Tin khắp nơi – 11/06/2020

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin khắp nơi – 11/06/2020

Đảng Cộng Hòa chuẩn bị kế hoạch cải cách cảnh sát của riêng họ

Tin từ Washington, D.C. – Vào thứ ba (ngày 9 tháng 6), Đảng Cộng hòa cho biết họ đang chuẩn bị kế hoạch cải cách cảnh sát và kỳ thị chủng tộc của riêng họ, trong khi Đảng Dân chủ cũng đang tiến hành bỏ phiếu cho dự luật cải cách khác.

Lãnh đạo đa số Thượng viện hòa Mitch McConnell cho biết Thượng nghị sĩ Tim Scott, thành viên da đen duy nhất của Đảng Cộng hòa tại Quốc hội, sẽ dẫn đầu nỗ lực tạo ra dự luật cải cách. Chi tiết về dự luật này vẫn chưa được công bố, nhưng bản thảo do CNN có được cho thấy dự luật sẽ thành lập những hội đồng mà người dân có thể tham gia để giúp các Sở cảnh sát xác định những hành vi bạo lực. Dự luật cũng sẽ yêu cầu đào tạo cảnh sát về các chính sách để ngăn cản hành vi bạo lực của đồng nghiệp.

Bên cạnh đó, dự luật sẽ thiết lập hai ủy ban mới: một để xem xét hệ thống tư pháp hình sự và một để nghiên cứu các điều kiện xã hội ảnh hưởng đến người da màu.

Thượng nghị sĩ Shelly Capito, một thành viên trong nhóm soạn thảo dự luật, cho biết họ đang tiến hành giải quyết các vấn đề bao gồm cải cách cảnh sát, giảm tình trạng kỳ thị chủng tộc, và cách để cải thiện hệ thống tư pháp hình sự.

Thượng nghị sĩ Capito cho biết thêm rằng đến nay dự luật vẫn chưa bao gồm lệnh cấm liên bang đối với việc cảnh sát đè đầu gối lên cổ để kiềm chế và bắt giữ nghi can, một hành động đã dẫn đến cái chết của ông George Floyd và dẫn đến các cuộc biểu tình trên toàn thế giới chống lại nạn kỳ thị chủng tộc.

https://www.sbtn.tv/dang-cong-hoa-chuan-bi-ke-hoach-cai-cach-canh-sat-cua-rieng-ho/

 

Lưỡng đảng Hoa Kỳ

phản đối phong trào đòi ‘trói tay cảnh sát’

Hương Thảo

Cuộc biểu tình George Floyd bên ngoài Nhà Trắng hôm 30/5/2020. Người biểu tình đối đầu với các thành viên Sở Mật vụ Hoa Kỳ (USSS) trước Tòa nhà văn phòng điều hành Eisenhower trên Đại lộ Pennsylvania (ảnh: Geoff Livingston/ Flickr).

Ý tưởng “trói tay cảnh sát trên toàn nước Mỹ” đã nhận được sự chỉ trích từ đông đảo các thành viên hàng đầu của cả hai đảng Cộng hòa và Dân chủ.

Phong trào đòi “trói tay cảnh sát” trên được đưa ra trong bối cảnh xảy ra những cuộc biểu tình ở nước Mỹ theo sau cái chết của người đàn ông da màu George Floyd. Theo Washington Times, ý tưởng này được thúc đẩy bởi hai thành viên đảng Dân chủ là Dân biểu Ilhan Omar của bang Minnesota và Nghị sĩ Alexandria Ocasio-Cortez của thành phố New York.

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump mạnh mẽ chỉ trích ý tưởng nhằm làm suy yếu quyền hành pháp của cảnh sát Mỹ, ông nói: “Sẽ không có chuyện trói tay cảnh sát. Sẽ không có chuyện giải tán cảnh sát của chúng ta”.

Ứng viên tổng thống của đảng Dân chủ, ông Joe Biden cũng lên tiếng phản đối ý tưởng “trói tay” này. Trong một cuộc phỏng vấn với CBS, ông Biden nói: “Tôi không ủng hộ việc trói tay cảnh sát. Tôi ủng hộ cấp các điều kiện thuận tiện cho cảnh sát dựa trên việc liệu họ đáp ứng được các tiêu chuẩn cơ bản nhất định về đạo đức nghề nghiệp và danh dự hay không”.

Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi cũng bác bỏ ý tưởng ban đầu được vài thành viên Dân chủ cổ súy.

Tới nay, ý tưởng trói tay lực lượng hành pháp nhận được sự phản đối của hầu hết các cử tri và phần nào cho thấy nó gây ra sự phản tác dụng và có thể làm lu mờ “dự luật cải cách cảnh sát” mà đảng Dân chủ đưa ra hôm 8/6.

Lãnh đạo đa số Thượng viện, Thượng nghị sĩ McConnell hôm 8/6 cho biết: “Chúng tôi nhận thấy những lời kêu gọi kỳ quặc như “trói tay” hoặc “giải tán lực lượng cảnh sát” đã bắt nguồn từ tầng lớp lãnh đạo cánh tả”; Chủ tịch Nhóm nghị sĩ da màu tại Nghị viện Mỹ, Karen Bass nói với CNN rằng bà “không thể tin được là nên giải tán các sở cảnh sát”; Thượng nghị sĩ Ted Cruz viết trên Twitter: “Đảng Dân chủ kêu gọi cắt giảm ngân sách hoặc giải tán cảnh sát là hành động dốt nát, nếu nó được ban hành nó sẽ khiến nhiều người Mỹ mất mạng”.

Phong trào đòi trói tay cảnh sát bắt đầu sau cái chết của George Floyd, một người gốc Phi, ông này thiệt mạng trong khi bị cảnh sát khống chế. Thời điểm đó, George Floyd bị bắt vì bị nghi dùng một tờ 20 USD giả để mua thuốc lá tại một cửa hàng. Viên cảnh sát da trắng Derek Chauvin đã ghìm Floyd xuống đất bằng đầu gối ghì trên cổ, Chauvin phải đối mặt với tội giết người cấp độ hai và tội ngộ sát cấp độ hai. Ba trong số các sĩ quan khác liên quan bị truy tố với tội danh nhẹ hơn.

Theo Epoch Times, hệ tư tưởng núp sau phong trào đòi trói tay đã cáo buộc rằng “các sở cảnh sát trên toàn quốc phân biệt chủng tộc một cách có hệ thống”.

Trong một phần hỏi đáp trên Reddit hôm 8/6, Kailee Scales, giám đốc điều hành của Black Lives Matter (một phong trào bắt nguồn từ cộng đồng gốc Phi), nói rằng, lời kêu gọi trói tay cảnh sát dựa trên việc các tổ chức trị an hiện đại có nguồn gốc từ việc bắt giữ nô lệ. Kailee Scales cho rằng những hệ thống này được tạo ra để săn lùng, bắt bớ và giết chết người da đen và là kết quả của thái độ kỳ thị người da đen trong hàng thế kỷ đã được quy thành luật.

Tuy nhiên, chỉ khoảng 1/4 số người thiệt mạng trong các cuộc đối đầu với cảnh sát vào năm 2019 là người da đen. Tỷ lệ này ít hơn nhiều so với con số người da đen bị giết chết bởi những tội phạm da đen. Người Mỹ gốc Phi chiếm 13% dân số Hoa Kỳ, chiếm hơn một nửa số tội phạm giết người ở Mỹ, và đã thực hiện khoảng 60% vụ trộm cướp trong cùng một năm, theo Heather Mac Donald, thành viên của Viện Manhattan và là tác giả của cuốn “The War on Cops” (Tạm dịch: “Cuộc chiến chống lại Cảnh sát”).

Tổng chưởng lý Hoa Kỳ William Barr bác bỏ ý kiến ​​cho rằng các sở cảnh sát có sự phân biệt chủng tộc. “Tôi nghĩ rằng vẫn có sự phân biệt chủng tộc ở Hoa Kỳ, nhưng tôi không nghĩ rằng hệ thống thực thi pháp luật phân biệt chủng tộc một cách có hệ thống”, ông nói trong một cuộc phỏng vấn với CBS.

https://www.dkn.tv/the-gioi/luong-dang-hoa-ky-phan-doi-phong-trao-doi-troi-tay-canh-sat.html

 

Cái chết của George Floyd:

Bảy giải pháp cho các vấn đề của cảnh sát Mỹ

Robin Levinson-KingBBC News

Người biểu tình khắp Hoa Kỳ đã xuống đường sau cái chết của George Floyd để yêu cầu chấm dứt sự tàn bạo của cảnh sát và những gì họ coi là phân biệt chủng tộc có hệ thống.

Đáp lại, đảng Dân chủ Mỹ đã đề xuất một dự luật để giải quyết vấn đề bất bình đẳng và giảm các trường hợp thiệt mạng khi bị giam giữ, bao gồm các biện pháp như yêu cầu cảnh sát đeo camera, cấm khóa cổ và các biện pháp giúp việc truy tố cảnh sát dễ dàng hơnDưới đây là một số giải pháp được đề xuất, và các cách khác để cải cách lực lượng cảnh sát.

1. Viết lại chính sách “sử dụng vũ lực”

Hầu hết các sở cảnh sát đều có chính sách “sử dụng vũ lực”, quy định cách thức và thời điểm cảnh sát có thể sử dụng vũ lực. Những chính sách này thay đổi đáng kể từ chính quyền này đến chính quyền

khác. Chẳng hạn hành vi ‘khóa cổ’ mà cảnh sát Derek Chauvin sử dụng đối với George Floyd đã bị cấm ở New York từ năm 1993.

Làm thế nào để tranh luận với người phân biệt chủng tộc

Vì sao các cuộc biểu tình tại Mỹ lần này mạnh mẽ như vậy?

Sau các vụ giết cảnh sát ồn ào dư luận, nhiều bộ phận buộc phải xem xét lại và viết lại các chính sách sử dụng vũ lực bằng các sắc lệnh liên bang. Thành phố Baltimore đã cải tổ chính sách năm 2019 như một phần của sắc lệnh với Bộ Tư pháp Hoa Kỳ sau cái chết của Freddie Gray. Chính sách mới yêu cầu cảnh sát báo cáo các trường hợp phải dùng vũ lực và buộc họ phải can thiệp nếu họ thấy một cảnh sát khác sử dụng vũ lực không phù hợp.

Sau cái chết của Floyd, hội đồng thành phố Minneapolis đã buộc sở cảnh sát tại đây phải cấm hành vi khóa cổ, và phải can thiệp nếu đồng nghiệp của họ sử dụng vũ lực không thích hợp.

Giới vận động cho rằng chỉ đơn giản viết lại các chính sách này sẽ không ngăn chặn hiệu quả các vụ chết người như Floyd và rằng vũ lực vẫn được dùng một cách không thích hợp với các cộng đồng da màu. Một phân tích của New York Times cho thấy cảnh sát thành phố Minneapolis dùng vũ lực với người da màu thường xuyên hơn bảy lần so với người da trắng.

Vụ George Floyd tác động thế nào tới người biểu tình?

2. Cắt ngân sách của cảnh sát

Người biểu tình cho rằng các thành phố và tiểu bang chi quá nhiều tiền cho sở cảnh sát trong khi không có đủ kinh phí cho giáo dục, sức khỏe tâm thần, nhà ở và các dịch vụ xã hội khác. Một yêu cầu đang ngày càng cấp thiết đang được đặt ra với các chính trị gia là cắt giảm ngân sách cho cảnh sát.

Lời kêu này đã được thị trưởng Los Angeles đáp ứng – người đã cắt giảm 150 triệu đôla từ nguồn tăng ngân sách dự kiến cho cảnh sát thành phố. Thị trưởng New York Bill de Blasio cũng cam kết chuyển tiền từ lực lượng cảnh sát New York sang các dịch vụ xã hội, mặc dù ông không đưa con số là bao nhiêu.

Tại Minneapolis, một nhóm có tên là Black Visions Collective đang yêu cầu hội đồng thành phố cam kết không tăng ngân sách của sở cảnh sát và chuyển 45 triệu đôla ngân sách hiện tại của lực lượng này vào kho bạc của thành phố sau đại dịch virus corona.

“Đây là lúc để đầu tư vào một tương lai an toàn, tự do cho thành phố của chúng ta,” nhóm này viết. “Chúng ta không thể tiếp tục tài trợ cho các cuộc tấn công của cảnh sát Minneapolis vào đời sống của người da đen.”

3. Giải tán lực lượng cảnh sát

Vào Chủ nhật, một nhóm đa số không bị phủ quyết thuộc Hội đồng thành phố Minneapolis đã ký một bản cam kết trước đám đông người biểu tình hứa sẽ “bắt đầu quá trình chấm dứt Sở cảnh sát thành phố Minneapolis”. Họ tuyên bố sẽ tạo ra một “mô hình mới, đổi mới, để tăng sự an toàn”. Đầu tuần trước, hai thành viên hội đồng và Đại diện bang Minnesota, bà Ilhan Omar, đã dùng từ “giải tán” để mô tả kế hoạch của họ.

Tuyên bố này không làm rõ có phải hội đồng chỉ cam kết tái cấu trúc lực lượng cảnh sát của thành phố, hay là họ đang thực hiện lời kêu gọi của một số người biểu tình để “giải tán cảnh sát” – điều rõ ràng sẽ là hành động cực đoan nhất. Chủ tịch hội đồng cho biết bà có thể tưởng tượng ra một kịch bản trong đó sở cảnh sát trở thành lực lượng bị chi phối bởi người dân, và một nhóm các chuyên gia y tế và chăm sóc sức khỏe trả lời các cuộc gọi 911 thay vì cảnh sát.

Một nhóm có tên MPD 150 đang kêu gọi “tương lai không có cảnh sát” ở Minneapolis, trong đó các chuyên gia sức khỏe tâm thần, nhân viên xã hội, lãnh đạo tôn giáo và giới vận động dựa vào cộng đồng khác sẽ làm thay công việc của cảnh sát.

Có một số tiền lệ lịch sử cho việc giải tán toàn bộ một sở cảnh sát. Vào năm 2012, sở cảnh sát Camden ở New Jersey đã bị giải tán hoàn toàn và tất cả nhân viên mất việc. Tuy nhiên, đây chắc chắn không phải là chấm dứt hoàn toàn – một lực lượng cảnh sát mới của địa hạt sau đó đã được thành lập, và khoảng 100 cựu cảnh sát của Camden đã nộp đơn và có việc trở lại. Động thái này thực sự đã làm tăng thêm số cảnh sát trên đường phố Camden. Sở cảnh sát mới đã thông qua chính sách vũ lực rất nghiêm ngặt và giúp thành phố dễ dàng sa thải các cảnh sát sai phạm hơn.

Lực lượng này đã báo cáo số lượng các vụ giết người và các khiếu nại liên quan đến việc cảnh sát sử dụng vũ lực giảm mạnh.

4. Phi quân sự cảnh sát

Kể từ những năm 1990, quân đội đã chuyển hơn 5 tỷ đôla thiết bị, từ túi ngủ đến đạn dược và xe bọc thép, cho các sở cảnh sát địa phương thông qua chương trình chuyển nhượng đặc biệt với Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ.

Do đó, nhiều người trong giới vận động cải cách lực lượng cảnh sát cho rằng cảnh sát ngày nay hoạt động giống như lính, sử dụng các kỹ thuật và thiết bị được thiết kế để đánh trận, hơn là những người gìn giữ hòa bình trong cộng đồng có nhiệm vụ giữ an toàn cho người dân, và cách tiếp cận này khiến nhiều người dân đã mất mạng.

Tổng thống Barack Obama đưa ra các giới hạn về cách cảnh sát có thể sử dụng chương trình này vào năm 2015, nhưng hầu hết chúng bị chính quyền Trump bãi bỏ vài năm sau đó.

Cảnh sát không chỉ có được nhiều vũ khí hơn trong hai thập niên qua, mà nhiều người còn được dạy các chiến thuật quân đội. Cái gọi là “huấn luyện chiến binh” này thường tạo ra một câu chuyện trong đó cảnh sát là những anh hùng chống lại nguy hiểm ở mọi nơi, những người phải học cách tự bảo vệ mình bằng mọi giá – ngay cả khi điều đó có nghĩa là giết thường dân.

Giới chỉ trích nói rằng khóa đào tạo này dạy cảnh sát phải sợ, và bắn trước, nghĩ sau.

Vào năm 2019, Thị trưởng thành phố Minneapolis Jacob Frey đã cấm cảnh sát tham gia khóa đào tạo “kiểu chiến binh”, ngay cả khi họ tự trả tiền. Nhưng liên minh cảnh sát địa phương gọi lệnh cấm là “bất hợp pháp” và tiếp tục cung cấp các khóa đào tạo.

Có nghiên cứu cho thấy quân sự hóa dẫn đến bạo lực trong lực lượng cảnh sát. Năm 2017, một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nghiên cứu và Chính trị cho thấy cảnh sát càng có nhiều vũ khí quân sự thì càng nhiều khả năng họ sẽ sử dụng chúng.

5. Kiện cảnh sát

Người dân đi kiện cảnh sát vì xử dụng bạo lực quá mức tại tòa án dân sự thường thấy các hồ sơ vụ kiện của họ bị ném ra ngoài vì một học thuyết pháp lý được gọi là “miễn trừ đủ điều kiện”. ”Miễn trừ đủ điều kiện” được thiết kế bởi Tòa án Tối cao để bảo vệ các nhân viên chính phủ khỏi các vụ kiện phù phiếm và cho phòng cảnh sát sự dễ thở trong lúc phải có những quyết định trong tích tắc.

Để một vụ kiện được cứu xét, tòa chỉ đạo rằng phải đặt ra hai câu hỏi: thứ nhất, có phải là việc sử dụng bạo lực quá mức vi phạm tu chính thứ Tư của hiến pháp? Và nếu vậy, thì có một phán quyết trước tòa “được thiết lập rõ ràng” nào trước đó (luật tiền lệ) cho các hành vi này là cảnh sát viên biết hành vi của mình là bất hợp pháp không?

Câu hỏi thứ hai này là điểm những người đấu tranh nói rằng tòa án cho cảnh sát được một miễn trừ thoải mái, loại bỏ các vụ kiện nếu không có luật tiền lệ nào với một loạt các sự kiện gần như giống hệt nhau. Một phân tích của Reuters cho thấy hơn một nửa các vụ kiện liên quan đến cảnh sát dùng bạo lực quá mức ở Mỹ bị tòa ném ra ngoài với lý do “miễn trừ đủ điều kiện”.

Một phần của ‘Đạo luật Công lý trong việc Hành pháp 2020′ sâu rộng được’ các thành viên đảng Dân chủ tại Hạ viện và Thượng viện giới thiệu trong tuần sẽ loại bỏ quyền miễn trừ đủ điều kiện cho cảnh sát. Thẩm phán Tòa án tối cao Sonya Sotomayor và Clarence Thomas đều nói rằng họ tin rằng học thuyết này cần phải được xem xét lại. Hiện tại có tám trường hợp miễn trừ đủ điều kiện trước tòa án cao nhất của đất nước.

6. Giám sát cảnh sát

Đôi khi, bạo lực của cảnh sát đối với người da đen được quy cho một “quả táo xấu” – một cảnh sát tức giận và phân biệt chủng tộc phản ứng thái quá trong nhiệm vụ.

Trong một nỗ lực để ngăn chặn chúng, một số lực lượng cảnh sát đã sa thải các cảnh sát công khai thừa nhận các ý tưởng phân biệt chủng tộc. Tháng 7 năm ngoái, Sở Cảnh sát Philadelphia đã sa thải 13 cảnh sát đăng các tin nhắn phân biệt chủng tộc, bạo lực trên phương tiện truyền thông xã hội – nhưng chỉ sau khi một nhóm vận đưa những tin nhắn này ra ánh sáng.

Nhưng thực tế phức tạp hơn một chút so với chỉ một quả táo xấu làm hỏng cả rổ.

Cảnh sát làm việc trong cái mà các nhà nghiên cứu xã hội gọi là “hệ thống khép kín”, nơi có rất ít sự giám sát bên ngoài và lòng trung thành được đánh giá cao. Nếu một cảnh sát vượt qua ranh giới, những người khác sẽ bao che cho họ. Không có video về vụ việc, thì vụ kiện sẽ là giữa lời nói của một “tội phạm” và một cảnh sát đáng kính.

Đó là lý do tại sao nhiều người đang thúc đẩy cảnh sát bắt buộc phải đeo máy ảnh gắn trên người, để ghi lại các tương tác của cảnh sát. Biện pháp máy ảnh gắn trên người đã được New York áp dụng một vài năm trước sau cái chết của Eric Garner và Quốc hội đang đề xuất biến chúng thành ra điều bắt buộc trên toàn quốc.

Nhưng có rất ít bằng chứng cho thấy điều đó giảm được bạo lực, theo một phân tích gần đây của 70 nghiên cứu xem xét hiệu quả của máy ảnh trên người cảnh sát.

Chiến dịch Zero, tổ chức phi lợi nhuận đằng sau hashtag # 8cantwait thúc đẩy cải cách cảnh sát, cho biết máy ảnh trên người ít được sử dụng. Trong khi các cảnh quay về sự tàn bạo của cảnh sát đóng một vai trò quan trọng trong việc phơi bày vấn đề, những clip này phần lớn được quay bởi công dân, không phải cảnh sát. Máy ảnh trên người cơ thể có thể tắt đi, và những đoạn phim cảnh sát quay có nhiều khả năng được sử dụng bởi các công tố viên chống lại thường dân trong các phiên tòa hình sự, hơn là một phương tiện để chứng minh sự tàn bạo của cảnh sát.

7. Bắt đầu tính sổ

Không có gì nghi ngờ rằng người Mỹ da đen có nhiều khả năng bị cảnh sát giết và phải chịu các hình thức bạo lực khác của cảnh sát. Nhưng điều vẫn chưa rõ là chính xác có bao nhiêu nạn nhân, hoặc bộ phận nào là những kẻ phạm tội tồi tệ nhất.

Năm 2014, Tổng thống Obama đã ký thành luật Đạo luật Báo cáo về Cái chết Trong tay Cảnh sát để buộc các sở cảnh sát phải báo cáo mỗi khi một công dân chết trong tù. Luật cũng yêu cầu dữ liệu phải được chuyển cho bộ trưởng tư pháp, người sẽ phải công bố báo cáo về các cách để giảm tử vong cứ sau hai năm.

Bốn năm sau, tổng thanh tra của Bộ Tư pháp cho biết bộ này vẫn không có cơ chế thu thập dữ liệu từ các tiểu bang và không nghĩ sẽ có cho đến năm 2020.

Trong khi đó, FBI đã khởi động dự án Thu thập Dữ liệu Sử dụng Bạo lực Quốc gia, để theo dõi không chỉ những người bị cảnh sát giết mà mỗi khi cảnh sát sử dụng vũ lực. Họ bắt đầu thu thập dữ liệu này vào năm 2019, nhưng các cơ quan thực thi pháp luật địa phương không bắt buộc phải tham gia và thông tin vẫn chưa được công khai.

Trong khoảng trống này, các tổ chức phi chính phủ và các nhà báo đã phải lấp đầy những khoảng trống. Năm 2015, The Washington Post bắt đầu ghi lại mọi vụ bắn chết người bởi một sĩ quan cảnh sát đang làm nhiệm vụ ở Mỹ. Kể từ đó, họ đã ghi nhận hơn 5.000 người bị cảnh sát giết, sử dụng hỗn hợp các báo cáo tin tức, phương tiện truyền thông xã hội và báo cáo của cảnh sát. Dữ liệu của họ, thường được sử dụng bởi các nhà nghiên cứu chính sách, cho thấy người da đen có khả năng bị giết gần gấp 2,5 lần so với người da trắng.

(Jessica Lussenhop góp phần trong bài viết này)

https://www.bbc.com/vietnamese/world-53004145

 

Hoa Kỳ: Điều trần tại Hạ Viện,

em của George Floyd đòi cải cách ngành cảnh sát

Tú Anh

Một ngày sau khi an táng nạn nhân da đen bị cảnh sát da trắng “chèn cổ” thiệt mạng, vụ tai tiếng kỳ thị gây căm phẩn tại Mỹ và trên thế giới, Quốc hội Mỹ xem xét phương án cải tổ ngành cảnh sát. Ủy ban tư pháp Hạ viện mời một loạt nhân chứng ra điều trần để hậu thuẫn cho dự luật của đảng Dân Chủ đối lập. Nhân chứng đầu tiên là Philonise Floyd , em trai của George Floyd.

Từ Washington, thông tín viên Anne Corpet tường thuật:

Đất nước đòi hỏi và xứng đáng có được những thay đổi có ý nghĩa. Chủ tịch Ủy ban tư pháp Hạ viện Mỹ, Jerrold Nadler khai mạc buổi điều trần với lời tuyên bố trên đây. Phe Dân Chủ muốn cải cách ngành cảnh sát với một dự  luật đã được đệ trình. Để tìm hậu thuẫn, phe Dân Chủ mời người em của George Floyd ra điều trần.

Philonise Floyd tuyên bố: Hôm nay, khi bày tỏ với quý vị dân biểu, có lẽ tôi có thể yên tâm nghĩ rằng anh tôi không chết một cách vô ích. Không phải là một khuôn mặt, một cái tên trên danh sách mỗi ngày mỗi dài thêm.

Xúc động và phẫn nộ, Philonise Floyd nói tiếp: Tôi không thể mô tả với quý vị niềm đau và nỗi chán chường khi chứng kiến cảnh tượng như thế. Cảnh tượng người anh cả mà mình khâm phục cả đời chết trong tiếng gọi Mẹ ơi.

Tôi đề nghị quý vị làm sao chấm dứt nỗi đau này.

Về phần đảng Cộng Hòa, họ mời thân nhân của một cảnh sát viên tử thương trong các vụ bạo loạn xảy ra sau cái chết của George Floyd : “Ai sẽ còn nhớ đến Patrick và sự nghiệp để lại? Quý vị đừng quên Patrick. Thật là điều khôi hài nếu giảm ngân sách của cảnh sát”.

Thật ra, biện pháp giảm ngân sách không nằm trong dự luật của đảng Dân Chủ nhưng tổng thống Donald Trump khẳng định là đối lập muốn giải thể lực lượng cảnh sát. Đây cũng là thông điệp mà đảng Cộng Hoà muốn công luận hiểu như vậy.

Tuy nhiên, trước sức ép của công luận, phe Cộng Hoà đã loan báo họ cũng suy nghĩ một phuơng án cải cách lối ứng xử của cảnh sát Mỹ.

http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200611-hoa-k%E1%BB%B3-k%E1%BB%B3-th%E1%BB%8B-c%E1%BA%A3nh-s%C3%A1t-c%E1%BA%A3i-t%E1%BB%95

 

TT Trump xem xét giải quyết

các vấn đề người biểu tình yêu cầu

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump chuẩn bị gặp các lãnh đạo tôn giáo, nhân viên công lực và chủ các doanh nghiệp nhỏ vào ngày 11/6 tại Dallas, Texas, trong lúc xem xét các phản ứng có thể đối với các cuộc biểu tình trên toàn quốc sau cái chết của người Mỹ gốc Phi George Floyd.

Nhà Trắng cho biết cuộc thảo luận bàn tròn sẽ đề cập đến “các giải pháp cho vấn đề chênh lệch lâu nay về kinh tế, sức khỏe và công lý trong các cộng đồng người Mỹ”.

Phát ngôn viên Nhà Trắng Kayleigh McEnany nói với các phóng viên hôm 10/6 rằng cả hai đề xuất lập pháp và sắc lệnh hành pháp đang được xem xét, và chính quyền đang tìm cách thực hiện “trong những ngày tới”.

Một đề xuất mà ông Trump không ủng hộ là thay đổi chủ thuyết miễn trừ có điều kiện, vốn đang giúp bảo vệ cho các nhân viên công lực khỏi các vụ kiện dân sự.

Các lãnh đạo tại Hạ viện với đa số thuộc đảng Dân chủ đã đưa ra dự luật cho việc xem xét lại các đạo luật về chính sách quốc gia, nhằm mở rộng trách nhiệm của cảnh sát, giám sát cảnh sát thông qua việc ghi nhận hành vi sai trái của cảnh sát quốc gia và chấm dứt việc chuyển thiết bị quân sự cho các sở cảnh sát trên toàn quốc.

Thượng viện do Đảng Cộng hòa lãnh đạo đang làm việc về một đề xuất riêng và Ủy ban Tư pháp Thượng viện chuẩn bị tổ chức một phiên điều trần về vấn đề này vào tuần tới.

Ủy ban Tư pháp Hạ viện đã tổ chức phiên điều trần vào ngày 10/6, trong đó anh trai của ông Floyd là Philonise đã kêu gọi các nhà lập pháp phê chuẩn luật hạn chế sử dụng vũ lực của cảnh sát.

Các nhà lãnh đạo tại thành phố và tiểu bang cũng đã lập ra những thay đổi riêng, bao gồm cấm hành vi bắt giữ gây nghẹt thở, cam kết chuyển ngân quỹ của các sở cảnh sát sang các chương trình cộng đồng và thiết lập các ủy ban để xem xét những khiếu nại về hành vi sai trái của cảnh sát.

Người biểu tình đã chặn một con đường bên ngoài đồn cảnh sát tại Florissant, bang Missouri, vào ngày 10/6. Hàng trăm người biểu tình kêu gọi sự chú ý đối với một đoạn video cho thấy một thám tử cảnh sát Florissant đã đâm vào một người đàn ông bằng xe cảnh sát.

Biểu tình cũng đã diễn ra vào ngày 10/6 tại Boston, Oakland và các nơi khác để đưa ra các yêu cầu đối với các sở cảnh sát thành phố và phân bổ lại ngân sách cho các chương trình khác.

Người biểu tình đã tụ tập ôn hòa hôm 10/6 tại Seattle, nơi đã xảy ra nhiều cuộc đụng độ giữa người biểu tình và cảnh sát trong những ngày đầu biểu tình.

Trong một đoạn tweet vào cuối ngày 10/6, ông Trump gọi người biểu tình ở Seattle là “những kẻ khủng bố trong nước”, lặp lại cụm từ mà ông thường sử dụng là “PHÁP LUẬT & TRẬT TỰ!” và đe dọa có hành động liên bang giữa lúc chỉ trích các nhà lãnh đạo ở thành phố và tiểu bang.

Nhiều thay đổi cũng xảy ra hôm 10/6 tại thành phố Buffalo, New York, nơi Thị trưởng Byron Brown tuyên bố giới thiệu “Đơn vị bảo vệ công” để thay thế cho “Đội phản ứng khẩn cấp” của cảnh sát.

Các thành viên của Đội phản ứng khẩn cấp đã bị đình chỉ sau khi một đoạn video cho thấy họ đã đẩy một người biểu tình 75 tuổi khiến người này phải nhập viện.

Buffalo cũng sẽ ngừng bắt người phạm tội nhẹ, không bạo lực như tàng trữ cần sa và tạo điều kiện để công chúng dễ dàng xem video được quay bằng camera của cảnh sát.

https://www.voatiengviet.com/a/tt-trump-xem-x%C3%A9t-gi%E1%BA%A3i-quy%E1%BA%BFt-c%C3%A1c-v%E1%BA%A5n-%C4%91%E1%BB%81-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-bi%E1%BB%83u-t%C3%ACnh-y%C3%AAu-c%E1%BA%A7u/5458488.html

 

Ký ức về chế độ nô lệ ở Mỹ:

TT Trump và chủ tịch Hạ Viện đối đầu

Trọng Thành

Phong trào chống kỳ thị chủng tộc, dấy lên sau cái chết của người da đen George Floyd, tiếp tục làm bùng lên một mâu thuẫn lớn khác trong xã hội Hoa Kỳ: ký ức liên quan đến chế độ nô lệ. Hôm qua, 10/06/2020, chủ tịch Hạ Viện Mỹ kêu gọi đưa tượng tướng lĩnh ủng hộ chế độ nô lệ thời nội chiến ra khỏi nhà Quốc Hội. Trong khi đó, tổng thống Donald Trump bác đề nghị đặt lại tên các căn cứ quân sự Mỹ, vinh danh tướng lĩnh phe bảo vệ chế độ nô lệ.

Qua Twitter tổng thống Mỹ Donald Trump đã cực lực phản đối việc đổi tên 10 căn cứ quân sự mang tên các thủ lĩnh của các bang bảo vệ chế độ nô lệ trong thời kỳ nội chiến (1861 – 1865). Ông Donald Trump nhấn mạnh rằng đây là « các di sản vĩ đại của nước Mỹ », và việc đổi tên là sự xúc phạm đến các quân nhân, đến quân đội. Thông báo của tổng thống Mỹ khép lại khả năng đổi tên một số căn cứ quân sự, theo đề xuất trước đó của bộ trưởng Quốc Phòng Mark Esper, nhằm tìm kiếm hòa giải trong bối cảnh căng thẳng xung quanh vấn đề chủng tộc đang dâng lên tại Mỹ.

Trong khi đó, chủ tịch Hạ Viện Nancy Pelosi, trong một bức thư gửi đến ủy ban phụ trách quản lý tượng của Quốc Hội, đã yêu cầu rút bỏ 11 tượng tướng lĩnh và quân nhân của Liên minh miền Nam ủng hộ chế độ nô lệ. Bà Pelosi giải thích: « Các bức tượng này là biểu tượng cho lòng hận thù, chứ không phải di sản ».

Toàn bộ các căn cứ quân sự vinh danh tướng lĩnh chế độ nô lệ đều nằm ở miền Nam Hoa Kỳ, đa số là ở các bang đã từng giúp cho ông Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2016, và cũng là các địa bàn mà tổng thống Trump hy vọng sẽ tìm được chỗ dựa, để tái đắc cử trong cuộc bỏ phiếu đầu tháng 11 tới.

Đòi hỏi đặt tên lại các căn cứ quân sự vinh danh tướng lĩnh phe ủng hộ chế độ nô lệ không phải là điều mới. Năm 2015, Lầu Năm Góc đã từng dự kiến làm việc này, sau vụ xả súng tại Charleston, bang Nam Carolina, khi một thanh niên chủ trương da trắng thượng đẳng hạ sát 9 tín đồ người da đen tại một thánh đường. Dự án rút cục không thành do Lục Quân Hoa Kỳ quyết định bảo lưu các tên gọi hiện có.

Vẫn liên quan đến phong trào chống kỳ thị chủng tộc tại Mỹ, hôm qua, nhiều bức tượng của người lâu nay được coi là « nhà thám hiểm phát hiện ra châu Mỹ » Christophe Colomb, đã bị phá hủy, bị cắt đầu hoặc bị vứt xuống hồ, tại Boston (bang Massachusetts), Miami (bang Florida) và bang Virginia. Đối với nhiều nhà tranh đấu chống phân biệt chủng tộc, Christophe Colomb là một trong các hình tượng tiêu biểu cho cuộc diệt chủng nhắm với các bộ tộc da đỏ, và các cộng đồng cư dân bản địa nói chung.

http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200611-hoa-k%E1%BB%B3-m%E1%BB%B9-n%C3%B4-l%E1%BB%87-l%E1%BB%8Bch-s%E1%BB%AD

 

Sinh viên Trung Quốc lợi dụng sự hỗn loạn ở Mỹ

để cướp các sản phẩm hàng hiệu

Vũ Dương

Các cuộc biểu tình trên khắp Hoa Kỳ được cho là có sự can dự của người Trung Quốc. Một số sinh viên Trung Quốc đã lợi dụng sự hỗn loạn để cướp các sản phẩm hàng hiệu, thậm chí còn khoe khoang chiến lợi phẩm cướp được trên các trang mạng xã hội. Kết quả dấy lên làn sóng chỉ trích mạnh mẽ từ cư dân mạng. Cục Điều tra Liên bang FBI cũng đã vào cuộc điều tra, nghi phạm rất có thể sẽ phải đối mặt với bản án nghiêm khắc nhất.

Cái chết của người đàn ông Mỹ gốc Phi George Floyd trong quá trình bị cảnh sát thực thi pháp luật quá tay đã dấy lên các cuộc biểu tình và tuần hành trên khắp nước Mỹ, lần nữa khơi mào các vấn đề chủng tộc tại đất nước này. Tại một số nơi hoạt động biểu tình đã vượt khỏi tầm kiểm soát, diễn biến thành các cuộc bạo loạn, thậm chí phóng hỏa cướp phá. Bộ phận những người biểu tình đã thừa lúc cháy nhà hôi của, đập phá cướp bóc các cửa hàng, đặc biệt là các cửa hàng cao cấp hầu như đều không thoát khỏi kiếp nạn.

Gần đây, có một sinh viên Trung Quốc đã khoe chiến lợi phẩm cướp được và viết: “Một cuộc bạo loạn đã khiến trong một gia đình vốn không giàu gì có thêm 2 chiếc túi LV”. Còn có một người Trung Quốc khác nói rằng mấy ngày trước anh ta đã tự bôi nhọ mặt của mình, rồi đeo khẩu trang trà trộn vào nhóm biểu tình người da đen, cướp được mấy chiếc túi da và bán chúng với giá thấp mà không có hóa đơn.

Ngoài ra còn có một sinh viên Trung Quốc tên Viên Hồng Nhuệ (Yuan Hongrui) đã khoe khoang trên mạng về chiếc túi da hàng hiệu mà mình đã cướp được ở thành phố Seattle. Từ trong hình ảnh có thể

thấy được rằng, chiếc túi da trị giá hơn hai nghìn đô-la này chính là cái mà anh ta gọi là “chiến lợi phẩm”.

Viên Hồng Nhuệ còn nói, chỉ cần anh ta làm một chuyến, một chiếc túi da còn hơn cả mấy tháng lương của những kẻ bạo loạn này. Anh ta còn nói ngày mai lại đi cướp nữa. Nếu ĐCSTQ sẵn sàng trả tiền cho anh ta, anh ta có thể kích động người biểu tình và biến Hoa Kỳ thành Hồng Kông thứ hai. Như vậy anh ta có thể phát đại tài rồi. Viên Hồng Nhuệ còn lớn giọng rằng: “Tôi yêu Mẹ Tổ quốc của tôi, tôi yêu ĐCSTQ?”.

Học giả độc lập Trung Quốc Gobi Đông bày tỏ: “Đằng sau những sự việc này, thực tế nó chính là vì có những thành phần gián điệp và đặc vụ của ĐCSTQ cài cắm bên trong du học sinh Trung Quốc. Trong nhóm những người trẻ tuổi như vậy, ĐCSTQ đã dành ra nhiều nỗ lực để làm một việc lớn như vậy. Mục đích đã rõ ràng, nó đang chuẩn bị cho một cuộc tấn công nước Mỹ trong thời gian dài. Vì vậy, vụ trộm ở Seattle trên bề mặt nhìn thì thấy đó là sự việc rất hèn hạ thấp kém, nhưng anh ta lại ngang nhiên khoe khoang chiến tích ở đó, tại sao vậy? Chính là vì anh ta muốn biểu đạt cái ý này, chính là truyền đạt một thông điệp tới ĐCSTQ rằng tôi đang làm những việc này”.

Ông Gobi Đông chia sẻ thêm rằng có rất nhiều sinh viên Trung Quốc đều đã trở thành những phần tử thân cộng một cách nhiệt tình, trong các cuộc biểu tình hay bạo loạn hầu như đều có thể nhìn thấy bóng dáng của phần tử này. Việc ĐCSTQ cài cắm gián điệp trong du học sinh từ sớm vốn đã không còn là điều bí mật nữa.

Trong cuộc bạo loạn ở Santa Monica ở Los Angeles, bên phía cảnh sát đã bắt giữ ba sinh viên Trung Quốc, họ đã thú nhận rằng tất cả họ nhận được chỉ thị từ quan chức lãnh sự quán Trung Quốc bảo họ xuống đường và tham gia diễu hành cùng nhóm người da đen, và nhân cơ hội kích động đập phá cướp bóc để giương cao tinh thần chủ nghĩa yêu nước, làm ra cống hiến cho đảng và cho đất nước.

Cựu phóng viên của tờ “Tuần báo Bắc Kinh” (Beijing Review) Kim Tú Hồng cho hay: “Du học sinh Trung Quốc trước nay đều là thông qua chỉ thị từ phía lãnh sự quán hoặc đại sứ quán Trung Quốc có trụ sở tại Hoa Kỳ để làm việc. Ví như ở khu chúng tôi đây, mỗi khi Đức Đạt Lai Lạt Ma đến đây, cũng là bọn họ giơ cao lá cờ đỏ để kháng nghị. Họ chính là ở trên mảnh đất tự do này của Hoa Kỳ mặc cho ĐCSTQ tùy ý thao túng làm ra những chuyện như vậy. Họ chính là đội quân 5 xu, tận hưởng cuộc sống tự do của nước Mỹ, sống trên mảnh đất tự do này, nhưng lại làm việc thay cho ĐCSTQ”.

