Tin khắp nơi – 10/12/2018

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin khắp nơi – 10/12/2018

TT Trump hậu thuẫn

đề xuất chi tiêu quốc phòng 750 tỷ đôla

Tổng thống Donald Trump đã ủng hộ kế hoạch đề nghị Quốc hội Mỹ thông qua ngân khoản 750 tỷ đôla dành cho chi tiêu quốc phòng.

Reuters dẫn lời một quan chức Mỹ cho biết như vậy hôm 9/12, đồng thời nhận định rằng động thái trên cho thấy khả năng chi tiêu tại Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ sẽ gia tăng, dù có tình trạng “thắt lưng buộc bụng” tại các cơ quan khác trong chính phủ.

Đối mặt với thâm hụt ngân sách ở mức cao nhất trong sáu năm, ông Trump đầu năm nay đã yêu cầu các quan chức trong nội các cắt giảm chi tiêu của cơ quan mình quản lý khoảng 5%, nhưng ra chỉ dấu về khả năng Lầu Năm Góc sẽ không thuộc diện bị giảm ngân sách.

750 tỷ đôla, theo Reuters, sẽ cao hơn con số 733 tỷ đôla mà Bộ Quốc phòng Mỹ dự kiến sẽ trình lên cơ quan lập pháp Hoa Kỳ cho năm tài khóa 2020.

XEM THÊM:

TT Trump sẽ thảo luận vấn đề ‘chạy đua vũ trang’ với TQ, Nga  

Con số này cũng cao hơn nhiều so với mức 700 tỷ đôla mà ông Trump nêu hồi tháng Mười.

Một quan chức Mỹ giấu tên được hãng tin Anh dẫn lời nói rằng Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis những ngày qua đã thảo luận vấn đề ngân sách quốc phòng với ông Trump, đồng thời nêu lên các nguy cơ từ việc cắt giảm ngân sách quốc phòng.

Quan chức trên nói thêm rằng trong cuộc thảo luận, Tổng thống Trump muốn “đẩy nhanh tiến độ mà chính quyền của ông đã cam kết trong việc tái củng cố quân đội”.

Hồi tháng Tám, ông Trump đã ký thông qua dự luật chính sách quốc phòng trị giá 716 tỷ đôla.

Nhà Trắng không hồi đáp ngay trước yêu cầu bình luận của Reuters.

https://www.voatiengviet.com/a/tt-trump-h%E1%BA%ADu-thu%E1%BA%ABn-%C4%91%E1%BB%81-xu%E1%BA%A5t-chi-ti%C3%AAu-qu%E1%BB%91c-ph%C3%B2ng-750-t%E1%BB%B7-%C4%91%C3%B4la/4693960.html

 

Mỹ cam kết không ‘mang nợ’ đổ lên đối tác

Chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Mỹ là một mô hình đầu tư hoàn toàn khác so với Trung Quốc, đại sứ Mỹ Daniel Kritenbrink trả lời Tuổi Trẻ.

Tại hội thảo Đối thoại Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương 2018 do Diễn đàn kinh tế châu Á tổ chức tại TP.HCM sáng 7-12, các nhà ngoại giao Mỹ như đại sứ Mỹ tại Việt Nam Kritenbrink lẫn tổng lãnh sự Mary Tarnowka, như thường lệ, vẫn ra sức “quảng bá” cho chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (Indo-Pacific). Nhưng có nhiều điểm khiến người quan sát sẽ hiểu khác đi.

Indo-Pacific không hề “nhỏ”

Cho đến trước khi hội thảo này diễn ra, nhiều nhà quan sát – trong đó có những người tại Việt Nam – vẫn nghi ngờ mức độ cam kết của Mỹ. Hoài nghi ấy xuất hiện trực tiếp trong những so sánh về kế hoạch đầu tư 113 triệu USD của Mỹ cho việc hỗ trợ các sáng kiến phát triển ở khu vực Indo-Pacific, được Ngoại trưởng Mike Pompeo công bố hồi giữa năm nay.

Khi nghiễm nhiên bị đặt vào so sánh với sáng kiến Vành đai – con đường của Trung Quốc, rõ ràng 113 triệu USD ấy, dẫu cộng thêm vài chục triệu USD nữa cho dự án năng lượng, cơ sở hạ tầng và kỹ thuật số, vẫn tỏ ra khiêm tốn.

Tuy nhiên trên thực tế, theo lời đại sứ Kritenbrink, cam kết của Mỹ đối với Indo-Pacific “chưa bao giờ mạnh mẽ như thế”.

“Mỹ đã cung cấp hơn nửa tỉ USD hỗ trợ an ninh cho khu vực Indo-Pacific năm 2018. Nó bao gồm 385 triệu USD cho tài chính quân sự nước ngoài, cao hơn so với ba năm trở lại đây. Trong khoảng hai năm gần nhất, các doanh nghiệp Mỹ đã công bố hơn 1.500 dự án mới và hơn 61 tỉ USD đầu tư mới trong khu vực này” – ông Kritenbrink phát biểu tại phiên khai mạc hội thảo Đối thoại Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương 2018.

Theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), các nước phát triển trong khu vực Indo-Pacific hiện cần 1.700 tỉ USD đầu tư hạ tầng mỗi năm, nói cách khác, tới năm 2030 thì nhu cầu này đạt mốc 26.000 tỉ.

Trao đổi riêng với Tuổi Trẻ, ông Kritenbrink cho rằng khu vực tư nhân mới là tâm điểm trong kế hoạch của Mỹ: “Đầu tư của Mỹ vào Indo-Pacific thực tế rất lớn. Nhu cầu về hạ tầng tại khu vực đang rất nhiều, trải rộng trên nhiều lĩnh vực mà không quốc gia nào có thể tự đáp ứng hết tất cả. Vì vậy nguồn hỗ trợ vốn hiệu quả có thể giúp giải quyết vấn đề này phải xuất hiện từ khu vực vốn tư nhân”.

Cách thức đầu tư khác biệt

Trong khi các khoản đầu tư trong sáng kiến Vành đai – con đường của Trung Quốc hứa hẹn đạt những con số khổng lồ, nó cũng bị nhiều quốc gia lên án là “bẫy nợ”.

Theo ông Kritenbrink, Chính phủ Mỹ sẽ không “buộc các quốc gia phải gánh món nợ xấu”, không “đổ hàng ngàn tỉ vào đầu tư”, mặc dù thực tế đầu tư của Mỹ vào các lĩnh vực tư nhân đã đạt hàng ngàn tỉ USD.

Khi nói về việc có những so sánh về đầu tư Mỹ với đầu tư Trung Quốc, đại sứ Kritenbrink ví von rằng đó chỉ là cách lấy quả táo so với quả cam. Bởi thực chất nếu Trung Quốc rót tiền vào các dự án hạ tầng của chính phủ các nơi, thì Mỹ đang dùng lĩnh vực tư nhân làm đòn bẩy.

“Tôi sẽ chỉ so sánh mức độ hiệu quả của đầu tư từ Mỹ vào kinh tế mà thôi. Các quốc gia đều có quyết định của riêng họ, nơi nào họ cần đầu tư, liệu họ có chấp nhận mang nợ hay không. Chúng tôi sẽ không theo đuổi mô hình của Trung Quốc, không buộc Việt Nam và các quốc gia khác gánh nợ của Mỹ. Cái chúng tôi đang cố gắng là đảm bảo các công ty đẳng cấp quốc tế của Mỹ đến và đầu tư nơi đây. Tôi cho rằng đó là tương lai tốt hơn so với gánh nợ từ Mỹ” – ông Kritenbrink khẳng định với phóng viên Tuổi Trẻ.

Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong Indo-Pacific

Tại hội thảo Đối thoại Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, đại sứ Mỹ Kritenbrink nêu bật vai trò của Việt Nam trong chiến lược của Mỹ, khẳng định Việt Nam là một trong những đối tác quan trọng nhất của Washington trong khu vực: “Việt Nam là trung tâm, tiêu biểu như một trong những thị trường xuất khẩu phát triển nhanh nhất của chúng tôi trên toàn cầu, một đối tác mạnh trên mọi lĩnh vực từ an ninh, kinh tế và quan hệ giữa con người với con người”.

Trả lời Tuổi Trẻ về vai trò địa chính trị của Việt Nam tại Biển Đông, ông Kritenbrink nói Mỹ “không cố gắng lợi dụng mối quan hệ này để chống lại ai khác hay làm những điều tương tự”, và rằng “Việt Nam quan trọng vì Việt Nam phát triển nhanh, mạnh mẽ, cũng như có dân số trẻ, thông minh và được giáo dục tốt. Vai trò của Việt Nam ngày càng lớn trong khu vực và trên trường quốc tế”.

“Một điều khác là, chúng ta đều muốn Việt Nam thành công. Chúng tôi ở đây để hỗ trợ sự phát triển của một Việt Nam vững mạnh, thịnh vượng và độc lập. Thành công của Việt Nam là lợi ích quốc gia của Mỹ và chúng tôi nghĩ sự thành công của đôi bên sẽ có lợi cho cả hai”.

1.400 tỉ USD

Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Kritenbrink khẳng định tổng số tiền Mỹ đầu tư vào khu vực Indo-Pacific hiện đã hơn 1.400 tỉ USD, tức cao hơn cả đầu tư của Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc cộng lại.

http://biendong.net/goc-nhin-moi/25185-my-cam-ket-khong-mang-no-do-len-doi-tac.html

 

Mỹ nhấn mạnh ‘thời hạn cứng’

cho TQ về đàm phán thương mại

Đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer nhấn mạnh các cuộc đàm phán với Bắc Kinh phải đạt được thỏa thuận trước ngày 1/3, nếu không Hoa Kỳ sẽ áp dụng các biện pháp thuế quan mới đối với hàng hóa Trung Quốc.

Các thị trường toàn cầu đang lo lắng về một vụ va chạm giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới trong khi Hoa Kỳ chỉ trích Trung Quốc đang đánh cắp sở hữu trí tuệ và công nghệ của Mỹ.

Ông Lightizer nói trên chương trình Face the Nation của CBS hôm Chủ nhật (9/12): “Theo tôi được biết, đó là một thời hạn cứng. Khi tôi nói chuyện với tổng thống Hoa Kỳ, ông ấy không nói về việc kéo dài lâu hơn tháng 3”.

Tại Argentina vào cuối tuần trước, Tổng thống Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nhất trí ngừng chiến thương mại, tạm hoãn kế hoạch tăng thuế quan của Mỹ từ 10% lên 25% đối với 200 tỷ đô la hàng hóa Trung Quốc trong vòng 90 ngày, trong khi hai bên đàm phán về một thỏa thuận thương mại công bằng hơn với Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, vụ Canada bắt giữ nữ giám đốc tài chính của tập đoàn Huawei Trung Quốc theo yêu cầu của Mỹ đã làm sôi động thị trường toàn cầu, trong bối cảnh lo ngại rằng sự việc này có thể tiếp tục gây căng thẳng cho mối quan hệ Trung Quốc-Hoa Kỳ.

Trong những lần xuất hiện trên các chương trình phỏng vấn vào sáng Chủ nhật, ông Lighthizer, cố vấn kinh tế Larry Kudlow và cố vấn thương mại Peter Navarro đã khẳng định rằng các cuộc đàm phán thương mại với Trung Quốc sẽ không bị gián đoạn vì vụ bắt giữ, một điều mà họ coi là vấn đề thực thi pháp luật.

Ông Lighthizer cho biết các yêu cầu của chính quyền Trump là tương tự với những điều đã được đưa ra dưới thời các tổng thống đảng Dân chủ và Cộng hòa trước đây, nhưng ông cảm thấy việc Tổng thống Trump sẵn sàng vượt ra ngoài các cuộc đối thoại và áp dụng thuế quan sẽ đem lại kết quả, theo Reuters.

http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/25187-my-nhan-manh-thoi-han-cung-cho-tq-ve-dam-phan-thuong-mai.html

 

Hủy bỏ việc phóng vệ tinh gián điệp

gắn trên hỏa tiễn Delta 4

Los Angeles, California – Theo tin từ đài CBS, vào tối hôm thứ Bảy (8 tháng 12), nỗ lực phóng một vệ tinh gián điệp của Văn phòng Trinh Sát Quốc gia, được đặt trên đỉnh một hỏa tiễn Delta 4 Heavy, tại căn cứ Không quân Vandenberg ở phía tây bắc Los Angeles đã bị hủy bỏ tại mốc 7.5 giây, sau khi máy tính phát hiện ra lỗi trên thiết bị. Đài CBS cho biết, pháo sáng đã được sử dụng để đốt cháy ở đáy hỏa tiển, nhằm đốt cháy lượng khí hydro dư thừa sau khi có lệnh hủy bỏ.

Nhờ lệnh hủy bỏ kịp thời, các kỹ sư của United Launch Alliance (ULA) đã nhanh chóng bảo vệ được chiếc hỏa tiễn. Một vài phút sau, chuyến phóng hỏa tiễn đã chính thức được hủy bỏ và các kỹ sư bắt đầu dỡ bỏ phần nhiên liệu của chiếc Delta. ULA đã không ấn định ngày phóng mới, cũng như không cung cấp bất kỳ thông tin chi tiết về những gì đã xảy ra dẫn đến việc ra lệnh hủy bỏ. Do đó hiện vẫn chưa biết sẽ cần có những cuộc kiểm tra, hoặc sửa chữa nào trước khi có thể tiến hành lần phóng thứ hai.

