Tin khắp nơi – 10/04/2018
Bê bối Facebook: Ai có dữ liệu của bạn?
Padraig Belton & Matthew WallBBC News
Trong khi Facebook thắt chặt kiểm soát việc bên thứ ba truy cập dữ liệu người dùng nhằm cứu chữa danh tiếng, dư luận tập trung chú ý vào mối đe doạ quyền riêng tư do vấn nạn này gây ra.
Thu thập dữ liệu là ngành công nghiệp trị giá hàng tỷ đô la và điều đáng quan tâm là bạn không bao giờ biết mình có bao nhiêu dữ liệu bị những công ty này nắm giữ, và làm thế nào để xóa những dữ liệu ấy.
Đó là kết luận gây sửng sốt mà một số nhà hoạt động cho quyền riêng tư và các công ty công nghệ vừa công bố.
Frederike Kaltheuner, người dẫn đầu lập trình dữ liệu cho nhóm vận động hành lang Privacy International, nói: “Hàng ngàn công ty đang trong quá trình thu thập dữ liệu và theo dõi hành vi trực tuyến của bạn.”
Bê bối Facebook ‘ảnh hưởng 87 triệu người’
Facebook ‘điêu đứng’ vì vụ bảo mật dữ liệu
Facebook có ‘gỡ tài khoản theo yêu cầu VN’?
“Đây là một thị trường toàn cầu, không chỉ trên mạng mà còn ngoài mạng (online và offline), thông qua thẻ khách hàng trung thành và chức năng dò sóng wi-fi của điện thoại di động, bạn hầu như không thể biết được những gì đang xảy ra với dữ liệu của mình”.
Các công ty môi giới dữ kiện lớn như Acxiom, Experian, Quantium, Corelogic, eBureau, ID Analytics có thể chứa tới 3.000 điểm dữ liệu cho mỗi người tiêu dùng, Ủy ban Thương mại liên bang Mỹ cho biết.
Bà Kaltheuner nói khoảng 600 ứng dụng (app) có quyền truy cập vào dữ liệu iPhone của bà trong vòng sáu năm qua. Vì vậy, bà hiện giờ đang thực hiện một nhiệm vụ khó khăn là tìm hiểu chính xác những gì các ứng dụng này biết về mình.
“Có thể phải mất một năm”, Kaltheuner nói, vì cần xem xét lại mọi chính sách bảo mật, sau đó liên hệ với nhà cung cấp ứng dụng để hỏi họ. Và không chấp nhận câu trả lời “không” từ họ.
Không chỉ khó khăn để biết các công ty này nắm giữ những dữ liệu nào, mà còn khó biết dữ liệu đó chính xác hay không.
Giám đốc điều hành của Diễn đàn Bảo mật Thế giới, bà Pamela Dixon nói: “Dữ liệu họ có về mức thu nhập của tôi hoàn toàn sai, tình trạng hôn nhân cũng sai.”
Bà Dixon khám phá ra điều này khi kiểm tra hồ sơ của mình với một trong những công tư thu thập và bán dữ liệu cá nhân trên toàn cầu.
Susan Bidel thuộc Forrester Research ở New York, chuyên gia phân tích cao cấp về các nhà môi giới dữ liệu, nói: chỉ “50% số liệu của ngành này là chính xác”.
Vậy thì sao?
Bởi vì “dữ liệu tiếp thị lố bịch này, như bà Dixon gọi, giờ đây xác định may rủi cuộc đời”.
Dữ liệu của người tiêu dùng – cái thích, không thích, thói quen mua hàng, mức thu nhập, thói quen giải trí, tính cách v.v… chắc chắn sẽ giúp các thương hiệu nhắm đổ tiền quảng cáo vào các mục tiêu hiệu quả hơn.
Nhưng “mục đích sử dụng chính của các công ty này là để giảm thiểu nguy cơ nào đó, chứ không phải để nhắm vào quảng cáo.” John Deighton, giáo sư tại Trường Kinh doanh Harvard, người viết về ngành công nghiệp thu thập dữ liệu cho biết.
Chúng ta không bao giờ biết có bao nhiêu dữ liệu được thu thập về mình.Frederike Kaltheuner
Giáo sư Deighton cho biết nếu thông tin về bạn tốt, thẻ tín dụng và mức thế chấp của bạn sẽ rẻ hơn rất nhiều.
Nhưng bà Dixon nói những điểm số nói trên có thể không những không chính xác, mà còn phân biệt đối xử, che giấu chủng tộc, tình trạng hôn nhân và tôn giáo.
“Một cá nhân có thể không bao giờ nhận ra rằng họ không được phỏng vấn, tuyển dụng, giảm giá, hay bị lỡ cơ hội do điểm tín dụng thấp”, Diễn đàn Bảo mật Thế giới kết luận trong một bản tường trình.
Từ năm 1841, Dun & Bradstreet đã thu thập thông tin tín dụng và dữ kiện liên quan về người đang muốn vay tiền. Trong thập niên 1970, các nhà môi giới cung cấp băng từ chứa nhiều dữ liệu một cách đáng kinh ngạc: giấy phép đi câu, danh sách tạp chí mua dài hạn, hoặc những người có cơ hội kế thừa tài sản.
Nhưng ngày nay, dữ liệu thu thập trực tuyến đã lấn át thống kê truyền thống và dữ liệu cử tri ghi danh đi bầu.
http://www.bbc.com/vietnamese/world-43708005
Trump: Việc FBI lục soát là ‘sự sỉ nhục’
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump nói cuộc lục soát của FBI tại văn phòng luật sư riêng của ông là một “sự sỉ nhục” và “một cuộc tấn công vào đất nước chúng ta”.
Các quan chức ở New York nắm được “các cuộc trao đổi” giữa Michael Cohen và khách hàng của ông ta, luật sư của ông Cohen cho biết sau cuộc lục soát hôm thứ Hai.
FBI đã tiến hành cuộc lục soát theo “lệnh giới thiệu” của Công tố viên đặc biệt Robert Mueller, người đang điều tra nghi vấn Nga can thiệp vào cuộc bầu cử năm 2016.
Cáo buộc về Trump: Stormy Daniels nói ‘từng bị đe dọa’
Diễn viên ‘bị cấm cáo buộc tình ái’ về Donald Trump
Mỹ: Andrew McCabe ‘nộp ghi chú về Trump-Nga’
Ông Trump chỉ trích cuộc điều tra và mô tả đội điều tra của ông Mueller là “nhóm người thiên vị nhất”.
Ông Cohen trở thành tâm điểm của công chúng sau khi ông thừa nhận trả 130.000 đô la cho diễn viên khiêu dâm nổi tiếng Stormy Daniels, tên thật là Stephanie Clifford, chỉ vài ngày trước cuộc bầu cử tổng thống năm 2016.
Bà Daniels tuyên bố bà đã có mối quan hệ tình ái với ông Trump ngay sau khi vợ ông Melania sinh đứa con trai út và nói bà đã được trả tiền để giữ im lặng về vụ việc.
Luật sư của ông Cohen, ông Stephen M Ryan nói vụ lục soát “hoàn toàn không phù hợp và không cần thiết”.
Ông Trump phủ nhận có quan hệ với bà Daniels và nói ông không biết về khoản tiền mà ông Cohen trả cho bà và chuyển các câu hỏi của báo giới cho luật sư riêng của ông.
Bà Daniels cáo buộc gì?
Rằng bà đã gặp ông Trump hồi tháng 7/2006 tại một giải đấu golf từ thiện ở Hồ Tahoe
Ông Trump sau đó mời bà ăn tối và bà gặp ông tại phòng khách sạn của ông
Khi bà đến, ông Trump “đã nằm dài trên ghế dài … mặc quần ngủ”
Sau đó hai người đã quan hệ trong khách sạn
Ông Trump, bà cáo buộc, tiếp tục cố gắng giữ im lặng vụ việc
Bà chấp nhận 130.000 đô la Mỹ từ ông Cohen trước cuộc bầu cử năm 2016
Thỏa thuận không tiết lộ năm 2016 không hợp lệ vì ông Trump đã không ký tên
Tổng thống Trump nói gì?
Tổng thống “kịch liệt phủ nhận” cáo buộc của bà Daniels
Các luật sư của ông Trump đang kiện bà 20 triệu đô la, lập luận rằng bà đã phá vỡ thỏa thuận không tiết lộ nhiều lần
Ông Cohen đã thừa nhận trả tiền cho bà Daniels một cách riêng tư, nhưng ông Trump hay công ty của ông ta không phải là một bên tham gia thỏa thuận này
Ông Trump cũng có lệnh cấm đối với bà Daniels để ngăn cản việc bà chia sẻ “thông tin bí mật” về mối quan hệ tình ái
Ý kiến từ mạng xã hội
Violet Quach Mandel: Ông Trump đang làm TT Mỹ. Ông có quyền được miễn trừ việc tố tụng cá nhân riêng tư này cho tới lúc ông thôi không làm Tổng thống nữa. Bọn chỉ thị cho FBI làm việc này là vô cùng hạ tiện xấu xa nhục nhã, bọn chúng đã đặt quyền lợi của ả điếm giang hồ lên trên quyền lợi của quốc gia dân tộc.
