Tin khắp nơi – 09/08/2017
Donald Trump dọa đánh,
Bình Nhưỡng dọa tấn công đảo Guam
Washington và Bình Nhưỡng leo thang chiến tranh cân não. Sau vụ Washington Post tiết lộ khả năng tiềm tàng của Bắc Triều Tiên thu nhỏ đầu đạn hạt nhân trang bị cho tên lửa liên lục địa, tổng thống Donald Trump phản ứng mạnh mẽ chưa từng thấy, đe dọa sử dụng hỏa lực khủng khiếp tấn công đối phương.
Từ New York, thông tín viên RFI Grégoire Pourtier cho biết thêm chi tiết :
« Chúng ta đều biết là Bắc Triều Tiên đã thử nghiệm nhiều tên lửa mang đầu đạn hạt nhân và đã thành công trong hai lần phóng thử tên lửa đạn đạo liên lục địa. Nhưng trong một báo cáo mật, các chuyên gia tình báo Hoa Kỳ tiết lộ Bình Nhưỡng đã sản xuất thành công đầu đạn nguyên tử thu nhỏ có thể gắn vào hỏa tiễn tầm xa.
Trong khi Donald Trump đã sa vào vụ đối đầu lộn xộn, tương quan lực lượng sẽ không còn như thế nếu Bắc Triều Tiên trở thành một cường quốc hạt nhân thực thụ.
Tổng thống Mỹ đã đi quá đà khi đáp trả ngay lập tức bằng các lời lẽ mà chúng ta có thể tiên đoán là sẽ không làm giảm được căng thẳng với đồng nhiệm Bắc Triều Tiên Kim Jong Un. Donald Trump phát biểu : « Ông ta đã có nhiều lời đe dọa quá nghiêm trọng. Chúng ta sẽ đáp trả bằng hỏa lực, sự giận dữ. Và tôi nói thật là chúng ta sẽ đáp trả bằng sức mạnh mà thế giới chưa bao giờ thấy ».
Trong khi Hội Đồng Bảo An vừa tăng cường các biện pháp trừng phạt cách đây vài ngày nhắm vào Bình Nhưỡng, Mỹ và Bắc Triều Tiên lại trực tiếp đối đầu nhau. Chưa biết liệu bờ Tây nước Mỹ có thực sự bị đe dọa hay không, nhưng Donald Trump dường như tỏ ý coi thường sự cân bằng mong manh tại khu vực này ở châu Á, nơi Nhật Bản và nhất là Hàn Quốc sẽ còn lâm vào tình trạng nguy hiểm hơn, còn Trung Quốc thì tiếp tục cách hành xử riêng của mình. »
Guam vẫn yên tĩnh
Đáp trả đe dọa của tổng thống Mỹ, Bắc Triều Tiên hôm nay 09/08/2017 tuyên bố có kế hoạch phóng tên lửa đạn đạo tầm trung Hwasong -12 tới các khu vực xung quanh đảo Guam của Mỹ ở Thái Bình Dương.
Hãng tin nhà nước KCNA của Bắc Triều Tiên cho biết kế hoạch này đang được hoàn chỉnh và sẽ được triển khai vào bất cứ thời điểm nào mà lãnh đạo Kim Jong Un quyết định.
Theo AFP,trước những lời đe dọa tấn công của Bắc Triều Tiên, Guam vẫn giữ bình tĩnh. Thống đốc đảo Guam, ông Eddie Calvo, cho biết Guam « sẵn sàng đối phó với mọi tình huống». Trong bài phát biểu trên truyền hình vào hôm qua, thống đốc Eddie Calvo cũng trấn an dân chúng và thông báo ông đang trao đổi với Washington để đảm bảo an toàn cho hòn đảo và nhiều biện pháp quốc phòng ở nhiều cấp độ cũng đang được triển khai. Trên đường phố, người dân cũng tỏ ra khá bình thản.
Không quân Nhật – Mỹ thao dợt chung
Trong bối cảnh căng thẳng trong khu vực gia tăng do chương trình phát triển hạt nhân và tên lửa đạn đạo của Bắc Triều Tiên, Tokyo cho biết hai máy bay phản lực F-2 của Nhật Bản hôm qua 08/08/2017 đã tập trận trên không với máy bay ném bom B-1B của Mỹ. Theo Reuters, cuộc tập trận được tiến hành trên không phận Nhật Bản, quanh đảo Kyushu ở phía nam, gần bán đảo Triều Tiên.
Phản ứng quốc tế
Bộ ngoại giao Trung Quốc kêu gọi Mỹ và Bắc Triều Tiên tránh « những lời nói và hành động gây thêm xung khắc », trong một bản tuyên bố gửi đến AFP.
Trước đó, Berlin bài tỏ lo ngại và kêu gọi Washington và Bình Nhưỡng tự kềm chế. Đó cũng là phản ứng của Paris với nhận định nguy cơ chiến tranh là có thật. Tuy nhiên, phát ngôn viên chính phủ Pháp Christophe Castaner hoan nghênh tổng thống Mỹ có « quyết tâm chống Bắc Triều Tiên cao hơn bất cứ một vị tiền nhiệm nào khác ».
http://vi.rfi.fr/chau-a/20170809-donald-trump-doa-danh-binh-nhuong-doa-tan-cong-dao-guam
Guam: căn cứ quân sự Mỹ tại Thái Bình Dương
Lãnh thổ Guam của Hoa Kỳ là một phần quan trọng của chiến lược quân sự Mỹ ở Thái Bình Dương.
Du lịch và sự hiện diện quân đội là nền tảng kinh tế của lãnh thổ nhỏ bé này.
Dân số: 184.000
Diện tích: 541 km2
Ngôn ngữ chính: Tiếng Anh, tiếng Chamorro
Tôn giáo chính: Cơ đốc giáo
Tuổi thọ trung bình: 74 năm
Tiền tệ: USD
Hòn đảo này là một cột mốc quan trọng, cho phép tiếp cận nhanh đến các địa điểm chủ chốt ở Nam Hàn và eo biển Đài Loan.
Washington có kế hoạch đưa hàng ngàn binh sĩ từ đảo Okinawa của Nhật Bản tới đảo Guam như một phần của việc tái cơ cấu quân đội toàn cầu.
Bắc Hàn ‘cân nhắc tấn công đảo Guam’
Bắc Hàn muốn Hoa Kỳ ‘phải trả giá’
Đề xuất xây dựng lực lượng Hoa Kỳ này đặt vấn đề về vị thế chính trị tương lai của Guam lên danh sách đầu trong những năm gần đây.
Guam chính thức là “lãnh thổ chưa hợp nhất”. Mặc dù là công dân Mỹ, người Guam không có quyền bầu cử trong các cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ.
Người Chamorro bản địa là một nhóm dân tộc thiểu số có nguồn gốc là người Micronesia, Tây Ban Nha và Philipines nhưng dân ở đây cũng đa dạng với người dân là người Nhật Bản, Trung Quốc và người từ các quần đảo khác của Thái Bình Dương.
http://www.bbc.com/vietnamese/world-40872148
Bắc Hàn ‘cân nhắc tấn công đảo Guam’
Bắc Hàn nói họ đang cân nhắc dùng tên lửa tấn công Guam, lãnh thổ của Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương.
