Tin khắp nơi – 10/02/2020

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin khắp nơi – 10/02/2020

Phiên tòa luận tội:

Có phải chính trị Mỹ đã hết thuốc chữa?

Nick BryantBBC News, New York

Thập kỷ mới trong chính trị Hoa Kỳ bắt đầu với tình trạng đau đầu liên tục trở nên tồi tệ hơn – và vòng xoáy dân chủ đâm đầu xuống với tốc độ nhanh nhất mà chúng ta từng chứng kiến trong 30 năm qua.

Phần lớn những gì đã đi lạc hướng bắt nguồn từ phiên tòa luận tội Donald Trump tại Thượng viện.

Lời cay độc của hai đảng phái. Tinh thần tranh luận xuống cấp. Việc sử dụng những gì trước đây hiếm khi được dùng như vũ khí – trong trường hợp luận tội này – để leo thang cuộc chiến chính trị không ngừng nghỉ của nước Mỹ.

Câu chuyện đáng buồn này đưa ra nhiều bằng chứng cho thấy, không chỉ lệch đường, mà thời đại của Trump là một đỉnh cao của loạn trí.

Tinh thần đảng phái của đảng Cộng hòa và Dân chủ được thể hiện rõ trong các cuộc bỏ phiếu luận tội và tha bổng của đảng. Sự thô thiển và xấu xí của những bài diễn văn chính trị mà chúng ta đã nghe hàng ngày đã khiến Chánh án Tòa án Tối cao John Roberts phải yêu cầu hai bên quay trở lại những lời hoa mỹ.

Một lần nữa chúng ta chứng kiến những tuyên bố tiêu cực của Chủ tịch Thượng viện Cộng hòa Mitch McConnell, người đã dùng thủ tục của quốc hội để thậm chí cấm các nhân chứng xuất hiện trong phiên tòa – một trường hợp mà các nhà sử học có thể kết luận là các bồi thẩm viên đã tích cực cản trở công lý.

McConnell là người đã chặn người thẩm phán được đề cử Tối cao Pháp viện cuối cùng của Barack Obama, Merrick Garland, trong suối gần một năm trời. Ngăn cản lãnh đạo Hạ viện đảng Dân chủ gọi người ra làm chứng, chẳng hạn như cựu Cố vấn An ninh Quốc gia John Bolton, người có thể hoàn toàn thổi bay đi bào chữa tổng thống, với ông là chuyện nhỏ, chẳng cần phải đổ mồ hôi.

Trong nỗ lực nhanh chóng luận tội Donald Trump, đảng Dân chủ cũng quyết định không đấu tranh trong một phiên tòa kéo dài để giành quyền nghe lời khai từ Bolton và các phụ tá Nhà Trắng khác. Điều này đã mở ra những lời chỉ trích rằng quá trình này là một trò chơi chính trị trần trụi chứ không phải là việc một xử vi phạm cam kết hiến pháp nghiêm trọng.

Nhận xét liên tục về Trump là ông đã rời khỏi các quy tắc ứng xử của tổng thống, nhưng một trong những tác động chính của Trump trong ba năm qua là phá hủy ý thức chung rằng những quy tắc đó nên là gì.

Khi phiên tòa luận tội bắt đầu, Washington thậm chí không thể đồng ý về những gì đúng hay sai. Sau khi được tha bổng, Donald Trump tuyên bố một chiến thắng vẻ vang, nhưng không có nghi ngờ gì về ai là kẻ thua cuộc: đất nước mà ông lãnh đạo và đã giúp làm cho phân rẽ.

Phiên tòa luận tội của Trump có vẻ giống một phiên bản tổng thống của phiên xử OJ Simpson, với tất cả các phương tiện truyền thông đưa tin và trực tiếp truyền hình, dù số người xem không nhiều bằng, và cũng không có cả sự hồi hộp.

Giống như việc OJ kêu gọi sự hỗ trợ trung thành của các thành viên bồi thẩm đoàn người Mỹ gốc Phi, một trong số họ đã đưa hô lớn ”Black Power” sau khi phán quyết không có tội được tuyên bố trước tòa, Trump đã dựa vào sự trung thành ngoan ngoãn của các thành viên đảng Cộng hòa.

Giống như đội ngũ pháp lý của OJ đã tấn công Sở cảnh sát Los Angeles và cảnh sát viên thô lỗ Mark Fuhrman, Trump đã phàn nàn về “cảnh sát bẩn” Dân chủ do cựu công tố viên California “Shifty” đứng đầu.

Sự thật của vụ án cuối cùng chỉ là thứ yếu so với những cảm xúc do phiên xử khơi dậy. Nó đã bật lên câu hỏi bạn đứng về phía ai?

Trump sa thải hai nhân chứng luận tội

Việc tha bổng Donald Trump có ý nghĩa gì với bầu cử 2020?

Bốn con số giải thích tại sao Donald Trump không bị truất phế

Trump nói sẵn sàng ‘nhận’ tin xấu về đối thủ từ nước ngoài

Câu thần chú “Đọc bản chép” [của cuộc điện đàm] của tổng thống thậm chí còn có dư âmcâu thần chú của nhóm luật sự bào chữa cho OJ “Nếu nó không vừa thì quý vị phải tha bổng” mô tả chiếc găng tay đen đầy máu đó: một nỗ lực thần kỳ biến được những bằng chứng đáng sợ nhất thành những bào chữa hữu hiệu nhất.

Đảng Dân chủ phàn nàn rằng đảng Cộng hòa đã biến Thượng viện thành Đại lộ thứ Năm, nơi Trump từng tuyên bố rằng ông có thể bắn chết người ngay ở đó mà không mất đi bất kỳ sự hỗ trợ nào. Các nhà sử học cũng có thể đồng ý.

Sự reo mừng chiến thắng của Trump trong Phòng phía Đông của Nhà Trắng buổi sáng sau khi ông được tha bổng, nơi các bồi thẩm viên của đảng Cộng hòa đứng lên để tán thưởng, cũng có thể được coi là một thời điểm dứt khoát – khi đảng của Reagan thực sự trở thành đảng của Trump.

Các thượng nghị sĩ của Grand Old Party, GOP đã tán thành các điều khoản và điều kiện làm tổng thống của Trump sau ba năm ông tại chức. Họ đã đứng vào lề đảng. Nhiều người đã trở thành người mang gươm bảo vệ Trump. Nổi bật, là cách Bộ trưởng Tư pháp William Barr, đứng bật dậy từ ghế của mình để vỗ tay và chào đội ngũ pháp lý của Trump, hình ảnh cho thấy bức tường phải tồn tại giữa các công tố viên tại Bộ Tư pháp và các nhà hoạt động chính trị tại Nhà Trắng đã được san bằng.

Vì vậy, sự vui mừng của Phòng phía Đông của Nhà Trắng giống như khoảnh khắc đăng quang trong làn sóng thứ năm của đảng Cộng hòa cực đoan. Sau chủ nghĩa Goldwater vào thập niên 1960s , chủ nghĩa Reagan trong thập niên 1980s, chủ nghĩa Gingrich trong những năm 1990s và Đảng trà [Tea Party] ở Noughies, đây là chiến thắng của chủ nghĩa Trump.

Dòng tweet đầu tiên của ông sau khi được tha bổng cho thấy rõ điểm này – một hình ảnh lung linh của các bảng vận động tranh cử như Trump 2020, Trump 2024, Trump 2028, v.v., v.v., một thời đại của Trump kéo dài vô tận trong tương lai.

Chỉ có một thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa từ chối chơi trò chơi đảng phái khi bỏ phiếu truất phế Trump. Bài phát biểu đầy nước mắt của Mitt Romney nghe cũng giống như tiếng khóc của chủ nghĩa Cộng hòa ôn hòa. Điều trớ trêu ở đây, tất nhiên, là sự trỗi dậy của Trump năm 2016 một phần là phản ứng với ứng cử viên tổng thống của Romney năm 2012.

Phong trào bảo thủ của đảng lúc ấy đã kiên quyết rằng đảng sẽ không bao giờ được dẫn dắt bởi một người được yêu thích nữa, như Romney. Một điều trớ trêu khác là vào đêm Romney đoạt được đề cử của đảng Cộng hòa năm 2012, sau Đại hội đảng ở Texas, Romney đã đứng cạnh Trump tại sòng bạc của Trump ở Las Vegas. Điều này xảy ra ở đỉnh điểm vụ Trump đồn thổi về giấy khai sanh của Obama, và cho thấy ngay cả những người ôn hòa như Romney cũng bị buộc phải chấp nhận loại chủ nghĩa bản địa mà Trump đại diện.

Ai có thể nghĩ rằng tám năm sau Thượng nghị sĩ Romney sẽ bỏ phiếu truất phế chức Tổng thống của Trump? Ai có thể nghĩ rằng những người ”Không bao giờ Trump” [Never Trumpers] sẽ trở nên những người trung thành với Trump một cách phũ phàng, được nuôi dưỡng bởi nguồn Tweet bất tận của tổng thống, và sự ủng hộ cá nhân Trump giống như trong một giáo phái từ những người theo phe mũ đỏ đông đảo tham dự những cuộc vận động tranh cử của ông.

Bài diễn văn Liên bang của Trump tối thứ Ba cho thấy không khí ở Washington đã trở nên độc hại như thế nào, từ việc Donald Trump từ chối bắt tay bà Nancy Pelosi trước khi đọc diễn văn cho đến khi bà Pelosi xé toạc bài phát biểu của ông sau đó. Chưa bao giờ chúng ta thấy lịch sự tối thiểu sự bị đổ vỡ hoàn toàn như vậy, hoặc trong thời hiện đại, sự thù hận mà nó thể hiện.

Tuy nhiên, đối với tôi, thời đỉnh điểm nói lên tính chất của thời đại là khi Trump trao huy chương Tự do của tổng thống cho người dẫn chương trình phát thanh bảo thủ, Rush Limbaugh. Người dẫn chương trình trò chuyện cánh hữu này là một linh mục cao cấp của sự phân cực. Ít người bảo thủ đã nào đã làm nhiều hơn để mở đường cho Donald Trump như Rush Limbaugh. Với nghi thức được truyền đi giữa giờ cao điểm, tổng thống tiết lộ tình trạng chia rẽ kinh niên của nước Mỹ.

Đối mặt với vòng xoáy tử thần trong những thập niên gần đây, Đảng Cộng hòa đã thành thạo trong việc tích lũy quyền lực khi nhiều thành phần dân chúng của Mỹ ngày càng ủng hộ đảng Dân chủ. Điều này đã được thực hiện bằng cách tối đa hóa tỷ lệ cử tri trong số các vùng chủ yếu là da trắng của mình, bằng cách cố gắng đàn áp cử tri thiểu số, và bằng cách sử dụng quyền lực của đảng Cộng hòa ở cấp tiểu bang để vẽ lại ranh giới các quận lợi cho đảng mình.

Sự thiên vị ở vùng nông thôn của Thượng viện, nơi một tiểu bang nhỏ màu đỏ như North Dakota nắm quyền lực tương đương như một tiểu bang khổng lồ màu xanh như California, đã giúp một đảng thiểu số mất phiếu bầu cử phổ thông trong sáu trong số bảy cuộc bầu cử tổng thống gần đây nhất, vẫn giữ được lợi thế. Trong phiên tòa luận tội, 48 Thượng nghị sĩ bỏ phiếu kết tội tổng thống đại diện cho 18 triệu người dân đông hơn so với số dân 52 người bỏ phiếu tha bổng đại diện.

Một Tối cao Pháp viện nghiêng về bảo thủ đã có sự hỗ trợ quan trọng, với các phán quyết như Citizens United, mở ra các trận lụt cho một dòng tiền đen tối ủng hộ chiến dịch tranh cử đen tối từ các nhà tỷ phú, và Shelby County đã vô hiệu hóa Đạo luật Quyền bỏ phiếu năm 1965, bộ luật mang tính bước ngoặt đã thúc đẩy rất nhiều quyền bỏ phiếu của cư tri da đen.

Những gì nhiệm kỳ tổng thống Trump đã cho thấy là việc đảng Cộng hòa đã sẵn sàng chiếm lấy chiến thắng bằng bất cứ giá nào. Các nhà lãnh đạo đảng đã chẳng mảy may bày tỏ chút phẫn nộ nào về sự can thiệp của Nga trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2016.

Khi bỏ phiếu tha bổng Trump, các thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa đã quyết định trao cho Donald Trump quyền dùng tiền hỗ trợ quân sự của Hoa kỳ cho Ukraine để đào bới rác chính trị đối với đối thủ đảng Dân chủ Joe Biden.

Khi chúc mừng Mitch McConnell trong cuộc ăn mừng ở Phòng phía Đông Nhà Trắng, tổng thống tiết lộ lý do tại sao rất nhiều đảng viên Cộng hòa sẵn sàng hỗ trợ Trump, bất kể đạo đức. Ông Trump vạch ra số thẩm phán cánh hữu mà McConnell đã xác nhận được tại Thượng viện, điều này sẽ khiến cho bộ máy tư pháp liên bang trở nên bảo thủ hơn trong nhiều thập niên tới. Vá đó, đối với những người bảo thủ, là một thước đo thành công lớn.

Năm bầu cử có thể là thời gian đổi mới đất nước. Người ta nghĩ về chiến thắng lở đất của Reagan năm 1984, khi ông vận động theo chủ đề nhạc chuông “Buổi sáng một lần nữa ở Mỹ và mang theo 49 tiểu bang, hay chiến thắng của Barack Obama năm 2008, với sự táo bạo của hy vọng.

Nhưng hỗn loạn trong đêm họp đảng ở Iowa đã nhắc nhở chúng ta một lần nữa về sự suy đồi của nền dân chủ của đất nước. Ngay cả các cơ chế dân chủ dường như không còn hoạt động nữa, một tranh chấp nổi bật trong cuộc bầu cử năm 2000 cho đến giờ vẫn chưa được khắc phục.

Tối thứ ba, chúng ta đã chứng kiến sự phân cực của Mỹ diễn ra trong thời gian thực. Trong phiên tòa luận tội, dường như chính ý tưởng – và lý tưởng – của nước Mỹ đã bị mang ra xử.

Một nền chính trị bị phá vỡ, một nền dân chủ bị phá vỡ, một đất nước bị phá vỡ.

Có phải là Hoa Kỳ đã thật hết thuốc chữa?

https://www.bbc.com/vietnamese/world-51439861

 

1 người đàn ông bị bắt sau khi lái xe

đâm vào lều ghi danh bầu cử của đảng Cộng Hòa

Một người đàn ông đã bị bắt sau khi cố tình đâm xe vào một chiếc lều đầy những người ủng hộ Tổng Thống Trump đang ghi danh cử tri mới tại một bãi đậu xe của trung tâm mua sắm. Sự việc diễn ra vào chiều thứ bảy (ngày 8 tháng 2) tại Kernan Village Shopping Center ở phía đông thành phố Jacksonville, Florida.

Nghi can là Gregory Timm, 27 tuổi, đã lái xe đâm vào một chiếc lều nơi mọi người đang ghi danh cử tri nhưng may mắn không gây thương tích cho bất kỳ ai.

Tài khoản Twitter của Đảng Cộng hòa Quận Duval (Duval County GOP) đã đăng tải những bức ảnh cho thấy chiếc xe màu nâu và vàng chạy trốn khỏi hiện trường sau khi thực hiện vụ án. Chủ tịch Duval GOP, ông Dean Black, đăng tải một tuyên bố trên Twitter, gọi sự việc trên là một “hành vi bạo lực vô nghĩa nhằm vào những người tình nguyện” và kêu gọi mọi thành viên Đảng Cộng hòa không sợ hãi trước sự đe dọa của những phần tử cực đoan.

Sự việc cũng thu hút sự chú ý của hai Thượng Nghị Sĩ Florida là ông Marco Rubio và Rick Scott, cũng như Tổng Thống Trump đã đăng tải một khuyến cáo nghiêm khắc trên Twitter. Nghi can bị bắt vài giờ sau đó và bị buộc tội với hai tội danh hành hung nghiêm trọng đối với một người từ 65 tuổi trở lên, một tội danh gây náo loạn trật tự và một tội danh lái xe khi bằng lái đang bị đình chỉ. (BBT)

https://www.sbtn.tv/1-nguoi-dan-ong-bi-bat-sau-khi-lai-xe-dam-vao-leu-ghi-danh-bau-cu-cua-dang-cong-hoa/

 

Ứng cử viên Tổng Thống đảng Dân Chủ

kêu gọi cử tri ủng hộ tại New Hampshire

Tin từ New Hampshire – Vào hôm thứ bảy (8 tháng 2), trong một nỗ lực để tạo ra không khí đoàn kết giữa các thành viên trong đảng, Đảng Dân chủ đã tổ chức một bữa tiệc với sự tham gia của những người ủng hộ cốt lõi của các ứng cử viên tổng thống, 3 ngày trước khi cuộc bầu cử sơ bộ đầu tiên diễn ra. Tuy nhiên, sự căng thẳng giữa những người ủng hộ cựu thị trưởng Pete Buttigieg và thượng nghị sĩ Bernie Sanders tại bữa tiệc được thể hiện rõ khi hai bên nhìn chằm chằm về phía đối diện trong lúc ứng cử viên của họ đọc bài diễn văn.

Buttigieg, người phát biểu đầu tiên trước hàng ngàn thành viên đảng Dân chủ, đã gặp phải những tiếng la ó từ những người ủng hộ của ông Sanders. Sau đó, những người ủng hộ của Buttigieg cũng bắt đầu những tiếng hô vang khi Sanders đã tuyên bố chiến thắng trong cuộc bầu cử tại Iowa. Nhóm ủng hộ của ông Sanders, mặc dù nhỏ hơn, đã không hề thua kém khi liên tục hô vang những khẩu hiệu, át cả bài phát biểu của Thượng Nghị Sĩ Jeanne Shaheen.

Tuy nhiên, trừ những lúc tranh luận với ông Buttigieg, những người ủng hộ của thượng nghị sĩ Sanders đã giữ im lặng hoặc vỗ tay trong hầu hết các bài phát biểu của những ứng cử viên khác.

Trong khi đó, số lượng người ủng hộ của cựu phó tổng thống Joe Biden lại không quá đông đảo. Phát ngôn viên của chiến dịch của Cựu Phó Tổng Thống cho biết họ đã thực hiện một quyết định chiến lược khi yêu cầu những người ủng hộ đến nhà các cử tri tại New Hampshire thay vì tham gia bữa tiệc. (BBT)

https://www.sbtn.tv/ung-cu-vien-tong-thong-dang-dan-chu-keu-goi-cu-tri-ung-ho-tai-new-hampshire/

 

Chuyên gia sức khỏe ĐH Harvard: Dịch nCOv

 là ‘độc nhất lịch sử’ và sẽ đạt đỉnh trong 1 tháng nữa

Huangzhen

Chuyên gia sức khỏe ĐH Harvard: Dịch nCOv là ‘độc nhất lịch sử’ và sẽ đạt đỉnh trong 1 tháng nữa

TS Eric Feigl-Ding, chuyên gia sức khỏe, giảng viên ĐH Harvard (ảnh chụp màn hình Youtube/CGTN).

Trước tình hình dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán không ngừng lan rộng, TS Eric Feigl-Ding – chuyên gia sức khỏe cộng đồng người Mỹ gốc Hoa, giảng viên Đại học Harvard đã cảnh báo rằng thế giới đang phải đối mặt với một loại virus Corona mới chưa từng có trong lịch sử. Ông dự báo dịch bệnh sẽ đạt đỉnh trong ít nhất trong 1 tháng nữa. Ông cũng khuyên người dân rằng, “nếu không thực sự cần thiết thì trong những ngày này tốt nhất đừng đi du lịch”, theo hãng tin newtalk của Đài Loan.

TS Eric Feigl-Ding năm nay 36 tuổi. Ông sinh ở Thượng Hải, 5 tuổi chuyển đến Mỹ, 23 tuổi nhận được hai bằng tiến sĩ của trường Đại học Harvard chuyên ngành dịch tễ học và dinh dưỡng học (nghiên cứu sinh trẻ nhất từng làm được điều này). Ông hiện đang giảng dạy tại Đại học Harvard và đồng thời là chuyên gia cố vấn của Tổ chức y tế thế giới (WTO).

TS Eric Feigl-Ding cho rằng “chúng ta đang đối mặt với loại virus độc nhất trong lịch sử”, đồng thời dự báo rằng ít nhất trong 1 tháng nữa dịch bệnh sẽ đạt đến đỉnh điểm. Ông cho biết loại virus mới Corona chưa đầy 1 tháng đã có trên 30000 ca lây nhiễm, thời gian lây lan nhanh gấp 9 lần so với đại dịch SARS vào năm 2003.

Từ góc độ sức khỏe cộng đồng, TS Eric Feigl-Ding nhắc mọi người chú ý hơn đến việc bảo vệ sức khỏe cá nhân, ví như hãy lót giấy vệ sinh vào tay khi đóng mở cửa, thậm chí không có thì có thể dùng mu bàn tay. Không nên dùng ngón tay để ấn công tắc thang máy, đến chỗ đông người cố gắng không dùng tay tiếp xúc nhiều với đồ vật.

Ngày 31/1 Tổ chức Y tế Thế giới WHO công bố virus corona chủng mới là một trường hợp khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng (PHEIC). TS Eric Feigl-Ding cho biết các ca nhiễm bệnh và tử vong vẫn tập trung chủ yếu ở Trung Quốc.

