Tin khắp nơi – 10/08/2020
Bầu cử 2020: Biden sẽ chọn ai làm ứng cử viên phó tổng thống? – Anthony Zurcher
Trong cuộc tranh luận sơ bộ cuối cùng của đảng Dân chủ vào tháng Ba, Joe Biden cam kết rằng nếu được đảng đề cử, ông sẽ chọn một phụ nữ đứng cùng liên danh với mình.
Nhiều điều đã xảy ra kể từ đó, quan trọng nhất là việc Biden đạt đủ phiếu đại biểu của Đại hội đảng Dân chủ để được trở thành ứng cử viên. Tuy nhiên, ngay cả trước đó, đã có những đồn đoán xoay quanh khoảng hơn chục ứng cử viên có thể làm phó cho ông.
Những bàn tán ồn ào xung quanh các ứng cử viên khác nhau tăng lên và giảm xuống khi Hoa Kỳ bị ảnh hưởng bởi một đại dịch lan truyền, sự gián đoạn kinh tế, các cuộc biểu tình hàng loạt và căng thẳng chủng tộc.
Nếu cựu phó tổng thống thực hiện đúng cam kết, thì đây sẽ chỉ là lần thứ ba một đảng lớn chọn một phụ nữ cho vị trí số hai – bốn năm sau khi Hillary Clinton trở thành phụ nữ đầu tiên ứng cử tổng thống.
Động thái này cho thấy Đảng Dân chủ đang tìm cách đảm bảo lợi thế mà họ có trong giới nữ cử tri nữ, theo các cuộc thăm dò, Điều này cũng có thể tách Biden khỏi những cáo buộc rằng ông hay có những tiếp xúc thân mật không đúng chỗ với phụ nữ.
Biden cho biết ông sẽ công bố lựa chọn của mình vào đầu tháng Tám. Trong khi chờ đợi, dưới đây là những ứng cử viên hàng đầu hiện vẫn còn đang được nhắc đến – và đặc tính cũng như sự nghiệp của mỗi người.
Kamala Harris được nhiều giới xem là người dẫn đầu. Bà có một lý lịch tốt, gồm thời gian ở Thượng viện Hoa Kỳ và từng là bộ trưởng bộ tư pháp của California, cũng như công tố viên của San Francisco.
Bà có xuất thân đa dạng, mẹ người Ấn Độ và cha đến từ Jamaica. Kamala Haris ít nhất cũng đã được truyền thông quốc gia kiểm tra phần nào, vì bà tranh cử tổng thống năm ngoái và từng được coi là ứng cử viên tổng thống hàng đầu trong một thời gian.
Kamala Harris có lần đã tranh cãi nẩy lửa với Biden trong cuộc tranh luận đầu tiên vào tháng Sáu năm ngoái, nơi bà đề xuất quan điểm chống lại việc tách biệt các trường học, thông qua xe buýt bắt buộc phải có của trường, là điều gây tổn hại, trước đây của ông, nhưng trong chính trị hiện đại của Hoa Kỳ, sự kiện tháng Sáu đó được cho là đã xảy ra quá lâu rồi ít ai còn nhớ.
Kamala Harris có thể giúp Biden thò tay vào túi tiền các nhà tài trợ ở California (bà đã quyên góp được 2 triệu đôla cho Biden trong một sự kiện online gần đây), bà rất nhanh nhậy và sẽ làm hài lòng những người đang kêu gọi Biden nên chọn một nữ ứng cử viên tổng thống da đen. Kamala Harris giành được lời khen từ nhiều đảng viên Đảng Dân chủ vì là người thẳng thắn ủng hộ việc cải cách cảnh sát trong các cuộc biểu tình gần đây. Liên danh Biden-Harris dường như được xem là một liên danh đương nhiên từ cách đây một năm – và hiện giờ vẫn được xem như thế.
Susan Rice là một cái tên hơi bất ngờ trong danh sách này, vì bà không có kinh nghiệm nắm giữ chức vụ dân cử hoặc vận động tranh cử nói chung, và tương đối là một ẩn số đối với hầu hết người Mỹ.
Tuy nhiên, Biden biết rõ nhà ngoại giao này trong thời gian bà phục vụ tại Nhà Trắng của Obama cùng thời với ông, với tư cách là cố vấn an ninh quốc gia, sau một thời gian làm đại diện của Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc.
Nếu được lựa chọn, Susan Rice có thể đóng vai trò quan trọng trong nhóm chính sách đối ngoại của Biden, cho thấy quan hệ quốc tế sẽ là trọng tâm trong chính quyền của ông.
Tuy nhiên, Susan Rice là cột thu lôi cho những lời chỉ trích trong những năm phục vụ cùng Obama của bà. Đảng Cộng hòa cáo buộc bà lừa dối công chúng Mỹ về lý do đằng sau vụ tấn công năm 2012 vào lãnh sự quán Mỹ ở Benghazi, dẫn đến cái chết của đại sứ Mỹ tại Libya và ba người Mỹ khác.
Susan Rice gần đây nổi lên như một trong những người dẫn đầu cho vị trí này, cùng với Kamala Harris. Nếu bà là lựa chọn của Biden, điều đó có thể cho thấy rằng Biden quan tâm đến việc có một người chỉ huy thứ hai trung thành, và hiểu biết hơn là việc xức dầu cho một người thừa kế chính trị.
Tammy Duckworth, thượng nghị sĩ từ Illinois, có một lý lịch nổi bật. Bà bị mất cả hai chân khi chiếc trực thăng quân đội bà đang lái bị quân nổi dậy ở Iraq bắn hạ. Bà ở lại quân đội và nghỉ hưu với quân hàm trung tá, trước khi trở thành trợ lý Bộ trưởng trong Bộ Cựu chiến binh của Tổng thống Barack Obama.
Duckworth từng phục vụ tại Hạ viện và sau đó giành được ghế Thượng viện vào năm 2016. Bà là phụ nữ Mỹ gốc Thái đầu tiên được bầu vào Quốc hội, cũng là phụ nữ đầu tiên bị cụt đôi chân. Năm 2018, bà trở thành người phụ nữ đầu tiên sinh con khi đang phục vụ tại Thượng viện.
Illinois là một tiểu bang an toàn của đảng Dân chủ, nhưng vị trí gần các ”chiến địa” quan trọng của Trung Tây – cũng như nền chính trị trung lộ – có thể khiến bà trở thành một lựa chọn hấp dẫn cho Biden.
Cuộc đua dành đề cử ứng viên tổng thống đảng Dân chủ của Elizabeth Warren là một câu chuyện về những gì có thể đã xảy ra. Câu thần chú “Tôi có một kế hoạch cho việc đó” của bà dường như đã gây được sự đồng thuận với các đảng viên Đảng Dân chủ, và bà đã dẫn đầu các cuộc thăm dò trong nhiều tháng vào giữa năm 2019, thu hút đám đông nhiệt tình và lướt qua các cuộc tranh luận ban đầu một cách dễ dàng.
Nhưng sau đó, sự ủng hộ của bà bị giảm dần, khi nhiều cử tri cấp tiến quay trở lại với Bernie Sanders, trong khi những người ôn hòa chọn những ứng cử viên trẻ hơn như Pete Buttigieg.
Nhiều người cấp tiến đã mong đợi bà sẽ chứng nhận Sanders khi bà bỏ cuộc đua vào đầu tháng Ba, vì vậy quyết định không làm thế của bà có thể đã khiến đội ngũ Biden cho bà một đánh giá cao.
Giờ đây, họ có cơ hội trả ơn bằng cách mời Warren đứng phó trong liên danh của Biden. Mặc dù có một số xích mích giữa phe Sanders và Warren, Warren vẫn sẽ là một tín hiệu quan trọng cho thấy Biden muốn tiếp cận với phe cánh tả của đảng Dân chủ – và điều hành theo hướng cấp tiến hơn những gì ông đã làm trong suốt chiến dịch tranh cử
Với việc đất nước đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng, Warren có thể giúp một số chính sách tự do cho liên danh của đảng Dân chủ.
Karen Bass là một bổ sung muộn trong danh sách ứng cử viên phó tổng thống của Biden. Với nhiều thượng nghị sĩ và thống đốc đang được xem xét, một nữ nghị sĩ 5 nhiệm kỳ dịu giọng từ California không phải là lựa chọn hiển nhiên cho vị trí này. Tuy nhiên, cái chết của George Floyd và phong trào biểu tình toàn quốc sau đó đã làm gia tăng lo ngại về chế độ phân biệt chủng tộc – đồng thời gia tăng áp lực buộc Biden phải chọn một phụ nữ Mỹ gốc Phi cho vị trí số hai.
Đó là khi cái tên Karen Bass, người đứng đầu ”Congressional Black Congress” và cựu chủ tịch của Quốc hội tiểu bang California, bắt đầu được nhắc đến – và, không giống như một số ứng cử viên ít được biết đến có triển vọng đạt đến đỉnh cao và sau đó giảm xuống, bà hiện vẫn ở trong danh sách như một sự an toàn, sự lựa chọn được chấp nhận rộng rãi.
Có lẽ nguyên nhân lớn nhất khiến một số đảng viên Dân chủ lo ngại là những bình luận tích cực trước đó của Bass về nhà độc tài Cuba quá cố Fidel Castro, điều này có thể làm ảnh hưởng đến cơ hội của Biden với cuộc bỏ phiếu chống cộng sản ở bang Florida.
Nếu Biden muốn mang lại sự đa dạng cho liên danh, mà không muốn một người bạn đồng hành hào nhoáng, người sẽ qua mặt ông trên con đường tranh cử hoặc đang nhắm chức tổng thống (tức là không phải Kamala Harris), bà Bass 66 tuổi có thể là câu trả lời.
Có một luồng suy nghĩ giữa các đảng viên Dân chủ rằng tiểu bang Wisconsin của cuộc bầu cử này, trên thực tế, không phải là Wisconsin, mà là Arizona.
Họ nói rằng tiểu bang sa mạc sẽ là “điểm lật nhào” mang đến cho Biden sự đắc cử, giải phóng ông khỏi lo lắng về những cử tri Wisconsin hay thay đổi lập trường. Các cuộc thăm dò cho thấy thương hiệu chính trị trung dung của Biden, kết hợp với lời lẽ gây chia rẽ của Donald Trump về vấn đề nhập cư, khiến đa số cử tri nghiêng về đảng Dân chủ. Chiến lược để đảm bảo vị trí dẫn đầu đó là đặt một người Arizona vào liên danh.
Năm 2018, Kyrsten Sinema trở thành đảng viên Dân chủ đầu tiên giành được ghế Thượng viện tiểu bang Arizona sau 30 năm. Theo các nhà hoạt động cánh tả của đảng, bà là một người trẻ, ăn ảnh, trông đẹp trên truyền hình và có khuynh hướng chính trị trung dung – có lẽ quá trung tâm, theo đánh giá của những nhà đấu tranh khuynh tả của đảng.
Bà có một chút kỳ quặc – gần đây đã làm mọi người phải quay đầu lại khi đội một bộ tóc giả màu tím trên sàn của Thượng viện. Nó có thể tạo ra một sự tương phản có lợi với Biden thường rất chừng mực.
Nếu Biden chọn bà làm người đứng cùng liên danh, bà sẽ làm nên lịch sử với tư cách là người song tính công khai đầu tiên đứng cùng liên danh với ứng cử viên tổng thống.
Stacey Abrams không có một lý lịch chính trị truyền thống mạnh đủ để được chọn làm phó tổng thống. Bà có 10 năm là thành viên của Hạ viện tiểu bang Georgia. Bà tranh cử và suýt thua trong cuộc đua giành chức thống đốc tiểu bang năm 2018 – một thất bại mà bà cho rằng một phần là do những gì bà cáo buộc là do đối thủ Đảng Cộng hòa của mình đàn áp cử tri.
Tuy nhiên, những gì Abrams có là một tiếng nói đã gây được tiếng vang lớn với hầu hết các cơ sở của đảng Dân chủ. Hoạt động tích cực của bà về quyền bầu cử đã giúp thúc đẩy nó trở thành một vấn đề đối với đảng. Bà đã đưa ra phản ứng của đảng Dân chủ đối với Diễn văn Liên bang năm 2019 của Donald Trump, khiến bà trở thành phụ nữ da đen đầu tiên được chọn cho nhiệm vụ này.
Không giống như các đối thủ, Abrams đã tích cực vận động để trở thành ứng cử viên phó tổng thống của Biden – một động thái khiến một số người cảm thấy lo lắng, trong khi người khác coi đó là sự trung thực mới mẻ.
Abrams là một ngôi sao đang lên trong đảng, gương mặt đại diện cho một phần nhân khẩu học của Đảng Dân chủ vốn thường ít được đại diện trong các vị trí lãnh đạo. Ngay cả khi bà không trở thành người được lựa chọn, những lời bàn tán ban đầu xung quanh bà đã giúp nâng cao triển vọng của tất cả phụ nữ da đen đang được sự cân nhắc của Biden.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-53711145
Bộ trưởng y tế Mỹ Alex Azar
thăm Đài Loan, khiến TQ tức giận
Ông Azar nói Đài Loan cần được công nhận là một nhà lãnh đạo toàn cầu trong lĩnh vực y tế
Việc một thành viên nội các Hoa Kỳ họp với Tổng thống Đài Loan hôm thứ Hai đã khiến Trung Quốc nổi giận, càng làm tăng thêm căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh.
Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ Nhân đạo Alex Azar là chính trị gia cao cấp nhất của Hoa Kỳ có các cuộc họp với lãnh đạo Đài Loan trên hòn đảo này kể từ hàng thập niên qua.
Mỹ phê chuẩn nâng cấp gói tên lửa 620 triệu đôla cho Đài Loan
Đài Loan mở văn phòng để hỗ trợ người Hong Kong muốn định cư
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo sẽ dự diễn đàn dân chủ cùng Thái Anh Văn và Joshua Wong
TQ “sẽ không thay đổi quan điểm” về Đài Loan sau kết quả bầu cử
Đài Loan là một quốc gia độc lập, nhưng Trung Quốc coi đó là một tỉnh ly khai của mình.
Trung Quốc thúc giục Hoa Kỳ tôn trọng điều mà Bắc Kinh gọi là chính sách “một Trung Quốc”.
“Trung Quốc cương quyết phản đối bất kỳ thì giao thiệp chính thức nào giữa Hoa Kỳ và Đài Loan,” phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói khi tin tức về chuyến viếng thăm được công bố hồi tuần trước.
“Chúng tôi thúc giục Hoa Kỳ… không gửi ra bất kỳ tín hiệu sai nào về vấn đề ‘Đài Loan độc lập’, nhằm tránh làm tổn hại nghiêm trọng quan hệ Trung-Mỹ.”
Ông Azar tới Đài Loan một ngày trước khi có cuộc họp với Tổng thống Thái Anh Văn nói rằng có ba chủ đề nổi bật trong chuyến thăm.
“Thứ nhất là việc công nhận Đài Loan như một xã hội cởi mở và dân chủ, nơi đã phản ứng rất thành công và minh bạch trong việc đối phó Covid-19,” ông nói.
“Thứ nhì là tái khẳng định Đài Loan là một đối tác và là bạn hữu dài lâu của Hoa Kỳ.”
“Thứ ba là ghi nhận rằng Đài Loan xứng đáng được công nhận như một một nhà lãnh đạo y tế thế giới, với những kết quả tuyệt vời mà họ đã đóng góp cho nền y tế quốc tế.”
Tuy Hoa Kỳ không có quan hệ ngoại giao chính thức với Đài Loan, nhưng Đạo luật Quan hệ với Đài Loan 1979 cho phép Hoa Kỳ bán vũ khí và duy trì “mối quan hệ gần gũi” với hòn đảo này.
Máy bay chiến đấu TQ tiến vào eo biển Đài Loan sau hiện diện của Mỹ
Quan hệ Mỹ-Trung-Đài căng thẳng, nhưng dân Đài Loan muốn gì?
Vì sao Đài Loan tạo cảm hứng cho nhiều người Việt?
Đài Loan xác nhận có chưa đến 480 trường hợp nhiễm Covid-19 và chỉ có bảy ca tử vong.
Đài Loan đã hủy các chuyến bay từ Vũ Hán kể từ 23/1, sớm hơn hầu hết các quốc gia khác, áp dụng chính sách kiểm dịch đối với người nhập cảnh từ những nơi khác trên thế giới, và có khả năng truy vết các vụ lây nhiễm.
Đài Loan không phải là thành viên của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) bởi không được Trung Quốc và Liên Hiệp Quốc công nhận.
Vào ngày 31/12, chính phủ Đài Loan đã đề nghị WHO khi cung cấp thêm thông tin về virus corona, nhưng nói họ đã không nhận được phản hồi.
Điều này đã được Tổng thống Trump nhắc lại hồi tháng Tư, trong một tin đăng trên Twitter chỉ trích WHO.
WHO nói email của Đài “Loan không nhắc gì tới việc lây nhiễm từ người sang người”.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-53717938
Bộ trưởng Y tế Mỹ
ca ngợi cách chống dịch của Đài Loan
Hải Lam
Bộ trưởng Y tế Mỹ Alex Azar hôm nay (10/8) đã gặp Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn. Trong cuộc trò chuyện với bà Thái, ông Azar tái khẳng định tình hữu nghị Mỹ-Đài và ca ngợi cách hòn đảo ứng phó với dịch Covid-19.
“Thật vinh dự khi được tới đây để truyền tải thông điệp ủng hộ và tình hữu nghị mạnh mẽ từ Tổng thống Trump tới Đài Loan”, Reuters dẫn lời phát biểu của Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ Alex Azar tại Văn phòng Tổng thống Thái Anh Văn, nhân chuyến thăm cấp cao nhất của quan chức Mỹ tới hòn đảo kể từ năm 1979.
Theo CNN, ông Azar cho biết chuyến đi của ông “thể hiện mối quan hệ đối tác bền chặt giữa Mỹ và Đài Loan về vấn đề sức khỏe và an ninh sức khỏe toàn cầu, một trong rất nhiều khía cạnh của tình hữu nghị toàn diện”.
Ông nói thêm: “Chúng tôi coi Đài Loan là một đối tác quan trọng, một câu chuyện thành công của nền dân chủ và là động lực trong việc hướng tới những điều tốt đẹp trên thế giới”.
Bộ trưởng Y tế Mỹ phát biểu: “Chuyến đi này của tôi có ba thông điệp chính. Thứ nhất là công nhận Đài Loan là một xã hội dân chủ và cởi mở, xử lý dịch Covid-19 rất thành công và minh bạch. Thứ hai là tái khẳng định Đài Loan là đối tác lâu dài và là bạn của Hoa Kỳ, đồng thời nhấn mạnh lịch sử hợp tác rộng rãi của chúng tôi trong lĩnh vực y tế và sức khỏe cộng đồng. Thứ ba là, Đài Loan xứng đáng được công nhận là quốc gia dẫn đầu về y tế toàn cầu với thành tích đóng góp xuất sắc cho cộng đồng sức khỏe quốc tế”.
Reuters cho biết, Tổng thống Thái Anh Văn khẳng định chuyến thăm của Bộ trưởng Azar cho thấy “bước tiến lớn trong hợp tác chống đại dịch” giữa hai bên, đề cập tới các lĩnh vực hợp tác gồm nghiên cứu và sản xuất vaccine, thuốc điều trị Covid-19. Bà cũng cảm ơn sự ủng hộ của Mỹ đối với hòn đảo.
Đài Loan đã trở thành hình mẫu chống dịch Covid-19 nhờ phản ứng sớm, áp dụng các biện pháp khoanh vùng, truy vết nguồn lây hiệu quả. Dù ở ngay sát ổ dịch Trung Quốc đại lục, nhưng Đài Loan đến nay chỉ ghi nhận gần 500 ca nhiễm bệnh và 7 trường hợp tử vong.
Ông Azar dẫn đầu phái đoàn Mỹ tới Đài Loan trong chuyến thăm ba ngày, bắt đầu từ 9/8. Ngoài cuộc gặp với bà Thái, ông Azar cũng thảo luận với Bộ trưởng Y tế Đài Loan Trần Thời Chung và người đứng đầu cơ quan ngoại giao của hòn đảo Ngô Chiêu Tiếp.
Chuyến thăm của Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Alex Azar diễn ra trong bối cảnh quan hệ Mỹ – Trung đang ở mức thấp nhất trong nhiều thập niên. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân tuần trước tuyên bố Bắc Kinh “kiên quyết phản đối bất kỳ trao đổi chính thức nào giữa Mỹ và Đài Loan”. Ông Uông cũng cảnh báo Mỹ dừng gây tổn hại nghiêm trọng tới mối quan hệ Trung – Mỹ cũng như hòa bình và ổn định ở eo biển Đài Loan.
https://www.dkn.tv/the-gioi/bo-truong-y-te-my-ca-ngoi-cach-chong-dich-cua-dai-loan.html
TikTok dự định kiện chính quyền Tổng Thống Trump
vào ngày thứ ba 11 tháng 8
TikTok dự định sẽ đệ đơn kiện liên bang sớm nhất vào ngày thứ Ba 11 tháng 8 để phản đối lệnh cấm của chính quyền Tổng thống Trump, gọi hành động này là vi hiến.
Theo National Public Radio (NPR) đưa tin, đơn kiện sẽ được đệ trình lên Tòa án Quận phía Nam Hoa Kỳ, nơi đặt trụ sở hoạt động của TikTok tại Hoa Kỳ. Theo đơn kiện, hành động của Tổng thống Trump là vi hiến vì không cho TikTok đủ thời gian để xoay sở trước khi lệnh cấm có hiệu lực và lý do của chính phủ Hoa Kỳ về việc TikTok gây hại cho an ninh quốc gia là vô căn cứ.
Trong khi đó, vào thứ bảy (ngày 8 tháng 8), tờ Wall Street Journal đưa tin rằng TikTok và Twitter đã tổ chức các cuộc đàm phán về một sự hợp tác tiềm năng. Không rõ liệu Twitter có theo đuổi một thỏa thuận nào liên quan đến các hoạt động của TikTok tại Hoa Kỳ hay không. Vì quy mô nhỏ hơn, Twitter từng nói rằng tiến trình thỏa thuận giữa họ và TikTok sẽ đối mặt với sự giám sát quy định ít chặt chẽ hơn là với Microsoft hay các công ty khác muốn mua lại ứng dụng này.
Microsoft đã đàm phán trong nhiều tuần với chủ nhân của TikTok, công ty ByteDance có trụ sở tại Bắc Kinh và được coi là công ty có khả năng đi đến thỏa thuận nhất. Vào thứ năm (ngày 6 tháng 8), Tổng thống Trump đã ký lệnh hành pháp cấm cư dân và công ty Hoa Kỳ kinh doanh với ứng dụng TikTok và WeChat, có hiệu lực trong 45 ngày, với lý do các ứng dụng này để lộ dữ kiện cá nhân của người Mỹ. (BBT)
https://www.sbtn.tv/tiktok-du-dinh-kien-chinh-quyen-tong-thong-trump-vao-ngay-thu-ba-11-thang-8/
Twitter muốn mua lại TikTok
Vào chủ nhật (ngày 8 tháng 8), hai nguồn thạo tin cho biết mạng xã hội Twitter đã liên lạc ByteDance – công ty sở hữu ứng dụng TikTok – và cho biết muốn mua lại các hoạt động của ứng dụng này ở Hoa Kỳ. Tuy nhiên, các chuyên gia đặt ra nghi ngờ về khả năng tài chính của Twitter để đạt được một thỏa thuận với ByteDance.
Hiện vẫn chưa chắc rằng liệu Twitter có thể trả giá cao hơn Microsoft và hoàn thành trong 45 ngày – thời hạn mà Tổng thống Trump đã đưa ra để ByteDance đồng ý bán TikTok cho một công ty Hoa Kỳ.
Reuters cho biết Twitter có giá trị vốn hóa thị trường khoảng 30 tỷ mỹ kim, gần bằng mức định giá tài sản dự kiến bị thoái vốn của Tiktok, và công ty này sẽ cần huy động thêm vốn nếu muốn đi đến một thỏa thuận.
Giáo sư Erik Gordon thuộc đại học University of Michigan cho biết Twitter sẽ gặp khó khăn trong việc huy động một nguồn tài chính đủ mạnh để mua lại cả hoạt động của Tiktok Hoa Kỳ, nhưng nếu họ cố gắng tập hợp một nhóm nhà đầu tư lại với nhau, các điều khoản trong thỏa thuận sẽ rất khó đàm phán. Cuối cùng, ông Gordon nhận định rằng những cổ đông của Twitter có thể muốn công ty tập trung quản trị hoạt động kinh doanh hiện tại hơn.
Twitter cũng từng nói rằng tiến trình thỏa thuận giữa họ và ByteDance sẽ đối mặt với sự giám sát quy định ít chặt chẽ hơn là với Microsoft, cũng như sẽ không phải đối mặt với bất kỳ áp lực nào từ Trung Cộng vì Twitter không hoạt động ở quốc gia này.
https://www.sbtn.tv/twitter-muon-mua-lai-tiktok/
Nghị sĩ Mỹ:
TikTok là ‘mã độc’ trong điện thoại người dân Mỹ
Hải Lam
Thượng nghị sĩ Tom Cotton hôm 9/8 nói với Fox News rằng TikTok của Trung Quốc giống như mã độc xâm nhập vào điện thoại người dân Mỹ.
Xuất hiện trong chương trình “Sunday Morning Futures” của Fox News hôm Chủ nhật (9/8), Nghị sĩ Cotton nói rằng:
“TikTok giống như mã độc ở trong điện thoại di động của người Mỹ. Và đó là lý do tại sao tôi rất tán đồng Tổng thống Trump vì ông đã cấm TikTok bởi nó không phải do một công ty mẹ ở Mỹ sở hữu và điều hành toàn bộ”.
“Một năm trước, tôi đã thúc đẩy chính quyền đánh giá bảo mật đối với TikTok để đi đến quyết định sau cùng này. Bởi vì, đối với hầu hết người dân Mỹ, TikTok dường như là một ứng dụng video ngắn vô hại, vui nhộn, nhưng khi được cài trên điện thoại đằng sau ứng dụng đó là cả một vùng dữ liệu bao gồm tất cả mọi thứ, từ danh bạ, e-mail, tin nhắn văn bản, ảnh, các bài đăng trên mạng xã hội, thậm chí cả lịch sử trình duyệt, tổ hợp phím và dữ liệu vị trí”.
“Tất cả các dữ liệu đó đều sẽ quay trở ngược lại các máy chủ ở Trung Quốc, nơi Đảng Cộng sản Trung Quốc có thể tùy ý truy cập trong các thập niên tiếp theo”.
Ông Cotton tiếp tục:
“Đó là lý do tại sao nếu TikTok tiếp tục hoạt động ở Hoa Kỳ, nó phải có công ty mẹ trên đất Mỹ, sở hữu và điều hành toàn bộ. Không chỉ máy chủ và dữ liệu, mà tất cả mã nguồn, thuật toán, kỹ sư”.
“Không thể có các mối liên hệ dùng dằng mãi với Trung Quốc được. Tôi nghĩ rằng chúng ta phải biết đặt câu hỏi và chất vấn các công ty Mỹ trong vấn đề này”.
“Họ phải chứng minh và thuyết phục được chính phủ Mỹ, rằng họ có thể cắt đứt tất cả các mối liên hệ đó. Nếu không, công ty phần mềm này sẽ phải bị cấm ở Mỹ, vì sự an toàn và quyền riêng tư của người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ”.
TikTok là ứng dụng chia sẻ video thuộc sở hữu của công ty ByteDance có trụ sở tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Các quan chức Mỹ từng nhiều lần cảnh báo TikTok vi phạm quyền riêng tư, thu thập dữ liệu người dùng và đe dọa an ninh quốc gia.
Hôm 7/8, Tổng thống Trump đã ra lệnh cấm các doanh nghiệp Mỹ giao dịch với các chủ sở hữu ứng dụng truyền thông xã hội TikTok và WeChat của Trung Quốc, với lý do chúng “đe dọa an ninh quốc gia, chính sách đối ngoại và nền kinh tế Mỹ”.
https://www.dkn.tv/the-gioi/nghi-si-my-tiktok-la-ma-doc-trong-dien-thoai-nguoi-dan-my.html
Báo cáo mới: Chi tiết việc Hollywood ‘quỳ gối’
trước Bắc Kinh vì doanh thu phòng vé
Phụng Minh
Chính quyền Trung Quốc không chỉ muốn kiểm duyệt thông tin, văn hóa trong nước mà còn muốn xuất khẩu mô hình này ra toàn thế giới.
Tổ chức phi lợi nhuận hoạt động để bảo vệ và tôn vinh quyền tự do ngôn luận thông qua sự tiến bộ của văn học và nhân quyền PEN America gần đây đã phát hành một báo cáo dài 94 trang mô tả chi tiết việc Hollywood quy phục Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) trong thời gian dài để kiếm lợi nhuận từ phòng vé Trung Quốc.
Báo cáo tin rằng hành vi thỏa hiệp của Hollywood để phục vụ cho ĐCSTQ đe dọa nghiêm trọng đến tự do và các giá trị của thế giới phương Tây.
PEN America, một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở chính tại New York, đã công bố báo cáo với tiêu đề “Hollywood chế tác, Bắc Kinh kiểm duyệt: Ngành công nghiệp điện ảnh Mỹ và ảnh hưởng của ĐCSTQ” vào ngày 5/8 . Báo cáo nêu chi tiết rằng trong khoảng một thập kỷ qua, ĐCSTQ đã sử dụng nhiều phương pháp ảnh hưởng văn hóa khác nhau để xuất khẩu mô hình kiểm soát và đánh giá văn hóa trong nước ra nước ngoài.
Báo cáo chỉ ra rằng là “phương tiện nghệ thuật và văn hóa có ảnh hưởng nhất trên thế giới”, các bộ phim do Hollywood sản xuất có thể ảnh hưởng đến hàng tỷ người trên thế giới và định hình lại cách mọi người nghĩ. Tuy nhiên, “khi các nhà sản xuất phim Mỹ mong muốn được phát hành sản phẩm ở thị trường Trung Quốc, nhiều nhà sản xuất đã đưa ra những thỏa hiệp đáng lo ngại về quyền tự do ngôn luận”. Những thỏa hiệp này bao gồm: Thay đổi nội dung phim; tự kiểm duyệt; đồng ý với Trung Quốc phát hành phiên bản rút gọn nội dung (cắt, xóa một số đoạn nhạy cảm – PV); thậm chí trực tiếp mời các cán bộ của chính quyền ĐCSTQ tham gia thẩm định để có được đề xuất về khu vực giới hạn, nhằm tránh bị kiểm duyệt…
Báo cáo phân tích rằng từ quan điểm của ĐCSTQ, các bộ phim chiếu ở Trung Quốc không hoàn toàn để giải trí mà là một trong những cách để truyền tải thông điệp của đảng. ĐCSTQ hy vọng sẽ sử dụng thông tin này để định hình hình ảnh rực rỡ “hào quang”, “chí cao vô thượng” của mình. Ở Trung Quốc đại lục , ĐCSTQ đã sử dụng việc kiểm duyệt để ngăn người Trung Quốc nhìn thấy “nội dung hoặc chủ đề đe dọa” đối với ĐCSTQ, khiến người Trung Quốc cảm thấy rằng Trung Quốc là một “quốc gia thịnh vượng, ôn hòa, hùng mạnh”, và tất cả những điều này đều là công lao của ĐCSTQ .
Ở nước ngoài, ĐCSTQ sử dụng chiến lược “mượn thuyền ra khơi”, âm thầm đưa những thông tin có lợi cho mình vào các bộ phim do Hollywood sản xuất. Bởi vì “những câu chuyện được kể bởi Hollywood đầy cảm xúc”, Hollywood đã trở thành “con tàu lớn nhất và mạnh mẽ nhất” đối với ĐCSTQ. Thông qua con tàu này, ĐCSTQ có thể xuất khẩu và truyền bá tư tưởng của mình đến nhiều người trên thế giới.
Báo cáo cũng đề cập rằng hệ thống kiểm duyệt của ĐCSTQ đã cho phép các nhà kiểm duyệt của đảng gần như có quyền lực tối cao, không bị quản hạt. Đồng thời, kết quả kiểm duyệt trực tiếp xác định liệu
bộ phim có được phép chiếu và quảng bá ở Trung Quốc đại lục hay không, và khi nào bộ phim có thể được phát hành, cùng nhiều thứ khác nữa. Điều này mang đến một yếu tố bất ổn rất lớn cho người sản xuất.
