Tin khắp nơi – 11/07/2017

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin khắp nơi – 11/07/2017

Tillerson đi Kuwait,

Ả-rập Xê-út và Qatar cố phá thế bế tắc

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Rex Tillerson đang có mặt ở Qatar để dự các cuộc hội đàm hôm 11/7 nhằm giúp giải quyết tranh chấp giữa quốc gia vùng Vịnh này với các nước láng giềng.

Ông Tillerson đã đến Qatar sau cuộc gặp với Quốc vương Sabah Al Ahmed Al Sabah của Kuwait, nước đang đứng ra làm trung gian giải quyết cuộc khủng hoảng.

Hồi tháng trước, Ả-rập Xê-út, Các Tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất, Bahrain, Ai Cập và các quốc gia khác đã cắt đứt quan hệ ngoại giao với Qatar, đồng thời tiến hành phong tỏa trên bộ, trên không và trên biển đối với vương quốc này, về cáo buộc nước này bảo trợ cho chủ nghĩa khủng bố.

Lịch trình của Ngoại Trưởng Tillerson bao gồm chặng dừng chân cuối ở Ả-rập Xê-út.

Cố vấn truyền thông cao cấp của ông Tillerson, R.C. Hammond, cho biết mục đích của chuyến đi là tìm hiểu xem có thể đạt được một giải pháp khả thi như thế nào.

Cố vấn Hammond cho biết Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nói rất rõ ràng rằng mục tiêu số một của ông là thuyết phục tất cả các quốc gia Ả-rập phải làm nhiều hơn để ngăn chặn nguồn tài trợ cho khủng bố.

Sau chuyến công du nước ngoài đầu tiên tới Ả-rập Xê-út, Tổng thống Trump đã cáo buộc Qatar ủng hộ khủng bố ở cấp cao nhất. Qatar đã phủ nhận điều này.

Nhóm các nước do Ả-rập Xê-út đứng đầu đã trao cho Doha một bản gồm 13 yêu sách, trong đó có yêu cầu Qatar hạ cấp quan hệ với Iran, và đóng cửa hệ thống tin tức al-Jazeera do nhà nước Qatar tài trợ.

Qatar nói họ sẵn sàng đàm phán, nhưng sẽ không từ bỏ chủ quyền của mình.

https://www.voatiengviet.com/a/tillerson-di-kuwait-arap-xeut-va-qatar-co-pha-the-be-tac/3937422.html

 

Đức cáo buộc Trung Quốc

kiểm soát việc điều trị cho Lưu Hiểu Ba

Đức cáo buộc chính quyền Trung Quốc kiểm soát việc điều trị ung thư cho nhà bất đồng chính kiến Lưu Hiểu Ba.

Theo Sứ quán Đức ở Bắc Kinh, động thái này được đưa ra sau khi báo chí Trung Quốc đăng đoạn video ghi lại cảnh một bác sĩ người Đức tới khám cho ông Lưu.

Giới chức Đức đã yêu cầu không được ghi hình chuyến thăm của bác sĩ.

Lưu Hiểu Ba có thể không qua khỏi?

TQ đưa Lưu Hiểu Ba vào viện ‘vì bị ung thư’

Ông Lưu được phóng thích vào tháng trước để điều trị ung thư gan giai đoạn cuối.

Thông cáo của Sứ quán Đức ở Bắc Kinh viết: “Cơ quan an ninh đang kiểm soát việc điều trị cho bệnh nhân, chứ không phải bác sĩ”.

Năm 2009, nhà hoạt động và khôi nguyên Nobel hòa bình bị tuyên án 11 năm tù về tội lật đổ.

Dưới áp lực quốc tế, Bắc Kinh cho phép các bác sĩ phương Tây đến thăm khám cho nhà bất đồng chính kiến.

Các chuyên gia y tế Trung Quốc cho biết tình trạng của ông Lưu quá yếu để đi nước ngoài, nhưng cuối tuần qua, các bác sĩ từ Mỹ và Đức nói ông có thể đi nước ngoài để được chăm sóc giảm đau.

Thấy gì trong clip về Lưu Hiểu Ba?

Có ít nhất hai video clip được các nhóm ủng hộ chính phủ Trung Quốc đăng tải trên mạng.

Một video dường như cho thấy hai bác sĩ phương Tây đứng cạnh giường của ông Lưu, cùng vợ ông, bà Lưu Hà và một số bác sĩ, y tá Trung Quốc.

Video thứ hai được Global Times đăng lại, dường như cho thấy các bác sĩ phương Tây và Trung Quốc trong một phòng họp.

Trong clip đầu, một người đàn ông được cho là bác sĩ Büchler nói rằng các bác sĩ Trung Quốc “rất tận tâm” trong việc điều trị cho ông Lưu, trong khi ở clip thứ hai ghi lời ông: “Trong lĩnh vực y tế, tôi không nghĩ chúng tôi có thể làm tốt hơn quý vị” .

Trên blog bên ngoài đại lục đã có phản ứng hoài nghi về các clip này.

Một số người cho rằng clip đã được chỉnh sửa để tạo hình ảnh tích cực về bác sĩ Trung Quốc và khiến người xem tin vào lập luận của Bắc Kinh rằng tình trạng của ông Lưu quá yếu nên không thể ra nước ngoài điều trị.

Thực tế là các video này đầu tiên được đăng lên YouTube – vốn bị chặn ở Trung Quốc – khiến người ta suy đoán rằng clip được phổ biến cho người xem ở nước ngoài.

http://www.bbc.com/vietnamese/world-40546887

 

Số phận Lưu Hiểu Ba:

Trung Quốc muốn chứng tỏ ‘chính nghĩa’

Stephen McDonellBBC News, Bắc Kinh

Ông là nhà hoạt động nhân quyền hàng đầu Trung Quốc, được báo chí miêu tả như một tội phạm, nhưng cũng được nhiều người coi là một anh hùng cho dân chủ Trung Hoa.

Dù theo quan điểm nào, thì tình trạng sức khoẻ của Lưu Hiểu Ba cũng đang là tâm điểm của nỗ lực kiểm soát thông tin về cái chết mà ông đang cận kề.

Người đoạt giải Nobel Hoà bình của Trung Quốc đang là tâm điểm của một cuộc chiến thông tin.

Truyền thông nhà nước Trung Quốc nói việc Lưu Hiểu Ba mắc ung thư “không nên được chính trị hoá”, và công bố những đoạn ghi âm bị rò rỉ về thời gian ông bị giám sát tại trại giam và ở bệnh viện vào thời điểm hiện tại.

Các nhóm nhân quyền quốc tế cho biết họ mất kiên nhẫn khi thấy ông vẫn bị quản thúc kể cả khi đã sắp ra đi. Chính phủ Đức cho rằng các lực lượng an ninh Trung Quốc có vẻ như đang cố gắng điều trị cho bệnh nhân sắp tử vong này thay vì để việc đó cho các bác sỹ có chuyên môn.

Sự thật là chính phủ Trung Quốc biết chuyện này sẽ hiện ra thật tồi tệ trước mắt công chúng.

Sau chẩn đoán mắc ung thư gan giai đoạn cuối, chính quyền Trung Quốc đã chuyển ông từ trại giam tới bệnh viện để quản thúc trong những ngày cuối cùng của cuộc đời ông, tuy rằng điều kiện chăm sóc y tế tốt hơn.

Không ai nghi ngờ về những nỗ lực thật sự cũng như khả năng chuyên môn của các bác sỹ Trung Quốc trong việc cứu chữa cho Lưu Hiểu Ba.

“Màn kịch” bên giường bệnh

Nhưng chính phủ Đức nói rằng không phải các bác sĩ đang đóng vai trò chính bên giường bệnh của Lưu Hiểu Ba tại Bệnh viện hàng đầu thành phố Thẩm Dương thuộc Đại học Y Trung Quốc. Đây là việc mà chính các lực lượng an ninh của chính phủ Trung Quốc đang làm. Đó thật sự là một màn kịch.

Theo một tuyên bố từ Sứ quán Đức, khi các bác sỹ nước này tham gia chữa trị cho ông Lưu, các cuộc họp và hội chẩn đều bị giám sát về âm thanh và hình ảnh mặc dù trước đó, phía Đức đã yêu cầu Trung Quốc không được ghi âm và ghi hình các cuộc họp trên.

Sau đó, những tư liệu này lại bị “rò rỉ” một cách có chọn lọc cho các cơ quan truyền thông Trung Quốc do nhà nước quản lý nhằm đưa ra thông điệp rằng ông Lưu Hiểu Ba được chữa trị một cách nhân văn.

11 năm

Lưu Hiểu Ba bị giam giữ ngay sau Olympic Bắc Kinh năm 2008.

