Tin khắp nơi – 10/11/2018

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin khắp nơi – 10/11/2018

Mỹ hối thúc Trung Quốc

ngừng quân sự hóa Biển Đông

Đứng cạnh quan chức Trung Quốc, các quan chức hàng đầu của Mỹ hôm 9/11 kêu gọi phía Trung Quốc ngừng quân sự hóa vùng Biển Đông đầy tranh chấp, khơi ra phản pháo từ Trung Quốc về việc Mỹ điều các tàu chiến tới gần các đảo mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền trên tuyến đường thủy chiến lược này.

Cuộc gặp song phương có sự tham dự của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và Bộ trưởng Quốc phòng Jim Mattis cùng với Ủy viên Bộ Chính trị Trung Quốc Dương Khiết Trì và Bộ trưởng Quốc phòng Ngụy Phượng Hòa. Cuộc Đối thoại Ngoại giao và An ninh Mỹ-Trung hàng năm lúc đầu lẽ ra được tổ chức tại Bắc Kinh vào tháng trước nhưng đã bị hủy trong bối cảnh căng thẳng gia tăng.

“Chúng tôi vẫn tiếp tục lo ngại về các hoạt động và việc quân sự hóa của Trung Quốc tại Biển Đông,” ông Pompeo nói trong một cuộc họp báo chung sau hội đàm. “Chúng tôi đã hối thúc Trung Quốc phải tuân thủ các cam kết trong trước đây của họ trong khu vực này.”

Ông Dương nói Trung Quốc cam kết “không đối đầu” nhưng Bắc Kinh có quyền xây dựng “các cơ sở quốc phòng cần thiết” ở nơi mà họ xem là lãnh thổ của mình. Ông kêu gọi Washington ngưng điều tàu chiến và máy bay quân sự tới gần các đảo mà Bắc Kinh có tuyên bố chủ quyền.

Ông Mattis đã nói rõ rằng đòi hỏi này sẽ không được Washington đáp ứng. Washington khẳng định họ hành động theo luật quốc tế để bảo toàn khả năng của Mỹ và các nước khác tiếp cận được Biển Đông.

“Mỹ không theo đuổi một cuộc Chiến tranh Lạnh hoặc chính sách kiềm tỏa đối với Trung Quốc,” ông Pompeo nói thêm.

Ngay cả khi Mỹ và Trung Quốc đối mặt với những thách thức khó khăn, “sự hợp tác vẫn cần thiết đối với nhiều vấn đề,” ông nói, dẫn ra những nỗ lực nhằm thuyết phục Triều Tiên từ bỏ chương trình hạt nhân của mình.

Hai bên cũng nêu ra những khác biệt của đôi bên về những vấn đề bao gồm tranh chấp thương mại quyết liệt, đảo Đài Loan tự trị và việc Trung Quốc đàn áp người Hồi giáo thiểu số.

Hai quan chức cấp cao Trung Quốc cũng đã nhân cơ hội này cảnh báo công khai rằng một cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ làm tổn thương cả hai bên và kêu gọi để ngỏ các kênh liên lạc để giải quyết một vấn đề đã khiến các thị trường tài chính toàn cầu bất an.

https://www.voatiengviet.com/a/my-hoi-thuc-trung-quoc-ngung-quan-su-hoa-bien-dong/4652651.html

 

Quan hệ Nga-Mỹ gặp nguy hiểm, Trump nóng lòng

muốn đón Putin đến Washington?

Cố vấn điện Kremlin vừa tiết lộ, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã liên tục bày tỏ mong muốn được gặp người đồng cấp Nga Vladimir Putin ở thủ đô Washington vào đầu năm tới. Liệu diễn biến này có thể giúp tạo nên một bước ngoặt kỳ tích đem đến cú đảo chiều cho quan hệ Nga-Mỹ – một mối quan hệ quan trọng hàng đầu thế giới nhưng đang ở bờ vực của sự nguy hiểm?

Khả năng diễn ra các cuộc trao đổi chuyến thăm giữa Tổng thống của hai nước Nga và Mỹ đang được đưa ra bàn thảo nhưng chưa có bất kỳ thỏa thuận cụ thể nào được ghi nhận cho đến thời điểm này, cố vấn của Tổng thống Nga – ông Yuri Ushakov hôm qua (7/10) đã cho báo chí biết như vậy.

Ông Ushakov cho hay, cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Mỹ John Bolton gần đây đã đến thăm Nga và khả năng diễn ra “một loạt các cuộc tiếp xúc” giữa lãnh đạo hai nước Nga và Mỹ – ở thủ đô Paris vào ngày 11/11 và sau đó là bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 ở Buenos Aires (từ 30/11- 1/12) – đã được đưa ra thảo luận. “Cùng với những khả năng trên, khả năng diễn ra các cuộc trao đổi chuyến thăm của Nhà lãnh đạo Mỹ đến Moscow và Nhà lãnh đạo Nga đến Washington cũng đã được đề cập đến nhưng không có kết quả cụ thể nào đạt được cho đến nay”, ông Ushakov cho biết.

Khi được hỏi khi nào những chuyến thăm như nói ở trên có thể diễn ra, ông Ushakov đã trả lời rằng, Tổng thống Trump liên tục thể hiện mong muốn sẽ đón tiếp người đồng cấp Nga Vladimir Putin ở thủ đô Washington vào đầu năm tới. “Mặc dù vậy, chủ đề này chưa được bàn luận chi tiết. Vấn đề hiện tại là một cuộc gặp ngắn ở thủ đô Paris và một cuộc gặp quan trọng hơn ở Buenos Aires,” ông Ushakov nói thêm.

Theo cố vấn của điện Kremlin, sau những thông tin về kế hoạch tổ chức cuộc gặp gỡ giữa hai Tổng thống của Nga và Mỹ, Pháp đã lên tiếng bày tỏ quan ngại về việc một cuộc gặp như vậy sẽ làm xao nhãng sự quan tâm của dư luận đối với các sự kiện diễn ra ở Paris nhằm kỷ niệm 100 năm kết thúc cuộc Chiến tranh Thế giới thứ I. “Vì thế, cả Washington và Moscow đều quyết định không tổ chức cuộc gặp toàn diện giữa hai nhà lãnh đạo và thay vào đó sắp xếp cuộc gặp như vậy ở bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 ở Buenos Aires,” ông Ushakov tiết lộ đồng thời nói thêm rằng trong khi ở Paris, Tổng thống Putin và người đồng cấp Trump sẽ có một cuộc gặp ngắn trong giờ ăn trưa ở Điện Elysee.

“Các hoạt động chuẩn bị cho cuộc gặp ở Buenos Aires đang được tiến hành. Chúng tôi tiếp tục tham vấn với Mỹ, thảo luận về thời gian, địa điểm cho cuộc gặp. Chúng tôi chắc chắn cũng cần tiến hành các cuộc tham vấn về chương trình nghị sự của cuộc gặp,” cố vấn của Tổng thống Nga cho biết.

Nga và Mỹ vốn đang rơi vào một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất kể từ sau Chiến tranh Lạnh. Hai nước đang đối đầu nhau gay gắt vì một loạt vấn đề như khủng hoảng Ukraine, cuộc chiến ở Syria, cáo buộc Nga can thiệp vào cuộc bầu cử Mỹ, vấn đề tấn công mạng, lá chắn tên lửa… Những cuộc đối đầu này đã đẩy hai cường quốc hàng đầu thế giới vào một “cuộc chiến trừng phạt” bế tắc và nguy cơ xung đột vũ trang cũng dần dần tăng lên. Mới đây nhất, Tổng thống Trump bất ngờ tuyên bố muốn rút Mỹ ra khỏi Hiệp ước Các Lực lượng Hạt nhân Tầm trung (INF). Diễn biến này đẩy căng thẳng trong quan hệ Nga-Mỹ leo thang trong những ngày qua.

Tổng thống Putin và Tổng thống Trump vốn có cái nhìn khá tích cực về nhau. Cả hai ông đều có nhiều phát biểu nói tốt về nhau. Khi ông Donald Trump lên cầm quyền, nhiều người đã hy vọng vào một mối quan hệ được cải thiện giữa Nga và Mỹ. Tuy nhiên, đến nay quan hệ Nga-Mỹ vẫn không có chút cải thiện nào và Tổng thống Putin tin rằng, ông Trump có thiện chí phát triển quan hệ với Nga nhưng bị cản trở mạnh mẽ bởi thế lực chống Nga hùng hậu trong chính quyền Mỹ.

http://biendong.net/goc-nhin-moi/24612-quan-he-nga-my-gap-nguy-hiem-trump-nong-long-muon-don-putin-den-washington.html

 

Yemen : Mỹ ngưng tiếp liệu cho máy bay liên quân

Tại Yemen, vào lúc chiến sự vẫn sôi động giữa lực lượng nổi dậy Houthi và quân đội chính phủ được liên quân Ả Rập do Ả Rập Xê Út dẫn đầu hỗ trợ, thì Hoa Kỳ sẽ kết thúc việc tiếp liệu trên không cho máy bay liên quân như đã làm từ năm 2015. Theo Reuters, sự kiện này được chính quyền Mỹ và Ả Rập Xê Út thông báo vào hôm nay, 10/11/2018.

