Tin khắp nơi – 09/02/2018

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin khắp nơi – 09/02/2018

Thế Vận hội Pyeongchang ‘lạnh nhất’ trong lịch sử

Kỳ Thế Vận hội Pyeongchang vừa khai mạc ngày thứ Sáu (9/2), là kỳ thế vận hội “lạnh giá nhất” trong lịch sử.

Tại cuộc giao tiếp lịch sử, các lãnh đạo Bắc Hàn, gồm Chủ tịch Quốc hội Kim Yong-nam và em gái ông Kim Jong-un là Kim Yo-jong, hiện là Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Lao động Triều Tiên, đã ngồi cùng lễ đài với Tổng thống Nam Hàn Moon Jae-in, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe trên lễ đài mừng Olympics

Tấm giữ nhiệt, chăn, ghế nệm giữ ấm và áo mưa sẽ được cung cấp tới khán giả để giúp họ có thể theo dõi được các trận đấu trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt tại Pyeongchang, nơi mà nhiệt độ xuống thấp hơn 0 độ C lần thứ ba trong năm.

Đoàn Bắc Hàn đến Nam Hàn kiểm tra trước kỳ Olympic

Bắc Hàn tuyên bố diễu binh lớn trước Olympics

Em gái Kim Jong-un sẽ tới Seoul dự Olympic

Ban nhạc Moranbong đến Olympics ở Nam Hàn?

Các bộ môn thi đấu được tổ chức quanh hai địa điểm chính là khu nghỉ mát Alpensia và vùng biển Gangneung, với các địa điểm tại Bokwang và Jeongseon.

Nhiệt độ vùng Gangneung giao động từ 6 độ C và -2 độ C nhưng phong hàn ở vùng đồi núi khiến gió mạnh làm cho nhiệt độ rơi xuống mức -25 độ C.

Mức nhiệt tại Thế vận hội lần này vượt xa kỷ lục cũ năm 1994 tại Lillehammer (Na Uy) với nhiệt độ dưới mức -11 độ C.

Con gái của Tổng thống Donald Trump, bà Ivanka Trump cũng có lịch dự tính cũng sẽ tới Nam Hàn để dự lễ bế mạc Olympic và một vài trận thi đấu trước đó.

Bà được cha mình và Ủy ban Olympics yêu cầu tới dự lễ bế mạc, theo một quan chức Hoa Kỳ.

Sân không mái che

Sân vận động Olympic, nơi diễn ra buổi lễ khai mạc có sức chứa 35,000 chỗ ngồi, nằm ở phía đông bắc Alpensia, được xây dựng mà không có mái che.

Nhiệt độ ngoài trời tại thời điểm diễn ra lễ khai mạc hôm thứ sáu (9/2) – lúc 20 giờ địa phương – dự kiến xuống dưới -5 độ C.

Điều kiện thời tiết tại Pyeongchang khác hẳn với kỳ Thế vận hội tại Sochi 4 năm về trước, khi nhiệt độ lên tới 20 độ C và các trận đấu diễn ra trong thời tiết cao kỉ lục.

Tuy nhiên, theo phó giám đốc Khí tượng của Hàn Quốc, Choi Heung-jin, vẫn có tin vui đối với những người tham gia lễ khai mạc là nhiệt độ được dự báo sẽ “không gây cản trở đến buổi lễ khai mạc”.

Thời tiết lạnh giá không phải là vấn đề duy nhất tại Thế vận hội Pyengchang, khi mà có tới 86 trường hợp nhân viên an ninh bị nhiễm virus gây tiêu chảy, đau bụng (norovirus). Vì thế quân đội phải thay thế họ để bảo vệ cho kỳ đại hội.

Thế vận hội mùa đông lần thứ 23 tổ chức tại Pyeongchang sẽ diễn ra trong hơn 17 ngày.

Olympic Pyeongchang thu hút hơn 3,000 vận động viên tham gia, tranh tài 15 bộ môn với 102 bộ huy chương.

Đáng chú ý, đội Nam và Bắc Hàn dự kiến sẽ diễu hành dưới lá cờ Thống nhất tại Thế vận hội Mùa Đông Pyeongchang.

Nam và Bắc Hàn cũng lập một đội khúc côn cầu nữ để tranh tài môn thể thao trên băng tại Pyeongchang.

http://www.bbc.com/vietnamese/sport-43004050

 

Khai mạc Olympic Pyeongchang

với chút khó xử về ngoại giao

Lễ khai mạc Thế vận hội mùa đông diễn ra ở Hàn Quốc hôm 9/2 với những màn trình diễn sống động đầy màu sắc, mặc dù những dàn xếp ngoại giao còn khó khăn hơn nhiều các màn biên đạo múa trong sân vận động, vì ở đó các nhà lãnh đạo từ các quốc gia bị xem là kẻ thù không đội trời chung lại ngồi rất gần nhau.

Hàn Quốc muốn nhân dịp Olympic Pyeongchang cải thiện mối quan hệ băng giá với Triều Tiên. Nước chủ nhà đã sắp xếp để vợ chồng tổng thống nước này ngồi cùng với Phó Tổng thống Hoa Kỳ Mike Pence và phu nhân, trong khi hai quan chức cao cấp nhất của Triều Tiên ngồi hàng sau.

Tổng thống Moon Jae-in, người muốn khai thác tinh thần Olympic để mở đường cho các cuộc đàm phán về chương trình vũ khí của Triều Tiên, nồng nhiệt bắt tay với người em gái tươi cười lãnh tụ Triều Tiên Kim Jong Un, cũng như với nguyên thủ về hình thức của Triều Tiên.

Chủ đề của lễ khai mạc là trẻ em dạo chơi ở vùng đất huyền bí và khám phá ra một thế giới nơi con người sống trong hòa bình và hòa hợp.

Chủ tịch Uỷ ban Olympic Quốc tế Thomas Bach phát biểu với khán giả rằng bằng cách để các vận động viên hai nước diễu hành cùng nhau dưới một lá cờ chung tại buổi lễ, Triều Tiên và Hàn Quốc đã cho thấy “sức mạnh đặc biệt” của thể thao trong việc đoàn kết mọi người với nhau.

Theo truyền thống Olympic, đội vận động viên Hy Lạp dẫn đầu cuộc diễu hành tiến vào sân vận động ngoài trời, tiếp theo là các đoàn khác theo thứ tự theo bảng chữ cái Hàn Quốc.

Phó Tổng thống Pence đã đứng dậy chào các vận động viên của Hoa Kỳ trong tiếng nhạc của bài Gangnam Style cực kỳ nổi tiếng của Hàn Quốc, bản nhạc đã làm cả sân vận động cùng nhảy theo.

Tuy nhiên, khoảnh khắc này không làm cho hai quan chức cấp cao Triều Tiên ở khu VIP mảy may thay đổi thái độ, thậm chí họ còn không mỉm cười, vẫn ngồi yên và giữ bộ mặt lạnh như tiền.

Đám đông đã hò reo vang dội khi các vận động viên từ Triều Tiên và Hàn Quốc đi cùng nhau dưới lá cờ thống nhất lần đầu tiên kể từ Thế vận hội năm 2006.

“Thật phi thường”, một khán giả có tên Eim Young-joo nói.

https://www.voatiengviet.com/a/khai-mac-olympic-pyeongchang-voi-chut-kho-xu-ve-ngoai-giao/4246379.html

 

Người Hàn Quốc cấm kỵ khoe cái tôi?

Ann BabeBBC Travel

“Chồng của chúng tôi cũng là giáo viên,” đồng nghiệp vừa kể tôi nghe vừa húp tô súp sì sụp. Cô ngồi cạnh một đồng nghiệp khác cũng đang sì sụp với tô súp.

Tôi hơi lúng túng. Liệu tôi có nghe nhầm không? Không lẽ hai phụ nữ này cưới cùng một người đàn ông?

“Cô ấy kể về chồng cô ấy thôi,” đồng nghiệp thứ hai nói lại cho rõ, có lẽ vì thấy ánh nhìn chằm chằm của tôi. “Ở Hàn Quốc, chúng tôi thường nói ‘chúng tôi’ thay vì ‘tôi’.”

Tại sao Hàn Quốc dẫn đầu về công nghệ tự động?

Quân sự: Robot sát thủ của Nam Hàn

Kim chi Bắc Hàn là di sản văn hóa thế giới

Ba chúng tôi ngồi chen chúc trong phòng ăn trưa dành cho giáo viên và nhân viên ở nơi làm việc mới của tôi, Trường Trung học Nữ Mae-hyang.

Tôi vụng về gắp miếng kim chi lên bằng đôi đũa kim loại trơn trượt, và có vẻ cũng còn vụng về như vậy với tiếng Hàn.

Đó là tuần đầu tiên tôi ở Suwon, Hàn Quốc, làm giáo viên dạy tiếng Anh. Tôi là sinh viên mới tốt nghiệp từ tiểu bang Wisconsin ở Hoa Kỳ, bắt đầu hợp đồng công việc quốc tế đầu tiên với sự hào hứng khó tả. Lúc đó, tôi không ngờ Hàn Quốc sẽ là nhà mình suốt bốn năm tiếp theo.

Suốt những năm đó, sự tò mò với từ ‘uri’, tức là ‘chúng tôi’ trong tiếng Hàn, xuất hiện lặp đi lặp lại. Sau tất cả những gì tôi được giải thích, đó là điều để lại ấn tượng lớn nhất và dấu ấn sâu đậm nhất. Bởi vì hóa ra ‘uri’ không chỉ là một điểm ngữ pháp, đó là một nguyên lý văn hóa. Nó chi phối mọi yếu tố tại quốc gia này.

“Người Hàn Quốc sử dụng từ ‘uri’ khi có gì đó được cả nhóm hay cộng đồng chia sẻ cho nhau, hoặc khi rất nhiều thành viên trong nhóm hay cộng đồng sở hữu một thứ giống nhau hoặc tương tự nhau,” Beom Lee, giáo sư tiếng Hàn tại Đại học Columbia giải thích cho tôi trong một cuộc phỏng vấn. “[Điều đó] dựa trên văn hóa tập thể của chúng tôi.”

‘Cuộc chiến Hummus’ ở Trung Đông

Bay xích đu trên ‘Họng Lửa’ chờ ‘Tận Thế’

Mê cung dưới lòng đất Chicago

Giá trị cộng đồng của Hàn Quốc ràng buộc trong nhóm dân cư có sắc tộc đồng nhất quy mô nhỏ và có chủ nghĩa dân tộc nồng nhiệt.