Ông bị kết án 11 năm tù giam vì “kích động lật đổ chính quyền” sau khi ông cùng một nhóm tác giả cho ra đời tuyên ngôn mang tên “Hiến chương 2008”, ủng hộ việc xem xét và kiểm tra một cách dân chủ hệ thống chính quyền của Trung Quốc.

Một trong những điều nguy hiểm nhất bạn có thể làm tại Trung Quốc là ủng hộ việc lật đổ quyền lực tối cao của Đảng Cộng sản dưới bất kì hình thức nào.

Trong lúc còn bị giam năm 2010, Lưu Hiểu Ba được trao giải Nobel Hoà bình. Giải thưởng đã được đặt trên một chiếc ghế trống do sự vắng mặt của ông.

Thời gian gần đây, tình trạng sức khoẻ của Lưu Hiểu Ba ngày càng tồi tệ. Từ khi bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư, chính phủ các nước phương Tây và các nhóm nhân quyền đã kêu gọi để ông được ra nước ngoài chữa bệnh.

Chính quyền Trung Quốc đáp lại rằng ông quá yếu để có thể di chuyển, trong khi hai bác sỹ nước ngoài sau khi thăm bệnh đã phủ nhận thông tin trên.

Để thoả hiệp, Trung Quốc đã cho phép hai chuyên gia quốc tế tới khám chữa cho ông tại Thẩm Dương.

Những đề nghị từ cộng đồng quốc tế

Sau chuyến thăm đầu tiên, Tiến sỹ Joseph Herman từ Trung tâm Ung thư Anderson, Đại học Texas và Tiến sỹ Markus Buchler, trưởng khoa Phẫu thuật, Đại học Heidelberg công bố:

“Lưu Hiểu Ba và gia đình đã yêu cầu được chăm sóc phần đời còn lại tại Đức hoặc Hoa Kỳ.

“Mặc dù việc di chuyển một bệnh nhân sẽ luôn gặp những rủi ro nhất định, cả hai chuyên gia đều tin rằng ông Lưu có thể di chuyển an toàn với điều kiện chăm sóc và hỗ trợ ý tế phù hợp.”

“Tuy nhiên, việc này cần được thực hiện càng sớm càng tốt. Cả Đại học Heidelberg và Trung tâm Anderson đều đồng ý sẽ tiếp nhận điều trị cho ông Lưu.”

Chính phủ Trung Quốc không đồng ý để chuyện này xảy ra.

Thay vào đó, Chính phủ công bố các đoạn dữ liệu Lưu Hiểu Ba nói rằng các bác sỹ Trung Quốc đã điều trị cho ông rất tốt và một số triệu chứng bệnh đã đẩy lùi lại thời gian ông bị giam cầm.

Đoạn băng dữ liệu về sự kiểm soát đối với các bác sỹ nước ngoài cũng nhằm hiệu quả tương tự.

Quy trình “bịt miệng” tiêu chuẩn

Những hình ảnh được đăng tải cho thấy Lưu Hiểu Ba nằm trên giường bệnh bên cạnh một nhóm nhân viên y tế và những người liên quan ở xung quanh.

Tiến sỹ Buchler được cho là đang nói chuyện với vợ của Lưu Hiểu Ba, bà Lưu Hà, người đứng tại cuối giường và quay lưng vào máy ảnh.

“Tôi nghĩ đây là một điều rất tốt khi các bác sỹ Trung Quốc mời chúng tôi tới hỗ trợ”, ông nói. “Điều này có nghĩa là họ đã cam kết sẽ chữa trị cho chồng bà. Họ muốn chúng tôi giúp đỡ và đây là một nghĩa cử tốt đẹp.”

Bà Lưu Hà không đáp lại nhưng không giấu nổi vẻ đau buồn khi vị bác sỹ người Mỹ an ủi và hỏi “Bà có ổn không?”

Khi được hỏi về yêu cầu của nhà hoạt động nhân quyền có ảnh hưởng nhất Trung Quốc về việc được ra nước ngoài chữa bệnh, Chính phủ Trung Quốc đã đáp lại rằng đây là vấn đề nội bộ của đất nước mà các thế lực bên ngoài không nên xen vào.

Tại buổi họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, 08 trong số 17 câu hỏi được đặt ra cho người phát ngôn có liên quan tới sự việc của Lưu Hiểu Ba. Tuy nhiên, khi biên bản chính thức của cuộc họp báo được công bố trên website của Bộ, tất cả các câu hỏi về Lưu Hiểu Ba đều bị xoá bỏ.

Đây là một quy trình tiêu chuẩn của chính quyền Trung Quốc đối với những chủ đề nhạy cảm. Tuyên truyền thông tin theo đúng kịch bản của mình (các bác sỹ nước ngoài khen ngợi đồng nghiệp Trung Quốc), và dập tắt tất cả các thảo luận đi ngược lại với kịch bản đó (các bác sỹ nước ngoài nói ông Lưu có thể sang nước ngoài hoặc thông tin chính phủ Đức cho biết các bác sỹ nước này không chịu trách nhiệm chăm sóc ông Lưu).

Giải Nobel không được biết đến

Một cuộc khảo sát gần đây được thực hiện với người dân Trung Quốc về Lưu Hiểu Ba.

Các câu hỏi đưa ra nhận được những phản ứng khá lúng túng – Lưu Hiểu Ba là ai?

Người dân dường như không biết rằng Trung Quốc đã có người giành giải Nobel Hoà Bình.

Khi các phóng viên nước ngoài tới bệnh viện tại Thẩm Dương và hỏi các y tá trực ban rằng Lưu Hiểu Ba ở đâu, họ không những không thể tìm được tên ông trong dữ liệu mà còn thể hiện như mình chưa bao giờ nghe về ông, cùng với kịch bản “Xin lỗi, ông có thể đánh vần lại cái tên đó được không? Tại sao nhiều người hỏi thăm người đàn ông này thế? Ông ấy là ai?”

Đối với chính phủ Trung Quốc, điều này có nghĩa là họ đã thành công.

Đối với uy tín của đất nước trên trường quốc tế, Trung Quốc sẽ tiếp tục bỏ ngoài tai các ý kiến trái chiều đến khi sự việc lắng xuống giống như đối với những chủ đề gây tranh cãi trước đó.

http://www.bbc.com/vietnamese/world-40572156

 

Lệnh cấm của TQ tổn thương du lịch Nam Hàn

Giới du lịch Nam Hàn lo ngại số lượng khách Trung Quốc sẽ giảm mạnh trong thời gian tới vì mối quan hệ hai nước đóng băng.

Tổ chức du lịch Hàn Quốc (KTO) dự đoán lượng khách Trung Quốc du lịch đến Nam Hàn sẽ giảm đi 4,7 triệu người, sụt 27% so với năm ngoái.

Trung Quốc đã cấm các công ty lữ hành bán tour du lịch đi Hàn Quốc trong động thái phản đối Nam Hàn cho phép Mỹ lắp đặt hệ thống phòng thủ tên lửa ở nước này,

Khách du lịch từ Trung Quốc hiện chiếm tới 46,8% tổng số người đến thăm Hàn Quốc vào năm ngoái.

Radar của Thaad ‘bao trùm cả Trung Quốc’?

Hệ thống phòng thủ Thaad ‘có thể hoạt động’ tại Nam Hàn

Thaad làm được gì trước Bình Nhưỡng và Bắc Kinh?

Nam Hàn ngưng triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa Thaad

‘Khủng hoảng dài hạn’

Tổng số lượng khách du lịch đến Nam Hàn đã tăng hai con số trong hai tháng đầu năm 2017, theo cơ quan KTO, nhưng lại giảm dần các tháng sau đó.

Đặc biệt tháng Năm vừa qua, lượng khách du lịch đến Nam Hàn đến đã giảm 34,5% so với một năm trước đây, và lần đầu tiên giảm dưới mức 1 triệu khách kể từ khi dịch bệnh MERS bùng nổ vào giữa năm 2015.

“Với xu hướng hiện tại, ngành du lịch Nam Hàn có thể sắp phải trải qua một cuộc khủng hoảng dài hạn,” một viên chức giấu tên của KTO nói với phóng viên tờ Yonhap.

Mỹ lắp đặt hệ thống phòng thủ tên lửa Thaad ở Nam Hàn

Mỹ-Hàn triển khai hệ thống THAAD

Lệnh cấm của Trung Quốc đối các đoàn tour du lịch đến Nam Hàn được đưa ra sau khi quân đội Mỹ bắt đầu triển khai Hệ thống Phòng thủ Hỏa tiễn Tầm cao Giai đoạn cuối (Thaad) tại đây.