Trong thông cáo được hãng thông tấn Ả Rập Xê Út SPA công bố, Riyad cho biết đã yêu cầu Washington ngưng việc tiếp liệu vì liên quân có khả năng tự cung cấp cho máy bay của mình.

Lầu Năm Góc đã tán đồng đề nghị này, và theo bộ trưởng Quốc Phòng James Mattis, chính quyền Mỹ vẫn sẽ tiếp tục vai trò hỗ trợ liên quân và quân đội Yemen để hạn chế thiệt hại nhân mạng, đồng thời gia tăng trợ giúp nhân đạo.

Việc Mỹ tiếp liệu trên không cho máy bay liên quân ở Yemen đã bị nghị sĩ cả hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa chỉ trích trước đây, và sau vụ nhà báo Khashoggi bị giết, thì họ đã đòi phải chấm dứt ngay chiến dịch tiếp liệu này.

Theo giới quan sát, thông báo hôm nay của Washington và Riyad có vẻ nhằm ngăn chặn trước việc Quốc Hội Mỹ đưa ra những biện pháp không thuận lợi. Mặt khác, việc ngưng tiếp liệu của Mỹ cũng không ảnh hưởng gì đến cuộc chiến được xem như một cuộc đọ sức giữa Ả Rập Xê Út và Iran.

Vào cuối tháng 10/2018, Hoa Kỳ và Anh Quốc đã kêu gọi các bên lâm chiến ở Yemen đi đến ngưng bắn.

Theo Chương trình Lương thực Thế giới -PAM, phải nhanh chóng hưu chiến đề có thể chuyển trợ giúp lương thực đến cho hàng triệu người – 14 triệu, để tránh nạn đói.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20181110-yemen-my-ngung-tiep-lieu-cho-may-bay-lien-quan

 

Các tổ chức dân quyền

kiện sắc lệnh bảo hộ tị nạn của Trump

Các tổ chức dân quyền hôm thứ Sáu cho biết họ đã đệ đơn kiện liên bang thách thức tính hợp pháp của những hạn chế mới công bố của Tổng thống Mỹ Donald Trump mà trên thực tế sẽ ngăn di dân bất hợp pháp từ Mexico xin bảo hộ tị nạn.

Vụ kiện tại tòa án liên bang San Francisco, do Liên minh Các Quyền Tự do Dân sự Hoa Kỳ (ACLU), Trung tâm Luật Nghèo khó Miền Nam và Trung tâm Quyền Hiến pháp đệ trình, tìm kiếm một lệnh cấm để ngăn chặn chính quyền thi hành chính sách bảo hộ tị nạn.

Ông Trump hôm thứ Sáu kí một tuyên bố mà trên thực tế sẽ đình chỉ bảo hộ tị nạn cho những di dân vượt biên giới Mỹ với Mexico bất hợp pháp lên đến 90 ngày.

Sắc lệnh này, bắt đầu có hiệu lực từ ngày thứ Bảy, có nghĩa là di dân sẽ phải trình diện tại các cửa khẩu nhập cảnh của Mỹ để hội đủ điều kiện xin bảo hộ tị nạn.

Các tổ chức dân quyền đã nói rằng luật di trú của Mỹ rõ ràng cho phép bất cứ ai có mặt tại Mỹ được quyền xin bảo hộ tị nạn, bất kể họ băng qua biên giới như thế nào.

“Lệnh cấm bảo hộ tị nạn mới của Tổng thống Trump là bất hợp pháp. Tổng thống cũng như các bộ trưởng của ông không ai có thể lấn lướt những quy định rõ ràng của luật pháp Hoa Kỳ, nhưng đó chính xác là những gì họ đang cố gắng làm,” luật sư Omar Jadwat của ACLU cho biết.

https://www.voatiengviet.com/a/ca-to-chuc-dan-quyen-kien-sac-lenh-bao-ho-ti-nan-cua-trump/4652655.html

 

Bầu cử giữa kỳ Mỹ:

Florida có thể phải đếm phiếu lại

Các cuộc đua quyết liệt ở bang Florida tranh ghế Thượng viện Hoa Kỳ và thống đốc bang dường như sẽ được đếm phiếu lại trong khi cách biệt chiến thắng của các ứng cử viên Cộng hòa đã thu hẹp và Tổng thống Donald Trump tuyên bố sẽ phái luật sư tới, trong một cảnh tượng gợi nhớ tới lần đếm phiếu lại trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2000 ở bang này.

Với cách biệt dẫn đầu của mình đang thu hẹp, Thống đốc Florida theo Đảng Cộng hòa Rick Scott, người đang chạy đua vào Thượng viện Hoa Kỳ, ngày 8/11 đệ đơn kiện nhắm vào các giám sát viên bầu cử theo Đảng Dân chủ ở hai quận, cáo buộc họ kiểm đếm phiếu không thỏa đáng và không tuân thủ luật bầu cử.

Ban vận động của Thượng nghị sĩ Đảng Dân chủ Hoa Kỳ đương nhiệm Bill Nelson cũng đã đệ đơn lên tòa án liên bang yêu cầu ban hành lệnh cấm tạm thời nhằm ngăn Trưởng phụ trách Bầu cử Florida Ken Detzner, một người theo Đảng Cộng hòa do ông Scott bổ nhiệm, bác bỏ những lá phiếu vì chữ kí trên giấy tờ lưu trữ và trên lá phiếu có thể không trùng khớp.

Ông Trump cáo buộc các quan chức bầu cử ở hai quận này của Florida là băng hoại, trong khi không cung cấp bất kì bằng chứng nào, và gieo sự ngờ vực lên toàn bộ quá trình này. Ông Trump cho biết ông sẽ gửi luật sư đến Quận Broward ở Florida vốn nghiêng mạnh về phe Dân chủ.

“Tự nhiên họ tìm ra thêm phiếu bầu ở đâu không biết,” ông Trump nói với các phóng viên tại Nhà Trắng, nói thêm ông tin rằng ông Scott đã chiến thắng “với cách biệt đáng kể.”

Đơn kiện của ông Nelson, được đệ trình vào ngày 8/11, cũng tìm cách triển hạn hạn chót ngày 10/11 cho các ban kiểm phiếu của quận nộp kết quả không chính thức.

“Trong khi quá trình kiểm phiếu này diễn ra, cách biệt sẽ tiếp tục thu hẹp,” Marc Elias, luật sư của ông Nelson, nói với các phóng viên hôm 9/11.

Hai cuộc đua ở Florida, cùng với các cuộc đua tranh chức thống đốc ở bang Georgia và và vào Thượng viện Hoa Kỳ ở bang Arizona, là những cuộc đua thu hút nhiều sự chú ý nhất mà vẫn chưa ngã ngũ sau cuộc bầu cử Quốc hội giữa kỳ hôm thứ Ba.

Các cáo buộc và các vụ kiện ở bang chiến trường Florida gợi nhớ tới lần đếm phiếu lại trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2000 ở bang này, khi người chiến thắng vào Nhà Trắng vẫn chưa phân định được sau nhiều tuần trước khi Tòa án Tối cao Hoa Kỳ dừng việc đếm phiếu lại và ứng cử viên Đảng Cộng hòa George W. Bush chiến thắng ứng cử viên Đảng Dân chủ Al Gore.

Trong các cuộc bầu cử hôm 6/11, phe Dân chủ giành thế đa số trong Hạ viện Hoa Kỳ sau tám năm ở thế thiểu số, trong khi phe Cộng hòa giành thêm hai ghế nữa tại Thượng viện Hoa Kỳ, giữ vững thế đa số.

https://www.voatiengviet.com/a/bau-cu-giua-ky-my-florida-co-the-phai-dem-phieu-lai/4652646.html

 

Nghị sĩ Collins: Phải ngăn Trump sa thải Mueller

Thượng nghị sĩ Susan Collins thuộc đảng Cộng hòa ngày 9/11 nói bà muốn Thượng viện biểu quyết về dự luật ngăn cản không cho Tổng thống Donald Trump có khả năng sa thải Công tố viên đặc biệt Robert Mueller.

Ông Mueller đang tiến hành cuộc điều tra về nghi án Nga can thiệp bầu cử Mỹ 2016 và sự thông đồng khả dĩ của ban vận động tranh cử cho ông Trump.

Thượng nghị sĩ Collins nói bà quan ngại về những quan điểm của quyền Bộ trưởng Tư pháp Matthew Whitaker về cuộc điều tra của Công tố viên Mueller.

Ông Whitaker, người được Tổng thống Trump tuần này bổ nhiệm lên làm quyền Bộ trưởng sau khi ông Trump sa thải Bộ trưởng Tư pháp Jeff Sessions.

Ông Whitake sẽ trông coi tất cả mọi việc nằm trong quyền tài phán của Bộ Tư pháp kể cả cuộc điều tra Nga.

https://www.voatiengviet.com/a/nghi-si-collins-phai-ngan-can-trump-sa-thai-mueller/4652314.html

 

Mỹ: Hỏa hoạn thiêu rụi gần như cả thị trấn Paradise

Bang California, Hoa Kỳ, tuyên bố tình trạng khẩn cấp ở khu vực phía bắc tiểu bang khi ngọn lửa cháy rừng vẫn đang trên con đường hủy diệt.

