Tin khắp nơi – 10/10/2020

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin khắp nơi – 10/10/2020

Bầu cử tổng thống Mỹ 2020 :

Hủy tranh luận vòng 2 Trump – Biden

Cuộc tranh luận bầu cử tổng thống Mỹ lần 2 dự trù vào ngày 15/10 giữa Donald Trump và Joe Biden đã bị ủy ban độc lập chuyên trách tổ chức các cuộc tranh luận hủy bỏ vào hôm qua, 09/10/2020. Ông Doanld Trump cũng từ chối tranh luận từ xa qua mạng internet, đồng thời quyết định nối lại chiến dịch vận động tranh cử, bắt đầu từ hôm nay ngay từ Nhà Trắng, trước khi đến với cuộc mít tinh tại bang Florida vào thứ Hai (11/10).

Trong khi đó vào hôm qua, ông Trump đã có cuộc trả lời phỏng vấn trên truyền hình đầu tiên từ khi nhiễm Covid-19 như để khẳng định đã hồi phục sức khỏe, sẵn sàng với các cuộc mít tinh vận động tranh cử.

Từ San Francisco, thông tín viên Eric de Salve tường trình :

Ông Trump đã nói trên Fox News, kênh truyền hình ông ưa thích rằng « Tôi cảm thấy rất khỏe mạnh ». Đây là cuộc phỏng vấn đầu tiên trước camera, nhưng được ghi hình trước, của Donald Trump kể từ khi ông bị nhiễm virus corona tuần trước.

Tổng thống mô tả những triệu chứng và các tiến triển điều trị thử nghiệm của ông: « Tôi chỉ cảm thấy mệt mỏi, không có được năng lượng như bình thường, các vị biết đấy năng lượng là điều cơ bản trong cuộc sống của tôi. Tôi không biết nữa, tình trạng của tôi đã có thể biến chuyển xấu, nhưng rất may là tôi đã được dùng thứ thuốc đó ».

Từ thứ Sáu (09/10), Donald Trump khẳng định đã không còn dùng thuốc nữa. Chưa đầy một tháng trước ngày bầu cử tổng thống, ông Trump muốn trở lại các cuộc mít tinh và tranh luận, nhưng phải là trên thực tế chứ không qua internet, như phe Dân Chủ đề nghị vì họ lo tổng thống làm lây virus cho Joe Biden.

Ông Trump nói : « Có ai muốn tranh luận qua máy tính ? Tôi thì không. »

Nhà Trắng vẫn từ chối công bố thời điểm xét nghiệm âm tính của Donald Trump trước khi ông bị xác định dương tính. Liệu có phải ông mới chỉ có một xét nghiệm âm tính trước khi nhiễm virus corona ? Tổng thống trả lời nước đôi :

« Tôi vẫn chưa có kết quả, nhưng tôi đã được xét nghiệm và tôi biết hoặc tối gần như không còn virus, hoặc tôi không còn gì nữa ».

Mới chỉ chục ngày sau thông báo bị nhiễm virus, Donald Trump dự trù làm cuộc mít tinh trước những người ủng hộ tại Florida ngày thứ Hai tới.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20201010-b%E1%BA%A7u-c%E1%BB%AD-t%E1%BB%95ng-th%E1%BB%91ng-m%E1%BB%B9-h%E1%BB%A7y-tranh-lu%E1%BA%ADn-v%C3%B2ng-2-trump-biden

 

Phát hiện 50.000 lá phiếu bầu cử bị sai

ở tiểu Bang Ohio Hoa Kỳ

Hương Thảo

Ông Trump tweet: “…Ngoài tầm kiểm soát. Một cuộc bầu cử gian lận!!!

Ủy ban Bầu cử Ohio cho biết hôm thứ Sáu (9/10) rằng gần 50.000 cử tri thủ phủ bang Ohio đã nhận được phiếu bầu vắng mặt (phiếu bầu qua đường bưu điện) không chính xác, nhà chức trách nói sẽ gửi lại các lá phiếu mới đã được sửa chữa trong vòng 72 giờ tới, theo Fox News ngày 10/10.

Ủy ban Bầu cử của Quận Franklin, thủ phủ của Ohio, cho biết hôm thứ Sáu rằng họ sẽ sớm hoàn thành việc in ấn và gửi các lá phiếu đã sửa vào phong bì đến các cử tri.

Ủy ban cũng cho biết họ cũng sẽ gửi thư đến tất cả các cử tri bị ảnh hưởng, nêu chi tiết tình hình và đưa ra các lựa chọn bỏ phiếu thay thế của cử tri, bao gồm bỏ phiếu trực tiếp tại văn phòng ủy ban bầu cử ở phía bắc thành phố.

Tiểu bang đã gửi khoảng 240.000 lá phiếu qua đường bưu điện, nhưng phát hiện ra rằng 50.000 lá phiếu đã bị in sai, có nghĩa là 1/5 cử tri trong bang đã nhận lá phiếu in sai.

Ủy ban Bầu cử Quận Franklin cho biết vào thứ Năm (ngày 8/10) rằng chiều thứ Bảy tuần trước, có một vụ hỗn loạn xảy ra sau khi một người không rõ danh tính thay đổi cài đặt trên thiết bị nhét lá phiếu vắng mặt vào phong bì. Sai lầm xảy ra được cho là một tai nạn. Kết quả là thông tin bầu cử trên một số phiếu không chính xác, và một số lá phiếu đúng nhưng gửi sai khu vực.

Ủy ban xác nhận rằng trong số 237.498 lá phiếu được gửi qua đường bưu điện, 49.669 cử tri đã nhận được những lá phiếu không chính xác.

Ủy ban nói rằng họ sẽ kiểm tra lá phiếu nhiều lần để đảm bảo rằng một cử tri chỉ có thể bỏ phiếu một lần. Nếu ai đó đến địa điểm bỏ phiếu trực tiếp sau khi lá phiếu được gửi qua đường bưu điện, lá phiếu đã gửi qua thư trước đó sẽ không hợp lệ.

Do đại dịch virus Vũ Hán, nhiều bang bao gồm Ohio đã mở rộng phạm vi bỏ phiếu qua thư.

Trưởng ban bầu cử của Ohio cho biết hôm thứ Ba (6) rằng 88 ủy ban bầu cử của tiểu bang đã nhận được 2,15 triệu đơn đăng ký gửi phiếu bầu qua thư, nhiều hơn gấp đôi số lượng đơn đăng ký gửi phiếu bầu bốn năm trước (1,09 triệu). Đơn đăng ký bỏ phiếu qua thư năm 2020 của tiểu bang đã đạt mức kỷ lục.

Tuy nhiên, thông tin cuộc bỏ phiếu qua đường bưu điện không được chuyển đến một cách chính xác cũng khiến cử tri chú ý hơn đến tính minh bạch của cuộc bầu cử, và tăng khả năng cử tri tham dự bỏ phiếu.

Tổng thống Trump, người đang tìm cách tái tranh cử, luôn đặt câu hỏi rằng các lá phiếu gửi qua đường bưu điện dễ bị thao túng và kêu gọi cử tri đến các điểm bỏ phiếu để bỏ phiếu trực tiếp theo hướng dẫn an toàn của CDC.

Ông đã viết trên tài khoản Twitter trên mạng xã hội của mình vào thứ Sáu: “Tin nóng: 50.000 cử tri Ohio đã nhận sai lá phiếu vắng mặt. Ngoài tầm kiểm soát. Một cuộc bầu cử gian lận!!!”

https://www.dkn.tv/the-gioi/50-000-la-phieu-bau-cu-bi-phat-hien-sai-o-tieu-bang-ohio-hoa-ky.html

 

Bầu cử Mỹ: Phiếu ở nhà dân bị đánh cắp,

 phiếu ở bưu điện bị vứt bỏ

Tâm Thanh

Hôm thứ Tư (ngày 7/10), tại California phát hiện có hiện tượng thư bỏ phiếu trong hòm thư của cư dân bị đánh cắp, còn những thư bỏ phiếu ở trong hòm thư của bưu điện thì bị vứt bỏ.

Tại New Jersey, một nhân viên bưu điện chịu trách nhiệm vận chuyển thư phiếu bầu đã bị bắt giữ vì đã đã vứt bỏ gần 100 lá phiếu bầu được gửi qua đường bưu điện cùng hàng ngàn bức thư khác. Điều này khiến cho người dân quan ngại sâu sắc về vấn đề gửi phiếu bầu qua thư, đồng thời, sự việc này cũng cung cấp cho Tổng thống Trump bằng chứng mới về khả năng gian lận các lá phiếu gửi qua đường bưu điện.

Văn phòng luật sư Hoa Kỳ tại Newark, New Jersey cho biết hôm thứ Sáu tuần trước (2/10) rằng, có 99 lá phiếu trống cùng 633 bức thư khác đã được tìm thấy trong một thùng rác bên ngoài một ngân hàng ở North Arlington, New Jersey, bao gồm cả các tờ rơi của chiến dịch tranh cử.

Những lá phiếu chưa điền thông tin đó là do ủy ban Bầu cử quận Essex Country phát cho các cử tri ở Tây Orange, New Jersey.

Văn phòng công tố cho biết, Nicholas Beauchene, một nhân viên bưu điện 26 tuổi, chịu trách nhiệm vận chuyển những lá phiếu này, nhưng anh ta đã cố tình ném chúng đi. Beauchene cũng đã vứt đi 500 bức thư khác, chúng được tìm thấy trong thùng rác thứ hai ở North Arlington, New Jersey vào hôm thứ Hai (5/10).

Các nhà điều tra cho hay, thùng rác nơi các lá phiếu được tìm thấy cách nhà của Beauchene khoảng 1,6 km.

Beauchene bị tố cáo vì tội danh gửi thư chậm trễ và tội danh cản trở việc truyền thư. Nếu bị kết tội, hành vi phạm tội đầu tiên có thể khiến anh ta phải đối mặt với 5 năm tù giam cùng khoản tiền phạt là 250.000 đô la Mỹ; tội danh thứ hai, Beauchene có thể bị phạt tù tới sáu tháng và bị phạt số tiền là 5.000 đô la Mỹ.

Vào thời điểm Beauchene bị bắt, mọi người ngày càng lo ngại về hoạt động gửi phiếu bầu qua đường bưu điện. Tổng thống Trump cũng đã chỉ trích khả năng gian lận và lừa đảo khi sử dụng phương thức này để bầu cử.

Chiều thứ Năm (8/10), Tổng thống Trump đặc biệt đăng lại thông tin một nhân viên bưu điện bị bắt vì đã vứt bỏ các lá phiếu trên twiter, ông Trump chỉ dùng một từ “xin chào!” để thu hút sự chú ý của mọi người.

Thật trùng hợp, hôm thứ Tư (7/10), đồn cảnh sát ở Morongo Basin, bang California cũng nhận được nhiều báo cáo của người về việc vứt bỏ thư từ, trong đó có cả những lá phiếu bầu.

Những bức thư bị bỏ đi này được tìm thấy ở hai nơi ở bang California: Đó là trên đường Winters, khu phố 65000, thành phố Twentynine Palms và trên đại lộ Encelia ở khu phố 6500, thành phố Joshua Tree.

Tất cả những bức thư này được cho là bị đánh cắp từ hộp thư của khu dân cư trên đường Reche ở thành phố Landers gần đó, chúng đã được thu hồi và trả lại cho bưu điện địa phương để chờ được gửi lại.

Thành phố Twentynine Palms nằm cách Los Angeles khoảng 141 km về phía đông của Nam California, tiếp giáp với thành phố Joshua Tree.

Thành phố Landers chỉ cách thành phố Joshua Tree và Thành phố Twentynine Palms 30 phút lái xe.

Thanh tra Bưu điện Hoa Kỳ khuyên mọi người dân, sau khi thư được chuyển đến, nên lấy thư từ hộp thư càng sớm càng tốt, không để thư trong hộp thư lâu, cũng không nên để thư ở trong hộp thư qua đêm. Nếu như không làm được việc đó, mọi người có thể cân nhắc khóa hộp thư.

https://www.dkn.tv/the-gioi/bau-cu-my-phieu-o-nha-dan-bi-danh-cap-phieu-o-buu-dien-bi-vut-bo.html

 

Kết quả thăm dò mới có lợi cho ông Trump,

chiến dịch Trump phản ứng

vì buổi tranh luận thứ 2 bị hoãn

Tâm Thanh

Trong hoàn cảnh mọi thứ đang có vẻ thuận lợi cho ông Trump, kế hoạch tranh luận tổng thống lần thứ 2 lại bị hoãn lại vô thời hạn.

Cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ đã bước vào ngày đếm ngược thứ 26. Cuộc tranh luận tổng thống thứ hai, theo dự kiến ​​ban đầu vào ngày 15/10 đã bị Ủy ban Tranh luận hủy bỏ do sự bất đồng giữa tranh luận trực tiếp và trực tuyến. Kế hoạch cho cuộc tranh luận thứ ba đến nay cũng chưa rõ ràng.

Tổng thống Trump đã nói rõ trước đó rằng, Ủy ban Tranh luận Tổng thống đã thay đổi hình thức của cuộc tranh luận thứ hai và ông sẽ không chấp nhận một cuộc tranh luận trực tuyến.

“Tôi sẽ không lãng phí thời gian cho việc này, đó không phải là mục đích của cuộc tranh luận”. Ông Trump nói trong một cuộc phỏng vấn với Fox News hôm thứ Năm (8/10): “Thật nực cười khi ngồi sau máy tính và tranh luận, họ thậm chí có thể tùy thời điểm mà ngắt lời bạn bất cứ lúc nào”.

Vào tối thứ Năm (8/10), quản lý chiến dịch tranh cử của Tổng thống Trump, ông Bill Stepien (người cũng đã xét nghiệm dương tính với virus viêm phổi Vũ Hán gần đây) đã kêu gọi một cuộc tranh luận trực tiếp vào ngày 15/10. Ông trích dẫn bản ghi nhớ mới của Bác sĩ của Tổng thống, nói rằng ông Trump có thể tham gia một cách an toàn trong các sự kiện công chúng vào cuối tuần này.

“Bác sĩ Conley của Tổng thống Trump nói rằng, tổng thống sẽ được ‘phê chuẩn tham gia trở lại các hoạt động công chúng một cách an toàn’ 5 ngày trước ngày 15/10, tức là vào thứ Bảy (10/10). Do đó, Ủy ban Tranh luận Tổng thống không có lý do y tế nào để chuyển thành cuộc tranh luận trực tuyến hoặc trì hoãn nó, cũng như thực hiện bất kỳ thay đổi nào”, ông Bill Stepien nói.

Thư ký Báo chí Nhà Trắng Kayleigh McEnany cũng chỉ ra rằng, theo hướng dẫn của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), những người bị nhiễm virus viêm phổi Vũ Hán ở mức độ nhẹ đến trung bình sẽ không có lực lây nhiễm.

“Ủy ban Tranh luận Tổng thống tuyên bố phải tuân theo khoa học”. Thư ký Kayleigh McEnany nói trên Twitter: “Chà, họ không làm vậy. Nhưng nếu thuận lợi cho ông Biden, thì họ sẽ làm. Tổng thống sẽ tiến hành kiểm tra virus, nhưng ủy ban tranh luận không quan tâm!”

Hôm thứ Sáu (9/10), hãng truyền thông Mỹ C-SPAN đã phát biểu thanh minh cho tuyên bố của ông Steve Scully, người sẽ chủ trì cuộc tranh luận tổng thống thứ hai, cho rằng tài khoản Twitter của ông ấy

đã bị hack. C-SPAN cho biết, ủy ban tranh luận đang điều tra sự việc. Tài khoản Twitter của Scully cũng đã bị xóa.

Câu chuyện thực tế là, vào tối thứ Năm (8/10), tài khoản Twitter của ông Scully đã gửi một dòng tweet tới cựu giám đốc truyền thông Nhà Trắng Anthony Scaramucci: “Tôi có nên trả lời ông Trump không?”

Bên kia đáp lại: “Đừng quan tâm. Ông ấy (Trump) đã chịu hết đau khổ rồi. Những điều tồi tệ hơn sẽ theo nhau đến”.

Ông Steve Sculley là người dẫn chương trình của C-SPAN, ông chưa từng chủ trì các cuộc tranh luận tổng thống. Ông là một thực tập sinh khi ông Biden còn là thượng nghị sĩ. Năm 2016, ông Sculley đã tweet rằng, ông ấy vĩnh viễn không muốn ủng hộ ông Trump.

Còn ông Scaramucci là người bị ông Trump sa thải chỉ 10 ngày sau khi ông nhậm chức Tổng Thống vào năm 2017 và cũng là một người chống Trump công khai.

Cuộc thăm dò mới: Hầu hết các cử tri cho rằng, bây giờ họ cảm thấy tốt hơn so với 4 năm trước

Fox News đưa tin, Gallup đã phát hiện thấy trong một cuộc điều tra được thực hiện từ ngày 14 đến 28/9 rằng, so với 4 năm trước, 56% cử tri đã đăng ký nói rằng, cuộc sống hiện tại của họ đã tốt hơn và chỉ có 32% cử tri cho biết cuộc sống của họ tồi tệ hơn.

Với một tỷ lệ cao cử tri bày tỏ cuộc sống hiện tại của họ đã tốt hơn trong nhiệm kỳ ông Trump làm Tổng thống, điều này rất có lợi cho việc Tổng thống Trump muốn tái tranh cử.

Mặc dù đại dịch năm nay đã gây ra suy thoái kinh tế trầm trọng, các doanh nghiệp và trường học trên khắp Hoa Kỳ đã bị hạn chế. Nhưng cuộc thăm dò cho thấy các cử tri vẫn có một nền kinh tế mạnh trong hầu hết nhiệm kỳ của Tổng thống Trump.

Con số này cũng tốt hơn so với những ghi chép kỷ lục dưới thời của các tổng thống tiền nhiệm trước đó tìm cách tái tranh cử. Ví dụ, khi nhiệm kỳ đầu tiên của ông Tổng thống Obama hết hạn vào năm 2012, 45% cử tri nói rằng tình trạng của họ tốt hơn so với 4 năm trước đó. Vào tháng 10/2004, khi Tổng thống George W. Bush tái tranh cử, con số này là 47%.

Tổng thống Trump cho biết trên Twitter: “Cuộc thăm dò của Gallup vừa cho kết quả đáng kinh ngạc, 56% trong số đó cho rằng, trong thời kỳ đại dịch, tình hình hiện nay tốt hơn 4 năm trước (thời kỳ OBiden). Đây là con số cao nhất từng được ghi nhận trong lịch sử! Thật tuyệt vời!”

Cuộc thăm dò cũng cho thấy Tổng thống Trump vượt qua ông Biden về mặt xác định quan điểm của các ứng cử viên, nhưng về phương diện tố chất lãnh đạo, Biden đang dẫn trước.

https://www.dkn.tv/the-gioi/ket-qua-tham-do-moi-co-loi-cho-ong-trump-chien-dich-trump-phan-ung-vi-buoi-tranh-luan-thu-2-bi-hoan.html

 

Tổng Thống Trump tập trung vào việc trở lại

cuộc vận động vào thứ bảy sau khi bắc sĩ nói

ông đã hoàn thành liệu pháp trị COVID-19

Tin từ Washington – Vào hôm thứ Năm (8 tháng 10) tổng thống Trump cho biết ông có thể trở lại vận động tranh cử với một cuộc vận động vào thứ Bảy (10 tháng 10), sau khi bác sĩ Tòa Bạch Ốc cho biết ông đã hoàn thành quá trình điều trị coronavirus và có thể tiếp tục các sự kiện công khai.

Trong một cuộc phỏng vấn với phóng viên Sean Hannity của Fox News, tổng thống Trump nói nhiều khả năng ông sẽ xét nghiệm coronavirus vào thứ Sáu (9 tháng 10) sau khi dương tính với nó một tuần trước. Tòa Bạch Ốc từ chối cho biết lần cuối cùng tổng thống xét nghiệm có cho kết quả âm tính với COVID-19 hay không. Tổng thống nói ông đang xem xét các cuộc vận động tiếp theo trong những ngày tới, bao gồm một cuộc vận động ở Florida vào thứ Bảy (10 tháng 10) và ở Pennsylvania vào Chủ nhật (11 tháng 10).

Theo bác sĩ Tòa Bạch Ốc, Sean Conley, tổng thống Trump đã phản ứng “rất tốt” với quá trình điều trị mà không có bất kỳ biểu hiện nào về tác dụng phụ của thuốc.

Tổng thống Trump đang rất muốn khởi động lại các sự kiện tranh cử khi xếp sau ứng cử viên đảng Dân chủ Joe Biden trong các cuộc thăm dò trước cuộc bầu cử ngày 03/11/2020. Tổng thống và chính quyền của ông đã bị chỉ trích về cách đối phó đại dịch, cũng như phản ứng của ông đối với kết quả xét nghiệm của mình.