Mặc dù được cho là để bảo vệ Nam Hàn trước sự đe dọa của tên lửa tầm ngắn hơn từ Bắc Hàn, hệ thống phòng thủ Thaad vẫn khiến nước láng giềng Trung Quốc đưa ra phản đối mạnh mẽ.

Trung Quốc cho rằng các radar cỡ lớn của hệ thống Thaad có thể thăm dò vào vùng lãnh thổ của mình.

Mặc dù Hoa Kỳ đã trấn an rằng đây hoàn toàn chỉ là những vũ khí mang tính tự vệ, Trung Quốc vẫn khẳng định hệ thống Thaad sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh khu vực.

http://www.bbc.com/vietnamese/world-40572356

 

Về cuộc gặp của con trai Trump với luật sư Nga

Con trai Tổng thống Trump đã được thông báo rằng thông tin mà một luật sư Nga cung cấp là một phần trong nỗ lực của chính phủ Nga nhằm giúp chiến dịch tranh cử của cha mình, tờ New York Times đưa tin.

Nhà báo Rob Goldstone, người sắp xếp cuộc gặp vào năm 2016, được cho là nói ra điều này trong một email.

Ông Trump Junior (Jr-con) đã tỏ lập trường bảo vệ cuộc họp mà tại đó luật sư Nga nói sẽ tiết lộ tài liệu gây hại cho bà Hillary Clinton.

Moscow và Nhà Trắng đều phủ nhận có bất kỳ sự can thiệp chính trị nào.

FBI và Quốc hội Hoa Kỳ hiện đang điều tra cáo buộc Nga can thiệp vào cuộc bầu cử Mỹ năm ngoái, trong đó có việc điều tra xem liệu ai trong số các cộng sự của Tổng thống Trump đã cấu kết với chính phủ Nga để gây ảnh hưởng kết quả bầu cử hay không.

Cuộc điều tra vẫn chưa đưa ra bằng chứng về việc thông đồng.

Con trai Tổng thống Trump, Donald Trump Jr, luôn khẳng định rằng luật sư Natalia Veselnitskaya chẳng cung cấp “thông tin nào có ý nghĩa” về đối thủ của cha mình trong chiến dịch tranh cử tổng thống.

Con rể tổng thống, Jared Kushner, và người phụ trách chiến dịch vận động tranh cử, Paul J Manafort, cũng có mặt tại cuộc họp.

Con trai của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã đồng ý gặp một luật sư người Nga liên quan đến Kremlin năm ngoái sau khi được hứa có thông tin bất lợi cho bà Hillary Clinton, theo báo New York Times.

Ivanka Trump ‘ngồi thế chỗ bố’ tại G20

5 điều cần biết về con gái tổng thống Mỹ

Cuộc gặp với bà Veselnitskaya diễn ra vào ngày 9/6/2016 tại tháp Trump ở New York, chỉ hai tuần sau khi ông Donald Trump giành được đề cử của đảng Cộng hòa.

Đây được coi là cuộc gặp riêng tư đầu tiên được xác nhận giữa một người Nga với một người thân tín của ông Trump.

Tờ New York Times công bố về cuộc gặp này hôm 8/7.

Thời điểm đó, cả ông Trump Jr lẫn bà Veselnitskaya đều xác nhận có cuộc gặp này nhưng cho biết họ không bàn về chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ.

Hôm 9/7, New York Times cho biết, ông Trump Jr đã đồng ý đến cuộc gặp sau khi được hứa hẹn cung cấp thông tin có khả năng gây bất lợi cho bà Clinton, ứng viên đảng Dân chủ.

Tờ báo dẫn lời ba cố vấn của Nhà Trắng được báo cáo về cuộc gặp và hai người khác biết về sự kiện này.

http://www.bbc.com/vietnamese/world-40566366

 

Con trai Tổng thống Mỹ thuê luật sư ứng phó vụ Nga-Trump

Con trai Tổng thống Donald Trump thuê luật sư đại diện để ứng phó với cuộc điều tra liên quan đến cáo buộc Nga can thiệp bầu cử Mỹ 2016, theo tin từ văn phòng ông Donald Trump Jr., và luật sư của ông ngày 10/7 giữa lúc các đảng viên cùng đảng Cộng hòa bày tỏ lo ngại về cuộc gặp giữa con trai Tổng thống với một luật sư Nga.

Ông Donald Trump Jr. thuê một luật sư New York tên là Alan Futerfas, chuyên về hình sự.

Con trai Tổng thống gặp luật sư Natalia Veselnitskaya hồi tháng sáu năm ngoái tại Tháp Trump ở New York trong lúc ông Trump tranh cử Tổng thống.

Ông Trump Jr. thừa nhận rằng đồng ý gặp bà Veselnitskaya sau khi được hứa hẹn về những thông tin có hại cho bà Hillary Clinton, đối thủ của cha ông trong cuộc đua vào Tòa Bạch Ốc. Nữ luật sư Veselnitskaya được tờ New York Times mô tả là có liên hệ với Điện Kremlin.

Tờ báo nói trong cuộc gặp ấy có cả con rễ Tổng thống là Jared Kushner cùng chủ tịch chiến dịch tranh cử của ông Donald Trump lúc bấy giờ là Paul Manafort.

Tờ báo này nói cuộc gặp này là cuộc họp riêng đầu tiên được xác nhận giữa các thành viên trong chiến dịch tranh cử của ông Donald Trump với một người Nga.

Các cuộc điều tra đang được tiến hành để làm sáng tỏ xem Nga có can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2016 hay không và có sự thông đồng nào từ ban vận động tranh cử của ông Donald Trump hay không.

Moscow bác cáo buộc trong khi Tổng thống Donald Trump khẳng định không có sự thông đồng.

Cùng ngày 10/7, một thành viên trong Ủy ban Tình báo Thượng viện, bà Susan Collins, yêu cầu con trai Tổng thống Trump ra trước Ủy ban điều trần về cuộc gặp vừa được tiết lộ.

https://www.voatiengviet.com/a/con-trai-tong-thong-my-thue-luat-su-ung-pho-vu-nga-trump-/3936523.html

 

Bị đả kích, Trump rút ý định hợp tác an ninh mạng với Nga

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm Chủ Nhật rút lại đề nghị thành lập một đơn vị an ninh mạng chung Nga-Mỹ, với một tin nhắn trên Twitter nói rằng ông không tin đề nghị đó sẽ trở thành hiện thực, vài giờ sau khi đề xuất của ông bị các thành viên Đảng Cộng hoà chỉ trích gay gắt vì họ cho rằng không thể tin cậy vào Moscow.

Sáng sớm Chủ Nhật 9/7, ông Trump nói trên Twitter rằng ông và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã thảo luận hôm thứ Sáu về việc thành lập một “đơn vị an ninh mạng an toàn không thể bị xâm nhập” để giải quyết các vấn đề như nguy cơ bị can thiệp trong các cuộc bầu cử.

Ý tưởng này ngay từ đầu đã có vẻ bất khả thi về mặt chính trị. Ngay lập tức nhiều thành viên đảng Cộng hòa, cùng đảng ông Trump, mạnh mẽ bác bỏ ý định đó, họ nêu nghi vấn tại sao Hoa Kỳ lại hợp tác với Nga, sau khi chính nước này bị tố cáo là đã can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016?

Trong chiến dịch vận động tranh cử, ông Trump đưa ra lập luận để bênh vực việc xích lại gần Moscow, nhưng cho tới giờ, ông không thực hiện được ý định bởi vì chính quyền của ông vẫn bị đè nặng bởi các cuộc điều tra về những cáo buộc cho rằng Nga đã can thiệp vào cuộc bầu cử Mỹ, và rằng có những liên hệ giữa ban vận động tranh cử của ông Trump với nước Nga.

Công tố viên đặc biệt Robert Mueller đang điều tra vấn đề này, kể cả liệu có sự thông đồng nào giữa các nhân viên trong ban vận động tranh cử của ông Trump, cũng như các ủy ban Quốc hội, kể cả Ủy ban Tình báo Hạ viện và Thượng viện Hoa Kỳ.

Moscow đã bác bỏ cáo buộc và khẳng định họ không có bất kỳ hành động can thiệp nào, trong khi ông Trump khẳng định ban tranh cử của ông không có thông đồng với Nga.

Báo Washington Post hôm thứ Bảy dẫn lời các giới chức chính phủ Mỹ nói rằng, một vụ tin tặc gần đây, tấn công vào hệ thống kinh doanh của các công ty điện hạt nhân của Mỹ và các công ty năng lượng khác, là do các hacker của chính phủ Nga thực hiện.