Ở đây, một ngôi nhà, dù bạn đã trả tiền mua – vẫn không phải là của bạn; mà gọi là ‘của chúng tôi’.

Tương tự, công ty tôi là công ty của chúng tôi, trường tôi là trường của chúng tôi, và gia đình tôi là gia đình của chúng tôi.

Dù tôi có sở hữu hoặc thuộc về điều gì đó cá nhân, điều đó vẫn không có nghĩa là người khác không có sở hữu hoặc trải nghiệm tương tự. Nói “của tôi” có nghĩa là quá đề cao cái tôi của bản thân.

Không có gì của riêng?

“Người Hàn luôn sử dụng từ uri nara (tổ quốc chúng tôi), thay vì nói nae nara (tổ quốc của tôi). Nae nara nghe rất kỳ. Nó có vẻ như người đó sở hữu cả quốc gia,” Lee nói. “Từ nae anae (vợ tôi) thì nghe cứ như thể anh chàng ấy là người duy nhất có vợ ở Hàn Quốc vậy.”

Trên tất cả, văn hóa tập thể của quốc gia này là di sản của thời kỳ lịch sử dài gắn liền với Khổng giáo.

Tuy Hàn Quốc đã phát triển, đi qua thời phong kiến với việc xã hội phân chia đẳng cấp rồi, nhưng quốc gia này vẫn gắn liền với đạo đức Khổng giáo, nơi ràng buộc con người cá nhân phải tiếp cận từ góc độ xã hội.

Athens: Thành phố châu Âu mến khách

Hành trình gian khổ đến ‘Lưỡi Quỷ’

Ngôi làng cổ của những người thấp bé ở Iran

Từ việc gọi thức ăn đồ uống với bạn bè cho đến việc di chuyển trên phương tiện công cộng với người lạ, tất cả đều gắn liền với tinh thần tập thể.

Trong nhóm bạn, từ “chúng tôi” là cái tôi tập thể kiểu Hàn Quốc, theo giáo sư về văn hóa Hee-an Choi từ Đại học Boston, và nó cực kỳ cần thiết với “cái tôi”.

“Không có ranh giới rõ ràng giữa từ ‘tôi’ và từ ‘chúng tôi’,” Choi viết trong quyển sách “Cái tôi hậu thuộc địa” của bà.

“Vì cách dùng từ ‘chúng tôi’ và ‘tôi’ thường thay thế nhau được, nên danh tính ‘chúng tôi’ cũng có thể được dùng thay cho danh tính ‘tôi’. Ý nghĩa chỉ ‘chúng tôi’ và ‘tôi’ cũng dễ dàng hiểu thay nhau không chỉ trong cách dùng tiếng Hàn thông dụng mà còn ẩn chứa trong tâm thức và vô thức của người Hàn.”

Không lâu sau khi tôi đến dạy ở trường Mae-hang và là giáo viên bản ngữ tiếng Anh duy nhất, tôi cũng đồng thời trở thành học trò tiếng Hàn không phải dân bản xứ duy nhất ở trường.

Người dạy tôi là một nhóm nữ sinh hay cười khúc khích và mặc đồng phục sọc ca rô đỏ.

Các em hay gặp tôi sau giờ học ở trường, với sổ, thẻ học từ vựng và từ điển trong tay, cùng nụ cười nở rộng trên môi. “Cô cũng là học sinh, như chúng em vậy!” các em nói. Và tôi cười đáp lại: “Đúng rồi, cô cũng là học sinh!”

Đó không chỉ là những học trò duy nhất sẵn sàng làm giáo viên cho tôi.

Còn cả đồng nghiệp, sếp, hàng xóm, chủ nhà và thậm chí người tài xế taxi hoặc người bán hàng, người pha chế tại quầy bar, tất cả đều hào hứng.

Họ luôn chớp lấy cơ hội để chỉ dẫn cho tôi một hai điều về thứ ngôn ngữ từng là tiếng mẹ đẻ của tôi, nhưng sau đó thì không vì tôi được nhận làm con nuôi ở Hoa Kỳ từ lúc còn bé.

“Bạn là người Hàn,” họ nói với tôi, “vì thế quan trọng là bạn biết nói ngôn ngữ mà người Hàn nói.”

Là người Hàn có nghĩa là biết tiếng Hàn. Để hiểu bản thân tôi phải hiểu về đất nước này.

Quan niệm như vậy từng khá mờ nhạt với tôi khi đó, nhưng cuối cùng tất cả lại tập trung về một mối duy nhất, ít nhất dựa trên tâm thế truyền thống gắn kết của người Hàn.

Sáng tạo vĩ đại

Thập kỷ 1400 ở Triều Tiên là kỷ nguyên vàng của Vương triều Joseon trị vì trong năm thế kỷ, và bảng ký tự tiếng Triều là một trong nhiều di sản khoa học và văn hóa từ triều đại này để lại.

Trước đó, vương quốc này không có chữ viết riêng, vay mượn bảng ký tự Trung Hoa để ký âm tiếng Triều.

Nhưng hệ thống mẫu tự Trung Hoa cổ quá khó cho nền dân chủ, với tính thư họa không phù hợp với ngữ pháp phức tạp của tiếng Hàn.

Nhận thấy phần lớn xã hội không thể diễn đạt đầy đủ điều họ muốn thể hiện, Vua Sejong đã ra lệnh phải tạo ra Hàn ngữ vào năm 1443.

Là một trong số ít loại mẫu tự trên thế giới được thiết kế riêng, không trải qua tiến hóa tự nhiên, Hàn ngữ được tạo ra với mục đích dễ học cho tất cả mọi người, từ dòng dõi hoàng tộc giàu có nhất đến người nông dân bần hàn nhất đều có thể học đọc và viết.

Ngày nay ở Hàn Quốc, Hàn ngữ được tôn vinh là ngày quốc lễ vào ngày 9/10 hàng năm. (Ở Bắc Hàn, ngày lễ này là 15/1).

Tổng thống Hàn Quốc Jae-in Moon kỷ niệm Ngày Hàn ngữ năm 2017 trong một nội dung trên Facebook: “Điều tuyệt nhất ở chữ Hàn đó là nó vì người dân và nó nghĩ về người dân,” ông viết. “Mục đích của Vua Sejong gắn liền với nền dân chủ ngày nay.”

Ông Moon nói, với Hàn ngữ, người Hàn từ bất kỳ xuất thân nào cũng có thể đoàn kết làm một, với văn hóa và danh tính của riêng họ. “Hangeul là tài sản cộng đồng vĩ đại đã kết nối dân tộc chúng ta.”

Đối lập văn hóa

Với Eun-kyoung Choi, một thủ thư sống ở Seoul, tiếng Anh luôn khiến bà cảm thấy lạ lẫm. Bà nhớ lại việc phải suy nghĩ bằng ngoại ngữ thật là khó chịu, thậm chí ích kỷ, khi bà học tiếng Anh lúc còn nhỏ.

Nếu như tiếng Hàn, từ chữ viết đến từ vựng, đều xây dựng trên tính cộng đồng, thì tiếng Anh lại có vẻ cực kỳ cá nhân. Mọi thứ đều là “của tôi, của tôi, của tôi” và “tôi, tôi, tôi”, bà nhận xét.

Trong văn hóa Mỹ, “của tôi”, và “tôi” tồn tại như một thực thể độc lập, giáo sư ngôn ngữ tiếng Hàn Ho-min Sohn từ Đại học Hawaii nhận xét. Nhưng trong văn hòa Hàn Quốc, mọi thứ không như vậy.

“Khi người Mỹ nói chung có tâm lý cá nhân và bình đẳng, coi trọng sự tự chủ cá nhân, thì quan hệ giữa người với người ở Hàn Quốc về cơ bản là vẫn gắn bó chặt chẽ với đẳng cấp xã hội và tinh thần tập thể, coi trọng sự lệ thuộc lẫn nhau giữa người với người,” Sohn viết trong cuốn “Tiếng Hàn trong Văn hóa và Xã hội”.

Khi thủ thư Choi gặp ông chồng người Mỹ của mình là ông Julio Moreno ở Hàn Quốc, sự đối lập trong giao tiếp văn hóa của họ trở nên rất rõ ràng.

Cũng tương tự, ông Moreno để ý đến những khi hiểu nhầm. Là giáo viên tiếng Anh và blogger, ông nhớ lại khi nghe sinh viên nói chuyện về “mẹ của họ” và tự hỏi liệu có bao nhiêu trong số các sinh viên đó là anh em của nhau. “Điều đó thật rắc rối,” Moreno cười.

Nắm bắt các đại từ sở hữu số ít và số nhiều, như phiên dịch viên chuyên nghiệp Kyung-hwa Martin thừa nhận, là một trong những thử thách khó nhất khi người Hàn học tiếng Anh và ngược lại.

Trên hết, học một ngôn ngữ bắt buộc phải đi kèm với học góc nhìn khác. “Ngôn ngữ và văn hóa thường hòa trộn vào nhau.”

Ngôn ngữ thể hiện văn hóa và văn hóa thể hiện qua ngôn ngữ,” Martin nói, ông là người từ Seoul đến sống ở Virginia. “Khi bạn học một ngôn ngữ mới, bạn phải suy nghĩ khác đi.”

Với tôi, suy nghĩ khác đi không dễ chút nào.

Nếu có một nửa danh tính của tôi là sự độc lập và khác biệt kiểu Mỹ, thì một nửa kia lại là chủ nghĩa tập thể kiểu Hàn. Đó là sự phân tách mà tôi không biết cách nào để dàn xếp.

Và hệ quả để lại cực kỳ nặng nề.

Nhưng sự thất vọng mà tôi thường cảm thấy từ người xung quanh, mà sau đó tôi nhận ra, không phải là vì họ lên án tôi không có điều đó, mà là một khao khát bẩm sinh được hòa hợp.

Đó là bài học đôi khi tôi vẫn quên, nhưng tôi biết mình có thể dựa vào ‘uri’ nhắc nhở mình.

Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Travel.

http://www.bbc.com/vietnamese/vert-tra-42996617

 

Campuchia: Kiến nghị điều tra Facebook của Hun Sen

Biểu tượng phe đối lập Campuchia kiến nghị Facebook điều tra “sự nổi tiếng” của tài khoản Facebook của Thủ tướng Hun Sen.

Trang Facebook của Hun Sen hiện có khoảng 9,5 triệu người theo dõi, một trong những nhà lãnh đạo thế giới có số lượng người theo dõi lớn nhất trên thế giới.

