Tin khắp nơi – 09/12/2018

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin khắp nơi – 09/12/2018

TT Trump kêu gọi chấm dứt vụ điều tra Nga

Tổng thống Donald Trump hôm 8/12 lặp lại lời kêu gọi chấm dứt vụ điều tra liên bang về sự can thiệp của Nga vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ.

Theo Reuters, ông Trump một lần nữa gọi đó là “cuộc truy sát chính trị”, một ngày sau khi các công tố viên công bố thông tin chi tiết về một nỗ lực chưa được biết tới của một người Nga nhằm giúp chiến dịch tranh cử tổng thống của ông năm 2016.

“Đã đến lúc CHẤM DỨT cuộc Truy sát Chính trị!” ông Trump viết trên Twitter.

Đoạn tweet của ông cũng trích lời người dẫn chương trình truyền hình Geraldo Rivera, một người bạn của ông Trump, gọi những tuyên bố về chuyện thông đồng giữa chiến dịch tranh cử của ông Trump và Nga là một “sự ảo tưởng”.

XEM THÊM:

Công tố viên liên bang xác nhận Trump chỉ đạo trả tiền bịt miệng trước bầu cử

Đây là đoạn tweet thứ hai trong ngày của ông Trump về cuộc điều tra của Công tố viên Đặc biệt Muller về sự can thiệp của Nga vào cuộc bầu cử tổng thống năm 2016, và về việc liệu chiến dịch của ông Trump có thông đồng với Nga hay không. Nga lâu nay đã bác bỏ các cáo buộc.

Ông Trump viết trên Twitter trước đó trong ngày 8/12: “Sau hai năm với hàng triệu tài liệu (và tiêu tốn hơn 30 triệu đôla), không thông đồng!”

Trong các tài liệu gửi tới tòa án hôm 7/12, các công tố viên không đề cập tới chuyện liệu họ có phát hiện sự thông đồng giữa chiến dịch của ông Trump và Nga hay không, theo Reuters.

Ông Muller nói trong một tài liệu rằng cựu luật sư của ông Trump, Michael Cohen, đã cung cấp cho văn phòng của ông “các thông tin hữu ích” liên quan tới cuộc điều tra.

XEM THÊM:

TT Trump đề cử ông William Barr làm Bộ trưởng Tư pháp

Phe Dân chủ và những người chỉ trích ông Trump lo ngại rằng Bộ trưởng Tư pháp tạm quyền mới được bổ nhiệm, Matthew Whitaker, một người trung thành với ông Trump, có thể sa thải ông Muller hoặc gây tổn hại tới cuộc điều tra bằng cách cắt giảm ngân quỹ.

Nhưng các đảng viên nổi bật trong đảng Cộng hòa tại Quốc hội nhấn mạnh rằng không có nguy cơ về sự can thiệp nào.

Ông Trump hôm 7/12 cho biết rằng ông đề cử cựu Bộ trưởng Tư pháp William Barr trở lại nắm Bộ Tư pháp.

Nhưng với việc kỳ họp hiện thời của Quốc hội sắp kết thúc, ông Barr có lẽ phải đợi tới năm 2019 để được Thượng viện bỏ phiếu chuẩn thuận.

https://www.voatiengviet.com/a/tt-trump-k%C3%AAu-g%E1%BB%8Di-ch%E1%BA%A5m-d%E1%BB%A9t-v%E1%BB%A5-%C4%91i%E1%BB%81u-tra-nga/4692887.html

 

FBI ‘điều tra bốn người Mỹ nghi thông đồng với Nga’

Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) đã mở cuộc điều tra bốn người Mỹ vào tháng Bảy năm 2016 để xem liệu họ có giúp Nga can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ trong cùng năm hay không.

Reuters dẫn lời điều trần của Cựu Giám đốc FBI James Comey công bố ngày 8/12.

Ông Comey dường như cũng ám chỉ rằng cuộc điều tra còn xem xét tới mối quan hệ giữa Nga và chiến dịch tranh cử của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Cựu quan chức FBI không nêu đích danh những người bị điều tra, nhưng nói rằng ông Trump không nằm trong số đó.

Reuters dẫn lại tuyên bố của ông Comey nói trong cuộc điều trần kín tổ chức hôm 7/12 tại Hạ viện Mỹ: “Chúng tôi đã mở các cuộc điều tra đối với bốn người Mỹ để xem có bất kỳ mối liên hệ nào giữa bốn người Mỹ này với nỗ lực can thiệp của Nga hay không”.

XEM THÊM:

TT Trump kêu gọi chấm dứt vụ điều tra Nga

Cựu giám đốc FBI cho biết rằng cuộc điều tra bắt đầu vào cuối tháng Bảy, nhưng ông không rõ là liệu ông Trump có được thông báo hay không.

Ông Trump đã sa thải ông Comey hồi tháng Năm năm 2017 sau khi nhậm chức vào tháng Giêng cùng năm.

Ngay sau khi ông Comey bị sa thải, Bộ Tư pháp Mỹ đã bổ nhiệm một công tố viên đặc biệt để điều tra về khả năng Nga can thiệp vào cuộc bầu cử năm 2016, cũng như liệu chiến dịch của ông Trump có thông đồng với Moscow hay không.

Nga đã bác bỏ mọi cáo buộc, trong khi ông Trump cũng nhiều lần tuyên bố không có sự thông đồng.

Tổng thống Mỹ hôm 8/12 một lần nữa kêu gọi chấm dứt cuộc điều tra mà ông gọi là cuộc “truy sát chính trị”.

https://www.voatiengviet.com/a/fbi-%C4%91i%E1%BB%81u-tra-b%E1%BB%91n-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-m%E1%BB%B9-nghi-th%C3%B4ng-%C4%91%E1%BB%93ng-v%E1%BB%9Bi-nga-/4692892.html

 

Mỹ: Chánh văn phòng John Kelly

 ‘là người tiếp theo phải ra đi’

Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo rằng Chánh văn phòng Nhà Trắng John Kelly sẽ nghỉ việc vào cuối năm nay.

Đệ nhất phu nhân Melania muốn đuổi Mira Ricardel

Hồi sinh của chống đối Trump: một nước Mỹ phân rẽ

Đã có ghi nhận trong thời gian qua rằng ông Kelly chịu áp lực phải ra đi.

Một số báo cáo nói rằng mối quan hệ của vị tướng thủy quân lục chiến hồi hưu với ông Trump càng lúc càng xấu đi.

Nhưng ông Trump mô tả ông Kelly là “một người tuyệt vời” và nói rằng tên người thay thế vị trí của ông này sẽ được thông báo “trong một, hai ngày tới”.

“Ông ấy đã làm với tôi gần hai năm nay, làm Bộ trưởng Nội an trước khi qua Nhà Trắng làm chánh văn phòng”, ông Trump nói. “Tôi rất cảm kích vì ông ấy đã phụng sự.”

Thay người với tốc độ kỷ lục

Anthony Zurcher, phóng viên BBC Bắc Mỹ, phân tích:

“John Kelly nhận công việc ở Nhà Trắng và hứa hẹn mang lại kỷ luật quân đội cho một chính quyền ồn ào bởi những vụ rò rỉ. Ông có thể đã đạt được một số thành công – nhưng những vụ rò rỉ không bao giờ biến mất hoàn toàn và cuối cùng, vị chánh văn phòng lún sâu vào vụ công kích, đâm sau lưng như bất kỳ ai.

Một vị trí ở Nhà Trắng không bao giờ là điều dễ dàng, nhưng chính quyền này đã thay máu giới chức cấp cao với tốc độ kỷ lục. Donald Trump đang có cố vấn an ninh quốc gia thứ ba, giám đốc truyền thông thứ 5 và sắp có chánh văn phòng thứ ba.

Người đàn ông ngồi trong phòng Bầu dục thích nói rằng chính quyền của ông ấy hoạt động như một cỗ máy được bôi trơn tốt, nhưng các bánh răng dường như đang nghiền một lượng giới chức.”

Đến nay, tổng cộng có 28 người đã từ chức hoặc bị sa thải khỏi Nhà Trắng trong chính quyền Trump.

Tháng trước Reuters dẫn một nguồn tin nói rằng phụ tá của Phó Tổng thống Mike Pence Nick Ayers là ứng viên tiềm năng thay thế ông Kelly.

Hồi tháng trước, Đệ nhất Phu nhân Mỹ Melania Trump kêu gọi sa thải một cố vấn an ninh hàng đầu của Tổng thống.

CNN kiện Trump vì ‘cấm cửa’ nhà báo

Ghét hay cuồng Trump: góc nhìn một người gốc Việt

Melania Trump: ‘Donald Trump và tôi ổn’

Các hãng tin Hoa Kỳ nói bà Trump nảy sinh mâu thuẫn với phó cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Mira Ricardel trong chuyến công tác của bà tại châu Phi vào tháng 10.

‘Thông điệp của Văn phòng Đệ nhất phu nhân đưa ra là bà ấy không xứng đáng với vinh dự phục vụ trong Nhà Trắng,” người phát ngôn của bà Melania Trump nói.

Nhà Trắng và Hội đồng An ninh quốc gia chưa có bình luận gì.

Công bố được đưa ra khi các hãng thông tấn nói ông Trump đang cân nhắc loại bỏ Chánh văn phòng Nhà Trắng John Kelly hoặc Bộ trưởng An ninh nội địa Kirstjen Nielsen.

Ở cương vị phó Cố vấn an ninh, bà Ricardel đã phục vụ cho Cố vấn an ninh John Bolton bảy tháng.

Theo truyền thông Mỹ, bà Trump và bà Ricardel xảy ra bất đồng trong chuyến thăm châu Phi của Đệ nhất phu nhân Mỹ tháng trước, và trong việc sắp xếp chỗ ngồi trên máy bay.

Trong chuyến đi này, bà Trump chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn hiếm hoi với hãng tin ABC rằng, có những người trong Nhà Trắng mà bà không tin tưởng,

Bà cũng nói rằng bà mang đến cho Tổng thống “những lời khuyên và ý kiến chân thành, và sau đó ông sẽ làm những gì ông muốn”.

Phân tích của Anthony Zurcher, BBC News, Washington.

“Những cây kim trong bọc lâu ngày cũng lòi ra.

Những mâu thuẫn “hậu cung” trong Nhà Trắng không phải chuyện hiếm.

Chỉ có điều, Văn phòng Đệ nhất phu nhân Mỹ lần này đã tấn công công khai một thành viên Nhà Trắng.

Các Phu nhân tổng thống từng có tiền lệ can thiệp vào vấn đề nhân sự Nhà Trắng. Như bà Nancy Reagan đã có xích mích kéo dài với Chánh văn phòng Donald Regan. Còn bà Hillary Clinton thường xuyên va chạm với các Cố vấn Nhà Trắng. Tuy nhiên, điều đó chưa bao giờ được công khai tới vậy.

Trong bối cảnh cuộc bầu cử giữa kỳ, khi Đảng Dân chủ giành quyền kiểm soát Hạ viện từ tay Đảng Cộng hòa, sự việc này càng thêm tồi tệ.

Cuộc đối đầu lớn nhất hiện nay là giữa hai quyền lực: Chánh văn phòng John Kelly và Cố vấn An ninh quốc gia John Bolton. Đây là nguồn cơn của mọi mâu thuẫn hiện tại, bao gồm cả vụ việc của Đệ nhất phu nhân.

Những sự việc này không thể kéo dài lâu, mà nó là cơn chấn động nhỏ, báo hiệu một trận động đất lớn đang đến gần.”

Tờ Wall Street Journal hôm 13/11 khẳng định ông Trump nghi ngờ bà Ricardel đứng sau các tin đồn thất thiệt về Đệ nhất phu nhân cũng như nhân viên của bà.

Tờ báo cũng chia sẻ về xung đột giữa bà Trump và Bộ trưởng Bộ quốc phòng James Mattis về “những sự khác biệt giữa quyết định và chính sách nhân sự”.

Tuyên bố của bà Trump được đưa ra từ Phát ngôn viên Stephane Grisham, vài giờ sau khi bà bác bỏ thông tin mâu thuẫn với ông Kelly, Chánh văn phòng Nhà Trắng.

Bà Grisham khẳng định: “Đệ nhất phu nhân có mối quan hệ tốt đẹp với ông Kelly và không có chuyện họ đang xích mích”.

Bà Ricardel được ông Bolton chiêu mộ từ Bộ Thương Mại, sau khi đã có hàng chục năm kinh nghiệm làm việc trong Chính phủ Hoa Kỳ.

Trước đây, bà từng làm trong Bộ Quốc phòng dưới thời của Tổng thống George W Bush, dưới quyền của Thượng nghị sỹ Đảng Cộng hòa Bob Dole khi ông đương chức Lãnh tụ đa số Thượng viện.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-46436416

 

Trump: Chánh văn phòng John Kelly

sẽ rời chức vào cuối năm

Chánh văn phòng Nhà Trắng John Kelly sẽ rời chức vào cuối năm nay, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết hôm thứ Bảy, đánh dấu sự thay đổi lớn nhất trong một loạt những thay đổi một tháng sau khi phe Cộng hòa mất quyền kiểm soát Hạ viện trong đợt bầu cử giữa kì.

Ông Trump, nói chuyện với các phóng viên khi ông rời Nhà Trắng để dự trận bóng bầu dục thường niên giữa các học viện quân sự của Lục quân và Hải quân ở thành phố Philadelphia, nói ông sẽ bổ nhiệm người thay thế ông Kelly, có thể là tạm thời, trong một hoặc hai ngày tới.