Đây được xem như là lần phóng thứ chín trong năm 2018 của ULA, và là lần thứ hai liên tiếp của hỏa tiễn khổng lồ Delta 4 Heavy. Danh tính của vệ tinh đáng lẽ được phóng là NROL-71, nhưng các nhà phân tích độc lập suy đoán nó có thể là một phi thuyền không gian dọ thám hình ảnh tối tân trên quỹ đạo. (Mộc Miên)

https://www.sbtn.tv/huy-bo-viec-phong-ve-tinh-gian-diep-gan-tren-hoa-tien-delta-4/

 

Phe Dân chủ ở Hạ viện Mỹ

nêu viễn cảnh luận tội TT Trump

Các đảng viên Dân chủ hàng đầu tại Hạ viện Mỹ vừa nêu viễn cảnh luận tội hoặc khả năng ngồi tù của Tổng thống Donald Trump nếu chứng minh được rằng ông đã chỉ đạo trả các khoản tiền bịt miệng bất hợp pháp cho phụ nữ. Theo AP, điều này càng làm tăng thêm áp lực về pháp lý đối với tổng thống, ngoài vụ điều tra về Nga và các vụ bê bối khác.

“Có một triển vọng rất thực tế là vào ngày ông Donald Trump rời nhiệm sở, Bộ Tư pháp có thể sẽ truy tố ông. Ông có thể là tổng thống đầu tiên, trong một thời gian khá lâu, phải đối mặt với viễn cảnh ngồi tù thực sự”, AP dẫn lời Dân biểu Adam Schiff, Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện, nói. “Câu hỏi lớn hơn về việc ân xá có thể là trong tương lai khi tổng thống kế nhiệm quyết định có nên ân xá cho ông Donald Trump hay không”.

Dân biểu Jerry Nadler, Chủ tịch sắp tới của Ủy ban Tư pháp Hạ viện, đã mô tả chi tiết trong các hồ sơ công tố hôm 7/12 trong vụ cựu luật sư riêng của ông Trump, Michael Cohen, như là bằng chứng cho thấy ông Trump là “trung tâm của một vụ gian lận lớn”, và coi đó là “các sai phạm có thể bị luận tội”.

Trong hồ sơ, các công tố viên ở New York lần đầu tiên ghép ông Trump với một tội phạm hình sự liên bang về các khoản thanh toán bất hợp pháp để mua sự im lặng của hai người phụ nữ trong chiến dịch tranh cử năm 2016. Văn phòng của Công tố viên Đặc biệt Robert Mueller cũng đưa ra những liên hệ chưa được tiết lộ trước đây giữa các cộng sự của ông Trump với những trung gian người Nga, và cho rằng Điện Kremlin sớm nhắm đến việc gây ảnh hưởng tới ông Trump và chiến dịch tranh cử của ông bằng cách chơi cả lá bài chính trị lẫn lợi ích kinh doanh của ông.

Ông Trump đã phủ nhận có hành vi sai trái và gọi các cuộc điều tra là “truy sát chính trị”.

Theo dân biểu Nadler của New York, còn quá sớm để nói liệu Quốc hội có theo đuổi các thủ tục luận tội mà chỉ dựa trên các khoản thanh toán bất hợp pháp hay không, bởi vì các nhà lập pháp cần phải cân nhắc mức độ nặng nhẹ của hành vi phạm tội có thể “đảo ngược” kết quả của cuộc bầu cử năm 2016. Dân biểu Nadler và các nhà lập pháp khác hôm 9/12 cho biết rằng họ sẽ chờ thêm các chi tiết từ cuộc điều tra của ông Mueller về sự can thiệp bầu cử của Nga và khả năng có sự phối hợp với chiến dịch của ông Trump nhằm xác định mức độ sai trái của ông.

Về các khoản thanh toán bất hợp pháp, “liệu chúng có đủ quan trọng để biện minh cho một bản luận tội hay không là một câu hỏi khác, nhưng chắc chắn chúng là những tội có thể bị luận tội, vì cho dù tội đã phạm trước khi tổng thống trở thành tổng thống, đó là sự gian lận nhằm lên nắm quyền”, AP dẫn lời ông Nad Nadler nói.

Ông Mueller chưa cho biết khi nào ông sẽ hoàn thành bản báo cáo về những phát hiện, và cũng không rõ liệu báo cáo dạng này có được cung cấp cho Quốc hội hay không. Điều đó sẽ tùy thuộc vào Bộ trưởng Tư pháp.

Hôm 7/12, ông Trump nói sẽ đề cử cựu Bộ trưởng Tư pháp William Barr lên kế nhiệm ông Jeff Sessions.

Dân biểu Nadler khẳng định rằng đảng Dân chủ, sắp kiểm soát Hạ viện vào tháng 1, sẽ đẩy mạnh các cuộc điều tra riêng của họ. Ông nói rằng Quốc hội, Bộ Tư pháp và công tố viên đặc biệt cần tìm hiểu sâu hơn về các cáo buộc, trong đó bao gồm các câu hỏi về việc liệu ông Trump có nói dối về các thỏa thuận kinh doanh của mình với người Nga và khả năng “cản trở công lý” hay không.

Dân biểu Schiff của California cũng nhấn mạnh đến sự cần thiết phải chờ đợi “cho đến khi chúng ta nhìn thấy mọi chuyện”. Trước đó, ông nói rằng ủy ban của ông sẽ tìm cách xem xét mối quan hệ kinh doanh của gia đình ông Trump với Nga.

Trong hồ sơ pháp lý, Bộ Tư pháp đã không cáo buộc ông Trump trực tiếp phạm tội, nhưng nói rằng ông Trump đã nói ông Cohen thanh toán bất hợp pháp cho nữ diễn viên khiêu dâm Stormy Daniels và cựu người mẫu Playboy Karen McDougal, cả hai đều tuyên bố đã có quan hệ với ông Trump hơn một thập niên trước.

Trong các hồ sơ riêng biệt, nhóm của ông Mueller cho biết chi tiết về cách thức ông Cohen nói chuyện với một người Nga, người đã tuyên bố là “người đáng tin cậy” ở Liên bang Nga, có thể đưa ra chiến dịch “hiệp lực chính trị” và “hiệp lực ở cấp chính phủ”. Ông Cohen nói ông không bao giờ theo dõi tiếp cuộc họp đó. Nhóm của ông Mueller cũng cho biết cựu chủ tịch chiến dịch của ông Trump, Paul Manafort, đã nói dối họ về những liên hệ của ông với một cộng sự Nga và các quan chức chính quyền ông Trump, kể cả trong năm 2018.

Thượng nghị sĩ độc lập Angus King của bang Maine, thành viên của Ủy ban Tình báo Thượng viện, cảnh báo về việc vội vàng luận tội, mà ông cho rằng công dân có thể xem như là một “sự trả thù chính trị và đảo chính chống lại tổng thống”.

“Cách tốt nhất để giải quyết một vấn đề như thế này, theo tôi, là bầu cử”, Thượng nghị sĩ King nói. “Về chuyện luận tội, tôi là người khá bảo thủ. Tôi nghĩ đó là biện pháp cuối cùng và chỉ khi có bằng chứng rõ ràng về một vi phạm pháp lý thực sự đáng kể. Chúng ta có thể đạt tới điều đó, nhưng bây giờ thì không”.

Thượng nghị sĩ Dân chủ Chris Murphy của Connecticut kêu gọi ông Mueller sớm “lật bài” để Quốc hội có thể đưa ra quyết định vào đầu năm tới về việc có nên luận tội hay không.

“Nói một cách rõ ràng: Chúng ta đã đạt đến một cấp độ mới trong cuộc điều tra”, AP dẫn lời ông Murphy nói. “Điều quan trọng đối với Quốc hội là có được tất cả các dữ kiện, dữ liệu và bằng chứng mà công tố viên đặc biệt có”.

https://www.voatiengviet.com/a/phe-dan-chu-o-ha-vien-my-neu-vien-canh-luan-toi-tt-trump/4694091.html

 

Canada đối diện với sức ép buộc

phải cấm các thiết bị của hãng Huawei

Theo bản tin của tờ Wall Street Journal, Canada hiện đang giam giữ nữ giám đốc tài chính của Công ty kỹ thuật Huawei. Cũng tại thời điểm này, Ottawa phải chịu các áp lực trong và ngoài nước, đối với việc cấm sử dụng các thiết bị của hãng Huawei trong hệ thống mạng viễn thông.

Tờ Wall Street Journal cho biết, các viên chức Hoa Kỳ đang nỗ lực nhằm thuyết phục các đồng minh phương Tây cấm các sản phẩm của hãng Huawei, vì nghi ngờ đây là bước đệm cho các hoạt động gián điệp của Trung Cộng. Chính quyền Canada hiện đang tiến hành đánh giá bảo mật các nhà mạng viễn thông của nước này, đặc biệt tập trung vào mạng di động 5G.

Công ty Huawei là một trong số ít các nhà mạng viễn thông lớn và nhà sản xuất thiết bị quốc tế, đang làm việc với Canada để xây dựng hệ thống mạng 5G mới cho nước này. Dự kiến hệ thống này sẽ được ra mắt vào năm 2020.

Vào hôm thứ Sáu (7 tháng 12), Thủ tướng Canada Justin Trudeau cho hay, Canada và Trung Cộng có mối quan hệ chặt chẽ và mang tính xây dựng. Đồng thời khẳng định Canada vẫn tiếp tục tích cực xây dựng quan hệ hợp tác kinh tế giữa hai quốc gia.

Theo tờ Wall Street Journal, hãng Huawei đang gặp phải một số hạn chế tại Canada. Theo các hướng dẫn cấp liên bang, hãng Huawei không được bán các thiết bị viễn thông cho chính phủ Canada, hoặc cho các nhà mạng viễn thông quan trọng của nước này. Công ty Huawei cũng bị giới hạn trong việc bán ăng-ten và trạm cơ sở cho các mạng truy cập vô tuyến không dây. Hãng này cũng bán điện thoại và các sản phẩm tiêu dùng khác tại Canada.

Theo ông Eric Miller – thành viên Viện Wilson Center tại Canada – cho biết Trung Cộng cũng quan tâm đến việc tăng cường quan hệ với Canada. Bên cạnh đó, ông đưa ra dự đoán rằng, Canada sẽ làm theo yêu cầu của Hoa Kỳ về vấn đề cấm các thiết bị của hãng Huawei. Ông lập luận rằng nếu Canada vẫn cho phép hãng Huawei tiếp cận thị trường, hậu quả về chính trị sẽ vô cùng khủng khiếp. (Mộc Miên)

https://www.sbtn.tv/canada-doi-dien-voi-suc-ep-buoc-phai-cam-cac-thiet-bi-cua-hang-huawei/

 

Các nước cảnh giác

trước nguy cơ gián điệp từ Huawei TQ

Giám đốc Tài chính Toàn cầu Công ty Thiết bị Viễn thông Huawei Trung Quốc, bà Mạnh Vãn Châu, đã bị bắt tại Canada vào ngày 1/12. Phiên toà tại ngoại đầu tiên của Bà Mạnh Vãn Châu đã được tổ chức tại tòa án Vancouver vào ngày 08/12

Theo Reuters Chinese, vụ bắt giữ bà Mạnh có liên quan đến các hành vi vi phạm các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với Iran.

Banned Book nói rằng, không chỉ Hoa Kỳ luôn coi Huawei là mối đe dọa an ninh quốc gia, mà Châu Âu cũng đang đề cao cảnh giác, gần đây nhất, chính phủ Bỉ sẽ điều tra xem liệu có rủi ro an ninh quốc gia trong việc sử dụng các sản phẩm của Huawei hay không.

Mạnh Vãn Châu là con gái lớn của người sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi – người từng là kỹ sư công trình trong quân đội Trung Quốc.

CNA China đưa tin, thẩm phán đã không đưa ra quyết định về việc bà Mạnh có được bảo lãnh hay không, nhưng ông sẽ xem xét các điều kiện bảo lãnh mà các bên đề xuất vào cuối tuần. Lần tới tòa án dự kiến sẽ được tổ chức vào lúc 10 giờ sáng, ngày 10/12 theo giờ địa phương Canada.

Kể từ khi báo cáo Quốc hội Hoa Kỳ nhấn mạnh rủi ro bảo mật của Huawei vào năm 2012, nhiều công ty truyền thông Hoa Kỳ đã tránh sử dụng các thiết bị Huawei trên Internet. Ngày càng có nhiều quốc gia trên thế giới coi Huawei là một “ống dẫn tiềm năng” cho hoạt động gián điệp và tình báo, theo CNA China.

Nước Bỉ là trụ sở Liên minh châu Âu, đây là thị trường mà Huawei đã phát triển trong nhiều năm. Năm 2015, Huawei đã thành lập Viện nghiên cứu châu Âu tại Leuven, đây là trung tâm nghiên cứu sáng tạo chủ chốt ở châu Âu.

Trung QuốcNgày 1/12, Giám đốc tài chính kiêm Phó chủ tịch Huawei, bà Mạnh Vãn Châu bị bắt tại Canada và có thể dẫn độ sang Mỹ, nhà khoa học nổi tiếng người Mỹ gốc Trung ông Trương Thủ Thành tự sát. (Ảnh: NTD)

Vào năm 2016, Quốc vương Bỉ Philippe đã đến thăm Huawei trong chuyến thăm Trung Quốc. Tuy nhiên, ngay cả khi Huawei ngày càng chiếm nhiều thị phần tại Bỉ, điều đó cũng không làm giảm sự nghi ngờ của Bỉ về việc Huawei có phải là cổng thông tin gián điệp cho chính phủ Trung Quốc hay không.

Ủy ban Điều hành Khoa học Công nghệ châu Âu, Andrus Ansip vào ngày 8/12 cho biết rằng, EU nghi ngờ Huawei và các công ty công nghệ khác của Trung Quốc có chip, được sử dụng để “đánh cắp bí mật của chúng tôi”.

