Tin khắp nơi – 09/03/2020
Bầu cử 2020: Kamala Harris
ủng hộ Joe Biden là ứng cử viên đảng Dân chủ
Thượng nghị sĩ California Kamala Harris công bố ủng hộ Joe Biden cho vai trò ứng cử viên tổng thống Mỹ của đảng Dân chủ, cho biết bà làm thế với”sự nhiệt tình tuyệt vời”.
“Biden đã phục vụ đất nước của chúng ta với nhân phẩm và chúng ta cần ông hơn bao giờ hết,” Harris nói trong một bài đăng trên Twitter.
Thông báo của Kamala Harris là một thúc đẩy nữa khác cho ông Biden, ứng cử viên Dân chủ đang dẫn đầu trong cuộc đua đối đầu Donald Trump vào tháng 11.
Bà Harris, được coi là một ngôi sao đang lên trong đảng, rời khỏi cuộc đua tổng thống vào tháng 12.
Sự ủng hộ dành cho ông Biden tăng mạnh trong các cuộc bầu cử sơ bộ của đảng Dân chủ Siêu Thứ Ba tuần trước, với kết quả là ứng cử viên 77 tuổi này thắng 10 trong số 14 bang bỏ phiếu.
Cuộc đua được đề cử của đảng Dân chủ sau Siêu Thứ Ba rốt cuộc đã biến thành trận đấu tay đôi giữa ông Biden, người ôn hòa và Thượng nghị sĩ cánh tả Bernie Sanders.
Công bố hỗ trợ ông Biden hôm Chủ nhật, bà Harris, thượng nghị sĩ 55 tuổi, nói trong một tin nhắn trên Twitter: “Tôi thực sự tin tưởng vào Joe Biden và tôi đã biết ông từ lâu”.
“Chúng ta cần một nhà lãnh đạo thực sự quan tâm đến mọi người, và do đó có thể kéo mọi người gần lại với nhau,” thượng nghị sĩ Harris nói thêm.
Ông Biden sau đó cảm ơn bà Harris đã ủng hộ. “Kamala – Bạn đã dành hết sự nghiệp để chiến đấu cho những người đã bị xóa sổ và bỏ lại phía sau, từ gia đình chúng tôi: cảm ơn bạn,” Biden tweet.
Hai người, tuy nhiên, trước đó đã đụng độ trong các cuộc tranh luận tổng thống.
Tháng 6 năm ngoái, bà Harris tấn công ông Biden vì sự phản đối trước đây của ông với chính sách chống phân biệt đối xử tại trường học.
Harris – người phụ nữ da đen duy nhất trong nhóm ứng cử viên đảng Dân chủ – làm khó ông Biden vì gần đây đã hồi tưởng lại hợp tác với hai thượng nghị sĩ Dân chủ, những người ủng hộ sự phân biệt chủng tộc.
Siêu Thứ Ba: Joe Biden và Bernie Sanders thắng lớn, Michael Bloomberg bỏ cuộc
Người thắng kẻ thua trong bầu cử Siêu Thứ Ba
Cuộc đua vào Nhà Trắng lần thứ ba của Joe Biden
Vào thời điểm đó Harris nói bà không tin là Biden phân biệt chủng tộc, nhưng nói thêm: “Thật đau lòng khi nghe ông nói về danh tiếng của hai thượng nghị sĩ Hoa Kỳ, những người đã xây dựng danh tiếng và sự nghiệp trên sự phân biệt chủng tộc ở đất nước này.”
Vợ ông Biden, Jill, nói rằng bình luận của thượng nghị sĩ Harris là “bất ngờ lớn nhất” của chiến dịch tranh cử, nói thêm: “Điều duy nhất bạn không thể nói về Joe là ông phân biệt chủng tộc … Ý tôi là, Biden tham gia chính trị vì cam kết của ông với các quyền dân sự.”
Bà Harris, một nhà phê bình gay gắt của ông Trump, cho biết bà sẽ cùng Biden vận động tranh cử tại Detroit hôm thứ Hai.
Trong một diễn biến liên quan, nhà hoạt động dân quyền Hoa Kỳ Jesse Jackson hôm Chủ nhật tuyên bố ủng hộ ông Sanders, nói rằng các chính sách kinh tế và xã hội cấp tiến của thượng nghị sĩ tiểu bang Vermont sẽ cho người Mỹ da đen “cơ hội tốt nhất để bắt kịp”.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-51797346
Mỹ: Gần 500 ca nhiễm virus corona
Những người cao tuổi, đặc biệt là những người có bệnh mãn tính, có lẽ nên tránh tụ tập và đi máy bay vì tình trạng lây lan nhanh chóng của virus corona, Reuters dẫn lời một quan chức y tế hàng đầu của Mỹ nói hôm Chủ nhật (8/3), giữa lúc các nhà đầu tư chuẩn bị cho một tuần biến động mới trên thị trường tài chính.
Ông Anthony Fauci, người đứng đầu đơn vị bệnh truyền nhiễm tại Viện Y tế Quốc gia, trong chương trình “Meet the Press” của đài NBC còn cho biết sau những sai sót ban đầu trong việc phân phối các bộ thử nghiệm, thì sẽ có thêm 400.000 bộ được đưa ra vào cuối ngày thứ Hai và 4 triệu bộ vào cuối tuần.
Số ca nhiễm virus corona được xác nhận ở Hoa Kỳ đã lên tới gần 550 ca vào Chủ nhật, bao gồm 22 trường hợp tử vong, theo các cơ quan y tế công cộng tại các bang và một cuộc kiểm đếm quốc gia do trung tâm Đại học Johns Hopkins theo dõi về vụ dịch.
Hơn một nửa trong số 50 tiểu bang Hoa Kỳ đã báo cáo các trường hợp nhiễm bệnh, bao gồm các ca đầu tiên ở Virginia, Connecticut và Iowa, cũng như vùng lãnh thổ Puerto Rico của Mỹ, được ghi nhận vào Chủ nhật.
Những cảnh báo của ông Fauci và những giới chức khác về sự cần thiết phải “cách ly xã hội” nhiều hơn, giảm thiểu những tiếp xúc công cộng không cần thiết, được đưa ra trong bối cảnh cho thấy có những rủi ro cao từ các cuộc tụ họp lớn.
Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Ted Cruz hôm Chủ nhật tuyên bố ông sẽ tự cách ly sau khi tham dự một hội nghị chính trị thường niên vào tháng trước, trong đó có một người tham dự đã được xét nghiệm dương tính với virus corona.
Nghị sĩ đảng Cộng hoà và là ứng cử viên tổng thống năm 2016 cho biết ông có “tiếp xúc nhanh” với người bị nhiễm bệnh tại cuộc họp CPAC ở Maryland 10 ngày trước, nhưng không gặp bất kỳ triệu chứng nào và cảm thấy “bình thường và khoẻ mạnh”.
Dịch bệnh do virus corona (COVID-19), có nguồn gốc từ Trung Quốc, kể từ năm ngoái đến nay đã giết chết hơn 3.600 người trên toàn cầu.
Tại Trung Quốc, để ngăn chặn sự bùng phát dịch bệnh, chính quyền đã cách ly hàng triệu người trong nhiều tuần lễ
Ý cũng đã công bố các biện pháp tương tự, cách ly 16 triệu người ở khu vực phía bắc.
Mới đây vào thứ Bảy, Tổng thống Donald Trump cho biết ông sẽ tiếp tục tổ chức các cuộc mít tinh chính trị, đôi khi thu hút tới 20.000 người. Các đối thủ của ông bên đảng Dân chủ như Thượng nghị sĩ Bernie Sanders và cựu Phó Tổng thống Joe Biden, cho tới nay cũng không hủy bỏ bất kỳ sự kiện chiến dịch nào.
Tại Đức, nơi có gần 1.000 ca nhiễm tính đến ngày Chủ nhật, đã kêu gọi hủy bỏ tất cả các sự kiện có hơn 1.000 người.
Theo ông Fauci, các nhà chức trách Mỹ có thể cần phải xem xét các bước để ngăn chặng mọi người tụ tập đông người nếu virus tiếp tục lây lan.
Tuy nhiên, ông vẫn đánh giá thấp khả năng phải cách ly bắt buộc trên quy mô lớn như ở Trung Quốc và Ý, trong khi vẫn nói rằng “không thể loại trừ khả năng nào”.
Ông kêu gọi những người có nguy cơ cao như người cao tuổi, người có bệnh tiềm ẩn, nên hạn chế đi lại.
Về thị trường tài chính, các nhà đầu tư cố gắng đánh giá xem dịch bệnh sẽ tác động xấu đến tăng trưởng toàn cầu như thế nào. Nhiều chiến lược gia trở nên bi quan hơn trong những ngày gần đây và dự đoán thị trường sẽ tiếp tục giảm, và một kết thúc tiềm tàng cho đợt khuyếch trương kinh tế lâu nhất trong lịch sử Hoa Kỳ.
Tại California, hôm Chủ nhật, các giới chức cho biết chiếc du thuyền Grand Princess, bị cấm quay trở lại San Francisco vào tuần trước do dịch corona trên tàu, sẽ đưa hầu hết 2.400 hành khách đến các trung tâm cách ly được thiết lập tại bốn căn cứ quân sự trên cả nước. Những người cần được chăm sóc y tế ngay lập tức sẽ được đưa đến bệnh viện. 1.100 nhân viên du thuyền sẽ được cách ly và xử lý trên tàu, trừ khi họ cần được đưa ra ngoài chăm sóc cấp tính.
Con tàu được lệnh ở lại trên biển vào tuần trước sau khi một nhóm hành khách và nhân viên có các triệu chứng giống như cúm. Các quan chức y tế cho biết một số hành khách đến từ một hành trình trước đó trên cùng một con tàu đã bị nhiễm virus corona. Một người đã chết.
Hai mươi mốt người trên du thuyền Grand Princess đã được xét nghiệm và dương tính với COVID-19 vào thứ Sáu. Con tàu đã được chuyển hướng đến một nhà bến đỗ được kiểm tra đặc biệt tại cảng Oakland vào thứ Hai để cho hành khách rời tàu.
Kể từ Chủ nhật, số lượng các ca nhiễm được xác nhận tại California đã tăng lên 114 trên toàn tiểu bang, bao gồm cả 2 hành khách trên tàu Grand Princess đã được xét nghiệm dương tính hai ngày trước đó, theo Bộ Y tế Công cộng của tiểu bang.
Thống đốc New York Andrew Cuomo cho biết số ca nhiễm tại New York hiện nay là 105 và ông dự đoán con số này sẽ tăng lên khi thử nghiệm mở rộng.
https://www.voatiengviet.com/a/m%E1%BB%B9-g%E1%BA%A7n-500-ca-nhi%E1%BB%85m-virus-corona/5321061.html
Virus corona: 33 tiểu bang tại Mỹ bị lây nhiễm
Mai Vân
Tại Mỹ, dịch virus corona xuất hiện tại 33 tiểu bang, với hơn 520 bệnh nhân. 8 tiểu bang ban hành tình trạng khẩn cấp. Ngày 09/03/2020, du thuyền Grand Princess có người nhiễm virus cập bến tại Oakland, ở phía bắc California.
Thông tín viên RFI tại New York, Loubna Anaki, cho biết thêm chi tiết :
Sau 5 ngày lênh đênh ngoài khơi San Francisco mà chuyến du ngoạn trên nguyên tắc đã kết thúc, du thuyền Grand Princess đang tiến về Oakland. Trong số 3.500 người trên tàu, có 19 thành viên thủy thủ đoàn và 2 hành khách dương tính với virus corona.
Theo lời thống đốc bang Califorrnia, khi họ đến nơi, những hành khách cư ngụ tại California sẽ bị cách ly ở một căn cứ quân sự trong hai tuần lễ. Những người còn lại sẽ được gởi đến những trung tâm khác. Thủy thủ đoàn sẽ bị cách ly trên tàu.
Trước sự lây lan của virus, 8 tiểu bang Hoa Kỳ được đặt tình trạng khẩn cấp trong hai tháng. Trong lúc một số người chỉ trích cách đối phó nạn dịch của Washington, một chuyên gia y tế trong êkíp mà Nhà Trắng thiết lập đảm bảo là chính quyền Trump sẵn sàng đưa ra tất cả các biện pháp cần thiết, kể cả thành lập những vùng cách ly.
Ông giải thích: Chúng tôi không muốn gây hoang mang cho dân chúng, nhưng với tình hình trước mắt, thì không loại trừ bất kỳ khả năng nào. Cho nên phải sẵn sàng. Tôi không nghĩ là sẽ nghiêm ngặt như ở Ý mà không cho ai ra cũng như vào, nhưng phải có biện pháp để giới hạn những tác động trong xã hội.
Bộ Ngoại Giao Mỹ đã kêu gọi người dân, đặc biệt những người có nguy cơ dễ nhiễm bệnh, không nên đi lại và nhất là đi du lịch.
Tại Trung Đông, Ả Rập Xê Út cô lập vùng Qatif đông dân cư thuộc hệ phái Shiai
Trước đà lây lan của virus corona, Ả Rập Xê Út hôm 08/03/2020, thông báo tạm thời cô lập vùng Qatif ở phía đông, đã có 11 ca lây nhiễm được ghi nhận. Những người bị nhiễm là từ Iran trở về.
Iran hiện vẫn là trong những nước hàng đầu bị dịch Covid-19 ngoài Trung Quốc. Cư dân Qatif phần đông là người Hồi Giáo hệ phái Shia, cũng như Iran, nên người dân hai bên qua lại thường xuyên.
Đây là lần đầu tiên Ả Rập Xê Út đưa ra biện pháp cấm ra vào như vậy trong khi tại khu vực từ Bahrein cho đến Koweit đã có hàng trăm ca nhiễm.
Trong những ngày qua, Ẩ Rập Xê Út đã đưa ra một số biện pháp ngăn chặn việc lây lan, như đình chỉ việc hành hương ở các thánh địa Mecca và Medina, trên bờ phía tây.
New York cùng 4 tiểu bang khác tại Hoa Kỳ tuyên bố
tình trạng khẩn cấp
do bùng phát dịch coronavirus tại Hoa Kỳ
Tin từ New York – Vào chiều thứ Bảy (7 tháng 3), thống đốc New York Andrew Cuomo tuyên bố tình trạng khẩn cấp trong bối cảnh bùng phát dịch coronavirus, trở thành tiểu bang thứ năm tại Hoa Kỳ tuyên bố tình trạng khẩn cấp để giúp chống lại sự lây lan của virus.
Vào tối thứ Bảy, ít nhất 90 người đã được chẩn đoán dương tính tại tiểu bang New York, phần lớn các ca nhiễm ở Quận Westchester. Theo Johns Hopkins Center for Systems Science and Engineering, đã có hơn 102,000 trường hợp được xác nhận nhiễm COVID-19 – tên chính thức của chủng coronavirus tại 78 quốc gia trên thế giới.