Sau sự việc, một người Hoa đã sống ở Mỹ hơn 20 năm chia sẻ với Vision Times rằng, người Trung Quốc bình thường là không tham gia vào loại hoạt động này, trong tình huống này chắc chắn có người đứng sau tổ chức.

“Tính cách người Trung Quốc chúng tôi đều tương đối bảo thủ, ở Mỹ cũng đều là bớt việc nào hay việc đó, huống hồ đây lại là người da đen. Ngoài ra, nói một câu thực tế, người Trung Quốc cũng có thành kiến với người da đen, cho nên họ khó có thể vì một người da đen mà không ngại vi phạm pháp luật, mạo hiểm kháng nghị một cách bạo lực ở bên ngoài Nhà Trắng. Cho nên, có người nghi ngờ những người này có thể là do ĐCSTQ đứng sau tổ chức, rất có thể là vậy”.

Cục điều tra liên bang Mỹ FBI đã bắt đầu vào cuộc điều tra, nghi phạm có thể bị buộc tội theo “Luật pháp liên bang Hoa Kỳ” vốn được xem là nghiêm khắc rất nhiều so với “Luật pháp tiểu bang”. Viên Hồng Nhuệ đã bị cư dân mạng tố giác lên FBI. Viên Hồng Nhuệ lập tức thay đổi giọng điệu, nói rằng chiếc túi Gucci mà anh ta đã khoe là của người khác lấy cắp và anh ta chỉ giúp người khác xử lý nó. Sau đó, Nhuệ đã xóa tất cả tài khoản Twitter và Facebook của mình. Tuy nhiên nhiều cư dân mạng đã kịp chụp lại rồi đăng lại hình ảnh túi xách và những điều anh ta đã viết. Lần này, Viên Hồng Nhuệ dù muốn chối tội cũng không dễ.

Ông Gobi Đông nói: “Nhóm những người trẻ này kinh nghiệm vào đời chưa bao nhiêu, giá trị quan vẫn chưa được hình thành, thành ra rất dễ bị ĐCSTQ dụ dỗ lừa gạt. Vậy nên những sinh viên sống ở thành phố Seattle này, bao gồm rất nhiều du học sinh sau khi tham gia bạo loạn, cướp phá vẫn ngang nhiên khoe khoang khắp nơi về chiến tích của mình, bề mặt thì thấy rất ấu trĩ và chưa trưởng thành, nhưng điều này lại bộc lộ đặc điểm của họ. Họ còn quá trẻ, kỳ thực họ chính là thế hệ bị ĐCSTQ làm hại”. Ông Gobi Đông bày tỏ, nhiều người trẻ Trung Quốc, vì chịu sự tuyên truyền và giáo dục tẩy não lâu dài của ĐCSTQ, khiến cho các giá trị quan đã bị sai lệch, bị lợi dụng mà không tự biết. Vốn dĩ họ nên có được một tương lai tốt đẹp, nhưng rốt cuộc lại bị ĐCSTQ hủy hoại mất.

Chen Han, NTDTV.com

Vũ Dương dịch và biên tập

https://www.dkn.tv/the-gioi/sinh-vien-trung-quoc-loi-dung-su-hon-loan-o-my-de-cuop-cac-san-pham-hang-hieu.html

 

Ít chứng cứ liên hệ đến Antifa

 trong hồ sơ truy tố các phần tử bạo loạn

Bộ Tư pháp Mỹ xúc tiến nhanh chóng vụ truy tố liên bang 35 người bị cáo buộc bạo động trong những cuộc biểu tình trên toàn nước Mỹ kêu gọi chấm dứt nạn bạo hành của cảnh sát.

Bộ truởng Tư pháp William Barr hứa sẽ truy lùng những thành viên của phong trào chống phát xít được biết dưới tên gọi Antifa và “những phần tử cực đoan” khác mà ông quy trách đã tiếp tay thúc đẩy bạo động.

Tuy nhiên, theo hồ sơ toà án liên bang mà Reuters xem xét và các dòng tin nhắn mà một số nghi can đưa lên mạng xã hội cùng những cuộc phỏng vấn với luật sư biện hộ và các công tố viên cho thấy hầu hết là các hành vi bạo động vô tổ chức của những người không có liên hệ rõ ràng với các nhóm Antifa hay các nhóm cánh tả.

Reuters chỉ xem một số vụ án liên bang, vì những cáo buộc của Bộ Tư pháp về việc liên hệ đến Antifa hay những tổ chức tương tự, và vì những truy tố liên bang thường có những hình phạt nặng hơn.

Bộ Tư pháp từ chối bình luận về phát hiện của Reuters và nhắc đến một cuộc phỏng vấn của ông Barr dành cho Fox News ngày 8/6. Ông Barr nói là trong khi Bộ đang có một số cuộc điều tra về Antifa, mọi việc vẫn trong “giai đoạn sơ khởi nhận diện nghi can.”

Cướp bóc và bạo đông bùng phát tại một số nơi trong khoảng một trăm cuộc biểu tình đa số là ôn hòa trong tuần qua từ sau cái chết hôm 25/5 của ông George Floyd, một người Mỹ gốc Phi, trong lúc ông bị cảnh sát khống chế.

Cảnh sát viên Derek Chauvin bị truy tố tội giết người và 3 nhân viên cảnh sát khác bị truy tố tội hỗ trợ và tiếp tay phạm tội.

Trong khi Tổng thống Donald Trump và Bộ trưởng Tư pháp liên tiếp nêu đích danh Antifa (một phong trào không có hình thức rõ ràng chủ yếu là tả khuynh, chống độc tài) như yếu tố chính khích động bất ổn, Antifa không xuất hiện trên bất cứ tài liệu truy tố liên bang nào mà Reuters thấy được. Có thể khi các vụ án tiến triển sẽ xuất hiện thêm nhiều bằng chứng khác.

Chỉ có một tổ chức được nêu tên trong cáo trạng liên bang: phong trào boogaloo. Các công tố viên cho biết thành viên của phong trào này tin rằng sẽ xảy ra một cuộc nội chiến.

Các chuyên gia nghiên cứu về các nhóm thù hận nói những thành viên của boogaloo phần lớn là một tập họp đa dạng những phần tử cực đoan cánh hữu. Các công tố viên cáo buộc 3 người đàn ông liên hệ tới phong trào này đã âm mưu gây nổ tại Los Angeles với hy vọng gây ra bạo loạn trước một cuộc biểu tình.

Không tuyên bố trung thành

Trong ba vụ hình sự khác, các nghi can khai với cảnh sát khuynh hướng ý thức hệ của mình nhưng không tuyên bố trung thành với một tổ chức đặc biệt nào.

Tại Massachusetts, Vincent Eovacious 18 tuổi bị truy tố về tội sở hữu một chai bom xăng Molotov và theo cáo trạng thì người này khai với cảnh sát là thuộc một “tổ chức vô chính phủ.”

Một người khác tên là Brian Bartels, bị bắt tại Pennsylvania về tội phun sơn và phá hủy một xe cảnh sát, tự mô tả mình là một người “cực tả”.

Emmanuel Quinones, 25 tuổi ở Lubbock, Texas, vẫy một khẩu súng tấn công tại một cuộc biểu tình và hô to: “Đây là một cuộc cách mạng” và “Tổng thống Trump phải chết” khi bị bắt. Người này công nhận đưa lên truyền thông xã hội những thông điệp đe dọa ông Trump.

Bà Barbara McQuade, chưởng lý cho khu vực Đông Michigan dưới thời Tổng thống Barack Obama, cho biết các công tố viên thường thường thận trọng trong việc cáo buộc những cá nhân căn cứ vào ý thức hệ của họ vì Hiến pháp bảo đảm quyền tự do ngôn luận.

Ông Michael German, một cựu nhân viên FBI và hiện là nhà nghiên cứu tại Trung tâm Công lý Brennan, nói chính phủ có thể đưa thêm bằng chứng tại toà, nhưng “thiếu những chỉ dấu rõ ràng về sự dính líu của phong trào chống phát xít trong những cuộc biểu tình này, theo tôi, cho thấy họ không hề lãnh đạo tình trạng bạo động trong các cuộc biểu tình vừa qua.”

Bom xăng Molotov

Hầu hết những cá nhân bị truy tố–khoảng 40 người—bị cáo buộc có những hành vi bạo động chung quanh các cuộc biểu tình, từ việc ném bom xăng Molotov cho đến gây cháy và cướp các cửa tiệm, theo hình ảnh và chứng cứ trong cáo trạng.

Các trường hợp còn lại, không có bạo động nghiêm trọng bị cáo buộc. Một số người bị bắt bị truy tố chỉ vì sở hữu ma túy hay vũ khí bất hợp pháp.

Người đứng đầu đơn vị tình báo Cảnh sát New York, ông John Miller cho báo giới biết chắc chắn có những dấu hiệu bạo động có tổ chức bởi “những nhóm vô chính phủ” để “sẵn sàng phá hoại tài sản” tại các “cửa hàng sang trọng của các tập đoàn” và phát triển một “mạng lưới phức tạp đi theo bằng xe đạp” để báo cáo những hoạt động của cảnh sát.

Tuy nhiên không có ai trong 8 người bị Bộ Tư pháp truy tố tại New York bị cáo buộc có dính líu đến những tổ chức vô chính phủ, theo hồ sơ tòa án.

https://www.voatiengviet.com/a/%C3%ADt-ch%E1%BB%A9ng-c%E1%BB%A9-li%C3%AAn-h%E1%BB%87-%C4%91%E1%BA%BFn-antifa-trong-h%E1%BB%93-s%C6%A1-truy-t%E1%BB%91-c%C3%A1c-ph%E1%BA%A7n-t%E1%BB%AD-b%E1%BA%A1o-lo%E1%BA%A1n-/5458173.html

 

Số người nhập viện do coronavirus

tăng đột biến tại 9 tiểu bang kể từ

sau cuối tuần lễ Chiến Sĩ Trận Vong

Số người nhập viện do coronavirus đã tăng đột biến tại 9 tiểu bang kể từ sau cuối tuần Lễ Chiến Sĩ Trận Vong. Theo Washington Post, số ca nhiễm trung bình trong 7 ngày đã tăng trên khắp Hoa Kỳ, không kể đến số người được phát hiện nhiễm bệnh vì khả năng xét nghiệm tăng lên trên toàn quốc.

Mặc dù việc theo dõi số người nhập viện do COVID-19 là rất khó khăn vì sự khác biệt trong cách báo cáo dữ kiện, nhưng 9 tiểu bang mà số bệnh nhân tăng rõ rệt là Texas, California, Oregon, North và South Carolina, Mississippi, Utah, Arkansas và Arizona.

Texas đã chứng kiến sự gia tăng 36% trong các trường hợp dương tính mới kể từ Lễ Chiến Sĩ Trận Vong, với 2,056 người nhập viện tính đến thứ ba (ngày 9 tháng 6). Trước đó vào thứ hai (ngày 8 tháng 6), con số này là 1,956 người. Arizona báo cáo sự gia tăng 49% trong số người nhập viện, từ 833 vào Lễ Chiến Sĩ Trận Vong lên 1,243 vào thứ ba. Đồng thời, 76% giường bệnh tại các đơn vị chăm sóc đặc biệt ICU ở tiểu bang đã được sử dụng.

Các tiểu bang khác có số trường hợp nhiễm coronavirus tăng cao, bao gồm cả Arkansas, báo cáo rằng các đơn vị chăm sóc đặc biệt của họ vẫn đang hoạt động dưới mức công suất tối đa. Các lý do dẫn đến sự gia tăng đột biến của số lượng người nhiễm bệnh bao gồm việc nhiều tiểu bang tại Hoa Kỳ đang tiến hành mở cửa trở lại các doanh nghiệp và địa điểm du lịch, cùng các cuộc biểu tình George Floyd đang diễn ra trên toàn quốc. (BBT)

https://www.sbtn.tv/so-nguoi-nhap-vien-do-coronavirus-tang-dot-bien-tai-9-tieu-bang-ke-tu-sau-cuoi-tuan-le-chien-si-tran-vong/

 

Mỹ đối diện làn sóng dịch Covid-19 thứ hai,

số ca nhiễm vượt mốc 2 triệu

Tổng số ca nhiễm virus corona ở Mỹ đã vượt 2 triệu người vào ngày 10/6, theo một thống kê của Reuters, trong khi các quan chức y tế kêu gọi bất cứ ai tham gia vào các cuộc biểu tình nên đi xét nghiệm.

“Đang có một làn sóng nhiễm bệnh mới xuất hiện ở nhiều nơi trên nước Mỹ”, Bloomberg dẫn lời ông Eric Toner, một học giả cao cấp tại Trung tâm An ninh Y tế Johns Hopkins nói. “Mặc dù làn sóng này cho tới nay vẫn còn nhỏ và xa, nhưng nó đang đến”.

Trên cả nước Mỹ, các ca nhiễm mới đang tăng nhẹ sau 5 tuần giảm xuống. Theo Reuters, một phần lý do gia tăng là vì số người đi xét nghiệm nhiều hơn, đạt mức cao kỷ lục vào ngày 5/6 là 545.690 người xét nghiệm trong một ngày.

Số lượng nhiễm bệnh gia tăng xảy ra vài tuần sau khi nhiều bang ở Mỹ bắt đầu mở cửa trở lại. Tuy nhiên, không rõ sự gia tăng này có liên quan đến hoạt động kinh tế đang tăng lên trở lại hay không.

Ngoài ra, các chuyên gia y tế Mỹ cho rằng vẫn còn quá sớm để kết luận rằng các cuộc biểu tình lớn nổ ra trong hai tuần qua có dẫn đến thêm nhiều người nhiễm bệnh hay không.

Tính đến nay trong tháng 6, trung bình ở Mỹ có 21.000 ca nhiễm mới mỗi ngày, so với trung bình 30.000 ca/ngày vào tháng 4 và 23.000 ca/ngày trong tháng 5, theo Reuters.

Tổng số ca tử vong liên quan đến virus corona ở Hoa Kỳ cho tới nay đã vượt qua 112.000 người, cao nhất trên thế giới.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm 12/5 khuyến nghị các chính phủ chỉ nên mở cửa trở lại khi tỷ lệ người được xác nhận dương tính với virus corona duy trì ở mức 5% hoặc thấp hơn trong ít nhất 14 ngày.

Tỷ lệ số người được xét nghiệm dương tính ở Mỹ dao động trong khoảng từ 4% đến 7% trên cả nước, nhưng nhiều tiểu bang vẫn quyết định mở cửa lại.

Tuần trước, một số bang báo cáo tỷ lệ dương tính vượt trên mức khuyến nghị của WHO như Maryland là 8%, Utah 9%, Nebraska 9%, Virginia 9%, Massachusetts 11% và Arizona 12%.

Trong thời gian cao điểm vào tháng Tư, có đến 25% – 50% các xét nghiệm ở Mỹ cho kết quả dương tính.

https://www.voatiengviet.com/a/m%E1%BB%B9-%C4%91%E1%BB%91i-di%E1%BB%87n-l%C3%A0n-s%C3%B3ng-d%E1%BB%8Bch-covid-19-th%E1%BB%A9-hai-s%E1%BB%91-ca-nhi%E1%BB%85m-v%C6%B0%E1%BB%A3t-m%E1%BB%91c-2-tri%E1%BB%87u/5458728.html

 

Zoom khóa tài khoản nhóm hoạt động gốc Hoa ở Mỹ

 sau ‘cuộc họp Thiên An Môn’

Zoom, hãng cung cấp dịch vụ kết nối, hội họp qua video online khổng lồ, đã tạm ngưng tài khoản của một nhóm các nhà hoạt động Trung Quốc ở Mỹ, sau khi họ tổ chức một buổi họp trên Zoom để tưởng niệm sự kiện đàn áp Thiên An Môn.

Nhóm Humanitarian China nói tài khoản của họ đã bị đóng chỉ vài ngày sau sự kiện trên, diễn ra với sự tham dự của khoảng 250 người, trong đó có một số nhà hoạt động kết nối từ Trung Quốc.

Thiên An Môn: Nỗ lực xóa bỏ ký ức của Bắc Kinh

Bộ trưởng Trung Quốc nói biến cố Thiên An Môn ‘là chính sách đúng’

Tình trạng phong tỏa làm bùng nổ một ‘thế hệ Zoom’

Zoom nói tài khoản bị đóng theo “luật pháp địa phương”.

Tài khoản này sau đó đã được mở lại.

“Khi một cuộc họp được tổ chức với sự tham gia từ nhiều quốc gia khác nhau, người dự ở các nước đó được yêu cầu phải tuân thủ luật pháp địa phương nơi họ đang có mặt,” Zoom nói trong một tuyên bố được gửi qua email cho các cơ quan báo chí.

“Chúng tôi muốn hạn chế các hành động cần phải làm để đáp ứng tuân thủ luật pháp địa phương, và tiếp tục xem xét, cải thiện trong vấn đề này,” tuyên bố của Zoom viết.

Nhu cầu sử dụng dịch vụ của Zoom đã tăng vọt do tình trạng phong tỏa ở nhiều nơi trên thế giới.

Hãng đã đang phải đối diện với việc đánh giá an ninh, an toàn, bảo mật và bảo vệ quyền riêng tư.

Trong số các vấn đề này có việc được gọi là “Zoombombing” (dội bom cuộc họp Zoom), khi những vị khách không mời dùng hình thức tin tặc để nhảy vào các cuộc họp, đôi khi đăng các nội dung phân biệt chủng tộc, hăm dọa hoặc mang tính khiêu dâm.

Sự kiện ‘bí mật’

Cuộc họp qua video của nhóm Humanitarian China diễn ra hôm 31/5, nhằm tưởng niệm 31 năm sự kiện đàn áp Thiên An Môn, 4/6.

Theo một tường thuật trên tờ South China Morning Post, trong số các diễn giả có mẹ của một người biểu tình bị giết chết, một cư dân Bắc Kinh bị cầm tù 17 năm do tham gia biểu tình ở Thiên An Môn, và một số lãnh đạo sinh viên phải đi lưu vong.

“Sự kiện này đánh dấu việc lần đầu tiên nhiều gương mặt nổi tiếng liên hệ trực tiếp tới phong trào đòi dân chủ 1989, đã tụ họp ở cùng một chỗ,” Chu Phong Tỏa (Zhou Fengsuo), chủ tịch của Humanitarian China, người bản thân cũng là một lãnh đạo sinh viên trong các cuộc biểu tình Thiên An Môn, nói với South China Morning Post.

“Chúng tôi phải giữ bí mật về sự kiện đó,” ông nói.

Tài khoản Zoom của Humanitarian China bị đóng hôm 7/6, nhóm này nói.

“Tôi rất giận dữ là ngay cả ở quốc gia này, ở nước Mỹ… chúng tôi phải đương đầu với kiểu kiểm duyệt như thế này,” ông Chu nói.

Singapore kết án tử hình một người đàn ông qua Zoom

Virus corona: ‘Tôi dùng ứng dụng video nói chuyện với mẹ vào lúc bà lâm chung’

Một nhà hoạt động Thiên An Môn khác nói tài khoản của ông trên Zoom đã bị khóa từ hôm 22/5, khi ông tìm cách tổ chức một cuộc thảo luận trực tuyến về ảnh hưởng của Trung Quốc trên toàn cầu.

Ông Lý Trác Nhân (Lee Cheuk-yan) nói với hãng tin AFP rằng tài khoản của ông đã bị khóa trước khi cuộc thảo luận bắt đầu.

“Tôi đã hỏi Zoom đó có phải là sự kiểm duyệt chính trị hay không, nhưng họ chưa bao giờ trả lời tôi cả,” ông Lý nói. Ông là chủ tịch Hong Kong Alliance, là nhóm tổ chức lễ thắp nến hàng năm ở Hong Kong để tượng niệm các nạn nhân vụ đàn áp Thiên An Môn.

Ông nói nhóm trước đó đã có hai cuộc thảo luận suôn sẻ trên Zoom.

Sự kiện dùng quân đội để trấn áp biểu tình tại Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh hồi mùa xuân 1989 diễn ra sau khi sinh viên và công nhân chiếm quảng trường bằng một cuộc biểu tình ôn hòa để đòi dân chủ.

Các ước tính khác nhau đưa ra những con số từ vài trăm cho tới 10 ngàn người biểu tình thiệt mạng trong vụ này.

Việc kỷ niệm hàng năm sự kiện Thiên An Môn luôn là vấn đề rất nhạy cảm ở Trung Quốc, có thể coi đó là ngày nhạy cảm nhất trong năm đối với mạng internet ở Trung Quốc.

Các nội dung liên quan tới việc kỷ niệm hàng năm thường xuyên bị chặn hoặc kiểm duyệt.

Việc đưa tin về sự kiện Thiên An Môn cũng bị kiểm duyệt cực kỳ chặt chẽ tại Trung Quốc.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-53008382

 

Luật sư tòa án cáo buộc Bộ Tư Pháp lạm quyền

khi hủy vụ án của cựu cố vấn an ninh quốc gia

Michael Flynn

Tin Washington DC – Trong bài phân tích 82 trang công bố hôm thứ Tư, 10 tháng 6, một cựu thẩm phán kiêm luật sư tòa án đã nói rằng, việc Bộ Tư Pháp hủy vụ án của cựu Cố vấn an ninh quốc gia Michael Flynn là hành động lạm quyền.

Luật sư tòa án John Gleeson cũng cho rằng ông Flynn lẽ ra cần phải bị xét xử tội nói dối và khai báo sai trước tòa, vì đã nhận tội nhưng sau đó lại bác bỏ. Ông Gleeson đã xem xét toàn bộ hồ sơ vụ án của ông Flynn, và cho rằng sự ủng hộ mới đây của Bộ Tư Pháp với ông Flynn đã đem lại lợi thế chính trị cho Tổng Thống Trump, trong khi không phù hợp với trách nhiệm của một cơ quan công tố và phá hoại lòng tin của người dân đối với luật pháp.

Trong thư gởi Thẩm Phán Emmet Sullivan của tòa liên bang, ông Gleeson viết các hành động của Bộ Tư Pháp là bằng chứng rõ ràng của việc lạm dụng quyền công tố. Ông Gleeson cáo buộc Bộ Tư Pháp đã dùng các lý do không thuyết phục để che đậy cho quyết định hủy vụ án của ông Flynn, trong khi nguyên nhân thật sự của hành động này là vì ông Flynn là đồng minh chính trị của Tổng Thống Trump.

Bài phân tích của ông Gleeson được thực hiện sau khi Thẩm Pháp Sullivan yêu cầu ông đánh giá các lời khai của ông Flynn, và yêu cầu ông tranh luận đáp trả yêu cầu của Bộ Tư Pháp về việc hủy vụ án của ông Flynn.

Bộ Tư Pháp vào tháng trước thông báo ngừng truy tố ông Flynn, nhưng Thẩm Phán Sullivan, người xét xử vụ án tại tòa, vẫn ngần ngại chưa muốn hủy cáo trạng. (Ngô Bảo)

https://www.sbtn.tv/luat-su-toa-an-cao-buoc-bo-tu-phap-lam-quyen-khi-huy-vu-an-cua-cuu-co-van-an-ninh-quoc-gia-michael-flynn/

 

Ngoại trưởng Pompeo chỉ trích Trung Quốc

hăm dọa HSBC,Hoa Xuân Oánh đáp trả

bằng ngôn ngữ ‘chiến lang’

Quỳnh Chi

Người phát ngôn của chính quyền Trung Quốc mới đây đã đưa ra lời bình luận mang phong cách “chiến lang” quen thuộc đối với Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo, sau khi ông chỉ trích Bắc Kinh và ngân hàng HSBC về luật an ninh quốc gia ở Hồng Kông.

Trong tuyên bố công khai trên website của Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 9/6, ông Pompeo đề cập đến các báo cáo về việc Bắc Kinh hăm dọa trừng phạt HSBC và phá vỡ cam kết xây dựng nhà máy điện hạt nhân ở Anh, trừ khi Luân Đôn cho phép Huawei của Trung Quốc xây dựng mạng viễn thông 5G ở Anh.

Ông Pompeo cho rằng việc Bắc Kinh đe dọa HSBC là một “câu chuyện cảnh giác” để các quốc gia “tránh lệ thuộc kinh tế quá mức” vào Trung Quốc.

Nhà ngoại giao hàng đầu Hoa Kỳ bình luận: “Các quốc gia tự do giao thiệp với nhau trong tình hữu nghị chân chính và mong muốn hai bên cùng thịnh vượng, chứ không phải là sự luồn cúi của doanh nghiệp và chính trị”.

Tuyên bố của Ngoại trưởng Pompeo được đưa ra sau khi giám đốc điều hành của HSBC khu vực châu Á – Thái Bình Dương, ông Vương Đông Thắng (Peter Wong), công khai tuyên bố ủng hộ luật an ninh quốc gia ở Hồng Kông. The Guardian cho biết HSBC có trụ sở chính ở Luân Đôn, Anh Quốc, nhưng kiếm lợi nhuận chủ yếu từ Hồng Kông và Trung Quốc đại lục.

Hôm 10/6, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, bà Hoa Xuân Oánh lên tiếng phản bác tuyên bố của Ngoại trưởng Pompeo. Bà Hoa lớn tiếng nói rằng ông Pompeo “thật hẹp hòi và nực cười”.

Được coi là “thế hệ đỏ thứ hai” của Đảng Cộng sản Trung Quốc, bà Hoa Xuân Oánh là một trong những quan chức Trung Quốc thường đưa ra những tuyên bố gay gắt để bảo vệ chính quyền, mà cư dân mạng gọi là “chiến lang” (sói chiến).

Bà Hoa Xuân Oánh cáo buộc Mỹ đang “can thiệp vào vấn đề nội bộ của Trung Quốc” và kêu gọi Washington sửa đổi quan điểm về luật an ninh quốc gia ở Hồng Kông.

Hoa Kỳ và các quốc gia phương Tây, gồm cả Anh Quốc, đã lên tiếng sẽ đáp trả Bắc Kinh nếu Đảng Cộng sản Trung Quốc áp đặt luật an ninh quốc gia đối với Hồng Kông.

Tổng thống Donald Trump đã tổ chức một cuộc họp báo riêng về Trung Quốc, trong đó ông đưa ra một loạt quyết sách nhắm vào các mối đe dọa từ Bắc Kinh, trong đó có việc gỡ bỏ chế độ đãi ngộ đặc biệt dành cho Hồng Kông và trừng phạt các quan chức Trung Quốc phá họa nền tự trị của thành phố này.

https://www.dkn.tv/the-gioi/ngoai-truong-pompeo-chi-trich-trung-quoc-ham-doa-hsbc-hoa-xuan-oanh-dap-tra-bang-ngon-ngu-chien-lang.html

 

Ngoại trưởng Mỹ: Trung Quốc gây chiến

với đức tin suốt hàng chục năm

Minh Hòa

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo nhấn mạnh ưu tiên hàng đầu của chính quyền Tổng thống Donald Trump là “tự do tín ngưỡng”, đồng thời lên án Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang tiến hành một “cuộc chiến tranh” chống lại đức tin của người dân.

“Đảng Cộng sản Trung Quốc giờ đây đang ra lệnh cho các tổ chức tôn giáo phải tuân theo sự lãnh đạo của ĐCSTQ và phải tuyên truyền giáo điều cộng sản vào các bài giảng và việc thực hành đức tin của họ”, ông Pompeo phát biểu hôm thứ Tư (10/6) trong một cuộc họp báo công bố Báo cáo Tự do Tôn giáo Quốc tế 2019, Fox News đưa tin.

Ngoại trưởng Pompeo nói tiếp: “Tình trạng bắt giữ quy mô lớn đối với người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương vẫn tiếp diễn. Điều tương tự cũng diễn ra đối với cuộc bức hại người Tây Tạng, các Phật tử, các học viên Pháp Luân Công và những người theo đạo Cơ Đốc”.

Website Bộ Ngoại giao Mỹ đã công bố toàn văn bài phát biểu của ông Pompeo, trong đó nhà ngoại giao hàng đầu của chính quyền Tổng thống Trump bình luận: “Không có chút tương đồng nào giữa hai hình thức chính phủ [của Mỹ và trung Quốc]. Chúng tôi có luật pháp, còn Trung Quốc thì không. Chúng tôi có tự do ngôn luận và trân trọng các cuộc biểu tình ôn hòa. Họ thì không. Chúng tôi bảo vệ tự do tín ngưỡng, như tôi vừa nói, còn Trung Quốc thì tiếp tục cuộc chiến tranh kéo dài hàng thập niên chống lại đức tin”.

Như không ít lần ông Pompeo từng phát biểu, Ngoại trưởng khẳng định chính quyền Tổng thống Trump đặt ưu tiên hàng đầu cho tự do tín ngưỡng và đó cũng là quyền tự do trước tiên của người Mỹ.

Ông Pompeo viết trên Twitter: “Chúng tôi sẽ không đứng yên trong khi những kẻ lạm dụng quyền tự do đầu tiên của người Mỹ bức hại, phân biệt đối xử và sỉ vả người dân vì đức tin của họ”.

Báo cáo Tự do Tôn giáo Quốc tế là báo cáo thường niên mà Bộ Ngoại giao Mỹ thực hiện để trình Nghị viện theo Đạo luật Tự do Tôn giáo Quốc tế năm 1998.

Báo cáo năm 2019 cho biết các quan chức ĐCSTQ đang tiếp tục “tra tấn, lạm dụng thể xác, bắt bớ, giam cầm, kết án tù, ép buộc truyền bá tư tưởng ĐCSTQ” đối với tất cả các nhóm người có đức tin ở Trung Quốc.

Báo cáo cũng đề cập đến hệ thống thu hoạch nội tạng cưỡng bức của chính quyền Trung Quốc, trong đó nạn nhân chủ yếu là các học viên Pháp Luân Công.

Pháp Luân Công, còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là môn khí công thuộc trường phái Phật gia gồm 5 bài tập và các nguyên tắc sống theo Chân – Thiện – Nhẫn. Pháp Luân Công không phải tôn giáo, nhưng cũng bao hàm đức tin vào Thần, Phật, thiện ác hữu báo,… và vì vậy thường được đề cập như tôn giáo (religion) trong các báo cáo của chính phủ Mỹ.

https://www.dkn.tv/the-gioi/ngoai-truong-my-trung-quoc-gay-chien-voi-duc-tin-suot-hang-chuc-nam.html

 

Mỹ sắp mở lại lãnh sự quán ở Vũ Hán,

 truyền thông Trung Quốc nói ‘không cần’

Băng Thanh

Khi tin tức về việc Mỹ sẽ sớm mở lại lãnh sự quán ở thành phố Vũ Hán được công bố, truyền thông Trung Quốc đã “mạnh dạn” đưa tin rằng, tốt nhất Hoa Kỳ đừng nên làm phiền Trung Quốc nữa.

Đây được cho là hành động leo thang mới nhất trong mối quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh, vốn đã căng thẳng về thương mại, quyền sở hữu trí tuệ, tự do báo chí, đại dịch Covid-19 và gần đây nhất là các cuộc biểu tình tại Mỹ.

Vào ngày 10/6, tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) đưa tin, ông Frank Witaker, tham tán công sứ về quan hệ công chúng của đại sứ quán Mỹ ở Bắc Kinh cho biết trong một email rằng: “Ông Terry Branstad, Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc đang dự định nối lại các hoạt động lãnh sự ở Vũ Hán trong tương lai gần”.

Trước đó, vào cuối tháng 1, Bộ Ngoại giao Mỹ đã điều máy bay rút nhân viên lãnh sự quán và gia đình họ ở Vũ Hán về nước, sau khi chính phủ Trung Quốc áp lệnh phong tỏa thành phố Vũ Hán để ngăn Covid-19 lây lan.

Theo CNN, trong một thông báo được Bộ Ngoại giao Mỹ gửi tới Nghị viện Hoa Kỳ cho biết: “Tại thời điểm quan trọng này trong quan hệ Mỹ – Trung, điều quan trọng là các cơ quan ngoại giao ở Trung Quốc của chúng ta phải có nhân viên”.

“Bộ đang có kế hoạch tiếp tục các hoạt động này trong hoặc xung quanh ngày 22/6, mặc dù lịch trình này có thể bị thay đổi nếu phát sinh các vấn đề”, thông báo cho biết.

Theo tờ Breitbart, sau khi tin tức về việc Mỹ sẽ nối lại các hoạt động của lãnh sự quán tại Vũ Hán được công bố, tờ Thời báo Hoàn Cầu (Global Times), tờ báo thuộc sự kiểm soát của chính phủ Trung Quốc hôm 10/6 nói rằng, Bộ Ngoại giao Mỹ đừng nên bỏ quá nhiều công sức vào việc mở cửa trở lại, vì cư dân mạng Trung Quốc đang nổi giận với những “vu khống” nhằm chống Trung Quốc của Mỹ và thấy không cần một lãnh sự quán Hoa Kỳ ở Vũ Hán.

“Nhiều cư dân mạng Trung Quốc yêu cầu Hoa Kỳ hãy kiềm hãm dịch virus corona trước khi đưa người Mỹ đến Trung Quốc và yêu cầu chính phủ Trung Quốc đưa những người Mỹ đến Vũ Hán vào sự cách ly nghiêm ngặt trong ít nhất 21 ngày và họ phải được xét nghiệm axit nucleic nhiều lần”, tờ Thời báo Hoàn Cầu viết, nhưng “quên” thông báo cho người đọc rằng chính quyền Trung Quốc là nơi cuối cùng quyết định các chủ đề trên mạng xã hội ở nước này.

Trung Quốc được biết tới là một quốc gia kiểm soát chặt chẽ nội dung trên các mạng xã hội của họ, đặc biệt là WeChat và Weibo. Không có bài viết nào chống chính quyền Trung Quốc tồn tại lâu dài trên cả hai mạng xã hội này và nhiều người đăng những bài viết này nhanh chóng biến mất. Một trong những ví dụ nổi bật nhất về điều này là vụ bắt giữ bác sĩ Lý Văn Lượng sau khi ông đưa ra lời cảnh báo về căn bệnh viêm phổi lạ trên WeChat vào cuối tháng 12/2019. Vào thời điểm đó, chính quyền Trung Quốc đã phủ nhận rằng chủng mới của virus corona xuất hiện ở Vũ Hán là bệnh lây truyền từ người sang người.

Sau khi bị buộc phải đưa ra một lời xin lỗi vì “phát tán thông tin sai lệch”, bác sĩ Lý đã qua đời vào tháng Hai, được cho là do bị nhiễm Covid-19.

Khi Mỹ xảy ra các cuộc biểu tình bạo loạn, tờ Thời báo Hoàn Cầu đã liên tục “hả hê” về sự đập phá của những kẻ biểu tình cực đoan, đồng thời lên án Mỹ là “phân biệt chủng tộc”, tuy nhiên lại “quên” mất rằng khoảng 1 tháng trước, Trung Quốc đã phải đối mặt với sự chỉ trích dữ dội trên toàn cầu, đặc biệt là từ các quốc gia châu Phi, vì sự phân biệt đối xử với người da đen ở thành phố Quảng Châu.

Vào thời điểm diễn ra đại dịch Covid-19, trong suốt tháng Tư và tháng Năm, người châu Phi tại Quảng Châu, Trung Quốc đã phàn nàn về việc họ bị chủ nhà đuổi khỏi nơi ở, phải xét nghiệm virus Vũ Hán nhiều lần mà không được thông báo kết quả, bị mọi người xa lánh và phân biệt đối xử. Các nhà hàng đưa bảng thông báo cho biết họ sẽ không phục vụ người da đen. Các khách sạn từ chối người da đen mặc dù họ có khả năng trả tiền phòng, dẫn đến trên đường phố Quảng Châu đầy những cư dân châu Phi phải ngủ trên mặt đất.

Các nhà ngoại giao, bộ trưởng và các quan chức từ khắp lục địa, bao gồm cả Liên minh châu Phi đã đả kích Bắc Kinh phân biệt đối xử với người da màu trong đại dịch viêm phổi Vũ Hán. Trang nhất của tờ báo lớn nhất Kenya từng đặt tiêu đề “Người Kenya ở Trung Quốc: Hãy giải cứu chúng tôi khỏi địa ngục”. Các đài truyền hình ở Uganda, Nam Phi và Nigeria cũng phát những video cho thấy người châu Phi bị đối xử phân biệt tại Trung Quốc.

https://www.dkn.tv/the-gioi/my-sap-mo-lai-lanh-su-quan-o-vu-han-truyen-thong-trung-quoc-noi-khong-can.html

 

Cố vấn của Tổng thống Trump: Trung Quốc

lợi dụng Covid-19 để thúc đẩy lợi ích chiến lược

Duy Nghĩa

Trong một bài bình luận đăng trên Fox News gần đây, ông Peter Navarro, cố vấn kinh tế của Tổng thống Trump, đã phân tích về cách mà Bắc Kinh lợi dụng đại dịch để thúc đẩy lợi ích chiến lược của mình.

Theo cố vấn Navarro, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vốn có một lịch sử lâu dài, khai thác các cuộc khủng hoảng để thúc đẩy quyền bá chủ chiến lược. Chẳng hạn, trong cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba năm 1962, Trung Quốc đã xâm chiếm Ấn Độ trong khi cả Mỹ và Liên Xô đều đang bị phân tâm.

“Chiến lợi phẩm chiến tranh của Trung Quốc đó là việc sáp nhập được một phần cao nguyên Aksai Chin của Ấn Độ [vào lãnh thổ Trung Quốc]”, cố vấn Navarro chỉ rõ.

Ngày nay, cố vấn Navarro cho rằng đằng sau ‘chiếc áo choàng’ của đại dịch do chính Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tạo ra, thế giới đang chứng kiến những hành vi chiến lược tương tự khi Trung Quốc tìm cách thúc đẩy kế hoạch của mình, và các nhà tuyên truyền Trung Quốc tìm cách đưa ra một câu chuyện của một chính phủ độc tài.

Vị cố vấn Nhà Trắng đã phân tích cách mà Trung Quốc xử lý và khai thác đại dịch, thông qua các sự kiện, bắt đầu từ cuối năm 2019 như sau:

Vào giữa tháng 11/2019, các trường hợp viêm phổi từ một loại virus mới bắt đầu xuất hiện ở Vũ Hán. Mặc dù sau đó ĐCSTQ đưa ra giả thiết rằng sự bùng phát này bắt đầu ở một ‘khu chợ ẩm ướt’ ở Vũ Hán, vẫn có sự nghi vấn về 2 phòng thí nghiệm của chính phủ ở Vũ Hán, vốn nghiên cứu virus corona xa lạ, được lấy từ các con dơi hoang dã. Ngoài ra, Trung Quốc được cho là đã có một đợt bùng phát virus corona tại ít nhất một phòng thí nghiệm khác trước đây. Hai nhà khoa học Trung Quốc từ Đại học Công nghệ Hoa Nam lại cho rằng Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh Vũ Hán có thể là nguồn gốc dịch bệnh.

Ngày 30/12/2019, bác sĩ Lý Văn Lượng (Li Wenliang) gửi một tin nhắn tới các bác sĩ trong một cuộc trò chuyện nhóm trên mạng, cảnh báo về sự lây truyền bệnh từ người sang người, và lan truyền trong cộng đồng. Bác sĩ Lý và 7 người tố giác khác, đã bị cảnh sát giam giữ. Bác sĩ Lý sau đó đã chết vì virus.

Ngày 31/12/2019, các quan chức địa phương Trung Quốc tiến hành tẩy rửa khu chợ ẩm ướt Vũ Hán. Nhận xét về hành động này, cố vấn Navarro cho rằng nó “đã phá hủy bằng chứng tốt nhất có thể xác định liệu khu chợ ẩm ướt có phải là nguồn gốc của virus corona hay không. Trong khi đó, các mẫu virus thu thập được vẫn chưa được chia sẻ với thế giới”.

Từ đầu tháng 12/2019 đến ngày 20/1/2020, ĐCSTQ đã che giấu virus trước thế giới, đằng sau “tấm lưới chắn bảo vệ” của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) bù nhìn. Trung Quốc từ chối các chuyên gia quốc tế và những chuyên gia từ Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ, tiếp cận Vũ Hán để nghiên cứu virus. Ngày 14/1/2020, WHO công bố trên mạng Twitter “các cuộc điều tra sơ bộ do chính quyền Trung Quốc tiến hành, đã không tìm thấy bằng chứng rõ ràng nào về sự lây truyền từ người sang người” của virus corona.