Lệnh cấm bay hoàn toàn đến Trung Quốc vẫn là một quyết định khó khăn, vì vậy ông đề nghị “Những ngày nay không cần thiết đi du lịch thì đừng nên đi”. Đặc biệt cẩn thận đối với một số khu vực bị nhiễm dịch cấp độ hai, chẳng hạn như Hồng Kông. Theo báo cáo tình hình dịch bệnh, tại Hồng Kông và Bắc Kinh đã xuất hiện ổ dịch mà không phải từ những người đã từng đến Vũ Hán, và đã có trường hợp tử vong.

(Nguồn ảnh thumb: Ảnh chụp màn hình Youtube/CGTN)

https://www.dkn.tv/the-gioi/chuyen-gia-suc-khoe-dh-harvard-dich-ncov-la-doc-nhat-lich-su-va-se-dat-dinh-trong-1-thang-nua.html

 

Gián điệp mạng, 5G và Iran là những vụ việc

 khiến Mỹ có thể bóp vụn Huawei? (Phần 2)

Marrian Zhou | Triệu Hằng biên tập

Trong cuộc chiến thương mại, Trung Quốc, người mua đậu nành lớn nhất thế giới đã giảm mạnh nhập khẩu từ Hoa Kỳ, thay thế nguồn cung từ Canada và Brazil. Xuất khẩu đậu nành của Canada sang Trung Quốc nhảy vọt 82% từ năm 2017 lên khoảng 3,58 triệu tấn trong năm 2018, theo Statistics Canada.

“Tình hình giữa Trung Quốc và Mỹ đã tác động tới chúng tôi, nhưng có trường hợp lại tích cực”, Stewart Beck, chủ tịch và CEO của Quỹ Châu Á Thái Bình Dương Canada trao đổi với Nikkei. “Chúng tôi được hưởng lợi trong xuất khẩu tôm hùm… Thị phần tôm hùm (Canada) đã tăng đáng kể ở Trung Quốc do thuế quan thương mại áp đặt lên tôm hùm từ Mỹ”.

Tuy nhiên, ngay sau khi Canada bắt CFO Huawei Mạnh Vãn Châu, các nhà xuất khẩu nông nghiệp Canada bắt đầu gặp khó khăn trong việc làm thủ tục hải quan ở Trung Quốc. Xuất khẩu hạt cải dầu là một trong những mặt hàng bị đánh mạnh nhất. Trung Quốc trước đây chiếm 40% xuất khẩu hạt cải dầu của Canada.

Nhiều người Canada và cộng đồng quốc tế tin rằng gốc rễ của những vấn đề thương mại này và việc bắt giữ hai người tên Michael là sự trả đũa của Bắc Kinh cho việc Canada bắt giữ CEO của Huawei.

Huawei đã liên tục phủ nhận bất kỳ vai trò nào trong chính sách của Bắc Kinh đối với Canada.

Mạng 5G

Huawei là nhà cung cấp thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới, chiếm gần 1/3 thị trường cho cơ sở hạ tầng 2G, 3G, và 4G vào cuối năm 2018, vượt lên trên hai đối thủ cạnh tranh chính là công ty Ericsson (Thụy Điển) và Nokia (Phần Lan).

Vị thế thống trị của Huawei ngày càng tăng và được xem là có mối liên kết với chính quyền Trung Quốc tạo nên những mối lo sợ trong các chính phủ phương Tây, và Úc là nước công khai điều này nhất.

Vào năm 2012, chính phủ Úc đã cấm Huawei đấu thầu một phần trong dự án Mạng Băng thông rộng Quốc gia trị giá 38 tỷ USD, nhằm kết nối gần như tất cả các ngôi nhà ở Úc với các đường truyền Internet tốc độ cao.

Chính phủ Úc lo ngại Huawei có thể sẽ thiết lập “cửa hậu” cho phép các dịch vụ bảo mật của Trung Quốc truy cập vào các mạng truyền thông.

Nhưng lo ngại đó gia tăng vào năm 2017, khi Bắc Kinh thông qua một đạo luật theo đó yêu cầu các công ty Trung Quốc hỗ trợ chính phủ trong các cuộc điều tra liên quan đến an ninh quốc gia.

Năm sau, Úc thông qua một luật mới, Đạo luật An ninh Cơ sở Hạ tầng Quan trọng (Security of Critical Infrastructure Act) buộc các nhà khai thác mạng phải quản lý rủi ro tội phạm mạng và gián điệp. Dù chính phủ Úc không đề cập đến bất kỳ công ty nào trong hướng dẫn này nhưng rõ ràng đã nhắm đến mục tiêu cụ thể.

“Họ không chỉ đích danh Huawei”, nhà nghiên cứu Stanley Shanapinda thuộc Trung tâm Nghiên cứu An ninh Mạng Optus Đại học La Trobe (Melbourne) cho biết. “Nhưng mọi người đều biết họ nhắm vào Huawei”.

Biểu đồ cho thấy, tính đến 31/1/2020, các chính phủ Úc, Nhật, Mỹ đã cấm Huawei tham gia 5G (ảnh chụp màn hình Nikkei Asian Review).

Nỗi lo về tính bảo mật của xương sống viễn thông được đề cao khi các quốc gia đang thương thảo về 5G. Hệ thống mạng lưới thế hệ 5 sẽ tăng tốc độ kết nối dữ liệu di động lên nhiều lần, cho phép giao tiếp nhanh hơn, phong phú hơn và nhảy vọt.

Cắt Huawei khỏi các mạng trong tương lai sẽ giảm thiểu rủi ro rằng các dịch vụ bảo mật Trung Quốc có thể sử dụng các “cửa hậu” trong công nghệ của công ty, mặc dù Úc không đưa ra bằng chứng cụ thể rằng “cửa hậu” đó có tồn tại.

Tuy nhiên, sự giải quyết mối lo ngại bảo mật đó vấp phải các lý lẽ kinh tế.

Huawei dẫn đầu trong thị trường 5G. Công nghệ của công ty này được xem là vượt trội so với các đối thủ cạnh tranh và có khả năng triển khai ở quy mô lớn.

Những lý lẽ kinh tế khó bỏ qua

Tổ chức tư vấn dự báo kinh tế IHS Markit ước tính đến năm 2035, mạng 5G sẽ tạo ra 3,6 nghìn tỷ USD sản lượng kinh tế.

Năm 2019, công ty nghiên cứu Oxford Economics đã khảo sát tác động tiềm tàng của việc hạn chế sự tham gia 5G trên 8 quốc gia. Họ phát hiện rằng những hạn chế cực đoan hơn đối với Huawei có thể trì hoãn việc triển khai mạng 5G và gây ra một khoản lỗ vĩnh viễn (permanent loss) cho tổng sản phẩm quốc nội lên tới 63 tỷ USD ở Mỹ; 11,8 tỷ USD tại Anh; 6,7 tỷ USD tại Canada và 8, 2 tỷ USD ở Úc.

Đó là những lý lẽ kinh tế thật khó bỏ qua. Bất chấp sự vận động mạnh mẽ từ Mỹ, cuối tháng 1, chính phủ Anh ra tuyên bố  “các nhà cung cấp rủi ro cao” được phép truy cập có giới hạn vào việc đấu thầu xây dựng mạng 5G – một quyết định mà Thượng Nghị sĩ Tom Cotton ví rằng “như thể cho phép KGB xây dựng mạng điện thoại trong Chiến tranh Lạnh”.

Anh Quốc đã bước vào một vị trí bấp bênh trong các vấn đề của thế giới kể từ khi rời Liên minh châu Âu, nước này phải vạch ra một ranh giới tốt để tránh gây phẫn nộ cho cả hai quốc gia mà họ sẽ tìm kiếm các thỏa thuận thương mại.

Canada vẫn chưa đưa ra quyết định về các mạng cơ sở hạ tầng 5G.

Hoa Kỳ chiếm 75% xuất khẩu hàng hóa của Canada và hai nước đã ký kết hồi tháng trước – nhưng chính phủ chưa thông qua – một thỏa thuận thương mại mới, sau khi chính quyền Trump tuyên bố sẽ đàm phán lại các điều khoản của Thỏa thuận Tự do thương mại Bắc Mỹ 1994.

“Gã khổng lồ” viễn thông Trung Quốc đã bán thiết bị của mình cho cả ba nhà mạng lớn ở Canada gồm Rogers Communications, BCE và Telus cũng như một số hãng nhỏ hơn.

Huawei rời Mỹ, đầu tư vào Canada

Huawei đã chống lại áp lực từ chính quyền Mỹ bằng một cuộc tấn công “mật ngọt”, chi tiêu lớn cho vận động hành lang lên tới gần 3 triệu USD trong năm 2019 ở Mỹ, theo các tài liệu liên bang, bao gồm khoảng 1,7 triệu USD chi cho Michael Esposito, một nhà vận động hành lang tự nhận là có mối quan hệ sâu sắc với đảng Cộng hòa và từng gây quỹ cho Tổng thống Trump.

Trao đổi với Nikkei, Alykhan Velshi, phó chủ tịch phụ trách các vấn đề đối ngoại tại Huawei Canada nói rằng họ đã bị kéo vào cuộc tranh chấp thương mại của Tổng thống Donald Trump với Trung Quốc.

Tại Canada, công ty đã mạnh tay đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao. Mặc dù Canada là một thị trường rất nhỏ so với Mỹ, nhưng công ty thuê 1.200 nhân viên, 80% trong số họ làm việc trong nghiên cứu và phát triển, theo Velshi.

Vào tháng 12, ông Nhậm Chính Phi, người sáng lập Huawei cho biết công ty sẽ chuyển trung tâm R&D của mình từ Mỹ sang Canada.

“Hầu hết người Bắc Mỹ không biết công việc nghiên cứu và phát triển chuyên sâu vào 5G đã diễn ra ở Canada, trong trung tâm R&D của chúng tôi tại Ottawa”, Velshi cho biết. “Đó là lý do tại sao Canada là một trong những trung tâm R&D lớn cho Huawei”.

Năm ngoái, công ty đã chi gần 200 triệu đô la cho nghiên cứu ở Canada, Velshi nói, khiến nó trở thành một trong 25 nhà tài trợ hàng đầu của khu vực tư nhân về R&D.

“Và nó đang phát triển. Đó là vì rất nhiều tiền đổ vào hệ sinh thái R&D của người Canada”, ông nói.

Liên quan đến Iran

Phiên xét xử bà Mạnh diễn ra vào tháng 1 được tổ chức bên trong Phòng xử án 20 – một phòng trang bị kính chống đạn được xây riêng cho các phiên tòa xét xử cao cấp, được sử dụng lần đầu trong phiên tòa năm 1985 xét xử các nghi phạm trong vụ đánh bom chuyến bay 182 của Hàng không Ấn Độ Air India.

Bà Mạnh ngồi lặng lẽ với người phiên dịch, đằng sau những luật sư của mình. Bà mặc một chiếc váy đen chấm bi trắng, đi giày cao gót và thiết bị theo dõi GPS vòng quanh mắt cá chân, trông bà có vẻ lo lắng trong suốt phiên tòa.

Phiên tòa tập trung vào việc liệu vụ án có đáp ứng tiêu chuẩn “tội phạm kép” hay không – các cáo buộc chống lại bà Mạnh cần phải được coi là tội phạm ở cả Mỹ và Canada mới đủ điều kiện để bà bị dẫn độ.

Các công tố viên lập luận rằng lừa đảo qua đường dây và ngân hàng là tội ác ở cả hai quốc gia, nên lệnh dẫn độ là hợp lý. Còn các luật sư của bà Mạnh cho rằng vụ kiện nhắm vào việc vi phạm các biện pháp trừng phạt của Hoa Kỳ, vốn không phải là luật ở Canada.

Một quyết định về điều gì dường như không thể đến sớm vào tháng Ba. Dù quyết định đó là gì, các điều khoản được đưa ra ít nhiều sẽ bị chính trị hóa bởi nhiều vấn đề xoay quanh phiên tòa.

Vụ việc thậm chí còn phức tạp hơn bởi liên quan tới Iran, và thêm vào đó là một thảm kịch đối với người Canada liên quan tới việc Hoa Kỳ tấn công tiêu diệt tướng tình báo cấp cao Iran Qassem Soleimani vào tháng 1/2020. Trong bối cảnh căng thẳng đó, quân đội Iran đã “bắn nhầm” một máy bay chở khách Ukraine giết chết tất cả 176 hành khách và phi hành đoàn trên boong, trong đó có ít nhất 63 người Canada.

(Bài viết của Marrian Zhou đăng trên Nikkei Asian Review ngày 5/2, do Triệu Hằng dịch và biên tập – Phần 2 và Hết. Nguồn ảnh chính: BNN Bloomberg).

https://www.dkn.tv/the-gioi/gian-diep-mang-5g-va-iran-la-nhung-vu-viec-khien-my-co-the-bop-vun-huawei-phan-2.html

 

Mỹ ‘tự hào hỗ trợ Việt Nam đối phó’ virus corona

Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội cho VOA tiếng Việt biết như vậy hôm 10/2, đồng thời cho hay rằng Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) tại Việt Nam “đang phối hợp chặt chẽ” với chính phủ Việt Nam để theo dõi diễn biến tình hình dịch bệnh do chủng virus corona mới (nCoV) gây ra.

Cơ quan ngoại giao này cũng nói thêm rằng CDC “đang cung cấp hỗ trợ kỹ thuật để tăng cường năng lực xét nghiệm” cũng như “phát triển và triển khai các công cụ thu thập dữ liệu và phân tích các trường hợp nhiễm nCoV”.

“CDC ở Việt Nam đang phối hợp với CDC tại Atlanta, Bộ Y tế Việt Nam và các viện y tế công cộng ở Việt Nam để có được 4.000 bộ xét nghiệm nCoV thông qua trung tâm International Reagent Resource của CDC để phân phối cho các phòng thí nghiệm được chọn trên khắp Việt Nam”, Tòa đại sứ Hoa Kỳ cho VOA biết thêm.

XEM THÊM:

Canada đưa máy bay tới Việt Nam, sơ tán công dân khỏi tâm dịch Vũ Hán

Cho đến nay, CDC ở Việt Nam đã hỗ trợ Cục Quản lý Khám chữa bệng (VAMS) thuộc Bộ Y tế Việt Nam “tiến hành đào tạo về lấy mẫu và thử nghiệm trong phòng thí nghiệm về nCoV đối với 60 người tham gia từ 15 bệnh viện quốc gia và tuyến đầu, bao gồm một bệnh viện tư nhân tại Hà Nội vào ngày 6/2/2020”, vẫn theo Tòa đại sứ Hoa Kỳ.

Nguồn tin này cho hay, vào tuần tới, CDC ở Việt Nam sẽ hỗ trợ đào tạo tương tự cho các bệnh viện tỉnh và các trung tâm kiểm soát và phòng chống bệnh tật tại 11 tỉnh miền trung và Thành phố Hồ Chí Minh.

Ngoài ra, CDC ở Việt Nam đang phối hợp với Bộ Y tế Việt Nam để có được thông tin kịp thời về các ca nhiễm gần đây tại Việt Nam, bao gồm cả với công dân Mỹ, Tòa đại sứ Hoa Kỳ cho biết thêm.

“Dữ liệu được thu thập được sẽ giúp tăng sự hiểu biết của chúng tôi về sự bùng phát dịch bệnh hiện tại, bao gồm cả thời gian ủ bệnh và thời gian lây nhiễm,” cơ quan ngoại giao của Hoa Kỳ cho biết.

https://www.voatiengviet.com/a/my-tu-hao-ho-tro-vietnam-doi-pho-virus-corona/5281431.html

 

Canada: Chế tạo thành công khẩu trang ‘phủ muối’

có thể tiêu diệt virus trên bề mặt trong 5 phút

Quý Khải | Theo Business Insider

Các nhà nghiên cứu Canada vừa phát minh ra một loại khẩu trang “phủ muối” có khả năng tiêu diệt virus.

Người dân đeo khẩu trang y tế hiện khó có thể giữ nguyên trên mặt. Người đeo thường xuyên chạm vào khẩu trang để điều chỉnh, và thường xuyên cởi ra đeo vào. Chính những hành động như vậy lại khiến các loại vi khuẩn, virus trên bề mặt khẩu trang đi vào cơ thể người. Giới chuyên gia cho rằng đối với phần lớn người dân bên ngoài thành phố Vũ Hán (Trung Quốc), khẩu trang không có khả năng bảo vệ trước nạn dịch virus corona hoành hành.

Mới đây, Hyo-Jick Choi – một kỹ sư y sinh học đồng thời là giáo sư tại Đại học Alberta (Canada) tuyên bố ông có một giải pháp tiềm năng, là phát minh một chiếc khẩu trang có khả năng tiêu diệt những mầm bệnh gây hại, thay vì chỉ ngăn chặn chúng. Thành phần bí mật trong chiếc khẩu trang đó là muối tinh.

Do cấu trúc phân tử của muối là tinh thể, những góc sắc nhọn, cứng trong phân tử muối có thể cắt xuyên qua virus, khiến chúng không thể sống sót, Giáo sư Choi giải thích.

Đội ngũ của ông đã thử nghiệm khẩu trang phủ muối trong phòng thí nghiệm mấy năm qua, và phát hiện rằng chúng có thể vô hiệu hóa 3 chủng virus cúm. Nhóm nghiên cứu đã lần đầu công bố kết quả này trên tạp chí Scientific Reports vào năm 2017.

Họ nghĩ công nghệ vô hiệu hóa mầm bệnh có thể cải thiện đáng kể các nỗ lực phòng chống bệnh truyền nhiễm và hy vọng sẽ sản xuất khẩu trang ra thị trường trong vòng 18 tháng tới.

Khẩu trang phủ muối hoạt động ra sao?

“Giọt chất lỏng li ti chứa virus corona văng ra từ người bệnh có thể lưu lại trên bề mặt khẩu trang”, Giáo sư Choi cho biết. “Thách thức lớn nhất về mặt kỹ thuật đối với khẩu trang y tế hiện nay là không thể tiêu diệt virus bám trên bề mặt, làm tăng nguy cơ truyền nhiễm”.

Tuy nhiên, khi tiếp xúc với khẩu trang phủ dung dịch muối của Giáo sư Choi, giọt chất lỏng li ti chứa virus bắt đầu hấp thụ muối. Sau khi chất lỏng bốc hơi, tất cả những gì sót lại là virus và tinh thể muối. Tinh thể muối sẽ cứa vào virus và vô hiệu hóa chúng. Trong các thử nghiệm ở phòng thí nghiệm, virus bị vô hiệu hóa trong 5 phút và bị tiêu diệt hoàn toàn trong 30 phút, theo Giáo sư Choi.

Giáo sư Choi nảy ra ý tưởng thiết kế khẩu trang phủ muối sau thất bại từ một thí nghiệm khác. Lúc đó, ông tìm cách phát triển vaccine uống. Trong quá trình phát triển vaccine – dạng suy yếu của một loại virus được trộn vào dung dịch đường, nhưng cấu trúc của đường liên tục làm hạt virus bị rách, khiến vaccine mất tác dụng. “Dạng tinh thể của công thức chứa đường làm vaccine mất ổn định”, Ilaria Rubino, nghiên cứu sinh làm việc trong phòng thí nghiệm của Giáo sư Choi ở Đại học Alberta, giải thích. “Chúng tôi băn khoăn liệu sự kết tinh của muối có thể vô hiệu hóa virus hay không?”.

Cả nhóm bắt đầu phát triển lớp phủ màng muối và ứng dụng trên sợi của màng lọc khẩu trang. Sau đó, họ sản xuất và kiểm tra các mẫu thử nghiệm. Giáo sư Choi đã xin cấp bằng sáng chế cho công nghệ này. Theo Rubino, tính đơn giản của dung dịch phủ muối cho phép dễ dàng kết hợp công nghệ với quy trình sản xuất khẩu trang hiện nay, đồng thời có chi phí đầu tư thấp và vật liệu muối không hề đắt đỏ. Giáo sư Choi và Rubino dự kiến hợp tác với các công ty để bắt đầu sản xuất khẩu trang phủ muối trên quy mô thương mại trong vòng hai năm nữa.

https://www.dkn.tv/the-gioi/canada-che-tao-thanh-cong-khau-trang-phu-muoi-co-the-tieu-diet-virus-tren-be-mat-trong-5-phut.html

 

Virus corona : Chuyên gia WHO

đến Trung Quốc để điều tra

Thanh Phương

Một phái đoàn chuyên gia quốc tế, dưới sự bảo trợ của Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO), tới Trung Quốc để điều tra về dịch viêm phổi do virus corona mới, theo thông báo của WHO hôm 09/02/2020.

Vào cuối tháng Giêng, tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus đã đến Bắc Kinh để thảo luận với chủ tịch Tập Cận Bình và các bộ trưởng Trung Quốc. Ông đã đạt được thỏa thuận với chính quyền Bắc Kinh về việc gởi một phái đoàn chuyên gia quốc tế đến tận nơi để điều tra về dịch bệnh ở Trung Quốc

Số người chết do bị nhiễm virus corona ở Hoa lục (không tính Hồng Kông và Macao) hiện đã lên tới 908 người, theo tổng kết mới nhất được nhà chức trách Trung Quốc công bố hôm 10/02. Số người bị lây nhiễm đã vượt hơn 40.000 người, nhưng cho thấy đang có xu hướng ổn định về tốc độ lây nhiễm. Tuy nhiên, tổng giám đốc WHO hôm 09/02 cảnh báo là dịch bệnh hiện giờ có thể chỉ mới là « phần nổi của tảng băng chìm ».