Tổng thống Trump đã tổ chức các cuộc vận động trong nhà và ngoài trời với hàng nghìn người, trong đó nhiều người không đeo khẩu trang, trái với lời khuyên của các chuyên gia y tế. Việc tổng thống nhiễm coronavirus đã loại ông khỏi các sự kiện trực tiếp vốn là nòng cốt của chiến dịch tranh cử của ông.

Tổng thống Trump đã rút khỏi cuộc tranh luận thứ hai với ông Biden, sau khi Ủy ban về Tranh luận của Tổng thống thông báo rằng sự kiện ngày 15/10/2020 sẽ được tổ chức trực tuyến, các ứng cử viên sẽ ở các địa điểm riêng biệt, để bảo đảm rằng cuộc tranh luận có thể tiếp tục diễn ra cho dù tổng thống Trump có còn nhiễm coronavirus hay không. (BBT)

https://www.sbtn.tv/tong-thong-trump-tap-trung-vao-viec-tro-lai-cuoc-van-dong-vao-thu-bay-sau-khi-bac-si-noi-ong-da-hoan-thanh-lieu-phap-tri-covid-19/

 

Bầu cử Mỹ: Nhà Trắng tổ chức

sự kiện ‘siêu lây nhiễm’ Covid-19

Chuyên gia hàng đầu về virus của Hoa Kỳ, bác sỹ Anthony Fauci đã chỉ trích Nhà Trắng tổ chức một cuộc họp vào tháng trước được cho là gây ra một vụ bùng phát Covid-19.

Bác sỹ Fauci, một thành viên của lực lượng đặc nhiệm virus corona của Nhà Trắng, cho biết buổi lễ mà tổng thống Trump công bố ứng cử viên Tòa án Tối cao Mỹ là một “sự kiện siêu lây nhiễm”.

Bác sĩ nói ông Trump sẵn sàng tái xuất trước công chúng

Bầu cử 2020: Vì sao chúng tôi ủng hộ TT Trump và Đảng Cộng hoà?

Hàng chục trợ lý của Nhà Trắng và những người liên quan đã bị nhiễm virus.

Các bác sĩ của Tổng thống Donald Trump vừa cho phép ông tổ chức các sự kiện công cộng khi bản thân mới hồi phục sau Covid-19.

Ông Trump – người xuất viện vào thứ Hai sau ba đêm điều trị trong bệnh viện – đã tổ chức một buổi “đánh giá” y tế trên Fox News vào tối thứ Sáu.

Ông dự kiến sẽ tổ chức một sự kiện gặp mặt trực tiếp tại Nhà Trắng vào thứ Bảy.

Bác sỹ Fauci nói gì?

CBS News đã hỏi hôm thứ Sáu rằng bác sỹ Fauci nghĩ gì về việc Nhà Trắng miễn cưỡng nhấn mạnh việc đeo khẩu trang và giãn cách xã hội như các biện pháp phòng ngừa virus, và thay vào đó dựa vào xét nghiệm thường xuyên.

“Dữ liệu đã tự trả nời – chúng tôi đã có một sự kiện siêu lây lan ở Nhà Trắng, nơi mọi người chen chúc nhau và không đeo khẩu trang.”

Bác sỹ Fauci cũng nhấn mạnh rằng các chuyên gia đã khuyến nghị đeo khẩu trang trong sáu tháng qua, và lên án việc nói về “chữa khỏi” virus corona – một từ ông Trump dùng để chỉ các phương pháp điều trị Covid-19 thử nghiệm mà ông nhận được khi ông điều trị ở một bệnh viện quân đội.

Một sự kiện tại Nhà Trắng vào thứ Bảy ngày 26/9, nơi tổng thống đề cử Amy Coney Barrett làm thẩm phán Tòa án Tối cao, được cho là căn nguyên của sự bùng phát cục bộ, vì nhiều người tham dự đã cho kết quả dương tính.

Các cuộc tụ tập lớn vẫn bị cấm tại thủ đô của Mỹ, nhưng cơ quan liên bang như Nhà Trắng được miễn.

Ông Trump đã lên kế hoạch cho những sự kiện nào?

Thứ Bảy 10/10 sẽ là tròn 10 ngày kể từ khi ông Trump được chẩn đoán nhiễm virus corona, theo các bác sĩ của ông. Vào thứ Bảy, ông Trump sẽ có bài phát biểu từ ban công Nhà Trắng trước một nhóm người tập trung tại Bãi cỏ phía Nam.

Hàng trăm người được cho là đã được mời.

Trump hạ thấp sự nguy hiểm của Covid-19?

Làm thế nào để tránh ‘vết xe đổ’ tranh luận Trump-Biden

Tất cả những người tham dự sẽ được yêu cầu đeo khẩu trang, được kiểm tra nhiệt độ và khuyến khích giãn cách xã hội, Nhà Trắng cho biết.

Theo Nhà Trắng, các bài phát biểu của ông Trump sẽ về chủ đề “luật pháp và trật tự”.

Cũng sẽ có một sự kiện của nhóm Blexit, một chiến dịch kêu gọi cử tri da đen không bỏ phiếu cho đảng Dân chủ.

Hôm thứ Hai, chiến dịch tranh cử của Trump đang lên kế hoạch cho một cuộc nhóm họp lớn ở Sanford, Florida.

Còn những cuộc tranh luận thì sao?

Cuộc tranh luận tổng thống thứ hai vào tuần tới giữa ông Trump và đối thủ đảng Dân chủ Joe Biden hiện đã chính thức bị hủy bỏ.

Ủy ban về các cuộc tranh luận của Tổng thống cho biết trong một tuyên bố hôm thứ Sáu rằng cả hai chiến dịch đã công bố “kế hoạch thay thế cho ngày đó”.

Ông Trump đã phản đối yêu cầu từ ủy ban về việc tổ chức cuộc tranh luận online ngày 15/10 để giảm thiểu nguy cơ lây lan virus corona.

Ủy ban cho biết họ vẫn đang sắp xếp cho cuộc tranh luận tổng thống lần thứ ba và cuộc cuối cùng ở Nashville, Tennessee, vào 22/10.

Ai trong mạng lưới thân cận với ông Trump nhiễm virus?

Thông báo của ông Trump về sự kiện nhóm họp đông người đầu tiên kể từ khi ông bị nhiễm bệnh đã gây ra báo động ở Washington, nơi giới chức vẫn đang cố gắng truy vết những người tham dự sự kiện mới đây ở Nhà Trắng khiến cho một số thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa, ông bà Trump, và một số phụ tá cấp cao khác bị nhiễm virus.

Theo các bác sĩ, ông Trump có kết quả xét nghiệm dương tính với Covid-19 vào thứ Năm tuần trước, nhưng ông chưa cho biết lần xét nghiệm âm tính cuối cùng của mình là khi nào.

Sự kiện ở Nhà Trắng có làm bùng phát virus?

Theo truyền thông Mỹ, có tới 34 phụ tá Nhà Trắng và những người liên quan khác có kết quả dương tính với Covid-19 trong những ngày gần đây.

Hôm thứ Sáu, Bộ Y tế Minnesota cho biết 9 ca nhiễm liên quan đến vận động tranh cử ngày 18/9 của ông Trump tại bang này.

Giới chức cho biết, ít nhất một người đã bị nhiễm khi họ tham dự, và hai trường hợp đã phải nhập viện. Một trong số đó đang nằm trong phòng chăm sóc đặc biệt.

Cử tri lớn tuổi nghĩ gì về tin Tổng thống Donald Trump nhiễm Covid-19?

Cập nhật thăm dò cuộc đua Trump-Biden

Cử tri Lý Văn Quý: ‘Nếu tái đắc cử, TT Trump sẽ làm nước Mỹ hùng cường’

Bầu cử 2020: Vì sao chúng tôi ủng hộ TT Trump và Đảng Cộng hoà?

Cử tri ủng hộ đảng Dân chủ nói nước Mỹ đang đi sai hướng

Jonathan London: ‘2020 là bầu cử quan trọng nhất lịch sử Hoa Kỳ’

https://www.bbc.com/vietnamese/world-54489859

 

Dickson Yeo, người đàn ông Singapore làm

gián điệp cho Trung Cộng ở Hoa Kỳ, sẽ bị kết án

Tin từ WASHINGTON, DC – Dickson Yeo, người đàn ông Singapore nhận tội làm gián điệp cho Trung Cộng tại Hoa Kỳ, sẽ bị kết án tại tòa án liên bang Hoa Kỳ vào hôm thứ Sáu (9/10).

Các công tố viên yêu cầu bản án 16 tháng vì Yeo hợp tác với các nhà chức trách, trong khi luật sư của Yeo đang yêu cầu một bản án tính từ thời điểm tạm giam chờ xét xử, có thể là khoảng 13 tháng. Yeo, 39 tuổi, bị giam ở nhà tù ở Washington, DC kể từ khi ông bị bắt vào tháng 11 năm ngoái.

Luật sư Michelle Peterson cho biết ông có thể bị các cơ quan nhập cư giam giữ lâu hơn trong khi chờ trục xuất khỏi Hoa Kỳ. Vào tháng 7, Yeo nhận tội hành động theo chỉ thị của các viên chức tình báo Trung Cộng để thu thập thông tin nhạy cảm từ công dân Hoa Kỳ.

Yeo, khi đó đang là nghiên cứu sinh tại Trường Chính sách Công Lý Quang Diệu của Đại học Quốc gia Singapore, sử dụng mạng xã hội để nhắm vào quân đội và nhân viên chính phủ Hoa Kỳ, những người có quyền truy cập thông tin nhạy cảm và thuyết phục họ viết báo cáo để lấy tiền mặt.

Trong khoảng thời gian kéo dài ít nhất 4 năm từ 2015 đến 2019, họ không hề hay biết rằng Yeo chuyển những báo cáo này cho những người làm việc từ các cơ quan tình báo Trung Cộng. Khi yêu cầu sự khoan hồng trong việc tuyên án, luật sư của Yeo cho biết thân chủ của ông rất hối hận, ngay lập tức nhận trách nhiệm về hành vi của bản thân và không hề che giấu thông tin với các nhà chức trách Hoa Kỳ. (BBT)

https://www.sbtn.tv/dickson-yeo-nguoi-dan-ong-singapore-lam-gian-diep-cho-trung-cong-o-hoa-ky-se-bi-ket-an/

 

Ông Trump nói rút quân về,

chuẩn bị sẵn sàng đối phó Trung Quốc và Nga

Phụng Minh

Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết vào ngày 8/10 rằng ông sẽ rút toàn bộ lính Mỹ đồn trú tại Afghanistan về nước.

Gần đây, quan hệ Mỹ-Trung ngày càng xấu đi, và ĐCSTQ thường xuyên có những hành động khiêu khích quân sự ở Biển Đông và eo biển Đài Loan. Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ đã nhiều lần nhấn

mạnh rằng ĐCSTQ là mối đe dọa lớn nhất đối với Hoa Kỳ, và nói rằng quân đội Hoa Kỳ sẵn sàng chiến đấu với ĐCSTQ, và rằng “Hoa Kỳ phải thắng nếu muốn chiến đấu”.

Ngày 8/10 (theo giờ Mỹ), ông Trump tweet rằng: “Chúng ta nên đưa số ít những người nam và nữ dũng cảm đang phục vụ ở Afghanistan về nhà vào Giáng sinh”.

Dòng tweet của tổng thống gợi ý rằng Mỹ sẽ loại bỏ hoàn toàn các lực lượng Mỹ đóng quân ở Afghanistan kể từ năm 2001.

Cuộc chiến của Mỹ ở Afghanistan kéo dài 19 năm, sau vụ khủng bố ngày 11/9/2001, Hoa Kỳ lãnh đạo liên quân quốc tế phát động cuộc chiến chống khủng bố Al-Qaida và Taliban ở Afghanistan vào ngày 7/10/2001, lật đổ trùm khủng bố Osama bin Laden, kẻ được cho là đã thực hiện vụ khủng bố ngày 11/9, đồng thời lật đổ chế độ Taliban của Al Qaeda.

“Tôi muốn để quân đội của chúng tôi về nhà”, Trump nói trong một cuộc phỏng vấn rằng quân đội Mỹ sẽ tiêu tốn nguồn lực khi chiến đấu trên khắp thế giới, và bây giờ quân đội Mỹ phải luôn chuẩn bị sẵn sàng cho ĐCSTQ, Nga và Triều Tiên, nhà phân tích Luo Tingting trích dẫn trên NTDTV.

Kể từ đầu năm nay, Hoa Kỳ đã thay đổi chính sách đối với Trung Quốc, lên án nghiêm khắc hành động uy hiếp quân sự của ĐCSTQ ở Biển Đông, và phái các nhóm tác chiến tàu sân bay thường xuyên tập trận ở Biển Đông để răn đe ĐCSTQ và bảo vệ chủ quyền của các đồng minh của Hoa Kỳ ở Biển Đông.

Mặt khác, quan hệ Hoa Kỳ-Đài Loan đang nóng lên nhanh chóng, và ĐCSTQ tiếp tục điều máy bay quân sự đến gây rối Đài Loan, thậm chí thường xuyên vượt qua giới tuyến trung tâm để đe dọa Đài Loan. Bộ trưởng Quốc phòng Đài Loan Yan Defa tuyên bố trong một báo cáo gửi Lập pháp Viện vào ngày 7/10 rằng từ đầu năm nay đến nay, Quân đội ĐCSTQ có tổng cộng 1.710 máy bay quân sự và 1.029 tàu quân sự đã xâm phạm vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan, trong đó có 217 máy bay quân sự xâm phạm vùng nhận dạng phòng không phía tây nam của Đài Loan; 49 máy bay quân sự đã bay qua đường trung tâm của eo biển Đài Loan, tần suất cao nhất kể từ năm 1990.

Hoa Kỳ đã có một tuyên bố mạnh mẽ về các hành động khiêu khích của ĐCSTQ. Ngày 6/10, Ngoại trưởng Mỹ Pompeo đã tham dự “hội đàm bộ tứ” Mỹ-Nhật-Australia-Ấn Độ tại Tokyo. Trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với Nikkei Shimbun, Pompeo tuyên bố rằng nếu ĐCSTQ xâm lược Đài Loan, “Hoa Kỳ sẽ không ngồi yên”.

“Với tư cách là Hoa Kỳ, nhiệm vụ của chúng tôi là giảm thiểu tình trạng này. Chúng tôi nhận ra rằng xoa dịu không phải là câu trả lời”, ông Pompeo nói: “Chừng nào căng thẳng trong khu vực có thể được xoa dịu, Hoa Kỳ sẽ tìm mọi cách để thực hiện. Đây là điều mà chính quyền Trump đã làm trên thế giới. Hoa Kỳ không theo đuổi tranh chấp, mà là hòa bình. Chính ĐCSTQ mới phải xấu hổ”.

Đây là lần đầu tiên Ngoại trưởng Mỹ tuyên bố rõ ràng về vấn đề nổ ra chiến tranh ở eo biển Đài Loan, khiến giới quan sát chú ý.

11h19 phút sáng 8/10, một chiến đấu cơ đặc biệt MC-130J của Không quân Mỹ đã vượt qua eo biển Đài Loan. MC-130J là sự cải tiến từ máy bay vận tải C-130 và có thể được sử dụng cho các nhiệm vụ đặc biệt như đường không, vận tải, tấn công bất ngờ, tiếp nhiên liệu trên không, tìm kiếm cứu nạn.

Nhiều chuyên gia phân tích rằng máy bay chiến đấu của quân đội Mỹ đang thực hiện một sứ mệnh đặc biệt: vẽ đường trung tâm giữa eo biển cho ĐCSTQ và yêu cầu nước này tôn trọng “đường trung tâm” mà cả hai bên eo biển Đài Loan đã tuân thủ trong nhiều thập kỷ.

Một người họ Xu đã đăng trên mạng xã hội: “Đường trung tâm đã được vẽ và nhiệm vụ đã hoàn thành”, Một người khác nói đùa: “Hôm nay trọng tài (Hoa Kỳ) đến đây để vẽ đường phải không?”

Đường trung tâm của eo biển Đài Loan đề cập đến một đường ảo đặt ở giữa eo biển Đài Loan giữa Đảo Đài Loan và Trung Quốc Đại lục. Trong nhiều thập kỷ, hai bên eo biển vẫn tuân thủ quy tắc này. Tuy nhiên, chính quyền Bắc Kinh ngày 21/9 bất ngờ tuyên bố không công nhận đường trung tâm eo biển Đài Loan và cho phép máy bay quân sự và tàu chiến tiếp tục đi qua đường trung tâm để quấy rối Đài Loan, dẫn đến căng thẳng trong quan hệ hai bờ eo biển.

Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Mark Esper đã nhiều lần nhấn mạnh rằng ĐCSTQ là mối đe dọa lớn nhất đối với an ninh Hoa Kỳ, tiếp theo là Nga, và khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương là “chiến trường chính” của quân đội Hoa Kỳ.

Vào ngày 16/9, Esper tuyên bố rằng để đối phó với những thách thức hàng hải của ĐCSTQ, Hoa Kỳ sẽ mở rộng lực lượng hải quân và tăng cường điều hướng tàu chiến, tàu ngầm và máy bay chiến đấu không người lái một cách tự chủ. Chương trình “thay đổi luật chơi” này có tên “Tương lai tiến lên” sẽ mở rộng hạm đội hàng hải của Mỹ từ 293 tàu hiện tại lên hơn 355 tàu.

Esper đã xuất bản một bài báo có tựa đề “Lầu Năm Góc đã sẵn sàng cho Trung Quốc” trên Wall Street Journal vào ngày 24/8, đề xuất ba biện pháp chính để đoàn kết các đồng minh và các nước đối tác để

cùng nhau chống lại hành vi bắt nạt của Bắc Kinh, ủng hộ chủ quyền của tất cả các nước và bảo vệ một hệ thống quốc tế tự do và cởi mở.

Esper đã nói rõ rằng Hoa Kỳ không nên sợ chiến tranh khi họ nên chiến đấu với ĐCSTQ, và rằng “Hoa Kỳ phải thắng nếu muốn chiến đấu”.

https://www.dkn.tv/the-gioi/ong-trump-noi-rut-quan-ve-chuan-bi-san-sang-doi-pho-trung-quoc-va-nga.html

 

Ông Trump nói sẽ hiến tặng huyết tương,

hiện không còn dùng thuốc điều trị COVID-19

Hương Thảo

Tổng thống Trump chia sẻ kinh nghiệm hồi phục trong cuộc phỏng vấn truyền hình đầu tiên kể từ khi bị chẩn đoán mắc Covid-19.

Tổng thống Donald Trump cho biết ông đã ngừng dùng thuốc điều trị COVID-19 và sẽ hiến huyết tương của chính mình nếu cần, trong một cuộc phỏng vấn với Fox News được phát sóng cuối thứ Sáu, đánh dấu lần xuất hiện đầu tiên trên máy quay kể từ khi được chẩn đoán mắc bệnh, theo The Epoch Times ngày 10/10.

“Hiện giờ tôi không còn dùng thuốc”, Tổng thống nói với cộng tác viên y tế của Fox News, Tiến sĩ Marc Siegel trong một cuộc phỏng vấn. “Tôi không dùng bất kỳ loại thuốc nào, bạn biết đấy, có lẽ là từ tám giờ trước. Điều đó thật sự khiến tôi cảm thấy dễ chịu. Tôi không thích dùng thuốc”.

Khi được hỏi liệu ông có hiến tặng huyết tương của chính mình hay không, Tổng thống Trump nói không chút do dự, “Tôi sẽ làm vậy, thực ra không ai hỏi tôi câu đó, nhưng tôi sẽ làm, nếu họ muốn tôi làm điều đó, tôi rất muốn làm điều đó”.

Ông nói thêm rằng ông đã được xét nghiệm lại COVID-19 và chưa có kết quả, nhưng nói rằng ông biết mình “ở mức thấp nhất hoặc không còn bệnh”.

Tổng thống nói rằng ông ấy cảm thấy “thực sự tốt” và “rất khỏe”, và nhanh chóng tái nhắc lại nguồn gốc của virus, nói rằng “nó đến từ Trung Quốc”, nhằm tái khẳng định trách nhiệm của Trung Quốc trong đại dịch.

Khi được hỏi về bài học kinh nghiệm từ việc bị lây nhiễm COVID-19 và lời khuyên cho những người mắc bệnh, Tổng thống Trump trả lời rằng “điều quan trọng nhất” là ông đã tiến hành điều trị từ rất sớm.

“Tôi có khả năng tiếp cận y tế tuyệt vời, chúng tôi có các bác sĩ Nhà Trắng và rất nhiều bác sĩ giỏi”, ông Trump lưu ý. “Đối với tôi, việc tiếp cận được một bác sĩ so với một người khác nào đó là dễ dàng hơn rất nhiều”.