Theo hãng Burson-Masteller, trang Facebook của Hun Sen là một trong những trang cá nhân “bất thường nhất.”

Hun Sen chủ yếu chỉ chia sẻ hình ảnh của ông bên gia đình trong những ngày nghỉ, nhưng lại có lượng người tương tác lên đến 58 triệu, khiến ông đứng thứ 3, chỉ sau Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Tổng thống Mỹ Donald Trump.

TQ viện trợ xe bọc thép cho Campuchia

Một báo Campuchia: Người gốc Việt ‘có hai lựa chọn’

Campuchia: Thủ tướng Hun Sen cầu mong vận may

Thay đổi của Facebook làm giảm số người dùngFacebook làm đối lập Campuchia thất vọng?

Tờ kiến nghị đến từ các luật sư ông Sam Rainsy, một biểu tượng của đảng đối lập CNRP đang lưu vong ở Paris.

Kiến nghị cáo buộc ông Hun Sen đã dùng ngân sách nhà nước để mua quảng cáo của Facebook và các cáo buộc ông Hun Sen đe dọa ám sát ông Rainsy, và kèm một bài phát biểu khi thủ tướng Campuchia nói sẽ tấn công các thành viên phe đối lập bằng tên lửa.

Việc đăng tải các lời đe dọa ám sát hay công kích bạo lực trái với quy định của Facebook.

“Facebook phải hành động để ngăn cản mạng xã hội này bị thao túng để tiếp tay cho các nhà độc tài,” luật sư của ông Rainsy, Richard Rogers nói.

Lượng người theo dõi quốc tế lớn đáng ngờ?

Số lượng “yêu thích” không hợp lệ thường đến từ những tài khoản ảo hoặc những người dùng thật vốn được trả tiền để theo dõi trang.

Các nhà phê bình khác cũng đã than phiền về sự nổi tiếng trực tuyến của Hun Sen.

Chỉ có khoảng 45% số người theo dõi Facebook của Hun Sen có tài khoản từ Campuchia, theo Socialbakers.com.

Trong khi đó, 80% số người theo dõi Rainsy, và 90% người theo dõi Hun Manet, con trai cả của Hun Sen, là tài khoản ở nước này.

Campuchia: Lãnh đạo đối lập Kem Sokha bị bắt

Campuchia: Giới chỉ trích phải đóng thuế hoặc rời đi

Lãnh đạo đối lập Campuchia muốn ‘chế tài lên Hun Sen’

Hun Sen: “Tôi sẽ cầm quyền thêm 10 năm”

Hun Sen, người lãnh đạo Campuchia trong 33 năm qua, bắt đầu sử dụng Facebook sau khi Đảng Nhân dân Campuchia của ông suýt thua cuộc trước đảng Cứu nạn Quốc gia Campuchia của ông Rainsy (CNRP) trong cuộc bầu cử năm 2013.

Trang Facebook của ông cho thấy ông là một người thân thiện, thích chụp hình selfie, thích đi dạo với con cháu và bơi lội dưới biển, trái ngược với tình hình các cuộc đàn áp gần đây đối với giới bất đồng chính kiến.

Sáu tháng vừa qua, nhiều hãng truyền thông độc lập ở Campuchia buộc phải đóng cửa như RFA, VOA và tờ báo tiếng Anh Cambodian Daily.

Theo đó là việc bắt giam hai phóng viên và bắt giữ Chủ tịch CNRP Kem Sokha. Vào tháng 11, Tòa án Tối cao đã giải tán CNRP vì cáo buộc phản quốc.

Luật sư của ông Rainsy, ông Rogers nói nếu Facebook công bố các thông tin trên thì có thể chứng minh ông Rainsy vô tội và thay đổi quan điểm của cử tri trước cuộc bầu cử tháng Bảy sắp tới.

Vào tháng 11/2016, Tóa án Campuchia đã buộc tội ông Rainsy vì tội bôi nhọ sau khi ông cáo buộc các quan chức dùng tài khoản giả để ủng hộ trang Facebook của Hun Sen.

Nếu không có CNRP, hầu hết các nhà quan sát nói rằng cuộc bầu cử sắp tới không có sự tín nhiệm.

http://www.bbc.com/vietnamese/world-42999509

 

Reuters công bố cuộc điều tra vụ thảm sát người Rohingya

Reuters vừa tiết lộ chi tiết cuộc điều tra vụ thảm sát người Rohingya, được thực hiện bởi quân đội và dân làng – sự thật phía sau vụ bắt giữ hai nhà báo của Reuters ở Myanmar.

Wa Lone và Kyaw Seo Oo hiện đang chờ xét xử với cáo buộc vi phạm Luật Bí mật của Myanmar.

Reuters khẳng định họ phát hiện bằng chứng cho thấy 10 người Rohingya đã bị giết bất hợp pháp ở bang Rakhine năm 2017.

Vụ Rohingya: phóng viên Reuters vẫn bị giam

Phóng viên Reuters bị truy tố ở Myanmar

Myanmar bắt phóng viên nước ngoài

‘6.700 người Rohingya bị giết trong một tháng’

Reuters hi vọng điều này sẽ chỉ ra rằng hai nhà báo hành động vì mối quan tâm công chúng.

Cảnh báo: Bài báo này bao gồm một bức ảnh chụp những người bị giết. Bức ảnh có thể khiến một số độc giả cảm thấy đau lòng.

Tổng biên tập của Reuters, Stephen J Adler, nói: “Khi Wa Lone và Kyaw Soe Oo mới bị bắt, mối quan tâm chính của chúng tôi là sự an toàn của họ. Khi nắm được tình trạng pháp lý của họ, chúng tôi, cùng với việc tham khảo ý kiến của Wa Lone và Kyaw Soe Oo và họ hàng của họ, quyết định rằng trách nhiệm của chúng tôi là công bố sự việc đã xảy ra trong làng Inn Din.

“Chúng tôi tiết lộ cuộc điều tra mang tính đột phá này bởi vì nó nằm trong mối quan tâm của công chúng toàn cầu.”

BBC không có nguồn tin độc lập để xác minh tất cả các chi tiết về những cáo buộc giết người do việc tiếp cận với khu vực này bị hạn chế – nhưng nó được đưa ra sau một loạt các cáo buộc về các vụ thảm sát tại Rakhine hồi năm ngoái dựa trên lời khai của nhân chứng.

Cuộc khủng hoảng chủ yếu ở bang Rakhine miền tây bắc Myanmar của người Phật giáo đã gây ra những phản ứng toàn cầu vào cuối năm ngoái khi hàng trăm nghìn người Hồi giáo chạy khỏi một cuộc đàn áp quân sự chết chóc.

Quân đội nói rằng họ giao chiến với binh lính Rohingya ở Rakhine, nhưng các nhóm nhân quyền nói rằng hàng ngàn thường dân đã bị giết.

Điều gì đã xảy ra với các nhà báo?

Wa Lone và Kyaw Soe Oo là hai nhà báo Myanmar với những bài báo gây tiếng vang. Họ bị bắt ngày 12/12 sau khi gặp gỡ và nhận tài liệu từ cảnh sát.

Các nhà chức trách nói rằng họ bị “bắt vì sở hữu các tài liệu quan trọng và bí mật của chính phủ liên quan đến bang Rakhine và các lực lượng an ninh” và rằng họ có được thông tin này “một cách bất hợp pháp với ý định chia sẻ nó với truyền thông nước ngoài”.

Nhưng kể từ cuộc bắt giữ, có những ý kiến cho rằng hai nhà báo đang tiến hành một cuộc điều tra rất nhạy cảm.

Reuters quyết định công bố chi tiết cuộc điều tra nhằm ủng hộ khẳng định của mình rằng hai nhà báo đang thực hiện một phóng sự được công chúng toàn cầu quan tâm.

Chúng ta biết gì về cuộc điều tra?

Cuộc điều tra tập trung vào hiện trạng ngôi làng Inn Din ở phía bắc Rakhine ngày 2/9/2017.

Reuters cho biết hai nhà báo đang thu thập bằng chứng về cuộc hành quyết 10 người đàn ông dựa trên các cuộc phỏng vấn dân làng là người Phật giáo, nhân viên an ninh và các bức ảnh. Cơ quan này nói đã xâu chuỗi những gì xảy ra với những người đàn ông này.

Theo Reuters, nhóm nam giới người Rohingya bị biệt riêng ra sau khi ngôi làng của họ bị tấn công.

Những người đàn ông là Phật tử trong làng được lệnh đào một ngôi mộ và 10 người đàn ông bị giết, ít nhất hai người bị đánh tới chết, số còn lại bị quân lính bắn chết.

Reuters tuyên bố đây là lần đầu tiên quân lính dính líu tới các chứng cứ bằng hình ảnh và chứng cứ do nhân viên an ninh cung cấp. Họ cũng tuyên bố có lời chứng từ dân làng.

Sau khi hai nhà báo bị bắt giữ, quân đội Myanmar đã tiến hành điều tra riêng về vụ việc. Cuộc điều tra khẳng định điều mà hai nhà báo đã phát hiện – rằng đã có một cuộc hành quyết.

Tuy nhiên, quân đội mô tả 10 người này như “những kẻ khủng bố người Bangladesh” và nói rằng họ bị hành quyết vì họ không thể được đưa đi khi binh lính người Rohingya tấn công vào các đồn cảnh sát.

Reuters tuyên bố hai nhà báo không tìm thấy bằng chứng nào cho thấy có 10 người này liên quan đến chủ nghĩa khủng bố – với một số nhân chứng nói rằng những người này đã được biệt riêng ra khỏi đám đông.

Reuters cho biết hai nhà báo đã nói chuyện với một số nhân chứng trong làng Inn Din, cảnh sát và người thân của những người đàn ông bị giết – hiện đang sống trong các trại tị nạn ở Bangladesh. Một người đàn ông thừa nhận đã giết chết một người Hồi giáo Rohingya, hãng thông tấn này nói.

http://www.bbc.com/vietnamese/world-42999650

 

Hải quân Canada

tuần tra khu vực Châu Á – Thái Bình Dương

AFP vào ngày 8 tháng Hai dẫn nguồn tin từ Hải quân Canada cho biết lần đầu tiên sau gần 50 năm, tàu ngầm HMCS Chicoutimi sẽ tuần tra ở phía Tây Thái Bình Dương, dự kiến kéo dài gần 200 ngày.

