiên hạ. Đó đều là những công trình thủy lợi thành công. Mấu chốt thành công của những công trình thủy lợi này đều nằm ở việc phân chia dòng nước, nạo vét và phân lũ, tận dụng khả năng đẩy đất cát của sức nước và giải quyết vấn đề tích nước tạo thành ngập úng.
Sông ngòi Trung Quốc đại lục có đặc điểm là nhiều đất cát, phù sa khiến nước sông dễ dâng ngập bờ. Ví như sông Hoàng Hà thường xảy ra hiện tượng nước dâng tràn bờ. Hơn nữa, Hoài Hà cũng thường xuyên bị ngập úng. Điều hoà nước Hoàng Hà và Hoài Hà trở thành những vấn đề này trọng tâm trị thủy qua nhiều đời nay. Người Trung Quốc thời xưa đã có hiểu biết và chiến lược trị thủy. Hoàng đế Khang Hy của nhà Thanh cũng là một chuyên gia thủy lợi chỉ đứng sau vua Hạ Vũ. Ông đích thân thực hành lý luận trị thủy, đạt được thành công lớn.
Giả Nhượng của Tây Hán đề xuất “trị hà tam sách” (Trong “Hán Thư – quyển Câu huyết chí”), chủ trương chung sống hòa hợp với thiên nhiên để nương tựa qua lại. Về vấn đề Hoàng Hà có lượng cát khổng lồ, ông đề xuất ba sách lược trị thủy. Thượng sách là mở rộng những khu vực tích trữ nước lũ để phòng lũ (*ví dụ như hồ Hồng Trạch là khu trữ lũ của Hoài Hà). Trung sách là mở rộng các con sông phân lũ, đồng thời mở kênh xây cổng để đưa nước tưới phù sa, có thể phát triển tưới phù sa và cải thiện ruộng đất để tăng năng suất, còn có thể phát triển vận chuyển tàu thuyền, sách lược này có tác dụng trừ hại và có thể duy trì mấy trăm năm (*Đô Giang Yển chính là một ví dụ). Hạ sách là gia cố lại đập, nhưng phải tiêu tốn rất nhiều nhân lực và tiền của.
Cuối triều đại Tây Hán, đại tư mã Trương Nhung đề xuất lý thuyết sức nước đẩy cát, dòng sông “dùng nước đẩy cát” có thể phát huy tác dụng tự cạo bỏ cát ở sông, vì vậy nên giảm bớt việc dẫn nước dùng ở trên thượng nguồn, tập trung vào lượng nước ở sông để nước đẩy cát, tức “thủy đạo tự lợi, không có tác hại tràn bờ”.
Từ nhà Hán đến nhà Tùy, nhà Đường, xây dựng “phá” nhân tạo (giống một hồ chứa nước nhỏ) tưới phù sa cho ruộng đất từng hưng thịnh một thời. Tuy nhiên đầm phá lớn lại ngăn chặn nước chảy từ sông vào, không thể trữ nước xả nước một cách tự nhiên, ngược lại thường tụ nước tạo thành lũ. Vì vậy trong hoàn cảnh chiến tranh Tống – Nguyên liên tiếp xảy ra đầm phá cũng dần dần bị dẹp bỏ. Trong những năm Gia Tĩnh thời nhà Minh, Phan Quý Tuần lên nhậm chức Tổng lý trị hà, ông thiết kế ra một loại đê kép, kết hợp đê chính, đê quai và đập tháo nước để tạo thành hệ thống đê mang lại hiệu quả cao, không chỉ có thể kiểm soát sông ngòi, phòng chống nước sông tràn bờ mà nó còn tác dụng đẩy cát, thể hiện được một đỉnh cao trong công trình kỹ thuật quản trị sông ngòi của Trung Quốc thời xưa. (6)
Những đập nước, hồ chứa nước lớn nhỏ mà ĐCSTQ xây dựng trên thượng nguồn sông ngòi chính là tự mình từ bỏ thành tựu văn hóa Trung Hóa, chạy đi tìm hỗ trợ kỹ thuật của Liên Xô cũ, mơ ước dùng việc “trữ nước” để quản lý nước lũ, và theo đuổi việc phát điện, cung cấp nước để kiếm tiền. Có hơn 22.000 đập nước có độ cao trên 15 mét được xây dựng từ những năm thập niên 50, chiếm khoảng một nửa trong tổng số của thế giới, còn tự hào vì “số lượng phát triển đứng đầu thế giới” (7). Điều này không chỉ hoàn toàn trái ngược với quy luật vận hành tự nhiên của sông ngòi, mà còn là đi ngược lại với lý thuyết và thực hành trị thủy của người Trung Quốc thời xưa. Đập Tam Môn Hiệp trên thượng nguồn Hoàng Hà vừa xây xong đã gây ra thảm họa, hồ chứa nước Bản Kiều trên thượng nguồn Hoài Hà gặp bão nhiệt đới trong ba ngày liền vỡ đập gây ra thảm họa kỹ thuật vô cùng tàn khốc. Cách nói “thiết kế trăm năm mới bị một trận lũ, ngàn năm mới kiểm tra nước lũ một lần” đều là thổi phồng sự thật, đây hoàn toàn là một bài học từ sự thất bại, thứ bị hy sinh là tính mạng và cuộc sống yên bình của vô số người dân.
Hoàng đế Khang Hy đích thân đi trị thủy
Hoàng đế Khang Hy ngồi thuyền xuôi dòng Hoàng Hà và khảo sát công trình trọng điểm ven sông
Nhìn lại lịch sử Trung Hoa, hoàng đế Khang Hy của nhà Thanh xem việc trị thủy liên quan đến tính mạng tài sản của rất nhiều người dân là chuyện quốc gia đại sự, tầm quan trọng của trị thủy cũng ngang bằng quân sự. Ông nghiên cứu cách quản lý sông ngòi, quan tâm tình hình sông nước, và sáu lần đi xuống miền nam tuần tra đê hồ, kiểm tra công việc quản trị sông ngòi.
Đối với việc quản lý sông ngòi, ông áp dụng nhiều lý thuyết khác nhau của người xưa và lợi dụng kỹ thuật mô hình mới. Xưa nay xem việc quản lý lưu sông ngòi là điều quan trọng nhất trong trị thủy. Năm 1689, hoàng đế Khang Hy lần thứ ba đi miền nam khảo sát công trình trọng điểm ven sông Hoàng Hà, đề xuất phương pháp quản lý sông ngòi cụ thể. Một là chọn dòng chảy thẳng Hoàng Hà, tăng cường khả năng đào cát, hạ thấp mức nước. Hai là di chuyển nút giao nhau giữa Hoàng Hà và Hoài Hà về phía đông, để tránh Hoàng Hà tưới ngược vào Hoài Hà, ba là phá hủy con đập lỗi ngăn chặn Hoàng Hà, để cho cát chảy nhanh hơn. Bốn là thông qua sông Mang Đạo, sông Nhân Tự để đưa nước sông vào Trường Giang. Hoàng đế Khang Hy trị thủy không chỉ là trị Hoàng Hà, mà đối với Hoài Hà và sông Vĩnh Định cũng đích thân đi khảo sát địa hình, nghiên cứu cách quản lý, phát huy hết tài năng của mình, kết quả sông Vĩnh Định, Hoài Hà, Hoàng Hà không còn lũ lụt, bình yên suốt hai mươi năm, mở ra khung cảnh thịnh thế của hồ nước thanh bình.
Nhìn lại tình hình hiện nay, tại trung Quốc đại lục có rất nhiều con đập và hồ chứa nước lớn nhỏ xâm chiếm hết diện tích mặt nước của các sông hồ lớn nhỏ, đặt chính trị lên hàng đầu, làm trái với quy luật tự nhiên. Kết quả là, mùa khô hạn chặn nước và đất và cướp nước của người dân để phát điện bán kiếm tiền, mùa ngập úng thì xả lũ cướp đi tài sản thậm chí là tính mạng của người dân, dù là mùa khô hay mùa lũ cũng đều làm gia tăng tình hình thiên tai. Đồng thời, xem nhẹ việc nguy hại nghiêm trọng đối với hệ sinh thái, cộng thêm chủ đạo trị thủy theo “chính trị chính xác”, cùng với chế độ vận hành của giai cấp quản lý tham lam chuộc lợi, đã tạo thành một quả bom hẹn giờ vô cùng đáng sợ.