Động thái này diễn ra chỉ vài giờ sau khi Tổng thống Donald Trump đe dọa Bình Nhưỡng với “lửa đạn và sức mạnh ghê gớm”.
Hãng thông tấn chính thức của Bắc Hàn KCNA cho biết Bình Nhưỡng đang cân nhắc một kế hoạch bắn tên lửa tầm trung đến tầm xa vào đảo Guam, căn cứ mà Hoa Kỳ đặt các máy bay ném bom chiến lược.
Tuyên bố của Bình Nhưỡng đánh dấu mức độ khẩu chiến gia tăng đột biến giữa hai nước.
LHQ đã thông qua các biện pháp trừng phạt kinh tế mới với Bắc Hàn.
Tổng thống Trump có bình luận sau khi truyền thông đưa tin nói Bắc đã chế được một đầu đạn hạt nhân đủ nhỏ để lắp vừa tên lửa của họ.
Diễn biến này, trong khi chưa được xác nhận, được coi là một trong những trở ngại cuối cùng để Bắc Hàn trở thành một quốc gia có vũ khí nguyên tử.
Tin của báo Washington Post, trong đó trích dẫn các quan chức tình báo Mỹ, cho thấy Bắc Hàn đang phát triển vũ khí hạt nhân có khả năng bắn vào Hoa Kỳ với tốc độ nhanh hơn nhiều so với dự kiến.
Cơ quan Thông tấn chính thức Bắc Hàn (KCNA) cho biết quân đội của họ đang “cẩn thận kiểm tra kế hoạch triển khai tấn công khu vực xung quanh Guam với tên lửa đạn đạo Hwasong-12 tầm trung đến tầm xa”.
Quân đội nước này cho biết kế hoạch đó sẽ được báo cáo lên Bộ chỉ huy Tối cao sau khi “kiểm tra đầy đủ và hoàn tất mọi việc” và triển khai theo lệnh của
Guam: căn cứ quân sự Mỹ tại Thái Bình Dương
Nhật lo Bắc Hàn dùng vũ khí nguyên tử
Bắc Hàn muốn Hoa Kỳ ‘phải trả giá’
TQ thúc giục Bắc Hàn ‘ngưng thử tên lửa’
Trump và Abe tăng áp lực đòi TQ kiềm chế Bắc Hàn
Hãng thông tấn KCNA của nhà nước Bắc Hàn vào tuần này cho biết Bình Nhưỡng sẽ “không dùng biện pháp răn đe hạt nhân tự vệ của chúng tôi ra để đàm phán,” trong khi họ phải đối mặt với mối đe dọa từ Hoa Kỳ.
Bắc Hàn đe dọa sẽ bắt Hoa Kỳ “trả giá cho tội ác của mình … ngàn lần,” khi dẫn chiếu tới vai trò của Washington trong việc soạn thảo nghị quyết trừng phạt của Liên Hợp Quốc.
Người phát ngôn của Bắc Hàn Bang Kwang Hyuk cho biết: “Tình hình trên bán đảo Triều Tiên xấu đi, cũng như các vấn đề hạt nhân, là do Hoa Kỳ gây ra.
Lãnh thổ Guam của Hoa Kỳ
Dân số: 184.000
Diện tích: 541 km2
Ngôn ngữ chính: Tiếng Anh, tiếng Chamorro
Tôn giáo chính: Cơ đốc giáo
Tuổi thọ trung bình: 74 năm
Tiền tệ: USD
“Chúng tôi khẳng định rằng chúng tôi sẽ không bao giờ đặt chương trình tên lửa hạt nhân và tên lửa đạn đạo của mình lên bàn đàm phán, và sẽ không nhích một li về nỗ lực tăng cường trang bị vũ khí hạt nhân.”
Nhật Bản vào hôm thứ Ba cảnh báo mối đe dọa nghiêm trọng do Bắc Hàn tiếp tục thử tên lửa.
“Có thể hình dung rằng chương trình vũ khí hạt nhân của Bắc Hàn đã có tiến bộ đáng kể và có thể là Bắc Hàn đã đạt được việc phiên bản nhỏ của vũ khí hạt nhân và đã có được đầu đạn hạt nhân, Bộ Quốc phòng Nhật nói trong Sách Trắng Quốc phòng hàng năm của Tokyo nói .
Bắc Hàn vào tháng trước bắn hai quả tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) và rơi ngoài khơi bờ biển phía tây của Nhật Bản.
Việc Bắc Hàn thử nghiệm tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mới nhất cho thấy Bình Nhưỡng có thể dùng tên lửa bắn tới hầu hết lãnh thổ tại Hoa Kỳ, hai quan chức Mỹ nói với hãng tin Reuters.
http://www.bbc.com/vietnamese/world-40872038
Động đất chết người ở Tứ Xuyên, Trung Quốc
Một trận động đất mạnh 7 độ Richter xảy ra ở tỉnh Tứ Xuyên, tây nam Trung Quốc, khiến ít nhất 13 người thiệt mạng và nhiều người bị thương.
Động đất xảy ra ở khu dân cư thưa thớt của Tứ Xuyên, Cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ cho biết.
Báo cáo cho thấy số người chết có thể tăng lên. Tâm chấn gần một điểm du lịch.
Philippines: động đất ở Mindanao làm bốn người chết
Trung Quốc: 140 người mất tích vì đất lở
Tỉnh Tứ Xuyên là nơi dễ bị động đất. Hơn 70.000 người đã thiệt mạng trong trận động đất ở nơi này năm 2008.
Trận động đất mới nhất xảy ra vào khoảng 21:20 giờ địa phương, cách Thành Đô khoảng 300 km về phía Bắc.
Các ảnh chụp cho thấy thiệt hại tại các tòa nhà, gồm một khách sạn ở khu thắng cảnh Cửu Trại Câu, một trong những khu bảo tồn thiên nhiên nổi tiếng nhất Trung Quốc và là di sản thế giới của Unesco.
Một chủ nhà hàng ở thị trấn cho biết dư chấn của trận động đất này mạnh hơn thảm họa năm 2008.
Người này nói với AFP rằng nhiều người đang lánh nạn tại quảng trường chính.
“Mọi người chạy vội ra khỏi nhà mà không kịp lấy tiền bạc hay quần áo”, bà nói.
Đại diện Hội Chữ thập đỏ Trung Quốc cho biết cần nhiều thời gian để thống kê thiệt hại và số người thương vong.
“Đường dây điện thoại và điện bị gián đoạn và mọi người ở đây đều bị sốc và sợ hãi,” bà nói.
http://www.bbc.com/vietnamese/world-40841845
Cổ phiếu Mỹ mất điểm do lo ngại Bắc Hàn
Cổ phiếu Phố Wall mất giá vào chiều thứ Ba sau khi ông Donald Trump cảnh báo sẽ đáp trả bằng vũ lực qui mô nếu Bắc Hàn đe dọa Hoa Kỳ.
Tổng thống Trump bình luận sau khi Washington Post nói Bắc Hàn đã chế được một đầu đạn hạt nhân đủ nhỏ để lắp vừa tên lửa của họ.
Chỉ số Dow Jones giảm 0,15%, xuống còn 22,085.34 điểm và chỉ số S&P 500 giảm 0,24% xuống còn 2,474.94 điểm.