“Ông ấy là người tuyệt vời,” ông Trump nói về ông Kelly, người được ông bổ nhiệm làm Bộ trưởng An ninh Nội địa trước khi qua Nhà Trắng làm chánh văn phòng. “Tôi rất cảm kích sự phục vụ của ông ấy.”

Reuters cho biết một quan chức Nhà Trắng sau đó nói với hãng tin này rằng ông Trump đã bàn bạc suốt mấy tháng qua với Nick Ayers, phụ tá của Phó Tổng thống Mike Pence, về việc ông này trở thành chánh văn phòng Nhà Trắng.

Ông Trump muốn ông Ayers nắm chức này trong hai năm, quan chức này nói với Reuters. Nhưng ông Ayers không thể đưa ra cam kết vì vấn đề gia đình, bao gồm hai đứa con nhỏ và đã đồng ý chỉ phục vụ cho đến mùa xuân năm 2019.

Một cựu doanh nhân với phong cách phóng túng, ông Trump năm ngoái đưa ông Kelly vào để khôi phục trật tự cho một Nhà Trắng thường xuyên trong tình trạng hỗn loạn, nhưng đã đụng độ nhiều lần với vị tướng Thủy quân lục chiến về hưu này trong những tháng gần đây, theo Reuters. Hai người không còn nói chuyện với nhau nữa, Reuters dẫn một nguồn tin biết trực tiếp chuyện này cho hay.

Sự ra đi sắp tới của ông Kelly là một phần trong một đợt thay đổi rộng lớn nhằm điều chỉnh lại đường hướng của chính quyền Trump khi họ sắp sửa đối mặt với một thực tế mới ở Washington, với phe Dân chủ nắm quyền kiểm soát Hạ viện vào tháng 1 và cuộc đua tổng thống năm 2020 sẽ khởi động vào năm sau.

Ông Kelly, 68 tuổi, đã có một số thành công trong việc khôi phục trật tự cho Nhà Trắng của ông Trump sau khi ông được bổ nhiệm vào tháng 7 năm 2017, nhưng tổng thống đã bực bội với phong cách làm việc của ông.

Mối quan hệ vốn không mấy thuận thảo của hai người được nêu bật trong “Fear: Trump in the White House,” một cuốn sách của nhà báo kì cựu Bob Woodward của tờ The Washington Post phát hành vào tháng 9.

Trong cuốn sách, ông Kelly được khắc họa là một trong một số những nhân vật trong Nhà Trắng nghi ngờ năng lực của ông Trump, và được dẫn lời gọi tổng thống là “tâm thần bất ổn” và “gã đần.”

https://www.voatiengviet.com/a/trump-chanh-van-phong-john-kelly-se-roi-chuc-vao-cuoi-nam/4692493.html

 

Donald Trump thay tổng tham mưu trưởng

không báo bộ Quốc Phòng

Kết thúc một tuần lễ với việc bổ nhiệm bộ trưởng Tư Pháp mới và tân đại sứ tại Liên Hiệp Quốc, tổng thống Donald Trump thông báo bổ nhiệm tướng Mark Milley làm tổng tham mưu trưởng quân đội Mỹ. Sự lựa chọn vội vàng này một lần nữa chứng mình tổng thống là người chỉ tin vào chính mình hơn là tôn trọng các quy ước hay nghe các cố vấn. Việc này có thể sẽ làm phức tạp thêm quan hệ giữa ông Trump với bộ trưởng Quốc Phòng.

Thông tín viên Grégoire Pourtier từ New York :

Tham mưu trưởng lục quân hiện nay, tướng Mark Milley có một quá trình công tác hoàn hảo. Ông đã phục vụ trong những đơn vị nổi tiếng nhất của quân đội Mỹ, từng chỉ huy các đội quân tại Irak, Afghanistan. Ông là người có uy tín được cấp dưới kính trọng và là một nhà chính trị tinh tế.

Ông Milley đã tốt nghiệp các trường đại học danh tiếng Princeton và Columbia. Là người có tính cách sôi nổi và vui nhộn, ông thổ lộ chính đức tính đó cuối cùng đã khiến Donald Trump bị thuyết phục.

Ít ra thì tổng thống muốn một lần nữa tỏ cho thấy tính độc lập và phong cách độc đáo của ông.

Tướng James Mattis, bộ trưởng Quốc Phòng, thực ra ủng hộ một ứng viên khác xuất thân từ không quân. Chủ yếu ông muốn tuân theo truyền thống thay đổi luân phiên trong lãnh đạo Bộ Tham Mưu.

Trump không tôn trọng nguyên tắc này, đồng thời ông ra quyết định trong lúc mà vẫn còn một năm nữa tướng Dunford mới hết nhiệm kỳ. Ông này có thể sẽ bị đẩy về hưu sớm vài tháng trước thời điểm dự kiến.

Việc bổ nhiệm tướng Milley sẽ còn phải được Thượng Viện thông qua. Nhưng việc này chứng tỏ một trục trặc mới trong quan hệ căng thẳng giữa Lầu năm Góc và Nhà Trắng.

Tướng Mattis không tán đồng nhiều chính sách của Trump, thí dụ như về Iran, về thành lập binh chủng không gian hay việc đưa quân đến biên giới Mêhicô.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20181209-donald-trump-thay-tong-tham-muu-truong-quan-doi-khong-bao-bo-quoc-phong

 

Lãnh đạo Twitter bị chỉ trích ‘mũ ni che tai’ về Myanmar

Giám đốc điều hành của Twitter bị chỉ trích gay gắt do đã cổ súy Myanmar như một địa điểm du lịch, bất chấp việc nơi này đang bị cáo buộc rộng khắp về việc lạm dụng nhân quyền.

Trong một loạt các tin đăng trên Twitter, Jack Dorsey nói ông đã tới miền bắc Myanmar hồi tháng trước để tập thiền.

Người Rohingya ‘không biết đi về đâu’

Ân xá Quốc tế tước giải thưởng của Aung San Suu Kyi

Bà Suu Kyi bênh vực việc Myanmar bỏ tù nhà báo

“Người dân tràn đầy vui vẻ, thức ăn thì tuyệt vời,” ông nói, và khuyến khích 4 triệu người theo dõi tài khoản của ông tới thăm quốc gia Đông Nam Á này.

Nhưng một số người nói ông đã phớt lờ tình trạng khốn khổ của cộng đồng Rohingya Hồi giáo thiểu số ở đây.

Hồi năm ngoái, quân đội Myanmar đã ra chiến dịch trấn áp đầy bạo lực sau khi các tay súng Rohingya tấn công một số đồn cảnh sát.

Hàng ngày người đã bị giết chết, và các tổ chức nhân quyền nói rằng quân đội đã thiêu đốt nhà cửa, đất đai, giết người và hãm hiếp bừa bãi.

“Viết những nội dung có tác dụng như quảng cáo du lịch miễn phí cho họ vào thời điểm này là thật đáng trách,” một người dùng Twitter phản hồi trên các dòng tweet của ông Dorsey.

“Thật là mũ ni che tai…,” một người khác viết.

“Đây thực sự là một lời khuyên cực kỳ vô trách nhiệm,” một người khác bình luận. “Ông ta có đọc tin tức và để ý tới sự giận dữ ở ngay trên mạng xã hội của chính ông ta không vậy?”

Cuộc trấn áp của quân đội đã khiến hơn 700 ngàn người Rohingya phải bỏ chạy sang nước láng giềng Bangladesh, trong lúc nhà cửa của họ đều bị phá hủy.

Myanmar, miền đất phủ đầy vàng

Facebook ‘bị sử dụng để kích động bạo lực tại Myanmar’

Facebook ở Myanmar ‘trở nên một dã thú’ ra sao?

Liên hiệp quốc đã mô tả chiến dịch này là một “ví dụ đưa vào sách giáo khoa về tình trạng thanh trừng sắc tộc”, và nói các quan chức cao cấp của Myanmar cần phải bị điều tra, bị xét xử về tội diệt chủng.

Quân đội trước đó nói họ không làm gì sai trái và bác bỏ các cáo buộc của Liên hiệp quốc.

Mohammed Jamjoom, một phóng viên làm việc cho hãng Al Jazeera và là người đã phỏng vấn người tỵ nạn Rohingya nói rằng ông cảm thấy “không nghẹn lời” trước những dòng tweet của ông Dorsey.

Những người khác chỉ ra rằng các mạng xã hội, trong đó có Twitter của ông Dorsey, đã đóng vai trò trong cuộc khủng hoảng Rohingya.

Hồi tháng trước, Facebook nói họ đã đồng ý với nội dung một bản phúc trình theo đó nói Facebook đã thất bại trong việc không để cho mạng xã hội này bị sử dụng vào việc “xúi giục bạo lực ngoài đời” tại Myanmar.

“Mạng xã hội đang khuếch đại chuyện diệt chủng, trong lúc đó Jack Dorsey lại hãnh diện viết tweet về đợt thiền yên tĩnh của ông ấy,” một dòng tweet viết.

“Trong lúc ông đang thiền ở Myanmar thì ông có nhận ra là ông sẽ chặn [chính phủ] nơi đó và những ủng hộ viên chính phủ sử dụng mạng xã hội của ông không?” một người dùng khác viết.

 

Ông Dorsey chưa có phải hồi gì trước các lời chỉ trích, nhưng trước đó ông nói sẽ theo dõi các nội dung hồi đáp đối với phần tweet mà ông đã đăng.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-46499464

 

Cuộc tập trận suýt dẫn tới Thế Chiến III

Richard HollinghamBBC Future

Vào ngày 7/11/1983, chừng một trăm sĩ quan chỉ huy cấp cao tập trung ở trụ sở chính của Nato đặt tại Brussels để “đánh” Đại chiến Thế giới lần thứ ba.

Cuộc tập trận mô phỏng thường niên, được biết đến với tên gọi Able Archer, diễn ra vào giai đoạn cuối của Autumn Forge, cuộc tập trận chính quy trên quy mô lớn với sự tham gia của hàng chục ngàn quân Nato trên khắp Tây Âu.

Boeing 747: Siêu máy bay chinh phục thế giới

Chiếc xe tăng làm thay đổi chiến tranh vĩnh viễn

Những chiếc xe tăng nhô lên từ đầm lầy

Able Archer 83 được tổ chức vào thời điểm Chiến tranh Lạnh đang căng thẳng tột độ. Mối quan hệ giữa các nước trong khối Hiệp ước Quân sự Warsaw và các quốc gia thuộc khối Hiệp ước Quân sự Bắc Đại tây dương (Nato) vẫn xấu như trước.

Đầu năm đó, Tổng thống Mỹ Ronald Reagan gọi Liên Xô là “đế chế quỷ dữ”.

Vào tháng 9/1983, các phi công Liên Xô bắn hạ một chiếc máy bay 747 của hàng không Hàn Quốc, giết chết toàn bộ 269 người trên khoang.

Trong khi đó, cả hai phía của Bức màn Sắt đang trong quá trình triển khai vũ khí hạt nhân tầm trung, trong đó có cả tên lửa hành trình đặt tại Greenham Common ở miền nam xứ Anh (England), có khả năng tấn công mục tiêu trong vòng 5 phút sau khi rời bệ phóng.

Thế giới đang ở trong tình trạng “ngàn cân treo sợi tóc” vì nút phóng hạt nhân có thể được nhấn bất cứ lúc nào.

Theo kịch bản giả định của Able Archer 83 thì tình trạng hỗn loạn ở Trung Đông đang bóp nghẹt nguồn cung ứng dầu cho Liên Xô. Trong khi đó, Nam Tư – trước không thuộc phe nào trong hai phía của Chiến tranh Lạnh – đã quyết định ủng hộ phương Tây.

Các nhà lãnh đạo Liên Xô (trong kịch bản giả định) lo sợ điều này sẽ dẫn đến một loạt các nước Đông Âu khác sẽ theo chân Nam Tư, trở cờ từ Hiệp ước Warsaw sang liên kết với Nato, và đặt toàn bộ phe cộng sản trước mối nguy thất bại.

“Cuộc chiến” tưởng tượng này mở màn với việc xe tăng Liên Xô tràn qua biên giới tiến vào Nam Tư. Tiếp đến là khu vực Scandinavia (bắc Âu) bị xâm lược, và quân đội Liên Xô nhanh chóng đổ vào Tây Âu.

Bị áp đảo, lực lượng Nato buộc phải rút lui. Một vài tháng sau khi cuộc xung đột giả định bắt đầu, chính phủ các nước phương Tây cho phép sử dụng vũ khí hạt nhân.

Các lực lượng Nato đóng vai trò chủ chốt trong cuộc tập trận đã phóng đi một tên lửa hạt nhân tầm trung, xóa sổ thủ đô Kiev của Ukraine khỏi bản đồ thế giới. Nó được triển khai nhằm đưa ra một tín hiệu, một lời cảnh báo rằng Nato đã sẵn sàng leo thang chiến tranh.

Về mặt lý thuyết thì việc đưa ra ‘tín hiệu về vụ tấn công hạt nhân’ này sẽ khiến cho các chính trị gia với cái đầu lạnh hiểu tình thế.

Thế nhưng lý thuyết này đã không đúng.

Đến ngày 11/11/1983, các kho vũ khí hạt nhân trên thế giới đã trở nên mất kiểm soát. Thế giới hầu như bị phá huỷ hoàn toàn. Hàng tỷ người thiệt mạng. Nền văn minh của con người chấm dứt.

