Tin khắp nơi – 09/07/2020

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin khắp nơi – 09/07/2020

Hoa Kỳ phản đối Trung Quốc can thiệp vào việc khai thác dầu khí ở Biển Đông

Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink liên tiếp lên tiếng phản đối Trung Quốc can thiệp vào việc khai thác dầu khí ở Biển Đông.

“Chúng tôi phản đối những nỗ lực của một số nước trong khu vực nhằm cố gắng can thiệp vào hoạt động thăm dò năng lượng vốn đã có lâu đời ở Biển Đông, bao gồm cả Việt Nam, tại những lô đã được thiết lập lâu nay,” Đại sứ Kritenbrink phát biểu trong buổi giao lưu trực tuyến với độc giả trên VietnamNet hôm 7/7.

“Chúng tôi nghĩ rằng điều quan trọng là các quốc gia không sử dụng vũ lực hoặc hành động cưỡng ép hoặc bắt nạt để tìm cách thúc đẩy lợi ích của họ,” nhà ngoại giao Hoa Kỳ nói thêm.

Trước đó, tại một cuộc họp báo hôm 2/7 nhân dịp kỷ niệm 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Hoa Kỳ-Việt Nam, Đại sứ Kritenbrink đã lên tiếng phản đối các hành động của Trung Quốc trong việc can thiệp và cản trở các quốc gia khai thác dầu khí trên Biển Đông.

“Đặc biệt, chúng tôi phản đối Trung Quốc cố gắng cản trở các quốc gia ASEAN tiếp cận, khai thác nguồn tài nguyên trị giá 2.500 tỷ đôla tại vùng biển này,” truyền thông trong nước dẫn lời ông Krietenbrink nói.

“Chúng tôi cho rằng Trung Quốc đã lợi dụng cuộc khủng hoảng do COVID-19 gây ra, để tăng cường khiêu khích và thể hiện sự hiếu chiến trên Biển Đông vì lợi ích của họ. Mỹ phản đối việc Trung Quốc, hay bất kỳ nước nào, sử dụng các biện pháp cưỡng ép để gia tăng các tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông. Trung Quốc cần dừng các hoạt động mang tính khiêu khích làm ảnh hưởng đến sự ổn định trong khu vực”, báo Thanh Niên dẫn lời Đại sứ Mỹ nói.

Hôm 7/7, ông Kritenbrink cũng nhấn mạnh vai trò của an ninh hàng hải đối với nền kinh tế khu vực và toàn cầu cũng như đối với an ninh của mỗi quốc gia. “Điều quan trọng nhất chúng ta có thể làm là đảm bảo luật pháp quốc tế được duy trì và tất cả các quốc gia hành động theo luật pháp quốc tế,” ông nhấn mạnh.

Nhân dịp này, Đại sứ Daniel Kritenbrink cũng chia sẻ về những nội dung trong chiến lược Biển Đông của Hoa Kỳ, bao gồm các hoạt động ngoại giao; tăng cường sự hỗ trợ của Washington cho các quốc gia trong khu vực để tăng cường năng lực; và duy trì sự phát triển năng lực và thực hiện quyền của Mỹ trong khu vực.

Ông nói: “Chúng tôi sẽ hợp tác với các quốc gia trong khu vực để thúc đẩy giải pháp hoà bình cho những tranh chấp trên Biển Đông cũng như tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó có hợp tác với các nước trong

ASEAN và các tổ chức quốc tế khác để đảm bảo duy trì tự do hàng hải, quyền bay ngang qua và các hoạt động thương mại không bị cản trở trong khu vực này.”

Hôm 2/7, Bộ Quốc phòng Mỹ ra tuyên bố bày tỏ lo ngại về việc Trung Quốc tập trận ở khu vực quần đảo Hoàng Sa, chỉ trích hành động này sẽ làm gia tăng bất ổn trong khu vực. Trong tuyên bố, Bộ Quốc phòng Mỹ khẳng định quần đảo Hoàng Sa là lãnh thổ tranh chấp.

“Các cuộc tập trận là động thái mới nhất trong chuỗi hành động nhằm khẳng định các yêu sách hàng hải phi pháp, gây bất lợi cho các nước Đông Nam Á ở Biển Đông,” tuyên bố của Bộ Quốc phòng Mỹ viết.

Cũng hôm 2/7, tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao Việt Nam, Người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng nói: “Việc Trung Quốc tiến hành tập trận ở khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam với quần đảo Hoàng Sa.”

https://www.voatiengviet.com/a/ky-phan-doi-tq-can-thiep-vao-viec-khai-thac-dau-khi-o-bien-dong/5495874.html

 

Hải quân Mỹ sắp biên chế siêu tàu

tấn công đổ bộ mới nhất USS Tripoli

Hải quân Mỹ dự kiến sẽ đưa vào sử dụng tàu tấn công đổ bộ mới nhất USS Tripoli (LHA 7) vào tuần tới.

Theo Hải quân Mỹ, tàu USS Tripoli (LHA 7) sẽ được hạ thủy trong một buổi lễ được tổ chức tại Pascagoula (bang Mississippi) vào ngày 15/7. Do an toàn sức khỏe cộng đồng và hạn chế đối với các sự kiện công cộng đông người, các nghi thức vận hành cho con tàu sẽ chỉ diễn ra theo thủ tục đơn giản.

Sau khi được đưa vào vận hành, con tàu sẽ được cập cảng tại San Diego, ở California. Con tàu dự kiến ​​sẽ đi thẳng từ Pascagoula đến San Diego ngay sau khi đưa vào vận hành.

Con tàu đã hoàn thành các thử nghiệm vào ngày 19/6 và thử nghiệm tiêu chuẩn vào tháng 10 năm ngoái. USS Tripoli (LHA-7) chính thức được bàn giao cho Bộ phận đóng tàu Ingalls Industries (HII) Ingalls, trực thuộc Hải quân Mỹ vào ngày 28/2 năm nay.Mặc dù phân loại là tàu tấn công đổ bộ nhưng kích thước của USS Tripoli không thua tàu sân bay hạt nhân Charles de Gaulle của Hải quân Pháp, với chiều dài 257m, chiều rộng 32m, lượng giãn nước đầy tải trên 45.000 tấn.

USS Tripoli có thể mang theo 38 máy bay các loại trong cấu hình tiêu chuẩn, bao gồm 10 tiêm kích tàng hình F-35B, 12 máy bay vận tải MV-22 Osprey, 8 trực thăng tấn công AH-1Z Cobra, 4 trực thăng vận tải CH-53E Super Stallion và 4 trực thăng tìm kiếm cứu hộ MH-60S Seahawk, cùng số lượng lớn chiến đấu lội nước.

Đặc biệt, USS Tripoli còn có khả năng hoạt động như một tàu sân bay cỡ nhỏ. Khi thực hiện nhiệm vụ này, con tàu sẽ mang tới 20 tiêm kích thế hệ 5 F-35B, cùng 2 trực thăng MH-60S. Với lực lượng trên, LHA-7 tỏ ra vượt trội nhiều tàu sân bay hạng trung khác.

USS Tripoli dự kiến được sử dụng để vận chuyển và đổ bộ các đơn vị hoặc các lữ đoàn lính thủy đánh bộ (MEU hoặc MEB) cùng với tổ hợp phi cơ và tàu đổ bộ. Hơn thế nữa, nó có khả năng mang được tới 1.871 quân cùng với 1.204 thủy thủ đoàn.

http://biendong.net/bien-dong/35694-hai-quan-my-sap-bien-che-sieu-tau-tan-cong-do-bo-moi-nhat-uss-tripoli.html

 

Quân đội Mỹ làm gì để nắn gân TQ?

Để chống “hai đối thủ cạnh tranh lớn” là Trung Quốc và Nga, “các lực lượng Mỹ phải được triển khai ở nước ngoài theo hướng tiến bộ và viễn chinh hơn”.

Mỹ dịch chuyển sức mạnh

Mỹ đang tỏ rõ thái độ cứng rắn đối với Trung Quốc trên tất cả các “mặt trận”, từ kinh tế thương mại đến chính trị, ngoại giao và quân sự. Đáng chú ý, quân đội Mỹ đã liên tục có những điều chỉnh để ứng phó với cái mà họ coi là “mối đe dọa” gồm Nga và Trung Quốc.

Tờ Nikkei Asia Review của Nhật Bản vừa cho đăng tải bài phân tích về các động thái điều chuyển lực lượng gần đây của quân đội Mỹ và chỉ ra 3 xu hướng trong các hoạt động toàn cầu của quân đội Mỹ gồm:

1/Dịch chuyển về mặt địa lý từ châu Âu và Trung Đông sang châu Á-Thái Bình Dương; 2/ Chuyển đổi từ chiến đấu trên bộ sang khái niệm “trận chiến trên biển và không”; 3/ Duy trì chi tiêu quốc phòng.

Vài nghìn binh sỹ Mỹ đang đóng quân ở Đức dự kiến sẽ được điều chuyển tới các căn cứ của Mỹ ở đảo Guam, Hawaii, Alaska, Nhật Bản và Australia. Động thái này được đánh giá là phản ánh sự thay thổi ưu tiên của quân đội Mỹ.

Trong Chiến tranh Lạnh, các chiến lược gia quốc phòng Mỹ cho rằng cần phải duy trì một lực lượng trên bộ khổng lồ ở châu Âu để khống chế Liên Xô. Trong những năm 2000, khi Mỹ tiến hành “cuộc chiến chống khủng bố” tại Iraq và Afghanistan, trọng tâm chủ yếu tập trung vào Trung Đông. Tờ báo Nhật Bản cho rằng, giờ đây, cuộc chơi tập trung vào Trung Quốc.

Cố vấn An ninh Quốc gia của Tổng thống Donald Trump, ông Robert O’Brien hồi cuối tháng trước tuyên bố để chống lại “hai đối thủ cạnh tranh lớn” là Trung Quốc và Nga, “các lực lượng Mỹ phải được triển khai ở nước ngoài theo hướng tiến bộ và viễn chinh hơn so với những năm gần đây”.

Ở khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương, ông O’Brien cho rằng “Mỹ và các đồng minh đang phải đối mặt với thách thức địa-chính trị quan trọng nhất kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc”. Một ví dụ được đưa ra là việc Trung Quốc tiếp tục chi tiền để tăng cường sức mạnh quân sự. Chi tiêu quốc phòng thực tế của Trung Quốc được cho là cao hơn rất nhiều so với ngân sách được công bố hàng năm, vốn đã cao gần gấp 3 lần ngân sách quốc phòng của Nga.

Điểm mấu chốt trong chiến lược quốc phòng của Trung Quốc là chống tiếp cận/ chống xâm nhập (A2/AD) nhằm không cho các tàu chiến và máy bay chiến đấu của Mỹ tiếp cận bờ biển Trung Quốc. Để thực hiện mục tiêu này, Trung Quốc đã tăng cường các hệ thống tên lửa chính xác và radar tinh vi.

Việc tái triển khai các lực lượng Mỹ phản ánh cả 3 khía cạnh trong xu hướng hoạt động toàn cầu của quân đội Mỹ. Về mặt địa lý, sự dịch chuyển ra khỏi Trung Đông đã được thúc đẩy bởi cuộc cách mạng đá phiến. Mối quan tâm của Mỹ ở Trung Đông đã giảm do sự phụ thuộc của Mỹ vào khu vực này về mặt năng lượng đã giảm.

Về mặt chiến lược, quân đội Mỹ đã chuyển trọng tâm và nguồn lực sang Hải quân và Không quân bởi vì giờ đây mối đe dọa từ một cuộc tấn công trên bộ quy mô lớn ở châu Âu đang giảm dần. Khái niệm “Trận chiến trên biển và trên không” được công bố năm 2010 nhằm vô hiệu hóa hệ thống phòng thủ A2/AD của Trung Quốc bằng cách sử dụng máy bay ném bom tầm xa và tàu ngầm.

Về vấn đề chi phí, Tổng thống Trump liên tục bày tỏ sự thất vọng về chi phí khổng lồ của việc triển khai quân đội Mỹ trên khắp thế giới và đã buộc các quốc gia chủ nhà phải chịu thêm gánh nặng tài chính.

Sự hiện diện quân sự của Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương đã giảm từ 184.000 quân vào năm 1987 xuống còn 131.000 quân vào năm 2018. Tuy nhiên, mức giảm đó ít hơn nhiều so với mức giảm ở châu Âu trong cùng giai đoạn, từ 354.000 quân xuống còn 66.000 quân, với xu hướng chung là hướng tới một lực nhỏ hơn, gọn hơn.

Người Mỹ rụt rè

Trong khi đó, bình luận về “Sáng kiến Răn đe Thái Bình Dương” (PDI) mà chính quyền Mỹ mới đưa ra, trang CNN cho rằng sáng kiến này có nhiều điều sai lầm, phí tổn thực sự và lớn nhất của nó là làm sai lệnh những lợi ích an ninh của Mỹ cũng như những ưu tiên chính trị của nước này.

Đây là một sáng kiến chi tiêu quốc phòng trị giá hàng tỷ USD nhằm ngăn chặn sự trỗi dậy của Bắc Kinh. Tuy nhiên, CNN nhận định PDI có thể là một nhân tố làm thay đổi cuộc chơi, là một ý tưởng tồi tệ khi tính đến việc đã có những đe dọa về một cuộc xung đột vũ trang từ hàng chục năm qua.

Theo CNN, chi phí tài chính cho sáng kiến PDI không hề nhỏ, và phí tổn của việc gia tăng đối đầu với Trung Quốc cũng vậy khi đây là những chi phí để phát động thêm một nỗ lực quân sự vốn không nhận được sự ủng hộ của công chúng Mỹ.

Một cuộc thăm dò dư luận do Eurasia Group Foundation tiến hành cho thấy đa số người Mỹ được hỏi đều mong muốn cắt giảm sự hiện diện quân sự của Mỹ ở khu vực châu Á.

Nếu Ủy ban Quân lực Thượng viện Mỹ thông qua đề xuất thì sáng kiến PDI được cho là sẽ ngốn gần 7 tỷ USD trong vòng 2 năm tới và thêm hàng tỷ USD nữa trong các năm tiếp theo. Con số 7 tỷ USD này cỏ vẻ chỉ như “muối bỏ bể” so với ngân sách quốc phòng 738 tỷ USD của Mỹ.

Vấn đề ở đây là CNN coi việc chi tiêu 7 tỷ USD này là không cần thiết. Theo CNN, sức mạnh quân sự hiện nay của Mỹ, vốn vượt xa cả thời kỷ đỉnh điểm khi chính quyền Ronald Reagan củng cố sức mạnh quân sự Mỹ vào những năm 1980, quá đủ để đối phó với bất kỳ thách thức quân sự nào do Trung Quốc gây ra.

Washington chi tiêu quân sự gấp 2,5 lần so với mức chi tiêu của Trung Quốc, và không có bằng chứng nào cho thấy Bắc Kinh có tham vọng theo kịp hoặc thế chân cỗ máy quân sự toàn cầu này của Mỹ.

Cũng theo CNN, mặc dù Bắc Kinh đã đạt được những tiến bộ về công nghệ quân sự và thể hiện sự hung hăng, song có một thực tế là Trung Quốc có đủ những vấn đề trong nước cần chú tâm. CNN dẫn ý kiến

giới phân tích cho rằng một nửa lực lượng quân sự của Trung Quốc đã được huy động để bảo vệ an ninh biên giới và an ninh nội bộ, không còn năng lực phô diễn sức mạnh quân sự bên ngoài lãnh thổ của mình.

CNN dẫn một nghiên cứu khác của Eurasia Group Foundation cho biết, đa số người Mỹ muốn đối phó với tầm ảnh hưởng gia tăng của Trung Quốc ở châu Á bằng cách giảm thiểu sự hiện diện quân sự của Mỹ ở khu vực này, đồng thời chuyển giao năng lực cho các đồng minh khu vực để họ có thể tiến tới khả năng tự vệ.

Người Mỹ đang lo ngại về việc dàn trải sức mạnh quá mức trong hàng chục năm qua và không muốn có thêm các cuộc phiêu lưu quân sự.

http://biendong.net/xung-dot-chien-tranh/35708-quan-doi-my-lam-gi-de-nan-gan-tq.html

 

Ngoại trưởng Mỹ lên án

Trung Quốc ‘bắt nạt’ Việt Nam và các nước khác

Minh Hòa

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo hôm thứ Tư (8/7) lên án Trung Quốc về nhiều vấn đề, từ đại dịch COVID-19 đến các cuộc tranh chấp chủ quyền với các nước láng giềng, trong đó có Việt Nam.

“Hôm nay tôi muốn bắt đầu bằng việc nói về Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ)”, Ngoại trưởng Pompeo phát biểu trong cuộc họp báo hôm thứ Tư tại Bộ Ngoại giao Mỹ.

Ông Pompeo bày tỏ mối quan ngại của Mỹ về việc chính quyền Trung Quốc tống giam ông Hứa Chương Nhuận (Xun Zhangrun), giáo sư luật tại Đại học Thanh Hoa, chỉ vì ông chỉ trích sai lầm của ĐCSTQ trong việc ứng phó với dịch virus corona.

Ngoại trưởng Pompeo nói: “ĐCSTQ có một vấn đề lớn về mức độ đáng tin cậy. Họ đã không nói cho thế giới sự thật về loại virus này và hiện tại đã có hàng trăm ngàn người trên khắp thế giới thiệt mạng. Chúng ta cần sự thật, chúng ta vẫn cần sự thật”.

Ngoại trưởng Mỹ tiếp tục lên án ĐCSTQ về việc áp đặt luật an ninh quốc gia đối với Hồng Kông, tình trạng sử dụng lao động nô lệ ở Tân Cương và các cuộc tranh chấp lãnh thổ hung hăng với các nước láng giềng.

Ngoại trưởng cho biết: “ĐCSTQ gần đây đã đệ trình một cuộc tranh chấp biên giới với Bhutan tại một cuộc họp của Cơ sở Môi trường Toàn cầu”.

Ông Pompeo liệt kê hàng loạt những mối tranh chấp của Trung Quốc với các quốc gia khác: “Từ các dãy núi của dãy Himalaya đến Vùng biển đặc quyền của Việt Nam, Quần đảo Senkaku, và xa hơn nữa, Bắc Kinh có cả một hệ thống về tranh chấp lãnh thổ”.

Ngoại trưởng Mỹ kêu gọi: “Thế giới không nên cho phép hành vi bắt nạt này diễn ra, cũng không nên cho phép nó tiếp diễn”.

Ngoại trưởng Pompeo cũng bình luận về cuộc xung đột biên giới chết người giữa Trung Quốc và Ấn Độ vào ngày 15/6, đúng ngày sinh nhật Tổng Bí thư ĐCSTQ Tập Cận Bình. “Người Trung Quốc đã có hành động cực kỳ hung hăng. Người Ấn Độ đã cố gắng hết sức để đáp trả điều đó”, ông Pompeo nói.

Theo Fox News, những bình luận của ông Pompeo phản ánh những căng thẳng đang diễn ra sâu sắc giữa Washington và Bắc Kinh, trong đó có đại dịch virus Vũ Hán, việc Trung Quốc áp đặt luật an ninh quốc gia với Hồng Kông và tranh chấp thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.

https://www.dkn.tv/the-gioi/ngoai-truong-my-len-an-trung-quoc-bat-nat-viet-nam-va-cac-nuoc-khac.html

 

Ngoại trưởng Mỹ lên án Trung Quốc

« xâm lược » Ấn Độ

Thu Hằng

Vụ đụng độ giữa quân đội Ấn Độ và Trung Quốc ở Ladakh, khiến 20 người chết bên phía Ấn Độ, là « hành vi xâm lược » của Trung Quốc, theo nhận định của ngoại trưởng Mỹ trong buổi họp báo ngày 08/07/2020. Ngoài ra, ông Pompeo còn lên án « cách hành động hung hăng không thể tin nổi » của Trung Quốc.

Theo AFP, vấn đề căng thẳng biên giới ở khu vực Ladakh đã được ông Pompeo đề cập nhiều lần với đồng nhiệm Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar. Trong lần đụng độ vừa qua, ngoại trưởng Mỹ cho rằng « Ấn Độ đã đáp trả một cách tốt nhất ».

Không chỉ hung hăng với Ấn Độ, Bắc Kinh còn có chính sách « hăm dọa » Butan nhỏ bé khi phản đối việc quốc gia nhỏ bé này vay một khoản tín dụng quốc tế để lập khu bảo tồn thiên nhiên ở phía đông Butan, nằm trên dãy Himalaya.

Ngoại trưởng Mỹ cho rằng « thế giới không thể cho phép những hành vi hăm dọa như vậy… từ dãy Himalaya đến vùng biển của Việt Nam hoặc ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, cũng như những nơi khác ».

Trong bối cảnh căng thẳng Mỹ-Trung trên mọi lĩnh vực, Bắc Kinh kêu gọi cải thiện quan hệ ngoại giao với Washington, vì chính sách của Mỹ hiện nay dựa trên « những đánh giá sai lầm chiến lược thiếu cơ sở thực tế ». Thông điệp được đăng trên trang web của bộ Ngoại Giao Trung Quốc ngày 09/07 và được Reuters trích dẫn, còn đề nghị hai bên « cùng khai thác những cách chung sống hòa bình ».

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200709-m%E1%BB%B9-l%C3%AAn-%C3%A1n-trung-qu%E1%BB%91c-x%C3%A2m-l%C6%B0%E1%BB%A3c-%E1%BA%A5n-%C4%91%E1%BB%99

 

Mỹ trình dự luật siết ‘du lịch sinh đẻ’,

lỗ hổng bị người Trung Quốc lợi dụng

Quý Khải

Hai thượng nghị sĩ Mỹ Marsha Blackburn và Kelly Loeffler đã đệ trình một dự luật mới nhằm ngăn chặn người nước ngoài đến Mỹ sinh đẻ để con có thể nhập quốc tịch Mỹ, một hành vi thường được gọi là du lịch sinh đẻ (birth tourism), theo The Epoch Times.

Luật ở Mỹ hiện quy định, khi một đứa trẻ được sinh ra trên địa phận Hoa Kỳ, cho dù cha mẹ chúng là người nước ngoài, đứa trẻ vẫn có thể nhập quốc tịch Mỹ.

“Trong hai thập kỷ qua, du lịch sinh đẻ đã phát triển thành một ngành công nghiệp lớn. Mỗi năm có hàng chục ngàn người khai thác lỗ hổng luật nhập cư này. Quốc tịch của đất nước chúng ta không phải là để bán cho những người trả tiền để đến đây sinh con”, Thượng nghị sĩ Blackburn nói trong một thông cáo báo chí ngày 6/7 từ văn phòng của bà.

Công dân Trung Quốc và Nga là hai cộng đồng chuyên tham gia vào hành vi loại này, với khoảng 10.000 khách du lịch sinh đẻ đến từ Trung Quốc vào năm 2012, theo thông cáo báo chí, trích dẫn ước tính của một nền tảng trực tuyến chuyên theo dõi và xếp hạng các trung tâm nhà ở cho phụ nữ Trung Quốc chờ sinh đẻ tại Mỹ.

Dự luật mới, với tên gọi Đạo luật Cấm Du lịch Sinh đẻ, sẽ sửa đổi Đạo luật Di trú và Quốc tịch và cấm lấy du lịch sinh đẻ làm cơ sở để có được thị thực B không di dân.

Theo các thượng nghị sĩ, dự luật mới sẽ mã hóa một sự thay đổi quy tắc do Bộ Ngoại giao Mỹ đưa ra vào tháng 1.

Sự thay đổi quy tắc, bắt đầu có hiệu lực vào ngày 24/1, tuyên bố rằng du lịch sinh đẻ không phải là lý do chính đáng để xin thị thực không di dân B, vốn chỉ dành cho du khách đến Mỹ trong khoảng thời gian ngắn cho hoạt động vui chơi giải trí. Các viên chức lãnh sự Mỹ tại các nước đã được hướng dẫn từ chối thị thực tạm thời cho người nước ngoài nào mà họ tin rằng đến Mỹ cho mục đích này.

“Quyền công dân nên được dành cho những người yêu mến đất nước vĩ đại của chúng ta và muốn đóng góp và giữ gìn sự tự do của nước Mỹ, chứ không phải để dành cho những người nhảy dù muốn có được quốc tịch thứ hai để họ có thể quay lại bất cứ khi nào họ muốn”, bà Blackburn nói thêm.

Vào tháng 3, Steven A. Camarota, giám đốc nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Nhập cư (CIS) có trụ sở tại Washington cũng cho biết rằng ước tính có khoảng 20.000 đến 26.000 khách du lịch đến Mỹ sinh con hàng năm.

Triệt phá đường dây kinh doanh du lịch sinh đẻ

Chính quyền Mỹ đã tìm cách trấn áp các doanh nghiệp thu lợi từ các kế hoạch du lịch sinh đẻ. Tháng 1/2019, các công tố viên liên bang đã công bố cáo trạng chống lại 19 người có liên hệ đến các doanh nghiệp “du lịch sinh đẻ” tại California, theo Bộ Tư pháp (DOJ). Các tội danh bao gồm gian lận di trú, rửa tiền và trộm cắp danh tính.

Một trong những cá nhân bị buộc tội là Deng Wenrui, một cựu cư dân thành phố Irvine hiện đang sống ở Trung Quốc, người điều hành một doanh nghiệp có tên là Star Baby Care ở Hạt Los Angeles, cung cấp dịch vụ cho khoảng 8.000 phụ nữ mang thai, bao gồm khoảng 4.000 từ Trung Quốc kể từ khi thành lập vào năm 1999.

Theo Bộ Tư pháp, một số khách hàng của Deng Wenrui là các quan chức Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), bao gồm một số người có liên kết với các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc như: đài truyền hình CCTV, nhà mạng China Telecom và Ngân hàng Trung Quốc (Bank of China).

Một bị cáo khác, Li Dongyuan, người đã bị bắt giữ vào tháng 1/2019, đã nhận tội gian lận nhập cư và gian lận visa vào tháng 9/2019.

Li, người điều hành một công ty du lịch sinh đẻ tên là “You Win USA Vacation Services Corp.” hoạt động ở cả Trung Quốc và Irvine, đã thu từ mỗi khách hàng 40.000 đến 80.000 USD cho các dịch vụ của mình, bao gồm hướng dẫn khách hàng cách khai man trên đơn xin thị thực, và cung cấp cho phụ nữ mang thai căn hộ ở tạm khi chờ sinh đẻ ở Irvine.

Từ 2013 đến tháng 3/2015, Li đã kiếm được tổng cộng 3 triệu USD từ Trung Quốc, theo thông cáo báo chí.

Li đã bị kết án 10 tháng tù giam vào tháng 12/2019.

https://www.dkn.tv/the-gioi/my-trinh-du-luat-siet-du-lich-sinh-de-trung-quoc-chiem-da-so.html

 

Tòa Tối cao Mỹ ra phán quyết

về khai báo thuế của Trump

Tòa án Tối cao Hoa Kỳ vừa phán quyết Tổng thống Donald Trump phải công khai hồ sơ tài chính để công tố viên ở New York xem xét.

Nhưng đồng thời Tòa nói thông tin này không phải gửi cho Quốc hội.

Phán quyết này được xem là có những hệ lụy chính trị rất lớn.

Trump chính thức xúc tiến việc rút Mỹ khỏi WHO giữa đại dịch

Mỹ: Đại học Harvard và MIT kiện vụ rút thị thực sinh viên nước ngoài học online

Ông Trump từ chối chia sẻ các tài liệu liên quan đến tài sản và hoạt động kinh doanh của mình.

Luật sư của ông biện luận rằng ông được miễn trừ hoàn toàn khi còn đương chức.

Phán quyết sẽ là phép thử cho biện luận đó và có hệ lụy về việc giới lập pháp Hoa Kỳ có thể soi xét tổng thống tới mức nào.

Ngay cả một phán quyết có lợi cho Quốc hội cũng không nhất thiết dẫn tới việc công khai những khai báo thu nhập của ông Trump trước khi ông tranh cử vào tháng 11.