Chỉ số Nasdaq giảm 0,21% xuống còn 6,370.46 điểm.
“Phản ứng của ông Trump là hiếu chiến và đó là lý do tại sao thị trường mất điểm,” Ken Polcari, từ O’Neil Securities, nói.
http://www.bbc.com/vietnamese/business-40872046
Căng thẳng Hoa Kỳ – Bắc Hàn
Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Rex Tillerson cho hay ông không tin chuyện Bắc Hàn bắn tên lửa tầm xa vào đảo Guam của Mỹ sẽ xảy ra, nói thêm là người dân Hoa Kỳ có thể ngủ ngon, không phải phập phồng lo sợ.
Lên tiếng với các nhà báo tháp tùng ông khi ghé đảo Guam, người điều hành Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ giải thích thêm rằng tuyên bố mà Tổng Thống Mỹ Donald Trump đưa ra là thông điệp mạnh mẽ nhất gửi đến lãnh đạo Kim Jong-Un của Bình Nhưỡng, với mục đích nói thật rõ cho Bắc Hàn hiểu rằng Hoa Kỳ có khả năng bảo vệ an ninh cho chính mình và cho các đồng minh của mình.
Ngoại Trưởng Hoa Kỳ đưa ra lời tuyên bố như vừa nói giữa lúc tin tức cho thấy cuộc khẩu chiến giữa Washington và Bình Nhưỡng đang gia tăng, cũng như nguy cơ chiến tranh có thể xảy ra, sau khi các viên chức tình báo Hoa Kỳ nói với nhật báo The Washington rằng Bắc Hàn đã chế được đầu đạn hạt nhân để lắp vào tên lửa tầm trung và tầm xa của họ.
Khi được báo chí hỏi về chuyện này, Tổng Thống Hoa Kỳ nói rằng Bắc Hàn đừng tiếp tục đưa ra những lời đe dọa sẽ tấn công Hoa Kỳ bằng quân sự, vì Washington có thể giải quyết vấn đề Bắc Hàn bằng sức mạnh quân sự với lửa đạn và sức mạnh ghê gớm mà thế giới chưa từng thấy.
Ít giờ sau khi Tổng Thống Trump đưa ra lời tuyên bố cứng rắn đó, bản tin của hãng thống tấn nhà nước Bắc Hàn KCNA cho hay Bình Nhưỡng đang cân nhắc kế hoạch bắn tên lửa tâm trung hoặc tầm xa vào đảo Guam, là một vùng lãnh thổ của Hoa ở Thái Bình Dương, nơi có hơn 163.000 cư dân, đồng thời cũng là nơi Hoa Kỳ đặt cân cứ quân sự chiến lược.
Bản tin của KNCA còn viết rằng quân đội Bắc Hàn được chỉ thị phải cứu xét, kiểm tra kỹ lưỡng mọi vấn đề liên quan, sau đó báo cáo lên Bộ Chỉ Huy Tối Cáo và chờ quyết định của lãnh đạo, ý muốn cho mọi người hiểu quyết định tấn công hay không tân công là quyết định của lãnh tụ Kim Jong-Un.
Tại Guam, Thống đốc đảo này là ông Eddie Calvo cũng lên tiếng trấn an người dân, cho hay ông đã liên lạc trực tiếp với Nhà Trắng và được xác nhận là không có gì đáng phải lo âu, tức không phải tăng mức độ báo động.
Trong thông điệp gửi cư dân Guam, ông Thống Đốc Eddie Calvo nói rõ Guam không chỉ là nơi Hoa Kỳ đặt căn cứ quân sự, mà còn là vùng lãnh thổ của nước Mỹ. Vì thế, tấn công Guam có nghĩa là tấn công Hoa Kỳ.
Các bản tin chúng tôi thu thập được cho hay hệ thống phòng thủ tối tân THAAD mà Hoa Kỳ mới đặt ở Nam Hàn là hệ thống bảo vệ cho cả đảo Guam, có thể bắn hạ tên lửa của Bắc Hàn khi trên đường phóng tới hòn đảo này.
Được biết hiện có cả ngàn người Việt cư ngụ tại Guam, hầu hết là những người tỵ nạn, rời Việt Nam sau ngày 30 tháng Tư năm 1975.
Rất nhiều quốc gia, trong đó có Pháp, Đức và Trung Quốc, đã lên tiếng kêu gọi cả Hoa Kỳ lẫn Bắc Hàn phải bình tĩnh, đừng để tình hình trở nên căng thẳng hơn.
Tại Seoul, thông cáo phổ biến từ văn phòng Tổng thổng Nam Hàn viết rằng căng thẳng có thể giải quyết bằng đường lối ngoại giao ôn hòa.
Tại Tokyo, Bộ Quốc Phòng Nhật Bản cho biết không quân của họ vẫn tiếp tục chương trình thao diễn chung với không quân Hoa Kỳ, kể cả những phi vụ bay thật sát không phận bán đảo Triều Tiên.
http://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/us-nkorea-update-0809-08092017132557.html
Có nên bán Sàn Giao dịch Chứng khoán Chicago
cho Trung Quốc?
Ủy ban Chứng khoán và Hối đoái Hoa Kỳ (SEC) dự kiến sẽ ra phán quyết trong ngày thứ Tư 9/8 về liệu có nên cho phép một nhóm nhà đầu tư Trung Quốc mua sàn giao dịch chứng khoán Chicago, trong một hợp đồng gây nhiều tranh cãi trong khi một số đại biểu Quốc hội bày tỏ lo ngại giao dịch này sẽ cho phép một chính phủ nước ngoài giành được một chỗ đứng trong hệ thống tài chính Mỹ.
Theo báo Chicago Tribune ngày 8/8, một nhóm nhà đầu tư có liên hệ với tập đoàn Doanh nghiệp Trùng Khánh Casin đang vận động sự chấp thuận của SEC về thỏa thuận mua bán này. Đề xuất đã có từ cuối năm 2016 và từ đó đến nay, SEC đã nhận được nhiều thư phản đối.
Trong thư phản đối mới nhất vào tháng 7, 11 dân biểu Hạ viện do dân biểu Robert Pittenger, đại diện đảng Cộng hòa ở bang North Carolina dẫn đầu, kêu gọi SEC bác bỏ đề xuất mua lại sàn giao dịch Chicago, gọi đây là “mối đe dọa đối với an ninh tài chính Mỹ và niềm tin của người Mỹ đối với cơ sở hạ tầng của thị trường tài chính quốc gia.”
Theo đề xuất, sàn giao dịch 135 tuổi này sẽ được bán với giá ước lượng 30 triệu đôla cho một nhóm do Tập đoàn Doanh nghiệp Trùng Khánh Casin, một công ty có trụ sở tại Trung Quốc, đứng đầu. Tập đoàn này tham gia nhiều hoạt động kinh doanh, từ xử lý nước thải đến đầu tư vào ngành bất động sản.
Sàn giao dịch hiện nay thuộc quyền sở hữu của một tập đoàn các nhà đầu tư và các công ty tài chính bao gồm JP Morgan Chase, Bank of America, E-Trade và Goldman Sachs.
Trong thư gửi cho SEC, dân biểu Pittenger nhấn mạnh đến sự thiếu minh bạch của các thị trường Trung Quốc và nói ông lo ngại SEC sẽ không thể theo dõi quyền sở hữu và mối nguy vì “bị ảnh hưởng của nhà nước” Trung Quốc.