“Nhưng tôi nghĩ, điều quan trọng nhất đối với tôi là gặp bác sĩ từ rất sớm, ngay khi tôi bắt đầu cảm thấy có điều gì đó không ổn… bí mật lớn của tôi là tôi đến bệnh viện từ rất sớm. Tôi nghĩ mọi chuyện có thể đã trở nên tồi tệ hơn rất nhiều. Một trong các bác sĩ nói anh ấy nghĩ rằng sự việc đã có thể đã trở nên tồi tệ hơn rất nhiều [nếu tôi điều trị muộn hơn]”.

“Tôi chỉ nghĩ rằng, ngay cả những loại thuốc này, chúng cũng tốt hơn rất nhiều nếu bạn nhận được chúng sớm hơn là nếu bạn nhận được chúng muộn”, ông Trump nói.

Ông nói rằng lần đầu tiên đến Trung tâm Y tế Quân đội Quốc gia Walter Reed vào ngày 2/10, ông “cảm thấy không quá khỏe” và “yếu” nhưng không gặp vấn đề về hô hấp.“Tôi đã không cảm thấy khỏe như một tổng thống Hoa Kỳ nên cảm thấy”, ông nói.

“Chỉ là, tôi đã mệt mỏi”, Tổng thống sau đó giải thích thêm. “Tôi nhận ra mình không có cùng mức năng lượng [như bình thường]. Cuộc sống của tôi dựa trên việc có năng lượng, nhưng lúc đó tôi không có điều đó”.

Ông Trump cũng nói rằng ông đã bị đau họng.

Khi được hỏi liệu ông có hoàn toàn nghe theo lời khuyên của bác sĩ hay thương lượng với họ trong việc điều trị [vì vấn đề công việc], ông Trump cho biết ông “đã thương lượng” với các bác sĩ nhưng “có xu hướng lắng nghe” họ nhiều hơn.

“Tôi đã uống một loại thuốc rất kỳ diệu đối với tôi”, Tổng thống Trump nói khi đề cập đến loại thuốc thử nghiệm mà ông gọi là Regeneron. Ông cũng lưu ý rằng Eli Lilly & Co đang phát triển một liệu pháp tương tự.

Tổng thống Trump đã được truyền một loại cocktail kháng thể nặng 8 gam từ Regeneron Pharmaceuticals Inc. vào ngày 2/10, và kể từ ngày 7/10 đã liên tục khen ngợi loại thuốc này đối với việc hồi phục của ông.

Tổng thống nói với người dẫn chương trình Siegel rằng phương pháp điều trị này “đã tạo ra một sự khác biệt to lớn” và ông cảm thấy sẵn sàng xuất viện sau một ngày.

“Tôi nghĩ rằng tôi sẽ có thể trạng tồi tệ hơn nhiều nếu tôi không dùng thuốc này”, ông Trump nói về phương pháp điều trị thử nghiệm.

Tổng thống cũng đang dùng các loại thuốc và chất bổ sung khác vào thời điểm đó, bao gồm “kẽm, vitamin D, famotidine, melatonin và aspirin hàng ngày”, bác sĩ Nhà Trắng, Tiến sĩ Sean P. Conley cho biết vào ngày 2/10. Cùng ngày, ông Trump được áp dụng liệu pháp Remdesivir, một liệu pháp kháng virus thử nghiệm do Gilead phát triển.

Ông Conley cho biết trong một bản cập nhật vào ngày 7/10 rằng hệ thống miễn dịch của ông Trump đã phát triển các kháng thể Covid-19.

Ông Trump khen ngợi các bác sĩ và nhân viên y tế tại Walter Reed và nói với ông Siegel rằng ông nghĩ lý do tại sao các bác sĩ muốn ông ở lại bệnh viện lâu hơn một chút  là bởi vì họ thấy một số chỗ tắc nghẽn thông qua các xét nghiệm và ảnh chụp X-quang.

Ông nói rằng khi ông gây bất ngờ cho những người ủng hộ bên ngoài bệnh viện bằng cách lái xe qua đám đông vào ngày 4/10, ông đã thấy “một màn trình diễn tuyệt vời của tình yêu thương… và có rất, rất nhiều người”.

Chiến dịch tranh cử của Trump đã phải hủy bỏ năm chiến dịch đã lên lịch trước đó ở Florida, Wisconsin và Arizona, khi có tin về chẩn đoán mắc Covid-19 của tổng thống.

Kể từ khi trở lại Nhà Trắng vào ngày 5/10, Tổng thống Trump đã hoạt động tích cực trên Twitter và hiện đang háo hức trở lại chiến dịch tranh cử. Ông sẽ phát biểu tại Nhà Trắng tại một sự kiện vào thứ Bảy và sau đó tổ chức một chiến dịch tranh cử ở Florida hai ngày sau đó.

https://www.dkn.tv/the-gioi/ong-trump-noi-se-hien-tang-huyet-tuong-hien-khong-con-dung-thuoc-dieu-tri-covid-19.html

 

Số ca COVID-19 ở Mỹ cao nhất trong hai tháng,

10 bang báo cáo tăng kỉ lục

Các trường hợp nhiễm COVID-19 mới ở Mỹ đã tăng lên mức cao nhất trong hai tháng qua vào ngày thứ Sáu với hơn 58.000 trường hợp nhiễm virus corona mới được báo cáo và nhập viện ở vùng Trung tây ở mức kỉ lục trong ngày thứ năm liên tiếp, theo một phân tích của Reuters.

Mười trong số 50 bang báo cáo số ca nhiễm tăng kỉ lục trong một ngày vào ngày thứ Sáu, bao gồm các bang miền Trung tây là Indiana, Minnesota, Missouri và Ohio.

Wisconsin và Illinois ghi nhận hơn 3.000 ca nhiễm mới trong ngày thứ hai liên tiếp – một xu hướng hai ngày chưa từng thấy ngay cả trong thời kì cao điểm của đợt bùng phát trước đó vào mùa xuân, theo dữ liệu của Reuters.

Các bang miền Tây như Montana, New Mexico và Wyoming cũng báo cáo số ca nhiễm trong một ngày nhiều nhất. Oklahoma và West Virginia cũng vậy.

Mười chín bang chứng kiến số ca nhiễm mới tăng kỉ lục tính tới nay trong tháng 10.

Trong khi số ca nhiễm đang gia tăng khắp cả nước, Tổng thống Donald Trump, người gần đây đã nhiễm COVID-19, sẽ tiếp tục chiến dịch vận động tranh cử vào ngày thứ Bảy bằng cách phát biểu trước những người ủng hộ từ ban công của Nhà Trắng.

Sau đó, ông dự kiến sẽ đi tới miền trung của bang Florida vào ngày thứ Hai để tổ chức buổi tập hợp vận động tranh cử đầu tiên kể từ khi rời bệnh viện.

Ông Trump và chính quyền của ông đã vấp phải những chỉ trích về cách thức xử lý đại dịch vốn đã lấy đi sinh mạng của hơn 213.000 người ở Mỹ, cũng như sự tuân thủ lỏng lẻo đối với việc đeo khẩu trang và giãn cách xã hội trong Nhà Trắng.

Theo phân tích của Reuters, không có quy định liên bang bắt buộc phải đeo khẩu trang và 17 bang không bắt buộc đeo khẩu trang.

Ngoài số ca nhiễm gia tăng, các bệnh viện ở một số bang đang chật vật ứng phó với một số lượng lớn bệnh nhân.

Bảy bang ngày thứ Sáu báo cáo số lượng bệnh nhân COVID-19 nhập viện kỉ lục: Arkansas, Kansas, Missouri, Montana, North Dakota, Oklahoma và Wisconsin.

Ở vùng Trung tây, số ca nhập viện đã tăng lên gần 9.000 ca, tiếp tục chuỗi kỉ lục bắt đầu từ ngày thứ Hai.

Hiện có hơn 34.000 người nhập viện trên toàn quốc, tăng 18% trong hai tuần qua.

Trong khi số người tử vong trên toàn quốc tiếp tục có xu hướng giảm, Mỹ đang mất trung bình 700 sinh mạng mỗi ngày. Ba bang báo cáo số người tử vong tăng kỉ lục trong một ngày vào ngày thứ Sáu là Arkansas, Missouri và Montana. Các chuyên gia y tế cảnh báo rằng con số tử vong là chỉ số đến chậm và thường tăng lên vài tuần sau khi các ca bệnh tăng cao.

https://www.voatiengviet.com/a/so-ca-covid-19-o-my-cao-nhat-trong-hai-thang-10-bang-bao-cao-tang-ki-luc/5616399.html

 

Mỹ hy vọng năm nay có hơn triệu liều kháng thể

chữa trị COVID

Chính phủ Mỹ hy vọng có thể cung cấp miễn phí hơn một triệu liều điều trị kháng thể chống COVID-19 tương tự như loại Tổng thống Donald Trump đã dùng trị bệnh, một giới chức y tế hàng đầu Mỹ cho biết ngày 9/10.

Chương trình Operation Warp Speed của chính phủ hiện có “vài trăm ngàn liều” chữa trị kháng thể do công ty dược Regeneron và Eli Lilly bào chế, ông Paul Mango, một giới chức Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ cho báo giới biết. Ông nói thêm con số này sẽ lên đến một triệu liều vào cuối năm nay.

Ông Mango cho hay chính phủ sẽ phân phối các liều chữa trị này cho các tiểu bang căn cứ trên nhu cầu, tương tự như cơ chế được sử dụng cho thuốc chống virus remdesivir của công ty Gilead nhằm chữa trị COVID-19.

Cả hai công ty đều nói thuốc chứng tỏ hữu hiệu trong các thử nghiệm lâm sàng và đã đệ đơn xin được phép sử dụng khẩn cấp lên Cơ quan Quản trị Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ.

Regeneron đã ký thỏa thuận trị giá 450 triệu đô la vào tháng 7 để bán cho Operation Warp Speed đủ liều chữa trị kháng thể có tên gọi là REGN-COV2, để chữa cho 300.000 người. Lilly chưa tiết lộ thỏa thuận với chương trình này.

https://www.voatiengviet.com/a/m%E1%BB%B9-hy-v%E1%BB%8Dng-n%C4%83m-nay-c%C3%B3-h%C6%A1n-tri%E1%BB%87u-li%E1%BB%81u-kh%C3%A1ng-th%E1%BB%83-ch%E1%BB%AFa-tr%E1%BB%8B-covid-/5615819.html

 

‘Sống chung với dịch nhưng vẫn phải biết sợ’

Một số người Mỹ gốc Việt nói với VOA rằng dù vẫn phải tiếp diễn cuộc sống trong bối cảnh dịch bệnh virus corona lây lan nhưng họ không được chủ quan mà ‘phải cảnh giác trước dịch bệnh’.

Cho đến nay, dịch Covid-19 đã cướp đi sinh mạng của gần 210.000 người ở Mỹ và khiến cho hơn 7 triệu người nhiễm bệnh, trong đó có Tổng thống Donald Trump và phu nhân cùng một số quan chức trong chính quyền.

Tổng thống Trump, sau ba ngày được điều trị Covid tại quân y viện trở về Toà Bạch Ốc hôm 5/10, kêu gọi mọi người học cách sống chung với Covid-19.

“Đừng để dịch bệnh chế ngự bạn. Đừng sợ nó,” ông nói.

‘Vẫn rất nguy hiểm’

Bác sĩ Nguyễn Đông Quan, giáo sư Trường Y Đại học Stanford, bang California, nói với VOA rằng đến giờ phút này ông vẫn coi Covid-19 ‘là một bệnh nguy hiểm’.

“Dịch bệnh này đã gây tử vong cho hơn một triệu người trên khắp thế giới,” bác sĩ Quan giải thích. “Nó có thể ảnh hưởng đến nhiều đối tượng: người trẻ, người lớn tuổi, người có bệnh nền, người không có bệnh nền.”

Tuy nhiên, bác sĩ Quan cho rằng nếu vì chống dịch mà đóng cửa lại hết ‘cũng không phải là cách làm tốt’. Ông lấy ví dụ nếu bản thân ông không làm việc thì bệnh nhân của ông không có người giúp đỡ, nhưng khi làm việc thì ông phải ý thức được rủi ro của việc lây nhiễm nên phải có biện pháp đề phòng cẩn thận.

“Cách tốt nhất là làm thế nào để đừng vướng bệnh này, trong lúc mình làm việc và tìm cách nào có thể vừa tiếp tục công việc vừa có thể bảo vệ sức khoẻ của mình và của những người xung quanh,” bác sĩ Quan nói.

“Mỗi loại bệnh nào cũng phải làm cho mình lo nghĩ. Cho nên phòng bệnh bao giờ cũng là tốt nhất,” ông nói thêm và lập luận rằng do Covid-19 ‘chưa có cách chữa trị hữu hiệu, chưa có cách phòng bị hữu hiệu nên khó khăn hơn’.

Do đó, vị giáo sư đại học này đề nghị thái độ nên có đối với dịch bệnh là ‘mọi người vẫn tuân thủ những hướng dẫn phòng dịch trong khi tiếp tục làm những công việc mà chúng ta đang làm’.

‘Không lơ là cảnh giác’

Từ thành phố New York, nơi từng là tâm dịch Covid-19, ông Diệu Lê, 60 tuổi, nói mặc dù cuộc sống ở New York đã trở lại gần như bình thường, nhưng ông ‘vẫn không lơ là cảnh giác’.

“Phải biết sợ và luôn luôn cảnh giác vì không biết mình sẽ như thế nào,” ông nói. “Con virus này mình có thấy nó đâu.”

Hiện giờ ông cho biết mọi người trong gia đình ông vẫn tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp phòng dịch cho ba mẹ ông, hiện giờ đã gần 90 tuổi, và tránh tiếp xúc hai cụ càng nhiều càng tốt.

“Chúng tôi vẫn phải giữ gìn vì chưa có thuốc trị. Đến khi nào có thuốc thì cuộc sống của chúng tôi mới trở lại bình thường,” ông Diệu Lê giãi bày.

Ông Diệu Lê chỉ ra việc ông Trump ‘đi ra ngoài hoài, tiếp xúc nhiều người’ nên ‘trước sau gì cũng gặp (virus corona) thôi’.

Tuy nhiên, cư dân này nói, do nhu cầu của cuộc sống nên mọi người vẫn phải ‘ra ngoài kiếm sống’ và tăng nguy cơ tiếp xúc với virus. Cho nên ông cho rằng việc ông Trump kêu gọi sống chung với dịch ‘cũng là điều đúng’.

https://www.voatiengviet.com/a/s%E1%BB%91ng-chung-v%E1%BB%9Bi-d%E1%BB%8Bch-nh%C6%B0ng-v%E1%BA%ABn-ph%E1%BA%A3i-bi%E1%BA%BFt-s%E1%BB%A3-/5615712.html

 

Ngoại trưởng Pompeo: Có thể sẽ công bố email

của bà Hillary Clinton trước bầu cử

Bình luậnDu Miên

Ngày 9/10, Ngoại trưởng Mike Pompeo nói rằng, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ sẽ công bố các email của Hillary Clinton, và ông ám chỉ việc tiết lộ có thể diễn ra trước Ngày bầu cử.

Ngày 9/10, Ngoại trưởng Pompeo nói với Fox News rằng: “Chúng tôi đã nhận được các email, chúng tôi đang lôi chúng ra. Chúng tôi đang làm việc nhanh nhất có thể. Tôi thật sự nghĩ rằng sẽ có nhiều điều để xem trước cuộc bầu cử”.

Ông cho biết thêm: “Chúng tôi sẽ công bố tất cả thông tin này để người dân Mỹ có thể biết. Các bạn sẽ nhớ rằng có thông tin cần bảo mật [được lưu trữ] trên một máy chủ riêng, mà đáng lẽ [chúng] không nên có ở đó, bà Hillary Clinton không bao giờ nên làm điều đó, đó là hành vi không thể chấp nhận được”.

Việc bà Clinton sử dụng trái phép máy chủ lưu trữ email riêng, để thực hiện công việc của chính phủ trong nhiệm kỳ Ngoại trưởng của bà đã trở thành một vấn đề lớn trong cuộc bầu cử năm 2016. Tháng 7/2016, Giám đốc FBI khi đó là ông James Comey đã minh oan cho tất cả hành vi sai trái của bà Clinton, sau một cuộc điều tra kéo dài một năm tập trung vào việc liệu bà có sai phạm trong việc xử lý thông tin mật hay không.

Ông Comey sau đó đã công khai tuyên bố mở lại cuộc điều tra, sau khi văn phòng FBI ở New York phát hiện ra các email của bà Clinton lưu trữ trên máy tính xách tay của Anthony Weiner, vốn là chồng cũ của bà Huma Abedin – cánh tay phải của bà Clinton. Các nhà điều tra làm việc tại đơn vị Tội phạm Chống Trẻ em đã tìm thấy hàng trăm nghìn email của bà Clinton, khi kiểm tra máy tính xách tay của ông Weiner do ông này có liên quan đến cuộc điều tra về những tin nhắn gạ gẫm của ông ấy với một bé gái vị thành niên. Nhiều ngày sau, ông Comey thông báo rằng FBI đã xem xét các email mà không tìm thấy bằng chứng mới, sau đó lại đóng lại bộ hồ sơ này.

Việc giải mật diễn ra sau những lời chỉ trích gần đây từ Tổng thống Donald Trump nhằm trực tiếp vào bà Clinton. Trong nhiều năm qua, ông Trump đã luôn lên án bà Clinton vì đã xóa hàng nghìn email vốn cần đảm bảo theo một lệnh bảo lưu. Có thời điểm, một nhà thầu CNTT làm việc cho bà Clinton đã xóa hàng nghìn email, dù biết rõ rằng Quốc hội Hoa Kỳ đã gửi trát yêu cầu đệ trình các hồ sơ này lên tòa. Nhà thầu này và một số cộng sự khác của bà Clinton đã nhận được các thỏa thuận miễn trừ trách nhiệm để đổi lấy lời khai của họ.

Ngày 8/10, Tổng thống Trump nói với Fox News rằng: “Bà ấy nói rằng bà ấy có 33.000 e-mail. Chúng đều đang nằm trong [kho lưu trữ của] Bộ Ngoại giao, nhưng ông Mike Pompeo không thể truy xuất chúng ra, điều này thực sự rất buồn. Tôi không hài lòng về ông ấy vì điều đó, [vì] lý do đó”.

Đầu tuần này, Tổng thống Trump cho biết ông đã cho phép giải mật hoàn toàn các hồ sơ liên quan đến cuộc điều tra “vụ Bê bối Nga” và cuộc điều tra về số email của cựu Ngoại trưởng Clinton.

Cả 2 cuộc điều tra đều bị lũng đoạn bởi sự thiên vị giữa các quan chức FBI có liên quan, bao gồm ông Peter Strzok và bà Lisa Page. Cặp đôi bày tỏ sự căm ghét đối với ông Trump và rất tôn sùng Clinton. Họ thậm chí thảo luận về việc ngăn cản ông Trump trở thành Tổng thống Hoa Kỳ, và còn đề cập đến chương trình đề phòng trong trường hợp bất lợi khi ông ấy đã thắng cử.

Một cuộc thanh tra về cuộc điều tra của Văn phòng Tổng Thanh tra Bộ Tư pháp đã kết luận rằng, sự thiên vị đã “che lấp” tính toàn vẹn của cuộc điều tra. Tuy nhiên, văn phòng này không tìm thấy bằng chứng cho thấy sự thiên vị đó làm thay đổi bất kỳ quyết định điều tra nào hoặc tác động đến kết quả cuối cùng.

Ông Comey đã không thể loại trừ tuyệt đối khả năng có một đối thủ nước ngoài với thủ thuật tinh vi, có thể đã tấn công máy chủ email của bà Clinton. Ngoại trừ 4 email, tất cả những email mà luật sư của bà Clinton đã chuyển cho Quốc hội đều chứa địa chỉ Gmail trong siêu dữ liệu như sau: carterheavyindustries@gmail.com. Địa chỉ mail này làm gợi nhớ đến tên của một công ty Trung Quốc.

“Các bạn có thể thấy, cho dù đó là Nga, hay Trung Quốc, hay Iran, hay Triều Tiên muốn tiếp cận loại thông tin này, dữ liệu tuyệt mật thì cần phải [lưu trữ] ở đúng nơi. Cựu Ngoại trưởng Clinton, khi còn ở đây tại Bộ Ngoại giao, đã không làm điều đó”, ông Pompeo nói hôm thứ Sáu (9/10).

Hai tổng thanh tra đã điều tra vụ việc liên quan đến địa chỉ Gmail này và kết luận rằng, email “carterheavyindustries” đã vô tình nằm trong kho siêu dữ liệu, trong quy trình phụ tá của bà Clinton sao chép email sang một máy chủ mới. Tuy nhiên, vẫn có những lỗ hổng trong lý thuyết đó, vì lẽ ra các luật sư của bà Clinton có thể truy cập các email được sao chép bằng địa chỉ Gmail. Tổ chức giám sát tư pháp Judicial Watch khi đó đã yêu cầu Google trình diện trước tòa và nhận được hồ sơ phản hồi, nhưng cho đến nay vẫn chưa công khai bộ hồ sơ này. Khi FBI phát hiện ra sự tồn tại của tài khoản Gmail của bà Clinton, trong đó chứa đến hàng trăm email.