Ông Trump, người kiếm tiền bằng đầu tư bất động sản, là tổng thống đầu tiên kể từ Richard Nixon vào những năm 1970 không công khai hồ sơ báo thuế của mình.

Ông gọi cuộc điều tra về khai báo thuế là cách triệt hạ mình và coi nỗ lực của quốc hội là đòn quấy rối ông về chính trị.

Trump chính thức xúc tiến việc rút Mỹ khỏi WHO giữa đại dịch

Mỹ: Đại học Harvard và MIT kiện vụ rút thị thực sinh viên nước ngoài học online

Tại sao đưa vụ này tới Tòa Tối cao?

Hai ủy ban của Hạ viện do đảng Dân chủ kiểm soát và Công tố New York Cyrus Vance – cũng thuộc đảng Dân chủ – đang yêu cầu công bố hồ sơ khai thuế và các thông tin khác.

Năm ngoái trát bắt trao bằng chứng đã được gửi cho Mazars USA, công ty kế toán của ông Trump, và được gửi cả tới các tổ chức cho ông Trump vay là Deutsche Bank và Capital One.

Các tòa án cấp thấp hơn ở Washington và New York đã ra phán quyết chống lại tổng thống, nhưng những quyết định đó đã bị hoãn lại để chờ phán quyết cuối cùng của tòa.

Tại sao vụ việc nhạy cảm về chính trị?

Những tiết lộ gây tổn hại về các vấn đề tài chính của Tổng thống Trump có thể có tác động tiêu cực tới chiến dịch tái tranh cử của ông. Ông đã sụt giảm uy tín nhiều trong các cuộc thăm dò dư luận khi giới chỉ trích cáo buộc ông xử lý yếu kém cuộc khủng hoảng Covid-19.

Cuộc điều tra ở New York bao gồm các cáo buộc thanh toán tiền “bịt miệng” được thực hiện bởi cựu luật sư của ông Trump là Michael Cohen cho hai phụ nữ – ngôi sao phim người lớn Stormy Daniels và cựu người mẫu Playboy Karen McDougal – cả hai đều nói rằng họ có quan hệ với ông Trump.

Những khoản thanh toán như vậy có thể vi phạm luật tài trợ chiến dịch tranh cử. Tổng thống Trump phủ nhận có những quan hệ này.

Đã từng có quan ngại về những xung đột lợi ích có thể có trong các doanh nghiệp của ông Trump.

Tại các phiên điều trần hồi tháng Năm, đã có những cuộc tranh luận gay gắt giữa các thẩm phán Tòa Tối cao về mức độ mà Quốc hội nên xem xét kỹ hồ sơ cá nhân của tổng thống.

Trong lần ra tòa ở New York, các thẩm phán nghi ngờ về lập luận của một luật sư của ông Trump rằng một tổng thống không thể bị điều tra khi còn đương chức.

Điều này xảy ra bất chấp bồi thẩm đoàn 9 người thì có đa số 5 vị bảo thủ gồm hai người được ông Trump bổ nhiệm là Neil Gorsuch và Brett Kavanaugh.

Trong hai vụ trước về quyền lực tổng thống, năm 1974, Tòa Tối cao đã đồng loạt nhất trí việc bắt Tổng thống Nixon giao nộp băng ghi âm trong Nhà Trắng trong vụ bê bối Watergate, và năm 1997, tòa này đã cho phép xúc tiến vụ kiện quấy rối tình dục với Tổng thống Bill Clinton.

Các thẩm phán do ông Nixon và ông Clinton bổ nhiệm đều bỏ phiếu chống lại họ trong các vụ kiện.

Deutsche Bank là một trong số ít các ngân hàng sẵn sàng cho ông Trump vay sau một loạt các vụ phá sản doanh nghiệp vào những năm 1990, và các tài liệu đang muốn xem bao gồm những hồ sơ liên quan đến tổng thống, Tổ chức Trump và gia đình ông.

Các ngân hàng và công ty kế toán cho biết họ sẽ tiết lộ thông tin nếu được yêu cầu.

Các luật sư của ông Trump lập luận rằng Quốc hội không có thẩm quyền ra trát giao nộp như vậy và không có lý do chính đáng nào để tìm đọc hồ sơ.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-53351149

 

Tối Cao Pháp Viện hủy quy định bắt buộc các

hãng bảo hiểm y tế phải cung cấp dịch vụ ngừa thai

Tin Washington DC – Theo quyết định mới của Tối Cao Pháp Viện, phụ nữ từ nay sẽ gặp thêm nhiều khó khăn khi có được các chương trình bảo hiểm có cung cấp dịch vụ ngừa thai, nếu chủ sở làm của họ phản đối dịch vụ này vì lý do tôn giáo hoặc nguyên tắc đạo đức.

Tòa án cao nhất Hoa Kỳ đã duy trì mệnh lệnh của chính phủ Trump về việc hủy bỏ một yêu cầu trong đạo luật Affordable Care Act, vốn quy định rằng các hãng bảo hiểm phải cung cấp dịch vụ ngừa thai miễn phí trong hầu hết các chương trình bảo hiểm của họ.

Thẩm Phán Clarence Thomas đại diện nhóm đa số viết rằng, chính phủ Trump có đủ thẩm quyền để cho phép các chủ hãng xưởng được từ chối cung cấp chương trình bảo hiểm có dịch vụ ngừa thai cho nhân viên, dựa trên tôn giáo hoặc nguyên tắc của họ.

Tối Cao Pháp Viện đã chuyển vụ kiện về lại tòa cấp dưới, đồng thời yêu cầu tòa án này phải dỡ bỏ lệnh đình chỉ thi hành đối với mệnh lệnh của chính phủ Trump. Hai thẩm phán Elena Kagan và Stephen Breyer, hai thành viên thuộc phe tự do, không bỏ phiếu với nhóm đa số, nhưng đồng ý với việc chuyển vụ kiện về lại tòa cấp dưới.

Theo luật Affordable Care Act, các giáo hội Công giáo và giáo đường Do Thái được tự động miễn trừ, không bị bắt buộc phải cung cấp dịch vụ ngừa thai cho nhân viên của họ. Tuy nhiên, một số tổ chức phi lợi nhuận lại không được miễn trừ như vậy, như các đại học, cơ sở từ thiện, hoặc bệnh viện có liên hệ với tổ chức tôn giáo. (BBT)

https://www.sbtn.tv/toi-cao-phap-vien-huy-quy-dinh-bat-buoc-cac-hang-bao-hiem-y-te-phai-cung-cap-dich-vu-ngua-thai/

 

Hệ thống trường đại học California có tân chủ tịch

là người da đen đầu tiên trong lịch sử

Tin từ San Francisco – Hôm thứ Ba (07/07/2020), tiến sĩ Michael Drake được chọn làm tân chủ tịch của hệ thống đại học California (UC), chủ tịch da đen đầu tiên trong lịch sử 150 năm của trường.

Là một quản trị viên đại học dày dạn kinh nghiệm, bác sĩ Drake sẽ thay bà Janet Napolitano trong việc giám sát một hệ thống đại học rộng lớn có đến 280,000 sinh viên, với nhiệm vụ giải quyết các vấn đề giúp người da màu và dân tộc thiểu số khác có điều kiện theo học, giữa lúc ngân sách bị cắt giảm và cuộc sống trong khuôn viên trường đảo lộn vì đại dịch coronavirus.

Ông Drake là một bác sĩ được đào tạo tại UC, từng là hiệu trưởng của UC ở Irvine, và đại học tiểu bang Ohio trước khi từ chức vào tháng trước. Hội đồng quản trị UC đã thống nhất thông qua việc tiến cử ông Drake.

Theo bà Napolitano, việc lựa chọn ông Drake là một bước tiến trong nỗ lực bảo đảm sự đa dạng phong phú trong trường đại học. Quyết định này theo sau các quyết định khác gần đây của hội đồng, về việc giải quyết vấn đề bất bình đẳng và kỳ thị chủng tộc có hệ thống trong xã hội.

Bác sĩ Drake là hiệu trưởng đại học UC Irvine trong từ năm 2005 đến 2014, thời gian trường có lượng người xin nhập học tăng hơn 90% và bổ sung các ngành luật, y tế công cộng, khoa học dược phẩm và khoa học điều dưỡng.

Sau đó ông trở thành chủ tịch đại học tiểu bang Ohio.Trong nhiệm kỳ của ông ở Ohio, trường đã đảo ngược xu hướng 20 năm người Hoa Kỳ giảm nhập học, khi số sinh viên da màu tăng gấp đôi từ  năm 2014 đến 2020. (BBT)

https://www.sbtn.tv/he-thong-truong-dai-hoc-california-co-tan-chu-tich-la-nguoi-da-den-dau-tien-trong-lich-su/

 

Tổng thống Trump:

‘Chúng ta đang ở trong một cuộc chiến văn hóa’

Minh Hòa

Trong một cuộc phỏng vấn với RealClearPolitics (RCP) tại Phòng Bầu dục của Nhà Trắng hôm thứ Ba (7/7), Tổng thống Trump nhắc lại một thông điệp Tháng Bảy của ông rằng “chúng ta đang ở trong một cuộc chiến văn hóa”.

Tổng thống Trump đề cập đến các hành vi phá hoại tượng đài, di tích lịch sử và văn hóa mà những người thiên tả đang thực hiện trên khắp nước Mỹ.

“Rõ ràng cuộc cách mạng văn hóa này của cánh tả là nhằm lật đổ Cách mạng Mỹ”, ông Trump nói trong cuộc phỏng vấn mà RCP công bố hôm thứ Tư (8/7).

Tổng thống Trump nói tiếp: “Khi làm như vậy, họ sẽ tiêu diệt chính nền văn minh vốn đã giải cứu hàng tỷ người khỏi nghèo túng, bệnh tật, bạo lực và đói khát, đưa nhân loại lên một tầm cao mới về thành tựu, khám phá và tiến bộ”.

 

Cư dân mạng Twitter ngày 23/6/2020 chia sẻ hình ảnh các công trình bị phá hoại trong phong trào được ví như “cách mạng văn hóa” tại Mỹ (ảnh chụp màn hình).

Làn sóng phá hoại khởi phát từ các cuộc biểu tình phản đối vụ ngộ sát ông George Floyd, một nghi phạm da màu bị cảnh sát ghì cổ xuống đường trong vòng 9 phút. Những người biểu tình cực đoan thậm chí còn tấn công các bức tượng Chúa Jesus, các vị thánh và các nhà lập quốc Hoa Kỳ.

Phong trào này của cánh tả gợi nhớ tới cuộc Cách mạng Văn hóa từng diễn ra tại Trung Quốc từ năm 1966 – 1976, theo đó hàng loạt di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của nền văn minh Trung Hoa 5000 năm đã bị hủy hoại nhanh chóng chỉ trong vài năm.

Tổng thống Trump tái khẳng định cam kết của ông trong việc bảo vệ các di sản của nước Mỹ. Ông nói với RCP: “Trước những lời dối trá nhằm chia rẽ chúng ta, làm mất tinh thần của chúng ta, và coi thường chúng ta, chúng ta sẽ cho thấy câu chuyện về Hoa Kỳ khiến chúng ta đoàn kết, truyền cảm hứng cho chúng ta, tất cả chúng ta, và làm cho mọi người được tự do”.

The Western Journal cho biết lời phát biểu của Tổng thống Trump đã nhận được những lời tán thưởng từ cánh hữu và những lời chỉ trích từ cánh tả, ví dụ như Thượng nghị sỹ đảng Dân chủ ở bang Illinois, Tammy Duckworth, nói với CNN rằng ông Trump “dành toàn bộ thời gian của mình để nói về những kẻ phản bội đã chết”.

Cũng trong cuộc phỏng vấn với RCP, Tổng thống Trump bày tỏ quyết tâm giành chiến thắng trong cuộc bầu cử vào tháng 11. Ông Trump cho rằng nếu ứng viên đảng Dân chủ Joe Biden làm tổng thống, thì ông Biden sẽ tạo ra một chế độ mà sẽ biến Hoa Kỳ thành “một Venezuela thứ hai”.

Venezuela từng là quốc gia thịnh vượng nhất Nam Mỹ, sau đó trở nên nghèo đói nhanh chóng dưới các chính sách cánh tả của Tổng thống Hugo Chavez kể từ năm 1998 và người kế nhiệm Nicolas Maduro.

https://www.dkn.tv/the-gioi/tong-thong-trump-chung-ta-dang-o-trong-mot-cuoc-chien-van-hoa.html

 

Ca sỹ Kanye West khen Tổng thống Trump

 và ‘cảnh giác’ với vắc-xin COVID-19

Minh Hòa

Tạp chí Forbes hôm thứ Tư (8/7) đã công bố một cuộc phỏng vấn với nghệ sỹ Kanye West, một người ủng hộ nhiệt thành đối với Tổng thống Donald Trump nhưng mới đây lại tuyên bố sẽ cạnh tranh với ông trong mùa bầu cử sắp tới.

Cuộc phỏng vấn diễn ra sau khi West thông báo trên mạng xã hội Twitter hôm 4/7 rằng anh sẽ ra tranh cử với tư cách là ứng viên của Đảng Sinh nhật (Birthday Party). Không rõ mức độ nghiêm túc và khả năng tiến xa của West sẽ đi tới đâu, khi chỉ còn vài tháng nữa là tới cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2020.

Trong cuộc phỏng vấn, nam ca sỹ, nhạc sỹ da màu hoan nghênh Tổng thống Trump vì ông thường đề cập đến Chúa trong các bài diễn văn quốc gia. “Ông Trump là tổng thống gần đây nhất mà chúng ta từng có trong suốt nhiều năm mà đưa Chúa trở lại vào các bài diễn văn”, West nói.

Cũng như Tổng thống Trump, nam ca sỹ ủng hộ lập trường bảo vệ sự sống, phản đối phá thai và lên án chương trình kế hoạch hóa gia đình. “Tôi là người ủng hộ sự sống, vì tôi làm theo lời dạy trong Kinh thánh”, West nói.

Ngôi sao ca nhạc cũng ủng hộ việc cho phép các học sinh được cầu nguyện trong trường học như các thế hệ người Mỹ trước kia.

West cũng nói tạp chí Forbes rằng anh “cực kỳ cảnh giác” đối với vắc-xin, kể cả loại vắc-xin tiềm năng nào đó được sản xuất để chống lại dịch viêm phổi Vũ Hán COVID-19.

West nói: “Rất nhiều trẻ em bị tiêm vắc-xin và đã bị bại liệt… Nên khi họ nói rằng chúng ta sẽ chữa COVID bằng một loại vắc-xin, tôi cực kỳ cảnh giác”. Anh đề cập đến một ý nổi bật trong Khải Huyền 13: “Đó là Dấu hiệu của Quỷ dữ”.

“Họ muốn đặt những con chip bên trong chúng ta, họ muốn làm tất cả mọi thứ để khiến chúng ta không bước qua được cánh cổng thiên đàng”, West tiếp tục nói. “Tôi rất tiếc cho những người có Quỷ dữ bên trong họ. Và điều đáng buồn, điều đáng buồn nhất là không phải tất cả chúng ta đều được lên thiên đang, sẽ có một số người trong chúng ta không làm được điều đó”.

Nói về liệu pháp hóa giải virus corona, West nói: “Chúng ta nên cầu nguyện. Chúng ta hãy cầu nguyện cho sự tự do. Tất cả là tùy thuộc ý Chúa. Chúng ta cần chấm dứt những việc khiến Chúa phiền lòng”.

Tổng thống Trump cũng là người có đức tin sâu sắc, ông thường nói: “Ở Mỹ, chúng ta không tôn thờ chính phủ, chúng ta tôn thờ Chúa Trời”. Với những người có đức tin ở trong nội các, chính quyền Trump hiện đặt ưu tiên hàng đầu cho tự do tín ngưỡng trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ với các nước.

https://www.dkn.tv/the-gioi/ca-sy-kanye-west-khen-tong-thong-trump-va-canh-giac-voi-vac-xin-covid-19.html

 

Virus corona : Số ca nhiễm tại Mỹ vượt ngưỡng 3 triệu

Anh Vũ

Dịch virus corona tiếp tục lây lan ngoài tầm kiểm soát của chính quyền Mỹ. Đã có hơn 60 nghìn ca nhiễm Covid-19 trong vòng 24 giờ, nâng tổng số ca nhiễm từ đầu dịch vượt qua ngưỡng 3 triệu người. Tổng số các ca tử vong là 132.000 người. Trên đây là thống kê do hãng tin Reuters thực hiện cuối ngày 08/07/2020, trên cơ sở những dữ liệu chính thức.

Theo số liệu báo cáo của các bang, 42 bang trên 50 bang của Hoa Kỳ có số ca nhiễm mới hàng ngày tăng. Riêng các bang như Tennessee và Utah có số ca nhiễm hàng ngày bùng phát mạnh. Trong khi đó, tổng thống Donald Trump tiếp tục vận động tranh cử với các cuộc mít tinh lớn. Đại diện cơ quan y tế của Tulsa (bang Oklahoma) cho rằng dường như cuộc tập hợp vận động tranh cử của tổng thống tại thành phố này hồi tháng trước đã góp phần làm gia tăng số ca nhiễm mới trong những ngày qua.

Ngày 08/07, hai trường đại học danh tiếng của Mỹ Harvard và Massachusetts Institute of Technology (MIT) cho biết sẽ khởi kiện việc bộ An Ninh Nội Địa dự kiến trục xuất khỏi Hoa Kỳ các sinh viên nước ngoài phải theo học từ xa toàn bộ chương trình vào năm học tới.

Thông tín viên RFI tại Washington, Anne Corpet, giải thích:

Để bảo đảm visa sinh viên không cấp cho những người đến Mỹ chỉ để tìm việc làm, luật bắt buộc các sinh viên nước ngoài phải trực tiếp dự các khóa học đã đăng ký. Ngoại lệ được chấp nhận cho sáu tháng đầu năm nay vì dịch Covid-19, nhưng chính phủ chiếu theo luật trên dự kiến trục xuất tất cả các sinh viên theo học toàn bộ từ xa vào đầu năm học tới. Harvard và MIT cho rằng đã được thông báo quá trễ và gọi đây là quyết định độc ác.

Leo Fressco, luật sư chuyên về di dân, lý giải: Thí dụ bạn là người Trung Quốc hay Ấn Độ, là sinh viên, vì lý do y tế, bạn phải giữ cách ly, làm sao bạn có thể rời khỏi Mỹ, đi bằng máy bay mà không bị đau ốm ? Có nhiều vấn đề tiềm ẩn và vì lẽ đó mà có chuyện kiện cáo. Các trường đại học phàn nàn là không có ngoại lệ nào được dự kiến khi họ được thông báo rằng tất cả các sinh viên theo học từ xa sẽ phải rời khỏi nước Mỹ.

Thách thức còn là vấn đề tài chính của các trường đại học Mỹ. Các sinh viên nước ngoài thường phải trả học phí rất cao và sự có mặt của họ góp phần đáng kể cho ngân sách của các trường ở Mỹ. Riêng ở Harvard và MIT đã có 9.000 sinh viên nước ngoài trên tổng số hơn một triệu ở cả nước Mỹ.”

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200709-virus-corona-s%E1%BB%91-ca-nhi%E1%BB%85m-t%E1%BA%A1i-m%E1%BB%B9-v%C6%B0%E1%BB%A3t-ng%C6%B0%E1%BB%A1ng-3-tri%E1%BB%87u

 

Siêu chiến đấu cơ Arrow và giấc mơ dang dở của Canada

Mark PiesingBBC Future

Hơn một thập niên sau Thế Chiến 2, Canada chế tạo thành công chiến đấu cơ phản lực Arrow siêu đẳng, nhưng dự án nhanh chóng bị xoá sổ do quá tốn kém.

Việc dự án chấm dứt cho thấy các nước nhỏ khó lòng cạnh tranh nổi trong Kỷ nguyên Phản lực cơ.

Covid-19: Những phi cơ nghỉ bay được cất giữ thế nào?

Phi cơ lớn nhất thế giới có sứ mệnh mới?

Chiếc phi cơ Anh làm thay đổi ngành hàng không thế giới

Pháo đài bay B-52 và sứ mệnh tìm đường lên Mặt Trăng

Trong những năm đầu của thời Chiến tranh Lạnh, Canada quyết định sẽ thiết kế và chế tạo ra chiến đấu cơ tối tân nhất thế giới.

Tham vọng

Canada vốn nổi tiếng với những chiếc máy bay dã chiến, có khả năng hạ cánh và cất cánh nơi địa hình hoang dã. Từ hồi cuối thập niên 1930, quốc gia Bắc Mỹ này đã bắt đầu sản xuất các máy bay do Anh thiết kế để trợ lực cho quân Đồng minh. Hầu hết những phi cơ này đều là những thiết kế mang tính biểu tượng thời chiến, như chiến đấu cơ Hawker Hurricane và phi cơ ném bom Avro Lancaster.

Các chính trị gia và kỹ sư đầy tham vọng của Canada không thỏa mãn với vai trò này. Họ quyết định gây dựng ngành chế tạo máy bay hàng đầu thế giới, hoạt động riêng biệt khỏi các nhà máy và lực lượng nhân công có tay nghề đã hình thành được trong thời chiến.

Không vừa lòng với việc lắp ráp máy bay do nước khác thiết kế, thế hệ lãnh đạo mới của Canada đã quyết tâm tự chế tạo ra thiết kế của riêng mình.

Avro Aircraft, hãng chế tạo máy bay Canada được thành lập sau chiến tranh, là công ty sẽ thực hiện giấc mơ này.

Không bị ràng buộc bởi những cách tư duy của các đối thủ cạnh tranh vốn đã phát triển vững mạnh, ổn định hơn, các kỹ sư của Avro được quyền thử nghiệm các loại chiến đấu cơ mang tính cách mạng đột phá, phi cơ dân dụng, đĩa bay và thậm chí cả phi thuyền không gian.

Những hoạt động này đã đưa Canada vào vị thế đạt mức công nghệ tân tiến của Thời đại Phi cơ Phản lực.

Để làm được vậy, các kỹ sư phải đương đầu với những vấn đề mà các nước nhỏ như Canada gặp phải trong các lĩnh vực công nghệ cao ở thời điểm đó, bởi ngay cả khi các chính trị gia đặt niềm tin và sẵn lòng rót tiền vào thì đây vẫn là một dự án mạo hiểm.

Và chiến đấu cơ Arrow ra mắt.

Vào ngày 4/10/1957, 14.000 người tới nhà chứa máy bay lớn ở ngoại ô Toronto để chiêm ngưỡng cảnh chiếc máy bay to đẹp, cánh rộng, màu trắng trình làng.

Đó là chiếc máy bay đánh chặn Avro Arrow. Dài rộng hơn một phần ba so với chiếc chiến đấu cơ Typhoon của EU ngày nay, Arrow có thể bay với vận tốc gần bằng tốc độ Mach 2.0 (1.500 dặm/giờ, tức là bằng vận tốc tối đa của phi cơ siêu thanh Concorde của Hoa Kỳ), và có khả năng còn bay nhanh hơn nữa.

Nó trị giá tới 250 triệu đô la Canada (tương đương 1,58 tỷ đô la Mỹ vào thời điểm hiện tại), đưa quốc gia này trở thành một siêu cường về không quân.

Dự án thực sự mang tính đột phá. Các kỹ sư của Avro đã được trao quyền tạo ra một phi cơ siêu đẳng kỷ lục mà không phải bận tâm về chuyện tiết kiệm chi phí.

Tan mộng

Nhưng người Canada đã sớm nhận ra rằng kỷ nguyên siêu thanh đã khiến các dự án hàng không trở nên đắt đỏ đến nỗi số các nước có thể thực hiện chúng chỉ đếm được trên đầu ngón tay – và thật không may, Canada không phải là một trong số các nước đó.

Quảng cáo cho Hãng Avro Aircraft nhân kỷ niệm “50 năm đầu tiên đầy sức mạnh của ngành hàng không Canada 1909 – 1959” chỉ vừa mới được in thì vào “Thứ Sáu Đen tối”, 20/2/1959, loa phóng thanh của nhà máy Avro Aircraft tại ngoại ô Toronto vang lên hết công suất.

Hàng ngàn nhân viên Avro được nghe Chủ tịch Công ty thông báo rằng “gã khốn ở Ottawa” (vị tân thủ tướng vừa được bầu của Canada, John Diefenbaker) đã hủy bỏ toàn bộ chương trình Arrow.

Sau đó, ngay trong ngày, 14.500 nhân viên nam nữ có tay nghề bị mất việc.

Vào thời điểm nghe tin xấu, Ken Barnes là kỹ sư thiết kế dày dặn kinh nghiệm trong dự án chế tạo chiếc máy bay đột phá này.

‘Cỗ xe tăng bay’ Xô-viết hồi sinh trên đất Mỹ

Sức hấp dẫn kỳ lạ của phi cơ bốn ghế Cessna

IS dùng ‘máy bay đồ chơi’ làm không quân

Như bao người dân Canada, Barnes bàng hoàng trước quyết định hủy bỏ dự án Avro Arrow. Khi được yêu cầu hủy bỏ các bản vẽ, Barnes đã giấu chúng trong tầng hầm của nhà mình.

Các bản thiết kế nằm nguyên đó cho đến tận lúc cháu trai của Barnes phát hiện ra sau khi ông qua đời.

Ám ảnh

Tin này đã trở thành dòng tin hàng đầu trên khắp Canada vào năm ngoái, và dấy lên tia hy vọng về một phép lạ khác, rằng có lẽ một trong những chiếc máy bay nguyên mẫu bằng cách nào đó đã thoát khỏi cảnh bị phá hủy.

Nếu việc sa thải hàng loạt là hành động nỗ lực tuyệt vọng cuối cùng của công ty thì biện pháp này đã không hiệu quả.

Trong một động thái gây chấn động Canada, việc cắt phá tan nát các mẫu chiến đấu cơ Arrow được tiến hành ngay phía trước nhà máy.

Khoảnh khắc đó, được ghi lại qua một bức ảnh đen trắng mờ nhạt, tiếp tục ám ảnh dai dẳng đất nước Canada.

Ba năm sau, công ty Avro Aircraft đóng cửa. Tổng cộng khoảng 50.000 người mất việc.

“Bạn sẽ không thấy một nước nào đầu tư mạnh mẽ đến vậy vào việc chế tạo ra một chiếc phi cơ không bao giờ đi vào hoạt động cả,” Erin Gregory, người phụ trách Bảo tàng Hàng không và Không gian Canada nói.

“Đối với người Canada, đây là một cơ hội bị bỏ lỡ. Sau đó, có ý tưởng rằng chúng tôi là một quốc gia đất rộng người thưa với tinh thần sáng tạo cao trong nhiều lĩnh vực, mà dự án Arrow là một ví dụ điển hình. Nó là đỉnh cao của công nghệ hàng không, và Avro là công ty hàng không công nghệ cao ở Canada. Tuy nhiên, chính phủ đã phá hỏng hết cả.”

“Người Canada đã thôi không còn tụ tập gặp nhau hàng đêm để hồi tưởng về những ngày huy hoàng của chiến đấu cơ Arrow nữa,” Amy Shira Teitel, sử gia người Canada chuyên về phi thuyền không gian và là tác giả cuốn ‘Chiến đấu giành Không gian: Hai Phi công và Trận chiến Lịch sử Để Phụ nữ Bay vào Không gian’, nói.

“Tuy nhiên, Canada vẫn bị ám ảnh với văn hoá Canada, và chiến đấu cơ Arrow thì mang tính cách mạng. Đó là một phi cơ phản lực tốc độ siêu thanh Mach 2 ngang cơ với sản phẩm Hoa Kỳ, và là tác phẩm hoàn toàn do bàn tay khối óc của người Canada làm ra, được chế tạo tại Malton, Ontario. Thế mà sau đó, lại có một quyết định kỳ lạ là hủy bỏ và coi như nó chưa từng tồn tại.”

Có một câu nói đùa của người Canada rằng việc hủy bỏ chiến đấu cơ Arrow chính là điều tuyệt diệu nhất cho nước Mỹ.