Dưới hệ thống kiểm duyệt tàn bạo này, các nhà sản xuất Hollywood phải xóa một số nội dung hoặc hình ảnh theo yêu cầu của nhà kiểm duyệt để được phát hành tại Trung Quốc. Nhiều bộ phim nổi tiếng nhất của Hollywood đã được yêu cầu sửa lại trước khi trình chiếu ở Trung Quốc. Ví dụ, khi “Điệp vụ bất khả thi 3” (Mission Impossible 3) phát hành tại Trung Quốc năm 2006, người ta đã yêu cầu xóa một số cảnh phim, bao gồm cảnh Ethan Hunt giết người Trung Quốc và một cảnh căn hộ phơi đồ lót tồi tàn ở Thượng Hải.
Một ví dụ khác là “Sòng bạc Hoàng gia” (Casino Royale) được sản xuất năm 2006. Nữ diễn viên Judi Dench tiết lộ rằng theo yêu cầu của cơ quan kiểm duyệt ĐCSTQ, cô đã phải lồng tiếng lại phiên bản tiếng Trung của bộ phim và câu “Chúa ơi, tôi nhớ lại thời chiến tranh lạnh” phải được đổi thành “Trời ơi, tôi nhớ ngày xưa” để tránh khiến khán giả Trung Quốc nhớ lại những sự kiện lịch sử dẫn đến sự sụp đổ của Liên Xô cũ.
Ngoài ra, báo cáo tiết lộ rằng ĐCSTQ cũng sẽ chặn các diễn viên đã từng chỉ trích nó, buộc Hollywood phải tích cực từ chối những diễn viên này trước khi xem xét cho phim của họ thâm nhập thị trường Trung Quốc, như diễn viên Richard Gere, người đã lên án ĐCSTQ về vấn đề Tây Tạng.
Nếu chạy theo hệ thống kiểm duyệt của ĐCSTQ, các nhà sản xuất Hollywood sẽ phải tăng chi phí sửa đổi nội dung phim của họ. Do đó, họ đã bắt đầu tích cực tự kiểm duyệt để tiết kiệm chi phí. “Một thời gian sau, các nhà sản xuất thậm chí sẽ không có ý tưởng vi phạm các quy tắc. Họ trở nên tê liệt và học cách chủ động chấp nhận các quy tắc bất thành văn của ĐCSTQ”.
Hơn nữa, để lấy lòng ĐCSTQ , một số nhà sản xuất Hollywood đã đặc biệt thêm vào những cảnh không phù hợp với chủ đề trong phim. Ví dụ nổi tiếng nhất là phim “Người Sắt 3”, đạo diễn đã cố tình thêm vào cảnh một bác sĩ Trung Quốc làm việc điên cuồng để cứu sống Người Sắt trong phiên bản Trung Quốc. Vì nội dung hoàn toàn không phù hợp với phần còn lại của bộ phim nên nó đã bị các nhà phê bình phim chế giễu.
Báo cáo cũng đề cập rằng ngoài doanh thu phòng vé, các công ty mẹ của nhiều nhà làm phim Hollywood còn có nhiều doanh nghiệp khác ở Trung Quốc, điều này đã trở thành một trong những lý do khiến họ phục vụ cho ĐCSTQ. “Các nhà sản xuất ở Hollywood hầu hết là công ty con của các tập đoàn lớn, với lợi ích thương mại trải dài khắp thế giới. Nếu ĐCSTQ chọn cách trừng phạt họ, những người này sẽ mất hàng tỷ đô la”.
Chuyên gia phân tích của Pen America, James Tager là một trong những tác giả chính của báo cáo. Ông nói rằng nếu Hollywood muốn thoát khỏi sự kiểm soát của ĐCSTQ, công khai “hệ thống kiểm duyệt của ĐCSTQ” là bước đầu tiên để đối đầu với nó. Ông đã đề cập trong báo cáo rằng các nhà sản xuất phim không thể cắt giảm các tác phẩm của họ chỉ để được ĐCSTQ công nhận, “kiểu tự kiểm duyệt này sẽ mang lại những tác động tiêu cực”.
Tager kêu gọi Hiệp hội Điện ảnh Hoa Kỳ vận động năm hãng phim lớn công bố báo cáo thường niên về mối quan hệ giữa ngành công nghiệp điện ảnh và Trung Quốc. Ông nói rằng vì các hãng phim này lo lắng về sự trả đũa từ ĐCSTQ, họ không thể sản xuất phim về các chủ đề như Tây Tạng, Đài Loan và cuộc biểu tình ở Quảng trường Thiên An Môn vào ngày 4/6/1989. “Tất cả những câu chuyện này cần được kể lại”, ông nói, đồng thời cũng đặt ra câu hỏi: “Nếu ngành công nghiệp điện ảnh của Trung Quốc không thể kể những câu chuyện này, và Hollywood cũng không thể kể những câu chuyện này, vậy thì chúng ta hy vọng ai có thể kể những câu chuyện này?”
Theo Lily, Soundofhope
Phụng Minh biên dịch
https://www.dkn.tv/the-gioi/bao-cao-moi-hollywood-quy-goi-truoc-bac-kinh-vi-doanh-thu-phong-ve.html
Qualcomm vận động hành lang
để bán chip cho điện thoại 5G của Huawei
Theo tờ Wall Street Journal đưa tin vào hôm thứ Bảy (8 tháng 8), nhà sản xuất chip Qualcomm hiện đang vận động hành lang với chính phủ Hoa Kỳ nhằm thu hồi các hạn chế bán linh kiện cho công ty Trung Cộng Huawei Technologies, sau khi công ty này bị Hoa Kỳ đưa vào danh sách đen.
Tờ WSJ trích dẫn một bài thuyết trình của Qualcomm và đưa tin cho biết Qualcomm đang vận động hành lang để bán chip cho Huawei và công ty này sẽ đưa chip của Qualcomm vào điện thoại 5G của họ. Bài báo của Wall Street Journal cho biết, những hạn chế đối với Huawei của chính phủ Hoa Kỳ đã trao cho các đối thủ ngoại quốc của Qualcomm một thị trường trị giá tới 8 tỷ Mỹ Kim mỗi năm. Phía Qualcomm không trả lời tức thời các yêu cầu bình luận của Reuters.
Vào tháng trước, Qualcomm đã giải quyết một tranh chấp giấy phép với Huawei, trong đó Huawei sẽ trả cho Qualcomm khoản thanh toán trị giá 1.8 tỷ Mỹ Kim trong tam cá nguyệt tài chính thứ tư. (BBT)
https://www.sbtn.tv/qualcomm-van-dong-hanh-lang-de-ban-chip-cho-dien-thoai-5g-cua-huawei/
Trump đánh vào Tencent,
“tử huyệt” kinh tế kỹ thuật số của Trung Quốc
Mai Vân
Chưa hài lòng với Hoa Vi và TikTok, hôm 06/08/2020 vừa qua, tổng thống Mỹ Donald Trump đã tiến thêm một bước trong cuộc tấn công vào các biểu tượng công nghệ Trung Quốc trên thế giới.
Đối tượng lần này là ứng dụng tin nhắn đa chức năng WeChat, mà chủ nhân không ai khác hơn là Tencent, một đại tập đoàn công nghệ có thế lực nhất nhì tại Trung Quốc. Vị trí quan trọng của Tencent và WeChat đã khiến giới phân tích cho rằng TT Mỹ đang muốn điểm vào một huyệt đạo trọng yếu, nếu không muốn nói là “tử huyệt” của công nghệ số Trung Quốc.
Khi đe dọa trừng phạt WeChat, ông Donald vẫn xác nhận lý do cố hữu: “Giống như TikTok, WeChat tự động thu thập một lượng lớn thông tin cá nhân của người dùng. Đây là một cơ sở dữ liệu có nguy cơ cho phép Đảng Cộng Sản Trung Quốc tiếp cận những thông tin nhạy cảm về công dân Hoa Kỳ”.
WeChat: 1,2 tỷ người dùng với 90% là dân Trung Quốc
Lý do ông Trump đưa ra có vẻ không vững vì ứng dụng WeChat quả đúng là cực kỳ phổ biến, có đến 1,2 tỷ người sử dụng trên toàn thế giới, nhưng theo trang mạng chuyên môn TechCrunch, hơn 90% trong số đó là người cư ngụ ở Trung Quốc, hoặc là người Trung Quốc ra làm việc ở nước ngoài.
Theo đài truyền hình Pháp France 24 ngày 07/08, tổng thống Mỹ không hoàn toàn vô lý, vì từ nhiều năm nay, các chuyên gia an ninh mạng phương Tây đã coi WeChat là một công cụ giám sát bằng kỹ thuật số mà “Bắc Kinh hằng mơ ước”.
Citizen Lab, một trung tâm nghiên cứu Canada về quyền tự do ngôn luận trên mạng, ngay từ năm 2016 đã theo dõi cách thức chính quyền Trung Quốc giám sát các cuộc thảo luận trên mạng WeChat để kiểm duyệt tốt hơn nội dung trao đổi thông qua ứng dụng này.
Một công cụ Bắc Kinh dùng để theo dõi và kiểm duyệt
Để gạt bỏ lập luận theo đó WeChat là một ứng dụng chủ yếu dùng trên lãnh thổ Trung Quốc, chưa lan tỏa được ra toàn thế giới như TikTok chẳng hạn, với nạn nhân bị theo dõi và kiểm duyệt đại bộ phận là người Trung Quốc, sắc lệnh nhắm vào WeChat mà ông Trump ban hành đã chính thức nêu bật sự cần thiết phải bảo vệ những người Trung Quốc đang ở Hoa Kỳ khỏi sự giám sát của Bắc Kinh.
Theo báo chí Mỹ, với lập luận này, Washington leo thêm một nấc thang trong cuộc đọ sức với Bắc Kinh, không đơn thuần nhằm bảo vệ người Mỹ, như được thấy qua các lệnh trừng phạt đối với Hoa Vi hoặc TikTok, mà còn nhằm hỗ trợ cho quyền tự do ngôn luận của mọi người, kể cả người Trung Quốc, trước những gì bị Mỹ cho là một chiến dịch giám sát hàng loạt trên toàn thế giới “Made in China”.
Tencent: Trung tâm nền kinh tế kỹ thuật số Trung Quốc
Dẫu sao thì đối với giới quan sát, khi lấy WeChat làm mục tiêu tấn công, chính quyền Mỹ đã chấp nhận đọ sức với Tencent, một đối thủ mạnh hơn rất nhiều so với Bytedance, công ty mẹ của TikTok.
Theo France 24, thành lập vào năm 1998, Tencent hiện có giá trị hơn 680 tỷ đô la trên thị trường chứng khoán, gấp gần 10 lần giá trị ước tính của Bytedance. Không chỉ là tập đoàn internet mạnh nhất ở Trung Quốc sau Alibaba, Tencent còn là một nhân tố trung tâm của nền kinh tế kỹ thuật số của Trung Quốc nhờ WeChat.
Đài truyền hình Mỹ CNN ngày 07/08 ghi nhận rằng Tencent thuộc diện tập đoàn công nghệ có giá nhất thế giới, với trị giá trên thị trường chứng khoán cao hơn gấp đôi so với giá trị của tập đoàn Mỹ Netflix, với ứng dụng WeChat – mà phiên bản gốc lưu hành tại Trung Quốc dưới tên Vi Tín (Weixin) – là nhu cầu hàng ngày của hàng trăm triệu người Trung Quốc, dùng để nhắn tin, chia sẻ ảnh, gọi xe, thanh toán mua sắm, đặt nhà hàng, gọi thức ăn và một loạt các dịch vụ khác.
Tencent cũng là một đại gia trong lãnh vực giải trí, là công ty trò chơi điện tử lớn nhất thế giới nếu tính theo doanh thu, nhà phát hành của một số trò chơi rất được ưa chuộng trên thế giới, chủ nhân toàn phần hay một phần của một loạt công ty game tại Mỹ và nhiều nước khác, đồng thời là một trong những nhà cung cấp dịch vụ video và âm nhạc trực tuyến lớn nhất Trung Quốc, mà bộ phận âm nhạc trực tuyến Tencent Music (TME) – được niêm yết trên thị trường Wall Street.
Reuters: Đánh vào Tencent có hiệu quả hơn đánh vào Hoa Vi
Theo hãng tin Anh Reuters ngày 07/08/2020, khi đánh vào Tencent, tổng thống Mỹ đã đánh vào một trong những điểm yếu nhất của Trung Quốc, và có thể ảnh hưởng đến Bắc Kinh nặng nề hơn là chiến dịch chống Hoa Vi.
Lời đe dọa của Mỹ là sẽ ngăn chặn các “giao dịch” với tập đoàn công nghệ Trung Quốc trước hết có thể tác hại đến các dịch vụ thanh toán dùng ứng dụng WeChat ở bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc, mà điển hình là ví điện tử WeChat Pay, được chấp nhận ở nhiều nơi, kể cả ở Mỹ. CNN ghi nhận là vào năm ngoái, 25% doanh thu của Tencent đến từ các dịch vụ tài chánh và ứng dụng thanh toán như WeChat Pay
Hoạt động trong lãnh vực giải trí của Tencent cũng sẽ bị ảnh hưởng, nhất là trong lãnh vực trò chơi điện tử, vốn mang lại cho Tencent hơn 50% doanh thu trong năm 2019, nguồn lợi đến từ việc kiểm soát được hoặc nắm những phần hùn đáng kể trong một loạt những công ty phát triển những trò chơi điện tử rất được ưa chuộng trên thế giới, từ League of Legends cho đến Fornite, hay PlayerUnknown’s Battlegrounds…
Đối với CNN, nếu chính quyền Mỹ quyết định cấm cửa các ứng dụng Trung Quốc, Tencent sẽ bị mất thị trường Mỹ trong lãnh vực trò chơi điện tử.
Những hoạt động của Tencent trong lãnh vực video giải trí hay ca nhạc trực tuyến cũng hợp tác với nhiều công ty Mỹ, từ hội bóng rổ NBA (National Basketball Association) cho đến tập đoàn Warner Music Group. Việc rút Tencent ra khỏi các quan hệ này có thể rất hỗn độn và tốn kém.
Hạn chế vũ khí đầu tư của Tencent
Ngoài ra, quyết định của Mỹ có thể đặt một loạt danh mục đầu tư rộng lớn của tập đoàn Tencent hải ngoại vào vòng nguy khốn. Cho đến nay, Bắc Kinh đã rất vất vả trong cuộc chiến bảo vệ thị phần của Hoa Vi ở nước ngoài. Thế nhưng Tencent có tầm hoạt động rộng lớn hơn nhiều.
Đây là một trong những tập đoàn đầu tư hào phóng nhất vào ngành công nghệ trên thế giới, với các khoản đầu tư vào các doanh nghiêp lên đến mức 60 tỷ đô la, tính đến tháng 12 năm 2019. Tencent chẳng hạn, đã đầu tư vào công ty dịch vụ mua sắm Afterpay của Úc, hay đã mua lại trang diễn đàn trên mạng Reddit nổi tiếng của Mỹ. Cổ phiếu của Tencent đã giảm 10% sau thông báo của Nhà Trắng.
Theo Reuters, nếu Mỹ quyết định xúc tiến việc trừng phạt Tencent, mục tiêu nhắm tới đầu tiên có lẽ là WeChat, do mối quan ngại là ứng dụng này tạo điều kiện dễ dàng cho việc kiểm duyệt và hoạt động gián điệp. Điều đó sẽ cắt nguồn thu nhập đến từ quảng cáo của các nhãn hiệu Mỹ muốn vươn đến người tiêu dùng ở Trung Quốc, và trên mặt chính trị, có thể khiến cho người dân Trung Quốc bình thường phải gánh chịu cái giá của cuộc chiến thương mại một cách rõ rệt hơn hơn bất kỳ thứ gì khác.
Sau cùng, quyết định trừng phạt của Mỹ cũng sẽ khiến cho các nhà đầu tư nước ngoài suy nghĩ lại trước khi đặt quan hệ đối tác với các công ty Trung Quốc. Bắc Kinh đã đầu tư đáng kể về chính trị cũng như kinh tế để nuôi dưỡng các nhà vô địch công nghệ thế giới của họ, nhưng Washington giờ đây đang dùng uy thế của mình trong lãnh vực cơ sở hạ tầng Internet và hệ thống điều hành để ngặn chặn toan tính của Trung Quốc. Ngón đòn của Nhà Trắng nhắm vào Tencent sẽ còn khiến Trung Quốc phải đau đớn lâu dài.
Hạ viện và Nhà Trắng ngỏ ý thu hẹp bất đồng
về gói cứu trợ COVID-19
Hôm 9/8, Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ Nancy Pelosi và Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Steven Mnuchin cho biết họ sẵn sàng khởi động lại các cuộc đàm phán cho gói cứu trợ COVID-19, theo Reuters.
Hôm 8/8, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã ra phương án riêng, bằng cách ký các sắc lệnh hành pháp và biên bản ghi nhớ nhằm vào trợ cấp thất nghiệp, tránh bị trục xuất ra khỏi nhà thuê, khoản vay cho sinh viên và ngưng thu thuế thu nhập từ lương.
TT Trump kí sắc lệnh hỗ trợ đại dịch sau khi thương thuyết với Quốc hội đổ vỡ
Ông Trump nói với các phóng viên ở New Jersey trước khi trở lại Washington hôm 9/8 rằng việc đình chỉ thu thuế thu nhập từ lương có thể được thực hiện vĩnh viễn. Ông nói rằng biện pháp này sẽ không ảnh hưởng đến quỹ An sinh Xã hội vì việc hoàn trả thuế sẽ được thực hiện thông qua quỹ chung.
Tổng thống Trump, lưu ý rằng đảng Dân chủ muốn nối lại các cuộc thảo luận về gói kích thích kinh tế, cho biết Nhà Trắng sẽ sẵn sàng nói chuyện với họ một lần nữa “nếu điều đó không lãng phí thời gian.”
Động thái của ông Trump được đưa ra khi số ca nhiễm COVID-19 tại Hoa Kỳ đã tăng hơn 5 triệu và hơn 160.000 người chết.
Hôm 9/8, cả bà Pelosi và ông Mnuchin dường như sẵn sàng xem xét một thỏa thuận mà hai bên còn bất đồng nhằm sẽ kéo dài một số trợ cấp cho đến cuối năm, và sau đó xem xét lại nhu cầu hỗ trợ liên bang lớn hơn vào tháng 1/2021.
Ông Mnuchin nói với đài Fox News trong một cuộc phỏng vấn: “Hãy thông qua dự luật về những điều chúng ta đồng ý. Chúng ta không cần phải hoàn thành mọi thứ cùng một lúc. …Ngay bây giờ, những gì chúng ta nên làm là hoàn thành mọi việc cho công chúng Mỹ, và sau đó hãy quay lại với một dự luật khác.”
Bà Pelosi bác bỏ các sắc lệnh của ông Trump, gọi chúng là vi hiến và “ảo tưởng” sẽ không kịp thời hoặc trực tiếp hỗ trợ người Mỹ. Bà nói trên chương trình “Fox News Sunday” rằng một thỏa thuận giữa các thành viên Dân chủ trong quốc hội và Nhà Trắng là điều cần thiết.
Ông Mnuchin nói với đài Fox News: “Bất cứ khi nào họ có đề xuất mới, tôi đều sẵn sàng lắng nghe.”
Bộ trưởng Y tế Hoa Kỳ: Mỹ chia sẻ vaccine
sau khi đáp ứng đủ nhu cầu nội địa
Hôm 10/8, Bộ trưởng Y tế Hoa Kỳ Alex Azar cho biết rằng bất kỳ loại vaccine hoặc phương pháp điều trị COVID-19 nào của Hoa Kỳ sẽ được chia sẻ công bằng với phần còn lại của thế giới, một khi đáp ứng đủ nhu cầu ở Mỹ, theo Reuters.
Có hơn 200 ứng cử viên vaccine COVID-19 đang được phát triển trên khắp thế giới, trong đó có hơn 20 loại đang được thử nghiệm lâm sàng trên người. Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tuyên bố sẽ chuẩn bị sẵn sàng một loại vaacine trước cuối năm nay, mặc dù thường phải mất vài năm mới có thể phát triển và thử nghiệm tính an toàn và hiệu quả vaccine.
Ông Azar nói với các phóng viên trong chuyến thăm Đài Loan: “Ưu tiên đầu tiên của chúng tôi là phát triển và sản xuất đủ số lượng vaccine và liệu pháp điều trị an toàn và hiệu quả được FDA chấp thuận để sử dụng tại Hoa Kỳ.”
“Nhưng chúng tôi dự đoán có năng lực thực hiện điều này, mà một khi những nhu cầu đó được thỏa mãn, những sản phẩm đó sẽ có mặt trên cộng đồng thế giới theo sự phân phối công bằng và bình đẳng mà chúng tôi sẽ tham vấn cộng đồng quốc tế.”
Ông Azar cũng nói rằng quyết định của Hoa Kỳ rời khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) không có nghĩa là sự tham gia của Hoa Kỳ vào lĩnh vực y tế cộng đồng toàn cầu sẽ giảm đi.
Ông nói thêm: “Hoa Kỳ luôn và vẫn sẽ là nhà tài trợ lớn nhất cho y tế cộng đồng trên thế giới.”
“Sau khi chúng tôi rời khỏi WHO, chúng tôi sẽ làm việc với những tổ chức khác trong cộng đồng thế giới để tìm ra những phương tiện thích hợp để tiếp tục hỗ trợ sức khỏe cộng đồng toàn cầu trên cơ sở đa phương và song phương như Hoa Kỳ đã thực hiện trước đây.”
Hệ thống đại học California
yêu cầu sinh viên và nhân viên tiêm phòng cúm
Vào thứ sáu (ngày 7 tháng 8), hệ thống đại học University of California (UC) đã ban hành lệnh yêu cầu sinh viên và nhân viên tại tất cả các trường thuộc hệ thống này phải tiêm phòng cúm trước ngày 1 tháng 11.
Tham khảo ý kiến của ban lãnh đạo UC Health, các viên chức UC nói rằng nhiệm vụ này là một “biện pháp chủ động quan trọng để giúp bảo vệ các thành viên của cộng đồng UC và công chúng nói chung.”
Lệnh này cũng là để giúp giảm bớt gánh nặng cho hệ thống chăm sóc sức khỏe trước mùa cúm hằng năm dự kiến sẽ diễn ra vào mùa thu và mùa đông trong bối cảnh đại dịch coronavirus vẫn còn hoành hành.
Hệ thống UC cho biết việc tiêm phòng cúm là bắt buộc đối với tất cả các giảng viên và nhân viên đang làm việc tại bất kỳ địa điểm nào của UC và các viên chức cho biết họ đang bổ sung việc tiêm phòng cúm vào chính sách tiêm chủng hiện có cho sinh viên. Các viên chức UC cho biết thêm rằng “theo Trung tâm Kiểm soát & Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), tiêm phòng cúm là cách an toàn và hiệu quả để ngăn ngừa hàng triệu ca bệnh và hàng nghìn lượt khám bệnh có liên quan đến cúm hằng năm.”
Tất cả các nhân viên, giảng viên và sinh viên đều được tiêm phòng cúm miễn phí theo chương trình y tế của UC. Các viên chức cho biết thông tin chi tiết về lệnh yêu cầu tiêm phòng cúm sẽ được chia sẻ trong những tuần tới. (BBT)
https://www.sbtn.tv/he-thong-dai-hoc-california-yeu-cau-sinh-vien-va-nhan-vien-tiem-phong-cum/
Trận động đất mạnh nhất trong 94 năm
tại North Carolina làm rung chuyển biên giới Virginia
Theo báo cáo sơ bộ từ Cơ quan Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ (USGS), một trận động đất mạnh 5.1 độ Richter đã xảy ra cách thị trấn Sparta, North Carolina, khoảng 2 dặm, làm rung chuyển biên giới của tiểu bang này với Virginia.
Theo Cơ quan Khảo sát Địa chất North Carolina, đây là trận động đất mạnh nhất xảy ra tại tiểu bang kể từ năm 1926. Theo các bài đăng trên mạng xã hội, trận động đất có tâm chấn nằm ở Quận Alleghany, đã làm rung chuyển đến tận South Carolina và Georgia. USGS thậm chí còn nhận được báo cáo tại Atlanta, cách xa tâm chấn đến 300 dặm.
Cơn động đất xảy ra vào khoảng 8 giờ 7 phút sáng ngày chủ nhật (9 tháng 8). Thị trưởng Sparta Wes Brinegar, cho biết trận động đất “có cảm giác như một đầu máy hỏa xa lớn và một cơn sóng xuất hiện dưới giường.” Ông cho biết thêm rằng hiện vẫn chưa có báo cáo về thương vong trong dân số 1,800 người của thị trấn này, nhưng có vài tòa nhà đã phải chịu một số thiệt hại nhỏ.
USGS cho biết các trận động đất trở nên nguy hiểm ở cường độ từ 4.0 đến 5.0, tùy thuộc vào các biến số. Theo cơ quan này, một trận động đất mạnh 5.3 độ richter được coi là một trận động đất vừa phải. Đây là trận động đất mạnh nhất kể từ ngày 8 tháng 7 năm 1962 khi một trận động đất mạnh 5.2 độ richter xảy ra tại Quận Mitchell, cách Asheville 50 dặm về phía đông bắc.
Khu vực Sparta nằm trong số ba vùng địa chấn: Charleston, South Carolina, đông Tennessee và trung tâm Virginia. Năm trận động đất nhỏ hơn, 2.6 độ richter hoặc thấp hơn, đã xảy ra gần Sparta vào thứ Bảy và sáng Chủ nhật. (BBT)
Mỹ: Một người thiệt mạng,
20 bị thương trong vụ xả súng ở thủ đô
Ít nhất 3 tay súng đã nhả đạn vào một đám đông tụ tập trái phép ở thủ đô Washington DC sớm ngày 9/8, làm một thiếu niên tử vong và 20 người bị thương, trong đó có một cảnh sát bị nặng, theo Reuters.
Hãng tin Anh dẫn lời chính quyền địa phương nói rằng vụ nổ súng xảy ra khi hàng trăm người tụ tập ở khu vực đông nam của thủ đô nước Mỹ.
Truyền thông đưa tin rằng vụ tiệc tùng “trái phép” xảy ra tại một khu dân cư.
Văn phòng thị trưởng Muriel Bowser nói rằng cuộc tụ tập vi phạm lệnh cấm tập hợp hơn 50 người ở nơi công cộng để ngăn chặn COVID-19 lây lan.
Cảnh sát trưởng thủ đô Peter Newsham cho biết ít nhất 3 tay súng nhả đạn khi một cuộc cãi vã xảy ra, bắn trúng 21 người, trong đó có một cảnh sát gặp nạn lúc không làm nhiệm vụ.
Theo Reuters, phần lớn các nạn nhân là người lớn, và trừ cảnh sát viên ra thì không ai bị thương nặng tới mức đe dọa tính mạng.
Tòa án Venezuela kết án
hai cựu binh sĩ Hoa Kỳ 20 năm tù vì lật đổ bất thành
Tin từ CARACAS – Vào cuối ngày thứ Sáu (7 tháng 8), công tố viên Tarek Saab cho biết, tòa án Venezuela đã kết án hai cựu binh sĩ Hoa Kỳ 20 năm tù vì vai trò của họ trong một cuộc tấn công bất thành nhằm lật đổ Tổng thống Nicolas Maduro vào đầu tháng 5 năm nay.
Ông Saab viết trên tài khoản Twitter của ông rằng cựu binh sĩ biệt kích Green Beret, Luke Denman, 34 tuổi và Airan Berry, 41 tuổi, thừa nhận đã tham gia vào chiến dịch ngày 4 tháng 5. Ông còn cho biết thêm rằng các phiên tòa đang diễn ra đối với hàng chục người khác bị bắt.
Ông cho hay Denman và Berry bị buộc tội âm mưu, khủng bố và buôn bán vũ khí trái phép. Ông Alfonso Medina, luật sư của hai binh sĩ trên, cho biết nhóm pháp lý của họ không được phép vào phòng xử án. Cuộc tấn công trên biển được điều hành từ Colombia, được gọi là Operation Gideon, và khiến ít nhất tám người thiệt mạng.
Chính phủ của ông Maduro cho biết họ đã bắt giữ một nhóm chủ mưu bao gồm cựu binh sĩ Denman và Berry gần thị trấn ven biển Chuao. Cựu binh sĩ đặc nhiệm Hoa Kỳ Jordan Goudreau, người điều hành Silvercorp USA, một công ty an ninh tư nhân có trụ sở tại Florida, đã lên tiếng nhận trách nhiệm về cuộc đột kích.
Cựu binh sĩ Denman xuất hiện trong một video trên đài truyền hình nhà nước Venezuela vài ngày sau khi họ bị bắt, nói rằng họ đã ký hợp đồng với Silvercorp USA để đào tạo 50 đến 60 người Venezuela ở Colombia, giành quyền kiểm soát phi trường Caracas và đưa một máy bay chở ông Maduro đến Hoa Kỳ. (BBT)
https://www.sbtn.tv/toa-an-venezuela-ket-an-hai-cuu-binh-si-hoa-ky-20-nam-tu-vi-lat-do-bat-thanh/
Covid-19: Hơn 100.000 người chết,
Thụy My
Hôm qua 09/08/2020 số ca tử vong vì Covid-19 đã vượt qua ngưỡng 100.000 người. Trong khi Quốc Hội và Tòa Án Tối Cao chính thức để tang cho các nạn nhân, những lời chia buồn nở rộ trên các mạng xã hội, tổng thống Jair Bolsonaro lại tiếp tục gây tranh cãi vì không hề nói đến những nạn nhân của đại dịch.
Tổng thống 65 tuổi đã từng bị lây nhiễm virus corona vào tháng trước chia sẻ trên mạng Twitter thông tin về 3 triệu người khỏi bệnh, nhưng không hề nhắc đến con số mang tính biểu tượng nói trên. Ông Ciro Gomes, ứng cử viên về thứ ba trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2018, đại diện đảng Dân Chủ Lao Động (trung tả), tố cáo chính phủ Bolsonaro « bất tài và vô trách nhiệm » đã gây ra « diệt chủng ».
Từ Sao Paulo, thông tín viên Martin Bernard cho biết thêm chi tiết :
« Tôi rất tiếc cho tất cả các trường hợp tử vong dù bất kỳ nguyên nhân nào ». Ông Jair Bolsonaro tuyên bố như trên, không nhắc đến virus corona. Tổng thống Brazil cố gắng làm giảm nhẹ cuộc khủng hoảng, đồng thời tố cáo truyền thông đã làm đậm sự kiện này, « mừng việc đạt ngưỡng 100.000 người chết một cách hèn nhát và vô trách nhiệm, cứ như là chung kết Cúp bóng đá thế giới ».
Trước đó, bản thân tổng thống đã vui mừng trước chiến thắng của đội tuyển mà ông ưa thích trong trận chung kết giải bóng đá Sao Paulo.
Bolsonaro tố cáo những người ủng hộ phong tỏa đã gây ra cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng mà vẫn không làm giảm được số nạn nhân.
Nhưng dù việc chối bỏ của ông Jair Bolsonaro rất bị chỉ trích, ông vẫn được khá nhiều tín nhiệm. Theo một cuộc thăm dò gần đây, có 45% người được hỏi ủng hộ các hành động của chính phủ, và uy tín cá nhân của tổng thống cũng lên cao nhờ một chương trình hỗ trợ tài chính cho khoảng mấy chục triệu người Brazil ».
Ngoại trưởng ‘Ngũ Nhãn’ chỉ trích
chính quyền Hồng Kông loại ứng viên dân chủ,
trì hoãn bầu cử Hội đồng Lập pháp
Hải Lam
Các ngoại trưởng thuộc 5 nước liên minh tình báo Ngũ Nhãn hôm 9/8 kêu gọi chính quyền Hồng Kông duy trì nền dân chủ của hòn đảo và tổ chức bầu cử Hội đồng Lập pháp càng sớm càng tốt.
Trong một tuyên bố chung, ngoại trưởng 5 nước Mỹ, Úc, Canada, New Zealand và Vương quốc Anh “quan ngại sâu sắc về việc chính quyền Hồng Kông loại các ứng viên một cách không chính đáng và hoãn cuộc bầu cử Hội đồng Lập pháp một cách không phù hợp”.
Các ngoại trưởng khẳng định: “Những động thái này đã phá hoại dân chủ, vốn là nền tảng cho sự ổn định và thịnh vượng của Hồng Kông”.
5 nhà ngoại giao cũng kêu gọi chính quyền Hồng Kông khôi phục tư cách hợp lệ của các ứng viên dân chủ bị loại và không trì hoãn cuộc bầu cử Hội đồng Lập pháp, dự kiến tổ chức vào ngày 6/9 tới nhưng đã bị đặc khu trưởng Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) hoãn đến ngày 5/9/2021, viện cớ dịch Covid-19.