Một giới chức về hỏa hoạn cho biết ngọn lửa phá hủy gần như toàn bộ thị trấn Paradise.

Nhiều người bị thương và vẫn chưa rõ liệu có ai tử vong hay không.

Nhà chức trách và truyền thông nói thị trấn đang bốc cháy và hàng ngàn công trình đã bị san phẳng bởi ngọn lửa.

Hỏa hoạn đã đốt cháy hơn 69 km vuông và đã buộc cư dân của thị trấn phải sơ tán.

Dự kiến, ngọn lửa sẽ tiếp tục lan rộng đến các thị trấn gần đó, theo lời các quan chức.

Nằm 12 dặm về phía đông của Chico và 90 dặm về phía bắc của Sacramento, Paradise là nơi cư ngụ của hơn 26.000 cư dân, theo trang web của thị trấn.

Paradise cũng được mô tả là một thị trấn đậm nét lịch sử, mang vẻ đẹp tự nhiên với những cư dân thân thiện.

https://www.voatiengviet.com/a/my-hoa-hoan-thieu-rui-gan-nhu-ca-thi-tran-paradise/4651975.html

 

Michelle Obama tiết lộ hai con gái của bà

được thụ tinh trong ống nghiệm

Cựu Đệ nhất Phu nhân Michelle Obama vừa cho ra mắt một cuốn hồi ký trong đó bà tiết lộ những khó khăn trong hôn nhân và thai nghén hai cô con gái.

Trong cuốn “Becoming”, bà Obama tiết lộ bà từng bị sảy thai và phải dùng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm để thụ thai hai người con, Malia và Sasha.

Bà Obama nói trong chương trình Good Morning America của đài ABC rằng bà cảm thấy “lạc lõng và cô đơn” sau lần sảy thai cách đây 20 năm.

Bầu cử giữa kỳ Mỹ: Điều đảng Dân chủ có thể rút tỉa

Người Việt với bầu cử và Donald Trump

Bà cũng chỉ trích Tổng thống Donald Trump đã “đặt an toàn của gia đình tôi vào tình thế nguy hiểm”.

Bà tiết lộ lần đầu tiên trong cuốn sách dài 426 trang rằng bà và cựu Tổng thống Barack Obama đã tìm đến tư vấn cho cặp đôi.

Về thai nghén

Bà Obama, người từng làm luật sư và nhân viên hành chính bệnh viện, nói với ABC rằng sau lần sảy thai, “Tôi cảm thấy tôi đã thất bại do tôi không hiểu sảy thai là chuyện phổ biến đến mức nào vì chúng tôi không nói về chuyện ấy.”

“Chúng tôi ngồi gặm nhấm nỗi đau của mình, nghĩ rằng chúng tôi đã thất bại.” Bà Michelle nói thêm rằng “điều quan trọng là [chúng ta] nói chuyện với các bà mẹ trẻ rằng có chuyện sảy thai xảy ra”.

Bà nói khi bà 34 tuổi, bà nhận ra rằng “đồng hồ sinh học là có thật” và rằng “sản xuất trứng là có hạn,” khiến bà quyết định tìm đến phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm.

“Tôi nghĩ điều tồi tệ nhất phụ nữ làm với những phụ nữ khác là không chia sẻ sự thực về cơ thể chúng ta và cách cơ thể hoạt động như thế nào,” Bà Obama nói với Robin Roberts trong show Good Morning America của ABC.

Về cuộc hôn nhân

Bà Obama tiết lộ rằng mối quan hệ giữa bà và vị cựu tổng thống cũng có những lúc khó khăn, nhất là sau khi chồng bà vào làm chính phủ bang, để bà ở nhà nơi bà buộc phải tự tiêm các liều thuốc thụ tinh trong ống nghiệm.

“Tư vấn hôn nhân đối với chúng tôi là một trong những cách để chúng tôi học lên tiếng về sự khác biệt,” bà nói với ABC.

“Tôi biết có rất nhiều cặp đôi trẻ gặp khó khăn và nghĩ rằng có lẽ có điều gì đó không ổn với họ. Và tôi muốn họ biết rằng Michelle và Barack Obama, hai người có một cuộc hôn nhân tuyệt vời và rất yêu nhau, chúng tôi cũng phải nỗ lực trong cuộc hôn nhân của mình.

“Và chúng tôi nhờ sự trợ giúp cho cuộc hôn nhân khi cần.”

Bà cũng kể lại bà đã phải lòng ông Obama một đêm hè ở Chicago.

“Ngay khi tôi cho phép mình được có tình cảm với Barack,” bà viết, “các cảm xúc tuôn trào – sự bùng nổ đầy nhục cảm, sự biết ơn, hài lòng và kỳ diệu.”

Về Trump

Trong cuốn Becoming, bà Obama viết bà sẽ “không bao giờ tha thứ” cho Tổng thống Trump vì ông đã cổ súy giả thuyết rằng chồng bà không sinh ra ở Mỹ, theo những trích đoạn cuốn sách mà truyền thông Mỹ có được.

“Toàn bộ giả thuyết này là điên rồ và nhỏ mọn, tất nhiên, sự kỳ thị và tư tưởng bài ngoại của nó gần như không che dấu,” bà viết.

“Chuyện gì sẽ xảy ra nếu ai đó có tâm thần không ổn định lắp đạn vào súng và lái xe tới Washington? Nếu người đó đi tìm các con gái của chúng tôi? Donald Trump, với những lời nói lớn tiếng bạt mạng, đã đặt sự toàn của gia đình tôi vào tình thế nguy hiểm. Và vì điều đó tôi sẽ không bao giờ tha thứ cho ông ta.”

Bà nói bà rất sốc trước tin ông Trump dành thắng lợi và lên làm tổng thống.

Trước khi rời Nhà Trắng đi Paris hôm thứ Sáu 9/11, ông Trump đáp lại một vài lời trích trong cuốn sách sắp ra của bà Obama.

“Michelle Obama được trả rất nhiều tiền để viết một cuốn sách và họ luôn khăng khăng rằng người viết phải đưa ra những điều gây tranh cãi. Tôi sẽ cho vài lời đáp lại.

“Tôi sẽ không bao giờ tha thứ ông ta [ông Obama] về những gì ông làm với quân đội Hoa Kỳ của chúng ta bằng việc không cấp kinh phí đầy đủ,” ông Trump nói.

“Điều mà ông ta làm đối với quân đội của chúng ta khiến đất nước này rất không an toàn,” ông tiếp lời.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-46151793

 

UN: Campuchia phải công bằng

khi tái di cư người gốc Việt

Đặc sứ của Liên Hiệp quốc về Nhân quyền tại Campuchia kêu gọi chính quyền Campuchia phải công bằng và minh bạch trong việc tiến hành tái di cư các hộ gia đình gốc Việt ở tỉnh Kampong Chhnang, lo ngại vi phạm nhân quyền.

Theo tờ Phnom Penh Post, bà Rhona Smith đưa ra tuyên bố này hôm 8/10 trong cuộc họp báo tại Văn phòng của Cao ủy Nhân quyền LHQ (OHCHR) trong chuyến thăm 11 ngày đến vương quốc.

Campuchia đang thực hiện kế hoạch di dời khoảng 2000 hộ tương đương khoảng 10.000 người gốc Việt đang sống trên các nhà thuyền ở tỉnh Kampong Chhnang lên các huyện khác trên bờ.

Giới chức Campuchia quyết tâm thực hành kế hoạch tái di cư quy mô này dẫn chứng lí do là để nguồn nước và môi trường ở dọc

Bà Smith đã đích thân đến tỉnh Kampong Chhnang để điều tra về kế hoạch di cư, và kết luận rằng:

“Giới chức tỉnh [Kampong Chhnang] cũng phải nhận ra sự cấp thiết trong việc đảm bảo kế hoạch tái di cư không khiến cuộc sống của họ tệ hơn, như vậy sẽ đi ngược lại nỗ lực giảm nghèo của chính quyền,” bà Smith nói.

Bà nói thêm những một số những người bị ảnh hưởng nằm trong nhóm nghèo nhất trong khu vực và phần lớn trong số họ không có giấy tờ tùy thân để được tiếp cận các dịch vụ và quyền lợi cơ bản.

Bà Smith nói rằng giới chức đang làm việc với một công ty tư nhân để xây dựng cơ sở hạ tầng như đường xá và cung cấp điện và nước sạch tại một trong các khu tái di cư. Tuy nhiên bà nhận thấy các khu vực này vẫn thiếu các cơ sở vật chất cần thiết.

Trước đó, nhiều người gốc Việt tại Campuchia cũng chia sẻ với BBC về nguyện vọng cho phép họ di chuyển tới địa điểm tạm cư mới đủ điều kiện sống tối thiểu, bảo đảm vệ sinh môi trường và có thể mưu sinh trong thời gian chờ đợi chính quyền tìm các biện pháp cho họ tái định cư lâu dài.