Nam Nguyen Hai:Trump đã trở thành con tin của giới tinh hoa diều hâu Mỹ, có muốn thân Nga cũng chẳng đc, lúc nào cũng bị điểm chỉ. Nếu Trump mà thắng đc cuộc chiến nội bộ này thì chắc chắn là 1 TT vĩ đại bậc nhất…
Dương Kim Thành Đúng là xứ tự do, không ai né tránh được luật pháp.” Vuốt mặt [không] nể ai dù là [văn phòng] luật sư Tổng thống.
Dinh Bui Đất nước này, ko ai được ngồi trên pháp luật.
Frank Nguyen Ông Trump nói rất rõ, việc bố ráp này là nhục nhã và là tấn công nước Mỹ. Trong video ông Trump cũng đề cập tới việc sau khi tìm không ra bằng chứng ông ta có liên quan tới việc Nga can dự vào bầu cử thì những người chống ông ta quay sang vấn đề này. Ông cũng cho biết nhóm người của Công tố viên Đặc biệt Robert Mueller là những người có nhiều thành kiến nhất (về ông Trump).
Nếu so chuyện ông Trump “chơi gái” trước khi là TT với chuyện ông Clinton dẫn gái vào phòng bầu dục bắt “thổi kèn” thì chuyện ông Trump chẳng thấm vào đâu cả. Mà rồi Clinton cũng đâu có bị truất phế.
http://www.bbc.com/vietnamese/world-43708187
Kim Jong-un lần đầu tiên nói ‘có thể’ họp với Mỹ
Lãnh đạo Bắc Hàn, ông Kim Jong-un lần đầu tiên công khai xác nhận có thể gặp gỡ với phía Hoa Kỳ, truyền thông nước này nói.
Tổng thống Mỹ Donald Trump hồi tháng trước đồng ý sẽ gặp ông Kim, nhưng Bình Nhưỡng giữ im lặng về khả năng có cuộc gặp thượng đỉnh.
Ông Kim đề cập tới “viễn cảnh” đối thoại giữa Bắc Hàn và Hoa Kỳ trong một cuộc họp với các quan chức của đảng ông.
Chi tiết về cuộc họp dự kiến, bao gồm cả thời gian họp, hiện vẫn chưa được nêu ra.
Ông Kim trong cuộc họp của Đảng Lao động hôm thứ Hai không đề cập thẳng về một cuộc họp thượng đỉnh với tổng thống Mỹ.
Bình Nhưỡng sẵn sàng ‘thảo luận phi hạt nhân hóa’
TQ, Bắc Hàn xác nhận chuyến thăm của ông Kim
Thượng đỉnh Mỹ – Triều: Trump không ‘tham khảo’ ngoại trưởng?
Hôm thứ Hai, ông Trump nói ông có kế hoạch gặp ông Kim vào ‘tháng Năm hoặc đầu tháng Sáu’.
Thông tin được đưa ra sau khi có tin từ các quan chức ẩn danh trong chính quyền Mỹ, theo đó nói Hoa Kỳ đang liên hệ với Bắc Hàn để chuẩn bị cho cuộc họp.
Tuyên bố bất ngờ hồi tháng Ba về việc cuộc gặp gỡ sẽ nhanh chóng diễn ra đã gây ngạc nhiên cho nhiều nhà quan sát, những người nói các cuộc gặp thượng đỉnh như thế này thường phải mất hàng tháng để lên kế hoạch và thương thảo.
Nếu các cuộc thảo luận diễn ra, thì đây sẽ là lần đầu tiên một tổng thống tại nhiệm của Hoa Kỳ gặp gỡ một lãnh đạo Bắc Hàn.
Ông Kim sẽ gặp Tổng thống Nam Hàn Moon Jae-in trong cuộc họp thượng đỉnh liên Triều hiếm hoi vào hôm 27/4 tới đây, sau vài tháng hai nước cải thiện quan hệ.
Cuộc họp thượng đỉnh theo dự kiến với Nam Hàn và Hoa Kỳ là nhằm cố gắng thuyết phục Bắc Hàn từ bỏ vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, giới chỉ trích nói rằng Bình Nhưỡng chỉ muốn tìm cách giảm bớt các lệnh trừng phạt vốn gây tổn hại cho kinh tế Bắc Hàn.
Kim Jong-un sẽ gặp Tổng thống Hàn Quốc tháng Tư
Kim Jong-un chiêu đãi phái đoàn Hàn Quốc
Thế vận hội mùa đông đã hàn gắn Bắc-Nam Hàn?
Ngay sau khi cuộc họp được ông Trump công khai đề cập tới hồi tháng Ba, cơ quan thông tấn Bắc Hàn, KCNA, nói rằng không phải là các lệnh trừng phạt mà chính là ‘sự tự tin’ đã đưa nước này tới bàn đàm phán.
Mỹ thì nói Bắc Hàn đã sẵn sàng cho việc thương thảo về khả năng phi hạt nhân hóa, nhưng hiện vẫn chưa rõ chính xác là hai bên ý tứ cụ thể thế nào.
Washington muốn Bình Nhưỡng từ bỏ kho vũ khí hạt nhân, còn Bình Nhưỡng thì lặp đi lặp lại lời kêu gọi rút lính Mỹ khỏi Nam Hàn và đòi được đảm bảo rằng Mỹ sẽ không dùng vũ khí của mình để bảo vệ Nam Hàn và Nhật Bản.
http://www.bbc.com/vietnamese/world-43706121
Con gái điệp viên Nga ra viện
Yulia Skripal, con gái của cựu điệp viên Nga Sergei Skripal, đã được phép ra viện sau thời gian điều trị vì trúng độc.
Du khách Mỹ đến Nga ngày càng nhiều?
Nga: Cơ quan giám sát vũ khí hóa học vào cuộc
Nga: ‘Trump mời Putin thăm Tòa Bạch Ốc’
Người phụ nữ 33 tuổi đã được đưa tới một nơi an toàn.
Bệnh viện quận Salisbury, Anh quốc nói: “Việc điều trị cho bà chưa kết thúc, nhưng việc này đánh dấu cột mốc quan trọng.”
Người bố 66 tuổi vẫn đang nằm viện và “phục hồi chậm hơn bà Yulia”.
Yulia Skripal là công dân Nga và Moscow đã yêu cầu được cho tiếp xúc với bà.
Giới chức Anh nói rằng tin tức gia đình Skripal sẽ có danh tính mới để sống ở Mỹ là chưa chính xác.
Hôm 4/3, hai người phải nhập viện sau khi dính chất độc thần kinh Novichok.
Họ được phát hiện đã gục xuống ở ghế tại công viện thành phố Salisbury.
Chính phủ Anh tuyên bố Nga đứng sau vụ đầu độc.
Moscow bác bỏ mọi liên quan, cáo buộc Anh tạo ra “câu chuyện giả tạo”.
Cảnh sát Anh nói hai cha con lần đầu tiếp xúc với chất độc thần kinh ngay tại nhà họ.
Phóng viên an ninh BBC Gordon Corera cho hay chất độc dính nhiều nhất ở tay nắm cửa nhà gia đình Skripal.
Dấu vết chất Novichok cũng được tìm thấy tại nhà hàng ở Salisbury, nơi hai cha con đã đến ăn.
Mẫu chất độc đã được kiểm tra tại Trung tâm Hạt nhân và phóng xạ sinh hóa Quân đội ở Porton Down, Wiltshire, Anh quốc.
Người đứng đầu trung tâm đã nói chưa xác minh được nguồn chính xác nhưng có thể là của một “yếu tố nhà nước”.
Hơn 20 quốc gia đã trục xuất các nhà ngoại giao Nga để bày tỏ đoàn kết với Anh.
Nga đã đề nghị một cuộc điều tra chung, nhưng Tổ chức Ngăn ngừa Vũ khí Hóa học (OPCW) ở Hague đã bỏ phiếu bác bỏ hôm 4/4.
Ông Skripal là một sĩ quan tình báo quân đội nghỉ hưu, bị Nga kết tội chuyển danh tính điệp viên Nga hoạt động ở châu Âu cho cơ quan tình báo Anh MI6.
Nga kết án 13 năm tù với ông này năm 2006, nhưng ông được thả năm 2010 trong một phần trao đổi với 10 điệp viên Nga bị FBI bắt.
http://www.bbc.com/vietnamese/world-43711798
Mỹ áp lệnh trừng phạt, cổ phiếu Nga lao dốc
Cổ phiếu các công ty của ông Oleg Deripaska sụt giá mạnh sau khi Mỹ áp lệnh trừng phạt lên bảy nhà tài phiệt Nga và các công ty của họ hôm thứ Sáu.
Cổ phiếu của tập đoàn nhôm khổng lồ của Nga Rusal mất giá gần một nửa trên sàn giao dịch chứng khoán Hong Kong hôm thứ Hai 9/4.
EN+, công ty cung cấp nhôm cho các dự án thủy điện do ông Deripaska điều hành, giảm mạnh 25% tại thị trường London.
Mỹ trừng phạt các đồng minh Putin vì ‘hành vi xấu’
Mỹ công bố ‘danh sách thân Putin’
Hoa Kỳ ra lệnh trừng phạt 19 người Nga
Chỉ số cổ phiếu chính của Nga giảm 11% vào hôm thứ Hai sau khi có lệnh trừng phạt.
Giá cổ phiếu chao đảo do khủng hoảng chính trị liên quan đến vụ đầu độc cựu điệp viên người Nga Sergei Skripal ở Salisbury, Anh hồi đầu tháng Ba.