Từ Bắc Kinh, thông tín viên Stéphane Lagarde tường trình :

« Phải mất gần hai tuần chính quyền Trung Quốc mới chấp nhận danh sách các thành viên của phái đoàn, đứng đầu là nhà dịch tễ học người Canada Bruce Aylward, nổi tiếng vì đã từng chỉ huy cuộc chiến chống dịch Ebola ở châu Phi.

Các chuyên gia này đến Trung Quốc điều tra về virus corona mới, trong bối cảnh cho tới nay người ta vẫn chưa xác định được nguồn gốc của dịch bệnh này. Họ cũng sẽ đánh giá trên thực địa tác động của các biện pháp do chính phủ Trung Quốc thi hành, đặc biệt là việc cô lập nhiều thành phố để cố ngăn chặn dịch bệnh.

Theo dự báo của nhà dịch tễ học người Mỹ Ian Lipkin, một trong những người nổi tiếng về diệt trừ virus trên thế giới, nếu các biện pháp đó đạt kết quả tốt, dịch virus corona có thể lên đến đỉnh điểm trước cuối tháng này.

Vừa trở về New York sau chuyến công tác ở tỉnh Quảng Đông, ông Ian Lipkin giải thích : Đây là một cuộc khủng hoảng chưa từng có, gây tác động rất lớn đối với đời sống người dân và nền kinh tế. Một bộ phận người dân Trung Quốc sẽ đi làm trở lại trong tuần này và tuần tới, rồi sau đó học sinh, sinh viên sẽ đi học trở lại. Do thời gian ủ bệnh là từ 5 đến 7 ngày, và nếu các biện pháp cách ly đạt hiệu quả, chúng ta có thể hy vọng dịch bệnh sẽ bắt đầu suy giảm từ cuối tháng 2.

Hy vọng điều này trở thành hiện thực nếu các biện pháp đạt kết quả tốt. Trong trường hợp ngược lại, theo nhà dịch tễ học Lipkin, phải làm lại toàn bộ từ đầu.

Để tránh những trường hợp lây nhiễm mới, nhiều người ở Bắc Kinh được yêu cầu làm việc từ nhà. Đối với những người bắt buộc phải di chuyển, các biện pháp hạn chế lưu thông đã được bãi bỏ để tránh bớt việc sử dụng các phương tiện chuyên chở công cộng. Hôm nay (10/02), các phương tiện truyền thông Nhà nước cho biết số người đi metro đã giảm 50% ».

Lần đầu tiên Tập Cận Bình xuất hiện với khẩu trang

Theo các hình ảnh được đài truyền hình quốc gia phát trên các mạng xã hội, hôm nay, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lần đầu tiên xuất hiện với khẩu trang, khi ông đến thăm một khu dân cư ở Bắc Kinh để theo dõi các nỗ lực phòng chống dịch bệnh. Trong khi cho tới nay đa số người dân Trung Quốc đeo khẩu trang y tế để ngăn ngừa lây nhiễm virus, lãnh đạo số một của chế độ Bắc Kinh lại không làm như thế khi xuất hiện trước công chúng. Lần này không chỉ đeo khẩu trang, ông Tập Cận Bình còn để đo thân nhiệt, theo đúng quy định đối với những người đi vào một nơi công cộng

http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200210-virus-corona-chuyen-gia-who-den-trung-quoc-de-dieu-tra

 

Sau gần 2 tuần, phái đoàn WHO mới được Trung Quốc

cấp phép đến điều tra dịch virus corona

Quý Khải | Theo Reuters

Đoàn chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã lên đường đến Bắc Kinh để điều tra nguồn gốc dịch viêm phổi Vũ Hán do chủng virus Corona mới.

Sau khi quay về từ Bắc Kinh, Tổng thư ký WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus đã mang theo thỏa thuận ký kết giữa tổ chức này và chính phủ Trung Quốc về việc gửi đoàn chuyên gia quốc tế đến Trung Quốc điều tra dịch bệnh nCoV.

Tuy nhiên, phải mất gần 2 tuần WHO mới nhận được tín hiệu đồng ý của Bắc Kinh về thành phần các chuyên gia có mặt trong đoàn.

“Tôi vừa có mặt tại sân bay để tiễn các thành viên của nhóm tiên phong thực hiện nhiệm vụ quốc tế về nCoV (chủng virus corona mới) do WHO dẫn đầu tới Trung Quốc. Đứng đầu là Bruce Aylward, chuyên gia giàu kinh nghiệm trong các trường hợp khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng trước đây”, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus đăng trên Twitter.

Tiến sĩ Sylvie Briand, người tháp tùng tổng thư ký trong chuyến công du Bắc Kinh, tiết lộ họ đã thảo luận danh sách các chuyên gia sẽ được phép đến Trung Quốc. Ông cho hay đoàn gồm 15 người.

Ông Ghebreyesus vào cuối tuần qua bày tỏ hy vọng phái đoàn điều tra dịch nCoV sẽ có các chuyên gia của Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát dịch bệnh Mỹ (CDC). Chưa rõ trong danh sách của phái đoàn khởi hành từ Geneva cuối cùng có sự tham gia của các chuyên gia Mỹ hay không.

Vào ngày 30/1, WHO tuyên bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu đối với dịch viêm phổi Vũ Hán do nCoV gây ra, 5 ngày sau khi chính quyền Trung Quốc ra lệnh phong tỏa 60 triệu người ở tỉnh Hồ Bắc và thủ phủ Vũ Hán.

(Nguồn ảnh thumb: Ảnh chụp màn hình Youtube/Global News)

https://www.dkn.tv/the-gioi/sau-gan-2-tuan-phai-doan-chuyen-gia-who-duoc-trung-quoc-cap-phep-den-dieu-tra-dich-ncov.html

 

Virus corona : Nguy cơ lây nhiễm

từ người chưa từng đến Trung Quốc

Thanh Phương

Ngày 09/02/2020, tổng giám đốc Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) cảnh báo là bên ngoài Trung Quốc, dịch viêm phổi do virus corona mới có thể lan rộng nhanh hơn với việc lây nhiễm từ những người chưa từng đặt chân đến Trung Quốc.

Trên mạng Twitter, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus viết : « Có những trường hợp đáng lo ngại về sự lây nhiễm virus 2019-nCoV (tên khoa học tạm thời của virus) từ những người chưa hề đến Trung Quốc. Việc phát hiện một số ca có thể cho thấy sự lây lan nhiều hơn tại các nước khác. Có thể chúng ta chỉ mới nhìn thấy phần nổi của tảng băng chìm ».

Hiện giờ, sự lây lan của dịch viêm phổi do virus corona bên ngoài Trung Quốc có vẻ chậm, nhưng tổng giám đốc WHO cảnh báo là tốc độ có thể sẽ tăng nhanh. Ông Ghebreyesus kêu gọi tất cả các nước trên thế giới chuẩn bị cho khả năng virus corona lây lan tới nước mình.

Ngoài Hoa lục, trên thế giới hiện có hơn 350 người bị nhiễm virus tại khoảng 30 quốc gia và vùng lãnh thổ, và hiện mới có 2 người chết, 1 ở Philippines và một ở Hồng Kông.

Nhiều quốc gia đã cấm những người từ Trung Quốc đến, các hãng hàng không lớn đã tạm ngưng các chuyến bay đến và từ Trung Quốc. Một số nước, trong đó có Pháp, khuyên công dân của họ không nên đến Trung Quốc trong lúc này, nếu không thật sự cần thiết.

http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200210-virus-corona-nguy-co-lay-nhiem-tu-nguoi-chaa-tung-den-trung-quoc

 

Dân châu Âu thiếu tin tưởng vào lá chắn Mỹ

nếu bị Nga tấn công

Minh Anh

Niềm tin của công dân các nước thành viên khối Liên Minh Quân Sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) vào sự hỗ trợ của quân đội Mỹ trong trường hợp đất nước họ bị Nga tấn công ngày càng sụt giảm. Đây là kết quả một nghiên cứu do Pew Research Center công bố ngày 10/02/2020.

Cứ hai năm một lần, viện thăm dò thực hiện một cuộc điều tra công luận về NATO. Cuộc điều tra vừa công bố được tiến hành vào mùa hè 2019 đối với 21.000 người tại 19 quốc gia.

Kết quả cho thấy 60% số người được hỏi tại các nước thành viên khối NATO nghĩ rằng Hoa Kỳ sẽ can thiệp quân sự nếu như Nga tấn công một nước thành viên của khối. Chỉ có khoảng 29% là cho rằng Hoa Kỳ sẽ không đến cứu giúp.

Theo quan sát của Viện Pew, câu trả lời cho câu hỏi này đã thay đổi nhiều so với năm 2015 và trong nội bộ các nước thành viên, có sự chia rẽ về vấn đề này. So với cách nay bốn năm, niềm tin của người dân Pháp vào vai trò của Mỹ đã bị sụt giảm đến 8 điểm, tại Đức là 5 điểm, Canada 3 điểm và tại Hungary là đến 16 điểm. Ngược lại, ở Anh Quốc và Ý, mức độ tin tưởng vào Mỹ tăng thêm 7 điểm và ở Thổ Nhĩ Kỳ là 6 điểm.

Điều thú vị là cũng giống như năm 2015, người dân các nước thành viên trong khối NATO có một lập trường không thay đổi : Không mấy hào hứng về ý tưởng đất nước của họ phải đến giải cứu một nước khác trong khối nếu bị Nga tấn công.

Chỉ có 5 trong số 16 nước thành viên có liên quan đến nghiên cứu này – Hà Lan, Hoa Kỳ, Canada, Anh Quốc và Litva – ở đó, đại đa số những người được hỏi cho rằng nên tham gia vào một chiến dịch quân sự để tuân thủ các ràng buộc của điều khoản số 5, quy định rằng « một cuộc tấn công nhắm vào một nước thành viên được xem như là một hành động gây hấn chống lại cả khối ».

Pew nhận thấy tỷ lệ này cũng đã bị sụt giảm chỉ còn có 41% ở Pháp và Tây Ban Nha, 36% ở Cộng Hòa Séc, 34% ở Đức, 33% ở Hungary, 32% ở Thổ Nhĩ Kỳ cũng như là Slovakia. Tỷ lệ này còn thấp hơn ở Hy Lạp và Ý là 25% và chỉ vừa ở mức 12% tại Bulgari.

Nghiên cứu này giải thích rõ vì sao tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho rằng « NATO chết não », nguyên thủ Mỹ – Donald Trump chê là « lỗi thời » và tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan có thể ngang nhiên điều quân tấn đánh người Kurdistan tại Syria, đồng minh của liên quân quốc tế chống Tổ Chức Nhà Nước Hồi Giáo Daech.

http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200210-dan-chau-au-thieu-tin-tuong-vao-la-chan-my-neu-bi-nga-tan-cong

 

Virus corona: Phòng khám ở Anh đóng cửa

vì nhân viên xét nghiệm dương tính

Một phòng khám ở Brighton đã tạm thời bị đóng cửa sau khi một nhân viên xét nghiệm dương tính với virus corona.

Các bệnh nhân tại trung tâm y tế County Oak của thành phố Brighton, Anh quốc, đã được khuyến cáo nên liên hệ với một đường dây nóng của Dịch vụ Y tế Anh (NHS) nếu họ lo lắng.

Tám người ở Anh hiện đã bị nhiễm virus corona.

Bộ Y tế gọi virus này là “mối đe dọa nghiêm trọng và hiện hữu” đối với sức khỏe cộng đồng, nhưng mức độ rủi ro chung đối với Vương quốc Anh vẫn ở mức “vừa phải”.

Đã có hơn 40.000 trường hợp nhiễm virus trên toàn cầu, chủ yếu ở Trung Quốc. Tổng số ca tử vong ở Trung Quốc hiện là 908.

Bốn trường hợp mới về virus được công bố vào thứ Hai và tất cả đều liên quan đến một người đàn ông Anh đã nhiễm virus tại một hội nghị ở Singapore và đi du lịch đến một khu nghỉ trượt tuyết ở Pháp.

Người này được chẩn đoán ở Brighton và đang được điều trị tại Bệnh viện St Thomas ở London.

Bộ Y tế đã đưa ra các biện pháp mới ở Xứ Anh, có nghĩa là những người bị cách ly sẽ không được tự do rời đi, và có thể bị buộc phải cách ly nếu họ gây nguy cơ lây lan.

Các biện pháp này được thông báo vì một hành khách trên chuyến bay đầu tiên của Anh từ Vũ Hán, người đang bị cách ly ở Wirral, đã “đe dọa bỏ trốn”, theo Iain Watson, phóng viên chính trị của BBC.

Bệnh nhân ở Brighton nhiễm virus corona đã ở đâu?

Người đàn ông này đã đến Singapore công du từ ngày 20 đến 23 tháng 1, trước khi ở tại một căn nhà gỗ trong khu nghỉ Alps tại Les Contamines-Montjoie gần Mont Blanc.

Ông bay từ Geneva về Vương quốc Anh vào ngày 28/1, hãng hàng không EasyJet xác nhận.

Bốn người lớn và một trẻ em chín tuổi sau đó được chẩn đoán nhiễm virus sau khi tiếp xúc với người đàn ông này. Họ không ở trong tình trạng nghiêm trọng.

EasyJet cho biết trong một tuyên bố hôm thứ Hai rằng các quan chức y tế đang cố gắng tìm kiếm những hành khách khác trên chuyến bay EZS8481 tới London Gatwick vì có thể có rủi ro bị nhiễm.

Khi trở về Vương quốc Anh, người đàn ông ở Brighton đã ghé thăm quán The Grenadier ở Hove.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-51449301

 

Virus corona: Anh nói về ‘đe dọa nghiêm trọng’

và có 8 người mắc virus

Chính phủ Anh vừa tuyên bố virus corona là “mối đe dọa nghiêm trọng đang đến” cho sức khỏe cộng đồng, cùng lúc công bố các biện pháp mới để chống sự lây lan của bệnh dịch.

Theo các biện pháp này, mọi người giờ đây có thể bị cưỡng bức cách ly và sẽ không được tự do rời đi.

Tin mới nhất sáng 10/02 giờ London là nước Anh có thêm 4 người được xác định có dương tính sau khi bị nhiễmn virus corona, đưa tổng số lên 8.

Đã có hơn 40.000 ca nhiễm virut corona trên toàn cầu, đa số là ở Trung Quốc, với bốn trường hợp ở Anh.

Tổng số người chết ở Trung Quốc hiện là 908.

Trong một văn bản công bố hôm thứ Hai, Bộ trưởng Y tế Matt Hancock cho biết Bệnh viện Arrowe Park, trên trung tâm hội nghị Wirral và Kents Hill Park, ở Milton Keynes, đã được chỉ định là những trung tâm “cách ly” ở Anh.

Văn bản trên xuất hiện sau khi Bộ Ngoại giao thuê hai chuyến bay chở người hồi hương ra khỏi Vũ Hán, thành phố nơi virus corona mới xuất hiện.

Hôm Chủ nhật, khoảng 200 công dân Anh và người nước ngoài được sơ tán trên chuyến bay cứu hộ cuối cùng của Vương quốc Anh đã về đến RAF Brize Norton.

Người sơ tán đã được đưa đến Công viên Kents Hill để cách ly trong vòng 14 ngày. Người Anh sơ tán trên một chuyến bay trước đó từ Vũ Hán hiện đang được cách ly tại Bệnh viện Arrowe Park.

Một phát ngôn viên của Bộ Y tế cho biết: “Chúng tôi đang tăng cường các quy định để có thể hỗ trợ các nhân được cách ly vì sự an toàn của chính họ và nếu các chuyên gia y tế công cộng cho rằng họ có thể có nguy cơ truyền virus cho các thành viên khác.

“Biện pháp này sẽ giúp các chuyên gia y tế có điều kiện dễ dàng hơn trong việc giúp mọi người trên toàn quốc được an toàn.”

https://www.bbc.com/vietnamese/world-51439922

 

Nhiều người di dân Việt Nam bị buôn lậu

hoặc bán vào Vương Quốc Anh mỗi năm

Theo ABC News, một số lượng lớn người Việt tỵ nạn  bắt đầu đến Vương quốc Anh vào những năm 1980s, sau khi cộng sản cưỡng chiếm miền Nam vào năm 1975. Đơn cử là trường hợp của cô Đinh Thị Thanh.

Cô Thanh và mẹ trốn thoát cộng sản Việt Nam vào năm 1989 khi cô mới chỉ 18 tháng tuổi. Hai mẹ con lên một con tàu đến Nhật Bản từ thành phố hải cảng Hải Phòng của Việt Nam. Theo ABC News đưa tin, con tàu chật cứng hơn với 100 người khác. Tuy nhiên, con thuyền đã không đến được Nhật Bản, mà bị đắm trên bờ biển Hồng Kông. Vào thời điểm đó Hong Kong là thuộc địa của Anh Quốc. Mọi người trên tàu bị cảnh sát Hồng Kông bắt giữ vì xâm nhập bất hợp pháp. Thanh và mẹ của cô bị đưa vào trại tạm giam với nhiều người di dân và tị nạn khác. Họ sống ở đó gần hai năm. May mắn thay, hai mẹ con được một luật sư di trú người Anh giúp đỡ và giành được tự do tại phiên tòa. Thanh và mẹ cô đã có thể chuyển đến Vương quốc Anh và định cư tại London.

Tuy nhiên nhiều người di dân Việt Nam khác bắt đầu hành trình dài 6,000 dặm xuyên Á sang Tây Âu không may mắn như vậy. Theo Văn phòng Thống kê Quốc gia Vương quốc Anh, vào năm 2018 số người gốc Việt cư trú tại Vương quốc Anh ước tính có khoảng 23,000 người, với hàng chục ngàn người được cho là không có giấy tờ.

Theo một dự án nghiên cứu năm 2019 của các tổ chức từ thiện Anti-Slavery International, Every Child Protected Against Trafficking và Pacific Links Foundation, nhiều người di dân Việt Nam bị buôn lậu vào châu Âu và rất dễ bị buôn bán dọc theo hành trình hoặc ở điểm đến, thường là Vương quốc Anh. (BBT)

https://www.sbtn.tv/nhieu-nguoi-di-dan-viet-nam-bi-buon-lau-hoac-ban-vao-vuong-quoc-anh-moi-nam/

 

Colmar, điểm du lịch hấp dẫn nhất châu Âu

Tuấn Thảo

Nếu như hai thành phố Rijeka (Croatia) và Galway (Ai Len) được bầu làm Thủ đô Văn hóa của Liên Hiệp Châu Âu trong năm 2020, thì điểm du lịch hấp dẫn nhất châu Âu năm nay theo bình chọn của cư dân mạng lại là thành phố Colmar ở vùng Grand Est, miền Đông nước Pháp (gồm Alsace và các tỉnh lân cận).

So với Strasbourg, thủ phủ của vùng Alsace (khoảng 280.000 dân), Colmar chỉ thuộc vào hạng thành phố nhỏ (69.000 dân) nhưng dường như trong mắt du khách nước ngoài, Colmar lại có nhiều nét quyến rũ hơn. Ít ra, theo kết quả thăm dò của trang thông tin và hướng dẫn du lịch European Best Destinations, trên 640.441 cư dân mạng đến từ 179 quốc gia trên thế giới, có tới 180.000 người truy cập tức khoảng 28% đã bỏ phiếu cho thành phố Colmar. Kể từ khi cuộc bỏ phiếu được thành lập vào năm 2009, đây là lần đầu tiên một điểm đến du lịch lại nhận được nhiều phiếu bầu như vậy.

Trong vòng một thập niên qua, mạng thông tin du lịch European Best Destinations luôn tổ chức các cuộc bỏ phiếu thường niên để bầu ra 20 địa điểm đáng viếng thăm nhất châu Âu. Vào năm 2018, Colmar đã lọt vào Top 3, trong số các điểm du lịch hấp dẫn nhất, chỉ thua hai thành phố Wroclaw ở Ba Lan và Bilbao ở Tây Ban Nha.

Năm 2020, Colmar chẳng những xuất hiện trở lại trên danh sách, mà còn giành luôn cả vị trí đầu bảng, vượt qua mặt Athens ở Hy Lạp (hạng nhì) và Tbilisi ở Gruzia (hạng 3). Trong số các thủ đô hay thành phố lớn, chỉ có Vienna (hạng tư), Paris (hạng 9) và Roma (hạng 11) được đưa vào danh sách năm 2020, còn các thành phố còn lại như Berlin, Barcelona, Luân Đôn, Amsterdam, Lisboa, Venise, Prague, Budapest đều lọt ra ngoài Top 20.

Sự kiện Colmar gặt hái được nhiều phiếu bầu như vậy phần lớn cũng nhờ vào nỗ lực của Hội đồng Thành phố trong việc quảng bá các thế mạnh và hình ảnh của Colmar. Theo lời giám đốc Sở Du lịch thành phố, cô Caroline Saettel, Colmar đã nhận được nhiều phiếu bầu từ khắp nơi trên thế giới như Nhật Bản, Ấn Độ, Brazil, Mêhicô, Canada, Hoa Kỳ… nhưng điều đáng ngạc nhiên nhất là có cả người truy cập mạng từ các quốc đảo nhỏ ở Thái Bình Dương đã bỏ phiếu cho Colmar. Hiện giờ, Colmar thu hút 3 triệu du khách mỗi năm, và có thể tăng thêm 15% như trường hợp của thành phố Bordeaux, đã từng đoạt giải nhất cuộc bỏ phiếu vào năm 2015.