Theo Brussels Times, Trung tâm an ninh mạng Bỉ đã tuyên bố rằng, họ sẽ thực hiện một cuộc khảo sát thông qua các kênh trong và ngoài nước để kiểm tra xem có bất kỳ rủi ro nào khi sử dụng các sản phẩm thiết bị của Huawei hay không, nước Bỉ thậm chí đang tham khảo các quyết định hạn chế Huawei của Hoa Kỳ và Úc, để đưa ra quyết định.

Trong khi người phát ngôn của Huawei tại Bỉ cho biết, họ không có gì phải lo lắng về cuộc điều tra, Huawei hoàn toàn phù hợp với các quy định của Bỉ.

http://biendong.net/goc-nhin-moi/25189-cac-nuoc-canh-giac-truoc-nguy-co-gian-diep-tu-huawei-tq.html

 

Brexit: Bà May tuyên bố

hoãn phiên bỏ phiếu quan trọng

Bà Theresa May nói phiên bỏ phiếu quan trọng về thỏa thuận Brexit của bà sẽ hoãn lại bởi nó sẽ “bị bác với tỷ lệ lớn”.

Bà nói các dân biểu ủng hộ hầu hết các nội dung mà bà đã đạt được với EU, nhưng có mối quan ngại về vấn đề ‘chốt chặn’ ở Bắc Ireland.

Tòa EU nói Anh ‘có thể ở lại dù đã nói chia tay’

‘Anh có quyền đơn phương hủy Brexit’

Thủ tướng Anh dám để Brexit ‘rơi tự do’

Schengen, ngôi làng nhỏ và tấm thị thực đi khắp châu Âu

Bà nói bà tin rằng bà vẫn có thể tiếp tục khiến thỏa thuận được thông qua nếu quan ngại trên được xử lý.

Bà nói thêm rằng đó là điều bà dự kiến sẽ làm trong vài hôm tới.

Bà nói bà sẽ nói chuyện với các lãnh đạo EU trước khi có kỳ họp thượng đỉnh vào cuối tuần này.

Lãnh đạo đảng Lao động đối lập, ông Jeremy Corbyn nói rằng bà thủ tướng đã “mất quyền kiểm soát các sự kiện” và chính phủ hiện đang trong tình trạng “hoàn toàn hỗn loạn”.

Bà Theresa May bắt đầu phát biểu trước Hạ viện từ lúc 15:30 chiều thứ Hai 10/12.

Tiếp đến sẽ có tuyên bố của lãnh đạo Hạ viện, Andrea Leadsom, và đến tuyên bố của bộ trưởng phụ trách vấn đề Brexit đối với Điều 50.

Trước đó, bà May đã tìm cách thuyết phục các dân biểu ủng hộ cho thỏa thuận của bà bằng cách nêu ý kiến là vấn đề ‘chốt chặn’ Bắc Ireland – nội dung bị phản đối mạnh nhất – có thể được điều chỉnh.

Bà cũng đã nói chuyện với các lãnh đạo EU về việc xem xét lại thỏa thuận Anh rút khỏi EU, điều mà trước đây cả hai bên đều bác bỏ.

‘Được quyền ở lại’

Trong hôm thứ Hai, Tòa án Công lý châu Âu ra phán quyết nói Anh có thể hủy Brexit mà không cần có sự cho phép của 27 quốc gia thành viên EU.

Phát ngôn viên Ủy hội châu Âu Mina Andreeva nói EU sẽ không đàm phán lại Thỏa thuận Rút lui.

Trong một buổi họp báo, bà nói: “Chúng tôi ghi nhận phán quyết của thẩm phán Tòa án Công lý hôm nay về tính chất không thể hủy bỏ của Điều 50.”

“Chúng tôi có thỏa thuận vốn đã được Hội đồng Châu Âu hậu thuẫn về Điều 50 vào hôm 25/11.”

“Như Chủ tịch Juncker nói, thỏa thuận này là thỏa thuận tốt nhất, và duy nhất có thể có. Chúng tôi sẽ không tái đàm phán – quan điểm của chúng tôi không thay đổi và cho đến nay, chúng tôi hiểu rằng Anh Quốc sẽ rời khỏi EU vào ngày 29/3/2019.”

Đồng bảng Anh giảm 0,4% so với đồng đô la Mỹ, sau khi có tin việc biểu quyết về thỏa thuận Brexit sẽ được hoãn lại. Với đồng euro thì bảng Anh giảm 0,6%.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-46502222

 

Pháp: Emmanuel Macron gặp mặt

giới công đoàn giữa bất ổn

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron chuẩn bị gặp gỡ các cơ quan công đoàn và các tổ chức bảo vệ người lao động, trong một động thái nhằm ‘xoa dịu’ tình hình đang ngày càng bất ổn diễn ra tại Paris và một số thành phố khác những tuần gần đây.

Cuộc gặp gỡ sẽ diễn ra trước khi ông Macron có bài diễn văn phát biểu trên truyền hình để công bố các biện phát giải quyết bất ổn.

Các ngày nghỉ lễ cuối tuần gần đây, Pháp liên tục chứng kiến các cuộc biểu tình liên quan đến việc tăng giá xăng dầu, chi phí sinh hoạt và các vấn đề khác.

Paris bạo động: Khó khăn lớn cho Macron

Biểu tình ở Pháp: Bạn cần biết nếu đến Paris cuối tuần

Khoảng 136.000 người biểu tình “áo vàng” đã xuống đường hôm chủ Nhật (09/12).

Hơn 1.200 người đã bị bắt giam.

Thủ đô Paris bị ảnh hưởng nặng nề nhất khi nhiều xe hơi bị đốt cháy, cửa sổ bị đập vỡ và nhiều cửa hàng bị cướp phá.

Bộ trưởng Tài chính Bruno Le Maire mô tả tình hình tại Pháp thời điểm hiện tại như là ‘một thảm họa với các doanh nghiệp’ và toàn bộ nền kinh tế.

Những người phản đối liên tục tổ chức các cuộc biểu tình và chặn đường trên khắp cả nước trong các ngày thứ bảy, chủ nhật bốn tuần vừa qua.

Kế hoạch của ông Macron là gì?

Ông Macron sẽ gặp gỡ các đại diện của năm cơ quan công đoàn và ba tổ chức bảo vệ người lao động, cũng như các cơ quan địa phương khác.

Tờ “Le Figaro” cho hay Thủ tướng Édouard Philippe và chín bộ trưởng trong nội các dự kiến sẽ có mặt trong cuộc gặp của ông Macron.

Tổng thống Macron sau đó sẽ có bài phát biểu quốc gia cùng ngày vào lúc 20h, giờ địa phương.

Bộ trường Lao động Muriel Penicaud nói ông sẽ công bố các biện pháp “cụ thể và tức thời” để giải quyết cuộc khủng hoảng này.

Cho tới giờ, vẫn có rất nhiều người biểu tình kêu gọi ông Macron từ chức.

Ông Macron bị chỉ trích vì ‘luôn mất tích’ và không chịu lắng nghe khó khăn của người dân trong nước.

Cuối tuần trước, sau cuộc hội đàm với đại diện nhóm biểu tình áo vàng, chính phủ Pháp đã tuyên bố ngưng việc tăng thuế xăng dầu – l‎ý do chính khiến nhóm này tổ chức các cuộc biểu tình.

Nhưng động thái này cũng không xoa dịu được tình hình và vào hôm thứ Bảy (8/12) Pháp lại chứng kiến nhiều cuộc biểu tình bảo loạn khác.

Thủ tướng Pháp nói gì về bất ổn?

Paris tiếp tục bạo động chống chính phủ

Thế hệ Macron hết nghĩ về VN qua HCM

Biểu tình tại Pháp qua những con số

17/11/2018: 282.000 người biểu tình – 1 người thiệt mạng, 409 người bị thương – 73 người bị bắt giữ

24/11/2018: 166.000 người biểu tình – 84 người bị thương – 307 người bị bắt giữ

1/12/2018: 136.000 người biểu tình – 1 người thiệt mạng, 263 người bị thương – 630 người bị bắt giữ

8/12/2018: 136.000 người biểu tình – 118 người bị thương – 1.220 người bị bắt giữ

Bản quyền hình ảnhAFPImage captionNhững người biểu tình áo vàng

Những người biểu tình là ai?

Những người biểu tình “áo vàng”, được đặt tên như vậy vì họ xuống đường phố mặc quần áo màu vàng có thể nhìn thấy rõ từ xa, ban đầu phàn nàn về thuế dầu diesel tăng mạnh.

Tổng thống Macron cho biết động lực của ông trong việc tăng giá là vì môi trường, nhưng những người biểu tình cáo buộc ông không nắm rõ được sinh hoạt của dân.

Chính phủ sau đó đã loại bỏ kế hoạch tăng giá xăng, nhưng những người biểu tình áo vàng vẫn không được xoa dịu. Tuần trước, phong trào này – mặc dù thiếu lãnh đạo trung ương – đã đưa ra hơn 40 yêu sách cho chính phủ.

Trong số đó có lương hưu tối thiểu, cải tổ rộng rãi hệ thống thu thuế và giảm tuổi nghỉ hưu.

Phong trào biểu tình lan tỏa mạnh qua các phương tiện truyền thông xã hội, thu hút được người từ mọi thành phần tham gia từ phía đối lập chính phủ cực tả đến phía theo chủ nghĩa dân tộc cực hữu, và những người ở giữa.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-46509016

 

Nhiều nước khai thác khủng hoảng Áo Vàng tại Pháp

làm suy yếu TT Macron

Thanh Hà

Từ tổng thống Mỹ đến lãnh đạo các các đảng dân túy châu Âu xem cuộc nổi dậy của phong trào Áo Vàng tại Pháp là thất bại của chủ trương toàn cầu hóa. Thổ Nhĩ Kỳ và Nga mượn“cuộc nổi dậy” tại Pháp lần này để biện minh cho chính sách đàn áp mọi tiếng nói đối lập.

Trong mắt những đối thủ của Emmanuel Macron trên trường quốc tế, tổng thống Pháp đánh mất hào quang với khủng hoảng Áo Vàng.

Từ Washington, Donald Trump qua những tin nhắn trên Twitter như đang hả dạ trước những khó khăn của “ông bạn” Macron. Nguyên thủ Mỹ chia sẻ trên mạng xã hội Twitter “một ngày và một đêm đáng buồn cho Paris” khi bình luận về bạo động tại thủ đô nước Pháp trong ngày thứ Bảy 08/12. Nhà Trắng khuyên chủ nhân điện Elysée “có lẽ nên chấm dứt thỏa thuận khí hậu Paris, lố bịch và rất tốn kém, nên giảm thuế để hoàn lại tiền cho người dân”.

Emmanuel Macron là một vị lãnh đạo trẻ tuổi, được thế giới ngưỡng mộ như biểu tượng của phe cấp tiến. Ngược lại, chính sách bảo hộ và chủ trương nước Mỹ trên hết của ông Trump bị cả thế giới đả kích. Nhưng phong trào Áo Vàng đang đạp đổ hình ảnh đó.

Theo giới phân tích, khủng hoảng Áo Vàng tại Pháp là “cơ hội để Trump trả thù”. Chủ nhân Nhà Trắng bị chỉ trích “đổ thêm dầu vào lửa”. Paris bực mình vì thái độ của đồng minh “thân thiết” và “truyền thống” này đến nỗi, ngoại trưởng Jean-Yves Le Drian phải nhắc nhở Washington đừng xen vào công chuyện nội bộ của nước Pháp.

http://vi.rfi.fr/phap/20181210-qt-khai-thac-ao-vang-lam-suy-yeu-macron

 

Pháp: Giới chuyên gia

nghi ngờ Nga can thiệp kích động Áo Vàng

Tú Anh

Ngoài một số yêu sách chung, phe Áo Vàng là một phong trào « tự phát »không có lãnh đạo, không có tổ chức, mỗi người một ý, thay đổi, thêm bớt liên tục. Đó là vấn nạn của nền dân chủ Pháp. Vấn nạn thứ hai, liệu phong trào này có bị lũng đoạn, giựt dây hay không ?

Tuy khẳng định là còn quá sớm để kết luận, chính phủ Pháp đã bắt đầu điều tra có bàn tay của Matxcơva. Giới chuyên gia an ninh mạng phát hiện nhiều dấu hiệu bất thường.

Phong trào Áo Vàng chống chính phủ nối kết nhau từ mạng xã hội. Từ những ngày qua, giới nghiên cứu, công ty xí nghiệp ghi nhận một số động thái bất thường trên Twitter. Chẳng hạn như đột nhiên có nhiều người mới lên mạng đặc biệt chú tâm vào hoạt động của phe Áo Vàng, nhiều tài khoản mới tập trung đưa hình ảnh nước Pháp « chìm trong lửa máu » và chỉ xuất hiện trên Twitter mà thôi. Chưa hết, những đoạn phim hay ảnh không có xuất xứ từ Pháp mà quay chụp từ một nước nào khác nhằm mô tả nước Pháp bị tàn phá trong nội chiến.

Tại sao nghi ngờ chính quyền Nga ?

Nhiều nhà quan sát quốc tế cho là có bàn tay của Matxcơva. New Knowledge, công ty an ninh mạng ở Mỹ, cũng như báo chí Anh, khẳng định là có bàn tay của « guồng máy tuyên truyền Nga » can thiệp vào cuộc đấu tranh của phong trào Áo Vàng để trả thù nước Pháp.

Được Le Monde đặt câu hỏi, Ryan Fox, giám đốc New Knowledge cho biết, từ hai năm nay đã nhận diện 2.000 tài khoản trên internet và một số mạng xã hội thuộc mạng lưới tuyên truyền của Nga. Tất cả đều tập trung đánh phá tổng thống Pháp với những chủ đề như « Macron đạo đức giả : ủng hộ khủng bố Syria nhưng bôi xấu Áo Vàng tại Pháp ». Mạng lưới này, từ hai năm nay, luôn phản ảnh quan điểm của Nga trên các hồ sơ quốc tế, sử dụng các dùng hình cũ ở đâu đó để lên án cảnh sát Pháp trấn áp biểu tình.