Ngày 7/1/2020, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình yêu cầu Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị ĐCSTQ “ngăn chặn sự bùng phát”. Tuy nhiên, ông Tập lại cho phép các nhà ngoại giao Trung Quốc tới Nhà Trắng một tuần sau đó, để bắt tay Tổng thống Trump và nhóm thương mại của ông Trump. Chỉ sau khi thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 với Mỹ được ký kết vào ngày 15/1/2020, ông Tập mới tiết lộ hôm 20/1/2020 về virus “quỷ quái” mà ĐCSTQ đã để cho phát tán.

Ngày 21/1/2020, mặc dù hứa hẹn trong thỏa thuận thương mại ngày 15/1/2020 không đánh cắp tài sản trí tuệ của Mỹ, Viện Virus học Vũ Hán – nơi virus chết người có thể đã bắt nguồn – đã xin cấp bằng sáng chế cho Remdesivir, một loại thuốc [trị bệnh viêm phổi Vũ Hán] được phát triển bởi một công ty Mỹ. Theo cố vấn Navarro, mục đích rõ ràng của hành động này là nhằm phá vỡ bằng sáng chế của Mỹ.

Đến cuối tháng 1/2020, ĐCSTQ phong tỏa các chuyến du lịch nội địa, nhưng vẫn mở du lịch quốc tế cho đến cuối tháng 3/2020. Trong khi hơn 5 triệu công dân Trung Quốc chạy trốn khỏi Vũ Hán trước khi bị phong tỏa, hàng trăm ngàn người dân Trung Quốc đã bay khắp thế giới, lan truyền virus, từ đó biến những gì có thể là một ổ dịch bị giới hạn ở Vũ Hán, thành một đại dịch toàn cầu.

Ngày 31/1/2020, Tổng thống Trump đã đưa ra một quyết định can đảm. Ông Trump đình chỉ và hạn chế nhập cảnh các công dân nước ngoài, những người từng đến Trung Quốc trong vòng 14 ngày trước đó. ĐCSTQ gọi đó là “phản ứng thái quá”. Một ngày sau, ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ Joe Biden đã gọi ông Trump là “kẻ bài ngoại”.

Cố vấn Navarro lưu ý trong khi Trung Quốc che giấu virus trước thế giới, ĐCSTQ đã chuyển từ một nhà xuất khẩu lớn các thiết bị bảo vệ cá nhân (PPE), thành một nhà nhập khẩu khổng lồ. Tích trữ PPE của Trung Quốc bao gồm hơn 2 tỷ mặt nạ N-95 được nhiều người thèm muốn – đã tạo ra sự thiếu hụt nghiêm trọng cho các bác sĩ và y tá từ Milan đến New York và hơn thế nữa.

Sau khi Tạp chí Phố Wall (WSJ) xuất bản một bài bình luận hôm 3/2/2020, chỉ trích sự đối phó của Trung Quốc với virus, ĐCSTQ đã thu hồi thẻ nhà báo của 3 phóng viên WSJ có trụ sở tại Bắc Kinh vào ngày 19/2/2020. Một tháng sau, Bắc Kinh cũng thu hồi thẻ nhà báo của các phóng viên New York Times và Washington Post, và mở rộng lệnh cấm đưa tin từ Hồng Kông, vi phạm Đạo luật Cơ bản của Hồng Kông.

Cuối tháng 1/2020, các quan chức Bắc Kinh ngăn cản Viện virus học Vũ Hán chia sẻ các mẫu phân lập của virus corona mới với phòng thí nghiệm an toàn sinh học của Đại học Texas. Điều này trái với thỏa thuận ban đầu của phòng thí nghiệm Vũ Hán về chia sẻ các mẫu này. ĐCSTQ bổ nhiệm Thiếu tướng quân đội Trung Quốc Trần Vi (Chen Wei), một nhà dịch tễ học và nhà virus học hàng đầu của quân đội Trung Quốc, vào một vị trí cao cấp tại Viện Virus học Vũ Hán.

Khi ĐCSTQ dập tắt được sự bùng phát ở Vũ Hán, Bắc Kinh sử dụng kho PPE khổng lồ của mình để trục lợi. Các doanh nghiệp Trung Quốc chào hàng các sản phẩm khẩu trang, găng tay, áo choàng và kính bảo hộ với số lượng lớn – thậm chí bán PPE với giá thổi phồng, ngược trở lại các nước như Ý, vốn là nước ban đầu đã viện trợ các sản phẩm PPE cho Trung Quốc.

“Để đầu cơ trục lợi hơn nữa, Trung Quốc bắt đầu bán tràn ngập thị trường thế giới – từ Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ và Hà Lan cho đến Georgia, Cộng hòa Séc và Mỹ – với những bộ kít xét nghiệm và PPE bị lỗi. Thay vì khắc phục sự cố, ĐCSTQ đổ cho lỗi người dùng”, cố vấn Navarro nhận xét.

Ngày 4/4/2020, trong một kế hoạch được thiết lập tốt, để tận dụng các cuộc khủng hoảng quốc tế, một tàu Cảnh sát biển Trung Quốc đã đánh chìm một tàu đánh cá Việt Nam. ĐCSTQ sau đó bổ sung thêm 80 hòn đảo, rạn san hô và các cấu trúc biển khác để tiếp tục khẳng định các yêu sách lãnh thổ sai trái của mình ở Biển Đông. Bộ Ngoại giao Mỹ cảnh báo ĐCSTQ hãy “ngừng khai thác sự mất tập trung hoặc dễ bị tổn thương của các quốc gia khác, để mở rộng các yêu sách bất hợp pháp của họ”.

Ngày 24/4/2020, châu Âu đã nhượng bộ trước áp lực của ĐCSTQ, bằng cách thanh minh cho tội lỗi của Trung Quốc trong một báo cáo của Liên minh Châu Âu, về các chiến dịch thông tin virus sai lệch.

Ngày 30/4/2020, trong một sự thể hiện “Ngoại giao Chiến Lang”, bác bỏ mọi sự thừa nhận tội lỗi, ĐCSTQ cảnh báo Hà Lan phải thay đổi tên đại sứ quán trên thực tế của mình ở Đài Loan, nếu không sẽ phải đối mặt với việc Trung Quốc ngừng cung cấp các PPE [cho Hà Lan], và tẩy chay các sản phẩm của Hà Lan.

Ngày 29/4/2020, một quan chức cấp cao của ĐCSTQ đổ lỗi cho chính quyền Trump vì đã “lãng phí hàng tuần sau khi mối đe dọa do virus gây ra ban đầu, đã trở nên rõ ràng”.

Ngày 13/5/2020, FBI và Cơ quan An ninh Mạng và Cơ sở Hạ tầng của Mỹ đã đưa ra cảnh báo rằng các tin tặc có mối liên hệ với ĐCSTQ, đang tìm cách đánh cắp tài sản trí tuệ của các công ty Mỹ và các công ty nước ngoài khác, đang phát triển vắc-xin – bất chấp lời hứa của ĐCSTQ trong Giai đoạn 1 của Thỏa thuận thương mại Mỹ -Trung, chấm dứt việc đánh cắp tài sản trí tuệ của Mỹ.

Ngày 18/5/2020, ĐCSTQ hứa sẽ hỗ trợ 2 tỷ USD trong 2 năm để đối phó với đại dịch trên toàn cầu. Tuy nhiên, cố vấn Navarro chỉ rõ số tiền này là ít hơn số tiền mà Trung Quốc vay từ ngân hàng thế giới. Ngoài ra, Trung Quốc đã thất bại trong nỗ lực ngăn chặn 193 quốc gia thành viên WHO khác thông qua nghị quyết, kêu gọi một cuộc điều tra công bằng, độc lập, toàn diện về phản ứng của WHO, và về nguồn gốc của virus. Nhưng ĐCSTQ đã bắt đầu tìm cách và trì hoãn các cuộc điều tra quan trọng này.

Ngày 22/5/2020, sau khi khuất phục những người biểu tình ở Hồng Kông bằng cách phong tỏa và “dưới chiêu bài virus”, thì ĐCSTQ đã thực sự muốn xóa sạch dân chủ ở Hồng Kông bằng một luật an ninh mới. Luật này sẽ cho phép các quan chức an ninh Trung Quốc tiếp cận các đường phố Hồng Kông, leo thang giám sát người dân Hồng Kông, và áp đặt một hệ thống điểm tín dụng xã hội, được thiết kế để đàn áp những người biểu tình và bất đồng chính kiến. Hành vi độc đoán này diễn ra sau vụ bắt giữ hồi tháng 4/2020, đối với ông Martin Lee, 81 tuổi, người sáng lập Đảng Dân chủ Hồng Kông; ông Jimmy Lai, chủ báo tin tức, và hơn 10 nhà lãnh đạo ủng hộ dân chủ nổi bật.

Cố vấn Navarro cho rằng trong tương lai nhiều khả năng ĐCSTQ sẽ tiến hành thêm nhiều hành động chính trị, kinh tế và quân sự, để khai thác một đại dịch mà chính hành vi xấu của họ tạo ra.

Tất nhiên, điều trớ trêu, theo cố vấn Navarro là việc ĐCSTQ hiện đang tuyên truyền một câu chuyện hoang đường, rằng sự cai trị độc đoán của Trung Quốc cung cấp một hệ thống quản trị cao cấp cho sự cai trị, với tinh thần thượng tôn pháp luật, dân chủ và tự do. Tuy nhiên, nếu các cuộc thăm dò dư luận là đáng tin tưởng, thì “không ai mua những gì ĐCSTQ đang bán”.

Kết thúc bài bình luận, vị cố vấn Nhà Trắng khẳng định: “Chúng ta ở Mỹ chắc chắn không mua nó. Chúng ta biết chính xác những gì ĐCSTQ đang mưu toan thực hiện”.

Theo Fox News

Duy Nghĩa dịch và biên tập

https://www.dkn.tv/the-gioi/co-van-nha-trang-navarro-trung-quoc-da-khai-thac-dai-dich-virus-corona-de-thuc-day-loi-ich-chien-luoc.html

 

Canada và Hoa Kỳ lên kế hoạch

gia hạn lệnh đóng cửa biên giới đến cuối tháng 7

Tin từ OTTAWA, Canada – Theo ba nguồn tin trong cuộc, Canada và Hoa Kỳ chuẩn bị gia hạn lệnh cấm du lịch không thiết yếu đến cuối tháng 7, khi cả hai quốc gia tìm cách kiểm soát sự lây lan của coronavirus.

Washington và Ottawa đưa ra các hạn chế kéo dài một tháng vào tháng 3, sau đó gia hạn chúng vào tháng 4 và tháng 5. Lệnh cấm, hiện sẽ hết hạn vào ngày 21 tháng 6, không ảnh hưởng đến việc giao thương. Các nguồn tin của Canada và Hoa Kỳ cho biết mặc dù chính phủ chưa đưa ra quyết định cuối cùng, nhưng rất có thể họ sẽ gia hạn thêm.

Dữ kiện cho thấy trong khi dịch bệnh đang chậm lại trên khắp 10 tỉnh của Canada, các trường hợp mới vẫn không có nhiều dấu hiệu suy giảm ở Toronto và Montreal, hai thành phố lớn nhất của quốc gia này. Một nguồn tin thứ hai cho biết một phần lớn các tỉnh thông báo riêng với Ottawa rằng họ không muốn tiếp tục việc du lịch không cần thiết.

Một số tỉnh kiểm soát việc đi lại ở Canada, và một nguồn tin thứ ba của Canada cho biết những hạn chế liên tỉnh này sẽ khiến cho việc dỡ bỏ lệnh cấm du lịch không thiết yếu với Hoa Kỳ trở nên khó khăn.

Hơn 110,000 người tử vong vì coronavirus ở Hoa Kỳ, một trong những quốc gia bị thiệt hại nặng nhất thế giới. Canada báo cáo 7,835 trường hợp tử vong và 96,244 trường hợp nhiễm coronavirus vào ngày 9 tháng Sáu. (BBT)

https://www.sbtn.tv/canada-va-hoa-ky-len-ke-hoach-gia-han-lenh-dong-cua-bien-gioi-den-cuoi-thang-7/

 

Dịch Covid-19 :

Hơn 70.000 người chết tại châu Mỹ Latinh

Trọng Thành

Covid-19 tiếp tục hoành hành tại châu Mỹ Latinh, với tổng cộng hơn 70.000 người chết từ đầu mùa dịch, theo số liệu chính thức do các nước cung cấp. Tại Mêhicô, chỉ riêng trong 24 giờ qua, đã có 708 người chết.

Theo AFP, Mêhicô là quốc gia thứ hai Mỹ Latinh, với 15.357 người thiệt mạng tổng cộng, sau Brazil (gần 40.000 người chết). Mêhicô cũng đứng đầu về số người được ghi nhận nhiễm virus corona chủng mới trong vòng 24 giờ qua (hơn 4.800 người). Ông Hugo Lopez-Gatell, thứ trưởng Y Tế, phụ trách chiến lược chống Covid-19 tại Mêhicô cho biết đã 17, 18 ngày qua, dịch Covid-19 không có dấu hiệu giảm bớt.

Trong khi đó, tại Brazil, hôm qua, thành phố Sao Paulo, thủ phủ kinh tế của quốc gia này đã mở lại một phần các cơ sở thương mại. Thủ phủ du lịch Rio de Jainero bắt đầu cho phép mở cửa trở lại nhiều trung tâm thương mại, với các điều kiện nhất định. Nhiều chuyên gia cho rằng chính quyền đã sai lầm khi mở cửa vội vã các cơ sở thương mại vào lúc dịch đang hoành hành.

Mỹ : Hơn 2 triệu người nhiễm virus corona

Hoa Kỳ tiếp tục là quốc gia bị hậu quả nặng nề nhất do Covid-19, với tổng cộng 112.900 người thiệt mạng, và hơn 2 triệu người dương tính với virus, tính đến rạng sáng nay. 1.092 người chết trong 24 giờ, tính đến ngày thứ Ba, 09/06.

Mỗi ngày lại có thêm khoảng 20.000 ca nhiễm mới tại Mỹ. Số ca nhiễm mới liên tục dừng lại xung quanh con số này từ hai tháng nay, cùng với số lượng tử vong xoay quanh 1.000 người. Số người được ghi nhận nhiễm virus tăng cao tại Mỹ một phần quan trọng là do Mỹ là nước làm nhiều xét nghiệm nhất thế giới, tính theo tỉ lệ dân số. Mỗi ngày khoảng 500.000 xét nghiệm được thực hiện.

Theo nhà dịch tễ học hàng đầu nước Mỹ Anthony Fauci, dịch Covid-19 còn lâu mới chấm dứt tại Mỹ. Trong những ngày gần đây, nếu như số lượng ca nhiễm mới giảm xuống tại New York và vùng đông bắc, thì tại nhiều bang, số người nhiễm mới lại tăng, đặc biệt với việc ra khỏi phong tỏa, cũng như với nhiều cuộc biểu tình lớn, diễn ra khắp nơi tại Hoa Kỳ, kể từ cái chết của người da đen George Floyd, do bạo lực cảnh sát.

http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200611-ch%C3%A2u-m%E1%BB%B9-covid-19-brazil-m%C3%AAhic%C3%B4

 

Covid-19 và mối nguy hiểm chết người:

Khi cơ thể tự tấn công bản thân

Amber DanceBài đăng trên Knowable Magazine

Khi các ca bệnh Covid-19 được đưa vào đầy kín các bệnh viện khắp nơi trên thế giới, những người bị nặng nhất và dễ tử vong nhất là người có cơ thể phản ứng theo cách đặc biệt, gây nguy hiểm tai hại.

Tế bào miễn dịch tràn đầy phổi và thay vì bảo vệ thì chúng lại tấn công phổi. Các mạch máu bị rò rỉ, và bản thân máu bị vón cục. Huyết áp sụt giảm nghiêm trọng và cơ quan nội tạng bắt đầu ngừng hoạt động.

Covid-19 và sự lựa chọn đau đớn cho ai được sống

Làm sao để giữ cơ thể không mắc Covid-19?

Covid-19 ra tay tàn độc với nam giới hơn là với phụ nữ?

Các bác sĩ và nhà khoa học ngày càng tin rằng những ca bệnh này là do phản ứng miễn dịch đi quá đà – vì vậy nó gây hại thay vì bảo vệ cơ thể.

Thông thường, khi cơ thể người bị nhiễm mầm bệnh, hệ miễn dịch bắt đầu tấn công kẻ xâm nhập và sau đó giảm dần mức độ tấn công.

Nhưng có khi, đội quân tế bào vốn rất trật tự nắm trong tay vũ khí phân tử lại mất kiểm soát, từ những chiến binh ngoan ngoãn hóa thân thành đám đông ngỗ ngược tay đuốc tay đinh ba.

Mặc dù có các thí nghiệm và cách chữa có thể giúp xác định và kiềm chế cuộc nổi dậy này, nhưng vẫn còn quá sớm để chắc chắn đâu là liệu pháp tốt nhất cho những người bị tấn công bởi cơn bão miễn dịch vì Covid-19.

Nhiều phiên bản trong cách phản ứng quá trớn của hệ miễn dịch này xảy ra trong một loạt các điều kiện, thường là bị kích thích do tình trạng nhiễm trùng, các gene bị lỗi hoặc do tình trạng rối loạn tự miễn dịch, khiến cho cơ thể nghĩ chính các mô của nó là kẻ xâm lăng.

Tất cả đều được gọi chung với cái tên chung là “bão cytokine”, được đặt tên như vậy là bởi các chất được gọi là cytokine hoạt động điên rồ trong mạch máu.

Những protein rất nhỏ này – có hàng chục loại như vậy – là người đưa tin cho đội quân tế bào miễn dịch, lưu chuyển giữa các tế bào với hiệu ứng khác nhau. Một số đòi hỏi tăng thêm hoạt động miễn dịch, một số khác yêu cầu giảm hoạt động.

Sau đây là một số điều các nhà khoa học đã biết về bão cytokine và cách chúng vận hành với bệnh Covid-19.

Bão dâng

Khi các cytokine có chức năng tăng cường hoạt động miễn dịch trở nên quá nhiều, hệ miễn dịch sẽ không thể tự ngăn chặn chúng lại.

Các tế bào miễn dịch tỏa ra cả đến các phần cơ thể không bị nhiễm trùng và bắt đầu tấn công các mô mạnh khỏe, ăn ngấu nghiến hồng cầu, bạch cầu và làm tổn hại gan.

Thành mạch máu mở toang cho tế bào miễn dịch đi vào và vây quanh các mô, nhưng mạch máu rò rỉ quá mức đến nỗi khiến phổi tràn đầy dịch, và huyết áp suy giảm.

Máu bị vón cục ở khắp cơ thể, khiến cho dòng chảy của máu bị nghẽn nặng hơn. Khi nội tạng không có đủ máu đến, cơ thể rơi vào tình trạng bị sốc, dẫn đến rủi ro tổn thương nội tạng vĩnh viễn hoặc gây tử vong.

Hầu hết bệnh nhân trải qua tình trạng bị bão cytokine sẽ bị sốt, khoảng một nửa trong số họ bị các triệu chứng liên quan đến hệ thần kinh, như nhức đầu, động kinh hoặc thậm chí rơi vào hôn mê, Randy Cron, bác sĩ thấp khớp nhi khoa, nhà miễn dịch tại Đại học Alabama ở Birmingham và là đồng biên tập cho quyển giáo trình “Hội chứng Bão Cytokine” xuất bản năm 2019, nói.

“Họ có xu hướng bệnh nặng hơn bạn nghĩ,” ông chia sẻ.

Ông cho biết thêm là các bác sĩ nay chỉ mới bắt đầu hiểu về bão cytokine và cách điều trị nó mà thôi.

Mặc dù chưa có xét nghiệm giúp chẩn đoán bệnh tình nhưng có các chỉ dấu giúp nhận biết cơn bão đang tràn tới. Chẳng hạn, nồng độ protein ferritin trong máu có thể tăng cao, hoặc có tình trạng tăng cao hàm lượng chỉ số viêm nhiễm CRP (C-reactive protein) trong máu, là chất do gan gây ra.

Các bệnh viện ở Trung Quốc gần trung tâm dịch bệnh là nơi ghi nhận những chỉ dấu đầu tiên cho thấy các ca nhiễm Covid-19 bị bão cytokine.

Các bác sĩ ở Vũ Hán, trong một nghiên cứu được thực hiện trên 29 bệnh nhân, tường trình rằng những ca nhiễm Covid-19 ở tình trạng nghiêm trọng hơn thì có nồng độ cytokine IL-2R và IL-6 cao hơn.

IL-6 cũng là chỉ dấu sớm cho thấy tình trạng tương tự như bị bão cytokine ở bản phân tích trên 11 bệnh nhân do các bác sĩ ở Quảng Đông tiến hành.

Thời tiết nắng nóng có tiêu diệt được Covid-19?

Vì sao tỷ lệ tử vong do virus corona mỗi nước mỗi khác?

Đồ uống nóng có tác dụng chống virus corona không?

Một nhóm khác, phân tích 150 ca bệnh ở Vũ Hán, nhận thấy một loạt các chỉ dấu trong tế bào cho thấy có bão cytokine – bao gồm IL-6, CRP và ferritin – với hàm lượng cao hơn ở những người tử vong so với những người khỏi bệnh.

Các nhà nghiên cứu miễn dịch tại Hợp Phì cũng tường trình kết quả tương tự ở các bệnh nhân thiệt mạng, đồng thời ghi nhận rằng trong máu của các bệnh nhân Covid-19 phải đưa vào điều trị trong khu vực hồi sức cấp cứu (ICU) có tỷ lệ cao các tế bào miễn dịch bị tổn hại nhưng tích cực hoạt động, dẫn tới nguy cơ gây bão cytokine.

Bão cytokine cũng xảy ra ồ ạt với bệnh nhân ở Mỹ.

“Tôi thấy rất nhiều trường hợp,” Roberto Caricchio, trưởng khoa thấp khớp tại Đại học Temple ở Philadelphia nói. Dữ liệu chính xác vẫn chưa có, nhưng ông cho biết “một phần đáng kể” – có lẽ khoảng 20-30% bệnh nhân trong các ca nguy kịch và có triệu chứng về phổi có dấu hiệu bị bão cytokine.

Bức tranh vẫn đang dần hình thành. “Covid có lẽ là một cơn bão cytokine độc nhất vô nhị,” Cron nhận định. Tỷ lệ máu vón cục có vẻ như cao hơn hẳn so với những trường hợp khác có các triệu chứng bị bão, nhưng tỷ lệ ferritin không dâng cao quá mức như vậy.

Với Covid-19, các bác sĩ thấy rằng tế bào miễn dịch tấn công phổi quá sớm và quá dữ dội, đến mức các vết sẹo trong mô bị xơ hóa đã hình thành. “Có vẻ với loại virus này, bão cytokine diễn ra quá nhanh.”

Đây không phải là lần đầu tiên bão cytokine được liên hệ với một đại dịch.

Các nhà khoa học nghi rằng bão cytokine cũng gây ra rất nhiều ca tử vong trong đại dịch cúm năm 1918, và trong đợt bùng phát dịch Sars năm 2003 – vốn do một loại virus có liên quan tới virus Covid-19 gây ra.

Gần đây, Cron và đồng nghiệp phân tích 16 ca tử vong, từ năm 2009 đến 2014 trong đại dịch ‘cúm heo’ H1N1 – một virus cúm mới xuất hiện năm 2009 và từ đó thường xảy ra trong mùa cúm.

Có đến 4/5 số bệnh nhân trên có các dấu hiệu cơ bản cho thấy họ bị bão cytokine. Thêm vào đó, một số người có những biến thể gene có thể khiến hệ miễn dịch của họ có xu hướng phản ứng quá mức.

Chẳng hạn, hai bệnh nhân có đột biến trong gene PRF1, là gene tạo ra một loại protein có tên là perforin.

Được tạo thành bởi một số tế bào miễn dịch nhất định, perforin chọc thủng các tế bào bị nhiễm trùng khác để hủy hoại chúng.

Đột biến ở gene perforin ngăn cản quá trình này, nhưng những tế bào miễn dịch đó – được biết đến như các tế bào sát thủ tự nhiên – thì không ngừng nỗ lực quá trình phá huỷ.

“Chúng chỉ liên tục đập đầu vào, tiết ra tất cả những cytokine này, và thế là bạn bị bão cytokine,” người đồng nghiên cứu Grant Schulert, bác sĩ thấp khớp nhi khoa tại Bệnh viện Nhi Trung tâm Cincinnati, và là đồng tác giả trong bài viết tổng quan về một kiểu cơn bão và cách điều trị tiềm năng trên “Tạp chí Tổng hợp Y học Hàng năm” (Annual Review of Medicine), nói.

Năm trong số các bệnh nhân mà Cron và đồng nghiệp nghiên cứu có biến thể trong gene LYST, là gene gây ra tình trạng khiếm khuyết trong việc vận chuyển chất thải tế bào.

Những đại dịch tàn khốc và bài học thời Covid-19

‘Giãn cách xã hội’ bao lâu thì chống được Covid-19?

Covid-19: Sai lầm chết người khi uống nước phòng bệnh

Điều này phá vỡ hoạt động của perforin và ngăn cản tế bào miễn dịch kịp phản ứng với kẻ xâm lược. Một số người khác có các biến thể mà các nhà khoa học nghi ngờ có thể gây ảnh hưởng đến chức năng miễn dịch.

Cron cho biết có thể những biến thể tương tự giúp giải thích vì sao khoảng 20% bệnh nhân Covid-19 gặp phải tình trạng nguy kịch, trong khi nhiều người khác chỉ có triệu chứng nhẹ hoặc không hề có triệu chứng.

Những người có bộ gene có biến thể như trên có lẽ không biết rằng hệ miễn dịch của họ vượt ra ngoài kiểm soát của cơ thể, điều khiến cho họ bị bệnh nặng hơn những người khác.

“Rất khó chống lại nhiễm trùng nếu hệ miễn dịch của bạn bị hủy hoại,” Cron nói.

Thuần phục cơn bão

Vậy thì, giải pháp có thể áp dụng là làm giảm nhẹ cuộc tấn công của hệ miễn dịch.

Steroids thường là lựa chọn đầu tiên cho việc điều trị. Chúng hoạt động mạnh mẽ làm giảm nhẹ hệ miễn dịch – nhưng tất nhiên, hệ thống vẫn cần thiết phải duy trì sức mạnh ở mức thấp để chống lại kẻ xâm lăng. Trong trường hợp với bệnh Covid-19, người ta vẫn chưa rõ liệu steroids có ích hay có hại, Cron nói.

Cũng có những loại thuốc ngăn cản một số loại cytokine nhất định.

Nếu steroids như một quả bom nguyên tử, thì các loại thuốc này như cuộc đánh chặn tên lửa mục tiêu. Ý tưởng là chúng vẫn sẽ để yên cho những phản ứng miễn dịch tốt vận hành.

Chẳng hạn anakinra (Kineret) là phiên bản có sửa đổi của loại protein tự nhiên trong cơ thể người, loại protein chịu trách nhiệm ngăn cản các cơ quan thụ cảm với cytokine IL-1. Đây là thuốc đã được cơ quản lý dược phẩm Hoa Kỳ FDA cho phép lưu hành, dùng để chữa bệnh viêm khớp và bệnh viêm đa hệ thống ở trẻ sơ sinh.

Emapalumab (Gamifant), một kháng thể ngăn chặn cytokine interferon-gamma, là thuốc đã được cho phép sử dụng với người về mặt di truyền có xu hướng bị bão cytokine tấn công.

Những bằng chứng ban đầu, cũng từ phía Trung Quốc, cho thấy kháng thể tocilizumab (Actemra) có thể có ích trong việc điều trị Covid-19. Kháng thể này cản thụ cảm IL-6, tránh không cho tế bào nhận thông điệp từ IL-6.

Tocilizumab thường được sử dụng trị viêm khớp và để làm giảm nhẹ tác động của bão cytokine ở các bệnh nhân ung thư đang điều trị bằng liệu pháp miễn dịch.

Vào đầu tháng Hai, các bác sĩ từ hai bệnh viện ở tỉnh An Huy, Trung Quốc thử nghiệm trên 21 bệnh nhân đang trong tình trạng nghiêm trọng hoặc nguy cấp do bệnh Covid-19.

Tình trạng sốt và các triệu chứng khác về căn bản giảm xuống chỉ trong vài ngày. Hàm lượng CRP cũng giảm xuống ở đa số bệnh nhân. 19 bệnh nhân được xuất viện trong vòng hai tuần.

Các nhà nghiên cứu đang đề xướng nhiều thử nghiệm lâm sàng với các chất ngăn cản cytokine để điều trị bệnh Covid-19; tocilizumab vẫn đang được nghiên cứu sâu hơn ở Ý và Trung Quốc, tocilizumab và sarilumab (Kevzara), một kháng thể khác chống lại thụ cảm IL-6, vốn được dùng để trị bệnh viêm khớp, đều đang được thử nghiệm tại Đan Mạch, còn emapalumab và anakinra đang được thử nghiệm tại Ý.

Ở Philadelphia, bệnh viện của Caricchio đang tham gia thử nghiệm với sarilumab. Nếu bệnh nhân không muốn gặp rủi ro vì dùng phải giả dược, thì bác sĩ vẫn kê đơn với tocilizumab, hay thuốc chống cytokine khác, hoặc steroids.

Nên gọi là ‘virus Vũ Hán’, ‘virus corona’ hay tên khác?

Covid-19: Kinh nghiệm từ Đại dịch cúm Tây Ban Nha

Cúm Tây Ban Nha 1918 giết hàng triệu người bất kể giàu nghèo

Nhân loại sẽ không tránh khỏi đại dịch cúm chết chóc?

Một bệnh nhân mắc bệnh phổi và bị bão cytokine đã cải thiện khá tốt với tocilizumab, Caricchio nói. Điều quan trọng là bác sĩ phải có phác đồ điều trị để chống lại cả bão cytokine ập đến cuồng nộ, lẫn tình trạng nhiễm virus gây ra cơn bão, ông chia sẻ.

Nhưng để điều trị có hiệu quả, thì bác sĩ phải khống chế được cơn bão xảy ra.

“Khó khăn lớn nhất trong cơn bão cytokine là phải nhận ra nó,” Schulert nói. Ông, Caricchio và Cron đề xuất rằng bất cứ ai nếu bệnh đến mức phải nhập viện vì Covid-19 có thể được xét nghiệm với giá rẻ để xác định nồng độ ferritin trong máu. Cả ba bệnh viện nêu trên đều có xét nghiệm trên, cũng như rất nhiều trung tâm y tế học thuật khác, họ cho biết.

Hướng dẫn tạm thời từ Trung tâm Phòng tránh và Kiểm soát Dịch bệnh Hoa Kỳ, cập nhật vào ngày 3/4, cũng đề cập rằng nồng độ CRP và ferritin cao có thể liên quan đến tình trạng bệnh trầm trọng hơn, hướng dẫn từ tổ chức Y tế Thế giới WHO không đề cập gì đến chỉ dấu cho cơn bão cytokine.

Bác sĩ càng sớm điều trị được cơn bão đang dâng lên, thì kết quả càng có thể tốt hơn, Cron cho biết. “Nếu hệ miễn dịch đang giết bạn, thì bạn cần phải làm gì đó.”

Bài gốc được đăng trên Tạp chí Knowable Magazine, và được đăng lại theo giấy phép Creative Commons.

Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Future.

https://www.bbc.com/vietnamese/vert-fut-52837865

 

Làm thế nào

để tranh luận với người phân biệt chủng tộc

Có rất nhiều định kiến và huyền thoại về chủng tộc, nhưng điều này không khiến những chúng thành thực tế.

Nhiều người có thiện ý nhưng kinh nghiệm và lịch sử văn hóa đã khiến cho họ có những quan điểm không được củng cố bởi tính di truyền của con người. Ví dụ: giả định rằng sinh viên Đông Á giỏi toán hơn, người da đen có nhịp điệu tự nhiên hoặc người Do Thái rất giỏi về tài chánh. Chúng ta chắc ai cũng quen biết những người có suy nghĩ như vậy.

Tiến sĩ Adam Rutherford, một nhà di truyền học và người dẫn chương trình của BBC, nói “Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc đang được thể hiện công khai ngày hôm nay hơn bất cứ lúc nào tôi có thể nhớ được, và nhiệm vụ của chúng ta là đối chứng điều đó với sự thật.”

Vì vậy, ông cho chúng ta một bộ công cụ khoa học để tách thực tế khỏi huyền thoại.

Dưới đây là cách để hóa giải năm huyền thoại bằng chứng cớ khoa học và thực tế.

HUYỀN THOẠI 1: DNA của người da đen và da trắng hoàn toàn khác nhau

Sắc tố chính trong da người là melanin. Melanin bảo vệ chúng ta khỏi ánh nắng mặt trời.

Nó hấp thụ các tia cực tím của mặt trời trước khi chúng có thể phá hủy folate, một trong những vitamin chủ chốt của cơ thể.

Nhiều gen liên quan đến con đường sinh hóa dẫn đến việc sản xuất melanin. Sự biến đổi tự nhiên trong các gen này là nguyên nhân gốc rễ của phổ màu da mà con người có.

Vì vậy, sự khác biệt di truyền lớn nhất của loài người là giữa người da trắng và người da đen, phải không? Sai.

Trước tiên, tất cả mọi người chia sẻ gần như tất cả các DNA giống nhau.

Thứ hai, lục địa châu Phi có sự đa dạng di truyền nhiều hơn so với phần còn lại của thế giới.

Hai người từ các bộ lạc khác nhau ở Nam Phi sẽ có sự khác biệt về mặt di truyền lớn hơn là giữa người Sri Lanka, người Māori và người Nga.

Chúng ta có thể phân loại con người theo màu da trắng, đen hoặc nâu, nhưng những khác biệt có thể nhìn thấy này không phản ánh chính xác sự khác biệt di truyền – hay đúng hơn là tương đồng – giữa chúng ta.

HUYỀN THOẠI 2: Không có sự ‘thuần khiết chủng tộc’

Chúng ta nghĩ rằng một số khu vực, vùng đất hoặc dân tộc nào đó bị cô lập – về thể chất hoặc văn hóa – và những ranh giới này không thể vượt qua.

Nhưng đây không phải là những gì lịch sử, cũng không phải di truyền học, nói với chúng ta. Trong thực tế, không có quốc gia nào hoàn toàn không biến chuyển.

“Con người đã di chuyển khắp thế giới trong suốt lịch sử và quan hệ tình dục bất cứ khi nào và bất cứ nơi nào họ có thể,” Tiến sĩ Rutherford nói.

Nhiều khi có những chuyển động lớn trong thời gian ngắn.

Thường xuyên hơn, con người chủ yếu không biến chuyển trong một vài thế hệ – và điều đó khiến chúng ta cảm thấy có một cái neo địa lý và văn hóa.

“Tuy nhiên, mọi người Đức quốc xã đều có tổ tiên là người Do Thái”, tiến sĩ Rutherford nói, “Mọi người da trắng thượng đẳng đều có tổ tiên người Trung Đông. Mọi người phân biệt chủng tộc đều có tổ tiên người gốc Phi, Ấn Độ, Đông Á, cũng như mọi người khác.”

“Thuần khiết chủng tộc thuần túy chỉ là một tưởng tượng. Với loài người, không có dòng máu thuần túy. Mà là một sinh vật được làm giàu bởi dòng máu của vô số người,” ông nói.

HUYỀN THOẠI 3: ‘Nước Đức cho người Đức’, ‘Nước cho người Pháp’ v.v…

Nhiều người rất lo lắng về vấn đề nhập cư và người tị nạn từ nơi khác đến đất nước của họ, một hiện tượng gần đây đã được trải nghiệm ở nhiều nơi trên thế giới.

Trong số các ví dụ gần đây, vụ nổ súng vào ngày 19/2 bắt đầu tại một quán bar shisha ở Hanau, Đức, được thúc đẩy bởi một học thuyết cực hữu là phải trục xuất hoặc giết người nhập cư.

Giới khuynh hữu từ lâu đã thể hiện sự tức giận dưới dạng các khẩu hiệu tương tự. “Nước Đức dành cho người Đức”, “Nước Pháp cho người Pháp”, và “Nước Ý người Ý”, đều đã được sử dụng như những cụm từ chống nhập cư bởi các nhóm cực hữu.

“Quay trở lại nơi bạn đến” là một cụm từ gây khó chịu trên toàn thế giới.

Trên thực tế, các quốc gia như Đức, Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ và Ý đã có người nhập cư trong suốt lịch sử của họ. Thật ra, hầu như tất cả mọi quốc gia đều như thế.

Quần đảo Anh, chẳng hạn, đã trở thành nhà của những người di cư kể từ khi họ tách khỏi lục địa khoảng 7.500 năm trước.

Trước khi người Pháp tiếp quản vào năm 1066, một phần của thế giới đã bị xâm chiếm bởi người Viking, Angles, Saxons, Huns và hàng chục bộ lạc và gia tộc nhỏ khác.

Và ngay cả trước đó, người La Mã đã cai trị … và họ cũng đến từ khắp nơi trên đế chế liên lục địa, đến tận châu Phi cận Sahara và Trung Đông.

Trước đó nữa, khoảng 4.500 năm trước, nước Anh chủ yếu là gồm những người nông dân, những người di cư từ châu Âu đã kéo nhau qua vùng đất giữa Hà Lan và Đông Anglia.

Dựa trên bằng chứng DNA, chúng tôi nghĩ rằng họ có thể đã có làn da màu ô liu, với mái tóc đen và đôi mắt nâu.

Và trước họ có những người đi săn bắn, gặt hái, những người thậm chí còn có làn da sẫm màu hơn.

Vì vậy, khi các đảng chính trị hoặc thậm chí những người phân biệt chủng tộc nói: “Nước Pháp cho người Pháp”, hay “Nước Ý cho người Ý” và nói về những người “bản địa” … những điều đó thực sự có ý nghĩa gì?

HUYỀN THOẠI 4: Xét nghiệm phả hệ có thể chứng minh một người là 100% da trắng

Gia phả và tổ tiên làm chúng ta say mê – và đặc biệt là những người phân biệt chủng tộc.

Các trang web như Stormfront thường xuyên được những người theo chủ nghĩa da trắng thượng đẳng, và thành viên của nhóm chống Do Thái, những người đưa ra các lý thuyết cho sự từ chối Holocaust và bị ám ảnh bởi yếu tố di truyền của con người.

Họ sử dụng các xét nghiệm phả hệ chính thống, giống như các xét nghiệm của Ancestry DNA, để “chứng minh” họ là người da trắng 100% hoặc không phải là người Do Thái.

Tuy nhiên, lập luận này bị khiếm khuyết.

DNA có thể cho chúng ta biết một số điều thú vị về lịch sử gia đình – và nó rất hữu ích trong việc xác định những người ruột thịt như anh chị em ruột hoặc cha mẹ ruột – nhưng DNA bị giới hạn sâu sắc bởi sinh học cơ bản.

Theo thời gian, con cháu bắt đầu rũ bỏ DNA của tổ tiên mình, và số lượng DNA bị biến mất qua nhiều thế hệ rất lớn.

Chúng ta chỉ mang trong người một nửa số DNA từ tổ tiên trong mười một thế hệ trở lại. Vì vậy, có thể về mặt di truyền chúng ta không liên quan gì đến những người thực sự là tổ tiên của mình từ Thế kỷ thứ 18.

“Chúng ta là hậu thân của nhiều giống người, từ khắp nơi trên thế giới, từ những người chúng ta nghĩ rằng mình biết và từ những người mình không biết gì về”, tiến sĩ Rutherford nói, “Chúng ta sẽ không có liên kết di truyền gì đáng kể với nhiều người trong số đó.”

HUYỀN THOẠI 5: Người da đen chạy nhanh hơn người da trắng

Người đàn ông da trắng cuối cùng thi đấu trong trận chung kết 100m tại Thế vận hội là vào năm 1980.

Kể từ đó, lực sĩ da đen đã thống trị các cuộc đua chạy nước rút hiện đại. Điều này khiến mọi người thường nghĩ rằng những người gốc Phi có lợi thế trong môn thể thao này vì yếu tố di truyền từ tổ tiên họ.

“Có thể có xác suất những dự đoán mà người ta có thể đưa ra về thành công dân tộc và thể thao dựa trên di truyền học”, tiến sĩ Rutherford nói, “nhưng đó sẽ là những dự đoán yếu nhất.”

Trên thực tế, yếu tố di truyền trong sự thành công về lãnh vực thể thao rất phức tạp.

Có rất nhiều yếu tố trong sinh lý học về thể chất, bao gồm kích thước của trái tim, hiệu quả trong việc hấp thụ oxy và phục hồi cơ bắp, ông Ruherford nói.

