Tin khắp nơi – 11/04//2019

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin khắp nơi – 11/04//2019

Mỹ muốn Liên Hiệp Quốc

thôi công nhận chính phủ Maduro

Phó Tổng thống Hoa Kỳ Mike Pence vừa kêu gọi Liên Hiệp Quốc hủy công nhận chính phủ của Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro, và thừa nhận Juan Guaido là lãnh đạo hợp pháp của nước này, theo Reuters.

Ông nói rằng Hoa Kỳ đã soạn thảo một nghị quyết của Liên Hiệp Quốc và kêu gọi tất cả các quốc gia ủng hộ.

“Đã đến lúc Liên Hiệp Quốc công nhận tổng thống lâm thời Juan Guaido là tổng thống hợp pháp của Venezuela,” ông Pence nói với Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.

Juan Guaidó bị Quốc hội thân Maduro tước quyền miễn trừ

Venezuela: Guaidó chờ quân đội ủng hộ

Juan Guaidó bị cấm vị trí công 15 năm

Giới ngoại giao cho biết nhiều khả năng Washington sẽ không nhận được sự hỗ trợ cần có để áp dụng biện pháp như vậy trong Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc gồm 193 thành viên. Cả Hoa Kỳ và Nga đều thất bại trong việc thuyết phục Hội đồng Bảo an 15 thành viên thông qua các nghị quyết về Venezuela vào tháng Hai.

Hơn 50 quốc gia đã công nhận Guaido là nhà lãnh đạo Venezuela. Khi được hỏi liệu Hoa Kỳ có nghĩ họ có đủ sự ủng hộ để lật đổ chính phủ Maduro tại Liên Hiệp Quốc, ông Pence nói: “Tôi nghĩ rằng xu hướng là đứng về phía tự do.”

Đại sứ Nga tại Liên Hiệp Quốc, ông Vassily Nebenzia cáo buộc Hoa Kỳ kích động một cuộc khủng hoảng để hất cẳng Maduro và thay thế ông ta “bằng quân cờ của họ”, và mô tả hành động này là vi phạm pháp luật quốc tế.

“Chúng tôi kêu gọi Hoa Kỳ một lần nữa thừa nhận rằng người dân Venezuela và các dân tộc khác có quyền quyết định tương lai của chính họ,” ông Nebenzia nói. “Nếu bạn muốn làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại, hãy ngừng can thiệp vào công việc của các quốc gia khác.”

Đại sứ Venezuela tại Liên Hiệp Quốc, ông Samuel Moncada cho biết ông đã đoán đợi một động thái như vậy từ Hoa Kỳ và Venezuela đã vận động trong nhiều tháng để đảm bảo ủng hộ Maduro.

Hoa Kỳ kêu gọi Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc họp vào thứ Tư 10/4 để thảo luận về tình hình nhân đạo ở Venezuela. Người đứng đầu cơ quan viện trợ của Liên Hiệp Quốc, ông Mark Lowcock nói Venezuela đang đối mặt với khủng hoảng nhân đạo ngày càng gia tăng. Và kêu gọi hỗ trợ từ tất cả các bên liên quan để ‘giảm bớt nỗi thống khổ của người dân Venezuela’.

Ước tính khoảng một phần tư dân số Venezuela đang cần hỗ trợ nhân đạo, chủ yếu do thiếu lương thực và các dịch vụ cơ bản.

Khoảng 3,4 triệu người Venezuela đã rời khỏi đất nước và Liên Hiệp Quốc dự đoán con số sẽ tăng lên khoảng 5 triệu vào cuối năm nay.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-47890182

 

Hoa Kỳ muốn dẫn độ người sáng lập WikiLeaks

Hoa Kỳ đã yêu cầu dẫn độ người sáng lập WikiLeaks Julian Assange, cảnh sát Anh cho biết, sau khi họ bắt giữ ông tại đại sứ quán Ecuador ở London hôm 11/4.

Hãng tin Reuters dẫn lời cảnh sát Anh nói: “Anh vừa thay mặt Hoa Kỳ đã bắt giữ ông Julian Assange, 47 tuổi, hôm 11/4, sau khi ông bị giải đến đồn cảnh sát London.”

“Đây là một lệnh bắt giữ theo Khoản 73 của Đạo luật dẫn độ. Ông ấy sẽ xuất hiện tại Tòa án Westminster trong thời gian sớm nhất có thể.”

https://www.voatiengviet.com/a/hoa-ky-muon-dan-do-nguoi-sang-lap-wikileaks/4871340.html

 

Chính phủ Mỹ thâm hụt 147 tỷ đôla trong tháng Ba

Chính phủ liên bang Hoa Kỳ thâm hụt ngân sách 147 tỷ đôla trong tháng Ba, theo dữ liệu được Bộ Tài chính công bố hôm 10/4.

Reuters đưa tin rằng các nhà phân tích trước đó dự đoán mức thâm hụt 180 tỷ đôla trong tháng trước.

Bộ Tài chính cho biết rằng chi tiêu liên bang trong tháng Ba là 376 tỷ đôla, giảm 10% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi các khoản thu là 229 tỷ đôla, tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tới nay, thâm hụt trong năm tài khóa là 691 tỷ đôla, tăng so với 600 tỷ đôla cùng kỳ năm ngoái.

https://www.voatiengviet.com/a/ch%C3%ADnh-ph%E1%BB%A7-m%E1%BB%B9-th%C3%A2m-h%E1%BB%A5t-147-t%E1%BB%B7-%C4%91%C3%B4la/4871085.html

 

Trump quyết không công bố hồ sơ khai thuế

Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm thứ Tư kiên quyết từ chối công khai hồ sơ khai thuế của mình, bất chấp áp lực tại Quốc hội mà có phần chắc sẽ đưa tới một cuộc chiến pháp lí buộc tiết lộ các tài liệu này.

Nói chuyện với các phóng viên tại Nhà Trắng, ông Trump cho biết người Mỹ không quan tâm đến vấn đề này và rằng hồ sơ khai thuế của ông đang được Sở Thuế vụ (IRS) kiểm toán.

Các chuyên gia về thuế và pháp lí đã xác định rằng điều này không ngăn cản việc công bố hồ sơ khai thuế.

“Tôi rất muốn cung cấp, nhưng tôi sẽ không làm điều đó trong khi tôi đang được kiểm toán. Nó rất đơn giản,” ông Trump nói với các phóng viên.

Tuần trước, nghị sĩ Đảng Dân chủ đứng đầu một ủy ban đầy quyền lực của Hạ viện Hoa Kỳ đã yêu cầu IRS cung cấp hồ sơ khai thuế cá nhân và doanh nghiệp của ông Trump trong khoảng thời gian sáu năm, một yêu cầu đã được chờ đợi từ lâu nay mà dự kiến sẽ dẫn đến một cuộc chiến tòa án kéo dài.

Phe Dân chủ nói rằng một điều khoản trong Điều lệ của IRS ban hành năm 1924 bắt buộc Bộ Tài chính giao nộp hồ sơ khai thuế cho chủ tịch ủy ban thuế vụ Quốc hội nếu được yêu cầu vì mục đích điều tra.

Hôm thứ Ba, Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin nói rằng các luật sư của Bộ Tài chính đã tổ chức các cuộc thảo luận “cung cấp thông tin” cho Nhà Trắng về một yêu cầu cung cấp hồ sơ theo dự kiến.

Khi còn là ứng cử viên tổng thống năm 2016, ông Trump đã phá vỡ một quy chuẩn kéo dài hàng thập niên mà theo đó các ứng cử viên công khai hồ sơ khai thuế.

Các chuyên gia pháp lí đã nói rằng có ít án lệ sẵn có để hướng dẫn các thẩm phán nếu Quốc hội kiện chính quyền ra tòa về giấy tờ thuế của ông Trump.

https://www.voatiengviet.com/a/trump-quyet-khong-cong-bo-ho-so-khai-thue/4870597.html

 

Venezuela: TT Maduro chấp nhận

cứu trợ nhân đạo của Chữ Thập Đỏ

Trọng Thành

Ngày 10/04/2019, tổng thống Venezuela Nicolas Maduro thông báo đã đạt « thỏa thuận » với Liên đoàn Chữ Thập Đỏ Quốc Tế (CICR), về cứu trợ khẩn cấp cho người dân trong nước. Cho đến nay, chính quyền Maduro thường xuyên bác bỏ có khủng hoảng nhân đạo tại Venezuela.

AFP dẫn lời tổng thống Maduro cho hay ngoại trưởng Jorge Arreaza đang tiến hành các thương lượng với Liên đoàn Chữ Thập Đỏ Quốc Tế về « một văn bản chính thức ». Ngày 10/04, phái đoàn Chữ Thập Đỏ kết thúc chuyến công tác kéo dài 5 ngày tại Venezuela. Trước chuyến công du, tổ chức nhân đạo quốc tế này đã bày tỏ « quan ngại về tác động nghiêm trọng của tình hình hiện nay đến người dân Venezuela, đặc biệt là những người không được hưởng các dịch vụ căn bản ». Theo Liên Hiệp Quốc, khoảng một phần tư trong số 30 triệu người Venezuela cần được trợ giúp khẩn cấp, 3,7 triệu người bị suy dinh dưỡng, ít nhất 22% trẻ dưới năm tuổi bị suy dinh dưỡng kéo dài.

Phát biểu của tổng thống Venezuela được đưa ra cùng ngày với cuộc họp của Hội Đồng Bảo An bàn về tình trạng khủng hoảng nhân đạo tại Venezuela, theo yêu cầu của Mỹ. Phát biểu tại cuộc họp này, trợ lý tổng thư ký Liên Hiệp Quốc về cứu trợ nhân đạo và tình trạng khẩn cấp, Mark Lowcock, khẳng định « nhu cầu trợ giúp (tại Venezuela) đang gia tăng », quốc tế « cần làm nhiều hơn để giảm bớt nỗi đau khổ của người dân Venezuela ».

Đối lập hoài nghi về thiện chí của chính quyền

Ngày 10/04, những người phản đối chế độ Maduro tiếp tục xuống đường, theo lời kêu gọi của lãnh đạo đối lập Juan Guaido. Về nguyên tắc, đối lập ủng hộ trợ giúp nhân đạo của Hội Chữ Thập Đỏ Venezuela, nhưng nhiều người lo ngại chính quyền sẽ tìm cách thao túng các trợ giúp quốc tế.

Phóng sự của thông tín viên Benjamin Delille từ Caracas :

« Giữa đám đông la ó và cờ quạt phấp phới, bà Teresa 83 tuổi mang đèn pin treo trên trán như một biểu tượng cho tinh thần kháng cự. Bà nói : Nhờ thế này mà chúng tôi có thể có được ánh sáng khi cần. Tối hôm qua, ở đây mất điện. Chúng tôi cũng đã từng trải qua 5 ngày liền không có ánh sáng.

Điện bị cắt liên tục từ hơn một tháng nay, tình trạng của Venezuela vốn đã tồi tệ càng trở nên nghiêm trọng hơn, đặc biệt là tại các bệnh viện. Như vậy, đối với bà Teresa, việc Hội Chữ Thập Đỏ đưa cứu trợ đến chắc chắn là một tin mừng. Theo bà, trợ giúp nhân đạo, điều mà Venezuela cần, bất kể đến từ đâu, cũng là điều quý giá.

Tuy nhiên, không phải ai cũng chia sẻ quan điểm như vậy. Đối với một số người trong hàng ngũ đối lập, như Jose Angel, Hội Chữ Thập Đỏ không phải là một tổ chức có uy tín.

Ông nói : Mọi người đều biết Hội Chữ Thập Đỏ Venezuela rất thân cận với chính quyền, tôi có ấn tượng là việc này đang bị thao túng. Tôi vẫn hy vọng, nhưng tôi tin đây là một thủ đoạn chính trị để chế độ có thêm thời gian.

Tuy nhiên, người đàn ông này cũng nói thực là cần phải đón nhận mọi trợ giúp, với điều kiện là hàng cứu trợ được phân phối công bằng. Đây chính là điều mà bà Maria, có con trai đang điều trị ở bệnh viện, lo ngại.

Bà nói : Các dược phẩm sẽ không đến được nơi cần đến. Tôi muốn tin tưởng, nhưng bởi vì nhiều trẻ em đã chết vì thiếu thuốc, nên tôi không thể nào tin cậy được vào chính quyền này.

Bất luận thế nào, những người biểu tình bảo đảm là họ sẽ giữ nguyên thái độ nghi ngờ cao độ đối với chính quyền Maduro. Theo họ, tình hình chỉ có thể được cải thiện, một khi ông Nicolas Maduro rời bỏ quyền lực ».

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190411-venezuela-tt-maduro-chap-nhan-chu-thap-do

 

Cuba nói không bỏ rơi đồng minh Venezuela

 bất chấp ‘hăm dọa’ của Mỹ

Lãnh đạo Đảng Cộng sản Cuba Raul Castro hôm thứ Tư tuyên bố Cuba sẽ không bao giờ từ bỏ đồng minh cánh tả Venezuela của mình bất chấp những “hăm dọa” của Mỹ, ngay cả khi chính quyền Trump đe dọa nhiều chế tài hơn vì sự ủng hộ của Cuba.

Trong một bài phát biểu trước quốc hội, hội họp để ban hành hiến pháp mới, ông Castro nói Cuba đã tăng cường chuẩn bị quốc phòng trong những tháng gần đây vì sự thù địch gia tăng của Mỹ.

Đảo quốc này cũng đã áp dụng các biện pháp kinh tế để ứng phó với việc chính quyền Trump thắt chặt lệnh cấm vận thương mại hàng thập niên của Mỹ, ông Castro nói với các nhà lập pháp.

“Chúng ta sẽ không bao giờ từ bỏ nghĩa vụ của chúng ta hành động trong tình đoàn kết với Venezuela,” ông Castro nói. “Chúng ta cực lực bác bỏ mọi hình thức hăm dọa.”

Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence nói với Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc vào ngày thứ Tư rằng Mỹ sẽ thông báo hành động bổ sung để buộc Cuba chịu trách nhiệm về sự ủng hộ dành cho Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro.

Chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã cáo buộc các quan chức tình báo và an ninh Cuba ủng hộ chính phủ Maduro. Cuba phủ nhận những tuyên bố đó.

Việc ban hành hiến pháp mới cho phép chính phủ Cuba khởi động một cuộc cải tổ khiêm tốn đối với hệ thống độc đảng chuyên quyền với hàng chục luật dự kiến sẽ được ban hành về mọi khía cạnh từ hệ thống tư pháp đến các cấu trúc chính trị.