Tuy nhiên, giám đốc công ty an ninh mạng New Knowledge cho biết thêm là chưa có bằng cớ để kết luận Nga có « tham gia » vào việc tổ chức phong trào Áo Vàng hay không.

http://vi.rfi.fr/phap/20181210-phap-gioi-chuyen-gia-nghi-ngo-nga-can-thiep-kich-dong-ao-vang

 

Sau phong trào Áo Vàng :

Pháp cần một khế ước xã hội mới

Kinh tế gia người Pháp Jean Tirole, giải Nobel Kinh tế năm 2014, giải thích trên tuần báo Le Journal du Dimanche (JDD ngày 09/12/2018) một số nguyên nhân dẫn đến sự phẫn nộ của người dân Pháp trong phong trào Áo Vàng và khuyến khích người dân ký kết một thỏa thuận Grenelle (1) có trách nhiệm. RFI tiếng Việt xin giới thiệu bài viết của giáo sư kinh tế Jean Tirole.

Phát sinh từ sự bất mãn chính đáng và thiếu thông tin kinh tế, phong trào Áo Vàng còn cho thấy rõ sự thiếu vắng một khế ước xã hội. Điều này tương phản với Thụy Điển và Thụy Sĩ, hai nước áp mức thuế carbon cao hơn nhiều so với Pháp.

Phong trào Áo Vàng còn thể hiện một cuộc khủng hoảng sâu sắc của nền dân chủ Pháp : công dân từ chối tính chính đáng của một tổng thống được bầu theo một chương trình mà ông tiến hành, các chính trị gia không có tầm nhìn xa và một Nhà Nước quen che giấu một số sự thật với người dân Pháp.

Lời nói dối thứ nhất : dầu diesel, loại chất đốt gây ô nhiễm môi trường nhưng lại được trợ cấp từ thập niên 1990 (giá dầu rẻ, tiền hỗ trợ khi mua ô tô). Hiện trạng này đang được điều chỉnh lại và, trong khi chờ ô tô điện được phổ biến, cần phải lập lại sự công bằng về thuế giữa xe chạy bằng dầu diesel và xe chạy bằng xăng. Khó khăn ở chỗ người Pháp, bị chính sách của Nhà Nước ủng hộ diesel cám dỗ, lại đổ đi mua xe chạy bằng dầu. Vậy tại sao lại có sự dối trá này ? Theo tác giả bài viết, đó là để bảo vệ nền công nghiệp của Pháp trước sự cạnh tranh của xe ô tô chạy bằng xăng của châu Á, trong khi các nhà sản xuất Pháp và châu Âu lại nghĩ rằng dầu diesel sẽ được dùng rộng rãi.

Giáo sư kinh tế người Pháp nhận định thuế carbon là một loại thuế tốt. Được áp dụng trên quy mô quốc tế, thuế carbon sẽ làm thay đổi hành vi của người dân, định hướng lựa chọn chu trình phân phối ít môi giới, từ bỏ than đá, cách nhiệt nhà cửa, mua ô tô ít gây ô nhiễm môi trường hơn. Nói tóm lại, thuế carbon sẽ cho phép để lại cho con cháu một hành tinh sống được. Dù người ta có nói là những biện pháp đó sẽ không mang lại hiệu quả, thì chúng cũng giúp thay đổi thói quen liên quan đến sinh thái của người dân, các doanh nghiệp và chính quyền.

Khi một số chính trị gia ru ngủ người dân về ảo tưởng của tăng trưởng xanh (đấu tranh chống biến đổi khí hậu không tốn kém gì cả !), giờ thì một số chính trị gia khác đưa người dân về thực tế khắc nghiệt. Đúng là không ai thích những người thông báo tin xấu cả.

Người dân Pháp bất bình đẳng trước thuế carbon

Luật tài chính liên quan đến khoản đóng góp cho khí hậu-năng lượng được thông qua năm 2014, dưới thời tổng thống François Hollande, đã lập ra một loại thuế carbon. Theo dự kiến, khoản thuế này sẽ tăng hàng năm cho đến mức phù hợp hơn với các mục tiêu đề ra tại thượng đỉnh khí hậu COP21 (2014). Thế nhưng, người dân Pháp chỉ phát hiện ra điều này vào năm 2018 và thất vọng khi giá bán lẻ xăng dầu tăng cao hơn. Về điểm này, theo nhật báo Le Monde (08/12/2018), trong bốn năm qua, do giá xăng dầu trên thị trường quốc tế giảm, nên việc thuế carbon tăng dần đã không bị chú ý.

Trong khi đó nhờ vận động tích cực mà giới lái xe đường dài, taxi và nông dân lại được miễn loại thuế carbon này. Các hãng hàng không cũng được miễn loại thuế này nhờ các thỏa thuận quốc tế. Hai trường hợp trên là những ví dụ rõ ràng cho thấy sự bất công về thuế đối với công dân.

Tương tự đối với dầu diesel, nhiều chính phủ gần đây gửi đến người dân những tín hiệu không tốt. Họ ngầm khuyến khích người dân sưởi bằng dầu mazut, đến sống ở vùng nông thôn hoặc ngoại ô các đô thị lớn. Chính quyền thúc đẩy mở mang đô thị và thiếu đầu tư vào phương tiện giao thông. Sống ở thành phố đắt đỏ. Điều này chắc chắn là đúng, nhưng ở điểm này, phải chỉ trích những người từ chối tăng cường môi trường sống, làm tăng giá nhà ở các trung tâm thành phố và như vậy bảo vệ tô tức thổ trạch cho lượng cử tri của họ.

Giải Nobel Kinh Tế Jean Tirole cho rằng những người bị tác động trước tiên chính là những người nghèo khó nhất do thiếu giải thích từ giới chính trị gia và truyền thông. Họ là những người ít được thông tin nhất và chính họ là những người sống cách trung tâm thành phố từ 30 đến 60 km để tiết kiệm tiền thuê nhà, chi phí nhà cửa và thường đi làm bằng xe chạy diesel.

Nhà Nước có thể là gì từ thuế carbon ?

Trước hết là bổ sung kho bạc Nhà Nước để giảm bớt các loại thuế ít hiệu quả nhất (như đánh thuế quá mức vào việc làm tại Pháp, nguồn gốc gây thiếu việc làm và mất sức mua). Đây chính là điểm mà Thụy Điển đã làm trong những năm 1990 khi áp thuế carbon 100 euro cho một tấn khí thải CO2, với thuế suất không đổi.

Thứ hai là để cấp ngân phiếu năng lượng cho mỗi công dân (dĩ nhiên là không căn cứ vào mức tiêu thụ năng lượng của mỗi người nếu muốn khuyến khính họ ít gây ô nhiễm hơn). Tấm ngân phiếu này có thể sẽ giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn nhất nhiều hơn cả việc họ bị tác động vì tăng giá xăng dầu. Thứ ba là giúp những người nghèo nhất có thể có tiền mua trang thiết bị phù hợp hơn (lò sưởi…) với sinh thái.

Tuy nhiên, một số biện pháp khác đáng bị chỉ trích hơn. Thứ nhất là tiền thưởng bán lại xe chạy xăng hoặc diesel để mua xe mới hoặc đã qua sử dụng trong khuôn khổ chuyển đổi sinh thái. Điều này tạo nguy cơ là các nhà sản xuất xe hơi bù lại khoản trợ cấp trên giá bán của xe (điều này từng xảy ra đối với lò sưởi đốt củi).

Thứ hai, “loại thuế linh hoạt đối với chất đốt” lại có hai hậu quả xấu. Theo dự luật được trình vào tuần trước, chính phủ có thể yêu cầu Nghị Viện cứ ba tháng lại sửa đổi thuế carbon tùy theo giá dầu thế giới. Mục đích là để giảm bớt tác động của việc tăng giá của giá dầu thế giới đối với giá bán lẻ ở cây xăng. Chúng ta có thể dễ dàng đoán được là Nghị Viện sẽ ủng hộ giảm thuế. Nhưng liệu Nghị Viện có quyết định tăng mạnh loại thuế này nếu như giá xăng dầu giảm ? Kinh tế gia người Pháp tỏ ra nghi ngờ về điều này. Khi được giải thích rõ ràng hơn, truyền tải rộng rãi trên truyền thông, thuế carbon có thể sẽ giúp người dân đưa ra lựa chọn đúng đắn trong việc mua ô tô, định cư hoặc cách nhiệt nhà cửa.

Thuế linh hoạt đối với chất đốt còn có một nhược điểm lớn khác. Ví dụ các nước giầu có khác theo mô hình của Pháp, giá dầu thế giới sẽ không còn là 80 đô la/thùng mà có lẽ sẽ là 200 hoặc 400 đô la/thùng vì tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEP) có thể tăng giá bán mà không gặp bất kỳ phản ứng nào từ người tiêu dùng vì được bảo vệ về việc tăng giá, họ sẽ vẫn tiếp tục tiêu thụ năng lượng.

Người Pháp muốn “rất nhiều từ Nhà Nước/trả ít thuế”

Phong trào Áo Vàng thể hiện một yêu sách rộng hơn : tăng sức mua. Đối với người lao động bình dân, tăng lương tối thiểu không phải là giải pháp mong muốn, vì điều này có nguy cơ làm nghiêm trọng hơn tình trạng thiếu việc làm. Do vậy, theo kinh tế gia người Pháp, tốt hơn hết là tăng tiền thưởng hoạt động cho họ.

Những người Áo Vàng cũng yêu cầu giảm thuế. Nhưng như vậy, ai sẽ trả chi phí cho trường học, bệnh viện và rộng hơn là toàn bộ lĩnh vực dịch vụ công ? Pháp vẫn chưa lựa chọn giữa “yêu cầu ít từ Nhà nước/ít thuế” và “đòi hỏi nhiều từ Nhà Nước/nhiều thuế” và lại bỏ phiếu cho giải pháp “yêu cầu nhiều từ Nhà Nước/ít thuế”.

Để người dân Pháp duy trì được một hệ thống bảo hiểm xã hội phát triển mà không tăng thêm áp lực thuế khóa (nằm trong top đầu thế giới), họ phải tán đồng cải cách. Điều tồi tệ nhất có lẽ sẽ là môi trường xã hội hiện nay một lần nữa làm cho nước Pháp không hoạt động. Việc giảm thuế cho dịch vụ công không đổi đòi hỏi bổ sung các biện pháp cải cách còn chưa hoàn thiện về thị trường lao động, về giáo dục và tiến hành cải cách hưu trí, các lỗ hổng thuế và chắc chắn là cải cách cả Nhà Nước để hoạt động hiệu quả hơn.

Cuộc nổi dậy của những người Áo Vàng là cơ hội để tái tạo sự đồng thuận về thuế. Người dân Pháp không hiểu Nhà Nước làm gì từ các khoản thuế bắt buộc. Thông qua một cuộc tranh luận công khai, phải đánh giá dứt khoát hiệu quả của các chính sách công, loại trừ hoặc chỉnh sửa những chính sách chưa mang lại hiệu quả.

Kinh tế gia Jean Tirole không loại trừ khả năng cần một khế ước xã hội mới, tương tự với khế ước đang tồn tại ở Bắc Âu (dù còn mong manh). Đã đến lúc người dân Pháp phải xác định muốn sống trong xã hội nào.

***

(1) Thỏa thuận Grenelle được đàm phán trong hai ngày 25-26/05/1968, đúng cao trào của cuộc Cách Mạng tháng Năm 1968, giữa chính phủ Pompidou, các nghiệp đoàn và các tổ chức giới chủ.

http://vi.rfi.fr/phap/20181210-sau-phong-trao-ao-vang-phap-can-co-mot-khe-uoc-xa-hoi-moi

 

Áo Vàng : Tổng thống Pháp

lên tiếng dưới áp lực đường phố

Tú AnhThanh Hà

Sau nhiều tuần lễ im lặng để thủ tướng lên tuyến đầu, tổng thống Pháp Emmanuel Macron buộc phải lên tiếng để xoa dịu một tầng lớp dân chúng từ nhiều tuần nay tranh đấu đòi cải thiện đời sống bằng biện pháp đóng chốt ở các trục giao thông và biểu tình trong bạo động ở thành phố lớn.

Thứ Hai 10/10/2018 là một ngày đầy bất trắc cho tổng thống Pháp 40 tuổi. 48 tiếng đồng hồ sau ngày thứ Bảy bạo động, còn gọi là « Hồi thứ tư » của phe Áo Vàng bình dân lao động, toàn thể dân chúng Pháp chờ đợi thông điệp đáp ứng của tổng thống Emmanuel Macron.

Theo Điện Elysée, tổng thống có thông điệp gửi tới toàn dân vào lúc 20 giờ thứ Hai 10/12.

Trước đó, vị tổng thống Pháp 40 tuổi tham khảo ý kiến với đại diện mọi tầng lớp xã hội, chính trị, kinh tế quốc gia : đại diện công đoàn lao động, nghiệp đoàn chủ nhân xí nghiệp, Thượng Viện, Hạ Viện, hiệp hội đại biểu dân cử (thị trưởng), Hội đồng Tham vấn Kinh tế, Xã hội và Môi trường. Cũng theo Elysée, tổng thống Pháp muốn huy động toàn thể lực lượng chính trị cấp quốc gia và địa phương, kinh tế và xã hội « trong giờ phút nghiêm trọng » của đất nước để cùng hành động, trước khi thông báo những biện pháp mà phát ngôn viên của chính phủ cho là « phù hợp với lòng dân ».

Tổng thống Pháp sẽ cam kết gì ?