“Chúng tôi ủng hộ những kỳ vọng chính đáng của người dân Hồng Kông trong việc bầu ra các đại diện của Hội đồng Lập pháp thông qua các cuộc bầu cử thực sự tự do, công bằng và đáng tin cậy…Chúng tôi kêu gọi chính quyền Hồng Kông tổ chức cuộc bầu cử càng sớm càng tốt”, tuyên bố chung có viết.
Các ngoại trưởng Ngũ Nhãn còn lên án luật an ninh quốc gia Hồng Kông, cho rằng bộ luật này làm xói mòn các quyền và tự do cơ bản của người dân hòn đảo.
“Bắc Kinh đã hứa hẹn quyền tự chủ và tự do theo nguyên tắc ‘Một quốc gia, Hai chế độ’ cho người dân Hồng Kông trong Tuyên bố chung Trung – Anh đã được đăng ký với Liên Hợp Quốc, và Bắc Kinh phải tuân thủ các cam kết của mình”, các ngoại trưởng nhấn mạnh.
Nhà hoạt động dân chủ Nathan Law ủng hộ tuyên bố chung của các nhà ngoại giao trong liên minh Ngũ Nhãn. “Đã đến lúc phải xử phạt Carrie Lam đầy tai tiếng theo Đạo luật Magnitsky Toàn cầu và gửi một tín hiệu đến ĐCSTQ rằng các quốc gia yêu tự do sẽ buộc họ phải chịu trách nhiệm”.
Vào ngày 30/7, 12 ứng cử viên phe dân chủ, trong đó có Hoàng Chi Phong, Dennis Kwok và Alvin Yeung, thông báo trên Facebook rằng họ đã bị loại khỏi cuộc tranh cử vào Hội đồng Lập pháp sắp tới của Hồng Kông. Chính quyền Hồng Kông cùng ngày đã xác nhận việc này. Vào ngày 31/7, Carrie Lam đã thông báo hoãn cuộc bầu cử Hội đồng Lập pháp Hồng Kông năm 2020 một năm.
Mỹ, Liên minh Châu Âu và Liên minh Nghị viện về Trung Quốc (IPAC) đã chỉ trích các động thái trên, cho rằng điều này ảnh hưởng đến nền dân chủ của Hồng Kông.
Cả 5 nước trong liên minh Ngũ Nhãn đã đình chỉ hiệp ước dẫn độ với Hồng Kông sau khi thành phố bị áp luật an ninh. Chính quyền Tổng thống Trump hôm 7/8 áp lệnh trừng phạt với bà Carrie Lam cùng 10 quan chức Hồng Kông và Trung Quốc đại lục vì làm suy yếu quyền tự trị của đặc khu.
Làm thế nào để cuộc sống không nhàm chán?
Zaria Gorvett
Một số người dễ bị chán chường hơn. Và từ “tính ái kỷ bị che giấu” đến khả năng kiểm soát bản thân thấp, đó là những lý do có thể giải thích cho ta về nguồn gốc của cảm xúc bí ẩn này.
Tiếng đập mạnh của van. Tiếng đập rùng rùng. Cú đẩy cực mạnh từ sau lưng khi động cơ tên lửa châm ngòi. Thực tế đáng báo động là đây có thể là khoảnh khắc quý giá cuối cùng mà bạn còn sống.
Nên quay lại với người yêu cũ hay bỏ đi?
Vì sao con người mê mẩn thuyết âm mưu?
Các phi hành gia nghĩ gì trước khi bay vào vũ trụ?
Dù là ở góc độ nào thì hành trình vào không gian cũng là chuyến đây đầy kịch tính.
Trong đợt phóng tàu lần thứ hai trong sự nghiệp của mình, hồi năm 1982, phi hành gia Valentin Lebedev cảm thấy tên lửa chao đảo qua phải và qua trái, như thể nó mất thăng bằng… sau đó cuối cùng, ông cảm thấy bản thân rời khỏi mặt đất.
Khi phi hành đoàn bay vọt vào không gian, họ la lên: “G-o-o-u” – người ta vẫn chưa rõ vì sao họ làm vậy.
Nhưng dù chuyến du hành vào không gian của Lebedev bắt đầu với một liều adrenaline, thì cơn phấn khích này cũng mai một dần – và chỉ sau một tuần trong sứ mệnh kéo dài bảy tháng trên trạm không gian vũ trụ Salyut 7, ông bắt đầu thấy chán.
Thực tế là, bay qua quỹ đạo thấp của Trái Đất với vận tốc 8km/giây (tương đương 17.900 dặm/giờ) trong một chiếc hộp nhôm nhỏ xíu không đủ sức khiến ông mê mẩn. Ông viết trong nhật ký rằng “nhịp sống buồn tẻ bắt đầu”.
Ta có xu hướng nghĩ sự buồn chán là phản ứng rõ ràng với những hoạt động tẻ nhạt. Cuối cùng thì hiếm khi nào ta gặp ai mà nói họ cảm thấy yêu thích việc giặt đồ hay ngồi làm giấy tờ thuế – và người ta sẽ cực kỳ nghi ngờ nếu bạn thấy thích làm các việc này.
Ngoại trừ sự thật là sự nhàm chán không hẳn là rõ ràng như vậy.
Nhiều thập niên nghiên cứu tiết lộ rằng sự nhàm chán vừa bí ẩn vừa khó chịu, và mức độ đơn điệu mà mỗi người có thể chịu đựng lại cực kỳ khác nhau.
“Tôi nghĩ mọi người đều nhận được tín hiệu của sự nhàm chán,” James Danckert, lãnh đạo một phòng nghiên cứu về sự nhàm chán từ Đại học Waterloo, Ontario, nói. “Dù vậy, một số người thực sự, thực sự giỏi ứng phó với điều đó.”
Năm 2014, nhóm nhà tâm lý học xã hội từ Đại học Virginia khám phá ra rằng trong loạt thí nghiệm về việc để tâm trí suy nghĩ vẩn vơ thì rất nhiều người – khoảng 25% nữ giới và 67% nam giới trong tổng số người tham dự – đã tự chích điện bản thân khi họ ở một mình trong phòng chỉ 15 phút, chỉ để có việc gì đó làm. Một người thậm chí tự chích điện tới 200 lần.
Sự nhạy cảm với nhàm chán có thể có sẵn trong bộ gene một số người
Và từ một người chăm chỉ tái dựng lại bữa tiệc thời Babylon theo thực đơn ghi trên bảng đất nung từ 3.750 năm trước, cho đến một phụ nữ thi tới thi lui một kỳ thi ở trường bảy năm trước chỉ vì chút tò mò, cuộc phong tỏa cách ly trong thời gian vừa qua đã tiết lộ những chiến lược kỳ lạ và tuyệt vọng của mọi người nhằm chống lại sự nhàm chán, không hẳn chỉ giới hạn trong môi trường phòng thí nghiệm.
Lười nhác có phải bản chất của con người?
‘Đòn tâm lý’ giúp thành công hơn khi chơi thể thao
Ở thái cực ngược lại, một số người chủ động tìm kiếm tình huống mà thông thường được coi là tẻ nhạt.
Ẩn sĩ Christopher Knight, người đã lái xe đến một cánh rừng ở bang Maine vào năm 1986 và không hề xuất hiện trở lại trong 27 năm, cho biết ông chưa từng cảm thấy nhàm chán – mặc dù theo ông là phần lớn thời gian ở đó ông hoàn toàn không làm gì cả.
Vậy, tại sao lại như thế?
Một trong những dấu tích sớm nhất của sự nhàm chán có từ thời La Mã, khi nhà triết học Seneca có lẽ đã bắt đầu truyền thống ca thán về sự nhàm chán.
Trong những lá thư trao đổi đáng suy ngẫm với người bạn, ông đặt câu hỏi “Quo usque eadem” – nghĩa là “Ta còn phải [chịu đựng] cùng một thứ này đến bao giờ?”, và ông viết tiếp, “Tôi không làm gì mới cả. Tôi không thấy gì mới cả. Cuối cùng tôi phát buồn nôn vì sự tình này”.
Sau này, vào thời trung cổ còn có mối bận tâm với tình trạng “acedia” – theo tiếng Hy Lạp có nghĩa là sự thờ ơ – mà người Thiên Chúa Giáo cho rằng là một dạng hờ hững hoặc lười nhác đầy tội lỗi.
Mặc dù từ tiếng Anh “nhàm chán” (boredom) được phát minh từ đầu Thế kỷ 19, nhưng công chúng vẫn không chú ý đến nó cho đến khi văn hào Charles Dickens đưa nó vào một trong những cuốn tiểu thuyết của ông.
Tua nhanh đến thời đại ngày nay, sự nhàm chán rõ ràng có mặt ở mọi nơi – đôi khi trạng thái này được mô tả là bệnh dịch của xã hội hiện đại.
Hồi năm 2016, một nhân viên người Pháp kiện công ty ông từng làm về tình trạng “chán muốn chết” [bore-out] – một hội chứng anh em của tình trạng kiệt sức trong làm việc – và ông thắng kiện.
Trong khi đó, Thế hệ Z – là những người sinh từ giữa thập niên 1990 đến cuối thập niên 2010 – đã chế ra một kiểu mới, “nhàm chán trên điện thoại”, là tình trạng cứ cuộn xuống liên tục trên ứng dụng điện thoại và chẳng cảm thấy có gì khiến bạn hứng thú.
Giờ đây người ta còn thậm chí chẩn đoán cả thú cưng của họ cũng bị nhàm chán.
Định nghĩa sự nhàm chán
Nỗ lực gIải mã vì sao một số người lúc nào cũng cảm thấy nhàm chán trong khi một số khác có thể sống mà chẳng cần phải có gì để tiêu khiến là chuyện liên tục gặp nhiều khó khăn, bởi có một thực tế là trong suốt một thời gian dài, các nhà tâm lý đã không thể thống nhất với nhau như thế nào thì gọi là chán chường.
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Vào thập niên 1960 và 1970, một số nhà nghiên cứu cho rằng sự nhàm chán đơn thuần là cảm giác phát sinh khi làm một công việc lặp đi lặp lại.
Nghệ thuật nài nỉ của người Nhật
Tại sao nhiều người bất tài lại được làm sếp người khác?
Nên dựa vào cá nhân giỏi hay tập thể trung bình để thành công?
Điều này dẫn đến ý tưởng gây kinh ngạc là thực ra sự nhàm chán có thể tăng mức độ “kích thích” của một người – đó là khả năng khiến bạn chú ý và phản hồi với sự việc xung quanh bạn.
Chẳng hạn, trong một nghiên cứu – có vẻ như ủng hộ ý này – một nhóm tình nguyện viên được yêu cầu bấm nút khi họ thấy ánh đèn nhá lên trong hộp, và kết quả cho thấy sự chú ý cao độ và kích thích cũng tăng lên từ cảm giác nhàm chán.
Trong khi đó, rất nhiều nghiên cứu ban đầu khác sử dụng định nghĩa quen thuộc và theo cách nào đó là hoàn toàn trái ngược.
Từ năm 1986, “thang đo nhàm chán” thường được sử dụng để đo mức độ chán chường của người tham dự, thông qua việc hỏi họ đánh giá họ đồng ý ra sao với các câu như “Tôi rất dễ tập trung trong hoạt động của mình”.
Trong trường hợp này, khi một người nói họ thấy dễ tập trung thì có thể là chỉ dấu cho thấy người đó không hay cảm thấy chán chường.
Giờ đây các nhà tâm lý biết rằng có ít nhất năm loại hình nhàm chán, gồm có:
“nhàm chán chuẩn mực”, là khi bạn có những suy nghĩ lang thang đâu đó và cảm thấy không biết làm gì;
“nhàm chán gây phản ứng”, là tình trạng bạn cảm thấy phẫn nộ với người, việc níu chân bạn – như thầy giáo hay nơi làm việc chẳng hạn – và với việc cứ phải làm đi làm lại những thứ bạn cần làm;
“nhàm chán tìm kiếm”, là khi bạn cảm thấy bồn chồn và tìm cách thoát khỏi tình trạng hiện tại;
“nhàm chán hờ hững”, là khi bạn cảm thấy thư giãn và không dính dáng gì với thế giới chung quanh; và
một kiểu nhàm chán mới vừa được phát hiện, “nhàm chán đờ đẫn”, khi bạn chẳng thấy mọi sự là xấu hay tốt, và bạn bất lực không thể thoát ra khỏi tình huống đó.
Dù bạn đang trải qua thể loại nhàm chán nào, thì nghiên cứu cũng cho thấy rằng mức độ nhàm chán đó để lại dấu ấn rõ nét trong não bạn.
Trong một nghiên cứu do Danckert và nhà tâm lý học Colleen Merrifield đứng đầu, một nhóm tình nguyện viên đã cho phép quét não bộ qua một máy quét cộng hưởng từ chức năng MRI mà không hề nghĩ rằng họ đang bị đưa vào tình trạng nhàm chán cực độ bằng cách được cho xem video hai người đàn ông phơi đồ, và thỉnh thoảng hỏi xin người kia kẹp quần áo.
Đáng chú ý, các nhà nghiên cứu phát hiện ra mối liên hệ giữa sự nhàm chán và hoạt động trong “mạng lưới chế độ mặc định” – là một nhóm các liên kết giữa các vùng vỏ não vốn thường liên quan với tình trạng tâm trí suy nghĩ lan man. “Nó đặc biệt hoạt động khi không có nhiệm vụ nào bên ngoài khiến bạn cần làm và không có gì diễn ra xung quanh bạn,” Dancker cho biết.
Những gì mà sự nhàm chán báo hiệu cho bạn biết, theo Danckert giải thích, đó là bạn không tương tác với thế giới – bạn mất kiểm soát với xung quanh và bạn không hoạt động hiệu quả nữa.
Cũng như những cảm xúc tiêu cực khác, như giận dữ và buồn chán, có thể sự nhàm chán tiến hóa để thúc đẩy con người.
“Những gì ta thực sự tìm kiếm là được liên kết về mặt nhận thức. Ta muốn sử dụng sức mạnh tâm trí cho điều gì đó mà ta thấy có ý nghĩa.”
Nếu đây là vấn đề, thì nó có thể giúp giải đáp vì sao một số người có thể sống nhiều năm đơn độc, trong khi một số khác lại sẵn sàng tự sốc điện bản thân dù chỉ ở một mình trong có 15 phút.
Một số môi trường khiến người ta dễ trở nên chán chường, nhưng chỉ có một số người cho phép bản thân rơi vào trạng thái chán chường.
Những người khác nhận thức được cảm giác giống như tâm trạng bồn chồn, và họ cố gắng tìm cách thay đổi hoàn cảnh – họ đưa thêm cảm giác sống có mục đích, có ý nghĩa vào.
Lấy ví dụ trường hợp phi hành gia người Canada Chris Hadfield. Trái ngược hẳn với Lebedev, ông rõ ràng không có khoảnh khắc đờ đẫn nào trong sứ mệnh tạm thời năm 2012 đến Trạm Không gian Quốc tế, dù có ít người đi cùng để giao tiếp cùn, và phải làm các nhiệm vụ lặp đi lặp lại.
Hadfield từng công khai bày tỏ nhiều lần rằng “chỉ có người đáng chán trở nên nhàm chán”.
Để chứng minh cho câu nói đó, ông nổi tiếng vì sử dụng thời gian rảnh để trình diễn ca khúc Space Oddity của David Bowie trong không gian không trọng lực.
“Nếu bạn nói chuyện với ông, những gì bạn học được là ông thực sự nhận biết tín hiệu của sự nhàm chán – ông nhanh chóng xử lý nó cực kỳ nhanh và cực kỳ hiệu quả,” Danckert, tác giả cuốn sách viết về Hadfield, “Bên ngoài não bộ: Tâm lý của Sự Nhàm Chán” (Out of My Skull: The Psychology of Boredom), nói.
Trong không gian, Hadfield tìm thấy ý nghĩa ngay cả với những nhiệm vụ khiến não bộ trở nên đờ đẫn, ví dụ như vận hành máy bơm.
Nhưng thậm chí khi còn nhỏ, khi giúp đỡ cha mẹ ở nông trại tại miền Nam Ontario, ông cũng có thể khiến bản thân luôn tích cực hoạt động – ông tự đặt thử thách cho mình là nín thở thật lâu khi đập tơi vụn từng tảng đất lớn.
Bắt chước cách làm của Hadfield khi phải đối mặt với khoảnh khắc nhàm chán có thể đem lại những lợi ích đáng kinh ngạc khác. Như BBC Future từng khám phá ra trong quá khứ, khi làm những việc đáng chán, để tâm trí bạn tha thẩn thay vì với tay lấy điện thoại chẳng hạn, có thể giúp bạn tăng cường sự sáng tạo.
Mặt trái của sự đờ đẫn
Tin xấu với những người nhanh chán, theo Danckert, là tình trạng dễ rơi vào cảm xúc này có liên quan đến một loạt các vấn đề khác, như hành vi bốc đồng, lạm dụng chất kích thích, nghiện cờ bạc, nghiện điện thoại di động, trầm cảm, những chấn thương tâm lý thể hiện thành kích thích thể chất như cơn đau – và còn nhiều tình trạng khác.
Đáng chú ý là, sự nhàm chán cũng có thể có liên hệ với nhiều hình thức rối loạn nhân cách.
Một trong số đó là chứng ái kỷ – không phải loại thông thường mà người ta thường thổi phồng về sự vĩ đại và quan trọng của bản thân, vốn là tính cách của một số chính trị gia, mà là chứng “ái kỷ ngầm”.
Chứng này xảy ra với những người cảm thấy bản thân cực kỳ tài hoa, nhưng không được công nhận xứng đáng. “Họ kiểu như sẽ nghĩ ‘Giá mà thế giới biết được’,” Danckert giải thích.
Không ai biết chắc mối liên hệ ở đây là gì, nhưng giả thiết ban đầu cho rằng nếu như có một khoảng cách giữa năng lực sẵn có và mục tiêu của bạn, thì chính là bạn đã tự đào sẵn hố cho sự thất bại của bản thân – và điều này dẫn đến cảm giác bất mãn, chán chường.
Một điều khác nữa là khi người “ái kỷ ngầm” không nhận được sự tán thưởng, công nhận từ những người xung quanh – điều mà họ khát khao – thì họ mất hứng thú và trở nên chán chường.
Trong thực tế, nhàm chán chỉ là một trong rất nhiều phản ứng phụ không mong muốn khi người ái kỷ cố giữ sự tự ca ngợi bản thân.
Chẳng hạn, người bị chứng ái kỷ ngầm thường ít có sự lành mạnh về tâm thần, trong khi một số người ái kỷ công khai lại khá hạnh phúc và tự tin hơn.
Một xu hướng nhân cách khác có liên quan đến sự nhàm chán là giận dữ – hung hăng dẫn đến khả năng cực kỳ mẫn cảm và gây loạn thần, vốn liên quan đến mức độ lo âu, tội lỗi và ghen tuông dữ dội. Trong tất cả những điều này, trở nên nhàm chán thường là dấu hiệu không hay – và có thể một phần là vì có sự kiểm soát cảm xúc kém.
“Ta cần phải cố gắng và hiểu tính chất tự nhiên của nguyên nhân giữa các mối liên hệ này. Và ta vẫn chưa làm được điều đó,” Danckert giải thích.
“Vì vậy, chẳng hạn như trong mối liên hệ giữa sự nhàm chán và tình trạng trầm cảm, thì liệu sự nhàm chán có đến trước cơn trầm cảm hay không – đây có phải là yếu tố rủi ro gây trầm cảm không? Tôi nghĩ câu trả lời có thể là có.”
Câu hỏi cuối cùng là liệu có có những chiến lược nào đó mà những người nhạy cảm với sự nhàm chán có thể học hỏi được hay không – hay sự nhàm chán là từ gene mà ra. Đây là điều mà Danckert đang nghiên cứu.
“Một lần nữa, chúng tôi vẫn chưa có dữ liệu, nhưng câu trả lời ban đầu theo quan sát của tôi là có thể điều này có liên hệ với điều gì đó trong từng cá nhân.”
Tuy nhiên, Danckert trông đợi rằng, cũng như với tất cả cảm xúc, thì sự thích nghi với tình trạng nhàm chán có vẻ như xuất hiện từ sự kết hợp giữa các yếu tố do gene và do học hỏi.
Có vẻ như Hadfield đã trau dồi kỹ năng ứng phó với sự nhàm chán từ thời thơ ấu – và khi sử dụng đúng kỹ thuật, thì ngay cả với sự nhàm chán dai dẳng nhất cũng có thể đem lại trải nghiệm sống phong phú hơn.
Vì vậy, lần kế tiếp khi bạn cảm thấy bản thân than thở cuộc sống sao chán đến vậy, hãy nghĩ về trải nghiệm khác nhau của Lebedev và Hadfield trong không gian. Bạn có thể nhận ra rằng đó chỉ là vấn đề quan điểm.
Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Future.
https://www.bbc.com/vietnamese/vert-fut-53678091
Covid-19: Đôi điều về Nhân Quả
Đã có rất nhiều bài viết về đại dịch Covid-19. Trong bài viết này, chúng tôi muốn chia sẻ ý kiến của Tổng giám đốc Tổ chức Bảo vệ Thiên nhiên Hoang dã (WWF) của Pháp, bà Véronique Andrieux khi bà nhận xét rằng “Cội rễ của trận đại dịch này nằm ở trong sự lựa chọn tiêu thụ của chúng ta… và chúng ta phải thay đổi cơ bản quan hệ với thiên nhiên”.
Quả thật, cuộc sống của chúng ta trên trái đất này là con người “cộng sinh” với thiên nhiên. Nói cho đúng hơn, loài người là “ký sinh” của trái đất và cũng như bao “ký sinh” khác” chúng ta không thể giết chết “vật chủ” vì khi vật chủ mất đi thì ký sinh cũng không thể tồn tại được. Những hậu quả ghê gớm mà đại dịch Covid-19 đã và đang gây ra cho nhân loại phải chăng chính là câu trả lời cho việc con người đã đối xử tàn bạo với Mẹ thiên nhiên và cũng chính con người đang phải nhận lại những gì mà mình đã gây ra – trong mối quan hệ Nhân Quả.
Lịch sử loài người cho thấy con người luôn tìm cách thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của chính mình: nhu cầu về cái ăn, cái mặc, điều kiện sống, thú vui chơi, học hành, giải trí, đi lại, những phát minh, sáng tạo. Trong chúng ta, không ai mong muốn quay trở lại thời kỳ ăn lông ở lỗ, hoặc thời kỳ mà cuộc sống chỉ gói gọn trong hai từ là ăn và ngủ, tuy nhiên, cùng với việc mức sống của con người ngày càng được nâng cao lên thì cũng chính là lúc con người đang quên đi rằng họ chính là “một phần của thiên nhiên” và việc phải bảo vệ trái đất này chính là để bảo vệ cuộc sống trong lành của con người!
Những hoạt động tàn phá môi trường, làm biến đổi khí hậu, tăng nhiệt độ của trái đất, xả thải khí CO2 thông qua việc xây dựng tràn lan các khu công nghiệp, nạn phá rừng, chôn cất người chết không hợp vệ sinh, lạm dụng các sản phẩm hóa học trong nông nghiệp, thưởng thức và buôn bán động vật hoang dã… chính là nguồn gốc của đói nghèo và dịch bệnh.
Covid -19 chính là cơ hội để chúng ta nhìn lại và suy ngẫm:
Hoạt động công nghiệp, xả thải CO2: Để đáp ứng nhu cầu của mình, con người đã bắt đầu xây dựng các nhà máy từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất (giữa thế kỷ 18). Theo thời gian, các nhà máy này ngày càng lớn, càng hiện đại và càng sản xuất ra những sản phẩm đa dạng hơn. Khí CO2 và các loại khí hiệu ứng nhà kính khác, hoá chất độc hại ngày càng tăng. Riêng CO2, hàng năm chúng ta đã xả ra 36 triệu tấn và con số này còn đang tăng. Mức CO2 trong không khí trung bình hiện nay là 400 phần triệu, cao nhất từ trước đến nay. Những nước xả thải cao nhất là Trung Quốc (chiếm 25% tổng số), Mỹ (15%), Liên minh châu Âu (28%), Ấn Độ (7%) và Nga (5%). Khối lượng chất độc hoá học xả thải (chủ yếu là dioxin và methane) là khoảng 10 triệu tấn mỗi năm. Vũ Hán, nơi Covid-19 bắt đầu, có 5 khu công nghiệp, tổng cộng hơn 100 km2, tập trung sản xuất ô-tô, sắt và thép, sản phẩm công nghệ cao. Vùng Lombardia của I-ta-lia, nơi dịch bệnh hoành hành mạnh nhất, có 9 khu công nghiệp. Nhà máy ở các khu công nghiệp này xả thải ra môi trường và tạo điều kiện cho virus các loại nẩy nở. Tất cả những hoạt động này đã dẫn đến nhiệt độ trái đất tăng hơn 1oC so với thời kỳ trước công nghiệp hoá, làm mực nước biển dâng cao, huỷ hoại môi trường sống và nghiêm trọng hơn là thay đổi hệ sinh thái làm virus dễ phát triển hơn.
Một yếu tố nữa dẫn đến huỷ hoại môi trường là việc chôn cất người chết. Mỗi năm có khoảng 60 triệu người mất và cần chôn cất. Tập tục chôn người chết thay vì hoả táng làm vi trùng phát triển và là nguồn cho virus phát triển. Rác thải bệnh viện cũng là nguồn nữa. Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi gường bệnh thường thải ra 0,2 đến 0,5 kg rác thải y tế mỗi ngày. Mười lăm phần trăm số rác thải bệnh viện đó có nguy cơ truyền bệnh, chất độc (thuỷ ngân và dioxin), chất phóng xạ. Nhân loại đang sống trong một bầu không khí bị ô nhiễm khủng khiếp và đây cũng là một trong những nguyên nhân làm tăng khả năng nhiễm viêm phổi nặng khi bị nhiễm corona virus. Một nghiên cứu của trường Đại học Harvard cho thấy những nơi ô nhiễm nhất là những nơi có tỷ lệ nhiễm virus SARS-CoV-2 cao nhất. Điều này đúng với I-ta-lia ở vùng Lombardia, Emilia Romagna, Veneto, những vùng công nghiệp có số ca nhiễm SARS-CoV-2 cao và tỷ lệ tử vong cũng rất cao.
Tuy nhiên con người chúng ta đã vô tình hay cố ý chậm nhận ra mối nguy hại biến đổi khí hậu đối với dịch bệnh. Ngay cả hiện nay vẫn có xu thế cho rằng biến đổi khí hậu không có liên quan gì đến hoạt
động của con người. Chính vì thế phải mất nhiều năm (bắt đầu từ Hội nghị Copenhagen 2009 đến Hội nghị Paris năm 2015) thế giới mới có thoả thuận Paris về biến đổi khí hậu. Và ngay cả khi nhận thức chung là như vậy thì Mỹ, nước xả thái CO2 lớn thứ nhì thế giới vẫn rút ra khỏi hiệp ước, không chấp nhận giảm thải CO2.
Nạn phá rừng (khoảng 25 triệu héc ta /năm) lấy đất trồng trọt, khai thác gỗ, khai thác tài nguyên, xây dựng đường và nhà máy thuỷ điện ở những nơi hoang vắng, xu hướng đô thị hoá và tăng nhanh dân số đã đưa con người và vật nuôi đến gần hơn với động vật hoang dã, tạo điều kiện virus gây bệnh từ động vật hoang dã dễ dàng lây sang người hơn… Một con số làm chúng ta giật mình, đó là trong nửa thế kỷ qua, rừng nhiệt đới chứa khoảng 2/3 sinh vật sống trên thế giới đã bị tàn phá còn một nửa, nay chỉ còn 1.500 triệu hec-ta và vẫn mất khoảng 1% mỗi năm (mỗi năm mất 15 triệu hec-ta).
Việc xây dựng các nhà máy thuỷ điện lớn cùng với đó là hồ chứa lớn và đập nước đi kèm với việc phá rừng đã phá vỡ hệ sinh thái đang tồn tại. Đập thuỷ điện Tam Hiệp của Trung Quốc trên sông Dương Tử là một ví dụ. Sau khi hoàn thành, khu vực này “ít mưa hơn và nhiều hạn hơn. Và đây là tiềm năng gây ra bệnh tật”, theo ông George Davis, chuyên gia về bệnh nhiệt đới ở trường Đại học George Washington đã từng sống và làm việc ở Tam Hiệp và vùng lân cận 24 năm. Không những thế, việc xây thuỷ điện làm cho vùng hạ lưu trở nên khô cằn hơn, tạo điều kiện cho virus các loại phát triển.
Trong cố gắng đáp ứng nhu cầu của chính mình, con người đã tìm mọi cách tăng năng suất lao động gây phương hại cho môi trường sống của chính mình. Trong nông nghiệp, con người đã dùng chất hoá học các loại, kể cả phân hoá học, chất diệt cỏ và thuôc trừ sâu chứa chất độc như DDT, TCDD (có chứa chất độc da cam), làm mất cân bằng hệ sinh thái dẫn đến vi trùng và vi khuẩn phát triển.
Buôn bán động vật hoang dã trái phép: nhìn lại lịch sử, chúng ta thấy không ít đại dịch trong vòng 20 năm qua cho thấy mối liên hệ rõ với các ổ chứa vi rút trong các quần thể động vật hoang dã. Dịch SARS cuối năm 2002 và đầu 2003 từng lây nhiễm cho hơn 8.000 người ở 37 quốc gia, khiến 774 người tử vong, xuất phát từ một chủng vi rút betacorona mới có nguồn gốc từ dơi thông qua vật chủ trung gian là cầy hương. Hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS-COV) bùng phát vào năm 2012 khiến 2.494 người lây nhiễm và làm thiệt mạng 858 người cũng bắt nguồn từ một chủng vi rút corona khác truyền từ dơi qua lạc đà tới người. Mối liên hệ này cho chúng ta thấy điều cấp thiết là phải chấm dứt nạn buôn bán động vật hoang dã trái phép, hoạt động tội phạm lớn thứ tư sau buôn bán ma tuý, sản xuất và tiêu thụ hàng giả và buôn bán người.
Một trong những điều khủng khiếp mà chúng ta không thể bỏ qua là các cuộc Chiến tranh liên miên, dù lý do gì chăng nữa, cũng là thảm hoạ môi trường. Chiến tranh Thế giới Thứ nhất (1914-1918) đã gây ra 20 triệu người chết và 23 triệu lính bị thương và Chiến tranh Thế giới Thứ hai làm 80 triệu người chết. Trong hơn 30 năm qua, tổng số cuộc chiến tranh cục bộ lên tới hơn 100. Điều nghiêm trọng nhất trong các cuộc chiến tranh gần đây là sử dụng vũ khí hoá học. Mỹ đã dùng 76.000 m3 chất da cam trên diện tích là 31.000 km2 vuông ở Viêt Nam. Cũng như nạn phá rừng, chất độc da cam đã huỷ hoại rừng ở Việt Nam, lấy đi nơi trú ẩn của nhiều loài động vật, tăng khả năng virus “nhẩy” từ động vật đến người.
Nhà khoa học Đức, Phó Chủ tịch Viện Nghiên cứu châu Âu bền vững, Joachim Spangenberg đã nói khi chúng ta tác động đến hệ sinh thái, chúng ta đã tạo điều kiện cho virus lan truyền từ động vật sang người và: “loài người chúng ta tạo ra tình thế này, không phải là động vật”. Chính vì thế điều rõ ràng là loài người chúng ta phải chịu trách nhiệm phần lớn về dịch bệnh đã xẩy ra, đặc biệt là Covid-19. Tuy nhiên, chúng ta phải lý giải điều này như thế nào? Và chúng ta phải làm gì để tránh dịch bệnh tương tự có thể xẩy ra, nói cho đúng hơn là giảm tần số và sức tàn phá của dịch bệnh trong tương lai?
Ở đây, đạo Phật có thể cho chúng ta một lời giải thích hợp lý. Theo đạo Phật, đó là nhân quả. Chúng ta sẽ nhận lại những gì chúng ta cho đi. Nói một cách khác là nếu chúng ta làm điều gì xấu thì sớm hay muộn cũng phải chịu hậu quả. Giáo lý này được cha ông chúng ta đúc kết lại trong câu ngạn ngữ “Gieo gió thì gặt bão”. Loài người chúng ta đã tàn phá thiên nhiên thì sớm hay muộn thiên nhiên cũng sẽ đánh trả lại, chúng ta sẽ “gặp bão”. Có lẽ sớm nhận thức được điều này nên ngay từ năm 2015, Bill Gates đã cảnh báo một đại dịch do virus gây ra và nhiều người khác nữa cũng đã có những cảnh báo tương tự. Những tiên đoán này đã thành sự thật với đại dịch Covid-19.