Nhiều nhà quan sát hi vọng chính phủ sẽ khai mở nền kinh tế nhà nước trì trệ của Cuba hơn nữa để giải phóng doanh nghiệp với luật công nhận doanh nghiệp tư nhân, không chỉ là việc tự làm chủ, mặc dù họ không hi vọng đó sẽ là một trong những luật đầu tiên mà Cuba thông qua.

https://www.voatiengviet.com/a/cuba-noi-khong-bo-roi-dong-minh-venezuela-bat-chap-ham-doa-cua-my/4870605.html

 

Chẳng lẽ luật quốc tế lại thua luật rừng?

Trong suốt mấy chục năm qua, Trung Quốc đã ngang ngược tuyên bố chủ quyền đối với các đảo, rạn san hô và bãi cạn ở Biển Đông với các khu vực chồng lấn các nước trong khu vực.

Cụ thể là Trung Quốc đã tuyên bố chủ quyền với hơn 80% diện tích Biển Đông. Năm 2016, Tòa Trọng tài thường trực tại The Hague (Hà Lan) đã ra phán quyết:Đường 9 đoạn trên Biển Đông mà Trung Quốc “vẽ” ra để khẳng định yêu sách của mình là trái với Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS). Ba năm đã trôi qua, những phán quyết đó vẫn nằm trên giấy. Trung Quốc vẫn liên tục làm mưa làm gió trên Biển Đông. Rõ nhất là các hành động xây dựng các cơ sở quân sự trên các đảo nhân tạo mà họ đã bồi đắp trái phép.

Nước này cũng đã hạ đặt các tên lửa đất đối không và xây dựng các sân bay hiện đại có thể hỗ trợ máy bay ném bom. Từ đầu năm nay đến đầu tháng 4/2019 đã có khoảng 200 tàu Trung Quốc vây quanh đảo Thị Tứ, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, hiện Philippines chiếm đóng trái phép. Trên các tàu này phần lớn là lực lượng dân quân biển Trung Quốc.

Không chỉ có đường 9 đoạn, Bắc Kinh còn ngang nhiên tuyên bố các đường cơ sở chung quanh các quần đảo. Từ năm 1996, Trung Quốchuênh hoang, nước này đang áp dụng các đường cơ sở quanh các đảo thuộc quần đảo Tây Sa, thực ra là Hoàng Sa của Việt Nam. Điều này thậm vô lý vì Trung quốc đã bất chấp việc UNCLOS không thừa nhận nước này là một quốc gia quần đảo. Đã không là quốc gia quần đảo thì không được hưởng các đặc quyền, dù họ nêu ra đủ thứ yêu sách.

Trong một nghiên cứu quan trọng do Viện Luật quốc tế của Trung Quốc xuất bản gần đây cho thấy, nguy cơ cao hơn đang xuấ thiện ở Biển Đông. Đó làBắc Kinh cho rằng các đặc quyền của quần đảo không chỉ gói gọn trong UNCLOS, mà còn được quy định trong luật pháp tập quán của nước này. Cho dù UNCLOS có quy định như thế nào thì Trung Quốc vẫn có “luật pháp” của mình. Họ cứ thế tiến hành việc vẽ và tuyên bố các đường cơ sở quanh các quần đảo. Thật là một thứ luật rừng mang ra biển, thứ luật của chủ nghĩa bành trướng xưa nay thiên hạ đã quá hiểu.

Nếu như sắp tới Bắc Kinh tuyên bố đường cơ sở quanh quần đảo Trường Sa, Biển Đông có thể trở thành vùng biển nội địa của Trung Quốc. Từ đây họ có thể ngăn cản, hạn chế việc đi lại của các tàu nước ngoài.

Trong khi đó 1/3 vận chuyển hàng hóa thế giới đi qua Biển Đông. Khi mà Trung Quốc tự cho mình cái quyền hạn chế quyền tự do đi lại sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến thương mại toàn cầu. Một nghiên cứu gần đây của Hiệp hội Luật Quốc tế Trung Quốc cho hay, Trung Quốc có thể thực thi một quy tắc rằng tự do hàng hải dựa trên sự điều chỉnh của các quốc gia ven biển.

Chính quyền Tổng thống Trump đã thấy rõ nguy cơ này. Mấy tháng gần đây, hải quân Mỹ đã tăng cường tự do hoạt động hàng hải trong khu vực, thách thức các yêu sách của Trung Quốc trên biển. Chính phủ Anh cũng lên tiếng sẵn sàng cam kết bảo vệ tự do biển cả ở Biển Đông. Bộ trưởng Quốc phòng AnhGavin Williamson cho biết sẽ triển khai tàu sân bay mới của nước này là HMS Queen Elizabeth, đến Biển Đông.

Mặc dù vậy, tranh thủ mọi diễn đàn quốc tế, Bắc Kinh ra rả nói rằng, họ luôn tuân thủ UNCLOS và tôn trọng luật pháp trên biển. Họ diễn giải UNCLOS theo hướng có lợi cho mình, còn trường hợp bên nào dùng UNCLOS có phán quyết hay quy định bất lợi cho Trung Quốc thì nước này sẽ bác bỏ phán quyết đó và chuyển sang căn cứ theo… luật tập quán (!)

Đến hiện tại, các quy tắc và cấu trúc được thiết lập của hệ thống hàng hải quốc tế đang bị đe dọa nghiêm trọng. Việc Trung Quốc tuyên bố các quyền dựa trên một phạm vi rộng của luật tập quán có nguy cơ đe dọa trật tự pháp lý hàng hải quốc tế.

Chẳng lẽ luật quốc tế lại thua luật rừng của Bắc Kinh?

http://biendong.net/dam-luan/27357-chang-le-luat-quoc-te-lai-thua-luat-rung.html

 

Liên Âu đồng ý lùi ngày Brexit đến 31 tháng 10

Thanh HàTrọng Thành

Sau một cuộc họp kéo dài hơn 5 giờ đồng hồ trong đêm 10/04/2019, lãnh đạo 27 nước trong Liên Âu đã chấp thuận gia hạn thêm 6 tháng cho Anh Quốc để hoàn tất thủ tục ly dị. Hạn chót về Brexit được ấn định vào ngày 31/10/2019.

Như vậy là Anh Quốc không ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu ngày 12/04/2019 như dự kiến. Châu Âu ra hạn đến cuối tháng 10 với một số điều kiện.

Thứ nhất, từ nay đến 31/10/2019, Luân Đôn có thể tiến hành thủ tục ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu ngay sau khi Nghị Viện Anh thông qua thỏa thuận về Brexit của thủ tướng May.

Thứ hai, châu Âu sẽ bầu lại Nghị Viện vào cuối tháng 5/2019 và nghị viện mới chính thức hoạt động kể từ ngày 01/11/2019. Trong thời gian này, Luân Đôn ở thế “chân trong, chân ngoài“, không được quyền can thiệp hay gây trở ngại cho guồng máy vận hành của châu Âu.

Thông tín viên Muriel Delcroix từ Luân Đôn ghi nhận báo chí Anh không mấy mặn mà đón nhận tin hoãn ngày Brexit đến cuối tháng 10 và chế nhạo đây là một « Halloween Brexit » :

« Sau nhiều vòng đàm phán kéo dài, châu Âu bị chia rẽ giữa hai giải pháp : hoặc là hoãn ngày Brexit đến 30/06 như thủ tướng Theresa May yêu cầu, hoặc là để cho Anh Quốc có thêm một năm để hoàn tất thủ tục chia tay với Liên Hiệp Châu Âu. Cuối cùng các bên đã xẻ quả bí đỏ ra làm đôi và chọn ngày 31 tháng 10, đúng vào ngày lễ Halloween.

Dù vậy, vẫn tồn tại khả năng Luân Đôn ra đi mà không đạt được thỏa thuận với châu Âu ngay cả khi đã dời ngày Brexit đến cuối tháng 10. Cho nên sáng nay báo chí Anh đặt câu hỏi : việc triển hạn thêm 6 tháng này là một món quà hay là cái bẫy ?

Đành rằng quyết định dời ngày Brexit giảm bớt áp lực đối với nữ thủ tướng Anh và cho phép Nghị Viện bình tĩnh tìm ra một thỏa hiệp, để nếu có thể, thông qua thỏa thuận Brexit trước ngày 23 tháng 5. Giải pháp này tránh cho nước Anh phải tổ chức bầu cử châu Âu. Đây là một kịch bản mà không mai mong muốn.

Ngoài ra ngay từ hôm nay, bà May phải nối lại và tăng tốc đàm phán với phe đối lập để tìm được đồng thuận về Brexit. Nhưng đồng thời thủ tướng Anh cũng đang bị nội bộ đảng Bảo Thủ, và nhất là thành phần đòi tách rời khỏi Liên Âu, mạnh mẽ công kích. Số này muốn bà từ chức càng sớm càng tốt. Đối với họ, sáu tháng tới đây là cơ hội để tổ chức bầu lên một lãnh đạo mới.

Không chỉ có phe ủng hộ Brexit đang tung ra nhiều thủ đoạn. Ngay cả bên đòi ở lại trong Liên Hiệp Châu Âu cũng trông thấy thời hạn sáu tháng tới đây là cơ hội để đòi nước Anh tổ chức lại một cuộc trưng cầu dân ý thứ nhì, hoặc là dẹp bỏ hẳn Brexit ».

Từ Bruxelles, thông tín viên Pierre Benazet giải thích về lý do 27 thành viên Liên Hiệp Châu Âu đã quyết định triển hạn cho nước Anh chỉ đến ngày 31/10/2019, mà không phải là dài hơn:

«Đừng bỏ lỡ thời hạn mới này! Ông Donald Tusk, chủ tịch Hội Đồng Châu Âu, cảnh báo nước Anh. Trên thực tế, việc triển hạn đến ngày 31/10 chỉ có mục tiêu cho phép thủ tướng Theresa May có được sự phê chuẩn của Nghị Viện Anh đối với thỏa thuận chia tay với Liên Âu. Phải sau 5 giờ thương thuyết, các nước châu Âu mới đạt được đồng thuận về thời hạn mới này, mà tổng thống Pháp khẳng định là một thỏa hiệp.

Đây là một thỏa hiệp trước hết là giữa lập trường của Pháp, của Áo và một số nước chỉ muốn một thời hạn ngắn để duy trì áp lực liên tục lên nước Anh và bên kia là lập trường của nhóm các nước không tin là Nghị Viện Anh sẽ nhanh chóng phê chuẩn thỏa thuận.

Ngày 31 tháng 10 sở dĩ được chọn là vì ngay ngày hôm sau, tân Ủy Ban Châu Âu sẽ đi vào hoạt động. Nhóm 27 nước muốn chọn một ngày như vậy để tránh khả năng Luân Đôn gây trở ngại cho các hoạt động của Liên Hiệp Châu Âu, cho dù toàn bộ các quyền lợi và nghĩa vụ của Anh với tư cách một thành viên Liên Âu vẫn được bảo đảm.

27 thành viên Liên Hiệp Châu Âu cũng yêu cầu là, bất luận thế nào, thỏa thuận Brexit sẽ không thể thương thuyết lại. Một điều kiện khác cũng được đặt ra là, Anh vẫn phải tổ chức bầu cử Nghị Viện Châu Âu vào cuối tháng 5 tới. Trong trường hợp Luân Đôn không tiến hành, Brexit sẽ ngay lập tức có hiệu lực kể từ ngày mùng 1 tháng 6».

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190411-lien-au-dong-y-lui-ngay-brexit-den-31-thang-10

 

Anh bắt giữ Julian Assange tại sứ quán Ecuador

Nhà đồng sáng lập WikiLeaks, Julian Assange, vừa bị bắt tại sứ quán Ecuador ở London.

Ông Assange đã trốn trong sứ quán từ bảy năm trước để không bị dẫn độ sang Thụy Điển vì một cáo buộc hãm hiếp.

Vụ án này hiện đã được Thụy Điển bãi bỏ.

Cảnh sát Anh xác nhận Assange bị bắt “nhân danh nhà chức trách Mỹ”.

Ban đầu vào buổi sáng, ông bị bắt vì không tuân thủ lệnh bắt giữ của tòa Anh đưa ra năm 2012. Cảnh sát London bắt ông Assange dựa theo một lệnh của tòa ngày 29/6/2012 khi ông không đầu hàng.

Khi ông được đưa tới sở cảnh sát ở London, ông “tiếp tục” bị bắt theo yêu cầu dẫn độ của Mỹ.

Tổng thống Ecuador Lenin Moreno nói nước này đã rút lại đơn xin tỵ nạn của ông Assange vì ông liên tục vi phạm luật quốc tế.

Còn trang WikiLeaks cáo buộc Ecuador đã “phạm pháp” khi rút đơn xin của ông Assange.

Ông Assange, 47 tuổi, ở trong sứ quán Ecuador ở London từ 2012.

Cảnh sát Anh nói họ được Ecuador mời vào sứ quán sau khi chính phủ Ecuador hủy đơn xin của ông Assange.

Tổng thống Ecuador nói ông Assange đã nhiều lần can thiệp công việc nội bộ của các nước.

“Lần gần nhất là tháng Giêng 2019, khi WikiLeaks đăng tài liệu Vatican,” ông Moreno nói.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-47894669

 

Sudan: Tổng thống Omar al-Bashir bị phế truất và bắt giữ

Sau hơn 30 năm cầm quyền, Tổng thống Sudan Omar al-Bashir đã bị lật đổ và bắt giữ, bộ trưởng Bộ Quốc phòng nước này cho biết.

Phát biểu trên truyền hình quốc gia, ông Awad Ibn Ouf nói rằng quân đội sẽ thực hiện công cuộc giám sát trong vòng hai năm trước khi tiến hành tổng tuyển cử.

Ông cũng tuyên bố một tình trạng khẩn cấp sẽ được diễn ra trong vòng ba tháng.

Đồng thời, hiến pháp của Sudan đã bị đình chỉ, các cửa khẩu biên giới sẽ đóng đến khi có thông báo mới.

Sudan cũng đóng không phận trong 24 giờ, ông Awad Ibn Ouf cho biết.

Các cuộc biểu tình chống lại ông Bashir, người cai trị Sudan từ năm 1989, đã diễn ra liên tục trong vài tháng qua.