Các biện pháp trừng phạt đã ảnh hưởng đến bảy nhà tài phiệt Nga, 12 công ty họ sở hữu hoặc kiểm soát, cùng 17 quan chức cao cấp của chính phủ Nga.
Điện Kremlin đã lên án lệnh trừng phạt của Mỹ.
“Đây là hành động quá đáng từ góc nhìn bất hợp pháp, từ quan điểm coi thường các chuẩn mực, và dĩ nhiên cần phải phân tích cẩn trọng ở đây,” phát ngôn viên Kremlin Dmitry Peskov nói.
Chính phủ Nga đang “làm mọi thứ có thể để giảm thiểu hậu quả tiêu cực” từ các biện pháp trừng phạt của Hoa Kỳ, ông nói thêm.
Theo Washington, các cá nhân và công ty mang lại lợi nhuận cho nước Nga này bị nhắm đến vì đã tham gia vào “các hoạt động nguy hại” trên khắp thế giới.
Trong số các trùm tài phiệt bị trừng phạt có Alexei Miller, giám đốc hãng năng lượng quốc doanh khổng lồ Gazprom.
Rusal, hãng sản xuất khoảng 7% nhôm thế giới, nói rằng họ lấy làm tiếc vì bị đưa vào danh sách trừng phạt của chính phủ Mỹ.
Hãng nói lệnh trừng phạt nhiều khả năng sẽ gây “tổn hạn nghiêm trọng” cho hoạt động kinh doanh và tài chính của hãng.
Thị trường chứng khoán Moscow lao dốc hơn 11% hôm thứ Hai, trong khi đồng rúp Nga giảm 2% so với đồng đô la Mỹ do các nhà đầu tư đang cân nhắc đánh giá về tác động cụ thể của lệnh trừng phạt.
Nga trục xuất 60 nhà ngoại giao Mỹ
Nga: ‘Trump mời Putin thăm Tòa Bạch Ốc’
Nga: Cơ quan giám sát vũ khí hóa học vào cuộc
Trump ‘trông đợi’ được thẩm vấn
Các cổ phiếu liên quan đến Nga niêm yết ở các nơi khác đều bị ảnh hưởng.
Cổ phiếu của nhà sản xuất thép Nga Evraz giảm mạnh nhất trong chỉ số FTSE 100 tại London, xuống giá 18%.
“Danh sách của Mỹ chưa phải là cuối cùng và có vẻ như sẽ có thêm nhiều lệnh trừng phạt, do đó các nhà đầu tư không biết nên giữ cổ phiếu nào, bỏ cái nào,” John Meyer, nhà phân tích mỏ tại SP Angel nói với Reuter. “Các nhà đầu tư Hoa Kỳ phải bán cổ phần Rusal và En+ mà họ nắm giữ trước ngày 7/5.”
Hoa Kỳ nói lệnh trừng phạt mới được đưa ra do việc Nga hoạt động tại Ukraine, ủng hộ Tổng thống Bashar al-Assad trong cuộc nội chiến Syria, và ủng hộ việc phá hoại các nền dân chủ phương Tây.
Mỹ cũng trục xuất hàng chục các nhà ngoại giao Nga sau vụ đầu độc cựu điệp viên Nga ở Anh.
Hôm thứ Sáu, Bộ Ngoại giao Nga nói sẽ có “phản ứng mạnh mẽ” với lệnh trừng phạt này.
http://www.bbc.com/vietnamese/business-43697725
Gió ‘giật đổ’ tượng đồng Tần Thủy Hoàng
Bức tượng Tần Thủy Hoàng khổng lồ nặng sáu tấn đã đổ ngã, úp mặt xuống đất.
Tượng đúc bằng đồng cao 19m tại tỉnh Sơn Đông bị gió lớn thổi đổ cả phần bệ tượng bằng đá hôm thứ Sáu.
TQ nổi giận vì tượng chiến binh thời Tần bị trộm ngón tay
Đốt sách giết trò: từ Tần Thủy Hoàng đến Mao
Do đổ úp mặt xuống đất, phần đầu của vị hoàng đế bẹp dí, khiến nó trông “giống chiếc bánh kếp”, Global Times nói.
Các công nhân đã nhanh chóng mang máy xúc, đến để di dời các tàn tích của khối kim loại nhiều tấn.
“Đây là thứ bạn không thể che giấu mọi người,” một công nhân nói với Global Times. “Mọi người đều có điện thoại. Làm sao bạn có thể che đậy điều này?”
Những bức ảnh về bức tượng bị lật đổ ở Tân Châu, tỉnh Sơn Đông cho thấy phần bên trong bị rỗng, và bên ngoài là khung kim loại.
Tần Thủy Hoàng là người sáng lập triều đại nhà Tần và được coi là người đầu tiên đi chinh phục thống nhất Trung Nguyên, khoảng 221-206 trước Công nguyên.
Đòi tượng có nhục thân sư Trung Quốc
Đảng CS dựng tượng Hồ Chí Minh ở nước ngoài
Ông cũng khét tiếng về việc đốt sách giết học trò.
Ông là người cho xây dựng Vạn lý Trường thành, và lăng mộ của ông là nơi nổi tiếng với hàng ngàn tượng chiến binh bằng đất nung.
Theo tin từ AFP, tượng “mặt dẹp như bánh kếp” ở Tân Châu được xây dựng năm 2005 nhằm thu hút khách du lịch.
http://www.bbc.com/vietnamese/world-43697726
Cố vấn an ninh nội địa của TT Trump từ chức
Cố vấn an ninh nội địa của Tổng thống Mỹ Donald Trump, Tom Bossert, đã từ chức, phát ngôn viên của tổng thống cho biết hôm thứ Ba. Đây là vụ ra đi mới nhất của một cố vấn Nhà Trắng cao cấp.
Một quan chức chính quyền cho biết ông Bossert, cựu phó cố vấn an ninh quốc gia cho Tổng thống George W. Bush, từ chức theo yêu cầu của tân cố vấn an ninh quốc gia mới của ông Trump là John Bolton, người đã bắt đầu nhận nhiệm sở tại Nhà Trắng hôm thứ Hai, Reuters đưa tin.
“Tổng thống biết ơn Tom về cam kết của ông ấy theo đuổi sự an toàn và an ninh của đất nước chúng ta,” phát ngôn viên Nhà Trắng Sarah Sanders nói.
“Tom đã dẫn đầu các nỗ lực của Nhà Trắng để bảo vệ đất nước khỏi các mối đe dọa khủng bố, củng cố hệ thống phòng thủ trên mạng của chúng ta, và ứng phó với hàng loạt thiên tai chưa từng thấy,” bà Sanders nói.
Việc ông Bolton được bổ nhiệm vào vị trí này cũng khiến phát ngôn viên hội đồng an ninh quốc gia của ông Trump, Michael Anton, ra đi.
Ông Bossert giám sát công tác của chính quyền về các vấn đề an ninh mạng và được xem là tiếng nói chủ chốt ủng hộ việc đáp trả mạnh mẽ hơn các vụ tấn công trên mạng mang tính hủy hoại do các đối thủ thù địch, bao gồm Nga, Iran và Triều Tiên, thực hiện.
Ông đã giúp hướng dẫn các quyết định của chính quyền trong những tháng gần đây nhằm quy trách và áp đặt chế tài lên từng nước nói trên trong một nỗ lực tạo nên một chiến lược răn đe trên mạng mạnh mẽ hơn.
Ông Bossert nhìn chung được kính nể bởi các chuyên gia an ninh mạng, những người xem ông là một tiếng nói đầy hiểu biết trong các cuộc bàn luận.
https://www.voatiengviet.com/a/co-van-an-ninh-noi-dia-cua-tong-thong-trump-tu-chuc/4340528.html
Iran: Tổng thống Trump sẽ hối tiếc
nếu từ bỏ hiệp ước hạt nhân
Tổng thống Donald Trump sẽ hối tiếc nếu rút khỏi thỏa thuận hạt nhân với Iran, Tổng thống Hassan Rouhani ngày thứ Hai 9/4 tuyên bố. Ông cảnh báo tổng thống Mỹ là đáp trả của Iran sẽ mạnh mẽ hơn ông nghĩ.
Chế tài của Hoa Kỳ, được gỡ bỏ theo Kế hoạch Hành động Chung Toàn diện (JCPOA) năm 2015, sẽ tái tục trừ phi tổng thống Trump lại cho hoãn thi hành vào ngày 12/5. Ông Trump đã ấn định ngày này như là ngày chót dể các cường quốc châu Âu “chỉnh sửa những khiếm khuyết nghiêm trọng” của thỏa thuận.
“Tân tổng thống Mỹ-có những tuyên bố đao to búa lớn và thay đổi nhanh chóng trong lời nói và hành động-đã nỗ lực trong 15 tháng để phá vở JCPOA…Tuy nhiên cơ cấu của JCPOA quá vững chắc nên không bị những trận động đất này lay chuyển,” ông Rouhani nói trong một bài diễn văn trực tiếp truyền hình trên đài truyền hình nhà nước.
“Iran sẽ không vi phạm hiệp ước hạt nhân, nhưng nếu Hoa Kỳ rút khỏi hiệp ước, thì chắc chắn sẽ phải hối tiếc. Đáp ứng của chúng ta sẽ mạnh mẽ hơn điều họ nghĩ và họ sẽ chứng kiến trong vòng một tuần lễ.”