Thế giới hiện nay đã tồn tại 32.000 loại virus và rất nhiều loại trong số này có thể truyền từ người sang người. Vấn đề là chúng ta phải làm gì để ngặn không cho virus phát triển và lây sang người?
Phải chăng chỉ có việc toàn tâm toàn ý hướng suy nghĩ và hành động của chúng ta vào những cố gắng bảo vệ môi trường, và hơn hết là xây dựng một nền kinh tế quay vòng và tái chế. Loài người không thể dừng đáp ứng nhu cầu của chính mình. Do vậy, loài người phải thay đổi cách thức sản xuất, không huỷ hoại môi trường nếu không thì một đại dịch nữa có thể sẽ lại xẩy ra. Chúng ta phải tập trung vào phát triển bền vững thay vì tập trung vào nâng cao tăng trưởng GDP bằng bất cứ giá nào. Một điều quan trọng nữa là cần giảm chi phí quốc phòng đặc biệt là nghiên cứu và phát triển vũ khí hoá học và vũ khí hạt nhân có liên quan trực tiếp đến việc gìn giữ môi trường sinh thái cân bằng cho cuộc sống của chính chúng ta.
Trong quá trình đáp ứng nhu cầu của chính mình, loài người chúng ta không có cách nào khác ngoài tôn trọng trái đất của chúng ta, tôn trọng không gian sinh tồn của các sinh vật sống, động vật cũng như thực vật, đó là giữ gìn lá chắn thiên nhiên bảo vệ loài người. Tôn trọng thiên nhiên, loài người sẽ tránh được “quả báo” như dịch Covid-19 và sẽ được thiên nhiên trả lại những điều tốt lành.
http://biendong.net/bi-n-nong/36276-covid-19-doi-dieu-ve-nhan-qua.html
Covid-19: Bắt buộc mang khẩu trang
tại một số khu phố du lịch ở Paris
Trọng Thành
Kể từ 8 giờ hôm nay, 10/08/2020, để đối phó với đại dịch Covid-19, tại một số khu phố du lịch ở Paris, khách bộ hành buộc phải mang khẩu trang. Ngành y tế vùng thủ đô Paris đang lo ngại đợt dịch thứ hai bùng phát.
Sau Bruxelles và Madrid, việc mang khẩu trang ngoài đường kể từ nay là bắt buộc đối với một số khu phố đông người tại thủ đô Paris và một số thành phố trong vùng Ile-de-France. Người vi phạm phải nộp tiền phạt 135 euro. Quy định có hiệu lực trong vòng một tháng, và có thể được triển hạn. Cụ thể tại Paris, việc mang khẩu trang là bắt buộc tại các khu vực như đồi Montmartre, phố Mouffetard, hay các đường đi bộ dọc theo bờ sông Seine. Hiện tại, ở Pháp, đã có hơn 1.500 thành phố, thị xã và thị trấn thực hiện biện pháp này, trong đó có Nice, Toulouse hay Lille.
Trong một thông báo hôm qua, 09/08/2020, trên kênh Franceinfo, phó tổng giám đốc cơ quan y tế vùng Ile-de-France, ông Nicolas Peju, nhấn mạnh vùng thủ đô Paris « đang ở điểm khởi đầu của một đợt dịch mới », và « nếu muốn tránh một đợt dịch thứ hai bùng phát, cần ngay lập tức phải tiến hành mọi biện pháp phòng ngừa, để đảo ngược lại xu thế này trong những ngày tới và những tuần tới ».
Người phụ trách y tế vùng thủ đô Paris cho biết cụ thể là những ngày gần đây mỗi ngày có thêm 500 ca nhiễm mới, trong lúc vào tuần trước, có khoảng 400 ca mỗi ngày, và con số này chỉ là gần 200 vào giữa tháng 5, tức vào thời điểm nước Pháp bắt đầu ra khỏi phong tỏa.
Cho đến nay, vùng thủ đô Paris mới chỉ yêu cầu mang khẩu trang bắt buộc tại các nơi công cộng khép kín. Lệnh bắt buộc mang khẩu trang ngoài trời, được ban hành đúng vào lúc nước Pháp đang trải qua đợt nóng kỉ lục, gây nhiều tranh luận. Trong lúc nhiều khách bộ hành coi việc đeo khẩu trang ngoài trời giữa tiết trời vô cùng nóng bức là một quyết định cực kỳ vô lý, thì không ít người tỏ ra đồng tình, coi đây là biện pháp phòng ngừa Covid-19 hiệu quả. Một số người khác không tin tưởng lắm vào quy định triệt để này, nhưng cũng quyết định mang khẩu trang, một phần vì sợ bị phạt.
Pháp: Bò bún, món ăn đắt khách thời Covid-19
Tuấn Thảo
Trong thời kỳ hậu phong tỏa tại Pháp, một số ngành nghề phục hồi nhanh chóng hơn so với nhiều lãnh vực khác. Chẳng những thế, các dịch vụ gọi nôm na là ‘‘giao cơm tận nhà’’ giờ đây còn đắt khách hơn so với đầu năm, tức là trước khi dịch Covid-19 bùng phát. Trong số các món ăn mà người Pháp thích đặt mua trên mạng, có món “bò bún”, tức là ‘‘bún bò Nam bộ’’.
Gọi là giao cơm tận nhà, chứ thật ra đó là những món ăn chủ yếu làm tại nhà hàng được đặt mua trên mạng, rồi sau đó thực khách được giao tận nhà thông qua các ứng dụng phố biến nhất như Deliveroo, Just Eat hay là Uber Eats.
Dựa vào các đơn đặt hàng trong hai tháng phong tỏa, các ứng dụng chuyên ‘‘giao món ăn tận nhà’’ cũng cho ta thấy rõ một số thói quen ăn uống, cũng như thị hiếu của thực khách Pháp. Trong số các thực đơn phổ biến trên mạng, người Pháp thường hay gọi món ‘‘bò bún’’ của Việt Nam, bánh pizza của Ý, các món sushi của Nhật Bản và món ‘‘poke bowl’’, tức là món cá tươi thái mỏng đến từ đảo Hawaii, ăn kèm với rau tươi và dưa cải.
Trong suốt thời kỳ phong tỏa, hầu hết các nhà hàng đều đã buộc phải đóng cửa. Một số quán ăn đã tùy cơ ứng biến, thích nghi với tình hình khó khăn bằng cách khởi động dịch vụ giao món ăn tận nhà, các chủ nhà hàng đăng ký tham gia các ứng dụng phổ biến nhất đối với người tiêu dùng ở Pháp. Trên hầu hết các ứng dụng chuyên về ‘‘nhà hàng giao món tận nhà’’, số cơ sở đối tác đã nhân lên gấp đôi so với đầu năm 2020. Đến khi nước Pháp từng bước dỡ bỏ lệnh phong tỏa, các dịch vụ giao đồ ăn tận nhà chẳng những phục hồi nhanh chóng, mà còn bội thu, phần lớn cũng vì ngoài tầng lớp khách hàng quen thuộc chuyên đặt mua các món ăn trên mạng, họ còn thu hút được thêm nhiều thành phần khách hàng mới.
Theo ban điều hành ứng dụng Deliveroo được báo Le Figaro trích dẫn, trong thời gian đầu, doanh thu công ty này đã giảm sút một cách đáng kể (giai đoạn gay go nhất giảm tới 90%), nhưng kể từ giữa tháng 04/2020 trở đi, mức doanh thu dần dần được phục hồi. Mãi đến những tuần lễ gần đây, khi lệnh phong tỏa đối với các nhà hàng được dỡ bỏ kể từ ngày 22/06/2020, doanh thu hoạt động của Deliveroo còn cao hơn cả so với thời kỳ đầu năm, trước khi có mùa dịch Covid-19.
Về phần mình, ông Jérôme Gavin, giám đốc điều hành ứng dụng Just Eat, cho biết, số lượng đơn đặt món ăn nhà hàng tại các nước Tây Âu đã nhanh chóng tăng trở lại kể từ đầu tháng 6 trở đi. Nếu như trước kia, đông đảo khách hàng quen sử dụng các ứng dụng này chủ yếu là nhân viên làm việc tại các công sở, việc đặt món ăn cũng là một cách để tiết kiệm thời gian (họ có thể dùng bữa ăn ngày tại bàn giấy), thì giờ đây cũng có rất nhiều hộ gia đình chuyển qua sử dụng các dịch vụ giao tận nhà các món ăn nhà hàng, theo nhu cầu hay theo sở thích.
Tỷ lệ khách hàng mới, theo tuần báo Capital, hiện lên đến hơn 55%, tức là cứ trên hai khách hàng là có một khách mới. Điều đó phần lớn cũng vì ngày càng có nhiều tiệm ăn mở dịch vụ ‘‘giao cơm tận nhà’’, các thực đơn trên mạng vì thế càng thêm đa dạng phong phú. Ứng dụng Just Eat đã có thêm 2.000 nhà hàng đăng ký. Trong khí đó, ứng dụng Deliveroo cho biết đã thu hút được thêm 3.000 đối tác là các nhà hàng truyền thống và các tiệm chuyên bán thức ăn như sandwich, kebab hay burger. Dựa theo luật cung cầu, điều đó có lợi cho thực khách. Số nhà hàng đăng ký dịch vụ giao món ăn tận nhà ngày càng nhiều, sự cạnh tranh giúp duy trì các món ăn ở một giá tương đối “mềm”, hợp với túi tiền của đa số thực khách.
Một cách cụ thể, giá trung bình của một tô bò bún dao động từ 9 euro đến 12 euro. Ở Paris, các nhà hàng ở quận 2, quận 9 hay quận 17 bán một tô bò bún với giá 13 euro, nhưng giá này không thể nào cạnh tranh nổi phố Á Đông ở quận 13, phố Belleville ở quận 11, phố Arts et Métiers ở quận 3 hay là phố Torcy ở quận 18. Tại những nơi tập trung đông đảo các quán ăn cộng đồng châu Á, một tô bò bún được bán với giá rẻ hơn nhiều so với các quận khác.
Theo tờ báo Huftington Post, nếu như trên ứng dụng ‘‘Just Eat’’, các món ăn đắt khách nhất hiện thời vẫn là các món ăn Ý, đứng đầu vẫn là các loại bánh pizza, thì ngược lại trên ứng dụng ‘‘Deliveroo’’ thực khách Pháp vẫn yêu chuộng nhất món ‘‘bò bún’’. Tại một số thành phố lớn ở Pháp, tỷ lệ đơn đặt hàng đã tăng vọt trong thời gian phong tỏa. Đặc biệt là tại thành phố Marseille, số đơn đặt món bò bún đã tăng gấp 12 lần trong hai tháng phong tỏa, và giờ đây món ăn này vẫn được nhiều thực khách ‘‘hưởng ứng’’ nhiệt tình.
Theo tuần báo Time Out, sở dĩ món bò bún của người Việt lại được dân Pháp yêu chuộng nhiều đến như vậy là vì món ăn này hợp với gu ăn uống thời nay. Một món ăn có nhiều rau tươi, một chút thịt bò, không có quá nhiều calorie, nhẹ bụng mà vẫn được xem như là một bữa ăn ‘‘đầy đủ’’ chất dinh dưỡng. Có lẽ vì thế cho nên, sau món phở, ‘‘bò bún’’ đã trở nên món ăn thời thượng tại Pháp trong những năm gần đây. Trên các ứng dụng ‘‘giao món ăn tận nhà’’, bó bún cũng đặc biệt đắt khách hơn món chả giò (nem rán), nhất là đối với thực khách Pháp ở độ tuổi 40 trở lên, tô ‘‘bò bún’’ được xếp vào danh sách các món ăn lý tưởng, trong khi chả giò lại bị xem là có quá nhiều dầu mỡ.
Bầu tổng thống Belarus:
Đối lập biểu tình phản đối kết quả “gian lận”
Trọng Thành
Tại Belarus, tối hôm qua, 09/08/2020, phe đối lập đã xuống đường biểu tình phản kháng tại nhiều nơi trên cả nước, nhất là tại thủ đô Minsk, ngay sau khi kết quả bầu cử tổng thống được công bố. Tổng thống mãn nhiệm Alexandre Lukachenko, cầm quyền từ 26 năm nay, được thông báo tái đắc cử với gần 80% phiếu bầu.
Theo kết quả chính thức, ứng cử viên đối lập chính, bà Svetlana Tikhanovskaïa, chỉ nhận được 9,9% phiếu bầu. Những người ủng hộ đối lập xuống đường bày tỏ thái độ phẫn nộ, vì kết quả nói trên hoàn toàn tương phản với sự ủng hộ rộng lớn trong xã hội Belarus dành cho nữ ứng cử viên.
Thông tín viên Daniel Vallot tường trình từ Minsk :
« Kết quả bầu cử hoàn toàn không phản ánh thực tế, theo đối lập Belarus. Đối lập Belarus nghi ngờ gian lận qui mô lớn trong khâu kiểm phiếu, với sự vắng mặt của các quan sát viên độc lập. Thực sự khó mà tin được con số chỉ có dưới 10% cử tri ủng hộ ứng cử viên Svetlana Tikhanovskaïa, trong lúc chúng ta biết cuộc vận động tranh cử của ứng cử viên đối lập đã thu hút sự quan tâm rộng lớn trong xã hội Belarus những tuần gần đây.
Dù sao, ứng cứ viên đối lập Belarus đã tỏ ra lạc quan. Hôm qua, bà Tikhanovskaïa tuyên bố : ‘‘Chúng ta đã chiến thắng. Chúng ta đã vượt qua nỗi sợ của chính mình’’. Hôm qua, ngay sau khi các phòng phiếu đóng cửa, hàng nghìn người biểu tình đã đổ dồn về trung tâm thành phố. Đụng độ ngay lập tức nổ ra. Cảnh sát chống bạo động sử dụng hơi cay, lựu đạn gây choáng, đạn cao su để giải tán người biểu tình.
Theo tổ chức phi chính phủ bảo vệ nhân quyền Viasna, hơn 200 người biểu tình đã bị câu lưu trên toàn quốc, nhiều người bị thương, và ít nhất một người biểu tình chết, sau khi bị một xe cảnh sát đâm trúng.
Vấn đề hiện nay là liệu những người biểu tình phản kháng sẽ tiếp tục duy trì sức ép trên đường phố hay không. Rất có thể sẽ có thêm nhiều cuộc biểu tình ngay từ đầu tối nay, trong bối cảnh cảnh sát luôn sẵn sàng can thiệp, cùng với việc các mạng internet bị cắt từ sáng, khiến cho tất cả các hoạt động phối hợp của đối lập rất khó diễn ra, nếu không nói là không thể ».
Phong trào vận động tranh cử của ứng cử viên đối lập Svetlana Tikhanovskaïa đã thu hút được người ủng hộ chưa từng thấy tại Belarus, kể từ khi Liên Xô sụp đổ năm 1991. Theo nhiều hiệp hội bảo vệ nhân quyền, lo ngại trước ảnh hưởng của lãnh tụ đối lập, trước thềm bầu cử, chính quyền đã bắt giữ khoảng 1.300 người, trong đó có nhiều nhà quan sát độc lập, và một số thành viên trong ê-kíp tranh cử của bà Svetlana Tikhanovskaïa.
Việc chính quyền của tổng thống Alexandre Lukachenko mạnh tay đàn áp người biểu tình có thể có khiến quan hệ giữa Minsk và phương Tây xấu đi.
Hôm nay, Ba Lan lên tiếng yêu cầu tổ chức một hội nghị bất thường của Liên Hiệp Châu Âu để thảo luận về tình hình Belarus. Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki ra thông cáo ghi nhận việc chính quyền Minsk đàn áp các công dân của chính nước mình, chỉ vì họ đòi hỏi thay đổi. Thủ tướng Ba Lan nhấn mạnh : « Chúng ta cần ủng hộ người dân Belarus trong công cuộc tìm kiếm tự do ».
Nhà phân tích cao cấp của Washington
đối mặt tới 3 năm tù giam ở Belarus
Tin từ Minsk, Belarus – Vào hôm thứ Bảy (8 tháng 8), một nhà phân tích và chiến lược gia cao cấp từng cố vấn cho các ứng cử viên tổng thống ở Hoa Kỳ và Nga đã bị buộc tội tiếp tay gây ra tình trạng bất ổn hàng loạt ở Belarus, và đang đối mặt với án tù 3 năm.
Vitali Shkliarov, người từng làm việc trong chiến dịch tranh cử tổng thống của thượng nghị sĩ Bernie Sanders và cố vấn cho phe đối lập Nga, đã bị giam giữ ở Belarus trong hai tháng, từ cuối tháng 07/2020. Theo luật sư Anton Gashinsky, đồng nghiệp của ông Shkliarov ở đại học Harvard cho biết, ông ta bị buộc tội tổ chức các hành vi vi phạm trật tự công cộng trước cuộc bầu cử tổng thống căng thẳng ở Belarus vào Chủ nhật (9 tháng 8).
Luật sư Gashinsky nhận định rằng vụ bắt giữ ông Shkliarov có vẻ không phải là chiến thuật hù dọa của chính quyền trước cuộc bỏ phiếu, cho thấy Belarus muốn nhà phân tích chính trị 44 tuổi phải hầu tòa. Ông Shkliarov sinh ra ở thành phố Gomel của Belarus nhưng sống ở Washington và kết hôn với một công dân Hoa Kỳ. Trước thềm bầu cử, tổng thống Belarus, Alexander Lukashenko đã cáo buộc Nga can thiệp và cử hơn 30 lính đánh thuê để gây bất ổn.
Vào hôm thứ Năm (6 tháng 8), ông Lukashenko nói thêm rằng ngoài lính đánh thuê người Nga, còn có người khác cũng muốn gây bất ổn và đã bị giam giữ. Sergei Tikhanovsky, một trong những đối thủ của tổng thống Lukashenko, hiện cũng đang bị tù. Vợ của ông Tikhanovsky hiện đang là đối thủ tranh cử mạnh nhất của ông Lukashenko. Luật sư Shkliarov phủ nhận làm việc cho họ, nói rằng ông đến Belarus vào đầu mùa hè này để gặp cha mẹ già và mang theo cậu con trai nhỏ của mình. (BBT)
https://www.sbtn.tv/nha-phan-tich-cao-cap-cua-washington-doi-mat-toi-3-nam-tu-giam-o-belarus/
Người bị giam giữ ở Ukraine
mua phiếu voucher để có phòng giam tốt hơn
Những người Ukraine đang bị giam giữ trước khi xét xử có thể nâng cấp lên các phòng giam lớn hơn với các tiện nghi tối tân như máy lạnh và lò microwave, nếu họ mua phiếu voucher trị giá 72 Mỹ Kim một ngày.
Các voucher không cần phải có tên người bị giam giữ, có giá trị trong vòng sáu tháng, và có thể mua trên trang web của Bộ Tư pháp. Chúng có giá 72 mỹ kim một ngày cho các phòng giam ở Kyiv và có giá rẻ hơn cho các vùng khác của Ukraine.
Các voucher này là một phần mở rộng của một kế hoạch được giới thiệu vào tháng 5 vừa qua, cho phép những người bị giam giữ trả tiền cho các phòng giam tốt hơn. Chúng giúp việc nộp đơn và chuyển đến chỗ ở mới dễ dàng hơn.
Bộ trưởng Tư pháp Denys Maliuska nói với Reuters rằng các voucher này có thể được mua bởi những người bị tạm giam hoặc các viên chức bị nghi ngờ tham nhũng, chứ ông không mong đợi rằng hầu hết các voucher sẽ được sử dụng bởi những người bị giam giữ thật trong các cơ sở giam giữ trước khi xét xử.
Không phải ai cũng thích chương trình voucher trên. Người đứng đầu Tổ chức Ân xá Quốc tế Ukraine tên là Oksana Pokalchuk, nói rằng công lý không nên bị thương mại hóa. Bà nói với Reuters trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại rằng, các nhà chức trách có trách nhiệm bảo đảm nhân quyền cho tất cả mọi người, bất kể người đó có thể trả tiền cho các dịch vụ như trên hay không. Bốn voucher đã được mua trong vòng vài giờ sau khi bán vào tuần trước. (BBT)
https://www.sbtn.tv/nguoi-bi-giam-giu-o-ukraine-mua-phieu-voucher-de-co-phong-giam-tot-hon/
Tổng Thống Volodymyr Zelenskiy khẳng định
Ukraine không muốn dính dáng
đến cuộc bầu cử và nội bộ chính trị Hoa Kỳ
Tin từ Kyiv, Ukraine – Vào hôm thứ Bảy (8 tháng 8), tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết việc tránh xa chính trị nội bộ của Hoa Kỳ, đặc biệt là cuộc bầu cử của nước này, là vấn đề an ninh quốc gia của Ukraine.
Ông Zelenskiy đăng tweet khẳng định rằng “#Ukraine chưa từng và sẽ không cho phép họ can thiệp vào các cuộc bầu cử của Hoa Kỳ, để rồi làm tổn hại đến mối quan hệ đối tác đáng tin và chân thành của họ với Hoa Kỳ.
Ông Zelenskiy, 42 tuổi, từng là tài tử hài trước khi chiến thắng bất ngờ trong cuộc bầu cử tổng thống Ukraine vào năm ngoái. Nhưng năm đầu tiên của nhiệm kỳ của ông đã bị lu mờ bởi sự tham gia vô tình của Ukraine vào các sự kiện dẫn đến việc luận tội Tổng thống Trump. Tổng thống Trump sau đó cũng không thành công trong việc thúc ép Ukraine mở cuộc điều tra cựu Phó Tổng thống Joe Biden, đối thủ đảng Dân chủ của ông trong cuộc đua tranh cử tổng thống năm 2020.
Tổng thống Zelenskiy kêu gọi các chính khách Ukraine tránh xa bất kỳ hành động nào có thể liên quan đến cuộc bầu cử Hoa Kỳ, cũng như không cho phép các cá nhân cố gắng giải quyết bất kỳ vấn đề cá nhân, chính trị hoặc kinh doanh nào của Hoa Kỳ.
Tổng thống Zelenskiy khẳng định danh tiếng của đất nước đáng giá hơn nhiều so với danh tiếng của bất kỳ chính trị gia nào trong nước. Đầu tuần này, ông Zelenskiy bày tỏ hy vọng rằng sự ủng hộ của Hoa Kỳ dành cho Ukraine vẫn sẽ mạnh mẽ bất kể ai chiến thắng trong cuộc bầu cử tháng 11 sắp tới.
Dân chúng Lebanon kêu gọi một cuộc nổi dậy
sau cuộc biểu tình làm rung chuyển Beirut
Tin từ Beirut – Hôm Chủ nhật (9 tháng 8), một vài người Lebanon kêu gọi một cuộc nổi dậy lâu dài để lật đổ các nhà lãnh đạo, trong bối cảnh công chúng đang phẫn nộ về vụ nổ kinh hoàng ở Beirut trong tuần này, kể cả giáo sĩ Christian Maronite hàng đầu của Lebanon cũng nói rằng nội các nên từ chức.
Những người biểu tình đã kêu gọi chính phủ từ chức do những sơ suất đã dẫn đến vụ nổ hôm thứ Ba (4 tháng 8). Sự tức giận bùng lên thành những cuộc biểu tình bạo lực ở trung tâm Beirut vào thứ Bảy (8 tháng 8). Giáo trưởng Christian Maronite, Bechara Boutros al-Rai cho rằng ban nội các nên từ chức do không thể “thay đổi cách thức quản trị”.
Hôm Chủ nhật (9 tháng 8), bộ trưởng Bộ Thông tin Manal Abdel Samad cho biết bà sẽ từ chức, với lý do vì vụ nổ và chính phủ thất bại trong việc thực hiện cải cách. Cuộc biểu tình hôm thứ Bảy (8 tháng 8) là cuộc biểu tình lớn nhất kể từ tháng 10/2019, khi đó hàng nghìn người xuống đường yêu cầu chấm dứt tình trạng tham nhũng, quản trị yếu kém. Khoảng 10,000 người đã tập trung tại Quảng trường Tử Đạo, nơi sau đó vào buổi tối đã trở thành nơi hỗn chiến giữa cảnh sát và người biểu tình.
Một số người biểu tình đã xông vào cơ quan chính phủ và văn phòng Hiệp hội các ngân hàng Lebanon. Người biểu tình bất chấp bị bắn hàng chục đạn hơi cay bắn về mình, họ đã ném đá và pháo vào cảnh sát chống bạo động, một số người trong số họ được đưa lên xe cứu thương. Một cảnh sát đã thiệt mạng và Hồng Thập Tự cho biết đã có hơn 170 người bị thương. (BBT)
Chuyến tàu chệch lịch trình
đã trở thành bom hẹn giờ ở cảng Beirut
Triệu Hằng
Kho hóa chất chìm trong biển lửa trong vụ nổ chết người ở thời bình tại Beirut đã đến thủ đô của Lebanon cách đây 7 năm, trên một con tàu chở hàng do một người Nga thuê và lẽ ra tàu này không bao giờ dừng lại ở đó, theo lời của người thuyền trưởng.
“Họ đã quá tham lam”, Reuters dẫn lời ông Boris Prokoshev, người từng là thuyền trưởng của con tàu Rhosus hồi năm 2013. Năm đó, người chủ tàu yêu cầu ông dừng lại đột xuất ở Lebanon để lấy thêm hàng.
Ông Prokoshev cho biết, khi con tàu đang chở 2.750 tấn hóa chất dễ bắt lửa từ Georgia tới Mozambique trên hành trình xuyên qua Địa Trung Hải thì nhận được lệnh chuyển hướng đến Beirut.
Thủy thủ đoàn được yêu cầu lấy thêm hàng là một số phương tiện thiết bị đường bộ hạng nặng và đưa chúng tới cảng Aqaba của Jordan trước khi tàu tiếp tục hành trình đến châu Phi, nơi amoni nitrat sẽ được giao cho một nhà sản xuất chất nổ.
Trong quá trình lấy hàng con tàu gặp phải trục trặc kỹ thuật và vướng vào một cuộc tranh chấp pháp lý kéo dài do chi phí phát sinh khi tàu neo tại cảng.
Thuyền trưởng và các luật sư đại diện cho một số chủ nợ đã buộc tội chủ sở hữu bỏ rơi con tàu và tàu này sau đó bị giữ lại tại cảng. Nhiều tháng sau, vì lý do an toàn, amoni nitrat được dỡ xuống và đưa vào nhà kho ở bến tàu.
Vào ngày 4/8, nhà kho này bị cháy và phát nổ. Vụ nổ từ “quả bom hẹn giờ” khiến 145 người thiệt mạng, 5.000 người bị thương, san phẳng các tòa nhà và khiến hơn 250.000 người mất nhà cửa.
Các thủy thủ đã xếp chồng các thiết bị, bao gồm máy xúc, xe lu, xe ủi lên trên những khoang chứa nitrat amoni, theo lời kể của ông Boris Musinchak, thuyền trưởng người Ukraina của tàu. Việc này đã khiến cửa khoang hàng bị cong vênh biến dạng.
Thuyền trưởng và 3 thủy thủ đã phải ở trên tàu 11 trong khi tranh chấp pháp lý kéo dài, họ không có lương và thực phẩm chỉ có hạn. Sau khi họ rời đi, amoni nitrat được bốc dỡ khỏi tàu.
Ông Prokoshev xác nhận chủ tàu là Igor Grechushkin, một doanh nhân người Nga.
Một nguồn tin an ninh cho biết, cảnh sát Cyprus vào ngày 6/8 đã thẩm vấn Grechushkin tại nhà riêng.
Công ty Rustavi Azot LLC của Georgia là nhà bán số nitrat amoni nói trên, và hàng sẽ được giao cho Fabrica de Explosivos, nhà sản xuất chất nổ ở Mozambique.
Nội các Lebanon hôm 5/8 đã quyết định quản thúc tại gia các quan chức cảng Beirut, những người đã giám sát kho hàng và an ninh cảng kể từ năm 2014, những nguồn tin cấp bộ cho biết.
https://www.dkn.tv/the-gioi/chuyen-tau-chech-lich-trinh-da-tro-thanh-bom-hen-gio-o-cang-beirut.html
Quốc tế viện trợ 250 triệu euro cho Liban sau vụ nổ
Thụy Mi
Văn phòng tổng thống Pháp hôm nay 10/08/2020 loan báo các nước và tổ chức tham gia hội nghị trực tuyến hôm Chủ nhật đã cam kết sẽ viện trợ nhanh 252,7 triệu euro cho Liban, vài ngày sau vụ nổ khủng khiếp đã tàn phá thủ đô Beyrouth và làm gần 160 người thiệt mạng.
Khoảng 15 nhà lãnh đạo, từ tổng thống Mỹ Donald Trump đến quốc vương Qatar, thủ tướng Ý, Tây Ban Nha…, tổng cộng đại diện gần 30 nước tham dự cuộc họp video được Pháp và Liên Hiệp Quốc bảo trợ, cùng với các tổ chức quốc tế.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, nguyên thủ đầu tiên đến thăm Beyrouth sau vụ nổ thảm khốc, kêu gọi cộng đồng quốc tế « nhanh chóng hành động » để giúp đỡ Liban khắc phục hậu quả. Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump cho biết rất nhiều người Mỹ muốn giúp Liban. Đức giáo hoàng Phanxicô trong buổi lễ trên quảng trường Thánh Phêrô cũng kêu gọi hãy tỏ ra « hào phóng » với Liban.
Tổng thống Macron đề ra bốn ưu tiên cho viện trợ quốc tế khẩn cấp : y tế, thực phẩm, tái thiết các trường học và nhà cửa bị hư hại. Tuy nhiên ông nhấn mạnh phải minh bạch khi sử dụng viện trợ. Pháp đã lập cầu không vận và cầu hàng hải để đưa 18 tấn thuốc men, dụng cụ y tế và 700 tấn thực phẩm đến Liban, Anh gởi chuyên viên và tàu thăm dò, Ai Cập và Qatar sẽ mở các bệnh viện dã chiến.
Tiếp tục đụng độ với người biểu tình
Sau các cuộc biểu tình tại trung tâm Beyrouth hôm thứ Bảy 08/08 với hàng ngàn người tham gia trong không khí hết sức căng thẳng, hôm qua 09/08/2020 hàng trăm người dân Liban lại xuống đường để bày tỏ sự phẫn nộ trước chính quyền, sau vụ nổ đã tàn phá thủ đô. Hai vị bộ trưởng đã từ chức hôm qua, và có thể một số quan chức khác cũng sẽ ra đi.
Từ Beyrouth, thông tín viên Pierre Olivier tường trình :
« Vào cuối ngày Chủ nhật, khu vực xung quanh quảng trường trung tâm lại xảy ra các vụ đụng độ giữa vài trăm người biểu tình với lực lượng an ninh, như vậy là đã hai đêm liên tiếp có xô xát.
Theo kênh truyền hình địa phương LBCI, một cảnh sát mặc thường phục đã bắn ra nhiều phát súng trường, nhưng không có ai bị trúng đạn.
Từ sau vụ nổ khủng khiếp ngày thứ Ba tuần trước, người dân quy trách nhiệm cho các nhà lãnh đạo chính trị và đòi họ phải ra đi. Trong những ngày gần đây, có 7 dân biểu đã từ chức, và hôm qua hai bộ trưởng thông tin và môi trường cũng đã rời ghế.
Nhiều tờ báo Liban cho biết có những bộ trưởng khác sẽ noi gương. Thậm chí một số còn nêu ra một vụ từ chức tập thể, có thể diễn ra sau cuộc họp nội các vào chiều nay ».
Hàng ngàn người Israel biểu tình phản đối
thủ tướng Netanyahu về dịch COVID-19
và các cáo buộc tham nhũng
Tin từ Jerusalem – Hôm thứ Bảy (8 tháng 8), hàng ngàn người Israel đã tụ tập bên ngoài dinh thự của thủ tướng Benjamin Netanyahu ở Jerusalem, khi sự tức giận dâng cao vì các cáo buộc ông tham nhũng và cách ông giải quyết cuộc khủng hoảng coronavirus.
Trên một tòa nhà tại địa điểm biểu tình có dòng chữ lớn ghi “Thời gian dành cho ông đã hết”, trong khi những người biểu tình vẫy cờ Israel và kêu gọi ông Netanyahu từ chức vì cho rằng ông không bảo vệ được việc làm và các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi đại dịch.
Ông Netanyahu đã cáo buộc những người biểu tình chà đạp lên nền dân chủ và truyền thông Israel khuyến khích bất đồng chính kiến. Hôm thứ Bảy (8 tháng 8) đảng Likud cánh hữu của ông Netanyahu gọi các cuộc biểu tình là “bạo loạn cánh tả” và cáo buộc băng tần tin tức nổi tiếng trên Channel 12 của Israel đang “làm mọi thứ có thể để khuyến khích các cuộc biểu tình cực tả” của phe đối thủ của thủ tướng.