Du Miên

Theo Epoch Times tiếng Anh

https://www.ntdvn.com/the-gioi/email-cua-ba-hillary-clinton-co-the-duoc-cong-bo-truoc-bau-cu-83658.html

 

Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ kiện đại học Yale

với cáo buộc kỳ thị người châu Á và da trắng

 trong tiến trình tuyển sinh

Vào hôm thứ Năm (8 tháng 10), Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đã kiện đại học Yale, cáo buộc trường Ivy League kỳ thị đối với các ứng viên châu Á và da trắng trong tuyển sinh đại học. Bộ Tư pháp cho biết các ứng viên người Mỹ gốc Á và da trắng thường chỉ có từ 1/8 đến 1/4 khả năng trúng tuyển vào Yale so với các ứng viên da đen.

Trong đơn khiếu nại gửi lên tòa án liên bang ở New Haven, Connecticut, Bộ Tư pháp cho biết các hành vi của đại học Yale vi phạm Mục VI của Đạo luật Dân quyền năm 1964. Đại học Yale phải tuân thủ luật đó để nhận được tài trợ của liên bang, mà chính phủ cho biết bao gồm hơn 630 triệu Mỹ kim hàng năm chỉ từ Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh.

Eric Dreiband, phụ tá Bộ trưởng Tư pháp về quyền dân sự cho biết các ứng viên phải được đánh giá dựa trên tính cách, tài năng và thành tích chứ không phải màu da của họ. Các hành động làm khác đi chỉ đang tiếp tay cho tổ chức giáo dục nuôi dưỡng những định kiến, kỳ thị và chia rẽ. Vụ kiện được đệ trình sau cuộc điều tra kéo dài hai năm về các hoạt động của đại học Yale.

Trường có 6,057 sinh viên chưa tốt nghiệp và thường chỉ có tỉ lệ chấp nhận hồ sơ ghi danh nhập học là 6%. Tối cao pháp viện Hoa Kỳ đã cho phép xem xét chủng tộc trong tuyển sinh đại học để thúc đẩy sự đa dạng trong lớp học. Những người phản đối hình thức chấp nhận tuyển sinh này hy vọng đa số bảo thủ của tòa án có thể chấm dứt hoạt động này trong một vụ án trong tương lai. (BBT)

https://www.sbtn.tv/bo-tu-phap-hoa-ky-kien-dai-hoc-yale-voi-cao-buoc-ky-thi-nguoi-chau-a-va-da-trang-trong-tien-trinh-tuyen-sinh/

 

Phe Dân chủ muốn lập ủy ban phụ trách

chuyển quyền khi Tổng thống mất khả năng

Một tuần sau khi Tổng thống Cộng hòa Donald Trump loan báo bị COVID-19, phe Dân chủ tại Quốc hội ngày 9/10 đề nghị thành lập một ủy ban để giúp quyết định liệu có chuyển quyền hành của một Tổng thống sau này một khi ông mất khả năng hay không.

Phe Dân chủ tại Hạ viện nói dự luật của họ sẽ khởi động Tu chính án 25 trong Hiến pháp Mỹ được phê chuẩn từ năm 1967 nhưng từ lâu không được áp dụng để trao cho Quốc hội quyền thành lập một ủy ban như vậy.

Dân biểu Dân chủ Jamie Raskin, bảo trợ dự luật, nói uỷ ban 17 thành viên sẽ bao gồm 8 nhân viên y tế, 8 cựu giám đốc ngành hành pháp và thành viên thứ 17 sẽ do nhóm chọn.

“Việc gì xảy ra nếu một Tổng thống, bất cứ Tổng thống nào, bị hôn mê hay phải dùng máy thở và không có điều khoản nào tạm thời chuyển giao quyền hành,” ông Raskin nói trong lúc thúc đẩy Quốc hội thông qua dự luật của ông vào năm sau.

Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi, đảng Dân chủ, nhanh chóng lên tiếng “chuyện này không phải về Tổng thống Trump,” nhưng về các Tổng thống tương lai, có thể bao gồm ông Trump nếu ông đắc cử nhiệm kỳ hai trong cuộc bầu cử ngày 3/11.

Bà Pelosi đã nêu lên những quan ngại của các chuyên gia là một số thuốc ông Trump dùng để chống lại những triệu chứng COVID-19 có thể làm giảm khả năng phán đóan.

Tu chính án thứ 25, phát sinh từ việc Tổng thống John Kennedy bị ám sát năm 1963, thiết lập việc chuyển giao quyền hành nếu Tổng thống hay phó Tổng thống qua đời hay mất khả năng.

Dự luật của đảng Dân chủ tìm cách làm sáng tỏ thêm về việc khởi động chuyển giao quyền hành từ một Tổng thống hay phó Tổng thống dân cử sang một người thay thế tạm thời hay vĩnh viễn.

Dân biểu phe thiểu số tại Hạ viện, Steve Scalise, tố cáo bà Pelosi sau khi thất bại không đảo ngược được kết quả bầu cử năm 2016 bằng việc luận tội ông Trump nay tìm cách đảo ngược kết quả cuộc bầu cử tháng tới.”

https://www.voatiengviet.com/a/phe-d%C3%A2n-ch%E1%BB%A7-mu%E1%BB%91n-l%E1%BA%ADp-%E1%BB%A7y-ban-ph%E1%BB%A5-tr%C3%A1ch-chuy%E1%BB%83n-quy%E1%BB%81n-khi-t%E1%BB%95ng-th%E1%BB%91ng-m%E1%BA%A5t-kh%E1%BA%A3-n%C4%83ng/5615810.html

 

Cư dân tiểu bang Louisiana chuẩn bị đón bão Delta

khi vẫn đang hứng chịu ảnh hưởng của bão Laura

Tin từ Baton Rouge, Louisiana – Hôm thứ Năm (8 tháng 10), cư dân tiểu bang Louisiana còn đang chịu ảnh hưởng của cơn bão Laura phải tiếp tục di tản và ứng phó, khi cơn bão Delta từ Vịnh Mexico đang chuẩn bị đổ bộ vào tiểu bang này với cường độ và sức gió ngày càng lớn.

Bão Delta với sức gió lên đến 115 dặm/giờ (185 km/h) và được dự báo sẽ còn mạnh thêm là cơn bão cấp 3 trên Thang bão Saffir-Simpson. Nhà khí tượng học Benjamin Schott thuộc Cơ quan Thời tiết Quốc gia ở thành phố New Orleans cho biết bão Delta được dự báo sẽ đổ bộ vào vào khu vực nằm giữa thành phố Lake Charles và Lafayette vào thứ Sáu (9 tháng 10).

Theo Trung tâm Bão Quốc gia (NHC), cơn bão có thể khiến nước dâng cao từ 4-11 foot (1.2-3.3 mét) trên bờ biển Vịnh Vermilion. Cơn bão cũng có thể gây lốc xoáy khi di chuyển trên đất liền và gây mưa lớn với lưu lượng lên tới 10 inch (25 cm).

Theo nhà khí tượng học Dan Kottlowski của AccuWeather, thành phố New Orleans có thể sẽ chỉ hứng chịu gió giật và mưa nhẹ, trong khi đó thành phố Lafayette sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp từ cơn bão. Cùng ngày hôm đó, thống đốc tiểu bang Louisiana John Bel Edwards khuyến cáo người dân chuẩn bị cho sự đổ bộ của bão Delta.

Khi bão Delta tiến vào phía bắc bờ biển Vịnh Mexico thì đây sẽ là cơn bão thứ 10 đổ bộ vào Hoa Kỳ trong năm nay, phá vỡ kỷ lục số lượng bão đổ bộ Hoa Kỳ được ghi nhận từ năm 1916. (BBT)

https://www.sbtn.tv/cu-dan-tieu-bang-louisiana-chuan-bi-don-bao-delta-khi-van-dang-hung-chiu-anh-huong-cua-bao-laura/

 

Anh có thể trục xuất Huawei sớm hơn dự kiến

Lục Du

Công ty viễn thông Trung Quốc Huawei có thể phải rút khỏi bất kỳ hoạt động kinh doanh mạng máy tính nào ở Anh sớm hơn dự kiến, một báo cáo gần đây của Ủy ban Quốc phòng (NDC) của Quốc hội Anh cho biết, theo The BL.

Theo tài liệu của NDC được công bố hôm thứ Năm (8/10), có bằng chứng rõ ràng rằng Huawei làm việc cho Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và do đó công ty này gây ra mối đe dọa đối với an ninh nước Anh.

Vào tháng Bảy, Thủ tướng Boris Johnson đã ra quyết định loại bỏ hoàn toàn thiết bị của Huawei khỏi dự án xây dựng mạng 5G của Anh trước năm 2027. Quyết định này của Thủ tướng Anh cũng được xem là một động thái ủng hộ lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ đối với công ty công nghệ Trung Quốc.

Tuy nhiên, NDC nêu quan điểm rằng mệnh lệnh này nên đưa ra mốc thời gian loại bỏ thiết bị của Huawei sớm hơn ít nhất hai năm, ngay cả phải bồi thường cho những nhà khai thác mạng sử dụng thiết bị của công ty công nghệ có đại bản doanh ở Thâm Quyến.

“Chính phủ nên thực hiện các bước cần thiết để giảm thiểu sự chậm trễ và thiệt hại kinh tế, đồng thời xem xét việc bồi thường cho các nhà khai thác nếu thời hạn 2027 được dời về thời điểm sớm hơn”, theo báo cáo của NDC.

Các nghị sĩ chỉ ra rằng việc triển khai 5G dùng thiết bị của Huawei sẽ làm tăng sự phụ thuộc vào kết nối di động, khiến đất nước dễ bị “gián điệp, phá hoại hoặc lỗi hệ thống”.

NDC thúc giục chính phủ Anh hợp tác với các đồng minh trong cùng một hệ thống để quy trách nhiệm cho “thủ phạm” phá hoại an ninh đất nước.

“Ủy ban ủng hộ đề xuất thành lập liên minh D10, bao gồm mười nền dân chủ lớn nhất thế giới, để cung cấp các lựa chọn thay thế cho công nghệ Trung Quốc và chống lại sự thống trị về công nghệ của các quốc gia độc tài”, báo cáo cho biết.

Chủ tịch NDC Tobias Ellwood nói thêm: “Phương Tây phải khẩn trương đoàn kết để tạo ra một đối trọng với sự thống trị công nghệ của Trung Quốc”.

https://www.dkn.tv/the-gioi/anh-co-the-truc-xuat-huawei-som-hon-du-kien.html

 

Pháp : Số ca nhiễm Covid-19 thường nhật

vượt ngưỡng 20 nghìn

Thùy Dương

Nước Pháp lại ghi thêm kỷ mục đáng buồn về dịch bệnh Covid-19. Chiều tối hôm qua, 09/10/2020, cơ quan Y Tế Pháp công bố số ca nhiễm mới trong vòng 24 giờ là 20.339 người, so với con số hơn 18.000 ca một hôm trước đó.

Tỉ lệ xét nghiệm dương tính với virus corona cũng tăng liên tục từ ngày này sang ngày khác, lên đến 10,4% so với tỉ lệ 4,9% cách nay 1 tháng. Trong vòng 24 giờ, các bệnh viện Pháp ghi nhận 62 ca tử vong vì virus corona, nâng tổng số ca tử vong vì Covid tại Pháp lên thành 32.630 người. Cơ quan Y Tế cũng xác định được thêm 124 ổ lây nhiễm trên toàn quốc, nâng tổng số lên thành 1.362.

Kể từ hôm nay (10/10), 4 thành phố lớn Lille, Lyon, Grenoble và Saint-Etienne chính thức được đặt trong vùng báo động tối đa, với các biện pháp phòng dịch nghiêm ngặt hơn.

Châu Âu : Hơn 6,2 triệu ca Covid-19 và gần 240.000 ca tử vong

Nhìn rộng ra châu Âu, tình hình cũng ngày càng nghiêm trọng. Cho đến nay, có tổng cộng hơn 6,2 triệu người dân Covid-19 đã nhiễm virus corona và gần 240.000 ca tử vong.

Bồ Đào Nha ghi nhận số ca nhiễm thường nhật cao nhất tính từ 6 tháng qua. Tại Tây Ban Nha, hôm qua chính phủ ban bố tình trạng báo động, khẩn cấp y tế ở thủ đô Madrid và các thành phố lân cận. Lệnh có hiệu lực ngay lập tức và kéo dài 15 ngày.

Ba Lan từ vài ngày nay cũng ghi nhận số ca mới nhiễm thường nhật cao kỷ lục, tỉ lệ xét nghiệm dương tính với virus corona tăng vọt lên thành 16%. Chính phủ tăng cường biện pháp phòng dịch, người dân bắt buộc phải đeo khẩu trang khi đi trên phố. Tuy nhiên, thông tín viên đài RFI Sarah Bakaloglou tại Vacxava cho biết, theo một cuộc thăm dò ý kiến, 44% người dân Ba Lan không sợ bị nhiễm virus.

Châu Mỹ La-tinh và vùng Caraibe : GDP 2020 sẽ giảm 7,9%

Nhìn sang châu Mỹ La-tinh, theo AFP, Brazil hôm nay có thể vượt ngưỡng 150.000 ca tử vong vì virus corona. Theo số liệu bộ Y Tế công bố tối hôm qua, Brazil đã có 149.639 ca tử vong và 5.055.888 ca nhiễm virus, là nước bị dịch nặng thứ hai thế giới, sau Hoa Kỳ. Theo Ngân Hàng Thế Giới, châu Mỹ La-tinh và vùng Caraibe là khu vực chịu nhiều hậu quả kinh tế và y tế nghiêm trọng nhất thế giới. Ngân Hàng Thế Giới hôm qua dự báo GDP 2020 của khu vực này sẽ giảm 7,9%.

https://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20201010-covid-19-ph%C3%A1p-ghi-th%C3%AAm-k%E1%BB%B7-l%E1%BB%A5c-v%E1%BB%81-s%E1%BB%91-ca-nhi%E1%BB%85m-m%E1%BB%9Bi-th%C6%B0%E1%BB%9Dng-nh%E1%BA%ADt

 

Bỉ nối gót đồng minh,

‘tẩy chay’ thiết bị 5G của Huawei

Hãng Reuters đưa tin, công ty viễn thông hàng đầu của Bỉ Proximus ngày 9/10 cho biết, họ sẽ dần thay thế thiết bị của nhà sản xuất Trung Quốc Huawei bằng các sản phẩm của nhà cung cấp Phần Lan Nokia và Ericsson của Thụy Điển.

Trên một bo mạch chủ PC có hình ảnh cờ EU và một điện thoại thông minh với logo mạng 5G Huawei. Ảnh này được chụp vào ngày 29 tháng 1 năm 2020. (Ảnh Dado Ruvic / Reuters)

Trên một bo mạch chủ PC có hình ảnh cờ EU và một điện thoại thông minh với logo mạng 5G Huawei. Ảnh này được chụp vào ngày 29 tháng 1 năm 2020. (Ảnh Dado Ruvic / Reuters)

Quyết định trên được đưa ra vào thời điểm Mỹ đang gây áp lực khiến các đồng minh châu Âu “tránh xa” thiết bị mạng 5G do các công ty Trung Quốc sản xuất, với cáo buộc Huawei là phương tiện hoạt động gián điệp, chuyển giao dữ liệu người dùng cho Chính phủ Trung Quốc.

Anh, Úc, New Zealand và Ấn Độ đã tỏ rõ quan điểm cứng rắn đối với Huawei, trong khi Pháp và Ý đã tuyên bố giới hạn sử dụng đối với thiết bị mạng 5G của tập đoàn Trung Quốc này.

Hoàng Kiên tổng hợp

https://etviet.com/theatlantic/bi-noi-got-dong-minh-tay-chay-thiet-bi-5g-cua-huawei.html

 

Tây Ban Nha kích hoạt

tình trạng khẩn cấp ở Madrid

Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn đang “nóng” tại Tây Ban Nha, theo lệnh của Bộ Y tế, giới chức Madrid tuần trước đã cấm việc ra vào thành phố và các thị trấn lân cận nếu không cần thiết.

Lệnh phong tỏa một phần thủ đô Madrid và 9 thành phố xung quanh được ban hành ngày 2/10, dự kiến kéo dài 14 ngày. Dân địa phương không bị bắt buộc ở nhà, song không được rời khỏi khu vực nếu không cần thiết. Các nhà hàng và quán bar phải dừng hoạt động sau 23h, toàn bộ công viên và sân chơi bị đóng cửa. Dân chúng chỉ được phép tụ họp tối đa 6 người.

Tuy nhiên người đứng đầu thành phố Madrid, bà Isabel Diaz Ayuso, không muốn áp lệnh hạn chế đối với toàn khu vực, và đề xuất các biện pháp phù hợp tùy theo mức độ lây nhiễm tại các địa phương khác nhau. Một tòa án ở Madrid đã đứng về phía bà Diaz Ayuso và ra lệnh dừng các hạn chế hôm 8/10.

Ngày 9/10, chính phủ nước này ban bố tình trạng khẩn cấp, và phong tỏa một phần thủ đô Madrid.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa cho biết, tỷ lệ nhiễm Covid-19 tại Madrid là 723/100.000 dân, cao thứ hai tại châu Âu sau Công quốc Andorra với tỷ lệ 3.322/100.000 dân.

Hoàng Kiên tổng hợp

https://etviet.com/theatlantic/tay-ban-nha-kich-hoat-tinh-trang-khan-cap-o-madrid.html

 

Mùa Nobel kết thúc hoàn hảo

với WFP/PAM đoạt giải Hòa Bình 2020

Trọng Nghĩa

Sau các giải về y học, vật lý, hóa học và văn học, mùa trao giải Nobel đã kết thúc hôm thứ Sáu 09/10/2020 với việc công bố danh tánh giải Nobel Hòa Bình năm 2020. Tại Viện Nobel ở Oslo, thủ đô Na Uy, trước một cử tọa rất thưa thớt vì dịch Covid-19 vẫn hoành hành, bà chủ tịch Ủy Ban Nobel Na Uy đã xướng tên Giải Nobel năm nay: Chương Trình Lương Thực Thế Giới của Liên Hiệp Quốc – World Food Program (WFP) theo tiếng Anh hay Programme Alimentaire Mondial (PAM) theo tiếng Pháp.

Việc chọn một tổ chức để trao giải được xem là một quyết định khôn ngoan, vì lẽ việc vinh danh một cá nhân luôn hàm chứa rủi ro.

Khả năng rủi ro khi trao giải Nobel Hòa Bình

Gần đây nhất là vào năm ngoái, với thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed được trao giải nhờ đã kết thúc cuộc chiến tranh với láng giềng Eritrea, nhưng hiện nay lại bị cuốn vào cuộc tranh chấp trên đất nước của mình, và đã quyết định hủy bỏ cuộc tổng tuyển cử.

Xa hơn là trường hợp nhà đấu tranh nhân quyền Miến Điện Aung San Suu Kyi, đoạt giải Nobel Hòa Bình năm 1991, nhưng sau này lại trở thành một lãnh đạo nhắm mắt làm ngơ trước nạn diệt chủng người Rohingya trong nước.

Riêng về Chương Trình Lương Thực Thế Giới, việc tổ chức này được trao giải được cho là rất xứng đáng. Bảng vàng của Ủy Ban Nobel Na Uy ghi nhận các “nỗ lực chống nạn đói, đóng góp vào việc cải thiện điều kiện hòa bình ở các khu vực bị chiến tranh ảnh hưởng và vai trò hàng đầu trong nỗ lực ngăn chặn việc sử dụng nạn đói làm vũ khí chiến tranh.”

Giải Nobel đã đến rất bất ngờ với giám đốc điều hành Chương Trình Lương Thực Thế Giới David Beasley, người Mỹ. Phản ứng ngay sau khi biết tin, ông không che giấu sự sửng sốt, nhưng rất phấn khởi:

Quả là lần đầu tiên trong đời mà tôi bị nghẹn nói không ra lời. Tuyệt vời thật ! Đây chính là điều gọi là phấn khích nhất có thể xảy ra trong đời ! Một giải Nobel Hòa Bình !

Và đó là nhờ đại gia đình của Chương Trình Lương Thực Thế Giới. Họ luôn ở hiện trường, tại những nơi xa xôi hẻo lánh nhất, những nơi có chiến tranh, những nơi bị thiên tai khắc nghiệt nhất. Dù khó khăn đến mấy họ cũng có mặt ! Họ xứng đáng được giải thưởng này.

Waouh ! Đến giờ tôi vẫn chưa tin nổi rằng đó là sự thật.