Nếu chưa có địa điểm phù hợp thì cho phép họ quay tạm trở lại nơi ở cũ.

Trong cuộc gặp với Bộ trưởng Nội vụ Sar Kheng hôm thứ tư, bà Smith bày tỏ lo ngại về kế hoạch tái định cư, nói rằng nó có thể vi phạm nhân quyền.

Nhưng ông Sar Kheng lập luận rằng chính quyền cần có trách nhiệm cải thiện vệ sinh và bảo vệ môi trường.

Ông nói rằng các nhà chức trách đã quan tâm nhiều đến các khía cạnh nhân quyền. Không sự vi phạm quyền lợi hay tài khoản bị tịch thu vì họ tuân theo luật pháp để giữ gìn trật tự.

Trong khi đó thống đốc tỉnh Kampong Chhnang, Sun Sovannarith, nói tỉnh có kế hoạch rõ ràng để di dời.

“Sẽ không có vấn đề gì cho con cái họ tiếp cận giáo dục bởi vì [trường] gần nhà của họ và không có sự phân biệt đối xử với người Việt,” ông Sovannarith nói với tờ Phnom Penh Post.

Đại sứ Việt Nam tại Campuchia Vũ Quang Minh thì cho biết, phía Việt Nam ủng hộ chính sách bảo đảm vệ sinh môi trường Biển Hồ.

Nhưng cũng mong muốn chính quyền sở tại có sự chuẩn bị chu đáo để bảo đảm không tạo ra vấn đề môi trường mới tại địa điểm di dời, có cơ sở hạ tầng, thoát chất thải, nước sạch… tối thiểu để đảm bảo cuộc sống bình thường của người dân di dời.

Trước đó, được biết hôm 11/10, tại cuộc gặp ở Indonesia, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã trao đổi với Thủ tướng Campuchia Samdech Hunsen về việc di dời làm xáo trộn đời sống người dân.

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-46161564

 

Châu Âu thành lập

liên minh phòng thủ quân sự chung

Sáng kiến thành lập quân đội châu Âu độc lập với Mỹ của Pháp được cụ thể hóa bằng việc ra mắt một liên minh phòng thủ mới.

Liên minh các lực lượng quân sự châu Âu sẵn sàng phản ứng trước các cuộc khủng hoảng gần biên giới châu lục ngày 7/11 đã ra mắt tại Paris nhằm ủng hộ lời kêu gọi của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron về việc thành lập một “quân đội châu Âu thực sự”, theo Reuters

Trước đó, trả lời phỏng vấn đài Europe 1, Tổng thống Pháp nhấn mạnh để đối phó với mối đe dọa từ Nga, châu Âu cần có một quân đội riêng, đặc biệt trong bối cảnh Mỹ đã tuyên bố sẽ rút khỏi Hiệp ước kiểm soát vũ khí hạt nhân tầm trung (INF) được ký kết thời Chiến tranh Lạnh.

Ý tưởng của Pháp được đưa ra cách đây hơn một năm nhưng vấp phải sự hoài nghi của các quốc gia châu Âu khác do trùng với thời điểm EU mới thông qua  hiệp ước quốc phòng nhằm thúc đẩy đầu tư quân sự chung.

Theo giới quan sát, sáng kiến của Marcon không mâu thuẫn hoặc gây phương hại tới những nỗ lực phòng thủ của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) do Washington dẫn đầu, nhưng phần nào cho thấy nước Mỹ đang bị cô lập hơn dưới thời của Tổng thống Donald Trump.

“Trong môi trường nhiều đe dọa và biến động về địa chính trị như hiện nay. Sáng kiến đưa ra thông điệp rằng: châu Âu đã sẵn sàng và có đủ năng lực phòng thủ”, một quan chức quốc phòng Pháp nhấn mạnh.

http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/24629-chau-au-thanh-lap-lien-minh-phong-thu-quan-su-chung.html

 

Pháp – Mỹ : Trump chỉ trích Macron

về kế hoạch phòng vệ Châu Âu

Thanh Hà

Đối thoại Pháp – Mỹ ngày 10/11/2018 dự trù có “nhiều sóng gió”. Vừa đặt chân đến Paris chuẩn bị dự 100 năm kỷ niệm Hòa Ước kết thúc Đệ Nhất Thế Chiến, tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump chỉ trích dự án thành lập liên minh quân sự châu Âu. Đây là sáng kiến của tổng thống Pháp Emmanuel Macron.

Sau các hồ sơ thương mại, Iran hay khí hậu, dự án thành lập một lực lượng phòng thủ chung châu Âu trở thành mối bất đồng mới giữa Washington và Paris. Trong tin nhắn trên Twitter ngày 09/10/2018 ông Trump trực tiếp nhắm vào tổng thống Pháp : “Tổng thống Macron đề nghị châu Âu thành lập một lực lượng quân sự chống lại Hoa Kỳ, Trung Quốc và Nga (…) Một sự sỉ nhục nhưng có lẽ trước hết châu Âu cần đóng góp cho NATO, một tổ chức phần lớn do Mỹ tài trợ !”

Tổng thống Macron là người đề xuất dự án thành lập liên minh quân sự châu Âu nhằm tăng cường khả năng can thiệp của châu lục này trong bối cảnh đe dọa từ phía Nga ngày càng gia tăng, còn Hoa Kỳ thì lơ là với các đồng minh tây Âu và nhất là ông Trump không bỏ lỡ một cơ hội nào đòi các đối tác châu Âu tăng các khoản đóng góp cho hòa bình và an ninh chung của thế giới.

Thông tín viên đài RFI từ Washington, Anne Corpet tường thuật :

Kễ kỷ niệm một trăm năm kết thúc Đệ Nhất Thế Chiến sẽ là một khoảnh khắc rất đẹp. Tổng thống Mỹ đã cho biết như trên trước khi lên lên đường sang Paris. Luôn thu hút mọi chú ý về mình, Donald Trump nói thêm : Các nhà lãnh đạo trên thế giới sẽ đến Paris và nhất là họ biết rằng nước Mỹ cũng sẽ hiện diện ở đó. Chủ nhân Nhà Trắng sẽ tham gia buổi tại Khải Hoàn Môn vào ngày 11 tháng 11 nhưng ông sẽ không dự Diễn Đàn Hòa Bình. Đây là nơi mà đối thoại đa phương là kim chỉ nam trong quan hệ quốc tế.

Donald Trump đánh cược trên tương quan lực lượng và ông thích áp đặt quan điểm trong các cuộc đối thoại song phương hơn là tìm kiếm đồng thuận với nhiều đối tác cùng một lúc.

Tổng thống Hoa Kỳ làm việc với nguyên thủ Pháp Emmanuel Macron vào sáng nay. Ngoài ra, Nhà Trắng không dự trù họp song phương với tổng thống Nga. Thế nhưng Donald Trump cho biết ông sẽ gặp Vladimir Putin trong bữa ăn trưa cùng với nhiều vị lãnh đạo khác.

Theo lời một quan chức Mỹ, sự hiện diện của tổng thống Trump tại Paris lần này nhằm nhắc nhở đến vai trò quan trọng của Washington đối với châu Âu trong qua khức và ngày nay, Hoa Kỳ vẫn chiếm một vị trí quan trọng đối với hòa bình và an ninh của châu Âu. Dù vậy chắc chắn là Donald Trump sẽ nhân cơ hội này nhắc lại với các đồng minh rằng bảo vệ châu Âu đè nặng lên túi tiền của người dân Mỹ”.

http://vi.rfi.fr/phap/20181110-phap-my-trump-chi-trich-macron-ve-ke-hoach-phong-ve-chau-au

 

Thế Chiến I : Paris ghi nhận công lao người lính châu Á

Thu Hằng

Ngày 09/11/2018, lần đầu tiên công lao của khoảng 400.000 người châu Á sát cánh cùng quân đội Pháp trong Thế Chiến thứ nhất đã được tưởng niệm dưới chân Khải Hoàn Môn (Paris), gần ngọn lửa người lính vô danh.

Từ lâu không được chú ý so với đóng góp của người châu Phi, công lao, đóng góp của những người lính châu Á đã được ghi công tại lễ tưởng niệm chiều tối 09/11/2018, theo sáng kiến của Hội đồng Cấp cao người châu Á tại Pháp (Haut Conseil des Asiatiques de France, HCAF) với sự có mặt của phát ngôn viên chính phủ Benjamin Griveaux và một số nhà ngoại giao.

Lính tình nguyện Trung Quốc, An Nam, Ấn Độ được điều động khắp nước Pháp để bù đắp tình trạng thiếu hụt nhân công tại các nhà máy, bốc dỡ tầu hàng, đào chiến hào, sửa chữa đường, rà phá mìn trên chiến trường, thu xác lính tử trận.

Theo AFP, có khoảng 140.000 người Trung Quốc, 100.000 người Đông Dương (Cam Bốt, Lào, Việt Nam) và khoảng 140.000 người Ấn Độ (trong đó có 90.000 lính chiến đấu ngoài mặt trận) được điều ra chiến trường phía Tây nước Pháp. Những con người này bị quản lý với bàn tay sắt trong giai đoạn Thế Chiến thứ nhất.