Tại Hoa Kỳ, có 17 trường hợp tử vong do COVID-19, bao gồm 14 người ở tiểu bang Washington, một ở California và hai ở Florida. Trong một thông cáo báo chí, Thống Đốc Cuomo cho biết tình trạng khẩn cấp sẽ đưa ra “những quyền hạn nhất định để giúp các sở y tế địa phương đang trong tình trạng căng thẳng”. Ông cho hay “trong lúc các cơ quan y tế địa phương tiếp tục theo dõi và cách ly người dân, tình trạng khẩn cấp sẽ hỗ trợ việc mua hàng để bảo đảm các cơ quan này có được tất cả các công cụ họ cần nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus.” Ngoài ra, nếu bất kỳ công ty nào thực hiện việc tăng giá trái phép, họ sẽ mất giấy phép hành nghề.
Theo CBS News, tuyên bố khẩn cấp sẽ cho phép tiểu bang New York đẩy nhanh việc mua sắm vật dụng làm sạch, chất khử trùng tay và các tài nguyên khác; cho phép các chuyên gia không phải là bác sĩ và y tá kiểm tra các cá nhân về coronavirus; cho phép các cơ quan y tế khẩn cấp EMS vận chuyển bệnh nhân đến khu vực cách ly ngoài bệnh viện (BBT)
Mỹ: Virginia ghi nhận ca thứ hai nhiễm COVID-19
Các quan chức y tế tiểu bang Virginia hôm 8/3 thông báo có thêm một trường hợp nhiễm COVID-19, theo kênh NBC.
Tin cho hay, bệnh nhân thứ hai ở tầm tuổi 80 và sinh sống tại thành phố Fairfax.
Ca nhiễm đầu tiên ở Virginia là một binh sĩ Mỹ trú đóng tại căn cứ Fort Belvoir.
NBC cho biết rằng cũng giống với ba người nhiễm COVID-19 ở tiểu bang láng giềng Maryland, người bệnh thứ hai này cũng từng đi trên một du thuyền trên sông Nile ở Ai Cập.
Anh khuyến cáo công dân bay cùng chuyến với ‘bệnh nhân 17’ người Việt
Kênh truyền hình này cho biết rằng bệnh nhân có triệu chứng về đường hô hấp hôm 28/2 và đã nhập viện hôm 5/3. Ca bệnh mới này hiện trong tình trạng ổn định.
Theo NBC, đây là ca nhiễm COVID-19 thứ 7 ở khu vực thủ đô Washington DC và vùng phụ cận.
Virginia nói chung và Fairfax nói riêng là nơi có nhiều người gốc Việt sinh sống và làm việc.
Theo CDC, trên toàn nước Mỹ, tính tới ngày 8/3, đã có tổng cộng 164 ca nhiễm COVID-19. 19 người đã tử vong.
Du thuyền Grand Princess sẽ cập cảng Oakland
Ông Larry Reid, nghị viên thành phố Oakland cho biết du thuyền Grand Princess hiện đang hướng đến Cảng Oakland sau khi nhận được sự cho phép cập cảng của Thống đốc tiểu bang Gavin Newsom, qua đó hàng ngàn hành khách và thủy thủ đoàn sẽ được rời tàu.
Theo nghị viên Reid, ông đã nhận được thông báo từ một viên chức tại Cảng Oakland, rằng du thuyền sẽ cập cảng tại một bến tàu không còn hoạt động. Tuy nhiên ông Reid không rõ liệu du thuyền sẽ đến vào tối thứ bảy hay chủ nhật, và điểm đến cuối cùng của những hành khách và thủy thủ đoàn là địa điểm nào.
Vào hôm thứ Bảy (7 tháng 3), du thuyền Grand Princess đã lênh đênh vài dặm ngoài khơi bờ biển San Francisco, sau khi 21 người trên du thuyền bị phát hiện dương tính với coronavirus. Đến chiều thứ bảy, du thuyền bắt đầu di chuyển đến vịnh San Francisco. Ông Reid cho biết các viên chức thành phố Oakland đã được mời tham gia một cuộc hội đàm qua điện thoại vào tối thứ Bảy. Nhưng theo ông Reid, ông biết thông tin về cuộc hội đàm này quá trễ nên không thể tham gia, sau đó ông được một nhân viên tại cảng Oakland thông báo riêng về việc du thuyền Grand Princess sẽ cập cảng tại bến Ports America.
Trong một diễn biến khác vào hôm thứ Bảy (7 tháng 3), các viên chức y tế quận Los Angeles xác nhận thêm 1 trường hợp nhiễm coronavirus, nâng tổng số ca bệnh trong toàn quận lên 14 ca. Người bị nhiễm bệnh gần đây vừa trở về từ Hội nghị AIPAC ở Washington, D.C., nơi người này tiếp xúc với một người khác có kết quả dương tính với coronavirus. (BBT)
https://www.sbtn.tv/du-thuyen-grand-princess-se-cap-cang-oakland/
Thượng nghị sĩ Mỹ Ted Cruz tự cách ly
do tiếp xúc với người nhiễm COVID-19
Thiện Lan
Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Ted Cruz hôm Chủ nhật (8/3) cho biết ông sẽ tự cách ly sau khi tiếp xúc với một người nhiễm COVID-19 trong hội nghị Hành động chính trị bảo thủ (CPAC).
Trong một thông báo ngày 8/3, ông Cruz giải thích ông chỉ “tiếp xúc ngắn” với người nhiễm Covid-19 tại CPAC ở Maryland 10 ngày trước.
Ông chỉ bắt tay và trò chuyện với người này một chút.
“Vì sự thận trọng, và vì tôi thường xuyên tiếp xúc với các cử tri của mình, tôi quyết định ở lại nhà riêng tại Texas tuần này, cho tới khi đủ 14 ngày kể từ khi tiếp xúc trong CPAC”, ông nói. “Tôi không có bất kỳ triệu chứng nào, tôi cảm thấy khỏe mạnh và rất ổn”.
Ông Cruz là một trong những quan chức Mỹ cao cấp nhất phải tự cách ly kể từ khi Hoa Kỳ báo cáo trường hợp nhiễm COVID-19 đầu tiên vào cuối tháng 1.
Nhóm chính trị của Liên minh Bảo thủ Hoa Kỳ (ACU) hôm thứ Bảy cho biết, người tham dự CPAC dương tính với COVID-19 đang được chăm sóc y tế ở New Jersey.
Theo Reuters
Thiện Lan dịch và biên tập
Một số tiểu bang muốn chấm dứt
việc thay đổi giờ theo mùa
Daylight Saving Time, hay còn gọi là Quy ước giờ mùa hè, là quy ước chỉnh đồng hồ tăng thêm một giờ so với giờ tiêu chuẩn vì tại một số quốc gia vì mùa Đông tại các quốc gia này đêm đài hơn ngày.
Vào chủ nhật (ngày 8 tháng 3), người dân Hoa Kỳ sẽ bắt đầu điều chỉnh đồng hồ của họ, nhưng nhiều tiểu bang đang tìm cách chấm dứt truyền thống này. Oregon và Washington đã thông qua các điều luật để duy trỳ daylight saving time trong suốt năm, nhưng luật pháp tại Oregon yêu cầu California cũng phải thông qua một điều luật tương tự trước khi luật này có hiệu lực.
Tại Florida, một dự luật mang tên Sunshine Protection Act cho phép tiểu bang duy trì Daylight Saving Time đã được ký thành luật vào năm 2018, nhưng không thể được ban hành nếu không có sự chấp thuận của quốc hội. Nếu Sunshine Protection Act được thông qua, cư dân Florida sẽ có thể tận hưởng ánh nắng mặt trời buổi tối nhiều hơn vào mùa đông nếu họ không điều chỉnh đồng hồ vào mùa thu.
Theo ABC News, các tiểu bang Arkansas, Nevada và Tennessee cũng đã thông qua luật để từ bỏ Quy Ước Giờ Mùa Hè, nhưng chúng vẫn chưa được ban hành. Theo trang web Boston.com, tiểu bang Massachusetts đang xem xét bỏ thay thế Daylight Saving Time bằng múi giờ Địa Trung Hải tương tự như Nova Scotia và Puerto Rico.
Vì New England cách xa các khu vực sử dụng múi giờ Miền Đông về phía đông hàng trăm dặm, trời trở tối tại đây sớm hơn nhiều. Theo NASA, Hawaii và Arizona – trừ Navajo Nation – đều không thực hiện Daylight Saving Time. (BBT)
https://www.sbtn.tv/mot-so-tieu-bang-muon-cham-dut-viec-thay-doi-gio-theo-mua/
Một sinh viên y khoa đánh cắp
tài liệu nghiên cứu đã đóng tiền thế chân tại ngoại
Tin từ Worcester, Massachusetts – Một sinh viên y khoa từ Trung Cộng, người mà chính quyền Hoa Kỳ cho biết đã cố gắng đánh cắp tài liệu nghiên cứu ung thư, đã được thả khỏi tù sau khi đóng số tiền thế chân tại ngoại 100,000 mỹ kim bất chấp sự phản đối của các công tố viên liên bang.
Anh Zaosong Zheng, 30 tuổi, rời khỏi Tòa án quận Hoa Kỳ ở Worcester, Massachusetts vào thứ Sáu (ngày 6 tháng 3) nhưng vẫn bị quản thúc tại nhà bằng GPS. Bên cạnh đó, passport của anh ta cũng đã bị tịch thu.
Zheng bị bắt vào tháng 12 tại Phi Trường Quốc Tế Logan ở Boston với 21 lọ tế bào ung thư trong chiếc vali mà anh dự tính mang về Trung Cộng. Anh Zheng đã đánh cắp các tế bào trên từ phòng thí nghiệm tại Beth Israel Deaconess Medical Center trực thuộc Harvard. Bệnh viện này đã sa thải anh ta sau đó. Zheng bị buộc tội buôn lậu hàng hóa từ Hoa Kỳ và khai báo sai sự thật.
Chính phủ Hoa Kỳ đã phản đối việc thả Zheng, với các công tố viên cho rằng anh ta có thể đang làm việc với chính phủ Trung Cộng, đồng thời đặt ra câu hỏi về nguồn gốc của số tiền thế chân tại ngoại.
Zheng không bị buộc tội âm mưu với chính phủ Trung Cộng, và một thẩm phán liên bang hôm thứ Sáu đã bác bỏ nhiều yêu cầu từ các công tố viên về việc giữ anh ta trong tù. Chính quyền liên bang đã ráo riết theo đuổi các nhà nghiên cứu Trung Cộng tại Hoa Kỳ, những người mà họ nói làm việc thay mặt chính phủ Trung Cộng để đánh cắp các nghiên cứi của các học giả Hoa Kỳ. (BBT)
Chỉ số Dow Jones giảm mức lịch sử sau cú sốc giá dầu
Các chỉ số chính ở Phố Wall đã giảm 7% và Dow Jones giảm 2.000 điểm, mức giảm lớn nhất trong ngày từ trước đến nay, trong phiên giao dịch ngày thứ Hai (9/3) sau khi giá dầu giảm 22%.
Theo Reuters, giao dịch trên các sàn chứng khoán Mỹ đã bị ngừng lại ngay sau khi mở ra vào thứ Hai, khi chỉ số S&P 500 giảm 7%, gây ra việc tự động ngừng giao dịch trong 15 phút, kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008-2009.
Động thái tăng sản lượng dầu đáng kể của Ả Rập Xê Út sau khi thỏa thuận cắt giảm nguồn cung của OPEC với Nga bị sụp đổ đã tạo ra những làn sóng mới trên thị trường tài chính toàn cầu, vốn đang xáo trộn vì tác động của sự bùng phát dịch virus corona.
Dầu thô ghi nhận một ngày tồi tệ nhất trong gần ba thập niên, khiến các công ty dầu mỏ Chevron và Exxon Mobil giảm hơn 9%. Chỉ số năng lượng .SPNY giảm 20,1%.
Vào lúc 9:54 sáng giờ miền Đông Hoa Kỳ, chỉ số Dow Jones đã giảm 1.791,85 điểm, tương đương 6,93%, ở mức 24.072,93; và chỉ số S&P 500 giảm 195,93 điểm, tương đương 6,59%, ở mức 2,776,44. Chỉ số Nasdaq giảm 530,62 điểm, tương đương 6,19%, ở mức 8.045,00.
Virus corona:
6 ‘mẹo’ chữa Covid-19 phản khoa học nên tránh
Đội ngũ Reality CheckBBC News
Virus corona đang lây lan sang nhiều quốc gia trên thế giới và hiện tại vẫn chưa có phương pháp chữa trị nào thực sự hiệu quả được biết đến. Điều đó không ngăn được hàng loạt lời khuyên về sức khỏe lan truyền trên mạng, từ tương đối vô hại đến hết sức nguy hiểm.
Đây là sáu “mẹo” chữa đang được chia sẻ nhiều nhất và sự thật về chúng.
1. Tỏi
Rất nhiều bài viết khuyên bạn nên ăn tỏi để ngăn ngừa nhiễm trùng đang được chia sẻ trên Facebook.
WHO (Tổ chức Y tế Thế giới) cho biết, mặc dù đây là “một loại thực phẩm lành mạnh có thể có một số đặc tính kháng khuẩn”, nhưng không có bằng chứng nào cho thấy ăn tỏi có thể bảo vệ con người khỏi chủng virus corona mới.
Trong nhiều trường hợp, thì biện pháp này không gây hại cho bản thân, miễn là chúng không ngăn việc bạn thực hiện theo các lời khuyên y tế uy tín khoa học hơn. Nhưng nó có thể trở nên nguy hiểm.
Theo Bưu điện Hoa Nam, một người phụ nữ phải đi điều trị tại bệnh viện vì bị viêm họng nghiêm trọng sau khi ăn 1,5kg tỏi sống.
Chúng ta đều biết ăn trái cây và rau quả và uống nước có thể tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, không có bằng chứng cho thấy một loại thực phẩm cụ thể nào có thể giúp chống lại Covid-19.
2. Chất khoáng ‘thần kỳ’
Một YouTuber tên Jordan Sather, có nhiều ngàn người theo dõi, tuyên bố rằng “một khoáng chất bổ sung kỳ diệu”, được gọi là MMS, có thể “quét sạch” virus corona.
MMS chứa clo dioxide – một chất tẩy trắng.
Sather và những người khác đã quảng bá chất này ngay cả trước khi dịch virus corona bùng phát, và vào tháng 1, anh ta tweet rằng, clo dioxide (còn gọi là MMS) “không chỉ là một kẻ giết tế bào ung thư hiệu quả, nó cũng có thể quét sạch cả virus corona”.
Năm ngoái, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã cảnh báo về những nguy hiểm đối với sức khỏe khi uống MMS. Cơ quan y tế ở các nước khác cũng đã đưa ra cảnh báo về nó.
