Tin khắp nơi – 09/10/2018

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin khắp nơi – 09/10/2018

Đại sứ Mỹ tại LHQ Nikki Haley từ chức

Tổng thống Donald Trump đã chấp thuận cho Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc, Nikki Haley, từ chức, trang tin tức Axios viện dẫn hai nguồn tin am tường sự việc cho biết hôm 9/10.

Axios dẫn một nguồn tin cho biết bà Haley đã bàn thảo về quyết định từ chức với ông Trump từ tuần trước khi bà đến thăm Tòa Bạch Ốc. Tin này đã khiến nhiều quan chức ngoại giao cấp cao trong chính quyền Trump “sốc”, và hiện chưa rõ thời điểm bà sẽ từ chức.

Bà Haley không xác nhận thông tin này khi được Reuters hỏi trong chuyến thăm Tòa Bạch ốc cùng ngày. Phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc Sarah Sanders cho biết ông Trump và bà Haley theo kế hoạch sẽ gặp nhau tại Phòng Bầu dục lúc 10:30 sáng.

Bà Haley là cựu Thống đốc bang South Carolina. Bà đã được chuẩn thuận chức vụ một cách dễ dàng, chỉ 4 ngày sau khi ông Trump lên nhậm chức vào năm 2017.

https://www.voatiengviet.com/a/dai-su-my-nikki-haley-tu-chuc-tong-thong-trump-da-chap-thuan/4605820.html

 

Ngày đầu tại tòa tối cao

của tân thẩm phán Kavanaugh

Ba ngày sau khi được Thượng viện chuẩn thuận bằng một kết quả biểu quyết sít sao, mặc dù bị tố cáo hành hung tình dục, ông Brett Kavanaugh sáng thứ Ba bắt đầu ngồi và ghế thẩm phán của Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ, củng cố thế đa số theo trường phái bảo thủ trong nhiều năm tới.

Kavanaugh, 53 tuổi, cùng với tám thẩm phán của tòa tối cao sẽ phân xử các vụ tranh tụng liên quan đến luật hình sự liên bang. Tòa án tối cao trở lại với đủ số chín thẩm phán sau khi thẩm phán Anthony Kennedy nghỉ hưu hồi tháng Bảy.

Việc chuẩn thuận cho ông Kavanaugh vào Tòa án Tối cao đã mang lại cho Tổng thống Donald Trump một chiến thắng lớn. Ông Kavanaugh là người thứ hai được Tổng thống Trump đề cử làm thẩm phán đến trọn đời tại cơ quan tư pháp cao nhất nước. Năm ngoái, ông Neil Gorsuch đã được Tổng thống Trump đề cử làm thẩm phán tòa tối cao.

Trong cuộc bỏ phiếu của Thượng viện chuẩn thuận cho ông Kavanaugh với tỉ lệ phiếu 50-48, chỉ có một đại diện biên Ðảng Dân chủ ủng hộ ông.

Tại lễ nhậm chức ở Tòa Bạch Ốc tối thứ Hai 8/10, ông Kavanaugh đã tìm cách bỏ lại phía sau cuộc đấu đá trong quá trình chuẩn thuận cho ông. Ông tuyên bố sẽ bắt đầu công việc mới không có sự cay đắng.

“Mặc dù quá trình chuẩn thuận của Thượng viện đã trắc nghiệm tôi cũng như đã trắc nghiệm các thẩm phán khác, điều đó không làm tôi thay đổi,” ông nói.

Đẩy cán cân nghiêng về bên hữu

Trong 12 năm làm thẩm phán tòa phúc thẩm liên bang ở Washington trước khi được đề cử vào Tối cao Pháp viện, ông Kavanaugh đã xây dựng một hồ sơ tư pháp bảo thủ và có tiếng là làm việc ân cần và chuẩn bị chu đáo.

Tromg thập niên 1990, trước khi làm thẩm phán, ông đã tham gia nhóm tư vấn đặc biệt của Kenneth Starr điều tra Tổng thống Bill Clinton.

Tân thẩm phán theo trông đợi sẽ đẩy cán cấn nghiêng về bên hữu khi ông thay thế cho thẩm phán Kennedy, một người có chủ trương bảo thủ đôi khi lại bỏ phiếu với các thẩm phán cấp tiến về các vấn đề xã hội quan trọng, bao gồm cả các vụ kiện quan trọng về quyền đồng tính.

Ông Kavanaugh theo trông đợi sẽ bỏ lá phiếu quan trọng về một số vấn đề, bao gồm phá thai, kiểm soát súng, nhập cư và quyền bầu cử.

Quan điểm của Kavanaugh về quyền hạn tổng thống có thể được kiểm tra trong vòng vài ngày tới trong vụ tranh tụng về việc liệu Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross có nên đệ trình lên câu hỏi của các luật sư kiện chính quyền Trump về quyết định thêm mục công dân vào cuộc điều tra dân số năm 2020 hay không.

Mặc dù danh tiếng của ông bị lu mờ bởi những tố cáo có hành vi tình dục sai trái, ông Kavanaugh nói trong các buổi điều trần rằng ông có thành tích cao trong nỗ lực thăng tiến cho phụ nữ trong ngành luật .

Tất cả bốn lục sự viên được ông Kavanaugh chọn đều là phụ nữ. Ông Kavanaugh sử dụng văn phòng trước đó của thẩm phán Samuel Alito. Ông Alito chuyển sang văn phòng của thẩm phán Kennedy.

https://www.voatiengviet.com/a/ngay-dau-tai-toa-toi-cao-cua-tan-tham-phan-kavanaugh/4605666.html

 

Hoa Kỳ lên tiếng vụ 5 thành viên

‘Liên minh Dân tộc VN’ bị xử 57 năm tù

Hôm 09/10, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội lên tiếng bày tỏ quan ngại về việc chính quyền Việt Nam xử phạt các nhà hoạt động thuộc “Liên minh Dân tộc Việt Nam” hôm 05/10.

Tuyên bố của Đại sứ quán Hòa Kỳ viết: “Chúng tôi quan ngại sâu sắc trước việc Việt Nam kết án năm nhà hoạt động Việt Nam, trong đó có ông Lưu Văn Vịnh và ông Nguyễn Văn Đức Độ, với án tù từ 8 đến 15 năm với cáo buộc mơ hồ ‘hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.’

Tuyên bố viết tiếp: “Xu hướng gia tăng các vụ bắt giữ và những bản án nặng nề đối với các nhà hoạt động ôn hòa từ đầu năm 2016 đến nay hết sức đáng lo ngại. Từ đầu năm 2018 đến nay, Việt Nam đã kết án hơn 30 nhà hoạt động ôn hòa, tăng đáng kể so với năm ngoái.”

Hoa Kỳ kêu gọi Việt Nam thả tất cả tù nhân lương tâm, và cho phép tất cả các cá nhân ở Việt Nam tự do bày tỏ quan điểm mà không lo sợ bị trừng phạt.

Bản tuyên bố nhấn mạnh: “Chúng tôi cũng hối thúc chính phủ Việt Nam đảm bảo hành động và luật pháp của mình, trong đó có Luật Hình sự, nhất quán với những điều khoản trong Hiến pháp Việt Nam cũng như những nghĩa vụ và cam kết quốc tế của Việt Nam.”

Hôm 5/10, Tòa án thành phố Hồ Chí Minh đã tuyên phạt ông Lưu Văn Vịnh 15 năm tù, Nguyễn Quốc Hoàn 13 năm tù, Nguyễn Văn Đức Độ 11 năm tù, Từ Công Nghĩa 10 năm tù, và Phan Trung 8 năm tù. Ngoài ra, các nhà hoạt động còn bị phạt án quản chế 3 năm tại địa phương cư trú sau khi chấp hành xong án tù.

https://www.voatiengviet.com/a/hoa-ky-len-tieng-vu-5-thanh-vien-lien-minh-dan-toc-vn-bi-xu-57-nam-tu/4605623.html

 

Facebook video call

‘theo sát’ chuyển động người dùng

Leo KelionTechnology desk editor

Facebook vừa tung ra sản phẩm mới: Thiết bị video call tại nhà – giữa bê bối xâm phạm dữ liệu thông tin cá nhân.

Thiết bị video call này tự động zoom in người dùng và ‘bám theo’ họ lúc họ chuyển động, nhằm mang lại trải nghiệm tối tân cho các ứng dụng trên điện thoại thông minh và máy tính bảng hiện có.

Các cuộc gọi này được thực hiện trên Facebook Messenger.

Nhưng người dùng có thể lo ngại về bảo mật sự riêng tư. Ngoài ra, một đối thủ sản xuất thiết bị tương tự cho rằng đây là một khái niệm về công nghệ rất lộn xộn của Facebook.

“Thật không đúng thời điểm tý nào,” Jeremy White, biên tập viên tạp chí Wired UK nhận xét.

Lỗ hổng Facebook ảnh hưởng 50 triệu người dùng

Bị cắt điện vì than phiền trên Facebook

Facebook ‘đồng ý hợp tác với VN’

“Tin tức về các tài khoản bị tấn công đã ầm ỹ một ngày trước cuộc họp giới thiệu sản phẩm [của Facebook].

“Câu hỏi đặt ra là liệu mọi người có bỏ qua những lo ngại về bảo mật chỉ vì thiết bị này thực sự tiện lợi hay không.”

Andrew Bosworth, giám đốc điều hành, người chịu trách nhiệm về việc ra mắt sản phẩm, đã thừa nhận vấn đề này.

“Chúng tôi hiểu rằng đưa camera và micro vào nhà bạn là một thứ khiến bạn phải suy nghĩ…,”ông nói với BBC.

“Và chính vì vậy, không phải một tuần trước hay sáu tháng trước, mà từ hai năm trước, chúng tôi đã bắt đầu một kế hoạch ‘đặt quyền riêng tư làm ưu tiên” cho sản phẩm này.”

Sản phẩm này sẽ được bán ở Mỹ vào tháng 11.

Facebook còn có ý định bán thiết bị này ở những nơi khác nhưng chưa nói rõ là ở đâu.

Thiết bị này hoạt động thế nào?

Cả hai mẫu của thiết bị này được thế kế để sử dụng ở khoảng cách 1,5m – 3m, xa hơn khoảng cách thông thường mà các cuộc video call trên máy tính hoặc điện thoại cho phép trước đây.

Thiết bị này sử dụng camera 12 megapixel, 140 độ để có góc thu khá rộng, cho phép phần mềm có thể zoom in và bám theo chuyển động của người dùng.

Ở chức năng SmartCamera, hệ thống tự động ‘đóng khung’ lại hình ảnh trong khuôn hình khi có thêm người bước vào phòng lúc cuộc hội thoại video đang diễn ra.

Nhưng nếu gõ vào vị trí gương mặt một người trong cuộc hội thoại, thì người ở đầu kia của cuộc đàm thoại sẽ tự động được đưa vào chức năng Spotlight. Điều này cho phép người sử dụng tập trung vào một đối tượng mà họ lựa chọn trong cuộc đàm thoại video, ví dụ bà tập trung vào cháu trai, mặc dù đang nói chuyện với bố mẹ của cháu.