Năm 1975 hồ chứa nước Bản Kiều trên thượng nguồn Hoàng Hà bị vỡ đập gây ra bi kịch quá thương tâm, là ai khiến cho người dân trên mảnh đất này bị sốc và lãng quên? Mà ngày nay, lại là ai xây các đập lớn trên sông hồ để tiếp tục chống đối lại thiên nhiên, chống đối lại người dân? Nếu hoàng đế Khang Hy còn sống, ông sẽ phải khóc thương ra sao đây?.
Liên tiếp lũ lụt, hạn hán, sâu bệnh,
Trung Quốc có nguy cơ thiếu lương thực trầm trọng
Hương Thảo
Liên tiếp phải hứng chịu các đợt lũ lụt, hạn hán, cộng thêm dịch châu chấu, sâu bệnh, người dân Trung Quốc lo lắng không có đủ lương thực để ăn.
The Epoch Times cho biết, Phó Thủ tướng Trung Quốc Hồ Xuân Hoa gần đây đã yêu cầu thống đốc của từng tỉnh ở Trung Quốc phải đảm bảo diện tích gieo trồng cây nông nghiệp không bị thu hẹp và năng suất cây trồng không sụt giảm trong năm nay.
Tại một cuộc họp về an ninh lương thực được tổ chức ở Bắc Kinh vào ngày 27/7, ông cảnh báo rằng các thống đốc tỉnh sẽ bị trừng phạt, thậm chí là cách chức nếu họ không giữ vững cam kết.
Khi nhà lãnh đạo Tập Cận Bình đến thăm tỉnh Cát Lâm vào ngày 22/7, ông đã ra chỉ thị cho chính quyền địa phương rằng phải coi sản xuất lương thực là nhiệm vụ ưu tiên.
Việc các quan chức hàng đầu của Bắc Kinh chú trọng vào nguồn cung cấp lương thực đã đặt ra câu hỏi liệu Trung Quốc có đang đối mặt với tình trạng thiếu lương thực trầm trọng trong năm nay hay không.
Vào đầu tháng 7, Trung tâm Thông tin Ngũ cốc và Dầu ăn Quốc gia Trung Quốc đã đưa ra ước tính rằng sản lượng ngô trong năm 2020-2021 sẽ là 25 triệu tấn – cao hơn gấp đôi so với ước tính 12 triệu tấn trước đó.
Vào ngày 5/8, Trung tâm này ước tính rằng Trung Quốc sẽ nhập khẩu 6 triệu tấn lúa mì trong 12 tháng, từ tháng 6/2020 đến tháng 5/2021, và đây sẽ là số lượng nhập khẩu cao nhất trong 7 năm qua. Trung tâm cho biết lúa mì có thể nhập từ Pháp, Nga, Lithuania và Kazakhstan.
Vào cuối tháng 1, chính quyền Trung Quốc đã yêu cầu người dân ở nhà để ngăn chặn sự lây lan của COVID-19, bao gồm cả những người nông dân. Vào khoảng tháng 3, các hạn chế được nới lỏng và hầu hết nông dân được phép ra ngoài làm việc trở lại.
Nhưng không lâu sau, thời tiết khắc nghiệt trên khắp các vùng rộng lớn của Trung Quốc đã dẫn đến việc mùa màng bị tàn phá. Kể từ đầu tháng 6, mưa lớn đã tràn xuống phía nam, khu vực trung tâm và phía đông của đất nước. Trong khi đó, các vùng phía tây bắc và đông bắc đang phải hứng chịu hạn hán.
Không chỉ vậy, dịch sâu bọ và châu chấu cũng tấn công mùa màng.
Những nông dân Trung Quốc nói với The Epoch Times rằng họ lo ngại sẽ mất mùa trong năm nay.
Ngập lụt
Người dân Trung Quốc trồng lúa ở 13 tỉnh, bao gồm Hồ Nam, Hồ Bắc, Giang Tây, An Huy, Giang Tô, Chiết Giang, Tứ Xuyên, Trùng Khánh, Quý Châu, Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam và Phúc Kiến. Tất cả các tỉnh này đều bị ảnh hưởng bởi lũ lụt trong tháng 6 và tháng 7.
Nông dân trồng lúa vào 3 thời vụ trong năm, vụ lúa sớm trồng cuối tháng 3 và thu hoạch cuối tháng 6. Vụ giữa trồng đầu tháng 5 và thu hoạch cuối tháng 9. Vụ lúa muộn trồng cuối tháng 6 và thu hoạch vào giữa tháng 10. Tuy nhiên, trận lụt vào tháng 6 và tháng 7 đã ảnh hưởng đến cả ba vụ gieo cấy lúa.
Ông Li đến từ huyện Poyang, tỉnh Giang Tây, nói với The Epoch Times vào ngày 18/7 rằng: “Lúa ở tỉnh chúng tôi đã sớm bị tàn phá trước khi thu hoạch. Lúa của vụ thứ hai đã bị lũ lụt phá hủy. Giờ đã quá muộn để trồng vụ lúa cuối”.
Nói với Epoch Times qua điện thoại, ông Chen ở tỉnh Hồ Nam cho biết năm nay nông dân ở khu vực của ông không thu hoạch được gì. Ông và những người dân trong làng lo lắng có thể không có đủ lương thực để ăn vì lũ lụt liên tục ập đến khu vực này.
Hạn hán
Lúa mì chủ yếu được trồng ở miền rung và miền bắc Trung Quốc, nông dân chỉ thu hoạch mỗi năm một lần vào cuối tháng 5 đến đầu tháng 6.
Sản lượng lúa mì ở tỉnh Hà Nam chiếm khoảng một phần tư tổng sản lượng nông nghiệp của Trung Quốc. Tuy nhiên, hạn hán đã phá hủy mùa màng ở Hà Nam, Nội Mông, Cam Túc, Tân Cương, Cát Lâm và các tỉnh phía bắc khác.
Đơn vị tư nhân Trung Quốc buôn bán ngũ cốc và dầu CCTIN đã đến thăm khu vực sản xuất lúa mì của các tỉnh Hà Nam, An Huy và Giang Tô. Sau đó, đơn vị này báo cáo rằng chất lượng lúa mì năm 2020 kém hơn năm 2019 và sản lượng thấp hơn các năm trước từ 15% đến 30%. Tình hình ở Nội Mông, Cam Túc và Tân Cương còn tồi tệ hơn.
Truyền thông nhà nước Tân Hoa xã đưa tin vào ngày 16/6 rằng 50,7% diện tích đất của Nội Mông đã bị hạn hán nặng trong năm nay. Khu vực này chủ yếu trồng lúa mì cũng như đậu nành và ngô. Các loại cây trồng và cỏ hoang không thể phát triển, ảnh hưởng đến chăn nuôi gia súc của địa phương.
Tờ China News hôm 3/6 đưa tin, đợt khô hạn đã khiến tỉnh Cam Túc gần như không thu hoạch được năm nay. “Tôi 50 tuổi rồi. Tôi chưa bao giờ thấy đợt hạn hán nào như năm nay”, một nông dân ở thành phố Yuzhong, Cam Túc chia sẻ.
Một phụ nữ ở Tân Cương đã chia sẻ một đoạn video trên mạng xã hội vào ngày 17/7, cho thấy những cánh đồng lúa mì lớn đã khô héo.
“Mọi người nghĩ những thứ màu vàng kia là lúa mì đã được thu hoạch ư? Chúng đều chết cả rồi. Nông dân chúng tôi chưa thu hoạch được chút gì trong năm nay”, cô nói.
Truyền thông Trung Quốc cũng cho biết rằng do hạn hán kéo dài hai tháng, 2/3 số ngô ở tỉnh Liêu Ninh đã bị chết khô.
Dịch sâu bọ và châu chấu
Trong khi đó, các tỉnh Cát Lâm và Hắc Long Giang đã báo cáo dịch châu chấu hoành hành. Vào cuối tháng 6, đại dịch châu chấu từ Lào đã tấn công vào tỉnh Vân Nam, phía Tây Nam Trung Quốc, sau đó nhanh chóng lan sang các khu vực khác.
Vào ngày 27/7, Bộ Nông nghiệp và Nông thôn Trung Quốc đã tổ chức một cuộc diễn tập để quét sạch châu chấu ở Vân Nam. Cơ quan này ước tính rằng sẽ có nhiều châu chấu hơn từ Lào sẽ tràn vào Trung Quốc trước cuối tháng 8.