TQ chi cho châu Phi thêm 60 tỷ đôla

Quân gìn giữ hòa bình VN sẽ sang Nam Sudan

Zimbabwe ‘đổi quyền không cần bạo lực’

Tuy nhiên, vẫn chưa rõ liệu cuộc đảo chính của quân đội sẽ chấm dứt các cuộc biểu tình hay không.

”Với tư cách là Bộ trưởng Quốc phòng, tôi tuyên bố chế độ đã bị lật đổ, và ông al-Bashir đang được giam ở một nơi an toàn’.’

Hiện chưa có thông tin về tung tích của ông Bashir.

Ông Ibn Ouf cho rằng Sudan bị ảnh hưởng xấu bởi ”quản lý yếu kém, tham nhũng và bất công”.

Sau khi thông báo lật đổ Bashir được tung ra, đám đông người biểu tình đã ăn mừng bên ngoài trụ sở quân đội ở thủ đô Khartoum, ôm lấy binh lính và leo lên trên những chiếc xe bọc thép.

Trong khi đó, cơ quan an ninh Sudan cho biết họ đang giải phóng tất cả các tù nhân chính trị, hãng thông tấn nhà nước Suna đưa tin.

Các sự việc diễn ra như thế nào?

Sáng sớm thứ 5, các xe quân sự đã tiến vào trụ sở Bộ Quốc Phòng và quân đội Sudan, và là nơi ở riêng của ông Bashir, hãng thông tấn AFP đưa tin.

Đài truyền hình và đài phát thanh quốc gia sau đó đã gián đoạn chương trình của họ, nói rằng quân đội chuẩn bị đưa ra một tuyên bố.

Trong khi đó, hàng chục ngàn người biểu tình đã diễu hành qua trung tâm Khartoum, một số người hô vang “Bashir đã sụp đổ, chúng tôi đã thắng”, Reuters đưa tin.

Biểu tình có chấm dứt?

Tin chưa chính thức nói rằng tổ chức chính đứng sau các cuộc biểu tình, Hiệp hội Chuyên viên Sudan (SPA), đã bác bỏ tuyên bố của quân đội.

Một nguồn tin của SPA được trích dẫn bởi Reuters cho biết nhóm này đang kêu gọi người biểu tình tiếp tục giữ vị trí ngoài trụ sở Bộ Quốc phòng.

SPA phát biểu rằng bất kỳ cuộc giao chuyển quyền lực nào sẽ không được phép có mặt của những người từng làm việc ”thể chế độc tài” cũ.

Các cuộc biểu tình ban đầu được châm ngòi bởi gia tăng chi phí sinh hoạt, nhưng sau đó đã mở rộng vầ bắt đầu kêu gọi tổng thống từ chức và chính phủ của ông ra đi.

Omar el-Digeir, một thành viên biểu tình, nói với hãng tin AFP tuần trước rằng nhóm đang tìm kiếm một con đường ”đại diện cho mong muốn của cách mạng”.

Cảnh sát đã ra lệnh cho các sĩ quan không can thiệp chống lại các cuộc biểu tình, nhưng chính phủ đã bị các nhóm nhân quyền chỉ trích vì phản ứng nặng nề của họ với đám đông.

Theo thông tin từ chính phủ, 38 người đã chết kể từ khi tình trạng bất ổn bắt đầu vào tháng 12, tuy nhiên tổ chức Theo dõi Nhân quyền cho biết con số này cao hơn.

Omar al-Bashir là ai?

Từng là một sĩ quan quân đội, ông giành quyền trong một cuộc đảo chính quân sự vào năm 1989.

Thời gian cai trịcủa Bashir đã được đánh dấu bởi nội chiến Sudan.

Cuộc xung đột dân sự với miền nam đất nước này kết thúc vào năm 2005 và Nam Sudan tách ra, tuyên bố độc lập vào năm 2011.

Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) đã ban hành lệnh bắt quốc tế đối với ông Bashir, cáo buộc ông tổ chức các tội ác chiến tranh và tội ác chống lại loài người ở khu vực phía tây Darfur của Sudan

Bất chấp lệnh bắt giữ quốc tế do ICC ban hành, ông vẫn giành chiến thắng trong các cuộc bầu cử liên tiếp vào năm 2010 và 2015. Tuy nhiên, chiến thắng mới đây nhất của ông đã bị tẩy chay bởi thành viên các đảng đối lập.

Lệnh bắt giữ đã dẫn đến lệnh cấm đi lại.

Tuy nhiên, ông Bashir đã có chuyến thăm ngoại giao tới Ai Cập, Ả Rập Saudi và Nam Phi.

Vào tháng 6 năm 2015 ông đã bị buộc phải rời khỏi Nam Phi khi một tòa án ở đó xem xét liệu có nên thi hành lệnh bắt giữ ông hay không.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-47900363

 

TT Hàn Quốc tới Toà Bạch Ốc

bàn về đàm phán với Triều Tiên

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đang chuẩn bị nghênh tiếp Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in tới Toà Bạch Ốc trong ngày thứ Năm 11/4 để thảo luận về mục tiêu của hai nước nhằm phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.

Cho tới nay, Tổng thống Trump đã mở hai cuộc họp thượng đỉnh với lãnh tụ Triều Tiên Kim Jong Un. Hội nghị gần đây nhất vào tháng Hai tại Hà nội, đã kết thúc sớm mà không đạt được thỏa thuận nào giữa lúc Triều Tiên yêu cầu giảm trừng phạt trong khi phái đoàn Mỹ đòi nước này phải từ bỏ vũ khí hạt nhân.

Tổng Thống Nam Triều Tiên Moon Jae-in là người ủng hộ nỗ lực từng bước, tiến tới phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên trong khi Hoa Kỳ dần dà nới lỏng một số biện pháp trừng phạt, như một cách để lôi kéo Triều Tiên vào bàn đàm phán và bắt đầu thực hiện các bước của riêng họ.

Nói với ban tiếng Hàn của VOA, Thượng nghị sĩ Mỹ Cory Gardner nói sẽ là một sai lầm nếu Hoa Kỳ trao cho ông Kim những gì ông ta muốn mà không cùng lúc, đưa ra những đòi hỏi cụ thể.

Ông Gardner nói:

“Tôi không ủng hộ việc giảm sức ép cho đến khi nào chúng ta đạt dược mục tiêu phi hạt nhân hóa, hoặc ít ra cho tới khi có các bước cụ thể hướng tới mục tiêu đó”.

Như nhiều nghị sĩ khác từng nói chuyện với VOA trước cuộc hội đàm hôm thứ Năm, ông Gardner khẳng định mối quan hệ Hoa Kỳ-Hàn Quốc là một “bộ phận không thể thiếu” trong nỗ lực thúc đẩy phi hạt nhân hóa.

Thượng nghị sĩ Dan Sullivan nói Triều Tiên và các nước, kể cả Nga và Trung Quốc, trong nhiều thập kỷ đã tìm cách chia rẽ Hoa Kỳ với Hàn Quốc, và trong tình hình hiện tại, Hàn Quốc không nên được coi là một bên trung gian hòa giải cho các cuộc đàm phán giữa Hoa Kỳ và Triều Tiên.

“Đối với tôi điều quan trọng nhất của bất kỳ cuộc họp nào, là nó phải được xem là một sự hợp tác giữa Hoa Kỳ và Hàn Quốc”, ông Sullivan nói với VOA. “Mối quan tâm duy nhất của tôi là nếu Hàn Quốc được coi như đóng vai trò trung gian hòa giải, như thể nước này đứng ở giữa, thì điều đó không phải. Họ không đứng giữa, họ cùng phe với chúng ta”.

Thượng nghị sĩ Jack Reed cũng khẳng định tầm quan trọng của tình đoàn kết Mỹ-Hàn, ông cho rằng hai đồng minh sát cánh làm việc với nhau thì sẽ mạnh hơn so với hai bên làm việc riêng rẽ.

“Tôi nghĩ rằng lời nói không quan trọng bằng hành động”, Thượng nghị sĩ Reed nói. “Tôi tin rằng chúng ta phải trước sau như một, chúng ta phải có một chiến lược và mục đích chung, và chứng minh được với Triều Tiên rằng không thể tách lìa Hàn Quốc với Hoa Kỳ.”

https://www.voatiengviet.com/a/tt-han-quoc-toi-toa-bach-oc-ban-ve-dam-phan-voi-trieu-tien/4871462.html

 

Đài Loan kiên cường trước Bắc Kinh luôn gây hấn

Tuần qua, Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn đã làm nức lòng những người yêu độc lập tự do trên thế giới khi đã có những phát biểu mạnh mẽ chống lại sự chèn ép của Trung Quốc đối với đất nước của bà.

Hôm thứ Hai 1/4, đáp lại việc Trung Quốc cho chiến cơ bay qua đường trung tuyến ở Eo biển Đài Loan, bà Thái tuyên bố: “Với tư cách là tổng thống, tôi sẽ chiến đấu cùng với mỗi chiến binh cho đến cuối cùng. Chúng tôi sẽ không để mất một tấc đất lãnh thổ nào của quốc gia”.

Thông qua bài đăng trên Facebook được công bố vào trưa ngày 1/4 có cả chữ ký của tổng thống, bà Thái Anh Văn đã ra lệnh cho quân đội tiến hành trục xuất mạnh mẽ và ngay lập tức chống lại bất kỳ máy bay nào cố tình vượt qua ranh giới giữa Đài Loan và Trung Quốc, theo Taiwan News. “Tôi đã ra lệnh cho quân đội tiến hành trục xuất mạnh mẽ bất kỳ hành động khiêu khích nào bằng cách xâm phạm đường trung tuyến [vào phía Đài Loan]”.

Nữ Tổng thống mạnh mẽ

Từ khi còn là ứng viên Tổng thống, bà Thái đã tỏ rõ thái độ dứt khoát trong việc bảo vệ chủ quyền cho hòn đảo. Trong vòng bầu cử tổng thống năm 2012, bà Thái tuyên bố không đồng ý với Đồng thuận năm 1992 là cơ sở cho các cuộc đàm phán giữa Đài Loan và Trung Quốc đại lục, rằng một sự đồng thuận như vậy chỉ phục vụ cho “Nguyên tắc Một Trung Quốc” và “không có sự đồng thuận nào như vậy tồn

tại” bởi vì phần lớn công chúng Đài Loan không nhất thiết phải đồng ý với sự đồng thuận này. Bà tin rằng các cuộc tham vấn rộng rãi nên được tổ chức ở tất cả các cấp trong xã hội Đài Loan để quyết định cơ sở nhằm tiến hành đàm phán với Bắc Kinh, được mệnh danh là “sự đồng thuận của Đài Loan”.

Thai Anh VanTổng thống Thái Anh Văn phản đối mạnh mẽ việc Trung Quốc cho chiến cơ vượt qua ranh giới ở Eo biển Đài Loan hôm 31/3/2019. (Ảnh: VP Tổng thống)

Trong vòng bầu cử năm 2016, bà Thái đã gây chú ý hơn khi lấy phương châm “duy trì hiện trạng” trở thành tâm điểm chính sách của đảng. Bà tuyên bố sẽ làm việc trong khuôn khổ thẩm quyền của Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) ngoài việc duy trì tiến bộ trong các mối quan hệ xuyên eo biển của các chính phủ trước đó, trong khi vẫn bảo tồn “tự do và dân chủ” cho cư dân Đài Loan.

Bà Thái tin vào tầm quan trọng của các liên kết kinh tế và thương mại với Trung Quốc đại lục, nhưng đã công khai lên tiếng chống lại Hiệp định khung hợp tác kinh tế (ECFA), một hiệp định thương mại ưu đãi làm tăng liên kết kinh tế giữa Đài Loan và Trung Quốc đại lục. Bà thường hỗ trợ đa dạng hóa các đối tác kinh tế của Đài Loan.

Trước cái chết của người được trao giải Nobel Hòa bình Trung Quốc Lưu Hiểu Ba, người đã chết vì suy nội tạng khi bị chính quyền Bắc Kinh giam giữ, bà Thái đã yêu cầu chính phủ Trung Quốc “thể hiện sự tự tin tham gia cải cách chính trị để người Trung Quốc có thể hưởng các quyền Chúa ban cho con người như tự do và dân chủ”.

Đáng chú ý, trong một bài phát biểu vào tháng 1/2019, bà Thái tuyên bố rằng Đài Loan không công nhận Đồng thuận năm 1992 và không chấp nhận cơ chế “một quốc gia, hai chế độ”.

Không chỉ mạnh mẽ chống lại những uy hiếp từ Bắc Kinh đối với chủ quyền của đảo quốc, Tổng thống Đài Loan còn kêu gọi cả thế giới chung tay  kiềm chế Trung Quốc. “Chúng ta cần hợp tác để tái khẳng định các giá trị dân chủ và tự do nhằm kiềm chế Trung Quốc, giảm thiểu bành trướng ảnh hưởng bá chủ của Đại lục”, bà Thái nói với AFP hôm 25/6/2018. “Đây không chỉ là thách thức của riêng Đài Loan, mà là thách thức của cả khu vực và thế giới nói chung, bởi vì hôm nay là Đài Loan, nhưng ngày mai có thể là bất kỳ quốc gia nào khác phải đối mặt với bành trướng ảnh hưởng của Bắc Kinh”.

Đài Loan và Trung Quốc có gì khác?

Nhiều người đặt vấn đề: Người Trung Quốc và người Đài Loan đều cùng một gốc, là “anh em”, tại sao không thể về chung một nhà?

Thực ra, Trung Quốc (Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa) và Đài Loan (Trung Hoa Dân Quốc) hiện nay có những khác biệt rất lớn về chính trị, tư tưởng, văn hóa và kinh tế-xã hội.

Đầu tiên, về chính trị, Trung Quốc theo chế độ xã hội chủ nghĩa, nơi chỉ có một đảng được cầm quyền là Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Trong khi đó, Đài Loan theo chế độ dân chủ, đa nguyên đa đảng.

Về tư tưởng, ĐCSTQ tuyên truyền thuyết vô thần, và chống lại hầu như tất cả các tôn giáo/tín ngướng, từ Thiên Chúa giáo La Mã (Công giáo) cho đến Phật giáo Tây Tạng, Hồi giáo Tân Cương. Các tín đồ Công giáo ở Trung Quốc bị ép theo hệ thống Công giáo Yêu nước, nơi các giáo sĩ do Bắc Kinh tấn phong; những người không theo Công giáo Yêu nước thì phải hoạt động ngầm.