Chức năng đồ họa cũng được sử dụng. Một số để phục vụ hiệu ứng hài hước – ví dụ đội mũ mặt mèo lên đầu người đang đàm thoại. Nhưng công nghệ này cũng cho phép phụ huynh có thể đọc từ xa một nội dung nếu có hiệu ứng hình ảnh liên quan xuất hiện.

Người dùng cũng có thể nghe các bài hát từ Spotify hoặc Pandora, kể cả trên cổng riêng của họ hoặc từ cổng người nhận cuộc gọi.

Ngoài cuộc gọi giữa hai người, có thể có tới bảy cổng cùng thực hiện cuộc gọi.

Thế còn quyền riêng tư?

Gõ vào phần trên của thiết bị cho phép người dùng tắt microphone và camera. Ngoài ra, một cái ‘mũ camera’ bằng nhựa được thiết kế gắn trên thiết bị, có thể che camera, đảm bảo không hình ảnh nào được ghi lại khi người dùng chỉ muốn chat voice.

Facebook nói không nghe, ghi âm, xem hay phân tích nội dung cuộc gọi. Và dữ liệu được mã hóa.

Nhưng Facebook lại ghi nhật ký các dữ liệu liên quan, bao gồm ai đã gọi ai, thời lượng cuộc gọi và bất kỳ vấn đề nào liên quan đến chất lượng cuộc gọi.

Và trong khi dữ liệu cuộc gọi được mã hóa để làm cho nó trở nên khó bị hack, phương pháp mã hóa được sử dụng không phải là “giải pháp đầu cuối”.

Điều này có nghĩa, theo lý thuyết, Facebook có thể cho phép giới chức khai thác một cuộc gọi nếu được yêu cầu.

“Sẽ tốt hơn nếu nó được mã hóa đầu cuối, và bạn phải tự hỏi tại sao Facebook không làm vậy trong khi WhatsApp – một sản phẩm khác của đế chế Facebook – lại đang làm vậy”, ông White của Wired nói.

Facebook tiết lộ rằng đang xem xét có nên đưa WhatsApp thay thế cho Messenger hay không.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-45794693

 

Lỗ hổng an ninh của Google+ :

500.000 người bị lộ thông tin cá nhân

Thùy Dương

Tập đoàn Alphabet, công ty mẹ của Google, ngày 08/10/2018 thông báo sẽ đóng trang mạng xã hội Google+ và siết chặt chính sách chia sẻ dữ liệu, sau khi phát hiện ra Google+ có một lỗ hổng an ninh khiến ít nhất 500.000 người sử dụng mạng xã hội của Google bị lộ thông tin cá nhân.

Từ San Francisco, thông tín viên RFI Eric de Salve giải thích :

« Lỗi kỹ thuật đã kéo dài suốt 3 năm trước khi bị phát hiện hồi tháng Ba vừa qua. Dữ liệu cá nhân của 500.000 người sử dụng Google+ đã không được bảo vệ. Tổng cộng hơn 400 ứng dụng của các doanh nghiệp khác rất có thể đã truy cập được vào thông tin cá nhân của những người nói trên : tên, địa chỉ hòm thư điện tử, giới tính, tuổi, nghề nghiệp, thậm chí là các số điện thoại và tin nhắn riêng tư.

Tiết lộ của Wall Street Journal hôm thứ Hai đã nhanh chóng được tập đoàn có trụ sở tại Montain View xác nhận. Google cũng thông báo trong mười tháng nữa sẽ đóng cửa trang mạng xã hội Google+. Tất cả người có tài khoản Gmail đều tự động có tài khoản mạng xã hội Google+.

Cho dù lỗ hổng này rất lớn, nhưng Google vẫn khẳng định không có thông tin nào bị lấy cắp. Trong một thông cáo, Google viết : «Chúng tôi không tìm thấy bằng chứng nào cho thấy có nhà phát triển phần mềm nào phát hiện ra lỗi kỹ thuật này và cũng không có bằng chứng nào cho thấy các dữ liệu của Google+ đã bị khai thác với dụng ý xấu».

Theo Wall Street Journal, Google đã cố ý chậm thông báo về lỗ hổng này để không bị gắn với Facebook, vì vào cùng thời điểm đó đã nổ ra vụ tai tiếng Cambridge Analytica, trong đó dữ liệu cá nhân của hàng triệu người dùng Facebook đã bị đánh cắp để tạo thuận lợi cho chiến dịch tranh cử của Donald Trump tại Mỹ và chiến dịch ủng hộ Brexit ở Anh Quốc. »

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20181009-lo-hong-an-ninh-cua-google-500000-nguoi-bi-lo-thong-tin-ca-nhan-ok

 

Mỹ đanh giọng tố TQ “gây hại cho Mỹ trên mọi mặt“

Quan hệ Mỹ-Trung đã căng thẳng với hàng loạt xung khắc từ chiến tranh thương mại, gián điệp mạng, tự do hàng hải ở Biển Đông nay càng leo thang. Phó tổng thống Mike Pence tố cáo Bắc Kinh phá nhiệm kỳ tổng thống Donald Trump, Lầu Năm góc còn cảnh báo về nguy cơ Trung Quốc có khả năng phá hoại an ninh Mỹ bằng “con ngựa thành Troy điện tử”.

Giới chức Mỹ tiết lộ kế hoạch tập trận rầm rộ suốt một tuần ở Biển Đông và eo biển Đài Loan nhằm cảnh cáo Trung Quốc sau vụ tàu khu trục Trung Quốc cắt mặt chiến hạm Mỹ tuần tra tự do hàng hải ở khu vực Trường Sa

Phát biểu tại Viện Nghiên Cứu Hudson (Washington) ngày 4/10 vừa qua, phó tổng thống Mỹ Mike Pence cực lực đả kích Trung Quốc là đã có một loạt hành động gây hại cho Mỹ, từ mưu toan can thiệp vào cuộc bầu cử sắp diễn ra tại Mỹ để làm hại chính quyền tổng thống Donald Trump, thủ đoạn ăn cướp về mặt kinh tế thương mại, cho đến hành vi “gây hấn” tại Biển Đông, Biển Hoa Đông với mục tiêu đánh bật Mỹ ra khỏi châu Á.

Trong bài diễn văn, ông Pence khẳng định “Bắc Kinh đang triển khai một chiến dịch toàn diện và có phối hợp nhằm phá hoại sự ủng hộ dành cho tổng thống (Donald Trump)”, tác động trên kết quả cuộc bầu cử giữa kì theo hướng bất lợi cho đảng Cộng hòa. Mục tiêu là để trả đũa những chính sách thương mại chống Trung Quốc được chính quyền Donald Trump ban hành.

Đối với phó tổng thống Mỹ, việc Nga can thiệp vào các vấn đề của Mỹ trước đây “vẫn còn mờ nhạt so với việc Trung Quốc làm với Mỹ. Ông Pence đã liệt kê một loạt hành động của Bắc Kinh, tương tự như tổng thống Trump vào tuần trước trên diễn đàn Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, cũng tố cáo Trung Quốc tìm cách can thiệp vào bầu cử Mỹ 2018, nhưng cả hai đều không đưa ra bất kỳ bằng chứng nào.

Về các hành vi gây hấn của Trung Quốc nhằm tìm cách đuổi Mỹ ra khỏi châu Á, phó tổng thống Pence đã nói nguyên văn:

“Trung Quốc hiện đang chi vào quân sự một món tiền lớn bằng toàn bộ chi phí của toàn châu Á gộp lại, và Bắc Kinh đã ưu tiên cho việc phát triển các năng lực nhằm bào mòn lợi thế của Mỹ trên bộ, trên biển, trên không và trên không gian. Trung Quốc không muốn gì khác hơn là đẩy Mỹ ra khỏi khu vực Tây Thái Bình Dương và cố gắng ngăn cản không cho Mỹ hỗ trợ các đồng minh. Thế nhưng họ sẽ thất bại».

Về Biển Đông, ông Mike Pence tố cáo: «Trung Quốc đang tăng cường việc sử dụng sức mạnh với mức độ chưa từng thấy… Trong lúc chủ tịch Trung Quốc đứng trong Vườn Hồng (Rose Garden) tại Nhà Trắng vào năm 2015 và nói rằng đất nước của ông ấy “không có ý định quân sự hóa” Biển Đông, thì ngày nay, Bắc Kinh đã triển khai tên lửa chống hạm và phòng không tiên tiến tại một loạt căn cứ quân sự được xây trên các đảo nhân tạo».

Một minh chứng cụ thể về hành vi hung hăng của Trung Quốc đã được phó tổng thống Mỹ nêu bật: “Thái độ hung hăng của Trung Quốc vừa bộc lộ trong tuần này, khi một chiến hạm Trung Quốc xông tới cách tàu Mỹ USS Decatur 45 yards (hơn 40 m) khi chiếc này đang tuần tra bảo vệ quyền tự do hàng hải tại Biển Đông. Điều đó đã buộc tàu Mỹ phải nhanh chóng thao tác để tránh va chạm”.

Ông Mike Pence tuyên bố cứng rắn: “Bất chấp hành vi sách nhiễu thô bạo đó, Hải quân Mỹ sẽ tiếp tục các hoạt động hàng không, hàng hải ở bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép và đáp ứng lợi ích quốc gia của Mỹ. Mỹ sẽ không để bị đe dọa và sẽ không lùi bước”.

Trong báo cáo dài tới 150 trang công bố ngày 5/10, Bộ Quốc phòng Mỹ xem Trung Quốc là mối đe dọa ngày càng nguy hiểm cho công nghệ vũ khí của Mỹ và đề xuất một loạt biện pháp khắc phục 300 nhược điểm.

Theo Reuters, Mỹ cần phải tăng cường hiệu năng của công nghiệp vũ khí, gia tăng đầu tư trực tiếp vào các lãnh vực chủ chốt theo một kế hoạch cụ thể chưa được tiết lộ. Trái lại, nguy cơ đe dọa của Trung Quốc được phân tích chi ly.

Thứ nhất, Trung Quốc gần như thống lĩnh nguồn cung chất khoáng chất hiếm, thành tố cốt yếu trong vũ khí. Trung Quốc cũng chiếm thị phần quan trọng trong việc cung cấp linh kiện điện tử và hóa chất được sử dụng chế tạo bom đạn trong quân đội Mỹ. Với thế “cầm dao đằng chuôi”, không còn nghi ngờ gì nữa, Trung Quốc là mối hiểm nguy đe dọa an ninh quốc gia, theo nhận định của Lầu Năm góc.

Thứ hai, trong lĩnh vực điện tử, 90% mạch in trên thế giới được sản xuất tại châu Á, mà hơn phân nửa là từ Trung Quốc. Trong xu thế này, đến một lúc, quân đội Mỹ không biết mình đang sử dụng linh kiện của ai và chứa gì trong đó. Từ lâu, Lầu Năm Góc đã nghi ngờ Trung Quốc cài bộ phận “vô hiệu hóa” vận hành trong các linh kiện này. Trong trường hợp xung đột quân sự với Bắc Kinh, chuyện gì sẽ xảy ra với “con ngựa điện tử thành Troy” cài trong hệ thống quốc phòng Mỹ?