Trong số 20 thành phố có mặt trên danh sách năm 2020, Colmar cũng như nhiều thành phố cỡ nhỏ và trung bình khác như Sibiu ở Rumani (hạng 6), Namur ở Bỉ (hạng 7), Bydgoszcz ở Ba Lan (hạng 10) Héviz ở Hungary (hạng 12) hay Rochefort ở Pháp (hạng 14) được lựa chọn trước hết là vì du khách thời nay thích khám phá các điểm tham quan ít nổi tiếng hơn.

Theo anh Maximilien Lejeune, thuộc ban tổ chức cuộc bỏ phiếu trên mạng, dân châu Âu giờ đây đi du lịch nhiều hơn và không còn giới hạn ở các thủ đô hay thành phố lớn, mà họ lại tìm kiếm những điểm đến khác lạ, độc đáo hơn. Trong những năm gần đây, bắt đầu xuất hiện xu hướng đi du lịch ‘‘ngoài phong trào’’ hầu tránh những mùa du lịch cao điểm, những nơi tham quan bị quá tải về lượng du khách, như trường hợp của Croatia, trong khi một số điểm đáng viếng thăm tại các quốc gia lân cận ở Serbia hay Bosnia lại thiếu sức hút.

Được mệnh danh là một trong những ngôi làng đẹp nhất nước Pháp, Colmar thường bị phủ bóng bởi Strasbourg, thủ phủ vùng Grand Est (gồm Alsace và các tỉnh phụ cận miền Đông nước Pháp). Hai thành phố Colmar-Strasbourg chỉ cách nhau khoảng 60 cây số. Và từ Paris đến Colmar du khách chỉ mất 2 tiếng rưỡi đồng hồ bằng tàu cao tốc TGV.

Nếu như trung tâm Strasbourg có khu phố cổ ‘‘Petite France’’ thì Colmar còn thường được mệnh danh là một ‘‘Venise tí hon’’ (Petite Venise) do thành phố được bao bọc bởi nhiều kênh rạch. Nổi tiếng là vùng đất yên bình, thơ mộng, Colmar có dáng vẻ hiền hòa như một thị trấn hơn là một thành phố. Toàn khu phố cổ có nhiều nét kiến trúc đặc trưng của vùng Alsace, các ngôi nhà bằng gỗ với những khung cửa sổ đều đặn vuông vức, các dãy nhà tăm tắp san sát luôn có những ban công trồng hoa muôn sắc rực rỡ mùa hè, tươi mát các giống thường xanh vào mùa đông.

Một trong những điểm gây ấn tượng nhất là lối kiến trúc rất hài hòa không những ở đường nét mà còn ở những mảng màu sắc, đôi khi kết hợp nhiều màu nhưng vẫn không chói mắt. Những căn nhà gỗ soi mình bên dòng nước mát, lối đi yên tĩnh bên những ban công lợp đầy hoa, điều đó tạo cho du khách một cảm giác thanh thản, an nhàn.

Có nhiều nơi tham quan không nên bỏ qua như Ngôi nhà Pfister được xây từ thế kỷ 15, với các bức bích họa ở mặt tiền, cầu thang xoắn ốc với nóc tháp hình bát giác. Ngôi nhà cổ xưa này từng gợi hứng cho đạo diễn Miyazaki thực hiện năm 2004 bộ phim hoạt hình ‘‘Howl’s Moving Castle’’ (Lâu đài bay của pháp sư Howl), dựa trên tiểu thuyết cùng tên của tác giả người Anh Diana Wynne Jones.

Thành phố Colmar cũng đã cho dựng một bức tượng Nữ thần Tự do ở vùng ngoại thành phía đông để tưởng nhớ công lao của một trong những nhân vật lịch sử nổi tiếng là ông Auguste Bartholdi. Người Pháp cũng thường gọi Colmar là thành phố Bartholdi vì đây là nguyên quán của nhà điêu khắc người Pháp, từng nổi tiếng trên khắp thế giới nhờ sáng tác bức tượng Nữ thần Tự do.

http://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20200210-colmar-diem-du-lich-hap-dan-nhat-chau-au

 

Đức: Lãnh đạo Đảng CDU thay cho Angela Merkel

đột nhiên xin thôi

Khủng hoảng chính trị Đức thêm sâu rộng khi bà Annegret Kramp-Karrenbauer, người kế nhiệm thủ tướng Angela Merkel đột nhiên xin thôi.

Bà Annegret Kramp-Karrenbauer tuyên bố thôi không nắm chức lãnh đạo đảng Liên minh Dân chủ Thiên Chúa giáo (CDU), hiện đang cầm quyền ở Đức, quốc gia lớn nhất EU.

Đức: Dính vào cực hữu, thủ hiến Thuringia từ chức sau 24 giờ

Đức bắt nghi phạm ‘giết nữ nhà báo Bulgaria’

Vụ Trịnh Xuân Thanh: Slovakia trục xuất một nhà ngoại giao VN

Chemnitz: Biểu tình va chạm dưới tượng Marx

Bà cũng cho hay bà sẽ không ra ứng cử thay bà Angela Merkel ở chức thủ tướng.

Thiếu uy tín như Merkel

Hồi tháng 12/2018 bà Kramp-Karrenbauer lên thay bà Merkel để lãnh đạo đảng CDU.

Được cho là ‘người thân tín’ của Angela Merkel, bà Annegret Kramp-Karrenbauer gần như chắc chắn sẽ lên làm thủ tướng Đức một khi bà Merkel về nghỉ, dự kiến vào năm 2021.

Thế những một loạt diễn biến chính trị mới nhất tại Đức khiến kế hoạch chuyển giao quyền lực này gặp vấn đề.

CDU bị phê phán vì một số nhân vật chủ chốt của họ ở tiểu bang Thuringia đã bỏ phiếu cùng đảng cực hữu ‘Sự lựa chọn khác cho nước Đức’ – AfD nhằm đưa ông Thomas Kemmerich, ứng viên của đảng Tự do Dân chủ (FDP) lên làm thủ hiến bang (xem bài).

Annegret Kramp-Karrenbauer bị cho là thiếu uy tín, không kiểm soát được tình hình trong CDU, khiến bà Angela Merkel phải can thiệp để vụ tai tiếng ở Thuringia không lan rộng.

Làn sóng phản đối chuyện các đảng phái có uy tín lâu năm bỗng thỏa hiệp ở mức địa phương với AfD, một đảng bị không ít người coi là ‘tân phát -xít, phân biệt chủng tộc’, tạo ra ‘động đất chính trị’ tại Đức.

Bị phản đối ngay trong đảng FDP, ông Kemmerich đã từ nhiệm hôm thứ Năm tuần qua, sau chưa đầy 24 giờ lên nhậm chức.

Dù Thomas Kemmerich nói ông sẽ cho tổ chức bầu cử lại ở Thuringia, khủng hoảng chính trị Đức chưa dừng ở đó và câu hỏi cơ bản là các đảng phái khác phải làm gì với AfD.

Vụ việc tại bang miền Đông Thuringia gợi lại câu chuyện Hitler lên nắm quyền tại Đức trước Thế Chiến 2.

Năm 1930, đảng Quốc gia Xã hội Chủ nghĩa Đức (Nazi) lần đầu có dân biểu từ nghị viện tiểu bang vào chính phủ địa phương, tạo ra bước ngoặt trong chính trường Cộng hòa Weimar.

Các diễn biến sau đó đưa Adolf Hitler, lãnh tụ Nazi lên làm thủ tướng năm 1933.

Ai sẽ thay Angela Merkel?

Năm nay 57 tuổi, bà Annegret Kramp-Karrenbauer gia nhập CDU năm 1981 khi còn là một sinh viên 19 tuổi.

Đi lên qua các cấp bậc lãnh đạo địa phương, bà lên làm thủ hiến bang Saarland từ 2011 đến 2018.

Sau lên làm bộ trưởng quốc phòng cấp liên bang, bà trúng cử vào chức lãnh đạo Đảng CDU với số phiếu trên 98%.

Với tuyên bố rút lui của Kramp-Karrenbauer, câu hỏi đặt ra cho Angela Merkel là ai sẽ tiếp quản di sản gần cầm quyền lâu dài (lãnh đạo CDU từ 1998, thủ tướng từ 2005) của bà.

Bà Merkel gặp phải một số vấn đề sức khoẻ, như bị run bắn trong lễ chào đón tổng thống Ukraine trong một ngày nóng ở Berlin hôm 18/6/2019.

Cuối năm 2019, bà đột nhiên bị nghiêng người suýt ngã khi thăm trại tập trung Auschwitz, Ba Lan và được thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki vội đỡ.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-51445611

 

Ngành du lịch của Bavaria bị thiệt hại

bởi bệnh dịch do virus corona gây ra

Hiện nay, Trung Cộng đang cấm người dân đi du lịch ra ngoại quốc để cố gắng ngăn chặn bệnh dịch do virus corona gây ra.

Một khách sạn ở Bavaria cho biết điều này dẫn đến thiệt hại kinh tế trong ngành du lịch của Đức. Lâu đài Neuschwanstein nổi tiếng nhất của Đức đón hơn một triệu du khách mỗi năm đang dần trở nên vắng khách. Bệnh dịch bùng phát gây thất thu nặng nề cho điểm du lịch này.

Trung Cộng đang phải đối mặt với sự cô lập, bị hạn chế du lịch quốc tế và đình chỉ các chuyến bay, khi số ca tử vong do dịch bệnh liên tục tăng. Hãng hàng không quốc gia Lufthansa của Đức đình chỉ các chuyến bay giữa các thành phố lớn của Trung Cộng để ngăn chặn sự lây lan.

Bên cạnh đó Đức xác nhận có 11 trường hợp nhiễm virus corona. Các nạn nhân đều làm việc tại một công ty ở Bavaria hoặc có liên quan đến những nhân viên này. Tính đến nay bệnh dịch do virus corona gây tử vong 811 người ở Trung Cộng và 37,198 người bị nhiễm bệnh. (BBT)

https://www.sbtn.tv/nganh-du-lich-cua-bavaria-bi-thiet-hai-boi-benh-dich-do-virus-corona-gay-ra/

 

Thủ tướng Na Uy & Thủ tướng Canada tranh ghế

Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc tại Phi Châu

Có vẻ như Thủ Tướng Na Uy đang theo sát Thủ Tướng Canada Justin Trudeau trong quá trình ông Trudeau thực hiện chiến dịch tranh cử ghế Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc ở Addis Ababa, thủ đô của Ethiopia.

Vào thứ bảy (ngày 8 tháng 2), Thủ Tướng Na Uy Erna Solberg đã đến một cuộc họp của Liên minh Phi Châu về bình đẳng giới tính chỉ vài phút sau khi ông Trudeau đến đây. Sau đó, bà đã theo bước ông Trudeau, đi dạo qua Unity Park với thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed. Và khi ông Trudeau rời khỏi Jubilee Palace sau cuộc họp với tổng thống nước này, các nhân viên của bà Solberg đã xuất hiện ở đó để chuẩn bị để bà đến nơi. Những cuộc gặp gỡ này không phải là ngẫu nhiên.

Bà Solberg và ông Trudeau đang ở Phi Châu để giành được sự ủng hộ từ các nhà lãnh đạo thế giới cho một ghế trong Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Liên minh Phi Châu là một nguồn phiếu bầu tiềm năng cho bất kỳ quốc gia nào muốn giành được ghế trong Hội đồng Bảo an vì liên minh này có đến 54 thành viên bỏ phiếu tại Liên Hiệp Quốc, chiếm đến một phần tư tổng số phiếu.

Nói chuyện với các phóng viên Canada, Thủ Tướng Na Uy cho biết bà không muốn nhấn mạnh sự cạnh tranh giữa Na Uy và Canada, nhận định rằng hai bên có cùng một cách tiếp cận đối với nhiều vấn đề. Nhưng theo bà, Na Uy đã hỗ trợ nhiều hơn cho các quỹ viện trợ phát triển ở Phi Châu.

Vào năm 2018, Na Uy đã dành gần 1% tổng thu nhập lợi tức quốc gia cho các quỹ hỗ trợ quốc tế, trong khi Canada chỉ sử dụng 0.28%. (BBT)

https://www.sbtn.tv/thu-tuong-na-uy-thu-tuong-canada-tranh-ghe-hoi-dong-bao-an-lien-hiep-quoc-tai-phi-chau/

 

Virus corona: Truyền thông Nga

gợi ý Mỹ và phương Tây dính líu

Sự bùng phát của virus corona ở Trung Quốc tạo ra mảnh đất màu mỡ cho các thuyết âm mưu và thông tin sai lệch khắp nơi trên mạng, nhưng ở Nga, chúng còn được lan truyền trên các chương trình truyền hình chính thức trong giờ cao điểm.

Bệnh dịch và chính trị – hai mặt trận Tập Cận Bình phải đối phó

Virus corona cướp 97 mạng sống trong một ngày, số ca nhiễm ổn định

Truyền hình Nga cũng độc đáo ở chỗ họ mang một ngụ ý chung nhất quán: rằng giới tinh hoa phương Tây mờ ám và đặc biệt là Hoa Kỳ thật đáng trách.

Một trong những đài truyền hình quốc gia chính, Channel One, thậm chí đã dành ra một góc thường xuyên dành cho các thuyết âm mưu về virus corona trên chương trình tin tức buổi tối chính có tên Vremya (“Thời gian”).

Phong cách tường thuật báo chí của họ mơ hồ, có vẻ như để vạch trần các thuyết âm mưu nhưng để lại cho người xem ấn tượng rằng những thuyết âm mưu này cũng chứa một chút sự thật.

Một trong những ý nghĩ hoang tưởng được Vremya phát sóng gần đây là từ “corona”, có nghĩa là vương miện trong cả tiếng Latin và tiếng Nga.

Họ nói từ coronavirus gợi ý là Donald Trump đã dính líu một cách nào đó.

Tại vì Donald Trump từng sản xuất các cuộc thi sắc đẹp, trao vương miện cho người chiến thắng.

Nhưng thực tế, các nhà khoa học đặt tên cho virus này vì hình dạng giống như vương miện của nó.

Ấy thế, người dẫn chương trình của Vremya cảnh báo không nên bác bỏ ý tưởng này quá sớm.

‘Vũ khí sinh học sắc tộc”

Video của show này thừa nhận lý thuyết vương miện là “kỳ lạ”, nhưng lại cho xuất hiện một chuyên gia nói rằng chủng virus corona của Trung Quốc do con người tạo ra, và các cơ quan tình báo Hoa Kỳ hoặc các công ty dược phẩm Hoa Kỳ đứng đằng sau nó.

Báo cáo cũng lặp lại các tuyên bố cũ rích, sai lầm của truyền thông Kremlin và các quan chức rằng Hoa Kỳ đã điều hành một phòng thí nghiệm ở Georgia, nơi họ đã thử nghiệm vũ khí sinh học trên con người.

Phóng viên Channel One sau đó trích dẫn các thuyết âm mưu rằng chủng virus corona mới chỉ ảnh hưởng đến người châu Á và có thể là một loại “vũ khí sinh học sắc tộc”.

Ông thừa nhận rằng có bằng chứng rõ ràng bác bỏ điều này, nhưng nói thêm một cách gợi ý: “Ngay cả các chuyên gia thận trọng trong đánh giá cũng nói rằng không có gì có thể loại trừ được.”

Anh quốc: Virus corona là ‘mối đe dọa đang đến’ cho sức khỏe cộng đồng

Virus corona cướp 97 mạng sống trong một ngày, số ca nhiễm ổn định

Bệnh dịch và chính trị – hai mặt trận Tập Cận Bình phải đối phó

Giận dữ bùng phát sau tin bác sĩ TQ cảnh báo virus corona qua đời

Các thuyết âm mưu về virus corona cũng đã xuất hiện nhiều trên chương trình trò chuyện chính trị chính của Channel One, Vremya Pokazhet (Time Will Tell), và thậm chí công khai hơn trên các chương trình tin tức.

Ý chính là đề xuất rằng các tác nhân tố phương Tây khác nhau – các công ty dược phẩm, Hoa Kỳ hoặc các cơ quan của nước này – bằng cách nào đó có liên quan đến việc giúp tạo ra hoặc phát tán virus, hoặc ít nhất là trong việc truyền bá sự hoảng loạn về nó.

Thuyết âm mưu được cho là có những mục đích khác nhau – trong trường hợp “Big Pharma” – thu lợi từ việc tạo ra vaccine chống lại virus corona hoặc, trong trường hợp của Hoa Kỳ, đánh vào nền kinh tế Trung Quốc để làm suy yếu đối thủ cạnh tranh địa chính trị.

Lo lắng

Rời khỏi màn hình TV, vụ lây lan của virus corona dường như đang gây lo ngại nghiêm trọng cho các quan chức Nga.

Giao thông đường sắt và đường hàng không đến Trung Quốc đã bị hạn chế, và người Nga di tản khỏi Trung Quốc đã bị cách ly trong hai tuần trong một nhà điều dưỡng ở Siberia.

Một nhà thờ ở Moscow thậm chí đã tổ chức một thánh lễ để cầu nguyện cho sự cứu rỗi khỏi nạn virus corona.

Sợ hãi virus corona dường như đạt đến đỉnh điểm.

Nhật báo Vedomosti của Nga báo cáo rằng Kremlin đã đưa ra các kiểm tra nhiệt độ cho những ai tham dự các sự kiện với Tổng thống Vladimir Putin, mà người phát ngôn Dmitry Peskov gọi là “biện pháp phòng ngừa”.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-51439924

 

Nga : FSB bị tố cáo dàn dựng khủng bố,

7 thanh niên lãnh án tù khổ sai

Tú Anh

Bảy thanh niên Nga thuộc xu hướng cực tả chống phát xít bị lãnh các bản án nặng nề từ 6 năm đến 18 năm tù với tội danh khủng bố chống Nhà nước. Bản án công bố hôm 10/02/2020 đã gây một làn sóng phản đối trong giới nhân quyền và đối lập.

Theo AFP, cảnh sát FSB của Nga bị tố cáo « tuyển mộ, huấn luyện và dàn dựng vụ án khủng bố » để trấn áp những nhà hoạt động chính trị và tôn giáo ôn hòa.

Tòa án Quân sự Penza, miền trung nước Nga, đã trừng phạt 7 thanh niên mà cáo trạng quy tội « khủng bố chống phát xít » và « vô chính phủ » với những bản án nặng nề : từ 6 đến 18 năm cấm cố, lao động khổ sai.

Dmitri Ptchelintsev và Ilia Chakoursk, bị cáo buộc là đầu đảng, lãnh bản án nặng nhất.

Các thanh niên tuổi từ 18 đến 30 lúc bị bắt vào năm 2017, bị cho là thuộc xu hướng cực tả âm mưu khủng bố, có vũ khí và chất nổ.

Nhưng theo một luật sư biện hộ, cũng như tổ chức nhân quyền còn hoạt động hạn chế, Ký Ức Nước Nga, thì đây là một vụ án do FSB dàn dựng để tạo cảm tưởng là chế độ đang bị đe dọa : An ninh Nga tuyển mộ, huấn luyện, soạn tuyên ngôn, tài trợ các cuộc tập bắn, theo luật sư Serguei Morgounov chia sẻ với AFP.

Trong phiên xử, công tố không đưa ra được một bằng chứng nào để chứng minh là « có một kế hoạch khủng bố ».

FSB đã nhét vũ khí, ma túy vào nhà một số thanh niên rồi tra tấn ép cung bắt họ nhận tội.

Trong thời gian gần đây, những vụ án cáo buộc thanh niên theo khủng bố ngày càng nhiều. Năm 2018, mười thanh niên bị buộc tội « âm mưu đảo chính » chỉ vì họ tham gia diễn đàn « đem lại thời hoàng kim cho nước Nga ». Theo nhà hoạt động Svetlana Gannouchika, một khuôn mặt biểu tượng của hiệp hội Ký Ức Nước Nga, mục đích của chế độ là buộc tuổi trẻ phải ngoan như con cừu, bảo sao làm vậy.

AFP cho biết là tổng thống Putin đã được kêu gọi can thiệp và thông báo về hành vi tra tấn ép cung của FSB trong một cuộc họp với Hội Đồng Nhân Quyền, cơ quan chính thức bên cạnh điện Kremlin,

http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200210-nga-fsb-dan-dung-khung-bo-7-thanh-nien-lanh-an-tu-kho-sai

 

Đài Loan chỉ trích

Trung Quốc điều chiến đấu cơ áp sát ‘hòn đảo’

Quý Khải

Không quân Đài Loan hôm Chủ nhật (10/2) đã chặn các phi cơ Trung Quốc bay quanh “hòn đảo” mà Bắc Kinh nhận là một tỉnh của mình.

Bộ Quốc phòng Đài Loan nói hành động của Trung Quốc đe dọa tới hòa bình và ổn định trong khu vực, đài BBC dẫn nguồn từ hãng thông tấn Reuters cho biết.

Đài Loan chỉ trích Trung Quốc điều chiến đấu cơ áp sát hòn đảo

Trung Quốc đã tiến hành các hoạt động diễn tập “bay quanh hòn đảo” kể từ 2016, khi Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn lần đầu nhậm chức.

Bắc Kinh tin rằng bà Thái, người vừa tái đắc cử hồi tháng trước, muốn thúc đẩy việc Đài Loan chính thức độc lập.