Các cuộc biểu tình đã kéo dài ra ngoài nơi ở chính thức của ông Netanyahu ở Jerusalem, khi nhiều người Israel tập trung trên các cây cầu và giao lộ trên các xa lộ trên toàn quốc. Một người biểu tình tên Yael cho biết cô đã bị mất việc làm tại một nhà hàng ở Tel Aviv và hỗ trợ của chính phủ đã đến rất chậm trễ.
Vào tháng 05/2020, Israel đã dỡ bỏ lệnh phong tỏa một phần vốn đã làm phẳng một đường cong số ca nhiễm coronavirus. Nhưng đợt gia tăng thứ hai các ca nhiễm COVID-19 và các lệnh hạn chế mới đã khiến tín nhiệm của ông Netanyahu tụt xuống dưới 30%. Nhiều hạn chế đã được dỡ bỏ để phục hồi hoạt động kinh doanh, nhưng tỉ lệ thất nghiệp vẫn ở mức 21.5% và tăng trưởng kinh tế dự kiến sẽ giảm 6% trong năm 2020. (BBT)
Nhật Bản diễn tập an ninh mạng
cùng ASEAN, Mỹ và Châu Âu
Một cuộc diễn tập an ninh mạng cấp chính phủ đầu tiên với sự tham gia của hơn 20 quốc gia, do Nhật Bản tổ chức trực tuyến, dự kiến sẽ diễn ra vào mùa thu tới đây.
Truyền thông trong nước, vào ngày 10/8 dẫn nguồn mạng Nikkei Asia Review cho biết như vừa nêu hôm 9/8.
Cụ thể, các quốc gia gồm Mỹ, Hiệp hội 10 nước Đông Nam Á (ASEAN), một số nước ở Châu Âu như Anh, Pháp…và Nhật Bản sẽ cùng diễn tập mô phỏng chống lại cuộc tấn công mạng vào hệ thống lưới điện, cấp nước, trong đó yêu cầu chia sẻ thông tin giữa chính phủ Nhật Bản và các nước đối tác.
Cuộc diễn tập an ninh mạng cấp chính phủ lần đầu tiên được nói diễn ra trong bối cảnh các cuộc bầu cử sắp tới là cơ hội cho những chiến dịch cung cấp thông tin sai lệnh và tấn công mạng.
Tin nói rằng hiện tại, Mỹ và một số nước cáo buộc các nhóm hacker ở Trung Quốc và Nga hỗ trợ các hoạt động này.
Cuộc diễn tập an ninh mạng này nhằm mục đích tăng cường phối hợp giữa các nước chống lại âm mưu tấn công mạng.
Ông Yoshihide Suga, Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản, được dẫn lời rằng điều quan trọng là phải phát hiện và xử lý kịp thời, giảm thiểu thiệt hại và sự lây lan của các cuộc tấn công mạng nguy hiểm. Ông Yoshihide Suga nhấn mạnh “Chúng ta không thể hành động nhanh chóng và phù hợp nếu không có sự hợp tác chặt chẽ với các nước khác”.
Hồi tháng 12/2019, Nhật Bản lần đầu chính thức tham gia vào các cuộc tập trận quy mô lớn của Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), cũng như tham gia vào hoạt động chia sẻ thông tin. Nhật cũng đã tham gia diễn tập an ninh mạng quốc tế Cyber Storm, do Mỹ dẫn đầu và hợp tác an ninh mạng với nhiều quốc gia.
Nhật Bản đóng 6 tàu tuần tra
cho lực lượng tuần duyên Việt Nam
Theo thỏa thuận, JICA sẽ cung cấp khoản vay ODA Nhật Bản lên đến 37 tỷ Yên (350 triệu Mỹ Kim) cho Dự án Nâng cao năng lực An ninh và An toàn Hàng hải. Theo Naval News đưa tin, khoản vay 0.1% kéo dài trong 40 năm với các khoản thanh toán đầu tiên đến hạn trong 10 năm tính từ bây giờ. Tổng chi phí của chương trình đóng tàu sẽ lên tới 43 tỷ yên (400 triệu Mỹ Kim).
Việc đóng tàu dự kiến sẽ bắt đầu vào năm tới, với việc bàn giao chiếc tàu thứ sáu và là con tàu cuối cùng cho lực lượng tuần duyên cộng sản Việt Nam (VCG) vào tháng 10 năm 2025. Nhà đóng tàu Nhật Bản vẫn chưa được chọn. Loại tàu mà tuần quyên cộng sản Việt Nam (VCG) lựa chọn vẫn chưa được công bố chính thức nhưng có thông tin cho rằng có thể sẽ dựa trên loại Aso, đây là một loại tàu tuần tra dài 79 mét mà lực lượng tuần duyên Nhật Bản JCG đang sử dụng.
Các tàu tuần tra này có tốc độ cao trên 30 hải lý / giờ nhờ các hệ thống điện diesel mạnh mẽ và bốn vòi phun nước. Chúng được trang bị một súng chính 40mm và bốn vòi rồng. JCG có ba tàu thuộc loại Aso. Chiếc đầu tiên do Mitsubishi Heavy Industries chế tạo trong khi hai chiếc còn lại do Japan Marine United chế tạo. (BBT)
https://www.sbtn.tv/nhat-ban-dong-6-tau-tuan-tra-cho-luc-luong-tuan-duyen-viet-nam/
Tưởng Giới Thạch tiên đoán số phận Đảng CSTQ ?…
Bài phát biểu của Tưởng Giới Thạch sau khi rút khỏi Liên Hiệp Quốc. Ngày 26 tháng 10 năm Trung Hoa Dân Quốc thứ 60 (ngày 26 tháng 10 năm 1971)
Tất cả đồng bào trong và ngoài nước:
Đại hội đồng Liên Hợp Quốc lần thứ 26 đã vi phạm Hiến chương, đã thông qua đề xuất của Albania và các quốc gia kẻ cướp khác đã dẫn lối đưa đường để băng đảng Mao đánh cắp ghế của Trung Hoa Dân Quốc tại Liên Hợp Quốc và Hội đồng Bảo an. Lập trường của chúng tôi là không đứng sánh đôi với bạn Hán tặc, và bảo vệ sự tôn nghiêm của Hiến chương (Liên Hợp Quốc). Trước khi bỏ phiếu cho nghị quyết này, chúng tôi tuyên bố rút khỏi Liên Hợp Quốc mà chúng tôi (Trung Hoa Dân Quốc) tham gia và sáng lập. Đồng thời, tuyên bố rằng chính phủ Trung Hoa Dân Quốc và toàn thể người dân Trung Quốc sẽ không bao giờ công nhận nghị quyết bất hợp pháp, vi phạm các quy định của Hiến chương, được thông qua phiên họp này của Đại hội đồng lần này, quyết không thừa nhận nó có hiệu lực.
Băng đảng Cộng sản Mao là tập đoàn phản loạn của Trung Hoa Dân Quốc, đối nội thì tàn sát bức hại nhân dân, tội ác chất chồng như núi, là kẻ thù chung của toàn thể người dân Trung Quốc, đặc biệt là 700 triệu đồng bào ở Đại Lục. Về đối ngoại thì nó trắng trợn lật đổ, xâm lược, là kẻ xâm lược đã bị Liên Hợp Quốc phán định. Mặc dù Đại Lục hiện đang bị thống trị bởi băng đảng Mao, nhưng chính phủ Trung Hoa Dân Quốc có trụ sở tại Bành Hồ, Kim Mã, Đài Loan là đại diện thực sự của 700 triệu người Trung Quốc trên Đại lục, đại diện cho ý chí chung và tiếng kêu đau đớn của họ, và chống lại bạo lực chủ nghĩa Mao vì họ, đấu tranh cho quyền con người và tự do với lòng can đảm và hy vọng lớn nhất. Vì vậy, bất kể là các nguyên tắc của Hiến chương Liên Hợp Quốc, chủ nghĩa nhân đạo hay quy luật tự nhiên, đặc biệt là ý chí chung của toàn thể nhân dân Trung Quốc, quyết không cho phép băng đảng Mao chiếm giữ bất hợp pháp ghế của Trung Hoa Dân Quốc trong Liên Hợp Quốc và Hội đồng Bảo an.
Năm 1944, nước ta (Trung Hoa Dân Quốc) đã tham gia Hội nghị Dumbarton Oaks, ký Tuyên bố Liên Hợp Quốc và sau đó tham gia Hội nghị Tổ chức quốc tế Liên Hiệp Quốc và xây dựng hiến chương, mục đích là để “cứu thế hệ tương lai khỏi tai họa chiến tranh mà nhân loại hiện nay phải chịu”. Để đạt được dự án này, hội nghị còn quy định các mục đích và nguyên tắc của Liên Hợp Quốc, dự kiến sẽ được tuân thủ. Nào ngờ Đại hội đồng Liên Hợp Quốc hiện tại tự hủy tôn chỉ và nguyên tắc của Hiến chương, coi thường công lý và chính nghĩa, xấu hổ cúi đầu trước cái ác và hèn nhát quỳ gối trước bạo lực. Liên Hợp Quốc mà Trung Hoa Dân Quốc tham gia và khó nhọc gây dựng ra năm xưa, thì ngày nay đã trở thành nguồn gốc của tội ác. Lịch sử sẽ chứng minh rằng tuyên bố Trung Hoa Dân Quốc rút khỏi Liên hợp quốc thực chất là tuyên bố Liên Hợp Quốc tự hủy diệt.
Truyền thống văn hóa của dân tộc Trung Hoa là kiên trì chính nghĩa và yêu chuộng hòa bình. Mặc dù đất nước chúng ta đã rút khỏi Liên Hợp Quốc mà chúng ta đã tham gia và dày công gây dựng, nhưng chúng ta vẫn phải coi các mục đích và nguyên tắc của Hiến chương Liên Hợp Quốc là chuẩn mực trong cộng đồng quốc tế, tiếp tục dũng cảm, kiên nghị phấn đấu để bảo vệ công lý, chính nghĩa giữa các nước và bảo vệ an ninh, hòa bình của thế giới.
Ở đây, tôi muốn trịnh trọng tuyên bố: Khôi phục nhân quyền và tự do của 700 triệu đồng bào Đại Lục là ý nguyện chung của toàn thể dân tộc Trung Quốc, và đó là mục tiêu quốc gia mà chúng ta không bao giờ thay đổi và là trách nhiệm thiêng liêng cần phải thực hiện. Trung Hoa Dân Quốc là một quốc gia độc lập có chủ quyền, và nó sẽ không bao giờ để bất kỳ thế lực bên ngoài nào can thiệp vào việc thực thi chủ quyền. Bất kể tình hình quốc tế có những biến đổi như thế nào, chúng tôi sẽ không tiếc bất kỳ hi sinh nào tham gia vào một cuộc đấu tranh kiên cường, tuyệt đối không dao động, không thỏa hiệp.
Tôi muốn cảnh báo mọi người trên thế giới rằng: trong nửa thế kỷ qua, hai cuộc chiến tranh bi thảm đã xảy ra trên thế giới này. Sau đau thương của Chiến tranh Thế giới thứ nhất, để tránh tai họa chiến tranh một lần nữa, mọi người đã thành lập Liên minh Quốc tế để duy trì công lý và hòa bình trên thế giới. Về sau, do một số quốc gia bị đe dọa trước sự uy hiếp của kẻ xâm lược, họ cho rằng cúi đầu trước tội ác, quỳ gối trước bạo lực sẽ đổi được hòa bình nhục nhã, kết quả là Liên minh Quốc tế bị tê liệt và sụp đổ, vai trò trừng trị xâm lược và giữ vững chính nghĩa đã mất tác dụng, thế là Chiến tranh Thế giới lần thứ 2 đã nổ ra. Ngày nay, một số quốc gia dân chủ đã đồng hành cùng tập đoàn giặc cướp, dẫn dắt băng đảng Mao chiếm địa vị hợp pháp của Trung Hoa Dân Quốc trong Liên Hiệp Quốc và Hội đồng Bảo an. Cách nghĩ và cách làm của họ hoàn toàn tương đồng với những quốc gia trong Liên minh Quốc tế trước khi Chiến tranh Thế giới lần thứ 2 nổ ra, tương lai ắt sẽ gây ra hậu quả cực kỳ nghiêm trọng. Sự thật lịch sử cho chúng ta thấy rằng: dũng khí đạo đức để duy trì chính nghĩa là nền tảng vững chắc cho an ninh
và hòa bình thế giới; còn việc sử dụng “bá quyền” trong chính trị cường quyền là con đường dẫn đến chiến tranh.
Hỡi đồng bào: Vận mệnh của đất nước chúng ta không nằm ở Liên Hợp Quốc, mà nằm trong tay của chính chúng ta. Người cha sáng lập quốc gia (Tôn Trung Sơn) nói: “Căn nguyên của sự tồn tại nằm ở tinh thần bất khuất và độc lập của quốc gia và quốc dân. Một quốc gia mà không bị dụ dỗ bởi lợi ích, không bị cướp đoạt bởi sức mạnh thì sẽ tồn tại trên thế giới”.
Ngày nay, căn cứ cách mạng của chúng ta sở hữu nguồn nhân lực và sức mạnh kinh tế, sức mạnh quân sự và sức mạnh tinh thần để hỗ trợ hai lực lượng này, đặc biệt là tinh thần yêu nước của 700 triệu người chống ĐCSTQ ở Đại Lục và 18 triệu người chống ĐCSTQ ở nước ngoài. Bất kể ở châu Á hay trên thế giới, Trung Hoa Dân Quốc không phải là một kẻ yếu đuối có thể bị chi phối hay bị bán đứng. Hơn nữa chúng ta có ảnh hưởng lớn đến việc thay đổi cán cân quyền lực trên thế giới và quyết định vận mệnh của nhân loại, do đó, chúng ta không nên chỉ biết rằng hành động của người khác có thể ảnh hưởng đến chúng ta, mà chúng ta nên biết rằng hành động của chúng ta thực sự có thể tạo ra những thay đổi lớn cho thế giới.
Mặc dù tình hình quốc tế hiện nay rất hiểm ác, chỉ cần chúng ta tiếp tục nỗ lực tự cường thì không có sức mạnh nào có thể khiến chúng ta dao động; chỉ cần chúng ta dũng cảm thì không có sức mạnh nào có thể khuất phục nổi chúng ta; chỉ cần chúng ta kiên trì và chiến đấu đến cùng thì cuối cùng chúng ta nhất định sẽ thành công. Mọi người nên biết rằng những thành quả thắng lợi của cuộc cách mạng được sinh ra từ những biến đổi lớn.
Đặc biệt, mọi người phải nhận rõ rằng: những biến đổi hiện tại trên thế giới đều xoay quanh các vấn đề Trung Quốc, cách giải quyết các vấn đề Trung Quốc cũng sẽ quyết định vận mệnh của toàn thế giới. Do đó, chúng ta đang ở một vị trí cực kỳ quan trọng và cục diện biến đổi to lớn, thành công hay thất bại của cuộc đấu tranh của chúng ta cũng sẽ quyết định sự an toàn của thế giới và họa phúc của nhân loại. Chúng ta sẽ quyết không ngồi yên hoặc chờ đợi những thay đổi trên thế giới, nhất định phải giành sự chủ động, nắm bắt những thay đổi, chiến đấu tích cực và kiểm soát các cơ hội của kẻ thù trước.
Trong hai thập kỷ qua, băng đảng Mao không ngừng xảy ra tranh giành quyền lực, ngày càng trở nên khốc liệt hơn, điều này cho thấy cả hệ tư tưởng Mao và chế độ ĐCSTQ đều đã hoàn toàn phá sản. Người dân đại lục, bao gồm hầu hết các cán bộ của ĐCSTQ đã nổi loạn vì thất vọng. Băng đảng Mao thấy rằng núi lửa chống ĐCSTQ dưới chân chúng sắp phun trào, đàn áp không nổi, không còn đường thoát, nên chúng liền thay đổi chiến lược đối ngoại, muốn mượn lừa bịp dối trá để kéo dài mạng sống. Thực tế băng đảng Mao quyết không thể thay đổi mục tiêu của nó là “chống chủ nghĩa xét lại Liên Xô”, “chống đế quốc Mỹ” và “chống tất cả những phái phản động”. Do đó, sự thay đổi trong chiến lược đối ngoại của nó đã làm cho nó càng trở nên vô căn cứ hơn trong các đường lối chính trị và tư tưởng của nó, gây ra những bất đồng nghiêm trọng hơn, và gây ra các chiến tranh đoạt quyền lực bạo lực hơn. Do đó, nó sẽ đẩy nhanh việc mở rộng các lực lượng ĐCSTQ và chống bạo loạn ở Đại Lục. Trước sự thay đổi của tình hình này, chúng ta phải tăng cường sự tự tin, tăng cường sức mạnh và tăng cường sẵn sàng chiến đấu, để chúng ta có thể nhanh chóng nắm lấy thời cơ, đẩy nhanh cuộc đấu tranh cách mạng chống Mao và chống ĐCSTQ ở Đại Lục.
Thưa đồng bào! Hành trình đấu tranh chống ĐCSTQ giống như điều khiển một con thuyền tiến về phía trước trong một đại dương gió mây biến ảo khó lường. Chỉ cần mọi người đều có hiểu biết chung về tình hình cơ bản của việc chống ĐCSTQ thì sẽ không bị mê hoặc bởi những thay đổi nhất thời, đi đúng hướng và đoàn kết chân thành, đồng tâm hiệp lực, trong họa có phúc, đồng cam cộng khổ. Khi gió yên biển lặng thì không trễ nải, không cầu an dật nhất thời, không kiêu ngạo, không sa đọa. Khi bão giông ập đến thì không khiếp sợ, không thất vọng và không tự lừa dối mình rằng. Tình hình càng nguy hiểm, chúng ta càng kiên cường, càng phấn đấu, chắc chắn sẽ sớm đến được bờ bên kia, cứu đồng bào và khôi phục lại Đại Lục.
http://biendong.net/tham-su-bi-su/36270-tuong-gioi-thach-tien-doan-so-phan-dang-cstq.html
Đài Loan ‘xua đuổi’ chiến đấu cơ TQ
giữa chuyến thăm của bộ trưởng Mỹ
Hôm 10/8, Chính phủ Đài Loan cho biết các máy bay chiến đấu của không quân Trung Quốc bay chớp nhoáng qua eo biển Đài Loan và bị tên lửa Đài Loan theo dõi, ngay khi Bộ trưởng Y tế Hoa Kỳ Alex Azar đến thăm hòn đảo, tuyên bố sự ủng hộ mạnh mẽ của Tổng thống Donald Trump, theo Reuters.
Ông Azar đến Đài Loan hôm 09/8, trở thành quan chức cấp cao nhất của Hoa Kỳ đến thăm hòn đảo này trong bốn thập kỷ. Chuyến đi của ông Azar bị Trung Quốc lên án, gây thêm khó chịu cho quan hệ Trung-Mỹ.
Trung Quốc cử máy máy bay chiến đấu J-11 và J-10 nhanh chóng đến eo biển Đài Loan, nơi ngăn cách Đài Loan với Trung Quốc, vào khoảng 9 giờ sáng ngay trước khi ông Azar gặp Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn, lực lượng không quân Đài Loan cho biết.
Lực lượng không quân cho biết trong một tuyên bố của Bộ Quốc phòng rằng các máy bay Trung Quốc đã bị các tên lửa phòng không đặt trên mặt đất của Đài Loan theo dõi và bị máy bay tuần tra của Đài Loan “xua đuổi”.
Bộ trưởng Y tế Mỹ tới Đài Loan
Ông Azar nói với bà Thái tại Văn phòng Tổng thống: “Đây là một vinh dự thực sự khi có mặt tại đây để truyền tải thông điệp về sự ủng hộ và tình hữu nghị mạnh mẽ từ Tổng thống Donald Trump tới Đài Loan.”
Ông Azar đến thăm Đài Loan để tăng cường hợp tác kinh tế và sức khỏe cộng đồng với Đài Loan và ủng hộ vai trò quốc tế của Đài Loan trong việc phòng chống đại dịch.
Bà Thái nói với ông Azar rằng chuyến thăm của ông đại diện cho “một bước tiến lớn trong hợp tác chống đại dịch giữa các quốc gia của chúng ta,” đề cập đến các lĩnh vực hợp tác bao gồm nghiên cứu, sản xuất vaccine và thuốc.
Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn
tiếp bộ trưởng Y Tế Mỹ
Thu Hằng
Ngày 10/08/2020, tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn ( Tsai Ing-wen ) đã tiếp bộ trưởng Y Tế Mỹ Alex Azar, chính thức mở đầu cho chuyến công du ba ngày của một quan chức Mỹ cao cấp nhất từ năm 1979.
Theo AFP, trong cuộc hội đàm, bộ trưởng Y Tế Mỹ đã đánh giá biện pháp chống dịch Covid-19 của Đài Loan không những “là một trong những biện pháp hiệu quả nhất thế giới”, mà còn thể hiện rõ “tính minh bạch, dân chủ của xã hội và văn hóa Đài Loan”.
Tường trình của thông tín viên RFI Adrien Simorre tại Đài Bắc :
“Về mặt chính thức, bộ trưởng Alex Azar đến Đài Bắc để tìm hiểu thành công về chống dịch Covid-19 của Đài Loan. Dù nằm sát Trung Quốc, Đài Loan chỉ có khoảng 7 người chết vì virus corona và không có bất kỳ ca nhiễm nào mới từ ba tháng nay.
Nhưng thực ra chuyến thăm này của một quan chức cao cấp Mỹ là một thông điệp mạnh gửi đến Trung Quốc. Bắc Kinh dứt khoát cấm tất cả các đồng minh ngoại giao gặp gỡ chính thức với các thành viên của chính phủ Đài Loan, mà Trung Quốc không công nhận và luôn coi đó là chính quyền ly khai.
Chính quyền tổng thống Trump đã phớt lờ những lời đe dọa đó khi cử bộ trưởng Y Tế Alex Azar đến Đài Loan. Ông Azar đã tiếp xúc với nhiều bộ trưởng Đài Loan và đặc biệt là đã hội kiến tổng thống Thái Anh Văn.
Từ đầu mùa dịch, sự ủng hộ của chính quyền Trump đối với Đài Loan đã gia tăng đáng kể. Nếu như một số người cho rằng chuyến thăm của bộ trưởng Y Tế Mỹ là một lời chế nhạo Trung Quốc, thì đối với Đài Loan, đây là một bước có tính chất quyết định trong mục tiêu bình thường hóa quan hệ giữa hòn đảo này với cộng đồng quốc tế”.
Đài Loan: Mỹ tiến gần “lằn ranh đỏ” của Trung Quốc
Thu Hằng
Chính quyền tổng thống Donald Trump quyết định mở chiến dịch toàn diện chống đối thủ Trung Quốc. Đài Loan là mặt trận tiếp theo, sau Hồng Kông, Biển Đông, Tân Cương, gián điệp, thương mại, công nghệ, nghiên cứu, virus corona… Chuyến công du Đài Loan ba ngày, từ ngày 10/08/2020, của bộ trưởng
Y Tế Mỹ Alex Azar được cho là một bước ngoặt trong chiến lược tái tranh cử của tổng thống Donald Trump.
Trên nguyên tắc, bộ trưởng Y Tế Mỹ thăm Đài Loan để tìm hiểu kinh nghiệm chống dịch và nghiên cứu bào chế vac-xin phòng Covid-19. Đài Loan là bên đầu tiên cảnh báo với Tổ Chức Y Tế Thế Giới về khả năng virus corona lây từ người sang người ngay từ tháng 12/2019, trong khi lúc đó Bắc Kinh vẫn khăng khăng bác bỏ.
Việc cử bộ trưởng Y Tế đến thăm Đài Loan được Washington tính toán rất kỹ, “cho thấy chính quyền Mỹ tôn trọng hệ thống, mà vẫn thách thức Trung Quốc”, theo nhận định của ông Douglas Paal, người từng điều hành Viện Mỹ tại Đài Loan dưới thời tổng thống George W. Bush, với AFP . Ngoài ra, việc “không chọn một cố vấn An ninh Quốc gia hoặc một người có chức vụ tương đương cho thấy rằng chính quyền Mỹ thử tiến càng gần càng tốt đến lằn ranh đỏ của Trung Quốc, nhưng họ không muốn vượt qua”.
Hoa Kỳ công nhận một nước Trung Quốc duy nhất, nhưng vẫn thận trọng duy trì quan hệ không chính thức với Đài Loan và trở thành nhà cung cấp vũ khí số một cho hòn đảo. Một số điểm đã bắt đầu thay đổi từ khi ông Donald Trump nhậm chức tổng thống. Ông trở thành nguyên thủ Mỹ đầu tiên kể từ năm 1979 điện đàm với đồng nhiệm Đài Loan, khi bà Thái Anh Văn (Tsai Ing-wen) gọi điện chúc mừng ông đắc cử. Chính quyền Trump đã bán thêm nhiều vũ khí tối tân cho Đài Bắc, trong đó có nhiều chiến đấu cơ hiện đại.
Hoa Kỳ vẫn chỉ trích gay gắt Trung Quốc gây áp lực khiến Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) không xem xét cảnh báo của Đài Loan về đại dịch Covid-19.
Chuyến công du của bộ trưởng Y Tế Alex Azar còn có một ý nghĩa biểu tượng khác : Mỹ đánh giá cao “sự minh bạch, nền dân chủ năng động của xã hội và văn hóa Đài Loan”, trái với sự mập mờ, lấp liếm, vụ lợi của Bắc Kinh khi giúp nước khác chống virus corona, mà tổng thống Trump luôn gọi là “virus Trung Quốc”, thay vì dùng tên gọi chính thức Covid-19.
Tổng thống Mỹ vẫn đẩy trách nhiệm cho chính quyền Bắc Kinh đã không ngăn dịch bệnh “tại gốc” và những lời chỉ trích Trung Quốc gia tăng theo cường độ nguyên thủ Mỹ bị chỉ trích về chiến lược xử lý dịch ở trong nước, cũng như về thái độ coi thường sức khỏe cộng đồng.
Đài Loan, nơi có chưa đầy 500 ca nhiễm và chỉ có 7 ca tử vong vì Covid-19, trở thành một quân cờ trong thế trận tái tranh cử tổng thống của ông Donald Trump. Theo chuyên gia Gerrit van der Wees, đại học George Mason, ban đầu, tổng thống Donald Trump do dự về việc thắt chặt quan hệ với Đài Loan trong khi vẫn đang đàm phán về thương mại với Bắc Kinh. Nhưng những quyết định gần đây của Bắc Kinh về Hồng Kông, người Duy Ngô Nhĩ, hoạt động bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông…, đã khiến ông thay đổi ý kiến.
Chuyến công du của bộ trưởng Azar diễn ra vào lúc quan hệ Mỹ-Trung đang trong giai đoạn xấu nhất kể từ khi thiết lập bang giao vào năm 1979 và chuyến đi này bị Bắc Kinh cảnh báo là mối đe dọa cho “hòa bình và ổn định”. Tuy nhiên, chuyên gia Gerrit van der Wees cho rằng “chính quyền Trump ít quan tâm đến phản ứng của Trung Quốc”, mà thấy đây là “một cơ hội ủng hộ chặt chẽ hơn Đài Loan, nơi đã xây dựng được một nền dân chủ năng động và là một sức mạnh tích cực cho thế giới”.
Đối với Đài Loan, không được Liên Hiệp Quốc công nhận là một Nhà nước độc lập, chuyến công du của bộ trưởng Y Tế Mỹ là bước mở đầu cho việc kết nối hòn đảo với cộng đồng quốc tế. Sau khi Bắc Kinh áp đặt luật an ninh quốc gia tại đặc khu hành chính Hồng Kông, Đài Loan lo cho số phận của mình và không từ bỏ bất kỳ cơ hội nào để đánh động dư luận thế giới: Bắc Kinh vẫn đe dọa dùng vũ lực thống nhất Đài Loan trong trường hợp hòn đảo tuyên bố độc lập, hoặc có can thiệp từ nước ngoài, kể cả Mỹ.
Bắt tỷ phú Jimmy Lai,
TQ giáng đòn chí tử vào tự do báo chí Hong Kong?
Bùi Thư
Giới quan sát nhận định việc chính quyền Hong Kong bắt giữ tỉ phú truyền thông Jimmy Lai theo luật An ninh Quốc gia là đòn nặng nề giáng vào tự do báo chí.
Một nguồn tin từ báo Apple Daily do tỉ phú Lai sở hữu nói rằng các lãnh đạo khác của tờ báo này cũng đang trở thành đích ngắm và cảnh sát đã lục soát nhà của họ.
“Chúng tôi đang làm việc với luật sư để bảo vệ quyền lợi. Chúng tôi coi đây là sự quấy nhiễu trắng trợn”, Reuters dẫn nguồn tin này cho hay.
‘Sẵn sàng ngồi tù’
Ông Mark Simon, Giám đốc điều hành công ty truyền thông Next Digital của ông Lai, cho biết doanh nhân này bị bắt giữ theo luật An ninh Quốc gia, vốn gây tranh cãi khi Trung Quốc áp dụng đối với Hong Kong vào tháng Sáu.
Ông Lai là gương mặt tiêu biểu ủng hộ các cuộc biểu tình đòi dân chủ nổ ra ở Hong Kong vào năm ngoái.
Hồi tháng 2, doanh nhân 71 tuổi này đã bị buộc tội tụ tập bất hợp pháp. Sau đó, ông được cảnh sát cho tại ngoại. Lúc bấy giờ, báo chí quốc doanh tại Trung Quốc đã gọi ông là “trùm bạo động”, “kẻ không ngừng lan truyền thông tin thù hận và tiêu cực về đại lục”.
Ông Simon nói rằng: “Ông Jimmy Lai đang bị bắt về tội thông đồng với các thế lực nước ngoài”.
Cảnh sát Hong Kong bắt giữ ông trùm truyền thông Jimmy Lai khi ông tham gia vào cuộc biểu tình tọa kháng ở quận Admiralty vào ngày 11 tháng 12 năm 2014.
Cảnh sát Hong Kong thông báo có 7 người đã bị bắt hôm thứ Hai vì tình nghi vi phạm luật An ninh Quốc gia, nhưng chưa xác nhận rằng ông Lai có nằm trong số đó hay không.
Sau khi luật An ninh Quốc gia được áp đặt tại Hong Kong, trước câu hỏi liệu ông có rời Hong Kong đi định cư ở nước ngoài không, Jimmy Lai nói nhất định sẽ ở lại và tiếp tục đấu tranh dù ông biết mình là một trong những mục tiêu của luật an ninh mới.
Jimmy Lai là một nhân vật nổi bật trong giới truyền thông tại Hong Kong, với tài sản ước tính hơn 1 tỉ USD.
Ông là người sáng lập Apple Daily, tờ báo thường xuyên chỉ trích giới lãnh đạo Hong Kong và Trung Quốc.
Kiểm duyệt của Trung Quốc bóp nghẹt báo chí Hong Kong thế nào?
Hong Kong: Những vụ bắt bớ đầu tiên khi luật an ninh có hiệu lực
Trước đó, ông Lai từng nói trong một cuộc phỏng vấn với New York Times: “Giới lãnh đạo ghét tôi lắm. Họ cho rằng tôi là một kẻ phá rối.”
Ngày 30/6, khi luật An ninh Quốc gia mới của Trung Quốc được thông qua, Jimmy Lai đã nói với BBC rằng điều này “gióng lên hồi chuông báo tử cho Hong Kong”.
Ông cảnh báo rằng Hong Kong sẽ trở nên thối nát như Trung Quốc đại lục vì “nếu không có pháp quyền, những người kinh doanh ở đây sẽ không được bảo vệ”.
Trong một cuộc phỏng vấn riêng với hãng tin AFP, ông Lai nói: “Tôi đã chuẩn bị cho việc ngồi tù. Nếu điều đó đến, tôi sẽ có cơ hội đọc những cuốn sách mà tôi chưa đọc. Điều duy nhất tôi có thể làm là trở nên lạc quan.”
Đòn giáng vào tự do báo chí
Vụ bắt giữ Jimmy Lai nằm trong hàng loạt hành động mà nhà chức trách Hong Kong thực hiện sau khi luật An ninh Quốc gia được Trung Quốc áp đặt đối với đặc khu hành chính.
Hồi cuối tháng 7, báo chí Hong Kong đưa tin cảnh sát phát lệnh bắt đối với các cựu thủ lĩnh đấu tranh đã đào thoát ra nước ngoài, bao gồm Nathan Law và Wayne Chan Ka-kui.