Nguy cơ thứ ba, bản báo cáo quy trách nhiệm cho ngành đào tạo khoa học tại Mỹ, phát triển chậm, không tiên liệu đúng và đáp ứng đúng nhu cầu của quân đội.

Một viên chức cao cấp Mỹ ẩn danh đã phác họa nhiều biện pháp không để cho Trung Quốc áp dụng chiến thuật “nội gián điện tử” và “công lương” kiểu mới. Biện pháp đó là tích trữ khoáng sản hiếm và nâng cao khả năng chế tạo tại Mỹ những bình điện bằng Lithium hoạt động trong nước biển, thành tố không thể thiếu trong vũ khí chống tàu ngầm.

Mối đe dọa của Trung Quốc không dừng lại ở đó. Trong năm nay, các cơ quan tình báo Mỹ cũng nhiều lần cảnh giác về khả năng Trung Quốc sử dụng điện thoại di động và linh kiện điện tử chế tạo tại đại lục để nghe lén, theo dõi người Mỹ.

Một điều trớ trêu được nêu lên trong bản báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ là trong khi Trung Quốc dùng biện pháp cạnh tranh bất chính như là bán hàng giá rẻ, đánh cắp sở hữu trí tuệ để đánh phá công nghiệp Mỹ thì doanh nhân Mỹ lại nhập hàng từ quốc gia gây khó khăn cho chính mình, thậm chí đuổi công ty của mình ra khỏi Trung Quốc.

Trong bối cảnh chiến tranh thương mại, báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ củng cố thêm chính sách “ưu tiên mua sản phẩm Mỹ” nhằm tạo ra công ăn việc làm và lợi nhuận hàng tỷ USD cho kỹ nghệ vũ khí, theo chủ trương của tổng thống Donald Trump, có thể sẽ làm cho quan hệ Mỹ-Trung lên cơn sốt, Reuters bình luận.

Mọi chỉ số đều đi theo hướng tăng nhiệt: Từ tuyên bố của tổng thống Donald Trump hồi tháng 9 tại Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc lên án Bắc Kinh can thiệp vào bầu cử tháng 11, cho đến diễn văn của phó tổng thống Mike Pence ngày 4/10, cáo buộc Bắc Kinh xem Donald Trump là đối thủ cần phải “xử lý”.

http://biendong.net/diem-tin/24049-my-danh-giong-to-tq-gay-hai-cho-my-tren-moi-mat.html

 

Mỹ đánh Bắc Kinh bằng hiệp định NAFTA mới

Mai Vân

Từ những lời đả kích công khai ngay trước lúc bước vào vòng hội đàm, cho đến vẻ mặt khó đăm đăm trước ống kính của báo giới, cách hành xử không mấy ngoại giao của ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị vào hôm qua, 08/10/2018 khi đón tiếp đồng nhiệm Mỹ Mike Pompeo tại Bắc Kinh quả là tỷ lệ thuận với sự ấm ức của Trung Quốc trước các đòn tấn công dồn dập của Hoa Kỳ trong thời gian gần đây.

Không chỉ áp thuế trên hàng hóa Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ, không chỉ điều động Hải Quân và Không Quân tuần tra và tập trận trên các vùng biển Hoa Đông và Biển Đông bao quanh Trung Quốc, hai nhà lãnh đạo số 1 và số 2 của Hoa Kỳ còn công khai lên tiếng tố cáo Bắc Kinh gây hại cho nước Mỹ.

Báo chí đã nói nhiều về bài điễn văn nẩy lửa của phó tổng thống Mỹ Mike Pence, vạch trần các hành vi của Trung Quốc bị Mỹ cho là sai trái, hay lời cáo buộc Bắc Kinh của chính tổng thống Donald Trump ngay trên diễn đàn của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc. Thế nhưng, mới đây, Washington đã lẳng lặng tung ra một ngón đòn kinh tế được cho là rất hiểm hóc nhắm vào Trung Quốc làm Bắc Kinh phải nhức đầu : Đó là dùng thỏa thuận thương mại vừa ký với Canada và Mêhicô để hạn chế ảnh hưởng của Trung Quốc, trước mắt là tại khu vực Bắc Mỹ.

Thỏa thuận NAFTA mới – USMCA : rào cản đối với Trung Quốc

Trong bài phân tích hôm 03/10, ít lâu sau khi thỏa thuận thương mại ba bên Mỹ, Canada và Mêhicô được ký kết, hãng tin Anh Reuters đã trích dẫn giới quan sát cho rằng “hy vọng của Trung Quốc đàm phán được các thỏa thuận tự do mậu dịch với Canada hay Mêhicô đã bị Hoa Kỳ đánh bật bằng một điều khoản trong thỏa thuận thương mại mới giữa Mỹ, Mêhicô và Canada, cấm đàm phán tự do mậu dịch với những nước không có quy chế kinh tế thị trường.

Điều khoản này quy định rõ là nếu như một thành viên của NAFTA đàm phán tự do mậu dịch với một quốc gia không phải là kinh tế thị trường, thì các đối tác còn lại có thể rút ra khỏi thỏa thuận trong vòng sáu tháng và thiết lập thỏa thuận song phương của riêng mình.

Theo nhận định giới chuyên gia thương mại, điều khoản này rõ ràng là phù hợp với nỗ lực của tổng thống Mỹ Donald Trump, hiện đang cố cô lập Trung Quốc trên bình diện kinh tế, và muốn ngăn không cho các tập đoàn Trung Quốc sử dụng Canada hay Mêhicô như là “cửa hậu” để đưa hàng miễn thuế vào nước Mỹ, trong lúc Washington và Bắc Kinh đang lao vào một cuộc chiến thương mại với những đợt áp thuế ngày càng nghiêm ngặt hơn.

Theo điều khoản nói trên, các nước trong khối NAFTA mới được cải danh thành khối USMCA – tức là Thỏa Thuận Mỹ- Mêhicô – Canada, phải thông báo cho đối tác của mình 3 tháng trước khi đi vào đàm phán với các quốc gia không có quy chế kinh tế thị trường bị điều khoản cấm đoán.

Chuyên gia Derek Scissors, ở Viện American Enterprise Institute tại Washington, nhận định là thỏa thuận này cho chính quyền Trump quyền phủ quyết trong thực tế về mọi cuộc đàm phán thương mại của Trung Quốc với Canada hay Mêhicô.

Và nếu nội dung điều khoản đó được lập lại trong những cuộc đàm phán khác của Mỹ với Châu Âu hay Nhật Bản, thì điều đó sẽ có thể giúp cô lập Trung Quốc trong hệ thống thương mại toàn cầu, vì đó là hai thị trường quan trọng trên thế giới hiện nay.

Theo ông Scissors, đối với cả Canada lẫn Mêhicô, một thỏa thuận tự do mậu dịch giữa hai nước này với Trung Quốc là một khả năng hoàn toàn có thể xẩy ra. Dù khả năng đó không phải là trước mắt, nhưng rõ ràng là Mỹ đã có một phương cách ‘lịch sự’ để ngăn chặn, vì không một thỏa thuận nào với Trung Quốc đáng để bỏ rơi một hiệp định Mỹ-Mêhicô-Canada vừa được phê chuẩn.”

Theo nhận định của Reuters, như vậy là sau hàng tháng trời đánh vào các đồng minh phương Tây trên bình diện thương mại, chính quyền của tổng thống Trump giờ đây đang cố lôi kéo họ cùng tham gia vào việc gây sức lên Trung Quốc để buộc Bắc Kinh cải thiện cung cách làm thương mại, giải quyết vấn đề trợ cấp các doanh nghiệp Trung Quốc, tôn trong quyền sở hữu trí tuệ, phù hợp hơn với một nền kinh tế thị trường đích thực.

Thế yếu của Trung Quốc

Trong thời gian qua, Bắc Kinh đã yêu cầu Tổ Chức Thương Mại Thế Giới OMC công nhận Trung Quốc là một nền kinh tế thị trường từ khi thỏa thuận gia nhập tổ chức thương mại của Bắc Kinh hết hạn vào tháng 12/2016. Việc Trung Quốc có được quy chế kinh tế thị trường có thể giới hạn rất nhiều những đòn chống trả của phương Tây trước hàng giá rẻ của Trung Quốc.

Yêu cầu của Trung Quốc đã không được Mỹ và Châu Âu đồng ý, với lý do là các khoản trợ cấp của nhà nước Trung Quốc cho doanh nghiệp của họ đã tạo điều kiện cho việc sản xuất công nghiệp quá tải cũng như việc loại trừ cạnh tranh của nước ngoài… Các điểm này đã cho thấy rõ là Trung Quốc vẫn chưa là một nền kinh tế thị trường.

Nhật báo Mỹ Washington Examiner, hôm 07/10 vừa qua đã không ngần ngại cho rằng với Hiệp Định NAFTA mới, chính quyền Trump đã tìm được một công cụ mới trong cuộc chiến thương mại với Trung Quốc : Sử dụng các thỏa thuận tương tự như Hiệp định mới giữa ba nước Mỹ, Mêhicô và Canada (USMCA) để tìm cách hạn chế việc Trung Quốc thương lượng các hiệp định tự do mậu dịch với các đối tác thương mại.

Theo tờ báo Mỹ, nằm tít ở cuối của bản hiệp định, trong phần nói về các thỏa thuận tự do mậu dịch với các nước không có nền kinh tế thị trường, có quy định là hiệp định NAFTA mới sẽ không còn giá trị khi bất kỳ một nước nào trong số ba thành viên của khối ký thỏa thuận mậu dịch với một đất nước, mà chỉ cần một trong 3 thành viên đánh giá là không phải là một nền kinh tế thị trường, ví dụ như Trung Quốc.

Nói cách khác, Hoa Kỳ đã ngăn chặn trước việc Mêhicô và Canada ký bất kỳ một thỏa thuận thương mại nào với Trung Quốc. Nếu hai nước này vẫn cứ xúc tiến thì Nhà Trắng có thể phá vỡ USMCA thành 2 mảnh song phương, điều mà ông Trump trước đây cho là nằm trong chủ trương của ông.

Tổng thống Trump muốn lập chiến tuyến chống Trung Quốc

Giới chuyên gia về thương mại cho là họ chưa từng thấy một điều khoản nào như thế trước đây, ngay cả dưới dạng khái niệm.

Chuyên gia Gary Hufbauer, thuộc Viện Kinh tế Quốc tế Peterson ghi nhận: “Đây là một điều hoàn toàn mới mẻ trong một thỏa thuận thương mại”. Theo ông đó chính là “đòn Chiến Tranh Lạnh mới nhất mà chính quyền Mỹ tung về phía Trung Quốc”.

Đối với các nhà phân tích, Trung Quốc rõ ràng là đối tượng bị tấn công, vì nhóm từ nền kinh tế phi thị trường được sử dụng trong luật phá giá của Mỹ để chỉ Trung Quốc.

Theo ông Dan Griswold, giám đốc  tại Trung Tâm Mercatus, đại học George Mason, tổng thống Trump đã tranh thủ việc Canada và Mêhicô cần duy trì quan hệ với Mỹ, để ngăn chận không để cho họ liên minh thương mại với Trung Quốc.