FDA cho biết họ “không biết về bất kỳ nghiên cứu nào cho thấy những sản phẩm này an toàn hoặc hiệu quả để điều trị bất kỳ loại bệnh nào”. FDA cảnh báo rằng việc uống MMS có thể gây buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy và các triệu chứng mất tập trung nghiêm trọng.
3. Nước khử trùng tự làm tại nhà
Vì tình trạng khan hiếm nước khử trùng tay và cũng vì việc rửa tay được cho là một trong những cách quan trọng để ngăn chặn sự lây lan của virus, thì các công thức tự làm gel rửa tay tại nhà bắt đầu xuất hiện.
Ở Ý, những công thức này, được quảng bá là bản sao của một trong những thương hiệu khử trùng tay phổ biến nhất, thực ra chỉ là công thức làm ra chất khử trùng làm vệ sinh các bề mặt chứ không thích hợp để sử dụng trên da, các nhà khoa học nói.
Gel tay chứa cồn thường có kèm chất làm mềm da, giúp chúng nhẹ nhàng hơn trên da, với mức độ cồn 60-70%.
Giáo sư Sally Bloomfield, tại Trường Y học Nhiệt đới và Vệ sinh London, cho biết bà không tin rằng bạn có thể tạo ra một sản phẩm hiệu quả tay tại nhà, ngay cả vodka chỉ chứa 40% cồn.
Để làm sạch bề mặt, Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) cho biết hầu hết các chất khử trùng thông thường trong gia đình đều hiệu quả.
4. Bạc uống được
Việc sử dụng bạc keo (colloidal silver) đã được quảng bá trong chương trình truyền hình truyền giáo của Jim Bakker của Mỹ. Bạc keo là các hạt nhỏ của kim loại bạc hóa lỏng. Một khách mời trong chương trình tuyên bố rằng giải pháp này đã giết chết một số chủng virus corona trong vòng 12 giờ dù thừa nhận nó chưa được thử nghiệm trên Covid-19.
Dù vậy tin vẫn được chia sẻ rộng rãi trên mạng vì cho rằng nó có thể là một phương pháp điều trị hiệu quả cho Covid-19, đặc biệt từ các nhóm “tự do y tế”, vốn hay nghi ngờ về những lời khuyên y tế chính thống.
Những người ủng hộ bạc keo tuyên bố nó có thể điều trị tất cả các loại bệnh, hoạt động như một chất khử trùng và nói rằng nó giúp tăng cường hệ miễn dịch. Nhưng có lời khuyên rõ ràng từ các cơ quan y tế Hoa Kỳ rằng không có bằng chứng nào cho thấy loại bạc này có thể chữa trị cho bất kỳ loại bệnh nào.
Tệ hơn, nó có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng bao gồm tổn thương thận, co giật và argyria – một tình trạng làm cho làn da của bạn chuyển sang màu xanh.
Họ nói rằng, không giống như sắt hay kẽm, bạc không phải là kim loại có bất kỳ chức năng nào trong cơ thể con người.
Một số người quảng cáo chất này trên mạng xã hội giờ sẽ bị Facebook cảnh báo xác thực thông tin.
5. Cứ 15′ uống nước một lần
Một bài đăng, được sao chép và chia sẻ nhiều trên Facebook, trích dẫn một “bác sĩ Nhật Bản” khuyên bạn nên uống nước cứ sau 15 phút để loại bỏ bất kỳ loại virus nào có thể xâm nhập vào miệng. Một phiên bản bằng tiếng Ả Rập đã được chia sẻ hơn 250.000 lần.
Giáo sư Bloomfield nói rằng hoàn toàn không có bằng chứng nào cho thấy điều này sẽ hiệu quả.
Virus trong không khí xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp khi bạn hít vào. Một số trong số chúng có thể xâm nhập vào miệng của bạn, nhưng thậm chí uống nước liên tục sẽ không ngăn bạn nhiễm virus.
Tuy nhiên, uống nước và giữ nước nói chung là lời khuyên y tế tốt.
6. Nhiệt độ cao và tránh ăn kem
Có rất nhiều biến thể của lời khuyên rằng nhiệt độ cao có thể giết chết virus, từ việc khuyến nghị uống nước nóng đến tắm nước nóng, hoặc sử dụng máy sấy tóc.
Một bài đăng giả mạo là của Unicef được lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội ở nhiều quốc gia khác nhau, tuyên bố rằng uống nước nóng và tiếp xúc với ánh nắng mặt trời sẽ giết chết virus, và nói rằng nên tránh ăn kem.
Charlotte Gornitzka, người làm việc cho Unicef về vấn đề thông tin sai lệch về virus corona, nói:
“Một thông điệp vô cùng không chính xác đăng trên mạng gần đây giả danh là thông điệp của Unicef cho rằng việc tránh ăn kem và các thực phẩm lạnh khác có thể giúp ngăn ngừa sự tấn công của bệnh, tất nhiên, hoàn toàn sai sự thật.”
Chúng ta biết rằng virus cúm không tồn tại tốt bên ngoài cơ thể trong mùa hè, nhưng chúng ta chưa biết nhiệt độ ảnh hưởng đến virus corona mới như thế nào.
Cố gắng làm nóng cơ thể hoặc phơi mình dưới ánh mặt trời có lẽ là làm cho nó không thể nhiễm được virus là điều hoàn toàn không hiệu quả, theo giáo sư Bloomfield.
Một khi virus đã xâm nhập vào cơ thể bạn, không có cách nào để tiêu diệt nó, cơ thể bạn phải chống lại nó.
Bên ngoài cơ thể, “để chủ động tiêu diệt virus, bạn cần nhiệt độ khoảng 60 độ,” giáo sư Bloomfield cho biết – nóng hơn nhiều so với bất kỳ phòng tắm hay nhà tắm hơi nào.
Virus corona: Đại dịch là gì?
Giặt khăn trải giường hoặc khăn tắm ở 60 độ là một ý tưởng tốt, vì điều này có thể tiêu diệt bất kỳ virus trong vải. Nhưng nó không phải là một nhiệt độ phù hợp để tắm rửa.
Và tắm nước nóng hoặc uống chất lỏng nóng sẽ không làm thay đổi nhiệt độ cơ thể thực sự của bạn, vốn vẫn sẽ ổn định trừ khi bạn bị bệnh.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-51797458
Virus corona: Giá dầu hỏa, sàn giao dịch cùng mất giá
Tú Anh
Giá dầu hỏa lao dốc gần như không phanh. Vàng đen bị mất giá nghiêm trọng chưa từng thấy tính từ thời chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất vào năm 1991. Ả Rập Xê Út mở chiến tranh dầu hỏa sau khi cuộc hội ý với Nga thất bại.
Theo AFP, sau khi giá cả rơi tự do, mất 30% mỗi thùng tại châu Á, giá dầu thô tiếp tục tuột giốc trên thị trường châu Âu trước khi tạm hạn chế thiệt hại ở mức độ -20%.
Hiện tượng này là do quyết định của Ả Rập Xê Út đơn phương hạ giá dầu thô. Trong bối cảnh dịch virus corona (Covid-19) làm kinh tế toàn cầu tê liệt, cuộc họp của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu hỏa – OPEP, với Nga đã thất bại trong việc điều chỉnh sản xuất để giữ giá. Sau khi Matxcơva từ chối đề nghị giảm 1,5 triệu thùng mỗi ngày từ nay cho đến cuối năm 2020, Ryiad quyết định phá giá dầu, khai pháo chiến tranh giá cả.
Theo chuyên gia Jeffrey Halley, Ả Rập Xê Út muốn trừng phạt nước Nga.
Tác động dây chuyền
Giá dầu thô sụt giảm đã gây tác động dây chuyền trên khắp thế giới, đe dọa khả năng huy động vốn của nhiều công ty và quốc gia.
Sàn giao dịch từ châu Á , Trung Đông và châu Âu đều mất giá từ 4% (Hồng Kông) cho đến 10% (Ả Rập Xê Út). Thậm chí, sàn chứng khoán của Koweit đã phải ngưng yết giá trong ngày 09/03/2020.
Cập nhật dịch COVID-19 sáng 9/3:
Gần 110.000 người trên thế giới nhiễm bệnh
Hải Lam
Theo thống kê của worldometer lúc 7h43 (giờ Việt Nam) ngày 9/3, dịch COVID-19 đã xuất hiện tại 104 quốc gia và vùng lãnh thổ, với tổng số ca nhiễm lên tới 109.969, trong đó 3.827 người tử vong và 62.240 người phục hồi.
Số ca nhiễm bệnh và tử vong tại Ý tăng mạnh. Nước này ghi nhận thêm 1.492 trường hợp dương tính nCoV, nâng tổng số người nhiễm lên 7.375, trong đó 366 người đã tử vong, tăng từ 133 người vào ngày hôm trước. Hầu hết các ca tử vong được ghi nhận ở vùng Lombardy, nơi chịu ảnh hưởng nặng nhất của dịch COVID-19. Ý hiện là ổ dịch lớn nhất châu Âu và thứ hai trên thế giới, chỉ sau Trung Quốc. Nước này đã áp dụng biện pháp phong tỏa, cấm người dân đến hoặc rời khỏi vùng tâm dịch Lombardy cũng như 11 tỉnh ở vùng Emilia-Romagna, Veneto, Piedmont và Marche nhằm ngăn dịch bệnh lây lan.
Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc sáng nay thông báo nước này có thêm 40 ca nhiễm COVID-19 mới vào ngày 8/3, giảm 44 ca so với một ngày trước đó. Tổng số người nhiễm bệnh tại nước này là 80.735.
Trung Quốc cũng ghi nhận thêm 22 ca tử vong, nâng tổng số người chết vì dịch bệnh lên 3.119. Trong số các ca tử vong, 18 trường hợp đến từ Vũ Hán.
Hàn Quốc hiện ghi nhận 7.313 ca nhiễm và 50 ca tử vong, hiện là ổ dịch lớn thứ hai châu Á, sau Trung Quốc.
Tại Trung Đông, Iran vẫn nước có số ca nhiễm bệnh và tử vong cao nhất khu vực. Nước này ghi nhận 6.566 ca nhiễm, 194 ca tử vong và hiện là ổ dịch lớn thứ tư thế giới, sau Trung Quốc, Ý và Hàn Quốc.
Số ca nhiễm mới tại Anh tăng vọt. Hiện nước này ghi nhận 273 ca nhiễm, tăng từ 64 ca một ngày trước đó. Đây là mức tăng cao nhất sau một ngày từ khi dịch bệnh xuất hiện tại Anh. Nước này ghi nhận 3 trường hợp tử vong.
Pháp và Đức ghi nhận nhiều ca nhiễm mới, trong đó số ca dương tính nCoV tăng thêm lần lượt là 260 và 240 ca. Tổng số ca nhiễm COVID-19 tại Pháp hiện là 1.209, với 19 trường hợp tử vong, và Đức là 1.040 và chưa có trường hợp tử vong nào. Reuters cho biết, Pháp đã ban hành lệnh cấm tụ tập trên 1.000 người nhằm ngăn virus lây lan.
Tại Mỹ, số ca nhiễm nCoV tăng lên 538, thêm 103 ca so với một ngày trước đó, số ca tử vong là 22, tăng 3 ca. Theo AP, virus đã xuất hiện tại 30 bang. Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định chính quyền của ông đang “phối hợp hoàn hảo” trong nỗ lực đối phó với dịch bệnh.
Di dân : Liên Hiệp Châu Âu bất lực
trước đòi hỏi của Thổ Nhĩ Kỳ
Minh Anh
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, Recep Tayyip Erdogan ngày 09/3/2020 đến Bruxelles để thảo luận cùng các lãnh đạo Liên Hiệp Châu Âu về vấn đề di dân đang gây ra những căng thẳng giữa Athens và Ankara từ hơn 10 ngày qua. Tổng thống Erdogan muốn tìm kiếm điều gì ở Liên Hiệp Châu Âu ? Liệu khối 27 nước thành viên này có thể làm được gì để đối phó trước những áp lực từ Ankara ?
Mọi việc bắt đầu từ ngày 27/02/2020, khi nguyên thủ Thổ Nhĩ Kỳ thông báo cho phép người tị nạn ùa về biên giới ở Hy Lạp, cửa ngõ vào châu Âu. Cảnh tượng hàng chục ngàn người tìm cách vượt qua rào chắn ở cửa khẩu hay vượt sông bị cảnh sát Hy Lạp và lực lượng Frontex của Liên Hiệp Châu Âu thô bạo đẩy lùi, khiến nhiều tổ chức nhân đạo không khỏi lo lắng, lên tiếng chỉ trích là vô nhân đạo và bất hợp pháp.
Phía Liên Hiệp Châu Âu, các nước thành viên đồng loạt lên án quyết định trên của lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ là một hành động « bắt chẹt » không thể chấp nhận. Một ngày trước khi đến Bruxelles, tổng thống Erdogan còn có những lời lẽ thách thức châu Âu khi tuyên bố « Hy Lạp, hãy mở hết các cánh cổng đi ! Những người này chỉ đi nhờ qua đây để đến các nước châu Âu khác (…) Hãy trút bỏ gánh nặng này đi ! ». Một thông điệp không chỉ dành riêng cho lãnh đạo Hy Lạp mà cả toàn bộ khối Liên Hiệp Châu Âu.
Tuyên bố này của nguyên thủ Thổ chẳng khác gì như gióng chuông báo tử cho « thỏa thuận 2016 » được ký kết giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Liên Hiệp Châu Âu. Theo đó, Ankara chấp nhận kềm giữ dòng người tị nạn chạy trốn chiến sự tại Syria, để đổi lấy một khoản hỗ trợ tài chính 6 tỷ euro.
Giờ đây, ông Erdogan cho rằng khoản trợ giúp đó không đủ để lo cho gần 4 triệu di dân tạm trú trên lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ. Ankara chỉ trích thái độ « phủi trách nhiệm » của Liên Hiệp Châu Âu kể từ khi thỏa thuận được ký kết.
Lời chỉ trích này còn nặng nề hơn bao giờ hết trong bối cảnh Thổ Nhĩ Kỳ bị « yếu thế » trước Syria và Nga tại Idleb. Lo ngại dòng người tị nạn đổ về biên giới, tổng thống Thổ đề nghị NATO và Liên Hiệp Châu Âu hỗ trợ quân sự, thiết lập vùng không phận an toàn nhưng không được đáp ứng. Bởi vì trong hồ sơ Syria, tiếng nói của châu Âu hầu như không còn có trọng lượng. Và trong thế đường cùng này, Erdogan nghĩ rằng vấn đề di dân là một công cụ hiệu quả nhất để có thể tạo ra một phản ứng nhanh chóng từ phía châu Âu.
Đây có lẽ là một trong những mục tiêu chính của chuyến đi Bruxelles lần này của ông Erdogan. Nguyên thủ Thổ đã nhiều lần nhắc lại « giải pháp duy nhất cho cuộc khủng hoảng người tị nạn Syria là châu Âu phải ủng hộ ông trong việc chống chế độ Bachar al-Assad ».