Nông dân ở các tỉnh phía nam Quảng Tây và Hồ Nam cũng đã báo cáo về dịch châu chấu vào tháng 6.
Sâu keo mùa thu, loài sâu bọ chuyên ăn ngô, cũng được báo cáo đã tàn phá mùa màng tại các tỉnh Sơn Đông, An Huy, Giang Tô, Hà Nam và nhiều tỉnh khác trong tháng 7.
Các dấu hiệu khác
Xu hướng gần đây của thị trường Trung Quốc cũng cho thấy tình trạng thiếu lương thực.
China Agri-Industries Holdings, nhà sản xuất và cung cấp nông sản chế biến hàng đầu của Trung Quốc do nhà nước điều hành, vào ngày 3/8 đã thông báo rằng gần đây chính phủ trung ương đã xuất kho 3,6 triệu tấn gạo dự trữ nhà nước ra thị trường. Đây là lượng gạo được thu hoạch từ năm 2014 đến năm 2019 .Trung Quốc có một hệ thống dự trữ ngũ cốc quốc gia để duy trì an ninh lương thực, nhưng chưa rõ sản lượng lương thực dự trữ tại đây là bao nhiêu
Trong khi đó, theo dữ liệu công bố bởi 2 công ty chứng khoán Orient Securities và Huatai Securities, so với cùng kỳ năm ngoái thì toàn bộ giá các sản phẩm ngũ cốc trong nước đều tăng vọt trong tuần đầu tiên của tháng 8.
Đặc biệt, giá đậu tương tăng 37,83%, từ 3.454 nhân dân tệ (484,85 USD)/tấn vào tháng 8/2019 lên 4.761 nhân dân tệ (682,1 USD)/tấn vào tháng 8/2020.
Chính quyền Trung Quốc gần đây cũng đã đặt mua lượng nông sản Mỹ ở mức cao kỷ lục. Vào ngày 29/7, Trung Quốc đã có một đơn đặt hàng ngô Mỹ lớn nhất từ trước đến nay với 1,937 triệu tấn, dự kiến sẽ được giao trong thời gian 2020-2021 bắt đầu từ ngày 1/9 tới, theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA).
Vào ngày 14/7, USDA cho biết Trung Quốc đã mua 1,762 triệu tấn ngô và 129.000 tấn đậu tương.
Vào ngày 10/7, Trung Quốc đã đặt hàng 1,365 triệu tấn ngô của Mỹ, 130.000 tấn lúa mì mùa đông đỏ cứng của Mỹ và 190.000 tấn lúa mì mùa xuân đỏ cứng của Mỹ.
Qin, một nhà nghiên cứu nông nghiệp ở Trung Quốc, người này chỉ tiết lộ họ của mình vì không được phép nói chuyện với các phương tiện truyền thông nước ngoài, giải thích rằng ngũ cốc có ba mục đích sử dụng chính ở Trung Quốc, đó là: thực phẩm cho người, thức ăn cho gia súc và nguyên liệu thô để nấu rượu và các sản phẩm công nghiệp khác.
Ông cho biết tình trạng thiếu hụt hiện tại “sẽ không nghiêm trọng bằng việc mọi người không có thực phẩm để ăn …Giải pháp ở đây là cắt bỏ nguồn lương thực cho chăn nuôi gia súc gia cầm. Nhưng nếu làm thế thì người dân sẽ không có đủ thịt để ăn”.
Theo The Epoch Times
Hương Thảo dịch và biên tập
Chuyên gia: Chính quyền Trung Quốc
quyết tâm ‘bóp nghẹt tín ngưỡng Công giáo’
Hương Thảo
Nhà thờ Công giáo ngầm của Trung Quốc đã phải đối mặt với sự đàn áp ngày càng gia tăng kể từ khi thỏa thuận Trung Quốc-Vatican được ký kết vào hồi năm 2018, chuyên gia về Trung Quốc Steven W. Mosher gần đây viết trong một bài bình luận.
ĐCSTQ đã ký thỏa thuận với Vatican liên quan đến việc bổ nhiệm các giám mục Công giáo trong nước nhằm thuyết phục Giáo hoàng Francis hợp thức hóa 8 giám mục do ĐCSTQ giới thiệu mà trước đó Tòa thánh đã khai trừ. Ông Mosher, tác giả cuốn sách bestseller “Kẻ côn đồ Châu Á: “Tại sao giấc mộng Trung Hoa là mối đe dọa mới đối với trật tự thế giới (Bully of Asia: Why China’s Dream Is the New Threat to World Order)”, cho biết.
ĐCSTQ “cũng dự định để bản thân thỏa thuận này đóng vai trò như một công cụ dùng để buộc các giám mục và giáo sĩ trong Giáo hội ngầm phải tham gia Hội Công giáo Yêu nước Trung Quốc (một tổ chức tôn giáo dành cho tín đồ Công giáo tại Hoa lục phục vụ ĐCSTQ). Giờ mọi thứ đã trở nên rất rõ ràng, tổ chức này chỉ là một ‘tấm màn che’ cho một cuộc đàn áp ngày càng gia tăng đối với Giáo hội Công giáo
nói chung”, ông Mosher khẳng định trong bài báo của mình trên tạp chí Công giáo National Catholic Register.
Thỏa thuận Trung Quốc-Vatican “đã cho phép ĐCSTQ che đậy cuộc đàn áp của nó đối với Giáo hội ngầm bằng cách ám chỉ rằng nó đã được Vatican ngầm chấp thuận”, ông Mosher nói.
Theo tờ Breitbart News đưa tin hồi tháng 11 năm ngoái, ngày càng nhiều tín đồ Công giáo Trung Quốc đã lên án thỏa thuận của Vatican với ĐCSTQ, nhấn mạnh rằng nó đã bật đèn xanh cho các quan chức Bắc Kinh đàn áp các tín đồ Cơ đốc tại đại lục.
Thỏa thuận dường như đã bật đèn xanh cho giới chức Trung Quốc mở một cuộc chiến đối với Giáo hội Công giáo, cho phép họ dõng dạc tuyên bố rằng “Vatican ủng hộ chúng tôi”, một số tín đồ Công giáo địa phương cho hay.
Vatican và ĐCSTQ có những mục tiêu rất khác nhau khi ký kết thỏa thuận này vào năm 2018, theo nhận định của ông Mosher. Trong khi Bắc Kinh rời đi sau khi đã đạt được tất cả những gì mình muốn, thì Vatican lại không giành được gì ngoài sự rắc rối.
Vatican “dự định tạo ra một cơ chế hợp tác với Bắc Kinh trong việc bổ nhiệm các giám mục”, ông Mosher cho biết, nhưng “kỳ vọng lớn hơn của Vatican là thỏa thuận này sẽ công nhận quyền lực của Giáo hoàng đối với Công giáo tại Trung Quốc”, đồng thời hàn gắn rạn nứt bấy lâu nay giữa các Nhà thờ “ngầm” và Hiệp hội Công giáo Yêu nước Trung Quốc (CCPA) do nhà nước hậu thuẫn và quản lý.
“Có thể nói, gần hai năm sau khi ký kết thỏa thuận, trong khi ĐCSTQ đã đạt được các mục tiêu của mình, thì Vatican rõ ràng chưa đạt được bất kể điều gì”, ông Mosher nói.
ĐCSTQ chỉ chấp nhận 5 giám mục “Nhà thờ ngầm” và thỏa thuận bí mật đã được dùng làm vỏ bọc cho việc đàn áp cả Giáo hội ngầm và CCPA để đạt “mục đích xóa sổ Giáo hội ngầm”.
Ông Mosher, người từng học tại Đại học Hồng Kông và hiện đang điều hành Viện Nghiên cứu Dân số (PRI), cho biết tình hình ở Trung Quốc đối với những người có tín ngưỡng, bất kể là tín ngưỡng nào – Công giáo, Tin lành, Phật giáo, Đạo giáo, Hồi giáo – đang “xấu đi”. Ông cho rằng đây là một phần trong cuộc thập tự chinh của nhà độc tài Tập Cận Bình nhằm đưa tất cả các hoạt động tôn giáo trong nước vào trong vòng kiểm soát tuyệt đối của ĐCSTQ.