Hồi cuối tuần trước, Joshua Wong, cựu thủ lĩnh phong trào Demosisto, cùng 23 người khác cũng bị truy tố về việc tham gia tưởng niệm vụ thảm sát Thiên An Môn. Tội danh được nêu là “tham gia tụ tập đông người trái phép”.
Hong Kong: ‘Cần quốc tế ủng hộ nhưng ông Trump không quá quan trọng’
Trịnh Tư Luật: ‘Trung Quốc không cải tổ, Hong Kong không hy vọng’
Năm nay, chính quyền Hong Kong đã cấm tập trung đông người trong dịp tưởng niệm sự kiện Thiên An Môn vào ngày 4/6. Tuy nhiên, vẫn có rất đông người dân Hong Kong đã tập trung tưởng niệm bất chấp lệnh cấm.
Nếu như các tội danh dành cho Joshua Wong và 23 người khác đã có trước khi luật An ninh Quốc gia mới của Trung Quốc được áp đặt tại Hong Kong, thì việc truy bắt Nathan Law, Wayne Chan Ka-kui và mới nhất là vụ bắt giữ tỉ phú Jimmy Lai là việc áp dụng luật mới này.
Tờ Hoàn Cầu Thời Báo của Bắc Kinh cho biết ông Jimmy Lai bị bắt với tội danh câu kết với ngoại bang và khó có thể được bảo lãnh tại ngoại cũng như “chắc chắn sẽ nhận án phạt thích đáng”.
Jimmy Lai, chủ tập đoàn truyền thông Next Digital, nắm giữ nhiều tờ báo tại Hong Kong, trong đó có tờ Apple Daily được coi là một tiếng nói mạnh mẽ ủng hộ dân chủ, tự do và chống lại các chính sách bào mòn quyền tự trị của Hong Kong. Từ lâu, Jimmy Lai đã trở thành mục tiêu chỉ trích của các chiến dịch truyền thông từ đại lục và không ít lần bị bắt hoặc truy tố.
Tờ Apple Daily của ông và bản thân ông cũng từng là mục tiêu tấn công bạo lực từ những kẻ giấu mặt.
Vụ bắt giữ mới nhất đối với Jimmy Lai được giới quan sát đánh giá là đòn nặng nề giáng vào tự do báo chí ở Hong Kong.
Trong cuộc trao đổi với BBC News Tiếng Việt trước khi xảy ra vụ bắt giữ, Giáo sư Keith Richburg, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Báo chí và Truyền thông thuộc Đại học Hong Kong, bày tỏ lo ngại:
“Jimmy Lai là một người can đảm. Ông không chỉ đấu tranh cho tự do báo chí mà còn là một tiếng nói ủng hộ dân chủ mạnh mẽ tại Hong Kong. Ông ấy đã hỗ trợ người biểu tình rất nhiều. Ông ấy từng nhiều lần nói chuyện tại câu lạc bộ ký giả nước ngoài. Thế nên mọi người rất lo ngại”.
“Ông chắc chắn đối mặt với nhiều hiểm nguy một khi luật An ninh Quốc gia được áp dụng. Các tội danh như hợp tác với ngoại bang, hoặc kích động lật đổ… rất dễ được diễn dịch và áp dụng đối với những người như tỉ phú Lai”, Giáo sư Richburg đánh giá, và đặt câu hỏi:
“Chúng ta sẽ xem liệu tỉ phú Jimmy Lai và Apple Daily có được phép hoạt động tự do như trước nữa không”.
The Guardian dẫn lời nhà hoạt động Eddie Chu-hoi Dick cáo buộc đảng Cộng sản Trung Quốc muốn đóng cửa tờ Apple Daily và vụ bắt giữ Jimmy Lai “là bước đầu tiên để dập tắt báo chí Hong Kong”.
Còn Reuters dẫn phát biểu của ông Steven Butler, điều phối viên chương trình châu Á của Ủy ban Bảo vệ Nhà báo, nói rằng vụ bắt giữ “đã cụ thể hóa nỗi lo sợ về việc luật An ninh Quốc gia được sử dụng để đàn áp tiếng nói phê phán ủng hộ dân chủ và hạn chế tự do báo chí”.
“Hãy trả tự do cho ông Jimmy Lai và hủy hết các tội danh”, ông Butler tuyên bố. Tỉ phú truyền thông Jimmy Lai đã bị bắt với tội danh thông đồng với các thế lực nước ngoài vào hôm thứ Hai, 10/8.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-53718681
Con trai bà Carrie Lam vội vã rời Mỹ,
không lâu trước lệnh trừng phạt
Hương Thảo
Tờ Taiwan News hôm 9/8 đưa tin, con trai đặc khu trưởng Hồng Kông Carrie Lam, anh Joshua Lam (Lâm Ước Hy), đột nhiên biến mất khỏi căn hộ đang trọ ở thành phố Boston, bang Massachusetts, Mỹ hồi cuối tháng trước. Người bạn cùng phòng sau đó xác nhận anh ta đã trở về Hồng Kông vì một “cuộc gọi khẩn từ gia đình”.
Là nghiên cứu sinh Khoa Toán Đại học Harvard, sự ra đi đột ngột của Lâm đã làm dấy lên nhiều đồn đoán trong dư luận. Mẹ anh ta, cùng 10 quan chức Hồng Kông khác, vừa bị chính phủ Mỹ trừng phạt vì phá hoại quyền tự trị và quyền tự do ngôn luận của thành phố cảng này. Theo đạo luật được Nghị viện Mỹ thông qua hồi cuối năm ngoái, các quan chức Hồng Kông vi phạm nhân quyền và các thành viên gia đình của họ sẽ bị cấm nhập cảnh vào Mỹ.
Theo báo cáo của FactWire, bạn cùng phòng của Lâm đã liên lạc với chủ nhà ngày 25/7 để báo cáo việc Lâm đã mất tích vài ngày. Chủ nhà sau đó đã cố gắng liên lạc với Lâm qua điện thoại, nhưng chỉ nhận được phản hồi tự động từ nhà mạng Verizon cho biết cuộc gọi “không thể hoàn tất vì có giới hạn trong đường dây”.
Hai ngày sau, sau khi người bạn cùng phòng báo với bà chủ nhà biết Lâm đã trở về Hồng Kông vì “cuộc gọi khẩn của gia đình”, bà chủ nhà đã gửi e-mail cho Lâm để xác nhận liệu anh ta có tiếp tục thuê phòng hay không, vì anh ta chưa ký gia hạn hợp đồng. Ngày hôm đó, Lâm đã phản hồi: “Tôi sẽ thuê toàn bộ căn hộ từ ngày 1/9/2020 đến ngày 31/8/2021. Vui lòng gửi cho tôi hợp đồng thuê để ký”.
Tuy nhiên, trao đổi với FactWire, bà chủ nhà cho biết kể từ ngày 7/8, Lâm vẫn chưa ký hợp đồng thuê nhà và bà ấy chưa nhận được thêm bất kỳ email nào từ anh ta. Tuy nhiên, tiền thuê nhà đã được trả hết tháng Tám, và các vật dụng cá nhân của Lâm vẫn còn để trong căn hộ.
Giữa những cơn bão suy đoán không ngừng, thông tin từ một ứng dụng hẹn hò có thể đã cung cấp manh mối chính xác về vị trí của cậu sinh viên Harvard 26 tuổi này.
Ngày 30/7, một người dùng ứng dụng hẹn hò trực tuyến Bumble ở khu vực Mong Kok (Hồng Kông) đã nhìn thấy tài khoản của Lâm trên màn hình, cho thấy anh ta đang ở trong bán kính 81 km. Nếu khoảng
cách này là chính xác, thì có thể Lâm đang ở Hồng Kông, hoặc Macao, Thâm Quyến hoặc Chu Hải, Apple Daily đưa tin.
TQ phá bỏ ” Toàn cầu hóa” ?
Thương mại quốc tế không chỉ liên quan đến sự trao đổi hàng hóa, mà đó còn là về sự tín nhiệm và các giá trị. Lịch sử toàn cầu hóa cho đến nay, trên hết là “câu chuyện” về Trung Quốc, giờ đây, đã đến hồi kết thúc – cũng lại vì Trung Quốc.
Trung Quốc sở hữu 7 trong số 10 cảng biển lớn nhất thế giới.
Trong vòng ba thập kỷ qua, Trung Quốc đã đi từ một quốc gia kém phát triển thành một cường quốc thế giới, và hiện là nhà xuất khẩu hàng hóa công nghiệp lớn nhất cũng như nhà nhập khẩu lớn thứ ba trên thế giới..
Đây là một câu chuyện thành công tuyệt vời của nền kinh tế Trung Quốc. Tuy nhiên, xét từ góc độ khác theo quan điểm của phương Tây, thì Trung Quốc không có một nền dân chủ và họ không phải là một nhà nước pháp quyền. Điều này đặt ra những vấn đề khó giải quyết đối với trật tự kinh tế thế giới. Vì xét cho cùng, vấn đề mậu dịch quốc tế không chỉ đơn thuần là việc trao đổi sản phẩm, mà còn liên quan đến kiến thức và thông tin – đó là hệ thống niềm tin và giá trị.
Giàu có và phi tự do
Trong một thời gian dài, thế giới đã có quan niệm cho rằng một mô hình lịch sử sẽ lặp lại ở Trung Quốc: Tự do hóa chính trị cuối cùng sẽ đạt được, thông qua quá trình phát triển kinh tế. Công dân Trung Quốc rồi sẽ có “quyền lên tiếng” về vận mệnh của đất nước, hoặc có quyền bày tỏ ý kiến hay sự chỉ trích. Các định chế độc lập, vững mạnh sẽ đảm bảo việc thực thi luật pháp và an toàn trật tự cho cư dân của họ, và cho người nước ngoài hoạt động trong nước.
Chẳng hạn, Hàn Quốc đã thực hiện “bước nhảy vọt” từ chế độ độc tài sang dân chủ và pháp quyền vào cuối những năm 1980. Sản lượng kinh tế bình quân đầu người của họ vào thời điểm đó chỉ vào khoảng 10.000 USD, thấp hơn nhiều so với mức độ thịnh vượng của Trung Quốc hiện nay.
Với hy vọng về một hướng phát triển như vậy, phương Tây đã tiếp cận Trung Quốc: Vương quốc Anh chuyển giao Hong Kong lại cho Trung Quốc vào năm 1997. Bắc Kinh đã cam kết bảo đảm rằng thuộc địa cũ của Anh sẽ được duy trì hệ thống chính trị độc lập trong 50 năm, bao gồm cả quyền tự do dân sự và tư pháp độc lập.
Cũng như các quốc gia khác, trong những năm qua Trung Quốc luôn được “kỳ vọng” là sẽ trở thành một quốc gia bình thường theo kiểu phương Tây. Phương Tây cho rằng sự hội nhập về kinh tế dẫn đến một sự chuyển đổi xã hội sẽ làm cho quá trình tự do hóa chính trị tại Trung Quốc là điều không thể tránh khỏi.
Theo tinh thần này, Hoa Kỳ đã mời Trung Quốc tham gia vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và mở đường cho việc gia nhập chính thức vào năm 2001. Đó là một thời điểm rất lạc quan. Vào thời điểm đó, các báo cáo trên các phương tiện truyền thông liên tục chia sẻ kỳ vọng rằng đây là một bước tiến trong chiến thắng kế tiếp của chế độ tự do, dân chủ, như chúng tôi đã trình bày trong một nghiên cứu cho Quỹ Bertelsmann. Vào thời điểm đó, có rất nhiều cuộc trao đổi về “cải cách” và “hy vọng” – và về những cơ hội mà Trung Quốc sẽ mang lại cho các công ty phương Tây thông qua việc hội nhập vào nền kinh tế thế giới.
Tuy nhiên, câu chuyện này đã đi vào dĩ vãng. Trung Quốc vẫn là trường hợp ngoại lệ lớn; đất nước này trở nên giàu có hơn nhưng lại kém tự do hơn. Trong những năm gần đây, đường lối chính trị dưới thời Chủ tịch Tập Cận Bình thậm chí còn khiến việc đấu đá trong nội bộ trở nên nghiêm trọng hơn, và về mặt đối ngoại thì hung hăng, hiếu chiến hơn. Các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã từ bỏ sự “miễn cưỡng” trước đây của mình trên trường quốc tế.
Điển hình là trường hợp ở Hong Kong cho thấy Bắc Kinh không quan tâm đến các thỏa thuận quốc tế nữa: Thay vì tôn trọng giao kết, chính quyền này hiện đã và đang mở rộng bộ máy đàn áp của mình sang thuộc địa cũ của Anh.
Sự vỡ mộng theo ngay sau nỗi sợ hãi
Rõ ràng, nền kinh tế quốc doanh “chủ chốt” của ĐCSTQ không phù hợp với tư tưởng cạnh tranh công bằng của phương Tây. Từ trước khi ông Donald Trump “bước chân” vào Nhà Trắng, một làn sóng tố tụng chống bán phá giá đối với các công ty Trung Quốc đã bắt đầu, đặc biệt là khi các nhà cung cấp
Trung Quốc được chính quyền nước này trợ cấp “tràn ngập” thế giới qua rất nhiều sản phẩm, từ thép, nhôm đến các hàng hóa giá rẻ khác.
Năm ngoái, Liên đoàn các ngành công nghiệp Đức (BDI) đã công bố một báo cáo lên án các hành vi không công bằng của Trung Quốc và kêu gọi “đảm bảo nền kinh tế thị trường ở Đức và châu Âu”. Sự chỉ trích này cho thấy nhiều tập đoàn Đức đã đầu tư mạnh vào Trung Quốc – với hy vọng chính quyền này sẽ dần thay đổi chế độ chính trị xã hội – đã bắt đầu tỉnh ngộ ra, và theo sau đó là nỗi lo sợ…
Cuộc thương chiến Mỹ-Trung mà Tổng thống Mỹ Donald Trump phát động vào năm 2018 nhằm buộc Trung Quốc mở cửa thị trường và “chơi công bằng”, cuối cùng đã dẫn đến việc Hoa Kỳ liên tục tăng thuế qua nhiều vòng “thương thuyết” khác nhau.
Có vẻ như thế giới không còn cơ sở để tăng cường toàn cầu hóa!?
Chỉ vài năm trước, toàn cầu hóa bao gồm các thương vụ trao đổi đơn giản: xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa. Sau khi giao hàng và thanh toán, thương vụ xem như đã được thực hiện. Sau khi thực hiện cuộc buôn bán, các nhà sản xuất và người mua hầu như chẳng còn liên hệ đến nhau.
Lý luận của toàn cầu hóa 1.0: Quá trình sản xuất sẽ diễn ra tại nơi có các điều kiện tốt nhất và thường có nghĩa là nơi có chi phí thấp nhất. Với việc mở cửa biên giới, mọi nền kinh tế sẽ chuyên môn hoá những gì mà mình thực hiện tốt nhất. Phân công lao động quốc tế sẽ nâng cao năng suất, trong khi chi phí giảm và lựa chọn nhiều hơn. Chủ nghĩa bảo hộ – bảo vệ các nhà sản xuất trong nước trước cạnh tranh nước ngoài – sẽ không phát huy tác dụng. Kịch bản này tác động cực kỳ độc hại.
Nhưng thương mại quốc tế không còn đơn giản là giới hạn trong việc trao đổi sản phẩm mà đã mở rộng sang các luồng dữ liệu, tức là thông tin. Máy móc, hệ thống dữ liệu và ngay cả lượng ô tô gia tăng cũng sẽ truyền dữ liệu, được theo dõi, kiểm soát, bảo dưỡng và cập nhật từ xa. Thời đại toàn cầu hóa 2.0 cũng là về việc kiểm soát và truy cập cơ sở hạ tầng thông tin, tìm kiếm dữ liệu trên điện toán đám mây (còn gọi là điện toán máy chủ ảo, là mô hình điện toán sử dụng các công nghệ máy tính và phát triển dựa vào mạng Internet), thực hiện dịch vụ dữ liệu.
Dữ liệu là sức mạnh thời hiện đại, và nó không chỉ dựa trên quy mô kinh tế mà các công ty như Google hay Amazon truyền cho khách hàng dưới dạng chi phí thấp và chất lượng cao, mà còn dựa trên hệ tư tưởng của các cơ quan chính phủ để sử dụng các công ty thu thập dữ liệu cho mục đích của họ.
Lợi thế chi phí được bù đắp bởi việc thu thập thông tin tình báo. Một ví dụ điển hình là cuộc đấu tranh cho nhà cung cấp mạng Trung Quốc Huawei và vai trò của nó trong việc mở rộng mạng vô tuyến di động 5G phương Tây minh chứng cho điều này.
Tại sao cần ‘lan tỏa’ hệ tư tưởng sang phương Tây? Và nó có giá trị gì?
Thương mại tự do trong những điều kiện này có còn là sự lựa chọn tốt nhất không? Câu hỏi cơ bản về toàn cầu hóa này không còn có thể được trả lời đơn giản là “Có”.
So với trước đây, các giá trị cơ bản – pháp trị, quyền con người và quyền tự do – hiện đã được “liên kết trực tiếp” với các vấn đề chính sách thương mại.
Để bảo vệ các quyền này, cần có một bộ quy tắc quốc tế mới – một WTO mới cho thế kỷ 21. Các thỏa thuận của các quốc gia thương mại lớn ký kết với Trung Quốc sẽ không thể đạt được mục đích đáng kể nào.
Sự lựa chọn là: hoặc là phương Tây – điều đó có nghĩa là Hoa Kỳ, EU, Anh, Nhật Bản, Canada, Úc, có lẽ về lâu dài cũng thêm cả Ấn Độ, Indonesia, Brazil, Mexico – cùng nhau thiết lập các tiêu chuẩn chung và phản đối những người không tuân thủ, ngay cả khi họ có sự chống lưng của “thế lực” chính quyền Trung Quốc đằng sau.
Hoặc có nguy cơ các biện pháp của các quốc gia không có sự phối hợp, điều này sẽ đe dọa tình trạng của các chính sách an ninh, môi trường và an sinh xã hội, bị trộn lẫn với vận động hành lang theo hướng bảo hộ từng nhóm đối tượng. Vì lo sợ các cuộc tấn công của Trung Quốc, phương Tây sẽ rút về các “căn cứ tự vệ” của quốc gia.
Trong trường hợp đầu tiên, phương Tây sẽ tiếp tục toàn cầu hóa với một lập trường rõ ràng nhưng vẫn “mở” cho các nước khác. Trung Quốc, cũng như các quốc gia khác hiện bị chế độ độc tài cai trị, có thể trở thành một phần của thỏa thuận này – miễn là họ tuân thủ các quy tắc của phương Tây.
Trong trường hợp thứ hai, toàn cầu hóa như chúng ta biết sẽ kết thúc. Thiệt hại sẽ rất lớn. Đối với các cường quốc kinh tế lớn như Hoa Kỳ và EU thì có khả năng thiệt hại không nhiều, trong khi các quốc gia nhỏ hơn không có tiềm năng chống lại các mối đe dọa, sẽ trở thành những “quả bóng” trong trò chơi “quyền lực không phối hợp” này.
T.P
http://biendong.net/diem-tin/36255-tq-pha-bo-toan-cau-hoa.html
Hồ sơ Baidu: Quan chức Trung Quốc
nhập ngũ lúc mới lọt lòng, là đảng viên lúc 3 tuổi
Phụng Minh
Người dân nói “…chẳng trách ai được nếu Hoa Kỳ cấm luôn cả Baidu”.
Ngày 9/8, người sử dụng mạng Trung Quốc phát hiện ra rằng thông tin tiểu sử của Cẩu Vu Dương, cựu phó chủ tịch Bình Xương trong Bách khoa toàn thư Baidu viết, ông nhập ngũ từ năm 0 tuổi, tham gia đảng khi mới 3 tuổi và 9 tuổi đã làm trung đội trưởng.
Về vấn đề này, cư dân mạng cho rằng “muốn làm mặt giả cũng không được”. Sau đó, Baidu Baike đã trực tiếp xóa ngày sinh của Cẩu Vu Dương và lý lịch từ năm 1970 đến năm 1979.
Phó chủ tịch Bình Xương khi còn đương chức đã bị điều tra vì nhận hối lộ vào ngày 17/2/2017. Mục “Cẩu Vu Dương” trong Bách khoa toàn thư Baidu cho thấy ngày sinh của ông này là tháng 10/1970. Nhưng từ tháng 10/1970 đến năm 1984, ông lại phục vụ trong đơn vị 89210 của quân đội ĐCSTQ; gia nhập ĐCSTQ vào tháng 2/1973; học tại Học viện Cán bộ Chính trị và Quân sự Trường Sa của Quân đội ĐCSTQ từ năm 1975 đến năm 1979. Sau khi tốt nghiệp, ông là trung đội trưởng, giảng viên, thư ký văn phòng chính trị và trưởng phòng tổ chức, làm việc tại Văn phòng Quận ủy Bình Xương từ tháng 4/1984 đến tháng 4/1995. Ông liên tiếp giữ các chức vụ Phó Trưởng phòng, Chánh văn phòng, Phó Giám đốc Văn phòng, Giám đốc Ban Bí thư Quận ủy và Giám đốc Văn phòng Quận ủy; từ tháng 5/1995 đến tháng 12/1998, ông giữ chức Bí thư Đảng ủy kiêm Cục trưởng Cục Ngũ cốc, kiêm Tổng Giám đốc Tổng công ty Dầu và Hạt ngũ cốc.
Tính từ tháng sinh là tháng 10/1970, như vậy Cẩu Vu Dương nhập ngũ khi mới lọt lòng, gia nhập ĐCSTQ khi mới 3 tuổi, học tại Học viện Cán bộ Chính trị và Quân sự Trường Sa khi mới 5 tuổi, ra trường năm 9 tuổi và bắt đầu làm trung đội trưởng. Tới tháng 4/1984, khi gần 14 tuổi, ông trở thành đại đội phó; tháng 51/995, khi gần 25 tuổi, đã trở thành Bí thư chi bộ kiêm Cục trưởng Cục Ngũ cốc.
Ngoài ra, bản lý lịch còn có lỗi trong mốc thời gian khi ghi “tháng 20 năm 1973”.
Người dùng mạng Trung Quốc đã dồn dập khiển trách khi thông tin này được đăng tải lên, trang tiếng Hoa Epoch Times đã tổng hợp một vài bình luận:
“Nhập ngũ trong thời kỳ trứng được thụ tinh sao?”; “Bảo vật quốc gia đầy tài năng”; “Chuyện lạ kỳ nhân”; “Lợi hại nhất là, năm vào đảng trời đã sinh dị tượng, một năm có hai mươi tháng”.
“Làm giả bộ mặt như vậy mà bọn họ cũng không thấy đỏ mặt sao? Còn có loại người đáng sỉ nhục vậy sao?”; “Làm giả lý lịch cũng không xong”; “Tôi cười chết mất, sinh ra đã là quân nhân, 14 tuổi xuất ngũ làm trưởng phòng”.
“Cẩu Vu Dương, nhập ngũ trên giường sinh, vào đảng năm 3 tuổi, gia nhập học viện quân sự năm 5 tuổi, làm cán bộ năm 9 tuổi, 15 tuổi lên cấp, 19 tuổi làm phó quận… Chẳng trách ai được nếu Hoa Kỳ cấm luôn cả Baidu”.
Sau khi tin này làm dậy sóng cộng đồng mạng, Baidu Baike (Bách Khoa Bách Độ) đã xóa ngày sinh của Cẩu Vu Dương và lý lịch từ năm 1970 đến năm 1979.
Theo Xiao Lusheng, Epoch Times
Phụng Minh biên dịch
Hoàn Cầu Thời Báo: ‘Nếu Mỹ – Trung chiến tranh,
TQ sẵn sàng bắn phát thứ hai’
Tổng biên tập tờ Hoàn Cầu Thời Báo nói rằng tại khu vực ven biển Trung Quốc, khi so sánh sức mạnh giữa Trung Quốc và Mỹ, ‘khó nói được bên nào mạnh hơn’ dù Mỹ hẳn vượt trội nếu xét về tổng thể sức mạnh quân sự.
Trong bối cảnh mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc căng thẳng trên nhiều mặt trận, tờ Hoàn Cầu Thời Báo chính thống của Trung Quốc đăng một bài viết hôm 7-8 có tiêu đề đầy vẻ khiêu khích: “Nếu chiến tranh nổ ra giữa Trung Quốc và Mỹ, bên nào sẽ nắm thế thượng phong?”.
“Mọi người thường hỏi tôi rằng nếu một cuộc xung đột quân sự nổ ra giữa Trung Quốc và Mỹ thì bên nào sẽ là bên chiến thắng? Xét về tổng thể sức mạnh quân sự, ai mạnh hơn, Trung Quốc hay Mỹ. Đó hẳn là Mỹ” – ông Hồ Tích Tiến, tác giả bài viết cũng là tổng biên tập của tờ báo, viết trong phần mở đầu.
Tuy nhiên, ông Hồ Tích Tiến cho rằng nếu xét tại vùng nước ven bờ Trung Quốc, khi so sánh sức mạnh trên biển và năng lực tác chiến trên bờ của Trung Quốc với sức mạnh trên biển của Mỹ thì “khó nói được bên nào mạnh hơn”. Ông viết: “Nếu bạn chưa thử qua thì sẽ không biết chắc chắn”.
Bài viết sau đó đề cập tới vùng lãnh thổ Đài Loan, với nội dung: “Nếu nói tới các lợi ích cốt lõi của Trung Quốc, chẳng hạn Đài Loan vượt giới hạn dưới sự cổ vũ của Mỹ và dẫn tới một cuộc đối đầu quân sự, thì lúc đó sẽ có một trận đấu về quyết tâm và một trận đấu về sức mạnh.
Ai sẽ nắm thế thượng phong trong tình huống đó? Đây là một sự kết hợp giữa sức mạnh quân sự với đạo đức và quyết tâm để chiến đấu. Bạn nghĩ ai sẽ mạnh hơn trong một cuộc chiến bên ngoài bờ biển Trung Quốc?
Do đó, cần nhắc nhở Mỹ tránh xa các lợi ích cốt lõi của Trung Quốc. Đừng đùa với lửa bên ngoài bờ biển Trung Quốc, đừng thật sự khuấy động xung đột về vấn đề Đài Loan và đừng làm quá trớn ở Biển Đông”.
Bài viết được đăng trong bối cảnh căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc liên quan vấn đề Đài Loan tăng nhiệt trong tuần này, với một số thông tin mới như: Bộ trưởng Y tế và dịch vụ nhân sinh Mỹ Alex Azar sắp tới sẽ đến thăm Đài Loan và đây là chuyến thăm chính thức Đài Loan cấp cao nhất như vậy của Mỹ kể từ năm 1979; xuất hiện thông tin Đài Loan chuẩn bị mua 4 trinh sát cơ không người lái Sea Guardian của Mỹ.
Ông Hồ Tích Tiến viết: “Trung Quốc chắc chắn không muốn có chiến tranh. Tôi nghĩ dù trong bất cứ hoàn cảnh nào quân đội Trung Quốc cũng sẽ không bắn phát súng đầu tiên. Nhưng tôi tự tin nói rằng Trung Quốc sẽ sẵn sàng bắn một phát súng thứ hai để phản ứng với phát súng đầu tiên.
Về các lợi ích cốt lõi, Trung Quốc sẽ không lùi bước. Lập trường của Trung Quốc đã rõ. Cách tốt nhất là Trung Quốc và các bên liên quan tôn trọng lợi ích cốt lõi của nhau. Nếu các lợi ích cốt lõi của hai bên chồng lấn nhau, thì tranh chấp nên được giải quyết cẩn thận, không được phép kích động và mất kiểm soát”.
Truyền thông Trung Quốc nói dối ‘không chớp mắt’
khi đưa tin về dịch bệnh và thiên tai
Lục Du
Chỉ đưa tin “tin tốt”, lảng tránh thông tin tiêu cực đã và đang là phương thức giúp ĐCSTQ che dấu sự thật và làm sai lệch thực tế. Cách làm này biểu hiện rõ nhất trong việc đưa tin về đại dịch viêm phổi Vũ Hán và thiên tai trong thời gian qua, theo Bitter Winter.
Khi những cơn mưa và lũ lụt đang tàn phá miền nam Trung Quốc vào đầu tháng Bảy khiến nhiều người thiệt mạng và một lượng lớn dân cư phải di chuyển chỗ ở để tránh nạn, thì trên các phương tiện truyền thông Trung Quốc luôn xuất hiện các thông tin tích cực mà không phải là các thông tin về thiên tai.
Hầu hết các thông tin mà truyền thông Trung Quốc đưa đều vận dụng một khái niệm gọi là “năng lượng tích cực”, khái niệm này đã trở nên phổ biến kể từ khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sử dụng cho việc đối nội và đối ngoại.
Có rất nhiều ví dụ về cách đưa tin như vậy. Vào ngày 11/5, sau khi mưa lớn làm tắc lối vào ga tàu điện ngầm ở khu phố mới Zhujiang, khu thương mại ở thủ phủ Quảng Châu của tỉnh Quảng Đông, các phương tiện truyền thông chính thức địa phương đã tập trung đưa tin về vẻ đẹp và sự hiện đại của khu phố mới, chứ không phải là những thông tin vấn đề mà người dân phải hứng chịu vì mưa lũ.
Khi đưa tin vào ngày 28 tháng 6 về mực nước dâng cao ở sông Dương Tử, cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ, tờ Nhân Dân Nhật Báo online, đã minh họa thông tin này bằng phong cảnh hồ tuyệt đẹp sau những trận mưa lớn ở thành phố Tương Dương, tỉnh Hồ Bắc (ảnh trái). Trong khi hình ảnh lũ lụt (ảnh phải) trên thực tế do trang abuluowang.com cung cấp cho thây hoàn cảnh tương phản.
Các bản tin dựa trên khái niệm “năng lượng tích cực” đã và đang tiếp tục được các cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ sử dụng khi thông báo về dịch viêm phổi Vũ Hán. Những bản tin này lợi dụng tình cảm yêu nước của người dân để hướng họ theo ý đồ tuyên truyền của Bắc Kinh.
Các báo cáo về “không có trường hợp nhiễm mới COVID-2019 mới được xác nhận” là loại tin tức thuộc dạng “năng lượng tích cực” phổ biến nhất kể từ tháng Hai. Các phương tiện truyền thông của chính quyền Trung Quốc ca ngợi chính phủ đã kiểm soát được dịch, đồng thời khoe rằng mọi người trên khắp Trung Quốc đã sẵn sàng trở lại làm việc.
Vào tháng Hai, một phương tiện truyền thông địa phương ở tỉnh Sơn Đông, miền Đông Trung Quốc, đã đưa tin về một nam bệnh nhân khỏi Covid xuất viện và được các nhân viên y tế vui mừng tiễn anh này về nhà. Tuy nhiên, một nguồn thạo tin nói với Bitter Winter rằng bệnh nhân trong đoạn phim là một nhân viên làm việc trong chính quyền địa phương và chưa bao giờ bị nhiễm bệnh. “Chính phủ đã giao nhiệm vụ tuyên truyền này và ra lệnh phải giữ bí mật”, nguồn tin tiết lộ. “Nhân viên đó không muốn diễn vai này nhưng phải chấp thuận sau khi bị đe dọa”.
Việc xây dựng các bệnh viện dã chiến ở Vũ Hán từ vật liệu đúc sẵn trong thời gian kỷ lục cũng đã được ĐCSTQ sử dụng cho mục đích tuyên truyền. Truyền thông nhà nước liên tục đưa tin về “năng lượng tích cực” trong các bệnh viện này, ở đó các nhân viên y tế và những người tới thăm nhảy và hát các bài hát yêu nước, ca ngợi đảng vì “quyết định sáng suốt”.
Một bức ảnh từ báo cáo của phương tiện truyền thông ĐCSTQ về các nhân viên y tế múa hát ở một bệnh viện ở Vũ Hán, đối lập với hoàn cảnh nghiệt ngã, như được mô tả trong bức ảnh (bên phải) của Đài Á Châu Tự do.
Một bệnh nhân ở một trong những bệnh viện dã chiến nói với Bitter Winter rằng một đài truyền hình đã đến bệnh viện vào ngày 27/2 để làm phóng sự về các trường hợp bệnh nhân Covid là các đảng viên ĐCSTQ, những người bị nhiễm virus Vũ Hán trong khi làm nhiệm vụ phòng chống dịch. Nhưng khi những bệnh nhân này bắt đầu phàn nàn về các biện pháp mà chính phủ thực hiện để ngăn chặn sự bùng phát đại dịch, đoàn làm phim của đài truyền hình đã bỏ đi.