Với Phật giáo Tây Tạng, Bắc Kinh đã tiến hành rất nhiều đàn áp với người Tây Tạng, đốt chùa và các cơ sở Phật giáo, thậm chí gần đây tuyên bố Đạt Lai Lạc Ma tái sinh cũng phải theo luật của Bắc Kinh!

Với Hồi giáo Tân Cương, Bắc Kinh gần đây bị LHQ tố cáo đã tiến hành giam giữ cả triệu người Tân Cương trong các trại tập trung, và ép họ phải học tập những tuyên truyền của ĐCSTQ. Tự do tín ngưỡng ở Trung Quốc dường như là một điều không tưởng.

Tất cả các tôn giáo nêu trên đều được tôn trọng và tự do hoạt động ở Đài Loan. Nhưng nổi bật nhất là sự đối lập giữa Đài Loan và Trung Quốc về chính sách dành cho Pháp Luân Công – một môn khí công tu luyện cổ xưa chiểu theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn.

ĐCSTQ với chủ nghĩa vô Thần đã tiến hành cuộc đàn áp dã man đối với những người tập môn khí công này ở đại lục. Thậm chí, tội ác mổ cướp nội tạng các học viên Pháp Luân Công – một tội ác chống lại loài người và bị thế giới lên án, cũng có sự tiếp tay của chính quyền Trung Quốc.

Trái lại, Pháp Luân Công được chính quyền Đài Loan công khai ủng hộ và đã phát triển mạnh mẽ ở đây. Nhiều trường học ở Đài Loan thậm chí còn cử các giáo viên tham gia khóa học Pháp Luân Công miễn phí trong dịp nghỉ hè. Các học viên Pháp Luân Công cũng được mời đến dạy cho các tù nhân luyện tập.

Sự phổ biến của Pháp Luân Công ở Đài Loan được thể hiện qua những lời khen ngợi của quan chức chính phủ thuộc tất cả các đảng phái. Cựu Tổng thống Đài Loan, ông Mã Anh Cửu, từng phát biểu rằng những nguyên tắc đạo đức và bài giảng của Pháp Luân Công đã “giúp hàng triệu người khỏe mạnh và nâng cao đạo đức”.

Về văn hóa, Người Trung Quốc và Đài Loan đều là con cháu của Tam Hoàng Ngũ Đế, đều trải qua 5.000 năm văn hóa Thần truyền. Thế nhưng Trung Quốc – đất nước được mệnh danh có bề dày lịch sử trải hàng nghìn năm, dường như lại đang đánh mất những nét tinh hoa trong văn hóa mà cha ông truyền lại. Trái lại, Đài Loan mới chính là cái nôi nuôi dưỡng văn hóa Thần truyền một cách vẹn nguyên nhất.

Truyền thống này có lẽ bắt nguồn từ một câu nói của cố lãnh đạo Tưởng Giới Thạch: “Đất nước bị diệt vong rồi còn có thể phục hưng, văn hóa bị tiêu hủy thì tất cả sẽ bị hủy diệt”.

Trong khi đó, vào những năm 60 thế kỷ trước, Trung Quốc chìm trong khói lửa tang thương của các cuộc vận động chính trị, đặc biệt là “Đại Cách mạng văn hóa”. Nhà cầm quyền ra lệnh hủy diệt nhiều di sản văn hóa, đào xới, phá hủy tận gốc rễ tinh thần văn hóa Thần truyền 5.000 năm.

Về kinh tế, với GDP bình quân gấp 2,8 lần Trung Quốc, Đài Loan là một trong những nơi sạch sẽ và đáng sống nhất thế giới. Trong khi đó, Trung Quốc – nền kinh tế thứ 2 thế giới, hiện đối mặt với hàng loạt các vấn đề xã hội nghiêm trọng.

Đài Loan khác gì Trung Quốc

Mỹ đang thay đổi chính sách với Đài Loan?

Viện Mỹ tại Đài Loan (AIT) sẽ chuyển sang địa điểm mới vào ngày 6/5 tới, đây được xem là biểu tượng cụ thể nhất cho những chuyển biến trong chính sách của Mỹ với hòn đảo tự trị.

Gần 500 người bao gồm cả nhân viên quân sự sẽ chuyển đến khu phức hợp trị giá 255 triệu USD tọa lạc tại quận Nội Hồ (thành phố Đài Bắc). Trụ sở AIT mới mất 9 năm xây dựng, có văn phòng 5 tầng cùng một số tòa nhà khác. Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách văn hóa – giáo dục Marie Royce gọi đây là biểu tượng cho mối quan hệ “mạnh mẽ, sống động” giữa hai bên trong thế kỷ 21.

AIT được thành lập năm 1979 sau khi Mỹ chấm dứt quan hệ ngoại giao chính thức với Đài Loan và công nhận chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Dưới sự bảo trợ của Bộ Ngoại giao Mỹ, đơn vị này được giao nhiệm vụ phục vụ cho lợi ích Mỹ tại Đài Loan. Giám đốc AIT đều hưởng đặc quyền ngoại giao.

Trung Quốc luôn xem Đài Loan như phần lãnh thổ không thể tách rời. Vì vậy mà AIT 40 năm nay luôn hoạt động âm thầm nhằm tránh khiêu khích.

Tuy nhiên cơ quan đại diện cho lợi ích Mỹ ngày càng nổi danh kể từ lúc ông Donald Trump làm Tổng thống. Tân Giám đốc AIT Brent Christensen vừa giữ chức từ năm ngoái cứng rắn hơn những người tiền nhiệm.

Ông không ngại lên tiếng ủng hộ Đài Loan và chỉ trích Trung Quốc, tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 40 năm Đạo luật quan hệ Đài Loan – văn bản giúp xác định mối quan hệ với hòn đảo tự trị – có hiệu lực. Christensen tháng trước còn trở thành Giám đốc AIT đầu tiên họp báo chung cùng cơ quan phòng vệ Đài Loan để thông báo khởi động cơ chế đối thoại mới.

Đáng chú ý hơn, AIT ngày 3/4/2019 đã xác nhận quân nhân Mỹ (gồm sĩ quan lục quân, hải quân, không quân, thủy quân lục chiến) có sự hiện diện tại AIT kể từ năm 2005 và sẽ tiếp tục có mặt. Dù đây là “bí mật” ai cũng biết, nhưng AIT trước nay chẳng hề khẳng định mà chỉ nói rằng có một số ít nhân viên Mỹ phối hợp cùng lực lượng an ninh Đài Loan.

Chủ tịch Ủy ban đối ngoại – quốc phòng cơ quan lập pháp Đài Loan Vương Định Vũ thậm chí tuyên bố Mỹ đang dần “bình thường hóa” quan hệ với Đài Loan, giống như phát biểu của Ngoại trưởng Mike Pompeo.

Ngoại trưởng Pompeo trước Hạ viện Mỹ hôm 27/3 cho biết chính quyền Trump có cái nhìn toàn diện hơn các chính quyền trước về mối nguy từ Trung Quốc cũng như về nỗ lực giúp Đài Loan giữ lại số đồng minh ngoại giao ít ỏi. Ông cam kết tận dụng Đạo luật Đi lại Đài Loan (TTA) nâng tầm quan hệ.

TTA được thông qua năm ngoái, cho phép quan chức mọi cấp của Mỹ và Đài Loan tiến hành những chuyến thăm lẫn nhau.

Trước đó, nghị sĩ Steve Chabot kêu gọi chính quyền Trump thách thức nguyên tắc “một Trung Quốc”. Hạ viện Mỹ đầu tuần vừa giới thiệu nghị quyết tái khẳng định cam kết của nước này với Đạo luật quan hệ Đài Loan.

Sự ủng hộ của Hoa Kỳ, cộng với thái độ cương quyết của Tổng thống Thái Anh Văn, khiến giới quan sát hy vọng Đài Loan sẽ gìn giữ được sự độc lập và khác biệt của mình trước những đe dọa liên tục Trung Quốc.

http://biendong.net/bi-n-nong/27331-dai-loan-kien-cuong-truoc-bac-kinh-luon-gay-han.html

 

Công ty địa ốc thắng kiện

vụ xử ‘nhà có phong thủy xấu’ ở Bắc Kinh

Tòa án Bắc Kinh hôm 10/04/2019 lần đầu tiên ra phán quyết về một vụ liên quan đến ‘phong thủy’ của công trình địa ốc.

Công ty quản trị Wangjing Soho (Vọng Kinh Soho) được toà án cho thắng kiện trong vụ một trang mạng đăng bài chê khu nhà có ‘phong thủy xấu’.

Vụ thỉnh vong chùa Ba Vàng: dư luận dậy sóng

Vụ chùa Ba Vàng ‘có trách nhiệm của chính quyền’?

Lý Nhuệ, người dám phê bình Mao và Tập qua đời

Vì sao châu Á giữ mãi tục cúng vong hồn?

Tòa án ra phán quyết rằng kênh Zhuhai Shengun Network Technology, quản lý các blog, không chỉ phải xin lỗi mà còn phải nộp 200 nghìn nhân dân tệ (gần 30 nghìn USD) cho công ty địa ốc Soho China vì làm tổn hại thanh danh của họ.

Một blog trên trang do Zhuhai Shengun quản lý đã viết rằng tòa nhà, do kiến trúc sư Zaha Hadid thiết kết, có “phong thủy xấu”, nhất là với các doanh nghiệp trong ngành công nghệ thông tin.

‘Phê phán và bôi nhọ là hai vấn đề khác nhau’

Blog ký tên ‘S Shengunju S’ ví vị trí của tòa nhà Wangjing Soho như ‘Waterloo’, địa danh tại Bỉ, nơi Hoàng đế Napoleon bại trận năm 1851.

Dù bài đã bị xóa nhưng cả trăm ngàn người dùng mạng xã hội Trung Quốc đã đọc được nó, khiến bên nguyên đơn cho rằng danh tiếng của họ bị tổn thương.

Thẩm phán tại tòa, trong phiên xử ở Bắc Kinh, đã cho rằng bài viết không thể bám vào “suy diễn nào đó về phong thủy” để gây tai tiếng cho một doanh nghiệp.

Các báo quốc tế viết rằng ‘phong thủy’ là phương pháp đánh giá ‘vị trí, cách bài trí’ tối ưu và thuận lợi cho công trình kiến trúc, nhà cửa, nội thất, mà người Trung Quốc tin vào từ thời cổ đại.

Tuy nhiên, việc viết bài chê kiến trúc của Wangjin Soho không chỉ dừng ở chỗ nói về phong thủy, mà còn kêu gọi các công ty Internet đang thuê khu nhà, “dọn đi nếu muốn phát triển tiếp”.

Điều này, theo một lãnh đạo của tập đoàn Soho China, đã không còn là “chỉ trích công trình kiến trúc” mà đã thành chuyện nói xấu, theo trang CNBC.

https://www.bbc.com/vietnamese/culture-social-47900362

 

TQ khôi phục hệ sinh thái ở Biển Đông, việc làm có đáng tin?

Gần đây, trên một số trang mạng của Trung Quốc như South China Morning Post (scmp.com), China News Service (ecns.cn)… đăng tải thông tin cho biết, Bộ Tài nguyên nước này đang tích cực tiến hành các biện pháp nhằm khôi phục hệ sinh thái của các rạn san hô ở biển Hoa Nam (Biển Đông). Các trang mạng trên khoe rằng, từ đầu năm 2019, các cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc bảo vệ và khôi phục các rạn san hô sẽ được xây dựng tại Đá Chữ Thập, Đá Subi và Đá Vành Khăn – ba bãi đá chìm trong 7 thực thể mà Trung Quốc chiếm giữ tại quần đảo Trường Sa. Tờ Thời báo Hoàn Cầu thậm chí còn trích dẫn tuyên bố của Bộ Tài nguyên Trung Quốc, trong đó có đoạn nêu: “Mục đích của các cơ sở này là củng cố hoạt động bảo vệ hệ sinh thái tại biển Hoa Nam, cũng như đảm bảo nghĩa vụ bảo vệ và khôi phục hệ sinh thái khu vực”. Những thông báo và tuyên truyền trên khiến dư luận phải đặt câu hỏi: Vì sao Trung Quốc lại quan tâm bảo vệ hệ sinh thái ở Biển Đông và, liệu hành động này của họ có đáng tin?

Về câu hỏi thứ nhất, vì sao Trung Quốc lại quan tâm bảo vệ hệ sinh thái ở Biển Đông. Xin thưa:

Trong nhiều năm qua, để thực hiện ý đồ “độc chiếm” Biển Đông, phục vụ tham vọng nước lớn siêu cường, Trung Quốc đã thực hiện một loạt bước đi và hành động đối với Biển Đông như công khai yêu sách chủ quyền của họ theo “đường chín đoạn” và tuyên truyền xuất bản sách báo, bản đồ về “đường chín đoạn”; đẩy mạnh luật hóa, dân sự hóa các hoạt động trên Biển Đông như thành lập “Thành phố Tam Sa”, ra lệnh cấm đánh bắt cá; tăng cường công tác tuần tra, chấp pháp nhằm mở rộng quyền kiểm soát Biển Đông và khẳng định “chủ quyền”; đẩy mạnh hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí trong khi lại cứng rắn phản đối các nước khác thăm dò, khai thác dầu khí trong phạm vi “đường chín đoạn”; tăng cường sức mạnh và mở rộng hoạt động của lực lượng hải quân trên vùng biển có tranh chấp nhằm “răn đe” đối phương… Không những thế, Trung Quốc còn ráo riết đưa tàu thuyền, máy móc, nhân lực xuống triển khai hoạt động bồi đắp, mở rộng, cải tạo và xây dựng mới các công trình quân, dân sự trên các

đảo, bãi cạn họ chiếm đóng trái phép ở quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa với quy mô “chưa từng có”. Theo đó, từ năm 2013 đến năm 2016, Trung Quốc đã tiến hành tôn tạo, mở rộng các đảo nổi ở Hoàng Sa như Phú Lâm, Quang Hòa để kéo dài đường băng sân bay, làm đê chắn sóng biển và xây dựng doanh trại, trận địa quân sự. Đối với quần đảo Trường Sa, họ tiến hành hút cát mở rộng các bãi san hô, trong đó một số bãi lúc đầu chìm dưới nước khi thủy triều dâng nay được nâng cao lên thành các đảo, tạo điều kiện để xây dựng đường băng sân bay, trạm ra-đa, hải đăng, cầu tàu, doanh trại… tại tất cả 7 điểm đảo, đá mà họ chiếm đóng trái phép là Xu Bi, Ga Ven, Tư Nghĩa, Vành Khăn, Gạc Ma, Chữ Thập và Châu Viên. Tổng diện tích tôn tạo các đảo rộng tới gần 800 héc-ta, gấp gần 400 lần diện tích ban đầu của các thực thể này trên Biển Đông.