Trong một thư khác vào tháng Bảy, Thượng nghị sĩ Joe Manchin, đảng Dân chủ, đại diện bang West Virginia, cũng nêu lên những lo ngại tương tự về Trung Quốc và nói thêm: “Những nỗ lực kiên định của họ để đánh cắp tài sản trí tuệ và các cuộc tấn công mạng do nhà nước bảo trợ là những mối đe dọa rõ rệt và hiện hữu đối với an ninh quốc gia.”
Chủ tịch điều hành Tập đoàn Casin Holdings Bắc Mỹ, ông Yong Xiao, nói với SEC rằng đề xuất này sẽ “giúp thiết lập mối liên kết giữa các thị trường vốn của Trung Quốc và Mỹ.”
John Kerin, Chủ tịch và Giám đốc điều hành của Sàn Giao dịch Chứng khoán Chicago lưu ý trong một bức thư gửi SEC hồi tháng 3 năm nay rằng Ủy ban Đầu tư Nước ngoài tại Hoa Kỳ đã xem xét đề xuất giao dịch và “không tìm thấy bất cứ quan quan về an ninh quốc gia nào mà chưa được giải quyết.”
Ông nói SEC sẽ duy trì quyền giám sát sàn giao dịch “một cách hợp lý”.
https://www.voatiengviet.com/a/co-nen-ban-san-giao-dich-chung-khoan-chicago-cho-tq/3978874.html
WaPo: FBI từng đột kích
tư gia giám đốc chiến dịch tranh cử TT Trump
Các đặc vụ của Cục Điều tra Liên bang (FBI) đã đột kích nhà của cựu chủ tịch chiến dịch tranh cử của Tổng thống Donald Trump vào tháng trước, sử dụng một lệnh khám xét để thu giữ giấy tờ và các tài liệu khác, báo The Washington Post loan tin, dẫn lời những người nắm rõ thông tin về cuộc điều tra của công tố viên đặc biệt liên quan tới sự can thiệp vào Nga vào cuộc bầu cử năm 2016.
Đặc vụ liên bang xuất hiện tại nhà riêng của ông Paul Manafort mà không báo trước vào lúc tảng sáng ngày 26 tháng 7, một ngày sau khi ông tình nguyện gặp gỡ đội ngũ nhân viên của Ủy ban Tình báo Thượng viện, tờ Post cho biết.
Nhật báo này nói thêm rằng lệnh khám xét có phạm vi rộng lớn và các đặc vụ FBI làm việc với công tố viên đặc biệt Robert Mueller rời khỏi nhà ông Manafort với nhiều hồ sơ giấy tờ. Jason Maloni, người phát ngôn của ông Manafort, xác nhận với tờ Post rằng các đặc vụ thực thi lệnh khám xét tại một trong những ngôi nhà của ông và ông đã hợp tác với cuộc khám xét.
Cuộc đột kích diễn ra trong khi ông Manafort vẫn đang tự nguyện giao nộp tài liệu cho các ủy ban quốc hội điều tra sự can thiệp của Nga vào cuộc bầu cử tổng thống năm 2016. Lệnh khám xét cho thấy các nhà điều tra có thể đã lập luận với thẩm phán liên bang họ có lý do để tin rằng họ không thể tin tưởng ông Manafort giao nộp tất cả hồ sơ để đáp lại trát của đại bồi thẩm đoàn buộc ông ra khai chứng, tờ Post nói.
Tờ báo này cũng nói thêm rằng chưa rõ những giấy tờ bị thu giữ tại căn hộ của ông Manafort quan trọng tới mức nào.
Ông Manafort đã cung cấp tài liệu cho cả Ủy ban Tư pháp Thượng viện lẫn Ủy ban Tình báo Thượng viện và Hạ viện. Các tài liệu này bao gồm những ghi chú mà ông đã ghi lại trong khi tham dự cuộc gặp gỡ với con trai của Tổng thống Donald Trump là ông Trump Jr. và một luật sư người Nga tại tòa nhà Trump Tower vào tháng 6 năm 2016.
Email cho thấy Trump Jr. nhận lời dự cuộc gặp gỡ và mời Manafort tham gia sau khi Ông Trump Jr. được luật sư người Nga hứa hẹn sẽ cung cấp thông tin gây tổn hại về bà Hillary Clinton, ứng cử viên tổng thống Đảng Dân chủ, trong một nỗ lực của chính phủ Nga nhằm hỗ trợ cho chiến dịch tranh cử của ông Trump.
‘Đối đầu Mỹ-Bắc Hàn có nguy cơ dẫn tới thảm họa khó lường’
Trong kịch bản tốt nhất, một cuộc tấn công phủ đầu của Mỹ vào địa điểm phóng tên lửa hoặc cơ sở hạt nhân của Bắc Triều Tiên sẽ không làm suy giảm nghiêm trọng khả năng của Bình Nhưỡng, nhưng có thể thuyết phục lãnh tụ Bắc Triều Tiên Kim Jong Un, chấp nhận đối thoại thay vì đối mặt với nguy cơ xảy ra một cuộc chiến tranh mà ông ta biết rõ là không thể thắng, theo các nhà phân tích.
Ông Shin In-Kyun, một nhà phân tích về an ninh khu vực thuộc Mạng lưới Quốc phòng Hàn Quốc ở Seoul nói: “Nếu ông Kim kiên nhẫn và tìm một lối thoát thông qua đàm phán với Mỹ, với sự giúp đỡ Trung Quốc và Nga, thì ông ts sẽ sống sót.”
Tuy nhiên, chính lập luận biện hộ cho hành động quân sự để loại bỏ mối đe dọa hạt nhân của Bắc Triều Tiên là, không thể nào tin tưởng giới lãnh đạo Bình Nhưỡng sẽ tự chế.
Ông Bruce Klingner, nhà phân tích các vấn đề Đông-Bắc-Á thuộc Tổ chức Heritage ở thủ đô Washington, từng phân tích tình báo cho CIA, nói: “Hinh như có một sự tách biệt giữa việc nói Kim Jong Un là một kẻ điên rồ, có thể khởi động một cuộc tấn công, nhưng ông ta có đủ lý trí để không đáp trả, nếu bị Mỹ tấn công.”
Nguy cơ bùng nổ xung đột quân sự giữa Hoa Kỳ và Bắc Triều Tiên tiếp tục tăng sau khi Quân đội Nhân dân Triều Tiên hôm thứ Tư tuyên bố họ đang “xem xét cẩn thận” kế hoạch tấn công tên lửa vào đảo Guam của Mỹ trên Thái Bình Dương, nơi Mỹ có một căn cứ quân sự, gồm phi đội tàu ngầm, căn cứ không quân và một đội tuần duyên.
Nói với các phóng viên tại câu lạc bộ golf ở bang New Jersey trước đó vài giờ, Tổng thống Mỹ Donald Trump nói những đe dọa của Bắc Triều Tiên sẽ “đối mặt với lửa đạn và sự giận dữ như thế giới chưa bao giờ chứng kiến.”