Bộ Quốc phòng Đài Loan trong một tuyên bố nói rằng các chiến đấu cơ J-11 và máy bay ném bom H-6 của Trung Quốc đã bay vào Eo biển Ba Sĩ (Bashi Channel) ở phía nam Đài Loan rồi bay vào Thái Bình Dương trước khi quay trở về căn cứ ở Eo biển Miyako nằm giữa các đảo Miyako và Okinawa của Nhật Bản, ở phía đông bắc Đài Loan.

Các tiêm kích F-16 mang tên lửa của Đài Loan lập tức được điều động, cùng với các khí tài phòng không và trinh sát khác.

“Trong suốt quá trình này, quân đội quốc gia đã sử dụng phi cơ không thám và các lực lượng phòng không một cách thích hợp, theo đúng quy định sẵn sàng tác chiến,” Bộ Quốc phòng Đài Loan nói.

Cơ quan phòng vệ Đài Loan chỉ trích rằng các chuyến bay cự ly xa như vậy của Trung Quốc ảnh hưởng đến an toàn và ổn định cũng như đe dọa hòa bình giữa các bên trong khu vực, báo Thanh Niên trích từ kênh CNA.

Cơ quan này kên gọi người dân Đài Loan bình tĩnh và nhấn mạnh rằng đã kiểm soát hoàn toàn mối đe dọa.

Theo Cơ quan phòng vệ Đài Loan, lần gần đây nhất quân đội Trung Quốc diễn tập bay cự ly xa là vào ngày 23/1 với các máy bay H-6 và KJ-500.

Bộ Quốc phòng Trung Quốc chưa ra bình luận gì. Trước đây, Bắc Kinh luôn coi các hoạt động diễn tập đó là chuyện bình thường.

https://www.dkn.tv/the-gioi/dai-loan-chi-trich-trung-quoc-dieu-chien-dau-co-ap-sat-hon-dao.html

 

Virus corona cướp 97 mạng sống trong một ngày,

số ca nhiễm ổn định

Số người bị virus corona cướp mạng hôm Chủ Nhật là 97 người, con số tử vong trong một ngày cao nhất từ trước đến nay.

Toàn Trung Quốc, có 40.171 ca bị nhiễm và 187.518 người đang được chăm sóc, theo dõi.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã cử một đoàn chuyên gia đến Bắc Kinh để tìm hiểu thêm về loại virus mới này.

Theo số liệu của Trung Quốc, đã có 3.281 bệnh nhân được chữa khỏi và xuất viện.

Number of coronavirus cases per day

Source: Chinese National Health Commission

Hôm thứ Hai, hàng triệu người đã trở lại làm việc sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán được kéo dài thêm nhằm hạn chế sự lây lan của viru.

Tuy nhiên, các biện pháp phòng ngừa vẫn được áp dụng, bao gồm thời khóa biểu làm việc so le và một số cơ quan được mở cửa lại.

Đeo khẩu trang có chống được virus corona không?

Người chết vì virus corona đã nhiều hơn người chết vì Sars

Bệnh dịch và chính trị – hai mặt trận Tập Cận Bình phải đối phó

Giận dữ bùng phát sau tin bác sĩ TQ cảnh báo virus corona qua đời

Cuối tuần qua, số tử vong do virus corona đã vượt qua dịch Sars – một loại dịch cũng bắt nguồn từ Trung Quốc năm 2003, và giết chết 774 người trên toàn thế giới.

WHO, hôm thứ Bảy cho biết, số ca nhiễm bệnh mới ở Trung Quốc đang “ổn định” – nhưng cảnh báo rằng, vẫn còn quá sớm để nói liệu virus có đạt đỉnh hay chưa.

Virus này cũng đã lây lan sang ít nhất 27 quốc gia và vùng lãnh thổ khác. Nhưng đến nay, chỉ có hai trường hợp tử vong ở Philippines và Hồng Kông là ngoài Trung Quốc đại lục.

WHO tuyên bố dịch virus corona là tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu vào ngày 30/1.

Virus mới được ghi nhận đầu tiên ở Vũ Hán – thủ phủ của tỉnh Hồ Bắc. Thành phố 11 triệu dân này đã bị phong tỏa trong nhiều tuần qua.

Trong khi đó, trên một du thuyền bị cách ly ở Hồng Kông, hành khách đã được phép rời đi sau khi thực hiện các xét nghiệm chỉ ra không có sự lây nhiễm nào giữa họ hoặc thủy thủ đoàn.

Du thuyền World Dream đã bị cách ly sau khi tám hành khách bị nhiễm virus từ một du thuyền trước đó.

Một du thuyền khác ngoài khơi Nhật Bản vẫn đang được kiểm dịch sau khi hàng chục trường hợp được xác nhận nhiễm virus corona trên thuyền.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-51439863

 

Đại sứ TQ chỉ trích nghị sĩ Mỹ

Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Thôi Thiên Khải chỉ trích Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Tom Cotton vì “phao tin đồn” và “hoài nghi” về virus corona.

Trong cuộc phỏng vấn với chương trình “Face the Nation” phát sóng ngày 9/2 trên kênh CBS, Đại sứ Thôi thừa nhận “vẫn còn nhiều điều chưa biết” về chủng mới của virus corona (nCoV) và các nhà khoa học ở cả Trung Quốc, Mỹ cũng như trên toàn thế giới “đều đang nỗ lực hết sức để nghiên cứu” về nó.

Khi được hỏi về bình luận mà Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa bang Arkansas Tom Cotton đưa ra hồi tuần trước, nói rằng virus có thể bắt nguồn từ chương trình vũ khí sinh học của Trung Quốc, Đại sứ Thôi đã phản ứng mạnh mẽ.

“Bình luận như vậy là rất tai hại, rất nguy hiểm khi phát tán sự nghi ngờ, những tin đồn bên trong cộng đồng”, ông nói. “Đầu tiên, nó sẽ gây ra hoảng loạn. Tiếp theo, nó sẽ thổi bùng làn sóng phân biệt chủng tộc, bài ngoại. Tất cả chỉ làm suy yếu nỗ lực chung của chúng ta nhằm chống lại virus”.

Sau khi chương trình được phát sóng, Thượng nghị sĩ Cotton đã phản bác trên mạng xã hội Twitter, nhấn mạnh những thông tin ông đưa ra “không phải giả thuyết và cũng không phải thuyết âm mưu”. “Thực tế là Trung Quốc đã nói dối về việc virus bắt nguồn từ chợ thực phẩm ở Vũ Hán”, ông viết.

Nhà ngoại giao Trung Quốc cũng bảo vệ cách xử lý của Trung Quốc đối với bác sĩ Lý Văn Lượng, người đầu tiên cảnh báo về nguy cơ bùng phát dịch bệnh, nhưng lại bị cảnh sát điều tra, yêu cầu ông im lặng. Bác sĩ Lý sau đó được minh oan, nhưng đã qua đời vì virus.

“Chúng tôi đều rất đau buồn trước cái chết của bác sĩ Lý. Anh ấy là một bác sĩ tốt. Anh ấy là một bác sĩ tận tâm và đã cố gắng hết mình để bảo vệ sức khỏe người dân. Chúng tôi rất biết ơn anh ấy”, Đại sứ Thôi cho hay. “Tôi không biết ai cố bắt anh ấy im lặng nhưng chắc chắn có những sự bất đồng cũng như việc mọi người không thể đạt được sự thống nhất chung trước câu hỏi virus chính xác là gì? Nó ảnh hưởng tới con người như thế nào?”.

“Có thể một số người không phản ứng đủ nhanh. Có thể bác sĩ Lý hiểu được sự nguy hiểm trước những người khác, nhưng điều đó có thể xảy ra ở bất cứ đâu. Dù vậy, nếu chúng tôi tìm ra ở đâu có thiếu sót, chúng tôi sẽ cố hết sức để sửa sai”, ông nhấn mạnh.

Dịch viêm phổi cấp do nCoV khởi phát tại Vũ Hán từ tháng 12, sau đó lan ra hơn 30 tỉnh thành của Trung Quốc và 26 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Số người tử vong hiện nay là 910 với hơn 40.000 ca nhiễm trên toàn cầu.

http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/32869-dai-su-tq-chi-trich-nghi-si-my.html

 

Quan chức nhà tang lễ Vũ Hán tiết lộ sự giatăng

đột biến số lượng thi thể hỏa thiêu do dịch bệnh

Băng Thanh

Một quan chức cấp cao tại một nhà hỏa táng ở tâm dịch nCoV Vũ Hán, Trung Quốc, nói rằng số lượng thi thể họ phải xử lý đã tăng vọt trong những tuần gần đây, cho thấy số ca tử vong vì căn bệnh này là lớn hơn rất nhiều so với báo cáo chính thức của chính quyền. Bắt đầu vào ngày 22/1, số lượng thi thể mà nhà tang lễ do chính phủ vận hành tiếp nhận đã tăng vọt, đạt mức 127 thi thể tính riêng vào ngày 3/2, gấp khoảng bốn đến năm lần khối lượng công việc thông thường tại các cơ sở này, vị quan chức này cho biết.

Quan chức này đã có những tiết lộ trên trong một cuộc điện thoại gọi tới vào ngày 4/2 của một phóng viên ẩn danh cho tờ The Epoch Times ấn bản tiếng Trung – một tập đoàn truyền thông đa quốc gia có trụ sở ở New York (Mỹ). Vị này đã giả vờ là thành viên của lực lượng đặc nhiệm chính phủ trung ương đang giám sát quá trình ứng phó với dịch bệnh. Tên của nhà tang lễ và của vị quan chức trên được giữ kín để bảo vệ danh tính cho ông.

Nhà tang lễ này phục vụ tám trong số các bệnh viện được chính phủ chỉ định để điều trị virus, vị quan chức này cho hay. Bốn nhà tang lễ Vũ Hán khác phục vụ các bệnh viện như vậy cũng đã báo cáo sự gia tăng đáng kể số lượng thi thể phải xử lý của họ, dựa trên các cuộc gọi ẩn danh và nguồn tin tiết lộ bí mật từ các nhân viên hỏa táng. Được biết, năm cơ sở hỏa táng này là một trong bảy cơ sở tang lễ do chính phủ điều hành ở Vũ Hán. Ba cái được đặt ở trung tâm thành phố, trong khi bốn cái đặt ở khu vực ngoại ô, theo Văn phòng dân sự thành phố.

Những con số tiếp tục gia tăng

Báo cáo của vị quan chức này về số lượng gia tăng các thi thể hỏa táng là giống với nguồn tin từ nhân viên của một số nhà tang lễ khác ở Vũ Hán.

Một nhân viên tại Nhà tang lễ Caidian ở ngoại ô Vũ Hán gần đây đã nói với The Epoch Times rằng họ cần ít nhất 100 túi đựng thi thể mỗi ngày.

Người đàn ông tên Yun nói rằng mọi nhà tang lễ trong thành phố đều phải đối mặt với tình huống tương tự.

Một nhân viên tại một nhà tang lễ Vũ Hán khác, người từ chối tiết lộ danh tính, nói với The Epoch Times rằng bắt đầu từ ngày 28/1, khoảng 100 công nhân tại cơ sở của ông đã phải làm việc suốt ngày đêm không ăn không nghỉ. Ông cho biết họ đã phải sử dụng tới 35 túi thi thể mỗi ngày.

Trong một cuộc gọi điện thoại ẩn danh khác cho một quan chức cấp cao tại một nhà tang lễ khác ở Vũ Hán, vị quan chức này nói rằng cơ sở này đang hỏa táng khoảng 30 thi thể mỗi ngày.

Báo cáo của họ đã bổ sung thêm bằng chứng cho thấy chính quyền đang đã hạ thấp số ca lây nhiễm và tử vong thật sự do dịch bệnh.

Vào ngày 1/2, các cơ quan y tế Trung Quốc đã công bố lệnh hỏa táng bắt buộc đối với những người chết vì coronavirus.

Quan chức tại nhà tang lễ được đề cập đầu tiên nói rằng khoảng 60% thi thể đến từ nhà riêng, trong khi 38% được vận chuyển từ bệnh viện. Hầu hết các thi thể đến từ nhà riêng là những người đã chết vì coronavirus mới, ông nói.

Những người chết vì virus tại nhà nhiều khả năng không được chẩn đoán mắc bệnh chính thức, bởi các chẩn đoán mắc bệnh chính thực phải được thực hiện tại bệnh viện, do đó những ca này không được tính vào số liệu chính thức.

Trong số 127 thi thể mà nhà tang lễ nhận được vào ngày 3/2, tám người được chẩn đoán nhiễm virus, trong khi 48 người bị nghi mắc bệnh, dựa trên giấy chứng tử của họ, quan chức này cho biết. Hiện chưa rõ nguyên nhân tử vong của 71 thi thể còn lại.

Trong năm tuần, kể từ báo cáo chính thức đầu tiên về căn bệnh này, các số liệu chính thức về dịch bệnh đã tăng mạnh lên gần 40.000 ca nhiễm và hơn 800 ca tử vong ở Trung Quốc. Tuy nhiên, con số thực tế có khả năng lớn hơn rất nhiều.

Báo cáo trước đây của The Epoch Times có chỉ ra số ca nhiễm đang được báo cáo thấp do một số yếu tố: thứ nhất, sự thiếu hụt các bộ dụng cụ xét nghiệm tại các bệnh viện, có nghĩa là số ca bệnh được xác nhận bị giới hạn; thứ nhì, các bệnh viện đang ở tình trạng quá tải, có nghĩa là nhiều bệnh nhân bị từ chối và không thể được chẩn đoán hoặc điều trị; thứ ba, thứ văn hóa ‘giữ mồm giữ miệng’ của chính quyền Trung Quốc đã hạn chế sự trao đổi tự do thông tin trong các cuộc khủng hoảng có thể làm suy yếu sự cai trị độc tài của nó.

Bệnh nhân bị nghi ngờ mắc bệnh nhưng không thể được chẩn đoán nên không được tính vào số liệu chính thức. Tương tự, các bệnh nhân bị nghi nhiễm nhưng sau đó qua đời sẽ không nằm trong số liệu ca tử vong chính thức.

Trong khi đó, các chuyên gia y tế ước tính rằng số ca lây nhiễm tính riêng ở Vũ Hán có thể cao hơn nhiều lần so với con số báo cáo. Một nghiên cứu ngày 31/1 được công bố trên tạp chí y khoa The Lancet ước tính rằng hơn 75.000 có thể đã bị nhiễm bệnh trong thành phố vào ngày 25/1.

Căng thẳng đến cực hạn

Vị quan chức tại nhà tang lễ được đề cập đến đầu tiên cho biết đội ngũ nhân viên của ông, gồm khoảng 110 người, đã bị căng thẳng tới mức cực hạn khi phải làm việc suốt ngày đêm để vận chuyển các thi thể từ bệnh viện và nhà riêng đến nhà hỏa táng rồi xử lý chúng.

“Chúng tôi vận chuyển các thi thể 24 giờ mỗi ngày,” ông nói. “Bây giờ mỗi nhân viên nam đều phải tham gia [nhiệm vụ]. Chừng nào họ chưa gục ngã, thì họ phải tiếp tục làm việc”.

11 lò hỏa táng của nhà tang lễ này đang chạy không ngừng nghỉ suốt ngày đêm, ông nói.

Vị quan chức này cho biết với đà này, ông sẽ cần thêm 40 đến 50 nhân viên nữa để đuổi kịp khối lượng công việc. Ông cũng nhắn thêm rằng, các nhân viên hiện tại đã làm việc triền miên, không có lấy một ngày nghỉ kể từ đêm giao thừa dịp Tết Nguyên Đán (25/1).

“Tôi đang ở trên bờ vực sụp đổ”, vị quan chức này thổ lộ.

“Chúng tôi đã kiệt sức và không hề được nghỉ ngơi”, ông ấy nói thêm. “Tôi sẽ rất biết ơn nếu có thể được ngủ 2-3 tiếng mỗi ngày”.

Vị quan chức này cho biết ông ấy đã liên lạc với Nhà tang lễ Hán Khẩu để dự tính chia sẻ áp lực, nhưng “khối lượng công việc ở đó thậm chí còn nặng hơn ở đây”.

Cơ sở đó, nằm ở trung tâm thành phố Vũ Hán, được chính quyền chỉ định để hỏa táng thi thể các nạn nhân coronavirus từ các bệnh viện tại trung tâm Vũ Hán.

Một cuộc gọi ẩn danh của The Epoch Times đến nhà tang lễ Hán Khẩu đã xác nhận nhà tang lễ của họ đã phải sử dụng đến 20 lò hỏa thiêu để xử lý thi thể 24 giờ mỗi ngày.

(Bài viết của Cathy He đăng trên The Epoch Times ngày 7/2, do Hương Thảo dịch và biên tập)

https://www.dkn.tv/the-gioi/quan-chuc-nha-tang-le-vu-han-tiet-lo-su-gia-tang-dot-bien-so-luong-thi-the-hoa-thieu-do-dich-benh.html

 

Nghi vấn 14.000 xác chết bị hỏa thiêu tại Vũ Hán,

nồng độ khí SO₂ tăng vọt

Lê Tiểu Quỳ | Minh Lam biên dịch

Dịch bệnh do virus corona gây ra đã vượt khỏi tầm kiểm soát ở Trung Quốc. Có một đám cháy bùng phát ở Vũ Hán – tâm điểm của dịch, và người dân không thấy có xe cứu hỏa nào đến dập lửa. Sau đó, người ta phát hiện thấy có một lượng lớn khí Sulfur dioxide (SO₂) đang trôi nổi trong không khí.

Theo dữ liệu thời tiết tương tác toàn cầu đến từ công ty Windy ở Séc, không khí tại Vũ Hán tràn ngập khí SO₂ với nồng độ trên 80 microgam/m3, tất cả các khu vực hành chính của Vũ Hán đều như vậy. Thậm chí vào lúc 7 giờ tối ngày 08/02, nồng độ SO₂ tăng lên mức báo động là 1700 microgam/m3, ngay cả các thành phố khác ở tỉnh Hồ Bắc cũng có sự phát thải của loại khí độc tương tự.

Sulfur dioxide (SO2) là Oxit lưu huỳnh phổ biến nhất. Chất khí không màu với mùi gây khó chịu mạnh, đây là một trong những chất gây ô nhiễm chính trong khí quyển. Khi SO₂ hòa tan trong nước mưa sẽ tạo thành mưa axit. Hợp chất này cũng có thể được tạo ra từ việc đốt cháy dầu mỏ, than, khí đốt tự nhiên và các hợp chất hữu cơ sinh học.

Tài khoản Twitter “INTELWAVE” nhận định sự gia tăng của Sulfur dioxide trong không khí thường có liên hệ đến việc đốt cháy chất hữu cơ. Anh này cũng quan sát được sự gia tăng nồng độ SO₂ tại Trùng Khánh, Trung Quốc, cán mốc 1327 microgam/m3.

INTELWAVE cho rằng, có khả năng họ đang đốt chất thải hữu cơ đô thị hoặc xác động vật, nhưng thật khó để tưởng tượng được làm cách nào Vũ Hán lại có thể sản sinh ra một lượng rác thải và xác động vật với quy mô lớn đến vậy, vượt hơn bất cứ nơi nào khác trên thế giới.

Tài khoản “INTELWAVE” nhận định:

“Trường hợp xấu nhất là tại vùng ngoại ô thành phố Vũ Hán người ta đang hỏa táng xác chết. Điều đó có nghĩa là số người chết vì dịch bệnh (viêm phổi Vũ Hán – Virus Corona) cao hơn rất nhiều so với báo cáo chính thức của chính quyền”.

Căn cứ vào nồng độ SO₂ thải ra tại các lò hỏa táng tại khu vực nội thành, thì cần phải hỏa táng ít nhất 14.000 xác chết mới đạt tới được nồng độ cao như vậy.

Các cư dân mạng đã bị sốc khi nghe tới điều này, và họ đã để lại những bình luận như sau:

“Thật khó để thay đổi tình trạng sương mù tại Vũ hán hiện nay, sương mù tràn ngập khắp nơi, người Vũ Hán thực sự rất đáng thương” hay “Tết vốn là thời gian vui vẻ trong năm, vậy mà họ lại đang hỏa thiêu một lượng lớn xác chết, thật không khỏi khiến người ta đau lòng”.

Điều đáng nói là vào ngày 06/02, một đoạn video về “đám cháy lớn” ở Vũ Hán đã được lan truyền trên mạng xã hội Twitter. Đoạn video cho thấy đường Dương La gần sông Dương Tử đột nhiên bốc cháy dữ dội, hai tòa nhà cao tầng phía sau chỗ có biển hiệu “Vũ Hán cố lên” thậm chí còn được nhìn thấy rất rõ”. Người dân Vũ Hán ngay lập tức đã ghi hình lại cảnh tượng trước mặt. Trong video được quay có thể nghe thấy ai đó thốt lên rằng:

“Tại sao cháy vậy mà không có xe cứu hỏa tới?”

Sau khi video này rò rỉ trên mạng, một người dân đã kiểm tra ứng dụng dự báo thời tiết, và kết quả cho thấy nồng độ SO₂ trong khu vực đám cháy cao bất thường. Bởi vì SO₂ thường xuất hiện với nồng độ lớn bên cạnh khói bụi, thủy ngân kim loại nặng và các chất khác khi hỏa táng xác chết, nên nhiều cư dân mạng đã đặt nghi vấn khi “Đám cháy này hoạt động không bình thường”. Lý do của đám cháy hiện vẫn đang được làm rõ.