Và đây là những hiện tượng tương đối được hiểu rõ và có cơ sở về mặt di truyền. Nhưng có những đặc điểm thể chất khác (như tính linh hoạt và phối hợp) hiện ít được hiểu rõ.

Thêm vào đó, có những khía cạnh tâm lý như quyết tâm, tập trung và chấp nhận rủi ro, chẳng hạn.

Chúng tôi biết rằng những người giỏi các môn thể thao cần năng lượng bùng nổ thường có tỷ lệ tế bào cơ “co giật nhanh” cao hơn, xử lý năng lượng nhanh hơn.

Các di truyền làm nền tảng cho điều này liên quan đến một gen gọi là ACTN3.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các vận động viên ưu tú trong các môn thể thao sức mạnh có nhiều khả năng có các bản sao loại R của ACTN3. Nghiên cứu chỉ ra rằng người Mỹ gốc Phi có số gen này cao hơn (96%) so với người Mỹ da trắng (80%).

Điều đó mang lại một lợi thế nhỏ cho người Mỹ gốc Phi trong các môn thể thao đòi hỏi năng lượng bùng nổ – nhưng lợi thế này không lớn đủ để giải thích sự khác biệt giữa số lượng người chạy nước rút người Mỹ gốc Phi và các đối thủ cạnh tranh da trắng.

Về gen đó, bạn có thể thấy trong sáu người chạy nước rút da đen so với năm vận động viên da trắng.

Tiến sĩ Adam Rutherford nói rằng đây là một phân tích đơn giản, nhưng vẫn là một ví dụ tốt cho thấy di truyền không phù hợp với định kiến chủng tộc trong thể thao.

https://www.bbc.com/vietnamese/culture-social-52962953

 

NATO phải đối mặt với sức ảnh hưởng

trỗi dậy toàn cầu của Trung Quốc

Bình luậnDu Miên

Trong sự kiện ngày 8/6 để khởi động sáng kiến NATO 2030, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết, tổ chức này không coi Trung Quốc là “kẻ thù mới hay đối thủ mới”, nhưng sự gia tăng của quốc gia này “về cơ bản đang thay đổi cán cân sức mạnh toàn cầu”.

NATO đã phải giải quyết hậu quả của vấn đề này, đặc biệt là đối với vấn đề an ninh, nhằm giúp NATO có khả năng thích ứng với những thay đổi của thế giới.

Ông Stoltenberg được các nhà lãnh đạo NATO giao nhiệm vụ tại Hội nghị thượng đỉnh NATO ở London năm ngoái để lãnh đạo việc xây dựng một đề xuất tăng cường phương diện chính trị của NATO. Ông đã chỉ định một nhóm gồm 10 chuyên gia để làm việc trong dự án này.

Trong số các xu hướng và căng thẳng cần được xem xét để đáp ứng những thách thức hiện tại và “mới nổi” mà thế giới phải đối mặt, Tổng thư ký Stoltenberg liệt kê các vấn đề gồm: các hoạt động quân sự do Nga thực hiện, sự gia tăng bạo lực của ISIS và các nhóm khủng bố khác, cùng vấn nạn thông tin tuyên truyền và bóp méo được lan truyền bởi cả “các tổ chức nhà nước và phi nhà nước”.

Tuy nhiên, theo ông Stoltenberg, cuộc đua của Trung Quốc nhắm tới “quyền lực tối cao về kinh tế và công nghệ” đã đặt ra “các mối đe dọa đối với các xã hội mở và các quyền tự do cá nhân”, cũng như thách thức “các giá trị và cách sống của chúng ta”.

Tổng thư ký NATO cho biết, Trung Quốc đang có ngân sách quốc phòng lớn thứ hai trên thế giới và Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang tiếp tục đầu tư vào “các khả năng quân sự hiện đại”, như tên lửa có thể tiếp cận tất cả các đồng minh NATO, gây ảnh hưởng trong không gian mạng, đầu tư vào cơ sở hạ tầng quan trọng ở các khu vực khác nhau trên thế giới, thắt chặt hợp tác với Nga.

Thích nghi với thế giới đang thay đổi

Một bức ảnh nhóm lãnh đạo NATO tại Watford, Anh, vào ngày 4/12/2019. Năm 2019 đánh dấu kỷ niệm 70 năm của NATO. (Steve Parsons – WPA Pool / Getty Images)

Việc xây dựng NATO như một Liên minh chính trị mạnh mẽ hơn, là điều cần thiết để có thể đối phó với những thách thức này, ông Stoltenberg nói. Ngoài ra, NATO cần mở rộng hợp tác với các quốc gia không thuộc NATO như các đối tác ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương, cũng như các quốc gia có “cùng chí hướng như Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc, New Zealand”.

Ông Stoltenberg nhấn mạnh tầm quan trọng của sự hợp tác chặt chẽ với các quốc gia này để “bảo vệ các quy tắc và thể chế toàn cầu vốn giúp chúng ta an toàn trong nhiều thập kỷ qua, để thiết lập các quy tắc và tiêu chuẩn về không gian và không gian mạng, về công nghệ mới và kiểm soát vũ khí toàn cầu”.

“Và cuối cùng, để đứng lên vì một thế giới được xây dựng dựa trên tự do và dân chủ, chứ không phải là bắt nạt và ép buộc”, ông bổ sung.

Vị Tổng thư ký này khẳng định, sức mạnh của NATO không chỉ nằm ở quyền lực của 30 đồng minh, vốn là đại diện chung cho gần “một tỷ người, và một nửa sức mạnh quân sự và sức mạnh kinh tế của thế giới”, mà còn được củng cố bởi sự hợp tác với 40 đối tác khác nhau trên thế giới và các tổ chức quốc tế như Liên minh châu Âu và Liên hợp quốc.

Một trong những mục đích của sáng kiến ​​NATO 2030 là tăng cường quan hệ Đồng minh “hợp tác theo nhiều hướng”, do đó, họ sẽ có thể giải quyết các mối đe dọa phi quân sự như các mối đe dọa trên mạng, các loại thông tin bóp méo và tuyên truyền.

Ông Stoltenberg nói rằng cách tốt nhất để chống lại sự tuyên truyền và thông tin sai lệch là “cung cấp sự thật, việc thật” thông qua một nền báo chí tự do và độc lập. “Các nhà báo đặt ra những câu hỏi khó, kiểm tra sự thật của họ, kiểm tra câu chuyện của họ” là cách tốt nhất để đảm bảo rằng việc tuyên truyền và bóp méo thông tin sẽ không thành công.

“Tầm nhìn của tôi về NATO 2030 không phải là kiến tạo lại NATO, mà là về việc làm cho Liên minh mạnh mẽ của chúng ta càng mạnh hơn nữa. Mạnh về quân sự. Mạnh hơn về chính trị. Và toàn cầu hơn”, ông Stoltenberg nói.

Du Miên

Theo The Epoch Times

https://www.ntdvn.com/the-gioi/nato-phai-doi-mat-voi-suc-anh-huong-troi-day-toan-cau-cua-trung-quoc-44525.html

 

Trung Quốc, bài toán đau đầu

của Liên Hiệp Châu Âu

Thanh Hà

Bruxelles đang tìm một chiến lược mới trong quan hệ với Bắc Kinh cho giai đoạn hậu Covid-19. Với Trung Quốc, Liên Hiệp Châu Âu dùng đòn « vừa đấm vừa xoa », tránh lao vào một cuộc « chiến tranh lạnh » như thể để giữ khoảng cách với đồng minh Hoa Kỳ trước một đối tác thương mại quan trọng là Trung Quốc.

Trong thông cáo của Ủy Ban Châu Âu chiều ngày 10/06/2020 liên quan đế chiến lược chống xuyên tạc thông tin, Trung Quốc cùng với Nga bị Liên Âu nêu đích danh nhúng tay vào « các chiến dịch gây ảnh hưởng trong công luận và phao tin thất thiệt » liên quan đến đại dịch Covid-19. Mục tiêu của các chiến dịch bóp méo thông tin đó, theo Bruxelles, là nhằm phá hoại các tranh luận lành mạnh của các nền dân chủ châu Âu, gây chia rẽ trong công luận châu Âu.

Tuy nhiên lãnh đạo ngành ngoại giao Liên Âu, Josep Borrell  cho biết trong cuộc họp trực tuyến hôm 09/06/2020 với đồng nhiệm Trung Quốc, ngoại trưởng Vương Nghị, ông đã trấn an Bắc Kinh rằng kịch bản « chiến tranh lạnh » sẽ không xảy ra và lưu ý chiến dịch chống bóp méo thông tin của Liên Âu không nhắm vào Trung Quốc.

Châu Âu không chỉ xoa dịu Trung Quốc trên mặt trận thông tin, mà ngay cả về phương diện quân sự,  Ngày 09/06/2020, đối thoại chiến lược Âu –Trung lần thứ 10 đã diễn ra lâu hơn dự kiến. Josep Borrell và Vương Nghị đã thảo luận trong hơn ba giờ đồng hồ, và sau đó phía Bruxelles đã khẳng định rằng Liên Âu « không xem Trung Quốc là một mối đe dọa quân sự », « không đe dọa hòa bình thế giới » cho dù Liên Âu từng xem Trung Quốc là một « đối thủ mang tính hệ thống – systemic rival ».

Điều đó không cấm cản Josep Borrell khi trả lời báo chí đã nhìn nhận rằng Trung Quốc có thói quen « nói một đằng làm một nẻo » : Ngoại trưởng Vương Nghị đã nhấn mạnh với đồng nhiệm châu Âu « Trung Quốc không có tham vọng quân sự » nhưng Bruxelles « hoàn toàn ý thức được rằng Trung Quốc tăng ngân sách quốc phòng ».

Khác với chính quyền Mỹ dưới thời Donald Trump, châu Âu không nhìn vấn đề dưới khía cạnh « thiện – ác, trắng hay đen ». Với Bắc Kinh cũng vậy, Bruxelles không đưa Trung Quốc vào danh sách các nước « bạn » hay « thù ». Trung Quốc có thể vừa là một đối thủ cạnh tranh đáng gờm, vừa là một đối tác không thể thiếu vắng kể cả sau những diễn biến trong gần nửa năm qua chung quanh virus corona và những hậu quả vô cùng tai hại đi kèm.

Nhưng quan trọng hơn nữa, có lẽ là thông điệp mà Liên Âu đang muốn nhắn gửi đến cả Bắc Kinh lẫn Washington vào thời điểm này.

Trước hết là với Trung Quốc, đành rằng Liên Âu vẫn trải thảm đó mỗi lần tiếp đón chủ tịch Tập Cận Bình hay thủ tướng Lý Khắc Cường, đồng thời gây sức ép đòi một mối quan hệ « cân bằng hơn » với ông khổng lồ châu Á này, đòi Trung Quốc mở cửa cho các doanh nghiệp phương Tây… Châu Âu nhìn nhận là đã quá « ngây thơ » và cả tin vào Trung Quốc trong quá khứ Những tuyên bố gần đây của lãnh đạo ngoại giao châu Âu có thể  là để nhắc nhở Bắc Kinh « già néo đứt dây »

Thông điệp thứ nhì của Liên Âu nhằm gửi tới Nhà Trắng trong bối cảnh chính quyền Trump thực sự lao vào một cuộc đối đầu với Bắc Kinh trên nhiều mặt trận. Bruxelles không về hùa với Mỹ về dự luật an ninh Hồng Kông gây nhiều tranh cãi, không cứng giọng tuyên chiến với tập đoàn viễn thông Trung Quốc Hoa Vi . Châu Âu không chọn đứng về một phe nào và nhất là không vì quan hệ đồng minh trong quá khứ mà chọn đặt vận mệnh của mình trong tay Washington. Một phần có lẽ vì kinh nghiệm cho thấy, Mỹ có thể rút lại ô dù bảo vệ châu Âu bất kỳ lúc nào.

Có điều như phân tích của nhà báo Dorian Malovic, tổng biên tập đặc trách khu vực châu Á trên nhật báo La Croix, nước cờ của Liên Âu chỉ có thể đem lại kết quả mong muốn với điều kiện Liên Hiệp Châu Âu phải đoàn kết và có cùng một tiếng nói khi đàm phán với cả Hoa Kỳ lẫn Trung Quốc. Đoàn kết chặt chẽ nội bộ giữa 27 thành viên Liên Âu hiện tại có lẽ là nhược điểm quan trọng nhất của khối này Chắc chắn là cả Washignton lẫn Bắc Kinh cùng khai thác điểm yếu đó của Liên Âu.

http://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A2n-t%C3%ADch/20200611-ch%C3%A2u-%C3%A2u-trung-qu%E1%BB%91c-%C4%91%E1%BB%91i-t%C3%A1c

 

Liên Âu phối hợp chuẩn bị mở cửa

biên giới toàn khối kể từ ngày 01/07

Trọng Thành

Trong lúc số lượng ca nhiễm và số tử vong giảm mạnh tại châu Âu, Ủy Ban Châu Âu hôm qua, 10/06/2020, trong cuộc họp hàng tuần, đã quyết định sẽ thống nhất về một số điều kiện cho phép mở cửa biên giới chung của khối, kể từ ngày 01/07, để tránh tình trạng trống đánh xuôi, kèn thổi ngược.

Theo AFP, từ đây cho đến cuối tuần, Ủy Ban Châu Âu sẽ công bố “các tiêu chuẩn và nguyên tắc” nhằm chuẩn bị cho việc thực hiện dỡ bỏ “dần dần và một phần” các giới hạn giao thông với bên ngoài Liên Hiệp Châu Âu.

Bruxelles nhấn mạnh sẽ chỉ đưa ra các khuyến nghị, còn quyết định tùy thuộc vào mỗi quốc gia thành viên.

Các đề xuất của Ủy Ban Châu Âu trước hết nhằm tránh việc mở cửa biên giới bên ngoài rơi vào tình trạng có phần hỗn loạn, như đã từng xảy ra với việc mở lại biên giới giữa các nước trong khu vực Schengen mới đây.

Bản thân ngày 01/07 cũng chỉ là một thời hạn được đề xuất, chứ không phải là bắt buộc. Hiện tại Hy Lạp đã có ý định sớm mở cửa đường hàng không cho các khách du lịch Úc, Trung Quốc hay Hàn Quốc…

Covid-19: thủ tướng Ý phải giải trình

Tại Ý, vốn là tâm dịch của châu Âu, cơ quan công tố đề nghị thủ tướng Giuseppe Conte và hai bộ trưởng giải trình về trách nhiệm của chính quyền trong quá trình đối phó với dịch Covid-19.

Khoảng 50 đơn kiện của nhiều gia đình hoặc thân nhân các nạn nhân của virus corona chủng mới đã được đệ nạp tại cơ quan công tố ở thị xã Bergamo, miền bắc nước Ý, được coi là một trong những thành phố thiệt hại nặng nề nhất do đại dịch Covid-19.

Đây là lần đầu tiên có một vụ kiện tại Ý liên quan đến virus corona.

http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200611-ch%C3%A2u-%C3%A2u-bi%C3%AAn-gi%E1%BB%9Bi-d%E1%BB%8Bch-b%E1%BB%87nh

 

LHCÂ tăng tốc chống tin thất thiệt:

Trung Quốc bị chính thức nêu tên

Mai Vân

Ủy Ban Châu Âu vào hôm qua 10/062020 đã loan báo một loạt biện pháp nhằm chống lại các hành vi loan tin thất thiệt chung quanh đại dịch Covid-19 ngày càng nhiều, xuất phát từ nhiều nguồn trong đó có các tác nhân nước ngoài và một số nước thứ ba. Lần đầu tiên Trung Quốc đã bị vạch mặt chỉ tên là nước – cùng với Nga – đã dính líu vào chiến dịch loan truyền thông tin sai lệch nhắm vào Liên Hiệp Châu Âu, các quốc gia láng giềng và toàn thế giới.

Nếu Nga đã nhiều lần bị nêu tên, thì hôm qua là lần đầu tiên mà giới điều hành Liên Hiệp Châu Âu công khai chỉ đích danh Trung Quốc là một nguồn loan tin thất thiệt.

Trong một cuộc họp báo tại Bruxelles, bà Vara Jourová, phó chủ tịch Ủy Ban Châu Âu cho biết: “Những gì mà chúng ta đang chứng kiến ​​là một sự tăng vọt của những thông tin nhằm làm suy yếu nền dân chủ của chúng ta với hệ quả là phá hoại cuộc chiến chống dịch của chúng ta”.

Bà Jourová nêu bật ví dụ về các tin đồn theo đó có các phòng thí nghiệm sinh học bí mật của Mỹ trên lãnh thổ các Cộng Hòa Xô Viết cũ. Các tin này được cả các cơ sở truyền thông thân Nga, lẫn quan chức và truyền thông Nhà nước Trung Quốc lan truyền.

Phó chủ tịch Ủy Ban Châu Âu khẳng định rằng một khi có bằng chứng, Liên Hiệp Châu Âu sẽ không ngần ngại vạch mặt chỉ tên những kẻ loan tin thất thiệt. Đối với bà Jourová: “Liên Hiệp Châu Âu chỉ có thể mạnh lên về mặt địa chính trị nếu dám quyết đoán”.

Tuyên bố cứng rắn của phó chủ tịch Ủy Ban Châu Âu thể hiện một sự thay đổi lập trường rõ nét so với hồi tháng Ba vừa qua khi Bruxelles chỉ nói phớt qua về các hành vi lũng đoạn thông tin của báo chí Trung Quốc mà tập trung mũi dùi vào Nga. Tuyên bố này cũng được đưa ra trong bối cảnh Ủy Ban Châu Âu bị nhiều nghị sĩ châu Âu tố cáo là đã giảm nhẹ những lời chỉ trích Trung Quốc trong một bản báo cáo sau khi bị Bắc Kinh gây sức ép, điều mà các quan chức Liên Âu đã cực lực bác bỏ.

TT Mỹ Donald Trump cũng bị chỉ trích vì loan tin sai lệch

Ủy Ban Châu Âu vào hôm qua cũng gián tiếp chỉ trích tổng thống Mỹ Donald Trump về những thông tin kỳ quái mà ông đã đưa ra về việc dùng thuốc sát trùng để trị bệnh Covid-19 chẳng hạn. Dù không nêu tên ông Trump, nhưng Ủy Ban Châu Âu đã ghi nhận trong một tài liệu rằng những tuyên bố sai lầm đó có thể rất nguy hiểm, và Trung Tâm Kiểm Soát Chất Độc của nước này đã ghi nhận mức tăng 15% của các sự cố liên quan đến thuốc sát trùng.

Bà Jourová cũng nhắc lại lời khen mạng Twitter về việc gắn tín hiệu cảnh báo về đề nghị kiểm chứng tính xác thực trên hai tin nhắn của ông Trump.

Ủy Ban Châu Âu đã khuyến khích các mạng xã hội ký kết một bộ quy tắc hành động tự nguyện về việc chống thông tin thất thiệt, đồng thời đe dọa là sẽ ra quy định nếu các mạng này bất động.

LHCÂ kêu gọi các đại gia internet nỗ lực chống tin thất thiệt nhiều hơn

Trong cuộc họp báo cùng với ông Josep Borrell, lãnh đạo ngành ngoại giao Liên Âu, phó chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Vera Jourova đã “hoan nghênh” các biện pháp đã được các đại gia Internet áp dụng cho đến nay, nhưng cho rằng các tập đoàn này phải “nỗ lực nhiều hơn nữa”.

Trong kế hoạch đấu tranh chống tin thất thiệt được thông báo hôm qua, Ủy Ban Châu Âu đã yêu cầu các đại tập đoàn Internet như Facebook, Twitter, Google… công bố báo cáo hàng tháng về các biện pháp đã được thực hiện để chống lại việc loan tin thất thiệt liên quan đến dịch Covid-19.

Theo Ủy Ban, các báo cáo này nên tập trung vào bản chất của thông tin sai lệch, quy mô của mạng phát tán có liên quan, nguồn gốc địa chính trị của mạng đó và đối tượng nhắm tới. Đối với Ủy Ban Châu Âu, các tập đoàn Internet phải chiếm được lòng tin của người sử dụng.

Trong thời gian qua, trước tình trạng thông tin thất thiệt về dịch Covid-19 tăng vọt, Liên Hiệp Châu Âu đã từng yêu cầu các hãng Internet nêu bật thông tin đến từ các cơ quan y tế như WHO, và nhất là rút bỏ mọi quảng cáo về thuốc giả.

Bà Jourova đã khen ngợi việc Google đã chặn hoặc xóa hơn 80 triệu quảng cáo liên quan đến virus corona, và hoan nghênh vào tháng Tư các sáng kiến ​​được Facebook và Twitter công bố để cố gắng ngăn chặn sự lây nhiễm của các thông tin thất thiệt.

http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200611-ch%C3%A2u-%C3%A2u-trung-qu%E1%BB%91c-tin-gi%E1%BA%A3

 

François Heisbourg : «Trung Quốc

là hùm dữ và châu Âu là mồi ngon»

Thụy My

Theo chuyên gia François Heisbourg, chủ nghĩa dân tộc đang tăng lên ở Trung Quốc là nguy cơ thực sự. Trong các hồ sơ nóng, có Đài Loan, Hồng Kông và Biển Đông, trong khi Mỹ luôn coi tự do hàng hải là lợi ích cốt lõi. Đối với Hoa Kỳ, châu Á-Thái Bình Dương là một khu vực chiến lược, châu Âu thì không có cùng nhận định và tỏ ra ngây thơ trước Bắc Kinh. Tuy khó có một cuộc chiến tranh trực diện, nhưng các xung đột khu vực ở Thái Bình Dương có thể xảy ra.

Trong cuốn « Thời đại của loài thú ăn thịt », chuyên gia François Heisbourg của Viện Nghiên cứu Chiến lược quốc tế (IISS) và Quỹ Nghiên cứu Chiến lược (FRS) phân tích sức mạnh tăng lên của Trung Quốc về thương mại, kỹ nghệ, tài chính và cả chính trị. Sau khủng hoảng virus corona, ông dự báo Trung Quốc sẽ bành trướng trong khu vực và trên thế giới. Sau đây là phần trả lời phỏng vấn của tác giả François Heisbourg trên báo Le Figaro.

Ông coi Trung Quốc là « siêu cường ». Cho dù là người chịu trách nhiệm về đại dịch Covid-19, liệu Bắc Kinh có thể ra khỏi khủng hoảng với tư cách kẻ chiến thắng ?

Trung Quốc vừa trở thành siêu cường gần đây thôi. Điều này có thể thấy được trong khả năng gây ảnh hưởng đối với các sự kiện, và cả trong sự vụng về cực độ khi xử lý khủng hoảng. Đó là một cái nghề mà Bắc Kinh vẫn chưa thành thạo, so với Liên Xô cũ, Mỹ hay Anh, các nước này từng là bậc thầy thời họ còn ngự trị. Có thể thấy được qua « ngoại giao khẩu trang », vừa khó thể chấp nhận lại vừa thảm hại.

Nhìn chung, Trung Quốc vất vả khi khoác bộ áo mới. Về việc ra khỏi khủng hoảng với tư cách kẻ chiến thắng hay không, tôi không thể phát biểu như vậy được. Trước hết, vì chính trị không phải là đua ngựa. Nhưng nhất là vì tác động của Covid-19 về địa chính trị vẫn chưa thể đo lường được.

Những gì chúng ta biết, Trung Quốc là nước đầu tiên bước vào cuộc khủng hoảng dịch tễ và kinh tế này. Nếu mọi việc ổn thỏa, nếu dự báo lạc quan nhất của Quỹ Tiền tệ Quốc tế là đúng, thì Trung Quốc sẽ tăng trưởng 1% trong năm 2020. Đỡ hơn là suy thoái, nhưng vấn đề là quốc gia này đã thành công trong việc gầy dựng giai cấp trung lưu, giảm nghèo và loại trừ thất nghiệp cơ cấu nhờ tỉ lệ tăng trưởng trên 6%, chưa bao giờ dưới con số này từ thập niên 70.

Nếu xuống còn 1%, sẽ xảy ra thất nghiệp. Năm 2021 sẽ còn khó khăn hơn đối với một nước lệ thuộc vào xuất khẩu. Đó là vấn đề xã hội chủ chốt mà siêu cường này phải giải quyết. Cần biết rằng tính chính danh của chế độ chính trị Trung Quốc dựa vào hai cột trụ : lịch sử và hiệu năng kinh tế. Nếu cột trụ kinh tế không còn nữa, sẽ khó khăn đấy.

Không có bầu cử, không có dân chủ, người dân không thể thay đổi chính phủ. Thế nên mọi đối lập đều trở nên cực đoan. Ngược với hình ảnh mà người Pháp vẫn có, người Trung Quốc không có tính kỷ luật, và tại nước này thường xuyên xảy ra các phong trào xã hội mà Bắc Kinh đàn áp một cách hiệu quả. Đó là quốc gia duy nhất đã chi tiêu cho an ninh trong nước cũng bằng ngoài nước.

Trung Quốc cộng sản sẽ phải dựa vào cột trụ lịch sử, dân tộc chủ nghĩa. Người Trung Quốc có quyền hãnh diện về những gì họ đạt được về kinh tế, xã hội và chiến lược, từ khi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập. Không khó khăn mấy để huy động lực lượng cho một chương trình dân tộc chủ nghĩa, nhưng lại ẩn chứa mầm mống chiến tranh. Trung Quốc đã trở thành một đại cường mạnh đến nỗi có thể bành trướng trong khu vực, thậm chí trên thế giới, như Nhật Bản trong thập niên 30.

Đối với ông, Trung Quốc đã trở thành hùm dữ và châu Âu là con mồi của nó ?

Vâng, tôi sẽ đưa ra hai ví dụ. Trước tiên là ví dụ châu Âu. Cách đây năm năm, châu Âu coi Trung Quốc là phiên bản rộng lớn hơn của Nhật Bản, trừ đi nhân quyền. Nhất là người Đức, nhìn Trung Quốc một cách rất lý tưởng. Rồi cách đây ba năm, họ nhận ra rằng Bắc Kinh đang bí mật nuốt chửng các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Đức, nên bắt đầu phản ứng. Nhưng cũng không ngăn được Trung Quốc tung ra một chiến dịch quy mô tại châu Âu về 5G.

Đó là một chủ đề lớn giữa châu Âu và Trung Quốc trước khi xảy ra đại dịch Covid-19, với Hoa Vi (Huawei) đang mua tất cả các tổ chức vận động hành lang ở Paris để tiêu thụ hàng của họ. Vấn đề là 5G sẽ cơ cấu lại nền kinh tế tương lai, ai kiểm soát mạng 5G sẽ kiểm soát nền kinh tế. Và Trung Quốc đưa vào bằng cách vừa nhử mồi vừa đe dọa : « Các vị không dùng 5G của chúng tôi, thì đừng có ngạc nhiên khi chúng tôi không mua xe hơi của các vị nữa ».

Đọc thêm: Tập Cận Bình buộc phương Tây phải chống lại Trung Quốc

Ví dụ khác là số nợ mà Trung Quốc cho các nước mới trỗi dậy vay. Bắc Kinh cho vay mà không đặt ra điều kiện về chính trị đối với tất cả các nước, kể cả các chế độ độc tài không thể được các cường quốc khác hỗ trợ về tài chính. Đó là trường hợp châu Phi, châu Á và vùng Balkan. Với cuộc khủng hoảng virus corona, các nước bị ảnh hưởng nhiều nhất quay sang G20 xin xóa nợ. Trong khi châu Âu đáp ứng, thì Trung Quốc nhất định thu nợ. Đó là thái độ của động vật ăn thịt, cũng như châu Âu đã xử sự hồi thế kỷ 19.

Virus corona đã bộc lộ sự lệ thuộc của châu Âu đối với Trung Quốc ?

Có hai vấn đề : toàn cầu hóa và Trung Quốc. Từ đầu thập niên 80, Bắc Kinh đã quyết định bám vào toàn cầu hóa vừa khai sinh, đó là chính sách « giấu mặt » của Đặng Tiểu Bình. Nhờ không gây chú ý, Trung Quốc lợi dụng toàn cầu hóa để trở thành một quốc gia kỹ nghệ hiện đại. GDP của Trung Quốc tăng lên gấp 30 lần trong vòng 40 năm qua. Một sự phát triển thần kỳ chưa từng thấy trong lịch sử.

Trung Quốc trở thành trung tâm của toàn cầu hóa, với chuỗi hoạt động sản xuất xuyên lục địa và các yếu tố sản xuất được phân bổ theo lợi nhuận cao nhất. Tất nhiên Bắc Kinh không quan tâm đến việc phát thải khí CO2 và hâm nóng khí hậu, khiến các công ty châu Âu, trước các tiêu chuẩn ngày càng siết chặt, đã « phá giá » sinh thái ở Trung Quốc.

Đọc thêm: Bước ngoặt của châu Âu : Đối đầu với Trung Quốc

Kết quả là chúng ta có những chuỗi hoạt động sản xuất lệ thuộc nặng nề vào Trung Quốc. Sự thức tỉnh trong lãnh vực dịch tễ là đặc biệt phũ phàng, vì châu Âu bỗng phát hiện là không còn sản xuất ra khẩu trang lẫn dược phẩm trên lãnh thổ mình. Nhưng điều này có hai chiều : sự lệ thuộc là hết sức khó chịu đối với chúng ta, nhưng Trung Quốc cũng lệ thuộc vào xuất khẩu.

Ông thậm chí còn muốn nói rằng Trung Quốc âm mưu sáp nhập châu Âu vào đế quốc của mình…

Con đường tơ lụa mới kết thúc ở châu Âu. Khi nhìn vào bản đồ Trung Quốc, thị trường châu Âu vốn là thị trường chính của thế giới, là điểm đến của « Nhất đới, nhất lộ ». Trung Quốc là một thị trường khép kín. Có thể thấy sự bất xứng về thế giới mạng : đại sứ quán Trung Quốc có thể lăng mạ chúng ta trên tài khoản Twitter của họ ở Pháp nhưng ngược lại thì không, vì Twittter bị cấm tại Trung Quốc. Google và Facebook cũng vậy, trong khi Nga không cấm. Như vậy Trung Quốc bảo vệ lợi ích kinh tế của họ, nhưng lại lợi dụng sự mở cửa của các nước khác.

Về thương mại, Hoa Kỳ và nhất là tổng thống Donald Trump đã sớm nhận ra mối đe dọa từ Trung Quốc…

Đối với Hoa Kỳ, châu Á-Thái Bình Dương là một khu vực chiến lược, nhưng châu Âu không coi như vậy. Với châu Âu, châu Á-Thái Bình Dương là chuyện giữa Mỹ và Trung Quốc, với các đồng minh Úc, New Zealand, Hàn Quốc, Nhật Bản, và một cách đặc biệt là Đài Loan. Ông Obama có ý « xoay trục sang châu Á » năm 2011, tuyên bố Hoa Kỳ phải dấn mạnh về Thái Bình Dương để chận bớt sức mạnh đang lên của Trung Quốc. Nhưng chủ trương này chỉ dừng lại ở ngôn từ, vì Mỹ phải đối mặt với tổ chức Nhà nước Hồi giáo ở Trung Đông rồi đến vụ Ukraina.

Trong lãnh vực thương mại, thách thức chính của Mỹ là Trung Quốc. Và vì Bắc Kinh chơi trò thâu tóm ở Hoa Kỳ cũng như đối với châu Âu, ông Donald Trump đã phản ứng. Ông chỉ trích sự bất xứng trong lãnh vực kỹ thuật số, trong bảo vệ sở hữu trí tuệ, nhưng lại không muốn tấn công Trung Quốc với sự phối hợp của châu Âu.

Nếu bị Âu-Mỹ cùng tiến công, Bắc Kinh sẽ rất vất vả. Khi Emmanuel Macron chính thức thăm Washington tháng 4/2018, tổng thống Pháp chờ đợi thương lượng với ông Trump về hiệp ước nguyên tử Iran, cũng như đối phó với Trung Quốc về thương mại, bên cạnh đồng minh Đức. Nhưng tổng thống Mỹ không quan tâm, và viết tweet rằng Đức « cũng là đối thủ như Trung Quốc nhưng nhỏ hơn ».

Trong cuốn Chiếc Bẫy Thucydide, tác giả Mỹ Graham Allison dự báo một cuộc chiến giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Ông có tin vào điều đó không ?

Nguy cơ thực sự là chủ nghĩa dân tộc đang tăng lên ở Trung Quốc. Hãy nhìn những gì diễn ra với Đài Loan, nước đã cảnh báo với Tổ Chức Y Tế Thế Giới về dịch corona ở Hoa lục. Hiểu được tầm quan trọng của nó, Đài Loan đã tập trung đối phó với con virus và đã thành công trong khi vẫn tôn trọng dân chủ. Đài Loan, một « Trung Quốc nhỏ » đã chứng tỏ cho Trung Quốc lớn làm thế nào một nền dân chủ của người Hoa có thể xử lý một đại dịch. Tôi không nghĩ rằng điều này làm Bắc Kinh vui vẻ được.

Đối với Trung Quốc, vấn đề Đài Loan lại trở nên gay gắt, nhất là sau khi Bắc Kinh chà đạp lên quyền tự trị của Hồng Kông. Bên cạnh đó là vấn đề Biển Đông, nơi phân nửa lượng thương mại hàng hải thế giới phải đi qua. Trong khi đó Hoa Kỳ luôn coi tự do hàng hải là lợi ích cốt lõi. Như vậy rất có thể có những tính toán sai lầm.

Tôi không cho rằng sẽ có một cuộc chiến tranh trực diện, nhưng các xung đột khu vực giới hạn ở Thái Bình Dương có thể xảy ra. Giả thiết của tác giả Graham Allison không phải là không có lý.

http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200611-fran%C3%A7ois-heisbourg-trung-qu%E1%BB%91c-l%C3%A0-h%C3%B9m-d%E1%BB%AF-v%C3%A0-ch%C3%A2u-%C3%A2u-l%C3%A0-m%E1%BB%93i-ngon

 

Anh Quốc: Phong trào xóa bỏ

tượng ‘thực dân’ và chủ nô lệ lên cao

Ngày 11/06/2020, chính quyền thành phố Bristol ở Anh đã âm thầm cẩu tượng đồng của ông Edward Colston khỏi cảng sau khi tượng bị người biểu tình hôm Chủ Nhật ném xuống nước.

Họ làm công tác này lúc 5 giờ sáng “để tránh không xúc phạm bất cứ ai”.

Vụ George Floyd chết: Tại sao biểu tình biến thành bạo động?

Biểu tình ở Minneapolis: Nhà báo CNN bị bắt khi đang truyền hình trực tiếp

Với việc giật đổ tượng Colston, doanh nhân, người buôn nô lệ vào thế kỷ 17, phong trào đòi lật lại quá khứ, lên án “thực dân đế quốc” và nghề buôn nô lệ tại Anh đang lên cao chưa từng thấy.

Tượng Edward Colston sẽ được đưa vào bảo tàng ở Bristol với phần ghi chú về hành vi buôn nô lệ thời xưa của ông ta để “giáo dục các thế hệ sau”, theo trang BBC News.

Các công trình khác như trường học, cung thể thao mang tên ông ta, người bỏ tiền hiến tặng rất nhiều cho Bristol, có thể sẽ bị đổi tên.

Phong trào đòi giật đổ tượng ‘thực dân, phân biệt chủng tộc’

Không chỉ ở Bristol mà việc đòi đánh giá lại quá khứ để lên án nạn buôn nô lệ, một yêu sách của phong trào Black Lives Matter (Người da đen cũng đáng được sống), nay đang tác động đến tất cả các đô thị Anh.

Quá khứ buôn nô lệ và xâm chiếm thuộc địa của nước Anh là không ai phủ nhận. Chính quyền Anh thời đó và Hải quân Hoàng giá đã đóng vai trò hỗ trợ cho điều họ gọi là “kỷ nguyên khai phá”.

Dù sau này Anh xóa bỏ chế độ nô lệ, nhưng vấn đề này tiếp tục bị xem xét lại, kỹ càng hơn tới vai trò của từng nhân vật lịch sử.

Ngày nay, nhân phong trào “Black Lives Matter”, giới vận động muốn xem xét lại việc để tượng của những nhân vật hàng đầu thời đó tại nơi công cộng.

Một danh sách ít nhất 60 tượng, từ Sir Francis Drake, Lorn Nelson, Christopher Columbus và hai cố thủ tướng William Gladstone và William Peel, đã được một tổ chức đấu tranh “lên danh sách triệt hạ”.

Trong phong trào đang lên cao, tượng của cố thủ tướng Winston Churchill gần Nghị viện, và một tượng Nữ hoàng Victoria ở một địa phương tại Anh cũng bị phun sơn.

Ngay sau khi tượng ông Colston bị lật nhào, lăn trên phố và đẩy xuống cảng Bristol, một số pho tượng khác ở nơi công cộng trên cả nước Anh được lặng lẽ cho vào bảo tàng hoặc dọn đi.

Tại cảng Poole Harbour, tượng của nhà sáng lập ra phong trào hướng đạo sinh, Robert Baden-Powell, được thành phố cho dọn đi sau khi cảnh sát cảnh báo là cần bảo vệ tượng.

Chính quyền Poole nay nói một số phần trong tiểu sử ông Baden-Powell “không đáng được vinh danh”.

Ông từng bị phê phán là có thái độ phân biệt chủng tộc và ủng hộ Adolf Hitler.

Tại London, tượng của một nhà buôn nô lệ, chủ đồn điền trồng mía ở Jamaica ở thế kỷ 18, ông Robert Milligan (người gốc Scotland), cũng bị dọn đi khỏi vị trí Bảo tàng Docklands.

Cũng liên quan đến làn sóng này nhưng ở Bỉ, thành phố Anwerp đã dọn đi tượng vua Leopold, người từng bị cáo buộc là tàn bạo với người da đen khi Vương quốc Bỉ làm chủ thuộc địa Congo.

Tại Hoa Kỳ, tượng tướng Robert Lee trong Nội chiến Mỹ đang bị yêu cầu gỡ bỏ.

Thị trưởng London, ông Sadiq Khan (đảng Lao động) tuyên bố lập một ủy ban xem xét lại tên phố, tượng đài để giải quyết vấn đề “liên quan đến nạn buôn nô lệ”.

Các dân biểu đảng Bảo thủ Anh trong Hội đồng thành phố cho rằng phe Lao động “tìm cách tuyên chiến với tượng đài”.

Phong trào lật lại quá khứ trong học thuật và điện ảnh

Sau khi kéo đổ tượng Edward Colston ở Bristol, các nhóm vận động tại Anh đang đòi Đại học Oxford phải dỡ tượng Cecil Rhodes.

Cuộc vận động “Rhodes Must Fall” (Rhodes phải đổ) lên án trường đại học có tượng ông là “không giải quyết nạn phân biệt chủng tộc mang tính hệ thống”.

Thành viên của phong trào này cho biết họ sẽ biểu tình trước bức tượng ông Rhodes, hiện ở Oriel College, một viện đại học thuộc ĐH Oxford.

Họ cũng là phái ủng hộ phong trào “Black Lives Matter” bùng nổ ở Hoa Kỳ và châu Âu vì cái chết của người da đen 46 tuổi, George Floyd.

Sự kiện tượng ông Edward Colston, doanh nhân buôn nô lệ ở thế kỷ 17, bị kéo đổ ở Bristol, bờ biển phía Tây Nam Anh Quốc, được báo chí đang tải rộng rãi.

Có người lấy đầu gối đè lên cổ của bức tượng đồng đã bị giật đổ xuống đất, để nhắc lại cảnh cảnh sát Mỹ đè đầu gối vào cổ ông George Floyd gần chín phút ở Minnesota, gây tử vong.

Colston là thành viên của Công ty châu Phi Hoàng gia (Royal African Company), doanh nghiệp đã vận chuyển 80 nghìn người da đen từ châu Phi, gồm cả phụ nữ và trẻ em, sang châu Mỹ làm nô lệ.

Khi qua đời năm 1721, ông để lại tài sản cho các tổ chức từ thiện và di sản của ông ta đến nay vẫn còn trên các toàn nhà, đài tưởng niệm ở Bristol.

Cecil Rhodes (1853-1902) là doanh nhân, chính khách theo quan điểm chủ nghĩa đế quốc và đóng vai trò quan trọng cho sự bành trướng thuộc địa của Anh ở châu Phi.

Sáng lập ra công ty kim cương De Beers mà sau kiểm soát ngành khai thác kim cương, ông đã làm thủ hiến thuộc địa Cape Colony của Anh (1890-96) ở vùng nay là CH Nam Phi.

Ông để lại nhiều công trình, gồm cả các đại học ở quốc gia mang tên ông là Rhodesia, mà nay thành Zimbabwe và Zambia.