Nhiều tháng trước khi thỏa thuận Trung Quốc-Vatican được ký kết, ông Mosher lưu ý, “ĐCSTQ đã ban hành một chỉ thị áp đặt những hạn chế mới đối với tôn giáo và các tín đồ tôn giáo ở Trung Quốc đại lục”, nối tiếp bởi chỉ thị thứ hai, “phác thảo những chi tiết đau lòng về cách thức những hạn chế mới này sẽ được thực hiện đối với tất cả các tôn giáo, cơ sở tôn giáo và người thực hành tín ngưỡng ở Trung Quốc đại lục”.
Dưới sự lãnh đạo của Tổng Bí thư Tập, ĐCSTQ đang thực hiện “một cuộc Cách mạng Văn hóa mới, các mục tiêu cụ thể trong đó bao gồm tất cả các tổ chức tôn giáo và tất cả các tín đồ tôn giáo”, ông Mosher tuyên bố.
Mục tiêu của cuộc cách mạng này không chỉ đơn giản là hạn chế và kiểm soát tất cả các hoạt động và tín ngưỡng tôn giáo mà là “thay thế hoàn toàn hoạt động và tín ngưỡng đó bằng việc tôn thờ ĐCSTQ, hệ tư tưởng và các nhà lãnh đạo của nó,” ông nói thêm.
Như tờ Breitbart News đưa tin vào tháng trước, chính quyền Trung Quốc đe dọa những người dân nghèo theo đạo Thiên chúa bằng việc đình chỉ các khoản trợ cấp phúc lợi, trừ khi họ loại bỏ vật phẩm tín ngưỡng Thiên chúa giáo ra khỏi nhà và thay thế chúng bằng chân dung của ông Tập và Chủ tịch Mao Trạch Đông.
ĐCSTQ đã tiếp tục chính sách “Đảng hóa” tôn giáo bằng cách hướng lòng nhiệt thành tôn giáo trong nước về phía đảng thay vì về phía Thiên Chúa.
Đảng “tự cho mình là một thứ tôn giáo thế tục và quyết tâm áp đặt tôn giáo đó lên người dân Trung Quốc bằng cách triển khai tất cả các nguồn lực mà chính quyền độc tài độc đảng, nắm trong tay công nghệ cao này có được”, ông Mosher cảnh báo.
Ông Mosher tuyên bố, đây là “môi trường mà các giám mục, linh mục và giáo dân Công giáo bị buộc phải vận hành ở Trung Quốc ngày nay. Đó là một môi trường liên tục bị tuyên truyền, giám sát và xâm nhập bởi các cơ quan thâm độc của chính quyền Bắc Kinh”.
Bắt Jimmy Lai, Bắc Kinh triệt báo đối lập
Hồng Kông và trả thù Washington
Tú Anh
Viện lý do “theo luật an ninh mới”, cảnh sát Hồng Kông vào sáng sớm ngày 10/08/2020 đã bắt một loạt bảy người, trong đó có nhà tỷ phú Lê Trí Anh ( Jimmy Lai ), hai con trai của ông, với cáo buộc “thông đồng với nước ngoài”, và nhiều nhân viên tòa soạn báo đối lập Apple Daily. Chủ nhân nhật báo đối lập, 71 tuổi, có lập trường dân chủ, bị bắt trong bối cảnh Hoa Kỳ gia tăng trừng phạt Trung Quốc và Hồng Kông, nhất là các nhân vật ủng hộ biện pháp trấn áp.
Nhà tỷ phú Lê Trí Anh bị cảnh sát đến tận nhà còng tay và lục soát tư gia vào sáng sớm hôm qua. Ngay sau đó, họ đưa ông đến toà soạn báo Apple, khám xét và bắt thêm nhiều người nữa, trong đó có các nhân viên cốt cán trong ban biên tập và hai người con của nhà tỷ phú Trung Quốc.
Orient Daily cho biết thêm một cộng sự viên thân tín nhất của Jimmy Lai, ông Mark Simon, công dân Mỹ, cũng bị lệnh truy nã. Được Le Monde tiếp xúc, ông cho biết là chưa được thông báo.
Thật ra, nhân vật bị xem là một trong những cột trụ trong phong trào dân chủ Hồng Kông đã bị Bắc Kinh kềm sát từ lâu. Trước khi bị rơi vào khuôn khổ luật Trung Quốc, tỷ phủ thân dân chủ Jimmy Lai đã bị chính quyền Hồng Kông quy vào tội “tụ tập đông người bất hợp pháp” và “hù dọa”.
Chuyện ông sẽ bị bắt đã được dự kiến. Tuần trước, khi được một phóng viên quốc tế hỏi là có sợ tù hay không thì nhà tỷ phú cho biết: “Không có gì phải lo: ở tù là cơ hội để tôi đọc những quyển sách hay mà tôi chưa có thời gian để đọc”.
Vì sao Trung Quốc ra tay lúc này và để làm gì?
Theo nhận định của Chris Yeung, chủ tịch Nghiệp đoàn ký giả Hồng Kông, khi cảnh sát bắt một chủ nhân sáng lập một nhật báo,đến tận toà soạn khám xét, bắt nhiều nhân viên điều hành, thì có thể xem ngày hôm nay là ngày chính thức kết liễu tự do báo chí tại Hồng Kông.
Phản ứng của dân Hồng Kông, như dân Pháp, sau khi toà soạn tuần báo trào phúng Charlie Hebdo bị khủng bố Hồi Giáo tấn công sát hại hàng chục nhà báo, cho thấy công luận Hồng Kông biết rõ thâm ý của Bắc kinh là tiêu diệt các tiếng nói bất đồng chính kiến.
Từ số phát hành hơn 70.000 tờ, Apple phải in thêm đến 500.000 bản. Có nhiều người mua một loạt 20 cho đến 50 bản để bày tỏ lòng ủng hộ và để biếu quảng bá.
Một dấu hiệu công luận liên đới với Jimmy Lai là sau khi ông bị bắt, cổ phần của nhóm báo chí của ông Next Digital, trên thị trường chứng khoán tăng đến 800% .
Chiến dịch đàn áp chưa kết thúc
Theo AFP, cảnh sát Hồng Kông cho biết sẽ còn nhiều vụ bắt bớ nữa trong những ngày tới. Trong số những người bị bắt cùng ngày với tỷ phú Jimmy Lai, có Chu Đình (Agnes Chow), cô nữ sinh viên lúc nào cũng xuất hiện bên cạnh Hoàng Chi Phong trong các cuộc xuống đường chống bàn tay Trung Quốc và các cuộc điều trần ở nước ngoài.
Theo bản tin của Le Monde từ Hồng Kông, nhiều nhà quan sát cho là các hành động trừng phạt các nhà tranh đấu Hồng Kông là nằm trong chiến thuật “ăn miếng trả miếng” của Bắc Kinh. Trong cuộc đọ sức mỗi ngày mỗi leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc, lãnh địa Hồng Kông biến thành chiến địa.
Ba ngày trước khi tỷ phú Jimmy Lai bị bắt, Washington công bố danh sách 11 nhân vật chính trị Hoa Lục và Hồng Kông bị Mỹ trừng phạt. Chủ Nhật, bộ trưởng Y tế Mỹ Alex Azar đến Đài Loan. Lần đầu tiên từ năm 1979, Đài Bắc chính thức tiếp đón một bộ trưởng Hoa Kỳ.
Hồ Nam, Trung Quốc cấm xe máy,
dân biểu tình phản đối buộc chính quyền rút lại lệnh
Phụng Minh
Hàng ngàn người đã bao vây các cơ sở chính phủ đòi đình chỉ lệnh cấm và trả lại phương tiện bị tịch thu.
Apple Daily trích dẫn thông tin báo nước ngoài cho biết, các cuộc biểu tình và đụng độ bạo lực giữa người dân với cảnh sát ở thành phố Thiệu Dương, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc đã lên tới cao trào, buộc chính quyền địa phương phải đình chỉ lệnh cấm xe máy mà những người biểu tình cho rằng ảnh hưởng không nhỏ đến người nghèo.
Thành phố Thiệu Dương bắt đầu hoạt động liên sở vào ngày 1/8 nhằm trục xuất xe máy khỏi thành phố, đột kích toàn bộ các cơ sở sản xuất và cửa hàng. Hàng nghìn chủ sở hữu xe máy đã bị phạt và tạm thu giữ xe.