Tín hiệu tình cờ

Vào cuối ngày hôm đó, các chỉ huy Nato rời trụ trở về nhà, tự chúc mừng bản thân về một cuộc tập trận thành công nữa, tuy chỉ là một thành công vừa phải. Mãi về sau, chính phủ các nước phương Tây mới phát hiện ra rằng cuộc tập trận Able Archer 83 đã suýt châm ngòi cho một cuộc chiến tranh hạt nhân thực sự.

“Có những bằng chứng ở cấp cao nhất của quân đội Liên Xô cho thấy họ không tin rằng đây chỉ là một cuộc tập trận đơn thuần chứ không phải là một vụ tấn công thực sự,” ông Nate Jones, Giám đốc Đạo luật Tự do Tiếp cận Thông tin của Trung tâm Lưu trữ An ninh Quốc gia tại Thủ đô Washington DC, một tổ chức độc lập phi lợi nhuận ủng hộ chủ trương chính phủ mở, nói.

‘Cỗ xe tăng bay’ Xô-viết hồi sinh trên đất Mỹ

Tàu ngầm Nga xuống lòng Bắc Cực làm gì?

Vào hầm chống bom hạt nhân ở Albania

“Chúng tôi nay có trong tay một bộ các tài liệu xác nhận rằng Liên Xô đã thực sự lo sợ phương Tây sẽ tiến hành một vụ phóng tên lửa hạt nhân.”

Văn phòng Trung tâm Lưu trữ An ninh Quốc gia đặt tại Đại học George Washington chất đầy các hồ sơ và hộp tài liệu xếp chồng lên nhau. Kệ tủ nào cũng đựng đầy những thông tin mà chính phủ các nước muốn giữ bí mật. Jones mất rất nhiều năm kiên trì mới đọc hết các chi tiết về Able Archer 83.

“Tôi nhớ khi lần đầu tôi đến các kho lưu trữ và bị cười vào mặt, tôi được bảo rằng bạn sẽ không bao giờ biết vấn đề đó vì nó được phân loại tối mật,” Jones nói. Nhưng sau 12 năm điền đơn yêu cầu được tự do tiếp cận thông tin, kèm theo khiếu nại và theo đuổi bền bỉ, vào năm 2015, những nỗ lực của ông đã được đền đáp.

“Tôi nhận được gói bưu phẩm này qua đường thư tín, gồm báo cáo tình báo chủ chốt với các toàn bộ các nguồn thu thập thông tin – mà hay nữa là bưu kiện được chuyển đến đúng vào ngày sinh nhật của tôi.”

Tài liệu do Hội đồng Tư vấn Tình báo Nước ngoài của Tổng thống Hoa Kỳ soạn thảo năm 1990 có tên là “Liên Xô với nỗi lo sợ chiến tranh”. Chỉ có một vài đoạn ngắn được biên tập lại, còn toàn bộ 109 trang của bản phúc trình nêu chi tiết những hậu quả ngoài dự tính của Able Archer 83. Nó được viết rất nghiêm túc. (Xem toàn bộ bản phúc trình tại đây).

Không giống như các lần tập trận trước, Able Archble 83 sử dụng các cách thức thông tin liên lạc được mã hoá và có những khoảng im lặng tuyệt đối trên sóng radio. Quân đội được triển khai trên bộ. Một số căn cứ không quân của Hoa Kỳ thậm chí còn thao diễn hoạt động di chuyển vũ khí – như đưa các đầu đạn hạt nhân giả ra khỏi kho chứa.

Dựa trên tin tình báo thu thập được trong những tháng sau cuộc tập trận, bản phúc trình 1990 điều tra về phản ứng của Liên Xô. Những phản ứng này bao gồm việc ngưng các chuyến bay, đưa vũ khí hạt nhân vào tình trạng sẵn sàng tác chiến và xác định các mục tiêu tấn công quan trọng. Các biện pháp phòng thủ dân sự được chú trọng ở mức chưa từng thấy. Tất cả đều cho thấy Liên Xô đã sẵn sàng cho một cuộc chiến toàn diện.

Giới lãnh đạo Xô Viết không tin rằng Able Archer chỉ là một cuộc tập trận mà coi đây thật sự là hoạt động nhằm che giấu cuộc tấn công hạt nhânđầu tiên, và họ chuẩn bị tinh thần sẵn sàng trả đũa.

“Nỗi sợ hãi về việc sẽ nổ ra chiến tranh là có thật, và rất kinh hoàng – một phản ứng quân sự chưa từng thấy,” Jones nói. “Chúng tôi không muốn kẻ thù của mình nghĩ rằng chúng tôi sẽ là bên tấn công trước trong khi chúng tôi hoàn toàn không hề có ý định làm như vậy.”

Nhưng mà làm thế nào mà một cuộc tập trận thường niên của NATO lại bị hiểu nhầm một cách tai hại đến thế?

Để tìm câu trả lời, Jones và các đồng nghiệp gần đây đã lần tìm kỹ lưỡng các nguồn tin của Nga, bao gồm cả kho lưu trữ của KGB ở Ukraine.

“Chúng tôi đã tìm thấy một tạp chí quân sự thuộc loại tài liệu bảo mật của Liên Xô, đăng từ năm 1984 trong đó có bài phân tích chi tiết về Able Archer,” Jones nói. “Ngữ điệu lo lắng của bài đó rõ ràng cho thấy là quân đội Liên Xô đã thực sự sợ hãi.”

Vào 1983, nhà lãnh đạo cao nhất của Liên Xô là Yuri Andropov. Ông từng là người lãnh đạo lực lượng KGB và là người bảo vệ nhiệt thành mô hình Xô-viết cũ, vươn lên sau khi nắm giữ nhiều vị trí khác nhau trong đảng cộng sản Liên Xô. Nhưng vào thời điểm trở thành tổng bí thư đảng cộng sản Liên Xô, ông bị bệnh nặng. Và ông mắc chứng hoang tưởng trầm trọng.

“Có sự hoang tưởng,” Martin Chalmers, phó tổng giám đốc của RUSI – nhóm nghiên cứu an ninh có trụ sử tại London, nói.

“Giới lãnh đạo Liên Xô nhớ tới cuộc tấn công bất ngờ của Hitler hồi 1941, là cuộc tấn công khiến gần như toàn bộ Liên Xộ bị phá hủy. Đó là lăng kính mà họ nhìn nhận đối với mọi chính sách của Hoa Kỳ.”

“Tôi tìm thấy một tài liệu trong đó Andropov nói với các sĩ quan KGB: ‘Ưu tiên số một của các anh là không được bỏ sót một cuộc tấn công hạt nhân nào’,” Jones nói. “Các chuyên viên KGB được giao nhiệm vụ cố gắng phát hiện ra điều này và báo cáo hai tuần một lần.”

Bởi thượng cấp ở Moscow muốn nghe về nguy cơ tiềm ẩn có cuộc tấn công hạt nhân và để làm hài lòng các lãnh đạo, các điệp viên gửi về những tin tức như thế.

“Những điệp viên này ở gần phương Tây, họ sống ở phương Tây và biết chắc không hề có kế hoạch tiến hành cuộc tấn công hạt nhân đầu tiên, nhưng họ báo cáo những gì họ đã được chỉ đạo là phải báo cáo,” Jones giải thích.

“Moscow đã thu thập các báo cáo này và rút ra kết luận nghiêm trọng rằng Able Archer 83 chính là cái đó.”

Thật là một vòng luẩn quẩn đầy nguy hiểm. “Đó là một thất bại của hệ thống Xô Viết,” Jones nói. “Tình báo Liên Xô đã hành động bất hợp lý.”

Song chính các nhà lãnh đạo phương Tây cũng không lường trước được sự nguy hiểm của cuộc tập trận giả định về cuộc tấn công hạt nhân đầu tiên.

“Đó là một sự thiếu nhạy cảm trong bối cảnh cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân đầy căng thẳng,” Jones nói. “Cuộc tập trận thường niên mang tên Autumn Forge [mà Able Arch 83 là một phần trong đó] diễn ra ngay gần biên giới Liên Xô và sau đó các nước Nato lại có chiều hướng bổ sung thêm những vũ khí hạt nhân mới.”

Tuy báo cáo bí mật lên tổng thống Hoa Kỳ về Able Archer 83 đã không được công bố cho đến tận năm 1990, nhưng trong vòng vài tháng sau cuộc tập trận, những dấu hiệu đầu tiên của sự cố đã đến tai tình báo Anh.

Cả Thủ tướng Margaret Thatcher và Tổng thống Reagan đều hoảng hốt khi họ phát hiện ra Liên Xô tin rằng họ sẽ cho phép kích hoạt cuộc tấn công hạt nhân đầu tiên.

May mắn thay – và có lẽ một phần do nỗi sợ hãi chiến tranh – trong những năm tháng tiếp theo, căng thẳng đã bớt đi. Tổng thống Mỹ Reagan và tân Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô Mikhail Gorbachev bắt tay thực hiện một loạt các hiệp ước cắt giảm vũ khí.

Không chỉ là bài học đáng sợ trong lịch sử Chiến tranh Lạnh, Able Archer 83 vẫn liên quan đến thời sự ngày nay. Những tranh cãi, cáo buộc lẫn nhau giữa Nga và Mỹ lại đang nổ ra, khiến người ta quan ngại về việc các hiệp định kiểm soát vũ khí hạt nhân toàn cầu có thể sẽ bị phá bỏ.

Nga, Mỹ và Trung Quốc đều đang gia tăng kho vũ khí hạt nhân của mình. Hoa Kỳ cũng nhấn mạnh rằng người Nga đã vi phạm Hiệp ước Vũ khí Tên lửa Hạt nhân Tầm trung (Intermediate-Range Nuclear Forces – INF) với việc phát triển một loại tên lửa tầm trung mới. Do vậy, Tổng thống Trump tuyên bố rằng Hoa Kỳ sẽ rút khỏi hiệp ước này.

“Sự thất bại trong kiểm soát vũ khí kết hợp với những mối quan ngại hiển nhiên khi cả hai bên đều coi phía bên kia là xấu chơi và đang âm mưu thực hiện điều gì đó rất tồi tệ trong bối cảnh khủng hoảng chính trị,” Chalmers nói. “Nếu cuộc khủng hoảng xảy ra, nguy cơ hiểu nhầm giống như chúng ta biết năm 1983 là cực lớn.”

Jones, người đã dành cả sự nghiệp để nghiên cứu Able Archer 83 đồng ý: “Khi nào còn tồn tại vũ khí hạt nhân, khi đó còn nguy cơ chiến tranh do những tính toán sai lầm.”

Bài tiếng Anh đã dăng trên BBC Future.

https://www.bbc.com/vietnamese/vert-fut-46454517

 

Pháp: Thủ tướng Édouard Philippe

 tìm ‘sự đoàn kết’ sau bất ổn

Thủ tướng Pháp Édouard Philippe tuyên bố sẽ “khôi phục sự đoàn kết quốc gia” sau làn sóng chống chính phủ có bạo động vào cuối tuần thứ tư liên tiếp.

Cảnh sát bắn hơi cay và đạn cao su hôm 8/12 vào người biểu tình “áo vàng” chống lại việc tăng thuế xăng dầu và chi phí sinh hoạt cao.

Gần 1.000 người bị bắt.

Paris tiếp tục bạo động chống chính phủ

Macron lệnh cải tổ Điện Élysée

Paris bạo động: Khó khăn lớn cho Macron

Các cuộc thảo luận với người biểu tình ôn hòa “phải tiếp tục”, ông Philippe nói.

Ông cho biết thêm: “Không nên có khoản thuế nào gây nguy hại cho sự đoàn kết dân tộc của chúng ta. Bây giờ chúng ta phải xây dựng lại sự đoàn kết đó thông qua đối thoại, thông qua công việc và hợp tác cùng nhau.”

Ông nói rằng Tổng thống Emmanuel Macron – nhân vật mà nhiều người biểu tình muốn từ chức – “sẽ sớm đưa ra các biện pháp để thúc đẩy cuộc đối thoại này”.

Bộ trưởng Nội vụ Pháp Christophe Castaner ca ngợi cảnh sát vì kiểm soát được bất ổn.

Trong một tweet vào cuối ngày 8/12, ông Macron cảm ơn lực lượng an ninh vì “sự can đảm và tính chuyên nghiệp”.

Điều gì đã xảy ra hôm 8/12?

Ước tính 125.000 người xuống đường trên khắp nước Pháp, Bộ Nội vụ cho biết.

Gần 90.000 cảnh sát được triển khai, trong đó có 8.000 người ở Paris, nơi 12 xe bọc thép được điều đến.

Khoảng 10.000 người biểu tình ở thủ đô, nơi có ghi nhận nhiều cửa sổ bị đập vỡ, xe hơi bị đốt cháy và các cửa hàng bị cướp bóc.

Phong trào “áo vàng” phản đối việc tăng thuế xăng dầu nhưng các bộ trưởng nói rằng các cuộc biểu tình đã bị thành phần phản đối “rất bạo lực” lợi dụng.

Tuần trước, hàng trăm người bị bắt và bị thương trong các cuộc biểu tình có bạo động ở Paris – một số vụ đụng độ đường phố được xem là tồi tệ nhất ở thủ đô nước Pháp trong nhiều thập niên.