Nhiều người Canada còn đi xa hơn với việc quy trách nhiệm về sự thất bại của chương trình cho quốc gia láng giềng vừa là bạn mà lại vừa như thù ở phía nam.

Song các tranh cãi và thuyết âm mưu đã che giấu một sự thật quan trọng.

“Các dự án quốc phòng công nghệ cao thì vô cùng tốn kém,” Joe Coles từ Hush-Kit, trang blog chuyên viết về hàng không, nói. “Nếu như chính phủ không đảm bảo sẽ ký đơn đặt hàng lớn thì những dự án này thường không thể thực hiện.”

“Tính đến thời điểm bị hủy bỏ, chi phí của chương trình đã tăng lên đến con số đáng kinh ngạc là 250 triệu đô la Canada,” Gregory nói. “Đó là một số tiền lớn khủng khiếp trong những năm 1950, đặc biệt là đối với một nước nhỏ như Canada. Mà dự án thì vẫn cần thêm nhiều triệu đô la nữa, cho nên cắt bỏ đi thì sẽ đơn giản hơn.”

Chiến đấu cơ Arrow là sự phản ánh hình ảnh độc đáo của công ty đã chế tạo ra nó.

Hãng sản xuất máy bay Avro Aircraft ra đời dựa theo chiến lược “nhà máy nương bóng” của Anh, theo đó việc sản xuất máy bay, xe tăng và các loại vũ khí khác được phân tán ra để đưa vào thực hiện tại các nhà máy sản xuất, chế tạo động cơ xe hơi trong thời kỳ ráo riết chuẩn bị cho trong Thế Chiến 2.

Trong chiến tranh, nhà máy đã sản xuất những chiếc máy bay mang tính biểu tượng như Hawker Hurricane và máy bay ném bom Lancaster.

Từ ‘nhà lắp ráp’ thành ‘nhà thiết kế, sản xuất’

Khi chiến thắng đang đến gần, bộ trưởng trong nội các chính phủ Canada CD Howe tin rằng điều tối quan trọng là phải biết tận dụng cơ hội này để thành lập ngành công nghiệp máy bay Canada.

Các kỹ sư của Avro đón nhận thách thức.

Năm 1949, C-102 Jetliner, chiếc phi cơ phản lực đầu tiên của Canada, cũng là chiếc phi cơ dân dụng đầu tiên của vùng Bắc Mỹ và là chiếc thứ hai trên thế giới, ra mắt.

Một năm sau, Canada tung ra chiến đấu cơ phản lực đầu tiên, và cho đến nay cũng là dòng máy bay duy nhất được sản xuất hàng loạt, chiếc CF-100 Canuck.

Mặc dù chung tên với các nhà sản xuất máy bay ném bom Lancaster, nhưng thực sự thì Avro là công ty con của Hawker.

Nhóm Dự án Đặc biệt của Avro tiên phong nghiên cứu loại đĩa bay có thể cất cánh và hạ cánh theo chiều thẳng đứng, gọi là Avrocar. Một nhóm khác thì nghiên cứu chế tạo phi thuyền Space Threshold Vehicle có khả năng chở được một người lên rìa tầng khí quyển rồi quay trở về Trái Đất. Một nghiên cứu khả thi cho một phi cơ siêu thanh bay xuyên Đại Tây Dương đã được làm xong tính đến thời điểm dự án Arrow bị hủy bỏ.

“Avro vừa đáng kinh ngạc về thành tích công nghệ vừa là trung tâm của khát vọng quốc gia trở thành cường quốc hàng không,” Randall Wakelam, giáo sư lịch sử tại Đại học Quân sự Hoàng gia Canada, nói.

“Chính phủ dự định biến Canada từ một quốc gia nhỏ chuyên lắp ráp máy bay do Anh, Mỹ thiết kế thành nhà sản xuất phi cơ tầm cỡ quốc tế, ngang hàng với các nước khác.”

Bỏ làm phi cơ dân dụng để làm chiến đấu cơ

Các quyết định của chính phủ ở Ottawa không phải lúc nào cũng hậu thuẫn cho Avro.

Năm 1950, Chiến tranh Lạnh trở nên nóng bỏng khi Bắc Hàn xâm chiếm Nam Hàn.

CD Howe yêu cầu Avro hủy bỏ dự án Jetliner và ưu tiên sản xuất Canuck.

Như điềm báo về số phận của Arrow, bất chấp sự quan tâm của Mỹ đối với hoạt động sản xuất máy bay của Canada, các nhân viên đã cắt rời từng mảnh, phá bỏ chiếc Jetliner nguyên mẫu.

Đến năm 1954, Không quân Hoàng gia Canada (RCAF) công bố yêu cầu cần đáp ứng của một máy bay chiến đấu mới.

Arrow thắng, nhưng lại nhanh chóng phát triển thành một dự án phức tạp nhằm hướng tới áp dụng các kiến thức khoa học tân tiến nhất mà Avro có khả năng quản lý cũng như chính phủ có khả năng tài chính.

Phi cơ đánh chặn phải đạt năng lực bay và khai hoả ở độ cao 50.000 bộ, với vận tốc trên Mach 1.5. Nó phải có khả năng hoạt động trong điều kiện khắc nghiệt của Bắc Cực và có thể bay đường trường theo yêu cầu.

Để đạt được những mục tiêu này, các kỹ sư của Avro đã chế tạo ra hệ thống kiểm soát bay điều khiển điện tử đầu tiên (là hệ thống điều khiển bằng máy tính thay thế cho hệ thống kiểm soát bay cơ khí điều khiển bằng tay của phi cơ) trong máy bay, và máy tính hoa tiêu điều khiển bay được sử dụng từ xa.

Họ sử dụng các vật liệu mới trong khung máy bay, và một công ty trong cùng hệ thống đã thiết kế và chế tạo động cơ Iroquois mới, cực mạnh, nhẹ, siêu thanh.

Để tận dụng tối đa tiềm năng, máy bay đánh chặn có thêm một chương trình vũ khí mới, được gọi là Astra (còn có biệt danh là “Giá trên trời”), và một tên lửa mới.

Siêu phẩm Arrow

Chiến đấu cơ Arrow tân tiến đến mức Canada không có đủ phương tiện để thử nghiệm. Thay vào đó, các kỹ sư đã phải sử dụng các cơ sở tại Hoa Kỳ như Uỷ ban Tư vấn Quốc gia về Siêu thanh (NACA) tại Langley Park, Virginia. (Năm 1958, NACA trở thành NASA.)

“Arrow là một máy bay chiến đấu công nghệ cao, năng lực cực mạnh,” Coles nói. “Các nhà thiết kế đã chế tạo ra nó mà hầu như không phải quan tâm tới vấn đề tốn kém chi phí, và nó gần như được ‘mạ vàng’.”

Arrow còn đạt được một thành tích “đầu tiên” nữa: đó là chiếc phi cơ đầu tiên tinh vi phức tạp đến vậy được các kỹ sư chế tạo ra bản nguyên mẫu bằng việc sử dụng các công cụ máy móc thay vì làm thủ công. Quá trình này chỉ mất có 28 tháng kể từ bản phác thảo đầu tiên cho đến khi sản phẩm ra mắt công chúng, và đến tháng 2/1959, dây chuyền chế tạo máy bay đã thực sự hoạt động.

Gánh nặng chi phí

Vào thời điểm thông báo tin xấu ngày “Thứ Sáu Đen tối” 20/2/1959, lúc quyết định huỷ bỏ dự án Arrow được loan báo, có năm chiếc máy bay nguyên mẫu đã hoàn thành. Còn một chiếc nữa đã được gắn động cơ Iroquois, gần xong để có thể sẵn sàng cất cánh, và bốn chiếc khác đang trong các công đoạn lắp ráp khác nhau.

Trong nhà máy để đầy các bộ phận, phụ tùng máy bay. Các phiên bản Arrow đạt vận tốc Mach 3 và siêu thanh – Mach 5 – đang được thiết kế.

“Nhiều vấn đề đã âm ỉ từ lâu, chỉ là chưa được đem ra thảo luận công khai thôi, từ nhiều tháng trước khi [tân Thủ tướng] John Diefenbaker đưa ra quyết định của mình,” ông Wakelam nói.

“Việc nên tiếp tục hay từ bỏ dự án bị ảnh hưởng bởi không chỉ các yếu tố niềm tự hào dân tộc và tiến bộ công nghệ, mà còn cả về tính kinh tế, hiệu quả tạo công ăn việc làm, bởi những hạn chế trong ngân sách liên bang, thị trường cạn kiệt và các nguy cơ công nghệ nhanh bị lỗi thời.”

Với Jetliner, chính phủ ông Diefenbaker đã ra lệnh phá bỏ tất cả các máy bay nguyên mẫu, bất chấp lời đề nghị từ Hoa Kỳ theo đó mua lại toàn bộ các máy bay đã hoàn thành, cũng như yêu cầu từ Anh, muốn sử dụng một số chiếc để nghiên cứu chế tạo phi cơ siêu thanh.

Phần còn lại của dự án Arrow cũng không may mắn gì hơn. Chính phủ khi đó đã hủy bỏ hệ thống Astra. Một động cơ Iroquois đã được trao cho Anh để giúp dự án máy bay siêu thanh, nhưng chính phủ Ottawa không tiếp tục theo đuổi dự án, bất chấp những lợi ích thương mại.

Thực hư vụ chiến đấu cơ Arrow ‘thoát nạn’

Không lâu sau ngày “Thứ Sáu Đen tối”, tin đồn bắt đầu lan truyền rằng có một chiếc Arrow đã được một trong các phi công thử nghiệm lái trộm đi cất giấu.

Bằng cách so sánh những bức ảnh đầu tiên việc phá hủy các phi cơ nguyên mẫu bên ngoài nhà máy Avro với những cái sau này, có vẻ như phi cơ nguyên mẫu RL-202 đã biến mất.

Có nhân chứng hẳn hoi. Nhà văn người Canada, June Callwood, sống gần nhà máy, tuyên bố đã nghe thấy tiếng một Arrow cất cánh trong ngày dự án bị huỷ.

Sau đó, vào năm 1968, Trung tướng Không quân Wilfred Curtis, anh hùng thời chiến và là người chịu trách nhiệm triển khai chương trình Arrow, đã từ chối trả lời khi được hỏi trong một cuộc phỏng vấn rằng liệu có phải một chiếc Arrow nguyên mẫu đã được đem giấu đi ở nơi an toàn hay không.

Được thổi bùng thêm với vụ phát hiện ra các ghế phóng của chiếc Arrow và các món đồ khác ở Vương quốc Anh, các “Arrowhead” bắt đầu băn khoăn về việc phải chăng một trong những chiếc Arrow nguyên mẫu đã được đưa lậu đến Anh an toàn.

Những phát hiện, theo một báo cáo, đã dẫn tới việc có nhân chứng kể lại một vụ xảy ra tại căn cứ Không quân Hoàng gia Anh ở tỉnh Kent, Anh Quốc, vào thời thập niên 1960, khi có một chiếc máy bay cánh lớn màu trắng không mang ký hiệu quốc gia, cũng không đăng ký thuộc nước nào, đã đáp xuống. Có phải đó chính là một chiếc Arrow?

Kỹ sư thiết kế phác thảo Ken Barnes không phải là nhân viên Avro duy nhất đã cất giấu một số chi tiết thiết kế của Avro hoặc các tài liệu vô giá trong ngày “Thứ Sáu Đen tối” – và có lẽ, thay vì xem những thứ này là bằng chứng cho thấy có một chiếc Arrow nguyên mẫu bị mất ở đâu đó thì người ta lại hùa nhau thêm thắt thành câu chuyện một chiếc máy bay mất tích.

“Cuối cùng thì, bất kể những điều mà một số người nói, Mỹ không hề gây áp lực để giết chết dự án Arrow,” Coles nói. “Đó chỉ là do những đòi hỏi ngân sách quá mức của siêu chiến đấu cơ Canada này mà thôi.”

Hãng Avro Aircraft có thể cũng phải đối mặt với số phận tương tự ngay cả khi chương trình Arrow vẫn tiếp tục.

“Bạn chỉ cần nghĩ về số lượng khổng lồ các phi cơ mà bạn nhìn thấy tại ‘nghĩa địa máy bay’ ở Pima, Arizona,” Gregory nói.

“Tất cả các công ty Mỹ tạo ra các thiết kế mới trong suốt thời Chiến tranh Lạnh đều nhờ vào việc có được các hợp đồng của chính phủ. Hoa Kỳ có thể đủ khả năng đó, nhưng tôi không nghĩ rằng chính phủ Canada có khả năng ký hợp đồng với Avro để hãng có thể duy trì được trong thời thập niên 1960, 1970 và 1980.”

Dù sao đi nữa, một yếu tố tầm nhìn chiến lược trong thời chiến của Canada đã thành hiện thực. “Canada là quốc gia có ngành công nghiệp hàng không vũ trụ lớn thứ năm trên thế giới,” Gregory nói thêm.

Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Future.

https://www.bbc.com/vietnamese/vert-fut-53301330

 

Lỗ hổng nghiêm trọng

trong chính sách kiểm soát người nhập cư của Canada

Thanh Hà

Theo báo cáo được trình lên Quốc Hội Canada ngày 08/07/2080, lực lượng biên phòng nước này đã « mất hết vết tích » của 35.000 người ngoại quốc thuộc diện bị trục xuất khỏi lãnh thổ Canada.

Phần lớn trong số đó là những người nhập cư bất hợp pháp, nhưng không chỉ có thế, như giải thích của thông tín viên Marie-Laure Josselin từ Montréal:

Mặc dù luật pháp rất rõ ràng : Cơ quan đặc trách biên phòng Canada phải trục xuất tất cả những người ngoại quốc bị cấm cư trú trên lãnh thổ Canada và được lệnh phải rời khỏi lãnh thổ nước này. Nhưng chuyện đó đã không xảy ra. Trên đây là kết luận của người phụ trách việc kiểm tra về chính sách nhập cư Quốc Hội Canada.

Tệ hơn thế nữa, 2/3 trong số 50.000 người ngoại quốc trong diện bị trục xuất đã « bốc hơi »  trong số này có gần 3.000 tội phạm. Số còn lại là những thành phần đã đợi lệnh trục xuất từ nhiều năm qua. Cuộc kiểm tra làm lộ rõ những yếu kém trong việc thu thập thông tin, xử lý kém cỏi trong một số trường hợp và có những sơ hở khi điều tra về những đối tượng được nhắm tới, có vấn đề trong việc trao đổi thông tin giữa biên phòng và bộ Di Trú. Thí dụ như 1 phần 5 hồ sơ xin tị nạn bị chậm trễ, chỉ vì hồ sơ không được ghi vào máy.

Những kết luận nêu trên phơi bày ra ánh sáng những lỗ hổng trong chính sách nhập cư của Canada. Điều quan trọng hơn nữa là chính phủ Canada đã huy động nhiều phương tiện tài chính trong 10 năm qua để kiểm soát các dòng người nhập cư, nhanh chóng trục xuất những tội phạm, nhằm bảo đảm an ninh công cộng trên lãnh thổ Canada. 

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200709-l%E1%BB%97-h%E1%BB%95ng-nghi%C3%AAm-tr%E1%BB%8Dng-trong-ch%C3%ADnh-s%C3%A1ch-ki%E1%BB%83m-so%C3%A1t-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-nh%E1%BA%ADp-c%C6%B0-c%E1%BB%A7a-canada

 

Tài liệu nội bộ của ĐCS Trung Quốc tiết lộ đường dây

rửa tiền đằng sau chiến dịch phỉ báng đức tin ở Canada

Bình luậnDu Miên

Một tài liệu nội bộ của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) mà The Epoch Times có được đã tiết lộ hoạt động của các đặc vụ thuộc một tổ chức ĐCSTQ khét tiếng. Các đặc vụ này được phái đi để thực hiện một nhiệm vụ ở Canada, và dấu vết rửa tiền hé lộ đằng sau một chiến dịch phỉ báng do một nhà xuất bản Montreal thực hiện trong gần 2 thập kỷ nhằm phục vụ lợi ích của chính quyền Bắc Kinh.

Tài liệu này là một bản báo cáo thường niên do Ủy ban Tư pháp và Chính trị của quận Phòng Sơn (Fangshan) thuộc thành phố Bắc Kinh công bố vào năm 2018. Đây là một cơ quan của ĐCSTQ có nhiệm vụ giám sát Văn phòng 610 cấp quận – một tổ chức bí mật hoạt động dưới dạng mật vụ, bị cáo buộc đã giúp ĐCSTQ thực hiện chiến dịch đàn áp tàn bạo đối với các học viên Pháp Luân Đại Pháp.

Bản báo cáo cho biết, các đại diện của Phòng 610 quận Phòng Sơn đã đến các thành phố Montreal, Toronto và Ottawa với mục đích thực hiện các phiên họp để nói xấu các dạng “tôn giáo dị giáo”, cụm từ mà ĐCSTQ dùng để ám chỉ đến Pháp Luân Đại Pháp. Tài liệu này khẳng định, các hoạt động của Phòng 610 ở Canada được thực hiện thể theo các yêu cầu của Đảng ủy Trung ương và Đảng ủy thành phố thuộc ĐCSTQ.

Tài liệu trên nêu rõ: “Các hội thảo tôn giáo chống dị giáo được tổ chức với cộng đồng [người Trung Quốc] của 3 thành phố, để công khai các luật và quy định liên quan của Trung Quốc nhằm đối phó với các tôn giáo dị giáo, và [cung cấp] kiến ​​thức cơ bản về các tôn giáo chống dị giáo”.

Tài liệu cho biết thêm rằng nhiệm vụ này có được hiệu quả như dự định.

“Các công dân địa phương [cần] có hiểu biết rõ ràng về Pháp Luân Công và các tổ chức tôn giáo dị giáo khác. Họ cần [phải]bày tỏ rằng họ sẽ không tin, không quảng bá và không tham gia vào các hoạt động tôn giáo này”.

Các cơ quan tình báo, các nhà nghiên cứu và các đặc vụ của ĐCSTQ từ lâu đã ghi chép và công khai thảo luận về việc Bắc Kinh sử dụng người di cư để phục vụ lợi ích của mình ở nước ngoài, đặc biệt là ở Canada. Nhưng tài liệu này cho thấy sự tham gia trực tiếp của một tổ chức cảnh sát bí mật thuộc ĐCSTQ ở Canada, cũng như một liên kết trực tiếp giữa ĐCSTQ và một ấn phẩm tiếng Trung tại Canada chuyên phục vụ cho lợi ích của chính quyền này.

Ấn phẩm đó là Les Presses Chinoises – một tờ báo tiếng Trung có trụ sở tại ở Montreal. Theo tài liệu trên, công ty chủ quản của ấn phẩm này đang hợp tác với Phòng 610 của quận Phòng Sơn để xuất bản nội dung phản đối Pháp Luân Đại Pháp và phát tờ rơi phỉ báng pháp môn tu luyện này.

Bản báo cáo cho biết: “42 số báo và 62 bài báo đã được xuất bản, và 400.000 tờ truyền đơn chống tôn giáo đã được in. Tài liệu còn bổ sung rằng 48 số báo tiếp theo sẽ được xuất bản vào cuối năm 2018, mỗi số có một phần đặc biệt gồm các bài viết bôi nhọ Pháp Luân Đại Pháp.

Tài liệu nói rằng “tất cả các chi phí đã được thanh toán” cho năm 2018.

Pháp Luân Đại Pháp, còn được gọi là Pháp Luân Công, là một pháp môn tu luyện bao gồm các bài tập thiền tịnh cho cả thân và tâm ,dựa trên nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn. Các học viên Đại Pháp đã phải chịu đựng một chiến dịch đàn áp tàn bạo trên quy mô toàn diện của ĐCSTQ kể từ năm 1999.

Pháp Luân Đại Pháp được Toà án Nhân quyền Ontario phán quyết là “một tín ngưỡng được bảo vệ” bởi luật pháp Canada.

Chiến thuật mới

Chuyên gia về Trung Quốc Yiyang Xia cho biết, việc chi nhánh Văn phòng 610 địa phương đã vượt ra khỏi biên giới Trung Quốc, thậm chí gửi cả các đặc vụ đến Canada để thực hiện nhiệm vụ phá hoại Pháp Luân Đại Pháp trên đất Canada quả đã khiến mọi người phải “mở rộng tầm mắt”.

Ông Xia nhận định: “Các hoạt động trực tiếp của văn phòng 610 cấp thành phố tại các thành phố của Canada dường như là một chiến thuật mới trong việc xuất khẩu cuộc đàn áp Pháp Luân Đại Pháp ra nước ngoài. Trước đây, chúng tôi chỉ biết đến nỗ lực từ các đại sứ quán và lãnh sự quán Trung Quốc nhằm mở rộng một cách có hệ thống cuộc đàn áp để tẩy chay và phỉ báng các học viên Pháp Luân Đại Pháp ở các nước phương Tây”.

Ông Xia hiện là giám đốc nghiên cứu và chính sách cấp cao của Tổ chức Luật Nhân quyền có trụ sở tại Washington.

Ông Xia nói rằng ông có biết về một chi nhánh khác của Văn phòng 610 tài trợ cho các hoạt động chống Pháp Luân Đại Pháp ở Flushing, New York, trong nhiều năm. Theo thông tin từ một bài báo trước đây của The Epoch Times, chi nhánh đứng sau các hoạt động ở Flushing là Văn phòng 610 Thiên Tân.

Động thái mới nhất này ở Canada cho thấy một kế hoạch bất thường, có thể việc Văn phòng 610 cấp quận thuộc Bắc Kinh phối hợp các hoạt động ở nước ngoài là một mô hình mới.

“Cách thức xâm nhập vào các quốc gia khác này của ĐCSTQ không thật sự gây chú ý, nhưng các hoạt động này có khả năng liên quan đến nhiều đại diện Văn phòng 610 cấp thành phố can thiệp vào xã hội ở các quốc gia ngoài Trung Quốc, như Hoa Kỳ và Canada”, ông nói.

“Đây không chỉ là sự vi phạm trắng trợn vào chủ quyền của các nước phương Tây, mà còn làm suy yếu quyền lập hiến của người dân về tự do tín ngưỡng tôn giáo. Nó còn hủy hoại các quyền tự do ở các quốc gia này”.

Luật sư David Matas chuyên tư vấn về di trú và nhân quyền tại Winnipeg nói rằng, nếu các đặc vụ của Phòng 610 tiết lộ mục đích thực sự của họ là thực hiện chỉ thị diệt trừ Pháp Luân Đại Pháp của ĐCSTQ khi đến Canada, họ sẽ không được cấp thị thực vì “họ đã nhập cư với mục đích kích động lòng thù hận”.

Luật sư Matas cho biết: “Tôi đoán là họ đã không tiết lộ mục đích chuyến đi của mình khi làm đơn xin thị thực và đó sẽ là một sự vi phạm pháp luật ngay tại đây khi họ đưa ra những lý do ngụy tạo và chắc chắn sẽ có những cuộc điều tra kỹ lưỡng khi họ nhập cảnh”.

Can thiệp từ nước ngoài

Chuyên gia tình báo David Harris nói rằng giới chức Canada nên điều tra các hoạt động của Phòng 610 và cũng như các mật vụ của tổ chức này tại Canada.

Giám đốc của chương trình tình báo tại Inisgnis Strategic Research ở Ottawa, ông Harris nhận định: “Các báo cáo về những biến thể tiếp theo của Bắc Kinh nhằm xâm nhập và gây ảnh hưởng tới người dân Canada là vô cùng đáng lo ngại, một phần vì chúng dường như thể hiện sự bành trướng trong các hoạt động gây ảnh hưởng mà Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) thực hiện trên khu vực lãnh thổ thuộc chủ quyền Canada”.

“Nhìn sâu hơn, chúng ta thấy bóng ma của Bắc Kinh đang thao túng người Canada, phương tiện truyền thông và thậm chí cả chính phủ của họ. Điều này là không thể chấp nhận được đối với bất kỳ quốc gia nào, chứ đừng nói đến một nền dân chủ tự do coi trọng quyền lập hiến của tất cả các công dân của mình, bao gồm cả những người có thể là học viên tập Pháp Luân Công”.

Ông Harris nói thêm rằng chính phủ Canada nên điều tra vấn đề này dựa trên “các bằng chứng đã xuất hiện”, và đưa ra “những hành động phù hợp, quyết đoán, cả về ngoại giao và chính trị đối với Bắc Kinh”.

Luật sư Matas khẳng định đây là một trường hợp rõ ràng nước ngoài đang can thiệp vào nội bộ ở Canada.

Ông lý giải: “Nếu [ĐCSTQ] đã chi số tiền đó một cách công khai thông qua Đại sứ quán và đây là một ấn phẩm của Đại sứ quán, đó sẽ là hoạt động ngoại giao không phù hợp. Đây sẽ là sự can thiệp của nước ngoài vào các vấn đề của Canada và những người chịu trách nhiệm cho một ấn phẩm như vậy sẽ bị trục xuất khỏi Canada với tư cách là người không được hoan nghênh”

Luật sư Matas cũng cho biết, vấn đề của Canada là nước này thiếu chế tài cần thiết để đối mặt với vấn đề can thiệp nước ngoài một cách hiệu quả hơn.

Ông nói: “Tôi nghĩ rằng khi bất kỳ cơ quan nước ngoài nào đang bơm tiền vào Canada cho các mục đích vận động hành lang, cần có một yêu cầu đăng ký cho sự vận động đó. Nó không nên được che giấu như hiện tại”.

Trong một số khu vực tài phán như Úc, có luật pháp yêu cầu các thực thể thay mặt chính phủ nước ngoài đăng ký công khai tên của họ.

Ông Matas nhận định: “Tôi nghĩ rằng [vấn đề về] Les Presses Chinoises và kê khai tài chính của tờ báo này là một ví dụ kinh điển cho việc chúng ta thiếu sự phòng vệ chống lại sự thao túng này”.

Phòng 610

Văn phòng 610, được đặt tên theo ngày nó được thành lập vào ngày 10/6/1999, được giao nhiệm vụ phối hợp các nguồn lực để tiêu diệt Pháp Luân Đại Pháp – pháp môn tu luyện đã trở nên quá phổ biến ở Trung Quốc và bị ĐCSTQ coi là gây đe dọa cho sự chuyên quyền của chế độ độc tài này. Thống kê của chính phủ Trung Quốc cho thấy, có khoảng 70 đến 100 triệu người ở Trung Quốc đã tu luyện Pháp Luân Đại Pháp vào những năm 1990, sau khi pháp môn này được giới thiệu ra công chúng vào năm 1992.

Phòng 610 trực thuộc ĐCSTQ được thành lập dưới sự chỉ huy trực tiếp của ông Giang Trạch Dân – lãnh đạo ĐCSTQ và là người khởi xướng chiến dịch đàn áp chống Pháp Luân Đại Pháp vào năm 1999, với mục đích xóa sổ hoàn toàn pháp môn này.

Phòng 610 được trao cho các quyền lực đứng trên pháp luật, vượt qua quyền lực hành chính ở các cấp thẩm quyền khác nhau nhằm điều phối tất các mọi nguồn lực của chiến dịch nhằm loại bỏ Pháp Luân Đại Pháp, thông qua việc đàn áp các học viên tu luyện theo pháp môn này. Các biện pháp đàn áp thường được áp dụng bao gồm bắt giữ, tra tấn, giết chóc và tuyên truyền thông tin vu khống về pháp môn này để lèo lái dư luận chống lại Pháp Luân Công.

Trong một cuộc phỏng vấn trước đây, cựu sĩ quan Hao Fengjun của Phòng 610 đã trốn sang Úc năm 2005 cho biết, ở mỗi cấp của ĐCSTQ đều có các chi nhánh của Phòng 610, từ Ủy ban Trung ương cho đến tỉnh, thành phố và địa phương, chi hội cấp huyện.

Mặc dù đã có báo cáo về một số thay đổi trong cấu trúc của Phòng 610, chuyên gia Xia về Trung Quốc nói rằng không có thay đổi nào tác động đến nền tảng của tổ chức này. Ông cho biết, sự thay đổi đáng kể duy nhất là kể từ tháng 3/2018, tổ chức ĐCSTQ chuyên giám sát hoạt động của Văn phòng 610 đã được đổi thành Ủy ban Chính trị Pháp luật Trung ương ĐCSTQ.