Thượng nghị sĩ John McCain khuyến cáo Tổng thống chớ nên tham gia và lời qua tiếng lại với những lời dọa dẫm phóng đại “bởi vì chúng ta phải chắc chắn là có thể làm được những gì mà chúng ta nói sẽ làm.”
Bắc Triều Tiên gần đây cảnh cáo rằng họ sẽ dạy cho Hoa Kỳ một “bài học đích đáng” bằng cách dùng vũ khí hạt nhân để đáp trả bất kỳ hành động quân sự nào của Hoa Kỳ.
Tuy nhiên các nhà chiến lược quân sự nói một cuộc tấn công giới hạn có nguy cơ kích động Bắc Triều Tiên tiến hành một trận pháo kích chết người, và có thể dùng vũ khí hóa học tấn công Hàn Quốc, và như vậy tình hình có thể leo thang thành một cuộc xung đột lớn dọc theo biên giới liên Triều, và lôi vào cuộc chiến hơn 28.000 binh sĩ Mỹ có mặt tại Hàn Quốc.
Ngoài ra, cũng có khả năng lãnh tụ Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ ra lệnh cho quân đội nước ông sát cánh chiến đấu với đồng minh ở Bình Nhưỡng, để ngăn cản Hoa Kỳ kiểm soát Bắc Triều Tiên.
Thái độ chống đối và bất mãn tại Hàn Quốc chống lại Mỹ có thể tăng nếu Washington khởi động cuộc xung đột quân sự, gây nguy hiểm cho mạng sống của hàng triệu người ở gần vùng biên giới.
https://www.voatiengviet.com/a/doi-dau-my-bac-han-co-nguy-co-dan-toi-tham-hoa-kho-luong/3978460.html
Đức hối thúc TQ, Nga
kiềm chế Bắc Hàn, TQ kêu gọi bình tĩnh
Hôm thứ Tư, Đức kêu gọi Trung Quốc và Nga hãy thuyết phục Bình Nhưỡng ngưng theo đuổi các chính sách dẫn tới leo thang quân sự trên bán đảo Triều Tiên, sau khi Bình Nhưỡng nói họ đang xem xét khả năng dùng tên lửa tấn công đảo Guam của Mỹ.
Hãng tin Reuters dẫn lời nữ phát ngôn viên của chính phủ Đức Ulrike Demmer nói:
“Mục đích của chính phủ Đức là tránh leo thang quân sự hơn nữa và giải quyết hòa bình cuộc tranh chấp tại khu vực Bắc Thái Bình Dương.”
Bà Demmer nói thêm rằng Trung Quốc và Nga có trách nhiệm đặc biệt phải làm tất cả những gì có thể làm để thuyết phục Bắc Triều Tiên hãy ngưng theo đuổi việc leo thang quân sự.
Vẫn theo tin của Reuters, Trung Quốc trong cùng ngày kêu gọi tất cả các bên hãy tình tĩnh sau khi Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tuyên bố sẽ dùng sức mạnh quân sự để đáp trả bằng “lửa đạn và thịnh nộ” tiếp theo sau tuyên bố của Bắc Triều Tiên là họ đang xem xét kế hoạch tấn công đảo Guam bằng tên lửa.
Trong một thông cáo gửi cho Reuters, chính quyền Trung Quốc kêu gọi tất cả các bên hãy tránh đưa ra những phát biểu hay hành động có thể làm cho tình hình leo thang, và hãy cố gắng hơn nữa để giải quyết tranh chấp qua đàm phán.
https://www.voatiengviet.com/a/3978388.html
Trump: Bắc Triều Tiên
sẽ đối mặt với ‘hỏa thịnh nộ’ nếu đe dọa Mỹ
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm thứ Ba cảnh cáo rằng Bắc Triều Tiên sẽ đối mặt với “hỏa thịnh nộ” nếu đe dọa Mỹ.
Trước đó, Bình Nhưỡng tuyên bố sẵn sàng cho Washington một “bài học nghiêm khắc” bằng sức mạnh hạt nhân chiến lược của họ để đáp lại bất kỳ hành động quân sự nào của Mỹ.
Washington đã cảnh cáo rằng họ sẵn sàng sử dụng vũ lực nếu cần thiết để ngăn chặn chương trình hạt nhân và phi đạn đạn đạo của Bắc Triều Tiên nhưng mong muốn có hành động ngoại giao toàn cầu, bao gồm các chế tài.
Hậu quả của những cuộc tấn công từ Mỹ có thể sẽ là thảm khốc đối với người dân Hàn Quốc, quân nhân Mỹ-Nhật nằm trong tầm tấn công trả đũa của Bắc Triều Tiên.
Các quan chức tình báo và quân đội Mỹ cho hay bất kỳ hành động quân sự nào nhắm vào Bắc Triều Tiên có thể kích hoạt một loạt phi đạn và đạn pháo trả đũa nhắm vào Seoul và các căn cứ của Mỹ ở Hàn Quốc và ở những nơi khác mà có thể cướp đi hàng trăm ngàn sinh mạng.
“Bắc Triều Tiên tốt nhất không nên đưa ra bất kỳ lời đe dọa nào đối với Mỹ. Họ sẽ phải đối mặt với lửa và thịnh nộ mà thế giới chưa từng chứng kiến,” ông Trump nói với các phóng viên tại Câu lạc bộ Golf Quốc gia Trump ở thị trấn Bedminster, bang New Jersey.
Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đã nhất trí áp đặt các chế tài mới đối với Bắc Triều Tiên hôm thứ Bảy liên quan tới các cuộc thử nghiệm phi đạn tiếp diễn, có thể khiến quốc gia bị cô lập này mất một phần ba nguồn thu xuất khẩu hàng năm, tương đương 3 tỉ đôla.
Bắc Triều Tiên nói các biện pháp chế tài vi phạm chủ quyền của họ và họ sẵn sàng cho Washington một “bài học nghiêm khắc” với sức mạnh hạt nhân chiến lược của mình để đáp trả bất kỳ hành động quân sự nào của Mỹ.
Bắc Triều Tiên không che giấu kế hoạch chế tạo một phi đạn mang đầu đạn hạt nhân có khả năng tấn công Mỹ và đã phớt lờ những lời kêu gọi của quốc tế yêu cầu dừng các chương trình hạt nhân và phi đạn.
Bắc Triều Tiên nói phi đạn đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) là một phương tiện tự vệ thỏa đáng chống lại sự thù địch của Mỹ. Bắc Triều Tiên lâu nay đã cáo buộc Mỹ và Hàn Quốc leo thang căng thẳng bằng việc tiến hành các cuộc tập trận quân sự.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis đã cảnh báo về một phản ứng “hữu hiệu và áp đảo” đối với Bắc Triều Tiên nếu họ chọn sử dụng vũ khí hạt nhân nhưng cũng nói rằng bất kỳ giải pháp quân sự nào sẽ là “bi thảm với quy mô không thể tin được.”
Mỹ có 28.500 binh sĩ trú đóng tại Hàn Quốc để phòng vệ chống lại mối đe dọa từ Bắc Triều Tiên. Nhật Bản có khoảng 54.000 quân nhân Mỹ trú đóng, Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết, và hàng chục ngàn người Mỹ hiện đang làm việc ở cả hai nước.