Bên cạnh đó, lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ chắc chắn cũng sẽ thương lượng lại thỏa thuận 2016, theo đó, chi phí kiểm soát di dân phải do chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ quản lý chứ không phải là do các tổ chức phi chính phủ. Ngoài vấn đề di dân, theo nhận định của thông tín viên đài RFI tại Istanbul, Anne Andlauer, « Liên
minh thuế quan » giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Liên Hiệp Châu Âu và việc « mở lại các cuộc thương lượng về việc Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập mái nhà chung châu Âu » cũng nằm trong chương trình nghị sự lần này.
Câu hỏi đặt ra : Liên Hiệp Châu Âu có thể làm được gì trước các đòi hỏi của Thổ Nhĩ Kỳ ? Theo quan điểm của nhà nghiên cứu Didier Billion trên đài Franceinfo, Liên Hiệp Châu Âu không có nhiều phương tiện để gây áp lực với Ankara. Hình ảnh cảnh sát biên phòng Hy Lạp và lực lượng biên phòng Frontex tăng viện của châu Âu thẳng tay trấn áp những người di dân nào tìm cách vượt rào đã cho thấy rõ một lần nữa Liên Hiệp Châu Âu đã thất bại trong việc tham vấn và thông qua một chính sách phân bổ người xin tị nạn.
Áp lực di dân lần này làm trỗi dậy nỗi ám ảnh của một cuộc khủng hoảng di dân cách nay 5 năm. Từng dòng người lũ lượt đổ về châu Âu từ khắp mọi ngả, khiến châu Âu rúng động và bị lúng túng. Những căng thẳng về bản sắc, các cuộc khủng bố đã làm dấy lên trào lưu chủ nghĩa dân túy trên khắp châu lục.
Xã luận của Le Monde cảnh báo : Thiếu chiến lược chung thì « Không một chính sách đối ngoại, không có rào cản nào có thể đủ để khống chế dòng người tị nạn do các cuộc khủng hoảng từ Cận Đông và châu Phi » đổ ùa về châu Âu.
Dường như châu Âu đang bị Thổ Nhĩ Kỳ dồn vào chân tường.
Người nhiễm Corona ở Anh tăng lên 273 ca
Số người được xác nhận nhiễm COVID-19 ở Anh đã tăng từ 209 lên 273 ca, Reuters đưa tin, dẫn nguồn từ cơ quan y tế của nước này.
Tin cho hay, đây là số ca tăng nhiều nhất trong một ngày.
Cho tới nay, gần 24 nghìn người ở Anh đã được xét nghiệm. Tới nay, mới chỉ có hai người tử vong vì COVID-19 ở Anh.
Reuters dẫn lời Bộ trưởng Tài chính Rishi Sunak nói rằng nếu cần, chính phủ sẽ đầu tư bằng bất cứ giá nào để ngăn chặn sự lây lan của COVID-19, trong đó có việc chi thêm tiền cho lĩnh vực chăm sóc sức khỏe.
Anh khuyến cáo công dân bay cùng chuyến với ‘bệnh nhân 17’ người Việt
Sau khi xuất hiện tin có tình trạng mua và tích trữ các mặt hàng như nước rửa tay diệt khuẩn và giấy vệ sinh, chính phủ Anh cuối tuần trước nói rằng các siêu thị đã có kế hoạch ứng phó để nhằm ngăn chặn sự thiếu hụt hàng hóa.
Đại sứ quán Anh ở Việt Nam hôm 8/3 đã kêu gọi công dân Anh đi cùng chuyến bay tới Việt Nam với một nữ hành khách người Việt nhiễm COVID-19 “hợp tác với chính quyền Việt Nam”.
Bộ Y tế Việt Nam cùng ngày cho biết rằng tới ngày 8/3, có 7 người Anh đi cùng chuyến bay của Vietnam Airlines có “bệnh nhân 17” đã được xét nghiệm dương tính với COVID-19.
Virus corona : Pháp cấm các điểm tụ tập hơn 1000 người
Đức Tâm
Trước tình hình dịch virus corona tiếp tục lây lan, bộ Y Tế Pháp ra thông báo, kể từ nay, các điểm tụ tập hơn 1000 bị cấm nhằm ngăn ngừa dịch lây lan.
Chiều tối qua, 08/03/2020, Hội đồng quốc phòng Pháp đã họp tại điện Elysée, dưới sự chủ trì của tổng thống Emmanuel Macron. Ngay sau cuộc họp, bộ trưởng Y Tế Pháp Olivier Véran đã tuyên bố : « Trên phạm vi quốc gia, tất cả các điểm tụ tập hơn 1.000 người từ nay bị cấm. Các tỉnh trưởng và các bộ lập và trình báo lên trên một danh sách các sự kiện được coi là cần thiết đối với hoạt động của đất nước ».
Theo AFP, các cuộc biểu tình, thi tuyển và việc sử dụng các phương tiện giao thông công cộng không liên quan đến lệnh cấm nói trên.
Cơ quan Y tế công cộng Pháp thông báo, tính cho đến ngày 09/03/2020, trên toàn quốc, đã có 1191 người bị nhiễm virus corona và 21 ca tử vong.
Tuy nhiên, nước Pháp hiện vẫn ở trong giai đoạn 2 của kế hoạch đối phó với dịch bệnh, nhưng đồng thời tích cực chuẩn bị để chuyển sang giai đoạn 3 vì xu hướng bệnh dịch lây lan là điều không thể cưỡng lại được, theo nhận định của tổng thống Macron.
Trái ngược với giai đoạn 2, mục tiêu của giai đoạn 3 không nhằm ngăn ngừa dịch nữa, mà tập trung vào làm giảm nhẹ hậu quả bệnh tật. Đồng thời, một số biện pháp hạn chế sẽ được ban hành như đình chỉ hoặc cắt giảm một số tuyến, phương tiện giao thông công cộng, đóng cửa trường học ở một số nơi hoặc trên toàn quốc, hạn chế các cuộc tụ tập, huy động tối đa tất cả lĩnh vực trong ngành y tế…
Trong khi đó, hôm nay, 09/03/2020, văn phòng đại diện của Pháp tại Bình Nhưỡng, Bắc Triều Tiên đã sơ tán toàn bộ các nhân viên và đóng cửa. Cơ quan đại diện của Đức cũng làm tương tự.
Virus corona: Dịch bệnh tiếp tục lan mạnh tại Ý và Đức
Mai Vân
Theo số liệu công bố hôm 08/03/2020, số ca nhiễm mới tại Ý đã lại tăng vọt với tỷ lệ 25% trong 24 tiếng đồng hồ. Tổng cộng có 7 375 trường hợp lây nhiễm được xác nhận. Số ca tử vong cũng tăng mạnh với tỷ lệ 57%, mức tăng nhanh nhất từ khi phát hiện dịch bệnh ngày 21/02.
Virus corona tiếp tục lan mạnh tại Ý trong bối cảnh một phần tư dân chúng Ý đã bị cô lập, với 15 vùng ở miền bắc bị cách ly hầu ngăn chặn đà lây lan của virus corona. Trong sắc lệnh ký tối 07/03/2020 thủ tướng Giusepe Conte yêu cầu dân chúng không ra vào vùng Lombardia, nơi có đến 10 triệu dân và thủ phủ Milano, lá phổi kinh tế tài chính của Ý. Đấy cũng là yêu cầu đối với 14 tỉnh ở 4 vùng khác, nơi có các thành phố nổi tiếng như Venizia, Parma, Modena…
Lệnh cách ly đã từng được áp dụng ở miền bắc Ý, nhưng cho đến giờ thì chỉ có vài “vùng đỏ” ở miền bắc bị cô lập.
Tình hình dịch bệnh có những diễn biến khó lường cũng bắt đầu làm xáo trộn các hoạt động tôn giáo tại thủ đô Roma và ở tòa thánh Vatican. Linh mục Phạm Hoàng Dũng tại Roma cho biết cụ thể ra sao:
Linh mục Phạm Hoàng Dũng, Roma:
« Dịch bệnh hiện tiến triển phức tạp. Hôm qua, toàn bộ vùng Lombardia bị cách ly, sau đó Hội đồng Giám mục Ý đã ra quyết định ngưng các việc cử hành phụng vụ mang tính tập thể bao gồm cả thánh lễ, các nghi thức an táng, trước đây được làm cho nhà thờ, giờ thì cử hành đơn giản ở ngoài nghĩa trang thôi.
Tất nhiên, ở Roma, nhà thờ không phải trong vùng dịch thì vẫn mở cửa cho mọi người đến cầu nguyện, còn thánh lễ và những hoạt động tụ tập đông người đều bị hạn chế và ngưng.
Còn về phía Vatican, đức giáo hoàng ngày hôm qua tỏ lòng hiệp thông với nước Ý nên người đã không có gặp gỡ trực tiếp với người dân đi hành hương. Để tránh việc tụ tập nhiều người trên quảng trường thánh Phê-rô thì người đã đọc kinh truyền tin vào lúc 12 giờ trưa ngày Chủ Nhật, hay là cuộc gặp gỡ chung vào các sáng thứ Tư hàn tuần ở trên quảng trường cũng được sẽ truyền trực tiếp trên Internet từ thư viện riêng của Ngài.
Tất cả những biện pháp này sẽ có hiệu lực cho đến hết ngày 03/4/2020. Chưa biết là những ngày tới sẽ như thế nào vì tình hình diễn biến phức tạp và có thay đổi theo từng ngày. »
Đức : hơn 900 ca lây nhiễm
Còn tại Đức, tính đến hôm qua 08/03/2020, đã có 902 ca lây nhiễm, với một ổ dịch lớn gồm 392 trường hợp chỉ riêng trong một thị xã ở miền tây. Ngoài ra còn có một công dân Đức, 60 tuổi, đã bị chết vì Covid-19 tại Ai Cập.
Bộ trưởng Y Tế Đức Jens Spahn, kêu gọi các ban tổ chức hủy bỏ tất cả các sự kiện lớn tập hợp đông đảo quần chúng, đồng thời kêu dân chúng nên ở nhà.
Nghị Viện Châu Âu dời khóa họp từ Strasbourg sang Bruxelles
Trong tình hình miền đông nước Pháp đang có hai ổ dịch Covid-19 quan trọng, ở vùng Haut-Rhin và Bas Rhin, Nghị Viện Châu Âu đã quyết định dời khóa họp dự kiến mở ra tuần này ở trụ sở Strasbourg,
gần ổ dịch, sang trụ sở Bruxelles ở Bỉ. Quyết định đã được chủ tịch Nghị Viện Châu Âu đưa ra hôm thứ Sáu, 06/03/2020.
Theo thông tín viên RFI tại Strasbourg, Angélique Férat, quyết định trên đã làm một số nghị sĩ bất bình:
Bất chấp dịch bệnh hoành hành, một số nghị sĩ đã lên tiếng, nhân danh việc bảo vệ Strasbourg như trụ sở của Nghị Viện Châu Âu chống lại đối thủ cạnh tranh là Bruxelles.
Bà Anne Sander, nghị sĩ của đảng cánh hữu Pháp Những Người Cộng Hòa, đã gởi đi một tin nhắn Twitter đầy giận dữ : “Sao lại chuyển sang Bruxelles để họp, chỉ cần hủy khóa họp là đủ”. Một số nghị sĩ Pháp khác thì có lời lẽ nặng nề hơn, đả kích một quyết định “lố bịch”, “quá đáng”, xem đó là một món quà cho những đối thủ của Strasbourg.
Tuy nhiên, những cuộc cãi vã chính trị nói trên không thể che khuất thực tế là vùng Alsace đang là một ổ dịch virus corona tại Pháp. Thành phố Strasbourg và miền bắc Alsace mới chỉ có 49 ca nhiễm, nhưng con số gia tăng mỗi ngày. Trận bóng đá Racing-PSG ngày thứ Bảy 07/03 vừa qua đã bị dời lại, một liên hoan ca nhạc đã bị hủy bỏ, ứng cử viên vào hội đồng thành phố đã cũng đã bỏ những buổi mít tinh cuối cùng dự kiến trong tuần này nhân danh nguyên tắc cẩn trọng.
Tại Strasbourg, người ta đang lo ngại dịch bệnh bùng lên như ở miền nam Alsace, nơi mà thành phố Mulhouse và vùng lân cận bị nhiễm nghiêm trọng với 162 ca. Một cuộc họp tập hợp đến 2000 tín đồ Tin Lành thuộc Giáo Hội Truyền Bá Phúc Âm đã khiến việc lây nhiễm trở nên nghiêm trọng. Tất cả các trường học trong tỉnh Haut-Rhin này sẽ đóng cửa trong hai tuần kể từ hôm nay, thứ Hai.
Quyết định phong tỏa miền Bắc nước Ý bị rò rỉ,
nhiều người dân đã kịp tháo chạy
Hải Lam
Mặt trời chiếu sáng trên những quảng trường vắng vẻ ở Milan và những chiếc thuyền gondola trở nên trống rỗng ở thành phố Venice vào hôm 8/3 sau khi một phần tư dân số Ý bị “cắt đứt” với phần còn lại của đất nước, do chính phủ áp lệnh phong tỏa miền Bắc nước Ý để ngăn dịch COVID-19 lây lan. Tuy nhiên, một số người đã kịp tháo chạy khỏi “vùng đỏ”.
Trong khi một số người chuẩn bị hành lý của họ và tháo chạy, hầu hết người dân ở miền Bắc nước Ý ở lại đối mặt với lệnh phong tỏa khiến 15 triệu người bị ảnh hưởng. Chỉ những người có lý do “nghiêm trọng” không thể trì hoãn, ví như các vấn đề khẩn cấp hoặc công việc gia đình, mới được phép vào hoặc ra khỏi khu vực cách ly, bao gồm cả vùng Lombardy và 14 tỉnh thuộc bốn vùng khác.
Giới chức Ý cho biết, cảnh sát sẽ thiết lập các điểm kiểm soát tại các ga tàu để đo thân nhiệt của người dân và dừng tất cả các xe ô tô trên các tuyến đường chính di chuyển vào và ra để xác minh lý do đi lại.
Tàu du lịch sẽ bị cấm cập cảng ở Venice, chỉ những hành khách là cư dân của thành phố này mới được phép lên bờ.
Hãng hàng không Alitalia đã đình chỉ các tuyến bay đi và đến từ sân bay Milan Malpensa chỉ khai thác các tuyến bay nội địa từ sân bay Milan Linate.
“Truyền bá sự hoảng loạn”
Pina Antinucci, một nhà phân tâm học ở độ tuổi 60 sống ở Milan, nói với AFP rằng, bà đang gặp ác mộng và cảm thấy chính phủ đang “liên tục gieo rắc cho người dân sự lo lắng và truyền bá sự hoảng loạn”.