Nhưng với tất cả các mục đích thực tế, không có gì thay đổi đối với người tham gia, và Phòng 610 tiếp tục sứ mệnh diệt trừ Pháp Luân Đại Pháp, có lẽ dưới một cái tên khác, ông Xia nói.

Tờ báo ‘Les Presses Chinoise’

Các tài liệu nội bộ cho thấy các liên kết về tài chính giữa Phòng 610 và Les Presses Chinoises – nơi đã xuất bản nhiều nội dung chống lại Pháp Luân Đại Pháp trong nhiều năm qua.

Các tài liệu lưu trữ trực tuyến của Les Presses Chinoises cho thấy hầu hết các bài báo hàng tuần được xuất bản trong nhiều năm liên tiếp đều có phần có tên là “The Truth of Justice” (Sự thật của Công lý), chuyên nhại lại những lời phỉ báng và lên án của ĐCSTQ về Pháp Luân Đại Pháp và các học viên, vốn được chính quyền này truyền bá rộng rãi ở Trung Quốc. Các nội dung bôi nhọ này thường kéo dài 2 trang, không chứa quảng cáo hoặc bất kỳ bài viết tin tức điển hình nào.

Les Presses Chinoises thuộc sở hữu của ông Crescent Chau. The Epoch Times đã liên lạc với ông Chau để bình luận nhưng không nhận được phản hồi.

Tờ báo này đã xuất bản phiên bản đặc biệt đầu tiên về chủ đề Pháp Luân Đại Pháp vào tháng 11/2001, trong đó có một bản kiến ​​nghị yêu cầu cộng đồng người Trung Quốc ở Canada phải “đoàn kết” với nhau để “tố cáo Pháp Luân Công”.

Ấn phẩm đặc biệt này thực tế là một bản cáo trạng về Pháp Luân Đại Pháp, và nội dung hoàn toàn nhại lại từng câu chữ từ những lời tuyên truyền đầy thù hận của ĐCSTQ chống lại pháp môn tu luyện vốn rất phổ biến ở Trung Quốc này.

Giáo sư lịch sử Đại học Montreal là ông David Ownby đã nghiên cứu về Pháp Luân Đại Pháp, và gọi các bài báo này là “sự bẩn thỉu vô căn cứ trên những trang giấy”. Ông nói rằng những nội dung này chẳng có lời nào là sự thật.

Một nhóm các học viên Pháp Luân Đại Pháp đã đưa ông Chau ra tòa, và vào tháng 12/2001, 3 tuần sau khi phiên bản đặc biệt đầu tiên được phát hành, tòa án đã ra lệnh yêu cầu Crescent Châu ngừng xuất bản các nội dung chống lại Pháp Luân Công.

Vào tháng 2/2002, bất chấp lệnh cấm của tòa án, ông Chau đã cho phát hành một trang bìa đặc biệt thứ 2 chống lại Pháp Luân Công, tuyên bố các học viên Pháp Luân Đại Pháp là “ác quỷ” và là “kẻ thù của nhà nước”, cùng nhiều tuyên bố vu khống vô căn cứ khác.

Bằng cách nào đó, ông Chau đã giành được khoản tài trợ để in 100.000 bản cho một ấn bản đặc biệt chống lại Pháp Luân Đại Pháp, dài 32 trang phát hành trên toàn quốc trong cả tháng 8/2006 và tháng 7/2007, trong nỗ lực tuyên truyền những lời phỉ báng của ĐCSTQ chống lại Pháp Luân Đại Pháp vốn đã lan rộng ở khắp Trung Quốc đại lục. Các ấn bản được phát hành ở các thành phố Montreal, Toronto và Ottawa và thậm chí lan tới cả phía tây Canada như thành phố Vancouver. Một lần nữa, phiên bản đặc biệt này không có bài quảng cáo này và được phát hoàn toàn miễn phí. Các ấn bản định kỳ của tờ báo có số lượng lưu hành từ 3.500 đến 4.000 tờ ở Montreal, được bán với giá 60 cent (khoảng 10.220 VNĐ).

Tờ Nhân dân Nhật báo trực thuộc ĐCSTQ đã phát hành một bài báo ca ngợi những nỗ lực của ông Chau sau khi các ấn bản của ông được lưu hành trên toàn Canada.

Ông Chau là một người thường xuyên tham gia tại Diễn đàn Truyền thông Trung Quốc Thế giới, diễn ra 2 năm một lần tại Trung Quốc do chính phủ và Bộ Công tác Mặt trận Thống nhất trực thuộc ĐCSTQ thực hiện. Bộ Công tác Mặt trận Thống nhất là tổ chức thuộc ĐCSTQ, chuyên chịu trách nhiệm thu thập thông tin tình báo và gây ảnh hưởng chính trị ở nước ngoài. Truyền thông nhà nước Trung Quốc dẫn lời ông Chau nói rằng Bắc Kinh “nên tăng cường kết nối với cộng đồng người Hoa ở nước ngoài”.

Tờ The Epoch Times bản tiếng Trung đã đăng một loạt các báo cáo điều tra vào năm 2007 về ông Chau và cho rằng ông có thể là một đặc vụ của ĐCSTQ.

Các báo cáo bao gồm các cuộc phỏng vấn với Chen Yonglin, một nhà cựu ngoại giao Trung Quốc làm việc cho một đơn vị chuyên diệt trừ Pháp Luân Đại Pháp. Ông Chen hiện đã đào thoát sang Úc.

Nhà cựu ngoại giao Chen nói rõ rằng Les Presses Chinoises “đã trở thành tay sai và công cụ tuyên truyền cho ĐCSTQ”. Ông cũng cho biết, “rất có thể chi phí in ấn” cho tờ báo này đã được chính quyền Bắc Kinh chi trả.

Ông Chen khẳng định: “Các nội dung [của tờ báo này] dường như hầu hết được sản xuất và cung cấp bởi ĐCSTQ”.

Ông Chau đã kiện tờ The Epoch Times vì ​​tội phỉ báng, nhưng vụ kiện đã bị thẩm phán thuộc Tòa án Tối cao Catherine Mandeville bác bỏ vào tháng 4/2010. Thẩm phán Mandeville nhận xét: “Đây là một trường hợp điển hình của kẻ “vừa ăn cắp vừa la làng”. Cả ông Chau và La Presse Chinoise chắc chắn là những người chống Pháp Luân Công và ủng hộ [Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa]”. La Presse Chinoise là tên của công ty in ấn phẩm Les Presses Chinoises.

Bà nói, việc gọi [ông Chau] là một đặc vụ Bắc Kinh không phải là một cuộc “tấn công không công bằng”, mà là một “nhận định chuẩn xác”.

“Ông Chau tin rằng đó là một phần trách nhiệm của ông ấy trong việc bảo vệ vị thế của chính phủ Trung Quốc. Các bài báo của [The Epoch Times] cho thấy, không chỉ ý kiến ​​của ông về Pháp Luân Công mà cả về Tây Tạng và nhiều chủ đề khác đều giống hệt với những luận điệu của chính phủ PRC”, bà Mandeville nói.

Thẩm phán Mandeville cũng cho biết những lời giải thích của ông Chau về cách ông chi trả cho các chi phí của các phiên bản đặc biệt tố cáo Pháp Luân Đại Pháp là “những lời nói mơ hồ”, theo cách nói giảm nhẹ nhất.

Trong quá trình tố tụng tại tòa, ông Chau thừa nhận rằng ông không phỏng vấn các học viên Pháp Luân Đại Pháp về nội dung ông đã xuất bản và đã đọc các giáo lý của Pháp Luân Đại Pháp. Ông nói rằng ông khao khát tiêu diệt Pháp Luân Đại Pháp.

Ông Chau sau đó đã kháng cáo quyết định của tòa án sơ thẩm nhưng không thành công. Ba thẩm phán tòa phúc thẩm đã tái khẳng định vào năm 2012 rằng việc gọi ông Chau và công ty báo chí của ông là “các đại diện thúc đẩy các ý tưởng của một chính phủ không thể bị coi là tội phỉ báng”.

Ông Chau đã cố gắng đưa vụ án lên tòa án tối cao, nhưng không thành công.

Du Miên

Theo The Epoch Times

https://www.ntdvn.com/trung-quoc/duong-day-rua-tien-cua-dcstq-va-chien-dich-phi-bang-duc-tin-o-canada-51700.html

 

Thế giới có 12 triệu ca Covid-19 :

Đợt 1 chưa qua đã lo đợt 2

Thu Hằng

Tính đến ngày 08/07/2020, đã có hơn 12 triệu người nhiễm virus corona và hơn nửa triệu người qua đời vì Covid-19 trên thế giới. Tuy nhiên, Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO cho rằng dịch vẫn chưa đạt đến đỉnh. Trong khi chưa có vác-xin, Covid-19 đe dọa bùng phát trở lại ở một số nước, trong đó có những quốc gia dỡ bỏ phong tỏa quá sớm.

Theo Reuters, số ca Covid-19 cao gấp ba lần so với những ca nhiễm cúm nặng hàng năm. Từ khi có ca Covid-19 đầu tiên được ghi nhận ở Trung Quốc vào đầu tháng Giêng, phải mất 5 tháng để virus corona lây đến 6 triệu người, nhưng chỉ trong vòng 39 ngày qua, số ca nhiễm đã tăng lên gấp đôi, hiện là 12 triệu người.

Tình hình vẫn rất căng thẳng ở châu Mỹ. Ngày 08/07, kỉ lục ca nhiễm mới trong vòng 24 giờ tại Hoa Kỳ là 60.000 và Mêhicô gần 7.000. Quyết định từng bước dỡ phong tỏa và cho phép một số lĩnh vực hoạt động trở lại dường như đã khiến số ca nhiễm mới gia tăng ở Mêhicô và Peru, hai nước bị dịch tác động nghiêm trọng thứ hai và thứ ba ở Nam Mỹ (sau Brazil).

Châu Âu, châu lục bị tác động nặng nhất với hơn 2,8 triệu ca nhiễm, đã vượt ngưỡng  200.000 người chết vì Covid-19 vào ngày 07/07, trong đó 2/3 số ca là ở bốn nước Anh, Ý, Pháp và Tây Ban Nha. Dù đã dỡ bỏ phong tỏa, nhưng Pháp vẫn tiếp tục các biện pháp hạn chế và theo dõi sát sao tình hình dịch do nguy cơ có thể có làn sóng thứ hai.

Trung Quốc, Hàn Quốc, Úc, nằm trong số những nước bị dịch tác động sớm, hiện đang tái lập phong tỏa cục bộ. Hơn 5 triệu người dân thành phố Melbourne bắt đầu bị phong tỏa trong vòng 6 tuần kể từ ngày 09/07. Bang Kerala, cực nam Ấn Độ, cũng kéo dài biện pháp giãn cách xã hội trong vòng một năm, cho đến tháng 07/2021. Nhiều nước Trung Á như Kirghizistan, Uzbekistan và Kazakhstan đã phải tái lập các biện pháp đối phó với làn sóng mới do dỡ phong tỏa quá sớm từ tháng Năm.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200709-th%E1%BA%BF-gi%E1%BB%9Bi-c%C3%B3-12-tri%E1%BB%87u-ca-covid-19-%C4%91%E1%BB%A3t-1-ch%C6%B0a-qua-%C4%91%C3%A3-lo-%C4%91%E1%BB%A3t-2

 

Tổ chức khí tượng thế giới:

Khí hậu toàn cầu tiếp tục bị nóng

Anh Vũ

Báo cáo của Tổ Chức Khí Tượng Thế Giới (OMM) công bố hôm nay 09/05/2020 khẳng định khí hậu toàn cầu sẽ tiếp tục nóng hơn lên qua từng năm. Trong vòng 5 năm tới, nhiệt độ trung bình trên toàn cầu sẽ tăng thêm ít nhất 1°C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Thậm chí có thời gian mức tăng đạt tới 1,5°C.

Về mặt chính thức, Thỏa thuận Khí hậu Paris vẫn có hiệu lực, nhưng ngày càng có ít cơ may để các cam kết trong văn bản này được tôn trọng.

Từ Genève, thông tín viên Jérémie Lanche cho biết thêm thông tin :

Với mức tăng 1,1 độ, 2019 là năm thứ 2 nóng nhất từ trước tới nay. Theo Tổ Chức Khí Tượng Thế Giới, vị trí này của 2019 sẽ có thể được thay thế trong 5 năm tới. Nếu tính thêm sự biến thiên của khí hậu và hiện tượng ấm lên do con người gây ra, tổ chức quốc tế này nhận định mức tăng nhiệt độ sẽ nằm trong khoảng từ 0,91 đến 1,59 độ C vào năm 2024. Như thế có nghĩa là có những năm nhiệt độ tăng cao hơn cả giới hạn 1,5°C được ấn định trong Thỏa thuận Paris.

Một trong những tác giả của bản báo cáo, chuyên gia Adam Scaife, cho rằng ngưỡng tăng biểu tượng đó không đặt lại vấn đề về hiệu lực của thỏa thuận : « Chúng ta ghi nhận hiện tượng khí hậu ấm lên vượt qua tạm thời ngưỡng 1,5°C. Điều đó có nghĩa là chúng ta đang tiến gần đến giới hạn ấn định của Thỏa thuận Paris một cách nguy hiểm. Phải mất nhiều thời gian thì các hành động chúng ta tiến hành mới có tác động tích cực lên khí hậu. Nhưng nhìn vào quy mô ấm lên của khí hậu những năm qua, thì các dự báo nhiệt độ trên trái đất sẽ có thể còn đen tối hơn. »

Dưới góc độ này, 2020 có vẻ đã là năm của kỷ lục mới. Bắc bán cầu ấm thêm 0,8 độ so với thập kỷ trước. Tốc độ ấm lên của khí hậu Nam Cực nhanh gấp đôi phần còn lại của địa cầu. Thí dụ như ngày 20 tháng 6 vừa rồi, nhiệt độ trong vùng Siberia lên tới 38°C. Đây là nhiệt độ cao nhất chưa từng có ở vòng cực bắc bán cầu.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200709-t%E1%BB%95-ch%E1%BB%A9c-kh%C3%AD-t%C6%B0%E1%BB%A3ng-th%E1%BA%BF-gi%E1%BB%9Bi-kh%C3%AD-h%E1%BA%ADu-to%C3%A0n-c%E1%BA%A7u-ti%E1%BA%BFp-t%E1%BB%A5c-b%E1%BB%8B-n%C3%B3ng

 

Pháp: Số ca nhiễm và tử vong vì COVID tăng

Số người nhiễm và chết vì virus corona ở Pháp được báo cáo ngày 8/7 cao hơn mức trung bình mỗi ngày trong tuần qua, vào lúc các giới chức y tế cảnh báo về khả năng xảy ra một đợt COVID thứ nhì.

Có thêm 663 người nhiễm trong ngày 8/7 so với 475 ca hôm trước và so với mức trung bình hàng ngày là 536 ca trong tuần qua.

Trong tháng Sáu, trung bình mỗi ngày có 435 người nhiễm. Số này trong tháng Năm là 715 và hồi tháng Tư là 2.582.

Tổng số người nhiễm COVID hiện nay ở Pháp là 169.473.

Giới chức y tế hàng đầu Jerome Saloman nói với báo Le Figaro rằng nước Pháp “nên chuẩn bị đối phó với đại dịch gia tăng, thậm chí là một đợt thứ hai.”

Về tử vong, số người chết vì COVID hôm 8/7 tăng thêm 32 ca so với ngày trước, hầu như cao gấp đôi mức trung bình hàng ngày là 18 người chết trong tuần qua.

Tháng trước, trung bình có 34 người chết tại Pháp mỗi ngày vì COVID. Số này của tháng Năm là 143 người và tháng Tư là 695 người chết.

Với 29.965 người chết vì COVID, Pháp có số tử vong vì virus corona cao hàng thứ 6 trên thế giới.

https://www.voatiengviet.com/a/ph%C3%A1p-s%E1%BB%91-ca-nhi%E1%BB%85m-v%C3%A0-t%E1%BB%AD-vong-v%C3%AC-covid-t%C4%83ng/5495216.html

 

Pháp duy trì lễ pháo hoa

mừng Quốc Khánh 14/07 tại Tháp Eiffel

Tuấn Thảo

Bắn pháo hoa là một sinh hoạt truyền thống nhân Lễ Quốc khánh Pháp. Hầu hết các thành phố ở Pháp nhân ngày 14/07 hàng năm đều tổ chức sự kiện này. Nếu thực sự có một tiết mục không thể bỏ qua, chính là lễ bắn pháo hoa tại Tháp Eiffel. Theo thông cáo hôm qua của Tòa đô chính, năm nay Paris duy trì cùng lúc buổi hòa nhạc cổ điển cũng như lễ bắn pháo hoa ngay tại chân Tháp Eiffel.

Hàng năm, cả hai sự kiện này thu hút hơn nửa triệu người xem tại chỗ cũng như hàng triệu lượt khán giả truyền hình do buổi lễ được phát sóng trực tiếp. Thông thường, khán giả chủ yếu tụ họp trên quảng trường Champ de Mars hay là đứng từ quảng trường ở phía đối diện Trocadéro để có độ nhìn toàn cảnh của Tháp Eiffel, rực rỡ muôn màu lung linh sắc pháo.

Tuy nhiên, do các quy tắc an toàn liên quan đến việc phòng chống dịch Covid-19, cả hai sự kiện này được tổ chức với một số điều kiện ràng buộc. Do lệnh cấm tập hợp đông đảo ở những nơi công cộng vẫn còn có hiệu lực, cho nên mọi thành phần khán giả sẽ không được quyền đến gần khu vực Tháp Eiffel. Cả hai sự kiện sân khấu biểu diễn nhạc cổ điển tại quảng trường Champ de Mars cũng như màn bắn pháo hoa ngay bên chân Tháp Eiffel, chỉ có thể được theo dõi từ xa, xem trên đài truyền hình hay là qua mạng Internet.

Trong bản thông cáo công bố hôm 08/07 vừa qua, Tòa đô chính Paris cho biết là hầu hết các khu vực xung quanh Tháp Eiffel đều cấm người qua lại. Biện pháp triệt để này là nhằm tránh để cho tái diễn các cuộc tập hợp đông đảo như vào Ngày hội Âm nhạc (La Fête de la Musique) 21/06 vừa qua, vào lúc giới chuyên gia y tế vẫn luôn cảnh báo về nguy cơ của một làn sóng lây nhiễm thứ nhì ở Pháp vào cuối mùa hè năm 2020.

Một cách cụ thể hơn, Sở Cảnh sát Paris đã ra lệnh hạn chế giao thông trong các khu vực xung quanh Tháp Eiffel vào hôm 14/07 ngay từ lúc 11 giờ sáng. Kể từ 4 giờ chiều trở đi, quảng trường Trocadéro và các đại lộ xung quanh cầu Iéna sẽ dần dần bị phong tỏa, do đó là những nơi đám đông thường tập hợp lại để xem bắn pháo hoa. Vào 7 giờ tối, toàn bộ khu vực, đi từ cầu Grenelle cho đến cầu Alma, tức là trên khoảng 2 cây số rưỡi cũng hoàn toàn cấm dân chúng qua lại. Chỉ có các cư dân địa phương, giới nhân viên các hàng quán, khách sạn hay làm việc cho các du thuyền dọc hai bờ sông Seine, có thể vào bên trong các khu vực bị phong tỏa này, nhưng họ phải chứng minh địa chỉ cư trú hay là trình giấy phép của các công ty có cơ sở hoạt động tại chỗ.

Một khi toàn bộ khu vực xung quanh chân Tháp Eiffel vắng hẳn bóng người qua lại, buổi hòa nhạc cổ điển trên quảng trường Champ de Mars sẽ mở màn vào lúc 9 giờ tối dưới sự điều khiển của nhạc trưởng Kim Eun Sun. Nhạc trưởng Hàn Quốc từng nổi danh nhờ chỉ huy dàn nhạc giao hưởng Frankfurt, dàn nhạc của nhà hát lớn Houston và cũng là phụ nữ đầu tiên được bổ nhiệm làm giám đốc âm nhạc của nhà hát opera thành phố San Francisco.

Được mời sang Paris lần này, cô Kim Eun Sun sẽ điều khiển 65 nghệ sĩ thuộc Dàn nhạc giao hưởng Quốc gia Pháp, cùng với dàn hợp xướng của Đài phát thanh Pháp Radio France. Buổi trình diễn này còn có nhiều vị khách mời nổi tiếng, họ đều là những nghệ sĩ chuyên nghiệp của làng kịch opera, trong đó có hai giọng ca soprano Sonya Yoncheva và Fatma Said. Còn về phía nam, có giọng ca baryton Ludovic Tézier và danh ca tenor Benjamin Bernheim.

Được tổ chức 8 năm liên tiếp nhờ vào sự hợp tác của Tòa Đô chính Paris với nhiều cơ quan văn hóa Pháp, Buổi hòa nhạc cổ điển nhân Lễ Quốc Khánh sẽ được phát sóng trực tiếp trên đài phát thanh France Inter cũng như trên đài truyền hình France 2. Trong năm 2019, buổi hòa nhạc cổ điển này đã lập kỷ lục với hơn 3 triệu người xem chỉ riêng tại Pháp. Bên cạnh đó, hơn 10 quốc gia châu Âu cũng đã mua lại quyền phát sóng sự kiện và cho dù buổi trình diễn năm nay không có khán giả tại chỗ, nhưng lại có khả năng thu bút cả trăm triệu khán giả truyền hình, do được phát sóng cùng lúc tại nhiều quốc gia trên mạng truyền hình châu Âu EBU-Eurovision.

Về phía Hội đồng thành phố Paris, việc duy trì buổi hòa nhạc cũng như lễ bắn pháo hoa nằm trong kế hoạch nối lại từng bước với các sinh hoạt văn hóa trong thời hậu phong tỏa. Quyết định này cũng mang thêm một ý nghĩa kinh tế. Đa số các công ty chuyên sản xuất pháo hoa và tổ chức các ‘‘sự kiện’’ nhân dịp các buổi lễ lớn, đều làm việc với các cơ quan hàng đầu như Sở Du lịch Paris hay là ban quản lý lâu đài Versailles. Phần lớn thu nhập của các công ty phụ thuộc khá nhiều vào các hợp đồng quan trọng này. Duy trì lễ bắn pháo hoa năm nay cũng là một cách để củng cố quan hệ đối tác kinh doanh cho nhiều năm tới.

https://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20200709-pha%CC%81p-pha%CC%81o-hoa-qu%E1%BB%91c-kh%C3%A1nh-tha%CC%81p-eiffel

 

Thế Vận Hội Paris 2024 và thách đố Covid-19

Thanh Phương

Tác động kinh tế vô cùng nặng nề của dịch Covid-19 đang khiến các nhà tổ chức Thế Vận Hội Paris 2024 rất lo ngại, nhất là khi họ nhìn thấy Thế Vận Hội Tokyo 2020 đã bị dời lại đến năm tới mà vẫn chưa chắc có thể diễn ra.

rHiện giờ việc dời Thế Vận Hội Tokyo sang năm tới không ảnh hưởng gì đến Thế Vận Hội Paris, tức là sự kiện này sẽ vẫn diễn ra như sự kiến trong 4 năm nữa. Nhưng dịch Covid-19 đang đặt ra nhiều vấn đề

cho các nhà tổ chức : sự chậm trễ của các công trình, hợp đồng với các công ty bảo trợ, ngân sách tổ chức.

Các công ty bảo trợ sẽ xét lại ?

Ngân sách của Thế Vận Hội Paris 2024 là 3,8 tỷ euro, gần như toàn bộ là từ các nguồn thu nhập như tiền của các công ty bảo trợ, tiền bán vé, phần đóng góp của Ủy ban Thế Vận Quốc Tế. Nguồn tài chính này không tránh khỏi những hậu quả của dịch virus corona, mà hiện đang tiếp tục tăng nhanh ở nhiều nơi và bùng phát trở lại ở những nơi khác.

Nhưng vấn đề không chỉ giới hạn ở ngân sách tổ chức Thế Vận Hội 3,8 tỷ euro, mà còn phải tính đến 3 tỷ euro tiền đầu tư cho các công trình lớn phục vụ cho sự kiện thể thao này, như Làng Olympic và Làng Báo Chí. Phân nửa vốn đầu tư là tiền của Nhà nước. Bao giờ cũng vậy, ngân sách dự kiến cho các dự án theo thời gian cứ dần dần tăng lên. Chẳng hạn như ngân sách dự kiến ban đầu cho trung tâm bể bơi Olympic ở Saint-Denis, một trong những công trình trọng điểm của Thế Vận Hội Paris 2024, là 113 triệu, nhưng đến cuối tháng Tư, tổng kinh phí cho dự án này đã được nâng lên thành 174,7 triệu.

Hiện giờ ban tổ chức vẫn tin là có thể thu được từ 1 đến 1,2 tỷ từ các công ty bảo trợ mặc dù đang có suy thoái kinh tế. Theo lời một thành viên hội đồng quản trị Paris-2024, các công ty bảo trợ sẽ không bỏ ra thêm đồng nào, mà chỉ cố gắng làm đúng như đã cam kết. Nhưng dự báo như thế hãy còn quá lạc quan. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, rất nhiều công ty đối tác của Thế Vận Hội Paris đang gặp khó khăn tài chính. Trong số các công ty này, một số đã dự trù bỏ ra hàng trăm triệu euro để tài trợ cho việc chuẩn bị và tổ chức Thế Vận Hội. Trong bối cảnh hiện nay, rất có thể họ sẽ xét lại sự cần thiết của khoản đầu tư này. Nếu như thế thì Ủy ban Tổ chức Paris 2024 sẽ bị mất một khoản thu đáng kể.

Tiết kiệm, tiết kiệm và tiết kiệm

Trước những khó khăn về ngân sách, vào đầu tháng 5 vừa qua, chủ tịch Ủy ban Tổ chức Thế Vận Hội Paris 2024 ( COJO), đứng đầu là ông Tony Estanguet, đã yêu cầu phải tìm đủ mọi cách để tiết kiệm trong các khoản chi tiêu « trong hậu trường » Thế Vận Hội ( phục vụ ăn uống, an ninh, giao thông), nhưng không làm ảnh hưởng đến chất lượng của sự kiện thể thao này.

Mục tiêu đề ra là tiết kiệm được khoảng 10% tổng ngân sách, tức là từ 300 đến 400 triệu euro. Theo tất cả những người có liên quan, trả lời hãng tin AFP, có rất nhiều hướng để tiết kiệm, vì Thế Vận Hội và Thế Vận Hội người khuyết tật diễn ra tổng cộng 30 ngày ( 15 + 15 ) và ở nhiều địa điểm khác nhau : Saint-Denis ( Stade de France ), Paris (Trocadero, Concorde), Versailles (cưỡi ngựa), Marseille (thuyền buồm), cho đến Tahiti (lướt sóng).

Theo họ, có thể bớt kinh phí cho việc chuyên chở các vận động viên, các quan chức, cho việc tổ chức các sự kiện quần chúng… Trước mắt, khả năng tiếp đón của làng Olympic nay đã giảm từ 18.000 giường xuống còn 15.000.

Dự án metro bị chậm trễ

Trong số những hồ sơ nóng mà các nhà tổ chức Thế Vận Hội Paris phải giải quyết, còn có một vấn đề lớn khác: sự chậm trễ trong dự án xây các tuyến metro phục vụ cho sự kiện thể thao này.

Hôm 22/06/2020, Quốc vụ khanh đặc trách Giao Thông Jean-Baptiste Djebbari đã xác nhận rằng các tuyến metro tại Bourget, vùng Seine-Saint-Denis, ngoại ô Paris, sẽ không thể được hoàn tất kịp cho Thế Vận Hội 2024. Theo công ty Grand Paris, công ty đảm trách các dự án của hệ thống metro Paris tương lai Grand Paris Express, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, các tuyến đang được xây sẽ bị chậm trễ từ 3 đến 8 tháng, và như vậy là một phần của hai tuyến 16 và 17 sẽ không thể được giao trước khi diễn ra Thế Vận Hội 2024. Các nhà tổ chức sẽ phải tìm các giải pháp thay thế để bảo đảm việc vận chuyển cho khu Olympic này, nơi sẽ diễn ra các cuộc tranh tài bắn súng và bóng chuyền, và cũng là nơi đặt trung tâm và Làng Báo Chí.