Iran cảnh báo sẽ tăng cường chương trình hạt nhân nếu JCPOA đổ vỡ, và chương trình này sẽ hoàn tất ở mức tiên tiến hơn trước thỏa thuận.
Ông Rouhani phát biểu vào lúc Tehran kỷ niệm Ngày Công nghệ Hạt nhân Quốc gia và tiết lộ điều nước này nói là thành tựu hạt nhân mới nhất trong đó có một pin hạt nhân và những máy ly tâm dùng cho công nghiệp dầu mỏ.
Ông Rouhani nói Iran chuẩn bị cho mọi kịch bản có thể xảy ra kể cả JCPOA không có Mỹ-nhưng vẫn bao gồm các nước châu Âu đã ký thỏa thuận, Trung Quốc và Nga- hay không có thỏa thuận gì cả.
Pháp, Anh và Đức đang tìm cách thuyết phục các đối tác châu Âu ủng hộ những chế tài mới đối với Iran, như một cách thuyết phục Tổng thống Trump gắn kết với thỏa thuận hạt nhân ngưng các hoạt động hạt nhân của Iran để đổi lấy việc gỡ bỏ những chế tài.
Những chế tài này sẽ không liên hệ đến các biện pháp đã được gỡ bỏ theo thỏa thuận hạt nhân nhưng sẽ nhắm vào những cá nhân Iran mà EU tin là đứng đằng sau chương trình vũ khí phi đạn đạn đạo của Iran và ủng hộ Tổng thống Syria Bashar al-Assad.
Ngày 9/4, ông Rouhani cho biết khả năng phi đạn của Iran có tính cách cách tuần túy phòng vệ.
Ông Rouhani nói “Chúng tôi sẽ sản xuất vũ khí cần thiết để tự vệ trong một vùng bất ổn như thế này. Tuy nhiên chúng tôi sẽ không sử dụng vũ khí chống lại các nước láng giềng.”
Đồng tiền Iran xuống ở mức thấp mới vì những quan ngại về việc áp dụng trở lại những chế tài làm tê liệt nền kinh tế Iran nếu tổng thống Trump thực hiện lời đe dọa của ông.
Quan ngại về việc TQ tuân thủ
chế tài Triều Tiên của LHQ
Lãnh tụ Triều Tiên Kim Jong Un cho thế giới thấy một mặt khác…giảm bớt căng thẳng với Bắc Kinh, xem một trận bóng đá với người đứng đầu uỷ ban Thế vận hội quốc tế, và tham dự một buổi hòa nhạc K-Pop tại Bình Nhưỡng.
Tuy nhiên hình ảnh của các công nhân Triều Tiên vượt biên giới sang Trung Quốc đã nêu lên một nghi vấn mới. Video thu vào ngày 2/4 được một tổ chức trợ giúp Người tị nạn Triều Tiên phát tán, chưa được kiểm chứng tính xác thực.
Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc đã áp đặt những chế tài ngày càng gay gắt lên Bình Nhưỡng trong một nỗ lực cắt nguồn tài trợ cho chương trình hạt nhân và phi đạn đạn đạo của nước này. Thêm vào những hạn chế nhập khẩu và xuất khẩu, các nước thành viên Liên hiệp quốc cũng được yêu cầu không cấp giấy phép làm việc cho công nhân Triều Tiên mới và trả về nước những công nhân hiện hữu.
Giáo sư William Brown, trường đại học Georgetown nói:
“Một số công ty Trung Quốc thiếu công nhân trầm trọng. Công nhân Triều Tiên quá rẻ. Họ muốn những công nhân này nên họ có thể hối lộ, làm mọi cách tại Trung Quốc, họ có thể phá vỡ các qui định của Trung Quốc. Hiện nay tôi cũng không muốn vượt qua Trung Quốc để có thể nói với Kim Jong Un, ‘Này, chúng tôi sẽ bẻ cong những qui định.’”
Một uỷ ban điều tra của Liên hiệp quốc báo cáo vào tháng 3 là Bình Nhưỡng liên tiếp tránh né các chế tài nhập khẩu dầu mỏ và khí đốt và tiếp tục xuất khẩu bất hợp pháp.
Chuyến đi của ông Kim đến Bắc Kinh đã gây ra những quan ngại là Trung Quốc có thể nỗ lực giảm bớt những hạn chế chống lại Bình Nhưỡng. Các nguồn tin nói với ban Hàn ngữ Đài VOA là các tóan tuần tra biên giới của Trung Quốc tại các khu vực nông thôn Triều Tiên đã được rút đi kể từ chuyến viếng thăm của ông Kim. Chuyên gia về Đông Á của trường đại học Georgetown William Brown nói.
“Tôi nghi là chuyện này đã xảy ra từ lâu rồi, người Triều Tiên lén lút vượt biên giới, tìm các chủ nhân Trung Quốc muốn thuê mướn họ, và thỏa thuận về việc này.Tôi nghi là chính phủ Trung Quốc gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát, giống như chính phủ chúng ta gặp nhiều khó khăn với di dân bất hợp pháp, thì chính phủ Trung Quốc cũng gặp những khó khăn như vậy.”
Khác biệt ngày càng tăng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc về vấn đề thương mại có thể có ảnh hưởng ngược đối với những nỗ lực kìm chế chương trình hạt nhân của Triều Tiên.
Tiến sĩ Dean Cheng thuộc Heritage Foundation nói:
“Đối với Trung Quốc, tôi nghĩ trong chính quyền cần phải có thứ tự ưu tiên. Có phải vấn đề thương mại quan trọng nhất hay không? Hay vấn đề an ninh quan trọng nhất? Nếu chúng ta muốn Trung Quốc hợp tác, thì những hệ thống, qui định nào tổng thống Donald Trump chuẩn bị nghĩ đến so với những vấn đề khác? Và đối với vấn đề thương mại và thuế quan và khả năng xảy ra một cuộc chiến tranh thương mại, thì những hệ thống và qui định đối với Triều Tiên là gì?”
Trung Quốc nằng nặc cho rằng họ tuân thủ hoàn toàn các nghĩa vụ quốc tế chống lại Triều Tiên.
https://www.voatiengviet.com/a/quan-ngai-ve-viec-tq-tuan-thu-che-tai-trieu-tien-cua-lhq/4339297.html
Mỹ không loại bỏ hành động chống Syria
vì vụ tấn công bằng vũ khí hóa học
Ngày thứ Hai 9/4, tổng thống Donald Trump lên án cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học “cực kỳ tàn ác” tại Syria và nói thêm ông sẽ đưa ra “những quyết định quan trọng” trong vòng từ 24 đến 48 giờ đồng hồ về cách thức Hoa Kỳ đáp trả như thế nào.
Ông Trump nói với phiên họp Nội các tại Tòa Bạch Ốc là Hoa Kỳ sẽ tìm ra ai chịu trách nhiệm trong cuộc tấn công, xem đó có phải là Syria, Nga, Iran hay “tất cả 3 nước này.”
Ông nói “Chúng ta đang xem xét một cách mạnh mẽ và nghiêm túc.”
Bộ trưởng Quốc phòng Jim Mattis nói Hoa Kỳ không loại bỏ khả năng tấn công Syria sau khi tổng thống Donald Trump viết trên Twitter là Syria sẽ phải “trả một giá rất lớn” về việc ông gọi là “cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học thiếu suy xét” ngày thứ Bảy 7/4 vừa qua.
“Điều đầu tiên chúng ta phải xem xét là tại sao vũ khí hóa học vẫn còn được sử dụng trong khi Nga đảm bảo là tất cả vũ khí hóa học đã được loại bỏ,” Ông Mattis tuyên bố khi gặp Sheikh Tamim bin Hamad al-Thani của Qatar tại Ngủ Giác Đài ngày thứ Hai 9/4. Ông Mattis nói với các phóng viên là Hoa Kỳ “đang làm việc với các đồng minh của chúng ta và các đối tác từ NATO đến Qatar và các nơi khác trên thế giới, Chúng ta đang giải quyết vấn đề này.”
Ngày Chủ Nhật 8/4 vừa rồi, Tòa Bạch Ốc nói ông Trump và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã mạnh mẽ lên án các cuộc tấn công hóa học tại Syria và đồng ý là chính phủ Syria của Tổng thống Bashar al-Assad “phải chịu chịu trách nhiệm về việc tiếp tục vi phạm nhân quyền.”
“Hai vị tổng thống đồng ý trao đổi tin tức về tính chất của những cuộc tấn công và phối hợp để đáp ứng chung một cách mạnh mẽ,” Tòa Bạch Ốc cho biết trong một thông cáo về cuộc điện đảm giữa hai nhà lãnh đạo.
Syria phủ nhận sử dụng vũ khí hóa học trong suốt cuộc xung đột bắt đầu vào năm 2011, kể cả cuộc tấn công hóa học gần đây nhất vào ngày thứ Bảy 7/4 nhằm vào một vùng ngoại ô Damacus do phe nổi dậy kiểm soát làm ít nhất 40 người thiệt mạng.
Tổng thống Mỹ đã đổ lỗi cho ông Assad trong cuộc tấn công này và trong một động thái hiếm hoi ông đã trực tiếp lên án nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin. Ông Trump viết trên Twitter là “Tổng thống Putin, Nga và Iran chịu trách nhiệm” vì sự ủng hộ “Con thú Assad.”