Đối với ông Griswold, tuy chưa thấy điều khoản này có lợi như thế nào đối người tiêu dùng ở Mỹ, nhưng cuối cùng thì những loại điều khoản này có thể có lợi cho Mỹ, nếu như có nhiều nước khác đi theo và có thể gây đủ sức ép để buộc Trung Quốc thay đổi chính sách.

Chính quyền Mỹ đang cố đưa những điều khoản tương tự vào trong các hiệp định đang đàm phán với các nước có giao dịch với Trung Quốc, như Nhật Bản chẳng hạn.

Nếu Mỹ thành công thì Trung Quốc sẽ khó có khả năng luồn lách để né tránh các sắc thuế mà Mỹ áp đặt.

Đối với ông Hugo Perezcano Diaz, phó giám đốc chương trình Nghiên Cứu Luật Quốc Tế tại Canada, thông điệp mà Mỹ muốn gởi đến các đối tác thương mại rất rõ: Đó là “Mỹ không muốn họ thương thảo với Trung Quốc. Và thông điệp gởi đến Bắc Kinh cũng rất rõ: Mỹ đang huy động các đối tác thương mại và lập một chiến tuyến chống Trung Quốc”.

Nếu thỏa thuận USMCA bị phá vỡ vì một hay hai đối tác không tôn trọng điều khoản về kinh tế phi thị trường và đàm phán với Trung Quốc, thì Mỹ sẽ sử dụng đòn bẩy của mình đã phá hoại mọi thỏa thuận mà nước đó đàm phán với Trung Quốc trong khi đang phải thương thảo với Mỹ về một hiệp định nhằm thay thế USMCA.

Trong kịch bản đó, Canada hay Mêhicô sẽ thương lượng riêng rẽ với Mỹ và bị rơi vào thế yếu hơn là khi đàm phán về USCMA mà cả hai hợp sức đương đầu với Mỹ.

Các nhà phân tích nhận thấy là tuy USMCA chỉ liên quan đến Canada và Mêhicô, nhưng đó là một phần trong chính sách thương mại rộng lớn hơn mà Nhà Trắng muốn thực hiện để đối phó với điều xem là ‘hành vi ăn cướp’ của Trung Quốc.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20181009-my-lang-lang-tung-don-danh-bac-kinh-bang-hiep-dinh-nafta-moi-ok

 

Nhà báo Ả Rập Xê Út mất tích :

Donald Trump lo ngại

Thùy Dương

Hôm qua 08/10/2018, tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông lo ngại về số phận của nhà báo Ả Rập Xê Út, người đã mất tích sau khi tới tòa lãnh sự Ả Rập Xê Út ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, hôm 02/10 để lấy giấy tờ để làm thủ tục đăng ký kết hôn. Hôm qua, ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo kêu gọi chính quyền Ryad tiến hành một cuộc điều tra sâu rộng và minh bạch về vụ mất tích này. Jamal Khashoggi là một nhà báo đối lập với vương triều Ryad. Năm 2017, ông đã sang tị nạn tại Mỹ do lo sợ bị Ryad bắt giữ vì đã chỉ trích chính quyền.

Từ Washington, thông tín viên RFI Anne Corpet cho biết chi tiết :

« Tôi lo ngại về chuyện này. Tôi không thích những điều tôi nghe được về chủ đề này. Hiện nay, không ai biết chuyện gì đã xảy ra ». Hôm thứ Hai, khi được hỏi về số phận của nhà báo bị mất tích, ông Donald Trump đã phát biểu như trên. Đây là lần đầu tiên tổng thống lên tiếng về nhà báo Jamal Khashoggi.

Sáng hôm qua, Lindsay Graham, một thượng nghị sĩ thân cận với Donald Trump, chất vấn chính quyền Ả Rập Xê Út trên mạng Twitter. Ông viết : « Chúng ta cần có câu trả lời rõ ràng. Nếu những cáo buộc nhắm vào nhà chức trách Ả Rập Xê Út được xác nhận, điều đó sẽ phá hủy quan hệ giữa hai nước và cái giá phải trả sẽ rất đắt ».

Nhiều dân biểu Cộng Hòa cũng thể hiện sự lo ngại. Bob Corker, lãnh đạo Ủy ban Đối ngoại của Thượng Viện cho biết đã đặt câu hỏi về vụ việc này với đại sứ Ả Rập Xê Út tại Washington, nhưng không có kết quả.

Jamal Khashoggi sống tị nạn tại Washington từ năm ngoái. Trước đó, ông đã chỉ trích quan hệ giữa tổng thống Mỹ với chính quyền Ryad. Từ khi đắc cử, tổng thống Donald Trump đã xích lại gần Ả Rập Xê Út. Đó là nước đầu tiên ông sang thăm trong cương vị tổng thống Hoa Kỳ ».

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20181009-nha-bao-a-rap-xe-ut-mat-tich-tt-my-donald-trump-lo-ngai-ok

 

IMF bớt lạc quan

do chiến tranh thương mại Mỹ -Trung

Thanh Phương

Hôm qua, 08/10/2018, Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF công bố những dự báo tăng trưởng trong 2 năm 2018 và 2019, nhấn mạnh rằng chiến tranh thương mại Mỹ -Trung đang gây tác hại cho nền kinh tế thế giới. Theo dự báo mới của IMF, tổng sản phẩm nội địa của toàn cầu trong hai năm này sẽ chỉ tăng 3,7%, thấp hơn 0,2 điểm so với dự báo trước đây.

Dự báo nói trên được đưa ra một ngày trước khi khai mạc kỳ họp thường niên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới tại Bali, Indonesia, hôm nay. Trọng tâm thảo luận giữa các bộ trưởng Tài Chính và thống đốc ngân hàng trung ương là sự trỗi dậy của chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch và tác hại lên tăng trưởng kinh tế.

Riêng về Trung Quốc, theo dự báo của IMF, tăng trưởng nước này trong năm 2019 sẽ sụt giảm còn 6,2% do hậu quả của chiến tranh thương mại với Mỹ. Từ Bắc Kinh, thông tín viên Stéphane Lagarde nhận định :

“Đây chính là kịch bản tệ hại nhất theo dự báo của IMF. Tỷ lệ tăng trưởng giảm xuống còn 6,2% là mức thấp nhất của kinh tế Trung Quốc kể từ năm 1990. Trong thời gian trước mắt, Trung Quốc sẽ thua thiệt hơn rất nhiều so với Mỹ trong cuộc đọ sức này. Chỉ cần nhìn nét mặt của Ngoại trưởng Trung Quốc khi tiếp Ngoại trưởng Mỹ ở Bắc Kinh là đủ biết đây không còn là một cuộc chiến tranh lạnh, mà đã trở thành một cuộc xung đột gay gắt, với những hậu quả trực tiếp trên các nhà máy sản xuất hàng xuất khẩu ở bờ phía đông Trung Quốc, đặc biệt là các mặt hàng dệt may, lốp xe, đậu nành.

Những dự báo của IMF khác hẳn với thái độ lạc quan thể hiện qua các bài diễn văn. Báo chí chính thức trong thời qua luôn khẳng định kinh tế Trung Quốc vẫn ổn định, không có gì phải lo ngại, thậm chí hô lại những khẩu hiệu của thời Mao Trạch Đông về khả năng tự cung và tự phát triển của Trung Quốc.

Trước những hành động “khiêu khích”, Trung Quốc đang đẩy mạnh việc phát triển trí thông minh nhân tạo để giành chiến thắng trong cuộc cách mạng công nghiệp thứ tư và trong cuộc chiến thương mại với Mỹ, như ghi nhận của tờ South China Morning Post ở Hồng Kông hôm qua. Còn tác giả bài xã luận trên tờ Hoàn Cầu Thời Báo thì khuyên là Trung Quốc nên giữ bình tĩnh đối với Hoa Kỳ.

Nhưng thái độ lạc quan này ngày càng khó mà khỏa lấp được những căng thẳng (trong nội bộ chính quyền Bắc Kinh) giữa một bên là những người chủ trương tăng cường sự phụ thuộc của nền kinh tế các định chế công, và bên kia là những người muốn đẩy mạnh mở cửa kinh tế. Nếu những dự báo bi quan của IMF trở thành hiện thực, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc có thể rơi xuống còn 4,6%, mức thấp chưa từng có kể từ khi nước này bắt đầu công nghiệp hóa.”

http://vi.rfi.fr/chau-a/20181009-imf-bot-lac-quan-do-chien-tranh-thuong-mai-my-trung

 

Không quân Ukraina

và 8 nước NATO tập trận chung

Thùy Dương

Bắt đầu từ thứ Hai 08/10/2018, gần 700 binh lính của 8 nước NATO và Ukraina, với khoảng 40 phi cơ, trong đó có máy bay tiêm kích F-15 của Mỹ, tham gia các bài tập chung ở miền tây Ukraina, trong bối cảnh Ukraina vẫn đang trong khủng hoảng với nước láng giềng Nga và căng thẳng giữa Matxcơva và phương Tây ngày càng gia tăng.

Trong một thông cáo, bộ Quốc Phòng Ukraina cho biết cuộc tập trận mang tên « Clear Sky 2018 », với sự tham gia của 8 nước NATO tham gia. Còn Không quân Mỹ thông báo đợt tập trận dự kiến kéo dài đến ngày 19/10 trong các vùng Vinnytsya và Khmelnytsky, nhằm tăng cường hợp tác giữa các thành viên NATO và đồng minh trong khu vực, trong đó có Ukraina

Theo chính quyền Mỹ và Ukraina, Hoa Kỳ đã điều hàng chục máy bay, trong đó có tiêm kích F-15 Eagles, máy bay vận tải C-130 Super Hercules và  máy bay không người lái – tham gia tập trận. Về phía Ukraina, có khoảng 30 phi cơ, trong đó có nhiều máy bay tiêm kích Su-27 và oanh tạc cơ Su-24.

Iouri Ignat, một phát ngôn viên của Không quân Ukraina cho AFP biết : « Đây là lần đầu tiên các phi cơ thao dợt cùng nhau để tập luyện bảo vệ không phận Ukraina».

Nhà chức trách Ukraina hôm nay 09/10/2018 thông báo vào buổi sáng sớm đã xảy ra một vụ hỏa hoạn sau hàng loạt vụ nổ ở một kho đạn của bộ Quốc Phòng Ukraina, khiến 12.000 người phải sơ tán. Kho đạn này nằm ở vùng Tchernihiv, cách Kiev khoảng 180 km về phía đông.

Cơ quan an ninh của Ukraina nghi ngờ đây là một vụ phá hoại. Một phát ngôn viên bộ Quốc Phòng Ukraina cho biết các vụ nổ xảy ra ở nhiều điểm khác nhau trong kho, với tần xuất 2-3 vụ nổ trong một giây.

Vùng trời trong phạm vi 30 km bị phong tỏa. Giao thông đường bộ và đường sắt tạm ngưng. Hệ thống điện và ga trong vùng cũng bị cắt. Lực lượng cứu hộ đã cử vài trăm nhân viên xuống hiện trường.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20181009-khong-quan-ukraina-va-8-nuoc-nato-tap-tran-chung

 

Anh hướng thương mại tới Mỹ, TQ thay vì EU

Những người ủng hộ Brexit đặt thời hạn cho Thủ tướng Anh chỉ được giữ thỏa thuận hải quan với EU đến năm 2020 rồi phải tiến hành Brexit.