Điều đáng nói là trong quá trình đó, các tàu công trình phục vụ hoạt động mở rộng và xây cất đã ngày đêm nạo hút một lượng lớn cát san hô từ đáy biển phun lên các bãi nhằm hình thành đảo nổi. Con tàu lớn nhất trong số các tàu trên là tàu Tianjing (Thiên Kình), với khả năng nạo, hút, phun tới 4.500 m3 vật liệu mỗi giờ, tương đương sức chứa của 2 hồ bơi tiêu chuẩn Olympic. Những hoạt động đó đã làm đứt gãy các rạn san hô, hút các mảnh vỡ và thổi chúng lên bờ – điều mà Bộ Ngoại giao Trung Quốc khi đó ngụy biện là “mô phỏng quá trình tự nhiên của bão biển quét qua và di chuyển các phế liệu sinh học mà dần dần phát triển thành ốc đảo trên biển”. Bên cạnh đó, hoạt động liên tục của tàu thuyền Trung Quốc đã làm cho nguồn nước biển ở đây bị ô nhiễm do dầu mỡ, vẩn đục mà không có cách gì phục hồi được san hô nữa. Chính những hoạt động hút cát mở rộng các bãi san hô của Trung Quốc đã gây ra nhiều hệ lụy khó lường đối với sự phát triển của hệ sinh thái ở Biển Đông, khiến nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế quan ngại, lên tiếng phản đối. Các nhà sinh học, hải dương học chỉ trích hành động trên của Trung Quốc là tàn sát mọi loài sinh vật sống quanh các rạn san hô và đầm phá trong khu vực. Nhưng Trung Quốc lại cãi rằng, hệ sinh thái san hô tại khu vực này đã bị tàn phá bởi “các nguyên nhân tự nhiên và tình trạng đánh bắt cá quá mức” từ rất lâu trước khi họ bắt đầu quá trình cải tạo, xây mới các đảo nhân tạo. Cục Hải dương Quốc gia Trung Quốc còn trâng tráo tự biện hộ rằng “hoạt động xây cất không làm biến đổi sức khỏe của hệ sinh thái ở quần đảo Trường Sa”, “Trung Quốc vẫn quan tâm bảo vệ hệ sinh thái bằng cách trồng, sửa chữa và cấy mới san hô sau khi thi công các hạng mục trong khu vực”…

Phải đến tháng 7/2016, Tòa Trọng tài thường trực quốc tế (PCA) ở La Haye/Hà Lan ra phán quyết cuối cùng về vụ Philippines kiện Trung Quốc vì hành vi xâm chiếm bãi cạn Scarborough của nước này, theo đó, ngoài việc bác bỏ “đường chín đoạn” Trung Quốc đòi hỏi ở Biển Đông, Tòa còn cho rằng, việc Trung Quốc cải tạo, bồi đắp và xây dựng mới các đảo nhân tạo ở Biển Đông đã gây nên tác hại nghiêm trọng đến môi trường và các rạn san hô trong khu vực, vi phạm nghĩa vụ bảo tồn, bảo vệ các hệ sinh thái mong manh và môi trường sống của các loài sinh vật đang bị đe dọa hoặc có nguy cơ tuyệt chủng, đã và đang gây ra tác hại không thể khắc phục được đối với môi trường biển. Phán quyết của Tòa không khác gì kết luận chính thức của cộng đồng quốc tế về thủ phạm phá hủy môi trường sinh thái Biển Đông chính là Trung Quốc. Đương nhiên, họ sẽ nhận được “búa rìu” của dư luận.

Thế là, Trung Quốc vội vàng sử dụng các trang mạng đưa tin về “củng cố hoạt động bảo vệ hệ sinh thái tại biển Hoa Nam” và thông báo sẽ tiến hành các cuộc khảo sát để xác định thêm các khu vực có rạn san hô cần được bảo vệ và khôi phục với phương pháp “tự nhiên” nhằm giúp các rạn san hô tự hồi phục, song song cùng các biện pháp nhân tạo và các kĩ thuật được phát triển đặc biệt. Những hoạt động trên, từ trước khi Trung Quốc tôn tạo đảo, bãi ở Trường Sa, chằng bao giờ thấy họ thực hiện. Nếu không có phản đối của dư luận quốc tế, nếu không có phán quyết của PCA, thử hỏi Trung Quốc có bỏ công, của ra để làm những chuyện “trên trời” đó không. Thực chất, đó chỉ là nhằm xoa dịu công luận, để che đậy cho hành vi đáng bị lên án của mình và chứng minh cho hoạt động thi công của họ là một “dự án xanh” mà thôi. Nhưng nó cũng vẫn mang hàm ý hỗ trợ cho các đòi hỏi “chủ quyền” và mở rộng khả năng kiểm soát biển của Trung Quốc.

Về câu hỏi thứ hai, liệu hành động “khôi phục hệ sinh thái” ở Biển Đông của Trung Quốc có đáng tin và khả thi.

Trong một chừng mực nào đó, cũng phải thấy rằng: Việc Trung Quốc nói sẽ tôn tạo, khôi phục các rạn san hô ở Trường Sa đã cho thấy, Trung Quốc mặc nhiên thừa nhận hành vi sai trái của mình. Họ cũng phần nào tự thấy mình là kẻ phá hoại môi trường sinh thái biển nên buộc lòng cũng phải có động thái “đền bù” bằng các cách như họ tuyên truyền, nhằm làm dịu đi sự bất bình của cộng đồng khu vực và quốc tế. Theo trang mạng ecns.com, trên thực địa, Bộ Tài nguyên Trung Quốc đã vận hành các trạm giám sát hàng hải tại Chữ Thập, Xu Bi và Vành Khăn, với mục tiêu cung cấp thông tin thường xuyên về dự báo thời tiết và cảnh báo thảm họa cho cộng đồng quốc tế cũng như tàu bè qua lại trong khu vực. Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc cũng khai trương Trung tâm Nghiên cứu phối hợp về khoa học tại

các rạn san hô và các đảo tại Đá Vành Khăn để làm cơ sở phục vụ việc nghiên cứu hệ sinh thái, địa chất, môi trường, các vật liệu và năng lượng tại vùng biển nhiệt đới này. Một lãnh đạo của Viện Hải dương học nhiệt đới biển Hoa Nam tại Hải Nam cho rằng, môi trường sinh thái tại Biển Đông “đã được cải thiện đáng kể” trong những năm gần đây nhờ các hoạt động “bảo vệ” của chính quyền và ý thức của người dân, nhất là các ngư dân. Gần đây nhất, trên website của scmp.com nói rằng, Trung Quốc đang nỗ lực bảo vệ sinh thái cho vùng biển Trường Sa bằng cách khôi phục lại các rạn san hô đã mất bằng phương pháp nhân tạo và kỹ thuật tiên tiến bên cạnh khả năng gọi là “tự hồi phục” của thiên nhiên. Nói thế xem ra có vẻ ổn, nhưng phải nghe các nhà khoa học chân chính và có trình độ nhận xét thì mới biết được.

Trang mạng Inquirer dẫn lời giáo sư Jay Batongbacal – Giám đốc Viện các vấn đề hàng hải và luật biển thuộc trường Đại học Philippines, bày tỏ sự hoài nghi về các thông tin mà Trung Quốc đưa ra và khả năng phục hồi các rạn san hô quy mô lớn đã bị Trung Quốc hủy hoại. Theo giáo sư Jay Batongbacal lý giải: “Những rạn san hô mà họ (Trung Quốc) đề cập, rõ ràng không còn có thể hồi phục bởi chúng đã bị chôn vùi dưới những hạ tầng kiên cố”. Các khu vực lân cận bị hủy hoại bởi hoạt động xây cất cũng khó có thể khôi phục vì tại đó diễn ra “rất nhiều hoạt động cản trở việc hồi phục của san hô”. Vị giáo sư trên còn cho rằng, chủ trương nói trên của Trung Quốc không thực sự là vì mục đích cải thiện hệ sinh thái tự nhiên tại các rạn san hô này mà chỉ là cách để họ thể hiện quyền kiểm soát Biển Đông thông qua các hoạt động dân sự thay vì quân sự. Kế hoạch mà Trung Quốc vừa công bố chỉ nhằm “cải thiện hình ảnh” của các hòn đảo nhân tạo, vốn thực chất là để sử dụng cho các mục đích quân sự. Giáo sư Batongbacal nói tiếp: “Họ tập trung vào việc nhấn mạnh các hoạt động dân sự và những ích lợi công cộng mà các hòn đảo này đem lại. Họ tìm cách để khu vực dễ dàng chấp nhận mọi chuyện hơn. Tuy nhiên, người ta không nên quên rằng, tất cả chỉ là một bước tiến khác trong tiến trình chậm mà chắc để khẳng định quyền kiểm soát toàn bộ Biển Đông của Trung Quốc”.

Một số chuyên gia về tài nguyên, môi trường và hải dương học của một số nước trong khu vực Đông Nam Á nhận định: (1) Lời lẽ của Trung Quốc xem ra có vẻ bao biện nhiều hơn và cũng không chắc là khả thi vì qua một thời gian khá dài phá hủy, đến lúc này mới nói đến chuyện phục hồi rạn san hô thì không phải là chuyện đơn giản, vì khó có thể khôi phục được như nguyên dạng tự nhiên vốn có của nó. (2) Phục hồi, tái tạo, trồng lại san hô là một tin tốt, nhưng việc này rất khó khăn, tốn kém và đòi hỏi công sức rất lớn. Cũng chưa hiểu Trung Quốc sẽ làm như thế nào, họ có ý tưởng ấy thì hoan nghênh, tuy nhiên chưa thấy kế hoạch, phương án cụ thể như thế nào.

Khi được hỏi tại sao bảo vệ môi trường biển và bảo tồn các rạn san hô được coi là một nghĩa vụ quốc tế mà bất cứ quốc gia nào vi phạm cũng bị lên án nặng nề, nhiều chuyên gia trên lĩnh vực này giải thích rằng: “San hô đóng vai trò quan trọng nhất đối với nghề cá, hơn 50% nghề cá trên thế giới phụ thuộc vào các rạn san hô. Ngoài ra, các rạn san hô còn là những thành lũy bảo vệ các đảo chống sóng gió và xói lở. Nếu phá đi và thay bê tông vào đấy thì nó không thể bảo vệ được cảnh quan địa lý. San hô còn là cảnh quan phục vụ cho những ngành kinh tế khác như du lịch hay nghiên cứu khoa học biển, đụng chạm đến nó hầu như là đụng chạm đến những lợi ích của con người trên đại dương”.

Từ góc độ hải dương học, một số nhà khoa học trên lĩnh vực này đã phân tích và chỉ ra rằng, phá hủy san hô thì rất dễ nhưng phục hồi lại nó thì rất khó, bởi: “San hô phát triển rất chậm, mỗi năm trong điều kiện biển, nó chỉ lớn tính bằng centimet. San hô có môi trường sống rất đặc biệt, do đó, những công trình mà Trung Quốc đã xây đắp thì san hô không thể sống được”. Cũng theo các nhà khoa học này: “San hô đã bị phá hủy đi thì việc phục hồi lại hầu như là không thể được vì môi trường ở đấy không còn thích hợp nữa. Giống để phục hồi lấy ở đâu ra, trong lúc những đảo như vậy bị phá hết. Lấy san hô ở vùng khác đến để cấy trồng thì không thể sống được. San hô mà bị phá hoại như vậy thì sẽ làm cho nghề đánh bắt cá biển có thể thiệt hại đến 50%”.

Từ những điểm bất cập mà các nhà khoa học nêu ra như trên, chưa kể đến việc tàu thuyền Trung Quốc tiếp tục hoạt động lưu thông xung quanh các đảo, có thể thấy rằng, những điều mà Trung Quốc đưa ra như họ nói là để khôi phục các rạn san hô ở các đảo, bãi họ chiếm đóng trái phép ở Trường Sa chỉ là những phương án trên lý thuyết, không có tính khả thi trên thực tế. Chủ trương, hay nói chính xác hơn là những tuyên truyền của Trung Quốc không có mục đích nào khác là nhằm xoa dịu những quan ngại và sự phản ứng của các nước trước những gì mà họ đã “phá hoại” đối với hệ sinh thái ở Biển Đông – một lĩnh vực không thể thiếu đối với môi trường sống và sự phát triển của các quốc gia.

http://biendong.net/bien-dong/27384-tq-khoi-phuc-he-sinh-thai-o-bien-dong-viec-lam-co-dang-tin.html

 

Tập Cận Bình – Kẻ độc tài, dối trá, hung hăng, tàn bạo

Tháng 11/2012, tại Đại hội lần thứ 18 Đảng Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình được bầu làm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, rồi tiếp đó được bầu làm Chủ tịch nước, Chủ tịch Quân ủy Trung ương. Trải qua hơn 7 năm cầm quyền, Tập Cận Bình đã lộ nguyên hình là một kẻ độc tài, hiếu chiến và lừa dối. Sau khi nắm cả 3 chức vụ cao nhất ở Trung Quốc, Tập Cận Bình đã dùng mọi thủ đoạn để thâu tóm quyền lực. Tập đã dùng chiêu bài chống tham nhũng tiến hành chiến dịch “thanh trừng” để loại bỏ những người không ủng hộ mình, kể cả những ủy viên Bộ Chính trị Đảng cộng sản Trung Quốc và những tướng lĩnh trong quân đội, từng bước thiết lập sự độc tôn của mình.

Sau khi loại bỏ được các đối thủ, Tập Cận Bình đã dùng Đại hội 19 Đảng Cộng sản Trung Quốc để thực hiện một loạt các hành động thiết lập sự thống trị của mình, xóa bỏ chế độ lãnh đạo tập thể đã được Đặng Tiểu Bình đề cao trong thời kỳ cải cách mở cửa từ 40 năm trước. Tập Cận Bình đã thay đổi cả Hiến pháp Trung Quốc nhằm dọn đường cho việc kéo dài thời kỳ thống trị của mình; đưa vây cánh của mình vào các vị trí lãnh đạo ở Trung ương và địa phương để dễ bề thống trị.