Ông Trump giải thích rằng ông đã “hai lần mạnh mẽ nêu lên việc Nga can thiệp vào cuộc bầu cử Mỹ với Tổng thống Putin. Nhưng ông Putin một mực bác bỏ cáo buộc này.”

Nguồn: Reuters

https://www.voatiengviet.com/a/bi-da-kich-trump-rut-y-dinh-hop-tac-an-ninh-voi-nga/3936009.html

 

Vì sao Quân đội TQ thôi làm kinh tế?

Một chuyên gia Trung Quốc giải thích quân đội Trung Quốc rút khỏi hoạt động kinh doanh, một phần nhờ được tăng ngân sách quốc phòng.

Tiến sỹ Lý Hiểu Đinh (Li Xiaoting), từ Đại học Sư phạm Hoa Đông, Thượng Hải, trả lời BBC trong bối cảnh đang có tranh luận tại Việt Nam về hoạt động kinh tế của quân đội.

Lý Hiểu Đinh: Nói một cách chính xác, năm 1998 chính là dấu mốc cho việc Quân đội Giải phóng nhân dân Trung Hoa bắt đầu thôi không làm kinh tế nữa. Mặc dù quá trình chuyển giao cũng mất nhiều năm.

Tuy nhiên, cho đến năm 2016, quân đội Trung Quốc vẫn được phép giữ một số “công ty dịch vụ công” (ví dụ như bệnh viện, nhà xuất bản, đoàn kịch quân đội). Lợi nhuận từ những công ty này từng đóng góp đáng kể vào ngân quỹ quân đội.

Từ tháng Năm năm 2016, quân đội Trung Quốc bắt đầu chuyển hướng không còn tham gia vào những công ty nói trên.

Thêm ý kiến về ‘quân đội làm kinh tế’

Cần ‘minh bạch’ về quân đội làm kinh tế

BBC:Vậy lý do tại sao Quân đội Trung Quốc lại chấp nhận không làm kinh tế và thương mại nữa?

Những sĩ quan có thái độ chuyên nghiệp hơn trong quân đội Trung Quốc từ lâu phản đối việc quân đội tham gia kinh tế và thương mại, vì những hoạt động như vậy đi ngược lại tính chất chuyên nghiệp của quân đội, cũng như dễ dẫn đến cơ hội tham nhũng.

Một số người đứng đầu quân đội chỉ ủng hộ những hoạt động này một cách miễn cưỡng, vì theo sự chỉ đạo của chính quyền dưới thời Đặng Tiểu Bình, hiện đại hóa quân đội phải đi sau hiện đại hóa đất nước, chính vì vậy ngân quỹ quân đội được giữ ở mức tối thiểu cho đến giữa thập niên 90.

Những sĩ quan có thái độ chuyên nghiệp hơn trong quân đội Trung Quốc từ lâu phản đối việc quân đội tham gia kinh tế và thương mại.Lý Hiểu Đinh

Dưới hoàn cảnh như vậy, lợi nhuận từ các công ty kinh doanh thuộc quân đội từng là nguồn bổ sung quý giá cho ngân quỹ. Thế nhưng, đến năm 1998, lãnh đạo Trung Quốc đã đồng ý tăng chi ngân sách cho quân đội một cách đáng kể, để tránh việc Quân đội Trung Quốc phải làm kinh tế để duy trì hoạt động.

BBC:Có bằng chứng nào cho thấy việc quân đội không làm kinh tế sẽ giúp giảm tham nhũng trong nội bộ Quân đội Trung Quốc?

Tôi tin là có mối liên hệ ở đây. Nhưng chưa có nghiên cứu thực tế nào về chủ đề này nên không có đủ dữ liệu để đưa ra kết luận.

BBC:Ông có ngạc nhiên không, khi một đất nước như Việt Nam lại khó có thể thực hiện điều tương tự như quân đội Trung Quốc?

Câu hỏi quan trọng là, liệu quân đội Việt Nam có thấy là ngân quỹ của mình được nhà nước cung cấp một cách đầy đủ.

Nếu câu trả lời là có, thì không khó để thuyết phục quân đội rút khỏi các hoạt động thương mại, như đã xảy ra ở Trung Quốc.

http://www.bbc.com/vietnamese/world-40521570

 

Tòa án chỉ xử được ít quan chức cao cấp Khmer Đỏ

Chỉ mới có một số quan chức cấp cao của Khmer Đỏ bị tòa xét xử về tội diệt chủng.

Đó là thông báo của tòa án do Liên Hiệp Quốc hỗ trợ về việc xét xử tội diệt chủng tại Campuchia. Thông báo cho biết vào tháng 2 tòa bãi nại đối với nhân vật Im Chaem, một cựu quan chức cấp quận của Khmer đỏ bị truy tố tội ác chống lại nhân loại gồm giết người, bắt nô lệ.

Thông báo nói rõ những thẩm phán đồng điều tra đi đến kết luận rằng bà Im Chaem không phải viên chức thuộc diện cấp cao chịu trách nhiệm về những tội ác diệt chủng. Bằng chứng về những tội cụ thể đối với bà này không đáp ứng những tiêu chuẩn pháp lý được chấp nhận.

Cũng theo thông báo thì việc giới hạn phạm vi xử án của của Tòa án Liên Hiệp Quốc là một sự lựa chọn chính trị nhằm thúc đẩy tiến trình hội nhập của những thành viên Khmer đỏ vào đời sống xã hội bình thường.

Người đứng đầu Trung tâm tư liệu của Campuchia nói rằng rất thất vọng về cách giải thích của Tòa án Liên Hiệp Quốc. Trung tâm này hiện đang là nơi tập trung các chứng cứ về tội diệt chủng của Khmer đỏ.

Xin nhắc lại là chế độ Khmer đỏ cai trị Campuchia từ năm 1975 đến 1979 được cho là thủ phạm chịu trách nhiệm về cái chết của 1 triệu 7 trăm ngàn người Khmer trong thời gian đó dưới các chính sách xã hội hà khắc mang tính diệt chủng của nhà cầm quyền.

Chế độ này bị quân đội Việt Nam lật đổ vào tháng giêng năm 1979.

Sau đó một Tòa án của Liên Hiệp Quốc được thành lập để xử tội các thủ lĩnh Khmer đỏ. Cho tới nay hai nhân vật hàng đầu của chế độ này là Khieu Sampham và Nuon Chia đã bị xử tại tòa và đang chờ bản án.

http://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/khmer-rouge-tribunal-explains-limits-on-prosecutions-07112017110059.html

 

Nhật đăng cai vòng họp mới TPP không có Mỹ

Các quốc gia thành viên Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương- TPP không có Hoa Kỳ, vào ngày thứ tư 12 tháng 7 sẽ tiến hành vòng họp cấp làm việc tại thành phố Hakone, Nhật Bản.

Vòng họp kéo dài ba ngày được tổ chức tiếp sau thỏa thuận thương mại Nhật Bản- Liên minh Châu Âu ký kết vào tuần qua và khi Tokyo chỉ định một nhà đàm phán mới cho TPP là ông Kazuyoshi Umemoto, cựu đại sứ Nhật Bản tại Italia.

Giới chức chính quyền Tokyo cho rằng vòng đàm phán mới sẽ có được động lực thúc đẩy từ Hiệp ước Đối Tác Kinh tế mà Nhật Bản đạt được với Châu Âu.

Mười một quốc gia thành viên còn lại của TPP cũng hy vọng sẽ đạt được tiến bộ cho hiệp định TPP khi không còn Hoa Kỳ tham gia trước kỳ thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Á Châu- Thái Bình Dương sẽ diễn ra tại Việt Nam vào tháng 11 tới đây.

Phía ủng hộ TPP lập luận rằng hiệp định này sẽ đặt ra những tiêu chuẩn cao cho luật lệ thương mại mới, vấn đề lao động, môi trường cũng như sở hữu trí tuệ. Trong khi đó thì phía chỉ trích TPP chỉ trích hiệp định này đặt quyền lợi kinh tế của doanh giới trên lợi ích chung cũng như chủ quyền đất nước.

Sau khi tổng thống Donald Trump nhậm chức, ông này cho rút Hoa Kỳ ra khỏi TPP với chính sách ‘Nước Mỹ trên hết’ và muốn có những hiệp định riêng rẽ với những quốc gia khác hơn là ký kết một thỏa thuận đa quốc gia như TPP mà người tiền nhiệm là tổng thống Barack Obama nổ lực trong 5 năm trời để có thể đi đến ký kết vào tháng 2 năm ngoái.