Ngày thứ Hai 9/4 Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc họp bàn về cuộc tấn công này, sau khi nhiều nước yêu cầu tổ chức phiên họp khẩn cấp. Liên hiệp Châu Âu nói “bằng chứng cho thấy có một cuộc tấn công hóa học khác” của chế độ Syria.
Trong khi đó Syria và Nga nói hai máy bay chiến đấu Israel hoạt động tại không phận Libăng đã oanh kích một căn cứ quân sự tại trung bộ Syria ngày 9/4.
Quân đội Israel không bình luận gì về cuộc không kích căn cứ T4 tại tỉnh Homs.
Đài Quan sát Nhân quyền Syria có trụ sở tại Anh nói vụ tấn công làm 14 người thiệt mạng trong đó có binh sĩ Iran.
Can thiệp vào Syria : Giải pháp quân sự nào cho Paris ?
Hoa Kỳ và Pháp cam kết sẽ có hành động « đáp trả mạnh mẽ » nhắm vào chế độ Damas, bị nghi ngờ dùng chất hóa học tấn công phe nổi dậy. Trong trường hợp quyết định can thiệp quân sự vào Syria, nước Pháp sẽ có những giải pháp quân sự nào ? Libération số ra ngày 10/04/2018 giải thích.
Theo nhật báo, trong trường hợp này, Paris rất có thể sẽ sử dụng các căn cứ không quân của mình trong khu vực. Tuy nhiên, Pháp cũng thể phớt lờ vai trò chủ chốt của Mỹ và Nga trong khu vực, như nhận định của chuyên gia Corentin Brustlein, thuộc Trung tâm nghiên cứu an ninh, Viện Quan Hệ Quốc Tế Pháp.
Nguy cơ Hoa Kỳ và Pháp cùng phối hợp trả đũa quân sự trước các nghi ngờ Damas tấn công vũ khí hóa học là cao. Paris lần này có thể không lo ngại đồng minh Mỹ quay lưng như vào năm 2013, dưới thời tổng thống Barack Obama. Vấn đề hiện nay chính là sự hiện diện ngày càng nhiều của Nga tại Syria.
Ông Corentin Brustlein nhận định : « Lính Nga ngày càng đông tại Syria, họ đã triển khai các hệ thống phòng không ngày càng kiên cố, như S-300 và S-400 (phiên bản hoàn thiện nhất của hệ thống tên lửa tầm xa). Những hệ thống này có thể bao phủ cả một vùng rộng lớn vượt ra khỏi cả biên giới Syria ».
Còn nhớ lại vụ chiến đấu cơ F-16 của Israel bị bắn hạ vào ngày 10/02/2018 sau khi đã không kích một căn cứ quân sự của Syria. Nếu cuộc điều tra của quân đội kết luận là « lỗi kỹ thuật » của viên phi công, được cho là ưu tiên hoàn thành nhiệm vụ hơn là phòng vệ, nhiều nghi vấn vẫn còn hiện hữu về nguồn gốc chính xác các tên lửa là của Nga hay là Syria ?
Trong đợt không kích mới được cho là do Israel thực hiện trong đêm Chủ Nhật 08/04 rạng sáng thứ Hai 09/04 vào cùng một cơ sở quân sự, 5 trong số 8 tên lửa đã bị chặn, theo như thông báo của bộ Quốc Phòng Nga.
Tuy nhiên, theo ông Corentin Brustlein, vẫn còn một điểm chính cần làm sáng tỏ : « Những hệ thống phòng không Nga và Syria có tạo thành một bộ có liên kết và kết nối hay không. Còn nếu những hệ thống này tách rời ra, đúng là có nhiều giải pháp để tấn công chúng ».
Nhiều kịch bản đang được Paris nhắm đến. Giải pháp thứ nhất có vẻ khả thi nhất là điều chiến đấu cơ Rafale có trang bị tên lửa hành trình Scalp. Tầm bắn trên 250 km cho phép các phi công nằm ngoài vùng phòng không của Syria.
Trong trường hợp này, tiêm kích của Pháp có thể cất cánh từ hai căn cứ quân sự trong khu vực : Jordani và Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất. Hai nơi này đã từng được Paris sử dụng trong cuộc chiến chống Tổ Chức Nhà Nước Hồi Giáo. Tuy nhiên, Paris cũng cần đến sự chấp thuận của các nước có liên quan.
Chọn lựa thứ hai là Rafale có thể cất cánh từ nước Pháp. Do chiếc hàng không mẫu hạm Charles-de-Gaulle đang trong giai đoạn tu sửa ở Toulon, nên việc tiếp liệu cho Rafale phải được thực hiện nhiều lần. Điều này đòi hỏi một sự phối hợp hành động phức tạp hơn và tốn nhiều thời gian hơn, nhất là trong trường hợp Pháp đơn phương hành động.
Nhìn từ góc độ tác chiến, một tấn công Mỹ – Pháp có lẽ sẽ làm cho nhiệm vụ của phía Pháp đơn giản hơn và làm tăng cơ hội đánh trúng mục tiêu nhiều hơn. Ông Corentin Brustlein giải thích :
« Tầu ngầm của Mỹ có thể bắn tên lửa hành trình, có tầm bắn xa hơn tên lửa Scalp của Pháp. Những tên lửa này có thể được các chiến đấu cơ điện tử hỗ trợ nhằm làm nhiễu hệ thống ra-đa, dù rằng không chắc là công nghệ đó có thể vận hành được với loại S-400 ».
Vẫn theo ông Corentin Brustlein, gia tăng cường độ bắn tên lửa cũng cho phép « quấy nhiễu » hệ thống phòng không, giúp tên lửa có thể đi vào lãnh thổ dễ dàng.
Tuy nhiên, ông Corentin Brustlein lưu ý về phản ứng không rõ ràng của Nga, trong trường hợp Pháp – Mỹ phối hợp tấn công. Liberation nhắc lại trong vụ oanh kích của Mỹ năm 2017, Matxcơva đã được báo kịp thời để di tản số quân được triển khai tại chỗ.
http://vi.rfi.fr/phap/20180410-can-thiep-syria-giai-phap-quan-su-paris
Tấn công Syria : Khả năng hành động hạn hẹp
của tổng thống Donald Trump
Khoảng 50 thường dân Syria đã bị thiệt mạng và vài trăm người khác bị thương tại Douma trong vụ tấn công bằng chất Chlore tối 07/04/2018, được cho là do chế độ Damas tiến hành, song Matxcơva bác bỏ mọi bằng chứng. Cả Nga và Iran bị cáo buộc dung túng để Syria sử dụng vũ khí hóa học.
Với Paris, lằn ranh đỏ tại Syria đã bị vượt qua và cộng đồng quốc tế sẽ có biện pháp trừng phạt « cứng rắn » sau khi tổng thống Pháp điện đàm với đồng nhiệm Mỹ tối 09/04. Gần như cùng lúc, tổng thống Donald Trump cũng đe dọa đưa ra biện pháp « mạnh mẽ », « cương quyết » trong vòng 24 đến 48 giờ tới để buộc chế độ Bachar Al Assad và các đồng minh phải « trả giá » vì hành động « ghê rợn nhắm vào người dân vô tội ». Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ James Mattis « không loại trừ bất kỳ khả năng nào » khi trả lời về khả năng tấn công Syria, đồng thời ông nhấn mạnh « muốn giải quyết vấn đề cùng với sự hợp tác của các đồng minh và đối tác, từ NATO đến Qatar ».
Tuy nhiên, giải pháp dùng quân sự của tổng thống Donald Trump có thật sự hữu hiệu không ? Đâu là những hạn chế của lựa chọn quân sự trong khi chiến trường Syria ngày càng phức tạp do nhiều cuộc chiến đan xen nhau cùng với sự can thiệp của nhiều thế lực bên ngoài ?
Thứ nhất, theo AFP, khi tấn công quân sự chế độ Damas, Hoa Kỳ có nguy cơ đối đầu trực tiếp với lực lượng Nga được triển khai tại Syria. Chuyên gia Ben Connable thuộc trung tâm nghiên cứu Rand khuyến cáo : « Hoa Kỳ phải hết sức chú ý để không tấn công vào các mục tiêu Nga hoặc sát hại cố vấn Nga. Chỉ việc này thôi cũng đã hạn chế đáng kể các khả năng lựa chọn của Mỹ vì quân nhân Nga thường hòa nhập vào các đội quân của Syria ».
Thứ hai, Mỹ cũng phải tránh hai căn cứ quân sự do Nga kiểm soát trên lãnh thổ Syria : căn cứ không quân Hmeimim ở phía tây và căn cứ hải quân Tartus bên bờ Địa Trung Hải. Trong lần phát biểu gần đây nhất, tổng thống Mỹ khẳng định chỉ tấn công vào căn cứ không quân của Syria. Theo nhận định của nhà nghiên cứu Ben Connable, « về mặt quân sự, đây cũng là giới hạn của việc mà Hoa Kỳ có thể làm ».
Nếu dùng đến « vũ lực », tổng thống Mỹ sẽ phải chọn phương pháp nào ? Liệu chủ nhân Nhà Trắng sẽ sử dụng tên lửa hành trình Tomahawk bắn từ ngoài khơi ? Biện pháp này đã được ông ra lệnh ngày 07/04/2017, trước sự hiện diện của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Quân đội Mỹ đã phóng 59 tên lửa nhắm vào căn cứ Al Shayrat, gần thành phố Homs, nơi được cho là có một phi cơ của chế độ Damas đã cất cánh ba ngày trước đó để thả khí sarin xuống làng Khan Cheikhoun (tây bắc Syria) khiến 80 người chết.