Đối với việc điều hành đất nước, Tập Cận Bình tìm cách hạn chế tối đa quyền lực của Thủ tướng Lý Khắc Cường, kể cả trong việc triển khai các chính sách kinh tế. Tập còn thi hành một chính sách tàn bạo đối với những người dân tộc ở những khu tự trị Tân Cương, Tây Tạng. Tập đã cho lực lượng quân đội tiến hành đàn áp, bắt bớ những người Duy Ngô Nhĩ, lập ra nhiều nhà tù ở Tân Cương để giam cầm những người bị bắt.

Để thực hiện tham vọng “giấc mộng Trung Hoa”, đưa Trung Quốc trở thành siêu cường thống trị khu vực và thế giới, từ năm 2013, Tập Cận Bình đã đưa ra Sáng kiến “Vành đai, con đường” để lừa gạt các nước. Với chiêu bài cung cấp tài chính thực hiện các dự án hạ tầng trong khuôn khổ “Vành đai, con đường” của Tập Cận Bình, Trung Quốc đã biến nhiều quốc gia có chủ quyền thành “con nợ”, lệ thuộc vào Trung Quốc. Thâm độc hơn là Tập Cận Bình đã dùng việc cung cấp tài chính để thâu tóm nhiều càng biển của các nước ở những tuyến đường biển huyết mạch như eo biển Malacca, eo biển Hormuz, kênh đào Panama, kênh đào Suez…. Với hình thức cho vay vốn đầu tư xây dựng cảng biển, nước chủ nhà không trả được nợ sẽ phải cho Trung Quốc quyền sở hữu 99 năm như cảng nước sâu ở Sri Lanka, Pakistan…. Rõ ràng là Tập Cận Bình đã áp dụng hình thức thuộc địa kiểu mới.

Về vấn đề Biển Đông, trong cuộc họp báo chung với Tổng thống Mỹ Obama tại Nhà Trắng tháng 9/2015, Tập Cận Bình đã cam kết không quân sự hóa Biển Đông, nhưng trên thực tế ông ta đã bội hứa lời cam kết đó, trực tiếp chỉ đạo đẩy nhanh việc quân sự hóa Biển Đông. Sau khi cơ bản hoàn tất việc bồi đắp, mở rộng các cấu trúc ở Biển Đông, dưới sự chỉ đạo của Tập Cận Bình, Trung Quốc đã tăng cường bố trí tên lửa, máy bay chiến đấu và các thiết bị quân sự tinh vi, hệ thống gây nhiễu cho các tàu qua lại Biển Đông. Mặt khác, Trung Quốc tăng cường tập trận kể cả bắn đạn thật ở Biển Đông, uy hiếp các nước láng giềng và tự do, an ninh hàng hải ở khu vực. Năm 2018, Trung Quốc đã tiến hành 54 cuộc diễn tập quân sự ở Biển Đông, tăng 20 cuộc so với năm 2017; trong 3 tháng đầu năm 2019, Trung Quốc tiến hành 07 cuộc diễn tập quân sự ở Biển Đông, tăng 01 cuộc so với cùng kỳ năm 2018. Đáng chú ý, tháng 4/2018, Tập Cận Bình đã trực tiếp tham gia cuộc tập trận lớn nhất với hàng vạn binh sĩ Trung Quốc tham dự cùng các loại vũ khí hiện đại, thể hiện sự hiếu chiến của Tập. Có thể thấy, lời nói và việc làm bất nhất là tính cách của Tập Cận Bình. Chính điều này đã buộc Mỹ và các đồng minh phải tiến hành tự do hàng hải thường xuyên ở Biển Đông.

Dưới sự lãnh đạo của Tập Cận Bình, các tàu chấp pháp của Trung Quốc đã thường xuyên trấn áp, uy hiếp, đâm chìm các tàu cá của ngư dân Việt Nam và Philippines, đối xử vô nhân đạo với ngư dân các nước. Trong khi đó, Trung Quốc huy động một lực lượng tàu cá, tàu dân binh ồ ạt tràn xuống Biển Đông. Đặc biệt, từ đầu năm 2019, hơn tàu cá, tàu dân binh, tàu chấp pháp vây hãm khu vực đảo Thị Tứ thuộc quần đảo Trường Sa buộc Philippines (gần đây Philippines hạn chế chỉ trích Trung Quốc công khai) phải công khai hóa công hàm phản đối Trung Quốc.

Ngày 15/3/2019, cựu Ngoại trưởng Philippines Albert Del Rosario và cựu Chánh Thanh tra, bà Conchita Carpio Morales đã kiện Tập Cận Bình lên Tòa án Hình sự quốc tế vì tội ác chống lại nhân loại, đối xử thô bạo với ngư dân các nước ở Biển Đông. Trong đơn kiện, ông Del Rosario và bà Morales thay mặt hàng trăm ngàn ngư dân và người dân Philippines, cáo buộc Tập Cận Bình phạm tội gây thiệt hại môi trường biển nghiêm trọng khi thực hiện kế hoạch khống chế, độc chiếm Biển Đông; Tập Cận Bình đã có hành vi vi phạm luật quốc tế khi gây tổn hại nghiêm trọng cho những người phụ thuộc vào việc đánh bắt cá để kiếm sống và cho các thế hệ cư dân ven biển của các nước ven Biển Đông thông qua việc đẩy nhanh sự sụp đổ nghề cá và do đó dẫn tới tình trạng thiếu lương thực ở một số quốc gia.

Trong đơn gửi Tòa án Hình sự quốc tế, các nguyên đơn cho rằng những hành động vô nhân đạo và tàn bạo này của Trung Quốc mà ông Tập Cận Bình đứng đầu gây ra ở Biển Đông chưa bị trừng phạt và chỉ có Tòa án Hình sự quốc tế mới có thể bắt họ chịu trách nhiệm với cộng đồng quốc tế; chỉ có Tòa án Hình sự quốc tế mới có thể khiến Tập Cận Bình và Trung Quốc tôn trọng luật pháp quốc tế.

Trong bối cảnh Tổng thống Philippines Duterte đang “vuốt ve” Trung Quốc và cá nhân ông Tập Cận Bình thì việc hai cựu quan chức cấp cao Philippines đệ đơn kiện Tập Cận Bình ra Tòa án Hình sự quốc tế thể hiện rõ nỗi thất vọng và bức xúc của người dân Philippines nói riêng và cộng đồng quốc tế nói chung trước các hành động hung hăng, hiếu chiến, tàn bạo không còn tính người của Tập Cận Bình. Đây cũng là nỗi bức xúc của hàng triệu ngư dân Việt Nam, cuộc sống của họ phụ thuộc vào đánh bắt cá trên biển khơi, nhưng thời gian qua luôn bị Trung Quốc trấn áp, bắt bớ, đâm chìm tàu cá ở ngư trường Hoàng Sa.

Là người đứng đầu của một đất nước đông dân nhất thế giới, có nền văn hóa lâu đời, hy vọng ông Tập Cận Bình hãy suy ngẫm về những hành vi của mình, hãy trút bỏ khỏi mình tư tưởng bá quyền đại Hán, hãy hành xử có nhân cách, hãy nói đi đôi với làm để người dân Trung Quốc, người dân các nước ven Biển Đông và nhân loại được nhờ, chứ đừng để Tòa án Hình sự quốc tế kết tội là kẻ độc tài, hung hăng, tàn bạo.

http://biendong.net/bien-dong/27383-tap-can-binh-ke-doc-tai-doi-tra-hung-hang-tan-bao.html

 

Gán nợ là biện pháp duy nhất

một số nước có thể làm để giả tiền vốn vay từ TQ

Trong một vài năm trở lại đây, ngày càng có nhiều nước phải gán nợ sân bay, bến cảng, đất đai… để trả nợ vay từ Trung Quốc.

Ngoại giao bẫy nợ của Trung Quốc

Chính sách “ngoại giao bẫy nợ” được Trung Quốc thực hiện trên khắp thế giới. Trung Quốc phóng tay cho nhiều quốc gia không giàu có, nhưng có vị trí chiến lược, vay tiền. Tờ Thời báo tự do (Đài Loan, ngày 6/3), đưa tin, nhằm đấy mạnh triển khai cái gọi là “Sáng kiến Vành đai và Con đường” (BRI) tại 68 quốc gia bao trùm khu vực châu Á, châu Phi và châu Âu, dự kiến Trung Quốc sẽ phải chi tới gần 8.000 tỷ USD. Tuy nhiên, theo báo cáo gần đây của phía Mỹ, chiến lược này của Trung Quốc đã khiến 8 quốc gia bao gồm Djibouti, Kyrgyzstan, Lào, Maldives, Mongolia, Montenegro, Pakistan, Tajikistan đứng bên bờ vực khủng hoảng tài chính.

Không những vậy, khu vực Nam Thái Bình Dương đang là một trong những địa điệm ưu tiên hàng đầu của Trung Quốc hiện nay. Theo Viện nghiên cứu Lowy của Australia, trong thời gian từ năm 2006 đến 2016, Trung Quốc đã viện trợ cho các nước Nam Thái Bình Dương tổng cộng 17,8 tỷ USD và trở thành đối tác cung cấp viện trợ lớn thứ ba cho khu vực này, chỉ sau Australia và Mỹ. Cụ thể, Bắc Kinh đã cung cấp cho Tonga 172 triệu USD để hỗ trợ nước này xây dựng các công trình giao thông công cộng và trường học, hỗ trợ Papua New Guinea 632 triệu USD, Fiji 360 triệu USD, Vanuatu 243 triệu USD và đảo Cook 50 triệu USD. Ngược lại, nền kinh tế của các nước này cũng dần phụ thuộc nhiều hơn vào Bắc Kinh. Đơn cử, số nợ của Tonga với Trung Quốc chiếm 64% tổng số nợ nước ngoài và chiếm tới 43% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP).

Sự viện trợ ồ ạt vào các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng tại Nam Thái Bình Dương mà không cần quan tâm đến nhu cầu sử dụng đang là một vấn đề đối với khu vực này. Bộ trưởng phụ trách Thái Bình Dương của Australia, bà Concetta Fierrevanti-Wells mới đây đã chỉ trích việc làm này của Bắc Kinh, nêu rõ rằng các công trình không cần thiết đang “đầy rẫy” tại khu vực này. Tuyên bố của bà Wells chứa đựng hàm ý rằng Trung Quốc chỉ đang muốn gia tăng ảnh hưởng tại khu vực chứ không thực tâm hỗ trợ phát triển kinh tế cho các quốc gia trong khu vực. Trong khi đó, Ngoại trưởng New Zealand Winston Peters cho rằng Thái Bình Dương giờ đây đang trở thành khu vực chiến lược tranh giành giữa các nước lớn. Do đó, New Zealand sẽ cùng với Australia buộc phải xem xét lại chiến lược và củng cố ảnh hưởng truyền thống tại đây.

Những nước đang phải gán nợ cho Trung Quốc

Zambia: Trung Quốc là nhà đầu tư lớn ở Zambia và nhiều nước châu phi khác thông qua các khoản hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) “vô điều kiện” nhưng hầu hết các dự án đấu thầu công khai ở các nước này đều được trao cho các nhà thầu Trung Quốc. Trên khắp đất nước Zambia, các công ty Trung Quốc xây dựng sân bay, đường sá, nhà máy… mà chi phí phần lớn đều dựa vào vốn vay từ Trung Quốc.

Chính phủ Zambia đã ký hợp đồng với người Trung Quốc khi không suy nghĩ gì và cố tình che đậy nhiều chi tiết nhưng tất cả mọi việc chỉ khiến sự hợp tác này biến thành chủ nghĩa thực dân thời hiện đại. Theo đó, Trung Quốc hiện đang đề xuất tiếp quản sân bay quốc tế Kenneth Kaunda nếu Chính phủ Zambia không trả được khoản nợ nước ngoài khổng lồ đúng hạn. Vấn đề ở đây là liệu nền kinh tế Zambia có còn đủ sức để trả khoản nợ đó hay không. Đây chính là chiến lược điển hình Trung Quốc. Hơn nữa, đó không phải là điều duy nhất Zambian phải chịu từ Trung Quốc. Người Trung Quốc đang sở hữu 60% cổ phần của tập đoàn truyền hình quốc gia Zambia, điều đó có nghĩa là, người Trung Quốc có quyền quyết định những gì được hay không được công chiếu trên các kênh truyền hình quốc gia.

Ghana cũng đang nối bước Zambia vì các nhà lãnh đạo của nước này đã bắt đầu ký kết hợp đồng với Trung Quốc. Cụ thể, Công ty thuộc sở hữu của Trung Quốc, STARTIME đang dần có được vị trí trong các tổ chức lớn, các công ty khai thác lớn nhất của Ghana cũng sẽ sớm bị thâu tóm bởi một công ty Trung Quốc và nhiều công ty khác.

Kenya: Trang tin African Stand dẫn một nguồn tin cho biết, kết quả kiểm toán gần đây cho thấy chính phủ Kenya dường như sẽ không thể trả được khoản vay nợ xây hàng loạt các cơ sở hạ tầng ở quốc gia châu Phi như đường cao tốc và đường sắt tiêu chuẩn (SGR) từ Mombasa tới thủ đô Nairobi, công trình có mục tiêu nhằm kết nối hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa. “Ngân hàng Xuất Nhập khẩu Trung Quốc (CEB) sẽ nắm Cơ quan Quản lý cảng Kenya (KPA) nếu Tập đoàn Đường sắt Kenya (KRC) vỡ nợ. Khi đó, CEB sẽ thực thi quyền đối với tài sản dùng để bảo đảm tài khoản ký quỹ (gồm cảng Mombasa)”, theo African Stand. Trang tin châu Phi cho rằng Trung Quốc có thể sẽ giành quyền kiểm soát những công trình trên đất Kenya giờ vào chính sách “ngoại giao bẫy nợ”. Một trong số những tài sản mà Kenya có thể phải bàn giao là cảng Mombasa, cảng được đánh giá là lớn và tiềm năng nhất quốc gia châu Phi. Ngoài ra, danh sách này còn có cả công trình SGR và nhà kho container ở Nairobi. Africa Stand cho biết, trong năm 2018, công trình SGR lỗ tới 98 triệu USD. Con số này đưa đến một viễn cảnh ảm đạm rằng Kenya sẽ không thể trả được khoản nợ lên tới 4,9 tỷ USD để xây SGR. Tháng 11/2018, hãng tài chính Moody’s của Mỹ đã cảnh báo rằng Kenya có khả năng cao sẽ bị mất quyền kiểm soát những công trình chiến lược vì nợ nần Trung Quốc.