Việc tổng thống Donald Trump rút khỏi TPP bị cho là bước lùi của Hoa Kỳ nhường ảnh hưởng tại Châu Á lại cho Trung Quốc.

http://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/jp-to-host-tpp-pacific-rim-trade-pact-talks-minus-us-07112017105415.html

 

Nhật Bản sẽ hợp tác chặt chẽ hơn với ASEAN

Tại buổi gặp đại sứ các nước Đông Nam Á ngày 11 tháng 7 nhân kỷ niệm 50 năm ngày thành lập ASEAN, ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida khẳng định Nhật Bản sẽ tiếp tục hợp tác sâu sắc hơn nữa với ASEAN.

Người đứng đầu ngành ngoại giao Nhật Bản nhấn mạnh là sẽ hợp tác chặt chẽ hơn với ASEAN trong các lĩnh vực: “chiến lược mở cửa, tự do Ấn Độ -Thái Bình Dương”; thúc đẩy hợp tác ASEAN -Nhật Bản năng động, hiệu quả; thỏa thuận hợp tác công nghệ giữa Nhật Bản và ASEAN; Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP); Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện Nhật Bản-ASEAN (AJCEP); hợp tác trong các vấn đề Biển Đông và Triều Tiên. Ngoài ra, ông Fumio Kishida cũng đánh giá cao mối quan hệ hơn 40 năm giữa Nhật và ASEAN và bày tỏ mong muốn được sẽ tiếp tục hỗ trợ ASEAN.

Buổi gặp gỡ cũng có sự góp mặt của Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Nguyễn Quốc Cường. Ông Cường đánh giá Nhật Bản là đối tác chiến lược quan trọng nhất của ASEAN đồng thời mong muốn đẩy kim ngạch thương mại ASEAN-Nhật Bản tăng gấp đôi vào năm 2022. Ngoài ra, người đại diện của Việt Nam tại Nhật Bản cũng mong nhận được sự hợp tác của Nhật và các bên liên quan về vấn đề tự do hàng hải và hàng không trên Biển Đông dựa trên luật pháp quốc tế.

Nhật Bản đã trở thành nhà tài trợ ODA hàng đầu cho ASEAN và là đối tác thương mại và đầu tư lớn thứ 2 của ASEAN.

http://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/jp-said-to-further-co-operate-w-asean-07112017104156.html

 

Máy bay quân sự Mỹ rơi ở Mississippi, giết chết 16 người

Một máy bay quân sự Mỹ rơi hôm 10/7 ở bang miền nam Mississippi, giết chết ít nhất 16 người.

Các quan chức không cho biết chi tiết về chiếc máy bay xuất phát từ đâu hay điểm đến khi nó rơi xuống trong một cánh đồng cách Jackson, thủ phủ bang Mississippi, khoảng 150 km về phía bắc. Hiện chưa rõ nguyên nhân gây ra tai nạn.

Người phát ngôn của Thủy quân Lục chiến Mỹ, Đại úy Sarah Burns, chỉ cho hay là một chiếc máy bay KC-130 “đã gặp nạn”.

Giám đốc Sở Quản lý Sự vụ Khẩn cấp Quận hạt Leflore, Frank Randle, nói với các phóng viên rằng người ta đã tìm được 16 thi thể tại nơi xảy ra tai nạn.

Marcus Banks, chỉ huy sở cứu hỏa thành phố Greenwood, cho biết các mảnh vỡ máy bay rải rác trong bán kính khoảng tám cây số.

https://www.voatiengviet.com/a/may-bay-quan-su-my-roi-o-mississippi-giet-chet-16-nguoi/3937365.html

 

‘Mỹ xin lỗi Trung Quốc vì gọi nhầm tên’

Trung Quốc cho biết nhận được lời xin lỗi của các giới chức Mỹ sau khi Bắc Kinh phản đối một tuyên bố của Tòa Bạch Ốc gọi nhầm Chủ tịch Tập Cận Bình là nhà lãnh đạo của Cộng hòa Trung Hoa, thay vì Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Cộng hòa Trung Hoa là tên chính thức của Đài Loan, lãnh thổ mà Bắc Kinh xem là một tỉnh ly khai đang chờ thống nhất.

“Phía Hoa Kỳ đã ngỏ lời xin lỗi về lỗi kỹ thuật này và đã sửa lại,” phát ngôn viên Cảnh Sảng của Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố trong cuộc họp báo ngày 10/7.

Đài VOA hỏi các giới chức Tòa Bạch Ốc để xác nhận việc này nhưng chưa được trả lời.

Nhầm lẫn được phát hiện trong một văn bản chính thức về cuộc họp giữa ông Tập Cận Bình và Tổng thống Trump tại hội nghị thượng đỉnh G20 tuần qua ở Hamburg, Đức.

Quan hệ giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ bị tổn thương vì liên hệ giữa Mỹ và Đài Loan, đặc biệt là sau khi Tổng thống Trump phá vỡ nghi thức, điện đàm với Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn sau khi ông Trump được bầu vào Tòa Bạch Ốc.

Hoa Kỳ công nhận lập trường chính thức của Bắc Kinh là Đài Loan là một phần của Trung Quốc, nhưng Washington cũng là một trong những nước ủng hộ mạnh mẽ nhất nền dân chủ của Đài Loan này.

Chính phủ Mỹ vừa mới chấp thuận bán cho Đài Loan 1,42 tỉ đô la vũ khí.

https://www.voatiengviet.com/a/my-xin-loi-trung-quoc-vi-goi-nham-ten/3936535.html

 

Ông Trump thúc Quốc hội

thông qua luật thay thế Obamacare

Tổng thống Donald Trump ngày 10/7 thúc giục Quốc hội thông qua dự luật chăm sóc sức khỏe nhưng vẫn còn rất nhiều trở ngại phía trước.

Hạ viện thông qua dự luật này hồi tháng 5 nhưng chặng đường tại Thượng viện đầy chông gai sau 1 tuần nghỉ họp tại Quốc hội.

“Tôi không thể tưởng tượng rằng Quốc hội có thể rời Washington mà không thông qua luật Chăm sóc sức khỏe mới đầy kiện toàn và sẵn sàng để thực thi,” Tổng thống Trump viết trên Twitter.

Các nhà lập pháp sẽ nghỉ họp từ cuối tháng 7 đến 5/9.

Hủy và thay thế Dự luật Chăm sóc Sức khỏe Obamacare là cam kết của ông Trump từ khi tranh cử. Thượng viện bất đồng chưa muốn thông qua dự luật mới của ông Trump vì một số thượng nghị sĩ lo rằng hàng triệu dân Mỹ sẽ mất bảo hiểm sức khỏe và một số nghị sĩ cho rằng vẫn còn nhiều ‘dấu vết’ từ dự luật Obamacare.

Thượng viện đang tìm cách thỏa hiệp để thu hút 50 phiếu cần thiết thông qua dự luật.

https://www.voatiengviet.com/a/trump-thuc-giuc-quoc-hoi-thong-qua-du-luat-thay-the-obamacare-/3936526.html

 

Hàn Quốc nghi ngờ

tuyên bố của Bắc Hàn về vụ thử tên lửa tầm xa

Theo một nhà lập pháp Hàn Quốc, cơ quan tình báo nước này nghi ngờ về tuyên bố huênh hoang của Bắc Hàn rằng họ đã tiến hành phóng thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa đầu tiên của họ.

Bắc Hàn cho biết đã phóng tên lửa Hwasong-14 hôm 4/7 từ một bệ phóng di động ở một sân bay gần biên giới với Trung Quốc, hoàn chỉnh với một khoang quay trở lại trái đất, cho phép tên lửa mang đầu đạn hạt nhân. Các chuyên gia quân sự Mỹ ước tính tên lửa này có tầm bắn 5.500 km, khiến các vùng ở miền tây bắc Hoa Kỳ có nguy cơ bị tấn công hạt nhân.

Tuy nhiên, Nghị sĩ Yi Wan-young, thuộc Ủy ban Tình báo quốc hội Hàn Quốc, nói với các phóng viên rằng Cơ quan Tình báo Quốc gia không thể xác nhận rằng Bình Nhưỡng đã phát triển công nghệ để chế tạo tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, xét đến thực tế họ không có bất kỳ cơ sở nào để thử nghiệm các trình tự của khoang quay trở lại trái đất.

Nghị sĩ Yi cũng cho biết cơ quan tình báo đã không phát hiện bất kỳ hoạt động bất thường nào tại địa điểm thử hạt nhân Punggye-ri của Bắc Hàn.

https://www.voatiengviet.com/a/han-quoc-nghi-ngo-tuyen-bo-cua-bac-han-ve-vu-thu-ten-lua-tam-xa/3937384.html

 

Nhật kêu gọi Nga nỗ lực hơn về vấn đề Bắc Triều Tiên

Nhật Bản và các đồng minh quốc tế sẽ thúc đẩy Nga làm nhiều hơn nữa để kìm chế tham vọng hạt nhân của Bắc Triều Tiên, một giới chức Nhật Bản cho biết trong chuyến viếng thăm Đan Mạch ngày 10/7.