Seoul có dân số khoảng 10 triệu người, nằm trong tầm bắn của phi đạn và đạn pháo mà Bắc Triều Tiên đã tập hợp lại và nhắm mục tiêu trước. Mỹ không thể tiêu diệt được hết lực lượng như vậy trong cuộc tấn công đầu tiên.
Hôm thứ Hai, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson để ngỏ cánh cửa cho đối thoại, nói rằng Washington sẵn sàng đàm phán với Bình Nhưỡng nếu họ ngừng tiến hành các cuộc thử nghiệm phi đạn.
Tuy nhiên ông vẫn duy trì áp lực, hối thúc Thái Lan hôm thứ Ba có thêm hành động chống lại Bình Nhưỡng khi ông đến thăm quốc gia Đông Nam Á này.
Các quan chức Mỹ tin rằng các công ty bình phong của Bắc Triều Tiên đang hoạt động ở Thái Lan và họ đang khuyến khích Thái Lan đóng cửa các công ty này.
Nhu cầu phòng thủ phi đạn tăng
trước hiểm họa Bắc Triều Tiên
Tập đoàn Lockheed Martin, nhà cung cấp võ khí số 1 của Ngũ Giác Đài, ngày 8/8 loan báo khách hàng của họ muốn phòng vệ trước các cuộc tấn công phi đạn có thể có trong tương lai và rằng yêu cầu về các hệ thống phòng thủ phi đạn ngày càng gia tăng.
Diễn tiến này diễn ra giữa lúc Bắc Triều Tiên đang gia tăng các đợt thử phi đạn tầm xa, khiến các nước láng giềng như Nhật, Hàn và cả Mỹ lo lắng.
Công ty cho Reuters biết hiện khách hàng đối thoại với họ về vấn đề phòng thủ phi đạn là ở các cấp như Thủ tướng và Bộ trưởng Quốc phòng.
Công ty nói một số quốc gia đang đặt phòng thủ phi đạn lên hàng đầu danh sách các khả năng quốc phòng cần có và nhu cầu đang gia tăng trong thời gian từ 1 đến 1 năm rưỡi gần đây, song song với các mối đe dọa.
Các nhu cầu gia tăng có thể trở thành các hợp đồng trong vài năm tới. Chính phủ Mỹ cho phép bán võ khí theo một quy trình có thể mất hàng năm trời và thường phải được các nhà lập pháp chấp thuận.
Tập đoàn Lockheed bán các sản phẩm an ninh và tình báo bao gồm tàu, máy bay, hệ thống phi đạn cho tình báo, quân đội, và NASA.
Chính phủ Mỹ chiếm chừng 70% trong doanh số của Lockheed hồi năm ngoái. Công ty đang tìm cách mở rộng kinh doanh ra nước ngoài, doanh số bán ra nước ngoài trong năm ngoái chiếm khoảng 27%.
Tin nói Bắc Triều Tiên đã sản xuất được
đầu đạn hạt nhân thu nhỏ
Bắc Triều Tiên có thể đã sản xuất thành công một đầu đạn hạt nhân thu nhỏ có thể gắn lên phi đạn của họ, vượt qua một ngưỡng quan trọng để trở thành một cường quốc hạt nhân trọn vẹn, theo bạch thư quốc phòng của Nhật Bản và tin tức từ giới truyền thông ở Mỹ.
Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc cuối tuần qua đã áp đặt các biện pháp chế tài nặng nề nhất của mình nhắm vào Bắc Triều Tiên liên quan tới cuộc thử nghiệm phi đạn đạn đạo mới nhất mà có thể được dùng để phóng vũ khí hạt nhân. Dù những vụ thử nghiệm được thực hiện cấp tập trong thời gian gần đây, song chưa rõ là quốc gia bị cô lập này có khả năng gắn một thiết bị hạt nhân lên phi đạn kiểu này hay chưa.
Nhưng khả năng này ngày càng rõ dần.
Bộ Quốc phòng Nhật Bản kết luận trong một bạch thư hàng năm công bố hôm thứ Ba rằng “có thể Bắc Triều Tiên đã thành tựu trong việc thu nhỏ vũ khí hạt nhân và đã phát triển đầu đạn hạt nhân.” Nhật Bản, một đồng minh trọng yếu của Mỹ, cũng là một mục tiêu gây hấn tiềm năng của Bắc Triều Tiên.
Và báo The Washington Post hôm thứ Ba loan tin các quan chức tình báo Mỹ nhận định rằng một thập niên sau vụ nổ thử hạt nhân đầu tiên của Bắc Triều Tiên, Bình Nhưỡng đã sản xuất được vũ khí hạt nhân để phóng bằng phi đạn đạn đạo, bao gồm bằng phi đạn liên lục địa – loại có khả năng vươn đến lục địa Mỹ.
Bài báo của tờ Post, dẫn lời các quan chức tình báo Mỹ không nêu danh tính, cho biết phân tích bí mật đã được hoàn tất vào tháng trước bởi Cơ quan Tình báo Quốc phòng Hoa Kỳ. Mỹ vào tháng trước cũng tính toán rằng Bắc Triều Tiên có tới 60 vũ khí hạt nhân, tờ Post nói, nhiều hơn gấp đôi con số mà chuyên gia độc lập dự đoán.
Các quan chức của cơ quan này không bình luận gì về bài báo. Tờ Post cho biết họ không liên lạc được Văn phòng của Giám đốc Tình báo Quốc gia ngay tức thì để xin bình luận.
Nỗi lo ngại ở Washington về nỗ lực theo đuổi năng lực hạt nhân của lãnh tụ Bắc Triều Tiên Kim Jong Un đã tăng lên trong tháng rồi sau khi Bắc Triều Tiên tiến hành hai vụ thử phi đạn đạn đạo liên lục địa lần đầu tiên vào tháng trước.
Ngũ Giác Đài duyệt lại chỉ dẫn về phi đạn với Hàn Quốc
Ngũ Giác Đài đầu tuần này cho biết đang duyệt lại những chỉ dẫn về phi đạn đạn đạo song phương với Hàn Quốc mà có thể cho phép Seoul có các phi đạn mạnh hơn khi căng thẳng với Bắc Triều Tiên gia tăng liên quan tới chương trình phi đạn và hạt nhân của nước này.
Theo chỉ dẫn hiện hành, được thay đổi lần gần đây nhất vào năm 2012, Hàn Quốc có thể chế tạo phi đạn có tầm bắn lên tới 800 km với tải trọng tối đa 500 kg.
Các nỗ lực của Tổng thống Donald Trump nhằm gây áp lực buộc Bắc Triều Tiên từ bỏ tham vọng hạt nhân tới giờ đạt được ít tiến bộ trong khi Bình Nhưỡng chỉ càng gia tăng các cuộc thử nghiệm, với hai vụ phóng phi đạn đạo liên lục địa diễn ra vào tháng trước.
Ngũ Giác Đài cho biết họ đã nhận được yêu cầu duyệt lại chỉ dẫn từ Hàn Quốc và quân đội đang làm việc với Bộ Ngoại giao để xác định cách tốt nhất để xúc tiến.
Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc hôm thứ Bảy nhất trí áp đặt các biện pháp chế tài mới đối với Bắc Triều Tiên nhằm gây áp lực buộc Bình Nhưỡng chấm dứt chương trình hạt nhân. Các biện pháp trừng phạt này có thể bóp nghẹt hơn nữa nền kinh tế đang chật vật của Bắc Triều Tiên bằng cách cắt giảm 3 tỉ đôla, một phần ba nguồn thu xuất khẩu hàng năm của nước này.
https://www.voatiengviet.com/a/ngu-giac-dai-duyet-lai-chi-dan-ve-phi-dan-voi-han-quoc/3977714.html
“Trung Quốc muốn thành siêu cường số một vào năm 2049”
Tạp chí Le Point số cuối tuần qua đề ngày 03/08/2017 đã trích thành tựa nhận định của một chuyên gia phương Tây hàng đầu về Trung Quốc, ông Michael Pillsbury, giám đốc Trung Tâm về Chiến Lược Trung Quốc, Viện Hudson (Hoa Kỳ). Nhà nghiên cứu này đã cho ra mắt quyển « Cuộc chạy marathon 100 năm : Chiến lược bí mật của Trung Quốc để thay thế Mỹ ở vị trí siêu cường thế giới ».
Trả lời phỏng vấn của phóng viên le Point, Hélène Visssière, ông Pillsburry trước hết giải thích ý nghĩa của « Cuộc chạy mararathon 100 năm » mà Trung Quốc đang tiến hành.
Michael Pillsbury : Đây là ý lấy từ quyển sách của Lưu Minh Phúc (Liu Mingfu), Giấc mơ Trung Quốc, xuất bản năm 2010. Vị đại tá (hồi hưu) này tiết lộ là vào năm 1955 Mao Trạch Đông đã nói rằng : « Trong vòng 75 năm, Trung Quốc có thể bắt kịp và vượt qua Mỹ ». Nhưng ông Lưu Minh Phúc cho là Mao quá lạc quan. Cuộc chạy marathon sẽ kéo dài 100 năm.
Qua nghiên cứu, tôi được biết là từ thời Mao đến nay, giới diều hâu Trung Quốc là nước họ sẽ thay thế Mỹ ở vị trí lãnh đạo chính trị, kinh tế và quân sự của thế giới vào năm 2049, tức lúc kỷ niệm 100 năm ngày Mao lên nắm quyền.
Kế hoạch này được biết dưới tên « Cuộc chạy marathon 100 năm », nhưng không ai nói đến để không làm cho Mỹ e ngại. Tuy nhiên, bây giờ thì giới diều hầu bắt đầu đề cập đến một cách công khai.
Le Point : Theo ông thì giới quân sự Trung Quốc đã lấy cảm hứng từ các cuộc chiến thời xa xưa để xây dựng chiến lược hiện tại của họ ?
Michael Pillsbury : Chiến lược của họ hiện nay dựa nhiều trên những bài học thời Chiến Quốc (thế kỷ thứ V đến 221 trước Công Nguyên). Quả là điều khó tin nhưng có thực ! Các tướng lãnh Trung Quốc thuộc lòng những mưu mô xảo quyệt của 7 vương quốc thời Chiến Quốc Thất Hùng, chiến lược họ dùng để bành trướng và loại bỏ đối thủ, liên minh để ngự trị…
Dựa trên lời chứng của một số người đã chạy khỏi Trung Quốc, tôi đã bắt đầu đọc một số tiểu luận quân sự đã rút tỉa từ thời kỳ đó một loạt chiến thuật : duy trì nơi đối phương cảm giác an toàn và tự mãn, thao túng cố vấn của họ, ăn cắp ý tưởng và công nghệ, biết kiên nhẫn, cảnh giác để tránh không bị bao vây. Đây có lẽ là nỗi lo ngại lớn nhất của Trung Quốc…
Có một quân đội lớn không phải là bảo đảm tuyệt đối cho thắng lợi, điều này có thể giải thích vì sao Trung Quốc không phát triển một lực lượng quân sự đông đảo hơn hiện nay.
Le Point : Phải chăng họ cũng cũng lấy cảm hứng từ lịch sử Mỹ ?
Michael Pillsbury : Người Trung Quốc có vẻ như bị mê hoặc trước sự biến đổi của Mỹ thành một siêu cường. Họ nghiên cứu xem chính sách thương mại và công nghiệp đã giúp Mỹ vượt qua Anh Quốc và Đức như thế nào. Sách giáo khoa ở trường đảng Trung Quốc nêu điển hình của nước Mỹ thế kỷ XIX : Mỹ đã làm thế nào để ru ngủ Anh Quốc, ăn cắp bằng sáng chế của Anh ra sao…
Tôi đã sững sờ khi thấy ở thư quán trường đảng, bên cạnh sách về thời Chiến Quốc, có cả một phần dành cho kỹ thuật quản lý của Mỹ.
Le Point : Ông thường nhắc nhở là Hoa Kỳ đã luôn luôn nhầm lẫn về chính sách của Trung Quốc ?
Michael Pillsbury : Từ những năm 1970, chính sách của Mỹ chủ yếu là do những người tìm kiếm một sự “dấn thân xây dựng” với Trung Quốc. Người ta tin tưởng là Trung Quốc đang đi trên con đường dân chủ hóa, sẽ hợp tác chặt chẽ với Mỹ, có cùng nguyện vọng với Mỹ. Người ta tưởng là sự trợ giúp của Mỹ cho một Trung Quốc còn yếu kém, với những lãnh đạo suy nghĩ như chúng ta, điều đó sẽ giúp cho Trung Quốc trở nên một cường quốc dân chủ, yêu chuộng hòa bình, không có tham vọng khu vực hay thế giới.
Thế nhưng Bắc Kinh đã phát triển một hệ thống tinh vi để đánh lừa thế giới bên ngoài, đã thuyết phục được phương Tây là sự vươn lên của họ không tác hại đến nước khác, là Trung Quốc là một nước lạc hậu cần được giúp đỡ.
Năm 1996, tôi đã gặp những người quân nhân, trí thức đã mô tả những vấn đề môi trường, thiếu nước, hiểm họa từ các cộng đồng thiểu số, nạn tham nhũng…Tôi rất thán phục sự thật thà của họ.
Le Point : Bắc Kinh ngày nay tỏ vẻ hung hăng hơn…
Michael Pillsbury : Kể từ năm 2007, Trung Quốc đã tự khẳng định mình, và càng tỏ rõ thái độ từ khi Tập Cận Bình lên nắm quyền, tranh thủ thời cơ được cho là Mỹ bị suy yếu sau cuộc khủng hoảng tài chính. Sự hung hăng của Trung Quốc bắt đầu ở Biển Đông.
Người Trung Quốc đã từng nói với tôi là họ sẽ không trở thành một cường quốc bá quyền vì họ không có tàu sân bay, không có căn cứ quân sự hải ngoại. Giờ đây họ đều có cả hai. Việc họ xây dựng căn cứ ở Trường Sa là nhằm tạo vị trí chiến lược nhắm vào các láng giềng để bảo vệ quyền lợi kinh tế của Trung Quốc.
Tôi đã dự một hội thảo ở Bắc Kinh, người ta đã giải thích là phần kinh tế tăng nhanh nhất là các nguồn tài nguyên từ đại dương, dầu hỏa, khí đốt, cá …
Le Point : Trung Quốc có phải là thành phần nguy hiểm không ?