Tháp Eiffel ở Paris đóng cửa vào thứ Bảy và cảnh sát đã kêu gọi các cửa tiệm và nhà hàng trên đại lộ Champs-Elysees của Paris đóng cửa và một số viện bảo tàng cũng sẽ đóng cửa.

Nhưng sự bất mãn rộng lớn hơn với chính phủ đã lan rộng và các cuộc biểu tình đã tiếp tục nổ ra trên các vấn đề khác ngoài thuế xăng dầu.

Những người biểu tình là ai?

Những người biểu tình “áo vàng”, được đặt tên như vậy vì họ xuống đường phố mặc quần áo màu vàng có thể nhìn thấy rõ từ xa, ban đầu phàn nàn về thuế dầu diesel tăng mạnh.

Tổng thống Macron cho biết động lực của ông trong việc tăng giá là vì môi trường, nhưng những người biểu tình cáo buộc ông không nắm rõ được sinh hoạt của dân.

Chính phủ sau đó đã loại bỏ kế hoạch tăng giá xăng, nhưng những người biểu tình áo vàng vẫn không được xoa dịu. Tuần trước, phong trào này – mặc dù thiếu lãnh đạo trung ương – đã đưa ra hơn 40 yêu sách cho chính phủ.

Trong số đó có lương hưu tối thiểu, cải tổ rộng rãi hệ thống thu thuế và giảm tuổi nghỉ hưu.

Phong trào biểu tình lan tỏa mạnh qua các phương tiện truyền thông xã hội, thu hút được người từ mọi thành phần tham gia từ phía đối lập chính phủ cực tả đến phía theo chủ nghĩa dân tộc cực hữu, và những người ở giữa.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-46436417

 

Cảnh sát Pháp tiếp tục xung đột

với người biểu tình ‘áo khoác vàng’ ở Paris

Paris, Pháp – Theo tin từ Reuters, vào hôm thứ Bảy (8/12), cảnh sát chống bạo động Pháp có cuộc xung đột với những người biểu tình “áo khoác vàng” ở khu vực trung tâm thủ đô Paris. Đây là làn sóng biểu tình mới nhất chống lại chi phí sinh hoạt cao tại Pháp, và làm rung chuyển chính quyền Tổng thống Emmanuel Macron.

Những người biểu tình di chuyển từ khu vực Champs Elysees được bảo vệ nghiêm ngặt, đến các khu vực khác của thủ đô. Họ đốt xe và thùng rác. Trong cuộc biểu tình này, có đến hơn 30 người bị thương. Giới chức trách cho biết khoảng 8,000 người đang biểu tình ở Paris, trong khi đó, con số này trên khắp nước Pháp là khoảng 31,000 người.

Tại Paris, có 600 người biểu tình bị bắt giữ trong thời gian ngắn, và hơn 500 người trong số đó vẫn còn bị giam giữ, sau khi cảnh sát tìm thấy họ mang theo vũ khí như búa, gậy bóng chày, và bóng kim loại.

Trong cuộc bạo động ngày 8 tháng 12, cảnh sát đã bắn hơi cay, dùng vòi rồng và ngựa để chống lại đoàn biểu tình. Cuộc biểu tình cuối tuần này có vẻ ít hỗn loạn hơn tuần trước, nhưng dù vậy, đây vẫn là cuộc bạo loạn tồi tệ nhất ở Paris kể từ tháng 5 năm 1968.

Theo một nguồn tin cảnh sát thông báo đến Reuters, có nguy cơ sự việc sẽ vượt khỏi tầm tay khi màn đêm buông xuống. Hiện nhiều nhóm người đang tiến về phía đông Paris, nơi một cuộc biểu tình chống lại sự biến đổi khí hậu đang diễn ra. Xe cảnh sát vũ trang phá vỡ các rào cản tự chế trong khu mua sắm cao cấp xung quanh Boulevard Haussmann. Tại đây, các siêu thị bị cướp phá và một số xe hơi bị đốt cháy.

Xuất hiện trên truyền hình Pháp, Thủ tướng Edouard Philippe kêu gọi hạn chế sự hỗn loạn và bạo động. Hôm thứ Ba tuần này, ông Philippe tuyên bố, chính phủ sẽ đình chỉ việc tăng thuế nhiên liệu trong ít nhất sáu tháng, để giúp xoa dịu cuộc biểu tình. (Mộc Miên)

https://www.sbtn.tv/canh-sat-phap-tiep-tuc-xung-dot-voi-nguoi-bieu-tinh-ao-khoac-vang-o-paris/

 

Đối mặt biểu tình, TT Pháp sắp có ‘thông báo lớn’

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron dự kiến sẽ có thông báo lớn trong tuần tới, sau khi xảy ra thêm các cuộc phản đối của người biểu tình “áo vàng”.

Reuters dẫn tuyên bố của chính phủ Pháp cho biết như vậy hôm 9/12.

Một ngày trước đó, những người phản đối chính phủ đụng độ với cảnh sát chống bạo loạn.

Họ châm lửa đốt xe cộ và phá hoại các cửa hàng, trong cuộc biểu tình vào ngày cuối tuần thứ tư liên tiếp.

Theo Reuters, ông Macron hiện vấp phải các chỉ trích ngày càng tăng về việc không xuất hiện trước công chúng sau hơn một tuần bạo loạn trở nên tồi tệ hơn.

Trong bài phát biểu lớn cuối cùng trước quốc dân hôm 27/11, nguyên thủ Pháp nói rằng ông sẽ không bị “những kẻ côn đồ” buộc phải thay đổi chính sách.

XEM THÊM:

Người biểu tình ‘áo gi-lê vàng’ đụng độ với cảnh sát ở Paris

Phát ngôn viên chính phủ Benjamin Griveaux nói trên kênh truyền hình LCI hôm 9/12 rằng ông Macron “sẽ có các thông báo quan trọng”, nhưng không cho biết thêm chi tiết.

Ông cũng nói rằng khó có thể giải quyết ngay được các cuộc biểu tình “áo vàng”.

Sau các cuộc bạo loạn tuần trước, chính phủ đã nhượng bộ bằng cách ngưng tăng thuế nhiên liệu dự kiến áp đặt vào tháng Một.

Theo Reuters, ông Macron để cho Thủ tướng Edouard Philippe thông báo sự thay đổi chính sách lớn đầu tiên trong nhiệm kỳ tổng thống của mình.

Những người biểu tình “áo vàng” yêu cầu giảm thuế, tăng lương tối thiểu và nâng các đãi ngộ hưu bổng.

Trong một cuộc phỏng vấn khác với kênh BFM, ông Griveaux nói rằng Tổng thống Macron sẽ phát biểu trực tiếp tới quốc dân vào đầu tuần.

https://www.voatiengviet.com/a/%C4%91%E1%BB%91i-m%E1%BA%B7t-bi%E1%BB%83u-t%C3%ACnh-tt-ph%C3%A1p-s%E1%BA%AFp-c%C3%B3-th%C3%B4ng-b%C3%A1o-l%E1%BB%9Bn-/4692924.html

 

Người biểu tình ‘áo gi-lê vàng’

đụng độ với cảnh sát ở Paris

Những người biểu tình chống chính phủ đụng độ với cảnh sát chống bạo động ở Paris hôm thứ Bảy, ném vật thể tấn công, đốt xe và đập phá các cửa hàng và nhà hàng trong ngày cuối tuần bất ổn thứ tư liên tiếp làm chấn động chính quyền của Tổng thống Emmanuel Macron.

Cảnh sát đã sử dụng hơi cay, vòi rồng và ngựa để đối phó với những người biểu tình tụ tập trên những con đường tỏa ra từ đại lộ Champs Élysées. Reuters tường trình có ít bạo lực xảy ra hơn một tuần trước, khi thủ đô của Pháp chứng kiến vụ bạo loạn nghiêm trọng nhất kể từ vụ bạo loạn của học sinh sinh viên năm 1968.

Khi màn đêm buông xuống và nhiều người biểu tình bắt đầu trở về nhà, Bộ trưởng Nội vụ Christophe Castaner cho biết có khoảng 10.000 người biểu tình ở Paris tính đến đầu buổi tối và khoảng 125.000 người trên khắp đất nước.

Bordeaux, Lyon, Toulouse và các thành phố khác cũng chứng kiến những vụ đụng độ lớn giữa người biểu tình và cảnh sát trong ngày thứ Bảy.

“Tình hình hiện đang được kiểm soát,” ông Castaner nói trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Édouard Philippe.

Ông nói khoảng 120 người biểu tình và gần 20 cảnh sát bị thương trên toàn quốc. Gần 1.000 người bị bắt giữ, 620 người trong số này ở Paris, sau khi cảnh sát tìm thấy những vũ khí tiềm năng như búa và gậy bóng chày trên người họ.

Ông Philippe cho biết cảnh sát sẽ vẫn cảnh giác suốt đêm khi một số người biểu tình tiếp tục đi lang thang trong thành phố.

Các nhóm thanh thiếu niên, nhiều người trong số họ bịt mặt, tiếp tục giao tranh với cảnh sát ở khu vực quảng trường Place de la République khi một số cửa hàng bị cướp phá.

Được đặt theo tên những chiếc áo gi-lê an toàn màu vàng dạ quang mà những người lái xe ở Pháp phải mang theo, những cuộc biểu tình “áo gi-lê vàng” bùng ra vào ngày 17 tháng 11, khi gần 300.000 người biểu tình trên toàn quốc đổ ra đường để bày tỏ bất mãn về chi phí sinh hoạt tăng cao và những cải cách kinh tế của ông Macron.

Những người biểu tình nói rằng các cải cách này làm lợi cho người giàu và không làm gì để giúp đỡ người nghèo.

Chính phủ trong tuần này đã hủy bỏ kế hoạch tăng thuế đối với xăng và dầu diesel nhằm xoa dịu tình hình nhưng các cuộc biểu tình đã biến thành một cuộc nổi loạn rộng lớn hơn chống lại ông Macron.

Các cuộc biểu tình đang gây nguy hại cho sự phục hồi kinh tế mong manh ở Pháp ngay khi mùa lễ Giáng sinh bắt đầu.

Các doanh nghiệp đã mất một số tiền ước tính là một tỉ euro doanh thu kể từ khi các cuộc biểu tình nổ ra, và cổ phiếu trong các cổ phiếu liên quan đến ngành du lịch đã chứng kiến tuần tồi tệ nhất trong nhiều tháng, Reuters cho biết.

Các khu vực phía bắc mạn phải sông Seine của Paris đã khóa cửa chặt trong ngày thứ Bảy, với các cửa hàng sang trọng được đóng ván che chắn và các cửa hàng bách hóa cùng nhà hàng và quán cà phê đóng cửa. Viện bảo tàng Louvre, Tháp Eiffel và Nhà hát Opéra của Paris cũng đóng cửa.

Những người biểu tình đã để lại cảnh tượng tan hoang trên đường phố Paris, với văn phòng của các ngân hàng và công ty bảo hiểm bị đập vỡ cửa sổ, xe hơi và xe gắn máy bị đốt và đồ đạc trên đường phố bị phá hoại.

https://www.voatiengviet.com/a/nguoi-bieu-tinh-ao-gile-vang-dung-do-voi-canh-sat-o-paris/4692499.html

 

Áo vàng : Nga tung tin giả

để kích động hận thù tại Pháp ?

Tú Anh

Chính phủ Pháp đang điều tra các tài khoản mạo danh trên internet kích động và thổi phòng phong trào Áo Vàng. Nhật báo Anh, The Times ngày 08/12/2018, cho rằng « nguồn gốc tin giả » có liên can đến nước Nga.

Trước tiên, nhiều bức ảnh phổ biến trên 200 tài khoản Twitter thu hút sự chú ý của an ninh Pháp. Đó là hình và đoạn băng video trong đó có những người bị thương được cho là «Áo Vàng » bị cảnh sát Pháp đàn áp thô bạo. Thế nhưng, xuất xứ của những hình ảnh này được thu từ một nơi nào đó chẳng liên can gì đến thời sự Pháp.

Vụ Quốc Phòng phủ thủ tướng được lệnh phối hợp điều tra truy tìm nguồn cội. Các cơ quan an ninh Pháp đặc biệt quan tâm về những tin đồn đầu độc công luận.

Báo chí Anh cũng tìm hiểu riêng. Trích nguồn phân tích của công ty an ninh mạng New Knowledge, The Times khẳng định hàng trăm tài khoản Tweeter giả do Nga quản lý tìm cách đổ dầu vào lửa để kích động lòng căm phẫn của phong trào Áo Vàng tại Pháp.

Hiện giờ, chính phủ Pháp giữ thái độ thận trọng và cho biết cần nhiều thời gian và nỗ lực điều tra mới có thể kết luận.

Tuy nhiên, nhật báo Anh cho rằng chuyện Nga tuyên truyền đánh lừa công luận quốc tế đã từng xảy ra trong vụ Brexit. Hơn 15 ngàn tài khoản Twitter bằng tiếng Nga đã tung lên hàng trăm ngàn thông điệp kêu gọi kiều dân Anh ở các nước châu Âu hồi hương. Một hình thức gây bất hòa trong Liên Hiệp Châu Âu.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20181209-ao-vang-nga-tung-tin-gia-de-kich-dong-han-thu-tai-phap

 

Pháp: Phe « Áo Vàng » chờ Macron lên tiếng

Minh Anh

Hồi IV của phong trào phản kháng « Áo Vàng » đã diễn ra ngày hôm qua 08/12/2018 nhưng không đông đảo bằng đợt biểu tình cách nay đúng một tuần. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron sẽ thông báo những biện pháp mới nào để đối phó với cuộc khủng hoảng xã hội này? Mọi cặp mắt giờ đều hướng về điện Elysée.