“Nga có một vai trò quan trọng trong việc đối phó với vấn đề Bắc Triều Tiên và chúng tôi sẽ khuyến khích Nga đóng một vai trò lớn hơn nữa trong việc phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên,” ông Norio Maruyama, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nhật Bản nói.

Ông Maruyama nói thêm là hiện nay Nhật Bản “không thấy ảnh hưởng to lớn về kinh tế” dù có một số phản ứng tiêu cực về thị trường chứng khoán đối với những căng thẳng ngày càng tăng tại bán đảo Triều Tiên.

Thông điệp này phản ánh những tuyên bố tại hội nghị thượng đỉnh G20 trong tuần qua, khi Nhật Bản, Hoa Kỳ và Hàn Quốc đồng ý thúc đẩy Trung Quốc đóng một vai trò lớn hơn trong việc kìm chế tham vọng hạt nhân của Bắc Triều Tiên.

https://www.voatiengviet.com/a/nhat-keu-goi-nga-no-luc-hon-ve-van-de-bac-trieu-tien/3936544.html

 

Thụy Điển đang cạn lòng hiếu khách?

Hồi 20 tuổi, ông Jacek Dabrowski kiếm tiền bằng cách đến Thụy Điển trong những tháng hè và làm việc trong ngành xây dựng. Ông Dabrowski, 34 tuổi, sanh quán tại Krakov (Ba Lan) trở lại Thụy Điển hồi năm 2016 hầu kiếm thêm tiền, chủ yếu để trả nợ chồng chất.

“Tôi vất vả trong nhiều năm và thật là khó khăn nên tôi ngộ ra rằng tôi cần một giải pháp khác,” ông Dabrowski nói. Ông xem Stockholm như nhà của mình. “Và tôi có mặt tại Thụy Điển, tôi thích đất nước này và con người ở đây. Tôi thấy rất dễ sống và làm việc ở đây.”

Ông Dabrowski là một trong những người đến xứ Bắc Âu này, hoặc vì cơ hội kinh tế hay tị nạn chính trị hoặc trốn thoát chiến tranh. Thực vậy, Thụy Điển hiện nay được xem như quốc gia tốt nhất cho các di dân kinh tế, theo một cuộc thăm dò.

Tuy nhiên, cánh cửa Thụy Điển trước đây thường mở rộng đón nhận di dân nay đang khép lại. Làn sóng di dân, người tị nạn và những người xin tị nạn chính trị đổ vào Thụy Điển trong những năm gần đây đã buộc chính phủ phải thắt chặt những luật lệ chi phối di dân vào nước này.

Làn sóng di dân cũng làm dấy lên những phản ứng ngược của công chúng, những phản ứng này thách thức hình ảnh của Thụy Điển và những giá trị cốt lõi về chấp nhận và cởi mở. Thụy Điển đang đối mặt với những giới hạn về mức độ rộng lượng của một quốc gia tương đối ít dân số, theo các chuyên gia. Các nhà hoạch định chính sách phải quyết định những thay đổi nào là cần thiết để giúp một quốc gia già cỗi duy trì được danh tiếng về tiêu chuẩn sống cao và mức thu hút những người nước ngoài mưu tìm một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Thụy Điển từ lâu được toàn thể thế giới xem như là một nơi mở rộng vòng tay chào đón di dân. Dân nước này tự hào về kiểu mẫu một nhà nước an sinh và Thụy Điển được xem là nơi có đời sống chất lượng cao, một môi trường an toàn để nuôi dạy con cái. Văn hóa Thụy Điển về bình đẳng cũng giúp tạo hình ảnh nước này thành một trong những nước tốt nhất trên thế giới đối với phụ nữ, theo một cuộc thăm dò.

Tiếng tăm tốt đẹp của Thụy Điển chấp nhận người nước ngoài căn cứ trên lịch sử của nước này khi đối phó với những người tị nạn. Trong Thế Chiến Thứ Hai, Thụy Điển bắt đầu chấp nhận người châu Âu trốn thoát Đức Quốc Xã. Vào những năm 1980, Thụy Điển đón chào người tị nạn từ Iran, Somalia, và Eritrea, cũng như những người Kurd. Vào những năm 1990, công dân các nước thuộc Nam Tư cũ bắt đầu đổ xô vào Thụy Điển. Trong nửa cuối thế kỷ 20, chính phủ Thụy Điển phát triển một hệ thống cung cấp phúc lợi xã hội cho những người tị nạn tương tự như phúc lợi xã hội công dân Thụy Điển được hưởng.

(Nguồn US News & World Report)

https://www.voatiengviet.com/a/thuy-dien-dang-can-long-hieu-khach/3936490.html

 

Dùng café vừa phải có thể khỏe mạnh hơn

Trọng Thành

Từ trước đến nay, có nhiều nghiên cứu chỉ ra mối quan hệ giữa sức khỏe và café. Theo AFP, đây là lần đầu tiên có hai nghiên cứu quốc tế quy mô lớn khẳng định tác dụng của café đối với việc ngăn ngừa nhiều loại bệnh, tim mạch, tiêu hóa, tiểu đường, hô hấp, ung thư…

Hai nghiên cứu được công bố hôm qua, 10/07/2017, trên tạp chí y tế Mỹ Annals of Internal Medicine, khẳng định những người dùng café thường xuyên, nhìn chung có cơ may ít bệnh tật và sống thọ hơn những người hoàn toàn không dùng. Cụ thể là những người dùng khoảng 3 tách café một ngày, kể cả đối với loại café đã tách chất caféine (« décaféiné »), dường như nói chung có tuổi thọ cao hơn, ít bệnh hơn.

Nghiên cứu thứ nhất trên khoảng hơn 500.000 người hơn 35 tuổi sống tại 10 quốc gia châu Âu, trong vòng 16 năm, do Cơ quan châu Âu về ung thư và dinh dưỡng (EPCI) tiến hành.

Theo nhà khoa học Marc Gunter, thuộc Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế, một trong các tác giả chính của nghiên cứu này, dùng café với lượng đáng kể có liên hệ với việc giảm nguy cơ các bệnh tật, đặc biệt về tim mạch và tiêu hóa.

Nghiên cứu thứ hai được thực hiện tại Hoa Kỳ, với khoảng 180.000 người, tuổi từ 45 đến 75, thuộc nhiều sắc dân khác nhau. Theo điều tra này, dùng một tách café/ngày giảm 12% nguy cơ tử vong trong giai đoạn nghiên cứu, so với những người hoàn toàn không dùng, giảm 18%, nếu dùng ba tách. So với nghiên cứu tại châu Âu, ngoài ý nghĩa với bệnh tim mạch, café còn có tác dụng giảm nguy cơ bệnh hô hấp, bệnh thận, ung thư và tiểu đường.

Tuy nhiên, các chuyên gia độc lập cũng nhấn mạnh là các điều tra nói trên mới chỉ là « các nghiên cứu mang tính quan sát », chứ không chỉ ra được quan hệ nhân quả trực tiếp giữa café và sức khỏe.

Theo giáo sư y học dự phòng Veronica Setiawan, một thành viên của nhóm nghiên cứu Mỹ, từ nghiên cứu này, « không thể khuyên công chúng là hãy uống café để kéo dài tuổi thọ, tuy nhiên giữa hai chuyện này có mối liên hệ ». Nhà khoa học Marc Gunter thận trọng : trong giai đoạn hiện tại, không thể kết luận được là nên uống nhiều hay ít café hơn để có lợi cho sức khỏe, dù sao, nghiên cứu này « gợi ý là dùng café vừa phải, đến 3 tách một ngày có tác dụng tốt với sức khỏe.

Hiện tại, café được coi là một đồ uống dùng nhiều nhất trên thế giới, với khoảng 2,25 tỉ tách/ngày. Năm 2016, Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) ngừng xếp café vào nhóm chất có nguy cơ gây ung thư bàng quang, hơn nữa WHO còn cho rằng thứ nước này có thể giảm các khối u ở gan và dạ con.

http://vi.rfi.fr/khoa-hoc/20170711-dung-cafe-vua-phai-co-the-khoe-manh-hon-ok

 

Thế Vận Hội Olympic :

Paris – Los Angeles, chặng cuối cuộc đua 2024 hay 2028

Anh Vũ

Hôm nay 11/07/2017, tại Lausanne, Thụy Sĩ, hai đối thủ Paris và Los Angeles bước vào chặng đua quyết định giành quyền đăng cai Thế Vận Hội Olympic mùa hè 2024. Đại diện của hai thành phố đã có màn thuyết trình trước các thành viên của Ủy Ban Olympic Quốc Tế về hồ sơ xin đăng cai Olympic 2024.