Michael Pillsbury : Không có đe dọa quân sự trước mắt. Người Trung Quốc không đi chinh phục những nước khác như kiểu Hitler đã làm hay Tojo của Nhật Bản trong thế kỷ qua. Họ thực tiễn hơn. Họ có thể có than, có dầu hỏa họ cần nhờ các tập đoàn nhà nước hoạt động ở nước ngoài… Ông Hồ Cẩm Đào dường như đã từng nói mua Đài Loan dễ hơn và ít tốn kém hơn là đánh chiếm.
Mối đe dọa thật sự có lẽ là sự thiếu vắng cải tổ, và từ đây đến năm 2049, GDP của Trung Quốc tăng gấp đôi GDP của Mỹ. Hãy cứ nghĩ đến nạn ô nhiễm, ăn cắp công nghệ, và sự ưa thích những kẻ độc tài như Assad hay Mugabe… Nhưng đấy chỉ là giả thuyết…
Le Point : Hiện nay thì chiến lược quân sự của Trung Quốc là gì ?
Michael Pillsbury : Họ tập trung phát triển loại vũ khí có thể giúp đánh bại một kẻ thù hùng mạnh hơn bằng cách tấn công vào những điểm yếu của đối phương. Những quyển sách chiến lược mới của Trung Quốc đánh giá rằng Mỹ yếu trên phương diện an ninh mạng và không gian. Quân đội Trung Quốc đã thiết lập 16 đơn vị gián điệp chuyên trách tấn công tin học, và đã phát triển một chương trình vũ khí bí mật để phá hủy các vệ tinh mà Mỹ lệ thuộc vào.
Điều tuyệt vời là rất dễ chối cãi là mình có những vũ khí này. Hơn nữa chưa có nước nào tiến hành một cuộc chiến tranh trên mạng, cho nên một kẻ mới đến trong lãnh vực này, cũng có cơ may tương tự như những người đã có trăm năm kinh nghiệm quân sự.
Le Point :Có nên lo ngại chiến tranh nổ ra hay không ?
Michael Pillsbury : Có đấy, có thể xẩy ra một cuộc chiến tranh ngoài ý muốn. Trung Quốc là nước quen thói tung ra những « cú đánh cảnh cáo ». Họ đã can thiệp bất ngờ vào Triều Tiên năm 1950, rồi vào Ấn Độ năm 1962… Họ cho rằng một cuộc tấn công phủ đầu có thể tạo sự khác biệt (và mang lại chiến thắng).
Le Point : Ông nhìn tương lai như thế nào ?
Michael Pillsbury : Nhận định của tôi khá bi quan. Nếu Mỹ muốn tranh đua, thì họ phải thay đổi hoàn toàn quan điểm và nhìn nhận là Trung Quốc là một đối thủ cạnh tranh chứ không phải là một quốc gia cần cứu trợ, phải nhận dạng những lãnh vực mà Mỹ có thể gây sức ép, khuyến khích các nước lân cận thiết lập liên minh để có thể buộc Trung Quốc giảm bớt sự hung hăng…Và phải bảo vệ các nhà ly khai Trung Quốc, hỗ trợ giới cải cách và nghiên cứu thời kỳ Chiến Quốc… !
Mỹ chỉ mới bắt đầu thức tỉnh, hy vọng là không quá trễ.
Mỹ có thể gửi thêm quân sang Philippines chống khủng bố
Trong cuộc nói chuyện với hãng tin AFP tại Washington hôm qua, 08/08/2017, một viên chức Hoa Kỳ, xin được giấu tên, tiết lộ kế hoạch điều phối thêm lực lượng Mỹ tới Philippines nhằm đối phó mối đe dọa khủng bố của tổ chức Nhà nước Hồi Giáo (IS) tại đây.
Theo quan chức này, quá trình đàm phán hiện đang có “tiến triển”, và Nhà Trắng dự định hỗ trợ Philippines nâng cao khả năng giám sát bằng máy bay không người lái và huấn luyện quân đội Philippines.
Quan chức này thừa nhận, trên lý thuyết, loại máy bay này có thể được sử dụng nhằm tấn công các mục tiêu thánh chiến. Nhưng, “mục đích huy động loại máy bay này là để theo dõi quân địch, thu thập thông tin, và yểm trợ trên không, chứ không nhất thiết chỉ là tấn công kẻ địch”.
Bộ Quốc Phòng Philippines bác bỏ thông tin đàm phán với Hoa Kỳ về việc sử dụng máy bay không người lái. Phát ngôn viên Lầu Năm Góc trung tá Chris Logan cho biết mọi hoạt động quân sự của Mỹ tại Philippines đều do chính quyền Manila yêu cầu và cho phép.
Vào tuần trước, tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã bày tỏ mong muốn chiêu mộ thêm 20.000 binh sỹ nhằm đối phó lực lượng khủng bố chiếm đóng thành phố Marawi. Kể từ khi thành phố phía nam Philippines bị thánh chiến chiếm ngày 23/5/2017, 700 người đã thiệt mạng. Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson gọi đây là một “tình huống bi kịch” và cho biết Washington đang cố vấn và cung cấp máy bay trinh thám cho quân đội Philippines.
Hàn Quốc chuẩn bị đối phó với nguy cơ chiến tranh
Trong bầu không khí nóng bỏng sau khi tổng thống Mỹ Donald Trump hứa hẹn « bảo lửa » đối với chế độ Bình Nhưỡng, còn chế độ Kim Jong Un, trong tuyên bố ngày 09/08/2017, đe dọa mở chiến tranh toàn diện, Hàn Quốc khẩn cấp chuẩn bị đối phó. Chính sách hoà giải của tổng thống cánh tả Moon Jae In có nguy cơ bị khai tử.
Thông tín viên RFI tại Seoul Louis Pulligiano cho biết thêm chi tiết :
Tổng thống Mỹ phô trương cơ bắp trước Bình Nhưỡng. Donald Trump cảnh cáo sẽ có một phản ứng ở mức độ mà « thế giới chưa bao giờ thấy cho đến nay » nếu Bắc Triều Tiên tiếp tục khiêu khích Hoa Kỳ. Bắc Triều Tiên thứ Hai vừa qua đã đe dọa trả đũa « gấp trăm ngàn lần » quyết định trừng phạt của Liên Hiêp Quốc, được thông qua dưới sự thôi thúc của Washington.
Quân đội Bắc Triều Tiên sáng nay, thông báo dự kiến tiến hành tấn công bằng hỏa tiễn vào Guam, một đảo Thái Bình Dương, căn cứ của nhiều oanh tạc cơ chiến lược của Mỹ. Quốc gia bị cô lập này còn thông báo sẵn sàng mở một cuộc chiến toàn diện trong trường hợp Hoa Kỳ đánh phủ đầu Bắc Triều Tiên.
Phần mình, tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In vừa kêu gọi rà soát lại kỹ càng toàn bộ quân đội Hàn Quốc, và nhấn mạnh là cần « khẩn cấp » tăng cường năng lực phòng vệ trước tiến bộ công nghệ hạt nhân và tên lửa Bắc Triều Tiên.
Tóm lại chính sách « chìa tay thân thiện » của Seoul đối với người láng giềng ngỗ nghịch có vẻ không còn là vấn đề thời sự nữa.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20170809-han-quoc-chuan-bi-doi-pho-voi-nguy-co-chien-tranh