Cả vùng Lombardy, bao gồm thủ phủ Milan, và 14 tỉnh khắp khu vực phía Bắc nước Ý chịu ảnh hưởng nặng từ dịch COVID-19, hôm 8/3 bị áp lệnh phong tỏa cho đến ngày 3/4, khi số ca tử vong của nước này tăng từ 233 lên 366, mức tăng hơn 50% chỉ trong 24 giờ.
Quyết định phong tỏa bị rò rỉ
Kế hoạch phong tỏa đã bị rò rỉ cho giới truyền thông vào hôm 7/3, làm Thủ tướng Giuseppe Conte tức giận, và nói rằng điều này là “không thể chấp nhận được” và nói rằng nó đã tạo ra “sự không chắc chắn, lo lắng, (và) nhầm lẫn”.
Chuyên gia Massimo Galli, người đứng đầu một nhóm bác sĩ của Viện nghiên cứu Y sinh tại Milan nói với AFP rằng, vụ rò rỉ là một “lỗi giao tiếp tai hại”.
Trong khi đó, nhà virus học người Ý, Roberto Burioni, đã viết trên Twitter rằng: “Dự thảo về một sắc lệnh khắt khe bị rò rỉ, gây ra sự hoảng loạn và khiến mọi người cố gắng tháo chạy khỏi vùng đỏ trên lý thuyết và mang theo cả virus đi cùng”.
Vincenzo Tosetti, một diễn viên 34 tuổi và là cư dân Venice, nói với AFP rằng “nhiều người tôi biết đã chạy trốn, chủ yếu đến từ Milan”.
Một người dân khác cũng sống ở Venice có tên là Giancarlo nói rằng: “Bạn có thể cảm nhận được sự lo lắng ở ngay trong không khí”.
Thành phố nổi đã vắng bóng khách du lịch và đây được coi như một “cú đánh lớn” giáng vào Venice.
“Đầu tiên, thành phố đã chịu cảnh ngập lụt kỷ lục, bây giờ đến điều này. Venice hiện tại rất mong manh”, ông nói.
Thống đốc kêu gọi người dân không mang virus ra khỏi vùng phong tỏa
Virus hiện đã xuất hiện tại tất cả 22 vùng của Ý và miền Nam nước Ý, nơi ít được đầu tư y tế hơn so với miền Bắc, đã ghi nhận những trường hợp tử vong đầu tiên.
Người đứng đầu vùng Puglia ở miền Nam nước Ý đã kêu gọi bất cứ ai nghĩ đến việc trở về từ Lombardy và 11 tỉnh khác đang bị phong tỏa, bao gồm các thành phố Parma và Rimini, hãy dừng và quay trở lại”.
“Xuống tàu ở ga đầu tiên, không được lên các chuyến bay đến Bari và Brindisi, quay xe lại, xuống xe buýt ở trạm dừng tiếp theo. Đừng mang dịch đến Puglia,” thống đốc vùng Puglia cho biết trên Facebook.
Theo AFP
Hải Lam dịch và biên tập
Theo cập nhật của worldometer lúc 16h15 (giờ Việt Nam) ngày 9/3, Ý ghi nhận tổng cộng 7.375 ca nhiễm COVID-19, trong đó 366 người đã tử vong. Hiện Ý là ổ dịch lớn nhất ở châu Âu và có số ca tử vong cao thứ hai trên thế giới, chỉ sau Trung Quốc.
Albania xác nhận 2 ca đầu tiên
nhiễm COVID-19 là người về từ Ý
Triệu Hằng
Albania đã báo cáo về ca nhiễm coronavirus đầu tiên vào thứ Hai (9/3), một người cha và một cậu con trai trở về từ Ý, theo Reuters.
Hai người đã ở trong tình trạng ổn định và họ không có biến chứng, Bộ Y tế Albania cho biết ngay sau nửa đêm.
Trước khi xác nhận 2 ca đầu tiên này, giới chức y tế Albania đã xét nghiệm khoảng 60 trường hợp nhưng không có dấu hiệu của virus.
Hơn 400.000 người Albania sống ở nước láng giềng Ý trên Biển Adriatic.
Theo thống kê của worldometers, tính đến 9h05 (giờ Hà Nội) sáng nay (9/3), dịch COVID-19 đã xuất hiện trên 109 quốc gia và vùng lãnh thổ, 110.056 người nhiễm, 3.828 ca tử vong, 62.276 người hồi phục.
Hiện, Ý ổ dịch ở châu Âu với 7.375 ca nhiễm, 366 ca tử vong.
Hàn Quốc điểm nóng châu Á ngoài Trung Quốc với 7.313 ca nhiễm, 50 ca tử vong.
Iran ổ dịch Trung Đông với 6.566 ca nhiễm, 194 ca tử vong.
Pháp ghi nhận 1.209 ca nhiễm, 19 ca tử vong.
Đức có 1.040 ca nhiễm.
https://www.dkn.tv/the-gioi/albania-xac-nhan-2-ca-dau-tien-nhiem-covid-19-la-nguoi-ve-tu-y.html
Tai nạn máy bay MH17 :
Xử vắng mặt bốn nghi can người Nga và Ukraina
Tú Anh
Tại Amsterdam, Hà Lan, ngày 09/03/2020, tư pháp bắt đầu xét xử vụ án MH17, tên chuyến bay của hãng hàng không Malaysia bị trúng tên lửa ở miền đông Ukraina vào tháng tháng 7/2014. Bốn nghi can, ba người Nga và một người Ukraina, trong đó có Igor Guirkine, « bộ trưởng Quốc Phòng tự phong » ở Donestsk, đều vắng mặt.
Gần sáu năm sau thảm nạn giết chết 289 người mà một phần ba là người Hà Lan, gia đình các nạn nhân chỉ muốn sự thật phơi bày. Các nhà điều tra có chứng cớ là chiếc máy bay bị trúng tên lửa BUK của trung đoàn phòng không số 53 của Nga.
Hơn 400 phóng viên quốc tế theo dõi phiên toà. Một ngày trước, một cuộc biểu tình thầm lặng diễn ra trước sứ quán Nga.
Từ La Haye, thông tín viên Anastasia Becchio tường thuật :
“298 chiếc ghế trống, những chiếc ghế trắng đặt trên bãi cỏ xanh trước toà đại sứ Nga ở La Haye. Hans de Borst, bố của một thiếu nữ 17 tuổi thiệt mạng trong vụ chiếc Boeing MH17 bị bắn rơi, tham gia vào cuộc biểu tình im lặng.
Ông nói : Các nghi can là người Nga. Từ ngay ngày đầu tiên, chính phủ Nga đã ngăn cản cuộc điều tra tìm sự thật. Tôi có thể hiểu vì sao Nga làm như vậy, bởi vì nếu nhìn nhận có liên can đến thảm nạn này thì Nga cũng phải nhìn nhận có can dự vào cuộc chiến tại miền đông Ukraina, điều mà họ vẫn chối.
Chiến tranh Ukraina, Robby Oerhlers chứng kiến tận mắt. Nhạc sĩ người Hà Lan này đã quyết định đến tận Donbass, vài tháng sau khi thảm kịch máy bay xảy ra, để tìm một mảnh xương cốt hay vật dụng cá nhân của cô em họ 23 tuổi.
Thái độ của nước Nga, luôn luôn nghi ngờ kết luận của các nhà điều tra quốc tế và thường xuyên tung ra những luận điểm hoang đường làm Robby Oerhlers cáu giận : Tôi rất thất vọng vì thái độ của Nga. Sau bao nhiêu năm rồi, mà cứ vẫn phủ nhận trách nhiệm.Trước tiên, họ quy cho một chiến đấu cơ Ukraina, sau đó là một tên lửa của Ukraina, mỗi lần như vậy họ đưa ra một cách giải thích khác nhau. Họ còn chưng ra một tấm ảnh ngụy tạo một chiến đấu cơ đang bắn vào một chiếc máy bay. Họ dùng kỹ thuật Photoshop. Thật là nhục nhã.
Gia đình các nạn nhân người Hà Lan tin chắc là chính quyền Nga biết rõ sự thật nhưng cố tình ngăn chận sự thật phơi bày“.
Nga – Thổ Nhĩ Kỳ đạt thỏa thuận ngừng bắn ở Syria
Thổ Nhĩ Kỳ và Nga đã bất ngờ đạt một thỏa thuận ngừng bắn ở Syria có hiệu lực từ nửa đêm thứ Sáu (6/3), trong cuộc hội đàm giữa hai nhà lãnh đạo Erdogan và Putin tại Moscow.
Cả hai quốc gia này đã chịu những tổn thất trong cuộc xung đột kéo dài 9 năm, trong đó mỗi bên đều là nhà môi giới quyền lực chính hỗ trợ đối thủ các bên.
The National ngày 6/3 thông tin, thỏa thuận được xem như một động thái nhằm ngưng lại cuộc giao tranh dữ dội ở Idlib vốn đã gây ra một thảm họa nhân đạo, và đã làm dấy lên lo ngại về đụng độ leo thang giữa các lực lượng tại khu vực.
Chỉ vài phút trước khi đạt thỏa thuận ngừng bắn, các vụ đánh bom vẫn đang tiếp diễn, theo Tổ chức Giám sát nhân quyền Syria (SOHR).
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan và người đồng cấp Vladimir Putin đã gặp nhau tại Moscow hôm thứ Năm (5/3) để thảo luận về một đường hướng giải quyết cuộc xung đột kéo dài 9 năm đã giết chết và di dời hàng chục ngàn người Syria.
Sau cuộc hội đàm, ông Erdogan cho biết cả hai bên đã cam kết thực hiện lệnh ngừng bắn kéo dài. Tổng thống Putin nói rằng ông và Erdogan đã đạt được thỏa thuận chung bằng văn bản trong các cuộc đàm phán kéo dài hơn 6 giờ.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết, thỏa thuận bao gồm một “hành lang nhân đạo” tại tỉnh Idlib, nơi đã chứng kiến gần một triệu người phải di tản khi chế độ Assad tiến hành một cuộc tấn công nhằm giành lại lãnh thổ từ phiến quân đối lập.
Hành lang sẽ kéo dài 6km về phía bắc và phía nam từ đường cao tốc M4, chạy về phía nam thành phố Idlib, và được cả hai bên tuần tra, một tuyên bố chung nêu rõ.
Ông Erdogan cho biết đất nước của ông sẽ hợp tác với Nga để đảm bảo viện trợ đến tay những người dân tị nạn trong các lán trại dọc biên giới Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria.
14 thường dân đã thiệt mạng vì không kích ở Idlib hôm thứ Năm trong một cuộc tấn công vào một ngôi làng do phiến quân cố thủ. Các nhà hoạt động đổ lỗi cho các máy bay chiến đấu của Nga đã tấn công vào làng Maaret Musreen, nơi có hàng ngàn người dân tản cư.
Ông Putin nói khi bắt đầu cuộc họp: “Tình hình ở thành phố Idlib trở nên trầm trọng đến mức nó đòi hỏi chúng tôi phải có một cuộc trò chuyện cá nhân trực tiếp”.
Ông Erdogan nói rằng “toàn bộ thế giới đã hướng mắt về chúng tôi”, khi bắt đầu cuộc hội đàm, nhấn mạnh rằng các quyết định là cần thiết để “làm dịu khu vực và hai nước chúng ta”.
Gần một triệu người đã phải di tản vì cuộc chiến ở Idlib – thành trì cuối cùng còn lại của phiến quân – và hàng trăm người đã mất mạng. Nhiều người dân đã chạy trốn về phía bắc tới biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ.
Bạo lực đã trở nên tồi tệ ở tỉnh Idlib trong những tuần gần đây, với việc Thổ Nhĩ Kỳ gửi hàng ngàn binh sĩ vào khu vực để hỗ trợ quân nổi dậy Syria ẩn náu ở đó. Quân đội Syria và Thổ Nhĩ Kỳ đã giao tranh chí tử, khiến ít nhất 59 binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ cũng như hàng loạt binh sĩ Syria thiệt mạng kể từ đầu tháng 2.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/33416-nga-tho-nhi-ky-dat-thoa-thuan-ngung-ban-o-syria.html
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ hối thúc Hy Lạp
‘mở cổng’ biên giới cho người di cư
Thiện Lan
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan vào hôm Chủ nhật (8/3) đã kêu gọi Hy Lạp ‘mở cổng’ biên giới cho những người tị nạn đang cố gắng vào các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) từ Thổ Nhĩ Kỳ, và cho biết ông hy vọng giành được nhiều sự giúp đỡ từ EU trong các cuộc đàm phán vào thứ Hai (9/3).
Hàng chục ngàn người di cư đã cố gắng vào Hy Lạp, một quốc gia thành viên EU, kể khi Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố vào ngày 28/2 rằng sẽ không cố gắng giữ họ trên lãnh thổ của mình – như đã thỏa thuận vào năm 2016 với EU để đổi lấy hàng tỷ euro viện trợ.
Thổ Nhĩ Kỳ nhận khoảng 3,6 triệu người tị nạn chiến tranh từ Syria – nơi quân đội Thổ Nhĩ Kỳ và phiến quân đồng minh đang chiến đấu với lực lượng chính phủ Syria có Nga hậu thuẫn, và nói rằng EU đã không thực hiện những lời hứa với Ankara.
“Chúng tôi hy vọng sẽ nhận được sự ủng hộ nhiều hơn từ cộng đồng quốc tế khi nói đến người tị nạn”, ông Erdogan phát biểu tại Istanbul. “Tôi có một cuộc họp với các quan chức Liên minh châu Âu vào ngày mai tại Bỉ. Chúng tôi sẽ thảo luận về những vấn đề này”.
Đáp lại, Ngoại trưởng Đức Heiko Maas cho biết “đàm phán trên lưng những người yếu nhất” sẽ không mang lại kết quả như mong muốn.
Hơn 1 triệu người di cư, chủ yếu đến từ Trung Đông và Châu Á, đã đến EU vào năm 2015 và 2016, hầu hết trong số họ đi qua Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp, cho đến khi có một thỏa thuận ngăn dòng người này vào tháng 3/2016.
Thổ Nhĩ Kỳ hiện lo ngại một làn sóng tị nạn nữa theo sau cuộc chiến mới xảy ra ở Syria.
‘Chia sẻ gánh nặng một cách công bằng’
Theo thỏa thuận năm 2016, EU đã cấp 6 tỷ euro (6,8 tỷ USD) để giúp Thổ Nhĩ Kỳ tài trợ nhà ở, trường học và trung tâm y tế cho người tị nạn. Ông Erdogan cho biết Thổ Nhĩ Kỳ mới chỉ nhận được một nửa số này.
Thổ Nhĩ Kỳ nói rằng EU đã không thực hiện lời hứa miễn thị thực cho công dân Thổ Nhĩ Kỳ cũng như tăng cường liên minh hải quan. Ankara cũng muốn có thêm sự hỗ trợ của châu Âu tại Syria – nơi họ đặt mục tiêu xây dựng các khu định cư cho người tị nạn quay về miền Bắc Syria.