Nước Anh vẫn đang hiện diện những mâu thuẫn xung quanh vấn đề Brexit. Thủ tướng Anh Theresa May vừa đề xuất thời hạn được tiếp tục duy trì thỏa thuận thuế quan với châu Âu cho đến giai đoạn chuyển tiếp hậu Brexit – tức là sau tháng 12/2020.

Tờ The Times cho biết, đề xuất của Thủ tướng Anh được cho là không làm hài lòng phe ủng hộ “Brexit cứng”.

Nghị sĩ Anh Jacob Rees-Mogg gọi đó là “sự vi phạm nghiêm trọng” Brexit.

Chính trị gia bảo thủ người Anh Bernard Jenkin  nhận định: “Cứ tiếp tục làm việc trong liên minh thuế quan EU một thời gian dài sẽ làm cho Brexit có vẻ như sẽ không đi đến đâu cả và những người bảo thủ sẽ bị coi là đã tàn phá Brexit”.

Trong khi đó, Thư ký Brexit Dominic Raab cho rằng nếu Chính quyền Thủ tướng May cứ tiếp tục níu kéo các thuế quan thương mại với EU, nước Anh sẽ càng bị ràng buộc với những quy tắc của EU vô thời hạn.

Ngoài ra, những nghị sĩ khác cũng tạm chấp nhận việc cho Thủ tướng Anh có thêm thời gian để trì hoãn Brexit cho đến khi diễn ra cuộc tổng tuyển cử tiếp theo vào năm 2022.

Việc từ bỏ thỏa thuận thuế quan với Liên minh châu Âu đã đặt Thủ tướng Anh vào một thế khó, phải bắt tay với các thỏa thuận song phương của Mỹ và Trung Quốc hay thỏa thuận thương mại đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã bị Mỹ rút khỏi và người Nhật giành lấy.

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe hôm thứ 7 tuần trước đã tuyên bố rằng, nước này rộng mở vòng tay đón chào Anh tham gia vào thỏa thuận thương mại này. Đây là một trong những động thái có thể cho phép nước Anh thoát khỏi các quy tắc của EU.

“Tôi thực sự hy vọng rằng tác động tiêu cực của Brexit đối với nền kinh tế toàn cầu, bao gồm cả các doanh nghiệp Nhật Bản, sẽ được giảm thiểu” – Thủ tướng Abe nói với Financial Times.

Anh dự kiến ​​sẽ rời Liên minh châu Âu vào ngày 29/3/2019, với giai đoạn chuyển đổi được thống nhất tồn tại cho đến tháng 12/2020.

Theo giới quan sát, nếu tiếp tục chiến lược thảo thuận Brexit như những gì Thủ tướng Anh đã tuyên bố, thật khó để nói Thủ tướng May sẽ lèo lái con thuyền này thế nào. Thay vì hợp tác với châu Âu, London còn lựa chọn các hình thức thương mại song phương với Mỹ hay Trung Quốc.

Hồi tháng 7 vừa qua, trong chuyến thăm Anh đầu tiên kể từ khi nhậm chức hồi tháng, ông Trump đã lần lượt có cuộc hội đàm với Thủ tướng Theresa May và diện kiến Nữ hoàng Elizabeth đệ nhị. Chuyến đi được dư luận khu vực và quốc tế đặc biệt quan tâm khi góp phần định hình lại mối quan hệ trong tương lai giữa hai quốc gia đồng minh này, nhất là sau khi Anh quyết định rời Liên minh châu Âu.

Ngày 13/7 nước Anh đã được chứng kiến sự thay đổi lập trường khá lớn của người đứng đầu nước Mỹ. Với tuyên bố khẳng định tầm quan trọng của mối quan hệ Anh- Mỹ, đồng thời nhất trí theo đuổi một thỏa thuận thương mại tham vọng sau khi Anh rời EU, Tổng thống Donald Trump đã hoàn toàn đi ngược lại với những chỉ trích đưa ra trước đó chỉ một ngày.

Trong cuộc trả lời phỏng vấn được đăng tải vài giờ trước khi hội kiến Thủ tướng Anh, Tổng thống Mỹ cho rằng, chiến lược Brexit của Thủ tướng Theresa May sẽ dập tắt bất kỳ cơ hội đạt thỏa thuận thương mại nào với Mỹ và chỉ trích vị nữ thủ tướng đã phớt lờ những lời khuyên của ông về tiến trình đàm phán với EU.

Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là khi Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump với quan điểm “nước Mỹ trên hết” với các chính sách thuế quan khắc nghiệt với đối tác Trung Quốc và đối tác đồng minh thì tương lai với Anh sẽ xảy ra thế nào?

London cũng có khả năng tiến tới những thỏa thuận thương mại song phương khác như với Trung Quốc.

Anh và Trung Quốc có khả năng đạt được thỏa thuận thương mại sau Brexit nhờ những diễn biến tích cực trong lần gặp mặt mới đây giữa lãnh đạo 2 nước.

Theo giới phân tích, thương mại hậu Brexit là một trong những vấn đề chính cần giải quyết thỏa đáng để Anh có thể “an toàn” vượt ra khỏi cái bóng EU sau gần nửa thế kỷ. Bởi trước đó, tất cả các hoạt động trao đổi thương mại của quốc gia này đều được định hướng theo EU.

Rõ ràng là đối tác ngoài khối như Trung Quốc là đối tác tiềm năng nhất của Anh. Nhưng ngay cả châu Âu cũng lo ngại về các nỗ lực ngăn chặn Trung Quốc thâu tóm các cảng hay công ty quan trọng ở châu lục này và đang tìm mọi cách để ngăn chặn sự lan rộng của Trung Quốc.

Những mối lo đến từ đầu tư của Trung Quốc biến thành những vụ thâu tóm trên khắp thế giới liệu có khiến Anh chùn bước?

http://biendong.net/bien-dong/24038-anh-huong-thuong-mai-toi-my-tq-thay-vi-eu.html

 

Vụ Skripal: Nghi can thứ hai

là một bác sĩ của quân báo Nga

Thanh Phương

Hôm qua, 08/10/2018, trang mạng bellingcat.com của Anh khẳng định nghi can thứ hai trong vụ đầu độc cựu điệp viên Nga Serguei Skripal tại Anh Quốc là một bác sĩ thuộc cơ quan tình báo quân sự Nga GRU.

Trang Bellingcat, đặt tại Leicester, Anh Quốc, cho biết họ đã xác định nhân vật mang tên “Alexander Petrov” chính là Alexander Yevgenïevich Michkin, một bác sĩ quân y làm việc cho GRU. Trang mạng này giải thích họ đã xác định được tên tuổi của nghi can thứ hai này dựa theo nhiều nguồn tin, trong đó có những người quen thân với đương sự, cũng như dựa trên bản sao các giấy tờ căn cước, trong đó có bản sao hộ chiếu.

Theo Bellingcat, Alexander Yevgenïevich Michkin sinh ngày 13/07/1979, tốt nghiệp bác sĩ từ một học viện quân sự và đã từng được huấn luyện làm bác sĩ trong lực lượng thủy quân lục chiến Nga. Được cơ quan GRU tuyển mộ ngay khi còn đang học y khoa, viên bác sĩ này được cấp một thẻ căn cước và một hộ chiếu mang tên Alexander Petrov.

Vào đầu tháng 9, cảnh sát Anh đã nêu tên hai nghi can người Nga Alexander Petrov và Ruslan Boshirov trong vụ đầu độc hai cha con cựu điệp viên Srkipal bằng chất độc thần kinh cực mạnh Novitchok, ngày 04/03/2018 tại Salisbury. Vào lúc đó, thủ tướng Theresa May đã cáo buộc cơ quan tình báo quân sự Nga đứng đằng sau vụ đầu độc này. Cảnh sát Anh đã phát lệnh bắt giữ châu Âu đối với Alexander Petrov và Ruslan Boshiro, nhưng nhấn mạnh rằng đây chắc chắn là những tên giả.

Ngày 26/09, cũng chính trang Bellingcat đã tiết lộ tên thật của nghi can Ruslan Boshirov chính là Anatoli Tchepiga, một sĩ quan của GRU, từng được thưởng nhiều huân chương. Cho tới nay, Matxcơva vẫn bác bỏ các cáo buộc của Luân Đôn.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20181009-vu-skripal-nghi-can-thu-hai-la-mot-bac-si-cua-quan-bao-nga-ok

 

Tổng thống Macron cải tổ nội các

ở thế chẳng đặng đừng

Tú Anh

Không đầy 16 tháng từ khi đắc cử, tổng thống trẻ tuổi nhất của Đệ Ngũ Cộng Hoà phải sắp xếp, bổ sung nội các sau ba lần điều chỉnh. Trong bối cảnh phải chuẩn bị bầu cử Nghị viện châu Âu năm 2019, lại mất một số bộ trưởng cột trụ và điểm tín nhiệm xuống thấp, chủ nhân Điện Elysée không còn phương thức nào khác ngoài lá chủ bài cuối cùng : cải tổ để tạo luồng sinh khí mới .

Công luận Pháp đang chờ danh sách nội các mới vào hôm nay 09/10/2018.

Tất cả các nhà phân tích chính trị đều cùng một nhận định : tổng thống Emmanuel Macron đang trải qua một giai đoạn phức tạp, phải sang trang. Vụ cận vệ Benalla, một cộng sự viên 25 tuổi thẳng tay đánh một người bộ hành vô tình đi ngang một cuộc biểu tình, tỷ lệ cử tri tin tưởng xuống dần, ba bộ trưởng, trong đó hai bộ trưởng quốc vụ, từ chức trong vòng một tháng đã làm công luận kinh ngạc. Ngay trong phe đa số cũng thấy nhu cầu phải thay đổi lớn.

Tại sao vào lúc này ?

Sự kiện bộ trưởng Nội Vụ Gérard Collomb từ chức hôm 02/10/2018 để trở về Lyon làm thị trưởng, tiếp theo sự ra đi của Nicolas Hulot, một bộ trưởng quốc vụ khác, đã gây ra một cơn địa chấn chính trị. Tổng thống và thủ tướng Pháp bắt buộc phải « tạo luồng sinh khí mới » cho nhiệm kỳ 5 năm, theo nhận định của chủ tịch quốc hội Richard Ferrand, một trong các kiến trúc sư của đảng Cộng Hoà Tiến Bước.

Trong nội bộ đảng cầm quyền, một dân biểu xin ẩn danh nhưng không dấu bất bình : chúng ta đã liên tục gây ra những điều phiền nhiễu, đã đến lúc chấm dứt tình trạng giả vờ không thấy sự thật. Báo chí Pháp, trích một nguồn tin thân cận của Điện Elysée, cho biết ngay phu nhân tổng thống cũng khuyến cáo « ngưng những trò rồ dại » những tuyên bố không đúng lúc, đúng người, những chuyện không đáng nhưng làm mất lòng người và mất uy tín (37% theo Oxada).