Tại ĐH Oxford có học bổng ‘Rhodes’ nổi tiếng từ lâu nay.

Những người muốn nhắc đến di sản của Cecil Rhodes thì cho rằng ông đã kiến thiết các đô thị cho châu Phi, nhưng người phản đối cho rằng ông là kẻ phân biệt chủng tộc và ‘trùm thực dân’.

Cuối tuần trước, trên nước Anh có tới 200 cuộc biểu tình ủng hộ người da đen và đòi công lý, chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc.

Đa số các cuộc tuần hành diễn ra bình thường nhưng có hàng chục vụ xảy ra trong cảnh bạo loạn và hàng chục cảnh sát viên bị thương.

Được biệt để bày tỏ sự ủng hộ phong trào ‘Black Lives Matter, một số phim ảnh có liên qua trên mạng HBO như ‘Cuốn theo chiều gió’ cũng bị tạm rút để chỉnh lại lời giới thiệu.

Không chỉ bộ phim này mà nhiều tác phẩm điện ảnh, văn học Phương Tây, nhất là của tác giả Anh, Mỹ, đề cập đến người da đen hoặc thời kỳ sử dụng lao động nô lệ ở Tân Thế giới, theo quan điểm của người Âu Mỹ khi đó.

Các góc nhìn này nay bị phê phán là chuyển tải thông điệp xấu, không phù hợp với nhân quyền và quyền bình đẳng sắc tộc.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-53007378

 

Covid-19:

Kinh tế Anh thiệt hại nặng nhất khối OECD

Andrew WalkerPhóng viên Kinh tế BBC World Service

Anh nhiều khả năng bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi Covid-19 trong số các nền kinh tế lớn, một tổ chức kinh tế hàng đầu cảnh báo.

Nền kinh tế của Anh có thể sẽ giảm 11,5% vào năm 2020, sụt giảm mạnh hơn các nền kinh tế phát triển khác như Đức, Pháp, Tây Ban Nha và Ý.

Nếu xảy ra đợt dịch bùng phát thứ hai, nền kinh tế Anh có thể giảm 14%.

Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD) mô tả tác động dịch bệnh với kinh tế là “thảm khốc” ở mọi nơi.

Trong đánh giá mới nhất của mình, OECD nhận thấy rằng các ngành thương mại, du lịch và khách sạn, chiếm phần lớn trong nền kinh tế dịch vụ của Vương quốc Anh, đã hứng chịu do những hạn chế do chính phủ đưa ra.

Anh Quốc bắt đầu áp dụng quy định tự cách ly 14 ngày

Anh xem lại vai trò của Huawei trong việc xây mạng 5G

Khủng hoảng Covid-19

Phản hồi lại báo cáo của OECD, Bộ trưởng Tài chính Rishi Sunak nói rằng Vương quốc Anh không phải là nước duy nhất hứng chịu tình cảnh này: “Giống nhiều nền kinh tế khác trên thế giới, chúng ta đang thấy tác động đáng kể của virus corona đối với đất nước và nền kinh tế của chúng ta.

“Hành động chưa từng có mà chúng tôi đã thực hiện để hỗ trợ mọi người và doanh nghiệp vượt qua khủng hoảng sẽ đảm bảo sự phục hồi kinh tế của chúng tôi mạnh mẽ và nhanh nhất có thể.”

Tác động toàn cầu

Tổ chức có trụ sở tại Paris nói rằng tăng trưởng thu nhập từ 5 năm trở lên có thể bị mất ở nhiều quốc gia do hậu quả của đại dịch Covid-19.

OECD đã xem xét hai kịch bản về hệ lụy đại dịch.

Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, nền kinh tế toàn cầu có thể tăng trưởng âm 7,6% trong năm nay.

Mặc dù báo cáo nói rằng đại dịch đã bắt đầu giảm ở nhiều quốc gia và hoạt động kinh tế đã bắt đầu tái khởi động thì người ta không mong đợi sự phục hồi thuyết phục.

Báo cáo thấy triển vọng sức khỏe cộng đồng là vô cùng bất ổn và điều đó được phản ánh trong quyết định đánh giá hai kịch bản.

Trong kịch bản vừa phải hơn, virus tiếp tục mất dần. Còn kịch bản xấu hơn là có một làn sóng bùng phát bệnh thứ hai vào cuối năm 2020.

Báo cáo mô tả cả hai triển vọng đó đều là nguy hiểm. Cả hai kịch bản đều cho thấy hoạt động kinh tế không thể trở lại bình thường trong giai đoạn OECD xem xét. Cuộc suy thoái sâu hiện đang diễn ra sẽ được tiếp nối bởi sự phục hồi chậm.

Trong kịch bản ảm đạm hơn của hai khả năng, khủng hoảng kinh tế trong năm nay có thể rất nghiêm trọng.

Trong kịch bản đó, Pháp và Tây Ban Nha sẽ bị khủng hoảng mạnh hơn so với Vương quốc Anh năm nay.

Dự báo sản xuất toàn cầu giảm 7,6% của OCED tồi tệ hơn đáng kể so với dự đoán của các cơ quan khác – chẳng hạn như Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới – đã cảnh báo về mức độ bất ổn cao.

Tính đến cuối năm 2021, báo cáo nói rằng nhiều quốc gia có thể bị mất mức tăng thu nhập từ 5 năm trở lên và tác động đến sinh kế sẽ đặc biệt nghiêm trọng trong số các nhóm dễ bị tổn thương nhất.

OECD cũng nói rằng đại dịch đã đẩy nhanh sự thay đổi từ cái mà họ gọi là “sự hội nhập tuyệt vời” sang “sự phân tán lớn”. Đó thực chất là một trở ngại cho toàn cầu hóa, được phản ánh trong các hạn chế thương mại và đầu tư và nhiều biên giới bị đóng cửa ít nhất trong khi cuộc khủng hoảng sức khỏe vẫn còn tiếp diễn.

https://www.bbc.com/vietnamese/business-52998185

 

Black Lives Matter

tấn công vào biểu tượng quá khứ thực dân

Anh Vũ

Chủ đề được các báo Pháp ra hôm nay tập trung chú ý là kế hoạch phục hồi kinh tế của Pháp hậu Covid-19 và hệ lụy của phong trào phản kháng bạo lực và kỳ thị màu da đang bùng lên từ châu Mỹ sang châu Âu.

Pháp : Phục hồi kinh tế, bao nhiêu tiền cho đủ

Chật vật thoát khỏi khủng hoảng dịch bệnh, giờ chính phủ Pháp đang đau đầu vì tiền để khôi phục nền kinh tế cũng bị virus corona đánh quỵ đang cần hồi sức tích cực. Nhật báo Le Figaro chạy tựa chính: « Cái giá kinh khủng của khủng hoảng y tế đối với nước Pháp ». Tờ báo cho hay, chính phủ Pháp đã phải huy động đến 460 tỷ euro từ ngân sách Nhà nước để hỗ trợ nền kinh tế. Điều này có nghĩa là thâm hụt ngân sách và nợ nần của nước Pháp tăng vọt.

Hôm qua, trong cuộc họp hội đồng bộ trưởng, chính phủ đã trình dự luật ngân sách, lần thứ 3 điều chỉnh bổ sung thêm hàng trăm tỷ euro kể từ đầu khủng hoảng Covid-19. Nhiều ngành kinh tế được cứu giúp trong đó đặc biệt lĩnh vực chế tạo xe hơi, du lịch và hàng không.

Cũng cần biết là số tiền trên chỉ để cứu trợ cho các ngành kinh tế không bị sụp đổ, còn tăng trưởng thế nào lại là chuyện khác. Trong khi đó hoạt động kinh tế của Pháp trong năm 2020 dự tính suy giảm 12%, thâm hụt ngân sách Nhà nước sẽ chiếm trên 11% và nợ nần sẽ đạt 120% của GDP.  Những con số đó theo đánh giá của tờ báo là «  chưa từng thấy trong thời bình ». Ra khỏi cuộc khủng hoảng y tế với thân hình tàn tệ, không biết nước Pháp có vượt qua được cuộc khủng hoảng kinh tế tiếp theo hay không ? Xã luận của Le Figaro đặt câu hỏi.

Chống phân biệt chủng tộc: Một khủng hoảng mới

Chuyển qua nhật báo Liberation. Tờ báo dành sự quan tâm đến cuộc khủng hoảng xã hội bùng lên từ sau cái chết của George Floyd, một người Mỹ da đen. Làn sóng biểu tình chống bạo lực cảnh sát và phân biệt chủng tộc đã nhanh chóng lan ra từ châu Mỹ sang châu Âu, giờ đang chuyển sang những hình thức khác.

Trên hình lớn bức tượng Edward Colston,một nhân vật lịch sử của chế độ thực dân Anh, đặt ở thành phố Bristol, bị bôi bẩn và đang đổ nghiêng, tờ báo chạy tựa: « Phân biệt chủng tộc: Sự sụp đổ của những biểu tượng ».

Sau các cuộc biểu tình, bạo động, phong trào chống phân biệt chủng tộc đang chuyển sang một hướng mới. Đó là tấn công vào các biểu tượng tôn vinh quá khứ thực dân và chế độ nô lệ. Từ vài ngày qua liên tiếp từ Mỹ, qua Anh đến Bỉ và đã bắt đầu ở Pháp xảy ra việc những người đấu tranh chống kỳ thị chủng tộc bôi bẩn, phá hỏng hoặc đòi gỡ bỏ các bức tượng hay di tích tôn vinh những nhân vật lịch sử có công trong cuộc chinh phục thuộc địa của các nước đế quốc, thực dân cũ.

Libération đặt câu hỏi: « Hạ một bức tượng, phải chăng cũng là hạ bệ lịch sử ? Đập phá hình tượng của một nhân vật chủ trương chế độ nô lệ, như người ta vừa làm ở thành phố Bristol Anh với bức tượng của một ông Edward Colston, một chủ buôn nô lệ từ thế kỷ thứ 17, hay với biểu tượng của tướng Lee, một người chủ trương chế độ nô lệ mà khá đông người Mỹ đang đòi dỡ bỏ. Phải chăng như vậy là xóa bỏ quá khứ của một dân tộc? »

Đó là câu hỏi đang được đặt ra và chia rẽ dư luận cũng như giới chính trị ở nhiều nước có quá khứ thực dân, từng đi chinh phục và chiếm hữu nô lệ. Đây quả thực là một vấn đề nhạy cảm và không hề đơn giản, sự việc có thể kéo theo nhiều hệ lụy về mặt xã hội.

Libértion phân tích: « Trước hết bởi vì các bức tượng dựng trên các quảng trường, cũng như những cái tên đặt cho các con phố không phải là hành động của lịch sử mà là của ký ức ». Với công việc của các nhà sử học thì không đáng kể nhưng sẽ có ý nghĩa nhiều với một đất nước. « Các bức tượng, các tấm biển gắn ở góc phố không chỉ là gợi nhắc lịch sử mà còn là sự tôn vinh. Khi người ta dựng tượng ai đó, chắc chắn người ta ủng hộ, ngưỡng mộ việc làm của người đó. »

Vì sao lại là vấn đề nhạy cảm phức tạp ?

Libération lấy ví dụ trường hợp Napoléon đệ nhất. Ông là người đóng vai trò lớn trong lịch sử của nước Pháp, tích cực hay tiêu cực thì tùy theo cách đánh giá của mỗi người. Tuy nhiên, không một con phố nào của Paris mang tên ông và thủ đô Pháp chỉ dành cho ông 2 chỗ đặt tượng, một ở nơi nhìn không rõ, trên đỉnh cột tháp cao ở quảng trường Vendôme, một bức tượng khác bị che khuất trong hành lang của khu bảo tàng Invalides.

Tại sao lại như vậy ? Bởi vì những người Cộng hòa đã đánh giá Hoàng đế là kẻ thù của tự do và vì thế ông nên được tôn vinh kín đáo. Tương tự đó là trường hợp của thống chế Philippe Pétain. Tên ông có ở khắp nơi trong thời gian từ 1940 -1944, giờ hầu như biến mất trong các thành phố của Pháp.

Tuy nhiên ở Pháp cũng giống như nhiều nước có quá khứ lịch sử chinh phục thuộc địa khắp thế giới thì xóa đi các biểu tượng của thời kỳ chiếm hữu nô lệ và khai thác thuộc địa quả là không đơn giản chút nào.

Các đảng phái, tổ chức xã hội dân sự đã đưa ra không ít các giải pháp nhằm xóa đi những ký ức lịch sử mà giờ đây được nhìn nhận như đã để lại di sản phân biệt chủng tộc và bất bình đẳng. Tuy nhiên không một đề xuất nào thỏa đáng cân bằng giữa lịch sử và hiện tại.

Vẫn trong dòng sự kiện, xã luận báo Công giáo, La Croix với tựa ngắn gọn: « Lịch sử của chúng ta » đưa ra một vài đề xuất giải pháp cho vấn đề.

Theo La Croix, khi « một số người anh hùng của chúng ta không còn giá trị nữa tại sao giờ không dành chọn cho họ một chỗ trong viện bảo tàng, trong các cuốn sách sử của chúng ta hay trong các đề tài nghiên cứu ở trường đại học, còn hơn là cứ để họ lộ diện gây tranh cãi ở nơi công cộng. Vị trí của họ chắc chắn là ở nơi khác, theo cách khác, nhưng không phải dưới đất. Bôi bẩn lên họ là phá hoại lịch sử của riêng chúng ta ».

Điện ảnh truyền thông cũng bị Black Lives Matter tác động

Những tác động của phong trào đấu tranh vì quyền của người da đen đã bắt đầu len vào lĩnh vực văn hóa. Nhật báo les Echos cho hay bộ phim « “Cuốn theo chiều gió” trong cơn bão Black Lives Matter ».

Tờ báo cho hay, trong lúc tại Anh đang bùng lên các tranh cãi về chuyện tượng các nhân vật lịch sử có gắn bó với chế độ chiếm hữu nô lệ hay thực dân, thì phong trào Black Lives Matter đã lật đổ một tượng đài của điện ảnh. HBO Max, một nền tảng dịch vụ phim trả tiền của tập đoàn AT&T đã quyết định rút bộ phim kinh điển từng đạt 8 giải Oscar, « Cuốn theo chiều gió » ra khỏi chương trình phục vụ. Tập đoàn đưa ra lời giải thích vì bộ phim thể hiện một số định kiến về chủng tộc màu da, vấn đề đang rất nhạy cảm ở Mỹ. Sắp tới phim sẽ được đưa trở lại phục vụ, không có sửa đổi nội dung nhưng sẽ bổ sung phần dẫn nhập giải thích bối cảnh lịch sử của bộ phim.

Tờ báo cho biết thêm, không chỉ điện ảnh, nghe nhìn bị tác động của làn sóng Black Lives Matter, báo chí Mỹ cũng bị. Một tổng biên tập trang « ý kiến » của báo New York Times đã bị buộc từ chức vì đăng diễn đàn kêu gọi đưa quân đội dẹp người bạo loạn trong các cuộc biểu tình sau cái chết của George Floyd.

Châu Âu quá thận trọng về hồ sơ Hồng Kông

Liên quan đến châu Á, nhật báo Le Figaro trở lại với chủ đề Hồng Kông và Trung Quốc. Trong khi Le Monde trở lại với thời sự trên bán đảo Triều Tiên với vụ việc « Bình Nhưỡng cắt đường dây liên lạc trực tiếp với Seoul ».

Về Hồng Kông, trang quốc tế của Le Figaro ghi nhận qua bài viết: « Trước việc quy chế của Hồng Kông bị xói mòn, các nước châu Âu chọn chủ trương chờ thời ». Theo Le Figaro thì vấn đề Trung Quốc thắt chặt quản lý Hồng Kông cũng là chủ đề khá ngại ngùng cho ngoại giao Pháp.

Trong cuộc điện thoại với chủ tịch Trung Quốc tuần trước, tổng thống Pháp Emmanuel Macron cũng chỉ bày tỏ lại lập trường của Pháp một cách chung chung rằng Pháp tôn trọng quy chế « một đất nước 2 chế độ » với Hồng Kông.

Trong khi đó các đồng minh của Pháp như Mỹ, Canada, Anh và Úc thì phản ứng kiên quyết, ra cả thông cáo chung lên án Bắc Kinh không tôn trọng các cam kết quốc tế về Hồng Kông.

Tờ báo cho rằng Pháp không muốn làm mếch lòng Trung Quốc vì không chỉ phụ thuộc vào kinh tế Pháp còn cần đến Trung Quốc trong các chủ trương quốc tế lớn như xóa nợ cho các nước châu Phi hay hồ sơ chống ô nhiễm bầu khí hậu. Le Figaro nhận định: « Chính sách đối với Trung Quốc của Pháp mang di sản truyền thống chính trị nặng nề mà từ thời De Gaulle cho đến Chirac, đã đặt cược vào ảo tưởng quan hệ đối tác chiến lược với Trung Quốc ».

Sự thận trọng của Pháp đối với vấn đề Hồng Kông cũng là thái độ của Liên Hiệp Châu Âu. Cho đến nay, EU mới chỉ đưa ra những tuyên bố bày tỏ quan ngại, kêu gọi Bắc Kinh tôn trọng quyền tự trị Hồng Kông. Không hề có một chút đe dọa trả đũa nào như trong các tuyên bố từ Luân Đôn hay Washington.

Nhưng theo các chuyên gia được tờ báo trích dẫn thì lập trường như vậy về lâu về dài của EU là không thể trụ được. Tình hình Hồng Kông hiện nay cần phải được các nước lên tiếng mạnh mẽ.

http://www.rfi.fr/vi/%C4%91i%E1%BB%83m-b%C3%A1o/20200611-l%E1%BB%8Bch-s%E1%BB%AD-n%C3%B4-l%E1%BB%87-th%E1%BB%B1c-d%C3%A2n-bi%E1%BB%83u-t%C6%B0%E1%BB%A3ng

 

Hậu Covid-19:

Pháp mở lại các rạp xinê với nhiều phim mới

Tuấn Thảo

Sau hơn 3 tháng buộc phải đóng cửa, các rạp chiếu phim trên toàn nước Pháp sẽ chính thức mở cửa trở lại vào ngày 22/06. Tính tổng cộng, hơn 30 bộ phim mới sẽ được cho ra mắt cùng lúc trên màn ảnh lớn. Trong số này, có những tác phẩm từng được trình làng vào đầu tháng 03/2020, nhưng việc khai thác bị gián đoạn do các rạp chiếu phim buộc phải đóng cửa kể từ ngày 14/03 vì dịch Covid-19.

Ba tháng không được xem chiếu phim ở rạp, khiến cho giới ghiền xinê cảm thấy thiếu thốn, bực bội. Nhất là tại Pháp, đi xem phim ở rạp là một phần quan trọng trong đời sống văn hóa. Chỉ riêng trong năm 2019, các rạp chiếu phim Pháp đã lập kỷ lục với 213 triệu lượt khán giả, mỗi tuần có từ 12 đến 15 bộ phim mới đủ loại được công chiếu. Nước Pháp đứng đầu châu Âu với hơn 5.200 phòng chiếu phim, gồm tổng cộng hơn 1 triệu ghế ngồi dành cho khán giả.

Cuối cùng, lệnh phong tỏa cũng được dỡ bỏ. Chính phủ Pháp cho phép các rạp chiếu mở cửa trở lại trên toàn lãnh thổ vào ngày 22/06/2020 nhưng với một số điều kiện để bảo đảm an toàn cho khán giả, trong đó có các biện pháp như dọn sạch phòng chiếu phim sau mỗi suất, xếp khán giả ngồi xen kẽ để tôn trọng ‘‘giãn cách’’ xã hội, và như vậy các rạp chiếu phim chỉ có thể bán tối đa là 50% số ghế ngồi. Bù lại cho những quy định hơi ràng buộc, khán giả sẽ tha hồ mà chọn lựa trong số 33 bộ phim được cho ra mắt trong tuần lễ đầu tiên mở lại các rạp chiếu phim (kể từ ngày 22/06).

Tại Pháp, theo truyền thống, mỗi thứ Tư là ngày ra mắt phim mới. Thế nhưng lần này, trái với thông lệ, các bộ phim sẽ được đặc biệt công chiếu vào thứ Hai. Sở dĩ có rất nhiều phim được chiếu cùng lúc trên các màn ảnh lớn là vì giới sản xuất cũng như các nhà phân phối muốn khai thác các tác phẩm ‘‘tồn kho’’. Một số phim mới đã được cho ra mắt khán giả vào trung tuần tháng 03/2020 nhưng rốt cuộc chẳng ai xem được khi các rạp xinê đều đóng cửa. Các nhà phân phối cũng như các chủ rạp chiếu phim đều đồng ý cho ra mắt một lần thứ nhì để tạo cơ hội cho các bộ phim này.

Đó là trường hợp của tác phẩm ‘‘La Bonne Épouse’’ (Người vợ hiền) với Juliette Binoche trong vai chính, bộ phim hài ‘‘Filles de Joie’’ (Gái làng chơi) với cặp diễn viên nữ Sara Forestier và Noémie Lvovsky, trong thể loại phim tiểu sử, khán giả được dịp khám phá Lambert Wilson trong vai tướng ‘‘De Gaulle’’,  nữ diễn viên Rosamund Pike trong vai nhà bác học Marie Curie trong bộ phim ‘‘Radioactive’’. Còn về phim tâm lý kinh dị có ‘‘The Hunt’’ (Cuộc săn lùng) với Hilary Swank hay là ‘‘Invisible Man’’ (Người vô hình) với Elisabeth Moss, dùng mạch phim kinh dị để nói lên vấn đề phụ nữ là nạn nhân các vụ bạo hành trong gia đình …..

Hơn 30 phim mới được chiếu trong một tuần. Con số này khá là cao đối với thị trường Pháp. Thông thường, một tuần lễ cho ra mắt tối đa là 15 hoặc 16 bộ phim mới. Trên thực tế, tất cả các bộ phim này sẽ không được phát hành một cách liên tục, mà là được chiếu luân phiên. Để bảo đảm cho tất cả các phim ‘‘tồn kho’’ được cho ra mắt khán giả, các nhà phân phối chọn phương chiếu xen kẽ, một phòng có thể chiếu xen kẽ hai bộ phim thay vì chỉ giới thiệu một tác phẩm duy nhất.

Theo nhà phân phối độc lập David Obadia, thay vì lo lắng, mọi người đều khá vui mừng với giải pháp này. Thà dư thừa còn hơn là thiếu phim để chiếu. Trong thời gian phòng tỏa, các nhà phân phối, giới sản xuất, các nhà điều hành rạp hát đã vấn ý nhau để tìm ra giải pháp ổn thỏa nhất. Theo ông Marc-Olivier Sebbag, chủ tịch Liên đoàn các rạp chiếu phim Pháp (FNCF), các nhà phân phối đã quyết định là nên giới thiệu cùng lúc nhiều phim, hy vọng nhờ ‘‘thực đơn’’ đa dạng mà lôi cuốn ‘‘khách hàng’’ trở lại. Lịch chiếu xen kẽ giúp cho khán giả dễ tìm thấy món ăn hợp với khẩu vị của họ.

Còn theo bà Alexandra Henochsberg, giám đốc công ty phân phối Ad Vitam, biện pháp này cũng tạo thêm cơ hội khai thác các bộ phim, nhất là các tác phẩm từng được lên lịch phát hành trong tháng 03/2020. Vào lúc đó, các hãng phim đã chi tiền cho các đợt quảng cáo nhưng rốt cuộc lại chẳng khai thác được gì cả. Thêm vào đó, điều kiện bán 50% số ghế ngồi chỉ thật sự là một trở ngại cho các bộ phim thương mại đại trà, chứ ít có tác động hơn đối với dòng phim ‘‘nghệ thuật’’.

Liệu việc giới thiệu cùng lúc nhiều bộ phim trong tuần lễ mở lại sẽ thu hút đông đảo khán giả vào các rạp xinê ? Câu trả lời dường như là không. Hầu hết các chuyên gia trong ngành đang chờ đợi các tác phẩm ‘‘đầu tàu’’ để khởi động lại guồng máy điện ảnh, chẳng hạn như  bộ phim ‘‘Hoa Mộc Lan’’ của tập đoàn Disney hay là ‘‘Tenet’’ tác phẩm mới của đạo diễn Christopher Nolan dự trù vào cuối tháng 07/2020. Điều đó cũng giải thích vì sao, hầu như không có phim blockbuster nào của Mỹ trong tuần lễ mở lại các rạp chiếu phim tại Pháp. Giới sản xuất phim thương mại chờ đợi những tín hiệu tốt lành hơn trong thời hậu Covid-19.

Từ đây tới đó, một số phòng chiếu phim như hệ thống phân phối CGR đã tìm cách lôi kéo khán giả vào rạp với giá mềm ở mức 5 euro tức là chỉ bằng nửa giá vé thông thường, trong khoảng thời gian từ 22/06 đến 07/07. Về phần mình, Liên đoàn các rạp chiếu phim FNCF thì hy vọng sẽ có một chương trình ‘‘đặc biệt’’ như Ngày hội điện ảnh. Chương trình này ban đầu được dự trù vào cuối tháng 03 hàng năm nhưng năm nay rốt cuộc đành phải hủy bỏ.

http://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20200611-h%C3%A2%CC%A3u-covid-19-ph%C3%A1p-m%E1%BB%9F-l%E1%BA%A1i-c%C3%A1c-r%E1%BA%A1p-xin%C3%AA-v%C6%A1%CC%81i-nhi%E1%BB%81u-phim-m%E1%BB%9Bi

 

Oanh tạc cơ Nga bị chặn gần không phận Hoa Kỳ

Tin Washington DC – Các chiến đấu cơ F-22 của Không quân Hoa Kỳ đã chận 2 phi đội oanh tạc cơ của Nga gần bờ biển Alaska vào sáng thứ Tư, 10 tháng 6.

Một trong các phi đội Nga đã tiến rất gần, chỉ cách không phận Hoa Kỳ 8 dặm. Tuy các oanh tạc cơ Nga luôn bay trong không phận quốc tế trong suốt hành trình, nhưng sự việc hôm thứ Tư có vẻ là lần máy bay Nga đến gần không phận Hoa Kỳ nhất trong lịch sử hiện đại.

Bộ tư lệnh phòng không Bắc Mỹ NORAD vào thứ Tư ra thông cáo cho biết, các chiếc F-22 Raptor, được hỗ trợ bởi máy bay tiếp liệu KC-135 Stratotanker và máy bay cảnh báo sớm E3, đã hoàn thành 2 đợt ngăn cản oanh tạc cơ Nga đi vào vùng nhận dạng phòng không Alaska.

Phi đội đầu tiên của Nga gồm 2 oanh tạc cơ Tu-95, được hộ tống bởi 2 chiến đấu cơ Su-35 và một máy bay cảnh báo sớm A-50, bay cách không phận Hoa Kỳ 8 dặm. Phi đội thứ 2 của Nga gồm 2 chiếc Tu-95, được hộ tống bởi 1 chiếc A-50, và bay cách không phận Hoa Kỳ 20 dặm.

Vùng nhận dạng phòng không Alaska trải dài 200 dặm từ bờ biển, được giám sát để phục vụ cho an ninh quốc gia. Không phận thuộc lãnh thổ Hoa Kỳ bao gồm khu vực 12 dặm tính từ đường bờ biển. Các oanh tạc cơ Nga đã có vài chuyến bay gần Alaska trong tháng 3 và tháng 4 năm nay, nhưng chưa bao giờ đến gần lãnh thổ Hoa Kỳ như sự việc hôm thứ Tư.

Trong khi đó, Nga nói rằng các chuyến bay quân sự của nước này luôn tuân thủ luật quốc tế và không xâm phạm không phận của bất kỳ nước nào. (Ngô Bảo)

https://www.sbtn.tv/oanh-tac-co-nga-bi-chan-gan-khong-phan-hoa-ky/

 

Nga: Sốca tử vong vì Covid-19 tại Matxcơva

tăng gấp đôi theo thống kê mới

Tú Anh

Chưa bao giờ Matxcơva ghi nhận số tử vong cao như vậy. Theo số liệu chính thức công bố ngày 10/06/2020, với hơn 15.000 người chết vào tháng Năm vừa qua, tử suất tăng đến 60% so với năm 2019. Theo giải thích của chính quyền thủ đô nước Nga, đã có hơn 5.000 người chết vì siêu vi corona một cách trực tiếp hay gián tiếp. Thống kê mới này cao gấp hai lần báo cáo chính thúc trước đây.

Từ Matxcơva, thông tín viên Daniel Vallot tường thuật:

Theo báo cáo chính thức, siêu vi corona đã giết chết 2.700 nạn nhân tại thủ đô nước Nga. Nhưng tổng kết do chính quyền thành phố công bố ngày 10/6 lại là một câu chuyện khác. Sở Y Tế thành phố thêm vào danh sách cũ 2.500 nạn nhân. Đây là những bệnh nhân nhiễm siêu vi corona, nhưng cái chết của họ không do siêu vi trực tiếp gây ra, vì thế tên của họ không nằm trong thống kê.

Từ đầu đại dịch, liên bang Nga có lối tính rất chặt chẽ. Chỉ có người bệnh chết vì virus corona với triệu chứng của siêu vi thì mới được đưa vào danh sách nạn nhân Covid-19.

Do vậy, số liệu của Nga bị giới quan sát nghi ngờ là không chính xác. Những người công kích mạnh nhất cho rằng chính quyền Nga che giấu sự thật. Trước những lời đả kích này, chính quyền thủ đô quyết định công bố số liệu chính xác hơn.

Danh sách trong tổng kết mới dài gấp đôi báo cáo trước. Nói cách khác, tỷ lệ tử vong tại thủ đô Matxcơva tăng gấp đôi, từ 2% lên 4%.

Tuy nhiên, chính quyền thành phố xem đây là một “kết quả tốt” nếu so sánh với số nạn nhân Covid-19 ở những thành phố lớn khác như New York, Madrid hay Luân Đôn.

http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200611-nga-covid-19-t%E1%BB%AD-vong

 

Libya : Đấu trường cho lính đánh thuê Nga – Thổ

Minh Anh

Sau hơn một năm vây hãm thành Tripoli bất thành, ngày 06/05/2020, Quân đội Quốc gia Libya (ANL) của tướng Khalifar Haftar đã để cho các lực lượng ủng hộ Chính phủ Đoàn kết Dân tộc Libya (GNA), được quốc tế công nhận, chiếm lại được thành trì cuối cùng. Sự kiện cho thấy rõ Libya đang dần trở thành một sàn đấu mới cho lính đánh thuê giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ.

Nhật báo Pháp Le Figaro ngày 30/05/2020 có bài chạy tựa nhận định « Tại Libya, Thổ Nhĩ Kỳ ở phía Tây, Nga ở phía Đông ». Bởi vì từ năm 2014, đất nước Libya gần như bị xẻ làm hai : Đông Libya, khu vực có nhiều giếng dầu là do Quân đội Quốc gia Libya (ANL) của tướng Haftar kiểm soát. Còn phía Tây của Libya nằm dưới quyền cai quản của Chính phủ Đoàn kết Dân tộc Libya(GNA), do ông Faiez Sarraj lãnh đạo, được quốc tế công nhận.

Tháng 4/2019, tướng Haftar bác bỏ dự án hòa giải quốc gia, dưới sự chủ trì của Liên Hiệp Quốc, lấy cớ đánh đuổi các nhóm dân quân Hồi giáo cực đoan, mở đợt chiến dịch quân sự Tây tiến nhằm chiếm thành Tripoli. Nếu như đợt tiến công mà ông cho là « chớp nhoáng » này đã bị giậm chân tại chỗ từ hơn một năm qua, thì cuộc đọ sức giữa ANL và GNA đã nhanh chóng bị quốc tế hóa. Chuyên gia Virginie Collombier, Viện Châu Âu tại Florence trên đài RFI tóm lược tình hình :

« Đúng là cả hai phe, lực lượng vũ trang của Haftar và chính phủ Tripoli cùng với các đồng minh của họ đã có được một sự ủng hộ đáng kể. Phe chính phủ Tripoli thì có Thổ Nhĩ Kỳ, còn phía Haftar thì có sự ủng hộ từ Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất, Ai Cập và Nga.

Trong suốt mấy tháng gần đây, các chiến dịch can thiệp quân sự từ bên ngoài đã tăng tốc. Thế nhưng, bất chấp sự hỗ trợ cực kỳ to lớn từ nhiều nước đỡ đầu, Haftar hứng chịu một chuỗi thất bại quan trọng những tuần qua, trong hai tháng 4-5. Giờ đây, ông ta buộc phải thoái lui, không còn khả năng tiến hành các chiến dịch quân sự dữ dội để chiếm thành phố Tripoli như ông ta từng làm được trong suốt những tháng trước đó.

Tình hình hiện tại tương đối yên ắng, các cuộc xung đột dữ dội ở Tripoli cũng lắng xuống và nhất là ông Haftar giờ trong thế yếu »

Lính đánh thuê Wagner : Từ Syria đến Libya

Cuộc chiến này không đơn thuần là một cuộc đối đầu giữa hai nhân vật có thế lực tại Libya, mà nó còn phản ảnh một cuộc đọ sức kiểu mới giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ, sau mặt trận Syria, thông qua hình ảnh những người lính đánh thuê : Một cuộc chiến ủy nhiệm.

Về mặt chính thức, Matxcơva luôn phủ nhận có sự hiện diện của người Nga chiến đấu bên cạnh tướng Haftar và tỏ lập trường ủng hộ chính phủ GNA, được quốc tế công nhận. Chỉ có điều như những con gấu Nga, mỗi bước đi đều để lại dấu vết. Từ việc bị cài bẫy đánh bom phải bỏ mạng tại một vùng ngoại ô của Tripoli cho đến những biểu ngữ bài người Hồi Giáo, kèm theo hình ảnh hình chữ thập của Đức Quốc Xã trên tường những ngôi đền bị cháy rụi.

Wagner – một nhạc sĩ lừng danh dưới thời Đức Quốc Xã, là tên được đặt cho hãng chuyên cung cấp lính đánh thuê do một cựu lãnh đạo tình báo Nga, ông Dmitri Outkine, vốn thân cận với điện Kremlin thành lập.

Mô hình chiến đấu này đã được điện Kremlin thử nghiệm thành công dưới hình thức tham chiến trên thực địa mà không cần huy động đến binh sĩ thường trực, nay cũng đang được Nga tiếp tục « xuất khẩu » sang Libya. Sử gia Pierre Vermeren, giáo sư lịch sử đương đại trường Đại học Paris Pantheon – Sorbonne 1 trên đài phát thanh France Inter nhận định :

« Trong tất cả các cuộc xung đột mà Nga dấn thân kể từ khi chế độ Liên Xô chấm dứt, người ta thấy xuất hiện lực lượng bán quân sự này của Nga, dù rằng đôi khi khó biết được quốc tịch thật sự của họ. Nhưng bất kể là gì, những người này được Matxcơva thuê bởi vì như vậy sẽ kín đáo hơn, điều này cho phép chiến đấu tại những địa bàn mà Nga không cần phải trực tiếp can dự. Giờ người ta còn thấy là Haftar còn có ý định tuyển dụng cả một số lính đánh thuê ở những xứ nói tiếng Anh như Nam Phi chẳng hạn, thậm chí các quân nhân người Ả Rập ở Trung Đông, hay cả Ai Cập ».

Có bao nhiêu lính đánh thuê Nga chiến đấu cho Haftar ? Trong một báo cáo gởi đến Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, các chuyên gia ước tính trong tháng 5/2020, có khoảng 1.200 lính đánh thuê Nga đến hỗ trợ cho Haftar. Số người này đôi khi còn đảm cả việc thao tác hệ thống tên lửa phòng không Pantsir, một thiết bị quân sự Nga nhưng do Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất cung cấp.

Thổ Nhĩ Kỳ : « Núi lửa nổi giận »

Nhưng sự tham chiến có quy mô lớn lính đánh thuê của Wagner bên cạnh Haftar tại một số khu vực ở Tripoli đã dẫn đến việc phe chính phủ GNA của ông Sarraj phải vội vã cầu viện đến Thổ Nhĩ Kỳ. Ankara mở chiến dịch « Núi lửa nổi giận », ồ ạt đưa quân và trang thiết bị quân sự.

Tạp chí Le Point đưa ra con số một binh đoàn viễn chinh gồm 500 sĩ quan, binh sĩ và cố vấn quân sự, bên cạnh đó còn có từ 5.000 lính đánh thuê. Tuy nhiên, theo sử gia Pierre Vermeren, con số này còn cao hơn nhiều nằm trong khoảng từ 7 – 8 ngàn người.

« Đó là những lính đánh thuê đến từ Syria và họ biết cách đánh trận. Họ được trả 2.000 euro/tháng, rất có thể bằng nguồn tài trợ từ Qatar. Nhưng bên cạnh số lính đánh thuê đó, còn có khoảng hàng ngàn binh lính quân đội Thổ Nhĩ Kỳ, cùng với các trang thiết bị, tuy là đến từ từ nhưng một cách chắc chắn (…)

Đúng là trong lúc châu Âu phải đối phó với dịch bệnh, Nga đã tận dụng cơ hội để triển khai một số lượng quan trọng các phương tiện nhưng không nhiều bằng Thổ Nhĩ Kỳ. Người Nga cũng gởi thiết bị bay điều khiển từ xa, gởi lính đánh thuê. Rất có khả năng họ gởi cả cố vấn quân sự, thậm chí là gần đây họ còn gởi cả chiến đấu cơ khi nhận thấy bị mất thế cân bằng. Thật ra là đã quá trễ, vòng vây đã bị phá vỡ. »

Drones Anka-S của Thổ đối đầu Pantsir Nga là những hình ảnh người ta thấy được do phe GNA đưa ra. Những chiếc drone do hãng nơi con rể tổng thống Erdogan làm việc cung cấp cho Tripoli. Theo báo Le Point, cuộc phản công Tripoli đã được Ankara lên kế hoạch tỉ mỉ từ tháng 11/2019. Từ việc xây dựng đường băng, cung cấp đạn dược bằng đường biển, đầu tư nguồn nhân lực cho quân đội quốc gia, dân quân tự vệ…

Về điểm này, ông Jean-Sylvestre Mongrenier, Viện Thomas More giải thích : « Những gì Thổ Nhĩ Kỳ làm tại Libya chính là những gì Nga đang làm ở Syria. Người ta từng nghĩ rằng đó chẳng qua là một trò giải trí, một đòn thâm hiểm từ chế độ Erdogan nhưng người ta cũng quên rằng đó còn là cả một đội quân quốc gia chứ không phải là bộ binh Thổ »

Nhờ vào nguồn viện trợ quân sự này, phe chính phủ Tripoli cùng với đồng minh Thổ đã lần lượt phá vỡ vòng vây, giáng cho ANL những thất bại cay đắng bắt đầu là căn cứ không quân Al Watyah mà Haftar kiểm soát từ năm 2014, rồi đến các vùng ngoại ô chiến lược của Tripoli. Phe ANL vừa đánh vừa thoái lui rút dần về phía đông cho đến ngày Nga phải cho triển khai 8 chiến đấu cơ Mig-29 và Su-24 tại Al-Juffra nhằm chặn đà tiến của GNA và đồng minh Thổ Nhĩ Kỳ.

Nga – Thổ phân chia lãnh thổ ?

Câu hỏi đặt ra : Trong thế tương quan lực lượng này, Nga dẫu sao cũng là một cường quốc quân sự có thể dễ dàng huy động lực lượng để đối phó nhưng lại tỏ ra án binh bất động trong những ngày qua ? Ông Jalel Harchaoui, chuyên gia về Libya, Viện Quan Hệ Quốc Tế Hà Lan ở La Haye, trên đài RFI nhận định :

« Bởi vì còn có một tác nhân quan trọng thứ ba tại Libya, đơn độc một mình gần như trong vòng 14 – 15 tháng qua : Đó là Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất. Quốc gia này đã đổ ra biết bao nhiêu tiền của, và nhất là có một mạng lưới ngoại giao rộng lớn biến họ gần như là một siêu sao tại các thủ đô phương Tây, đến mức mà cả Washington lẫn Paris đều không dám chỉ trích họ.

Chính Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất là quốc gia đầu tiên tiến hành các chiến dịch can thiệp quân sự bất hợp pháp ngay từ tháng 4/2019 bằng các cuộc không kích thường xuyên tại vùng Tripoli (…)

Những hành động này của Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất, nước Nga biết rõ là không thể nào kiểm soát được, nhất là ở mức độ tài chính, cung cấp hậu cần, vũ khí kể cả quyết định chiến lược… Tất cả những điều đó đã được Abu Dabi thúc đẩy đến cùng và Nga hiểu rõ là họ không thể kiểm soát ».