Ông Erdogan dự định gặp Charles Michel, người chủ trì các hội nghị thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo EU và Ursula von der Leyen, Chủ tịch của Ủy ban điều hành EU.
“Nếu vì vấn đề thiếu tiền để cấp viện trợ nhân đạo thiết yếu cho người tị nạn, cho dù ở Thổ Nhĩ Kỳ, Idlib hay Jordan và Lebanon, chúng tôi (EU) sẽ không bao giờ từ chối đàm phán”, Ngoại trưởng Mass nói với báo Funke hôm Chủ nhật. “Nhưng điều đó tùy thuộc vào việc Thổ Nhĩ Kỳ giữ lời hứa và thực hiện những nghĩa vụ đã cam kết”.
Các ngoại trưởng EU cho biết tuần trước họ đã sẵn sàng thực hiện “các biện pháp cần thiết” để ngăn chặn dòng người vượt biên bất hợp pháp vào Hy Lạp, nhưng ông Erdogan cho rằng những người di cư sẽ không dừng chân ở Hy Lạp một khi họ đã vượt qua biên giới.
“Hy Lạp, tôi đang kêu gọi các bạn cũng nên mở cổng và để họ đi”, ông nói. “Chúng tôi đang tìm kiếm sự chia sẻ gánh nặng một cách công bằng”
Hy Lạp cho biết họ đã ngăn cản hàng ngàn nỗ lực của người di cư nhằm vượt qua biên giới từ Thổ Nhĩ Kỳ kể từ tuần trước.
Theo Reuters
Thiện Lan dịch và biên tập
Virus corona: Hàn Quốc thông báo
số ca lây nhiễm tăng chậm
Tú Anh
Chính quyền Hàn Quốc vẫn đề cao cảnh giác cho dù không giấu hy vọng sắp « xoay chuyển » được tình thế trong cuộc chiến chống dịch corona chủng mới. Theo số liệu công bố ngày 09/03/2020, trên toàn quốc có 7.484 ca lây nhiễm, thêm 69 trường hợp mới được chẩn đoán trong 24 giờ qua, ít đi rất nhiều so với 500 ca mỗi ngày hồi tuần trước.
518…, 248, 69, số trường hợp Covid-19 giảm dần trong các ngày qua cho phép thủ tướng Hàn Quốc Chung Sye Kyun tuyên bố « vừa lạc quan vừa thận trọng ».
Theo Reuteurs và Yonhap, với 69 ca mới trong 24 giờ qua tại Hàn Quốc, đà lây lan giảm liên tục trong 10 ngày gần đây. Là tâm dịch thứ hai trên thế giới, Hàn Quốc tiến gần đến giai đoạn được gọi là « bước ngoặt » triển vọng.
Tuy nhiên, giới y tế và chính quyền Seoul cho biết còn quá sớm để khẳng định dịch đã lên đến đỉnh.
Cho đến hôm nay, 51 bệnh nhân, đa số là người cao tuổi, tử vong vì siêu vi Corona chủng mới từ khi một số tín đồ giáo phái Tân Thiên Địa bị truyền nhiễm ở Vũ Hán hồi cuối tháng Giêng, mang về lây cho đồng đạo.
Số ca lây nhiễm mới một ngày ít lại cho thấy vận tốc lây lan giảm dần sau khi hơn 210.000 tín đồ của giáo phái Tân Thiên Địa được xét nghiệm và cách ly ngăn dịch.
Hôm nay, khi đến thăm tâm dịch Daegu, thủ tướng Chung Sye Kyun cho biết ông « rất thận trọng nhưng thấy có hy vọng là Hàn Quốc sắp đạt đến một ngõ quanh trong tương lai gần ».
Triều Tiên: Nhiều đại sứ quán đóng cửa,
các nhà ngoại giao sơ tán
Hải Lam
Một số đại sứ quán ở Triều Tiên hôm nay (9/3) đã đóng cửa trong bối cảnh nhiều nhà ngoại giao đã rút khỏi khỏi nước này sau khi chính quyền Bình Nhưỡng trong nhiều tuần qua áp lệnh kiểm dịch nghiêm ngặt nhằm ngăn dịch COVID-19.
Đến giờ, Triều Tiên chưa xác nhận ca nhiễm COVID-19 nào nhưng lại áp đặt các quy định nghiêm ngặt, bao gồm đóng cửa biên giới và khiến hàng nghìn người dân bị cô lập. Biện pháp này cũng khiến hàng trăm người nước ngoài, bao gồm các nhà ngoại giao, bị cô lập tại trụ sở riêng của họ.
Đại sứ Nga Alexander Matsegora mô tả các biện pháp kiểm dịch của Bình Nhưỡng là “chà đạp đạo đức”.
Những hạn chế đó cuối cùng đã được nới lỏng vào tuần trước sau hơn một tháng, theo đó hơn 200 người nước ngoài được phép rời khỏi Triều Tiên.
Trước khi các nhà ngoại giao và những người nước ngoài khác rút khỏi Bình Nhưỡng, có thông tin cho biết một chuyến bay đặc biệt đã được sắp xếp để đưa họ đến thành phố Vladivostok của Nga.
“Thật buồn khi sáng nay phải nói lời tạm biệt với các đồng nghiệp ở đại sứ quán Đức và đại sứ quán Pháp tại Triều Tiên đang tạm thời đóng cửa”, ông Colin Crooks, đại sứ Anh tại Bình Nhưỡng đăng trên Twitter, nói thêm rằng đại sứ quán Anh vẫn được duy trì.
Trang web của sân bay Vladivostok cho thấy chuyến bay của hãng Triều Tiên Air Koryo JS 271 đã di chuyển từ Bình Nhưỡng lúc 10h49 sáng (giờ địa phương).
Hiện chưa rõ có bao nhiêu nhà ngoại giao trên máy bay, nhưng có thông tin cho biết khoảng 60 người sẽ được sơ tán.
Theo AFP
Hải Lam dịch và biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/trieu-tien-nhieu-dai-su-quan-dong-cua-cac-nha-ngoai-giao-so-tan.html
Triều Tiên lại phóng vật thể bay
chưa xác định lần thứ 2 trong tháng
Quân đội Hàn Quốc cho biết, hiện chưa có thông tin chi tiết về số lượng cũng như hướng đi của vật thể bay này.
Quân đội Hàn Quốc ngày 9/3 cho biết, Triều Tiên vừa bắn ít nhất một vật thể bay chưa được xác định. Hiện chưa có thông tin chi tiết về số lượng cũng như hướng đi của vật thể bay này.
Ngày 2/3 Triều Tiên cũng đã bắn 2 vật thể từ một dàn phóng đa nòng siêu lớn, được cho là trong khuôn khổ cuộc diễn tập pháo binh mùa Đông của nước này. Đây là vụ phóng đầu tiên của nước này trong năm nay kể từ sau thông điệp Năm Mới 2020 của Nhà lãnh đạo Kim Jong-un, trong đó cảnh báo về một loại vũ khí chiến lược mới.
Các chuyên gia cho biết “vũ khí chiến lược” này có thể là một loại tên lửa đạn đạo xuyên lục địa hoặc tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm. Năm ngoái Triều Tiên đã 13 lần phóng thử tên lửa trong bối cảnh các cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa với Mỹ bị đình trệ.
Triều Tiên bắn 3 vật thể bay không xác định ra biển
Sáng sớm ngày 9-3, quân đội Hàn Quốc cho biết Triều Tiên đã bắn 3 vật thể không xác định ra biển từ thành phố phía đông là Sondok, hãng Yonhap đưa tin.
Hiện chưa có thông tin chi tiết về vụ phóng.
Theo Yonhap, Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc (JCS) xác nhận Triều Tiên đã bắn ra biển 3 vật thể bay không xác định. Ngày 2-3, Triều Tiên cũng đã bắn 2 vật thể từ một dàn phóng đa nòng siêu lớn, được cho nằm trong một cuộc diễn tập pháo binh trong đợt thao diễn mùa Đông.
Như vậy, với 5 vật thể bay không xác định đã được bắn ra gần đây, Triều Tiên đang thực hiện những cảnh báo về “vũ khí chiến lược mới” đầu năm nay đã nói.
Trong thông điệp năm mới 2020, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un thông báo nước này sẽ sớm cho ra mắt một ” vũ khí chiến lược mới”.
Các chuyên gia cho rằng “vũ khí chiến lược” này có thể có nghĩa là một loại tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) hoặc tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM).
Triên Tiên đã phóng thử tên lửa 13 lần vào năm ngoái trong bối cảnh các cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa bị đình trệ với Mỹ .
http://biendong.net/bi-n-nong/33405-trieu-tien-ban-3-vat-the-bay-khong-xac-dinh-ra-bien.html
Hong Kong bắt giữ ít nhất 10 người
liên quan đến kế hoạch đánh bom
Vào hôm chủ nhật (ngày 8 tháng 3), cảnh sát Hong Kong bắt giữ ít nhất 10 người liên quan đến kế hoạch đánh bom hàng loạt. Các nguồn tin pháp lý cho biết các nghi can được cho là đến từ cùng một nhóm đã cài đặt thuốc nổ tại Shenzhen Bay Control Point và trung tâm y tế Caritas vào tháng 1.
Quả bom ở biên giới đã không phát nổ, nhưng thiết bị tại bệnh viện nói trên đã phát nổ mà không gây thương tích. Trên ứng dụng nhắn tin Telegram, một nhóm tự gọi mình là “Sign92” đã nhận trách nhiệm về hai thiết bị nổ nói trên.
Trong một bài đăng trên Facebook, ủy viên hội đồng quận Tai Po, ông Herman Yiu Kwan-ho, cho biết một nhóm cảnh sát mặc đồ chống bạo loạn đã bố ráp một căn nhà trên tầng 21 của Kwong Lai House ở Kwong Fuk Estate vào khoảng 2 giờ sáng Chủ nhật. Cảnh sát sau đó đã đưa một người đàn ông ra khỏi căn nhà, trong khi ít nhất ba người khác bị cảnh sát hộ tống ra khỏi khu nhà. Các ủy viên từ hai quận khác cũng báo cáo các vụ bắt giữ tương tự trong khu vực của họ.
Ủy viên hội đồng quận Kwun Tong, ông Wang Wai-lun nói trên Facebook rằng một phụ nữ trẻ đã bị bắt và giam giữ tại đồn cảnh sát Kwun Tong. Tại Tsing Yi, ủy viên hội đồng quận Cheung Man-lung cho biết một người đàn ông đã bị bắt tại trạm xe điện lúc 11 giờ tối thứ Bảy (ngày 7 tháng 3). Kể từ cuối tháng 1, một loạt các vụ án liên quan đến bom đã diễn ra tại Hong Kong. (BBT)
https://www.sbtn.tv/hong-kong-bat-giu-it-nhat-10-nguoi-lien-quan-den-ke-hoach-danh-bom/
TQ tiết lộ 10 biện pháp giúp kiểm soát dịch Covid-19
Mặc dù Trung Quốc vẫn là nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất vì dịch Covid-19 trên thế giới, nhưng số ca nhiễm mới và tử vong vì virus corona tại nước này có xu hướng giảm mạnh trong vài ngày trở lại đây.
Chính phủ Trung Quốc tuyên bố, dấu hiệu tích cực chứng tỏ các biện pháp phòng chống và kiểm soát dịch Covid-19 của nước này thực sự phát huy hiệu quả.
Trong báo cáo về dịch sau chuyến công du Trung Quốc để tìm hiểu tình hình thực tế hồi tháng 2 vừa qua, nhóm chuyên gia quốc tế do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) dẫn đầu cũng ghi nhận: “Trước một loại virus chưa từng được biết đến trước đây, Trung Quốc đã triển khai có lẽ là những nỗ lực ngăn chặn bệnh dịch tham vọng, nhanh chóng và tích cực nhất trong lịch sử”.
Theo báo Global Times, để có được thành công bước đầu như trên, Trung Quốc đã áp dụng 10 biện pháp mạnh mẽ nhằm khống chế sự bùng phát của dịch Covid-19.
Giám sát và báo cáo
Nhà chức trách y tế Trung Quốc đã đưa Covid-19 vào danh mục báo cáo thường xuyên về bệnh truyền nhiễm, đồng thời xây dựng các kế hoạch cụ thể nhằm tăng cường chẩn đoán, giám sát và thống kê diễn biến dịch.
Tăng cường kiểm soát đi lại và cách ly
Cơ quan Hải quan đã xúc tiến một kế hoạch khẩn cấp cho những tình huống báo động về sức khỏe cộng đồng tại các trạm kiểm soát giao thông trên khắp toàn quốc và tái khởi động hệ thống thẻ khai báo sức khỏe cho mọi cửa ngõ ra, vào các thành phố cũng như theo dõi chặt chẽ nhiệt độ của tất cả những người ra, vào các địa phương.
Điều trị
Đối với các bệnh nhân nặng hoặc nguy kịch, nhà chức trách áp dụng nguyên tắc “4 tập trung” gồm tập trung các bệnh nhân, tập trung các chuyên gia y tế, tập trung các nguồn lực và tập trung điều trị trong các cơ sở chăm sóc đặc biệt. Tất cả các thành phố và quận, huyện ở đại lục đã chuyển đổi các bệnh viện liên quan, tăng số lượng bệnh viện được chỉ định tham gia chống Covid-19, cử thêm nhân viên y tế và thành lập các nhóm chuyên gia tư vấn nhằm giảm thiểu tỷ lệ tử vong của bệnh nhân nặng. Bắc Kinh đã huy động các nguồn lực y tế trên khắp cả nước đến thành phố Vũ Hán để hỗ trợ điều trị cho các bệnh nhân ở tâm dịch.
Điều tra dịch tễ và quản lý tiếp xúc gần
Việc điều tra dịch tễ được thực hiện khẩn trương đối với mọi trường hợp nghi nhiễm và được xác nhận dương tính với Covid-19 nhằm nhận diện các nguồn lây truyền mầm bệnh cũng như áp dụng các biện pháp kiểm soát thích hợp, kể cả truy tìm dấu vết của những người đã tiếp xúc gần với đối tượng nghi nhiễm.
Hạn chế tụ họp đông người, kiểm dịch nghiêm ở nơi công cộng
Ở cấp quốc gia, Chính phủ Trung Quốc đã kéo dài kỳ nghỉ Tết nguyên đán năm 2020. Mọi địa phương đều chủ động hủy hoặc ngưng các hoạt động tụ tập đông người như sự kiện thể thao, lễ hội, đóng cửa các rạp chiếu phim, rạp hát cũng như các trường phổ thông, đại học . Các doanh nghiệp và tổ chức trì hoãn thời gian làm việc trở lại.