Thời gian không cho phép chờ đợi

Tuy chỉ lãnh đạo nước Pháp mới một phần ba nhiệm kỳ, nhưng tổng thống Macron không còn nhiều thời gian trước mặt. Theo nhà chính trị Bruno Cautrès, lúc này là thời điểm thuận lợi nhất để « tạo xung lực mới » gửi tín hiệu « thông hiểu nguyện vọng cử tri ». Từ phe hữu đến phe tả, mọi người đều yêu cầu tổng thống thay đổi chính sách, quan tâm đến dân nghèo và thành phần thu nhập thấp đặc biệt là người về hưu. Đây là thành phần cử tri siêng năng đi bầu nhất nhưng cũng bị thiệt thòi nhất vì chính sách cởi trói doanh nghiệp bị xem là « ưu tiên cho người giàu ». Trong bối cảnh phe cực hữu bài ngoại lên như diều gặp gió ở khắp châu Âu, hai cuộc bầu cử quan trọng đang chờ các đảng trong hai năm liền : bầu Nghị viện châu Âu năm 2019, bầu thị trưởng năm 2020.

Liệu tổng thống Macron nghe theo các nhà bình luận và công luận, đồng nghĩa với hy sinh thế chủ động ?

Điện Elysée cam kết « cải tổ sâu rộng », nhưng một cộng sự viên thân tín cho biết không có gì chắc chắn. Nhân sự cũng là một vấn đề tế nhị. Ngoài năng lực, tổng thống Pháp còn đặt ra hai chỉ tiêu : không có vấn đề với pháp luật và biết đặt trọng trách nhà nước lên trên tương lai chính trị cá nhân. Không có chuyện bỏ ghế bộ trưởng nửa chừng để trở về quê hương làm thị trưởng, chuẩn bị bầu cử 2020, như trường hợp bộ trưởng Nội Vụ Gérard Collomb, nhân vật duy nhất trong nội các có quyền xưng hô thân mật với tổng thống.

http://vi.rfi.fr/phap/20181009-tong-thong-macron-sap-xep-nhan-su-chinh-phu-o-the-chang-dang-dung

 

Cuộc chiến thương mại: ‘TQ đang lo lắng’

Trung Quốc vừa có một động thái cho thấy Bắc Kinh đang âm thầm đối phó với ảnh hưởng của cuộc chiến thương mại đối với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Ngân hàng trung ương Trung Quốc vừa tuyên bố hôm 7/10 rằng sẽ cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc xuống 100 điểm cơ bản.

“Trung Quốc có lẽ đang phải đối mặt với thời kỳ tội tệ nhất kể từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu,” Fraser Howie, một nhà phân tích độc lập, người đã viết sách về hệ thống tài chính của Trung Quốc, nói với CNBC.

Đây là lần thứ tư ngân hàng trung ương Trung Quốc đã phải cắt giảm yêu cầu dự trữ trong năm nay.

‘Sói già’ Trump đang áp đảo Tập Cận Bình?

TQ là nguồn chính cung cấp ma túy vào Mỹ?

Ông Trump cáo buộc TQ ‘can thiệp’ bầu cử

TQ hủy đàm phán an ninh với Mỹ

Xung đột giữa với Hoa Kỳ đã thị trường chứng khoán và tiền tệ của Trung Quốc, và có những dấu hiệu sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế Trung Quốc.

Hoa Kỳ đã áp đặt thuế quan đối với gần một nửa tổng hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc vào Mỹ.

Trong khi đó Washington đe dọa sẽ đánh tiếp thuế lên tất cả các hàng nhập khẩu còn lại của Bắc Kinh.

Ngoài ra, chính quyền Trump còn cáo buộc Trung Quốc can thiệp vào cuộc bầu cử giữa và thao túng tiền tệ.

Quyết định của ngân hàng trung ương Trung Quốc cắt giảm tỷ lệ dự trữ của các ngân hàng là dấu hiệu cho thấy các nhà chức trách trong nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang lo lắng về một cuộc chiến thương mại kéo dài với Hoa Kỳ, các chuyên gia nhận định.

“Trung Quốc đang có chút lo lắng. Đang có nhiều cơn gió thổi ngược chiều nó và tôi nghĩ [Bắc Kinh] đã đúng đắn khi chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất và kỳ vọng vào điều tốt đẹp nhất,” Gareth Nicholson, người đứng đầu Ngân hàng Singapore, nói với CNBC.

Ngân hàng trung ương Trung Quốc cho biết sẽ cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc xuống 100 điểm cơ bản từ ngày 15/10.

750 tỷ nhân dân tệ (khoản 109 tỷ USD) tiền mặt sẽ được bơm vào hệ thống ngân hàng Trung Quốc.

Việc cắt giảm yêu cầu dự trữ sẽ giải phóng tiền cho các ngân hàng để cho vay lẫn nhau và cho người tiêu dùng.

Tuy nhiên, Trung Quốc nhấn mạnh tháng trước, trong một bài báo 71 trang, rằng nền kinh tế của nó là “rất kiên cường” và Bắc Kinh không sợ một cuộc chiến thương mại.

Ông Nicholson lưu ý rằng nếu tình hình thương mại xấu đi hơn nữa, Trung Quốc vẫn sẽ có một số đòn bẩy để cứu nền kinh tế của mình vì Chủ tịch Tập Cận Bình có một ”nguồn vốn chính trị” khổng lồ sau khi trở thành Chủ tịch trọn đời.

“[Ông Tập] sẽ không phải lo lắng về một cuộc bầu cử nào khác trong sáu tháng, 12 tháng, hay 18 tháng. Ông ta có sự ổn định và như thế nếu bật lại, ông ta không cần phải lo lắng về việc ‘điều này đẩy ngân sách ra quá nhiều, sẽ gây ra quá nhiều nợ,” Nicholson nói thêm.

“Ông ta có thể giải quyết vấn đề nợ ba, bốn, năm năm sau đó,” Nicholson nói.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-45769312

 

Vợ của chủ tịch Interpol bị Trung Quốc bắt cóc

lên tiếng

Vợ của vị cựu chủ tịch Cảnh sát Quốc tế, bị phía Trung Quốc bắt với cáo buộc hối lộ, lên tiếng cho rằng tình trạng mất tích tương tự như trường hợp của chồng bà là rất phổ biến ở Trung Quốc hiện nay.

AP loan tin vào ngày 9 tháng 10 cho biết thêm bà này còn thông báo chi tiết một đe dọa qua điện thoại là phía Trung Quốc đã cử người sang Pháp để truy tìm bà này.

Vào ngày 8 tháng 10, cơ quan chức năng Trung Quốc cố thanh minh cho vụ biến mất của vị cựu chủ tịch Interpol Mạnh Hoành Vĩ, 64 tuổi. Bắc Kinh giải thích ông này đang bị điều tra về các cáo buộc hối lộ và những tội danh khác.

Tuy nhiên theo AP, thông báo từ phía Bắc Kinh như vừa nêu không mấy có tác dụng đối với công luận về quan ngại những viên chức Trung Quốc được bổ nhiệm vào những chức vụ lãnh đạo của các tổ chức quốc tế. Ông Mạnh Hoành Vĩ còn là thứ trưởng Bộ Công An Trung Quốc.

Cũng vào ngày thứ hai 8 tháng 10, quyền Chủ tịch Interpol, ông Kim Jong Yang, nói với AP là tổ chức này không hề được thông báo trước về cuộc điều tra như Bắc Kinh nói đối với ông Mạnh Hoành Vĩ.

Ông Mạnh là quan chức cao cấp mới nhất của Trung Quốc trong chiến dịch chống tham nhũng và bất trung mà đảng cộng sản Hoa Lục tiến hành.

Thông thường những quan chức với cáo buộc tham nhũng bị đưa đi thẩm vấn, mất liên lạc với gia đình, người tân và không được phép tiếp cận luật sư.

Riêng đối với trường hợp ông Mạnh Hoàng Vĩ, sau khi ông này biến mất trong chuyến về Hoa Lục vào cuối tháng trước, Cảnh sát Pháp vào cuộc tiến hành điều tra. Trong mấy ngày gần đây, chính phủ Pháp và Interpol công khai bày tỏ quan ngại về vụ việc của ông Mạnh Hoành Vĩ.

Giới quan sát cho rằng việc tiết lộ cơ quan chức năng Hoa Lục đủ bạo dạn ra tay đối với một quan chức công an cấp cao nước này mà có vị thế quốc tế như ông Mạnh Hoành Vĩ gây ảnh hưởng cho hình ảnh của Bắc Kinh như là một quốc gia tiên tiến, biết thượng tôn pháp luật.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/wife-of-former-interpol-president-says-disappearance-10092018105545.html

 

Trung Quốc quan ngại Hoa Kỳ tập trận

khi ông Tập thăm Philippines

Trung Quốc lên tiếng bày tỏ quan ngại về cuộc tập trận chung Hoa Kỳ – Philippines diễn ra vào tháng 11 tới đây trùng vào dịp chủ tịch Tập Cận Bình thăm Philippines.

Ông Harry Roque, phát ngôn nhân của Tổng thống Philippines, cho hãng tin AP biết như vừa nêu nói rõ đại sứ Trung Quốc tại Manila nêu lên quan ngại của Bắc Kinh trong cuộc gặp với Tổng Thống Rodrigo Duterte vào ngày 8 tháng 10 vừa qua.

Tuy nhiên Ông Harry Roque không cho biết rõ chi tiết về cuộc tập trận chung nào mà phía Trung Quốc lên tiếng quan ngại. Còn phía những viên chức quân đội thì lại nói không hề biết gì về một cuộc tập trận chung giữa Lực lượng Hoa Kỳ và Quân đội Philippines vào tháng tới cả.

Phát ngôn nhân Harry Roque còn nói thêm là chính phủ Manila sẽ bảo đảm không có gì gây ảnh hưởng đến chuyến công du đầu tiên của ông Chủ tịch Tập Cận Bình đến Philippines sắp tới.

Nguyên văn lời ông Harry Roque được AP dẫn lại là Cơ quan Ngoại giao ở Manila sẽ làm tất cả mọi việc có thể để chắc chắn chuyến công du Philippines của Chủ tịch họ Tập thành công, hiệu quả như mong đợi.

Sau khi lên nhậm chức tổng thống Philippines vào năm 2016, ông Rodrigo Duterte nỗ lực cải thiện quan hệ với Trung Quốc mà trước đó căng thẳng do tranh chấp lãnh hải tại khu vực Biển Đông giữa hai phía. Trong những ngày tháng đầu tiên trong cương vị tổng thống Philippines, ông Duterte công bố sẽ cho chấm dứt các đợt diễn tập quân sự thường niên giữa Mỹ và Philippines lâu nay.

Mục tiêu của tuyên bố như thế được nói nhằm làm hài lòng Trung Quốc; tuy nhiên hoạt động diễn tập chung giữa lực lượng Hoa Kỳ và quân đội Philippines vẫn được tiếp diễn.

Phía Trung Quốc thì cáo buộc những cuộc tập trận quân sự do Hoa Kỳ dẫn đầu, đặc biệt là những diễn tập trong khu vực có tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông. Theo Bắc Kinh thì Washington can thiệp vào vấn đề thuần Châu Á đó.