Một khả năng khác, theo ông Ben Connable, là gửi quân tăng viện đến miền bắc Syria nhằm làm suy yếu chế độ Damas hiện đang đối mặt với các lực lượng nổi dậy. Tuy nhiên, vào tuần trước, tổng thống Mỹ từng tuyên bố muốn rút quân Mỹ khỏi Syria ngay khi có thể vì « đã đến lúc về nhà ».
Chính quyết định này đã « cổ vũ » Bachar Al Assad « thực hiện thêm một vụ tấn công hóa học mới nhắm vào những người đàn ông, phụ nữ và trẻ em vô tội », theo cáo buộc của ông John McCain. Thượng nghị sĩ Cộng Hòa tiểu bang Arizona cho rằng « tổng thống đã phản ứng kiên quyết vào năm ngoái (2017). Ông cũng nên làm như vậy thêm lần nữa và cho thấy rằng Assad sẽ phải trả giá cho những tội ác chiến tranh mà ông ta gây ra ».
Tuy nhiên, theo đại tá Daniel Davis, chuyên gia thuộc trung tâm nghiên cứu Defense Priorites, « giải pháp chính trị tệ hại nhất đối với Mỹ chính là can thiệp sâu hơn vào cuộc nội chiến tại Syria, dù tàn nhẫn, trong khi cuộc nội chiến này không đe dọa an ninh và sự phồn thịnh của Mỹ. Thêm vào đó, can thiệp quân sự có nguy cơ va chạm với Nga, quốc gia cũng nắm giữ vũ khí hạt nhân ». Vì vậy, chuyên gia này ủng hộ giải pháp rút quân.
Như trong vụ tấn công bằng vũ khí hóa học của chế độ Damas vào năm 2017, tổng thống Mỹ cũng cần đến ba ngày để đưa ra quyết định tấn công trừng phạt. Liệu ông Donald Trump đang cân nhắc những « hậu quả nghiêm trọng » nếu dùng vũ lực như cảnh báo của đại sứ Nga tại Liên Hiệp Quốc trước Hội Đồng Bảo An ?
Tại Hội Đồng Bảo An,
Mỹ và Pháp đe dọa tấn công trả đũa Syria
Hội Đồng Bảo An họp khẩn cấp trong hai ngày 09 và 10/04 sau vụ tấn công bằng hơi ngạt ở Douma, Đông Ghouta, đêm thứ Bảy. Khoảng 50 thường dân Syria bị thiệt mạng và hàng trăm người bị thương.
Phải chăng chế độ Bachar al Assad do Nga hậu thuẫn là thủ phạm ? Mỹ và Pháp khẳng định là « đúng ». Trong cuộc họp công khai, hai nước đe dọa sẽ trả đũa hành động được mô tả là « của ác quỷ ».
Hôm nay, thứ Ba 10/04, Hội Đồng Bảo An bỏ phiếu một dự thảo nghị quyết do Mỹ đề xuất. Nếu bị Nga phủ quyết như thông lệ, Tây phương sẽ có lý do oanh kích trừng phạt Syria.
Từ New York, thông tín viên Marie Bourreau tường thuật :
“Đây là cuộc họp có tính quyết định của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc bởi vì theo lời đại sứ Mỹ Nikky Haley, thì không còn gì để nghi ngờ, Washington đã chọn giải pháp quân sự. Bà nói, công lý phải được thi hành và Hoa Kỳ đã quyết chí hành động.
Nhưng để có thể ra tay, chính phủ Mỹ cần danh chính ngôn thuận. Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc đã cho trao cho các thành viên khác của Hội Đồng Bảo An một dự thảo nghị quyết, đề nghị thành lập một cơ chế mới, độc lập, khách quan để điều tra những vụ tấn công bằng vũ khí hóa học tại Syria. Đây không phải là lần đầu tiên Tây phương đề nghị một cơ chế như thế, nhưng lần nào cũng bị Nga bác bỏ. Do vậy, rất ít có khả năng dự thảo của Mỹ sẽ được thông qua. Phủ quyết của Nga sẽ giúp cho Mỹ ra tay hành động như Donald Trump đã làm cách nay đúng một năm, oanh kích phi trường quân sự Shayrat sau vụ làng Khan Cheikhou bị tàn sát bằng hơi ngạt.
Nước Pháp tỏ ra rất năng nỗ, chỉ trích Nga và Iran đã cho phép chế độ Syria một lần nữa dùng vũ khí hóa học. Đại sứ Pháp tại Liên Hiệp Quốc François Delattre cho biết Pháp sẽ thực hiện lời hứa nhưng không cho biết cụ thể. Dù sao đi nữa Paris và Washington thể hiện một mặt trận thống nhất, đoàn kết, nhằm chứng tỏ với công luận là mọi nỗ lực ngoại giao đã thất bại, giờ chỉ còn giải pháp duy nhất là dùng vũ lực quân sự.”
Trong vòng hai ngày qua, tổng thống Mỹ Donald Trump đã hai lần điện đàm với đồng nhiệm Pháp Emmanuel Macron. Theo điện Elysée, hai nguyên thủ mong muốn cộng đồng quốc tế phản ứng mạnh. Phát ngôn viên chính phủ Pháp Benjamin Griveau cho biết thêm nếu Damas đã « vi phạm lằn ranh đỏ thì sẽ bị trả đũa ».
Ankara : vũ khí hóa học « đã được sử dụng » ở Ghouta
Thổ Nhĩ Kỳ, tuy cùng với Nga và Iran họp thành bộ ba đỡ đầu cho vòng đàm phán Astana, đẩy Tây phương ra khỏi bàn cờ Syria, cũng tin rằng quân đội Damas đã dùng vũ khí hóa học. Phát ngôn viên chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ Bekir Bozdag cho biết « rõ ràng là vũ khí hóa học đã được sử dụng » Ankara mong muốn cộng đồng quốc tế « hành động tập thể ».
Trong cuộc điện đàm với tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Hai, tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Erdogan đã « bày tỏ quan ngại về các vụ tấn công ở Duma và Đông Ghouta ». Hôm nay, ông Erdogan cảnh cáo thêm : thủ phạm sẽ trả giá đắt.
Trong khi đó, theo lời ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov, « chuyên gia Nga đã đến tận nơi, nhưng không thấy có dấu vết hóa học như những lời tố cáo ».
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180410-tai-hoi-dong-bao-an-my-va-phap-de-doa-tan-cong-tra-dua-syria
Colombia :
Cựu lãnh đạo FARC bị bắt vì buôn ma túy
Tại Colombia, một cựu lãnh đạo của lực lượng nổi dậy FARC, đồng thời là một nhà thương thuyết trong thỏa thuận hòa bình đã bị cảnh sát bắt ngày 09/04/2018 tại Bogota.
Viện kiểm sát Colombia cho biết, theo nhiều bằng chứng do Washington cung cấp, ông Seuxis Hernandez Alias Jesus Santrich, 50 tuổi, dường như vẫn tiếp tục buôn lậu ma túy sau khi thỏa thuận hòa bình đã được ký kết. Hoa Kỳ cũng yêu cầu dẫn độ cựu lãnh đạo của phiến quân du kích. Tuy nhiên, FARC, hiện là một chính đảng tại Colombia, tố cáo vụ việc bị dàn dựng.
Từ Bogota, thông tín viên RFI Marie-Eve Detoeuf tường trình :
Bàn tay tôi sẽ không run rẩy nếu phải ký lệnh dẫn độ Jesus Santrich. Trên đài truyền hình, tổng thống Juan Manuel Santos đã phát biểu như vậy. Viện kiểm sát dường như đang nắm giữ nhiều bằng chứng rõ ràng và không thể chối cãi được nhắm vào cựu lãnh đạo phiến quân FARC.
Cánh hữu Colombia xoa tay đắc thắng vì họ luôn cáo buộc tổng thống Santos đã đàm phán hòa bình với tổ chức tội phạm. Còn đối với đảng FARC và những người ủng hộ tiến trình hòa bình, việc bắt giữ ông Santrich là một đòn tấn công nham hiểm đẩy hòa bình vào chỗ nguy hiểm.
Ông Santrich gây dựng được tiếng tăm là người cứng rắn trong suốt quá trình đàm phán hòa bình. Lẽ ra ông sẽ trở thành thượng nghị sĩ vào tháng 08/2018, chiểu theo quy định trong hiệp định hòa bình, phân bổ 10 ghế tại nghị viện cho phe nổi dậy.
Vậy vụ bắt giữ này tuân theo luật pháp hay mang tính chính trị ? Đây là câu hỏi đang được đặt ra. Đặc biệt là trong bối cảnh tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ thăm chính thức Colombia vào thứ Bẩy 14/04. Hoa Kỳ lo ngại trước việc Colombia tăng sản lượng ma túy và dọa giảm trợ cấp cho quốc gia Mỹ Latinh này.
Chỉ vài ngày trước chuyến công du của ông Trump, lệnh bắt giữ ông Jesus Santrich có thể là một trùng hợp ngẫu nhiên, nhưng lại tốt cho quan hệ song phương.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180410-colombia-cuu-lanh-dao-farc-bi-bat-vi-buon-ma-tuy
Tại sao Djibouti trở thành « doanh trại quân đội của thế giới » ?