Các sở giao thông vận tải thiết lập hàng ngàn trạm kiểm tra sức khỏe và kiểm dịch tại các khu dịch vụ quốc gia cũng như lối ra, vào dành cho hành khách tại các nhà ga, bến cảng. Mọi công dân đều phải đeo khẩu trang khi xuất hiện tại nơi công cộng.
Tỉnh Hồ Bắc, nơi dịch Covid-19 bùng phát mạnh nhất, đã triển khai các biện pháp kiểm soát gắt gao nhất, kể cả tạm ngưng toàn bộ hệ thống giao thông công cộng trong đô thị, bao gồm tàu điện ngầm, phà và xe khách đường dài.
Tài trợ và hỗ trợ vật chất
Nhà nước đứng ra thanh toán chi phí điều trị, chăm sóc sức khỏe cho các bệnh nhân mắc Covid-19 cũng như nỗ lực cải thiện khả năng tiếp cận, chi trả vật tư y tế, cung cấp đồ bảo vệ cá nhân cũng như đảm bảo các nhu cầu cơ bản cho người bệnh.
Hỗ trợ hoạt động sản xuất trang thiết bị y tế chống dịch
Chính phủ đã khôi phục sản xuất và mở rộng năng lực sản xuất trang thiết bị y tế phục vụ chống dịch; tổ chức các doanh nghiệp then chốt trong lĩnh vực này bắt đầu đẩy mạnh sản xuất vượt quá công suất hiện tại; hỗ trợ các doanh nghiệp địa phương mở rộng nhập khẩu và sử dụng công ty hoặc nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới để giúp nhập khẩu nguyên vật liệu y tế cũng như cải thiện khả năng cung ứng chúng.
Chia sẻ thông tin, hợp tác quốc tế và liên khu vực
Từ ngày 3/1, Trung Quốc đã báo cáo thông tin về các trường hợp nhiễm Covid-19 cho WHO hàng ngày. Toàn bộ kết quả giải trình tự bộ gen của virus corona chủng mới được chia sẻ với WHO và cộng đồng quốc tế ngay sau khi Trung Quốc nhận diện được mầm bệnh vào ngày 7/1.
Ngày 10/1, một nhóm chuyên gia quốc tế do WHO dẫn đầu đã được mời tới thăm Vũ Hán.
Vào ngày 10 tháng 1, một nhóm chuyên gia liên quan đến các chuyên gia kỹ thuật của Hồng Kông, Macao và Đài Loan và một nhóm Tổ chức Y tế Thế giới đã được mời đến thăm Vũ Hán. Trung Quốc chính thức phát triển một bộ kit xét nghiệm phát hiện Covid-19 vào ngày 21/1.
Cập nhật tình hình hàng ngày
Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc thông báo về diễn biến dịch hàng ngày cũng như tổ chức họp báo thường nhật để ứng phó các vấn đề mới nảy sinh. Chính phủ nước này cũng thường xuyên mời các chuyên gia tới chia sẻ kiến thức khoa học về Covid-19 cũng như giải đáp các băn khoăn của người dân.
Vận động xã hội và gắn kết cộng đồng
Chính quyền đã huy động các trung tâm y tế cộng đồng, các tổ chức cộng đồng cùng tham gia hỗ trợ những hoạt động phòng ngừa và ứng phó dịch. Nhà chức trách tạo điều kiện để cộng đồng tham gia đầy đủ vào việc quản lý tự cách ly và nâng cao sự tuân thủ của người dân.
Các tình nguyện viên trong cộng đồng được tổ chức để hỗ trợ việc tự cách ly và giúp những người bị cách ly tại nhà riêng vượt qua các khó khăn trong đời sống.
Các hoạt động nhằm tiết giảm việc đi lại đông người được triển khai tới tận từng hộ gia đình.
Dịch COVID-19 làm nổi rõ
tội ác thu hoạch nội tạng sống ở TQ
Vào ngày 1/3, truyền thông Trung Quốc đưa tin, chuyên gia ghép phổi nổi tiếng ở nước này đã hoàn thành xong ca ghép hai phổi đầu tiên trên thế giới cho người nhiễm COVID-19. Nhưng việc tìm thấy hai lá phổi tương thích với bệnh nhân chỉ trong một vài ngày đã làm dấy lên những nghi ngờ về việc, hai lá phổi này có được là do mổ cướp nội tạng, phù hợp với kết luận của tòa án độc lập ở Anh đưa ra ngày 1/3 rằng, chính quyền Trung Quốc vẫn đang tiếp tục hoạt động mổ cướp nội tạng sống đối với các tù nhân lương tâm.
Vào ngày 1/3, một tòa án độc lập có trụ sở tại London, Vương Quốc Anh kết luận: “Không có bằng chứng nào cho thấy hoạt động này đã chấm dứt và Toà án có đầy đủ bằng chứng để kết luận rằng mổ cướp nội tạng sống vẫn đang tiếp tục ở Trung Quốc”.
Cũng trong ngày 1/3, Nhật báo Bắc Kinh ở Trung Quốc đưa tin, chuyên gia ghép phổi hàng đầu Trung Quốc Trần Tĩnh Du (Chen Jingyu), mất 5 giờ để hoàn thành ca phẫu thuật ghép phổi đầu tiên cho một bệnh nhân nhiễm COVID-19 ở thành phố Vô Tích, nằm ở phía đông tỉnh Giang Tô của Trung Quốc.
Bệnh nhân là một người đàn ông 59 tuổi, bắt đầu biểu hiện các triệu chứng nhiễm bệnh vào ngày 23/1. Ông này được chẩn đoán nhiễm COVID-19 vào ngày 27/1. Vào ngày 24/2, bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện Truyền nhiễm Vô Tích.
Với sự hỗ trợ từ các cơ quan chính phủ Trung Quốc, vào ngày 29/2, đội ngũ phẫu thuật do ông Du đứng đầu đã tiến hành phẫu thuật ghép phổi cho bệnh nhân này, với nguồn gốc phổi đến từ “một bệnh nhân chết não…. Nó được chuyển đến Vô Tích từ một tỉnh khác thông qua một chuyến tàu cao tốc kéo dài 7 giờ”, theo Nhật báo Bắc Kinh.
Như vậy, chỉ trong 5 ngày từ khi bệnh nhân nhập viện (từ 24/2 đến 29/2), người này đã nhận được hai lá phổi phù hợp để thay thế, trong khi trên thế giới người bệnh muốn nhận được phổi phù hợp để thay thế thì phải chờ đợi rất nhiều năm.
Điều này chứng minh cho kết luận của tòa án độc lập ở Anh vào ngày 1/3: “Nguồn nội tạng cấy ghép được cung ứng nhanh như vậy chỉ có thể xảy ra khi có một hệ thống ngân hàng của các nhà hiến tạng sống. Người hiến tạng có thể hy sinh để đáp ứng yêu cầu nội tạng”.
Ông Du sau đó nói rằng ông sẽ đề xuất với chính quyền trung ương thành lập một nhóm để thực hiện các ca phẫu thuật ghép phổi cho “những bệnh nhân nhiễm COVID-19 trong tình trạng nguy kịch, và ở độ tuổi tương đối trẻ, chẳng hạn như những bệnh nhân 20, 30, 40 và 50 tuổi”.
Tiếp theo, vào ngày 2/3, truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin rằng, ca phẫu thuật ghép phổi thứ hai cho một bệnh nhân nhiễm COVID-19 đã được thực hiện vào ngày 1/3. Bệnh nhân này đang được điều trị tại Bệnh viện Liên kết Số 1 của Đại học Y khoa thuộc Đại học Chiết Giang.
Theo truyền thông Trung Quốc, bệnh nhân là một phụ nữ 66 tuổi, được chẩn đoán nhiễm COVID-19 vào ngày 31/1 và đã được điều trị tại bệnh viện kể từ ngày 2/2. Báo cáo cũng cho biết, phổi cấy ghép cho bệnh nhân này đến từ tỉnh Hồ Nam và được vận chuyển bằng máy bay. Người hiến tặng là một bệnh nhân chết não.
Như vậy, chỉ trong gần 1 tháng kể từ ngày bệnh nhân được điều trị tại bệnh viện (từ ngày 2/2 đến ngày 1/3), người này đã nhận được phổi phù hợp để thay thế.
Theo tạp chí Bitter Winter, Jacob Lavee, một trong những bác sĩ phẫu thuật ghép tim hàng đầu của Israel, đã rất sốc vào năm 2005, khi một trong những bệnh nhân của ông đi du lịch đến Trung Quốc để được ghép một trái tim mới trong khi người này mới chỉ đặt hàng trước đó hai tuần. Jacob Lavee sau đó đã trở thành một nhà vận động chính chống lại buôn bán nội tạng. Ông chắc chắn rằng phần lớn trong số 712 bệnh viện cấy ghép ở Trung Quốc đều sử dụng nội tạng từ các nguồn phi đạo đức, như tù nhân bị giam giữ do đức tin vào tôn giáo.
“Không chỉ các bác sĩ Trung Quốc liên quan đến giết người hàng loạt và tội ác chống lại loài người, mà cộng đồng quốc tế và Tổ chức Y tế Thế giới vì một số lý do cũng nhắm mắt làm ngơ, là đang tiếp tay cho những tội ác này”, Jacob Lavee cho biết, theo Bitter Winter.
Hầu hết tội ác tàn bạo đều nhắm vào những người tập Pháp Luân Công, môn khí công theo trường phái Phật gia đang được ưa chuộng ở nhiều nước trên thế giới. Báo cáo của tòa án độc lập ở Anh với đầy đủ bằng chứng chứng minh rằng, chính Cựu Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân (Jiang Zemin) đã ban hành lệnh thu hoạch nội tạng từ những người tập Pháp Luân Công.
“Giang Trạch Dân đã ban hành lệnh thu hoạch nội tạng”, Bạch Thư Trung, cựu Cục trưởng y tế thuộc Tổng cục Hậu cần Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa, cho biết khi ông này bị một điều tra viên thẩm vấn trong một cuộc gọi điện thoại bí mật vào năm 2014.
Trong một cuộc gọi điện thoại bí mật vào năm 2016, Chu Gia Tân, trưởng phòng 610 (tổ chức được lập ra để đàn áp Pháp Luân Công) ở Mẫu Đơn Giang, một thành phố thuộc tỉnh Hắc Long Giang nói: “Tôi được gọi là ‘đồ tể’ chuyên mổ lấy nội tạng sống… Có gì đâu, chỉ như mổ lợn thôi”, sau đó nói thêm: “Tôi lấy hết nội tạng ra rồi đem bán”.
Tất cả các cuộc gọi điện thoại này đều được đệ trình lên Tòa án. Các bằng chứng này đã được “các nhà điều tra độc lập lần lượt xác nhận để đảm bảo uy tín về nguồn gốc và nội dung các tư liệu báo cáo”, theo tuyên bố của tòa án độc lập ở Anh.
Quan tòa, ông Geoffrey Nice nói rằng: “Kết luận cho thấy rất nhiều người đã chết mà không thể hiểu được vì sao phải chịu đựng cái chết ghê tởm đó, nhiều người có thể phải chịu đựng những cách tương tự, và tất cả chúng ta đều sống trên một hành tinh nơi mà sự gian ác cực độ có thể dựng lên từ quyền lực của những kẻ đang điều hành một đất nước có nền văn minh lâu đời nhất thế giới”, theo Bitter Winter.
Bệnh ‘viêm phổi không xác định’ ở Trung Quốc
Hương Thảo
Một giám đốc nhà tang lễ ở thành phố Tế Ninh của Trung Quốc gần đây đã phát hiện ra rằng một số thi thể mà cơ sở nhận được từ các bệnh viện địa phương có giấy chứng tử ghi là ‘viêm phổi không xác định’ được xác định là nguyên nhân của cái chết. Tế Ninh là một thành phố nằm ở phía đông Trung Quốc, tỉnh Sơn Đông.
Ông trở nên lo ngại rằng các nhà chức trách đang che đậy những cái chết liên quan đến vụ dịch coronavirus mới: “Nhân viên của tôi chỉ biết đốt xác. Họ có rất ít kiến thức y khoa,” giám đốc nhà tang lễ cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Epoch Times tiếng Trung. “Các bệnh viện đã ghi nguyên nhân cái chết là do viêm phổi không xác định. Nó làm nhân viên của tôi hoảng loạn.”
Giám đốc cho biết, vào tháng 2, nhà tang lễ của ông đã nhận được bốn hoặc năm thi thể với nguyên nhân tử vong là do “bệnh viêm phổi không xác định” từ Bệnh viện số 1 và Bệnh viện số 2 của thành phố.
Trong khi đó, chính quyền thành phố Tế Ninh tuyên bố vào ngày 8/3: “Từ ngày 7/3, 260 bệnh nhân đã được chẩn đoán mắc COVID-19 [căn bệnh gây ra bởi coronavirus mới] Không có bệnh nhân nào trong tình trạng nghiêm trọng hoặc nguy kịch.”
Giám đốc nhà tang lễ lo ngại rằng các bệnh viện cố ý không báo cáo về các trường hợp tử vong có nguyên nhân liên quan đến vụ dịch hiện tại. “Các bệnh viện có khả năng xác định rõ ràng về nguyên nhân cái chết, nhưng họ đã không ghi [rõ ràng] nguyên nhân”.
Giám đốc chính thức gửi khiếu nại với đường dây nóng của thị trưởng hai lần vào đầu tháng Hai. Bản ghi cuộc gọi đã được xác nhận thông qua một tài liệu của chính phủ nội bộ mà Epoch Times thu được. Giám đốc được đề cập ở trên lần đầu tiên kêu gọi sự giúp đỡ vào ngày 3/2, nói rằng nguyên nhân cái chết chưa biết có thể “khiến nhân viên của tôi gặp nguy hiểm”.
Vào ngày 7/2, giám đốc gọi lại đường dây nóng của thị trưởng và hỏi: “Những thi thể này có chứa virus truyền nhiễm không? Nhân viên của chúng tôi tại nhà tang lễ không có bộ đồ bảo vệ thích hợp,” theo hồ sơ cuộc gọi.
Sau các cuộc gọi đường dây nóng, giám đốc cho biết các bệnh viện đã không còn gửi đến thi thể đã chết vì viêm phổi không xác định nữa. “Từ ngày 21/2, chúng tôi không còn nhận được các loại thi thể này từ Bệnh viện số 1, Bệnh viện số 2 và Bệnh viện Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em,” Giám đốc nói với Epoch Times. “Những thi thể chết vì viêm phổi được gửi đến các nhà tang lễ khác trong thành phố.”