Giáo sư Neil Ferguson, cố vấn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Đại học Imperial College London (Anh), từng chỉ ra trong một cuộc phỏng vấn rằng, theo phân tích mô hình thì mỗi ngày có khoảng 50.000 người bị nhiễm virus Corona ở Trung Quốc. Tồi tệ hơn, ông ước tính sự lây lan của dịch bệnh sẽ tăng gấp đôi cứ sau năm ngày.

Liên quan đến tuyên bố này, kênh truyền thông Na Uy CCN vào ngày 08/02 cũng đưa tin, từ các số liệu chính thức về sự lây nhiễm do chính quyền đưa ra thì lý luận của ông Ferguson có độ tin cậy lớn.

(Bài viết của Lê Tiểu Quỳ đăng trên Secret China ngày 10/2, do Minh Lam dịch và biên tập)

https://www.dkn.tv/the-gioi/nghi-van-14000-xac-chet-da-bi-hoa-thieu-tai-vu-han-dua-tren-nong-do-sulfur-dioxide.html

 

Bệnh viện dã chiến của Trung Quốc – ‘trại tử thần’

Theo The Epoch Times | Hải Lam

“Không có thuốc, không có nhân viên y tế, không có nước nóng, thức ăn rất hạn chế, không có hệ thống sưởi, điện không ổn định. Xin hãy giúp chúng tôi!”, một bệnh nhân đang bị cách ly tại một bệnh viện dã chiến ở Vũ Hán kêu cứu. Một video được đăng tải trên phương tiện truyền thông xã hội vào ngày 6/2 cho thấy có bệnh nhân nói rằng: “Thực tế đây là một trại tử thần!”.

Kể từ ngày 5/2, chính quyền Vũ Hán bắt đầu đưa các bệnh nhân nhiễm virus corona có triệu chứng nhẹ hoặc trung bình đến các bệnh viện dã chiến này. Hơn 10 sân vận động, phòng thể chất của trường học và trung tâm triển lãm trên toàn thành phố đã biến thành những bệnh viện dã chiến.

Nhiều bệnh nhân đã đăng tải các video ghi lại cảnh tại các cơ sở này, cho thấy thiếu thiết bị y tế và điều kiện sinh hoạt không đảm bảo.

Một số người có dấu hiệu suy sụp tinh thần và phá hủy đồ đạc trong sự thất vọng và tức giận.

Quản lý bệnh viện dã chiến lên tiếng

Trong một video được chia sẻ rộng rãi vào ngày 6/2, một người đàn ông tự giới thiệu mình là quản lý của một bệnh viện dã chiến.

“Tôi là người phụ trách nơi này”, anh nói với một nhóm bệnh nhân và thân nhân của họ. “Trên thực tế, tôi có thể nói với mọi người rằng, đây chỉ là nơi cách ly chứ không phải bệnh viện. Sẽ không ai chịu trách nhiệm nếu có chuyện không hay xảy ra”.

Một người hỏi vị quản lý: “Nếu mẹ tôi cần tiêm, ai có thể hỗ trợ bà ấy?” Người quản lý trả lời: “Chúng tôi không thể giải quyết những nhu cầu đó vì chúng tôi không có thiết bị y tế”.

Một bệnh nhân hỏi: “Nếu tôi đã uống hết thuốc thì sau đó cần làm thế nào nữa?”. Người quản lý trả lời: “Anh phải nói với người thân của mình và yêu cầu họ mang toa thuốc đến đây và đưa cho nhân viên y tế. Sau đó họ sẽ mang thuốc đến cho anh”.

Người quản lý liên tục giải thích: “Chúng tôi có một số nhân viên y tế, nhưng chúng tôi không có thiết bị y tế nào. Chúng tôi không thể chữa trị cho bệnh nhân. Mọi người cần bình tĩnh và cần phải cách ly”.

Cuối cùng, người quản lý nói với các bệnh nhân: “Điểm quan trọng là mọi người không thể rời khỏi đây sau khi đã tới. Đưa mọi người đến đây là để ngăn ngừa việc lây nhiễm cho những người khỏe mạnh. Những người thân của bệnh nhân vui lòng không vào đây”.

Bệnh nhân lên tiếng cầu cứu

Vào sáng sớm ngày 6/2, một bệnh nhân lớn tuổi đã đăng một đoạn video yêu cầu được giúp đỡ. Cô nói rằng khoảng nửa đêm, cô được chuyển đến một bệnh viện dã chiến được lập ra ngay bên trong sân vận động Hồng Sơn.

“Ở đây, không có phòng tắm, không có thuốc, không có nước nóng, không có nơi để rửa tay. Có một phòng vệ sinh duy nhất nằm ở bên ngoài, cách tòa nhà hơn 200 mét. Trời đang mưa rất to”, cô nói.

“Tôi đã nghĩ rằng tôi có thể được điều trị tốt sau khi vào bệnh viện. Nhưng kết quả thì ngược lại”, người phụ nữ phàn nàn. “Ở đây có rất nhiều những bệnh nhân như tôi. Một số có triệu chứng nghiêm trọng hơn tôi. Chúng tôi có thể lây chéo cho nhau”.

Người phụ nữ cho biết thêm hàng trăm bệnh nhân đang ở trong sân vận động. Một số thậm chí còn không có giường và buộc phải ngủ trên một tấm nệm đặt trên sàn nhà.

“Hãy cứu chúng tôi!”, cô nói.

Một người dùng mạng xã hội tại Vũ Hán đã đăng những bức ảnh mà mẹ cô chụp tại Trung tâm Triển lãm và Hội nghị Quốc tế Vũ Hán, nơi đã được chuyển đổi thành bệnh viện dã chiến. Cô cho biết trong bài đăng, các phòng tắm chứa đầy rác, vì không có người dọn dẹp.

Cô nói thêm rằng trung tâm triển lãm rất lạnh, khoảng 1.000 bệnh nhân bên trong không có đủ quần áo và chăn để giữ ấm. Điện cũng bị cắt, vì vậy bệnh nhân không thể sạc các thiết bị.

Có video cho thấy bệnh nhân ho liên tục, trong khi nhiều người khác không thể đứng thẳng. Nhưng không có nhân viên y tế nào có mặt.

Một video khác được chia sẻ vào ngày 6/2 cho thấy, một người phụ nữ lớn tuổi đá ghế và yêu cầu được uống thuốc. Người phụ nữ cảm thấy tức giận vì không có nhân viên y tế hay các trang thiết bị cơ bản.

Bài viết của phóng viên Nicole Hao đăng trên The Epoch Times ngày 7/2, do Hải Lam dịch và biên tập.

Có thể bạn quan tâm:

Sau gần 2 tuần, phái đoàn WHO mới được Trung Quốc cấp phép đến điều tra dịch virus corona

Chính quyền Vũ Hán rà soát từng nhà để đo thân nhiệt người dân

Dịch virus corona: Chuyên gia quan ngại về điều kiện vệ sinh tại các bệnh viện tạm thời ở Trung Quốc

https://www.dkn.tv/the-gioi/benh-vien-da-chien-cua-trung-quoc-trai-tu-than.html

 

Nhân viên y tế Vũ Hán nói

‘Chúng tôi sống trong sợ hãi mỗi ngày’

Eva Fu | Hương Thảo biên tập

Tần Tần (không phải tên thật), một nhân viên y tế ở thành phố Vũ Hán, tâm chấn của dịch virus corona và là mẹ đơn thân của một cậu bé tám tuổi, đã viết sẵn di chúc phòng khi có điều không hay xảy ra đối với cô.

Tần Tần đã không có bất kỳ một ngày nghỉ nào kể từ Tết Nguyên Đán cách đây hơn hai tuần, khi dịch bệnh khiến cho các bệnh viện trên toàn thành phố rơi vào tình trạng quá tải. Mỗi ngày, khoảng 600 bệnh nhân sẽ đổ xô đến bệnh viện nơi Tần Tần làm việc để được chẩn đoán và điều trị virus corona. Cô thường không rời bệnh viện cho đến nửa đêm.

Cô chia sẻ rằng khoảng 70 nhân viên y tế tuyến đầu tại bệnh viện nơi cô làm đã bị nhiễm virus. Một trong những đồng nghiệp của cô, một người đàn ông chỉ hơn 30 tuổi, đã ngã gục xuống đất khi đang làm việc vào ngày 5/2. Sau đó, kết quả xét nghiệm cho thấy anh dương tính với virus corona.

Một bức ảnh được lan truyền rộng rãi trên Internet chụp bản thuyết trình trong một hội nghị về ứng phó với virus corona cấp tỉnh gần đây, cho thấy 13 bệnh viện lớn ở tỉnh Hồ Bắc đã có nhân viên y tế nhiễm virus corona. Có một bệnh viện có đến 101 nhân viên y tế nhiễm bệnh.

“Có thể chỉ do một sai sót duy nhất, như khẩu trang không được chỉnh đúng, hoặc rửa tay không đúng cách, thì hậu quả là rất nghiêm trọng”, Tần Tần cho biết.

Sống trong tuyệt vọng

Một ngày nọ, khi trở về nhà sau cuộc họp lúc 11 giờ tối, Tần Tần ngồi trên lề đường và khóc. Cô cảm thấy tuyệt vọng. “Chúng tôi sống trong sợ hãi mỗi ngày, nhưng chúng tôi vẫn cần phải làm tốt công việc của mình”, cô chia sẻ.

Vật tư y tế đã trở nên khan hiếm. Tần Tần, người quản lý kho vật tư của bệnh viện, cho biết cô đã phải phân phối các thiết bị y tế dựa trên “mức độ nguy hiểm” của từng bộ phận. Tần Tần chia sẻ rằng, bệnh viện nhận được 200 khẩu trang quyên góp hàng ngày, chỉ đủ cho một phần năm nhân viên y tế tiền tuyến, trong khi quần áo bảo hộ y tế chỉ có thể đủ cho một khoa.

Do các nhà hàng đã đóng cửa trên toàn thành phố, việc tìm nguồn cung ứng thực phẩm cho nhân viên cũng là một thách thức. “Nếu không có sự hỗ trợ từ công chúng, kho thực phẩm của bệnh viện đã hết. Chúng tôi đang trong tình cảnh hỗn loạn”, cô nói.

“Nếu bạn hỏi liệu tôi có cảm thấy sợ hãi không, bản thân tôi cũng không chắc – bởi vì tôi không biết ngày nào cuộc sống của tôi sẽ kết thúc”, Tần Tần chia sẻ.

Người dân bị bỏ mặc

Ông Song, một bác sĩ đã nghỉ hưu, gần đây trở lại làm việc tại một bệnh viện tư nhân, nhưng không may đã bị nhiễm virus corona. Ông bị sốt vào khoảng ngày 18/1 khi đang điều trị cho bệnh nhân. Trong một tuần, ông bị sốt tới hơn 41 độ. Chị dâu của ông, bà Li cho biết ông còn bị tiêu chảy.

Một bác sĩ nói với họ rằng ông đã nhiễm virus corona, nhưng ông không được nhập viện vì cơ sở y tế đã trong tình trạng quá tải và “chỉ khi có ai đó tử vong thì phía bệnh viện mới kiểm tra xem còn chỗ cho ông không”, bà Li cho hay.

Hiện tại ông Song đang ở nhà và được vợ cùng chị dâu chăm sóc. Bà Li cho biết tình trạng tiêu chảy của ông đã trở nên nghiêm trọng hơn, và người nhà sẽ tự bảo vệ mình bằng kính, khẩu trang và mũ trong khi chăm sóc ông. Họ cũng không liên lạc với hàng xóm và bạn bè của họ, vì mọi người đã không còn đến thăm kể từ khi dịch bệnh bùng phát.

Bà Li cho rằng con số tử vong cao hơn nhiều so với những gì được báo cáo. Bà nói thêm bà đã chứng kiến ​​các nhân viên tại Bệnh viện Trung ương Vũ Hán “kéo các xác chết ra bên ngoài” khi bà đưa ông Song đến đó để tiêm.

“Dân chúng đang chờ chết, những người ở Vũ Hán bị bỏ mặc và phải tự lo chuyện sống chết tại nhà của mình”, bà Li nói. “Còn có thể làm gì khác nữa không? Không còn cách nào khác”.

(Bài viết của Eva Fu đăng trên The Epoch Times ngày 9/2, do Hương Thảo dịch và biên tập).

https://www.dkn.tv/the-gioi/nhan-vien-y-te-vu-han-noi-chung-toi-song-trong-so-hai-moi-ngay.html

 

Hơn 40.000 ca nhiễm bệnh và 910 người chết

do virus corona trên thế giới – Cập nhật

Dương Minh

Số người chết vì virus corona chủng mới ở Trung Quốc đã tăng kỷ lục 97 ca trong ngày 9/2.

Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc báo cáo 3.062 ca nhiễm virus corona mới ở đại lục ngày 9/2, vượt xa con số 2.656 ca nhiễm ngày trước đó. Tổng số ca tử vong mới là 97 ca. Tổng số ca tử vong ở Trung Quốc hiện là 908.

Ủy ban Y tế tỉnh Hồ Bắc sáng nay xác nhận thêm 91 ca tử vong tại địa phương, tăng 10 ca so với hôm qua, nâng số người chết vì dịch viêm phổi do chủng virus corona mới (nCoV) tại tỉnh lên 871. Thành phố Vũ Hán có 73 người chết mới trong tổng số 681 trường hợp tử vong ở đây.

Số trường hợp nhiễm mới được xác nhận tại tỉnh Hồ Bắc trong ngày 9/2 là 2.618, tăng hơn 500 ca so với hôm qua, đưa tổng số ca nhiễm bệnh tại đây là 29.631. Hiện tỉnh này đang có hơn 22.000 bệnh nhân nhập viện và 1.236 trường hợp nguy kịch.

Như vậy, tính trên toàn thế giới, số người tử vong vì nCoV hiện là 910, vượt quá số người chết trong đại dịch Sars năm 2002-2003. Ngoài ra, 40.573 người đã nhiễm bệnh, trong đó 6.484 bệnh nhân trong tình trạng nguy kịch.

Hồ Bắc công bố tỷ lệ tử vong

Tỉnh Hồ Bắc hôm 10/2 đã lần đầu tiên công bố tỷ lệ số ca tử vong do chủng mới của virus corona gây ra, theo Straits Times. Theo đó, tỷ lệ tử vong trên toàn tỉnh Hồ Bắc là 2,88%. Con số này có nghĩa là có 3 người tử vong trong tổng số 100 ca nhiễm chủng mới của virus corona, theo Zing.vn.

Thành phố thủ phủ Vũ Hán, tâm điểm của dịch bệnh, có tỷ lệ tử vong là 4,06%. Đáng chú ý, dù có số người chết cao nhất thế giới, tỷ lệ tử vong tại Vũ Hán lại chỉ xếp thứ 2. Thành phố Thiên Môn Sơn với tỷ lệ tử vong 5,08% là nơi có tỷ lệ tử vong cao nhất tại Hồ Bắc cũng như trên toàn Trung Quốc.

Hiếu Cảm, thành phố với 5 triệu dân ở phía Tây Vũ Hán, là nơi có nhiều ca nhiễm virus chỉ sau Vũ Hán với 2.436 trường hợp được ghi nhận. Trong khi đó, thành phố 7,5 triệu dân Hoàng Cương xếp thứ 3 về số người lây nhiễm với 2.141 ca được ghi nhận.

Virus corona ở bên ngoài Trung Quốc

Ngoài Trung Quốc, 27 quốc gia và vùng lãnh thổ đã có người bị nhiễm nCoV là:

Số ca/Quốc gia:

43 Singapore

32 Thái Lan

38 Hong Kong

26 Nhật Bản

27 Hàn Quốc

18 Đài Loan

18 Malaysia

15 Úc

14 Đức ­

14 Vietnam

12 Mỹ

11 Pháp

10 Macau

7 Canada

7 United Arab Emirates

3 Italy

3 Philippines

3 Ấn Độ

3 Anh

2 Nga

1 Nepal

1 Cambodia

1 Bỉ

2 Tây Ban Nha

1 Phần Lan

1 Thuỵ Điển

1 Sri Lanka

Tổng số có 378 trường hợp nhiễm bệnh bên ngoài Trung Quốc tính đến ngày 10/2.

Trong khi đó, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo rằng con số những người bị nhiễm virus corona dù không đến Trung Quốc hiện nay chỉ là phần nổi của tảng băng.

“Số ca lây nhiễm được phát hiện ở các nước ngoài Trung Quốc khá nhỏ, có thể hàm ý rằng việc lây lan rộng hơn nhiều. Nói cách khác, chúng ta mới nhìn thấy phần nổi của tảng băng,” Tổng giám đốc WHO nói.

Thêm 66 người nhiễm virus corona trên tàu Diamond Princess

Bộ Y tế Nhật Bản thông báo thêm hơn 60 trường hợp được xác nhận dương tính với virus corona chủng mới (nCoV) hôm 10/2, theo Vnexpress.

Trong khi đó, trưởng tàu Stefano Ravera cho biết 66 ca mới được phát hiện, nâng tổng số người nhiễm nCoVu trên Diamond Princess lên 136. Mặc dù số ca nhiễm tăng gần gấp đôi so với hôm qua, Ravera cho rằng điều này không có nghĩa là biện pháp cách ly không có tác dụng.

Tàu Diamond Princess từng cập cảng Hòn Gai tham quan vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) và cập cảng Chân Mây (Huế) trước khi đến Nhật Bản.

Việt Nam có 14 người dương tính với nCoV

Bộ Y tế đã công bố ca nhiễm virus corona thứ 14 ở Việt Nam, bệnh nhân 55 tuổi, sống ở xã Sơn Lôi huyện Bình Xuyên tỉnh Vĩnh Phúc, là hàng xóm của N.T.D, một trong số các công nhân Vĩnh Phúc đi tập huấn tại Vũ Hán đã mắc bệnh trước đó. Ngày 28/1 bệnh nhân đến chơi và chúc tết tại nhà D. trong khoảng 1 giờ, sau đó được xếp vào danh sách những người có tiếp xúc gần và được giám sát.

Hiện tại Việt Nam có 14 bệnh nhân nhiễm virus corona đã được xác định, trong đó 3 người tại TP.HCM (1 đã ra viện), 1 ở Khánh Hòa và 1 ở Thanh Hóa đều đã ra viện, 9 người ở Vĩnh Phúc (4 điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới T.Ư và 5 điều trị tại Vĩnh Phúc).

Vĩnh Phúc xác định 9 người nhiễm virus corona; 54 người nghi ngờ được cách ly và giám sát; 249 trường hợp tiếp xúc gần với những người dương tính với virus corona được theo dõi.

Việt Nam bắt đầu thử nghiệm thuốc điều trị nCoV

Loại thuốc dùng hỗ trợ phòng ngừa và điều trị HIV/AIDS được đánh giá hiệu quả và an toàn trong việc phối hợp điều trị người bệnh nhiễm virus corona mới.

Bộ Khoa học và Công nghệ vừa phê duyệt bổ sung một đề tài độc lập cấp Nhà nước về việc bổ sung lopinavir/ritonavir phối hợp trong điều trị người bệnh nhiễm virus corona mới.

Trong vòng 12 tháng, đề tài nghiên cứu sẽ làm rõ đánh giá hiệu quả và tính an toàn của việc sử dụng loại thuốc này.

Xem thêm:

Đại dịch virus corona: Người dân Trung Quốc sẽ ra sao?

Thiếu tướng, nguyên TBT báo Quân Đội: “Pháp Luân Công mà Chính phủ phổ biến cho nhân dân thì chỉ có lợi”

https://www.dkn.tv/the-gioi/so-nguoi-tu-vong-do-virus-corona-cap-nhat.html

 

Huawei đóng vai chính trong quan hệ

đối tác Nga-Trung về trí tuệ nhân tạo

Dimitri Simes | Duy Nghĩa biên tập

Trong khi nhà sản xuất thiết bị viễn thông Trung Quốc Huawei phải gồng mình để đối phó với các lệnh trừng phạt của Mỹ trong năm 2019, họ đã nhận được ‘ưu ái’ từ Nga.

Mua lại công nghệ nhận dạng khuôn mặt của Nga, Huawei đã bắt đầu thử nghiệm mạng 5G tại Moscow. Theo hãng RT, một mạng lưới truyền hình được tài trợ bởi chính phủ Nga, Tổng thống Nga Vladimir Putin thậm chí đã lên tiếng, bênh vực cho Huawei, nói rằng Mỹ đang cố gắng “trơ trẽn buộc họ ra khỏi thị trường toàn cầu” bằng cách đưa Huawei vào danh sách đen.

Sự nghi ngờ của Mỹ về việc Huawei cài đặt các phần mềm đánh cắp thông tin, cũng như những lo ngại chung của Nga và Trung Quốc về việc bị Mỹ ngăn cản tiếp cận công nghệ tiên tiến, đã khiến  2 nước này xích lại gần nhau hơn. Giờ đây, điện Kremlin tuyên bố, 2020 là năm hợp tác khoa học, kỹ thuật và đổi mới Nga-Trung.

Ưu tiên nổi bật của sự hợp tác là về trí tuệ nhân tạo (AI).

Các chuyên gia cho rằng sự hợp tác AI mới này, trong đó Huawei đóng vai chính, có thể làm suy yếu sự thống trị công nghệ của Mỹ.