Tại sao Djibouti trở thành « trại lính của thế giới » ? là tiêu đề một bài viết ngày 26/03/2018 trên chuyên mục Quốc tế của tờ báo Pháp Le Figaro. Djibouti, một đất nước châu Phi tuy bé nhỏ với diện tích 23.000km2, dân số hơn 800.000 người, nhưng do có vị trí địa lý chiến lược đã trở thành « doanh trại của thế giới ».
Djibouti là nơi có sự hiện diện quân sự của 5 nước : Pháp, Mỹ, Nhật Bản, Ả Rập Xê Út và Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất. Năm 2017, Trung Quốc đã ồ ạt đầu tư vào thương mại Djibouti và đặt căn cứ quân sự hải ngoại đầu tiên tại quốc gia châu Phi này. Nhiều người cho rằng hai cường quốc quân sự Ấn Độ và Nga cũng sẽ sớm hiện diện ở Djibouti.
Djibouti có những lợi thế nào ?
Lý do đầu tiên mang tính chiến lược. Đó là vị trí lý tưởng của Djibouti ở eo biển Bab al Mandab. Eo biển cho phép kiểm soát lối đi tới kênh đào Suez và hiện nay là con đường vận tải biển đứng hàng thứ tư trên thế giới, với 30.000 lượt tàu thuyền qua lại hàng năm. Đó là chưa kể tới những tàu trọng tải lớn đi ngoài khơi trên hành trình nối từ châu Á tới Đại Tây Dương, và rất nhiều đường dây cáp dưới đáy đại dương.
« Phép lành » về địa lý nói trên là lý do thúc đẩy các nhà buôn Pháp tới đây vào nửa đầu thế kỷ XIX, trước cả khi nước Pháp đô hộ Djibouti. Quốc gia này cũng đã nằm trong tầm ngắm của thực dân Anh. Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, tầm quan trọng quân sự của cảng Djibouti giải thích tại sao mãi cho đến tận năm 1977 Djibouti mới trở thành một quốc gia độc lập.
Trong khi sự sụp đổ của Liên Xô khiến Djitbouti trở nên kém hấp dẫn trong mắt quốc tế, thì một loạt sự kiện lại khiến quốc gia này trở nên lôi cuốn hơn. Đầu tiên là sự kiện Eritrea độc lập, khiến Ethiopia mất thị trường hàng hải và Addis Abebas phụ thuộc mạnh mẽ vào cảng Djibouti.
Sự phát triển của Hồi Giáo cực đoan, ở Yemen và Somali khiến Djibouti trở thành một trong những Nhà nước ổn định hiếm hoi trong khu vực, một nước lý tưởng để theo dõi và tấn công Hồi Giáo cực đoan. Sự hoành hành của cướp biển Somali cũng khiến hải quân các nước Liên Hiệp Châu Âu tới triển khai lực lượng ở Djibouti. Lý do cuối cùng là những tham vọng của Trung Quốc.
Những lực lượng quân sự nào hiện diện ở Djibouti ?
Trong hai thập kỷ qua, Djibouti đã trở thành một « trại lính của thế giới ». Ngoài quân đội Djibouti, còn có 5 căn cứ quân sự của các nước khác đóng tại đây : một kỷ lục. Đầu tiên phải kể đến Pháp, nước đã từng đô hộ Djibouti. Thực ra, quân đội Pháp chưa bao giờ rời khỏi Djibouti kể cả khi nước này không còn là thuộc địa của Pháp. Vào năm 2017, căn cứ quân sự của Pháp có 1.350 quân nhân. Djibouti trở thành căn cứ quân sự thường trực lớn nhất của Pháp ở châu Phi.
Năm 2002, tới lượt Mỹ triển khai căn cứ quân sự ở nước này. Hiện giờ Mỹ có 4.000 quân nhân tại căn cứ Djibouti, nhiều máy bay vận tải, máy bay không người lái và một cảng tàu chiến. Dường như Washington còn muốn mở rộng căn cứ duy nhất ở châu Phi.
Vào năm 2009, khi Liên Hiệp Châu Âu triển khai chiến dịch chống cướp biển « Atalante », lực lượng quân sự của nhiều nước Liên Hiệp đã tới Djibouti. Ý mở một căn cứ quân sự nhỏ, trong khi Đức và Tây Ban Nha điều vài đơn vị tới đóng quân gần căn cứ quân sự của Mỹ. Chiến dịch chống cướp biển « Atalante » đã mang lại hiệu quả. Nếu vào năm 2015 có tới 75 vụ cướp biển thì con số này là 0 vào năm 2017. Tuy chiến dịch thành công, châu Âu vẫn duy trì sự hiện diện quân sự tại khu vực này.
Vào năm 2011, Nhật điều 150 quân nhân sang Djibouti. Đây là lần Tokyo điều quân ra nước ngoài kể từ sau Đệ Nhị Thế Chiến. Tới năm 2016, Djibouti đã chấp thuận để Tokyo tăng cường sự hiện diện quân sự thông qua việc xây dựng các đường băng cho máy bay tiêm kích. Tokyo cho biết muốn giám sát an ninh tại eo biển, nhưng thực ra Nhật Bản cũng muốn đi trước Trung Quốc một nước cờ. Quả thật, sau đó Trung Quốc xây dựng căn cứ riêng của mình. Căn cứ này mở cửa vào tháng 07/2017. Trước đó, vào tháng 01/2017, Ả Rập Xê Út ký thỏa thuận với Djibouti để có thể mở một căn cứ quân sự tại đây.
Trên thực tế, Trung Quốc hiện diện ở Djibouti thế nào ?
Sau khi đầu tư ồ ạt vào các dự án về hạ tầng cơ sở ở Djibouti, mà theo nhiều ước tính lên tới 12 tỉ euro, Trung Quốc tăng cường hiện diện quân sự một cách đầy ấn tượng. Theo Bắc Kinh, đó là nhằm bảo đảm an toàn cho các lợi ích kinh tế và an ninh cho Hoa kiều ở Djibouti. (Năm 2011, khoảng 30.000 người Trung Quốc bị mắc kẹt tại Lybia). Vì nằm ở vị trí nối Địa Trung Hải với Ấn Độ Dương, nên về địa lý, Djibouti đã trở thành tâm điểm của Con đường tơ lụa mới « Một vành đai, một con đường » mà Bắc Kinh sáng lập để phát triển hợp tác kinh tế giữa Trung Quốc và lục địa Á-Âu.
Để thực hiện chiến lược này, hồi tháng 07/2017, Trung Quốc đã khánh thành căn cứ quân sự lớn có khả năng tiếp đón 10.000 quân nhân, với chi phí thuê địa điểm là 100 triệu đô la (so với 60 triệu đối với Mỹ và 30 triệu đối với Nhật Bản).
Trong những năm qua, cho tới năm 2015, do nạn cướp biển hoành hành ở vịnh Aden, Trung Quốc ngày càng tăng cường hiện diện và đội tàu cũng hoạt động thường xuyên hơn. Thỏa thuận Trung Quốc và Djibouti ký vào năm 2015 mở đường cho Bắc Kinh thành lập căn cứ quân sự, quy mô hoành tráng của căn cứ này đã khiến phương Tây lo ngại vì nhiều tầu ngầm, rất có thể là với hầm chứa vũ khí đạn dược, qua lại thường xuyên trong khu vực. Thêm vào đó, nơi đây lại có nhiều đường dây cáp Internet chạy ngầm dưới biển, nối từ châu Âu sang châu Á.
Trong khí đó, quan hệ đối tác thương mại giữa Djibouti và Trung Quốc lại mất cân đối : Djibouti phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc. Khoản tiền Djibouti vay của các ngân hàng Trung Quốc hiện nhiều gần bằng PIB của nước này, khiến Djibouti gần như đã « thuộc quyền sở hữu » của các ngân hàng Trung Quốc. Tăng trưởng chậm cũng khiến nền kinh tế Djibouti có nguy cơ suy yếu thêm.
Quân sự hóa Djibouti và khu vực có thể dẫn tới căng thẳng ?
Sự hiện diện đồng thời của quân đội nhiều nước, dù không phải là các « kẻ thù », nhưng thường là « đối thủ » của nhau tại quốc gia châu Phi nhỏ bé chắc chắn sẽ gây căng thẳng. Một nhà ngoại giao hài hước nói rằng Djibouti ngày càng giống với Tanger trong những năm 1930, trở thành một ổ gián điệp, nơi nước này theo dõi nước kia.
Tuy nhiên, ông Aboubaker Omar Hadi, quản lý các cảng của Djibuti không tỏ ra lo lắng. Theo ông, tất cả quốc gia hiện diện ở nước này đều có chung mục tiêu là bảo đảm an ninh tại eo biển Bab al Mandab nên sẽ không có vấn đề gì cả. Còn chuyên gia Pierre Razoux, giám đốc nghiên cứu của Viện Nghiên cứu chiến lược thuộc Trường Quân Sự (IRSEM) khẳng định : « Tất cả các nước đều bảo vệ lợi ích tại Djibouti. Sẽ không ai được hưởng lợi nếu mọi chuyện xấu đi ».
Tuy nhiên, sự kiện Djibouti, hồi năm 2017, « hất cẳng » DP World của Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất, công ty quản lý một trong các cảng, lại cho thấy các xích mích sẽ nhanh chóng xảy ra. Trong chuyến thăm Djibouti hồi tháng 03/2018, ngoại trưởng Mỹ khi đó là ông Rex Tillerson rất lo ngại về việc Trung Quốc sẽ « thế chỗ » công ty DP World.