Khoảng 125.000 người đã xuống đường biểu tình trên khắp nước Pháp để phản đối đời sống đắt đỏ, theo như số liệu của bộ Nội Vụ công bố ngày hôm qua. Nhiều vụ bạo động mới đã xảy ra nhưng với cường độ thấp hơn so với cuộc biểu tình thứ Bảy tuần trước.

Thủ tướng Pháp Edouard Philippe kêu gọi nối lại đối thoại và cho biết tổng thống Macron sẽ phát biểu vào đầu tuần này và sẽ thông báo các biện pháp mới cho phép tái lập đoàn kết dân tộc.

Nguyên thủ Pháp là mục tiêu tấn công của những người biểu tình « Áo Vàng » với khẩu hiệu « Macron từ chức » giương lên khắp nơi. Ông đã giữ im lặng trong suốt một tuần qua, khép mình trong điện Elysée, đẩy thủ tướng Edouard Philippe lên tuyến đầu đối mặt với Nghị Viện và giới truyền thông.

Hình ảnh nước Pháp trên thế giới trong hai ngày thứ Bảy liên tiếp vừa qua là những bãi chiến trường với khói hơi cay mù mịt trên đại lộ Champs-Elysées, tủ kính bị vỡ vụn dưới ánh đèn trang trí Noel. Những chiếc xe hơi bị thiêu rụi hay những vụ xô xát và đập phá ở Paris cũng như tại nhiều thành phố lớn khác như Bordeaux, Toulouse, Marseille hay Nantes.

Gây sốc nhất là những cảnh đối đầu như cuộc chiến đô thị giữa người biểu tình với lực lượng cảnh sát chống bạo động tại Khải Hoàn Môn, một trong những công trình lịch sử biểu tượng của nước Pháp và tại một số khu phố sang trọng của thủ đô.

Thị trưởng thành phố Paris, Anne Hidalgo lấy làm tiếc rằng tình trạng hỗn loạn đã gây ra những thiệt hại to lớn về kinh tế và hình ảnh của thủ đô.

1700 người bị câu lưu, 1220 bị tạm giam chờ truy tố

Ứng phó với cuộc biểu dương lực lượng lần thứ tư của những người Áo Vàng, phía cảnh sát, thay đổi chiến thuật, huy động một lực lượng hùng hậu 89.000 người trên khắp nước. Tại thủ đô, 8.000 cảnh sát, hiến binh và lần đầu tiên 14 xe thiết giáp của lực lượng hiến binh được sử dụng yểm trợ.

Để giới hạn bạo lực do các thành phần quá khích, cực tả, cực hữu và phá phách chuyên nghiệp đập cửa hàng, hàng rào kiểm soát được mở rộng ra tận các nhà ga chận bắt những người mang vũ khí như dao, búa, bi sắt.

Tuy không ngăn chận được nạn đốt xe, cướp hàng quán nhưng bạo động giảm đi so với thứ bảy 01 tháng 12, tuần trước. Theo AFP, nhiều người Áo Vàng không dấu bất bình và chống lại những hành động đốt phá này.

Ở các thành phố nhỏ, từng nhóm Áo Vàng biểu tình ôn hoà trên các giao điểm. Tuy nhiên, nhiều vụ đốt phá và xung đột với cảnh sát được nghi nhận ở một số thành phố lớn như Marseilles, Toulouse, Bordeaux, Nantes cho dù số người tham gia chỉ từ vài trăm cho đến hai ba ngàn. Tại Lyon, lễ hội ánh sáng nghệ thuật hàng năm diễn ra trong không khí căng thẳng vì có hàng ngàn Áo Vàng trà trộn vào khán giả và du khách.

Theo tin sáng nay của cảnh sát, tổng cộng có 1700 người biểu tình bị câu lưu và trong số này có 1220 người bị tạm giam chờ quyết định của tư pháp, 179 người bị thương trong số này có 17 nhân viên công lực.

Câu hỏi đặt ra là sau cuộc biểu dương lực lượng của xã hội công dân và nhượng bộ đầu tiên của chính phủ ngưng tăng thuế xăng dầu, thuế chống khí gây ô nhiễm, tổng thống Pháp sẽ có quyết định gì, được dự kiến vào ngày thứ Hai, để xoa dịu phe Áo Vàng ?

Lãnh đạo đảng cực tả Nước Pháp Bất Khuất ( France insoumise) đòi giải tán Quốc Hội, bầu lại trước nhiệm kỳ. Cùng chủ trương, chủ tịch đảng cực hữu Tập Hợp Quốc Gia yêu cầu tổng thống « có giải pháp mạnh đáp ứng nỗi thống khổ » của người dân. Từ chiều hôm qua, những lời kêu gọi tiếp tục biểu tình đã được lan truyền trên mạng.

Thị trưởng Bordeaux, nguyên thủ tướng Alain Juppé, người ủng hộ tổng thống Macron và thủ tướng Philippe đề nghị chủ nhân điện Elysée đáp ứng « cụ thể một số nguyện vọng chính đáng của phe Áo Vàng » còn những người Áo Vàng « có tinh thần trách nhiệm » phải kêu gọi ngưng biểu tình.

Tình hình rối loạn do phe Áo Vàng gây ra từ một tháng nay không còn là « khủng hoảng xã hội» mà là một « tai họa » cho kinh tế Pháp, cho đất nước và dân tộc. Bộ trưởng Kinh Tế Bruno Lemaire cảnh báo như trên khi đi thăm một khu phố thủ đô bị đập phá ngày hôm trước.

Sau « Áo Vàng », đến lượt nông dân Pháp xuống đường

Trong lúc mọi người đang trông đợi thông báo các biện pháp mới của tổng thống Pháp nhằm « xoa dịu » cơn phẫn nộ của phe « Áo Vàng », giới nông gia Pháp cho biết sẵn sàng xuống đường ngay từ thứ Hai (10/12/2018) trên toàn quốc phản đối áp lực thuế khóa, các chính sách nông nghiệp của chính phủ và mức thu nhập thấp.

FNSEA, nghiệp đoàn nông dân lớn nhất và hội Những nhà nông trẻ lập luận rằng « chuyển đổi sinh thái nông nghiệp » chỉ có thể thực hiện một khi thu nhập của người nông dân được cải thiện. Đánh thuế trừng phạt không phải là một biện pháp hữu hiệu. Mức tăng thuế mới nhắm vào việc gây ô nhiễm dài hạn, liên tục được đề xuất trong dự luật ngân sách 2019 có thể làm cho thu nhập của mỗi nhà trồng lúa mạch bị giảm đáng kể.

Theo AFP, bất chấp thiện chí của bộ Nông Nghiệp, khi cho biết sắc lệnh luật Thực Phẩm sẽ được đệ trình lên Hội Đồng Bộ Trưởng vào thứ Tư 12/12 tới đây, nhưng FNSEA và hội Những nhà nông trẻ vẫn giữ nguyên lời kêu gọi biểu tình.

Quyết định xuống đường của giới nhà nông được đưa ra sau khi bộ Nông Nghiệp lấy lý do vì phong trào « Áo Vàng » đã thông báo hoãn sắc lệnh luật Thực Phẩm dự kiến tăng ngưỡng giá « bán rẻ » và quy định các chương trình khuyến mãi.

http://vi.rfi.fr/phap/20181209-phap-phe-%C2%AB-ao-vang-%C2%BB-cho-macron-len-tieng

 

Anh đề nghị phương án Brexit 2

nếu kế hoạch của Theresa May thất bại

London, Anh Quốc – Theo tin từ Reuters, vào thứ Bảy (8 tháng 12), một đồng minh thân cận của Thủ tướng Anh Theresa May đã trở thành bộ trưởng nội các đầu tiên đề nghị kế hoạch thứ hai nếu như Quốc hội vào tuần tới bác bỏ kế hoạch Anh quốc rời khỏi Liên Minh Châu Âu – Brexit – của bà May.

Với việc tương lai của bản thân đang gặp nguy hiểm, bà May khẳng định thỏa thuận mà bà đã đàm phán quyết liệt với EU trong nhiều tháng, là thỏa thuận duy nhất vẫn còn hiệu lực trên bàn đàm phán và các lựa chọn khác sẽ dẫn đến việc Anh quốc rời EU mà không có thỏa thuận hoặc có thể không có Brexit nào cả.

Tuy nhiên, các thành viên của Quốc hội, bao gồm cả thành viên từ đảng Bảo Thủ của bà May, dường như sẽ bác bỏ thỏa thuận của bà. Mặc dù đồng ý với bà May rằng thỏa thuận của bà là lựa chọn tốt nhất để rời khỏi EU.

Bà Amber Rudd, Bộ trưởng Bộ Công tác và Lương hưu, cho biết “mối quan hệ kiểu Na Uy” với khối đồng minh cũng có thể là một lựa chọn để Anh quốc thoát khỏi bế tắc hiện tại. Trong một cuộc phỏng vấn với tờ Times, bà Rudd đã chia sẻ lựa chọn ưa thích của riêng bà. Theo bà, nếu thỏa thuận của bà May thất bại, mô hình “Na Uy Plus” sẽ là một lựa chọn hợp lý cho quốc gia và thỏa mãn các nhà lập pháp. Na Uy không phải là thành viên EU, nhưng nằm trong thị trường đơn lẻ của khối liên minh, cho phép di chuyển tự do hàng hóa, nguồn vốn, dịch vụ và con người.

Một số nhà lập pháp ủng hộ EU cũng đã bày tỏ sự ủng hộ cho một cuộc trưng cầu dân ý thứ hai về việc Anh quốc trở thành thành viên EU. (Mộc Miên)

https://www.sbtn.tv/noi-cac-anh-de-nghi-ke-hoach-brexit-thu-hai-neu-ke-hoach-cua-thu-tuong-theresa-may-that-bai/

 

Brexit : Nhiều người dân Anh

muốn tổ chức trưng cầu dân ý lần 2

Minh Anh

Cuộc bỏ phiếu về thỏa thuận Brexit sẽ diễn ra vào ngày 11/12 như dự kiến tại Nghị Viện Anh. Bộ trưởng đặc trách Brexit, Kwasi Kwarteng, ngày 09/12/2018 khẳng định như trên. Trong khi đó, những người đấu tranh chống Brexit, cũng gia tăng các cuộc vận động cho một cuộc trưng cầu dân ý lần 2.

Tuyên bố trên của bộ trưởng Anh được đưa ra trong bối cảnh tờ Sunday Times, trích dẫn nhiều nguồn từ các bộ trưởng và các cố vấn cho rằng thủ tướng Anh Theresa May có thể dời cuộc bỏ phiếu và trở lại Bruxelles thương lượng nhằm đạt được một thỏa thuận tốt nhất.

Trong khi hồi hộp chờ đợi kết quả cuộc bỏ phiếu ngày thứ Ba, những người ủng hộ một sự chia ta « cứng rắn » và những người muốn có một trưng cầu dân ý thứ hai đang ra sức vận động trên khắp nước Anh.

Sophie Miller, thông tín viên đài RFI tại Luân Đôn ghi lại ý kiến của những nhà đấu tranh cho cuộc trưng cầu dân ý lần 2:

Tại một trục phố thương mại ở trung tâm thủ đô Luân Đôn, nhiều người đấu tranh tìm cách thuyết phục những người đi đường đang hối hả đi mua sắm cho dịp lễ Noel ký bản kiến nghị cho một cuộc trưng cầu dân ý lần hai. Cara, một công dân Anh gốc Đức là thành viên mới trong nhóm vận động này.

Cô nói : « Lúc này là thời điểm quyết định để cố thuyết phục nhiều người hơn rằng có được cơ may thứ hai là rất quan trọng. Tôi đã hết hy vọng, từ hai năm qua tôi rất buồn, tôi không hiểu làm sao điều này lại xảy ra ».

Marcus, rất dấn thân trong chiến dịch thì mong muốn rằng hiệp ước rút nước Anh ra khỏi Liên Hiệp do bà Theresa May thương thảo sẽ bị bác bỏ vào ngày thứ Ba này và các nghị sĩ cho phép người dân Anh bỏ phiếu lại.

« Hôm nay, chính là chọn lựa dân chủ duy nhất có thể. Chúng tôi chưa hiểu rõ lắm quan điểm của Liên Hiệp Châu Âu và họ sẽ đồng ý đến mức nào để thương lượng tiếp thỏa thuận này. Một thỏa thuận không hợp lòng ai cả, từ những người ủng hộ cho đến cả những người chống Brexit. Đó là một thứ hỗn hợp điều tệ hại ».

Calleope, một thiếu nữ trẻ Luân Đôn, 16 tuổi dừng lại trước gian hàng của họ để dán miếng sticker chiến dịch vận động lên áo măng tô.

« Brexit, đó là một thảm họa, việc này sẽ ảnh hưởng đến Vương quốc Anh. Chính thế hệ của tôi mới phải gánh chịu hệ quả nhiều nhất từ Brexit. Tôi muốn có thể quyết định tương lai của mình ».