Vị trí và hoạt động của tàu ngầm HMCS Chicoutimi không được tiết lộ, tuy nhiên theo lịch trình dự kiến, tàu sẽ cập bến tại các cảng ở Nhật Bản và đảo Guam.

Phát ngôn viên Rick Donnelly của Hải quân Canada nói với AFP rằng kế hoạch tuần tra này cho thấy tầm quan trọng chiến lược của khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đối với Canada cũng như củng cố cam kết của Canada trong việc duy trì hòa bình và an ninh khu vực. Phát ngôn viên Rick Donnelly còn nói rằng tàu ngầm HMCS Chicoutimi “không tham gia trực tiếp” trong việc thực thi các lệnh trừng phạt đối với Bắc Hàn.

Trước đó, chỉ huy tàu ngầm HMCS Chicoutimi cho Đài CBC biết tàu được giao nhiệm vụ theo dõi các tàu quân sự, tàu hàng nước ngoài có hành động gọi là “lén lút” để buôn bán hay chuyển hàng cho Triều Tiên.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/canada-navy-to-patrol-asia-pacific-waters-02092018101147.html

 

Hoa Kỳ giục Campuchia

nhận người bị Mỹ trục xuất về nước

Hoa Kỳ hôm thứ sáu ngày 9/2 lên tiếng thúc giục Campuchia phải tiếp nhận những người Campuchia trên đất Mỹ mà Washington muốn trục xuất vì lý do vi phạm luật pháp Mỹ hoặc ở quá hạn visa.

Trợ lý Bộ trưởng Ngoại Giao phụ trách lãnh sự Mỹ Carl Risch đang ở thăm Campuchia nó rằng Campuchia đã nhiệt tình trong quá trình hồi hương những người Campuchia từ tháng 12 năm ngoái. Ông nói chính phủ Mỹ tiếp tục kêu gọi Campuchia và chính phủ các nước khác trên thế giới hợp tác với Mỹ trong vấn đề này.

Từ tháng 9 năm ngoái, Washington đã ngưng cấp một số loại visa cho các nhân viên Ngoại giao Campuchia và gia đình họ sau khi Phnom Penh từ chối không nhận lại người.

Trợ lý Bộ trưởng Carl Risch nói ông hy vọng Mỹ sẽ sớm bỏ lệnh cấm cấp thị thực đối với Campuchia trong thời gian gần.

Campuchia trước đó nói nước này ngừng nhận những người Campuchia do Mỹ trả về vì muốn đàm phán một thỏa thuận về vấn đề nhân quyền trước.

Thủ tướng Hun Sen chỉ trích Mỹ vì cho rằng Washington đã chia rẽ các gia đình bằng cách trục xuất họ về Campuchia.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/us-urges-cambodia-to-take-back-deportees-02092018092938.html

 

TT Trump ký dự luật ngân sách duy trì hoạt động chính phủ

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm thứ Sáu 9/2 ký thành luật một dự luật chấm dứt một vụ đóng cửa chính phủ từng phần ngắn ngủi, đẩy mạnh chi tiêu quốc phòng và chi tiêu nội địa lên hàng trăm nghìn tỉ đôla.

Ông viết trên Twitter:“Mới ký dự luật xong”. “Quân đội của chúng ta giờ sẽ hùng mạnh hơn bao giờ hết. Chúng ta yêu quân đội của chúng ta và cho họ tất cả- và hơn thế nữa. Lần đầu điều này xảy ra kể từ rất lâu. Điều này cũng có nghĩa là có thêm VIỆC LÀM, VIỆC LÀM, VIỆC LÀM!”

Ông Trump ký dự luật ngân sách 400 nghìn tỉ đôla vài giờ sau khi Hạ viện thông qua dự luật này vào sáng sớm thứ Sáu.

Các nhà lập pháp biểu quyết với 240 phiếu thuận – 186 phiếu chống để thông qua thỏa thuận sau đó được đưa lên Tổng thống Donald Trump ký. Tuy nhiên, thỏa thuận này chỉ cấp ngân sách cho chính phủ hoạt động cho tới ngày 23 tháng Ba. Các nhà làm luật có tới ngày đó để soạn thảo một kế hoạch chi tiêu chi tiết cho phân còn lại của năm tài chánh sẽ chấm dứt vào ngày 30 tháng 9.

Ngân sách được thông qua bất chấp sự phản đối của một số chính khách chống lại các khoản tăng chi tiêu lớn, mà không bao gồm một kế hoạch hành động để bảo vệ hơn một triệu di dân đã tới Hoa Kỳ từ hồi còn bé mà không có giấy tờ hợp lệ, vốn được gọi là “dreamers”.

Chính phủ Hoa Kỳ đóng cửa sau nửa đêm thứ sáu khi Quốc hội không đạt được thỏa thuận trước hạn chót để gia hạn ngân sách của chính phủ liên bang. Vụ đóng cửa vào đêm Thứ sáu là lần thứ nhì chính phủ liên bang Mỹ đóng cửa một phần trong vòng chưa đầy một tháng.

Sau đó, Thượng viện bầu với 71 phiếu thuận-28 phiếu chống để mở lại chính phủ liên bang.

Hôm thứ Năm, một thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa duy nhất đã dàn xếp một dự luật lưỡng đảng để duy trì hoạt động của chính phủ Hoa Kỳ vài giờ trước khi các quỹ của liên bang hết hạn.

Thượng nghị sĩ Rand Paul của bang Kentucky phản đối việc tiến hành cuộc biểu quyết tại Thượng viện để đạt thỏa thuận ngân sách hai năm sẽ tăng chi tiêu quân sự và các chi tiêu ở trong nước lên hàng trăm tỷ đô la, nói rằng ngân sách này sẽ khiến mức thâm hụt ngân sách của Mỹ vốn đang tăng, lại càng nhảy vọt, đẩy cao món nợ quốc gia lên hơn 20 nghìn tỷ đô la.

“Tôi không thể, với tất cả sự trung thực và thiện chí của mình, ngoảnh mặt làm ngơ trước tình huống đó”, Thượng nghị sĩ Rand Paul nói trong một bài diễn văn dài dòng, ngốn đi phần thời gian còn lại để Quốc hội hành động hầu ngăn chặn việc đóng cửa các hoạt động không thiết yếu của chính phủ liên bang.

Sự phản đối của ông Rand Paul vấp phải phản ứng giận dữ của Thượng nghị sĩ Lindsey Graham thuộc Đảng Cộng hoà, đại diện cho bang South Carolina. Ông Graham nói quân đội Hoa Kỳ đang rất cần tới những khoản tiền bổ sung sau nhiều năm ngân sách bị giới hạn dưới một mức trần, và sự thể này đã có tác dụng hạn chế các chương trình của cả Lầu năm góc lẫn các chương trình nội địa.

Dự luật được sự ủng hộ của Lưỡng Đảng

Được thương thuyết giữa các lãnh đạo của cả hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ tại Thượng viện, dự luật cấp ngân sách cho chính phủ liên bang dường như được sự ủng hộ rộng rãi của hai đảng để có thể được thông qua tại lưỡng viện Quốc hội.

Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa John Cornyn của bang Texas nói:

“Thỏa thuận này đảm bảo các lực lượng vũ trang của chúng ta rốt cuộc sẽ có được những nguồn lực cần thiết. Dự luật tài trợ sẽ hỗ trợ các cựu chiến binh của chúng ta, những quân nhân cũng như gia đình của họ, và ngoài ra, dự luật sẽ dọn đường cho đầu tư mới vào cơ sở hạ tầng của quốc gia.”

Lãnh đạo Đảng Dân chủ tại Thượng viện Chuck Schumer, đại diện bang New York, tuyên bố:

“Đó là một thỏa thuận tốt đẹp. Và đó là một tín hiệu mạnh mẽ rằng chúng ta có thể phá vỡ thế bế tắc đã đã bao trùm quốc hội bấy lâu, để làm việc với nhau vì lợi ích chung của đất nước”.

Tại cuộc họp báo hàng ngày, Phó phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc Raj Shah nói:

“Chúng tôi ủng hộ dự luật chi tiêu hai năm. Dự luật này tháo gỡ các mức trần đối với chi tiêu quốc phòng, là điều mà Bộ trưởng Quốc phòng và các tướng lãnh nói với tổng thống, rằng họ cần đảm bảo việc xây dựng lại quân đội của chúng ta và bảo vệ an ninh quốc gia.”

Thỏa thuận ngân sách này bị chống đối từ các thành viên ở cả hai cực của ý thức hệ tại Quốc hội, nhưng thành phần chống đối không đủ túc số để đe dọa tiến trình biểu quyết. Một số thành viên của cánh bảo thủ trong đảng Cộng hòa đả kích phần chi tiêu bổ phụ trội, nói rằng làm như vậy chẳng khác nào là đầu hàng, đưa đất nước tới tình trạng “điên rồ về tài chính”.

Mặt khác, một số thành viên cấp tiến trong Đảng Dân chủ thì phản đối vì thoả thuận này không bao gồm bất kỳ biện pháp nào để chấm dứt mối đe đọa bị trục xuất đối với hàng trăm nghìn người nhập cư vào Mỹ không có giấy tờ hợp lệ từ lúc còn bé.

Dân biểu Đảng Dân chủ Luis Gutierrez của bang Illinois nói:

“Họ sống và làm việc ở đây, cùng chia sẻ đất nước này với chúng ta. Ngay trong lúc này, chúng ta có trách nhiệm phải bảo vệ họ khỏi bị trục xuất, hãy hoàn thành trách nhiệm đó, hãy biểu quyết chống ngân sách này”.

https://www.voatiengviet.com/a/trump-ky-du-luat-ngan-sach-duy-tri-hoat-dong-chinh-phu/4246123.html

 

Mỹ – Trung Quốc tái cam kết gây áp lực với Triều Tiên

WASHINGTON DC —

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Rex Tillerson và nhà ngoại giao cao cấp của Trung Quốc Dương Khiết Trì hôm thứ Năm khẳng định lại cam kết trong việc gây áp lực lên Bình Nhưỡng về vũ khí hạt nhân, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết.

Ông Dương đang có chuyến thăm hai ngày tại Washington bắt đầu hôm thứ Năm. Các cuộc hội đàm của ông cũng dự kiến sẽ bao gồm mối quan hệ kinh tế nhạy cảm giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc sau những hành động ăn miếng trả miếng hồi gần đây đã làm dấy lên mối lo ngại về một cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

“Hai bên khẳng định lại cam kết của Tổng thống Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình đối với việc duy trì áp lực lên các chương trình hạt nhân của Triều Tiên”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Heather Nauert phát biểu trong một cuộc họp báo.