Nhưng, giống như Moscow và Bắc Kinh cảnh giác với Washington, họ cũng nghi ngờ lẫn nhau. Một số người trong ngành công nghệ Nga cảnh báo rằng làm việc với Trung Quốc đầy rủi ro.

Tuy vậy, khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến thăm Nga vào tháng 6/2019, hai chính phủ đã công bố thành lập một quỹ đầu tư chung cho các dự án công nghệ cao. Quỹ này ra mắt vào tháng 9/2019 với ngân sách ban đầu là 1 tỷ USD, tập trung vào tài trợ cho nghiên cứu AI.

Trong khi đó, một số công ty công nghệ Trung Quốc đã vào Nga trong năm 2019, săn lùng các cơ hội AI. Ví dụ như:

*Trong tháng 5/2019, công ty công nghệ Dahua của Trung Quốc và công ty NtechLab của Nga đã hợp tác để tung ra một máy ảnh, có khả năng nhận dạng khuôn mặt. Đây là một sản phẩm hỗ trợ cho việc giám sát, thực thi pháp luật ở cả 2 quốc gia.

*Vào tháng 12/2019, nhà phát triển phần mềm Trung Quốc Vinci Group đã đồng ý làm việc trên các sản phẩm AI với công ty khởi nghiệp IT Jovi Technologies của Nga.

Nhưng không có công ty Trung Quốc nào làm được nhiều hơn Huawei để trở thành một thế lực AI ở Nga. Vào tháng 6/2019, Huawei đã chi 50 triệu USD cho quyền sử dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt, được phát triển bởi công ty khởi nghiệp Vocalord của Nga. Trang web của liên doanh chào mời các ứng dụng giám sát điển hình tại “các nơi công cộng, trung tâm giao thông, sân vận động, trung tâm thương mại và ngân hàng”.

Huawei can thiệp sâu hơn vào trí tuệ nhân tạo trong tháng 8/2019 khi ký một hợp đồng hợp tác với một trung tâm nghiên cứu AI, được Moscow hậu thuẫn. Sau đó, tại một hội nghị vào tháng 11/2019, Huawei công bố kế hoạch xây dựng một “hệ sinh thái AI” đầy tham vọng ở Nga vào năm 2025.

Ông Khương Đào (Jiang Tao), phó chủ tịch của bộ phuận ICBU của Huawei, tuyên bố “Huawei đặt mục tiêu hợp tác với các tổ chức công nghiệp, và thu hút hơn 100.000 nhà phát triển AI, hơn 100 [nhà cung cấp phần mềm độc lập] và hơn 20 trường đại học để xây dựng hệ sinh thái AI trong vòng 5 năm, đưa ứng dụng AI đến nhiều ngành hơn”.

Theo ông Valentin Makarov, chủ tịch hiệp hội phát triển phần mềm có uy tín Russoft, Nga có thể chỉ có một số ít các công ty khởi nghiệp AI của riêng mình, nhưng nước này có rất nhiều đối tác Trung Quốc.

Ông Makarov cho rằng Nga có thể tự hào vì có được các chuyên gia có tay nghề cao, các tổ chức nghiên cứu giỏi và thành tích tốt trong các lĩnh vực liên quan đến AI, cụ thể như nhận diện khuôn mặt, một khía cạnh dường như đã thu hút Huawei đến với công ty Vocalord.

Ông Igor Bogachev, Giám đốc điều hành công ty Zyfra trong lĩnh vực công nghệ thông tin AI, nhận định rằng đối với các doanh nghiệp AI của Nga, quan hệ đối tác với Trung Quốc là cơ hội để đưa công việc của họ đến một thị trường khổng lồ.

Theo ông Bogachev, “có những ước tính rằng thị trường AI của Trung Quốc năm 2018 là 4,9 tỷ USD – đó là một con số khổng lồ. Vì vậy, tất nhiên các công ty Nga khá quan tâm đến việc đưa các thiết kế của họ đến thị trường Trung Quốc”.

“Khi các dự án chung tiến triển, chúng có thể giúp Nga và Trung Quốc lật ngược tình thế với phương Tây”, ông Bogachev dự đoán.

Sự tiếp cận của Nga đối với công nghệ phương Tây đã bị hạn chế bởi các lệnh trừng phạt của Mỹ và châu Âu liên quan đến cuộc khủng hoảng Ukraine năm 2014. Trung Quốc đã cảm thấy bị siết chặt tương tự trong cuộc chiến thương mại với Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Nhưng ông Samuel Bendett, một nhà phân tích nghiên cứu tại Trung tâm Phân tích Hải quân có trụ sở tại Washington, cho rằng sự hợp tác ngày càng tăng giữa Trung-Nga có thể dần dần làm suy yếu thế mạnh của Mỹ.

“Cả Trung Quốc và Nga đang công khai kế hoạch của họ để cạnh tranh có được các công nhân công nghệ cao giỏi nhất và sáng giá nhất thế giới, tìm cách thu hút nhóm tài năng AI mới nổi này đến các quốc gia tương ứng của họ”, ông Bendett cảnh báo.

Theo ông Bendett, Mỹ “có lợi thế trong giai đoạn gần đến trung hạn như là một quốc gia có sự hỗ trợ tài chính và giáo dục lớn nhất cho phát triển AI, nhưng hợp tác Trung-Nga có thể làm xói mòn lợi thế này”.

Lầu Năm Góc nhận thấy mối đe dọa an ninh quốc gia, mặc dù Moscow và Bắc Kinh vẫn chưa công khai hợp tác về AI quân sự.

Trong chiến lược AI được công bố vào tháng 2/2019, Bộ Quốc phòng Mỹ cảnh báo rằng chi tiêu ngày càng tăng của Nga và Trung Quốc cho các ứng dụng quân sự cho trí tuệ nhân tạo, đe dọa “làm xói mòn lợi thế công nghệ và hoạt động của chúng ta, và gây mất ổn định trật tự quốc tế mở và tự do”.

Tuy nhiên, một số người khác đặt câu hỏi liệu sự hợp tác sẽ bao giờ đạt được điều đó. Những người hoài nghi lưu ý rằng các vấn đề cơ bản về sự tin cậy, có thể gây ra những trở ngại nghiêm trọng, cho sự hợp tác thực sự Nga-Trung.

Mối lo ngại về quyền sở hữu trí tuệ trong hợp tác AI Nga-Trung

Vào tháng 12/2019, trong một sự thể hiện bất bình công khai bất thường, tập đoàn quốc phòng Rostec của Nga đã cáo buộc Trung Quốc sao chép mọi thứ, từ máy bay chiến đấu Sukhoi cho đến các hệ thống tên lửa.

“Nhiều công ty AI của Nga lo sợ mất công nghệ của họ theo cách tương tự”, Alexey Maslov, giáo sư tại Đại học Kinh tế Đại học Quốc gia, giải thích.

Theo ông Maslov, “Nga và Trung Quốc đã chính thức ký kết tất cả các thỏa thuận về tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ, nhưng chúng tôi biết các trường hợp Trung Quốc đoạt lấy công nghệ của Nga thông qua vi phạm bản quyền. Kết quả là, các công ty Nga sợ hợp tác với Trung Quốc”.

Một số công ty công nghệ Nga làm việc tại Trung Quốc, đăng ký tại Singapore hoặc Hồng Kông – hy vọng sẽ có thêm một lớp bảo vệ, ông Maslov nói thêm.

Liên quan đến khía cạnh này, ông Bogachev chia sẻ “một mặt, chúng tôi có kinh nghiệm làm việc tại Trung Quốc và muốn kinh doanh ở đó. Nhưng đồng thời chúng tôi rất thận trọng khi kinh doanh như vậy bởi vì chúng tôi thực sự lo lắng về tài sản trí tuệ của mình”.

Lo ngại về công nghệ bất cân xứng

Ông Sergey Karelov, người sáng lập và giám đốc công nghệ tại công ty tư vấn IT Witology của Nga, lại lo lắng thị trường AI tương đối nhỏ của Nga có nghĩa là Trung Quốc sẽ không coi đây là một đối tác bình đẳng.

Với dự đoán đáng lo ngại về tương lai công nghệ của Nga khi cuộc cạnh tranh quyền lực lớn của Washington và Bắc Kinh diễn ra, ông Karelov nói: “Mỹ và Trung Quốc đang tiến nhanh về phía trước, và tất cả các quốc gia khác sẽ thấy mình vô vọng phía sau, chỉ sau vài năm. Chúng ta sẽ có một thế giới lưỡng cực kỳ lạ, trong đó sẽ là quá muộn để nói về sự hợp tác giữa [các cường quốc hạng nhất như] Mỹ hoặc Trung Quốc và các nước hạng hai như Nga hoặc Đức”.

Ông Karelov cảnh báo hợp tác AI của Nga với Trung Quốc, có thể dẫn đến việc các dữ liệu của Nga bị chảy mạnh ra nước ngoài, làm gia tăng khoảng cách giữa 2 quốc gia.

Gần như tất cả các chuyên gia Nga mà hãng Nikkei phỏng vấn, đều phản đối việc Moscow chia sẻ bất kỳ đổi mới AI quân sự nào, với Trung Quốc.

Cho rằng Nga không thể đủ sức hợp tác với Trung Quốc trong một lĩnh vực nhạy cảm như vậy bởi vì không có gì đảm bảo tình hữu nghị của họ sẽ kéo dài, ông Makarov của hiệp hội Russoft nhận định “có một số công nghệ quan trọng nhất định sẽ xác định trật tự kinh tế mới và bạn cần duy trì quyền tối thượng đối với chúng. Không may, lịch sử đã chỉ ra rằng các thời kỳ nồng ấm bị thay thế bằng các thời kỳ khác”.

Hiện tại, Moscow và Bắc Kinh có vẻ sẽ tiếp tục ‘cắp tay nhau’ tiến vào thế giới mới đầy dũng cảm của AI. Vụ chấn động chính trị kịch tính của Putin trong tháng 1/2020, dẫn đến sự ra đi của Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev – người đã ủng hộ hợp tác AI trở lại trong năm 2017, dự kiến sẽ không thay đổi được điều đó.

Nhưng một điều khác xảy ra cùng ngày mà chính phủ của Medvedev từ chức, có thể có tác động. Đó là vào ngày hôm đó, Mỹ và Trung Quốc đã ký thỏa thuận thương mại “giai đoạn 1”. Bắc Kinh đã đồng ý tăng nhập khẩu các sản phẩm của Mỹ thêm 200 tỷ USD để đổi lấy việc Washington giảm thuế đối với các sản phẩm Trung Quốc bị trừng phạt, từ 15% xuống 7,5%.

Ông Maslov cho rằng giới tinh hoa chính trị của Nga không quá ngạc nhiên về sự thỏa hiệp này. Một phần của sự hấp dẫn của việc hợp tác với Trung Quốc là ý tưởng tạo ra một mặt trận thống nhất chống Mỹ. Nhưng, theo ông Maslov, Moscow thậm chí không tin tưởng Bắc Kinh lắm; họ nghi ngờ cam kết của Trung Quốc trong việc chống lại Washington khi liên quan đến các công nghệ tiên tiến.

“Hóa ra Trung Quốc chưa sẵn sàng tiến hành một cuộc chiến thực sự chống lại Mỹ, và trong đó, tâm lý giữa Nga và Trung Quốc bất đồng. Nga sẵn sàng chiến đấu trong khi Trung Quốc sẵn sàng lùi bước”, ông Maslov nói.

Áp lực từ Mỹ thúc đẩy Trung Quốc và Nga tập trung vào AI. Tuy nhiên, sự khác biệt trong quan điểm về cách đối phó với Mỹ, có thể hủy hoại sự hợp tác giữa 2 nước này.

(Bài viết của Dimitri Simes đăng trên Nikkei Asian Review  ngày 4/2, do Duy Nghĩa dịch và biên tập).

https://www.dkn.tv/the-gioi/huawei-dong-vai-chinh-trong-quan-he-doi-tac-nga-trung-ve-tri-tue-nhan-tao.html

 

Tập Cận Bình tái xuất, tuyên bố

Trung Quốc sẽ đánh bại virus corona

Sau một thời gian gần như vắng bóng và để cho Thủ tướng Lý Khắc Cường lãnh đạo chung trong nỗ lực kiểm soát dịch bệnh, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm 10/2 xuất hiện trở lại, Reuters đưa tin, dẫn lại truyền hình nhà nước Trung Quốc.

Ông Tập được trích lời nói rằng chính quyền nước này sẽ ngăn chặn tình trạng sa thải hàng loạt trên quy mô lớn do tác động của dịch bệnh.

Xuất hiện trên truyền hình trong lúc đi kiểm tra công việc của các lãnh đạo cộng đồng ở Bắc Kinh, ông Tập Cận Bình đeo khẩu trang và được kiểm tra thân nhiệt.

Người đứng đầu đảng Cộng sản Trung Quốc nói thêm rằng nước này sẽ cố đạt được các mục tiêu kinh tế và xã hội trong năm nay.

Ông Tập cũng lặp lại rằng Trung Quốc sẽ đánh bại virus.

Một nhà kinh tế cấp cao từng nhận định rằng tăng trưởng của Trung Quốc có thể giảm xuống đến 5% hoặc ít hơn trong quý đầu tiên của năm.

Hơn 300 công ty Trung Quốc, bao gồm Meituan Dianping – công ty cung cấp thực phẩm lớn nhất Trung Quốc, và nhà sản xuất điện thoại thông minh Xiaomi đang tìm kiếm các khoản vay lên đến ít nhất 57,4 tỷ nhân dân tệ (tương đương 8,2 tỷ USD), Reuters dẫn hai nguồn tin từ ngân hàng cho biết.

Nhà sản xuất iPhone lớn nhất của Apple, Foxconn, cũng đã được chấp thuận tiếp tục sản xuất tại thành phố Trịnh Châu, thuộc miền trung đông Trung Quốc, nhưng chỉ có 10% lực lượng lao động chịu quay trở lại, một nguồn tin cho Reuters biết.

Trong khi đó, thành phố Thâm Quyến phía nam đã từ chối yêu cầu của công ty này là cho tái tục công việc tại đây.

Tính đến ngày 9/2, số ca tử vong vì dịch bệnh do virus corona gây ra đã tăng lên 908 người. Trừ 1 người ở Hong Kong, 1 người ở Philippines, còn lại tất cả số người chết đều tại Trung Quốc.

Hiện vẫn chưa rõ liệu loại virus corona mới có liên quan đến một khu chợ bán động vật hoang dã ở Vũ Hán, thủ phủ của tỉnh Hồ Bắc, hay không.

Các nhà khoa học tại Đại học Hoàng gia London vừa công bố ước tính mới về tỷ lệ tử vong tổng thể là 1%. Nhưng họ nói rằng con số này có thể dao động từ 0,5% đến 4% và cảnh báo rằng “có sự không chắc đáng kể”, do mức độ giám sát và báo cáo dữ liệu khác nhau.

https://www.voatiengviet.com/a/%C3%B4ng-t%E1%BA%ADp-c%E1%BA%ADn-b%C3%ACnh-t%C3%A1i-xu%E1%BA%A5t-tuy%C3%AAn-b%E1%BB%91-tq-s%E1%BA%BD-%C4%91%C3%A1nh-b%E1%BA%A1i-virus-corona/5281738.html

 

Do virus corona, Trung Quốc

đối mặt với virus đòi tự do ngôn luận

Minh Anh

Tại Trung Quốc, chính quyền Bắc Kinh đang vật vã đối đầu cùng lúc với hai loại virus : Một là virus corona đang hoành hành và hai là virus đòi cải cách « chính trị ». Cái chết của bác sĩ Lý Văn Lượng, một trong số tám bác sĩ đầu tiên báo động về sự xuất hiện của virus corona chủng mới đã làm dấy lên làn sóng chỉ trích và đòi tự do ngôn luận.

Đảng Cộng Sản Trung Quốc cứ tin rằng mình đã làm chủ sự thật. Thế nhưng, cái chết của Lý Văn Lượng do nhiễm virus corona khi chăm sóc một người bệnh đang gióng chuông báo động chế độ chuyên chế lâm nguy. Hình ảnh tự chụp của vị bác sĩ nhãn khoa trẻ tuổi đang trên giường bệnh đăng trên các mạng xã hội chẳng khác gì một bằng chứng tố cáo chế độ toàn trị, đồng thời làm bùng phát những lời kêu gọi hiếm có đòi cải cách chính trị và tự do ngôn luận.

Hai lá thư công khai đòi tự do ngôn luận từ một số nhà trí thức đã được đăng trên mạng xã hội Weibo (tương đương với Twitter) nhưng ngay sau đó đã bị kiểm duyệt. Lá thư thứ nhất được 9 giáo sư tại một đại học có tên tuổi ở Bắc Kinh ký tên đưa ra năm yêu sách, trong đó đòi hỏi thứ nhất là lấy ngày mồng

06 tháng Hai là ngày tự do ngôn luận toàn quốc. Đối với nhiều người dân Trung Quốc, bác sĩ Lý qua đời vào ngày 6/2 chứ không phải là ngày 7/2 như thông báo của chính quyền.

Theo báo Pháp Le Monde, con số « năm » đòi hỏi cũng không phải là một sự ngẫu nhiên. Đặng Tiểu Bình vào cuối năm 1978 từng đưa ra 4 cam kết hiện đại hóa đất nước, chủ yếu liên quan đến lĩnh vực kinh tế. Đòi hỏi thứ Năm là đòi « Dân chủ » do một kỹ sư điện đưa ra ngầm nhắc đến « Mùa Xuân Bắc Kinh ».

Thư ngỏ thứ hai là do 10 giáo sư đại học Vũ Hán cũng đòi tự do ngôn luận – như được quy định trong Hiến Pháp, đồng thời còn kêu gọi chính quyền phải có lời « xin lỗi công khai » đối với những bác sĩ đưa ra báo động và phải công nhận bác sĩ Lý như « anh hùng dân tộc ». Trước đó, hashtag « Tôi muốn có tự do ngôn luận » tập hợp được hơn 1,5 triệu lượt người xem nhưng cũng đã bị bộ máy kiểm duyệt xóa.

Đành rằng mô hình chế độ chuyên chế cho phép ông Tập Cận Bình khả năng « cách ly nghiêm ngặt » hàng trăm triệu người dân nhằm ngăn chận dịch bệnh lan rộng. Đành rằng chính sách cai trị độc tài cho phép các bệnh viện khổng lồ tại Trung Quốc mọc lên chỉ trong vòng vài ngày. Thế nhưng cái chết của bác sĩ Lý lại làm cho niềm tin của người dân vào chính phủ ngày càng thêm bị xói mòn. Bản « khế ước » ngầm mà chế độ cứ tưởng được người dân chấp nhận, tức là từ bỏ những quyền tự do cá nhân để đổi lấy an ninh và sự thịnh vượng, có nguy cơ bị tan vỡ.

Bởi vì, sự việc cho thấy rõ, lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình và guồng máy chính trị « hình chóp » của ông chưa bao giờ học thuộc bài học dịch SARS 2002-2003 làm hơn 650 người chết, 8.000 người bị nhiễm bệnh, hay trận động đất năm 2008, làm hơn 70.000 người chết, 18.000 người mất tích và hơn 374.000 người bị thương.

Nguyên nhân chính là gì ? Ngay khi đó là một lĩnh vực nhạy cảm, đảng Cộng Sản Trung Quốc tìm cách duy trì và gia tăng độc quyền thông tin. Hơn bao giờ hết, dưới thời Tập Cận Bình, việc kiểm soát thông tin đã trở thành một thách thức chính cho đảng Cộng Sản Trung Quốc.

Trong cuộc khủng hoảng y tế lần này, virus corona mới (2019-nCoV) mỗi ngày như trở thành một con « virus chính trị ». Vụ việc như nhắc lại kinh nghiệm đau đớn trong những năm 1960. Các « đồng chí » lãnh đạo cấp dưới vì sợ hãi Mao Trạch Đông nên đã giấu giếm « Người Cầm Lái Vĩ Đại » tầm mức của nạn đói do « Bước Đại Nhảy Vọt » gây ra, thì nay những quan chức Trung Quốc bị quyền lực tối ưu của Tập Cận Bình khủng bố, nên không dám báo cáo tin xấu về virus corona.

Có lẽ không có gì ngăn chặn dịch bệnh hiệu quả hơn bằng tự do ngôn luận và tự do thông tin. Cuộc chiến chống dịch bệnh sẽ còn dễ dàng hơn khi Trung Quốc đặt niềm tin vào bác sĩ hơn là cảnh sát. Thậm chí đó còn là điều không thể thiếu. Không có tự do thông tin, thì sẽ chẳng bao giờ có được nền y tế công cộng bền vững, như kết luận của tờ Le Monde.

http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200210-do-virus-corona-trung-quoc-doi-mat-voi-virus-doi-tu-do-ngon-luan

 

Virus corona: Trung Quốc

cố tránh khủng hoảng chính trị nội bộ

Đức Tâm

Virus corona không chỉ lây lan trong dân chúng, mà xâm nhập cả vào bộ máy lãnh đạo ở cấp trung ương Trung Quốc. Bị chỉ trích gay gắt xử lý kém cuộc khủng hoảng bệnh dịch, Bắc Kinh đang cố gắng tránh xẩy ra một cuộc khủng hoảng chính trị nội bộ. Theo giới chuyên gia, đây là một thách thức to lớn, đầy rủi ro đối với Tập Cận Bình.