Còn phía Hoa Kỳ thì vẫn xúc tiến những cuộc tuần tra với mục đích được nói nhằm cổ xúy cho tự do hải hành và hàng không ở Biển Đông.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/china-concerned-about-us-drill-during-xis-philippine-visit-10092018095736.html

 

Iran tuồn dầu vào kho ở TQ

trước khi cấm vận Mỹ có hiệu lực

Một chiếc tàu chở 2 triệu thùng dầu của Iran vừa đổ dầu thô vào một kho chứa ngoại quan tại cảng Đại Liên ở đông bắc Trung Quốc hôm 8/10, theo dữ liệu của Refinitiv Eikon và một đại lý tàu biển am tường vụ việc.

Iran, nước sản xuất lớn thứ 3 trong Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), đang rơi vào tình trạng ngày càng ít nước nhận dầu thô từ nước này, trước khi các biện pháp cấm vận của Mỹ đối với dầu xuất khẩu từ Iran có hiệu lực vào ngày 4/11. Trong đợt cấm vận mới đây nhất vào năm 2014, Iran đã lưu trữ dầu trong các kho ở Đại Liên, và sau đó bán cho khách hàng ở Hàn Quốc và Ấn Độ.

Chiếc tàu chở dầu thô khổng lồ Dune, do Công ty Tàu chở dầu Iran vận hành (NITC), đã chuyển dầu vào kho ngoại quan tại khu vực cảng Thiên Tân, Reuters dẫn một nguồn tin vận tải có trụ sở tại Đại Liên cho biết, đồng thời nói thêm rằng đây là lượng dầu đầu tiên mà Iran đổ vào kho ngoại quan này trong gần bốn năm.

Theo dữ liệu theo dõi tàu, thì con tàu chở dầu này đã rời cảng dầu của Iran ở đảo Kharg vào ngày 12/9.

Khu vực Thiên Tân là nơi có rất nhiều kho chứa, bao gồm cả các kho chứa thương mại và chiến lược. Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC) và cảng Đại Liên cùng vận hành việc lưu trữ thương mại trong khu vực, theo thông tin trên trang web của công ty.

Một quan chức phụ trách về quan hệ với nhà đầu tư tại cảng Đại Liên từ chối bình luận với Reuters về việc này.

Một nhà quản lý tại kho lưu trữ dầu thô của cảng Đại Liên cũng từ chối yêu cầu bình luận của Reuters về liệu dầu của Iran có được chuyển đến kho chứa hay không. Ông này nói đây là “thời điểm tồi tệ nhất” để đưa ra bất kỳ bình luận nào liên quan đến dầu thô Iran.

Một người có mặt tại kho lưu trữ thuộc sở hữu của CNPC nói “không thể có chuyện” dầu được lưu trữ ở đó. Người này từ chối tiết lộ danh tính với Reuters.

Một phát ngôn viên của CNPC cho biết ông không có thông tin gì về vấn đề này.

Một giám đốc điều hành văn phòng Trung Quốc của Công ty Dầu mỏ Quốc gia Iran (NIOC) cũng từ chối bình luận với Reuters. NIOC cũng không trả lời email của Reuters về việc liệu họ có lưu trữ dầu tại Đại Liên hay không.

Nguồn tin về vận tải cho biết không có khách hàng nào xác nhận sở hữu chuyến hàng.

3 tàu chở dầu khác của NITC theo kế hoạch sẽ tới Đại Liên trong một hoặc hai tuần tới, các dữ liệu theo dõi tàu cho thấy. Một số trong những chuyến hàng đó có khả năng sẽ được lưu trữ tại kho ngoại quan vì các nhà máy lọc dầu trong khu vực do CNPC kiểm soát, không được trang bị để xử lý dầu Iran, Reuters dẫn ba nguồn tin tại các nhà máy lọc dầu của Trung Quốc cho biết.

Khách hàng mua dầu của Iran, bao gồm nhà máy lọc dầu Sinopec và công ty thương mại Zhuhai Zhenrong, đã chuyển hàng của họ sang các tàu thuộc sở hữu của NITC kể từ tháng 7 để giữ cho nguồn cung tiếp tục khi các lệnh trừng phạt của Mỹ được áp dụng.

Giữ dầu trong kho ngoại quan giúp chủ sở hữu có thể lựa chọn bán hàng cho Trung Quốc hoặc cho những khách hàng khác trong khu vực.

Reuters cho hay vào đầu năm 2014, NIOC đã thuê kho ngoại quan tại Đại Liên, và từ đó vận chuyển dầu đến Hàn Quốc và Ấn Độ.

https://www.voatiengviet.com/a/iran-tuon-dau-vao-kho-o-tq-truoc-khi-cam-van-my-co-hieu-luc/4605885.html

 

Báo giới Hồng Kông phản đối

vụ biên tập viên Financial Times bị bác visa

Các hiệp hội báo chí Hồng Kông đã bày tỏ bất bình về quyết định của chính quyền từ chối gia hạn thị thực làm việc cho một biên tập viên của tờ Financial Times.

Các đại diện của Câu lạc bộ Phóng viên nước ngoài Hong Kong, Hiệp hội các nhà báo Hồng Kông và các nhóm bảo vệ ký giả khác tụ tập tại các văn phòng chính phủ trung ương hôm thứ Hai để trao thư phản đối cho một đại diện của chính quyền Hồng Kông.

Ộng Chris Yeung thuộc Hiệp hội các nhà báo Hồng Kông nói:

“Chúng tôi bị sốc và lo ngại sâu sắc về quyết định của chính quyền Hồng Kông, từ chối gia hạn thị thực cho Victor Mallet, biên tập viên về Tin tức Á châu của tờ Financial Times”.

Ông nói việc bác visa cho ông Mallet “đặt ra một tiền lệ tệ hại cho thanh danh của Hồng Kông như một nơi mà các quy tắc của pháp luật được áp dụng, và nơi tự do ngôn luận được bảo vệ bởi pháp luật.”

Trung Quốc bênh vực quyết định từ chối cấp thị thực làm việc mới cho ông Mallet, người còn giữ chức Phó Chủ tịch Câu lạc bộ Phóng viên nước ngoài. Nhà chức trách chỉ trích Câu lạc bộ này vì đã chủ trì một buổi nói chuyện của người lãnh đạo Đảng độc lập ủng hộ Hồng Kông hiện đang bị cấm hồi tháng 8.

Trong khuôn khổ cuộc bàn giao Hồng Kông lại cho Trung Quốc kiểm soát hồi năm 1997, Hồng Kông được cam kết sẽ được hưởng quy chế bán tự trị trong 50 năm, bảo đảm vùng lãnh thổ này được duy trì một nền dân chủ hạn chế với các quyền tự do hội họp và tự do ngôn luận, hiện không được áp dụng trên lục địa Trung Quốc.

Các nhóm bảo vệ nhân quyền miêu tả việc bác thị thực cho biên tập viên Mallet là dấu hiệu mới nhất về những sự hạn chế của Bắc Kinh dang ngày bị siết chặt hơn trên khắp vùng lãnh thổ Hồng Kông, trong đó có các vụ kiện chống lại các nhà lập pháp thân dân chủ, và những người tổ chức các cuộc biểu tình chống chính phủ quy mô lớn hồi năm 2014.

Tờ Financial Times của London nói trong một thông báo nói rằng không có lý do gì khiến đơn xin của Mallet bị bác.

Các nhóm khác cũng lên tiếng phản đối vụ này có Hiệp hội các nhà Bình luận độc lập Hồng Kông, Liên đoàn nhà báo quốc tế, Hội các nhà đào tạo Phóng viên Hồng Kông về Tự do báo chí và phóng viên không biên giới.

Câu lạc bộ Phóng viên nước ngoài là một tổ chức có chiều dài hơn 75 năm, thời Hồng Kông còn là thuộc địa của Anh.

https://www.voatiengviet.com/a/bao-gioi-hong-kong-phan-doi-vu-btv-financial-times-bi-bac-visa/4604846.html

 

Hội nghị Cấp cao Hợp tác Mekong – Nhật Bản

 lần thứ 10 khai mạc

Hội Nghị Cấp Cao Hợp Tác Mekong- Nhật Bản lần thứ 10 chính thức khai mạc tại thủ đô Tokyo vào ngày 9 tháng 10.

Phía Việt Nam có Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc tham dự. Ngoài thủ tướng nước chủ nhà, còn có mặt lãnh đạo các nước tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) gồm ông Thủ tướng Campuchia Hun Sen, Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith, Thủ tướng Thái Prayut Chan-o-cha, và Cố vấn Nhà nước Myanmar Aung San Suu Kyi.

Tại hội nghị, các nhà lãnh đạo thảo luận các biện pháp thúc đẩy hợp tác Mekong-Nhật Bản phù hợp với tình hình khu vực và toàn cầu để góp phần vào hòa bình, ổn định và thịnh vượng trong khu vực và trên thế giới, đồng thời cân nhắc Chiến lược Tokyo 2018 cho hợp tác Mekong-Nhật Bản.

Trong ngày 9 tháng 10, thủ tướng nước chủ nhà và lãnh đạo 5 nước vừa nêu đồng ý chấp thuận chính sách tiếp tục triển khai 150 dự án hạ tầng ở khu vực Sông Mekong bằng nguồn vốn ODA của Nhật.

Ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong ngày 9 tháng 10 có bài phát biểu tại hội nghị lần này đồng thời làm việc với Liên đoàn kinh tế Nhật Bản, phát biểu tại Hội nghị xúc tiến đầu tư Việt Nam, Tọa đàm với một số Tập đoàn hàng đầu Nhật Bản. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng sẽ thăm Nhật Bản nhằm thắt chặt hơn nữa Quan hệ Đối tác chiến lược giữa hai nước, cũng là dịp hai nước kỷ niệm 45 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao.

Hội nghị Cấp cao Hợp tác Mekong-Nhật Bản lần này đánh giá 10 năm hình thành và phát triển cơ chế hợp tác Mekong-Nhật Bản và ba năm thực hiện Chiến lược Tokyo Mới 2015 với những kết quả đáng chú ý trong xây dựng cơ sở hạ tầng, bảo vệ môi trường, quản lý thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Với quyết tâm của Nhật Bản và GMS, hội nghị dự kiến ​​sẽ tạo ra một mốc mới trong hợp tác song phương với sự đồng thuận về Chiến lược Tokyo 2018 và định hướng hợp tác Mekong-Nhật Bản từ năm 2019 đến năm 2021.

Cho đến nay, Nhật Bản và năm quốc gia GMS đã triệu tập chín hội nghị thượng đỉnh và 11 cuộc họp của các bộ trưởng kinh tế, đạt được nhiều thỏa thuận và kết quả cụ thể.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/pm_nguyenxuanphuc-attend-10th-mekong-japan-summit-in-tokyo-10092018083940.html

 

Nhật Bản cảnh báo bẫy nợ

từ quỹ tài trợ châu Phi của TQ

Cạnh tranh với sự gia tăng hiện diện của Bắc Kinh tại lục địa đen, Nhật Bản cam kết đầu tư 30 tỷ USD vào các quốc gia châu Phi trong 3 năm.