WFP/PAM: Tổ chức nhân đạo lớn nhất thế giới

Phải nói là logo của Chương Trình Lương Thực Thế Giới đã trở thành biểu tượng ở một số vùng nhất định trên hành tinh. Trên những chiếc xe tải chở lương thực viện trợ, trên những bao gạo, những hộp sữa mẹ, trong những khu trại dành cho những người phải di dời, ở hàng chục quốc gia, hình bàn tay cầm một bắp ngô được những cành ô liu bao bọc đồng nghĩa với hy vọng, hy vọng có được một bữa ăn.

Chương Trình Lương Thực Thế Giới tự giới thiệu mình là tổ chức nhân đạo lớn nhất thế giới. Bộ máy khổng lồ này của Liên Hiệp Quốc bao gồm 17.000 nhân viên, ra đời vào đầu những năm 1960. Năm 2019, WFP/PAM đã cung cấp viện trợ cho 97 triệu người ở 80 quốc gia, tổng cộng là 15 tỷ khẩu phần thực phẩm.

Thiên tai, chiến sự, di dời dân cư, WFP/PAM can thiệp bằng các biện pháp tinh vi. Mỗi ngày đều có 5.000 chiếc xe tải, 20 chiếc tàu và 92 chiếc máy bay hoạt động trên hiện trường để cung cấp thực phẩm cho những người dân gặp nạn.

Tổ chức cũng đang chiến đấu nhằm ngăn không cho một số người sử dụng nạn đói làm vũ khí chiến tranh. Điều này đã trở thành một trong những hướng hoạt động chủ đạo của tổ chức. Tuy nhiên, với ngân sách 8 tỷ đô la mỗi năm, WFP/PAM không có đủ phương tiện để ứng phó với mọi cuộc khủng hoảng. Và các nhà lãnh đạo của tổ chức thường xuyên phàn nàn rằng họ gặp khó khăn trong việc huy động tài chánh. Vì mọi thứ đều phụ thuộc vào tình đoàn kết quốc tế và các nhà tài trợ.

Trong bối cảnh đó, giải Nobel Hòa Bình có lẽ sẽ giúp nhiệm vụ của Chương Trình Lương Thực Thế Giới  dễ dàng hơn một chút trong tương lai.

Thượng Karabakh: Azerbaijan và Armenia vừa đánh vừa đàm

Vào lúc Na Uy nổi lên thành tâm điểm của hòa binh thế giới với lễ công bố giải Nobel Hòa Bình, tại vùng Thượng Karabakh, chiến sự vẫn diễn ra giữa Quân Đội Azerbaijan và lực lượng ly khai người Armenia, Cộng Hòa Armenia ủng hộ.

Bùng lên từ cuối tháng 9, tính đến sáng ngày 09/10, chiến sự đã khiến cho hơn 400 người chết theo các số liệu chính thức, trong số này có 22 thường dân Armenia và 31 người Azerbaijan. Tuy nhiên, số thương vong có thể cao hơn nhiều, với việc bên nào cũng loan báo là đã loại bỏ được hàng nghìn binh sĩ đối phương. Các cuộc giao tranh đã lan rộng trong những ngày gần đây với các cuộc pháo kích vào các khu vực đô thị ở cả hai bên.

Theo ông Thorniké Gordadze, giảng viên trường khoa học chính trị Sciences Po Paris, cựu bộ trưởng Gruzia chịu trách nhiệm về hội nhập châu Âu, tương quan lực lượng hiện có phần bất lợi cho Armenia. Trả lời ban tiếng Pháp RFI, ông Gordadze phân tích:

Thorniké Gordadze: Azerbaijan đã tăng cường đang kể lực lượng quân sự của mình trong những năm gần đây. Ngân sách quân sự của Azebaijan cao hơn Armenia gấp 4 lần. Tuy nhiên, trên bình diện địa chiến lược, sau cuộc chiến năm 1994, phía Arménia đã chiếm được trên thực địa nhiều vị trí giúp họ có ưu thế.

Nhưng về phương diện kinh tế và chính trị, Azerbaijan đã thay đổi được phần nào tương quan lực lượng. Trên mặt kinh tế, trong những năm 1990, nước này đã trở nên giầu có hơn, đặc biệt nhờ vào việc xuất khẩu dầu khí. Azerbaijan hiện là nước giầu nhất trong khu vực, cho phép họ vừa tăng cường một cách đáng kể tiềm lực quân sự, vừa liên minh được với nhiều nước trong thế giới Hồi Giáo ở ngoài lục địa châu Âu, và nhất là củng cố quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ. 

Xung đột bùng lên trở lại tại vùng Thượng Karabakh đã khiến cộng đồng quốc tế hết sức lo ngại, và các cường quốc đã liên tiếp kêu gọi các chính quyền Armenia và Azerbaijan đối thoại với nhau. Tuy nhiên, phải chờ đến ngày 09/10 mới có một cuộc tiếp xúc đầu tiên tại Matxcơva giữa hai ngoại trưởng Azerbaijan và Armenia, theo lời mời của Nga, nước nằm trong nhóm Minsk còn có cả Mỹ và Pháp, chịu  trách nhiệm làm trung gian hòa giải giữa các phe lâm chiến.

Sức ép của Nga như đã có hiệu quả, và sau cả chục tiếng đồng hồ thương thuyết, ngày 10/10 hai bên tranh chấp tại vùng Thượng Karabakh đã đồng ý trên một thỏa thuân ngừng bắn, trên nguyên tắc có hiệu lực từ 12 giờ trưa cùng ngày.

Theo giáo sư Gordadze, trong tình hình hiện nay, các cường quốc phải dấn thân mạnh mẽ hơn nữa để thúc đẩy một hòa ước lâu bền hơn giữa hai bên, với việc tạm dừng xung đột là một tiền đề tốt cho đối thoại.

Thorniké Gordadze :  Điều kiện đầu tiên là phải chấm dứt những cuộc xung đột. Người ta dĩ nhiên có thể vừa đánh vừa đàm, nhưng trong trường hợp đó, các cuộc đàm phán sẽ thực sự bị tình hình chiến sự ảnh hưởng.

Để bảo đảm những cuộc đàm phán êm thắm, các cường quốc khu vực, cụ thể là Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Liên Hiệp Châu Âu và Hoa Kỳ, cũng cần năng nổ hơn để thúc đẩy các phe hướng tới một hiệp ước hòa bình đích thực. 26 năm đã trôi qua kể từ khi chiến tranh kết thúc vào năm 1994, 28 năm kể từ khi nhóm Minsk (gồm Nga, Pháp, Mỹ) tồn tại (từ năm 1992), nhưng những nỗ lực thúc đẩy hòa bình đều không đi đến đâu. Đó cũng là nguyên nhân khiến xung đột bùng phát trở lại cách nay vài ngày.

Chúng ta không thể tiếp tục im lìm thêm nhiều năm nữa, mà phải tiến bước trong quá trình đàm phán.

Phụ nữ Belarus đi đầu trong phong trào chống Loukachenko

Về tình hình Belarus, một điểm nóng khác của châu Âu, lãnh đạo phe đối lập Belarus tiếp tục chuyến công du châu Âu. Svetlana Tikhanovskaia, đã có mặt ở Berlin hôm 06/10 để tiếp xúc với thủ tướng Đức Angela Merkel, sau đó một ngày bà đã ra điều trần trước Quốc Hội Pháp tại Paris với thông điệp: Phải tiếp tục gây áp lực chống lại chế độ Loukachenko.

Tại Belarus, các cuộc biểu tình vẫn tiếp tục ở Minsk và trên khắp đất nước để tố cáo cuộc bầu cử gian lận. Sau khi ba nhà đối lập chủ chốt bị bắt, chính phụ nữ đã vươn lên đẫn đầu phong trào phản đối. Họ vừa là phát ngôn viên, vừa là nòng cốt trong các cuộc tuần hành mang hai màu trắng đỏ diễn ra vào Chủ Nhật hàng tuần.

Ở quốc gia láng giềng Lítva, nơi Svetlana Tikhanovskaia tị nạn, thông tín viên RFI  Marielle Vitureau đã gặp những đối thủ kiên quyết này và gởi về phóng sự sau đây:

“Cuộc bầu cử đã xong từ cách nay hai tháng, nhưng cô Hanna tối nào cũng đến biểu tình trước đại sứ quán Belarus. Cô đã từ Minsk, thủ đô Belarus qua sinh sống ở Vilnius từ 5 năm nay, và chính tại thành phố này mà gần đây cô đã học được một câu nói mới « Belarus muôn năm ».

Cô gái đã chia sẻ : « Đối với tôi câu Zhyvie Belarus có nghĩa là được độc lập, được tự do bày tỏ ý kiến ​​của mình, tự do trở thành chính mình ở đây, ở Vilnius, mà không sợ bị giam giữ. »

Tại một nơi chỉ cách biên giới Belarus ba mươi cây số, những người Belarus hiểu rõ là họ không còn nhiều thời gian để lật đổ tổng thống Alexandre Loukachenko. Tatiana Tchulitskaia là giảng viên môn khoa học chính trị tại đại học. Đối với bà, kinh tế sẽ là yếu tố đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự sụp đổ của chế độ.

Trong hai tháng vừa qua, người Belarus đã tự đứng lên nắm lấy vận mệnh của mình. Bây giờ họ như đã thành lập một quốc gia có chủ quyền trên thực tế. Theo bà Tatiana Shtchhittosva, giáo sư đại học về môn triết học ở Belarus đang sống lưu vong tại Vilnius, thì phong trào phản đối và lệnh trừng phạt của châu Âu sẽ không đủ để đánh đuổi Loukachenko.

Theo bà: « Cộng đồng quốc tế có thể buộc chính quyền Belarus mở đối thoại với xã hội dân sự. Có nhiều biện pháp ngoại giao để đảm bảo sao cho tất cả quyền lực không tập trung vào tay một vài người… Giới quyền thế tại Belarus không thuần nhất như vậy. »

Ngày 11/08 vừa qua, Vilnius tiếp đón nhà đối lập Svetlana Tikhanovskaia. Kể từ lúc đó, bà đã gia tăng các cuộc tiếp xúc quốc tế.

Theo ngoại trưởng Lítva Linas Linkevicius, đó là một điều tốt : « Bà Svetlana Tikhanovskaia nhấn mạnh rằng mục tiêu của bà cũng như của Ủy Ban Điều Phối quá trình chuyển tiếp là thúc đẩy tiến trình dân chủ đi đúng hướng thông qua việc bầu ra một tổng thống mới được cộng đồng quốc tế công nhận. Do

đó, điều quan trọng là chúng tôi phải công nhân tính chính đáng của bà cũng như ủy ban của bà, và tất cả các cuộc tiếp xúc với các nguyên thủ quốc gia đều mang lại cho bà tính chính đáng đó ».

Toàn thể xã hội Lítva cũng đang giúp đỡ phong trào đấu tranh Belarus. Chính quyền Vilnius đã cấp hơn 300 thị thực nhập cảnh vì lý do nhân đạo và Đại Học Vilnius vừa tạo ra loại học bổng Đại Công Quốc Litva dành cho các sinh viên Belarus đang gặp khó khăn.”

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20201010-mu%CC%80a-nobel-k%C3%AA%CC%81t-thu%CC%81c-hoa%CC%80n-ha%CC%89o-v%C6%A1%CC%81i-wfp-pam-%C4%91oa%CC%A3t-gia%CC%89i-ho%CC%80a-bi%CC%80nh-2020

 

Nagorno-Karabakh: Ngừng bắn

giữa Armenia và Azerbaijan bắt đầu có hiệu lực

Một thỏa thuận tạm ngừng bắn giữa Armenia và Azerbaijan bắt đầu có hiệu lực sau gần hai tuần giao tranh ác liệt ở khu vực tranh chấp Nagorno-Karabakh.

Tuy nhiên, cả hai bên đều cáo buộc bên kia đã oanh tạc các khu vực dân sự trước khi lệnh ngừng bắn bắt đầu có hiệu lực vào 12 giờ trưa giờ địa phương.

Thỏa thuận ngừng bắn sẽ cho phép hai bên trao đổi tù binh và tìm thi thể.

Giao tranh ác liệt giữa Armenia và Azerbaijan

Azerbaijan và Armenia đụng độ vũ trang tại khu vực tranh chấp

Thỏa thuận này được đồng ý sau 10 giờ đàm phán ở thủ đô Moscow của Nga

Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov nói hai nước giờ đây có thể bắt đầu đàm phán “thực chất”.

Hơn 300 người đã chết và hàng ngàn người mất nhà cửa kể từ khi xảy ra bạo lực trong cuộc xung đột kéo dài bùng phát hôm 27/9.

Vùng Nagorno-Karabakh do người gốc Armenia kiểm soát nhưng nó lại chính thức thuộc lãnh thổ của Azerbaijan.

Hai nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ đều đổ lỗi cho nhau đã gây ra đợt bùng phát bạo lực tồi tệ nhất trong hàng chục năm qua.

Nga có căn cứ quân sự ở Armenia và cả hai nước đều là thành viên của liên minh Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO).

Tuy nhiên, Moscow cũng có quan hệ tốt với Azerbaijan.

Những diễn biến mới nhất tại chiến trường

Hôm thứ Bảy, giao tranh dữ dội đã xảy ra trước khi có thỏa thuận ngừng bắn. Chính quyền tự phong của người thiểu số Armenia ở vùng Nagorno-Karabakh nói Azerbaijan đã bắn tên lửa vào các khu vực dân cư ở Stepanakert, thành phố lớn ở vùng này.

Trong khi đó, chính phủ ở thủ đô Yerevan cáo buộc các lực lượng Azeri tăng cường bắn phá bằng drone nhằm thay đổi cân bằng quân sự trong cuộc xung đột.

Về phía mình, Azerbaijan cáo buộc Armenia đã ném bom xuống các khu vực đông dân gần Nagorno-Karabakh và nói họ bắn đáp trả.

Hôm thứ Năm, Armenia cáo buộc Azerbaijan cố tình ném bom vào nhà thờ lâu đời ở Nagorno-Karabakh. Các hình ảnh cho thấy Nhà thờ Chúa Cứu thế ở thành phố Shusha (còn gọi là Shushi ở Armenia) bị phá hủy trầm trọng.

Trong khi đó, Azerbaijian nói thành phố lớn thứ hai của nước này, Ganja, và khu vực Goranboy đã bị lực lượng Armenia ném bom, và ít nhất một thường dân bị giết.

Trả lời phỏng vấn BBC hồi đầu tuần, Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan cảnh báo về một “cuộc diệt chủng” ở khu vực, và nói đây là “Armenia, đất của người Armenia.”

Các cuộc giao tranh đã khiến một nửa dân số vùng Nagorno-Karabakh phải di dời – chừng 700.000 người – các quan chức cho biết.

Thành phố Stepanakert đã bị đánh bom vài ngày và người dân phải trú ẩn dưới tầng hầm trong khi hầu hết cả thành phố bị mất điện.

Armenia và Azerbaijan có chiến tranh vì vùng Nagorno-Karabakh trong giai đoạn 1988-94, và cuối cùng tuyên bố ngừng bắn. Tuy nhiên, họ chưa bao giờ ngã ngũ được thỏa thuận giải quyết mâu thuẫn này.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-54477488

 

Việt Nam chuẩn bị cho Hội nghị Cấp cao ASEAN

lần thứ 37 vào tháng 11/2020

Việt Nam đang tập trung cho việc tổ chức Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37, dự kiến diễn ra vào trung tuần tháng 11. Mục tiêu đặt ra là hội nghị thành công trên tinh thần ASEAN đoàn kết, tự tin, vững vàng và vượt qua khó khăn do dịch COVID-19 gây ra.

Truyền thông Nhà nước Việt Nam dẫn thông tin vừa nêu, được Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Trưởng đoàn Quan chức Cao cấp (SOM) ASEAN của Việt Nam Nguyễn Quốc Dũng cho biết tại Hội nghị Tham vấn chung ASEAN, vừa diễn ra vào ngày 8/10.

Ông Nguyễn Quốc Dũng nói rằng, trong vai trò Chủ tịch ASEAN 2020, Việt Nam sẵn sàng mọi phương án tổ chức Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37 để đáp ứng tình hình thực tế và sẽ có tổng cộng 11 hội nghị cấp cao diễn ra từ ngày 13 đến ngày 15/11.

Một ngày trước đó, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng đã chủ trì Hội nghị trực tuyến Quan chức cao cấp ASEAN.

Một trong những nội dung được đại diện các nước ASEAN đề cập đến là tái khẳng định quan điểm của ASEAN về vấn đề Biến Đông tại các Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 36 và Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 53.

Theo đó, ASEAN chú trọng đến tầm quan trọng của việc duy trì và thúc đẩy hòa bình, an ninh, ổn định, an toàn và tự do hàng hải trên biển và trên không ở Biển Đông. Đồng thời, các nước ASEAN cam kết thực thi Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), cũng như sẽ phối hợp cùng Trung Quốc sớm hoàn tất đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) thực chất và hiệu quả, phù hợp với luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/the-37-asea-summit-n-related-summits-planned-to-take-place-on-mid-nov2020-10092020131710.html

 

Nhật Bản tập trận chống tàu ngầm ở Biển Đông

Thanh Hà

Bộ Quốc Phòng Nhật thông báo Lực Lượng Phòng Vệ Biển đã tham gia đợt tập trận chống tàu ngầm ở Biển Đông. Ngày 09/10/2020 ba chiến hạm của Nhật gồm một tàu trực thăng vận và một tàu ngầm hiện diện trong khu vực.

Không đi sâu vào chi tiết và không nói rõ hơn về vị trí của những chiếc tàu nói trên, bộ Quốc Phòng Nhật Bản chỉ giải thích mục tiêu cuộc thao diễn lần này nhằm « tăng cường khả năng tác chiến». Tuy nhiên ba tàu chiến của Lực Lượng Phòng Vệ Biển Nhật Bản sẽ dừng tại Vịnh Cam Ranh của Việt Nam cuối tuần này để tiếp liệu.

Sự hiện diện của tàu Nhật Bản ở Biển Đông khiến Bắc Kinh phẫn nộ. Tờ Hoàn Cầu Thời Báo ngày 10/10/2020 cho rằng « các hoạt động quân sự thường xuyên ở Biển Đông bất lợi cho an ninh và ổn định tại khu vực. Trung Quốc mạnh mẽ chống lại việc này ».

Trung Quốc lên án Mỹ đưa tàu khu trục đến Hoàng Sa

Bắc Kinh không chỉ phẫn nộ vì sự hiện diện quân sự của Nhật Bản tại Biển Đông. Hôm 09/10/2020 phát ngôn viên bộ Quốc Phòng Trung Quốc yêu cầu tàu khu trục có trang bị tên lửa dẫn đường của Mỹ USS John McCain « rời ngay ngay lập » ra khỏi vùng biển chung quanh các đảo có tranh chấp chủ quyền thuộc Hoàng Sa. Bắc Kinh xem đây là « những hành vi khiêu khích … xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc trong khu vực », và « đe dọa nghiêm trọng hòa bình và ổn định tại Biển Đông ».

Ngoại trưởng Philippines thăm Trung Quốc

Trong bối cảnh các hoạt động quân sự dồn dập tại Biển Đông, ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin, hôm 09/10/2020 đã lên đường tới Bắc Kinh, bắt đầu chuyến công du ba ngày. Theo chương trình nghị sự ngoại trưởng Philippines đến Trung Quốc thể theo lời mời của đồng nhiệm Vương Nghi. Hai bên tập trung vào « đối thoại đẩy mạnh hợp tác song phương và thúc đẩy trở lại một số những cam kết liên quan đến nhiều lĩnh vực ». Cách nay hai tuần, tổng thống Rodrigo Duterte đã thay đổi lập trường về những đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông. Phát biểu trong khuôn khổ khóa họp của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, lãnh đạo Philippines khẳng định phán quyết năm 2016 của Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye là « một phần của luật pháp quốc tế, vượt ra ngoài mọi thỏa hiệp và ngoài tầm với của các chính phủ ».

https://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20201010-nh%E1%BA%ADt-b%E1%BA%A3n-t%E1%BA%ADp-tr%E1%BA%ADn-ch%E1%BB%91ng-t%C3%A0u-ng%E1%BA%A7m-%E1%BB%9F-bi%E1%BB%83n-%C4%91%C3%B4ng

 

Chiến đấu cơ Nhật Bản bay khẩn cấp 371 lần

 trong nửa năm vì Trung Quốc và Nga

Tâm Thanh

Bộ Quốc phòng Nhật Bản ngày 9/10 thông báo: Lực lượng Phòng vệ trên không của Nhật Bản đã có 371 lần cất cánh khẩn cấp từ tháng 4 đến tháng 9 năm nay để đối phó với các máy bay nước ngoài có thể xâm phạm không phận nước này, theo Nippon.