Hôm thứ Sáu (7/8), hàng ngàn người dân đã tập hợp bên ngoài khu vực hành chính của chính quyền thành phố và sở cảnh sát giao thông, yêu cầu đình chỉ lệnh cấm. Buổi trưa hôm đó, những người biểu tình được cho là đã đập phá xe của chính phủ, đuổi theo các nhân viên cảnh sát giao thông và đánh đập họ. Một số người biểu tình đã bị bắt.
Họ yêu cầu chính quyền địa phương mở lại làn đường dành cho xe máy và cho phép xe từ bên ngoài thành phố đi vào.
Người dân địa phương cho biết Thiệu Dương không phải là một thành phố giàu có và cơ sở hạ tầng giao thông địa phương còn thiếu thốn. Thành phố đã bắt đầu hạn chế xe máy từ 10 năm trước nhưng chính phủ không có kế hoạch cải thiện sinh kế của người dân, một người dân họ Dịch cho biết. “Thay vào đó, chính phủ đã lãng phí tiền vào các dự án đánh bóng bộ mặt mà không hỏi ý kiến người nộp thuế”, ông Dịch nói.
Trong một tuyên bố bảo vệ quyền lợi, người dân Thiệu Dương yêu cầu xe máy được chạy trên đường và xe từ ngoài thành phố được phép vào khu vực đô thị; thủ tục cấp phép được đơn giản hóa và thêm cửa xác minh giấy phép; các xe bị thu giữ từ các nguồn hợp pháp vào tháng 8 phải được trả lại; thời gian xử lý cho các trường hợp giam giữ trái phép không quá 3 ngày…
Cùng ngày, tài khoản của những người dùng WeChat tại thành phố đăng tải thư trả lời của Bí thư Ủy ban Pháp chế thành phố với nội dung: “Tất cả xe máy mang biển cấp quận, huyện đều có thể chạy tạm thời trong đô thị và không bị bắt giữ. Các xe bị tạm giữ sẽ được giải tỏa theo trình tự”.
Theo Apple Daily
Phụng Minh biên dịch
Huawei thấm đòn,
Twitter – TikTok bàn khả năng hợp tác
Huawei ngấm đòn từ lệnh trừng phạt nghiệt ngã của chính phủ Mỹ ;TikTok có thêm nhà đầu tư nhòm ngó.
Wall Streel Journal hôm 8/8 dẫn các nguồn tin cho biết Công ty Twitter Inc, chủ sở hữu mạng xã hội Twitter, đã có các cuộc đối thoại về khả năng hợp tác với TikTok, ứng dụng Trung Quốc được chú ý gần đây khi bị Mỹ xem là mối đe dọa với an ninh.
Các nguồn tin đều cho biết, chưa rõ kết quả như thế nào nhưng thương vụ Twitter – TikTok, nếu có, sẽ gặp những thách thức rất lớn. Nguồn tin trên cho biết thương vụ sẽ bao gồm cả mảng kinh doanh của TikTok tại Mỹ.
Cho tới thời điểm này, Microsoft vẫn đang có lợi thế. Microsoft cũng đã có cuộc đàm phán nhiều tuần với công ty sở hữu ByteDance. So với Microsoft thì Twitter nhỏ hơn rất nhiều và sẽ gặp khó khăn khi tiến hành các khoản thanh toán nếu thỏa thuận thành công.
Giá trị vốn hóa thị trường của Twitter vào khoảng 29 tỷ USD trong khi định giá của Microsoft ở mức 1.600 tỷ USD. Để mua lại TikTok chắc chắn Twitter sẽ cần hỗ trợ từ các nhà đầu tư khác vì định giá của TikTok được ước tính lên đến hàng chục tỷ USD.
Dù vậy, nếu thương vụ diễn ra, đây sẽ là bước ngoặt với Twitter. Mạng xã hội này vẫn cho phép người dùng tải lên video. Tuy nhiên, họ chỉ tập trung vào hình ảnh và các dòng trạng thái ngắn.
Tuy nhiên, theo nhận định, bất kỳ thương vụ nào với ByteDance đều sẽ gặp phải thách thức lớn tới từ sắc lệnh hành pháp cấm mọi tổ chức và cá nhân giao dịch với công ty mẹ của TikTok, WeChat sau 45 ngày của Tổng thống Donald Trump.
Ngoài ra ông Trump cũng thêm điều kiện làm cho các cuộc đàm phán thêm phức tạp khi khẳng định chính phủ Mỹ nên nhận được một khoản lớn từ giá bán TikTok.
Với những chỉ đạo dồn dập trong thời gian ngắn, giới chuyên môn nhận định đây là chiều bài Mỹ đang buộc các ông chủ sở hữu TikTok, WeChat vào tình thế phải bán mình cho doanh nghiệp Mỹ và phải bán nhanh.
Ông Daniel Elman, nhà phân tích tại Nucleus Research, việc chính phủ nhận được tiền từ thương vụ mua bán TikTok có thể báo trước một làn sóng mua lại các tài sản internet của Trung Quốc, đặc biệt là nếu căng thẳng chính trị giữa hai nước tiếp tục gia tăng.
Ông Daniel Elman lo ngại, điều đó có thể ảnh hưởng đến ứng dụng WeChat của Tencent.
Và thực tế, sắc lệnh cấm mới của Trump cũng được áp dụng với tập đoàn Tencent, chủ sở hữu ứng dụng nhắn tin WeChat và có thể khiến nền tảng này phải ngừng hoạt động tại Mỹ. Sắc lệnh nhằm chặn giao dịch của mọi cá nhân, tổ chức tại Mỹ với ByteDance và WeChat, không đề cập tới doanh nghiệp Mỹ hoạt động ở nước ngoài.
Huawei thấm đòn trừng phạt
Trước TikTok, hãng công nghệ Trung Quốc Huawei cũng đã phải chịu lệnh trừng phạt nghiệt ngã của chính phủ Mỹ.
Nếu năm 2019, Mỹ cấm doanh nghiệp trong nước giao thương với Huawei nếu không có giấy phép thì sang năm 2020, chính quyền Trump tiếp tục cấm bất kỳ công ty nào đang sử dụng công nghệ Mỹ được phép bán vật liệu bán dẫn cho Huawei khi chưa được chấp thuận. Mới đây nhất, Mỹ tuyên bố hạn chế visa đối với nhân viên Huawei và một số hãng công nghệ Trung Quốc.
Cho tới nay, Huawei đang dần cảm nhận được sự ảnh hưởng từ những đòn trừng phạt của chính phủ Mỹ khi một lần nữa, tham vọng xây dựng hệ điều hành và quần thể sinh thái công nghệ toàn cầu riêng của Huawei Technologies bị chặn lại.
Chính quyền Tổng thống Trump có hành động kêu gọi các nhà phát triển ứng dụng trong và ngoài nước Mỹ tẩy chay nền tảng của công ty này.
Cụ thể, hôm 5/8, Bộ Ngoại giao Mỹ đã khởi động chương trình Clean Apps (xóa ứng dụng) với mục tiêu kêu gọi nhà phát triển xóa ứng dụng khỏi cửa hàng ứng dụng trực tuyến của Huawei, viện dẫn lý do “để đảm bảo họ không hợp tác với những người vi phạm nhân quyền”.
Hôm 7/8, Giám đốc điều hành mảng Kinh doanh Tiêu dùng của Huawei Richard Yu cũng đã xác nhận tại một hội nghị công nghệ Trung Quốc rằng công ty sẽ không thể sản xuất dòng chip Kirin vào tháng 9 tới.
“Do những tác động của đợt trừng phạt thứ 2 của Mỹ, việc sản xuất chip sẽ dừng lại sau ngày 15/9. Rất có thể đây sẽ là thế hệ cuối cùng của dòng chip Kirin.
Huawei đã dành hơn 10 năm phát triển chip, đây là một tổn thất lớn đối với chúng tôi”, ông Yu chia sẻ tại hội nghị.
http://biendong.net/diem-tin/36286-huawei-tham-don-twitter-tiktok-ban-kha-nang-hop-tac.html
Trung Quốc bắt đầu thử nghiệm
vaccine chống COVID giai đoạn 3
Hãng dược quốc doanh Sinopharm của Trung Quốc bắt đầu giai đoạn 3 thử nghiệm lâm sàng vaccine chống COVID-19 tại Bahrain, sau khi tiến hành thử nghiệm tương tự tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) hồi tháng trước, Bộ Y tế Bahrain cho biết ngày 10/8.