Maldives: Thiên đường nghỉ mát nhiệt đới Maldives đã không thoát khỏi số phận trở thành một con nợ của Trung Quốc, một phần do chính phủ nước này nổi tiếng là tham nhũng và quan liêu. Một chiếc Cầu hữu nghị Trung Quốc – Maldives với chi phí 225 triệu USD, phần lớn là đi vay từ Trung Quốc đã được xây dựng. Với việc vay tiền xây chiếc cầu này, tỷ lệ nợ công trên GDP của quốc đảo tuyệt đẹp này lên mức gần 100%. Điều đáng lo ngại là nếu mất khả năng trả nợ, Maldives sẽ sớm phải theo chân Pakistan “gán đất trả nợ” và Trung Quốc có thể lập một căn cứ quân sự mới ở đây – một vị trí trọng yếu gần Ấn Độ nữa. Năm 2017, IMF cảnh báo rằng “nợ lớn” dẫn đến nguy cơ cao với “sức khỏe” của nền kinh tế Maldives.

Djibouti là một quốc gia nhỏ ở châu Phi. Đây là nơi đầu tiên Trung Quốc xây dựng được căn cứ quân sự ở nước ngoài của mình thông qua chiến lược “cho vay – cắt đất” của mình. Đây là vị trí chiến lược bởi vì nó nằm rất gần một căn cứ quân sự khác của Mỹ. Việc này đã gióng hồi chuông cảnh báo đối với các nhà quan sát Mỹ. Tờ Washington Post gần đây đặt câu hỏi: “Chính quyền Trump có thể ngăn chặn Trung Quốc chiếm lĩnh một cảng biển quan trọng ở Châu Phi hay không?” Cảng biển quan trọng mà họ nói tới là Doraleh Container Terminal tại Djibouti, có vị trí chiến lược ở cạnh Biển Đỏ và Vịnh Aden. Tháng 2/2018, chính phủ Djibouti đã quốc hữu hóa cảng này sau một tranh chấp với hãng vận tải Dubai DP World. Từ đó, có các báo cáo rằng chính phủ Djibouti đang muốn thỏa thuận với một công ty nhà nước Trung Quốc để cùng điều hành cảng biển này. Cảng biển này là lối vào chính cho các căn cứ quân sự của Mỹ, Pháp, Ý và Nhật Bản đóng tại Djibouti và là một địa điểm tối quan trọng để thực hiện các nhiệm vụ chống khủng bố tại Châu Phi và Trung Đông. Quân đội Mỹ đang cảnh báo nếu Trung Quốc chiếm được cảng Doraleh, “lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ sẽ bị nguy hiểm”. Trong khi đó, giới chức Mỹ cũng cảnh báo rằng trong khi chính phủ Djibouti ngày càng mắc nợ Trung Quốc nhiều hơn, quan hệ với Trung Quốc của quốc gia Châu Phi này càng thân thiết hơn.

Sri Lanka. Năm 2010, Sri Lanka vay Trung Quốc 1,5 tỷ USD để xây một cảng cỡ lớn tại thị trấn Hambantota. Sau khi hoàn thành, cảng này gần như không có tàu bè neo đậu và vận chuyển hàng hóa. Do giá trị kinh tế của cảng biển mới này quá thấp và không sinh lời, Sri Lanka không có tiền để trả lại Trung Quốc, vì thế họ đã ký hợp đồng cho thuê luôn toàn bộ cảng cho Trung Quốc trong vòng 99 năm. Công ty China Merchants Port Holdings có 70% cổ phần chi phối tại cảng Hambatota. Cảng nước sâu trị giá 1,5 tỉ USD này dường như đóng vai trò quan trọng trong Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của Bắc Kinh. Các nguồn tin chính phủ và ngoại giao Sri Lanka nói rằng Mỹ, Ấn Độ và Nhật Bản đang

dấy lên quan ngại rằng Trung Quốc có thể dùng cảng này làm căn cứ hải quân. Tuy nhiên, chính phủ Sri Lanka và Đại sứ quán Trung Quốc tại Colombo phủ nhận mối lo ngại này, khẳng định rằng thỏa thuận thuê cảng này có bao gồm một điều khoản nêu rõ không dùng cảng với mục đích quân sự. Và một căn cứ quân sự của Trung Quốc tại Hambatota sẽ là quá gần tới mức gây khó chịu cho đối thủ Ấn Độ. Đây có thể là lý do tại sao Ấn Độ có thể phải mong muốn cân nhắc một thỏa thuận với Sri Lanka để tự bỏ tiền ra điều hành “sân bay trống trải nhất thế giới”. Sân bay quốc tế Mattala Rajpaksa, một địa điểm khá gần với cảng Hambatota – tức là cũng liền kề Ấn Độ – được xây dựng bằng những khoản vay lãi suất cao từ Trung Quốc. Sau khi hoàn thành và được phong là “sân bay cô đơn nhất thế giới”, chính phủ Sri Lanka nghĩ ra ý tưởng dùng vị trí của sân bay này và mâu thuẫn giữa Ấn Độ và Trung Quốc nhằm để thuyết phục Ấn Độ chi tiền ra bù lỗ cho mình, tuy nhiên có vẻ Ấn Độ không hài lòng với kế hoạch này cho lắm.

Pakistan cũng là một quốc gia có vị trí gần Ấn Độ khác rơi vào bẫy nợ của Trung Quốc. Hiệp ước song phương Hành lang kinh tế Trung Quốc – Pakistan (CPEC) có số kinh phí được loan báo là lên đến hơn 40 tỷ USD, vốn là một phần quan trọng trong dự án Vành đai – Con đường. Sau các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, Pakistan đã nợ Trung Quốc hơn 6 tỷ USD. Số nợ này cho phép Trung Quốc thực hiện một số tham vọng của mình. Đầu tiên Trung Quốc đã hoàn tất thương vụ thuê cảng nước sâu chiến lược Gwadar trong vòng 40 năm. Hiện nay, Trung Quốc lại cho xây một căn cứ quân sự tại Pakistan ngay gần với cơ sở thương mại mà Trung Quốc đã xây ở cảng Gwadar. Theo báo cáo “Thẩm tra tác động nợ của Sáng kiến Vành đai, Con đường từ quan điểm chính sách” của Trung Tâm Phát triển Toàn cầu xuất bản tháng 3/2018, Pakistan không chỉ nợ Trung Quốc hàng tỷ đồng, họ còn phải trả nợ với lãi suất cao, trong đó có các khoản lên tới 5%. Trong một số trường hợp, các nhà đầu tư Trung Quốc được cam kết lãi suất cao một cách không tưởng cho các dự án xây dựng tại Pakistan. Chẳng hạn, các dự án nhà máy điện do Trung Quốc đầu tư được chính phủ Pakistan hứa tỷ suất hoàn vốn 34% mỗi năm trong vòng 30 năm.

Nhưng có lẽ chính phủ Pakistan không muốn tiếp tục dấn sâu vào con đường nợ nần với Trung Quốc. Tháng 11/2017, Pakistan loan báo họ sẽ không “tìm kiếm nguồn tài chính từ Trung Quốc” cho một dự án phát triển hạ tầng quy mô lớn mới. Pakistan nói rằng các điều kiện của Trung Quốc để cho vay dự án đập thủy điện Diamer-Basha trên sông Indus chi phí 14 tỷ USD “là bất khả thi và đi ngược lại lợi ích của chúng ta”. Pakistan cũng đang mấp mé khủng hoảng nợ, tức là họ có thể phải xin cứu cánh từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Hơn nữa, sau cuộc bầu cử gần đây, hiện chưa rõ chính phủ mới của Thủ tướng Imra Khan sẽ làm gì với các dự án đang diễn ra với Trung Quốc. Truyền thông Trung Quốc tích cực ra bài khuyên ông Imra đừng tin lời đường mật của phương Tây và củng cố chặt chẽ quan hệ Pakistan – Trung Quốc. Liệu chính phủ mới của Pakistan có học được bài học gì sau khi buộc phải cho Trung Quốc xây căn cứ quân sự trên đất của mình hay không, có lẽ tương lai mới có thể rõ.

Montenegro là một quốc gia nhỏ bé nằm ở Đông Âu. Đây là quốc gia duy nhất không có đường cao tốc. Trung Quốc nhìn thấy điểm này và đã đề nghị xây cho Montenegro một con đường cao tốc. Chính phủ Montenegro lập tức đồng ý và gọi đây là “công trình thế kỷ và con đường dẫn tới thế giới hiện đại”, nhưng các nhà quan sát thì lại nói “Đường cao tốc không dẫn tới đâu của Trung Quốc” đang ám ảnh Montenegro. Đây là một con đường cao tốc dài 100 dặm (160km), với nhiều cây cầu lớn và xuyên qua các thung lũng và núi đồi. Nhưng dân số Montenegro chỉ có 630.000 người mà họ lại định chi tới 950 triệu USD lên một con đường cao tốc? Đã có 2 nghiên cứu khả thi vào các năm 2006 và 2012, cả 2 đều kết luật rằng một dự án cao tốc ở một quốc gia nhỏ bé này sẽ không có đủ lưu lượng giao thông đáng để đầu tư một số tiền khổng lồ như vậy. Nhưng với sự giúp đỡ của nguồn tiền dễ dàng từ Bắc Kinh, việc xây dựng đã bắt đầu. Nhưng dường như không có nhiều người Montenegro được hưởng lợi. 70% công nhân xây dựng là người Trung Quốc và một tòa án ở Bắc Kinh có quyền tài phán nếu xảy ra vấn đề tranh chấp giữa người địa phương và người Trung Quốc. Một quan chức Châu Âu giấu tên bày tỏ quan ngại về dự án này, nói rằng vì nó mà Montenegro đã hết tiền.

Tệ hơn, con đường đó mới chỉ hoàn thành một phần. Do bị đội vốn, nước này cần thêm 1,2 tỷ USD để hoàn thành nó. IMF nói rằng Montenegro không có khả năng vay chừng ấy tiền. Tỷ lệ nợ công trên GDP của quốc gia nhỏ bé này đã chuẩn bị vọt lên mức 80%, chính phủ Montenegro đã phải tăng thuế, ngừng trả lương cho công chức và cắt giảm chi tiêu công. Tuy nhiên thủ tướng Montenegro Dusko Markovic đã thề sẽ hoàn thành con đường này “bằng mọi giá” và cam kết “tăng cường hợp tác với Trung Quốc trong các lãnh vực khác, trong đó có thủy điện và du lịch”. Đây chính là loại cam kết mà quan chức Trung Quốc muốn.

http://biendong.net/bien-dong/27353-gan-no-la-bien-phap-duy-nhat-mot-so-nuoc-co-the-lam-de-gia-tien-von-vay-tu-tq.html

 

Liêu Diệc Vũ : Trung Quốc sẽ tốt đẹp hơn

nếu được chia thành chục nước

Thụy My

Nhà thơ ly khai Liêu Diệc Vũ (Liao Yiwu), sinh năm 1958, từng bị đày ải trong goulag Trung Quốc bốn năm trời, vì đã sáng tác bài thơ « Vụ thảm sát vĩ đại », về sự kiện nhà cầm quyền Bắc Kinh điều quân đội đàn áp đẫm máu sinh viên biểu tình năm 1989.

Ông nằm trong số trên 300 trí thức Trung Quốc ký vào bản Hiến chương 08, và đã tị nạn tại Berlin từ năm 2011. Tác phẩm « Trong đế chế của bóng tối » của ông nói về trại lao cải Trung Quốc thường được so sánh với tiểu thuyết nổi tiếng « Quần đảo ngục tù » của nhà văn Nga Soljenitsyne.

Vào thời điểm còn hai tháng nữa là đến ngày kỷ niệm 30 năm vụ thảm sát Thiên An Môn, Liêu Diệc Vũ đã cho ra mắt tác phẩm « Những viên đạn và thuốc phiện » nói về sự kiện trên. Trả lời phỏng vấn báo Le Figaro và AFP, nhà thơ ly khai đã cảnh báo nguy cơ từ chế độ độc tài Trung Quốc đối với các nền dân chủ phương Tây.

Ông có biết Vương Duy Lâm (Wang Weilin), anh sinh viên đứng chặn các xe tăng ở Thiên An Môn và hình ảnh « Tank Man » đã lan truyền khắp thế giới, giờ đây như thế nào hay không ?

Không, chẳng ai biết được số phận cậu sinh viên đó ra sao cả, thậm chí cũng chẳng biết tên. Cái tên Vương Duy Lâm là do phương Tây đặt ra cho cậu ấy. Cũng không biết là cậu ta có bị bắt giam hay không. « Người biểu tình vô danh » này đã trở thành biểu tượng của việc kháng cự lại vụ thảm sát, nhưng lại che khuất đi những số phận khác.

Như vậy những người hùng thực sự lại là những người dân bình thường, hơn là các sinh viên?

Nếu ban đầu đó là một phong trào sinh viên, thì sau ngày 4 tháng Sáu năm 1989, nhiều sinh viên đã phải bỏ trốn. Hầu hết là những công dân bình thường đã tham gia phong trào phản kháng chống lại quân đội Trung Quốc để tránh cho sinh viên bị thảm sát, và họ đã bị đánh đập đến chết, bị xử bắn, bị kết án hay bỏ tù chung thân. Thế giới coi Thiên An Môn là một phong trào sinh viên, và tất cả những gì còn lại ít được chú ý. Cũng phải nói rằng điều này không mấy người biết. Bản thân tôi khi ra tù mới hiểu được. Thế nên tôi quyết định tiến hành một loạt cuộc gặp gỡ với những người bị kết án tù để lần ra sự thật ít biết này.

Có nạn nhân nào trong vụ Thiên An Môn khiến ông xúc động nhất ?

Tôi đau buồn cho tất cả nạn nhân, nhưng đặc biệt xúc động đối với số phận của Ngô Quốc Phong (Wu Guofeng). Sinh viên này xuất thân từ một gia đình nghèo ở Tứ Xuyên, đã xuất sắc đậu vào đại học ở Bắc Kinh với số điểm cao nhất, là niềm hy vọng của cả nhà. Cậu ấy chụp ảnh phong trào nổi dậy của sinh viên, và đã bị bắn chết khi quân đội xối xả nã súng vào đám đông.