Làng Olympic, sẽ được giao vào năm 2023 theo lịch trình dự kiến, trên nguyên tắc sẽ không gặp vấn đề gì. Nhưng các công trình khác thì không thể bị chậm trễ nhiều tháng, như trường hợp của công trình Làng Báo Chí, sẽ được xây tại vùng ngoại ô phía bắc Paris. Làng này theo dự kiến sẽ được khởi công xây dựng vào quý 3 năm 2021 và phải được hoàn tất kịp thời để đón tiếp 20.000 phóng viên từ khắp thế giới. Nhưng ngay giữa lúc khủng hoảng dịch Covid-19, không ai dám bảo đảm là việc xây công trình sẽ diễn ra suôn sẻ. Hiện giờ không có công trình nào được thông báo là sẽ bị chậm trễ, tuy nhiên do dịch bệnh sẽ còn kéo dài, tình hình có thể thay đổi theo hướng bất lợi, đến mức đã có người dự trù đến khả năng … dời Thế Vận Hội Paris 2024. CIO đã dời Tokyo 2020, thì sao lại không thể dời Paris-2020 ?

Xét lại mô hình tổ chức Thế Vận Hội

Dịch Covdi-19 có lẽ cũng sẽ buộc Ủy ban Thế Vận Quốc Tế CIO suy nghĩ lại về mô hình tổ chức sự kiện thể thao này, mà lịch trình đã được quy định từ năm 1896 và vẫn bất di bất dịch cho tới nay.

Trên nhật báo thể thao l’Equipe ngày 26/06, ông Guy Drut, cựu vô địch Olympic môn chạy vượt rào 110 mét và hiện là một thành viên của CIO, cho rằng Thế Vận Hội nay đã trở thành một sự kiện « lỗi thời và tách rời thực tế ». Theo hướng « suy nghĩ lại mô hình », ông Guy Drut đề nghị nên hạn chế số bộ môn thể thao bổ sung, cũng như tính lại ngân sách tổ chức.

Tuy nhiên, hiện giờ CIO dường như tập trung nỗ lực để giải quyết những xáo trộn do việc dời Thế Vận Hội Tokyo 2020 sang năm tới, hơn là lo cho tương lai của Thế Vận Hội Paris 2024.

Trước mắt, trong cuộc họp tại điện Elysée ngày 08/07/2020, tổng thống Emmanuel Macron với chủ tịch CIO Thomas Bach và chủ tịch Ủy ban Tổ chức Thế Vận Hội Paris 2024 đã đồng ý với nhau là trước cuối năm nay sẽ thẩm định các chi phí phát sinh từ dịch Covid-19 và sẵn sàng giảm bớt số vận động viên tham gia.

https://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20200709-th%E1%BA%BF-v%E1%BA%ADn-h%E1%BB%99i-paris-2024-covid

 

Cảnh sát Hòa Lan đột kích và phát hiện

một phòng tra tấn cách âm có ghế nha sĩ ở bên trong

Cảnh sát Hòa Lan đã bắt giữ 6 người đàn ông sau khi phát hiện ra các container được biến thành nhà tù tạm thời và phòng tra tấn cách âm hoàn toàn với một chiếc ghế nha sĩ, cùng các các dụng cụ như kìm, dao mổ và còng tay.

Chính quyền cho biết cảnh sát đã tiến hành cuộc đột kích trước khi phòng tra tấn có thể được sử dụng và đã khuyến cáo cho các nạn nhân tiềm năng để họ lẩn trốn. Phát hiện khủng khiếp đã được thực hiện vào tháng trước nhờ các đầu mối thu từ dữ kiện trong các điện thoại được mã hóa của nhóm tội phạm. Mạng lưới thông tin liên lạc này đã bị cảnh sát Pháp phá vỡ gần đây.

Các thám tử ở Anh và Hòa Lan đã bắt giữ hàng trăm nghi can dựa trên các tin nhắn được mã hóa. Hôm 22/06/2020, cảnh sát Hòa Lan đã bắt giữ 6 người đàn ông vì nghi ngờ đang âm mưu bắt cóc và tấn công nghiêm trọng. Các thám tử cũng phát hiện ra 7 container đã biến đổi trong một nhà kho ở Wouwse Plantage, một ngôi làng nhỏ ở phía tây nam Hòa Lan, gần biên giới với Bỉ.

Các nghi can bị lật tẩy bởi các tin nhắn từ điện thoại EncroChat, bao gồm hình ảnh của container và ghế nha sĩ có dây đai. Các tin nhắn được gọi nhà kho là “phòng điều trị” và “ebi”, ám chỉ nhà tù an ninh hàng đầu của Hòa Lan. Trong các cuộc tìm kiếm khác, bao gồm địa điểm mà cảnh sát cho là căn cứ của bọn tội phạm gần thành phố cảng Rotterdam, cảnh sát đã tìm thấy đồng phục cảnh sát và áo giáp, xe hơi bị trộm, 25 khẩu súng và ma túy. (BBT)

https://www.sbtn.tv/canh-sat-hoa-lan-dot-kich-va-phat-hien-mot-phong-tra-tan-cach-am-co-ghe-nha-si-o-ben-trong/

 

Ảnh chụp vệ tinh mới hé lộ hoạt động

tại cơ sở hạt nhân bí mật của Triều Tiên

Quý Khải

Hình ảnh vệ tinh mới cho thấy hoạt động gần đây tại một cơ sở của Triều Tiên mà các nhà nghiên cứu ngờ rằng đang được dùng để chế tạo đầu đạn hạt nhân. Cơ sở này chưa từng được công bố trước đây, theo CNN.

Các bức ảnh chụp vệ tinh của Planet Labs – công ty vận hành các vệ tinh chụp ảnh Trái đất – đã được phân tích bởi các chuyên gia tại Viện nghiên cứu quốc tế Middlebury, cho thấy rằng cơ sở này, vốn nằm ở làng Wollo-ri gần thủ đô Bình Nhưỡng và chưa được tiết lộ cho công chúng trước đây, có liên hệ đến chương trình hạt nhân của Triều Tiên và vẫn duy trì hoạt động trong thời gian dài.

“Nó có tất cả các dấu hiệu của một cơ sở hạt nhân Triều Tiên – rào an ninh, nhà ở tại chỗ, tượng đài cho các chuyến thăm không công khai của lãnh đạo, và một cơ sở ngầm dưới đất. Và nó nằm ngay bên cạnh một nhà máy nước đóng chai không có những đặc điểm tương tự”, Jeffrey Lewis, giáo sư tại Viện nghiên cứu quốc tế Middlebury, chuyên về các nguồn tin tình báo mở, trao đổi với CNN trước khi công bố báo cáo của ông.

“Những điểm ngờ vực đáng chú ý là các phương tiện giao thông – ô tô, xe tải, container vận chuyển. Nhà máy này hoạt động rất tích cực. Hoạt động của nó đã không bị chậm lại – không chậm lại trong các cuộc đàm phán [Mỹ-Triều] cũng như không chậm lại trong hoàn cảnh hiện nay”, ông nói với CNN.

Tuy rằng cơ sở này được xác định vào năm 2015 bởi các nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Không phổ biến Vũ khí hủy diệt hàng loạt James Martin, Lewis và các đồng nghiệp của ông khi đó đã quyết định không công bố cơ sở này vì họ không thể xác định vai trò cụ thể của nó trong chương trình hạt nhân Triều Tiên.

Tuy nhiên, việc tên và chức năng của cơ sở này được bao hàm trong một cuốn sách sắp lên kệ của tác giả Ankit Panda, một chuyên gia về Triều Tiên làm việc cho Liên đoàn các Nhà khoa học Mỹ, khiến địa điểm này trở thành một vấn đề đáng lưu tâm, họ nói với CNN.

Ảnh chụp vệ tinh ngày 9/7/2019 của Planet Earth, cho thấy các hoạt động diễn ra tại một cơ sở ở Triều Tiên mà các nhà nghiên cứu nghi ngờ rằng đang được dùng để chế tạo đầu đạn hạt nhân.

Trong cuốn sách có tựa đề “Kim Jong Un và Bom”, tác giả Panda viết rằng cơ sở này chủ yếu được đánh giá  là có liên hệ đến việc sản xuất đầu đạn hạt nhân, và cũng có thể đóng vai trò như một kho vũ khí nếu nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un muốn phân tán nguồn dự trữ vũ khí “để phản ứng tốt hơn trong một cuộc khủng hoảng”, theo nội dung cuốn sách.

“Chúng tôi đã quan sát cơ sở này trong một thời gian dài và biết rằng nó có liên hệ đến chương trình hạt nhân. Khi Ankit Panda hỏi tôi rằng liệu chúng tôi có nghe đến một địa điểm gần nơi nào đó gọi là Wollo-ri có liên hệ đến việc chế tạo vũ khí hạt nhân hay không, thì mọi thứ đều trở nên rõ ràng”, ông Lewis nói.

Khi CNN liên hệ với CIA và Lầu Năm Góc để hỏi liệu cơ sở này có đóng vai trò gì trong chương trình hạt nhân của Triều Tiên hay không, hai cơ quan đã từ chối bình luận.

https://www.dkn.tv/the-gioi/anh-chup-ve-tinh-moi-he-lo-hoat-dong-tai-co-so-hat-nhan-bi-mat-cua-trieu-tien.html

 

Thị trưởng Seoul mất tích, để lại tin nhắn ‘như di chúc’

Hàng trăm cảnh sát Hàn Quốc đang sử dụng máy bay không người lái và chó nghiệp vụ để tìm kiếm thị trưởng lâu năm của Seoul, ông Park Won-Soon, hôm 9/7, sau khi con gái ông báo với cảnh sát ông mất tích, Reuters dẫn lời các quan chức nước này cho biết.

Theo cơ quan Cảnh sát thủ đô Seoul, cảnh sát đang tìm ông Park ở khu vực quanh Sungbuk-dong, một quận phía bắc của Seoul, nơi tín hiệu điện thoại của ông được phát hiện lần cuối.

Con gái ông Park báo cáo ông mất tích lúc 5:17 chiều, giờ địa phương. Cô cho biết điện thoại của ông Park tắt và ông để lại một tin nhắn “giống như một di chúc”, Reuters dẫn lại thông tin từ Yonhap cho hay.

Ông Park chính thức rời khỏi nơi cư trú vào khoảng 10:40 sáng, đội mũ đen và đeo ba lô. Ông đã hủy một cuộc họp về chính sách dự kiến diễn ra vào sáng 9/7, theo tin địa phương.

Cảnh sát cho biết họ dự định sẽ tiếp tục tìm kiếm qua đêm và điều động máy bay trực thăng nếu không tìm thấy ông Park vào sáng thứ Sáu (10/).

Ông Park là thị trưởng của Seoul từ năm 2011. Ông đóng một vai trò chủ xướng trong cuộc biểu tình dẫn đến sự lật đổ cựu Tổng thống Park Geun-hye vào năm 2017.

Là thị trưởng của thành phố gần 10 triệu dân, ông Park là một trong những chính trị gia có ảnh hưởng nhất trong cả nước. Ông cũng đóng một vai trò lớn trong việc ứng phó với đại dịch Covid-19.

Ngoài ra, ông Park còn được coi là một ứng cử viên tổng thống tiềm năng trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2022.

https://www.voatiengviet.com/a/th%E1%BB%8B-tr%C6%B0%E1%BB%9Fng-seoul-m%E1%BA%A5t-t%C3%ADch-%C4%91%E1%BB%83-l%E1%BA%A1i-tin-nh%E1%BA%AFn-nh%C6%B0-di-ch%C3%BAc-/5496231.html

 

Ngoại trưởng liên minh ‘Ngũ nhãn’ họp về Hồng Kông

Hải Lam

Các ngoại trưởng thuộc 5 nước liên minh tình báo Ngũ Nhãn (Five Eyes) hôm 8/7 họp trực tuyến thảo luận về tình hình Hồng Kông, một quan chức chính phủ Canada nói với Reuters.

Tuy nhiên, vị quan chức Canada này từ chối tiết lộ thông tin chi tiết. Ngũ Nhãn là liên minh tình báo 5 nước gồm Mỹ, Anh, Australia, New Zealand và Canada.

Trong một động thái riêng biệt, Ngoại trưởng Canada Francois-Philippe Champagne hôm 8/7 đăng trên Twitter rằng ông đã thảo luận với các đối tác từ các quốc gia khác về những vấn đề liên quan đến hòa bình và an ninh quốc tế.

Luật an ninh Hồng Kông có hiệu lực ngay trong đêm 30/6, hình sự hóa 4 loại tội phạm an ninh quốc gia gồm ly khai, lật đổ, khủng bố và thông đồng với nước ngoài hoặc các phần tử bên ngoài để gây nguy hiểm cho an ninh. Đạo luật hà khắc này vấp phải làn sóng phản đối từ chính người dân hòn đảo và các nước phương Tây. Giới quan sát nhật định, luật an ninh quốc gia của Bắc Kinh sẽ bóp nghẹt các quyền tự do ít ỏi còn lại của Hồng Kông.

Phản ứng trước hành động độc đoán của Bắc Kinh, Canada đã đình chỉ hiệp ước dẫn độ với Hồng Kông, đồng thời tuyên bố có thể hỗ trợ nhập cư đối với người dân hòn đảo này. Hôm 1/7, chính quyền Canada cảnh báo công dân ở Hồng Kông rằng họ phải đối mặt nguy cơ “bị giam tùy tiện” sau khi Trung Quốc thông qua luật an ninh với đặc khu.

Chính phủ Úc hôm 7/7 cũng đưa ra cảnh báo tương tự. Tờ RTHK cho biết, hôm nay (9/7), Canberra tiếp tục cảnh báo công dân có nguy cơ đưa về đại lục để truy tố và kêu gọi họ xem xét lại việc ở lại Hồng Kông.

Liên minh tình báo Ngũ Nhãn hồi tháng 5 từng cáo buộc Trung Quốc cố ý che giấu thông tin về Covid-19, bịt miệng các bác sĩ cảnh báo sớm, xóa bằng chứng trong phòng thí nghiệm và từ chối cung cấp một số mẫu phẩm cho các nhà khoa học để nghiên cứu vắc-xin.

https://www.dkn.tv/the-gioi/ngoai-truong-lien-minh-ngu-nhan-hop-ve-hong-kong.html

 

Căng thẳng Trung – Anh leo thang, Trung Quốc

có thể cấm người Hong Kong xuất cảnh tới Anh

Bình luậnĐông Phương

Vài ngày trước, để đáp trả việc Thủ tướng Anh Johnson đề xuất kế hoạch cấp quyền cư trú cho người Hong Kong có hộ chiếu hải ngoại BNO của Anh, Đại sứ Trung Quốc tại Anh Lưu Hiểu Minh (Liu Xiaoming) nói với truyền thông rằng chính phủ Trung Quốc không loại trừ việc cấm người Hong Kong xuất cảnh và di dân đến Anh.

Theo Bloomberg News, ông Lưu Hiểu Minh đã đưa ra tuyên bố trên với giới truyền thông tại một cuộc họp báo video gần đây. Ông nói: “Hãy nhìn vào tình hình đang leo thang, chúng ta cần quan sát động thái từ phía Anh để quyết định các biện pháp tương ứng của chúng ta”.

Trong bài phát biểu tại một cuộc họp báo video được tổ chức trực tuyến hôm 6/7, ông Lưu Hiểu Minh đã chỉ trích chính phủ Anh là “liên tục đưa ra những nhận xét vô trách nhiệm về các vấn đề Hong Kong”. Ông cũng bày tỏ hy vọng rằng chính phủ Anh sẽ xem xét lại quyết định cấp quyền công dân cho những người có hộ chiếu công dân ở hải ngoại BNO của Anh.

Kể từ khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tuyên bố cưỡng chế thực thi “Luật An ninh Quốc gia” tại Hong Kong, hàng chục chính phủ quốc gia dân chủ với Vương quốc Anh và Hoa Kỳ làm đại diện đã liên tục chỉ trích động thái của ĐCSTQ là phá huỷ chế độ “một quốc gia, hai chế độ” của Hong Kong, tước đoạt quyền tự trị mà những người dân chủ Hong Kong đáng được hưởng, và phá hoại nền pháp trị của Hong Kong.

Thủ tướng Anh Johnson chỉ ra rằng Luật An ninh Quốc gia Hong Kong “rõ ràng đã vi phạm nghiêm trọng” Tuyên bố chung Trung – Anh mà London và Bắc Kinh đã ký vào năm 1984. Để bày tỏ sự ủng hộ đối với người dân Hong Kong, chính phủ Anh cho biết họ sẽ cho phép khoảng 3 triệu người Hong Kong có hộ chiếu BNO kéo dài thời gian lưu trú hoặc học tập tại Anh đến 5 năm và cho phép họ nộp đơn xin quốc tịch Anh trong một năm sau đó.

Bộ trưởng Ngoại giao Anh Dominic Raab khẳng định rằng, việc cấp cơ hội cho hàng triệu người mang hộ chiếu BNO đến Vương quốc Anh không phải là một sự can thiệp vào các vấn đề nội bộ của Trung Quốc. Ông nói: “Chúng tôi muốn có mối quan hệ tích cực với Trung Quốc … Nhưng vấn đề thực sự ở đây là liên quan đến sự tín nhiệm, liệu Trung Quốc (ĐCSTQ) có thể tin tưởng được không và họ có thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm quốc tế hay không”.

Đồng thời, ông James Slack, Phát ngôn viên của Thủ tướng Anh Johnson, nói rằng vì Hong Kong đã bắt đầu thực thi Luật An ninh Quốc gia nên chính phủ Anh đang xem xét thỏa thuận dẫn độ giữa Vương quốc Anh và Hong Kong.

Ông Johnson nói: “Chúng tôi hiện đang đánh giá Luật An ninh Quốc gia và những điều khoản pháp lý của nó với vấn đề dẫn độ Hong Kong. Vương quốc Anh có những bảo đảm dẫn độ rất rộng rãi. Nếu như cho rằng dẫn độ là không phù hợp với nhân quyền hoặc [dẫn độ] dường như là do quan điểm chính trị thúc đẩy, vậy thì pháp luật sẽ phải ngăn chặn việc một người bị dẫn độ đến bất kỳ quốc gia nào”.

Đông Phương

Theo NTDTV

https://www.ntdvn.com/trung-quoc/cang-thang-trung-anh-leo-thang-dai-su-trung-quoc-tuyen-bo-khong-loai-tru-viec-cam-nguoi-hong-kong-xuat-canh-toi-anh-51830.html

 

Quân đội Trung Quốc tăng tốc xây đường

và công trình gần biên giới Ấn-Trung

Quý Khải

Quân đội Trung Quốc đang sử dụng các máy xúc đa năng để đẩy nhanh tốc độ xây dựng các tuyến đường và các công trình xây dựng khác ở dãy Himalaya gần biên giới tranh chấp với Ấn Độ, nơi căng thẳng đang gia tăng trong thời gian gần đây.

Những cỗ máy hạng nặng, còn được gọi là máy đào nhện, có thể được quan sát trong video quay cảnh những binh sĩ Trung Quốc trên cao nguyên Tây Tạng bên sông Yarlung Tsangpo, hay sông Brahmaputra theo cách gọi của Ấn Độ. Đoạn phim được công bố tuần trước bởi một đơn vị quân đội Trung Quốc phụ trách canh gác biên giới Ấn-Trung, theo tờ Bưu điện Nam Hoa buổi sáng.

Với 4 chân thủy lực và hai phần mở rộng răng cưa, máy đào có thể đứng và vượt qua chướng ngại vật, đi bộ qua mương và suối, leo trèo và thao tác trên địa hình gần thẳng đứng.

Quân đội Trung Quốc sở hữu hai mô hình xe đào này, một loại nặng 11 tấn có tốc độ di chuyển 10km/h và loại kia có thể điều khiển từ xa không cần người lái.

Trong những năm gần đây hai nước đã nâng cấp cơ sở hạ tầng dọc theo Đường Kiểm soát Thực tế (Line of Actual Control – LAC) – một biên giới tạm thời dài gần 3.500 km vốn đã chứng kiến tình trạng tranh chấp trong nhiều thập kỷ.

Các dự án xây dựng này đã dẫn đến các cuộc giao tranh gia tăng giữa quân đội biên giới hai nước, bao gồm một giai đoạn căng thẳng bế tắc kéo dài tại cao nguyên Doklam năm 2017, và một cuộc ẩu đả vào ngày 15/6 tại Thung lũng Galwan, một khu vực thuộc vùng tranh chấp Ladakh ở Kashmir, khiến ít nhất 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng. Trung Quốc không tiết lộ con số thương vong, nhưng ước tính có hơn 40 binh sĩ Trung Quốc thiệt mạng, theo Bộ trưởng Giao thông Vận tải Ấn Độ.

Quân đội hai nước đã đồng ý đình chiến sau sự cố hồi tháng trước – cuộc đụng độ chết người đầu tiên kể từ năm 1975 – nhưng cả hai bên vẫn tiếp tục triển khai thêm lực lượng đến khu vực, từ đó nhấn mạnh nhu cầu cải thiện cơ sở hạ tầng tại khu vực hoang sơ, hẻo lánh.

Xây dựng đường xá và cơ sở hạ tầng trên “mái nhà của thế giới” với độ cao hơn 4.000 mét trên mực nước biển, tại một khu vực có địa hình hiểm trở và điều kiện khắc nghiệt là một công việc khó khăn. Bên cạnh thời tiết khắc nghiệt, khu vực này cũng dễ xảy ra động đất, lở đất và lũ lụt. Đã xảy ra những vụ tai nạn trong quá trình xây dựng tại khu vực.

Tuy vậy, quân Trung Quốc vẫn tích cực củng cố sự hiện diện tại khu vực, mang máy móc hạng nặng đến thi công ở những khu vực không có đường xá, với tiến độ xây dựng khá nhanh.

Ảnh chụp vệ tinh cho thấy hơn 100 xe tải Trung Quốc đã xuất hiện tại Thung lũng Galwan chỉ một ngày sau vụ đụng độ chết người hồi tháng trước.

Chỉ trong vòng một tuần, một trại lính đã được thiết lập trong lãnh thổ Trung Quốc sát biên giới, một con đường được mở rộng dọc theocác ngọn núi, các cây cầu bắc qua sông và một con đập tạm thời được xây dựng, theo ảnh chụp vệ tinh của Planet Labs – công ty vận hành các vệ tinh chụp ảnh Trái đất.

https://www.dkn.tv/the-gioi/quan-doi-trung-quoc-tang-toc-xay-duong-va-cong-trinh-gan-bien-gioi-an-trung.html

 

Video: Nhà máy pháo hoa Tứ Xuyên phát nổ trong đêm,

cửa kính nhà lân cận vỡ toang

Phụng Minh

Một năm nhiều vụ cháy nổ ngay trong mùa mưa lũ của Trung Quốc.

Theo thông tin từ đội cứu hỏa Đức Dương, vào 9h tối ngày 8/7, một nhà máy pháo hoa tại thị trấn Nam Phong, thành phố Quảng Hán, tỉnh Tứ Xuyên đã phát nổ. Theo thông tin sơ bộ, nhà máy pháo hoa và pháo nổ liên quan đến một vụ cháy từ bên trong nhà máy, sau đó phát sinh tiếp ít nhất hai vụ nổ lớn, cửa sổ của một số ngôi nhà dân cư gần đó đã bị vỡ.

Một số cư dân địa phương nhìn thấy cảnh này và nhanh chóng quay lại vụ nổ bằng điện thoại di động của họ. Một người làm việc ca đêm tại bệnh viện cho biết khi nghe thấy hai tiếng động lớn, anh đã nghĩ đó là sấm sét, nhưng tin tức cho thấy có một vụ nổ. Anh cho biết trần nhà ở tầng một của bệnh viện bị rung lắc.

https://youtu.be/1Y3GgY8K4eY

Ngoài ra còn có một cặp mẹ và con gái đang quay phim qua cửa sổ ở nhà. Cô bé nói với mẹ mình một cách kinh hoàng, “Mẹ ơi, chạy đi nhanh lên”. Họ thậm chí đã sợ hãi đi trốn sau vụ nổ thứ hai.

Theo Hồng Tinh Tin tức, ông Trần, một người dân ở làng Nguyên Thịnh, thị trấn Nam Phong nói rằng nhà của họ cách điểm nổ khoảng 3 km. Vụ nổ bất ngờ làm cánh cửa chống trộm rung mạnh khiến vỡ kính. Theo dân làng địa phương, vụ nổ đầu tiên được nghe thấy vào lúc 9 giờ tối ngày 8 và vụ nổ lớn thứ hai, thứ ba xảy ra liên tiếp vào lúc khoảng 10 giờ tối. Vụ nổ thứ hai và thứ ba mạnh hơn vụ nổ thứ nhất.

Các nhân chứng chỉ ra rằng sau vụ việc, khói lớn bốc lên từ hiện trường và từ cách đó mấy cây số cũng nghe được tiếng nổ lớn. Cư dân ở quận Tinh Dương, Đức Dương nói rằng họ cảm thấy sự rung chuyển một cách rõ ràng.

Nhiều cư dân mạng cũng để lại lời nhắn: “Thật đáng sợ, hy vọng mọi người đều bình an”, “Tôi nghe thấy âm thanh lớn và còn nghĩ rằng đó là sấm sét”, “Một năm với nhiều thảm họa và khó khăn”.

Nhà máy sản xuất pháo là một cấu trúc bê tông và các tường gạch một lớp, có diện tích khoảng 270 mét vuông, chủ yếu là lưu trữ pháo, kíp nổ bánh pháo (khoảng 300 chiếc) và pháo hoa (không rõ số lượng).

Theo Secretchina

Phụng Minh biên dịch

https://www.dkn.tv/the-gioi/video-nha-may-phao-hoa-tu-xuyen-phat-no-trong-dem-cua-kinh-nha-lan-can-vo-toang.html

 

TQ đã tính toán sai lầm về sự trỗi dậy của Ấn Độ?

Sự trỗi dậy của Ấn Độ trong khu vực và triển vọng hình thành liên minh Mỹ-Ấn đã khiến Trung Quốc phải thay đổi cách nhìn nhận.

Trong lúc sự chú ý của Trung Quốc đang dồn vào việc ngăn chặn một cuộc “Chiến tranh Lạnh” mới với Mỹ thì căng thẳng ở biên giới nước này với Ấn Độ lại bùng nổ với cuộc hỗn chiến đẫm máu nhất trong hơn 50 năm qua giữa hai nước.

Cuộc đụng độ giữa binh sỹ Trung Quốc và Ấn Độ trên dãy Himalaya tối 15/6 vừa qua giống như “xát muối” vào vết thương cũ chưa bao giờ lành sau cuộc chiến tranh biên giới năm 1962. Nó cũng dấy lên những lo ngại rằng các cuộc đụng độ vũ trang giữa hai cường quốc hạt nhân có thể trở thành biểu hiện chết người của “Bẫy Thucydides”.

Khái niệm gây nhiều tranh luận “Bẫy Thucydides”, do Giáo sư Graham Allison của Đại học Harvard đưa ra, nói về khả năng xung đột quân sự khi một trung tâm quyền lực mới nổi lên đe dọa trung tâm quyền lực cũ – thường được dùng để mô tả cuộc cạnh tranh siêu cường giữa Trung Quốc và Mỹ.

Nhưng “bẫy Thucydides” liệu có thể dùng trong trường hợp căng thẳng Trung Quốc – Ấn Độ?

Kịch bản “ác mộng”

Mặc dù hai nước đã thể hiện thiện chí giảm căng thẳng và đồng ý rút bớt hiện diện quân sự trong tuần trước, nhưng cho đến nay vẫn ít có dấu hiệu cho thấy căng thẳng đã tăng cao sẽ sớm tan biến.