Theo báo cáo, số lần máy bay quân sự Nhật Bản khẩn cấp bay lên không nhiều nhất là những vụ đối phó với phía Trung Quốc với 234 lần (hơn 63%); số lần cất cánh nhiều thứ hai là để ứng phó với phía Nga với 134 lần (hơn 36%). Như vậy tổng cộng hơn 99% số lần cất cảnh khẩn cấp làm nhiệm vụ của Lực lượng Phòng vệ trên không của Nhật là vì Trung Quốc và Nga.

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Kishi Nobuo trong cuộc họp báo ngày 9/10 cho biết: “Các hoạt động thường xuyên của quân đội Trung Quốc và quân đội Nga vẫn đang tiếp tục. Có chiều hướng đáng quan ngại”.

Ngoài việc quấy rối Nhật Bản, máy bay quân sự Trung Quốc còn điên cuồng quấy rối Đài Loan.

Bộ trưởng Quốc phòng Đài Loan Nghiêm Đức Phát tuyên bố vào ngày 7/10 rằng, từ đầu năm nay đến ngày 7/10, Không quân Đài Loan đã điều động 2.972 phi vụ máy bay chiến đấu để trinh sát và chặn đường máy bay quân sự Trung Quốc xâm lược Đài Loan, tiêu tốn khoảng 25,5 tỷ Tân Đài Tệ Loan (tương đương gần 20.000 tỷ vnd), theo Epoch Times.

Trong số đó, 217 lần máy bay quân sự Trung Quốc tiến vào không phận phía Tây Nam của Đài Loan và 49 lần đi qua đường trung tuyến trên eo biển, tấn suất cao nhất kể từ năm 1990 đến nay.

https://www.dkn.tv/the-gioi/chien-dau-co-nhat-ban-bay-khan-cap-371-lan-trong-nua-nam-vi-trung-quoc-va-nga.html

 

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản

 sẽ bắt đầu thử nghiệm ‘đồng yen điện tử’

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản hôm 9/10 cho biết vào năm tới, ngân hàng này sẽ bắt đầu thử nghiệm cách vận hành đơn vị tiền tệ kỹ thuật số của mình, đóng góp vào nỗ lực của các ngân hàng trung ương khác nhằm nhanh chóng bắt kịp những sáng kiến của lĩnh vực tư nhân.

Động thái này được đưa ra cùng lúc với loan báo của một nhóm gồm 7 ngân hàng trung ương lớn trên thế giới trong đó có Ngân hàng Trung ương Nhật Bản, về điều mà nhóm này cho là những đặc điểm cốt lõi của tiền tệ kỹ thuật số của một ngân hàng trung ương (CBDC), như tính bền bỉ và một khung pháp lý rõ rệt.

Kế hoạch này cũng phù hợp với chính sách của Thủ Tướng Nhật Bản Yoshihide Suga, tập trung vào việc số hóa và cải cách hành chánh để tăng khả năng cạnh tranh của Nhật Bản.

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản cho biết vào đầu năm tài chính mới khởi sự từ tháng 4/2021, sẽ thực hiện giai đoạn thử nghiệm đầu tiên dựa trên những chức năng cơ bản của tiền điện tử (hay tiền kỹ thuật số – CBDC), như vấn đề phát hành và phân phối.

Các cuộc thử nghiệm này nằm trong khuôn khổ các nỗ lực của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản nhằm xem xét kỹ phương cách ngân hàng có thể phát hành CBDC để có thể sử dụng rộng rãi trong công chúng, kể cả các công ty và các hộ gia đình.

Một loại tiền điện tử như thế sẽ bổ túc, chứ không thay thế tiền mặt, tập trung vào việc trả tiền hay các hệ thống thanh toán tiền bạc tiện lợi hơn, theo Ngân hàng Trung ương Nhật Bản.

Ngân hàng Nhật Bản cũng lên kế hoạch để dùng các tổ chức tài chính và tư nhân làm trung gian giữa Ngân hàng Trung ương với người tiêu thụ, thay vì các công ty và các hộ gia đình ký quỹ trực tiếp vào Ngân hàng Trung ương Nhật Bản.

Một phúc trình của ngân hàng Nhật Bản nêu rõ:

“Trong khi Ngân hàng Trung ương Nhật Bản hiện không có kế hoạch để phát hành ‘đồng yen điện tử’, điều quan trọng là phải chuẩn bị kỹ để có thể đáp ứng nếu tình hình thay đổi.”

Giai đoạn xét nghiệm thứ hai, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản sẽ xem xét thiết kế của CBDC, liệu có nên hạn chế đối với số tiền phát hành và trả tiền lãi cho các khoản tiền ký quỹ hay không.

Nhật Bản tỏ ra thận trọng, không muốn quá vội vã tiến hành với các đơn vị tiền tệ kỹ thuật số, xét những sự gián đoạn có thể xảy ra tại quốc gia thích xài tiền mặt nhất thế giới.

Nhưng tiến bộ nhanh chóng của Trung Quốc hướng tới việc phát hành một đồng nguyên điện tử, đã khiến chính phủ Nhật Bản phải xét lại, và cam kết sẽ xem xét ý kiến này một cách thấu đáo hơn.

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản gần đây đã thành lập một toán đặc nhiệm tập trung vào việc phát hành tiền kỹ thuật số và thực hiện các cuộc nghiên cứu chung, hợp tác với các Ngân hàng Trung ương khác.

https://www.voatiengviet.com/a/ngan-hang-trung-uong-nhat-se-bat-dau-thu-nghiem-tien-dien-tu/5615620.html

 

Yonhap: Bất thường! Kim Jong Un biến mất

trước ngày quan trọng của đất nước

Phụng Minh

Ngày 10/10 là kỷ niệm 75 năm thành lập Đảng Công nhân Triều Tiên, tuy nhiên, hôm 9 khi một số quan chức cấp cao từ Bắc Triều Tiên đến Cung Mặt trời Kumsusan để tỏ lòng tôn kính với các lãnh tụ Kim Jong Sung và Kim Jong Il, Kim Jong Un đã không xuất hiện như thường lệ đã kích hoạt một loạt đồn đoán và bình luận.

Yonhap dẫn thông tin từ Hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên cho biết, vào trước ngày kỷ niệm 75 năm thành lập của Đảng Công nhân Triều Tiên, các quan chức CHDCND Triều Tiên bao gồm nhà lãnh đạo số 2 của Triều Tiên Choe Ryong Hae, Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Hội đồng Nhân dân Tối cao; Pak Pong Ju, Phó Chủ tịch Ủy ban các vấn đề nhà nước và là cựu thủ tướng; cùng đương kim Thủ tướng Kim Tok Hun tới viếng thăm lăng mộ của cố lãnh tụ Kim Jong Sung và Kim Jong Il tại Cung điện Mặt trời Kumsusan. Trong dịp quan trọng này, lãnh đạo quốc gia Kim Jong Un bất ngờ vắng mặt, hãng tin Yonhap cho rằng điều đó là bất thường nhưng một số người cho rằng có thể ông Kim Jong Un đang chuẩn bị cho lễ duyệt binh và trưng bày vũ khí mới vào ngày 10.

Hãng thông tấn lớn của Hàn Quốc này cho hay, ngày 10/10 là một trong những ngày lễ lớn nhất của miền Bắc Triều Tiên, cùng với ngày sinh của hai cố lãnh đạo. Bắc Triều tiên dự kiến ​​sẽ tổ chức các sự kiện kỷ niệm lớn hơn trong năm nay vì chính quyền thường làm như vậy vào mỗi dịp kỷ niệm 5 năm và 10 năm.

Việc nhà lãnh đạo Kim bỏ qua chuyến thăm lăng là điều bất thường vì năm nay là kỷ niệm 5 năm. Kể từ khi lên nắm quyền lãnh đạo sau cái chết của cha mình vào cuối năm 2011, Kim đã 5 lần đến thăm lăng để kỷ niệm ngày thành lập đảng – vào các năm 2012, 2013, 2015, 2018 và năm ngoái.

Một số nhà quan sát dự đoán rằng ngày mùng 10 sẽ diễn ra cuộc duyệt binh lớn nhất trong lịch sử của Triều Tiên. Chính quyền Bình Nhưỡng có thể muốn nhân cơ hội này trưng bày những vũ khí mới uy lực để phô trương sức mạnh, một mặt thể hiện “đoàn kết nội bộ” và thu hút sự chú ý của Mỹ trong tình thế ngoại giao bế tắc hiện nay.

Theo Yonhap, Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc cho biết hôm thứ Tư (7/10) rằng Kim Jong Un tổ chức cuộc diễu hành quân sự không có gì hơn là để phô diễn vũ khí “chiến lược” của mình, vì ông không có gì khác để phô diễn. Ông khó có thể nói rằng nền kinh tế đang bị ảnh hưởng lớn, người dân không có cơm ăn áo mặc, và chính quyền Bình Nhưỡng đang chống chọi với virus Vũ Hán.

Kim Yeol Soo, một nhà phân tích tại Viện Nghiên cứu Quân sự Hàn Quốc, một tổ chức tư vấn ở Seoul, nói với Associated Press rằng “Kim Jong Un sẽ tổ chức một cuộc duyệt binh lớn để nâng cao tinh thần vốn đang yếu kém của Triều Tiên và đoàn kết người dân”, theo SOH.

Thứ Bảy liệu có diễn ra cuộc duyệt binh tại Quảng trường Kim Nhật Thành ở Bình Nhưỡng hay không, vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng dù có phát biểu thì ông cũng không hơn gì việc kêu gọi người dân đoàn kết và vượt qua khó khăn cùng đất nước.

Theo báo cáo, Đài Truyền hình Trung ương Triều Tiên sẽ phát sóng cuộc duyệt binh và đích thân Kim Jong Un chủ trì và phát biểu trên sân khấu.

https://www.dkn.tv/the-gioi/yonhap-bat-thuong-kim-jong-un-bien-mat-truoc-ngay-quan-trong-cua-dat-nuoc.html

 

Triều Tiên trưng phi đạn xuyên lục địa mới

tại cuộc diễu hành quân sự

Triều Tiên trưng những phi đạn đạn đạo xuyên lục địa chưa từng thấy trước đây tại một cuộc diễu hành quân sự lúc nửa đêm ngày thứ Bảy, lần đầu tiên cho thấy các phi đạn tầm xa của nước này sau hai năm, Reuters đưa tin.

Các nhà phân tích cho biết các phi đạn, được trưng bày trên một xe vận tải có 11 trục, có thể là một trong những phi đạn đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) di động trên đường lớn nhất trên thế giới nếu nó đi vào hoạt động, theo Reuters.

Cũng được trưng bày còn có Hwasong-15, phi đạn tầm xa nhất từng được Triều Tiên thử nghiệm, và thứ dường như là phi đạn đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM) mới, Reuters cho biết thêm.

Trước cuộc diễu hành, được tổ chức để kỉ niệm 75 năm ngày thành lập Đảng Lao động cầm quyền, các quan chức ở Hàn Quốc và Mỹ cho biết Kim Jong Un có thể sử dụng sự kiện này để tiết lộ một “vũ khí chiến lược” mới như đã hứa trước đó trong năm nay.

Cuộc diễu hành trưng ra phi đạn đạn đạo của Triều Tiên lần đầu tiên kể từ khi ông Kim bắt đầu gặp gỡ các nhà lãnh đạo quốc tế, bao gồm Tổng thống Mỹ Donald Trump, vào năm 2018.

“Chúng ta sẽ tiếp tục xây dựng sức mạnh phòng thủ quốc gia và khả năng răn đe chiến tranh tự vệ,” ông Kim nói, nhưng tuyên bố sức mạnh quân sự của đất nước sẽ không được sử dụng để phủ đầu. Ông không nhắc trực tiếp tới Mỹ hoặc các cuộc đàm phán giải trừ hạt nhân hiện đang bị đình trệ.

Hãng thông tấn nhà nước KCNA cho biết quyền lực và an ninh của Triều Tiên phụ thuộc vào “lực lượng chiến lược hạt nhân to lớn” được trưng ra trong cuộc diễu hành.

Ông Kim quy trách các chế tài quốc tế, bão và virus corona đã ngăn cản ông giữ đúng lời hứa về tiến bộ kinh tế.

“Tôi xấu hổ là đã chưa thể báo đáp các bạn một cách xứng đáng vì sự tin tưởng to lớn của các bạn,” ông nói. “Những nỗ lực và sự tận tâm của tôi không đủ để đưa người dân chúng ta thoát khỏi sinh kế khó khăn.”

Đoạn video cho thấy ông Kim xuất hiện khi đồng hồ điểm nửa đêm. Mặc bộ vest và cà vạt màu xám, ông vẫy tay chào đám đông và nhận hoa từ trẻ em trong khi các quan chức quân sự vây quanh tại Quảng trường Kim Il Sung vừa được tân trang lại ở Bình Nhưỡng.

Đôi khi tỏ ra xúc động, ông Kim cảm ơn quân đội đã ra sức ứng phó với một loạt các cơn bão mùa hè gây nhiều thiệt hại, và ngăn chặn sự bùng phát của virus corona ở đất nước bị cô lập này.

Ông Kim nói ông hi vọng Triều Tiên và Hàn Quốc sẽ chung tay trở lại khi cuộc khủng hoảng virus corona toàn cầu chấm dứt.

Ông nói rằng ông biết ơn là không có một người Triều Tiên nào xét nghiệm dương tính với căn bệnh này, một tuyên bố mà Hàn Quốc và Mỹ trước đó đã đặt nghi vấn.

Các nhà ngoại giao nước ngoài ở Bình Nhưỡng thường được mời đến dự các lễ kỉ niệm trong quá khứ. Nhưng Đại sứ quán Nga cho biết trên mạng xã hội rằng tất cả các phái đoàn ngoại giao năm nay đã được khuyến cáo “hạn chế hết mức có thể” đi lại trong thành phố, tiếp cận địa điểm tổ chức sự kiện và chụp ảnh, quay phim.

Trong thông điệp chúc mừng gửi tới ông Kim nhân dịp kỉ niệm, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết ông dự định “bảo vệ, củng cố và phát triển” quan hệ với Triều Tiên, truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin ngày thứ Bảy.

https://www.voatiengviet.com/a/trieu-tien-trung-phi-dan-xuyen-luc-dia-moitai-cuoc-dieu-hanh-quan-su/5616377.html

 

Tổng thống Đài Loan kêu gọi Tập Cận Bình

giảm căng thẳng quân sự

Thùy Dương

Hôm nay 10/10/2020 trong bài phát biểu nhân ngày Quốc Khánh Đài Loan, tổng thống Thái Anh Văn kêu gọi chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình làm giảm căng thẳng quân sự và giữ lời hứa « không tìm kiếm bá quyền » trong bối cảnh nhiều tháng qua Bắc Kinh gia tăng điều phi cơ chiến đấu xâm nhập không phận Đài Loan.

Tổng thống Thái Anh Văn khẳng định Đài Bắc cam kết duy trì sự ổn định thường xuyên ở eo biển Đài Loan nhưng bà nhấn mạnh đó không phải là điều Đài Bắc có thể gánh vác một mình mà đó phải là trách nhiệm của cả Đài Loan và Trung Quốc. Bà Thái Anh Văn cam kết Đài Loan « sẽ không hành động hấp

tấp » và tìm cách giảm nguy cơ xung đột căng thẳng, tạo điều kiện « đối thoại hòa bình » với hy vọng Bắc Kinh có thiện chí.

Tổng thống Đài Loan cho rằng bài phát biểu gần đây của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Đại Hội Đồng Liên Hợp Quốc mang lại cho người Đài Loan một số hy vọng, khi ông Tập đã phát biểu rằng Trung Quốc sẽ không bao giờ tìm kiếm bá quyền, bành trướng hoặc phạm vi ảnh hưởng. Hiện giờ Bắc Kinh vẫn chưa đưa ra bình luận về phát biểu của lãnh đạo Đài Loan.

Trong thời gian qua, quân đội Trung Quốc đã gia tăng sức ép với Đài Loan, điều máy bay chiến đấu vào vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan với tần suất cao chưa từng có và đôi khi còn vượt « đường trung tuyến » ở eo biển Đài Loan. Theo Reuters, bộ Quốc phòng Đài Bắc cho biết hôm qua là lần thứ 7 trong tháng và là lần thứ tư liên tiếp trong tuần máy bay phản lực của Trung Quốc đã tiến vào vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan.

Còn tại Hồng Kông, cảnh sát đặc khu hành chính hôm qua 09/10/2020 bắt giữ 9 người về tội trợ giúp 12 nhà tranh đấu dân chủ bỏ trốn sang Đài Loan bằng tàu thủy.

https://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20201010-t%E1%BB%95ng-th%E1%BB%91ng-%C4%91%C3%A0i-loan-k%C3%AAu-g%E1%BB%8Di-t%E1%BA%ADp-c%E1%BA%ADn-b%C3%ACnh-gi%E1%BA%A3m-c%C4%83ng-th%E1%BA%B3ng-qu%C3%A2n-s%E1%BB%B1

 

Đài Loan thông qua hai nghị quyết

 nối lại quan hệ ngoại giao với Mỹ

Hương Thảo

The Epoch Times ngày 8/10 đưa tin, vào ngày 6/10, Viện Lập pháp Đài Loan đã thông qua hai nghị quyết do Quốc dân đảng đề xuất, kêu gọi viện trợ quân sự của Hoa Kỳ và nối lại quan hệ ngoại giao giữa Hoa Kỳ và Đài Loan để chống lại sự xâm lược từ chính quyền ĐCSTQ.

Nghị quyết kêu gọi sự hỗ trợ của Hoa Kỳ trong việc chống lại sự xâm lược của ĐCSTQ chỉ ra rằng Không quân Trung Quốc đã điều máy bay quân sự đến xâm phạm không phận Đài Loan trong “15 ngày liên tiếp”. Cả hai đảng cầm quyền và đối lập đều kêu gọi ĐCSTQ “tự kiềm chế và ngừng mọi hành vi khiêu khích”.

Nghị quyết yêu cầu sự hỗ trợ của Hoa Kỳ, phù hợp với Đạo luật Quan hệ Đài Loan, để giúp Đài Loan tự bảo vệ mình khỏi sự xâm lược của ĐCSTQ trong các lĩnh vực quân sự, kinh tế và ngoại giao, và chỉ ra rằng “Hoa Kỳ đã là một chỗ dựa vững chắc cho quân đội Đài Loan cho một thời gian dài”.

Trong khi đó Nghị quyết kêu gọi Đảng Dân Tiến cầm quyền tích cực nối lại quan hệ ngoại giao giữa Đài Loan và Hoa Kỳ đã ghi nhận một loạt hành động của Hoa Kỳ trong việc hỗ trợ Đài Loan tự bảo vệ mình trước sự đe dọa từ chính quyền Bắc Kinh.

Quốc Dân Đảng đã đưa ra một tuyên bố trong thông cáo báo chí của mình vào chiều ngày 6/10, nói rằng “duy trì hòa bình xuyên eo biển”, “thúc đẩy bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ” và “khôi phục quan hệ ngoại giao giữa Trung Hoa Dân Quốc và Hoa Kỳ” luôn là mục tiêu và chính sách lớn của Quốc Dân Đảng, dù là đảng cầm quyền hay đối lập.

Người phát ngôn Văn phòng Tổng thống Đài Loan Zhang Dunhan nói rằng điều quan trọng nhất đối với quan hệ Đài Loan – Hoa Kỳ trong giai đoạn này là thực hiện “từng bước một” và tiếp tục hợp tác trong các lĩnh vực khác nhau như quốc quốc phòng, kinh tế và thương mại, và chính trị.

Ông nói thêm: “Chỉ cần hướng đi đúng và các bước đi vững chắc, quan hệ giữa Đài Loan và Hoa Kỳ sẽ ngày càng ổn định và lâu dài”.

https://www.dkn.tv/the-gioi/dai-loan-thong-qua-hai-nghi-quyet-noi-lai-quan-he-ngoai-giao-voi-my.html

 

Trung Cộng yêu cầu Hoa Kỳ

ngừng các hành động khiêu khích

Tin Bắc Kinh, Trung Cộng – Một phát ngôn viên của Bộ Quốc Phòng Trung Cộng vào thứ Sáu, 9 tháng 10, nói rằng khu trục hạm USS John McCain của Hoa Kỳ đã đi vào vùng biển xung quanh quần đảo Hoàng Sa trên biển Đông mà không có sự cho phép của Trung Cộng.

Trong bài đăng trên trang WeChat chính thức, phát ngôn viên này yêu cầu Hoa Kỳ ngừng các hành động khiêu khích, đồng thời hạn chế hoạt động quân sự trên biển và trên không tại khu vực biển Đông. Phát ngôn viên này thêm rằng nếu tàu Hoa Kỳ không rời đi, Trung Cộng sẽ có các hành động cần thiết để bảo vệ chủ quyền quốc gia, và để duy trì hòa bình ổn định trên biển Đông.