Trên cấp độ quốc gia, bản kiến nghị cho cuộc trưng cầu dân ý lần 2 đã thu thập được hơn một triệu chữ ký.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20181209-brexit-nhieu-nguoi-dan-anh-muon-to-chuc-trung-cau-dan-y-lan-2

 

Huawei: Sự phát triển nhanh chóng

của hãng công nghệ TQ

Lucy Hooker & Daniele PalumboPhóng viên kinh doanh & Phóng viên chuyên về phân tích dữ liệu, BBC News

Huawei là một đứa con điển hình trong ngành công nghệ đang phát triển rất sôi động của Trung Quốc.

Hãng đã vươn lên, trở thành một hiện tượng trong những năm gần đây, từ một nhà sản xuất hộp tổng đài điện thoại có quy mô nhỏ trở thành hãng đi đầu toàn cầu trong ngành công nghệ viễn thông.

TQ yêu cầu Canada thả Phó chủ tịch Huawei

Huawei: TQ nổi giận vụ Mạnh Vãn Chu bị bắt

Mạnh Vãn Chu là ai và sao không mang họ bố?

Huawei đã trở nên quen thuộc với nhiều người nhờ các điện thoại di động gắn thương hiệu này, nhưng hãng cũng hoạt động sang nhiều mảng khác – từ dịch vụ đám mây điện toán cho tới công nghệ trí tuệ nhân tạo.

Bất chấp những tranh cãi ngày càng tăng quanh việc liệu các thiết bị viễn thông của Huawei có chứa những đe dọa an ninh hay không, về việc các thương vụ làm ăn của hãng bị chặn ở một số nước, và gần đây nhất là về vụ Canada bắt giữ một trong các lãnh đạo cao cấp của hãng, bản thân Huawei vẫn tiếp tục phát triển đều trên toàn cầu.

Đáng chú ý nhất trong lĩnh vực hàng tiêu dùng là Huawei đã càn quét thị trường các mặt hàng điện tử dân dụng, đặc biệt là điện thoại thông minh.

Phó chủ tịch Huawei Mạnh Vãn Chu bị bắt

Tại sao Anh không cấm Huawei?

Hãng ZTE của TQ ‘có thể gây hại cho an ninh Anh Quốc’

Hồi đầu năm nay, hãng qua mặt Apple trong lượng máy điện thoại di động được đưa ra trên toàn thế giới.

Các lô hàng được chở đi không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với việc các máy điện thoại trong đó sẽ đến được tay người tiêu dùng, nhưng việc tăng sản lượng và tăng mức độ phân phối hàng đi các nơi cho thấy mức độ phổ biến của Huawei, bao gồm cả các đời máy cao cấp lẫn các máy có giá bình dân hơn mang thương hiệu Honor.

Việc mở rộng doanh số các sản phẩm điện thoại di động diễn ra bất chấp việc hãng phải đối diện với thái độ thù nghịch chính trị ở một số nơi trên thế giới, nhất là tại Mỹ.

Tại đây, không có nhà cung cấp dịch vụ di động nào hỗ trợ Huawei, cho nên tuy khách hàng có thể mua được điện thoại Huawei nhưng các sản phẩm này không được quảng bá tiếp thị rộng rãi.

Thế nhưng thiết bị cung cấp dịch vụ mạng viễn thông, là mảng chiếm phần lớn nhất trong hoạt động của Huawei và là phần bị Washington phản đối, mới là phần tạo tác động lớn nhất.

Hoa Kỳ đã cấm dùng thiết bị Huawei cho các mạng viễn thông, cảnh báo về các rủi ro an ninh, và kêu gọi chính phủ các nước hãy ra lệnh cấp tương tự. Bất chấp điều này, ở mọi nơi trên thế giới, ngay cả ở châu Mỹ, thị trường cho các sản phẩm của Huawei đã tăng nhanh trong năm qua.

Quyết định của Washington trong việc cấm sử dụng thiết bị của Huawei trong hạ tầng viễn thông dựa trên lý do an ninh đã được New Zealand, Úc và Nhật Bản noi theo.

Việc Hoa Kỳ áp lực lên chính phủ các nước làm dấy lên câu hỏi liệu sự bành trướng ra toàn cầu của hãng có bị chặn lại ở một số vùng trong thời gian tới hay không.

Tuy nhiên, hiện nay Huawei đang tự mình nắm giữ một trong các phần lớn nhất hoạt động kinh doanh của mình, đó là doanh số bán thiết bị cơ sở hạ tầng viễn thông chuyên cho điện thoại di động, chẳng hạn như các thiết bị cần thiết để hỗ trợ việc triển khai các mạng dịch vụ 5G.

Thế nhưng việc Huawei sẽ tiếp tục tăng đến chừng nào nữa sẽ không chỉ phụ thuộc vào thái độ chính trị của các nước phương Tây.

Nó sẽ còn phụ thuộc cả vào việc các sản phẩm của hãng công nghệ khổng lồ này tốt đến mức nào so với các đối thủ cạnh tranh khác.

Trước đây, hãng từng bị cáo buộc – giống như nhiều công ty Trung Quốc khác – là sao chép công nghệ do phương Tây phát triển rồi sau đó qua mặt các đối thủ nhờ khả năng cạnh tranh về giá thành.

Nhưng Huawei hiện đang chi mạnh tay hơn so với nhiều hãng hùng mạnh khác trên thế giới trong việc nghiên cứu và phát triển.

Viễn cảnh không thật sáng sủa cho Huawei nếu so bây giờ với thời trước.

Nhưng Huawei đã qua được cuộc khủng hoảng tài chính nhờ vào thị trường nội địa rất mạnh tại Trung Quốc, theo phân tích gia chuyên về lĩnh vực này tại IHS Markt, Stephane Teral, chỉ ra.

Điều tương tự có thể sẽ lại xảy ra nếu như hãng mất thêm các hợp đồng ở thị trường phương Tây.

https://www.bbc.com/vietnamese/business-46499458

 

Trung Quốc cảnh báo Canada hậu quả nặng nề

do việc bắt giữ quan chức của Huawei

Tờ Nhân dân nhật báo của đảng Cộng sản Trung Quốc hôm Chủ nhật ngày 9/12 có bài xã luận cảnh báo hậu quả nặng nề với Canada vì bắt giữ bà Mạnh Văn Châu – Giám đốc tài chính (CFO) của tập đoàn công nghệ Huawei.

Bài xã luận viết: “Bằng việc kết tội bà (Mạnh Văn Châu) mà không có toà án, cảnh sát Canada đã bỏ qua luật”. Bài viết cảnh báo: “chỉ bằng cách sửa lỗi, ngay lập tức chấm dứt việc vi phạm các quyền hợp pháp của công dân Trung Quốc và có giải trình đối với người dân Trung Quốc thì Canada mới có thể tránh khỏi việc phải trả giá nặng nề”.

Bà Mạnh Văn Châu bị cảnh sát Canada bắt hôm 1/12 Theo đề nghị từ phía Mỹ vì tình nghi bà vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran.

Việc bắt giữ bà Mạnh, một nhân vật quan trọng của tập đoàn công nghệ được coi là thành công nhất trên thế giới của Trung Quốc, đã khiến Bắc Kinh tức giận. Theo Tân Hoa Xã, hôm 8/12, Trung Quốc đã triệu tập Đại sứ Canada tại Trung Quốc, John McCallum đến để phản đối.

Công ty Huawei cho biết công ty này không biết gì về những việc làm sai được cho là do bà Mạnh thực hiện. Trong một tuyên bố đưa ra hôm 8/12, người phát ngôn của Huawei cho biết công ty tin tưởng là hệ thống pháp lý của Mỹ và Canada sẽ đạt được được một kết luận đúng đắn”.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/china-warns-canada-of-heavy-price-over-huawei-arrest-12092018094727.html

 

Trung Quốc yêu cầu

Mỹ rút trát bắt giám đốc Huawei

Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 9/12 đã triệu đại sứ Mỹ tới để phản đối vụ bắt giữ giám đốc tài chính của tập đoàn Huawei ở Canada, và kêu gọi Hoa Kỳ rút trát bắt.

Bà Mạnh Vãn Chu, giám đốc tài chính toàn cầu của Huawei, bị bắt tại Canada vào ngày 1 tháng 12, và đang đối mặt với khả năng bị dẫn độ sang Mỹ.

Theo Reuters, Hoa Kỳ cáo buộc bà Mạnh, con gái của người sáng lập Huawei, che giấu mối liên hệ giữa tập đoàn của bà với một công ty bán thiết bị sang Iran bất chấp các biện pháp trừng phạt.

Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lạc Ngọc Thành nói với Đại sứ Mỹ Terry Branstad rằng Hoa Kỳ đã đưa ra một “yêu cầu vô lý” cho Canada để bắt giữ bà Mạnh khi bà quá cảnh ở Vancouver.

XEM THÊM:

Trung Quốc cảnh báo hậu quả nếu Canada không thả giám đốc Huawei

Ông Lạc nói rằng “các hành động của Mỹ vi phạm nghiêm trọng các quyền lợi hợp pháp của công dân Trung Quốc”.

Reuters đưa tin rằng đây cũng là lời quan chức ngoại giao này nói với đại sứ Canada một ngày trước đó.

Ông Lạc nói thêm rằng “Trung Quốc sẽ phản ứng thêm dựa trên các hành động của Mỹ”, nhưng không cho biết thêm chi tiết.

Hôm 8/12, quan chức ngoại giao này nói với đại sứ Canada rằng nếu bà Mạnh không được thả ngay thì sẽ có các hệ quả nghiêm trọng.

https://www.voatiengviet.com/a/trung-qu%E1%BB%91c-y%C3%AAu-c%E1%BA%A7u-m%E1%BB%B9-r%C3%BAt-tr%C3%A1t-b%E1%BA%AFt-gi%C3%A1m-%C4%91%E1%BB%91c-huawei/4693086.html

 

Hoa Vi, kẻ thù công khai số 1 của Hoa Kỳ

Minh Anh

Tập đoàn viễn thông hàng đầu của Trung Quốc từ một thập niên này là mục tiêu chỉ trích ưu tiên của Mỹ. Vụ bắt giữ giám đốc tài chính của Hoa Vi tại Canada cho thấy một sự leo thang trong cuộc chiến công nghệ Mỹ – Trung.

Nhân vật bị Canada bắt không đơn giản chỉ là một giám đốc tài chính tầm thường. Mạnh Vãn Châu (Meng Wanzhou) còn là con gái của ông Nhậm Chính Phi (Ren Zhengfei), nhà sáng lập và tổng giám đốc đầy quyền lực của hãng điện tử lớn nhất nước.

Trả lời các câu hỏi của kênh truyền hình France 24, ông Jean-François Dufour, giám đốc văn phòng Hội đồng DCA phân tích về Trung Quốc cho rằng mấu chốt vấn đề nằm ở chính ông Nhậm Chính Phi.

Vì sao Washington lại nhắm vào Hoa Vi ?

Hoa Kỳ nghi ngờ Mạnh Vãn Châu vi phạm các lệnh trừng phạt của Mỹ nhắm vào Iran. Bà có nguy cơ bị dẫn độ theo yêu cầu của Washington. Nhưng vụ bắt giữ này không đơn giản có liên quan đến Iran. Đó còn là một bước mới trong cuộc chiến mà Hoa Kỳ và một số đồng minh đang tiến hành từ gần một thập niên nay chống lại tập đoàn to lớn này có quan hệ chặt chẽ với đảng Cộng sản Trung Quốc.

Chuyên gia Jean-François Dufour nhắc lại « Vụ ngăn chặn một tập đoàn Trung Quốc mua lại một doanh nghiệp Mỹ đầu tiên đã có liên quan đến Hoa Vi năm 2008 ». Nhà cung cấp trang thiết bị điện tử hàng đầu cho thế giới sau đó còn bị Ủy ban Tình báo của Quốc Hội Mỹ điểm mặt chỉ tên năm 2011.

Mỗi lần như thế, chính quyền Washington đều nhấn mạnh đến nguy cơ đối mặt với một tập đoàn được cho là tuân theo chỉ thị của Bắc Kinh, có thể cài đặt các chương trình dọ thám trong các linh kiện.

Tội lỗi chính của Hoa Vi là đã được thành lập bởi một người từng là sĩ quan của Quân Đội Giải Phóng Nhân Dân trong vòng 8 năm. Nhậm Chính Phi chưa bao giờ phủ nhận quá khứ và mối liên hệ của ông với bộ máy chính quyền. Năm 2013, chủ nhân của tập đoàn này từng tuyên bố « Nếu như chúng tôi không có được sự bảo trợ của chính phủ, có lẽ chúng tôi đã bị đánh sập từ lâu rồi ».

Hoa Vi không chỉ đơn giản được bảo vệ. Tập đoàn này còn được Bắc Kinh chăm lo về mặt tài chính. Hoa Vi đã được chọn để đưa quân đội Trung Quốc bước vào kỷ nguyên điện tử và trong giai đoạn 2005-2010, Ngân hàng Phát triển Trung Quốc đã cấp cho hãng một khoản tín dụng to lớn đến 35 tỷ đô la để tài trợ cho việc chinh phục thị trường quốc tế.

Cuộc đua 5G

Đối với các cơ quan tình báo phương Tây và nhất là Hoa Kỳ, ngần ấy dấu hiệu cho thấy Hoa Vi chẳng khác gì con ngựa thành Troie của chế độ, tiến triển trong lĩnh vực chiến lược cao vì an ninh quốc gia. Tuy nhiên, ông Jean-François Dufour lưu ý : « Tất cả các tập đoàn quan trọng của Trung Quốc và hiện diện trên trường quốc tế đều có quan hệ chặt chẽ với Bắc Kinh, và điều đó gần như là chắc chắn ». Mã Vân (Jack Ma), ông chủ có uy tín của trang bán hàng qua mạng Alibaba còn là đảng viên đảng Cộng sản. Điều đó không ngăn cản ông trở thành một trong những ông chủ được tôn trọng nhất tại Mỹ.