“Một số người muốn nói với các phóng viên về tình hình bấp bênh của gia đình họ, yêu cầu giúp đỡ hoặc bày tỏ sự thất vọng vì không thể liên lạc với đường dây nóng Covid của thành phố”, nguồn tin nói. “Đây không phải là những gì các phóng viên muốn nghe”.
Theo nguồn tin này, một số bệnh nhân nói với các phóng viên rằng các quan chức chính phủ và giới truyền thông “không quan tâm đến cuộc sống của người dân”. “Họ nói thẳng vào mặt các phóng viên rằng chính quyền nói một đằng làm một nẻo, ‘nói thì cứ nói, nhưng không làm thì vẫn không làm’, vì thế đài truyền hình không muốn chia sẻ những tin tức bất lợi cho Đảng”, nguồn tin cho biết thêm.
Một phóng viên cầm một tờ giấy đã soạn sẵn nội dung trả lời phỏng vấn để người được phỏng vấn đọc theo trước ống kính, nội dung là những từ ngữ ca tụng công trạng của ĐCSTQ trong cuộc chiến đẩy lùi đại dịch Covid.
Vào tháng Hai, một thị trưởng của một thành phố thuộc tỉnh Sơn Đông, đi cùng với một nhân viên truyền hình, đã đến một bệnh viện để bày tỏ sự quan tâm với nhân viên y tế ở đây. Theo nguồn tin từ bệnh viện, lãnh đạo đã chọn ra các nhân viên y tế sẽ phát biểu tại cuộc gặp mặt lãnh đạo. Những người này được yêu cầu ca ngợi thành tích của chính phủ trong việc đánh bại dịch bệnh và cảm ơn sự hỗ trợ của các cấp lãnh đạo, và phải bày tỏ rằng sự quan tâm của cấp trên đã làm mọi người ở bệnh viện “rất hạnh phúc”.
“Không có bệnh nhân nào được phỏng vấn, vì họ sợ rằng bệnh nhân sẽ nói điều gì đó bất lợi cho chính quyền”, nguồn tin nói. “Thị trưởng chỉ đặt ra một vài câu hỏi với các nhân viên y tế đứng xung quanh ông ta và không hề hỏi thăm bệnh nhân. Các bài báo đưa tin sau đó đều nói về sự bình yên, sức sống và các nhà lãnh đạo của chúng ta ân cần với người dân. Những báo cáo như vậy đều là giả dối; không có bất cứ điều gì trong đó là sự thật”.
Vào tháng Năm, một kênh truyền hình địa phương ở thành phố Truy Bác của Sơn Đông đã chiếu hình ảnh về một bí thư Đảng ủy thôn đang tẩy trùng các khu vực công cộng và cửa nhà của người dân trong thôn, sau đó phân phát rau cho người dân. “Tôi sẽ gửi cho bạn nhiều hơn nữa khi bạn ăn hết nhé”, vị bí thư nhẹ nhàng nói với người dân trước ống kính.
Tuy nhiên, theo một trong những thành viên của đoàn làm phim ghi lại những cảnh này, chất khử trùng là nước lã, và vị bí thư này không phân phát bất kỳ loại rau nào cho những người dân đang chịu đau khổ. Theo Bitter Winter, rõ ràng, đây chỉ là một trò lừa đảo khác để đánh lừa và đánh lạc hướng người dân khỏi các vấn đề đau khổ thông qua cái gọi là “năng lượng tích cực”.
Theo Bitter Winter
Lục Du dịch và biên tập
Trung Quốc tiếp tục mở nhiều chiến dịch
đặc biệt đàn áp Pháp Luân Công,
xúi giục mọi công dân tham gia
Hương Thảo
Theo The Epoch Times tiếng Trung ngày 3/8, gần đây nhiều tỉnh và thành phố ở Trung Quốc đại lục đã thực thi chiến dịch hành động đặc biệt để đàn áp những học viên Pháp Luân Công – một môn tập khí công tuân theo các nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn nhưng bị đàn áp ở Trung Quốc từ năm 1999, và khuyến khích người dân “tham gia tố giác” các học viên. Phần thưởng có thể lên tới 100.000 nhân dân tệ. Một số tỉnh và thành phố tuyên bố chiến dịch hành động đặc biệt này có hiệu lực trong ba năm.
Phạm vi “tố giác” bao gồm: tố giác các biểu ngữ, khẩu hiệu, tờ rơi, các tài liệu in, ổ đĩa flash USB, đĩa CD, …
Ủy ban Chính trị và Pháp luật thuộc Cục Công an Trung Quốc và Phòng 610 – một tổ chức nằm ngoài vòng pháp luật – là những cơ cấu chuyên trách đàn áp Pháp Luân Công kể từ khi ĐCSTQ phát động chiến dịch đàn áp đẫm máu từ năm 1999.
Chiến dịch hành động đặc biệt của Sở Công an tỉnh Sơn Đông nhằm đàn áp Pháp Luân Công
Theo Sina.com đưa tin ngày 1/6/2020, công an tỉnh Sơn Đông đã ra quyết định đối với các sở công an tỉnh từ tháng 6 đến tháng 8 nhằm “tập trung và triển khai các cuộc trấn áp mạnh tay”.
Theo tin tức từ Qilu.com, Công an Thành phố Zouping và Văn phòng Công an Zouping thuộc tỉnh Sơn Đông hôm 21/7 đã ban hành “các biện pháp trấn áp việc truyền bá tôn giáo X có thưởng’ (tôn giáo X là cách gọi của chính quyền ĐCSTQ đối với Pháp Luân Công). Trang Qilu.com báo cáo rằng “phương pháp tố giác nhận thưởng” được tiến hành nhắm cụ thể vào các nhóm như “Pháp Luân Công”, đồng thời tuyên bố rằng việc này sẽ tạo ra một cấu trúc xã hội nơi “mọi người đều có thể tham gia”; “Phương pháp này được thực hiện theo chỉ đạo của Ủy ban Chính trị và Pháp luật thành phố”.
Việc tố giác được áp dụng với các hành vi bao gồm: “Sử dụng Internet để sản xuất, phổ biến nội dung giảng rõ sự thật”; “Tạo lập, phát tán tờ rơi, tranh ảnh, khẩu hiệu, báo, ấn phẩm”; “dán biểu ngữ ở nơi công cộng”; “Xuất bản, in ấn phẩm nội dung”; “thâm nhập tín hiệu phát sóng và truyền hình và các hoạt động khác”.
Sở Công an tỉnh Hải Nam công bố mức “tiền thưởng” cao nhất là 100.000 nhân dân tệ
Ngày 15/6, Sở Công an tỉnh Hải Nam đã ban hành “Thông báo về việc khen thưởng và tố giác các hoạt động tội phạm và giáo dục bất hợp pháp giáo phái X”. Phạm vi “tố giác” bao gồm: sản xuất và phổ biến các tài liệu liên quan đến quảng cáo, bao gồm tờ rơi, hình ảnh, khẩu hiệu, sách, đĩa CD, đĩa U, biểu ngữ,
…
Nếu có thể cung cấp thông tin về trưởng nhóm, “tiền thưởng” cao nhất có thể lên đến 100.000 nhân dân tệ.
Chính sách tố giác có thưởng của Sở Công an tỉnh Quảng Đông có hiệu lực trong 3 năm
Nhiều học viên Pháp Luân Công bị bắt giữ tại 238 thành phố ở hơn 20 tỉnh bị dịch viêm phổi Vũ Hán tàn phá
Theo thống kê từ website Minh Huệ – trang web chính thức của Pháp Luân Đại Pháp, trong nửa đầu năm 2020, cảnh sát Trung Quốc đã bắt giữ và quấy rối ít nhất 5.313 học viên Pháp Luân Công tại 238 thành phố thuộc 28 tỉnh, khu tự trị và thành phố trên cả nước.
Lấy ví dụ: Tối ngày 9/4, Zhang Jun, Sun Tienong, Li Yan, Gao Yabin, Xu Shufeng – những học viên Pháp Luân Công thuộc huyện Acheng, thành phố Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang – đã đến thị trấn Xinglong, thành phố Wuchang để phát các tài liệu sự thật về cuộc đàn áp cho người dân. Một bảo vệ đã theo dõi và trình báo anh, khiến anh bị bắt đến đồn cảnh sát. Tại đây anh đã bị đánh đập dữ dội. Cảnh sát tại đồn cũng lớn tiếng nói sự thật cuộc bức hại không nên được phơi bày ở trong nước hay hải ngoại.
Theo báo cáo từ Nanfang Daily ngày 17/6, nhiều học viên Pháp Luân Công ở tỉnh Quảng Đông đã bị báo cáo và bắt giữ trong khi nói rõ sự thật về Pháp Luân Công cho công chúng hoặc phổ biến thông tin liên quan.
Theo báo cáo từ Minh Huệ, trong nửa đầu năm, có ít nhất 623 học viên Pháp Luân Công trên 65 tuổi bị đàn áp bất hợp pháp, bao gồm: qua đời do cuộc đàn áp, bắt giữ bất hợp pháp, bắt cóc, quấy rối … trung bình mỗi tháng hơn một trăm người cao tuổi tin vào Chân – Thiện – Nhẫn bị bức hại.
Cộng đồng quốc tế lên án ĐCSTQ đàn áp Pháp Luân Công
Hôm 20/7/2020, nhân dịp kỷ niệm 21 năm cuộc đàn áp Pháp Luân Công tại Trung Quốc, chính quyền Tổng thống Trump đã ra thông cáo lên án cuộc đàn áp của chính quyền Trung Quốc đối với Pháp Luân Công, yêu cầu ngay lập tức chấm dứt cuộc đàn áp vô nhân đạo này.
Trong bản tuyên bố hôm 20/7/2020, Ngoại trưởng Mỹ tuyên bố: “Chúng tôi kêu gọi chính quyền Trung Quốc chấm dứt ngay việc lạm dụng và ngược đãi các học viên Pháp Luân Công, thả những người bị cầm tù vì đức tin của họ, như ông Mã Chấn Vũ, và giải trình về tung tích của các học viên mất tích. Cuộc đàn áp các học viên Pháp Luân Công 21 năm qua đã quá lâu, và nó phải chấm dứt.”
Trước đó vài hôm, Hơn 600 nhà lập pháp từ 30 quốc gia tại Bắc Mỹ, Châu Âu, Châu Á – Thái Bình Dương, Châu Mỹ Latinh và Trung Đông, cũng đã kêu gọi chính quyền Trung Quốc chấm dứt cuộc đàn áp kéo dài suốt 21 năm này.
“Ngày 20/7/2020 đánh dấu tròn 21 năm kể từ khi Đảng Cộng sản Trung Quốc phát động một chiến dịch có hệ thống và tàn bạo nhằm ‘xóa sổ’ Pháp Luân Công”, tuyên bố chung của hơn 600 nghị sỹ có viết. “Kể từ tháng 7/1999, hàng triệu học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc đã bị bắt giam và bỏ tù một cách tùy tiện không qua xét xử. Rất nhiều người đã bị tra tấn và thậm chí bị giết hại”.
Bản tuyên bố nêu rõ: “Cuộc bức hại Pháp Luân Công tại Trung Quốc là một trong những chiến dịch tàn bạo nhất chống lại một nhóm tín ngưỡng thời hiện đại”.
Hồi năm 2019, Tòa án về Trung Quốc (China Tribunal) – một tòa án độc lập do nhân dân thành lập có trụ sở tại Luân Đôn, Anh Quốc – đưa ra phán quyết cuối cùng sau khi xem xét hàng ngàn trang tài liệu và báo cáo điều tra trong nhiều năm trước đó về tình trạng thu hoạch nội tạng cưỡng bức ở Trung Quốc.
Phán quyết khẳng định hoạt động mổ cướp nội tạng ở Trung Quốc chắc chắn đang xảy ra, mà còn nhấn mạnh đây là một tội ác chống lại loài người, trong đó nạn nhân chủ yếu là những người tập Pháp Luân Công.
Hoạt động mổ cướp tạng đem lại nguồn nguồn lợi nhuận khổng lồ cho chính quyền Trung Quốc. Những người bị giết để lấy nội tạng, bên cạnh các tử tù, còn có nhiều tù nhân lương tâm như người Duy Ngô Nhĩ, các nhà bất đồng chính kiến và đặc biệt là các học viên Pháp Luân Công, vốn có số lượng lớn nhất.
Trong buổi công bố Phán quyết, Trưởng tọa Ngài Nice nói: “Các bác sĩ đã giết hại những người vô tội chỉ vì họ sống theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn đối với trường hợp của những người tập Pháp Luân Công, những người luyện tập các bài tập và thiền định lành mạnh nhưng lại bị nhìn nhận là nguy hiểm đối với lợi ích và mục tiêu của chính quyền toàn trị ở Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.”
“Hết nạn nhân này đến nạn nhân khác, hết cái chết này đến cái chết khác, việc Đức Quốc Xã giết người Do Thái trong phòng hơi ngạt, cuộc thảm sát dân Campuchia của Khơ Me Đỏ hay Nạn diệt chủng người Tutsi ở Rwanda, có lẽ không tồi tệ hơn việc cắt bỏ những quả tim và nội tạng khác, lấy đi sinh mệnh của những người còn đang sống, vô tội, vô hại và ôn hòa.”
Các nhà lãnh đạo tinh thần
cảnh báo ‘nạn diệt chủng’ người Duy Ngô Nhĩ
Quý Khải
Cựu tổng giám mục thành phố Canterbury, ông Rowan Williams là một trong số hơn 70 nhà lãnh đạo tinh thần công khai tuyên bố rằng người Duy Ngô Nhĩ đang phải đối mặt với “một trong những thảm kịch nhân loại nghiêm trọng nhất kể từ Holocaust” (cuộc thảm sát diệt chủng người Do Thái của Phát xít Đức), và rằng những người tham gia đàn áp các dân tộc thiểu số theo đạo Hồi ở Trung Quốc phải gánh chịu trách nhiệm.
Vị cựu tổng giám mục cho biết việc giam giữ ít nhất một triệu người Duy Ngô Nhĩ và những người Hồi giáo khác trong các trại tập trung, nơi họ phải đối mặt với đói khát, tra tấn, giết người, bạo lực tình dục, cưỡng bức lao động và mổ cướp nội tạng, là một tội ác diệt chủng, theo The Guardian.
Bản tuyên bố, được ký bởi 5 giám mục tại Giáo hội Anh, tổng giám mục Coptic của London, đại diện của Đức Đạt Lai Lạt Ma ở châu Âu, cùng các hồng y, các lãnh đạo Hồi giáo và giáo sĩ Do Thái giáo, nói rằng cảnh ngộ khốn khổ của người Duy Ngô Nhĩ đã “chất vấn một cách nghiêm túc khả năng bảo vệ những quyền cơ bản của con người của cộng đồng quốc tế”.
Tuyên bố nói thêm: “Mục đích rõ ràng của chính quyền Trung Quốc là loại bỏ bản sắc riêng của người Duy Ngô Nhĩ. Truyền thông nhà nước Trung Quốc đã tuyên bố rằng mục tiêu là ‘phá hủy dòng dõi của họ, nhổ tận gốc rễ, phá vỡ mối liên hệ và phá vỡ nguồn gốc tổ tiên của họ’ … Các tài liệu của quan chức cấp cao ĐCSTQ đã đề cập đến chính sách “tuyệt đối không nhân nhượng”. Các nghị sĩ, chính phủ và luật sư [toàn thế giới] cần có trách nhiệm điều tra vấn nạn này”.
Tháng trước, Ngoại trưởng Anh Dominic Raab đã lên án Trung Quốc vi phạm nhân quyền một cách “thô bạo và nghiêm trọng” đối với người Duy Ngô Nhĩ. Ông cho biết cần áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với những người có liên quan.
Sau khi Lưu Hiểu Minh, đại sứ Trung Quốc tại Vương quốc Anh, tuyên bố thông tin về các trại tập trung ở Tân Cương là “giả”, ông Raab cho biết Vương quốc Anh sẽ làm việc với các đồng minh để có hành động thích hợp.
Trao đổi với BBC, ông nói:
“Các báo cáo về khía cạnh con người của vấn đề này – từ việc cưỡng bức triệt sản đến các trại giáo dục tẩy não – gợi tưởng đến những thảm cảnh trong quá khứ mà chúng ta đã không thấy trong một khoảng thời gian rất dài,” ông nói. “Chúng ta muốn có một mối quan hệ tích cực với Trung Quốc, nhưng chúng ta không thể nhìn thấy hành vi như vậy mà không lên tiếng chỉ ra”.
“Là một người Do Thái, khi biết được lịch sử dân tộc, thì cảnh tượng những người bị cạo trọc đầu, xếp hàng, đẩy lên xe lửa và đưa đến các trại tập trung khiến tôi đặc biệt đau lòng”.
Các nhà lãnh đạo tinh thần nói:
“Sau thảm họa diệt chủng Holocaust, thế giới đã nói ‘Không bao giờ được phép lặp lại’. Hôm nay, chúng tôi xin nhắc lại những lời đó: ‘Không bao giờ được phép lặp lại’ một lần nữa …. Chúng tôi kêu gọi công lý, và việc điều tra những tội ác này. Hãy buộc những kẻ có liên quan phải chịu trách nhiệm và thiết lập một con đường hướng tới việc khôi phục phẩm giá con người”.
Tuyên bố của họ được đưa ra sau khi bức thư của chủ tịch Hội đồng đại biểu Do Thái Anh, Marie van der Zyl, gửi cho đại sứ Trung Quốc tại Anh, đã so sánh thảm họa diệt chủng Holocaust và những hành động tàn bạo chống lại người Duy Ngô Nhĩ của Bắc Kinh.
Bà nhấn mạnh vào “những điểm tương đồng giữa những gì đang xảy ra ở Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ngày nay và những gì đã xảy ra ở Đức Quốc xã cách đây 75 năm: Cảnh tượng những người bị cưỡng bức đưa lên xe lửa; những người đàn ông theo đạo bị cắt tỉa râu; phụ nữ bị triệt sản; và cảnh tượng u tối tại các trại tập trung”.
Hồi tháng 7, trả lời phỏng vấn đài BBC, đại sứ Lưu Hiểu Minh đã cố gắng trả lời vòng vo khi được hỏi về một video quay cảnh người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương bị bịt mắt và được đưa lên tàu.
Cựu Giáo sĩ trưởng, ông Lord Sacks, đã viết trên Twitter cá nhân:
“Là một người Do Thái, khi biết được lịch sử dân tộc, thì cảnh tượng những người bị cạo trọc đầu, xếp hàng, đẩy lên xe lửa và đưa đến các trại tập trung khiến tôi đặc biệt đau lòng. Vậy mà ngay trong thế kỷ 21, vẫn có thể tái diễn cảnh tượng những người đang bị sát hại, khủng bố, đe dọa và tước đoạt quyền tự do vì thờ phượng Đức Chúa Trời. Đó là một sự sai lầm về đạo đức và một sự xúc phạm đức tin”.
Một triệu người Duy Ngô Nhĩ, chủ yếu sống ở tỉnh Tân Cương ở tây bắc Trung Quốc, đã bị buộc đưa đến cái mà Trung Quốc mô tả là các “trại giáo dục cải tạo”.
Các cựu tù nhân đã mô tả đây là các trại giam trên thực tiễn, chuyên tiến hành tẩy não hàng loạt và nằm dưới sự kiểm soát của chính quyền Bắc Kinh. Đã xuất hiện nhiều bằng chứng cho thấy họ bị tra tấn nặng nề về thể chất và tâm lý, bị cưỡng bức triệt sản đối với phụ nữ và các phương pháp giảm thiểu dân số khác.
Trong khi đó, chính quyền Trung Quốc tiếp tục biện bạch rằng các chiến binh Duy Ngô Nhĩ đang tiến hành một chiến dịch bạo lực giành độc lập thông qua âm mưu gây bất ổn và phá hoại dân sự.
Sau siêu bão, Ôn Châu của Trung Quốc
ngập hoàn ngập vì cống không ra cống
Phụng Minh
Sáng sớm ngày 4/8, cơn bão Hagupit đổ bộ vào Ôn Châu, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Sức gió tối đa khi đổ bộ bờ biển lên tới cấp 13, tạo ra những con sóng cao hàng chục mét tấn công thành phố ven biển. Sóng cao, gió lớn đã quật ngã hàng loạt cây cối, nhiều ngôi nhà bị tốc mái, lũ cuốn trôi hoa màu, cây giống. Nhưng chính quyền địa phương đã làm ngơ trước một thảm họa nghiêm trọng như vậy.
Trương Lượng, một công dân Ôn Châu nói với kênh tiếng Hoa Epoch Times rằng: “Cơn bão ập tới Ôn Châu lúc 2 giờ sáng, nhưng thực tế từ lúc 12 giờ 30 cho đến khoảng 1 giờ sáng, đã có gió tương đối mạnh, có thể đạt tới cấp 9, cấp 10. Đến khoảng 2 giờ đến 3 giờ sáng, gió đã giật tới cấp 13. Mưa ở mọi nơi đều rất lớn, thiệt hại cũng rất lớn, rất nhiều nơi đã bị ngập lụt”.
Công dân Ôn Châu Tôn Hạo cũng cho biết: “Mưa lớn kéo dài, chính là làm ngập ngôi làng của chúng tôi, về cơ bản là một nửa tầng một các ngôi nhà đã bị ngập”.
Ông Trương Lượng cho rằng tuy là thiên tai nhưng cũng có một phần do con người gây ra. Bởi có những cái cống không phải là cống, khiến tình hình càng thêm nghiêm trọng. Việc “chuyển hướng nước thải” lần này, tất cả các cống thoát nước thải ra sông và các cống thoát nước của thành phố đều bị tắc nghẽn, nước không chảy ra được cũng là một vấn đề nan giải.
Ông Trương cho biết, “đối với người bình thường, mỗi mất mát đều là một sự kiện lớn, nhưng đối với chính phủ , đó là những điều nhỏ nhặt, chính quyền địa phương bây giờ ém đi sự thật của thảm họa càng nhiều càng tốt, báo chí sẽ không đưa tin, sẽ là không đưa tin”.
Theo Chang Chun, Epoch Times
Phụng Minh biên dịch
Căng thẳng Mỹ-Trung ngoài Biển Đông
thua xa đấu đá nội bộ ở Bắc Đới Hà
Vũ Dương
7 Ủy ban Thường vụ Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) lần nữa im hơi lặng tiếng trong nhiều ngày, có thông tin cho rằng hội nghị Bắc Đới Hà đang được khai mạc. Mới đây, ngày 8/9, có truyền thông Hồng Kông phân tích rằng đối đầu căng thẳng giữa Mỹ – Trung trên Biển Đông cũng không quyết liệt như đấu đá nội bộ ĐCSTQ tại hội nghị Bắc Đới Hà lần này.
Căng thẳng Mỹ-Trung
Mấy tháng trở lại đây, quân đội Mỹ tiếp tục tăng cường triển khai quân sự và hoạt động trinh sát trên các vùng biển xung quanh Trung Quốc, ngoài việc điều động hai siêu tàu sân bay là USS Ronald Regan và USS Nimitz thể hiện sức mạnh quân sự trực tiếp với Bắc Kinh ra, các máy bay quân sự của Hoa Kỳ hầu như xuất hiện mỗi ngày cũng liên tục “trinh sát và răn đe” ĐCSTQ.
Theo tin tức từ “Sáng kiến Thăm dò tình hình chiến lược biển Đông (SCSPI) của Trường ĐH Bắc Kinh, Trung Quốc”, ngày 5/8 đã thăm dò được ba máy bay quân sự của Hoa Kỳ thay phiên nhau xuất hiện ở vùng biển xung quanh Trung Quốc. Máy bay chỉ huy E-8C của Không quân Hoa Kỳ trinh sát vào ban đêm lần đầu tiên cách Quảng Đông 59,72 hải lý.
Ngày 6/8, lại có máy bay trinh sát RC-135W của không quân Mỹ và máy bay tuần tra P-3C của hải quân Mỹ tiến hành trinh sát gần Quảng Đông.
Theo thống kê từ SCSPI, máy bay quân sự của Mỹ đã thực hiện ít nhất 67 chuyến bay do thám quy mô lớn ở ngoài biển gần Trung Quốc vào tháng 7, đây là một sự gia tăng mạnh mẽ so với con số 35 chuyến bay vào tháng 5 và 49 chuyến bay vào tháng 6, cho thấy quân đội Mỹ đã chuyển hướng sang trinh sát “theo mô thức đối đầu”.
Đồng thời, quân đội Mỹ cũng tiến hành cuộc diễn tập quân sự trên hai tàu sân bay ở biển Đông trong hai ngày 4/7 và ngày 17/7. SCSPI cho rằng cường độ hoạt động do thám của quân đội Mỹ đã tăng lên đáng kể, như thể “có mục đích gây áp lực về chính trị và quân sự”.
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị ngày 5/8 trong buổi phỏng vấn độc quyền với Tân Hoa Xã thừa nhận rằng, trong nửa đầu năm nay, máy bay quân sự của Mỹ đã thực hiện hơn 2.000 lần hoạt động trên biển Đông. Ông cũng đổi giọng nói rằng biển Đông là ngôi nhà chung của các nước trong khu vực, thay vì nhấn mạnh các quần đảo trên biển Đông là lãnh thổ vốn có của Trung Quốc như trước đây.
Bài phân tích cho rằng trước việc Hoa Kỳ liên tục gia tăng các biện pháp trừng phạt và răn đe, ĐCSTQ không thể đưa ra bất kỳ biện pháp hữu hiệu nào để đối phó, vậy nên bị buộc phải dịu giọng lại.
Căng thẳng ở Biển Đông vẫn thua xa đấu đá nội bộ của ĐCSTQ tại Bắc Đới Hà
Theo bài viết của nhà bình luận Lý Bình (Li Ping) được đăng trên trang Apple Daily của Hồng Kông, khi máy bay quân sự của Hoa Kỳ vừa bay đến trước cửa nhà, bên phía quân đội và Bộ Ngoại giao của ĐCSTQ ngay lập tức đã thay đổi hình ảnh sói chiến hung hãn như mọi ngày, điều này khiến ngoại giới không khỏi đặt ra câu hỏi: Rốt cuộc thì ai mới là con hổ giấy.
Bài viết nói rằng, trên thực tế, khi phải đối mặt với sự tấn công toàn diện của Hoa Kỳ, ĐCSTQ cuống cả chân tay, một phần do có sự chênh lệch rõ ràng về quân sự, công nghệ, tài chính và liên minh quốc tế, quan trọng hơn là người lãnh đạo ĐCSTQ đang phải đứng trước khủng hoảng đấu đá quyền lực và thanh trừng nội bộ.
Ông Lý Bình phân tích rằng căng thẳng giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ đã leo thang đến bước sẵn sàng đối đầu với nhau, tuy nhiên bầu không khí căng thẳng ở biển Đông rõ ràng vẫn thua xa đấu đá quyền lực giữa các phe phái nội bộ ĐCSTQ tại hội nghị Bắc Đới Hà. 7 thành viên của Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị ĐCSTQ đến ngày 8/9 đã không xuất hiện trước công chúng liên tục trong 8 ngày. Theo phân tích của các chuyên gia, nhiều khả năng hội nghị Bắc Đới Hà đã khai mạc, và những tin đồn về đấu đá quyền lực cũng đang diễn ra quyết liệt.
Kể từ đầu năm đến nay, do chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh, lũ lụt và quan hệ Mỹ-Trung ngày một xấu đi, mâu thuẫn giữa ông Lý Khắc Cường và ông Tập Cận Bình ngày càng trở nên công khai. Ông Lý Khắc Cường nhiều lần chọc thủng “giấc mộng Trung Hoa” của ông Tập Cận Bình, trong khi ông Tập Cận Bình quyết liệt phản đối “kinh tế vỉa hè” của ông Lý Khắc Cường, như một hành động đáp trả.
Chuyên gia Lý Bình nói rằng mặc dù Lý Khắc Cường không công khai phản đối về các vấn đề ngoại giao và quân sự. Nhưng tin đồn các nguyên lão ĐCSTQ chất vấn về các chính sách hiện hành không ngừng dậy sóng. Một nhóm quan chức cấp cao, nguyên lão không thể chỉ đến Bắc Đới Hà ngâm mình trong nước biển, tắm nắng rồi giải tán, sự việc không đơn giản như vậy.
Ông phân tích rằng cảnh đấu đá thanh trừng khốc liệt của các phe phái nội bộ ĐCSTQ có khi còn kinh tâm động phách hơn cả việc máy bay quân sự của Mỹ đang áp sát Quảng Đông, và cũng khó tin rằng các quan chức hàng đầu của ĐCSTQ sau kỳ nghỉ lại có thể tìm ra sách lược để đối phó với cuộc tấn công toàn diện của Hoa Kỳ.
Chỉ khi ĐCSTQ rút khỏi vũ đài lịch sử, mâu thuẫn Mỹ – Trung mới được giải quyết
Giới quan sát bên ngoài đều nhận thức chung rằng, nguyên nhân chính khiến quan hệ Mỹ – Trung trở nên xấu đi là do Bắc Kinh che giấu dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán tạo thành.
Lãnh Kiệt Phủ, cựu giám đốc Bộ Chính trị Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc Bắc Kinh, cho biết trong cuộc phỏng vấn với trang Epoch Times rằng dịch bệnh lần này không chỉ càn quét toàn bộ Trung Quốc mà còn lan rộng trên khắp thế giới, dẫn đến thiệt hại to lớn về kinh tế và cái chết của biết bao người dân trên khắp thế giới. ĐCSTQ đến nay vẫn không thừa nhận sai lầm của mình, cũng không chịu trách nhiệm, vậy nên mới xuất hiện cục diện mới như vậy.
Giáo sư Lãnh Kiệt Phủ cho rằng chính phủ và Quốc hội Mỹ về cơ bản đều đã đạt được nhận thức chung, xã hội quốc tế đều đứng cùng một mặt trận muốn tiêu diệt ĐCSTQ. Ông nói rằng chỉ khi ĐCSTQ rút khỏi vũ đài lịch sử thì mâu thuẫn giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc mới có thể giải quyết.
Tổng thống Mỹ Donald Trump trong buổi phỏng vấn ngày 4/8 cho biết rằng sự che đậy và vô trách nhiệm đối với dịch bệnh của ĐCSTQ đã gây nên “thiệt hại nghiêm trọng” cho mối quan hệ giữa hai nước. “Chúng tôi đã mất gần 160.000 người … Có thể nhiều hơn thế … … Đây là điều không thể chấp nhận được. Đó là do ĐCSTQ gây nên, nên tất nhiên sẽ có tác động tiêu cực”.
Nhà bình luận chính trị Lý Lâm Nhất (Li Linyi) phân tích rằng lý do lớn nhất khiến quan hệ Mỹ – Trung xấu đi là do ĐCSTQ thừa cơ khi các nước đang kiệt quệ trong việc phòng chống dịch bệnh đã ra đòn tấn công từ bốn phía: Không ngừng đưa máy bay quân sự và tàu chiến đến eo biển Đài Loan, biển Đông và biển Hoa Đông để khiêu khích; tàu cá Trung Quốc nhiều lần tấn công tàu cá Việt Nam, Nhật Bản, Philippines và Đài Loan; phát sinh xung đột tranh chấp biên giới với Ấn Độ; uy hiếp bắt nạt các nước láng giềng.
ĐCSTQ bất chấp phản đối mạnh mẽ của xã hội quốc tế và sự phản kháng mạnh mẽ của người dân Hồng Kông, vi phạm “Tuyên bố chung Trung-Anh” mà tự ý đưa ra “Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông”, đàn áp quyền lợi tự do dân chủ của người dân Hồng Kông, dẫn đến sự gia tăng trừng phạt chống lại ĐCSTQ của các nước xã hội tự do phương Tây do Mỹ dẫn đầu khiến nó ngày càng bị cô lập trên trường quốc tế.
Theo Li Quan, NTDTV
Vũ Dương biên dịch
Các cơ quan ngoại giao Trung Quốc
bí mật phá hoại nước Mỹ như thế nào?
Hương Thảo
Các cơ quan ngoại giao của Trung Quốc tại Hoa Kỳ là điểm nóng gián điệp và nơi tiến hành các hoạt động bí mật nhằm phá hoại nước Mỹ, theo ý kiến cảnh báo của các chuyên gia sau khi Mỹ gần đây ra lệnh đóng cửa lãnh sự quán Trung Quốc tại Houston.
Lãnh sự quán Trung Quốc đã bị đóng cửa hôm 31/7 sau khi chính quyền Mỹ cáo buộc đây là một “trung tâm trộm cắp tài sản trí tuệ và gián điệp”.