Thay vào đó, cả hai bên đã tập trung một lượng lớn binh lính và vũ khí, dọc theo hoặc Đường Kiểm soát thực tế (LAC) sau cuộc ẩu đả giữa tháng 6. Trong cuộc đụng độ tại Thung lũng Galwan này, 20 binh sĩ Ấn Độ đã thiệt mạng, phía Trung Quốc không công bố con số thương vong.

Giới quan sát cho rằng sẽ là một kịch bản ác mộng đối với Trung Quốc khi leo thang căng thẳng và xa lánh Ấn Độ trong lúc lại đối mặt với mối quan hệ ngày càng xấu đi với Washington và hứng chịu làn sóng phản ứng quốc tế dữ dội nhất trong nhiều thập kỷ về chính sách ngoại giao “quá đà” cùng những cáo buộc liên quan đến đại dịch COVID-19.

Chủ tịch Tập Cận Bình và các nhà ngoại giao hàng đầu của ông đã tìm cách nâng cấp các mối quan hệ song phương lên một mức độ chưa từng thấy trong 2 năm qua, nhưng sự táo bạo của Bắc Kinh trong việc tăng cường quân đội tại khu vực biên giới với Ấn Độ đã khiến tranh chấp với nước láng giềng ngày càng trở nên nan giải.

Với sự trỗi dậy của Ấn Độ trở thành một cường quốc trong khu vực, thế cân bằng giữa nước này với Pakistan và sự nổi lên của liên minh Mỹ-Ấn, New Dehli đang chiếm một vị thế cao hơn trong chương trình nghị sự của Trung Quốc.

Chuyên gia Pang Zhongying thuộc Đại học Hải Dương (Trung Quốc) nhận xét, Ấn Độ đã chuyển mình trong suốt hai thập kỷ qua, từ một “người khổng lồ” ở Nam Á trở thành một cường quốc có ảnh hưởng tại châu Á. “Quan hệ đối tác với Ấn Độ được đặt ở vị trí cao trong chương trình nghị sự về chính sách đối ngoại của Trung Quốc, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến khu vực ngoại vi. Thật không may cho Bắc Kinh khi bị phân tâm bởi cuộc xung đột biên giới với Ấn Độ trong lúc nước này cần tập trung vào mối quan hệ đang rơi tự do với Mỹ, vốn là một phần của cuộc khủng hoảng đa phương về ngoại giao và kinh tế”, ông Pang Zhongying nói.

Theo ông Wang Dehua, chuyên gia về Ấn Độ tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế Thượng Hải, việc hiểu sai về các mục tiêu chiến lược của nhau, thiếu tin tưởng và làm phức tạp thêm vấn đề tranh chấp biên giới là những yếu tố hàng đầu “kìm hãm” quan hệ Trung – Ấn trong nhiều thập kỷ.

Duy trì hiện trạng, tránh đánh giá sai

Quan hệ giữa Ấn Độ và Trung Quốc – hai trong số những nền văn minh lâu đời nhất của thế giới – đã trải qua nhiều thăng trầm kể từ hai nước giành được độc lập vào cuối những năm 1940. Hai nước trải qua thời kỳ “trăng mật” vào những năm 1950, sau đó là cuộc chiến tranh 1962 và thời kỳ đóng băng ngoại giao kéo dài sau đó.

Các mối quan hệ chính trị đã dần được được cải thiện kể từ thập niên 1980 và quan hệ kinh tế, thương mại khởi sắc rõ ràng khi Trung Quốc trở thành đối tác thương mại hàng đầu của Ấn Độ năm 2008.

Cả hai bên cũng có nhiều nỗ lực giải quyết vấn đề tranh chấp biên giới thông qua đàm phán ngoại giao và quân sự. Các cuộc đàm phán kể từ năm 1981 đã dẫn đến ký kết ít nhất 5 thoả thuận về kiểm soát căng thẳng và xây dựng lòng tin, nhưng hai bên vẫn chưa đưa ra được một con đường khả thi để giải quyết vĩnh viễn hoặc ngăn chặn các cuộc giao tranh biên giới.

“Trong trường hợp không có các giải pháp biên giới, cả hai bên cần gạt bỏ những bất bình và khác biệt trong quá khứ về vấn đề biên giới và tìm cách cùng tồn tại và phát triển cùng nhau bằng cách duy trì hiện trạng, tránh đánh giá sai và chủ nghĩa cơ hội”, ông Wang Dehua nêu quan điểm.

Căng thẳng lên tới đỉnh điểm vào năm 2017 khi binh sỹ Ấn Độ và Trung Quốc đối đầu suốt 73 ngày ở khu vực Doklam (hay Donglang theo cách gọi của Trung Quốc), thuộc Himalaya, nơi gặp nhau của Sikkim, Tây Tạng và Bhutan.

Chuyên gia Yun Sun thuộc tổ chức nghiên cứu quốc tế Stimson Centre (Mỹ) cho rằng: “Đối với Trung Quốc, cuộc đụng độ tại Doklam đặt ra những câu hỏi cơ bản liên quan đến bản chất mối đe dọa của Ấn Độ”. Dường như có sự bất cân xứng trong nhận thức về mối đe dọa giữa hai nước láng giềng. Trong khi Ấn Độ coi Trung Quốc là đối thủ chính thì Bắc Kinh lại coi New Dehli là “thách thức thứ yếu” do họ phải tập trung đối phó với sức mạnh của Mỹ ở Tây Thái Bình Dương.

“Theo quan điểm của Trung Quốc, dù vị thế của Ấn Độ tại châu Á ngày càng tăng nhưng họ vẫn không coi nước này là một đối thủ ngang hàng”, chuyên gia Yun Sun lý giải.

Mặc dù vậy, Trung Quốc có thể muốn cảnh cáo Ấn Độ khi nhận thấy cách tiếp cận kiểu lát cát salami của Thủ tướng Modi giống như chính sách gây tranh cãi trước đây của Thủ tướng Jawaharlal Nehru – từng dẫn tới cuộc chiến tranh năm 1962. Về mặt chiến thuật, Trung Quốc dường như đang nhắm đến những gì họ đạt được trong cuộc chiến tranh năm 1962 và tin rằng họ cần phải đứng lên chống lại Ấn Độ bằng bất cứ giá nào, bà Yun Sun nói.

Trong khi đó, Dibyesh Anand, một học giả về quan hệ quốc tế tại Đại học Westminster ở London, cho rằng: “Một yếu tố quan trọng trong quan điểm của Trung Quốc là ý tưởng trở thành ‘ông lớn’, quyền lực mới nổi duy nhất, trong khi từ phía Ấn Độ, đó là ý tưởng được cộng đồng quốc tế công nhận và tôn trọng như Trung Quốc”.

Trong khi Bắc Kinh có thể hy vọng ngăn chặn nỗ lực của New Delhi về xây dựng hạ tầng ở khu vực biên giới, thì thách thức nhất đối với Trung Quốc là duy trì áp lực mà không gây ra xung đột vũ trang, dẫn đến cơn ác mộng của cuộc chiến hai mặt trận với cả Mỹ và Ấn Độ.

“Ngay cả khi Trung Quốc có thể đánh bại và kiềm chế Ấn Độ thông qua một cuộc chiến tranh, thì lợi ích giành được chỉ ở mức tối thiểu vì nó không giải quyết được những thách thức an ninh đối ngoại quan trọng của Trung Quốc ở Thái Bình Dương”, chuyên gia Yun Sun nói.

http://biendong.net/bien-dong/nghien-cuu-quoc-te/35710-tq-da-tinh-toan-sai-lam-ve-su-troi-day-cua-an-do.html

 

TQ chọc ngoáy Bhutan

để lấy lại ‘Nam Tạng’ từ tay Ấn Độ?

Yêu sách gây sốc được Trung Quốc đưa ra trong một hội nghị về… bảo tồn thiên nhiên. Bộ Ngoại giao nước này đưa ra một câu trả lời mập mờ khi được hỏi về vùng đất nằm sâu trong lãnh thổ Bhutan và không giáp biên giới Trung Quốc.

Vị trí khu bảo tồn Sakteng không giáp với khu vực nào đang do Bắc Kinh kiểm soát – Ảnh chụp màn hình

Truyền thông Ấn Độ tỏ ra cảnh giác cao độ và cho rằng Trung Quốc đang nhắm vào một vùng đất khác do Ấn Độ kiểm soát và lớn hơn nhiều so với khu bảo tồn Sakteng (SWS) của Bhutan.

Sự việc bắt đầu từ một hội nghị trực tuyến của Quỹ môi trường toàn cầu (GEF) hồi đầu tháng 6. Khi bàn đến việc chi tiền cho khu bảo tồn Sakteng (SWS), đại biểu Trung Quốc đã phản đối với lý do SWS là “lãnh thổ đang tranh chấp giữa Bhutan và Trung Quốc”.

Tuyên bố này khiến nhiều đại biểu bất ngờ. Trong thời gian còn lại của hội nghị, đại biểu Trung Quốc yêu cầu phải ghi rõ trong biên bản rằng Bắc Kinh phản đối chi tiền cho SWS vì đây là lãnh thổ tranh chấp.

Chính quyền Thimphu thể hiện sự tức giận khi biết tin và gởi công hàm phản đối tới Đại sứ quán Trung Quốc đặt tại Ấn Độ do Bhutan và Trung Quốc không thiết lập quan hệ ngoại giao.

Công hàm nhấn mạnh “SWS là một phần lãnh thổ có chủ quyền và không thể tách rời của Bhutan” và bác bỏ tuyên bố của Trung Quốc.

Trong một tuyên bố gửi tới tờ Hindustan Times hồi tuần trước, Bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định có tranh chấp với Bhutan tại các vùng phía tây, trung và đông Bhutan nhưng không nói rõ tên mỗi nơi. SWS nằm ở phía đông Bhutan và giáp với bang Arunachal Pradesh của Ấn Độ.

Bắc Kinh khẳng định những tranh chấp này đã diễn ra từ lâu và nước khác không nên can dự vào chuyện này – điều mà Hindustan Times cho là đang ám chỉ trực tiếp tới Ấn Độ, nước láng giềng của Bhutan.

Ấn Độ đã ra mặt khi quân đội Trung Quốc được điều động tới một khu vực tranh chấp giữa Thimphu và Bắc Kinh.

Yêu sách chủ quyền kỳ lạ của Trung Quốc khiến một số người khó hiểu vì khu bảo tồn SWS không giáp với bất kỳ vùng đất do Bắc Kinh kiểm soát. Các khu vực tranh chấp đã biết đều nằm trên biên giới Bhutan – Tây Tạng.

Có ý kiến cho rằng quan chức Trung Quốc tại GEF đã bị “hớ” nhưng theo truyền thông Ấn Độ, đây là một hành động có chủ ý nhắm vào bang Arunachal Pradesh giáp với Tây Tạng.

Dù New Delhi đã quản lý và kiểm soát vùng đất hơn 83.000km2 này từ lâu, Bắc Kinh vẫn tuyên bố đây là vùng tranh chấp và gọi bằng cái tên “Nam Tạng”.

Trung Quốc lập luận thỏa thuận phân chia ranh giới Ấn Độ – Tây Tạng năm 1914, vốn dẫn tới sự hình thành của bang Arunachal Pradesh sau này, là không có giá trị do chính quyền Tây Tạng lúc đó không có quyền đại diện Trung Quốc ký kết với thực dân Anh (khi đó đang bảo hộ Ấn Độ).

Tờ Hindustan Times nhận định lý do chính thúc đẩy Trung Quốc đi “nước cờ Bhutan” không gì khác ngoài vùng đất mà Bắc Kinh gọi là Nam Tạng đã bị mất vào tay Ấn Độ.

Một nguyên nhân khác, theo tờ Indian Express, là Trung Quốc muốn chia rẽ Ấn Độ và Bhutan. Bắc Kinh tin rằng chính quyền Thimphu bực tức New Delhi khi bỗng dưng một vùng đất thuộc chủ quyền của mình bị biến thành vùng tranh chấp vì những căng thẳng giữa Ấn Độ và Trung Quốc.

http://biendong.net/xung-dot-chien-tranh/35703-tq-choc-ngoay-bhutan-de-lay-lai-nam-tang-tu-tay-an-do.html

 

Linh kiện TQ nguy hiểm hơn cả Huawei?

Dù Úc đã từ chối cấp phép cho Huawei tham gia các dự án hạ tầng 5G nhưng linh kiện điện tử Trung Quốc thì không thể.

Daily Mail hôm 8/7 đưa tin, nước Úc nghi ngờ các linh kiện trọng yếu cho mạng di động 5G ở quốc gia này có thể được sản xuất bởi một công ty có quan hệ mật thiết với quân đội Trung Quốc.

Tập đoàn điện tử Panda (trụ sở ở Nam Kinh, Trung Quốc) có liên doanh tại Trung Quốc với hãng Ericsson (Thụy Điển) – hãng cung cấp thiết bị cho anten 5G được sử dụng bởi các nhà mạng ở Úc là Telstra và Optus.

Bộ Quốc phòng Mỹ vào tuần trước cảnh báo rằng Tập đoàn điện tử Panda “thuộc sở hữu, kiểm soát hoặc trực thuộc chính phủ, quân đội hoặc ngành công nghiệp quốc phòng Trung Quốc”.

Như vậy, ngay cả khi Úc cấm hãng Huawei của Trung Quốc tham gia phát triển mạng 5G do lo ngại về an ninh quốc gia, các linh kiện Trung Quốc dễ bị can thiệp từ nước ngoài tiếp tục tồn tại trong hệ thống công nghệ thế hệ mới này.

Theo chuyên gia John Lee tại Trung tâm Nghiên cứu Mỹ (Úc) cho rằng các linh kiện nhỏ này không phải là mối đe dọa trước thời 5G và Internet vạn vật nhưng thế hệ mạng viễn thông thứ 5 đã làm mọi chuyện thay đổi.

“Với 4G hoặc 3G, bạn có thể bảo vệ khá dễ dàng trước công nghệ đó, nhưng dưới 5G thì mọi việc rất khác. Bất cứ sản phẩm nào tương tác trong mạng 5G sẽ kết nối với mọi thứ khác nên chúng tôi càng lo ngại hơn về ăng ten có thể sản xuất ở Trung Quốc chẳng hạn” – ông John Lee phân tích.

Ông Lee phân tích rằng mạng 5G có thể bị lợi dụng để thu thập thông tin tình báo, bên cạnh việc phá hoại các cơ sở hạ tầng trọng yếu như mạng lưới điện, hệ thống cấp nước và ngân hàng.

Trước các lo ngại về bảo mật của linh kiện Trung quốc, hãng Ericsson bác bỏ việc sử dụng công nghệ của Panda trong bất cứ thiết bị viễn thông nào bán cho các khách hàng Úc.

Trong khi đó, nhà mạng Optus khẳng định tuân thủ mọi sự sắp đặt về an ninh của cơ quan chức năng, còn Telstra cho hay đã làm việc chặt chẽ với Ericsson nhằm đảm bảo mọi thiết bị mạng an toàn.

Ericsson cho biết các sản phẩm đáp ứng “mọi yêu cầu liên quan của Chính phủ Úc”.

Linh kiện Trung Quốc ngập tràn hàng quốc phòng Mỹ

Sau khi phát hiện các linh kiện do Trung Quốc chế tạo trong máy bay chiến đấu F-35, một cuộc điều tra do Lầu Năm Góc tiến hành đã phát hiện nhiều linh kiện của Trung Quốc có trong các loại vũ khí lớn khác của Mỹ, trong đó có máy bay ném bom B-1B của tập đoàn Boeing và máy bay chiến đấu F-16 của Lockheed Martin.

Theo một quan chức quốc phòng cao cấp của Mỹ, nguyên liệu Titan được khai thác ở Trung Quốc cũng có thể đã được sử dụng để chế tạo các bộ phận của loại tên lửa đánh chặn SM-3IIA mới đang được công ty Raytheon và Nhật Bản hợp tác phát triển.

Ngoài ra, Mỹ còn cho phép sử dụng linh kiện Trung Quốc đối với máy bay chiến đấu F-35 trong đó có những bộ nam châm giá 2 USD được sử dụng trong những hệ thống radar trên 115 chiếc máy bay chiến đấu F-35.

Những nam châm được chế tạo từ kho nguyên liệu thô của Trung Quốc cũng được phép sử dụng trên các máy bay chiến đấu F-16 và máy bay ném bom B-1B. Ông Frank Kendall cho biết hồi tháng 1 rằng có thể phải chi mất hơn 10 triệu USD để nâng cấp và thay thế những bộ nam châm 2 USD trên những chiếc máy bay chiến đấu F-35 này.

Ngoài những vũ khí kể trên, các chuyên gia còn phát hiện trên siêu hạm Zumwalt, máy bay vận tải C-130 hiện cũng đang dùng một số linh kiện có nguồn gốc từ Trung Quốc.

Nguồn tin thừa nhận, hiện chỉ có chương trình F-35 cơ bản đã giải quyết được số linh kiện kém chất lượng nói trên, trong khi đó phần lớn số vũ khí khác dùng thiết bị từ Trung Quốc hiện Mỹ vẫn chưa thể giải quyết được triệt để. Vấn đề này Mỹ chỉ có thể giải quyết xong trong vài năm tới.

Và việc phải phụ thuộc vào nguồn linh kiện kém chất lượng từ Trung Quốc đã khiến Quân đội Mỹ phải trả giá. Cụ thể, trong lần ra biển thử nghiệm hồi cuối năm 2016, siêu hạm Zumwalt đã bất ngờ chết máy.

Dù chi tiết về kết quả điều tra không được Mỹ tiết lộ nhưng một thông tin khiến không chỉ giới quân sự Mỹ bất ngờ đó là nguyên nhân khiến chiến hạm siêu đắt đỏ này chết máy có liên quan đến linh kiện Trung Quốc.

Sau sự cố này 1 năm, gần 20 binh sĩ Mỹ đã bỏ mạng do chiếc vận tải cơ C-130 gặp tai nạn thảm khốc khi đang bay thì bất ngờ mất độ cao và lao xuống đất với cùng nguyên nhân như siêu hạm Zumwalt.

Không chỉ lo ngại về vấn đề an ninh, việc Mỹ quá phụ thuộc vào linh kiện Trung Quốc còn có thể khiến ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ tê liệt vì biện pháp trừng phạt ngược của Bắc Kinh. Khả năng này hoàn toàn có thể xảy ra khi cả Mỹ và Trung Quốc đang tăng cường các biện pháp trừng phạt nhằm vào nhau.

http://biendong.net/bien-dong/35711-linh-kien-tq-nguy-hiem-hon-ca-huawei.html

 

Tàu TQ bị cấm đánh bắt cá ở tây nam Đại Tây Dương

Trung Quốc hôm 1/7 ban hành lệnh cấm bắt cá đầu tiên trên vùng biển phía tây nam Đại Tây Dương

Bắc Kinh gọi đây là một phần trong nỗ lực thúc đẩy phát triển nghề cá bền vững ở vùng biển mở, theo CGTN.

Bộ Nông nghiệp và Nông thôn Trung Quốc cho biết, lệnh cấm sẽ kéo dài trong 3 tháng từ tháng 7 – tháng 9, bao gồm một trong những khu vực câu mực chính của Trung Quốc trên vùng biển giới hạn từ 32 đến 44 độ vĩ nam và từ 48 đến 60 độ kinh đông.

Trong thời gian này, tất cả các tàu đánh cá Trung Quốc trong khu vực sẽ phải ngừng hoạt động. Các tàu công vụ sẽ được cử tới để giám sát các tàu đánh cá. Các tàu vi phạm sẽ bị trừng phạt.

Về bước đi tiếp theo, Bộ Nông nghiệp và Nông thôn Trung Quốc cho biết sẽ thiết lập một hệ thống thu thập dữ liệu mực ở vùng nước mở để theo dõi và đánh giá tác động của lệnh cấm.

Bắt đầu từ 1/9, Trung Quốc cũng bắt đầu thực thi lệnh cấm đánh bắt cá kéo dài 3 tháng trên vùng biển phía đông Thái Bình Dương.

Trung Quốc, nhiều năm qua triển khai đội tàu cá hùng hậu tới nhiều khu vực trên thế giới, trong đó có vùng biển phía tây nam Đại Tây Dương để thỏa cơn khát hải sản trong nước.

Theo bài viết đăng tải trên trang mạng Dialogo của Bộ Tư lệnh Nam Mỹ hồi cuối năm 2018, nhu cầu hải sản quá lớn của Trung Quốc gây khó khăn cho các quốc gia Nam Mỹ vốn hạn chế trong việc bảo vệ ranh giới chủ quyền hàng hải.

Việc trữ lượng cá ở các vùng biển quanh Trung Quốc giảm đáng kể khiến Bắc Kinh mở rộng đội đánh bắt cá xa bờ. Nhiều tàu cá này dính líu tới một số vụ tranh chấp ở một số quốc gia Nam Mỹ như Argentina.

Vài năm trở lại đây, Argentina liên tục cáo buộc các tàu cá Trung Quốc đánh bắt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của nước này và nhiều lần phải nổ súng cảnh cáo.

http://biendong.net/bi-n-nong/35695-tau-tq-bi-cam-danh-bat-ca-o-tay-nam-dai-tay-duong.html

 

TQ và âm mưu “đẩy lửa ra ngoài”

Khi bên trong bất ổn, Trung Quốc thường dụng bài “đẩy lửa ra ngoài”, như: mở một cuộc xâm nhập lãnh thổ nước láng giềng; tập trận, thử tên lửa trên Biển Đông; đe dọa  Đài Loan; thậm chí, to tiếng với Mỹ… nhằm làm dịu bất mãn, hoài nghi,  trong xã hội.

Vụ đụng độ tại  thung lũng Galwan – khu vực biên giới nhạy cảm – giữa binh sĩ Trung Quốc và Ấn Độ, gây thương vong mấy chục người của cả hai bên hôm 16/6 vừa qua, tiếp tục thu hút sự quan tâm của dư luận. Nguyên nhân vụ việc không thể không liên quan bất đồng trong vấn đề lãnh thổ suốt 5 thập kỷ qua giữa hai bên. Tuy nhiên, bên cạnh đó, có một câu hỏi đặt ra: tại sao, xung đột lại xảy ra đúng vào thời điểm này? Nó là ngẫu nhiên do việc thiếu kiềm chế của binh lính, hay nằm trong một kịch bản nào đó?

Tham vọng bành trướng lãnh thổ của Trung Quốc, thiếu căn cứ pháp lý để giải quyết tranh chấp tại một khu vực rộng hàng trăm nghìn km2 vùng biên giới, chủ nghĩa dân tộc cực đoan, hiềm khích âm ỉ tích tụ, sự thiếu kiềm chế dẫn đến manh động… Có thể gây nên xung đột ở biên giới giữa các quốc gia. Nhưng với vụ việc đẫm máu này, dư luận khó tin những yếu tố trên là nguyên nhân. Ngược lại, nhiều nhà phân tích quốc tế nghiêng về khả năng thứ hai, nghĩa là: đây là động thái nằm trong kịch bản được chuẩn bị sẵn.

Là các nhà lãnh đạo Ấn Độ chăng?

Không. Dù là cường quốc không thể coi thường, nhưng so với Trung Quốc thì Ấn Độ “lép” hơn nhiều, cả về thực lực kinh tế lẫn quốc phòng. Để hiện thực hóa tham vọng thành một cường quốc tầm thế giới, chứ không phải khu vực như hiện nay, điều New Delhi cần nhất lúc này là môi trường yên ổn để phát triển kinh tế hòng chạy đua với Trung Quốc và các cường quốc khác. Vậy nên, đất nước này chẳng dại

gì chủ động “gây sự” với ông láng giềng khổng lồ Trung Quốc, trừ khi bị o ép tới mức không thể chịu đựng nổi.

Đó là chưa kể Ấn Độ đang phải chịu áp lực rất lớn từ số ca nhiễm Covid-19 tăng mạnh, cùng những căng thẳng biên giới với nước láng giềng Pakistan. Căng mình chống chọi cùng lúc với “ba kẻ thù” thời điểm này: thiên tai (Covid-19) và “địch họa”: Trung Quốc và Pakistan – những hậu duệ của “thánh Gandhi” chắc chắn không dại dột đến thế!

Vậy nên, Trung Quốc dàn dựng, đạo diễn vụ đụng độ biên giới hôm 16/6 được giới nghiên cứu nghĩ tới nhiều hơn cả. Và có vẻ như khả năng này đang được dư luận ủng hộ chứ không nghĩ là sự “đổ vấy trách nhiệm” cho Trung Quốc.

Nhiều chuyên gia cho rằng: Bắc Kinh quyết định gây hấn với Ấn Độ là do khủng hoảng nội bộ có vấn đề, vượt tầm kiểm soát; vị thế của ông Tập Cận Bình suy yếu vì đã phản ứng một cách thiếu nhạy bén và quyết đoán với đại dịch Covid-19, nhất là không tận dụng “thời điểm vàng”, khi dịch vừa được phát hiện, để khống chế, dập tắt, để nó lan từ Vũ Hán ra khắp thế giới. Cũng như ông Tập, trong cuộc chiến tranh thương mại với Mỹ, đã “chạy theo” ông Trump một cách vất vả và hoàn toàn bị động khiến kinh tế Trung Quốc nghiêng ngả, trả giá bằng những thiệt hại nặng nề.

Nghĩa là, trong mắt không ít người dân Trung Quốc xét về “trí”: Người đứng đầu Trung Nam Hải kém người đứng đầu Nhà trắng hẳn một tầm. Điều đó khác hẳn thời điểm cách đây hơn 2 năm (tháng 10/2017),  người Trung Quốc tung hô ông một cách đặc biệt, khi tư tưởng “chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc”, được chính ông huênh hoang tuyên bố “là sự kế thừa và phát triển đối với chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Mao Trạch Đông, lý luận Đặng Tiểu Bình, tư tưởng quan trọng “ba đại diện” và quan điểm phát triển khoa học, là thành quả mới nhất Trung Quốc hoá chủ nghĩa Mác”  được đưa vào Hiến pháp Trung Quốc.

Cũng liên quan vấn đề nội bộ, người ta còn nói, ông Tập có trách nhiệm đối với tình trạng số người thất nghiệp tăng vọt, từ 20 triệu lên 70 triệu. Một bộ phận người về hưu, trí thức, sinh viên cũng phàn nàn, coi sự mạnh mẽ thái quá của  ông Tập là biểu hiện của độc đoán, chuyên quyền, xa rời nguyên tắc dân chủ trong đảng của một nhà lãnh đạo cộng sản.

Thêm một điều nữa: đã và đang có tin giữa hai nhà lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc –  ông Tập Cận Bình và ông Thủ tướng Lý Khắc Cường – xảy ra chuyện “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt”.  Điều đó thể hiện qua việc ông Tập và ông Lý “va” nhau trong cách đánh giá về thực trạng kinh tế đất nước – như tờ Taiwan News của Đài Loan bình luận gần đây. Rõ là truyền thông Đài Loan có lý. Không thể mà, trong kỳ họp thường niên của Quốc hội một năm trước thời điểm ông Tập Cận Bình tuyên bố Trung Quốc sẽ trở thành xã hội khá giả toàn diện vào năm 2021 – khi kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng CSTQ, ông Lý Khắc Cường cho rằng: có đến 600 triệu người dân Trung Quốc vẫn đang sống với mức thu nhập hàng tháng 1.000 nhân dân tệ (khoảng 140 USD), có nghĩa là ở mức nghèo.

Con số đó thể hiện điều gì nếu không là sự gián tiếp nói rằng: này ông Tập – hãy bớt ba hoa đi.

Tóm lại, với những gì đang diễn ra, ngày càng có thêm nhiều người Trung Quốc thiếu tin tưởng vào năng lực điều hành, khả năng kiểm soát tình hình của những người cầm quyền hiện nay.