Câu hỏi lớn nhất đặt ra hiện nay là liệu các lực lượng vũ trang của chính phủ Tripoli cùng với đồng minh Thổ Nhĩ Kỳ có tiếp tục chiến dịch Đông tiến hay không ? Câu trả lời dường như là « Không ». Việc Nga điều chiến đấu cơ đến Al-Juffra rất có thể là một lời cảnh báo, đánh dấu một « lằn ranh đỏ » không nên vượt qua.

Theo dự đoán của giới quan sát, kịch bản khả thi nhất cho cuộc đối đầu Nga – Thổ hiện nay là Libya có nguy cơ trở thành một « cuộc xung đột bị đóng băng ».

Nhà nghiên cứu Wolfram Lacher, Viện Quan Hệ Quốc Tế và An Ninh của Đức được Le Monde trích dẫn từng viết rằng « một chính phủ thống nhất rất có thể kết thúc bằng việc tìm cách xua đuổi mọi sự hiện diện quân sự nước ngoài ». Do vậy, vì những lợi ích kinh tế, ảnh hưởng chính trị và tham vọng địa chính trị « Nga và Thổ Nhĩ Kỳ tốt hơn hết là đóng băng cuộc xung đột hơn là xử lý chúng »

Và nếu như kịch bản này xảy ra, rõ ràng người dân Libya phải chấp nhận sống trong cảnh bá quyền của « tập đoàn  Nga – Thổ » như những gì đang diễn ra tại Syria !

http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200611-nga-tho-nhi-ky-libya-xung-dot

 

Căng thẳng Hàn-Triều nóng lên:

Thành quả ngoại giao đi vào ngõ cụt?

Diễn biến mới trên Bán đảo Triều Tiên cho thấy những nút thắt khó tháo gỡ đang đe dọa khiến thành quả ngoại giao trở về con số 0.

Hàn Quốc đau đầu tìm cách làm “vẹn lòng” Mỹ – Triều

Hôm 9/6, Triều Tiên tuyên bố sẽ cắt đứt đường dây liên lạc được thiết lập cách đây 2 năm giữa 2 nhà lãnh đạo liên Triều. Động thái trên đã tấn công thẳng vào lời hứa trong chiến dịch tranh cử năm 2017 của Tổng thống Hàn Quốc rằng sẽ ông sẽ nỗ lực chấm dứt tình trạng thù địch và hướng tới xây dựng hòa bình vĩnh viễn giữa 2 bên. Đây cũng là một tin xấu với ông Moon Jae In sau khi liên minh cầm quyền của nhà lãnh đạo Hàn Quốc giành đa số áp đảo trong cuộc bầu cử Quốc hội hồi tháng 4 và củng cố lời kêu gọi nối lại quan hệ với Triều Tiên.

Căng thẳng mới nhất giữa 2 miền Triều Tiên diễn ra sau khi các nhà hoạt động rải truyền đơn chống Triều Tiên ở khu vực biên giới 2 nước trước thềm kỷ niệm 20 năm cuộc gặp đầu tiên giữa các lãnh đạo cấp cao 2 bên. Hội nghị Thượng đỉnh ngày 13/6/2000 này là sự kiến lớn nhất trong nỗ lực hòa giải của Tổng thống Hàn Quốc Kim Dae-jung để từ đó đưa đến nhiều dự án hợp tác chung về thương mại giữa 2 bên và giúp nhà lãnh đạo này giành giải Nobel Hòa bình.

Vấn đề hiện nay của ông Moon là ông không thể đáp ứng nhiều yêu cầu từ phía Triều Tiên nếu không có sự tán thành từ phía chính quyền Tổng thống Trump, vốn luôn từ chối lời kêu gọi giảm bớt các lệnh trừng phạt với Triều Tiên của Hàn Quốc. Washington cũng từ chối nới lỏng các biện pháp trừng phạt của Liên Hợp Quốc với Bình Nhưỡng nếu không nhận được sự cam kết lớn hơn về việc cắt giảm vũ khí hạt nhân từ ông Kim.

Chính quyền ông Moon hồi cuối tháng 5 cho biết Hàn Quốc muốn chấm dứt lệnh hạn chế đi lại và nối lại các hoạt động trao đổi liên Triều. Nỗ lực này từng được Hàn Quốc đề cập năm 2018 song Tổng thống Trump đã cảnh báo rằng Seoul không được làm bất kỳ điều gì liên quan đến các lệnh trừng phạt “mà không có sự đồng ý của chúng tôi”.

Các thành viên trong chính quyền ông Moon đều hiểu Seoul có thể hành động đơn phương để nối lại sự hợp tác liên Triều nhưng điều đó sẽ tạo ra rủi to lớn trong quan hệ đồng minh giữa Hàn Quốc và Mỹ, Soo Kim – một nhà phân tích chính sách chuyên nghiên cứu về các vấn đề trên Bán đảo Triều Tiên nhận định.

“Tổng thống Moon Jae In có thể hứa hẹn nhiều điều với phía Triều Tiên nhưng ông ấy vẫn bị giới hạn về các biện pháp thực tế mà Hàn Quốc có thể thực hiện nếu cân nhắc đến mối quan hệ với Mỹ”, bà Soo Kim đánh giá.

Các đề xuất của Hàn Quốc đều bị chính quyền Tổng thống Trump bác bỏ, trong đó bao gồm các hoạt động tại nhà máy chung ở thành phố biên giới Kaesong của Triều Tiên và khu nghỉ dưỡng trên núi Kumgang của nước này. Cả 2 cơ sở trên đều được mở theo tinh thần của Chính sách Ánh dương nhưng sau đó bị đóng cửa do những căng thẳng về chính trị.

Trong khi Hàn Quốc có thể tận dụng quy định về miễn trừ trừng phạt của Liên Hợp Quốc trong dự án đường sắt liên Triều cách đây 2 năm thì việc cứu trợ nhân đạo của nước này với Triều Tiên đã bị chấm dứt do chiến lược gây sức ép tối đa của Tổng thống Trump. Hàn Quốc đã gửi cho Triều Tiên hơn 3 tỷ USD cứu trợ từ năm 1995 nhưng dưới thời chính quyền Tổng thống Moon, khoản hỗ trợ này là rất ít, chỉ khoảng 12 triệu USD trong 2 năm 2017 và 2018.

Trao đổi thương mại giữa 2 miền Triều Tiên đã gần như bằng 0 so với 2,7 tỷ USD năm 2015, chiếm khoảng 10% nền kinh tế Triều Tiên. Triều Tiên cũng chịu thêm một cú đánh nữa trong năm nay khi phải đóng cửa hoàn toàn biên giới hồi tháng 1 vì dịch Covid-19 bùng phát, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động trao đổi thương mại của nước này với các quốc gia khác, chẳng hạn như Trung Quốc.

Triều Tiên đã mất kiên nhẫn với Hàn Quốc

Việc Triều Tiên không trả lời các cuộc gọi của Hàn Quốc hôm 9/6 là sự việc xảy ra lần đầu tiên kể từ khi đường dây liên lạc liên Triều được nối lại năm 2018, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Hàn Quốc Choi Hyun-soo nhận định trong một cuộc họp báo tại Seoul.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ thì khẳng định Washington yêu cầu Bình Nhưỡng quay lại con đường hợp tác và ngoại giao: “Mỹ luôn ủng hộ những tiến triển trong quan hệ liên Triều và chúng tôi rất thất vọng trước những hành động gần đây của Triều Tiên”.

Sau động thái cắt đứt liên lạc với phía Hàn Quốc, ông Kim Jong Un có thể sẽ tiến hành nhiều vụ thử tên lửa hơn nhưng Bình Nhưỡng sẽ cố gắng tránh “chọc giận” Tổng thống Trump. Trước đó, Tổng thống Mỹ luôn cho rằng việc Triều Tiên tiến hành các vụ thử tên lửa tầm ngắn là không quá nghiêm trọng và thường ca ngợi rằng khả năng ngoại giao của ông sẽ ngăn ông Kim tiến hành các vụ thử tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) có khả năng tấn công vào đất liền ở Mỹ.

“Những hành động khiêu khích như tiến hành phóng tên lửa sẽ diễn ra nhưng không có sự kiện nghiêm trọng nào như một vụ thử ICBM”, Cho Han-bum, một học giả cấp cao tại Viện Thống nhất quốc gia Hàn Quốc cho biết. Chuyên gia này cũng nhận định rằng Triều Tiên không muốn đẩy ông Moon ra quá xa: “Hàn Quốc hiểu rõ việc chấm dứt quan hệ liên Triều không phải là điều mà Triều Tiên muốn”.

Mối quan hệ giữa Triều Tiên với ông Moon đã không còn giống như trước từ khi Tổng thống Trump rời khỏi Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ – Triều với ông Kim hồi tháng 2/2019 ở Hà Nội. Nhà lãnh đạo Triều Tiên khi đó đang thúc đẩy 1 kế hoạch được Seoul ủng hộ nhằm hủy bỏ cơ sở hạt nhân Yongbyon để đổi lấy việc giảm nhẹ các lệnh trừng phạt. Tuy nhiên, đề xuất trên đã không đi đến đâu do chính quyền Tổng thống Trump yêu cầu Triều Tiên phải “phi hạt nhân hóa hoàn toàn và có thể xác minh được”.

“Đó là cảm giác thất vọng và bị phản bội. Ông Kim Jong Un cảm thấy Hàn Quốc đã đã khiến ông ấy hiểu lầm rằng cơ sở Yongbyon là điều kiện đủ để tiến hành một thỏa thuận với ông Trump tại Hà Nội”, Rachel Minyoung Lee, một cựu chuyên gia trong chính phủ Mỹ chuyên nghiên cứu về Triều Tiên nhận định.

Woo Won-shik, một nghị sĩ cấp cao và từng là cựu lãnh đạo đảng Dân chủ nhận định có một “nhu cầu cấp bách” trong việc nối lại sự hợp tác liên Triều, đồng thời cho rằng việc không hành động ngay tức khắc có thể khiến Triều Tiên ngày càng bị cô lập và đưa tình trạng bên bờ vực chiến tranh cách đây 3 năm tái diễn. Đầu năm nay, ông Kim khẳng định ông sẽ sớm cho ra mắt môt “vũ khí chiến lược mới” như một phần trong nỗ lực gây sức ép với Mỹ và Hàn Quốc.

Duyeon Kim, cố vấn cấp cao về Chính sách hạt nhân và Đông bắc Á tại Tổ chức Nghiên cứu khủng hoảng Quốc tế nhận định, ông Kim Jong Un tin là ông ấy không có nhiều điều để mất nữa khi gia tăng sức ép với ông Moon.

“Triều Tiên đang tăng cường gửi đi các tín hiệu, cố gắng đẩy xa hơn các hành động khiến cho Seoul phải nỗ lực hơn trong việc đáp ứng các yêu cầu của Bình Nhưỡng. Ông Kim Jong Un cảm thấy rằng ông ấy đã nỗ lực hết sức để giúp cho ông Moon nhưng Seoul đã không đáp lại tương xứng, đồng thời phản bội Triều Tiên và không tạo ra bất kỳ ảnh hưởng nào với Washington để thực hiện những hứa hẹn”, chuyên gia Duyeon Kim bình luận.

http://biendong.net/goc-nhin-moi/35192-cang-thang-han-trieu-nong-len-thanh-qua-ngoai-giao-di-vao-ngo-cut.html

 

Đài Loan muốn hồi hương

hơn 1.000 người Việt hết hạn visa

Đài Loan đang tìm cách hồi hương hơn 1.000 người Việt quá hạn visa mắc kẹt ở hòn đảo do Covid-19.

Các trung tâm tạm giữ ở Đài Loan đang bị quá tải sau khi tiếp nhận số lao động nhập cư người Việt quá hạn visa và việc trục xuất họ không thể diễn ra do các chuyến bay quốc tế đến Việt Nam đã bị đình chỉ từ ngày 22/3 nhằm ngăn chặn Covid-19 lây lan.

Sở Di trú Đài Loan hồi tháng 3 giới thiệu một chương trình khuyến khích những người quá hạn visa tự nguyện trình diện để được giảm hình phạt. Khoảng 800 công dân Việt Nam sau đó đã trình báo với cơ quan chức năng Đài Loan và được đưa đến trung tâm tạm giữ.

Mỗi trung tâm tạm giữ người nhập cư ở Đài Bắc, Cao Hùng, Nghi Lan và Nam Đầu có sức chứa 300-400 người. Trong những tháng qua, tất cả các cơ sở này đều đã hoạt động 80% công suất, với hầu hết người bị giam là lao động Việt Nam.

Theo Luật Di trú Đài Loan, thời gian tạm giữ tại các trung tâm không quá 100 ngày, do đó giới chức hòn đảo đang nỗ lực để đưa những lao động mắc kẹt về nước trên các chuyến bay đặc biệt.

Theo Bộ Ngoại giao Việt Nam, trong hơn hai tháng nay, Việt Nam đã tổ chức nhiều chuyến bay thương mại để đưa hơn 5.000 người Việt từ khắp nơi trên thế giới về nước. Các cơ quan chức năng sẽ tiếp tục tổ chức các chuyến bay đưa công dân về nước căn cứ vào diễn biến dịch bệnh trong nước và quốc tế, nguyện vọng về nước của công dân và năng lực cách ly tại các địa phương.

Hôm 29/5, 343 công dân Việt Nam, trong đó có 243 phụ nữ có thai, đã rời Đài Loan trên chuyến bay hồi hương đầu tiên do hai bên phối hợp tổ chức.

Tổng số ca nhiễm nCoV tại Việt Nam hiện là 332, trong đó 317 người khỏi bệnh và không có ca tử vong. Đài Loan ghi nhận 443 ca nhiễm nCoV, 7 ca tử vong.

Hôm 1/6, ông Chuang Jen-hsiang, phát ngôn viên Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Đài Loan, cho biết chính quyền hòn đảo đang lên kế hoạch rút ngắn thời gian cách ly với du khách đến từ một số nước có nguy cơ lây nhiễm Covid-19 thấp, trong đó có Việt Nam.

Theo đó, những người đến từ Việt Nam sẽ chỉ cần cách ly trong 5 ngày, thay vì 14 ngày theo quy định được áp dụng từ hôm 19/3 với người nước ngoài nhập cảnh Đài Loan.

http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/35207-dai-loan-muon-hoi-huong-hon-1000-nguoi-viet-het-han-visa.html

 

Cảnh sát Hồng Kông bắt giữ 53 người

trong các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ

Tin từ HỒNG KÔNG – Vào tối hôm thứ Ba (9/6), cảnh sát Hồng Kông bắt giữ 53 người trong các cuộc biểu tình với hàng trăm nhà hoạt động xuống đường, nhiều lúc chặn đường ở trung tâm tài chính, trước khi cảnh sát dùng bình xịt hơi cay để giải tán đám đông.

Các cuộc biểu tình, được kêu gọi để đánh dấu một năm biểu tình ủng hộ dân chủ ở thuộc địa cũ của Anh Quốc, cũng diễn ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng do dự luật an ninh quốc gia được đề nghị bởi chính quyền trung ương ở Bắc Kinh.

Vào hôm thứ Tư (10/6), cảnh sát cho biết rằng 36 nam và 17 phụ nữ bị bắt vì các hành vi phạm tội bao gồm tụ tập bất hợp pháp và tham gia vào các cuộc tụ họp trái phép. Những người biểu tình bất chấp lệnh cấm tập hợp hơn tám người được chính phủ Hồng Kông đưa ra để ngăn chặn sự lây lan của coronavirus.

Nhiều cuộc biểu tình khác được lên kế hoạch trong những ngày tới, với những người ủng hộ dân chủ lo sợ luật an ninh quốc gia được đề nghị sẽ bóp nghẹt đáng kể các quyền tự do trong thành phố. Mặc dù chi tiết về luật an ninh hoặc cách thức vận hành luật vẫn chưa được tiết lộ, nhưng chính quyền ở Bắc Kinh và Hồng Kông cho biết người dân không có lý do gì để lo sợ và luật sẽ nhắm vào một nhóm thiểu số “những kẻ gây rối”.

Vào hôm thứ Tư (10/6), truyền thông chính thức của Trung Cộng cho biết Ủy ban thường trực của Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc, cơ quan ra quyết định hàng đầu của nghị viện Trung Cộng, sẽ họp tại Bắc Kinh vào cuối tháng này để thảo luận về nhiều dự thảo luật. (BBT)

https://www.sbtn.tv/canh-sat-hong-kong-bat-giu-53-nguoi-trong-cac-cuoc-bieu-tinh-ung-ho-dan-chu/

 

Liệu TQ có lôi kéo được châu Âu để đối đầu với Mỹ?

Liên minh châu Âu đang lưỡng lự trong việc phải chọn bên trong cuộc đối đầu Mỹ – Trung, nhưng vẫn tiếp tục bày tỏ thái độ cứng rắn đối với Bắc Kinh. Trong khi đó, hy vọng của Trung Quốc tăng cường quan hệ với châu Âu vẫn đang bị trì hoãn khi thế giới tập trung chống dịch corona và Bắc Kinh đang phải bận rộn giải quyết nhiều vấn đề, trong đó có việc thực hiện thỏa thuận thương mại với Mỹ.

Theo giới quan sát, sau khi Mỹ gây áp lực buộc các đồng minh chống lại Trung Quốc, Bắc Kinh đang phải hành động để xây dựng lại mối quan hệ của họ với Liên minh châu Âu.

Châu Âu đến nay vẫn tránh việc chọn ủng hộ bên nào trong cuộc đối đầu Mỹ – Trung hiện đã mở rộng ra nhiều mặt trận, nhưng Bắc Kinh không nên tự bằng lòng sau những rạn nứt về kinh tế với khối này và nhất là sau khi đã làm mất đi sự tin tưởng chính trị, các nhà quan sát nói.

Khi Washington áp thuế lên hàng hoá nhập khẩu Trung Quốc để mở đầu cho cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung năm 2018, Bắc Kinh đã cảnh báo châu Âu không được “đánh lén sau lưng Trung Quốc,” tuy vậy lục địa già này đã liên tiếp chỉ trích Trung Quốc về những vấn đề như thương mại, virus corona và Hồng Kông.

Nhóm G7 cũng là nơi thể hiện rõ sự “không muốn cùng sân” với Trung Quốc. EU và Anh đã phản đối việc mời Nga tái gia nhập G7 khi nước này đã trở nên thân thiết hơn với Trung Quốc. Trong khi đó, Úc – nước đang bị Bắc Kinh cấm vận kinh tế –  đã chấp nhận tham gia thượng đỉnh G7 năm nay với tư cách khách mời. Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nói rằng nhóm G7 “rất lỗi thời” và nên mở rộng thêm cho Nga, Ấn Độ, Úc và Hàn Quốc, nhưng không có Trung Quốc.

Joerg Wuttke, Chủ tịch Phòng Thương mại của Uỷ ban Châu Âu tại Trung Quốc, nhận định quan hệ Mỹ – Trung đang tiếp tục xấu đi và châu Âu sẽ cần phản ứng với điều đó.

Ông Wuttke nói: “Đầu tiên và trước hết, châu Âu nên nhận diện những lợi ích riêng của mình. Chúng ta không nên mù quáng đi theo bên này hoặc bên kia. Chúng ta có nhiều điểm chung với Mỹ hơn với Trung Quốc… nhưng chúng ta không chọn bên nào.”

Các quan chức EU nhiều lần nói rằng khối sẽ không bày tỏ lập trường trong căng thẳng Mỹ – Trung, nhưng các nhà quan sát nhận định Trung Quốc có thể trở thành mục tiêu trong những cuộc thảo luận về chính trị và an ninh tại thượng đỉnh mở rộng G7.

Anh Quốc đã nhiều lần đề xuất G7 nên kết nạp thêm Ấn Độ, Úc, và Hàn Quốc, và hình thành một nhóm 5G gồm 10 nền dân chủ, gọi là D10, để tìm kiếm sự thay thế cho công ty viễn thông Trung Quốc Huawei, cũng như giải quyết những mối quan ngại khác về Trung Quốc.

Cui Hongjian, Vụ trưởng Vụ Nghiên cứu châu Âu tại Học viện Nghiên cứu Quốc tế Trung Quốc, nói “Trung Quốc và EU cần có thời gian để hàn gắn sự tin tưởng lẫn nhau, vốn đã bị tổn thương bởi đại dịch.”

“Đầu tiên, Trung Quốc nên giữ nền tảng hợp tác kinh tế với EU – chúng ta không muốn những vấn đề đang có với Mỹ lại xảy ra với EU. EU nhấn mạnh sự tin tưởng và có đi có lại trong các quan hệ của chúng ta, và chúng ta cũng vậy,” ông Cui cho biết.

> Kế hoạch 5 năm tới của Trung Quốc: Cố gắng tự chủ trước nguy cơ bị cô lập

Trung Quốc hiện đang phải đối mặt với phản ứng quốc tế ngày càng dữ dội về cách xử lý ban đầu đại dịch COVID-19, cũng như lập trường ngoại giao “sói chiến” hung hăng. Quyết định gần đây của Bắc Kinh áp đặt Luật An ninh quốc gia đối với Hồng Kông đã trở thành tiêu điểm chỉ trích mới.

Trước đó, Bắc Kinh đã hy vọng thúc đẩy quan hệ hợp tác với châu Âu qua tiến trình hướng tới thỏa thuận đầu tư và hội nghị thượng đỉnh cấp cao vào tháng Chín. Tuy nhiên, Hội nghị thượng đỉnh tại Leipzig này đã bị hoãn vì đại dịch.

EU đã yêu cầu Bắc Kinh gỡ bỏ rào cản đối với các công ty châu Âu đang hoạt động ở Trung Quốc, và phàn nàn rằng các doanh nghiệp nhà nước của họ được hưởng những lợi thế cạnh tranh không công bằng.

Trong một cuộc điện đàm với Thủ tướng Đức Angela Merkel hôm 3/6, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói Trung Quốc cam kết tiếp tục mở cửa thị trường cho các nhà đầu tư nước ngoài và hy vọng Đức có thể thúc đẩy quan hệ Trung Quốc – EU.

Tuy vậy, Chủ tịch Phòng Thương mại của Uỷ ban Châu Âu tại Trung Quốc Joerg Wuttke nhận định “chiều hướng rút lui trên trường quốc tế” tại Trung Quốc có thể phá hoại những nỗ lực hợp tác.

“Quan hệ [của Trung Quốc] với Mỹ đã chai cứng, và tôi chưa thấy bất kỳ cố gắng nào để cải thiện quan hệ với châu Âu. Tôi không thấy bất kỳ thay đổi nào trong việc mở cửa cho các sản phẩm của châu Âu, hoặc cùng nhau cải tổ Tổ chức thương mại thế giới.”

EU xem Trung Quốc như một đối tác đàm phán, đối thủ cạnh tranh về kinh tế và kình địch về hệ tư tưởng quản trị, theo một báo cáo triển vọng chiến lược của EU năm ngoái, cho thấy sự cứng rắn trong chính sách của khối đối với Bắc Kinh.

Shi Yinhong, cố vấn chính phủ Trung Quốc và là giáo sư về quan hệ quốc tế đại học Nhân dân ở Bắc Kinh, cho biết khủng hoảng kinh tế và việc bận rộn thực hiện hợp đồng thương mại tạm thời đã ký với Washington hồi tháng Một đã hạn chế khả năng lôi kéo châu Âu của Bắc Kinh.

Những chỉ trích của EU gần đây phần lớn liên quan đến vấn đề Hồng Kông, khi Bắc Kinh thông qua Luật An ninh quốc gia, đe dọa đến quyền tự do và tự trị cao của thành phố.

Ông Shi nói: “Trung Quốc sẽ không lùi bước về vấn đề Hồng Kông. Trong bối cảnh Mỹ thi hành các biện pháp ngăn chặn cực đoan chống Trung Quốc, tới nay Bắc Kinh vẫn làm chưa đủ để lôi kéo những nước thân cận với Mỹ.”

Người đứng đầu cơ quan chính sách đối ngoại của EU, ông Josep Borell nói với truyền thông Đức hôm 2/6 rằng căng thẳng Mỹ – Trung tượng trưng cho một tình trạng bình thường mới và EU phải “tìm ra câu trả lời”, cân nhắc đến việc Bắc Kinh là một “đối tác không thể thiếu” dù có nhiều khác biệt với châu Âu.

http://biendong.net/goc-nhin-moi/35204-lieu-tq-co-loi-keo-duoc-chau-au-de-doi-dau-voi-my.html

 

TQ không còn che giấu ý định kiểm soát thế giới

Báo cáo mới đây của Viện Chính sách Chiến lược Úc (ASPI) nêu chi tiết về cách ĐCSTQ thâm nhập vào các cộng đồng và doanh nghiệp Trung Quốc ở nước ngoài thông qua hệ thống Mặt trận Thống nhất.

Nhà phân tích Alex Joske của Viện Chính sách Chiến lược Úc (ASPI) cho biết trong một bài nghiên cứu mới hôm 9/6 rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã áp dụng các phương pháp khác ngoài ngoại giao công chúng và tuyên truyền để tăng cường ảnh hưởng của mình trên phạm vi toàn cầu.

Trong bài nghiên cứu có tiêu đề “Đảng nói thay cho bạn: can thiệp nước ngoài và hệ thống mặt trận thống nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc”, ông Joske nhấn mạnh rằng ĐCSTQ gần đây đã bộc lộ rõ ràng hơn ý định xâm nhập các hệ thống chính trị trên toàn thế giới. Ông nói rằng ĐCSTQ đã có những bước đi thành công trong việc gia tăng ảnh hưởng đến các chính trị gia nước ngoài, các trường đại học, các công ty đa quốc gia, cũng như các cộng đồng người Hoa ở nước ngoài để thúc đẩy lợi ích của họ thông qua một tổ chức được gọi là Bộ Công tác Mặt trận Thống nhất (UFWD).

Trích lời Tổng Bí thư Trung Quốc Tập Cận Bình, theo đó mô tả UFWD là vũ khí bí mật của Trung Quốc, ông Joske chỉ ra rằng một liên minh các tổ chức đã tham gia vào hệ thống được thiết kế để phá hoại sự gắn kết xã hội và kích động nạn phân biệt chủng tộc. Ông nói rằng UFWD cũng yêu cầu các thực thể liên quan giúp thu thập thông tin tình báo cho ĐCSTQ cũng như tạo điều kiện cho hành vi trộm cắp công nghệ.

Nhà nghiên cứu của ASPI lưu ý rằng các Viện Khổng Tử là những ví dụ về các hệ thống giáo dục hoạt động như bộ máy tuyên truyền của Bắc Kinh. Ông nói thêm rằng nhiều sinh viên và giáo sư Trung Quốc ở nước ngoài cũng đã tham gia vào việc đàn áp tự do học thuật ở Úc, Canada, Anh Quốc và Hoa Kỳ.

Ông Joske kêu gọi chính phủ Úc ngừng cấp thị thực cho các tập đoàn và cơ quan truyền thông có quan hệ chặt chẽ với ĐCSTQ, nhấn mạnh rằng sự hợp tác giữa các nước dân chủ là điều cần thiết để giảm thiểu ảnh hưởng ngày càng tăng của Bắc Kinh. Ông cũng cảnh báo rằng mặc dù các chính phủ quốc tế đã biết về những công cụ tuyên truyền của Bắc Kinh, nhưng họ đã không nhận thấy các chiến thuật khác được ĐCSTQ sử dụng công khai để thúc đẩy các chương trình nghị sự.

http://biendong.net/goc-nhin-moi/35203-tq-khong-con-che-giau-y-dinh-kiem-soat-the-gioi.html

 

Bắc Kinh tích cực khai thác biểu tình Floyd

 như một “món quà tuyên truyền”

Theo một số nhà phân tích, chính quyền Trung Quốc đang khai thác tình trạng bất ổn trên khắp nước Mỹ để tấn công Hoa Kỳ, chuyển sự chú ý của dư luận ra khỏi vấn đề Hồng Kông, cũng như tuyên truyền cho tính ưu việt của chế độ độc tài toàn trị.

Những ngày qua, các nhà ngoại giao và truyền thông nhà nước Trung Quốc tích cực đăng tải thông tin liên quan đến câu chuyện về George Floyd, tạo điều kiện cho dư luận gia tăng chỉ trích về cách xử lý của Mỹ đối với các cuộc biểu tình đang diễn ra, khiến hàng chục thành phố trên khắp nước Mỹ rơi vào tình trạng bạo lực.

Ông Floyd chết vào ngày 25/5 sau khi một sĩ quan cảnh sát ấn đầu gối vào cổ.

Ngay lập tức, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh hôm 30/5 đã đáp trả lại dòng tweet của Bộ Ngoại giao Mỹ chỉ trích sự xâm phạm của chính quyền Trung Quốc đối với Hồng Kông bằng cách viết: “Tôi không thể thở” – đây là câu nói của ông Floyd trong video trước khi chết.

Thông điệp của bà Hoa đưa ra một ngày sau khi Tổng thống Donald Trump thông báo sẽ thu hồi những đặc quyền kinh tế dành cho Hồng Kông bởi Luật An ninh quốc gia mới. Ông Trump nói động thái này cho thấy Trung Quốc đã phá vỡ lời hứa cho phép Hồng Kông có quyền tự trị cao khi nước Anh bàn giao chủ quyền Hồng Kông cho Trung Quốc vào năm 1997.

Bắc Kinh chưa có phản ứng chính thức đối với quyết định của ông Trump, nhưng các cơ quan truyền thông nhà nước đã tăng cường đưa tin về các cuộc biểu tình ở Mỹ, nhanh chóng làm các so sánh về các cuộc biểu tình ở Mỹ với phong trào ủng hộ dân chủ đang diễn ra tại Hồng Kông.

Thời báo Hoàn Cầu, một tờ báo nhà nước hiếu chiến, vào ngày 30/5 đã đăng một bài bình luận với tiêu đề “Hãy nhìn mà xem! ‘Cảnh tượng đẹp’ tại Hồng Kông đang lan rộng khắp nước Mỹ.” Tiêu đề này là để châm chọc lại phát biểu của chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi vào năm ngoái khi bà nói các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ tại Hồng Kông là “một cảnh tượng đẹp.”

Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Robert O’Brien hôm 31/5 đã gọi đây là “trò chơi khăm” của bà Hoa đối với Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, nói thêm rằng ông thấy sự hả hê trong những dòng tweet của các nhà ngoại giao Trung Quốc khi chứng kiến sự hỗn loạn tại Mỹ.

“Những nước thù địch sẽ tận dụng cuộc khủng hoảng này để gây sự bất hòa và phá hủy nền dân chủ của chúng ta,” ông O’Brien nói với đài ABC.

Đừng bao giờ phí phạm một cuộc khủng hoảng nào!

Theo bà Helle Dale, giảng viên cấp cao về ngoại giao của The Heritage Foundation, một tổ chức tư vấn chính phủ đặt tại Washington, cho biết cuộc khủng hoảng đang xảy ra ở Mỹ là một “món quà tuyên truyền” đối với chế độ cộng sản Trung Quốc, hiện đang bị lên án mạnh mẽ về sự xâm phạm của họ đối với nền tự trị của Hồng Kông.

Bắc Kinh đã “có được tình thế này mà không cần phải bỏ ra công sức gì và họ đang tận dụng tối đa nó,” bà Dale nói với The Epoch Times.

“Họ sẽ làm bất cứ điều gì có thể để thổi bùng lên các vấn đề mà chúng ta đang gặp phải,” bà Dale nhận xét, nói thêm rằng Trung Quốc đang cố gắng lái dư luận thế giới sang việc chống Mỹ, nhân cơ hội này chuyển hướng dư luận trong nước, cũng như kích động căng thẳng về chủng tộc để làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng.

Ông Gordon Chang, chuyên gia về Trung Quốc và là tác giả của cuốn sách “Sự sụp đổ sắp đến của Trung Quốc,” (The Coming Collapse of China) nói rằng mặc dù mục tiêu cụ thể của chính quyền Trung Quốc là chuyển dư luận thế giới ra khỏi vấn đề Hồng Kông, nhưng những nỗ lực tuyên truyền của họ là một phần trong chiến dịch kéo dài nhiều thập kỷ nhằm phá hoại nước Mỹ.

Chế độ cộng sản Trung Quốc “đang cố gắng theo sát Hoa Kỳ và làm nhục danh tiếng của chúng ta,” ông Chang nói. “Mục tiêu thực sự của họ là phá hủy nước Mỹ.”

Bà Dale nói rằng Trung Quốc đã chứng tỏ họ “khá nhanh nhạy trong việc tận dụng các sự kiện hiện tại,” và đã đẩy mạnh những nỗ lực tuyên truyền toàn cầu kể từ khi nạn dịch virus Trung Cộng xảy ra. Trong đại dịch, Bắc Kinh đã tìm cách làm chệch sự chú ý về trách nhiệm của mình khi để virus lây lan khắp thế giới bằng cách truyền bá thông tin sai lệch về nguồn gốc virus và tô vẽ chế độ cộng sản như một hình mẫu về ngăn chặn virus.

Vũ khí hóa mạng xã hội

Ông Robert Spalding, giảng viên chính của Học viện Hudson, một tổ chức tư vấn chính phủ đặt ở Washington và là tác giả của cuốn sách “Cuộc chiến tàng hình: Trung Quốc đã xâm chiếm như thế nào trong khi giới Tinh hoa của Mỹ ngủ quên,” nói rằng những chế độ độc tài giống như Trung Quốc đang vũ khí hóa các nền tảng mạng xã hội để gây nên sự hỗn loạn và bất hòa tại Hoa Kỳ.

Trung Quốc thường sử dụng hệ thống bot (mạng lưới các máy tính bị chi phối và điều khiển bởi một máy tính khác từ xa) trên Twitter để phát tán rộng các thông điệp nhằm kích động mọi người hoà vào tình trạng bất ổn, ông nói, dẫn chứng nghiên cứu gần đây cho thấy các bot đã đóng vai trò chính trong việc định hình dư luận trong đại dịch.

Các nhà phân tích của Đại học Carnegie Mellon phát hiện 40% các cuộc thảo luận về COVID-19 đến từ các bot. Những tài khoản này chiếm 82% trong số 50 re-tweeter (người tweet lại) có ảnh hưởng hàng đầu, và chiếm 62% trong số 1.000 re-tweeter. Ông Spalding nói rằng việc xem xét các cuộc thảo luận hiện tại về các cuộc biểu tình có thể sẽ dẫn đến các kết quả tương tự.

“Môi trường mạng xã hội cung cấp một nền tảng dễ dàng cho các chủ thể quốc gia kích động nhiều hoạt động hơn [trong các cuộc biểu tình],” ông Spalding nói với The Epoch Times. “Họ đang sử dụng các nền tảng này để gia tăng quy mô các vụ bạo lực.”

 Tấn công nền Dân chủ

Các quan chức Mỹ đã chỉ trích luận điệu của Bắc Kinh nhằm đánh đồng các cuộc biểu tình ở Hồng Kông với tình trạng bất ổn ở Mỹ. Chính quyền Trung Quốc nhất quyết mô tả những người biểu tình ủng hộ dân chủ của Hồng Kông là “những kẻ nổi loạn” cần phải bị đàn áp.

“Đây là hai việc hoàn toàn khác nhau,” Ngoại trưởng Pompeo nói với Fox News hôm 31/5. “Chúng ta có pháp quyền. Chúng ta có những người Mỹ tử tế ở khắp đất nước đang gặp rắc rối với những gì đã xảy ra, và họ có cơ hội để cất lên tiếng nói về điều đó một cách tự do. Không có chuyện tương tự xảy ra tại Trung Quốc. ĐCSTQ ngăn chặn kiểu tự do ngôn luận như thế.”

Còn ông O’Brien chỉ ra sự khác biệt giữa Hoa Kỳ và các thể chế độc tài là: “Khi điều này xảy ra, chúng ta sẽ đi đến tận cùng và chúng ta sẽ giải quyết nó. Sẽ không có sự che đậy. Và điều này không được làm để thay mặt cho Đảng hay nhà nước.”

Bà Dale đã chỉ ra thói đạo đức giả sau một số bình luận của Trung Quốc về các cuộc biểu tình. Bà Hoa vào ngày 1/6 đã viết một dòng tweet: “Tất cả mạng sống đều quan trọng. Chúng tôi kiên quyết đứng cùng những người bạn châu Phi. Chúng tôi phản đối mạnh mẽ mọi hình thức phân biệt chủng tộc và những từ ngữ kích động chủng tộc và thù hận.”

Nghe thì dường như rất “chính diện,” nhưng bà Dale đã chỉ ra những vi phạm nhân quyền của chính quyền cộng sản Trung Quốc đối với các dân tộc thiểu số, cũng như tai tiếng về sự tàn bạo của lực lượng cảnh sát ở Đại lục.

Trong một diễn biến khác, bà K.T. Macfarland, cựu phó cố vấn an ninh quốc gia, nói trong chương trình “American Thought Leaders” của The Epoch Times rằng tình trạng bất ổn dân sự tại Mỹ đã tạo cho điều kiện cho Trung Quốc truyền tải thông điệp rằng mô hình độc tài của họ ưu việt hơn một nền dân chủ.

“Họ đang tận dụng tất cả những điều này, cho dù đó là cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008, là đại dịch, là các cuộc biểu tình của người Mỹ,  là cướp bóc trên đường phố, là các phiên tòa luận tội,” bà McFarland nói. “Và họ nói rằng, ‘Hãy xem, chúng tôi không có những vấn đề này tại Trung Quốc. Các nền dân chủ có những vấn đề này, các hệ thống thị trường tự do có những vấn đề này’.”

Bà nói thêm rằng, “Nước Mỹ biểu hiện ra càng chia rẽ, và càng có nhiều hình ảnh người Mỹ cướp bóc trên đường phố, tất cả những điều này chỉ tạo điều kiện cho tuyên truyền của Trung Quốc.”

 

http://biendong.net/goc-nhin-moi/35202-bac-kinh-tich-cuc-khai-thac-bieu-tinh-floyd-nhu-mot-mon-qua-tuyen-truyen.html

 

TQ phản bác nghi vấn mới về Covid-19 ở Vũ Hán

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc gọi nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học Y khoa Harvard là những “quan sát hời hợt”.

Tại cuộc họp báo ngày 9/6, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh đã bác bỏ những lập luận và nghi vấn của các nhà khoa học thuộc Đại học Y khoa Harvard về việc dịch Covid-19 có thể bùng phát tại Vũ Hán từ tháng 8 năm ngoái, sớm hơn so với công bố của giới chức Trung Quốc.

Nghiên cứu của các nhà khoa học ở Đại học Y khoa Harvard dựa trên hình ảnh vệ tinh và dữ liệu tìm kiếm các triệu chứng trên Internet. Qua đây, họ nhận thấy lưu lượng xe hơi xung quanh các bệnh viện lớn của Trung Quốc tăng đột biến từ khoảng cuối tháng 8 năm ngoái.

Ngoài ra, các tìm kiếm trên công cụ Baidu của Trung Quốc với các từ khóa như “ho”, “tiêu chảy” (các triệu chứng giống với triệu chứng do Covid-19 gây ra) tăng vọt trong thời gian này.

Các dữ liệu trên khiến các nhà khoa học đặt ra nghi vấn rằng dịch Covid-19 có thể đã bùng phát tại tâm dịch đầu tiên của thế giới từ khoảng thời gian đó, chứ không phải cuối năm 2019 như công bố của Trung Quốc.

Bác bỏ các lập luận trên, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói: “Tôi cho rằng điều này thật vô lý, vô lý đến không thể tin được khi đưa ra kết luận dựa trên những quan sát hời hợt như lưu lượng giao”.

Trước đó, ngày 7/6, Văn phòng thông tin Quốc vụ viện Trung Quốc đã tổ chức họp báo công bố Sách trắng về Covid-19. Sách trắng đã bác bỏ những cáo buộc đối với Trung Quốc về việc che đậy và trì hoãn báo cáo về dịch bệnh Covid-19 dẫn đến sự bùng phát của dịch bệnh trên toàn cầu.

Đồng thời, Sách trắng cho hay, Trung Quốc đã chủ động, kịp thời thông báo cho WHO, Mỹ và các quốc gia khác về tình hình dịch bệnh, cũng như công bố trình tự bộ gen của coronavirus chủng mới.

Cụ thể, người đứng đầu Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Trung Quốc (CDC Trung Quốc) đã thông báo cho người đồng cấp Hoa Kỳ về Covid-19 từ ngày 4/1. Hai bên đã đồng ý giữ liên lạc chặt chẽ về chia sẻ thông tin và hợp tác về các vấn đề kỹ thuật.