Bà Nauert cho biết ôngTillerson và ông Dương đã đồng ý về tầm quan trọng của việc tiếp tục mối quan hệ mang tính xây dựng và mang lại kết quả nhằm hợp tác cùng nhau về những thách thức chung, đồng thời thẳng thắn giải quyết những khác biệt.

“Hai bên đã thảo luận về sự cần thiết để đạt được một mối quan hệ kinh tế song phương tương hỗ và các cách tiếp cận chung để ngăn chặn những loại ma túy gây chết người đổ vào,” bà Nauert nói. Bà nói thêm hai bên mong muốn sẽ tiếp tục thảo luận tại cuộc đối thoại về ngoại giao và an ninh hàng năm trong nửa đầu năm 2018.

Ông Dương cho biết vào đầu cuộc gặp với ngoại trưởng Tillerson rằng ông sẽ tìm cách “thúc đẩy mối quan hệ rất quan trọng giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ.”

Bắc Kinh và Washington chia sẻ mối quan ngại về việc Triều Tiên phát triển tên lửa hạt nhân có khả năng vươn tới Hoa Kỳ.

Trung Quốc đã ủng hộ các lệnh trừng phạt liên tiếp của Liên Hiệp Quốc lên Triều Tiên, nhưng đã cảnh giác với những nỗ lực của Hoa Kỳ thắt chặt hơn nữa các lệnh trừng phạt này, và đã bị các quan chức Hoa Kỳ cáo buộc không thực hiện đầy đủ các chế tài hiện tại của Liên Hiệp Quốc.

“Chúng tôi kỳ vọng rằng Trung Quốc sẽ làm nhiều hơn, bởi vì chúng tôi biết họ có thể làm được nhiều hơn nữa trong việc tuân thủ các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc,” bà Nauert nói.

Các dữ liệu thương mại mới nhất cho thấy thặng dư hàng hóa lớn của Trung Quốc với Hoa Kỳ đã thu hẹp vào tháng trước, nhưng không đến mức cần thiết để xoa dịu Washington.

“Tổng thống đã làm rõ những lo ngại về sự mất cân bằng thương mại”, bà Nauert cho biết.

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã tăng thuế nhập khẩu đối với các máy giặt và các tấm pin mặt trời vào tháng trước và đang xem xét các khuyến nghị về hạn chế nhập khẩu đối với thép và nhôm hoặc các hình thức trừng phạt thương mại khác đối với Trung Quốc trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ.

Đáp lại, vào cuối tuần qua, Bộ Thương mại Trung Quốc đã khởi động một cuộc điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với mặt hàng cao lương nhập khẩu từ Hoa Kỳ.

Tillerson đã làm phật lòng Bắc Kinh tuần trước khi ông cáo buộc Trung Quốc hành xử giống như một đế quốc ở Mỹ Latinh.

Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị phát biểu vào hôm thứ Năm rằng Bắc Kinh hy vọng Triều Tiên và Hàn Quốc có thể duy trì đà cải thiện quan hệ hiện thời và dần dần mở ra cánh cửa hoà bình.

Washington đã hoan nghênh việc nối lại các cuộc đàm phán giữa hai miền dẫn tới sự tham gia của Triều Tiên tại Thế vận hội mùa đông sẽ được khai mạc tại Hàn Quốc vào ngày mai.

Nhưng cả Hoa Kỳ và Triều Tiên đều nói họ không có kế hoạch gặp nhau trong Thế vận hội, và điều này đã làm giảm hy vọng rằng Thế vận hội lần này sẽ giúp giảm căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên.

https://www.voatiengviet.com/a/my-trung-tai-cam-ket-gay-ap-luc-voi-trieu-tien/4245740.html

 

Mattis: Trump muốn duyệt binh ở Washington,

để ngỏ các lựa chọn khác

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis hôm thứ Năm nói ông tin rằng Tổng thống Donald Trump muốn thủ đô Washington là nơi tổ chức cuộc duyệt binh tôn vinh quân đội Hoa Kỳ nhưng để ngỏ khả năng tổ chức sự kiện này ở nơi khác.

Ông Trump đã yêu cầu Lầu Năm Góc nghiên cứu tổ chức một sự kiện tôn vinh binh sĩ Mỹ, sau khi vị Tổng thống Đảng Cộng hòa này trầm trồ thán phục cuộc duyệt binh nhân ngày quốc khánh Pháp ở Paris vào năm ngoái.

Nhưng những người chỉ trích lập luận rằng cuộc duyệt binh này có thể tiêu tốn hàng triệu đôla, vào một thời điểm mà Lầu Năm Góc muốn có nguồn tài trợ ổn định hơn cho một quân đội bị quá tải.

Ông Mattis, nói chuyện với báo giới, giải thích rằng ông sẽ đưa ra các lựa chọn cho ông Trump về cuộc duyệt binh này.

“Chúng tôi sẽ nghiên cứu mọi thứ từ quy mô cho tới sự tham gia rồi chi phí. Và khi tôi có những lựa chọn rõ ràng rồi thì chúng tôi sẽ chuyển chúng sang Nhà Trắng và tôi sẽ nói chuyện với họ,” ông Mattis nói.

Khi được hỏi liệu địa điểm đã được ấn định hay chưa, ông Mattis nói ông vẫn chưa xem xét các lựa chọn thay thế cho Washington nhưng cũng không loại trừ các lựa chọn khác.

“Như tôi hiểu, ông ấy muốn cuộc duyệt binh ở Washington, nhưng đó là một câu hỏi hay. Tôi sẽ xem chúng tôi thu xếp ra sao cho các lựa chọn,” ông Mattis nói.

Hôm thứ Tư, Hội đồng Địa khu Columbia (khu vực thủ đô Washington) đã chế giễu ý tưởng về một cuộc duyệt binh trên Đại lộ Pennsylvania, đoạn đường dải 1,9 km giữa Điện Capitol và Nhà Trắng và cũng là địa điểm của Khách sạn Quốc tế Trump.

“Tanks but no tanks!” họ viết trên Twitter, dùng một lối chơi chữ biến thể từ câu nói “Thanks but not thanks” (Cảm ơn nhưng không cần).

Lầu Năm Góc trước đó trong ngày thứ Năm nói họ không chắc khu vực thủ đô Washington sẽ tổ chức một cuộc duyệt binh do Tổng thống Donald Trump yêu cầu để tôn vinh quân đội Hoa Kỳ.

“Chúng tôi chưa biết. Có những lựa chọn và chúng tôi sẽ nghiên cứu chúng và Tổng thống sẽ đưa ra quyết định cuối cùng,” phát ngôn viên Lầu Năm Góc Dana White nói. Bà cho biết thêm rằng Lục quân Hoa Kỳ đang đi đầu trong việc vạch ra các lựa chọn cho sự kiện này.

Một lựa chọn được cân nhắc là một cuộc duyệt binh vào ngày 11 tháng 11 – kỉ niệm 100 năm Thế chiến thứ nhất kết thúc.

https://www.voatiengviet.com/a/mattis-trump-muon-duyet-binh-o-washington-de-ngo-cac-lua-chon-khac/4245288.html

 

Anh ra luật chống tài sản bất minh,

tham nhũng nước ngoài

Các chính trị gia, các nhân vật của công chúng và bọn tội phạm bị nghi vấn mua tài sản bằng tiền tham nhũng sẽ bị buộc phải giải trình về sự giàu có của họ, hoặc phải đối mặt với việc tài sản bị tịch thu theo luật mới có hiệu lực tại Anh trong tháng này.

Luật mang tên Lệnh Điều tra Tài sản Bất minh, gọi tắt là UWO, được các nhà vận động hoan nghênh, họ nói rằng thủ đô của Anh là tâm điểm trong một mạng lưới của tiền biển thủ toàn cầu.

Tổ chức chống tham nhũng Minh bạch Quốc tế xác định có 5 tài sản mà họ nói chính quyền Anh có thể bắt đầu điều tra ngay lập tức bằng cách sử dụng UWO.

Trong số đó là hai căn hộ nhìn ra sông Thames, trị giá khoảng 15 triệu đôla. Nhà hoạt động chống tham nhũng đồng thời là chính trị gia đối lập Nga Alexey Navalny cáo buộc các căn hộ đó thuộc sở hữu của Phó Thủ tướng Igor Shuvalov, ông ta tự kê khai mức lương hàng năm là 157.000 đôla.

Cơ quan Chuyên trách Tội phạm Quốc gia Anh cho biết hơn 100 tỷ đô la tiền hối lộ lưu chuyển qua London mỗi năm, phần lớn là tiền bị ăn cắp từ ngân sách của các chính phủ.

Rachel Davies Teka, người đứng đầu bộ phận vận động của Minh bạch Quốc tế, nói: “Trước khi UWO có hiệu lực, các chính trị gia tham nhũng ở nước ngoài rất dễ đem tiền của họ đến tàng trữ ở Anh dưới dạng như bất động sản chẳng hạn”.

Các nhà vận động cảnh báo rằng Lệnh Điều tra Tài sản Bất minh sẽ chỉ có hiệu quả khi chính phủ Anh sẵn sàng sử dụng chúng và thể hiện là họ nghiêm túc với việc làm cho London không còn đóng một vai trò trung tâm trong nạn tham nhũng toàn cầu.

https://www.voatiengviet.com/a/anh-ra-luat-chong-tai-san-bat-minh-tham-nhung-nuoc-ngoai/4246162.html

 

Người Kurd ở Syria bắt hai phần tử IS người Anh

Hai phần tử người Anh thuộc Nhà nước Hồi vốn khét tiếng về tra tấn và giết các con tin phương Tây đã bị các chiến binh người Kurd ở Syria bắt giữ, các quan chức Mỹ cho hay hôm 8/2.

Chúng là hai kẻ còn lại trong nhóm gồm 4 phần tử được đặt biệt danh là “Beatles”, do giọng Anh của chúng. Hai kẻ kia đã bị bắt hoặc bị tiêu diệt.

Danh tính của hai phần tử mới bị bắt là Alexanda Kotey và El Shafee Elsheikh.

Một quan chức Mỹ khác, đề nghị giấu tên, cho biết Lực lượng Dân chủ Syria đã bắt được hai kẻ này ở miền đông Syria vào đầu tháng 1.

Đại tá John Thomas, người phát ngôn của Bộ Tư lệnh Trung tâm Hoa Kỳ, cho biết các lực lượng Mỹ đã giúp xác định danh tính của hai phần tử này và thẩm vấn chúng.