Phàm là Trng Quốc, một khi nội bộ lục đục, bất ổn, họ thường dụng lá bài “đẩy lửa ra  ngoài”, như: dàn dựng một cuộc xâm nhập lãnh thổ Ấn Độ như vừa qua; giơ nắm đấm đe dọa các quốc gia chống lại yêu sách chủ quyền biển Đông ngang ngược của họ, nhất là VN, PLP, Malaysia; cứng rắn với Đài Loan; thậm chí, to tiếng với Mỹ…, nhằm làm dịu bất mãn, hoài nghi trong dân chúng.

Phàm là Trng Quốc, một khi nội bộ lục đục, bất ổn, họ thường dụng lá bài “đẩy lửa ra  ngoài”, như: dàn dựng một cuộc xâm nhập lãnh thổ Ấn Độ như vừa qua; giơ nắm đấm đe dọa các quốc gia chống lại yêu sách chủ quyền biển Đông ngang ngược của họ, nhất là VN, PLP, Malaysia; cứng rắn với Đài Loan; thậm chí, to tiếng với Mỹ…, nhằm làm dịu bất mãn, hoài nghi trong dân chúng.

Lá bài này có thể có lúc hữu dụng, nhưng cũng có thể “lợi bất, cập hại”, khiến cộng đồng quốc tế đề phòng và xa lánh Trung Quốc nhiều hơn.

http://biendong.net/xung-dot-chien-tranh/35709-tq-va-am-muu-day-lua-ra-ngoai.html

 

Trung Cộng Sử dụng khách sạn Hồng Kông

 làm văn phòng an ninh quốc gia mới

Tin từ HỒNG KÔNG – Vào hôm thứ Tư (8/7), Trung Cộng mở văn phòng an ninh quốc gia mới tại Hồng Kông, biến một khách sạn gần công viên trung tâm thành phố từng là một trong những địa điểm nổi tiếng nhất cho các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ thành trụ sở mới.

Văn phòng này, trong khu mua sắm và thương mại sầm uất của Causeway Bay, gần Victoria Park, sẽ giám sát việc chính quyền Hồng Kông thực thi luật an ninh quốc gia sâu rộng mà Trung Cộng áp đặt lên thành phố hồi tuần trước.

Luật này trao quyền cho văn phòng thực hiện hành động thực thi vượt ngoài các luật hiện hành của thành phố trong những trường hợp nghiêm trọng nhất. Luật cho phép các nhân viên an ninh đưa nghi can qua biên giới để xét xử tại các tòa án do Đảng Cộng sản kiểm soát và chỉ định các đặc quyền đặc biệt cho các nhân vien của họ, bao gồm cả việc chính quyền Hồng Kông không thể kiểm tra xe của họ.

Chánh văn phòng mới được bổ nhiệm, ông Zheng Yanxiong, đặc khu trưởng Hồng Kông Carrie Lam và ông Luo Huining, người đứng đầu Văn phòng Liên lạc Trung Cộng tại thành phố đã tham dự lễ khai trương tại khách sạn Metropark cũ, được khách du lịch ưa thích vì có thể nhìn ra bến cảng Victoria.

Ông Luo cho biết văn phòng này là “người giữ cửa của nền an ninh quốc gia”. An ninh được thắt chặt xung quanh khách sạn, với hàng rào cao được dựng lên và nhiều cảnh sát hoạt động gần đó. (BBT)

https://www.sbtn.tv/trung-cong-su-dung-khach-san-hong-kong-lam-van-phong-an-ninh-quoc-gia-moi/

 

Vấn đề Hồng Kông:

Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo lên tiếng phản đối,

Tập Cận Bình có thể đi được bao xa?

Vũ Dương

Một bức thư ngỏ có tựa đề đầy bi quan là “Liệu chúng ta sẽ còn gặp nhau ở Bắc Đới Hà vào năm tới?” của cựu quan chức ĐCSTQ cũng đặt ra 10 câu hỏi cấp thiết cho ông Tập.

Đại dịch virus viêm phổi Vũ Hán chưa qua, Bắc Kinh lại đưa ra “Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông”, làm dấy lên chỉ trích mạnh mẽ từ cộng đồng quốc tế, đồng thời cũng làm trầm trọng thêm nguy cơ thống trị của ông Tập Cận Bình. Có nguồn tin tại Hội nghị Bắc Đới Hà năm ngoái, cả hai ông Ôn Gia Bảo và Hồ Cẩm Đào đều đã từng lên tiếng phản đối mạnh mẽ chính sách hà khắc áp đặt cho Hồng Kông của ông Tập Cận Bình. Vậy trong vấn đề Hồng Kông, liệu chủ tịch Tập có thể đi được bao xa?

Tờ “Le Monde” (Pháp) trong số mới nhất có đăng bài báo, coi “Luật An ninh Hồng Kông” do Bắc Kinh áp đặt lên Hồng Kông là tác phẩm mới nhất của ông Tập. “Le Monde” đặt câu hỏi, Tập Cận Bình còn muốn tấn công mục tiêu nào nữa? Nhắm vào Đài Loan? Chinh phục biển Đông? Bắt nạt Ấn Độ?

Mặc dù bài viết không đưa ra kết luận, nhưng không khó để thấy rằng sau khi Bắc Kinh đưa ra Luật An ninh Quốc gia, Hồng Kông trước nay vốn được xem là hòn ngọc phương Đông sắp bị hủy hoại bởi chính quyền Dảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Hoa Kỳ, Anh, Úc và Đài Loan đều đang lên kế hoạch cho làn sóng đào thoát của lượng lớn người dân Hồng Kông.

Sau khi Luật An ninh quốc gia phiên bản Hồng Kông được đưa ra, 27 chính phủ các nước phương Tây đã có bài phát biểu tại Hội đồng Nhân quyền LHQ, hối thúc ĐCSTQ bãi bỏ luật này. Liên minh châu Âu cũng đưa ra tuyên bố bày tỏ sự tức giận và “phản đối mạnh mẽ”, nhấn mạnh rằng Luật An ninh Hồng Kông đã có tác động bất lợi đáng kể đối với hệ thống tư pháp của Hồng Kông, và cho biết họ đang thảo luận về bất kỳ biện pháp đối phó nào có thể xảy ra với các đối tác quốc tế.

Nhà Trắng của Hoa Kỳ đã đưa ra tuyên bố lên án nghiêm khắc hành vi vi phạm các cam kết quốc tế của ĐCSTQ và tuyên bố sẽ có hành động mạnh mẽ để “đáp trả những người đã bóp chết tự do và tự trị của Hồng Kông”.

Đài Á Châu Tự do đăng bài bình luận nói rằng, Luật An ninh Hồng Kông được đưa ra không chỉ chính thức tuyên bố án tử cho tự do của người dân Hồng Kông, mà còn đưa thế giới vào tình huống nguy hiểm hơn cả trước khi Thế chiến thứ hai nổ ra.

Cũng có nhân sĩ đã từng nhận xét rằng nếu phá hủy Hồng Kông, nó gần như là điềm báo cho sự hủy diệt của Trung Quốc. Điều khiến người ta cảm thấy khó hiểu là tại sao Tập Cận Bình lại khăng khăng muốn liều mạng như vậy?

Bài viết nói rằng nếu khủng hoảng kinh tế Trung Quốc nổ ra hoặc một thảm họa tự nhiên trên quy mô lớn xảy ra vào thời điểm này, thật không khó để tưởng tượng Tập Cận Bình sẽ phải rơi vào hoàn cảnh thụ động và bế tắc ra sao, kèm theo đó nguy cơ Trung Quốc phát sinh biến động sẽ rất lớn.

Hiện nay, nguy cơ hỗn loạn ở Trung Quốc ngày càng tăng. Từ giới chức cao tầng đến cơ sở, toàn bộ hệ thống quan liêu đều đã thấy được tình thế nguy hiểm của Tập Cận Bình và ĐCSTQ. Loại tình thế nguy hiểm này thậm chí đến cả nước ngoài cũng đều thấy được.

Bài báo đặt câu hỏi liệu Tập Cận Bình còn có đường lui hay không? Sự xuất hiện gần đây của Ôn Gia Bảo khiến mọi người nghĩ rằng với địa vị, kinh nghiệm và uy tín của mình, hẳn ông sẽ có cơ hội giúp Tập Cận Bình một tay.

Ôn Gia Bảo, cựu Thủ tướng của ĐCSTQ, đã có lần xuất hiện hiếm hoi vào ngày 27/6 và viết vài chữ cho Học viện Khoa học Địa chất và Tài nguyên Khoáng sản của Trường Đại học Lan Châu, điều này đã thu hút sự chú ý của dư luận.

Năm 2012, trước khi hết nhiệm kỳ, Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã liên thủ với Tổng Bí thư Hồ Cẩm Đào, chủ trương hạ bệ các thành viên cốt lõi của tập đoàn đảo chính của Giang Trạch Dân gồm Bạc Hy Lai và Chu Vĩnh Khang, giúp Tập Cận Bình, người mới được bổ nhiệm loại bỏ mối đe dọa lớn nhất vào thời điểm đó. Tuy nhiên, khi xử lý vấn đề liên quan đến Hồng Kông, cả hai ông Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo đều không tán thành với “phép nghiêm hình nặng” của Tập Cận Bình.

Theo các phương tiện truyền thông Hồng Kông trước đó đã trích dẫn nguồn tin rằng, tại cuộc họp Bắc Đới Hà hồi tháng 8 năm ngoài, các nhà lãnh đạo cấp cao của ĐCSTQ đã có những bất đồng về vấn đề Hồng Kông. Hồ Cẩm Đào đại diện cho các nguyên lão công thần đã đưa ra cảnh báo với các quan chức cao cấp đương nhiệm cùng chung ý kiến với Tập Cận Bình, rằng tuyệt đối đừng trở thành “nhân vật hung ác” của Hồng Kông.

Tập Cận Bình chủ trương “dùng hình phạt nghiêm khắc để mau chóng dẹp loạn” và ra lệnh cho lực lượng cảnh sát Hồng Kông dưới sự kiểm soát của Văn phòng Liên lạc Chính phủ Nhân dân Trung Ương tại Hồng Kông phải “bắt nhiều người” và tăng án phạt nặng.

Có nguồn tin khác cho hay, tại cuộc họp Bắc Đới Hà năm 2019, một nguyên lão của ĐCSTQ đã viết một bức thư ngỏ có tựa đề đầy bi quan là “Liệu chúng ta sẽ còn gặp nhau ở Bắc Đới Hà vào năm tới?” và gửi cho tất cả những người tham dự hội nghị, trong thư có đưa ra 10 câu hỏi.

Thứ nhất, vấn đề Hồng Kông cuối cùng sẽ được giải quyết như thế nào?

Thứ hai, nền kinh tế Trung Quốc tiếp tục suy giảm, liệu sang năm ĐCSTQ có còn tồn tại được?

Thứ ba, xã hội Trung Quốc dưới sự thống trị áp bức tàn khốc, ĐCSTQ có còn tồn tại được đến sang năm?

Thứ tư, mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đã trở nên như vậy, ĐCSTQ còn có thể chèo chống cho đến sang năm?

Thứ năm, nếu người dân ở các dân tộc thiểu số như Tân Cương và Tây Tạng đột nhiên tất cả đều xuống đường biểu tình, ĐCSTQ còn có thể trấn áp được họ không? Làm sao để giải quyết? Có thể bắt được tất cả không?

Thứ sáu, hiện giờ mọi người bên trong thể chế ĐCSTQ đều đang tự cảm thấy nguy hiểm, điều này sẽ dẫn đến sự tiêu cực trong nội bộ đảng. Cùng với ảnh hưởng của các lực lượng ở nước ngoài, Trung Quốc nếu phát sinh biến động và bạo loạn bên trong, làm thế nào để giải quyết?

Thứ bảy, ĐCSTQ vẫn có thể kiểm soát Internet và phương tiện truyền thông xã hội hay không?

Thứ tám, điều gì sẽ xảy ra nếu thâm hụt tài chính và nợ nước ngoài của Trung Quốc “bùng phát cùng lúc”?

Thứ chín, các nước phương Tây do Mỹ đứng đầu, liệt kê tất cả các tài sản quốc gia của Trung Quốc ở nước ngoài là tài sản bất hợp pháp và tịch thu chúng, thì phải làm thế nào?

Thứ mười, hệ thống Ủy ban An ninh Quốc gia hiện tại của ĐCSTQ, cũng giống như bãi bỏ Bộ Chính trị Trung ương ĐCSTQ và Ban Thường vụ Bộ Chính trị của Trung ương ĐCSTQ. Mô hình này liệu còn có thể tiếp tục?

Một loạt các câu hỏi được đề cập ở trên được coi là đã mở đầu thời khắc quan trọng nhất của việc “ĐCSTQ đấu đá nội bộ và lấy ĐCSTQ tiêu diệt ĐCSTQ“.

Theo Zhu Xingrui, NTDTV

Vũ Dương biên dịch

https://www.dkn.tv/the-gioi/van-de-hong-kong-ho-cam-dao-va-on-gia-bao-len-tieng-phan-doi-tap-can-binh-co-the-di-duoc-bao-xa.html

 

Nhà thờ tại Trung Quốc muốn mở cửa

phải thượng quốc kỳ,

hát quốc ca và ca ngợi Tập Cận Bình

Phụng Minh

Sau một thời gian dài đóng cửa vì đại dịch, các nhà thờ Công giáo tại Trung Quốc sẽ phải thể hiện “lòng yêu nước” mới được mở cửa trở lại.

Trang Fox News đưa tin, theo chuyên trang theo dõi nhân quyền Trung Quốc Bitter Winter, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã chỉ thị, các nhà thờ tại Trung Quốc muốn mở cửa trở lại sau đại dịch, nhất định phải giương cao quốc kỳ, hát quốc ca và ca ngợi cách xử lý sáng suốt của ông Tập Cận Bình đã dẫn dắt đất nước bước qua dịch bệnh.

Nhà thờ Công giáo ở khu Lệ Thạch Đình, quận Thuận Hà, thành phố Khai Phong, tỉnh Hà Nam đã mở cửa trở lại vào ngày 14/6. Mục sư chủ trì buổi lễ được giám sát bởi các quan chức chính phủ. Có khoảng 20 người đã tham gia vào sự kiện này.

Mục sư phát biểu: “Sau đại dịch, chúng ta hôm nay ở đây trang nghiêm giương cờ tổ quốc, minh chứng cho những thành quả từ nỗ lực chung của tất cả người dân dưới sự lãnh đạo của chính phủ và đảng do ông Tập Cận Bình lãnh đạo”.

Cùng ngày, trong cùng một khu vực, một thành viên của Giáo hội Cơ đốc giáo Giang Tây cho biết, những người đứng đầu nhà thờ cũng nhận được chỉ thị yêu cầu ca ngợi các nhà lãnh đạo anh minh của ĐCSTQ vì đã ứng phó tốt với đại dịch.

Một người tham dự cuộc biểu tình nói: “Nhà thờ cuối cùng đã mở cửa trở lại sau năm tháng (147 ngày). Không có bài thánh ca nào để ca ngợi Chúa. Chính phủ yêu cầu chúng tôi giương quốc kỳ và hát quốc ca, ca ngợi ông Tập Cận Bình vì đã chống lại dịch bệnh và giành chiến thắng”… “Điều này hoàn toàn vi phạm niềm tin của chúng tôi”.

Hai nhà thờ Công giáo ở Hà Nam, Chiết Giang cho biết họ được yêu cầu phải nói với các giáo dân “những câu chuyện cảm động về việc Trung Quốc chiến đấu với đại dịch”.

Thậm chí, một mục sư từ Giáo hội Toàn Nam, nhà thờ lớn nhất ở Tuyền Châu, phía Đông Nam tỉnh Phúc Kiến, cho biết các quan chức đã nói với ông phải chỉ trích việc xử lý của Hoa Kỳ trong đại dịch viêm phổi Vũ Hán. Mục sư nói rằng ông được bảo phải củng cố tình yêu của mình đối với chế độ.

Một thành viên khác nói rằng Mặt trận Thống nhất và Cục Tôn giáo yêu cầu các nhà thờ tổ chức các nghi lễ chào cờ và cổ vũ tinh thần yêu nước. Từ giờ trở đi, tất cả các nhà thờ phải làm như vậy, nếu không chúng sẽ bị đóng cửa và các mục sư sẽ bị sa thải.

Marco Respinti, người đứng đầu ấn phẩm trực tuyến Bitter Winter có trụ sở tại Ý, nói với Fox News rằng đây là một ví dụ về nỗ lực “Trung Quốc hóa” của ĐCSTQ, nghĩa là tất cả mọi người dân đều phải trở thành người Trung Quốc thực sự, nhưng là theo định nghĩa của ĐCSTQ, bất chấp việc họ phải phạm thượng với những gì họ trân trọng.

Ông Respinti cũng đề cập đến các ví dụ về việc ĐCSTQ buộc nhà thờ phải loại bỏ biểu tượng Cơ đốc giáo và thay thế bằng chân dung của Tập Cận Bình. Ông nói rằng cuộc đàn áp tôn giáo Trung Quốc, vốn nổi tiếng là vi phạm nhân quyền một cách toàn diện, đã trở nên tồi tệ hơn sau khi các nước phương Tây giao thương mậu dịch với ĐCSTQ.

Respinti cho biết thêm: “Trung Quốc xuất phát từ mục đích tuyên truyền, đã sử dụng nhiều loại phương thức lợi dụng dịch Vũ Hán để quảng cáo cho mình” … “Chúng tôi biết rằng chính phủ Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về dịch bệnh, ít nhất là vì sự chậm trễ của các thông tin quan trọng và ĐCSTQ phải chịu trách nhiệm về cái chết của hàng ngàn người trên khắp thế giới”, “ĐCSTQ đã nói dối rằng họ có thể kiểm soát dịch bệnh. Họ đã xuất khẩu lời nói dối này cho cả thế giới. Họ cũng cố xuất khẩu cái gọi là mô hình Trung Quốc. Họ luôn đàn áp các nhóm tôn giáo và người thiểu số”.

https://www.dkn.tv/the-gioi/nha-tho-tai-trung-quoc-muon-mo-cua-phai-thuong-quoc-ky-hat-quoc-ca-va-ca-ngoi-tap-cap-binh.html

 

Trung Quốc cam đoan

Đập Tam Hiệp ‘tuyệt đối an toàn’, công chúng nói

Bắc Kinh ‘đang che giấu điều gì đó’

Minh Hòa

Trước những lo ngại về nguy cơ vỡ Đập Tam Hiệp, công ty điều hành dự án khổng lồ này cam đoan con đập vẫn đang hoạt động “an toàn và đáng tin cậy”.

Báo SCMP hôm nay (9/7) đưa tin, Tập đoàn Tam Hiệp Trung Quốc (CTGC) tuyên bố trên mạng xã hội WeChat, rằng dự án thủy điện Đập Tam Hiệp trên sông Dương Tử (hay sông Trường Giang) vẫn hoạt động bình thường, với tất cả các số liệu đạt tiêu chuẩn như thiết kế.

Tuyên bố của tập đoàn quốc doanh Trung Quốc được đưa ra trong bối cảnh công chúng chia sẻ rộng rãi trên các mạng xã hội về tình hình lũ lụt nghiêm trọng ở Trung Quốc, làm gia tăng áp lực và nguy cơ xảy ra sự cố vỡ Đập Tam Hiệp.

Ông Vương Duy Lạc (Wang Weiluo), nhà thủy văn học người Đức gốc Hoa, nói rằng Đập Tam Hiệp có sai sót về thiết kế và có thể sẽ bị sụp đổ vì các trận lũ lụt lịch sử tại Trung Quốc hiện nay.

Tuy nhiên, Tập đoàn khoa học và công nghệ hàng không vũ trụ Trung Quốc thuộc sở hữu nhà nước tuần trước công bố bức ảnh con đập nhìn từ vệ tinh, đồng thời cam đoan rằng “không hề có vấn đề gì” với dự án này.

Bất chấp những lời cam đoan “tuyệt đối an toàn” của chính quyền Trung Quốc, mối nghi ngại về Đập Tam Hiệp vẫn còn đó.

Ông Peter J. August, CEO của Melbourne Mint., nhận định rằng bức ảnh Đập Tam Hiệp nhìn từ vệ tinh trên Google Earth vào thời điểm ông kiểm tra, có chi tiết có vẻ giả mạo, tựa như mô hình trên máy tính, và không phải là hình ảnh thực tế của con đập.

“Dường như Đảng Cộng sản Trung Quốc đang cố gắng che giấu điều gì đó”, ông August viết trên Twitter hôm 5/7.

Một người khác có tên Marlo Van Marck bình luận: “Hôm nay tôi cũng kiểm tra. Tôi cũng thấy bức ảnh giả mạo này trên Google Earth”.

Một cư dân mạng khác có tên Tom Hess tìm thấy trên Google Earth hình ảnh mới đây về Đập Tam Hiệp nhưng phỏng đoán rằng nó được cắt ghép từ các bức ảnh cũ để “sửa chữa các chỗ cong vênh” của con đập.

Trái ngược với các đường nét thẳng tắp trong bức ảnh trên, các hình ảnh trước đó cho thấy Đập Tam Hiệp có những nét cong vênh do áp lực từ nước, làm dấy lên lo ngại về chất lượng của công trình này. Dù vậy, chính quyền Trung Quốc vẫn tuyên bố Đập Tam Hiệp đang “đàn hồi tốt”.

Các tuyên bố của chính quyền Trung Quốc đã bị sụt giảm uy tín nghiêm trọng, đặc biệt kể từ khi xảy ra dịch viêm phổi Vũ Hán COVID-19. Ban đầu Bắc Kinh tuyên bố virus corona chủng mới không lây từ người sang người, đồng thời ngăn cản Tổ chức Y tế Thế giới cảnh báo dịch bệnh ra công chúng, khiến COVID-19 nhanh chóng lây lan tới 213 quốc gia và hiện đã cướp đi sinh mạng của hơn 500.000 người.

Giới quan sát lo ngại chính quyền Trung Quốc đang lặp lại tình trạng bưng bít thông tin đối với Đập Tam Hiệp, công trình tiêu tốn 203 tỷ nhân dân tệ (khoảng 32 tỷ USD) với vùng hồ chứa tới 42 tỉ tấn nước.

Nếu Đập Tam Hiệp xảy ra sự cố, nó có thể ảnh hưởng tới khoảng 400 triệu sinh mạng sống tại các khu vực hạ lưu. Việt Nam, với vị trí ở phía nam Trung Quốc, cũng đối mặt với nguy hiểm tương tự nếu điều đó xảy ra.

Dù Đập Tam Hiệp chưa vỡ, nhưng các đợt xả lũ ào ạt của các con đập Trung Quốc ở thượng nguồn cũng đang đặt ra nguy cơ lũ lụt nghiêm trọng ở Việt Nam. Tổng cục Trưởng Phòng chống Thiên tai hôm 6/7 cho biết cơ quan chức năng đang lên kịch bản phân lũ, sơ tán dân ở khu vực miền Bắc nếu Trung Quốc tăng lượng xả lũ.

https://www.dkn.tv/the-gioi/trung-quoc-cam-doan-dap-tam-hiep-tuyet-doi-an-toan-cong-chung-noi-bac-kinh-dang-che-giau-dieu-gi-do.html

 

Video: Trận lũ dữ dội ập đến

 cuốn phăng cây cầu 400 năm tuổi ở An Huy

An Hòa

Cây cầu từ thời nhà Minh đã không thể trụ vững trước dòng nước xiết.

Mưa lớn liên tục ở nhiều nơi tại Trung Quốc đã gây ra thảm cảnh lũ lụt. Ngoài Vũ Hán, huyện Y, huyện Hấp, huyện Hưu Ninh và một số nơi khác của tỉnh An Huy cũng xuất hiện bão to hoặc mưa lớn. Vài

ngày trước, lan truyền liên tục video cây cầu 400 năm tuổi bị phá huỷ. Chính quyền khẩn cấp thông báo, từ 7 giờ sáng ngày 7/7, ứng phó khẩn thiên tai được nâng lên cấp độ 2.

https://youtu.be/PC448GNC30Y

Sở Tài nguyên nước tỉnh An Huy cho biết, kể từ ngày 4/7, chân phía nam của dãy núi Dabie ở An Huy, phía nam sông Dương Tử và các khu vực miền núi phía nam của An Huy đã phải hứng chịu những cơn mưa lớn và mưa lớn cục bộ. Lượng mưa trung bình là 100 đến 300mm, cục bộ lên tới 300 đến 400mm, trạm đo mực nước ở đền Vân Cốc, quận Hoàng Sơn là 483mm và trạm Quang Minh Đỉnh là 454 mm.

Ngoài ra, do ảnh hưởng dòng thượng nguồn và lượng mưa lớn, hầu hết các đoạn sông chính của Dương Tử ở tỉnh An Huy đã vượt quá mức cảnh báo. 19 dòng chảy thuộc các con sông Thanh Dực (Qingyi), sông Thuỷ Dương (Shuiyang) và sông Tây Hà (Xihe) cùng 5 hồ (bao gồm hồ Hồ Sào (Chaohu), hồ Thái Tử (Caizi) và hồ Nam Y (Nanyi) đã vượt quá mức cảnh báo. Trong đó một đoạn sông Thuỷ Dương vượt quá mực nước an toàn và 4 hồ chứa lớn, 22 hồ trung bình và 397 hồ nhỏ đã vượt quá mức kiểm soát lũ.

Theo dự báo của Đài quan sát khí tượng trung ương Trung Quốc, trước ngày 10/7, sẽ có mưa lớn liên tục giữa phía nam của Giang Hoài và Giang Nam.Tình trạng nước dâng cao ở các sông, hồ và hồ chứa trong lưu vực sông Dương Tử sẽ kéo dài một thời gian. Tình hình kiểm soát lũ rất nghiêm trọng. Do đó, Sở Thuỷ Lợi tỉnh An Huy đã quyết định chính thức nâng mức ứng phó lũ và hạn hán khẩn cấp lên cấp độ 2 từ 7 giờ sáng ngày 7/7.

Theo dự báo Đài khí tượng tỉnh An Huy, từ ngày 5 đến ngày 8/7 sẽ có những trận mưa lớn và liên tục ở dãy núi Dabie và phía nam sông Dương Tử, đặc biệt có các trận mưa cục bộ, cảnh báo cấp độ bão màu cam.

Ngoài ra, ngày mùng 6/7, cây cầu cổ “Cầu Lạc Thành” ở thị trấn Tam Khê, huyện Tinh Đức, Tuyên Thành, An Huy, đã bị lũ phá hủy. Nguyên ban đầu cây cầu cổ có 11 vòm, sau này bị hỏng chỉ còn 4 vòm. Được biết, cây cầu được xây dựng từ thời Gia Kinh nhà Minh, có lịch sử hơn 400 năm.

Theo “Biên niên sử huyện Tinh Đức”, cầu Lạc Thành được xây dựng vào năm thứ 22 Gia Kinh thời nhà Minh (1543). Đầu triều đại nhà Thanh nó đã bị lũ phá huỷ. Thời kỳ Khang Hy (1662-1722), người dân đã góp tiền để xây lại. Cầu Lạc Thành hiện tại có 11 vòm, tổng chiều dài 156 mét, chiều rộng 6,2 mét và chiều cao 9 mét từ mặt cầu đến đáy sông. Cầu Lạc Thành là cây cầu cổ lớn thứ hai ở miền nam An Huy, và được xác định là di tích văn hóa quan trọng được bảo tồn ở tỉnh An Huy năm 2004. Cây cầu cũng từng bị “chấn thương” trong trận lụt năm 2019.

Theo Secretchina

An Hòa biên dịch

https://www.dkn.tv/the-gioi/video-tran-lu-du-doi-ap-den-cuon-phang-cay-cau-400-nam-tuoi-o-an-huy.html

 

Đập nước Hàng Châu

lần đầu trong lịch sử mở toàn bộ 9 cửa xả lũ

Thanh Tâm

Tình hình Lũ lụt ở Hàng Châu rất cấp bách, hệ thống kiểm soát lũ tăng lên mức cao nhất.