Pháp là nước đầu tiên hướng đến Trung Quốc vì, giống như Anh, Pháp có nhiều khu nhượng địa tại quốc gia châu Á này. Sau một thời gian đàm phán căng thẳng, Pháp mở một chi nhánh tuyển quân đầu tiên ở Trung Quốc vào năm 1916, trong đó có tỉnh Sơn Đông (bờ biển phía đông) và một số tỉnh lân cận Hà Bắc, Giang Tô. Một thành viên trong phái đoàn đàm phán nhận xét rằng « Rụt rè, tráng kiện, dai sức và dễ bảo, công nhân phương Bắc sẽ thích nghi được với khí hậu của chúng ta và những công việc dù nặng nhọc ».

Theo bà Ma Li, nhà sử học người Pháp gốc Hoa, khoảng 37.000 người Trung Quốc được Pháp tuyển dụng, trong đó có 10.000 người được điều đến miền Bắc nước Pháp. Phía Anh tuyển từ 93.000 đến 95.000 người, cũng đóng quân ở miền Bắc. Phần lớn trong số họ bị mù chữ, là người nghèo, nông dân không đất, tình nguyện đi lính « vì được trả lương ».

Điều kiện sống khắc khổ

Vẫn theo sử gia Ma Li, ngay tại Pháp, nghiệp đoàn CGT đã đấu tranh cho lao động châu Á có mức lương tương xứng với người lao động Pháp và trong hợp đồng phải nêu rằng « lính thợ Trung Quốc không được đưa ra tiền tuyến ». Tuy nhiên, ở chiến trường miền Bắc, họ đóng quân gần một mặt trận, nằm trong khu vực oanh kích và « họ rà phá mìn mà không có chút kinh nghiệm nào ». Điều này vi phạm rõ ràng hợp đồng lao động. Thêm vào đó là điều kiện sống và thời tiết khắc khổ : giá lạnh, thiếu ăn, bệnh dịch, chậm lương… vì vậy đã xảy ra nhiều cuộc nổi dậy song bị đàn áp thẳng tay.

Quan hệ giữa lính châu Á và người dân Pháp cũng căng thẳng, đặc biệt kể từ năm 1917, bộ tham mưu sử dụng người Trung Quốc và Đông Dương để ngăn chặn nhiều cuộc biểu tình.

Năm 1922, ít nhất 2.000 người Trung Quốc chọn ở lại Pháp, trong đó khoảng một nửa dần phân tán khắp châu Âu trước năm 1925. Vậy bao nhiêu người Trung Quốc đã thiệt mạng trong Thế Chiến thứ nhất ? « Không ai có thể trả lời được câu hỏi này », theo nhận định năm 2014 của ông Dominique Guyot, cựu phụ trách một Ủy ban Lịch sử theo khởi xướng của bộ Lao Động Pháp. Ông cho rằng « còn phải nghiên cứu về giai đoạn nhập cư này, thời kỳ mà người lao động phải sống trong điều kiện không chấp nhận được và phi nhân tính ».

http://vi.rfi.fr/chau-a/20181110-the-chien-i-paris-ghi-nhan-cong-lao-nguoi-linh-chau-a

 

Rethondes: Biểu tượng

của hai cuộc Đại Chiến thế kỷ XX

Thanh Hà

Cách nay 100 năm, 5 giờ 20 sáng ngày 11/11/1918, Hòa Ước kết thúc cuộc Đại Chiến I được ký kết trong một toa xe lửa, tại khu rừng trống Rethondes, trong rừng Compiègne, vùng Oise. Thế giới sang trang bốn năm chiến tranh kéo dài, với những thiệt hại về nhân mạng tàn khốc. Thời khắc lịch sử đem lại hòa bình đó cũng chính là điểm khởi đầu dẫn tới Thế Chiến Thứ Hai.

Sau bốn năm chiến tranh, 18 triệu người thiệt mạng trong cuộc Đại Chiến 1914-1918. Một triệu tư những người lính trẻ của Pháp chết trận. Thiệt hại về phía Đức còn nghiêm trọng hơn với hai triệu binh sĩ tử vong.

Lúc 11 giờ sáng ngày 11/11/1918, Đệ Nhất Thế Chiến chính thức kết thúc. Mờ sáng cùng ngày, cách Berlin gần 1000 cây số và cách Paris chưa đầy 100 km, tại khu rừng trống Rethondes, Đức đầu hàng.

Đúng một tuần lễ trước đó, chính quyền Berlin cử một chính trị gia lão luyện là Mathias Erzberger và nhà ngoại giao Alfred von Oberndorff sang điều đình với Pháp.

Ngày mồng 8 tháng 11 vào một buổi sáng sớm, chuyến tàu hỏa chở tướng Foch đại diện cho quân đội đồng minh gồm Anh, Mỹ, Canada, Úc, Ý và Nga, dừng lại Rethondes. Đây là nơi tướng Foch tiếp hai sứ giả Đức. Đôi bên gặp nhau trong bầu không khí giá lạnh, nơi một bìa rừng hẻo lánh.

Đến 9 giờ sáng, phía Đức hỏi tướng Foch về những điều kiện của bên thắng cuộc. Đại diện liên quân trả lời : “Các ông có muốn đặt được một bản hòa ước hay không ? Muốn thì cho chúng tôi biết”. Phía Đức gật đầu, im lặng nghe những điều kiện của đối phương. Tướng Foch ra tối hậu thư cho Berlin đến ngày 11/11 để hoàn tất mọi thủ tục cần thiết.

Sau 5 giờ sáng ngày 11/11, tướng Foch cùng với một sĩ quan cao cấp của Pháp, hai thượng tướng của quân đội Anh, đại diện cho phe đồng minh. Phía Berlin gồm ba người, là các ông Mathias Erzberger, Alfred von Oberndorff và tướng Vanselow của Hải Quân Đức. Thêm vào đó là hai thông dịch viên Pháp và Đức. Tất cả chứng kiến một thời khắc lịch sử.

11 giờ sáng cùng ngày, Thế Chiến Thứ Nhất chính thức kết thúc. Khu rừng trống Rethondes năm 1922 được mang tên Allée Triomphale. Năm 1937 một bức tượng lớn của tướng Foch được dựng lên chính tại nơi này. Ở giữa khu rừng Rethondes có một tấm bảng khắc hàng chữ: “Nơi này ngày 11 tháng 11 năm 1918, những dân tộc tự do đã đánh gục đế quốc Đức kiêu hãnh”.

Toa tàu có dấu ân của tướng Foch sau đó được chuyển về Paris.

Nhưng lịch sử không dừng lại ở đây.

Đối với một phần dân Đức, Hiệp Định Versailles năm 1919 là viên thuốc đắng, Hòa Ước 11 tháng 11 là một sự sỉ nhục. Adolf Hitler nung nấu hận thù.

Năm 1940 khi bắt Pháp đầu hàng, lãnh đạo phát xít Đức đã chọn chính toa tàu năm xưa có dấu ấn của Foch trong khu rừng trống Rethondes là nơi để ký hiệp định với Paris nhưng Pháp là bên thua cuộc.

Hitler ra lệnh đưa toa tàu nơi quân đội đồng minh đã buộc nước Đức ký Hòa Ước năm 1918 từ Paris trở lại Rethondes. Ngày 21 tháng 6  năm 1940, Hitler bước lên toa tàu, ngồi vào đúng chiếc ghế của tướng Foch năm nào nhưng rồi đã rời khỏi bàn đàm phán trước khi hiệp định được ký kết một ngày sau đó.

http://vi.rfi.fr/phap/20181110-rethondes-bieu-tuong-cua-hai-cuoc-dai-chien-the-ky-xx

 

Lần đầu tiên thủ tướng Đức

đến nơi Pháp và Đức ký Hòa Ước 11/11/1918

Thanh Hà

Tiếp tục chương trình kéo dài trong nhiều ngày nhân kỷ niệm 100 năm kết thúc Thế Chiến I, chiều ngày 10/11/2018 tổng thống Pháp Emmanuel Macron tiếp thủ tướng Đức Angela Merkel tại Rethondes trong khu rừng Compiègne.

Đây là nơi, trên một toa tàu hỏa, đúng ngày này 100 năm trước tướng Foch đại diện cho quân đội đồng minh của bên thắng cuộc đã ký kết Hoà Ước vào lúc 5 giờ 20 sáng ngày 11 tháng 11 năm 1918 và hiệp định có hiệu lực kể từ 11 giờ cùng ngày. Về phía Đức, Rethondes là một thất bại ê chề, là thời điểm quân đội Đức phải đầu hàng. Đến năm 1940, ngày 22 tháng 6, khi quân Đức Quốc Xã xâm chiếm nước Pháp trong Thế Chiến Thứ Hai, đến lượt Adolf Hitler ngồi vào chiếc ghế của tướng Foch và bắt Paris phải đặt bút ký xin hàng.