Nhật Bản sẽ tập trung đầu tư vào cơ sở hạ tầng chất lượng cao tại châu Phi thông qua quỹ viện trợ, Bộ trưởng Ngoại giao nước này cho hay hôm 6/10. Nhật Bản đang tăng cường tạo dấu ấn trên lục địa đen trong bối cảnh Trung Quốc “mạnh tay” chi những khoản đầu tư lớn tại khu vực, làm dấy lên những lo ngại về bẫy nợ, theo Nikkei.

“Tôi muốn nhắc lại tầm quan trọng của việc quản lý nợ trong việc duy trì sự phát triển bền vững cho châu Phi”, ông Taro Kono nói với những người đồng cấp từ ít nhất 50 quốc gia châu Phi khi bắt đầu cuộc họp 2 ngày của Hội nghị Quốc tế Tokyo về Phát triển châu Phi (TICAD).

Một chủ đề chính trong các cuộc đàm phán là thủ đoạn cho vay của Bắc Kinh, trong đó “con mồi” thường là các nước đi vay nặng lãi, hậu quả là họ phải gánh các khoản nợ khổng lồ, và sau đó bị bòn rút trong quá trình nhượng bộ yêu sách của Trung Quốc do không trả được nợ, bao gồm quyền sử dụng cơ sở hạ tầng cốt yếu của nước mình.

Ví dụ điển hình minh hoạ cho âm mưu của Trung Quốc là Sri Lanka, nước này đã  buộc phải nhượng quyền kiểm soát một cảng quan trọng cho Trung Quốc trong 99 năm vì không trả được nợ.

Mối lo ngại về những khoản nợ Trung Quốc đang phình lên như bong bóng bao trùm các quốc gia châu Phi, như Djibouti, nơi đã trở thành căn cứ nước ngoài đầu tiên của Quân đội Giải phóng Nhân dân.

Trung Quốc đã hỗ trợ tài chính và chỉ đạo dự án xây dựng một tuyến đường sắt hiện đã hoàn thành giữa Djibouti và láng giềng Ethiopia tại miền đông châu Phi, đồng thời đang thúc đẩy các dự án đường sắt khác, bao gồm một dự án kết nối Kenya và Uganda.

“Hỗ trợ quốc tế cần được xem xét trên cơ sở các tiêu chuẩn quốc tế như là tính minh bạch, cởi mở, và hiệu quả kinh tế, lưu tâm tới chi phí vòng đời cũng như nợ bền vững của những quốc gia tiếp nhận”, ông Kono cho biết.

Cuộc họp bộ trưởng tuần này, được đồng tổ chức bởi chính phủ Nhật Bản và các bên bao gồm Liên Hợp Quốc, nhằm chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh TICAD lần thứ 7, được tổ chức vào tháng 8/2019 tại Yokohama, gần Tokyo.

Nhật Bản đã tổ chức TICAD lần đầu tiên vào năm 1993 tại Tokyo, do cựu Thủ tướng Morihiro Hosokawa chủ trì. Sự kiện này được coi là một nỗ lực của Nhật Bản trong việc trở thành một thành viên Hội đồng Bảo an thường trực Liên Hợp Quốc bằng cách thúc đẩy phát triển kinh tế châu Phi.

Tuy nhiên kể từ đó, sự nổi lên của Trung Quốc như người nắm vai trò chính trong viện trợ châu Phi đã làm thay đổi cục diện.

Lưu tâm tới sự đẩy mạnh hiện diện của Bắc Kinh tại lục địa, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe trong Hội nghị TICAD cuối năm 2016 đã cam kết đầu tư 30 tỷ USD vào các quốc gia châu Phi trong 3 năm.

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã cam kết đầu tư cho châu Phi một gói 30 tỷ USD. (Ảnh: japan.kantei)

Kể từ khi ra mắt Diễn đàn Hợp tác Trung Quốc – Châu Phi năm 2000, Trung Quốc đã tiến tới đẩy mạnh viện trợ cho lục địa này. Bắc Kinh đã nhanh chóng “xuống tiền” bằng cách cho vay cũng như nhiều hình thức khác. Thông qua các cuộc họp được tổ chức 3 năm một lần Bắc Kinh đã cam kết rót 10 tỷ USD cho châu Phi năm 2009, sau đó là 20 tỷ USD vào năm 2012 và 60 tỷ USD vào năm 2015.

Tờ Nikkei cho hay, tại Hội nghị thượng đỉnh tháng 9 tại Bắc Kinh, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nói với các nhà lãnh đạo và các quan chức hàng đầu các nước từ 53 quốc gia châu Phi rằng, gói 60 tỷ USD viện trợ mà Bắc Kinh hứa hẹn đã được chuẩn bị và đang thu xếp. Ngoài ra, ông Tập cũng công bố gói 60 tỷ USD khác trong vòng 3 năm tới.

Bên cạnh việc cạnh tranh với các khoản viện trợ của Trung Quốc, chính phủ Nhật Bản còn lên kế hoạch tập trung vào các dự án cơ sở hạ tầng chất lượng cao, xây dựng các hệ thống chăm sóc sức khoẻ, đặt mục tiêu giành được sự ủng hộ rộng rãi giữa các nước châu Phi thông qua phương thức hỗ trợ phát triển kinh tế lành mạnh.

http://biendong.net/goc-nhin-moi/24043-nhat-ban-canh-bao-bay-no-tu-quy-tai-tro-chau-phi-cua-tq.html

 

Ông Kim Jong-un mời Đức Giáo hoàng

thăm Bình Nhưỡng

Trong động thái ngoại giao mới mẻ, lãnh tụ Kim Jong-un mời Đức Giáo hoàng sang thăm Bắc Hàn, theo tin từ Phủ Tổng thống Nam Hàn.

Thư mời Đức Giáo hoàng Francis đến thăm Bình Nhưỡng sẽ được Tổng thống Nam Hàn, Moon Jae-in khi ông thăm Vatican tuần tới trong chuyến đi châu Âu.

Chưa có vị giáo hoàng nào thăm Bắc Triều Tiên dù cố Giáo hoàng John Paul II từng được mời.

Bắc Hàn và Vatican chưa có quan hệ ngoại giao.

Kim Eui-kyeom, phát ngôn viên của Tổng thống Hàn Quốc nói với các nhà báo:

“Ông Moon sẽ chuyển lời mời từ Chủ tịch Kim Jong-un tới Đức Giáo hoàng rằng ông Kim sẽ nồng nhiệt đón chào ngài tới Bình Nhưỡng.”

Đây là động thái hòa giải mới nhất từ Bắc Hàn.

Ba nước ‘chưa từng đón’ Giáo hoàng

Cả ba nước do đảng cộng sản lãnh đạo ở châu Á là Trung Quốc, Việt Nam và Bắc Hàn, chưa từng đón một vị giáo hoàng nào đến thăm.

Tuy nhiên mỗi nước có quan hệ hơi khác một chút về mức độ với Tòa Thánh Vatican.

Đức Giáo hoàng gửi thông điệp tới giáo dân TQ

Giáo hoàng Francis nỗ lực cải tổ Vatican

Vatican công nhận giám mục do Bắc Kinh chỉ định

Những người giúp chữ Quốc ngữ ‘làm nên’

Hà Nội và Vatican vẫn chưa bình thường hóa được quan hệ ngoại giao nhưng Vatican đã có đại diện không thường trú tại nước này.

Từ tháng 5/2018, Đức Tổng Giám mục Marek Zalewski, người kế nhiệm Đức Tổng Giám mục Leopoldo Girelli, làm đại diện không thường trú của Tòa Thánh tại Việt Nam. TGM Zalewski, người Ba Lan, cũng là đại sứ của Vatican tại Singapore.

Bắc Kinh và Vatican cắt đứt quan hệ ngoại giao trong thập niên 1950 và Tòa Thánh hiện giữ quan hệ và đại diện tại Đài Loan.

Nhưng gần đây, Vatican đã công nhận bảy giám mục Công giáo do chính quyền Trung Quốc chỉ định theo một thỏa ước lịch sử ký trong tháng 9.

Thỏa ước này được cho là để cải thiện quan hệ giữa Vatican và quốc gia do Đảng Cộng sản kiểm soát.

Tại CHDCND Triều Tiên, hiến pháp công nhận tự do tôn giáo và tín ngưỡng nhưng ngoài một số nhà thờ được nhà nước cho hoạt động, người dân không được phép theo đạo Thiên Chúa Giáo công khai.

Chính thức mà nói, chỉ có vài chục nghìn người được “đăng ký chính thức” theo Công giáo và Tin Lành ở Bắc Hàn. Con số tín đồ Phật giáo thì đông hơn.

Tuy nhiên, giới nghiên cứu tin rằng Bắc Hàn vẫn có nhiều người ngầm theo các đạo Công giáo và Tin Lành.

Cha mẹ của ông Kim Il-sung, nhà lãnh đạo lập ra CHDCND Triều Tiên, và ông nội của Kim Jong-un, từng là người theo Thiên Chúa Giáo.

Ông Kim Hyong-jik và bà Kang Ban-sok đều là những người sùng đạo và sinh hoạt tôn giáo của họ cũng được chính ông Kim Il-sung kể lại trong các tài liệu chính thức.

Tuy nhiên, càng về sau này, chế độ của Kim Il-sung càng tìm cách sửa đổi hình ảnh bà Kang Ban-sok, để biến bà thành “người mẹ của nước Triều Tiên”.

Tòa Thánh hiện có đại sứ ở Seoul, Hàn Quốc và nước này đã hai lần đón Giáo hoàng John Paul II sang thăm, vào các năm 1984 và 1989.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-45799113

 

Philippines không tham gia

cuộc tập trận tháng 11 với Mỹ

Tú Anh

Để trấn an Trung Quốc, tổng thống Philippines tuyên bố Manila không tham gia tập trận chung với đồng minh Hoa Kỳ trong tháng 11 tới. Trên đây là thông báo của phát ngôn viên phủ tổng thống Harry Roque trong cuộc họp báo ngày 09/10/2018.

Theo đài CNN, quân đội Mỹ sẽ tổ chức một cuộc tập trận huy động hải quân và không quân tại Biển Đông và eo biển Đài Loan vào tháng 11. Cuộc tập trận quy mô lớn diễn ra vào lúc chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Philippines.

Theo phát ngôn viên phủ tổng thống Philippines, mối lo ngại của Bắc Kinh được đại sứ Trung Quốc ở Manila bày tỏ với tổng thống Duterte hôm thứ Hai. Trong cuộc hội kiến, đại diện của Trung Quốc được tổng thống Philippines cam kết là Manila không tham gia vào cuộc tập trận đó.

Ông Harry Roque bình luận thêm : quan điểm chung của hai bên là không để xảy ra bất cứ chuyện gì làm hỏng chuyến công du của lãnh đạo Trung Quốc.

Duterte không bị ung thư

Trái với mối lo âu và tuyên bố bi quan của tổng thống Duterte hồi tuần trước, ông không bị ung thư. Theo Reuters, kết quả tái khám xác nhận không có khối u ở đại trực tràng.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20181009-philippines-khong-tham-gia-cuoc-tap-tran-thang-11-voi-my