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã xác định các hành động của Kotey vào tháng 1/2017, nói rằng hắn ta là cảnh vệ cho “Beatles” và “nhiều khả năng đã tham gia vào các cuộc hành quyết của nhóm cũng như các vụ tra tấn bằng các phương pháp cực kỳ độc ác”.

Bộ Ngoại giao đã xác định các hành động Elsheikh vào tháng 3/2017, nói rằng hắn ta “khét tiếng về tra tấn bằng cách làm sặc nước, giả vờ hành quyết, và treo nạn nhân lên thập tự giá trong khi hắn làm cai tù của ISIS”.

Khét tiếng nhất trong số 4 kẻ này là Mohammed Emwazi, còn gọi là “John thánh chiến”, kẻ hành quyết các con tin mà nhiều người biết đến qua các đoạn video về chặt đầu do IS phát tán.

Người ta tin rằng một cuộc tấn công bằng tên lửa của Mỹ và Anh đã giết chết Emwazi vào năm 2015.

https://www.voatiengviet.com/a/nguoi-kurd-o-syria-bat-hai-phan-tu-is-nguoi-anh/4246058.html

 

Làng Olympic Hàn Quốc cung cấp 110.000 bao cao su

Với 2.925 vận động viên từ 92 quốc gia, Olympic Mùa đông 2018 lập kỷ lục về số người thi đấu từ trước đến nay.

Thế vận hội PyeongChang Games cũng lập một kỷ lục không liên quan đến thể thao – số bao cao su phát miễn phí nhiều nhất tại Làng Olympic và các địa điểm khác trong kỳ thi đấu 2018 so với bất kỳ Olympic mùa đông nào trước đây.

Năm nay ở PyeongChang, các vận động viên Olympic nhận 110.000 bao cao su – nhiều nhất so với các kỳ Olympic trước đây. Theo Korea Biomedical Review (Tạp chí Sinh dược học Hàn Quốc), một cơ quan báo chí địa phương, trị giá của số bao cao su là khoảng 93.370 đôla, và trung bình mỗi vận động viên nhận hơn 37 chiếc.

Công ty Barunsengkak tặng 100.000 chiếc, và Hiệp hội Phòng chống AIDS Hàn Quốc tặng 10.000 chiếc nữa, theo hãng báo chí.

Các nhà báo và khán giả không bị bỏ quên. Bao cao su tại cũng được phát tại sân vận động và trung tâm báo chí trong dịp Thế vận hội mùa đông 2018.

Tuy lượng bao cao su tại kỳ Olympic năm nay đạt mức kỷ lục, việc phát bao cao su tại Thế vận hội không có gì mới. Bao cao su lần đầu tiên được cung cấp miễn phí tại Thế vận hội mùa hè 1988 ở Seoul, Hàn Quốc, nhằm ngăn ngừa HIV lây lan.

Việc phát bao cao su tiếp tục từ đó, tăng từ vài chục ngàn chiếc miễn phí lên đến 450.000 chiếc trong Thế vận hội mùa hè 2016 tại Rio de Janeiro. Tại Sochi hồi năm 2014, 100.000 chiếc đã được phát.

“Chuyện ấy” ở Thế vận hội chắc chắn cũng không có gì mới. Tại Sochi, người ta nhanh chóng biết là các vận động viên đã sử dụng Tinder, một ứng dụng để hẹn hò, tại Làng Olympic. Vận động viên Olympic môn bơi Ryan Lochte nói với kênh ESPN trước Thế vận hội mùa hè 2012 rằng “70 đến 75% vận động viên Olympic” làm “chuyện ấy” tại Thế vận hội.

Quả thực, sinh hoạt tình dục trong các kỳ Thế vận hội không chỉ diễn ra bên trong các căn hộ Làng Olympic với sự riêng tư. Các nhà tổ chức Olympic đã thấy bao cao su miễn phí trên mái khu nhà dành cho vận động viên từ thời Thế vận hội Seoul năm 1988. Điều này dẫn đến một quy định mới của Hiệp hội Olympic là cấm làm “chuyện ấy” ngoài trời.

Do thời tiết băng giá ở PyeongChang, có lẽ các nhà tổ chức sẽ không phải lo về vấn đề như vậy trong kỳ Olympic này.

(TIME, CNN)

https://www.voatiengviet.com/a/lang-olypmic-han-quoc-cung-cap-110000-bao-cao-su/4246011.html

 

AU nói không có hồ sơ mật

sau tin cho biết TQ cài thiết bị do thám

Liên minh Châu Phi (AU) không có bất kỳ hồ sơ mật nào và không có gì để do thám, một quan chức phát biểu hôm thứ Năm tại Bắc Kinh, bác bỏ một bài báo trên tờ Le Monde của Pháp nói rằng Bắc Kinh đã cài thiết bị do thám tại trụ sở của khối này tại Addis Ababa.

Le Monde, dẫn các nguồn tin AU ẩn danh, tháng trước loan tin dữ liệu từ các máy tính trong tòa nhà do Trung Quốc xây dựng đã được chuyển sang các máy chủ của Trung Quốc mỗi đêm trong suốt năm năm.

Sau khi vụ xâm nhập bị phát hiện một năm trước, hệ thống công nghệ thông tin của tòa nhà bao gồm các máy chủ đã được thay đổi, theo Le Monde. Trong một vụ rà soát thiết bị nghe lén sau vụ phát hiện, các micro giấu trong bàn làm việc và trong các bức tường cũng được phát hiện và tháo bỏ, tờ báo của Pháp đưa tin.

Phát biểu trước báo giới với Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đứng bên cạnh, người đứng đầu Ủy ban Liên minh Châu Phi Moussa Faki Mahamat nói các cáo buộc trong bài báo là sai trái.

“Tôi có thể bảo đảm với quý vị rằng mối quan hệ giữa Trung Quốc và Châu Phi, như tôi đã mô tả, là không suy suyển. Không có sự theo túng nào kiểu như thế này có thể làm chúng tôi xao lãng khỏi mục tiêu của chúng tôi,” ông Faki nói.

“Liên minh Châu Phi là một tổ chức chính trị quốc tế. Nó không xử lý hồ sơ mật. Chúng tôi là một chính quyền và tôi không thấy có gì đáng quan tâm đối với Trung Quốc để đề nghị xây một tòa nhà thế này và sau đó do thám,” ông nói.

“Vì vậy đây là những cáo buộc hoàn toàn sai trái và tôi tin rằng chúng tôi hoàn toàn phớt lờ chúng.”

Trụ sở trị giá 200 triệu đôla Mỹ này được Trung Quốc tài trợ trọn gói và xây dựng và đã khai trương rầm rộ vào năm 2012. Nó được xem là biểu tượng cho nỗ lực tìm kiếm ảnh hưởng của Bắc Kinh ở Châu Phi, và sự tiếp cận tài nguyên thiên nhiên của lục địa này.

Ông Vương nói rằng ông đánh giá cao phát biểu của ông Faki, và gọi trụ sở này là biểu tượng cho tình hữu nghị Trung Quốc-Châu Phi.

“Nó không thể bị làm lu mờ bởi bất kỳ người nào hay thế lực nào,” ông Vương nói.

Mối quan hệ giữa Trung Quốc và Châu Phi đã vượt qua được những thăng trầm và những thay đổi trên trường quốc tế, ông nói.

“Có lẽ một số người hoặc một số thế lực không muốn tự mình giúp đỡ Châu Phi và cảm thấy cay cú về những thành tựu của sự hợp tác của Trung Quốc với Châu Phi.

“Bất cứ tin đồn nào cũng đều vô dụng, và bất kỳ việc gieo rắc bất hòa nào cũng sẽ không thành công.”

Cũng như ở thủ đô của Ethiopia, đầu tư của Trung Quốc vào cơ sở hạ tầng đường bộ và đường sắt hiển hiện khắp lục địa này. Tại hội nghị thượng đỉnh năm 2015 ở Nam Phi, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã cam kết viện trợ và đầu tư tới 60 tỉ đôla cho lục địa này, nói rằng họ sẽ tiếp tục xây dựng đường bộ, đường sắt và hải cảng.

Trong một diễn biến riêng, ông Vương loan báo Trung Quốc sẽ tổ chức một hội nghị thượng đỉnh với các nhà lãnh đạo Châu Phi vào tháng 9 ở Bắc Kinh.

https://www.voatiengviet.com/a/au-noi-khong-co-ho-so-mat-sau-tin-cho-biet-trung-quoc-cai-thiet-bi-do-tham/4245279.html

 

Bắc Triều Tiên muốn gì ở Pyeongchang ?

Minh Anh

Thế Vận Hội Mùa Đông Pyeongchang 2018 hôm nay 09/02/2018 chính thức khai mạc. Một “Thế Vận Hòa Bình” là hình ảnh mà tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-In muốn đem đến cho thế giới. Nhưng với Bắc Triều Tiên, đây không chỉ là một Thế Vận Hội thuần túy thể thao, mà còn là một “trò chơi địa chính trị”.

Pompom-girls đối nghịch với tên lửa. Cùng một ngày, chế độ Bình Nhưỡng đã đưa ra hai hình ảnh tương phản. Bên kia lãnh thổ ở phía Nam là đoàn các vận động viên Bắc Triều Tiên được đón tiếp nồng nhiệt hôm qua tại làng thế vận Gangneung. Bầu không khí lạnh giá như tan biến trước các màn trình diễn của hơn 200 thiếu nữ hoạt náo viên xinh đẹp.

Một điểm nhấn khác trong sự kiện thể thao trọng đại này là lần đầu tiên có sự hiện diện của hai nhân vật lãnh đạo cao cấp của Bắc Triều Tiên: Kim Yo Jong, em gái út của lãnh đạo Kim Jong Un và ông Kim Yong Nam, chủ tịch Quốc Hội, một chức vụ tuy mang tính hình thức, nhưng về mặt lễ tân, thể hiện sự trọng thị đối với Thế Vận Hội.

Phủ tổng thống Hàn Quốc cho biết thêm là tổng thống Moon Jae In thứ Bảy 10/02 sẽ tiếp hai nhân vật này tại Nhà Xanh, điều chưa từng có trong lịch sử hai miền kể từ thời cố lãnh tụ Kim Nhật Thành.