Thử nghiệm trên người bắt đầu thực hiện tại thủ đô Abu Dhabi của UAE vào giữa tháng 7, là sự hợp tác giữa Nhóm Công nghệ sinh học Quốc gia Trung Quốc (CNBG) thuộc Sinopharm với Công ty Group 42 (G42) có trụ sở tại Abu Dhabi.
Giám đốc điều hành của G42, Ashish Koshy, nói mở rộng thử nghiệm tới đảo quốc nhỏ Bahrain sẽ tăng số người tham gia phù hợp với những thử nghiệm đang được thực hiện tại các nước với dân số đông hơn nhiều.
Cuộc nghiên cứu, sử dụng vaccine không kích hoạt, sẽ gồm có 6.000 công dân và cư dân tình nguyện tại Bahrain trong 12 tháng, Bộ Y tế cho hay.
Hiện chưa có vaccine COVID-19 nào được chấp thuận dùng trong thương mại.
Thử nghiệm tại UAE, mở rộng từ Abu Dhabi để bao gồm một trung tâm khác tại tiểu vương quốc Sharjah, hôm 6/8 đạt được cột mốc 5.000 lượt tiêm, một tuyên bố chung của ban tổ chức cho biết.
Bahrain, với dân số 1,5 triệu, báo cáo hơn 44.000 ca virus corona chủng mới và 126 người chết.
Vũ khí TQ dàn trận nhằm vào Đài Loan
Trung Quốc đang triển khai hàng loạt khí tài, vũ khí bao gồm phương tiện đổ bộ tấn công, tên lửa nhằm vào Đài Loan giữa lúc quan hệ 2 bên căng thẳng.
Trung Quốc đang triển khai hàng loạt khí tài, vũ khí bao gồm phương tiện đổ bộ tấn công, tên lửa nhằm vào Đài Loan giữa lúc quan hệ 2 bên căng thẳng.
Những ngày qua, truyền thông quốc tế đưa tin giữa lúc căng thẳng leo thang quanh eo biển Đài Loan, Bắc Kinh được cho là đã điều động nhiều loại vũ khí khiến Đài Bắc lo ngại.
Cụ thể, tờ South China Morning Post đưa tin hình ảnh vệ tinh cho thấy xe bọc thép đổ bộ Type-05, các hệ thống tên lửa PHL-16 và PCL-191 đã được điều động đến chiến khu miền Đông vốn phụ trách khu vực eo biển Đài Loan. Đây là các loại vũ khí được giới chuyên gia đánh giá có tính đe dọa cao nhằm vào Đài Bắc.
Đổ bộ từ biển
Xe bọc thép đổ bộ Type-05 là phương tiện đổ bộ hiện đại được Trung Quốc đẩy mạnh phát triển trong thời gian qua với 2 phiên bản ZBD-05 và ZTD-05. Mỗi chiếc Type-05 chở được 8 binh sĩ và có khả năng di chuyển ở tốc độ 65 km/giờ trên bộ, còn dưới nước đạt gần 30 km/giờ, tầm hoạt động lên đến 500 km.
Về hỏa lực, xe bọc thép Type-05 thường được trang bị pháo chính 30 mm, nhưng cũng có phiên bản tích hợp pháo 105 mm, và trong một số trường hợp có thể được trang bị tên lửa chống tăng HJ-8 với tầm bắn lên đến 3-4 km. Phụ trợ cho pháo chính, dòng xe bọc thép này còn có súng máy 12,7 mm, súng máy cỡ nhỏ.
Để vận chuyển xe bọc thép Type-05 tiếp cận mục tiêu đổ bộ, Trung Quốc hiện sử dụng các loại tàu đổ bộ Type-071, Type-072 và Type-075. Đến nay, tàu độ bộ tấn công Type-075 vẫn đang trong quá trình hoàn thiện, nhưng tàu vận tải đổ bộ Type-071 và tàu đổ bộ Type-072 đã được đưa vào vận hành từ lâu. Chính vì thế, việc triển khai xe bọc thép đổ bộ tấn công Type-05 hướng đến Đài Loan hoàn toàn nằm trong năng lực của Bắc Kinh.
Sức mạnh tên lửa
Một mối đe dọa khác từ Bắc Kinh mà Đài Bắc đang đối mặt là lực lượng tên lửa. Điển hình với PHL-16 và PCL-191 được triển khai ở Chiến khu miền Đông của Trung Quốc đều có khả năng tấn công Đài Loan.
Trong đó, PCL-191 là hệ thống phóng đa nòng với một phương tiện vận chuyển có thể được trang bị 8 ống phóng loại tên lửa 370 mm có tầm bắn 350 km, hoặc 2 ống phóng tên lửa 750 mm tầm bắn lên đến 500 km. Khoảng cách 2 bờ eo biển Đài Loan chỉ 180 km, nên PCL-191 có thể tấn công nhiều điểm ở đảo Đài Loan và trở thành một mối đe dọa lớn cho Đài Bắc.
Còn hệ thống PHL-16 thì có thể khai hỏa tên lửa 370 mm với tầm bắn tối đa lên đến 220 km, nên cũng hoàn toàn đủ sức tấn công một số địa điểm của chính quyền Đài Loan. Một số phiên bản PHL-16 còn có thể khai hỏa tên lửa đạt tầm bắn đến 290 km nên khả năng tấn công còn lớn hơn.
Việc sử dụng tên lửa tấn công được đánh giá cao về thời gian triển khai tác chiến cũng như giảm thiểu rủi ro nhân mạng so với việc tổ chức lực lượng binh sĩ đổ bộ. Thông thường, tên lửa sẽ là vũ khí mở đường cho quá trình đổ bộ tấn công.
Không – hải quân phối hợp
Ngoài ra, thời gian qua, Trung Quốc cũng thường xuyên tiến hành các hoạt động quân sự “nắn gân” Đài Loan. Giữa tháng 3, Đài Loan đã điều động máy bay chiến đấu để can thiệp, ngăn chặn một cuộc tập trận không quân Trung Quốc thực hiện ở gần đảo Đài Loan. Cuộc tập trận của Trung Quốc có sự tham gia của các tiêm kích J-11 và máy bay cảnh báo sớm KJ-500.
Trước đó, vào tháng 2, Đài Bắc cũng từng điều chiến đấu cơ ngăn chặn Bắc Kinh triển khai máy bay ném bom H-6 tập trận gần đảo Đài Loan.
Về hải quân, đầu tháng 4, nhóm tác chiến tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc đã lần lượt vượt qua eo biển Miyako, eo Ba Sĩ trước khi tiến vào Biển Đông. Hải trình của nhóm tác chiến này khá gần Đài Loan nên cũng ẩn chứa thông điệp răn đe nhằm vào Đài Bắc.
Chính vì thế, thực tế năng lực tấn công của Trung Quốc đại lục đối với Đài Loan còn bao gồm cả quy mô tổng lực phối hợp không – hải quân hùng hậu
http://biendong.net/xung-dot-chien-tranh/36282-vu-khi-tq-dan-tran-nham-vao-dai-loan.html
Những cuộc biểu tình mới của giới trẻ Thái Lan
có liên quan đến điều cấm kỵ hoàng gia
Tin từ Bangkok, Thái Lan – Theo thông tin từ 2 người tham gia các cuộc gọi video hồi đầu tháng 8/2020, khoảng một chục sinh viên đến từ trường đại học Kasetsart và Mahanakorn của Thái Lan đã bàn luận công khai và thách thức chế độ quân chủ quyền lực nhất của Thái Lan. Họ có thể phải ngồi tù vì hành động này.
Những người biểu tình trên đường phố và trên mạng ngày càng đề cập nhiều đến Vua Maha Vajiralongkorn trong vài tháng qua, trong bối cảnh họ mong muốn thúc đẩy nền dân chủ rộng rãi hơn, nhưng không một ai dám công khai kêu gọi sự thay đổi tại cung điện.
Trong những cuộc gọi video, các sinh viên thảo luận về một cuộc biểu tình theo chủ đề phù thủy Harry Potter và cân nhắc việc đối đầu công khai. Hôm tối thứ hai (3/8), ông Anon Nampa, một luật sư nhân quyền, đã lên sân khấu tại Đài tưởng niệm Dân chủ ở Bangkok và kêu gọi hạn chế quyền lực của cung điện. Đây được xem là một sự kiện rất hiếm. Anh cho biết, không có quốc gia dân chủ nào ngoài Thái Lan cho phép nhà vua có nhiều quyền lực đến như vậy đối với quân đội. Điều này làm tăng nguy cơ một chế độ quân chủ tuyệt đối được hình thành.