Bộ trưởng Ngoại Giao Jean-Yves Le Drian, cột trụ trong đảng cầm quyền và chuyên gia kinh tế Philippe Aghion, một trong các tác giả cương lĩnh hành động của tổng thống kêu gọi xây dựng một « khế ước xã hội mới, chia sẻ đồng đều nỗ lực đóng góp » phát triển quốc gia, yểm trợ cho những người yếu kém.

Cho đến nay, giới chủ nhân và chính phủ đều không muốn tăng lương tối thiểu vì sợ sản phẩm bị tăng giá thành, mất ưu thế cạnh tranh. Do vậy, theo AFP, giả thuyết còn lại là « tăng mức trợ cấp tối thiểu cho người già, phụ cấp tiền xăng cho người lao động đi làm bằng xe riêng, giảm các khoản đóng góp cho an sinh xã hội, không đánh thuế tiền lương giờ phụ trội cho nhân viên lẫn công ty ». Một câu hỏi then chốt là liệu tổng thống Macron có bỏ thuế « đánh lên tài sản người giàu » mà phe Áo Vàng xem là một trong những « yêu sách » để họ ngưng biểu tình.

Khủng hoảng Áo Vàng : 0,1 điểm tăng trưởng của Pháp « bốc hơi »

Bộ trưởng Kinh Tế Pháp, ngày 10/12/2018 dự báo, tăng trưởng của Pháp giảm 0,1 điểm từ sau các đợt chiếm đóng đường phố của phong trào Áo Vàng và bạo động.

Trả lời trên đài phát thanh tư nhân RTL, ông Bruno Le Maire nêu ra ba yếu tố làm suy yếu tăng trưởng của Pháp : Nhiều hoạt động mua bán vào dịp lễ cuối năm bị chựng lại từ ngày 17/11/2018, ngày biểu tình đầu tiên của phe Áo Vàng. Tiếp theo đó là những hình ảnh bạo động, Paris khói lửa bốc trời trong hai ngày Thứ Bảy 24/11/2018 và nhất là hôm 01/12/2018. Nguyên nhân thứ ba đe dọa tăng trưởng của Pháp là hoài nghi về khả năng của chính quyền áp dụng các biện pháp cải tổ.

Nhân vật số 2 của bộ Kinh Tế Pháp, bà Agnès Pannier-Runacher, trả lời kênh truyền hình LCI, nói rõ hơn : Vì phong trào Áo Vàng, tăng trưởng dự trù tăng 1,5% thay vì 1,6% trong năm 2018.

Đây là lần thứ nhì, bộ Kinh Tế giảm dự báo tăng trưởng. Lần trước là vào mùa Xuân 2018 sau đợt đình công kéo dài của nhân viên Công Ty Đường Sắt Quốc Gia SNCF.

Ngày 10/12, Ngân Hàng Trung Ương Pháp cũng cho biết các cuộc xuống đường của phe Áo Vàng gây thiệt hại nghiêm trọng. Tăng trưởng trong quý IV đang được dự trù là 0,4% nay chỉ còn 0,2%. Tất cả các ngành nghề đều lao đao. Nghiêm trọng nhất là các hoạt động mua bán vào mùa cao điểm cuối năm. Ngành lương thực thực phẩm dự trù thất thu 13 tỷ euro trong 4 tuần lễ của tháng 12/2018.

http://vi.rfi.fr/phap/20181210-phap-ao-vang-tong-thong-len-tieng-duoi-ap-luc-duong-pho

 

Bán Su-35 cho TQ, Nga giáng đòn vào Mỹ?

Nga đã hoàn tất chuyển giao lô 5 chiếc chiến đấu cơ đa năng Sukhoi Su-35 cuối cùng cho Trung Quốc hồi tháng trước trong bối cảnh Washington hồi tháng 9 vừa tung ra các biện pháp trừng phạt Bắc Kinh vì mua các vũ khí hạng nặng của Nga, trong đó có cả Su-35.

Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) mới đây đã cho công bố loạt hình ảnh Lực lượng không quân Trung Quốc tiến hành thử nghiệm những chiếc chiến đấu cơ Su-35 mới, trong đó có những màn Su-35 cất cánh, bay theo đội hình, thực hiện các động tác nguy hiểm và tấn công vào các mục tiêu giả định.

Phát biểu trên đài truyền hình CCTV, một phi công của Lực lượng Không quân Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa (PLAAF) đã khen ngợi “khả năng hoạt động linh hoạt cực cao” của những chiếc Su-35, cho rằng đặc điểm đó có được là nhờ vào bộ động cơ véc tơ lực đẩy kép của máy bay.

Những chiếc Su-35 của Trung Quốc đóng tại Lữ đoàn Không quân Số 6 ở Suji, tỉnh Guangdong, phía đông nam Trung Quốc.

Trung Quốc hồi tháng 11 năm 2015 đã ký hợp đồng mua 24 chiếc chiến đấu cơ Sukhoi-35 của Nga. Theo hợp đồng trị giá 2,5 tỉ USD, Nga còn cung cấp cho Trung Quốc các thiết bị mặt đất và các động cơ thay thế. Hợp đồng được thực hiện trong vòng 3 năm.

Trung Quốc đã trở thành khách hàng nước ngoài đầu tiên có trong tay những chiếc chiến đấu cơ thế hệ 4++ của Nga.

Su-35 là một phiên bản hiện đại hóa rất sâu của loại chiến đấu cơ Su-27M – máy bay chiến đấu chủ lực hiện nay của Không quân Nga. Máy bay chiến đấu ưu việt Su-35 hoạt động bằng hai động cơ phản lực 117S có véc-tơ điều khiển cung cấp lực đẩy.

Su-35 sở hữu khả năng tấn công hiệu quả vượt trội hơn so với rất nhiều loại chiến đấu cơ tối tân khác cùng loại của phương Tây khi có thể tấn công cùng lúc nhiều mục tiêu trên không bằng việc sử dụng cả các tên lửa và hệ thống vũ khí có điều khiển và không điều khiển.

Cụ thể, máy bay tiêm kích Su-35 thế hệ 4++ có thể cùng một lúc theo dõi 30 mục tiêu, phát hiện mục tiêu ở cách xa 400km và tấn công đồng thời 8 mục tiêu trên không, hoặc cùng một lúc theo dõi 4 mục tiêu và tấn công 2 mục tiêu trên mặt đất.

Máy bay chiến đấu Su-35 được trang bị một khẩu pháo 30mm với 150 viên đạn, và có thể mang tới 8 tấn vũ khí trên 12 giá treo bên ngoài. Loại máy bay chiến đấu tối tân này có thể bay 6.000 giờ với thời gian sử dụng khoảng 30 năm.

Việc Nga bán Su-35 có thể được coi là “phần thưởng” mà Moscow dành cho Trung Quốc vì sự ủng hộ của nước này dành cho Nga trong suốt thời gian khó khăn vừa qua.

Cuộc khủng hoảng chính trị nghiêm trọng ở Ukraine đang chứng kiến một cuộc đối đầu Đông -Tây căng thẳng và quyết liệt chưa từng có kể từ sau Chiến tranh Lạnh. Mỹ đang dẫn đầu một liên minh phương Tây trong một chiến dịch chống Nga mạnh mẽ. Trong bối cảnh này, Nga đã tìm đến kết thân với Trung Quốc và được Trung Quốc hưởng ứng nhiệt thành.

Mối quan hệ Nga-Trung đã bước sang một giai đoạn bước ngoặt. Giới chức Nga, Trung liên tục miêu tả mối quan hệ giữa hai nước họ chưa bao giờ tốt đẹp như thời điểm này khi hai bên thường xuyên trao đổi các chuyến thăm cấp cao và ký được hàng loạt thỏa thuận hợp tác lớn.

Moscow đã dùng mối quan hệ với Trung Quốc để làm đối trọng với phương Tây, để chống lại sự o ép của phương Tây và để giảm thiểu ảnh hưởng từ những đòn trừng phạt kinh tế nặng nề mà phương Tây đang áp đặt lên Nga. Trong chiến lược này, Moscow đã phải tìm cách ve vãn, lôi kéo Trung Quốc. Su-35 có thể là một “lá bài” để Moscow đổi lấy sự ủng hộ của Bắc Kinh.

Nga từng rất sợ bán những vũ khí tối tân của mình cho Trung Quốc bởi siêu cường vũ khí bị ám ảnh bởi những “quả đắng” mà họ phải hứng từ các hợp đồng bán vũ khí cho Bắc Kinh.

Moscow từng cáo buộc Trung Quốc ăn cắp công nghệ từ chiến đấu cơ Su-27 của Nga để chế tạo J-11B của họ. Vì thế, Moscow không tránh khỏi có những hoài nghi về việc Trung Quốc tiếp tục làm điều tương tự với Su-35 của họ.

http://biendong.net/diem-tin/25194-ban-su-35-cho-tq-nga-giang-don-vao-my.html

 

“Gấu Nga” quay trở lại châu Phi,

TQ coi chừng lực cản sấm sét tiềm ẩn

Nga đang đẩy nhanh tốc độ trở lại châu Phi nhằm giành sự ủng hộ của châu lục này trên trường quốc tế, vô hình trung tạo ra lực cản vô hình mạnh mẽ đối với chiến lược của TQ.

Liên Xô giải thể, TQ lấp chỗ trống ở châu Phi

Đài phát thanh tiếng nói Hoa Kỳ VOA nhận định, sự mở rộng ảnh hưởng mạnh mẽ của Trung Quốc tại Châu Phi đang ngày càng thu hút sự chú ý của Nga.

Theo truyền thông Mỹ, chỉ tính riêng trong hai tháng 10, 11, tờ Sputnik (Nga) đã đăng tải một số bài xã luận phân tích về các hoạt động của Trung Quốc tại Châu Phi và đề cập việc Nga quay trở lại lục địa đen này.

Tờ này cho rằng, sau khi Liên Xô sụp đổ, Nga không thể tiếp tục ảnh hưởng tới châu Phi trên nhiều lĩnh vực như chính trị, kinh tế, quân sự v.v… Trung Quốc sau đó đã lấp chỗ trống do Liên Xô để lại ở châu Phi.

Sự tan rã của Liên Xô đã giúp Trung Quốc dễ dàng và thuận tiện hơn để mở rộng ảnh hưởng ở châu Phi, Sputnik viết.

Được biết, Trung Quốc hiện đã thay thế Nga trở thành nhà cung cấp vũ khí chính cho các nước châu Phi. Do vũ khí Trung Quốc có giá rẻ và dễ sử dụng nên chúng dễ dàng thâm nhập vào châu Phi kể từ sau những năm 1990. Không chỉ vậy, mà nhiều quốc gia châu Phi hiện đang còn bị hấp dẫn bởi kế hoạch Vành đai và con đường của Bắc Kinh.

Tuy nhiên, theo tờ này chính những động thái của Trung Quốc cũng đã vấp phải sự bất mãn của người dân bản địa, nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ thái độ phân biệt chủng tộc.

Hiện nay, khi Trung Quốc đang hoạt động tích cực ở châu Phi thì Nga cũng đã bắt đầu quay trở lại.

Tại Diễn đàn kinh tế St. Petersburg năm ngoái và năm nay, cuộc đối thoại Nga-châu Phi cũngđược tổ chức hai lần liên tiếp.

Chuyến thăm 5 nước châu Phi của Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov hồi đầu năm đã đặc biệt thu hút sự chú ý của thế giới. Sau chuyến thăm, ông Lavrov đã tổ chức một cuộc họp đặc biệt tại Bộ Ngoại giao Nga, kêu gọi xây dựng chiến lược trở lại châu Phi của Nga.

Tại hội nghị quốc tế về hợp tác nghị viện được tổ chức tại Moscow vào tháng 6 vừa qua, Viện nghiên cứu Nga-Phi đã tổ chức một cuộc thảo luận bàn tròn đặc biệt về “Liên minh Nga-Châu Phi”. Moscow cũng tuyên bố, họ đang nối lại quan hệ với châu Phi.

Vào cuối tháng 10, diễn đàn Nga-Châu Phi đã được tổ chức tại Moscow. Ngoại trưởng Nga Lavrov và các quan chức cấp cao khác đã tới dự sự kiện này.

Sự kiện này được cho là màn khởi động để tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Nga-Châu Phi sắp tới. Hồi tháng 7, Tổng thống Putin cho biết, Nga đang nghiên cứu kế hoạch tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Nga-Châu Phi. Một số nhà ngoại giao Nga nói rằng hội nghị thượng đỉnh này có thể được tổ chức hai năm một lần.

Hội nghị thượng đỉnh Nga-châu Phi dự kiến tổ chức vào năm sau được cho sẽ thúc đẩy Nga tiến gần tới châu Phi hơn.

Đài VOA cho biết, Nga hiện đang đàm phán với Eritrea để xây dựng một căn cứ quân sự bên bờ biển Đỏ. Một số ý kiến cho biết, Nga có thể mô phỏng Trung Quốc, tuyên bố đây là trung tâm hỗ trợ hậu cần. Nếu được xây dựng, căn cứ của Nga sẽ rất gần với căn cứ của Bắc Kinh ở Djibouti.

Nga tăng cường ảnh hưởng ở châu Phi

Theo giới phân tích, việc Nga đẩy nhanh chiến lược quay trở châu Phi, một mặt nhằm cạnh tranh sức ảnh hưởng với Trung Quốc, một mặt nhằm tận dụng sự ủng hộ của châu Phi trong bối cảnh các nước phương Tây gia tăng áp lực.

Một số nhà ngoại giao Nga chia sẻ rằng, các quốc gia châu Phi chiếm 1/4 số phiếu bầu tại Liên hợp quốc nhưng các quốc gia này chưa “chủ động” ủng hộ Nga trong các lệnh trừng phạt nên Moscow nhận ra họ cần tranh thủ sự ủng hộ của lục địa đen.