Vậy vì sao chỉ có Hoa Vi bị Washington gán cái mác kẻ thù Trung Quốc số 1? Chuyên gia Jean-François Dufour cho rằng đó là do cuộc chiến công nghệ mà cả Trung Quốc lẫn Hoa Kỳ đều lao vào. Thách thức lúc này nằm ở một ký hiệu : 5G, nghĩa là bước phát triển sắp tới một mạng lưới internet di động đường truyền tốc độ cao.

Song song với việc bắt giữ nữ giám đốc tài chính Hoa Vi, Luân Đôn thông báo Hoa Vi sẽ không được tham gia vào việc phát triển công nghệ này trên lãnh thổ Anh Quốc. Trước đó, New Zealand cũng có quyết định tương tự.

Ông Jean-François Dufour giải thích : « Hoa Kỳ và các đồng minh không muốn là một doanh nghiệp Trung Quốc tiến xa về công nghệ này, xem như là trọng tâm của ngành công nghiệp tương lai ». Mạng 5G được cho là có một vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực khác nha xe ô tô có kết nối, điện thoại, hàng không hay các chuỗi dây chuyền sản xuất tự động hóa.

Hoa Vi, với những hiểu biết trong lĩnh vực điện tử và nguồn quỹ dồi dào vô giới hạn, nắm trong tay các lá chủ bài để trở thành tác nhân chủ đạo của cuộc cách mạng này. Vì vậy, theo ông Jean-François Dufour, Washington phản đối Hoa Vi vừa vì những nguyên nhân mang tính biểu tượng vừa có tính chất thực tế.

« Đó có lẽ sẽ dấu hiệu của sự đảo thế bởi vì Hoa Kỳ từ trước đến giờ vẫn luôn đi trước mở đường trong khi Trung Quốc buộc phải đi theo xu thế ». Đối với Mỹ, đó một sự thay đổi trục không thể nào chấp nhận được.

Nhất là, nếu Hoa Vi có được công nghệ 5G, một lượng lớn các doanh nghiệp Mỹ bắt buộc sẽ phải nhờ đến tác nhân gây tranh cãi này cung cấp trang thiết bị. « Washington không hề muốn bị rơi vào tình trạng một tập đoàn có quan hệ với chế độ Bắc Kinh có thể đặt ra các chuẩn cho toàn bộ ngành công nghiệp của Mỹ », như kết luận của chuyên gia kinh tế Dufour.

Do vậy, theo chuyên gia người Pháp, việc bắt giữ bà Mạnh Vãn Châu là bằng chứng rõ nét nhất cho thấy Washington sẽ làm mọi cách để ngăn cản xu thế phát triển này. Con gái của tổng giám đốc tập đoàn Hoa Vi chỉ là nạn nhân của cuộc chiến Trung – Mỹ giành quyền thống trị công nghệ.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20181209-hoa-vi-ke-thu-cong-khai-so-1-cua-hoa-ky

 

TQ ‘khổ sở’ vì leo thang chiến sự thương mại với Hoa Kỳ

Kể từ khi chiến tranh thương mại Mỹ – Trung nổ ra, Trung Quốc đã phải đối mặt với nhiều thách thức và khó khăn lớn về kinh tế – xã hội.

Ảnh hưởng bởi cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung, doanh số trên mặt hàng iPhone của Apple ở Trung Quốc đã suy giảm nghiêm trọng. Công ty Bác Ân Quang Học đối tác cung cấp màn hình cho Apple ở Trung Quốc đã hai lần công bố sa thải người lao động, lần thứ nhất 5.000 người và lần thứ hai là 3.000 người, theo MingPao.

Đài Á Châu Tự Do (RFA) đưa tin, một cư dân họ Lý ở khu Trung Sơn, Quảng Đông, nói rằng nhiều doanh nghiệp lớn và vừa trong khu vực anh sinh sống đã đóng cửa, các lao động ngoại tỉnh lần lượt đã phải hồi hương.

Sina đưa tin, Foxconn đã sa thải 340.000 nhân viên để tiết kiệm chi phí và duy trì hoạt động, nhiều công ty lớn khác như Huawei, Alibaba, Baidu, Tencent và JD.com liên tục thông báo ngưng hoặc thu hẹp việc tuyển dụng sinh viên mới tốt nghiệp. Điều này đã đẩy hơn 8,2 triệu sinh viên mới tốt nghiệp vào chỗ không có việc làm.

Ngoài ra, khi Trung Quốc “trả đũa” Hoa Kỳ bằng cách áp đặt 25 % thuế vào mặt hàng đậu nành nhập khẩu từ Mỹ hồi đầu tháng Bảy đã khiến cho giá đậu nành trong nước tăng cao.

Đậu nành là thành phần chính trong thức ăn gia súc, gia cầm, cung cấp protein để tạo thịt. Trong khi đó, mặc dù đã nhập khẩu đậu nành từ các nước khác thay thế nhưng “cung không đủ cầu”, mỗi năm Trung Quốc tiêu thụ khoảng 22% tổng sản lượng đậu nành của toàn thế giới.

Nông dân Trung Quốc lo ngại rằng, nếu như không có đủ đậu nành, các hộ chăn nuôi có thể sẽ phải sử dụng các chất phụ gia tạo nạc gây nguy hiểm cho sức khoẻ người tiêu dùng.

http://biendong.net/goc-nhin-moi/25176-tq-kho-so-vi-leo-thang-chien-su-thuong-mai-voi-hoa-ky.html

 

Bất chấp lệnh trừng phạt,

thương mại Trung-Triều vẫn phát triển mạnh

Bắc Kinh muốn tăng cường ảnh hưởng đối với Bình Nhưỡng, trong khi nền kinh tế nước này đang gặp khó khăn. Vì vậy, hoạt động thương mại song phương dường như đang phát triển trở lại.

Mặc dù lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc đối với Triều Tiên vẫn còn hiệu lực, nhưng số lượng xe tải qua lại cây cầu hữu nghị Trung – Triều vẫn đông đúc trong tháng 11. Nhiều người mang ván sàn gỗ, linh kiện thang máy và các vật liệu khác để dùng xây dựng các dự án ở Triều Tiên.

“Những ngày này, giao thông trên cầu quá tải, đó là điều hiếm thấy sau khi có lệnh trừng phạt vào năm 2017,” giám sát viên cho biết.

Khoảng 70% hoạt động thương mại Trung Quốc-Triều Tiên đi qua Đan Đông. Vào cuối tháng 11, công trình được xây dựng ở phía bên kia sông Yalu, biên giới của hai quốc gia, theo hãng thông tấn Nikkei Asian Review.

Theo thông tin từ địa phương, một tòa nhà lớn được cho là khách sạn dành cho khách du lịch Trung Quốc nằm trong khu vực cũng có công viên giải trí. Cách khoảng 10km về phía Nam là cây cầu sông Yalu mới, dự kiến sẽ thay thế đường giao cắt cũ, vốn là đường chính đi qua biên giới.

Trong khi đó, lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã chuyển trọng tâm sang chính sách kinh tế trong bối cảnh cải thiện quan hệ với Trung Quốc và Hàn Quốc. Và Trung Quốc là quốc gia chiếm tới 90% tổng giá trị kim ngạch thương mại của Triều Tiên.

Chính quyền Trung Quốc đã kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu ngao, cua và hải sản khác từ Triều Tiên ngay sau khi lệnh trừng phạt được áp dụng, nhưng một số người buôn bán cho biết buôn lậu ở Biển Hoàng Hải đã bắt đầu trở lại vào mùa xuân vừa qua.

Hải sản Triều Tiên trên thị trường được đóng gói đơn giản như thể nó đến từ Trung Quốc. Ngao phục vụ tại nhà hàng trong thành phố đều có màu đen, dễ dàng phân biệt được với giống ngao vàng Trung Quốc.

Ảnh hưởng của Trung Quốc trong lĩnh vực xây dựng của Triều Tiên dường như vượt ra ngoài nguồn cung cấp nguyên vật liệu. “Thật khó tưởng tượng họ có kỹ thuật để xây dựng một tòa nhà hình tròn”, lãnh đạo cấp cao của một công ty vật liệu xây dựng ở Đan Đông nói, khi đề cập đến khách sạn mới đang được xây dựng.

Ông Kim đã đến thăm Trung Quốc ba lần kể từ tháng 3 năm nay, và các quan sát viên tin rằng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ đến thăm Triều Tiên vào năm 2019. Khi quan hệ song phương cải thiện, kiểm soát biên giới được nới lỏng.

http://biendong.net/bien-dong/25175-bat-chap-lenh-trung-phat-thuong-mai-trung-trieu-van-phat-trien-manh.html

 

Mục tiêu “cùng khai thác Biển Đông”

 giữa TQ và Philippines là gì?

Thỏa thuận “đình đám” trên chỉ là thỏa thuận mang tính biểu tượng, chứa đựng một vài nguyên tắc chung chung, không có ý nghĩa và không có giá trị thực hiện.

Trong những ngày qua, cả Manila lẫn Bắc Kinh đều ca ngợi lợi ích của thỏa thuận Trung Quốc-Philippines về thỏa thuận “cùng khai thác Biển Đông” mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã “ký kết”, trong chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên của nhà lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc đến Philippines trong 13 năm qua, gây xôn xao trong dư luận.

Tuy vậy cho đến nay nội dung cụ thể, chi tiết của thỏa thuận “cùng khai thác Biển Đông” như địa điểm, cơ chế, thời gian… vẫn còn chưa được tiết lộ.

Vì thế, trong dư luận, hiện đang tồn tại 2 luồng ý kiến trái chiều:

Một là, nhiều người cho rằng đây chỉ là thỏa thuận nguyên tắc, chung chung vì vậy chẳng có gì để tiết lộ cả.

Hai là, cũng có khá nhiều ý kiến lo ngại rằng phạm vi của thỏa thuận có thể bao gồm toàn bộ diện tích Biển Đông.

Qua theo dõi diễn biến của quá trình đi đến thỏa thuận này trong bối cảnh hiện nay, chúng tôi nghiêng về luồng ý kiến thứ nhất. Tại sao?

Sau đây là lý do mà chúng tôi có thể nêu lên để cùng bạn đọc Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam tìm hiểu, phân tích sự kiện khá “đình đám” này.

Đó là mục tiêu đích thực của Trung Quốc và Philippines khi ký kết thỏa thuận “cùng khai thác Biển Đông”.

Với Trung Quốc, chủ trương “gác tranh chấp, cùng khai thác” được ông Đặng Tiểu Bình nêu ra từ cuối những năm 70 của thế kỷ XX.

Trong suốt hơn 40 năm qua, “gác tranh chấp, cùng khai thác” đã trở thành một chủ trương lớn trong triển khai chiến lược biển của Trung Quốc. Họ luôn tìm mọi cách để áp đặt ý tưởng và chủ trương này đối với các nước láng giềng.

Đối với Biển Đông, từ cuối những năm 80 của thế kỷ 20, Trung Quốc đã lần lượt nêu chủ trương “gác tranh chấp, cùng khai thác” với Philippines, Indonesia, Singapore và Malaysia…

Tuy nhiên, chủ trương này của Trung Quốc không được đa số các nước ASEAN hưởng ứng, do các nước đều hiểu rõ bản chất của nó là:

Trung Quốc muốn biến khu vực không tranh chấp thành vùng tranh chấp để thực hiện “cùng khai thác” tại vùng biển và thềm lục địa của các nước khác nằm trong phạm vi yêu sách vô lý và phi pháp “đường lưỡi bò”.

Cho đến nay, họ vẫn luôn theo đuổi chủ trương “gác tranh chấp, cùng khai thác” trong toàn bộ Biển Đông, coi đó là “thiện chí” của Trung Quốc.

Nghĩa là Trung Quốc muốn “gác tranh chấp, cùng thăm dò, khai thác” trong phạm vi chiếm trên 90% diện tích Biển Đông theo yêu sách đường “lưỡi bò”, một yêu sách phi lý đã bị bác bỏ bởi hầu hết các quốc gia ven biển trong khu vực, quốc tế, đặc biệt là Phán quyết Tòa Trọng tài 12/7/2016.

Trung Quốc giải thích rằng nó hoàn toàn “phù hợp” với các quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 về một giải pháp tạm thời có tính thực tiễn mà các bên tranh chấp cần sớm thỏa thuận tổ chức thực hiện.

Về lập luận này, chúng tôi một lần nữa khẳng định rằng Trung Quốc đã cố tình giải thích và áp dụng sai các quy định liên quan của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982.

Bởi vì, tại Điều 74 và Điều 83 của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982, qui định về việc hoạch định ranh giới vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa giữa các quốc gia ven biển nằm kề hoặc đối diện nhau đã ghi rõ:

“Trong khi chờ ký kết thỏa thuận nói ở Khoản 1, các quốc gia hữu quan, trên tinh thần hiểu biết và hợp tác, làm hết sức mình để đi đến các dàn xếp tạm thời có tính thực tiễn và để không phương hại hay cản trở việc ký kết các thỏa thuận dứt khoát trong giai đoạn quá độ này.

Các dàn xếp tạm thời không phương hại đến việc hoạch định cuối cùng”. (Khoản 3).