Thành phố Paris đang đến rất gần Thế Vận Hội, nhưng 2024 hay 2028 mới là đích cần phải đua tranh. Các lãnh đạo phong trào Olympic họp hôm nay để thông qua nguyên tắc trao quyền tổ chức Thế Vận Hội Olympic một lần cho hai kỳ, để các đối thủ cạnh tranh đều thắng.

Đặc phái viên RFI, Chistophe Diremszian tại Lausanne :

Tối nay hầu nhưng không còn bất ngờ gì nữa. Paris rồi đến lượt Los Angeles hoặc ngược lại. Việc trao quyền tổ chức Thế Vận Hội mùa hè 2024 hay 2028 chủ yếu phụ thuộc vào kết quả mặc cả trong hậu trường. Chủ trương này đã được chủ tịch Ủy Ban Thế Vận Quốc Tế Thomas Bach khuyến khích. Mọi người đều cảm thấy mình là người chiến thắng.

Với Paris, đó là tính kiên trì bền bỉ theo đuổi dự án, với Los Angeles thì đó là dự án của tương lai, bởi thế CIO không muốn làm ai phải thất vọng và đỡ phải suy nghĩ đến hai lần cho việc trao quyền tổ chức Thế Vận Hội Olympic.

Nhưng trong khi chờ đợi những thỏa thuận cuối cùng, các thủ tục dự tuyển vẫn tiếp tục. Đây là lần thứ 3 trong 8 tháng, từng đoàn đại diện cho hai thành phố sẽ lại có một cơ hội quý giá để thuyết phục những lá phiếu của những thành viên trong Ban chấp hành CIO còn lưỡng lự. Tuy nhiên cách làm vẫn rất nguyên tắc : 45 phút diễn thuyết cho mỗi đoàn và sau đó là phần hỏi đáp diễn ra trong phòng họp kín.

Thành phố Los Angeles khai cuộc với phát biểu của thị trưởng rất có uy tín, Eric Garcetti, tiếp sau đó đến lượt các ngôi sao điền kinh của Mỹ Michael Johnson và Allyson Felix. Sau Los Angeles, Paris lên diễn đàn với khoảng gần một chục phát biểu, trong đó đặc biệt có huy chương bạc quyền anh nữ Olympic 2016 Sarah Ourahmoune. Thuyết phục bằng những lời lẽ xác đáng tránh những câu nói hớ hênh, chiến lược của đoàn Paris đã được chuẩn bị trong từng chi tiết nhỏ nhất tuần trước tại trung tâm tập huấn bóng đá Pháp Clairefontaine. Mục tiêu là để ghi bàn thắng quyết định.

Sau màn thuyết trình hồ sơ hôm nay, cả hai đối thủ đều biết chắc chắn sẽ lần lượt được đón ngày hội thể thao lớn nhất hành tinh nhưng cuộc đua vẫn diễn ra gay cấn bởi vẫn có người tới đích trước, kẻ về sau. Nếu như đoàn Los Angeles do thị trưởng dẫn đầu, thì đoàn Pháp đến Lausanne rất hùng hậu với tổng thống Emmanuel Macron, thị trưởng Paris, bà Anne Hidalgo, bộ trưởng Thể Thao và là nhà vô địch kiếm liễu Olympic, Laura Flessel cùng các đồng chủ tịch của Ủy ban Paris 2024. Điều này cho thấy quyết tâm của Paris muốn có chiến thắng sớm. Paris đặt tất cả nỗ lực và hy vọng vào kỳ Olympic 2024, một thời điểm có ý nghĩa đánh dấu 100 năm thủ đô Pháp trở lại làm chủ nhà của Thế Vận Hội mùa hè. Hơn nữa, hồ sơ dự tuyển của Paris đã 3 lần liên tiếp thất bại trong các cuộc chạy đua gần đây.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã tỏ quan tâm đặc biệt đến dự án Paris 2024. Vừa mới nhậm chức được một hôm, ông đã tiếp đoàn chuyên gia của CIO đến thẩm định các công trình, địa điểm chuẩn bị cho Olympic 2024 của Paris.

Từ chiều qua, ông Macron đã bay tới Lausanne, gặp gỡ chủ tịch CIO Thomas Bach. Những động thái như vậy để chứng tỏ quyết tâm chính trị của chính phủ Pháp muốn được đón Olympic 2024.

Phát biểu tại Lausanne hôm nay, tổng thống Pháp nói : « chúng tôi đã 3 lần thất bại trong cuộc chạy đua đăng cai Thế Vận Hội, Chúng tôi không muốn thất bại lần thứ 4 » và ông nhấn mạnh, tổ chức Thế Vận Hội 2024 « là để bảo vệ các giá trị của Pháp, mở cửa, bao dung, công bằng và tôn trọng môi trường. Đó là tất cả mà Paris muốn bảo vệ sau 100 năm đăng cai Olympic ».

Về mặt kỹ thuật, điểm nhấn của hồ sơ dự tuyển Paris 2024 tính chắc chắc chắn và các địa điểm biểu tượng cho sự kết hợp hài hòa giữa văn hóa thể thao. Đó là công trình di tích lịch sử lớn như Les Invalides, Grand Palais, Champs Elysées hay lâu đài Versailles sẽ được sử dụng làm điểm thi đấu của Thế Vận Hội. Trong tổng thế, đến lúc này , 95% các cơ sở hạ tầng cho Olympic đã có sẵn, chỉ thiếu có làng Olympic, một khu trung tâm thể thao dưới nước và một khu trung tâm truyền thông.

Về phần Los Angeles 2024, trước các lãnh đạo CIO hôm nay ông Casey Wasserman chủ tịch ủy ban ứng cử Thế Vận Hội 2024 đã tuyên bố Los Angeles ra ứng cử tổ chức Thế Vận Hội không phải là vấn đề tiền bạc, chuyện tự hào của nước Mỹ hay thậm chí cũng không vì thắng hay thua mà là để « phục vụ phong trào Olympic xa hơn cả 2024 và để kiến tạo Thế Vận Hội mới cho một kỷ nguyên mới ». Phát biểu trên của đại diện Los Angeles có thể khiến người ta hiểu thành phố Mỹ muốn hướng tới kỳ Olympic 2028.

Mặc dù vậy, một qua chức khác của đoàn Los Angeles, ông Gene Sykes, vẫn nhấn vào mặt cạnh tranh, ông nói « ở Hoa Kỳ, chúng tôi vẫn tổ chức Thế Vận Hội Olympic trên cơ sở mô hình một doanh nghiệp tư nhân chứ không theo mô hình chính phủ. Hệ thống tư nhân ít rủi ro hơn cho chúng tôi và cho phong trào Olympic nói chung vì Ủy ban tổ chức của chúng tôi là độc lập »

Một điểm yếu của hồ sơ Paris so với Los Angeles là sự ủng hộ của dân chúng. Theo một cuộc thăm dò dư luận thực hiện hồi tháng hai năm nay, đơn xin đăng cai Thế Vận Hội mùa hè 2024 của Paris nhận được sự tán đồng của 63% dân thủ đô. Trong khi đó dự án Los Angeles 2024 nhận được sự ủng hộ, cổ vũ của 78% người dân thành phố, 72% dân California và 64% dân Mỹ nói chung. Bởi vậy mà cuộc đua tại Lausanne hôm nay vẫn chưa phải là kết thúc.

Chiều nay, CIO còn thông qua nguyên tắc trao quyền đăng cai đúp hai kỳ Thế Vận Hội, sáng kiến này đã được đa số lãnh đạo phong trào ủng hộ. Kịch bản này cũng từng đã có tiền lệ từ ngày đầu của phong trào Olympic hiện đại. Đó là vào năm 1921, Ủy ban Olympic, dưới sức ép của người sáng lập phong trào Pierre de Coubertin, đã cùng lúc chỉ định Paris tổ chức Thế Vận Hội mùa hè năm 1924 và 1928 cho thành phố Amsterdam.

Lần này, một khi nguyên tắc được phê chuẩn, CIO sẽ còn phải khuyến khích hai ứng viên thương lượng với nhau để sao cho từ nay đến phiên họp toàn thể tại Lima ngày 13/9, Paris và Los Angeles đồng thuận với nhau trên một số vấn đề.