Trong khi đó, các học giả châu Phi nhận định, Điện Kremlin đang hy vọng sẽ tham gia nhiều hơn vào việc khai thác, phát triển tài nguyên châu Phi. “Gấu Nga” hiện đang tích cực tham gia khai thác dầu mỏ, khí đốt tự nhiên và kim cương tại Zimbabwe và Angola.

Ngoài ra, Moscow cũng đang thúc đẩy ngoại giao năng lượng hạt nhân ở châu Phi và có kế hoạch xây dựng các nhà mát điện hại nhân ở nhiều nước châu Phi.

Nga cũng đang thúc đẩy mạnh mẽ ngoại giao năng lượng hạt nhân ở châu Phi và có kế hoạch xây dựng các nhà máy điện hạt nhân cho nhiều nước châu Phi. Tại hội thảo quốc tế về xuất khẩu năng lượng hạt nhân được tổ chức tại Moscow năm ngoái, nhiều quốc gia châu Phi như Zambia, Ethiopia và Sudan đã cử đại diện tham gia.

Năng lượng hạt nhân ở châu Phi được đánh giá sẽ trở thành một lĩnh vực cạnh tranh giữa Nga và Trung Quốc.

Một học giả châu Phi cho biết, mặc dù năm 2016, Sudan đã ký thỏa thuận với Trung Quốc về việc xây dựng các nhà máy điện hạt nhân và các khoản viện trợ nhưng nước này vẫn tiếp tục hợp tác với Nga về xây dựng các nhà máy điện hạt nhân. Điều này xuất phát từ việc, Sudan tin tưởng vào công nghệ khử muối trong nước biển của Nga.

Buôn bán vũ khí cũng là một lĩnh vực cạnh tranh ảnh hưởng của Trung Quốc và Nga ở châu Phi. Sputnik cho biết, mặc dù Trung Quốc tích cực bán vũ khí cho các nước châu Phi, nhưng vẫn có ngoại lệ.

Ví dụ, Angola là nước xuất khẩu dầu mỏ hàng đầu của Châu Phi sang Trung Quốc nhưng nước này vẫn mong muốn sử dụng vũ khí và trang thiết bị của Nga.

Angola từng là đồng minh chính của Liên Xô ở Châu Phi, và đây là một quốc gia luôn duy trì mối quan hệ chặt chẽ với Nga. Nga đã đào tạo sĩ quan cho Angola và Angola cũng tích cực tham gia vào các cuộc thi quân sự được tổ chức tại Nga trong những năm gần đây.

Tuy nhiên, vẫn có ý kiến cho rằng, Nga chưa đủ mạnh để cạnh tranh với Trung Quốc ở châu Phi.

“Mặc dù có thể tận dụng các mối quan hệ và tài nguyên do Liên Xô để lại ở châu Phi nhưng Nga vẫn không đủ sức mạnh để trở thành một lực lượng có sức ảnh hưởng lớn ở châu Phi. Mặc dù Nga cố gắng thực hiện một số dự án ở một số lĩnh vực nhất định nhưng sức ảnh hưởng này vẫn kém xa Trung Quốc”, VOA dẫn lời một học giả Đông Á.

Học giả châu Phi khác cũng cho rằng, sức ảnh hưởng hiện nay của Nga ở châu Phi kém cả Trung Quốc lẫn Pháp nên nếu muốn mở rộng ảnh hưởng, lãnh đạo Nga nên đến thăm châu Phi nhiều hơn trong tương lai.

http://biendong.net/goc-nhin-moi/25195-gau-nga-quay-tro-lai-chau-phi-tq-coi-chung-luc-can-sam-set-tiem-an.html

 

Nga : Thủ phạm hạ sát 77 phụ nữ

là một cựu cảnh sát viên

Tú Anh

Biệt danh « người điên Angarsk », cảnh sát viên Mikhail Popkov, 54 tuổi, hạ sát tổng cộng 77 phụ nữ, phần đông là gái mãi dâm. Nạn nhân nam giới duy nhất là một đồng nghiệp, giết để phi tang.

Theo lời khai của sát thủ kinh khủng nhất lịch sử cận đại của Nga, Mikhail Popkov chờ đêm đến, mời phụ nữ trẻ, phần đông là gái mãi dâm, lên xe. Một số bị cưỡng hiếp trước khi bị giết bằng búa, bằng dao. Địa bàn « hoạt động » là thành phố Angarsk, ở Siberia trong 13 năm, từ 1994 đến 2007.

Năm 2015, Mikhail Popkov bị kết án chung thân lần đầu về tội giết và hãm hiếp 22 phụ nữ. Tiếp theo, thủ phạm khai thêm 59 vụ. Tự cho mình có nhiệm vụ « trong sạch hóa xã hội », Popov giết xong đem vất xác nạn nhân giữa rừng, trong nghĩa địa hay bên lề đường. Hai nạn nhân may mắn thoát chết dù thương tích rất nặng.

Theo AFP, cảnh sát điều tra đã nghi ngờ thủ phạm phải là một người trong ngành mới có thể xóa dấu tích án mạng. Trong phiên xử hôm 10/12/2018, Mikhail Popkov lãnh thêm bản án chung thân thứ nhì, mất luôn tiền hưu trí.

Trong số 78 án mạng, Popkov giết một người đàn ông duy nhất : đồng nghiệp cảnh sát, vất xác trong rừng. Là cảnh sát, hung thủ được tham gia vào việc điều tra một số án mạng do chính bàn tay của mình gây ra.

Trong số các sát nhân nổi tiếng ở Nga có Andrei Tchikatilo, giết 53 trẻ em và thiếu niên, bị hành hình năm 1994. Năm 2007, Alexander Pitchoukine, thủ phạm giết 48 người ở Matxcơva, lãnh án chung thân.

Từ năm 1999, Liên bang Nga ngưng thi hành án tử hình cho dù chưa bãi bỏ.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20181210-nga-thu-pham-ha-sat-77-phu-nu-la-mot-cuu-canh-sat-vien

 

Nga xuất khẩu vũ khí thứ nhì thế giới

trong năm 2017

Thụy My

Nga trong năm 2017 đã vượt qua Anh Quốc, trở thành nước sản xuất vũ khí thứ nhì thế giới, chỉ sau Hoa Kỳ. Báo cáo của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế (SIPRI) ở Stockholm công bố ngày 10/12/2018 cho biết như trên.

Kỹ nghệ vũ khí Nga chiếm 9,5% lượng bán của 100 nhà sản xuất vũ khí lớn nhất thế giới trong năm 2017, với doanh số 37,7 tỉ đô la, tăng 8,5% so với năm 2016. Lần đầu tiên kể từ năm 2002, Anh Quốc bị sụt xuống hàng thứ ba với 9% lượng vũ khí thế giới. Pháp vẫn giữ nguyên vị trí thứ tư (5,3%), còn Hoa Kỳ luôn chiếm hàng đầu, bỏ xa các nước khác.

Dù thua xa tập đoàn hàng đầu thế giới là Lockheed Martin (44,9 tỉ đô la), công ty vũ khí lớn nhất của Nga, Almaz-Antei, được xếp hàng thứ 10 với doanh số 8,6 tỉ đô la. Đây là lần đầu tiên một công ty Nga lọt vào top 10. Ngoài ra, 9 công ty vũ khí khác của Nga cũng lọt được vào danh sách 100 nhà sản xuất lớn nhất thế giới.

Theo nhà nghiên cứu Siemon Wezeman, đây là tiến bộ vượt bậc của Nga kể từ năm 2011, phù hợp với việc Matxcơva tăng ngân sách quốc phòng để hiện đại hóa quân đội. Hồi tháng Chín, Nga đã tiến hành cuộc tập trận Vostock 2018 lớn nhất trong lịch sử tại vùng Viễn Đông với 300.000 quân tham gia, bị NATO tố cáo là cuộc diễn tập nhắm vào « xung đột đại quy mô ».

Các nhà sản xuất vũ khí Mỹ chiếm đến 57% tổng số bán trên thế giới năm 2017, với 42 công ty nằm trong top 100, có doanh số 226,6 tỉ đô la. Bà Aude Fleurant, giám đốc chương trình nghiên cứu về vũ khí và chi tiêu quân sự, giải thích : « Các công ty Mỹ được hưởng lợi trực tiếp từ nhu cầu thường xuyên của bộ Quốc Phòng ».

SIPRI lưu ý là báo cáo không tính đến trường hợp Trung Quốc vì không có số liệu.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20181210-nga-xuat-khau-vu-khi-thu-nhi-the-gioi-trong-nam-2017

 

Armenia bầu Quốc Hội trước kỳ hạn :

Phe cải cách thắng lớn

Tú Anh

Đây là một chiến thắng lớn lao của liên minh chính trị do ông Nikol Pachinian lãnh đạo. Người hùng của « Cuộc Cách mạng Nhung » (tháng 05/2018) thắng cược : giành được đa số tại Quốc Hội để có thể tiến hành cải cách mà ông hứa hẹn trong lúc cách mạng diễn ra.

Liên minh của thủ tướng giành được 70% phiếu ủng hộ. Đối với các thành viên ủng hộ cải cách, kết quả này ghi dấu chiến thắng của cách mạng ôn hòa qua bầu cử.

Từ trụ sở của liên minh « Khế Ước Dân Sự », đặc phái viên Daniel Vallot gửi về bài phóng sự :

« Dấu mệt mỏi còn hiện trên nét mặt pha lẫn với niềm vui và nhẹ nhõm, Mariam, một ủng hộ viên của thủ tướng Nikol Pachinian cho biết cô chờ đợi ngày này từ ngày đầu của cách mạng. Cả buổi chiều, nhà hoạt động này theo dõi cuộc kiểm phiếu trong khi chờ kết quả chung cuộc :

Cô nói : Đây là lần đầu tiên, người dân Armenia có thể tham gia bầu cử minh bạch, trung thực và đó là vấn đề cốt yếu. Một vài vụ bất hợp lệ đã xảy ra nhưng không thể đem ra so sánh với những bê bối gian lận trong quá khứ. Dù sao đi nữa, theo tôi, hôm nay là một trong những ngày trọng đại nhất của cuộc cách mạng Armenia

Với đa số tuyệt đối, thủ tướng Nikol Pachinian cam kết ông sẽ tiến hành các dự án cải cách đã hứa trong lúc tranh đấu. Nhưng theo nhận định của một nhà hoạt động khác, chính phủ « cần phải hành động khẩn cấp để đừng gây thất vọng cho dân chúng trong bối cảnh kinh tế Armenia suy yếu sau nhiều chục năm chế độ tham ô : Giờ đây mọi người phải cố gắng ».

Liên minh xuất phát từ Cách mạng Nhung giành được hơn 70% số phiếu. Về phần đảng Cộng Hòa, nắm quyền suốt 20 năm liên tục, do không đạt mức tối thiểu 5% phiếu bầu, nên không có một ghế dân biểu nào trong Quốc Hội mới ».

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20181210-armenia-bau-quoc-hoi-truoc-ky-han-phe-cai-cach-thang-lon

 

Đài Loan Vẫn Chống TC

Vi Anh

Trong cuộc bầu cử cấp vùng ngày 24/11/2018, Đảng Dân Tiến đang cầm quyền ở Đài Loan đã mất 15 trong tổng số 22 thành phố và các hạt vào tay Quốc Dân Đảng từng cầm quyền  và xích lại gần TC trước đó. Tổng thống Thái Anh Văn nhận trách nhiệm và tuyên bố từ chức chủ tịch Đảng Dân Tiến.

Còn TC thì lợi dụng tình hình khai thác tối đa cơ hội này. TC loa kèn mở hết công suất truyên truyền rằng lập trường đòi ly khai với Hoa Lục là nguyên nhân dẫn tới thất bại ê chề của đảng Dân Tiến tại Đài Loan trong cuộc bầu cử cấp địa phương vừa qua. Nhưng sự thật không phải vậy, phân tích của những chuyên gia và các tổ chức ngoại quốc chỉ rõ trong cuộc bầu cử này người dân Đài Loan bỏ phiếu dựa trên các vấn đề địa phương chứ không phải vấn đề tương quan giữa  đảo quốc Đài Loan và lục địa TC.

Nhưng ‘báo đài’ của Đảng Nhà Nước TC lập lờ đánh lận con đen. Báo China Daily tiếng nói chánh thức của Đảng Nhà nước TC số ra ngày 26/11/2018  tung ra xã luận rằng cử tri Đài Loan bất bình ‘chủ yếu’ vì lập trường đòi ly khai của chính quyền Thái Anh Văn không chỉ làm xấu đi quan hệ giữa Đài Bắc với Bắc Kinh mà còn gây bất bình trong công luận ở cả hai phía trong eo biểu Đài Loan. Tờ Global Times, Hoàn Cầu Thời báo tiếng nói quá khích của TC thì dạy đời, ‘giáo dục quần chúng’, tuyên bố “Đảng của bà Thái Anh Văn nên suy ngẫm về thất bại vừa qua và nên xét lại quan hệ với Bắc Kinh”.

Tuyên truyền lập lờ đánh lận con đen, đổi trắng thay đen là nghề của Cộng sản nói chung. Như thời Chiến tranh VN, CS Bắc Việt tuyên truyền thiết vận xa của Mỹ là làm bằng giấy. Đánh Việt Nam Cộng hoà ở Miền Nam là chống Mỹ cứu nước, nhưng thực sự Tổng Bí Thư  Lê Duẩn thực thà khai báo trong nội bộ Đảng, là đánh cho Liên xô và Trung Quốc cộng sản.

Còn cuộc bầu cử của dân chúng Đài Loan vừa qua là sự bất bình của dân chúng Đài Loan đối với một số thất bại kinh tế, một số khuynh hướng văn hoá quá cấp tiến xa rời phong tục như hôn nhơn đồng tính. Nên dân cảnh cáo chánh quyền bằng lá phiếu chống chánh quyền và đảng cầm quyền. Nó chẳng ăn nhập, chẳng dính líu gì tới chủ trương độc lập, cứng rắn của Bà Thái Anh Văn.