Từ năm 1940, chưa một nguyên thủ Đức nào đặt chân đến Rethondes. Chiều nay, tổng thống Macron và thủ tướng Merkel cùng ký tên vào sổ vàng ngay trên toa tàu mà hai hiệp định Hòa Ước 1918 và 1940 đã được ký kết năm xưa.

Cùng với thủ tướng Merkel tổng thống Macron trở lại Paris, để chuẩn bị tiếp khoảng 60 nguyên thủ quốc tế vào tối nay. Ông sẽ mời các vị thượng khách của Paris tham quan bảo tàng Osay, nơi đang triển lãm tranh của danh họa Picasso. Các bên sẽ dùng cơm tối trước buổi lễ trọng thể vào trưa mai trên đại lộ Champs Elysées trước Khải Hoàn Môn. Mười ngàn cảnh sát được huy động bảo vệ an ninh trong thời gian các lãnh đạo quốc tế có mặt tại Paris.

Thành phố Paris cũng tổ chức nhiều sự kiện tưởng niệm những người lính đã ngã xuống trong cuộc chiến 1914-1918 : gần 100.000 bông hoa ba màu xanh trắng đỏ, màu cờ của nước Pháp, được đặt trước cổng vào tòa đô chính Paris tưởng nhớ những người lính của thành phố.

PUBLICITÉ

 

Ngày 11/11/2018, bà đô trưởng Anne Hidalgo khánh thành một tượng đài tử sĩ trong khuôn viên nghĩa trang Père Lachaise vinh danh những vị anh hùng của Paris trong Chiến Tranh Thứ Nhất.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20181110-ky-niem-100-ket-thuc-de-nhat-the-chien-lan-dau-tien-thu-tuong-duc-den-rethondes-noi

 

Gián điệp Nga tại Áo :

Quan hệ ngoại giao Matxcơva-Vienna căng thẳng

Thu Hằng

Ngày 09/11/2018, ngay sau khi thủ tướng Áo Sebastian Kurz thông báo một sĩ quan vừa nghỉ hưu bị tình nghi làm gián điệp cho Nga trong nhiều thập niên, quan hệ ngoại giao Nga-Áo trở nên căng thẳng : Đại sứ hai nước bị triệu mời, một chuyến thăm chính thức bị hủy bỏ.

Thông tín viên RFI tại Matxcơva Daniel Vallot cho biết thêm :

« Nga đã phản ứng ngay về các cáo buộc của chính phủ Áo. Bị chất vấn trong một cuộc họp báo, ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov khẳng định « không biết gì » về những nghi ngờ nhắm vào vị đại tá Áo bị cho là làm gián điệp cho Nga từ thập kỷ 1990.

Đối với Matxcơva, lại thêm một vụ gián điệp mới và có khả năng dẫn đến một cuộc khủng hoảng ngoại giao mới với một nước phương Tây. Nhưng lần này, vụ việc lại liên quan đến một nước tỏ ra ủng hộ nối lại đối thoại với Nga.

Thực vậy, đảng cực hữu FPÖ trở lại nắm quyền tại Áo từ tháng 12 vừa qua, nhờ liên minh với cánh hữu Áo, chưa bao giờ che giấu quan hệ thân hữu với tổng thống Vladimir Putin. Tháng 03/2018, Vienna thậm chí từ chối trục xuất nhân viên ngoại giao Nga để đáp trả vụ đầu độc cựu tình báo Skripal tại Anh.

Với những cáo buộc tình báo này, tất cả dường như phải xem xét lại. Ngoại trưởng Áo Karin Kneissl đã thông báo hủy chuyến thăm Nga được dự kiến từ lâu. Vậy mà mùa hè vừa qua, bà Karin Kneissl tổ chức lễ cưới với sự có mặt của một vị thượng khách, đó là tổng thống Nga Putin ».

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20181110-gian-diep-nga-tai-ao-quan-he-ngoai-giao-matxcova-vienna-cang-thang

 

Thổ Nhĩ Kỳ nói đã trao bản ghi âm

vụ giết Khashoggi cho các nước Châu Âu

Thổ Nhĩ Kỳ đã trao các bản ghi âm liên quan đến vụ sát hại Jamal Khashoggi cho Đức, Pháp và Anh, Tổng thống Tayyip Erdogan cho biết hôm thứ Bảy, trong khi tìm cách duy trì áp lực quốc tế lên Riyadh về cái chết của nhà báo người Ả-rập Saudi.

Ông Khashoggi, một người chỉ trích Thái tử Mohammed bin Salman nắm quyền cai trị Ả-rập Saudi, bị giết chết tại lãnh sự quán Saudi vào tháng trước trong một vụ tấn công mà ông Erdogan nói đã được chỉ thị ở “cấp cao nhất” của chính phủ Saudi.

Vụ sát nhân này khơi ra sự công phẫn toàn cầu nhưng ít hành động cụ thể của các cường quốc thế giới nhắm vào Ả-rập Saudi, nước xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới và ủng hộ các kế hoạch của Washington nhằm kiềm tỏa ảnh hưởng của Iran khắp vùng Trung Đông.

Phát biểu khi rời Thổ Nhĩ Kỳ đến dự các hoạt động kỉ niệm Thế chiến Thứ nhất ở Pháp có sự tham dự của Tổng thống Mỹ Donald Trump và các nhà lãnh đạo Châu Âu, ông Erdogan lần đầu tiên nói rằng ba quốc gia Liên minh Châu Âu đã nghe những bản ghi âm này.

“Chúng tôi đã đưa các bản nghi âm. Chúng tôi đã đưa chúng cho Ả-rập Saudi, cho Mỹ, Đức, Pháp và Anh, hết toàn bộ. Họ đã nghe tất cả các cuộc no1qi chuyện trong đó. Họ biết,” ông Erdogan nói.

Giám đốc CIA Gina Haspel đã nghe một bản ghi âm cái chết của ông Khashoggi khi bà đến Istanbul, hai nguồn tin nói với Reuters vào tháng trước. Một đặc sứ cao cấp của Ả-rập Saudi cũng được cho nghe bản ghi âm, Reuters dẫn một nguồn tin nắm rõ vụ việc này cho biết.

Ông Erdogan không cho biết chi tiết nội dung bản ghi âm này vào ngày thứ Bảy nhưng hai nguồn tin biết về vấn đề này nói với Reuters rằng Thổ Nhĩ Kỳ có một số bản ghi âm.

Chúng bao gồm vụ giết hại ông Khashoggi và các cuộc nói chuyện diễn ra trước hoạt động này mà Thổ Nhĩ Kỳ sau đó đã khám phá, các nguồn tin cho biết. Những bản ghi âm này đã đưa Ankara tới kết luận ngay từ giai đoạn sơ khởi rằng vụ giết người đã được dự mưu, dù Ả-rập Saudi ban đầu nói không hay biết gì và phủ nhận mọi sự dính líu.

Công tố viên Saud al-Mojeb của Ả-rập Saudi kể từ đó đã nói rằng vụ giết hại ông Khashoggi đã được lên kế hoạch từ trước, dù một quan chức Saudi khác nói Thái tử Mohammed không biết gì về hoạt động cụ thể này.

Ông Erdogan hôm thứ Bảy không nhắc lại cáo buộc của ông rằng hoạt động này đã được chỉ thị bởi các nhà lãnh đạo Saudi. Tuy nhiên, ông kêu gọi Riyadh xác định kẻ giết người, nói rằng người đó nhất định là một thành viên trong một toán người đến Thổ Nhĩ Kỳ vài giờ trước khi ông Khashoggi biến mất.

Ông Erdogan nhắc lại đòi hỏi cung cấp thông tin cho biết thi thể ông Khashoggi hiện đang ở đâu. Một cố vấn cho tổng thống đã nói rằng thi thể đã bị cưa nhỏ để phi tang, và Phó Tổng thống Fuat Oktay đã kêu gọi một cuộc điều tra về các bản tin nói rằng thi thể đã bị hòa tan trong axit.

Một quan chức Thổ Nhĩ Kỳ tuần trước nói rằng Ả-rập Saudi đã gửi hai người, một nhà hóa học và một nhà độc chất học, đến Istanbul một tuần sau khi ông Khashoggi bị giết chết để thủ tiêu bằng chứng. Quan chức này gọi đó là dấu hiệu cho thấy các quan chức Saudi có hay biết về tội ác.

Ả-rập Saudi đã nói các thành viên của toán người được phái tới Istanbul, và quay trở lại ngay sau vụ giết người, đã bị bắt cùng với ba người khác.

https://www.voatiengviet.com/a/tho-nhi-ky-noi-da-trao-ban-ghi-am-vu-giet-khashoggi-cho-cac-nuoc-chau-au/4653014.html

 

Iran : Kiến nghị chống trừng phạt của Mỹ

Mai Vân

Nhiều nhân vật nổi tiếng người Iran, trong đó có đạo diễn Ashgar Farhadi từng đươc hai giải thưởng Oscar trong hạng mục phim bằng tiếng nước ngoài xuất sắc nhất, ngày 09/11/2018 đã đưa ra kiến nghị lên án trừng phạt của Mỹ đối với Iran do tác động đến đời sống người dân.