Trong khi đó, ở miền Bắc là màn trình diễn diễu binh rầm rộ. Bình Nhưỡng phô trương tên lửa mừng 70 năm ngày thành lập Quân Đội Nhân Dân. Một cuộc diễu binh mà Washington xem đấy như là một hình thức biểu dương sức mạnh hiếu chiến của Bình Nhưỡng.

Dù khẳng định rằng cuộc diễu binh này chỉ là chuyện nội bộ vẫn được tổ chức hàng năm, nhưng việc Bình Nhưỡng chọn thời điểm kỷ niệm một ngày trước khi Thế Vận Hội Pyeongchang khai mạc cũng không phải là ngẫu nhiên. Bắc Triều Tiên không ngần ngại dời ngày kỷ niệm vốn trước đây thường được tổ chức vào ngày 25/04, ngày thành lập Quân Đội Cách Mạng Nhân Dân năm 1932.

Với người dân trong nước, lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un muốn khẳng định rằng nếu Hàn Quốc là một cường quốc kinh tế, thì Bắc Triều Tiên có thể tự hào về sức mạnh quân sự của mình. Với thế giới, Bình Nhưỡng muốn nhấn mạnh đến vị thế cường quốc hạt nhân mà cộng đồng quốc tế không muốn nhìn nhận.

Theo giới chuyên gia, cách tiếp cận nước đôi này cho phép chế độ Bình Nhưỡng muốn được “bình thường hóa” vị thế “quốc gia hạt nhân”, nhưng đồng thời tìm cách giảm nhẹ được các trừng phạt và gây chia rẽ hơn nữa mối quan hệ Mỹ – Hàn.

Có thể nói, lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un đã khôn khéo thực hiện chính sách “ngoại giao Thế Vận Hội” và tách bạch hai vấn đề: “Hòa giải liên Triều” là một chuyện. “Hạt nhân” là một chuyện khác. Thể thao là một “công cụ” để đối thoại. Còn vấn đề hạt nhân là chuyện giữa Bắc Triều Tiên với Hoa Kỳ. Và cách nay vài hôm, Bình Nhưỡng còn cao giọng khẳng định Thế Vận Hội không phải là lúc để nói chuyện đàm phán hồ sơ hạt nhân.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20180209-bac-trieu-tien-muon-gi-o-pyeongchang

 

Quần đảo Maldives, quân cờ trong cuộc đọ sức Ấn-Trung

Trọng Nghĩa

Tại Maldives, đảo quốc láng giềng của Ấn Độ, tình trạng khẩn cấp vẫn tiếp tục được chính quyền áp dụng, trong lúc cựu tổng thống lưu vong Mohamed Nasheed, cũng là nhân vật đối lập chủ chốt của đương kim tổng thống Maldives Abdulla Yameen, đã kêu gọi Ấn Độ (và Mỹ) can thiệp. Nếu như trước đây thì có lẽ New Delhi đã gởi quân qua ngay, nhưng lần này Ấn Độ vẫn án binh bất động vì cản lực Trung Quốc, đang có ảnh hưởng càng lúc càng tăng tại Maldives.

Tai đảo quốc nổi tiếng là thiên đường cho những du khách giàu có này, cuộc tranh giành ảnh hưởng chính trị đã bùng lên thành khủng hoảng từ hôm 05/02/2018 với việc tổng thống nước này là Abdulla Yameen ban bố tình trạng khẩn cấp, cho bắt giam người tiền nhiệm xa xưa của ông, là cựu tổng thống Maumoon Abdul Gayoom, cùng với chủ tịch Tòa Án Tối Cao, cả hai đều gần với phong trào dân chủ.

Trước tình hình đó, ngày 06/02, nhà đối lập đồng thời là cựu tổng thống Maldives, hiện đang sống lưu vong Mohamed Nasheed đã kêu gọi Ấn Độ và Mỹ để giúp « lật đổ » người đứng đầu nhà nước Abdulla Yameen. Trong một tuyên bố, ông kêu gọi Ấn Độ can thiệp quân sự vào Maldives, và phong tỏa các giao dịch bằng đô la của các quan chức chế độ hiện nay.

Cầu cứu Ấn Độ là phản ứng rất tự nhiên tại vùng Nam Á

Đối với Olivier Guillard, một nhà nghiên cứu tại Học Viện Quan Hệ Quốc Tế và Chiến Lược IRIS của Pháp, « Việc cầu cứu New Delhi là một phản ứng rất tự nhiên ».

Ấn Độ là cường quốc lớn trong khu vực, hiện là nền kinh tế đứng hàng thứ 7 trên thế giới, là tác nhân hàng đầu về mặt chính trị, kinh tế, ngoại giao và quân sự ở khu vực châu Á này, vốn được New Delhi xem là sân nhà của mình.

Chuyên gia Pháp giải thích : « Tiềm lực của Ấn Độ cho phép họ vừa lo liệu cho tương lai của chính họ trong trung hạn hay xa hơn một chút một cách thanh thản, vừa giúp đỡ các nước láng giềng thông qua các dự án phát triển, kinh tế, kỹ thuật, tài chính, giao lưu và trợ giúp chuyên môn ». Maldives chẳng hạn, đã được hưởng nhiều ưu đãi trong việc mua sắm hàng tiêu dùng Ấn Độ, trong khi một bộ phận lớn dân chúng Maldives được qua chữa trị tại các bệnh viện vùng Kerala và Tamil Nadu ở miền Nam nước Ấn.

Lời cầu cứu New Delhi lại càng hợp lý hơn khi cựu tổng thống Mohamed Nasheed luôn khẳng định xu hướng dân chủ của mình.

Là tổng thống Maldives đầu tiên được bầu lên nhân một cuộc bầu cử đa đảng năm 2008 (trước khi bị một cuộc đảo chánh lật đổ vào năm 2012), ông đã tăng cường và củng cố uy tín quốc tế của mình bằng cách biến Maldives thành một nước đi đầu trong cuộc chiến chống lại sự hâm nóng toàn cầu. Khi cầu viện cường quốc láng giềng Ấn Độ, nhà đối lập Maldives lưu vong cũng đã nhờ vả một nền dân chủ lớn nhất thế giới, vận hành tốt nhất trong khu vực.

Khả năng can thiệp của Ấn Độ bị hạn chế

Phản ứng của New Delhi cho đến lúc này trước lời kêu gọi của cựu tổng thống Maldives rất thận trọng. Ấn Độ mới chỉ tuyên bố chung chung là cần phải tái lập nền dân chủ tại Maldives.

Tuy nhiên, trong một bài báo được công bố vào ngày 06/02, trang web thông tin Ấn Độ The Wire cho biết là chính quyền New Delhi đang xem xét khả năng đưa một phản ứng mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên, các lựa chọn của Ấn Độ vẫn còn hạn chế.

Các biện pháp trừng phạt kinh tế có thể khiến cho dân chúng Maldives bất bình, và khả năng can thiệp quân sự dường như trước mắt không được tính tới.

Dẫu sao thì Ấn Độ trước đây cũng đã từng can thiệp quân sự vào Maldives. Năm 1988, theo âm mưu của một doanh nhân Maldives, lính đánh thuê Sri Lanka đã tìm cách lật đổ tổng thống Maldives lúc bấy giờ là ông Maumoon Abdul Gayoom. Ông đã kêu gọi Ấn Độ giúp đỡ, và New Delhi đã đưa quân đội đổ bộ lên Maldives trong một thời gian kỷ lục, và dẹp tan cuộc đảo chính.

Tuy nhiên, bối cảnh lần này đã khác xưa. Một mặt, vấn đề tại Maldives là một vấn đề nội bộ, chứ không phải là một cuộc ngoại xâm. Mặt khác, ngày nay, Ấn Độ không còn có thể tự do hành động, mà phải chú ý đến phản ứng của đối thủ Trung Quốc.

Cản lực đến từ Bắc Kinh

Bắc Kinh đã nhanh chóng lên tiếng cảnh cáo chống lại mọi hành vi can thiệp vào nội tình Maldives. Theo bộ Ngoại Giao Trung Quốc : « Cộng đồng quốc tế nên đóng một vai trò mang tính chất xây dựng, trên tinh thần tôn trọng chủ quyền của Maldives thay vì có những hành động có thể làm tình hình trở nên phức tạp ».

Theo ông Jean-Luc Racine, giám đốc nghiên cứu danh dự tại Trung Tâm Quốc Gia Nghiên Cứu Khoa Học Pháp CNRS, thì « nếu không hài lòng về chính sách của Ấn Độ đối với Maldives, Trung Quốc có thể có một phản ứng dữ dội, không nhất thiết ở trong khu vực, nhưng ở nơi khác, dọc theo biên giới Himalaya, như đã xảy ra vào mùa hè vừa qua. Quan hệ Trung Quốc-Ấn Độ đang được quản lý tốt, nhưng luôn luôn có chỗ cho những sự cố biên giới có tính toán, mà quy mô hay mức độ luôn mang theo một thông điệp ngoại giao. »

Kể từ cuộc đảo chính lật đổ tổng thống Nasheed vào tháng 2 năm 2012, Maldives đã rời xa Ấn Độ để xích lại gần Trung Quốc một cách đáng kể.

Vào cuối năm 2012, chỉ ít lâu sau chuyến thăm của bộ trưởng Quốc Phòng Trung Quốc tại Maldives, một tập đoàn của Ấn Độ đã bị loại ra khỏi một hợp đồng lớn để quản lý sân bay quốc tế thủ đô Malé. Chuyên gia Olivier Guillard nhắc lại là « hai tháng trước đó, Trung Quốc đã cấp cho Maldives một khoản trợ giúp hậu hĩnh (400 triệu €, một phần tư GDP Maldives) để tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng khác nhau ».

Vào tháng 12 năm ngoái, Maldives và Trung Quốc đã ký kết một hiệp định thương mại tự do, cho phép ngành đánh cá Maldivian được tiếp cận một thị trường to lớn.

Ý đồ chính trị trong việc Maldives xích lại gần Trung Quốc

Việc Maldives xích lại gần Trung Quốc không phải là không có ý đồ chính trị. Nó cho phép Tổng thống Yameen của Maldives thoát ly khỏi quyền « giám hộ » của Ấn Độ. Đối với Bắc Kinh, nó sẽ giúp Trung Quốc củng cố « chuỗi ngọc trai » của họ bằng cách tăng cường sự hiện diện tại vùng Ấn Độ Dương và bảo đảm an ninh cho các tuyến thương mại hàng hải của Trung Quốc.