Tin tức ngày 7/7 tại Hàng Châu cho biết, ứng phó khẩn cấp với lũ sẽ được nâng lên mức báo động cao nhất từ ​​1 giờ chiều cùng ngày. Theo dữ liệu do Hàng Châu công bố, lượng mưa trong thành phố đã lên tới 676 mm, gấp 2,6 lần so với cùng kỳ trong lịch sử. Vào ngày 8/7, khu vực phòng thủ của tỉnh có thể mở 9 cửa xả lũ ở sông Tân An. Điều này khiến ngoại giới vô cùng lo lắng, vì việc mở đồng thời 9 cửa xả lũ là chưa từng có trong tiền lệ tại địa phương này. Nếu việc này xảy ra, liệu có ảnh hưởng đến thân đập trên sông?

Những trận mưa lớn liên tục ở Trung Quốc đã mang đến lượng mưa đáng kinh ngạc, những thảm họa lũ lụt trước đây chỉ xảy ra ở lưu vực sông Dương Tử thì nay lại xuất hiện ngay cả ở thượng du sông Tiền Đường. Hồ chứa nước Tân An lớn nhất địa khu Hoa Đông cũng vượt quá giới hạn phòng lũ. Đến 4 giờ ngày 7/7, 7 cửa đã được mở để giải phóng lũ. Tuy nhiên, mực nước của hồ chứa vẫn tăng nhanh, có thể gây ra nhiều thảm họa cho khu vực địa phương.

Các quan chức thừa nhận rằng việc xả lũ đã ảnh hưởng đến ít nhất 8 thị trấn dọc theo lưu vực sông thuộc thành phố Kiến Đức : khu phố Tân An Giang, phố Dương Khê, thị trấn Hạ Nhai, phố Dương Thôn, thị trấn Đại Dương … cùng 300.000 nhân khẩu.

Chính quyền thành phố Hàng Châu đã nâng cấp ứng phó khẩn cấp kiểm soát lũ lên cấp 1 lúc 1 giờ chiều ngày 7. Ứng phó khẩn cấp với thảm họa lũ lụt và nạn hạn hán ở đại lục được phân theo thứ tự: Cấp 4, cấp 3, cấp 2 và mức cao nhất là cấp 1.

Báo động cấp 1 được đề xuất khi xảy ra các tình huống sau: (1) Lũ lụt đặc biệt lớn xảy ra ở một lưu vực nhất định; (2) Lũ lụt đồng thời xảy ra ở nhiều khu vực; (3) Phần đê ở các đoạn quan trọng của các con sông lớn Trường Giang và Hoàng Hà có hiện tượng bị vỡ; (4) Vỡ đập tại các hồ chứa lớn, (5) hạn hán lớn xảy ra ở nhiều tỉnh (khu vực, thành phố); (6) hạn hán cực lớn xảy ra ở nhiều thành phố rất lớn.

Theo báo cáo của phương tiện truyền thông Hàng Châu, kể từ ngày 29/5, tổng lượng mưa ở thành phố Hàng Châu đã lên tới 676 mm, gấp 2,6 lần cùng kỳ.

Dự báo thời tiết cho thấy, trong 3 ngày tới, địa phương vẫn còn mưa khá lớn. Nếu trong ngày 8/7 khu vực phòng thủ mở đồng thời 9 cửa xả lũ, thì lũ sẽ chồng chất lũ, thảm họa về địa chất như sạt lở núi xảy ra là rất cao.

Trên thực tế, việc mở 9 cửa xả lũ tại địa phương là chưa từng có trong tiền lệ. Trong quá khứ, địa phương đã từng mở 8 cửa xả lũ vào năm 1999, đây là lần xả lũ lớn nhất từ trước đến nay.

Tin tức mới nhất cho thấy Trung tâm giám sát tài nguyên nước và thủy văn Hàng Châu đã đưa ra cảnh báo lũ màu vàng vào lúc 6 giờ tối ngày 7/7 năm 2020. Mực nước của trạm Hạp Khẩu, sông Tiền Đường ngày 6 là 6,44 mét, lưu lượng xả của hồ chứa sông Phú Xuân là 9.130 mét khối mỗi giây. Lưu lượng xả của hồ chứa sông Phân Thủy là 1.247 mét khối mỗi giây. Theo dự báo này, lũ lụt vượt quá mực nước cảnh báo có thể xảy vào lúc 5 giờ ngày 8/7 (mức báo động là 7 mét).

Theo Thiên Bình, Secretchina

Tâm Thanh biên dịch

https://www.dkn.tv/the-gioi/hang-chau-lan-dau-trong-lich-su-co-the-mo-9-cua-xa-lu-bao-dong-cap-cao-nhat-da-phat-ra.html

 

Thêm một đập nước Trung Quốc có nguy cơ vỡ,

hồ chứa lớn nhất miền Đông xả lũ

khiến 300.000 người hoảng loạn

Tâm Thanh

Không chỉ sông Dương Tử và con đập Tam Hiệp đang trong nguy cơ quá tải vì mưa lớn bất thường, thêm một con sông khác và một con đập khác của Trung Quốc cũng đối diện nguy hiểm.

Những ngày mưa lớn liên tục đã gây ra thảm họa tại Trung Quốc, tỉnh Hồ Bắc nằm ở giữa và hạ lưu sông Dương Tử, tình hình thậm chí còn nguy hiểm hơn. Kể từ ngày 5/7, 1.094 hồ chứa thuộc các tỉnh đã vượt quá giới hạn lũ lụt, lượng mưa ở 11 thành phố trong đó có Vũ Hán, Hoàng Cương đã vượt mức 400mm. Vào ngày 6/7, đập nước trên hồ chứa sông Bạch Dương thuộc quận Hi Thủy, thành phố Hoàng Cương đã bị rò rỉ và biến dạng trên diện rộng. Theo dự báo, lượng mưa lớn cục bộ sẽ tiếp tục trong tương lai, điều này có thể sẽ dẫn đến sự cố vỡ đập.

Hồ chứa nước cỡ trung tại Hồ Bắc bị rò rỉ, biến dạng

Theo “Hoàng Cương nhật báo” viết ngày 7/7, từ tối ngày 5 đến ngày 6/7, huyện Hi Thủy thuộc Hoàng Cương, Hồ Bắc đã trải qua mưa lớn với lượng mưa hơn 300 mm trong 12 giờ. Mực nước hồ Bạch Dương, hồ chứa nước lớn thứ hai trong quận đạt 85,6 mét, vượt quá mức tràn 1,12 mét, mức cao nhất kể từ khi hồ chứa được xây dựng.

Vào lúc 7h30 phút tối ngày 5/7, một số nhân viên tuần tra phát hiện thấy sự bất thường của con đập. Sau khi báo cáo, cấp trên đã ngay lập tức phái người đi xử lý khẩn cấp và theo dõi trong 24 giờ. Đến 9 giờ sáng ngày 6, tình huống nguy hiểm của con đập đã xảy ra, phần vai trái con đập bị sạt lở diện rộng. Đến 12 giờ trưa, phát hiện thêm một vùng tổn hại lớn ở phần vai phải phía sau con đập, đe dọa nghiêm trọng tới sự an toàn của đập nước.

Hồ chứa sông Bạch Dương nằm trên sông Bạch Dương thuộc hệ thống sông Ba Thủy. Nó được xây dựng và đi vào sử dụng từ năm 1962 với tổng dung tích 24 triệu mét khối. Một khi con đập bị vỡ, nó sẽ gây nguy hiểm cho 3 thị trấn Đoàn Bì, Quan Khẩu, Uông Cương và 22 ngôi làng, theo đó, 30.000 cư dân khu vực lân cận sẽ phải sơ tán khẩn cấp.

Theo Đài khí tượng trung ương, ở tỉnh Hồ Bắc sẽ có mưa lớn kéo dài, điều này chắc chắn sẽ gây ra nhiều lo lắng về sự cố vỡ đập.

Mưa lớn làm ngập hồ chứa lớn nhất ở miền Đông Trung Quốc

Thảm họa lũ lụt không chỉ xảy ra ở lưu vực sông Dương Tử, mà ở thượng nguồn sông Tiền Đường, hồ chứa nước Tân An lớn nhất khu vực Hoa Đông cũng đang phải đối mặt với nguy hiểm. Do mực nước dâng cao, hồ chứa nước Tân An đã mở cửa để xả lũ. Tuy nhiên, theo bộ phận dự báo khí tượng thì mưa bão sẽ còn tiếp tục kéo dài trong 3 ngày tới.

Theo Tân Hoa Net, hồ chứa nước Tân An hay còn gọi là hồ Thiên Đảo ở thành phố Kiến Đức, Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang, là hồ chứa lớn nhất ở khu vực miền Đông Trung Quốc. Do mưa bão liên tục, đến 10 giờ sáng ngày 7/7, 3 cửa xả lũ đã được mở để thoát lũ. Đây cũng là lần xả lũ đầu tiên kể từ lần xả lũ cuối cùng vào 9 năm ngoái tại địa phương. Tuy nhiên, việc mở đồng thời 3 cửa xả lũ nhưng mực nước vẫn tiếp tục tăng. Vào lúc 11 giờ sáng ngày 7/7, mực nước của hồ chứa Tân An đạt 107,43 mét, vượt quá giới hạn kiểm soát lũ 0,93 mét. Đến 12 giờ trưa, chính quyền đã cho mở 5 cửa xả lũ.

Báo cáo chỉ ra rằng việc mở 5 cửa xả lũ với tốc độ 2.750 mét khối mỗi giây vẫn không nhanh bằng mực nước dâng. Đến 3 giờ chiều, mực nước đã tăng lên 107,83 mét và còn tiếp tục tăng nữa. Đến 4 giờ chiều cùng ngày, chính quyền cho mở tiếp thêm 2 cửa xả lũ, nâng lên thành 7 cửa đồng thời hoạt động. Tuy nhiên với tình hình không được khả quan do mưa lớn kéo dài thì việc mở thêm cửa xả lũ trong những giờ tới là rất cao.

Điều đáng lo ngại là chính quyền địa phương đã tuyên bố rằng việc xả lũ đã ảnh hưởng đến ít nhất 8 thị trấn dọc theo lưu vực sông thuộc thành phố Kiến Đức: khu phố Tân An Giang, phố Dương Khê, thị trấn Hạ Nhai, phố Dương Thôn, thị trấn Đại Dương … cùng 300.000 nhân khẩu.

Theo Dự báo Khí tượng Trung ương, trong 3 ngày tới, địa phương vẫn còn mưa khá lớn. Chính quyền thành phố Hàng Châu đã nâng cấp ứng phó khẩn cấp kiểm soát lũ lên cấp 1 – mức cao nhất lúc 1 giờ chiều ngày 7/7.

Dựa trên tài liệu công khai, hồ chứa nước Tân An nằm trên của sông Tây An ở thượng nguồn sông Tiền Đường. Cơ quan chính của nó nằm ở huyện Thuần An, Hàng Châu. Đập nước của hồ chứa nằm ở thành phố Kiến Đức có diện tích lưu vực nước là 10442 km2, diện tích mặt nước là 573 km2 và độ sâu trung bình của nước là 34 mét. Hồ chứa sau khi xây dựng xong, mặt nước thấp hơn 108m so với mực nước biển.

Theo Secretchina

Tâm Thanh biên dịch

https://www.dkn.tv/the-gioi/them-mot-dap-nuoc-trung-quoc-co-nguy-co-bi-vo-ho-chua-lon-nhat-mien-dong-xa-lu-khien-300-000-nguoi-hoang-loan.html

 

Lệnh sơ tán giữa đêm khuya

tại Tiên Đào – Hồ Bắc, hồ Thiên Đảo

mở 9 cửa xả lũ, ảnh hưởng tới 300.000 dân

Mưa lớn đã gây ra thảm họa thiên tai tại Hồ Bắc nằm ở trung lưu sông Dương Tử, thân đập của hồ chứa Bạch Dương ở thành phố Hoàng Cương bất ngờ bị hư hại vào đêm 6/7, Tiên Đào ban hành lệnh sơ tán khẩn cấp vào đêm khuya. Mực nước hồ Thiên Đảo, nằm ở thượng nguồn sông Tiền Đường, đã tăng nhanh lên 107 m vào ngày 7/7 và vẫn đang tiếp tục tăng nhanh. Chính quyền đã dồn lực xả lũ, khiến 300.000 người hoảng sợ

Đến ngày 5/7, có 1.094 hồ chứa ở tỉnh Hồ Bắc đã vượt quá giới hạn lũ. Khoảng 6h30 sáng cùng ngày, hơn 11 quận và thành phố ở Vũ Hán, Kinh Châu, Ân Thi, Tiền Giang thuộc tỉnh Hồ Bắc đã phát tín hiệu cảnh báo màu đỏ. Đài quan sát Khí tượng trung tâm Vũ Hán đã phát tín hiệu cảnh báo màu đỏ cho mưa bão. Dự kiến ​​ ở Hoàng Cương, Đoàn Phong, Hy Thủy và Tiên Đào, sẽ có lượng mưa hơn 100 mm, kèm theo sét và gió giật cấp 7-9.

Vào ngày 7/7, một tài liệu từ Bộ chỉ huy phòng chống lũ lụt của thành phố Tiên Đào, tỉnh Hồ Bắc đã được lưu hành với tiêu đề “Lệnh khẩn cấp. Nội dung về tình hình kiểm soát lũ nghiêm trọng hiện nay. Thị trấn Sa Hồ, Sở nông nghiệp và nông thôn thành phố, ngư trường Ngũ Hồ, trong tối nay, chuyển người già, người ốm yếu và tàn tật đến nơi an toàn. Tất cả những người sống trong khu vực hồ cá cần di chuyển sang khu vực dải đất cao gần tuyến quốc lộ”.

Lệnh khẩn cấp nhấn mạnh rằng do tình hình cấp bách, cần thận trọng khi di chuyển vào ban đêm.

Cư dân mạng tố cáo chính quyền hết lần này đến lần khác cứ đến “nửa đêm canh ba” lén lút xả lũ? Đây liệu có phải là sợ rằng mọi người sẽ biết chuyện, hay là cố ý hành hạ người dân?

Một số cư dân mạng trên Twitter cho biết, kể từ ngày 7/7, đập Tam Hiệp đã xả lũ trong một tuần, từ 25.000 m3/s trước đó đến giờ là 55.000 m3/s. Thêm với việc ngày ngày ở hạ lưu mưa xối xả, mỗi giây xả 55.000 tấn nước, trong 1 giờ là 180 triệu tấn, một ngày 4,32 tỷ tấn nước. Trong khi dung lượng nước của toàn bộ Tây Hồ ( (hồ nước ngọt nổi tiếng nằm về phía tây thành phố Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang) là 14,29 triệu tấn nước, tương đương với việc Tam Hiệp xả lũ một ngày đổ xuống hạ lưu 3.023 Tây Hồ. Hạ lưu không thể chịu nổi!

Dữ liệu giám sát của Cục Khí tượng Hồ Bắc cho thấy kể từ ngày 8/7, vẫn còn những trận mưa lớn liên tục, tập trung ở phía tây nam Hồ Bắc, đồng bằng Giang Hán và đông bắc Hồ Bắc. Có những trận mưa lớn và mưa bão cục bộ tại Hoàng Cương, Hiếu Cảm, Ân Thi, Nghi Xương…

Vào lúc 9h ngày 4/7, Cục Khí tượng Hồ Bắc đã đưa ra phản ứng khẩn cấp tới cấp IV đối với các thảm họa thiên tai (bão). Vào lúc 9h30 sáng ngày 5/7, văn phòng đã nâng cấp lên cảnh báo lên cấp III.

Trận hồng thủy số 1 ​​của sông Dương Tử năm nay đã tràn vào hồ chứa Tam Hiệp vào lúc 12h ngày 4/7. Ủy ban Bảo tồn Nước sông Dương Tử của Bộ Thủy lợi đã nâng mức ứng phó khẩn cấp với lũ sông Dương Tử và phòng chống thiên tai hạn hán lên cấp III.

Hồ chứa Bạch Dương biến dạng và sập

Theo tin từ Hoàng Cương Nhật báo (hgdaily) vào ngày 7/7, huyện Hy Thủy, thành phố Hoàng Cương, tỉnh Hồ Bắc đã trải qua mưa lớn từ ngày 5 – 6/7. Mực nước hồ Bạch Dương, hồ chứa lớn thứ hai trong huyện, đạt 85,6 m, vượt quá giới hạn tràn 1,12 m. Đây là mực nước cao nhất kể từ khi hồ chứa được xây.

Hồ chứa nước Bạch Dương nằm ở nhánh sông Bạch Dương, được xây dựng và sử dụng năm 1962. Thân đập của hồ chứa này đột nhiên bị thấm, biến dạng, và sụp đổ gần 1,5 m, diện tích biến dạng tới 2.400 m2. Một khi đập này bị sập sẽ gây nguy hiểm cho 3 thị trấn Đoàn Pha, Quan Khẩu, Uông Cương,  và 22 thôn làng. Gần 30.000 cư dân địa phương đã được sơ tán.

Vào đêm ngày 5/7, một sĩ quan tuần tra đã phát hiện ra sự bất thường của con đập. Vào lúc 9h sáng ngày 6/7, mố trái của đập sụt lở khiến tình hình rất nguy cấp. Vào 12h trưa, phát hiện một khu vực tổn hại lớn hơn ở mặt sau của mố bên phải. Điều này đe dọa lớn tới sự an toàn của đập.

Khu vực biến dạng của hồ chứa Bạch Dương được đào móng và rãnh để dẫn nước. (Ảnh chụp từ Weibo)

Mặc dù chính quyền cho biết, tính đến 5 giờ ngày 7/7, đập tràn phân lũ thứ hai đã được đào thành công, lưu lượng xả là 15 m3/s, diện tích thiệt hại của đập không bị mở rộng. Tuy nhiên, Cục Khí tượng thành phố Hoàng Cương đã công bố thông tin cho thấy từ ngày 7 – 10/7, hồ chứa Bạch Dương sẽ có mưa lớn và lượng mưa tích lũy dự kiến ​​sẽ là 200 đến 350 mm. Vẫn còn mối lo về việc vỡ đập.

Cục Thủy văn của Ủy ban Bảo tồn Nước sông Dương Tử tiếp tục đưa ra cảnh báo màu vàng cho lũ lụt từ sông Giam Lợi đến sông Giang Âm . Mực nước hồ Bà Dương đạt 19,18 m vào ngày 5/7 và dự kiến ​​sẽ tiếp tục tăng trong tương lai. Đây là lần đầu tiên trong năm nay mực nước hồ Bà Dương vượt quá mức báo động.

Theo tình hình lũ lụt, dự báo thời tiết và thủy văn hiện nay, Trụ sở phòng chống lụt bão tỉnh Hồ Nam đã tăng cường ứng phó khẩn cấp cho việc kiểm soát lũ từ cấp IV lên cấp III. Mực nước của các trạm dọc theo trung và hạ lưu sông Dương Tử vẫn đang tăng. Mực nước tại trạm Liên Hoa Đường vượt quá mức cảnh báo. Đoạn từ sông Giam Lợi đến sông Giang Âm sẽ vượt quá mức cảnh báo. Mực nước ở trạm thủy văn mang tính biểu tượng của hồ Bà Dương cũng vượt quá mức cảnh báo.

Mực nước hồ Thiên Đảo tăng đến 107 m và vẫn tăng nhanh

Không chỉ là thảm họa ở lưu vực sông Dương Tử, mà “hồ chứa Tân An Giang”, nằm ở thượng nguồn của sông Tiền Đường cũng đang đối mặt với các thử thách nghiêm trọng. Theo truyền thông Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), hồ chứa Tân An Giang thường được gọi là ‘Thiên Đảo hồ’ ở Kiến Đức, thành phố Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang, là hồ chứa lớn nhất khu vực miền Đông Trung Quốc. Do ảnh hưởng của mưa bão liên tục, 3 cửa của hồ chứa này đã được mở để xả lũ vào sáng ngày 7/7.

Sau khi mở 3 cửa, mực nước tiếp tục tăng. Đến 11 giờ sáng, mực nước của hồ chứa Tân An Giang đạt 107,43 m, vượt quá giới hạn kiểm soát lũ 0,93 m. Đến 12 giờ trưa, chính quyền đã mở 5 cửa để xả lũ. Mở 5 cửa sẽ xả nước lũ với tốc độ 2750 m3/s, vẫn không kịp tốc độ nước dâng.

Tính đến 3 giờ chiều ngày 7/7, mực nước hồ chứa Tân An Giang đã tăng lên 107,83 m, và tiếp tục tăng nhanh. Chính quyền cũng đã ra lệnh mở thêm 2 cửa vào lúc 4 giờ chiều, đổi thành “7 cửa” để xả lũ cùng một lúc, và nói rằng việc xả lũ có thể được tăng lên vào ngày hôm đó.

Ngay cả khi mở đến “7 cửa”, mực nước vẫn tiếp tục tăng hơn 1 m. Chiết Giang bắt đầu ứng phó khẩn cấp kiểm soát lũ cấp I tại lưu vực sông Tiền Đường vào lúc 7 giờ tối ngày 7/7.  Vào lúc 9h sáng ngà

8/7, có 9 cửa đã được mở khẩn trương để xả lũ. Các cửa xả lũ đã được mở lần đầu tiên sau 61 năm kể từ khi hồ chứa được xây dựng.

Theo báo cáo, việc xả lũ của “Hồ Thiên Đảo” đã ảnh hưởng đến 8 thị trấn dọc theo lưu vực sông Tân An, phố Dương Khê, thị trấn Hạ Nhai, phố Dương Thôn, thị trấn Đại Dương, thành phố Kiến Đức, với dân số khoảng 300.000 người.

Theo Dự báo Khí tượng Trung ương Trung Quốc, đã có mưa lớn ở lưu vực sông Tân An trong 3 ngày qua. Chính quyền thành phố Hàng Châu đã tăng phản ứng khẩn cấp kiểm soát lũ lên cấp I vào lúc 1h chiều ngày 7/7. Đây là mức cảnh báo cao nhất.

Kể từ khi mưa lớn kéo dài vào đầu tháng 6, có 26 tỉnh Trung Quốc đã bị ngập lụt. ĐCSTQ thừa nhận rằng các thiên tai khác nhau trong nửa đầu năm nay đã khiến tổng cộng 49.609 triệu dân bị ảnh hưởng, 19.000 ngôi nhà bị sập và 785.000 ngôi nhà bị thiệt hại ở các mức độ khác nhau, diện tích bị ảnh hưởng bởi 61.702 ha. Nhưng số người chết thực sự vẫn là một bí ẩn.

Thiên tai ở Trung Quốc trong nửa đầu năm chủ yếu là lũ lụt, mưa đá và thảm họa địa chất. Hiện tại, thảm họa nghiêm trọng vẫn đang mở rộng ở nhiều nơi.

Minh Thanh

Theo NTDTV

https://www.ntdvn.com/trung-quoc/lenh-so-tan-giua-dem-khuya-tai-tien-dao-ho-bac-ho-thien-dao-mo-9-cua-xa-lu-300000-dan-hoang-loan-51645.html

 

Úc tạm ngưng thỏa thuận dẫn độ với Hong Kong

Úc vừa tạm ngưng thỏa thuận dẫn độ với Hong Kong trong bối cảnh đang có lo ngại về luật an ninh quốc gia mới do Trung Quốc áp đặt ở thành phố này.

Thủ tướng Scott Morrison nói luật này hủy hoại “luật pháp căn bản của Hong Kong” và mức độ tự trị hiện nay của Hong Kong đối với Bắc Kinh.

Úc có kế hoạch cấp visa cho người dân Hong Kong và khuyến khích các doanh nghiệp Hong Kong chuyển sang Úc, vị thủ tướng cho biết.

Cho tới nay, Úc và Hong Kong có thể dẫn độ bất kỳ người nào trong phạm vi lãnh thổ của mỗi bên nếu người đó bị truy nã hay phạm tội hình sự.

Hong Kong: Anh quốc mở cửa, hứa hẹn cho dân Hong Kong nhập quốc tịch

Hong Kong: Ít phút sau khi luật an ninh được thông qua, các gương mặt dân chủ từ chức

Trung Quốc chỉ trích động thái này là “sự can thiệp thô bạo” vào công việc nội bộ của Trung Quốc.

“Chúng tôi kêu gọi phía Úc ngừng can thiệp ngay lập tức… nếu không, việc này sẽ chẳng khác gì nhặt viên đá tự đập vào chân mình,” sứ quán Trung Quốc tại Úc viết trong môt thông cáo.

Kể từ khi luật được ban hành tuần trước, Canada cũng đã tạm ngưng luật dẫn độ với Hong Kong, còn Anh Quốc đưa ra các phương án cho công dân Hong Kong nhập quốc tịch Anh.

Giới chỉ trích nói luật này khiến Trung Quốc có thể trừng phạt những người biểu tình và chỉ trích chính quyền Trung Quốc một cách dễ dàng hơn.

Chính quyền Hong Kong nói luật này là cần thiết để đưa trật tự đến một thành phố từng có biểu tình ủng hộ dân chủ hàng loạt năm ngoái, trong đó có những cuộc biểu tình trở nên bạo lực.

Hong Kong: vẫy cờ Mỹ có là tội thông đồng với các thế lực nước ngoài?

Trong khi mức độ ảnh hưởng của luật này hiện vẫn chưa rõ, các ý kiến chỉ trích cũng nói nó có thể dẫn tới việc người nước ngoài bị bắt giữ vì những lý do không rõ ràng ở Hong Kong.

Điều này khiến Úc và các nước khác ra cảnh báo mới cho công dân của họ ở Hong Kong. Hiện có trên 100.000 công dân Úc ở thành phố này.

“Bạn có thể gặp rủi ro cao hơn và bị bắt giữ về những lý do an ninh quốc gia không được định nghĩa rõ. Bạn có thể phạm luật mà không chủ ý. Nếu bạn lo ngại về đạo luật mới này, hãy xem xét lại bạn có cần thiết ở Hong Kong hay không,” Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc viết.

Ông Morrison nói chính phủ của ông, cùng các chính phủ khác, đã ‘rất nhất quán trong việc bày tỏ lo ngại về việc Trung Quốc áp đặt luật an ninh quốc gia lên Hong Kong’.

TQ cảnh báo Anh ‘chớ can thiệp’ vào chuyện Hong Kong

Hong Kong: Trung Quốc có nguy cơ ‘xôi hỏng, bỏng không’

Kiểm duyệt của Trung Quốc bóp nghẹt báo chí Hong Kong thế nào?

Chính phủ New Zealand cũng nói hôm thứ Năm họ sẽ xem xét lại quan hệ với Hong Kong. Bộ trưởng Ngoại giao Winston Peters nói New Zealand “quan ngại sâu sắc” về luật an ninh quốc gia.

“Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi tác động của luật này lên người dân Hong Kong, những người chúng tôi có liên hệ gần gũi,” ông nói.

Hong Kong: hàng trăm người bị bắt vì biểu tình ngày 1/7

Trước đó, Úc và Hong Kong có thể dẫn độ bất kỳ người nào trong phạm vi lãnh thổ của mỗi bên nếu người đó bị truy nã hay phạm tội hình sự. Việc này đã xảy ra hai lần trong 10 năm qua.

Úc cũng cho phép gia hạn visa cho người dân Hong Kong tới 5 năm – mở con đường xin thường trú ở Úc cho 10,000 người Hong Kong.

Thủ tướng Morrison nói việc gia hạn visa cũng nhằm thu hút các doanh nghiệp Hong Kong chuyển sang Úc nếu họ “trở nên bơ vơ vì những thay đổi”.

Tuần trước, Anh Quốc tuyên bố mở cửa cho ba triệu người dân Hong Kong định cư, động thái bị Trung Quốc chỉ trích.

Tuyên bố hôm nay của Úc có thể làm căng thẳng với Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của nước này, tồi tệ thêm.

Quan hệ song phương Úc-Trung xấu đi năm nay sau khi Úc kêu gọi có cuộc điều tra toàn cầu về nguồn gốc của Covid-19. Đây được coi là chất xúc tác khiến Trung Quốc áp dụng trừng phạt lên các mặt hàng xuất khẩu của Úc.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-53348044