Thông tín viên RFI, Siavosh Ghazi tường thuật từ Teheran :

Bản kiến nghị đã nhận được hơn 5.000 chữ ký. Trong thư, ông Asghar Farhadi đã giải thích : « Một lần nữa Hoa Kỳ áp đặt trừng phạt lên Iran, và mỗi người dân Iran lại phải trả giá »

Người khác thì cho rằng « Các chính trị gia thì thay đổi, ra đi rồi trở lại, nhưng ảnh hưởng của những quyết định sai trái, nguy hại của họ sẽ là cơn ác mộng đối với nhiều thế hệ tới đây »

Hoa Kỳ đã tái lập trừng phạt rất nặng nề đối với Iran vào đầu tháng 11 này, nhằm ngăn cản Teheran xuất dầu hỏa. Vào tháng 8 trước đó, cũng đã có một loạt trừng phạt Mỹ đầu tiên.

Đồng tiền Iran đã lao xuống dốc, lạm phát tăng vọt, tác động đến đời sống tầng lớp nghèo nhất. Nhu yếu phẩm tăng giá gấp hai, ba lần trong những tháng gần đây.

Trừng phạt của Mỹ cũng ảnh hưởng đến lãnh vực y tế, sức khỏe người dân vì không những giá thuốc tăng cao mà nhiều loại thuốc đã bị khan hiếm.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20181110-iran-kien-nghi-chong-trung-phat-cua-my

 

Động cơ đích thực của Diễn đàn Hương Sơn

 – Bắc Kinh năm 2018 là gì?

Những phát biểu gay gắt của ông Ngụy Phượng Hòa nhắm vào Hoa Kỳ đã bộc lộ trạng thái bất an, lo lắng về tương lai.

Diễn đàn Hương Sơn 2018 vừa diễn ra tại Bắc Kinh là một sự kiện quan trọng của năm 2018.

Bởi vì, diễn đàn này có thể được coi là sự tiếp nối những sinh hoạt chính trị, pháp lý đa phương, tập hợp tiếng nói, chính kiến của nhiều nhà khoa học, chính khách, chuyên gia quân sự, an ninh… của khu vực và quốc tế đang quan tâm đến một vấn đề rất nóng, nhạy cảm và rất hệ trọng liên quan đến sự trường tồn, phát triển của khu vực châu Á Thái Bình Dương.

Một cộng đồng dân cư với hơn 1/2 dân số nhân loại, là khu vực có hơn một nửa trong số 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới và dự báo sẽ chiếm tỷ trọng gần 70% GDP toàn cầu vào năm 2050.

Tuy nhiên, kết quả của Diễn đàn lần này theo đánh giá của dư luận là không như mong đợi.

Tờ South China Morning Post ngày 27/10 cho biết, Diễn đàn Hương Sơn – Bắc Kinh dường như vẫn chưa phải nơi để xử lý các vấn đề an ninh nhạy cảm như tranh chấp Biển Đông  hay cạnh tranh Trung – Mỹ.

Cho dù các phương tiện truyền thông Trung Quốc đã quảng cáo rằng, Diễn đàn Hương Sơn lần này sẽ trở thành diễn đàn hàng đầu châu Á, vượt qua Diễn đàn thường niên Shangri-La, để thảo luận các vấn đề an ninh khu vực, với sự tham dự của hơn 500 đại biểu đến từ 67 quốc gia, trong đó 21 nước cử Bộ trưởng Quốc phòng hoặc chỉ huy quân sự cao cấp tham dự Diễn đàn Hương Sơn.

Căn cứ vào chương trình nghị sự và các chủ đề của Diễn đàn, Giới quan sát cho rằng Diễn đàn Hương Sơn chỉ nhằm để Trung Quốc độc thoại, các đại biểu của các nước khác bị hạn chế bàn về tranh chấp Biển Đông.

Tranh chấp Biển Đông và quan hệ Trung – Mỹ chỉ được đề cập bởi 2 quan chức cấp cao Trung Quốc, gồm Chủ tịch Quốc hội Lật Chiến Thư và Bộ trưởng Quốc phòng Ngụy Phượng Hòa.

Ông Lật Chiến Thư sử dụng bữa tiệc tối chào đón các đoàn đại biểu dự Diễn đàn Hương Sơn để chỉ trích Nhà Trắng “cố tình xây dựng liên minh chống Trung Quốc”.

Ngày hôm sau, phát biểu chính thức tại Diễn đàn Hương Sơn, ông Ngụy Phượng Hòa chỉ trích “một quan chức cấp cao Hoa Kỳ” đã cáo buộc Trung Quốc can thiệp vào bầu cử Mỹ.

Giới quan sát cho rằng, Trung Quốc cố tình né tránh 2 vấn đề nhạy cảm nói trên và tập trung chỉ trích lập trường của Mỹ là vì những lý do như sau:

Thứ nhất, đó là cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung đã bùng phát sau những cuộc đàm phán căng thẳng bất thành.

Đến nay, Mỹ và Trung Quốc đã áp thuế lên hàng hóa của nhau, đồng thời đe dọa sẽ đánh thuế bổ sung thêm hàng trăm tỷ USD hàng hóa nữa.

Theo dự báo của giới chuyên gia kinh tế, thuế quan mà Mỹ và Trung Quốc đã áp và đe dọa áp lên thêm hàng hóa của nhau có thể khiến nền kinh tế Trung Quốc giảm tốc mạnh.

Một số ước tính cho rằng, xung đột thương mại Mỹ – Trung sẽ khiến tăng trưởng kinh tế Trung Quốc mất 0,2 phần trăm trong năm nay và 0,3 phần trăm trong năm 2019.

Các chuyên gia cũng cho rằng, cứ mỗi 100 tỷ USD hàng hóa bị áp thêm thuế quan, giá trị thương mại toàn cầu có thể giảm khoảng 0,5%.

Đà tăng trưởng kinh tế của khu vực và thúc đẩy tự do thương mại là những thách thức không nhỏ trong bối cảnh ngày càng nổi lên nhiều những quan điểm chống toàn cầu hóa và chống bảo hộ mậu dịch…

Đánh giá về kinh tế Trung Quốc hiện nay, Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc cho rằng áp lực giảm phát đang gia tăng và môi trường bên ngoài đang có “những thay đổi sâu sắc”.

Đây là lần đầu tiên các nhà lãnh đạo cao nhất Trung Quốc thể hiện mối quan tâm của mình trước công chúng về sự tăng trưởng kinh tế chậm chạp kể từ khi nổ ra cuộc chiến thương mại với Hoa Kỳ.

Trong phiên họp hôm 30/10/2018, 25 thành viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng nhận định, đã có rất nhiều khó khăn với một số doanh nghiệp, các rủi ro đã xuất hiện và tích lũy trong một thời gian dài…

Thứ 2, khu vực châu Á trong thời gian tới được nhận định sẽ vẫn tiếp tục phải đối mặt với những thách thức về an ninh, quốc phòng:

Vấn đề hạt nhân của Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên, mối đe dọa từ các lực lượng nổi dậy Hồi giáo ở khu vực bị Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) truyền bá tư tưởng cực đoan; làn sóng tị nạn và chuyển giao chính trị.

Tranh chấp Biển Đông mà trung tâm chính là cuộc tranh chấp về địa – chính trị, địa – kinh tế, địa – chiến lược giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đã và đang diễn ra, chi phối tình trạng tranh chấp đan xen và hết sức phức tạp hiện nay trong Biển Đông…

Đa số dư luận đều nhận ra rằng những hoạt động sai trái của Trung Quốc trong thời gian qua trong Biển Đông chính là nguyên nhân của thực trạng đáng quan ngại đó là gì, nếu không phải là những hành xử thiếu trách nhiệm và thiếu thiện chí, chỉ mưu cầu lợi ích phi lý, bất chấp luật pháp quốc tế của họ.

Vì vậy, tại Diễn đàn này Trung Quốc đã lợi dụng vai trò chủ nhà để sắp xếp chương trình nghị sự có thể né tránh những chỉ trích của các đại biểu tham dự Diễn đàn.

Thứ 3, Reuters ngày 25/10/2018 đưa tin, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa phát biểu khai mạc Diễn đàn Hương Sơn – Bắc Kinh đã tuyên bố: Trung Quốc sẽ không bao giờ từ bỏ “một phần lãnh thổ của mình”, cho dù là đảo Đài Loan hay yêu sách trên Biển Đông.

Ông Ngụy Phượng Hòa tỏ ra rất bức xúc với các lệnh trừng phạt gần đây của Mỹ với quân đội Trung Quốc, các diễn biến mới trên eo biển Đài Loan, cũng như phản ứng của Mỹ trước hành động ngày một hung hăng của Bắc Kinh trên Biển Đông.

Đài Loan là lợi ích “cốt lõi” của Trung Quốc và Bắc Kinh phản đối sức mạnh của “lực lượng bên ngoài” hiện diện trên Biển Đông.