Thất bại chấn động mạnh vì thành phố Cao Hùng là thành phố lớn và qua nhiều kỳ bầu cử, Đảng Dân Tiến luôn thắng lợi, kỳ này ứng cử viên đối lập, người ủng hộ Quốc Dân Đảng (KMT) lại về ngược cũng như trường hợp khi TB Cali, căn cứ địa của Đảng Dân Chủ mà thống đốc lọt vào tay Cộng Hoà trong bầu cử vậy.

Phải nói Bà Thái Anh Văn là người có tinh thần triết nhân tự xử, tiên xử kỷ, hậu xử bỉ. Bà  tự nhận trách nhiệm về mình và từ chức Chủ Tịch Đảng Dân Tiến. Bà coi thất bại này là một lời khuyến cáo của nhân dân địa phương trước những thất bại trong vấn đề đối nội của chánh quyền do Bà lãnh đạo.

Nhiều nhà quan sát Á, Âu, Mỹ nhận định yếu tố Trung Quốc không ảnh hưởng vào sự chọn lựa của cử tri trong cuộc bầu cử địa phương này dù TC xen vào bầu cử không ít. Trong cuộc gặp phái đoàn Mỹ  thuộc Ủy ban Đối ngoại Mỹ, bà Thái nhấn mạnh rằng chính sách của bà về Trung Quốc sẽ không thay đổi và người dân bỏ phiếu dựa trên các vấn đề địa phương chứ không phải vấn đề quan hệ trên eo biển Đài Loan.

Thông tấn xã Reuters nhắc lại lời Bà Thái Anh Văn “Về cơ bản, chúng tôi không tin rằng trong cuộc bầu cử địa phương này, mọi người lựa chọn dựa trên vấn đề chính sách eo biển hoặc muốn có một thay đổi lớn”,”Vì vậy, chính sách của chúng tôi về việc duy trì trạng thái hiện tại với Trung Quốc sẽ không thay đổi. Mặc dù hoạt động của DPP khiến chúng tôi thất vọng, cuộc bầu cử dân chủ là tài sản đáng quý nhất của chúng tôi và sự khác biệt lớn nhất giữa chúng tôi với Trung Quốc”.

Chuyên gia phân tích Sean King thuộc cơ quan tư vấn Park Strategies nói trên hệ thống truyền hình Mỹ CNBS, giải thích  đảng Dân Tiến thua đậm do cử tri Đài Loan bất bình vì chính sách đối nội của đảng này và của nữ tổng thống Thái Anh Văn. Hai biện pháp cải tổ liên quan đến mức lương hưu và tuổi về hưu đặc biệt gây công phẫn trong dư luận. Chuyên gia này không vòng vo khi cho rằng Bắc Kinh “thừa nước đục thả câu” gắn liền kết quả bầu cử vừa qua với chính sách của Đài Bắc đòi tách rời khỏi Hoa Lục.

Từ khá lâu TC ủng hộ Quốc Dân Đảng, vốn có lập trường hòa hoãn hơn với Bắc Kinh. Cựu Tổng Thống Mã anh Cửu thuộc Quốc Dân Đảng người tiền nhiệm của bà Thái Anh Văn thậm chí còn nêu lên khả năng thống nhất với Đại Lục. Bắc Kinh hy vọng kết quả bầu cử cấp vùng ở bên kia bờ eo biển Đài Loan vừa qua, là tín hiệu báo trước sự trở lại của Quốc Dân Đảng.

Nhưng  từ khi bà Thái Anh Văn lên cầm quyền năm 2016. Chủ trương không khoan nhượng của vị nữ tổng thống đầu tiên trong lịch sử của Đài Bắc gây trở ngại trong đối thoại với Bắc Kinh. TC trả thù, gây sức ép, cắt giảm chiếu khán du lịch Đài Loan, dùng tiền mua chuộc một số nước nhỏ gián đoạn ngoại giao với Đài Loan.

Còn Đài Loan thì đi sát với Mỹ hơn về ngoại giao và quân sự. Thực chất hai bên đã nâng tổ chức đại diện thương mại và văn hoá Mỹ lên thành Toà Đại sứ Mỹ tại Đài Bắc, mặc thị coi Đài Loan như

một quốc gia thay vì một tỉnh ly khai của TC. Dưới quyền tổng thống Thái Anh Văn, Đài Loan gia tăng các cuộc thao diễn quân sự và liên tục tìm cách nâng cao khả năng phòng thủ.

Nên theo một số các nhà quan sát, cho rằng thất bại vừa qua của đảng Dân Tiến và bà Thái Anh Văn mở đường cho Quốc Dân Đảng trở lại cầm quyền sẽ là một sai lầm. Như nhà chính trị học Austin Wang, đại học Nevada Hoa Kỳ kết luận: thống nhất hay không Đài Loan với Trung Quốc không phải là yếu tố quyết định trong cuộc bầu cử lần này. Do vậy đừng quá vội vàng nhận xét rằng sau khi từ chức chủ tịch đảng Dân Tiến, chiếc ghế tổng thống của bà Thái Anh Văn bị lung lay. Sẽ là một sai lầm nếu nghĩ rằng viễn cảnh bà ra tranh cử thêm một nhiệm kỳ đã thuộc về quá khứ.

Lãnh đạo một phong trào dân sự Đài Loan  nói  dân chúng Đài Loan: phạt bà Thái Anh Văn qua lá phiếu không có nghĩa là cử tri Đài Loan muốn ngả vào vòng tay của Trung Quốc. Nhân dân và công luận Đài Loan ủng hộ chủ trương của chánh quyền Thái Anh Văn đẩy mạnh quan hệ với Hoa Kỳ của Đài Bắc.

Rút kinh nghiệm thất bại vì vấn đề kinh tế khó khăn, văn hoá quá cấp tiến, những tháng năm còn lại từ nay đến cuối nhiệm kỳ Bà Nữ Tổng Thống đầu tiên Thái Anh  Văn và đảng cầm quyền Dân Tiến sẽ sửa chữa vấn đề nội trị cho họp lòng dân.

Và chắc chắn đàng sau lưng Đài Loan sẽ có Mỹ yễm trợ vế an ninh, quân sự, kinh tế theo tinh thần hiệp ước và do nhu cầu khi Mỹ trở lại Á châu Thái bình dương, Mỹ cần thêm một đồng minh mẫu mực của tự do dân chủ và kiên trì chống CS gần 2/3 thế kỷ rồi./.(VA)

https://vietbao.com/p123a288475/dai-loan-van-chong-tc

 

Các hãng viễn thông khổng lồ có đáng tin cậy?

Rory Cellan-JonesPhóng viên Công Nghệ

Đối thủ từ Trung Quốc của họ, hãng Huawei thì đang đối mặt với áp lực lớn từ các vấn đề an ninh.

Sáng sớm thứ 5 (6/12), hơn 30 triệu người dùng di động ở Anh phát hiện họ không thể truy cập internet trên điện thoại di động.

Các công ty khai thác dịch vụ di động ở Nhật Bản và Trung Quốc cũng đã từng gặp phải vấn đề tương tự.

Sự cố của nhà mạng O2 kéo dài gần 24 giờ, làm nổi bật lên sự phụ thuộc quá lớn của chúng ta vào kết nối internet trên điện thoại.

Nếu xảy ra vài năm trước, đây có thể sẽ chỉ là một sự cố nhỏ vì lượng người dùng điện thoại thông minh không nhiều.

Ngày nay, ở Anh Quốc, nhu cầu kết nối internet trên điện thoại đã tăng gấp hai lần kể từ năm 2011.

Người ta dùng nó cho tất cả mọi thứ, từ nghe nhạc đến đặt taxi, gọi đồ ăn. Càng nhiều người và công ty sử dụng mạng di động trong công việc, các sự cố gây ra thiệt hại càng lớn.

‘Thảm họa kỹ thuật số’

Giao hàng tận nơi, Uber… không thể hoạt động vào thứ 5 nếu dùng mạng O2. Hệ thống thông tin tại các điểm dừng xe buýt ở London cũng gặp tình trạng tương tự.

Một công ty chăm sóc sức khỏe, chuyên cử nhân viên đến nhà người bệnh thông qua app trên điện thoại phải “tạm ngưng dịch vụ”.

“Đó là một thảm họa kỹ thuật số”, nhà phân tích di động Marta Pinto (Công ty tư vấn IDC) nói. “Mọi người bị tách ra khỏi cuộc sống hàng ngày của họ, không thể truy cập mạng xã hội, ngân hàng, dữ liệu cá nhân, thậm chí là hình ảnh trên các dịch vụ lưu trữ đám mây”

Hãng O2 đã nói đó là vấn đề liên quan đến phần mềm do “một bên thứ ba cung cấp”, nhưng không nêu tên cụ thể.

Sau đó, người ta phát hiện rằng lỗi này xuất phát từ Ericsson, tập đoàn viễn thông khổng lồ của Thụy Điển. Ericsson đã đưa ra thông cáo xin lỗi và nói rằng: “Nguyên nhân của sự cố được xác định là phần mềm sử dụng để cung cấp dịch vụ hết hạn bản quyền”.

Kate Bevan đến từ công ty Which Computing, nhận xét đây là “một lỗi rất cơ bản”.

“Nếu bản quyền phần mềm hết hạn, mọi kết nối đến internet của người dùng sẽ bị gián đoạn”.

Nhưng khi Ericsson gặp sự cố, một trong những đối thủ lớn nhất của họ từ Trung Quốc thậm chí còn gặp vấn đề tồi tệ hơn.

Huawei đã chịu áp lực rất lớn khi Mỹ và các đồng minh tuyên bố không tin tưởng công ty này. Hoa Kỳ cũng từng phát biểu nói Huawei có mối liên quan chặt chẽ với chính phủ Trung Quốc.

Giám đốc tài chính của Huawei, bà Mạnh Vãn Chu, mới đây đã bị Canada bắt giữ theo yêu cầu của Mỹ, với cáo buộc vi phạm các lệnh trừng phạt của Mỹ với Iran. Nếu bị tuyên có tội, bà Mạnh đối diện với mức án 30 năm tù giam.

Chuyên gia an ninh mạng, Giáo sư Alan Woodward, nói với BBC rằng đây là các vấn đề nghiêm trọng mà mọi người nên quan tâm.

Nói về lỗi của Ericsson, ông cho biết: “Chỉ do lỗi vô tình mà hãng Ericsson đã làm mất kết nối hàng triệu người dùng. Hãy tưởng tượng nếu có ai đó cố tình làm điều tương tự.”

Ông Alan cũng chỉ ra rằng Huawei “lớn mạnh từ các quốc gia nơi mà chính quyền của họ có quyền lực tuyệt đối, có thể buộc các công ty phải làm việc cho chính phủ.”

Ủy viên EU Andrus Ansip lặp lại quan điểm đó vào thứ 6 (7/12), khi cho rằng các công ty như Huawei bắt buộc phải hợp tác với tình báo Trung Quốc, bằng cách lắp đặt “backdoor” trong thiết bị của họ và sản xuất các con chip có thể truyền thông tin thu thập được trái phép về Trung Quốc.

Huawei phản pháo, nói rằng “chính phủ chưa bao giờ yêu cầu họ xây dựng ‘backdoor’ hay can thiệp vào kết nối internet” và “sẽ không bao giờ dung thứ cho hành vi đó của nhân viên.”

Ericsson, Huawei và Nokia đang cạnh tranh để xây dựng thế hệ mạng dữ liệu tốc độ 5G mà ở đó, tất cả mọi thứ đều có thể được kết nối với internet.

Điều đó có nghĩa là bất kỳ sự cố nào, dù vô tình hay cố ý, đều có thể gây ra thảm họa ở một quy mô lớn hơn nhiều.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-46505024

 

Trung Quốc gây sức ép với Mỹ, Canada

trước phiên tòa vụ giám đốc Huawei

Trung Quốc tăng áp lực lên Hoa Kỳ và Canada trước phiền tòa xem xét cho một lãnh đạo công ty công nghệ hàng đầu của Trung Quốc được tại ngoại hầu tra. Phiên tòa theo dự trù được tiếp tục trong ngày thứ Hai (10/12) tại Vancouver, Canada.

Một nhật báo của Ðảng Cộng sản Trung Quốc nói việc Canada đối xử với bà Mạnh Vãn Chu, giám đốc tài chánh toàn cầu của tập đoàn công nghệ Huawei, là “vô nhân tính.”

Hoàn cầu Thời báo đăng bài xã luận hôm thứ Hai sau khi Bắc Kinh hồi cuối tuần đã triệu tập đại sứ Mỹ và Canada để phản đối vụ bắt lãnh đạo công ty công nghệ Trung Quốc.

Bà Mạnh bị bắt giữ vào ngày 1 tháng 12 trong khi đổi chuyến bay ở Vancouver. Washington muốn Canada dẫn độ bà Mạnh sang Mỹ. Washington cáo buộc công ty Huawei đã sử dụng một công ty vỏ bọc đăng ký ở Hồng Kông để tránh các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ đối với Iran.

Vụ bắt giữ bà Mạnh có thể đẩy căng thẳng thương mại Mỹ-Trung leo thang vào thời điểm mà hai bên đang tìm cách giải quyết các tranh chấp về công nghệ và chiến lược công nghiệp của Bắc Kinh. Cả hai bên đều tìm cách tách riêng hai vấn đề, ít nhất là cho đến thời điểm này.