Mặc dù Thái Lan trải qua sự hỗn loạn chính trị trong nhiều thập niên qua, nhưng những người biểu tình đường phố vẫn chưa tìm kiếm được sự thay đổi nào đối với chế độ quân chủ. Hiện anh Anon và chưa có người biểu tình nào bị buộc tội vi phạm luật ‘lese majeste’ của Thái Lan, luật này trừng phạt những người chỉ trích chế độ quân chủ với án phạt có thể lên đến 15 năm tù. (BBT)
Tổng thống Philippines tình nguyện
thử nghiệm vắc-xin Covid-19 của Nga
Hải Lam
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte hôm 10/8 tuyên bố tình nguyện tiêm thử nghiệm vắc-xin Covid-19 của Nga, theo Reuters.
“Tôi sẽ nói với Tổng thống (Vladimir) Putin rằng tôi rất tin tưởng vào các nghiên cứu của ông trong việc chống lại COVID-19 và tôi tin rằng loại vắc-xin mà ông đã sản xuất thực sự tốt cho nhân loại”, ông Duterte nói vào cuối ngày 10/8.
Để xoa dịu nỗi lo ngại của công chúng, ông Duterte đề nghị: “Tôi có thể là người đầu tiên để họ thử nghiệm”.
Tổng thống Nga Putin hôm nay (11/8) tuyên bố nước này đã phát triển loại vắc xin đầu tiên cung cấp khả năng “miễn dịch vững vàng” chống Covid-19.
Nga đã đề nghị cung cấp loại vắc-xin này cho Philippines hoặc phối hợp với một doanh nghiệp ở nước này để sản xuất hàng loạt. Malina cũng sẵn sàng làm việc với Moscow.
Philippines hiện là vùng dịch lớn nhất Đông Nam Á. Tính đến 19h ngày 11/8 (giờ Việt Nam), Philippines ghi nhận 139.538 ca nhiễm Covid-19, trong đó 2.312 đã tử vong.
Miến Điện và Việt Nam, lịch sử sẽ song hành?
Đinh Yên Thảo
Nằm giữa Đông Á cùng Đông Nam Á và dọc theo vịnh Bengal, Miến Điện là một quốc gia cựu thuộc địa Anh, đã trải qua không ít những thăng trầm lịch sử trong nhiều thế kỷ. Với hơn hai ngàn cây số biên giới với Trung Hoa lục địa, Miến Điện cũng chẳng thể thoát khỏi giấc mộng Đại Hán bạo tàn hay trở thành miếng mồi thuộc địa của phương Tây.
Từ những cuộc chiến đấu chống lại gót giày quân Nguyên Mông xâm lược vào cuối thế kỷ thứ 13 sang những phong trào giành độc lập từ người Anh vào nửa đầu thế kỷ 20, cho đến hành trình đi tìm dân chủ ở đầu thế kỷ 21 với cuộc bầu cử lịch sử hồi năm 2015, sinh lộ một quốc gia Phật Giáo với những đền chùa linh thiêng huyền bí như Miến Điện đã vượt lên nhiều thử thách để nhắm đến việc hình thành một quốc gia dân chủ, mở ra một hướng đi mới cho dân tộc này trong tương lai.
So sánh và nhìn lại những giai đoạn cùng biến cố lịch sử của quốc gia với khoảng 55 triệu dân này hiện nay, Miến Điện quả có những điểm tương đồng với Việt Nam từ địa chính trị cùng lịch sử cho đến giữa thế kỷ 20 qua. Và để thấy tương lai của mỗi dân tộc sẽ như thế nào tùy thuộc vào sự chọn lựa và chính sách của mình hôm nay.
Năm 1277, vó ngựa quân Nguyên từ Vân Nam do tướng Hốt Đô kéo sang tấn công Miến Điện sau khi triều đình phương Bắc nhiều lần buộc dân tộc này thần phục và cống nạp không được, nhưng quân xâm lược đã bị đánh cho tan tác ngay biên giới nước này. Sáu năm sau, năm 1283 Hốt Tất Liệt lại hung hãn cho quân xâm chiếm Miến Điện một lần nữa, dù thành công và cai trị đất nước này gần mười năm nhưng với tinh thần quật cường không khuất phục, những cuộc khởi nghĩa của người dân Miến Điện lại đánh đuổi được quân Nguyên Mông khỏi đất nước mình lần thứ hai. Năm 1301, lần thứ ba phương Bắc lại xua 12 vạn quân sang tấn công Miến Điện và cũng đành nuốt hận quay về sau khi bị thiệt hại nặng nề.
Tinh thần quật cường của Miến Điện đưa chúng ta về với những trang sử hùng tráng của dân tộc Việt cũng trong cùng giai đoạn lịch sử. Khi nhắm đường chinh phạt về hướng Nam, Bắc triều đã tấn công Đại Việt và cũng bị triều đình nhà Trần cùng danh tướng Hưng Đạo Vương đánh chẳng còn manh giáp, lần đầu vào năm 1257 và lần cuối vào năm 1288, lưu danh ba lần đại thắng quân Nguyên.
Trải qua những triều đại khác nhau trong vài thế kỷ, dù có những tranh giành quyền lực mang tính sắc tộc và dăm cuộc chiến lớn nhỏ với các lân bang, Miến Điện trên căn bản vẫn giữ được quyền tự trị của mình. Đến năm 1885, vương triều cuối cùng của Miến Điện bị sụp đổ sau các cuộc tấn công của quân Anh, đưa dân tộc này hoàn toàn nằm trong vòng cai trị của nước Anh hơn nửa thế kỷ. Bị sáp nhập thành một vùng của Ấn Độ đang thuộc về người Anh lúc bấy giờ, Miến Điện trở thành một lãnh thổ thuộc quyền bị hai tròng thuộc địa, mà người dân Miến gọi là một “thuộc địa của thuộc địa”.
So sánh cột mốc thời gian thì đây là giai đoạn Việt Nam hoàn toàn rơi vào tay người Pháp, bị phân chia ba miền và trở thành thuộc địa của Pháp từ sau Hòa Ước Patenotre vào năm 1884.
Nếu tinh thần dân tộc của người dân Miến Điện luôn quật khởi để chống lại ách cai trị của thực dân Anh qua những phong trào đấu tranh và khởi nghĩa bền bỉ từ cuối thế kỷ 19 đến nửa đầu thế kỷ 20 do các cao tăng và giới trí thức Miến Điện lãnh đạo thì phong trào chống Pháp, giành độc lập cho nước Nam cũng liên tục và quật cường không kém. Nếu Miến Điện có những cuộc khởi nghĩa của thiền sư Xaya Xan, phong trào Thakin yêu nước, phong trào dành độc lập của tướng Aung San thì tại Việt Nam có phong trào Cần Vương của vua Hàm Nghi vào năm 1885 cùng vô số những cuộc khởi nghĩa như của Phan Đình Phùng, Đinh Công Tráng, Nguyễn Thiện Thuật…, cho đến những phong trào đấu tranh của những nhà cách mạng Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh… vào đầu thế kỷ 20 tại Việt Nam.
Cả hai dân tộc đã viết tiếp những trang sử liệt oanh cho dân tộc mình cho đến ngày cả hai dân tộc thoát khỏi vòng thuộc địa vào giữa thế kỷ 20. Nhưng cũng từ đây, con đường của hai dân tộc đã đi theo hai ngõ rẽ khác nhau.
Nhìn vào lộ trình dân chủ của Miến Điện để đi đến hôm nay, có lẽ cũng cần nhìn kỹ hơn về chặng đường Miến Điện trải qua trong thế kỷ 20 đến nay. Trong những trang sử của mình, người dân Miến Điện vẫn không quên và luôn tôn thờ vị lãnh tụ dân tộc Aung San, tức cha của bà Aung San Suu Kyi hiện nay. Ông là một người đã đóng góp to lớn vào việc đem lại độc lập cho Miến Điện.
Sinh năm 1915, ở tuổi đôi mươi, Aung San đã nổi lên như một lãnh tụ sinh viên sáng giá trong các phong trào yêu nước. Năm 25 tuổi, Aung San tham gia vào chính trường Miến Điện qua việc thành lập các đảng phái chính trị và quân đội, trở thành một vị tướng trẻ tài ba với các chủ trương chống lại Anh và chủ nghĩa thực dân, giành được nền độc lập cho Miến Điện.