Cuộc sống của những người bị gọi là « nổi dậy » dường như còn khó khăn hơn sau khi họ ra tù…

Đa số bị tống vào nhà tù khi còn rất trẻ, và khi được thả họ thường phải về sống chung với cha mẹ – nếu không bị cha mẹ từ bỏ, cũng như bạn bè. Họ không còn nhận ra xã hội Trung Quốc, một xã hội đã quên đi rằng trước đây họ là anh hùng. Cô độc, bị công an theo dõi hàng ngày, hầu như họ không thể tìm được việc làm. Nhưng hình như không có ai hối hận vì những gì đã làm vào thời đó.

Ông không chịu nổi một xã hội Trung Quốc mà nay tiền là trên hết, tham nhũng lan tràn khắp nơi, của cải tập trung trong tay một thiểu số người giàu…

Giờ đây đảng Cộng Sản Trung Quốc chỉ có mỗi một ý tưởng trong đầu : kiếm tiền và vươn vòi ra toàn cầu. Trên thực tế, chiến lược của Tập Cận Bình là trói buộc người dân thông qua cơn khát tiêu thụ. Cũng vì thế mà Trung Quốc muốn tổ chức cho bằng được Thế vận hội năm 2008. Và thực ra chính Tập Cận Bình là kẻ tham nhũng lớn nhất. Điều này gây nguy hiểm cho các nền dân chủ phương Tây.

Nạn đàn áp và kiểm duyệt ngày nay cũng giống như cách đây 30 năm hay không ?

Tệ hơn nhiều. Tập Cận Bình muốn dùng công nghệ cao để tẩy não công dân, và kiểm duyệt tất cả các dạng thức đối lập. Theo cách nghĩ của ông ta, quý vị cứ lo cho nhân quyền, còn tôi không quan tâm, với tôi chỉ có công nghệ. Những ai kinh doanh đành phải chấp nhận một cuộc sống dưới sự giám sát, chối từ nhân cách và cuộc sống riêng tư.

Các nước phương Tây có chịu trách nhiệm gì không ?

Các chính phủ phương Tây đã góp phần rất lớn vào sự trỗi dậy của con quái vật mới này. Khi được gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, Trung Quốc đã trở thành thị trường lớn nhất toàn cầu. Những tên đao phủ đang ca khúc khải hoàn.

Nhưng nay ở phương Tây, một số chính khách đã bắt đầu ý thức được rằng chế độ độc tài của Tập Cận Bình là một nguy cơ. Bằng chứng là vụ bắt giữ con gái của người sáng lập Hoa Vi (Huawei) ở Canada và cho dẫn độ theo yêu cầu của Hoa Kỳ. Châu Âu cần phải hợp tác với Mỹ, quốc gia vẫn là đồng minh của mình, thay vì xích lại gần Trung Quốc.

Ông không lo ngại khi ngày càng nhiều người Trung Quốc giàu có rời bỏ một đất nước mà ông mô tả là « bãi rác lớn nhất hành tinh » ?

Những sinh viên Trung Quốc giỏi nhất ra nước ngoài du học, đặc biệt là đến Havard, như con trai của Bạc Hy Lai (Bo Xilai) và con gái của Tập Cận Bình. Cha mẹ họ tự hào về con cái, nhưng đại học Havard đóng một vai trò oái oăm khi đào tạo những kẻ thống trị tương lai. Lãnh đạo Havard đã gặp gỡ ông Tập Cận Bình, chưa có cơ sở giáo dục nào tỏ ra tham lam như thế. Nhưng các sinh viên Trung Quốc nghĩ gì ? Điều đó ai cũng biết…Di cư là một thách thức khủng khiếp cho Trung Quốc, có thể dẫn đến một hiện tượng tệ hại hơn cả người tị nạn Syria.

Nước Pháp có ủng hộ đúng mức ông Lưu Hiểu Ba (Liu Xiaobo), giải Nobel hòa bình đã chết trong tình trạng giam cầm ?

Pháp cần phải hành động nhiều hơn nữa. Tất cả chưa phải đã muộn. Phóng viên Không biên giới đã đấu tranh rất nhiều cho nhà báo Hoàng Kỳ (Huang Qi) – từng bênh vực các nạn nhân trận động đất Tứ Xuyên – tuy ốm đau nhưng không được nhận thuốc men trong tù.

Nhân kỷ niệm 30 năm vụ thảm sát Thiên An Môn, các nhà ly khai sẽ phát biểu trước Quốc Hội Mỹ. Nghị Viện Châu Âu cần có sáng kiến tương tự. Khi kỷ niệm sự kiện bi thảm này, người dân Trung Quốc có thể sẽ tìm lại được đôi chút hy vọng.

Ông có còn tin rằng một ngày nào đó Trung Quốc sẽ có được dân chủ, và với những điều kiện nào ?

Tôi không muốn nói về điều đó. Đối với tôi, Trung Quốc là một kỷ niệm quá sức đau buồn. Tôi cho rằng cần phải chia Trung Quốc ra làm nhiều nước nhỏ. Như vậy sẽ hạnh phúc hơn khi Trung Quốc trở thành hơn một chục nước với dân số từ 80 đến 100 triệu cho mỗi nước. Một quốc gia có đến 1,4 tỉ con người thì khó thể điều hành nổi.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20190411-lieu-diec-vu-trung-quoc-se-tot-dep-hon-neu-duoc-chia-thanh-chuc-nuoc

 

Ấn Độ: Cuộc bầu cử lớn nhất thế giới bắt đầu

Ấn Độ bắt đầu bỏ phiếu trong giai đoạn đầu tiên của cuộc tổng tuyển cử đang được xem là một cuộc trưng cầu dân ý về Thủ tướng Narendra Modi.

Hàng chục triệu người Ấn Độ trên khắp 20 tiểu bang và vùng lãnh thổ liên minh sẽ bỏ phiếu trong 91 khu vực bầu cử.

Cuộc bỏ phiếu bảy giai đoạn để bầu một Hạ viện mới sẽ tiếp tục cho đến ngày 19 tháng Năm. Ngày đếm phiếu là 23/5.

Với 900 triệu cử tri đủ điều kiện đi bầu trên cả nước, đây là cuộc bầu cử lớn chưa từng thấy.

Modi và Tập ‘ngồi bờ hồ ngắm cảnh’

Ấn Độ – TQ giành ảnh hưởng ở Ấn Độ Dương

Thần thoại Ấn Độ ‘đã có phi cơ và tế bào gốc’

Đảng Bharatiya Janata (BJP) theo chủ nghĩa dân tộc theo đạo Hindu của ông Modi đã giành được chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử cuối năm 2014.

Lok Sabha, hay hạ viện của quốc hội Ấn có 543 ghế được bầu và bất kỳ đảng hay liên minh nào cũng cần tối thiểu 272 nghị sĩ để thành lập chính phủ.

BJP đã được vận động để giữ được đa số đáng kể, nhưng phải đối mặt với những thách thức từ các đảng mạnh trong khu vực và đảng National Congress đang hồi sinh, do Rahul Gandhi lãnh đạo.

Cha, bà và ông cố của ông Gandhi đều là cựu thủ tướng Ấn Độ. Em gái của ông, Priyanka Gandhi, chính thức tham gia chính trị vào tháng Giêng.

Hàng trăm cử tri bắt đầu xếp hàng ngoài các trung tâm bỏ phiếu vào sáng thứ Năm. Ở tiểu bang Assam phía Đông Bắc, hàng loạt cử tri đã đứng chờ gần một tiếng đồng hồ trước khi giờ bỏ phiếu chính thức bắt đầu.

Cử tri tại một phòng phiếu ở Baraut – tiểu bang miền bắc Uttar Pradesh – đã được chào đón trọng thể bằng những hồi trống và một trận mưa cánh hoa.

Nhưng ở tiểu bang Chhattisgarh, những người bị tình nghi là Maoist đã kích nổ thiết bị IED gần một phòng phiếu ở một trong những khu vực bầu cử vào khoảng 04:00 giờ địa phương – không có thương tích nào được tường t̀rình.

Tiểu bang giàu khoáng sản này đã chứng kiến một cuộc xung đột vũ trang dài hơn ba thập niên và các cuộc tấn công của phiến quân Maoist vào lực lượng an ninh rất phổ biến. Hôm thứ Ba, một nhà lập pháp tiểu bang đã bị giết trong một cuộc tấn công bị cho là của phiến quân.

Giới quan sát cho rằng cuộc bầu cử này quan trọng nhất trong nhiều thập niên và giai điệu của chiến dịch tranh cử kỳ này rất gay gắt.

Ông Modi, cho đến giờ vẫn là người giành được phiếu bầu cho BJP. Nhưng giới phê bình nói rằng những lời ông hứa về tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm không đáp ứng được kỳ vọng và Ấn Độ đã trở nên phân cực hơn về mặt tôn giáo dưới thời ông lãnh đạo.

Cuộc bầu cử này lớn cỡ nào?

Đây là một cuộc bầu cử vĩ đại – khoảng 900 triệu người trên 18 tuổi sẽ đủ điều kiện để đi bầu tại một triệu thùng phiếu trên toàn quốc. Trong cuộc bầu cử vừa qua, tỷ lệ bỏ phiếu khoảng 66%.

Không cử tri nào phải đi hơn 2km để đến một thùng phiếu. Vì số lượng lớn giới chức bầu cử và nhân viên an ninh cần có, việc bỏ phiếu sẽ diễn ra trong bảy giai đoạn từ ngày 11 tháng 4 đến 19 tháng 5.

Cuộc bầu cử đầu tiên trong lịch sử của Ấn Độ vào năm 1951-52 phải mất ba tháng để hoàn thành. Từ năm 1962 đến 1989, các cuộc bầu cử được hoàn thành trong vòng từ bốn đến 10 ngày. Cuộc bầu cử bốn ngày vào năm 1980 là cuộc bầu cử ngắn nhất từ trước đến nay.

Những tiểu bang nào đang bầu?

Vào thứ Năm, các tiểu bang sau đây sẽ bỏ phiếu, với các trạm bỏ phiếu mở cửa từ 07:00 giờ địa phương:

Andhra Pradesh, Arunachal Pradesh, Assam, Bihar, Chhattisgarh, Jammu và Kashmir, Maharashtra, Manipur, Meghalaya, Mizoram, Nagaland, Odisha, Sikkim, Telangana, Tripura, Uttar Pradesh, Uttarakhand, West Bengal, Andaman và quần đảo Nicobar và Lakshadweep.

Bỏ phiếu ở một số tiểu bang, như Andhra Pradesh and Nagaland, sẽ kết thúc sau một ngày. Nhưng các tiểu bang khác, chẳng hạn như Uttar Pradesh, sẽ tổ chức đi bầu ở nhiều nơi.

Các vấn đề chính là gì?

Hàng trăm triệu người Ấn Độ đã thoát khỏi cảnh nghèo kể từ đầu thiên niên kỷ, nhưng những thách thức to lớn vẫn tồn tại.

Dưới thời ông Modi, nền kinh tế lớn thứ sáu thế giới dường như đã mất một phần động lực. Mặc dù tăng trưởng GDP hàng năm dao động ở mức khoảng 7%, thất nghiệp vẫn là mối quan tâm chính.

Chính phủ Modi bị cáo buộc đã che giấu dữ liệu công ăn việc làm trông không được lạc quan lắm của họ. Trên thực tế, một báo cáo của chính phủ bị rò rỉ cho thấy tỷ lệ thất nghiệp cao nhất kể từ thập niên 1970.

Thu nhập của nhà nông cũng bị đình trệ vì mùa màng và giá cả hàng hóa giảm, khiến nông dân phải gánh chịu nợ nần.

Không có gì đáng ngạc nhiên khi cả hai bên đã nhắm vào người nghèo ở nông thôn trong chiến dịch tranh cử. BJP hứa hẹn một loạt các chế độ phúc lợi cho nông dân Ấn Độ, trong khi Quốc hội hứa sẽ đưa ra chế độ thu nhập tối thiểu cho 50 triệu gia đình nghèo nhất nước này.

An ninh quốc gia cũng được chú ý trong cuộc bầu cử này sau vụ tấn công tự sát của một nhóm phiến quân có trụ sở tại Pakistan giết chết ít nhất 40 cảnh sát bán quân sự ở Kashmir do Ấn Độ quản lý hồi tháng 2. Ấn Độ sau đó đã thực hiện các cuộc không kích chưa từng có ở Pakistan.

Kể từ đó, BJP đã biến an ninh quốc gia thành một ván bài quan trọng trong chiến dịch tranh cử.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-47890922

 

Đức Đạt Lai Lạt Ma hồi phục nhanh

Đức Đạt Lai Lạt Ma gần như đã hồi phục sau khi bị nhiễm trùng ở ngực và nhiều khả năng sẽ rời bệnh viện ở New Delhi trong vòng một ngày.

Phát ngôn viên Tenzin Taklha nói rằng lãnh đạo tinh thần Tây Tạng 83 tuổi hiện cảm thấy khỏe hơn, theo AP.

Đức Đạt Lai Lạt Ma bay từ Dharmsala tới thủ đô Ấn Độ để các bác sĩ khám và sau đó ông đã phải nhập viện hôm 9/4.

XEM THÊM:

Đức Đạt Lai Lạt Ma phải nhập viện

Ông Taklha hôm 11/4 nói rằng lãnh tụ tinh thần Tây Tạng nhiều khả năng sẽ sớm trở về thị trấn đồi núi ở miền bắc Ấn Độ nơi ông sống lưu vong kể từ khi bỏ chạy khỏi Tây Tạng năm 1959 sau một cuộc nổi dậy chống Trung Quốc bất thành.

Đức Đạt Lai Lạt Ma thường dành vài tháng mỗi năm để đi khắp thế giới giảng đạo và nêu lên cuộc đấu tranh của người Tây Tạng vì sự tự do nhiều hơn ở Trung Quốc. Nhưng theo AP, ông đã cắt giảm việc đi lại trong năm vừa qua.

Theo Reuters, nhiều người trong số khoảng 100 nghìn người Tây Tạng sống ở Ấn Độ lo ngại rằng cuộc chiến vì một quê hương tự trị thực sự sẽ chấm dứt một khi Đức Đạt Lai Lạt Ma qua đời.

https://www.voatiengviet.com/a/%C4%91%E1%BB%A9c-%C4%91%E1%BA%A1t-lai-l%E1%BA%A1t-ma-h%E1%BB%93i-ph%E1%BB%A5c-nhanh-/4871134.html