Đây là một vấn đề tư pháp hình sự — Đại diện thương mại của Hoa Kỳ Robert Lighthizer nói trên kênh truyền hình CBS hôm Chủ nhật. “Chuyện này tách biệt hoàn toàn với bất cứ điều gì tôi đang làm hoặc bất cứ điều gì mà các giới chức hoạch định chính sách thương mại đang làm. … Chúng tôi có rất nhiều vấn đề rất lớn, rất quan trọng. Chúng tôi có những người nghiêm túc làm việc với các vấn đề đó, và tôi không nghĩ rằng họ sẽ bị ảnh hưởng bởi chuyện này.”

Phiên tòa được mở tiếp vào ngày thứ Hai sẽ xem xét có cho bà Mạnh được tại ngoại hầu tra hay không. Công tố viên Canada John Gibb-Carsley hôm thứ Sáu yêu cầu tòa án từ chối yêu cầu bảo lãnh tại ngoại cho bà Mạnh. Thẩm phán William Ehrcke hồi cuối tuần cho biết ông sẽ suy nghĩ về các điều kiện bảo lãnh tại ngoại.

Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lạc Ngọc Thành đã triệu tập Đại sứ Canada John McCallum hôm thứ Bảy và Đại sứ Mỹ Terry Branstad hôm Chủ nhật. Ông Lạc nói việc giam giữ bà Mạnh là “cực kỳ nghiêm trọng” và yêu cầu Hoa Kỳ ngay lập tức bỏ lệnh bắt giữ — theo Tân Hoa Xã.

Ông Lạc cảnh báo cả Canada lẫn Mỹ rằng Bắc Kinh sẽ có hành động tùy thuộc và phản ứng của hai nước này. Khi được hỏi hôm thứ Hai rằng những hành động đó có thể là gì, một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc chỉ nói rằng “nó hoàn toàn phụ thuộc vào phía Canada.”

Tỉnh British Columbia của Canada đã hủy một chuyến công tác của phái đoàn thương mại tỉnh này đến Trung Quốc trong bối cảnh lo ngại rằng Trung Quốc có thể bắt giữ người Canada để trả đũa cho việc giam giữ bà Mạnh.

Sự trả đũa thương mại nhắm vào các công ty của các quốc gia bất hòa với Trung Quốc đã ngày càng trở nên phổ biến khi Bắc Kinh ra sức thể hiện sức mạnh của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới của họ.

Nhà chức trách Trung Quốc đã đóng cửa hầu hết các siêu thị của Lotte mở ở Trung Quốc sau khi công ty này bán khu đất của họ ở Hàn Quốc cho chính phủ Seoul để cho Hoa Kỳ thiết đặt hệ thống phòng thủ tên lửa mà Bắc Kinh cực lực phản đối.

Ít nhất có hai công ty đang tìm cách hỗ trợ Huawei.

Tập đoàn công nghệ Menpad Thâm Quyến chuyên về thiết bị hội nghị viễn liên, hệ thống giám sát an ninh và hệ thống TV khách sạn hứa trợ cấp 15% cho nhân viên nào mua điện thoại di động Huawei. Họ cũng tuyên bố sẽ không mua xe, máy tính và các thiết bị văn phòng của Mỹ và nhân viên nào mua iPhone của Apple sẽ bị phạt.

Một nhà nhập khẩu rượu lớn đang giảm giá 10% cho các sản phẩm của Huawei trong sáu tháng tới, theo một thông báo trên mạng truyền thông xã hội.

Huawei, nhà cung cấp trang thiết bị mạng lớn nhất thế giới cho các công ty điện thoại và internet, đã trở thành mục tiêu chú ý của an ninh Hoa Kỳ vì mối quan hệ của công ty này với chính phủ Trung Quốc. Hoa Kỳ đã gây áp lực cho các quốc gia khác, yêu cầu hạn chế sử dụng công nghệ của Huawei với cảnh báo rằng họ có thể bị Trung Quốc do thám và đánh cắp thông tin.

Các quan chức Canada đã từ chối bình luận về các mối đe dọa trả đũa của Trung Quốc, thay vào đó nhấn mạnh đến sự độc lập của ngành tư pháp Canada và tầm quan trọng của mối quan hệ Ottawa với Bắc Kinh.

Cả Thời báo Hoàn cầu và Nhật báo Trung Quốc đều lưu ý rằng bà Mạnh đã bị còng tay và đeo thiết bị theo dõi ở mắt cá chân. Bài xã luận của Nhật báo Trung Quốc hôm thứ Hai nói: “Thật khó tránh khỏi kết luận rằng hành động đối xử với bà Mạnh là một pha diễn thử với chủ đích làm nhục bà ấy và người dân Trung Quốc.”

https://www.voatiengviet.com/a/trung-quoc-gay-suc-em-voi-my-canad-truoc-phien-toa-vu-giam-doc-huawei/4694148.html

 

Vụ Hoa Vi : Bắc Kinh tố Canada “bất nhân”

Tú Anh

 « Vô nhân đạo » : Đó phản ứng mới nhất của Trung Quốc về vụ Canada tạm giữ bà Mạnh Vãn Châu, giám đốc tài chính tập đoàn điện thoại và linh kiện viễn thông Hoa Vi, theo yêu cầu của Washington.

Cuối tuần qua, đại sứ Canada và đại sứ Mỹ tại Bắc Kinh bị bộ Ngoại Giao Trung Quốc triệu mời để phản đối vụ bắt giữ bà Mạnh Vãn Châu từ ngày 01/12/2018 ở Vancouver. Bắc Kinh đòi thả trong khi Washington muốn dẫn độ về Mỹ để điều tra Hoa Vi vi phạm lệnh trừng phạt Iran.

Trong cuộc họp báo ngày 10/12/2018, Lục Khảng, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc cho là Canada đối xử thiếu nhân đạo, vi phạm nhân quyền vì nhà tù không cung cấp đủ phương tiện y tế thích hợp cho lãnh đạo Hoa Vi, sức khỏe có vấn đề. Theo AFP, chính quyền Trung Quốc thường xuyên bị quốc tế phê phán tình trạng đối xử vô nhân đạo với tù nhân, nay sử dụng lập luận này chỉ trích Canada.

Trong một lời khai 55 trang có tuyên thệ hôm Chủ Nhật 08/12, bà Mạnh Vãn Châu, 46 tuổi, xin tại ngoại hầu tra vì lo ngại sức khỏe suy sụp, từng bị ung thư tuyến giáp trạng, nuốt thực phẩm cứng khó khăn, đang điều trị huyết áp ở một bệnh viện Canada thì bị bắt.

Quyết định tạm thả có điều kiện hay tiếp tục giam giữ sẽ được xem xét tiếp trong ngày 10/12/2018. Trong phiên xử hôm thứ Sáu 07/12, đại diện của công tố chống lại biện pháp tự do tạm vì lo ngại giám đốc tài chính Hoa Vi bỏ trốn.

Vụ khủng hoảng này de dọa cuộc hưu chiến thương mại Mỹ-Trung. Ngoài cáo buộc vi phạm lệnh trừng phạt Iran, Washington còn tố cáo Mạnh Vãn Châu « lừa đảo nhiều cơ quan tài chính Mỹ ».

http://vi.rfi.fr/chau-a/20181210-vu-hoa-vi-bac-kinh-to-canada-bat-nhan

 

Chuyên gia Trung Quốc nói

Trung Quốc nên tấn công Mỹ ở Biển Đông

Trung Quốc nên chuẩn bị tinh thần để tấn công tàu chiến Mỹ trên lãnh hải của mình tại Biển Đông.

Hoàn Cầu Thời báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc trích lời ông Đái Húc, Viện trưởng Viện an toàn hàng hải và hợp tác của Trung Quốc, cho biết như vậy.

Ông Đái Húc nói nếu tàu chiến Mỹ cứ tiếp tục đi vào lãnh hải Trung Quốc, thì Trung Quốc nên gửi hai tàu chiến đến vùng lãnh hải đó, một chiếc để chặn tàu Mỹ, còn chiếc kia húc vào tàu Mỹ.

Ông Đái Húc, người cũng là một đại tá không quân của Trung Quốc nói rằng Trung Quốc sẽ không cho phép tàu chiến Mỹ vào gây rối trong vùng lãnh hải của Trung Quốc.

Ông Đái Húc cũng để cập đến điều gọi là chiến dịch tự do hàng hải của Mỹ ở Biển Đông và bình luận rằng tại sao người Trung Quốc lại sợ không dám dùng sức mạnh để chống lại những hoạt động của hải quân Mỹ.

Trong thời gian qua, Trung Quốc đã vài lần điều các tàu chiến của của mình đi kèm tàu chiến của Mỹ và các nước khác khi những tàu này đi vào khu vực Biển Đông. Gần đây nhất là vào trường hợp Trung Quốc cho tàu chiến đi sát ở mức không an toàn với tàu Decatur của Mỹ khi tàu này đang đi qua đá Gaven thuộc quần đảo Trường Sa, thực hiện hoạt động trong chương trình tự do hàng hải của Mỹ.

Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền của mình trên 90% diện tích Biển Đông. Trong vòng ba năm nay Mỹ cùng các đồng minh là Úc, Anh,… đã thực hiện chiến dịch tự do hàng hải, cho tàu chiến đi sát các đảo đá và bãi cạn mà Trung Quốc chiếm đóng ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, để thách thức sự tuyên bố chủ quyền đơn phương của Bắc Kinh.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/chinese-expert-china-should-attacl-us-scs-12102018083111.html

 

Nhật Bản chính thức khởi tố cựu chủ tịch Nissan

Các công tố viên Nhật Bản chính thức buộc tội ông Carlos Ghosn, cựu chủ tịch Nissan do các sai phạm trong tài chính.

Ông Ghosn bị cáo cuộc đã báo cáo thu nhập thấp hơn so với thực tế trong giai đoạn 5 năm tài khóa.

Với cáo buộc mới nhất này, ông Ghosn tiếp tục bị giam giữ và nhiều khả năng sẽ kéo dài đến hôm 30/12.

Nhật Bản: Dùng drone buộc nhân viên về đúng giờ

Người Việt ‘đầu bảng về phạm pháp’ tại Nhật

Dự án xe hơi của VinGroup hưởng ưu đãi thuế

Ông Ghosn từng bị bắt giữ vào tháng 11 sau những cáo buộc đầu tiên về ông.

Hôm nay (10/12) là ngày cuối cùng ông Ghosn có thể bị giam bởi chính quyền trước khi ông hoặc chính thức bị khởi tố hoặc được trả tự do.

Tuy nhiên, theo những cáo buộc này, ông sẽ bị chính quyền Nhật Bản tạm giam đến hôm 30/12.

Trước đó, ông Ghosn đã phủ nhận mọi cáo buộc.

Ngoài ra, các công tố viên cũng chính thức khởi tố hãng xe Nissan do liên quan đến vụ việc.

Đội ngũ luật sư của ông Ghosn nói những cáo buộc chống lại ông là không có căn cứ vì nó không liên quan đến mức lương mà ông Ghosn được trả. Đó chỉ là những khoản thanh toán mà trong tương lai ông Ghosn dự kiến sẽ nhận được sau khi nghỉ hưu.

‘Hối tiếc sâu sắc’

Nissan cho hay họ đang cố gắng xử lý vụ việc mà họ cho là “cực kì nghiêm trọng” này.

“Những tiết lộ về sai phạm gần đây trong báo cáo chứng khoán gây tổn hại lớn đến tính trung thực của các báo cáo này trên thị trường chứng khoán của Nissan và công ty bày tỏ sự hối tiếc sâu sắc nhất”, nhà sản suất ô tô cho biết trong một tuyển bố.

Nếu như bị kết án, ông Ghosn có thể đối diện với mức án 10 năm tù giam và khoản tiền phạt lên tới 700 triệu yên (tương đương 6,2 triệu đô la), theo công tố viên Nhật Bản, Ủy ban Giám sát Giao dịch Chứng khoán.

Ban đầu, các tố viên nói ông Ghosn và giám đốc điều hành Nissan, ông Greg Kelly – người cũng bị buộc tội vì các sai phạm trong tài chính – đã âm mưu khai man mức thu nhập thực tế của ông Ghosn từ 2011 đến 2015.

Các cáo buộc mới nhất, được đưa ra hôm thứ Hai (10/12) cho rằng cả hai cũng làm những điều tương tự như vậy từ 2016 đến 2018.

Từ năm 2010, các công ty Nhật Bản đã được yêu cầu tiết lộ mức lương của những giám đốc có thu nhập cao hơn 100 triệu yên (tương đương 888.000 đô la Mỹ).

Nhật Bản: Hình mẫu lý tưởng cho VN?

Tìm kiếm thủy thủ USS Fitzgerald sau va chạm

Carlos Ghosn là ai?

Carlos Ghosn là một trong những nhân vật có tầm ảnh hưởng rất lớn đến thị trường ô tô Nhật Bản.

Tầm ảnh hưởng của ông lớn đến mức ông đã xuất hiện trong rất nhiều những cuốn truyện tranh hoạt hình nổi tiếng tại Nhật Bản.

Ông Carlos Ghosn, 64 tuổi sinh ra tại Brazil nhưng là người gốc Li-băng và từng có nhiều năm sinh sống học tập tại Pháp.

Điều này cũng giúp ông dễ dàng thích nghi với các nền văn hóa khác nhau.

Tại Pháp, ông được biết đến với cái tên “Le Cost Killer” cũng như là “kiến trúc sư” cho thành công của liên minh xe Renault-Nissan.

Ông cũng từng được coi như một ứng viên tiềm tàng cho vị trí tổng thống Li-băng. Nhưng sau cùng ông gạt bỏ ý định này đo đã “có quá nhiều việc”.

Trong một cuộc thăm dò ý kiến năm 2011 về các nhân vật mà người Nhật muốn làm lãnh đạo đất nước, ông Ghosn đứng thứ bảy, trên cả ông Barack Obama (thứ chín).

https://www.bbc.com/vietnamese/business-46509015