Vào tháng 8, 2020, Trung Cộng từng đe dọa Hoa Kỳ rằng, các tai nạn quân sự có thể xảy ra nếu Washington tiếp tục gây rắc rối tại biển Đông. Trong khi đó, Hoa Kỳ vẫn duy trì các chuyến đi ngang qua khu vực này, với lý do bảo vệ quyền tự do hàng hải trên vùng biển quốc tế.

Trung Cộng tuyên bố chủ quyền trên phần lớn biển Đông, xung đột với tuyên bố tương tự của các quốc gia gồm Malaysia, Việt Nam, Brunei, và Philippines.

Hoa Kỳ lâu nay vẫn chỉ trích việc Trung Cộng quân sự hóa biển Đông, trong khi Bắc Kinh khẳng định mọi sự điều động này chỉ nhằm mục đích phòng vệ.

Tuy nhiên, Trung Cộng gần đây tuyên bố rằng, điều gọi là quân sự hóa biển Đông chủ yếu là do Hoa Kỳ gây ra. Theo lời Bắc Kinh, các hành động của Washington trên thực tế chỉ làm cản trở nỗ lực giải quyết tranh chấp giữa các nước trong khu vực. (BBT)

https://www.sbtn.tv/trung-cong-yeu-cau-hoa-ky-ngung-cac-hanh-dong-khieu-khich/

 

Hàng trăm tàu cá Trung Quốc

càn quét bờ biển Nam Mỹ

Minh Nam

Ngoại trưởng Chile Andres Allamand ngày 8/10 cho biết Bộ Quốc phòng và Hải quân Chile đang theo dõi hoạt động của đội tàu cá Trung Quốc để bảo vệ “chủ quyền” tại vùng đặc quyền kinh tế của Chile, theo Reuters.

Theo Ngoại trưởng Chile, đội tàu cá Trung Quốc, gồm khoảng 300 tàu, thường xuyên xuất hiện ở Thái Bình Dương và hoạt động xung quanh vùng biển Peru.

Đường bờ biển dài dọc Thái Bình Dương của Chile có trữ lượng lớn cá và hải sản. Đây cũng là nguồn thu nhập quan trọng cho ngư dân Chile.

Hải quân Peru hồi tháng 9 thông báo đang theo dõi chặt chẽ 250 tàu cá Trung Quốc di chuyển ngoài khơi quốc gia Nam Mỹ. Sự xuất hiện của các tàu này làm dấy lên lo ngại từ những người trong ngành đánh bắt hải sản Peru, đồng thời dẫn tới một cuộc “khẩu chiến” trên mạng xã hội Twitter giữa Washington và Bắc Kinh.

Trước đó, đội tàu Trung Quốc từng đánh bắt ở gần quần đảo Galapagos của Ecuador, buộc hải quân Ecuador phải triển khai máy bay xua đuổi.

Theo báo cáo do Viện Phát triển Hải ngoại có trụ sở tại London (Anh) công bố hồi tháng 6, Trung Quốc là thủ phạm gây ra cuộc “khủng hoảng nghề cá toàn cầu” vì nước này có đội tàu cá đánh bắt xa bờ lớn nhất thế giới.

https://www.dkn.tv/the-gioi/hang-tram-tau-ca-trung-quoc-can-quet-bo-bien-nam-my.html

 

Trung Quốc đang ‘vũ khí hóa’

sông Ấn ở nơi thượng nguồn Tây Tạng?

Hương Thảo

Mục lục bài viết

Brahmaputra và Indus

Đường hầm 1000 km xuyên Cực Thứ ba

‘Biến Tân Cương thành California’?

Tại sao Ấn Độ nên lo lắng?

Trung Quốc xây đường ống chuyển nước nhằm đổi hướng dòng chảy sông Ấn Độ, sau khi đã xây các đập thủy điện trên sông Brahmaputra ở đoạn chảy qua lãnh thổ Trung Quốc.

Cách làm của Trung Quốc đối với sông Brahmaputra cũng giống kiểu xây la liệt các đập thủy điện trên thượng nguồn Mê Kông chia sông thành nhiều khúc và chặn không cho nước xuống hạ nguồn.

Việc Trung Quốc tham vọng dẫn dòng chuyển nước từ Tây Tạng về Tân Cương còn đặt ra những mối lo ngại khác, trong đó có nghi vấn rằng Trung Quốc đang “vũ khí hóa” các con sông?.

Căng thẳng giữa Trung Quốc và Ấn Độ dọc biên giới Himalaya của hai nước vẫn tiếp tục âm ỉ, và các chuyên gia cho rằng, những kế hoạch của Trung Quốc nhằm chuyển hướng dòng chảy của hai con sông xuyên Himalaya, nguồn nuôi sống hàng triệu người ở các vùng hạ lưu ở Ấn Độ, Pakistan và Bangladesh đã khiến mối lo ngại sẵn có của Ấn Độ đối với Trung Quốc lại thêm phần gia tăng. Ấn Độ nên thiết lập một “khuôn khổ đa phương quốc tế” để đối phó với các kế hoạch của Trung Quốc, trong đó bao gồm một dự án mà một kỹ sư địa kỹ thuật người Trung Quốc nói rằng “sẽ biến Tân Cương trở thành California”, theo The Epoch Times.

Brahmaputra và Indus

Hai con sông hùng vĩ được nói đến ở đây là Brahmaputra và Indus, chúng đều bắt nguồn từ Tây Tạng. Sông Indus chảy qua tây bắc Ấn Độ đổ vào Pakistan, còn sông Brahmaputra chảy qua đông bắc Ấn Độ đổ vào Bangladesh. Cả hai đều nằm trong số những con sông dài nhất và lớn nhất trên thế giới.

The Epoch Times cho hay, trong nhiều năm, Trung Quốc đã lên kế hoạch chuyển hướng dòng chảy của sông Brahmaputra – ở trên đất Tây Tạng nó được gọi là sông Yarlung Zangbo, và sông Indus khỏi vị trí nguyên sơ của chúng để chảy tới các khu vực khô cằn ở Khu tự trị Tân Cương của Trung Quốc. Cả hai sông này đều chảy từ cao nguyên Tây Tạng đổ vào hai bang của Ấn Độ đều là những nơi đều đang có tranh chấp biên giới với Trung Quốc.

Dòng sông Indus chảy vào bang Ladakh, nơi thuộc sự quản lý của chính phủ liên bang, và cũng là nơi kể từ tháng Năm đã trở thành tâm điểm của cuộc xung đột với Trung Quốc. Còn dòng sông Yarlung Zangbo chảy vào Arunachal Pradesh, một bang của Ấn Độ, nơi có biên giới chung với Bhutan, cũng là nơi mà Trung Quốc tuyên bố yêu sách lãnh thổ.

Đường hầm 1000 km xuyên Cực Thứ ba

“Dự án hiện tại đề xuất chuyển hướng dòng chảy từ Yarlung Tsangpo ở miền nam Tây Tạng bằng cách khoan một đường hầm dài 1000 km xuyên qua “cực thứ ba” (Third Pole) của thế giới, hay còn được gọi là “tháp nước của châu Á”, làm tan băng vĩnh cửu, thu hẹp lại đoạn sông băng nơi cao nguyên Tây Tạng đến Taklamakan khô cằn [một sa mạc ở tây nam Tân Cương], tiến sĩ Burzine Waghmar thuộc Viện SOAS Nam Á, London cho The Epoch Times biết, trong một email.

Kế hoạch làm chuyển hướng dòng chảy của sông Yarlung Zangbo từ Tây Tạng để đến Tân Cương đã được tính đến kể từ thời triều đại nhà Thanh vào thế kỷ 19, nhưng chi phí khổng lồ và những thách thức về mặt kỹ thuật, cũng như vị trí quốc tế của dòng sông, khiến dự án không bao giờ được khởi công, Waghmar cho biết. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, chính quyền Trung Quốc đã cố gắng hồi sinh dự án và một đợt thử nghiệm đang diễn ra ở tỉnh Vân Nam, nơi các được hầm đang được khoan với các kỹ thuật, công nghệ và thiết bị sẽ được nhân rộng ở Tân Cương. Công trình xây dựng trên một đoạn đường hầm Vân Nam dài 600 km đã bắt đầu từ tháng 8/2017.

“Dự án chuyển dòng nước ở trung tâm Vân Nam là một dự án thao diễn”, nhà nghiên cứu Zhang Chuanqing thuộc Viện Khảo sát Địa chất ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, nói với nhật báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng. “Nó cho thấy rằng chúng tôi có khối óc, sức vóc và công cụ để xây những đường hầm siêu dài ở những địa hình nguy hiểm mà chi phí không quá tốn kém”, Chuanqing nói về dự án 11,7 tỷ đô la.

Tờ Economic Times cho hay, những lo ngại về các dự án chuyển hướng sông này ngày càng tăng, bởi Trung Quốc đã chặn Xiabuqu, một nhánh của sông Yarlung Zangbo trên phần đất Tây Tạng, để điều nước chảy về dự án đập thủy điện Lalho.

“Gần đây, sau cuộc đụng độ biên giới giữa Ấn Độ và Trung Quốc tại Thung lũng Galwan hồi tháng Năm, Trung Quốc đã chặn sông Galwan, một nhánh của sông Indus bắt nguồn từ khu vực Aksai Chin do Trung Quốc kiểm soát, do đó đã thay đổi dòng chảy tự nhiên của sông vào Ấn Độ”, Ameya Pratap Singh và Urvi Tembey cho biết trong một phân tích công bố trên Viện Lowy ngày 23/7. Nhà Tây Tạng học gốc Pháp Claude Arpi trong một nghiên cứu đăng trên blog của mình cũng nói về các đề xuất của Trung Quốc nhằm chuyển hướng dòng Indus.

“Các “nhà nghiên cứu” đề xuất đưa thêm một đoạn Tây Nam vào Tuyến đường chuyển nước sang phía Tây, là một phần thứ ba của Dự án chuyển nước từ phía Nam sang phía Bắc”, Arpi nói, và trích dẫn các nguồn tin khác nhau của Trung Quốc: “Nó sẽ liên quan đến việc chuyển hướng của các dòng chảy từ sông Indus ở phía tây Tây Tạng (trước khi nhánh này chảy vào Ladakh) về phía lưu vực Tarim ở Tân Cương”.

Hoàn Cầu Thời báo của Trung Quốc cũng đưa tin rằng 20 học giả Trung Quốc đã gặp nhau tại Urumqi, thủ phủ của Tân Cương vào tháng 7/2017 để thảo luận làm thế nào để chuyển hướng dòng chảy của những con sông từ Tây Tạng đến Tân Cương.

‘Biến Tân Cương thành California’?

Kế hoạch của Trung Quốc để chuyển hướng sông Yarlung Zangbo bao gồm việc xây một đường hầm dài nhất thế giới, 621 dặm (1000 km) với đề xuất chuyển nước từ cao nguyên Tây Tạng đến Tân Cương và liên quan đến nhiều khúc sông và các thác nước – một dự án mà một kỹ sư địa kỹ thuật Trung Quốc cho biết sẽ “biến Tân Cương thành California“, theo một bài báo của Naseer Ahmed và Xiangzhou được công bố trong Đại hội đồng Liên minh Khoa học Địa chất Châu Âu lần thứ 22 vào tháng 5 năm nay.

Tiến sĩ Satoru Nagao, một học giả tại Viện Hudson có trụ sở tại Washington DC, trong một email đã cho The Epoch Times biết, trong bối cảnh Trung Quốc mở rộng, chuyển từ các thành phố bão hòa ở phía đông sang các vùng có độ cao và địa hình gồ ghề chưa khai thác hoặc các vùng khô cằn ở Tây Tạng

và Tân Cương, thì chuyển hướng sông và các dự án thủy điện được tích hợp với sự phát triển nền kinh tế và đây cũng là chiến lược phát triển của nước này.

“Đối với chính phủ Trung Quốc, sự phát triển ở phía Tây là yếu tố sống còn đối với phía Đông. Đó là lý do nếu Trung Quốc muốn phát triển Tây Cương Duy Ngô Nhĩ, Trung Quốc nhất thiết phải tìm được nguồn nước ở Tân Cương Duy Ngô Nhĩ. Nếu ở đó không đủ nước, Trung Quốc nhất thiết phải đưa nước từ Tây Tạng đến”, ông Nagao nói và cho biết thêm rằng các dự án này cũng thiết yếu cho sự canh tác nông nghiệp và khai thác tài nguyên khoáng sản của Trung Quốc.

Dự án dẫn dòng Tây Tạng – Tân Cương đòi hỏi 1 tỷ nhân dân tệ (xấp xỉ 147,3 triệu đô la) cho mỗi km đường ống sẽ mang lại 10-15 tỷ tấn nước mỗi năm. Dự án này “được dự tính sẽ giải quyết vấn đề nước, lương thực, và hạn hán ở vùng nông thôn”, Abbasi và Xu, thuộc trường Kỹ thuật Thủy lợi đại học Công nghệ Đại Liên Trung Quốc, cho biết. Theo Abbasi và Xu, giai đoạn đầu tiên của dự án sẽ xây dựng 29 hồ chứa với sức chứa 21,8 tỷ mét khối nước, trong khi Ấn Độ và Bangladesh rơi vào tình trạng nằm trong khu vực bị ảnh hưởng tiêu cực. Việc chuyển hướng dòng chảy sẽ “phá vỡ đa dạng sinh học” và “tăng khả năng xảy ra động đất và lũ lụt”.

Waghmar nêu bật tác động tàn phá của các dự án như vậy trong lịch sử, ông nói: “Sự cạn kiệt hoàn toàn của hồ muối Lopnor, mà ngay từ thời nhà Thanh, các sông như Tarim và Kongque đã bị cố ý chuyển dòng để nuôi các tầng nước ngầm trong ốc đảo và các dòng chảy trên đồi, do đó khiến các lòng sông khô cạn, dẫn đến sa mạc hóa, hủy hoại những bụi cây liễu bách (tamarisk) vốn có chức năng ổn định cát và chống xói mòn ở khu vực”. “Cũng như Uzbekistan Xô viết, việc ĐCSTQ ấn định sản xuất bông ở Tân Cương đã cho thấy rõ ​​rằng các chính sách nông nghiệp xã hội chủ nghĩa cấp tiến đã hủy hoại môi trường mãi mãi”, Waghmar nói.

Tại sao Ấn Độ nên lo lắng?

Theo Waghmar, dự kiến việc điều chuyển nguồn nước ở Yarlung Tsangpo sẽ xảy ra ở địa khu Sangri, nơi gần biên giới tranh chấp của Ấn Độ, cùng với bang Sikkim và rằng không tồn tại hiệp ước về nguồn nước nào giữa Trung Quốc và Ấn Độ hoặc Bangladesh, nơi con sông cuối cùng nhập vào Vịnh Bengal.

Hồi tháng 5, các binh sĩ Ấn Độ và Trung Quốc đã đánh nhau ở phía đông bắc Sikkim, và trước đó là xung đột nghiêm trọng giữa hai bên trong khu vực vào năm 2017, khi Trung Quốc cố gắng mở rộng một con đường qua Doklam, cao nguyên giữa Bhutan, Ấn Độ và Trung Quốc mà Bhutan quản lý nhưng Trung Quốc tuyên bố chủ quyền. Giới chức Bhutan tìm kiếm sự hỗ trợ của quân đội Ấn Độ, và cuộc đối đầu xuyên biên giới đã dẫn đến căng thẳng kéo dài 73 ngày giữa quân đội hai nước. Sau nhiều tuần đàm phán, cả hai bên rút quân, nhưng kể từ đó Trung Quốc đã bắt đầu xây dựng cơ sở hạ tầng với quy mô khổng lồ trong khu vực.

Vào ngày 15/6, một cuộc đụng độ bạo lực đã xảy ra tại thung lũng Galwan ở lãnh thổ Ladakh, 20 binh sĩ Ấn Độ và một số binh sĩ Trung Quốc thiệt mạng. Kể từ đó, hai bên tranh giành vị trí chiến lược và ồ ạt củng cố các lực lượng trong khu vực.

“Các cuộc đụng độ gần đây ở biên giới Trung – Ấn đã làm rõ rằng, Ấn Độ cần phải đánh giá xem Trung Quốc có thể “vũ khí hóa” lợi thế của mình so với các nước ở hạ nguồn ra sao”, hai nhà nghiên cứu Singh và Tembey nói. “Việc kiểm soát các con sông này một cách hiệu quả sẽ giúp Trung Quốc kìm hãm nền kinh tế của Ấn Độ”.

Nagao nói rằng, dự án chuyển nước liên quan tới vấn đề chiến lược, và Ấn Độ nên nâng cao sự lo ngại, nhất là sau vụ xung đột ở Galwan. Ông cho biết, nếu Trung Quốc chuyển hướng các con sông ở những khu vực nhạy cảm này, họ cũng sẽ triển khai quân đội để bảo vệ dự án, và bất kỳ hoạt động củng cố quân sự nào cũng sẽ gây ra nhiều lo ngại hơn nữa cho Ấn Độ.

“Kịch bản ác mộng này đã bắt đầu. Vì Trung Quốc cần nhiều nước hơn để phát triển, họ đã bắt đầu kế hoạch chuyển hướng dòng chảy của sông. Trung Quốc càng xây dựng phát triển Tây Tạng, sẽ càng có nhiều binh đoàn Trung Quốc được triển khai để xiết chặt an ninh ở các nguồn nước này. Các hoạt động quân sự của Trung Quốc ở biên giới Ấn Độ – Trung Quốc (xung quanh Tây Tạng) sẽ gia tăng”, ông Nagao nói. Ông cũng cho biết, xung đột hiện tại bắt đầu từ việc Trung Quốc triển khai cơ sở hạ tầng ở biên giới, Ấn Độ xây dựng một con đường và điều này trở thành nguyên nhân dẫn đến bế tắc hiện tại.

Ông Waghmar cho biết, việc chuyển nước từ Yarlung Tsangpo, có chung nguồn với sông Indus, cũng sẽ tác động bất lợi đến Pakistan khi nó chảy qua khu vực Gilgit-Baltistan vào Punjab, vựa lúa của Pakistan.

Theo tiến sĩ Nagao, để ngăn chặn sự xâm nhập của Trung Quốc ở biên giới, Ấn Độ nên tăng cường khả năng phòng thủ và tăng cường phối hợp với Hoa Kỳ, Nhật Bản và Úc. Ông nói: “Ấn Độ nên mời Mỹ, Nhật Bản và Úc tham gia cân bằng quyền lực trong khuôn khổ nếu có thể”.

https://www.dkn.tv/the-gioi/trung-quoc-dang-vu-khi-hoa-nguon-nuoc-song-an-o-thuong-nguon-tay-tang.html

 

Lính biên phòng Trung Quốc bỏng nặng

phần mặt vì tia cực tím, thiếu đồ bảo hộ tối thiểu

Vũ Dương

Rốt cuộc họ đều chỉ là tấm bia đỡ đạn mà thôi…..

Gần đây, một video về những người lính biên phòng của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) với khuôn mặt bị bỏng nặng bởi tia cực tím được lan truyền rộng rãi trên mạng. Những người lính biên phòng này hiện đang phục vụ trên cao nguyên, nhưng lại không được trang bị những thiết bị phòng hộ cơ bản nhất, theo SOH.

Nội dung video cho thấy những người lính biên phòng này đến từ mọi nơi trên khắp cả nước, tuổi tầm 21 hoặc 22, và họ đã phục vụ ở nơi cao nguyên này đã được 2 năm. Tất cả họ rõ ràng không được trang bị thiết bị bảo hộ vùng cao cơ bản nhất. Gương mặt, môi và mũi của họ bị tia cực tím tàn phá nghiêm trọng, mặt sưng phù, vùng da trên mặt bị bong tróc từng lớp từng lớp.

Có cư dân mạng nói: “Nhìn gương mặt những người lính này, chúng ta biết ngay ĐCSTQ vốn không xem họ như con người. Trước khi dùng làm bia đỡ đạn, khuôn mặt đã bị cháy xém như con lợn quay rồi. Tất cả họ đều không được trang bị thiết bị phòng hộ cơ bản nhất. Thật thương cho những đứa trẻ này. Họ tưởng rằng mình thật vĩ đại, tưởng rằng mình đang bảo vệ tổ quốc nhưng thực chất là đang bảo vệ chế độ độc tài, thực chất là đang nối giáo cho giặc. Trông họ thật đáng thương cũng thật đáng buồn”.

Trước đó, một người dùng Twitter khác có tài khoản “草祭” đã đăng bức ảnh so sánh sự khác biệt của những người lính Ấn Độ và lính Trung Quốc khi làm nhiệm vụ trên cao nguyên Ladakh.

Người này bình luận: “Hãy nhìn những người lính Trung Quốc ở Ladakh. Họ thiếu thiết bị phòng hộ cơ bản nơi vùng cao. Hầu hết khuôn mặt của họ đã bị bỏng nặng bởi tia cực tím của cao nguyên. Khi tuần tra trên núi tuyết, ngay cả kính bảo hộ cũng không có. Trái lại, quân đội Ấn Độ lại được trang bị rất đầy đủ, tình trạng sức khỏe được bảo vệ tốt. Họ tràn đầy tự tin và cảm thấy vinh dự lớn lao vì được bảo vệ đất nước. Quân nhân Ấn Độ có phẩm giá của một người lính, trong khi lính Trung Quốc không chỉ không có phẩm giá của một người lính, thậm chí sống không bằng một con chó ở nước ngoài”.