Thông tin liên lạc được đưa ra một ngày sau khi cơ quan y tế  tại Vũ Hán ban hành văn bản thông tin về bệnh viêm phổi mới không rõ nguyên nhân, trong đó báo cáo tổng cộng 44 trường hợp nhiễm bệnh.

Từ ngày 3/1, Trung Quốc bắt đầu cập nhật thường xuyên về sự phát triển của dịch bệnh tới WHO, các quốc gia liên quan và các tổ chức khu vực, cũng như các khu vực Hongkong, Macao, Đài Loan của nước này.

http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/35201-tq-phan-bac-nghi-van-moi-ve-covid-19-o-vu-han.html

 

TQ tận dụng Israel như thế nào

trong chiến tranh lạnh Mỹ – Trung?

Mỹ hiện nay đang lo ngại về sự hợp tác sâu giữa Trung Quốc và Israel trong lĩnh vực kinh tế và công nghệ, khiến vị thế của Mỹ bị đe dọa nghiêm trọng.

Áp lực lên Israel khi Mỹ và Trung Quốc thêm mâu thuẫn

Đại dịch Covid-19 đã đào thêm hố sâu ngăn cách giữa Mỹ và Trung Quốc, đẩy mối quan hệ này tới một dạng Chiến tranh Lạnh mới. Chính quyền Tổng thống Mỹ Trump tin rằng việc Trung Quốc mở rộng sức mạnh mềm trên toàn cầu thông qua đầu tư vào cơ sở hạ tầng và các công ty ở hải ngoại tạo ra một mối đe dọa đối với an ninh quốc gia Mỹ. Từ đó, chính quyền Trump đã gây sức ép với các đồng minh và đối tác phải hạn chế đầu tư của Trung Quốc ở nước họ. Đối với Trung Quốc, chính sách của chính quyền Trump hiện nay chỉ “toàn gậy” mà không có “củ cà rốt” nào.

Israel nằm trong số các đồng minh của Mỹ đối mặt với áp lực gia tăng về việc phải hạn chế đầu tư của Trung Quốc.

Việc công ty IDE Technologies của Israel mới đây giành được hợp đồng xây nhà máy khử muối cho nước Sorek2 trước công ty Hutchison Water (trụ sở ở Hong Kong) của nhà tỷ phú người Hoa Lý Gia Thành là một minh chứng rõ ràng về việc Israel nghe theo các mối quan ngại và áp lực từ Washington.

Trên thực tế, Mỹ đã nêu với Israel các mối quan ngại của họ về đầu tư của Trung Quốc vào cảng Haifa và về các công nghệ có thể sử dụng cho 2 mục đích. Giới chức Mỹ lo ngại Tập đoàn Hải cảng Quốc tế Thượng Hải của Trung Quốc quản lý cảng nói trên có thể đe dọa an ninh Hạm đội 6 của hải quân Mỹ neo đậu tại các cảng của Israel. Họ cũng lo lắng về việc các hãng của Trung Quốc có được năng lực trí tuệ nhân tạo (AI) thông qua các khoản đầu tư dân sự, từ đó tạo ra một thế hệ vũ khí Trung Quốc mới.

Israel và Trung Quốc đã đầu tư chéo vào nhau. Nhiều công ty quốc doanh của Trung Quốc đã nhảy vào thị trường Israel. Trung Quốc đặc biệt quan tâm đến công nghệ Israel. Ảnh: TV7 Israel News.

Trung Quốc đầu tư mạnh vào Israel

Quan hệ Israel-Trung Quốc đã cải thiện dần từ khi 2 nước thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1992. Từ khi nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình nhậm chức vào năm 2013, mức độ hợp tác kinh tế giữa 2 bên đã tăng vọt. Thương mại song phương tăng từ mức “khiêm tốn” 50 triệu USD vào năm 1992 lên 5 tỷ USD vào năm 2010 rồi 15,3 tỷ USD vào năm 2018. Israel cung cấp cho Trung Quốc các công nghệ tiên tiến.

Ban đầu Trung Quốc tìm kiếm kiến thức chuyên môn sâu của Israel về công nghệ năng lượng mặt trời, robot, xây dựng, quản lý nông nghiệp và nguồn nước, và công nghệ khử muối khỏi nước biển. Hai nước đã ký 2 thỏa thuận hợp tác tài chính vào năm 1995 và 2004 để thúc đẩy thương mại song phương. Vào năm 2010, Israel có xấp xỉ 1.000 hãng hoạt động ở Trung Quốc.

Đại dự án Vành đai và Con đường của Chủ tịch Tập Cận Bình đã gắn nền kinh tế của Trung Quốc với nền kinh tế của 60 nước. Theo đó, đầu tư của Trung Quốc vào Israel đã mở rộng đáng kể để “che phủ” gần như hầu hết các khu vực kinh tế. Thí dụ, trong lĩnh vực thực phẩm, Tập đoàn Bright Food mua 77,7% cổ phần trong công ty thực phẩm lớn nhất Israel – Tnuva. Trong lĩnh vực xây dựng và lĩnh vực vận tải, công ty China Civil Engineering Construction Corp (của Trung Quốc) là nhà thầu phụ cho Carmel Tunnel và là đối tác của công ty Tanya Cebus Ltd. của Israel trong xây dựng đường hầm Gilon. Tập đoàn Hầm Đường sắt Trung Quốc liên kết với Sohel Boneh của Israel để xây tuyến đường sắt hạng nhẹ Red Line ở Tel Aviv (Israel). Còn Tập đoàn Cảng Quốc tế Thượng Hải đang xây dựng một ga mới tại cảng Haifa với quyền vận hành trong 25 năm. Công ty Kỹ thuật Cảng Trung Quốc giành được hợp đồng xây một cảng mới ở Ashdod. Công ty CRRC Changchn Railway Vehicles Co. Ltd. (cũng của Trung Quốc) giành được gói thầu cung cấp toa xe cho tuyến tàu Red Line ở Tel Aviv. Đáng chú ý, tất cả các công ty này đều thuộc sở hữu nhà nước của Trung Quốc.

Đầu tư của Trung Quốc vào nông nghiệp Israel đã được đẩy mạnh nhờ vào việc công ty Trung Quốc Chemchina mua lại Adama với giá 3,8 tỷ USD. Sau thương vụ này là các hội thảo chuyên đề ở cấp độ chính quyền địa phương, như là về hệ thống tưới tiêu tiết kiệm nước, công nghệ nhà kính, sử dụng phân bón… trong đó nông nghiệp hiện đại được thảo luận trong mối quan hệ với công nghệ tiên tiến quốc tế.

Trong lĩnh vực học thuật, một số trường đại học Israel đã mở các cơ sở chung với các đối tác Trung Quốc. Đại học Tel Aviv (Israel) và Đại học Thanh Hoa (Trung Quốc) đi tiên phong theo hướng này với việc lập ra Trung tâm R&D XIN. Theo website của trung tâm này, nó có mục tiêu thúc đẩy hợp tác khoa học, công nghệ, và giáo dục quốc tế…

Hai nước cũng thiết lập các khu công nghiệp kết nối các chính quyền địa phương với các công ty thuộc các lĩnh vực từ y học, đến nông nghiệp, rồi thực phẩm, tài chính, linh kiện ô tô… Công viên Thường

Châu ở tỉnh Giang Tô (Trung Quốc) giờ đã trở thành một nhân tố không thể thiếu đối với Bộ Khoa học và Công nghệ của Trung Quốc. Tương tự, sự quan tâm của 2 nước vào hợp tác đổi mới và công nghệ đã dẫn tới việc thiết lập Quan hệ đối tác Đổi mới toàn diện.

Trung Quốc thèm khát công nghệ của Israel

Đầu tư của Trung Quốc vào Israel rõ nhất là trong địa hạt công nghệ.

Theo một nghiên cứu của công ty RAND, ngành công nghệ của Israel trong giai đoạn 2011-2018 đã nhận được đầu tư từ Trung Quốc là nhiều nhất, cả về giá trị tiền (5,7 tỷ USD) và số lượng công ty (54 trong tổng số 87 vụ đầu tư). Sự đầu tư này chủ yếu do các công ty khổng lồ của Trung Quốc thực hiện, các công ty này có mối quan hệ với quân đội và chính phủ Trung Quốc. Việc đầu tư đó ít nhiều đều tập trung vào các công ty và các startup (khởi nghiệp), với hoạt động có thể tái định hướng để tăng cường an ninh và công nghệ lưỡng dụng. Chẳng hạn, các công ty Trung Quốc như Alibaba, Baidu, Huawei, Tencent… đã đầu tư vào các công ty Israel với công nghệ có thể sử dụng để thực hiện điều khiển vệ tinh, gián điệp kinh tế, truyền thông số, an ninh mạng, lưu trữ đám mây, trí tuệ nhân tạo, và máy học.

Thủ tướng Israel Netanyahu phát biểu với các doanh nhân trong một chuyến thăm Trung Quốc. Ảnh: GPO.

Bên cạnh đó, đầu tư của Trung Quốc ở Israel còn hướng mạnh vào lĩnh vực công nghệ-tài chính, với mục tiêu rõ ràng là tạo ra các hệ sinh thái tài chính toàn diện kết hợp các ngành tài chính, y tế, xã hội, ngân hàng, bảo hiểm, giáo dục, và dịch vụ.

Theo một báo cáo của công ty đầu tư Israel Viola Group, lĩnh vực công nghệ tài chính ở Israel nhận được gần 1 tỷ USD đầu vào năm 2018, gần gấp đôi con số của năm 2017. Dự kiến Trung Quốc sẽ mở rộng hơn nữa thị phần thương mại điện tử của họ ở Israel và làm thu hẹp thị phần của Mỹ.

Tham vọng phục hưng dân tộc Trung Hoa, tận dụng Israel một cách toàn diện

Như vậy có thể khẳng định đầu tư của Trung Quốc vào Israel thông qua các công ty nhà nước hoặc có liên kết với nhà nước là mang tính hệ thống và chiến lược. Trung Quốc dưới thời Chủ tịch Tập Cận Bình đang nỗ lực “phục hưng” dân tộc trong kỷ nguyên mới. Tư tưởng về phục hưng dân tộc này đã ngự trị Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc vào tháng 10/2017. Tư tưởng của Tập Cận Bình về kỷ nguyên mới dựa trên việc xây dựng sức mạnh tổng thể của Trung Quốc trong lĩnh vực chính trị, kinh tế, và quân sự và nâng vị thế của nước này trong các vấn đề toàn cầu. Và Israel là một khía cạnh chính yếu trong kỷ nguyên mới của Trung Quốc hướng tới vị trí đại cường quốc và siêu cường.

Trung Quốc đang cố lấy lòng Israel. Trong ảnh, người Trung Quốc đang mang theo biểu ngữ với nội dung “Trung Quốc yêu Israel”. Ảnh: JISS.

Chiến lược của Trung Quốc ở Israel là đa chiều. Israel là mô-đun lõi cho dự án Vành đai và Con đường của Trung Quốc, vượt qua cả sự quan tâm của nước này vào việc đầu tư ở Trung Đông.

Israel cung cấp cho Trung Quốc một nơi đầu tư và buôn bán ổn định, màu mỡ. Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Israel ở châu Á và là đối tác thứ ba thế giới của Israel sau Mỹ và EU. Một số nhà quan sát tin rằng thương mại của Israel với Trung Quốc có thể vượt cả thương mại của Israel với Mỹ, đặc biệt là sau khi phát hiện ra trữ lượng dầu khí lớn ở vùng đất Israel cạnh Địa Trung Hải.

Israel mang lại cho Trung Quốc thế đứng địa chính trị ở Trung Đông. Israel là nước quan trọng để sáng kiến Vành đai và Con đường phát triển, trong đó Israel đóng vai trò là một đầu mối vận tải sang Đông Á, châu Phi, châu Âu, và bán đảo Arab. Đặc biệt, Israel cung cấp cho Trung Quốc công nghệ tiên tiến bao gồm công nghệ liên lạc, internet, và lưỡng dụng.

Thực tế này được cho là tạo ra mối nguy an ninh lớn cho Mỹ vì đã giúp Trung Quốc trở thành một nước đi tiên phong về công nghệ tiên tiến, cho cả mục đích thương mại và quân sự, từ đó có khả năng tiềm tàng làm giảm ưu thế toàn cầu của Mỹ và trật tự quốc tế do Mỹ tạo ra.

Washington đặc biệt lo ngại về sự đầu tư của Trung Quốc vào mạng 5G, Internet Plus, và công nghệ lượng tử. Đúng là Mỹ vẫn đi trước Trung Quốc về lĩnh vực vi tính lượng tử nhưng đầu tư khủng của Trung Quốc vào công nghệ lượng tử có thể giúp Trung Quốc ở vào vị trí có lợi hơn Mỹ trong tương lai gần. Bước nhảy vọt về công nghệ này cũng sẽ giúp Trung Quốc trở thành quốc gia tiên phong về thương mại điện tử và ngân hàng số, thay thế Mỹ làm đầu tàu công nghệ tài chính.

Một điều không kém quan trọng nữa là Israel mang lại cho Trung Quốc cánh cổng vào châu Âu, tăng cường không chỉ thương mại của Trung Quốc với châu Âu mà còn cả ảnh hưởng chính trị của Trung Quốc ở lục địa này. Israel là đầu mối vận tải chính sang châu Âu thông qua cảng Piraeus ở Hy Lạp và cảng Trieste ở Italy – cả hai cảng này đều đã trở thành cứ điểm đẩy nhanh hàng hóa Trung Quốc vào vùng lõi châu Âu. Hiện nay, các nước châu Âu không có biển như Hungary, Serbia, Áo, Slovakia,

Slovenia, Thụy Sĩ, và Cộng hòa Séc có thể sẽ ưa thích việc buôn bán với Trung Quốc do họ gần cảng thương mại Trieste.

Tất nhiên Israel ý thức được những mối lo ngại này của Mỹ. Israel đã thực hiện các biện pháp giám sát và kiểm tra các khoản đầu tư của Trung Quốc được cho là nguy hiểm đối với an ninh quốc gia của cả Israel và Mỹ.

Tháng 10/2019, chính phủ Israel đã thiết lập một cơ chế theo dõi đầu tư nước ngoài và việc mua các công nghệ lưỡng dụng nhạy cảm. Tuy nhiên các cơ chế như thế này vẫn không được như kỳ vọng của Mỹ vì vẫn mang tính tư vấn nhiều hơn là can thiệp ngăn ngừa thực sự.

Israel hiện đang bị căng ra theo 2 lực hút, từ Mỹ và từ Trung Quốc trong bối cảnh 2 cường quốc này đang đối đầu nhau. Israel có thể bị chia làm 2 phe, một phe (bao gồm quân đội) thích củng cố quan hệ với Mỹ, và một phe thích cách tiếp cận cân bằng với cả hai nước lớn

http://biendong.net/goc-nhin-moi/35193-tq-tan-dung-israel-nhu-the-nao-trong-chien-tranh-lanh-my-trung.html

 

Cựu quan chức Trung Quốc: ‘Gây họa không

thừa nhận sai lầm là truyền thống của ĐCSTQ’

Lưu Hòa

Bào Đồng là thư ký của cựu lãnh đạo Trung Quốc Triệu Tử Dương. Họ Triệu trước đây vì phản đối đàn áp sinh viên trong sự kiện Lục Tứ mà trở thành quan chức cấp cao nhất bị cầm tù. Gần đây trong một bài viết của mình, Bào Đồng tiết lộ rằng quá khứ ĐCSTQ cáo buộc quân đội Hoa Kỳ sử dụng vũ khí sinh học trong chiến tranh Triều Tiên, nhưng thực tế hoàn toàn là bịa đặt. Ông Bào còn mạnh mẽ lên án truyền thống của ĐCSTQ chính là “dù có gây ra họa lớn cũng nhất quyết không thừa nhận sai lầm”.

Vào ngày 8/6, Bào Đồng đã đăng một bình luận trên đài Á Châu Tự do với tiêu đề “Gây họa nhưng không thừa nhận sai lầm là truyền thống của ĐCSTQ – giới thiệu một phần hồi tưởng của Bộ trưởng Bộ Y tế của Tổng bộ Quân đội Tình nguyện”, nội dung trích hồi ký của Ngô Chi Lý (Wu Zhizhi), cựu Bộ trưởng Bộ Y tế của quân đội tình nguyện Trung Quốc, được đăng tải trên Tạp chí Văn học và Lịch sử hàng tháng “Viêm Hoàng Xuân Thu” vào năm 2013. Trong bài báo, ông Bào đã chỉ ra rằng bài báo của Ngô Chi Lý cho thấy ĐCSTQ cáo buộc Hoa Kỳ sử dụng vũ khí sinh học là sản phẩm bịa đặt, các quan chức cấp cao của ĐCSTQ đều biết rất rõ điều này. Tuy vậy, ĐCSTQ chưa từng xin lỗi Hoa Kỳ, cũng chưa từng thừa nhận sai lầm với thế giới, càng không hướng dẫn các đảng viên ĐCSTQ lấy đó làm gương để tránh phạm phải sai lầm về sau.

Bào Đồng tức giận nói: “Gây họa không nhận lỗi, dù có gây họa tày trời cũng kiên quyết không thừa nhận sai lầm, đó là bản chất của ĐCSTQ. Bịa đặt và chỉ trích quân đội Hoa Kỳ gây ra chiến tranh sinh học chỉ là một ví dụ. Toàn bộ chiến tranh Triều Tiên rõ ràng là sản phẩm từ “một phía”, ĐCSTQ rõ ràng nhận lệnh của Stalin giúp Kim Nhật Thành xâm lược Hàn Quốc, nhưng lại ngang nhiên nói dối rằng đang “giúp Triều Tiên chống Mỹ để bảo vệ nước nhà”. ĐCSTQ làm sao có thể thừa nhận sai lầm đây?

Đối với xã hội quốc tế là thế, đối với người dân trong nước cũng không khác biệt gì! Phong trào “Ba lá cờ đỏ” (Đường lối chung, Đại nhảy vọt và Công xã nhân dân) đã khiến hàng chục triệu người dân bị chết đói, ĐCSTQ đã bao giờ thể hiện sự sám hối sâu sắc trước nhân dân? Huống chi, vụ thảm sát tại Thiên An Môn ngày 4 tháng 6 năm 1989 (vụ thảm sát Lục Tứ), ĐCSTQ đã trực tiếp điều động hàng trăm ngàn quân đội được vũ trang giết hại các sinh viên và người dân thành thị tay không tấc sắt!”.

Ông Bào Đồng còn nói: “Yêu cầu một cái đảng vô trách nhiệm với chính người dân của mình thay đổi truyền thống vô trách nhiệm với cộng đồng quốc tế, điều đó không phải là điều không thể, chỉ có điều rất khó, rất khó!”.

Theo Bào Đồng, Secretchina.com

Lưu Hòa dịch và biên tập

https://www.dkn.tv/the-gioi/cuu-quan-chuc-trung-quoc-gay-hoa-van-khong-thua-nhan-sai-lam-la-truyen-thong-cua-dcstq.html

 

Nạn nhân vùng lũ Trung Quốc: chưa bao giờ thấy

trận lũ nào lớn như vậy trong đời

Vũ Dương

Trần Dương, một người dân sống ở đường Lưỡng Giang, thị trấn Song Giang, thành phố Lệ Phố thuộc thành phố cấp thị Quế Lâm, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc, nói với phóng viên của Thời báo Epochtimes rằng những người già địa phương nói rằng, từ sau năm 1949, hơn 70 năm nay, họ chưa bao giờ nhìn thấy trận lũ nào lớn như vậy trong đời, thậm chí ngay cả nghĩ cũng không bao giờ nghĩ tới.

Trần Dương nói: “Dân làng chúng tôi nhìn thấy có người bị nước lũ cuốn trôi, nhưng lại không sao tìm được. Nước lớn như vậy, chúng tôi cũng chỉ mới bắt đầu dọn dẹp trong hai ngày này. Trong quá trình dọn dẹp, tạm thời vẫn chưa nói chắc được gì cả”.

Do mưa lớn kéo dài, các thị trấn Song Giang, thị trấn Hoa Cống và thị trấn Mã Lĩnh của thành phố Lệ Phố thuộc thành phố cấp thị Quế Lâm, tỉnh Quảng Tây đã bị ngập lụt nghiêm trọng do chính quyền xả lũ các con đập khiến cho nhiều thôn làng bị mất nước mất điện, nhà sập cửa đổ.

Trần Dương cho biết, dân số của làng ít nhất khoảng hai ba nghìn người. Toàn bộ thôn làng nơi anh đang ở đều đã chìm trong biển nước, từ tầng một của ngôi nhà trở xuống tất cả đều bị ngâm trong nước. Mực nước cao nhất của nước lũ ít nhất vào tầm hai hoặc ba mét.

Anh nói: “90% các ngôi nhà làm từ bùn đất tất cả đều đã mềm nhũn cả, về cơ bản đều đã đổ sập. Những nhà không bị sập thì cũng không có ai dám sống trong đó nữa”.

Các hồ chứa nước xả lũ, nước lũ mau chóng dâng cao khiến dân làng trở tay không kịp.

Hồ chứa nước xả lũ, nước lũ dâng lên chỉ trong vài phút

Trần Dương nói rằng, con sông ở thị trấn Song Giang là bộ phận của sông Châu Giang, mực nước trên sông Long Bình và một con sông khác đột nhiên tăng vọt, sở dĩ nghiêm trọng như vậy, một trong những nguyên nhân chủ yếu nhất chính là con đập Đại Giang ở thượng nguồn đã mở cống xả lũ, ngoài ra còn có một hồ chứa nước cỡ nhỏ khác bị vỡ.

Ông Trần nói rằng thị trấn Song Giang là nơi giao giới của hai con sông. “Trong vài phút, nước sông đã dâng lên, dân làng không kịp phòng bị”.

“Có một dân làng khi lái xe rời khỏi nhà được năm, sáu trăm mét, đột nhiên nước dâng lên, anh ta không kịp quay trở lại nhà, nước mạnh như vậy mà”. Trần Dương nói, hai trong số ba chiếc xe điện của nhà anh đã nhanh chóng được chuyển lên trên lầu, còn chiếc kia đã bị nước nhấn chìm”.

“Vậy nên nói việc di tản là không thực tế. Những người già nói rằng họ chưa bao giờ gặp phải chuyện như vậy trong đời”. Ông nói rằng không chỉ thị trấn Song Giang, mà cả thị trấn Hoa Cống và thị trấn Mã Lĩnh ngay bên cạnh cũng đều ngập trong biển nước.

“Một nhà ba người người chỉ nhận được một cái bánh bao”

Sau trận lụt, Trần Dương nói rằng người dân trong làng chỉ có thể tự nghĩ cách cứu mình, “Anh giúp tôi, tôi giúp anh, nước rút rồi, tự mình phải kiếm cái gì ăn đã. Trông chờ vào chính phủ là điều không thể, họ không cung cấp chỗ ở, đồ ăn và nước uống cho chúng tôi”.

Anh nói rằng anh nghe nói rằng chính quyền của thị trấn khác phân phát một chút mỳ tôm cho người dân, cũng có người nhà anh nói rằng có gia đình có ba người mà chỉ nhận được một cái bánh bao, kỳ thực cũng bằng như không cho gì cả. Tuy nhiên những thông tin này đều đã bị chặn”.

Ông còn nghe nói rằng chính phủ đầu tiên đã phân phát cho một gia đình một túi gạo, một thùng dầu ăn và cháo bát bảo, người dân đã uống số cháo đó. Nhưng không ngờ rằng sau đó người của chính phủ lại đến tận nhà của người dân để buộc họ giao ra những món đồ cứu trợ đã nhận được, cũng yêu cầu người dân phải bù thêm số cháo đó nữa. Lý do là nhà của họ không bị sập, vậy nên không được tính là dân bị nạn.

Trần Dương nói rằng hiện giờ nước trong làng đã rút, mọi người đều đang dọn dẹp bùn đất, nhưng có những nơi vẫn không có điện, nước giếng cũng không dùng được.

Ông nói rằng sau thảm họa, 95% ngôi nhà làm từ đất bùn đã bị sập, nhiều dân làng đều rơi vào cảnh không nơi tá túc, nhưng đến nay chính quyền địa phương vẫn phớt lờ tình cảnh khốn khó của người dân, dân làng chỉ còn biết tìm đến người thân và bạn bè để tự giải quyết.

Ngoài ra, toàn bộ số hoa màu của dân làng đều đã mất trắng, và cũng không biết liệu họ có nhận được khoản trợ cấp nào từ nhà nước hay không. “Nhưng dù thế nào, người ta vẫn cần phải sống tiếp, họ (chính phủ) vốn không xem trọng mạng sống của người dân đến vậy”.

Truyền thông nhà nước “mờ nhạt hóa” thiên tai

Cho đến nay, những cơn mưa lớn đã khiến cho mấy triệu người dân ở 8 tỉnh bao gồm Giang Tây, Hồ Nam và Quảng Tây… bị ảnh hưởng. Trên các phương tiện truyền thông xã hội, video và hình ảnh được đăng tải bởi nạn nhân địa phương khiến người xem không khỏi giật mình chua xót. Nhiều tỉnh thành bị ảnh hưởng nặng nề, vô số ngôi nhà bị chìm trong biển nước, vô số xe cộ bị nước cuốn trôi, vô số thôn trấn và đường phố bị chìm trong nước…

Tuy nhiên, các phương tiện truyền thông chính thức của ĐCSTQ lại cố tình “mờ nhạt hóa” một trận lũ nghiêm trọng như vậy. Có người tìm kiếm trên trang chủ của trang “Xinhuanet.com” nhưng không thấy một tin tức nào về lũ lụt ở miền nam Trung Quốc. Những thông tin về thảm họa trên các trang web chính thức khác cũng chỉ lèo tèo thưa thớt.

Có cư dân mạng chế giễu rằng để chứng minh mưa bão và lũ lụt xảy ra ở miền Nam, anh đã cố tình bật tin tức trên TV và muốn xem miền nam đã bị nhấn chìm thành như thế nào? Đồng bào ở miền nam có ổn hay không? Kết quả là, những gì anh ta nhìn thấy trên TV là đài truyền hình đang dốc hết công suất phát sóng về tình hình hỗn loạn của đế quốc Hòa Kỳ, và nụ cười hả hê vui sướng khi người khác gặp họa của người dẫn chương trình!

Cũng có người trong giới truyền thông đăng tải dòng cảm xúc rằng: “Trên điện thoại di động của tôi, trên mục tin tức của các phương tiện truyền thông nhà nước, các trang web có rất ít tin tức về bão lũ ở miền Nam. Nhìn vào thì thấy như trận lũ đã quét qua nhiều tỉnh và thành phố ở phía nam, gây ngập trên diện rộng, làm vô số thôn trấn và đường phố bị chìm trong nước; khiến đường xá sụt lún, giao thông gián đoạn,… như thể chúng chưa bao giờ xảy ra vậy”.

“Sống chết của đồng bào họ không chút quan tâm, còn sống chết của người Mỹ lại khiến họ đau đớn như chết cha chết mẹ vậy! Đây có phải là ăn cây táo rào cây sung hay không? Tất nhiên là vậy! Tiền họ kiếm là của người dân Trung Quốc, còn điều họ quan tâm lại là chuyện sống chết của người Mỹ! “.

Theo epochtimes.com,

Vũ Dương dịch và biên tập

https://www.dkn.tv/the-gioi/nan-nhan-vung-lu-trung-quoc-chua-bao-gio-thay-tran-lu-nao-lon-nhu-vay-trong-doi.html

 

Vì sao hình ảnh Tập Cận Bình

đứng cạnh ‘cái hố lớn’ lại thu hút dư luận?

Quỳnh Chi

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đến Ninh Hạ để khảo sát, một lần nữa thu hút sự chú ý của công chúng. Một bức ảnh ông Tập nhìn vào cái hố lớn đã khiến nhiều người bình luận liên tưởng tới vận mệnh chính trị của ông cũng như chính quyền Bắc Kinh.

Báo Tân Đường Nhân đưa tin, chiều ngày 8/6, ông Tập Cận Bình đã đến thôn Hoằng Đức thuộc thị trấn Hồng Tự Bảo, thành phố Ngô Trung, sau đó thăm quan Công viên sinh thái làng Đạo Ngư ở huyện Hạ Lan và vườn trồng nho ở phía đông núi Hạ Lan để tìm hiểu về tình hình giảm nghèo ở địa phương, hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, và bảo vệ môi trường sinh thái.

Không ít người dùng mạng đăng tải bức ảnh ông Tập tìm hiểu tình hình khôi phục môi trường sinh thái ở Đông Lộc, Hạ Lan, kèm theo bình luận: Tập Cận Bình đến Ninh Hạ thị sát, trước mặt là một cái hố sâu, bên cạnh hố là một cái cây, hàm ý sâu xa!

Bức ảnh không có gì đáng nói nhiều, nhưng việc dư luận người Hoa xôn xao bàn bán về bức hình lại cho thấy uy tín của ông Tập và Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) thật sự đang ở mức đáng báo động. Những lời bình luận cũng cho thấy ĐCSTQ hiện tại đang phải đối mặt với nguy cơ chưa từng có cả về nội chính lẫn ngoại giao. Về đối ngoại, cộng đồng quốc tế đang truy cứu trách nhiệm và bồi thường của Trung Quốc về dịch viêm phổi cấp, quan hệ Trung – Mỹ do đó rơi vào trạng thái đóng băng. Trong nước, nguy cơ dịch bệnh bùng phát vẫn tồn tại, áp lực kinh tế nặng nề, thêm vào đó là nhiều dấu hiệu về cuộc đấu đá nội bộ cấp cao diễn biến phức tạp.

Vì vậy không ít người phân tích, bức ảnh ông Tập Cận Bình đứng trước hố sâu không phải là điềm báo tốt đẹp gì, dường như dự báo kết cục cùng đường của ông ta và ĐCSTQ.

Ông Tập Cận Bình tại Ninh Hạ vào ngày 8/6 (ảnh chụp màn hình video, dẫn qua NTDTV).

Người dùng mạng đã suy đoán mục đích của hố lớn này và đưa ra cảnh báo cho ông Tập như sau:

“Cứ đi về phía trước là xuống hố đấy!”

“Cạnh cái hố to còn có một cái cây bé tí kìa!”

“Nơi chôn cất của ĐCSTQ chăng?”

“Ông ta đang tính toán có bao nhiêu kẻ đối lập có thể được chôn cất”.

“Ông định xây một ngôi mộ trong tương lai ở đây à?”

“Đối mặt với một cái hố quá lớn, sao lấp đi được đây?”

“Đã sớm đào xong một cái hố lớn như vậy, là ai muốn hại ta đây?”

Người dùng mạng tên HunzJulian lại nói: “Dám chắc cái hố này sẽ được rào lại để mọi người thăm quan, nó sẽ trở thành điểm du lịch nổi tiếng của địa phương mà vé vào cửa không dễ kiếm. Cứ tin tôi đi”.

Trong buổi thị sát tại Ninh Hạ, ông Tập đặc biệt đến làng Hoằng Đức, thị trấn Hồng Tự Bảo, thành phố Ngô Trung, Ninh Hạ để thăm ngôi làng đã xóa đói giảm nghèo thành công vào năm 2019. Đây được coi là để làm nổi bật những thành tựu xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, nền kinh tế Trung Quốc đã bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, và sẽ là không thực tế nếu đặt ra mục tiêu xóa nghèo vào năm 2020. ĐCSTQ tuyên bố rằng vẫn còn 52 quận nghèo vào cuối tháng 3 vừa qua.

Và bài phát biểu của Thủ tướng Lý Khắc Cường cũng đã chứng thực tình cảnh khó khăn của nền kinh tế Trung Quốc. Vào ngày bế mạc hai phiên họp của ĐCSTQ, ông Lý Khắc Cường đã phát biểu trong cuộc họp báo: thu nhập bình quân đầu người của Trung Quốc là 30.000 nhân dân tệ (tương đương 101 triệu VNĐ), nhưng có đến 600 triệu người có thu nhập bình quân tháng chỉ 1000 nhân dân tệ (khoảng 340 nghìn VNĐ).

Điều này cho thấy khoảng cách giàu nghèo ở Trung Quốc là quá lớn, và các chính sách xóa đói giảm nghèo trong quá khứ đã thất bại, đè bẹp mục tiêu “xóa đói giảm nghèo toàn diện và xây dựng một xã hội khá giả vào năm 2020” của ông Tập Cận Bình.

Trước hai kỳ họp Lưỡng hội, Trung Nam Hải rung chuyển bởi việc Thứ trưởng Bộ Công an Trung Quốc, Tôn Lực Quân bất ngờ bị điều tra; tiếp đến ông Phó Chính Hoa – Bộ trưởng Bộ Tư pháp rớt đài; thậm chí ngay cả đại tướng phe Giang Trạch Dân đã nghỉ hưu, Nguyên Phó Bí thư Ủy ban Chính trị Pháp luật Mạnh Kiến Trụ cũng bị khám xét nhà. Tiếp đó, ngày 11/5, chỉ huy quân đồn trú Bắc Kinh, chuyên phụ trách an toàn cho lãnh đạo cấp cao ĐCSTQ – Vương Xuân Ninh bất ngờ bị bãi chức viên của Ban Thường vụ Ủy ban thành phố Bắc Kinh.

Ông Trần Phá Không, chuyên gia về vấn đề Trung Quốc, cho rằng đây rất có thể là mở đầu cho một cuộc cải chính mới trong giới quan chức.

Cùng thời điểm Tôn Lực Quân mất chức, trong tháng 4, ông Tập Cận Bình đã đến Tần Lĩnh, Thiểm Tây để “xá” Long mạch. Sau đó, ngày 11/5, ông Tập xuất hiện tại hang đá Vân Cương ở Đại Đồng, Sơn Tây để “bái Phật”, gây ra nhiều suy đoán. Các nhà quan sát ở nước ngoài tin rằng vào thời điểm nhạy cảm khi cuộc đấu tranh quyền lực của ĐCSTQ đang diễn ra khốc liệt, ông Tập phải rời Bắc Kinh thường xuyên vì lý do an toàn.

Trước và sau cuộc họp Bắc Đới Hà vào tháng 8 năm ngoái, cùng thời điểm diễn ra các cuộc biểu tình của người Hồng Kông nhằm phản đối dự luật dẫn độ về Trung Quốc, đồng thời chiến thương Mỹ-Trung cũng đang tới hồi gay cấn, ông Tập Cận Bình cũng xuất hiện trong “Ngàn Phật Động” ở hang Mạc Cao, Cam Túc sau khi biến mất hơn mười ngày và cũng được coi là “rời đô đi tránh nạn”.

Giáo sư Tạ Điền tại Trường Kinh doanh Aiken thuộc Đại học Nam Carolina, Hoa Kỳ, nói rằng cuộc đấu đá của ĐCSTQ ngày càng trở nên khốc liệt hơn do dịch bệnh, và các phe phái cảm thấy áp lực, bao gồm cả áp lực quân sự, kinh tế và chính trị. ĐCSTQ phải đối diện với sự truy cứu của cộng đồng quốc tế. Gần đây, Tổng thống Trump đã bày tỏ công khai sự bất bình của ông đối với Bắc Kinh vì chính quyền Trung Quốc che giấu dịch bệnh COVID-19. Ông Trump và chính phủ của ông đã tỏ rõ quyết tâm truy đuổi và lên án ĐCSTQ trên nhiều lĩnh vực như kinh tế, chính trị, ngoại giao và đạo đức.

Giáo sư Tạ Điền nói sẽ không ai giúp đỡ ông Tập Cận Bình nếu các cuộc truy cứu quốc tế được tăng cường hơn nữa. Như vậy tiền đồ của ông Tập và ĐCSTQ rất có thể sẽ là một hố sâu thăm thẳm.

Theo Li Yun, NTDTV

Quỳnh Chi dịch và biên tập

https://www.dkn.tv/the-gioi/vi-sao-hinh-anh-tap-can-binh-dung-canh-cai-ho-lon-lai-thu-hut-du-luan.html

 

8 cuộc điều tra về nạn cướp mổ nội tạng

của chính quyền Trung Quốc

Bảo Thư

Lần đầu tiên nạn cướp mổ nội tạng của chính quyền Trung Quốc được phơi bày vào năm 2006. Trong 14 năm qua, cộng đồng quốc tế đã công bố ít nhất 8 cuộc báo cáo điều tra, cáo buộc Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) thu hoạch trực tiếp nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công và các tù nhân lương tâm khác.

Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ (USCIRF) đã nhiều lần kêu gọi chính phủ Hoa Kỳ điều tra chính thức về vấn đề này.

Báo cáo điều tra đầu tiên

Ngày 6/7/2006 tại Ottawa, Canada.

Ông David Kilgour, cựu Quốc Vụ Khanh Châu Á – Thái Bình Dương của Canada, và ông David Matas – luật sư nhân quyền quốc tế, đã công bố “Báo cáo về cuộc điều tra cáo buộc ĐCSTQ mổ cướp nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công”. Báo cáo kết luận những cáo buộc rằng chính quyền Trung Quốc thu hoạch nội tạng là đúng sự thật.

Luật sư nhân quyền Matas cho biết, đây là “tội ác chưa từng có trên hành tinh này”.

Báo cáo điều tra thứ 2

Ngày 12/8/2014, Quỹ Dân chủ Quốc gia, thủ đô Washington, Hoa Kỳ.

Phóng viên điều tra độc lập Ethan Gutmann đã tổ chức một cuộc họp báo để công bố báo cáo mới của ông, được in thành cuốn sách có tựa đề: “Đại thảm sát: Giết người hàng loạt, Thu hoạch nội tạng, và Giải pháp bí mật của chính quyền Trung Quốc đối với các vấn đề bất đồng quan điểm”.

Nhà báo Ethan Gutmann đã phỏng vấn ngay tại chỗ các bệnh viện quân đội của chính quyền Trung Quốc – nơi đi đầu trong nạn mổ cướp nội tạng từ những người còn sống.

Ông Gutmann cũng cho biết thêm, các nhân viên bệnh viện quân đội đã có tiền sử thu hoạch nội tạng từ người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương từ hàng chục năm trước. Nhưng, chỉ sau khi ĐCSTQ bắt đầu chiến dịch đàn áp Pháp Luân Công từ năm 1999, nạn mổ cướp nội tạng diễn ra trên quy mô công nghiệp và nhóm nạn nhân chủ yếu là các học viên Pháp Luân Công.

Báo cáo điều tra thứ 3

Vào ngày 19/5/2016, “Tổ chức Quốc tế Điều Tra cuộc đàn áp Pháp Luân Công” (WOIPFG), sau 10 năm điều tra, đã công bố một báo cáo dài 210.000 từ, trong đó đưa ra các kết luận, và dưới đây là một vài điểm chủ yếu:

Việc thu hoạch trực tiếp nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công là một tội ác có quy mô toàn Trung Quốc do Giang Trạch Dân cầm đầu.

Hàng triệu học viên Pháp Luân Công bị bắt giữ phi pháp đã trở thành ngân hàng nội tạng sống ở Trung Quốc, bị giết hại theo yêu cầu khi có khách hàng cần ghép tạng.

6 bằng chứng tiết lộ ĐCSTQ nắm giữ một kho tàng những người còn sống có thể bị mổ lấy nội tạng bất cứ lúc nào.

Nạn thu hoạch trái phép nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công chưa bao giờ chấm dứt, thậm chí còn tiếp tục gia tăng.

Báo cáo điều tra thứ 4

Ngày 22/6/2016, Câu lạc bộ Báo chí Quốc gia, tại thủ đô Washington, Mỹ.

Báo cáo điều tra mới nhất về nạn mổ cướp nội tạng ở Trung Quốc được công bố dưới dạng cuốn sách, có tên “Thu hoạch đẫm máu / Đại Thảm Sát: Phiên bản cập nhật” (Bloody Harvest/The Slaughter: An Update).

Ba vị đồng tác giả là cựu Quốc vụ Khanh Canada phụ trách khu vực Châu Á Thái Bình Dương – ông David Kilgour , phóng viên điều tra cấp cao người Mỹ Ethan Gutmann và luật sư nhân quyền Canada – David Matas. Ba nhà điều tra cho biết, trong 15 năm qua, tại đại lục Trung Quốc, ước tính có khoảng 1,5 triệu ca ghép tạng đã được thực hiện. Nhóm nạn nhân bị lấy tạng chủ yếu là các học viên Pháp Luân Công.

Báo cáo điều tra thứ 5

Năm 2018, tạp chí “Nghiên cứu và ngăn chặn diệt chủng quốc tế” (Genocide Studies and Prevention) của Hiệp hội nghiên cứu diệt chủng quốc tế (IAGS) đã xuất bản bài nghiên cứu: “Cuộc diệt chủng lạnh đối với các học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc”.