Nhưng quan chức Aboubaker Omar Hadi, quản lý các cảng của Djibouti đã trấn an Washington là Djibouti sẽ trực tiếp quản lý cảng và loại trừ khả năng Trung Quốc sở hữu một cảng quân sự riêng. Theo phân tích của chuyên gia Sonia Le Gouriellec, nhà chức trách Djibouti rất chú ý để cuộc cạnh tranh giữa các cường quốc đối thủ không bùng nổ tại đất nước này. Đó cũng là lý do tại sao họ từ chối đề nghị tăng cường sự hiện diện của Nga, vì Djibouti biết rằng Mỹ không thích điều đó.
Nhưng rất có thể Djibouti sẽ không làm chủ được tình thế nếu chẳng may khủng hoảng nổ ra, cho dù là từ rất xa, chẳng hạn giữa Trung Quốc và Nhật Bản. Djibouti cũng có nguy cơ bị Hồi Giáo cực đoan nhắm tới, nhất là phiến quân Hồi Giáo al-Chebab của Somali. Vào tháng 05/2014, nhóm al-Chebab đã tấn công một nhà hàng ở trung tâm thành phố cùng tên Djibouti. Hiểm họa cuối cùng tới từ chế độ độc tài Eritrea láng giềng, vốn rất khó chịu trước sự hiện diện ở ngay kế bên của các lực lượng mà họ coi là « thế lực thù địch ».
Để đề phòng hiểm họa, đảm bảo toàn vẹn lãnh thổ, hồi năm 2017, nhân lễ kỷ niệm Độc Lập lần thứ 40, chính phủ Djibouti đã mời tất cả các « bạn hữu » Pháp, Mỹ, Trung Quốc và Ý tham gia diễu binh cùng quân đội nước này. Cuộc diễu binh phối hợp chưa từng có trong lịch sử !
Trung Quốc muốn
lập căn cứ quân sự thường trực tại Vanuatu ?
Ngay sau khi một nhật báo Úc tiết lộ vào hôm qua, 09/04/2018, việc Bắc Kinh đàm phán với chính quyền đảo quốc Vanuatu ở vùng Nam Thái Bình Dương để xây dựng căn cứ một quân sự Trung Quốc thường trực tại đấy, một nơi chỉ cách Úc chưa đầy 2.000 km, cả Trung Quốc lẫn Vanuatu đều lên tiếng phủ nhận thông tin, trong lúc hai chính quyền Úc và New Zealand đều không giấu thái độ quan ngại.
Theo nhật báo Úc Sydney Morning Herald, trích dẫn nhiều nguồn tin xin ẩn danh, thì dù chưa có đề nghị chính thức nào, nhưng chính quyền Bắc Kinh đã tiến hành đàm phán sơ bộ với chính quyền Vanuatu về việc thiết lập một căn cứ quân sự thực thụ tại đảo quốc này.
Ý đồ của Trung Quốc sẽ được thực hiện theo từng bước, thoạt đầu sẽ chỉ đề nghị Vanuatu ký thỏa thuận cho phép chiến hạm Trung Quốc neo đậu thường trực tại đấy và được tiếp tế nhiên liệu và hậu cần. Giai đoạn tiếp theo mới là việc xây dựng căn cứ quân sự.
Trong thời gian qua, Bắc Kinh đã càng lúc càng gia tăng ảnh hưởng tại Vanuatu, như đầu tư nhiều vào việc xây dựng các trụ sở cơ quan công quyền, sân vận động, thậm chí còn viện trợ cả xe quân sự cho đảo quốc này. Trung Quốc hiện nắm giữ gần một nửa số nợ nước ngoài của Vanuatu.
Ngay sau khi thông tin về ý đồ quân sự của Trung Quốc được công bố, chính quyền đảo quốc Vanuatu đã cực lực phủ nhận, cho rằng thông tin của tờ báo Úc không xác thực. Bắc Kinh vào hôm nay cũng kiên quyết bác bỏ tin trên, với phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Cảnh Sảng gọi đó là một thông tin thất thiệt.
Riêng hai cường quốc Nam Thái Bình Dương là Úc và New Zealand, dù không xác nhận tin trên, nhưng không giấu quan ngại.
Trong lúc ngoại trưởng Úc tuyên bố rất tin tưởng vào sự vững chắc của quan hệ với Vanuatu, thì theo hãng tin Mỹ AP, thủ tướng Úc Malcolm Turnbull đã xác định rằng nước ông « sẽ hết sức quan ngại trước việc bất kỳ một căn cứ quân sự nước ngoài nào được xây dựng tại các đảo quốc vùng Thái Bình Dương ».
Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern hôm qua cho biết không biết gì về tin trên, nhưng xác định rằng chính quyền Wellington phản đối mạnh mẽ hành động quân sự hóa Thái Bình Dương.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20180410-trung-quoc-muon-lap-can-cu-quan-su-thuong-truc-tai-vanuatu
Bầu cử Hungary :
Châu Âu chúc mừng Viktor Orban trong cảnh giác
Thủ tướng Hungary Viktor Orban trong cuộc họp báo ngày 10/04/2018 tại BudapestREUTERS
Chiến thắng áp đảo của đảng Fidesz và của thủ tướng Hungary trong cuộc bầu cử quốc hội ngày chủ nhật đã được chủ tịch Ủy Ban Châu Âu chúc mừng. Tuy nhiên, chiến thắng của xu hướng dân tộc chủ nghĩa và chống di dân tại một nước thành viên gây lo ngại cho Liên Hiệp Châu Âu.
Theo văn phòng của chủ tịch Liên Hiệp Châu Âu, hôm qua, 09/04/2018, chủ tịch Jean-Claude Juncker gửi điện chúc mừng thủ tướng Hungary Viktor Orban sau chiến thắng bầu cử ngày Chủ Nhật.
Tuy nhiên, lời chúc của Ủy Ban Châu Âu có đính kèm cảnh báo: Liên Hiệp Châu Âu là một cộng đồng các nước dân chủ và giá trị tự do. Đó là nguyên tắc chung và bổn phận chung mà các thành viên phải tôn trọng, theo tuyên bố của phát ngôn viên Margaritis Schinias trong cuộc họp báo tại Bruxelles.
Xuất thân là nhà ly khai trong chế độ Cộng Sản, Viktor Orban trở thành một lãnh đạo gây tranh cãi trong Liên Hiệp Châu Âu, lãnh đạo đảng dân tộc bảo thủ. Thủ tướng Hugary, đắc cử nhiệm kỳ thứ ba, luôn công kích chính sách tiếp đón di dân của Bruxelles, sử dụng lá bài chống di dân làm thương hiệu để kiếm phiếu một cách hiệu quả.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180410-bau-cu-hungary-chau-au-chuc-mung-viktor-orban-trong-canh-giac
Tại Diễn đàn Bác Ngao, Tập Cận Bình hứa
mở cửa nền kinh tế Trung Quốc
Chủ tịch Tập Cận Bình hứa mở cửa hơn nữa nền kinh tế Trung Quốc. Phát biểu trong phiên khai mạc Diễn Đàn Châu Á Bác Ngao (Boao Forum for Asia) ngày 10/04/2018, ông Tập Cận Bình cũng cam kết hạ mức thuế ngay trong năm nay đối với một số mặt hàng, trong đó có xe hơi, và lên án « tâm lý chiến tranh lạnh ».
Diễn ra trong hai ngày 10 và 11/04/2018 tại tỉnh Hải Nam, Diễn Đàn Châu Á Bác Ngao (Boao Forum for Asia), thường được coi là một « Davos châu Á », hàng năm quy tụ các nhà lãnh đạo trên thế giới để bàn về kinh tế trên lục địa.
Thông tín viên RFI Angélique Forget tường trình từ Thượng Hải :
Nụ cười ẩn trên khoé môi cùng với dáng dấp của một người hiền từ, như không có chuyện gì xảy ra, nhưng ông Tập Cận Bình vừa mới tấn công ông Donald Trump.
Không hề nhắc đến tên tổng thống Mỹ, cũng chẳng nêu đích danh Hoa Kỳ, nhưng chủ tịch Trung Quốc làm người nghe liên tưởng ngay đến cuộc chiến thương mại đang gặm nhấm Bắc Kinh và Washington.
Ông phát biểu : Trong một thế giới khát khao hòa bình và phát triển, tâm lý chiến tranh lạnh sẽ không có lợi.
Và như để chễ giễu tổng thống Mỹ, ông Tập Cận Bình thông báo sẽ giảm thuế nhập khẩu đối với xe hơi, cũng như nhiều sản phẩm khác. Ông khẳng định : Trung Quốc muốn nhập khẩu nhiều hơn.
Đối mặt với chính sách bảo hộ mậu dịch của Mỹ, chủ tịch Trung Quốc muốn chơi lá bài mở cửa. Vì ông Tập có vẻ lo lắng là những lời đe dọa của Mỹ đánh thuế hàng nhập khẩu Trung Quốc có thể gây bất ổn cho nền kinh tế nước này.
Giống như ở Diễn đàn kinh tế thế giới Davos cách đây hơn một năm, để bảo vệ quyền lợi của Trung Quốc, ông Tập Cận Bình lại thể hiện là « người ca ngợi tự do mậu dịch » .