Các quan chức Mỹ cho biết trong một cuộc họp báo ngày 24/7 rằng lãnh sự quán Trung Quốc ở Houston là nơi “đặc biệt hung hăng và thành công” trong việc trộm cắp công nghệ và nghiên cứu của Mỹ.
Theo báo Epoch Times, một quan chức cấp cao Bộ ngoại giao Mỹ nói rằng hoạt động gián điệp của lãnh sự quán của Bắc Kinh nhắm vào các nghiên cứu xoay quanh vắc xin COVID-19.
Houston là một trung tâm nghiên cứu các lĩnh vực công nghệ cao, bao gồm nghiên cứu y sinh.
Theo một quan chức tình báo cấp cao Mỹ, trong 10 năm qua, đã có hơn 50 trường hợp nhân viên lãnh sự quán Houston tuyển dụng công dân Mỹ cho các kế hoạch thu hút nhân tài được nhà nước Trung Quốc hậu thuẫn, đặc biệt nhắm vào các trung tâm nghiên cứu trong khu vực.
Các chương trình nhân tài này, với mục đích thu hút các chuyên gia nước ngoài đến làm việc tại Trung Quốc, đã bị chỉ trích vì tạo điều kiện chuyển giao phi pháp các nghiên cứu và bí quyết để mang lại lợi ích cho Bắc Kinh. Một quan chức cấp cao Bộ Tư pháp Mỹ cho biết, các quan chức lãnh sự Houston đã liên lạc với các nhà khoa học tại một viện nghiên cứu ở Texas, chỉ dẫn cho họ biết các thông tin cần thu thập.
David R. Stilwell, Trợ lý Ngoại trưởng về các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương đã chia sẻ với tờ New York Times rằng, Tổng lãnh sự Trung Quốc tại Houston và hai nhà ngoại giao khác đã bị bắt hôm 31/5 vì sử dụng ID giả để hỗ trợ các du khách Trung Quốc tuồn lên một chuyến bay thuê riêng tại Sân bay liên lục địa George Bush ở Houston, Texas.
Trao đổi với Epoch Times, một cựu nhà ngoại giao và chuyên gia Trung Quốc nói rằng những nỗ lực đánh cắp công nghệ như vậy được thực hiện tại tất cả các cơ quan ngoại giao Trung Quốc trên khắp thế giới.
“Các đại sứ quán và lãnh sự quán Trung Quốc là đầu mối cho các hoạt động gián điệp toàn cầu của chính quyền Bắc Kinh”, Nicholas Eftimiades, một cựu quan chức tình báo cấp cao của Mỹ và là tác giả cuốn sách “Các hoạt động tình báo Trung Quốc”, cho biết.
Các hoạt động phi pháp do các cơ quan ngoại giao Trung Quốc thực hiện ngấm ngầm và bí mật, không chỉ giới hạn trong các hoạt động gián điệp kinh tế và quân sự, các chuyên gia lưu ý.
Lãnh sự quán và đại sứ quán Trung Quốc cũng là các trung tâm chỉ huy các hoạt động thao túng ở nước ngoài. Không từ thủ đoạn, như dùng tiền mua chuộc và đe dọa, họ cố gây ảnh hưởng dư luận và ép giới tinh hoa địa phương phải nghe lời để hành động theo cách có lợi cho Bắc Kinh.
Đồng thời, các cơ quan ngoại giao thi hành đàn áp những người bất đồng chính kiến ở nước ngoài và làm câm lặng những phát biểu chỉ trích ĐCSTQ trên khắp các diễn đàn từ cấp chính phủ, doanh nghiệp cho đến học viện. Họ phối hợp các nhóm gọi là “mặt trận thống nhất” như là các cộng đồng người Hoa và nghiệp đoàn và sinh viên Trung Quốc ở nước ngoài để thực hiện các chiến dịch của Bắc Kinh.
Gián điệp
Ông Trần Dụng Lâm (Chen Yonglin), cựu nhà ngoại giao cấp cao tại lãnh sự quán Trung Quốc tại Sydney, Úc, người đã đào thoát năm 2005, nói với tờ Epoch Times rằng lãnh sự quán Houston có tầm quan trọng chiến lược cao đối với Bắc Kinh vì khu vực Houston tập trung trụ sở của các tập đoàn trong lĩnh vực công nghệ cao, bao gồm các ngành hàng không, y sinh và dầu khí.
Ông mô tả ĐCSTQ là ký sinh trùng dựa vào đánh cắp công nghệ của Mỹ trong các lĩnh vực tiên tiến để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và công nghệ ở đại lục.
Giám đốc Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FPI) Christopher Wray mới đây cho biết cơ quan này có hơn 2.000 cuộc điều tra trên cả nước Mỹ xoay quanh Trung Quốc. Hơn 80% của tất cả các cáo buộc gián điệp kinh tế được các công tố viên liên bang đưa ra kể từ năm 2012 đều liên quan đến Trung Quốc, theo Bộ tư pháp Mỹ.
Ông Eftimiades nói rằng, mọi lãnh sự quán Trung Quốc đều giám sát và hỗ trợ các hoạt động gián điệp của Bắc Kinh ở nước sở tại. Mặc dù có thể có một số hành vi gián điệp kinh tế mà họ không biết, nhưng họ đều nhận thức được điều này, ông lưu ý.
Các lãnh sự quán đang hỗ trợ một mạng lưới các sĩ quan quân đội Trung Quốc đang bí mật theo học tại các trường đại học Hoa Kỳ trên khắp 25 thành phố, hướng dẫn họ cách né tránh và cản trở việc thực thi pháp luật, một quan chức cấp cao của Bộ Tư pháp cho hay.
Gần đây, FBI bắt giữ một loạt sinh viên Trung Quốc bị cáo buộc gian lận thị thực, che giấu tư cách quân nhân của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc trong đơn xin thị thực của họ. Một trong những người bị buộc tội là Tang Juan (Đường Quyên), nhà nghiên cứu tại Đại học California Davis, cô ta đã trốn vào lãnh sự quán Trung Quốc ở San Francisco sau khi bị đặc vụ FBI thẩm vấn vào ngày 20/6, và bị bắt giam ngày 23/7. Cáo trạng cho biết cô này là chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu “thuốc giải độc sinh học”.
Các quan chức lãnh sự Trung Quốc còn liên quan đến các nỗ lực thu thập chất xám, cụ thể là trong hoạt động chiêu mộ người tài. Đại sứ Trung Quốc tại Hoa Kỳ Thôi Thiên Khải, nhà ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc tại Mỹ, đã tạo điều kiện cho việc bí mật tuyển dụng các nhà khoa học Hoa Kỳ đến làm việc tại đại lục, theo tài liệu của tòa án được tiết lộ vào tháng 4.
Năm 2019, Liu Zhongsan, quốc tịch Trung Quốc, bị buộc tội lừa đảo, ông này xin thị thực Mỹ diện nghiên cứu cho nhân viên chính phủ Trung Quốc nhưng mục đích thực sự là tuyển dụng các chuyên gia Mỹ đến làm việc tại Trung Quốc.
Liu thường xuyên điều phối các hoạt động tuyển dụng nhân tài của mình với các quan chức Đại sứ quán Trung Quốc ở Washington, D.C. và lãnh sự quán Trung Quốc tại New York.
Tháng 9/2019, Mỹ trục xuất hai quan chức đại sứ quán Trung Quốc, những người này đi cùng vợ và họ lái xe đến một căn cứ quân sự nhạy cảm ở Virginia, vượt trạm kiểm soát và xâm nhập căn cứ trái phép. Họ đã chạy trốn khi bị nhân viên quân sự truy đuổi.
Lãnh sự quán Trung Quốc tại San Francisco cũng có dính líu đến vụ án Chung Dongfan, cựu kỹ sư Boeing, bị kết án 10 năm tù vì tội gián điệp trong hai lĩnh vực hàng không vũ trụ và quốc phòng, đánh cắp và chuyển giao các bí mật tàu con thoi của Mỹ cho Trung Quốc vào năm 2010. Lãnh sự quán đã giúp Chung gửi tài liệu kỹ thuật thiết kế máy bay ném bom B-1 về Trung Quốc, đựng trong vali ngoại giao.
Chính phủ Mỹ năm 2016 đã cáo buộc Lin Ying, cựu quản lý của Air China, hãng hàng không nhà nước Trung Quốc, với tội danh buôn lậu. Lin nhận hàng hóa từ các sĩ quan Trung Quốc đang thực hiện nhiệm vụ ở Liên Hiệp Quốc và các nhân viên lãnh sự quán Trung Quốc ở New York, rồi tuồn những gói hàng ra khỏi sân bay John F. Kennedy (JFK) ở thành phố New York, trên các chuyến bay đến đại lục. Lin đã nhận tội gián điệp cho chính quyền Bắc Kinh vào tháng 4/2019.
Ảnh hưởng ác tính
Lãnh sự quán và đại sứ quán là các nút quan trọng trong mạng lưới “mặt trận thống nhất” của chính quyền Bắc Kinh. Theo báo cáo tháng 6 về ĐCSTQ của Viện Chính sách Chiến lược Úc, Ban Công tác Mặt trận Thống nhất Trung Quốc chịu trách nhiệm thúc đẩy các chương trình nghị sự của Bắc Kinh ra nước ngoài, thông qua các tiền đồn ngoại giao để điều phối hàng nghìn nhóm trên khắp thế giới thực hiện các hoạt động gây ảnh hưởng chính trị, đàn áp các phong trào bất đồng chính kiến và thu thập thông tin tình báo.
Họ kiểm soát các Hiệp hội sinh viên và học giả Trung Quốc (CSSA), các nhóm sinh viên Trung Quốc trong các trường đại học ở Mỹ và trên toàn cầu. Nhiều CSSA công khai nói rằng họ được chỉ đạo hoặc tài trợ bởi các lãnh sự quán Trung Quốc ở địa phương. Họ có một giai đoạn lịch sử dài hung hăng gây hấn phản đối các sự kiện thể hiện quan điểm phê phán Bắc Kinh trong khuôn viên các trường đại học, từ đó làm dấy lên mối lo ngại xâm phạm nền tự do học thuật của Mỹ.
Trong bài phát biểu năm 2018 Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence cho biết, các CSSA cũng sẽ “cảnh cáo các lãnh sự quán và đại sứ quán Trung Quốc ở hải ngoại nếu sinh viên Trung Quốc tại đây và các trường học Mỹ đi lệch khỏi đường lối ngôn luận của Bắc Kinh”.
Bộ phận giáo dục tại các phái bộ Trung Quốc cũng giám sát các Viện Khổng Tử, các trung tâm ngôn ngữ và văn hóa được thành lập tại hàng chục trường đại học Mỹ. Các học viện này bị chỉ trích vì truyền bá tuyên truyền của Bắc Kinh và bóp nghẹt tự do ngôn luận.
Bản thân các nhà ngoại giao Trung Quốc cũng cố gây áp lực cho các nhà hoạch định chính sách Mỹ chấp nhận lập trường ủng hộ Bắc Kinh, sử dụng các phương thức như hối lộ, tống tiền và thỏa thuận bí mật, Giám đốc FBI Wray nói.
Bóp nghẹt các tiếng nói bất đồng
Là một phần trong chuỗi nỗ lực của ĐCSTQ nhằm bịt miệng và bôi nhọ các nhà phê bình ở nước ngoài, các nhà ngoại giao Trung Quốc đã tấn công mạnh vào các nhóm bất đồng chính kiến, gây áp lực cho các chính trị gia địa phương tránh né các nhóm này và tổ chức các cuộc tấn công.
Ông Chen, người từng đứng đầu bộ phận chính trị của lãnh sự quán Trung Quốc tại Sydney, tiết lộ hồi năm 2005 rằng, một trong những nhiệm vụ chính của nhân viên lãnh sự là theo dõi và đàn áp các học viên Pháp Luân Công tại địa phương. Theo ông, mỗi đại sứ quán và lãnh sự quán Trung Quốc đều có ít nhất một nhà ngoại giao với công việc chính là thực thi chính sách đàn áp các học viên Pháp Luân Công.
Ông cho biết, lãnh sự quán soạn ra một danh sách trong đó có tên của khoảng 800 học viên Pháp Luân Công địa phương, với mục đích từ chối nhập cảnh Trung Quốc nếu họ nộp đơn xin thị thực. Danh sách này được đưa vào trong một danh sách toàn cầu được duy trì bởi các cơ quan an ninh Trung Quốc, ông nói thêm.
Đồng thời, các lãnh sự quán và đại sứ quán Trung Quốc trên khắp thế giới trong nhiều năm đã cố ngăn chặn các buổi biểu diễn của đoàn Nghệ thuật biểu diễn Shen Yun, có trụ sở ở New York. Thông qua nghệ thuật vũ đạo cổ điển và âm nhạc truyền thống, Shen Yun đã làm hồi sinh nền văn minh Trung Hoa chân chính đã bị thất lạc và chia sẻ nó với người dân toàn cầu. Các lãnh sự Trung Quốc đã gây áp lực lên các nhà hát và chính phủ sở tại trì hoãn các chương trình.
Các quan chức Hoa Kỳ cũng cảnh báo các lãnh sự quán đóng vai trò cơ sở cho các hoạt động “săn cáo” của Bắc Kinh, một chiến dịch nhằm hồi hương những kẻ chạy trốn mà ĐCSTQ nhắm đến, bao gồm cả những người bất đồng chính kiến và các quan chức ngã ngựa.
Tin tặc Trung Quốc đánh cắp
bí mật công nghệ bán dẫn của Đài Loan
Hương Thảo
Một nhóm tin tặc Trung Quốc đã “cướp bóc” thành công nhiều công nghệ bán dẫn của Đài Loan, gồm các thiết kế chip và mã nguồn, theo một trang tin công nghệ Wired hôm 7/8.
Công ty an ninh mạng CyCraft của Đài Loan đã công khai thông tin về chiến dịch hack này vào tháng 4, nhưng cho đến giờ họ mới xác định được mối liên hệ giữa nhóm tin tặc này với chính quyền Bắc Kinh.
Các nhà nghiên cứu CyCraft đã mô tả hoạt động này là một “cuộc tấn công do nhà nước hậu thuẫn” nhằm thao túng “vị thế và quyền lực của Đài Loan”, nhắm mục tiêu vào toàn bộ lĩnh vực bán dẫn của nước này.
Bảy công ty chip giấu tên, một số trong đó có trụ sở chính tại Khu công nghiệp thành phố Tân Trúc, đã trở thành mục tiêu tấn công trong suốt hai năm qua bởi một nhóm tin tặc có tên “Chimera”. CyCraft đã phát hiện bằng chứng mới liên hệ các vụ tấn công này với một nhóm tin tặc nổi tiếng hơn do Bắc Kinh tài trợ có tên là “Winnti”.
Trong quá trình điều tra, CyCraft đã thành công trong việc hack ngược trở lại các tin tặc, tìm ra danh sách quy trình hoạt động tiêu chuẩn của các cuộc xâm nhập được viết bằng chữ Hán giản thể – chữ viết dùng ở Trung Quốc đại lục (khác với Chữ Hán phồn thể dùng ở Đài Loan). Hoạt động của nhóm tin tặc “Chimera” cũng ăn khớp với giờ làm việc và các ngày nghỉ chính thức ở Trung Quốc đại lục.
CyCraft cho biết họ không biết chính xác nhóm tin tặc Trung Quốc này sẽ làm gì với tất cả thông tin công nghệ mà nó đánh cắp được từ Đài Loan, nhưng một mục đích trong đó có thể là chuyển tải dữ liệu cho các đối thủ cạnh tranh ở đại lục. Một trong những ý định của họ có thể là tìm kiếm những lỗ hổng trong các sản phẩm mới, từ đó tiến hành xâm nhập và làm hỏng chúng ngay cả trước khi công bố ra thị trường, các nhà nghiên cứu cho biết.
(Nguồn thumbnail: Phải: (ảnh: Pikist))
https://www.dkn.tv/the-gioi/tin-tac-trung-quoc-danh-cap-bi-mat-cong-nghe-ban-dan-cua-dai-loan.html
Trung Quốc trừng phạt các nhà lập pháp Hoa Kỳ
Hôm 10/8, Trung Quốc cho biết sẽ áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với 11 công dân Hoa Kỳ, bao gồm cả các quan chức, để đáp trả việc Washington trừng phạt 11 quan chức Hong Kong và Trung Quốc hôm 7/8, với cáo buộc hạn chế quyền tự do chính trị tại Hong Kong, theo Reuters.
Trong số những người bị Bắc Kinh trừng phạt từ hôm 10/8 có các Thượng nghị sĩ Ted Cruz, Marco Rubio, Tom Cotton, Josh Hawley, Pat Toomey và Dân biểu Chris Smith, cũng như các cá nhân thuộc các tổ chức phi lợi nhuận và nhân quyền.
“Để đối phó với những hành vi sai trái đó của Hoa Kỳ, Trung Quốc đã quyết định áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với những cá nhân có hành vi thiếu nghiêm túc trong các vấn đề liên quan đến Hong Kong”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên (Zhao Lijian) nói tại một cuộc họp báo thường kỳ hôm 10/8.
Hôm 7/8, Washington áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Đặc khu trưởng Hong Kong Carrie Lam cũng như các cảnh sát trưởng hiện tại và trước đây của thành phố, theo một lệnh hành pháp do Tổng thống Donald Trump ký.
Các biện pháp trừng phạt này bao gồm đóng băng mọi tài sản ở Hoa Kỳ thuộc sở hữu của các quan chức và thường cấm người Mỹ làm ăn với họ.
Các nhà lập pháp Hoa Kỳ bị Bắc Kinh trừng phạt hôm 10/8 từng lên tiếng chỉ trích luật an ninh quốc gia mới nhằm mở rộng thẩm quyền của Bắc Kinh ở Hong Kong.
Biện pháp mới nhất của Bắc Kinh cũng bao gồm các biện pháp trừng phạt mới đối với những người đứng đầu nhóm vận động nhân quyền Freedom House và Human Rights Watch có trụ sở tại Hoa Kỳ.
Ngoài ra, Bắc Kinh cũng áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với những người đứng đầu Viện Dân chủ Quốc gia về Các vấn đề Quốc tế và Viện Cộng hòa Quốc tế.
https://www.voatiengviet.com/a/trung-quoc-trung-phat-cac-nha-lap-phap-hoa-ky/5537378.html
Biểu tình gia tăng ở Thái Lan chống chủ nghĩa độc tài
Hương Thảo
Những người Thái trẻ tuổi đang yêu cầu sự thay đổi từ chính quyền mang màu sắc quân sự của họ, một chế độ đã khiến đất nước rơi vào tình trạng suy thoái kinh tế và bị xói mòn nghiêm trọng các quyền tự do cá nhân kể từ khi lên nắm quyền trong cuộc đảo chính năm 2014, theo Taiwan News ngày 9/8.
Hồi tháng 7/2019, Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha đã chấm dứt chính quyền quân sự đã nắm quyền trong 5 năm từ 2014. Tuy nhiên, ông Prayuth vẫn là Thủ tướng Thái Lan với sự hậu thuẫn của các đảng thân quân đội trong quốc hội.
Sau cuộc biểu tình FreeYOUTH tại Đài tưởng niệm Dân chủ ở trung tâm Bangkok ngày 18/7, các cuộc biểu tình chống chính phủ – vốn giảm dần trong bối cảnh đại dịch – đang tăng trở lại trên khắp quốc gia Đông Nam Á này. Người biểu tình đã thúc giục nhà cầm quyền giải tán quốc hội, chấm dứt việc gây khó dễ cho những người bất đồng chính kiến và sửa đổi hiến pháp do quân đội soạn thảo.
Cựu tướng lĩnh quân đội Thái Lan Prayuth Chan-ocha đã tiến hành một cuộc đảo chính năm 2014, nhờ đó lật đổ thành công chính phủ của cựu thủ tướng Yingluck Shinawatra. Quân đội của ông sau đó đã sửa đổi hiến pháp và yêu cầu tất cả các thành viên Thượng viện Thái Lan phải được quân đội bổ nhiệm trong một động thái mở đường cho tướng Prayuth đảm nhận vai trò thủ tướng sau cuộc tổng tuyển cử năm 2019.
Các cuộc biểu tình gần đây, dẫn đầu bởi các nhà hoạt động trẻ tuổi, nhằm mục đích lấy lại tương lai cho đất nước. Hồi đầu năm 2020, tòa án hiến pháp Thái Lan đã ra phán quyết bãi nhiệm đảng Tương lai, một đảng ủng hộ dân chủ đang nổi, cấm lãnh đạo đảng này tham gia chính trị trong 10 năm.
Đối với Tattep Ruangprapaikitseree (biệt danh Ford), tổng thư ký phong trào FreeYOUTH, một tổ chức thanh niên ủng hộ dân chủ, lấy lại tương lai có nghĩa là khắc phục tình trạng bất bình đẳng giàu nghèo và phân bổ quyền lực tại đất nước.
“Có một người đàn ông Thái Lan đang kiểm soát cấu trúc xã hội, còn 99% những người khác phải vật lộn để tồn tại dưới chân ông ta với mức lương bèo bọt. Dân chủ mới là nền tảng của sự cải thiện kinh tế”, anh nói với Stand News.
Nhà hoạt động trẻ này hy vọng các cuộc biểu tình đang diễn ra trên khắp đất nước sẽ tiếp diễn trong hòa bình, đồng thời mong muốn Thái Lan có thể giành được nhiều mối quan tâm hơn của quốc tế đối với tình trạng xã hội độc tài đang diễn ra. Chính phủ hạn chế các nhà hoạt động ra nước ngoài, trong khi việc xin tị nạn chính trị thậm chí còn khó khăn hơn.
Ford tự tin rằng áp lực dư luận sẽ khiến phe bảo thủ phải thỏa hiệp, và một số nhà lập pháp phải thay đổi quan điểm về việc sửa đổi hiến pháp. “Bước đầu tiên là tiếp tục thúc đẩy các nhà chức trách chấp nhận ba yêu cầu của chúng tôi; thứ hai là tích lũy thêm nguồn lực và nguồn quyên góp để tiếp tục phong trào này”, anh nói.
https://www.dkn.tv/the-gioi/bieu-tinh-gia-tang-o-thai-lan-chong-chu-nghia-doc-tai.html
Ấn Độ chuẩn bị giáng đòn mới vào TQ,
nhằm vào Viện Khổng Tử?
“Cuộc chiến” Ấn Độ-Trung Quốc đang lan sang địa hạt văn hóa-giáo dục. Ấn Độ đang chĩa mùi dùi vào các lớp tiếng Hoa và có thể cả các Viện Khổng Tử.
Một nhóm người dân Ấn Độ bày tỏ ủng hộ chính phủ nước này cấm các ứng dụng của Trung Quốc.
Đại dịch Covid-19 và vụ đụng độ biên giới chết người vào ngày 15/6/2020 đã làm xấu đi thái độ của người Ấn Độ đối với Trung Quốc, từ đó có thể làm ảnh hưởng đến cả trao đổi học thuật giữa 2 nước.
Gạt bỏ việc dạy tiếng Hoa ở trường phổ thông, cân nhắc “xử” cả Viện Khổng Tử
Bộ Giáo dục Ấn Độ đã bỏ các lớp học tiếng Hoa tại các trường trung học của Ấn Độ, xuất phát từ chính sách quốc gia của nước này trong lĩnh vực giáo dục. Bộ này cũng sẽ đánh giá các thỏa thuận giữa các trường đại học của nước này với các Viện Khổng Tử của Trung Quốc.
Năm 2019, tờ Nhân dân Nhật báo của Trung Quốc từng đăng một bài báo cổ xúy cho việc đẩy mạnh trao đổi giáo dục giữa Trung Quốc và Ấn Độ, trong có nói tới ích lợi của việc học tiếng Trung Quốc. Bài viết cũng được đăng trên website của Hanban – cơ quan thuộc Bộ Giáo dục Trung Quốc chuyên giám sát hoạt động của các Viện Khổng Tử (có nhiệm vụ quảng bá tiếng Hoa và văn hóa Trung Quốc ra toàn cầu).
Nhưng vào thời điểm này, bài báo đó đã được gỡ khỏi website Hanban trong bối cảnh thái độ của người Ấn Độ với Trung Quốc xấu đi.
Cho tới nay, Ấn Độ đã cấm hàng chục ứng dụng công nghệ thông tin của Trung Quốc. Căng thẳng Ấn-Trung giờ lan sang cả lĩnh vực hàn lâm. Truyền thông Ấn Độ cho hay, tuần này bộ giáo dục của nước này sẽ xem xét lại các Viện Khổng Tử tại các trường đại học của Ấn Độ và các thỏa thuận hợp tác ký giữa các cơ sở này của Ấn Độ và Trung Quốc. Chính sách giáo dục quốc gia mới nhất của Ấn Độ cũng đã loại bỏ tiếng Hoa khỏi chương trình giảng dạy ngoại ngữ ở các trường trung học của nước này.
Giới phân tích cho hay, Ấn Độ quan ngại sâu sắc về việc bảo vệ an ninh của mình trước sự đối mặt ngày càng tăng với Trung Quốc.
Không riêng gì Ấn Độ, nhiều nước khác cũng quan ngại về các Viện Khổng Tử, họ e ngại các lớp học do Viện Khổng Tử tổ chức sẽ được sử dụng làm công cụ chính trị để Hanban lan truyền cách nhìn tích cực đối với Trung Quốc ở nước ngoài. Các trường đại học ở Mỹ, Pháp, Australia, Canada, Đức, và Thụy Điển đã đóng cửa các viện như thế này do lo ngại ảnh hưởng của Trung Quốc.
Phản ứng của Trung Quốc
Ji Rong, một phát ngôn viên của Đại sứ quán Trung Quốc ở Ấn Độ, mới đây ra thông cáo hối thúc Ấn Độ xem xét các Viện Khổng Tử và chương trình hợp tác giáo dục đại học Trung-Ấn một cách “khách quan, công bằng” và “tránh chính trị hóa hoạt động hợp tác bình thường”.
Theo bà Ji, các Viện Khổng Tử đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy giảng dạy tiếng Hoa ở Ấn Độ cũng như giao lưu nhân dân Trung-Ấn.
Nhưng Geeta Kochhar, Phó Giáo sư tại Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc và Đông Nam Á của Đại học Jawaharlal Nehru cho biết quan điểm chủ lưu ở Ấn Độ đã thay đổi kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát và nhất là từ cuộc khủng hoảng biên giới mới đây giữa 2 nước, theo hướng phía Ấn Độ phản ứng gay gắt hơn với Trung Quốc.
Bà Kochhar cho biết tại Đại học Jawaharlal Nehru đã có nhiều thảo luận về một Viện Khổng Tử đặt tại đây.
Theo Kochhar, các khóa học của Viện Khổng Tử chủ yếu là tiếng Hoa căn bản, và sự hiểu biết về ngôn ngữ Hoa là đòi hỏi tối thiểu để hiểu biết Trung Quốc.
Các con số chính thức của Ấn Độ cho thấy, khoảng 23.000 sinh viên Ấn Độ đang theo học tại các trường đại học Trung Quốc vào năm 2019.
Truyền thông nhà nước Trung Quốc đã đăng tải nhiều bài viết chỉ trích các động thái mới của Ấn Độ liên quan đến Viện Khổng Tử. Tờ báo lá cải diều hâu “Thời báo Hoàn cầu” của Trung Quốc mới đây cũng đăng một bài viết với dòng tít nói rằng Ấn Độ đang lấy cớ về sự xâm nhập của Trung Quốc để xét lại các Viện Khổng Tử và hợp tác cấp cao giữa 2 nước.
Yang Chaoming, Viện trưởng Viện nghiên cứu Khổng Tử của Trung Quốc, đồng thời là thành viên của Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc, cho rằng việc Ấn Độ “xét lại” phản ánh sự thiếu hiểu biết về các Viện Khổng Tử trên thế giới.
Theo Viện trưởng Yang, phản ứng mới của Ấn Độ nằm trong thái độ bài Trung Quốc tổng thể, và vì Viện Khổng Tử là cánh cửa để Trung Quốc hiểu thế giới và thế giới hiểu Trung Quốc nên việc đóng cửa các Viện Khổng Tử sẽ đồng nghĩa với việc đóng đi một kênh trao đổi quan trọng. Ông Yang cho đây là một lỗi rất nghiêm trọng.
http://biendong.net/diem-tin/36280-an-do-chuan-bi-giang-don-moi-vao-tq-nham-vao-vien-khong-tu.html
Virus corona: Úc ghi nhận ngày chết chóc nhất
nhưng ít ca nhiễm mới hơn
Victoria ghi nhận hơn 100 ca tử vong trong tuần qua
Úc vừa ghi nhận ngày chết chóc nhất của đại dịch virus corona trong bối cảnh làn sóng nhiễm trùng thứ hai ở Melbourne.
Mười chín ca tử vong được báo cáo ở Victoria, thủ đô là Melbourne, hôm thứ Hai.
Victoria hiện đã chứng kiến khoảng 2/3 trong tổng số 314 tử vong và khoảng 21.400 ca nhiễm trùng của Úc.
Nhưng tỷ lệ lây nhiễm hàng ngày – mặc dù vẫn ở mức hàng trăm – giảm trong những ngày gần đây, làm dấy lên hy vọng rằng biện pháp ngăn chặn nghiêm ngặt đang hoạt động hữu hiệu.
Đợt đóng cửa thứ hai của Melbourne bắt đầu cách đây hơn một tháng, nhưng người dân đã phải tuân theo lệnh giới nghiêm ban đêm và các yêu cầu nghiêm ngặt hơn kể từ ngày 3/8.
Covid-19: Melbourne áp lệnh giới nghiêm
Covid-19 tại Úc: Melbourne trở lại thời phong tỏa
Người lao động phải mang theo giấy phép rời khỏi nhà, và tất cả các cơ sở kinh doanh không thiết yếu bị đóng cửa. Việc đeo khẩu trang ở nơi công cộng cũng là điều bắt buộc.
Victoria báo cáo 322 ca nhiễm mới hôm thứ Hai, giảm từ mức cao 725 được ghi nhận cách đây 5 ngày. Các tiểu bang khác báo cáo ít, hoặc không có trường hợp nào.
Hơn 100 tử vong được ghi nhận ở Victoria chỉ trong tuần qua, do tỷ lệ nhập viện tăng.
Thủ hiến Victoria Daniel Andrews, nói còn quá sớm để đoán liệu Victoria có đang ở một bước ngoặt hay không, nhưng “chắc chắn chúng tôi đang thấy ổn định hơn” sau các biện pháp phòng ngừa chặt chẽ.
Ông nói: “Luôn luôn tốt hơn nếu con số thấp hơn ngày hôm trước, nhưng đó chỉ là dữ liệu của một ngày.
Hầu hết các trường hợp tử vong có liên quan đến dịch bùng phát tại gần 100 viện chăm sóc người già trong tiểu bang.
Covid-19 và thế giới: Cuộc chiến sau sáu tháng
Vì sao tỷ lệ tử vong do virus corona mỗi nước mỗi khác?
Nhưng một người đàn ông khoảng 30 tuổi nằm trong số các nạn nhân tuần trước – khiến nhà chức trách kêu gọi người trẻ tuổi cẩn thận hơn.
Ở tiểu bang lân cận New South Wales (NSW), nơi xuất hiện những nhóm lây nhiễm nhỏ ở Sydney, chính quyền kêu gọi thanh niên hạn chế các hoạt động xã hội.
Queensland, đã đóng cửa biên giới với NSW và Victoria, cho biết hôm thứ Hai rằng họ dường như đã tránh được một đợt bùng phát, hai tuần sau khi du khách mang virus từ Melbourne trở lại.
Điều gì xảy ra với thành công ban đầu của Úc?
Nhìn chung, tình hình đại dịch của Australia vẫn tốt hơn nhiều quốc gia, do các biện pháp ngăn chặn hiệu quả sớm.
Nhưng kể từ tháng Sáu – khi hầu hết nước Úc sinh hoạt lại sau đợt đóng cửa đầu tiên – bùng phát ở Melbourne đã tăng theo chiều hướng xoắn ốc.
Nhiễm trùng ở Melbourne chiếm hơn 70% tổng số ca nhiễm của Úc kể từ khi đại dịch bắt đầu.
Sự bùng phát được nghi ngờ là bắt đầu từ việc vi phạm kiểm dịch của khách sạn với những du khách bị nhiễm bệnh trở về từ nước ngoài.
Trong những ngày gần đây, các nhóm y tế đã lên tiếng báo động về việc ngày càng có nhiều nhân viên y tế bị ốm vì virus corona.
Hiện đã có hơn 700 trường hợp như vậy. Một cuộc khảo sát với các bác sĩ cho thấy 20% bác sĩ trong bệnh viện phải tự trang bị đồ bảo hộ cho bản thân.