Gần ba tuần sau khi cách ly thành phố Vũ Hán, rồi sau đó, cả tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, virus corona « biến thể » thành virus chính trị. Làn sóng chia buồn và phẫn nộ trên các mạng xã hội sau cái chết của bác sĩ Lý Văn Lượng (Li Wenliang), trong nhóm 8 bác sĩ đầu tiên báo động về dịch bệnh. Đầu năm 2020, vị bác sĩ 34 tuổi này đã bị công an câu lưu với cáo buộc « phát tán tin đồn » và ép buộc viết bản tự kiểm điểm hứa sẽ không có những « hành động vi phạm pháp luật » nữa. Thế nhưng, dịch bệnh lây lan quá nhanh, sức ép công luận rất lớn, Bắc Kinh đã phải lùi bước. Tòa Án Tối Cao Trung Quốc đã phải ra phán quyết phục hồi danh dự cho cả nhóm 8 bác sĩ.

Theo chuyên gia Antoine Bondaz, thuộc Quỹ Nghiên cứu chiến lược, được tuần báo L’Express trích dẫn, thì Bắc Kinh có ý đồ khi lùi bước như vậy : « Chính quyền Trung Quốc đã sử dụng vụ Lý Văn Lượng và 7 vị bác sĩ khác để dàn dựng cảnh cho thấy khả năng của chính quyền trung ương làm thay đổi quyết định của chính quyền địa phương. Chiến lược của Bắc Kinh là đổ lỗi cho chính quyền địa phương ».

Thế nhưng cái chết của bác sĩ Lý lại là ví dụ minh họa biểu tượng cho sự yếu kém, trục trặc trong lãnh đạo xử lý khủng hoảng và hậu quả của chính sách kiểm duyệt thông tin. Bởi vì, ngay thị trưởng Vũ Hán Chu Tiên Vượng (Zhou Xianwang), khi trả lời phỏng vấn đài truyền hình Nhà nước vào cuối tháng Giêng vừa qua, đã giải thích, thành phố chậm đưa tin về virus corona vì chưa được phép của trung ương. Thế nhưng, Bắc Kinh không thể nào thừa nhận trách nhiệm vì sợ mất mặt, đe dọa chính trị nội bộ. Do vậy, chính quyền phải tìm ra những « chiêu » chạy tội

Trước tiên là « khoanh vùng trách nhiệm ». Chuyên gia Bondaz nhận định : Điều quan trọng đối với chính quyền trung ương, đó là phải « Vũ Hán hóa cuộc khủng hoảng ». Bởi vì nếu người ta nói đến trách nhiệm của Bắc Kinh, thì có nghĩa là Tập Cận Bình bị nhắm tới. Thế nhưng, « chiêu » này không ổn vì bệnh dịch đã nhanh chóng lan sang các nơi khác.

Vậy thì phải tìm kẻ « bung xung » ở bên ngoài. Trong số các « thế lực thù địch », dễ cáo buộc nhất là Hoa Kỳ. Theo Bắc Kinh, chính quyền Washington « đã gây ra và reo rắc hoảng sợ » khi cấm nhập cảnh những người không định cư tại Mỹ và từ Trung Quốc tới. Theo chuyên gia Bondaz, « kế » này nhằm đánh lạc hướng, thu hút sự chú ý của công luận vào một quốc gia bên ngoài. Cách thức này có thể mang lại ít nhiều hiệu quả lúc ban đầu, nhưng về lâu dài sẽ không ổn và mất sức thuyết phục.

Theo giới quan sát, chính quyền Bắc Kinh mò mẫm và không biết cách xử lý một cuộc khủng hoảng trên phương diện chính trị. Chuyên gia Bondaz nhấn mạnh, chính quyền Trung Quốc đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng chính trị nghiêm trọng : « Khủng hoảng càng kéo dài, thì tác động của nó lại càng lớn. Tất cả những thủ thuật về thông tin tuyên truyền chỉ có tác dụng lúc đầu. Sau một thời gian, người ta sẽ nghi ngờ khả năng của chế độ xử lý khủng hoảng » và « khi xẩy ra khủng hoảng về tính chính đáng trong nội bộ, thì điều này thật đáng lo ngại bởi vì người ta sẽ đòi tính sổ với những người cầm quyền ».

http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200210-virus-corona-trung-qu%E1%BB%91c-c%E1%BB%91-tr%C3%A1nh-kh%E1%BB%A7ng-ho%E1%BA%A3ng-ch%C3%ADnh-tr%E1%BB%8B-n%E1%BB%99i-b%E1%BB%99

 

5G: Trung Quốc kêu gọi Pháp đừng kỳ thị Hoa Vi

Tú Anh

Chính phủ Trung Quốc lo ngại tập đoàn công nghệ Hoa Vi bị yếu thế trong cuộc đua cung cấp trang thiết bị hệ thống viễn thông thế hệ 5, còn gọi là 5G, tại Pháp. Trong thông cáo, đại sứ quán Trung Quốc kêu gọi Paris đừng thi hành các biện pháp « bất bình đẳng, thậm chí khai trừ » Hoa Vi, trái lại phải tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp.

Trang bị hệ thống mạng di động 5G trở thành một ván cờ địa chính trị quốc tế. Cáo buộc Hoa Vi làm gián điệp cho Bắc Kinh, Hoa Kỳ thúc giục các đồng minh loại trừ tập đoàn Trung Quốc ra khỏi thị trường.

Trong bối cảnh này, sứ quán Trung Quốc tại Paris không giấu lo ngại và kêu gọi chính phủ Pháp không nên ban hành các biện pháp phân biệt đối xử đối với một quốc gia hay một công ty nào trong khi gọi thầu trang bị mạng 5G tại Pháp.

Bản thông cáo cho biết Trung Quốc rất « lo âu » và bị « sốc » vì một loạt phóng sự gần đây của truyền hình Pháp, theo đó, các cơ quan chức năng của Pháp có ý định « ban hành các biện pháp nghiêm ngặt đối với Hoa Vi ». Phía Trung Quốc cho rằng cáo buộc Hoa Vi làm gián điệp là « thiếu cơ sở ». Hoa Vi rất đáng tin cậy và « không có cài bẫy » để cướp thông tin.

Ở cấp Liên Hiệp, hôm 05/02, Ủy Ban Châu Âu chỉ thị cho các thành viên « không loại trừ tập đoàn Trung Quốc » nhưng cho phép « cấm các nhà cung cấp thuộc loại rủi ro cao ».

Cuối tuần trước, tập đoàn Pháp Orange ORAN.PA cho biết đã chọn hai tổ hợp châu Âu là Nokia và Ericsson thay vì Hoa Vi để mua trang thiết bị cho mạng 5G.

Theo Reuters, giới kỹ nghệ gia trong lãnh vực viễn thông tại Pháp có « linh cảm » là chính phủ Pháp, tuy không nói ra, nhưng thật sự muốn cấm Hoa Vi xâm nhập thị trường 5G.

Được Reuters đặt câu hỏi, Hoa Vi chi nhánh Pháp từ chối bình luận về phản ứng của sứ quán Trung Quốc. Bộ Kinh Tế Pháp cũng không trả lời với lý do không « bình luận vào tối Chủ Nhật này (09/02) ».

http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200210-5g-trung-quoc-keu-goi-phap-dung-ky-thi-hoa-vi

 

Virus corona làm chính sách thân Bắc Kinh

của Duterte bị chỉ trích

Thu Hằng

Không đến tận Bắc Kinh như thủ tướng Cam Bốt Hun Sen giữa tâm dịch virus corona mới (2019-nCoV), nhưng tổng thống Philippines Rodrigo Duterte luôn luôn ủng hộ đồng nhiệm Tập Cận Bình và tin vào khả năng giải quyết dịch của Trung Quốc.

Trường hợp tử vong đầu tiên vì virus corona mới bên ngoài Hoa lục là ở Philippines, vào ngày 01/02/2020, càng khiến người dân nước này lo lắng về nguy cơ dịch lan rộng. Trong khi đó, tổng thống Duterte vẫn khẳng định không có lý do gì để cấm du khách Trung Quốc đến Philippines. Nhưng trước những lời chỉ trích, lo lắng của đại đa số dân chúng, ông đã phải đổi ý và ra lệnh tạm thời cấm nhập cảnh vào Philippines đối với đa số khách đến từ Trung Quốc, Hồng Kông và Macao từ ngày 03/02.

Từ việc yêu cầu đòi ngừng đón khách du lịch Trung Quốc, từ khoảng cuối tháng Giêng, người dân Philippines thậm chí đi xa hơn, đòi chính quyền trục xuất hết người Trung Quốc về nước. Yêu cầu mang tính cực đoan này dĩ nhiên không được tổng thống Duterte chấp nhận, đồng thời đánh giá là “bài Trung Quốc” trong bài diễn văn ngày 03/02.

Tuy nhiên, virus corona mới chỉ là cái cớ để một bộ phận người dân Philippines giải tỏa phẫn nộ, bức xúc về người Trung Quốc nói chung trên các mạng xã hội và qua đó lên án chính sách thân Trung Quốc của tổng thống Duterte, theo nhận định trong bài viết “Chính sách thân Trung Quốc của Duterte đạt đến giới hạn lây lan” (Duterte’s pro-China policy hits a viral limit) đăng trên Asia Times ngày 06/02/2020. Tác giả George Amurao có thể đã chơi chữ khi sử dụng từ “viral”, mang hai nghĩa “do virus” và “lây lan”.

Chính sách thân Bắc Kinh mở cửa cho người Trung Quốc

Trước tiên, chính sách thân Bắc Kinh của tổng thống Duterte được thể hiện qua số lượng người Trung Quốc đến Philippines trong 3 năm rưỡi trở lại đây, vừa du lịch vừa nhập cư. Chính làn sóng người Hoa xuất hiện đông đảo đã khiến người dân Philippines bất bình vì tình trạng tội phạm gia tăng liên quan đến hoạt động kinh doanh của cộng đồng người Hoa. Họ có cảm tưởng đất nước bị người Hoa xâm chiếm và điều này giải thích hiện tượng bài Trung Quốc.

Chỉ tính từ tháng Giêng đến tháng 11/2019, Philippines đón khoảng 1,6 triệu du khách từ Hoa lục, chiếm 22% tổng lượng du khách nước ngoài (7,5 triệu người). Ngoài ra, còn phải kể đến số người Trung Quốc đến làm việc bất hợp pháp tại Philippines, không được thống kê, chủ yếu cho các công ty vận hành sòng bạc trực tuyến Philippines (Philippine offshore gaming operators, POGO), phần lớn thuộc sở hữu của các doanh nhân Trung Quốc.

Trang Asia Times, trích thẩm định của ông Franklin Drillon, thượng nghị sĩ đối lập và là cựu bộ trưởng Lao Động, theo đó có hơn 400.000 lao động Trung Quốc ở Philipines năm 2019, trong đó hơn một nửa không có giấy phép lao động hợp lệ. Theo số liệu thẩm định gần đây của nhiều cơ quan truyền thông địa phương, vào tháng 08/2019, có khoảng từ 100.000 đến 150.000 người Trung Quốc làm việc trong các POGO.

Những công ty POGO phát triển mạnh dưới thời tổng thống Duterte và có tác động đến nền kinh tế của thủ đô Manila. Các công ty cờ bạc qua mạng này có nguồn thu lớn cũng là một yếu tố làm tăng giá thuê nhà ở, vượt qua khả năng của tầng lớp trung lưu Philippines.

Những công ty POGO hoạt động theo chuỗi khép kín, trong một thế giới riêng. Nhân công Trung Quốc được chở trong những chiếc xe kín từ nơi ở đến nơi làm việc, chỉ ăn trong những nhà hàng Trung Quốc và không tiếp khách địa phương. Một số cơ quan truyền thông địa phương thường xuyên đưa tin về thái độ bất lịch sự của người Trung Quốc, đặc biệt vụ một ông sếp người Trung Quốc, không có giấy tờ hợp lệ, đã tấn công một nữ bồi bàn Philippines năm 2018 khiến công luận bức xúc.

Tổng thống Duterte cho biết không có ý định bắt giữ và trục xuất lao động Trung Quốc bất hợp pháp vì sợ Bắc Kinh gửi trả vài trăm nghìn lao động Philippines để trả đũa, trong khi nguồn ngoại hối từ người lao động Philippines gửi từ nước ngoài về là một phần đáng kể cho thu nhập của đảo quốc này.

Tỉ lệ hoạt động tội phạm gia tăng từ khi người Hoa lục xuất hiện

Các chính trị gia đối lập đang cố xác định xem liệu làn sóng người Hoa lục có liên quan đến tình trạng hoạt động tội phạm gia tăng, cũng như nạn bắt cóc và gái mại dâm hay không.

Từ năm 2018-2019, số vụ bắt cóc có liên quan đến người Trung Quốc từ Hoa lục đã tăng 71%, chủ yếu liên quan đến chơi bạc trực tuyến. Tháng 01/2020, cảnh sát Philippines đã bắt giữ bốn người Trung Quốc có âm mưu bắt cóc một cô gái Philippines 18 tuổi ở Makati, ngoại ô Manila.

Cùng tháng đó, cảnh sát cũng mở điều tra về các mạng lưới gái mại dâm người Trung Quốc, họ chỉ phục vụ các khách hàng đồng hương, chủ yếu làm việc trong các POGO.

Phản đối Trung Quốc xâm chiếm Biển Đông

Nhìn rộng hơn, tâm lý bài Trung Quốc còn được thể hiện qua những lần người dân Philippines xuống đường phản đối Bắc Kinh gây hấn ở Biển Đông, bắt nạt các nước láng giềng nhỏ có tranh chấp chủ quyền.

Thêm vào đó, gần đây, tổng thống Duterte đã phê chuẩn cho một tập đoàn Trung Quốc tham gia liên danh với công ty dịch vụ hàng không Macroasia để xây dựng sân bay Sangley Point ở ngoại ô Manila (hợp đồng trị giá 10 tỷ đô la), trong đó có Công ty Xây dựng Truyền thông Trung Quốc (CCCC) từng tham gia bồi đắp các đảo nhân tạo do quân đội Trung Quốc kiểm soát ở Biển Đông.

Chính sách đối phó với virus corona mới của tổng thống Duterte có lẽ chỉ là giọt nước làm tràn ly. Tâm lý lo sợ lan rộng. Trong khi các nước trong khu vực, không ồn ào, nhưng công bố số người nhiễm virus và diễn biến dịch bệnh, người dân Philippines cũng lên tiếng yêu cầu được bảo vệ hơn. Ông Duterte ít xuất hiện trên truyền thông trong thời gian này, mà theo phát ngôn viên Panelo, tổng thống ở Davao “để đọc các báo cáo về virus”. Tuyến đầu được dành cho bộ trưởng Y Tế Francisco Duque III. Tuy nhiên, ông không thuyết phục được Thượng Viện khi cho rằng cấm toàn bộ du khách Trung Quốc có lẽ sẽ gây khó khăn thêm cho chính quyền Bắc Kinh.

Thị trường khan hiếm, chính phủ xuất hơn 3 triệu khẩu trang sang Trung Quốc

Khẩu trang khan hiếm trên thị trường, trong khi người dân lo sợ, vội vã đi mua khẩu trang dự phòng. Tình trạng khan hiếm được chính phát ngôn viên phủ tổng thống, ông Salvador Panelo, khẳng định : “Làm thế nào chúng tôi có thể phát miễn phí khẩu trang khi không còn nữa?” khi ông trả lời truyền thông về câu hỏi liệu có phát miễn phí khẩu trang như Singapore đang làm hay không.

Trong khi phủ tổng thống khẳng định không có khẩu trang để phát cho dân, thì thượng nghị sĩ Richard Gordon, một người thân cận của tổng thống Duterte, cho biết đã huy động và xuất khẩu được hơn 3 triệu khẩu trang sang Trung Quốc. Phát biểu trái ngược, thiếu thống nhất giữa hai quan chức khiến người dân phẫn nộ. Họ cho rằng trở chính quyền tổng thống Duterte quan tâm đến Trung Quốc hơn là sức khỏe của người dân đã bầu ông làm tổng thống.

Cùng lúc trên mạng Twitter lan truyền hashtag #OustDuterte với khoảng 45.000 tweet tranh luận về chủ đề này. Hashtag này cũng lan truyền trên mạng Facebook để phản đối cách xử lý khủng hoảng. Đội ngũ dư luận viên của chính phủ thường chỉ trích gay gắt, lăng mạ những ai tấn công tổng thống Duterte, giờ bỗng đổi giọng, kêu gọi người dân Philippines đồng cảm với người Trung Quốc đang phải đối mặt với cảnh bị đối xử phân biệt vì nạn dịch.

Tuy nhiên, người sử dụng mạng xã hội đã nhanh chóng phát hiện nguồn gốc của những tin nhắn đó là từ một “trang chuyên cung cấp thông tin” của chính phủ. Phát hiện trên cho thấy ý đồ định hướng của chính phủ để công luận có thiện cảm hơn với người Trung Quốc sống ở Philippines.

Cuối cùng, tổng thống Duterte đành xuất hiện trước công chúng hôm 03/02 với thông báo cấm du khách Trung Quốc. Trong buổi họp báo, ông phát biểu : “Trung Quốc đã rất tử tế với chúng ta, chúng ta chỉ nên chứng tỏ cho họ thấy điều tương tự. Mọi người hãy ngừng ngay việc bài Trung Quốc”, đồng thời trấn an người dân: “Mọi chuyện vẫn ổn”.

http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200210-dan-philippines-phan-doi-chinh-sach-than-trung-quoc-cua-tt-duterte

 

Thủ tướng Singapore: Sợ hãi nguy hại hơn virus Corona

Thủ tướng Singapore hôm 8/2 nói rằng nỗi sợ hãi gây nguy hại hơn là sự lây lan của virus Corona, theo Reuters.

Ông Lý Hiển Long lên tiếng như vậy một ngày sau khi Singapore nâng mức cảnh báo về virus Corona lên mức màu cam giống như lần xảy ra dịch SARS năm 2003, khiến dân chúng đổ xô đi siêu thị mua sạch hàng hóa về để tích trữ.

“Không cần thiết phải hoảng loạn. Chúng tôi không phong tỏa thành phố hoặc nhốt mọi người ở nhà”, ông Lý nói, theo Reuters.

“Chúng tôi có nguồn cung ứng dồi dào, vì thế không cần phải tích trữ mỳ tôm, thực phẩm đóng hộp hay giấy vệ sinh như một số người đã làm ngày hôm qua”.

XEM THÊM:

Việt Nam muốn cùng các nước Đông Nam Á chống virus Corona

Tin cho hay, Singapore đã xác nhận 33 trường hợp nhiễm virus Corona và một số trường hợp không liên quan tới việc đi tới Trung Quốc, nơi hơn 800 người đã tử vong.

Ông Lý nói thêm rằng nếu các trường hợp tiếp tục tăng và tỷ lệ tử vong vẫn thấp, chính phủ có thể khuyến khích những người có các triệu chứng nhẹ nghỉ ngơi ở nhà thay vì tới bệnh viện, để cho các nhân viên y tế tập trung vào những ca bệnh nặng.
Tin cho hay, virus Corona đã lan sang ít nhất 27 quốc gia và vùng lãnh thổ, gây nhiễm cho hơn 330 người, khiến nhiều nước phải tiến hành các biện pháp phòng chống.

https://www.voatiengviet.com/a/th%E1%BB%A7-t%C6%B0%E1%BB%9Bng-singapore-s%E1%BB%A3-h%C3%A3i-nguy-h%E1%BA%A1i-h%C6%A1n-virus-corona/5280744.html

 

Malaysia mở rộng lệnh cấm du khách TQ

Malaysia áp thêm lệnh cấm với du khách Trung Quốc đến từ tỉnh Chiết Giang và Giang Tô nhằm ngăn chặn virus corona lây lan.

Malaysia trước đó ban hành lệnh cấm đối với du khách đến từ thành phố Vũ Hán, tâm điểm dịch viêm phổi cấp do chủng mới của virus corona (nCoV), và các vùng lân cận trong tỉnh Hồ Bắc.

Phó thủ tướng Wan Azizah Wan Ismail hôm nay cho biết quyết định trên được đưa ra sau khi chính phủ Trung Quốc áp thêm lệnh phong tỏa với 5 thành phố ở Chiết Giang và hai thành phố ở Giang Tô. Tỉnh Hồ Bắc, nơi có thành phố Vũ Hán, đã bị phong tỏa từ ngày 23/1.

“Lệnh cấm được thực thi tương ứng với các khu vực mà chính phủ Trung Quốc áp đặt lệnh phong tỏa”, Phó thủ tướng Malaysia cho biết và thêm rằng lệnh này còn có hiệu lực với tất cả du khách từng đến Hồ Bắc, Chiết Giang và Giang Tô, bất kể quốc tịch.

Malaysia đã xác nhận 17 ca dương tính với nCoV, ba trong số đó đã xuất viện sau khi được điều trị. 12 trong 17 trường hợp dương tính mang quốc tịch Trung Quốc, số còn lại là người Malaysia. Ca mới nhất là một phụ nữ 65 tuổi, mẹ của một người đàn ông Malaysia cũng nhiễm virus sau khi dự một cuộc họp công ty ở Singapore hồi tháng trước.

Dịch viêm phổi cấp do nCoV khởi phát tại Vũ Hán từ tháng 12, sau đó lan ra hơn 30 tỉnh thành của Trung Quốc và 26 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Số người tử vong hiện nay là 813 người với hơn 37.500 ca nhiễm.

http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/32871-malaysia-mo-rong-lenh-cam-du-khach-tq.html