Như Cường Để hay Phan Bội Châu của Việt Nam, Aung San thoạt đầu cũng bị thuyết phục và đi theo Nhật bởi học thuyết Đại Đông Á, cho rằng Châu Á phải thuộc về người Châu Á, là những quốc gia chung sống hòa bình và thịnh vượng, không bị thống trị bởi chủ nghĩa thực dân phương Tây. Nhưng ông cũng kịp nhận ra đó chẳng qua cũng là giấc mộng của một dân tộc Phù Tang “thượng đẳng” muốn làm bá chủ các dân tộc nhược tiểu Á Châu.
Ông cũng bị quyến dụ từ chủ nghĩa cộng sản với chiêu bài giành độc lập và giải phóng dân tộc, nhưng kịp thời dừng lại khi nhận ra một chiêu bài nguy hiểm khác. Quay lại cùng phe đồng minh trong Đệ Nhị Thế Chiến để chống lại chủ nghĩa Phát-xít, với một tinh thần dân tộc vô biên cùng khả năng và uy tín của mình, ông thuyết phục được các sắc tộc Miến Điện ngồi lại với nhau để đòi hỏi và đàm phán với Anh về việc trao trả độc lập cho Miến Điện, tiến hành bầu cử để thành lập một chính phủ lâm thời có quyền tự trị.
Cuộc tổng tuyển cử năm 1947 thành công, Aung San trở thành Thủ Tướng Miến Điện nhưng chỉ ba tháng sau đó đã bị phe đối lập ám sát. Aung San không có cơ hội chứng kiến ước nguyện của mình khi người Anh chính thức trao trả độc lập cho Miến Điện ngày 4 tháng 1 năm 1948, ngày lễ Độc Lập của Miến Điện. Nhà lãnh đạo trẻ tuổi tài ba kiệt xuất Aung San mất đi ở tuổi 32, nhưng đã truyền lại cho con gái mình là bà Aung San Suu Kyi, chỉ hai tuổi lúc bấy giờ, một di sản lớn lao về tinh thần và ý chí dân tộc tự chủ mạnh mẽ.
Trong khi đó, Việt Nam tuyên bố độc lập vào năm 1945 từ tay người Pháp, chấm dứt thể chế quân chủ, dẫn đến những cuộc chiến tranh ủy nhiệm rồi từng bước rơi vào tay những người cộng sản mà hệ lụy là trở thành một thể chế cộng sản cho đến nay, thì Miến Điện cũng trở thành một quốc gia quân phiệt với những cuộc tương tàn và đàn áp không kém phần đẫm máu từ sau năm 1948.
Với Miến Điện, tiếp bước cha mình, bà Aung San Suu Kyi từ Anh đã về nước năm 1988 để cùng tham gia vào tiến trình dân chủ cho Miến Điện. Từ việc thành lập đảng Liên Minh Dân Tộc cho Dân Chủ (NLD), vận động tổng tuyển cử rồi bị bắt và quản thúc tại gia, bà vẫn kiên trì tranh đấu, trở thành biểu tượng và dẫn dắt phong trào dân chủ quốc gia này đi đến thành công qua cuộc bầu cử mà đảng NLD của bà giành thắng lợi và nắm quyền từ 2015 cho đến nay.
Không có tiến trình dân chủ nào không gặp nhiều thách đố, bà Aung San Suu Kyi, thực chất xem như đang nắm quyền điều hành quốc gia trong vai trò cố vấn tối cao kiêm ngoại trưởng hiện nay, cũng bị thế giới lên án về vấn đề nhân quyền khi cho rằng quân đội của bà đã đàn áp và muốn tiêu diệt sắc tộc Hồi Giáo Rohingya. Hồi cuối năm trước bà cũng đã phải ra đối chất trước tòa án quốc tế Hague về các cáo buộc “diệt chủng” từ năm 2017.
Dù có dăm thái độ khuyến cáo Miến Điện về vấn đề nhân quyền, các chính sách của Hoa Kỳ dành cho Miến Điện từ năm 2012 đã giúp cho quốc gia này đi theo đường lối cải cách để trở thành một quốc gia dân chủ, thoát Trung và thân Mỹ hơn.
Trên trang mạng của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, quan hệ giữa hai quốc gia được tuyên bố theo sau: “Dù có những hành động dẫn đến một số bất đồng trong mối quan hệ song phương, Hoa Kỳ vẫn tiếp tục thực hiện chiến lược cam kết qua việc ghi nhận những bước tích cực đã được Miến Điện thực hiện và khuyến khích sự cải cách xa hơn nữa. Nguyên tắc chủ đạo này nhằm giúp sự cải tổ nền chính trị và kinh tế của Miến Điện, thúc đẩy việc hòa giải dân tộc, xây dựng các định chế, trách nhiệm và sự minh mạch của chính phủ, trao quyền cho cộng đồng địa phương và xã hội dân sự, thúc đẩy mối can dự quốc tế đầy trách nhiệm, đồng thời tăng cường việc tôn trọng và bảo vệ nhân quyền và tự do tôn giáo” (US Relations with Burma, 01/21/2020 – US Department of State). Trên thực tế, Hoa Kỳ đã viện trợ cho Miến Điện khoảng 1.5 tỉ đô la từ năm 2012 đến nay, cũng theo bản tuyên bố này cho biết.
Nằm sát sườn và mang cùng truyền thống chống giặc phương Bắc như Việt Nam, quốc gia bán dân chủ này cũng chịu đầy áp lực trong chính sách ngoại giao uyển chuyển và khôn ngoan trước một Trung Cộng láng giềng khổng lồ đầy mưu mô và một Hoa Kỳ chưa chính thức là đồng minh để phát triển quốc gia. Miến Điện và Việt Nam đã có những điểm tương đồng trong quá khứ, còn sinh lộ và vận mệnh của hai dân tộc ra sao trong tương lai sẽ tùy thuộc rất nhiều vào sự chọn lựa và chính sách phù hợp nhất từ giới lãnh đạo quốc gia hiện nay.
* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do
Ấn Độ: Khủng bố tại Cachemire
một năm sau lệnh bãi bỏ quyền tự trị
Một năm sau ngày quyền tự trị vùng Cachemire thuộc Ấn bị bãi bỏ, những vụ tấn công nhắm vào đảng cầm quyền BJP của thủ tướng Modi không ngừng gia tăng. Vào hôm qua, 10/08/2020, một lãnh đạo địa phương đã bị bắn, tử thương sau đó. Bốn thành viên khác của đảng thông báo từ chức ngay sau sự kiện này.
Thông tín viên RFI, Côme Bastin, tường thuật từ Bangalore:
Gần một triệu lính Ấn được triển khai ở vùng Cachemire từ khi quyền tự trị của vùng bị bãi bỏ. Nhưng an ninh được vãn hồi một cách trầy trật, và một thành viên thứ 5 của đảng cầm quyền BJP đã bị tấn công vào hôm Chủ Nhật.
Kẻ khủng bố đã bắn vào Abdul Hamid Najar, một chủ tịch của nhánh phụ trách các đẳng cấp thấp ở huyện Bugdam. Ông đã chết vào hôm qua 10/08.
Vụ ám sát diễn ra sau một loạt những cuộc tấn công khác trong những tuần gần đây: ngày 04/08, một trưởng thôn đã bị bắn trọng thương, một người khác chết vào ngày 06/08. Trước đó, ngày 09/07 một lãnh đạo địa phương bị bắn chết cùng người cha và một người anh em.
Một năm sau khi điều khoản 370, bảo đảm quyền tự trị của Cachemire bị bãi bỏ, những vụ tấn công liên tục này đã gây hoảng sợ trong một số đảng viên đảng BJP. Sau cái chết của Abdul Hamid Najar, 4 nhân vật ở địa phương tuyên bố ra khỏi đảng
Trong một diễn biến khác, cái chết của một người lính, mất tích hôm 02/08, có thể được xác định qua băng thu âm của giới khủng bố. Vụ tấn công cuối cùng diễn ra vào tối thứ Hai: một quả lựu đạn ném vào nhà của một nghị sĩ ở thành phố Pulwama. Nhưng theo cảnh sát, không ai thiệt mạng.