Video trên không khỏi khiến vô số cư dân mạng cảm thán:

“Thật quá thương tâm. Những đứa trẻ này hoặc là vì họ đã bị tẩy não, hoặc là vì sinh tồn. Họ đều là con em gia cảnh khốn khó, không có con đường thăng tiến, nên chỉ còn cách dùng mạng sống của mình ra đánh đổi tương lai”.

“Tội nghiệp mấy đứa trẻ con nhà nghèo, nhìn vào là biết cả thỏi son dưỡng môi cũng không có, rốt cuộc họ cũng chỉ là tấm bia đỡ đạn mà thôi…”

“Những thanh niên này ngay đến sức khỏe của mình còn không bảo vệ nổi, thì sao có thể bảo vệ tổ quốc được? Đây chính là thủ đoạn lừa mị quen dùng của ĐCSTQ, kích động tình cảm yêu nước sôi sục của những người trẻ rồi mang họ ra làm bia đỡ đạn mà không trang bị thiết bị phòng hộ cá nhân nào, so với trang bị của cảnh sát được đưa đến Hồng Kông để trấn áp người dân thì thật thua kém không biết bao nhiêu lần. ĐCSTQ đối xử với những người lính này thậm chí không bằng cả chó nghiệp vụ”.

“Họ đều là con nhà nghèo, nếu có chút xuất thân thì chẳng ai chịu đi lính nơi đó cả”.

“Hãy thử nghĩ về sự tích chiếc áo khoác mỏng trong chiến tranh với Triều Tiên và đôi dép cao su trong chiến tranh với Việt Nam. Tất cả họ đều chỉ là tấm bia đỡ đạn của ĐCSTQ”.

https://www.dkn.tv/the-gioi/linh-bien-phong-trung-quoc-bong-nang-phan-mat-vi-tia-cuc-tim-thieu-do-bao-ho-toi-thieu.html

 

Tencent chi 700 tỷ tặng điện thoại Huawei cho

nhân viên, phản ứng nhận về thật đáng xấu hổ

Phụng Minh

Trong dịp Tết Trung thu năm nay, Tencent đã tặng miễn phí cho hàng chục nghìn nhân viên, mỗi người một chiếc điện thoại di động cao cấp nhất Mate Xs 5G của Huawei. Nhưng nhân viên sau khi nhận điện thoại đã mang đến bán ở sàn giao dịch đồ cũ Xianyu để lấy tiền, thu hút mối quan tâm của dư luận, theo Vision Times.

Theo báo cáo của phương tiện truyền thông đại lục, trong Tết Trung thu, Tencent đã tặng các nhân viên thuộc PCG (Nhóm kinh doanh nền tảng và nội dung), tổng cộng hơn 10.000 nhân viên, mỗi người một chiếc điện thoại di động có thể gập đôi màn hình Huawei Mate Xs 5G để kỷ niệm hai năm thành lập của PCG.

Huawei Mate Xs 5G là điện thoại di động màn hình gập của Huawei ra mắt vào tháng 2 năm nay, đây cũng là di động đắt nhất của Huawei, với giá 16.999 nhân dân tệ (gần 59 triệu đồng). Các cửa hàng chính thức của Huawei trên các nền tảng như JD.com và Tmall cho biết điện thoại này đã hết hàng, trong khi các kênh khác cho biết chỉ còn hàng ở mức giá khoảng 20.300 nhân dân tệ (khoảng 70 triệu đồng). Hiện nay, Tencent đã tặng chiếc di động này cho hơn 10.000 nhân viên PCG, điều đó có nghĩa là Tencent sẽ chi gần 200 triệu nhân dân tệ (692 tỷ đồng) để tặng thưởng nhân viên lần này.

Tuy nhiên, sau khi số lượng lớn nhân viên Tencent nhận điện thoại di động Huawei Mate Xs 5G, nền tảng giao dịch hàng cũ đang ảm đạm bỗng sôi động hơn, khi có một số lượng lớn điện thoại Huawei Mate Xs 5G được giao bán và địa điểm giao hàng nằm ở hầu hết khu vực quanh Tencent ở Thâm Quyến, Quảng Đông hoặc Bắc Kinh. Một số người bán hàng cho biết, chiếc điện thoại di động là quà của công ty. Cũng có nhiều điện thoại di động được dán nhãn trực tiếp là hàng tặng phiên bản tùy chỉnh của Tencent và giá cao hơn 16.999 nhân dân tệ.

Hiện tại, chiếc Huawei Mate Xs gập đã được tìm kiếm rất nhiều trên mạng Xianyu. Trang web Xianyu cũng xác nhận trên Weibo chính thức của mình rằng những chiếc điện thoại này là của nhân viên Tencent.

Gần đây, Huawei đã quảng bá dòng sản phẩm Hongmeng 2.0 và Mate 40 cao cấp, nói rằng “người dân Trung Quốc đang rất mong đợi nó”. Hành động của các nhân viên Tencent cho thấy điều ngược lại, những chiếc di động cao cấp nhất của Huawei không mấy hấp dẫn. Ngoài ra, bảng xếp hạng doanh số bán điện thoại di động của JD.com trong hai tháng qua cũng cho thấy rằng điện thoại di động của Huawei không phổ biến với người đại lục như tuyên truyền chính thức hãng.

Trong bảng xếp hạng doanh số bán điện thoại di động tháng 8 và tháng 9 của JD, iPhone 11 đứng thứ 1. Trong tháng 8, doanh số bán ra của iPhone 11 là gần 490.000 chiếc, bỏ xa các đối thủ khác và hơn cả người đứng thứ hai là dòng Redmi K30 Pro với gần 300.000 chiếc đã được bán ra. Trong tháng 9, doanh số iPhone 11 đã vượt quá một triệu chiếc. Doanh số bán điện thoại di động của Huawei đã rơi khỏi top 5 trong bảng xếp hạng trong hai tháng này.

Do Huawei có liên quan đến vụ đánh cắp dữ liệu cá nhân và thương mại của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Hoa Kỳ đã chính thức đưa ra lệnh cấm cung cấp chip cho doanh nghiệp này vào ngày 15/9 và doanh số bán điện thoại di động của Huawei cũng bắt đầu giảm mạnh. Một số phương tiện truyền thông đại lục cho biết các lô hàng điện thoại di động của Huawei trong năm nay chỉ có hàng chục triệu chiếc. Để hỗ trợ kinh doanh điện thoại di động, Huawei phải dựa vào người tiêu dùng trong nước, nhưng danh sách bán điện thoại di động cho thấy Apple vẫn được ưa chuộng nhất.

https://www.dkn.tv/the-gioi/tencent-chi-700-ty-tang-dien-thoai-huawei-cho-nhan-vien-phan-ung-nhan-ve-that-dang-xau-ho.html

 

Câu chuyện của người phụ nữ sống sót

sau các chiến dịch đàn áp của ĐCSTQ

Lục Du

Cô Xiao Ping là một tù nhân lương tâm ở Trung Quốc. Sống sót sau các cuộc đàn áp đẫm máu của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) nhắm vào những người có đức tin, cô đã tới được vùng đất tự do Hoa Kỳ, và kể lại những năm tháng sống trong “địa ngục trần gian” ở Trung Quốc với Epoch Times.

Ngày Tết Trung thu là ngày lễ lớn thứ hai trong năm của người Hoa. Khi các gia đình quây quần bên nhau để thưởng thức những chiếc bánh trung thu và chuẩn bị chiêm ngưỡng ánh trăng thì cô Xiao Ping vẫn đang mải miết với công việc.

Đây là Tết Trung thu thứ hai của cô Xiao ở New York. Là người có niềm tin tâm linh mạnh mẽ, người phụ nữ 47 tuổi này đến từ thành phố Nam Xương, phía đông nam của Trung Quốc. Xiao rời quê nhà để đến Mỹ tị nạn vào tháng 8/2019 cùng với cậu con trai của mình, sau khi bị chính quyền Trung Quốc nhiều lần bắt giam và quấy nhiễu vì cô không chịu từ bỏ niềm tin của mình vào Phật Pháp.

Trước một gian hàng nhỏ ở Flushing, New York, treo đầy băng rôn, tờ rơi và tập sách nhỏ với những dòng chữ như “Pháp Luân Đại Pháp Hảo” và “Chân Thiện Nhẫn”, cô Xiao xuất hiện như thường lệ, mỉm cười với những người qua đường và trao cho họ một tập tài liệu nhỏ giới thiệu về Pháp Luân Đại Pháp, và những thông tin để mọi người biết chân tướng về cuộc bức hại mà Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) nhắm vào môn tu luyện hiền hòa này.

Giọng cô Xiao run lên khi nói về những người thân yêu mà cô phải rời xa — chồng cô, em gái cô, và người mẹ già đã ở độ tuổi 80, cùng những người bạn cũng bị bức hại vì đức tin như cô.

“Em đã đúng khi lựa chọn đến Mỹ, nhưng gia đình không thể xa em”, chị gái của Xiao từng nói với cô trong một cuộc điện thoại.

Tội ác trong nhà tù

Là một môn tu luyện cổ xưa của Trung Quốc, Pháp Luân Đại Pháp, còn được gọi là Pháp Luân Công, bao gồm các bài giảng đạo đức và 5 bài công pháp nhẹ nhàng giúp con người hướng thiện và đạt trạng thái thân thể khỏe mạnh thực sự.

Pháp Luân Công đã trở nên phổ biến ở Trung Quốc vào những năm 1990, và từng nhận được nhiều giải thưởng, bằng khen và sự ca ngợi của công chúng cho đến khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) phát động một chiến dịch đàn áp vào năm 1999 nhắm xóa bỏ môn tu luyện này.

Trước thời điểm bị bức hại, có khoảng từ 70 đến 100 triệu người Trung Quốc theo tu tập Pháp Luân Công. Lượng người tu luyện Pháp Luân Công quá nhiều đã khiến ĐCSTQ chú ý. Giang Trạch Dân và ĐCSTQ theo một phản xạ bản năng của lực lượng vô Thần và toàn trị đã quyết định mở một cuộc đàn áp nhắm vào những người chỉ muốn trở thành người tốt.

Kể từ đó các học viên Pháp Luân Công là mục tiêu của các cuộc bắt bớ trái pháp luật, tra tấn, cưỡng bức lao động, và mổ cướp nội tạng sống. Trong khi đó, ĐCSTQ ra sức thực hiện các chiến dịch tuyên truyền nhằm bôi xấu và kích động hận thù đối với họ.

Từ năm 1999 đến năm 2001, Xiao bị giam ba lần tại cùng một nhà tù, mỗi lần cô bị bắt đều vào mùa đông khi nhiệt độ xuống dưới mức đóng băng. Cô cho biết, nhiệt độ xuống thấp tới mức những chiếc khăn bị biến thành một khối băng, trong hoàn cảnh đó trại giam chỉ cung cấp cho các tù nhân một lượng rau luộc ít ỏi với giòi nổi ở phía trên và một lớp cát ở dưới cùng.

“Mỗi miếng ăn đều có cát”, cô cho biết. “Nếu nhổ cát ra thì sẽ không ăn được gì”.

Bên trong phòng giam nhỏ bé, cô Xiao phải ngủ chen chúc với hàng chục tù nhân khác trên một tấm ván gỗ cứng chỉ chứa được một nửa trong số họ. Tấm ván gỗ bị nghiêng, buộc mọi người phải ngủ gối đầu vào nhau và không có không gian để di chuyển hoặc thay đổi vị trí.

“Khi mỏi, tất cả chúng tôi đều cùng phải xoay người”, cô Xiao kể.

Vì thiếu dinh dưỡng, các tù nhân bị táo bón kéo dài hàng tuần, và thường kết thúc bằng những ngày tiêu chảy sau khi họ được ăn thịt lợn theo tiêu chuẩn tháng từ những con lợn do nhà tù nuôi.

Trong nhà tù, tắm vòi sen là một điều xa xỉ và việc tắm cũng là một thử thách do nguồn nước khan hiếm, nếu có thì là nước lạnh và thường sẽ bị ngắt trước khi tù nhân tắm xong. Để tránh nước lạnh, thỉnh thoảng cô dùng khăn ướt để lau người. “Ghét sẽ đổ xuống sau khi bạn kỳ cọ”, cô nói.

Năm 2001, cô bị chuyển từ trại giam sang trại lao động. Cô có 5 tháng ở đó, công việc hàng ngày của cô là đan áo len cho chó. Xiao nghi ngờ sản phẩm mà cô làm được dùng để xuất khẩu. Khi không làm việc, tù nhân bị bắt ngồi trên ghế đẩu thấp để xem các video tuyên truyền bôi nhọ Pháp Luân Công.

Quản giáo sẽ không cho phép người thân đến thăm người nhà đang ở tù trừ khi họ hét lên những lời phỉ báng Pháp Luân Công, cô Xiao nói.

Vào năm 2015, Xiao và hàng chục học viên Pháp Luân Công địa phương khác đã đệ đơn kiện Giang Trạch Dân, người khởi xướng và phát động cuộc đàn áp tàn bạo đối với những người tin vào Chân-Thiện-Nhẫn.

Phó giám đốc Phòng 610 địa phương, cơ quan tư pháp được giao nhiệm vụ thực hiện cuộc đàn áp Pháp Luân Công, đã đến các cơ quan để gây sức ép buộc họ phải sa thải các học viên Pháp Luân Đại Pháp. Xiao là một trong số khoảng 10 học viên đã mất việc trong hai năm sau đó.

“Mọi người đều nói những học viên [Pháp Luân Công] như cô là người tốt, nhưng vậy thì sao? Cô không được phép tiếp tục công việc”, lãnh đạo nói với Xiao trước khi cô bị sa thải. “Nếu cô tu luyện Pháp Luân Công, cô là kẻ thù, kẻ thù, kẻ thù”, người này chỉ tay vào mặt cô nói.

An ninh thậm chí còn cố gắng thẩm vấn con trai của Xiao, khi đó đang học lớp sáu. Họ cũng hỏi giáo viên của cậu bé rằng cậu có biết gì về Pháp Luân Công không.

Cuộc sống mới ở vùng đất tự do

Những năm tháng phải sống trong hoàn cảnh khủng bố về tinh thần đã để lại những vết thương trong lòng con trai của Xiao. Khi chủ nhà ở New York đến giúp cô thiết lập mạng Internet không lâu sau khi cô và con trai ổn định cuộc sống, phản ứng đầu tiên của cậu bé là giấu các cuốn sách Pháp Luân Công vào ngăn kéo để chủ nhà không nhìn thấy chúng.

Cô cho biết, hành động nhỏ của con trai đã khiến tôi “đau nhói trong tim”. Cô giải thích với cậu bé còn đang ở độ tuổi thiếu niên rằng chúng ta “hiện đang ở Mỹ” và không cần làm như vậy nữa.

Giống như nhiều người nhập cư mới, Xiao tất bật với việc mưu sinh và chăm sóc con trai mình, nhưng cô cũng dành thời gian để thiền định và chia sẻ với mọi người về cuộc bức hại Pháp Luân Công vẫn đang diễn ra, hiện đã là năm thứ 21. Cô cho biết công việc hàng ngày ở Mỹ không là gì so với những “cực hình” mà cô đã phải chịu đựng ở Trung Quốc.

Một học viên Pháp Luân Công cùng tuổi và cùng quê với Xiao gần đây đã bị tuyên án 9,5 năm tù sau khi trước đó đã phải ngồi tù 9 năm. “Có bao nhiêu‘ chín năm ’trong cuộc đời của một người?”, cô Xiao nói.

Trước Tết Trung thu, Xiao đã cùng hàng trăm học viên Pháp Luân Công ở New York gửi lời chúc mừng tới người sáng lập Pháp Luân Công, ông Lý Hồng Chí, người đã giúp họ hiểu được đạo lý làm người, cho họ mọi thứ mà không đòi hỏi điều gì.

Sự thay đổi của môi trường sống đã khiến Xiao cảm thấy nhẹ nhàng hơn và “ngay cả việc thở cũng cảm thấy dễ dàng hơn”, cô nói. Cô nhớ lại một sự kiện tại Quảng trường Thời đại vào tháng 9/2019, khi có khoảng 100 học viên tham gia một buổi thiền định. Cô cho biết đây là lần đầu tiên sau nhiều năm cô có thể hoàn toàn thư giãn và hoàn toàn quên mình đang ở đâu.

“Bạn có biết khu vực xung quanh ồn ào như thế nào không?” Xiao nói, đề cập tới sự náo nhiệt với nhiều âm thanh ở quảng trường thời đại. Cô cho biết, mặc dù ồn ào như thế nhưng chỉ sau 30 phút, tất cả những gì cô nghe được là tiếng nhạc thiền thanh bình, như thể cô đã được chuyển đến một thế giới khác.

https://www.dkn.tv/the-gioi/cau-chuyen-cua-nguoi-phu-nu-song-sot-sau-cac-chien-dich-dan-ap-cua-dcstq.html

 

Pakistan cấm Tiktok

vì nội dung phi đạo đức và khiếm nhã

Phụng Minh

Trước đó quốc gia này đã cấm PUBG của Tencent với lý do gây hại cho giới trẻ Pakistan.

Cơ quan Viễn thông Pakistan (PTA) đã thông báo vào thứ Năm (8/10) rằng: “Trước những phàn nàn của người dân từ các thành phần khác nhau trong xã hội về nội dung phi đạo đức và khiếm nhã trên ứng dụng video TikTok, PTA đã ban hành hướng dẫn để chặn ứng dụng này”.

PTA tuyên bố rằng trước đó, Bộ đã đưa ra cảnh báo cuối cùng cho TikTok do “liên tục phát hành nội dung có liên quan bị khiếu nại”, phần mềm cuối cùng đã bị chặn.

Một quan chức cấp cao Pakistan chính thức nói với Reuters: “Chúng tôi đã nhiều lần yêu cầu họ thiết lập các cơ chế hiệu quả để chặn nội dung vô đạo đức và khiêu dâm. Tuy nhiên, nền tảng này đã không thể đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của Pakistan. Hiện nay, Pakistan đã quyết định chặn việc sử dụng ứng dụng TikTok”.

Theo các báo cáo liên quan, lệnh cấm TikTok được đưa ra theo chỉ đạo của Thủ tướng Pakistan Imran Khan, người đã yêu cầu các cơ quan viễn thông không khuyến khích phần mềm xuất bản nhiều nội dung thô tục.

Vào tháng 7 năm nay, Pakistan đã đưa ra cảnh báo cuối cùng về nội dung vô đạo đức và khiếm nhã của TikTok, nói rằng phần mềm này “chứa đầy nội dung vô đạo đức và thô tục”, gây nguy hiểm nghiêm trọng cho giới trẻ nước này.

Pakistan cũng đã áp đặt lệnh cấm đối với trò chơi Player Unknown’s Battlegrounds (PUBG) của Tencent vào tháng 7 và tuyên bố rằng chính phủ đã nhận được khiếu nại về việc trò chơi này “gây nghiện, tốn thời gian và ảnh hưởng tiêu cực nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của trẻ em”.

Hiện tại, phần mềm TikTok đã bị cấm hoặc bị điều tra ở nhiều quốc gia.

Vào tháng 6 năm nay, Ấn Độ lần đầu tiên tuyên bố cấm sử dụng ứng dụng TikTok tại nước này để ngăn chặn việc đánh cắp thông tin người dùng cho Đảng Cộng sản Trung Quốc, gây ra rủi ro về an ninh quốc gia. Kể từ khi xung đột biên giới giữa Trung Quốc và Ấn Độ nổ ra vào tháng 6, chính phủ Ấn Độ đã áp đặt lệnh cấm đối với tổng số 224 ứng dụng của các doanh nghiệp Trung Quốc, bao gồm cả WeChat và PUBG.

Chính phủ Hoa Kỳ hiện đang điều tra các rủi ro an ninh quốc gia của TikTok. Vào tháng 8 năm nay, chính phủ Hoa Kỳ đã ban hành một sắc lệnh yêu cầu TikTok phải bán các hoạt động tại Hoa Kỳ của

mình, nếu không nó sẽ phải rời khỏi thị trường Hoa Kỳ. Theo các quy định sửa đổi, TikTok cần đạt được thỏa thuận với các công ty Mỹ trước ngày 12/11.

Giới chính trị của Úc, Nhật Bản và các nước khác cũng đang thảo luận về chủ đề điều tra các nguy cơ an ninh quốc gia của TikTok.

https://www.dkn.tv/the-gioi/pakistan-cam-tiktok-vi-noi-dung-phi-dao-duc-va-khiem-nha.html