Thật vậy, Maldives nằm ngay trên một tuyến đường biển mà Trung Quốc sử dụng, bắt đầu từ Vịnh Aden, vòng qua Ấn Độ, trước vào eo biển Malacca. Theo chuyên gia Jean-Luc Racine, việc nắm được Maldives cũng nằm trong kế hoạch lớn của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình là Con Đường Tơ Lụa Mới, tức là chính sách Một Vành Đai Một Con Đường, với phần trên biển bao gồm cả Maldives.

Đối mặt với sự hiện diện ngày càng tăng của Trung Quốc trong vùng Nam Á, bị coi là một mối đe dọa, New Delhi đang nỗ lực củng cố quan hệ với các cường quốc khu vực khác. Tháng 5 năm ngoái, để đáp trả kế hoạch những con đường tơ lụa của Trung Quốc, Ấn Độ đã công bố một dự án tuyến đường thương mại khác là Hành Lang Tăng Trưởng Châu Á, được gọi là « Con Đường Tự Do ».

Theo nhật báo Pháp Le Monde, dự án thực hiện cùng với Nhật Bản đó, có mục tiêu khôi phục lại các tuyến thương mại hàng hải cũ nối liền Châu Phi với Thái Bình Dương thông qua vùng Nam và Đông Nam Á. Bên cạnh đó, Ấn Độ cũng có mặt trong « Liên minh Ấn Độ-Thái Bình Dương » đang được xây dựng nhằm tăng cường quan hệ giữa 4 nước Ấn Độ, Hoa Kỳ, Nhật Bản và Úc.

Trong bối cảnh như kể trên, theo chuyên gia Jean-Luc Racine, dù chỉ là một nhân tố không mấy quan trọng, nhưng Maldives cũng tượng trưng cho « một con tốt trên bàn cờ vua » trong tay hai đấu thủ Ấn Độ và Trung Quốc.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20180209-quan-dao-maldives-quan-co-trong-cuoc-do-suc-an-trung

 

Phó TT Mỹ dự Olympic

không phải để đàm phán với Bình Nhưỡng

Minh Anh

Phó tổng thống Mỹ Mike Pence trên khán đài lễ khai mạc TVH Pyeongchang ngày 09/02/2018. Phía sau là Kim Yo Jong, em gái lãnh đạo Kim Jong Un và Kim Young Nam, chủ tịch trên danh nghĩa của Bắc Triều Tiên.Yonhap via REUTERS

Hôm nay, 09/02/2018, Thế Vận Hội Mùa Đông Pyeongchang 2018 khai mạc. Chính quyền Hàn Quốc muốn coi đây là một thế vận hội hòa bình vì Bắc Triều Tiên cử một phái đoàn tham dự. Lễ khai mạc diễn ra với sự hiện diện của phó tổng thống Mỹ Mike Pence, nhưng Hoa Kỳ muốn đưa ra một thông điệp rõ ràng là Washington không ủng hộ tinh thần hòa giải mà Seoul mong muốn và tố cáo sự tàn bạo của chế độ Bình Nhưỡng.

Từ Washington, thông tín viên Anne Corpet gửi về bài tường trình :

« Ngay khi tới Seoul, hôm qua, Mike Pence đã lưu ý tổng thống Hàn Quốc về chiến dịch tuyên truyền mà Bình Nhưỡng muốn tiến hành trong dịp Thế Vận Hội. Theo phó tổng thống Mỹ, sự hiện diện của phái đoàn Bắc Triều Tiên không thể làm mọi người quên rằng đó là một chế độ tàn bạo nhất hành tinh.

Để chuyển tải thông điệp này, Mike Pence đã mời người cha của sinh viên Mỹ Otto Warmbier tham gia phái đoàn Hoa Kỳ. Chỉ vài ngày sau khi được ra khỏi nhà tù Bắc Triều Tiên và về nước, sinh viên này đã qua đời. Tại Hoa Kỳ, bố mẹ của Warmbier trở thành nạn nhân biểu tượng cho sự tàn bạo của chế độ Bình Nhưỡng. Thậm chí, họ còn là khách mời danh dự trong dịp tổng thống Donald Trump đọc thông điệp liên bang.

Chương trình hoạt động ngày hôm nay của phó tổng thống Mỹ bao gồm hai cuộc gặp nhằm nhấn mạnh thông điệp cứng rắn, chống lại Bình Nhưỡng : gặp gỡ những người Bắc Triều Tiên đào tẩu sang Hàn Quốc và đi thăm khu tưởng niệm 46 thủy thủ bị thiệt mạng trong vụ tàu chiến Hàn Quốc bị bắn chìm mà theo Seoul thì Bắc Triều Tiên là thủ phạm.

Để tỏ rõ thái độ không ủng hộ tinh thần hòa giải mà Seoul chủ trương, nhân dịp Thế Vận Hội, phó tổng thống Mỹ cũng đã thông báo là Hoa Kỳ chuẩn bị đưa ra các biện pháp trừng phạt mới nhắm vào Bắc Triều Tiên. Về cuộc gặp với các quan chức Bắc Triều Tiên, khả năng này dường như bị gạt bỏ và trong mọi trường hợp, phía Mỹ không có yêu cầu này ».

http://vi.rfi.fr/chau-a/20180209-pho-tong-thong-my-toi-du-olympic-o-han-quoc-khong-phai-de-tim-cach-dam-phan-voi-bac-

 

Kim Yo Jong, em gái lãnh đạo Bắc Triều Tiên,

đã đến Hàn Quốc

Mai Vân

Chiếc máy bay riêng đưa bà Kim Yo Jong, người em gái của lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un đến dự lễ khai mạc Thế Vận Hội mùa đông Pyeongchang đã đáp xuống phi trường Incheon, phía nam Seoul, vào trưa hôm nay, 09/02/2018. Ngoài em gái của Kim Jong Un, còn có Chủ tịch Quốc Hội Bắc Triều Tiên Kim Yong Nam. Bộ trưởng bộ Thống Nhất Hàn Quốc, Cho Myong Gyon đã ra sân bay đón tiếp.

Theo lịch trình dự kiến, sau khi hai lãnh đạo Bắc Triều Tiên tham dự lễ khai mạc bắt đầu vào lúc 20 giờ hôm nay, bà Kim Jo-Yong sẽ được tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In đón tiếp tại phủ tổng thống vào ngày mai, 10/02.

Theo Frédéric Ojardias, thông tín viên RFI tại Hàn Quốc, Seoul đang bị nhức đầu về vấn đề lễ tân :

« Đây là lần đầu tiên từ khi bán đảo Triều Tiên bị chia cắt, cách đây 70 năm, mà một người trong gia đình ngự trị Bắc Triều Tiên đến Hàn Quốc : Chính bà Kim Yo Jong, em gái của Kim Jong Un, đến Hàn Quốc để dự lễ khai mạc Thế Vận mùa đông lần thứ 23… Điều này khiến cho ngành ngoại giao Seoul phải đau đầu !

Phó tổng thống Mỹ Mike Pence cũng đến. Đi cùng với ông là người cha của sinh viên Mỹ bị bắt giữ tại Bắc Triều Tiên và đã chết sau khi được thả. Ông Pence luôn nhấn mạnh là Mỹ sẽ gia tăng sức ép lên Bình Nhưỡng.

Cho nên vấn đề là phải sắp xếp như thế nào để cho những nhân vật này ngồi cách xa nhau nhưng không làm mích lòng ai về nghi thức lễ tân.

Trong buổi lễ khai mạc, tất cả các đoàn vận động viên đều diễn hành. Hai đoàn Nam Bắc Triều Tiên cùng diễn hành chung dưới lá cờ bán đảo thống nhất. Ngọn lửa Olympic sẽ được đốt lên sau đó và Thế Vận Hội có thể chính thức bắt đầu. »

http://vi.rfi.fr/chau-a/20180209-kim-yo-jong-em-gai-lanh-dao-bac-trieu-tien-da-den-han-quoc

 

Miến Điện: 2 nhà báo Reuters bị bắt

vì đã điều tra về người Rohingya

Đức Tâm

Hai nhà báo của Reuters bị bắt tại Miến Điện từ hai tháng qua vì họ đã tiến hành điều tra vụ quân đội và một số Phật tử đã giết hại 10 người Rohingya. Hãng tin Reuters vào ngày hôm qua, 08/02/2018, đã cho biết như trên sau khi công bố các chi tiết cuộc điều tra của hai nhà báo nói trên.

Chính vì tiến hành điều tra vụ này mà Wa Lone, 31 tuổi và Kyaw Seo Oo, 27 tuổi, đã bị cảnh sát Miến Điện bắt giữ ngày 12/12/2017.

Từ sau vụ bắt hai nhà báo của Reuters, chính quyền Miến Điện, dưới sự lãnh đạo của giải Nobel Hòa Bình, bà Aung San Suu Kyi đã bị cộng đồng quốc tế chỉ trích vi phạm quyền tự do báo chí.

Vài ngày sau vụ bắt giữ hai nhà báo, quân đội Miến Điện đã thừa nhận là binh sĩ và một Phật tử tại khu làng Inn Dinn, bang Rakhine, phía tây Miến Điện, đã lạnh lùng hạ sát 10 Rohingya và vùi vào một hố chôn tập thể. Theo quân đội Miến Điện, đó là những kẻ khủng bố.

Trong cuộc điều tra, hai nhà báo Miến Điện đã gặp những Phật tử dường như tham gia vào vụ thảm sát, thu thập được nhiều bức ảnh chụp lúc bắt giữ 10 người Rohingya và sau khi họ bị hạ sát.

Trước đó, báo chí hoặc các tổ chức phi chính phủ chỉ thu thập được các lời chứng của những người còn sống sót, chạy tị nạn sang Bangladesh.

Hãng tin Reuters cho rằng cuộc điều tra của các nhà báo Reuters về vụ thảm sát ở Inn Dinn đã thúc đẩy cảnh sát Miến Điện bắt giữ hai phóng viên của hãng này.

Cho đến trưa nay, AFP chưa liên lạc được với người phát ngôn của chính phủ Miến Điện để hỏi về vụ này.

Xin nhắc lại, từ tháng 08/2017, gần 690 ngàn người Rohingya theo đạo Hồi ở bang Rakhine Miến Điện đã phải chạy sang Bangladesh tị nạn. Họ tố cáo quân đội Miến Điện và lực lượng dân quân Phật giáo tiến hành các vụ hãm hiếp, tra tấn và giết người tại bang này.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20180209-hang-thong-tan-reuters-cho-rang-hai-nha-bao-bi-bat-tai-mien-dien-vi-da-dieu-tra-ve-v