Bài nghiên cứu được thực hiện trong 2 năm, và kết luận cuộc đàn áp của chính quyền Trung Quốc đối với Pháp Luân Công từ năm 1999 đến nay đã thật sự cấu thành tội ác diệt chủng.

4 tác giả của bài nghiên cứu gồm: Phó giáo sư Maria Cheung thuộc Đại học Manitoba Canada, Bác sỹ Torsten Trey – Giám đốc điều hành của Tổ chức các bác sỹ phản đối cưỡng chế thu hoạch nội tạng

(DAFOH), Luật sư nhân quyền quốc tế David Matas và nhà nghiên cứu Richard An của Đại học York, Toronto, Canada.

Báo cáo điều tra thứ 6

Ngày 2/7/2018, tại Madrid, Tây Ban Nha đã tổ chức Hội nghị cấy ghép nội tạng thế giới lần thứ 27.

Trung tâm nghiên cứu nạn cưỡng chế thu hoạch nội tạng Trung Quốc (China Organ Harvest Research Center, COHRC) đã công bố báo cáo nghiên cứu mới nhất có tên về việc chính quyền Trung Quốc tiếp tục cưỡng chế thu hoạch nội tạng dù đã tuyên bố cải cách (Transplant Abuses Continues Despite the Claim of Reform).

Báo cáo cho thấy chính quyền Trung Quốc không ngừng thu hoạch các bộ phận cơ thể con người trên quy mô lớn, mà còn chỉ ra rằng: ĐCSTQ đang tìm kiếm những thỏa thuận để mở rộng cung cấp nội tạng cho các khu vực khác, lôi kéo cộng đồng quốc tế vào tội ác mổ cướp nội tạng.

Vào tháng 9/2019, COHRC đã cập nhật thêm báo cáo này.

Báo cáo điều tra thứ 7

Tháng 6/2019, Luân Đôn, nước Anh.

Một tòa án nhân dân đã được thành lập tại Anh Quốc, có tên “Tòa án Xét xử Trung Quốc” (China Tribunal). Sau khi xem xét các báo cáo điều tra và bằng chứng về nạn thu hoạch tạng ở Trung Quốc, Tòa án đưa ra phán quyết, trong đó tuyên bố, chính quyền Trung Quốc cưỡng chế cướp mổ nội tạng từ các tù nhân lương tâm trong nhiều năm qua, và các học viên Pháp Luân Công là nhóm nạn nhân chủ yếu.

Vào ngày 1/3/2020, lần đầu tiên Tòa án Xét xử Trung Quốc chính thức phát hành “Báo cáo phán quyết toàn văn” dài 160 trang. Tòa án cũng tuyên bố, nạn cưỡng bức mổ cướp nội tạng của chính quyền ĐCSTQ là một trong những tội ác tàn bạo nhất của thế kỷ này.

Báo cáo điều tra thứ 8

Tháng 3/2020, thủ đô Washington, Hoa Kỳ.

Nhà nghiên cứu Matthew Robertson, thuộc “Quỹ Tưởng niệm các nạn nhân của Chủ nghĩa Cộng sản” và nghiên cứu sinh tiến sỹ tại Đại học Quốc gia Úc, đã công bố một báo cáo điều tra – “Thu hoạch Nội tạng và hành quyết ngoài vòng pháp luật ở Trung Quốc: Rà soát lại các bằng chứng”.

Báo cáo này tổng hợp các dữ liệu liên quan từ hơn 300 bệnh viện ở Trung Quốc, các bài phát biểu và thông báo nội bộ của ĐCSTQ và các bài báo y khoa lâm sàng, phân tích dữ liệu các xét nghiệm máu và y tế của chính quyền Trung Quốc. Báo cáo kết luận ĐCSTQ đã thu hoạch phi pháp nội tạng của các học viên Pháp Luân Công và người Duy Ngô Nhĩ bị giam giữ.

Sau khi tiến hành phân tích thống kê, ông Robertson kết luận, dữ liệu hiến tạng tự nguyện và cấy ghép mà chính quyền Trung Quốc công bố đã được làm giả mạo theo một mô hình toán học.

Báo cáo này cũng được công bố trên tạp chí y học nổi tiếng “BMC Medical Ethics“.

Ngoài 8 cuộc báo cáo điều tra nêu trên, còn có một vài cuốn sách khác chứng minh chính quyền ĐCSTQ đã cưỡng chế thu hoạch nội tạng con người.

Tựa đề các cuốn sách là: Thu hoạch đẫm máu (Bloody Harvest), Tạng Nhà nước : Lạm dụng cấy ghép ở Trung Quốc (State Organs: Transplant Abuse in China), Cuộc bức hại tà ác chưa từng thấy (Organ Harvesting from Live Bodies in China: The Most Terrible Evil in the Planet), v.v.

Các chuyên gia yêu cầu chính phủ Hoa Kỳ bắt đầu cuộc điều tra chính thức

Ông Tony Perkins, Chủ tịch Ủy ban Quốc tế Tự do Tôn giáo Hoa Kỳ (USCIRF), nói với The Epoch Times rằng: “Chúng tôi kêu gọi chính phủ Hoa Kỳ tiến thêm bước nữa điều tra những cáo buộc này và có hành động thích đáng đối với ĐCSTQ”.

Bà Nadine Maenza, phó chủ tịch USCIRF cho biết, “USCIRF kêu gọi chính phủ Hoa Kỳ tiến hành một cuộc điều tra toàn diện về các cáo buộc ĐCSTQ cưỡng chế thu hoạch nội tạng con người”.

Trong một cuộc phỏng vấn gần đây, Ủy viên USCIRF Gary Bauer cho biết, “USCIRF cảm thấy lo lắng về các báo cáo về việc ĐCSTQ không ngừng cưỡng chế thu hoạch nội tạng các tù nhân lương tâm, trong đó có các học viên Pháp Luân Công”. Ông cũng cho rằng chính phủ Hoa Kỳ nên mở cuộc điều tra chính thức về vấn đề này.

Từ năm 2007, trong các báo cáo thường niên, USCIRF đã luôn quan tâm chú ý đến các cáo buộc chính quyền Trung Quốc cưỡng chế cướp mổ nội tạng con người.

USCIRF là một cơ quan chính phủ liên bang Hoa Kỳ hoạt động độc lập và xem xét các vấn đề tự do tín ngưỡng trên thế giới. Các nhà quan sát nhận định rằng những khuyến nghị của USCIRF là tiêu chuẩn vàng để kết luận về tình hình tự do tín ngưỡng.

Theo NTDTV

Bảo Thư chuyển ngữ

https://www.dkn.tv/the-gioi/8-cuoc-dieu-tra-ve-nan-cuop-mo-noi-tang-cua-chinh-quyen-trung-quoc.html

 

Truyền thông Trung Quốc chi gần 19 triệu USD

để ‘tuyên truyền’ trên hàng loạt báo Mỹ

Băng Thanh

Trong bốn năm qua, tờ Trung Quốc Nhật Báo (China Daily), tờ báo tiếng Anh thuộc sự kiểm soát của chính quyền Trung Quốc đã trả cho các tờ báo của Hoa Kỳ gần 19 triệu USD để chạy các quảng cáo dưới dạng tin tức.

Tờ Daily Caller dẫn dữ liệu từ Bộ Tư pháp Hoa Kỳ cho biết, kể từ tháng 11/2016, tờ Trung Quốc Nhật Báo đã trả hơn 4,6 triệu USD cho tờ The Washington Post và gần 6 triệu USD cho tờ Tạp chí Phố Wall (The Wall Street Journal) để chạy các quảng cáo dưới dạng tin tức.

Ngoài ra, theo dữ liệu, trong bốn năm qua, tờ Trung Quốc Nhật Báo cũng đã trả cho tờ The New York Times 50.000 USD, tờ Foreign Policy 240.000 USD, The Des Moines Register 34.600 USD và CQ-Roll Call 76.000 USD để chèn các tuyên truyền dưới dạng quảng cáo.

Tổng cộng trong bốn năm qua, tờ Trung Quốc Nhật Báo đã chi hơn 11 triệu USD cho quảng cáo trên các tờ báo của Hoa Kỳ và hơn 265 ngàn USD cho quảng cáo trên mạng xã hội Twitter.

Bên cạnh đó, báo cáo của Bộ Tư pháp Hoa Kỳ cho biết, China Daily còn bỏ ra 7,6 triệu USD chi cho việc in ấn tại nhiều tòa soạn, xưởng in ở Mỹ để in báo của China Daily. Các “khách hàng” trong diện này gồm có tờ The Los Angeles Times, Thời báo Seattle (The Seattle Times), Tạp chí Hiến pháp Atlanta (The Atlanta Journal-Constitution), tờ The Chicago Tribune, tờ The Houston Chronicle và tờ Quả cầu Boston (The Boston Globe).

Một ví dụ về các quảng cáo mà tờ Trung Quốc Nhật Báo đã phải chi hàng triệu USD để chạy trên các tờ báo Mỹ là chương trình mang tên “Quan sát Trung Hoa” (China Watch). Những quảng cáo này được đăng dưới dạng tin tức trên các tờ báo lớn của Hoa Kỳ như tờ Tạp chí Phố Wall, tờ The New York Times, tờ The Washington Post, The Los Angeles Times. Chương trình “Quan sát Trung Hoa” được cho là có nhiều tin, bài mang định hướng ủng hộ chính quyền Trung Quốc. Ví như, một bài viết từ tháng 9/2018 đã ca ngợi sáng kiến Vành đai Con đường của chính phủ Trung Quốc với tiêu đề: “Vành đai và Con đường đồng hành cùng các nước châu Phi”.

Nhiều năm qua, Bộ Tư pháp Mỹ đã yêu cầu Trung Quốc Nhật Báo công bố hoạt động theo định kỳ 6 tháng/lần dựa theo Luật đăng ký đại diện nước ngoài (FARA). Lần gần nhất Trung Quốc Nhật Báo nộp đệ trình cho Bộ Tư pháp Mỹ là hôm 1/6 vừa qua. Đây cũng là lần đầu tiên China Daily nêu chi tiết các khoản chi trả cho các báo, tổ hợp truyền thông của Mỹ, với số liệu thống kê từ tháng 11/2016 – 4/2020.

Theo tờ The Epoch Times, vào đầu năm nay, trong một bức thư gửi cho Bộ Tư pháp Mỹ của hàng chục nhà lập pháp Hoa Kỳ, cho biết, China Daily là một phần trong các nỗ lực tuyên truyền toàn cầu của Trung Quốc, một chiến dịch mà Bắc Kinh đã đầu tư 6,6 tỷ USD kể từ năm 2009. Theo hồ sơ của FARA, nhà cầm quyền Trung Quốc đã chi 35 triệu USD cho China Daily kể từ năm 2017, không bao gồm hồ sơ nộp gần đây.

Các bài báo đăng trên các ấn phẩm của Hoa Kỳ “phục vụ như một vỏ bọc cho sự tàn bạo của Trung Quốc, bao gồm các tội ác chống lại loài người ở khu vực Tân Cương và sự hỗ trợ của nó cho cuộc đàn áp ở Hồng Kông”, các nhà lập pháp đã viết.

Đầu năm nay, cùng với bốn phương tiện truyền thông nhà nước khác của Trung Quốc đang hoạt động tại Hoa Kỳ, Bộ Ngoại giao Mỹ đã xác định China Daily là “cơ quan ngoại giao” vì tờ báo này giữ vai trò là cơ quan tuyên truyền cho Bắc Kinh.

https://www.dkn.tv/the-gioi/truyen-thong-trung-quoc-chi-gan-19-trieu-usd-de-tuyen-truyen-tren-hang-loat-bao-my.html

 

Báo Philippines:

‘Có thể kiện Trung Quốc vì bít sông Mê Kông’

Minh Hòa

Tờ báo Ngôi sao Philippines (The Philippine Star) hôm 10/6 đăng bài viết phân tích rằng các nước Đông Nam Á có thể kiện Trung Quốc vì cố tình ngăn chặn dòng chảy của sông Mê Kông, dẫn đến tình trạng khô hạn nghiêm trọng ở các nước cuối dòng, trong đó có Việt Nam.

“Trung Quốc đang tàn phá hàng triệu người Đông Nam Á bằng cách bóp nghẹt sông Mê Kông. Có thể kiện họ ra Liên Hợp Quốc”, bài báo nhận định.

Bài báo cho rằng các hiệp ước quốc tế có thể khiến buộc Trung Quốc phải bồi thường và bị trừng phạt.

“Sự bành trướng quá mức trên phạm vi toàn cầu của các nhà cầm quyền cộng sản ở Bắc Kinh trong bối cảnh đại dịch COVID-19 sẽ khiến Trung Quốc bị cô lập”, bài báo nhận định.

“11 con đập ở phía Trung Quốc trên sông Mê Kông đã làm khô các trang trại ở hạ nguồn tại Thái Lan, Việt Nam, Campuchia và Lào”, bài báo cho biết. “Tình trạng ngập mặn đang hủy hoại đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam khi nước biển xâm nhập vào các dòng chảy khô hạn”.

“Các hành động của Bắc Kinh vi phạm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Sử dụng không điều hướng đối với các dòng nước quốc tế”, báo Ngôi sao Philippines phân tích. “Theo Điều 7, các quốc gia gây thiệt hại phải bồi thường cho những quốc gia có chung nguồn nước.”

Bài báo cho rằng việc Trung Quốc bít sông Mê Kông cũng gây ảnh hưởng tới các nước nhập khẩu nông, thủy sản từ các nước bị thiệt hại. Tờ báo nhận định: “Không chỉ các quốc gia có sông Mê Kông, mà cả các đồng minh và các bên mua hàng của họ cũng có thể tham gia vụ kiện”.

Ngôi sao Philippines cho biết Ấn Độ và Bangladesh rất quan tâm đến vấn đề này, vì Trung Quốc đang lên kế hoạch xây dựng các con đập ở phía trên sông Brahmaputra mà cũng chảy qua nước họ.

Trước khi báo Philippines đưa ra những bình luận này, một nghiên cứu trước đó đã cho biết các con đập của Trung Quốc giữ lại lượng nước lớn, góp phần đáng kể vào đợt hạn hán năm ngoái, đã ảnh hưởng tới lưu vực sông Mê Kông ở Đông Nam Á, tác động tới hàng triệu người và cản trở những nỗ lực hỗ trợ phát triển trong khu vực.

https://www.dkn.tv/the-gioi/bao-philippines-co-the-kien-trung-quoc-vi-bit-song-me-kong.html

 

Thêm công ty châu Á giành hợp đồng Mỹ với TQ

Indonesia đang chào mời các công ty Mỹ chuẩn bị rời Trung Quốc chuẩn bị đầu tư vào những khu công nghiệp đã được quy hoạch.

Truyền thông Indonesia đưa tin, Bộ trưởng Điều phối Đại dương và Đầu tư Luhut Panjaitan cho biết, nước này đang thảo luận với chính quyền Mỹ về khả năng các công ty Mỹ tái bố trí dây chuyền sản xuất ra ngoài Trung Quốc và chuyển đầu tư sang đây.

Chính phủ nước này đang mời chào các công ty Mỹ vào đầu tư tại các khu công nghiệp đã được dọn sẵn chỗ. Nổi bật trong số đó là khu công nghiệp Kendal ở Trung Java, một khu kinh tế đặc biệt gắn với ưu đãi thuế.

Một địa điểm tiềm năng khác là khu công nghiệp Brebes, một trong 89 dự án ưu tiên quốc gia được chính Tổng thống Indonesia Joko Widodo lựa chọn. Theo ông Panjaitan, hiện có khoảng 20 công ty quan tâm đến việc chuyển dây chuyền sản xuất sang quốc gia Đông Nam Á này.

Được biết, Bộ trưởng Panjaitan đã có các cuộc hội đàm với Giám đốc điều hành Cơ quan Phát triển Tài chính Quốc tế Mỹ (DFC) – một cơ quan độc lập của Chính phủ Mỹ chuyên cung cấp tài chính cho các dự án phát triển tư nhân. Trước đó là cuộc điện đàm giữa ông Widodo và Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Tổng thống Indonesia Joko Widodo hồi tháng 2/2020, đã đệ trình Quốc hội một loạt thay đổi trong luật lao động lỏng lẻo của Indonesia. Nhưng việc thảo luận về luật mới bị đình lại hồi tháng 4, sau khi hàng nghìn người Indonesia mất việc vì đại dịch COVID-19, cùng với đó là việc các nghiệp đoàn lao động ở nước này đe dọa tổ chức tuần hành quy mô để phản đối các biện pháp giãn cách xã hội.

Nỗ lực của Indonesia thực hiện sau khi Ấn Độ cũng tích cực thực hiện các nỗ lực thu hút đầu tư của Mỹ chuẩn bị rời dây chuyền sản xuất khỏi Trung Quốc. Khác với Indonesia đã có các khu công nghiệp chờ sẵn, Ấn Độ vẫn đang thực hiện quy hoạch và chuyển đổi đất phục vụ các ngành sản xuất phi nông nghiệp.

Thực tế, nhiều tập đoàn công nghệ lớn của Mỹ như Microsoft và Google đang đẩy nhanh việc tái bố trí sản xuất các thiết bị mới ở ngoài Trung Quốc. Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế của tập đoàn Citigroup, ngay cả khi COVID-19 đẩy nhanh quá trình di dời sản xuất khỏi Trung Quốc, Indonesia nhiều khả năng cũng không đón được có hội.

“Số được hưởng lợi từ xu thế đa dạng hóa lý địa lý sản xuất là những nền kinh tế có tỉ lệ xuất khẩu trên tổng GDP ở mức cao – ngang với Trung Quốc và vì thế họ đã có các chuỗi cung đặt tại đó” – báo cáo của Citigroup nhận định.

Citigroup đồng thời chỉ rõ Việt Nam, Ấn Độ, Malaysia, Đài Loan (Trung Quốc) và Thái Lan sẽ là những bên được hưởng lợi trong ngắn hạn.

Trước đó, Ngân hàng Thế giới (WB) hồi năm ngoái cũng cho rằng Indonesia đã lỡ cơ hội. Trong 33 công ty chuyển dây chuyền sản xuất khỏi Trung Quốc tính từ khi nổ ra thương chiến đến tháng 10/2019, 23 chọn Việt Nam, số còn lại đầu tư vào Malaysia, Thái Lan và Campuchia.

“Doanh nghiệp đang rời khỏi Trung Quốc, nhưng không đến Indonesia, bởi các nước láng giềng Indonesia chào đón họ mạnh hơn” – WB cho biết.

Động thái này diễn ra trong bối cảnh các nước và các doanh nghiệp trên toàn cầu muốn đa dạng hóa sản xuất, tránh rơi vào tình trạng bị đứt gãy chuỗi cung như từng diễn ra trong đại dịch COVID-19.

Indonesia hiện có thứ hạng cao hơn Việt Nam về Chỉ số cạnh tranh công nghiệp do Liên Hợp Quốc công bố. Theo giải thích của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, điều này có nghĩa thu nhập hàng tháng của công nhân bậc thấp và bậc trung tại Indonesia thấp hơn so với Việt Nam.

Tuy nhiên, Indonesia luôn gặp khó khăn trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), với FDI chỉ chiếm gần 1,8% GDP tính tại thời điểm năm 2018, thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh tại khu vực như Việt Nam, Thái Lan và Malaysia.

Trước các nỗ lực không ngừng Chính phủ của Tổng thống Widodo, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản công nghiệp Indonesia Sanny Iskandar nhìn nhận, Indonesia là nơi phù hợp để tái đầu tư, do có thị trường tiềm năng với dân số lớn nhất Đông Nam Á.

Nhưng theo ông, để thu hút được giới đầu tư nước ngoài, Indonesia phải hiện thực hóa được tầm nhìn của tổng thống Widodo về nguồn nhân lực, đơn giản hóa thủ tục cấp phép và các quy định khác. Chương trình cải cách kinh tế cả gói mà chính phủ hứa hẹn đến nay còn chưa rõ ràng và đó là điều gây thất vọng với giới đầu tư, các doanh nghiệp.

http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/35200-them-cong-ty-chau-a-gianh-hop-dong-my-voi-tq.html

 

Ấn Độ: Người giết mổ bò có thể phải chịu án tù 10 năm

Băng Thanh

Bang Uttar Pradesh, bang đông dân nhất của Ấn Độ hôm 9/6 đã tăng hình phạt cho tội ác đối với bò – con vật linh thiêng của cộng đồng người theo đạo Hindu chiếm đa số ở Ấn Độ, là có thể đối mặt với mười năm tù giam và phạt 500.000 rupee Ấn Độ (6.607 USD).

Theo tờ Times of India, chính quyền bang Uttar Pradesh đã sửa Luật phòng chống giết mổ bò của bang năm 1955 nhằm tăng các án phạt nghiêm khắc hơn đối với bất kỳ ai làm hại bò hoặc gây nguy hiểm đến tính mạng của loài vật này.

Theo đó, người bị kết tội giết mổ một con bò sẽ phải đối mặt với án tù tối thiểu là ba năm và tối đa là mười năm. Những người gây nguy hiểm cho tính mạng của bò, như không cho ăn uống, hoặc gây thương tích cho con vật bằng cách vận chuyển trái phép, sẽ phải đối mặt với án tù từ một đến bảy năm. Trước đây, không có án tù tối thiểu và án phạt tối đa là bảy năm sau song sắt.

Ngoài ra, danh tính của kẻ phạm tội sẽ được công khai, ví như tên và ảnh của người này sẽ được dán tại những nơi đông người qua lại trong khu vực người đó sinh sống.

Trong văn hóa của người Ấn Độ, bò là loài vật linh thiêng, được tôn thờ như những vị thần, nhất là cộng đồng những người theo đạo Hindu, bởi bò mộng Nandi vốn là con vật cưỡi của thần Shiva, một trong ba vị thần tối cao của Ấn Độ giáo. Do đó, người Ấn Độ kiêng ăn thịt bò, tuy nhiên sữa bò vẫn được sử dụng.

Hiện nay, có hàng triệu con bò được tự do đi lại tại Ấn Độ, được tôn sùng như tặng vật thiêng liêng. Bò có mặt ở khắp mọi nơi, đi thoải mái trên đường, vào tự do tại những đền miếu hay bất cứ nơi đâu. Người dân đưa bánh mì, trái cây cho bò ăn nên nhiều con bò ở đây thậm chí còn không ăn cỏ.

https://www.dkn.tv/the-gioi/an-do-nguoi-giet-mo-bo-co-the-phai-chiu-an-tu-10-nam.html

 

Thủ tướng Úc: Không đánh mất giá trị

 để đáp trả sự ‘chèn ép’ của TQ

Thủ tướng Scott Morrison tuyên bố Úc sẽ không đánh mất các giá trị hay khuất phục trước “sự chèn ép” từ Trung Quốc, theo Reuters.

Khi được hỏi liệu Úc có thực hiện việc trả đũa nhằm vào hàng nhập khẩu từ Trung Quốc hay không, Thủ tướng Úc Scott Morrison nói rằng ông không sợ hãi hoặc chịu thua trước sự cưỡng ép đó.

Căng thẳng ngoại giao giữa hai nước gia tăng sau khi Úc kêu gọi tổ chức một cuộc điều tra quốc tế để làm rõ nguồn gốc và sự lây lan của virus corona.

Tại Đại hội của Tổ chức Y tế Thế giới hồi tháng trước, Úc và Liên minh châu Âu đã vận động thành công việc mở một cuộc điều tra độc lập về đại dịch Covid-19.

Hôm thứ Ba vừa qua, Bộ Giáo dục Trung Quốc nói rằng sinh viên nước này cần cân nhắc lại việc chọn du học tại Úc. Đây được coi là một sự đe dọa vào ngành giáo dục quốc tế vốn mang về 38 tỷ AUD (613,000 tỷ đồng, 26 tỷ USD) mỗi năm cho xứ sở kangaroo.

“Chúng ta là một quốc gia có nền thương mại mở, bạn ạ. Nhưng tôi không bao giờ hy sinh các giá trị của chúng ta chỉ để đáp lại sự ép buộc từ bất cứ đâu”, ông Morrison nói trong cuộc phỏng vấn trên đài 2GB hôm thứ Năm.

Trong những tuần gần đây, Trung Quốc đã cấm nhập thịt bò Úc và áp thuế lên lúa mạch nhập từ quốc gia châu Đại Dương.

Bộ Thương mại Trung Quốc trong quyết định ngày 18/5 đã áp thuế chống bán phá giá 73,6% và thuế chống trợ cấp 6,9% lên lúa mạch nhập khẩu từ Úc. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 19/5 và có thời hạn 5 năm.

Các nhà xuất khẩu lúa mạch cảnh báo mức thuế mới có thể làm tê liệt ngành này.

Lời cảnh báo đối với sinh viên được đưa ra theo sau việc Trung Quốc khuyến cáo du khách nước này tránh du lịch đến Úc.

Trong cả hai trường hợp, giới chức Trung Quốc đều viện dẫn lý do là tệ phân biệt chủng tộc nhằm vào người gốc Á gia tăng trong đại dịch.

Phát biểu trên đài 3AW, ông Morrison nói: “Thật là rác rưởi. Đấy là một tuyên bố ngớ ngẩn và đã bị bác bỏ. Đấy không phải là phát biểu của giới lãnh đạo Trung Quốc”.

Úc mới đây đã gửi thông điệp phản đối tới Bộ Ngoại giao và Đại sứ quán Trung Quốc về việc Bắc Kinh khuyến cáo công dân không đi du lịch hoặc du học tới Úc.

Úc chuyển hướng sang ‘thoát Trung’ thời hậu Covid-19

Người Việt ở Úc phản đối lãnh đạo bang Victoria ‘ký kết riêng với TQ’

Việt Nam muốn Nhật Bản ủng hộ lập trường về Biển Đông

Trong tuyên bố, Úc đã bác bỏ việc cho rằng đi du lịch hoặc du học tại nước này không an toàn.

“Nước Úc cung cấp sản phẩm giáo dục và du lịch tốt nhất thế giới”, Thủ tướng Morrison nói với đài 2GB.

“Việc công dân Trung Quốc lựa chọn đến Úc du học trước nay là quyết định của chính họ. Tôi rất tự tin rằng sản phẩm của chúng ta thực sự hấp dẫn”.

Nhóm 8, liên minh các trường đại học hàng đầu nước Úc, mới đây nói rằng giáo dục quốc tế đang “được sử dụng như một con tốt trong chính trị”.

Hiện Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Úc, với giao thương hai chiều đạt 235 tỷ AUD (3.800.000 tỷ đồng, 163 tỷ USD) mỗi năm.

Tuy nhiên, giữa hai quốc gia cũng đã tồn tại nhiều bất đồng trước khi nổ ra các căng thẳng hiện nay.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-53004371

 

Úc khẳng định không để Trung Quốc ‘chèn ép’

Hải Lam

Thủ tướng Úc Scott Morrison hôm nay (11/6) khẳng định sẽ không để đất nước bị đe dọa hay chèn ép trong mối quan hệ đối tác thương mại với Trung Quốc, theo Reuters.

“Chúng tôi là một quốc gia giao dịch mở, là đối tác, nhưng chúng tôi sẽ không bao giờ đánh đổi các giá trị của mình trước sự chèn ép từ bất cứ bên nào”, ông Morrison nói trên đài phát thanh 2GB.

Căng thẳng giữa Úc và Trung Quốc leo thang kể từ khi Canberra kêu gọi mở cuộc điều tra quốc tế độc lập về nguồn gốc của Covid-19. Gần đây, Trung Quốc cấm nhập khẩu thịt bò của Úc và đánh thuế 80,5% lúa mạch nhập khẩu từ nước này. Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Úc với tổng giá trị thương mại hai chiều khoảng 235 tỷ đô la Úc mỗi năm.

Cuối tuần trước, Bộ Văn hóa và Du lịch Trung Quốc khuyến cáo người dân không đến Úc, viện dẫn tình trạng phân biệt chủng tộc đối với người Trung Quốc và người châu Á giữa đại dịch Covid-19. Hôm 9/6, Bộ Giáo dục Trung Quốc đưa ra cảnh báo tương tự với các du học sinh, đe dọa dịch vụ xuất khẩu lớn thứ tư của Úc là giáo dục quốc tế, ngành mang về cho nước này 38 tỷ đô la Úc mỗi năm.

Phản ứng trước động thái trên của chính quyền Trung Quốc, Thủ tướng Morrison nói trong một cuộc phỏng vấn khác với đài phát thanh 3AW rằng: “Thật vô lý. Đó là một tuyên bố nực cười và không thể chấp nhận. Đó không phải là tuyên bố được đưa ra bởi lãnh đạo Trung Quốc”.

“Úc cung cấp các sản phẩm giáo dục và du lịch tốt nhất thế giới. Việc công dân Trung Quốc chọn Úc là quyết định của họ. Và tôi tin vào sự hấp dẫn của các sản phẩm Úc”, ông Morrison khẳng định trên đài 2GB.

Theo Reuters

Hải Lam dịch và biên tập

https://www.dkn.tv/the-gioi/uc-khang-dinh-khong-de-trung-quoc-chen-ep.html

 

Thượng nghị sĩ Úc: Cần đa dạng hóa thương mại

 khỏi Trung Quốc để không bị lợi dụng

Quý Khải

Một thượng nghị sĩ Úc đã kêu gọi chính phủ nước này đa dạng hóa thị trường xuất khẩu khỏi Trung Quốc để ngăn chặn mối quan hệ thương mại song phương được dùng như “một loại vũ khí nhằm có được sự câm lặng” của Úc trước vấn đề Hồng Kông.

Trong bài phát biểu trước Nghị viện Liên bang tối thứ Tư (10/6), Thượng nghị sĩ bang Victoria Raff Ciccone cũng kêu gọi chính phủ nước này chấp nhận nhận người tị nạn từ Hồng Kông nếu họ phải đối mặt với sự đàn áp sau khi chính quyền Bắc Kinh thông qua luật an ninh mới, theo The Sydney Morning Herald.

Bài phát biểu được đưa ra vài giờ sau khi Thượng nghị sĩ Đảng Tự do Úc Concetta Fierraaugei-Wells bỏ phiếu cho một kiến ​​nghị do Thượng nghị sĩ đảng Centre Alliance ông Rex Patrick đưa ra nhằm tiến hành một cuộc đánh giá toàn diện mối quan hệ Trung-Úc. Đề xuất này đã không được thông qua khi bị chính phủ và Công đảng bỏ phiếu bác bỏ.

Thượng nghị sĩ Ciccone nói rằng đã đến lúc Úc cần phải chấp nhận một thực tế rằng chính sách thúc đẩy nhân quyền của Úc không thể luôn luôn tách rời khỏi mối quan hệ thương mại với Trung Quốc.

Đề cập đến diễn biến đang xấu đi ở Hồng Kông, khi luật an ninh quốc gia có thể được áp dụng để bắt giữ các nhân vật ủng hộ dân chủ nổi tiếng tại đây, Thượng nghị sĩ Ciccone nói rằng Úc cần phải làm nhiều hơn để bảo vệ nhân quyền.

Ý kiến ​​của Thượng nghị sĩ Ciccone trái ngược hoàn toàn với một số đồng nghiệp của ông trong Công đảng, bao gồm hai thượng nghị sĩ Joel Fitzgftime và Tim Pallas. Hai chính trị gia này đã chỉ trích chính phủ của thủ tướng Morrison vì đặt mối quan hệ thương mại với Trung Quốc trước nguy cơ bị tổn hại khi thúc đẩy cuộc điều tra quốc tế độc lập để tìm hiểu nguyên nhân gây ra dịch Covid-19.

Song song với đó, quyết định của Thủ hiến bang Victoria ông Daniel Andrew tiếp tục hợp tác với Trung Quốc trong dự án Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường cũng khiến các nghị sĩ Công đảng rất bất bình.

Tuy rằng khẳng định rằng Trung Quốc vẫn là bạn của Úc, song Thượng nghị sĩ Ciccone cho rằng Úc có nghĩa vụ lên tiếng bảo vệ nhân quyền ở bất cứ nơi nào bị xâm phạm và “phải biết mong đợi một cách hành xử tốt hơn từ bạn bè, bên cạnh đó cũng phải yêu cầu một cách hành xử tốt hơn từ bản thân”.

“Thế giới đã chứng kiến tình hình ảm đạm hiện tại ở Hồng Kông, nơi những người tôn vinh tự do và dân chủ đã thấy những quyền lợi này ngày càng bị tước đoạt khỏi tầm với của họ”, ông nói.

Vì vậy, Thượng nghị sĩ Ciccone nhấn mạnh cho biết Úc phải đa dạng hóa các mối quan hệ thương mại và không tập trung vào Trung Quốc “vì lợi ích của các nhà xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của chúng ta”.

“Chúng ta phải nhận ra rằng cam kết của chúng ta đối với việc thúc đẩy nhân quyền không thể tách rời khỏi các mối quan hệ thương mại, và tuy rằng đây có thể không phải luôn luôn là lựa chọn thuận tiện nhất, nhưng nó thực sự là một lựa chọn đúng đắn”, ông Ciccone nói.

Động thái quyết liệt của thượng nghị sĩ Ciccone đối với Trung Quốc tiếp nối quan điểm của nhiều thành viên chính phủ, gồm Ngoại trưởng Úc Marise Payne và Thủ tướng Scott Morrison. Hồi tháng 4, sau khi Ngoại trưởng Úc Maris Payne khởi xướng một cuộc điều tra độc lập về WHO và Trung Quốc liên quan đến Covid-19, Trung Quốc đã đe dọa tẩy chay hàng hóa và dịch vụ Úc.

Bất chấp đe nạt kinh tế, Ngoại trưởng Paynes tuyên bố Úc vẫn giữ vững lập trường của mình trong việc này, khiến Bắc Kinh trả đũa bằng cách cấm nhập khẩu thịt bò từ 4 nhà sản xuất lớn của Úc và đe dọa áp thuế lên lúa mạch xuất khẩu.

Tuy vậy, Canberra vẫn kiên quyết thúc đẩy cuộc điều tra và đã giành được sự ủng hộ từ hơn 120 quốc gia. Hôm 19/5, WHO đã phê chuẩn đề xuất này tại một hội nghị trực tuyến.

https://www.dkn.tv/the-gioi/thuong-nghi-si-uc-can-da-dang-hoa-thuong-mai-khoi-trung-quoc-de-khong-bi-loi-dung.html

 

Tiểu bang Victoria của Úc và ‘Con đường Tơ lụa mới’

Hoài Hương-VOA

Victoria là tiểu bang duy nhất của Australia ký hợp đồng để tham gia dự án ‘Vành Đai-Con Đường’, sáng kiến nghìn tỉ để xây dựng cơ sở hạ tầng liên lục địa mà Bắc Kinh cổ vũ như ‘Con đường tơ lụa mới’, nêu bật vai trò trung tâm của Trung Quốc trong thương mại quốc tế.

Ký kết các hợp đồng đó, tiểu bang Victoria coi như đã đi ngược lại với chính sách đối với Trung Quốc của chính phủ liên bang ở Canberra, vốn đã trở nên dè dặt với các khoản đầu tư từ Trung Quốc vì những quan ngại về an ninh quốc gia.

Những người chỉ trích lưu ý về sự thiếu minh bạch của Thủ hiến Victoria, khi ông âm thầm ký kết một bản ghi nhớ với Trung Quốc vào năm 2018, và ký thêm bản bổ túc vào tháng 10 năm 2019, mà không công bố cho Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc (DFAT). Mãi tới cuối tháng Năm 2020, Thủ hiến Daniel Andrews mới thừa nhận đã ký một số hợp đồng với Trung Quốc trong khuôn khổ Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), một dự án bị nhiều nền dân chủ Tây phương, kể cả Hoa Kỳ và Úc, chỉ trích.

Bản ghi nhớ và bản bổ túc không có tính cách ràng buộc pháp lý, cho phép bang Victoria tiếp cận các dự án trị giá hàng trăm triệu đôla, và đấu thầu để giành các dự án về cơ sở hạ tầng trên khắp thế giới.

Đổi lại, thỏa thuận này khuyến khích các công ty xây dựng cấu trúc hạ tầng Trung Quốc thiết lập sự hiện diện tại tiểu bang Victoria, và tham gia đấu thầu để giành các dự án xây dựng hạ tầng quy mô.

Cảnh báo của Ngoại trưởng Mỹ

Trong một cuộc phỏng vấn với Sky News hồi cuối tháng 5, 2020, Ngoại trưởng Mike Pompeo cảnh báo rằng Mỹ có thể loại Úc khỏi mạng lưới chia sẻ tình báo Five Eyes – liên minh chia sẻ tình báo giữa Úc, Anh, Canada, New Zealand và Hoa Kỳ, nếu thỏa thuận BRI với chính quyền tiểu bang Victoria đặt ra một mối đe dọa an ninh cho Hoa Kỳ.

Ngoại trưởng Pompeo nói:

“Chúng tôi sẽ không chấp nhận bất kỳ rủi ro nào liên quan đến cơ sở hạ tầng viễn thông, hoặc bất cứ yếu tố có thể gây hại cho an ninh quốc gia khi chia sẻ tình báo với các đối tác trong Five Eyes.”

Nhà ngoại giao Mỹ lưu ý rằng những nước đã tham gia sáng kiến Vành Đai-Con đường đều phải trả một cái giá nhất định.

“Mỗi quốc gia đều có toàn quyền làm quyết định cho chính mình, và tiểu bang Victoria cũng vậy, nhưng mỗi công dân Úc nên hiểu rằng mỗi dự án Vành Đai-Con đường cần phải được cân nhắc một cách hết sức kỹ lưỡng.”

Đại sứ Hoa Kỳ tại Australia, Arthur Culvahouse Jr, sau đó đã tìm cách giảm bớt tính gay gắt của lời cảnh báo của ông Pompeo, Đại sứ Culvahouse nói:

“Hoa Kỳ tuyệt đối tin tưởng vào khả năng của chính phủ Úc có thể bảo vệ an ninh cho các hệ thống viễn thông của mình và của các đối tác trong liên minh Five Eyes.”

Nhưng ông nói thêm: “Chúng tôi không hề giấu diếm các quan tâm của chúng tôi về hệ thống 5G, và chúng tôi ca ngợi nước Úc về sự lãnh đạo trong vấn đề này.”

Thủ Hiến Victoria mạnh mẽ bênh vực ‘Vành Đai Con Đường’

Thủ Hiến Victoria Daniel Andrews khẳng định “Thỏa thuận BRI là vì công ăn việc làm của cư dân Victoria, chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc để củng cố quan hệ đối tác vững mạnh với Trung Quốc”.

Ông nói: “Tôi nghĩ đối với bang Victoria và Trung Quốc, chắc chắn tất cả chúng ta phải công nhận rằng một quan hệ đối tác tốt đẹp, vững mạnh, sẽ phục vụ các lợi ích của tất cả.”

Một người phát ngôn của chính phủ tiểu bang nói BRI có mục đích “tạo ra cơ hội cho các doanh nghiệp ở Victoria, tạo việc làm cho cư dân vào lúc mà chúng ta cần những cơ hội này hơn bao giờ hết, trong bối cảnh chúng ta đang xây dựng kinh tế lại sau cuộc khủng hoảng dịch corona chủng mới.”

Sự chống đối của phe đối lập

Thủ lãnh đối lập tại bang Victoria Michael O’Brien cam kết sẽ hủy bỏ quyết định tham gia Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc, nếu ông đắc cử vào kỳ bầu cử kế tiếp.

Ông O’Brien nói thỏa thuận này “không phục vụ các lợi ích của tiểu bang Victoria, không bảo đảm chủ quyền, an ninh hay việc làm của chúng ta.”

Thủ lãnh đối lập O’Brien lên tiếng sau khi Ngoại trưởng Mỹ dọa sẽ “cắt đứt” liên hệ tình báo với Úc nếu thỏa thuận thương mại của bang Victoria với Bắc Kinh đe dọa an ninh viễn thông của Mỹ.

Như vậy,Victoria trở thành tiểu bang duy nhất ở Úc ký biên bản ghi nhớ với Trung Quốc để tham gia Sáng kiến Vành đai-Con đường, trong khi Thủ hiến Daniel Andrews bị cáo buộc là “hy sinh các lợi ích quốc gia để theo đuổi các lợi ích kinh tế với Trung Quốc, không đồng hành với quyết định của chính phủ liên bang là không ủng hộ sáng kiến BRI vì những quan tâm về chiến lược.

https://www.voatiengviet.com/a/tieu-bang-victoria-cua-uc-va-con-duong-to-lua-moi/5457563.html