Ông Ngụy Phượng Hòa nhắc lại lập trường của Bắc Kinh rằng, Đài Loan và Biển Đông liên quan đến “sự toàn vẹn lãnh thổ” của Trung Quốc:

“Trung Quốc vẫn là nước lớn duy nhất trên thế giới chưa thống nhất lãnh thổ, quân đội Trung Quốc luôn luôn khắc cốt ghi tâm: lãnh thổ thiêng liêng của tổ tông để lại một tấc cũng không được để mất, cái gì của người khác một mẩu cũng không cần”.

Những phát biểu của ông Ngụy Phượng Hòa cho thấy, một là, tham vọng độc chiếm Biển Đông làm ao nhà của Trung Quốc vẫn không thay đổi; hai là, những phát biểu gay gắt của ông Ngụy Phượng Hòa nhắm vào Hoa Kỳ đã bộc lộ trạng thái bất an, lo lắng về tương lai của chiến lược đấu tranh cách mạng vì “một nước Trung Hoa thống nhất” đang đứng trước những thách thức to lớn bởi sự thay đổi lập trường của Mỹ và đồng minh trong quan hệ với Đài Loan.

Phải chăng vấn đề Đài Loan, Biển Đông và chiến tranh thương mại sẽ là những thứ vũ khí chủ yếu và có hiệu lực để ông Donald Trump gây sức ép nhằm hiệu chỉnh thái độ và hành vi ứng xử đầy tham vọng và bất chấp luật pháp quốc tế đang được Bắc Kinh triển khai trong khu vực và quốc tế?

http://biendong.net/bien-dong/nghien-cuu-quoc-te/24618-dong-co-dich-thuc-cua-dien-dan-huong-son-bac-kinh-nam-2018-la-gi.html

 

Phản ứng của TQ

về kết quả bầu cử giữa nhiệm kỳ ở Mỹ

Theo Người phát ngôn Hoa Xuân Doanh, kết quả bầu cử giữa nhiệm kỳ ở Mỹ không thay đổi quan điểm của Trung Quốc về quan hệ Trung-Mỹ.

Ngay sau khi kết quả bầu cử giữa nhiệm kỳ ở Mỹ được công bố, Trung Quốc – nước được cho là quan tâm chặt chẽ đối với kết quả cuộc bầu cử lần này đã có những phản ứng đầu tiên.

Tại buổi họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, người phát ngôn Hoa Xuân Doanh cho rằng, bầu cử giữa nhiệm kỳ của Quốc hội Mỹ là công việc nội bộ của nước Mỹ, bất luận kết quả thế nào cũng không thay đổi nhận thức của Trung Quốc về tầm quan trọng của quan hệ Trung – Mỹ. Bà Hoa Xuân Doanh tin tưởng, chính quyền và người dân hai nước đều mong muốn quan hệ Trung – Mỹ phát triển lành mạnh, ổn định, điều này phù hợp với lợi ích hai nước cũng như lợi ích của thế giới. Trung Quốc hy vọng hai bên sẽ không ngừng mở rộng các hợp tác thực chất trên nền tảng bình đẳng, tôn trọng và cùng có lợi.

Về việc kết quả bầu cử giữa nhiệm kỳ Quốc hội Mỹ liệu có tác dụng giảm nhiệt căng thẳng tranh chấp thương mại giữa hai nước hiện nay hay không, bà Hoa Xuân Doanh đánh giá: “Tại cuộc điện đàm giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày1/11, nguyên thủ hai nước đạt được nhận thức chung về việc bảo đảm quan hệ Trung – Mỹ phát triển lành mạnh, ổn định, đồng thời thống nhất về việc không ngừng mở rộng hợp tác thương mại giữa hai nước, thúc đẩy đoàn đàm phán kinh tế của hai bên tăng cường tiếp xúc, đối thoại nhằm tìm ra phương án chung mà hai bên đều có thể chấp nhận”.

Trước đó, báo chí Trung Quốc cũng đưa ra nhiều đánh giá, bình luận về bầu cử giữa nhiệm kỳ của Mỹ, trong đó đưa ra nhiều dự đoán trùng khớp với kết quả bầu cử lần này như việc Đảng Dân Chủ và và Đảng Cộng Hòa chia nhau nắm giữ hai viện lập pháp của Quốc hội Mỹ cũng như tầm ảnh hưởng của Tổng thống Donald Trump đối với kết quả cuộc bầu cử lần này

http://biendong.net/goc-nhin-moi/24607-phan-ung-cua-tq-ve-ket-qua-bau-cu-giua-nhiem-ky-o-my.html

 

TT Hàn Quốc cách chức bộ trưởng Tài Chính

 và chánh văn phòng

Thu Hằng

Ngày 09/11/2018, tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In cách chức bộ trưởng trưởng Tài Chính và chánh văn phòng, được cho là hai nhà hoạch định tài chính của đất nước. Quyết định này cho thấy các chính sách kinh tế và xã hội đầy tham vọng của tổng thống theo khuynh hướng trung tả đã không mang lại kết quả khả quan kể từ khi ông nhậm chức cách đây một năm rưỡi và vẫn còn rất nhiều bất đồng để giải quyết vấn đề này.

Thông tín viên RFI Frédéric Ojardias tường trình từ Seoul :

« Ông Jang Ha Sung, chánh văn phòng tổng thống, là người kiến tạo chính sách được gọi là « tăng trưởng nhờ thu nhập » do tổng thống Moon Jae In tiến hành.

Chính sách phân phối lại này nhằm mục đích giảm bớt bất công xã hội và thúc đẩy tăng trưởng nhờ tăng lương đối với những mức lương thấp nhất. Nhờ đó, mức lương tối thiểu đột nhiên tăng thêm 16% và thời gian làm việc tối đa theo quy định từ 68 giờ xuống còn 52 giờ mỗi tuần.

Tuy nhiên, phe chỉ trích cáo buộc những biện pháp này lại tạo hiệu ứng ngược so với dự kiến. Việc tuyển dụng nhân viên bị giảm, một số doanh nghiệp nhỏ phải sa thải nhân viên, tình trạng thất nghiệp tăng thêm 0,4% trong vòng một năm và hiện ở mức 3,8%.

Mức độ uy tín của tổng thống Hàn Quốc bị sụt giảm. Thực vậy, tình trạng kinh tế luôn được người Hàn Quốc đánh giá quan trọng hơn là sáng kiến hòa bình đối với Bắc Triều Tiên.

Hai quan chức tài chính của chính phủ bị cách chức thường bất đồng trong cách giải quyết các vấn đề kinh tế. Quyết định này cho thấy sự chuyển hướng đến một chính sách kinh tế tự do hơn ».

http://vi.rfi.fr/chau-a/20181110-tong-thong-han-quoc-sa-thai-bo-truong-tai-chinh-va-chanh-van-phong

 

Chính quyền Miến Điện hủy vụ kiện

nhà báo chỉ trích quan chức đảng NLD

Thu Hằng

Ngày 09/11/2018, chính quyền Miến Điện rút đơn kiện ba nhà báo bị bắt cách đây một tháng vì chỉ trích một người thân cận của nhà lãnh đạo Aung San Suu Kyi. Quyết định trên từng bị đánh giá là một dấu hiệu mới cho thấy sự thụt lùi về quyền tự do báo chí ở Miến Điện.

Từ Rangun, thông tín viên RFI Eliza Hunt cho biết thêm :

« Ba nhà báo đã viết một bài về việc tài trợ cho hệ thống xe buýt ở thành phố Rangun và lãnh đạo của vùng không hài lòng về bài báo đó.Vị quan chức này lại là một thành viên quan trọng của Liên Đoàn Quốc Gia vì Dân Chủ (NLD), đảng của nhà lãnh đạo Aung San Suu Kyi.

Vị quan chức của đảng NLD đã yêu cầu các nhà báo xin lỗi, đổi lại sẽ rút đơn kiện. Tuy nhiên, ba nhà báo này không xin lỗi.

Vì thế, đích thân tổng thống Miến Điện phải can thiệp để nhắc nhở chính quyền địa phương và yêu cầu họ tuân theo luật về truyền thông. Có nghĩa là trước tiên phải giải quyết vụ việc thông qua trung gian của Hội đồng Báo chí Miến Điện.

Đây là sự can thiệp hiếm hoi tại một quốc gia bị chỉ trích từ nhiều tháng qua vì vi phạm quyền tự do ngôn luận. Vụ việc của các nhà báo làm việc cho tạp chí Eleven xảy ra ngay sau khi hai phóng viên của hãng tin Reuters bị kết án 7 năm tù vì thực hiện phóng sự về một vụ thảm sát nhắm vào sắc dân thiểu số Rohingya theo Hồi Giáo.

Kể từ khi bà Aung San Suu Kyi lên nắm quyền vào năm 2016, hơn 40 nhà báo đã bị truy tố tại Miến Điện theo một loạt các luật đàn áp, trong đó có 17 nhà báo bị quan chức chính phủ kiện. Vậy mà, ngoại trưởng Aung San Suu Kyi, kiêm cố vấn quốc gia, từng tuyên bố cách đây không lâu rằng : « Tôi nghĩ là báo chí rất được tự do » ở Miến Điện ».

http://vi.rfi.fr/chau-a/20181110-mien-dien-chinh-quyen-rut-don-kien-ba-nha-bao-chi-trich-mot-quan-chuc-dang-nld