Trong thực tế, vận dụng quy định này của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982, các quốc gia ven biển đã thỏa thuận áp dụng giải pháp “hợp tác phát triển (khai thác) chung” (joint-development) ở vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa chồng lấn (over-lapping areas).

Tất nhiên, phạm vi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa phải được xác định theo đúng tiêu chuẩn của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982, nếu yêu sách ranh giới biển và thềm lục địa nào không dựa vào các tiêu chuẩn của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 thì đương nhiên không được xem xét để áp dụng giải pháp tạm thời “phát triển (khai thác) chung” có giá trị thực tiễn đó.

Rõ ràng là, theo quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982, “cùng phát triển” chỉ có thể áp dụng trong “vùng chồng lấn” được hình thành bởi yêu sách của các bên liên quan trong khuôn khổ các quy định của Công ước Luật Biển 1982.

Trong khi đàm phán, nếu các bên chưa nhất trí một đường phân định cuối cùng, nghĩa là chưa nhất trí phân chia phạm vi thuộc quyền sở hữu của các bên liên quan, thì mới tính đến việc áp dụng giải pháp tạm thời “cùng phát triển”.

Nhưng giải pháp này phải đi kèm với điều kiện tiên quyết là không làm ảnh hưởng đến việc phân chia phạm vi thuộc quyền sở hữu mà mỗi bên đều cho là của riêng mình đối với “vùng chồng lấn”.

Với Philippines, dưới thời cựu Tổng thống Philippine Gloria Macapagal-Arroyo, Công ty Dầu Quốc gia Philippine (PNOC) và Tổng Công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) đã ký kết Thỏa thuận cùng khảo sát địa chấn ngoài biển (JSMU) vào năm 2005.

Đề án này đã nhanh chóng bị dẹp bỏ vào năm 2008 sau khi chính quyền của bà Arroyo bị cáo buộc bán đứng quyền lợi quốc gia để đổi lấy các dự án cơ sở hạ tầng do Trung Quốc tài trợ.

Bởi vì, theo Hiến pháp Philippines, bất kỳ thỏa thuận chính thức nào về chia sẻ tài nguyên hay hợp đồng thăm dò chung trong các khu vực thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Philipines là vi hiến và phải bị trừng trị theo đúng luật pháp của Philippines.

Hơn nữa, ngày 19/4/2018 học giả Richard Javad Heydarian đăng trên “The Straits Times” bài phân tích có tựa đề: “Kế hoạch đồng khai thác Biển Đông giữa Trung Quốc và Philippines chứa đầy rủi ro và nguy cơ”.

Bài phân tíchkhẳng định rằng, nếu Tổng thống Duterte thúc đẩy việc cùng khai thác Biển Đông với Trung Quốc trong nhiệm kỳ 6 năm duy nhất của ông, nguy cơ làn sóng chỉ trích trong nước đối với việc không bảo vệ chủ quyền quốc gia sẽ chỉ tăng lên và đó có thể là một nhược điểm để các đối thủ triệt để khai thác.

Mặc dù tỷ lệ tín nhiệm của ông Duterte vẫn còn cao, nhưng nhiều đời Tổng thống Philippines thường đã bị xuống dốc không phanh theo thời gian.

Chúng tôi cho rằng, Tổng thống Duterte đã quá hiểu về bài học lịch sử này; đồng thời cũng quá biết về những rủi ro, tiềm ẩn trong tương lai gần, nhất là khi mà cách hành xử của Trung Quốc tại Biển Đông trong những năm gần đây cho thấy Bắc Kinh sẵn sàng xóa bỏ mọi thỏa thuận và dùng đến biện pháp cưỡng chế thô bạo để đạt mục tiêu.

Nguy cơ này có thể sẽ diễn ra sau Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 20 hoặc như Bắc Kinh đôi khi đã làm, để phản ứng lại với cái gọi là “sự khiêu khích” của các bên khác.

Nếu vì một lý do nào đó mà Philippines không thực hiện thỏa thuận đồng khai thác với Trung Quốc, Bắc Kinh hoàn toàn có thể dùng biện pháp quân sự gây áp lực đối với Manila, trực tiếp tại khu vực đồng khai thác hoặc gián tiếp với các hành động quyết đoán khác như xây dựng cơ sở trên bãi cạn Scarborough hoặc tuyên bố một Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở Biển Đông.

Với việc chính phủ của Tổng thống Duterte ngày càng phụ thuộc vào quan hệ kinh tế tốt với Trung

http://biendong.net/goc-nhin-moi/25172-muc-tieu-cung-khai-thac-bien-dong-giua-tq-va-philippines-la-gi.html

 

Vụ cựu chiến binh biểu tình:

Trung Quốc bắt 10 người

Chính quyền tỉnh Sơn Đông, miền đông Trung Quốc, đã bắt 10 người liên quan tới cuộc biểu tình của các cựu chiến binh hồi đầu tháng Mười năm nay.

Reuters dẫn lại tin của truyền thông nhà nước đưa tin như vậy hôm 9/12.

Hãng tin Anh nói rằng những bất bình về lương hưu và các chế độ đãi ngộ khác lâu nay là các vấn đề dẫn tới nhiều cuộc biểu tình có tổ chức trong những năm gần đây.

Hồi đầu năm ngoái, hàng trăm cựu chiến binh đã biểu tình ở trung tâm thủ đô Bắc Kinh trong vòng hai ngày, yêu cầu nhà nước chi trả các khoản đãi ngộ hưu bổng chưa nhận được.

Truyền hình nhà nước đưa tin rằng từ ngày 4 tới 7/10, các cuộc biểu tình đã diễn ra ở thành phố Bình Độ thuộc tỉnh Sơn Đông với sự tham dự của khoảng 300 người từ nhiều vùng khác nhau của Trung Quốc.

XEM THÊM:

Chủ tịch Trung Quốc chúc Tết binh sĩ ở Hoàng Sa

Reuters dẫn lại thông tin của truyền thông Trung Quốc nói rằng người biểu tình mang theo biểu ngữ cho biết rằng họ là “cựu chiến binh” trong cuộc xuống đường mà truyền hình nói là trái pháp luật.

Báo chí nhà nước cũng trích tin từ Bộ Công an nói rằng người biểu tình đã đụng độ với cảnh sát và phá hoại xe cộ.

Chính phủ Trung Quốc đã nhiều lần cam kết đối xử tốt hơn với các cựu chiến binh, và năm nay đã lập Bộ Các vấn đề Cựu chiến binh trong một phần nỗ lực cải tổ các cơ quan cấp bộ.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thông báo hồi năm 2015 rằng Quân đội Giải phóng Nhân dân của nước này sẽ cắt giảm 300 nghìn binh sĩ vào cuối năm 2017 và chính phủ sau đó cho biết đã phần lớn đạt được điều đó.

https://www.voatiengviet.com/a/v%E1%BB%A5-c%E1%BB%B1u-chi%E1%BA%BFn-binh-bi%E1%BB%83u-t%C3%ACnh-trung-qu%E1%BB%91c-b%E1%BA%AFt-10-ng%C6%B0%E1%BB%9Di/4692912.html

 

Nhật Bản muốn mua thêm vũ khí của Hoa Kỳ

Tokyo, Nhật Bản – Theo tin từ Reuters, vào hôm thứ Bảy (8 tháng 12), hãng tin Nikkei đưa tin Bộ Quốc phòng dự tính sẽ chi ít nhất 27 ngàn tỷ yên (240 tỷ Mỹ kim) trong khoảng thời gian từ tháng 4 năm 2019 đến tháng 3 năm 2024, nhằm đối phó với những thách thức an ninh.

Hiện tại, các khoản thanh toán cho thiết bị và chi phí nhân sự chiếm tới 80% chi tiêu quốc phòng của Nhật Bản. Theo kế hoạch, tiền mua thiết bị mới sẽ được trích ra từ các chi phí này, giúp việc mua thiết bị từ Hoa Kỳ trở nên dễ dàng hơn. Phía Nhật Bản hy vọng kế hoạch chi tiêu sẽ được nội các chính phủ phê duyệt vào giữa tháng 12. Tuy nhiên, hiện nay Bộ Quốc phòng vẫn chưa đưa ra bất cứ bình luận nào.

Theo hãng tin Reuters, việc mua thiết bị do Hoa Kỳ sản xuất có thể giúp Tokyo giảm bớt mâu thuẫn thương mại với Washington trong bối cảnh Tổng thống Donald Trump hối thúc Nhật Bản mua thêm hàng hóa Hoa Kỳ, đồng thời đe dọa áp thuế nhập cảng xe hơi Nhật Bản để giảm thâm hụt thương mại với Tokyo.

Hồi tháng 8, Bộ Quốc phòng Nhật Bản dự định chi 5.3 ngàn tỷ yên vào năm tới nhằm nâng cấp hệ thống phòng thủ được thiết kế để bắn hạ bất cứ hỏa tiễn đạn đạo nào của Bắc Hàn mà Tokyo coi là một mối đe dọa. Thủ tướng Shinzo Abe cũng đã và đang tăng cường quân đội Nhật Bản để đối phó với bất kỳ cuộc tấn công hỏa tiển nào của Bắc Hàn và chống lại sức mạnh quân sự của Trung Cộng tại vùng biển xung quanh Nhật Bản.

Cho đến nay, Nhật Bản vẫn luôn cảnh giác với lời hứa từ bỏ các chương trình vũ khí nguyên tử và hỏa tiễn đạn đạo của Bắc Hàn. Trong một bản công bố hồi tháng 8, Bộ Quốc phòng cho biết Bình Nhưỡng vẫn là mối đe dọa nghiêm trọng và cấp bách nhất đối với Nhật Bản. (Mộc Miên)

https://www.sbtn.tv/nhat-ban-muon-mua-them-vu-khi-cua-hoa-ky/

 

Lao động nước ngoài có cơ hội xin thẻ vĩnh trú ở Nhật

Quốc hội Nhật Bản hôm thứ Bảy 8/12/2018 vừa thông qua một luật mới có nội dung gây tranh cãi, theo đó cho phép hàng trăm ngàn người nước ngoài được vào Nhật nhằm giảm bớt áp lực thiếu nhân công.

Từ tháng Tư tới, người nước ngoài sẽ được phép làm các công việc trong lĩnh vực xây dựng, nông nghiệp và điều dưỡng y tế.

Nhật Bản sẽ nới lỏng luật về lao động nhập cư?

Nhật Bản thắt chặt kiểm soát visa du học từ VN

Người già Việt Nam sướng hơn người già Nhật Bản?

Nhật Bản có truyền thống là thận trọng, cảnh giác với người nhập cư, nhưng chính phủ nói cần có thêm người nước ngoài vào Nhật bởi dân số nước này đang ngày càng già đi.

Các đảng phái đối lập nói luật mới sẽ dễ bị khai thác, lợi dụng.

Theo chính sách mới, sẽ có hơn 300 ngàn người nước ngoài được vào Nhật làm việc trong các lĩnh vực thiếu nhân công.

Luật mới quy định hai loại visa mới. Nhân công trong loại visa thứ nhất sẽ được phép vào Nhật trong năm năm nếu đạt trình độ tay nghề nhất định và có thể dùng lưu loát tiếng Nhật. Nhóm này không được phép mang gia đình theo.

Các nhân công có tay nghề cao hơn sẽ được cấp visa nhóm hai, được quyền mang gia đình theo, và sau này sẽ được phép nộp đơn xin thẻ vĩnh trú.

Phe đối lập nói rằng dòng người lao động nước ngoài đổ xô vào sẽ khiến ảnh hưởng tới lương bổng và sẽ dẫn tới tình trạng khai thác, lạm dụng lao động nhập cư.

Phóng viên BBC Rupert Wingfield-Hayes tại Tokyo nói rằng chương trình đào tạo ‘tu nghiệp sinh’ hiện thời dành cho các nhân công nước ngoài có tay nghề thấp sẽ mở cửa cho chủ lao động vô lương tâm lạm dụng nhân công.

Các doanh nghiệp tại Nhật lâu nay nói rằng cần phải thay đổi về quy định nhập cư nhằm cho phép việc tuyển dụng nhân công từ các nước khác.

Chính phủ Nhật nói trong thời gian năm năm tới, sẽ có 345.150 nhân công nước ngoài vào Nhật.

Cách nhìn bất thường của Nhật Bản về thế giới

Một cụm từ nhiều cách hiểu trong tiếng Nhật

Hiện Nhật có khoảng 1,28 triệu nhân công lao động nước ngoài. Có khoảng 260 ngàn người là các tu nghiệp sinh đến từ các nước như Trung Quốc, Việt Nam với visa có thời hạn từ ba đến năm năm, theo Reuters.

Thủ tướng Shinzo Abe nhấn mạnh rằng luật mới không phải là xóa đi chính sách nhập cư và Nhật sẽ chỉ chấp nhận người nước ngoài “có những kỹ năng nhất định và có thể làm việc ngay lập tức nhằm đáp ứng nhu cầu thiếu nhân công của thị trường, và chỉ trong các lĩnh vực thực sự cần đến họ.”

Tỷ lệ sinh nở tại Nhật xuống mức thấp hơn 2,1 lần sinh con ở mỗi phụ nữ – là mức cần thiết để đảm bảo thay thế dân số – trong hồi thập niên 1970, và nay đang ở mức 1,4 lần sinh con. Nhật cũng là quốc gia có tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới (85,5 tuổi).

https://www.bbc.com/vietnamese/world-46499457