Các cuộc mặc cả ở đây chủ yếu liên quan đến vấn đề hỗ trợ tài chính từ phía Ủy ban Olympic quốc tế. Có thể khoản chi này cho Olympic 2028 sẽ phải lớn hơn. Bà Hidalgo, thị trưởng Paris tin tưởng vào quan hệ tốt với đồng nghiệp Mỹ Eric Garcetti để tìm được đồng thuận. Như vậy vẫn còn một cuộc đua phía sau hậu trường và một chút hồi hộp ở cuộc bỏ phiếu bầu chọn cuối cùng diễn ra vào ngày 13/09 tới đây tại Lima, Peru cho dù đã có hai đích đến cho hai đối thủ.

http://vi.rfi.fr/phap/20170711-the%CC%81-va%CC%A3n-ho%CC%A3i-olympic-paris-%E2%80%93-los-angeles-cha%CC%A3ng-cuo%CC%81i-cuo%CC%A3c-dua-2024-hay-2028

 

Irak cố tiêu diệt ổ kháng cự cuối cùng của Daech ở Mossul

Thụy My

Lực lượng Irak hôm nay 11/07/2017 cố gắng tiêu diệt ổ kháng cự cuối cùng của quân thánh chiến Daech tại Mossul, sau khi thủ tướng Haider Al Abadi đến tận thành phố cổ đã trở nên hoang tàn này để hoan nghênh chiến thắng của quân đội.

Theo tướng Sami Al Aridhi, các trận đánh vẫn còn diễn ra tại một khu vực nhỏ hẹp, có diện tích khoảng 200 x 100 mét. AFP mô tả những người lính vũ trang súng liên thanh và súng trường đã nã đạn vào nóc những ngôi nhà đổ nát, những cột khói đen bốc lên mỗi lần máy bay tham gia oanh kích. Tướng Al Aridhi cho biết quân thánh chiến thà chết chứ không chịu đầu hàng. Ông nhận định có khoảng 3.000 đến 4.000 thường dân trong khu vực này.

Sau chiến dịch phản công quy mô được liên minh quốc tế yểm trợ, bắt đầu từ ngày 17/10/2016, quân đội Irak đã « giải phóng » được thành phố Mossul, bị rơi vào tay quân của tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo (Daech, IS) năm 2014. Thủ tướng Irak Haider Al Abadi hôm qua tuyên bố đã chiến thắng trước « bạo tàn và khủng bố ». Nhưng nay chính quyền phải đối mặt với nhiệm vụ khổng lồ là tái thiết và ổn định cuộc sống của một triệu người di tản.

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump hoan nghênh ông Abadi và nhấn mạnh, ngày tàn của Daech đã điểm. Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson cho rằng việc tái chiếm được Mossul là một giai đoạn mấu chốt trong cuộc chiến chống Daech, nhưng cuộc chiến chống Daech chưa kết thúc.

Chiến thắng Mossul chưa phải là phát súng ân huệ cho Daech, vì quân thánh chiến vẫn còn nắm giữ một số vùng đất ở Irak và Syria. Cái giá phải trả cho chiến thắng này là hàng ngàn nạn nhân, một cuộc khủng hoảng nhân đạo to lớn và thành phố hầu như không còn ngôi nhà nào nguyên vẹn.

Amnesty International hôm nay đề nghị thành lập một ủy ban độc lập để điều tra về các tội ác của tất cả các bên tham chiến đối với thường dân Mossul. 28 tổ chức nhân đạo hiện diện tại Irak yêu cầu chính quyền không bắt buộc những người di tản phải quay về, và cổ vũ cộng đồng quốc tế yểm trợ tái thiết.

Tại châu Á, chính phủ Malaysia báo động về nguy cơ quân của tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo từ Trung Đông chạy sang các căn cứ ở Đông Nam Á. Bộ trưởng Quốc Phòng Malaysia Hishammuddin Hussein hôm qua tuyên bố Daech là kẻ thù số một, và cho biết sẽ thăm Ả Rập Xê Út, Tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất và Bahrain để thu thập các tin tức tình báo liên quan.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20170711-irak-co-tieu-diet-o-khang-cu-cuoi-cung-cua-quan-thanh-chien-o-mossoul

 

Chuyên gia Mỹ: Hai năm nữa,

tên lửa Bắc Triều Tiên có thể bắn tới San Diego

Thanh Phương

Một chuyên gia Mỹ hôm nay, 11/07/2017, cho rằng tên lửa liên lục địa của Bắc Triều Tiên có thể bắn một đầu đạn hạt nhân đến tận thành phố San Diego của Mỹ trong vòng hai năm nữa.

Vào tuần trước, lãnh đạo chế độ Bình Nhưỡng Kim Jong-Un tuyên bố đã bắn thử nghiệm thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa đầu tiên, mang tên Hwasong-14. Thông tin này đã khiến cả thế giới lo ngại.

Trên trang web 38 North của đại học John Hopkins, một kỹ sư hàng không, không gian John Schilling, viết rằng tên lửa Hwasong-14 có tầm bắn được thẩm định là khoảng từ 7000 đến 8000 km, tức là có thể bắn tới Alaska hoặc Hawai.

Theo kỹ sư Schilling, hiện giờ công nghệ tên lửa liên lục địa của Bắc Triều Tiên còn hạn chế, nhưng trong vòng một hoặc hai năm nữa, sau khi được thử nghiệm và phát triển thêm, tên lửa này có thể sẽ có tầm bắn lên tới 9.700 km và có thể mang một đầu đạn hạt nhân nặng 500 kg, bắn đến các mục tiêu nằm dọc theo bờ biển phía tây của Hoa Kỳ, với độ chính xác đủ để phá hủy những mục tiêu quân sự như các căn cứ hải quân.

Công nghệ tên lửa đạn đạo của Bắc Triều Tiên đã phát triển nhanh chóng kể từ khi ông Kim Jong Un lên cầm quyền, mặc dù Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc đã ra nghị quyết cấm việc này. Bắc Triều Tiên cũng đã tiến hành tổng cộng 5 vụ thử hạt nhân, với 2 vụ chỉ riêng trong năm nay.

Hoa Kỳ dự trù sẽ đề nghị những biện pháp trừng phạt nặng nề hơn đối với Bình Nhưỡng, nhưng các nhà phân tích cho rằng những biện pháp đó sẽ có tác động rất hạn chế trừ phi Trung Quốc, đồng minh chủ chốt của Bắc Triều Tiên, gia tăng áp lực lên nước láng giềng này.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20170711-chuyen-gia-my-hai-nam-nua-ten-lua-bac-trieu-tien-co-the-ban-toi-san-diego

 

NATO ủng hộ Ukraina, nhưng đòi hỏi cải cách

Thụy My

Tổng thư ký Liên Minh Bắc Đại Tây Dương – NATO – Jens Stoltenberg trong chuyến thăm Kiev hôm qua 10/07/2017 đã gặp gỡ các lãnh đạo Ukraina và phát biểu trước Quốc Hội nước này. Ông bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ của NATO với Ukraina trước các hành động uy hiếp của Nga, tuy nhiên đòi hỏi Ukraina phải cải cách trước khi tiến hành thương thảo về việc gia nhập NATO.

Từ Kiev, thông tín viên RFI Stéphane Siohan tường trình :

« Cuộc viếng thăm Kiev của ông Jens Stoltenberg hôm qua nhằm đánh dấu 20 năm quan hệ đối tác chiến lược giữa Ukraina và NATO. Trong thời kỳ đó, quân đội Ukraina đã tham gia các hoạt động của NATO, nhất là tại Afghanistan và Kosovo, và các cuộc tập trận chung thường xuyên diễn ra tại miền tây Ukraina.

Có điều là bây giờ, Ukraina đang trong tình trạng chiến tranh, với Nga giấu mặt phía sau. Và ngày 07/06 vừa qua, Quốc Hội Ukraina đã coi việc gia nhập NATO là mục tiêu ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của nước này. Thế nhưng, hôm qua, không chỉ đề cập đến việc Ukraina gia nhập NATO, tổng thư ký Jens Stoltenberg nhấn mạnh đến quan hệ đối tác. Ông nói:

Chúng tôi tin rằng một Ukraina độc lập, có chủ quyền và ổn định, gắn bó chặt chẽ với dân chủ và Nhà nước pháp quyền, là một trong những chìa khóa cho an ninh các nước châu Âu và thành viên NATO. Thế nên chúng tôi mong tiếp tục tăng cường mối quan hệ đối tác và hữu nghị với Ukraina.

Cách đây bốn năm, chỉ có 16% người Ukraina mong muốn nước mình gia nhập NATO, nhưng hiện nay tỉ lệ này lên đến 54%. Tuy nhiên ông Jens Stoltenberg đã thẳng thừng nói với các dân biểu Ukraina : các vị hãy cải cách đất nước và đấu tranh chống tham nhũng, trước khi khởi đầu mọi cuộc thương lượng ».

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20170711-nato-ung-ho-ukraina-nhung-doi-hoi-cai-cach-ok