Khi Epoch Times liên lạc với Bệnh viện số 2, họ trả lời rằng đó không phải là bệnh viện được chỉ định điều trị COVID-19 và không có khả năng phát hiện bệnh nhân có bị nhiễm COVID-19 hay không. Trong khi đó, Bệnh viện số 1 cho biết họ có khả năng phát hiện COVID-19, nhưng bệnh viện sẽ không tiến hành xét nghiệm chẩn đoán trên bệnh nhân trừ khi bác sĩ đã phê duyệt xét nghiệm như vậy. Bệnh viện từ chối cho biết liệu có bệnh nhân nào chết vì coronavirus mới hay không. Họ cũng không cho biết các tiêu chí mà các bác sĩ sử dụng để xác định xem bệnh nhân có nên nhận xét nghiệm chẩn đoán COVID-19 hay không.
Theo Nicole Hao, Epoch Times, ngày 8/3/2020
Hương Thảo biên dịch
https://www.dkn.tv/the-gioi/benh-viem-phoi-khong-xac-dinh-o-trung-quoc.html
Bản đồ thế giới ‘phiên bản Trung Quốc’
Băng Thanh
Nhiều quốc gia có tranh chấp biên giới với các nước láng giềng sẽ luôn có bản đồ quốc gia phản ánh những lập trường của riêng họ. Tuy nhiên riêng Trung Quốc đã đưa điều này lên một mức khác thường, bằng cách lập ra một chiến dịch để đảm bảo rằng, hầu hết các bản đồ trên thế giới đều hiển thị ranh giới của Châu Á theo cách mà Bắc Kinh muốn.
Trong nhiều thập niên, Trung Quốc và Ấn Độ đã tranh chấp nhau về bang Arunachal Pradesh của Ấn Độ, mà Trung Quốc gọi là “Nam Tây Tạng”, và nó cũng là nguyên nhân khiến 2 quốc gia đông dân nhất thế giới xảy ra một cuộc chiến vào năm 1962.
Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng tranh chấp với Việt Nam, Đài Loan, Philippines và các quốc gia khác về chủ quyền trên Biển Đông, đồng thời tranh chấp với Nhật Bản và Hàn Quốc về phạm vi vùng đặc quyền kinh tế tại Biển Hoa Đông.
Theo tờ Daily Mail, vào năm 2019, Hải quan Trung Quốc đã tịch thu và hủy gần 30.000 bản đồ thế giới được cho là ‘có vấn đề’, vì chúng vẽ các đường ‘biên giới sai’, trong đó mô tả Đài Loan là một quốc gia độc lập và ‘miêu tả sai’ biên giới Trung – Ấn ở rìa cao nguyên Tây Tạng. Các bản đồ này sau đó được tiêu hủy tại một địa điểm bí mật ở thành phố Thanh Đảo trước khi xuất khẩu sang nước khác.
Các công ty trên toàn thế giới thường chọn Trung Quốc để in bản đồ do chi phí thấp. Sau khi Bắc Kinh lập ra quy định rằng, bản đồ và quả địa cầu sản xuất tại Trung Quốc sẽ thể hiện các đường biên giới theo quyết định của chính phủ nước này, gần như tất cả các bản đồ được xuất khẩu từ Trung Quốc đều cho thấy bang Arunachal Pradesh của Ấn Độ và Biển Đông là một phần của lãnh thổ Trung Quốc. Vì vậy, khi mua bản đồ ở Hoa Kỳ, Thụy Điển, Iran, hoặc bất cứ nơi nào khác trên thế giới, có thể chúng ta sẽ mua phải bản đồ phiên bản Trung Quốc.
Một kiến nghị trên trang Change.org cho biết: “Đây là cuộc chiến bản đồ của Trung Quốc. Mục tiêu của họ là dần dần thay đổi cách người Mỹ nhìn nhận lãnh thổ hợp pháp của Trung Quốc. Các công ty như Oregon Scientific và Discovery Education hiện đang bán các quả địa cầu do Trung Quốc sản xuất tại Mỹ, dạy cho trẻ em Mỹ những tuyên bố lãnh thổ sai lầm của Trung Quốc. Đừng để Trung Quốc thành công trong ‘cuộc chiến bản đồ’. Đừng để thế hệ người Mỹ tiếp theo bị lừa bởi tuyên truyền này”. Kiến nghị yêu cầu Nghị viện Mỹ thông qua một đạo luật cấm nhập khẩu bản đồ và quả địa cầu được sản xuất tại Trung Quốc và đến ngày 9/3 đã thu được hơn 11.000 chữ ký.
Trước đó, vào tháng 2, Awa Press, một nhà xuất bản từ New Zealand, đã phải trì hoãn việc xuất bản một cuốn sách vì các bản đồ ở Nam Cực cần phải được chính quyền Trung Quốc chỉnh sửa.
“Chúng tôi sẽ phải suy nghĩ về việc chúng tôi có nên tiếp tục in ở Trung Quốc hay không. Máy in ở các nước khác cũng là máy in tốt và sẽ không yêu cầu thêm thời gian… Tôi cảm thấy tiếc cho các nhà in ở Trung Quốc vì tôi chắc chắn họ sẽ mất khách hàng vì điều này”, Mary Varnham, Tổng biên tập của Awa Press, nói với trang Inkstone.
Quy tắc tất cả các bản đồ được xuất bản tại Trung Quốc phải được Cục Khảo sát và Bản đồ Nhà nước phê duyệt được áp dụng vào năm 2018. Các bản đồ không đáp ứng các tiêu chí sẽ bị sửa đổi trước khi được xuất bản và xuất khẩu. Các nhà xuất bản từ chối thực hiện sẽ không được cấp phép để in sách ở Trung Quốc.
Theo Vision Times
Băng Thanh dịch và biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/ban-do-the-gioi-phien-ban-trung-quoc.html
Trung Quốc tung chiến dịch tuyên truyền
về ‘cuộc chiến’ chống virus
Giữa lúc cả thế giới đang vật lộn chống dịch bệnh bùng phát, Đảng Cộng sản Trung Quốc vừa cho ra mắt chương trình tuyên truyền mô tả lãnh đạo của mình là người nắm quyền, lãnh đạo một đội quân nhân viên y tế trong cuộc chiến chống lại dịch bệnh, theo AP.
Các tin tức chính vào buổi tối trên truyền hình nhà nước thường xuyên chiếu hình ảnh Chủ tịch Tập Cận Bình và các thuộc hạ đưa ra hướng dẫn về sự dịch bệnh hoặc các chuyến thăm đến các cơ sở liên quan. Những phóng sự về các bác sĩ và y tá ở tuyến đầu, theo truyền thống đề cao các công nhân kiểu mẫu và tầm quan trọng của sự hy sinh nhân danh Đảng và nhân dân.
Đối với Đảng Cộng sản, dịch bệnh vừa là rủi ro vừa là cơ hội, theo AP. Đảng tìm cách tránh bị đổ lỗi về bất kỳ xử lý sai nào về dịch bệnh, trong đó đáng chú ý là phản ứng ban đầu chậm chạp khiến cho virus lây lan. Ngược lại, Đảng lại tìm cách để được ghi công trong nỗ lực vượt qua khủng hoảng, nhằm tăng cường tính chính danh của mình.
Truyền thông nhà nước, vốn bị kiểm soát chặt chẽ, và các chiến dịch huy động lớn đều đã được khai thác cho nỗ lực này.
“Phấn khởi về mặt tình cảm, thông điệp nhà nước để lại ấn tượng về những công dân hy sinh, sự đoàn kết dân tộc và lãnh đạo sáng suốt chắc chắn sẽ giành chiến thắng ở Trung Quốc, khi cuộc chiến chống virus đã vượt ra khỏi biên giới quốc gia”, AP dẫn lời ông Ashley Esarey, một chuyên gia về truyền thông Trung Quốc tại Đại học Albert, nói.
Công thức đúng và đã được thử nghiệm có vẻ vẫn hiệu quả đối với các sự kiện của đảng, mặc dù sự nổi lên của truyền thông xã hội là một thách thức chưa từng có. Một nhóm thiểu số ngày càng tăng từ lâu
đã đặt câu hỏi về đảng Cộng sản, nhưng nhiều người trong số họ vẫn chấp nhận đảng theo thói quen hoặc do thiếu lựa chọn thay thế.
Steve Tsang, giám đốc Viện Trung Quốc tại Đại học Nghiên cứu phương Đông và Châu Phi của Đại học London, nói rằng hầu hết vẫn thụ động chấp nhận một câu chuyện được lặp đi lặp lại nhiều lần.
Li Desheng, một sinh viên 22 tuổi, nói rằng các trang tin tức là nguồn thông tin chính của anh, và khen ngợi phản ứng của đảng và chính phủ, nói rằng họ đã chứng minh được sự hiệu quả trong việc ngăn chặn lây lan của virus.
Theo AP, đây không chỉ là vấn đề về những gì mà truyền thông đã đăng lên, mà còn là những gì mà họ bỏ qua.
Chẳng hạn, truyền thông nhà nước đã thổi phồng việc tung ra các cơ sở y tế mới chỉ trong một hai tuần, nhưng lại không đưa tin về những người không thể tìm thấy một chiếc giường bệnh khi cần.
Truyền thông Trung Quốc tung hô các cuộc đàn áp ở các chợ bán động vật hoang dã và có kế hoạch đóng cửa chúng, nhưng lại không đặt câu hỏi tại sao chúng vẫn hoạt động kể từ đợt dịch SARS vào năm 2002-2003.
Zhou Songyi, một sinh viên 22 tuổi khác, nói rằng cô không tìm thấy bất kỳ thông tin hữu ích nào về dịch bệnh từ tờ nhật báo chính thức, Nhân dân Nhật báo, hay trên đài truyền hình nhà nước.
Mạng xã hội đã mang đến cho thế hệ hiểu biết kỹ thuật số như cô gần như ngay lập tức phản hồi về những báo cáo của truyền thông nhà nước, mặc dù những bình luận quan trọng thường bị xóa do tình trạng kiểm duyệt internet ở Trung Quốc.
“Cuộc chiến nói sự thật trên internet là một dấu hiệu khác cho thấy mọi người không đơn giản chỉ tin vào chính quyền”, bà Elizabeth Economy, giám đốc nghiên cứu châu Á tại Hội đồng Quan hệ đối ngoại ở New York, nhận xét. Tuy nhiên, bà nói thêm rằng việc tuyên truyền có tác dụng với những người tin vào đảng và muốn cảm có cảm giác dễ chịu và thuyết phục.
Cốt lõi của cách tiếp cận là dập tắt mọi chỉ trích trong khi cung cấp những hình mẫu tích cực và thể hiện rằng chỉ có đảng là niềm hy vọng thực sự của Trung Quốc.
Trung Quốc đã cấm các nhà báo công dân trên các nền tảng mạng xã hội phổ biến, sau khi họ tường thuật về tình trạng quá tải bệnh viện và những vấn đề khác.
“Các nhân viên y tế được miêu tả như những anh hùng không phải vì sự cống hiến của họ trong tư cách là chuyên gia y tế, mà bởi vì họ là đảng viên”, AP dẫn lời ông Anthony Saich, một chuyên gia về Trung Quốc tại Đại học Harvard nói.
Ông Anthony Saich tin rằng cuộc khủng hoảng đã làm tổn hại niềm tin vào sự lãnh đạo của Chủ tịch Tập Cận Bình ở một mức độ nào đó, nhưng không có tác động lâu dài.
Một chương trình tin tức buổi tối CCTV phát sóng gần đây cho thấy ông Tập đã đến thăm các đơn vị y tế quân đội. Mọi người đều duy trì khoảng cách an toàn với nhau, tuân theo giao thức do chính phủ chỉ đạo, dùng mặt nạ che miệng và mũi.
Theo ông David Bandurski của Dự án Truyền thông Trung Quốc tại Đại học Hong Kong, “Chiến tranh tạo ra anh hùng – và anh hùng là chủ đề cho tuyên truyền”.
Hơn 3.000 người đã chết vì chủng virus conona mới có nguồn gốc từ Vũ Hán, Trung Quốc.
“Giới lãnh đạo đang rất háo hức viết ra một kết thúc có hậu cho câu chuyện này, trước khi người ta thực sự biết thế giới đang đối phó với điều gì”, ông Bandurski nói.
Virus corona: Trung Quốc ghi nhận không còn
người bị nhiễm mới ở ngoài Hồ Bắc và ca “nhập khẩu”
Mai Vân
Trung Quốc ngày 09/03/2020 xác nhận 40 ca nhiễm mới. Đây là con số thấp kỉ lục kể từ khi nước này bắt đầu công bố số thống kê ca nhiễm vào ngày 20/01/2020. Trong số 40 ca mới, có 36 trường hợp tại Vũ Hán và 4 ca khác là người từ Iran trở về tỉnh Cam Túc.
Như vậy, theo số liệu chính thức, Trung Quốc không còn ca nhiễm mới nào khác ngoại trừ các trường hợp ở tâm dịch Hồ Bắc và Vũ Hán và các ca “nhập khẩu”.
Theo hãng tin Anh Reuters, diễn biến lạc quan về dịch Covid 19 đã được một quan chức cao cấp của đảng Cộng Sản Trung Quốc ghi nhận, nhưng nhân vật này tiếp tục kêu gọi cảnh giác.
Trên mạng Wechat, Trần Nhất Tân (Chen Yixin), tổng thư ký Ủy Ban Chính Pháp Trung Ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc cho rằng : “Phải thận trọng, không nên lạc quan một cách mù quáng… không nên giảm cảnh giác trong việc chống lại dịch bệnh và lơ là các yêu cầu về phòng ngừa và kiểm soát”.
Tính đến hết ngày 08/03, tại Trung Quốc có tổng cộng 80.735 trường hợp nhiễm virus corona, trong đó có 3.119 ca tử vong.
Do việc lây nhiễm trong nội địa giảm mạnh, chính quyền Trung Quốc càng lúc càng tăng cường kiểm soát khách nước ngoài cũng như công dân Trung Quốc nhập cảnh từ các vùng dịch khác trên thế giới.
Thành phố Thượng Hải đã đẩy mạnh biện pháp đo thân nhiệt để phát hiện người tình nghi nhiễm bệnh tại các sân bay trong bối cảnh Ý và Iran trở thành nguồn “nhập khẩu” Covid-19 lớn nhất vào Trung Quốc.
Bên cạnh đó, Bắc Kinh cũng đang cân nhắc về việc cho phép hàng chục triệu người lao động quay trở lại làm việc, cho dù nguy cơ lây lan bệnh dịch tại nước này vẫn cao.
Theo Reuters, các nơi công cộng và cơ sở phục vụ quần chúng tại Trung Quốc đang có dấu hiệu hoạt động trở lại. Sân bay quốc tế Vũ Hán đang chuẩn bị cho việc hoạt động trở lại, dù không cho biết thời điểm cụ thể.
Ban lãnh đạo công viên giải trí Disneyland ở Thượng Hải cũng cho biết một số ít hoạt động mua sắm, ăn uống và giải trí sẽ được tái lập tại các cơ sở như Disneytown, Wishing Star Park và khách sạn Shanghai Disneyland. Công viên giải trí này đã bị đóng cửa kể từ ngày 25/01 khi dịch Covid-19 bùng phát mạnh.